Giáo trình thực tập Cây lúa - Phạm Thị Phấn

pdf 48 trang ngocly 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình thực tập Cây lúa - Phạm Thị Phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuc_tap_cay_lua_pham_thi_phan.pdf

Nội dung text: Giáo trình thực tập Cây lúa - Phạm Thị Phấn

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BỘ MÔN TÀI NGUYÊN CÂY TRỒNG GIÁO TRÌNH THỰC TẬP CÂY LÚA Biên soạn: Phạm Thị Phấn Cần Thơ/2008
  2. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CỦA GIÁO TRÌNH 1. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ Họ và tên: PHẠM THỊ PHẤN Sinh năm: 1956 Cơ quan công tác: Trường Đại học Cần Thơ Bộ môn: Tài nguyên cây trồng, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường: Đại học Cần Thơ Địa chỉ Email để liên hệ: ptphan@ctu.edu.vn 2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG Giáo trình có thể dùng tham khảo cho những ngành : Sư phạm, Nông Nghiệp, Phát triển nông thôn, Bảo vệ thực vật, Quản lý đất đai. Có thể dùng cho các trường : Đại học và Cao đẳng Các từ khóa (Đề nghị cung cấp 10 từ khóa để tra cứu): Hình thể, cây lúa, sinh trưởng, miên trạng, thành phần năng suất, nẩy mầm, làm mạ, độ trở hồ , thu hoạch, phẩm chất hạt. Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: Sinh viên đã học qua các môn cơ sở như : Sinh lý thực vật, Nông hoá, Thổ nhưỡng, và khí tượng thủy văn Đã xuất bản in chưa, nếu có thì Nhà xuất bản nào: Chưa xuất bản, chỉ in để lưu hành nội bộ trong Tủ sách đại học Cần Thơ cho sinh viên tham khảo. 1
  3. MỤC LỤC THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ 1 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG 1 CỦA GIÁO TRÌNH 1 1. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ 1 2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG 1 MỤC LỤC 2 BÀI 1: ĐẶC TÍNH HÌNH THỂ CÂY LÚA 6 1.1. MỤC ĐÍCH 6 1.2. VẬT LIỆU 6 1.3. NỘI DUNG 7 1.3.1. Cây mạ 7 1.3.2. Rễ 7 1.3.3. Thân (chồi) 8 1.3.4. Lá 9 1.3.4.1. Phiến lá 9 1.3.4.2. Cổ lá 9 1.3.4.3. Bẹ lá 9 1.3.5. Phát hoa 9 1.3.5.1. Phát hoa (bông lúa) 9 1.3.5.2. Nhánh gié 9 1.3.5.3. Hoa 9 1.3.5.4. Hạt lúa 10 1.3.5.5. Hạt gạo 10 1.3.6. Quan sát, so sánh những điểm khác biệt giữa cây lúa và cây cỏ 10 1.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 10 1.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 BÀI 2: ĐẶC TÍNH SINH HỌC CÂY LÚA 11 2.1. MỤC ĐÍCH 11 2.2. VẬT LIỆU 11 2.3. NỘI DUNG 11 2.3.1. Tính miên trạng của hạt lúa 11 2.3.1.1. Nguyên nhân 12 2
  4. 2.3.1.2. Cách xác định tính miên trạng 12 2.3.1.3. Cách phá miên trạng 12 2.3.2. Đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây lúa 12 2.3.2.1. Chú ý: 13 2.3.2.2. Hướng dẫn: 13 2.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 13 2. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 BÀI 3: PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ NẨY MẦM 15 3.1. MỤC ĐÍCH 15 3.2. VẬT LIỆU 15 3.3. NỘI DUNG 15 3.3.1. Phương pháp đĩa petri 15 3.3.2. Phương pháp vải cuốn tròn 16 3.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 17 3.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 BÀI 4: TÍNH TỈ LỆ HẠT CHẮC VÀ NHU CẦU GIỐNG /ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH 18 4.1. MỤC ĐÍCH 18 4.2. VẬT LIỆU 18 4.3. NỘI DUNG 18 4.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 20 4.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP NGÂM Ủ HẠT GIỐNG 21 5.1. MỤC ĐÍCH 21 5.2. VẬT LIỆU 21 5.3. NỘI DUNG 21 5.3.1 Ngâm hạt giống 21 5.3.2. Ủ hạt giống 22 5.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 22 BÀI 6: PHƯƠNG PHÁP LÀM MẠ 23 PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP LÀM MẠ ƯỚT 23 6.1.1. MỤC ĐÍCH 23 6.1.2. VẬT LIỆU 23 6.1.3. NỘI DUNG 23 PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP LÀM MẠ KHÔ 25 6.2.1. MỤC ĐÍCH 25 3
  5. 6.2.2. VẬT LIỆU 25 6.2.3. NỘI DUNG 26 6.1.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 27 6.1.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 BÀI 7: BÓN PHÂN CHO LÚA 28 7.1. MỤC ĐÍCH 28 7.2. VẬT LIỆU 28 7.3. NỘI DUNG 28 7.3.1. Nhu cầu về phân bón cho lúa 28 7.3.1.1. Loại phân 28 7.3.1.2. Lượng phân bón (công thức phân bón) 28 7.3.1.3. Vai trò của phân N, P, K 28 7.3.2. Cách tính lượng phân bón 29 7.3.2.1. Trường hợp dùng phân đơn 29 7.3.2.2. Trường hợp dùng phân hỗn hợp 29 7.3.3. Cách bón phân cho lúa 31 7.3.3.1. Cách bón phân cơ bản cho lúa 31 7.3.3.2. Cách bón phân đạm theo bảng so màu lá 31 7.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 33 7.5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 BÀI 8: THU HOẠCH 34 8.1. MỤC ĐÍCH 34 8.2. VẬT LIỆU 34 8.3. NỘI DUNG 34 8.3.1 Xác định thời điểm thu hoạch 34 8.3.2. Thu hoạch 35 8.3.3 Phương pháp tính thành phần năng suất lúa 35 a.Trường hợp lúa cấy 35 Bước 8: Tính toán 36 b.Trường hợp lúa sạ 37 8.3.4. Phương pháp tính năng suất thực tế 37 8.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 37 8.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 BÀI 9: THỬ PHẨM CHẤT HẠT GẠO 38 PHẦN I: CHẤT LƯỢNG XAY XÁT 38 4
  6. 9.1.1. MỤC ĐÍCH 38 9.1.2. VẬT LIỆU 38 9.1.3. NỘI DUNG 38 9.1.3.1 Phương pháp 38 9.1.3.2 Cách tính 38 9.1.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 39 PHẦN II: DẠNG HẠT 39 9.2.1. MỤC ĐÍCH 39 9.2.2. VẬT LIỆU 39 9.2.3. NỘI DUNG 39 9.2.3.1 Phương pháp 39 9.2.3.2 Phân loại hạt theo kích thước và dạng hạt 40 9.2.3.3. Xác định độ trong của hạt gạo: 40 9.2.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 41 PHẦN III. NHIỆT ĐỘ ĐÔNG HỒ 41 9.3.1. MỤC ĐÍCH 41 9.3.2. VẬT LIỆU 41 9.3.3. NỘI DUNG 41 9.3.3.1 Phương pháp xác định nhiệt đông hồ 41 9.3.3.2. Cách đánh giá 42 9.3.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 42 PHẦN IV: SỰ VƯƠN DÀI CỦA HẠT GẠO 42 9.4.1. MỤC ĐÍCH 42 9.4.2.VẬT LIỆU 42 9.4.3. NỘI DUNG 42 9.4.3.1 Phương pháp 43 9.4.3.2 Cách tính 43 9.4.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 43 PHẦN V: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AMYLOSE 43 9.5.1. MỤC ĐÍCH 43 9.5.2. VẬT LIỆU 43 9.5.3. NỘI DUNG 44 9.5.3.1 Phương pháp chuẩn 44 9.5.3.2 Phương pháp đơn giản 45 9.5.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 46 5
  7. PHẦN VI: MÙI VỊ 46 9.6.1. MỤC ĐÍCH 46 9.6.2. VẬT LIỆU 46 9.6.3. NỘI DUNG 46 9.6.3.1 Phương pháp 47 9.6.3.2 Cách đánh giá 47 9.6.4. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 47 9.6.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 BÀI 1: ĐẶC TÍNH HÌNH THỂ CÂY LÚA 1.1. MỤC ĐÍCH - Nhận rõ, phân biệt hình thể và các bộ phận của cây lúa thuộc nhiều giống khác nhau. - Phân biệt cây lúa với cây cỏ khác bằng đặc tính hình thái, nông học. 1.2. VẬT LIỆU Mỗi nhóm sinh viên (từ 4-5 em) cần có: 6
