Môi trường thân thiện trong trường Mầm non

doc 8 trang ngocly 3330
Bạn đang xem tài liệu "Môi trường thân thiện trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docmoi_truong_than_thien_trong_truong_mam_non.doc

Nội dung text: Môi trường thân thiện trong trường Mầm non

  1. MÔI TRƯỜNG THÂN THIỆN(MTTT) TRONG TRƯỜNG MẦM NON I. SỰ CẦN THIẾT: - Xu hướng giáo dục mầm non( GDMN) dựa trên việc thiết kế môi trường cho trẻ tự học và khám phá 1 cách chủ động, tích cực - Thực hiện CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM( quyền được sống-phát triển-bảo vệ-tham gia).(Công ước quốc tế về Quyền trẻ em: Luật quốc tế bảo vệ quyền trẻ em bao gồm 54 điều khoản được LHQ thông qua năm 1989, Việt Nam : 20/12/1990) - Tính thụ động trong kỹ năng sống, nhược điểm phổ biến của học sinh VN, là rào cản cho sự hình thành 1 nhân cách độc lập, sáng tạo - Thực trạng việc tổ chức, phương pháp GDMN chưa thoát khỏi tính áp đặt để hướng đến việc tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ - Bệnh thành tích trong giáo dục gây căng thẳng cho GV và trẻ - Sự kỳ vọng quá mức vào trẻ tạo áp lực thiếu lành mạnh cho quá trình phát triển nhân cách - Xây dựng MTTT là để phục vụ việc CS& GD trẻ tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép II. KHÁI NIỆM: - MTTT trong nhà trường mầm non được xây dựng theo cách tiếp cận tôn trọng quyền trẻ em do UNICEF khởi xướng: - Là tất cả những gì trẻ em cần để được sống và lớn lên 1 cách vui tươi, lành mạnh, an toàn. - Đảm bảo cho trẻ tham gia tích cực-chủ động vào quá trình phát triển thay vì thụ động chờ sự ban phát từ phía người lớn - Đảm bảo mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển tối ưu những tiềm năng sẵn có để hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống( kỹ năng sống) - Thực hiện phương châm: “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà giáo dục phải chính là cuộc sống của trẻ”. - Nội hàm của MTTT bao gồm cả trường lớp và việc tổ chức CS&GD( vật chất và tinh thần) 1
  2. - Môi trường sống và học tập thân thiện trong trường MN được chung tay xây dựng bởi : * Toàn bộ đội ngũ giáo dục trong nhà trường. ( bao gồm GV,CBQL,CNV) * Gia đình của trẻ * Cộng đồng tại địa phương * Sự tham gia của chính trẻ, chủ thể của quá trình GD III. NỘI DUNG: MTTT bao gồm: * Môi trường tâm lý-xã hội * Môi trường thiên nhiên * Môi trường vật chất Trong đó, môi trường tâm lý-xã hội là quan trọng và mang yếu tố quyết định. 1. Môi trường tâm lý –xã hội: Bao gồm hệ thống các mối quan hệ có liên quan và hỗ trợ cho nhau, tạo bầu không khí ấm cúng thoải mái cho các thành viên, đặc biệt là trẻ. Môi trường tâm lý- xã hội lành manh là động lực thúc đẩy mọi hoạt động tích cực ở trẻ. Các mối quan hệ đó là: GV- trẻ , Trẻ-Trẻ, GV- GV, Cha Me - GV , CBQL – GV -CNV. 1.1 Xây dựng mối quan hệ tình cảm, thân thiện giữa GV-Trẻ từ đó tạo ra mối quan hệ lành mạnh giữa trẻ với nhau: - Vai trò quyết định thuộc về GV - Mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng. Công bằng là nền tảng cho việc tạo ra mối quan hệ tố, tránh sự thiên vị. - Tạo tâm lý tin cậy, mong muốn chia sẻ, gần gũi giữa GV- Trẻ : cô là người mẹ thứ 2, l - Luôn cư xử với thái độ ân cần niềm nở, biết cách lắng nghe trẻ, luôn gọi tên trẻ khi giao tiếp. - Tạo mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với nhau thông qua tổ chức các hoạt động tập thể: trò chuyện, thảo luận, vui chơi theo đội, chia sẻ cảm xúc kinh nghiệm, trưng bày sản phẩm- chia sẻ ý tưởng, sinh nhật bạn 2
