Tiểu luận Đặc điểm các dân tộc Việt Nam

ppt 84 trang ngocly 1450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Đặc điểm các dân tộc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttieu_luan_dac_diem_cac_dan_toc_viet_nam.ppt

Nội dung text: Tiểu luận Đặc điểm các dân tộc Việt Nam

  1. LOGO BÀI TIỂU LUẬN ĐẶC ĐIỂM CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Thái Nguyên, 30/03/2010
  2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN • 1. Linh Kiên Phong • 2. Doanh Nguyễn Phương Hoa • 3. Vũ Quang Huy • 4. Nguyễn Thị Lệ Huyền • 5. Nguyễn Thị Hải • 6. Trần Thị Thu Hoài • 7. Nguyễn Thị Hà
  3. LOGO NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM DÂN TỘC VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM II. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC VIỆT NAM III. KẾT LUẬN
  4. LOGO I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM  1.1 KHÁI NIỆM -Nghĩa hẹp: Dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có những nét đặc thù về văn hoá; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư tộc người đó. -Nghĩa rộng: Dân tộc chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.
  5. LOGO I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM  1.2 ĐẶC ĐIỂM ❖1. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc ❖2. Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất ❖3. Đặc điểm cư trú của dân tộc Việt Nam là xen kẽ nhau ❖4. Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau
  6. LOGO I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM  1.2 ĐẶC ĐIỂM ❖ 5.Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. ❖ 6. Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến. ❖ 7. Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế.
  7. LOGO II. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC Đặc điểm 1 Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc
  8. LOGO VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC ❖ Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc (tộc người) cùng chung sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng. 54 dân tộc trong đó dân tộc kinh chiếm 87% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước.
  9. LOGO VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC •10 dân tộc có số dân từ dưới 1 triệu đến 100 ngàn người là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người, 16 dân tộc có số dân từ dưới 10 ngàn người đến 1 ngàn người; 6 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơ đu, Brâu)
  10. LOGO VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC Một số hình ảnh dân tộc Việt Nam Tây Nguyên Dân tộc LôLô
  11. LOGO VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC Bác hồ với bà con dân tộc Trẻ em khoe những bộ áo mới đi chơi Xuân
  12. LOGO VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC Một số hình ảnh dân tộc Việt Nam Ngày tết ở Sơn La Thiếu nữ H'mông với trò ném pao
  13. LOGO VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC Một số hình ảnh dân tộc Việt Nam ➢ Nụ cười của thiếu nữ múa xòe thể hiện sự lạc quan yêu ➢ Dân tộc Mường đời của người Thái đối với thiên nhiên và cuộc sống.
  14. LOGO VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC Một số hình ảnh dân tộc Việt Nam Dân tộc Tày H’Mông
  15. LOGO VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC Một số hình ảnh dân tộc Việt Nam ❖ Dân tộc CơTu ❖ Người Ê đê
  16. LOGO VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC ❖ Tuy có sự chênh lệch đáng kể về đời sống vật chất cũng như tinh thần, nhưng các dân tộc vẫn coi nhau như anh em đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở nước ta không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc ít người, do đó cũng không có tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số. Những em bé người dân tộc thích thú xem ảnh của mình
  17. LOGO VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC Lễ hội cội nguồn các dân tộc việt nam. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số
  18. LOGO VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn Sôi nổi tổ chức ngày đại đoàn kết các dân tộc dân tộc.
  19. LOGO VIỆT NAM LÀ MỘT QUỐC GIA CÓ NHIỀU DÂN TỘC 54 dân tộc Việt Nam
  20. LOGO II. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC Đặc điểm 2 Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất
  21. LOGOCác dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất ❖Từ mấy nghìn năm nay, các dân tộc cùng chung sống trên dải đất Việt Nam có nhu cầu tự nhiên là phải cố kết nhau lại để chống chọi với thiên tai, giặc giã, trở thành một cộng đồng bền chặt - đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau dựng nước và giữ nước. Đoàn kết là truyền thống từ ngàn xưa của dân tộc ta.
