Sinh tồn nơi hoang dã (Phần 3) - Phạm Văn Nhân

pdf 237 trang ngocly 1510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sinh tồn nơi hoang dã (Phần 3) - Phạm Văn Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsinh_ton_noi_hoang_da_phan_3_pham_van_nhan.pdf

Nội dung text: Sinh tồn nơi hoang dã (Phần 3) - Phạm Văn Nhân

  1. Lửa Từ ngàn xưa, khi tổ tiên chúng ta còn sống trong hang động, đã biết dùng lửa. Có lẽ họ đã biết dùng lửa rất lâu (do tình cờ) trước khi biết làm ra lửa. Ngày nay, chúng ta quá quen với các tiện nghi văn minh đến độ đôi khi chúng ta quên đi sự quan trọng của lửa, có thể là do chúng ta làm ra lửa một cách dễ dàng băǹ g diêm, bật lửa, điện Nhưng nếu các bạn đi vào rừng hay bị lạc vào nơi hoang dã, các bạn sẽ thấy: Lửa là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của con người. Là một nguồn năng lượng rất quan trọng trong việc mưu sinh để tồn tại nơi hoang dã: - Lửa cung cấp ánh sáng và hơi ấm,
  2. giúp chúng ta tự tin và thư giãn tinh thần. - Lửa làm cho chúng ta có cảm giác được che chở trước các thú dữ lẫn trong bóng tối. - Lửa giúp chúng ta nấu nướng thứ c ăn, sấy khô các thực phẩm cần tồn trữ. - Lửa hong khô các y phục và đồ dùng ẩm ướt, giúp chúng ta không bị nhiễm lạnh. - Lửa được dùng đun sôi để khử trùng và làm tinh khiết nước. - Lửa và khói có thể dùng để làm tín hiệu. - Lửa dùng để đốt một đầu cây, tạo thành mũi nhọn để làm vũ khí. - Lửa có thể thay cưa rìu trong việc cắt cây để dựng nhà, làm nơi trú ẩn. - Lửa và khói có thể xua đuổi một số động vật, côn trùng, muỗi mòng khỏi nơi
  3. chúng ta đang trú ẩn. - Lửa và khói dùng hun ong bay ra khỏi tổ để chúng ta lấy mật và nhộng. - Lửa còn dùng để xua đuổi muông thú ra khỏi nơi ẩn núp để rồi bị rơi vào bẪy hay bị đón bắt. - Một khúc cây đang cháy có thể dùng làm vũ khí để chống trả hay xua đuổi mãnh thú. - Lửa dùng để soi chim cá và các động vật khác, làm cho chúng bị chói mắt để chúng ta dễ dàng tiếp cận. Nếu khi nào cần, mà các bạn có thể làm ra được lửa, thì khả năng sinh tồn nơi hoang dã của các bạn được bảo đảm hơn. Lửa là yếu tố quan trọng nhất ở nơi trú ẩn. Nếu không có lửa, các bạn sẽ chìm trong bóng tối lạnh lẽo. Như vậy, tình hình
  4. sẽ càng xấu đi rất nhiều. Cho nên các bạn phải biết nhiều phương pháp lấy lửa khác nhau, để có thể áp dụng với những vật liệu mà chúng ta có thể tìm thấy tại chỗ. BÙI NHÙI HAY CHẤT DẪN LỬA Trước khi muốn làm ra lửa, các bạn phải chuẩn bị một số bùi nhùi hay vật dẫn lửa. Đây là những vật tơi, xốp, khô, dễ bắt lửa, dễ cháy. Nếu gặp thời tiết tốt và khô ráo thì chúng ta dễ dàng tìm thấy những vật liệu để dẫn lửa như: cành cây khô, lá khô, cỏ khô, hoa khô, tre khô, trái gòn khô, dương
  5. xỉ, rêu hay địa y khơ, vỏ cây khô, trái thông khô, lông chim, tổ chim, phân khô của súc vật Nếu gặp thời tiết xấu, ẩm ướt, các bạn cố tìm cho được những loại cây có tinh dầu như: thông, tùng, song tử diệp Dùng dao hay rìu bửa bỏ lớp vỏ ấm ướt bên ngoài, rồi vạt thật nhỏ như dăm bào Các bạn cũng có thể tìm thấy các vật dẫn lửa dưới các tảng đá, trong những bọng cây, hay dưới các lớp lá khô Nếu không tìm được các chất dẫn lửa thiên nhiên, các bạn có thể dùng giấp vụn, vải xé nhỏ, băng gạc và bông gòn trong túi cứ u thương, bông gòn trong áo bông, mỡ động vật, kem nhóm lửa, xăng dầu (nếu có) CÁC CÁCH TẠO RA LỬ A
  6. Các cách thông thường Dĩ nhiên tốt nhất là chúng ta có một hộp diêm không thấm nước, một quẹt gas gọn gàng tiện lợi, hoặc những vật dụng đánh lửa có bán trên thị trường như: Đá đánh lửa (Flint Fire Starter), Đá Ma-nhê (Mangesium Fire Starter).
  7. Dùng thấu kính Đây cũng là một phương pháp khá dễ dàng. Các bạn dùng thấu kính hội tụ từ các vật dùng như: kính lúp, ống dòm, máy ảnh, kính cận hay kính lão cao độ, đít chai tròn Các bạn đưa thấu kính lên, đặt thẳng góc với mặt trời, đoạn xê dịch sao cho điểm sáng hội tụ gom lại thành một chấm nhỏ nhất, chiếu thẳng vào mớ bùi nhùi dễ cháy. Vài giây sau khói sẽ bốc lên, chờ khi thấy có điểm lửa, các bạn cầm bùi nhùi lên thổi nhè nhẹ, lửa sẽ bùng lên. (Nếu các bạn có vài hạt thuốc súng hay phân dơi thì chỉ vài giây sau lửa sẽ bùng lên ngay)
  8. Lưu ý: Thổi lửa từ bùi nhùi đang cháy ngún để cho ngọn lửa cháy bùng lên là cả một kinh nghiệm. Không thể thổi quá mạnh hay quá yếu mà thổi nhè nhẹ, khi thấy khói càng lên nhiều thì càng tăng cường độ, và cho thêm bùi nhùi vào, cho đến khi lửa cháy bùng lên. Dùng pin hay bình điện (Accu) Nối hay đầu dây điện vào hai cực âm dương rồi đánh vào nhau. Nếu cường độ điện đủ mạnh, và bùi nhùi dễ bắt lửa (có
  9. tẩm xăng dầu càng tốt), thì sau vài lần đánh, lửa sẽ bùng cháy (các bạn cần đánh nhanh liên tiếp). Lấy lửa băǹ g khoan cần cung Đây là một trong những phương pháp lấy lửa cổ đại nhất, rất hiệu quả nhưng mất khá nhiều thời gian, các bạn cần phải thật kiên trì cũng như phải nắm vững kỹ thuật thao tác. - Trước tiên, các bạn dùng một cành cây hơi dẻo để làm một cần cung dài khoảng 60 – 80 cm. Dây cung được làm
  10. băǹ g các loại dây bền chắc như dây da, dây dù, dây gai se lại theo hình dưới đây.
  11. CƯA TẠO LỬ A Các bạn dùng tre hay nứ a chẻ làm đôi, một nửa cố định làm bàn ma sát, nửa kia dùng làm cưa. Lật úp bàn ma sát xuống vắt
  12. ngang một khe nhỏ để cố định vết cưa. Độn bùi nhùi vào dưới vết cắt. Đặt thanh tre vào khe và kiên nhẪn cưa, lúc đầu cưa chầm chậm, khi thấy bắt đầu bốc khói, thì tăng dần nhịp độ cho đến khi thấy có lửa thì cho thêm bùi nhùi vào và thổi cho lửa bùng lên. KÉO DÂY TẠO LỬA Lấy một thân cây tròn chẻ làm đôi, và
  13. chêm cho hở ra. Nhét một nắm bùi nhùi vào trong kẽ. Lấy một sợi dây dẻo, bền, chắc (tốt nhất là dây mây) vòng qua nắm bùi nhùi đó. Hay tay cầm hai đầu dây kéo lên kéo xuống đều đều cho đến khi thấy bùi nhùi bốc khói thì kéo nhanh dần. Lúc bùi nhùi bén lửa thì cầm thổi cho lửa bùng lên. GIỮ GIǸ VÀ BẢ O QUẢ N LỬA Nếu có diêm, bật lửa hay các dụng cụ
  14. đánh lửa khác, thì chúng ta không cần phải giữ lửa. Nhưng nếu không có thì chúng ta phải biết một vài cách bảo quản cho lửa không tắt, vì như các bạn đã biết một lần làm ra lửa cũng chẳng dễ dàng gì. Trường hợp các bạn ở một chỗ thì rất dễ. Chỉ cần đưa những gốc cây khô, lớn, vào đống lửa, giữ cho cháy suốt ngày đêm. Nếu các bạn muốn đi vắng một vài ngày mà khi quay về, lửa vẫn còn cháy, các bạn chỉ cần sắp những gốc cây dài thành một hàng, đặt gối lên nhau, rồi đốt phía trên gió. - Lấy một đoạn dây thừng khô (loại thừng được bện băǹ g xơ dừa), đốt một đầu dây cho cháy lên rồi thổi tắt, chỉ để lửa
  15. cháy ngún. Tuỳ theo độ dài của sợi dây, các bạn có thể giữ được lửa từ vài giờ cho tối vài ngày. Khi cần, chúng ta đưa đầu lửa vào bùi nhùi và thổi cho lửa bùng lên. - Dùng một miếng vải cuộn tròn lại, và se cho thật chặt. Lấy dây cột lại từng khúc (như cột bánh tét), và sử dụng như một đoạn dây thừng. - Lấy vỏ cây khô, xơ của nách là dừa, cọ, đùng đình khô, bó lại chung quanh
  16. một cây củi khô, loại gỗ tốt. Bên ngoài bao băǹ g lá tươi của các loại cây như: buông dừa, kè Dùng các loại dây rừng tươi bó lại cho thật chặt. Đốt một đầu cho cháy ngún, các bạn có thể giữ được lửa khá lâu. - Dùng rơm hay cỏ khô bện theo hình con rít hay quấn lại cho thật chặt (có nơi gọi là con cúi), đốt một đầu cho cháy ngún (nếu lửa cháy bùng lên thì phải thổi tắt ngay). Tuỳ theo các bạn bện dài hay ngắn
  17. mà chúng có thể giữ được lửa lâu hay mau. - Lấy lon đồ hộp, gáo dừa, vỏ cây tươi, bọng cây đổ tro nóng vào. Lựa loại than chắc, nặng, đang cháy hồng, bỏ vào và phủ lên trên một lớp tro mỏng hay địa y khô. Khi di chuyển thì dùng dây treo để mang theo. Cách nầy có thể giữ lửa được khoảng một buổi (từ sáng đến trưa, hay từ trưa đến tối).
  18. KỸ THUẬT ĐỐ T THAN Than là một loại nguyên liệu khá nhẹ, cháy nóng, lâu tàn, không khói, dễ tồn trữ và bảo quản Thích hợp cho những nơi trú ẩn kín đáo hay trong hang động. Nhưng để có than ở nơi hoang dã, các bạn phải nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản về đốt than. 1.Thiết kế vỏ lò:
  19. Tìm một địa thế tương đối băǹ g phẳng, đào sâu xuống độ 1 mét, rộng từ 1 – 2 mét (vuông hay tròn cũng được). Khoét rãnh thông hơi chung quanh nền lò và đặt ống thông khói. 2. Nạp củi: Chọn những loại cây cho than chắc như: Cầy, Ngành Ngạnh, Thị, Da đá Cắt ra từng khúc băǹ g chiều cao của lò (1 mét), sắp đứ ng sát vào nhau trong lò. Bên trên, sắp các cành cây nhỏ rồi lấy đá đậy lên cho thật kín. Đắp lên trên một lớp đất sét hay đất thịt đầy khoảng 20cm.
  20. 3. Đốt lò: Các bạn đào thêm một cái hố khác, cách lò khoảng 40 cm, rộng khoảng 60 – 70 cm (đủ cho một người ngồi xoay trở), sâu 1 mét (băǹ g chiều sâu của lò). Từ cái hố nầy, các bạn đục một lỗ thông qua lò, gọi là “lỗ chụm”, lỗ nầy rộng khoảng 30cm. Cho củi khô vào lỗ chụm, rồi đốt cho tới khi khói từ các lỗ thông nhạt bớt, và hơi nóng toả lên, gọi là “phát hoả” (khoảng 48 giờ). Sau đó, các bạn bít lỗ chụm lại và theo dõi hơi khói từ ống khói (nếu khói không lên thì phải đốt lại) cho tới khi thấy khói đóng nhựa đen và khô.
