Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn lá

pdf 88 trang ngocly 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn lá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_trong_rau_nhom_an_la.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn lá

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG RAU NHÓM ĂN LÁ MÃ SỐ: 03 NGHỀ: TRỒNG RAU AN TOÀN Trình độ: Sơ cấp nghề Hà nội: 2011
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà trồng rau, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề trồng kỹ thuật trồng rau an toàn cấp độ công nhân lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật trồng rau an toàn. Chương trình đào tạo nghề “Trồng rau an toàn” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất rau an toàn tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng rau an toàn. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng Viet GAP 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn 3) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn lá 4) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn quả 5) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn củ 6) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Viện rau quả, bộ môn cây rau trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất rau an toàn, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
  4. Giáo trình “Trồng rau nhóm ăn lá” giới thiệu khái quát về kỹ thuật tạo cây giống, trồng ra ruộng sản xuất với các kỹ thuật làm đất, xử lý hạt giống, gieo hạt, trồng cây đúng khoảng cách, mật độ, bón phân, chăm sóc và quản lý dịch hại. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Phạm Thanh Hải: Chủ biên 2. Đào Hương Lan 3. Cù Xuân Phương 4. Phùng Trung Hiếu 5. Nguyễn Xuân Dung 6. Nguyễn Thị Thủy
  5. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 MÔ ĐUN TRỒNG RAU NHÓM ĂN LÁ 1 BÀI 1: SẢN XUẤT BẮP CẢI AN TOÀN 1 A. Giới thiệu về quy trình 1 B. Các bước tiến hành 2 1. Thời vụ trồng ( dương lịch) 2 2. Các giống bắp cải 2 3. Tạo cây giống 4 3.1. Chọn đất, làm đất và lên luống 4 3.2. Xử lý hạt giống 6 3.3. Gieo hạt 7 3.5. Tiêu chuẩn cây đem trồng 11 4. Trồng ra ruộng sản xuất 12 4.1. Chuẩn bị đất trồng 12 4.2. Mật độ, khoảng cách trồng 15 4.3. Trồng cây 15 4.4. Phân bón 16 4.5. Chăm sóc 19 4.6. Quản lý dịch hại 22 5. Thu hoạch bắp cải 35 5.1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp 35 5.2. Phương pháp thu hoạch 35 5.3. Tiêu chuẩn chất lượng bắp 35 C. Sản phẩm thực hành của học viên 36 BÀI 2: SẢN XUÂT RAU CẢI XANH, CẢI CHÍP AN TOÀN 39 A. Giới thiệu về quy trình 39 B. Các bước tiến hành 40 1. Thời vụ trồng ( dương lịch) 40 2. Các giống cải 40 2.1. Giống cải xanh 40 2.2. Giống cải chíp 40 3. Giai đoạn vườn ươm 41 3.1. Chuẩn bị đất 41 3.2. Xử lý hạt giống 42 3.3. Gieo hạt 43 3.4. Chăm sóc cây giống 44 3.5. Tiêu chuẩn cây đem trồng 46 4. Trồng ra ruộng sản xuất 47 4.1. Chuẩn bị đất trồng 47 4.2. Mật độ, khoảng cách trồng 49
  6. 4.3. Trồng cây 49 4.4. Phân bón 51 4.5. Chăm sóc 52 4.6. Quản lý dịch hại 55 5. Thu hoạch cải xanh, cải chíp 59 5.1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp 59 5.2. Phương pháp thu hoạch 59 C. Sản phẩm thực hành của học viên 60 BÀI 3: SẢN XUẤT RAU MỒNG TƠI AN TOÀN 63 A. Giới thiệu về quy trình 63 B. Các bước tiến hành 64 1. Thời vụ trồng ( dương lịch) 64 2. Các giống mồng tơi 64 2.1. Mồng tơi trắng 64 2.2 Mồng tơi tía 64 2.3. Mồng tơi lá to 64 3. Tạo cây giống 65 3.1. Chuẩn bị đất 65 3.2. Xử lý hạt giống 66 3.3. Gieo hạt 67 3.4. Chăm sóc cây giống 68 3.5. Tiêu chuẩn cây xuất vườn 68 4. Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất 69 4.1. Chuẩn bị đất trồng 69 4.2. Mật độ, khoảng cách trồng 71 4.3. Trồng cây 71 4.4. Phân bón: 71 4.5. Chăm sóc: Error! Bookmark not defined. 4.6. Quản lý dịch hại 72 5. Thu hoạch mồng tơi 74 5.1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp 74 - Sau trồng khoảng 1 tháng thì thu hoạch, 74 5.2. Phương pháp thu hoạch 74 5.3. Tiêu chuẩn chất lượng 74 - Không có bệnh, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt trái 74 C. Sản phẩm thực hành của học viên 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MÔ ĐUN: TRỒNG RAU NHÓM ĂN LÁ Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: - Mô đun trồng nhóm rau ăn lá cung cấp cho học sinh: Các kỹ thuật làm đất vườn ươm, vườn sản xuất, tạo cây giống đạt tiêu chuẩn, chăm sóc vườn ươm, vườn sản xuất có hiệu quả đối với nhóm rau ăn lá BÀI 1: SẢN XUẤT BẮP CẢI AN TOÀN Mã bài: MĐ3 – 01 Mục tiêu: - Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rau bắp cải; - Nhận biết đúng tên các loại sâu, bệnh hại trên cây bắp cải và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn; - Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật; - Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc rau bắp cải; - Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường. A. Giới thiệu về quy trình - Chuẩn bị hạt giống - Chuẩn bị cây giống CHUẨN BỊ TRỔNG - Chuẩn bị đất trồng - Lên luống vườn ươm, vườn trồng - Gieo hạt TIẾN HÀNH TRỒNG - Trồng cây - Tưới nước giữ ẩm - Bón phân CHĂM SÓC - Tưới nước - Làm cỏ - Phòng trừ sâu bệnh - Thời điểm thu hoạch THU HOẠCH - Phương pháp thu hoạch - Tiêu chuẩn chất lượng Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất bắp cải
  8. 2 B. Các bước tiến hành 1. Thời vụ trồng ( dương lịch) T7 T10-T11-T12 T1-2 Hè thu Đông xuân muộn Đông xuân Ở các tỉnh phía bắc có 3 vụ trồng bắp cải chủ yếu : - Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng cuối tháng 8 và tháng 9 để thu hoạch vào tháng 11, tháng 12. - Vụ chính: gieo tháng 9-10, trồng giữa tháng 10 đến hết tháng 11 để thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau. - Vụ muộn: gieo tháng 11, trồng vào giữa tháng 12 để thu hoạch vào tháng 2- 3 năm sau. Ở Tây nguyên, có thể gieo vụ 9-10 và vụ tháng 11 2. Các giống bắp cải - Giống bắp cải ở nước ta không phong phú. Nguồn giống chủ yếu nhập nội từ Nhật Bản, Trung Q uốc và một số giống địa phương ở Miền Bắc. - Một số giống bắp cải trồng phổ biến: + Giống Sa Pa: - Thời gian sinh trưởng 135 – 145 ngày sau gieo - Bên trong có màu trắng ngà hơi vàng - Khối lượng trung bình 1,8 - 2 kg - Năng suất trung bình 20 -27 tấn/ha Hình 1.2: Giống bắp cải sa pa
  9. 3 + Giống CB 26: - Thời gian sinh trưởng 75 – 90 ngày - Bắp tốt, giòn, kích thước bắp vừa phải, - Khối lượng trung bình 1,2 – 1,5 kg - Năng suất trung bình 35 tấn/ha - Chịu được nhiệt độ cao lúc vào cuốn - Chống bệnh héo rũ và thối nhũn tốt. Hình 1.2: Giống bắp cải CB 26 + Giống bắp tím (C- 05) (Re d ball): - Thời gian sinh trưởng 75 ngày -Lá mọc thẳng, bắp có dạng tròn, chắc. - Khối lượng trung bình 1,2 – 1,4 kg - Chống chịu tốt trong điều kiện khí hậu ẩm, chống chịu va chạm tốt. Hình 1.3: Bắp cải tím + Giống bắp cải F1 GM – 78 Đây là giống bắp cải chịu nhiệt, cuộn chặt, lá gốc xanh, ăn mềm và ngọt. Bắp có hình cầu dẹt, trọng lượng bắp đạt 1,5 – 2,2 kg. GM – 78 là giống có khả năng kháng bệnh thối nhũn cao.
