Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức biên soanh tài liệu dạy - học Lịch sử địa phương An Giang

pdf 20 trang ngocly 2900
Bạn đang xem tài liệu "Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức biên soanh tài liệu dạy - học Lịch sử địa phương An Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_vai_kinh_nghiem_trong_viec_to_chuc_bien_soanh_tai_lieu_d.pdf

Nội dung text: Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức biên soanh tài liệu dạy - học Lịch sử địa phương An Giang

  1. PHAN VĂN KIẾN (Sở Giáo dục - Đào tạo) Giải B I- ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong nhận thức lịch sử, cũng như biên soạn lịch sử của nhân dân ta từ trước đến nay, những tri thức về lịch sử địa phương chiếm một vị trí quan trọng. Từ tư duy lịch sử của người xa xưa mà chúng ta rút ra được những hiểu biết về cội nguồn dân tộc, tổ tiên, đất nước. Khi nền sử học nước ta ra đời, kể từ trước thế kỷ XIII, bên cạnh các chính sử do Quốc sử viện, Quốc sử quán biên soạn xuất hiện ngày càng nhiều các “địa chí”. Các địa chí ấy dành một phần không nhỏ cho lịch sử một địa phương. Dưới thời Pháp thuộc, lịch sử dân tộc bị coi nhẹ, thực dân Pháp đem lịch sử “mẫu quốc” để dạy cho học sinh, làm cho học sinh quên tổ tiên Lạc Hồng, mà chỉ biết tổ tiên là người “Ganleis”, quên cả tên nước Đại Cồ Việt, Đại Việt thân thương mà chỉ học thuộc lòng “Tổ quốc ta là xứ Gaule”, tức nhiên lịch sử một địa phương (làng, huyện, phủ, tỉnh) cũng bị xóa mờ trong sự hiểu biết và tình cảm của học sinh. Tuy nhiên, những người yêu nước không chỉ sử dụng lịch sử dân tộc mà cả lịch sử địa phương làm phương tiện, công cụ, mục đích để giáo dục tinh thần, ý thức dân tộc, đấu tranh cho độc lập, tự do cho dân tộc, quê hương, chống lại âm mưu của kẻ thù làm cho nhân dân ta quên lãng Tổ quốc, cội nguồn. Lịch sử địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc học tập và nghiên cứu lịch sử dân tộc. Chính vì vậy, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến những tiết lịch sử địa phương. Từ cải cách giáo dục lần thứ nhất (năm 1950) cho đến đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bậc trung học vào năm 2002, việc dạy - học lịch sử địa phương ở trường phổ thông đã đi vào nề nếp và có hệ thống. Hầu như các tỉnh, thành phố đều biên soạn được tài liệu lịch sử địa phương để giảng dạy và nhiều tỉnh đã in thành sách dưới dạng sách giáo khoa. Tuy vậy vẫn còn nhiều thiếu sót, yếu kém tồn, đọng trong việc biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương. Đó là không ít cán bộ quản lí ngành giáo dục, giáo viên chưa nhận thức và coi nhẹ lịch sử địa phương. Ở một số trường, các tiết giảng dạy lịch sử địa phương chưa được thực hiện nghiêm túc, thậm chí còn bỏ trống. Việc dạy học các tiết lịch sử địa phương còn giới hạn ở việc sao chép các tài liệu của lịch sử địa phương, thường là lịch sử Đảng bộ để kể chuyện cho học sinh. 5
  2. Những năm gần đây, việc biên soạn, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương được đẩy mạnh đã góp phần không nhỏ vào việc hiểu biết đầy đủ, toàn diện, sâu sắc lịch sử dân tộc, cũng như việc bồi dưỡng giáo dục truyền thống quê hương, đất nước. Trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử, ngành giáo dục và đào tạo đều dành một số tiết ở từng khối lớp để giảng dạy lịch sử địa phương của mỗi tỉnh, thành. Nội dung giảng dạy là do địa phương biên soạn và tổ chức thực hiện. Bắt đầu năm học 2002 - 2003, khi tiến hành đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, để đồng bộ về nội dung và phương pháp dạy học theo tinh thần thay sách giáo khoa mới, các tỉnh, thành trong cả nước đều tiến hành tổ chức biên soạn lại phần giảng dạy lịch sử địa phương của tỉnh, thành mình. Riêng tỉnh An Giang chưa có công trình nghiên cứu nào trong việc biên soạn lại chương trình và nội dung giảng dạy phần lịch sử địa phương An Giang theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa phổ thông hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính vì vậy, việc tổ chức biên soạn chương trình và nội dung lịch sử địa phương An Giang giảng dạy cho các trường phổ thông là rất cần thiết. Mặt khác, việc biên soạn tài liệu này còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, con người An Giang cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm; từ đó có thái độ và trách nhiệm trong việc góp phần xây dựng quê hương An Giang giàu đẹp và phát triển nhanh về mọi mặt trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. II- NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 1. Thực trạng dạy - học Lịch sử địa phương An Giang ở trường phổ thông: Theo phân phối chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, thời lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở bậc Trung học như sau : - Lớp 6 : 1 tiết, tiết 35 trong phân phối chương trình. - Lớp 7 : 3 tiết, tiết 68, 69, 70 trong phân phối chương trình. - Lớp 8 : 1 tiết, tiết 52 trong phân phối chương trình. - Lớp 9 : 2 tiết, tiết 51, 52 trong phân phối chương trình. - Lớp 10 : 1 tiết, tiết 52 trong phân phối chương trình. - Lớp 11 : 1 tiết, tiết 70 trong phân phối chương trình. - Lớp 12 : 2 tiết, tiết 51, 52 trong phân phối chương trình. Thực hiện qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để tổ chức giảng dạy được phần lịch sử địa phương An Giang trong các trường phổ thông, năm 1990, Hội đồng bộ môn Lịch sử Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang đã tổ chức biên soạn tài liệu giảng dạy dưới dạng bài đọc thêm. Nội dung như sau : - Văn hoá Óc Eo. 6
