Tiểu luận Một số thành lũy tiêu biểu ở Việt Nam trong tiến trình lịch sử Việt Nam

doc 23 trang ngocly 4981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Một số thành lũy tiêu biểu ở Việt Nam trong tiến trình lịch sử Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_luan_mot_so_thanh_luy_tieu_bieu_o_viet_nam_trong_tien_t.doc

Nội dung text: Tiểu luận Một số thành lũy tiêu biểu ở Việt Nam trong tiến trình lịch sử Việt Nam

  1. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” Tiểu luận Một số thành lũy tiêu biểu ở Việt Nam trong tiến trình lịch sử Việt Nam SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 1
  2. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG MỘT 4 1.1. Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến thành 4 1.2. Lịch sử hình thành thành lũy ở Việt Nam 4 1.3. Vài nét về tiêu chí chọn địa điểm xây dựng thành lũy Việt Nam 5 CHƯƠNG HAI 8 2.1. Thành Cổ Loa 8 2.1.1. Vị trí địa lý và những tiêu chí chọn vị trí 8 2.1.2. Vật liệu và kỷ thuật xây dựng 9 2.1.3. Cấu trúc thành Cổ Loa 9 2.1.4. Chức năng 11 2.2.1. Vị trí địa lý 13 2.2.2. Vật liệu 14 2.2.3. Kiến Trúc 15 2.2.4. Chức năng 17 2.2.5. Tiểu kết 18 2.3. Thành Thăng Long (Đến thời lý) 18 2.3.1. Vị trí địa lý 18 2.3.2. Kỹ thuật bố trí kiến trúc (thời Lý) 19 2.3.3. Ý Nghĩa của thành Thăng Long 22 2.3.4. Tiểu kết 22 KẾT LUẬN 23 SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 2
  3. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” MỞ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia ra đời và tồn tại với lịch sử mấy nghìn năm. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển của mình, cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đã phát minh ra nhiều giá trị vật chất và tinh thần mà giá trị của nói vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Với một quốc gia luôn phải chống chịu hàng trăm cuộc xâm chiếm của các thế lực bên ngoài thì một yêu cầu đặt ra để bảo đảm sự tồn tại của đất nước đó là phải có biện pháp hữu hiệu để chống lại các thế lực ngoại bang. Một trong những công trình nhằm chống lại sự xâm lấn của ngoại bang là Thành – một công trình có nhiều ý nghĩa cho sự tồn tại của một quốc gia, dân tộc. Để tìm hiểu rõ hơn về Thành lũy trong lịch sử của nước ta, ở bài tiểu luận này sẽ chọn 3 thành tiêu biểu nhất trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc đó là thành Cổ Loa, thành Hoa Lư và thành Thăng Long – 3 thành tiêu biểu trong hệ thống thành lũy Việt Nam. Với mục đích đó, đề tài bài tiểu luận nay là: “Một số thành lũy tiêu biểu ở Việt Nam trong tiến trình lịch sử Việt Nam” được chọn để nghiên cứu. Với thời gian ít ỏi, khả năng người thực hiện còn hạn chế nên đề tài chắc chắn sẽ không thể tránh những hạn chế nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp. SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 3
  4. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” CHƯƠNG MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ THÀNH LUỸ VIỆT NAM 1.1. Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến thành Thành luỹ: là công trình xây dựng kiên cố, vững chắc để bảo vệ, thành xây có nhiều lớp bao bọc để bảo vệ phòng thủ một vị trí quan trọng của một tổ chức hay một hệ thống xã hội. Thành quách: là công trình xây dựng kiên cố bằng những vật liệu kiên cố như gạch, đá, vững chắc để bảo vệ, thành xây có nhiều lớp bao bọc để bảo vệ phòng thủ một vị trí quan trọng của một tổ chức hay một hệ thống xã hội. Chòi canh – vọng gác: là công trinh được xây dựng ở những vị trí thoáng đảng tầm quan sát lớn để quan sát, canh gác, chiến đấu. Tháp canh: là công trinh được xây dựng ở những vị trí cao tầm quan sát lớn để quan sát, canh gác cho thành. Hào: là hệ thống công sự được đào để bảo vệ công trình phòng thủ và hổ trợ tác chiến khi có chiến tranh. 1.2. Lịch sử hình thành thành lũy ở Việt Nam Thành lũy ra đời ở nước ta tương đối sớm từ thời các vua Hùng, các công trình phòng thủ mang tính chất công sự chiến đấu đã được hình thành dưới những hình thức sơ khai nhất. Trong giai đoạn đầu của xã hội Việt Nam do sự thiếu ổn định về mặt kinh tế, chính trị nên trong xã hội luôn có các cuộc đấu tranh giữ các bộ lạc với nhau, sự tranh chấp địa bàn cư trú này dần dần trở thành những xung đột quân sự lớn. Các bộ lạc nhỏ yếu thông thường phải dựa vào những công sự sơ khai được dựng lên như những chướng ngại vật để chặn bước tiến của thù để bảo vệ sự tồn tại của bộ lạc và cộng đồng của mình. Sự đe dọa lớn hơn bắt đầu đến từ bên ngoài với sự SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 4
