Khám phá các làng nghề - Mười lộ trình quanh Hà Nội

pdf 168 trang ngocly 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khám phá các làng nghề - Mười lộ trình quanh Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkham_pha_cac_lang_nghe_muoi_lo_trinh_quanh_ha_noi.pdf

Nội dung text: Khám phá các làng nghề - Mười lộ trình quanh Hà Nội

  1. Khám phá các làng nghề mười lộ trình quanh hà nội
  2. Khám phá các làng nghề mười lộ trình quanh hà nội Sylvie Fanchette Nicholas Stedman Sách do IRD xuất bản tháng 6 năm 2009
  3. Ý tưởng, nghiên cứu, điều tra và biên soạn: nhà địa lý Sylvie Fanchette (IRD) Biên soạn, nghiên cứu và dịch sang tiếng Anh: nhà văn, biên dịch viên Nicholas Stedman Phụ trách chính về nhiếp ảnh: François Carlet-Soulages, Agence NOI Pictures Tham gia phụ trách nhiếp ảnh: Tessa Bunney Lập bản đồ: Eric Opigez, Phòng Lập bản đồ của IRD, Bondy Tham gia biên dịch sang tiếng Anh: David Mason và Stéphane Jaggers Biên dịch sang tiếng Việt: Phạm Thị Hoa, Hoàng Thị Mai Anh, Trịnh Thị Thủy Hoa Tham gia biên soạn: Guillaume Da, Philippe Le Failler (EFEO), Céline Hamel Tham gia nghiên cứu: Nguyễn Xuân Hoản (Casrad) Đồ hoạ: Charles Beranger Những quan điểm có thể được thể hiện trong quyển sách này chỉ là những quan điểm của các tác giả, chứ không phải là quan điểm của các tổ chức tài trợ cho tác phẩm. Cuốn sách này thuộc toàn quyền của IRD Cấm sao chép dù chỉ một phần, dưới mọi hình thức khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng văn bản. © IRD, Viện nghiên cứu phát triển IRD, 2009 ISBN IRD : 978-2-7099-1672-1
  4. Kính tặng giáo sư Đào Thế Tuấn
  5. Lời cảm ơn Đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những nghệ nhân vùng châu thổ sông Hồng mà chúng tôi đã gặp, đã đón tiếp chúng tôi nồng hậu và kể cho chúng tôi những câu chuyện về làng, về nghề và về cuộc sống của họ. Không có họ và sự kiên nhẫn của họ thì chúng tôi đã không thể viết được cuốn sách này. Tiếp theo, chúng tôi xin được trân trọng cảm ơn cán bộ uỷ ban nhân dân các xã nơi chúng tôi nghiên cứu đã tin tưởng và nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm với chúng tôi. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn ông Michael DiGregorio của Quỹ Ford, người đã giúp đỡ chúng tôi về tinh thần, tài chính cũng như những ý kiến đóng góp khoa học trong suốt quá trình nghiên cứu và biên soạn cuốn sách này. Ngoài ra, chúng tôi xin cảm ơn anh François Carlet-Soulages, người đã đi cùng chúng tôi thăm nhiều làng và mang lại cho cuốn sách những bức ảnh ấn tượng. Chúng tôi xin được cảm ơn các đơn vị đã tài trợ kinh phí cho tác phẩm này, Ban thông tin truyền thông của Viện nghiên cứu phát triển, Cơ quan phát triển Pháp, Đại diện của Wallonie Bruxelles tại Hà Nội, thành phố Toulouse, công ty Hermès, Espace -Trung tâm văn hoá Pháp tại Hà Nội. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà đồ hoạ, anh Charles Beranger, đã khéo léo và kiên nhẫn thực hiện công đoạn cuối cùng nhưng đòi hỏi nhiều thời gian là làm maket cho tác phẩm này. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các phiên dịch viên đã đi thực tế cùng chúng tôi cũng như các nhà biên dịch đã giúp quyển sách này được xuất bản bằng 3 thứ tiếng. Cuối cùng, chúng tôi xin được cảm ơn bạn bè và người thân đã kiên nhẫn, hỗ trợ và cho chúng tôi những lời khuyên.
  6. Các tác giả Sylvie FANCHETTE là tiến sĩ địa lý, tốt nghiệp trường Đại học Paris VIII. Từ tháng 10 năm 1993, bà bắt đầu làm việc tại Viện nghiên cứu phát triển IRD. Bà quan tâm tới quá trình đô thị hoá nông thôn tại các vùng châu thổ đông dân cư (như các sông Hồng, Nil, Niger ). Bà sống ở Việt Nam từ nhiều năm nay và chủ trì một công trình nghiên cứu về “sự phát triển của làng nghề trong quá trình mở rộng các thành phố xung quanh Hà Nội”. Nicholas STEDMAN là thạc sỹ văn chương của trường McGill (Montréal). Ông từng là biên phiên dịch viên, biên tập viên, người duyệt bản dịch, người tham vấn, người tổ chức liên hoan phim, người chiếu phim và giáo viên tiếng Anh trên khắp bốn châu lục. Là đồng tác giả của cuốn sách hướng dẫn giới thiệu về phong tục Việt Nam mang tên “Nên và không nên làm gì ở Việt Nam”, ông ở Hà Nội từ năm 1999 đến năm 2007. Từ cuối 2007, ông sống và làm việc ở Accra (Ghana). François CARLET-SOULAGES là nhiếp ảnh gia từ năm 1997 sống ở Hà Nội Việt Nam từ năm 2002. Năm 2008 anh mở hãng nhiếp ảnh NOI Pictures (www.noipictures.com) ở Hà Nội, hội tụ nhiều nhà nhiếp ảnh với phong cách khác nhau đến từ khắp nơi trên thế giới. NOI Pictures cũng giới thiệu rất nhiều hình ảnh về Việt Nam.
  7. Lời tựa Tr. 11 Lời nói đầu Tr. 13 Phần 1: Nghề thủ công xưa trong lòng một di sản lớn Tr. 15-61 Phần 2: Lộ trình thăm quan các làng nghề và di sản văn hoá Tr. 59-303 Phụ lục Tr. 304 Danh sách các làng nghề nên đến thăm Tr. 305 Danh sách di sản văn hoá và kiến trúc nên đến thăm Tr. 306 Lễ hội ở các vùng lân cận của Hà N ội Tr. 307-312 Tài liệu tham khảo Tr. 313-315 Từ tháng 8 năm 2008 Tỉnh Hà Tây đã được sát nhập vào thủ đô Hà Nội, tuy nhiên trong cuốn sách này, các tác giả xin được dùng cách gọi cũ để tiện định vị các địa danh của vùng đất lịch sử này.
  8. Lộ trình 1 Làng gỗ mỹ nghệ và giấy (Bắc Ninh) Tr. 62-87 Lộ trình 1bis Cụm làng gốm (Bắc Ninh và Bắc Giang) Tr. 88-105 Lộ trình 2 Nghề gốm, dát vàng quỳ và thuốc đông dược (Gia Lâm) Tr. 106-141 Lộ trình 3 Tranh dân gian, gò đồng và tre hun (Bắc Ninh) Tr. 142-167 Lộ trình 4 Những làng dệt quanh Hà Đông (Hà Tây) Tr. 168-189 Lộ trình 5 Sơn mài, khắc gỗ và đồ bằng sừng (phía nam Hà Nội) Tr. 190-215 Lộ trình 6 Nghề thêu và khảm trai (phía nam Hà Tây) Tr. 216-239 Lộ trình 7 Tre và nghề đan lát (phía tây nam Hà Tây) Tr. 240-263  Lộ trình 8 Tre và mây (phía tây Hà Tây) Tr. 264-285 Lộ trình 9 Con đường của những làng nghề chế biến nông sản (phía tây Hà Nội) Tr. 286-303
  9. Lời tựa Cách đây khoảng mười năm, trên đường về Bắc Ninh cùng với người chủ của một xưởng luyện kim, tôi đã nghỉ chân một lát dọc đường. Chúng tôi đã nói chuyện về lịch sử nghề thủ công của làng anh. Trong lúc say sưa kể, bỗng anh dừng lại và quay về phía tôi rồi nói : « Tôi không phải là A-na-mit ! ». Giọng Bắc Ninh trầm của anh làm tôi bối rối một lát. Tôi hỏi anh « A La Mit » có nghĩa là gì ? « Annamite », anh chữa lại, điều đó có nghĩa là : « ngu, dốt ». Câu nói này làm tôi quan tâm hơn tất cả các nhận xét khác mà tôi đã từng nghe được trong suốt một năm ở Bắc Ninh. Các bạn của tôi ở làng Đa Hội cũng như những người bạn ở phần lớn các làng nghề mà tôi đã tới tham quan chẳng hề chờ đợi sự phát triển đến với họ một cách thụ động ; Họ nắm bắt các cơ hội khi có dịp và điều chỉnh loại hình sản xuất sao cho phù hợp với thị hiếu của thị trường. Việc làm này đã được tiến hành từ lâu trước khi cải cách về tự do kinh doanh khẳng định quyền của họ. Trước khi có đầu tư nước ngoài trực tiếp vào sản xuất, các làng này từng cung cấp cho thị trường Việt Nam nhiều sản phẩm đa đạng : nông sản, rượu, quần áo, vật liệu xây dựng, phụ tùng xe đạp, hàng mây tre đan, thuốc lá, chổi, đồ gốm sứ và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, đôi khi dưới hình thức hợp đồng cho các xí nghiệp nhà nước. Mặc dù vậy, những người bạn của tôi trong ngôi làng này cũng như trong các làng nghề khác vẫn tiếp tục đấu tranh, phản đối hình ảnh đã gắn liền với nghề của họ : kỹ thuật lạc hậu, « ngốn » nhiều nhân công, thu nhập thấp. Nói tóm lại là « Anamite », theo lối nói thân mật. Điều chắc chắn là nhiều làng thủ công truyền thống ở đồng bằng châu thổ sông Hồng thể hiện rất rõ điều này, và nhiều làng trong số đó đã bỏ nghề. Nhưng mỗi khi có một làng nghề biến mất thì lại có một ngôi làng khác thay đổi sản xuất, làm cho nó phù hợp với thị trường tiêu dùng mới và ngay cả nhiều làng khác, trước kia chỉ làm các công việc nhà nông, nay đã trở thành làng nghề vì lợi ích của chính họ, sản xuất nhiều mặt hàng đa dạng, kể cả những viên bi bằng nhựa, tủ đựng tài liệu, vốn không được coi là các mặt hàng truyền thống. Giống như những điều mà các bạn sẽ thấy trong cuốn sách này, các làng nghề đã tạo ra chiếc cầu nối giữa quá khứ và tương lai, trở thành biểu tượng của nghề thủ công truyền thống, đồng thời là sức mạnh năng động của sự phát triển kinh tế. Cũng có thể là cả hai bởi do bản chất, chúng là sự kết hợp giữa sự khéo léo, vốn kiến thức và hệ thống các mối quan hệ được sản sinh trong sự hợp nhất giữa làng và nghề, chúng có thể tạo ra, ít nhất là nguồn thu phụ bổ sung cho nguồn thu chính từ nông nghiệp, hoặc khá hơn là một khoản thu để nâng cao mức sống của người dân và cho phép đầu tư. Vai trò của các làng nghề là không thể phủ nhận, tuy nhiên, các bài học lý thuyết và thực tiễn về sự phát triển đã làm lu mờ chúng. Các nguyên nhân ở đây rất phức tạp, trong đó có hai nhân tố nổi lên rõ rệt : Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển bị thuyết phục bởi ảo tưởng về các công ty qui mô lớn, sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, sử dụng hàng nghìn công nhân vừa được giải phóng khỏi công việc đồng áng. Và cũng như các nước khác, đất nước này bước vào kỷ nguyên mới với những định kiến trong việc đánh giá các doanh nghiệp tư nhân. Bởi các công ty tư nhân của các làng nghề phần lớn đều tồn tại dưới hình thức xí nghiệp gia đình với qui mô nhỏ. Rất nhiều quốc gia đã sai lầm bởi hai tiền giả định này và đã không nhận thức được bản chất của quá trình hợp nhất các xí nghiệp trong các làng nghề hoặc các cụm làng. Các tổ hợp xí nghiệp này tạo ra các tổ hợp kinh tế qui mô hơn và bước vào cạnh tranh với các công ty lớn, cho phép các làng nghề tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên không phải Trung Quốc với các công ty khổng lồ trên qui mô toàn xã, mà là Italia với các tổ hợp của các xí nghiệp nhỏ ở qui mô làng hoặc phố huyện đã trở thành nền tảng của sự phát triển kinh tế từ nửa thế kỷ qua. Bạn hãy cầm cuốn sách này trong tay, theo các lộ trình tham quan của nó, nói chuyện với thợ thủ công và thương nhân, mua cho họ một thứ gì đó để mang về nhà, tạo nên các mối quan hệ đối tác trong kinh doanh. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang tham dự một giai đoạn phát triển công nghiệp lâu dài trong một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ không cảm thấy thất vọng. Michael digregorio, cán bộ phụ trách các vấn đề thông tin, nghệ thuật, văn hóa và giáo dục của Quỹ Ford, Hà Nội.