  3. - Chùa Giồng Thành. - Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành - Ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. - Đồi Tức Dụp. - Chùa Bà Lê - Cột dây thép. - Khởi nghĩa Bảy Thưa. - An Giang trong Cách mạng tháng Tám 1945. - Phong trào chống Pháp xâm lược của nhân dân An Giang 1867 - 1918. - An Giang trong kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954. Dựa vào tài liệu này, Sở Giáo dục và Đào tạo quy định tiết dạy lịch sử địa phương An Giang ở các trường phổ thông trong thời gian qua như sau : Lớp 6 : Tiết 35. Giới thiệu Văn hóa Óc Eo. Lớp 7 : - Tiết 68. Giới thiệu chùa Giồng Thành. - Tiết 69. Ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. - Tiết 70. Đồi Tức Dụp. Lớp 8 : Tiết 52. Giới thiệu cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa. Lớp 9 : - Tiết 51. Giới thiệu Cột dây thép. - Tiết 52. An Giang trong Cách mạng tháng Tám 1945. Lớp 11 : Tiết 33. Phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân An Giang 1867 – 1918. Lớp 10 : Chưa bố trí được nội dung tiết dạy. Lớp 12 : Chưa bố trí được nội dung tiết dạy. Như vậy, tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương An Giang cho những nội dung vừa nêu trên đã được biên soạn từ lâu, rời rạc, chưa đảm bảo tính hệ thống và logic lịch sử, không còn phù hợp với mục tiêu và phân phối chương trình bộ môn Lịch sử bậc Trung học hiện hành, thiếu cập nhật thông tin và hình ảnh, đặc biệt là không đảm bảo được nội dung và phương pháp giảng dạy theo chương trình đổi mới sách giáo khoa hiện nay. Chính vì vậy, việc tổ chức biên soạn chương trình và nội dung lịch sử địa phương An Giang dạy - học ở các trường phổ thông là rất cần thiết. Mặt khác, theo Phân phối hiện hành của Bộ qui định: Việc bố trí nội dung giảng dạy các tiết ở các lớp học phải đảm bảo theo nguyên tắc tương ứng với từng giai đoạn lịch sử dân tộc ở từng khối lớp như lớp 6 : học sinh học lịch sử Việt Nam từ 7
  4. nguồn gốc đến năm 938, phần lịch sử địa phương có 1 tiết, trong giai đoạn này ở địa phương có sự kiện nào nổi bật thì tổ chức cho học sinh học tập để hiểu biết thêm lịch sử địa phương mình. Tương tự từ lớp 7 cho đến lớp 12 đều cũng phải như thế. Như vậy, việc tổ chức giảng dạy các nội dung trên không phù hợp với chủ trường của Bộ qui định. 2. Biện pháp và tổ chức tiến hành: 2.1. Xây dựng đề cương a/. Xác định mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của việc biên soạn tài liệu dạy - học lịch sử địa phương Trước khi bắt tay vào biên soạn tài liệu lịch sử địa phương, những người biên soạn cần xác định mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của cuốn lịch sử địa phương. Điều này có ý nghĩa định hướng cho nội dung và phương pháp trong giảng dạy. Viết cuốn lịch sử địa phương dưới dạng thông sử, tức là viết toàn bộ tiến trình lịch sử về các mặt của lịch sử địa phương, một giai đoạn lịch sử của địa phương như lịch sử địa phương thời cổ trung đại, lịch sử kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975), hay lịch sử địa phương dưới dạng chuyên đề (kinh tế, văn hóa, giáo dục địa phương ). Viết để phục vụ đối tượng nào. Bước này có ý nghĩa định hướng đúng đắn, cụ thể cho việc biên soạn tài liệu lịch sử địa phương. Khi biên soạn theo lối thông sử, cần tránh khuynh hướng biên soạn theo lối biên niên, liệt kê các sự kiện lịch sử. Phải đảm bảo tính tư tưởng của tài liệu biên soạn. Phải chú ý nhấn mạnh mặt chủ yếu, nổi bật trong từng thời kì, những đặc điểm, thành tựu của địa phương, chú trọng vai trò, đóng góp của quần chúng nhân dân địa phương. Đồng thời, cũng phải chú ý đến việc nêu tên và công lao của một số cá nhân đối với sự phát triển của địa phương. Việc nêu tên và công lao của một nhân vật ở một địa phương vào tài liệu giảng dạy nhất thiết phải được tập thể lãnh đạo địa phương nhất trí. Tránh nêu tràn lan, làm ảnh hưởng đến tác dụng giáo dục của cuốn lịch sử địa phương. Người biên soạn phải hết sức tránh thiên vị, chủ quan, đề cao cá nhân một cách tùy tiện. Khi soạn một bài giảng lịch sử địa phương vừa phải chú ý trình bày đầy đủ các giai đoạn phát triển lịch sử địa phương đó trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, vừa phải làm rõ được mối quan hệ giữa địa phương với lịch sử cả nước, vùng và cả tỉnh. Từ đó, học sinh mới thấy được những quy luật chung của quá trình phát triển lịch sử của dân tộc và những nét đặc trưng của lịch sử địa phương mình, thấy được lịch sử của quê hương gắn bó và đóng góp tích cực vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ đó càng tự hào về truyền thống của quê hương và hiểu sâu sắc thêm lịch sử dân tộc. 8
  5. b/. Xác định phạm vi biên soạn Khi biên soạn một cuốn lịch sử địa phương, chúng ta thường lúng túng khi xác định vị trí, không gian của một địa phương mà ta nghiên cứu. Vì trong thực tế, địa danh và phạm vi địa giới của nhiều địa phương thường có sự thay đổi qua các thời kì lịch sử (về tên gọi, địa giới hành chính). Do đó, khi biên soạn lịch sử địa phương cần phải ghi đúng địa danh của địa phương trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. Về phạm vi không gian (địa giới, địa bàn) của địa phương thường là xác định không gian của địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi thời kì (do quá trình tách, nhập các đơn vị hành chính tạo nên). Ở An Giang, về không gian, địa giới hành chính An Giang trong quá khứ rộng, hẹp tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử. Tài liệu biên soạn chỉ nghiên cứu những vấn đề lịch sử thuộc phạm vi không gian địa giới tỉnh An Giang ngày nay. Khi giới hạn phạm vi nghiên cứu, các tác giả có tính đến sự thay đổi về địa giới hành chính qua các thời kì lịch sử. Về thời gian, tài liệu biên soạn giới hạn từ khi có cư dân sinh sống trên vùng đất An Giang đến năm 2000. Cụ thể, vào thế kỉ I, Vương quốc Phù Nam được thành lập trên vùng đất An Giang ngày nay; và đến năm 2000, là năm kết thúc thế kỉ XX, bước sang kỉ nguyên mới, cũng là năm tỉnh An Giang đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội sau hơn 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới. c/. Xác định phương pháp biên