Khám phá các làng nghề: Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây)

pdf 155 trang ngocly 1170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khám phá các làng nghề: Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkham_pha_cac_lang_nghe_nhung_lang_det_quanh_ha_dong_ha_tay.pdf

Nội dung text: Khám phá các làng nghề: Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây)

  1. Lộ trình 4 Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây) Sô n g H ồ n g N 21°06’ N HướngVers đi Sơn Tây Tây ệ u Trạm Trôi h N g n ô S 21°02' N HÀ NỘI HướngVers đi Hòa LạcLạc La Phù Vạn Phúc La Khê Sô n g Ð á y HÀ ĐÔNG 20°56’ N HướngVers đi Hòa BìnhBình Chương Mỹ 105°43’ E 105°50’ E 03 km Làng nghề thủ công Vạn Phúc, La Khê và La Phù. Di sản văn hóa và kiến trúc Di sản làng Vạn Phúc (nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở, chùa và đình làng, hội làng và kiến trúc làng); La Khê: chùa Bia Bà và đình. 168
  2. bối cảnh Từ hơn một ngàn năm nay, thậm chí có thể từ hai ngàn năm, người dân quanh vùng châu thổ Sông Hồng đã sản xuất vải và gia công quần áo. Họ đã dệt được sợi từ các loại cây mọc ở những vùng này, như cây bông, cây gai, tre và thậm chí cả cây chuối. Tỉnh Hà Tây từ lâu đã nổi tiếng với nghề dệt truyền thống và nhiều làng trong tỉnh vẫn còn lưu giữ được nghề này. Song kể từ khi phát hiện ra bí mật của sản xuất lụa vào khoảng thế kỷ 7 hoặc 8 thì lụa đã trở thành thứ vải nổi tiếng nhất của vùng này. Khu đất màu mỡ phía ngoài đê của vùng châu thổ, được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, được chọn là đất trồng dâu tươi tốt nhất. Chẳng thế mà con tằm, những «nhà sản xuất tơ tằm bé nhỏ» cần mẫn chỉ ăn dâu tằm, và chối bỏ hết mọi thức ăn khác. Hiển nhiên, những người trồng dâu nuôi tằm và những người thợ dệt lụa tơ tằm có quan hệ gắn bó không rời. Những vị tổ nghề dệt lụa trong vùng trên thực tế lại là phụ nữ. Một việc rất hiếm có, nếu không nói là chưa hề có tiền lệ vào thời kỳ mà những hệ tư tưởng của Khổng giáo và Phật giáo còn đang thống trị xã hội Việt Nam. Hai vị nữ anh hùng nổi tiếng người gốc Hà Tây là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, hay gọi tắt chung là Hai Bà Trưng. Hai bà đã đánh thắng quân xâm lược phương Bắc vào thế kỷ thứ nhất, hiện tên của hai bà được đặt cho nhiều con phố, quận, huyện trên khắp Việt Nam (thật khó mà tìm được thành phố nào không có phố tên gọi là Hai Bà Trưng). Lý thú hơn nữa là hai tên gọi trưng trắc và trưng nhị có nguồn gốc từ nghề nuôi tằm: theo ngôn ngữ dân gian của nghề nuôi tằm, trứng ngài tốt gọi là «trứng chắc» và trứng ngài kém hơn thì gọi là «trứng nhì». Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, quân xâm lược đã nhận thấy nét đặc sắc của lụa tơ tằm và mặt hàng này hiển nhiên được lựa chọn khi nhà nước đô hộ đòi cống nạp. Một hệ quả thứ hai của lệnh cống nạp này là những người thợ dệt của nước chư hầu đã đạt tới kỹ thuật dệt lụa tinh xảo và họ cho ra đời những sản phẩm rất phong phú. Vào thế kỷ thứ 11 và 12 là thời kỳ đầu của nhà nước phong kiến Đại Việt ở miền Bắc, đã chứng kiến một sự phát triển kinh tế và tái thiết đất nước sau 1.000 năm chịu ách đô hộ của phương Bắc. Dưới triều nhà Lý, nghề thủ công đã được khôi phục lại. Vua Lý Thái Tông (xem Lộ trình số 1 để biết rõ hơn về niên biểu triều đại của Việt Nam) đã quyết định chỉ dùng sản phẩm lụa gấm vóc của Việt Nam. Việc loại trừ những sản phẩm ngoại nhập đã khuyến khích phát triển nghề dệt có chất lượng, đặc biệt là ở tỉnh Hà Tây. Tỉnh Hà Tây, trước kia là tỉnh Hà Đông (gần đây đã sát nhập vào Hà Nội) là một trung tâm nuôi tằm và dệt lụa truyền thống (nổi tiếng bởi tên gọi «lụa Hà Đông»). Nằm ngay gần làng Vạn Phúc, làng đầu tiên trên Lộ trình du lịch này, La Khê trước kia nằm ở tổng La (La tiếng Hán nghĩa là lụa), gồm có bảy làng (La Khê, La Cả, La Tinh, La Dương, La Phù, Văn La và Ỷ La), tất cả những làng này trước kia - và hiện chỉ còn duy nhất một làng - là chuyên nghề dệt tơ lụa. 169
  3. Khái quát nghề nuôi tằm Những điều kiện cần thiết trong việc chăn nuôi tằm:  UUIBNɵOޣOIݰOHS QޡUީNLIÔOHɵOU VMÃEÄVޱr$ÓOIJ $ULIÔOHEݰ޾JU߆ʇްOžޣr/IJ޴Uʇ޽U޹UOI OI߈OHUSޮFNIBZC޶OI޹U߀USPOHOIÆޢUDޣHJ޹OHOIݰU UE޳C޶NިDC޴OIޣr%߉US߈UIV޹DLIÃOHTJOIUީNS OHNݰ޿JOHÆZTBVLIJCݰ޾NDÃJʇޮSBU߆ʇްOޢJUÙDUS߉D,IPޢr,JËOUSÑWÆUIݰ޿OHYVZËOQI trứng, những con tằm con háu ăn nở ra. Một khi kén của chúng bị tiêu hủy, thì cứ 4 đến 5 tiếng là tằm phải ăn lá dâu, đêm cũng như ngày, và trong suốt khoảng 35 ngày. Và so với tằm mới nở mới sinh, tằm lúc này đã to nặng hơn gấp 10.000 lần, lũ tằm háu ăn này sau đó sẽ có hai hoặc ba ngày để nhả tơ làm thành kén, dài đến 1,5 cây số , và tự nó lại biến thành nhộng ở trong kén. Đã đến lúc phải can thiệp trước khi quá muộn: nếu đợi cho tằm biến thái thành nhộng thì nó sẽ hóa ngài và đâm một lỗ trong cái kén bảo vệ này với một vũ khí hóa học, cắt đứt cả sợi dây tơ dài tuyệt đẹp này thành đoạn nhỏ rất mảnh. Vì vậy, phải giết con nhộng trong kén. Phương pháp truyền thống là dội nước nóng cho kén rụng ra, hoặc làm tan chất keo giữ cho tơ tạo thành hình cục bông, hoặc chế xuất một loại kẹo nhỏ đun nóng ở bên trong. Con nhộng đã được nấu chín sẵn và tùy thuộc có thể được nêm gia vị rồi bày bán ở các chợ Việt Nam cũng như các nơi khác ở châu Á: đây là một sản phẩm thứ hai từ con tằm dâu không nên từ chối, rất giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và ngon miệng (tóm lại là không đến nỗi ghê như chúng ta nghĩ). Nếu các bạn còn nghi ngại các sản phẩm biến đổi gien thì có lẽ tốt hơn hết là không nên ăn. Sâu tằm gọi là con ngài. Có lẽ đây là con vật được thuần dưỡng nhất trên hành tinh: tất cả những biến thể của loài vật sinh lợi này không còn ở trạng thái hoang dã nữa, là một hình thức sản xuất nuôi có chọn lọc thuần túy (tóm lại là biến đổi gien) bởi những người trồng dâu nuôi tằm (theo một số người thì chúng được người Trung Hoa kinh doanh cách đây hàng 5000 năm. Tất nhiên vẫn còn tồn tại những con bướm tự do có họ hàng xa với tằm, sản xuất ra bông, nhưng chẳng liên quan gì tới họ hàng nhà sâu này: ngài không biết bay, con cái thậm chí còn không thể di chuyển, đến nỗi cái bụng của nó trở nên rất to, và con bướm không hề ăn gì trong giai đoạn trưởng thành ngắn ngủi của nó. Có những kén tằm hiện đại dày và cứng tới mức những con ngài đã sản xuất ra chúng sẽ bị cầm tù trong đó nếu không có sự giúp đỡ để đẩy chúng ra: sâu bọ cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề hóc-môn. Trở lại với các con ấu trùng, sau khi nhộng được nhúng nước sôi, là đến giai đoạn kéo kén, một công việc chuẩn bị đòi hòi phải huy động sức của cả làng chuyên sản xuất bên trong khu sản xuất lụa tơ tằm này. Người ta có thể thực hiện công đoạn này bằng tay hoặc bằng máy kéo kén). Các làng chuyên kéo tơ mua kén của những người nuôi tằm và bán lại sản phẩm bán-gia công cho các làng kéo sợi, và làng này lại chuyển tiếp công việc sang cho làng phụ trách dệt. Một chi tiết quan trọng cần bổ sung: từ đầu thế kỷ 20, mỗi làng dệt lụa bắt đầu chuyên sản xuất một loại lụa tơ tằm đặc biệt (vì có nhiều loại lụa tơ tằm khác nhau. Lại thêm một ví dụ nữa về một công việc gồm rất nhiều công đoạn với một mức chuyên môn hóa độc lập cao của các làng thuộc cụm làng sản xuất lụa này). các cuộn tơ màu ở vạn phúc 170
  4. VẠN PHÚC đến đó như thế nào? Nằm ở sát vùng đô thị Hà Đông, cũng là một thành phố mở rộng của Hà Nội, Vạn Phúc là một làng đô thị hóa rất dễ tới, nằm cách trung tâm thủ đô 11 cây số về phía tây nam. Bạn phải ra khỏi Hà Nội theo đường đi Hà Đông, thủ phủ của tỉnh Hà Tây (trước khi được nhập vào Hà Nội mở rộng). Đi hết thành phố Hà Đông bạn tiếp tục đi thẳng theo hướng Hòa Bình, trên đường 6. Sau cây cầu bắc qua sông Nhuệ, các bạn rẽ ngay sang phải. Đi chừng một cây số, bạn sẽ nhìn thấy ở bên phải lối vào làng, cổng chào, chùa và ao làng. câu chuyện về lụa Ngay ở cổng ngôi làng cổ xưa này, ta đã có thể biết về nghề ở nơi đây qua câu đối: Từ tinh mơ, khi gà vừa gáy sáng và chó cất tiếng sủa, đã nghe tiếng khung cửi chạy vo vo1. Khung cảnh hiện nay vẫn như xưa kia – trừ những tiếng vo vo của khung cửi đã biến thành tiếng ồn nghe chát tai hơn và vang xa hơn, bởi vì nghề thủ công dùng tay quay và đạp bằng chân đã nhường chỗ cho máy móc chạy điện, đầu tiên là những máy cũ của Pháp, còn hiện giờ là những máy dệt hiệu Béhémoths với 2000 đầu kim mỗi máy và cho một sản lượng rất công nghiệp. Theo truyền thuyết, làng Vạn Phúc là chiếc nôi của nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam (thế kỷ thứ 9). Tương truyền rằng có một bà tổ nghề tên là Lã Thị Nga. Các nghệ nhân tôn thờ bà tổ-thánh này, và sau này phong bà làm Thành hoàng làng. Ở đình làng là nơi thờ cúng bà, ta có thể chiêm ngưỡng những công cụ của nghề dệt : sọt sơn mài, thước sơn mài, dao kéo Bởi vậy nghề dệt lụa có ở nhiều nơi trong tỉnh Hà Tây, song chỉ riêng Vạn Phúc nổi tiếng là làng dệt lâu đời và lừng danh nhất. Làng nằm cách huyện phủ (cơ quan chính quyền thời Pháp) một cây số và nằm gần đường Hà Đông-Hà Tây, trước kia có thể đi vào bằng ô-tô và xích lô vào bất kỳ lúc nào. Việc mở rộng nhanh chóng của Hà Nội khiến cho Vạn Phúc tiến sát gần thủ đô hơn rất nhiều. Người dân của ngôi làng nổi tiếng và phồn thịnh này từ vài trăm năm nay chỉ chuyên dệt the để may quần áo cho người dân việt, và sản xuất một lượng nhỏ là sản phẩm gấm để may trang phục cho vua quan trong triều. Lụa Vạn Phúc đặc biệt tinh xảo vì nó được dệt từ những sợi tơ non, rất đẹp và bền. Vào thời phát triển rực rỡ nhất của làng này (đầu thế kỷ 20), hơn 200 nghề được thịnh hành ở Vạn Phúc. Song việc sản xuất đã chậm lại một cách đáng kể vào thời kỳ cuối những năm 1920 do mặt hàng sợi bông mỏng của châu Âu du nhập vào Việt Nam và cạnh tranh với loại bông này là sự xuất hiện tơ nhân tạo (xem phần đóng khung về chủ đề này). Vào những năm 1930, người ta tính chỉ có khoảng trăm nghề còn hoạt động ở Vạn Phúc (theo Hoàng Trọng Phú, xem phần mục lục sách tham khảo). Tiếp theo đó là những biến động về chính trị và xã hội đã được nhắc tới trong những lộ trình khác trong cuốn hướng dẫn du lịch này, và thêm vào đó là giai đoạn tập thể hóa. Thật không may, Vạn Phúc đã khó thích ứng với việc kiểm soát tập trung các phương tiện sản xuất và phân phối, bởi vì mô hình kinh doanh của làng được thiết lập là mô hình của một nghề mang tính chuyên môn hóa cao theo từng làng, thậm chí theo từng thợ dệt, người thợ đầu tư khá nhiều cho máy móc riêng của mình. Ở khía cạnh này, Vạn Phúc khác biệt so với phần lớn các làng nghề khác trong vùng châu thổ, vì hệ thống sản xuất của nó mang tính tư bản chủ nghĩa hơn là hình thức làm nghề theo hộ gia đình và làng xã. Đầu thế kỷ 20, các nghệ nhân làng Vạn Phúc thậm chí đã có điều kiện để lập ra một trường dạy nghề dệt. Hiện người ta đang cố làm lại điều này. 1(Hữu Ngọc 2006, tr. 410) 171
  5. Ba yếu tố khác minh chứng cho nét đặc biệt của việc tổ chức kinh doanh trong giai đoạn đầu phát triển rực rỡ của Vạn Phúc, đối với hình thức cực đoan truyền thống nông thôn và với các truyền thống cực đoan của Đạo Khổng. Yếu tố đầu tiên là việc trả lương cho nhân công và tuyển dụng nhân công đã có tay nghề chuyên môn chứ không chỉ còn làm trong phạm vi hộ gia đình hay chỉ tuyển dụng những công nhân không có tay nghề để làm những việc đơn giản, lặp đi lặp lại. Yếu tố thứ hai là nhiều thợ thủ công đã mua máy Jacquard. Josepth Marie Jacquard là người đầu tiên chế ra máy dệt lụa của Pháp, một loại máy rất có tương lai và hoàn thiện, cho ngành dệt lụa của Lyon, nhằm hạn chế lao động trẻ em trong các xưởng sản xuất. Thế mà, máy dệt của Josepth đã sớm gây ra nạn thất nghiệp (ít ra là ở Pháp) và ông đã hối hận cả đời vì những hậu quả xã hội mà phát minh của ông gây ra. Nhưng một số người đã nhận thấy dấu hiệu của máy vi tính trong cái máy dễ « lập trình » này với những tấm thẻ được đục lỗ để tạo ra nhiều họa tiết khác nhau, và nghề dệt lụa ở Vạn Phúc đã tồn tại lâu dài một phần nhờ vào những chiếc máy dệt này. Yếu tố thứ ba, đó là việc kiểm soát từ Vạn Phúc tới các chi nhánh thương mại phát triển và mở rộng ra cả thị trường nước ngoài. Từ lâu, các nghệ nhân làng Vạn Phúc đã bán vải của họ sang các nước châu Á (nhất là Trung Quốc và Nhật Bản). Đến thời Pháp thuộc cũng đã mở ra một số thị trường mới rất quan trọng: một số thợ dệt thậm chí đã đem các mẫu sản phẩm của họ tới trưng bày ở Triển lãm Thuộc địa năm 1931 ở Paris. Ngoài ra, một câu chuyện có lẽ ít được nhắc tới khi nói về sự thành công của lụa Vạn Phúc trên đất Pháp, như Michael DiGregorio đã ghi nhận (ông là nhà nghiên cứu và chuyên gia về các ngành nghề truyền thống nông thôn (xem phần Sách tham khảo): Một dịch bệnh do virút gây ra vào cuối thế kỷ 19 đã ảnh hưởng lớn đến việc chăn nuôi tằm ở Pháp, nghề dệt lụa của Pháp, bấy giờ là một nghề rất quan trọng (đặc biệt ở Lyon), đã phải đi tìm một nguồn cung cấp nguyên liệu mới. Việt Nam xem ra đã đáp ứng được nhu cầu này. Dù sao, hiếm có làng nghề nào trong vùng châu thổ lại mở rộng được cửa ra thế giới như Vạn Phúc. Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây) quanh dệt làng Những Thời kỳ tập thể hóa, nghề thủ công bị đưa vào các hợp tác xã nông nghiệp, một nguyên nhân làm suy yếu nghề dệt lụa. Mãi đến những năm 1980 mới có những bước khôi phục đầu tiên của nghề này, đó là thời kỳ sau kháng chiến chống Mỹ. Từ ngày Đổi mới (1986), ở tỉnh Hà Tây chỉ còn lại vài làng (trước đây có cả những làng ở tỉnh Bắc Ninh) là có thể khôi phục lại nghề dệt. Vạn Phúc bắt đầu dùng máy móc chạy bằng điện cho nghề dệt: sau khi nước nhà thống nhất, các nghệ nhân của làng đã vào Sài Gòn mua lại những thiết bị điện của Pháp để hiện đại hóa xưởng sản xuất của họ và tăng năng suất: máy móc cũ của họ có khoảng 100 kim; máy mới là 900 cái; các máy dệt ở Vạn Phúc hiện nay có tới 2000 kim. Tuy nhiên, vì giá lụa cao và đây không phải là loại vải thường dành cho người tiêu dùng bình dân ở Việt Nam, nên người ta hầu như chỉ chuyên sản xuất lụa pha có chất lượng trung bình, thậm chí là chất lượng kém. Ở Vạn Phúc, người ta mua cái gọi là « lụa » với giá ít nhất là 100.000 đồng/m2 (YFNO޽JE߃OHUSPOHLIVOHWޱM߃BOIÄOUޡP). Quả thực, phần lớn các làng dệt hiện nay đều sử dụng sợi nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc Nhật. Một số lượng lớn những tấm vải này sau đó lại được xuất khẩu trở lại. 172