  10. Lời nói đầu Du lịch có thể là người bạn tốt nhất, nhưng cũng có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của phát triển. Do vai trò kinh tế của công nghiệp du lịch - hiện đang được coi là ngành quan trọng nhất trên thế giới, vượt lên trên các ngành công nghiệp ôtô và hóa học, nên cần phải quan tâm sâu sắc đến hiện tượng có tầm vóc to lớn và có thể gây nên các hậu quả liên quan đến toàn bộ hành tinh này. Tác động của du lịch lớn đến mức các chiến lược đổi mới là vô cùng cần thiết để đặt mốc cho những chính sách thực sự đối với quốc tế, vùng và địa phương. Các tổ chức như Unesco cùng đặt lại vấn đề mối quan hệ giữa du lịch và đa dạng văn hóa, giữa du lịch và đối thoại giữa các nền văn hóa, giữa du lịch và phát triển. Chính vì vậy UNESCO muốn đóng góp vào cuộc chiến chống lại nghèo đói, bảo vệ môi trường và vào sự coi trọng lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Thông qua phân tích các biến đổi trên phạm vi toàn thế giới nảy sinh từ những cuộc gặp gỡ đôi khi mang tính xung đột giữa các dân tộc và các châu lục, các dự án liên văn hoá của các con đường văn hóa không chỉ cho thấy quá trình lịch sử và địa lý của cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa qua các thế kỷ, chúng còn góp phần suy ngẫm về tương lai của đối thoại giữa các nền văn hóa trong xã hội hiện đại. Các hoạt động liên quan đến du lịch văn hóa tạo ra nhiều cơ hội cụ thể để khuyến khích đối thoại thực sự giữa khách tham quan và chủ nhà, khuyến khích những phương thức hợp tác mới, hiểu rõ hơn về di sản của các vùng đất và đóng góp vào sự phát triển kinh tế và con người. Du lịch văn hoá : hướng tới du lịch có ý thức và tôn trọng văn hoá bản địa (Unesco)
  11. Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu được khởi xướng từ năm 2003 giữa các đối tác IRD (Viện nghiên cứu phát triển, Pháp), Phano (Tổ chức phi chính phủ, Việt Nam) và CASRAD (Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp, Việt Nam), một nhóm nhà nghiên cứu và sinh viên đã tiến hành nhiều cuộc điều tra về cuộc sống ở nông thôn, về các hoạt động và lịch sử của hàng chục làng nghề ở các tỉnh lân cận Hà Nội. Một số làng nghề thủ công tiêu biểu có thể hấp dẫn du khách Việt Nam cũng như du khách nước ngoài. Các làng có mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương và các nghệ nhân nổi tiếng nhất, vì thế họ thực sự mong muốn mở cửa với du lịch văn hóa. Các làng nghề có thể tiếp đón những nhóm du khách nhỏ, giới thiệu cho họ về nghề truyền thống của làng - một số nghề như sản xuất giấy dó đang có nguy cơ mai một vì không được đánh giá đúng và không được thế hệ già truyền lại. Chúng tôi muốn chia sẻ những hiểu biết này trong một cuốn sách hướng dẫn du lịch đem lại thông tin cần thiết cho các nhóm hướng dẫn viên du lịch địa phương cũng như du khách cá nhân. Tình trạng hướng dẫn viên du lịch thiếu hiểu biết về các làng nghề là đáng báo động và đó chính là lý do tại sao dịch vụ của các tổ chức du lịch nhỏ như Sinh Cafe lại quá ít ỏi như vậy. Các làng nghề mà chúng tôi đề cập đến đều giàu truyền thống văn hóa và nằm ở các tỉnh lân cận Hà Nội như Bắc Ninh và Hà Tây. Vốn được coi là đất trăm nghề, đến nay tỉnh Hà Tây có khoảng 400 nghề. Hà Tây nằm ở phía tây của thủ đô, nơi thị trường cao cấp đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng, với con sông Đáy chảy qua nối liền tỉnh với các vùng núi giàu nguyên liệu lâm nghiệp. Hà Tây tập trung các nghệ nhân đan mây tre, dệt lụa và thêu ren nổi tiếng. Do đất đai thường bị ngập lụt vào mùa mưa bão, phần đông dân cư thường làm công việc chế biến nông sản (nấu rượu, sản xuất tinh bột sắn, làm miến, bún, bánh đa). Hà Tây có truyền thống sản xuất thủ công nghiệp hơn Bắc Ninh, các ngành nghề rất đa dạng và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân. Mặt khác, các di sản kiến trúc và tôn giáo giúp Hà Tây trở thành một điểm đến ưa thích của khách du lịch, như chùa Hương với hàng nghìn du khách trong và ngoài nước, chùa Thầy, chùa Đậu. Bắc Ninh nằm ở phía đông của thủ đô, nơi giao nhau của nhiều tuyến đường bộ và đường sông, đặc biệt là đường đi Trung Quốc, nên đã tiến nhanh hơn trong quá trình đổi mới các kỹ thuật thủ công. Với núi non bao quanh đồng bằng, Bắc Ninh, xưa kia thuộc vùng Kinh Bắc, được coi là cái nôi văn hóa của vùng thượng châu thổ, nơi du nhập Phật giáo vào Việt Nam và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Trung Quốc. Đây cũng là nơi phát tích của nhà nước Âu Lạc, vương triều đầu tiên ở đồng bằng. Các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy vị trí quan trọng của nghề sắt và nghề gốm ở vùng này. Nhiều di tích lịch sử và di sản nổi tiếng (chùa Bút Tháp, chùa Dâu) là nơi tổ chức các nghi lễ tưởng nhớ các nhân vật quan trọng, ví dụ như Hai Bà Trưng, hai vị nữ tướng trong cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Trong cuốn sách hướng dẫn du lịch này, chúng tôi đưa ra 10 tuyến đường tham quan, mỗi tuyến đều đi qua nhiều làng nghề và làng văn hóa với các di sản kiến trúc có giá trị. Tiêu chí lựa chọn các làng trong tuyến đường tham quan: rDÓOHIޱUI߄DÔOH TޢOYVޣUDÃDWާUE߃OHDIPDV޽DT޹OHIÆOHOHÆZIBZNBOHUÎOIOHI޴UIVާU C޸RVBDÃDMÆOHʇÈDÔOH nghiệp hóa ở mức độ cao); rDÓOHIޱUSVZޱOUI޹OHHިOW޾JUI޿U޻OHIޱ ;USPOHʇÓN޽UT޹Yݰ߀OHD߄BDÃDOHI޴OIÄOO޻JUJްOH ʇ޲UIBNRVBOޱVYݰ߀OHOHIޱrDÓOIJ rDÓEJTޢOLJްOUSÙDDÓHJÃUS޶ DIÜB ʇޱO ʇÑOI ; rDÓDÃDDI߂UJËVCJ޲V; rHޤO)Æ/޽J 14
  12. nghề thủ công xưa trong lòng một di sản lớn 15
  13. nghề thủ công ở châu thổ sông hồng: lịch sử lặp lại Một đặc trưng của Việt Nam là các thành phố không độc quyền về công nghiệp. Mặc dù chủ yếu trồng lúa, nhưng nông dân vùng châu thổ sông Hồng đã sớm biết đưa công nghiệp và thủ công vào kinh tế nông thôn. Trên thực tế, từ thời phong kiến, hai hoạt động này đã diễn ra trong các làng nghề chứ không phải ở thành thị, nơi vốn là biểu tượng của quyền lực và được coi là những trung tâm tôn giáo và chính trị, nơi trao đổi với nước ngoài. Trước khi giành được độc lập, nghề thủ công vẫn bị coi nhẹ so với các hình thức sản xuất khác. Từ khi bắt đầu chính sách Đổi mới, làng nghề được hồi sinh nhờ mở cửa thị trường, phục hồi kinh tế cá thể và nhờ các chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Di sản kiến trúc và văn hóa phong phú được phục hồi sau hàng chục năm bị đánh giá thấp. Các lễ hội, nghi lễ thờ tổ nghề và thành hoàng được khôi phục, điều này một lần nữa cho thấy sức mạnh của di sản phi vật thể ở làng quê đã gắn kết chặt chẽ thành thị và nông thôn trong nhiều thế kỷ. Đất nghề cổ trong hệ thống đô thị và chính trị đặc biệt Lịch sử xa xưa gắn liền với quan hệ với Trung Quốc Vùng thượng châu thổ sông Hồng: cái nôi của nghề thủ công Việt Nam Nghề thủ công xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu trước khi có cấu trúc làng. Nhưng phải đến khi xã hội tổ chức thành làng, nghề thủ công mới trở thành một yếu tố cấu thành của nền kinh tế và của bản sắc Việt Nam (Trương Minh Hằng, 2006). Ngay từ thế kỷ 1 sau Công nguyên, dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công ở châu thổ sông Hồng đã đạt tới trình độ kỹ thuật tương đối cao. Người ta đã biết đến kỹ thuật luyện kim, đúc đồng và sắt; nghề gốm vốn đã phát triển từ trước, đến thời kỳ này trở nên tinh xảo hơn nhờ kỹ thuật tráng men. Hai nghề thủ công phát triển nhất khi đó là dệt và đan mây tre. Sản phẩm vải bông, lụa, thúng, giỏ bằng mây tre rất nổi tiếng. Ở thế kỷ 3, người ta bắt đầu sản xuất giấy theo kỹ thuật du nhập từ Trung Quốc. Sau đó, để đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm xa xỉ của triều đình và các quan lại địa phương, kỹ thuật chạm trổ vàng bạc được hoàn thiện qua những trao đổi chặt chẽ với Trung Quốc. Sơn mài đã được biết đến từ thế kỷ 4 trước Công nguyên (các đồ vật sơn mài và dụng cụ quét sơn được tìm thấy trong những ngôi mộ thời đó). Tới đầu thiên niên kỷ thứ nhất, nghề thủ công Việt Nam đã được khẳng định (Nguyễn Khắc Viện, 1993). Kết thúc thời Bắc thuộc, các làng nghề bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư đến đất Thăng Long bên bờ sông Hồng, nhiều làng đã phát triển các nghề thủ công. Do được độc quyền, các làng này tập trung sản xuất các sản phẩm thủ công tinh xảo dành cho triều đình, cho các tầng lớp giàu có trong xã hội ở Việt Nam cũng như các nước châu Á khác (Trung Quốc và Nhật Bản) và phục vụ tôn giáo (đồ lụa, gốm, trang sức, đồ thêu, giấy để viết các chỉ dụ của vua, đồ gỗ, đồ khảm trai, tượng ). Nhà nước có cả một phường thợ chuyên xây dựng các tòa nhà nguy nga của vương triều (thợ mộc, thợ sắt, thợ đá, thợ vẽ và sơn mài). “Thợ thủ công của các làng Chàng Sơn và Nhân Hiên chuyên tạc tượng gỗ và ngà voi đã để lại dấu ấn của họ trên những công trình lớn như Văn Miếu, đình Đình Bảng1, Tây Đằng, Chu Quyến, Tương Phiêu, chùa Tây Phương, chùa Thầy. Thương nhân và thợ thủ công được tổ chức thành các phường và phải nộp thuế cao cho nhà vua” (Papin P., 20012). 1 Các làng có tên được in đậm là những điểm thăm quan trong các lộ trình của cuốn sách này. 2 Các danh từ riêng trong ngoặc đơn có kèm ngày tháng là tên các tác giả được nêu trong mục lục sách tham khảo ở cuối cuốn sách. 16
  14. Các xưởng dệt tập trung gần Thành phố Hà Đông là nơi đơm hoa kết trái của mặt hàng tơ lụa cao cấp, trong cụm gồm khoảng mười làng, chuyên cung cấp cho thị trường tiêu thụ và phân phối lẻ rộng lớn của Hà Nội (Gourou P., 1936). Vốn chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ của thị trường trong nước, nhưng các ngành nghề này đã có được danh tiếng ở bên ngoài biên giới quốc gia, ví dụ như vải bông của Bắc Bộ, vải lụa. Đồ gốm được tiêu thụ trên thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhờ chất lượng cao. Nghề thủ công cũng phục vụ cuộc sống hàng ngày của một xã hội làng tự sản tự tiêu: vải bông, đồ gốm, dụng cụ nông nghiệp và thủy lợi, đồ mây tre, chiếu, chế biến nông sản (xay bột, ép dầu, cất rượu ) và các sản phẩm công nghiệp (luyện kim, sản xuất giấy ). Với nguồn nguyên liệu phong phú từ thực vật và động vật, nghề thủ công sản xuất ra nhiều mặt hàng. Mỗi mặt hàng ở mỗi làng lại có vô vàn kiểu sản phẩm khác nhau. Đan mây tre là ngành có số lượng mặt hàng phong phú nhất. Một mặt là nhờ nguyên liệu, tre có ít nhất tám loại với những đặc tính khác nhau, cho phép sản xuất đủ kiểu thúng mủng, với đủ hình dáng, kích cỡ, đan tương đối sít để dùng trong nhà bếp, để chuyên chở thóc lúa, đất, tát nước, phơi lương thực, chứa lương thực, nuôi tằm. Thúng được quét một lớp chống thấm để chuyên chở nước (Gourou P., 1936). Lá cọ là nguyên liệu của một ngành quan trọng: sản xuất nón và áo tơi. Vào thế kỷ 17, các làng nổi tiếng nhất quanh Hà Nội là La Khê, La Cả và La Nội (Hà Tây cũ) chuyên dệt lụa, làng Vạn Phúc (Hà Tây cũ) chuyên dệt gấm, làng Phùng Xá (Sơn Tây) chuyên dệt lượt để may khăn. Các làng Hương Canh, Thổ Hà, Phù Lãng (Kinh Bắc) và Định Xá (Sơn Nam) chuyên làm đồ gốm; làng Đại Bái, Đề Cầu và Đông Mai (Kinh Bắc) chuyên mạ và đúc đồng; làng Đào Xá (Hải Dương) chuyên sản xuất quạt giấy. Các thợ dệt chuyên nghiệp sống ở làng Đan Loan (Hải Dương), thợ kim hoàn ở làng Đồng Sâm và Định Công (Sơn Nam), thợ tiện ở làng Nhị Khê (Sơn Nam), thợ sơn ở Hà Vĩ và Bình Vọng (Sơn Nam), thợ da giày ở các làng Trúc Lâm, Phong Lâm và Văn Lâm (Hải Dương), thợ thêu ở làng Quất Động (Sơn Nam) (Nguyễn Thừa Hỷ, 2002). Trao đổi kỹ thuật và hàng hóa với Trung Quốc Nguồn gốc của các nghề này không thể tìm thấy trong sử sách vì nó được ghi chép trong các gia phả hay câu đối được cất giữ cẩn thận trong các nhà thờ họ. Nhưng chiến tranh đã làm hư hại nặng nề các văn bản này, phá hỏng và làm thất lạc những cuốn sách cổ. Huyền thoại về sự ra đời của nghề, có yếu tố thực hoặc không, và nguồn gốc Trung Quốc của phần lớn các nghề thủ công dường như được nhắc đến trong nhiều sách vở. Một số nghề với kỹ thuật phức tạp, như nghề gốm, thêu, kim hoàn, rèn, dệt lụa, có thể được các quan lại mang về sau những chuyến đi sứ dài ở Trung Quốc. Những chuyến đi ngoại giao này đã tạo điều kiện để trao đổi, giúp tiếp thu những hiểu biết và kiến thức kỹ thuật (Papin, 2001). Một số nghề có thể được du nhập vào các làng thông qua những nghệ nhân nổi tiếng, trong khi đó các “hậu tổ nghề”, trong đó có những viên quan hay nhà sư đã từng đi chu du nhiều, lại khởi xướng những kỹ thuật mới (xem Đại Bái, Lộ trình 3 và Chuôn Ngọ /Cửu Lâu /Hàng Khay, Lộ trình 6) và nâng cao chất lượng của nghề thủ công. Các kỹ thuật do người nước ngoài hay thợ giỏi trong làng dạy lại được coi như bằng chứng công nhận đối với dân làng rằng nghề trồng lúa không đủ nuôi sống con người ở vùng đồng bằng quá đông dân này. Nơi thờ tự và các công trình tôn giáo được xây dựng để tỏ lòng biết ơn của người dân và là nơi tổ chức lễ hội hàng năm. Là chư hầu của Trung Quốc trong hơn một nghìn năm (từ 111 tr. CN đến 938 sau CN), Nhà nước phong kiến Việt Nam phải cống nộp các sản phẩm thủ công trong suốt nhiều thế kỷ. Nhà nước kiểm soát các thần dân và thu nhiều loại thuế, bắt lao dịch và bắt lính thợ thủ công bị đánh thuế rất nặng nếu không bị trưng dụng và bắt ép đi khỏi làng để làm việc trong các xưởng của Nhà nước (công trường đóng tàu, sản xuất vũ khí, đúc tiền), hay đi xây dựng nhà lầu, cung điện để mở rộng đô thị ở thế kỷ 16 và 19 theo chế độ công tượng, tương đương với nghĩa vụ lao dịch (Nguyễn Thừa Hỷ). “Thuế đất dùng để trả đồ cống nạp cho Trung Quốc: trong danh sách các sản phẩm được chấp nhận năm 1724 thay cho tiền thuế đất có liệt kê rượu, vải bông mịn, vải bông thường, lụa trơn, lụa Ỷ La, vải the, lụa sa tanh, giấy các loại, chiếu thường, hàng mã ” (Gourou P., 1936). 17