soạn Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. * Phương pháp nghiên cứu tư liệu: - Sưu tầm, nghiên cứu các loại tư liệu có liên quan về lịch sử vùng đất An Giang từ thế kỉ I cho đến năm 2000. Từ đó, tiến hành tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích - Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. - Phương pháp hệ thống hoá : Hệ thống lại những vấn đề được viết tản mạn, rải rác trong các tư liệu và nhiều nguồn tư liệu khác nhau có liên quan đến vùng đất An Giang. Phương pháp hệ thống hoá là cơ sở để trình bày những nội dung trong đề tài. - Phương pháp so sánh : Dùng phương pháp này để đối chiếu các mặt hoạt động kinh tế - xã hội ở các vùng địa phương trong tỉnh hoặc với các tỉnh khác trong vùng. - Phương pháp liên ngành : Trong quá trình thực hiện đề tài, kết hợp chủ yếu các loại tài liệu và kế thừa thành tựu nghiên cứu của các ngành khác nhau như địa lí, kinh tế, thống kê, - Phương pháp khảo sát điền dã : tiếp xúc với người Khmer, Chăm, Hoa để 9
  6. hiểu biết thêm về sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần. Đồng thời, tiếp xúc với những người trồng lúa ở Long Kiến, nghề mộc ở Long Điền A (huyện Chợ Mới), nghề dệt ở huyện Tân Châu, nghề gốm ở huyện Tri Tôn, nghề đá ở Núi Sập, nghề sản xuất gạch ngói ở huyện Châu Thành, làm mắm ở thị xã Châu Đốc, Bên cạnh đó, còn thu thập tài liệu điền dã để có thêm cơ sở nhận định về lịch sử địa phương An Giang. - Sử dụng phương pháp liên ngành : Kết hợp các tư liệu và kế thừa thành tựu nghiên cứu của các ngành khảo cổ học, địa lí, văn học, thống kê * Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: - Các cấp lãnh đạo tỉnh An Giang. - Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. * Phương pháp thực nghiệm: - Chọn địa bàn thực nghiệm : Long Xuyên, Châu Thành, Châu Phú, Châu Đốc, Thoại Sơn, Tri Tôn, An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới. Đối với trung học cơ sở, mỗi đơn vị cấp huyện chọn 1 trường để giảng dạy thực nghiệm; đối với trung học phổ thông, mỗi cụm chọn 1 hoặc 2 trường tổ chức dạy thực nghiệm. - Nội dung thực nghiệm : Tổ chức lấy ý kiến của giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử về nội dung kiến thức đã được biên soạn. Tổ chức dạy thực nghiệm và rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh về nội dung lịch sử và phương pháp dạy học. d/. Xây dựng đề cương biên soạn tài liệu Nội dung giảng dạy là do mỗi địa phương biên soạn và tổ chức thực hiện. Việc bố trí nội dung giảng dạy các tiết ở các lớp học phải đảm bảo theo nguyên tắc tương ứng với từng giai đoạn lịch sử dân tộc ở từng khối lớp như lớp 6 : học sinh học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 938, phần lịch sử địa phương có 1 tiết, trong giai đoạn này ở địa phương có sự kiện nào nổi bật thì tổ chức cho học sinh học tập để hiểu biết thêm lịch sử địa phương mình. Tương tự ở lớp 7 cho đến lớp 12 đều cũng phải như vậy. Trên cơ sở đó, nội dung tài liệu dạy - học lịch sử địa phương An Giang từ lớp 6 - 12 được biên soạn thành những chủ đề chính, cụ thể như sau : Bài 1 : Sơ lược về lịch sử địa giới hành chính và con người An Giang. Bài 2 : An Giang trước thế kỉ XVII. Bài 3 : Quá trình khẩn hoang, lập làng ở An Giang từ thế kỉ XVII - XIX. Bài 4 : Tình hình kinh tế - xã hội ở An Giang dưới triều Nguyễn. Bài 5 : Thoại Ngọc Hầu và công cuộc đào kênh ở An Giang vào thế kỉ XIX. Bài 6 : Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân An Giang từ 1867 đến những năm đầu thế kỉ XX. 10
  7. Bài 7: Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873). Bài 8: Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở An Giang trong cuộc khai thác thuộc địa của Pháp (cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX). Bài 9: Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 - 1980). Bài 10: Quá trình đấu tranh giành chính quyền của nhân dân An Giang (1930 - 1945). Bài 11: An Giang trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Bài 12: Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân An Giang (1954 - 1975). Bài 13: An Giang trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 2000). Bài 14: Đặc điểm văn hoá các dân tộc thiểu số ở An Giang. Bài 15: Những thành tựu chính của nhân dân An Giang trong xây dựng và bảo vệ quê hương. 2.2. Thành lập ban chỉ đạo và phân công tổ chức biên soạn Ban này gồm một Trưởng ban, một Phó ban (giúp việc Trưởng ban, thường là lo việc hậu cần) và một số thành viên tham gia biên soạn. Ban chỉ đạo, mà trực tiếp là Trưởng ban, căn cứ vào số lượng người tham gia, chủ đề nghiên cứu để tổ chức, phân công công việc nghiên cứu cho từng nhóm, từng thành viên với những nhiệm vụ chuyên môn khác nhau. Nếu là nghiên cứu toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong suốt tiến trình lịch sử của địa phương, thì có thể phân từng nhóm nghiên cứu theo từng lĩnh vực. Nhóm nghiên cứu về kinh tế, nhóm nghiên cứu về chính trị, nhóm nghiên cứu về văn hóa, qua các thời kì lịch sử. Nếu nghiên cứu theo chuyên đề, thì chia nhóm nghiên cứu theo từng giai đoạn lịch sử. Mỗi nhóm từ 2 - 3 người do một nhóm trưởng điều hành công việc được ban chỉ đạo phân công. 2.3. Công tác sưu tầm và nghiên cứu tư liệu a/. Nghiên cứu các tư liệu về lịch sử An Giang Trước đây, chương trình giảng dạy lịch sử địa phương An Giang chủ yếu biên soạn có tính đối phó, rời rạc, không tập trung, chưa thể hiện tính khoa học lịch sử. Nên công việc nghiên cứu lần này chủ yếu dựa vào bố cục chung của chương trình đổi mới giáo dục hiện nay. Các sự kiện lịch sử địa phương có liên quan đến những biến cố chung của lịch sử dân tộc đều được nghiên cứu như khởi nghĩa Bảy Thưa của Trần Văn Thành, giai đoạn cách mạng 1930 - 1945, giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954, giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975, công cuộc đổi mới của tỉnh nhà, lịch sử đơn vị hành chính tỉnh An Giang xưa và nay, phản ánh tình hình kinh tế - xã hội dưới triều Nguyễn, thời Pháp thuộc, việc nghiên cứu nhân vật lịch sử Tôn Đức Thắng hay đặc điểm văn hoá các dân tộc thiểu số ở An Giang, 11
