Giáo trình Xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_xac_dinh_nhu_cau_dinh_dong_vat_nuoi.pdf
Nội dung text: Giáo trình Xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi
- 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÁC ĐỊNH NHU CẦU DINH DƢỠNG VẬT NUÔI MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ: SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP CHĂN NUÔI Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2011
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô- gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự sản xuất, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn./ Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Lâm Trần Khanh (Chủ biên) 2. Nguyễn Danh Phương 3. Lê Công Hùng
- 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG XÁC ĐỊNH NHU CẦU DINH DƯỠNG VẬT NUÔI 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾ T TẮ T 9 MÔ ĐUN 01: XÁC ĐỊNH NHU CẦU DINH DƯỠNG VẬT NUÔI 10 Giới thiệu mô đun: 10 Bài 1. Xác định nhu cầu đạm 10 Mục tiêu : 10 A. Nội dung: 10 1. Dinh dưỡng protein : 10 1.1. Khái niệm. 10 1.2. Vai trò sinh học của protein 10 1.3. Phân loại chất đạm. 11 1.4. Chuyển hoá, chuyển đổi nitơ ở gia súc, gia cầm 11 2. Xác định nhu cầu đạm cho vật nuôi 12 2.1. Xác định nhu cầu đạm cho bò 12 2.2. Xác định nhu cầu đạm cho lợn 13 2.3. Xác định nhu cầu đạm cho gia cầm 14 3. Lựa chọn nguyên liệu 15 3.1. Nguyên liệu là thức ăn giầu đạm động vật 15 3.2. Nguyên liệu là thức ăn giầu đạm thực vật 17 4. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn đạm 20 5. Kiểm tra và điều chỉnh hỗn hợp 22 6. Lên công thức phối trộn 23 7. Thực hành 23 7.1. Điều kiện thực hiện công việc: 23 7.2. Các bước thực hiện công việc 24 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 24 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 24 C. Ghi nhớ: 25 Bài 2. Xác định nhu cầu năng lượng 26 Mục tiêu : 26 A. Nội dung 26 1. Dinh dưỡng năng lượng: 26 1.1. Chất béo (lipit) 26 1.2. Chất bột đường 27 1.3. Chuyển hoá carbon thức ăn trong cơ thể 27 2. Xác định nhu cầu năng lượng cho vật nuôi 28 2.1. Xác định nhu cầu năng lượng cho bò 29 2.2. Xác định nhu cầu năng lượng cho lợn 33 2.3. Xác định nhu cầu năng lượng cho gia cầm 35
- 5 3. Lựa chọn nguyên liệu 37 3.1. Ngô 37 3.2. Thóc 38 3.3. Cám gạo 39 3.4. Tấm 40 3.1. Sắn 40 4. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn năng lượng 40 5. Kiểm tra và điều chỉnh hỗn hợp 43 6. Lên công thức phối trộn 45 7. Thực hành 45 7.1. Điều kiện thực hiện công việc 45 7.2. Các bước thực hiện công việc 45 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 45 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 46 C. Ghi nhớ: 46 Bài 3. Xác định nhu cầu khoáng chất 48 Mục tiêu : 48 A. Nội dung: 48 1. Dinh dưỡng khoáng: 48 1.1. Khái niệm 48 1.2. Phân loại chất khoáng 48 1.3. Vai trò của các chất khoáng 49 2. Xác định nhu cầu khoáng cho vật nuôi 49 2.1. Xác định nhu cầu khoáng cho bò 49 2.2. Xác định nhu cầu khoáng cho lợn 51 2.3. Xác định nhu cầu khoáng cho gia cầm 54 3. Lựa chọn nguyên liệu 55 3.1. Các chất khoáng đa lượng 55 3.2. Các chất khoáng vi lượng 57 3.3. Lựa chọn nguyên liệu khoáng 59 4. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn khoáng 61 5. Kiểm tra và điều chỉnh hỗn hợp 64 6. Lên công thức phối trộn 65 7. Thực hành 65 7.1. Điều kiện thực hiện công việc 65 7.2. Các bước thực hiện công việc 65 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 66 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 66 C. Ghi nhớ: 67 Bài 4. Xác định nhu cầu vitamin 68 Mục tiêu : 68 A. Nội dung: 68 1. Dinh dưõng vitamin: 68 1.1. Khái niệm vitamin 68 1.2. Phân loại vitamin 68
- 6 2. Xác định nhu cầu vitamin cho vật nuôi 68 2.1. Xác định nhu cầu vitamin cho bò 68 2.2. Xác định nhu cầu vitamin cho lợn 69 2.3. Xác định nhu cầu vitamin cho gia cầm 73 3. Lựa chọn nguyên liệu 76 3.1. Các loại vitamin có nguồn gốc tự nhiên 76 3.2. Các loại vitamin tổng hợp 78 4. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn vitamin 78 5. Kiểm tra và điều chỉnh hỗn hợp 82 6. Lên công thức phối trộn 82 7. Thực hành 83 7.1. Điều kiện thực hiện công việc 83 7.2. Các bước thực hiện công việc 83 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 83 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 83 C. Ghi nhớ: 85 Bài 5. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung 86 Mục tiêu : 86 A. Nội dung: 86 1. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung 86 1.1. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung cho bò 86 1.2. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung cho lợn 87 1.3. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung cho gia cầm 87 2. Lựa chọn nguyên liệu bổ sung 89 3. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn bổ sung 89 4. Kiểm tra và điều chỉnh 92 5. Lên công thức phối trộn 92 6. Thực hành 92 6.1. Điều kiện thực hiện công việc 92 6.2. Các bước thực hiện công việc 92 6.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 93 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 93 C. Ghi nhớ: 94 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 95 I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 95 II. Mục tiêu: 95 1. Kiến thức: 95 2. Kỹ năng: 95 3. Thái độ: 95 III. Nội dung chính của mô đun: 95 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 96 1. Nguyên vật liệu: 96 2. Cách thức tổ chức 96 3. Thời gian: 96 4. Số lượng 96
- 7 5. Tiêu chuẩn sản phẩm 96 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 96 5.1. Bài 1: Xác định nhu cầu đạm 96 5.2. Bài 2: Xác định nhu cầu năng lượng 97 5.3. Bài 3: Xác định nhu cầu khoáng chất 97 5.4. Bài 4: Xác định nhu cầu vitamin 98 5.5. Bài 5. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung 98 VI. Tài liệu tham khảo 99
- 8 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾ T TẮ T Stt Từ viết tắt Giải thích 1 ĐVTA Đơn vị thức ăn 2 BV Giá trị sinh học 3 CP, Pth Protein thô 4 W, W0,75 Khối lượng cơ thể 5 W, G Tăng trọng hàng ngày 6 RprM Protein cho duy trì 7 ME Năng lượng trao đổi 8 DE Năng lượng tiêu hoá 9 NE Năng lượng thuần 10 TDN Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá 11 DXKD Chất chiết không nitơ 12 VCK Vật chất khô 13 CB Chất béo 14 Pr Protein tăng g/ngày 15 Li Lipit tăng g/ngày 16 E Khối lượng trứng 17 T Nhiệt độ 0C 18 Ppm Phần triệu 19 VTM Vitamin 20 UI Đơn vị quốc tế
- 9 MÔ ĐUN 01: XÁC ĐỊNH NHU CẦU DINH DƢỠNG VẬT NUÔI Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun: Nguời học sau khi học xong mô đun này có khả năng xác định và tính toán được nhu cầu dinh dưỡng (đạm, năng lượng, khoáng, vitamin và thức ăn bổ sung) cho các loại vật nuôi. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thức mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành. Bài 1. Xác định nhu cầu đạm Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Xác định được các yếu tố ảnh huởng đến nhu cầu sử dụng đạm của vật nuôi - Mô tả được các bước xác định nhu cầu đạm cho vật nuôi. - Thực hiện được việc lựa chọn nguyên liệu, xây dựng công thức phối trộn, kiểm tra điều chỉnh hỗn hợp và lên công thức phối trộn. A. Nội dung: 1. Dinh dƣỡng protein : 1.1. Khái niệm. Protein là một hợp chất hữu cơ phức tạp có phân tử lượng lớn, protein gồm các nguyên tử sau tạo thành C, H, O ngoài ra còn N và S Có thể định nghĩa protein đơn giản như sau: protein là một trùng hợp của nhiều axit amin (amino acide) có hơn 100 loại amino acide nhưng có 20 axit amin quan trọng đối với vật nuôi được chi làm 2 nhóm: - Axit amin không thay thế: là những amino acide thường thiếu trong thức ăn của gia súc gia cầm và cơ thể con vật không tổng hợp được nhất thiết phải dựa vào thức ăn: Valin, Lơxin, Izolơxin, Treonin, Methionin, Lizin, Triptophan, Phenylalanin, Histidin, Acginin - Axit amin thay thế: Là những amino acide có đầy đủ trong thức ăn chăn nuôi, cơ thể gia súc gia cầm có thể tổng hợp được từ những chất khác: Glyxin, Alanin, Serin, Xystein, Glutamic, Aspactic 1.2. Vai trò sinh học của protein Đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế và đứng hàng đầu trong đời sống động vật. Nó giữ những chức năng khác nhau trong hoạt động sống cơ thể vật nuôi:
- 10 - Tham gia cấu tạo nên các tế bào cơ thể. Nó là thành phần quan trọng của sự sống. Protein chiếm khoảng 1/5 trọng lượng cơ thể gia cầm và vào khoảng 1/7 – 1/8 trọng lượng trứng. - Protein tham gia vào vận chuyển và dự trữ. Ví dụ: Hemoglobulin vận chuyển CO2 và O2 - Protein có chắc năng vận động như sự co cơ. - Protein tham gia vào chức năng cơ giới như colagen tạo độ bền chắc của da, xương và răng. - Các quá trình thông tin như protein thị giác (rodopsin). - Protein là chất dinh dưỡng chủ yếu, không có chất dinh dưỡng nào có thể thay thế vai trò tác dụng của nó. - Tham gia vào cấu tạo các loại men (enzyme), hormon, kháng thể và tế bào hồng cầu. - Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động: 1g protein phân giải cho 4kcal năng lượng trao đổi 1.3. Phân loại chất đạm. Có nhiều cách để phân loại protein. - Nếu dựa vào thành phần hoá học thì protein có 2 loại: protein đơn giản và protein phức tạp. Protein đơn giản là loại protein mà trong thành phần của nó chỉ chứa toàn axit amin như: protamin, histon, albumin, globulin Protein phức tạp là loại khi thuỷ phân ngoài axit amin ra còn chứa các hợp chất khác như axit nucleic, gluxit, lipit - Nếu dựa vào hình dạng, tính chất hoà tan và thành phần hoá học thì protein được chia làm 3 nhóm chính: + Protein hình sợi: Collagen, Elastine, keratine + Protein hình cầu: Albumin, globulin, prolamin hay gliadin, histon + Protein liên kết: Nucleoprotein, mucoprotein, glycoprotein, lypoprotein, cromoprotein. 1.4. Chuyển hoá, chuyển đổi nitơ ở gia súc, gia cầm - Sơ đồ chuyển hoá nitơ thức ăn N phân N thức ăn N tích luỹ N tiêu hoá → Máu → Tế bào (axit amin) -NH2 → Urê → Nước tiểu Công thức cân bằng N = N thức ăn - (N phân + N nước tiểu).
- 11 - Protein thô = N x 6,25 (vì số lượng nitơ trong protein trung bình 100/16 = 6,25). Tuy nhiên không phải tất cả protein thô đều được hấp thu mà một phần không tiêu hoá thải ra ngoài qua phân, phần được hấp thu gọi là protein tiêu hoá. Protein thuần là protein khi thủy phân cho ra các axit amin Protein thuần = Protein thô - Hàm lương nitơ phi protein Hợp chất nitơ phi protein: Là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ nhưng không phải là protein. 2. Xác định nhu cầu đạm cho vật nuôi 2.1. Xác định nhu cầu đạm cho bò Nhu cầu protein cho bò = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sản xuất - Nhu cầu protein cho duy trì = 3,25 g PDI/ kg W0,75 PDI (g/ngày) = 95 + 0,5W - Nhu cầu protẹin cho tăng trọng = 280g/kg tăng trọng - Nhu cầu protein cho mang thai ở tháng thứ 7, 8, 9 tương đương là 19,5; 33; 51 gPDI/ngày/ 10 khối lượng bê sơ sinh - Nhu cầu potein cho tiết sữa = 48 gPDI/1kg sữa Ví dụ : Tính các nhu cầu protein của một con bò sữa lai HF x Laisinde có khối lượng 450 kg, đang mang thai lứa thứ hai ở tháng thứ 7 (bò đã được phối với tinh bò sữa HF), sản xuất được 11 lít sữa/ngày với tỷ lệ mỡ sữa là 3,7% được nuôi theo phương thức bán thâm canh (hàng ngày thả ra bãi chăn 3 giờ và được nuôi nhốt cột buộc cố định trong một chuồng nuôi nhỏ hẹp) + Nhu cầu đạm cho duy trì Nhu cầu protein = 3,25 x 4500,75 = 3,25 x 97,7033 = 317 g PDI/ngày. + Nhu cầu đạm cho sinh trưởng Con bò sữa này đang mang thai lần thứ 2 và cần phải đạt tăng trọng 175g/ngày Nhu cầu protein = 280 x (175/1000) = 49 g PDI/ngày + Nhu cầu đạm cho thai Con bò sữa này đang mang thai tháng thứ 7, khối lượng sơ sinh dự kiến của con bê được phối giống với tinh bò HF thuần chủng là 30 kg Nhu cầu protein = 3 x 19,3 = 58,5 g PDI/ngày + Nhu cầu đạm cho tiết sữa Bò tiết một ngày 11 lít sữa có tỷ lệ mỡ sữa 3,7% sẽ tương đương với: 11 (0,4 + 0,15 x 3,7) = 10,505 lít với tỷ lệ mỡ sữa 4% Nhu cầu protein = 10,505 x 48 = 504,2 gPDI/ngày + Tổng nhu cầu đạm/ngày
- 12 Nhu cầu protein = 317+ 49 + 58,5 + 504,2 = 928,7 làm tròn là: 929 gPDI/ngày 2.2. Xác định nhu cầu đạm cho lợn - Đối với lợn đực giống : Nhu cầu protein cho lợn đực = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng + nhu cầu cho sản xuất tinh Ví dụ: Một lợn đực giống có khối lượng 80 kg, tăng trọng hàng ngày 300g khả năng sản xuất tinh dịch 100ml/ngày. Trong khi giá trị sinh vật học của protein thức ăn là 65%, với tỷ lệ tiêu hóa là 80%. Ta chỉ xác định lượng protein thô theo cách tính từ protein cho duy trì và protein cho sản xuất, từ đó tính protein nhu cầu và theo protein tiêu hóa cho lợn đực giống. Giải: Protein duy trì = 80 x 0,7 = 56g Protein tăng trọng = 300 x 0,22 = 66g Protein cho sản xuất tinh dịch = 100 x 0,05 = 5g Tổng cộng là 117 g protein tiêu hóa Protein tiêu hóa = (117 : 65) x 100 = 180 g Protein thô = ( 180 : 80) x 100 = 225 g. Nhu cầu protein cho lợn đực giống theo khối lượng như sau: + Lợn từ 20 - 60 kg cần 18% protein thô trong khẩu phần + Lợn từ 70 - 100 kg cần 16% protein thô trong khẩu phần + Lợn từ 100 kg trở lên cần 15% protein thô trong khẩu phần - Đối với lợn cái hậu bị : Nhu cầu protein cho bò cái hậu bị = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng Ví dụ: Hãy xác định nhu cầu protein thô cần cung cấp hàng ngày cho lợn cái hậu bị có khối lượng 50 kg, tăng trọng 600 g/ ngày. Biết rằng giá trị BV của protein là 65%, tỷ lệ tiêu hoá protein là 80%. Cách tính toán protein như sau: Protein nhu cầu = Protein duy trì + Protein tăng trọng = (50 x 0,9 g) + (600 g x 0,15) = 135 g/ ngày. Lượng protein tiêu hoá = 135 g/ 65 x 100 = 207,7 g . Vậy lượng protein thô cần cung cấp là = 207,7g/80 x100 = 260g/ngày. - Đối với lợn nái sinh sản + Nhu cầu protein cho lợn nái chửa = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng + nhu cầu cho mang thai + Nhu cầu protein cho lợn nái nuôi con = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho tạo sữa Ví dụ: Hãy tính nhu cầu protein cho 1 lợn nái có sản lượng sữa 7 lít/ngày.
