Bài giảng môn Lịch sử Việt Nam

ppt 70 trang ngocly 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_lich_su_viet_nam.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Lịch sử Việt Nam

  1. HỌC PHẦN II LỊCH SỬ VIỆT NAM
  2. Chương I THỜI KỲ LỊCH SỬ CỔ ĐẠI 1. Thời kỳ dựng nước 1.1. Vài nét về đất nước, con người Việt Nam 1.2. Sự hình thành của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc 1.3. Vị trí và ý nghĩa của thời kỳ dựng nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
  3. 1. Thời kỳ dựng nước 1.1. Vài nét về đất nước, con người Việt Nam
  4. 1. Thời kỳ dựng nước 1.2. Sự hình thành của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc được bắt đầu từ những tiền đề lịch sử: + Tiền đề về kinh tế: Thời kỳ đồ đồng với những công cụ mới làm cho năng suất nông nghiệp tăng, sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng. Làm cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thuần dưỡng gia súc cũng phát triển. Nghề thủ công cũng phát triển mạnh mẽ và có vị trí quan trọng như nghề luyện kim, đúc đồng, nghề mộc, nghề gốm, đan lát Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp làm cho sản phẩm dư thừa, dẫn đến sự ra đời và tồn tại một lực lượng quản lý và bóc lột.
  5. + Tiền đề về chính trị, xã hội: Sơ kỳ đồ đá mới Hình thái tổ chức xã hội Thị tộc mẫu hệ Hậu kỳ đồ đá mới Hình thái tổ chức xã hội Công xã Thị tộc mẫu hệ Sơ kỳ đồ đồng Hình thái tổ chức xã hội Công xã Thị tộc phụ quyền Hậu kỳ đồ đồng Hình thái tổ chức xã hội Công xã nông thôn Công xã nông thôn xuất hiện làm tan rã kết cấu xã hội nguyên thủy đồng thời xuất hiện đội ngũ quý tộc điều khiển mọi hoạt động của CÔNG XÃ - Mâu thuẫn giai cấp xuất hiện.
  6. + Tiền đề về văn hóa: Do nhu cầu làm nông nghiệp trồng lúc nước cùng với nhu cầu chống xâm lăng nên các bộ lạc liên minh thành Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất TCN với niên đại vào khoảng 2879 TCN – 208 TCN Tên gọi Tục nhuộm răng ăn trầu Văn Lang: Tục xăm mình Nhà nước Văn Lang với tổ chức bộ máy còn hết sức sơ sài, mang đậm dấu ấn bộ lạc thời mạt kỳ nguyên thủy: Vua, Lạc hầu, Lạc tướng, dưới là các Bộ, còn các Công xã nông thôn do Bồ Chính cai quản.
  7. + Tiền đề về văn hóa: Kế tiếp Nhà nước Văn Lang với các Vua Hùng là Nhà nước Âu Lạc với An Dương Vương. Nhà nước Âu Lạc có niên đại theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên vào khoảng 257 TCN. Nhưng có thuyết khác cho rằng vào năm 214 TCN năm Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đánh Bách Việt. Người Tây Âu và người Lạc Việt cùng nhau đứng lên chống quân Tần. Quốc gia Âu Lạc có một công trình quân sự độc đáo được kết tinh bằng công sức và tài năng của cư dân Âu Lạc: Thành CỔ LOA
  8. 1.3. Vị trí và ý nghĩa của thời kỳ dựng nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc là thời kỳ có thật trong lịch sử dân tộc, điều này được phán ánh thông qua những truyền thuyết, trong thư tịch cổ, qua các di chỉ khảo cổ học Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc là thời kỳ chuyển biến sâu sắc về nhiều mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa từ đó dẫn đấn sự hình thành nhà nước phôi thai đầu tiên trọng lịch sử Việt Nam. Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc là thời kỳ ra đời và phát triển của một nền văn hóa cổ xưa của người Việt – VĂN MINH SÔNG HỒNG.
  9. 2. Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc 2.1. Chính sách nô dịch và đồng hóa của bọn phong kiến phương Bắc Trung Quốc Sau thất bại của An Dương Vương, nước ta liên tục bị các thế lực phong kiến phương Bắc xâm lược và thống trị hơn một ngàn năm. Nam Việt 68 năm (179 TCn – 111 TCN); Tiền Hán 119 năm (111 TCN - 8); Tân 17 năm (8 - 25); Hậu Hán 195 năm (25 - 220); Đông Ngô 60 năm (229-280); Nhà Tây Tấn và Đông Tấn 155 (265 420); Nam Triều 122 (420 - 542); Tùy 16 năm (602 618); Đường 287 năm (618 - 905). Trong 1000 năm độc lập và chủ quyền của đất nước bị chà đạp thô bạo
  10. 2.2. Một số phong trào đấu tranh độc lập tự chủ đầu tiên của dân tộc Việt Nam Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng Họ là con gái của Lạc tướng Mê Linh dòng dõi nhiều đời bên ngoại Hùng Vương. Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách con trai Lạc tướng Chu Diên. Tô Định thấy Mê Linh và Chu Diên có mối quan hệ hôn nhân với nhau nên đề phòng hậu họa nên đã giết Thi Sách, mâu thuẫn giai đình, mâu thuẫn dân tộc trở nên sâu sắc. Mùa Xuân năm 40, Hai Bà Trưng phát động và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, làm cho chính quyền đô hộ bị tan rã, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, sử gọi là Trưng Nữ Vương (40 - 43). Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một hiện tượng độc đáo của LSVN vừa là hiện tượng hiếm có trong LSTG cổ đại. Mùa hè năm 42, Hán Võ Vương sai Mã Viện đem quân đánh chiếm, hai Bà ngoan cường chiến đấu nhưng sau thất bại và đã gieo mình xuống dòng Hát Giang (6/2/43)
  11. Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh (248) Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) người quận Cửu Chân, là em gái Triệu Quốc Đạt đã cùng anh nổi dậy, sau anh mất Bà đã thống lĩnh lực lượng khởi nghĩa ở núi Tùng (Thanh Hóa) năm Bà 20 tuổi. Truyền thuyết kể rằng, nhờ kẻ phản bội cho giặc hay Bà Triệu rất “ái khiết úy ố” nên giặc Ngô đã đánh thắng Bà. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí lập ra Nhà nước Vạn Xuân Lý Bí (Lý Bôn) quê thuộc Hà Tây, xuất thân từ Hào trưởng. Năm 542 Lý Bí phát động khởi nghĩa đánh nhà Lương và năm 543 đánh Chiêm Thành. Mùa xuân năm 544 lên ngôi Hoàng đế, xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, kinh độ thuộc HN ngày nay. Sau nhà Lương tấn công buộc Lý Bí chạy vào động Khuất Lão (Phú Thọ) và mất năm 548. Con của Lý Thiên Bảo (anh của Lý Bí) là Lý Phật Tử lên ngôi (571), nhưng không lâu sau đầu hàng nhà Tùy, nhà Tiền Lý tan rã, nền độc lập của nhà nước Vạn Xuân vị thủ tiêu.
  12. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan Mai Thúc Loan (Mai Huyền Thành) là người Hà Tĩnh da đen, tóc xoăn, rất khỏe và từng làm phu dịch cho bọn đô hộ nhà Đường. Năm 722, ông phất cờ khởi nghĩa, lập bản doanh ở núi Đụn (Nghệ An). Để quy tụ lòng người, ông cho xây dựng thành Vạn An, lập ngôi Hoàng đế sử gọi Mai Hắc Đế. Sau nhà Đường sai tướng giỏi binh mạnh sang tấn công nước ta, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan bị dập tắt. Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng (761 - 802) Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã cùng nhân dân khởi nghĩa và chiếm được Đường Lâm. Thành Tống Bình bị uy hiếp, quan là Cao Chính Bình sợ hãi mà chết, sau Phùng Hưng mất con là Phùng An lên thay và suy tôn là Bố Cái Đại Vương.
  13. Họ Khúc và những cải cách của họ Khúc (906-923) Năm 907, triều đại nhà Đường (TQ) chấm dứt, Trung Quốc rơi vào tình trạng Ngũ Đại Thập Quốc. Lợi dụng tình hình đó, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Khúc Thừa Dụ đã giành chính quyền và tự xưng là Tiết độ sứ, nhà Đường sau phong là Đông Bình Chương sự. Khúc Thừa Dụ được cho là người mở đầu ngoại giao khôn khéo với phong kiến phương Bắc: “Độc lập thực sự, thần phục danh nghĩa” Ngày 23/7/907, Khúc Thừa Dụ qua đời, con Khúc Hạo lên thay và cũng xưng là Tiết độ sứ. Từ năm 907 – 917, Khúc Hạo đã đề ra nhiều chính sách cải cách quan trọng nhằm xây dựng một nền tảng độc lập, tự chủ. Khúc Hạo mất con là Khúc Thừa Mỹ lên thay nhưng sau bị vua Nam Hán khuất phục.