  8. Nhìn chung, việc nghiên cứu lịch sử địa phương An Giang nhằm góp phần bổ sung lịch sử dân tộc, vừa có ý nghĩa xây dựng được tài liệu dạy - học phần lịch sử địa phương cho các trường phổ thông, tạo mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. Nghiên cứu biên soạn tài liệu phải xây dựng nhiều chuyên đề khác nhau, tạo cho chương trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh thêm phong phú hơn. b/. Công tác sưu tầm tư liệu Công tác sưu tầm tư liệu lịch sử có ý nghĩa quyết định kết quả biên soạn lịch sử địa phương. Các tư liệu lịch sử địa phương An Giang được lưu trữ ở nhiều thư viện lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu gồm có tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt; các tư liệu, quyết định của chế độ cũ để lại còn lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thư viện Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Ngoài ra, còn có sách, báo chí đề cập đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nghiên cứu địa phương An Giang theo chuyên đề hoặc bài viết đơn lẻ. Như vậy, việc dựng lại bức tranh lịch sử địa phương An Giang không thể ít tư liệu, sự kiện lịch sử được. Trong công việc sưu tầm tài liệu cần chú ý mấy điểm sau : - Trước khi bắt tay vào sưu tầm tư liệu, cần xác định không gian, thời gian và các loại tư liệu cần sưu tầm. - Cách thức sưu tầm tư liệu: Thông thường có hai cách sưu tầm, thu thập tư liệu : Theo hệ thống dọc và hệ thống ngang. Theo hệ thống dọc là sưu tầm tài liệu theo từng chủ đề, chuyên đề (cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cuộc khởi nghĩa, nghề thủ công nghiệp truyền thống ). Theo hệ thống ngang là sưu tầm, thu thập tư liệu về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở từng giai đoạn lịch sử. - Phương cách ghi chép khi sưu tầm, thu thập tư liệu. Phát hiện tư liệu phải ghi đầy đủ, không được tùy tiện tự cắt xén, lược bỏ. Nếu là tài liệu thành văn thì ghi rõ theo thứ tự : tên tác giả, tên tài liệu, năm tháng biên soạn tài liệu, địa chỉ lưu trữ tài liệu Việc tìm tòi và làm rõ sự thật lịch sử trong công tác biên soạn là quá trình rất công phu, gian nan, phức tạp. Thu thập và sử dụng nhiều nguồn sử liệu là điều kiện quan trọng, giúp cho chúng tôi tiếp cận từ nhiều phía dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử địa phương An Giang Khi nghiên cứu và biên soạn tài liệu dạy - học phần lịch sử địa phương An Giang, thì điều đầu tiên là sưu tầm và chỉnh lí tư liệu. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựa vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau như khảo cổ học về văn hoá Óc Eo, nguồn tư liệu nước ngoài thì dựa vào bản dịch là chính, các hiện vật còn lưu lại, các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, có giá trị, giúp chúng tôi hình dung được phần nào về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân đang sinh sống ở An Giang. Qua đó kết hợp với tư liệu hành văn và rút ra kết luận đảm bảo tính khoa học, chính xác. 12
  9. Nguồn tư liệu hành văn là nguồn tư liệu chiếm địa vị hàng đầu để biên soạn lịch sử địa phương An Giang. Nguồn tư liệu rất phong phú và đa dạng. Trước hết là những công trình được ghi chép của nhà Nguyễn như Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1726 - 1783); Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) được viết vào thời vua Gia Long (1802 - 1820); Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn, được vua Minh Mệnh cho biên soạn vào năm 1821; Quốc triều chánh biên toát yếu của Quốc sử quán triều Nguyễn; Địa bạ Nam Kì lục tỉnh được lập năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng; Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, được biên soạn vào năm Tự Đức thứ 29 (1875) và hoàn thành vào khoảng năm 1881. Trong thời thực dân Pháp cai trị và trở lại xâm lược (1867 - 1954) có một số sách địa phương chí về tỉnh Long Xuyên, tỉnh Châu Đốc do người Pháp biên soạn như: Đặc khảo về tỉnh Châu Đốc (năm 1902), Đặc khảo về tỉnh Long Xuyên (năm 1905), Các tỉnh Nam Kì - Long Xuyên (năm 1907), Địa phương chí tỉnh Long Xuyên năm 1953, Địa phương chí tỉnh Châu Đốc năm 1953, đề cập các mặt hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồng thời, năm 1941, công trình khai hoang ở An Giang đã được nhắc đến trong bài viết Mảnh sử liệu việc khai hoang ở Nam Kì dưới triều Nguyễn của tác giả Tiên Đàm (Báo Tri Tân, số 21). Thời kỳ 1954 - 1975 có nhiều công trình nghiên cứu về vùng đất Nam bộ, vùng đất An Giang được công bố như Tân Châu xưa của Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh; Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang được viết vào những năm 1970; Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khẩn hoang vùng Hậu Giang của Nguyễn Văn Hầu được xuất bản năm 1973; Lịch sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam xuất bản năm 1973; Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam của Nguyễn Văn Luận xuất bản năm 1973; Người Việt gốc Miên của Lê Hương xuất bản 1969. Từ sau năm 1975, có nhiều công trình nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long và An Giang, với những vấn đề sâu hơn như Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ do Huỳnh Lứa chủ biên; Những trang về An Giang của Trần Thanh Phương xuất bản 1984; Lịch sử An Giang của Sơn Nam được xuất bản vào năm 1988; Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường xuất bản năm 1990; Về dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long xuất bản năm 1991; Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kì lục tỉnh của Nguyễn Đình Đầu được xuất bản năm 1992; Văn hóa dân gian Nam bộ những phác thảo của Nguyễn Phương Thảo xuất bản 1997; Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ các thế kỉ XVII, XVIII, XIX của Huỳnh Lứa xuất bản năm 2000; Lược sử vùng đất Nam bộ Việt Nam của Vũ Minh Giang chủ biên xuất bản năm 2006; Công tác binh vận tỉnh An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 1954 - 1975 xuất bản năm 1999; Lực lượng vũ trang nhân dân An Giang 30 kháng chiến 1945 - 1975 xuất bản 2001; Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang 1927- 1954 xuất bản 2002; Địa chí An Giang xuất bản năm 2003; Vương quốc Phù Nam lịch sử và văn hóa của Lương Ninh được xuất bản 2005; Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang 1954 - 1975 xuất bản 2007; 13