  10. 4 Hình1.4: Giống bắp cải F1 GM – 78 3. Tạo cây giống 3.1. Chọn đất, làm đất và lên luống a, Chọn đất làn vườn ươm - Đất thịt nhẹ, thoát nước và giữ ẩm tốt - Độ PH thích hợp 6 – 6,5 - Đất không trồng các loại cây bắp cải ít nhất 2 năm b, Làm đất và lên luống Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ. - Máy cày, - Máy kéo, - Cuốc, - Xẻng Hình 1.5: Máy phay đất Bước 2: Làm tơi đất - Dùng bừa, máy phay, cào cuốc làm đất nhỏ, vụn, tơi xốp - Làm đất nhỏ 1- 5 cm ở trên mặt luống Chú ý: - Lên luống tạo cho lớp đất trên cùng nhỏ hơn ở lớp đất dưới - Không nên làm đất nhỏ quá sẽ dẫn đến đóng váng trên bề mặt sau khi tưới nước - Không làm đất quá to ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ - Trong quá trình làm đất thu gom, nhặt sạch cỏ dại, đặc biệt cỏ thân ngầm Bước 4: Lên luống trồng - Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 20- 25 cm + Mặt luống: 90 - 100 cm
  11. 5 + Rãnh: 35 – 50 cm - Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 15 – 20 cm + Mặt luống: 90 – 100 cm + Rãnh: 30 – 40 cm Lưu ý: - Vườn ươn nên chia làm các ô nhỏ để dễ chăm sóc - Chiều dài của luống phụ thuộc vào địa hình, không nên làm luống dài quá 100 m - Chiều cao của luống không nên cao quá 30 cm Hình 1.6: Luống ươm cây giống Bước 4: San phẳng mặt luống - Dùng bừa, cào răng, máy kéo san đất bằng phẳng
  12. 6 Hình1.7: San phẳng mặt luống Bước 5: Bón lót phân - Lượng phân bón trên1m2: - 1kg phân chuồng hoai + 15g supe lân + 8g kali. - Trải đều phân lên mặt luống, đảo đều phân với đất, sau đó vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dầy 1,5 – 2cm. 3.2. Xử lý hạt giống a, Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp - Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống - Hạt không có màu nâu đỏ, vỏ hạt không nhẵn - Hạt không có mầm mống sâu bệnh - Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 % - Không lẫn tạp, cỏ dại - Lượng hạt gieo 1,5 – 2 g/ m2 Hình 1.8. Hạt giống bắp cải b, Xử lý hạt giống trước khi gieo - Có 2 lý do để xử lý hạt giống + Trừ bệnh hại có thể bám trên hạt hoặc bên trong hạt + Ngăn không cho các bệnh hại trong đất tấn công vào hạt, các rễ mới - Thời điểm xử lý + Trước khi gieo hạt - Cách xử lý Bước 1: Thúc mầm hạt giống - Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 – 35 0 ( 2 sôi + 3 lạnh) Bước 2: Thời gian ngâm: 15 phút Bước 3: Vớt hạt rau, đại sạch, loại bỏ hạt lép Bước 4: Ngâm nước lạnh từ 8-10 giờ trước khi gieo Lưu ý: Những nơi thường xuyên bị khô hạn, không chủ động được nước tưới thì không nên xử lý
  13. 7 3.3. Gieo hạt Bước 1: Xác định lượng hạt - Lượng hạt gieo 1,5 – 2 g/m2 Bước 2: Gieo hạt - Gieo hạt theo hàng + Hàng cách hành 3 cm + Cây cách cây 2,5 cm - Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng Hình 1.9: Gieo hạt rau theo hành Bước 3: Lấp hạt - Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm - Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt Bước 4: Phủ luống - Sau khi lấp hạt xong dùng + Trấu + Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống
  14. 8 Hình1.10: Phủ luống bằng rơm Bước 5: Tưới nước - Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm - Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát Hình1.11: Tưới nước cho rau Lưu ý: - Không lấp đầy dầy quá thời gian nẩy mầm kéo dài - Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu - Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống ( khi gieo trộn hạt với đất bột) 3.4. Chăm sóc cây giống a, Làm giàn che: - Chiều cao 0,5 cm làm bằng phên hoặc cót - Chỉ che khi trời có mưa to b, Tưới nước - Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống - Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm
  15. 9 - Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh + Tưới 2 lần/ngày + Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát - Trời rét tùy độ ẩm đất + Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày + Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều c, Bỏ rơm rạ ra khỏi luống - Thời điểm bỏ rơm ra ra: + Thời gian mọc mầm ( 1- 2 lá mầm) + Gieo khoảng 2 – 3 ngày Hình 1.12: Kiểm tra độ nẩy mầm của hạt rau Lưu ý: Bỏ rơm rạ phải nhẹ nhàng vào lúc lặng gió tránh gió to, sau khi bỏ rơm rạ cần tưới 1 lần để bộ rễ không bị ảnh hưởng - Trong trường hợp phủ bằng trấu thì không cần giở trấu ra và có thể bổ sung thêm 1 lớp đất mịn để giữ chặt gốc, nếu gieo với mât độ vừa phải cây cứng cáp thì không cần phủ thê m đất. - Trường hợp có làm mái che thì phải dỡ mái che cho cây đủ ánh sáng (cây khỏe, cứng cáp, mau hồi xanh bén rễ khi cấy ra ruộng). Trong thời gian cây mới mọc 2 lá thật chú ý che mưa cho cây. d, Nhổ cỏ - Tiến hành thường xuyên bằng tay - Một số cỏ thường gặp: Cỏ gấu, cỏ mần trầu,
  16. 10 - Nhỏ cỏ phải lấp đất bù vào chổ hổng tránh đọng nước e, Bón phân thúc - Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc - Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém: + Phân đạm 0,1 % pha với nước sạch + Bón thúc tối đa 2 lần ( lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10 ngày) Lưu ý: Trước khi nhỏ đi trồng 10 ngày không được bón thúc - Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém d, Tỉa cây - Lần 1: Khi cây có 1 lá thật - Lần 2: Khi cây có 3 lá thật để khoảng cách cây cách cây 5- 6 cm e, Quản lý sâu bệnh hại * Bệnh hại: - Ở giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các bệnh sau: + Bệnh lở cổ rễ + Bệnh sương mai - Phòng bệnh bằng cách: + Mật độ gieo không quá dày + Sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót + Làm giàn che để tránh mưa, gió nắng - Xuất hiện bệnh nên phun thuốc: Niclosat 4SL, Ridomil Gold 68 WP, * Sâu hại - Giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các loại sâu sau: + Dế + Kiến + Sâu tơ + Sâu xanh - Biện pháp phòng + Phơi ải đất, bón vôi trước khi gieo + Luân canh cây trồng nước - Biện pháp trừ: Tungatin 1.8 EC, Vertimec 0,84 SL
  17. 11 3.5. Tiêu chuẩn cây đem trồng - Kiểm tra cây con: + Kiểm tra số lượng, chất lượng + Sâu bệnh hại + Sau khi cây gieo được 30 – 40 ngày hay có 5 – 6 lá thật - Cây đem ra trồng + Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, + Không bị sâu bệnh và dập nát - Huấn luyện cây con trước khi đem trồng + Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 – 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất + Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đất rễ hoặc hỏng cây Hình 1.13: Tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn
  18. 12 4. Trồng ra ruộng sản xuất 4.1. Chuẩn bị đất trồng Bước 1: Dụng cụ làm đất - Máy kéo, - Máy cày, - Cày bằng trâu bò, - Cào, cuốc, xẻng Hình 1.14: Máy cày Bước 2:Cày đất - Dùng các dụng cụ làm đất để tách đất, lật đất thành tảng, cục đất to Hình 1.15: Cày đất Bước 3: Làm đất nhỏ - Đất nhỏ, vụn, tơi xốp, - Đường kính viên đất ở lớp đất mặt thích hợp từ 2 – 3 cm, Hình 1.16: Làm đất nhỏ
  19. 13 Bước 4: Lên luống - Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 20- 25 cm + Mặt luống: 1- 1,2 cm + Rãnh: 35 – 50 cm - Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 15 – 20 cm + Mặt luống: 1 – 1,2 cm + Rãnh: 30 – 40 cm Mặt luống 1 – 1,2 m Độ cao 15 – 25 cm Rãnh( 30- 40 cm) Hình 1.17: Kích thước luống trồng bắp cải Bước 4: San phẳng mặt luống - Tạo cho mặt luống được phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa - Tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển tốt Hình 1.18: San phẳng mặt luống trồng rau
  20. 14 Bước 6: Cuốc hố bón phân lót - Khoảng cách hố + Vụ hè thu: 35 – 40 cm + Vụ đông xuân: 40 – 45 cm Bước 1.19: Cuốc hố bón phân lót - Loại phân được dùng để bón lót Bảng 1.1. Lượng phân bón lót cho cây bắp cải Lần bón Loại phân Lượng ( kg/360 m2) Cách bón Bón lót - Phân chuồng ủ 400 – 500 Trộn đều bón ( trước khi - Lân lâm thao 15 hốc hoặc bón rãnh trồng 3 -7 - Kali` 3 ngày) - Phân chuồng ủ 400 – 500 - NPK 20 – 30
  21. 15 Hình 1.20: Bón phân lót Lưu ý: - Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày - Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh 4.2. Mật độ, khoảng cách trồng Trồng đúng mật độ (900 – 1200 cây/ sào Bắc bộ hay 25.000 – 33.000 cây/ha). Khoảng cách cây và hàng: + Vụ hè thu: Cây cách cây 35 cm – Hàng cách hàng 40 cm + Vụ đông xuân: Cây cách cây 40 cm – Hàng cách hàng 45 cm 4.3. Trồng cây - Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc buổi tối - Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước Hình 1.21: Trồng cây bắp cải
  22. 16 4.4. Phân bón 4.4.1. Các loại phân dùng để bón cho rau bắp cải - Phân hữu cơ: phân chuồng ( Phân bò, trâu, gà đã được ủ xử lý) Hình 1.22: Phân chuồng đã xử lý dùng để bón cho cây rau - Phân hóa học: + Phân đạm: Thường sử dụng phân đạm Ure có hàm lượng đạm nguyên chất 46 % Hình 1.23: Phân đạm ure + Phân kali: Thường dùng phân kali đỏ (kali clorua có hàm lượng kali nguyên chất là 60%) Hình1.24: Phân kali
  23. 17 + Phân lân: Có 2 loại phân lân - Lân nung chảy (14-16% P2O5) - Lân super (16-18% P2O5) Hình1.25: Phân lân nung chảy + Phân hữu cơ vi sinh: BioGro có 2 loại: - BioGro bón qua rễ: + Có khả năng thay thế ít nhất 50% phân đạm và lân hóa học + Làm cây khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh + Làm giảm lượng nitrat (chất gây ung thư) tồn tại trong rau + Cải tạo đất Hình1.26: Phân BioGro bón qua rễ + Phân hữu cơ vi sinh: BioGro có 2 loại: - BioGro bón qua lá: được chiết rút từ sản phẩm do vi sinh vật tạo ra: - Có tác dụng nhanh hơn bón qua rễ ( 5 -7 ngày) - Có khả năng cung cấp vitamin, các chất kích thích sinh trưởng mà rễ không hấp thụ - Không gây độc hại Hình1.27: Phân BioGro bón qua lá