  3. - Chú trọng phát triển các kỹ năng xã hội trong các hoạt động nhóm (chờ đến lượt, phân công, hợp tác chia sẻ, tôn trọng bạn, giải quyết xung đột, kiềm chế ) - Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt chúng bằng lời nói - Dạy trẻ thoải mái tự tin trước đám đông (trình diễn trên sân khấu, trước các bạn, người lạ ) - Tôn trọng sự phát triển tự nhiên, đăc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc điểm cá nhân (năng lực, khó khăn: trong giao tiếp, ngôn ngữ .).Chấp nhận trẻ học bằng cách Thử- Sai, cho phép trẻ được làm sai trước khi làm đúng, không cần thiết chỉnh sửa quá nhiều - Động viện sự lạc quan, tự tin vào bản thân “ không sao đâu”, “ làm lại đi nào”, “từ từ thôi”, “ con sắp làm được rồi” khi trẻ gặp thất bại. - Kiên nhẫn với trẻ,tránh thúc ép, căng thẳng khi luyện tập các kỹ năng cho trẻ, biết chờ đợi. - Chấp nhận sự khác biệt (sự khác biệt đem lại tính phong phú).Tôn trọng ý kiến cá nhân (dạy trẻ phát biểu ý kiến). Tránh áp đặt- Từ đó hình thành thói quen suy nghĩ 1 cách độc lập - Không định kiến với trẻ. - Chỉ cấm đoán những việc không an toàn. - Hạn chế mệnh lệnh, tăng cường khích lệ - Không nên nói “không được làm thế này” mà nói “ con nên làm thế này”.VD: “ Nói nhẹ nhàng” thay vì “ không được la hét” hoặc “ đi từ từ” thay cho “ không được xô đẩy”. - Rất cẩn trọng trong việc đánh giá trẻ .Nên đánh giá sự tiến bộ của mỗi trẻ so với bản thân và đối chiếu với yêu cầu chung của lứa tuổi. Đánh giá với mục đích giúp đỡ trẻ phát triển tốt hơn.Tránh việc so sánh trẻ với nhau. Luôn nhìn nhận, khen ngợi bất cứ sự tiên bộ nào, dù là nhỏ nhất, và của những trẻ khó dạy nhất. - Tạo cơ hội ( trong mọi thời điểm của chế độ SH ) cho trẻ tự phục vụ và giúp đỡ nhau những gì phù hợp với khả năng. Dạy trẻ quan tâm giúp đỡ trẻ khuyết tật học hòa nhập trong lớp. - “ Lấy người học làm trung tâm” thực sự là phương pháp dạy học “thân thiện” với người học, mà ở đó GV là người : quan sát xây dựng nội dung giáo dục phù hợp Tổ chức Quan sát điều chỉnh 3
  4. - Không cần can thiệp quá nhiều vào quá trình trẻ chơi, nếu không cần thiết (thiên về quan sát, khơi gợi, giải quyết xung đột giữa trẻ ) - Tăng cường lấy ý tưởng dạy học từ trẻ.Tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi, thậm chí đồ dùng dạy học và tích cực tham dự vào việc tạo dưng môi trường lớp học - Cân bằng giữa HĐ tự do và HĐGD có chủ đích - Không bắt trẻ xếp hàng nếu không cần thiết (ra sân chơi, biểu diễn ) - Tránh gây đột ngột (đón trẻ mới, chuyển HĐ ).Tổ chức đón trả linh hoạt - Không hù dọa, chê bai, trách mắng (thậm chí nhắc nhở quá nhiều). Không được đánh trẻ. - Không được cấm trẻ đi cầu trong lớp (hoặc dặn trẻ đi cầu ở nhà) 1.2 Tạo mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện giữa GV - GV - Tạo bầu không khí