  5. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” xâm lược của các đạo quân phương Bắc. Dần dần chính những tác dụng có lợi của các dạng công sự sơ khai này khiến người ta lưu tâm hơn và bắt đầu cho xây dựng những công trình kiên cố hơn, để phục vụ công tác quốc phòng của bộ lạc và đất nước. Các công trình thành lũy dần được ra đời trên cơ sở hoàn thiện kinh nghiệm từ nhiều thế hệ và có sự giao lưu với các quốc gia lân bang. Ngoài những thành sơ khai được xây dựng đơn giản đến nay khảo cổ học đã phát hiện trong giai đoạn này nhiều thành còn dấu vết đến ngày nay: Thành cổ Mê Linh - nơi Hai Bà Trưng đóng đô, Thành Cổ Loa Đông Anh – Hà Nôi, Thành cổ Phong Châu, theo An Nam chí chép : Ở phía tây bắc phủ Giao Chỉ, tức đất Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ đời Hán. Luỹ cổ của Trưng Vương: ở xã Cư An. Nay là thôn Cư An xã Tam Đồng huyện Mê Linh. Thành Luy Lâu, thành Hoa Lư – Ninh Bình đó là những thành lũy đầu tiên mang nặng kiến trúc và tư duy quân sự của người Việt. 1.3. Vài nét về tiêu chí chọn địa điểm xây dựng thành lũy Việt Nam Do đặc điểm dân cư nước ta giai đoạn đâu thưa thớt và phải thường xuyên chống đỡ những cuộc “Chinh man” của chủ nghĩa bành trướng Phương Bắc. Vì vậy từ lâu cha ông ta đã ý thức sâu sắc phương châm chiến tranh du kích và quan điểm chiến lược lấy ít địch nhiều kết hợp khéo léo yếu tố cốt lõi của binh gia “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Tuy nhiên để đương đầu với những đạo quân “Chinh man” với số lượng áp đảo về mọi mặt thì việc tạo ra cho mình những cứ địa phòng thủ là điều không thể xem nhẹ. Trên cơ sở đó, cha ông ta đã biết dựa vào những đạo binh lực vô hình từ địa thế tự nhiên của hình sông dáng núi, của cái mà binh pháp thường gọi là “Nơi dễ phòng thủ, khó tấn công”. Tiêu chí đó một khi được kết hợp và hòa quyện với chủ nghĩa anh hùng dân tộc được ăn sâu trong tiềm thức của người lính Việt thì nó thành cảnh giới tối cao của thuật dùng SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 5
  6. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” binh. Một người địch muôn kẻ để chế ngự và áp đảo quân thù. Đó là trí tuệ của nghệ thuật quân sự sơ khai mà tinh túy là cái giản đơn mà thiết thực trong quân sự của cha ông ta. Diễn giải quan niệm này ta thấy được cái lợi nhiều mặt ngoài những gì đã nêu ở trên, cách lựa chọn này cũng là sự chọn lựa tối ưu về sự tiết kiệm và biết quý trọng sức dân của những vị minh quân thiên tử của nước Nam. Rõ ràng với số dân ít ỏi kinh tế nghèo yếu lại kinh niên sống trong đao binh của những cuộc rữa hận mà các thế lực chinh phạt phương Bắc reo rắc mà cho xây đắp những thành lũy nguy nga tráng lệ là điều không tưởng. Phỏng điều đó trở thành hiện thực thì vắt kiệt sức dân khi kẻ thù tới đánh họ cũng chẳng còn hơi sức đâu mà chống cự. Bất quá còn tạo ra sự chia rẽ mất lòng dân một điều tử địa trong binh gia. Vì vậy yếu tố kết hợp điều kiện tự nhiên thuận lợi cho xây dựng công sự phòng thủ là tiêu chí tất yếu để cất thành, đắp lũy. Một tiêu chí khác cũng không kém phần quan trọng ngoài yếu tố địa hình để các chiến lược gia xưa lựa chọn đó là yếu tố “Nhân hòa” xây dựng công sự thành lũy phải ở khu vực gần dân, phải có dân. Từ xưa, cha ông ta đã biết mối quan hệ khăng khít quân với dân như cá với nước nên xây dựng quân sự không thể nơi không có dân cư. Dân là tai, mắt là nguồn nuôi sống quân đội và là cội nguồn sức mạnh Việt Nam. Xây dựng thành phải ở nơi có sự bổ sung thường xuyên về lương thực và quân số. Tức là sự kết hợp lôgic hai yếu tố quân đội và hậu cần tại chổ. Tạo nên sự vững mạnh cho quân đội từ bên trong. Yếu tô sống còn cho sức mạnh quân sự của bất kỳ đạo quân nào. Huống hồ, nghệ thuật quân sự của cha ông ta là chiên tranh nhân dân của toàn dân đánh giặc. Nếu chỉ nhìn vấn đề từ hai yếu tố trên thì chưa đủ, để chọn khảnh đất này làm nơi xây thành đắp lũy mảnh đất kia cất đặt bố phòng. Nó còn phải đảm bảo tiêu chí “tính thiêng” của thắng địa, là nơi có nguyên liệu dồi dào, giao thông thuận lợi. SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 6