  6. Lịch sử nghề dệt lụa Nguồn gốc nghề dệt lụa gấm có từ thời Tự Đức (thế kỷ thứ 19). Vào thời kỳ này, ở làng Vạn Phúc có một người thợ tên là Đỗ Văn Sửu rất chăm lo tới việc dệt lụa the và cả nghề lụa. Người thợ tài năng này có ý tưởng là vào dịp sinh nhật lần thứ 50 của nhà vua, ông đã đem tặng vua một tấm vải do chính tay mình dệt ra. Ông dệt cả những tấm vải dùng để phủ kiệu. Nghề dệt gấm vừa mới ra đời đã thất truyền khi người phát kiến nó qua đời. Năm 1912, vào lúc mọi người cố gắng hướng tới sự phát triển của những ngành nghề gia đình trong tỉnh, người ta lại tìm được một trong những hậu duệ của ông Đỗ Văn Sửu, một người thợ bình thường của làng Vạn Phúc. Không của cải, tài sản duy nhất anh được thừa hưởng là một vài dụng cụ lao động mà cha ông đã để lại cho anh dưới đáy một cái rương đã bị mối mọt và là dụng cụ nghề dệt gấm. Anh đã nhận được nhiều lời động viên và tiền hỗ trợ cần thiết giúp anh khôi phục lại nghề dệt này. Sau nhiều tìm tòi và mò mẫm, anh đã dệt được vài miếng vải gấm mà cách làm sau đó đã được cải tiến. lụa chiện thọ được ông mão ở vạn phúc khôi phục lại 173
  7. chất lượng lụa Hiện ở Vạn Phúc hầu như không còn nghệ nhân sản xuất tơ tằm 100%: chỉ còn lại hai hoặc ba người. Vạn Phúc bây giờ chuyên sản xuất vải vân, the, chứ không còn sản xuất gấm nữa: thị trường vải tơ tằm chất lượng cao hầu như không còn ở Việt Nam, và thị trường tơ tằm tự nhiên rất hạn chế. Lụa nhân tạo đã xuất hiện từ hơn một thế kỷ nay: những tấm lụa nhân tạo đầu tiên bắt đầu được phát triển mạnh là từ năm 1890, chúng được sản xuất từ sợi thực vật và được gọi là vải vítcô, « lụa nghệ thuật », và kể từ năm 1920, có sợi nhân tạo. Sản phẩm lụa nhân tạo đầu tiên, được sáng chế năm 1884 bởi Bá tước Hilaire de Chardonnet, đã được trao nhãn hiệu ở Pháp là « lụa Chardonnet » và được gọi là «lụa belle-mère» vì khả năng chống cháy rất cao. Từ đó ở Pháp, cấm dùng từ « lụa nhân tạo » mà phải nói cụ thể là lụa «sợi vítcô », «sợi rayonne », « nylon », v.v. Như chúng ta đã thấy trong các ví dụ trên, thì cũng có một phần những người sản xuất ở Vạn Phúc đã dùng lụa nhân tạo ngay từ những năm 1920. Kể từ sau giai đoạn này, người ta cũng làm lụa giả bằng sợi tổng hợp và sợi bông đã chuội bóng (xử lý hóa chất để cho nó bóng và dai hơn). Theo thời gian, những cách pha chế và làm lụa giả «y như thật» đã trở nên thành công hơn và khó phân biệt. Cho đến những năm 1990, thời kỳ chiến tranh liên miên và cấm vận kinh tế cuối cùng đã kết thúc, việc buôn bán đi lại trở nên dễ dàng. Những người thợ của làng Vạn Phúc và của những làng dệt khác đã bắt đầu mua và sử dụng rất nhiều sợi nhân tạo, đặc biệt là sợi vítcô. Quả thực, hầu hết lụa được sản xuất trong làng nghề Hà Tây hiện đều pha giữa sợi tự nhiên và sợi nhân tạo. - Lý do vì sao? r4߂JWÎUDÔHJÃʇ޺OHLHWÆDÓUI޲E޴Uʇݰ߂DNN޼JOHÆZ.޽UOHݰ޿JDÓUI޲QI߃USÃDICBNÃZE޴UDÜOHN޽UMÙD r4߂JUSިOHU߉OIJËOHJÃʇ޺OHLHWÆN޽UUI߂DI޵E޴Uʇݰ߂DNN޼JOHÆZ r4߂JNÆVU߉OIJËOHJÃʇ޺OHLHWÆN޼JUI߂DI޵QI߃USÃDIʇݰ߂DN޽UNÃZWÆE޴Uʇݰ߂DNN޼JOHÆZ Uʇݰ߂DNN޼JOHÆZޣOYVޢUIÑN޽UOHݰ޿JUI߂DI޵DÓUI޲T Pޢr4߂JU߉OIJËONÆVJOIPBWɵOUJOIY Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây) quanh dệt làng Những Vậy vấn đề chính ở đây là lợi nhuận. Và tại sao không, nếu có thể mang lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu thụ? Trên thị trường lụa vít-cô tự nhiên, người sản xuất bán với giá 13000 đồng một mét, còn người kinh doanh bán 25000 đồng/mét, liệu khách hàng có chấp nhận giá cao để mua được loại vải êm dịu cho mình không ? Thực chất, khách hàng thích sợi tự nhiên hơn hoặc chỉ đơn giản là để tiêu tiền nhiều hơn. Khách hàng có thể chọn loại lụa pha với tỉ lệ khác nhau, tùy theo túi tiền của mình, thậm chí có thể chọn lụa tơ tằm tự nhiên 100%. Vấn đề đặt ra là: do việc sản xuất lụa tơ tằm tự nhiên không lãi nhiều và không có một cơ chế nào có thể kiểm soát được chất lượng của nó, nên nhiều thợ đã bắt đầu chuyển sang sản xuất lụa pha (kể cả ở làng Vạn Phúc), nhưng vẫn nói rằng đó là lụa 100%. Một số thợ phê phán sự gian trá này: đặc biệt là ở Vạn Phúc, họ cho rằng việc đó khả năng giết chết tiếng tăm của làng và phá hỏng vĩnh viễn cái tên «lụa Vạn Phúc». Ở một vài làng khác cũng có chung nỗi lo cho sự nổi tiếng bao lâu này của nghề dệt bị hoen ố, song tấm gương của làng Vạn Phúc đã minh họa rõ nét cho vấn đề này: một sự nổi tiếng quý báu như vậy song cũng rất mong manh và nếu không có phương cách kiểm soát hoặc bảo đảm chất lượng, thì nó có thể tan như tuyết dưới ánh mặt trời, gây ra những hậu quả thê thảm trong một cộng đồng dân cư có tới 85% còn làm nghề tại các xưởng gia đình. Đối với các sản phẩm cao cấp, thị trường địa phương có thể được mở rộng một cách đáng kể nhờ việc kích cầu; lụa tơ tằm Thái Lan có được sự nổi tiếng quốc tế vững chắc hơn và những người sản xuất của họ được đưa vào những cơ sở tài chính vững chắc; thị trường Nhật Bản rất quý báu nhưng cũng khắt khe và dễ thay đổi Một trong những thế mạnh của xã hội Việt Nam, điều rất dễ nhận thấy trong những làng nghề đó là sự thích nghi nhanh. Tại các cơ sở sản xuất trong làng, người ta đã hiểu rằng có một vấn đề tiềm tàng đối với tình trạng kinh doanh của nghề dệt, cho dù lụa pha với mẫu mã đa dạng hiện nay vẫn tiếp tục được bán khá chạy. Giải pháp nào đây? Năm 2001, các nghệ nhân làng Vạn Phúc đã lập ra một hiệp hội làng nghề để khuyến khích những người sản xuất phải đưa thông tin đúng về các sản phẩm của mình. Vấn đề là người ta chưa thể áp dụng những chế tài, nếu không nói là các nhà sản xuất sẽ không gia nhập hiệp hội Năm 2004, hợp tác xã của làng đã tiến hành làm giấy tờ 174
  8. ở Cục sở hữu trí tuệ để xin cấp nhãn hiệu kinh doanh cho «Lụa Vạn Phúc». Và hồ sơ của họ đã được chấp nhận. Từ đó, người ta phải lập ra những quy định để các hộ gia đình muốn có nhãn mác kinh doanh trên sản phẩm của mình thì sản phẩm của họ phải được kiểm tra chất lượng Có bốn tiêu chí đánh giá chất lượng: .r5S޷OHMݰ߂OHN2 vải r/I߈OHM޼JE޴UN2 vải: sản phẩm nào vượt quá một con số quy định thì sẽ không được dán nhãn thương hiệu. JHJ߈ʇݰ߂DNÆV߀OIJ޴Uʇ޽oC với các loại xà phòng giặt khác nhau (một vấn đề mang tính thời sự, vảiޢr.ÆVTިDW nhuộm không cẩn thận sẽ phai màu khi giặt).  JLIBJDIÎOIYÃDʇ޲OJËNZްUOI߈OHHJÃCÃOLIÃDOIBVޢUQIޣOYVޢOHݰ޿JT OUSɵNT߂JU߉OIJËOޤr1I Vậy nên lúc này, Vạn Phúc đã có thương hiệu nhưng vẫn không sử dụng, vì chưa có cơ quan kiểm tra chất lượng. Sự gián đoạn này xem ra lại tốt hơn, được minh họa bởi hình mẫu Ấn Độ, nơi tất cả những gì người ta mua có giá trị đều được đính kèm theo một chứng nhận xác thực rất đẹp, một tài liệu mà có lẽ bản thân nó cũng luôn cần bảo đảm bởi chứng nhận riêng của nó ! Có một hiệp hội tự điều chỉnh, song chưa có chế tài. Sớm muộn thì những giai đoạn trước mắt chắc chắn sẽ không thể vượt qua được và Vạn Phúc sẽ thích ứng như vậy, thêm một lần nữa, với những điều kiện của thiên niên kỷ mới - và dưới một hình thức này hay một hình thức khác, làng lụa tơ tằm này sẽ tiếp tục tồn tại. Điều đó nói lên rằng, và trong khi chờ đợi tới ngày đó, nếu các bạn muốn biết liệu chiếc đầm duyên dáng (dù sao cũng hơi đắt) mà các bạn đang có trong tay có thực là tơ tằm nguyên chất 100 % không Đây là ba mẹo nhỏ để kiểm tra chất lượng chính xác của miếng vải mà người ta muốn bán cho bạn - và thông qua cách này để thử xem độ tin tưởng của bạn vào lụa tơ tằm 1) )ÈZW޼MËOWޢJ Khi chà sát mạnh lụa tơ tằm thật, ta phải có cảm giác nóng; còn lụa nhân tạo thì cho cảm giác mát khi sờ vào. Tốt nhất, là các bạn hãy mặc đồ lót bằng lụa 100%, để có một điểm so sánh dưới tay. 2) )ÈZUI߇ʇ޹UN޽UHÓDWޢJ Bạn hãy cắt một miếng nhỏ của chiếc váy (nếu người ta không để cho bạn làm như vậy thì đó là vì họ sợ kết quả kiểm tra ) hoặc bạn hỏi xin một mẫu vải cùng chất liệu (hãy so sánh chúng thật kĩ). Khi đốt vải, bạn phải chú ý để không ngửi phải khói diêm (tốt hơn hết là dùng bật lửa). Lụa thật khi đốt có mùi như tóc cháy (đó là vì có một chất đạm tương tự) và tro có màu đen rất rõ; còn nếu là sợi nhân tạo hay một chất liệu tương tự thì có mùi giấy cháy (phần lớn giấy - và diêm - đều làm từ sợi thực vật) và tro rất bụi và có màu phấn trắng. Cách thử này cũng thú vị vì khiến cho người ta nghĩ rằng bạn là người hiểu biết; nhưng tuy nhiên cũng phải tránh bật lửa ở tất cả cửa hàng - ít nhất là bạn phải biết chắc chắn là an toàn 3) /IÙOHWޢJWÆPEVOHE޶DIIÖBUBOCách thử này đòi hỏi ít nhất phải có chuẩn bị trước và có tổ chức, song bạn có khả năng làm được. Bạn chuẩn bị một hỗn hợp đồng chất gồm 16g sulfate đồng (CuSO4) trong 150cc nước. Thêm 10g glycêrin, rồi sút ăn mòn (NaOH) cho đến khi nào hỗn hợp lọc trong. Hỗn hợp này sẽ được cho hòa tan vào một mẫu nhỏ lụa nguyên chất. Nếu vải chứa nhiều sợi chuội bóng, sợi nhân tạo hoặc nylon hơn thì mẫu vải sẽ ở dưới đáy của hỗn hợp, một lời trách thầm nhưng có sức thuyết phục cho những ai muốn làm hàng lụa thật 175
  9. những địa điểm nên tới thăm Nếu đi từ Hà Nội, bạn rất dễ tới thăm làng Vạn Phúc và bạn sẽ thấy ở đó là một trong những làng nghề phát triển nhất trong cuốn sách hướng dẫn này, về mặt du lịch. Nhưng điều đó sẽ không lấy đi chút thú vị nào của chuyến đi. Đó là một cộng đồng nhỏ nằm ngoài quy phạm, từ lâu đã chuyên về nghề dệt lụa và rất thịnh vượng, tương phản với những ngôi làng bình thường của vùng châu thổ Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khá hiếm hoi thu lượm chút sản phẩm nghề thủ công trong vô số các cửa hàng bán trực tiếp. Các bạn sẽ tìm được ở đó những tấm vải lụa màu trơn rất đẹp, hoặc có họa tiết như chim, phượng, hạc, hoa hồng, bạch cúc, hoa đào, v.v. trên nền xanh chuối, đỏ ánh vàng, tím hoặc nâu đồng. Cũng còn một số ít nghệ nhân tiếp tục sản xuất lụa chất lượng cao, các bạn có thể tới thăm và mua sản phẩm của họ. Còn không, thì cũng như ở các lộ trình khác, chúng tôi chỉ mời các bạn theo chỉ dẫn của chúng tôi để dạo chơi trong làng, xem những xưởng sản xuất hoạt động như thế nào. Hợp tác xã Vạn Phúc nằm ở ngay cổng làng. Cửa hàng của hợp tác xã nằm ở góc khoảng sân trống và phố buôn bán. Ở đó có đủ loại lụa (lụa 100% táp-ta, lụa pha vít-cô, đũi chất lượng thấp). Đây là cửa hàng duy nhất niêm yết giá và phần trăm lụa tự nhiên. Cho nên bạn không cần bỏ bật lửa ra để thử! Ông Đỗ Quang Hùng là một trong số những người còn lại hiếm hoi sản xuất lụa tơ tằm 100%. Ông là hậu duệ của một dòng họ nghệ nhân lâu đời. Ông nội của ông từng tham dự hội chợ triển lãm ở Pháp thời kỳ thuộc địa. Xưởng dệt «Hùng-Loan» của ông nằm ở ngay trong nhà ông phía sau đình làng. Bạn có thể vào thăm xưởng của ông và xem các công đoạn sản xuất (cuộn chỉ màu và dệt). Công đoạn nhuộm sợi được thực hiện ở một xưởng khác. Ông giới thiệu rất nhiều loại vải đủ màu sắc và họa tiết đa dạng, với giá tương đối cao hơn so với những cửa hàng khác (giá khoảng 250.000 đồng/m2 vải màu vào năm 2007): giá tơ sợi rất cao (xem phần trên), việc nhuộm tơ sợi tốn kém hơn nhuộm vải rất nhiều (vải pha sau khi dệt xong là chuyển qua nhuộm), và việc dệt sợi chất lượng cao (phải pha tới bảy cuộn chỉ màu khác nhau) đòi hỏi phải rất cẩn thận và mỗi máy phải có một thợ túc trực kiểm soát (phải kiểm tra liên tục chiều Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây) quanh dệt làng Những rộng của vải bằng cách đặt que tre, và tránh những mấu thắt nút và lỗi dệt khác). Chứ không như cách dệt sợi tổng hợp và sợi pha, thì một thợ đứng tới ba máy. Ông thường làm quần áo may sẵn và cà vạt. Ngoài việc đi thăm thợ dệt, bạn có thể đi thăm một số thợ nhuộm đang làm việc: những cuộn sợi hoặc tấm vải đã nhuộm (người ta nhuộm sợi hoặc vải tùy theo loại tơ tằm hoặc loại vải khác) tạo ra bên trong một thứ màu có thể nói là mờ xỉn hoặc tối. Nếu các bạn tới thăm Vạn Phúc vào buổi sáng, thì các bạn sẽ thấy trong vườn nhà ông Minh (ở đằng sau nhà ông Hùng, xem bản đồ), có một dãy những băng lụa dài, đủ màu đang được phơi dưới nắng mặt trời. Song đây là một việc làm rất ảnh hưởng tới môi trường: nhuộm vải đòi hỏi rất nhiều nước, và nước đã nhuộm làm ô nhiễm nặng nề tới các nguồn nước trong làng và tất cả các làng dệt khác. Sau khi qua cánh cổng tuyệt đẹp dẫn vào xóm, là chỗ có xưởng sản xuất của ông Minh, bạn hãy đi thẳng và đến cuối ngõ thì rẽ trái. Khu xóm này bao trùm một thứ âm thanh đặc trưng của các loại máy dệt, song xóm đặc biệt chuyên về sản xuất lụa tổng hợp. Nếu bạn vào một xưởng sản xuất, thường là quy mô nhỏ nhưng có rất nhiều máy móc, bạn sẽ thấy có vô số thợ đang làm việc xung quanh đủ loại máy móc dưới ánh đèn tuýp và trong không gian tiếng ồn khủng khiếp. Bạn tiếp tục đi thêm chút nữa sẽ gặp ở phía bên phải ngõ một trong hai xưởng chuyên sấy vải vừa mới nhuộm. Bạn cũng sẽ bắt gặp ở đây rất nhiều thợ nhuộm làm việc theo cách thức không quá thủ công như bên xưởng nhà ông Minh. 176