  10. Các bài viết trong các Kỉ yếu hội thảo khoa học như Nam bộ và Nam Trung bộ những vấn đề lịch sử thế kỉ XVII - XIX do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế, Lịch sử hình thành vùng đất An Giang do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang và Sở Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh An Giang đã phối hợp với Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ; các bài viết trên các báo chuyên ngành được công bố thường xuyên có liên quan đến An Giang. Bia Thoại Sơn, bia Vĩnh Tế cung cấp những tư liệu quý về kinh tế, xã hội, văn hoá của vùng đất An Giang mà trong chính sử không thấy ghi chép. Các ngôi chùa, đình làng còn lưu giữ những hiện vật, kể cả những nét sinh hoạt văn hoá xưa, phong tục tế lễ, cúng đình cũng là nguồn tư liệu quý cho quá trình biên soạn lịch sử địa phương An Giang. Ngoài ra còn có nhiều nguồn sử liệu chưa được công bố như những hồi kí cách mạng, văn kiện Đảng hoặc các tư liệu của chính quyền Sài Gòn để lại. Quá trình sử dụng, chúng tôi phân loại cẩn thận, có thái độ và xử lí đúng theo yêu cầu khoa học. Gần đây có nhiều nguồn tư liệu về dân tộc học như người Hoa ở An Giang; một số tập tục của người Chăm An Giang của Lâm Tâm; các công trình nghiên cứu của Văn nghệ dân gian về phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở An Giang mà chúng tôi tham khảo. Về sử liệu ngôn ngữ học mà cụ thể là phương ngôn và địa danh. Địa danh ở An Giang là nguồn gốc để xác định địa điểm và nguồn gốc cư dân, phát triển địa bàn cứ trú có liên quan đến nghề nghiệp. Địa danh tên làng, tên xóm cũng được nghiên cứu như Long Xuyên (trước đây là Đông Xuyên, có lúc người ta hiểu Đông Xuyên tức là vùng Tân Châu, Phú Tân ngày nay). Về phương ngôn, chúng tôi dựa vào đây để lí giải nguồn gốc nhóm người ảnh hưởng đến mối quan hệ làng xóm. Đôi lúc phương ngữ chỉ tồn tại trong quá khứ mà nay không còn nữa như Hạt (đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh dưới thời Pháp thuộc vào cuối thế kỷ XIX. c/. Xử lí các nguồn sử liệu Khi có khá đầy đủ nguồn tư liệu cần thiết, chúng tôi tiến hành chỉnh lí, xác minh nhằm tạo ra những tư liệu đáng tin cậy. Thuận lợi cho công việc biên soạn đề tài này chính là các tư liệu mà chúng tôi sử dụng đều được thông qua Hội đồng khoa học tại An Giang. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng tôi phải chọn lọc những kiến thức cơ bản nhất để đưa vào bài giảng, cho vừa sức học sinh theo từng khối lớp học, từng lứa tuổi học sinh từ cấp trung học cơ sở đến trung học phổ thông. 2.4. Công tác biên soạn a/. Xây dựng đề cương chi tiết. Sưu tầm tư liệu và xử lí tư liệu xong, chúng tôi tiến hành xây dựng đề cương chi tiết, đảm bảo theo nội dung giảng dạy mà Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định trong 14
  11. phân phối chương trình hiện hành. Đề cương chi tiếp được tập thể ban biên soạn thảo luận, điều chỉnh, bổ sung và có ý kiến đóng góp của lãnh đạo địa phưong. Tiếp theo, chúng tôi họp ban biên soạn và các thành viên Hội đồng bộ môn Lịch sử để hoàn chỉnh đề cương chi tiết. Sau đó tiến hành phân công các thành viên biên soạn từng bài cụ thể dựa trên quan điểm mác-xít, sử liệu chính xác, khoa học và sắp xếp theo quá trình lịch sử, dựng lại bức tranh quá khứ về lịch sử địa phương, nêu những truyền thống tốt đẹp. b/. Cấu trúc và nội dung biên soạn một cuốn sách lịch sử địa phương Về cấu trúc một cuốn sách Lịch sử địa phương thông thường bố cục và nội dung như sau : - Trước hết (phần mở đầu) phải có bài giới thiệu khái quát hoàn cảnh lịch sử địa phương, điều kiện chính trị- xã hội, dân cư, truyền thống tốt đẹp của nhân dân. - Tiếp theo (phần nội dung) phải có các bài viết dưới dạng thông sử, cấu trúc nội dung cuốn sách thông thường theo tiến trình lịch sử, lần lượt biên soạn qua các thời kỳ lịch sử của lịch sử địa phương tương ứng với từng thời kì của lịch sử dân tộc (trong từng thời kì lịch sử trình bày đầy đủ các mặt chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của địa phương). - Cuối cùng (phần cuối) phải có bài cần làm nổi bật và khẳng định được những truyền thống quý báu của địa phương; vị trí, vai trò của địa phương đối với toàn quốc. Trong quá trình biên soạn từng bài cụ thể. Ngoài viêc sử dụng các nguồn sử liệu chính xác, có chỉnh lí. Chúng tôi biên soạn từng bài cụ thể theo quy trình tương tự hình thức biên soạn một bài lịch sử trong sách giáo khoa hiện nay mà Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng cho các cấp học từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông, nên rất hạn chế về nội dung kiến thức được đề cập trong từng bài, theo các tiêu chí sau : tên bài, tên mục, nội dung từng mục (chia làm 2 loại kênh chữ và kênh hình). Kênh chữ gồm có chữ bình thường và chữ nhỏ để minh họa như nói về truyền thuyết, vấn đề chỉ mang tính chất tham khảo hoặc số liệu, Kênh hình gồm có bản đồ, lược đồ và tranh ảnh. Ở cuối bài có câu hỏi hoặc bài tập. Cùng với kênh chữ, việc bố trí kênh hình, hệ thống câu hỏi cũng phải đảm bảo tính khoa học và sư phạm, sao cho nội dung giảng dạy đúng theo phân phối chương trình và thời gian của 1 tiết dạy học, cũng như làm chuyển biến việc đổi mới phương pháp dạy - học hiện nay. Đồng thời ở cuối bài có hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử nhằm xác định kiến thức cơ bản cho giáo viên giảng dạy và học tập của học sinh. Ngoài ra, tài liệu phải có bổ sung một số bài đọc thêm nhằm cung cấp thêm kiến thức cơ bản cho giáo viên giảng dạy và học tập của học sinh. Tuy nhiên, do khuôn khổ từng bài bị khống chế, nên không cho phép viết dài. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy một bài lịch sử địa phương An Giang, giáo viên 15