  24. 18 4.4.2. Lượng phân bón cho cây bắp cải Bảng 1.2. Lượng phân bón thúc cho cây bắp cải ( đơn vị tính cho 1 sào Bắc bộ = 360 m2) Lần bón Loại phân Lượng Cách bón ( kg/Bắc bộ) Bón thúc lần 1 Vi sinh BioGro 30 – 40 Bón xung ( Sau khi cấy 3 ngày) quanh gốc rồi lấp đất Bón thúc lần 2 Phân đạm 1 Hòa với nước ( Sau khi cấy 10 -15 tưới vào gốc ngày) Bón thúc lần 3 Kali 3 – 5 Hòa với nước ( Khi cây sắp trải lá rồi tưới vào bàng) gốc Bón thúc lần 4 Phân đạm 1,5 Hòa với nước ( Khi cây bắt đầu rồi tưới vào cuộn) gốc Bón thúc bằng phân Sau trồng 5 ngày, 20 ngày, 35 ngày Liều lượng vi sinh Biogro qua lá theo hướng dẫn 4.4.3. Cách sử dụng phân bóncho cây bắp cải theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng loại phân: - Sử dụng phân chuồng, phân lân dùng để bón lót - Phân đạm, phân kaly, phân BioGro dùng để bón thúc Đúng liều lượng: - Phân đạm + Bón thúc lần 2: 1 kg đạm/ sào Bắc bộ + Bón thúc lần 4: 1,5 kg đạm/ sào Bắc bộ - Phân Kaly: + Bón thúc lần 3: 3 – 5 kg kali / sào Bắc bộ - Phân BioGro bón qua rễ: + Bón thúc lần 1: 30 – 40 kg/ sào Bắc bộ
  25. 19 Đúng thời điểm: - Phân đạm: Bón thúc lần 2: Vào thời điểm sau khi cấy 10 -15 ngày sau trồng Bón thúc lần 4: Khi cây bắp đầu cuốn - Phân Kaly: Bón thúc lần 3 vào thời điểm khi cây sắp trải lá bàng Đúng cách bón: Phân đạm, phân kali được hòa với nước rồi tưới vào gốc cây Phân Biogro được bón xung quanh gốc rồi lấp đất Chú ý: - Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch 4.5. Chăm sóc Chăm sóc theo thời kỳ sinh trưởng của cây 4.5.1. Chăm sóc thời kỳ trồng – hồi xanh Các công việc thực hiện: - Tưới nước: Tưới ngay và duy trì đến khi cây hồi xanh - Xới phá váng: Khi xuất hiện trên mặt luống rau thành váng gặp khi trời mưa, tưới nhiều nước cho cây rau - Dặm cây chết: Sau 3 ngày thấy cây nào bị chết cần bổ xung cây bắp cải khác - Xới sâu và giộng để làm tơi xốp và trừ cỏ dại - Bón thúc phân lần 1 và phân lần 2 Hình 1.28: Tưới nước bằng hệ thống phun mưa tự động
  26. 20 Hình 1.29: Cây bắp cải vào thời kỳ hồi xanh 4.5.2. Chăm sóc thời kỳ hồi xanh – trải lá (trải lá bàng) Thời kỳ này cây cần nhiều nước, dinh dưỡng, Các công việc cần phải làm: - Tưới nước: Tưới rãnh: 7 – 10 ngày tưới 1 lần Tưới phun mưa: 2 lần/ngày vào mùa khô, 1 lần/ngày vào mùa mưa Lưu ý: Việc tưới nước phụ thuộc vào thời tiết nếu trời mưa nhiều không cần phải tưới nước - Bón phân: Bón phân kai cho cây, hòa tan với nước, tưới vào gốc cây - Xới đất: Xới hẹp, xới nông, vun nhẹ đất vào gốc Hình 1.30: Cây bắp cải vào thời kỳ trải là bàng
  27. 21 4.5.3. Chăm sóc thời kỳ trải lá (trải lá bàng) – vào cuốn - Đây là thời kỳ quan trọng cây bắp cải yêu cầu cao về + Nước + Phân bón - Công việc phải thực hiện: + Tưới nước: tưới thường xuyên luôn duy trì độ ẩm cho đất, có 2 hình thức tưới phổ biến thường được áp dụng - Tưới rãnh: Những nơi trồng chủ động được nước tưới - Tưới phun mưa: bằng hệ thống máy bơm + Vun gốc: Vun cao để tạo diện tích dinh dưỡng, chống cỏ dại cạnh tranh + Bón phân thúc lần 3: chủ yếu là phân kaly lượng bón 3 -5 kg/sào + Kiểm tra theo dõi tình hình sâu bệnh Hình1.31: Cây bắp cải vào thời kỳ vào cuốn 4.5.4. Chăm sóc thời kỳ cuốn – Thu hoạch - Công việc phải làm: + Tưới nước + Tưới phân thúc bằng phân đạm 1,5 kg/sào Bắc bộ hòa với nước rồi tưới vào gốc + Vun gốc kết hợp với làm cỏ
  28. 22 Hình1.32: Cây bắp cải vào thời kỳ thu hoạch 4.6. Quản lý dịch hại 4.6.1. Quản lý cỏ dại a, Các loại cỏ thường gặp ở trên ruộng Hình 1.33: Cỏ gà Hình 1.34: Cỏ gấu Hình 1.35: Cỏ tranh Hình 1.36: Rau rền cơm
  29. 23 b, Phương pháp diệt cỏ - Để giảm bớt chi phí cho công làm cỏ sử dụng một số biện pháp sau: + Dùng hóa chất diệt cỏ phun trước khi trồng + Che phủ mặt luống bằng rơm rạ chỉ để hở hốc cho cây phát triển + Trồng xen, trồng lẫn 4.6.2. Quản lý bệnh hại a, Bệnh thối lũn bắp cải – Erwinia carotovora Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Erwinia carotovora Dấu hiệu và triệu chứng: Bệnh phát sinh nhiều khi bắp đã cuốn. Vết bệnh từ đầu bắp lan dần xuống phía gốc và ăn sâu vào trong bắp làm thành các khoảng trống, các lá bị héo rũ và cụp xuống để lộ ra cả bắp bị thối. Ở chỗ mô cây bị thối chứa đầy một chất dính màu vàng, có mùi hôi nồng khó chịu. Trong điều kiện khô nắng, các vết bệnh phía ngoài đỉnh bắp bị khô tạo thành các màng mỏng và trong. Hình 1.37: Triệu chứng bệnh thối nhũn cây bắp cải Điều kiện phát sinh phát triển bệnh Bệnh thối nhũn vi khuẩn trên bắp cải phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết tương đối nóng ấm, từ 25-30 độ C, ẩm độ cao, mưa nhiều, ở đồng bằng Bắc bộ và Lâm Đồng thường vào tháng 2, tháng 3 trên bắp cải trồng muộn. Đặc biệt, ở những ruộng thường xuyên ẩm ướt, bón nhiều đạm, thiếu kali hay bị bệnh nặng. Cây bị sâu hại cũng tạo điều kiện cho bệnh phát triển nhiều hơn.
  30. 24 Các biện pháp phòng trừ và quản lí: Các hoạt động phòng ngừa: Vệ sinh đồng ruộng: Đảm bảo ruộng sạch tàn dư cây trồng từ vụ trước. Kể cả bờ ruộng cũng phải dọn sạch các tàn dư cây trồng. Tránh làm tổn thương đến cây trồng – các vết thương xây xát có thể là nơi vi khuẩn xâm nhập. Kiểm tra ruộng thường xuyên và loại bỏ các bắp bị nhiễm nặng khỏi ruộng. Luân cạnh cây trồng chỉ có giá trị hạn chế Erwinia vì nó có thể sống xót trên các mô cây chết trong đất nhiều năm. Khi bệnh xuất hiện trên ruộng - Tỉa bỏ các lá gốc tạo điều kiện thoáng khí. - Không nên tưới nước vào buổi chiều mát hoặc bón nhiều phân đạm khi cây cuốn bắp. - Các loại thuốc có thể dùng để phòng trừ bệnh thối nhũn vi khuẩn bắp cải là HỎA TIỄN (hoạt chất là Hypobromous Acid), SAIPAN (hoạt chất là Kasugamycin) Tuy nhiên, để thuốc đạt hiệu quả như mong muốn, cần phải sử dụng sớm để phòng ngừa ngay từ khi bệnh chưa hoặc mới bắt đầu phát sinh đồng thời cần chú ý kết hợp xử lý thuốc với những biện pháp canh tác nêu ở trên thì hiệu quả phòng trừ mới cao b. Bệnh lở cổ rễ Tác nhân gây bệnh: nấm Rhizoctonia solani Dấu hiệu và triệu chứng Những vết lõm màu hơi sẫm phát triển trên các lá phía dưới gần đất. Cây bị bệnh yếu, bắp nhỏ, đôi khi héo và chết. Trong điều kiện ẩm ướt bệnh lây lan sang các lá bên cạnh và gây thối bắp. Toàn bộ bắp có thể bị thối khô, bắt đầu từ những lá bao phía ngoài Hình 1.38: Triệu chứng bệnh nở cổ rễ trên cây bắp cải
  31. 25 Điều kiện phát triển bệnh Nấm Rhizoctonia solani thường tồn tại trong đất. Chúng có thể sống sót trên các vật liệu hữu cơ chết hoặc thối ở trong đất Bệnh lở cổ rễ ( và bệnh chết cây con) xuất hiện ở những vùng thoát nước kém hoặc đã từng bị bệnh. Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ trong đất cao. Thiệt hại rễ do đất chặt và mặn có thể dẫn tới thất thu nhiều hơn vì bệnh lở cổ rễ. Biện pháp phòng trừ và quản lí - Phòng bệnh: Chọn nơi đất tốt, cao ráo, dễ thoát nước để làm vườn ươm sản xuất cây giống. Không nên làm vườn ươm ở những nơi trước đây đã từng bị bệnh lở cổ rễ và các loại nấm bệnh khác. Khử trùng đất bằng vôi bột (30kg/sào Bắc bộ) hoặc các loại thuốc như: Regent 0,3 G, Basudin 5G, 10 G/H (0,3-0,5 kg/sào Bắc bộ) trước khi trồng. Chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi (có chứa nhiều nấm bệnh) để bón lót hoặc làm bầu ươm. Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng mật độ, khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển. Khơi thông mương rãnh tránh để đọng nước gây ngập úng hoặc để đất quá ẩm. Sử dụng chế phẩm TRICHODERMA trộn với phân chuồng đã được ủ hoai mục để bón lót hoặc đóng bầu với lượng dùng 4-5kg/sào Bắc bộ. - Khi bệnh xuất hiện trên đồng ruộng: Nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát hiện. Phun ngừa hoặc phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Copper B, Booc đô 1%, Dithane M45, Benlat C 50 WP, Anvil 5 SC, Rovral 50 WP, Appencarb Super 50 SL, Antracol pha nồng độ 0,2-0,3% (20-30 g hoặc cc cho bình 10 lít nước), khuấy đều phun kỹ thân cây gần mặt đất và phần đất xung quanh gốc cây vào buổi sáng và chiều mát. Phun nhắc lại lần 2 sau 5 ngày. Xới xáo mặt luống nhằm giảm độ ẩm, hạn chế lây lan
  32. 26 c. Đốm vòng bắp cải Tác nhân gây bệnh: Alterania brassicae Dấu hiệu và triệu chứng - Xuất hiện trên những lá già của bắp cải. - Ban đầu chỉ là các đốm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng ra thành nhưng đốm tròn đồng tâm lớn hơn màu nâu đen, có đường kính khoảng 1-2cm đôi khi xung quanh có những vùng màu vàng. Hình 1.39: Triệu chứng bệnh đốm vòng bắp cải Điều kiện phát triển bệnh - Nấm đốm vòng lan truyền thông qua hạt giống cây trồng và tàn dư cây trống. Thậm chí là các lá già khô, chết vẫn có thể chứa các bào tử nấm sống. - Các bào tử bệnh đốm vòng có thể dễ dàng lan truyền nhờ gió, bị bắn đi cùng nước mưa hoặc bám vào các nông cụ, máy móc, người, khi cây ướt. - Mưa và thời tiết ẩm ướt thuận lợi cho bào tử phát triển. Bệnh có thể xuất hiện khi lá cây bị ẩm quá 9 tiếng. Biện pháp phòng trừ - Dùng giống sạch bệnh, hạt giống được phơi sấy ở nhiệt độ 300C trong 24 giờ, xử lý khô bằng hoá chất Granozan, Falizan 4g/kg hạt. - Tồn trữ hạt ở T0 thấp, lạnh và ở nơi khô có H% < 65%. - Xử lý hạt bằng nước nóng trước khi gieo ở T0 = 48 - 50 thời gian 20-25 phút. - Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư, tỉa bỏ lá già. Luân canh với cây lúa nước. - Dùng thuốc hoá học: Dithan, Copperzin, Kasuran.
  33. 27 d, Bệnh sưng rễ bắp cải Tác nhân gây bệnh: Nấm Plasmodiophora brasicae Triệu chứng Triệu chứng rõ nhất là rễ phình to ra và có hính xương sống. Bệnh có thể xuất hiện ở rễ chính, rễ phụ và lông hút. Đôi khi nấm xâm nhập qua các vết thương xây sát ở phần thân cây dưới đất - vết u sưng xuất hiện ở đó và ở dưới đất. Những lá cây phía dưới cũng có thể chuyển sang màu vàng và bị rụng. Hình 1.40: Triệu chứng bệnh sưng rễ cây bắp cải Điều kiện phát triển bệnh - Qua hạt giống - Bệnh có thể lan truyền qua đất (đất bám vào dày, dép, nông cụ khi sử dụng trên ruộng), khi trồng cây hoặc tiêu nước, nấm không thể xâm nhập vào hạt và vì vậy không tồn tại trong hạt, trồng cây đã nhiễm bệnh từ vườn ươm là điều kiện thuận lợi cho bệnh lan truyền ra diện rộng. Mỗi cây bị bệnh sưng rễ là một quả bom hẹn giờ. Những phần rễ phình to chứa đầy các phân tử nấm. Khi rễ thối rữa, những bào tử nấm sẽ được giải phóng vào đất. Điều này thường xảy ra khi cây bị nhiễm không được dọn khỏi ruộng (làm vệ sinh đồng ruộng). Bào tử nấm gây bệnh sưng rễ bắp cải sống rất lâu và có thể tồn tại trong đất qua nhiều năm (7-20 năm) vì các bào tử có vỏ rất dày, bảo vệ chúng khỏi bị khô và nhiệt độ cao. Phạm vi nhiệt độ cho nấm hoạt động là 9-350C, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 19-250C. Bệnh thường gây hại nặng ở nơi đất thấp, thoát nước kém, ẩm độ cao.