  7. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” Để đạt tới sức mạnh tối đa con người ta thường hay gữi gắm niềm tin của mình vào một thế lực siêu nhiên nào đó. Trong quân sự điều này cũng không ngoại lệ. Thành Cổ Loa người ta thêu dệt nên “tính thiêng” này bằng việc giúp sức của thần Kim Quy và chiếc móng Rùa Thần, các thành lũy khác cũng có thế lực thần linh bảo trợ để nó trở thành thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm. Các yếu tố nguyên liệu dồi dào để thuận lợi cho xây dựng và giữ thành. Giao thông thuận lợi là để tác chiến thuật tiện đặc biệt với quân đội ta tư thế thủy quân và bộ binh thì yếu tố này càng trở nên quan trọng. Vận chuyển dễ dàng chi viện thuận lợi khi có chiến tranh và thuận lợi thông thương khi ở thời bình cũng là tiêu chí lựa chọn mỗi khi quyết định địa thế xây dựng thành lũy. Tóm lại, tiêu chí chọn đất xây dựng thành lũy Việt Nam có thể gói gọn trong bốn chữ đó là: “Địa lợi, nhân hòa”. SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 7
  8. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” CHƯƠNG HAI MỘT SỐ THÀNH TIÊU BIỂU DO KHẢO CỔ HỌC PHÁT HIỆN 2.1. Thành Cổ Loa Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên. Hiện nay, di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. 2.1.1. Vị trí địa lý và những tiêu chí chọn vị trí Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng (tức sông Thiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình. Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Qua con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông Cầu vào hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam. Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 8
  9. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. 2.1.2. Vật liệu và kỷ thuật xây dựng Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục Phán: chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính 15 cm, hòn lớn 60 cm. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh 2.1.3. Cấu trúc thành Cổ Loa Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ" Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 9
  10. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè. Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt. Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4 m-5 m, có chỗ cao đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m- 30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6 m-12 m, chân rộng từ 20 m-30 m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy. Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có năm SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 10
  11. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng. Thành ngoài cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000 m, cao trung bình 3 m-4 m (có chỗ tới hơn 8 m). Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ. Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam và Nam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch có hình dáng như bàn tay xòe, và với một nhánh của con lạch này, nước chảy thông vào vòng hào của thành Nội. Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. Theo truyền thuyết, An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hoàng 2.1.4. Chức năng. Trong cấu trúc chung của thành Cổ Loa còn có một yếu tố khác làm phong phú thêm tổng thể kiến trúc này. Đó là những gò đất dài hoặc tròn được đắp rải rác giữa các vòng thành hoặc nằm ngoài thành Ngoại, được dân chúng gọi là Đống Dân, Đống Chuông, Đống Bắn. Các ụ, lũy này được dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền vệ, phối hợp với thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 11