- 13 Cách tính: Nhu cầu protein = nhu cầu protein duy trì + nhu cầu protein sản xuất sữa = 60g + 7000g sữa x 0,06 = 480 g/ngày. Nếu giá trị BV = 65%, tỷ lệ tiêu hoá = 80%, thì lượng protein thô cần cung cấp hàng ngày là lượng protein thô (CP) = 480 g/ 0,65 / 0,8 = 923 g/ngày. - Đối với lợn nuôi thịt : Nhu cầu protein cho lợn nuôi thịt = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng Ví dụ : Tính nhu cầu protein cho một lợn nuôi thịt có trọng lượng là 40 kg, khả năng tăng trọng 1 ngày là 800g. + Nhu cầu cho duy trì = 0,001kg x 40kg = 0,04kg = 40g/ngày + Nhu cầu cho tăng trọng = (16 x 800)/100 = 128g/ngày + Tổng nhu cầu protein cần cung cấp là 1608g/ngày 2.3. Xác định nhu cầu đạm cho gia cầm a. Cách xác định nhu cầu protein cho gà sinh trưởng Nhu cầu protein cho sinh trưởng = Nhu cầu cho duy trì + Nhu cầu protein cho sinh trưởng. Tính theo công thức Scott (1976) như sau : Protein (g/ngày) = (G x 0,18 + 0,0016 x W + 0,04 x (hoặc 0,07) x W x 0,82)/ 0,55 (hoặc 0,64). 0,0016 : g protein duy trì tính cho 1g khối lượng cơ thể G : tăng trọng hàng ngày (g) W : Khối lượng cơ thể (g) 0,04 và 0,07 : ở 3 tuần tuổi khối lượng bộ lông chiếm 4% khối lượng cơ thể, sau đó tăng dần và đạt 7% khối lượng cơ thể ở 4 tuần tuổi trở đi. 0,82 : tỷ lệ protein trong lông 0,55 và 0,64 : Hiệu suất lợi dụng protein khẩu phần cho sinh trưởng thông thường là 55% nhưng đối với gà broiler con số này là 64%. Ví dụ : Tính nhu cầu cho một gà Ross-208 5 tuần tuổi có khối lượng cơ thể là 1200g, tăng trọng hàng ngày là 50g. Theo công thức của Scott ta có : Nhu cầu protẹin (g/ngày) = (50 x 0,18 + 0,0016 x 1200 + 0,07 x 1200 x 0,82)/ 0,55 = 21,54g/ngày. b. Cách xác định nhu cầu protein cho gà đẻ Trong pha đẻ đầu tiên 20 – 45 tuần tuổi gia cầm không những chỉ đẻ trứng mà còn tăng khối lượng cơ thể của chúng. Trong chu kỳ này gà máy Hybro tăng từ 2150g tới gần 3000g. Sản lượng trứng đạt đỉnh cao 85 – 90%. Khối lượng trứng tăng từ 44 lên 55 g.
- 14 Cho nên cần cung cấp lượng protein đáp ứng cho 3 mục đích – duy trì, phát triển cơ thể và tạo trứng. Sang pha II (sau 45 tuần tuổi) của chu kỳ đẻ trứng, gà mái không phát triển nữa, năng suất trứng giảm, nên yêu cầu protein có thấp hơn giai đoạn đẻ đầu Gà đẻ pha I (20 – 45 tuần) yêu cầu thức ăn chứa 17 – 18% protein, còn pha II rút xuống còn 15 – 16% thậm chí 13 – 14%. Tỷ lệ (mối quan hệ) năng lượng/protein trong thức ăn của gà mái ở khoảng biến động lớn 165 – 175. Nhu cầu Protein cho gà đẻ trứng (g/ngày) = Protein cho duy trì + Protein cho đẻ trứng Công thức tính theo Morimoto (1993) : Protein cho đẻ trứng (g/ngày) = (1,1 x W + 0,12 x E x P)/ d(0,8) x BV (0,6) Ví dụ: Một gà mái có khối lượng cơ thể là 2kg, đẻ trứng có khối lượng là 63g, tỷ lệ đẻ trứng là 70% hàng ngày cần một lượng protein cho đẻ trứng . + Protein cho duy trì (g/ngày) RprM = ((201 x 20,75)/1000) x ((100/55) x 6,25 )= 6g protẹin (thông thường nguời ta bổ sung thêm 5 g) + Protein cho đẻ trứng (g/ngày) = (1,1 x 2 + 0,12 x 63 x 0,7)/ 0,8 x 0,6 = 15g Tổng nhu cầu protein cần cung cấp cho gà là 21 g/ngày 3. Lựa chọn nguyên liệu 3.1. Nguyên liệu là thức ăn giầu đạm động vật a. Bột cá Là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc gia cầm, là loại thức ăn giàu protein, chất lượng protein cao. Loại bột cá tốt chứa 50 - 60% protein, tỷ lệ axit amin cân đối, có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. 1 kg bột cá có 52g lisine, 15 - 20g methionine, 8- 10g cystine, giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối: Ca khoảng 6 - 7%, P khoảng 4%, giàu vitamin B12, B1 ngoài ra còn có vitamin A và D. Tuy vậy, chất lượng bột cá còn phụ thuộc rất nhiều vào loại cá và các bộ phận của cá đem chế biến. Nếu bột cá chế biến từ loại cá nhỏ hoặc đầu cá, vây cá thì hàm lượng protein rất thấp từ 20 - 25%, trong khi đó bột cá được chế biến từ cá lớn, hàm lượng protein trên 50%. b. Bột thịt, bột thịt xương
- 15 Bột thịt và bột thịt xương là sản phẩm được chế biến từ thịt và xương của động vật, sau khi đem xay nghiền và sấy khô. Bột thịt và bột thịt xương có thể sản xuất ở hai dạng khô và ẩm. Ở dạng khô, các nguyên liệu được đun nóng trong một bếp hơi để tách mỡ, phần còn lại là bã. Ở dạng ẩm, các nguyên liệu được đun nóng bằng hơi nước có dòng điện chạy qua, sau đó rút nước, ép để tách mỡ và sấy khô. Bột thịt xương Bột thịt Bột thịt chứa 60 - 70% protein thô, bột thịt xương chứa 45 - 55% protein thô, chất lượng protein của hai loại này đều cao, axit amin hạn chế là methionine và tryptophan. Mỡ dao động từ 3 - 13%, trung bình là 9%. Bột thịt xương giàu khoáng hơn bột thịt, rất giàu Ca, P và Mg. Bột thịt và bột thịt xương đều giàu vitamin B1. Hai loại thức ăn này thường được bổ sung vào khẩu phần của gia súc, gia cầm để làm cân bằng axit amin trong đó và có thể sử dụng mức tối đa cho lợn tới 15% trong khẩu phần. Cần bảo quản tốt để mỡ khỏi ôi và mất vitamin. c. Bột máu khô Hiện nay có rất nhiều phương pháp để sản xuất bột máu. Người ta tiến hành làm khô máu ở nhiệt độ 100oC. Máu được đựng trong một giá đỡ, có lỗ thủng và cho hơi nước nóng đi qua, tiến hành khử trùng và làm kết lại thành khối. Sau đó rút hết nước, ép và làm khô hoàn toàn. Bột máu chứa rất ít lipit và khoáng nhưng rất giàu protein, khoảng 80% protein thô. Tuy vậy, protein của bột máu chất lượng rất thấp, khả năng tiêu hóa thấp, hàm lượng izoleucine và methionine thấp. Giá trị sinh học và tính ngon miệng của bột máu không cao, nên chỉ phối hợp cho lợn và gia cầm dưới 5% khối lượng khẩu phần, nếu trên mức này sẽ làm cho con vật ỉa chảy. Khi dùng bột máu để thay thế protein cần bổ sung thêm Ca, P. d. Sữa khử mỡ Là phần còn lại sau khi đã lấy hết váng sữa bằng phương pháp ly tâm. Trong sữa khử mỡ hàm lượng lipit rất thấp dưới 1%, năng lượng cũng thấp hơn
- 16 nhiều so với mỡ: giá trị năng lượng của sữa là 748 kcal/kg, sữa khử mỡ là 356 kcal/kg, trong đó có rất ít hoặc không có vitamin hòa tan trong mỡ. Sữa khử mỡ là loại thức ăn bổ sung protein rất tốt cho loại dạ dày đơn, ít sử dụng cho loài nhai lại. Đối với lợn con và gia cầm, nếu trong khẩu phần phối hợp nhiều hạt ngũ cốc, sữa khử mỡ sẽ có tác dụng bổ sung các axit amin thiếu hụt trong khẩu phần đó. Đối với lợn người ta hay bổ sung ở dạng lỏng, bổ sung không quá 2,8 - 3,4 lít/1 kg thức ăn/ngày. Protein thô trung bình khoảng 35%, hàm lượng axít amin cystin tương đối thấp. Sữa khử mỡ sản xuất bằng hai phương pháp cuộn khô và phun khô nên tỷ lệ tiêu hóa protein và giá trị sinh vật học protein của sữa khử mỡ được sản xuất bằng phương pháp cuộn khô thường thấp hơn. 3.2. Nguyên liệu là thức ăn giầu đạm thực vật a. Đậu tương Đậu tương là một trong những loại hạt họ đậu được sử dụng phổ biến đối với vật nuôi. Trong đậu tương có khoảng 50% protein thô, trong đó chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu như cystine, lysine, nhưng methionine là axit amin hạn chế thứ nhất, và 16 - 21% lipit. Trong đậu tương có nhiều loại kháng dinh dưỡng, gồm các chất ức chế enzyme protease, lectine, phytoestrogen (estrogen thực vật), saponin, goitrogen (chất gây bướu cổ). Chất ức chế protease còn gọi là anti-trypsine vì ức chế hoạt động của enzyme trypsine và chymotrypsine của tuyến tụy. Khi có mặt của các chất antitrypsine, antichymotrypsine thì hoạt động của trypsine và chymotrypsine bị ức chế làm bội triển tuyến tụy để tăng cường sản xuất ra các enzyme nhiều hơn vì vậy gây mất các protein và axit amin cần thiết cho sự sinh trưởng của cơ thể. Sự có mặt của chất này đã làm giảm giá trị sinh học của protein đậu tương, giảm khả năng tiêu hóa của peptit, nhưng chất này có thể bị phá hủy bởi nhiệt độ. Các antitrypsine, antichymotrypsine chỉ bị mất hoạt tính khi sử lý nhiệt ở 105ơC trong vòng 30 phút. Cần lưu ý khi xử lý nhiệt, nếu xử lý quá mức sẽ gây phản ứng đường hóa các axit amin gọi là phản ứng Maillard làm mất giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Trong đậu tương còn tồn tại một số chất kích thích, chất ức chế như các chất gây dị ứng, chất gây bướu cổ, chất chống đông. Đậu tương giàu Ca, P hơn so với hạt cốc, nhưng nghèo vitamin nhóm B nên khi sử dụng cần bổ sung thêm vitamin nhóm B, bột thịt, bột cá. Trong thực tiễn nuôi dưỡng, nếu chỉ cho con vật ăn protein đậu tương mà không bổ sung thêm các nguyên
- 17 liệu khác thì lợn nái đẻ con ra sẽ yếu, sinh trưởng chậm (do con mẹ bị giảm sản lượng sữa), lợn mẹ động dục không đều đặn, mắc bệnh liệt chân. Ngoài ra, còn một số loại hạt bộ đậu khác cũng rất giàu protein như hạt cải dầu, hạt hướng dương chứa 38% protein thô, hạt vừng chứa 46% protein thô, rất giàu arginine và leucine (lysine và methionine thấp). b. Lạc Lạc là cây trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới. Tuy nhiên trong thực tế, lạc ít được sử dụng trong chăn nuôi ở dạng nguyên hạt mà chỉ sử dụng dạng phế phụ phẩm của chế biến dầu từ lạc. Lạc rất giàu năng lượng do hàm lượng dầu cao, nhưng lại thiếu hụt các axit amin chứa lưu huỳnh và tryptophan. Trước khi sử dụng loại thức ăn này cho lợn cần phải sử lý nhiệt như là rang hay nấu chín nhằm giảm hàm lượng antitrypsine. c. Khô dầu đậu tương Khô dầu đậu tương là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ hạt đậu tương. Hàm lượng dầu còn lại khoảng 10g/kg. Khô dầu đậu tương là một nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu. Thành phần axit amin gần giống với protein sữa và dùng để thay thế một phần protein động vật trong khẩu phần vật nuôi. Trong khô dầu đậu tương chỉ tồn tại một lượng nhỏ khoáng và nhiều vitamin, trừ vitamin B12. Cũng giống như bột đậu tương, khô dầu đậu tương có hàm lượng protein cao, chiếm khoảng 42-45% theo vật chất khô. Protein của khô dầu đậu tương cũng chứa hầu hết các axit amin thiết yếu, nhưng nghèo axit amin chúa lưu huỳnh như cystine và methionine. Methionine là yếu tố hạn chế thứ nhất ở các khẩu phần có giá trị năng lượng cao. Giá trị dinh dưỡng và các yếu tố hạn chế trong khô dầu đậu tương gần giống với hạt đậu tương.
- 18 Do xử lý bởi nhiệt trong qúa trình chiết dầu nên khô dầu đậu tương khá an toàn khi sử dụng nuôi lợn. Bột khô đậu tương là nguồn thức ăn rất tốt cho tất cả các loại vật nuôi. Tuy nhiên, khô dầu chiết bằng trichloroethylene rất độc đối với một số vật nuôi, vì vậy không nên sử dụng. d. Khô dầu lạc Trong khô dầu lạc có 35 - 38% protein thô, axit amin không cân đối, thiếu lysine, cystine, methionine. Axit amin hạn chế thứ nhất của khô dầu lạc là lysine. Ngoài ra trong khô dầu lạc không có vitamin B12, do vậy khi dùng protein khô dầu lạc đối với lợn và gia cầm cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12. Mặt khác đối với lợn chỉ nên sử dụng mức tối đã là 25% tính theo khối lượng khẩu phần, nếu nhiều hơn sẽ làm cho thịt, mỡ mềm nhão. Với các khô dầu ép thủ công lượng chất béo còn lại khá cao (8-10%) nên dễ gây ôi tạo mùi khó chịu và dễ bị mốc. Tuy nhiên, nếu khô dầu mới ép được sử dụng ngay không bị mốc thì đây là nguồn đạm khá rẻ tiền, có mùi thơm nên gia súc thích ăn. e. Khô dầu bông Khô dầu bông vải là sản phẩm phụ của quá trình ép dầu từ hạt bông vải. Hạt bông chưa ép dầu có chứa khoảng 23% protein thô, 23% chất béo và 17% xơ thô. Khô dầu bông có chứa 40% protein thô, 12% xơ thô. So với khô dầu đậu nành, khô dầu bông giàu protein nhưng tỷ lệ axit amin không cân đối, các axit amin thiết yếu như cystin, methionin và lyzin thấp. Nhưng đây là loại thức ăn protein với gia súc nhai lại và nguồn protein rẻ tiền. Hàm lượng Ca cũng thấp, tỷ lệ Ca/P mất cân đối (thường là 1/6). Khô dầu bông giàu vitamin B1 nhưng nghèo caroten. Trong khô dầu bông có chứa sắc tố màu vàng có tên là gossypol khoảng 0,03 - 0,2%, đó là một aldehyt thơm có tính chống oxy hóa, ức chế enzyme polymerase. Khô dầu bông không thích hợp với gia súc dạ dầy đơn do khó tiêu hóa và sự có mặt của độc tố gossypol. Nếu sử dụng kéo dài trong khẩu phần sẽ gây tổn thương tim, gan phổi Vì vậy, không nên dùng quá 9% loại thức ăn này trong khẩu phần ăn của lợn . Nhưng chất độc gossypol sẽ bị phá hủy ở nhiệt độ cao, nên trước khi sử dụng khô dầu bông cho gia súc, người ta phải tìm cách khử độc tố bằng cách hấp khô dầu bông ở áp suất cao (phương pháp này khử được hoàn toàn độc tố nhưng mất protein) hoặc cũng có thể trộn khô dầu bông với FeSO4 (phương pháp này đơn giản, ít tốn kém và không bị mất mát protein). Riêng đối với loài nhai lại ít bị ảnh hưởng của độc tố này.