  21. Để dễ theo dõi, các bạn gác ngang trên ống khói một miếng cây rộng khoảng 2 cm. Khi thấy miếng cây đóng khói theo yêu cầu là được. Thông thường thì đốt khoảng từ 8 đến 10 ngày là than chín. Khi đó, các bạn bịt kín tất cả các lỗ thông khói lại. Để khoảng 7 ngày than nguội thì khui ra. ĐỐT THAN ĐƠN GIẢ N
  22. Các bạn còn có thể làm ra than băǹ g phương pháp đơn giản như sau: - Đào một hố sâu từ 80 – 1 mét, rộng khoảng 1 – 1,50 mét. - Bỏ củi khô xuống đốt cho cháy bùng lên - Xếp củi tươi lên trên đống lửa, đợi cho lửa bắt cháy xém đống củi tươi đó. - Lấp dần đất lại cho đến khi thật kín - Để yên khoảng 5 ngày thì khui ra. Than đốt cách nầy không chín đều cho nên khi đun nấu có một số còn cháy thành lửa ngọn, hoặc bị khói. Vì vậy, băǹ g kinh nghiệm của mình, các bạn nên chọn những phần than đúng tiêu chuẩn để riêng ra, dành đốt những khi cần.
  23. THẮ P SÁNG & SƯỞ I ẤM Khi ở nơi hoang dã, các bạn không có những vật dụng cần thiết để thắp sáng như: đèn cầy, đèn bão, đèn pin thì các bạn có thể đốt lên một đống lửa. Tuy nhiên, có những nơi mà các bạn không thể bê nguyên cả một đống củi vào chỗ trú ẩn để vừa thắp sáng vừa sưởi ấm được như: hang động, vòm băng igloo, nơi trú ẩn chật chội Vì khói có thể làm bạn ngộp thở, gây cháy nổ (nếu gặp phân dơi) Vậy các bạn hãy sử dụng một trong những phương thứ c sau đây để có thể vừa thắp sáng, vừa
  24. sưởi ấm và cũng có thể vừa làm nóng thứ c ăn. Xăng đặc: Là những hợp chất được chế tạo theo công nghiệp, thành từng miếng nhỏ, trắng hay ngà. Dành riêng cho quân đội, những nhà thám hiểm, những người đi dã ngoại Khi đốt thì toả sứ c nóng nhưng không tạo khói. Tuy nhiên, “xăng đặc” không có ánh sáng nên không thể thay thế cho đèn được. Ngoài ra, khi đốt nơi kín đáo chật hẹp, có thể toả ra hơi độc. Cần cẩn thận. Các bạn chỉ có xăng đặc khi đã được chuẩn bị trước. Bếp mini Nếu các bạn có sáp (lấy từ các tổ ong), dầu thực vật, mỡ động vật và một ít hộp thiếc, thì các bạn có thể chế tạo
  25. thành những bếp mini khá đơn giản như sau: Cách thứ nhất: - Dùng một lon thiếc có nắp đậy. Đục 4 lỗ trên nắp lon. Xâu 4 tim đèn vào những lỗ đó. - Lấy dầu thực vật hay mỡ động vật hoặc nấu sáp cho chảy ra đổ vào lon. Đậy nắp lại. - Cắt 2 miếng thiếc như hình bên để làm kiềng đỡ. Khi sử dụng thì ráp chồng
  26. lên nhau, khi không cần thì tháo ra xếp gọn. Cách thứ hai: Lấy 4 – 5 tờ nhật báo hay vải cuộn tròn rồi cột chặt lại. Cắt từng đoạn ngắn (vừa bỏ vào lon). Nấu đèn cầy hay dầu, mỡ đổ vào như trên. Lưu ý: Khi nấu loại bếp nầy nên bỏ vào một lon nước lớn hơn để làm nguội. Bếp Koolik của người Eskimos. Vật dụng: Hộp đựng chất lỏng, một
  27. mãnh vải, một miếng thiếc, mỡ động vật hay dầu thực vật. Đèn thợ rừng Dùng một mảnh vỏ sò, nghêu, vỏ lon đồ hộp, miếng gáo dừa, dĩa sành Đựng một ít dầu ăn hay mỡ động vật. Lấy vải hay bông gòn làm tim đèn. Kẹp tim đèn ở giữa hai cục đá không cho tuột xuống. Đốt lên, các bạn sẽ có một ngọn đèn tuy hơi mờ
  28. nhưng cũng cung cấp được phần nào ánh sáng. Đèn mù u Các bạn có thể lấy nhân của trái mù u già, (là một cây mọc hoang và cũng được trồng khắp nơi trong nước ta). Ép lấy dầu để thắp đèn. Hoặc thái mỏng rồi xâu vào một cái que, khi đốt sẽ cháy như đuốc và khá lâu. Đuốc bu-lô Lột một miếng vỏ mỏng (lớp trong)
  29. của cây bu-lô (Birch), cuốn nhỏ lại theo chiều dọc của thớ vỏ cây, giắt vào một cái kẹp (như hình minh hoạ), rồi đốt lên một đầu, cứ mỗi một mét, đuốc sẽ cháy từ 15 đến 20 phút. Đốt đèn cây khi gió lớn Nếu các bạn có đèn cầy, muốn đốt lên mà không sợ bị gió thổi tắt, xin hãy làm theo những mẫu minh hoạ dưới đây:
  30. Thực phẩm Sau nước, thực phẩm là một nhu cầu tối cần thiết của con người, nếu thiếu thực phẩm, chúng ta sẽ suy kiệt sinh lực và sức chịu đựng, tinh thần hoang mang mơ hồ, không còn ý chí, nghị lực để phấn đấu sinh mạng sẽ bị đe doạ. Nhưng để tìm kiếm được thực phẩm từ thiên nhiên hoang dã, các bạn phải là người có kinh nghiệm. Tuy thiên nhiên thật hào phóng, nhưng cũng rất khắc nghiệt. Bên cạnh những thực vật, động vật có thể nuôi sống được con người, thì cũng có những cây trái và sinh vật có thể giết chết con người trong nháy mắt. Đã vậy, sự khác biệt giữa “lành” và “độc”, lại không sai biệt nhau là bao nhiêu, nhất là ở trong các
  31. loài thực vật. Thí dụ: Cây “Chè vằng” ăn được lại rất giống cây “Lá ngón” cực độc, chỉ cần ăn vài lá là vô phương cứu chữa. Hoặc giữa cây khoai môn và cây môn nước, một loại thì ăn rất ngon, còn một loại ăn vào thì ngứa như cào cổ. Những cây nầy, chỉ có người kinh nghiệm mới phân biệt được. Nói như thế không có nghĩa là bạn khoanh tay nhịn đói chờ chết, chúng tôi chỉ muốn nói là các bạn hãy thận trọng, nên ăn những gì mà các bạn biết rõ, cả về tính chất lẫn cách chế biến (chẳng hạn như củ nần, củ nâu, thì phải ngâm nước và luộc
  32. nhiều lần. Củ nưa phỉa luộc với vôi. Măng tre thì phải luộc hay nấu, không thể nướng hay ăn sống được ) Về động vật, tuy ít có con mang chất độc trong thịt, nhưng nếu các bạn không biết cách làm và chế biến, thì cũng có thể trúng độc. Nhiều người đã chết do ăn Cóc và cá Nóc làm không kỹ. Các bạn không nên ăn những lòng, ruột, trứng của các loại cá và động vật mình không biết rõ, và cũng đừng đụng tới những sinh vật và côn trùng hay nấm có màu sắc sặc sỡ, vì đó là lời cảnh cáo của thiên nhiên. Để tìm thực phẩm từ trong thiên nhiên, chúng ta có 2 nguồn chính: từ THỰC VẬT và từ ĐỘNG VẬT. THỰC PHẨM TỪ THỰC VẬT Đây là một nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng, dễ tìm kiếm, rất thích hợp
  33. cho những trường hợp phải di chuyển. Tuy nhiên, cũng rất dễ bị ngộ độc, các bạn phải cẩn thận. Thường thì cây, trái, củ, hạt, mầm nào mà chim, thú (nhất là khỉ) mà ăn được thì chúng ta cũng có thể ăn được. Nhưng đó không phải là công thức, vì một số loài chim có thể ăn những trái độc (Mã tiền, Mặt quỷ ) mà nếu các bạn ăn vô thì chắc chắn “ngủm”. Nếu nghi ngờ thì các bạn có thể thử bằng những cách sau đây: - Ngắt một đọt cây, cuống lá, mà thấy nhựa trắng như sữa thì đừng ăn. - Nhai thử, thấy có vị đắng, cay, hay buồn nôn, thì đừng ăn. - Nấu lên trong 15 – 20 phút, bỏ vào miệng ngậm một lúc, nếu thấy không có phản ứng gì thì từ từ ăn thêm, nhưng
  34. đừng quá nhiều, cho đến khi hoàn toàn tin tưởng. - Trong sự hạn chế của một chương sách cũng như về khả năng, chúng tôi không thể trình bày được hết tất cả các loại cây trái có thể dùng làm thực phẩm. Chúng tôi cũng không đề cập đến các loại cây đã được thuần hoá từ lâu và được trồng khắp nơi như: lúa, bắp, đậu, mè khoai lang, khoai tây, khoai mì cam, quýt, xoài, ổi, mít, mận mà chúng tôi thiên về những cây mọc hoang, hoặc đang được thuần hoá. Nhất là ở Việt Nam và các nước lân cận. NHỮNG CÂY HOANG DÃ DÙNG LÀM THỰC PHẨM KHOAI MÀI – HOÀI SƠN – SƠN DƯỢC
  35. Nơi mọc: Ở khắp vùng rừng núi nước ta. Thân cây: Dây leo bò trên mặt đất Lá: Lá đơn, hình tim, mọc đối hay so le Hoa: Hoa đực, hoa cái khác gốc Quả: Củ con ở nách lá gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài” Phần làm thực phẩm: Củ (có thể dài 1 mét) Chế biến: Luộc hay nạo, giã để nấu canh Mùi vị: Thơm, bùi.
  36. SẮN DÂY – CÁT CĂN – CAM CÁT CĂN Nơi mọc: Mọc hoang và được trồng khắp nơi Lá: Lá kép gồm 3 lá chét hình trứng Hoa: Màu xanh, mọc thành chùm ở kẽ lá Quả: Dài 9 – 10 cm, vàng nhạt, nhiều lông Phần làm thực phẩm: Củ
  37. Chế biến: Luộc, chế thành bột Mùi vị: Bùi, ngọt HOÀNG TINH – CỦ CÂY CƠM NẾP Nơi mọc: Mọc hoang ở những nơi rừng ẩm Thân cây: Cây loại cỏ sống lâu năm Lá: Hình mác, mọc vòng 4 – 5 lá một Hoa: Mọc ở kẽ lá, rũ xuống, mỗi cuống mang 2 hoa hình ống, màu tím đỏ.
  38. Quả: Quả mọng, khi chín có màu tím đen Phần làm thực phẩm: Củ Chế biến: Luộc hay giã làm bột KHOAI NƯA – KHOAI NA Nơi mọc: Mọc hoang ở những nơi ẩm ướt Thân cây: Cây sống lâu năm
  39. Lá: Lá đơn, có cuống dài, màu xanh lục nâu, có đốm trắng, phiến lá khía nhiều và sâu Hoa: Bông mo tận cùng bằng một phần bất thụ, hình trụ, màu tím (mo màu nâu sẩm) Phần làm thực phẩm: Củ Chế biến: Luộc với vôi cho hết ngứa CỦ NÂU – KHOAI LENG
  40. Nơi mọc: Mọc hoang tại các vùng rừng núi Thân cây: Dây leo thân nhẵn, gốc nhiều gai Lá: Hình trứng hơi mác, mọc cách ở gốc, mọc đối ở ngọn Hoa: Mọc thành bông Phần làm thực phẩm: Củ Chế biến: Luộc nhiều nước. KHOAI MÔN – KHOAI SỌ Lá: Hình tim, có cuống dài, không ướt
  41. Hoa: Bông màu trắng, hoa bất thụ vàng Phần làm thực phẩm: Thân hoá củ Chế biến: Luộc CỦ CHUỐI – CHUỐI HOA Nơi mọc: Mọc hoang, trồng làm cảnh, thích nơi ẩm. Thân cây: Thân thảo, đa niên, cao khoảng 1m50.