  10. Vạn Phúc 105°46’35’ E N 10 9 5 4 Khu công Đình 3 nghiệp Chùa 7 Chợ 1 2 6 8 Làng Khác S ô n g 20°58’46’ N N h ụ ê Làng Khác 0 100 m Khu dân cư Hợp tác xã và cửa hàng Khu trồng lúa Xưởng và cửa hàng của ông Mão Khu buôn bán Xưởng của ông Hùng nơi thờ cúng Xưởng nhuộm của ông Minh hồ, ao Một cổng thôn rất đẹp Cửa hàng tơ lụa Sơn Hải Xưởng nhuộm tơ tằm Ngôi nhà rất đẹp của ông Hoa Các xưởng đặc biệt chuyên về sản xuất lụa tổng hợp Xưởng chuyên sấy vải vừa mới nhuộm Nguồn tài liệu: Google trái đất 2008, ngành bản đồ học của Viện nghiên cứu phát triển 177
  11. di sản văn hóa và kiến trúc Song đến Vạn Phúc không chỉ riêng có vải vóc và dạo phố xem hàng: làng này còn từng là nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại nơi đây, Người đã soạn «Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến», vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, vào thời điểm căng thẳng nhất giữa chính quyền đô hộ Pháp và phong trào dân tộc. Đây là một văn bản lịch sử, thể hiện ý chí quyết tâm hòa bình thay vì xung đột của Nhà lãnh đạo Việt Nam. Ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong thời gian lưu lại Vạn Phúc vài tháng đã được trùng tu lại. Ngôi nhà kết hợp những nét kiến trúc đặc trưng của Pháp và làng Việt Nam nên tạo cảm giác dễ chịu khi đến thăm. /I߈OHʇ޶BʇJ޲NUIÙW޶LIÃD Một ngôi chùa được xây dựng ở lối vào làng (phía bên trái) có rất nhiều bia và tượng từ thời triều Lê (thế kỷ 17). Kiến trúc làng đặc biệt mang đậm nét của hoạt động nghề thủ công và có rất nhiều ngôi nhà đẹp (xem bản đồ). Mỗi lối vào làng đều có cổng làng với hai bên cổng là hai câu đối hiển danh nghề dệt lụa. Hàng năm, dân làng tổ chức lễ hội thờ bà tổ nghề Lã Thị Nga (vào ngày 13 tháng giêng âm lịch). Tương truyền bà là một phụ nữ rất ngay thẳng, bà đã khuyên dân làng phân chia công việc: đàn ông làm nông, còn phụ nữ chăn nuôi tằm và dệt vải. Mọi người nghe theo lời khuyên của bà và dân làng vẫn thường xuyên cúng lễ tạ ơn bà trong thời kỳ chiến tranh và ngoại xâm. Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây) quanh dệt làng Những 178
  12. Xưởng của một nghệ nhân hàng đầu Xưởng sản xuất của ông Triệu Văn Mão (73 tuổi) nằm ở lối vào làng, đối diện với hợp tác xã. Dòng họ nhà ông Mão sản xuất lụa từ nhiều thế hệ nay. Vào thời kỳ Pháp đô hộ, các thành viên của gia đình ông làm tới bốn hoặc năm nghề dệt thủ công và bán lụa cho người Pháp. Ông là người đã làm khôi phục lại những loại vải đã biết mất, bằng tơ tằm 100% (chiện thọ) và bằng sợi gai dầu. Ông đã đề nghị các cụ già còn đội nón cổ cho ông mượn nón để sau đó bắt chước. Ông bán sản phẩm của mình cho giới thượng lưu của Hà Nội và ngay tại cửa hàng của mình. Từ bảy năm nay, ông dệt sợi gai dầu cho một công ty của Nhật chuyên sản xuất giày. Người ta đã phát hiện ra trong các ngôi mộ cổ những tấm vải bằng sợi gai dầu và ông đã cố bắt chước để làm. Ông thuê đất của hợp tác xã, mà trước kia ông từng là người quản lý ở đó. Ông muốn nâng cao và cải thiện khu vực này để xây một bảo tàng giới thiệu các sản phẩm lụa, khôi phục lại những nghề dệt cổ và lắp đặt máy móc mới, nhưng ông chưa xin được giấy phép để làm điều này. Ông đã mua máy dệt của Nam Định rồi sau đó cải tiến để cho phù hợp với công việc dệt lụa. khung dệt vải ở vạn phúc 179
  13. sự tỉ mỉ trong sản xuất lụa nhuộm lụa pha ở vạn phúc cao cấp ở vạn phúc 180
  14. LA KHÊ Cho dù triệu phú chớ lấy gái làng La! Chẳng may vớ phải sẽ ăn tương cũ và cà ủng.1 Lời đùa cợt này gợi lại sức hấp dẫn về mặt xã hội của đàn bà con gái làng La (cụm làng dệt lụa này nằm ngay gần Vạn Phúc): vì thời xưa, ở làng La, chỉ có phụ nữ lăn xả vào dệt lụa và gây dựng gia đình sung túc, họ để mặc cho đàn ông lo việc làm tương và muối cà là thức ăn chính của người dân nông thôn. Song hiện nay, ở La Khê không còn nhà nào dệt lụa nữa và cà muối thì tươi hết sức. Vậy điều gì đã xảy đến với ngôi làng lân cận của Vạn Phúc này? Đã có nhiều cuộc điều tra, nhiều cách giải thích, lời đồn đại và truyền thuyết xung quanh chủ đề này. đến đó như thế nào? Sau khi ra khỏi Vạn Phúc, bạn trở lại đường Quang Trung là con phố lúc nãy bạn đã đi qua, và rẽ sang phải. Đến ngang số nhà 412, bạn rẽ phải vào đường Lê Trọng Tấn. Đi quãng chừng một cây số, có một biển chỉ dẫn màu đỏ (bị cây che!) ghi hướng rẽ sang phải ra Chùa Bia Bà, một ngôi chùa nổi tiếng của làng. La Khê đã bị sát nhập vào khu đô thị của Hà Đông. 200 hécta còn là đất nông nghiệp đã bị nông dân lấy để xây một khu nhà ở, nằm xa hơn một chút ở hai đầu phố Lê Trọng Tấn. một chuyện kể về nghề Tương truyền kể rằng có mười vị Tiên sư chuyên nghề dệt lụa và cũng là nhà chiêm tinh thời bấy giờ, nhân một hôm vân hành tới trước làng La Khê, họ nhận thấy ở đó một dải đất hình con thoi. Họ tới đó lập nghiệp và dậy nghề dệt cho dân làng. Hiện dân làng vẫn tôn thờ mười vị Tiên sư ở đình làng và phong họ là Thần thành hoàng làng. Theo một văn bản khác kể rằng, mười vị tiên sư này là mười nghệ nhân dệt người gốc Trung Hoa đã tới truyền dạy cho thợ thủ công của La Khê cách dệt nên những tấm lụa mẫu cầu kỳ hơn và chất lượng tốt hơn. Bởi vậy mà dân làng coi họ gần như các vị tổ nghề, hay đúng hơn là hậu tổ nghề dệt. La Khê xưa kia chuyên nghề sản xuất hàng the, một loại vải rất nhẹ, có hoa và trong suốt. Loại vải này dành để cung tiến cho triều đình. Các nghệ nhân làm việc trên những máy có bàn đạp rộng khoảng 80 hoặc 90 cm. Vào thời Pháp đô hộ, trong cuốn « Ca-ta-lô các nghệ nhân Bắc Bộ » năm 1942 (lời tựa được viết bởi Maréchal Pétain khích lệ người dân bị đô hộ phải làm việc tốt ), người ta tính được trong làng La Khê có 18 nghệ nhân, so với 17 của làng Vạn Phúc, điều chứng tỏ tầm quan trọng của làng đầu tiên trong cụm làng dệt lụa thời bấy giờ. Nghề dệt bắt đầu sa sút vào thời kỳ tập thể hóa, giống với trường hợp của Vạn Phúc. Việc đưa nghề thủ công lẫn với hợp tác xã nông nghiệp đã « giết chết » nghề dệt: người dân làng không còn thực sự tự đầu tư vào nghề thủ công nữa, bởi vì họ chỉ nhận được thu nhập thấp ngang với nông nghiệp. Hơn nữa, các nghệ nhân đã bỏ nghề. Hoạt động đủ loại đã hạn chế những khả năng phát triển của một nghề thủ công cần đầu tư lớn về máy móc, cải tiến kỹ thuật và đào tạo. Bởi vậy mà dân làng đã bị mất đi nghề của họ. Họ cũng đã mất cả đất sản xuất: La Khê không có gì nhiều vào lúc khởi đầu, như phần lớn các làng của Hà Tây, một tỉnh rất đông dân cư, song La Khê đã dần dần bị sát nhập vào vùng đô thị Hà Đông, cùng với việc các nhà chức trách địa phương được quản lý đất nông nghiệp còn lại. Bởi thế mà hiện đa phần làng đã bị đô thị hóa và chật hẹp, nằm ở giữa làng là ngôi Chùa Bia Bà rất nổi tiếng, đình làng và một ngôi đền. Vậy hiện những người dân La Khê làm gì để không bị phá sản, hay bị cuốn vào vòng phát triển mạnh của quá trình đô thị hóa? Người dân đã bỏ nghề dệt the và cấy lúa để đi kiếm sống lặt vặt trước cổng chùa và làm công trường. Nhiều người dân buôn bán nhỏ ở trước những nơi thờ cúng. Không khí đông vui của đền thường cũng giúp bán đắt hàng. Song với nhiều người khác nếu còn lại ít đất họ cũng bán đi và tiêu dần. Liệu họ và con cháu có biết tới giải pháp lâu bền nào để thích ứng với điều kiện mới? Chỉ có tương lai mới trả lời được. Tuy nhiên vẫn còn chút hy vọng nhỏ nhoi là khôi phục được nghề dệt: để thực hiện điều này, một hợp xã thủ công được UBND xã thành lập vào năm 2005, với sự giúp đỡ của các thợ thủ công trong làng, đặc biệt là Ông Nguyễn Công Toàn. Ông là tư vấn kỹ thuật của hợp tác xã mới. Ông đề xuất sản xuất the, là mặt hàng đã đem lại tiếng tăm cho La Khê 1(Hữu Ngọc 2006, tr. 411) 181
  15. xưa kia. Ông thiết kế những mẫu hoa văn dệt trên bản giấy kẻ ô nhỏ tới từng milimét, rồi sau đó ông lại chuyển những hình vẽ này lên những tấm bìa cáctông có đục lỗ để đưa lên máy dệt. những địa điểm nên tới thăm Ở ngay chỗ rẽ vào bên trong đình và chùa, có rất nhiều hàng bán đồ cúng. Ở đây, bạn có thể mua mọi thứ đồ lễ để cúng Thành hoàng làng, lễ Mẫu và lễ Phật: hoa quả theo mùa (măng cụt, vải, hoặc na), bánh chưng và gà luộc cánh tiên, tiền vàng và tiền lẻ, và ở giữa mâm cúng là một bó hương. Cũng có rất nhiều người phục vụ chuyên viết sớ bằng một ngôn ngữ mà chỉ có họ biết. Khu vực thờ cúng rộng tới 8000 m2 này màu sắc rất sặc rỡ, không khí yên tĩnh và ưa nhìn, ở giữa có một ao nước, «tượng trưng cho mắt rồng của làng». Chùa làng nằm phía bên trái, sau dãy bán hàng. Đi qua cổng, đối diện trước mặt bạn là đình làng, nơi thờ hai vị Thành hoàng làng, và bên trái là ngôi đền. Đình làng được xây dựng dưới thời Lý, thế kỷ 11. Trước mỗi trận đánh, các vị Vua ra đình để tổ chức lễ cúng cầu xin Thành hoàng làng phù trợ để tránh bị tử trận. Đình cũng là nơi tổ chức lễ cầu mưa cho mùa màng tươi tốt. Thời đó, mọi hoạt động hẳn diễn ra rất tốt đẹp, bởi vì đình rất nổi tiếng và lúc nào cũng đông người qua lại. Từ sáng sớm, đã có hàng đám đông người đến. Những nơi hóa vàng được đặt ở bốn góc sân đền, luôn nghi ngút khói, chứng tỏ có rất nhiều khách hành hương tới đây cầu cúng và hóa vàng, họ đến cầu xin các thần linh bản địa độ trì trước khi ký một hợp đồng, mua một mảnh đất, sắp qua kỳ thi hoặc bắt đầu một vụ làm ăn. Lễ hội đình hàng năm của làng La Khê được tổ chức vào rằm tháng giêng. Xưa kia, có diễn ra một nghi lễ rất thú vị vào đêm kết thúc hội mùa xuân tại đình: người ta tắt hết đèn đi trong vài phút, và đám con trai và con gái được phép tha hồ trêu ghẹo nhau. Tục lệ này bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực và hẳn là để cầu cho mùa màng tươi tốt và công việc dệt được hanh thông trong suốt năm mới. Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây) quanh dệt làng Những 182
  16. kiểm tra khổ rộng của xưởng làm tơ tổng hợp ở Vạn Phúc tấm lụa cao cấp ở Vạn Phúc 183