- 19 4. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn đạm Phương pháp này áp dụng tính toán cho các khẩu phần thức ăn chỉ bao gồm một vài nguyên liệu thức ăn đạm và yêu cầu tính một vài chất dinh dưỡng chủ yếu trong khẩu phần. Các phương pháp kinh điển được sử dụng để xây dựng khẩu phần như: Phương pháp thử -sai (trial - error), phương pháp hình vuông Pearson, phương pháp lập phương trình đại số. Các phương pháp có chung các bước như sau: Bước 1: Xác định nhu cầu protein trong hỗn hợp thức ăn giầu đạm. Nhu cầu hàm lượng đạm dựa trên cơ sở của một số công ty sản xuất lớn có uy tín, viện chăn nuôi Việt Nam và các cơ sở chăn nuôi nhằm đảm bảo phù hợp với khí hậu và các vùng sinh thái khác nhau; phù hợp với các giống gia súc, gia cầm và từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của con vật. Bước 2: Chọn lựa các nguyên liệu thức ăn để phối trộn hỗn hợp thức ăn đạm. Phải biết giá trị dinh dưỡng và giá thành các nguyên liệu thức ăn đó. Nguyên liệu thức ăn phải bảo đảm chất lượng tốt và phải phù hợp với từng loại gia súc, đảm bảo tính ngon miệng của con vật. Bước 3: Tiến hành lập công thức phối trộn. Phương pháp này thường theo các bước chính sau đây: A B-C C B A-C A: Tỷ lệ % protein nhóm thức ăn 1 B: Tỷ lệ % protein nhóm thức ăn 2 C: Tỷ lệ % tiêu chuẩn khẩu phần A-C: Phần thức ăn nhóm 2 B- C: Phần thức ăn nhóm 1 - Xác định tỷ lệ giữa nguyên liệu là thức ăn đạm thực vật vật so với khối lượng các nguyên liệu là loại thức ăn đạm động vật. Các loại thức ăn này thường sử dụng với tỷ lệ 2:1 (2 phần thức ăn đạm thực vật và 1 phần thức ăn đạm động vật). - Ấn định một số loại thức ăn giàu protein thực vật hoặc một số loại thức ăn giàu protein động vật
- 20 - Trên cơ sở thức ăn đã ấn định tính toán khối lượng của từng loại thức ăn này bằng 2 phương pháp: phương pháp đường chéo Pearson hoặc phương pháp dùng phương trình đại số, phần mềm ULTRAMIX, UFFDA . - Tính toán giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp dự kiến. - Điều chỉnh và bổ sung. Dựa vào tiêu chuẩn ăn để điều chỉnh và bổ sung các chất dinh dưỡng cho phù hợp với nhu cầu con vật Tỷ lệ tối đa của một số nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm (Singh, Panda, 1988). Tỷ lệ Tỷ lệ tối Tên thức ăn tối đa Tên thức ăn đa (%) (%) - Bột Alfalfa 5 - Bột lá keo dậu 4 - Bột cá hoà thảo 5 - Bột lá lạc 5 - Khô dầu lạc nhân 20 - Bột cá 10 - Đỗ tương nghiền 40 - Bột thịt 10 - Khô dầu đỗ tương 40 - Bột thịt – xương 5 - Khô dầu hướng dương 20 - Bột máu 3 - Khô dầu vừng 20 - Bột phụ phẩm lò mổ 5 - Khô dầu lanh 4 - Bột phụ phẩm máy ấp 3 - Khô dầu bông (khử 5 - Bột nhộng tằm 6 gossipol) - Bột gluten ngô 15 - Bột lông vũ 2 - Bột mầm ngô 15 - Bã rượu khô 10 - Nấm men khô 5 Ví dụ: Xây dựng công thức thức ăn đậm đặc cho lợn thịt giai đoạn 10 – 30kg. Tỷ lệ protein thô trong thức ăn đậm đặc là 40% . Bước 1: Xác định nhu cầu protein trong hỗn hợp: - Nhu cầu protein của hỗn hợp thức ăn đạm là 40% protein Bước 2: Lựa chọn các nguyên liệu và xác định giá trị dinh dưỡng
- 21 + Khô dầu lạc nhân ép máy 45% protein thô + Đỗ tương rang 37% protein thô + Bột cá mặn 20% protein thô + Bột xương thịt mông cổ 43% protein thô Bước 3: Lập công thức phối trộn - Chia nguyên liệu thành 2 hỗn hợp và xác đinh tỷ lệ protein + Hỗn hợp 1 gồm khô dầu lạc nhân và đỗ tương với tỷ lệ là 1:1 Tỷ lệ protein trung bình của hỗn hợp 1 là: (45 + 37)/2 = 41% + Hỗn hợp 2 gồm bột cá mặn và bột xương thịt mông cổ với tỷ lệ là 1 : 1 Tỷ lệ protein trung bình của hỗn hợp 2 là: (20 + 43)/2 = 31,5% - Theo phương pháp đường chéo Pearson ta có: HH1 41% 8,5 40 HH2 31,5% 1,0 9,5 - Xác định tỷ lệ các loại hỗn hợp trong hỗn hợp chung: + Tỷ lệ hỗn hợp 1 là: (8,8/ 9,5) x 100 = 89,5% + Tỷ lệ hỗn hợp 2 là: 100 - 89,5 = 10,5% - Xác định tỷ lệ các loại thức ăn trong hỗn hợp + Tỷ lệ khô dầu lạc trong hỗn hợp là: 44,75% + Tỷ lệ đỗ tương trong hỗn hợp là: 44,75% + Tỷ lệ bột cá mặn trong hỗn hợp là: 5,25% + Tỷ lệ bột xương thịt là: 5,25% 5. Kiểm tra và điều chỉnh hỗn hợp - Trên cơ sở tỷ lệ các nguyên liệu đã phối trộn chúng ta tiến hành kiểm tra và điều chỉnh để đảm bảo đúng tỷ lệ cần phối trộn. - Đối chiếu thành phần dinh dưỡng của công thức mà ta vừa xây dựng với tiêu chuẩn: + Nếu bằng nhau thì ta đã phối trộn xong + Nếu có chênh lệch nhau (lớn hơn 5%) thì phải điều chỉnh- Hướng dẫn thực hiện công việc - Kiểm tra lại thành phần protein:
- 22 + Tỷ lệ protein trong khô dầu lạc trong hỗn hợp là: 44,75 x 0,45 = 20,1 + Tỷ lệ đỗ tương trong hỗn hợp là: 44,75 x 0,37 = 16,56 + Tỷ lệ bột cá mặn trong hỗn hợp là: 5,25 x 0,20 = 1,05 + Tỷ lệ bột xương thịt là: 5,25 x 0,43 = 2,26 Tổng lượng protein trong hỗn hợp là: 39,92 ≈ 40% cần điều chỉnh - Tiến hành điều chỉnh như sau: + Tỷ lệ protein trong khô dầu lạc trong hỗn hợp là: 44,8 x 0,45 = 20,16 + Tỷ lệ đỗ tương trong hỗn hợp là: 44,7 x 0,37 = 16,54 + Tỷ lệ bột cá mặn trong hỗn hợp là: 5,3 x 0,20 = 1,06 + Tỷ lệ bột xương thịt là: 5,2 x 0,43 = 2,24 - Tỷ lệ các nguyên liệu trong khẩu phần như sau: + Khô dầu lạc trong hỗn hợp là: 44,8% + Đỗ tương trong hỗn hợp là: 44,7% + Bột cá mặn trong hỗn hợp là: 5,3% + Bột xương thịt là: 5,2% Tổng lượng protein trong hỗn hợp là: 39,92 = 40% Nếu kiểm tra mà tổng lượng protein trong hỗn hợp đã đáp ứng đủ thì không phải điều chỉnh. Trong trường hợp nếu khi ta kiểm tra mà có sự sai lệch thì nhất thiết chúng ta phải tiến hành điều chỉnh cân đối lại các loại thức ăn cho phù hợp. 6. Lên công thức phối trộn Sau khi tiến hành kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp với tiêu chuẩn chúng ta lên phối trộn để đưa vào sản xuất cụ thể cho từng loại thức ăn , cách tính cho bò, gà và lợn ta đều áp dụng theo phương pháp này. Ví dụ trong khẩu phần trên chúng ta cần phối hợp 1000kg hỗn hợp thức ăn đạm thì kết quả tính toán tỷ lệ các loại nguyên liệu như sau : + Khô dầu lạc trong hỗn hợp là: 0,448 x 1000kg = 448 kg + Đỗ tương trong hỗn hợp là: 0,447 x 1000kg = 447kg + Bột cá mặn trong hỗn hợp là: 0,053 x 1000kg = 53kg + Bột xương thịt là: 0,052 x 1000kg = 52kg 7. Thực hành 7.1. Điều kiện thực hiện công việc: - Địa điểm thực hành: Tại phòng học
- 23 - Thiết bị, dụng cụ: Máy tính tay, máy vi tính, projecter, bảng tiêu chuẩn, bảng thành phần hoá học của thức ăn, giấy A4, A0, bút bi, bút chì, bút dạ, băng dính giấy. 7.2. Các bƣớc thực hiện công việc - Xác định nhu cầu protein của vật nuôi - Lựa chọn nguyên liệu và xác định thành phần hoá học của nguyên liệu đó - Tiến hành xây dựng công thức thức ăn - Kiểm tra điều chỉnh theo nhu cầu - Lên công thức phối trộn 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa - Hiện tượng: Thành phần các chất dinh dưỡng trong công thức thức ăn vừa xây dựng chênh lệch quá nhiều so với tiêu chuẩn - Nguyên nhân: Định tỷ lệ mỗi loại thức ăn trong mỗi nhóm chưa thích hợp - Cách phòng ngừa: Phân loại thức ăn trước khi phân nhóm, tính toán chính xác, tham khảo một số công thức thức ăn trong thực tế. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Tìm 5 địa chỉ cung cấp nguồn thức ăn đạm tại Việt Nam thông qua dịch vụ thị trường sản xuất và mạng Internet. Bài tập 2: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp tập ăn lợn con. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 20%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 3: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp lợn con sau cai sữa (10 – 30kg). Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 18%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 4: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp lợn thịt lai (10 – 30kg). Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 17%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 5: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp lợn thịt lai (31 – 60kg). Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 15%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 6: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp lợn thịt lai (61 – 100kg). Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 13%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 7: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp lợn nái chửa. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 16%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng.
- 24 Bài tập 8: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp lợn nái nuôi con. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 17%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 9: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp khởi động gà sinh sản hướng thịt giai đoạn 1 – 6 tuần tuổi. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 18%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 10: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp sinh trưởng gà sinh sản hướng thịt giai đoạn 6 – 20 tuần tuổi. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 15,5%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 11: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp gà sinh sản hướng thịt giai đoạn đẻ pha I (21 – 40 tuần tuổi). Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 16%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 12: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp gà sinh sản hướng thịt giai đoạn đẻ pha II (trên 40 tuần tuổi). Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 15,5%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. C. Ghi nhớ: - Khái niệm, phân loại và vai trò của đạm trong cơ thể. Sơ đồ chuyển hoá nitơ - Đặc điểm của các loại nguyên liệu thức ăn đạm và lựa chọn được nguyên liệu phối trộn - Phương pháp xác định nhu cầu cung cấp đạm cho các loại vật nuôi - Phương pháp xây dựng hỗn hợp thức ăn đạm cho vật nuôi - Địa chỉ 2-3 nhà cung cấp nguồn thức ăn đạm cho vật nuôi ở Việt Nam
- 25 Bài 2. Xác định nhu cầu năng lƣợng Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Nêu được khái niệm, vai trò phân loại lippit và gluxit - Vẽ được sơ đồ chu chuyển carbon thức ăn trong cơ thể vật nuôi - Mô tả được các bước xác định nhu cầu năng lượng cho vật nuôi. - Thực hiện được việc lựa chọn nguyên liệu, xây dựng công thức phối trộn, kiểm tra điều chỉnh hỗn hợp và lên công thức phối trộn. A. Nội dung 1. Dinh dƣỡng năng lƣợng: 1.1. Chất béo (lipit) a. Khái niệm Lipit là tên gọi của 1 nhóm chất hữu cơ có nguồn gốc từ cây trồng, vật nuôi. Lipit không tan trong nước dễ tan trong các dung môi hữu cơ ví dụ: benzen, cồn, axeton b. Phân loại Lipit được phân thành 2 nhóm chính - Lipit đơn giản gồm mỡ, sáp - Lipit phức tạp gồm glucolipit, phospholipit. Ngoài ra còn có các lipit khác: Terpene, steroide và prostaglandin c.Vai trò sinh học - Là thành phần quan trọng của tế bào: màng tế bào, hồng cầu, tế bào thần kinh, các cơ quan nội tạng đều chứa mỡ, nói chung mỡ phân bố khá rộng Quá trình tích luỹ mỡ phát triển theo gia đoạn sinh trưởng của con vật, gia súc còn non tiêu thụ mỡ nhiều hơn gia súc đã trưởng thành (vì cơ thể chứa một lượng mỡ đáng kể) - Là chất dự trữ năng lượng tốt nhất: dự trữ dưới da, màng ruột, quanh thận. - Là nguyên liệu để tạo thành chất nội tiết Cholestexin là nguyên liệu cấu thành vitamin D3 và các chất nội tiết như : Progesteron, estrogene, testosteron các chất này có quan hệ mật thiết đối với sự sinh sản của động vật. - Là dung môi để hoà tan các vitamin A, D, E, K. - Lipit tham gia vào quá trình trao đổi chất và cung cấp một số axit béo cần thiết cho cơ thể động vật như axit linoleic và axit linolenoic
- 26 - Lipit còn có tác dụng đặc biệt nữa là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng quan trọng cho cơ thể. Năng lượng do chất béo sinh ra gấp 2,25 lần năng lượng do chật đạm hoặc chất bột đường tạo ra. 1.2. Chất bột đƣờng a. Khái niệm Chất bột đường là tên gọi chung của một nhóm dinh dưỡng: đường, tinh bột, xenllulose, keo thực vật và các hợp chất có liên quan. Một phần nhỏ tinh bột đường tìm thấy trong mô của động vật như Glucose và Glycogen, còn phần lớn có mặt trong thức ăn của vật nuôi, trong thức ăn của vật nuôi chất bột đường chiếm 75%. Nó tạo thành nhờ quá trình quang hợp củ cây xanh. b. Phân loại: Dựa vào thành phần dinh dưỡng người ta chia chất bột đường ra thành các nhóm: - Đường đơn (monosaccarit) gồm glucoza, galactoza, fructoza. Các loại đường này đều tan trong nước và cơ thể động vật hấp thu dễ dàng. - Đường đôi (disaccarit) gồm saccaroza (đường mía), mantoza (đường mạch nha) và galactoza (đường sữa) khả năng hấp thu các loại đường này tốt hay không tốt phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của con vật, khi động vật còn non đường lactoza được cơ thể hấp thu tốt vì trong đường tiêu hoá của chúng có men để tiêu hoá đường này. Nhưng khả năng hấp thu đường saccarora của động vật non lại kém hơn động vật trưởng thành. - Đường đa (polysacazit) được phân thành 2 nhóm: + Tinh bột: là thức ăn quan trọng của động vật. Dưới tác dụng của nhiệt và men tiêu hoá tinh bột bị thuỷ phân cho ra sản phẩm cuối cùng là đương glucoza, cơ thể động vật có thể hấp thu trực tiếp đường này. Tất cả các loài động vật trừ con non ở giai đoạn bú sữa đều có thể tiêu hoá tốt tinh bột. + Xenlulose: là chất có cấu tạo phức tạp nên khó phân giải trong quá trình tiêu hoá. Chỉ có loài nhai lại và động vật ăn cỏ có khả năng tiêu hoá xenluloza, nhờ có hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá. c. Vai trò sinh học và ý nghĩa dinh dưỡng Vai trò chủ yếu của chất bột đường trong thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Ngoài ra chất bột đường cũng là thành phần của tế bào và các tổ chức của cơ thể. Khi cơ thể chỉ dùng chất bột đường sẽ được gan chuyển thành glycogen hoặc chất mỡ và được tích luỹ lại trong cơ thể. 1.3. Chuyển hoá carbon thức ăn trong cơ thể Sự chuyển hoá C thức ăn trong cơ thể được tóm tắt ở sơ đồ dưới đây . Trên cơ sở sơ đồ này ta biết được công thức cân bằng C: C tiêu hoá = C thức ăn - (C phân + C khí tiêu hoá) C tích luỹ trong protein và mỡ = C tiêu hoá - (C khí CO2 + C nước tiểu)