  42. Lá: To, tròn hơi mác, mọc cách, màu lục, trơn láng Hoa: Xếp thành chùm, có một cái mo chung Quả: Quả nang có nhiều gai mềm như lông Phần làm thực phẩm: Củ Chế biến: Luộc – giã làm bột CỦ NĂN – MÃ THẦY Nơi mọc: Mọc hoang và được trồng ở nơi ngập nước. Cây cỏ củ to, mọc ở dưới nước. Thân không có lá, tròn dài, gần như chia đốt,
  43. phía trong có nhiều vách ngang. Hoa tự chỉ gồm có một bông nhỏ màu vàng nâu ở ngọn, hoặc không có hoa. Phần làm thực phẩm: Củ Chế biến: Ăn sống, nấu với thịt, nấu chè CỦ ẤU - ẤU NƯỚC – KỴ THỰC Nơi mọc: Mọc hoang và được trồng ở các ao đầm
  44. Thân cây: Thân ngắn, có lông Lá: Lá nổi có phao: ở cuống, hình quả trám Hoa: Hoa trắng, mọc đơn độc hay ở kẽ lá Quả: Thường gọi là “củ”, có hai sừng Phần làm thực phẩm: Quả (củ) Chế biến: Luộc hay giã bột làm bánh. TRẠCH TẢ - MÃ ĐỀ NƯỚC
  45. Nơi mọc: Mọc hoang ở ao, đầm, ruộng nước Thân cây: Thân rễ trắng, hình cầu hay hình con quay Lá: Hình thuôn hay hình tim, có cuống dài Hoa: Màu trắng, cuống dài, thành tán Quả: Là một đa bế quả Phần làm thực phẩm: Thân củ Chế biến: Luộc SƠN VÉ Nơi mọc: Mọc hoang từ Quảng Trị đến
  46. Nam Bộ Thân: Đại mộc, cao 20m, nhánh non hình vuông Lá: Xoan thon, chót nhọn, gân phụ mảnh Hoa: Đơn tính màu đồng chu Trái: Tròn nhỏ, màu vàng lục có hột to 6 – 8 mm Phần ăn được: Trái Chế biến: Không TRÔM – TRÔM HOE Nơi mọc: Mọc hoang và thường được
  47. trồng để làm nọc tiêu hay trụ hàng rào (rất dễ trồng) Thân: Đại mộc cao 6 – 9 mét Lá: Lá kép gồm 7 – 9 lá phụ không cuống, có lông hoe ở mặt dưới Phần sử dụng: Nhựa cây tươi hay phơi khô Chế biến: Ngâm nước cho nở ra và ăn như thạch. BÁT Nơi mọc: Mọc hoang (hay trồng) theo
  48. lùm bụi Thân: Dây leo đa niên có vòi cuốn Lá: Hơi dầy, không lông Hoa: Màu trắng, năm cánh, hơi giống hoa bìm bìm Trái: Khi non màu anh vân trắng, khi chín màu đỏ Phần sử dụng: Trái và lá Chế biến: Ăn tươi, luộc hay nấu canh. CHÙM NGÂY Nơi mọc: Mọc hoang và được trồng ở Nam bộ
  49. Thân: Thân mọc cao từ 4 – 9 mét có nhánh to. Lá: Kép 3 lần, màu xanh mốc, không lông Hoa: Màu trắng, to, hình giống như hoa đậu Trái: To dài đến 55cm, khô nở thành 3 mảnh Phần sử dụng: Trái, lá và hột Chế biến: Lá, trái non xào nấu như rau, hột ép dầu GAN TIÊN THƠM – CHÂU THI
  50. Nơi mọc: Mọc hoang ở các vùng núi cao Bắc Bộ Thân: Tiểu mộc, cao 3m, nhánh nằm, không lông Lá: Phiến hình bầu dục, thon, không lông Hoa: Chùm ở nách lá, màu trắng Trái: Nang tròn, chứa nhiều hột Phần sử dụng: Trái GĂNG NÉO
  51. Nơi mọc: Mọc hoang ở các rừng còi duyên hải, có trồng nhiều ở Côn Sơn. Thân: Đại mộc, nhánh ngắn, vòng đều quanh thân Lá: Phiến dài bầu dục, không lông Hoa: Chùm hoa màu trắng Trái: Phì quả to 1,5cm, cơm vàng, hột dẹp láng Phần sử dụng: Trái SẾN MẬT
  52. Nơi mọc: Mọc hoang ở Bắc bộ và được trồng ở Nam bộ, dọc theo sông Cửu Long Thân: Đại mộc, cao khoảng 20m Lá: Phiền bầu dục, mặt dưới có gân lồi, lông nhung Hoa: Chùm ở nách Trái: Phì quả cao 3cm, có từ 1 – 3 hột Phần sử dụng: Trái DUNG CHÙM
  53. Nơi mọc: Mọc hoang từ cao độ 1000 – 2000 mét. Thân: Đại mộc nhỏ, cao khoảng 8m, vỏ nứt sâu Lá: To, phiến xoan bầu dục, mặt trên xanh đậm Hoa: Chùm đơn, màu trắng hay vàng, thơm Trái: Hình thoi, dài khoảng 1cm, không lông Phần sử dụng: Trái và lá Chế biến: Lá nấu uống như trà, trái ăn
  54. tươi XAY Nơi mọc: Khắp núi rừng từ Trung đến Nam bộ Thân: Tiểu mộc, cao khoảng 5m, nhánh non có lông Lá: Hình muỗn dài, nhỏ, đầu tròn, không lông Hoa: Hoa nhỏ, chùm ở nách lá, không lông Trái: Tròn, từng chùm, khi chín màu đen mốc
  55. Phần sử dụng: Trái và lá Chế biến: Trái ăn tươi, lá nấu canh MÓC CỘT Nơi mọc: Rừng thưa ở độ cao 1000 – 2000 mét Thân: Đại mộc, cao 8 – 12 m, nhánh có khi có gai Lá: Đáy tròn, chót có mũi ngắn, rụng theo mùa. Hoa: Màu trắng, chùm tụ tán Trái: Tròn, chót có thẹo của đài
  56. Phần sử dụng: Trái DUM LÁ HƯỜNG Nơi mọc: Mọc hoang các vùng núi cao trên 1000m Thân: Bụi, có lông mịn, có gai nhỏ. Lá: Lá kép do lá phụ mọc đối, mép có răng cưa Hoa: Ở chót nhánh, cánh tròn, màu trắng, thơm Trái: Tròn, to 2 cm Phần sử dụng: Trái Chế biến: Lá nấu như trà, trái ăn tươi
  57. TU LÚI – NGẤY LÁ NHỎ Nơi mọc: Mọc hoang bình nguyên đến cao nguyên Thân: Bụi trườn, nhánh mảnh, có lông và gai cong Lá: Lá bẹ, lá phụ nhỏ, mặt trên không lông, mặt dưới đầy lông trắng Hoa: Tản phòng ở ngọn, màu hường, dài đầy lông, có gai nhỏ Trái: Hình bán cầu, màu đỏ, vị chua Phần sử dụng: Trái
  58. THIÊN TUẾ Nơi mọc: Mọc hoang và còn được trồng làm kiểng Thân: Cao 1 – 6 m Lá: Dài 0,5 – 2m, có thứ diệp từng cặp một Hoa: Ít khi có hoa Quả: Hình xoan, màu vàng hay đỏ (có độc) Phần làm thực phẩm: Thân cây Chế biến: Lấy lõi thân cây giã thành bột làm bánh hay chế biến các món khác. DỦ DẺ
  59. Nơi mọc: Mọc hoang ở rừng còi dựa biển Thân: Cây nhỏ, đứng hay leo, nhánh mang lông Lá: Phiến lá dài, mặt dưới có lông màu nâu Hoa: Màu vàng, 6 cánh, cô độc hay từng cặp Quả: Phì quả nắn, từ 5 – 7 hột Phần làm thực phẩm: Trái Chế biến: Không BỒ QUẢ ĐÁC – BỒ QUẢ HOE
  60. Nơi mọc: Rừng còi, rừng thưa (Kontum, Đacto ) Thân: Dây leo thẳng, có lông màu nâu hoe Lá: Dài 12 – 15 cm, có lông cứng vàng hoe Hoa: Mọc đối diện với lá, to 3 – 4 cm, có lông Trái: Phì quả có lông mịn, chứa 5 – 6 hột Phần ăn được: Trái Chế biến: Không NẤM CƠM – XƯN XE – NGŨ VỊ
  61. TỬ NAM Nơi mọc: Mọc hoang ở các vùng núi trung nguyên Thân: Dây leo rất cao, nhánh non có phấn mịn Lá: Hình xoan bầu dục. Mặt trên láng, nâu đen Hoa: Màu đỏ, cô độc, to 12 – 15 cm Trái: Giống như một trái mãng cầu ta nhỏ Phần ăn được: Trái Chế biến: Không
  62. KHOAI LANG (WILD POTATO) Nơi mọc: Mọc hoang ở những vùng núi Nam Mỹ Thân: Thẳng cao 30 – 80 cm, sống lâu năm Lá: Kép xẻ lông chim, lá chét to nhỏ khác nhau Hoa: Mọc thành sim, màu tím hay
  63. trắng Quả: Mọng hình cầu, xanh nhạt hay tím nhạt Phần làm thực phẩm: Củ Chế biến: Luộc hay nướng CỦ SÚNG Nơi mọc: Mọc hoang ở những vùng ngập nước
  64. Thân cây: Thân rễ phát triển thành củ Lá: Tròn xẽ hình tim, cuống dài Hoa: Nhiều cánh, màu hồng tím hay trắng Phần làm thực phẩm: Củ và cuống hoa còn non Chế biến: Củ - luộc. Cuống hoa: ăn sống, xào BỨA
  65. Nơi mọc: Mọc hoang và được trồng ở miền Bắc Thân: Cây gỗ cao 10 – 15 mét Lá: Mọc đối, mép trơn, nhẵn bóng Hoa: Màu vàng, hoa đực và lưỡng tính Quả: Mọng hình cầu, ngoài vàng, trong hơi đỏ Phần làm thực phẩm: Quả và lá Chế biến: Ăn sống hoặc nấu canh chua. Ô MÔI – BỒ CẠP NƯỚC
  66. Nơi mọc: Mọc hoang ở miền Nam nước ta Thân: Cây gỗ cao 7 – 15 mét Lá: Kép lông chim từ 5 – 16 đôi, hình thuôn Hoa: Mọc thành chùm, màu hồng tươi, thông Quả: Hình trụ cứng, dài 20 – 60 cm, màu đen nhạt
  67. Phần làm thực phẩm: Trái và hạt Chế biến: Trái ăn tươi, hạt rang hay luộc. MƠ – Ô MAI – HẠNH Nơi mọc: Mọc hoang và được trồng ở miền Bắc Thân: Loại cây nhỏ, cao 4 – 5 mét Lá: Mọc so le, bầu dục nhọn đầu, mép răng cưa Hoa: Năm cánh, trắng hoặc hồng, mùi
  68. thơm Quả: Quả hạch, hình cầu, màu vàng xanh, 1 hạt Phần ăn được: Quả Chế biến: Ăn tươi hay muối thành ô mai. THỊ - THỊ MUỘN Nơi mọc: Mọc hoang và được trồng
  69. khắp nơi Thân: Gỗ cao từ 5 – 10 mét Lá: Mọc so le, hình trứng thuôn, phủ lông Hoa: Đa tính, hợp thành sim, màu trắng, có lông Quả: Tròn hơi đẹt, khi chín màu vàng, thơm gắt Phần ăn được: Trái Chế biến: Không, DÂU TẰM - TẦM TANG
  70. Nơi mọc: Được trồng và mọc honag (do trồng rồi bỏ) Thân: Thường cao 2 – 3 mét, có thể cao 15 mét Lá: Mọc so le, hình bầu dục nhọn, mép răng cưa Hoa: Đơn tính, mọc thành khối hình cầu, 4 lá dài Trái: Trái kép, mọng nước, màu đỏ,
  71. sắc đen thẩm Phần ăn được: Trái Chế biến: Không. SỔ - THIỀU BIÊU Nơi mọc: Mọc hoang ở rừng núi, dọc bờ sông, suối Thân: Cây gỗ to, cao 15 – 20 mét Lá: To, dài, hình bầu dục nhọn, mép khía răng cưa Hoa: Hoa to, mọc đơn độc ở kẽ lá. Trái: Hình cầu, do lá đài phát triển
  72. thành bản dầy Phần ăn được: Trái Chế biến: Không. SIM – ĐƯƠNG LÊ – SƠN NHẬM Nơi mọc: Mọc hoang ở các đồi trọc Trung, Nam bộ Thân: Cây nhỏ, cao 1 – 2 mét
