Giáo trình Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (Phần 1) - Nguyễn Thị Việt Hương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (Phần 1) - Nguyễn Thị Việt Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_van_hoc_dan_gian_cac_dan_toc_thieu_so_viet_nam_ph.pdf
Nội dung text: Giáo trình Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (Phần 1) - Nguyễn Thị Việt Hương
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI TS.NGUYỆN THỊ VIỆT HƯƠNG (Chủ biên), GS.TSKH PHAN ĐĂNG NHẬT PGS.TS. NGUYỄN THỊ HUẾ, TS. PHẠM VIỆT LONG VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM (Giáo trình Đại học) 2
- Lời nói đầu Văn hoá nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận đặc biệt quan trọng cấu thành văn hoá Việt Nam, làm nên bản sắc của văn hoá Việt Nam - đa dạng mà thống nhất. Vì vậy, nghiên cứu văn hoá Việt Nam không thể không nghiên cứu văn hoá nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Trong kho tàng văn hoá nghệ thuật phong phú đó, văn học dân gian có thể được xem là thành tố tiêu biểu nhất chuyển tải cả đời sống vật chất, tinh thần lẫn lịch sử phát triển của các dân tộc. Đối với các dân tộc thiểu số, do đặc thù của điều kiện sinh hoạt, vai trò chuyển tải này càng được thể hiện rõ rệt hơn. Cho tới ngày nay, khi mà văn hoá truyền thống nói chung đang phải chịu nhiều tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, đồng thời văn học cũng đang phải chia sẻ vai trò của mình với những phương tiện thông tin khác, thì văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số vẫn còn được bảo lưu khá nguyên vẹn trong văn học dân gian, nó vẫn là kênh thông tin không chỉ giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ các dân tộc anh em, mà còn là thành tố giới thiệu toàn cảnh cuộc sống đương đại các dân tộc thiểu số Việt Nam. Cũng chính bởi vai trò, giá trị và đặc điểm đó nên nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số sẽ gặp những khó khăn nhất định. Khó nhất vẫn là vấn đề ngôn ngữ. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, do vậy, tìm hiểu văn học dân gian các dân tộc thiểu số thông qua bản dịch sẽ không thể tránh khỏi việc thẩm định chưa hết giá trị nội hàm của thông tin phía sau hàng rào ngôn ngữ. Bên cạnh đó là khó khăn về quan điểm đánh giá. Cho dù tôn trọng nguyên tắc cao nhất trong thẩm định văn học dân gian là phải đặt chúng trong môi trường diễn xướng, thì người nghiên cứu cũng khó có thể có được sự đồng cảm tuyệt đối đối với cơ sở hình thành văn học dân gian của cả 53 dân tộc. Điều này rất có thể sẽ dẫn đến xu hướng chủ quan, thậm chí áp đặt trong đánh giá. Bên cạnh đó, do xuất phát từ chính tính đa dạng của 53 sắc thái văn hoá nên khi nhóm tác giả muốn đưa ra những nhận định mang tính tổng quan và hệ 3
- thống - một yêu cầu cần thiết đối với giáo trình giảng dạy - cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Với những khó khăn như vậy, việc biên soạn giáo trình Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam được thực hiện chủ yếu xuất phát từ yêu cầu thực tế của việc giảng dạy, khó có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khoa học cần phải đạt. Nhóm tác giả thực hiện phần biên soạn của mình dựa trên tài liệu Văn học dân gian các dân tộc thiểu số của Võ Quang Nhơn, có điều chỉnh phù hợp với quan điểm phân loại văn học dân gian đương đại, đồng thời mở rộng phần môi trường diễn xướng để giúp sinh viên ngành Văn hoá Dân tộc thiểu số có thể tiếp cận văn học dân gian một cách gần gũi với chuyên môn hơn. Với mục tiêu nêu trên, giáo