  12. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh, khi tác chiến. Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, xã hội đã có giai cấp rõ ràng hơn thời Vua Hùng. 2. 2. Thành Hoa Lư Thành Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Ccof Việt dười hai triều đại Đinh và Tiền lê. Sử cũ có ghi chép về việc xây dựng, hưng, phế của tòa thành này. Song, những ghi chép đó đề sơ sài và ít ỏi. Đại Việt sử lược, bộ sử xưa nhất còn lại đến nay, ghi vắn tắt như sau: “Năm đầu hiệu Khai Bảo đời Triệu Tống (968), Đinh Bộ Lĩnh xưng làm hoàng đế ở đọng Hoa Lư, xây cung điện”. Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên chép tường tận hơn: “ khi ấy 12 sứ quân đều tự làm hùng trưởng, cắt giữ đất đai Vua (Đinh Bộ Lĩnh) đánh dẹp được tất cả, mới tự xưng đế, chọn được chổ đất bằng phẳng ở Đàm Thôn, muốn dựng làm kinh đô, nhưng vì thế đất chật hẹp , lại không có lợi về sự đặt hiểm, nên lại đóng đô ở Hoa Lư”. Sử chép rằng: "Mậu Thìn năm thứ 1 (Tống, Khai Bảo năm thứ nhất), Vua (Đinh Bộ Lĩnh) lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh về động Hoa Lư, xây dựng đô mới, đắp thành đào hào, làm cung điện, đặt triều nghi". Đây là chép về vua Đinh Tiên Hoàng sau khi dẹp xong các sứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi vua và xây dựng kinh đô. Sử lại chép "Giáp thân năm thứ 5 (984) Dựng nhiều cung điện, làm điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, có cột điện dát vàng bạc, làm nơi coi chầu; bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Từ Hoa, bên tả là SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 12
  13. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ, bên cạnh điện Trường Xuân lại dựng điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc". Đây là chép về vua Lê Đại Hành, sau khi lên ngôi đã tiếp tục xây dựng kinh đô Hoa Lư thành một thủ đô tráng lệ. Sử chép tiếp: "Canh tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 (1010) Mùa thu tháng 7, Vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi là thành Thăng Long. Đồi châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư làm phủ Trường Yên ". Theo sử sách thì Hoa Lư đã đóng vai trò thủ đô 42 năm. Trong 42 năm đó, trải ba triều: Đinh - Lê - Lý, Hoa Lư đã được tu bổ xây dựng khá nhiều. Ít nhất nơi đây đã là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế và quân sự của hai triều Đinh và Tiền Lê. 2.2.1. Vị trí địa lý Thành Hoa Lư thuộc đất xã Trường Yên, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình cũ (hay là Hà Nam Ninh); cách Hà Nội khoảng 10 km về phía tây bắc. Hệ thống núi đá vôi của huyện Gia Khánh phát triển thành những dải núi hiểm trở bao bọc xung quanh một vùng đất bằng, rộng lớn, ngay bên bờ phía đông nam sông Hoàng Long. Vùng đất này đã được chọn làm khu vực kinh thành Hoa Lư. Thế đất Hoa Lư tuyệt đẹp. Núi cao bao quanh gần như kín ba mặt tây, nam và đông, tạo nên những bức tường cao vô cùng kiên cố. Phía bắc và phía đông bắc ít núi, lại có con sông Hoàng Long án ngữ như một hào ngoài. Sông Hoàng Long là con sông lớn bắt nguồn từ vùng rừng núi Hòa Bình, Nho Quan chảy ra sông Đáy, lại là con đường giao thông thuận tiện từ kinh thành ra bắc vào nam. Từ Hoa Lư còn có nhiều con đường len lỏi SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 13
  14. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” trong vùng, qua những ngách núi cheo leo để đi sâu vào vùng núi hoặc vào phía nam. Chọn Hoa Lư làm kinh thành, người xưa chỉ cần xây nối một số đoạn ngắn các khoảng trống giữa hai quả núi là có một công sự khép kín vô cùng kiên cố mà không phải tốn nhiều công sức. Tiếp sau Cổ Loa, Hoa Lư là một tòa nhà điển hình cho phương pháp xây dựng lợi dụng địa thế tự nhiên. Cũng bởi lẽ đó mà thành Hoa Lư có dáng hình độc đáo, có đầy đủ tính chất kiên cố, hiểm trở của một công trình quân sự, lại thêm tính kỳ vĩ, hữu tình của một thắng cảnh. 2.2.2. Vật liệu Vì