  17. LA PHÙ đi đến đó như thế nào? Mọi người có lẽ nghĩ rằng những mối liên hệ giữa các làng trong cùng một cụm làng nghề sẽ có thể thuận lợi bởi có nhiều giao lưu qua lại, song thực tế không hẳn như vậy. Thời xưa, đường sá đi lại rất khó khăn, liên hệ qua lại đều phải đi qua đường sông, kênh rạch và sông ngòi khác. Bạn muốn đi từ La Khê tới La Phù, tuy tính theo đường chim bay chỉ có 3 km, song bạn vẫn phải làm một vòng trở lại qua Vạn Phúc. Vì không có đường cho xe qua lại giữa La Khê và La Phù. Vì thế, bạn phải quay trở ra đường đi đến Vạn Phúc. Bạn tiếp tục đi thẳng, nhưng đoạn đường này bắt đầu xuống cấp. Đi qua làng Đại Mỗ, rồi qua La Dương. Qua một đường sắt, các bạn đi thêm 500 mét thì rẽ trái. Các bạn có thể kiểm tra tên của các xã qua những bảng hiệu cửa hàng. một chuyện kể về « la » La Phù là một làng cổ chuyên nghề dệt lụa thời phong kiến, nằm trong cụm làng cổ tập trung xung quanh làng Vạn Phúc. Hiện nay làng chuyên nghề dệt kim, và sản xuất bánh kẹo. Bánh kẹo của làng cũng có một thị trường lớn. La Phù là một làng rất đông dân cư (hơn 11.000 dân), thêm nữa lại thu hút vô số công nhân và thợ thủ công các làng lân cận tới làm việc trong những xưởng dệt kim của làng. Hầu hết các buổi sáng và chiều, các con đường La Phù nườm nượp ô-tô, xe máy và xe đạp qua lại. Mọi người đến La Phù hoặc là để giao nguyên liệu, nhận hàng thành phẩm hoặc để làm việc. Diện tích làng hạn chế còn dân làng thì thiếu chỗ để xây dựng xưởng sản xuất. Trong làng không còn thấy diện tích ao hồ nữa vì người ta đã lấp hết tất cả ao, đầm, để mở rộng diện tích sản xuất, song các ngôi nhà thì lại quá chật hẹp, không thể đặt vừa máy dệt kim. Không gian nhà ở khắp nơi đều bị chiếm bởi các bao tải đồ dệt kim tấm rời. UI޶USݰ޿OHQIÃUUSJ޲OWÆHJÃSޮ Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây) quanh dệt làng Những 5߆M߃BU޾JE޴ULJNDIPU޾JCÃOILޭP La Phù là một làng cũng như La Khê, ở đó nghề dệt lụa đã không thể tồn tại vào thời kỳ tập thể hóa. Năm 1959, có một hợp tác xã thủ công ra đời. Hợp tác xã dệt khăn mặt, quần áo bằng len, tất và thảm. Ban đầu, công nhân làm việc ở hợp tác xã. Sau đó Nhà nước đã khoán kế hoạch sản xuất và cho phép thợ thủ công đem máy về nhà họ để làm việc tại nhà và cho các thành viên khác trong gia đình tham gia. Bên cạnh nghề dệt, các hộ dân của La Phù còn sản xuất bún, miến, mạch nha, bánh kẹo, rượu, tinh bột sắn, và buôn bán nhỏ. Thợ thủ công xã Cát Quế (xem Lộ trình 9) bán bột sắn cho thợ thủ công La Phù để sản xuất ra đường maltoza làm bánh quy. Từ ngày Đổi mới, nghề dệt kim sợi tổng hợp đã nhanh chóng phát triển ở La Phù, và các thợ thủ công đã bỏ sản xuất đường maltoza (họ chỉ còn sản xuất bánh kẹo; người ta sản xuất đường maltoza ở Dương Liễu và Cát Quế (xem Lộ trình 9). Kể từ những năm 1990, thợ thủ công của La Phù đã bắt đầu mua máy móc từ miền Nam và bắt đầu tính toán làm ăn. Họ đã phải tự đi tìm đầu ra cho sản phẩm của mình: năm 1992-1993, dân làng La Phù đã bắt đầu xuất khẩu hàng sang Nga, đông Đức và Ukraina. Những thị trường này vốn là những mối quan hệ làm ăn buôn bán thời xưa mà các hợp tác xã đã có với các nước Đông Âu vào thời kỳ tập thể hóa. Họ cũng đã mở ra được những thị trường mới. Thời gian gần đây, họ đã xuất khẩu hàng sang Mỹ. Mùa đông, các xưởng sản xuất của La Phù sản xuất hàng quần áo len chất lượng trung bình cho thị trường miền Bắc trong nước, nơi thời tiết lạnh mùa đông có thể rất khắc nghiệt. Những người kinh doanh năng động nhất và có điều kiện đầu tư vào thiết bị máy móc (nhìn chung thường là người kinh doanh từ xưa hoặc thành viên của gia đình có người làm trong ban lãnh đạo hợp tác xã cũ) đã bỏ nghề sản xuất thực phẩm mà chuyển sang kinh doanh nghề dệt có lãi hơn. Nhiều người kinh doanh buôn bán hàng dệt với miền Nam trước khi bắt tay vào sản xuất. Vì vậy họ đã có quan hệ với những nhà sản xuất vải và có thể mua máy móc. 184
  18. nguyên liệu của nghề dệt kim: sản xuất tự động áo nịt những cuộn len tổng hợp ở la phù len coton ở la phù 185
  19. Trong hoàn cảnh vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhà nước, thì không dễ để cơ thị trường trong lĩnh vực này. Người kinh doanh sản xuất nhiều mặt hàng dệt khác nhau để tránh cạnh tranh quá mạnh của một số sản phẩm. Họ phối hợp kinh doanh sợi hoặc sản phẩm đã thành phẩm với việc sản xuất cơ khí hóa các sản phẩm dệt. Khó khăn gặp phải là ngay khi họ thay đổi sản phẩm, thì họ phải thay đổi cả máy móc, với chi phí rất cao. Những người có quan hệ với các trung gian ở miền Nam có thể cải tiến dễ hơn và chuyển sang sản xuất hàng dệt hiếm có hơn, chẳng hạn như áo phông (hiện chỉ có ba cơ sở trong làng sản xuất mặt hàng này). $V޽DT޹OHTÔJʇ޽OH߀-B1IÜ La Phù là ví dụ điển hình của làng công nghiệp hóa với việc mở cửa của thị trường. Với doanh thu hàng năm lên tới 221 tỉ đồng vào năm 2001, trong đó có 140 tỉ là nhờ xuất khẩu, La Phù nằm trong số các làng có mức xuất khẩu mạnh nhất của tỉnh Hà Tây. Làng đã nhận được Huân chương Lao động dành cho hoạt động nghề có hiệu năng cao nhất do Tổng Bí thư trao tặng. Trong xã có đủ điện để có thể cho chạy hết tất cả các máy móc. Các làng nghề khác cũng công nghiệp hóa rất cao nhưng không được như vậy (xem Lộ trình 1). Ở đây, các hộ dân đã chung tiền để xây một trạm biến áp. Nghề dệt lụa và dệt kim thô liên quan tới 1000 hộ dân. Để thực hiện công đoạn may quần áo cuối cùng, cần phải có kỹ thuật và tay nghề; những kiến thức chuyên môn này là đặc quyền của một vòng hẹp các cơ sở sản xuất. Vẫn còn một số lượng các xưởng nhuộm sợi ở trong làng, song nhiều xưởng đã bị đuổi đi, vì chất thải gây khó chịu và chắc chắn là có hại cho sức khỏe. Có 70% nhân công là người các làng khác trong cùng tỉnh Hà Tây. Có khoảng từ 7000 tới 8000 người ở ngoài xã tới làm việc tại các xưởng sản xuất của La Phù. Những công nhân này phải tìm chỗ ở tại xã, nhưng chắc chắn là thiếu chỗ. Một tòa nhà trống của quân đội được dùng làm chỗ trú chân cho nhiều công nhân. Một số khác thì tìm thuê chỗ ở các làng bên cạnh. Có một sự phân công công việc rất rõ ràng giữa xã này và các xã bên cạnh. Một số hộ dân chuyên nhiều hơn về hàng len, một số khác chuyên sản xuất tất, số khác nữa thì dệt vải để sản xuất áo phông. Có 600 máy dệt tất được hoạt động trong làng. Nghề dệt tất hiện nay xem ra đang xuống dốc. Nhưng mùa rét tới, thì La Phù sẽ lại sẵn sàng! Các Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây) quanh dệt làng Những hoạt động sản xuất chủ yếu này đã tạo ra một số nghề phụ, cũng được triển khai trong những hộ gia đình chuyên môn: rTޢOYVޣUWÆLJOIEPBOIHJޣZCBPCÑ rLJOIEPBOIT߂JMFOબ5SVOHõV޹DEPBOIOHIJ޴QM޾OOIާQLIޥVT߂J rin hoa lên vải; rnhuộm sợi; rmay; rTޢOYVޣUUÙJOJMÔOH Trung tâm sôi động nhất của La Phù là khu chợ lớn của làng, nằm sát đình làng. Chúng tôi mời bạn tiếp tục đi theo chặng đường chúng tôi đã giới thiệu để thăm quan một số công trình kiến trúc (dù không đặc biệt lắm) và đồng thời hòa vào không gian của ngôi làng đang chuyển mình rất mạnh này. 186
  20. Hãy dạo chơi bằng xe đạp giữa các xưởng dệt và xưởng bánh kẹo Các bạn chớ nản lòng về khung cảnh trông thấy ở lối vào làng: khu công nghiệp mới chủ yếu dùng làm kho chứa và cửa hàng bánh kẹo đủ loại, trong khi chờ các xưởng dệt thực sự, đó hoàn toàn không phải là La Phù. Bạn có thể thăm quan hai xưởng dệt kim lớn nhất nằm ở phía bên phải của bạn, nơi có hàng trăm công nhân làm việc. Sau khi đi qua đường sắt ở sát làng (xem bản đồ), quang cảnh làng dệt sẽ xuất hiện rõ nét hơn. Bạn quan sát sẽ thấy một dãy xe máy chở ngất ngưởng nào tay áo len, tất và thân áo dệt kim. Ở đây người ta chia sản xuất theo từng công đoạn: mỗi thợ chỉ có một máy và chỉ có thể sản xuất một bộ phận của trang phục, thường là áo chắn gió: có thể chọn giữa sản xuất tay áo giéc-lăng hoặc thân áo. Vậy nên những chiếc xe máy làm liên lạc giữa các xưởng gia công và xưởng thầu. Một con phố chính chia La Phù theo hướng bắc-nam. Đi qua cổng cấm xe tải ở giữa phố, phía bên trái, có một miếu nhỏ nằm dưới bóng cây đa, như nhắc rằng tâm linh vẫn luôn hiện hữu tong thời đại công nghiệp của thương mại và hàng đoàn xe máy qua lại này. Rẽ trái theo hướng ngôi chùa khuất sâu trong vườn. Chúng tôi khuyên các bạn chớ để mình bị lạc trong những con phố quanh co, phải luôn đi về hướng nam, để ra được đình và chợ, là khu trung tâm của làng. Ở giữa những con phố chật hẹp và hàng lô các xưởng sản xuất đặt ở trong các khu nhà ở và sân nhà: kẹo, bánh, tất, phim nhựa, xưởng nhuộm sợi không mùi, tay áo dệt kim Và có vài vườn cây cảnh nhỏ khuất trong sân các ngôi nhà cổ, ở cuối ngõ. Hàng chồng đồ dệt kim đang đợi được xe máy chuyển về cho chủ. Đáng tiếc là ngôi làng này không làm cho khách thăm quan lưu giữ gì đặc biệt, mà người ta dễ quên ngay khi quay lại một ngõ nhỏ, nơi có mùi đường quánh, bánh hoặc mạch nha lan tỏa khắp trong không khí, không xa những tiếng kỳ cạch của máy dệt kim và những làn hơi bốc ra từ những lò thuốc nhuộm chưa chuyển đi. Ở đây vẫn còn lại khung cảnh pha trộn giữa các âm thanh, ánh sáng và mùi vị trong một làng quê vùng châu thổ, ngôi làng thể hiện chân thật những đặc trưng về không gian và thời gian của nó. Ở nhà «chủ thầu», bạn sẽ thấy chất đống những miếng tay áo và thân áo dệt kim đủ màu. Ta có thể đoán biết rằng màu hồng hẳn là màu đang được ưa chuộng ở Đông Âu thời gian đó Nếu bạn không muốn bị lạc, thì hãy đi theo một trong những con phố theo đường thẳng cuối cùng về phía !bên phải để ra đến phố chính. -ݰVÝRVBOUS޷OH phải thật chú ý tới xe máy Bạn có thể trông thấy đình làng ở phía nam của làng, đối diện với một ao nhỏ: đình có quy mô nhỏ và hoàn toàn bị lọt vào giữa khu chợ và vải vóc của dân làng cuốn chặt xung quanh nó. Đây là một trong những nét di sản kiến trúc cần được phát huy thêm nữa. Một cánh cổng của sân đình quay ra chợ có mái che. Bạn sẽ ngửi thấy mùi bánh quy: lại thêm một khu sản xuất bánh kẹo nữa! Bạn đi tiếp ra hướng nam của làng: đi theo khứu giác, bạn sẽ bắt gặp nhiều thợ thủ công đang sản xuất bánh kẹo, trong những điều kiện vệ sinh đôi khi khá nghi ngại. Đi theo thính giác vào trong các ngõ ngách theo trục tung, bạn sẽ gặp một loạt các xưởng dệt kim. Bạn cũng sẽ thấy những nếp nhà rất đẹp nằm rải rác trong phố. 187
  21. các chi tiết khác nhau của sản phẩm xe máy, phương tiện giao thông đang chờ lắp ráp ở la phù chủ yếu giữa các xưởng ở la phù 188
  22. lễ hội làng hàng năm Ta không thể rời La Phù mà chưa biết tới lễ hội làng hàng năm, diễn ra vào ngày 13 tháng giêng âm lịch. Nếu La Khê có tục trai gái trêu ghẹo nhau sau khi tắt đèn (vào dịp hội làng hàng năm diễn ra hai ngày sau hội làng La Phù), thì La Phù cũng không chịu thua: làng còn có nghi thức xẻ lợn dưới ánh nến. Tối hôm đó, một vài cụ bô lão trong làng, cùng với 32 thanh niên (hoặc 16 thiếu nữ nhỏ bé và 16 thanh niên lực lưỡng, như người ta vẫn mô tả rất hay trong những tờ quảng cáo du lịch) diễu trong đám rước tới tận ngôi miếu, đằng sau một «ông lợn» là vật tế lễ (đã được mổ xẻ và làm sạch và được trang trí rất sặc sỡ). Nguồn gốc của lễ rước hiếm có này là bắt nguồn từ đâu? Theo truyền thống lâu đời, hội là dịp tưởng nhớ Tĩnh Quốc, vị anh hùng của làng La Phù dưới thời Hùng Vương, mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc. Tích xưa truyền lại, khi đó người dân trong vùng mang lợn đến dâng để tỏ lòng biết ơn và gọi ông là Thành Hoàng. Hiện nay thì không lo tới giặc xâm lược nữa, song tục rước lợn tế lễ trong làng vẫn còn tiếp diễn, một chú heo đẹp mã được vỗ béo cẩn thận từ năm trước để làm cho nặng tới 120-200kg. 189
  23. Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây) quanh dệt làng Những 190
  24. Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây) quanh dệt làng Những 192
  25. Lộ trình 5 Sơn mài, khắc gỗ và đồ bằng sừng (phía nam Hà Nội) N g n ô 21°04' N u 21°04’ N D N g n ô Gia Lam S 21°02' N D 182 HÀ NỘI N 5 HÀ ĐÔNG N 6 Hạ Thái Nhị Khê Sôn g H ồn Thụy Ứng g Thường Tín Kim Bài Dư Dụ Chùa Đậu y N Sô á n g Ð 2 2 1 đường A Phú Xuyên 20°42'20°42’ N N Ứng Hoa 105°43' E 03 km 105°43’ E 105°59’ E Làng nghề thủ công Sơn mài: Hạ Thái; Tiện gỗ: Nhị Khê; Điêu khắc và sản xuất đồ mỹ nghệ bằng sừng : Thụy Ứng; Điêu khắc gỗ: Dư Dụ. Di sản văn hóa và kiến trúc Đền và lễ hội làng Nhị Khê; Chùa Đậu. 194
  26. Trong tuyến thăm quan này, giữa sơn mài (xem nội dung trong khung) và điêu khắc trên gỗ và một số chất liệu khác, chúng ta sẽ có cơ hội khám phá những nguồn gốc của nhiều đồ mỹ nghệ hiện diện trong cuộc sống của người Việt xưa và nay, cũng như những yếu tố của một di sản giàu có vừa mang tính thế tục vừa thiêng liêng. HẠ THÁI đến đó như thế nào? Để đến Hạ Thái, một làng rất nổi tiếng về nghệ thuật sơn mài, ta rời Hà Nội đi theo đường quốc lộ 1A về phía Nam, dọc theo đoạn đầu tuyến đường sắt chạy thẳng một mạch tới thành phố Hồ Chí Minh. Bạn vẫn đang ở địa phận thuộc ngoại ô Hà Nội khi thấy biển rẽ sang hướng đường cao tốc, nằm hơi chếch sang hướng Đông. Bạn đừng rẽ trái: đường cao tốc cũng đi qua Hạ Thái, nhưng sẽ không thể ra khỏi đường hay dừng lại để vào làng, nên các bạn hãy cứ đi theo đường quốc lộ cũ. Ở kilômét thứ 17 tính từ Hà Nội, có một chiếc cầu bắc qua sông Tô Lịch (hiện nay đã trở thành một vũng bùn ô nhiễm và khô cạn gần một nửa, trước kia là lối dẫn vào những làng này). Ta rẽ ngay sang trái vào con đường nhỏ dẫn tới Hạ Thái. Nếu các bạn trông thấy một tấm biển báo nằm phía bên phải đường Quốc lộ chỉ địa danh làng Nhị Khê, thì có nghĩa các bạn đã vượt quá đường rẽ vào Hạ Thái. (Nhị Khê sẽ là ngôi làng thứ hai nằm trong tuyến thăm quan này). Con đường dẫn tới Hạ Thái uốn khúc theo con sông Tô Lịch, mà phía bờ bên kia là khu công nghiệp : ở đây người ta sản xuất coca-cola và bia Singapore để phục vụ nhu cầu giải khát của thủ đô. Ta đi qua làng Phúc Am, một làng buôn bán nằm hơi chếch về phía bên phải, trên một con đường thẳng không có ngã rẽ. Bạn đi qua dưới đường cao tốc và ngay sau đó rẽ vào đường bên trái. Tới chỗ này bạn đã rời khỏi khu công nghiệp và vào địa phận Hạ Thái, một ngôi làng rất đẹp còn nhiều dáng vẻ truyền thống (chúng tôi nói dáng vẻ vì từ tháng 9 năm 2008 người ta đã cho xây dựng một khu sản xuất hàng thủ công và tiếp nhận vào đó những cơ sở sản xuất lớn nhất). Ngay bên trái, bạn sẽ thấy khu nhà của Ủy ban Nhân dân xã Duyên Thái, ở cuối khu sản xuất hàng thủ công mới xây dựng, còn bên phải là bắt đầu vào làng cổ. Ngôi làng được chia làm hai phần : phía bên phải đường là khu thôn xóm, và có thêm một Xóm Phố nằm dọc theo sông Tô Lịch, ở phía bắc khu sản xuất hàng thủ công mới xây. Từ đoạn này chúng tôi khuyên các bạn nên đi bộ : làng có nhiều ngõ nhỏ rất hẹp và quanh co. Các xưởng sản xuất nằm ngay trong sân nhà và khuất sau những khu vườn bao quanh. Trước kia, các xóm trong làng ngăn cách với nhau bởi một chiếc cổng, tượng trưng cho hình thức tự cung tự cấp và dòng tộc của làng xã. Trên mỗi cổng xóm có khắc nhiều Hán tự. Những cánh cổng này tạo một nét duyên dáng mà ai cũng nhận thấy cho ngôi làng đang dần bị nuốt chửng bởi những xưởng sản xuất chiếm mất không gian. bối cảnh Một số người nói rằng nghề sơn mài xuất hiện ở Hạ Thái cách đây hơn 200 năm, một số khác thì cho rằng còn lâu hơn nữa, số khác lại nói gần đây hơn. Dân làng Duyên Trường nằm ở phía Nam của xã cũng sản xuất hàng sơn mài. Xưa kia, nổi tiếng nhất về sơn mài trong vùng châu thổ phải kể đến làng Bình Vọng (Thường Tín), nhưng từ khoảng 50 năm trở lại đây, dân làng ở đó đã thôi không sản xuất hàng sơn mài nữa. Vậy chúng ta có thể khẳng định rằng truyền thống sản xuất hàng sơn mài ở Hạ Thái ra đời muộn hơn, song cho đến nay, dân trong làng vẫn sống tương đối ổn định bằng nghề này - song thời gian gần đây họ phải chấp nhận những biến đổi đối với nguyên liệu của nghề truyền thống. 195