  15. Vào thế kỷ 19, nếu muốn được miễn lao dịch hay miễn đi lính, thợ thủ công phải gia nhập các phường nghề và nộp thuế bằng sản vật, trong khi vẫn phải sản xuất theo những tiêu chuẩn do Nhà nước quy định. La Khê phải nộp mỗi năm 600 tấm lụa; ở Bát Tràng, mỗi người thợ phải nộp 300 viên gạch vuông già; các phường Yên Thái và Hồ Khẩu phải nộp vài trăm tờ giấy các loại (Nguyễn Thừa Hỷ, 2002). Hoạt động nghề dựa trên quan hệ thương mại đặc biệt với các đô thị 36 phố phường: mối liên hệ giữa đô thị buôn bán và làng nghề thủ công Nghề thủ công đã gia nhập từ rất lâu vào mạng lưới các mối quan hệ lâu đời, gắn với kinh đô qua khu “36 phố phường” và với các vùng cung cấp nguyên liệu, các thị trường trong nước và quốc tế (đặc biệt là Trung Quốc). Khu phố cổ “36 phố phường” của Hà Nội là một trong những tuyến đường đầu tiên để khách du lịch hiểu được văn hóa nghề ở miền Bắc Việt Nam và văn hóa đó ăn sâu nơi đây như thế nào. Trên thực tế, vào thế kỷ 17 xuất hiện những phố chuyên bán một loại mặt hàng được sản xuất ở các làng nghề vùng châu thổ sông Hồng hoặc ngay cạnh kinh đô, quanh hồ Tây. Có khoảng 100 phố, chứ không phải 36, con số 36 được chọn vì là số may mắn. Mỗi phố mang tên thứ hàng hóa được bán ở đó: Hàng Đường, Hàng Gai, Hàng Bài, Thợ Nhuộm, Bát Sứ, Hàng Bông, Hàng Gà, Hàng Khay, Hàng Thiếc, Hàng Trống, Hàng Quạt, Hàng Lược Đôi khi người bán hàng cũng chính là thợ sản xuất. Nhiều đền thờ các vị tổ nghề đã được xây dựng. Cư dân của mỗi phố đều là những người thợ quê gốc ở một hay vài làng cùng làm một nghề: ở phố Hàng Bạc là những người thợ đến từ làng Định Công (huyện Thanh Trì, Hà Nội), chuyên làm đồ trang sức bằng bạc, từ làng Trấn Khê (Bình Giang, Hải Dương) và làng Đồng Sâm (Thái Bình), chuyên sản xuất bát đĩa bằng bạc. Hàng Đồng chuyên sản xuất đồ đồng và bán sản phẩm của các làng Đại Bái và Ngũ Xã. Xung quanh hồ Tây cũng có nhiều làng, hay phường: một vài làng trồng rau (Nghi Tàm, Quảng Bá) hoặc hoa quả để cung cấp rau quả tươi cho triều đình; các làng khác (Yên Phụ) làm tranh hay đúc đồng (bán đảo Ngũ Xã, trên hồ Trúc Bạch). Các phường ở bờ tây Hồ Tây nổi tiếng với nghề dệt lụa (Bái Ân), lĩnh (Võng Thị) và gấm (Trích Sài). Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Thanh Trì và Thúy Ái ở phía nam Hà Nội nổi tiếng với nghề nuôi tằm. Nhiều làng sống bằng nghề làm giấy rất phát đạt như Yên Thái, Hồ Khẩu và Nghĩa Đô; các làng này nằm trên bờ nam của hồ Tây và gần Cầu Giấy. Phường Yên Thái, hay Bưởi, ban đầu chuyên làm giấy thường, sau đó, khoảng cuối thế kỷ 16, bắt đầu sản xuất một loại giấy rất đẹp để bán cho triều đình (Papin P., 2001). Nghề làm giấy phát triển ở các làng cạnh hồ vì nó cần rất nhiều nước, ngoài ra các làng này còn gần sông Tô Lịch, đường sông huyết mạch để đi ra sông Hồng, để giao thương giữa Hà Nội và Hà Tây. Hệ thống trao đổi giữa kinh đô và các làng ở ngoại ô và ở châu thổ sông Hồng đã giúp lập nên một quá trình đô thị hóa nông thôn và sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Hà Nội. Trong bán kính tương đương với một ngày đi bộ từ kinh đô, có cả một mạng lưới chợ mà những người buôn bán ở kinh đô thường xuyên đi đến (Nguyễn Thừa Hỷ, 2002). Nhờ hệ thống này, vùng ảnh hưởng của đô thị được mở rộng, nhưng cho đến lúc đó, sự phát triển thương mại vẫn bị Nhà nước phong kiến kiềm chế. Vì thế, hội nhập thương mại của nông thôn và của đất nước chỉ diễn ra quanh hoạt động của 36 phố phường. Nhờ vị trí thuận lợi ở gần các sông Hồng, Tô Lịch và Kim Ngưu, khu 36 phố phường trở thành trung tâm trao đổi nội vùng và với nước ngoài (Nguyễn Thừa Hỷ, 2002). Sự hội nhập này là hai chiều và kéo dài đến tận bây giờ: “Đúng là nông thôn đã nuôi sống thành thị, nhưng tiền của thành thị, có được nhờ quan hệ thương mại được thiết lập rất sớm giữa kinh đô và các làng ở châu thổ, lại chảy về nông thôn, ban đầu dưới dạng đơn đặt hàng, sau đó người đã đi khỏi làng lại đầu tư về quê bằng số tiền kiếm được ở thành thị” (Papin P., 2001). Đặc biệt, thợ thủ công và người buôn bán đến sống ở 36 phố phường vẫn giữ liên hệ với quê hương, nơi họ có thể được hưởng những lô đất công được chia theo kỳ (Papin P., 2001). Họ cùng nhau đóng góp để xây dựng đình và đền thờ vọng ở khu phố mà họ đang sống để luôn nhớ về quê hương bản quán (Nguyễn Thừa Hỷ, 2002). 18
  16. Khi triều đình chuyển vào Huế năm 1806, các xưởng thủ công của Nhà nước suy thoái dần. Nhà nước nới lỏng kiểm soát nghề thủ công, khuyến khích tư nhân buôn bán và phát triển nghề. Thương nhân Hoa kiều tham gia thị trường đã thúc đẩy sự thịnh vượng của thương mại và nghề thủ công ở Hà Nội kể từ đầu thế kỷ 19 (Nguyễn Thừa Hỷ, 2002), đặc biệt là xuất khẩu về nước họ. Cuối thế kỷ 19, theo một báo cáo trình lên triều đình Huế, “9 phần 10 số kén tằm do làng La Khê sản xuất ra được xuất khẩu sang Trung Quốc”. Họ còn tham gia buôn bán giấy do các làng quanh hồ Tây sản xuất ra bằng cách cho vay vốn để mua vỏ cây dó, sau đó thu lời bằng thành phẩm (Nguyễn Thừa Hỷ, 2002). Thành thị Việt Nam, nơi đặt chính quyền và phát triển thương mại Ở Việt Nam xưa kia, thành thị tượng trưng cho sự hiện diện của chính quyền và được coi như những trung tâm tôn giáo. Các đô thị là nơi cất giữ vũ khí, bảo đảm an ninh cho lãnh thổ quốc gia, nơi ở của vua chúa, những người mang thiên mệnh, hay của đại diện của họ (Langlet Quách Thanh Tâm, 1993). Quan lại, đặc biệt là hoạn quan, khi cuối đời quay về quê, thường tham gia tích cực vào công việc của địa phương. Đổi lại, dân làng dựng những tấm bia tôn vinh họ (Phạm Thị Thùy Vinh, 2003) (xem Phù Ninh, Lộ trình 2). Khác với Trung Quốc, nơi tầng lớp tinh hoa sống ở thành thị, Việt Nam sản sinh ra một tầng lớp quan lại mà một phần xuất thân từ nông thôn và về cuối đời lại trở về đây. Cũng như vậy, sau khi đã làm giàu ở Hà Nội, một số thợ thủ công trở về đầu tư ở quê để mua đất hay xây nhà. Những người thợ phát đạt còn đóng góp để xây dựng các công trình tôn giáo ở quê hương. “Vì văn minh truyền thống Việt Nam mang đậm chất nông thôn. Nó không tỏa từ thành thị về nông thôn, mà có nền tảng ở làng quê. Chức năng trí tuệ cũng nằm ở nông thôn cùng với các nhà nho. Nhà nước Nho giáo nằm ở làng, còn văn hóa bác học nằm trong văn hóa dân gian” (Fourniau, Ch., 1991). Ở quanh thành Thăng Long (nay là Hà Nội) và dọc theo bờ sông Hồng, có họp chợ để đáp ứng nhu cầu của gia đình các quan trong triều và quân đội. Ven hồ Tây cũng có nhiều chợ, nơi trao đổi sản phẩm của các làng xung quanh, đặc biệt là chợ Bưởi chuyên bán giấy và một chợ khác gần Cầu Giấy. Phố Hàng Đào, phố của thợ nhuộm tơ lụa, cũng là một chợ chuyên bán các sản phẩm từ lụa. Đền Bạch Bố (Vải trắng) được xây dựng ở số nhà 47. Thợ thủ công từ các làng La Cả và La Khê đến đây bán the, từ làng Đại Mỗ đến đây bán cấp, lụa, đũi, từ Vạn Phúc đến bán gấm, từ Bưởi đến bán lĩnh (Nguyễn Thừa Hỷ, 2002). Chợ thường họp ở chân các cửa ô của Kẻ Chợ. Vào thế kỷ 18, có 8 chợ lớn, ngoài ra còn nhiều chợ chuyên bán một mặt hàng, như chợ gạo, chợ cá, hay chợ ếch. Ở các bến sông Hồng, có nhiều chợ nhỏ; mắm, muối và đường được buôn bán ở những phố cùng tên gần sông Hồng: Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Đường. Tuy nhiên, học thuyết Nho giáo vốn chỉ tập trung vào xã hội nông thôn, đánh giá thấp hoạt động buôn bán, vì thế hạn chế sự phát triển của tầng lớp tư sản thương mại và công nghiệp. Thương nhân chiếm vị trí thấp nhất trong thứ bậc lao động: “sĩ, nông, công, thương” (Papin P., 2001). Nghề thủ công gắn với nơi buôn bán ở làng và ngoại ô, nơi giao nhau của các đường sông Sự ra đời và phát triển của các làng nghề trong vùng đồng bằng chằng chịt đường sông khiến các chợ làng ở Kinh Bắc, phía đông Hà Nội, trở nên năng động và củng cố thêm văn hóa thương mại và các mạng lưới trao đổi. Ở các làng Phù Lưu, Đình Bảng, Đồng Kỵ, Trang Liệt và Phù Ninh có những chợ lớn từ thế kỷ 18-19. Một tấm bia ở chùa Đoan Minh, làng Thổ Hà (xem Lộ trình 1b), được dựng năm 1693, cho thấy: “dưới triều đại này, làng chúng ta đã có một bến sông để họp chợ 12 lần mỗi tháng. Người ta bán đồ sành và gốm: người bán chất đồ thành đống, của cải, hàng hóa lưu thông tự do và dồi dào. Mỗi gia đình có lò riêng để sản xuất các dụng cụ. Lễ hội được tổ chức vào mùa thu hàng năm”. Cũng như vậy, trên cổng làng Phù Lưu, nơi họp chợ Giàu, viết: “Nơi đây có tất cả hàng hóa và sản vật của huyện Đông Ngàn, đây là chợ lớn nhất tỉnh Bắc Ninh” (Phạm Thị Thùy Vinh, 2003). 19
  17. Thời đó, Phù Lưu có khoảng 30 nhà kinh doanh đồ đồng, đồ thiếc, đồ gốm, vải lụa, chiếu, vừng, bông, cày, trâu bò và nông sản, thực phẩm chế biến. Khác với các chợ khác trong vùng, phần lớn các mặt hàng bày bán ở chợ Giàu được sản xuất ở các làng nghề. Người Trang Liệt bán các vật dụng bằng đồng của Đại Bái; đồ gốm được sản xuất ở Thổ Hà, Phù Lãng và Bát Tràng; vải ở các làng dệt Tương Giang và Đình Bảng; người Đồng Kỵ bán trâu; rượu được nấu ở Quan Do, Cẩm Giang và Vân; lưỡi cày và các nông cụ khác bằng sắt được sản xuất ở Đa Hội và Đồng Xuất (DiGregorio, M., 2001). Người Kinh Bắc tích cực tham gia phát triển thương mại giữa đồng bằng và miền núi, cũng như giữa vùng châu thổ với kinh đô Kẻ Chợ. Người buôn bán ở Trang Liệt (cạnh làng Đồng Kỵ) đi mua đồng ở rất xa, rồi đem bán lại ở các chợ làng hay ở kinh đô (Phạm Thị Thùy Vinh, 2003). Các chợ chuyên bán một loại hàng thường gắn với các làng nghề. Mỗi chợ mang tên mặt hàng kinh doanh của riêng mình: chợ trâu, chợ gạo, chợ tơ lụa. Thổ Hà từ rất lâu đã nổi tiếng với nghề làm gốm. Vào thế kỷ 18, sân chùa làng là nơi họp chợ gốm đến 12 phiên mỗi tháng. Từ thế kỷ 15, làng Bát Tràng trên bờ bắc sông Hồng, nổi tiếng với nghề làm đồ gốm và sành, cũng có một chợ họp hai buổi mỗi ngày. Chợ họp trên bờ sông và thu hút nhiều thuyền buôn. Chợ Nội Đồ (huyện Yên Phong) nổi tiếng với các sản phẩm rèn (kim khâu, xích sắt), chợ Đại Bái với đồ đồng đúc. Nhiều làng nghề có chợ ngay trong làng để bán sản phẩm của mình, nhưng không một chợ nào có thể chuyên bán chỉ một mặt hàng duy nhất (Nguyễn Đức Nghinh, 1993). Vùng đồng chiêm trũng: cần phát triển nghề phụ Ở đồng bằng được phù sa bồi đắp và đông dân này, với hệ thống sản xuất lúa gạo rất mạnh mẽ và đòi hỏi nhiều nhân lực trong những thời kỳ cao điểm, nhân dân phải chịu những tháng ngày dài thất nghiệp khi không có mùa vụ. Nghề thủ công là một cách để sử dụng thời gian lúc nông nhàn. Theo Pierre Gourou, vào những năm 1930, ở vùng trồng hai vụ lúa mỗi năm, các gia đình cần trung bình 125 ngày công mỗi năm. Họ coi nghề thủ công như một hoạt động phụ bên cạnh nông nghiệp. Ở những làng quá thiếu đất hay những làng phát triển các nghề rất chuyên biệt đòi hỏi tay nghề cao, nghề thủ công trở thành công việc chính. Ở những làng không thể trồng lúa vụ mùa do lũ lụt, nghề thủ công phát triển để tận dụng nhân công nhàn rỗi (Gourou, 1936). Vì thế ở những vùng đất trũng phía nam tỉnh Hà Đông và Hà Nam, công nghiệp rất phổ biến, đặc biệt có nhiều thợ mộc lưu động. Các làng nằm bên bờ sông rất thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên liệu từ các vùng núi và trung du miền Bắc, ví dụ như mây, tre, củ dong (để làm miến). Điều này phần nào giải thích vì sao lại có nhiều làng nghề đan mây tre và chế biến thực phẩm dọc theo sông Đáy (Hà Tây). Chuyển đổi hệ sản xuất của các làng nghề thời kinh tế tập thể Vai trò hỗ trợ của Nhà nước đối với một số nghề Từ năm 1954, sản xuất cá thể bị cấm. Dân làng gia nhập các hợp tác xã nông nghiệp hay thủ công trong bối cảnh đất nước đang củng cố tiềm năng công nghiệp. Khoảng năm 1963, họ tham gia chiến đấu bằng cách vừa sản xuất của cải cho cuộc sống hàng ngày, vừa sản xuất để xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ lớn của các nước XHCN anh em, và với quy mô nhỏ hơn cho quân đội, tham gia vào kinh tế tập thể (DiGregorio, M., 1999). Khi đó, nghề thủ công ghi nhận hai sự vận động trái ngược: một mặt, sản xuất đi xuống ở một số khu vực vì sản xuất cá thể bị cấm; mặt khác, sản xuất tăng trưởng trong một số khu vực mà Nhà nước tham gia nhiều nhất thông qua các hợp tác xã thủ công. Các hợp tác xã này phải đảm nhận nhiều chức năng: OMݰ߂OHޢNÃZNÓDOÔOHOHIJ޴QWÆUI߄ZM߂JOIީNUɵOHT UޣOYVޢE߃OHD߃TޱVD߄Bʇ޶BQIݰݯOHWޤPʇÃQ߅OHOIVDޢNCޢrʇ lương thực và cung cấp cho cuộc sống hàng ngày (quần áo, giấy, đồ gỗ, đồ gốm sứ, nông sản, thực phẩm ); 20