- 27 C tích luỹ trong mỡ = C tích luỹ trong protein và mỡ - C tích luỹ trong protein C phân và khí tiêu hoá (CH4) Protein tích luỹ Mỡ tích luỹ C thức ăn C axit amin NH2 ure Nước tiểu Axit béo CO2 + H2O + ATP C tiêu hoá Mô mỡ tích luỹ C chất không nitơ CO2 + H2O + ATP Sơ đồ tóm tắt chuyển hoá C thức ăn trong cơ thể 2. Xác định nhu cầu năng lƣợng cho vật nuôi Các dạng năng lượng của thức ăn chăn nuôi bao gồm năng lượng thô (GE: Gross energy), năng lượng tiêu hoá (DE: Digestible energy), năng lượng trao đổi (ME: Metabolisable energy), năng lượng thuần (NE: Net energy). Các dạng năng lượng sau đây đã được sử dụng để biểu thị giá trị năng lượng của thức ăn: Thức ăn của gia cầm: Năng lượng trao đổi (ME) Thức ăn của lợn: Năng lượng tiêu hoá (DE) và năng lượng trao đổi (ME) Thức ăn của trâu bò, dê cừu: Năng lượng tiêu hoá (DE) Năng lượng trao đổi (ME) và năng lượng thuần (NE) Các đơn vị năng lượng được quy đổi như sau: Dùng hệ calorie thường (cal) và joule (J) 1Kcal = 1 calorie lớn (Cal) = 1000 calorie thường 1Mcal = 1000 Kcal 1Kcal = 4,184 KJ 1KJ = 0,239 Kcal 1J = 1/4,184 cal (1cal = 4,184 J)
- 28 2.1. Xác định nhu cầu năng lƣợng cho bò a. Cách xác định giá trị năng lượng trong thức ăn cho loài nhai lại Các giá trị năng lượng trong thức ăn cho gia súc nhai lại được tính toán như sau: DE (Kcal/kg) CK = 0,04409 TDN (1) TDN là tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá (total digestible nutrients) tính bằng % trong chất khô (CK) của thức ăn. ME (Mcal/kg CK) = 0,82 DE (2) DE (Mcal/kg CK) được xác định theo công thức (1). NE của thức ăn loài nhai lại được xác định theo năng lượng thuần cho duy trì (NEm), năng lượng thuần cho tăng trọng (NEg), năng lượng thuần cho tiết sữa (NEl). NEm (Mcal/kg CK) = 1,37 ME - 0.138 ME2 + 0,0105 ME3-1,12 (3) NEg (Mcal/kg CK) = 1,42 ME - 0.174 ME2 + 0,0122 ME3- 1,65 (4) NEl (Mcal/kg CK) = 0,623DE - 0,36 (5) hoặc NEl (Mcal/kg CK) = 0,0245 TDN- 0,12 (6) Để xác định TDN của thức ăn loài nhai lại có thể dùng 1 trong 2 công thức sau: (1) Phương pháp thứ 1: TDN = X1 + 2,25X2+ X3 +X4 X1 - X4 lần lượt là Protein thô tiêu hoá, chất béo tiêu hoá, xơ thô tiêu hoá và chất chiết không nitơ tiêu hoá tính bằng % hay g/kg thức ăn. Như vậy TDN được tính bằng % hay g/kg thức ăn. Chất béo tiêu hoá của thức ăn nhiều dầu, khô dầu, thức ăn động vật phải nhân với 2,41, của hạt ngũ cốc, hạt đậu và phụ phẩm của các loại hạt này nhân với 2,12; còn cá khô, rơm, thức ăn xanh, ủ xanh, củ quả nhân với 1,19 (theo Bo Golh, 1982) (2) Phương pháp thứ 2: TDN tính theo Wardeh,1981. Xem bảng các công thức tính TDN của thức ăn loài nhai lại Nhóm 1. Thức ăn thô và khô: Bao gồm tất cả các loại thức ăn thô, các loại cây cá sau khi cắt được phơi khô, các loại sản phẩm thực vật khác chứa trên 18% xơ thô. Ví dụ: cá khô, rơm, vá lạc, trấu Nhóm 2. Thức ăn xanh: Bao gồm tất cả các loại thức ăn xanh được sử dụng ở dạng tươi. Nhóm 3. Thức ăn ủ chua:
- 29 Bao gồm tất cả cá ủ chua, cây ngô và thức ăn xanh đem ủ chua, nhưng không bao gồm hạt, củ, cá hay sản phẩm có nguồn gốc động vật ủ chua. Nhóm 4. Thức ăn năng lượng: Bao gồm các sản phẩm có hàm lượng Protein dưới 20% và xơ thô dưới 18%. Ví dụ: các loại hạt, phụ phẩm công nghiệp xay xát, các loại củ quả kể cả trường hợp chúng được ủ chua. Nhóm 5. Thức ăn giàu protein: Bao gồm thức ăn có hàm lượng protein trên 20%( tính theo CK) có nguồn gốc động vật (kể cả sản phẩm này đem ủ chua) cũng như các loại tảo, khô dầu. Nhóm 6. Thức ăn bổ sung khoáng. Nhóm 7. Thức ăn bổ sung Vitamin, bao gồm cả nấm men. Nhóm 8. Các loại thức ăn bổ sung khác. Bao gồm kháng sinh, chất có màu sắc, hương vị, các loại thuốc phòng bệnh, thuốc diệt nấm mốc độc hại Bảng các công thức tính TDN của thức ăn loài nhai lại Loại Nhóm vật thức nuôi ăn TDN (% VCK thức ăn) -17.2649 + 1.2120 Pth+ 0.8352 DXKD + 2.4637 CB + 1 0.4475 Xth -21.7656 + 1.4284 Pth + 1.0277 DXKD + 1.2321 CB + Bò, 2 0.4867 Xth -21.9391 + 1.0538 Pth + 0.9736 DXKD + 3.0016 CB + Trâu 3 0.4590 Xth 40.2625 + 0.1969 Pth + 0.4228 DXKD + 1.1903 CB - 4 0.1379 Xth 40.3227 + 0.5398 Pth + 0.4448 DXKD + 1.4218 CB - 5 0.7007 Xth -14.8356 + 1.3310 Pth + 0.7823 DXKD + 0.9787 CB + 1 0.5133 Xth
- 30 Loại Nhóm vật thức nuôi ăn TDN (% VCK thức ăn) 1.6899 + 1.3844 Pth + 0.7526 DXKD - 0.8279 CB + Dê, 2 0.3673 Xth 1.0340 + 0.9702 Pth + 0.9150 DXKD + 1.3513 CB + Cừu 3 0.0798 Xth 2.6407 + 0.6964 Pth + 0.9194 DXKD + 1.2159 CB - 4 0.1043 Xth -37.3039 + 1.3048 Pth + 1.3630 DXKD + 2.1302 CB + 5 0.3618 Xth Ghi chú: Pth, DXKD, CB và Xth lần lượt là Protein thô, chất chiết không Ni-tơ, chất béo và xơ thô tính bằng % CK của thức ăn. Thức ăn được phân thành các nhóm khác nhau dựa vào đặc điểm các nhóm thức ăn (Theo Tiểu ban Dinh dưỡng - Viện Hàn lâm khoa học Mỹ). b. Xác định nhu cầu năng lượng cho bò đực giống : Nhu cầu năng lượng cho bò đực = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng + nhu cầu cho sản xuất tinh. Nhu cầu năng lượng của bò đực giống (ĐVTA) Mức độ khai thác (ĐVTA) Thể trọng (kg) Nghỉ phối Phối ít Phối nhiều 400 4,8 – 5,3 5,2 – 5,8 5,6 – 6,1 500 5,4 – 6,1 6,0 – 6,6 6,4 – 7,0 600 6,1 – 6,4 6,7 – 7,5 7,2 – 8,0 700 6,7 – 7,6 7,3 – 8,2 7,9 – 8,7 800 7,3 – 8,3 7,8 – 8,9 8,5 – 9,5 900 7,9 – 8,9 8,6 – 9,5 9,2 – 10,2 1000 8,4 – 9,4 9,1 – 10,0 9,8 – 10,8
- 31 Bò đực tơ hoặc bò gầy mỗi ngày cho ăn tăng thêm 0,5 – 1 ĐVTA. Nếu mỗi ngày bò lao tác 2 – 3 giờ thì phải cho ăn thêm 0,5 – 1 ĐVTA nữa. c. Xác định nhu cầu năng lượng cho bò cái hậu bị : Nhu cầu năng lượng cho bò cái hậu bị = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng d. Xác định nhu cầu năng lượng cho bò cái sinh sản và tiết sữa Nhu cầu năng lượng cho bò = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng + nhu cầu cho mang thai + nhu cầu cho tiết sữa Ví dụ: Tính các nhu cầu năng lượng của một con bò sữa lai HF x Lai sin có khối lượng 450 kg, đang mang thai lứa thứ hai ở tháng thứ 7 (bò đã được phối với tinh bò sữa HF), sản xuất được 11 lít sữa/ngày với tỷ lệ mỡ sữa là 3,7% được nuôi theo phương thức bán thâm canh (hàng ngày thả ra bãi chăn 3 giờ và được nuôi nhốt cột buộc cố định trong một chuồng nuôi nhỏ hẹp) + Nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì Nhu cầu năng lượng = 1,4 + 0,6 x (450/100) = 4,1 UFL/ngày Hiệu chỉnh năng lượng theo phương thức chăn nuôi Nhu cầu năng lượng = 20% x (3 giờ/24 giờ) = + 2,5% Hoặc là: = 4,1 x 1,025 = 4,2025 UFL/ngày + Nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng Con bò sữa này đang mang thai lần thứ 2 và cần phải đạt tăng trọng 175g/ngày Nhu cầu năng lượng = 3,5 x (175/1000) = 0,6125 UFL/ngày + Nhu cầu dinh dưỡng cho thai Con bò sữa này đang mang thai tháng thứ 7, khối lượng sơ sinh dự kiến của con bê được phối giống với tinh bò HF thuần chủng là 30 kg Nhu cầu năng lượng = 4,1 x (20/100) = 0,82 UFL/ngày + Nhu cầu dinh dưỡng cho tiết sữa Bò tiết một ngày 11 lít sữa có tỷ lệ mỡ sữa 3,7% sẽ tương đương với: 11 (0,4 + 0,15 x 3,7) = 10,505 lít với tỷ lệ mỡ sữa 4% Nhu cầu năng lượng = 10,505 x 0,44 = 4,6222 UFL/ngày + Tổng nhu cầu dinh dưỡng/ngày Nhu cầu năng lượng = 4,2025 + 0,6125 + 0,82 + 4,6222 = 10,2572 làm tròn là: 10,26 UFL/ngày e. Xác định nhu cầu năng lượng cho bê và bò nuôi thịt : Nhu cầu năng lượng cho bò nuôi thịt = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng
- 32 f. Xác định nhu cầu năng lượng cho bò cày kéo : Nhu cầu năng lượng cho bò cái hậu bị = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu sản xuất (nhu cầu cho sinh trưởng + nhu cầu cho mang thai (hoặc phối giống) + nhu cầu cho cày kéo) 2.2. Xác định nhu cầu năng lƣợng cho lợn a. Cách xác định giá trị năng lượng trong thức ăn cho lợn Các giá trị năng lượng trong thức ăn cho lợn được tính toán như sau: Dùng các công thức hồi quy sau để tính DE và ME : DE (Kcal/kg) = 5,78X1 + 9,42X2 + 4,40 X3 + 4,07X4 ME (Kcal/kg) = 5,01X1 + 8,93X2 +3,44 X3 + 4,08X4 X1-X4 lần lượt là protein tiêu hoá, chất béo tiêu hoá, xơ tiêu hoá và chất chiết không nitơ tiêu hoá tính bằng g/kg thức ăn. b. Xác định nhu cầu năng lượng cho lợn đực giống : Nhu cầu năng lượng cho lợn đực = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng + nhu cầu cho sản xuất tinh c. Xác định nhu cầu năng lượng cho lợn cái hậu bị : Nhu cầu năng lượng cho bò cái hậu bị = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng Ví dụ: Tính lượng thức ăn cần thiết phải cung cấp hàng ngày cho 1 lợn cái hậu bị có khối lượng 60 kg (W 0,75 = 21,6 kg), tăng trọng 600 g/ ngày (trong đó tăng trọng của tổ chức nạc là 400 g/ngày). Biết rằng giá trị nhiệt năng chứa trong 1 kg thức ăn = 13 MJDE Tính: Năng lượng duy trì = 0,5 MJDE x W 0,75 = 0,5 MJDE x 21,6 kg = 10,8 MJDE Năng lượng tích luỹ nạc = 15 MJDE x 0,4 kg = 6 MJDE, năng lượng tích mỡ = 50 MJDE x 0,2 kg = 10 MJDE. Vậy nhu cầu năng lượng cho lợn cái hậu bị trong trường hợp này là: 10,8 MJDE + 6 MJDE + 10 MJDE = 26,8 MJDE Lượng thức ăn cần cung cấp hàng ngày cho lợn cái hậu bị ở trên là 26,8 MJDE/ 13 MJDE = 2,06 kg/ ngày. d. Xác định nhu cầu năng lượng cho lợn nái sinh sản + Nhu cầu năng lượng cho lợn nái chửa = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho phát triển cơ thể mẹ + nhu cầu cho phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan Nhu cầu năng lượng cho duy trì của cơ thể mẹ chửa kỳ I là 0,40 MJ ME/kg W0,75 (khối lượng cơ thể trao đổi) và 0,55 MJ ME/kg W0,75 ở giai đoạn chửa kỳ II, tính trung bình là 0,447 MJ ME hoặc 0,5 MJ DE/kg W0,75
- 33 Nhu cầu cho tích luỹ và phát triển bào thai : Nếu như thành phần cơ thể lợn nái có khoảng 15% protein và 25% lipit, thì giá trị năng lượng sẽ là 25 MJ ME hoặc 26 MJ DE/kg khối lượng tăng của cơ thể lợn mẹ. Ví dụ 1: Tính nhu cầu năng lượng cần thiết cho 1 lợn nái chửa có khối lượng lúc bắt đầu có chửa là 60 kg, khối lượng lúc sắp đẻ là 95 kg. Trong 35 kg tăng trọng thì 15 kg tăng trọng của bào thai và 20 kg tăng trọng là của cơ thể mẹ. Vì vậy nhu cầu năng lượng ở giai đoạn chửa đầu là: - Năng lượng duy trì = 0,5 MJDE x 60 0,75 = 10,8 MJDE. - Năng lượng tăng trọng = 26 MJDE x 20 kg/ 115 = 4,5 MJDE Tổng cộng = 15,3 MJDE Nhu cầu năng lượng ở tháng chửa cuối = 23,07 MJDE (gấp 1,5 lần so với giai đoạn đầu có chửa). Hoặc : Nhu cầu năng lượng cho lợn nái chửa = Nhu cầu cho duy trì + Nhu cầu sinh sản (Tích luỹ năng lượng trong dạ con + tích luỹ năng lượng ở tuyến vú) + sinh trưởng của mẹ và dự trữ ở cơ thể mẹ = 105 kcal ME/kg W0,75 + P x (1300/0,48 = 2700 kcal) + 6000 kcal (hoặc 5500 kcal) + M x (3700/0,77) + Nhu cầu protein cho lợn nái nuôi con = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho tạo sữa Ví dụ: Xác định lượng thức ăn thích hợp cho 1 lợn nái nuôi 9 lợn con, có khối lượng 160 kg, khả năng tiết sữa (7 lít/ngày). Biết rằng năng lượng chứa trong 1kg thức ăn là 13 MJDE. Hãy tính toán nhu cầu năng lượng cho lợn nái này trong một ngày đêm. Cách tính toán như sau: ME = Năng lượng duy trì + Năng lượng tiết sữa = (0,5 MJDE x 1600,75) + (8,8 MJDE x 7 lít) = 84,1 MJDE. Vậy lượng thức ăn trong một ngày đêm sẽ là = 6,5 kg. e. Xác định nhu cầu năng lượng cho lợn nuôi thịt : Nhu cầu năng lượng cho lợn nuôi thịt = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng Năng lượng cần cho duy trì : 0,5 MJ DE/kg W0,75 hay 0,475 MJ ME/kg W0,75, năng lượng cần cho tích luỹ nạc là 15 MJ DE/kg thịt nạc hay 69 MJ ME/kg protein, năng lượng cần cho tích luỹ mỡ là 50 MJ DE/kg mỡ hay 54 MJ ME/kg mỡ, năng lượng để duy trì thân nhiệt (chống lạnh) là 0,0017 MJ DE hay 0,0018 MJ ME/1kg W0,75/10C so với nhiệt độ giới hạn (180C) Ví dụ : Tính nhu cầu năng lượng cho một lợn có khối lượng là 60kg, tăng trọng trung bình là 600g/ngày, tích luỹ 80g protein/ngày (350g nạc/ngày). - Năng lượng cho duy trì 60kg : = 21,6 kgW0,75 x 0,5 MJ DE = 10,8 MJDE
- 34 - Năng lượng cần cho tích luỹ nạc : 0,350kg x 15 MJDE = 5,3 MJDE - Năng lượng cho tích luỹ mỡ : 0,250kg x 50 MJDE = 12,5 MJDE - Năng lượng cần cho sinh trưởng : 10,8 MJDE + 5,3 MJDE + 12,5 MJDE = 28,6 MJDE 2.3. Xác định nhu cầu năng lƣợng cho gia cầm a. Cách xác định giá trị năng lượng trong thức ăn cho gia cầm Các giá trị năng lượng trong thức ăn cho gia cầm được tính toán như sau: Những giá trị năng lượng của thức ăn gia cầm là năng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh theo với lượng N tích luỹ trong cơ thể gia cầm ( viết tắt MEc). Công thức tính của Hill và Anderson (1958): MEc = ME - Ng tích luỹ trong cơ thể x 8,22 Kcal/g Để xác định ME (năng lượng trao đổi chưa hiệu chỉnh) dùng công thức của Nehring (1973): ME(kcal/kg) = 4,26 X1 + 9,5 X2 +4,23 X3 +4,23 X4 X1-X4 lần lượt là Protein tiêu hoá, chất béo tiêu hoá, xơ tiêu hoá và chất chiết không Ni-tơ tiêu hoá tính bằng g/kg thức ăn. Để tìm lượng nitơ của thức ăn tích luỹ trong cơ thể gà dùng số liệu (theo BLUM-1988): Gà trưởng thành: N tích luỹ = 0 Gà mái đẻ và gà sinh trưởng cuối kỳ: N tích luỹ = 30% N thức ăn Gà sinh trưởng đầu kỳ: N tích luỹ = 40% N thức ăn Để thuận tiện, con số 35% đã được chọn để tính toán cho tất cả các loại thức ăn gia cầm. b. Xác định nhu cầu năng lượng cho gà sinh trưởng - Nhu cầu năng lượng đối với gia cầm thường biểu thị giá trị năng lượng trao đổi Kcal/1kg thức ăn hỗn hợp, còn các vật chất khác biểu thị giá trị %. Lượng thức ăn gia cầm nhận hàng ngày có liên quan nghịch với hàm lượng trong khẩu phần thức ăn. Gia cầm ăn nhiều thức ăn với mức năng lượng thấp, ngược lại ăn ít hơn thức ăn với mức năng lượng cao. Gia cầm không điều chỉnh được sự tiêu thụ năng lượng chính xác. Khi ăn khẩu phần với mức năng lượng cao, chúng sẽ có sự tích luỹ mỡ trong cơ thể. Khi nhận khẩu phần năng lượng thấp, gia cầm phát triển không bình thường và có thể gầy. Nói chung tỷ lệ năng lượng cao làm cho cơ thể béo và khi năng lượng thấp làm cho cơ thể gầy yếu.