  8. - 5 tép mạ có 3-4 lá còn đủ hạt và lá bao - 6 loại rễ: lúa ruộng tốt, lúa ruộng xấu, lúa rẫy, hạt lúa đang lên mầm trong tối và ngoài sáng, lúa cấy 15-20 ngày, tép lúa ngâm trong ống nghiệm cho thấy rễ non vừa nhú ra - 2 buị lúa cấy khoảng 20 ngày: lúa địa phương, lúa cao sản ngắn ngày - 2 bụi lúa đang trổ: lúa địa phương và lúa cao sản ngắn ngày - 1 bụi lúa cao sản đang chín - Mẫu hạt lúa (20 mẫu mỗi thứ) - 2 cây cỏ: Lồng vực (Echinochloa crus-galli L) và Đuôi phụng (Leptochloa chinensis) - Thước đo góc và thước dẹp 30 cm Trợ huấn cụ: - Tiêu bản các bộ phận của cây lúa 1.3. NỘI DUNG Cây lúa trồng Oryza sativa L gồm hơn 11.000 giống khác nhau có những hình tính riêng biệt để thích nghi với từng điều kiện thiên nhiên và từng lề lối canh tác khác nhau. Cải thiện kiểu cây lúa là biện pháp thực tiễn để nâng cao năng suất lúa. Để có thể thực hiện được mục đích ấy, ta cần nhận rõ các đặc trưng hình thái của lúa từ hạt cho đến cây. 1.3.1. Cây mạ Dùng cây mạ có sẵn, quan sát kỹ các bộ phận sau đây: - Rễ mầm - Rễ phụ - Lóng sơ khởi (trục trung diêp) - Lá bao mầm, lá 1, 2, 3 Mô tả hình dáng và vẽ hình từng bộ phận trên. 1.3.2. Rễ Quan sát 3 bộ rễ khác nhau của lúa cấy: - Trên ruộng đất tốt - Trên ruộng đất trầm thủy - Trên đất rẫy Mô tả và vẽ hình các chùm rễ ( rễ bất định). Để ý màu rễ của mỗi mẫu lúa, vị trí rễ mọc trên đất như thế nào. 7
  9. 1.3.3. Thân (chồi) Quan sát các mẫu lúa: - Đã cấy 20 ngày - Tượng khối sơ khởi - Các bụi lúa sắp trổ - Đang trổ - Sắp chín Mô tả, vẽ hình và phân loại các mẫu lúa đã được trình bày theo các bộ phận sau đây: - Lá bao chồi - Số chồi - Góc mọc của chồi : 60 o C (xoè) - Chiều dài thân: cách đo - Chiều cao cây: cách đo Với 2 loại lúa đang trổ: một lúa địa phương và một lúa cao sản, mỗi bụi cắt một chồi sát gốc, quan sát các lóng và đốt bằng cách tách rời từng bẹ lá ra khỏi thân. - Để ý sự ôm lóng của bẹ lá trên 2 chồi nầy (kín hoặc hở bẹ) - Đếm tổng số lóng và số lóng dài hơn 5mm - Đo và vẽ đường kính tiết diện của các lóng từ dưới lên trên - Mô tả màu lóng ( xanh, vàng, tím). - Phân biệt chồi hữu hiệu và chồi vô hiệu trên bụi lúa sắp trổ, tính phần trăm - Chồi hữu hiệu: chiều cao cao hơn 2/3 so với thân chính và có 3 lá trở lên - Chồi vô hiệu: chiều cao thấp hơn 2/3 so với thân chính và có ít hơn 3 lá 8
  10. 1.3.4. Lá Quan sát cây lúa địa phương và cây lúa cao sản đang trổ, chú ý đến các lá. Mô tả và vẽ hình các chi tiết sau đây: 1.3.4.1. Phiến lá - Màu lá (xanh nhạt, xanh, xanh đậm, xanh có bìa tím, xanh có lấm chấm tím, tất cả tím) - Lông trên lá: dùng tay vuốt ngược lá (lá kế lá đòng) đánh giá sự có mặt của lông theo 3 cấp: không có lông, trung bình, nhiều - Kích thước (rộng, dài): cách đo - Góc lá của lá cờ: 60 o C (nghiêng) 1.3.4.2. Cổ lá - Màu (trắng, đỏ, xanh, tím) - Thìa lá: chiều dài và màu (trắng đến xanh tím) - Tai lá: màu (trắng, xanh, tím) 1.3.4.3. Bẹ lá - Màu (xanh, xanh nhạt, sọc tím) - Kích thước - Ôm lóng hoặc hở lóng 1.3.5. Phát hoa Quan sát hai bụi lúa đang trổ và bụi lúa chín, quan sát đo đạc và mô tả những bộ phận sau đây: 1.3.5.1. Phát hoa (bông lúa) - Chiều dài: đo từ cổ bông đến chóp bông - Hình dáng: mọc xoè, trung bình, túm - Cổ bông: cổ kín, cổ hở, cổ trung bình 1.3.5.2. Nhánh gié - Nhánh gié: đếm số nhánh bậc 1, 2, 3 - Quan sát cách đính hạt trên nhánh gié 1.3.5.3. Hoa - Cuống hoa - Dĩnh dưới và trên (màu sắc, kích thước) - Trấu dưới và trên (màu gì), gân trên trấu - Râu : có, không, dài, ngắn , màu gì - Vẫy cá - Nhụy đực: túi phấn (màu trắng ngà, có vết tím hoặc tím), cuống tiểu nhụy (vòi nhụy) - Nhụy cái: nướm và bầu noãn 9
  11. 1.3.5.4. Hạt lúa - Kích thước hạt: dài và rộng - Trấu: màu (vàng trấu, vàng đến nâu, có lấm tấm trên vàng trấu, có sọc nâu trên vàng trấu, đỏ, tím và đen) - Dĩnh: màu (trắng đỏ đến vàng trấu, đỏ và tím) - Râu: dài, ngắn hoặc không có, màu (trấu, vàng, đỏ, tím) 1.3.5.5. Hạt gạo - Cám (màu trắng, hơi nâu, đỏ và tím) - Mầm (phôi): kích thước: nhỏ 2,5 mm - Gạo: kích thước (dài, rộng) - Gan trắng - Bụng trắng - Lưng trắng So sánh giữa gạo nếp và gạo tẻ 1.3.6. Quan sát, so sánh những điểm khác biệt giữa cây lúa và cây cỏ 1.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Vẽ hình các bộ phận khác nhau của cây lúa và ghi nhận các số liệu đã đo đạc hoặc đã quan sát được với các mẫu vật đã học. 2. Kể những điểm khác nhau giữa cây lúa và cây cỏ. 3. Phân biệt các đặc điểm hình thái của cây lúa mùa địa phương và cây lúa cao sản 1.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. RRI, 1980. Descriptors for rice. International Rice Testing 2. IRRI. 1980. Descriptors for rice Oryza Sativa L. IBPGR-IRRI Rice Advisory Committee 3. IRRI, 1996. Standard Evaluation System for rice. International Rice Testing Program, 4 th edition July 1996 10
  12. BÀI 2: ĐẶC TÍNH SINH HỌC CÂY LÚA 2.1. MỤC ĐÍCH - Giúp học sinh nắm được đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây lúa ngay từ khi hạt nẩy mầm đến khi thu hoạch. - Biết được các yêu cầu ngoại cảnh của cây lúa qua từng giai đoạn để tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp trong canh tác nhằm đạt năng suất cao nhất. 2.2. VẬT LIỆU Mỗi nhóm sinh viên (4-5 em) cần có: - Máy sấy - 400 hạt lúa mới gặt - 2 beakers 200 ml - Một giống lúa địa phương và một giống lúa cao sản ngắn ngày mỗi thứ 50 gr để theo dõi - Viết, sơn, thước đo chiều cao - 50 ml HNO3 (0,1N-0,2N) - 1 khay và 1 thau thử nẩy mầm Trợ huấn cụ - Các tiêu bản và hình vẽ các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, đòng lúa, mô hình ra chồi - Các bụi lúa ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau: + 1 cây mạ 15-20 ngày tuổi + 1 bụi lúa đang nở bụi tích cực + 1 bụi lúa đang làm đòng + 1 bụi lúa sắp trổ + 1 bụi lúa đang ngậm sữa + 1 bụi lúa chín vừa độ thu hoạch 2.3. NỘI DUNG 2.3.1. Tính miên trạng của hạt lúa Đối với một số giống lúa mới thu hoạch, ngâm ủ trong điều kiện rất thích hợp vẫn không nẩy mầm hoặc nẩy mầm rất ít. Đó là do hạt có tính miên trạng, cần để một thời gian nhất định (lâu mau tuỳ giống), sau đó ngâm ủ mới nẩy mầm được. Nhờ có tính miên trạng nầy, hạt lúa khó nẩy mầm ngoài đồng khi lúa chín chưa kịp thu hoạch mà ruộng ẩm ướt, tránh thiệt hại về năng suất và phẩm chất. 11
  13. 2.3.1.1. Nguyên nhân + Cơ học: chủ yếu do cấu trúc của vỏ hạt lúa (dầy, cứng) + Lý học: không thấm nước, khí + Hoá học và sinh lý học: do các yếu tố bên trong: phôi còn non, các kích thích tố sinh trưởng chưa thành lập đầy đủ, chất ức chế. 2.3.1.2. Cách xác định tính miên trạng + Thời gian miên trạng: từ khi gặt đến lúc hạt có thể nẩy mầm 80% bằng cách thử độ nẩy mầm trên dĩa petri. Ngắn: từ 2 tuần trở lại Trung bình: từ 2 tuần đến 2 tháng Dài: trên 2 tháng + Cường độ miên trạng: hạt lúa mới gặt đem sấy ở 50o C trong 96 giờ sau đó thử nẩy mầm trên đĩa petri nếu: Yếu: nẩy mầm 80-100% Trung bình: khoảng 50% Mạnh: không hoặc nẩy mầm rất ít 2.3.1.3. Cách phá miên trạng + Bằng nhiệt độ: sấy 50o C trong 96 giờ hoặc bằng nước 3 sôi 2 lạnh (khoảng 53 o C trong 15-20 phút + Dùng hoá chất: HNO3 hoặc H2SO4 (0,1N) ngâm trong 24 giờ. + Phơi nắng liên tục 4-7 ngày. + Bóc vỏ trấu. 2.3.2. Đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây lúa - Gieo hạt cho nẩy mầm trong 2 điều kiện: trong tối và ngoài ánh sáng. Quan sát hạt lúa nẩy mầm với rễ mầm và thân mầm xuất hiện. So sánh sự khác nhau của mầm lúa gieo trong tối và ngoài ánh sáng. - Mỗi nhóm sinh viên theo dõi 2 giống lúa, địa phương và cao sản từ lúc gieo đến thu hoạch. Gieo mạ trong khay (mỗi khay 1 giống), cấy trong nhà lưới lúc mạ 20 ngày tuổi với khoảng cách 20 x 20 cm đối với lúa cao sản và 20 x 30 cm đối với lúa mùa địa phương, 1 tép/bụi. Mỗi giống cấy 3 hàng, mỗi hàng 3 mét. Ghi nhận các chỉ tiêu sau đây: - Sự ra lá và tốc độ ra lá: ghi nhận 2 ngày một lần. Khi thấy một lá mới xuất hiện khỏi bẹ lá ghi ngày ra lá. Bắt đầu đánh dấu lá thứ 3 bằng sơn, sau đó cứ 3 lá thì đánh dấu (3, 6, 9, 12, 15, ) cho đến lúa trổ. Lưu ý cách mọc lá và đếm số lá để tính tuổi mạ. Cây mạ có bao nhiêu lá là có bấy nhiêu tuổi. Kế lá 1 là lá hoàn toàn đầu tiên. 12