  18. ON޾JOÆZWÑʇBOHMÆޢZDIBZ/IÆOݰ޾DD޽OHTޥUSPOHLIJ5ÄZ§VU VTBOHDÃDOݰ޾DȫÔOH§VޥULIޣUIÆOHYVޣOYVޢrT thời kỳ chiến tranh lạnh. Không thể vừa làm nghề thủ công, vừa làm nông nghiệp. Khi vào hợp tác xã thủ công, người thợ bị mất mảnh đất nhỏ của mình. Vì thế, một số người lựa chọn sản xuất thủ công chui và gặp nhiều khó khăn khi tìm mua nguyên liệu, vì nguyên liệu được Nhà nước độc quyền kinh doanh thông qua các hợp tác xã. Nhà nước chuyển đơn đặt hàng đến một số hợp tác xã. Hợp tác xã thêu Quất Động (Cờ Đỏ), thành lập năm 1961, may cờ và cờ hiệu cho Bộ Quốc phòng. Ở Dương Ổ, năm 1974, công việc chính của người thợ là sản xuất giấy để làm pháo (DiGregorio, M., 1999). Vai trò của hợp tác xã trong việc phổ biến và hiện đại hóa các kỹ thuật thủ công Sau cách mạng, thị trường đồ xa xỉ xưa kia dành để cống nạp cho Trung Quốc, sau đó để cung cấp cho các tầng lớp tư sản giàu có, không còn nữa. Nghề thủ công lại phát triển do thị trường Đông Âu mở cửa đối với các sản phẩm mỹ nghệ. Các hợp tác xã đã vực dậy được một số nghề khỏi giấc ngủ thời hậu thuộc địa. Đó là trường hợp của làng Phù Lãng với nghề làm gốm bị mai một, hay của Bát Tràng, nay đã trở thành một trong những làng nghề nổi tiếng nhất vùng. Nghề gốm đòi hỏi những khoản đầu tư lớn để duy tu các lò nung mà chỉ hợp tác xã mới đủ năng lực. Đan mây tre, chạm khắc gỗ và khảm trai được Nhà nước và chính quyền tỉnh hỗ trợ rất nhiều. Các hợp tác xã mở nhiều khóa đào tạo cho nông dân quanh các làng nghề nổi tiếng nhất - Phú Vinh (Lộ trình 8) với nghề đan mây, Phù Khê và Thiết Ứng (Lộ trình 1) với nghề chạm khắc gỗ, Quất Động (Lộ trình 6) với nghề thêu - nhằm có đủ số thợ để thực hiện các đơn đặt hàng từ thị trường Đông Âu rộng lớn. Nhà nước tập hợp các nghệ nhân để đào tạo đội ngũ thợ thủ công mới. Nhà nước đảm nhận các đơn đặt hàng, kinh doanh nguyên liệu và thành phẩm. Kiến thức kỹ thuật được truyền đạt thông qua các khóa dạy nghề và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình. Nghề đan mây lúc đầu chỉ có ở Phú Vinh, sau lan rộng ra tất cả các làng của xã Phú Nghĩa, rồi các xã lân cận cũng bắt đầu quan tâm đến nghề này. Mọi người đến học nghề ở các xưởng sản xuất trong hai tháng. Đến năm 1970, người dân các xã Trường Yên, Trung Hoa, Đông Phương Yên, Ninh Sở (Thường Tín) đã mời các nghệ nhân ở Phú Vinh đến dạy nghề. Trong những năm 1960, nhờ các khóa học của một vài nghệ nhân chạm khắc gỗ ở các hợp tác xã Thiết Ứng, Phù Khê và Kim Thiều (Lộ trình 1), số lượng thợ tăng lên nhanh chóng. Từ vài chục người trong những năm 1960, các hợp tác xã đã có từ 100 đến 150 thợ vào cuối những năm 1970. Thu nhập của thợ thủ công cao gấp nhiều lần thu nhập của nông dân. Làng Hạ Thái (Lộ trình 5), trung tâm sơn mài mới của Hà Tây, đã tiếp nối được Bình Vọng, cái nôi của nghề, khi lập ra một hợp tác xã vào khoảng những năm 1960. Một giảng viên của trường Mỹ thuật Hà Nội, quê gốc ở làng này, đã quay về đây để cùng anh trai mình thành lập ra hợp tác xã. Ông tổ chức các khóa đào tạo cho vài chục dân làng và phát triển nghề. Nông dân làng Duyên Trường cạnh đó cũng bỏ nông nghiệp để gia nhập hợp tác xã thủ công. Tuy nhiên, tổ chức và quản lý kém, chất lượng không đồng đều, và nhất là tiền lương xã viên thấp là những nguyên nhân khiến hợp tác xã không phát huy được tất cả kỹ thuật mà các nghệ nhân đã truyền lại cho nông dân. Trong những năm 1980, hợp tác xã sơn mài Hạ Thái, làng với 700 dân, phải mất đến 6 tháng mới sản xuất được một mặt hàng. Đôi khi hàng hóa bị trả lại vì không đạt chất lượng. Những người thợ nổi tiếng không phát huy được tài năng và óc sáng tạo của mình vì họ chỉ cần làm giống hệt những mẫu mã do Nhà nước áp đặt. Một vài dân làng vào hợp tác xã chỉ để được nhận thóc gạo. Khi thị trường Đông Âu sụp đổ, các hợp tác xã phải đóng cửa vì không tiêu thụ được sản phẩm. Các hợp tác xã dệt được thành lập để cung cấp vải cho các cửa hàng Nhà nước. Thợ dệt được cấp những khung dệt rộng hơn khung dệt truyền thống, đôi khi họ làm việc tại nhà. Một số phụ nữ cố giữ nghề một cách giấu giếm, nhưng rất khó mua sợi vì Nhà nước độc quyền kinh doanh mặt hàng này. 21
  19. Nghề bị mai một vì cơ chế hợp tác xã Cho dù trong lĩnh vực đồ mỹ nghệ hay đồ gia dụng cho cuộc sống hàng ngày, các hợp tác xã đều góp phần làm suy tàn một số nghề. Thổ Hà (gốm chất lượng cao), La Khê (tơ lụa cao cấp) là những ví dụ tiêu biểu. Từ nhiều thế kỷ, Thổ Hà chuyên sản xuất đồ gốm phục vụ các mục đích văn hóa, gia dụng hay tôn giáo; tiểu sành cực kỳ tinh xảo là sản phẩm nổi tiếng của làng (Lộ trình 1b). Thời kinh tế tập thể, một hợp tác xã đã được lập ra, rồi bị giải thể vào đầu những năm 1990. HTX gồm khoảng 500 xã viên và nằm xa làng. Người ta sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước và theo ý thích của khách hàng, chủ yếu là chum vại dùng trong cuộc sống hàng ngày. Do thu nhập thấp, xã viên bỏ bê chất lượng công việc. Nhà nước đảm nhận vai trò kinh doanh và tổ chức sản xuất, nhưng không bù lỗ được nữa. Dân làng bỏ nghề. Phần lớn thợ giỏi đã chết, mang theo cả các kỹ thuật làm nghề. Một nghề mới xuất hiện: làm bánh đa từ bột gạo. Một gia đình thợ thủ công nổi tiếng cố gắng khôi phục nghề truyền thống, chủ yếu sản xuất tiểu sành chất lượng cao và đã thành lập một hợp tác xã tư nhân mới với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa. Kết quả thu được vẫn còn khiêm tốn. La Khê (Lộ trình 4) chuyên dệt the, loại vải chất lượng cao rất nhẹ, có dệt hoa và trong suốt, dùng để cống nạp cho Trung Quốc và dành cho giới tư sản Hà Nội. Nghề này đã biến mất hoàn toàn, mặc dù dưới thời Pháp thuộc, La Khê còn hơn cả Vạn Phúc về số thợ lành nghề. Thời kinh tế tập thể, một khu vực thủ công được lập ra trong hợp tác xã nông nghiệp. Nghề dệt lụa biến mất khỏi các xưởng gia đình, còn dân làng đã chuyển sang nghề khác sau khi hợp tác xã giải thể. Theo một trong những nghệ nhân cuối cùng của La Khê, chính tình trạng đa ngành nghề của dân làng đã giết chết nghề truyền thống, hạn chế các khả năng phát triển của một nghề cần đầu tư lớn về máy móc, cải tiến kỹ thuật và đào tạo. Thiếu thị trường là yếu tố cuối cùng huỷ hoại một trong những làng nghề lụa nổi tiếng nhất. Để khôi phục nghề truyền thống có từ hàng trăm năm của làng, năm 2005, UBND và HTX nông nghiệp, với sự hỗ trợ của ông Nguyễn Công Toàn, một nghệ nhân đã 80 tuổi, trước đây vốn là phó chủ nhiệm hợp tác xã, thành lập một hợp tác xã thủ công với mục đích sản xuất các loại vải từng làm nên tên tuổi của làng La Khê. Người ta mua về khoảng mười khung dệt chạy môtơ điện và trả công khoán cho thợ. Nhưng do thu nhập thấp nên không thu hút được những người thợ có đủ kiến thức kỹ thuật cần thiết để phục hồi nghề. Chiến tranh mất các thị trường lớn và tình hình xã hội bất ổn do nhiều năm chiến tranh, đàn ông ra trận, là những nguyên nhân làm mất đi một số nghề thủ công, khi các hợp tác xã không tiếp nối được nghề. thị trường dưới mọi hình thức: có hoặc không có sự quản lý của nhà nước Khi bức tường Berlin sụp đổ, các hợp tác xã mất đi nơi tiêu thụ hàng hóa chủ yếu là thị trường Đông Âu. Sau hàng chục năm hoạt động dưới sự kiểm soát của Nhà nước, người thợ lại đứng trước những thách thức khó khăn: hoặc tiếp tục làm việc và tự tìm kiếm những thị trường mới, trong bối cảnh đối mới kinh tế, hoặc không có việc làm. Nhờ truyền thống nghề và quan hệ cá nhân giữa người thợ với các mạng lưới xã hội, nhất là quan hệ của họ với giới kinh doanh Hà Nội - truyền thống gắn bó lâu đời với khu 36 phố phường -, các làng đã thích nghi được với tình hình Đổi mới. Một số người thợ đứng ra mở doanh nghiệp kinh doanh phát đạt trên quy mô quốc tế, một số chuyển sang các ngành sản xuất hay kinh doanh khác, có người bỏ làng đi hoặc quay lại làm nông nghiệp. Những bước đi đầu tiên của Đổi mới, hay một số làng đã sẵn sàng mở cửa thị trường như thế nào ? Hệ thống sụp đổ, một số lãnh đạo địa phương đồng tình Một số làng nghề tích cực nhất của tỉnh Bắc Ninh đã từng phát triển trước khi Đổi mới nhờ có được sự đồng tình của chính quyền địa phương, vì họ đã ý thức được về sự sụp đổ của hệ thống. Một số thợ rời bỏ các hợp tác xã hoạt động kém và tiếp tục làm nghề một cách giấu giếm. Vài làng như Đại Bái và Dương Ổ đã từng tham gia sản xuất quân nhu (Đại Bái: mũ, khóa thắt lưng, đạn dược; Dương Ổ: giấy), chuyển sang sản xuất cá thể từ rất sớm. 22
  20. Ở Dương Ổ (Lộ trình 1), nhóm sản xuất giấy là nơi duy nhất đủ khả năng kinh doanh các mặt hàng do các hộ thủ công sản xuất. Trước khi chuyển sang kinh tế thị trường trong những năm 1980, kinh doanh các sản phẩm thủ công chỉ được phép nhờ sự can thiệp không chính thức của một số nhà lãnh đạo chính trị vốn đồng tình với hoạt động của các nhà sản xuất tư nhân. Cùng với tăng trưởng sản xuất, Dương Ổ trở thành trung tâm của một mạng lưới sản xuất theo dây chuyền bao gồm nhiều làng, và cả phần tham gia nhỏ của quân đội. Tuy nhiên, khó khăn nằm ở chỗ thu mua nguyên liệu. Nếu như có thể mua được vỏ cây dó thông qua mạng lưới thương mại với người dân miền núi, thì mua giấy để tái sinh lại khó khăn hơn. Ở một vài nơi, người ta đổi gạo lấy giấy đã qua sử dụng. Trong giai đoạn này, thợ thủ công ở Dương Ổ thiết lập được quan hệ với lãnh đạo các nhà máy giấy nhỏ của Nhà nước, do đó họ tiếp cận được với các xưởng sản xuất cơ giới hóa và làm quen với các phương thức sản xuất khác mà họ chưa từng biết đến (DiGregorio, 1999). Sự năng động của các làng buôn bán: giữa làm ăn bất hợp pháp, cách làm mạnh dạn và óc kinh doanh Ở Đồng Kỵ (Lộ trình 1), bốn lái trâu bắt đầu con đường bất hợp pháp, đầy rủi ro và nguy hiểm (một số bị bỏ tù) là kinh doanh đồ gỗ cổ, việc làm này vốn bị hạn chế trong thời gian chiến tranh. Họ khai sinh ra một nghề mới và đưa làng vào cụm làng năng động nhất vùng châu thổ. Ở làng tái chế sắt thép Đa Hội, nhiều người thợ tiếp tục sản xuất giấu giếm, không muốn gia nhập hợp tác xã. Phụ nữ đảm trách phần cung cấp nguyên liệu và bán nông cụ do các xưởng sản xuất ra. DiGregorio kể lại rất rõ trong luận án của mình nỗi vất vả của họ, những nữ chiến binh thực sự trong buôn bán chui, để đi qua cầu tới thủ đô. Tác giả này cho thấy cách mà những người thợ và người buôn bán này sử dụng để duy trì được mạng lưới kinh doanh và xã hội trước kia của họ trong thời kỳ kinh tế tập thể: “Giống như họ từng làm thời xưa, những người buôn bán và thợ thủ công của các làng này khéo léo lẩn tránh chính quyền bằng mọi cách: giả vờ không biết luật, thông đồng với nhau không phối hợp và dựng lên một bức tường bí mật quanh hoạt động nghề của những người dân khác của làng, nếu chính quyền có lòng trắc ẩn thì xin được giúp đỡ trực tiếp, chiến lược phân công phụ nữ buôn bán hàng, sống tách biệt bên trong cổng làng. Không phải vô cớ mà nạn buôn lậu và hàng giả lưu thông trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa song hành lại bắt nguồn từ các xưởng sản xuất ở Đa Hội”. Thời kỳ 1980-1990: những bài học nặng nề từ kinh doanh tự do Cùng với sự tan rã của Đông Âu, các hợp tác xã bị phá sản. Người thợ phải tìm kiếm những thị trường mới. Làm thế nào để lấy lại được tính năng động của các làng sau thời kỳ gò bó trong hợp tác xã? Ở Phù Lãng, sau khi hợp tác xã giải thể, người thợ lại bắt đầu sản xuất cá thể và nung đồ gốm của mình trong lò của hợp tác xã, chủ yếu tập trung ở Thủ Công. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với thị trường và đáp ứng các đơn đặt hàng. Nhà nước bố trí làng Thủ Công làm nghề thủ công vì ở đây không bị ngập lụt, còn các làng khác làm nông nghiệp. Người thợ cố gắng thích nghi để thay đổi chủng loại sản phẩm. Ban đầu, Phù Lãng chủ yếu sản xuất đồ gốm gia dụng cho thị trường địa phương: chum vại to màu da lươn để đựng rượu, và cả ngói. Thị trường khi đó rất hẹp và khó thích ứng với cách sống ngày càng hiện đại. Những mặt hàng này không bán được ở miền Nam. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm không đồng đều vì lò nung đốt bằng củi. Từ những năm 1980, một số thợ bắt đầu sản xuất tiểu sành giống như làng Thổ Hà, lúc đó Thổ Hà đang đánh mất dần nghề. Tiểu của Thổ Hà đắt hơn của Phù Lãng, mà các hình đắp lại đơn giản. Do kỹ thuật sản xuất không phức tạp nên làm tiểu không cần bàn xoay, chỉ cần khuôn. Từ đầu những năm 2000, nhiều thợ trẻ đã tiếp bước ông cha mình, từ bỏ sản xuất tiểu sành và chum vại. Họ chuyển sang làm đồ gốm trang trí giống như Nhung, một thợ trẻ được đào tạo ở Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội. Năm 1965, ở Đồng Kỵ chỉ có 8 gia đình chuyên làm “đồ gỗ mỹ nghệ”. Mặc dù đã xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh, nhưng phải đến cuối những năm 1980, cùng với chính sách Đổi mới cho phép tự do buôn bán gỗ và sau khi xuất hiện tầng lớp trung lưu, thì nghề này mới thực sự phát triển. Sau hai thập kỷ, sự năng động của làng buôn trâu và tiểu thủ công đã nổi tiếng khắp cả nước và kiểm soát được phần lớn thị trường gỗ, xuất khẩu đồ gỗ chất lượng cao sang các nước châu Á khác, nhất là Trung Quốc, thông qua các mạng lưới kinh doanh cũ và mới. Ngay từ đầu thời kỳ Đổi mới, những 23
