Thành phố Hồ Chí Minh – Hòn ngọc Viễn Đông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thành phố Hồ Chí Minh – Hòn ngọc Viễn Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thanh_pho_ho_chi_minh_hon_ngoc_vien_dong.pdf
Nội dung text: Thành phố Hồ Chí Minh – Hòn ngọc Viễn Đông
- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh . Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố trẻ trung và hiện đại mới 300 năm tuổi, song trong lòng thành phố đã chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn - văn hoá lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên nền tảng văn hoá mang đậm bản sắc Việt Nam . Đặc điểm văn hoá Sài Gòn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là sự thể hiện khá độc đáo bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong bối cảnh lịch sử – không gian của khu vực phương Nam Tổ quốc ta. Có thể nói, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, có nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn Rồi Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước. Đó là những như: bến Nhà Rồng, Bưu điện, Nhà hát lớn, đền Quốc Tổ, trụ sở UBNDTP, dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành , hệ thống các ngôi chùa cổ như: chùa Giác Lâm, chùa bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên ; các nhà thờ cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức ; là sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng với hàng chục lễ hội văn hoá hàng năm đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đất phương Nam này.Trên từng con đường, góc phố, địa danh của thành phố đề gắn liền với những danh nhân văn hoá - lịch sử, những chiến công của một thành phố anh hùng. Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh rất đẹp, địa danh - di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng như: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, địa đạo Củ Chi, đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi, chiến khu An Phú Đông, 18 thôn Vườn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cò, vườn thơm Bưng Sáu, “Căn cứ nổi” rừng Sác, khu du lịch sinh thái Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái có nhiều chủng loại động thực vật Do có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hoà, quanh năm hai mùa mưa nắng, cùng với lịch sử trên 300 năm đấu tranh quật khởi kiên cường chống ngoại xâm đã từng có tiếng vang trên thế giới, và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm du lịch của cả nước. Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn du khách không chỉ vì có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc cổ mà còn thu hút du khách bởi văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam bộ. Là cửa ngõ của Đất phương Nam, ngay tại trung tâm thành phố, từ bến Bạch Đằng, du khách có thể xuống thuyền xuôi theo sông Sài gòn để được hoà mình với thiên nhiên bao la của sông nước, hướng về những làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái xum suê, vườn cây kiểng, chợ nổi trên sông hay khu du lịch sinh thái Cần Giờ - khu du lịch được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn" đầu tiên của Việt Nam Thành phố còn là cửa ngõ đưa du khách đến với những địa danh nổi tiếng của cả khu vực phía Nam như: vùng nước nóng thiên nhiên Bình Châu, rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, vùng biển Mũi Né, vùng ven biển Hà Tiên, Đà Lạt, đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với những vựa lúa, vườn cây trái, rừng ngập mặn, rừng tràm, đồng bưng và nhiều loại đặc sản quý hiếm . PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55 0C, không có mùa đông Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố ngập tràn ánh nắng, chói chang trên khắp phố phường, lung linh trên những dòng sông uốn lượn, với những nụ cười và ánh mắt thân thiện của người dân Sài Gòn – thành Phố Hồ Chí Minh, những con người đã làm nên truyền thống vẻ vang của mình với vẻ đẹp của “cốt cách văn hoá phương Nam” : yêu nước, thương nòi; đoàn kết thống nhất, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; coi trọng nhân nghĩa; biết hội nhập văn hoá để phát triển đã trở thành "Ðiểm đến của thiên niên kỷ mới", thu hút du khách ở khắp mọi miền của Tổ quốc và trên thế giới. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- DANH LAM THẮNG CẢNH Bến Nhà Rồng Nhà Rồng hay khu lưu niệm Bác Hồ, nằm trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành, là một tòa nhà ba tầng. Nơi đây ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (mà sau này là Bác Hồ của chúng ta) đã ra đi tìm đường cứu nước. Nhà Rồng nguyên là dinh đại diện hãng chuyên chổ sau đổi là chuyên chở hàng hải, được xây từ năm 1862, ngay sau khi Pháp vừa chiếm xong Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông nam bộ. Có lẽ trong cả nước ta, kể cả hàng trăm công trình kiến trúc thời Pháp còn để lại, không một ngôi nhà nào mà kiểu cách dị biệt "thượng ta hạ tây", rõ nét như Nhà Rồng. Những con rồng bằng sứ men xanh uốn khúc trên mái nhà. Có tài liệu nói con rồng này lấy từ Văn Miếu (Hà Nội). Khi Bác Hồ ra đi từ bến sông này, mái Nhà Rồng còn giữ đúng cảnh vẻ của như lúc mới làm. Nhưng ngày nay vì mái xưa đã hỏng, trên nóc vẫn có hai con rồng, song đầu thì quay ra và ngói lợp là loại phẳng chứ không đẹp, không cong ốp xếp âm dương như đợt sóng, theo kiểu thuần túy Việt Nam. Cầu tàu ở đây lúc đầu dài 350m, phí tổn gần 3 triệu France, gồm một dãy cầu bằng ván dày lót trên những chiếc cột bằng sắt. Con tàu đầu tiên của hãng đã rời bến Nhà Rồng ngày 23-11-1862 Ngày nay, tòa nhà được dùng làm nơi trưng bày các hiện vật và hình ảnh về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch. Dọc theo bến Bạch Đằng, từ bờ sông Bến Nghé (nay là sông Sài Gòn) từ cầu quay cũ (cầu Khánh Hội) đến nhà máy Ba Son, xưa kia hàng ngàn ghe thuyền chen chúc nhau, hình thành một thành phố nổi trên sông. Tại bến Bạch Đằng, đối diện với Nhà Rồng, có cột cờ Thủ Ngữ. Cột cờ này cao 30 m, được xây dựng từ năm 1900, trên đỉnh treo tín hiệu cờ vải màu hoặc quả bóng đèn ban ngày và một bóng đèn khi trắng khi đỏ ban đêm để dẫn tàu bè ra vào sông Sài Gòn. Hội Trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập) Khi nói đến Sài Gòn với những di tích kiến trúc có tính đặc trưng, độc đáo không ai không liên tưởng đến Dinh Thống Nhất với vai trò lịch sử đối với dân tộc Việt Nam, vị trí được xác lập trong giao lưu kinh tế, chính trị, xã hội đối với toàn vùng Ðông Nam á cũng như trên thế giới. Mặt tiền của Dinh Thống Nhất nằm trên ngã ba đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Lê Duẩn. Khuôn viên rộng 15ha. Trên mặt bằng này, ngày 23.2. 1868, đô đốc thực dân Pháp De lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên, đặt tên là Dinh Norodom. Dinh Norodom được xây dựng và hoàn thành sau PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- đó 3 năm, đây là cơ quan biểu thị cho bộ máy cai trị Pháp trên toàn cõi Ðông Dương. Thời Pháp thuộc đây là trụ sở của các vị thủ hiến người Pháp được dân Nam gọi là dinh Thống Soái, và người Pháp gọi là Palais Norodom. Năm 1865 tờ Courier de Saigon viết: "Những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến việc xây cất một dinh thự dành làm trụ sở vĩnh viễn cho quan Thống đốc bắt đầu thực hiện để thay thế cho những nhà bằng ống tạm thời". Và dinh Thống Soái là một trong những dinh thự đồ sộ được xây dựng với mục đích đó, theo bản vẽ của kiến trúc sư Hermite (Hermite cũng là người phác thảo đố án tòa thị sảnh Hương Cảng). Theo sử liệu, viên đá đầu tiên của dinh Thống Soái do đô đốc De Lagrandière tự tay đặt vào ngày 23-2-1863. Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50cm, có lỗ, bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng, có chạm hình Napoléon đệ tam. Vật tư xây cất phần lớn được chuyển từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Ðức (xảy ra năm 1870) nên công trình này kéo dài mãi đến năm 1873 mới xong, riêng việc trang trí dinh phải kéo dài hai năm sau (1875). Lúc bấy giờ đại lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn) còn gọi là đại lộ Norodom vẫn còn bùn lầy, ẩm thấp. Dinh này được coi là một công thự đẹp nhất ở Á Ðông. Mặt tiền rộng 80m, bên trong có phòng khách có thể chức đến 800 người. Chung quanh là khu vườn rộng lớn trồng đủ loại cây cỏ rất ngoạn mục. Ngay trước mặt dinh, dưới chân cột cờ có đặt một khẩu thần công kiểu cổ càng làm tăng thêm vẻ đẹp oai nghiêm cho công thự. Nhiều biến cố chính trị đã xảy ra tại đây suốt gần một thế kỷ dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Sau thất bại Ðiện Biên Phủ và Hiệp định Genève 1954, Dinh Norodom được trao lại cho Việt Nam. Năm 1954, Ngô Ðình Diệm được người Mỹ đặt ngồi vào Dinh Norodom. Ngày 26/10/1956 Dinh Norodom đổi tên là "Dinh Ðộc Lập", tức Phủ Tổng Thống. Sau ngày hai viên phi công của không quân Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom xuống Dinh Ðộc Lập (ngày 27/02/1962) làm thiệt hại nặng nề. Vì lối kiến trúc quá cổ và vị hư hại nhiều nên Diệm quyết định phá hủy toàn bộ dinh Norodom để xây dựng lại một dinh hoàn toàn mới gọi là dinh Ðộc Lập. Thời gian xây cất kéo dài gần 3 năm: ngày 31-10-1966 việc xây dựng dinh hoàn tất. Trong thời gian xây dựng, có 6 tháng công việc bị đình trệ do nội bộ chính quyền Sài Gòn lục đục đánh nhau rồi đảo chính, nhất là sự kiện Ngô Ðình Diệm bị lật đổ và bị giết chết vào tháng 11-1963. Diện tích khu này khoảng 12ha, diện tích mặt bằng dinh khoảng 2.000m2. Tòa nhà có diện tích 4.500m2, gồm1 tầng nền, 3 tầng chính, 2 gác lửng, 1 sân thượng đúc có thể làm bãi đáp cho máy bay trực thăng, trên 100 phòng ốc, 4000 ngọn đèn, 400 đường dây điện thoại nội Dinh, 1 tầng hầm kiên cố, 1 đài phát thanh dự phòng, 1 phòng chỉ huy tác chiến Tác giả công trình này là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người từng đoạt giải Khôi Nguyên Kiến Trúc ở La Mã. Về kiến trúc, theo kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thì từ sự xếp đặt bên trong cho đến phần tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho một truyền thuyết cổ truyền phương đông, một nghi lễ thần thánh theo phong tục tập quán của dân tộc. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, bình diện của toàn thể Dinh độc Lập được hình thành từ chữ Cát khi tâm của tòa nhà là phòng trình ủy nhiệm thư có thể so sánh như vị trí của điện Thái Hòa ở đại nội cố đô Huế. Ðã có ít nhất hơn nửa tá nguyên thủ quốc gia và gần 3 nền cộng hòa của thực dân đã giẫy chết hoặc đội nón ra đi khỏi tòa nhà này. Ngày 8-4-1975 phi công Nguyễn Thành Trung dùng máy bay Mỹ ném hai quả bom làm sập cánh trái dinh, sau đó bay luôn ra vùng giải phóng. Sức tiến công thần tốc của quân giải phóng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử làm cho quân đội Sài Gòn không còn sức chống đỡ: Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống, giao quyền lại cho Trần Văn Hương, sau đó Hương lại giao vào tay Dương Văn Minh. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lữ đoàn 203 xe tăng thuộc quân đoàn 2 dưới sự hướng dẫn của cô gái giao liên đất thép Củ Chi Nguyễn Trung Kiên (còn gọi là Cô Nhíp) tiến thẳng vào Dinh Ðộc Lập. Lúc lá cờ cách mạng tung bay trên dinh cũng là lúc toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn dưới sự điều khiển của Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Dinh Ðộc Lập trở thành hợp điểm của các cánh quân giải phóng Sài Gòn. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Sau chiến dịch Hồ Chí Minh, dinh Ðộc lập là nơi làm việc của Ủy ban Quân Quản thành phố Sài Gòn. Tháng 12-1975 tại đây diễn ra hội nghị Hiệp thương thống nhất đất nước. Cũng tại nơi đây đã diễn ra những cuộc họp quan trọng của Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, một số các đoàn thể để bàn việc thống nhất các tổ chức. Với ý nghĩa lịch sử đó Dinh Ðộc lập đổi tên thành Hội trường Thống Nhất. Một đêm nào đó, nhất là vào những dịp lễ hội, ngắm Dinh Thống Nhất rực rỡ ánh đèn và những chùm pháo bông tỏa sáng, đối với du khách, Dinh Thống Nhất được khoác lên một biểu tượng mới: Không khí hòa bình đang trùm phủ khắp quê hương Việt Nam. Bảo tàng Cách mạng thành phố Hồ Chí Minh Bảo tàng Cách mạng thành phố Hồ Chí Minh nằm trên một khu đất rộng 2ha, giới hạn bởi các đường Lý Tự Trọng, Pastuer, Lê Thánh Tôn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Cửa chính số 25 đường Lý Tự Trọng. Công trình này do kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux thiết kế, được khởi công xây dựng vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890. Ðịa chỉ: 65 - Lý Tự Trọng - Quận 1. - Khởi đầu, việc xây dựng ngôi nhà này với mục đích làm nơi triển lãm thương mại. Nhưng khi xây dựng xong thì được làm tư dinh cho viên Thống đốc Nam Kỳ. Vì vậy ở công trình có trang trí như mũi thuyền, thần thương mại cổ phương Tây ngoài ra còn thể hiện những mô típ như cá sấu, con diệt là những động vật đặc trưng của Nam Kỳ. - Lúc đầu, hai bên cửa chính của công trình có đặt hai tượng nữ đứng trong tư thế tự do và xung quanh viền cửa có trang trí. Ðến năm 1943, viên thống đốc Haeffel cho tháo gỡ hai tượng ở cửa chính và xây cửa có mái che như hiện nay. - Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), nơi đây được làm dinh Thống đốc Nhật Minôda và sau đó là dinh Khâm sai đại thần Nguyễn Văn Sâm. Sau Cách mạng tháng Tám tòa nhà được làm trụ sở ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam Bộ. - Tháng 9/1945 thực dân Pháp làm trụ sở của Cao ủy Cộng hòa Pháp, tiếp theo là dinh thủ hiến Nam Kỳ của Trần Văn Hữu. - Sau Hiệp định Genève 1954, nơi đây là "Dinh thủ hiến Nam phần", đến "Dinh Gia Long" của Ngô Ðình Diệm vào những năm 1962-1963 rồi "Tối cao pháp viện" từ sau năm 1963 trong thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu". - Sau ngày giải phóng đây là Bảo tàng Cách mạng-thành phố Hồ Chí Minh. - Từ ngày 12/8/1978 ngôi nhà này được sử dụng làm Bảo tàng cách mạng thành phố Hồ Chí Minh. - Bảo tàng thể hiện các nội dung chính như sau: - Lược sử Sài Gòn xưa. - Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Những cuộc vận động chống thực dân Pháp trước khi Ðảng cộng sản Việt Nam ra đời (1859 - 1930). - Ðảng cộng sản Việt Nam ra đời, cuộc vận động chống thực dân Pháp của nhân dân Sài Gòn - Gia Ðịnh. - Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Sài Gòn - Gia Ðịnh (từ ngày 23/9/1945 đến 1954) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Sài Gòn - Gia Ðịnh và chiến dịch Hồ Chí - Minh Lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975). PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh - Tp. HCM Tọa lạc trong một khuôn viên 6.000m2 ở vị trí trung tâm thành phố trên đường Lê Duẩn, Quận I , Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh - nơi lưu giữ và tái hiện toàn bộ chiến dịch giải phóng Sài Gòn - hiện diện như một biểu tượng chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vốn là phòng trưng bày chiến dịch Hồ Chí Minh thuộc Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Ðông Nam Bộ mở cửa từ hơn 10 năm nay, Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng, nâng cấp thành một bảo tàng độc lập nằm trong hệ thống các bảo tàng của cả nước. Toàn bộ phần trưng bày của bảo tàng chia làm hai khu vực: trưng bày ngoài trời và trưng bày trong nhà. Khu trưng bày ngoài trời có diện tích 2.000m2 , giới thiệu các loại vũ khí, khí tài sử dụng trong chiến dịch như máy bay, xe tăng, đại bác các loại. Khu trưng bày trong nhà có diện tích mặt nền 1.000m2 cấu trúc thành 5 phòng trưng bày riêng biệt. Ðó là phòng trưng bày chiến dịch đường 14 - Phước Long, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Ðà Nẵng; phòng trưng bày chiến dịch Hồ Chí Minh; phòng trưng bày sở chỉ huy chiến dịch; phòng trưng bày Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn trong tháng 4 -1975; và phòng trưng bày tranh tượng về đề tài chiến dịch Hồ Chí Minh của các họa sĩ quân đội. ở phòng trưng bày trung tâm, một sa bàn lớn, có diện tích 60m2, sử dụng thiết bị điện tử hiện đại, lồng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, kết hợp với màng hình video diễn tả toàn bộ tiến trình chiến dịch. Bằng các mảnh khối trưng bày mạch lạc, hấp dẫn, với 467 hiện vật gốc, 108 ảnh tư liệu, 36 tài liệu khoa học phụ, 34 tranh tượng minh họa cùng 100 hiện vật gốc khác bảo quản trong kho mở, bảo tàng đã đem đến cho người xem những nhận thức và cảm xúc chân thực về bối cảnh và diễn biến của sự kiện trong lịch sử trọng đại này. Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức hoạt động từ ngày 29 -02 - 1996. Ðịa chỉ: 2 Lê Duẩn, quận 1. Ðiện thoại: 8229357 Bảo tàng chứng tích chiến tranh Địa chỉ: 28 Võ Văn Tần, quận 3Được thành lập tháng 9-1975, tiền thân là nhà trưng bày tội ác chiến tranh Mỹ - Ngụy. Bảo tàng trưng bày một số hiện vật, hình ảnh tội ác của Mỹ - Ngụy trong chiến tranh với các chủ đề: lính Mỹ tàn sát nhân dân, rải chất độc hóa học, tra tấn, tù đày, chiến tranh phá họai miền Bắc. Các hiện vật như: máy bay, đại bác,xetăng, máy chém và hai ngăn “chuồng cọp” được xây đúng kích thước như ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra, còn có các phòng trưng bày về: chiến tranh biên giới Tây Nam, chiếen tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch. Bên ngoài bảo tàng có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam, phòng rối nước Việt Nam. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Bảo tàng Tôn Đức Thắng Bảo tàng Tôn Đức Thắng được thành lập nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/1988) tại tòa nhà vốn là tư dinh của Trần Thiện Khiêm, thủ tướng của chính phủ Sài Gòn trước năm 1975. Bảo tàng là nơi lưu trữ, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Tôn Đức Thắng, người Viện Nam duy nhất đã tham gia phản chiến trên chiến hạm France tại Biển Đen vào năm 1917, ủng hộ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới – Cánh Mạng Tháng Mười Nga. Là người kế tục chức vụ chủ Tịch nước việt Nam sau khi chủ tịch Hồ Chí minh qua đời, từ năm 1969 đến năm 1980. Hiện nay bảo tàng có 7 phòng trưng bày với diện tích trên 700m2. Bảo tàng đã thể hiện một cách sinh động, khái quát về cuộc đời và sự ngiệp của chủ tịch Tôn Đức Thắng qua hơn 600 hiện vật, tài liệu, hình ảnh Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ Tòa nhà này trước đây là dinh cơ của Nguyễn Ngọc Loan – giám đốc tổng nha cảnh sát chế độ ngụy quyền Sài Gòn cũ, năm 1984 đượcnhà nước giao làm nhà truyền thống phụ nữ Nam bộ. Sau đó được xây thêm tòa nhà 4 tầng và đổi thành bảo tàng phụ nữ Nam bộ. Bảo tàng phụ nữ Nam bộ có diện tích trưng bày khỏang 2000m2, gồm 10 phòng trưng bày về truyền thống dựng nước và giữ nước của phụ nữ Nam bộ. Có một hội trường 800 chỗ ngồi, một phòng chiếu phim, một thư viện và một kho lưu giữ hàng chục ngàn hiện vật, tranh ảnh quý hiếm. Địa chỉ: 202 Võ Thị Sáu, quận 3 Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Được thành lập năm 1987 nhưng năm 1991 mới chính thức họat động. Lầu 1 của bảo tàng dành cho triển lãm mỹ thuật của những tác giả trong và ngòai nước. Lầu 2 là phòng trưng bày các tác phẩm hội họa và điêu khắc có giá trị mỹ thuật của nhiều tác giả trong và ngòai nước. Lầu 3 gồm các phòng trưng bày mỹ thuật từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 20 Địa chỉ: 97A Phó Đức Chính, P.NTB, Q.1, TP. HCM PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Chợ Bến Thành - Thành phố Hồ Chí Minh Chợ Bến Thành đã có từ xưa, trước khi thực dân Pháp xâm chiếm. Vị trí của chợ ở cạnh bờ sông Bến Nghé, gần thành Gia Định. Gần chợ có bến để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành. Vì vậy gọi là chợ Bến Thành, Thửa ấy Sài Gòn chỉ có một trăm ngàn dân, và chợ Bến Thành là nơi đông đúc nhất. 40 năm sau, chợ Bến Thành được dời về địa điểm hiện nay. Chợ chiếm một diện tích rộng ở cuối đại lộ Lê Lợi, một trong những con đường quan trọng nhất ở giữa trung tâm thành phố. Công trường Cộng Hòa nằm ngay trước chợ Bến Thành hay chợ Mới Sài Gòn và nhà ga thành phố, đã mọc lên từ một cái ao sình lầy cũ, gọi là ao lầy Bồ Rệt (Marais Boresse) được người Pháp cho lấp lại. Lúc đó gọi là bùng binh Cu-nhắc (rond point Cuniac), vì tên xã tây Cunhắc là người đề ra công việc lấp ao đắp công trường, rồi lần lượt đổi tên thành công trường Diên Hồng nay là Quảng trường Quách Thị Trang. Từ ngày 1-7-1985 đến 15-8-1985 chợ Bến Thành được cải tạo và sữa chữa lớn. Chợ Bến Thành trước đây nằm ở bến sông Tân Bình (tức sông Sài Gòn), cạnh một con đường vào thành Phụng. Năm 1859, khi Pháp đánh thành Gia Ðịnh, chợ Bến Thành bị thiêu rụi. Sau đó, Pháp đã lập lại chợ ở vị trí Kho Bạc nằm trên đường Nguyên Huệ ngày nay. Ngôi chợ này xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ và lợp lá. Năm 1870, chợ bị hỏa hoạn, phải xây lại vẫn bằng cột gạch, sườn gỗ nhưng lợp ngói, chia làm năm gian hàng: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Ðến năm 1911, ngôi chợ này quá cũ, bị hư sụp nên đã bị phá bỏ để xây dựng ngôi chợ mới ở vị trí hiện nay, khánh thành vào ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm l914. Chợ Bến Thành ngày nay có hình chữ nhật, trổ bốn cửa ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn. Ở cửa quay ra quảng trường Quách Thị Trang có tháp cao hình vuông treo đồng hồ ở ba mặt, từng được dùng làm biểu tượng cho Sài Gòn. Chợ có bảy gian với gian giữa lớn và sáu gian còn lại nhỏ hơn bố trí ở hai bên, chia thành nhiều khu vực với những ngành hàng khác nhau. Năm 1985, Ủy ban Nhân dân Quận 1 đã tiến hành đợt sửa chữa lớn toàn bộ chợ, nhưng vẫn giữ nguyên dáng vẻ bên ngoài. Hiện nay, chợ Bến Thành có trên 3000 hộ kinh doanh. Trải qua gần một thế kỷ tồn tại, chợ Bến Thành đã luôn giữ vị trí là một trung tâm thương mại tiêu biểu của thành phố, đồng thời cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Từ tối 28-4-2002 chợ đêm Bến Thành, TP.HCM đã bắt đầu hoạt động trên hai con đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, phường Bến Thành Q1. Trong phiên chợ đầu tiên có 38 gian hàng của 10 doanh nghiệp tham gia với các ngành hàng chủ yếu là hàng tiêu dùng, mỹ nghệ, lưu niệm và thực phẩm ăn uống. Chợ đêm hoạt động từ 18g- 24g mỗi ngày, thu hút khá đông khách tham quan, mua sắm, ăn uống Nhà hát Thành phố Công trình này thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư Ferret, do kiến trúc sư Guichard thi công, mẫu trang trí, điêu khắc được gửi từ Pháp qua. Nhà hát với sức chứa 800 khán giả, chính thức khai mạc ngày 17-1-1900. Năm 1944 phần trang trí, điêu khắc ở mặt tiền nhà hát bị xóa bỏ (tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn ) nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Năm l944, khi đó nhà hát được gọi là nhà hát Tây bị phi cơ Ðồng Minh oanh tạc, gây thiệt hại nặng, ngưng hoạt động và được sử dụng làm nơi ở tạm trú cho những người Pháp di cư từ miền Bắc, nơi ở tạm trú cho những người miền Bắc di cư vào Nam sau hiệp định Genève năm 1954. Năm 1955, nhà hát PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- được tu bổ lại. Năm 1956 được dùng làm trụ sở quốc hội Sài Gòn (ngụy). Từ năm l975, trở thành Nhà hát thành phố. Năm 1998, Nhà hát được sửa chữa lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu. Bưu điện Thành phố Xây dựng trong 5 năm ( 1886- 1891) , tọa lạc ở Công trường Công xã Paris, theo phong cách kiến trúc Châu Âu. Mặt tiền của Bưu điện được trang trí với những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arago Kiến trúc đơn giản, nhã nhặn, điểm tô bởi những hoa văn như đầu rồng, đuốc, tràng hoa, cây trái Trong tiền sảnh có hai bản đồ lịch sử "Sài Gòn và vùng phụ cận năm 1882" và "Mạng dây thép Nam Bộ và Campuchia năm 1936", nay vẫn được bảo tồn. Trụ sở UBND Thành phố (Dinh xã tây) Xây dựng vào năm 1898-1909 theo đồ án của kiến trúc sư Gardès, mô phỏng kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Mặt tiền của tòa nhà được trang trí bằng những hình người, mặt nạ và vòng hoa theo các điển tích phương Tây. Bên trong, mỗi phòng được thiết kế theo phong cách khác nhau. Thời Pháp nơi đây là Dinh Xã Tây và sang thời Mỹ là tòa Ðô chính, sau l975 trở thành trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố. Nhà thờ Đức Bà Khởi công năm 1877, hoàn thành năm 1880. Ðồ án thiết kế do kiến trúc sư Pháp Bonard thực hiện theo kiểu Roman cải biên, mô phỏng nhà thờ Notre Dame của Paris, nhưng nhỏ hơn và thuộc loại đẹp nhất trong số các nhà thờ ở các nước thuộc địa của Pháp thời đó.Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 25,850 tấn. Ðứng trước Nhà thờ là tượng Ðức mẹ Hòa Bình làm tại Rome được dựng vào năm 1959. Ngày 7-10-1877, một cha cố người Pháp tên là Colombert đã đặt viên đá đầu tiên và đến ngày 11-4-1880 thì làm lễ khánh thành. Bản đồ án thiết kế vẽ từ bên Pháp, do kỹ sư người Pháp chỉ huy thực hiện, với tổng số tiền là hai triệu rưỡi quan lúc bấy giờ. Ngày 7 và 8 tháng 12 năm 1959, theo sự chấp thuận của Tòa thánh Vaticăng, nhà thờ đã làm lễ xức dầu "đăt tên là Vương cung thánh đường" (Basilique) PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Nhà thờ Huyện Sỹ Ðịa chỉ: số 1 Ðường Tôn Thất Tùng quận 1 Nhà thờ được xây dựng năm 1902, công trình còn có tên cũ là Nhà Thờ Chợ Ðũi. Công trình được thiết kế bởi Ðức Cha Bouttier, do ông bà Lê Phát Ðạt (tức Huyện Sỹ) một đại phú gia đã chi phí cho toàn bộ công trình, họ còn hiến thêm cả 1 thửa đất khác kèm theo (giới hạn bởi Nguyễn Trãi, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Thị Minh Khai, Tôn Thất Tùng) Công trình được tọa lạc trên đường Nguyễn Trãi, lúc đó gọi là Ðường Trên, nối Sài Gòn với Chợ Lớn, thuộc làng Tân Hoà (sát nhập vào Sài Gòn từ năm 1904). Ðây là một trong số hiếm công trình sử dụng vật liệu đá Granite Biên Hoà, tại mặt tiền cũng như tại các phần đế và nhất là ở các cột của chính điện. Tường trổ cửa sổ nhưng ánh sáng được sàn lọc tối đa cho nên hành lang gác trên hoàn toàn chìm trong bóng tối, tạo nên khoảng không gian tĩnh lặng bên trong. Hậu cung là nơi có mộ ông bà Huyện Sỹ, tất cả đều làm bằng đá cẩm thạch kể cả các bức tượng. Nhà thờ có phong cách tân Gothic với các vòm trần và cửa sổ có dạng gãy cung với một số trang trí đặc thù. Tu viện Saint Paul Ðịa chỉ: số 4 Tôn Ðức Thắng quận 1 Tu viện được xây dựng khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, do Nguyễn Trường Tộ thiết kế theo trường phái kiến trúc cổ điển Pháp, phong cách kiến trúc Roman.Việc xây dựng chủ yếu dựa vào lực lượng binh lính đương thời. Trong khối nhà nguyện chính nội thất được trang trí rất công phu, trần cao vút được tạo thành từ các vòm cong kết hợp với nhau thành nhiều múi, dãy cửa mỗi bên cũng bằng các vòm cuốn nhọn trang trí phức tạp, trên tường, thân cột, đỉnh và chân cột là các chi tiết và hoa văn trang trí tỉ mỉ, các thức cột, phù điêu. Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn nằm trong khuôn viên Tòa Giám mục, tọa lạc tại số 180 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà này đã được tu sửa nhiều lần. Lần cuối vào năm 1980, nhưng hình dáng và vẻ ngoài nguyên thủy của nó cách đây 200 năm vẫn không thay đổi. Cuối thế kỷ 18, các quan lại triều Nguyễn thường sống trong những ngôi nhà với kiểu dáng như thế. Ngôi nhà với ba gian, hai chái. Hệ thống rường ngắn và mái ngói lợp âm dương đã hình thành một kiến trúc gỗ Việt Nam truyền thống với những bức vách là những thanh gỗ mỏng được xếp vuông góc. Những vách gỗ này không chỉ giữ vai trò bảo vệ tốt cho ngôi nhà mà còn là hệ thống thông gió tuyệt vời. Sau năm 1945, những bức vách gỗ bị mối mọt ăn đã được thay thế bằng gạch. Trong lần tu sửa vào năm 1980, những người thợ đã thay phần lõi bên trong của những cột gỗ bị mối mọt ăn bằng cách đổ bê tông vào. Phần mặt ngoài những cột gỗ này vẫn được giữ nguyên nên chúng trông vẫn có vẻ cổ xưa. Đồng thời, những người thợ này cũng đã nâng phần đế cột lên 30cm. Năm 1790, Nguyễn Ánh, vị Vua cuối cùng của triều Nguyễn, đã cho xây dựng ngôi nhà này để Giám mục xứ Adran, Pierre Pigneau de Behaine trú ngụ. Vị Giám mục này đã giúp đở Nguyễn Ánh trong cuộc chiến tranh chống lại những người nông dân áo vải Tây Sơn. Chính trong ngôi nhà này, Vị Giám mục này đã dạy học cho Hoàng tử Cảnh, con trai của Nguyễn Ánh. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Khởi thủy, ngôi nhà tọa lạc gần kênh Thị Nghè, nằm trong khu vực Thảo cầm Viên hiện giờ. Năm 1799, sau khi Pierre Pigneau mất, một Giám mục Pháp khác đã đến thay thế và ở trong ngôi nhà, nhưng giữa những năm 1811 và 1864, do triều đình Huế cấm đạo Công Giáo, ngôi nhà bị đóng cửa. Trong triều đại Tự Đức, ông Vua này đã ký hòa ước với Pháp và ngôi nhà được chuyển lại cho Tòa Giám mục và di chuyển về đường Alexandre de Rhodes, gần nhà thờ Chánh tòa. Năm 1900, cùng với Tòa Giám mục, ngôi nhà được di chuyển về địa điểm hiện tại. Hiện nó được sử dụng như nhà nguyện. Với tình trạng nguyên thủy vẫn được vẫn giữ nguyên, chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều thứ khi tham quan ngôi nhà cổ đã được tu sửa rất tốt này. Một số tòa nhà di tích lịch sử của Sài Gòn không may là đã bị phá hỏng hình dáng nguyên thủy do sự tu sửa quá tệ. Chùa Một Cột ở miền Nam : Nam Thiên Nhất Trụ Tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Bi, quận Thủ Đức, Nam Thiên Nhất Trụ là ngôi chùa Một Cột được nhiều người biết đến không những bởi kiến trúc độc đáo mà còn là nơi lui tới của nhiều chư tăng phật tử ở phương Nam. 1958. Kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức đã vẽ thiết kế ngôi chùa này dựa theo kiến trúc chùa Diên Hựu (chùa Một Cột ở Hà Nội) được dựng lên vào đời nhà Lý. Chùa Nam Thiên Nhất Trụ là nơi để nhân dân và các chư tăng phật tử ở miền Nam có dịp đến chiêm ngưỡng lễ Phật, nhớ về cội nguồn tổ tiên, cầu cho quốc thái dân an, quê hương hưng thịnh. Từ cổng tam quan đi vào, hồ Long Nhã vuông, rộng, án ngữ giữa sân chùa. Hồ vừa có cá chép vừa có rùa sinh sống, điểm trong làn nước trong xanh và thanh tịnh ấy là những khóm sen hồng, sen trắng vươn những chiếc lá non với nhiều bông hoa khoe sắc. Trụ vững giữa hồ là ngôi chùa Một Cột với mái ngói thâm nâu, vòm mái uốn cong đầu đao trông rất uy nghi, cổ kính. Trụ chùa Một Cột được đúc vĩnh cửu bằng xi măng cốt thép. Chiếc cầu dẫn vào chùa trông rất lạ mắt, hai bên là những chậu mai vàng và những hàng sứ trắng. Bên trong chùa thờ Đức Bồ Tát Quan Thế Âm, hương khói nghi ngút. Vòng ra đằng sau, chánh điện được bài trí trang nghiêm, gian giữa thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các pho tượng Phật, Bồ Tát, Hộ Pháp; Sau chánh điện là nhà lưu niệm và bảo tháp Nam Thiên. Trong nhà lưu niệm có lưu bút tích của hoà thượng Thích Trí Dũng. Khuôn viên chùa có nhiều pho tượng lớn lộ thiên như tượng Phật A Di đà, Phật Di Lặc, Bồ Tát Địa Tạng Giữa chùa là một màu xanh của cây lá. Vào trong chùa, mọi ồn ào, tất bật của cuộc sống bên ngoài không còn nữa mà thay vào đó là sự thanh tịnh đến lạ lùng. Giữa sự đông đúc của phố thị, Nam Thiên Nhất Trụ đứng sừng sững trong một khoảng không gian xanh, là một điểm nhấn ấn tượng trong lòng thành phố. Nơi đây là một trong những danh lam thắng cảnh để nhân dân miền Nam chiêm ngưỡng. Cùng với nhiều ngôi chùa khác ở thành phố Hồ Chí Minh, Nam Thiên Nhất Trụ là một trong những công trình kiến trúc đẹp, mang đậm nét độc đáo trong đời sống văn hoá tinh thần người Sài Gòn. Bát Bửu Phật Đài (Phật Cô Đơn) - Thành phố Hồ Chí Minh Bát Bửu Phật đài (còn được gọi là tượng Phật Cô đơn) ở cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về phía Tây Nam, hướng Ðức Hòa, cách tỉnh lộ số 10 khoảng 1 km. Ðây là một vùng đất thuộc xã Lê Minh Xuân, diện tích trên 1000m2. Chung quanh có rừng bạch đàn bao bọc, có PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- những con kinh dẫn nước từ sông Vàm Cỏ Tây chảy qua, cảnh quan yên tĩnh, mát mẻ, phù hợp với phong cảnh thiền môn. Phật đài được kiến trúc theo hình bát giác, cao 3m. Tượng đức Phật Thích Ca cao 7m, nặng trên 4 tấn, do nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu hoàn thành năm 1957. Cư sĩ Ngô Chí Bình, ngộ duyên thành tâm thỉnh tượng từ chùa Xá Lợi (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) đưa về cử lễ an vị năm 1961 tại vị trí trước chùa Thanh Tâm hiện nay. Trải qua những năm tháng chiến tranh, bom đạn đã tàn phá chọn xóm làng, thiêu rụi cả chùa Thanh Tâm, chỉ riêng ngôi Phật đài với Kim Thân đức Phật vẫn sừng sững, trang nghiêm giữa nơi hoang vắng. Vì thế, dân địa phương gọi di tích tôn nghiêm này là Phật Cô đơn. Ngày nay, Bát Bửu Phật đài đã được sửa khang, xây dựng khang trang. Cổng Tam quan trang nghiêm, hài hòa với cả khuôn viên, các tượng Phật, Bồ Tát, Thiên Long, Hộ Pháp Cũng được an vị ở chánh điện như ở những ngôi chùa khác. Kiến trúc độc đáo, trang trí hài hòa, khung cảnh thanh nhàn đã hấp dẫn du khách, tín đồ ngày càng đông đảo. Sự việc tượng đức Thích Ca vẫn tồn tại nguyên vẹn trong khi cả một vùng bom đạn bị cày xới, trơ trụi vì bom đạn càng làm tăng thêm niềm tin Phật của giới Phật tử. Hiện nay, Bát Bửu Phật đài đã trở thành một trong những khu tham quan, chiêm bái của du khách, Phật tử trong và ngoài nước. Chùa Bà Thiên Hậu Tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 10, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những ngôi chùa cổ của người Hoa. Theo lời truyền thì khoảng năm 1760 bắt đầu quyên tiền lập chùa. Chùa Bà (Chợ Lớn) được nhóm người Hoa Quảng Ðông ở huyện Tuệ Thành (Trung Quốc) đã rời bỏ làng quê sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng chùa. Bên cạnh chùa còn có Tuệ Thành Hội Quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Ðông. Chùa được gọi là chùa Bà (Chợ Lớn), tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Việt Nam gọi là chùa Bà Thiên Hậu, ngưởi Hoa còn gọi là "Phò Miếu". Từ trước đến nay, chùa trải qua 4 lần trùng tu lớn 1800, 1842, 1890, 1916. Chùa thờ bà Thiên Hậu là chính. Bà được người Quảng Đông gọi là "A Phò" (Đức Bà). Theo tước phong của phong kiến Trung Quốc thì gọi bà là Thiên Hậu thánh thánh Mẫu. Người Phúc Kiến và Hải Nam thích gọi bà là "Đạo Mẫu". Bà được đại bộ phận người Hoa tôn thờ, thành kính nhất trong các thần và dành thờ ở ngôi chùa trang trọng, to lớn nhất của khu vực. Truyền thuyết về bà tuy có sự khác biệt ít nhiều nhưng chủ yếu vẫn là sự linh hiển của bà, một người phụ nữ Hoa có lòng hiếu thảo, có đức hạnh Đề cao bà, ngưỡng mộ và thành kính bà, người Hoa muốn qua đó giáo dục cho cộng đồng mình hãy noi gương bà và học tập theo lòng hiếu thuận đối với cha mạ, xả thân vì mọi người như bà. Mặt khác, khi sang Việt Nam lập nghiệp, trên bước đường nguy nan, bị đe dọa bởi sóng gió, người Hoa cầu nguyện đến bà và giờ đây được an cư lạc nghiệp ở quê hương thứ hai này, người Quảng Đông thờ bà để tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với sự phù trợ của bà. Chùa Bà có vị trí quan trọng đối với người Hoa Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và cả người Việt. Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ "khẩu" hoặc chữ "quốc". Sát bên hông chùa là trường Hoa Tuệ thành học viện trước kia, nay là trường Mạc Kiếm Hùng. Trang thờ Bà đặt tại chính điện, hai bên thờ bà Kim Huệ (Bà mẹ sinh Mẹ Đậu) và Long Mẫu nương nương (phía trái). Góc phải có chuông đồng niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796). Trong tủ kính có tượng Bát tiên và tướng lịnh PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- của Ariès ký tên cấm các binh sĩ Pháp và Y Pha Nho phá phách trong chùa. Tướng lịnh được giữ từ khoảng năm 1860. Phần trung điện không đặt trang thờ mà đặt bộ lư phát lam mang nhãn hiệu Quang Tự thứ 12. Hai bên bộ lư là kiệu sơn son thiếp vàng, bằng gỗ tốt, dành rước bà vào ngày vía bà (23 tháng 3 âm lịch) với chiếc thuyền rồng chạm hình nhân, rước theo cùng với kiệu bà. Tiền điện từ ngoài cổng bước vào là hai trang thờ hai bên: Phúc Đức Chánh thần (phải) và Môn Quan Vương Tả (trái). Gian phụ nằm hai bên chính điện thờ Quan Thánh, Địa Tạng, Thần Tài. Vật liệu xây cất chùa chở từ Trung Quốc sang. Trang trí chùa sử dụng hình ảnh Tứ Linh (Long, Lân, Quy, Phụng) và trang chữ Hán, hình nhân Ngoài các ngày vía quan trọng, chùa bà còn có một số ngày thu hút đông đảo khách thập phương như rằm tháng giêng, tháng bảy, tháng mười. Trước ngày giải phóng, lễ vía Bà kéo dài hàng tuần, cúng kiến lễ vật linh đình, có khi đến 200 heo quay. Đêm đến có múa lân, hất Tiều, hát Quảng, đèn treo rực rỡ Người ta đặt tượng vào kiệu sơn đỏ, khiêng qua các khu phố. Đi theo kiệu có rước thuyền và nghi trượng, ghi tên các vị thần thờ tại chùa. Các cơ sở hoạt động từ thiện xã hội của chùa Bà là trường học (Mạc Kiếm hùng) và bệnh viện (Nguyễn Tri Phương ngày nay). Chùa Bà đóng góp nhiều vào công việc công ích xã hội. Chùa cũng là cơ sở cách mạng do Mạc Kiếm Hùng hoạt động chủ yếu. Lăng ông Bà Chiểu Lăng tả quân Lê văn Duyệt, còn gọi là "Lăng ông Bà Chiểu", là một di tích lịch sử - văn hóa ở TP.HCM đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Ðây không chỉ là nơi thờ cúng một nhân vật lịch sử cách nay hơn thế kỷ mà còn là công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và vùng đất Nam bộ nói riêng. Nằm kề bên chợ Bà Chiểu nên "Lăng ông Bà Chiểu" là tên gọi phổ biến trong dân gian để chỉ di tích lịch sử - văn hóa: lăng tả quân Lê Văn Duyệt. Lăng tọa lạc số 126 Ðinh Tiên Hoàng - phường 1 - Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh trên một khu đất rộng 18.500 m2. Thật ra, theo đúng như hàng đại tự phù điêu trên cổng Tam quan thì tên gọi chính xác phải là "Thượng Công Miếu". Vốn nằm trên vùng đất hoang ở thượng du Nghi giang nên dọc lối đi vào khuôn viên lăng ngày nay vẫn còn nhiều cây gỗ quý cao to, bóng mát như: si, dầu, bằng lăng Theo lời của một số người am hiểu thì ngày xưa, Lăng ông nằm trên một gò đất hình lưng qui. Ðối với khoa "địa lý" thì đây là vị thế nằm vào "long mạch" hợp với "địa linh nhân kiệt", tài lộc đời đời vĩnh tế và sẽ có ảnh hưởng tốt cho sự an lạc của đồng bào cư trú trong khu vực. Khuôn viên Lăng ông hiện còn khá rộng, được giới hạn bởi bức tường vây quanh với chu vi 500m, cao 1,2m. Bốn cổng lăng mở ra bốn hướng: - Cổng Ðông (mở ra đường Trịnh Hoài Ðức). - Cổng Tây (mở ra đường Ðinh Tiên Hoàng). - Cổng Bắc (mở ra đường Phan Ðăng Lưu). - Cổng Nam - Cổng Tam quan (mở ra đường Vũ Tùng). Trước kia, khi những con đường trên chưa được mở thì diện tích Lăng ông lớn gấp 2 lần hiện nay. Phía trước và hai bên lăng miếu là phần đất hương hỏa mà triều đình Tự Ðức - năm thứ 13 (1860) ban cho xã Bình Hòa thâu huê lợi để phụng sự và trùng tu lăng miếu. Tuy gọi là Lăng ông nhưng tại khu lăng mộ lại có hai ngôi mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và của chánh thất tả quân phu nhân Ðỗ Thị Phận, được song táng theo cổ lệ "càn khôn hiệp đức" của Nho PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- giáo. Trước mộ phần là một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp âm dương, phía trên vòm cửa hình vòng cung phù điêu hàng chữ "Lê Công Bí Ðình". Cùng nằm trên một