  34. 28 Biện pháp quản lý và phòng trừ: Các hoạt động phòng ngừa: + Chọn đất vườn ươm không nhiễm bệnh sưng rễ bắp cải và thoát nước tốt. Tốt nhất là sử dụng vườn ươm không trồng cây họ hoa thập tự trong nhiều năm. Biện pháp tích cực nhất là bón vôi thích hợp cho đất vườn ươm trước khi gieo hạt (có độ pH 7). + Đối với ruộng sản xuất phải đảm bảo độ pH của đất ở mức trung tính (pH 7). + Không trồng cây con hiện tượng bị bệnh sưng rễ hoặc những cây trông bất bình thường, chỉ nên trồng những cây con khoẻ. Nếu phát hiện có cây trồng nào có triệu chứng sưng rễ, thì nhiều cây khác chắc chắn đã bị nhiễm, mặc dù triệu chứng có thể chưa biểu hiện ra bên ngoài. + Cần phải làm sạch cỏ dại trên ruộng sản xuất vì có rất nhiều cỏ họ hoa thập tự có thể là ký chủ của bệnh sưng rễ bắp cải và các bệnh hại khác. + Cẩn thận với những ruộng của các nông dân khác bị nhiễm bệnh sưng rễ bắp cải. Sau khi thăm ruộng bị nhiễm, cần chú ý xử lý giày, dép để không mang mầm bệnh về ruộng canh tác của mình. Khi bệnh đã xuất hiện trên ruộng: + Nhổ cả rễ những cây bị nhiễm và huỷ theo đúng quy trình. Không vứt cây nhiễm cạnh ruộng, từ đây các bào tử sẽ xâm nhập vào đất và lại lan truyền vào ruộng. + Không cho những cây bị bệnh sưng rễ đã nhổ vào hố ủ phân. Khi nhiệt độ trong hố ủ phân không đủ cao (trên 600C) để giết chết các bào tử. + Không nên dùng những cây bị nhiễm bệnh làm thức ăn chăn nuôi vì các bào tử gây bệnh sưng rễ bắp cải rất bền vững (có thể sống khi qua dạ dày và đường tiêu hoá của súc vật). Kết quả là bào tử sẽ lan truyền thông qua chất thải của vật nuôi. + Cần chú ý việc loại bỏ cây bị nhiễm chỉ mới làm cho bệnh không lan rộng thêm. Cần phải kiểm tra độ pH đất. + Dùng đất mới vỡ, chưa từng trồng bắp cải để làm vườn ươm. Nếu hạt giống được gieo ở đất bị nhiễm, chắc chắn sẽ đưa bệnh vào ruộng cùng với cây giống. + Khi đất bị nhiễm bệnh sưng rễ bắp cải nặng, nên thay đổi chủng loại cây trồng. +Phun thuốc bệnh không có hiệu quả đối với loại nấm này. Vì bào tử nấm rất bền vững do có lớp vỏ dày, nấm có thể sống bên trong rễ cây hoặc ở khá sâu trong đất nên các loại thuốc không thể tiếp xúc được. + Sau khi đã bón đủ vôi, phải sau vài vụ canh tác độ pH mới ổn định và đủ để tiêu diệt bệnh sưng rễ bắp cải.
  35. 29 e. Bệnh sương mai – Peronospora parasitica Tác nhân gây bệnh: Nấm Peronospora parasitica Triệu chứng Vết bệnh xuất hiện bắt đầu từ mép lá và ở phần cuối cuống lá. Vết bệnh hình tròn hoặc bán nguyệt. Đầu tiên màu xanh xám rồi chuyển sang xanh tối cuối cùng là màu đen. Giữa mô bệnh và mô khoẻ không có ranh giới ở mặt dưới lớp bệnh có 1 lớp mốc xám bao phủ lên. Hình 1.41: Triệu chứng bệnh sương mai trên lá bắp cải Hình 1.42: Triệu chứng bệnh sương mai trên bắp cải cuốn
  36. 30 Điều kiện phát sinh bệnh Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ > 80%, bào tử nẫy mầm. Nhiệt độ thích hợp 24- 30 0 C, tối thiểu 10 -13 0 C đây là khoảng nhiệt độ cần thiết để cho động bào tử nang nẫy mầm Khi nhiệt độ thấp bệnh phát triển mạnh vì nó phóng ra động bào nang nhiều. Ẩm độ càng cao cây sinh trưởng tốt, động bào nang phóng ra nhiều động bào tử và nó xâm nhập gây hại cho cây trồng (T0 thích hợp 18-220C, tối thiểu= 120C). Đêm mát và nhiệt độ ngày vừa phải ( nhiệt độ tối thích là 15-180C) kèm theo độ ẩm không khí cao thuận lợi cho bệnh phát triển. Ẩm độ cao thường xuất hiện trong mùa mưa, trong thời gian có nhiều sương, hoặc khi áp dụng biện pháp thưới phun mưa và khi mật độ trồng dày. Màng sương hay màng nước do mưa phùn tạo ra trên các tán lá cho phép các bào tử nảy mầm, xâm nhập và sản sinh ra nhiều bào tử nữa trên cây chủ mẫn cảm trong vòng 4 ngày. Biện pháp phòng trừ - Chọn giống kháng bệnh, cây khoẻ. - Tiến hành các biện pháp vệ sinh đồng ruộng như dung luống ươm sạch, không trồng các cây họ hoa thập tự khác, huỷ bỏ các tàn dư cây trồng và cây dại họ hoa thập tự. - Chọn địa điểm trồng và mật độ trồng phù hợp để cây có thể tiếp xúc với ánh sang mặt trời trong cả ngày. - Tỉa bớt cây con để khoảng cách 2-3 cm. Các cây con trồng quá dày sẽ làm độ ẩm không khí cao và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của bệnh. - Để giảm sự lan truyền của bệnh qua tay người hoặc máy móc, hạn chế làm việc trên ruộng khi cây ướt. - Không cần đến các biện pháp phòng trừ khi các triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây lớn ở cuối giai đoạn sinh trưởng. - Xử lý hạt trước khi gieo (Zineb 0,05%). - Dùng thuốc: Mancozeb 80 WP, Ridomil MZ 72WP
  37. 31 4.6.3. Quản lý sâu hại a, Sâu tơ Triệu chứng gây hại: Sâu tơ chỉ gây hại các cây thuộc họ cải. Sâu non ăn lá, khi mật số sâu tơ cao ăn tạo các lỗ thủng lá, làm lá cải xơ xác. Hình 1.43: Triệu chứng sâu tơ hại trên lá bắp cải Đối tượng gây hại Sâu non có 6 tuổi, tuổi 1 - 2 màu trắng lợt, tuổi 3 trở đi chuyển dần sang màu xanh Mới nở sâu ăn biểu bì lá chừa lại lớp màng mỏng, tuổi lớn sâu có thể ăn thủng lá chỉ chừa gân chính nên với mật độ cao lá bị hại rỗ có dạng như lưới Hình 1.44: Sâu tơ tuổi 2
  38. 32 Điều kiện phát triển Ở nước ta sâu phát triển quanh năm ở tất cả các vùng trồng rau cải, sâu gây hại nặng cho mùa khô ở các tỉnh phía nam Mỗi năm sâu có nhiều lứa gối nhau liên tục và gây hại cải từ lúc cây con còn trong vườn ươm đến khi thu hoạch Trên bắp cải có hai thời gian phát sinh rộ vào lúc cải trải lá bàng chuẩn bị cuốn và sau đó khoảng 15 – 20 ngày. Cần phát hiện kịp thời nếu thấy mật độ hơi cao cần phun thuốc phong trừ. Biện pháp quản lý * Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm ăn mồi, nhóm ong ký sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh khi mật số sâu trên ruộng ít rất có ý nghĩa là thức ăn cho thiên địch. Dùng bẫy pheromone có hiệu quả diệt trưởng thành sâu tơ. * Biện pháp canh tác: - Bố trí thời vụ thích hợp; nếu trồng muộn trong vụ đông xuân, sâu tơ hại nhiều. - Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như lúa bắp nên trồng xen với cây họ cà sẽ đuổi được bướm sâu tơ. - Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng hủy bỏ tàn dư cây trồng. - Việc tưới phun mưa vào buổi chiều ngăn cản việc giao phối và đẻ trứng của sâu tơ, sâu con có thể bị rửa trôi, tuy nhiên nếu cây bị bệnh, bệnh sẽ dễ lây lan hơn. * Biện pháp hóa học: - Sử dụng thuốc hóa học khi thấy sâu xuất hiện: Match, Pegasus, Proclaim, Kuraba, Marshan Hình 1.45. Thuốc trừ sâu tơ hại bắp cải
  39. 33 b. Sâu đục nõn bắp cải Triệu chứng hại: Sâu thường đục từ đỉnh sinh trưởng chui vào thân làm cây dừng phát triển Với cây bắp cải bông khi bị sâu hại cây nẩy trồi phụ không quấn bắp ra bông được Hình 1.46: Sâu non đục ngọn bắp cải Hình 1.47: Triệu chứng cây bắp cải nẩy trồi do bị sâu ăn cụt ngọn
  40. 34 Đối tượng gây hại: Sâu non có những sọc màu chạy dọc lưng, đẫy sức dài 14 mm, Sâu đục vào thân hoặc gân lá ngoài bao bởi có lớp tơ mỏng Sâu hóa nhộng ngay trong thân hoặc lớp đất mặt, trong kén Vòng đời sâu 20 -25 ngày Hình 1.48: Sâu non gây hại nõn bắp cải Điều kiện phát triển: Sâu hại chủ yếu bắp cải, ngoài ra còn phá cải bông, cải củ, cải xanh Sâu có thể phá cải ở giai đoạn sinh trưởng Sâu phát sinh phát nhiều trên cải trồng vùng đất thấp nhiệt đới, gây hại chủ yếu trong mùa mưa Biện pháp quản lý: - Bắt sâu bằng tay giai đoạn đầu của cây, ngắt và hủy bỏ những chồi và quả bị đục. - Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch như bọ rùa, nhện, ong ký sinh, chuồn chuồn Thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm có thể sử dụng các thuốc vi sinh, Match, Vertimec 18 EC, Atabron 5EC. Hình 1.49: Thuốc trừ sâu đục nõn bắp cải
  41. 35 5. Thu hoạch bắp cải 5.1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp Thu hoạch khi bắp cải cuộn chặt, mặt bắp mịn, lá xếp phẳng và căng, gốc chuyển sang màu trắng đục hay trắng sữa, ngà vàng. Loại bỏ lá gốc, lá bị bệnh, không ngâm nước, không làm giập nát. Năng suất cải bắp hiện nay: - Trái vụ: 15 - 25 tấn/ha. - Vụ sớm: 25 - 30 tấn/ha. - Chính vụ: 35 - 40 tấn/ha Hình 1.50: Thu hoạch bắp cải 5.2. Phương pháp thu hoạch - Trang bị đồ bảo hộ lao động, găng tay cao su. - Dùng dao sắc cắt trừ gốc 1-2cm, loại bỏ các lá gốc, lá bị sâu bệnh, xếp vào thùng, sọt sạch đưa về nơi râm mát, sạch sẽ để sơ chế, đóng gói trước khi đưa đi tiêu thụ. Không được ngâm nước, không làm giập nát dễ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, gây thối. 5.3. Tiêu chuẩn chất lượng bắp - Bắp tươi, màu trắng nhạt đến đậm, - Không có bệnh, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt trái. Hình 1.51. Bắp cải đạt tiêu chuẩn thu hoạch
  42. 36 C. Sản phẩm thực hành của học viên Bài tập 1: Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất tạo cây con 10 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, - Địa điểm: Khu đất tạo cây giống ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Tạo được luống vườn ươm, + Bón phân lót Bài tập 2: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống bắp cải. - Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống rau, giá, vải ủ. rơm, cuốc - Địa điểm: Khu nhân giống cây con - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thao tác thực hiện của học viên. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ + Bón phân lót trên luống vườn ươm + Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ Bài tập 3: Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất 30 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, vôi - Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất.