- 35 Khẩu phần thức ăn cho gà con phải tương ứng với lượng protein, vitamin trong đó. Yêu cầu năng lượng cho gà con (broiler) 3000 – 3300kcal/kg thức ăn hỗn hợp. - Nhu cầu năng lượng của gà được xác định theo năng lượng trao đổi. Có thể áp dụng công thức của Larbier và Leclercq (1993) sau đây để ước tính năng lượng cho gà broiler : ME (kcal/ngày) = 100.W0,75 + 14,4∆Pr + ∆Li W : khối lượng cơ thể (kg) ∆Pr : protein tăng g/ngày ∆Li : lipit tăng g/ngày Wu và Han (1982) đưa ra công thức đơn giản hơn. ME (kcal/ngày) = 128,5 . W0,75a.∆W W : khối lượng cơ thể (kg) ∆W : là tăng trọng (g/ngày), a : là 2,5 hoặc là 3,8 đối với gà 0 – 4 tuần hoặc 4 – 7 tuần lần lượt. c. Xác định nhu cầu năng lượng cho gà đẻ - Đối với gà mái đẻ yêu cầu năng lượng thấp hơn gà thịt broiler. Nếu năng lượng cao vượt quá 3000kcal/kg thức ăn làm cho gà mái béo, làm giảm sức đẻ trứng và chất lượng của nó. Nói chung kể gà hướng trứng và gà hướng thịt khẩu phần thức ăn của chúng chỉ dừng ở mức biến động lớn 2700 – 2900kcal/kg. Tuy nhiên vậy mức năng lượng còn tuỳ thuộc vào mùa, khí hậu. Mùa lạnh, mát có thể mức năng lượng xấp xỉ 3000, còn mùa nóng chỉ 2750 kcal/kg. - Công thức xác định năng lượng cho gà mái đẻ ME (kcal/ngày) = (170 – 2,2T)W + 5 ∆W + E đối với gà leghorn ME (kcal/ngày) = (140 – 2,2T)W + 5 ∆W + 2E đối với gà Rhode Island Trong đó : W : khối lượng cơ thể (kg) ∆W : là tăng trọng (g/ngày) E : Khối lượng trứng sản xuất (g/ngày) T : nhiệt độ chuồng nuôi (0C) Ví dụ : Một gà mái cân nặng 2 kg có tốc độ chuyển hoá khi đói là 0,36 MJ/kg W0,75 hay 0,60 MJ/ngày (tương đương 143,4 kcal/ngày), hiệu suất sử dụng năng lượng trao đổi cho duy trì và sản xuất là 80%, tỷ lệ đẻ bình quân là 70%, khối lượng 1 quả trứng là 57g và có giá trị năng lượng là 0,375 MJ = 89,6 kcal. Cách tính Nhu cầu ME cho duy trì = 0,6 MJ/0,8 = 0,75 MJ/ngày Nhu cầu cho đẻ trứng = (0,375 MJ x 0,7)/0,8 = 0,75 MJ = 180 kcal/ngày
- 36 Tổng nhu cầu năng lượng là 1,5MJ ME - Khi nhiệt độ môi trường tăng lên 10C thì nhu cầu duy trì giảm 0,018MJ/ngày = 4,3 kcal/ngày và nhiệt độ tiêu chuẩn là 250C. - Đồng thời gà đẻ trong vài tuần đầu vẫn tăng trọng, nhu cầu năng lượng cho tăng trọng là 0,014 MJ ME cho 1g tăng trọng/ngày. 3. Lựa chọn nguyên liệu Có thể lựa chọn các loại nguyên liệu là thức ăn giầu năng lượng sau: 3.1. Ngô Ngô gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc tố crytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị hiếu của người tiêu thụ. Ngô đỏ, vàng có hàm lượng caroten cao hơn ngô trắng, còn giá trị dinh dưỡng tương tự nhau. Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate. Ngô là loại thức ăn giàu năng lượng, giá trị protein thấp và thiếu cân đối axit amin. Ngô chứa 730 g tinh bột/kg vật chất khô. Protein thô từ 8 - 13% (tính theo vật chất khô). Lipit của ngô từ 3 - 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no, nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Protein của ngô tồn tại dưới 2 dạng chính: zein và glutelin. Zein nằm trong nội nhũ chiếm tỷ lệ cao nhưng thiếu các axit amin thiết yếu như tryptophan và lysine. Glutelin chiếm tỷ lệ thấp hơn zein, nó cũng nằm trong nội nhủ. Gần đây người ta tạo được một số giống ngô giàu axit amin hơn so với các giống ngô bình thường, song vẫn nghèo methionine. Vì vậy, khi dùng ngô Oparque-2 cho lợn, cần bổ sung thêm methionine. Một giống ngô mới nữa là Floury-2 có hàm lượng lysine và cả methionine cao hơn ngô Oparque-2. Dùng loại ngô này không phải bổ sung thêm methionine. Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia súc và gia cầm, và là loại thức ăn rất giàu năng lượng, 1 kg ngô hạt có 3200 - 3300 kcal ME (bảng 26). Người ta dùng ngô để sản xuất bột và glucoz cho người. Nhiều sản phẩm của ngô rất thích hợp cho động vật, trong đó quan trọng là mầm ngô, cám và gluten. Khi 3 loại này hỗn hợp lại tạo thành sản phẩm có tên là bột gluten - ngô, chứa xấp xỉ
- 37 24% protein thô, 3 - 5% xơ thô. Hỗn hợp này thích hợp cho tất cả các loại gia súc và gia cầm, đặc biệt là bò sữa, tuy vậy cũng vẫn cần bổ sung thêm axit amin công nghiệp. Ngô còn có tính chất ngon miệng với lợn. Lysine và tryptophan là hai loại axit amin hạn chế của ngô khi dùng nuôi lợn. Khi dùng ngô làm thức ăn chính cho lợn thường gây hiện tượng mỡ nhão ở lợn. Độ ẩm của ngô có thể biến đổi từ 10-25%. Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa cho phép 15%. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác. Sử dụng đối với lợn vỗ béo ta có thể cho ăn tới 40% ngô trong khẩu phần ăn. Lợn con và lợn nái có thể sử dụng 25%. Sử dụng tỷ lệ ngô trong khẩu phần ăn của các loại lợn Loại lợn Tỷ lệ trong khẩu phần (%) Lợn con búa sữa và lợn con cai sữa mức tối đa 30 Lợn sinh trưởng 4-8 tháng tuổi 35 Lợn giai đoạn vỗ béo 35 Lợn vỗ béo hướng nạc 25 Lợn vỗ béo hướng mỡ 45 Lợn nái chửa kỳ 1 40 Lợn nái chửa kỳ 2 20 Lợn nái nuôi con 20 Lợn đực giống 20 3.2. Thóc Thóc có 2 phần: vỏ trấu bên ngoài, lớp vỏ mỏng bên trong (cám) bao quanh hạt gạo. Thóc được dùng chủ yếu cho loài nhai lại và ngựa, gạo, cám dùng cho lợn và gia cầm. Vỏ trấu chiếm 20% khối lượng của hạt thóc, nó rất giàu silic và thành phần chủ yếu là cellulose. Cám gạo chứa khoảng 11 -
- 38 13% protein thô và 10 - 15% lipit. Trong chăn nuôi có khi người ta dùng cả lúa nguyên hạt (cả vỏ trấu) nghiền mịn dùng làm thức ăn cho lợn. Tuy nhiên, những mảnh vỏ trấu trong thức ăn nghiền có cạnh sắc gây thương tổn niêm mạc đường tiêu hóa của gia súc, ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa. Ta có thể trộn 50% trong thức ăn của lợn. 3.3. Cám gạo - Cám gạo là sản phẩm phụ của lúa khi xay xát. Lượng cám thu được bình quân là 10% khối lượng lúa. Cám gạo bao gồm một số thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu và một ít tấm. Chất lượng của cám thay đổi tùy thuộc vào hàm lượng trấu trong cám. Nhiều trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ năng lượng của thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hóa. Tùy theo lượng trấu còn ít hay nhiều mà cám được phân thành loại I hay loại II. - Cám thô: Thành phần Protein 12,4%, chất béo:13,5%, chất xơ 11%, bột đường 49,29%. Ngoài ra trong cám to có nhiều vitamin B1, có nhiều chất xơ nên có thể sử dụng cho lợn nái sinh sản và lợn choai. Lợn con ăn nhiều dễ bị tiêu chảy và hệ số tiêu hoá giảm. Lợn thịt nuôi toàn bằng cám to thì chậm lớn và mỡ nhão. Nên trộn cám to cho lợn nái không quá 3 %, lợn choai từ 10 - 20%. Lợn con không nên cho ăn. - Cám nhuyễn: Tuy là cám nhuyễn dễ tiêu hoá hơn và có nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng chúng ta cũng không nên sử dụng quá 25%. Cho lợn con và lợn lớn. - Tỷ lệ sử dụng cám trong khẩu phần với các loại lợn như sau : Sử dụng tỷ lệ cám trong khẩu phần ăn của các loại lợn Loại lợn Tỷ lệ trong khẩu phần (%) Lợn con búa sữa và lợn con cai sữa mức tối đa 15 Lợn hậu bị và lợn thịt 30 Lợn vỗ béo hướng nạc 25 Lợn vỗ béo hướng mỡ, nái chửa kỳ 2, lợn nái 35 nuôi con, lợn đực giống
- 39 Lợn nái chửa kỳ 1 40 3.4. Tấm Tấm gạo cũng là một phụ phẩm từ lúa có giá trị dinh dưỡng gần tương đương với bắp nhưng không có sắc tố nên không được ưa chuộng sử dụng trong thức ăn cho gà. Tấm có thể sử dụng trong thức ăn của heo nhỏ vì dễ tiêu hóa, tuy nhiên do giá thành đắt nên ít được sử dụng nhiều trong thức ăn chăn nuôi. Thành phần bột đường 72%, Protein 8,4%. Tấm hạt nhỏ lợn có thể tiêu hoá dễ dàng. Trường hợp hạt to có thể ngâm vài giờ trước khi ăn 3-4 giờ. Có thể sử dụng cho các loại lợn như sau: Lợn đực, nái:30%, lợn thịt 60-70%, lợn con 75%. 3.1. Sắn Củ sắn có chứa nhiều tinh bột, nhưng ít prrotit, vitamin, chất khoáng. Trong củ sắn tươi có: 18,5% gluxit. 1,17% protein. 0,25% Lipit, và 14% là chất xơ.Củ sắn khô bóc vỏ có 72,8% gluxit; 2,38% protein; 0,8% lipit. Bột sắn khô có thể sử dụng 30-50% trong thức ăn hỗn hợp nuôi lợn. Chú ý : Trong sắn có yếu tố hạn chế là có độc tố axit xyanhydric (HCN). Tuy nhiên qua xử lý nhiệt hoặc có biện pháp chế biến bảo quản tốt sẽ làm giảm được độc tố này. Sắn tươi bóc vỏ phơi khô và ngâm nước 24-48 giờ, hoặc bóc vỏ phơi khô xay nghiền thành bột để bảo quản, có thể hạn chế được lượng độc tố trong sắn. 4. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn năng lƣợng Phương pháp này áp dụng tính toán cho các khẩu phần thức ăn chỉ bao gồm một vài nguyên liệu thức ăn giầu năng lượng và yêu cầu tính một vài chất dinh dưỡng chủ yếu trong khẩu phần. Các phương pháp kinh điển được sử dụng để xây dựng khẩu phần như: Phương pháp thử -sai (trial - error), phương pháp hình vuông Pearson, phương pháp lập phương trình đại số. Các phương pháp có chung các bước như sau: Bước 1: Xác định nhu cầu năng lượng trong hỗn hợp thức ăn giầu đạm. Nhu cầu năng lượng của vật nuôi được xác định theo nghiên cứu của viện chăn nuôi Việt
- 40 Nam và các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm đảm bảo phù hợp với khí hậu và các vùng sinh thái khác nhau; phù hợp với các giống gia súc, gia cầm và từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của con vật. Bước 2: Chọn lựa các nguyên liệu thức ăn để phối trộn hỗn hợp thức ăn năng lượng. Phải biết giá trị dinh dưỡng và giá thành các nguyên liệu thức ăn đó. Nguyên liệu thức ăn phải bảo đảm chất lượng tốt và phải phù hợp với từng loại gia súc, đảm bảo tính ngon miệng của con vật. Bước 3: Tiến hành lập công thức phối trộn. Phương pháp này thường theo các bước chính sau đây: - Xác định tỷ lệ giữa nguyên liệu là thức ăn giầu năng lượng. - Ấn định một số loại thức ăn giàu năng lượng - Trên cơ sở thức ăn đã ấn định tính toán khối lượng của từng loại thức ăn này bằng 2 phương pháp: phương pháp đường chéo Pearson hoặc phương pháp dùng phương trình đại số, phần mềm ULTRAMIX, UFFDA . - Tính toán giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp dự kiến. - Điều chỉnh và bổ sung. Dựa vào tiêu chuẩn ăn để điều chỉnh và bổ sung các chất dinh dưỡng cho phù hợp với nhu cầu con vật Tỷ lệ tối đa của một số nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm (Singh, Panda, 1988). Tỷ lệ Tỷ lệ tối Tên thức ăn tối đa Tên thức ăn đa (%) (%) - Ngô 60 - Cám lụa 25-40 - Đại mạch 20-40 - Cám lụa (ép dầu) 10-20 - Cao lương (hạt sẫm) 10-20 - Cám lúa mì 10-15 - Cao lương (hạt trắng) 25-40 - Bột sắn 10-20 - Tấm gạo 40 - Rỉ mật 5-10 - Dầu thực vật, mỡ động - Cám gạo 10-20 10 vật Ví dụ: Ta xây dựng công thức hỗn hợp thức ăn cho lợn ngoại thời kỳ vỗ béo cần có 140g protein và 3000 Kcal năng lượng trao đổi trong 1kg thức ăn:
- 41 Bước 1: Xác định nhu cầu năng lượng: Nhu cầu năng lượng trong 1kg thức ăn cho lợn thịt cần phối trộn là 300 kcal và nhu cầu protein là 140g/kg thức ăn hỗn hợp. Bước 2: Lựa chọn nguyên liệu Lựa chọn các nguyên liệu sau: khô đỗ tương, bột cá loại 2, ngô vàng, cám gạo, bột sắn, premix khoáng, premix vitamin. Phương pháp này thường theo các bước chính sau đây: Bước 3: Lập hỗn hợp thức ăn - Xác định khối lượng các loại thức ăn bổ sung như khoáng vi lượng, premix vitamin Các loại thức ăn này thường chiếm tỷ lệ thấp trong khẩu phần (premix vitamin 0,5%; premix khoáng 1,5%). Như vậy trong 100 kg thức ăn hỗn hợp 2 loại thức ăn sẽ là 2 kg = 2%. - Ấn định khối lượng thức ăn giàu năng lượng có tỷ lệ thấp trong khẩu phần như cám gạo, bột sắn. Theo khảo khuyến cáo nêu trên, ta có thể sử dụng cám gạo 10% và bột sắn 20% trong khẩu phần cho lợn thịt. - Ấn định khối lượng thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật: ấn định bột cá loại 2 có 53% protein là 5 kg =5%. - Trên cơ sở thức ăn đã ấn định, ta tính toán khối lượng thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật và thức ăn tinh (ngô) có tỉ lệ cao trong khẩu phần để đáp ứng nhu cầu năng lượng và protein cho gia súc. Theo khối lượng thức ăn đã ấn định ở các bước 1, 2 ,3 ta thấy 100kg thức ăn hỗn hợp đã có: · Cám lụa 10 kg, chứa 1,3 kg protein · Sắn 20 kg, chứa 0,58 kg protein · Bột cá loại 2: 5 kg chứa 2,65 kg protein. · Premix khoáng 1,5 kg · Premix vitamin 0,5 kg Như vậy tổng khối lượng đã có là 37 kg; do đó còn thiếu 63 kg (100 kg-37 kg). Mặt khác khối lượng protein đã có là 4,53 kg, so với nhu cầu cần có là 14,0kg (trong 100 kg thức ăn hỗn hợp); như vậy còn thiếu là 9,47 kg (14 - 4,53). Đến đây ta cần xác định lượng khô dầu đỗ tương và ngô vàng để đáp ứng đủ khối lượng protein còn thiếu hụt trong 100 kg hỗn hợp. - Ta có thể xác định khối lượng của từng loại thức ăn này bằng phương pháp đường chéo Pearson.
- 42 Theo số liệu thu được ở bước 4, khối lượng khô đỗ tương và ngô vàng trong 100kg thức ăn hỗn hợp là 63kg và khối lượng protein còn thiếu là 9,47kg. Như vậy hàm lượng protein trong hỗn hợp của khô đỗ tương và ngô vàng là: (9,47:63) x 100 = 15,0%. Lập sơ đồ đường chéo hình vuông Pearson Khô dâu đỗ 6,1 tương 42,5% 15 27,5 Ngô 8,9% 33,6 Theo sơ đồ trên, hàm lượng protein mong muốn (hỗn hợp khô đỗ tương và ngô) nầm ở giữa hình vuông. Hàm lượng protein của khô đỗ tương (%) và của ngô vàng (%) nằm ở 2 góc bên trái hình vuông. Hiệu số (giá trị dương) giữa phần trăm protein của nguyên liệu và phần trăm protein mong muốn chính là tỷ lệ của các nguyên liệu cần phải trộn. Như vậy khối lượng của khô đỗ tương sẽ là: (6,1 phần : 33,6 phần) x 63(kg) = 11,5kg. Suy ra khối lượng ngô vàng là: 63 - 11,5 = 51,5kg. 5. Kiểm tra và điều chỉnh hỗn hợp Nếu kiểm tra mà tổng số năng lượng trong hỗn hợp đã đáp ứng đủ thì không phải điều chỉnh. Trong trường hợp nếu khi ta kiểm tra mà có sự sai lệch thì nhất thiết chúng ta phải tiến hành điều chỉnh cân đối lại các loại thức ăn cho phù hợp. - Kiểm tra hỗn hợp: Theo tính toán khẩu phần trên ta tính toán giá trị dinh dưỡng của khẩu phần dự kiến như sau: Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần dự kiến Khối Năng lượng và hàm lượng các chất dinh dưỡng Năng Protein lượng Ca P Met. Lizin lượng thô Tên thức ăn TA (kg) (g) (g) (g) (g) TĐ (g)
- 43 (Kcal) Cám lụa 10 25.300 1.300 17 165 22 57 Bột sắn 20 61.000 580 10 32 12 46 Ngô vàng 51,5 168920 4.584 47 72 87,5 139 Bột cá loại 2 5 16.100 2.650 268 140 68 185 Khô đỗ tương 11,5 38.410 4.888 30 77 65,6 330 Premix khoáng 1,5 - - 450 - - - Premix vitamin 0,5 - - - - - - Cộng 100kg 309730 14002 822 486 255 757 1kg 3097 140 8,2 4,9 2,5 7,6 Trong 1kg thức ăn hỗn hợp có 3097 Kcal năng lượng và 140g protein. - Điều chỉnh năng lượng trong khẩu phần. Đối chiếu với tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho lợn ngoại vỗ béo ta thấy hàm lượng năng lượng còn hơi cao (cao hơn 97 Kcal trong 1kg hỗn hợp. Do đó ta phải điều chỉnh khẩu phần để đạt được hàm lượng năng lượng thích hợp, bằng cách sử dụng cám lụa có hàm lượng năng lượng thấp hơn thay cho ngô có hàm lượng năng lượng cao. 1kg cám có hàm lượng năng lượng thấp hơn ngô là: 3280 Kcal-2530 Kcal = 750 Kcal. Trong 100 kg hỗn hợp ta đã tính ở bảng trên đã chứa 309730 Kcal năng lượng trao đổi, nhưng tiêu chuẩn thức ăn cho lợn vỗ béo chỉ cần 300.000 Kcal năng lượng trao đổi. Như vậy 100 kg hỗn hợp thức ăn dự kiến của chúng ta chứa nhiều hơn 9730 Kcal. Nếu ta thay ngô bằng cám lụa ta cần một lượng cám lụa là 9730 Kcal:750 Kcal = 13kg cám lụa. Do đó số lượng cám lụa trong 100 kg hỗn hợp sẽ là 23 kg và ngô vàng chỉ còn 38,5 kg. Khi tăng 13 kg cám lụa trong khẩu phần sẽ làm tăng 1690 g protein (13 kg x 130 g), và khi giảm 13 kg ngô sẽ làm giảm 1157 g protein (13 kg x 89 g). Như vậy trong 100kg thức ăn hỗn hợp sẽ tăng thêm 533 g protein. Do đó ta lại phải cân đối lại hàm lượng protein bằng cách giảm bớt hàm lượng khô đỗ tương và thay thế bằng ngô vàng. Cứ thay thế 1kg khô đỗ tương bằng ngô vàng thì hàm lượng protein trong 100 kg thức ăn sẽ giảm đi là 425 g-89 g = 336 g. Do đó muốn giảm 533 g protein trong 100 kg hỗn hợp ta cần giảm bớt lượng khô đỗ tương là: 53 3g : 366g = 1,5 kg đỗ tương .
- 44 Như vậy trong 100 kg hỗn hợp lượng đỗ tương là 11,5 kg-1,5 kg = 10 kg = 10%, và lượng ngô sẽ là 38,5 + 1,5kg = 40kg = 40%. Tỷ lệ các nguyên liệu trong hỗn hợp là: - Cám lụa: 23% - Bột sắn: 20% - Ngô vàng: 40% - Bột cá: 5% - Khô đỗ tương: 10% - Premix khoáng: 1,5% - Premix vitamin: 0,5% 6. Lên công thức phối trộn Sau khi tiến hành kiểm tra được khẩu phần chúng ta lên khẩu phần thức ăn cụ thể cho từng loại thức ăn , cách tính cho bò, gà và lợn ta đều áp dụng theo phương pháp này. Theo ví dụ trên ta có tỷ lệ nguyên liệu trong 100kg thức ăn hỗn hợp là: - Cám lụa: 23 kg - Bột sắn: 20 kg - Ngô vàng: 40 kg - Bột cá: 5 kg - Khô đỗ tương: 10 kg - Premix khoáng: 1,5 kg - Premix vitamin: 0,5 kg Trong 1 kg hỗn hợp thức ăn này chứa gần 3000 Kcal và 140g protein thô; 852g canxi, 675g photpho. 7. Thực hành 7.1. Điều kiện thực hiện công việc - Địa điểm thực hành: Tại phòng học - Thiết bị, dụng cụ: Máy tính tay, máy vi tính, projecter, bảng tiêu chuẩn, bảng thành phần hoá học của thức ăn, giấy A4, A0, bút bi, bút chì, bút dạ, băng dính giấy. 7.2. Các bƣớc thực hiện công việc - Xác định nhu cầu năng lượng của vật nuôi - Lựa chọn nguyên liệu và xác định thành phần hoá học của nguyên liệu đó - Tiến hành xây dựng công thức thức ăn - Kiểm tra điều chỉnh theo nhu cầu - Lên công thức phối trộn 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa - Hiện tượng: Thành phần các chất dinh dưỡng trong công thức thức ăn vừa xây dựng chênh lệch quá nhiều so với tiêu chuẩn - Nguyên nhân: Định tỷ lệ mỗi loại thức ăn trong mỗi nhóm chưa thích hợp.
- 45 - Cách phòng ngừa: Phân loại thức ăn trước khi phân nhóm, tính toán chính xác, tham khảo một số công thức thức ăn trong thực tế B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp lợn đực giống. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 12% và năng lượng trao đổi là 3300 kcal/kg. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 2: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp lợn thịt hướng nạc (31 – 60kg). Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 17% và năng lượng trao đổi là 3050 kcal/kg. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 3: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp lợn thịt hướng nạc (61 – 1o0kg). Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 15% và năng lượng trao đổi là 3000 kcal/kg. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 4: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp lợn con (6 – 15kg). Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 16% và năng lượng trao đổi là 3300 kcal/kg. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 5: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp lợn con tập ăn. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 19% và năng lượng trao đổi 3200 kcal/kg. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 6: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp lợn con sau cai sữa. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 19% và năng lượng trao đổi là 3300 kcal/kg. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 7: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp lợn thịt giai đoạn vỗ béo. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 13% và năng lượng trao đổi là 2900 kcal/kg. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 8: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp khởi động gà sinh sản hướng trứng giai đoạn 1 – 8 tuần tuổi. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 18% và năng lượng trao đổi là 2850 kcal/kg. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 9: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp sinh trưởng gà sinh sản hướng trứng giai đoạn 9 – 20 tuần tuổi. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 15% và năng lượng trao đổi là 2760 kcal/kg. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 10: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp gà sinh sản hướng trứng giai đoạn đẻ pha I (21 – 35 tuần tuổi). Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 20% và năng lượng trao đổi là 2950 kcal/kg. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 11: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp gà sinh sản hướng trứng giai đoạn đẻ pha II (36 - 80 tuần tuổi). Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 18% và năng lượng trao đổi là 2900 kcal/kg. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng.