  14. Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán (931) Nam Hán là một trong 10 nước Ngũ đại thập quốc do Lưu Ẩn lập ra, Nam Hán cử tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ giữ chức Thứ sử Ái Châu. Năm 931, Dương Đình Nghệ bất ngờ tấn công thành Tống Bình và xưng là Tiết độ sứ. Đến năm 937, ông bị chính con nuôi là Kiều Công Tiễn giết để giành chức Tiết độ sứ, nước ta rơi vào khủng hoảng chính trị mới. Ngô Quyền – chiến thắng Bạch Đằng (931): Ngô Quyền là bộ tướng của Dương Đình Nghệ. Ông là một người phi thường. Theo Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả: “vẻ khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, có trí dũng, có thể nhấc được vạc” được Dương Đình Nghệ giao cho coi quản đất Ái Châu và gả con gái cho. Khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đã làm nhân dân căm phẫn, hoảng sợ Kiều Công Tiễn cầu cứu vua Nam Hán là Lưu Cung sai con là Vạn Thắng vương Hoàng Thao chỉ huy quân đội sang xâm lược nước ta.
  15. Ngô Quyền – chiến thắng Bạch Đằng (931): Ngô Quyền bắt tay vào việc chống quân Nam Hán xâm lược, trước thế giặc mạnh, Ngô Quyền đã thực hiện một kế hoạch độc đáo. Bố trí trận cọc nhọn đầu bịt sắt cắm xuống sông Bạch Đằng và lợi dụng thủy triều lên xuống đánh tan quân giặc. Tháng 12/938. Hoàng Thao rơi vào ổ phục kích và chết. Chiến thắng Bạch Đằng 938 gắn với vai trò của Ngô Quyền và nó khẳng định kỷ nguyên độc lập và tự chủ của nước nhà. Năm 939, Ngô Quyền xương vương, bỏ chức Tiết độ sứ, đóng đô ở Cổ Loa. Sau 6 năm ở ngôi (939 - 944). Ông mất năm 47 tuổi. Đất nước rơi vào loạn 12 sứ quân hơn 20 năm.
  16. Nhà Đinh – Đinh Bộ Lĩnh (968 - 980) Đinh Bộ Lĩnh là con của Đinh Công Trứ. Thủa nhỏ, cha mất sớm về quê mẹ ở Hoa Lư (Ninh Bình) sống và thường chơi trò với lũ trẻ chăn trâu đánh trận giả lấy công lau làm cờ. Lớn lên ông tỏ ra là người có tài năng, có khí phách và thao lược nên khi Đinh Lĩnh dựng cờ dấy nghiệp thì nhân dân theo rất đông. Bắt đầu năm 951, ông đã dẹp loạn 12 sứ quân, lập nghiệp đế. Năm Mậu Thìn (968), ông lên ngôi Hoàng đế xưng là Đinh Tiên Hoàng, lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng dô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng đã thiếp lập một triều đình tập quyền, định nghi lễ cho triều đình, định phẩm hàm cho quan văn, quan võ, phong cho Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt Vương. Năm 970, bỏ niên hiệu TQ phong đặt niên hiệu cho riêng mình là Thái Bình
  17. Nhà Đinh – Đinh Bộ Lĩnh (968 - 980) Nhưng do sai lầm bỏ trưởng lập ấu, đưa con út Hạng Lang lên làm Thái tử, còn con trưởng Nam Việt vương Đinh Liễn không được kế vị nên sai người giết em. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết, triều thần lập Vệ vương Đinh Tuệ (Toàn) lên làm vua, sử gọi là Phế Đế. Do vua còn nhỏ nên binh quyền nằm trong tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, sau đại thần nhà Đinh nghi Lê Hoàn tư thông với Thái hậu nên cử binh đi đánh Lê Hoàn. Nhà Tống nghe tin ĐTH mất nền cử binh đánh chiếm, trươc nguy cơ đó Thái hậu Dương Vân Nga đã trao long bào cho Lê Hoàn, nhà Tiền Lê được thành lập. Nhà Tiền Lê tồn tại từ năm 980 đến 1009, năm 980 nhà Tống xâm chiếm Đại Cồ Việt, Lê Hoàn phát huy sáng tạo của Ngô Quyền nên đến năm 981 giặc bị đánh tơi bời
  18. Nhà Đinh – Đinh Bộ Lĩnh (968 - 980) Dẹp yên giặc giã, Lê Hoàn bắt tay ngay vào chăm lo xây dựng đất nước trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa: Hành chính: đặt nhiều chức quan mới: Thái sư, Tổng quản, Thái úy Kinh tế: coi trọng KT nông nghiệp, năm 987 mở lễ Tịch Điền Văn hóa: Nho giáo được truyền bá, Phật giáo được tôn sùng Khi khi Lê Long Đĩnh chết, Chư tăng Sư Vạn Hạnh cùng quan đại thần Đào Cam Mộc đã đồng tâm tôn Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý được thành lập
  19. Chương II THỜI KỲ LỊCH SỬ TRUNG ĐẠI 1. Thời kỳ văn minh Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII 1.1. Quán trình hình thành, xác lập và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam qua các triều đại Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê. 1.2. Văn minh văn hóa Đại Việt và văn minh văn hóa Chămpa 1.3. Những cuộc chiến tranh giữ nước, giải phóng dân tộc tiêu biểu của dân tộc ta chống Tống, Nguyên và Minh.