  14. 2.3.2.1. Chú ý: - Một lá phát triển hoàn toàn khi lá kế tiếp bắt đầu xuất hiện. - Chiều cao và số chồi (ghi nhận nếu có chồi ngạnh trê lúc nhổ mạ), 10 ngày 1 lần kể từ khi cấy đo chiều cao và đếm tổng số chồi trên 3 bụi, giữ cố định 3 bụi trên cho những lần đo sau. Phân biệt khả năng và tốc độ nhảy chồi của từng giống. - Sự phát dục: ghi ngày gieo, nẩy mầm, ngày cấy, ngày có tim đèn (đòng đòng đất 1-2 cm), ngày trổ 5 %, 80 % và ngày chín 80 % của mỗi giống. - Các thành phần năng suất: ghi nhận trên 3 điểm lúc thu hoạch mỗi điểm 4 bụi (12 bụi). Cách phân tích thành phần năng suất sẽ được hướng dẫn ở bài 4. Tất cả các chỉ tiêu cần được theo dõi cẩn thận và so sánh giữa các giống với nhau. Tổng kết và báo cáo (sinh viên). 2.3.2.2. Hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn sinh viên nhận diện hình thái bên ngoài của các bụi lúa ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau: cây mạ, lúa đang nở bụi, lúa ngậm sữa và lúa chín. - Hướng dẫn sinh viên quan sát đòng lúa đang hình thành và phát triển trong bẹ lá cờ. Hình 1: Giai đoạn tượng khối sơ khởi (làm đòng) 2.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Dựa vào kết quả cho biết nguyên nhân nào gây miên trạng hạt? Phương pháp phá miên trạng nào có hiệu quả nhất? Tại sao? 2. Vẽ biểu đồ: - Sự thay đổi (tăng, giảm) chiều cao và số chồi. - Nhận xét gì về thời gian sinh trưởng, giai đoạn phát dục, thời gian trổ và thành phần năng suất của mỗi giống. 13
  15. 2. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. IRRI, 1988. Breaking seed dormancy: Nitric acid treatment. Rice production. Skills development series. Training and technology transfer department. International Rice Research Institute. Los Banos, Laguna, Philippines 2. Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình Cây lúa. Viện Nghiên cứu phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trường Đại học Cần Thơ. Tủ sách Đại học Cần Thơ 14
  16. BÀI 3: PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ NẨY MẦM 3.1. MỤC ĐÍCH Hướng dẫn cho sinh viên biết cách thử độ nẩy mầm của hạt lúa, xác định phần trăm hạt nẩy mầm để từ đó có thể dự trù được lượng giống cho sản xuất. 3.2. VẬT LIỆU Mỗi nhóm sinh viên (4-5 em) cần có: - 3-4 miếng giấy thấm - 3-4 miếng vải kích thước 20 x 20 cm - Dây thun hoặc dây gân để cột - Nhãn để cột (bằng giấy hoặc bằng gỗ) - 4 thanh tre kích thước 0,5 x 1 x 30 cm. - 1 kg hạt giống - 8 đĩa petri (hoặc đĩa đựng thức ăn) - 1 khay đựng cát 15 x 30 x 50 cm 3.3. NỘI DUNG 3.3.1. Phương pháp đĩa petri Bước Điểm chú ý 1. Chuẩn bị - Lấy ngẫu nhiên 3-4 mẫu hạt giống, đếm mỗi mẫu đúng 100 hạt (không hạt giống và có hạt lép lửng). dụng cụ thử - Ghi tên giống, ngày thử độ nẩy mầm, lần lặp lại và tên người thực hiện. nẩy mầm Ghi trên nắp đĩa. 2. Xếp hạt - Dùng miếng giấy thấm đặt phía dưới đáy đĩa. giống vào - Xếp 100 hạt chắc vào đĩa. đĩa thử 3. Thêm - Cho nước vào ướt tờ giấy thấm (không nên để ngập nước hạt lúa) để nước vào đĩa cung cấp ẩm độ cho hạt lúa nẩy mầm. - Dùng nấp đĩa đậy kín lại và để nơi an toàn, tránh động vật phá hại. - Thường xuyên thêm nước vào điã cho đủ ẩm. 4. Tính tỉ lệ - 4-5 ngày sau khi bắt đầu thử tiến hành đếm số hạt nẩy mầm. Tính trung nẩy mầm bình hạt nẩy mầm của 3- 4 lần lặp lại. - Nếu nẩy mầm trên 80% có thể sử dụng làm giống sản xuất. - Nếu nẩy mầm dưới 80% không nên làm giống (trừ trường hợp là giống hiếm và tốt cần nhân giống). 15
  17. 3.3.2. Phương pháp vải cuốn tròn Bước Điểm chú ý 1. Chuẩn bị hạt - Đếm ngẫu nhiên 3- 4 mẫu hạt giống, mỗi mẫu 100 hạt chắc (không giống và dụng lép lửng). cụ thử nẩy mầm - Viết tên giống, ngày thử độ nẩy mầm, lần lặp lại và tên người thực hiện treo lên miếng vải. 2. Xếp hạt lên - Nhúng nước cho ướt miếng vải, sau đó trải miếng vải lên mặt bàn vải (nơi bằng phẳng). - Xếp 100 hạt chắc theo hàng dọc và ngang (10 x 10 hạt) trên miếng vải. - Dùng thanh tre (thanh gỗ) đặt lên một mép của miếng vải và cuốn thật cẩn thận, tránh làm xê dịch các hạt. - Sau đó dùng dây thun cột 2 đầu tránh vải bung ra, đồng thời treo nhãn theo dõi. 3. Chăm sóc - Sau khi xong, nhúng cả bó vải vào nước sạch để nơi an toàn, tránh bị phá hại. - Nhúng nước ngày 2-3 lần để đảm bảo đủ độ ẩm. - Để nơi có nhiệt độ phòng 28oC. 4. Tính tỉ lệ nẩy - 4-5 ngày sau khi bắt đầu thử, tiến hành trải miếng vải ra và đếm số mầm hạt nẩy mầm. Tính trung bình tỉ lệ nẩy mầm của 3-4 lần lặp lại. Hình 2: Phương pháp vải cuốn tròn 16
  18. 3.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Mỗi nhóm sinh viên sẽ thực hành 2 phương pháp : - Phương pháp đĩa petri - Phương pháp vải cuốn tròn 2. So sánh giữa các kết quả của 2 phương pháp thử trên. 3.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. IRRI, 1988. Testing seed germination. Rice Production. Skills Development Series. Los Banos, Laguna, Philippines. 2. IRRI, 1988. Soaking and incubating seeds. Rice Production. Skills Development Series. Los Banos, Laguna, Philippines. 3. Vo Tong Xuan and Vernon E. Ross. 1972. Training manual for rice production. International Rice Research Institute. 17
  19. BÀI 4: TÍNH TỈ LỆ HẠT CHẮC VÀ NHU CẦU GIỐNG /ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH 4.1. MỤC ĐÍCH Hướng dẫn cho sinh viên biết cách tính tỷ lệ hạt chắc, từ đó tính được lượng giống / đơn vị diện tích để đưa ra sản xuất. 4.2. VẬT LIỆU Mỗi nhóm sinh viên (4-5 em) cần có: - 1 sô đựng nước. - 10 lít nước trong sạch . - 1 kg hạt giống. - 1,65 kg muối ăn. - 2,2 kg phân SA - Máy đo tỷ trọng hoặc trứng gà tươi. 4.3. NỘI DUNG Bước Điểm chú ý 1. Chuẩn bị - Lấy ngẫu nhiên 2-3 mẫu giống lúa, mỗi mẫu đúng 1 kg hạt. mẫu hạt giống - Ghi tên giống và lần lặp lại. 2. Pha dung - Đối với giống lúa mùa nhiệt đới (indica), pha dung dịch có tỷ dịch nước trọng 1,08 bằng cách pha 1,65 kg muối ăn hoặc 2,2 kg phân SA trong 10 lít nước để trong sô. - Đối với giống lúa mùa ôn đới (japonica), pha dung dịch có tỷ trọng 1,13 bằng cách pha 2,50 kg muối ăn hoặc 3,1 kg phân SA trong 10 lít nước để trong sô. - Kiểm tra nồng độ dung dịch bằng cách dùng máy đo tỷ trọng hoặc hột gà tươi. - Tỷ trọng bằng 1 khi bề mặt vỏ trứng gà nổi ngang với bề mặt dung dịch. - Tỷ trọng bằng 1,13 khi quả trứng nổi lên trên mặt dung dịch và đường kính quả trứng khoảng 20 mm (hình 1). 3. Vớt hạt lép - Sau khi pha dung dịch với tỷ trọng tương ứng, tiến hành bỏ 1 kg lửng hạt giống vào dung dịch. 18