  43. 37 - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Lên luống đúng kích thước + Xử lý đất Bài tập 4: Bón phân hữu cơ - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bón phân hữu cơ 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân chuồng - Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hiện của học viên. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Các luống trồng rau được bón đầy đủ phân hữu cơ Bài tập 5: Bón phân hóa học - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành bón các loại phân hóa học cho rau 50 m2 ở các thời kỳ cây rau. - Nguồn lực cần thiết: 2 kg phân đạm, 1 kg phân Kali, ô doa, nước tưới - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hiện của người học. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được tưới phân hóa học - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: phân được tưới đều vào gốc cây rau. Bài tập 6: Làm cỏ - Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 cuốc, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hiện của người học. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau được làm sạch cỏ - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: + Làm sạch cỏ quanh gốc, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau
  44. 38 + Với vườn rau cải vào giai đoạn trải lá bàng tiến hành nhổ bằng tay Bài tập 7: Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của rau - Công việc của nhóm: mỗi nhóm điều tra sâu, bệnh, thiên địch diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: Vợt, túi nilong, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xác định loại sâu có trên ruộng và đưa ra biện pháp loại trừ + Xác định loại bệnh có ở trên ruộng rau + Xác định loại thiên địch với số lượng nhiều hay ít
  45. 39 BÀI 2: SẢN XUÂT RAU CẢI XANH, CẢI CHÍP AN TOÀN Mã bài: MĐ3 – 02 Mục tiêu - Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cải xanh, cải chíp; - Nhận biết đúng tên các loại sâu, bênh hại trên cây cải xanh, cải chíp và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn; - Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật; - Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc rau cải xanh, cải chíp; - Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường. A. Giới thiệu về quy trình - Chuẩn bị hạt giống - Chuẩn bị cây giống CHUẨN BỊ TRỔNG - Chuẩn bị đất trồng - Lên luống vườn ươm, vườn trồng - Bót lót vườn ươm, vườn trồng - Gieo hạt TIẾN HÀNH TRỒNG - Trồng cây - Tưới nước giữ ẩm - Bón phân CHĂM SÓC - Tưới nước - Làm cỏ - Phòng trừ sâu bệnh - Thời điểm thu hoạch THU HO ẠCH - Phương pháp thu hoạch - Tiêu chuẩn chất lượng quả Hình 2.1. Sơ đồ quy trình sản xuất cải xanh, cải chíp an toàn
  46. 40 B. Các bước tiến hành 1. Thời vụ trồng ( dương lịch) Có thể trồng quanh, mùa nắng cần có đủ nước tưới cải phát triển tốt và cho năng suất cao hơn mùa mưa nhưng có nhiều sâu hại cần lưu ý phòng trừ. Mùa mưa (tháng 5-10 dl) khó trồng, cây tăng trưởng kém, dễ bị rách lá nhưng bán được giá cao. 2. Các giống cải 2.1. Giống cải xanh Cải xanh ta: - Thời gian từ gieo đến thu hoạch 40-45 ngày sau gieo - Lá xanh vàng, mỏng, cọng nhỏ, bẹ dẹp, năng suất cao và ăn ngon. Hình: 2.2 Cây cải xanh Cải bẹ xanh mốc hay cải xanh: - Thời gian cho hoạch 40-45 ngày sau khi gieo - Cây to, lá xánh đậm, bẹ to, tròn, năng suất cao nhưng vị đắng, thích hợp ăn xào hoặc nấu canh, Hình 2.3. Cây cải bẹ xanh mốc 2.2. Giống cải chíp - Thời gian cho hoạch 40-45 ngày sau khi gieo - Cây to, lá xánh đậm, bẹ to Hình 2.4. cây cải chíp
  47. 41 3. Giai đoạn vườn ươm 3.1. Chuẩn bị đất a, Chọn đất làn vườn ươm - Đất thịt nhẹ, thoát nước và giữ ẩm tốt - Độ PH thích hợp 6 – 6,5 - Đất không trồng các loại cây bắp cải ít nhất 2 năm b, Làm đất và lên luống + Làm tơi đất - Dùng bừa, máy phay, cào cuốc làm đất nhỏ, vụn, tơi xốp - Làm đất nhỏ 1- 5 cm ở trên mặt luống Chú ý: - Lên luống tạo cho lớp đất trên cùng nhỏ hơn ở lớp đất dưới - Không nên làm đất nhỏ quá sẽ dẫn đến đóng váng trên bề mặt sau khi tưới nước - Không làm đất quá to ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ - Trong quá trình làm đất thu gom, nhặt sạch cỏ dại, đặc biệt cỏ thân ngầm + Lên luống(líp) trồng - Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 20- 25 cm + Mặt luống: 90 - 100 cm + Rãnh: 35 – 50 cm - Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 15 – 20 cm + Mặt luống: 90 – 100 cm + Rãnh: 30 – 40 cm Mặt luống 90 – 100 cm Độ cao 15 – 25 cm Rãnh( 30- 40 cm) Hình 2.5: Kích thước luống vườn ươm
  48. 42 Lưu ý: - Vườn ươn nên chia làm các ô nhỏ để dễ chăm sóc - Chiều dài của luống phụ thuộc vào địa hình, không nên làm luống dài quá 100 m - Chiều cao của luống không nên cao quá 30 cm c, Lượng phân bón lót Loại và lượng phân bón Cách bón Phân chuồng hoai mục: 10 – 15 kg/36 m2 - Rắc phân chuồng, tro bếp, NPK Phân vi sinh: 3 – 4 kg/ 36 m2 đều lên mặt luống sau đó phủ lớp 2 đất dày 0,5 – 1 cm lên trên mặt Tro bếp: 3 – 7 kg/36 m luống. 2 NPK: 3 kg/36 m - Sau khi phủ đất tiến hành bón phân vi sinh và phủ lớp đất mỏng 3.2. Xử lý hạt giống a, Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp - Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống - Hạt không có màu nâu đỏ, vỏ hạt không nhẵn - Hạt không có mầm mống sâu bệnh - Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 % - Không lẫn tạp, cỏ dại - Lượng hạt gieo 100-150 g, gieo trên 70 m2 đất Hình 2.6. Hạt giống cải chíp b, Xử lý hạt giống trước khi gieo - Cách xử lý bằng nhiệt độ Bước 1: Thúc mầm hạt giống - Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 – 35 0 ( 2 sôi + 3 lạnh) Bước 2: Thời gian ngâm: 15 phút Bước 3: Vớt hạt rau, đại sạch, loại bỏ hạt lép Bước 4: Ngâm nước lạnh từ 8-10 giờ trước khi gieo Lưu ý: Những nơi thường xuyên bị khô hạn, không chủ động được nước tưới thì không nên xử lý
  49. 43 3.3. Gieo hạt Bước 1: Xác định lượng hạt - Lượng hạt gieo 100-150 g, gieo trên 70 m2 đất Bước 2: Gieo hạt - Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng Bước 3: Lấp hạt - Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm - Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt Bước 4: Phủ luống - Sau khi lấp hạt xong dùng + Trấu + Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống Hình 2.7: Phủ luống bằng rơm Bước 5: Tưới nước - Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm - Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát Hình 2.8. Tưới nước cho cây cải
  50. 44 Lưu ý: - Không lấp đầy dầy quá thời gian nẩy mầm kéo dài - Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu - Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống ( khi gieo trộn hạt với đất bột) 3.4. Chăm sóc cây giống a, Làm giàn che: - Chiều cao 0,5 cm làm bằng phên, cót , lưới - Chỉ che khi trời có mưa to b, Tưới nước - Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống - Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm - Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh + Tưới 2 lần/ngày + Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát - Trời rét tùy độ ẩm đất + Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày + Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều c, Bỏ rơm rạ ra khỏi luống - Thời điểm bỏ rơm ra ra: + Thời gian mọc mầm ( 1- 2 lá mầm) + Gieo khoảng 2 – 3 ngày Lưu ý: - Bỏ rơm rạ phải nhẹ nhàng vào lúc lặng gió tránh gió to, sau khi bỏ rơm rạ cần tưới 1 lần để bộ rễ không bị ảnh hưởng - Trong trường hợp phủ bằng trấu thì không cần giở trấu ra và có thể bổ sung thêm 1 lớp đất mịn để giữ chặt gốc, nếu gieo với mât độ vừa phải cây cứng cáp thì không cần phủ thê m đất. - Trường hợp có làm mái che thì phải dỡ mái che cho cây đủ ánh sáng (cây khỏe, cứng cáp, mau hồi xanh bén rễ khi cấy ra ruộng). Trong thời gian cây mới mọc 2 lá thật chú ý che mưa cho cây. d, Nhổ cỏ - Tiến hành thường xuyên bằng tay - Một số cỏ thường gặp: Cỏ gấu, cỏ mần trầu, - Nhỏ cỏ phải lấp đất bù vào chổ hổng tránh đọng nước
  51. 45 e, Bón phân thúc Loại phân Thời điểm Liều lượng Cách bón tưới (kg/36 m2) Phân vi sinh Khi cây có 2 – 5 ml pha với Pha phân vi sinh với bón qua lá 3 lá thật 1,5 lít nước nước, dùng bình phun đều trên mặt lá Phân đạm Ure Nếu cây sinh 0,05 kg Hòa tan đạm vào nước rồi trưởng kém tưới đều cho cây. Tưới bằng thùng ô doa Lưu ý: Trước khi nhỏ đi trồng 10 ngày không được bón thúc - Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém d, Tỉa cây - Lần 1: Khi cây có 1 lá thật - Lần 2: Khi cây có 3 lá thật để khoảng cách cây cách cây 5- 6 cm e, Quản lý sâu bệnh hại * Bệnh hại: Chủ yếu bệnh thối nhũn gây hại - Hiện nay bệnh thối nhũn chưa có thuốc đặc trị nên chủ yếu dùng biện pháp phòng trừ + Mật độ gieo không quá dày + Sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót + Làm giàn che để tránh mưa, gió nắng - Bệnh chết cây con: Nếu thấy xuất hiện nhiều trên vườn ươm cần phòng trừ trước khi nhổ cây ra ruộng bằng các thuốc Validan 3DD- 5 DD, Carban 50 SC, Topan 70WP, Score 250 ND * Sâu hại: Chủ yếu bọ nhảy gây hại
  52. 46 Hình 2.9: Triệu chứng bọ nhả hại Hình 2.10: Triệu chứng bọ nhảy hại cải xanh cải chíp - Xuất hiện nhiều bọ nhảy phun thuốc Sokupi, Bralic – tỏi 3.5. Tiêu chuẩn cây đem trồng - Kiểm tra cây con: + Kiểm tra số lượng, chất lượng + Sâu bệnh hại - Cây đem ra trồng + Cây được 15 ngày tuổi nhổ cây đem trồng + Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, + Không bị sâu bệnh và dập nát - Huấn luyện cây con trước khi đem trồng + Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 – 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất + Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đất rễ hoặc hỏng cây
  53. 47 4. Trồng ra ruộng sản xuất 4.1. Chuẩn bị đất trồng Bước 1: Dụng cụ làm đất - Máy kéo, - Máy cày, - Cày bằng trâu bò, - Cào, cuốc Hình 2.11: Cuốc, xẻng Bước 2:Cuốc đất - Dùng các dụng cụ làm đất để tách đất, lật đất thành tảng, cục đất to Hình 2.12: Cuốc đất Bước 3: Làm đất nhỏ - Đất nhỏ, vụn, tơi xốp, - Đường kính viên đất ở lớp đất mặt thích hợp từ 2 – 3 cm, Hình 2.13: Làm đất nhỏ