  20. 1. Thời kỳ văn minh Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII 1.1. Quán trình hình thành, xác lập và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam qua các triều đại Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê. a. Thời nhà Lý (1009 - 1225) Ngày 21/11/1009. Lý Công Uẩn lên ngôi, tức vua Lý Thái Tổ, mở ra triều đại nhà Lý. Tháng 7/1010, Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La với Chiếu dời đô nhằm “mưu toan nghiệp lớn” Ngay sau khi dời đô, Lý Thái Tổ đã cho xây dựng tổ chức chính quyền Trung ương và địa phương tạo ra một chính quyền Trung ương tập quyền. Chia khu vực hành chính địa phương thành 24 lộ phủ Năm 1042, Lý Thái Tông cho biên soạn bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta với tên gọi Bộ luật Hình Thư. Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước ta với quốc hiệu Đại Việt.
  21. Kinh tế nông nghiệp thời Lý rất phát triển với hai hình thức sở hữu ruộng đất: Tịch điền Quốc khố Ruộng sơn lăng Với nhiều loại ruộng Ruộng đất công làng xã Quân điền Thác đao điền Ruộng tư cũng phát triển và được nhà Lý khuyến khích phát triển nông nghiệp, đặc biệt đã thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. Năm 1108, cho đắp đê Cơ Xá, đặt quan trông coi đê gọi là Hà đê. Thủ công nghiệp cũng phát triển: đúc tiền, chế tạo vũ khí, dệt vải tơ tăm, trồng dâu, làm gốm, đúc đồng Thương nghiệp được mở rộng, chợ mọc lên nhiều, có buôn bán với nước ngoài qua cảng Vân Đồn.
  22. Quân đội nhà Lý được xây dựng chính quy: CẤM QUÂN: cấp Trung ương LỘ QUÂN và DÂN BINH: cấp địa phương Năm 1072, Lý Thánh Tông mất, Lý Nhân Tông 6 tuổi lên thay, nhà Tống lợi dụng cơ hội xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt được giao nhiệm vụ tổ chức kháng chiến. Đạo Phật rất phát triển ở thời Lý, các vua Lý đều theo đạo Phật, rất nhiều chùa chiền được xây dựng (năm 1031 có 950 ngôi chùa). Năm 1049, Lý Thái Tông cho xây chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), một công trình tiêu biểu cho kiến trúc nhà Lý. Nhà Lý luôn coi trọng xây dựng và phát triển nền giáo dục quốc gia: Năm 1070 cho xây dựng Văn Miếu, năm 1076 lập Quốc Tử Giám. Năm 1075 cho mở khoa thi đầu tiên được gọi là Tam Trường (Minh kinh bác học), thủ khoa là Lê Văn Thịnh.
  23. Nhà Lý rất coi trọng chính sách dân tộc vừa mang tính mềm dẻo vừa mang tính kiên quyết nên đã có sự cố kết cao của các thủ lịnh người dân tộc cùng bảo vệ triều định, bảo vệ biên cương quốc gia. Cuối TK XII, đầu TK XIII nhà Lý bắt đầu suy yếu. Năm 1225, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái 7 tuổi là Lý Chiêu Hoàng nhưng quyền bính lại rơi vào tay Trần Thủ Độ. Ngày 10/1/1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, kết thúc 216 năm cầm quyền của nhà Lý.
  24. 1. Thời kỳ văn minh Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI 1.1. Quán trình hình thành, xác lập và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam qua các triều đại Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê. b. Thời nhà Trần (1226 - 1400) Trần Cảnh – Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên mở đầu cơ nghiệp nhà Trần. Chính Trần Thủ Độ là người mưu sức giúp Trần Cảnh lấy được thiên hạ từ tay nhà Lý. Chính quyền nhà Trần trong TK XIII đã phát triển thành một chính quyền trung ương tập quyền chuyên chính - dân chủ dòng họ, đoàn kết nội bộ dòng họ Trần. Nhà Trần áp dụng chế độ Thái Thượng hoàng để cho vua trẻ được điều khiển chính quyền, quyền hành của Thái Thượng hoàng ở trong triều cũng như ngoài xã hội là rất lớn.