trình xác định nhiệm vụ môn học là cung cấp những kiến thức cơ bản về nội dung, nghệ thuật của các thể loại văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam trong quan hệ với cơ sở ra đời của nó. Kết thúc môn học, sinh viên sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về giá trị của văn học dân gian các dân tộc thiểu số trong đời sống xã hội nói chung, trong các hoạt động văn hoá nghệ thuật nói riêng, biết vận dụng những hình thức diễn xướng phù hợp vào việc tổ chức các hoạt động văn hoá ở cơ sở. Các thể loại văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam khá phong phú. Tuy nhiên, trong khuôn khổ giáo trình của ngành Văn hoá dân tộc thiểu số, chúng tôi chỉ tập trung vào một số thể loại tiêu biểu. Kết cấu giáo trình, vì vậy sẽ có những nội dung sau: Chương 1. Khái quát về văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam Chương 2. Thần thoại Chương 3. Truyện cổ tích Chương 4. Sử thi Chương 5. Truyện thơ Chương 6. Dân ca Nhóm tác giả rất mong sẽ nhận được góp ý của các nhà chuyên môn và những người quan tâm để công trình của chúng tôi ngày một hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn. 4
- Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM 1. Định nghĩa Văn học dân gian ra đời sớm nhất trong lịch sử văn học, gắn liền với khái niệm folklore. 1.1. Folklore Thuật ngữ này được nhà nhân chủng học người Anh là Wiliam Thoms (bút danh Mectơn) đưa ra lần đầu tiên trong bài báo Folklore (đăng trên tạp chí Atheneum số 982 ngày 22 tháng 8 năm 1846) dùng để chỉ những di tích của nền văn hoá vật chất và chủ yếu là những di tích văn hoá tinh thần của nhân dân có liên quan với nền văn hoá vật chất như: "phong tục, đạo đức, việc cúng tế, dị đoan, ca dao, cách ngôn của các thời đại trước". Do được ghép bới 2 từ: folk (dân chúng, dân gian) và lore (trí tuệ) nên khi thuật ngữ này lan toả ra khỏi biên giới nước Anh, nó được các nhà khoa học của những ngành tiệm cận như dân tộc học, văn hoá học, văn học dân gian sử dụng và giải thích theo quan điểm riêng của mình. Theo GS. Đinh Gia Khánh, cho tới nay, có 3 khuynh hướng giải thích thuật ngữ này với những nội hàm khác nhau. Thứ nhất: Khuynh hướng nhân loại học Anh- Mỹ Khuynh hướng này hiểu Folklore theo nghĩa rộng và không phân biệt rạch ròi giữa nghiên cứu Folkore với dân tộc học hoặc nhân học. Các đại diện như: Harthland, Lang, Frazer, Botkin đều cho rằng: Folklore là một khoa học về truyền thống nói chung của nhân loại ở khắp nơi trên thế giới. Cách hiểu này cho thấy khái niệm Foklore sẽ bao gồm toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân chúng, tương đương với thuật ngữ Folk - 5
- culture. Thứ hai: Khuynh hướng xã hội học phương Tây (Pháp) Đây cũng là một khuynh hướng hiểu khái niệm Folklore theo nghĩa rộng: là truyền thống của các tầng lớp dân chúng. Tuy nhiên khuynh hướng này đã nhấn mạnh sự khác nhau giữa dân tộc học và Foklore khi khu biệt rằng: trong xã hội có giai cấp, dân tộc học nghiên cứu mọi hiện tượng được lưu truyền qua chữ viết, còn Foklore nghiên cứu mọi hiện tượng văn hoá lưu truyền qua cửa miệng (truyền khẩu) của các giai cấp, các nhóm xã hội khác nhau. Cũng theo xu hướng này, Folklore là sản phẩm của số đông, tức là tầng lớp nhân dân lao động để phân biệt với số ít, là tầng lớp thượng lưu phong kiến. Đại diện tiêu biểu là các học giả: Saintyves, Marinus, Espinoza Nhược điểm của quan niệm rất rộng này là không phân định được ranh giới rõ rệt giữa các ngành khoa học gần gũi nhau. Thứ ba: Khuynh hướng ngữ văn học Nga Khuynh