  73. Lá: Mọc đối, hình thuôn, phiến dầy, có lông mịn Hoa: Hồng tím, đơn độc hoặc từng chùm 3 cái Trái: Mọng , màu tím thẩm, hạt nhiều Phần ăn được: Trái Chế biến: Không. SUNG Nơi mọc: Mọc hoang và được trồng
  74. khắp nơi ở VN Thân: Cây to, phân nhánh ngang Lá: Hình mũi giáo, có lông khi còn non Hoa: Để hoa phát triển thành trái Trái: Trái giả, mọc thành chùm trên thân cây Phần ăn được: Trái và lá non Chế biến: Ăn sống hoặc muối, lá có thể gói nem. ĐÀI HÁI – MỠ LỢN – MƯỚP RỪNG
  75. Nơi mọc: Mọc hoang trong rừng núi Thân: Dây leo, thân nhẵn, có thể dài hơn 30 mét Lá: Hình tim, chia 3 – 5 thùy, rộng 15 – 25 cm Hoa: Hoa đực mọc chùm, hoa cái đơn độc Trái: Hình cầu, to, có 6 – 12 hạt lớn, hình trứng dẹt
  76. Phần ăn được: Hạt Chế biến: Ép dầu, nướng hay rang như đậu phộng. MÂM XÔI – ĐÙM ĐŨM Nơi mọc: Mọc hoang ở khắp núi rừng miền Bắc Thân: Cây vừa, thân leo, có nhiều gai nhỏ Lá: Lá đơn, hình tim, chia 5 thuỳ, mặt
  77. có lông Hoa: Hình chùm, 5 cánh, màu trắng, nhiều nhuỵ Trái: Kép, hình mâm xôi, khi chín màu đỏ tươi Phần ăn được: Trái Chế biến: Không. CHAY Nơi mọc: Mọc hoang và được trồng nhiều nơi Thân: Cây to, cao 10 – 15 mét
  78. Lá: Mọc so le, trên nhẵn, dưới có lông ở gân lá Hoa: Hoa đực, hoa cái mọc trên cùng một cây Trái: Khi chín màu vàng, mềm, cơm màu đỏ Phần ăn được: Trái Chế biến: Không. NHÓT – LÓT
  79. Nơi mọc: Mọc hoang, trồng ở các tỉnh miền Bắc Thân: Cây vừa, cành mềm, có gai Lá: Hình bầu dục, mọc so le, mặt dưới trắng bạc Hoa: Không tràng, có 4 lá dài Trái: Hình bầu dục, khi chín đỏ tươi, có phủ lông
  80. Phần ăn được: Trái Chế biến: Ăn sống hoặc nấu canh. CHUA CHÁT Nơi mọc: Mọc hoang các tỉnh cực Bắc VN Thân: Gỗ cao 10 – 15 mét, cây non có gai Lá: Hình bầu dục, mép khía răng cưa Hoa: Họp thành tán, từ 3 – 5 hoa, cánh màu trắng
  81. Trái: Tròn dẹt, khi chín màu vàng lục Phần ăn được: Trái Chế biến: Không. TÁO MÈO Nơi mọc: Mọc hoang ở các tỉnh cực Bắc VN Thân: Cây lỡ, cao 5 – 6 mét, cây non cành có gai
  82. Lá: Đa dạng, non xẻ thuỳ, cây lớn bầu dục Hoa: Họp thành chùm 1 – 3 hoa, cánh màu trắng Trái: Hình cầu thuôn, khi chín màu vàng lục Phần ăn được: Trái Chế biến: Không. HỒNG - THỊ ĐẾ - TAI HỒNG Nơi mọc: Mọc hoang ở Trung Quốc,
  83. Nhật Bản; được trồng ở các tỉnh miền Bắc VN Thân: Cây lỡ, cao 5 – 6 mét Lá: Thuôn hay hình trứng, mép nguyên hay lượn sóng Hoa: Hoa đực mọc 2-3 cái một, hoa cái mọc đơn độc Trái: Hình bầu dục, khi chín màu vàng hay đỏ thắm Phần ăn được: Trái Chế biến: Phơi khô hay ăn tươi. GẮM – DÂY MẪU – DÂY SÓT
  84. Nơi mọc: Mọc hoang tại các vùng rừng núi nước ta Thân: Dây leo, dài 10 – 12 mét, rất nhiều mấu Lá: Mọc đối, hình trứng, thuôn dài, đầu nhọn Hoa: Hình nón, thành chùm dài hay mọc vòng Trái: Hình trứng, bóng, phủ một lớp
  85. như sáp Phần ăn được: Trái Chế biến: Không SEN – LIÊN – QUÌ Nơi mọc: Được trồng và mọc hoang ở các ao đầm Thân: Hình trụ, mọc trong bùn, thường gọi là ngó Lá: Hình khiên, tròn, to, gân toả đều Hoa: To, màu trắng hay đỏ hồng, nhiều
  86. cánh Trái: Được gọi là hạt, nằm trong gương sen Phần ăn được: Hạt, ngó sen, cuống hoa non Chế biến: Ăn sống, xào nấu, muối chua, nấu chè. TRỨNG CUỐC Nơi mọc: Mọc hoang khắp rừng núi nước ta
  87. Thân: Cây bại, có cành vươn dài Lá: Mọc so le, hình mác dài, mặt trên nhẵn bóng Hoa: Nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở kẽ lá Trái: Hình trứng, xám có điểm những chấm trắng Phần làm thực phẩm: Trái và lá Chế biến: Trái ăn, lá nấu uống thay trà (chè) DÂU RƯỢU – DÂU TIÊN – THANH MAI
  88. Nơi mọc: Mọc hoang ở tỉnh miền Bắc và Trung Thân: Cây thường cao 0,40 – 0,50 mét Lá: Thuôn dài, non có răng cưa rõ, già không rõ Hoa: Hoa cái hình đuôi sóc, hoa đực gầy, thưa hoa Trái: Hình cầu, gần giống trái dâu, chín màu đỏ tím Phần ăn được: Trái Chế biến: Phơi khô, ăn tươi, ủ thành
  89. rượu. LƯỜI ƯƠI – BÀNG ĐẠI HẢI Nơi mọc: Mọc hoang ở các tỉnh miền Nam nước ta Thân: Cây to, cao 30 – 40 mét Lá: Đơn, nguyên hay xẽ thuỳ, mặt dưới nâu hay bạc Hoa: Hoa nhỏ, không cuống, họp thành 3 – 5 chuỳ Trái: Dạng lá, hình trứng, giống đèn
  90. treo Phần ăn được: Trái Chế biến: Ngâm trái vào nước cho nở ra, cho đường vào rồi ăn như thạch. MUA BÀ – DÃ MẪU ĐƠN Nơi mọc: Khắp các bãi hoang, đồi trọc, ven rừng Thân: Bụi, cao khoảng 1 mét, phủ lông Lá: Hình trứng nhọn, có 5 – 7 gân dọc,
  91. phủ lông Hoa: Lớn, mọc chụm đầu cành, màu tím hoa cà Trái: Hình chén, phần đầu hơi hẹp lại Phần ăn được: Trái Chế biến: Không XỘP – VẢY ỐC – SUNG THẰN LẰN Nơi mọc: Mọc hoang, được trồng làm cảnh khắp nơi
  92. Thân: Cây leo nhờ rễ, bám vào vách đá, đại thụ Lá: Đa dạng, mép nguyên, mặt lá nhám Hoa: Hoa nhiều, đơn tính, đế hoa lõm Trái: Trái giả, hình chén kín, khi chín màu vàng, đỏ Phần ăn được: Trái Chế biến: Không DẺ - KHA THỤ TÀU
  93. Nơi mọc: Các sườn núi cao dưới 700 mét Thân: Cây gỗ cao khoảng 20 mét, vỏ màu tro xám Lá: Dạng mũi mác, mép trên có răng cưa Hoa: Nhỏ, đơn tính, hoa đực trắng lục, hoa cái chứa một tổng bao xếp thành một
  94. bông ngắn Trái: Quả hạch, hình trứng, màu vàng nâu, có lông Phần ăn được: Hạt Chế biến: Rang ăn hay nấu với thịt DÂU NÚI – XÀ MỖI Nơi mọc: Mọc hoang theo bờ suối, nơi ẩm, rừng núi Thân: Cây thảo, mọc bò, sống lâu năm, rễ ngắn thô Lá: Kép lông chim, 3 lá chét, mép có
  95. răng cưa Hoa: Màu vàng, mọc đơn độc, cuống dài, nhiều lá đài Trái: Quả bế, nhăn nheo, bầu dục, chín màu hồng Phần ăn được: Trái Chế biến: Ăn tươi - ủ rượu- làm mứt KIM ANH – THÍCH LÊ TỬ - ĐƯỜNG QUÁN TỬ
  96. Nơi mọc: Mọc hoang ở các vùng cực Bắc nước ta Thân: Mọc dựa thành bụi, nhiều gai như hoa hồng Lá: Kép lông chim, 3 lát chét, mọc so le, răng cưa Hoa: Mọc riêng đầu cành, 5 cánh, màu trắng Trái: Hình trứng, nhiều gai, khi chín màu vàng nâu Phần ăn được: Trái (bỏ hạt, vì có độc) Chế biến: Không HỒ ĐÀO – ÓC CHÓ Nơi mọc: Mọc hoang từ Đông Nam
  97. Châu Âu tới Nhật Bản, được trồng ở các tỉnh cực Bắc nước ta Thân: Cây gỗ to, cao khoảng 20 mét Lá: Kép lông chim , có từ 7 – 9 lá chét, mùi hăng Hoa: Đơn tính, hoa đực hình đuôi sóc. Trái: Quả hạch, có vỏ nạc, chín nứt thành 3 – 4 mảnh Phần ăn được: Nhân hạt Chế biến: Ép dầu hoặc rang ăn. CÁC LOẠI CÂY NHƯ RAU CẢI THỔ CAO LY SÂM
  98. Còn gọi là giả nhân sâm, thổ nhân sâm. Mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam. Dùng lá, thân non, củ, để nấu canh. MỒNG TƠI
  99. Là một loại dây leo, có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới. Mọc hoang hoặc được trồng theo hàng rào để lấy rau ăn. Dùng lá và thân cây non nấu canh, luộc RAU ĐẮNG
  100. Mọc honag trong những nơi ẩm, ruộng bỏ hoang, lòng suối cạn. Dùng toàn thân, ăn sống hoặc nấu canh. CẢI SƠN – CRESSON
  101. Mọc hoang ở các xứ lạnh, được trồng ở các vùng cao nguyên Việt Nam. Dùng cả cây ăn sống, trộn dầu dấm hoặc nấu canh. NGỔ - NGỔ TRÂU
  102. Mọc hoang trong các ao hồ. Dùng thân cây ăn sống hoặc làm gia vị, nêm canh DỪA NƯỚC
  103. Là loại cây bò hay mọc nổi trên mặt nước, rễ bén ở các mấu, có phao nổi. Dùng toàn cây, ăn sống RAUTÀUBAY
  104. Là loại “cải trời”, mọc hoang ở những vùng rừng chồi, trảng trống, rừng tái sinh Luộc hay xào nấu như các loại cải trồng. BỤP DẤM Là loại cỏ cao khoảng 1 mét, mọc ở các bãi đất hoang, thân có gai móc, hoa vàng, lá và đọt non nấu canh hay thay thế dấm. DƯA NÚI
  105. Dây leo hàng năm, thân nhám, mảnh. Trái xoan nhọn, lúc chín màu đỏ. Mọc ở đất hoang và lùm bụi. Trái non và lá dùng nấu canh. Rất đắng. GẠC NAI Là một loại cây thuỷ sinh, thân mềm,
  106. mọc khắp nơi trong nước, ở những vùng đất bùn lầy, đồng ruộng Ở Nhật, người ta trồng để làm rau ăn. CỨT QUẠ Loại cỏ bò có thân mảnh. Mọc hoang ở các rừng tái sinh, đất hoang Cao Lạng đến Phú Quốc. Lá người ta thường dùng để câu cá Mè, vinh đọt và lá non nấu canh. CÁP VÀNG
  107. Cây thân mộc, cao khoảng 10 mét. Mọc hoang ở các vùng đất khô Nam, Trung Bộ, hoa màu vàng có vết cam. Người ta dùng lá và hoa để nấu canh. CẢI ĐẤT TRÒN Cây thân thảo, cao đến 60cm, ít nhánh.