- 46 C. Ghi nhớ: - Nêu khái niệm, phân loại và vai trò của các chất khoáng - Đặc điểm của các loại thức ăn cung cấp năng lượng - Phương pháp tính toán nhu cầu cung cấp năng lượng cho các loại vật nuôi - Phương pháp xây dựng hỗn hợp thức ăn năng lượng cho vật nuôi - Tính toán nhu cầu cung cấp năng lượng cho các loại vật nuôi - Lựa chọn được nguyên liệu phối trộn hỗn hợp thức ăn - Thực hiện xây dựng công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi - Địa chỉ 2-3 nhà cung cấp nguồn thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi ở Việt Nam
- 47 Bài 3. Xác định nhu cầu khoáng chất Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Xác định được độ tuổi vật nuôi cần cung cấp khoáng - Mô tả được các bước xác định nhu cầu khoáng cho vật nuôi. - Thực hiện được việc lựa chọn nguyên liệu, xây dựng công thức phối trộn, kiểm tra điều chỉnh hỗn hợp và lên công thức phối trộn. A. Nội dung: 1. Dinh dƣỡng khoáng: 1.1. Khái niệm Chất khoáng cũng như nước, không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng rất cần thiết cho sự cấu tạo cơ thể (chiếm 4/5 thể trọng, trong đó 5/6 nằm trong xương và để hoàn thành những chức năng sinh lý khác. Nếu thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh sản sinh trưởng bị ngừng trệ, sức sản xuất giảm. 1.2. Phân loại chất khoáng Trong số trên 100 nguyên tố hoá học ghi trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendelleep người ta tìm thấy trên 70 nguyên tố có mặt trong cơ thể người và động vật. Dựa vào nhu cầu và sự có mặt ở trong cơ thể, nguời ta phân chia ra các chất khoáng đa luợng và các chất khoáng vi lượng. - Những chất khoáng có khối lượng lớn được tính theo g/kg hoặc bằng % gọi là chất khoáng đa luợng. - Những chất khoáng có khối lượng nhỏ được tính theo mg/kg hoặc bằng ppm (phần triệu) gọi là chất khoáng vi luợng. - Hàm lượng các chất khoáng trong cơ thể: Khoáng đa % Khoáng vi lƣợng Ppm hoặc mg/kg lƣợng Ca 1,5 Fe 20 – 80 P 1,0 Zn 10 – 50 K 0,2 Cu 1 – 5 Na 0,16 Mn 0,2 – 0,5 Cl 0,11 I 0,3 – 0,6
- 48 S 0,15 Co 0,02 – 0,1 Mg 0,04 Mo 1 - 4 1.3. Vai trò của các chất khoáng - Các chất khoáng tham gia cấu tạo tế bào và mô: khoáng có trong thành phần của tế bào, quan trọng nhất ở tổ chức xương, răng là dạng khoáng không tan. - Các chất khoáng tham gia tạo áp suất thẩm thấu: Áp suất thẩm thấu tạo + + ++ - - - bởi Na , K , Ca , Cl , HCO3 , H2PO4 . Na dạng NạCl và NaHCO3 điều hoà áp suất thẩm thấu, cân bằng axit base dạng NaCl 95% bài xuất qua nước tiểu, một phần qua mồ hôi phân. Na+ phần lớn tồn tại ở dịch ngoại bào, 1/3 tổng số Na+ có trong xương, Tiểu năng thận gây tăng bài tiết Na+ ở nước tiểu. Kali ảnh hưởng đến hoạt động của cơ, đặc biệt là cơ tim. Kali tham gia dẫn truyền xung động thần kinh cùng với Na+, điều hoà cân bằng axit base và áp suất thẩm thấu. Hạ K+ máu gây mỏi cơ, liệt, tim đạp nhanh, dễ kích thích. Cùng Na+, Cl- đoóngvai trò quan trọng tạo áp suất thẩm thấu giữ nuớc cho cơ thể và điều hoà cân bằng axit base. Ngoài ra, Cl- cần thiết cho việc tạo HCl dịch vị. - Chất khoáng tham gia hệ thống đệm. Trong hệ thống đệm của cơ thể, hai hệ thống đệm vô cơ tạo ra là hệ thống đệm Bicarbonat (HCO3/NaHCO3) và hệ thống đệm phốt phát (NaH2PO4/Na2HPO4 và KH2PO4/K2HPO4) có vai trò rất quan trọng. - Chất khoáng ổn định protein ở trạng thái keo trong tế bào mô. Khoáng có tác dụng đặc biệt đối với trạng thái lý hoá của protein trong tế bào. Mức độ hoà tan, khuếch thẩm của nhiều loại protein phụ thuộc vào nồng độ một số ion, do đó những chức năng sinh lý tế bào cũng phụ thuộc rất lớn vào nồng độ vaàtỷ lệ các ion nhất là muối ở dạng phức hợp với protein - Một số ion có vai trò đặc biệt khác như kích thích hay kìm hãm enzyme: Cl- kích thích amylase, Pb++, Hg++, Cu++ kìm hãm hoạt động của nhiều men, Ca tham gia quá trình đông máu, dẫn truyền thần kinh, Fe tham gia cấu tạo hemoglobin và các cytocrom chứa sắt 2. Xác định nhu cầu khoáng cho vật nuôi 2.1. Xác định nhu cầu khoáng cho bò a. Xác định nhu cầu các chất khoáng cho bò nói chung Cách tính nhu cầu khoáng Ca và P cho trâu, bò ở các nước khác nhau là khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên là do sự phức tạp của việc xây dựng tiêu chuẩn ăn cho các nguyên tố này vì không biết tỷ lệ tiêu hóa chính xác của chúng trong cơ thể. Mặt khác nhu cầu Canxi và Photpho phụ thuộc vào nhiều loại hình và trạng thái sinh lý của con vật. Ví dụ: Bò cái có thai giai đoạn cuối sử dụng Ca và P tốt hơn sau khi đẻ. Trâu, bò cái trong thời kỳ đầu tiết sữa có khuynh hướng
- 49 sử dụng Ca và P dự trữ trong xương vì khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng này từ thức ăn thấp. Sau đây là cách tính nhu cầu Ca và P: * Nhu cầu cho duy trì Nhu cầu Ca và P tính theo khối lượng cơ thể (18mg Ca và 25 mg P/kg khối lượng cơ thể, với tỷ lệ tiêu hóa là 33% cho Ca và 50% cho P) như sau: Ca (g/ngày) = 6 x (W /100) P (g/ngày) = 5 x (W/100) (W là khối lượng cơ thể) * Nhu cầu cho sản xuất - Nhu cầu cho sinh trưởng: 3,2g Ca và 1,8 g P/kg tăng trọng - Nhu cầu mang thai: Nhu cầu Ca tính cho 10 kg khối lượng bê sơ sinh cho tháng chửa thứ 7 là 2,25 g/ngày, tháng thứ 8 là 4 g/ ngày, tháng thứ 9 là 25 g/ngày. Nhu cầu P tính cho 10 kg khối lượng bê sơ sinh cho tháng chửa thứ 7 là 0,75 g/ngày, tháng thứ 8 là 1,4 g/ ngày, tháng thứ 9 là 2,13 g/ngày. - Nhu cầu cho tiết sữa: 4,2 g Ca và 1,7 g P/kg sữa tiêu chuẩn Ví dụ: Tính các nhu cầu dinh dưỡng của một con bò sữa lai HF x Lai sin có khối lượng 450 kg, đang mang thai lứa thứ hai ở tháng thứ 7 (bò đã được phối với tinh bò sữa HF), sản xuất được 11 lít sữa/ngày với tỷ lệ mỡ sữa là 3,7% được nuôi theo phương thức bán thâm canh (hàng ngày thả ra bãi chăn 3 giờ và được nuôi nhốt cột buộc cố định trong một chuồng nuôi nhỏ hẹp) - Nhu cầu khoáng cho duy trì Nhu cầu Canxi = 6 x (450/100) = 27g Ca/ngày Nhu cầu Photpho = 5 x (450/100) = 22,5g P/ngày - Nhu cầu khoáng cho sinh trưởng Nhu cầu Canxi = 3,2 x (175/1000) = 0,56g Ca/ngày Nhu cầu Photpho = 1,8 x (175/1000) = 0,315g P/ngày - Nhu cầu khoáng cho thai Con bò sữa này đang mang thai tháng thứ 7, khối lượng sơ sinh dự kiến của con bê được phối giống với tinh bò HF thuần chủng là 30 kg Nhu cầu Canxi = 2,25 x 3= 6,75g Ca/ngày Nhu cầu Photpho = 0,75 x 3 = 2,25g P/ngày - Nhu cầu khoáng cho tiết sữa Bò tiết một ngày 11 lít sữa có tỷ lệ mỡ sữa 3,7% sẽ tương đương với: 11 (0,4 + 0,15 x 3,7) = 10,505 lít với tỷ lệ mỡ sữa 4% Nhu cầu Canxi = 10,505 x = 44,12 gCa/ngày
- 50 Nhu cầu Photpho = 10,505 x 1,7 = 17,858 gP/ngày - Tổng nhu cầu khoáng/ngày Nhu cầu Canxi = 27 + 0,56 + 6,75 + 44,12 = 78,43 = 79 g/ngày Nhu cầu Photpho = 22,5 + 0,315 + 2,25 + 17,858 = 42,92 = 43 g/ngày. b. Xác định nhu cầu các chất khoáng cho bò đực Nhu cầu khoáng = nhu cầu duy trì + nhu cầu sinh trưởng + nhu cầu sản xuất tinh: Việc tính toán dựa vào bảng tiêu chuẩn ăn của trâu bò đực: Canxi: 7 - 8 g/ĐVTA; P: 6 - 7 g/ĐVTA, NaCl: 7 - 8 g/100kg khối lượng cơ thể. Các chất khoáng vi lượng cũng có vai trò quan trọng đối với bò đực giống: Co, Cu, Zn, Mn, I Hàm lượng các chất khoáng này trong thức ăn phụ thuộc vào mùa, đất, phân bón. c. Xác định nhu cầu khoáng cho bò cái hậu bị : Nhu cầu khoáng cho bò cái hậu bị = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng d. Xác định nhu cầu khoáng cho bò cái sinh sản và tiết sữa Nhu cầu khoáng cho bò chửa và nuôi con = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho mang thai + nhu cầu cho nuôi con Nhu cầu khoáng cho bò sữa = Nhu cầu duy trì + Nhu cầu tiết sữa + Nhu cầu nuôi thai + Nhu cầu để phục hồi sức khỏe hoặc phát triển cơ thể. e. Xác định nhu cầu khoáng cho bê và bò nuôi thịt : Nhu cầu khoáng cho bò nuôi thịt = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho tích luỹ 2.2. Xác định nhu cầu khoáng cho lợn a. Xác định nhu cầu khoáng cho lợn đực giống : Nhu cầu năng lượng cho lợn đực = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng + nhu cầu cho sản xuất tinh Nhu cầu chất khoáng ở giai đoạn sinh trưởng như sau: Đối với lợn đực giống ngoại: + Giai đoạn 20-60 kg cần 0,7% Ca, và 0,35% P. + Giai đoạn 70-100 kg cần 0,6 Ca và 0,32% P + Giai đoạn 100 kg trở lên cần 0,75 Ca và 0,35% P
- 51 Đối với đực giống nội thì nhu cầu như sau: Ca: 0,7%. P: 0,5% ở mọi giai đoạn. Ngoài ra cần cung cấp NaCl là 0,6% và các nguyên tố vi lượng khác như: + FeSO4 : 100mg/kg thức ăn + CuSO4: 10mg/kg thức ăn + ZnSO4: 50mg/kg thức ăn + MnSO4: 40mg/kg thức ăn + I: 0,2mg/kg thức ăn Hoặc có thể bổ sung thức ăn khoáng cho lợn như sau: Hàm lượng khoáng/1 tấn thức ăn hỗn hợp: Ca: 4 - 10 kg Mg: 300 - 800g Fe: khoảng 60g P: 4 - 8 kg Zn: 40 - 100g Mn: 5 - 40g K: 2,5 kg Cu: 3 - 10g Iod: vài gam NaCl: 0,5 - 3,0 kg Co: vài gam Có thể sử dụng bột xương, bột vỏ sò, premix khoáng để bổ sung khoáng vào khẩu phần ăn cho lợn. Tuy nhiên chúng ta tính toán hiệu quả sử dụng các loại loại thức ăn có hàm lượng khoáng cao như thế nào để có hiệu quả cao. Lợn đực giống nên cho ăn khẩu phần chứa môt tỷ lệ muối ăn (NaCl) thích hợp, thông thường từ 0,5 đến 1,0 % so với VCK của khẩu phần. c. Xác định nhu cầu khoáng cho lợn cái hậu bị : Nhu cầu khoáng cho bò cái hậu bị = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng Nhu cầu khoáng cho lợn cái hậu bị ngoại/ 1 ngày đêm P (kg) lợn 5 - 10 10 – 20 20 – 35 35 – 60 60 – 100 Ca (g) 4,8 8,1 10,2 12,5 17,5 P (g) 3,6 6,3 8,5 10,0 14,0 d. Xác định nhu cầu năng lượng cho lợn nái sinh sản - Nhu cầu năng lượng cho lợn nái chửa = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho phát triển cơ thể mẹ + nhu cầu cho phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan Nhu cầu chất khoáng đối với lợn nái Nhu cầu Đơn vị tính Nái sinh sản Ca % 0,9 P % 0,7 NaCl % 0,25 – 0,5
- 52 Sắt Ppm 100 Kẽm Ppm 100 Đồng Ppm 10 Mangan Ppm 20 Iode Ppm 0,2 Selen Ppm 0,1 - Nhu cầu khoáng cho lợn nái nuôi con = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho phát triển cơ thể mẹ + nhu cầu cho hồi phục sức khoẻ + nhu cầu cho tiết sữa nuôi con Tỷ lệ chất khoáng trong thức ăn lợn nái nuôi con: Với tỷ lệ Ca chiếm 0,7 - 0,8 %, P chiếm 0,4 - 0,5%, muối ăn chiếm 0,5%. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng dưới dạng premix khoáng 1%. Hoặc Fe: 80 mg, Cu: 8 mg, Zn: 50 mg/ kg thức ăn. - Nhu cầu khoáng cho lợn con = Nhu cầu cho duy trì + Nhu cầu cho sinh trưởng Khoáng đa lượng: Ca 0,5 - 0,9 % trong khẩu phần, P 0,5 - 0,8 % trong khẩu phần, NaCl 0,5 % trong khẩu phần e. Xác định nhu cầu khoáng cho lợn nuôi thịt : Nhu cầu khoáng cho lợn nuôi thịt = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng Nhu cầu khoáng của lợn thịt ở các giai đoạn nuôi Khối lượng qua các giai đoạn sinh trưởng (kg) ĐV Loại khoáng 80- tính 3-5 5-10 10-20 20-30 50-80 120 Ca % 0,90 0,80 0,70 0,60 0,50 0,45 P tổng số % 0,70 0,65 0,60 0,50 0,45 0,40 K % 0,25 0,20 0,15 0,10 0,10 0,08 Cl % 0,25 0,20 0,15 0,08 0,04 0,04 Mg % 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 Na % 0,3 0,28 0,26 0,23 0,19 0,17 Cu mg 6 6 5 4 3,5 3,00
- 53 Iodine mg 0,14 0,14 0,14 0,14 0,14 0,14 Fe mg 100 100 80 60 50 40 Mn mg 4,00 4,00 3,00 2,00 2,00 2,00 Se mg 0,30 0,30 0,25 0,15 0,15 0,15 Zn mg 100 100 80 60 50 50 2.3. Xác định nhu cầu khoáng cho gia cầm a. Xác định nhu cầu khoáng cho gà sinh trưởng Nhu cầu khoáng cho gà sinh trưởng = Nhu cầu duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng Nhu cầu Ca, P cho gia cầm sinh trưởng Nguyên tố 0 – 8 tuần 8 – 18 tuần Ca (%) 1,1 1,1 P (%) 0,77 0,66 b. Xác định nhu cầu khoáng cho gà đẻ Nhu cầu khoáng cho gà đẻ = Nhu cầu duy trì + Nhu cầu đẻ trứng + Nhu cầu cho sinh trưởng Nhu cầu chung được tính như sau : - Ca : Giai đoạn gà con 1,0 – 1,2%, gà đẻ 3,4 – 3,7%, gà hậu bị đẻ và gà trưởng thành 0,9 – 1,0%, vịt con 0,9%, vịt đẻ 2,8 – 3,0% trong thức ăn hỗn hợp Một quả trứng chứa 2,5g Ca, duy trì bộ xương cơ thể 1g/ngày/gà đẻ. Bổ xung bột xương 1,0% cho gà thịt, 3% bột xương và 6,0 – 6,5% bột đá vào hỗn hợp thức ăn gà đẻ. - P : Gà con khoảng 0,45 – 0,5%, gà đẻ 0,45 – 0,55%, vịt con và vịt thịt 0,35 – 0,40%, vịt đẻ 0,45 – 0,475% - Mg : Gà dưới 4 tuần tuổi 500 mg/1 kg thức ăn, trên 4 tuần tuổi 550 mg/kg thức ăn - Fe : Gà các loại 88 mg/kg thức ăn, vịt 25 mg/kg thức ăn - Cu : Gà các loại là 11 mg/1 kg thức ăn Tỷ lệ nguyên liệu trong khẩu phần khuyến cáo : Trong khẩu phần thức ăn của gà thịt không có bột đá, ít nguyên liệu chứa nhiều chất xơ (cám), không quá 5% nguyên liệu có hàm lượng protein cao, nguyên liệu có năng lượng cao thì chứa nhiều hơn. Trong khi đó khẩu phần thức ăn gà đẻ thì bột đá chiếm 6 -
- 54 7%, bột xương 2 - 3%, cám 15 - 20%, trong khi đó ngô không quá 50%, bột cá không quá 5%, các loại khô dầu không quá 30% 3. Lựa chọn nguyên liệu 3.1. Các chất khoáng đa lƣợng a. Canxi - Photpho * Vai trò của Ca - P: Trong cơ thể động vật Ca, P tập trung chủ yếu ở xương, răng, phần còn lại có ở trong máu và phần mềm của cơ thể, Ca, P tham gia vào những chức năng sinh lý rất quan trọng của cơ thể. - Chức năng cấu tạo: Ca, P tham gia vào cấu tạo xương, răng của động vật, cấu tạo nên các axit nucleic, hợp chất phootpho lipit và cazein - Chức năng chuyển hoá: Ca, P tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng - quá trình photphoryl hoá. - Ngoài ra Ca còn có tác dụng hoạt hoá các enzim như lipaza tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền xung động thần kinh và vào phản ứng đông máu trong cơ thể. Ca điều hoà áp suất thẩm thấu của máu và dịch tổ chức. - Triệu chứng thiếu Ca, P: Gia súc ăn khẩu phần thức ăn thiếu Ca, P khi đó nồng độ Ca, P trong máu sẽ giảm xuống. Trong trường hợp thiếu Ca, con vật có hiện tượng co giật, rối loạn cử động trong bữa ăn. Thiếu Ca, P gia súc non mắc bệnh còi xương, gia súc trưởng thành bị xốp xương, xương giòn và dễ gãy. Với gia cầm đẻ trứng khi thiếu Ca, P thì mỏ và xương xốp, chân cong, số lượng và chất lượng trứng giảm, trứng có vỏ mỏng và dễ vỡ. Đối với gia súc tiết sữa, thiếu Ca, P làm giảm sản lượng sữa, con vật dễ mắc bệnh sốt sữa và bại liệt sau khi sinh. Thiếu P, gia súc sinh sản bị rối loạn động dục, giảm tỷ lệ thụ thai. Còn thiếu Ca trầm trọng và kéo dài cũng sẽ làm giảm khả năng sinh sản, con đẻ ra yếu dễ chết. * Những yếu tố có liên quan đến sự hấp thu Ca, P - Tỷ lệ Ca, P trong khẩu phần Mỗi loài gia súc, gia cầm hấp thu Ca, P trong khẩu phần thức ăn theo một tỷ lệ nhất định. Vì vậy để tạo điều kiện cho việc hấp thu Ca, P đựơc tốt thì khẩu phần ăn của chúng phải có tỷ lệ Ca, P thích hợp. Tỷ lệ Ca/P thích hợp trong khẩu phần ăn của một số loài gia súc, gia cầm như sau: Lợn: 1,1 – 2,1 Bò, dê: 0,75 – 1,2 Ngựa: 1,6 – 1,8
- 55 Gia cầm đẻ trứng: 2,5 - 3,5 Nếu tỷ lệ Ca/P không phù hợp sẽ làm giảm khả năng hấp thu Ca, P của cơ thể - Hàm lượng Ca, P trong khẩu phần. Hàm lượng Ca, P trong khẩu phần ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thu Ca, P của cơ thể. Nừu hàm lượng Ca, P trong khẩu phần ăn càng nhiều thì khả năng lợi dụng của cơ thể càng cao Tuy nhiên, sự hấp thu Ca, P trong thức ăn còn phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể và dạng tồn tại của chúng. Cơ thể động vật chỉ hấp thu Ca, P ở dạng hoà tan. Trong thức ăn thực vật đặc biệt, là hạt ngũ cốc 2/3 P tồn tại ở dạng hợp chất phytin ở dạng kết tủa khó hoà tan, gia súc không sử dụng được - Vai trò của vitamin D: Sự hiện diện của vitaminD trong thức ăn làm tăng sự hấp thu Ca của cơ thể và ngược lại nếu thiếu vitamin D sự hấp thu Ca Kém hiệu quả hơn. * Nguồn cung cấp - Thức ăn thực vật: Ca có trong tất cả các loại thức ăn xanh, cây họ đậu trong hạt ngũ cốc. P có nhiều trong hạt ngũ cốc, nhưng khó sử dụng vì nó tồn tại dưới dạng phytin. Trong cỏ khô, rơm rạ có chứa photpho nhưng hàm lượng rất thấp. - Thức ăn động vật có hàm lượng Ca, P cao như bột cá, bột thịt, bột xương, vỏ sò, vỏ ốc, vỏ trứng, mai mực - Thức ăn có nguồn gốc khoáng dùng để bổ sung Ca, P cho gia súc gia cầm gồm đá vôi, đá phốt phát khử flo b. Natri và Clo -Vai trò của NaCl: Trong cơ thể NaCl có nhiều ở máu, ở da, mồ hôi, dịch lâm ba và dịch tổ chức. Nó có tác dụng duy trì áp suất thẩm thấu điều tiết cơ năng sinh lý bình thường của máu và dịch tổ chức, điều tiết lượng nước trong cơ thể. Ngoài ra NaCl, còn là thành phần của dịch vị, nó khích thích hoạt động của men amilaza để tăng cường tiêu hoá chất bột đường, do đó kích thích con vật ăn ngon miệng. - Triệu trứng thiếu muối: Nếu khẩu phần ăn thiếu muối con vật có biểu hiện kém ăn, sinh trưởng chậm và khả năng sinh sản giảm. Gia súc thiếu muối thường liếm các vật xung quanh chuồng. Gia cầm có hiện tượng mổ, rỉa lông nhau Hiện tượng thiếu muối hay sảy ra ở gia súc ăn cỏ, khi thiếu muối, bò không phân biệt được cây độc hại thường liếm lông lẫn nhau. - Nhu cầu muối: Nhu cầu muối của gia súc gia cầm thay đổi tuỳ từng vùng đất. Những vùng bị nhiễm mặn không cần bổ sung muối cho gia súc chăn thả, gia súc làm việc nhiều (trâu bò) ngựa cày kéo cần nhiều muối hơn gia súc đang nghỉ ngơI hay ít làm việc.