  21. người dân táo bạo này đã phát triển được nghề, mặc dù vẫn còn những rào cản của hệ kinh tế tập thể: từ 1970 đến 1985, số lượng thợ tăng từ 100 lên đến 1000 người. Hiện đại hóa và lựa chọn công nghiệp hóa: giữa đổi mới và óc kinh doanh Giai đoạn cơ khí hóa sản xuất đầu tiên diễn ra dưới thời hợp tác xã. Khi phần lớn các hợp tác xã bị giải thể vào đầu những năm 1990, xã viên đã mua lại máy móc và tiếp tục sản xuất tại nhà. Cùng với chính sách Đổi mới, người thợ ý thức được về sự cần thiết phải tăng trưởng sản xuất và hiện đại hóa công nghệ để thâm nhập vào các thị trường mới, họ đã tìm mọi cách để mua được máy móc. Mạng lưới buôn bán sợi đặt ở Tp Hồ Chí Minh đã giúp các làng như La Phù nhanh chóng hiện đại hóa các xưởng dệt kim. Các xưởng ở Vạn Phúc được trang bị khung dệt chạy điện rất hoàn hảo: tóm lại, các làng dệt, làm giấy và tái chế sắt thép đã vượt qua được giai đoạn bán công nghiệp để bước vào nền kinh tế thị trường. Họ phải đương đầu với cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt với các xí nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc. Hai trường hợp điển hình là Dương Ổ và Đa Hội (Bắc Ninh). Từ 1974 đến 1994, Dương Ổ chủ yếu sản xuất giấy làm pháo từ giấy tái sinh và làm giấy dó. Từ năm 1995, thời điểm chính phủ Việt Nam cấm sản xuất pháo, người dân nhanh chóng chuyển sang các phương thức sản xuất và kỹ thuật khác: trong 10 năm, các hộ đã chuyển từ sản xuất giấy dó thủ công sang sản xuất giấy vệ sinh, giấy bao bì, bìa các tông trên dây chuyền máy móc quy mô trung bình. Những chủ sản xuất lớn nhất chuyên làm giấy in và giấy vở chất lượng cao, do đó phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập từ thị trường thế giới. Dương Ổ được công nghiệp hóa cao độ, các cơ sở sản xuất hội nhập nhanh chóng và có bước tiến đáng kể về công nghệ để thích nghi với nền sản xuất hiện đại. Công nghiệp hóa diễn ra nhờ chuyển giao công nghệ và cách phân công lao động vốn đã có từ trước trong ngôi làng đã mở cửa với bên ngoài này. Từ năm 1988, một người thợ có tầm nhìn xa bắt đầu cơ giới hóa xưởng sản xuất giấy của mình. Hiện nay, gia đình ông có quy mô sản xuất lớn nhất làng, ngoài ra còn sở hữu hai trong số ba cơ sở lớn nhất trong khu công nghiệp. Ý thức về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng và giảm giá thành bằng cách tăng sản lượng là hai nguyên nhân quan trọng nhất của sự phát triển nhanh chóng về quy mô của làng. Nhờ thay đổi quy mô các doanh nghiệp và sự tăng trưởng đặc biệt nhanh chóng của sản xuất, làng đã tiếp nhận thêm nguồn nhân công từ các nơi khác, trong đó có cả nhân công có tay nghề cao được đào tạo trong các nhà máy ở Bãi Bằng. DiGregorio đã miêu tả rất cụ thể câu chuyện thành công của Đa Hội, từ một làng sản xuất nông cụ, dao và các dụng cụ khác bằng sắt trở thành một trong những địa điểm chính sản xuất thép cây và sắt xây dựng (12% sản lượng của cả nước). Người thợ đã hội nhập được với thị trường nhờ khả năng thích nghi, cách tổ chức và óc sáng tạo. Một mặt, họ từng bước cơ giới hóa sản xuất nhờ máy móc mà họ chế lại cho phù hợp với mặt hàng của mình; mặt khác, họ dựa vào quá trình sản xuất cực kỳ nhỏ lẻ. Mỗi xưởng chỉ chuyên trách một khâu của dây chuyền. Là một trong những làng có mức độ công nghiệp hóa cao nhất và gây ô nhiễm nhất của tỉnh Bắc Ninh (không nằm trong lộ trình du lịch!!!), Đa Hội có được thành công trước tiên nhờ óc kinh doanh, những mạo hiểm về tài chính và năng lực đổi mới của phần đông dân làng được phát triển trong các mạng lưới rất chặt chẽ. Đa Hội đứng đầu một cụm làng đang mở rộng các nhánh tới khoảng 10 làng xung quanh, và có những đầu cầu ở tận ngoại thành Tp Hồ Chí Minh. Sự biến mất của những nghề ít lợi nhuận nhất trong vùng Hà Nội mở rộng Một số nghề nhỏ được duy trì nhờ thế hệ già, nhưng các kỹ thuật không được truyền lại cho thế hệ sau. Các nghề này chỉ cần nhân công ít được đào tạo hoặc đem lại thu nhập rất thấp, ví dụ như dát vàng quỳ hoặc thiếc (Kiêu Kỵ, Lộ trình 2). Đôi khi đó chỉ là những nghề thời vụ gắn liền với thờ cúng tôn giáo và văn hóa, mới được hồi sinh từ sau khi kinh tế tập thể suy thoái. Nghề sản xuất đồ chơi bằng bột gạo (tò he) hay bằng sắt tái chế, mặc dù đã mất gần hết thợ giỏi, vẫn được duy trì nhờ một số ngày lễ hội truyền thống theo mùa, chẳng hạn như tết Trung thu, nhưng liệu có thể tồn tại đến bao giờ? 24
  22. Nghề làm vàng mã tạo việc làm vài giờ mỗi ngày cho người già ở nhiều làng vốn chuyên làm công việc này. Thu nhập của họ không vượt quá 10.000 đồng mỗi ngày, thêm thắt vào khoản chi tiêu hàng ngày của những gia đình khó khăn nhất. Nghề sản xuất đồ mỹ nghệ rất tốn kém thời gian, nay đang bị mai một. Một chiếc bình bằng đồng khảm sợi bạc hay vàng đòi hỏi một người thợ của Đại Bái phải làm trong hơn 6 tháng, nhưng chỉ có giá 3 triệu đồng! Đô thị hóa nhanh chóng, các khu công nghiệp có vốn nước ngoài mọc lên ở khắp nơi và hiện tượng đầu cơ đất là những nguy cơ đối với các nghề “mong manh” nhất. Quả thực, một số nghề chỉ duy trì được khi phụ nữ không có cách tạo thu nhập nào khác. Nghề làm nón ở làng Chuông (Lộ trình 7) chủ yếu sử dụng sức lao động của phụ nữ, người già và trẻ em. Thu nhập rất thấp (chưa tới 1 đôla mỗi ngày) nhưng vẫn còn thị trường khá lớn cho biểu trưng thanh lịch này của phụ nữ Việt Nam. Nghề làm nón dễ làm trong gia đình, và ngay tại làng Chuông có một chợ cung cấp cho họ nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Nhưng chỉ cần có một công việc ở gần đó cho thu nhập cao hơn trong ngành thương mại hay công nghiệp, thì người ta có thể dự đoán rằng một phần không nhỏ lao động nữ trẻ sẽ từ bỏ nghề thủ công truyền thống. Trong tương lai gần, các khu công nghiệp mọc lên khắp vùng sản xuất đồ mây tre (huyện Chương Mỹ, Hà Tây) có nguy cơ cạnh tranh với các nghề thủ công và thu hút phần lớn lao động nữ thanh niên bằng cách trả lương cao hơn. Bản đồ làng nghề của các tỉnh Hà Tây và Bắc Ninh cho thấy rõ rằng nghề đan mây tre, chủ yếu sử dụng lao động nữ, đã phát triển trong bán kính hơn 20 km tính từ trung tâm thủ đô. Ngoài Vạn Phúc và các làng dệt đã được cơ khí hóa (La Phù, Y La, La Dương ), nghề dệt ở Hà Tây đã gần như biến mất. Thế nhưng nó đã từng tập trung được nhiều lao động như các ngành năng động nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất. Trong nghề này, người thợ có thể huy động thêm công nhân có tay nghề ngoài nguồn nhân công gia đình. Năm 1886, một báo cáo gửi tới triều đình Huế viết rằng ở làng La Khê (Hà Tây) có 100 hộ làm nghề dệt. Mỗi hộ có đến 10 thợ dệt (Nguyễn Thừa Hỷ, 2002). Làng La Khê, vốn là một làng trong cụm làng dệt lụa (xem Lộ trình 4), nay đã chuyển sang kinh doanh. Không còn đất đai, dân làng sống bằng tiền cho công nhân thuê nhà. Nông nghiệp đang biến dần khỏi các vùng ngoại ô, đây là điều đáng lo ngại hơn, vì ngay cả khi nông nghiệp không giúp người nông dân nuôi nổi gia đình vì quá ít đất đai, người ta vẫn có thể vừa làm nông nghiệp, vừa làm một nghề thủ công không đòi hỏi nhiều vốn và kỹ thuật như nghề đan mây tre. Danh sách các làng nghề đã sáp nhập vào thành phố Hà Nội và đã bỏ nghề truyền thống rất dài: các làng làm giấy rất nổi tiếng quanh hồ Tây (xem phần trong khung), các làng Giáp Tứ và Giáp Nhị làm vàng mã ở huyện Thanh Trì, làng nghề thêu ren ở ngoại ô Hà Đông Chỉ còn hai hoặc ba gia đình làm nghề đúc đồng ở làng Ngũ Xã nổi tiếng bên bờ hồ Trúc Bạch, nay là khu vực rất được người nước ngoài sống ở Hà Nội ưa thích. Tuy nhiên, đô thị hóa không báo tử nghề thủ công. Những làng nghề nổi tiếng nhất như Bát Tràng hay Vạn Phúc cũng nằm ở ngoại ô thủ đô đó thôi! Tất cả phụ thuộc vào quy mô sản xuất, mức độ cơ khí hóa và mối liên kết giữa các mạng lưới thương mại phục vụ các nghề này. Chính sách đô thị hóa dựa trên những tiêu chí kinh tế, xã hội và chính trị phức tạp đòi hỏi phải được nghiên cứu riêng biệt. Lịch sử với đủ mọi sắc thái: chuyển đổi nghề, thích ứng với thị trường và gắn bó với nghề truyền thống Sau khi lướt qua lịch sử nhiều thế kỷ của nghề thủ công ở châu thổ sông Hồng, một cảm giác lặp lại vô tận dường như hiện ra: lịch sử nghề thủ công được hình thành từ những câu chuyện kể về sự ra đời, truyền bá, chuyên môn hóa, cải tiến kỹ thuật, rồi cái chết, và hồi sinh hoạt động nghề. Các câu chuyện về sự dịch chuyển - người thợ thủ công di cư rất nhiều và phát triển kỹ thuật của họ ở nơi nào có thị trường thuận lợi, lịch sử nghề thủ công ở miền Nam Việt Nam cho thấy nhiều chi nhánh thủ công có nguồn gốc từ châu thổ sông Hồng - bất chấp những thăng trầm kinh tế của đất nước và quan hệ chính trị khó khăn với các chính quyền thuộc địa hay bảo trợ, người thợ vẫn luôn tồn tại. Các cá nhân, cho dù mang tính chất thần thoại hay không, đều gắn với nguồn gốc của nhiều nghề. Mỗi thời đại lại tạo điều kiện thuận lợi hay có định kiến với một loại nghề nào đó, nguyên nhân là do kinh đô có năng động hay không, do năng lực của triều đại, hay do ảnh hưởng của các trục đường giao thông và chợ. r)PÆODޢOILJOIUްUJ޲VWÜOHWÆDޢRV޹DUްHÄZOIJޱVIާVRVޢDIPDÃDOHIޱOÆZU߆LIJȫ޻JN޾J T߉DޡOIUSBOID߄B một số sản phẩm nước ngoài ngày càng mạnh (từ thời thuộc địa, vải thô luôn phải chịu cạnh tranh từ vải bông mịn sản xuất ở châu Âu), sự cạnh tranh của Trung Quốc trở nên đặc biệt nghiêm trọng đối với mặt hàng tơ lụa, vật dụng chứa bằng kim loại và tre 25
  23. Đôi nét về các làng giấy ở miền Bắc Việt Nam Khi mới tới miền Bắc Việt Nam vào thế kỷ 19, người Pháp quan tâm đến kỹ thuật sản xuất giấy của người dân địa phương. Về cơ bản, mặc dù còn rất thủ công, các bước sản xuất giấy ở đây không khác mấy so với nơi khác. Nhưng ở đây người ta sử dụng nguyên liệu thô từ thực vật, trong khi đó ở phương Tây, giấy làm từ giấy loại chiếm lĩnh thị trường nhờ chất lượng tốt. Ở Việt Nam, giấy dó truyền thống vẫn là sản phẩm của riêng các làng chuyên sản xuất một loại mặt hàng, có làng chuyên về giấy bao bì hay giấy làm hàng mã, có làng chuyên làm giấy in hay giấy có hoa văn chìm dùng viết sắc phong của vua; mặt hàng đặc biệt này thường là sản phẩm thủ công duy nhất của làng. Không ai biết chính xác có bao nhiêu làng xưa kia sống hoàn toàn hoặc một phần bằng nghề này. Một số làng nằm ở gần nơi sản xuất nguyên liệu, nhất là ở vùng Phú Thọ, xung quanh những đồi cây giương (Broussonetia paperifera L.) và cây dó (Wikstroemia balansae Gilg.), trong đó dó là cây do người dân trồng. Crevost và Claverie đã miêu tả những điều kiện thu mua vỏ cây, chất lượng và số lượng thu được cũng như kỹ thuật làm giấy của làng Phi Đình (huyện Hạ Hòa, gần Thanh Ba). Tuy nhiên, quanh Hà Nội, nơi có những khách mua tiềm năng, mới là nơi tập trung nhiều làng làm giấy nhất. Vỏ cây được mang đến đây nhờ người khiêng hay xe bò chở từ Phú Thọ, hoặc Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Suy luận kinh tế về sự gần gũi địa lý dường như chiếm ưu thế trong sự chuyên môn hóa của các trung tâm sản xuất giấy, nhưng lại không đứng vững khi phân tích: đó là những tiêu chí lịch sử gắn liền với sự du nhập của một nghề mà xưa kia các bí mật được giữ kín và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đến nay, khi một số công đoạn bị mất dần đến mức chỉ còn duy nhất một người biết được cách sản xuất một loại sản phẩm cụ thể nào đó, thì nếu không được truyền lại cho một thành viên trong gia đình, người duy nhất đủ tư cách tiếp nhận, thì kỹ thuật nghề sẽ bị mất đi mãi mãi. Chúng ta biết khá nhiều điều về các làng ở quanh Hà Nội. Con đường dẫn tới làng Bưởi, nay là phố Thụy Khuê, chạy dọc bờ nam của hồ Tây, vốn mang tên đường làng Giấy cho đến năm 1951. Đây là nơi du ngoạn cuối tuần ưa thích của người Pháp. Do đó, ngoài những miêu tả kỹ thuật, ngoài kho tranh ảnh tuyệt diệu, chúng ta còn có những hình vẽ của Henri Oger, Gustave Dumoutier, những bức ảnh trong thư viện của Viện Viễn Đông Bác cổ hay của tư nhân, chẳng hạn như thư viện của anh em nhà Imbert, được lưu giữ tại Evry (ECPAD). Với những tài liệu này, người ta dễ dàng tái tạo lại quy trình kỹ thuật và khung cảnh xã hội của việc sản xuất bằng cách hỏi chuyện người già ở làng Yên Thái. Nghề làm giấy ở đây có từ rất lâu. Từ 7 thế kỷ nay, Yên Thái nổi tiếng với giấy giống như Bát Tràng với đồ gốm và Ngũ Xã với đồ đồng. Năm 1921, 126 gia đình trong làng sống bằng nghề giấy, cả hai làng bên cạnh là Hồ Khẩu và Đông Xã cũng sống bằng nghề này. Sự chuyên môn hóa của các làng như sau: làng Yên Thái làm giấy viết và in, các làng Hồ Khẩu và Đông Xã làm giấy chất lượng cao hơn và khổ rộng hơn để in tranh dân gian. Xa hơn một chút về phía nam, gần Cầu Giấy, có ít xưởng giấy hơn, trong đó có xưởng của họ Lại, họ giỏi nghề nhất. Xưởng này chỉ sản xuất loại giấy rất đẹp để in sắc phong. Các làng nghề nối tiếp nhau từ hồ Tây đến sông Tô Lịch. Trong những năm 1920, quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng. Đặc biệt, giấy báo, một sản phẩm công nghiệp đích thực, bắt đầu tràn ngập thị trường ở thuộc địa mới và làm suy yếu dần nền sản xuất địa phương. Người Pháp cho rằng cần phải xây nhà máy tại chỗ, nhằm chế biến gỗ địa phương để sản xuất sợi cellulose. Khi đó, Đông Dương đang trải qua cơn khủng hoảng giấy thực sự, dẫn đến những mất mát tài chính đáng kể vì giấy in phải nhập từ chính quốc. Pawlowsky tóm tắt tình trạng hỗn độn đó như sau: “chúng tôi nhập sợi cellulose từ những vùng phương Bắc lạnh giá, nơi thực vật phát triển chậm nhất, cứ như các vùng nóng không cung cấp cho chúng tôi”. 26
  24. Vả lại những cây gỗ đủ tiêu chuẩn còn lại rất ít. Tình trạng cũng như vậy ở một đất nước nơi mật độ rừng bị giảm nghiêm trọng. Nếu nhà máy Bãi Bằng do Thụy Điển giúp đỡ xây dựng cách đây 30 năm sản xuất giấy từ cellulose của cây bạch đàn mọc trên vùng đồi trung du, thì đất đang dần bị axít hóa và trở nên khô cằn vì giống cây được du nhập vào nhờ ưu điểm mọc rất nhanh này. Điều này nhấn mạnh rằng những lựa chọn trước đó của nghề giấy ở Việt Nam và Trung Quốc là rất có cơ sở; tuy nhiên, chúng chỉ thích hợp với một nền kinh tế ít sử dụng giấy, nền kinh tế của một đất nước ít người biết chữ. Hiện nay, sản lượng giấy vẫn thiếu hụt ở Việt Nam, chỉ đáp ứng được tối đa 1/3 nhu cầu trong nước, và do thiếu nguyên liệu, Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào bột giấy nhập ngoại. Nguồn cung không đủ phong phú cùng với lượng giấy nhập ngoại lớn do Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới tạo nên một rủi ro lớn đối với ngành giấy đang gặp khủng hoảng. Ngoài một vài nhà máy hiếm hoi xứng đáng với tên gọi này, các cơ sở sản xuất chỉ là những xưởng ở làng quê với công nghệ lạc hậu, sản xuất ra loại giấy chất lượng thấp. Quy mô rất hạn chế buộc các xưởng này chỉ mua ít nguyên liệu với chi phí cao hơn. Vì thế, các xưởng lần lượt phải đóng cửa do không có đủ khả năng tài chính để xây dựng trạm xử lý nước thải như pháp luật yêu cầu. Phân khúc giấy chất lượng cao hội tụ các nguyên tắc của giấy truyền thống mà chúng tôi đã nói tới, có thể sản sinh ra giá trị gia tăng lớn hơn, nhưng không được phát huy đúng mức. Làng Yên Thái đã bỏ nghề truyền thống hoàn toàn thủ công này từ đầu những năm 1980. Do sử dụng quá nhiều nước và củi đốt lò, nó trở thành nạn nhân trong cuộc cạnh tranh với các nhà máy giấy công nghiệp. Để tìm lại các kỹ thuật cổ, chúng tôi đã tới tỉnh Bắc Ninh, cụ thể là đến làng Dương Ổ, xã Phong Khê, huyện Yên Phong, nơi sản xuất giấy vẫn còn là một nghề chính vì có tới gần 3.000 người làm nghề. Hiện nay, nghề làm giấy dó vẫn còn, nhưng chỉ đóng vai trò phụ bên cạnh nghề chế biến giấy loại và làm hàng mã. Kỹ thuật vẫn được giữ nguyên, nhưng có thêm vài cải tiến kỹ thuật, các công đoạn xưa như xeo giấy hay ngâm vỏ cây dường như không thay đổi, vẫn giống hệt như được miêu tả trong các bản in cổ. Philippe Le Failler, Viện Viễn Đông Bác cổ Hà Nội, 3/2008 27