  22. Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn LOGO kết trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất ❖ Nhân dân ta đoàn kết giúp đỡ nhau trước thiên tai Lũ lụt Hạn hán
  23. Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn LOGO kết trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất ❖ Toàn dân giúp đỡ nhau học chống mù chữ Lớp học xoá mù chữ thời chiến Lớp học xoá mù chữ thời bình
  24. Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn LOGO kết trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất ❖ Từ cuộc đời tối tăm dưới ách áp bức của thực dân, ăn đói, mặc rách, mù chữ , đồng bào các dân tộc thiểu số đã đứng lên đi theo ánh sáng cách mạng, kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi cùng các dân tộc anh em chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ách đô hộ thực dân Mỹ
  25. Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn LOGO kết trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất ❖ Nhân dân ta đoàn kết trong chiến tranh chống xâm lăng Hành quân ra mặt trận Mặt trận phòng ngự quân dân ta
  26. Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn LOGO kết trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất ❖ Hồ Chí Minh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói có nhau.”
  27. LOGOCác dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất Đồng bào các dân tộc và các tôn giáo sát cánh bên nhau trong Đại hội Đại Đoàn Kết các dân tộc Tây Nguyên.
  28. Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn LOGO kết trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất Ngày nay, các dân tộc cùng nhau đoàn kết trong quá trình xây dựng phát triển đất nước Xây dựng Đô thị ngầm ở Hà Nội Giàn khoan
  29. LOGO II. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC Đặc điểm 3 DÂN TỘC VIỆT NAM CƯ TRÚ PHÂN TÁN VÀ XEN KẼ NHAU
  30. LOGO DÂN TỘC VIỆT NAM CƯ TRÚ PHÂN TÁN VÀ XEN KẼ NHAU ❖ Ở một số vùng nhất định có dân tộc cư trú tương đối tập trung. Song nhìn chung các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới.
  31. LOGO DÂN TỘC VIỆT NAM CƯ TRÚ PHÂN TÁN VÀ XEN KẼ NHAU ❖ Ðịa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du; còn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khơ me, Hoa, một số ít vùng Chăm sống ở đồng bằng. Người Kinh Trẻ em người H’mông ở Người Khơme Hà Giang
  32. LOGO DÂN TỘC VIỆT NAM CƯ TRÚ PHÂN TÁN VÀ XEN KẼ NHAU ❖ Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản mường. Bản Phiêng Luông có người Dao là đông nhất (32 hộ), người Tày (9 hộ), 17 hộ người Mông, 4 hộ người Sán Chí, 2 hộ người Nùng và 1 hộ người Kinh. Toàn cảnh bản Phiêng Luông, xã Pắc Nặm, tỉnh Bắc Cạn.
  33. LOGO DÂN TỘC VIỆT NAM CƯ TRÚ PHÂN TÁN VÀ XEN KẼ NHAU Một số dân tộc trong bản Phiêng Luông Trưởng thôn Dương Anh Xăm Văn Nan – Anh Đinh Đức Thị Hồi – người dân Một trong 2 hộ Cường là người tộc Tày người Nùng Kinh duy nhất ở bản
  34. LOGO DÂN TỘC VIỆT NAM CƯ TRÚ PHÂN TÁN VÀ XEN KẼ NHAU ➔Khu phố người Hoa ở ➔Khu phố người Hoa ở Hội An, Quảng Nam Thành phố Hồ Chí Minh
  35. LOGO DÂN TỘC VIỆT NAM CƯ TRÚ PHÂN TÁN VÀ XEN KẼ NHAU ❖ Cách đây ba, bốn chục năm chỉ có những ngôi nhà của người Êđê, Bana, Giarai, Xơđăng, Cơho, Mơnông cư trú trên mảnh đất Tây Nguyên. ➢ Nhà của người Nùng, di cư từ miền Bắc vào Tây Nguyên ❖ Ngày nay, cùng với sự di dân đã xuất hiện thêm những ngôi nhà của dân tộc Kinh, Tày, Nùng, và một số dân tộc ít người ở đây.