  108. Rìa lá có răng không đều. Mọc hoang ở sân vườn và các vùng đất hoang trống trải. Lá dùng như rau cải. HẢI CHÂU Cỏ mập, nằm, có rễ ở mắt. Lá có phiến hình cái dầm, mập, dầy, không lông. Mọc hoang dựa ven biển. Lá ăn được, tuy nhiên, phải luộc và xả nước thật kỹ. DỀN GAI - DỀN CƠM
  109. Dền gai có thể cao đến 1 mét, phân nhiều nhánh, không lông, thân có gai. Dền cơm thấp nhỏ hơn, thân không gai. Mọc ở vùng đất hoang, dựa lộ lá và thân luộc hay nấu canh CẢI ĐẤT ẨN Cỏ hằng niên, cao đến 50cm. Lá
  110. nguyên hay có thuỳ hình đờn violon. Mọc hoang ở các rẫy ruộng, đất hoang, còn có khi trồng để lấy lá và hột ăn như rau cải CỎ TAM KHÔI Cỏ mập, mọc sà ở đất, lá cặp một lớn một nhỏ. Hoa màu hường nhạt hay trắng. Mọc hoang từ Bắc đến Nam. Lá ăn tươi hay nấu canh. TINH THẢO
  111. Là loại cỏ nằm, rồi đứng. Lá mỏng, to, đáy tròn, chót nhọn. Hoa tụ tán dễ thấy, màu xanh. Mọc hoang ở đồng cỏ, rừng thưa. Thân và lá non dùng ăn như rau. MÃ ĐỀ - XA TIỀN
  112. Mọc hoang và được trồng nhiều nơi trong nước, dùng toàn cây để nấu canh ăn cho mát, lợi tiểu RAU SAM
  113. Là một loại cỏ sống hàng năm, thân màu tím hay đỏ nhạt. Mọc hoang ở những vùng cát ẩm. Dùng toàn thân ăn sống hoặc nấu canh. MÙI TÀU
  114. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước. Lá ở gốc mọc thành hoa thị, thuôn dài, mép có răng cưa, hơi gai. Lá tươi dùng làm gia vị hay ăn sống BÙ NGÓT
  115. Cây nhỏ, nhẵn, có thể cao 1 – 2 mét. Mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước để lấy lá nấu canh. LÁ MƠ
  116. Còn gọi là mơ tam thể. Là một loại dây leo, lá mọc đối, có phủ lông. Mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước để lấy lá ăn. DIẾP CÁ – GIẤP CÁ Là một loại cỏ nhỏ, mọc hoang và được trồng khắp các vùng ẩm ướt. Hái toàn thân để ăn sống. TAI CHUA
  117. Là loại cây nhỏ, mọc hoang ở các khu rừng miền Bắc nước ta. Cây còn được trồng để lấy quả và lá ăn hay nấu canh. RAU MÁ Là một loại cỏ bò trên mặt đất. Mọc hoang và được trồng ở những vùng đất ẩm, thu hái toàn thân để ăn sống, nấu canh hay chế biến nước giải khát. SA SÂM
  118. Là loại cỏ sống lâu năm, rễ phình to thành củ, thân bò chia thành nhiều đốt, mỗi đốt mọc lên một cây con. Thường mọc hoang ở các bờ biển Việt Nam. LÁ LỐT
  119. Là loại cây thân mềm, nhỏ, mọc hoang và được trồng nhiều nơi trong nước để lấy lá ăn hoặc làm gia vị CHÙM BAO Còn gọi là dây Lạc Tiên. Là một loại dây leo, mọc hoang khắp nơi trong nước. Lá và đọt non dùng nấu canh. Trái ăn được. SO ĐŨA
  120. Cây thân gỗ, cao 8 – 10 mét. Mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở miền Nam nước ta. Hoa, trái non, lá, có thể dùng để xào hoặc nấu canh. CÀNG CUA
  121. Cây cỏ sống hàng năm, mọc hoang ở những nơi ẩm mát. Thu hái toàn cây để ăn sống hay trộn dầu dấm. ĐẬU SĂNG
  122. Cây bụi, cao 1- 2 mét, mọc hoang và được trồng nhiều nơi trong nước. Trái non dùng để xào như đậu ván. Trái già rang để nấu nước uống hay nấu chè. VỐI
  123. Cây cao 3 – 6 mét, mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước để lấy lá và nụ phơi khô, hay ủ nấu nước uống. KÈO NÈO
  124. Mọc hoang ở các ao hồ, đầm lầy, thu hái lá dùng để ăn sống. CHUA ME ĐẤT
  125. Là một loại cỏ bò lan trên mặt đất. Mọc hoang khắp nơi trong nước, thu hái toàn thân để nấu canh, ăn sống. CHÈ – TRÀ
  126. Nếu mọc hoang và không cắt xén, có thể cao đến 10 mét. Hái búp và lá non, vò rồi xao cho khô để nấu nước uống. GHI CHÚ: Những cây dùng làm thực phẩm vừa kể trên đây còn có thể dùng làm dược liệu để chữa một số bệnh. Các bạn cần nghiên cứu để kết hợp giữa thực phẩm và thuốc men. Những cây hoang dã nhưng có thể dùng làm thực phẩm dưới đây, chúng tôi tham
  127. khảo từ tài liệu của BOY SCOUTS OF AMERICA (HƯỚNG ĐẠO SINH HOA KỲ), cho nên hầu hết thường mọc tại vùng Bắc Mỹ. Tuy nhiên, có một số cây cũng mọc ở Việt Nam và một số nước lân cận. BLUEBERRY Mọc hoang ở Mỹ, Canada, và cận Bắc cực. Quả mọng ăn sống, nấu chín, ướp lạnh hay phơi khô để dành.
  128. CRANBERRY (MÂN VIỆT QUẤT) Mọc hoang khắp Bắc Mỹ. Trái được hái sau đợt sương giá đầu tiên. Trái tươi hay khô đều có thể nấu với đường để làm sốt, mứt hay si-rô. BEECH
  129. Mọc ở các nơi ẩm ướt miền Nam và Đông Hoa Kỳ, Canada. Quả hạch kép, có thể ăn sống hay rang lên xay uống như cà phê. Vỏ trong phơi khô, xay bột làm bánh. BIRCH (BU-LÔ)
  130. Mọc ở những ôn đới Bắc Mỹ. Vỏ ngoài dùng làm thuyền, thùng đựng nước, lợp chòi trú ẩn Vỏ trong có thể ăn sống, thái nhỏ nấu canh. Lá non nấu uống thay trà. BUNCHBERRY
  131. Mọc hoang ở Hoa Kỳ, Alaska và một vài nơi cận Bắc cực. Quả mọng có thể ăn sống hoặc nấu chín. BUTTERNUT Mọc ở miền Đông Hoa Kỳ và Canada. Quả hạch có nhiều chất béo, ăn được,
  132. nhựa thu hoạch để nấu làm si-rô. MAY APPLE Mọc hoang ở Canada và Bắc Mỹ. Trái ăn sống, ép lấy nước, làm mứt Chú ý: thân, rễ, lá, có chất độc. ROSE (HỒNG HOANG)
  133. Mọc hoang ở Bắc Mỹ. Trái có thể ăn sống, hoa làm trà, hạt nghiền làm gia vị. PAPAW
  134. Cây lớn, mọc hoang ở Hoa Kỳ và Canada. Trái ăn rất ngon và là nguồn dinh dưỡng tốt. PRICKLY PEAR CACTUS (XƯƠNG RỒNG)
  135. Thường mọc hoang khắp nơi trên thế giới, ở vùng đất cát và hoang mạc. Trái chín có màu đỏ ăn được, thân chứa nhiều nước, có thể sử dụng để sinh tồn. RUM CHERRY
  136. Cây mọc nhiều từ Canada đến Mexico. Trái có thể ăn sống, nấu chín hoặc chế biến thành rượu. OAK ACORN (SỒI)
  137. Là một trong những cây ăn trái chính của các cánh rừng ở Mỹ và Canada. Trái phải ngâm nước cho tới khi nước có màu vàng để khử đắng. Sấy khô chậm trên lửa rồi nghiền thành bột để làm bánh. WILD STRAWBERRY (DÂU TÂY HOANG)
  138. Mọc ở nhiều nơi trên thế giới. Quả mọng ăn sống hay nấu chín. Lá thay trà. Thân và cuống ăn sống. SUNFLOWER (HƯỚNG DƯƠNG)
  139. Mọc hoang và được trồng khắp nơi trên thế giới. Hạt dùng rang ăn hoặc ép dầu. WILD PLUM (MẬN HOANG) Mọc ở Bắc Mỹ và Canada. Trái có thể ăn sống, nấu chín, còn dùng để làm mứt và chế biến thành rượu.
  140. WINTERGREEN Mọc ở một số nơi, ở Bắc Mỹ và trên thế giới. Quả ăn sống, lá làm trà. SERVICEBERRY
  141. Mọc ở những vùng trống trải và ẩm ướt ở Bắc Mỹ. Quả mọng ăn sống, phơi khô hay nghiền thành bột để làm bánh. WILD APPLE (TÁO HOANG)
  142. Mọc hoang ở Bắc Mỹ và Canada. Trái có thể ăn sống hoặc nấu chín. GROUND CHERRY (THÙ LÙ – BỒM BỘP)
  143. Mọc hoang ở các nước vùng nhiệt đới. Quả chín khi màng bao ở ngoài mỏng như tờ giấy bóng. Quả mọng ăn sống hay làm mứt. GRAPES (NHO HOANG)
  144. Mọc hoang ở một số nước trên thế giới. Trái mọng kết thành chùm, ăn tươi hoặc phơi khô hay ủ thành rượu. Lá non có thể ăn tươi hoặc xào nấu. Lưu ý: rễ có chất độc. HORSERADISH
  145. Mọc hoang ở Bắc Mỹ. Lá có thể luộc, bóp muối, trộn dầu dấm. Củ thái mỏng hoặc mài để nấu với thịt. CHOKECHERRY
  146. Mọc hoang ở Bắc Mỹ. Quả mọng ăn tươi, nấu chín hay ủ thành rượu. Chú ý: Trong lá có chất độc RED CURRANTS (NHO ĐỎ HOANG)
  147. Mọc hoang ở Bắc Mỹ, còn tìm thấy ở những nơi có nước trong sa mạc. Quả mọng kết thành chùm, ăn sống, nấu chín hoặc ủ thành rượu. KINNIKINIC
  148. Mọc hoang ở Bắc Mỹ. Quả mọng có thể ăn sống hoặc nấu chín. Lá non thay trà. Lá già ủ phơi, hút như thuốc lá. HICKORY
  149. Rất giống cây Hồ Đào ở Việt Nam. Mọc hoang ở Bắc Mỹ. Quả hạch, có thể ăn sống, hạt rang hoặc ép dầu. HACKBERRY
  150. Mọc hoang ở Bắc Mỹ. Quả mọng, có thể ăn sống. Nhân của hạt cũng có thể ăn hoặc nghiền làm gia vị. MOUNTAIN ASH Cây mọc ở những vùng đất ẩm ở Hoa
  151. Kỳ và Canada. Quả mọng, có thể ăn sống, phơi khô, nghiền làm gia vị, làm mứt, chế biến thành rượu. HAWTHORN (TÁO GAI) Mọc hoang ở một số nước trên thế giới. Trái có màu đỏ hồng, vàng, đen hoặc hơi xanh. Có thể ăn tươi, phơi khô, nghiền bột làm bánh. NEW JERSEY TEA
  152. Mọc hoang ở Hoa Kỳ và Nam Canada. Lá non tươi hay phơi khô có thể nấu trà uống. KENTUCKY COFFEE
  153. Mọc hoang ở Bắc Mỹ. Hạt rang lên để ăn như đậu phụng, hoặc xay thành bột uống như cà-phê. WILD RICE (LÚA HOANG)
  154. Mọc hoang vùng ngập nước ở nhiều nơi trên thế giới. Hạt thu hoạch vào cuối mùa hè và chế biến như gạo. PARTRIDGE BERRY
  155. Mọc hoang trong các rừng lá kim dọc theo phía Đông bờ biển atlantic. Trái mọng, ở trên cây suốt mùa đông. Là thực phẩm quan trong trong mưu sinh vùng băng giá. BLACKBERRY & RASPBERRY
  156. Giống cây mâm xôi ở Việt Nam. Mọc hoang ở Bắc Mỹ, Canada và một số nứơc trên thế giới. Quả mọng, có thể ăn sống, nấu chín hay ủ rượu. Cành non có thể ăn
  157. sống sau khi đã lột vỏ. WILLOW Mọc hoang ở Bắc Mỹ, lá non ăn sống. Vỏ trong của cây có thể ăn sống, thái thành sợi để nấu hay nghiền thành bột HAZELNUT