trục và cách khu lăng một khoảng sân rộng 26 x 15m là khu vực trung tâm diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng được gọi là "Thượng công linh miếu". Bố cục của "Thượng công linh miếu" bao gồm: tiền điện, trung điện và chánh điện, mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân Thiên Tĩnh. Ðối xứng hai bên trục nhà chính là Ðông Lang , Tây Lang - Lễ khách đường. Nhìn bề ngoài, toàn bộ mái nhà "Thượng công linh miếu" như điệp vào nhau xếp thành lớp, thành tầng. Nóc sau cao hơn nóc trước với các cổ lầu rất nguy nga, bề thế. Vật liệu cũng như kỹ thuật kết cấu của "Thượng công linh miếu" có những đặc điểm đáng chú ý: kế thừa kiến trúc cổ truyền Việt Nam, đồng thời có sự cách tân , nên hình khôí kiến trúc có những thay đổi, tạo sự vững vàng, bền chắc. Tường gạch giữ vai trò quan trọng trong kết cấu chịu lực; cột gạch thay thế cột gỗ ở hàng hiên để chịu đựng lâu dài trước mưa dầm và nắng gắt của vùng nhiệt đới phương nam. Nhìn chung Tiền điện, Trung điện và chánh điện có một vài sự khác nhau về vật liệu và kỹ thuật kết nối bên trong. Tuy nhiên bộ mái nhà hai tầng là một nét đặc sắc chung trong tổng thể kiến trúc "Thượng công linh miếu", thể hiện đặc điểm kiến trúc Việt Nam. Các bờ nóc được xây cao với hai đầu cong, trang trí "Lưỡng Long chầu nguyệt" trông giống như những chiếc thuyền rồng đang neo lại. Trên bề mặt bờ nóc được chia thành từng ô hình vuông và chữ nhật để đắp những đề tài trang trí khác. Cảm giác cong nhẹ của mái là điểm xoáy hất lên của đuôi rồng chầu vào bờ nóc hoặc nơi oằn xuống của lưng kỳ lân. Sau nhiều đợt trùng tu, di tích Lăng ông đã phần nào phục hồi được nét uy nghiêm, cổ kính vốn có của một cơ sở tín ngưỡng và đã trở thành di sản quí giá trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Đền thờ Hùng Vương - TP. HCM Ðền thờ Hùng Vương nằm cạnh cổng chính trong khu vực Thảo Cầm Viên. Ðền này do Pháp cho xây dựng, lúc đầu mang tên là đền Kỷ niệm, nơi ghi tên và thờ cúng những người Việt Nam đi lính cho Pháp đã chết trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau năm 1954, đổi lại là đền Quốc Tổ Hùng Vương. Trong đó ngoài việc thờ vua Hùng còn thờ Khổng Tử và một số nhân vật lịch sử khác như Trần Hưng Ðạo, Lê Văn Duyệt Sau năm 1975, đền được đổi thành đền thờ Hùng Vương và giao cho Bảo tàng lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý. Hiện nay, trong đền thờ Hùng Vương, ngoài ngai thờ đặt ở trung tâm thờ các vua Hùng, còn có các bài vị thờ tổ tiên bách tính và lương thần danh tướng. Trước bàn thờ có bộ vũ khí bát bửu, chiêng trống. Xung quanh đền được dùng giới thiệu bằng hợp hình, tranh ảnh chuyên đề về thời đại Hùng Vương. Ngoài phần giới thiệu sơ lược về thời đại nguyên thủy trên đất Việt Nam, còn có các phần giới thiệu về nông nghiệp, săn bắn, đánh cá, nghề sản xuất gốm, nghề đúc đồng, nghề dệt vải, các loại vũ khí và văn hóa nghệ thuật của thời đại Hùng Vương. Về kiến trúc, đền được tạo dáng mái cong, có ba bậc. Nóc trên có trang trí hình rồng và phượng, thuộc phong cách triều Nguyễn, hai bên bậc đá lên cửa chính của đền cũng có đôi rồng chầu thuộc thời Nguyễn. Bên trong phần la phong cũng có chạm khắc hình rồng, dơi, phượng và được sơn màu đỏ khá đẹp. Các lỗ thông gió xung quanh cũng được chạm khắc. Ðền được chống đỡ bằng 12 cây gỗ mật màu đen đường kính khoảng 50 phân, tượng trưng cho thập nhị chi : tý, sửu, dần, mẹo Ðền chỉ đóng cửa ngày thứ hai, các ngày còn lại trong tuần đều mở cửa. Ðặc biệt vào ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, ở đây có tổ chức lễ dâng hương và lễ hội. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Chùa Vĩnh Nghiêm Xưa kia tại tỉnh Bắc Giang (nay là Hà Bắc) cũng có một ngôi chùa mang tên Vĩnh Nghiêm của phái Phật Giáo Trúc Lâm Tam Tổ. Vua Trần Nhân Tông là Tổ thứ nhất, Pháp Loa là vị Tổ thứ hai và Huyền Quang Tôn Dã là vị Tổ thứ ba sáng lập một thiền phái Phật giáo. Năm 1964, trong phong trào Phật giáo đấu tranh chống Mỹ ngụy, có rất nhiều Phật tử quê miền Bắc thuộc dòng dõi của tổ Vĩnh Nghiêm. Cho nên trong hiến chương của giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất trước kia dành cho tăng ni Phật tử miền Bắc có mặt tại miền Nam được lấy một miền, gọi là miền Vĩnh Nghiêm. Chùa Vĩnh Nghiêm được tạo dựng với mục đích làm nơi kế tục của Vĩnh Nghiêm xưa và là trụ sở cho miền Vĩnh Nghiêm. Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng do một ban kiến thiết chùa Vĩnh Nghiêm và được hỗ trợ của ban đại diện miền Vĩnh Nghiêm. Chùa được xây dựng trên một dòng sông sình lầy 8.000 m2, chuyển đất từ xa lộ về (nay là đường Hà Nội) để làm nền. Khởi công từ tháng 4-1964 và được hoàn thành cơ bản vào năm 1973. Kinh phí xây dựng chùa khoảng 98 triệu đồng tiền lúc bấy giờ. Tiền này hoàn toàn do các Phật tử đóng góp Chùa kiến trúc theo kiểu cổ kính Á Đông. Tuy vậy, nội dung trong chùa mang tính chất hiện đại. Chùa làm theo kiểu chữ "công". Phần ngoài là diện thờ Phật, có hậu cung và tiền đường. Ở chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca và hai đệ tử của ngài là văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát. Trang trí có hoàng phi câu đối cửa võng và các bàn thờ. Hai bên bàn thờ có tranh thờ Thập Bát La Hán. Ngoài sân thượng chùa, phía bên trái có ngọn tháp bảy tầng, thờ Đức Quan Thế Âm, và trong các tầng của ngôi tháp để đồ trang trí các tranh ảnh và di tích phật giáo. Bên trái sân thượng có tháp gác chuông treo đại hồng chung, sớm tối gióng chuông để cầu nguyện thế giới hòa bình, nhân dân an lạc. Quả chuông này do Phật giáo Nhật Bản tặng trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, để cầu nguyện cho chiến tranh sớm chấm dứt. Phía sau chánh diện có Địa Tạng Đường. Ở giữa có thờ Bồ Tát Địa Tạng để cứu giúp cho những vong linh đã quá cố được siêu thoát. Hai bên có thờ bài vị những người đã chết mà họ được phối hưởng tại chùa. Tại sân dưới, phía sau chùa, có một tháp gọi là tháp xá lợi công đồng, để thờ các hủ cốt của người đã quá cố, được đặt gởi tại Pháp. Ở sân trước cửa Chùa, mé bên phải có dãy nhà để làm nơi sinh hoạt của Phật giáo. Tầng trệt của chùa gồm có nơi thờ các vị tổ sư đã quá vãng và có giảng đường để thuyết giảng. Sau nhà thờ Tổ có trai đường để sớm tối hành đạo. Chùa Vĩnh Nghiêm nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, trên đường từ sân bay tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố. Đền thờ Trần Hưng Đạo Đền thờ Trần Hưng Đạo ở số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1 vốn là một ngôi chùa Phật chuyển sang thờ Trần Hưng Đạo từ năm 1932 mang tên Vạn An Linh Từ. Đến năm 1958 khuôn viên đền mở rộng và xây dựng ngôi đền mới theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo. Ngôi đền mới khang trang hơn với những vật liệu kiên cố, nhưng nhìn chung vẫn giữ được những đường nét cổ kính của ngôi đền truyền thống Bắc Bộ. Đền kiến trúc theo hình chữ đinh trong Hán tự. Trước đền là một khoảng sân rộng có dựng tượng Trần Hưng Đạo chỉ tay xuống dòng sông Hoá lịch sử. Trong đền có nhiều tác phẩm chạm gỗ rất mỹ thuật như: hương án, bao lam, hoành phi, liễn PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- đối cũng như nhiều bức phù điêu vẽ lại chiến trận Bạch Đằng và quang cảnh bốn mùa do các nghệ dân nhân gian thực hiện. Hậu cung đền thờ phụng Trần Hưng Đạo cùng phu nhân ở chính giữa và hai bên thờ các vương cô và vương cậu - con của Trần Hưng Đạo. Hằng năm, đền có các ngày lễ lớn như: lễ giỗ (20 tháng 8 âm lịch) và lễ sinh (10 tháng chạp âm lịch) của Trần Hưng Đạo, cùng lễ hội mùa xuân vào các ngày mùng 9, 10 và 11 tháng giêng âm lịch. Chùa Ngọc Hoàng Ðiện thờ bên trong có ba gian, gian giữa có 3 phần: Tiền Ðiện, Trung Ðiện và Chánh Ðiện. Hai gian bên là nhà nghỉ và thế giới của “Thập điện Diêm Vương”, tiền điện, thờ 2 bên: Thổ Thần và Thần Cửa, lối giữa bước vào trung điện là bàn thờ Phật Sư bằng gỗ trầm. Tầng lầu là nơi thờ Phật, có thờ Quan Thánh Ðế Quân, Quan Thế Âm Bồ tát, Hộ pháp, Tổ Lưu Minh, La Hán. Trước đây, ngày vía Ngọc Hoàng là ngày đại lễ vào mùng 9 tháng Giêng âm lịch được gọi nôm na là vía trời. Ngoài ra còn các ngày vía như mùng 6 tháng 11 âm lịch (kỷ niệm ngày Ngọc Hoàng bắt đầu tu), rằm tháng giêng, tháng 7, tháng 10, khách thập phương lui tới cúng bái không dứt từ sáng đến tối. Ðây là cơ sở lớn nhất, cổ xưa nhất của người Hoa ở thành phố đặt thờ Ngọc Hoàng Thượng Ðế. Phong cách thợ tự trong điện cũng cho thấy rõ nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Hoa khá rõ nét: có cõi Phật, cõi trời, cõi Âm Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nơi đây còn là cơ sở cách mạng do hoàn thượng Thích Vĩnh Khương tổ chức nuôi dấu cán bộ, nơi ém quân. Chùa Phước Ân (Quận Bình Thạnh) cũng là điểm do hoà thượng lập thêm để tránh bị Mỹ -Ngụy phát hiện. Với những ý nghĩa đó Ðiện Ngọc Hoàng đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 2754QÐ/BT ngày 15/10/1994. Thiền viện Vạn Hạnh Thiền viện tọa lạc tại số 716 đường Nguyễn Kiệm trên một diện tích rộng khoảng 1 ha, bao gồm ngôi chánh điện, nhà tổ, các dãy nhà làm trụ sở trường Cao cấp Phật học Việt Nam, văn phòng Viện nghiên cứu Phật học, văn phòng Hội đồng phiên dịch đại Tạng kinh Việt Nam, dãy nhà tăng, trai đường, ngày nay thiền viện còn đang xây dựng thêm dãy nhà cao rộng làm những phòng học cho các Tăng Ni. Trước năm 1975, nơi đây là Phân khoa Khoa học ứng dụng thuộc Viện đại học Vạn Hạnh do Hòa thượng Thích Minh Châu làm Viện trưởng. Năm 1976, Hòa thượng đã tạp lập thiền viện này làm nơi tu trì và nghiên cứu Phật học. Cổng thiền viện được xây dựng vào năm 1990, theo kiến trúc cổ Phật giáo ở Huế do đại đức Tâm Ðoan và đại đức Tịnh Quang đảm trách. Ngôi chánh điện gồm hai tầng. Tầng trệt, gian giữa thờ tượng đức Phật Thích Ca màu trắng ngà ngồi trên tòa sen, vẻ mặt đầy bao dung. Nơi đây bài trí đơn sơ nhưng rất nghiêm cẩn. Hai bên là phòng đọc sách của thư viện với nhiều sách quý. Tầng lầu là phòng khách và phòng làm việc của Hòa thượng Viện chủ. Thiền viện Vạn Hạnh còn là trung tâm đào tạo Tăng tài cho các tỉnh phía Nam. Nơi đây đặt trường Cao Cấp Phật học Việt Nam. Trường đào tạo theo phương thức tập trung thông qua một kỳ thi tuyển, mỗi khóa học kéo dài 4 năm, với văn bằng tương đương trình độ đại học.Từ năm 1984 đến nay, trường đã mở được 3 khóa, đào tạo PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- hơn 400 Tăng Ni Sinh. Chương trình giảng dạy gồm phần nội điển do chư tôn túc giảng sư của Giáo hội phụ trách và phần ngoại điển do các giáo sư, giảng viên các trường đại học đảm nhiệm. Thiền viện Vạn Hạnh thường xuyên được vinh dự đón tiếp các đoàn đại biểu các Giáo hộiphật giáo trên thế giới và nhiều đoàn khách quốc tế đến làm việc, thăm viếng; cùng đông đảo du khách, Phật tử đến lễ bái, sinh hoạt, nhất là vào các ngày lễ Phật đản, Vu lan (Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam) Chùa Giác Lâm Địa chỉ 118 Lạc Long Quân, Q.Tân Bình, là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất thành phố, được xây dựng vào năm 1744. Chùa còn có tên là Cẩm Sơn hoặc Cẩm Điện. phong cảnh nơi này đẹp như tranh với những vườn hoa và những cây cao. Nhiều người đến đây để sáng tác và ngâm thơ. Chùa đã được trùng tu nhiều lần: vào năm 1804 và 1909. Trên cổng có 3 chữ Giác Lâm Tự viết bằng chữ hán. Chùa còn được goị là đình Giác Lâm vì có nhiều am với những người trụ trì thuộc dòng họ Lâm Tế, con cháu của những người truyền và phát triển đạo phật ở Trung Quốc. Kiến trúc của chuà mang đậm nét văn hóa phương Đông, nghiêm trang, nhẹ nhàng, mỹ thuật. đặc biệt tượng phật Địa tạng của chùa đẹp có tiếng. chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Chùa Xá Lợi. Tọa lạc tại số 89. Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, được xây dựng vào năm 1956 do sự đóng góp của nhân dân 21 tỉnh miền Nam. Hội phật học Việt Nam tổ chức xây cất chùa để thờ Xá Lợi Phật. các chư tăng, ni và phật tử quen gọi là chùa Xá Lợi vì thế khi khánh thành chùa đã được đặt tên là chùa Xá Lợi như tên quen gọi của mọi người. điện thờ ở lầu một được bài trí đơn giản, tôn nghiêm và ở đây có đặt thờ Xá Lợi phật do ngài Narada ở Tích Lan dâng cúng cho phật giáo Việt Nam. Chùa được chọn đặt trụ sở Giáo hội phật giáo Việt Nam Hội Phật Học Nam Việt đã xây cất được ngôi chùa Xá Lợi là một thắng tích cho thành phố Sài Gòn vào năm 1957, đồng thời đã đóng góp bằng xương máu của chư Tăng trong mùa Pháp nạn 1963 đã cùng với Ủy Ban Liên Phái Bảo vệ Phật giáo chống chế độ độc tài của gia đình trị họ Ngô. Chùa Xá Lợi có một cổng tam quan chính trông ra đường Bà Huyện Thanh Quan, một cổng tam quan phụ trông ra đường Sư Thiện Chiếu, tọa lạc với diện tích trên 2.000 mét vuông, thuộc Quận 3 TP.HCM. Bước chân qua cổng tam quan, chúng ta đi dưới bóng cây mát mẻ, ngang qua tượng đài Quán Thế Âm lộ thiên ẩn mình dưới gốc Bồ đà xanh lá, và luôn được nam nữ Phật tử thường xuyên lễ bái, nhang đèn hằng việc sáng, mang tất cả tâm thành gởi theo đám mây hương. Phía trong chánh điện là chỗ thờ Phật, trên cao ngay trước tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là nơi tôn trí ngọc Xá Lợi Phật trong một ô khám theo hình lá bồ đề. Sở dĩ thờ một tượng Phật là để dễ nhất tâm hơn thờ nhiều tượng Phật. Sau chánh điện là nơi thờ Tổ gồm các Hòa thượng có công lớn trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật Giáo. Bên mặt là bàn thờ di ảnh các vị Tăng Ni đã tự thiêu trong thời kỳ tranh đấu bảo vệ Phật Giáo bị Pháp nạn năm 1963. Bên trái là thờ cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, cố Hội PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Trưởng khai sáng Hội Phật Học Nam Việt, ngoài ra còn bàn thờ hương linh các hội viên quá cố, nam bên trái, nữ bên phải đèn nhang lúc nào cũng được thắp sáng. Hai bên góc trong của chánh điện có treo chuông và trống bát nhã đặt trên khuôn giá chạm trổ hoa văn rất công phu, riêng chày đóng chuông được tạc hình cá Kình tuyệt đẹp ! Bên dưới chánh điện là giảng đường Mai Thọ Truyền rộng rãi chứa khoảng 400 chỗ ngồi, dành cho Phật nữ đến để nghe các buổi thuyết giãng vào sáng chủ nhựt hàng tuần, do các giãng sư Thành Hội Phật Giáo đảm trách và sẽ có buổi thuyết giãng về Thiền Đốn Ngộ 1 lần trong tháng do Hòa thượng Thích Thanh Từ hướng dẫn. Ngoài ra vào chiều chủ nhựt mỗi tuần Phật tử còn được học lớp giáo lý, để trang bị kiến thức Phật giáo cho hàng Phật tử tại gia bước đầu học Phật. Đặc biệt mỗi sáng chủ nhựt Đạo Tràng Bát Quan Trai tập trung hàng trăm cư sĩ Phật từ đến thọ giới, nghe pháp, tụng kinh, thọ trai bửa trưa và đồng đi kinh hành với Chư Tăng Trường hạ Xá Lợi. Ngoài những kiến trúc đặc biệt mỹ thuật Phật giáo Việt Nam của chùa Xá Lợi, phần đáng lưu ý và biểu tượng nhứt là Tháp chuông, Tháp cao 7 tầng, mỗi tầng có bàn thờ Phật, có 4 mặt phẳng lớn và 4 mặt góc nhỏ, tạo thành một hình bát giác, có mái che cong cong vước lên hình đầu đao, và tầng trên cùng có treo một quả chuông rất lớn. Địa đạo Củ Chi Khu di tích địa đạo Củ Chi cách trung tâm Sài Gòn khoảng 1 giờ rưỡi đồng hồ đi ôtô. Nằm sâu trong lòng đất, và được che phủ bởi màu xanh của thiên nhiên hoang sơ, nơi đây đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng, ngoài tên thời chiến là "đất thép thành đồng". Hệ thống địa đạo Củ Chi ngoằn ngoèo, chạy dài với các đường hầm chằng chịt. Từ một đường hầm xương sống tỏa ra vô số nhánh dài, ngắn, thông với nhau, là nơi trú ngụ, ẩn náu của lực lượng Việt Cộng trước đây trong thời kỳ kháng chiến. Đây quả là một thành phố dưới lòng đất. Có các nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, giếng nước, hầm chỉ huy, hầm dùng để hội họp, chiếu phim, xem văn nghệ, các phòng ngủ tập thể, các nhà ăn tập thể, đến các hầm giải phẫu thu nhỏ, cùng với hàng trăm hố cá nhân. Mọi điều kiện sinh hoạt ở dưới hầm đều mang tính thô sơ, tự chế như dép râu làm từ lốp xe cũ, đạn dược được tái chế từ các quả bom chưa nổ, có bếp Hoàng Cầm, tức loại bếp nấu ăn dấu khói. Ðịa đạo Củ Chi thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 17 km về phía Tây Bắc, địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, là một hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách, liên kết nhau thành một hệ thống chằng chịt, có nơi ăn ở, hội họp, sinh hoạt, chiến đấu. Hệ thống đường hầm bí mật này đã đào từ kháng chiến chống Pháp (1948), lúc ấy mới chỉ có khoảng 17 km. Sau năm 1960, hệ thống này tiếp tục được củng cố, phát triển thêm tới 250 km, có 3 tầng, tầng sâu nhất từ 8 - 10m. Củ Chi được gọi là quê hương của “chiến tranh địa đạo”, đã được tặng danh hiệu “đất thép thành đồng. Hiện nay, khu di tích lịch sử này đã trở thành một khu du lịch hấp dẫn, thu hút hàng ngàn du khách trong nước và nước ngoài tham quan mỗi ngày. Đặc biệt, nhiều vị lãnh đạo Đảng, nguyên thủ quốc gia của Việt Nam và các nước đã đến thăm và ghi cảm tưởng lưu niệm tại đây. Nơi đây đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược Nằm trong khu di tích lịch sử Củ Chi, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, đền Bến Dược được khởi công xây dựng ngày 15-9-1993, khánh thành giai đoạn một vào ngày 19-12-1995 gồm có: cổng PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- tham quan, , nhà văn bia, tháp 9 tầng, ngôi điện chính và hoa viên. Tấm bia đá cao 3m, nặng 3.7 tấn đặt giữa nhà văn bia, khắc bài văn “đời đời ghi nhớ” của nhà văn Viễn Phương. Trong ngôi điện chính, điện thờ được bài trí tôn nghiêm, chính giữa tôn trí tượng chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba mặt xung quanh là họ tên của các anh hùng liệt sĩ được khắc vào bia đá hoa cương, chữ mạ vàng. Tầng dưới đền là nơi trưng bày những hình ảnh, hiện vật, mô hình, sa bàn với chủ đề: “Củ Chi đất thép thành đồng. Ngày 19-12 hàng năm là ngày lễ hội tưởng niệm và tri ân các anh hùng liệt sĩ tại đền Bến Dược. Khu du lịch sinh thái dân tộc thiểu số Củ Chi (Fosaco) Thuộc xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, cách địa đạo Củ Chi khoảng 8km, làng sinh thái Fosaco được ví von là một Tây Nguyên giữa lòng thanh phố bởi quy tụ các nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số như: kiến trúc, lễ hội, ẩm thực và làng nghề Chuyến hành hương về Củ Chi không phải để trở về địa đạo một thời anh hùng của người dân đất thép mà là để tìm về chốn yên bình với thiên nhiên, với những gì hoang sơ và độc đáo. Chỉ cách trung tâm Tp.HCM 50km, nghĩa là khoảng hơn một giờ đi xe máy thôi, nhưng ở khu du lịch sinh thái văn hóa dân tộc thiểu số Củ Chi, hơi thở gấp gáp và cái dáng vẻ vội vã quay quắt của thành phố dường như không còn nữa. Người ta tạm quên mình còn công việc và cả những mối lo toan, để những nhân viên hướng dẫn đưa đi hết 20ha của khu sinh thái. Những cỗ xe ngựa mộc mạc thay cho xe gắn máy lộc cộc gõ móng trên lối nhỏ sẽ đưa chúng ta dạo quanh khu du lịch. Hoa viên phượng vĩ vào mùa rực lửa, cháy khát khao nỗi niềm mùa hạ. Khu biểu diễn vịt độc đáo đến mức nhiều người nghĩ họ đang được đến vườn chim Jurong ở Singapore. Khác chăng chỉ là màn biểu diễn của gần 300 diễn viên vịt nhào lộn hết sức ngoạn mục thay cho tiếng chim hót. Bỏ lại sự ồn ào của những chú vịt, chúng tôi đến sân khấu ca múa nhạc dân tộc thiểu số. Những vũ điệu, lời ca của người dân Tây Nguyên như nhắc con người sống có tình hơn. Đến Mê Cung Trúc, không chỉ giới trẻ mà cả người có tuổi đều thích thú với sự bất ngờ của khu nhà 5 căn được làm từ hơn 2.000 cây trúc. Nơi đây, những lối đi ngắt khúc, quanh co và cả những lối đi ảo trong mỗi tầng nhà khiến người chơi trò mê cung khó tả hết cảm giác hồi hộp. Cơm lam, bánh tráng phơi sương, bánh kẹp đậu phộng hay rượu cần chỉ là vài món ăn dân dã mà người dân tộc ưu ái mời khách nếm qua, để thấy cái tình người nơi đây nó đậm đà, thơm thảo lắm. Trước khi về với hiện đại của thành phố, đừng quên mua vài món quà thủ công mỹ nghệ của các dân tộc thiểu số ở gian hàng bán quà lưu niệm, để nhớ mình đã có lần về với Củ Chi. Khu du lịch sinh thái văn hóa dân tộc thiểu số Củ Chi Ấp 4, xã Nhuận Đức, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84-8) 792 8922. Khu du lịch “một thoáng Việt Nam” Địa chỉ: Bến Bò Cạp, ấp Phú Bình, xã An Phú, Huyện Củ Chi Đây là một quần thể làng nghề thủ công truyền thống với diện tích 22.5 ha đất bưng biền, nằm cạnh rạch Bò Cạp, gần sông Sài Gòn. Khu du lịch bao gồm 30 hạng mục với đền thờ đất nước, Sa bàn nước Việt Nam, lầu Vọng, đường Trường Sơn, ba khu tiêu biểu cho 3 miền đất nước. Bên cạnh là khu văn hóa ẩm thực, đảo nuôi chim thú tự nhiên, khu chợ hàng tiểu thủ công nghiệp, chợ trên sông, vườn cây ăn trái PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Ở đây, những người thợ thủ công, nông dân, nghệ nhân thuộc nhiều dân tộc khác nhau đến từ những miền quê khác nhau cùng lao động sản xuất bên nhau trong một số nghề truyền thống tiêu biểu như: đan lát mây tre, dệt tơ lụa và thổ cẩm, gốm sứ, chầm nón, thêu ren, làm giấy dó, in khắc tranh, điêu khắc đá, điêu khắc mộc, chế biến mía đường, canh tác lúa nước, nuôitrồng thủy sản, ươm trồng hoa lan, cây cảnh, chăn nuôi gia súc Thăm khu du lịch “một thoáng Việt Nam” sẽ lưu lại cho quý khách những ấn tượng sâu sắc về một đất nước Việt Nam Mười tám thôn Vườn Trầu Thuộc huyện Hóc Môn, cách trung tâm thành phố gần 20 km về [hía Tây. Du khách thích tiếp xúc với những người nông dân Nam bộ, có tinh thần thượng võ, xả thân, xả thân vì chính nghĩa, xin mời về vườn trầu 18 thôn. Với những vườn trầu xanh mướt, ken dầy đến mức trời mưa, đứng dưới dàn trầu không bị ướt. Du khách sẽ được ngồi xe ngựa đi dạo khắp thôn làng trong một màu xanh cây lá, được tiêép xúc với người dân cởi mở, mến khách và được nghe những chuyện kể về truyền thống anh hùng của nhân dân 18 thôn vườn trầu trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Mười tám Thôn vườn trầu thuộc địa phận huyện Hóc Môn, ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố chưa đầy 10 km. Từ xa xưa, dân vùng này đã nổi tiếng là khẳng khái, trọng nghĩa khinh tài, giàu lòng tương thân tương ái. Vua tôi nhà Nguyễn cũng phải mặc nhiên chấp nhận lẽ thời của những người dân "cứng đầu cứng cổ" ở nơi đây. Thời ấy Mười tám Thôn vườn trầu lắm thứ dữ, cảnh trí hoang sơn, cỏ cây rậm rạp. Nhắc tới địa danh này, nhiều cụ cao niên cho biết ngày xưa ở đây nhiều hổ lắm, "ông ba mươi" đi trên đường làng giữa ban ngày, còn ban đêm thì thả sức tung hoành quấy phá, bởi vậy mới có câu truyền miệng "dữ như hổ Mười tám Thôn vườn trầu". Bà con sinh sống lâu đời ở đây coi trồng trầu là một nghề ăn nên làm ra. Do vậy mà, vườn nhà nọ nối với vườn nhà kia bằng một màu xanh bất tận của cây trầu. Nghề nuôi ngựa, nuôi gà chọi cũng là một trong những nghề nổi tiếng ở đây. Buổi đầu Pháp xâm chiếm Nam Bộ, giữa tết năm ất Dậu (1885), nhân dân Mười tám Thôn vườn trầu đã nổi dậy, khởi nghĩa giết đốc phủ Ca, một tên tay sai gian ác, rồi kéo quân vào Sài Gòn Năm 1930 khi Ðảng Cộng Sản Ðông Dương ra đời thì Mười tám Thôn vườn trầu được chọn làm hậu cứ, nơi nuôi dưỡng các cán bộ lãnh đạo của Ðảng, nơi cất dấu tài liệu bí mật của Ðảng. Trong khoảng thời gian năm 1930 đến 1940, bà con Mười tám Thôn vườn trầu đã bảo vệ, che dấu, nuôi nấng nhiều chiến sĩ cộng sản, nhiều người con ưu tú của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam: Nguyễn Văn Cừ, Phan Ðăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn Tin vào dân, dựa vào dân, Trung ương Ðảng đã tổ chức ở đây ba cuộc họp quan trọng. Tháng 3 năm 1937 Trung ương Ðảng họp hội nghị mở rộng kiểm điểm tình hình, bàn chủ trương biện pháp cụ thể, nhất là công tác mặt trận và công tác đấu tranh hợp pháp để đẩy mạnh phong trào cách mạng tại ấp Tiến Lâm. Cũng tại ấp này, tháng 3 năm 1938, Trung ương Ðảng họp hội nghị toàn thể kiểm điểm ưu khuyết điểm về các mặt công tác: xây dựng Ðảng, tổ chức quần chúng, xây dựng mặt trận. Và đề ra những chủ trương cụ thể nhằm phát huy thắng lợi đã giành được, đưa phong trào đấu tranh dân chủ lên một bước nữa. Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1939, hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 6 khai mạc tại ấp Tây Bắc Lân - Mười tám Thôn vườn trầu với sự tham gia của các đồng chí Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư), Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Võ Văn Tần Hội nghị đã bàn toàn diện các chủ trương của Ðảng trong tình hình mới. Ðêm 23 tháng 11 năm 1940, khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ. Cả một vùng rộng lớn nông thôn Nam Bộ rung chuyển trước sức nổi dậy, tiến công của quần chúng cách mạng. Ngày đó, bà con Mười tám Thôn vườn trầu tự vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác đánh vào các cơ quan hành chính của thực dân Pháp. Do điều PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- kiện chưa chín muồi, cuộc khởi nghĩa này đã thất bại. Thực dân Pháp dựng trường bắn ngay tại thị trấn Hóc Môn - chỗ ngã ba Giồng. Tại đây, những người con ưu tú của dân tộc, những cán bộ xuất sắc của Ðảng: Nguyễn văn Cừ, Võ Văn Tần,. Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai đã ngã xuống. Ngày nay Hóc Môn vẫn còn những di tích lịch sử ghi dấu những giai đoạn lịch sử anh hùng của nhân dân Hóc Môn cùng nhân dân Nam Bộ đấu tranh anh dũng kiên cường với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ dành độc lập. Nhưng "Bia căm thù" ở Cầu Xáng, khu di tích Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Ngã ba Giồng, bia kỷ niệm liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Khai Cùng với địa danh 18 Thôn vườn trầu Bà Ðiểm, Hóc Môn mãi mãi vẫn còn lưu danh khi nói đến Hóc Môn. Cùng với những thành tích vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến, huyện Hóc Môn xứng đáng được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng, trong đó có 3 xã là 3 đơn vị anh hùng là xã Xuân Thới Thượng, Tân Xuân và Bà điểm. Thảo Cầm Viên - Thành Phố Hồ Chí Minh Thảo cầm viên, quen gọi là Vườn Bách thú hay vườn Bách thảo. Đây là một Thảo Cầm viên vào loại lâu đời nhất trên thế giới, sách với vườn bách thảo Matxcơva (1864), vườn bách thảo Tôkyô (1882), buđapét (1886) Thảo cầm viên được bắt đầu xây dựng từ tháng 3-1864 với tên gọi là vườn Bách Thảo do một chuyên viên khảo cứu thực vật nhiệt đới người Pháp J.B Louis Pierre phụ trách. Năm 1924, Thảo Cầm Viên được nới rộng thêm 13 ha qua bên kia sông Thị Nghè tổng cộng 33 ha. Năm 1927, xây chiếc cầu đúc bắc qua sông Thị Nghè, nối liền hai phần của Thảo Cầm Viên Năm 1942-1945, quân đội Nhật đã chiếm đóng ở Thảo cầm viên Năm 1945-1955, quân đội viễn chinh Pháp cũng chiếm Thảo cầm viên làm đồn trú và kho tàng cất giấu vũ khí. Chúng đã phá nhiều chuồng trại và một số cây cổ thụ. Năm 1956-1960, Ngô Đình Diệm đã biến ngôi biệt thự trong Thảo Cầm Viên (trước đây vua Bảo Đại làm nơi ăn chơi, đánh bạc) thành phòng điều tra của Sở tình báo trung ương mang tên P.42. Thảo Cầm Viên có hai cổng: cổng ở đường Lê Duẩn và cổng ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Thảo Cầm Viên chia ra làm nhiều khu vực: khu cầm thú, khu cây cảnh và sưu tập phong lan, khu dành cho trẻ em và khu người lớn vui chơi Về thực vật: Thảo Cầm Viên là nơi sưu tập hàng ngàn cây quý các loại, có những cây cổ thụ quý mà ở Việt Nam không có. Có nhiều loại xương rồng, dương xỉ, lưỡi rắn và nhiều thảo mộc gốc Châu Mỹ, châu Phi Thảo Cầm Viên có nhiều hồ nước trồng nhiều loại súng lai với màu sắc, hình dáng đẹp, có ao sen với nhà thủy tạ, nuôi nhiều cá chép, trắm khách trông thấy được. Về động vật: Có hàng chục loài có vú, hàng chục giống chim, nhiều giống bò sát và giống có cánh các loại. Ở các chuồng có: khỉ, gấu, cọp, beo, sư tử, giả nhân, vượn, hươu, nai, bông, heo rừng, mang, nhím, rùa, rái voi, đảo cò, các loại chim, cá sấu, hà mã, trăn, rắn Khu du lịch Suối Tiên Khu du lịch Suối Tiên nằm ở phía Ðông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, thuộc huyện Thủ Ðức, trên đường Hà Nội cách thành phố 19km. Khu du lịch Suối Tiên là nơi vui chơi giải trí cuối tuần của dân thành phố, du khách trong và ngoài nước. Tới đây, du khách sẽ được tận hưởng phong cảnh tự nhiên hữu tình: có suối chảy, có rừng cây, hồ cá, Ðây là nơi nuôi nhiều thú quí hiếm, đặc biệt là hồ nuôi cá sấu. Ðàn cá sấu ở đây hiện có gần 2000 con. Du khách còn được đến thăm thủy PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- cung với hàng trăm loài cá bơi lội trong hầm kính. Hoành tráng, ấn tượng và đậm đà hồn dân tộc. Ðó là những gì có thể nhận xét về công trình "Biển Tiên Ðồng" khánh thành nhân dịp đón tết Nhâm Ngọ tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (TPHCM). Ðây là một biển tắm nhân tạo được thiết kế như bồng lai tiên cảnh trong truyền thuyết xưa, đan xen với những huyền thoại lịch sừ về nòi giống Tiên Rồng Biển Tiên Ðồng được bao bọc bởi những dãy núi nhân tạo trùng điệp hùng dũng với nhiều cảnh trí mang đậm màu huyền sử: dãy núi chính đỉnh cao 70m mang tên Lạc Long Quân được xây dựng hoành tráng, lộng lẫy với bức tượng khổng lồ của vị thần Lạc Long Quân. Ðối diện là núi Âu Cơ và các dãy núi Ngũ Châu Hoàng nằm dọc theo mạn bắc, núi Hương Khư, Thiên Thủy, Bồng Lai trải dọc về phía nam, tiếp giáp với Thiên Ðình cung. Bên trong những dãy núi là những hang động nổi tiếng VN từ thời thượng cổ xa xưa: động Hương Tích (Nam Thiên đệ nhất động), Bích động (Nam. Thiên đệ nhị động), các động Thủy Liêm, Hoàng Thiên, Giao Long, Tam Thanh, Huyền Khung, Kỳ Duyên Trên đỉnh núi có những tòa lâu đài ẩn hiện như Thủy Long vương, Tam đế xen lan với những sinh vật biển khổng lồ ngàn năm được trạm trổ công phu, muôn màu muôn sắc. Từ trên đỉnh núi Lạc Long Quân (có thể lên bằng thang máy) không chỉ được ngắm nhìn toàn cảnh Biển Tiên Ðồng và toàn bộ Suối Tiên mà còn có thể phóng tầm mắt nhìn ra tận Tây Ninh, Ðồng Nai, Vũng Tàu và TP.HCM Từ đây một dòng suối cội nguồn tinh khiết chảy qua hai triền núi tạo thành dòng thác bạc trắng xóa đổ xuống biển, chảy tràn qua các ghềnh đá phẳng tạo thành dòng luân chuyển của thủy triều. Quanh các chân núi cặp mé biển còn có các hang Yến Huyết Dơi, Sam Bên cạnh núi Ngũ Châu còn có thuyền Lục Bảo chở đầy châu báu đang thuận buồm xuôi gió lướt về núi Lạc Long Quân. Ðặc biệt, khác với các công viên nước khác, nước ở biển Tiên Ðồng là nước biển tinh khiết với qui trình xử lý bảo trì nước biển hiện đại, khép kín gồm hệ thống xử lý cơ học, hóa học, vật lý và sinh học do Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga cùng các chuyên gia của Utriski Delphin (Viện Hàn lân khoa học liên bang Nga) đảm trách. Với công nghệ và thiết bị tiên tiến hiện đại của các hãng nổi tiếng của Mỹ, Ý, nước biển Tiên Ðồng đảm bảo chất lượng muối tốt và các nguyên tố phù hợp có lợi cho sức khỏe, ưu việt hơn hẳn những vùng biển bị ô nhiễm. Với hơn 9.000m2 mặt nước biển, hơn 15.000m2 bãi tắm và hang động được chia thành sáu khu vực: dành cho thiếu nhi, thanh thiếu niên, người lớn, khu tắm suối và sương mù, khu bãi biển nghỉ mát, khu thưởng ngoạn trên núi ngắm biển ở độ cao 40m. Không chỉ được tắm biển mà du khách đến đây còn được tắm mưa, tắm sương mù, tắm nước sủi bọt và cả tắm sóng Về đêm, biển Tiên Ðồng càng trở nên lung linh, huyền ảo hơn với muôn vàn ánh đèn lấp lánh như sao trên mặt biển. Giữa trời đất mênh mông biển Tiên Ðồng như tách ra thành một thế giới riêng, thủy sơn hòa quyện, mây phủ đỉnh núi, suối nguồn tuôn chảy, nước biển trào dâng, sóng biển ầm vang, mưa trùm bao phủ, hang động mù mù cứ ẩn hiện, huyền hoặc như trong chốn bồng lai. Công viên văn hoá đầm sen Công viên Ðầm Sen thuộc quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, là khu vực hồ lớn mênh mông, giáp hai đường Lạc Long Quân và Hoà Bình. Ít ai biết rằng, nơi đây, trước giải phóng năm 1975 chỉ là một sình lầy khổng lồ chứa rác, nước thải của thành phố, là một địa danh mà ai bạo gan lắm mới dám bước chân đến. Ngày nay, tới đây du khách có thể đi nhiều ngày mới thấu trên 30 khu vực: Khu trò chơi điện tử, Sân khấu cổ tích, Lâu đài cổ tích, Sân khấu quảng trường, Hồ Tây thu nhỏ, Nam tú thượng uyển, Non bộ - thủy cung, Ðảo khiêu vũ, Nhà sinh vật biển, Rối nước, Vườn chim thiên nhiên, Chùa cổ Giác Viên, Vườn bướm thiên nhiên, Khu PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- câu cá, Khu trưng bày kỳ long, Quán trà đạo, Khu trò chơi mạo hiểm, Hồ thiên nga, Hồ ngựa phi, Vườn hoa châu Âu, Quảng trường La Mã, Quảng trường văn hoá, Sân khấu nhạc nước, Khu bowling, Khu dịch vụ thể thao, Hồ câu tôm, Nhà hàng thủy tạ, Khu trò chơi thiếu nhi, Ðèn tạo hình, Cầu cửu khúc, Nhà ga Monorail, đường ray Monorail, Vườn nhiệt đới với trên 70 loài chim và 20 loài thú sống quần cư. Một hòn non bộ cao 22m với nhiều thác ghềnh, hang động mà tầng hang động lớn nhất được bố trí thành thuỷ cung với đủ các loài cá nhiều màu. Rồi Nam tú thượng uyển với một hệ thống vườn phong lan, các loại cây cảnh bonsai phong phú và đa dạng. Với đối tượng thiếu niên ưa hiếu động trong công viên có khá nhiều sân chơi hấp dẫn: sân trượt patanh, xe ô tô điện, tàu trượt cao tốc, công viên nước Ðặc biệt trong công viên nước Ðầm Sen có những công trình mà chưa công viên nào trong nước có: Tàu du lịch chạy trên cao (Monorail). Ngồi trên tàu chạy trên cao 5m so với mặt đất và với chiều dài gần 2000m du khách có thể quan sát toàn bộ cảnh trí công viên Ðầm Sen với góc nhìn đẹp nhất. Bạn nào ưa trò mạo hiểm có thể thử sức với thuyền mạo hiểm vượt thác. Con thuyền sẽ đưa bạn qua thác ghềnh, hang động, và lao xuống theo thác nước dựng đứng. Công trình gây ấn tượng nhiều nhất có lẽ là vườn Châu Âu - Quảng trường La Mã: đây là hệ thống vườn hoa kiểu châu Âu được tạo dáng bằng các bồn hoa hồng nhiều màu sắc, các cột trụ La Mã uy nghi, những tượng đá duyên dáng và hồ nhạc nước gồm 3.000 chổ ngồi Khu du lịch Suối Mơ Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 15km, Suối Mơ dễ dàng trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những ngày nghỉ cuối tuần của người dân thành phố và những cư dân vùng phụ cận Ðồng Nai, Bình Dương Với lợi thế là láng giềng của công viên nước Việt Nam Water World, Con Nai Vàng và tương lai là Làng Văn hóa lịch sử dân tộc đang có thị phần du khách khác nhau do kinh doanh các loại hình giải trí riêng biệt. Suối Mơ cũng thế, mở cửa trong lúc cả thành phố đang rất cần nhu cầu về loại hình giải trí mới lạ và hiện đại. Câu lạc bộ biểu diễn cá heo, sư tử biển và hải cẩu ra đời từ sự hợp tác giữa DNTN Nguyễn Phan với Trung tâm nhiệt đới Việt Nga (Bộ Quốc phòng) và Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đưa những chú thú biển vượt nghìn trùng đến TP. HCM giúp vui với du khách, đặc biệt là những thượng đế tí hon. Với giá vé 30.000 đồng/người vào cổng xem một buổi biểu diễn khoảng 45 phút, người sở hữu vé còn được sử dụng miễn phí các dịch vụ hỗ trợ khác như hồ bơi (cả hồ dành cho người lớn và trẻ em), câu cá giải trí, cắm trại tự do Ngoài sân tennis vừa được xây xong thì hai nhà hàng cung cấp các món ăn đặc sản, thức ăn nhanh sẽ đáp ứng được số đông lượng khách đến tham quan tại đây trong những ngày cao điểm. Suối Mơ còn có kế hoạch trồng thêm rừng tràm phủ trọc 23 ha diện tích đất, còn lại để tạo thành khu cắm trại khổng lồ cùng với nhiều loại hình giải trí cảm giác mạnh khác. Khu du lịch Kỳ Hòa Địa chỉ: 12 đường 3 tháng 2, quận 10. Nằm ở vị trí gần trung tâm thành phố, trong một vùng thiên nhiên thoáng mát, trong lành, khu du lịch Kỳ Hòa rộng hơn 14 ha gồm có: khu công viên, trung tâm hội chợ quốc tế, các khách sạn hiện đại và cả một hệ thống nhà hàng, bên cạnh là nhà hát Hòa Bình, một nhà hát lớn nhất nhì thành phố. Công viên kỳ hòa gồm 2 khu vực: Kỳ Hòa I và Kỳ Hòa II với tổng diện tích là 8 ha. Hai công viên được nối với nhau bởi một PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- chiếc cầu xinh xắn, ở đây có đủ các loại hình vui chơi giải trí dành cho người lớn và trẻ em như bơi thuyền trên hồ, đu quay đứng, bập bênh, đi xe lửa vòng quanh đất nước, nhà cười, sở thú mini Công viên Kỳ Hòa 1 đã xây dựng khu nhà thần tiên kỳ thú, sân khấu dành cho lứa tuổi thiếu nhi, sân khấu đồi hoa vàng với hơn 1.000 chỗ ngồi bên bờ hồ thơ mộng. Nơi đây diễn ra các loại hình sinh hoạt văn hóa như múa lân, sư tử, rồng, hội thi khiêu vũ nghệ thuật, hội diễn thời trang Khu Du lịch Văn Thánh Địa chỉ: 48/10 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh. Được thành lập năm 1985 trên một vùng đất rộng ven sông nước, khu du lịch Văn Thánh đã tạo dựng được những cảnh trí gần gũi với thiên nhiên, mát mẻ, thoáng đãng, thích hợp cho du khách đến nghỉ ngơi, thưởng ngoại môi trường thiên nhiên trong sạch, tươi đẹp. Hoạt động chủ yếu của khu du lịch Văn Thánh là tổ chức các dịch vụ du lịch, các hoạt động lễ hội văn hóa, vui chơi giải trí nhân ngày lễ lớn Có lẽ hiện chỉ có cụm năm làng nghề trong khu du lịch Văn Thánh (48/10 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, thuộc Saigontourist) được xây dựng bài bản nhất, có cái để hấp dẫn du khách đến tham quan nhất. Cụm năm làng nghề này hình thành từ 30-4-2002 trong khu Văn Thánh vốn gần trung tâm, ngay sát bên bờ sông Sài Gòn, cảnh quan được cải tạo lại khá đẹp gồm: gốm (Bát Tràng, Bình Dương ), đá (Non Nước, Đà Nẵng), chạm kim mộc thạch, dệt thổ cẩm Chăm, thêu; tất cả đều là của doanh nghiệp và cơ sở tư nhân. Nhưng đến nay chỉ có hai làng nghề gốm và đá là hoàn chỉnh, số còn lại vẫn đang tiếp tục vừa làm vừa triển khai thêm. Phương thức hợp tác: mặt bằng của Văn Thánh được sử dụng miễn phí, Văn Thánh quảng bá, giới thiệu, bán tour cho khách tham quan, phía chủ làng nghề bỏ tiền đầu tư từ máy móc vật liệu, nghệ nhân biểu diễn, thiết kế trang trí , và không được hưởng trên phí thu của khách mà chỉ hưởng trên sản phẩm bán ra. Bà Phạm Thị Hoài Bảo, phó giám đốc khu du lịch Văn Thánh, cho biết: "Chúng tôi đã bỏ ra 14 tỷ đồng để đầu tư cải tạo nâng cấp chung khu du lịch, trong đó có phát triển mô hình mới này. Cụm làng nghề hiện vẫn trong giai đoạn khó khăn, hiệu quả chưa có, nhưng tôi tin thời gian tới sẽ phát triển tốt. Cụm làng nghề là nét riêng của Văn Thánh, sẽ góp phần nâng cả khu du lịch lên". Còn các chủ làng nghề tại đây cho biết trước mắt vẫn đang lỗ, nhưng mục tiêu đầu tư vào Văn Thánh chủ yếu để quảng bá sản phẩm, tương lai khi lượng khách du lịch tăng mạnh mới mong có lợi nhuận. Có triển vọng phát triển nhất tại Văn Thánh là làng gốm của Công ty Gốm Việt. Trên diện tích rộng 200 m2, làng gốm có khu sản xuất với đủ máy móc công nghệ cao cấp, nguyên vật liệu để các nghệ nhân biểu diễn tất cả các công đoạn làm gốm; khu trưng bày sản phẩm. Đặc biệt, đến đây khách tham quan có thể tự tay nhào nặn, vẽ vời trên gốm, sau đó đưa "tác phẩm" của mình vào lò nung ra thành phẩm mang về làm kỷ niệm với chi phí khiêm tốn: 50.000 đồng/khách nước ngoài, 30.000 đồng/khách trong nước. Khách du lịch nước ngoài, nhất là khách châu Âu, rất thích sân chơi thú vị này, họ không chỉ bỏ 2-3 tiếng tham quan mà còn lui tới nhiều lần. Ngoài ra, đây cũng là nơi để các họa sĩ trong nước đến sáng tác, nơi tổ chức những cuộc thi thiết kế mẫu gốm mới Theo ông Nguyễn Văn Tâm-giám đốc Công ty Gốm Việt, đơn vị đã đầu tư gần 7 tỷ đồng ở Văn Thánh, Gốm Việt đã bắt đầu