hướng này lại đi theo hướng đối lập với hai khuynh hướng trên khi thu rất hẹp nội hàm khái niệm Folklore, coi Folklore là nghệ thuật ngôn ngữ của dân chúng. Quan điểm này có cơ sở từ thực tế nghiên cứu văn bản những tác phẩm Folklore nổi tiếng của những quốc gia có chữ viết ra đời sớm. Khi được văn bản hoá, những tác phẩm Folklore bị tách khỏi phần diễn xướng của nó để chỉ còn là ngôn ngữ thuần tuý. Tuy nhiên, vào cuối những năm 60, nhiều học giả Liên xô đã vượt lên quan điểm ngữ văn học truyền thống để gắn ngôn ngữ với các thành tố khác trong một chỉnh thể văn hoá dân gian. Cho dù nặng về nghiên cứu ngôn ngữ song rõ ràng khuynh hướng này đã khắc phục được nhược điểm của hai khuynh hướng trên khi khẳng định Folklore là một nghệ thuật. Khẳng định đặc trưng này, Folklore đã không giống với dân tộc học song cũng không thể hoàn toàn giống với nghệ thuật ngữ văn. Sách Bách khoa toàn thư Xô - viết xuất bản năm 1971 nhận định: "Folklore 6
- là sáng tác dân gian, là hoạt động nghệ thuật của nhân dân lao động. Đó là thơ ca, âm nhạc, múa hát, kiến trúc, nghệ thuật trang trí thực hành, hội hoạ, được nhân dân sáng tạo ra và sống trong nhân dân". Quan điểm này thực sự đã khắc phục được sự khu biệt quá hẹp và quá khô cứng của trường phái ngữ văn học, đồng thời phân định đựơc đối tượng độc lập của Folklore qua việc khẳng định tính nghệ thuật như một đặc trưng tiêu biểu1. Như vậy, thuật ngữ Folklore đã từng được dịch sang tiếng Việt là văn học dân gian (mang dấu ấn của trường phái nghiên cứu ngữ văn học Nga), văn nghệ dân gian (mang dấu ấn của trường phái xã hội học Tây Âu), và hiện nay là văn hoá dân gian (theo cách quan niệm của khuynh hướng nhân loại học Anh - Mỹ). Thực tế, khái niệm văn học dân gian có liên hệ mật thiết với thuật ngữ folklore nhưng không phải là đồng nhất. 1.2. Văn học dân gian Đây là thuật ngữ bao gồm hai vế: văn học và dân gian. Văn học chỉ bộ phận sáng tạo nghệ thuật bằng chất liệu ngôn từ. Trên phương diện này, văn học dân gian và văn học thành văn có sự tương đồng. Theo Từ điển tiếng Việt: - Văn học là Nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người (Tr.1079). - Ngôn ngữ là 1. Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau. Ví dụ: Tiếng Nga và tiếng Việt là hai ngôn ngữ rất khác nhau. 2. Hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo. Ví dụ: Ngôn ngữ điện ảnh. Ngôn ngữ hội hoạ. Ngôn ngữ của loài ong. 3. Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính riêng. Ví dụ: Ngôn ngữ Nguyễn Du. Ngôn ngữ trẻ em. Ngôn ngữ báo chí (Tr.683). - Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật 1 Đinh Gia Khánh: Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian. NXB Khoa học xã hội, H 7
- dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính. Ví dụ: Hình tượng nghệ thuật (Tr.443). - Ngôn từ là ngôn ngữ được nói hay viết thành văn (nói khái quát). Ví dụ: Ngôn từ trong sáng, giản dị (Tr.683). Dân gian đóng vai trò như là tính từ chỉ tính chất, đặc trưng loại biệt của loại văn học này. Thuật ngữ văn học dân gian ở Việt Nam mới xuất hiện khoảng những năm thuộc nửa sau thế kỷ XX. Đến nay, nội hàm của thuật ngữ văn học dân gian vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có một thời, dòng văn học này còn được gọi là văn chương bình dân, văn học truyền miệng. Các nhà nghiên cứu (trong đó đa số là các nhà giáo ở các trường trung học) thường bóc tách cái lõi nghệ thuật ngôn từ để làm đối tượng nghiên cứu, phân tích, giảng giải. Sự phân biệt giữa những tác phẩm này với các sáng tác thành văn chỉ là ở chỗ tính khiếm khuyết tên tác giả (khuyết danh). Cách nhận thức này về cơ bản đặt văn học dân gian trong sự chi phối của quỹ đạo văn học thành văn và rõ ràng là xa lạ với bản chất nguyên hợp của văn học dân gian. Từ khi thành lập Hội Văn nghệ dân gian (22/11/1966) và Viện Văn hoá dân gian Việt Nam (9/9/1983), bộ phận ngôn từ đã được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng hoà với các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, vũ đạo, võ đạo, tạo hình và môi trường diễn xướng (lễ hội). Do vậy, có thể hiểu về văn học dân gian như sau: Văn học dân gian là thuật ngữ dùng để chỉ những thể loại sáng tác dân gian trong đó thành phần nghệ thuật ngôn từ (tức thành phần văn học) chiếm vị trí quan trọng, song bao giờ cũng có mối quan hệ hữu cơ với các thành phần nghệ thuật và phi nghệ thuật khác. Tuy vậy, cần chú ý: Tỷ lệ và vai trò của thành phần ngôn từ trong từng thể loại không phải là đồng đều như nhau trong tương quan với các thành phần nghệ thuật và phi nghệ thuật khác. Như diễn xướng trong truyện cổ tích thì thành phần 8
- ngôn từ đóng vai trò chủ yếu, nhưng trong dân ca nghi lễ thì tỷ lệ và vai trò của các loại hình nghệ thuật khác như vũ đạo, âm nhạc, tạo hình và các yếu tố nghi lễ, phong tục, tín ngưỡng tham gia nhiều hơn. Mặt khác, các yếu tố phi ngôn từ và phi nghệ thuật bằng cách này hay cách khác cũng thấm sâu vào cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (ví dụ: cấu trúc đối đáp, lối so sánh ví von, lối gieo vần, ngắt nhịp trong ca dao có thể hình dung được phương thức sinh hoạt và cả môi trường diễn xướng của nó). Khởi thuỷ, văn học dân gian hình thành và tồn tại trong tổng thể văn hoá dân gian. Trong quá trình phát triển, bộ phận nghệ thuật ngôn từ đóng vai trò quan trọng với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực đời sống thông qua sự hư cấu nghệ thuật. Ở bất kỳ một dân tộc, một quốc gia nào, khi chưa có văn học viết thì văn học dân gian là bộ phận chính của nền văn học và văn hoá của mỗi dân tộc. Khi văn học viết xuất hiện thì văn học dân gian không phải vì thế mà bị triệt tiêu. Hai dòng văn học này vẫn tồn tại và phát triển song hành, có sự tác động tương hỗ. Trong xã hội hiện đại, văn học dân gian vẫn giữ nguyên sức sống. Với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, văn học dân gian hầu như là toàn bộ phần chủ yếu trong toàn bộ giá trị sáng tạo văn học của họ. Với bất kì một nền văn học nào, một quốc gia, một dân tộc nào, văn học dân gian cũng là một công trình sáng tạo để đời. Văn học dân gian là một thành tố quan trọng cấu tạo văn hoá, là một phức hợp giá trị văn hoá văn học - lịch sử - triết học ngôn ngữ - tôn giáo - đạo đức của mối dân tộc. Văn học dân gian được sáng tạo ra theo quy trình sáng tạo văn hoá và lại là cơ sở chuyển tải các giá trị văn hoá, là phương tiện lưu giữ các giá trị văn hoá. Với mỗi dân tộc, văn học dân gian là tấm gương soi hình bóng của dân tộc mình. Từ đây có thể khám phá ra tính cách dân tộc, những đặc điểm về tâm lý, tình cảm, tâm thức dân tộc. 2. Những đặc trưng cơ bản Là một thành tố cơ bản của văn hoá dân gian nên ngoài những đặc điểm 9