  27. Trong các loại nguyên liệu, người ta thích sơn ta hơn cả Sơn ta là gì? Nói tóm lại thì đó là một loại nhựa tự nhiên. Ngoài Việt Nam còn có nhiều nước và các vùng khác ở châu Á cũng có một truyền thống lâu đời về loại sơn thực vật này, trong đó có Trung Quốc (chiếc nôi của nghề sơn mài cách đây khoảng ba tỉ năm), Nhật Bản (nơi mà theo nhiều chuyên gia, nghệ thuật sơn mài đã đạt tới sự phát triển rực rỡ nhất), Hàn Quốc, Thái Lan và Myanma. Có nhiều loại cây sơn và cho ra những chất lượng sơn khác nhau, song sơn ta Việt Nam là một trong những nguyên liệu được đánh giá cao vì tương đối trong, dẻo, quánh và bền. Ở Việt Nam, sơn ta (chúng ta sẽ nói về sơn tổng hợp và sơn công nghiệp ở phần sau) được chiết xuất từ cây sơn (tên khoa học là Rhus succedanea), thường dễ bị nhầm với cây sơn sumac, một họ hàng cây sơn nguồn gốc Trung Quốc. Cây sơn ta mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc châu thổ như Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Kỹ thuật lấy nhựa sơn giống như lấy mủ cao su (hay giống như kỹ thuật lấy mật từ cây phong trước kia) : những đường khía ở cây sơn đã chín giúp cho nhựa cây chảy xuống những bình chứa được cột vào cây và thường xuyên phải rót sạch đi. Nhựa tự nhiên được sơ chế, lọc và nhuộm màu nếu cần. Nước sơn mài thu được đầu tiên (trước khi pha màu) có màu đen (gọi là sơn then), hoặc màu nâu cánh gián. Những nước sơn sau đó được dùng làm lớp quét bảo vệ lên các loại sọt giỏ hoặc tàu thuyền, hoặc dùng để chế ra chất ma-tít dùng làm lớp phủ trên lớp sơn mài. Sơn lên chất liệu gì? Sơn mài phủ được lên nhiều chất liệu, đặc biệt là gỗ (kể cả tre, thậm chí tre đã đan tết hoặc hun), mây, da, đồng, gốm, đá, lá cọ, giấy bồi, đất nung khô, răng (xem nội dung phần trong khung) và thậm chí cả da người Vì sao phủ sơn mài? Sơn mài tạo một lớp bảo vệ rất tốt : nó tạo thành một lớp bảo vệ rất bền và dính kết quanh một sản phẩm. Lớp bảo vệ này vừa hết sức mềm, dẻo và rất bền khi tiếp xúc với nước, axít, chất kiềm và mài mòn. Nó còn bảo vệ được cả mối mọt ăn mòn, và bảo vệ không bị phai màu hoặc ruỗng mọt. Gỗ, chất liệu vóc được sơn mài phổ biến nhất, có sức bền và chịu đựng tốt hơn khi xử lý với độ ẩm và độ nóng mà không bị phồng rộp, hoặc rạn nứt. Hơn nữa, các màu tự nhiên hoặc đã được pha chế của sơn mài sẽ lâu bị bạc màu do ánh sáng và thời gian. Hàng sơn mài, bóng hoặc không bóng, đều có lớp ngoài rất nhẵn, bền và đẹp. những cái bình sau khi sơn sẽ được mài lại một lần nữa ở hạ thái © Michel Badi 196
  28. Kỹ thuật sơn mài? 1IޢJUIާOUS޷OHSơn ta tuy có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên song lại rất độc, nó chứa một tổng hợp chất hóa học gây kích ứng rất mạnh. Nếu để cho da tiếp xúc trực tiếp với sơn tươi nguyên chất có thể dẫn tới bị ăn sơn và dị ứng nghiêm trọng Và những phản ứng dai dẳng này lại không bao giờ xảy ra một lần, trừ phi chúng ta phải tiếp xúc nhiều lần. Trước kia, những người dùng sơn ta chữa dị ứng sơn với đồ hải sản; hiện nay thì họ dùng găng cao su, tránh không sờ trực tiếp vào sơn hoặc dùng những chất liệu ít độc hại hơn. Tuy nhiên cần lưu ý một điều là khi đã được sấy khô thì đồ sơn mài lại không hề gây nguy hiểm : khi ăn uống dùng đũa hay bát đĩa làm bằng sơn mài lại ít nguy cơ hơn nhiều so với việc nấu bằng nồi niêu nhôm OC޶USݰ޾Dsơn mài đã chứa nước; trong những trường hợp quá khẩn cấpޥJDIVޢ1I song rất hiếm gặp, người ta có thể chỉ pha với nước, còn đa phần người ta pha với nhựa thông (hoặc một sản phẩm tương tự), tiện dụng hơn rất nhiều. Những loại sơn mài đã có màu phải được trộn từ trước. 1IޢJLJËOUSÑkỹ thuật sơn mài đòi hỏi phải tiến hành bôi từng lớp rất mỏng một cách từ từ và rất cẩn thận. Trước hết phải chuẩn bị kỹ càng bề mặt của vóc (đồ cần sơn), đảm bảo khi mài không còn chỗ nào bị gồ ghề, và những chỗ lún và nứt đều được chám kín bằng ma-tít (phải để cho ma-tít khô rồi mài lại). Tiếp theo đó là một loạt công đoạn bôi sơn, để cho khô và mài. Chu trình này phải được thực hiện lặp đi lặp lại khoảng chục lần trước khi hoàn thiện cho ra sản phẩm đẹp (và đặc biệt có thể phải thực hiện tới ba chục lần đối với sản phẩm sơn mài chất lượng cao). Quá trình này đòi hỏi mất nhiều thời gian (nhiều tháng trời) và thời gian sấy khô cũng tương đối lâu và không cố định : một điều đặc biệt của kỹ thuật sơn mài xem ra có vẻ kỳ cục là nó khô nhanh hơn (do ô-xy hóa) khi thời tiết nóng và nhất là ẩm. Theo cổ truyền, mùa xuân là mùa hoạt động sôi nổi nhất của những người thợ làm sơn mài, là mùa lý tưởng cho sản xuất. Người ta cũng có thể sấy khô các sản phẩm sơn mài bằng cách buộc kín trong hộp có cuốn vải ẩm. 1IޢJDÓQI߃MJ޴Vcác sản phẩm tạo màu (nguồn gốc thảo dược hoặc khoáng chất) được pha trực tiếp vào sơn trước khi sử dụng, chẳng hạn : thần sa (một trong những cách để tạo màu đỏ son, màu “vương triều” ở Việt Nam), chất sunfua axít arsenic vàng và chàm. Người ta cũng tạo màu bằng vỏ trứng hoặc xà cừ, thếp những lá vàng, lá bạc hoặc thiếc dập (xem Kiêu Kỵ, Lộ trình số 2), và tô màu bằng bút lông ngòi mảnh. Người ta sơn đồ gì? Nếu ban đầu sơn mài là sản phẩm ưa chuộng của vương triều hoặc dành sơn thếp đồ thờ cúng, thì theo thời gian chúng đã được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. Dưới đây là một số sản phẩm được sơn mài : Xà gỗ, cột, cổng, cửa, giường tủ bàn ghế đủ loại, tượng thờ, ngai, ban thờ, kiệu, hoành phi, câu đối, cây đèn nến, sách, quách, bình phong, chái, khiên, tay giáo, yên cương ngựa, con rối nước, xe kéo, hộp, mâm, đĩa, bát, đũa, tranh, đồ trang sức, gối, mái che, bình hoa, cối trầu, đĩa bồng có chân, răng và thi hài các vị thiền sư (xem nội dung trong khung phần chùa Đậu, ở cuối Lộ trình này). 197
  29. Sơn mài và Mỹ thuật Từ nhiều thế kỷ nay ở Việt Nam, người ta đã tạo ra những bức tranh sơn mài, những phong cảnh phần lớn là cảnh đồng quê hoặc thuần túy mang tính trang trí. Việc sử dụng sơn mài trong hội họa đã có bước phát triển đột phá vào những năm 20 và 30 do tiếp cận với nghệ thuật phương Tây, được du nhập vào Việt Nam thời kỳ Pháp đô hộ qua việc thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội vào năm 1925. (Đặc biệt là nhờ công của Victor Tardieu, một nghệ sĩ Pháp say mê Việt Nam, mà hiện ở giảng đường lớn của Trường Đại học Quốc gia (Trường Đại học Đông Dương trước kia) vẫn còn lưu giữ một bức tranh tường nổi tiếng của ông, ở số 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội). Một phong cách nghệ thuật hiện đại, phần nào được thể hiện qua trung gian là chất liệu sơn mài, đã ra đời : qua việc thực hiện những kinh nghiệm kỹ thuật với nhiều lớp màu khác nhau phết chồng lên nhau, sau đó được mài bóng và lập lại quy trình, với những phụ liệu như lá vàng, lá bạc và những chất liệu khảm khác, một phong cách thẩm mỹ mới đã nảy sinh từ sơn mài. Trường phái sơn mài Hà Nội ra đời, với nhiều sinh viên Mỹ thuật đã trở thành những họa sĩ sơn mài nổi tiếng. Ngay thời kỳ đầu, sơn mài mỹ thuật đã có bước nhảy vọt đáng kể : một số họa sĩ Việt Nam chuyên làm sơn mài đã bán tranh của họ (cũng như những tác phẩm trên các chất liệu vóc khác) ra thị trường nghệ thuật thế giới và một số nghệ sĩ khác đã kế tiếp họ, trong khi đó có những họa sĩ và nghệ sĩ trang trí nước ngoài bắt đầu ồ ạt tới Việt Nam để học kỹ thuật thể hiện nghệ thuật của chất liệu này. Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã viết những dòng thú vị về dòng nghệ thuật này (2006, xem mục lục tham khảo) : “Sơn mài hiện đại Việt Nam, một phần của truyền thống ngàn năm và là sản phẩm của nhiều tiếp biến văn hóa (đặc biệt là Trung Quốc, Pháp và Nhật), có thể là một tấm gương trung thành với bản sắc văn hóa quốc gia, sự trung thành nếu có thể nói là năng động và đổi mới”. Một cách để đánh giá chất lượng của cái gọi là bản sắc văn hóa có lẽ là cảm thấy sức mạnh lặng lẽ, chống chọi với mọi do dự tinh thần hoặc lủng củng về nhận thức, của một môn đạo đức học phụ thuộc được thể hiện như một “sự trung thành năng động và đổi mới” những cái đĩa và hộp sơn mài đang được phơi khô ở hạ thái © Michel Badi 198
  30. nghề thủ công Hạ Thái rất nổi tiếng về chất lượng hàng sơn mài (tiếng tăm của làng vang ra cả nước ngoài) và làng có những mối giao lưu có lợi với nhiều làng nghề khác, đặc biệt là các làng điêu khắc và tiện gỗ (xem phần sau của Lộ trình này), các làng khảm xà cừ hoặc vỏ trứng (xem Lộ trình số 6), và tất nhiên giao lưu với cả những vùng phát triển nhất châu thổ là nơi có thể lấy sơn ta và thu mua tre hoặc những sản phẩm gỗ khác. Cũng như tình hình của cả nước hiện nay, Hạ Thái phát triển và làm giàu rất nhanh, minh chứng là sự hài lòng người dân nơi đây. Song, có một điều không hay Người ta giải thích: sơn tổng hợp đã ồ ạt đến Hạ Thái (từ khoảng 12 năm nay) và hầu hết tất cả sản phẩm sơn mài của làng từ bấy đến nay đều sử dụng những sản phẩm mới này. - Vậy những sản phẩm sơn mài trông rất đẹp mắt (với giá thách thức mọi cạnh tranh) mà các bạn thấy bày bán khắp nơi ở Hà Nội (và chắc chắn là đến từ Hạ Thái) thì sao ? Chúng được sơn bằng những nguyên liệu tổng hợp : hẳn là đôi khi trông rất đẹp, nhưng chúng không có một bảo đảm nào về chất lượng và độ bền. Nếu người ta giới thiệu cho bạn những sản phẩm đắt hơn, thì cũng không hẳn là không phải hàng dùng sơn ta hoàn toàn và tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc kỹ thuật của nghề sơn mài, song chẳng có gì xác minh được điều đó (chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ngay sau đây). Có nhiều loại sơn tổng hợp với nhiều chất lượng khác nhau nên giá thành cũng khác nhau : rẻ nhất là sơn điều, rồi đến sơn điều công nghiệp (đắt hơn gấp đôi), và cuối cùng là sơn Nhật, rất giống với sơn tự nhiên nhưng sản xuất theo kỹ thuật công nghiệp, đắt hơn sơn điều 10 lần. Còn sơn ta có giá khoảng 300.000 đồng / ki-lô-gam, đắt hơn sơn điều tới 15 lần. Chúng tôi đã nói tới thời gian, công nghệ và sự khéo léo để sử dụng sơn ta ; một sản phẩm đòi hỏi tới sáu tháng gia công và sấy khô trước khi phủ bằng sơn ta, còn nếu dùng sơn tổng hợp thì chỉ cần sáu tuần. Với sự khác biệt về thời gian, chi phí nhất là vào giai đoạn giá cả tăng cao, người thợ đồng thời cũng là người kinh doanh sẽ khó tránh khỏi việc rút ngắn các công đoạn Theo truyền thống ở Hạ Thái, nghệ thuật sơn mài nằm trong tay các chuyên gia lớn và nghệ nhân tài năng. Đất nước mở cửa đã tạo điều kiện cho việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm sơn mài ; hiện nay người ta đào tạo qua loa các công nhân bôi sơi và mài lên những sản phẩm sơn mài mà chẳng cần lo nghĩ tới vấn đề thẩm mỹ và chất lượng. Một vấn đề khác là hiện chưa có thương hiệu. Làm thế nào để nhận biết một sản phẩm sơn mài “thật”? Chuyện này xem ra tương tự như chuyện lụa tơ tằm nói là thật “100%” (xem Lộ trình số 4), chỉ có điều lần này chúng tôi không có cách thử nào dễ dàng để giới thiệu với các bạn. Những người sành chơi đồ sơn mài thì nói để đánh giá một sản phẩm sơn mài thì phải có một con mắt tinh tường và có kinh nghiệm (chẳng hạn, sơn tổng hợp nhìn mặt đều hơn, mờ đục hơn và không bóng bằng sơn ta), nhưng những điểm khác nhau về bề ngoài có thể rất nhỏ (và đôi khi được người ta cố ý làm hàng). Một số thợ sử dụng những loại chất hòa tan khác nhau lên cùng một sản phẩm, và lớp sơn cuối cùng được ưu tiên dùng sơn gọi là của Nhật để trông cho nó có vẻ thật nhất ! Đặc biệt thời gian sẽ là minh chứng trả lời có đúng là sơn ta hay không : sơn tổng hợp chỉ dùng được một thời gian có hạn, màu của chúng sẽ xỉn đi - và nó sẽ bị nứt nếu sơn trên những cốt sản phẩm bằng gỗ hoặc tre không được sấy khô hoàn toàn. Vậy phải nói thêm ở đây là sơn tổng hợp không được cho tiếp xúc với thực phẩm : việc dùng đồ đựng thức ăn bằng sơn tổng hợp sẽ mang đến những nguy cơ nhiễm bệnh mà với sơn ta thì không có (một khi đã được sấy khô). Một sự đổi hướng sản xuất như vậy thể hiện nghịch lý khó khăn của Hạ Thái Ngôi làng này từng nổi tiếng về việc sử dụng nguyên liệu bảo vệ đồ thờ cúng và các tác phẩm nghệ thuật, làm nghề một cách sùng tín và chay tịnh ; sử dụng nguyên liệu trộn lẫn vàng và bạc để ướp thi hài các vị thiền sư hay để nhuộm răng thiếu nữ tuổi dậy thì - Thực tế bây giờ ra sao ? Ngoài một số nghệ nhân đáng khâm phục vẫn miệt mài với sơn ta (chúng tôi sẽ cung cấp các bạn một vài địa chỉ ở phần sau), thì đại đa số thợ chỉ dùng các loại sơn tổng hợp không bảo quản được những sản phẩm sơn mài nữa, nhất là khi những sản phẩm này được làm vội vàng bởi tay những người thợ không được đào tạo cẩn thận và không mấy hứng thú với nghề. 199