tâm lý thân ái giữa các GV trong lớp có tác dụng thuận lợi cho việc CS&GD trẻ - Tôn trọng nhau - Công bằng với mọi thành viên - Hỗ trợ, hợp tác, phân công trách nhiệm hợp lý rõ ràng - Quan tâm đến nhau. Là bạn tốt nếu có thể. - Cư sử lịch sự trước mặt trẻ (nói chuyện, xưng hô ) - Giải quyết mâu thuẫn ngay khi mới xuất hiện. - Nên thẳng thắn 1 cách lịch sự, tránh nói xấu nhau. - Thường xuyên trao đổi ý kiến khi có thể (không nhất thiết vào các buổi họp) 1.3 Tạo dựng mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ: - Thông tin thường xuyên, kịp thời cho cha me. Phối hợp để tạo sự thống nhất trong CS&GD - Kỹ thuật thông tin 2 chiều (Họp phụ huynh, thông báo, ), giải thích. thuyết phục cha mẹ thay cho ra lệnh - Tìm hiểu thông tin về trẻ. Tạo mối quan hệ thân tình giữa GV và cha mẹ.Tạo sự an tâm cho cha mẹ.Vai trò dẫn dắt là GV 4
  5. - Tổ chức các HĐ chung với phụ huynh trong lớp để tăng thêm hiểu biết - Thu hút, mở rộng sự tham dự của PH vào quá trình GD, khai thác tiềm năng đóng góp của họ. - Thường xuyên tổ chức cho cha mẹ thăm quan các hoạt động GD ở lớp - Không nhận xét tiêu cực về trẻ với cha mẹ.Thông báo tình hình nên có giải pháp, lời khuyên tích cực. 1.4 Tạo mối quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới( quản lý-thừa hành) - Là mối quan hệ nhạy cảm nhất. - Vai trò quyết định thuộc về cấp trên: Tạo ra hay phá vỡ sự đoàn kết trong nhà trường, nâng cao hay hạ thấp tinh thần, sự nhiệt tình cộng tác của mọi thành viên - Cấp trên cần tạo ra uy tín thực, tránh việc dùng uy quyền để tạo ra sự sợ hãi, áp lực cho cấp dưới, đồng thời phải gương mẫu, biết nhận trách nhiệm và luôn cầu tiến. Công bằng, không thiên vị, định kiến sẽ góp phần tạo nên bầu không khí yên tâm, tin tưởng nhau - Thực hiện bình đẳng trong thu nhập, cơ hội thăng tiến, khen thưởng, kỷ luật - Thực hiện dân chủ trường học. - Ảnh hưởng gián tiếp đến việc giáo dục trẻ qua việc tạo điều kiện thuận lợi về chế độ chính sách cho GV, cơ sở vật chất cho việc thực hiện chương trình . 2. Môi trường thiên nhiên: - Việc tạo không gian sống thân thiện, tiếp xúc gần gũi, trực tiếp với thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng. Cảm giác được sống trong MT thế nào sẽ tác động mạnh đến cảm xúc, nhận thức, sau đó là hành vi hàng ngày của trẻ. - Sử dụng tối đa nguyên vật liệu thiên nhiên (cây, gỗ, lá ,tre ) trong việc xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, đồ dùng để tạo sự ấm cúng, an tâm - Giảm tiếng ồn - Cần chú trọng các yêu cầu về môi trường sống cho trẻ như: Đủ lượng ánh sáng: tự nhiên-nhân tạo 5
  6. không khí trong lành: sắp xếp phòng ốc thông thoáng nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng đèn, quạt máy sau này(tận dụng thiên nhiên), thông thoáng phòng thường xuyên, hạn chế tối đa hóa chất khử mùi, tẩy rửa - Duy trì việc thực hiện chuyên đề “ Vườn cây của bé” với một số hướng dẫn cụ thể: Thiết kế phù hợp sinh thái Chọn các lọai cây, hoa thích hợp yêu cầu GD: đa dạng về chủng loại, môi trường sống, giúp trẻ quan sát, phát hiện, thực hành bảo vệ chăm sóc cây, khám phá thử nghiệm liên quan đến cây xanh và tạo mỹ quan thân thiện