  36. LOGO DÂN TỘC VIỆT NAM CƯ TRÚ PHÂN TÁN VÀ XEN KẼ NHAU Cùng cập nhật thông tin hàng ngày Học sinh miền núi được học tập qua báo chí tại trung tâm giáo dục lớn thứ 2 trên cả nước (Thái Nguyên) ❖ Tình trạng cư trú phân tán, xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta, tạo điều kiện để tăng cường hiểu biết nhau, hoà hợp và xích lại gần nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
  37. LOGO DÂN TỘC VIỆT NAM CƯ TRÚ PHÂN TÁN VÀ XEN KẼ NHAU ❖ Lễ đâm trâu của đồng bào Tây Nguyên để cảm tạ thần linh cho vụ mùa bội thu ❖ Người kinh với truyền thống canh tác lúa nước, coi “con trâu là đầu cơ nghiệp” Sự khác biệt về văn hóa dẫn đến những xung đột
  38. LOGO DÂN TỘC VIỆT NAM CƯ TRÚ PHÂN TÁN VÀ XEN KẼ NHAU Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong cùng một địa phương giúp các dân tộc ngày một hiểu nhau hơn
  39. LOGO DÂN TỘC VIỆT NAM CƯ TRÚ PHÂN TÁN VÀ XEN KẼ NHAU ❖ Ngày nay, tình trạng cư trú xen kẽ của các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các dân tộc cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Do sống gần nhau, việc kết hôn giữa thanh niên nam nữ thuộc các dân tộc khác nhau ngày càng phổ biến, càng có thêm điều kiện đoàn kết và hoà hợp giữa các dân tộc anh em.
  40. LOGO II. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC Đặc điểm 4 Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau
  41. LOGOCác dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau Do điều kiện tự nhiên khác nhau Nên sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư thể hiện rõ rệt
  42. LOGO Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau ❖ Đầu tiên là kỹ thuật canh tác: Bà con dân tộc miền núi thì kỹ thuật canh tác thô sơ, chủ yếu dựa vào sức người là chính Bà con ở khu vực đồng bằng đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra năng suất lao động cao.
  43. LOGO Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau ❖ Đời sống vật chất cũng là một sự chênh lệch khá lớn Nhà ở vùng cao Khu đô thị hiện đại
  44. LOGO Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau ❖ Tình trạng nghèo đói kéo dài triền miên của dân tộc thiểu số
  45. LOGO Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau ❖ Trong khi đó ở khu vực thành thị nhiều người có cuộc sống đầy đủ, tiện nghi với nhà đẹp xe đẹp
  46. LOGOCác dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau ❖ Giữa nhiều vùng còn có sự chênh lệch thể hiện ở: Đường giao thông, phương tiện Nông thôn Thành thị
  47. LOGOCác dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau ❖ Các nhu cầu khác của người dân giữa các vùng cũng có sự chênh lệch lớn: dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục Trạm xá thôn bản Bệnh viện TW
  48. LOGO Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau Về giáo dục Lớp học vùng cao Thành thị
  49. LOGO II. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC Đặc điểm 5 Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng
  50. LOGO Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng ❖ Văn hoá Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng. Từ cơ tầng văn hoá Đông Nam á thời tối cổ, thời tiền sử trên dải đất Việt Nam hiện nay xuất hiện ba nền văn hoá: Đông Sơn (ở châu thổ Bắc Bộ), Sa Huỳnh (Trung Bộ), Đồng Nai (Nam Bộ). Thời sơ sử và sang thiên niên kỷ đầu Công nguyên, lịch sử đã đưa ba nền văn hoá này đến ba số phận khác nhau; ở châu thổ Bắc Bộ bị sự thống trị của phong kiến Trung Quốc gần 1000 năm, ở duyên hải Trung Bộ là văn hoá Chămpa, ở Nam Bộ là văn hoá óc Eo, để rồi hoà trộn trong nền văn hoá Việt Nam, tạo ra sự đa dạng trong sự thống nhất.
  51. LOGO Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng ❖ Nền văn hóa Đông Sơn: Ra đời là kết quả của sự hội tụ của nhiều văn hoá rực rỡ trước văn hoá Đông Sơn thuộc thời đại đồng thau trong quá trình chiếm lĩnh vùng đồng bằng các con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực sông Hồng. Trồng đồng Sông Đà
  52. LOGO Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng Di sản Đông Sơn Rìu đồng lưỡi hài, Dao găm đồng Thạp đồng Đào Xá gót vuông.