  25. Làng Hồng Đây là làng chuyên sản xuất đồ chơi bằng kim loại: một nghề đang mất dần? Xưa kia làng nằm bên bờ sông Tô Lịch, có khoảng 50 gia đình chuyên làm đồ chơi bằng sắt tái chế (thỏ đánh trống, bướm có lò xo và tàu thủy chạy trên mặt nước nhờ phao dầu và sự khéo léo). Những người thợ phải mất công cắt tôn, đập phẳng, hàn và sơn những món đồ đem lại niềm vui cho trẻ em mỗi dịp tết Trung thu hay Tết nguyên đán. Trước khi tràn ngập đồ chơi Trung Quốc, phố Hàng Mã vốn là nơi bán sản phẩm này. Năm 2001, chỉ còn lại ba hoặc bốn phụ nữ từng được truyền lại kỹ thuật truyền thống còn làm nghề. Hiện nay, làng đã nằm trọn trong thành phố và không còn nằm trên bờ sông Tô Lịch nổi tiếng mà Nguyễn Trãi, nhà thơ và nhà chiến lược xuất sắc (xem Lộ trình 6) đã từng ngợi ca vẻ đẹp và truyền thống văn hóa phong phú, mà nằm dọc theo cái cống lớn nhất Hà Nội. Hiện nay, những thứ đồ chơi này chỉ còn thấy ở Bảo tàng Dân tộc học, hoặc ở vài cửa hàng trên phố Hàng Thiếc, nơi người ta hiểu rằng những món đồ sặc sỡ, lạ mắt, nhẹ và dễ cho vào vali này vẫn hấp dẫn khách du lịch. (Boulden R., 2007) Làng Xuân La Ngôi làng ở Phú Xuyên (Hà Tây) này chuyên làm tò he. Từ cách đây ít nhất ba thế kỷ, làng Xuân La đã sản xuất thứ đồ chơi sặc sỡ này để mang lại niềm vui cho trẻ em vào mỗi dịp lễ tết hay khi đi chơi công viên, đi chợ. Mặc dù lời lãi rất ít và bị các trò chơi điện tử Trung Quốc cạnh tranh khốc liệt, nghề làm tò he vẫn được duy trì. Tò he rất đặc biệt ở chỗ trẻ em có thể ăn chúng sau khi chơi. Nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay, vẫn còn ít nhất khoảng 300 người làm nghề này. Những người thợ của làng đi không mệt mỏi khắp vùng để bán và làm thứ đồ chơi tuyệt diệu này tại chỗ, ngay trước mắt trẻ em. Một số người còn đi làm nghề ở các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan). (Vietnam Cultural Window, 2002) 28
  26. DO߈BWÆT߉QIÃUUSJ޲OޡDˑOHLIÔOHʇ޽JNˑMÔOHI r/I߈OHUIBZʇ޻JD߄BUI޿JUSBOHOHݰ޿JUBLIÔOHNެDÃPUݯJMÃO߈B của công nghiệp là tiếng chuông báo tử nhiều nghề thủ công. DÃDʇ޺UI޿HJBUJËO MÆNUݰ߂OHH޼TݯO UIÆOHNÈޣOYVޢT UIJ޴OޣJYVޡMJËORVBOʇްOUI޿DÙOHUÔOHJÃPMޱVOHIޱr/IJ bằng đồng ) sau khi bị xóa bỏ trong thời kỳ kinh tế tập thể. r/I߈OHCJ޴OQIÃQDIÎOIUS޶WÆIޢJRVBOʇÈHJްUDIްUN޽UT޹OHIޱWÆLÎDIUIÎDIDIVZ޲Oʇ޻JN޽UT޹OHIޱLIÃD/ɵN 1994, sản xuất pháo bị cấm, do đó các hộ sản xuất giấy ở Dương Ổ buộc phải tiến hành công nghiệp hóa, và những làng không chuyển đổi được đã biến mất khỏi bản đồ nghề thủ công của Hà Tây. Trong những năm 1980, các hợp tác xã đã đưa nghề làm pháo vào huyện Thanh Oai để thay thế cho nghề đan mây tre đang ở tình trạng bấp bênh. Với hệ thống sản xuất công nghiệp tiền tư bản chủ nghĩa, nghề thủ công trong các cụm làng nghề ở Việt Nam vẫn chưa qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, trong khi các tập đoàn quốc tế lớn vui mừng với chủ nghĩa tự do và nhân công giá rẻ ở Đông Á và Đông Nam Á. Học tập kinh nghiệm của Trung Quốc, nơi các doanh nghiệp khó cạnh tranh, Việt Nam tìm ra con đường của mình và tiếp tục sản xuất thủ công. Nhưng cho đến khi nào? Sự chuyển đổi nghề nhanh chóng cho thấy phản ứng nhanh của người dân (một số làng đã cơ khí hóa được sản xuất và mở rộng quy mô, sử dụng nhiều nhân công), cũng như tính chất mong manh của một số nghề rất nhạy cảm với tình hình kinh tế xã hội và vị thế địa lý. Nghiên cứu theo thời gian trên bản đồ các làng nghề ở Hà Tây và Bắc Ninh, và nhất là trên thống kê của Pierre Gourou từ những năm 1930 mà chúng tôi đem so sánh với các thống kê khác trong những năm 2000, cho thấy nhiều xu hướng: Hà Tây: đất trăm nghề Khi đem so sánh bản đồ các làng được lập ra từ thống kê năm 1930 với bản đồ năm 2003, ta thấy: trong số 216 làng nghề được thống kê năm 1930, 130 làng không làm nghề thủ công nữa, 56 làng đã chuyển sang nghề khác và 60 làng vẫn làm nghề cũ. Từ thời thuộc địa, một nửa số làng đã tập hợp thành cụm làng nghề: rất nhiều làng dệt tập trung ở phía bắc (huyện Hoài Đức), các làng làm nón, áo tơi và vài làng đan mây tre tập trung ở phía nam (huyện Thanh Oai), thợ mộc tập trung ở phía nam, thợ thêu ở phía đông nam (huyện Thường Tín), và một số ít thợ sơn và khảm trai ở huyện Phú Xuyên. Nghề chế biến nông sản, thực phẩm có rải rác ở khắp nơi trong tỉnh và rất phong phú (xát gạo hay hàng sáo, nấu rượu, sản xuất bún, miến, đậu phụ, các loại bánh). Các làng khác nằm rải rác theo những lôgíc lan tỏa chỉ có thể giải thích được trong từng trường hợp riêng biệt qua những huyền thoại về sự ra đời (xem bản đồ kèm theo). Hiện tượng lan tỏa của các nghề, những may mắn và không may của mỗi làng, vai trò của ông tổ nghề, khiến cho bản đồ các làng nghề trở nên rất phức tạp. Nghề dệt chiếm ưu thế: ở Hà Tây có 20.000 trên tổng số 54.000 công nhân thống kê được trong toàn vùng châu thổ. 4.500 thợ ren, hơn 6.000 thợ dệt sợi bông các loại và hơn 4.000 cơ sở sản xuất hoặc kéo tơ. Các làng dệt sợi bông thường may quần áo, dệt khăn mặt hoặc thắt lưng. Mỗi người thợ chuyên làm một kiểu sản phẩm, nhưng trong cùng một làng có thể có cơ sở sản xuất đồ sợi bông, đồ tơ lụa thô, ren hoặc lưới đánh cá Trước kia, đây chủ yếu là nghề của phụ nữ. Năm 1930, tỉnh Hà Tây (khi đó gồm Hà Đông và Sơn Tây) có 37 làng chuyên dệt sợi bông và các sản phẩm từ sợi bông, 25 cơ sở kéo tơ hoặc sản xuất tơ lụa. Một nửa số làng này tập trung ở huyện Hoài Đức và các xã lân cận (34 làng). Gần Hà Đông có một cụm làng dệt lụa gồm 7 làng La (La Phù, La Khê, La Nội, La Dương, La Cả, Đông La, Ỷ La) và 3 làng Mỗ (xem Lộ trình 4). Các làng khác nằm ở phía bắc và phía nam của trung tâm dệt lớn này. Từ trước đến nay, thợ thêu luôn luôn tập trung quanh làng Quất Động (huyện Thường Tín), nơi gốc của nghề. Nghề phát triển khá tốt ngay cả trong thời kỳ kinh tế tập thể, và mặc dù gặp khó khăn trầm trọng vào đầu thời kỳ Đổi mới do mất các thị trường cũ, đến nay vẫn còn hơn 50 làng nghề thêu ở tỉnh Hà Tây (Lộ trình 6). 29
  27. Còn lại gì từ các làng sợi và dệt thời thuộc địa? Ở huyện Hoài Đức và các vùng lân cận, chỉ còn lại 11 làng nghề - phần lớn chuyên dệt vải bông chất lượng trung bình cho thị trường địa phương, và hai làng dệt lụa -, các làng còn lại hoặc đã hoàn toàn bỏ nghề thủ công hoặc chuyển sang nghề khác, chủ yếu là chế biến lương thực, thực phẩm quanh các xã Cát Quế, Minh Khai, Dương Liễu (xem Lộ trình 9). Nghề dệt mới đã lan rộng tới các làng lân cận, đã được cơ khí hoá, và một số làng như La Phù (Lộ trình 4) còn sử dụng một lượng nhân công rất lớn. Nghề mộc trước đây cũng rất phát triển ở tỉnh Hà Tây với khoảng 60 làng chuyên làm mộc. Gần 30 làng có thợ mộc lưu động, phần lớn nằm ở huyện chiêm trũng Ứng Hòa, phía nam của tỉnh. P. Gourou thống kê được 9.000 thợ ở tỉnh Hà Đông cũ, trên tổng số 23.000 thợ trong toàn vùng châu thổ. Vì không thể trồng trọt được trong thời kỳ ngập lụt, nên hàng năm, thợ mộc đi làm khắp vùng châu thổ - một số người đến tận Sài Gòn - trong nửa năm để xây nhà ở và các công trình tôn giáo. Những làng nghề khác liên quan đến mộc như sơn mài, xẻ gỗ, chạm khắc gỗ, sản xuất máy công cụ, nằm rải rác khắp tỉnh. Hiện nay, nghề mộc vẫn thu hút nhiều nhân công, nhưng đã xuất hiện nhiều thay đổi: xuất hiện những nghề mới (chủ yếu là sản xuất đồ gỗ chất lượng cao quanh vùng Vạn Điểm hay Chuyên Mỹ ở phía nam), trong khi đó một số nghề lại mất đi. Thợ mộc làm nhà như thời xưa không còn nữa: những công trình thủy lợi lớn thời kinh tế tập thể cho phép thu hoạch hai, thậm chí ba vụ lúa mỗi năm, nhà ống bằng bêtông thay thế nhà truyền thống khung gỗ nặng nề, đó là những nguyên nhân làm mất lý do tồn tại của nghề mộc vốn từng được tổ chức thành phường thợ. Một số làng mộc đã chuyển sang đan mây tre vì không cần đầu tư nhiều, hoặc đã hoàn toàn bỏ nghề. Trong cả tỉnh, chỉ còn lại bốn làng mộc còn giữ được nghề, nhưng không có làng nào ở huyện Ứng Hòa, huyện nghèo nhất và xa trung tâm đô thị. Ở huyện Thạch Thất, phía bắc của tỉnh, một nhóm lớn các làng nghề làm đồ gỗ bình dân đã phát triển xung quanh Hữu Bằng và Chàng Sơn, đây vốn là các làng thợ lưu động và thợ dệt. Cụm làng này chuyên sản xuất đồ gỗ cho thị trường trong nước và cũng năng động tương đương với làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh). Còn làng tiện gỗ Nhị Khê (xem Lộ trình 5) đã mở rộng nghề của mình sang hai làng trước kia làm nghề mộc. Làng Bình Vọng, cái nôi của nghề sơn mài ở Hà Tây, đã đánh mất nghề truyền thống từng rất phát đạt dưới thời thuộc địa: nghệ nhân lần lượt qua đời, không có thế hệ kế tục. Sau chiến tranh, không còn lại bất cứ dấu vết nào của nghề cũng như của đền thờ ông tổ nghề. Chỉ còn lại một nghệ nhân đã 90 tuổi nhưng không làm nghề được nữa. Do nằm gần quốc lộ 1A và ga Thường Tín, nên làng đã chuyển sang kinh doanh thương mại, không ai còn muốn vực dậy nghề truyền thống nữa vì thương mại mang lại thu nhập cao hơn. Ở nửa cuối thế kỷ 20, làng Hạ Thái với nhiều nghề thủ công (đan mây tre, làm hàng mã) và thương mại, nằm cách đó vài kilômét về phía bắc, đã tiếp tục phát triển nghề này. Phần lớn thợ giỏi của Hạ Thái đều từng được đào tạo ở Bình Vọng. Hiện nay, khoảng 40% làng ở Hà Tây làm nghề đan mây tre, nghề đã rất phát triển từ những năm 1930 và phân bố ở gần 50 làng. Theo P. Gourou: “Vô số loại thúng mủng đủ kích cỡ, đủ kiểu đan sít hay đan thưa, dùng trong nhà bếp, dùng để chuyên chở thóc lúa, phân bón, đất, tát nước, phơi thóc, trữ thóc, nuôi tằm. Những chiếc thúng đã sơn chống thấm dùng để chở nước. Tre nứa là nguyên liệu chủ yếu của nghề đan lát”. Tác giả này đã liệt kê 19 loại đồ làm bằng tre: từ đôi đũa dùng để gắp thức ăn, cho đến mũ nón, chưa kể đồ nghề đánh cá và các loại thúng mủng. Ngoài ra, các đồ làm bằng lá cọ (nón và áo tơi) được làm ở khoảng 20 làng. Các làng chuyên sản xuất một mặt hàng nằm rải rác khắp tỉnh, cung cấp sản phẩm cho nhân dân địa phương. Mặc dù rất kém ổn định và nhiều biến động, nghề đan mây tre vẫn chiếm ưu thế, nhưng đã thay đổi vị trí địa lý và chủng loại sản phẩm. Mặc dù vẫn còn một vài người già đan chiếu, thúng để đựng thóc, gầu tát nước , nhưng đa số sản phẩm chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Các đồ trang trí và dùng trong nhà bếp (khay, giỏ, bình hoa, tranh, đèn) được bán trên thị trường các nước châu Á phát triển hoặc ở phương Tây. Ở phía bắc tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), trước đây có 17 làng sản xuất nhiều mặt hàng (nón, áo tơi, bồ ), nay gần như đã bỏ nghề, ngoại trừ cụm làng ở Ninh Sở gồm 7 làng nằm trên bờ sông Hồng với gần 4000 thợ. Trước đây, người ta đan bồ bằng tre rất sít để đựng thóc. Hiện nay, người thợ sản xuất các đồ bằng mây tre để xuất khẩu. Thời kinh tế tập thể, một hợp tác xã đã được lập ra để mở rộng nghề tới các làng khác và mở rộng thị trường ra nước ngoài. r.޽UUSPOHOI߈OHD߃NMÆOHʇBONÄZUSFM޾OOIޣUʇÈIÑOIUIÆOIYVOHRVBOIMÆOHPhú Vinh (huyện Chương Mỹ, phía tây của tỉnh), rất nổi tiếng với kỹ thuật đan mây truyền thống. Nghề được mở rộng ra khoảng 10 làng lân cận (xem 30