  20. - Dùng cây quậy đều cho hạt lép lửng nổi lên. - Vớt tất cả hạt lép lửng này ra bỏ riêng. - Đem hạt chắc rửa bằng nước sạch và phơi khô hạt chắc. Tiến hành cân trọng lượng hạt chắc (gr). 4. Tính % - % trọng lượng hạt chắc được tính bằng công thức: trọng lượng Trọng lượng hạt chắc (gr) hạt chắc % trọng lượng hạt chắc = x 100 Trọng lượng mẫu (gr) - Lấy trung bình % hạt chắc của 2-3 lần lặp lại. 5. Tính lượng - Sau khi biết % hạt nẩy mầm và % hạt chắc, tiến hành tính lượng giống thật sự giống thật sự cần. cần Lượng giống /đơn vị diện tích được tính: A x B LGTĐVDT = C x D A: lượng giống cần canh tác (kg/ha). B: diện tích canh tác (m2). C: % nẩy mầm. D: % hạt chắc. Thí dụ: Giống IR64 với % nẩy mầm là 90 , % trọng lượng hạt chắc là 98 . Hỏi lượng giống thật sự cần thiết để cấy trên diện tích đất 600m2, với lượng giống dự định là 20 kg/ha. 20 x 600 Áp dụng công thức LGTĐVDT là: = 1,36 kg 90 x 98 19
  21. Bề mặt Một phần dung dịch quả trứng nổi trên Bề mặt Bề mặt dung dịch quả trứng dung dịch ngang với bề mặt Dung dung dịch dịch muối Hình 3: Tỷ trọng bằng 1 Hình 4: Tỷ trọng bằng 1,13 4.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Mỗi nhóm học sinh sẽ thực hiện tính % hạt chắc của giống bằng cách sử dụng: - Dung dịch nước muối. - Dung dịch phân SA. - Nước sạch. So sánh giữa các kết quả của 3 phương pháp dùng dung dịch trên. 2. Cho: - Lượng giống canh tác 40 kg/ha. - Tỷ lệ nẩy mầm 85 %. - Tỷ lệ hạt lép 4 %. - Canh tác diện tích 2.500 m2. Hỏi lượng giống thật sự cần là bao nhiêu? 4.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO Vo Tong Xuan and Vernon E. Ross. 1972. Training manual for rice production. The International Rice Research Institute. 20
  22. BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP NGÂM Ủ HẠT GIỐNG 5.1. MỤC ĐÍCH Hướng dẫn cho sinh viên biết phương pháp ngâm và ủ hạt giống cho nẩy mầm tốt. 5.2. VẬT LIỆU Mỗi nhóm sinh viên (4-5 em) cần có: - 5 kg giống - 1 bao bố - 1 sô đựng nước (hoặc thau), - 10 lít nước trong sạch - Lá chuối - Dây nylon để cột 5.3. NỘI DUNG 5.3.1 Ngâm hạt giống Bước Điểm chú ý 1.Tính Để dự trù được lượng hạt giống phải biết: lượng - Phương pháp làm mạ ướt, mạ khô. giống cần thiết - Diện tích làm mạ hoặc diện tích canh tác. - % nẩy mầm, % trọng lượng hạt chắc. Từ đó dự trù được lượng giống cần thiết để canh tác. 2. Chuẩn - Dùng sô đựng dung dịch muối (phân SA) hoặc thau, thùng, lu nếu bị ngâm lượng giống nhiều. Để hạt giống vào dung dịch, quậy đều và vớt hết hạt giống lép, lửng và hạt cỏ. - Rửa sạch hạt chắc bằng nước trong 2- 3 lần để hết chất muối. 3. Ngâm - Hạt giống sau khi vớt bỏ hạt lép, lửng, hạt cỏ, tiến hành để vào thau, lu, giống hoặc bao nylon. - Cho nước sạch vào để ngâm. - Cứ 5-6 giờ tiến hành thay nước một lần để loại chất chua ra khỏi hạt giống, giúp hạt giống mau hút nước đảm bảo hạt giống đủ ẩm độ cho hạt nẩy mầm. - Thời gian ngâm giống: thông thường ngâm trong 24-36 giờ đủ để hạt giống trương nước. 21
  23. Nhiệt độ nước Số ngày ngâm 10 oC 10 15 oC 06 22 oC 03 25 oC 02 27 oC 01 5.3.2. Ủ hạt giống Bước Điểm chú ý 1. Vớt Sau khi hạt giống ngâm đủ thời gian, bảo đảm hạt giống đủ độ ẩm, tiến hạt giống hành vớt hạt giống ra. 2. Ủ - Nếu lượng giống ít, dùng bao bố để hạt giống đã ngâm gói kín lại, sau đó giống dùng bao bố khác đậy lại. - Nếu lượng giống nhiều, có thể trải lá chuối, đệm phía dưới, sau đó để hạt giống lên phía trên một lớp 15-20 cm, dùng bao bố, đệm đậy lại để cung cấp nhiệt độ cho đống ủ. 3. Chăm - Khoảng 8-10 giờ tiến hành xáo trộn hạt giống để hạt phân bố từ trong ra ngoài sóc đống và từ ngoài vào trong nhằm cung cấp lượng không khí cho hạt nẩy mầm. ủ - Thời gian ủ tùy theo khả năng nẩy mầm của giống, phương pháp canh tác. Thường thời gian ủ từ 24-48 giờ. - Trong thời gian ủ, nếu đống ủ nhiệt độ thấp, có thể dùng nước ấm (50oC) tưới cho hạt giống, hoặc đống ủ khô thiếu nước, dùng nước tưới thêm để cung cấp ẩm độ cho hạt. 5.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Mỗi nhóm thực hiện từ khâu ngâm, ủ, chăm sóc, đảm bảo cho hạt nẩy mầm tốt. 2. Để ngâm ủ hạt giống cần thiết cho việc canh tác chúng ta cần phải biết những yếu tố nào? 3. Tại sao chúng ta phải dùng nước sạch để ngâm hạt giống? 4. Những yếu tố nào cần thiết cho hạt nẩy mầm? 5. Thời gian ngâm, ủ hạt giống trong điều kiện bình thường là bao lâu? 6. Tại sao trong thời gian ủ cần phải xáo trộn đống ủ và phải tưới nước thêm cho đống ủ? 5.5 TÀI LIỆU THAM KHẢO Vo Tong Xuan and Vernon E. Ross. 1972. Training manual for rice production. The International Rice Research Institute 22
  24. BÀI 6: PHƯƠNG PHÁP LÀM MẠ PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP LÀM MẠ ƯỚT 6.1.1. MỤC ĐÍCH Giúp cho sinh viên biết thực hiện một nương mạ ướt tốt, chăm sóc, bón phân để đảm bảo cho cây mạ mọc khỏe, đủ cấy ra diện tích canh tác. 6.1.2. VẬT LIỆU Mỗi nhóm sinh viên (4-5 em) cần có: - Hạt giống đã ngâm ủ. - Thước, dây nylon. - Cọc tre 1x 2x 40 cm cho mỗi liếp mạ. - Phân urê, thuốc trừ sâu bệnh. - Bình xịt, leng, cuốc. 6.1.3. NỘI DUNG * Phương pháp làm mạ ướt Bước Điểm chú ý 1. Chọn Vị trí làm mạ ướt yêu cầu: vị trí làm - Nơi thoáng có đầy đủ ánh sáng. mạ - Gần nguồn nước để tưới và tiêu nước. - Đất tương đối tốt, tơi, xốp. 2. Chuẩn - Tính lượng giống cần thiết để canh tác. bị hạt - Ngâm 24 giờ, ủ 24-48 giờ cho hạt giống ra rễ khoảng 1 -1,5 cm là vừa. giống 3. Chuẩn - Đất làm mạ ướt phải bừa trục kỹ cho đất nhão nhuyễn, tuỳ theo lượng bị đất và giống mà làm đất có diện tích tương ứng. làm - San bằng mặt ruộng. nương mạ - Đất sau khi bừa trục, rút nước ra cạn chỉ chừa lại một lớp nước 2-3 cm. - Tiến hành phân ra thành những liếp (hình 2) có kích thước rộng 1,5-2 m, chiều dài tuỳ theo miếng đất có. - San bằng mặt liếp cho thật bằng. - Bón phân hữu cơ và phân lân cho nương mạ. 23
  25. 4. Gieo - Hạt giống sau khi ngâm ủ đúng kỹ thuật và nương mạ làm xong khi thấy hạt giống mặt liếp bùn lắng xuống vừa gieo thì tiến hành gieo hạt lên mặt liếp mạ. - Gieo thật đều tay, tay nắm hạt rắc từ từ làm nhiều đợt qua lại. 5. Chăm - 3-4 ngày sau khi gieo khi hạt bắt rễ vào đất cho nước vào từ từ theo sóc chiều cao cây mạ nhưng không quá 10 cm. nương - 10-12 ngày sau khi gieo tiến hành rải 5 kg urê/1.000m2 để mạ phát triển tốt. mạ - Thường xuyên quan sát nương mạ để phát hiện sâu bệnh, rải hoặc xịt thuốc ngăn ngừa kịp thời. - Nương mạ được chăm sóc kỹ sẽ có cây mạ mạnh khỏe, khi cấy mau hồi phục. - Tuổi mạ cấy tùy theo giống lúa ngắn hay dài ngày. Nếu giống có thời gian ngắn thì tuổi mạ ngắn, giống dài ngày có thể để mạ già hơn. - Có thể tính tuổi mạ bằng công thức: Tuổi mạ = ( n – 1 ) x 7 = 21 Với: n tính bằng tháng. Thí dụ: Giống MTL253 có thời gian sinh trưởng 120 ngày ( 4 tháng ) thì tuổi mạ là ( 4 – 1 ) x 7 = 21 ngày. - Khi tiến hành nhổ từ 2-3 tép mạ, không nên nắm một nắm nhổ dễ làm dập cây mạ, làm chậm hoặc không phục hồi được sau khi cấy. Ưu điểm: - Tốn ít hạt giống để canh tác diện tích lớn. - Mạ dễ cấy và kiểm soát được số tép cấy / bụi. Khuyết điểm: - Tốn nhiều công làm đất, nhổ, chăm sóc. - Hạt dễ bị đùn ( chụm ) khi gặp mưa to lúc gieo. 24