  25. Nhà Trần xây dựng bộ máy nhà nước: Năm 1230, Nhà Trần cho biên soạn bộ Thống chế nhằm xây dựng quy chế hành chính trong triều đại của mình. Năm 1242, Trần Thái Tông tiến hành phân chia lại khu vực hành chính địa phương trong đó cả nước còn 12 Lộ, các đơn vị hành chính thuộc Lộ như Châu, Huyện, xã cũng từng bước được củng cố. Về hình thức, bộ máy quan hành chính thời Trần không khác bao nhiêu với thời Lý, chỉ khác là các chức vụ quan trọng đều do quý tộc họ Trần nắm giữ. Quan lại thời Trần được hưởng rất nhiều đặc quyền, đặc lợi và được trả lương bằng tiền bạc và đất đai. Nhà Trần ban cấp rất nhiều đất đai cho quan lại nên thời này kinh tế điền trang – thái ấp rất phát triển.
  26. Thời Trần tuyển lựa quan lại thông qua chế độ nhiệm tử và chế độ khoa cử. Về quân đội: Nhà Trần cho xây dựng 2 bộ phận chính: CẤM QUÂN và QUÂN CÁC LỘ với chủ trương “quân cốt tinh không cốt nhiều” và được huấn luyện cả về võ nghệ lẫn binh pháp, thể hiện sự đặc sắc trong khoa học quân sự nước ta Sự nghiệp quân sự nhà Trần gắn liền tên tuổi của Trần Hưng Đạo, tác giả cuốn Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tổng bí truyền thư và Hịch tướng sĩ Vì thế năm 1984, Hoàng Gia nước Anh đã công bố 10 nguyên soái quân sự trong đó có Trần Hưng Đạo.
  27. Nhà Trần cũng rất coi trọng chính sách “ngụ binh ư nông” trong việc xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang, chỉ yếu nhằm giảm chi phí quốc phòng, góp phần phát triển nông nghiệp. Năm 1341 trên cơ sở tham chước bộ luật Hình thư nhà Lý, các vua Trần đã cho ban hành bộ luật Hình thư mới, tuy nhiên bộ luật ngày nay không còn. Theo sử cũ chép lại luật có quy định thụ lệ phí xét xử, trừ tội thập ác còn các tội khác có thể dùng tiển để chuộc tội.
  28. 1. Thời kỳ văn minh Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI 1.1. Quán trình hình thành, xác lập và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam qua các triều đại Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê. c. Thời nhà Hồ (1400 - 1407) Nhà Trần suy yếu do sự sa đọa của tầng lớp quý tộc cầm quyền, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, lại bị Chămpa đánh nhiều lần vào các năm 1376, 1378, 1389 Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập ra nhà Hồ, đổi tên quốc hiệu là Đại Ngu, dời đô về An Tôn ( Tây Đô) ở Thanh Hóa ngày nay. Năm 1401, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương và xưng Thái Thượng hoàng. Ông đã cho tiến hành cuộc cải cách về chính trị, kinh tế tài chính, văn hóa giáo dục và xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng
  29. c. Thời nhà Hồ (1400 - 1407) Năm 1406, quân Minh lật đổ nhà Nguyên và tiến hành xâm lược nước ta, chúng đã đô hộ trên 20 năm nước ta với những chính sách đô hộ và âm mưu đồng hóa thâm độc và thô bạo. Năm 1418, nổ ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi dấy binh với vai trò to lớn của Nguyễn Trãi, nhà Lê sơ được thành lập.
  30. d. Thời nhà Lê sơ (1428 - 1789) Tháng 4 năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế, triều Lê tồn tại tới 361 năm, trong đó được chia thành: Trong đó, thời Lê sơ là giai đoạn cực thịnh nhất, kéo Lê sơ dài 100 năm thừ thế kỷ XV đến TK XVI. Lê Trung Hưng Lê Thái Tổ (1428 - 1433) Lê Mạt Lê Thái Tông (1434 - 1442) Lê Nhân Tông (1443 - 1459) Lê sơ trải qua 5 vị vua có ảnh Lê Thánh Tông (1460 - 1497) hưởng Lê Hiến Tông (1497 - 1503)
  31. Hệ thống chính quyền: dưới thời Lê Thái Tổ cả nước được chia làm 4 đạo: Đông Đạo Nam Đạo Dưới Đạo là Trấn, Lộ, Phủ, Huyện, Châu và Xã Bắc Đạo Hải Tây Đạo Năm 1428, Lê Thánh Tông lại chia cả nước thành 12 Đạo, đến năm 1471 do chiếm được đất Chiêm Thành nên ông lập thêm đạo thứ 13 gọi là Đạo Quảng Nam. Quan lại thời Lê sơ, vua nắm độc quyền lực lượng vũ trang, sản xuất và quản lý vũ khí. Đây là điểm khác biệt với quân đội thời các triều đại trước Nhà Lê sơ cũng thực hiện chính sách ngụ binh ư nông để nhằm giảm chi phí quốc phòng, không gây nguy hại đến sản xuất nông nghiệp mà quân đội vẫn mạnh.