  28. Lộ trình 8) nhờ một hợp tác xã có thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Đông Âu. OIݰOHD߃NMÆOHMÆNOÓORVBOIDI߂Chuông đã QWÆʇÖJI޸JMݰ߂OHOIÄODÔOHM޾OޣUUIޣJUIVOIާQSޡr.ެDEÜʇFNM vượt qua được những thăng trầm của lịch sử và giữ được nghề của hơn 15 làng (xem Lộ trình 7), chỉ 4 làng bỏ nghề. Cụm làng này nằm ở vùng chuyên chế biến tre, cỏ tế, đã đa dạng hóa được sản phẩm và mở rộng ngành nghề (làm quạt, lồng chim, que hương ). r-ÆOHʇBOD޸UްLưu Thượng, ở phía nam tỉnh (Lộ trình 7) vốn chỉ hoạt động với quy mô nhỏ trong những năm 1930, nay đã trở thành trung tâm của một cụm làng nhỏ rất năng động, có thị trường xuất khẩu và đã truyền kỹ thuật nghề cho khoảng 10 làng khác. Làng Lưu Thượng cung cấp nguyên liệu cho cụm làng nón. Các làng nghề nhỏ chỉ sản xuất một mặt hàng và nằm rải rác không đủ sức kháng cự lại sự mở cửa kinh tế, trừ khi thông qua các hợp tác xã, họ mở rộng được nghề, mở rộng được quy mô sản xuất để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các cụm làng cũ tiếp tục đứng vững, nhưng được đến khi nào nếu không tiếp cận được với thị trường quốc tế? Bắc Ninh: cái nôi của nền văn minh Việt, của sự du nhập Phật giáo và của thương mại Trong số 77 làng nghề thống kê được năm 2003 ở tỉnh Bắc Ninh, một nửa có thể phát triển nghề từ thời phong kiến. Là cái nôi của nền văn minh Việt, Kinh Bắc, bao gồm cả Bắc Ninh, là địa phương giàu di sản tôn giáo và văn hóa - Phật giáo được truyền bá từ vùng này - và là nơi tập trung nhiều chợ vì nằm ở nơi giao cắt của các con đường thương mại giữa đồng bằng và miền núi và trên đường đi Trung Quốc. rDÃDMÆOHDIޡNLIިDH޼Phù Khê và Hương Mạc; rMÆOHʇÙDʇ޺OHĐại Bái nổi tiếng; rMÆOHH޹NPhù Lãng; OBZUS߀UIÆOIN޽UUSVOHUÄNUÃJDIްTިUUIÊQM޾O JUSPOHDÃDOÔOHD߃ޡOLJNMPޤUQIޣOYVޢrMÆOHȫB)޽JUSݰ޾DLJBDIVZËOT Dưới thời thuộc địa, các làng nghề tập trung dọc theo sông Đuống và ở phía tây Hà Nội. Có khoảng 60 làng nằm trên vùng đất thuộc tỉnh Bắc Ninh (nhiều làng nay đã thuộc Hà Nội). Tuy nhiên, quá nửa số làng này đã bỏ nghề, chỉ 16 làng còn duy trì nghề, 12 làng đã chuyển đổi sang nghề khác.Nghề dệt chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ kinh tế tập thể: trong số 12 làng dệt của tỉnh, nay chỉ còn lại 3 làng (chủ yếu là lao động nữ). Nghề dệt tơ lụa đã mất hẳn. Chỉ duy nhất làng Chi Đông, nằm ở giáp ranh Hà Nội, còn nuôi tằm theo mùa. Kén tằm được kéo và xử lý ở một làng khác (Bunney Tessa). Tuy nhiên, vào năm 1930, Pierre Gourou đã thống kê được 1.650 thợ dệt trong toàn tỉnh, trong đó 600 thợ chuyên dệt tơ lụa. Vải bông chủ yếu do phụ nữ dệt trên những khung cửi thô sơ khổ hẹp. Đặc biệt, tất cả các làng đan mây tre thời thuộc địa đã hoàn toàn bỏ nghề. Khoảng 10 làng hiện nay đang làm nghề này đều mới bước vào nghề cách đây không lâu. Trong ngành chế biến lương thực (bún, các loại bánh, rượu gạo, bột gạo hoặc tinh bột sắn), chỉ còn lại hai làng đến nay vẫn duy trì nghề. Cũng giống như các làng đan mây tre, các làng chế biến lương thực, thực phẩm hiện nay đều mới làm nghề, chỉ có hai làng duy trì nghề cũ. Nghề chế biến lương thực phát triển mạnh. Nếu như nghề này vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là nghề sản xuất các loại bún, miến, thì chỉ còn rất ít người làm nghề nấu rượu gạo và xát gạo (hàng sáo) vì thu nhập quá thấp. Mặc dù mức sống thấp và chủ yếu dùng gạo trong bữa ăn, nhưng người dân vùng châu thổ sông Hồng đã tạo ra được nhiều món ăn: từ hàng chục năm nay, nhiều làng đã làm các loại bánh đa, bún và bánh từ gạo để làm phong phú thêm bữa ăn hàng ngày. Đậu phụ làm từ đậu tương tiếp tục thay thế chất đạm động vật trong các gia đình nghèo. Hiện nay chỉ còn một làng chuyên làm đậu. Thời thuộc địa, ở Bắc Ninh có 8 làng nấu rượu. Đến nay chỉ còn hai làng duy trì nghề, trong đó một làng đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo thương hiệu để tiêu thụ tốt hơn. Nghề đan mây tre có mặt ở gần 40% làng nghề của tỉnh Hà Tây, nhưng lại ít hiện diện ở Bắc Ninh. Ở đây, công nghiệp hóa mạnh mẽ và cơ khí hóa đã lấn át, vì nghề đan mây tre đòi hỏi nhiều nhân công và đem lại thu nhập không cao. Nghề này cũng phải chịu cạnh tranh của đồ nhựa chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Tất cả các làng đều đã bỏ nghề. Hiện nay, chỉ có năm làng đan mây tre hoặc sản xuất đồ nội thất bằng tre nằm ở các xã phía đông của tỉnh. Các làng này đều mới bước vào nghề cách đây không lâu. 31
  29. Những làng nghề vào năm 1930 (tỉnh Hà Tây) Hoạt động: Tre, mây, song Đồ gia dụng bằng gỗ Nghề thêu Ngành dệt may Chuyển đổi nông-thực phẩm Ngành luyện kim Sản phẩm từ cây liễu gió và lá cây Khảm và sơn mài Nhiều hoạt động Giấy Sở xây dựng Những ngành nghề khác (Gourou P., 1936) Làng vẫn còn làm nghề thủ công: Làng đã đổi nghề từ năm 1930 Làng nghề vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay Các ranh giới của huyện N Làng ngày này không còn làm nghề nữa Các ranh giới của xã 01020 ki-lô-mét 32
  30. Những làng nghề vào năm 2006 (tỉnh Hà Tây và Bắc Ninh ) Bắc Ninh Hà Tây Hà Nội Hoạt động: Tre, mây, song (185) Đồ gia dụng bằng gỗ (80) Nghề thêu (84) Ngành dệt may (53) Chuyển đổi nông-thực phẩm (49) Ngành luyện kim (32) Sản phẩm từ cây liễu gió và lá cây (23) Khảm và sơn mài (16) Nhiều hoạt động (18) Giấy (9) Vietnam Sở xây dựng (7) JICA MARD 2000 et DSA/VAAS 2006 Những ngành nghề khác (39) Hà Nội (Gourou P., 1936) Bắc Ninh Hà Tây fleuve Rouge Các ranh giới của huyện N Các ranh giới của xã 01020 ki-lô-mét 33
  31. làng nghề ngày nay: các hình thức sản xuất mới phải đương đầu với nhiều thách thức Từ 1995 đến 2002, số lượng làng nghề tăng khoảng từ 500 lên đến 1000 ở vùng châu thổ sông Hồng, chiếm 40% số lượng làng nghề ở Việt Nam. Một nửa trong số này tập trung trong bán kính khoảng năm mươi kilômét quanh Hà Nội. Sự phát triển nhanh chóng của các nghề thủ công và đặc biệt là công nghiệp dẫn tới sản xuất tăng trưởng nhanh chóng, diện tích sản xuất được mở rộng, thu hút được một số lượng lớn nông dân thiếu việc làm. Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 1999, các làng nghề đã đóng góp 41% vào GDP của khu vực công nghiệp và chiếm 64% số nhân công thuộc khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh. Mức độ tăng trưởng của sản xuất thủ công và công nghiệp nông thôn đạt 9% mỗi năm kể từ cuối những năm 1990 và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 600 triệu USD vào năm 2003. Một số cụm làng nghề do những làng nghề rất năng động dẫn đầu đã thu hút số lượng lớn nhân công trong bán kính rộng lớn. Tình hình trong các làng này đã thay đổi nhiều, thu nhập trung bình cao gấp bốn lần so với các làng thuần nông. Mức thu nhập xê dịch trong khoảng từ 500.000 tới 2,5 triệu đồng một tháng, tùy theo loại hình công việc và loại sản phẩm. Mức sống thợ thủ công đã được cải thiện rõ nét, nhiều người đã đầu tư vào cải tạo nhà cửa cho hiện đại hơn. Hoạt động nghề trong làng rất sôi động, giúp cho số dân làng cư ngụ tại đó tăng lên nhiều, tránh tình trạng di dân ra các thành phố hoặc các vùng sản xuất khác. Song làm thế nào để tạo nên một không gian thủ công nghiệp trong những khu làng mật độ dân cư quá đông và nằm trong vùng châu thổ hay bị ngập lụt này, mà không làm tổn hại đến môi trường, di sản và văn hóa ngàn năm của một xã hội đậm chất làng xã này? Các cơ sở sản xuất gia đình được tập trung trong các cụm làng nghề Ba phần tư các cơ sở sản xuất mang tính chất gia đình và có quy mô nhỏ. Phần lớn vẫn sản xuất rất thủ công ở các xưởng trong làng. Hoạt động nghề là một phần của cuộc sống hàng ngày và sử dụng quỹ thời gian của gia đình, trẻ em và người già đều tham gia phụ giúp. Ở đa số các làng, nghề thủ công thu hút trên 50% dân số ở độ tuổi lao động. Chỉ những người giàu có nhất mới có được đất ở ngoài làng, nơi đặt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để mở rộng và hiện đại hóa quy trình sản xuất. Phần lớn các làng nghề tập trung thành cụm Bản đồ nghề thủ công ở ngoại thành Hà Nội cho thấy các làng làm cùng một nghề tập trung thành cụm, một số cụm lên tới vài chục làng, đặc biệt trong nghề đan mây tre và thêu ren. Ngay từ thời thuộc địa, Pierre Gourou đã mô tả hiện tượng này. Việc tập trung này đã được khẳng định qua thời gian, hiếm có làng nào lại không thuộc các cụm này. Chỉ riêng các làng gốm đã vượt qua được những biến đổi kinh tế và chính trị của thế kỷ trước mới có thể thực hiện toàn bộ quy trình sản xuất ở ngay trong làng của mình, ví dụ như Bát Tràng và Phù Lãng. Những làng này có nét đặc biệt thứ hai là nằm bên bờ sông, là đường giao thông rất tiện lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và bán các sản phẩm rất cồng kềnh và nặng. Tuy nhiên, họ phải có mối liên hệ với những làng cung cấp nhân công và dịch vụ. Cụm làng nghề là một hình thức tập trung về mặt địa lý của các làng nghề cùng chuyên làm một sản phẩm, trong đó các cơ sở sản xuất liên kết với nhau và có sự phân công lao động rất lớn. Sự phát triển của hệ thống sản xuất địa phương hóa này đáp ứng được nhu cầu mở rộng không gian sản xuất sau khi mở cửa thị trường. Nó cho phép tuyển dụng thêm nông dân ở các làng lân cận, tạo thêm nhiều khu sản xuất, phân chia công việc giữa các làng có nghề phụ hoặc thúc đẩy phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại ở vùng thượng lưu và vùng hạ lưu. Tùy theo nghề mà có cả một hệ thống sản xuất gia công liên kết các làng năng động nhất với những làng lân cận mà gần đây mới gia nhập cụm làng nghề, giữa các doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở sản xuất gia đình. Quan hệ giữa các làng nghề trong cùng một cụm và giữa các nghệ nhân được tạo dựng phần lớn dựa trên mối quan hệ họ hàng, bạn bè, chính trị hoặc nghề nghiệp mà nguồn gốc có thể có từ rất lâu đời. Nét đặc trưng khác biệt của các cụm làng nghề ở Việt Nam so với ở phương Tây chủ yếu nằm ở hoàn cảnh kinh tế, dân số và chính trị của đất nước. Giống như Trung Quốc, Việt Nam còn mang nặng dấu ấn của hệ thống kinh tế do nhà nước quản lý đang chuyển đổi dở dang. Việt Nam là nước có số dân sống ở nông thôn đông đúc với một lượng nhân công đông đảo, trẻ tuổi, một phần trong số họ có tay nghề (ở những làng nghề truyền thống cổ, nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ngay trong gia đình). Hệ thống sản xuất này phát huy tính khéo léo của các nhà sản xuất, 34
  32. thể hiện qua việc sử dụng rất phổ biến các phế liệu thu gom, tái sản xuất các bộ phận thay thế quá đắt đỏ hoặc khó tìm thấy ở thị trường địa phương, kéo dài thời gian sử dụng máy móc đến mức ngoài sức tưởng tượng. Sau cùng, các hình thức tổ chức xã hội và chính trị đặc biệt, được cơ cấu trên tính năng động của các gia đình, chú ý nhiều hơn đến việc kinh doanh, tổ chức các chi nhánh, vận hành mạng lưới, v.v. Chúng tạo điều kiện thuận lợi để các xưởng sản xuất, các doanh nghiệp có quy mô khác nhau đang thực hiện một phần của quy trình liên kết chặt chẽ và hợp tác với nhau. Cụm làng nghề là một hệ thống sản xuất tập trung ở địa phương và tập hợp những ngành công nghiệp nông thôn truyền thống để tự phát triển. Việc tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp nhỏ có thể được gắn với sự phát triển của các mạng lưới bán hàng: tạo điều kiện để giảm giá thành và khai thác tốt hơn các mạng lưới cung cấp và phổ biến kỹ thuật nghề trong một xã hội mang đậm chất làng xã, nơi nhiều thế hệ còn sống chung dưới một mái nhà. Cụm làng nghề bao gồm một số lượng không cố định các địa phương và doanh nghiệp có đăng ký hoặc mang tính gia đình. Hoạt động của các cụm làng nghề tùy thuộc vào nghề của các làng. Các cụm làng nghề được tổ chức theo ba cấp độ: r߀DޣQMÆOHYÈ Công việc được phân chia giữa các cơ sở sản xuất phụ, mỗi một cơ sở thực hiện một công đoạn của quy trình sản xuất – nhiều xưởng cùng tham gia vào quy trình sản xuất một chiếc ấm bằng nhôm, mỗi xưởng chuyên sản xuất một bộ phận của sản phẩm: thân ấm, vòi ấm, tay cầm –, hoặc thực hiện một loại sản phẩm: ấm đun, mâm, chậu, đồ mỹ nghệ, trong trường hợp của làng gò đồng (xem Lộ trình 3, làng Đại Bái) – hoặc làm bún, bánh đa, rượu gạo, tinh bột sắn trong trường hợp của các làng chế biến nông sản. Hơn nữa, dưới tác động của việc cơ khí hóa và đa dạng hóa sản xuất, một hình thức phân chia công việc lớn hơn đã diễn ra giữa các hộ gia đình và kéo dài dây chuyền sản xuất. Phế liệu (giấy hoặc kim loại) được trao đổi trong một dây chuyền dài những người thu mua, rồi được chế biến trong các xưởng đã cơ khí hóa – thợ đúc bán kim loại tái chế dưới dạng tấm cho thợ thủ công, và những người này sẽ cắt nhỏ chúng ra để sản xuất thành nồi niêu, mâm rHJ߈BDÃDMÆOHW޾JOIBV Có nhiều hình thức quan hệ giữa các làng trong cụm làng nghề với nhau. Mỗi làng chuyên sản xuất một mặt hàng nào đó, song cũng phụ thuộc vào các làng khác về nguyên liệu, kỹ thuật nghề, không gian sản xuất hoặc nhân công - ở làng tái chế sắt thép Đa Hội, thợ của làng này đảm nhiệm luyện sắt vụn, bán phôi đúc và chế biến chúng thành sắt cây, còn thợ của các làng lân cận thì cung cấp dịch vụ (bốc vác, mua bán hóa chất, hỗ trợ kỹ thuật ), cung cấp nhân công, cho thuê đất để mở rộng sản xuất, hoặc sản xuất chấn song từ sắt cây mà họ đã mua của làng Đa Hội. Trong làng có cả một hệ thống gia công hàng theo nhiều cấp độ. Các làng năng động nhất, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp tư nhân, có quan hệ làm ăn với các cơ sở sản xuất gia đình của các làng bên cạnh thông qua hợp đồng. Chính các làng này mở rộng sản xuất sang các làng bên cạnh, vào thời kỳ kinh tế tập thể thông qua hợp tác xã, từ thời kỳ Đổi mới thông qua việc dạy nghề. Các doanh nghiệp lớn ký đơn đặt hàng với các khách hàng nước ngoài, và giao lại cho các chủ sản xuất ở nhiều làng khác nhau trong cụm làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng cụ thể. Sau đó những người này lại tái phân công công việc cho rất nhiều hộ gia đình, và những hộ này chỉ thực hiện phần thủ công trong quy trình sản xuất. Còn việc lắp ráp, kiểm tra chất lượng các mặt hàng và khâu hoàn thiện được thực hiện trong xưởng của doanh nghiệp chủ thầu. UUSPOHMÆOHWÆDÃDEPBOIOHIJ޴QUSPOHLIVDÔOHOHIJ޴QޣOYVޢrHJ߈BDÃDDݯT߀T Các doanh nghiệp lớn đặt trong khu công nghiệp đô thị thuê các xưởng của làng nghề sản xuất những bộ phận rời. Chúng ta bắt gặp hình thức quan hệ này trong nghề tái chế sắt thép. Hơn nữa, hệ thống này thích ứng với hoàn cảnh kinh kế quá độ. Theo DiGregorio (2001), khác với các doanh nghiệp lớn thuộc khu vực chính thức của nhà nước hoặc tư nhân, việc tổ chức các cơ sở sản xuất thành cụm làng nghề linh hoạt hơn rất nhiều và đáp ứng thị trường nhanh chóng hơn do bộ máy đỡ nặng nề hơn và do phần lớn các cơ sở này thuộc về khu vực phi chính thức. Hình thức tổ chức này cho phép huy động mọi thành viên trong gia đình tham gia, tận dụng được thời gian lao động và không gian gia đình cho sản xuất, dễ sử dụng nhân công theo nhu cầu của đơn hàng (làm đêm, làm thêm giờ ). Công việc rất linh hoạt, thích ứng với thị trường hoặc với điều kiện sản xuất (cắt điện thường xuyên, thiếu nguyên liệu làm ngưng sản xuất ). 35