các đoạn thành nằm trong vùng ngập nước nên những người xây thành phải xử lý móng để chống sạt lở. Móng được làm đơn giản cứ một lớp cành lá cây dày lại đến một lớp đất. Còn có những cột đóng sâu xuống giữu cho móng không trôi. Cọc có cọc đươn và cọc kép; cọc kếp gồm hai cọc nối nhau bằng đà ngang có lỗ mộng. Trên đà ngang xếp nhiều cây gỗ dài. Đây là các xử lý truyền thống trong việc chống lún ở những vùng lầy lội. Cách này rõ ràng có hiệu quả tốt, tường thành xây đắp bên trên đã tồn tại vững vàng đến ngày nay. Mặt trên thân tường thành là một lõi gạch xây cao như bức tường, lõi gạch dày 0,45 m, cao 1,75m. Dưới chân tường thành gạch có kê bằng đá tảng và những cọc gỗ lớn. Đây là hoạt động xây đắp gia cố thêm cho những đoạn thành nhân tạo kém hiểm trở so với những dãy núi đá thiên nhiên. Đất đắp thành là loại đất sét thuần nhất, khá mịn, có màu xám, có vân nâu hoặc vàng được đầm khá chắc. Gạch xây tường thành là viên gạch chữ nhật, có kích thước 30*16*4 cm. Trên gạch được in chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên” và “Giang Tây chuyên”. SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 14
  15. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” 2.2.3. Kiến Trúc Kinh đô Hoa Lư được bao bọc bởi nhiều ngọn núi, các triều vua đã dựa theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa Lư thuộc xã Trường Yên với diện tích hơn 300 ha. Phía Nam thành Hoa Lư là thành Tràng An (còn được gọi là thành Nam) là khu vực phòng thủ hậu cứ của kinh đô. Thành Hoa Lư có rất nhiều cổng bộ để đi vào, bên cạnh đó còn có cổng thủy do sông Sào Khê chảy xuyên qua thành. Thành Hoa Lư có hai vòng sát nhau: thành ngoài và thành trong. Thành ngoài rộng khoảng 140 ha, nằm ở phía đông thành trong, có 5 đoạn tường thành nối các dãy núi tạo nên vòng thành khép kín. Đoạn 1 nối núi Đầm với núi Thanh Lâu, được gọi là "tường Đông", dài 320m; Đoạn 2 từ núi Thanh Lâu đến núi Cột Cờ, dài 230m; Đoạn 3 từ núi Cột Cờ sang núi Chẽ, dài 300m; Đoạn 4 từ núi Chẽ đến núi Chợ, dài 300m; Đoạn 5 từ núi Mã Yên sang một núi hang Quàn, dài 200m. Khu thành Ngoài là nơi làm việc hàng ngày của triều đình Hoa Lư. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê nằm ở trung tâm. Thành trong có diện tích tương đương và nằm phía tây thành ngoài, thuộc địa phận thôn Chi Phong, cũng có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi Đoạn 1 từ núi Hàm Sá đến núi Cánh Hàn, dài 100m; Đoạn 2 từ Cánh Hàn đến núi Hang Tó, dài 500m; Đoạn 3 từ núi Quèn Dót sang núi Mồng Mang, được gọi là "tường Bồ", dài 150m; Đoạn 4 từ núi Mồng Mang đến núi Cổ Giải, được gọi là "tường Bìm", dài 65m; Đoạn 5 đắp ngang thành trong. SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 15
  16. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” Khu thành trong là nơi ở của gia đình vua cùng một số người hoàng tộc và quan lại cao cấp của triều đình. Ngoài vua và số quan lại được quyền cư trú trên, ở thành ngoài và thành trong còn có các doanh trại của 3.000 quân cấm vệ bảo vệ vua và triều đình; dân chúng chỉ được cơ trú ngoài thành. Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được ưu thế sông Sào Khê chảy dọc thành, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, phục vụ việc di chuyển ra vào thành. Một tổng thể kinh thành gồm hai tòa thành riêng biệt, rất thuận tiện cho việc bố trí từng khu triều đình, quan lại hay quân sĩ. Song việc qua lại giữa hai thành không vì vậy mà trở ngại. Thiên nhiên đã khéo bố trí một con đường kín đáo mà thuận tiện, đó là Quèn Vông, quãng tiếp giáp giữa núi Hang Sung và núi Quèn Dót. Ở mỗi tòa thành còn có một đoạn tường thành ngắn có thể chia làm hai phần, tăng thêm mức độ quanh co hiểm hóc cho công trình. Triều Đinh thành lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, khi mà những mô hình thành lũy kiểu Hán ngang bằng sổ ngay, phương hướng tề chỉnh, quy cách xây dựng trở thành công thức, đã mọc lên không ít ở nhiều nơi. Nhưng thành Hoa Lư độc đáo được xây dựng lại không theo một khuôn mẫu Trung Quốc của bất cứ thời nào. Là một căn cứ quân sự, Hoa Lư đã đạt tới đỉnh cao về mức độ kiên cố, hiểm trở của một công trình phòng thủ. Có thể coi Hoa Lư là một công trình kiến trúc quân sự hiếm có trong lịch sử Việt Nam và cả trong lịch sử các nước khác đương thời. Hoa Lư là một tòa nhà điển hình cho phương pháp xây dựng lợi dụng địa thế tự nhiên. Cũng bởi lẽ đó mà thành Hoa Lư có dáng hình độc đáo, có đầy đủ tính chất kiên cố, hiểm trở của một công trình quân sự, lại thêm tính kỳ vĩ, hữu tình của một thắng cảnh. SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 16