  32. Pháp luật: Năm 1483, nhà Lê cho ban hành bộ luật: Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức). Bộ luật có tất cả 721 điều gồm 16 chương và phản ánh đậm nét ý thức hệ giai cấp thống trị Ruộng đất: Đa số ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước trực tiếp quản lý ruộng quốc khố và ruộng đất công. Ruộng đất làng xã vẫn được duy trì. Thời này các vua Lê rất chăm lo công tác thủy lợi, đê điều, đào kênh, khơi ngòi Điển hình là trong 38 năm trị vì, thời Lê Thanh Tông chỉ có 1 năm đói kém “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông, lúa thóc đầy đồng, trâu chẳng muốn ăn” Thủ công nghiệp cũng rất phát triển
  33. Cơ cấu xã hội Quý tộc Quan lại Địa chủ phong kiến Địa chủ thường Nông dân Chiếm đa số và được chia ruộng đất công Thợ thủ công, thương nhân, nô tỳ cũng là tầng lớp đáng kể trong cơ cấu xã hội thời kỳ này
  34. Tuy nhiên đến năm đầu của TK XVI, sau khi Lê Hiến Tông mất (1504), xã hội Đại Việt mất dần cảnh thịnh trị, kinh tế sa sút, nhân dân cực khổ, các vua về sau lo ăn chơi, tranh giành quyền lực dẫn đến khủng hoảng chính trị. Năm 1527, trước sự bất lực của nhà Lê, thấy thần dân trong nước theo mình, Mạc Đăng Dung đã bức vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi và lập ra nhà Mạc.
  35. 1. Thời kỳ văn minh Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI 1.2. Văn minh văn hóa Đại Việt a. Văn minh văn hóa Đại Việt thời nhà Lý b. Văn minh văn hóa Đại Việt thời nhà Trần c. Văm minh văn hóa Đại Việt thời nhà Lê sơ
  36. 1.2. Văn minh văn hóa Đại Việt a. Văn minh văn hóa Đại Việt thời nhà Lý Giáo dục: Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu, năm 1076 xây dựng Quốc Tử Giám nơi đào tạo Nho giáo cho con em quý tộc. Năm 1075, khoa thi đầu tiên trong lịch sử nước ta được tổ chức Tư tưởng: Giai đoạn phát triển cực thịnh của Phật giáo, một phái Thiền tông mới xuất hiện ở nước ta: phái Thảo Đường do vua Lý Thánh Tông (1054 1072) sáng lập.
  37. 1.2. Văn minh văn hóa Đại Việt a. Văn minh văn hóa Đại Việt thời nhà Lý Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Rất nhiều công trình kiến trúc lớn được xây dựng cho chiến tranh nên không còn nguyên vẹn. Nghệ thuật kiến trúc thời Lý ảnh hưởng và tiếp thu văn hóa Chămpa và Trung Quốc. Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: Kinh thành Thăng Long Tháp Báo Thiên Chùa Một Cột Tượng Phật Di Lạc ở chùa Quỳnh Lâm (Quang Ninh)
  38. Nghệ thuật điêu khắc thời Lý Bố cực gọn gàng, cân xứng, thường mô tả theo lối cách điệu phong cảnh thiên nhiên, đường khắc chạm thường thanh thoát, mềm mại, có sức gợi tả Đặc biệt là hình ảnh con Rồng thời Lý Biểu tượng khát vọng của cư dân nông nghiệp trồng lúc nước
  39. Nghệ thuật ca múa nhạc Hát ả đào, hát chèo, hát tuồng, múc rối nước với các nhạc cụ như trống, sáo trúc, đàn bầu Nói chung đây là thời phát triển rực rỡ nhất của văn hóa dân tộc, thể hiện hào khí Thăng Long, hào khí của một dân tộc đi lên, đồng thời thể hiện quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa dân tộc.
