Một số biện pháp nâng cao thể lực cho nữ sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

pdf 11 trang ngocly 1980
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao thể lực cho nữ sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_the_luc_cho_nu_sinh_vien_truong_da.pdf

Nội dung text: Một số biện pháp nâng cao thể lực cho nữ sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

  1. BÀI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
  2. 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NỮ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Th.s Nguyễn Văn Toản, Ths Nguyễn Văn Quảng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội ĐẶT VẤN ĐỀ Thể lực trong các hoạt động TDTT rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, kết quả trận đấu của VĐV. Một trong những mục tiêu của công tác giáo dục thể chất (GDTC) trong các trường đại học và cao đẳng là làm cho sinh viên (SV) có sức khỏe, tốt; đáp ứng yêu cầu công tác sau này. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (ĐHNNHN) ra đời từ ngày 12/10/1956, từ quy mô đào tạo mấy nghìn SV đến nay mỗi năm Nhà trường đào tạo khoảng hơn 20.000 SV, học viên các bậc học. Công tác GDTC Nhà trường cũng được đổi mới và phát triển cùng với sự phát triển chung của Nhà trường. Nâng cao thể chất, phát triển thể lực là nhiệm vụ thường xuyên của bộ môn GDTC. Hoạt động này được tổ chức dưới hình thức lớp học nội khóa và chính khóa. Hiện nay kết quả học tập môn GDTC của SV còn ở mức bình thường, nhất là SV nữ (đang chiếm tỷ lệ lớn hơn so với SV nam). Kết quả học tập môn GDTC của SV nữ còn hạn chế, một trong những lý do ảnh hưởng đến kết quả học tập của nữ Sv nhà trường là do trình độ thể lực còn hạn chế so với đòi hỏi, so với mục tiêu GDTC. Vì vậy nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục để nâng cao thể lực cho nữ SV Nhà trường là việc làm rất cần thiết góp phần nâng cao kết quả GDTC, giáo dục con người toàn diện. Xuất phát từ những lý do trên với mục đích góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, nên tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao thể lực cho nữ sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội”. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn được các bài tập và các biện pháp góp phần nâng cao thể lực cho nữ sinh viên để học tập tốt hơn và có sức khỏe tốt đáp ứng với môi trường công tác 2
  3. 3 sau khi ra trường Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDTC cho sinh viên trường ĐHNNHN. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Mục tiêu 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên và công tác GDTC ở trường ĐHNNHN Mục tiêu 2: Lựa chọn hệ thống các bài tập và các biện pháp nâng cao thể lực cho nữ sinh viên trường ĐHNNHN Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Phương pháp phỏng vấn Phương pháp quan sát sư phạm Phương pháp kiểm tra y học Phương pháp kiểm tra sư phạm Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp toán học thống kê. Đối tượng thực nghiệm là 90 nữ sinh viên khóa 54 trường ĐHNNHN, trong đó 45 nữ sinh viên nhóm thực nghiệm và 45 nữ sinh viên nhóm đối chứng. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh song song. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Đề tài đã tiến hành nghiên cứu chương trình môn GDTC dành cho SV ĐHNNHN, nghiên cứu các tài liệu chuyên môn và tham khảo các chuyên gia, HLV, các giảng viên giảng dạy môn GDTC. Qua đó đã xác định được các nguyên nhân ảnh hưởng đến trình độ thể lực của nữ SV trường ĐHNNHN là do: + Chương trình môn học + Trình độ giáo viên + Cơ sở vật chất + Ý thức SV học tập môn GDTC của SV + Hệ thống bài tập phát triển thể lực chuẩn Các biện pháp để nâng cao thể lực cho nữ SV trường ĐHNNHN gồm: 3