  158. Mọc hoang ở Bắc Mỹ. Hạt có thể ăn sống hay chế món xà-lách. NẤM Là một loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, các bạn phải biết nhận dạng cho chính xác những loại nấm mình đã từng ăn hay thấy người khác ăn. Vì không có công thức hay dấu hiệu tuyệt đối nào giúp chúng ta phân biệt được nấm ăn được hay nấm độc. Vì thế, các bạn cần hiểu biết rõ từng loại nấm. Nếu nghi ngờ
  159. thì tốt hơn hết là đừng ăn, vì ngộ độc nấm có thể đưa đến cái chết. Các phần của cây nấm: Thông thường, các cây nấm có những phần sau: dù (hay mũ), khía hay các lỗ hổng nhỏ li ti, vành hay nhẫn (có khi không có), chân hay thân, loa hình chén (có khi không có), rễ. NHẬN DẠNG CÁC LOẠI NẤM Có hơn 10.000 loại nấm mọc trên thế giới, trong đó có nấm công nghiệp, nấm dược liệu, nấm thực phẩm, nấm độc Thông thường thì các loại nấm có kẻ
  160. khía dưới mũ, có vành hoặc không vành, gốc không có loa hình chén (bất cứ màu gì), đều có thể ăn được. Khi đi lấy nấm, các bạn nên làm theo những lời khuyên sau:
  161. - Nên đi với người có kinh nghiệm trong việc thu lượm nấm - Ghi nhớ những nơi có môi trường thuận lợi mà nấm thường mọc, cùng với thời tiết khi nấm mọc. (Nấm chỉ mọc trong môi trường và thời tiết thích hợp ở một khoảng thời gian nhất định.) - Nấm có thể mọc liên tiếp nhiều ngày ở cùng một địa điểm. Năm sau, vào đúng thời điểm, nấm có thể mọc lại chỗ cũ. - Đừng bao giờ cắt ngang chân nấm, phải đào lên xem có bọc loa hình chén không. - Đừng lấy những cây nấm nào mọc dưới đất mà phía dưới mũ có các bào tử li ti màu đỏ hồng. - Đừng lấy những nấm khía có nhựa trắng đục như sữa. - Đừng lấy nấm có đầu bóng láng, có
  162. màu sặc sỡ hay phát sáng (lân tinh) trong đêm tối. Các loại nấm ăn được thường gặp ở các cánh rừng Việt Nam là: nấm mối, nấm tre, nấm tràm, nấm hương, mộc nhĩ Và nấm thường trồng ở nông thôn là: nấm rơm, mộc nhĩ CÁC LOẠI NẤM ĐỘC AMANITE PALLOIDE (NÓN TỬ THẦN) Màu sắc: hơi xanh ô liu hoặc hơi vàng Mũ: rộng từ 5 – 15 cm
  163. Thân: màu nhạt hơn mũ Khía: màu trắng, mịn Thịt: trắng Loa chén: lớn Thường mọc nhiều trong các rừng rậm, rất độc. AMANITE VIROSE (THIÊN THẦN HUỶ DIỆT) Màu sắc: toàn bộ trắng tinh Mũ: dạng hình nón, rộng từ 5 – 20cm
  164. Khía: trắng Loa chén: lớn Mùi: hăng dịu Mọc ở Đông Canada và Tây Bắc Thái Bình Dương, rất độc. AMANITE PANTHERE (DA BEO) Màu sắc: hơi nâu với những đốm trắng, không thể rửa sạch Mũ: rộng từ 5 – 10cm Thân: to, dầy, màu trắng
  165. Khía: trắng Thịt: trắng Thường mọc ở rừng rậm, rất độc, đừng lầm lẫn với nấm lépiote élevée. AMANITE MUSCARE (NẤMBAY) Màu sắc: mũ màu đỏ có những đốm trắng, những đốm nầy không bị trôi dưới các cơn mưa. Mũ: rộng từ 7 – 25 cm
  166. Vành: màu trắng, rũ xuống Thân: màu trắng, có những mụt vàng ở dưới gốc Khía: màu trắng Nấm đôi khi có màu vàng nếu tìm thấy ở dưới những gốc cây thông. AMANITE TUE MOUCHES Màu sắc: màu đỏ, có những đốm trắng như nùi bông Mũ: từ 7 – 10 cm
  167. Thân: có vẩy, màu trắng, gốc tròn như củ hành Khía: màu trắng, mịn Thịt: màu trắng Nấm mọc ở rừng thưa và rừng thạch thảo ENTOLOME LIVID Màu sắc: hung hung hoặc xám Mũ: nhớt, rộng từ 8 – 15 cm Thân: trắng, có khía, đôi khi có đốm hồng
  168. Khía: lúc đầu vàng, sau chuyển thành hồng Thịt: trắng Mọc thành từng cụm trong các cánh rừng khô ráo. AMANITE CITRINE Màu sắc: màu vàng, có những nốt sần màu ngà Mũ: mặt trên vòng cung, dưới hình dĩa, từ 5 – 10cm
  169. Khía: trắng, mịn Thân: cứng, màu trắng Chén loa: màu trắng, có những nốt sần Thịt: trắng Mọc trong những rừng thoáng mát, những truông hoang dã, là một loại nấm nguy hiểm. RUSSULE EMETIQUE Màu sắc: đỏ hồng Mũ: hơi lõm, rộng từ 4 – 10 cm Khía: trắng, nghiêng xuôi xuống chân
  170. Thân: dầy, trắng, phía dưới hơi hồng Thịt: trắng, hơi hồng dưới lớp da ngoài Hương vị: rất cay (có thể ăn một miếng nhỏ). Là một loại nấm nguy hiểm. Mọc ở những khu rừng ẩm ướt. Có tính xổ mạnh. LACTAIRE TOISONNE hay COLIQUES Màu sắc: màu cam, càng vào tâm càng
  171. sẩm màu Mũ: 5 – 10 cm, hơi lõm, bao phủ bằng 1 lớp lông tơ Khía: hơi trắng hay hơi đỏ, nghiêng xuôi xuống chân Thân: ngắn, dầy, màu trắng hồng. Nhựa: màu trắng, rất chát. Là một loại nấm nguy hiểm, mọc trên thảo nguyên. BOLET SATAN
  172. Màu sắc: trắng ngã xám Mũ: từ 10 – 30 cm Khía: không có khía mà thay thế là những lỗ nhỏ li ti Thân: phình lớn ra, hơi trắng, điểm đốm đỏ với một lưới màu đỏ máu. Thịt: thịt của mũ, xanh dần từ trong ra ngoài, thịt của thân đỏ dần từ ngoài vào trong. Loại nấm nguy hiểm, mọc ở rừng thưa, bãi chăn nuôi. Ở VIỆT NAM CÓ NHỮNG LOẠI NẤM ĐỘC NÀO ? Việt Nam ở trong vùng nhiệt đới, có
  173. khí hậu nóng và ẩm cho nên có rất nhiều loại nấm: Nấm ăn được, nấm ăn không được và nấm độc. Nấm độc thì cực kỳ nguy hiểm, dù chỉ ăn một lượng rất ít, cũng có thể dẫn đến cái chết. Có nhiều loại nấm độc lại rất giống với nấm ăn được. Vì thế, khi thu hái nấm, các bạn phải rất cẩn thận theo như cách đã hướng dẫn phần trước. Theo các nhà khoa học, ở Việt Nam nước ta có một số nấm độc sau đây: - Nấm ruồi (Amanita muscaria = nấm bay) còn gọi là nấm đỏ, vì mũ nấm có màu đỏ hay cam. - Nấm độc nâu (Amanita pantherina) mũ nấm màu nâu, ở đỉnh đầu có màu nâu đen hay màu giống da beo. - Nấm độc tán trắng (Amanita verna) mũ nấm màu trắng, đôi khi có màu vàng bẩn ở giữa.
  174. - Nấm độc hình nón (Amanita virosa = Thiên thần huỷ diệt) - Nấm độc xanh đen (Amanita Phalloides = Nón tử thần) mũ nấm màu xanh ô-liu. - Nấm phiến đốm bướm (Panacolus papilionaceus) thường mọc trên các bãi phân trâu bò mục. - Nấm phiến đốm vân lưỡi (Panaceolus retirugis) cũng mọc trên những nơi có phân súc vật. - Nấm vàng (Hypholoma fasciulare) thường mọc từng đám lớn trên cây mục. - Nấm xốp gây nôn (Russula emetica) màu đỏ, mọc đơn độc trong rừng rậm ẩm ướt. - Nấm xốp thối (Russula foetens) mọc trong rừng.
  175. CÁC LOẠI NẤM ĂN ĐƯỢC ORANGE VRAIE Màu sắc: vàng hay đỏ bầm Mũ: hình cung, rộng từ 10 – 15 cm Khía: rộng, màu vàng rực rỡ Thân: màu vàng Chén loa: màu trắng Thịt: màu trắng, hơi vàng dưới lớp da ngoài của mũ. Mọc trong những cánh rừng có ánh mặt
  176. trời. LEPIOTE ELEVEE hay COULEMELLE Là loại nấm lớn nhất, có thể cao đến 30 cm. Màu sắc: hơi xám hoặc hơi nâu, có vảy nâu
  177. Mũ: 10 – 15 cm, lúc đầu hình trứng, sau nở ra như cái dù. Khía: màu trắng Thân: thon, gốc tròn như củ hành, hơi nâu Không loa hình chén. Mọc vào mùa thu trên các thảo nguyên, rừng thưa . COPRIN CHEVELU
  178. Màu sắc: màu trắng Mũ: hình chuông, được bao phủ bằng nhiều vảy trắng Khía: rất mịn, lúc đầu màu trắng, chuyển thành hồng, kế đến màu đen, rồi chảy thành từng giọt nước đen (chỉ nên ăn khi khía nấm còn màu trắng). Thường mọc nhiều trên các thảo nguyên, lề đường và những vùng đất gò. LACTAIRE DELICIEUX hay ROUGILLON
  179. Màu sắc: màu cam, vành sậm màu, đôi khi có đốm lục. Mũ: 5 – 15 cm, hơi lõm Khía: nghiêng dần xuống chân, hơi đỏ, nếu bị dập thì chuyển sang màu hơi lục. Nhựa: đỏ cam, trở thành lục dần khi gặp không khí Thân: dầy, rỗng, hơi đỏ Thịt: hơi trắng, trở thành cam rồi lục khi gặp không khí. Mọc nhiều trong những cánh rừng thông. TRICHOLOME DE LA ST. GEORGES
  180. Là một loại nấm mập và lùn. Màu sắc: trắng hơi vàng hoặc hơi xám Mũ: hình nón Khía: hơi khuyết gần gốc, màu trắng Thân: khoẻ, màu trắng, không có bọc chén hoa Thịt: màu trắng. Nấm thường mọc vào mùa xuân. BOLET CEPE DE BORDEAUX
  181. Màu sắc: nâu sẫm hoặc hơi hung hung Mũ: từ 8 – 20 cm, hình cung Thân: phình ra ở dưới, màu nâu nhạt, có bao một cái lưới nhỏ, hơi trắng Thịt: hơi trắng hay hơi vàng (đôi khi hơi đỏ) Mọc nhiều trong các rừng sồi, và rừng cây lật, là một loại nấm ăn rất ngon. HYDNE BOSSELE hay PIED DE MOUTON
  182. Màu sắc: vàng nhạt hay màu cam hoặc hơi đỏ Mũ: hình dáng không ổn định, lồi lõm, các mép so le Khía: không có khía, mà thay thế bằng những sợi nhỏ, ngắn, dễ gãy, nghiêng dần xuống chân. Thân: dầy, cùng màu với nón (mũ) Thịt: trắng ngã vàng Mọc ở những cánh rừng rậm lá, thường kéo dài thành một dãy lộn xộn.
  183. CHANTERELLE COMESTIBLE Màu sắc: màu lòng đỏ trứng hay màu kem Mũ: từ 2 – 10 cm, ban đầu hình cung, sau biến thành hình phễu với mép viền hoa so le Khía: được thay thế bằng các gân cùng màu với mũ, nghiêng dần xuống chân. Thân: dầy, ngắn, liền với mũ Thịt: trắng ngã vàng. Loại nấm ngon, mọc trong các cánh rừng rậm lá.
  184. CRATELLE CORNE D’ABONDANCE Màu sắc: trong nâu, ngoài vàng cam, viền xám tro Mũ: hình loa kèn, mang tính như sụn, mỏng Mọc thành từng bụi, kéo thành dãy dài, trong những rừng cây trăn, rừng sối, rừng dẻ gai rậm lá. Là một loại nấm thơm ngon nhưng rất dễ héo.