  26. Hình 5: Đo diện tích nương mạ Hình 6: Gieo hạt trên nương mạ PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP LÀM MẠ KHÔ 6.2.1. MỤC ĐÍCH Giúp cho sinh viên biết thực hiện một nương mạ khô, chăm sóc nương mạ bảo đảm có cây mạ tốt cấy ra diện tích canh tác. 6.2.2. VẬT LIỆU Mỗi nhóm sinh viên (4-5 em) cần có: - Hạt giống khô không ngâm ủ. - Thước, dây căng. - Cọc tre 1 x 2 x 40 cm cho mỗi liếp mạ. - Phân bón, thuốc trừ sâu bệnh. - Bình xịt, cuốc, len, dao. 25
  27. 6.2.3. NỘI DUNG Hình 7: Nương mạ khô * Phương pháp làm mạ khô Bước Điểm chú ý 1. Chọn vị - Đất khô ráo, dễ thoát nước, có đầy đủ ánh sáng. trí làm mạ - Tuỳ theo lượng giống mà làm đất có diện tích tương ứng. 2. Chuẩn bị - Đất làm nương mạ được bừa, cuốc và băm nhỏ có đường kính cục đất và làm đất 2-3 cm. liếp mạ - Sau khi làm đất xong, tiến hành đo và cắt dây phân thành những liếp có bề rộng liếp 1,5 m. - Mỗi liếp rạch những hàng ngang, mỗi hàng cách nhau 10 cm, sâu 2 cm. Bón phân hữu cơ và phân lân cho nương mạ. 3. Gieo hạt - Hạt giống khô không ngâm ủ được gieo vào những hàng rạch sẵn, mỗi giống hàng 10-15 gr hạt. Rải hạt đều vào trong hàng. - Sau khi gieo xong dùng tro trấu (cháy hết) phủ lên hạt giống một lớp. - Dùng cỏ khô phủ lên liếp mạ để giữ cho hạt đủ ẩm. 4. Chăm - Sau khi gieo mỗi ngày tưới nước cho nương mạ 3 lần để cung cấp ẩm độ sóc mạ cho hạt nẩy mầm ( tưới thật ướt ). - Sau khi cây mạ lên, ngày tưới 2 lần để cung cấp nước cho mạ phát triển. - 12-14 ngày sau khi gieo tiến hành tưới phân đạm cho nương mạ với liều 26
  28. lượng 2 muỗng canh phân urê cho thùng 10 lít. Sau đó tưới lại nước sạch để tránh phân đạm làm cháy mạ. - Kiểm soát sâu bệnh để phòng trị kịp thời. 5. Nhổ mạ - Giống như nương mạ ướt nhưng tuổi mạ phải cộng thêm 3 ngày (trừ thời cấy gian hạt nẩy mầm). Nhổ cẩn thận tránh làm đứt rễ. Hình 8: Chăm sóc nương mạ Hình 9: Cách nhổ mạ 6.1.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Mỗi nhóm sinh viên thực hành làm một nương mạ, từ khâu ngâm ủ hạt giống, làm đất, gieo hạt, chăm sóc và nhổ cấy. 2. Khi nào làm nương mạ ướt? 3. Những yếu tố quan trọng cần để thực hiện nương mạ ướt? 4. Vì sao ta phải làm liếp cho nương mạ ướt và chừa lối giữa các nương mạ làm gì? 5. Tiêu chuẩn cây mạ tốt ra sao? 6. Ưu và khuyết điểm của nương mạ khô và nương mạ ướt? 6.1.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO Vo Tong Xuan and Vernon E. Ross. 1972. Training manual for rice production. The International Rice Research Institut 27
  29. BÀI 7: BÓN PHÂN CHO LÚA 7.1. MỤC ĐÍCH - Hướng dẫn sinh viên biết cách sử dụng các loại phân bón - Hướng dẫn sinh viên biết cách tính công thức phân bón cho một vụ lúa theo khuyến cáo - 7.2. VẬT LIỆU Mỗi nhóm sinh viên (4-5 em) cần có: - 1 lô ruộng đã có lúa - 1 ruộng lúa đang giai đoạn làm đòng - 1 con dao hay lưỡi lam - 1 kính lúp - 1 cây cân 10 kg - Phân bón đủ cho cả 2 lô ruộng 7.3. NỘI DUNG 7.3.1. Nhu cầu về phân bón cho lúa 7.3.1.1. Loại phân - Phân đơn: urea (N), supper lân (P2Ọ5), phân kali (K2O) - Phân hổn hợp không hoàn toàn: 18 - 46 - 0, 20 - 20 - 0 - Phân hổn hợp hoàn toàn: 16 - 16 - 8, 20 - 20 - 15. 7.3.1.2. Lượng phân bón (công thức phân bón) - Tuỳ theo vùng đất mà có công thức phân bón khác nhau - Từ 70 - 40 - 30 đến 120 - 60 - 60. - Lượng phân cần xác định cho vùng đất canh tác của mình 7.3.1.3. Vai trò của phân N, P, K - Phân đạm (N) là chất tạo hình giúp lúa phát triển chiều cao, thân, lá, nên bón phân N giúp lúa đẻ nhánh tốt. - Phân lân (P) là chất sinh năng, thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích rễ phát triển Cây lúa cần lân vào giai đoạn ban đầu. - Phân K còn gọi bồ tạt, phân này giúp cho cây vận chuyển và tổng hợp các chất trong cây, giúp cây cứng chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và đổ ngã, chịu hạn tốt. 28
  30. 7.3.2. Cách tính lượng phân bón 7.3.2.1. Trường hợp dùng phân đơn Bước Điểm chú ý 1. Quyết định dùng loại phân nào Chọn loại phân theo tiêu chuẩn: - Có sẵn ở địa phương - Tương đối rẻ tiền tính ra đơn vị nguyên chất. - Phù hợp với đất đai (đất phèn dùng phân ít chua) - Có sẵn phương tiện để áp dụng. 2. Ghi các số liệu cần thiết Số liệu cần dùng để tính: - Công thức phân 100-40-30 - Hàm lượng chất phân chứa trong phân (C%) - Diện tích A cần bón (m2) - LL: Liều lượng phân/ha 3. Tính lượng phân đơn cần cho 1 ha LL 100.LL = (Kg/ha) C C 100 4. Tính lượng phân đơn cần cho diện 100.LL DT LL.DT 2 X = tích A (m ) 10000 C 100.C 7.3.2.2. Trường hợp dùng phân hỗn hợp Bước Điểm chú ý 1. Quyết định dùng loại phân nào Chọn loại phân theo tiêu chuẩn: - Có sẵn ở địa phương - Tương đối rẻ tiền tính ra đơn vị nguyên chất. - Phù hợp với đất đai (đất phèn dùng phân ít chua) - Có sẵn phương tiện để áp dụng 2. Ghi các số liệu cần thiết Số liệu cần dùng để tính: - Công thức phân 100-40-30 - Loại phân để chọn Hỗn hợp 16-16-8 Đơn chất urea 45-0-0 Đơn chất Kali 0-0-60 29
  31. - Diện tích A cần bón (m2) - LL: Liều lượng phân/ha 3. Tính lượng phân hỗn hợp cần thiết để - Lần lượt chia công thức phân bón cho % thoả mãn 1 đơn chất mà không làm dư chất phân tương ứng có trong phân hỗn hợp chất khác 100 40 30 16 16 8 6,25 2,5 3,75 - Chọn tỉ số nhỏ nhất để tính lượng phân hỗn hợp là số 2,5 - Lượng phân hỗn hợp có chứa 16% lân cần thiết để thoả mãn công thức 40 kg lân là: 40 X 100 = 250 kg hỗn hợp 16-16-8 16 4. Tính công thức phân tương đương Trong 250 kg phân hỗn hợp 16-16-8 có 40 với lượng phân hỗn hợp kg P đồng thời có 250x16 N? = = 40 N 100 250x8 K? = = 20 kg K2O 100 Viết công thức tương đương lượng phân 250 kg là 40-40-20 5. Tính lượng phân cần phải đáp ứng đủ Đối chiếu lượng phân đã sử dụng và công với công thức phân. thức phân cần bón: 100- 40-30 40 − 40 −10 60 − 0 −10 6. Tính lượng phân đơn cần bổ sung - Lượng phân urê cần bổ sung thêm (urê và kali) 60 X 100 = 133 kg urê 45 - Lượng phân kali cần bổ sung 10 X 100 = 16,6 kg kali 60 7. Lượng phân cần bón cho 1 diện tích 133XA 2 = ? A (m ) 10000m2 16,6XA = ? 10000m2 30
  32. 7.3.3. Cách bón phân cho lúa 7.3.3.1. Cách bón phân cơ bản cho lúa Khi nào mới bón phân cho lúa? * Bón khi cây lúa cần * Bón khi biết được thời gian sinh trưởng của cây * Bón khi biết giống lúa đó đáp ứng với phân đạm nhiều hay ít. * Cần xác định rõ số lần bón/vụ Số lần bón cơ bản đối với lúa 90 ngày * Bón lót: lượng phân lân, phân chuồng, không bón lót phân đạm cho lúa sạ, chỉ bón cho lúa cấy. * Bón thúc 1: 10 ngày sau khi sạ (NSKS): ¼ lượng N và ½ lượng kali * Bón thúc 2: 20-25 NSKS 2/4 lượng N (tính cho bón dậm) * Bón nuôi đòng: 42 NSKS ¼ lượng N và ½ lượng K còn lại * Đối với lúa có thời gian sinh trưởng dài hay ngắn hơn 90 ngày thì cần thay đổi ngày bón thúc 2 và nuôi đòng. 7.3.3.2. Cách bón phân đạm theo bảng so màu lá • Tại sao phải bón phân theo bảng so màu lá? - Bón phân đạm theo bảng so màu lá là cách bón phân khoa học dựa vào nhu cầu thực tế của cây lúa tùy theo độ phì của đất, mùa vụ, nhóm giống và giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa. - Tiết kiệm phân bón, giảm chi phí, tăng lợi tức. - Giảm tác hại của sâu bệnh và ngã đổ do không có lượng đạm dư thừa trong cây. - Giảm tác hại đến môi trường do giảm lượng đạm dư thừa trong đất và trong nước. • Bảng so màu ra sao? Bảng so màu có 6 dãy màu từ nhạt đến đậm với mã số tương ứng từ 1 đến 6. Hình 10: Bảng so màu lá lúa • So màu như thế nào? Mỗi tuần 1 lần, bắt đầu từ ngày 14 sau khi sạ hoặc cấy cho đến lúc lúa trổ. Chọn ngẫu nhiên 10 bụi lúa rải rác trong ruộng (không chọn nơi quá tốt hoặc quá xấu). 31