  17. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” 2.2.4. Chức năng Vua Đinh Tiên Hoàng đã biết khai thác triệt để thiên nhiện phục vụ con người. Có thể nói, kinh đô Hoa Lư là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên. Phia bắc thành nằm bên sông Hoàng Long rất thuận tiện cho giao thong đường thủy. Núi cao bao quanh tạo nên bức tường thành kiên cố. Từ Hoa Lư còn có nhiều con đường len lõi trong vùng, qua những vách núi cheo leo để đi sâu vào vào vùng núi hoặc phía nam. Thành Hoa Lư có dáng hình độc đáo, có đầy đủ tính chất kiên cố, hiểm trở của một công trình quân sự. Một tổng thể kinh thành gồm hai tòa thành riêng biệt, rất thuận lợi cho việc bố trí từng khu triều đình, quan lại hay quân sĩ. Việc qua lại giữa hai thành không vì vậy mà trở ngại, thiên nhiên đã khéo bố trí cho một con đường kín đáo mà thuận tiện đó là Quèn Vông, quãng tiếp giáp giữa núi Hang Sung và núi Quèn Dót. Hoa Lư ở thế đất hiểm, khiến kẻ thù khó tấn công và không thể bao vây. Khi kinh thành bị tấn công thì chỉ có thể tấn công mặt trước, những người giữ thành có thể rút toàn bộ lực lượng vào sâu trong Nho Quan hay Tam Điệp. Dọc con đường hẹp len lõi giữa các khe núi, có thể đặt phục binh tiêu diệt. Hoa Lư rất thuận lợi cho một công trình mang tinh chất phòng thủ. Kinh thành nằm giữa những quả núi lớn bao bọc, mang nặng tính chất quân sự, vị trí kín đáo thuận lợi cho việc phòng thủ, tiến công, lại xa biên thùy, khó khăn trong việc giặc phương Bắc tìm hiểu, mở các đợt tấn công chớp nhoáng. Là một kinh đô, Hoa Lư giữ vị trí trung tâm kinh tế – văn hóa – chính trị trong suốt 42 năm tồn tại của mình, các đời vua sau này không còn ở đây nữa song vẫn cho xây dựng them ở đây nhiều công trình kiến SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 17
  18. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” trúc như đình, chùa, lăng tẩm. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, cố đô Hoa Lư là nơi lưu trử các di tích lịch sử qua các thời đại. 2.2.5. Tiểu kết Hoa Lư là một thành trì quân sự, một trung tâm văn hóa lớn. Kinh đô Hoa Lư là một “quân thành” phòng ngự vững chắc, vừa tiết kiệm sức người, sức của lại vừa đảm bảo đối phó tối ưu với các thế lực thù địch. Hoa Lư gắn với tên tuổi 3 vị vua khai sáng 3 triều đại với những với những chuyển biến trọng đại của dân tộc Việt Nam: thỗng nhất đất nước, chống giặc ngoại xâm và phát tích thủ đô Hà Nội. 2.3. Thành Thăng Long (Đến thời lý) Mùa thu năm 1010, sau khi công bố Thiên đô chiếu tại tại kinh đô Hoa Lư và dời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ cùng các quần thần đã gấp rút xây dựng những công trình cơ bản của kinh thành Thăng Long. Đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. 2.3.1. Vị trí địa lý Thành Thăng Long nằm ở đồng băng Bắc Bộ nước ta có địa thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, là nơi cư trú của nhân dân: “cư dân khỏi chịu khổ ngập lụt”, là nơi thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, thương nghiệp. Nơi này đúng là kinh đô bậc nhất của nước ta. Trong Chiếu dời đô viết “thật là chón hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 18