trong trường. Lối đi thuận lợi Trang bị dụng cụ làm vườn, vệ sinh sân vườn - Đối với những trường xây mới trên nền trường cũ, yêu cầu giữ lại các cây to lâu năm và trồng bổ sung cây sau khi hoàn thành. - Tận dụng toàn bộ khoảng đất trống để trồng cây, cỏ, hoa kể cả hành lang, cầu thang, hàng rào, cửa sổ, lan can, trên lầu, dưới đất . với phương châm “ Phủ xanh toàn bộ đất” - Cho trẻ HĐ ngoài trời càng nhiều càng tốt: đón, trả,vận động, thể dục, chơi, vẽ, đọc sách - Ngày hội phụ huynh đóng góp cây xanh, tham gia làm vườn,tổng vệ sinh trường lớp. - Hạn chế tối đa việc trang trí trường lớp bằng các loại cây hoa giả. Ở những địa bàn đất phèn, không thích hợp cho việc trồng cây, các trường có kế hoạch cải tạo đất với sự giúp đỡ của các chuyên gia và phụ huynh 3.Môi trường vật chất: 3.1 Xây dựng trường MN: - Khi xây dựng, cải tạo trường MN cần quy hoạch hài hòa với thiên nhiên: cân bằng diện tích xây dựng với sân vườn, sân chơi trên lầu, tận dụng hướng gió mát, màu sắc hài hòa, sử dụng mái ngói, sàn dễ vệ sinh. - Đảm bảo quy chuẩn về diện tích ( lớp học, sân chơi, nhà VS ) - Hạn chế tường xây, cửa, vách ngăn nếu không cần thiết (ngay cả giữa các lớp). 6
  7. 3.2 Sân chơi ngoài trời: - Thỏa mãn nhu cầu vận động tăng cường luyện tập các vận động cơ bản: đi- chạy- nhảy- bò- chui- leo- ném- thăng bằng ( theo yêu cầu chương trình) Thực hành GD an toàn giao thông Thiết kế xắp đặt hài hòa thẩm mỹ. Chú ý vệ sinh, an toàn.Có chỗ tiếp đất êm( cỏ, nệm ) cho các đồ chơi cao như thang leo,cầu tuột tránh cảm giác sợ hãi - Để khoảng trống cho trẻ chạy nhảy thoải mái ( tự do theo ý thích). Đồ chơi ngoài trời không nên chiếm diện tích dày đặc. Hạn chế trang bị xích đu, đu quay (ít kích thích vận động tích cực) nếu sân chơi có diện tích nhỏ. - Nên thận trọng khi trang bị các đồ vật chỉ mang tính trang trí tốn kém (hòn nam bộ, các hình vật bằng bê tông ) - Tránh bê tông hóa sân chơi - Khuyến khích xây dưng hố chơi cát-nước (ngoài ý nghĩa HĐ, còn góp phần giảm nhẹ căng thẳng cho trẻ nhỏ) 3.3 Lớp học: - Đảm bảo VS, an toàn theo yêu cầu ( lớp, đồ dung đồ chơi, ) - Góc chơi phục vụ thực sự cho việc học của trẻ, không phải để trang trí - Theo hứng thú, nhu cầu của trẻ, theo sự kiện trẻ quan tâm. - Việc tạo các góc chơi có 2 mục đích: trẻ tự học theo hứng thú cá nhân và tổ chức HĐ vui chơi - Trẻ có cơ hội lựa chọn trò chơi yêu thích - Có thể tự HĐ mà không cần, hoặc cần rất ít sự hướng hẫn của GV (chỉ dẫn bằng ký hiệu - chữ viết ). - Xắp xếp lớp học giảm thiểu tiếng ồn, tránh xa nơi ô nhiễm hoặc có thể gây nguy hiểm cho trẻ - Sắp đặt thuận lợi cho trẻ được tự lấy và cất đồ dùng - Các góc độc lập nhưng có lối đi mở cho trẻ tự do di chuyển - Giảm thiểu tranh giành, xung đột (cung cấp đồ chơi, trang thiết bị đầy đủ .) 7
  8. 3.4 Nhà vệ sinh: - Nhà VS: không chỉ là nơi VS cho trẻ mà còn là nơi học để hình thành các thói quen VS cơ thể, môi trường(sạch, thoáng mát, khô ráo, an toàn).Trẻ không có cảm giác sợ đi VS. - Hạn chế xịt, dùng hóa chất tẩy mùi, lau chùi nếu không thật sự cần thiết - Trang trí nhà VS tạo sự vui tươi, thoải mái thư giãn - Kín đáo - Khu vực riêng cho trẻ trai - gái 8