  185. MORILLE COMESTIBLE Là loại nấm hình dáng như đầu trọc hoặc hình nón, màu xám, nâu đen, đôi khi hơi vàng, rỗng, có lỗ hổng không đều đặn, chân rỗng, ngắn, có đường soi, hơi trắng. Người ta tìm thấy trong các rừng rậm lá, sống bên cạnh gốc cây trăn, tần bì Người ta cũng tìm thấy nó ở các cánh đồng cỏ nuôi gia súc, gần các bụi cây khuyển bá
  186. (vercoss). Là loại nấm ngon, nó tự khô và tự bảo quản. NẤM MÈO (MỘC NHĨ) Mọc trên những cây, cành gỗ mục ở trong rừng hay ở đồng bằng, trên một số cây như sung, duối, hoè, dâu tằm, so đũa Giống hình tai người, mặt ngoài màu
  187. nâu nhạt có lông mịn, mặt trong màu nâu sẫm, nhẵn. Có thể dùng tươi hay phơi khô để dành. NẤM HƯƠNG Là một loại nấm quý, mọc trong những rừng ẩm mát, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, ánh sáng khuếch tán, ở các vùng núi cao nước ta. Bào tử của nấm bay rất xa, bám vào các loại gỗ thích hợp như cây cơm, dẻ đỏ, dẻ sồi, sồi bộp, đỏ ngọn, re đỏ Nấm có hình dù, mặt trên mũ có màu
  188. nâu, phía dưới có khía. Nấm có mùi rất thơm, được thu hái trong mùa mưa phùn. RONG TẢO Nếu các bạn đang ở vùng ven bờ biển, vịnh, rào, hay cửa sông, cửa lạch, vùng nước lợ thì rong tảo cũng là một nguồn thực phẩm bổ sung rất quan trọng. Có rất nhiều loại rong tảo, nhưng không phải loại nào cũng có thể dùng làm thực phẩm được. Dưới đây là những loại rong tảo có thể làm thực phẩm thường gặp: RAU CÂU (THẠCH HOA THÁI – AGAR)
  189. Có nhiều loại, thường mọc ven biển hay cửa sông, cửa lạch, vùng nước lợ, trên mặt đá ngầm ở độ sâu 3 – 10 mét, có thể thu hái vào mùa thu để chế biến thành thạch. Sau khi thu hái về, người ta đập bỏ vỏ sò, vỏ ốc, đất cát bám vào, rồi rửa nước lạnh cho thật sạch, đem phơi nắng, phơi sương (ngày, đêm) cho thật trắng rồi đem cất để dành dùng. Để chế biến rau câu thành thạch, các bạn nấu rau câu (đã phơi khô) với nước (1
  190. kg rau câu dùng 66 – 60 kg nước) Đun sôi từ 80 – 100° cho chất thạch hoà tan trong nước, đem lọc qua vải cho hết chất cặn bẩn. Để nguội, thạch sẽ đông lại là có thể ăn ngay hoặc để trong mát cho thạch khô hết nước rồi đóng gói đem cất để ăn dần. TẢO NÂU (HẢI ĐỚI – KELP)
  191. Là loại tảo dẹt, màu nâu, có thể tìm thấy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tảo nâu bám vào đá bằng rễ móc, có một bộ phận gọi là «thân» , hình trụ, và có bộ phận gọi là «lá , dẹt và dài. Những miếng tảo nhỏ có thể ăn sống ngay sau khi thu nhặt, và rửa sạch hay phơi
  192. khô để tăng thêm hương vị. Tảo khổng lồ (Gian Ribbon Kelp) có thể tìm thấy trên bờ biển sau những cơn bão (do sóng đánh dạt vào). Các bạn có thể thu nhặt, rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ, có thể ăn sống như dưa leo, nấu với cá, thịt, hay muối chua. HỒNG TẢO (LAVER) Hồng tảo có thể tìm thấy dọc theo ven
  193. biển hoặc trong các rạn san hô. Hồng tảo có hình một phiến lá, có thể ăn tươi hay phơi khô (trước khi phơi khô nên thái thành miếng nhỏ). Khi đã khô, cho vào trong hộp kín, để nơi thoáng mát, khô ráo. Hồng tảo có thể nấu như súp với thịt hoặc cá, có chứa nhiều chất dinh dưỡng và muối khoáng. TẢO IRISH (IRISH MOSS) Được tìm thấy dọc theo ven biển phía
  194. Đông của Bắc Mỹ. Đây là một loại tảo làm thực phẩm phổ thông của dân đi biển Bắc Mỹ, Iceland, Ireland, Norway. Để làm thực phẩm, các bạn chỉ cần rửa thật sạch với nước lạnh cho bớt muối rồi phơi khô. Người ta ninh tảo với thịt hay cá cho đến khi thật mềm. Tảo Irish chứa rất nhiều chất béo, chất dinh dưỡng, calcium, phốt pho, sắt, sodium, potassium có thể giúp làm ngưng tiêu chảy. TẢO DULSE
  195. Có thể tìm thấy ven bờ biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Tảo Dulse có thể ăn tươi hay phơi khô. Nếu trời không có nắng, các bạn có thể sấy khô từng phần trong chảo lớn, trên lửa ngọn, để có thêm thức ăn khô dự trữ.
  196. Tảo Dulse có chứa nhiều dưỡng chất như calcium, chất béo, phốt pho, sắt, sodium, potassium. THỰC PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT Thực phẩm, từ động vật tuy hơi khó tìm hơn từ thực vật, nhưng nó cho chúng ta nhiều năng lượng hơn. Ở những nơi hoang dã, các bạn phải tập ăn và ăn được những động vật mà bình thường các bạn không dám đụng tới như các loài côn trùng, bò sát, nhuyển thể, lưỡng cư - Các loài côn trùng như mối, dế, châu
  197. chấu, bù rầy, ve sầu đều có thể nướng hay rang lên ăn rất ngon. Nhộng ong thì tuyệt vời, có thể luộc, rang, nướng hay ăn sống. Còn mật ong thì khỏi nói. - Ếch, nhái, cóc, chàng hiu, sa giông trụng nước sôi cạo nhớt hay lột da, bỏ lòng ruột làm món gì ăn cũng được. - Rắn, tắc kè, kỳ nhông, kỳ đà, kỳ tôm, cắc ké, rắn mối, thằn lằn đều ăn được và rất ngon. Chế biến được rất nhiều món (riêng về rắn, kể cả loại nưa nhiều huyền thoại, nếu các bạn sợ bị độc thì cứ chặt từ đầu xuống khoảng một tấc và móc ruột bỏ. Chôn đầu xuống đất, đề phòng dẫm phải) - Các loại nhuyển thể như: ốc sên, ốc ma, ốc lá, sên trắng (ở trên cạn) và các loại nghêu, sò, phi, điệp, ốc (ở dưới nước), đều ăn được, nhưng nên luộc hay nướng thật kỹ.
  198. - Các loại trứng chim, trứng rùa và các loài bò sát khác, đều rất bổ dưỡng Nhưng chủ yếu vẫn là các loài thú, chim, cá Các bạn sẽ có nhiều cơ hội tồn tại hơn nếu các bạn có thể phát hiện và có khả năng đánh bắt được các loài thú, chim, cá DẤU VẾT Nhưng không phải ai cũng có thể phát hiện và lý giải được các dấu vết và lần ra nơi chúng trú ẩn hay ăn uống, nhất là khi các bạn lọt vào những vùng mà thú bị săn bắn quá nhiều như ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Loài chim thú ở đây đã trở nên khôn lanh, thận trọng và cảnh giác cao. Nếu chúng ta cứ thực hành theo sự hướng dẫn của sách vở, tài liệu nhất là
  199. tài liệu nước ngoài (nơi mà các loài thú được bảo vệ và gần gũi với con người), thì có mà đói. Khi phát hiện ra một dấu vết của thú rừng, các bạn cần phải hiểu: - Đây là dấu vết của con thú gì ? lớn hay nhỏ ? khả năng hiện có của chúng ta có thể đánh bắt (hay bắn hạ) được hay không ? - Thường xuyên lui tới hay chỉ đi ngang qua ? - Đơn độc hay đi thành bầy ? - Và quan trọng nhất là dấu mới hay cũ ? Sau đây là một vài dấu vết tiêu biểu của một số thú rừng:
  200. 1. Sơn ca; 2. Dẽ gà; 3. chìa vôi; 4. Vịt; 5. Tu hú; 6. Quạ gáy xám; 7. Gà trống; 8. Quạ; 9. Gà lôi; 10. Sẻ nâu; 11. Hét; 12. Diệc; 13. Sáo; 14. Sẻ núi; 15. Hải âu; 16. Ngỗng; 17. Đa đa; 18. Bách thanh; 19. Gõ kiến; 20. Gà; 21. Gà nước; 22. Cúm núm;
  201. 23. Gầm ghì; 24. Sẻ đi; 25. Sẻ nhảy; 26. Sẻ vừa đi vừa nhảy.
  202. Săn bắn ESĂN BẮN BAN NGÀY Nghệ thuật săn bắn ban ngày gồm có: - Phán đoán - Phát hiện - Tiếp cận - Bắn hạ I. PHÁN ĐOÁN Những người thợ săn có kinh nghiệm, không bao giờ họ đi hú hoạ, vừa tốn sức, vừa không chắc ăn. Trong khu rừng quen thuộc của họ, họ biết chỗ nào có loại chim thú nào. (Ngoài trừ các loại chim thú di cư, còn các loại chim thú địa phương thì ít khi rời quá xa địa bàn cư trú của mình). Họ còn biết những nơi chim thú thường lui
  203. tới để kiếm ăn, săn mồi, uống nước Cho nên khi muốn săn loại thú nào, họ có thể đi thẳng đến khu vực đó. Sau vài lần đi săn ở những vùng xa lạ, các bạn cần phải ghi nhớ những khu vực nầy. Có khi hôm nay các bạn bắn hụt một con thú ở khu vực nầy, ngày mai các bạn vẫn còn có thể gặp lại nó lảng vảng ở trong khu vực đó. Có những loài thú đi ăn và về theo một lộ trình nhất định, tạo thành những con đường mòn như những cái hang dài ở dưới đám cỏ dầy đặc như: chồn đèn, chuột, nhím Cũng có những loài rất cảnh giác, không bao giờ ăn cùng một địa điểm như: sơn dương, rái cá, bò tót và một số thú lớn khác. PHÁT HIỆN
  204. Để phát hiện được con mồi, các bạn cần phải lý giải được những dấu vết do con thú để lại như: dấu chân, phân, lông, bùn sình dính trên thân cây, cỏ cây bị dập nát, đất bị đào xới, mùi hương đặc trưng hoặc ngay chính tiếng kêu của nó. (Nếu không đi rừng nhiều, các bạn vẫn có thể phân biệt được tiếng kêu của nhiều loại thú khác nhau nhờ các bộ phim về động vật) . Nếu con thú đang ở gần bạn, bạn có thể nghe được tiếng cành khô bị đạp gãy, tiếng lá cây, rể cây bị cắn bứt, tiếng thở phì phò, tiếng lá khô xào xạc Nếu nghe tiếng chim te te đánh ở trảng cỏ hay rừng chồi, thì chắc chắn ở đó đang có một người hay thú đi qua (loài chim nầy không ở trong rừng rậm). Hoặc bầy
  205. chim đang ăn chợt vụt bay một cách hoảng hốt TIẾP CẬN Để tiếp cận được với con mồi, các bạn phải biết cách đánh lừa, ẩn nấp và nguỵ trang. Có nghĩa là các bạn phải biết hoà mình vào với cảnh vật chung quanh, từ màu sắc cho đến mùi hương. - Dùng đất sét, tro, than, nhọ nồi bôi loang lổ những chỗ da không có áo quần che phủ như hai bàn tay, hai chân, khuôn mặt
  206. - Áo quần phải đồng màu với cảnh vật thiên nhiên quanh ta. - Không mang theo nón mũ hay khăn quàng có màu sắc sặc sỡ, hoặc các trang sức phản chiếu ánh sáng mặt trời (đồng hồ, mắt kính, dây chuyền ) - Không mang theo những vật dụng dễ gây tiếng động như: chùm chìa khoá, bình đựng nước bằng nhôm, các vật dụng bằng
  207. kim loại . - Không sử dụng dầu gió, nước hoa, các hoá chất có mùi và cũng không nên hút thuốc. - Di chuyển nhẹ nhàng bằng cách rùn chân đi lom khom, đặt mũi bàn chân xuống trước rồi mới từ từ để nhẹ gót chân xuống. - Tiếp cận con mồi từ hướng dưới gió, làm cho mất mùi người bằng cách bôi bùn nhão lên mình. - Cố gắng ẩn nấp sau các vật che chắn để cho con thú không phát hiện ra mình. (Ẩn nấp ở những điểm thấp thì khó bị phát hiện hơn ở những điểm cao, nhất là những điểm nổi lên nền trời).
  208. - Có thể giắt thêm lá cây trên người để tăng thêm phần hoà nhập, khó bị phát hiện. Đối với các thợ săn chuyên môn, họ có thể tiếp cận một số loài chim thú bằng cách giả tiếng kêu của chúng bằng các loại “kèn”, hay dụng cụ hỗ trợ, hoặc bằng chính giọng của họ (nhưng lưu ý các bạn là phải giả cho thật giống, bằng không thì sẽ phản tác dụng). Khi nghe tiếng kêu nầy, các loài chim thú tưởng là đồng loại, sẽ lần mò đến để bị rơi vào bẫy hay là tầm bắn.