  33. Trên mỗi cây lúa chọn 1 lá trên cùng phát triển đầy đủ (không quá non hoặc quá già) Rà phần giữa phiến lá dọc theo bảng so màu để xem màu lá trùng với dãy màu nào trên bảng so màu. Ghi nhận dãy màu đó. Nếu màu lá nằm giữa 2 dãy màu, thí dụ 3 và 4 thì ghi 3,5. Lấy trung bình mã màu của 10 lá để đại diện cho màu lá của đám ruộng. Không so màu trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời (sẽ làm chói mắt, không phân biệt rõ màu sắc). Thời gian so màu tốt nhất trong ngày là từ 8-10 giờ sáng và nên giữ thời gian cố định cho mỗi lần so. Hình 11: Cách so màu lá • Bón phân khi nào? Bón phân ngay khi màu lá nhạt hơn dãy màu chuẩn ứng với từng nhóm giống lúa. Ðối với nhóm giống lúa chậm đáp ứng với phân đạm thường có màu mã tranh và chuyển màu từ từ khi bón đạm thì chọn dãy màu số 3 làm chuẩn. Ðối với nhóm giống lúa nhạy cảm với phân đạm thường có màu xanh đậm, lá dầy và chuyển màu nhanh khi bón phân đạm, thì chọn dãy màu số 4 làm chuẩn. • Bón bao nhiêu mỗi lần? Ðối với phân đạm Lúa sạ Hè Thu Đông Xuân Dưới 28 ngày 45 kg Urea/ha 65 kg urea/ha 29- 56 ngày 65 kg Urea/ha 100 kg urea/ha 57 ngày- trổ 45 kg Urea/ha 65 kg urea/ha Ðối với phân lân Nếu dùng super lân: nên bón 1 lần lúc bón lót hoặc 10 ngày sau khi sạ/cấy : 200 kg/ha. Nếu dùng DAP: nên bón làm 2 lần kết hợp trong 2 lần bón đạm đầu tiên (50 kg/ha lần 1 và 50 kg/ha lần 2). Trong trường hợp nầy nên giảm bớt 9 kg N/ha (tương đương 20 kg Urea /ha) cho mỗi lần bón. 32
  34. Ðối với phân Kali Nên bón 2 lần lúc lúa được 7-10 ngày sau khi sạ và lúc lúa có đòng đòng đất (dài 1- 2 cm) với liều lượng 50 kg KCl/ha 7.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Tại sao phải bón phân cân đối? 2. Tại sao phải bón phân theo bảng so màu lá? 3. Thực hành cách tính phân đơn và phân hỗn hợp 4. Khi so màu lá, nên so với mã màu nào cho giống lúa chậm đáp ứng với phân đạm và giống lúa nhạy cảm với phân đạm? 7.5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. IRRI, 1988. Applying inorganic fertilizers. Rice Production. Skills Development Series. Los Banos, Laguna, Philippines. 2. Leaf color chart for fertilizer N Management in Rice. Site specific nutrient management. www.Irri.Org/irrc/SSNM/lcc/lcc.asp. 23K 3. Mai văn Quyền, 2000. Cây lúa Việt Nam ở thế kỷ 21. Phân bón cho lúa 4. Ứng dụng thực tiễn. Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL,Đại học Cần Thơ. www.ctu.edu.vn/institutes/mdi/Vietnamese/ungdung tt. somau. htm.27K 33
  35. BÀI 8: THU HOẠCH 8.1. MỤC ĐÍCH Giúp cho sinh viên nắm được: - Thời điểm thu hoạch - Cách thu hoạch - Cách tính toán năng suất và thành phần năng suất 8.2. VẬT LIỆU Mỗi nhóm sinh viên (4-5 em) cần có: - 1 lưỡi liềm - 1 ruộng lúa sắp chín - 1 bao giấy đựng 5 kg - 1 bao giấy đựng 12 buị - 1 bao giấy đựng hạt lép - 1 bao giấy đựng 1000 hạt - Máy đo ẩm độ - Cân - Máy đếm 1.000 hạt - Mẫu lúa 8.3. NỘI DUNG 8.3.1 Xác định thời điểm thu hoạch Bước Điểm chú ý 1. Tháo cạn nước - Khi các hạt ở chóp bông chuyển từ màu xanh sang màu hơi vàng, ruộng lúc nầy bông lúa đã cong hình trái me (đỏ đuôi). - Lúc nầy đến thu hoạch khoảng 7-10 ngày. Nếu có điều kiện nên rút cạn nước ruộng để lúa mau chín hơn và ruộng khô sau nầy dễ thu hoạch. 2. Quan sát các - Quan sát đồng ruộng hàng ngày hạt phía trên - Chọn các bông lúa chín chót bông - Tách vỏ trấu vài hạt để xem độ cứng và độ trong của hạt. Nếu các hạt cứng và trong là có thể thu hoạch. 34
  36. - Một bông lúa có thể sẵn sàng thu hoạch khi 80% số hạt cứng và trong. 3. Quan sát các - Cũng quan sát các bông lúa ở bước 2 nhưng chú ý các hạt ở phía dưới. hạt ở phía gần cổ - Khi thấy hạt nầy mặc dù còn xanh nhưng hạt gạo đã cứng thì có bông thể thu hoạch được. - Thường các hạt lúa lép có màu xanh của vỏ trấu kéo dài rất lâu. 8.3.2. Thu hoạch Bước Điểm chú ý 1. Nắm lấy bụi - Nắm bụi lúa cách mặt đất 20-30 cm lúa - Nắm với tư thế lòng bàn tay quay về phía trong mình. - Nếu đập bằng máy cần cắt ngắn, tay nắm bụi lúa cao hơn để cắt mớ lúa có độ dài khoảng 30-40 cm là vừa. 2. Cắt lúa - Các bụi lúa nắm vào đến khi nào đầy nắm tay thì cắt và để xuống gốc rạ. - Tay trái nắm lấy bụi, tay phải giữ liềm cắt. - Bắt đầu cắt các bụi lúa từ bên phải qua bên trái, khi hết hàng ngang thì tiến lên trên cắt tiếp tục. - Khi tay trái đã đầy lúa, đặt nắm lúa xuống đất và cứ thế tiếp tục. - Đặt lưỡi liềm lưỡi nhọn quay xuống đất để tránh đứt tay. - Lúa cắt để dưới gốc rạ nên đẩy nhẹ gốc rạ theo hướng thẳng gốc với mớ lúa để gốc rạ nằm xuống và mớ lúa đè lên trên. 3. Gom lúa và - Gom các bụi lúa lại và chuyển về nơi dự kiến để máy đập lúa. chuyển về nơi - Để mớ lúa ngọn theo ngọn, gốc theo gốc để sau nầy dễ đập. suốt - Mỗi đống đều có đệm lót. - Gom từ 1-3 công/đống, tùy diện tích lớn hay nhỏ. - Nếu có chim phá hại thì chất thành vòng tròn, quay đầu bông lúa vào trong. - Đậy bằng cao su để tránh mưa. 8.3.3 Phương pháp tính thành phần năng suất lúa a.Trường hợp lúa cấy Bước 1: Chọn 3 điểm ngẫu nhiên trên ruộng (lô) Bước 2: Mỗi điểm 4 bụi lúa (2 x 2) tổng cộng là 12 bụi Bước 3: Đếm tổng số bông của 12 bụi P 35
  37. Bước 4: Đo chiều dài bông một cách ngẫu nhiên, đơn vị .cm. Bước 5: Đếm tất cả các hạt lép U Bước 6: Cân toàn bộ hạt chắc W Bước 7: Từ W đếm 1000 hạt, cân tính được trọng lượng 1.000 hạt. w Tất cả các số liệu có đo ẩm độ đều quy về ẩm độ chuẩn 14% theo công thức như sau: W(100-H) W14% = (1) 86 W: trọng lượng lúc cân H: ẩm độ lúc đo Bước 8: Tính toán P Số bông/bụi = 12 P P P Số bông/m2 = = = (khoảng cách 15x20 cm) S (12 x 0,2 x 0,15) 0,36 Trọng lượng 1.000 hạt chính là w 14% 1.000 x W14% Hạt chắc/bông = w14% x P 1.000 x W 14% w 14% % hạt chắc = x 100 1.000 x W 14% + U w 14% 36
  38. b.Trường hợp lúa sạ Bước 1: Chọn 3 điểm ngẫu nhiên trên ruộng (lô) Bước 2: Mỗi điểm có diện tích (0,2 x 0,5) = 0,1 m2 Bước 3: Đếm tổng số bông của diện tích 0,3 m2 P Bước 4-7: Giống như trường hợp lúa cấy Bước 8: Tính toán P P P Số bông/m2 = = = S 0,1 x 3 0,3 Trọng lượng 1.000 hạt chính là w 14% Hạt chắc/bông, % hạt chắc tính như trường hợp lúa cấy 8.3.4. Phương pháp tính năng suất thực tế Gặt 5 m2 , tùy theo mật độ mà gặt 125 bụi (20 x 20 cm) hoặc 167 bụi (15 x 20 cm), đạp, cân, đo quy về trọng lượng 14% theo công thức (1) W 14% (kg) 10.000 (m2) Năng suất (t/ha) = x 5 (m2) 1.000 = W 14% x 2 (T/ha) Ghi chú: W tính bằng kg. 8.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Mỗi nhóm sinh viên thực hành phương pháp thu mẫu thành phần năng suất và năng suất đối với lúa sạ và lúa cấy. 2. Mỗi nhóm sinh viên thực hành phương pháp tính thành phần năng suất và năng suất đối với lúa sạ và lúa cấy. 8.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình Cây lúa. Viện Nghiên cứu phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trường Đại học Cần Thơ. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 2. Nguyễn Bồng. 2004. Kỹ thuật sau thu hoạch chi phí thấp. Tài liệu lưu hành nội bộ. Tiểu hợp phần xử lý sau thu hoạch. Dự án Danida. 3. Vo Tong Xuan and Vernon E. Ross. 1972. Training manual for rice production. The International Rice Research Institute. 37