  53. LOGONền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng ❖ Nền văn hóa sa huỳnh: là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc tam giác Eo, tạo thành Bản vẽ dụng cụ, trang sức văn hóa của Việt. văn hoá Sa Huỳnh
  54. LOGO Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng ❖ Văn hóa Đồng Nai: phát triển trong thiên niên kỷ I-II trước Công Nguyên đã được nhìn nhận như bước mở đầu cho truyền thống văn hóa bản địa ở Nam Bộ với bản sắc riêng và sức sống mãnh liệt. Rìu đá Gốm sứ
  55. LOGONền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng Theo ngôn ngữ văn hoá, các dân tộc Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người khác nhau. Đó là: a- Nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Á: 1. Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: Gồm các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứt 2. Nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer: Gồm các dân tộc Khmer, Ba- na, Xơ- đăng, Cơ- ho, Hrê, Mnông, Xtiêng, Bru-Vân kiều, Cơ- tu, Gié- Triêng, Mạ, Khơ- mú, Co, Tà- ôi, Chơ- ro, Kháng, Xinh- mun, Mảng, Brâu, Ơ- đu, Rơ-măm. 3. Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái: Gồm các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y. 4. Nhóm ngôn ngữ H'mông - Dao: Gồm các dân tộc H'mông, Dao, Pà Thẻn.
  56. LOGO Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng Theo ngôn ngữ văn hoá, các dân tộc Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người khác nhau: b- Nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Đảo: 5. Nhóm ngôn ngữ Mã lai - Đa đảo: Gồm các dân tộc Chăm, Chu- ru, Gia-rai, Ê-đê, Ra-glai c- Nhóm văn hoá ngôn ngữ Hán Tạng: 6. Nhóm ngôn ngữ Tạng - Mianma: Gồm các dân tộc Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La. 7. Nhóm ngôn ngữ Hán: Gồm các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu. 8. Ngoài 3 nhóm văn hoá ngôn ngữ trên còn có một số ngôn ngữ khác được gọi là nhóm văn hoá ngôn ngữ Kađai: Gồm có các dân tộc Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.
  57. LOGONền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng ❖Bên cạnh sự đa dạng về ngôn ngữ, thì mỗi dân tộc lại có phong tục tập quán mang những giá trị và sắc thái văn hoá riêng
  58. LOGONền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng Các dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
  59. LOGONền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng Người Chăm ở duyên hải miền Trung lại có những đền tháp, tác phẩm điêu khắc đá, những bia ký trên đá. Ngày hội người Chăm
  60. LOGONền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng Người Khơme Nam Bộ: có một kho tàng văn học Phật giáo, nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Phật giáo khá lớn, có những ngôi chùa là một trung tâm văn hoá và nhiều lễ hội độc đáo. Kiến trúc Khơme Thiếu nữ Khơme
  61. LOGONền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng Người Tày – Thái: ở vùng núi cao phía Bắc lại có những nếp nhà sàn, có một kho tàng văn học dân gian đa dạng Cô gái Tày Nhà sàn Tày - Thái
  62. LOGONền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng ❖ Mặc dù có những sắc thái riêng nhưng các dân tộc ở Việt Nam lại có những yếu tố rất chung về văn hoá. Áo dài Việt Nam Tết âm lịch
  63. LOGO Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng ❖ Đảng và nhà nước ta luôn luôn tôn trọng bản sắc văn hóa riêng và tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi dân tộc Đồng bào các dân tộc thiểu số vui mừng chào đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
  64. LOGO II. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC Đặc điểm 6 Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến
  65. LOGO Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến ❖Nhìn lại con đường lịch sử đã qua, trong bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải chiến đấu chống ngoại xâm gần như thường xuyên và đã chiến thắng ngoại xâm một cách oanh liệt. Đó là một nét nổi bật của lịch sử Việt Nam, là thử thách gay go nhất nhưng cũng là niềm tự hào lớn nhất của dân tộc ta.
  66. LOGO Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến ❖ Vị trí địa lý: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có diện tích 327.500 km2 với đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Lào và Campuchia; phía Đông giáp biển Đông. ❖ Với vị thế đặc biệt này, Việt Nam trở thành mảnh đất mầu mỡ khiến các thế lực xâm lăng muốn chiếm đoạt.
  67. LOGO Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến ❖ Thời đại Hùng Vương An Dương Vương đến năm 938. 214 TCN (Đinh Hợi) :Kháng chiến Năm 39 :Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống nhà Tần xâm lược.