  4. 4 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tác dụng của GDTC trong nhà trường Biện pháp 2: Tăng cường đầu tư CSVC, dụng cụ học tập môn GDTC Biện pháp 3: Tăng số buổi tập luyện nội khóa lên 2 buổi/tuần Biện pháp 4: Tìm hiểu đặc điểm và phân loại đối tượng học tập theo nhóm Biện pháp 5: Tăng cường các bài tập thể lực để nâng cao thể lực cho nữ SV Biện pháp 6: Phát triển các câu lạc bộ TDTT trong trường Các bài tập được lựa chọn nhằm nâng cao thể lực cho nữ SV Trường ĐHNNHN gồm: 1. Chạy 30m, 50m xuất phát cao. 2. Bật nhảy trên hố cát 3. Nằm ngửa gập bụng 4. Nằm sấp chống tay 5. Chạy con thoi 4x10m 6. Chạy 800m 7. Dẻo gập thân về trước 8. Các bài tập thể dục thẩm mỹ, erôbic 9. Trò chơi cướp cờ, nhảy lò cò Để đánh giá thể lực có 5 test đạt yêu cầu đề ra, được lựa chọn qua kết quả phỏng vấn, đó là: Test 1: Chạy 30m XPC (giây) đạt điểm tối đa 60; Test 2: Bật xa tại chỗ (cm) đạt 58 điểm; Test 3: Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) đạt 57 điểm; Test 4: Lực bóp tay thuận (kg) đạt 58 điểm; Test 5: Chạy tuỳ sức 5 phút (m) đạt tối đa 60 điểm. Đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao thể thể lực cho nữ SV Trường ĐHNNHN 4
  5. 5 Để đánh giá hiệu quả của các biện pháp, các bài tập đến thể lực của nữ SV trường ĐHNNHN. Đề tài tiến hành kiểm tra ban đầu trình độ thể lực của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, kết quả trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Kết quả kiểm tra chiều cao, cân nặng và thể lực ban đầu (học kỳ thứ 1) của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (nA=nB=45) Nhóm thực Nhóm đối chứng TT Nội dung kiểm tra nghiệm ttính tbảng p X ± δ X ± δ 1 Chiều cao (cm) 154.04±4.81 153.93±4.84 0.73 2 Cân nặng (kg) 44.05±3.35 43.96±3.15 0.86 3 Chạy 30m XPC (s) 6.65±0.77 6.67±0.64 0.96 4 Bật xa tại chỗ (cm) 155.49±8.26 156.02±10.35 1.81 1.96 0.05 Nằm ngửa gập bụng 5 11.73±3.38 11.87±3.07 1.3 (lần/30giây) 6 Lực bóp tay thuận (kg) 26.55±2.83 26.67±2.67 1.38 7 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 670.67±11.92 671.0±6.32 1.12 Qua kết quả bảng 1 cho thấy, ở các nội dung kiểm tra thể lực cho nữ SV cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng với giá trị ttính lớn nhất là: 1.81 và nhỏ nhất là: 0.86; đều có ttính<tbảng=1.96; sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P=0,05 hay nói cách khác chiều cao, cân nặng và trình độ thể lực của 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đồng với nhau. Để theo dõi mức độ và hiệu quả tác động của các biện pháp và các bài tập nâng cao thể lực cho nữ Sv Trường ĐHNNHN ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, đề tài tiếp tục tiến hành kiểm tra lần 2 ở giáo án số 30 (cuối học kỳ thứ 2), kết quả được trình bày ở bảng 2 5