  12. cần phải đọc thêm nhiều tư liệu để bổ sung kiến thức cho bài giảng của mình thêm phong phú. Công việc tiếp theo của công tác biên soạn là hoàn chỉnh dự thảo các nội dung đã được biên soạn. 2. 5 Tổ chức xin ý kiến chuyên gia Sau khi tổ chức biên soạn xong, tiến hành xin ý kiến chuyên gia ở các cơ quan và cá nhân sau : Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và một số giáo viên dạy giỏi của tỉnh. Khi xin ý kiến chúng ta phải có mẫu yêu cầu cần đóng góp những ý kiến chung, cụ thể từng bài soạn. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG BẢN GÓP Ý NỘI DUNG ——o0o—— BÀI SOẠN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG AN GIANG Tên bài: Họ và tên người góp ý : Đơn vị : NỘI DUNG GÓP Ý 1- Kiến thức trong bài có hợp lí không ? (nội dung dài, ngắn, câu chữ như thế nào? cần thêm bớt nội dung gì cho phù hợp ?, ) Đề nghị : 2- Câu hỏi trong từng bài (cách hỏi, câu hỏi có phù hợp với nội dung hay tính vừa sức đối với học sinh không ?) 16
  13. Đề nghị câu hỏi khác : 3- Về kênh hình, theo thầy (cô) kênh hình có phù hợp với đối tượng học sinh không ? Đề nghị kênh hình khác : 4 - Phần đọc thêm, nội dung đó có phù hợp không, số lượng ít hay nhiều ? Đề nghị : 5- Những vấn đề thầy (cô) chưa rõ trong bài cần giải thích thêm hoặc những vấn đề khác liên quan đến lịch sử địa phương. Nhận lại góp ý, ban biên tập tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa lại những nội dung chưa hợp lí. 2. 6. Triển khai thực nghiệm a/. Quá trình triển khai trong các Hội đồng bộ môn Chúng tôi triển khai thực nghiệm ở các cụm Hội đồng bộ môn Lịch sử cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Để triển khai ở các cụm Hội đồng bộ môn, chúng tôi mời các thành viên Hội đồng bộ môn Lịch sử. Triển khai toàn bộ các nội dung, có tài liệu hướng dẫn cụ thể cho từng thành viên. Sau đó, tiến hành phân công cụ thể cho các cụm thực nghiệm. Mỗi cụm một bài soạn cụ thể theo điều kiện thuận lợi của từng cụm. Cụ thể như sau : 1. Hội đồng bộ môn cụm Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thoại Sơn. Bài 2. An Giang trước thế kỉ XVII 17
  14. 2. Hội đồng bộ môn cụm Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Châu. Bài 3. Quá trình khẩn hoang lập làng ở An Giang (thế kỉ XVII - XIX) 3. Hội đồng bộ môn cụm THPT Thủ Khoa Nghĩa - An Phú - Tân Châu. Bài 1. Sơ lược về lịch sử địa giới hành chính và con người An Giang 4. Hội đồng bộ môn cụm THPT Trần Văn Thành - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài 4. Tình hình kinh tế - xã hội An Giang dưới triều Nguyễn (1802 - 1867) 5. Hội đồng bộ môn cụm Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Châu Đốc. Bài 5. Thoại Ngọc Hầu và công cuộc đào kênh ở An Giang vào đầu TK XIX 6. Hội đồng bộ môn cụm Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Phú. Bài 14. Đặc điểm văn hóa các dân tộc thiểu số ở An Giang 7. Hội đồng bộ môn cụm THPT Nguyễn Trung Trực - Tịnh Biên. Bài 6. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân An Giang (từ năm 1867 đến những năm đầu thế kỷ XX) 8. Hội đồng bộ môn cụm Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Phú. Bài 7. Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873) 9. Hội đồng bộ môn cụm THPT Châu Văn Liêm - Chu Văn An. Bài 8. Những biến đổi kinh tế - xã hội An Giang trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) 10. Hội đồng bộ môn cụm Phòng Giáo dục và Đào tạo Long Xuyên và Phú Tân Bài 9. Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 - 1980) 11. Hội đồng bộ môn Lịch sử cụm Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chợ Mới. Bài 10. Quá trình đấu tranh giành chính quyền của nhân dân An Giang (1930 - 1945) 12. Hội đồng bộ môn Lịch sử cụm Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Thành. Bài 11. An Giang trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) 13. Hội đồng bộ môn Lịch sử cụm THPT Long Xuyên - Nguyễn Khuyến. Bài 12. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân An Giang (1954 - 1975) 14. Hội đồng bộ môn Lịch sử cụm THPT Long Xuyên. Bài 13. An Giang trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 2000) 15. Hội đồng bộ môn Lịch sử cụm Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tri Tôn. Bài 15. Những thành tựu chính của nhân dân An Giang trong xây dựng và bảo vệ quê hương. 18
  15. b/. Tổ chức tập huấn cho các giáo viên dạy thực ngiệm về kiến thức lịch sử, phương pháp dạy học - học nội dung lịch sử địa phương An Giang. - Hướng dẫn về kiến thức lịch sử địa phương An Giang. - Hướng dẫn dạy - học lịch sử địa phương An Giang. - Hướng dẫn về phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh kết quả học tập học sinh phần lịch sử địa phương. - Về đánh giá tiết dạy thực hiện lịch sử địa phương c/. Triển khai thực nghiệm ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Các thành viên Hội đồng bộ môn Lịch sử triển khai các công việc thực nghiệm cho các trường phổ thông của cụm mình phụ trách. Các trường tiến hành họp tổ chuyên môn Lịch sử để triển khai nội dung thực nghiệm do thành viên Hội đồng bộ môn phân công như : - Góp ý kiến về nội dung kiến thức bài soạn - Thiết kế bài giảng cụ thể có sự thống nhất của giáo viên Lịch sử toàn trường. Thành viên Hội đồng bộ môn