  54. 48 Bước 4: Lên luống - Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 20- 25 cm + Mặt luống: 1- 1,2 cm + Rãnh: 35 – 50 cm - Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 15 – 20 cm + Mặt luống: 1 – 1,2 cm + Rãnh: 30 – 40 cm Mặt luống 1 – 1,2 m Độ cao 15 – 25 cm Rãnh( 30- 40 cm) Hình 2.14: Kích thước luống trồng bắp cải Bước 4: San phẳng mặt luống - Tạo cho mặt luống được phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa - Tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển tốt Hình 2.15: San phẳng mặt luống trồng rau
  55. 49 Bước 5: Bón lót phân Loại phân Liều lượng (kg/36m2) Cách bón Phân chuồng 10 – 15 - Rắc đều phân chuồng, NPK, tro bếp lên mặt Phân vi sinh 3 – 4 luống sau đó lấp một lớp đất dày 0,5 – 1 cm. Tro bếp 3 – 7 - Bón phân vi sinh và lấp Phân NPK 2 – 3 đất mỏng Lưu ý: - Bón riêng rẽ từng loại phân, không trộn các loại phân lại với nhau để bón - Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày - Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh 4.2. Mật độ, khoảng cách trồng a, Trồng gieo sạ ( vãi) - 20 – 60 g hạt giống rau/ 1000 m2 + Gieo trực tiếp thành từng hàng 40 g hạt giống rau/ 1000 m2 + Gieo vãi cần 60 g hạt giống rau/ 1000 m2 b, Trồng cây giống - Trồng với khoảng cách + Cây cách cây 10 cm + Hàng cách hàng 15 cm 4.3. Trồng cây a, Trồng gieo sạ (vãi) Các bước thực hiện Bước 1: Xác định lượng hạt - Lượng hạt gieo 60 g, gieo trên 1000 m2 đất Bước 2: Gieo hạt - Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng Bước 3: Lấp hạt - Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm
  56. 50 - Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt Bước 4: Phủ luống - Sau khi lấp hạt xong dùng + Trấu + Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống Bước 5: Tưới nước - Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm - Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát b, Trồng bằng cây giống Bước 1: Rạch hàng cách hàng 15 cm Bước 2: Bón lót phân chuồng Bước 3: Trồng cây cách cây 10 cm Hình 2.16. Cây cải ở giai đoạn cây con Chú ý: - Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc buổi tối - Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước
  57. 51 4.4. Phân bón 4.4.1. Các loại phân dùng để bón cho rau các loại rau cải - Phân hữu cơ: phân chuồng ( Phân bò, trâu, gà đã được ủ xử lý) - Phân hóa học: + Phân đạm: Thường sử dụng phân đạm Ure có hàm lượng đạm nguyên chất 46 % + Phân kali: Thường dùng phân kali đỏ (kali clorua có hàm lượng kali nguyên chất là 60%) + Phân lân: Có 2 loại phân lân - Lân nung chảy (14-16% P2O5) - Lân super (16-18% P2O5) + Phân hữu cơ vi sinh: BioGro bón qua rễ, bón qua lá 4.4.2. Lượng phân bón cho các loại cải ( cải xanh, cải chíp) Loại phân Thời điểm Liều lượng Cách bón tưới (kg/36 m2) Phân vi sinh Khi cây có 2 – 5 ml pha với Pha phân vi sinh với bón qua lá 3 lá thật 1,5 lít nước nước, dùng bình phun đều trên mặt lá Phân đạm Ure Nếu cây sinh 0,05 kg Hòa tan đạm vào nước rồi trưởng kém tưới đều cho cây. Tưới bằng thùng ô doa 4.4.3. Cách sử dụng phân bón cho các loại cải ( cải xanh, cải chíp) a, Thời điểm bón - Bón thúc được chia làm 2 đợt cách nhau 4 – 5 ngày + Đợt 1 bón phân vi sinh qua lá + Đợt 2 bón phân đạm ure Trồng Thúc lần 1 Thúc lần 2 2 – 3 ngày 4 – 5 ngày 5 ml / 36 m2 0,5 kg đạm/36 m2
  58. 52 b, Cách bón: - Đối với phân vi sinh bón qua lá: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: - Phân bón lá Biogro 5ml/ 36 m2 - Nước 1,5 lít - Bình tưới Bước 2: Hòa phân Biogro với nước vào bình phun Bước 3: Phun Phân bón lá Chú ý: - Pha phân vi sinh với nước, dùng bình phun đều trên lá. - Đối với phân đạm Ure: Hòa tan đạm với nước và tưới đều cho cây. Tưới bằng thùng ô doa - Phải đảm bảo thời gian tưới thúc lần cuối cách ngày thu hoạch từ 10 – 15 ngày. 4.5. Chăm sóc Chăm sóc theo thời kỳ sinh trưởng của cây 4.5.1. Chăm sóc thời kỳ trồng – hồi xanh - Tưới nước: Tưới ngay và duy trì đến khi cây hồi xanh - Xới phá váng: Khi xuất hiện trên mặt luống rau thành váng gặp khi trời mưa, tưới nhiều nước cho cây rau - Dặm cây chết: Sau 3 ngày thấy cây nào bị chết cần bổ xung cây bắp cải khác - Xới sâu và giộng để làm tơi xốp và trừ cỏ dại - Bón thúc phân phun phân vi sinh * Chú ý: Đối với trồng bằng hình thức gieo sạ (gieo vãi) hay trồng liền chân giai đoạn này cây đã được 14 – 16 ngay sau gieo. Có các biện pháp chăm sóc: - Tưới nước: + Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống + Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm + Tưới rãnh
  59. 53 Hình 2.17: Hình thức tưới rãnh cho cây cải xanh - Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh + Tưới 2 lần/ngày + Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát - Trời rét tùy độ ẩm đất + Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày + Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều - Bón thúc tối đa 2 lần + Lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, + Lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10 ngày) - Tỉa cây + Lần 1: Khi cây có 1 lá thật + Lần 2: Khi cây có 3 lá thật để khoảng cách cây cách cây 5- 6 cm
  60. 54 Hình 2.18: Tiến hành tỉa khi cây cải xanh có 3 lá thật Hình 2.19: Tỉa cây đảm bảo đúng mật độ 4.5.1. Chăm sóc thời kỳ cây cải phát triển thân lá + Tưới nước: tưới thường xuyên luôn duy trì độ ẩm cho đất, có 2 hình thức tưới phổ biến thường được áp dụng - Tưới rãnh: Những nơi trồng chủ động được nước tưới - Tưới phun mưa: bằng hệ thống máy bơm + Bón phân thúc lần 2: chủ yếu là phân đạm lượng bón 0,5 kg/36 m2 + Kiểm tra theo dõi tình hình sâu bệnh
  61. 55 + Tỉa cây: Đối với vườn gieo sa (gieo vãi) luôn duy trì với khoảng cách - Cây cách cây 10 cm x Hàng cách hàng 15 cm Chú ý: - Cây phát triển yếu, còi cọc tiếp tục bón phân đạm - Trước lúc thu hoạch dừng bón phân đạm 20 ngày 4.6. Quản lý dịch hại 4.6.1. Quản lý cỏ dại a, Các loại cỏ thường gặp ở trên ruộng - Cỏ mầm trấu - Cỏ xấu hổ - Cỏ tranh - Cỏ gấu b, Phương pháp diệt cỏ - Để giảm bớt chi phí cho công làm cỏ sử dụng một số biện pháp sau: + Dùng hóa chất diệt cỏ phun trước khi trồng + Che phủ mặt luống bằng rơm rạ chỉ để hở hốc cho cây phát triển + Trồng xen, trồng lẫn 4.6.2. Quản lý bệnh hại Xuất hiện chủ yếu bệnh thối nhũn ( thối bẹ) - Hiện nay bệnh thối nhũn chưa có thuốc đặc trị nên chủ yếu dùng các biện pháp phòng là chính: + Trồng đúng khoảng cách + Xử lý đất trước khi trồng + Luân canh - Bệnh xuất hiện nhiều phun các thuốc sau để hạn chế sự lây lan của bệnh: + Carban 50 SC, Score 250 ND, Topan 70 WP
  62. 56 4.6.3. Quản lý sâu hại a, Bỏ nhảy Hình 2.20: Triệu chứng bỏ nhảy hại cây cải xanh Hình 2.21: Triệu chứng bọ nhảy hại cây cải chíp
  63. 57 Sâu non bọ nhảy sống ở rễ, cần rải Basudin 10 H, với lượng 3 kg/ 1.000 m2 ngay sau khi trồng. Trong vòng 10 ngày sau nếu bọ nhảy xuất hiện có thể sử dụng thuốc Polytrin P440ND, Forwathion 50 EC, Cyperan 25 EC, hoạch Alpha 50 EC. Thời gian sau nếu bọ nhảy xuất hiện nhiều có thể sử dụng thuốc Alpha 50 EC, Match 50 ND, Peran 5EC, hoặc Alphan 50 EC, - Nếu 5 ngày trước khi thu hoạch mà vẫn bị bỏ nhảy phá có thể sử dụng thuốc Forvin 85 WP, Vertimex 1,8 EC, và Success 25 SC, b, Các loại sâu gây hại ở bộ phận trên lá - Sâu tơ - Sâu xanh - Sâu khoang Sử dụng thuốc Forvin 85 WP, Vertimex 1,8 EC, và Success 25 SC, Sâu tơ Triệu chứng gây hại: Sâu tơ chỉ gây hại các cây thuộc họ cải. Sâu non ăn lá, khi mật số sâu tơ cao ăn tạo các lỗ thủng lá, làm lá cải xơ xác. Hình 2.22: Triệu chứng sâu tơ hại trên lá Đối tượng gây hại Sâu non có 6 tuổi, tuổi 1 - 2 màu trắng lợt, tuổi 3 trở đi chuyển dần sang màu xanh Mới nở sâu ăn biểu bì lá chừa lại lớp màng mỏng, tuổi lớn sâu có thể ăn thủng lá chỉ chừa gân chính nên với mật độ cao lá bị hại rỗ có dạng như lưới Hình 2.23: Sâu tơ tuổi 2
  64. 58 Điều kiện phát triển Ở nước ta sâu phát triển quanh năm ở tất cả các vùng trồng rau cải, sâu gây hại nặng cho mùa khô ở các tỉnh phía nam Mỗi năm sâu có nhiều lứa gối nhau liên tục và gây hại cải từ lúc cây con còn trong vườn ươm đến khi thu hoạch Trên bắp cải có hai thời gian phát sinh rộ vào lúc cải trải lá bàng chuẩn bị cuốn và sau đó khoảng 15 – 20 ngày. Cần phát hiện kịp thời nếu thấy mật độ hơi cao cần phun thuốc phong trừ. Biện pháp quản lý * Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm ăn mồi, nhóm ong ký sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh khi mật số sâu trên ruộng ít rất có ý nghĩa là thức ăn cho thiên địch. Dùng bẫy pheromone có hiệu quả diệt trưởng thành sâu tơ. * Biện pháp canh tác: - Bố trí thời vụ thích hợp; nếu trồng muộn trong vụ đông xuân, sâu tơ hại nhiều. - Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như lúa bắp nên trồng xen với cây họ cà sẽ đuổi được bướm sâu tơ. - Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng hủy bỏ tàn dư cây trồng. - Việc tưới phun mưa vào buổi chiều ngăn cản việc giao phối và đẻ trứng của sâu tơ, sâu con có thể bị rửa trôi, tuy nhiên nếu cây bị bệnh, bệnh sẽ dễ lây lan hơn. * Biện pháp hóa học: - Sử dụng thuốc hóa học khi thấy sâu xuất hiện: Match, Pegasus, Proclaim, Kuraba, Marshan Hình 2.24. Thuốc trừ sâu tơ hại rau
  65. 59 5. Thu hoạch cải xanh, cải chíp 5.1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp Thu hoạch khi cải xanh, cải chíp, sau khi trồng 28 – 32 ngày sau gieo Loại bỏ lá gốc, lá bị bệnh, không ngâm nước, không làm giập nát. Hình 2.25: Thu hoạch cải xanh 5.2. Phương pháp thu hoạch - Trang bị đồ bảo hộ lao động, găng tay cao su. khi thu dùng dao cắt sát gốc, tránh dập nát 5.3. Tiêu chuẩn chất lượng bắp - Bắp tươi, màu trắng nhạt đến đậm, - Không có bệnh, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt trái. Hình 2.26. Bắp cải đạt tiêu chuẩn thu hoạch
  66. 60 C. Sản phẩm thực hành của học viên Bài tập 1: Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất tạo cây con 10 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, - Địa điểm: Khu đất tạo cây giống ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Tạo được luống vườn ươm, + Bón phân lót Bài tập 2: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống cải xanh - Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống rau, giá, vải ủ. rơm, cuốc - Địa điểm: Khu nhân giống cây con - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ + Bón phân lót trên luống vườn ươm + Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ Bài tập 3: Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất 30 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, vôi - Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất.