  6. 6 Bảng 2. Kết quả kiểm tra thể lực lần 2 (học kỳ thứ 2) của nhóm thực nghiệm và đối chứng (nA=nB=45) Nhóm thực Nhóm đối TT Nội dung kiểm tra nghiệm chứng ttính tbảng p X ± δ X ± δ 1 Chạy 30m XPC (s) 6.47±0.85 6.55±0.68 3.35 2 Bật xa tại chỗ (cm) 160.8±10.77 159.2±10.04 4.88 Nằm ngửa gập bụng 3 12.64±3.49 12.33±3.03 3.02 2.57 tbảng sự khác nhau có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p<0.01 hay nói cách khác: sau khi sử dụng các bài tập và các biện pháp nâng cao thể lực cho nữ SV nhóm thực nghiệm đã có kết quả tốt hơn SV nhóm đối chứng. Để minh hoạ rõ hơn sự khác nhau này, đề tài tiến hành tính nhịp tăng trưởng của 2 nhóm, kết quả trình bày ở bảng 3 Bảng 3. Mức tăng trưởng của nhóm thực nghiệm và đối chứng qua các nội dung kiểm tra thể lực (lần 1 so với lần 2) (nA=nB=45) Lần 2 Lần 2 TT Nội dung kiểm tra Thực nghiệm Đối chứng W% W% Thực nghiệm Đối chứng X ± δ X ± δ 1 Chạy 30m XPC (s) 6.47±0.85 6.55±0.68 -2.74 -1.81 2 Bật xa tại chỗ (cm) 160.8±10.77 159.2±10.04 3.35 2.01 Nằm ngửa gập bụng 3 12.64±3.49 12.33±3.03 7.47 3.85 (lần/30giây) 4 Lực bóp tay thuận (kg) 27.69±1.92 27.37±2.44 4.22 2.59 5 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 681.59±12.59 674.67±7.80 1.61 0.54 Kết quả ở bảng 3 cho thấy, ở tất cả 5 test kiểm tra thể lực, nhóm thực nghiệm đều tăng trưởng lớn hơn nhóm đối chứng; trong đó nội dung Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) tăng trưởng lớn nhất của nhóm thực nghiệm là 4.47 so với 3.85, nội dung Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) tăng trưởng nhỏ nhất của nhóm thực nghiệm là 1.61 so với 0.54. 6
  7. 7 Để minh hoạ rõ hơn, sự khác biệt về thành tích giữa 2 nhóm, kết quả được thể hiện trên biểu đồ 1. 700 600 500 lần 1-TN 400 lần 2-TN 300 lần 1-ĐC 200 lần 2-ĐC 100 0 12345 BBi Biểu đồ 1. So sánh kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm và đối chứng Chú thích: 1.Chạy 30m XPC (s) 2.Bật xa tại chỗ (cm) 3. Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) 4. Lực bóp tay thuận (kg) 5. Chạy tuỳ sức 5 phút (m) Kết quả kiểm tra ở học kỳ 1, 2 giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng đã khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên sự tăng trưởng của nhóm thực nghiệm vẫn chưa cao. Để tiếp tục làm rõ hiệu quả của các bài tập và các biện pháp nâng cao thể lực cho nữ SV, đề tài tiếp tục thực nghiệm ở học kỳ thứ 3. Kết quả được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Kết quả kiểm tra thể lực lần 3 (học kỳ thứ 3) của nhóm thực nghiệm và đối chứng (nA=nB=45) Nhóm thực Nhóm đối TT Nội dung kiểm tra nghiệm chứng ttính tbảng p X ± δ X ± δ 1 Chạy 30m XPC (giây) 6.08±0.9 6.31±0.77 8.72 2 Bật xa tại chỗ (cm) 168.24±13.40 163.51±11.67 11.98 Nằm ngửa gập bụng 3 14.11±3.22 13.02±2.90 11.30 2.57 tbảng sự khác nhau có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p<0.01 hay nói cách khác: sau khi sử dụng các bài tập và các biện pháp nâng 7