  68. LOGO Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến ❖ Thời đại Hùng Vương An Dương Vương đến năm 938. Năm 248, Bà triệu khởi nghĩa Năm 938 : Khởi nghĩa Ngô Quyền trên sông Bặch Đằng
  69. LOGO Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến ❖ Đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập các triều đại phong kiến, giai đoạn 938 - 1858 Chống Tống lần thứ nhất (năm 981) Chống Tống lần thứ hai (năm l075-1077).
  70. LOGO Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến ❖ Đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập các triều đại phong kiến, giai đoạn 938 - 1858 Chống Mông - Nguyên lần I (năm 1258) Chống Mông - Nguyên lần II (năm 1825)
  71. LOGO Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến ❖ Đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập các triều đại phong kiến, giai đoạn 938 - 1858 Ngoài ra trong giai đoạn này còn: + Chống Minh (năm 1406-1427) + Chống Xiêm (năm 1784-1785) + Chống Thanh (năm 1788-1789) Chống Mông - Nguyên lần III (năm 1287-1288 ).
  72. LOGO Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến ❖ Đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, giải phóng dân tộc, giai đoạn 1858-1945 Vào năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho cả dân tộc, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy".
  73. LOGO Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến ❖ Sau lời tuyên ngôn 1945, toàn dân dân tộc còn phải hứng chịu thêm hai cuộc chiến tranh của 2 đế quốc lớn, đó là: + Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) + Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giai đoạn 1954-1975.
  74. LOGO Trải qua lịch sử liên tục chống ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến ❖ Như vậy, dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước; trải qua nhiều cuộc chiến đẫm máu để giành lấy độc lập dân tộc. Đó là bằng chứng về một tinh thần yêu nước, sự đoàn kết dân tộc, sự quả cảm của một dân tộc anh hùng, cùng nhau hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp, không còn chiến tranh, một dân tộc hoà bình, thống nhất.
  75. LOGO II. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC Đặc điểm 7 Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế
  76. LOGO Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược ❖ Theo số liệu tổng điều tra dân số, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người. Dân số Việt Nam gồm 54 dân tộc. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh (Việt), chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, Hmông, người Dao, Giarai, Êđê , Chăm, Sán Dìu. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 người.
  77. LOGO Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược Cụ thể ❖ Dân tộc Tày: sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, v.v. Theo thống kê gần đây, người Tày có khoảng 1 triệu 700 ngàn người. Đây là dân tộc có số dân đông nhất sau người Kinh trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
  78. LOGO Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược ❖ Dân tộc Thái: (520.000), cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An
  79. LOGO Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược ❖ Dân tộc Mường: (914.600), sống chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa một số huyện miền núi của Nghệ An.
  80. LOGO Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược ❖ Người Hoa: (450.000), người gốc Trung Quốc định cư ở Việt Nam, sống tập trung đông nhất (50%) tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, 50% còn lại sinh sống ở các tỉnh trên toàn quốc, phần nhiều tại các tỉnh miền Tây Việt Nam. ❖ Người Khmer: (447.000), thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer, sống chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
  81. LOGO Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược ❖ Dân tộc Nùng: (353.000), thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Bắc, Tuyên Quang
  82. LOGO Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược ❖ Ngoài ra có các dân tộc khác như: + H'Mông (479.000), hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây Bắc Việt Nam như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La + Dao (237.000), cư trú chủ yếu dọc biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam. + Giarai (121.000), thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo, cư trú tập trung ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và phía Bắc tỉnh Đắc Lắc. + Êđê (97.000), thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo, cư trú tập trung ở Đắc Lắc, phía Nam Gia Lai và phía Tây hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên.
  83. LOGO Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược ❖ Những dân tộc còn lại có dân số dưới 90.000 người, một nửa trong số đó có dân số dưới 10.000 người. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ đu và Rơ Măm chỉ có khoảng vài trăm người.  Như vậy, các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế.
  84. LOGO III. KẾT LUẬN ➢ Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, nền văn hoá Việt Nam đã hình thành và phát triển. Bằng lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên cường, nhân dân ta đã xây đắp lên một nền văn hoá kết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấn bản sắc của dân tộc, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Từ các đặc điểm trên, càng thấy rõ được đậm nét tinh thần ấy. Biết đoàn kết dân tộc, sẽ là sức mạnh mang lại những thắng lợi to lớn hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước.