Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa

pdf 29 trang ngocly 2150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_ben_vung_du_lich_bien_nha_trang_khanh_hoa.pdf

Nội dung text: Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ BỘ MÔN QUẢN TRỊ DU LỊCH KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa Sustainable marine tourism development in Nha Trang – Khánh Hòa Nha Trang, ngày 11 tháng 01 năm 2013
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ BỘ MÔN QUẢN TRỊ DU LỊCH KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa Sustainable marine tourism development in Nha Trang – Khánh Hòa Nha Trang, ngày 11 tháng 01 năm 2013 1
  3. MỤC LỤC 1. Quan điểm về phát triển du lịch bền vững và du lịch không bền vững 3 2. Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khánh Hòa 6 3. Nhận diện một số thách thức với du lịch bền vững ở thành phố Nha Trang 13 4. Một số giải pháp xây dựng nhãn bông sen xanh cho các khách sạn tại Nha Trang 19 5. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 23 2
  4. LUẬN BÀN VỀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ KHÔNG BỀN VƯNG Th.S Lê Chí Công 1. Dẫn nhập Sự phát triển nhanh và mạnh của ngành công nghiệp không khói trong những năm vừa qua đã và đang mang lại nguồn thu quan trọng cho các nền kinh tế. Hơn nữa, với tiềm năng hết sức to lớn của mình, du lịch ngày càng được xem là một trong những ngành kinh tế lớn của thế giới. Tuy nhiên, cũng như các ngành kinh tế khác phát triển của ngành du lịch ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn và đã được đặt trong bối cảnh của sự phát triển hướng tới tính bền vững. Vì thế, chủ đề phát triển du lịch bền vững đang được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý ở trong và ngoài nước nước hết sức quan tâm. Để có cơ sở về mặt lý luận cho phát triển các nghiên cứu tiếp theo, trong khuôn khổ Hội thảo này tác giả xin bước đầu luận bàn đến quan điểm phát triển du lịch bền vững, và không bền vững. 2. Phát triển du lịch bền vững và không bền vững 2.1 Quan điểm phát triển du lịch bền vững Butler's (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi trường), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trường của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài [1]. Đây là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận khá cao của các tác giả khác như Murphy (1994) [2], Mowforth và Munt (1998) [3]. Trong khi đó, Machado (2003) nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du lịch, ông cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai [4]. Nghiên cứu của Tosun (1998a) đề xuất phát triển du lịch bền vững như là một trong những thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp đáng kể hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự phát triển trong một thời kỳ nhất định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của thế hệ tương lai [5]. Bổ sung vào quan điểm này, Hens (1998) chỉ ra rằng phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và bảo đảm sự sống cho thế hệ mai sau [6]. Tổ 3
  5. chức du lịch thế giới (WTO) định nghĩa “phát triển bền vững trong du lịch là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Sự phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” (WTO, 2002) [7]. 2.2 Phát triển du lịch bền vững và không bền vững Để làm rõ hơn khái niệm phát triển du lịch bền vững như đã đề cập ở trên, một số nhà nghiên cứu đã luận bàn đến những tác động của du lịch đến 3 phân hệ kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường. Thông qua việc so sánh đánh giá, một bản danh mục các yếu tố được coi là đóng góp và sự phát triển bền vững và không bền vững trong phát triển du lịch được hình thành. Dưới đây, tác giả xin giới thiệu bảng so sánh này từ cách tiếp cận của Machado (2003) [8]. Bảng 1.1: Phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch không bền vững Các yếu tố đánh giá Du lịch bền vững Du lịch không bền vững Tốc độ phát triển Chậm Nhanh Mức độ kiểm soát Có Không Quy mô Phù hợp Không phù hợp Mục tiêu Dài hạn Ngắn hạn Phương pháp tiếp cận Theo chất lượng Theo số lượng Phương thức Tìm kiếm sự cân bằng Tìm kiếm sự tối đa Đối tượng tham gia kiểm soát Địa phương Trung ương Chiến lược Quy hoạch trước, Không có quy hoạch, triển khai sau triển khai tùy tiện Kế hoạch Theo quan điểm Theo dự án Mức độ quan tâm Toàn bộ Vùng trọng điểm Áp lực và lợi ích Phân tán Tập trung Quản lý Quanh năm, cân bằng Thời vụ, cao điểm Nhân lực sử dụng Địa phương Bên ngoài Quy hoạch kiến trúc Bản địa Theo thị hiếu của du khách Maketing Tập trung, theo đối tượng Tràn lan Sử dụng nguồn lực Vừa phải, tiết kiệm Lãng phí Tái sinh nguồn lực Có Không Hàng hóa Sản xuất tại địa phương Nhập khẩu Nguồn nhân lực Có chất lượng Kém chất lượng Du khách Số lượng ít Số lượng nhiều Học tiếng địa phương Có Không Du lịch tình dục Không Có Thái độ du khách Thông cảm và lịch thiệp Không ý tứ Sự trung thành của du khách Trở lại tham quan Không trở lại tham quan 4
  6. 3. Kết luận Cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về phát triển du lịch bền vững, vì thế việc đi đến một quan điểm thống nhất là một yêu cầu cấp thiết. Cụ thể, phát triển du lịch bền vững cần hướng tới: (1) đóng góp vào sự thỏa mãn các nhu cầu của du khách và cộng đồng tại một điểm đến nhất định; (2) đóng góp và việc giảm sự bất bình đẳng và nghèo đói của cộng đồng tại điểm đến nhất định; (3) hỗ trợ cộng đồng tại điểm cảm thấy được tự do, được tiếp cận với các dịch vụ du lịch tốt hơn, giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường; (4) không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế của quốc gia, khu vực và địa phương mà sự phát triển còn góp phần nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong xã hội; (5) không chỉ chú ý đạt được các mục tiêu trên trong một thời kỳ nhất định mà còn không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai. Danh mục tài liệu tham khảo [1] Butler, R. W. (1993). Tourism An evolutionary perspective. In J. G. Nelson, R. Butler, & G. Wall, Tourism and sustainable development: monitoring, planning, managing, 26-43. Waterloo: Heritage Resources Centre, University of Waterloo. [2] Murphy, P. (1994). Tourism and sustainable development. In W. Theobald, Global tourism: The next decade, 274-290. Oxford: Butterworth. [3] Mowforth, M., & Munt, I. (1998). Tourism and sustainability: New tourism in the Third World. London: Routledge. [4] Machado A. (2003). Tourism and Sustainable Development, Capacity Building for Tourism Development in VietNam, VNAT and FUDESO, VietNam. [5] Tosun, C. (1998a). Roots of unsustainable tourism development at the ocal level: The case of Urgup in Turkey, Tourism Management, 19 (6), 595-610. [6] Hens L. (1998). Tourism and Environment, M.Sc. Course, Free University of Brussel, Belgium. [7] WTO (2002). Sustainable Development of Tourism: A Compilation of Good Practices, Madrid. [8] Machado A. (2003). Tourism and Sustainable Development, Capacity Building for Tourism Development in VietNam, VNAT and FUDESO, VietNam. 5
  7. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BIỂN BỀN VỮNG Lê Trần Phúc Tóm tắt Trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, khách du lịch quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các tỉnh ven biển nói chung chiếm trên 70%, với thu nhập chiếm tới 70% doanh thu của ngành. Dù có tiềm năng lớn về du lịch biển song môi trường biển Việt Nam đang trong tình trạng báo động cấp. Theo một nghiên cứu của PGS.TS Phạm Trung Lương – Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, môi trường biển Việt Nam đang trong tình trạng báo động cấp. Sự phát triển quá nhanh trong khi thiếu quy hoạch đồng bộ của hệ thống các điểm nghỉ dưỡng, giải trí biển đã làm cho hệ thống rừng ven biển và trên các đảo đang bị suy giảm, kéo theo sự giảm sút đáng kể về tính đa dạng sinh học biển, như hệ sinh thái san hô, cỏ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn, đầm phá Lượng khách du lịch không ngừng tăng lên cũng tạo ra một sức ép lớn tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường biển. Trong khi đó, hệ thống nước xả, rác thải tại các khu du lịch biển hầu hết đều không được thiết kế và xử lý đúng tiêu chuẩn và quy trình nên đã gây ô nhiễm nghiêm trọng bờ biển, gây ấn tượng không tốt cho du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, các nhà khai thác dường như lười sáng tạo và ngại liên kết địa phương nên tạo ra những sản phẩm du lịch biển đơn điệu và trùng lặp nhiều. Sự tăng trưởng khách du lịch biển trong những năm gần đây hầu như phụ thuộc vào việc khai thác, tận dụng những lợi thế sẵn có của tự nhiên mà chưa có sự tái đầu tư lẫn bảo tồn tài nguyên du lịch biển. Vậy làm thế nào để có thể phát triển bền vững du lịch sinh thái biển trong mối quan hệ phát triển các ngành kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái là một vấn đề cần thảo luận. Qua tổng hợp và phân tích, với bài viết “Phát triển du lịch sinh thái biển bền vững và một số khuyến nghị”, tác giả trình bày ba nội dung chính sau: 1. Quan niệm về du lịch sinh thái và mối quan hệ với phát triển bền vững. 2. Tác động của hoạt động du lịch sinh thái biển đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên. 3. Một số khuyến nghị nhằm phát triển du lịch sinh thái biển Khánh Hòa bền vững. 1. Quan niệm về du lịch sinh thái và mối quan hệ với phát triển bền vững Theo Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN): “Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên (và các đặc điểm văn hoá đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành), qua đó khuyến khích hoạt động bảo 6
  8. vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực.” Ở Việt Nam, tại Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Như vậy, có thể nói du lịch sinh thái biển là loại hình du lịch dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với biển và văn hóa bản địa vùng biển, gắn với giáo dục môi trường biển, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái biển, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vùng biển. Du lịch sinh thái biển có bản chất và mục tiêu đảm bảo cho cả việc bảo tồn và mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địa phương quản lý tài nguyên của họ. Do đó, du lịch sinh thái biển được coi như một hoạt động bảo tồn giúp cho quá trình phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường biển. Tuy nhiên, tính bền vững của tài nguyên sẽ tồn tại và phát triển khi mức độ sử dụng một tài nguyên không vượt quá mức độ bổ sung của tài nguyên đó. Thực tế, sự tồn tại và phát triển du lịch sinh thái biển luôn gắn với môi trường biển và trong nhiều trường hợp hoạt động du lịch đã làm mất đi tính hấp dẫn cùng với sự xuống cấp của tài nguyên và môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường chịu sức ép lớn từ những quan điểm chính trị. "Phi chính trị hoá môi trường" là một quan điểm nhằm làm cho các vấn đề môi trường trở nên ít được quan tâm. Trong khi đó thì quan điểm "Xanh hoá chính trị" lại đặt các chính sách, chiến lược đều phải được thẩm định về mặt môi trường. Mặc dù "Xanh hoá chính trị" là con đường ngắn nhất dẫn tới phát triển bền vững, nhưng hình như khả năng "Xanh hoá chính trị" sẽ khó được thực hiện vì chính các nhà lập kế hoạch là những người đầu tiên cảm thấy bị mất quyền lực. Phát triển cực đoan và môi trường cực đoan là hai quan điểm đối lập cả hai đều nhằm làm tan rã tính hệ thống của môi trường. Tệ nạn tham nhũng, lối sống tiêu thụ, bùng nổ dân số là những sức ép dễ thấy, tuy nhiên thay đổi được hiện trạng này lại là vấn đề cực kỳ khó khăn. Cuối cùng, mặt trái của khoa học và công nghệ là thách thức khó quản trị nhất. Vì chúng chỉ được nhận thấy sau một thời gian khá dài kể từ khi các tiến bộ khoa học và công nghệ được ứng dụng vào thực tiễn. Vì lẻ đó nên việc nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là du lịch sinh thái biển trong mối quan hệ với sự phát triển bền vững nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương thực sự cần thiết. 2. Tác động của hoạt động du lịch sinh thái biển đến tài nguyên và môi trường tự nhiên Tác động từ hoạt động du lịch sinh thái và việc thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch thường tác động đến tài nguyên môi trường tự nhiên, gồm những thành phần: tài nguyên nước, 7
  9. tài nguyên không khí, tài nguyên đất và cát, tài nguyên sinh vật Trong phạm vi bài viết, tác giả đề cập đến sự hưởng của du lịch sinh thái biển lên chính tài nguyên và môi trường biển. 2.1. Ảnh hưởng đến tài nguyên nước - Du lịch sinh thái biển phát triển kéo theo sự phát triển các khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng ăn uống và các dịch vụ khác làm tăng lượng nước thải sinh hoạt (thường xử lý không triệt để) lâu ngày ngấm xuống nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến nguồn nước giếng ở các địa phương. - Du khách xả rác bừa bãi, dầu mỡ do phương tiện giao thông đường thủy trong quá trình phục vụ các tour trên biển nên ảnh hưởng đến nước sạch ở các sông, biển. - Theo kết quả khảo sát môi trường của PGS.TS Phạm Trung Lương tại Nha Trang cho hay chỉ số ô nhiễm đo trong nước và hàm lượng kim loại nặng đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Điều này làm hạn chế lớn tới chất lượng các bãi tắm tự nhiên. 2.2. Ảnh hưởng đến không khí - Các phương tiện giao thông vận tải phục vụ du khách thải vào không khí khói bụi và các chất gây ô nhiễm. Đồng thời, một số hoạt động của du lịch như ăn uống thường diễn ra cùng một thời điểm, dẫn đến việc gia tăng bụi khói, làm nóng dần bầu không khí. 2.3. Ảnh hưởng đến tài nguyên đất, cát - Phát triển du lịch kéo theo việc xây dựng các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, điều này đã làm cho diện tích biển bị xâm lấn và thu hẹp. - Việc quy hoạch du lịch sinh thái không đúng nơi, xây dựng các công trình hạ tầng không đúng quy cách cũng là nguyên nhân khiến tài nguyên đất bị phá vỡ. - Tại Khánh Hoà, ven bờ biển xuất hiện các lớp nhầy màu xám đen dày cả gang tay, trộn với xác chết của sinh vật, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Một số khu vực tại Tp. Nha Trang có nhiều loại rác thải, từ túi nilon, bao bì, vỏ bánh kẹo đến vỏ bánh lọc, vỏ hoa quả, Rác và nước thải ra đã gây ô nhiễm nghiêm trọng bờ biển, gây ấn tượng không tốt cho du khách đến tham quan. 2.4. Ảnh hưởng lên tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học biển - Hoạt động du lịch làm gia tăng lượng rác thải, gây ô nhiễm môi trường biển, tác động tới sự tăng trưởng của nhiều loài sinh vật biển. - Các hành động thái quá của khách như: đánh bắt hải sản, gặt hái san hô, của người dân để phục vụ du khách cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất lượng của giới sinh vật trong phạm vi khu du lịch. 8
  10. - Việc phát triển thiếu quy hoạch các khu vực thuộc phạm vi các khu bảo tồn tự nhiên biển, vùng ven biển có thể phá huỷ môi trường cư trú, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển. 3. Một số khuyến nghị nhằm phát triển du lịch sinh thái biển Khánh Hòa bền vững 3.1. Trách nhiệm với các nhà hoạch định chính sách Tổ chức quản lý việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên du lịch biển - Thành lập ban quản lý có trách nhiệm quản lý, kiểm tra và giám sát việc khai thác, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch biển ở Tp. Nha Trang và các huyện, đảo trong tỉnh có gắn liền với biển. - Xây dựng mô hình quản lý các hoạt động du lịch sinh thái biển với sự tham gia của công đồng địa phương và các đối tác có liên quan. Chính quyền địa phương được phép sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn thu như thuế, nguồn thu lệ phí, vào việc phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch biển. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái biển bền vững - Tiến hành lập và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sinh thái biển bền vững, đảm bảo phát triển du lịch sinh thái biển có quy hoạch, thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu phát triển du lịch bền vững; hòa nhập chung trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Công khai hóa nội dung quy hoạch phát triển du lịch sinh thái biển cũng như các dự án bảo tồn tài nguyên môi trường biển cho các đối tượng có liên quan và tham gia thực hiện dự án để họ nắm được những nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu của các dự án cần phải giải quyết. - Tiến hành phân chia các khu vực để đầu tư bảo vệ tài nguyên có hiệu quả. Duy trì tính đa dạng sinh học, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch sinh thái biển một cách bền vững - Sử dụng nguồn quỹ hỗ trợ cho công tác giáo dục môi trường biển, xây dựng thu gom và xử lý chất thải đúng quy định, khuyến khích việc tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế. - Tăng cường thu hút vốn đầu tư và các nguồn lực cho việc thực hiện các dự án, chiến lược, chương trình hành động nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo tồn các sinh vật biển đặc hữu quý hiếm, các hệ sinh thái bị phá hủy. - Tiến hành thu phí môi trường, sử dụng các công cụ tài chính thưởng phạt nhằm ngăn chặn việc khai thác bừa bãi, phá hủy và gây hậu quả xấu cho tài nguyên và môi trường biển trong du lịch. - Áp dụng các quy chế ngăn chặn sự phá hủy các hệ sinh thái, các hành động khai thác sinh vật biển mang tính hủy diệt. Nghiêm cấm việc sử dụng các loại sinh vật biển quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng để làm sản phẩm lưu niệm, hoặc thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của du khách. 9
  11. - Tăng cường hợp tác, thu hút đầu tư thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế và du lịch địa phương, khuyến khích cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch và bảo tổn sinh thái biển, phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa cung cấp cho du khách để giảm sự lệ thuộc của cộng đồng địa phương và tác động tiêu cực của họ lên các hệ sinh thái. - Ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần túy cho hoạt động bảo vệ môi trường du lịch biển 3.2. Trách nhiệm với các đơn vị tổ chức đào tạo Nguồn nhân lực du lịch được đào tạo có chất lượng cao, được trang bị những kiến thức về nghiệp vụ, phẩm chất nói chung và những kiến thức về tài nguyên môi trường du lịch, văn hóa đầy đủ sẽ làm cho du khách nhận thức đúng và có những hành vi đúng đắn, có ý thức trách nhiệm đóng góp cho việc bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương. Để làm được điều này, Sở VHTT&DL tỉnh Khánh Hòa khi thiết lập và thực hiện các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh cần hoạch định các chiến lược giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nhận thức của các đối tượng tham gia du lịch về tài nguyên môi trường du lịch. Riêng các trường, trung tâm đào tạo du lịch cần tăng cường đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức của các đối tượng tham gia du lịch về tài nguyên và môi trường tự nhiên, bao gồm: - Đưa nội dung phát triển du lịch bền vững, tài nguyên môi trường, văn hóa vào chương trình đào tạo cũng như trong các chương trình giáo dục du lịch cho cộng đồng địa phương. - Ưu tiên đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch là người địa phương, đặc biệt chú ý đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý là người địa phương và nâng cao nhận thức của họ về tài nguyên và môi trường tự nhiên. - Tăng cường phối hợp, hợp tác đầu tư giữa các cơ sở đào tạo trong nước với các tổ chức và cơ sở đào tạo quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực du lịch nói chung và đặc biệt là giáo dục nâng cao nhận thức của các đối tượng tham gia du lịch về tài nguyên và môi trường. - Lồng ghép giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề phát triển du lịch bền vững, tài nguyên và môi trường du lịch với các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. - Dành một tỷ lệ thỏa đáng thu nhập từ du lịch cho việc đầu tư giáo dục nâng cao hiểu biết của các đối tượng tham gia du lịch về các vấn đề tài nguyên và môi trường du lịch. - Khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực môi trường biển; ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có giải pháp hữu hiệu cho vấn đề môi trường, các loại hình du lịch thân thiện với môi trường. 10
  12. 3.3 Trách nhiệm với các đơn vị tổ chức du lịch - Các nhà điều hành là những người có hiểu biết toàn diện về tổ chức kinh doanh, song phải luôn tôn trọng những nguyên tắc của du lịch sinh thái biển. - Đảm bảo tiếp thị du lịch sinh thái biển (du lịch xanh) phản ánh đúng chất lượng sản phẩm du lịch, các chính sách và những hoạt động có lợi cho môi trường du lịch, hướng dẫn cho du khách những điều họ cần làm, nên làm, những điều họ không nên làm và không được làm về phương diện tài nguyên môi trường, văn hóa và xã hội. - Cung cấp cho du khách những thông tin về việc cần tôn trọng những di sản văn hóa địa phương, tài nguyên môi trường và dân cư ở những nơi họ đến. Đồng thời khuyến khích du khách sử dụng những sản phẩm du lịch có lợi cho tài nguyên môi trường, kinh tế, và xã hội địa phương. - Hướng dẫn viên du lịch sinh thái phải có kiến thức, nắm được đầy đủ thông tin về đặc điểm môi trường tự nhiên và sinh thái biển, văn hoá cộng đồng địa phương; có trách nhiệm phổ biến nội quy của tour du lịch sinh thái với du khách nhằm hạn chế hành vi gây hại hệ sinh thái và môi trường của du khách, bằng cách nào đó giúp khơi dậy và kích thích sự hưng phấn của khách du lịch sinh thái muốn tìm hiểu về hệ sinh thái biển và có ý thức bảo vệ hệ sinh thái biển. 3.4. Trách nhiệm của khách du lịch Khách du lịch khi tham gia du lịch sinh thái biển cần thấu hiểu được ý nghĩa của loại hình du lịch, đồng thời tích cực hưởng ứng, cùng tự nguyện tham gia trải nghiệm khám phá thế giới của biển, tìm hiểu về biển, am hiểu về biển và tuân thủ các quy định được đề ra. Kết luận Sự tăng trưởng khách du lịch biển trong những năm gần đây hầu như phụ thuộc vào việc khai thác, tận dụng những lợi thế sẵn có của tự nhiên mà chưa có sự tái đầu tư lẫn bảo tồn tài nguyên du lịch biển. Ông Phạm Trung Lương cho rằng, sở dĩ tình trạng trên xảy ra và kéo dài là do chưa có một cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về môi trường trong ngành du lịch, chưa có hệ thống kiểm soát quản lý các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động du lịch, cũng như chưa có sự phối hợp liên ngành trong quản lý môi trường. Trong khi đó, để giảm thiểu phần nào những tác động tiêu cực hiện nay lại cần rất nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ. Trong khi đó, theo Ths. Nguyễn Thị Lan Hương – Giảng viên du lịch Viện Đại học Mở thì “Trên thực tế, hầu hết các dự án khai thác, đầu tư vào du lịch biển đều đưa ra các giải pháp đảm bảo hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường, song từ dự án đến thực thi lại không trùng khớp. Việc triển khai dự án đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của rất nhiều cơ quan mà chỉ cần lỏng lẻo ở một khâu nào đó có thể làm hỏng ý đồ của nhà khai 11
  13. thác. Kết quả là các dự án luôn tác động xấu đến cảnh quan, môi trường biển mà lẽ ra người ta hoàn toàn có thể hạn chế được”. Như vậy, quản lý phát triển du lịch sinh thái biển bền vững là hoạt động không ngừng phải đổi mới trên cơ sở khoa học kinh tế và xã hội. Theo ý kiến của Phó GSTS. Nguyễn Tác An – Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang thì không có bất cứ một mô hình quản lý phát triển nào có thể áp dụng có hiệu quả cho tất cả mọi vùng địa lý nên trong điều kiện cụ thể của Khánh Hòa, quản lý phát triển bền vững hoạt động du lịch biển là nhằm xây dựng cơ chế, chính sách và công cụ phù hợp, dựa trên cơ sở khoa học, kinh tế, xã hội, đặc thù của tỉnh, nhằm đạt được mục tiêu là xây dựng, phát triển ngành kinh tế du lịch Khánh Hòa có vị thế cạnh tranh cao trong hệ thống kinh tế của Việt Nam, của khu vực và quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Du lịch sinh thái (2009), Lê Huy Bá, NXB Giáo dục 2. Môi trường và phát triển bền vững (2009), Nguyễn Đình Hòe, NXB Giáo dục 3. Tài nguyên du lịch (2009), Bùi Thị Hải Yến, NXB Giáo dục 4. Tư duy sáng tạo sản phẩm du lịch (2011), Nguyễn Thu Hạnh, NXB Xây dựng 5. Website: - www.dulichbenvung.vn - - c9bd804efcfa - diem-du-lich-ven-bien/ - www.wikipedia.org 12
  14. NHẬN DIỆN MỘT SỐ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG Th.S Phan Thị Kim Liên Mục đích của du lịch bền vững ra là mang lợi ích cho cộng đồng địa phương nhưng vẫn bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giá trị văn hoá truyền thống của địa phương. Tuy nhiên, thực tế hiện nay du lịch Việt Nam nói chung, thành phố Nha Trang nói riêng đang phải đối mặt với một số thách thức trong quá trình gìn giữ và phát triển du lịch bền vững. Sự phát triển quá nóng của kinh tế du lịch mang lại hình ảnh lộn trộn của sự phát triển ồ ạt thiếu kiểm soát làm mất cảm tình đối với du khách khi lưu trú. Sự ô nhiễm văn hóa từ sự phát triển du lịch quá nhanh đã góp phần làm giảm các giá trị văn hóa địa phương. Ngoài ra, một thách thức đáng chú ý nhất là sự phát triển nóng du lịch biển đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái nơi đây. Dựa vào việc xem xét những thách thức trên đối với du lịch bền vững Nha Trang, bài viết đề xuất một số giải pháp trên bốn phương diện, nhà chức trách, các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương và du khách, để giúp cho lịch bền vững ở thành phố Nha Trang được đảm bảo đúng nguyên tắc phát triển của nó. 1. Bối cảnh chung Du lịch được ví như ngành công nghiệp không khói đóng góp phần lớn vào thu nhập quốc gia, nó cũng là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên toàn cầu, có thị trường phát triển nhanh tập trung vào các môi trường còn hoang sơ như các vùng biển và các khu bảo tồn biển. Du lịch mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương thông qua việc tạo ra việc làm và nguồn thu nhập từ du khách. Tuy nhiên, du lịch cũng có thể đe doạ đến nguồn lợi của địa phương. Chính vì vậy du lịch bền vững ra đời và được lập kế hoạch một cách cẩn thận để mang những lợi ích đến cho cộng đồng địa phương nhưng vẫn bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, và tôn trọng các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, đồng thời tuyên truyền và hướng dẫn du khách cũng như cư dân địa phương về tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị này. Có thể đưa ra định nghĩa du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào”, hay “du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động 13
  15. thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương (World Conservation Union,1996). Du lịch bền vững mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, nhưng hiện tại vấn đề này ở Nha Trang đang đối mặt với một số thách thức cần được xem xét. Bài viết này sẽ đi vào xem xét những thách thức đáng chú ý mà Nha Trang đang phải đối mặt trong việc duy trì và phát triển du lịch bền vững, qua đó đưa ra một số giải pháp hỗ trợ việc duy trì du lịch bền vững ở Nha Trang. 2. Nhận diện một số thách thức đối với du lịch bền vững tại Nha Trang Du lịch bền vững cần đảm bảo 3 yếu tố: lợi ích kinh tế, môi trường và cộng đồng (International Ecotourism Society, 2004). Tuy nhiên, hiện tại du lịch Nha Trang đang đối mặt với thách thức là 3 các yếu tố trên chưa được đảm bảo hoạt động đúng nguyên tắc và hướng phát triển của nó. 2.1 Thách thức từ sự phát triển kinh tế Du lịch góp phần lớn cho sự phát triển kinh tế Nha Trang thông qua việc tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương từ hoạt động chi tiêu của du khách. Tuy nhiên, những năm gần đây ngành du lịch Nha Trang phát triển quá nhanh, dẫn đến sự xuất hiện ngày càng đông các doanh nghiệp du lịch như khách sạn, nhà hàng, các đơn vị lữ hành làm mất đi vẻ đẹp đặc trưng của thành phố. Ngoài ra sự nâng giá phòng thiếu kiểm soát của các nhà quản lý trong các thời điểm nóng và sự phân biệt giá đối với khách quốc tế và khách nội địa; cộng thêm sự lôi kéo khách một cách ồ ạt đã làm giảm sự lưu trú và việc quay trở lại của khách. 2.2 Thách thức từ yếu tố văn hóa - xã hội Một trong những thách thức lớn nhất đối với du lịch bền vững là sự ô nhiễm văn hóa (World Tourism Forum, 2012). Bản chất của du lịch bền vững là không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng, mà ngược lại du lịch bền vững thể hiện sự tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Trên thực thế, có một xu hướng tiêu cực cho du lịch bền vững ở Nha Trang là văn hóa bị ô nhiễm bởi những hành vi tận hưởng thái quá của một bộ phận du khách quốc tế. Du khách quốc tế khi đi du lịch ngoài mục đích được hưởng thụ vẻ đẹp của điểm đến, một bộ phận khách còn có tâm lý muốn được làm những điều mình thích mà ở cuộc sống thường nhật cần phải kiểm soát như uống rượu thâu đêm, hút cần sa v.v điều này đã góp phần làm tăng các tệ nạn như ma túy và mại dâm. Do sự cám dỗ của việc kiếm tiền dễ dàng, một số ngư dân ngừng việc đánh bắt cá để chuyển hướng sang làm tour du lịch thuyền, điều này góp phần làm xóa dần các văn hóa làng nghề; một bộ 14
  16. phận trẻ em khu vực nông thôn không thích đi học để đi làm trò giải trí cho du khách vì nghĩ rằng đây là cách kiếm tiền nhanh hơn, giáo dục vì thế bị ảnh hưởng tụt lùi. Đây là một mô hình đáng buồn có thể được nhìn thấy ở trên khắp thế giới nói chung và ở Nha Trang, Việt Nam nói riêng vì tính bền vững của du lịch bị vi phạm do tính chất phát triển kinh tế thiếu tầm nhìn của một số bộ phận người dân. Ngoài ra các giá trị văn hóa cũng đang bị hòa nhập một cách thiếu kiểm soát và tiêu cực, nhất là sự gia tăng du khách quốc tế đã du nhập một số văn hóa không phù hợp, thậm chí làm ảnh hưởng xấu đến văn hóa truyền thống địa phương. Sự phát triển quá tải các điểm du lịch tâm linh góp phần phá hủy các giá trị văn hóa tâm linh địa phương. Số lượng khách đến thăm gia tăng tại các đình, chùa như Chùa Long Sơn, Tháp Bà Po-na- ga v.v làm giảm đi sự tôn nghiêm của những địa điểm văn hóa tâm linh này, nhất là khi sự phát triển kinh tế “ăn theo” của những người bán hàng rong, ăn xin. 2.3 Thách thức từ sự ô nhiễm môi trường Bản chất của du lịch bền vững là gây tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên nói chung và các khu bảo tồn nói riêng. Nhưng trên thực tế hiện nay ở Nha Trang sự phát triển nóng của ngành du lịch đã làm cho việc tham quan ồ ạt thiếu sự hướng dẫn bảo vệ môi trường đã góp phần phá hỏng hệ sinh thái các khu bảo tồn địa phương. Du lịch biển được xem là một vấn đề rất quan trọng của du lịch bền vững. Sự biệt lập của các khu bảo tồn biển đảo giúp tạo nên sự đa dạng sinh học riêng biệt ở quần đảo đó, nhưng bằng cách mở cửa cho du lịch, một số đa dạng sinh học có nguy cơ bị phá hủy. Các hoạt động của du lịch biển như lặn, câu cá, và chèo thuyền đều được xem là một trong những tác nhân đáng kể của sự ô nhiễm và phá hoại các rạn san hô và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển. Một ví dụ điển hình là, Hòn Mun 15 năm trở về trước được xem là khu bảo tồn biển đa dạng sinh thái bậc nhất Đông Nam Á (WWF), nhưng thực tế hiện nay các rạn san hô quý hiếm ở hòn đảo này và những đảo lân cận đã bị phá hủy nghiêm trọng do sự thiếu ý thức bảo vệ của một bộ phận khách du lịch. Ngoài ra vấn đề ô nhiễm tiếng ồn cũng là một thách thức đáng chú ý khác của du lịch bền vững Nha Trang. Du khách phương tây thường thích nhiều hoạt động giải trí về đêm nên các quầy bar xuất hiện và hoạt động thâu đêm gây nên sự ô nhiễm tiếng ồn đến cộng đồng dân cư xung quanh, nổi bật là khu vực gọi là “khu phố Tây” trên cụm đường Biệt Thự, Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vương, và Trần Quang Khải. 15
  17. Vấn đề rác thải từ khách du lịch cũng là một thách thức lớn đối với du lịch bền vững. Điều này chủ yếu do sự thiếu ý thức của một bộ phận khách du lịch và cộng đồng địa phương ở thành phố. Sự thiếu đầu tư trong việc làm sạch và gìn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp của thành phố từ nhà quản lý sau các đợt lũ lụt, thiên tai. Vấn đề ô nhiễm không khí: Việc khách quốc tế có thể thuê và sử dụng xe gắn máy một cách dễ dàng đã làm tăng cao dịch vụ này góp phần gây tác động tiêu cực đến trật tự an toàn giao thông địa phương. Một thực tế rất rõ ràng rằng hàng ngày có rất nhiều du khách quốc tế tham gia giao thông phấn khích vì ở nước họ không được đi thoải mái như vậy, không tuân thủ luật lệ, đánh võng, la hét phấn khích gây ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của người dân địa phương. Ngoài ra điều này cũng góp phần ô nhiễm môi trường do khí thải từ các loại xe cho thuê, đa số là xe Trung Quốc chất lượng kém khi hoạt động thải ra rất nhiều khí độc. 3. Một số đề xuất hướng giải quyết cho các thách thức trên đối với du lịch bền vững tại Nha Trang Hoạch định trong dài hạn cho các bên liên quan: Quy hoạch dài hạn cho các bên liên quan phải xem xét sự cân bằng giữa cung và cầu của ngành du lịch, cả về số lượng và chất lượng. Một khi các kế hoạch đã được đưa ra, các phương pháp để đo lường và giám sát tác động của du lịch là rất cần thiết. Điều này đòi hỏi sự phân công của cơ quan nhà nước với nhiệm vụ theo dõi liên tục các tác động của nó. Một ví dụ ở Hawaii, một quá trình kéo dài gần hai năm đã mang các bên liên quan lại với nhau chỉ để xác định tầm nhìn, mục tiêu và các chỉ tiêu du lịch bền vững (Sheldon, Knox và Lowry, năm 2005). 3.1 Nhà quản lý Quản lý du khách: Kiểm soát số lượng khách du lịch đến thành phố thông qua các biện pháp điều chỉnh giao thông vận tải đối với khách nội địa, và chính sách cấp visa du lịch đối với khách quốc tế. Một trong những phương pháp quản lý khách du lịch là quy hoạch điểm đến cho các mục đích khác nhau (Conlin 2002). Ngoài ra, một khi khách du lịch đã đến thành phố, cần cung cấp thông tin và hướng dẫn về các điểm tham quan, du lịch và các sự kiện, và các yêu cầu đối với khách cho việc giữ gìn và phát triển du lịch bền vững địa phương. Ngoài ra, cần có các biển báo rõ ràng, thông tin có sự diễn giải giúp khách du lịch trong việc tìm kiếm và hiểu những điểm tham quan hấp dẫn. Quản lý doanh nghiệp du lịch: Kiểm soát các nhà khai thác tour du lịch bằng cách yêu cầu họ tuân thủ hành trình cố định. Quy định các tiêu chuẩn cho nhân viên trong ngành, nhất là nhân viên 16
  18. hướng dẫn du lịch, để đảm bảo chất lượng tour, cung cấp đúng thông tin và góp phần xây dựng ý thức bảo vệ du lịch bền vững. Quản lý môi trường bao gồm phục hồi từ thảm họa tự nhiên (Meheux và Parker, 2004). Nha Trang hàng năm vẫn phải đối mặt với các thiên tai, lũ lụt gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và mỹ quan thành phố, việc rác thải trôi về từ các sông do lũ lụt hàng năm đã làm ô nhiễm nguồn nước biển và mang rác thải đầy trên các bãi biển thành phố. Do đó nhà nước cần cấp một khoản kinh phí cho việc bảo tồn và quản lý thiên tai là cần thiết. Giải pháp kiến nghị cho vấn đề này là dùng một khoản kinh phí trả công cho người lang thang đi lượm rác, vừa giải quyết vấn đề môi trường vừa tạo ý thức tốt, tạo công ăn việc làm. 3.2 Cộng đồng địa phương Hòa nhập cộng đồng là chìa khóa để thành công và phát triển du lịch bền vững (Mitchell và Reid, 2001). Cộng đồng địa phương liên quan các điểm du lịch cần được tham gia vào quá trình lập kế hoạch cho du lịch bền vững. Đào tạo trong du lịch là một phần quan trọng của du lịch bền vững. Cần phải nâng cao việc giáo dục người dân địa phương về du lịch bền vững thông qua các chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người trong ngành. 3.3 Doanh nghiệp du lịch Đào tạo chuyên nghiệp cho nhân viên, đề cao tầm quan trọng của du lịch bền vững. Kêu gọi các doanh nghiệp du lịch sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như các thiết bị năng lượng mặt trời để tiết kiệm, bảo vệ môi trường và tạo ấn tượng ý thức cho khách, họ sẽ ấn tượng tốt rằng người dân ở đây có ý thức bảo vệ môi trường cao. 3.4 Du khách Tuyên truyền và hướng dẫn du khách lịch cũng quan trọng, họ cần phải tìm hiểu về các tính năng độc đáo của địa phương cũng như các hành vi phù hợp văn hóa và môi trường. Để giảm sự ô nhiễm không khí do chất thải của xe gắn máy chất lượng thấp ở các dịch vụ du lịch, du khách muốn tận hưởng cảm giác tham giao thông với xe gắn máy (xe 2 bánh) nếu không có bằng lái thì nên tham gia các dịch vụ “easy rider”, việc này giúp tạo việc làm cho người dân địa phương, đồng thời đảm bảo an toàn giao thông hơn, và có sự hướng dẫn của người dân địa phương khách càng hiểu thêm về văn hóa và thông tin về thành phố. Và quan trọng là sự tôn nghiêm về mặt pháp luật được đảm bảo hơn. 17
  19. 4. Kết luận: Bản chất của du lịch bền vững là mang lại các lợi ích ngắn hạn và dài hạn cho môi trường và cộng đồng địa phương từ du lịch mà không gây tác hại cho các nguồn lại khác. Tuy nhiên, du lịch bền vững cũng đang đối mặt mới một số thách thức, bài viết này đã xác định một số thách thức đối đối với du lịch bền vững ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Qua đó đưa ra một số đề xuất chính sách và phương pháp để hỗ trợ trong lĩnh vực này. Danh mục tài liệu tham khảo Conlin, M. “Tasmania: Balancing Commercial and Ecological interests in tourism development”, in eds.di Castri and Balaji Tourism, Biodiversity and Information, Backhyus Publishers, Leiden 2002, pp.197-212. Meheux, K,and E. Parker, “Tourist sector perceptions of natural hazards in Vanuatu and the implications for a small island developing state”, Tourism Management, 2004 Sheldon, P, J. Knox and K. Lowry, “Sustainable Tourism in Mass Destiantions: The Case of Hawaii”, 2005, Tourism Review International. World Tourism Forum, 18
  20. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÃN BÔNG SEN XANH CHO CÁC KHÁCH SẠN TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA Đoàn Nguyễn Khánh Trân Ngày nay, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Song một vấn đề quan trọng không kém là làm sao phát triển du lịch một cách bền vững hơn. Nhìn nhận được vấn đề đó Bộ VHTT&DL đã ban hành Bộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh áp dụng đối với các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam để đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả các tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững. Bài viết này sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về các tiêu chí đánh giá và đưa ra các giải pháp, chính sách phù hợp để các cơ sở lưu trú phát triển mình một cách hiệu quả và bền vững hơn. 1. Khái niệm Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh (sau đây gọi là Nhãn Bông sen xanh) là nhãn hiệu cấp cho các cơ sở lưu trú du lịch (viết tắt là CSLTDL) đạt tiêu chuẩn về bảo vệ một trường và phát triển bền vững. CSLTDL được cấp Nhãn Bông sen xanh là đơn vị đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững. 2. Tổng quát Bộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh Bộ tiêu chí Nhãn Bông sen xanh gồm 81 tiêu chí với tổng số 154 điểm và 25 điểm thưởng, chia làm 3 cấp: cấp cơ sở (30 tiêu chí), cấp khuyến khích (29 tiêu chí), cấp cao (22 tiêu chí) Tiêu chí cấp cơ sở là những tiêu chí cần thiết, dễ thực hiện, chủ yếu mang tính quản lý nội bộ. Tiêu chí cấp khuyến khích và cấp cao là các tiêu chí yêu cầu cao hơn, khó hơn, đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nhằm khuyến khích các cơ sở lưu trú du lịch liên tục đổi mới, cố gắng để đạt được ở mức cao hơn. Tiêu chí thưởng với tổng số điểm thưởng 25 điểm, áp dụng cho các CSLTDL đã đạt chứng chỉ Công trình Xanh - LOTUS (15 điểm) hay được cấp chứng chỉ ISO 14001 chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (10 điểm). Nguyên tắc cho điểm: Mỗi tiêu chí cấp cơ sở: 1 điểm. - Mỗi tiêu chí cấp khuyến khích: 2 điểm. 19
  21. - Mỗi tiêu chí cấp cao: từ 3 điểm trở lên. Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 bông Xếp hạng Nhãn bông sen bông sen bông sen bông sen sen Khoảng Điểm 62-80 81-100 101-122 123-143 144-154 Tiêu chí Cơ sở 30 30 30 30 30 Tiêu chí Khuyến khích Trên 9 Trên 14 Trên 18 Trên 23 Trên 26 Tiêu chí cấp cao Trên 3 Trên 6 Trên 10 Trên 14 Trên 19 3. Thực trạng xây dựng Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh tại các khách sạn ở Nha Trang 3.1 Đối với khách sạn 4 – 5 sao Hiện nay, trên địa bàn thành phố Nha Trang có rất nhiều khách sạn từ 5 – 4 sao như Vinpearl, Sunrise, Ana Madanra, Novotel, Yasaka Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát chỉ mới có khách sạn Sunrise được chứng nhận đạt tiêu chí nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh cấp độ 4. Còn các khách sạn khác thì chỉ có nghe nói nhưng chưa phổ biến để thực hiện việc cấp chứng chỉ. 3.2 Đối với các khách sạn dưới 3 sao Thông qua điều tra hơn 20 khách sạn 3 sao thì đa số câu trả lời nhận được là hoàn toàn không biết gì về bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh. Như vậy, có thể thấy mặc dù bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh đã ban hành được hơn 8 tháng. Song, mức độ nhận biết của các nhà quản lý tại các cơ sở lưu trú là rất ít và chỉ tập trung vào các cơ sở lưu trú lớn. Điều này cho thấy sự quan tâm đến phát triển du lịch bền vững của người kinh doanh du lịch là rất ít. 4. Một số giải pháp xây dựng Nhãn Bông sen xanh cho các khách sạn tại Nha Trang 4.1 Quản lý bền vững Nâng cao nhận thức cho nhân viên trong doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, các vấn đề văn hóa, xã hội thông qua các thông báo, các buổi tập huấn, các tiêu chí đánh giá Thông tin cho khách về các vấn đề bảo vệ môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp và địa phương thông qua các pano, tờ gấp Hỗ trợ và thu thập ý kiến khách hàng về vấn đề môi trường, văn hóa xã hội để có những hành động thiết thực và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp 20
  22. 4.2 Tối đa hóa lợi ích kinh tế và xã hội cho công đồng địa phương Tham gia, hỗ trợ (tài chính, nhân lực, vật chất) trong các hoạt động phát triển cộng đồng của địa phương Lập kế hoạch, chính sách để tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế của người dân và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Công bằng trong hoạt động tuyển dụng đối với phụ nữ và người dân tộc thiểu số Ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa, nguyên vật liệu mà địa phương sản xuất nhằm phát triển các ngành liên quan nhưng vẫn đảm bảo không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên Kết hợp với các doanh nghiệp địa phương phát triển các sản phẩm đặc thù (thủ công mỹ nghệ, thực phẩm ) và giới thiệu với khách thông qua các chương trình riêng của khách sạn như trưng bày sản phẩm tại tiền sảnh của khách sạn, lễ hội ẩm thực 4.3 Giảm thiểu các tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, di sản thiên nhiên Không mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa vật thể thuộc sở hữu nhà nước Thông báo cho nhân viên và khách về vấn đề bảo vệ các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa vật thể thuộc sở hữu nhà nước Sử dụng các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương trong cách bài trí, kiến trúc, ẩm thực, các hoạt động văn nghệ của khách sạn. Hỗ trợ và tham gia với chính quyền địa phương trong việc bảo tồn và phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Cung cấp cho khách thông tin về di sản văn hóa, di sản thiên nhiên tại địa phương, hướng dẫn và giải thích để khách có thái độ và hành vi phù hợp khi tham quan các di sản này thông qua các bảng tin, tờ rơi, tờ gấp Xây dựng các hoạt động cụ thể để bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan như: không bắt giữ động vật hoang dã; không bán quà lưu niệm, món ăn được làm từ động vật hoang dã được pháp luật bảo vệ; tuyên truyền, phổ biến các quy định, luật về việc khai thác và mua bán động vật hoang dã cho nhân viên và khách hàng 4.4 Giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên, năng lượng, nguyên vật liệu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: điện, nước, 21
  23. Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm ô nhiễm môi trường như: túi nilon Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng nước đầu ra theo quy định Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các trang thiết bị có ảnh hưởng nhiều đến môi trường như: máy lạnh, bình xịt, tủ lạnh, tủ đông Phân loại rác thải: rác tái chế để bán, rác hữu cơ cho chăn nuôi hay làm compost và rác thải độc hại để xử lý riêng Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường: sản phẩm làm từ vật liệu tái chế, chất tẩy rửa có nguồn gốc hữu cơ, sản phẩm có nhãn xanh. Tuyên truyền, vận động nhân viên sử dụng tiết kiệm các tài nguyên, năng lượng, nguyên vật liệu 5. Kết luận Có thể nói rằng phát triển du lịch bền vững không chỉ là trách nhiệm của các doanh nghiệp, chính quyền các cấp mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân tại địa phương đó, quốc gia đó. Tuy nhiên, để cho việc phát triển du lịch bền vững có những kết quả thiết thực cần sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa doanh nghiệp, chính quyền và cộng đồng địa phương. Ngoài những hành động thiết thực của doanh nghiệp, công đồng địa phương, các cấp chính quyền nên thường xuyên tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp về các chính sách của nhà nước và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cần có các chính sách, biện pháp cụ thể kết hợp với các doanh nghiệp trong việc nâng cao nhận thức cho mọi người về phát triển bền vững cũng như bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống. Chắc chắn, với sự phối hợp nhịp nhàng đó thì việc phát triển du lịch bền vững không còn là khái niệm xa vời. 6. Tài liệu tham khảo 1. “Bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh áp dụng đối với cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam”, Quyết định số 1355/QĐ-BVHTTDL ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 2. Phương Linh, “Du lịch trách nhiệm vì sự phát triển bền vững”, Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội 3. Xuân Lộc, “6 chiến lược phát triển bền vững khu vực Hạ Long”, Tạp chí Hà Nội mới, ngày 8 – 11 – 2012 22
  24. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO NHA TRANG – KHÁNH HÒA Huỳnh Cát Duyên Du lịch đã và đang phát triển với tốc độ rất nhanh, hàng loạt sản phẩm du lịch ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Ngày nay, phát triển du lịch là một trong những chiến lược mà các quốc gia đều hướng tới nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Du lịch biển đảo trong những năm gần đây đã có bước tăng trưởng nhanh, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên biển phục vụ du lịch vẫn còn nhiều yếu kém, hạn chế dẫn tới hiệu quả du lịch chưa cao, ẩn chứa nhiều nguy cơ suy thoái tài nguyên. Qua phân tích những chỉ tiêu phát triển giai đoạn 2009 – 2011, bảy giải pháp rút ra từ những bài học thực tiễn nhằm chỉ ra hướng phát triển bền vững cho du lịch biển đảo Nha Trang. 1. Khái quát tiềm năng du lịch biển đảo Nha Trang – Khánh Hòa Nằm trong khu vực Nam Trung Bộ, Khánh Hòa được thiên nhiên ưu ái ban tặng địa thế tuyệt vời, với đường bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh, Với khí hậu ôn hòa, có hơn 300 ngày nắng trong năm, Khánh Hòa mang trong mình tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch biển đảo. Vì thế, trong những năm qua tỉnh Khánh Hòa đã phát huy lợi thế của mình cho phát triển du lịch và đã nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du khách trong và ngoài nước. Những năm đầu thế kỷ 21, du lịch Khánh Hòa đã có bước đột phá và phát triển với những chiến lược hợp với xu thế hội nhập của ngành công nghiệp không khói rất ấn tượng được ví như “nàng tiên” đang được đánh thức. Khánh Hòa đã được Tổng cục Du lịch xác định là một trong các Trung tâm du lịch của cả nước. Du lịch sinh thái biển - đảo kết hợp với sinh thái rừng là đặc thù riêng của du lịch Khánh Hòa, rất hấp dẫn du khách với những địa danh như Vân Phong, Đại Lãnh, Dốc Lết, Hòn Tằm, Trí Nguyên, Bãi Trũ, Hòn Bà, Suối Tiên, Ba Hồ, thác Giăng Bay Đặc biệt, khu bảo tồn biển Hòn Mun với rạn san hô và hệ sinh vật biển đa dạng, phong phú là khu bảo tồn biển đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hiện nay. Trong các vịnh biển của Khánh Hòa, Nha Trang được vinh dự trở thành thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Những chuyên gia du lịch thế giới đánh giá, với những tiềm năng vốn có, Nha Trang hội tụ đầy đủ các lợi thế để trở thành một trung tâm du lịch biển của thế giới như Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan) Khoảng 20 năm qua, thành phố Nha Trang đã tận dụng 23
  25. khá tốt những lợi thế sẵn có để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của thành phố biển với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo như: lặn biển, tắm bùn Hoạt động du lịch đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tỷ trọng GDP du lịch - dịch vụ ngày càng tăng; tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. Đánh giá về sự phát triển của du lịch Nha Trang, ông Trương Đăng Tuyến, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch cho biết: “Những năm qua, du lịch Nha Trang đã khẳng định được tiềm năng, thế mạnh của mình; không ngừng phát triển cả về cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng dịch vụ, trở thành trung tâm du lịch của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên”. Nhìn tổng thể, du lịch Nha Trang đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch Nha Trang vẫn còn có những hạn chế cần khắc phục để hướng tới sự phát triển bền vững. Theo ông Võ Đình Thu - Tổng Thư ký Hiệp hội du lịch Khánh Hòa, hiện nay, du lịch Nha Trang đang có sự mất cân đối giữa dịch vụ lưu trú với dịch vụ vui chơi giải trí, và chưa có chiến lược, cũng như các giải pháp cụ thể trong việc bảo vệ, khôi phục tài nguyên biển, vì thế cần phải có định hướng cho các nhà đầu tư để khắc phục điều này. Bên cạnh đó, thành phố cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh du lịch Nha Trang ra thị trường quốc tế với nhiều hình thức khác nhau. Khi đã có định hướng phát triển cụ thể thì trong tương lai Nha Trang sẽ trở thành trung tâm du lịch biển quốc tế. 2. Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Nha Trang – Khánh Hòa Những năm qua, du lịch biển đảo Nha Trang – Khánh Hòa đã biết nắm lấy lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, đã và đang khai thác ngày càng có hiệu quả, thu hút luồng khách quốc tế và nội địa đến với loại hình du lịch đặc trưng này. Tuy nhiên thành tựu phát triển du lịch biển đảo những năm qua thể thiện qua những chỉ tiêu cơ bản về lượng khách, thu nhập, cơ sở lưu trú, dịch vụ cho thấy du lịch biển đảo Nha Trang – Khánh Hòa chỉ mới khởi đầu phát triển. 2.1. Lượng khách quốc tế và nội địa Năm 2011, Khánh Hòa đón hơn 2 triệu lượt khách lưu trú và hơn 8 triệu lượt khách tham quan; tăng 19,46% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế tăng 14,29% và khách nội địa tăng 19,56%. Theo thống kê mới nhất từ Hiệp hội du lịch Khánh Hòa, năm 2012, Khánh Hòa đón hơn 2,3 triệu lượt khách lưu trú (đạt 106,28% so với cùng kỳ), trong đó, có hơn 530 ngàn lượt khách quốc tế (đạt hơn 120% so với cùng kỳ), dẫn đầu là khách Nga. Ngày lưu trú bình quân đạt 2,25 ngày/khách. Trong năm, lượng khách tham quan du lịch đến Khánh Hòa đạt gần 9 triệu lượt người. 24
  26. Với tốc độ tăng trưởng về lượng khách trên 2 con số cho thấy sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ của Nha Trang – Khánh Hòa và hoạt động du lịch đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Bảng 1: Khách du lịch đến Nha Trang – Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2011 Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1. Số lượt khách Lượt 1.088.148 1.363.542 1.597.228 1.580.080 1.840.259 2.180.000 khách - Số lượt Lượt 225.287 282.272 315.585 281.202 384.979 440.000 khách quốc tế khách - Số lượt khách Lượt 862.861 1.081.270 1.281.643 1.298.878 1.455.280 1.740.000 nội địa khách 2. Số ngày lưu trú Ngày 2,2 2,8 2,25 2,09 2,19 2,09 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Tỉnh Khánh Hòa (2011) Bảng 2: So sánh lượt khách lưu trú tại các điểm đến Đơn vị tính: Lượt khách Năm 2009 2010 2011 Điểm đến Tổng số Khách quốc tế Tổng số Khách quốc tế Tổng số Khách quốc tế Khánh Hòa 1.610.882 281.850 1.840.795 387.271 2.180.000 440.000 Quảng Ninh 1.652.867 924.934 2.072.000 1.083.000 2.574.000 1.172.000 Đà Nẵng 1.350.000 300.000 1.725.839 374.550 2.350.000 500.000 Bà Rịa – 6.400.000 225.000 8.435.000 320.000 9.610.000 365.000 Vũng Tàu Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011 của Sở VHTTDL từng địa phương Tuy nhiên, so với tổng quan chung của cả nước thì lượng khách đến Khánh Hòa còn khá khiêm tốn và ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có, số lượng khách đến Nha Trang - Khánh Hòa còn khá ít so với những điểm đến tương đồng khác, đặc biệt là số lượng khách lưu trú và số ngày lưu trú của khách. Điều này cho thấy hoạt động du lịch còn đơn sơ chưa đa dạng thu hút khách lưu lại dài ngày; hệ thống dịch vụ du lịch và dịch vụ đi kèm chưa phát triển. 2.2. Doanh thu du lịch Doanh thu ngành du lịch Khánh Hòa đạt hơn 2.256 tỷ đồng, tăng 19,9% so với năm 2010. Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du lịch đến năm 2011 đạt khoảng 4.800 tỷ đồng, với khoảng 1.350 tỷ (chiếm 30%) đầu tư cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, tôn tạo môi trường, Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội du lịch Khánh Hòa, tổng doanh thu du lịch cả năm 2012 đạt gần 2.570 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm 2011. Đây là những con số rất đáng mừng cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà. Bảng 3: Doanh thu du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2011 25
  27. Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1. Doanh thu Tỷ đồng 834,21 1.025 1.357 1.563 1.877 2.200 du lịch 2. Tổng vốn Tỷ đồng 2.300 2.900 3.700 4.000 4.500 4.800 đầu tư Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Tỉnh Khánh Hòa (2011) 2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chủ yếu tập trung tại thành phố Nha Trang với gần 500 cơ sở lưu trú (trong tổng số 503 cơ sở lưu trú của toàn tỉnh) với hơn 12.000 phòng; trong đó, khách sạn từ 3 đến 5 sao có gần 3.800 phòng (theo số liệu thống kê năm 2012) Các thương hiệu khách sạn nổi tiếng của thế giới cũng đã có mặt ở Nha Trang như: Sheraton, Novotel, Sunrise Bảng 4: Thống kê cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2006 – 2011 Đơn vị tính: Cơ sở (CS), Buồng (B) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tỉnh CS B CS B CS B CS B CS B Khánh Hòa 349 8.279 387 8.841 397 9.140 420 10.200 455 11.730 Quảng Ngãi 37 1.100 44 1.100 51 1.200 60 1.600 65 2.000 Đà Nẵng 105 3.247 137 4.134 138 4.268 161 4.879 181 6.089 Bình Thuận 125 4.240 130 4.399 134 5.006 154 6.650 155 6.817 Ninh Thuận 61 1.224 70 1.320 90 1.720 90 1.720 90 1.720 Nguồn:Viện NCPT Du lịch Khi so sánh với các điểm đến du lịch khác, Khánh Hòa trong những năm gần đây đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Số lượng cơ sở lưu trú và buồng phòng nhiều hơn gấp 2 – 5 lần so với các điểm đến khác. Không chỉ tập trung đầu tư về số lượng, Khánh Hòa cũng thu hút đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú, các thương hiệu khách sạn thế giới cũng đã có mặt ở Nha Trang, các khu resort nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao đã được đầu tư xây dựng như Six Senses Hideway, Vinpearland, Diamond Bay, Mia Resort, Tuy nhiên, du lịch Khánh Hòa đang có sự mất cân đối giữa dịch vụ lưu trú với dịch vụ vui chơi giải trí. Tổng nguồn vốn đầu tư vào du lịch Khánh Hòa trong những năm qua chỉ mới tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa có sự thu hút đầu tư vào việc phát triển, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng để kéo dài thời gian lưu trú của khách, cũng như chưa tập trung vào việc quảng bá thương hiệu, tôn tạo và bảo vệ môi trường. 3. Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo Nha Trang – Khánh Hòa 26
  28. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển du lịch biển đảo thời gian qua cũng như vận dụng tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới, đồng thời cũng là những giải pháp đáng quan tâm đối với phát triển bền vững du lịch biển đảo Nha Trang – Khánh Hòa: - Thứ nhất, phải thấm nhuần quan điểm phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn. Kiên quyết bác bỏ quan điểm ngắn hạn trong khai thác tài nguyên biển phục vụ phát triển du lịch. Như vậy vừa khai thác hợp lý, vừa phải quan tâm tới bảo tồn và phát huy giá trị. Với tính chất nhạy cảm của tài nguyên du lịch biển, việc khai thác càng đòi hỏi phải có nhận thức đúng, xử sự đúng mực, tôn trọng giá trị tự nhiên và giá trị truyền thống, giá trị nhân văn. Quan điểm dài hạn đòi hỏi công tác quy hoạch và nghiên cứu thị trường phải đi trước một bước để đặt mục tiêu phát triển phù hợp với đặc điểm tài nguyên, không gian và sức chứa của tỉnh. - Thứ hai, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch thông qua việc thường xuyên làm mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để kéo dài chu kỳ sống, tạo sức hấp dẫn kéo dài kỳ nghỉ, nâng cao giá trị gia tăng và kích thích tiêu dùng du lịch. Đặc biệt chú trọng phát triển, thiết kế các sản phẩm biển đảo mang tính riêng biệt của tỉnh. - Thứ ba, vai trò quyết định trên hết là yếu tố con người tức nguồn nhân lực du lịch. Giải pháp về tăng cường đào tạo, chuyển giao kiến thức, kỹ năng về du lịch, nâng cao nhận thức du lịch cho mọi đối tượng là cần thiết phải thực hiện cả trước mắt và lâu dài. Tập trung đầu tư vào các cơ sở đào tạo du lịch, tiến hành đào tạo theo địa chỉ và khuyến khích, hỗ trợ công nhận kỹ năng nghề cho việc tự đào tạo tại doanh nghiệp. - Thứ tư, bài học về huy động nguồn lực theo mô hình tham gia của các thành phần kinh tế, xã hội, đặc biệt đề cao vai trò của cộng đồng địa phương trong việc nâng cao giá trị của sản phẩm du lịch. Tăng cường huy động nguồn lực trong khu vực tư nhân đầu tư cho phát triển du lịch; phát huy vai trò của cộng đồng địa phương với tư cách là chủ nhân của các tài nguyên du lịch biển; hỗ trợ họ trở thành tác giả tạo nên những giá trị thụ hưởng du lịch mang đến cho khách. - Thứ năm, tài nguyên du lịch biển phải gắn kết nhuần nhuyễn với phong cách dịch vụ và văn hóa, lối sống địa phương. Ở đâu có sự kết hợp tốt đó thì hoạt động du lịch trở nên hấp dẫn, phong phú và hiệu quả cao hơn. Vì vậy trong thiết kế sản phẩm, quy hoạch các khu du lịch phải tính đến yếu tố văn hóa bản địa để tạo tính đặc thù của sản phẩm. - Thứ sáu, các giải pháp về phát triển du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, sử dụng năng lượng sạch trong phát triển du lịch biển đảo, đặc biệt ở những đảo xa bờ thiếu nguồn nước ngọt, tự cấp nguồn năng lượng. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng vừa góp phần giảm chi phí vừa 27
  29. đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và thỏa mãn nhu cầu của khách. Phát triển du lịch “xanh” gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa. - Thứ bảy, tăng cường năng lực và có sự chuẩn bị thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu về mực nước biển dâng, những dị thường về thời tiết và tác động của thiên tai như lũ quyét, sóng thần Đối với việc quy hoạch, thiết kế các khu nghỉ dưỡng nhất thiết phải tính tới yếu tố mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu; trang bị điều kiện cần thiết để ứng phó và giảm nhẹ tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Từ việc phân tích một số chỉ tiêu phát triển du lịch biển đảo, tác giả xin đề xuất bảy giải pháp trên cơ sở những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. Từ những giải pháp đó mỗi bên tham gia cần có chương trình hành động cụ thể, hưởng ứng tích cực những chính sách chung hướng tới phát triển du lịch biển đảo bền vững hơn và góp phần xây dựng thương hiệu du lịch biển đảo Nha Trang – Khánh Hòa. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình “Tổng quan về du lịch và Phát triển du lịch bền vững”, TS. Nguyễn Bá Lâm, 2007 2. TS. Hà Văn Siêu, “Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi và các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ”, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch 3. “Tiềm năng du lịch”, Cổng thông tin điện tử Khánh Hòa D257304E3BEC 4. “Nha Trang (Khánh Hòa) tạo thương hiệu du lịch biển thân thiện môi trường”, Cổng thông tin điện tử Khánh Hòa khanh-hoa-to-thng-hiu-du-lch-bin-than-thin-moi-trng&catid=20%3Adu-lch-dch-v&lang=vi 28