  39. BÀI 9: THỬ PHẨM CHẤT HẠT GẠO PHẦN I: CHẤT LƯỢNG XAY XÁT 9.1.1. MỤC ĐÍCH Giúp cho sinh viên biết được phương pháp đánh giá chất lượng xay xát và tính được tỷ lệ gạo lức, gạo trắng, gạo nguyên. 9.1.2. VẬT LIỆU 5. Máy bóc vỏ Satake loại THU số 1011707 6. Máy chà trắng Satake số 553753 7. Máy đo ẩm độ 8. Mẫu lúa 9.1.3. NỘI DUNG Hiện nay các nhà chọn tạo giống chú trọng đến việc cải tiến tỉ lệ gạo nguyên hơn là tổng lượng gạo (gạo nguyên và gạo bể) xay được vì gạo nguyên quan trọng hơn, nó quyết định giá cả của gạo trên thị trường. Đặc tính này rất biến đổi và dễ cải tiến hơn. 9.1.3.1 Phương pháp Các bước Điểm chú ý Làm sạch mẫu Loại bỏ bùn đất, rơm rạ và các tạp chất khác Đo ẩm độ Ẩm độ đạt từ 12 – 14 % Cân đúng lượng Cân 150 hoặc 200 g /mẫu (3 lần lặp lại) Bóc vỏ trấu Bóc vỏ trấu các mẫu đã làm sạch bằng máy Satake THU 1011707 Chà trắng Chà trắng bằng máy Satake số 553753. Mỗi mẫu được chà từ 2,5 – 3 phút. Phân cấp mẫu - Dùng rây hoặc bằng tay để tách hạt gạo nguyên và bể riêng ra. Sau đó dùng tay lựa lại phần tấm còn lẫn trong hạt gạo nguyên. - Xác định phần trăm gạo nguyên, bể, tổng lượng gạo và mức độ xay chà dựa trên trọng lượng lúa ban đầu. 9.1.3.2 Cách tính Trọng lượng gạo trắng (1) Tỉ lệ gạo trắng (%) = x 100 Trọng lượng lúa ban đầu 38
  40. Trọng lượng gạo lức (2) Tỉ lệ gạo lức (%) = x 100 Trọng lượng lúa ban đầu Trọng lượng gạo nguyên (3) Tỉ lệ gạo nguyên (%) = x 100 Trọng lượng lúa ban đầu 9.1.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Sinh viên sẽ làm từ khâu cân, đo ẩm độ mẫu lúa cho đến khâu tách gạo nguyên, gạo bể. 2. Ước lượng 3 chỉ tiêu để đánh giá chất lượng xay xát của gạo. PHẦN II: DẠNG HẠT 9.2.1. MỤC ĐÍCH Giúp cho sinh viên biết cách phân loại hạt gạo theo kích thước và hình dạng. 9.2.2. VẬT LIỆU 1. Giấy kẻ ly hoặc thước kẻ 2. Gạo lức hoặc gạo đã chà trắng 3. Máy phóng đại hay kính lúp (không bắt buộc) 9.2.3. NỘI DUNG Sở thích của người tiêu dùng về chiều dài và dạng hạt thay đổi rất lớn từ vùng này đến vùng khác. Ở Châu Á nhiệt đới, đa số các giống lúa có hạt từ trung bình đến dài và một vài loại rất dài được ưa chuộng ở Thái Lan và vài nơi khác. Ở Châu Mỹ, dạng hạt dài hoặc rất dài thường được ưa chuộng hơn. Hiện nay, thị trường gạo yêu cầu dạng tốt nhất là dạng thon dài và ít bạc bụng. 9.2.3.1 Phương pháp Các bước Điểm chú ý Xác định kích - Đặt 10 hạt gạo lức hoặc gạo đã chà trắng trên tờ giấy kẻ ly. Cố thước và dạng định các hạt nối đuôi nhau trên đường thẳng để đo chiều dài hoặc hạt khít nhau theo chiều ngang để đo chiều rộng hạt. - Máy phóng đại hay kính lúp có thể giúp việc đo đạt thuận lợi hơn. 39
  41. 9.2.3.2 Phân loại hạt theo kích thước và dạng hạt - Phân loại theo kích thước hạt: Loại hạt Gạo lức Gạo trắng (tiêu chuẩn IRRI) (tiêu chuẩn FAO) chiều dài hạt (mm) chiều dài hạt (mm) Rất dài > 7.50 > 7.00 Dài 6.61- 7.50 6.00 - 6.99 Trung bình 5.51- 6.60 5.00 - 5.99 Ngắn 3.0 Trung bình 2.1 - 3.0 Mập 1.1 - 2.0 Tròn 20% bạc bụng - Dựa vào tỉ lệ bạc bụng: Lấy ngẫu nhiên 100 hạt gạo (3 lần lặp lại/mẫu). Tính % hạt bị bạc bụng. 40
  42. 9.2.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Cho mỗi sinh viên 1 mẫu gạo trắng, yêu cầu xác định loại gạo theo chiều dài và dạng hạt, cấp bạc bụng và tỉ lệ hạt bị bạc bụng (nếu có). 2. Cho biết các kết quả đo đạc. PHẦN III. NHIỆT ĐỘ ĐÔNG HỒ 9.3.1. MỤC ĐÍCH Giúp cho sinh viên xác định được độ dẻo của gạo khi nấu chín, vì gạo có nhiệt độ đông hồ cao trở thành rất mềm và có khuynh hướng rã nhừ ra khi nấu quá chín. Hơn nữa, gạo có nhiệt độ đông hồ cao cần nhiều nước và thời gian để nấu hơn là gạo có nhiệt độ đông hồ thấp hay trung bình. 9.3.2. VẬT LIỆU 1. Hộp plastic 4.6 x 4.6 x 1.9 cm 2. KOH ( 1.7 ± 0.05% ) hoà tan 19.54 g KOH viên (5%) trong 1.000 ml nước cất mới đun sôi dể nguội, để yên ít nhất 24 giờ trước khi sử dụng. 3. Ống hút hoặc pipet. 4. Tủ ấm (không bắt buộc). 5. Mẫu gạo trắng. 9.3.3. NỘI DUNG Trong các tiêu chuẩn về chất lượng hạt thì tiêu chuẩn nhiệt đông hồ cũng rất quan trọng, vì nhiệt đông hồ liên hệ mật thiết với lượng amylose của tinh bột, là yếu tố chính quyết định phẩm chất gạo khi đã nấu. Vậy nhiệt độ đông hồ là nhiệt độ cần thiết mà ở đó nước được hấp thu và các hạt tinh bột bắt đầu phình ra trong nước nóng, đồng thời cấu trúc tinh thể không thể phục hồi được. Mặt khác, các nhà lai tạo và chọn giống có thể kiểm định nhiệt đông hồ ở hạt cây F3. Vì ở hạt cây F3 nếu có nhiệt đông hồ cao thì gần như đã thuần với tính đó, ít bị phân ly thêm nữa. 9.3.3.1 Phương pháp xác định nhiệt đông hồ Các bước Điểm chú ý 1.Chuẩn bị mẫu - Chuẩn bị 2 mẫu, mỗi mẫu 6 hạt gạo nguyên không bị nứt để vào hộp plastic. 2. Hòa tan mẫu - Thêm vào 10 ml KOH 1,7% 3. Sắp xếp mẫu - Sắp các hạt dang đều ra để mỗi hạt có đủ chỗ nở lan ra. 4. Đậy các hộp lại - Để yên 23 giờ. - Giữ nhiệt độ cố định ở 30oC hay dùng nhiệt trong phòng để bảo đảm khả năng nở tốt hơn. 41
  43. 9.3.3.2. Cách đánh giá Đánh giá bằng mắt độ trải rộng của hạt, dùng thang điểm sau đây: Cấp Mô tả Độ trải rộng Phân hủy do độ kiềm Nhiệt đông hồ 1 Hạt không bị ảnh hưởng Thấp Cao 2 Hạt phồng lên Thấp Cao 3 Hạt phồng lên, viền không rõ và hẹp Thấp/trung bình Cao/trung bình 4 Hạt phồng lên, viền hoàn toàn và rộng Trung bình Trung bình 5 Hạt tách rời hay đứt đoạn, viền rõ và rộng Trung bình Trung bình 6 Hạt bị tan rã hoà lẫn với rìa ngoài Cao Thấp 7 Tất cả hạt bị tan ra và hòa lẫn Cao Thấp 9.3.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Thực hành các bước xác định nhiệt độ đông hồ và phân cấp nhiệt độ đông hồ dựa vào độ tan của hạt gạo trong dung dịch KOH. 2. Dựa vào kết quả thực nghiệm, bạn có kết luận gì về mẫu gạo thử nghiệm trên khía cạnh phẩm chất nấu nướng. PHẦN IV: SỰ VƯƠN DÀI CỦA HẠT GẠO 9.4.1. MỤC ĐÍCH Xác định khả năng vươn dài của hạt gạo sau khi nấu chín. 9.4.2.VẬT LIỆU 1 Mẫu gạo trắng 2 Ống nghiệm hoặc beaker 3 Nồi điện 4 Đĩa petri 5 Giấy thấm 9.4.3. NỘI DUNG Cùng với việc kiểm định nhiệt đông hồ thì việc xác định sự vươn dài của hạt gạo cũng cho chúng ta biết được độ tơi xốp của gạo khi nấu chín. Tính vươn dài của hạt gạo cũng còn là tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất nấu nướng và thị hiếu của người tiêu dùng về dạng của hạt cơm. 42