  31. Hiện nay, những ai đi theo con đường này đều là để kiếm tiền. Song tiếng tăm xa xưa của làng vẫn được lưu lại theo cùng nhịp độ với những sản phẩm chất lượng cao của làng được sản xuất để dành cho xuất khẩu và cho du khách. Về trung và dài hạn, nếu không có những bảo hành chất lượng đáng tin cậy hoặc một hình thức tổ chức sản xuất hàng sơn mài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát, thì hàng thủ công sơn mài truyền thống của làng này, cho dù giá có rẻ hơn, vẫn sẽ nhanh chóng bị so sánh với những sản phẩm tương đương của Thái Lan hoặc Nhật Bản chẳng hạn. Ở những nước này, phải nói là người ta cũng sử dụng rất nhiều sơn tổng hợp, song nói chung chúng được kiểm soát, nên sản phẩm được làm cẩn thận hơn, ít hàng giả hơn, và có chất lượng hơn. Và nếu Hạ Thái thực sự muốn làm những mặt hàng sơn mài bình dân giá rẻ này , thì cần phải thức tỉnh để đi trước Tuyến sản phẩm mỹ nghệ phía Nam Hà Nội người anh em Trung Quốc: các xưởng công nghiệp của Trung Quốc đã sản xuất những sản phẩm sơn mài với số lượng rất lớn, và với đủ loại chất lượng khác nhau Một sự an ủi cho nghề thủ công này là : khác với đồ lụa, nghệ thuật hội họa dùng sơn mài đã được lưu giữ nhờ vào những khóa đào tạo của Trường Mỹ thuật Hà Nội (Trường vẫn giữ liên hệ chặt chẽ với các nghệ nhân sơn mài của Hạ Thái : nhiều nghệ nhân của làng đã tới trường dạy nghề sơn mài, và nhiều người dân làng đã học mỹ thuật). Nghề sơn mài chất lượng truyền thống ở Hạ Thái còn hay mất có lẽ cũng phụ thuộc vào việc gìn giữ, đẩy mạnh những mối quan hệ này và tạo lập thương hiệu. I߈OHOHI޴OIÄOTݯONÆJDÖOT߇E߃OHTݯOUB/ ޔ)ޡ5IÃJ Ông Đỗ Văn Thuận, chủ nhiệm hợp tác xã Mỹ Thái, sử dụng sơn ta để làm các bức tranh và chỉ khi nào có một đơn đặt hàng đặc biệt, mà việc này thi thoảng mới có. Ông nói là hiện nay, chỉ còn một phần ba thợ của ông (những người lớn tuổi nhất) là biết cách sử dụng sơn ta. Bà Nguyễn Thị Hồi, cựu chủ nhiệm Hội những người sản xuất hàng sơn mài. 5ޡJ)Æ/޽J Ông Phạm Kim Mã, nghệ nhân sản xuất hàng sơn mài có bán sản phẩm tại chính cửa hàng của ông ở số 11, phố Thi Sách, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Từ 20 năm nay, ông là giảng viên trường Đại học Mỹ thuật, là người Việt Nam duy nhất đã tham dự vào hội chợ “Seal of Excellence de l’Unesco (2004-2006)”. 200
  32. “Nhớ cô con gái hàm răng đen tuyền ” Cánh đây ít nhất gần ba ngàn năm ở Việt Nam (và những nơi khác ở Đông Á), có nhiều đàn ông và phụ nữ đã nhuộm răng đen vĩnh viễn. Tục lệ này phổ biến ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam và ở người dân tộc thiểu số. Năm 1938, nhà nghiên cứu người Pháp Pierre Huard ước tính có khoảng 80% nông dân người miền Bắc vẫn còn hàm răng nhuộm. Hiện nay, các bạn khó có thể gặp được vài người đàn ông còn răng nhuộm đen và thực tế là không còn phụ nữ răng đen dưới 65 tuổi: sở thích thẩm mỹ này đã ảnh hưởng lớn tới cả một thế hệ. Vì sao người ta nhuộm răng? Lý do đơn giản và mang tính khách quan nhất là vì người ta thấy đẹp, nhất là ở những người phụ nữ, như lời trích từ một bài hát dân ca trong phần tiêu đề ở trên đã minh họa. OIݰOHYFNSB DÓUI޲ PW޴DIPSɵOHLIÔOHC޶TÄVSɵOHޢOIV޽NSɵOHMÆʇ޲C r5IFPUÎOOHݰ߁OHEÄOHJBO nghe không mấy thuyết phục nhất là khi phải mài men răng để nhuộm.) N޽UUIÓJRVFONݯI޺HިOW޾JU߃DM޴OIV޽N Vޤr$ÓOI߈OHMÝUIVZްUHިOU߃DOIV޽NSɵOHW޾JWJ޴DOIBJUS răng (trừ ở Nhật Bản). ZDIBZW޾JOHݰ޿J5SVOH)PBޥr$ÓN޽UUI޿JNÆDÓMޯOHݰ޿J7J޴UOIV޽NSɵOHʇFOMÆʇ޲U Vì sao người ta không nhuộm răng nữa? Có thể bởi vì người ta không còn thấy thế là đẹp; trong thời đại toàn cầu hóa, quan niệm về cái đẹp cũng bị ảnh hưởng và thay đổi. Hình ảnh hàm răng nhuộm đen truyền thống dường như không được giới trẻ ưa thích. Hàm răng nhuộm như vậy cần phải bảo dưỡng : phải trám và làm bóng lại ba hoặc bốn năm một lần Trái với điều người ta có thể tưởng tượng ở Pháp hoặc ở Canađa, ở đó có nhiều nha sĩ người Việt hành nghề, và khi mức sống được cải thiện, vệ sinh răng miệng đã được quan tâm hơn: từ đó người ta biết rằng có những sản phẩm được sử dụng để nhuộm răng đen rất độc hại và rằng để đảm bảo có được bộ răng và nướu khỏe mạnh, chẳng có gì tốt hơn việc đầu tư một bàn chải đánh răng thật tốt. Có đúng là sơn mài không? Ở đây hẳn các bạn phải thắc mắc : thực tế, không có cách thức duy nhất để nhuộm răng đen : mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có cách nhuộm riêng với những phương tiện sẵn có ; song nguyên tắc bôi một lớp véc-ni nào đó lên răng đã được mài bóng sẵn là giống nhau. .޽UHJBJUIPޡJOI޸ SޣUUJްDMÆLIÔOHS×OHV޺OH޹D Vào thời kỳ Pháp đô hộ, một sĩ quan người Việt được mời tới dự một dạ tiệc khiêu vũ. Cuối bữa tiệc, một đồng nghiệp người Pháp của anh nháy mắt hỏi : - « Thế nào anh bạn, anh thấy phụ nữ Pháp của chúng tôi trông thế nào ?” Anh sĩ quan Việt Nam cúi đầu, thoáng mỉm cười và trả lời: - “Họ rất đẹp Nhưng răng họ trắng như răng chó cái ấy !» đĩa được sơn màu đen 201
  33. Đi thăm các xưởng sơn mài và những nơi thờ cúng Bây giờ, mời các bạn dạo quanh các thôn trong làng, và hãy quan sát thật kĩ nhé ! Vào đến thôn Hạ Thái, bạn sẽ thấy bên phải (xem bản đồ) một con đường mà dọc hai bên có rất nhiều xưởng sản xuất với hoạt động rất đa dạng. Chúng tôi đã gặp một người thợ chuyên sản xuất tranh sơn mài Tuyến sản phẩm mỹ nghệ phía Nam Hà Nội hình chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để trang trí cho các cơ quan địa phương. Khu xưởng sản xuất nhỏ của bà Nguyễn Thị Hồi (1 trên bản đồ) giới thiệu một loạt những sản phẩm với những kỹ thuật sơn mài và khảm khác nhau. Đây là một trong những xưởng đầu tiên đã khôi phục kỹ nghệ khảm vỏ trứng trong nghề sơn mài. Cũng có thể mua hàng của bà Hồi ở ngay tại xưởng. Ở bên trái con phố, có hai cánh cổng rất đẹp nối tiếp nhau và dẫn vào một dãy phố ngoằn ngoèo, rất dễ bị lạc. Đi qua hai cánh cổng này, các bạn có thể thăm vô số những xưởng sản xuất với các hoạt động khác nhau. Mỗi xưởng thực hiện một công đoạn trong quy trình sản xuất (gia công bát và đĩa bằng cốt tre, quét sơn mài, khảm xà cừ hoặc vỏ trứng lên sơn mài, thậm chí bằng cả hỗn hợp chất pha tổng hợp, bằng giấy bồi và bằng giả sơn mài), trước khi chuyển sang những xưởng sản xuất khác trong làng. Đi trên ngõ nhỏ dẫn sâu vào khu vực này của làng, bạn tiếp tục đi thẳng và sẽ đến nơi thờ cúng trung tâm của làng : đó là đình làng nằm phía bên trái, soi bóng xuống một mặt nước tròn và rộng. Phía bên phải có một miếu nhỏ nằm trên mặt nước, bên trong có một tấm bia lớn, và có một chiếc cầu đá để đi vào. Sâu phía trong là chùa. Quần thể di sản này chứng tỏ sự giàu có một thời của ngôi làng truyền thống đa nghề này. Được Bộ Văn hóa xếp vào khu vực làng văn hóa, dân làng Hạ Thái có tiếng về nếp sống văn hóa (tiêu chí để xếp loại làng văn hóa), về vẻ sạch đẹp, và thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình (các bạn sẽ trông thấy nhiều tấm biển kêu gọi người dân chỉ nên có hai con để đảm bảo gia đình hạnh phúc !). Một địa điểm khác trong làng nên tới thăm là Xóm Phố, một xóm rất đẹp nằm ở phía bắc làng Hạ Thái, dọc theo sông Tô Lịch. Để tới Xóm Phố (xem bản đồ), bạn trở lại con đường vào làng (gần Ủy ban Xã), đi dọc theo khu sản xuất hàng thủ công rồi sau đó rẽ ngay sang trái. Bạn có thể rẽ vào thăm một loạt các xưởng sản xuất ở bên phải - trong đó có bốn xưởng được chỉ trong bản đồ. Trước khi tới sông Tô Lịch, có một ngõ nhỏ rẽ phải và dẫn vào Xóm Phố. Nếu bạn đi dạo về phía bắc qua ngõ lớn chia làm hai lối, một lối rẽ vào Xóm Phố còn một lối rẽ ra cổng làng thứ hai đối diện với ao (xem bản đồ), đi tới cuối ngõ, bạn rẽ trái. Bạn chỉ cần tiếp tục đi thẳng sẽ thấy ngay trước mặt là khu sản xuất đồ thủ công. Xóm Phố có những nếp nhà cổ kính rất đẹp, nép sâu trong những ngõ ngách ngoằn ngèo, trong đó có nếp nhà của một nghệ nhân rất nổi tiếng và là giáo viên trường Mỹ thuật Hà Nội, ông Đinh Vũ Lịch - (6 trên bản đồ) - người đã tạo đà phát triển mới cho nghề thủ công này từ những năm 1950. Ngay tại xóm, người ta tiến hành sản xuất quy mô nhỏ và mang tính thủ công : đồ thờ cúng như lư trầm hoặc chân nến bằng gỗ sơn mài - (5 trên bản đồ) - mâm, các sản phẩm đủ hình dạng. Ngoài nghề sơn mài, nhiều người già còn sản xuất hàng mã với các lạt gỗ chất lượng kém rồi phủ giấy ra bên ngoài. Trước kia Hạ Thái là một làng đa nghề, và nghề sản xuất hàng mã đã được khôi phục lại : đi một vòng qua một ngõ nhỏ, bạn có thể gặp ngay một lô những con ngựa bằng giấy rất to với đủ màu sặc sỡ trông như chuẩn bị phi thực sự. Đến đây, bạn có thể dừng chân nghỉ trong khuôn viên của một ngôi đền rợp bóng mát, nằm cách khu dân cư, quay mặt ra sông, dọc theo một con đường mới mở dẫn vào khu sản xuất hàng thủ công. 202
  34. Hạ Thái Đầu xóm N Xóm Phố 6 3 5 4 Đền Nghĩa trang Xóm Phố h ic L ô T g n 20°54’ N Sô Sông Tô Lịch Hạ Thái Đình Uỷ ban nhân dân Đầu xóm Chùa Đầu xóm 1 Hồ nhỏ 2 Miếu giữa hồ 0 200 m 105°52’ E Khu dân cư Bà Nguyễn Thị Hồi Khu trồng trọt Người làm tranh Khu thủ công Công Ty Hòn Ngọc Viễn Đông Công trình văn hóa và tôn giáo Công Ty Mỹ Thái Nơi làm nghề thủ công Người làm đồ gỗ sơn mài cho nhà chùa Sông, hồ Nhà của ông Đinh Vũ Lịch Ngõ nhỏ trong làng Con phố Nguồn tài liệu: Google trái đất 2008, ngành bản đồ học của Viện nghiên cứu phát triển 203
  35. NHỊ KHÊ đến đó như thế nào? Đi vào đường phía bên phải được ghi rõ trên tấm biển chỉ dẫn là đường đi Hạ Thái, ở phía bên kia đường Quốc lộ 1A và hơi chếch theo hướng Nam. Đường uốn khúc khoảng chừng 1km, nhưng không có đường rẽ nào thực sự, trừ phía bên phải có lối vào đường làng Văn Xá, thường bị ngập vào mùa mưa bão. Tới ngã rẽ cuối cùng, các bạn rẽ trái: có một cổng làng cổ uy nghi cho biết bạn đã tới Nhị Khê. bối cảnh Tuyến sản phẩm mỹ nghệ phía Nam Hà Nội Làng Nhị Khê (thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín), đã tồn tại từ 800 tới 900 năm, chuyên nghề tiện gỗ. Từ nhiều thế kỷ nay, các nghệ nhân của làng sản xuất đồ thờ cúng (bát hương, lư trầm, chân nến, đĩa bồng, đế hương) hoặc dụng cụ âm nhạc truyền thống (đặc biệt là mõ được đục và chạm khắc (xem nội dung phần trong khung). Song Nhị Khê còn nổi tiếng bởi một lý do khác : đó là quê hương của Nguyễn Trãi, một danh nhân của thế kỷ 15 nổi tiếng khắp cả nước bởi tài ngoại giao và chính trị, bởi lòng nhân nghĩa và số phận bi thảm của ông (xem nội dung trong khung). nghề truyền thống Thợ tiện gỗ của làng Nhị Khê có quan hệ chặt chẽ với các làng sơn mài (như Hạ Thái) và các làng trạm khảm xà cừ (Bối Khê, Chuôn Trung và Chuôn Ngọ, Lộ trình số 6). Thị trường mở cửa, thợ thủ công phải sản xuất ra những mặt hàng mới bên cạnh những sản phẩm truyền thống và cơ khí hóa một số công đoạn sản xuất (chẳng hạn như những vòng đạp chân đã biến mất thay cho những vòng chạy bằng điện). Họ gia công cả mành gỗ, ghế lót xe ô tô bằng gỗ tiện, mành kéo, lọ bình, cờ tướng bằng đá và tượng nhỏ. Công việc sản xuất nhìn chung mang tính gia đình và cá nhân. Mỗi xưởng sản xuất chỉ làm một loại mặt hàng do chuyên môn hóa máy móc. Ở xã này, thợ tiện gỗ chiếm 50% đám thợ trong làng, còn người sản xuất rượu gạo chiếm 20%. Người ta ước tính có khoảng 200 hộ gia đình làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước sản xuất sắt nung. Xã Nhị Khê có năm làng thì hai làng chuyên nghề tiện gỗ, ngà và xương. Làng Trượng Đình nằm dọc đường quốc lộ chuyên sản xuất bánh dày, một loại bánh gạo có rắc đỗ bên ngoài và có nhân thịt hoặc nhân ngọt. Thời kỳ tập thể hóa, thợ thủ công của Nhị Khê sản xuất cán lựu đạn cho bộ Quốc phòng và gia công những chiếc bình mà sau đó được sơn mài ở những làng khác. Khi hợp tác xã giải thể, họ tiếp tục sản xuất mâm, chân đèn, lư trầm rồi chuyển sang làng Duyên Thái để hoàn thiện công đoạn sơn mài. Hiện nay, chỉ còn lại vài gia đình sản xuất những đồ thờ cúng này. Người ta sản xuất cả vòng và những đồ trang sức khác, gia công những sản phẩm điêu khắc bằng xương và ngà, tiện đá quý, bát bằng đá hoặc cờ tường và thậm chí còn làm cả hàng nhựa. Những người thợ bắt chước các sản phẩm của Trung Quốc và cố thích ứng với thị trường. 204