  209. BẮN HẠ Những người chưa quen săn bắn, khi tiếp cận con mồi ở cự ly gần thì tim đập mạnh, run tay, bàn tay nhớp nháp mồ hôi Các bạn hãy hít sâu vào rồi thở ra nhè nhẹ vài lần để cho bình tĩnh trở lại. Nếu không, thì cho dù các bạn có súng vẫn có thể bắn trượt chứ đừng nói tới cung, nỏ hay lao, mác Nếu có súng, với các con thú lớn, các bạn hãy bắn vào đầu, xương cổ, xương bả
  210. vai Nếu sử dụng cung nỏ với tên tẩm độc, (Xin xem phần TẨM ĐỘC) thì hãy bắn vào vùng gần tim. Trường hợp thú bị thương bỏ chạy, các bạn hãy thận trọng bám theo vết máu, vì nếu là thú dữ, khi bị truy đuổi gắt, chúng sẽ ẩn nấp và bất thần quay lại tấn công chúng ta Cho dù bạn đã thấy con thú nằm chết, cũng phải thận trọng, vì có thể chúng chỉ giả vờ, hoặc có phản xạ sau cùng trước khi chết, cũng rất nguy hiểm (nhất là thú dữ). Hãy cẩn thận tiến tới từ từ trong tư thế “sắp sẵn”, dò thử bằng cách đứng từ xa ném đá vào chúng, hay lấy sào dài khều vào mõm, cho đến khi biết chắc chúng đã chết. Săn ban ngày, ngoài việc lùng sục tìm kiếm, các bạn còn có thể phục kích ở
  211. những nơi chim thú thường qua lại, nhất là các điểm có dấu vết của chúng thường lui tới để uống nước. Rất dễ chủ động bắn hạ. Nhưng các bạn phải ẩn nấp dưới gió và nguỵ trang thật kỹ. SĂN BẮN BAN ĐÊM Là một lối săn rất hiệu quả, nhưng đòi hỏi các bạn phải thuộc đường và có đèn (tối thiểu là đèn pin cầm tay). Trong đêm tối, qua phản xạ của ánh đèn, đôi mắt của các loài thú sáng rực lên. Với kinh nghiệm dày dạn, những người thợ săn có thể phân biệt được đó là giống thú gì qua màu mắt phản chiếu, khoảng cách giữa đôi mắt, kích cỡ của mắt, và sự cử động, nhấp nháy (thông thường thì các loài thú ăn cỏ, ánh mắt phản chiếu màu hồng. Loài thú ăn thịt thì ánh mặt phản chiếu màu xanh
  212. nhưng đây cũng không phải là công thức.) Để hạ con thú, người ta sẽ bắn thẳng vào giữa đôi mắt đó. Nhưng tác xạ ban đêm là một kỹ thuật, phải qua quá trình luyện tập, và tích luỹ kinh nghiệm, chứ không dễ dàng như nhắm bắn ban ngày. Nếu như không có đèn, các bạn chỉ có thể tìm chỗ ẩn nấp để phục kích ngay trước khi trời sụp tối. Tuyệt đối không nên đi lùng sục vào ban đêm, rất nguy hiểm. VŨ KHÍ – CÔNG CỤ Để săn bắn các loài thú, chúng ta cần phải có ít nhất là một trong những vũ khí hoặc công cụ sau đây: Súng: Là một loại vũ khí kỹ thuật cao, được sản xuất ở những nhà máy lớn. Súng có thể
  213. sát thương ở tầm xa (có loại trên 300m). Rất hiệu quả trong việc săn bắn. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có sẵn. Cung – Nỏ (ná): a) Cung: Là một loại vũ khí dễ chế tạo, nhưng khá hiệu quả với việc săn bắn tầm xa (trong vòng 50m). Để săn chim và các loại thú nhỏ. Muốn săn thú lớn, các bạn phải biết cách tẩm độc đầu mũi tên (xin xem phần TẨM ĐỘC). Để làm cung, trước tiên, các bạn chọn một thân cây hay cành cây thật dẻo, cứng, như cò ke, tre già, bời lời để đẽo thành cánh cung hình hơi bán nguyệt, vừa tay cầm. Giữa lớn, hai đầu nhỏ dần. Ở mỗi đầu, có khắc lõm một chút để buộc dây cung. Dây cung là những sợi dây thật chắc,
  214. được làm từ dây dù, sợi của vỏ cây gai, vỏ cây da xe lại, hay từ da thú đã được xử lý Dây cung chỉ căng lên khi nào cần sử dụng, để cho cánh cung không yếu vì bị căng liên tục. Mũi tên Mũi tên được làm từ những cây cứng
  215. và thẳng, dài từ 65 – 75 cm. Đầu chuốt nhọn và trui vào lửa cho thêm cứng. Để tăng thêm phần hiệu quả, người ta có thể gắn thêm ở đầu mũi tên những vật cứng và sắt nhọn bằng đồng, thép, sắt, xương, thuỷ tinh, mảnh đá Chuôi tên được cột bằng 3 lống ống của các loại chim lớn. Lông nầy được xé bỏ bên phần nhỏ, cắt gọn và dùng dây nhỏ, chắc, để cột, ghép, làm sao cho khi bắn không bị vướng vào cánh cung hay bàn tay xạ thủ. Hoặc được xếp bằng lá dừa, lá kè, lá buông Khi bắn, tay trái các bạn cầm cánh
  216. cung (nếu các bạn thuận tay phải). Dùng hai ngón tay (trỏ và giữa) của bàn tay phải, kẹp cuôi tên tra vào dây cung đưa ngang lên tầm nhắm. Vì mũi tên sẽ bay vòng cầu cho nên các bạn phải đưa mũi tên chếch lên phía trên tầm nhắm một chút. b) Nỏ (ná): Là vũ khí biến thể từ cây cung, nhưng được gắn vào một cái báng gọi là thân ná và có một chốt lẫy gọi là cò. Trên thân ná có khe để đặt cố định mũi tên. Mũi tên của ná thì nhỏ và ngắn hơn tên của cung (khoảng 30 – 40cm) Chuôi được kẹp bằng lá buông, lá kè và cũng có thể được tẩm thuốc độc. Ná tuy không nhanh và linh động bằng cung, nhưng ná bắn chính xác hơn, nhất là đối với những người không chuyên nghiệp.
  217. Ổng thổi (xì đồng): Làm bằng một ống kim loại, nhựa cứng hay một đoạn trúc đã được thông mắt một cách rất công phu, thật thẳng. Dài khoảng 60 – 120 cm. Có lỗ đường kính từ 8 – 12 mm. Để sử dụng, người ta nhét vào đầu ống một mũi tên nhỏ có tẩm độc. Chuôi tên được cột bằng các loại lông mao rất mịn như lông thỏ, chồn, cáo hoặc được quấn bằng lá hay giấy hình loa kèn. Nếu làm
  218. đúng kỹ thuật, khi thổi mạnh, mũi tên sẽ bay đi rất nhanh và chính xác, có thể sát thương trong vòng 20m trở lại. Lao ném tay: Là một đoạn cây cứng, dài khoảng 1,2 – 2,5 m, vừa tay cầm và đủ nặng để có thể ném đi xa. Một đầu được đẽo cho thật nhọn, trui sơ trên lửa ngọn. Đầu nhọn nầy có thể thay thế bằng một con dao, mũi mác, cây sắt hay một đoạn xương được mài nhọn Muốn sử dụng lạo cho có hiệu quả, các bạn phải luyện tập để ném được xa, mạnh và trúng đích. Ngoài sức khoẻ, các bạn cũng phải lưu ý đến độ thăng bằng của lao, để khi ném, lao không bay vòng vèo trong không khí. Sử dụng lao cần phải tiếp
  219. cận thật gần với con mồi, rồi bất ngờ ném thật mạnh vào bả vai trước, con vật sẽ quỵ xuống, không chạy được. Các bạn hãy bồi thêm những ngọn lao khác (khi đi săn những thổ dân thường mang theo 3 – 4 ngọn lao). Boomerang Đây là loại vũ khí độc đáo của thổ dân châu Úc, có hình cong, được uốn vênh như cánh quạt, làm bằng gỗ. Qua quá trình luyện tập kết hợp với trực giác, người ta thay đổi góc ném, lực ném và đường ném, để khi ném boomerang đi, nếu không trúng mục tiêu, thì boomerang sẽ quay trở về với người ném. Muốn ném cho hiệu quả, các bạn phải biết cách làm một boomerang, và phải tập ném rất lâu.
  220. Bola Người Eskimo dùng bola để săn chim đang bay và thú chạy. Bola được làm từ những sợi dây dài khoảng 1m, một đầu cột lại với nhau, một đầu cột túi cát nặng vừa tay. Khi ném, họ cầm chỗ cột 3 sợi dây và quay trên đầu để lấy đà, rồi ném đón đầu chim đang bay hay thú đang chạy. Lực quán tính sẽ làm cho bola quấn vào cánh của chim hay là chân của thú.
  221. Chỉa Là một loại vũ khí dễ chế tạo và dễ sử dụng. Khá hiệu quả khi săn bắt cá, bò sát, thú nhỏ cũng như khi tự vệ. Chỉa thường có ngạnh hay ngàm để giữ con vật bị đâm lại cho khỏi tuột. Các bạn có thể chế tạo đầu chỉa bằng sắt thép, gỗ cứng, xương như hình dưới đây.
  222. Các bạn cũng có thể dùng một khúc tre già, một đầu chẻ nhỏ cỡ bằng chiếc đũa, chuốt nhọn từng cây một. Dùng các mảnh trẻ hay gỗ nhỏ chêm cho loe ra, hơ sơ vào lửa ngọn, ta có một cái chỉa đa năng dùng để đâm cá, và các động vật nhỏ một cách dễ dàng mà không cần phải có tay nghề cao.
  223. TẨM ĐỘC MŨI TÊN Để săn các loại thú lớn, có sức khoẻ, chúng ta cần tẩm một số tên dành riêng. Công việc nầy cần phải làm thật cẩn thận, vì nó là con dao hai lưỡi. Các chất độc để tẩm vào tên thường được lấy từ thực vật hay động vật hoặc chế biến từ các hoá chất CHẤT ĐỘC LẤY TỪ THỰC VẬT. Người ta lấy nhựa của cây Nổ Tiển Tử (Antiris toxicaria Lesch). Thuộc họ dâu tằm (Moraceae), còn gọi là cây Sui, để tẩm vào mũi tên. Là một loại cây cao lớn (khoảng 30m),
  224. cây Sui mọc hoang nhiều ở rừng núi Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Indonêxia, Malaixia Người ta lấy nhựa bằng cách băm vỏ cây cho nhựa chảy ra. Những người đi lấy nhựa phải là người khoẻ mạnh, không bị các vết sây sát, trầy sướt vì nếu để nhựa Sui dính vào những nơi đó có thể vong mạng. Những con vật bị trúng tên tẩm nhựa Sui, gần như bị chết ngay tức thì, dù có chạy cũng không xa. Tuy nhiên, thịt các con vật nầy vẫn mềm mại và ăn được. BÀI THUỐC TẨM TÊN ĐỘC CỦA NGƯỜI CHÂU RO 1. Sừng dê (Cồng cộng) 2. Mã tiền (Củ chi) 3. Lá Két
  225. 4. Trái Giấy 5. Thuốc Rê (thuốc hút loại nặng) Mỗi thứ một nắm, dùng nồi đất mới (không được dùng nồi kim loại) cho vào. Nước nhất: Đổ nước lạnh vừa ngập, nấu trên lửa nhỏ cho đến khi còn 1/3, rót ra trong một thau bằng đất hay nhựa thật sạch. Nước hai: Đổ nước lạnh vào lại nấu như nước nhất. Nước thuốc: Hai nước trên đổ chung lại nấu cho đến khi hơi sền sệt là được (không được quá sệt, vì khi nguội sẽ bị đông cứng không sử dụng được). Nhúng đầu các mũi tên vào, lăn tròn rồi đem ra để nguội. Khi trúng tên tẩm độc nầy, con mồi sẽ bỏ chạy một đoạn (xa gần tuỳ theo thú lớn
  226. hay nhỏ, mạnh hay yếu), nhưng chúng sẽ nhanh chóng kiệt sức, và phải dừng lại để ói mửa trước khi chết. Những người thợ săn lắng nghe tiếng ói mửa của con thú để phát hiện ra chúng. Loại thuốc nầy còn làm cho con thú dãy dụa rất mạnh trước khi chết (do tác dụng của mã tiền), cho nên dù con mồi có bị vướng ở trên cây cũng phải rơi xuống đất, giúp người thợ săn dễ dàng thu nhặt. Ghi chú: Đây là một bài thuốc bí truyền của người Châu Ro, khi tiến hành pha chế, họ luôn luôn tuân thủ một số nghi thức thần bí như: Chỉ đi một mình, và không báo cho bất cứ một ai biết. Khi tìm thấy nguyên liệu, phải làm nghi thức trước khi thu hái. Nấu thuốc một mình trong rừng vắng, nếu bị ai bắt gặp mẻ thuốc đó coi
  227. như bỏ CHẤT ĐỘC CURARE: Là một chất độc bí truyền, bắt nguồn từ một số dân tộc vùng Nam Mỹ (Amazon). Đặc điểm của curare là độ độc rất cao, nếu đi vào máu là chết ngay, nhưng gần như không độc khi ăn uống, cho nên thịt của con thú bị trúng tên vẫn có thể ăn được mà không sợ bị ngộ độc. Có nhiều cách để điều chế curare từ nhiều cây khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta cũng có những cây có thể điều chế curare như cây Chondodendron tomentosum Ruiz Pav, thuộc họ Tiết Dê (Menis permaceae). Cây Strychnos Cartelnaci Weld thuộc họ Mã Tiền (Loganiaceae) Muốn chế curare, người ta cạo vỏ cây
  228. tươi của các cây trên, rồi dùng cối xay nhỏ, cho thêm nước vào khuấy đều, lọc, rồi cô trên lửa nhẹ trong nồi đất nung. Thỉnh thoảng, nếm thử xem đủ đắng chưa, curare càng đắng càng độc. Những con thú trúng tên có tẩm curare ít khi chạy được quá 100m. Cho dù đó là sư tử, hổ hay gấu CHẤT ĐỘC LẤY TỪ ĐỘNG VẬT: Có rất nhiều loại ếch độc trong các đầm lầy ở Nam Mỹ. Các tuyến chất độc nằm ở ngoài da có màu rất sặc sỡ của chúng. Loại chất độc nầy rất mạnh, thổ dân dùng để tẩm đầu các loại tên. Người ta cũng sử dụng chất độc từ một số nọc rắn độc, tuy hiếm hoi nhưng khá hiệu quả, thường dùng trong chiến đấu. Bộ tộc Calahari ở Nam Phi còn dùng
  229. ấu trùng cực độc của một loại bọ lá để bịt đầu tên. Ngoài ra còn vô số chất độc bí truyền của các thổ dân và các dân tộc (kể cả các dân tộc ít người ở Việt Nam, mà người ta giữ rất bí mật công thức pha chế.)