nhận biên bản góp ý của từng trường. Sau đó tiến hành chỉnh sửa bài soạn cho hoàn chỉnh. - Thành viên Hội đồng bộ môn tiến hành chọn trường dạy thực nghiệm, xây dựng tiết dạy và mời toàn thể giáo viên Lịch sử trong cụm tham dự. - Tiến hành giảng dạy và rút kinh nghiệm tiết dạy thao giảng. - Tổng kết đánh giá dạy thực nghiệm. + Biên bản góp ý kiến thức lịch sử cấp cụm. + Biên bản rút kinh nghiệm tiết dạy về nội dung và phương pháp. + Phiếu đánh giá, dự giờ tiết dạy. - Viết báo cáo kết thực nghiệm ở cấp cụm. 2.7. Tổ chức hội thảo Sau khi triển khai thực nghiệm ở các trường phổ thông, để hoàn chỉnh tài liệu biên soạn về mặt khoa học lịch sử và sư phạm, chúng tôi tiến hành tổ chức Hội thảo về nội dung biên soạn. - Chủ trì hội thảo : phải có lãnh đạo ngành, lãnh đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Đại học An Giang, các cán bộ tham gia nghiên cứu, các thành viên Hội đồng bộ môn Lịch sử Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, thầy cô trực tiếp dạy thực nghiệm. - Báo cáo quá trình nghiên cứu đề tài 19
  16. - Ý kiến thảo luận, trao đổi cụ thể của các đại biểu cần chỉnh sửa và bổ sung. 2.8. Hoàn chỉnh nội dung biên soạn - Chỉnh sửa lại một số nội dung qua góp ý của hội thảo (nếu có) để có cuốn lịch sử địa phương An Giang hoàn chỉnh. 3. Kết quả đạt được (Có kèm theo kết quả đạt đạt): Từ năm học 2008 - 2009, ngành có tài liệu lịch sử địa phương An Giang để dạy - học ở các trường phổ thông từ lớp 6 - 12 theo qui định Phân phối chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay đã in thành sách dưới dạng sách giáo khoa, gồm các bài sau : Bài 1 : Sơ lược về lịch sử địa giới hành chính và con người An Giang. Bài 2 : An Giang trước thế kỉ XVII. Bài 3 : Quá trình khẩn hoang, lập làng ở An Giang từ thế kỉ XVII - XIX. Bài 4 : Tình hình kinh tế - xã hội ở An Giang dưới triều Nguyễn. Bài 5 : Thoại Ngọc Hầu và công cuộc đào kênh ở An Giang vào thế kỉ XIX. Bài 6 : Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân An Giang từ 1867 đến những năm đầu thế kỉ XX. Bài 7 : Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873). Bài 8 : Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở An Giang trong cuộc khai thác thuộc địa của Pháp (cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX). Bài 9 : Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 - 1980). Bài 10 : Quá trình đấu tranh giành chính quyền của nhân dân An Giang (1930 - 1945). Bài 11: An Giang trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Bài 12: Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân An Giang (1954 - 1975). Bài 13: An Giang trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 2000). Bài 14: Đặc điểm văn hoá các dân tộc thiểu số ở An Giang. Bài 15: Những thành tựu chính của nhân dân An Giang trong xây dựng và bảo vệ quê hương. 4. Nguyên nhân thành công và tồn tại: a/ Nguyên nhân thành công - Sự giúp đỡ của các ban ngành tỉnh về mặt chủ trương, vật chất, tinh thần, cũng như về tư liệu để công tác biên soạn được thuân lợi, đặc biệt là sự giúp đỡ về chuyên môn của thầy cô các trường đại học sư phạm. 20
  17. - Những người tham gia biên soạn am hiểu rõ về lịch sử An Giang, những người có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nên nội dung biên soạn vừa đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm cao. - Huy động được đông đảo giáo viên tham gia góp ý kiến nội dung và dạy thực nghiệm để hạn chế sai sót, bài dạy đảm bảo tính vừa sức học sinh ở từng khối lớp. - Các thành viên trong ban biên soạn đều nhiệt tình trong công tác sưu tầm tư liệu thành văn, kể cả tranh ảnh. Chính vì vậy, có nguồn tư liệu về lịch sử địa phương An Giang rất phong phú. b/ Tồn tại - Do chưa biên soạn Hướng dẫn dạy - học nội dung trên một cách chính thức nên trong dạy thực nghiệm, hội đồng bộ môn họp lại mất nhiều thời gian cho việc thống nhất chuẩn kiến thức, kĩ năng rồi tiến hành thiết kế bài giảng, sau đó tổ chức dạy thực nghiệm. - Trong quá trình triển khai thực nghiệm ở các cụm, khi tiến hành soạn và giảng dạy một tiết, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn do có ít tài liệu tham khảo giảng dạy lịch sử địa phương An Giang nên dẫn đến tiết dạy có phần hạn chế. III- TÍNH THỰC TIỄN: 1. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm: - Lịch sử địa phương gắn liền với lịch sử dân tộc ở mỗi thời kì lịch sử. Bởi vậy, việc biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương góp phần vào việc cung cấp, làm phong phú thêm tri thức lịch sử cho học sinh, giúp học sinh không những nắm rộng hơn, sâu hơn lịch sử dân tộc mà còn hiểu biết được lịch sử quê hương mình. Như vậy, giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường phổ thông góp phần quan trọng cho việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh, hình thành ở học sinh lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. - Việc giảng dạy lịch sử địa phương là biện pháp tốt nhất để giáo dục học sinh lòng yêu lao động, kính trọng nhân dân lao động qua nhiều thế hệ, từ đó các em xác định cho mình nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, địa phương mình. 2. Kết quả áp dụng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo việc dạy - học phần lịch sử địa phương tương ứng phù hợp với thời gian của lịch sử dân tộc. Chính vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang bố trí các bài soạn trên cho các khối lớp như sau : Lớp 6: 1 tiết Tiết 29. Bài 1. An Giang trước thế kỉ XVII Lớp 7 : 3 tiết 21