  36. Đàn phiến gỗ thiêng liêng và thế tục Mõ là một loại nhạc cụ độc âm bằng gỗ thường có kích thước nhỏ nhưng đa dạng, một phần được khoét lỗ và khắc, thường là hình những con vật có thật (ếch, cá) hoặc huyền thoại (rồng). Khi dùng một cái chày gõ lên trên, mõ phát ra một âm thanh đùng đục nghe rất lạ. Nguồn gốc của mõ có từ rất xa xưa : có thể xuất hiện từ thời con trâu là vật nuôi. Người nông dân treo vào cổ trâu những chiếc mõ hình cái chuông nhỏ để có thể xác định vị trí con vật theo tiếng mõ lốc cốc. Trước đây, người mõ rao đánh mõ để thu hút sự chú ý của mọi người trước khi báo tin những sự kiện mới. Hiện nay mõ vẫn được sử dụng trong những nghi thức tang lễ Phật giáo, tại các lễ hội và nghi lễ tôn giáo khác, trong những buổi trình diễn múa rối nước và diễn chèo. Mõ tốt nhất được làm bằng loại gỗ chặt từ giữa những thân cây mít mọc trong rừng rậm trên các vùng núi. Trước khi đẽo, gỗ được sấy khô trong một cái lò. Sau đó người thợ bắt đầu đẽo trong khi phải kiểm tra liên tục sự thay đổi âm thanh mà miếng gỗ phát ra bằng cách xem độ vang của mõ ra sao. Một nghệ nhân làng Nhị Khê, ông Dương Công Bôn chuyên sản xuất mõ, kế tục một truyền thống gia đình đã có từ nhiều thế hệ. Ông đã sản xuất ra những chiếc mõ hình con cá dài 1,6 mét và cao 30 mét ! Một đồng hội khác là ông Nguyễn Bảo, tự xưng là hậu duệ của Nguyễn Trãi!, sản xuất những chiếc mõ kích thước khác nhau trong sân nhà của mình. Ở Hà Nội, phố Tô Tịch (trước kia là phố chuyên bán chiếu trúc, rồi sau này những thợ tiện gỗ của Nhị Khê lên ở rất đông) nằm cách phía bắc của hồ Hoàn Kiếm không xa, nổi tiếng chuyên bán các loại nhạc cụ nói chung và bán nhiều mặt hàng sản xuất ở làng Nhị Khê. Một địa chỉ hay: số nhà 13, phố Tô Tịch (Hà Nội), chủ nhà là bà Dương Thị Nghinh, người làng Nhị Khê cách đây 60 năm. Bà bán mõ rồng (mõ hình con rồng) kèm với một cái đế nhỏ trông rất xinh bọc bằng lụa Tàu. mõ ở nhị khê 205
  37. nguyễn trãi, nhà ngoại giao lỗi lạc xứ bắc Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà ngoại giao, nhà quân sự và nhà văn tầm cỡ kiệt xuất. Ông giúp Lê Lợi là người đứng đầu một phong trào giải phóng nhân dân (sau trở thành vị vua sáng lập ra một triều đại mới) tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh của Trung Quốc. Một cuộc chiến tranh giành độc lập gian khổ nổ ra năm 1417, và kéo dài trong vòng trọn một thập kỷ. Sau khi đánh chiếm miền Bắc Việt Nam vào năm 1406, người Trung Quốc thực hiện một chính sách Trung Quốc hóa tàn nhẫn một cách có hệ thống, đẩy tinh hoa tri thức của Việt Nam (và thậm chí cả nghề thủ công) tới Bắc Kinh, phá hủy di sản văn Tuyến sản phẩm mỹ nghệ phía Nam Hà Nội hóa của Việt Nam và chuẩn bị một bước đẩy mạnh quân sự về phía Nam. Các nhà sử học Việt Nam giới thiệu cuộc xung đột vào đầu thế kỷ 15 này như một thời điểm bản lề mà số phận của đất nước - và của cả vùng - đã bị coi thường. Nguyễn Trãi là một trong những vị anh hùng dân tộc làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến này. Ông trở thành một vị quân sư rất gần với Lê Lợi và là người tiên phong của phong trào nổi dậy. Trong một loạt những bức thư gửi cho tướng lĩnh Trung Quốc, ông khéo tìm cách phá bỏ dần quyết tâm của họ và thỏa thuận một phương kế hòa bình có lợi. Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Trãi tỏ rõ một nhân nghĩa cao cả, luôn lo âu về nỗi khổ của người lính đối phương và của nhân dân mình. Ông gói gọn chiến lược của mình là dành ưu tiên cho cuộc đấu tranh chính trị và tinh thần, từ đó có thể thu được niềm tin của toàn dân, một niềm tin vững như bàn thạch cần thiết để giành thắng lợi trong một cuộc kháng chiến. Sách lược của ông là: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường bạo.” Việc so sánh với một cuộc xung đột vũ trang khác, khi một siêu cường từng đe dọa sẽ « dội bom xuống Việt Nam để đưa Việt Nam trở về thời kì Đồ Đá » không thể trượt khỏi sự chú ý của người Việt Nam, họ luôn tôn kính nhà nho Nguyễn Trãi, một biểu tượng của lòng yêu nước. Nguyễn Trãi cũng là tác giả soạn Bình ngô Đại Cáo, thay lời Bình định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt. Về văn chương, tác phẩm này được coi là thiên cổ hùng văn. Hòa bình lập lại, nhà ngoại giao và chiến lược quân sự trở thành Thượng Thư bộ Lại phò tá cho Vua Lê Lợi trong triều đình mới. Sau khi vua Lê Lợi mất, Nguyễn Trãi cáo quan lui về quê nhà (ở núi Côn Sơn) ẩn cư thiền định và làm bạn với thơ văn. Hỡi ôi, kết cục đời ông lại rất bi thảm. Một hôm, vị vua trẻ Lê Thái Tông (con trai của Lê Lợi) về qua nhà Nguyễn Trãi tại Côn Sơn, vợ của Nguyễn Trãi là bà Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Trên đường về kinh, vua đột ngột qua đời tại vườn hoa Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị Triều đình khép tội giết vua và bị kết án chu di tam tộc. Y theo đó, bản thân ông cùng tất cả gia đình nội ngoại ba đời của ông đều bị xử tử. Hai mươi năm sau, Vua Lê Thánh Tông, con trai Lê Thái Tông mới xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi về mọi nghi ngờ liên quan tới cái chết của cha mình. Quả là một niềm an ủi muộn màng. Hàng năm, vào ngày 16 tháng 8 âm lịch có diễn ra lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Trãi ở đền thờ của ông ở làng Nhị Khê. Trong đền, ngoài những đồ mỹ nghệ rất đẹp, ta có thể chiêm ngưỡng bức chân dung của ông được vẽ trên lụa lúc ông còn sinh thời. Năm 1980, UNESCO đã tổ chức lễ kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi. * Bản kế hoạch chiến tranh đề xuất năm 1965 của tướng Mỹ, Curtis E. LeMay chứng tỏ ông ta không có được sự tôn trọng đối phương như Nguyễn Trãi. 206
  38. Dạo quanh làng Nhị Khê Nằm cách xa đường cái, Nhị Khê có thuận lợi là rất yên tĩnh. Trong làng cấm các ô tô qua lại và xe máy cũng rất hạn chế. Qua cổng vào làng, có một phố nhỏ lát xi-măng dẫn vào trong làng. Từ khắp phía, bạn sẽ nghe thấy âm thanh “nhẹ nhàng” của tiếng cưa, mài và bào phát ra từ những xưởng sản xuất nhỏ nằm trong sân các ngôi nhà. Những xưởng sản xuất này làm đủ loại mặt hàng : cán dao, cán liềm, và cán búa, những viên gỗ tiện dùng làm lót ghế ô tô, đồ thờ cúng gia tiên (lọ, bát hương, mâm bồng). Ngay cả mạt cưa cũng được rây sàng để đem bán lại cho những người sản xuất hương (chắc chắn là những thợ sản xuất của Quảng Phú Cầu, xem Lộ trình số 7). Vào trong sân một ngôi nhà cổ phía bên phải, bạn sẽ thấy có rất nhiều thợ thủ công đang xẻ gỗ, cưa, hoặc mài. Trên một tấm bia có niên đại 1936 khắc gia phả của gia đình. Bên trái phố, có một cửa hàng bán các sản phẩm điêu khắc của nhiều làng lân cận. Bên phải có một cửa hàng lớn hơn bán những sản phẩm rất đẹp của ông Nguyễn Bảo. Bạn có thể xem họ làm mõ, thử làm và thậm chí có thể mua. Xa hơn một chút phía bên trái, trong một khu vườn nhỏ có đặt tượng của người con nổi tiếng nhất làng, đó là danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (xem phần trong khung về cuộc đời và ngôi đền thờ Nguyễn Trãi). Ngoài ra còn có một số nhà văn khác cũng người gốc làng Nhị Khê, trong đó có Dương Bá Cung (đầu thế kỷ 19) và Lương Văn Can (đầu thế kỷ 20). Vả chăng Nhị Khê còn được gọi là “hội văn”. Đối diện bức tượng Nguyễn Trãi là một ngôi nhà cổ đã được trùng tu rất đẹp. Tiếp đó là đền thờ Nguyễn Trãi nằm quay mặt ra một cái ao rất xinh hình bán nguyệt. Bạn có thể vào đó thăm, chiếc sân hoàn toàn lát gạch trông quả là rất đẹp mắt. Nhiều thợ thủ công kiêm buôn bán rất quan tâm tới thị trường sản xuất hàng tiêu dùng hàng ngày : trong lúc đợi khách hàng quen, họ xẻ gỗ. Nghề thủ công đi vào từng ngõ xóm : người ta gửi tạm dọc theo các con phố những khúc gỗ, vỏ bào hoặc những viên gỗ tiện dùng làm chiếu bị hỏng. Các xưởng sản xuất quá chật hẹp. Qua chợ, bạn rẽ trái sẽ trông thấy một cánh cổng lớn là điểm phân chia ranh giới với một thôn khác. Vào mùa lễ hội, có một tấm biển chào mừng khách thập phương. Phía bên phải, đình làng rợp bóng mát là nơi đón tiếp khách thập phương tới dự lễ hội tưởng nhớ ông tổ Đoàn Tài của nghề tiện làng Nhị Khê. Hàng năm, vào ngày 25 tháng 10 âm lịch, ngày mất của cụ (mà theo truyền thuyết kể lại là cụ thọ tới 100 tuổi), dân làng tổ chức một lễ hội lớn giỗ tổ để tưởng nhớ công ơn. Phía bên trái, có một ngôi đền nghe nói là thờ tổ tiên thường diễn ra các nghi lễ cúng cầu. Một chi tiết rất lạ: Đoàn Tài thực ra ngụ cư ở làng Khánh Vân, một ngôi làng nằm đối diện với làng Nhị Khê, phía bên kia sông Tô Lịch, con sông trước kia rất thiêng liêng Song Đoàn Tài lại yêu thích người dân làng Nhị Khê vốn khéo tay lại cần cù hơn, ông đã vượt sông sang truyền nghề tiện gỗ cho họ vào thế kỷ 17-18, thời vua Lê chúa Trịnh. Nếu các bạn du ngoạn tới tận chùa làng Khánh Vân, các bạn sẽ thấy vẫn còn một pho tượng thờ Đoàn Tài tạc bằng đá xanh, trước mặt là một bộ đồ tiện cũng bằng đá xanh. Đi tiếp theo con ngõ này, bạn sẽ đi qua một cách cổng phía bên trái mở ra một ngõ với các xưởng mộc kêu ù ù. Đây là chỗ tập trung của đám thợ có nhiều máy móc nhất. Song các bạn nên gắng tìm được nhà xưởng của bà Trần Thị Tiên và của ông Dương Công Hải. Hai vợ chồng này sống trong một ngôi nhà cổ rất rộng đã được tu sửa lại nhiều và được tô điểm nhiều đồ đạc khảm xà cừ (xem Lộ trình số 6). Họ sản xuất các mặt hàng bằng gỗ và đá, đặc biệt là ếch và rùa bằng gỗ dùng để chơi nhạc, cờ tướng bằng đá, gương bằng gỗ và đủ loại tượng nhỏ bằng gỗ và đá. 207
  39. cán bay bằng gỗ được làm ở nhị khê vận chuyển gỗ thừa sau khi làm hạt gỗ ở nhị khê © Michel Badi 208
  40. THỤY ỨNG đến đó như thế nào? Để đi đến làng Thụy Ứng (thuộc xã Hòa Bình, huyện Thường Tín), bạn phải đi ngược lại nhiều cây số bởi vì không thể đi theo đường đê. Nếu đi theo đúng chỉ dẫn chính xác tới hàng trăm mét của chúng tôi (bạn nhớ để công-tơ-mét!), bạn sẽ dễ dàng tới nơi. Bạn ra khỏi làng Nhị Khê. Rẽ trái (bỏ qua con đường rẽ sang đường quốc lộ mà lúc đến làng các bạn đã đi) và đi chừng 600 mét, bạn đi qua cầu bắc qua sông Tô Lịch. Đi thẳng khoảng 500 mét tới ngã tư chợ Đâm. Rẽ trái vào một con đường đi thẳng và đi khoảng 800 mét qua cánh đồng. Đến ngã tư đầu tiên, các bạn rẽ trái vào con đường thẳng cũng đi qua cánh đồng. Khoảng 400 mét, con đường hơi lượn sang phải. Đi tiếp khoảng 900 mét bạn sẽ đi qua chợ vào làng Đỗ Hà. Tiếp tục đi qua sông Tô Lịch. Bạn rẽ ngay sang phải, rồi rẽ sang trái. Rồi đi tiếp 800 mét qua cánh đồng, các bạn sẽ tới ngôi làng sản xuất đồ sừng nổi tiếng. bối cảnh Dân làng Thụy Ứng sản xuất các sản phẩm bằng sừng (lược, các đồ điêu khắc mỹ nghệ khác nhau ) từ hơn bốn thế kỷ nay. Cùng với việc cạnh tranh của hàng nhựa, đặc biệt là lược, những người thợ (95% các hộ dân trong làng) đã chuyển hướng sang các mặt hàng thiên về đồ mỹ nghệ và có tính trang trí hơn, đặc biệt là hàng xuất khẩu sang Nhật và châu Âu. nghề thủ công Một điều cần biết là ở Việt Nam có hai loại lược. Trước hết là lược bí, là những loại lược rất mảnh làm bằng tre dùng để chải gầu và chấy (và thực sự là dùng để gội đầu vì trước kia không dùng dầu gội) và lược thưa là loại lược có răng thưa bằng sừng, mai rùa hoặc bằng gỗ, dùng để chải đầu hàng ngày. Công đoạn chuyển từ sừng thành lược (hoặc thành những sản phẩm khác) đòi hỏi thời gian và tay nghề. Sau khi đã cưa sừng thì phải xử lý ngay, đặc biệt phải hơ khô trên lửa. Sau đó sừng phải được đập cho phẳng và cắt thành miếng trước khi cho gia công. Một số thợ chỉ đảm nhiệm công đoạn chuẩn bị này và bán sừng cho những người khác gia công. Ở Thụy Ứng, ngoài việc sản xuất lược đủ kích cỡ, người ta còn gia công cả chén bát, cặp lồng, thìa (trộn xalát, thìa trà ), dao và dĩa, rồi cả những con vật trang trí như cá heo, vịt, các dụng cụ mát-xa bằng gỗ, khóa thắt lưng và thậm chí cả túi xách tay. Nhiều sản phẩm cũng được trang trí với khảm xà cừ. Vì có nhiều sản phẩm bằng nhựa đủ mọi hình thức và màu sắc, nền cần phải có nhiều mẫu mã, chiếm chỗ trong thị trường và tập trung hướng nhiều hơn tới việc xuất khẩu các sản phẩm mỹ nghệ chất lượng cao. Vì các thợ thủ công có máy bào, cắt và xẻ nên họ cũng có thể làm hàng với cả chất liệu sừng và gỗ đều tốt như nhau. Làng Nhị Khê nằm không xa lắm và nghề tiện gỗ đã mở rộng sang các làng lân cận. Người ta cũng sản xuất nhiều mặt hàng đơn giản hơn như đũa ăn. những địa điểm nên tới thăm Cũng như với các Lộ trình khác, chúng tôi khuyên các bạn nên đi dạo quanh làng thật nhiều để tìm hiểu các hoạt động thủ công trực tiếp (mọi cánh cửa hiếm khi đóng) và mua các sản phẩm mà giá thường rất rẻ. Vào đến làng Thụy Ứng sau khi đi qua những đám ruộng mà thực sự không có gì đặc sắc dọc hai bên đường đi. Quả thực, phải tìm một con ngõ thuận tiện để vào sâu trong làng. Bạn nhớ nhìn vào đồng hồ chỉ cây số, tính chừng khoảng 400 mét. Bạn sẽ trông thấy một ngôi nhà rất đẹp quay mặt ra một cái ao rộng. Lượn một vòng sang bên trái ngôi nhà. Bạn sẽ thấy rõ có một ngôi đình rất xinh xắn phía bên phải phố, rất tiếc là bị những kiến trúc kiểu thương mại làm ảnh hưởng đi đôi chút. 209