  67. 61 - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Lên luống đúng kích thước + Xử lý đất Bài tập 4: Bón phân hữu cơ - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bón phân hữu cơ 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân chuồng - Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bón phân hữu cơ. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Các luống trồng rau được bón đầy đủ phân hữu cơ Bài tập 5: Bón phân hóa học - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành bón các loại phân hóa học cho rau 50 m2 ở các thời kỳ cây rau. - Nguồn lực cần thiết: 0,6 kg phân đạm, ô doa, nước tưới - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được tưới phân hóa học - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: phân được tưới đều vào gốc cây rau. Bài tập 6: Làm cỏ - Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 cuốc, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau được làm cỏ - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: + Làm sạch cỏ quanh gốc, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau + Với vườn rau cải vào giai đoạn trải lá bàng tiến hành nhổ bằng tay
  68. 62 Bài tập 7: Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của rau - Công việc của nhóm: mỗi nhóm điều tra sâu, bệnh, thiên địch diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: Vợt, túi nilong, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xác định loại sâu có trên ruộng và đưa ra biện pháp loại trừ + Xác định loại bệnh có ở trên ruộng rau + Xác định loại thiên địch với số lượng nhiều hay ít
  69. 63 BÀI 3: SẢN XUẤT RAU MỒNG TƠI AN TOÀN Mã bài: MĐ3 – 03 Mục tiêu: - Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc mồng tơi; - Nhận biết đúng tên các loại sâu, bênh hại trên cây mồng tơi và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn; - Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật; - Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc mồng tơi; - Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường. A. Giới thiệu về quy trình - Chuẩn bị hạt giống - Chuẩn bị cây giống CHUẨN BỊ TRỔNG - Chuẩn bị đất trồng - Lên luống vườn ươm, vườn trồng - Bót lót vườn ươm, vườn trồng - Gieo hạt TIẾN HÀNH TRỒNG - Trồng cây - Tưới nước giữ ẩm - Dặm cây CHĂM SÓC - Bón phân - Tưới nước - Làm cỏ - Phòng trừ sâu bệnh - Thời điểm thu hoạch THU HOẠCH - Phương pháp thu hoạch - Tiêu chuẩn chất Hình 3.1. Sơ đồ quy trình sản xuất mồng tơi an toàn
  70. 64 B. Các bước tiến hành 1. Thời vụ trồng ( dương lịch) Miền Bắc mồng tơi trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch suất vụ hè. Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9 Ở Miền nam cây mồng tới có thể trồng được quanh năm, tốt nhất đầu mùa mưa 2. Các giống mồng tơi 2.1. Mồng tơi trắng Phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt Hình 3.2. Cây mồng tơi trắng 2.2 Mồng tơi tía Phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ Hình 3.3. Cây mồng tơi tía 2.3. Mồng tơi lá to Phiến lá to, là dày, màu xanh đậm, thân mập Hình 3.4. Mồng tơi lá to
  71. 65 3. Tạo cây giống 3.1. Chuẩn bị đất a, Chọn đất làn vườn ươm - Trồng được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt nhẹ, thoát nước và giữ ẩm tốt - Độ PH thích hợp 6 – 6,5 b, Làm đất và lên luống + Làm đất - Dùng bừa, máy phay, cào cuốc làm đất nhỏ, vụn, tơi xốp - Làm đất nhỏ 1- 5 cm ở trên mặt luống Chú ý: - Lên luống tạo cho lớp đất trên cùng nhỏ hơn ở lớp đất dưới - Không nên làm đất nhỏ quá sẽ dẫn đến đóng váng trên bề mặt sau khi tưới nước - Không làm đất quá to ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ - Trong quá trình làm đất thu gom, nhặt sạch cỏ dại, đặc biệt cỏ thân ngầm + Lên luống trồng - Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 25- 30 cm + Mặt luống: 1- 1,2 m + Rãnh: 35 – 50 cm - Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 15 – 20 cm + Mặt luống: 1 – 1,2m + Rãnh: 30 – 40 cm Mặt luống 1 – 1,2 m Độ cao 15 – 20 cm Rãnh( 30- 40 cm) Hình 3.5: Kích thước luống ươm cây giống vụ khô
  72. 66 Lưu ý: - Vườn ươn nên chia làm các ô nhỏ để dễ chăm sóc - Chiều dài của luống phụ thuộc vào địa hình, không nên làm luống dài quá 100 m - Chiều cao của luống không nên cao quá 30 cm c: Bón lót phân - 0,1 kg vôi bột/m2 - 10 – 15 kg/ 36m2 phân chuồng ủ - 3 – 7 kg /36 m2 phân NPK - 5 – 7 kg/36 m2 phân vi sinh - 7 kg/36 m2. tro bếp Chú ý: - Rắc phân chuồng, tro bếp, phân NPK đều lên mặt luống sau đó phủ một lớp đất dày khoảng 0,5 – 1 cm lên trên mặt luống. - Sau khi phủ đất thì tiến hành bón phân vi sinh và phủ lớp đất mỏng rồi gieo hạt 3.2. Xử lý hạt giống a, Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp - Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống - Hạt không có màu nâu đỏ, vỏ hạt không nhẵn - Hạt không có mầm mống sâu bệnh - Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 % - Không lẫn tạp, cỏ dại - Lượng hạt gieo 150 g/36 m2 Hình 3.6. Hạt giống mồng tơi b, Xử lý hạt giống trước khi gieo - Thời điểm xử lý: Trước khi gieo hạt - Cách xử lý: Bước 1: Thúc mầm hạt giống - Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 – 35 0 ( 2 sôi + 3 lạnh) Bước 2: Thời gian ngâm:3 – 4 giờ Bước 3: Vớt hạt rau, đại sạch, loại bỏ hạt lép Bước 4: Để giáo nước rồi mới đem gieo
  73. 67 Lưu ý: Những nơi thường xuyên bị khô hạn, không chủ động được nước tưới thì không nên xử lý 3.3. Gieo hạt Bước 1: Xác định lượng hạt - Lượng hạt gieo 150 g/ 36 m2 Bước 2: Gieo hạt - Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng Bước 3: Lấp hạt - Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm - Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt Bước 4: Phủ luống - Sau khi lấp hạt xong dùng + Trấu + Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống Bước 5: Tưới nước - Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm - Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát Hình 3.7: Tưới nước cho rau Lưu ý: - Không lấp đầy dầy quá thời gian nẩy mầm kéo dài - Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu - Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống ( khi gieo trộn hạt với đất bột)
  74. 68 3.4. Chăm sóc cây giống a, Tưới nước - Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống - Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm - Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh + Tưới 2 lần/ngày + Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát - Trời rét tùy độ ẩm đất + Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày + Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều b, Làm cỏ - Tiến hành thường xuyên bằng tay, cuốc, dằm - Một số cỏ thường gặp: Cỏ gấu, cỏ mần trầu, - Nhỏ cỏ phải lấp đất bù vào chổ hổng tránh đọng nước c, Bón phân thúc - Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc - Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém: - Sau khi gieo hạt khoảng 10 ngày bón phâm đạm 0,3 kg/100 m2 Lưu ý: - Khi trời nắng quá dùng lưới đen phủ trên mặt luống 3.5. Tiêu chuẩn cây xuất vườn Cây sinh trưởng mạnh, không bị sâu bệnh Cây có từ 3 – 4 lá Hình: 3.8. Cây mồng tơi
  75. 69 4. Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất 4.1. Chuẩn bị đất trồng a, Cày đất - Dùng các dụng cụ làm đất để tách đất, lật đất thành tảng, cục đất to b, Làm đất nhỏ - Đất nhỏ, vụn, tơi xốp, - Đường kính viên đất ở lớp đất mặt thích hợp từ 2 – 3 cm, c, Lên luống - Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 20 cm + Mặt luống: 1- 1,2 cm + Rãnh: 35 – 40 cm - Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 15 cm + Mặt luống: 1 – 1,2 cm + Rãnh: 30 cm Mặt luống 1 – 1,2 m Độ cao 20 cm Rãnh(35 – 40 cm) Hình 3.9: Kích thuốc luống trồng rau mồng tơi vụ mưa b, San phẳng mặt luống - Tạo cho mặt luống được phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa - Tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển tốt c, Cuốc hố bón phân lót - Khoảng cách hố + Hố cách hốc 20 cm x hàng cách hàng 25 cm
  76. 70 Bước 3.10: Cuốc hố bón phân lót - Loại phân được dùng để bón lót Bảng 1.1. Lượng phân bón lót cho cây mồng tơi Lần bón Loại phân Lượng ( kg/1000 m2) Cách bón Bón lót - Phân chuồng ủ 200 – 300 Trộn đều bón ( trước khi - NPK 50 hốc hoặc bón trồng 3 -7 rãnh ngày) Hình 3.11: Bón phân lót Lưu ý: - Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày - Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh
  77. 71 4.2. Mật độ, khoảng cách trồng Khoảng cách cây và hàng: - Cây cách cây 20 cm – Hàng cách hàng 25 cm 4.3. Trồng cây a. Gieo trực tiếp trên luống: Lượng hạt gieo cho 1000 m2 từ 2,5 – 3 kg Gieo hạt theo 2 hình thức - Rạch hàng ( hàng cách hàng 25 cm) - Dùng que nhỏ chọc lỗ để bỏ hạt b, Trồng hạt bằng cây con - Trồng cây con theo khoảng cách cây cách cây 20 cm - Sau khi trồng tưới nước đẫm 4.4. Phân bón: 4.4.1. Các loại phân dùng để bón cho rau mồng tơi - Phân hữu cơ: phân chuồng ( Phân bò, trâu, gà đã được ủ xử lý) - Phân hóa học: + Phân đạm: Thường sử dụng phân đạm Ure có hàm lượng đạm nguyên chất 46 % - Phân hữu cơ vi sinh: BioGro có 2 loại: - BioGro bón qua rễ: + Có khả năng thay thế ít nhất 50% phân đạm và lân hóa học + Làm cây khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh + Làm giảm lượng nitrat (chất gây ung thư) tồn tại trong rau + Cải tạo đất - BioGro bón qua lá: được chiết rút từ sản phẩm do vi sinh vật tạo ra: + Có tác dụng nhanh hơn bón qua rễ ( 5 -7 ngày) + Có khả năng cung cấp vitamin, các chất kích thích sinh trưởng mà rễ không hấp thụ +Không gây độc hại
  78. 72 4.4.2. Lượng phân bón cho cây mồng tơi Bảng 3.2. Lượng phân bón thúc cho cây mồng tơi Lần bón Loại phân Lượng Cách bón ( kg/36 m2) Bón thúc lần 1 Vi sinh qua lá 5 ml pha với Pha phân vi ( Cây có 2 – 3 lá 1,5 lít nước sinh với nước, thật) dùng bình phun đều trên mặt lá Bón thúc lần 2 Phân đạm ure 0,05 kg Hòa với nước ( Nếu cây sinh tưới vào gốc trưởng kém) Lưu ý: - Sau mỗi lần cắt cần bón thêm mỗi miếng khoảng 0,3 kg NPK - Sau khi thu hoạch được 3 lứa thì bón thêm 1 tải tro và 5 kg lân - Chỉ thu hoạch sau khi tưới thúc 10 – 15 ngày 4.6. Quản lý dịch hại 4.6.1. Quản lý cỏ dại a, Các loại cỏ thường gặp ở trên ruộng b, Phương pháp diệt cỏ - Để giảm bớt chi phí cho công làm cỏ sử dụng một số biện pháp sau: + Dùng hóa chất diệt cỏ phun trước khi trồng + Che phủ mặt luống bằng rơm rạ chỉ để hở hốc cho cây phát triển - Làm cỏ: Thường xuyên làm cỏ, xới xáo.