gặt hái được những kết quả ban đầu từ sự đầu tư này: bán được một số hợp đồng nhỏ, vừa mới ký một hợp đồng với đối tác Mỹ mở showroom, bán hàng qua mạng ở Mỹ. Sắp tới cũng tại Văn Thánh, Gốm Việt sẽ mở thêm bảo tàng gốm, siêu thị bán những mặt hàng gia dụng, hàng trang trí nội thất làm từ gốm, và cả máy móc, dụng cụ sản xuất gốm PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Công viên nước Sài gòn Công viên nước Sài Gòn (Saigon Water Park) mở cửa ngày 13-12-97 là khu giải trí cung cấp các trò chơi gồm những cầu trượt nước và hồ bơi mới lạ lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế. Công viên nằm trên khu đất rộng 5 ha bên bờ sông Sài Gòn thuộc quận Thủ Ðức, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh khoảng 10km. Với những trò chơi mới lạ, một số có tốc độ cao gây hồi hộp, tạo cảm giác mạnh, Saigon Water Park xem sự an toàn của khách là mục tiêu quan trong hàng đầu. Trong tổng số gần 300 nhân viên có 70 người thuộc đội cứu hộ thường trực tại các địa điểm trò chơi để hướng dẫn và bảo vệ khách. Những nhân viên cứu hộ của Saigon Water Park đều có giấy chứng nhận cứu hộ của Việt Nam, được đào tạo đúng yêu cầu của Hiệp hội các Công viên Nước Thế giới và đạt tiêu chuẩn quốc tế về cấp cứu. Tại cổng còn có trạm y tế với nhân viên chuyên nghiệp túc trực suốt thời gian mở cửa. Ngoài ra, vì sự an toàn tuyệt đối trong công viên, khách chỉ được hút thuốc nơi quy định. Khách tham dự các trò chơi không cần biết bơi và được yêu cầu mặc đồ bơi. Tại trò chơi "Thác bạc, Ghềnh sông" từ độ cao 15m của 6 cầu trượt nước khác nhau, khách thả mình trượt qua 120m gồm các khúc quanh vòng vèo trước khi bay xuống hồ nước trong xanh. Nếu thích hai người có thể cùng trượt một lúc trên chiếc cầu trượt dành riêng. Thấp hơn một chút là Cầu trượt nhiều lần và Cầu trượt xoắn gồm 2 ống trượt xoắn vào nhau bắt đầu từ độ cao 12m và chiều dài 70m. Sau khi thưởng thức các trò chơi "bạo" mới thử lần đầu thì sợ nhưng biết rồi có khi lại muốn chơi tiếp, khách có thể bơi hay dùng phao chơi đùa trong hồ sóng. Tại đây, cứ 10 phút sẽ có một đợt sóng nhân tạo cao 1m. Thư giãn hơn khách sẽ duỗi người nằm thoải mái trên chiếc phao lớn trôi bồng bềnh trên dòng sông Lười dài 350m nước chảy chầm chậm và liên tục để tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành, ngắm nhìn cảnh quan của toàn khu công viên với nhiều bóng mát, cây xanh. Ngoài ra có một hồ bơi thiết kế đặc biệt dành cho trẻ em. Với những nét độc đáo của mình Saigon Water Park nhanh chóng thu hút nhiều người thuộc mọi lứa tuổi đi tìm một ngày nghỉ, vui đùa với sóng nước ngoài trời mà không cần ra khỏi thành phố. Ngoài đường bộ, khách có thể lên tàu du lịch từ bến Bạch Ðằng ngay trung tâm thành phố để di chuyển trên sông Sài Gòn đến công viên nếu đăng ký trước để tiện sắp xếp. Khác với các công viên khác Saigon Water Park bán vé vào cửa theo giá trọn gói. Chỉ cần mua vé vào cửa với giá 60.000VNÐ/người, khách có thể tham gia tất cả trò chơi bao nhiêu lần, bao nhiêu lâu tuỳ thích. Trẻ em cao dưới 1,1m mua vé giá 50.000VNÐ. Một điều khác biệt nữa là khách vào chơi tại Saigon Water Park không được mang theo thức ăn, đồ uống vì sự sạch đẹp và an toàn trong công viên, thay vào đó khách ăn uống tại chỗ trong nhiều cửa hàng với những loại hình khác nhau, phục vụ các món năn ÂU, Á. Ngoài ra còn có các cửa hàng bán đồ lưu niệm và nếu quên mang theo đồ bơi, khăn, mũ và kem chống nắng, khách cũng sẽ mua được những thứ này dễ dàng ngay trong công viên. Bảo tàng sinh thái biển Một “bảo tàng sinh thái biển” cho Cần Giờ - TP. Hồ Chí Minh Giồng Cá Vồ là một di tích khảo cổ của huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Một dự án trùng tu và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái cho Giồng Cá Vồ và cả huyện Cần Giờ đang được thực hiện. Cần Giờ, khu dự trữ sinh quyển đã được sự công nhận của thế giới còn gắn liền với một di tích khảo cổ học quan trọng: Giồng PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Cá Vồ. Từ đây, một dự án trùng tu phục chế di tích khảo cổ đang được tiến hành, và song song đó là một quy hoạch phát triển du lịch sinh thái cho cả huyện Cần Giờ của TP Hồ Chí Minh. Nằm về phía đông nam thành phố khoảng 60km đường chim bay, giữa đồng bằng mênh mông, mạng sông rạch dày đặc, một vùng vẫn thường được gọi là “nửa nước nửa đất” ở Cần Giờ lại có hàng trăm gò nổi lên hai bên bờ sông, sát với mép nước khá kỳ lạ. Giồng Cá Vồ (rộng khoảng 7.000m2) nằm trong một hệ thống các giồng đất ở tả ngạn sông Hà Thanh - một nhánh của sông Dinh Ba. Từ những năm 1990 đến nay, qua những kết quả khai quật cho thấy tầng văn hóa của di tích Giồng Cá Vồ được xác định rõ nét, các di vật rất đa dạng, phong phú về loại hình và hình loại (đặc biệt là chất liệu các hiện vật như vàng, sắt, đồng, gốm, thủy tinh, đá, xương ). Thể hiện một sắc thái văn hóa vùng ngập mặn ven biển, ở Giồng Cá Vồ di chỉ cư trú đồng thời là nơi sản xuất gốm và một số sản phẩm và di chỉ cư trú dần biến thành khu mộ táng với táng thức mộ chum và là chủ yếu. Người chết được cột theo tư thế ngồi bó gối rồi đặt vào trong chum. Di cốt được bảo tồn khá tốt. Chum mai táng ở Giồng Cá Vồ có hai loại, và hai loại này đều chưa thấy trong bất kỳ một di tích mộ chum nào ở Đông Nam Á. Số lượng chum nhiều, với sự thống nhất của phương thức và đồng nhất của loại hình chum mai táng, cho thấy táng thức của cư dân Giồng Cá Vồ đã tồn tại khá lâu dài và ổn định, như một truyền thống độc đáo ở khu vực Đông Nam Á. Từ những phát hiện quan trọng này, mục tiêu của dự án nhằm bảo quản, trùng tu, phục chế lại khung cảnh tự nhiên và khung cảnh xã hội vốn có của di tích, cảnh quan tự nhiên như các loại cây cỏ thực vật, sinh vật Cùng lúc, các cảnh quan sinh hoạt và sản xuất của người xưa trên mảnh đất này cách nay hơn 2.000 năm sẽ được nghiên cứu phục dựng. Các ngôi mộ cổ cùng các hiện vật trong đó được khai quật, bảo quản và trưng bày tại chỗ làm cho khu di tích sống động hơn. Hiện nay du khách tham quan, du lịch đến Cần Giờ ngày càng đông vào những ngày cuối tuần song chỉ tập trung vào khu du lịch 30-4 và đảo khỉ, còn khu di tích khảo cổ học Giồng Cá Vồ (đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ tháng 4-2000) chưa tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan vì không có đường giao thông. Song song với dự án này, một đề án quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2010 cũng đang được Viện Kinh tế và Sở Du lịch nghiên cứu thực hiện. Nếu như hướng bắc và hướng đông TP Hồ Chí Minh tiếp giáp các tỉnh có đặc thù du lịch sinh thái về rừng nhiệt đới thì ở hướng nam Cần Giờ có đặc thù du lịch sinh thái và hệ thống rừng ngập mặn. Với lợi thế rừng và biển, là khu dự trữ sinh quyển quốc tế, Cần Giờ đã được Tổng cục Du lịch chọn là một trong 29 điểm du lịch sinh thái của quốc gia. Việc quy hoạch phát triển khu du lịch Cần Giờ vừa phù hợp với xu hướng phát triển TP Hồ Chí Minh ra biển, vừa phù hợp với định hướng chung theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ giai đoạn từ đây đến năm 2020, trong đó ngành du lịch Cần Giờ sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác trên địa bàn cùng phát triển. Đi thăm Vàm Sát trong ngày Đi tắc ráng trong rừng Sác, Cần Giờ - TP.HCM Cách thành phố Hồ Chí Minh 60km, tour Khám phá rừng Sác (Cần Giờ) sẽ làm du khách thích thú với không khí trong lành và những câu chuyện đầy huyền thoại về vùng đất này. Vắt vẻo trên chiếc tắc ráng - sang hơn một chút là canô - khách xuất phát từ bền tàu khu Lâm viên rừng Sác - Cần Giờ và trực chỉ vào rừng. Lộ trình di chuyển trong rừng bằng thuyền khoảng 10km. Bạn PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- sẽ cảm nhận được không khí mát dịu hẳn đi khi rẽ vào khúc quanh đầu tiên. Những thảm thực vật xanh mướt hiện ra trước mắt; những đàn khỉ sống gắn bó bên nhau, những hang Ba khía, hang Cá thòi lòi Du khách còn được làm quen với cách liên lạc khá lạ ở trong rừng. Vì trong rừng sinh thái không thể sử dụng phương pháp liên lạc phổ thông trước mỗi khúc quanh để khỏi làm kinh động hệ sinh thái của động vật rừng ở đây, nên đến mỗi khúc quanh, người lái thuyền sẽ thổi ba tiếng tu huýt liên tục với âm lượng vừa phải, nếu có thuyền khác vào họ sẽ đáp lại ba tiếng. Toàn bộ con đường thuỷ dài chừng 5km sẽ dẫn đến khu căn cứ rừng Sác do Công ty du lịch sinh thái Cần Giờ phục chế lại. Đây là mô hình tái hiện hình ảnh con đường trong rừng năm xưa của Trung đoàn 10. Khách tham quan sẽ lên bến tàu và bước vào con đường độc đạo xuyên rừng được dựng từ tre nứa, thân mắm, đước Phía dưới là nước, trên đầu là tàng cây rừng rậm rạp và nghe chuyện kể về những trận đánh năm xưa do chính ông Tám, một thành viên của Trung đoàn 10 kể lại. Vừa hít hà thưởng thức vị ngọt, mùi thơm của những món ăn giữa rừng, vừa được nghe những huyền thoại về sấu rừng Sác. Món giữa rừng nên tận dụng ngay nguồn thực phẩm trong rừng với thực đơn 3 món chính: gỏi lá kìm chua chua, mặn mặn; ba khía rang tỏi thơm thơm, nồng nồng chỉ 5.000đ/đĩa, khuyến mãi thêm cơm vắt ăn với cá kho quẹo. Khách còn được chứng kiến công nghệ chưng cất nước mặn thành nước ngọt độc đáo và cứ mạnh dạn uống thử vì thứ nước ngọt lấy ra từ hơi nước mặn này con tinh khiết hơn cả nước suối. Ngoài bộ sưu tập cây rừng ngạp mặn phong phú, Vàm Sát còn có hai địa điểm nổi tiếng: Đầm Dơi và Tràm Chim. Thiên nhiên hoang dã đã tạo cho Vàm Sát chỗ nghỉ chân lý tưởng của loài dơi quạ. Giữa cánh đầm lấp xấp chỉ mỗi cây đước, dơi quạ có cánh sải dài một mét, bay về sống hơn vạn con. Trong ráng chiều, dơi tìm chỗ ngủ lao xao, phá tan bầu không khí yên tĩnh của cánh rừng. Trên những ngọn cây chà là trong Vàm Sát, chim, cò muôn phương hội tụ ngày đêm, tạo thành tràm chim rộng lớn. Độc đáo vào mùa sinh sản tháng tư, chim nước đẻ và ấp nở hàng chục ngàn trứng bé xíu. Con rạch đưa khách đến nơi bọn dơi trú ngụ lượn tròn quanh một cái đầm tuyệt đẹp, được bao bọc những rặng đước. Giữa đầm là những mảng rong xanh rì, vài con cò cái vạc đang ung dung săn cá. Một cái nhà sàn lớn mọc giữa trung tâm, có đến 7 phòng dành cho khách thích lưu lại ban đêm ở khu du lịch. Điều lý thú nhất dành cho khách là những đầm cua nuôi. Chỉ cần một vài phút thả cần là chúng đã ăn mồi, khéo léo một chút khi nâng những con cua mê mồi lên gần mặt nước và dùng vợt vớt nhẹ là được ngay một chú trên dưới nửa ký lô. Ở đây còn có những căn chòi cho du khách thưởng thức ngay những món cua luộc, cua nướng do chính mình câu được, giá chỉ ở mức bằng với giá bán ở chợ. Rời khu Đầm Dơi, du khách đến khu nuôi sấu và khỉ. Câu cua đã dễ, câu cá sấu còn dễ hơn. Bình thường chúng vốn lừ đừ, vô cảm, nhưng chỉ mới nhác thấy có du khách đến, cả đàn cá sấu đã tranh nhau bơi đến và chúng sẽ "tự nguyện" cắn câu. Cách trung tâm khu du lịch Vàm Sát 500 m là khu Đầm Chim, nơi đang thu hút cả chục ngàn cò, vạc về làm tổ. Du khách, trong những buổi sáng sớm và chập tối, có thể thưởng thức cảnh tượng hàng đàn cò trắng, cò vá, vạc, giang sen, già đãy, cồng cộc bay đi tìm mồi hay trở về tổ. Nếu may mắn hơn, du khách còn có thể trông thấy một vài con kỳ đà hoang dã. Vàm Sát vẫn còn nhiều chồn, rái cá, trăn , nhưng chỉ dễ bắt gặp về đêm. Đến với Vàm Sát, khu du lịch thuộc công ty du lịch Phú Thọ, ngoài tuyến đi bằng tàu, những du khách trẻ còn có thể đi bằng xe máy theo ngõ qua xã Lý Nhơn. Tuy nhiên, đoạn đường này còn là đất đỏ, lại phải qua hai phà, khó khăn hơn so với đi bằng đường sông. Giá của một tour du lịch Vàm Sát trọn gói là 170.000 đồng mỗi người. Khách du lịch có thể đi xe máy xuống Cần Giờ vào những ngày cuối tuần, đường đi khoảng 60km. Nên đi vào lúc 7 giờ sáng và về lúc 3 giờ chiều để không bị kẹt phà. Thuê xe hợp đồng mỗi chuyến đi và về 300.000đ/xe 12 chỗ. Ngoài ra, tại bến tàu khu du lịch Bình Quới thường xuyên có đội tàu đưa khách đi, trung bình 150.000đ/khách tuỳ dịch vụ đi kèm. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Thưởng ngoạn trên sông Sài Gòn thưởng ngoạn bằng canô trên sông Sài Gòn hiện nay do Cty vận tải du lịch Cần Giờ tổ chức. Trong một ngày nghỉ thứ bảy hay chủ nhật, bạn có thể đăng ký đi nhóm hoặc đi lẻ. Quãng thời gian đi thưởng ngoạn chính là những giờ phút được thư giãn thoải mái nhất sau một tuần làm việc. Tàu khởi hành từ cảng Bạch Đằng tại trung tâm quận 1, du khách có thể được biết đến các địa danh, công trình, di tích, thắng cảnh trên đường đi. Canô ngược dòng sông chỉ vài phút là ngang qua Tân Cảng tấp nập tàu thuyền. Đi trên sông, du khách được quan sát cận cảnh các biệt thự của khu An Khánh - khu vực có giá đất cao nhất ở quận 2, TPHCM hiện nay. Điểm dừng đầu tiên của du khách là khu du lịch Bình Quới 1, từ đây có thể trông thấy Sài Gòn Water Park bên kia sông với những đường ống trượt nước uốn vòng. Hạ lưu sông Sài Gòn thường ngày rất nhiều tàu bè, sàlan lưu thông vận chuyển hàng hoá, cát đá v.v Thỉnh thoảng những chuyến ghe chở những hàng gốm (bình, chậu, lu, lọ ) từ Bình Dương xuôi về miền Tây Nam Bộ. Càng đi lên phía thượng nguồn mặt sông càng phẳng lặng. Từng đám từng đám lục bình trôi dạt trên dòng nước mênh mang, trăng trắng những cánh cò. Lúc này canô đã lướt qua gầm những cây cầu lớn, nổi tiếng của TPHCM như cầu Sài Gòn, Bình Triệu, Bình Phước Điểm dừng chân thứ hai là vườn thú Thanh Cảnh với hàng chục loài thú, chim, cá Đặc biệt du khách được ngắm nhìn các giống vịt Châu Âu, Bắc Mỹ đầy màu sắc, rất lạ và đẹp, và loại bạch xà tinh nhanh. Khung cảnh hai bên sông um tùm cây cối, lau lách tô điểm nét hoang sơ. Canô đi ngang qua làng gốm Lái Thiêu sẽ giảm tốc để khách có phút quan sát làng gồm truyền thống trên bờ sông, trước khi rẽ vào vườn cây Lái Thiêu nghỉ trưa. Chiều trên đường về, du khách được ghé thăm Miếu Nổi ở Gò Vấp - một di tích lịch sử văn hoá quốc gia do người Hoa xây dựng cách đây hơn 200 năm. Điểm độc đáo của ngôi miếu này là kiểu kiến trúc khảm sứ nhiều màu sắc đầy khéo léo. Một chuyến du ngoạn trên sông trải qua khoảng 65km. Tuy nhiên cũng có tour dài hơn đi đến đền Bến Dược, địa đạo Củ Chi. Nếu chọn tuyến xuôi dòng thì len lỏi kinh rạch trong khu Rừng Sác, cù lao Vàm Sát ở Cần Giờ, là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Du lịch thư dãn trên sông rạch đồng thời cũng là dịp thưởng ngoạn những vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã trên sông nước. Tham quan bán đảo Thanh Đa bằng ca nô cao tốc Làng Du lịch Bình Quới 2 vừa đưa vào dịch vụ mới: Tổ chức tuyến tham quan bán đảo Thanh Đa bằng ca nô cao tốc cự ly 20 km, thời gian 25 phút vào các ngày thứ bảy (1 chuyến vào lúc 16 giờ 20 phút) và chủ nhật (3 chuyến vào lúc 11 giờ 20 phút, 14 giờ 20 phút và 16 giờ 20 phút). Giá vé 20.000 đồng/vé/người. Tham dự tuyến tham quan khách sẽ được ngắm toàn cảnh bán đảo Thanh Đa và cảnh quan trong khu vực có thể nhìn thấy được như các khách sạn Saigon Riverside, Saigon Domain, khu nhà nghỉ cao cấp An Phú, khu dầu khí BP, Nhà máy Xi măng Hà Tiên v.v PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- Làng nghệ sĩ - Tp.Hồ Chí Minh Gọi là làng nhưng nó nằm ở ngay quận 2, TP Hồ Chí Minh. Những ngôi nhà trong làng không mang dấu ấn quần cư mà là những bảo tàng thu nhỏ theo các phong cách nghệ thuật và kiến trúc riêng. Cư dân của làng không phải là nông dân mà là những họa sĩ, điêu khắc gia Tên làng là Hàm Long. Ðã từng có làng đại học, làng báo chí, tại sao không thể có làng của các họa sĩ, điêu khắc gia, nghệ sĩ? Ðây sẽ là nơi chúng tôi sáng tác, triển lãm tranh và tổ chức trại sáng tác cho các họa sĩ khắp mọi miền đất nước" - họa sĩ Nguyễn Thanh Châu, Tổng thư ký Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Phó Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, một trong những cư dân sớm nhất của làng - nói. Chính với mong muốn này, 33 họa sĩ, nghệ sĩ đất phương nam đã cùng nhau tự bỏ kinh phí để làm đường, kéo điện về dựng làng. Các ngôi nhà dần dần mọc lên theo một quy ước thiết kế: không xây nhà Tây. Ði hết ngôi làng bạn cũng không hề thấy một biệt thự, nhà cao tầng mà chỉ toàn những nếp nhà Việt Nam truyền thống. Có lẽ không một nơi nào hội tụ đủ những nét kiến trúc mang đậm hồn Việt như những ngôi nhà ở làng nghệ nhân Hàm Long. Cẩn thận đến từng chi tiết thể hiện nét văn hóa đặc trưng vùng miền dưới con mắt của những người làm nghệ thuật, có lẽ là điểm quyến rũ nhất của làng. Nằm ngay đầu làng là nhà của họa sĩ Nguyễn Thanh Châu. Tên của ông không xa lạ gì với người yêu hội họa cả nước nhưng những bức tranh đậm mầu sắc Nam Bộ kháng chiến vẫn làm ngạc nhiên tất cả những người ghé thăm. Cách đó không xa là ngôi nhà của dân tộc Stiêng, cũng chính là nơi trưng bày các tác phẩm gốm, đất nung của họa sĩ Lê Triều Ðiển. Cái duyên mộc mạc mà đằm thắm giữa sự gắn bó của đất với đời qua những tác phẩm này sẽ đưa bạn đi từ lạ lẫm này đến ngạc nhiên khác. Ðến đây bạn đừng quên ghé qua ngôi nhà Huế hơn một trăm năm tuổi của họa si Dương Ðình Hùng. Ngôi nhà được mang nguyên từ Huế vào đây, với đầy đủ cột kèo, ván lát, cửa Trên vách gỗ đậm dấu ấn thời gian, một bức sắc phong của nhà Nguyễn cho dòng họ Dương Ðình được treo trang trọng. Sau nhà là cái hồ bán nguyệt được xây bằng gạch, lăn tăn tăm cá dưới lá bông súng xanh ngắt. Một bức bình phong rộng hơn 2,5m, cao 2m, được hoàn thành từ một phiến gỗ nguyên, hoàn toàn tự nhiên chính là điểm nhấn giữa Kỳ Lân Viên của họa sĩ Lý Khắc Nhu. Bản thân các đường vân, thớ gỗ của bức bình phong này đã đủ tạo nên một bức tranh hoành tráng. Tinh thần Á Đông còn được thể hiện đậm đặc trong những bức tranh thủy mặc, thư pháp với nét bút phóng khoáng, treo khắp tường. Một chiếc bàn lớn đã để sẵn nghiên mực, bút lông cho chính bạn tự trổ tài thư pháp. Còn rải rác trong khu vườn lộng gió ven sông, trên thảm cỏ nhung xanh mượt là những tượng gỗ với nét khắc đầy tinh xảo. Lộng lẫy và uy nghiêm, mang dáng nét cung đình là khu nhà của họa sĩ Hoài Hương. Tất cả cột, kèo, cửa đều mang nét chạm khắc tinh xảo của cung đình Huế. Nếu không có tiền, không thể tạo nên một cung điện thế này. Nhưng đây cũng là một tuyệt tác nghệ thuật mà nếu chỉ có tiền, không phải họa sĩ, nghệ sĩ, cũng không thể tạo ra được. Hồ nước thả đèn ngay chân hàng hiên gỗ sẫm mầu, chiếc thuyền hoa đong đưa những nụ mười giờ rực rỡ, đêm trăng bước vào nhà thủy tạ, ngồi trên trường kỷ nghe ngâm thơ, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác mình là một quân vưong. Khu nhà của họa sĩ Bạch Trường Sơn lại mang một phong cách khác hẳn. Bước lên cây cầu thang ngắn bằng gỗ mộc bắc lên nhà sàn, bạn sẽ có ngay cảm giác mình đang ở vùng Tây Bắc xa xôi. Nằm khiêm tốn phía sau là ngôi nhà tranh, vách đất của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những lồng bàn tre, vó tre dựng trong góc sân, rất gần với làng quê trong thơ Nguyễn Bính. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- "Thanh tịnh vô vi" - đó là chữ mà một du khách Trung Quốc đã tặng cho ngôi làng. Nằm bên sông Sài Gòn, ngay trong Giồng Ông Tố, nơi có cảnh quan tuyệt đẹp từng được ca tụng trong rất nhiều áng văn chương Nam Bộ, làng nghệ sĩ Hàm Long là một điểm du lịch hết sức độc đáo. Còn với những chủ nhân, đây là nơi cho họ cảm hứng, tình yêu và linh hồn của các tác phẩm đã và sẽ ra đời. Khu du lịch Cầu Ngang Lái Thiêu - Tp.HCM Qua khỏi cầu Bình Triệu, theo Quốc lộ 13 đi khoảng 20 phút xe máy, du khách sẽ gặp một vùng đất cây trái quanh năm xanh tốt, khí hậu trong lành thuộc tỉnh Bình Dương, một địa danh nổi tiếng đã bao đời nay với đủ loại trái cây ngon nhất của miền Đông Nam Bộ. Vườn cây Lái Thiêu trải rộng khoảng 1.200 ha nằm trên địa bàn 4 xã: An Sơn, An Thạnh, Hưng Định và Bình Nhâm. Đặc biệt ở xã Hưng Định, An Thạnh vườn cây chiếm khoảng 140 ha, được quy hoạch thành từng loại cây đặc sản, có hệ thống kênh rạch đi vào từng vườn, lại có hệ thống đường đất đỏ len lỏi giữa các lùm cây rợp bóng mát, cây trái trĩu cành, du khách có thể giơ tay lên và với được. Đó là khu du lịch Cầu Ngang-Lái Thiêu mà đã đến một lần du khách khó có thể quên được. Ở Lái Thiêu có nhiều loại cây ăn trái, song nổi tiếng nhất phải kể tới là măng cụt và sầu riêng. Măng cụt ở đây là loại cây chính gốc Mã Lai được các nhà truyền giáo phương Tây đưa về trồng từ 200 năm nay. Măng cụt là loại cây sống rất lâu năm, tán lớn, rậm rạp, không sợ ngập nước. Từ khi trồng đến khi ra trái lần đầu là 6 năm. Trái đậu nhiều nhất từ năm thứ 8 trở đi. Theo các cụ lão nông ở đây thì măng cụt có thể sống trên 100 năm. Cây măng cụt trổ bông thay lá vào tháng 2, tháng 3. Mùa trái chín từ tháng 5 đến tháng 7. Có lẽ do được mọc trên đất phù sa màu mỡ và khí hậu trong lành mát mẽ nên trái măng cụt nơi đây còn to hơn và ngon hơn tại quê hương của nó. Trái măng cụt chín có màu tím sẫm, bổ ra múi bên trong trắng tinh, hương thơm dịu mát, cắn nhẹ lên múi, nước từ trong múi chảy ra, một vị ngọt thanh dịu thấm từ lưỡi tới cuống họng thật sảng khoái dễ chịu. Có thể ăn no mà không sợ đầy. Đến Lái Thiêu không thể bỏ qua trái măng cụt thơm ngon của miền cây trái nổi tiếng này. Đến mùa tháng 5, sầu riêng bắt đầu cho trái chín, cây sầu riêng gốc cũng từ Mã Lai du nhập vào đây. Sầu riêng khá cao-trên 10 m-đứng từ xa ngắm vườn cây ta dễ dàng nhận ra nó, cây cao vút hơn hẳn những cây xung quanh, tán lá hình nón nhọn, lá có màu vàng xám. Từ một thân cây thẳng, cành mọc ra chia đều xung quanh, rải rác khắp các cành trĩu nặng quả. Trái sầu riêng nhiều gai nhọn, cứng, nặng từ 2-5kg, khi trái chín nó tự rụng xuống. Nhưng bạn cứ yên tâm đi dưới tàn lá râm mát của vườn sầu riêng, vì trái chỉ rụng vào ban đêm. Các cụ lão nông cho biết, cả mấy trăm năm các vườn cây ở đây, chưa thấy nói ai bị tai nạn vì sầu riêng rụng. Cầm trái sầu riêng chín trong tay ngửi mùi, lúc đầu có thể bạn chưa cảm tình, song dùng tay bửa mạnh lớp vỏ cứng ra, bên trong sẽ là những múi vàng óng, cắn lớp cơm dày, bạn sẽ tận hưởng vị ngọt béo ngậy, ngọt đậm đà và một dư âm để lại mà chỉ có trái sầu riêng, đã ăn rồi thì khó mà quên. Kể các loại cây ở Lái Thiêu mà không nói tới "mít tố nữ" thì thật là thiếu sót. Cây mít tố nữ không lớn như mít thường, song trái thật đặc biệt. Có những cây trái bám kín xung quanh thân. Ngoài các cây trên, Lái Thiêu còn có chôm chôm, bòn bon, dâu. Có lẽ do phù sa màu mỡ và khí hậu mát mẻ nên các trái cây ở đây đều vỏ mỏng, cùi dày và ngọt. Tới Cầu Ngang-Lái Thiêu, khách có thể đi thăm vườn bằng hai đường: Tản bộ qua cầu, theo các con đường đất đỏ, tàn cây rợp mát che kín đường đi, gió nhẹ thoảng hương thơm cây trái. Hai bên đường là vườn cây trĩu quả, bước qua một rãnh nhỏ là du khách đã vào vườn. Đi trên thảm lá khô, PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
- dưới bóng cây mát rượi, trên đầu là đủ thứ trái cây chín, không khí thật yên lặng xa hẳn tiếng xe cộ ồn ào đô thị, du khách sẽ thấy nhẹ nhàng tâm hồn. Ngồi trên ghế bố dươí tàn cây hưởng gió mát, bạn có thể nghe thấy tiếng côn trùng, tiếng chim hót xa xa và cả tiếng lá rơi xào xạc. Mọi nỗi mệt nhọc của những ngày tháng làm việc căng thẳng, vất vả như được tiêu tan. Nếu du khách muốn đi theo kênh rạch, đầu Cầu Ngang đã có nhiều đò máy đón sẵn. Bước xuống xuồng, bạn được đưa theo các con rạch vào vườn. Từ dưới kênh, nhìn hai bên bờ cây trái trĩu cành, những mái nhà ẩn hiện sau lùm cây, bạn có cảm tưởng như đang đi trên miệt kênh rạch đồng bằng Nam Bộ trù phú. Đò máy sẵn sàng ghé bất cứ nơi nào bạn thích để lên vườn thưởng thức trái cây. Bạn cũng có thể đi theo hàng chục kilomet kênh rạch, ngắm nhìn thỏa thích những vườn cây, đắm mình trong hơi nưóc và gió mát, thực sự hòa mình vào thiên nhiên làm tiêu tan mọi phiền muộn. Điểm du lịch Long Thuận Từ trung tâm thành phố hướng về cầu Sài Gòn, rẽ ngã ba Cát Lái, ôm cầu Giồng Ông Tố theo đường Nguyễn Duy Trinh thêm 9km nữa, qua cầu Trường Phước là đến “điểm hẹn”. Điểm du lịch Long Thuận nằm nép mình bên bờ sông Tắc, một nhánh sông Đồng Nai với dãy nhà chòi khang trang trải dọc bờ. Cây cối xum xuê, Long Thuận mát rượi dưới tán lá dâu, chôm chôm, chùm ruột, ổi, bưởi, mít, dừa nước Hoang sơ với mái lá, nền gỗ, nhà chòi thiết kế khá cách biệt tạo khoảng cách thoải mái cho từng nhóm sinh hoạt. Đặc điểm thu hút khách nhất của Long Thuận là các dịch vụ gắn với con sông Tắc trước mặt. Mấy chục chiếc xuồng hơi, kayak, rowing phơi bụng thành một dãy dài (giá thuê từ 20.000-30.000 đồng/giờ). Tự mình thực hiện chuyến du ngoạn trên sông, với bạn có thể là một cuộc khám phá thú vị, bạn sẽ làm quen với những trái bần chua, chùm hoa lục bình tím biếc hay ghé tham quan những bè cá to đùng, cùng cho cá ăn Những bạn thích cảm giác mạnh, ở đây còn phục vụ trò chơi lướt ván hay môtô nước (phải đặt trước). Nhiều tay câu chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư lại khoái chọn Long Thuận làm nơi “hạ cần” nhờ những bè cá an cư dọc bờ sông Tắc. “Cá sông thường kéo đến ăn thức ăn thừa của cá bè nên rất dễ câu. Ngày câu năm bảy ký là chuyện thường” - anh Hải, một tay câu chuyên nghiệp “bật mí”. Từ đây bạn có thể thuê du thuyền (70.000đ/giờ/ghe năm người) đi xem cò về tổ, tham quan chùa Long Phước, Hội Sơn, vườn trái cây trên các cù lao lân cận, làng nghề thủ công ven sông Nếu thích làm một chuyến “trở về dòng sông tuổi thơ”, bạn cùng bạn bè và gia đình có thể đăng ký đưa đón bằng thuyền ngay tại bến Bạch Đằng với giá khá mềm (120.000đ/24 người/chuyến) hoặc đặt tour trọn gói (98.000-114.000đ/người). Chỉ lưu ý một điểm nhỏ: bạn nên trang bị một ít thuốc chống muỗi. Dạo vườn cây ăn trái và ngắm thảo nguyên Theo tỉnh lộ 15 từ thị trấn huyện Hóc Môn đến ngã tư Tân Qui (gần 20km) quẹo phải về Uỷ ban Nhân dân xã Trung An (Củ Chi), men theo con lộ đất đỏ, khu vực nhà vườn cây ăn trái năm nay “xôm tụ” chưa từng thấy. Chọn vào nhà vườn nào là tùy bạn, bởi lẽ các nhà vườn đếu thống nhất tính giá theo đầu người, 5.000 đồng/người (bao luôn giữ xe, mượn đệm ngồi). Chú Út Rô, chủ nhà vườn rộng 16.000m2, hóm hỉnh: “Muốn chơi từ sáng đến chiều cũng được, giá tính theo bụng thôi, ăn được bao nhiêu tùy khách”. Nếu muốn mua về bạn cũng tha hồ lựa chọn đem cân ký trả tiền với giá khá “mềm”. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version