  41. các loại sừng ở thụy Ứng 210
  42. Sau khi làm một vòng quanh ngôi nhà, bạn đi theo con đường phía bên trái khoảng chừng 100 mét sẽ gặp một cái ao rất rộng trên đó có một ngôi miếu một cột là nơi dân làng thường hay tới cúng bái. Phía bên phải con phố, bạn sẽ thấy thích thú khi đi thăm quan một loạt những xưởng sản xuất đủ mặt hàng bằng sừng, xem cách họ xử lý sừng, cắt và gia công chúng ra sao. Vì một số xưởng chỉ chuyên một công đoạn xử lý sừng, nên trên một vài khoảng sân chất đống thứ nguyên liệu phải nói là khá lạ thường này. Một mùi hương hồi thoang thoảng tỏa khắp trên ngôi làng. Bạn có thể hỏi mua những sản phẩm này, và nếu có điều kiện, thì xin vào thăm những xưởng sản xuất được đặt ngay trong sân nhà. Đi hết ao, bạn rẽ phải. Bên trái có một ngôi đền là nơi thờ ông tổ nghề. Lễ hội tôn vinh ông tổ nghề diễn ra vào ngày 12 tháng 8 âm lịch hàng năm. Một điều hơi lạ kỳ là hình như dân làng lại không biết tên của ông tổ nghề. Sau đó bạn có thể đi vào ngõ nhỏ đầu tiên phía bên trái và đi theo những con phố quanh co. Bạn sẽ gặp nhiều xưởng sản xuất mà không phải lúc nào cũng dễ nhìn thấy bởi vì chúng khuất sau các bức tường nhỏ. Nhưng nếu các bạn muốn sưu tập lược sừng thì lúc này là thời điểm rất hợp đấy. Những sản phẩm này giá rẻ vô cùng (chỉ một hoặc hai chục ngàn đồng) nên cũng bõ công mua. 211
  43. DƯ DỤ đến đó như thế nào? Để tới làng Dư Dụ (thuộc xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai), làng cuối cùng nằm trên Lộ trình này, ta rời làng Thụy Ứng ở đường phía Nam (lúc đến bạn vào làng qua đường phía bắc) sẽ gặp con đường nhỏ nối Dư Dụ với đường Quốc lộ 1A. Ở ngã tư, bạn rẽ phải và đi tiếp khoảng 2 km về phía bờ sông Nhuệ. bối cảnh Tuyến sản phẩm mỹ nghệ phía Nam Hà Nội Vào đến làng, chúng ta sẽ thấy bên trái có nhiều xưởng sản xuất kiêm cửa hàng chuyên sản xuất và bán các bức tượng Phật Di Lặc có bụng rất to, chim phượng cất cánh, các bức tượng hộ pháp dữ tợn, các tượng thánh Trung Hoa khổ hạnh và vài con heo con bụng bự. Các xưởng sản xuất này mới mọc lên ở dọc phố. Muốn vào làng, bạn phải rẽ trái vào ngõ nhỏ đầu tiên, để cảm nhận dễ hơn toàn bộ vẻ đẹp của ngôi làng có nhiều nếp nhà cổ này, với những Hán tự, uốn khúc dọc theo một mê cung những ngõ nhỏ lát gạch. Ở đây, không gian rất yên tĩnh, chỉ có tiếng dao khắc gỗ lách cách của các đám thợ điêu khắc. nghề truyền thống Theo truyền thống xưa kia, làng Dư Dụ chuyên sản xuất các sản phẩm điêu khắc bằng gỗ, sừng và ngà phục vụ các nghi lễ tôn giáo, đặc biệt là tượng Phật và Tứ linh (rồng, hạc, lân và rùa). Từ những năm 1960, thợ thủ công của làng đã đồng hóa với các kỹ thuật điêu khắc của Nhật và Đài Loan. Mỗi tháng, chợ phiên gỗ diễn ra ba hoặc bốn lần tùy theo nhu cầu của thợ. Theo đơn đặt hàng, người ta sử dụng những loại gỗ chất lượng khác nhau : pơmu và xà cừ, những loại gỗ chất lượng trung bình có ở trong nước; đặc biệt người ta sử dụng những loại gỗ này cho thị trường trong nước, để sản xuất các con rối và tượng sơn mài. Còn đối với thị trường quốc tế, thường đa phần người ta dùng gỗ trắc hoặc bát xanh nhập khẩu từ Lào. Những người thợ kể rằng mỗi bức tượng, mỗi tượng Phật, mỗi tượng Thánh được điêu khắc đều có lịch sử của nó (xem phần nội dung trong khung về điêu khắc các tượng thánh). Có cả một danh mục các loại tượng Phật mà thợ thủ công điêu khắc. Tượng Phật đeo túi là một tượng trưng cho tài bảo ; đó là một hình mẫu đặc biệt được ưa thích thời nay. Khách hàng đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Đài Loan. Một số khách như Hàn Quốc đến tận làng để kiểm tra tiến độ sản xuất hàng họ đã đặt. Một số khác thì giao cho những người trung gian. Người ta kể lại là trước kia ở Dư Dụ có nhiều thợ thủ công đã vào Huế điêu khắc những bức tượng cho chùa (hẳn là vào thời mà vua tập trung những nghệ nhân tay nghề cao để phục vụ cho những công trình của mình). Một số thợ đã lưu lại ngụ cư ở đó và lập một ngôi làng thợ khắc gỗ mới có tên là Làng Túc (tên cũ của Dư Dụ). Hiện ở Dư Dụ chỉ còn lại khoảng chục nghệ nhân chuyên nghề điêu khắc tượng Phật, tượng Thánh và những loại tượng khác (con rối nước, heo và những con vật huyền thoại - mười hai con giáp). Những người khác đã bỏ nghề điêu khắc tượng và lao vào sản xuất chiếu gỗ và tấm lót ghế ô tô (giống trường hợp của làng Nhị Khê). Thị trường sản phẩm điêu khắc dùng để thờ cúng, dù đã mở rộng sang các khu vực khác của châu Á (Trung Quốc, Đài Loan ) song cũng không mang lại nhiều lợi nhuận và không phải luôn hợp túi tiền : một bức tượng Phật cao 60cm bằng gỗ trắc chất lượng tốt nhập khẩu từ Lào giá khoảng 1,6 tới 3 triệu đồng. Cũng những sản phẩm này được bán với giá gấp đôi, thậm chí gấp ba tại các cửa hàng ở Hà Nội. Những người buôn bán kiếm lời tương đối dễ trên công sức lao động của những người thợ điêu khắc. Những xưởng sản xuất chiếu gỗ và ghế lót ô tô có thị trường rất phát triển : chỉ cần quan sát thấy tầng lớp trung lưu mới đi lại bằng ô tô trong thủ đô và hưởng thụ một cuộc sống đỡ vất vả hơn trước kia là có thể hiểu rõ. Sẵn có một thị trường chắc chắn như vậy và ở Việt Nam có gỗ chất lượng kém, cho nên không phải đặt ra vấn đề tích trữ. Một động lực khác làm thay đổi hoạt động sản xuất của làng là nghề điêu khắc đòi hỏi tay nghề cao hiếm thợ có được. Còn sản xuất chiếu hàng loạt thì ai cũng có khả năng làm. 212
  44. đánh bóng tượng một nhân vật huyền thoại ở dư dụ 213
  45. Các vị thánh được tôn sùng Một phần quan trọng của di sản thiêng liêng Việt Nam là các bức tượng thờ, yếu tố quan trọng trong các nghi lễ, đặc biệt là các nghi lễ Phật giáo và đạo Mẫu. Các bức tượng này là sản phẩm của một công việc giữa thợ điêu khắc và thợ sơn mài (không cần phải nhắc lại với các bạn là có mối quan hệ cộng sinh giữa các làng Dư Dụ, Nhị Khê và Hạ Thái, trong số những làng khác có giao lưu). Khách du lịch ở châu Á có thể đã quen với những mối liên hệ mật thiết giữa các tín đồ Phật giáo, Hinđu giáo, v.v. với những bức tượng linh thiêng được dựng trong các ngôi đền của họ. Các bức tượng này thường được lau rửa hoặc thậm chí là tắm, vận những y phục nhẹ, được chau chuốt rất cẩn thận (một tục lệ ở Việt Nam gọi là tắm tượng), và là chủ thể của nhiều nghi lễ đặc biệt khác. Người ta dán các lá vàng và bạc lên khắp nơi của bức tượng, dâng lên tượng nhiều loại đồ cúng (tiền, hoa quả, thậm chí ở Việt Nam dâng cả bia và thuốc lá), cùng những tờ sớ, và người ta đứng trước những bức tượng này cầu xin sự được phù hộ cho mọi việc trong đời sống hàng ngày. Thường cấu tạo của các bức tượng của Việt Nam không cầu kỳ, không có nhiều chi tiết hoặc nét đặc trưng (trừ một vài bức mang tính mỹ thuật đặc sắc như ở chùa Bút Tháp, xem Lộ trình 3), nên người xem dễ phân biệt được những nét khác nhau rất nhỏ cũng như những nét đặc trưng của tượng điêu khắc. Trong không gian tranh tối tranh sáng của chùa hoặc đền, một bức tượng mang vẻ thâm nghiêm hàng bao thế kỷ, mang một không khí thần bí, như có một linh hồn ngự trong bức tượng Truyền thống trước kia, các nghệ nhân coi việc được điêu khắc những sản phẩm dành để thờ cúng này như một vinh dự lớn và một nhiệm vụ thiêng liêng. Họ tự chuẩn bị rất kỹ càng theo những quy định khắt khe, tuân theo một chế độ ăn chay nghiêm ngặt và tụng kinh niệm Phật trong vòng nhiều ngày trước khi bắt đầu làm việc. Sau khi khắc xong tượng và hoàn thiện phần sơn mài, người ta làm lễ để tránh tà thần nhập vào và ngự ở đó. một xưởng làm tượng ở dư dụ 215
  46. những địa điểm nên tới thăm Bạn có thể dễ dàng vào thăm xưởng của thợ điêu khắc, người thợ sẽ niềm nở chào mời bạn mua một con rối nước hình con trâu, một con lợn có đuôi kéo hoặc một bức tượng Phật. Ở góc đường và là chỗ rẽ đầu tiên bên trái có xưởng sản xuất của anh Nguyễn Văn Huy, thợ điêu khắc rối nước còn rất trẻ trước kia từng làm việc ở nhà hát Hà Nội. Anh đã về làng mở xưởng sản xuất được mười năm. Anh tiếp tục giữ quan hệ với giám đốc nhà hát là người đặt hàng anh sản xuất hàng loạt những con rối : trâu, công chúa, tiên nữ Anh thuê bảy, tám người thợ mà anh đã đào tạo làm việc cho mình hoặc những người đã có kinh nghiệm về điêu khắc Tuyến sản phẩm mỹ nghệ phía Nam Hà Nội gỗ. Họ cùng chế tác tượng các nhân vật huyền thoại Trung Quốc, Phật Di Lặc bụng bự hoặc tượng thánh khổ hạnh, các linh vật huyền thoại khác nhau – thậm chí chế tác cả các con lân có sừng bằng sừng ! Ở Dư Dụ có một ngôi đình nhỏ rất xinh xắn nằm quay ra sông Nhuệ nở đầy hoa súng. Ngôi đình nằm ở phía tây của làng dọc theo con đường phía bên phải. Ngày mồng 4 tháng 5 âm lịch diễn ra lễ hội tôn vinh Lỗ Ban, vị tổ nghề. Ở sâu trong đình, có một bức tượng của vị tổ tọa trong một gian phòng riêng không cho những người ngoại đạo được trông thấy. Nếu muốn dâng lễ, các bạn phải chuyển cho người giữ đình, ăn vận theo kiểu nhà chùa, đặt thay cho các bạn. Ông ta sẽ vào phòng đó, gióng chuông, lễ thánh tổ nghề thay cho bạn. Gần đình làng có cả một ngôi miếu nhỏ là nơi người ta thờ cúng Thần hoàng làng. 216
  47. di sản kiến trúc ở dư dụ 217
  48. CHÙA ĐẬU Chặng cuối cùng quan trọng trong Lộ trình này là Chùa Đậu, nằm cách Hà Nội 24 kilômét (thuộc xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín). Đi từ làng Dư Dụ, bạn phải trở lại con đường nhỏ phía Đông ra hướng Quốc lộ 1A, qua đường đi ngược lên làng Thụy Ứng, và cách khoảng 1,5 kilômét, bạn rẽ phải và tiếp tục đi theo đường này (khoảng 1 kilômét dọc theo sông Nhuệ) về phía Nam cho đến cuối đường, vào sâu trong UIÔO(JB1IÙD. Chùa Đậu có tên là Thành Đạo Tự (chùa còn có nhiều tên gọi dân dã khác), có thể là một trong những ngôi chùa cổ nhất nước, được xây cất bên bờ sông, và theo truyền thuyết dân gian, bởi một đô úy Trung Hoa tên là Sĩ Nhiếp vào Tuyến sản phẩm mỹ nghệ phía Nam Hà Nội khoảng thế kỷ thứ 3. (Tuy nhiên cũng phải nói là về niên đại xây dựng của chùa còn bị tranh chấp bởi một tấm bia có ghi rằng chùa được xây dựng vào vào thời các vua triều Lý, ở thế kỷ 11-12). Chùa thờ nữ thần Pháp Vũ (một vị trong Tứ Pháp) tục gọi là Bà Ðậu nên chùa thường được gọi là chùa Ðậu. Ðây là một chốn lịch sử thiêng liêng của dòng Thiền Phật giáo ở Việt Nam, được truyền xuống từ Trung Quốc và phát triển trong vùng châu thổ. Xin nói rõ là do ảnh hưởng của Trung Quốc, Việt Nam là nước duy nhất trong Đông Nam Á đã sớm nhập vào dòng Phật giáo Đại Thừa «Cỗ xe lớn», trong đó Thiền tông là một tông phái quan trọng. Ở Việt Nam, Phật giáo cùng tồn tại song song với tín ngưỡng bản địa như thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng làng và các anh hùng lịch sử, cùng các tôn giáo khác du nhập từ bên ngoài như Thiên chúa giáo, Khổng giáo và Lão giáo. Vẻ đẹp của ngôi chùa đã mê hoặc vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 12), khiến vua phong cho chùa ngôi hiệu «Nam thiên đệ nhất cảnh». Ban đầu ngôi chùa này dành riêng cho vua (và một số quan lại) và chỉ mở cửa cho bàn dân vào ba ngày tết hàng năm. Trong số những di sản còn lại của chùa có một cuốn sách bằng đồng chỉ dày 10 trang có từ thời xây dựng đầu tiên của ngôi chùa là thời Sĩ Nhiếp. Cuốn sách quý này ghi lại lịch sử xây dựng chùa và sự tích Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất và thứ hai. (Tất cả những sự kiện và ngày tháng này đều có thể tranh cãi và hơn nữa phải đặt vấn đề nghi ngờ, song lịch sử thế giới nói chung - và lịch sử Việt Nam nói riêng - với nhiều phiên bản truyền miệng khác nhau, có lẽ sẽ rất khó xác định được chính xác ngày tháng các sự kiện). Nếu đi bằng đường sông, ta sẽ vào chùa qua một tam quan rất đẹp là một gác chuông hai tầng tám mái với các đầu đao cong vút, tầng trên treo quả chuông đúc năm 1801. Qua tam quan vào đến một sân gạch có cây đa cổ thụ tỏa bóng mát chào mời khách tham quan vào những ngày hè nóng nực. Tiền đường phía trước nối liền với hai dãy hành lang hai bên và nhà Tổ ở phía sau làm thành một khung vuông bao bọc lấy tòa Thiêu hương và Thượng điện nơi có tượng chim hạc. Hai dãy hành lang hai bên Tiền đường có đặt tượng các vị La Hán, từ dùng để chỉ những Thánh nhân, người không bị chi phối bởi Ô nhiễm và Phiền não của đời sống trần tục. Tòa Thiêu hương nằm ở giữa sân. Bên trong, các bạn có thể chiêm ngưỡng hai bức tượng đồng : một tượng Phật đứng trên tòa sen và bức tượng Pháp Vũ trong tư thế tọa thiền. Nhà Tổ là nơi thờ sư tổ và các vị sư từng sống ở chùa. Trên ban thờ có đặt tượng của các vị. Trong số đó chúng ta có thể chiêm ngưỡng hai pho tượng cổ đặc sắc của chùa Đậu : đó là tượng hai nhục thân được bó bằng lớp sơn mài của hai vị Thiền sư tu tại chùa vào thế kỷ 17 có pháp danh là Đạo Chân (tên tục là Vũ Khắc Minh) và cháu của Ngài là Thiền Sư Đạo Tâm (tên tục là Vũ Khắc Trường) (xem nội dung trong khung). 218