  8. 8 cao thể lực cho nữ SV nhóm thực nghiệm đã có kết quả tốt hơn SV nhóm đối chứng. Để minh hoạ rõ hơn sự khác nhau này, đề tài tiến hành tính nhịp tăng trưởng của 2 nhóm, kết quả trình bày ở bảng 5. Bảng 5. Mức tăng trưởng của nhóm thực nghiệm và đối chứng qua các nội dung kiểm tra thể lực (lần 2 so với lần 3) (nA=nB=45) Lần 2 Lần 2 W% W% TT Nội dung kiểm tra Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng X ± δ X ± δ 1 Chạy 30m XPC (s) 6.47±0.85 6.55±0.68 -6.20 -3.73 2 Bật xa tại chỗ (cm) 160.8±10.77 159.2±10.04 4.52 2.67 Nằm ngửa gập bụng 3 12.64±3.49 12.33±3.03 10.96 5.43 (lần/30giây) 4 Lực bóp tay thuận (kg) 27.69±1.92 27.37±2.44 3.62 1.73 5 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 681.59±12.59 674.67±7.80 2.17 1.62 Kết quả ở bảng 5 cho thấy, ở tất cả 5 test kiểm tra thể lực, nhóm thực nghiệm đều tăng trưởng lớn hơn nhóm đối chứng; trong đó nội dung Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) tăng trưởng lớn nhất của nhóm thực nghiệm là 10.96 so với 5.43 của nhóm đối chứng, nội dung Chạy tuỳ sức 5 phút (m) tăng trưởng nhỏ nhất của nhóm thực nghiệm là 2.17 so với 1.62. Để minh hoạ rõ hơn, sự khác biệt về thành tích giữa 2 nhóm, kết quả được thể hiện trên biểu đồ 2. 700 600 500 lần 2-TN 400 lần 3-TN 300 lần 2-ĐC 200 lần 3-TN 100 0 12345 Biểu đồ 2. So sánh kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm và đối chứng Chú thích: 1.Chạy 30m XPC (s) 2.Bật xa tại chỗ (cm) 3. Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) 4. Lực bóp tay thuận (kg) 5. Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 8
  9. 9 Kết luận Như vậy với việc sử dụng các biện pháp, các bài tập nâng cao thể lực cho nữ SV đã mạng lại hiệu quả có ý nghĩa thống kế, có thể kết luận: - Biện pháp nâng cao nhận thức về vị trí vai trò tác dụng của GDTC đối với SV nhằm nâng cao nhận thức và làm rõ ý nghĩa vị trí vai trò của thể dục thể thao từ đó giúp SV có ý thức tự tham gia tập luyện TDTT; - Biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị học tập tạo môi trường tốt cho GDTC phát triển và đạt hiệu quả cao; - Biện pháp tăng số buổi tập luyện nội khóa lên 2 buổi/tuần đã khẳng định có hiệu quả to lớn, quán triệt nguyên tắc thường xuyên liên tục có hệ thống trong quá trình giáo dục nói chung và GDTC nói riêng; - Biện pháp tìm hiểu đặc điểm và phân loại đối tượng học tập theo nhóm đã tạo được tính hứng thú cho SV, quán triệt nguyên tắc cá biệt hoá trong giáo dục, tạo ý chí vướn lên cho các nhóm đối tượng học tập; - Biện pháp tăng cường hệ thống các bài tập thể lực bước đầu đã khẳng định hiệu quả và tính phù hợp với đặc điểm nữ SV trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; - Biện pháp tăng cường các hoạt động ngoại khóa sinh động, hấp dẫn thông qua các hình thức câu lạc bộ, thi đấu nâng cao thể lực cho SV, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Xây dựng nếp sống văn hóa tinh thần, thể chất, tạo sân chơi lành mạnh cho SV và giúp họ tránh xa các tệ nạn xã hội. Thực nghiệm biện pháp có tác động rất lớn đến quá trình tổ chức GDTC từ thực hiện chương trình, nội dung môn học, tổ chức giờ học, tổ chức và hướng dẫn SV tập luyện nâng cao thể lực. Thực nghiệm giải pháp trên cho thấy việc tăng số lượng các bài tập thể lực có ảnh hưởng rất lớn tới ý thức học tập và rèn luyện thân thể của SV nâng cao thành tích học tập. Ngoài ra, việc tăng số lượng các bài tập một cách có khoa học 9