  44. 9.4.3.1 Phương pháp Các bước Điểm chú ý Chuẩn bị mẫu gạo Đo chiều dài trung bình 10 hạt gạo trắng. Cho 25 hạt gạo nguyên đã chà trắng vào ống nghiệm hoặc beaker. Cho vào 20 ml nước cất và ngâm trong 30 phút. Ngâm mẫu gạo Đặt mẫu vào nồi nước nóng 98oC và đun 10 phút. Nấu Làm nguội và cho hạt gạo đã nấu ( cơm ) vào đĩa petri có lót giấy Ghi nhận chiều dài thấm. Tiến hành đo chiều dài 10 hạt cơm còn nguyên. hạt cơm 9.4.3.2 Cách tính chiều dài của cơm Tỉ lệ vươn dài = chiều dài của gạo trắng 9.4.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Cho mỗi sinh viên một mẫu gạo trắng, yêu cầu xác định sự vươn dài của hạt bằng cách nấu chín. 2. Qua kết quả thực nghiệm, bạn có kết luận gì về mẫu gạo trên phương diện độ mềm, độ tơi xốp của cơm. PHẦN V: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AMYLOSE 9.5.1. MỤC ĐÍCH Việc xác định hàm lượng amylose giúp chúng ta có thể phân chia thành nhóm gạo nếp và gạo tẻ. 9.5.2. VẬT LIỆU 1 Cân phân tích 2 Sắc kế (colorimeter) 3 Nồi chưng cách thủy 4 Tách đong (beakers) 150 ml 5 Bình định mức (Volumetric flasks) 100 ml 6 Ống hút 1 - 5 ml 7 Ống hút tự động 1 ml và 10 ml 8 Methanol tuyệt đối 9 Hydrochloric acid 0,5 N 43
  45. 10 Sodium hydroxide 1 N 11 Acid acetic 1 N 12 Ethanol 95 % 13 Dung dịch iod chuẩn ( 0,2 % trong 2 % KI ) 14 Amylose tinh chất từ khoai tây. 9.5.3. NỘI DUNG Hàm lượng amylose ảnh hưởng chủ yếu trên đặc tính của cơm. Nó tương quan nghịch với độ dẻo, độ mềm, màu và độ bóng của cơm. Các giống Japonica có lượng amylose thấp, dẻo khi nấu chín. Các giống Indica có hàm lượng amylose khác nhau nhiều tuỳ theo thị hiếu của từng vùng. Phần lớn thị trường nhập khẩu gạo thế giới và dân Châu Mỹ La tinh thường thích loại gạo có hàm lượng amylose trung bình. Việc xác định hàm lượng amylose một cách chính xác thường gặp nhiều khó khăn vì phương pháp tốn kém, chậm, đòi hỏi khéo léo và cần thiết bị phân tích hóa học đắc tiền. Vì thế nhiều chương trình thiếu phương tiện để xác định hàm lượng amylose. Sau đây là một phương pháp để ước lượng hàm lượng amylose trong gạo một cách gián tiếp và tương đối đơn giản, có thể thực hiện được với một số thiết bị nhất định. 9.5.3.1 Phương pháp chuẩn Dùng amylose tinh khiết từ khoai tây để vẽ đường cong chuẩn. Các bước Điểm chú ý 1. Chuẩn bị - Chọn một số giống lúa đại diện có lượng amylose thấp, trung bình và mẫu lúa chuẩn cao để làm mẫu chuẩn. - Nghiền 10 hạt gạo trắng, nguyên; mỗi mẫu thành bột mịn trong máy nghiền Wig-1-Bug trong 40 giây hoặc máy xay UD Cyclone sample mill (rây có mắt lưới 40- 60). 2. Cân mẫu - Cân 40 mg amylose tinh chất từ khoai tây cho vào bình 100 ml. - Cân chính xác 100 mg mỗi mẫu gạo đã nghiền cho vào bình định mức 100 ml. 3. Hòa tan - Thêm 4 ml methanol tuyệt đối và để yên mẫu trong 2,5 giờ, cẩn thận mẫu hút methanol ra. - Thêm 1 ml ethanol và 9 ml NaOH 1N, tránh làm xáo trộn mẫu. - Đun 10 phút trong nồi chưng cách thủy đang sôi mạnh.Để nguội và đổ thêm nước đúng 100 ml mỗi bình và trộn đều. 4. Chuẩn bị - Dùng 1, 2, 3, 4 và 5 ml dung dịch amylose tinh chất và 5 ml của mỗi dung dịch mẫu dung dịch gạo chuẩn vào beaker 150 ml có chứa 50 ml nước cất. - Chuẩn độ mỗi dung dịch với HCl 0,05 N để đạt pH 10,5 44
  46. - Chuyển dung dịch ở mỗi tách đong sang bình định mức 100 ml. Thêm 2 ml dung dịch iod, thêm nước cất cho đủ 100 ml và lắc đều. Để yên 20 phút. 5. Đo độ - Điều chỉnh độ dài sóng ở 590 nm truyền sáng - Chuẩn bị dung dịch thử “ trắng” (như bước 3 nhưng không dùng mẫu gạo). - Chỉnh bảng đo trên máy ở độ truyền 0 % - Chọn ống thử màu, đổ đầy với dung dịch thử “ trắng” và điều chỉnh độ truyền ở 100 % Chọn ống thứ hai đồng lọai với ống kia (nghĩa là cũng cho độ truyền sáng 100 % khi chứa dung dịch “ trắng”). - Để dung dịch mẫu vào một ống và ghi nhận % độ truyền sáng. Chỉnh máy bằng dung dịch “ trắng” sau mỗi lần đo. 6. Tính hàm Vẽ đường biểu diễn các trị số truyền sáng của các dung dịch amylose lượng amylose tinh chất theo nồng độ của amylose ( mg/ml). của các mẫu Dựa vào đường biểu diễn mà xác định lượng amylose của các mẫu chuẩn chuẩn. Tính trong điều kiện mẫu đã pha loãng 20 lần. 9.5.3.2 Phương pháp đơn giản Dùng 3-4 mẫu gạo chuẩn đã biết hàm lượng amylose để vẽ đường cong chuẩn. Các bước Điểm chú ý 1. Chuẩn bị mẫu Như bước 1 ( phương pháp chuẩn) gạo cần phân Lấy 3 hay 4 mẫu chuẩn đã biết lượng amylose làm kiểm chứng. tích 2. Cân các mẫu - Như bước 2, điểm 2 (phương pháp chuẩn) - Cân 2 mẫu giống nhau. 3. Hòa tan mẫu - Thêm 1 ml ethanol 95 %, lắc bình để làm ướt đều mẫu. - Thêm 9 ml NaOH 1N - Đun nóng 10 phút trong nồi chưng cách thủy, để nguội và thêm nước cất cho đủ 100 ml. 4. Chuẩn bị - Mỗi dung dịch mẫu hút ra 5 ml cho vào một bình 100 ml chứa sẵn dung dịch để đo 50 ml nước cất. độ truyền sáng - Thêm 1 ml acid acetic 1N, 2 ml dung dịch iod và thêm nước cất cho đến 100 ml. Lắc đều và để yên 20 phút. 45
  47. 5. Ghi độ truyền - Như bước 5 (phương pháp chuẩn) nhưng dùng độ dài sóng 620 nm. sáng Dung dịch thử “ trắng” là 2ml dung dịch I2KI và 1 ml acid acetic 1N pha loãng đủ thể tích trong lọ định mức 100 ml. 6. Chuẩn bị - Vẽ trị số truyền sáng của mẫu chuẩn đã đo được ở bước 5 đối với đường cong lượng amylose tính được ở bước 6, điểm 2 (phương pháp chuẩn). chuẩn thứ hai 7. Xác định hàm Dùng đường cong chuẩn đã chuẩn bị ở bước số 6. lượng amylose Ghi chú: Tùy theo hàm lượng amylose các giống lúa có thể phân nhóm thành nếp : 1- 2 % amylose; amylose thấp : 8 - 20 % ; trung bình: 21 - 25 % và cao trên 25 %. 9.5.4. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Sinh viên sẽ thực hành 2 phương pháp xác định hàm lượng amylose trên cơ sở dùng amylose tinh chất từ khoai tây và mẫu gạo chuẩn đã biết hàm lượng amylose. 2. Dựa vào kết quả thử nghiệm, anh (chị) có nhận xét gì về độ mềm, độ dẻo, độ bóng và màu sắc của cơm. PHẦN VI: MÙI VỊ 9.6.1. MỤC ĐÍCH Phân biệt độ thơm và không thơm của các giống lúa, nếp. 9.6.2. VẬT LIỆU 1 Ống nghiệm, pipet 5ml, beaker 2 Gạo trắng 3 Nước cất 4 KOH 1,7 % 5 Giấy bạc hoặc nút cao su. 9.6.3. NỘI DUNG Gạo có mùi thơm là một đặc tính phẩm chất có giá trị thứ yếu nhưng một số vùng ở Châu Á thích loại gạo này. Pakistan và Thái Lan là nguồn cung cấp nổi tiếng nhất về các loại gạo thơm như Basmati 370 và Khao Dawk Mali 105. Ở Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), gen thơm được đưa vào một số giống cải tiến cả gạo và nếp. 46
  48. 9.6.3.1 Phương pháp Các bước Điểm chú ý Chuẩn bị mẫu gạo Cho vào ống nghiệm 50 hạt gạo mới gặt, chà trắng hoặc gạo lức. Ngâm Cho vào ống nghiệm 5 ml dung dịch KOH 1,7 % và ngâm trong 10 phút. Đậy ống nghiệm bằng giấy bạc hoặc bằng nút cao su. Ghi nhận mùi vị Đánh giá mùi thơm bằng cách ngửi. Mở nút, ngửi và phân hạng mùi thơm . 9.6.3.2 Cách đánh giá Thang điểm đánh giá theo IRRI (1996) Cấp đánh giá Đặc tính ghi nhận Cấp 0 Không thơm Cấp 1 Thơm nhẹ Cấp 2 Thơm 9.6.4. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Thực hành các bước xác định mùi thơm dựa trên giống gạo thơm đối chứng. 2. Anh (chị) cho biết kết quả thử nghiệm của các giống lúa, nếp về phương diện mùi vị. 9.6.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. IRRI, 1996. Standard Evaluation System for rice. IRRI. Philippines 2. Juliano .B.O and C. P. Vilareal, 1993. Grain quality evaluation of World rices. IRRI. Philippines 3. Khush. C.M. Paule, and N.M. de la Cruz. 1990. Rice grain quality evaluation and improvement at IRRI. In Rice Genetic evaluation and utilization. IRRI. Philippines. 4. Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình Cây lúa. Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ 47