  18. Tiết 61. Bài 3. Quá trình khẩn hoang, lập làng ở An Giang từ thế kỉ XVII - XIX. Tiết 62. Bài 5. Thoại Ngọc Hầu và công cuộc đào kênh ở An Giang vào thế kỉ XIX. Tiết 65. Bài 14. Đặc điểm văn hoá các dân tộc thiểu số ở An Giang. Lớp 8 : 1 tiết Tiết 38. Bài 7. Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873). Lớp 9 : 2 tiết Tiết 20. Bài 9. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 - 1980). Tiết 30. Bài 10. Quá trình đấu tranh giành chính quyền của nhân dân An Giang (1930 - 1945). Lớp 10 : 1 tiết - Chương trình Cơ bản : Tiết 33. Bài 2. Tình hình kinh tế - xã hội ở An Giang dưới triều Nguyễn. - Chương trình Nâng cao : Tiết 49. Bài 1. Địa giới hành chính An Giang xưa và nay. Lớp 11 : 1 tiết - Chương trình Cơ bản : Tiết 33. Bài 6. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân An Giang từ 1867 đến đầu thế kỉ XX. - Chương trình Nâng cao : Tiết 66. Bài 8. Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở An Giang trong cuộc khai thác thuộc địa của Pháp (cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX). Lớp 12 : 2 tiết - Chương trình Cơ bản Tiết 43. Bài 12. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân An Giang (1954 - 1975). Tiết 49. Bài 13. An Giang trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 2000). - Chương trình Nâng cao Tiết 46. Bài 11. An Giang trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Tiết 59. Bài 12. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân An Giang (1954 - 1975). Tự chọn và ngoại khóa : 22
  19. Bài 15. Những thành tựu chính của nhân dân An Giang trong xây dựng và bảo vệ quê hương. 3. Phạm vi tác dụng: Qua báo cáo tổng kết của các cụm Hội đồng bộ môn Lịch sử, kết quả quan sát và ý kiến của tập thể giáo viên Lịch sử trong toàn tỉnh, chúng tôi thấy rằng việc tổ chức nội dung biên soạn có hiệu quả, tác dụng như sau : a/. Đối với giáo viên, trường - Giáo viên có cơ hội tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về kiến thức lịch sử địa phương An Giang. - Bước đầu giáo viên trong cụm có sự thống nhất về nội dung và phương pháp dạy học một tiết lịch sử địa phương. - Có tài liệu giảng dạy phần lịch sử địa phương theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định. b/. Đối với học sinh - Học sinh hứng thú say mê học tập vì kiến thức lịch sử địa phương rất gần gũi với các em. - Hiểu biết lịch sử địa phương của mình sinh sống một cách đầy đủ hơn. c/. Đối với ngành, tỉnh - Giáo viên có sự thống nhất về nội dung và phương pháp dạy học một tiết lịch sử địa phương. - Có tài liệu dạy - học phần lịch sử địa phương theo phân phối chương trình của Bộ qui định. 4. Bài học kinh nghiệm - Phải có sự giúp đỡ của các ban ngành tỉnh về mọi mặt tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tổ chức biên soạn tài liệu, đặc biệt là sự giúp đỡ về mặt chuyên môn của trường đai học sư phạm - Những người tham gia biên soạn phải am hiểu rõ về lịch sử địa phương, những người có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, để nội dung bài biên soạn vừa đảm báo tính khoa học, tính sư phạm cao. - Phải huy động đông đảo lực lượng giáo viên giảng dạy tham gia góp ý kiến nội dung, phương pháp, kênh hình và dạy thực nghiệm để hạn chế sai sót và phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh ở từng khối lớp. - Ban ban soạn phải có lòng nhiệt tình trong việc đi sưu tầm tư liệu ở nhiều nơi, có như vậy mới có nguồn tư liệu về lịch sử địa phương phong phú, bài biên soạn mới hoàn chỉnh. 23
  20. - Tài liệu biên soạn phải được cơ quan chuyên môn (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Đại học Sư phạm) xét duyệt trước khi phổ biến dạy - học đại trà. IV- KẾT LUẬN: Tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương An Giang trong thời gian qua được biên soạn từ lâu, rời rạc, chưa đảm bảo tính hệ thống và logic lịch sử, không còn phù hợp với mục tiêu và phân phối chương trình bộ môn Lịch sử bậc Trung học hiện hành, thiếu cập nhật thông tin và hình ảnh, đặc biệt là không đảm bảo được nội dung và phương pháp giảng dạy theo chương trình đổi mới sách giáo khoa hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu và biên soạn lại tài liệu dạy - học lịch sử địa phương An Giang là rất cấp thiết nhằm đáp ứng một cách thiết thực vào việc tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương cho các trường phổ thông trong tỉnh và góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, những truyền thống tốt đẹp và con người An Giang. Biên soạn tài liệu lần này với nhiều bài, với nhiều chuyên đề khác nhau, tạo cho chương trình giảng dạy và học tập của học sinh thêm phong phú đa dạng. Điều đầu tiên khi nghiên cứu lịch sử địa phương An Giang là sưu tầm, chỉnh lí tư liệu. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phải dựa vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau như khảo cổ học (văn hóa Óc Eo), các nguồn sử liệu bằng tiếng nước ngoài (dựa vào bản dịch), những hiện vật còn lưu lại, các công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo còn để lại, các di tích lịch sử, Trong đó tư liệu thành văn là nguồn tư liệu hàng đầu để biên soạn lịch sử địa phương An Giang. Trong quá trình biên soạn cụ thể từng bài. Ngoài việc sử dụng các nguồn tư liệu chính xác, có chỉnh lí. Tác giả cũng biên soạn từng bài cụ thể theo quy trình từng tự hình thức biên soạn một bài lịch sử trong sách giáo khoa phổ thông hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang áp dụng cho cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, nên rất hạn chế về nội dung kiến thức được đề cập từng bài. Theo các tiêu chí : tên bài, từng mục, nội dung từng mục (chia làm 2 loại kênh : kênh chữ và kênh hình). Kênh chữ có chữ bình thường và chữ nhỏ nhằm minh họa, nói về truyền thuyết, vấn đề mang tính chất tham khảo hoặc số liệu, Kênh hình gồm có lược đồ, bản đồ và tranh ảnh. Cuối bài có câu hỏi hoặc bài tập. Phần phụ lục, bảng sự kiện và phần đọc thêm. Tuy nhiên , trong khuôn khổ từng bài bị khống chế, nên không cho phép viết dài. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy lịch sử địa phương An Giang, giáo viên cần phải đọc thêm nhiều tài liệu để bổ sung cho bài giảng của mình thêm phong phú. 24