  10. 10 còn nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng viên. Qua kết quả thực nghiệm cho thấy mức độ phát triển thể lực của SV được nâng cao rõ rệt, có ý nghĩa thống kê, đó là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá kết quả GDTC trong nhà trường. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, đề tài rút ra một số kết luận sau: - Chương trình GDTC đang được thực hiện ở Trường ĐHNNHN còn điểm hạn chế như chưa có chương trình riêng cho SV nhóm sức khỏe yếu. Tuy nhiên, số lượng giờ không nhiều lại tập trung vào 5 kỳ học đầu nên không tác động được đến thể lực của nữ SV ở cuối năm thứ 3, 4, 5. Vì vậy thể lực nữ sinh chỉ tăng chủ yếu ở 4 kỳ đầu vì có giờ thể dục nội khóa và dừng lại, thậm chí còn giảm sút ở những năm học sau do không có giờ GDTC nội khóa và giờ ngoại khóa. - Các chỉ tiêu thể lực – một trong các nội dung cơ bản đánh giá chất lượng GDTC trong những năm qua chưa được đánh giá đầy đủ. Thực trạng thể lực của SV Trường ĐHNNHN chỉ đạt ở mức trung bình, một vài chỉ tiêu cận mức khá. Chưa đáp ứng được tốt các yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường. - Đa số SV không thường xuyên tập luyện TDTT ngoại khóa tuy nhiên phần đông SV mong muốn thường xuyên nâng cao thể lực cho bản thân mình. - Để phát triển thể lực cho nữ SV trong việc sử dụng kết hợp 6 biện pháp nhằm nâng cao thể lực đã có hiệu quả. - Ý thức học tập và tự rèn luyện thân thể của SV được nâng lên rõ rệt, ý thức kỷ luật, sự hứng thú và tự giác của SV với môn học GDTC cũng được nâng lên. - Kết quả học tập cao hơn so với SV học theo tiến trình, nội dung cũ. - Phong trào hoạt động rèn luyện thân thể của SV được nâng lên thể hiện qua số người tham gia tập luyện, các giải thi đấu nội bộ và thành tích thể thao mà SV đã đạt được. Kiến nghị 10
  11. 11 - Với thời gian nghiên cứu còn có hạn chế, đây cũng là kết quả bước đầu nên đề xuất được nghiên cứu đề tài này sâu và rộng hơn; - Kết quả của đề tài cần được đưa vào áp dụng thử nghiệm bước đầu để góp phần nâng cao thể lực cho sinh góp phần nâng cao chất lượng rèn luyện thân thể SV Trường ĐHNNHN; - Tăng cường điều kiện đảm bảo về CSVC, kinh phí để đáp ứng yêu cầu giảng dạy nội khóa, ngoại khóa nhằm phát triển hơn nữa thể lực cho nữ SV. Củng cố và phát triển phong trào TDTT quần chúng trong nhà trường. Thường xuyên tiến hành sinh hoạt, bồi dưỡng nâng cao trình độ của giảng viên đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quá trình GDTC trong nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT: Chương trình mục tiêu cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe phát triển và bồi dưỡng nhân tài thể thao HS, SV trong nhà trường các cấp giai đoạn 1995 – 2000 đến năm 2005 (tháng 1/1995). 2. Bộ Giáo dục&Đào tạo (1989) – Chương trình GDTC trong các trường đại học, Hà Nội 3. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp – “Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao” – Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh 1983. 4. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền “Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao” – NXB TDTT thành phố Hồ Chí Minh 1986. 5. Dương Nghiệp Chí - Nguyễn Danh Thái chủ biên (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam 6-20 tuổi, NXB TDTT, Hà Nội. 6. Dương Nghiệp Chí và tập thể tác giả (2004) , Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 7. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Lưu Quang Hiệp, Phạm Ngọc Viễn (1999), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 8. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn – “Lý luận và phương pháp TDTT” NXB TDTT Hà Nội 2000. 11