  33. Các cơ sở này nằm trong một dây chuyền sản xuất và có thể gia nhập các phân khúc kinh tế mà các doanh nghiệp lớn thuộc khu vực chính thức bỏ lại do phải đáp ứng các tiêu chuẩn về quản lý, chất lượng và một cơ chế pháp lý chặt chẽ hơn rất nhiều. Cơ sở sản xuất tư nhân có điều kiện rất thuận lợi là sử dụng linh hoạt một lượng nhân công gia đình mà phần lớn được trả công rất thấp để làm những việc không cần đến tay nghề, và đồng thời còn làm việc đồng áng. Vào mùa gặt, công nhân không tới xưởng làm, cho dù đang phải thực hiện đơn đặt hàng. Nguồn gốc của các cụm làng nghề: có sự phân chia công việc rất rõ và chuyên môn hóa các làng nghề Pierre Gourou thấy có xu hướng chuyên môn hóa các làng nghề trong một hoạt động sản xuất nhất định, xu hướng phân chia công việc giữa các làng nghề và tập trung các làng thành một nhóm sản xuất cùng một mặt hàng. Quy trình này có lẽ đã khởi đầu từ thế kỷ 17, khi nghề thủ công phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ do nhu cầu tăng mạnh của Hà Nội. Cần phải phân chia quá trình sản xuất một cách hợp lý vì những lý do sau đây: rÝUI߅Dʇ޽DRVZޱOOI޿DÃDRVZʇ޶OIYÈI޽JWÆOHIJM޳-ÆOHDÓOHIޱNV޹OMVÔOMÆNDI߄DÃDDÔOHʇPޡOTޢOYVޣUNÆEÄO làng phải giữ bí mật. VޱrDV޽DT޹OHOHIÍPLIÓD߄BOI߈OHOHݰ޿JUI߂UI߄DÔOHUÑNDÃDILJްNM޿JOIBOINÆLIÔOHDÓʇ߄W޹Oʇ޲NVBOIJ nguyên liệu và để ứ đọng vốn. Một làng không sản xuất một mặt hàng từ đầu đến cuối mà bán hàng bán thành phẩm của mình cho một làng khác để hoàn thiện. Sự phân chia công việc này đặc biệt được nhận thấy rõ trong ngành sản xuất lụa, với vô số công đoạn trong quy trình sản xuất được rất nhiều làng tham gia thực hiện: trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, se tơ, dệt và nhuộm. Nhiều làng dệt lụa không thể nuôi tằm được vì không đủ đất để trồng dâu. Hơn nữa, còn rất nhiều các loại lụa tơ tằm khác nhau: vải sa organdi, gấm, taffeta, nhung, tơ sống và mỗi làng dệt lụa đều có sản phẩm riêng của mình (xem Lộ trình 4). Đây là những tiền đề của cụm làng nghề. Ngoài ra, một số nghề luôn đi kèm với nhau: thợ sơn mài làng Bình Vọng thường làm việc cùng với thợ mộc và thợ đan mây tre. Việc sử dụng từng phần nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng khác nhau (chẳng hạn như tre hay lá cọ chẳng hạn) cũng lý giải vì sao các làng lại phụ thuộc lẫn nhau. Một làng chỉ sử dụng một phần của nguyên liệu để sản xuất riêng mặt hàng của mình và bán phần nguyên liệu mà họ không sử dụng cho các làng khác cần đến để tạo ra các loại đồ khác nhau. Để chuẩn bị men cho các sản phẩm của mình, thợ gốm Bát Tràng dùng tro mua của thợ gốm Đinh Xá, nơi chuyên sản xuất gốm thô, không tráng men. Không gian làng xã đông dân cư và đa chức năng phải chịu áp lực sản xuất ở nhiều mức độ khác nhau Năm 1999, trong 28% làng của vùng châu thổ sông Hồng, mật độ dân cư vượt quá 15.000 dân trên một cây số vuông, tương đương với mật độ dân ở trung tâm thủ đô. Trong phần lớn các làng, nghề thủ công được làm trong gia đình, rất chật chội, không cho phép thực hiện những công việc đòi hỏi không gian rộng, đặc biệt là không đưa máy móc vào được, điều này đặt ra vấn đề hiện đại hóa quy trình sản xuất. Vào những năm 1990, trong những làng đã bắt đầu cơ giới hóa quy trình sản xuất hoặc mở rộng quy mô sản xuất nhờ tiếp cận được với thị trường quốc tế, những người thợ năng động nhất, với sự giúp đỡ của địa phương, đã xây dựng xưởng mới ở nơi có nhiều diện tích hơn (dọc bờ đê hay ven đường lớn, nhà xưởng của các hợp tác xã trước đây hay các trụ sở của cơ quan hành chính, hoặc trên các ao cũ đã san lấp). Theo yêu cầu của thợ thủ công, nhiều Ủy ban nhân dân tỉnh đã có những biện pháp để chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất dành cho sản xuất công nghiệp và tạo ra những khu vực tiểu thủ công phi chính thức. Phối hợp với UBND cấp xã, họ đã đưa vào cả một hệ thống luật để tạo điều kiện để ngành thủ công nghiệp có đất để mở rộng quy mô sản xuất, trong một đất nước mà ruộng đất rất quý giá và không dễ dàng chuyển đổi đất nông nghiệp. Sau đó, vào những năm 2000, UBND các tỉnh đã cho phép thành lập khu công nghiệp tại những huyện năng động nhất. 36
  34. Một không gian sản xuất ba cấp độ đã được triển khai: rtrong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đang trong quá trình hiện đại hóa đã đạt được mức sản xuất ngang với các doanh nghiệp lớn thuộc khu vực quốc doanh hoặc tư nhân có vốn hỗn hợp. Các doanh nghiệp này có chi phí sản xuất thấp và chiếm phân khúc sản xuất hàng chất lượng trung bình, ngoài ra ngày càng tiêu tốn nhiều không gian và năng lượng; LIVWực dân cư, dọc các triền đê, ở vị trí của các hợp tácޱVDݯLIÎIÓBʇݰ߂DUIJްUMާQ߀CËOMޤrDÃDEPBOIOHIJ޴QCިUʇ xã trước đây hoặc trên các đầm ao đã được san lấp một phần; rDI޵SJËOHOI߈OHWJ޴DIPÆOUPÆOUI߄DÔOHIPެDT߇E߃OHNÃZNÓDLÎDID߁OI޸N޾Jʇݰ߂DUI߉DIJ޴OUSPOHLIVW߉DEÄO cư của làng. Với khả năng đầu tư nhỏ, các cơ sở sản xuất gia đình phần lớn sử dụng lượng nhân công trong gia đình hoặc trả theo khoán và phần lớn là làm gia công. Dù gây tiếng ồn đinh tai nhức óc (tái chế sắt thép, làm giấy và dệt), một số xưởng sản xuất vẫn được chấp nhận tồn tại. Tuy nhiên, việc triển khai một chính sách như vậy đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng, nhất là việc thu hồi đất của nông dân, việc những thợ thủ công khá giả nhất đầu cơ đất đai, việc xây dựng nhà ở trong khu công nghiệp và không đưa vào hoạt động các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Giá đất cao làm hạn chế khả năng tham gia của các thợ thủ công nhỏ ít vốn. Các nỗ lực để tách khu vực sản xuất ra khỏi nơi sinh sống đều bị thất bại, khi mà người ta không ý thức được đặc điểm xã hội học của các làng nghề này. Những người thợ thủ công sống cùng với nghề của họ. Ở một phạm vi nào đó có thể so sánh như một sự gắn kết lứa đôi. Thời gian lao động hàng ngày của họ theo nhịp của công việc. Có lúc họ làm việc cả ban đêm để hoàn thành những đơn đặt hàng lớn đúng hạn. Để kiểm soát tốt hơn những người làm công cho họ và để bảo vệ tài sản của mình, họ thích vừa sống vừa làm việc tại cùng một nơi. Cả gia đình đều tham gia vào sản xuất: cả người lớn lẫn trẻ em tùy theo khả năng và thời gian của mỗi người. Đây cũng là một cách để truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cùng với quy mô sản xuất mở rộng nhanh chóng, các xưởng sản xuất trong làng đã bão hòa về nguyên liệu, máy móc, và nhân công. Không gian tại các gia đình ở Dương Ổ bị chiếm hết bởi giấy vụn, còn các gia đình ở Đồng Kỵ thì ngập tràn gỗ và máy móc. Còn trong các gia đình ở Đại Bái, chậu đựng hóa chất nguy hiểm được đặt ngay cạnh đồ dùng nấu bếp trong cuộc sống hàng ngày. Ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân, nhất là trẻ em, chúng sống trong một không gian đa chức năng và chật hẹp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tại các làng tái chế sắt thép, nguy cơ còn cao hơn rất nhiều: bệnh phổi, phụ nữ vô sinh, dị tật ở trẻ sơ sinh. Phần lớn thợ thủ công chỉ nghĩ rằng phải phát triển sản xuất bằng mọi giá, nên không hề ý thức được những mối nguy hiểm này. Không gian công cộng cũng bị ảnh hưởng bởi nguyên vật liệu và với một số gia đình, kho chứa nguyên liệu lý tưởng nhất chính là đường sá ngay gần đó. Các cơ quan hành chính địa phương chưa có những biện pháp hữu hiệu để ngăn thợ thủ công làm theo ý của họ. Quan hệ qua lại giữa các dòng họ và hợp tác xã địa phương bị cho là làm mất đoàn kết làng xóm, gây mất ổn định xã hội. Các làng đan mây tre và sản xuất thực phẩm (miến, men ) phải đối đầu với tình trạng thiếu chỗ để phơi sản phẩm của mình. Vào mùa mưa, sản xuất bị ngưng trệ nặng nề. Đây là những nghề rất ít lãi nên chỉ được làm ở những làng có không gian phơi như các làng ở dọc đê (Dương Liễu và Minh Khai, Lộ trình 9). Nghề chỉ hạn chế trong phạm vi những phần đất bỏ không trong làng hoặc trong các gia đình có sân rộng. Tuy nhiên, việc sấy khô thực phẩm dọc các đường đê đầy bụi lại đặt ra vấn đề vệ sinh. Song việc phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp đã đạt tới giới hạn vì lý do cạnh tranh với Trung Quốc và giữa các doanh nghiệp cơ khí hóa trong vùng, vì giá nguyên liệu tăng nhanh (ngày càng khó nhập khẩu gỗ hoặc mua phế liệu) và lãi suất vay tăng cao. 37
  35. đánh bóng đồ gỗ ở đồng kỵ 39
  36. Xây dựng khu công nghiệp ở một làng mà thợ thủ công không có nhiều vốn đặt ra một vấn đề lớn. Ở làng Đại Bái, những doanh nghiệp đã có đất trong khu công nghiệp phải mất rất nhiều thời gian để chuyển đến đó. Năm 2008, bốn năm sau khi hoàn thành khu công nghiệp, chỉ có khoảng 20 trong số 168 doanh nghiệp đăng ký đất xây dựng xưởng tại đó. Thiếu vốn, bắt buộc phải theo tiêu chuẩn xây dựng do Ban quản lý áp đặt, cần phải thế chấp nhà ở để vay vốn và thủ tục hành chính phức tạp để vay được tiền đã làm chậm việc triển khai sản xuất. Thay đổi quy mô sản xuất và cơ khí hóa doanh nghiệp để bù đắp chi phí sản xuất cao hơn trong khu công nghiệp chỉ có thể được thực hiện trong một hoàn cảnh kinh tế phù hợp, khi người thợ kiểm soát từ đầu đến cuối dây chuyền sản xuất. Sau cùng, ở cách xa các cơ sở thuộc cùng dây chuyền sản xuất cũng khiến cho tổ chức công việc không ổn định. Nhiều người đợi đủ số lượng các cơ sở sản xuất khác chuyển đến thì mới chuyển theo họ. Trong khu công nghiệp, vị trí lô đất được chia bằng hình thức rút thăm may rủi và không tính tới việc tổ chức không gian đặc thù của cụm làng nghề (xem Lộ trình 3, « Đi tìm chiếc ấm thiêng ở Đại Bái »). Những thách thức phải vượt qua để quy hoạch tốt hơn không gian nông thôn vùng châu thổ sông Hồng Trong số nhiều thách thức mà các làng nghề đang phải đương đầu, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập WTO, kéo theo một loạt các biện pháp kinh tế đối với các doanh nghiệp và có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đến các xưởng sản xuất thủ công mà 3/4 trong số đó thuộc khu vực phi chính thức, chúng tôi chỉ nói tới hai trong số các thách thức rõ nét nhất trong khuôn khổ của cuốn sách này, đó là vấn đề môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thách thức về môi trường: khó quản lý trong hoàn cảnh thể chế yếu và chỉ đạo không phù hợp Các hoạt động thủ công và nhất là công nghiệp phát triển nhanh chóng đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Không gian nguyên thủy của các làng nghề vốn gắn với nghề thủ công trong suốt hàng thế kỷ, nay phải chịu những áp lực môi trường và xã hội mới từ khi thay đổi quy mô, phương thức sản xuất. Trong vùng châu thổ rất đông dân cư này, diện tích đất nông nghiệp đã bị chia cắt nhỏ bởi mạng lưới thủy lợi chằng chịt, chồng chéo lên không gian sản xuất thủ công. Hạ tầng thủy lợi được xây dựng và hiện đại hóa ở cấp xã nhằm mục đích đảm bảo sản xuất nông nghiệp và chống lũ lụt cho người dân, nhưng mạng lưới thủy lợi đã bị sử dụng sai với mục đích ban đầu. Một số dòng kênh và ao hồ dùng để tưới tiêu hoặc nuôi trồng thủy sản, nay đã trở thành những cống thoát thực thụ cho các xí nghiệp thủ công và công nghiệp ở gần đó. Vì không có hệ thống thoát nước riêng cho nông nghiệp và nước thải công nghiệp, nên chất thải ô nhiễm từ các làng nghề bị phân tán và thải vào các sông ngòi và sau đó ngấm vào đất nông nghiệp. Ô nhiễm nguồn nước tại một số làng nghề (sản xuất giấy, tái chế kim loại, dệt ) đã lên đến mức rất cao về chỉ số kim loại nặng, axít và khuẩn coli , hậu quả là ảnh hưởng tới năng suất lúa, và từ đó tới sức khỏe người dân, đồng thời lan sang những vùng đất xung quanh. Khói từ các lò gốm cũng tỏa vào không khí những đám bụi rất độc hại. Các cơ sở sản xuất nhỏ ở nông thôn ít gây ô nhiễm hơn các doanh nghiệp lớn do dùng những nguyên liệu tái sử dụng đòi hỏi ít hóa chất hơn khi xử lý, và tiêu thụ ít năng lượng hơn. Tuy nhiên, nhiều cơ sở nhỏ rải rác trong vùng và đa phần nằm ở giữa làng cũng gây những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường. Ngày càng xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất thủ công gia đình, tư nhân, không có vốn để đầu tư vào việc xử lý nước, thiếu đất để mở rộng sản xuất và khiến sản xuất trở nên phù hợp với sức khoẻ con người hơn, thiếu hợp tác xã và các tổ chức cộng đồng để cùng xử lý chất thải, đó là những yếu tố gây nguy cơ cho sản xuất thủ công. Một số doanh nghiệp tiêu thụ rất nhiều nước (tái chế sắt thép và làm giấy) đã tiến hành khoan giếng, gây ra hiện tượng lún sụt ở vùng châu thổ hay bị ngập lụt. Tuy nhiên, những doanh nghiệp sản xuất giấy quy mô lớn đã phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn rất đắt đỏ vì giếng khoan không cung cấp đủ nước. Nhờ vậy, các doanh nghiệp này chỉ xả một lượng nước thải rất nhỏ vào mương và ít gây ô nhiễm nguồn nước tưới hơn rất nhiều so với các cơ sở sản xuất nhỏ. Những người thợ làm ăn nhỏ vẫn chưa đủ khả năng xây ống khói rất cao để bụi khói độc hại với sức khỏe con người bay lên không trung. Chính quyền địa phương không có một sơ đồ quy hoạch thực sự khu vực đất sản xuất, nên các chiến lược mang tính cá nhân và nhỏ lẻ của những người thợ giàu nhất, mật độ xây dựng dày đặc và lan sang cả khu vực úng lụt về ngắn hạn có nguy cơ gây ra vấn đề tắc nghẽn (đường sá chưa phù hợp), khiến nguy cơ lụt lội vào mùa mưa bão càng nghiêm trọng 40