- 56 Nhu cầu muối còn phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của không khí ở những vùng khí hậu nóng, nhu cầu muối cao hơn ở những vùng mát mẻ. So với thức ăn ở trạng thái khô, nhu cowuf muối thích hợp cho gia súc gia cầm là 0,3 – 0,5% Nếu cung cấp quá dư muối con vật sẽ bị ngộ độc, gây tiêu chảy, tích nước xoang bụng, xoang bao tim và rất có hại cho thận. c. Magiê (Mg) - Vai trò của Mg: Magiê tham gia vào cấu tạo của xương, chiếm 50% tổng lượng Mg trong cơ thể, có tác dụng làm tăng độ dẻo của xương. Phần còn lại có trong máu, cơ và các tổ chức khác. - Triệu chứng thiếu: Khẩu phần ăn thiếu Mg sẽ làm cho hàm lượng Mg trong máu con vật giảm xuống, mạch máu giãn nở, đầu nút thần khinh bị khích thích có thể gây co giật như khi thiếu Ca. Ngược lại nếu hàm lượng Mg trong máu quá cao sẽ làm giảm tính cảm ứng của thần khinh và bắp thịt. Sự dư thừa Mg quá nhiều gây triệu trứng thiếu Mg con vật bị mềm xương. - Nguồn cung cấp Mg: Trong các loại thức ăn hạt và thức ăn xanh có chứa 0,1% Mg. Ngoài ra Mg còn được cung cấp cho gia súc gia cầm từ các loại premix khoáng. 3.2. Các chất khoáng vi lƣợng a. Kẽm (Zn) - Vai trò của kẽm: Kẽm là thành phần của nhiều men tham gia vào quá trình trao đổi chất và hô hấp trong cơ thể động vật, tham gia vào cấu trúc của hormon Insuli. Vì vậy nguyên tố vi lượng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi đạm chất bột đường và vận chuyển CO2 thải ra ở đường hô hấp . Ngoài ra nó còn tham gia vào quá trình chống sừng hoá da và tạo chất vôi của vỏ trứng. Kẽm tác động lên sự hoá cốt và giải phóng canxi từ xương hay từ các muối phôtphat canxi do thức ăn mang đến - Triệu chứng thiếu kẽm: Thiếu kẽm gây viêm da, dụng lông ở gia súc đặc biệt là ở lợn thường mắc bịnh da hoá sừng. Ở gia cầm khi thiếu Zn gây triệu trứng giảm tỷ lệ ấp nở, gia cầm mắc bệnh bại chân, con non chậm sinh trưởng, chậm mọc lông. - Nhu cầu Zn: Nhu cầu kẽm của gia súc gia cầm trung bình là 50 mg/lkg thức ăn. Tuy nhiên nhu cầu kẽm còn phụ thuộc vào hàm lượng Ca trong khẩu phần ăn. Khẩu phần ăn có dư Ca thì nhu cầu kẽm của cơ thể cũng tăng theo. Nếu hàm lượng kẽm trong khẩu phần quá cao làm cho thức ăn bị chua, với liều lượng 2000 mg/kg thức ăn sẽ gây ngộ độc và có thể làm cho con vật bị chết. b. Sắt (Fe), Đồng (Cu), Coban (Co)
- 57 - Vai trò tác dụng của Fe, Cu, Co: Nhu cầu của cơ thể động vật về Fe, Cu, Co rất ít, nhưng chúng rất cần thiết cho cơ thể gia súc – gia cầm vì cả ba nguyên tố vi lượng này đều tham gia vào quá trình tạo máu. Trong cơ thể, máu chứa 60 – 72%, Fe nằm trong huyết sắc tố. Sắt tham gia vào cấu trúc của Hemoglobin do đó nó tham gia vào việc tổng hợp hồng cầu . Ngoài ra Fe còn là thành phần của một số enzin hô hấp và tạo ra sắc tố trong thịt. Đồng (Cu) rất cần thiết cho các loài gia súc gia cầm để tổng hợp Hemoglobin vì nó tham gia vào hệ enzim xytocromoxydaza và nhóm Hemin. Coban tham gia vào cấu tạo của vitamin B12, do đó nó tham gia gián tiếp vào quá trình tạo máu. Đối với loài nhai lại Coban cần cho hoạt động của vi sinh vật trong dạ cỏ để tổng hợp vitamin B12. - Triệu chứng thiếu Fe: Thiếu sắt con vật biểu hiện thiếu máu, niêm mạc mắt và miệng nhợt nhạt, gia súc còi cọc, chậm lớn, đặc biệt là ở lợn con khi thiếu sắt dễ mắc bệnh tiêu chảy, cơ thể bị suy nhược do sức đề kháng của cơ thể giảm. Khi khẩu phần thức ăn thiếu Cu, xuất hiện triệu trứng là con vật mắc bịnh tiêu chảy, giảm tính ngon miệng, thú bị bạc lông hay (bộ lông biến màu), đôi khi gây bịnh thiếu máu trầm trọng mặc dù có bổ sung thêm sắt (Fe). Nếu thiếu Coban (Co) con vật kém ăn, có hiện tượng con vật ăn lông, bệnh thiếu máu tăng, số hồng cầu giảm, sức đề kháng của con vật cũng bị giảm đi. - Nguồn cung cấp: Các chế phẩm giàu sát thường để cung cấp cho động vật gồm các loại đất màu đỏ, các loại muối, sắt, các loại premix khoáng. Hiện nay người ta thường sử dụng loại thuốc để tiêm Ferridextran. Nguồn nguyên liệu phổ biến để bổ sung đồng là CuSO4 và các loại premix khoáng. Coban có nhiều trong cây họ đậu, cây hoà thảo. Muốn bổ sung Co cho gia súc người ta thường bổ sung vitamin B12 huặc bổ sung dưới dạng muối vô cơ CoCl3 (Clorua Coban) và các loại premix khoáng. c. Mangan (Mn) - Vai trò của Mn trong cơ thể: Vai trò của Mangan đối với cơ thể động vật là tham gia vào thành phần của một số enzim trao đổi đạm, béo, bột đường Mn điều tiết sự hấp thu Ca, P và tạo cho xương vững chắc. - Triệu chứng thiếu Mn: Thiếu Mn sự phát triển của sương bỉ rối loạn, xương ống ngắn lại, các khớp sương dày lên, con vật rễ bị trật khớp hoặc bại chân. Lợn thiếu Mn xuất hiện triệu chứng hai chân sau đứng không vững, bị què chân, bại liệt.
- 58 Gà thiếu Mn mắc bịnh perosis gà thường đứng một chân, khớp sương bàn chân sưng to, biến dạng sau một tuần xương ống chân bị chệch ra khỏi vị trí bình thường, gà bị bẹt chân. Gà đẻ thiếu Mn làm giảm sản lượng trứng, trứng có vỏ mỏng và tỷ lệ ấp nở giảm thấp. ở con đực, khi thiếu Mn làm giảm phẩm chất tinh dịch và khả năng thụ tinh. - Nguồn cung cấp Mn: Mangan có nhiều trong cỏ đồng và thức ăn xanh. Cám gạo và các phụ phẩm của lúa cũng giàu Mn. Ngoài ra người ta còn bổ sung Mn cho vật nuôi từ các premix khoáng. - Nhu cầu Mn: Nhu cầu Mn của loài gia súc, gia cầm, trâu, bò cần 50 – 60% mg/kg thức ăn. Lợn cần 30mg/kg thức ăn. Gà thịt cần 60 mg/kg thức ăn d. Iod (I2) - Vai trò Iode: Trong cơ thể gia súc Iode đại bộ phận chứa trong tuyến giáp là yếu tố tham gia vào việc tổng hợp hormon thyroxin. Do đó Iode thông qua hoạt động của tuyến giáp để súc tiến quá trình trao đổi chất của cơ thể. - Triệu chứng thiếu Iode: Nếu thiếu Iode, kích tố tuyến giáp trạng tiết ra ít, tuyến hoạt động nhiều nên bị sưng to. Thiếu Iode làm giảm khả năng chao đổi chất, cơ thể mệt mỏi, hoạt động kém, khả năng chịu lạnh kém. Gia súc non bị suy nhược cơ thể, gia súc trưởng thành hô hấp giảm, sinh trưởng và phát triển bất bình thường. - Nguồn cung cấp: Iode có nhiều trong thức ăn, rau, sữa và các động thực vật ở biển. Ngoài ra người ta còn sử dụng các chế phẩm như: muối Iod (phổ biến là KI) để bổ sung cho con vật khi bị thiếu Iode huặc Iode ở dạng hợp chất hữu cơ có trong một số khích tố để khích thích tăng trưởng. 3.3. Lựa chọn nguyên liệu khoáng Có thể lựa chọn các loại nguyên liệu là thức ăn khoáng sau: - Bột xương: Là sản phẩm thu được do nghiền xương các loại động vật. Trong 1kg bột xương có 187g Ca, 105gP.
- 59 - Bột vỏ sò: vỏ sò được nghiền thành bột là một loại thức ăn bổ sung khoáng cho lợn, gia cầm. Trong 1kg bột vỏ sò trung bình có 230g Ca. - Bột đá: bột đá được nghiền nhỏ, mịn. Bột đá trung bình có 340 g Ca và 140g P. Trộn với thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ tối đã 1%. - Bột cỏ: bột cỏ được chế biến bằng cách nghiền các loại cỏ khô họ đậu, và cỏ hoà thảo. Trong bột cỏ khô chú ý tới hàm lượng đạm và caroten. Trong 1kg bột cỏ khô có 110-180 mg caroten và có 16% protein. Ngoài ra bột cỏ khô còn có nhiều vitamin B2, Cholin, vitamin D,E, các loại premix. - Bột cá: Là thức ăn động vật có chất lượng dinh dưỡng cao nhất, được chế biến từ cá tươi hoặc từ sản phẩm phụ công nghiệp chế biến cá hộp. Trong protein bột cá có đầy đủ axitamin không thay thế: Lyzin 7,5%; methionin 3%; izolơxin 4,8% Protein trong bột cá sản xuất ở nước ta biến động từ 35 - 60%, khoáng tổng số biến động từ 19,6% - 34,5% trong đó muối: 0,5 - 10%, canxi 5,5 - 8,7%; phốt pho 3,5 - 4,8%, các chất hữu cơ trong bột cá được gia súc, gia cầm tiêu hoá và hấp thu với tỷ lệ cao 85 - 90%. - Bột thịt xương: Chế biến từ xác gia súc, gia cầm không dùng làm thực phẩm cho con người hoặc từ các phụ phẩm của lò mổ. Thành phần
- 60 dinh dưỡng của bột thịt xương thường không ổn định, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chế biến. tỷ lệ protein trong bột thịt xương từ 30 - 35%, khoáng 12 - 35%, mỡ 8 - 15%. Giá trị sinh học của protein trong bột thịt xương cũng biến động và phụ thuộc vào tỷ lệ các mô liên kết trong nguyên liệu. tỷ lệ mô liên kết càng nhiều, giá trị sinh học của protein càng thấp. - Bột đầu tôm: Chế biến từ đầu, càng, vỏ tôm là nguồn protein động vật rất tốt cho gia súc. Giá trị dinh dưỡng của bột đầu tôm thấp hơn so với bột cá và bột máu. Bột đầu tôm có 33 - 34% protein, trong protein có 4 - 5% lyzin, 2,7% methionin. Ngoài ra bột đầu tôm giàu canxi (5,2%); phốt pho (0,9%) và các nguyên tố vi lượng khác. 4. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn khoáng Phương pháp này áp dụng tính toán cho các khẩu phần thức ăn chỉ bao gồm một vài nguyên liệu thức ăn khoáng và yêu cầu tính một vài chất dinh dưỡng chủ yếu trong khẩu phần. Các phương pháp kinh điển được sử dụng để xây dựng khẩu phần như: Phương pháp thử -sai (trial - error), phương pháp hình vuông Pearson, phương pháp lập phương trình đại số, phần mềm ULTRAMIX, UFFDA . Các phương pháp có chung các bước như sau: Bước 1: Xác định nhu cầu khoáng trong hỗn hợp thức ăn. Nhu cầu khoáng của vật nuôi được xác định theo nghiên cứu của viện chăn nuôi Việt Nam và các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm đảm bảo phù hợp với khí hậu và các vùng sinh thái khác nhau; phù hợp với các giống gia súc, gia cầm và từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của con vật. Bước 2:Chọn lựa các nguyên liệu thức ăn để phối trộn hỗn hợp thức ăn khoáng. Phải biết giá trị dinh dưỡng và giá thành các nguyên liệu thức ăn đó. Nguyên liệu thức ăn phải bảo đảm chất lượng tốt và phải phù hợp với từng loại gia súc, đảm bảo tính ngon miệng của con vật. Bước 3:Tiến hành lập công thức phối trộn. Phương pháp này thường theo các bước chính sau đây: - Xác định tỷ lệ giữa nguyên liệu là thức ăn khoáng. - Ấn định một số loại thức ăn khoáng như khoáng vi lượng, premix vitamin - Trên cơ sở thức ăn đã ấn định tính toán khối lượng của từng loại thức ăn này bằng 2 phương pháp: phương pháp đường chéo Pearson hoặc phương pháp dùng phương trình đại số, phần mềm ULTRAMIX, UFFDA . - Tính toán giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp dự kiến. - Điều chỉnh và bổ sung. Dựa vào tiêu chuẩn ăn để điều chỉnh và bổ sung các chất dinh dưỡng cho phù hợp với nhu cầu con vật