- riêng mang tính phân biệt với các thành tố khác, văn học dân gian thể hiện rất rõ những đặc trưng cơ bản của văn hoá dân gian. Những đặc trưng chung đó là: tính nguyên hợp, tính diễn xướng và tính tập thể. Tính nguyên hợp: Thuật ngữ nguyên hợp tương đương với thuật ngữ quốc tế Syncretisme. Trước đây người ta thường dịch thuật ngữ này với nghĩa là tính hỗn hợp. Hỗn hợp cũng phản ánh sự bao hàm nhiều thành tố trong một chỉnh thể nhưng những thành tố đó không nhất thiết phải có mối quan hệ với nhau, thậm chí, các thành tố hoàn toàn xa lạ với nhau. Trong khi đó thì thuật ngữ Syncretisme bao hàm nhận thức có tính chất tổng thể về hiện thực, nhận thức ban đầu, nhận thức sơ khai. Trong nhận thức ban đầu này, người ta chưa phân tích tổng thể hiện thực ra từng thành tố khác nhau. Về mặt bản chất, nó giống như khái niệm Syncretisme trong tâm lý học, khi nói về nhận thức của trẻ thơ đối với thế giới, ở đó chưa có sự can thiệp của một quá trình nhận thức lý tính cao. Quá trình nhận thức sẽ ngày một được hoàn thiện hơn theo hướng đi sâu phân tích bản chất các thành tố cấu thành. Sự phân tích lý tính càng sâu sắc, hiện thực được nhận diện càng đầy đủ và rõ rệt hơn. Đến một giai đoạn phát triển cao hơn của tư duy, lý tính sẽ lại giúp con người đặt những thành tố đã được khám phá, phân tích đó trong mối tương quan tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Hiện thực lại được nhận thức dưới dạng kết hợp tổng thể các yếu tố nhưng không phải dạng kết hợp tự nhiên nguyên sơ ban đầu mà là sự kết hợp một cách có chủ đích. Sự kết hợp đó là sản phẩm của lối tư duy tổng hợp. Do vậy, theo giáo sư Đinh Gia Khánh, khi khẳng định Folklore có tính nguyên hợp, chúng ta hiểu rằng Folklore khi phản ánh thế giới luôn luôn là một nhận thức nguyên hợp về tổng thể vốn có của thế giới. Tuy nhiên trong quá trình sáng tạo Folklore không chỉ dừng lại ở tính chất nguyên hợp mà cũng trải qua những bước phân tích và tổng hợp, tính nguyên hợp chỉ là tính chất cơ bản của Folklore chứ không phải là duy nhất. 10
- Tính nguyên hợp của văn hoá dân gian được thể hiện trên ba phương diện Mối quan hệ chặt chẽ giữa tính nghệ thuật và thực tiễn Trong đại đa số các hiện tượng văn hoá dân gian, chúng ta đều nhìn thấy mối quan hệ này. Nếu tách khỏi cơ sở xuất phát là tính thực tiễn, nhiều hiện tượng văn hoá dân gian sẽ mất đi giá trị đích thực của nó, bởi lẽ, nếu chỉ thuần tuý xét trên góc độ nghệ thuật, chúng ta khó có thể đánh giá công bằng giá trị của hiện tượng văn hoá dân gian trong tương quan với một loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp khác. Hoạt động thực tiễn luôn bao hàm một sự vươn lên phía trước để ngày một hoàn thiện, cho nên nó luôn là hoạt động sáng tạo. Sự sáng tạo nhằm hướng tới mục đích là tìm thấy sự hài hoà tuyệt đối giữa con người và môi trường, một sự hài hoà lý tưởng, nên hoạt động thực tiễn lúc đầu vốn chỉ nhằm mục đích ích dụng thì về sau tất yếu đưa tới yêu cầu thẩm mỹ. Như vậy thì xu thế vươn lên cái đẹp rõ ràng là có tính tất yếu trong hoạt động thực tiễn của con người. Hình thành trong hoạt động thực tiễn, xu thế vươn lên ấy gắn với mục đích ích dụng của hoạt động thực tiễn. Văn hoá dân gian, với tính chất là một nghệ thuật nguyên hợp, bao gồm những sáng tạo nảy sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn của đông đảo những người lao động. Ở trong những sáng tạo ấy, giá trị thẩm mỹ đã được hình thành một cách tự nhiên, nó kết hợp một cách nguyên hợp với giá trị ích dụng ngay trong một hiện tượng văn hoá dân gian. Ví dụ: a. Sự phát triển của nhạc cụ gõ cho dù có thể và thực tế là đã trở thành một loại hình nghệ thuật với tính thẫm mỹ cao thì trước tiên nó đã đáp ứng được những nhiệm vụ cụ thể của đời sống xã hội như: - Nhạc cụ gõ đã gắn với phương thức sản xuất và sinh hoạt xã hội xa xưa nhất như: hiệu lệnh của tập hợp cộng đồng, hiệu lệnh báo động nguy hiểm, hiệu lệnh mở đầu hay reo mừng thành quả của cuộc săn 11