  40. 1.2. Văn minh văn hóa Đại Việt b. Văn minh văn hóa Đại Việt thời nhà Trần Văn hóa thời Trần là văn hóa có quá trình phát triển gắn chặt với những chiến công chống xâm lăng hiển hách của dân tộc ta. Tư tưởng Thời nhà Trần Phật giáo và Đạo giáo rất phát triển, nhiều chùa chiền mọc lên, dẫn đến sự ra đời là Phái Thiền Tông Trúc Lâm Yên Tử do Trần Nhân Tông sáng lập Giáo dục và thi cử Chế độ thi cử theo Nho giáo vốn có từ thời Lý đến nay được nâng thêm một trình độ mới, quy củ hơn.
  41. Giáo dục và thi cử Bên cạnh hệ thống giáo dục Nhà nước, các trường lớp tư thục cũng xuất hiện khá nhiều, nhiều khoa thi đã được tổ chức như: Năm 1232 Đặt học vị Thái Học Sinh Năm 1247 Đặt lệ lấy đỗ Tam khôi (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa) Đặt thêm học vị Hoàng Giáp ( dưới Thám Hoa trên Thái Học Năm 1305 Sinh) Các nhân vật đỗ đạt: Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Lê Văn Hưu, Chu Văn An, Lê Quát, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh
  42. Văn học Văn học dân gian rất phát triển (Lý Tế Xuyên biên soạn Việt điện u linh tập) Văn học thời Trần chứa đựng một tinh thần dân tộc độc lập mạnh mẽ, ý thức tự hào dân tộc sâu sắc với những cây bút sáng giá như: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh Đặc biệt văn học chữ Nôm ra đời trong giai đoạn này và bắt đầu được phổ biến rộng rãi. Sử học Lần đầu tiên, một cơ quan chuyên trách biên sọan lịch sử được lập ra là Quốc Sử Viện với tập Đại Việt sử lược Năm 1272, Lê Văn Hưu đã hoàn tất bộ sử Đại Việt Sử ký với hơn 30 quyển.
  43. Y học Do chiến tranh, y học có điều kiện phát triển. Trần Hưng Đạo cũng là một thầy thuốc giỏi, thường chữa bệnh cho binh sĩ, còn trồng của Thái ấp mình một khu dược sơn. Người được coi là thầy thuốc lớn nhất nhà Trần và cũng là thầy thuốc giỏi của lịch sử y học nước ta: Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh), người Hải Dương, từng đậu Thái Học Sinh nhưng không làm quan mà chuyên tâm nghiên cứu y học. Ông coi trọng cây thuốc nam và kinh nghiệm chữa bệnh trong nhân dân, ông đã nghiên cứu được 580 vị thuốc nam, 3.873 phương thuốc điều trị 184 loại bệnh và ông còn biên soạn cuốn Nam dược thần hiệu.
  44. Thiên văn Thời Trần thiên văn tương đối phát triển, sữ cũ chép lại thời đó có người quê ở Hà Tây dã chế ra dụng cụ quan sát thiên văn gọi là Lung linh nghi. Khoa học quân sự Nhà quân sự lớn nhất nước ta thời đó là Trần Hưng Đạo Đại vương, ông là tác giả của cuốn Binh Thư yếu lược, Vạn Kiếp tổng bí truyền thư được đúc kết qua thực tiễn của ba cuộc chiến tranh vệ quốc. Nghệ thuật dân tộc Rất phát triển và có sự tiếp thu ảnh hưởng từ văn hóa Chiêm Thành và văn hóa phương Bắc Kiến trúc và điêu khắc thời Trần nhìn chung vẫn kết tục truyền thống trước đó, hình tượng thường thấy là con Rồng và con Sư tử đá
  45. 1.2. Văn minh văn hóa Đại Việt c. Văn minh văn hóa Đại Việt thời Lê sơ Tư tưởng Sang đến thời Lê sơ, Phật giáo bị đẩy lùi khỏi vũ đài chính trị, Nho giáo giữ vị trí độc tôn. Nho giáo thời này chịu ảnh hưởng sâu sắc phái Tống Nho và coi đó là học thuyết chính trị mẫu mực Thời Lê Thánh Tông, Tống Nho được coi là nền tảng tư tưởng để củng cố nền thống trị và bảo vệ trật tự xã hội. Thời Lê Thái Tổ đặt lệ thi Tăng nhân và chỉ cho phép những người trên 50 tuổi đi thi, ai trúng tuyển mới được cấp giấy chứng nhận cho làm sư. Thời Lê Thánh Tông còn cấm xây chùa mới, in sách Phật, cấm tô tượng đúc chuông
  46. 1.2. Văn minh văn hóa Đại Việt c. Văn minh văn hóa Đại Việt thời Lê sơ Giáo dục, thi cử Được nhà Lê coi trọng, thời Lê Thái Tổ, ở kinh thành có Quốc Tử Giám, ở dưới các Lộ cũng đều có các trường học tư Năm 1483, Lê Thánh Tông đổi Quốc Tử Giám thành Thái Học Viện và cho xây cất với quy mô lớn. Về thi cử, do có tư tưởng đề cao kẻ sĩ, nên khi sự nghiệp đánh đuổi quân Minh chưa kết thúc thì Lê Thái Tổ và Nguyễn Trãi đã cho mở khoa thi. Năm 1442, nhà Lê đổi học vị Thái Học sinh thành Tiến sĩ