  79. 73 4.6.2. Quản lý bệnh hại Các loại bệnh hại mồng tơi quan trọng hơn sâu hại. Bệnh phổ biến đốm mắt cua ( đốm lá) Triệu chứng - Xuất hiện trên những lá già của mồng tơi. - Ban đầu chỉ là các đốm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng ra thành nhưng đốm tròn đồng tâm lớn hơn màu nâu đen, xung quanh có những vùng màu vàng. Điều kiện phát triển bệnh - Nấm đốm vòng lan truyền thông qua hạt giống cây trồng và tàn dư cây trống. Thậm chí là các lá già khô, chết vẫn có thể chứa các bào tử nấm sống. - Các bào tử bệnh đốm vòng có thể dễ dàng lan truyền nhờ gió, bị bắn đi cùng nước mưa hoặc bám vào các nông cụ, máy móc, người, khi cây ướt. - Mưa và thời tiết ẩm ướt thuận lợi cho bào tử phát triển. Bệnh có thể xuất hiện khi lá cây bị ẩm quá 9 tiếng. Biện pháp phòng trừ - Dùng giống sạch bệnh, hạt giống được phơi sấy ở nhiệt độ 300C trong 24 giờ, xử lý khô bằng hoá chất Granozan, Falizan 4g/kg hạt. - Tồn trữ hạt ở T0 thấp, lạnh và ở nơi khô có H% < 65%. - Xử lý hạt bằng nước nóng trước khi gieo ở T0 = 48 - 50 thời gian 20-25 phút. - Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư, tỉa bỏ lá già. Luân canh với cây lúa nước. - Dùng thuốc hoá học: Dithan, Copperzin, Kasuran. - Xuất hiện trên những lá già của bắp cải. - Ban đầu chỉ là các đốm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng ra thành nhưng đốm tròn đồng tâm lớn hơn màu nâu đen, có đường kính khoảng 1-2cm đôi khi xung quanh có những vùng màu vàng. 4.6.3. Sâu hại Trên cây mồng tơi sâu gây hại ít chủ yếu là ở giai đoạn cây con Một số sâu gây hại: Sâu khoang, một số sâu ăn lá Biện pháp trừ: Khi sâu xuất hiện ít thì bắt bằng tay, chỉ khi nào thật nghiêm trọng mới dùng một số loại thuốc như: Match, Pegasus, Vitarco
  80. 74 5. Thu hoạch mồng tơi 5.1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp - Sau trồng khoảng 1 tháng thì thu hoạch, Hình 3.12: Thời điểm thu hoạch mồng tơi 5.2. Phương pháp thu hoạch - Trang bị đồ bảo hộ lao động, găng tay cao su. - Dùng dao sắc cắt gốc cách mặt đất 5-10cm. Từ đó trở đi khoảng 12-15 ngày lại thu được một lứa. Nên thu vào buổi sáng sớm, thu hoạch khi trời nắng nóng rau dễ bị héo, ôi, kém phẩm chất. 5.3. Tiêu chuẩn chất lượng - Cây, màu trắng nhạt đến đậm, - Không có bệnh, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt trái Hình 3.13. Rau mồng tơi
  81. 75 C. Sản phẩm thực hành của học viên Bài tập 1: Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất tạo cây con 10 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, - Địa điểm: Khu đất tạo cây giống ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Tạo được luống vườn ươm, + Bón phân lót Bài tập 2: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,6 kg hạt giống mồng tơi - Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống mồng tơi, giá,. rơm, cuốc - Địa điểm: Khu nhân giống cây con - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ + Bón phân lót trên luống vườn ươm + Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ Bài tập 3: Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất 30 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, vôi - Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất.
  82. 76 - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Lên luống đúng kích thước + Xử lý đất Bài tập 4: Bón phân hữu cơ - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bón phân hữu cơ 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân chuồng, phân vi sinh, phân lân - Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bón phân hữu cơ. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Các luống trồng rau được bón đầy đủ phân hữu cơ Bài tập 5: Bón phân hóa học - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành bón các loại phân hóa học cho rau 50 m2 ở các thời kỳ cây rau. - Nguồn lực cần thiết: 0,3 kg phân đạm, ô doa, nước tưới - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được tưới phân hóa học - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: phân được tưới đều vào gốc cây rau. Bài tập 6: Làm cỏ - Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 cuốc, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau được làm cỏ - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: + Làm sạch cỏ quanh gốc, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau + Với vườn rau cải vào giai đoạn trải lá bàng tiến hành nhổ bằng tay
  83. 77 Bài tập 7: Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của rau - Công việc của nhóm: mỗi nhóm điều tra sâu, bệnh, thiên địch diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: Vợt, túi nilong, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xác định loại sâu có trên ruộng và đưa ra biện pháp loại trừ + Xác định loại bệnh có ở trên ruộng rau + Xác định loại thiên địch với số lượng nhiều hay ít
  84. 78 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun sản xuất nhóm rau ăn lá là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng rau an toàn; được giảng dạy sau mô đun chuẩn bị điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn và trước mô đun sản xuất nhóm rau ăn quả, Mô đun sản xuất nhóm rau ăn lá cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề trồng rau an toàn, được thực hiện chủ yếu ở ruộng sản xuất rau. II. Mục tiêu: - Biết được các kỹ thuật cơ bản sản xuất nhóm rau ăn lá; - Nhận biết đúng tên các loại sâu, bênh hại trên cây rau nhóm ăn lá và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn; - Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật trong việc trồng và chăm sóc cây cây rau nhóm ăn lá; - Áp dụng được kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất để tăng năng suất, phẩm chất nhóm rau ăn lá; - Rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong việc trồng và chăm sóc cây rau nhóm ăn lá; - Tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình trồng và chăm sóc cây rau nhóm ăn lá; III. Nội dung chính của mô đun: Thời gian Loại Kiể Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực m dạy số thuyết hành tra* MĐ03-1 Sản xuất bắp cải Tích Lớp học + 30 6 23 1 an toàn hợp Vườn rau MĐ03-2 Sản xuất cải xanh, Tích Lớp học + 28 6 21 1 cải chíp hợp Vườn rau MĐ03-3 Sản xuất cây rau Tích Lớp học + 20 4 16 mồng tơi an toàn hợp Vườn rau Kiểm tra hết mô đun 6 6 Cộng 84 16 64 4
  85. 79 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành - Nguồn lực cần thiết: Dụng cụ, nguyên vật liệu trồng rau ăn lá Giấy A4 , bút Bảng mẫu ghi chép - Cách chức tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Cây bắp cải, cải xanh, cải chíp, mồng tơi an toàn V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Sản xuất bắp cải an toàn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây - Quan sát thực hiện của học viên, dựa con theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng - Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và - Quan sát thao tác thực hiện của học tiến hành gieo hạt viên. - Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng - Quan sát thực hiện của học viên, dựa sản xuất theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng - Bón phân hữu cơ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Bón phân hóa học - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở - Theo dõi và quan sát quá trình thực các giai đoạn sinh trưởng của rau hiện của người học 5.2. Bài 2: Sản xuất bắp cải xanh, cải chíp an toàn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây - Quan sát thực hiện của học viên, dựa
  86. 80 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá con theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng - Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và - Quan sát thao tác thực hiện của học tiến hành gieo hạt viên. - Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng - Quan sát thực hiện của học viên, dựa sản xuất theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng - Bón phân hữu cơ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Bón phân hóa học - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở - Theo dõi và quan sát quá trình thực các giai đoạn sinh trưởng của rau hiện của người học 5.3. Bài 3: Sản xuất mồng tơi an toàn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây - Quan sát thực hiện của học viên, dựa con theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng - Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và - Quan sát thao tác thực hiện của học tiến hành gieo hạt viên. - Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng - Quan sát thực hiện của học viên, dựa sản xuất theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng - Bón phân hữu cơ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Bón phân hóa học - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở - Theo dõi và quan sát quá trình thực
  87. 81 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá các giai đoạn sinh trưởng của rau hiện của người học TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trung tâm khuyến nông quốc gia. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. 2010 Nhà Xuất bản Nông nghiệp [2]Trung tâm khuyến nông T.P Hồ Chí Minh Cẩm nang trồng rau ăn lá an toàn. 2009 [3]. PGS.TS. Tạ Thị Thu Cúc. Kỹ thuật trồng rau ăn lá. 2007. Nhà xuất bản Phụ Nữ [4]. Đặc tính và kỹ thuật canh tác mồng tơi. www.chseeds.vn/ky-thuat-canh-ta [5]. Trung tâm khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh Mồng Tơi - Cây Rau, Cây Thuốc.
  88. 82 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Phạm Văn Hiếu - Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Cù Xuân Phương, Trại trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Phùng Trung Hiếu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Phạm Xuân Dung, Phó Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Cộng đồng Hà Nội - Bà Vũ Thị Thủy, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 11. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Phạm Quốc Hoàn - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Hồ Tấn Mỹ - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp Lâm Đồng - Bà Nguyễn Thị Huyền - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.