- - Nhạc cụ gõ đã gắn với những sinh hoạt nghi lễ sớm nhất để thoả mãn nhu cầu tâm linh của con người như: cầu phồn thực (cầu mưa thuận gió hoà, cầu sinh sôi nảy nở, cầu an dân thịnh vật ), cầu siêu thoát (tiếng trống trong nghi lễ đưa linh) Trong quá trình thực hiện chức năng ích dụng ấy, quy luật về sự biến đổi âm thanh được nhận thức ngày một rõ rệt hơn, nó là cơ sở để hình thành nghệ thuật âm nhạc mang tính thẩm mỹ cao. b. Những điệu hò chèo thuyền, kéo gỗ có thể vươn tới trình độ thẩm mỹ cao nhưng bao giờ (và trước hết là) cũng gắn với mục đích làm giảm nhẹ sự vất vả và nâng cao hiệu quả bằng việc điều tiết nhịp điệu lao động tập thể. c. Các câu chuyện thần thoại, truyền thuyết có vẻ như xa lạ với tính ích dụng hơn khi nó hoàn toàn mang dáng dấp của những tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học thì yêu cầu thẩm mỹ nghệ thuật thường được nhìn nhận và đánh giá cao hơn những yêu cầu khác, song thần thoại, truyền thuyết dân gian lại không xuất phát từ thông lệ chung này. Đó trước hết không phải là sáng tạo nghệ thuật của dân gian mà là nơi bộc lộ những khám phá của người xưa về thế giới. Trong quá trình tác động vào thực tiễn, người xưa đã giải thích các hiện tượng tự nhiên xung quanh bằng tư duy cảm tính của mình. Giải thích bằng cách đó tuy không tìm ra bản chất các hiện tượng một cách khoa học nhưng lại tạo ra sự huyền ảo lung linh kỳ diệu. Đó là giá trị nghệ thuật vốn cũng không phải là mục đích đầu tiên phải thực hiện của người xưa. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nhiều hiện tượng văn hoá dân gian đã ngày một có xu hướng xa dần giá trị ích dụng ban đầu để vươn tới giá trị thẩm mỹ cao hơn. Quy luật tất yếu này không làm mất đi bản chất của văn hoá dân gian bởi, cho dù những hiện tượng đó ngày một thiên về xu hướng đề cao giá trị thẩm mỹ thì người ta vẫn nhìn thấy mối tương liên của nó với cơ sở ích dụng ban đầu. Sự khác biệt của văn hoá dân gian và bác học không phải ở chỗ có hay không có tính ích dụng và tính thẩm mỹ mà chính là ở sự kết hợp mang tính nguyên hợp và trực tiếp hai yếu tố này trong văn hoá dân gian. 12
- Mối quan hệ giữa các thời đại khác nhau và các địa phương khác nhau trong sáng tạo văn hoá dân gian Do đặc thù của quy trình sáng tạo và tiếp nhận văn hoá dân gian là mang tính tập thể nên các hiện tượng văn hoá dân gian không thể bất biến. Hiện tượng văn hoá dân gian có thể được tập thể này chấp nhận nhưng chưa chắc đã phù hợp với quan điểm sáng tạo và tiếp nhận của nhóm người khác, trong những môi trường không gian và thời gian khác nhau. Mỗi thời đại có những vấn đề nổi bật, đó chính là trung tâm chú ý và chi phối sáng tạo tập thể. Tương tự, mỗi vùng không gian, do đặc điểm địa văn hoá khác nhau cũng góp phần làm nên những yêu cầu khác nhau trong sáng tạo và hưởng thụ văn hoá. Đây là nguyên nhân căn bản khiến cho sự tái tạo không ngừng diễn ra, qua mỗi thời đại, mỗi vùng địa văn hoá, sự tái tạo lại được hình dung giống như quá trình bồi tụ của các lớp phù sa lên bề mặt cơ tầng văn hoá cốt lõi. Sự bồi tụ này diễn ra một cách tự nhiên, không nhằm phủ định người trước mà chỉ thuần tuý là thoả mãn những quan điểm của tập thể về hiện tượng văn hoá mà họ quan tâm. Sự bồi tụ này phải được gọi là sự kết hợp mang tính nguyên hợp, tức là sự kết hợp một cách nguyên sơ, không chủ định giữa dấu ấn không gian và thời gian lên một hiện tượng văn hoá dân gian. Ví dụ: Tìm hiểu tục thờ Bà Chúa kho trong thế giới hiện tại sẽ thấy rất rõ dấu ấn của từng chặng thời gian lên hiện tượng văn hoá dân