  19. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” Trong Chiếu dời đô năm 1010 vua Lý Thái Tổ cũng viết: “ Đại La thành trạch thiên địa khu vực chi trung, đắc long bàn hổ cứ chi thế, chánh nam bắc, đông, tây chi vị, tiện giang sơn hướng bội chi nghi” (thành Đại La ở vào chổ trung tâm trời đất, có thế rồng chầu hổ phục, đúng vị trí giữa bốn phương nam bắc đông tây, tiện hình thế núi sông sau trước) nên đã quyết ddingj làm chốn “kinh sư cho muôn đời”. Như vậy kinh đô Thăng Long là nơi có thể phát triển về kinh tế, lại là thành có địa thế thuận lợi cho phát triển quân sự cả quân bộ và thủy quân. Ngày nay là thủ đô Hà Nội có một vị thế rất lớn về văn hóa, xã hội. Là trung tâm chính trị của cả nước. Hà nội quá khứ vàng son nghìn thủa và vị thế hiện tại thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tọa đọ vị trí thuận lợi về nhiều mặt, nằm trên trục đồng bằn hình tam giác do sông Hồng và các phụ lưu của nó tạo nên. Thiên nhiên Thăng Long xưa và Hà Nội nay là nơi hội tụ, đầu mối giao thông phong tỏa xuống biển, lên ngàn Chính vì vậy từ xa xưa Thăng Long rất phát triển cả về kinh tế lẫn chính trị, tạo ra nền tảng xây dựng một thủ đô ngàn năm văn hiến của nhân dân Việt Nam. 2.3.2. Kỹ thuật bố trí kiến trúc (thời Lý) Khi mới được xây dựn, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách gồm: Vòng ngoài cùng được gọi là La thành hay kinh thành, vòng thứ hai là Hoàng thành. Giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớp còn lại là Tử cấm thành hay Long phượng thành là nơi ở của nhà vua. Mùa thu 1010 một cụn kiến trúc trung tâm gồm tám điện, ba cung được xây dựng: “phía trước dựng điện Càn nguyên làm chổ voi chầu, bên tả làm diện thập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Vũ, lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, của Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính nam là điện Cao Minh, đều gọi là thềm rồng; bên trong thềm SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 19
  20. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” rồng có hai mái cong, hàng hiên bao quanh bốn mặt. sau điện Càn Nguyên dựng hai điện Long An, Long Thủy làm nơi nghỉ ngơi của hoàng tộc, bên tả là điện Quan Nhật, bên hữu là điện Nguyệt Minh; dằng sau dựng hai cung Thúy Hoa và Long Thụy làm chổ cho cung nữ”. Khu vực lâu đài trung điện còn nhiều lần đực sử chữa, xây thêm. Khu vực điện của vua và triều đình gọi là Đại nôi. Bao quanh khu vực này có một vòng thành bảo vệ nghiêm ngặt gọi là cấm thành, phía ngoài có vòng thành thứ hai gọi là Hoàng thành hay thành Thăng Long. Thành đắp bằng đất, phía ngoài đào hòa mở 4 cửa: Tường Phủ ở phía Đông, Quảng Phúc ở phía Tây, Đại Hưng ở phía Nam, Diệu Đức ở phía Bắc. Cửa Quảng Phúc mở ra phía chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) và chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà). Cửa Đại Hưng mở gần Cửa nam hiện nay. Cửa Dục Đức nhìn ra trước sông Tô Lịch, khoảng đường Phan Đình Phùng (Hà Nội) ngày nay. Năm 1029, Lý Thái Tông xây dựng lại toàn bộ khu cấm thành sau khi nơi đâu bị tàn phá bởi vụ Loạn tam vương. Trên nền cũ điện Càn Nguyên, Lý Thái Tông cho dựng điện Thiên An là sân Rồng có đặt một quả chuông lớn. Hai bên tả hữu sân rồng có đặt gác chuông. Phía Đông, tây sân Rồng là điện Văn minh và điện Quảng Vũ, phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu chính Dương là nơi báo canh báo khắc. Sau điện Thiên An là điện Thiên Kháng hình bát giác. Sau điện Thiên Khánh là điện Trường Xuân. Trên điện trường Xuân có gác Đồ Long. Từ điện Thiên Khánh nối với điện Thiên An ở phía sau đều có bắc cầu gọi là cầu Phượng hoàng. Năm 1203, vua Lý Cao Tông bắt đầu một đợt xây dựng mới. Cung điện mới được xây dựng ở phía tây tẩm điện. Bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Chính Nghi, ở trên xây điện Kính Thiên, thềm SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 20