  47. Giáo dục, thi cử Thời Lê sơ có các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Minh Kinh với rất nhiều người đỗ đạt và để nhằm cổ động cho thi cử nhà Lê đặt ra các lệ như: Lệ xướng danh Các lệ nhằm cổ động học Lệ khắc bia đề danh tiến sĩ hành, thi cử Lệ vinh quy bái tổ Nhìn chung chế độ giáo dục, thi cử thời nhà Lê được coi trọng và lới rộng hơn trước giúp nhiều người có coi hội tiếp cận học hành
  48. 1.2. Văn minh văn hóa Đại Việt c. Văn minh văn hóa Đại Việt thời Lê sơ Văn học Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng tiến một bước dài, rất nhiều tác phẩm chữ Nôm ra đời như: Quân trung từ mệnh Hồng Đức âm thi tập của Lê Thánh Tông Bình Ngô Đại Cáo Ức Trai thi tập Nguyễn Trãi Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên Quốc Am thi tập Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên Lam Sơn thực lục
  49. 1.2. Văn minh văn hóa Đại Việt c. Văn minh văn hóa Đại Việt thời Lê sơ Văn học Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng tiến một bước dài, rất nhiều tác phẩm chữ Nôm ra đời như: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi với hơn 254 bài thơ Nôm Hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông sáng lập để lại trong bộ Hồng Đức quốc âm thi tập 300 bài thơ Nôm HỘI TAO ĐÀN được sáng lập năm 1494 do vua Lê Thánh Tông cùng 28 thành viên được mệnh danh là Thập Nhị Bát Tú Nhìn chung văn học thời Lê sơ đã thể hiện được hào khí của dân tộc trong sự nghiệp chiến tranh giải phóng và kiến thiết Đại Việt hùng cường
  50. 1.2. Văn minh văn hóa Đại Việt c. Văn minh văn hóa Đại Việt thời Lê sơ Ngoài ra thời Lê sơ còn có các ngành khoa học khác cũng rất phát triển như: Quân sự với chính trị kết hợp ngoại giao Sử học Địa lý Y học Toán học
  51. 1.3. Những cuộc chiến tranh và giải phóng dân tộc tiêu biểu thời Đại Việt a. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý b. Cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân xâm lược Nguyên – Mông TK XIII của nhà Trần c. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của cư dân Đại Việt + Thời nhà Hồ + Thời nhà Lê sơ
  52. 1.3. Những cuộc chiến tranh và giải phóng dân tộc tiêu biểu thời Đại Việt a. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý TK XIII, Nhà Tống đứng trước mâu thuẫn gay gắt cả đối nội và đối ngoại, để thoát khỏi những bế tắc trên, nhà Tống đã dựa vào Tân pháp Vương An Thạch. Tư tưởng chỉ đạo của Tân pháp Vương An Thạch là dồn mâu thuẫn bên trong ra bên ngoài, giải quyết bế tắc đối ngoại trước rồi lấy đó làm cơ sở giải quyết bế tắc đối nội bằng cách đánh Đại Việt.
  53. 2. Nước Đại Việt từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII 2.1. Sự sụp đổ của nhà nước trung ương tập quyền và tình trạng chia cắt đất nước 2.2. Công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong 2.3. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa
  54. 3. Nước Đại Việt từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX 3.1. Chế độ vua Lê chúa Trịnh 3.2. Phong trào nông dân tây Sơn và công cuộc khôi phục quốc gia thống nhất đất nước 3.3. Sự xác lập của vương triều nhà Nguyễn và những đặc điểm chính của nó 3.4. Văn hóa dân tộc cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
  55. Chương III THỜI KỲ LỊCH SỬ CẬN – HIỆN ĐẠI (Từ năm 1858 đến nay) 1. Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ XIX 1.1. Cuôc cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp 1.2. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam
  56. 2. Phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 2.1. Nguyễn Ái Quốc và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 2.2. Cuộc cách mạng tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1954) 2.3. Đảng và nhân dân ta đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ (1954-1975) 2.4. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển (1975 đến nay)