gian rất phổ biến hiện nay này. Tục thờ Bà Chúa kho hiện nay được hiểu là thờ bà chúa kho tiền khi người ta tìm đến nơi đây để vay xin hoặc trả nợ. Đây là vấn đề được quan tâm đặc biệt trong thời đại của kinh tế thị trường. Ở thời đại này, do vòng quay khắc nghiệt của cơ chế kinh tế mới, đồng tiền ngày càng chi phối nhiều mặt xã hội. Đồng tiền trong thời kỳ kinh tế thị trường lại có những biến đổi mạnh mẽ đến mức người ta tin rằng có một lực lượng siêu phàm đã đứng sau để điều tiết sự ảnh hưởng của nó. Những biến đổi đột ngột về kinh tế theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực được một số người giải thích bằng thái độ thưởng công hay trách tội của bà chúa cai quản 13
- kho tiền. Lực lượng siêu nhiên này đã được tìm thấy trong một biểu tượng của quá khứ: bà Chúa kho lương thực. Đây là nhân vật nữ nổi tiếng của thời kỳ phong kiến gắn với nhiệm vụ nặng nề và vinh quang là coi sóc phần quan trọng nhất của cuộc sống con người thời đó. Trong bối cảnh mà người ta luôn phải đối diện với cái đói thì vấn đề lương thực lại nổi lên hàng đầu, đặc biệt là trong điều kiện chiến tranh. Bóc tiếp lớp văn hoá sớm hơn, người ta tìm thấy tục thờ này có cơ sở từ tục thờ Mẫu vốn rất phổ biến trong tâm thức người Việt. Xa hơn, tục thờ Bà Chúa kho lương đã có thể có chung gốc từ tục thờ Mẹ Lúa vốn không phải chỉ là sinh hoạt tín ngưỡng của riêng người Việt mà còn là của chung cư dân gốc Indonêsia bản địa. Điều này cho thấy, mỗi hiện tượng văn hoá dân gian còn lưu truyền tới đời sau đều đã trải qua một số phận lịch sử riêng để in dấu ấn thời gian rõ nét. Giải mã các hiện tượng văn hoá dân gian là bóc tách cho được những lớp văn hoá đã trùm lên cái lõi truyền thống ấy. Những giá trị thẩm mỹ của văn hoá dân gian còn được lưu truyền từ địa phương này sang địa phương khác. Tác phẩm văn hoá dân gian có thể và cần thay đổi để thích ứng được với môi trường xã hội, một môi trường luôn biến đổi và hướng lên phía trước. Quá trình chọn lựa, mài giũa tác phẩm dân gian khi nó lưu hành trong không gian cũng tương tự như quá trình diễn ra trong thời gian. Nếu như tác phẩm dân gian được tái tạo để thích nghi với từng thời đại thì nó cũng được tái tạo để thích nghi với từng địa phương. Cũng với tục thờ Bà Chúa Kho như đã nói ở trên. Tục thờ Bà Chúa Kho hiện vẫn còn phổ biến ở cả Bắc Ninh và Hà Nội. Điều thú vị chính là ở chỗ nếu đền thờ ở Bắc Ninh mang ý nghĩa như thờ một Bà Chúa kho tiền như đã phân tích thì ở làng Giảng Võ (Hà Nội ) người ta vẫn thờ bà nguyên nghĩa là một vị Thành hoàng với nhiệm vụ thiêng liêng là che chở và định đoạt phúc hoạ cho cả làng. Tính chất nguyên hợp của tác phẩm dân gian thể hiện ở chỗ trong tác phẩm dân gian, những sáng tạo của nhiều người thậm chí của nhiều thời đại, của nhiều địa phương đã kết hợp với nhau một cách tự nhiên theo những quy luật của sự tiếp biến văn hoá (acculturation). Và như vậy, phân tích sâu sắc tác phẩm thì có thể 14
- tách bóc nhiều tầng lớp văn hoá chồng chất lên nhau hoặc kết dính với nhau, ở đó có cả dấu ấn của thời gian, cả không gian và thường là sự kết hợp của cả hai yếu tố này. Sự gắn bó hữu cơ giữa các thành tố tạo nên một hiện tượng văn hoá dân gian Sân khấu chèo là một ví dụ rõ rệt về mối quan hệ nguyên hợp này. Sân khấu chèo phải đi từ đơn vị cơ bản đầu tiên là tích truyện (ngữ văn). Cốt truyện này được các diễn viên trình diễn theo những quy cách nhất định (diễn xướng) với sự trợ giúp của giai điệu và nhạc cụ (âm nhạc), trang phục và đạo cụ phù hợp (nghệ thuật tạo hình). Những yếu tố ấy được hình