  21. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” gọi là Lệ giao. Ở giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đẵng sau xây điện thắng Thọ. Bên trái xây gác Nhật kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh dựng hành lang thềm gọi là Kim Tinh. Bên trái gác Nguyệt Bảo là tòa Lương Thạch, phía tây xây gác Dục Đường (nhà tắm). Phia sau xây gác Phú Quốc, thềm gọi là Phượng Tiêu. Phía sau dựng cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, trên ao xây đình Ngoạn Y. Ba mặt đình trồng hoa thơm cỏ lạ nước thông với sông. Ngoài ra, các cung điện khác cũng được xây dựng liên tục, không đời nào không có, không mấy năm không có. Mỗi cung điện thường đều có tường bao xung quanh và làm cửa thioong với cung điện khác. Ngoài cung điện, các vị vua nhà Lý còn cho xây dựng nhiều công trình văn hóa, tín ngưỡng khác để phục vụ cho vua và hoàng tộc như: đền Quán Thánh, chùa Châu Giáo (nơi vua Lý Huệ Tông đã tu hành), đài chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngoái bạc, hồ ao làm cảnh cũng được lập khá nhiều trong Hoàng Thành. Năm 1049, đào hồ Kim Minh Vạn Tuế, đắp núi cao ba ngọn trên mặt hồ và xây cầu Vũ Phượng đi vào, 10 năm sau lại xây thêm điện Hồ Thiên bác giác ở đấy. Năm 1051 đào hồ Thụy Thanh, hồ Ứng Minh. Năm 1098, đào hồ Phượng Liên và xây tại đây điện Sùng Yên, bên trái lập điện Huy Dương, đình Lai Phượng bên phải dựng điện Ánh Thiềm, đình Át Vân, phía trước xây lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được xây dựng nên trong Hoàng thành. Mùa thu 1048, mở luôn 3 vườn ngự: Quỳnh Lâm, Thắng Cảnh, Xuân Quang. Năm 1065, mở thêm vườn Thượng Lâm. Giữa thế kỷ XIV, lại dựng thên một vườn nữa nối liền với hậu cung. Theo sử củ còn ghi, giữa vườn có đào một cái hồ lớn: “ Trong hồ chất đá làm núi, trên bờ hồ trồng thông, trúc và nhiều thứ hòa kỳ diệu thảo khác, thêm vào đấy là chim quý, thú lạ. Bốn mặt khai cho sông nước thông vào, gọi hồ ấy là Lạc Thanh Trì. Phía tây hồ SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 21
  22. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” trồng hai cây quế, dựng một tòa điện gọi là điện Lạc Thanh. Lại đào các hồ nhỏ khác, bắt người ở Hải Đông chở nước mặn chứa vào hồ, để nuôi các loại hải sản như đồi mồi, cá biển và các loại ba ba. Rồi bắt người Hóa Châu bắt cá sấu thả vào đấy. lại có hồ Thanh Ngư để nuôi cá Thanh Phụ (cá diếc đuôi đỏ, vảy biếc) Lại làm dãy hành lang ở tây điện thẳng đến cửa Hoàng Phúc, dựng dãy Trường Lang từ gác Nguyên Huyền đến cửa Đại Triều ở phía tây.” Trong những biến loạn cuối thời Lý, Hoàng Thành bị tàn phá nặng nề. 2.3.3. Ý Nghĩa của thành Thăng Long Trong suốt một ngàn năm lịch sử Thang Long là trung tâm quân sự, kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất nước ta với sự phát triển cực thịnh chủ yếu dưới thời Lý. Thăng Long là một di sản văn hóa vô giá mà bao nhiêu thế hệ tổ tiên đã sáng tạo nên và lòng đất này đã gìn giữ chúng được cho đến hôn nay, vì thế chúng ta phải gánh vác trách nhiệm tiếp tục bảo tồn, phát huy rồi chuyển giao lại cho thế hệ mai sau với nhiệm vụ cao cả là gìn giữu, bảo tồn một di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam. 2.3.4. Tiểu kết Sau các cuộc khai quật đã thu được một khối lượng tư liệu đồ sộ về hoàng thành Thăng Long. Các tư liệu khảo cổ đã góp phần một lần nữa phản ánh trung thực đời sống xã hội, kinh tế và văn hóa của mọi tầng lớp cư dân kinh thành trong suốt một ngìn năm lịch sử của dân tộc. Hoàng thành Thăng Long là trung tâm quyền lực – chính trị của quốc gia tồn tại suốt thời lý nói riêng và tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung. SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 22
  23. Bài Tiểu Luận Khảo Cổ Học Lịch Sử Việt Nam Đề tài: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)” KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu ba thành tiêu biểu trong hệ thống thành lũy Việt Nam có thể khẳng định rằng các thành lũy này nói riêng và tất cả các thành lũy tồn tại trên lành thổ Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử có một vai trò vô cùng to lớn cho sự hình thành, phát triển và tồn vong của dân tộc. Thành lũy là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, là chứng nhân của biết bao biến cố lịch sử của dân tộc. Hiểu được những giá trị của thành lũy là cơ sở cho việc giữ gìn bảo tồn một giá trị văn hóa có giá trị của dân tộc. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho hôm này trước sự xuống cấp của các côn gtrình văn hóa có giá trị. SVTH: Phan Minh Quốc – MSSV: 0711676 – Lớp LSK31 Trang 23