thành và chỉnh lý có phần ngẫu hứng qua môi trường diễn xướng mang đậm tính giao lưu giữa người diễn và người xem nên hiệu quả tác động là rất lớn, người xem luôn có cảm giác gần gũi với những gì đang diễn ra. Sân khấu chèo hiện đại cũng có sự góp mặt của nhiều thành tố nhưng sự độc lập tương đối của các thành tố tham gia đã tạo cho các thành tố của sân khấu chèo hiện đại một kiểu kết hợp không giống sân khấu chèo truyền thống. Nếu như sự kết hợp các thành tố trong chèo truyền thống là rất chặt chẽ và mang tính chất quy định nhau thì điều này trong sân khấu chèo hiện đại là không cần thiết. Một số khâu của sân khấu chèo truyền thống đã được lược bỏ như trong tích trò Quan Âm Thị Kính là Thiện Sĩ đã đến nhà Mãng Ông, người diễn tuy cùng đứng trong chiếu chèo nhưng phải làm động tác mở cổng mới được xem như là đã nhìn thấy nhau thì với sự trợ giúp của đạo cụ, sân khâu chèo hiện đại đã không cần thao tác này. Do vậy có thể thấy sự gắn bó giữa các thành tố trong văn hoá dân gian mang tính quy định và chi phối nhau trong một tổng thể chung là làm nổi bật giá trị tác phẩm. Sự quy định lẫn nhau này cũng có thể tìm thấy rất rõ trong lễ hội truyền thống khi yếu tố truyền thuyết sẽ đóng vai trò chi phối hành vi nghi lễ, lễ vật và tiến trình tổ chức lễ hội. Hiện tượng kết hợp mang tính nguyên hợp các thành tố trong một hiện tượng văn hoá dân gian nói trên cũng xuất phát từ chính sự nhận thức mang tính chỉnh thể về hiện thực. Hiện thực được cảm nhận bằng mọi giác quan trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng trực tiếp tới việc tái hiện thế giới qua sáng tạo 15
- nghệ thuật. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các thành tố sẽ dần dần được chú ý ở những mức độ khác nhau để mang những vai trò khác nhau, đến mức, một số thành tố sẽ mang vai trò chủ đạo và hoàn toàn có thể tách khỏi chỉnh thể như một loại hình nghệ thuật riêng. Quá trình đó đã đưa bản chất nguyên hợp trong sự kết hợp nhiều thành tố của một hiện tượng văn hoá dân gian sang quá trình phân tích, tạo điều kiện cho sự phản ánh thế giới một cách tổng hợp với sự can thiệp của tư duy lý tính cao hơn. Như vậy, khẳng định nguyên hợp là đặc trưng cơ bản của văn hoá dân gian sẽ luôn phải bao hàm nhận thức mở về khái niệm này, theo đó, bản chất nguyên hợp tất yếu sẽ đi theo quy trình phát triển của mình để mang dấu ấn lý tính cao hơn. Tuy nhiên, đối với sáng tạo văn hoá dân gian, dấu ấn lý tính cao đó không phá vỡ và không làm mất đi xu hướng chủ đạo là tính nguyên hợp điển hình trong văn hoá dân gian. Tính tập thể và diễn xướng Nảy sinh trong quá trình khám phá và cải tạo thế giới, văn hoá dân gian là kết quả của sự sáng tạo và tái tạo không ngừng. Quá trình đó lại xảy ra trong bối cảnh chữ viết chưa có hoặc chưa được phổ biến đến đại bộ phận nhân dân lao động nên chỉ có thể tồn tại và lưu truyền nếu hiện tượng văn hoá dân gian đó phù hợp với quan điểm chung của toàn thể cộng đồng. Tiêu chí này trở thành yếu tố điều chỉnh lực lượng sáng tác. Khi lực lượng sáng tác là tập thể, là số đông, khả năng được chấp nhận là cao hơn bởi hiện tượng văn hoá dân gian ấy được xem như đã thông qua một lần chọn lọc . Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý tiếp nhận các hiện tượng văn hoá dân gian nên những sáng tạo văn hoá dân gian thường theo hướng “tập thể hoá” những ý tưởng cá nhân. Truyền thuyết về các nhân vật được phụng thờ trong lễ hội luôn được bồi phủ bởi những hình thức phổ biến như “nghe các cụ xưa truyền lại rằng , mọi người kể là ”. Điều đó tiếp tục được áp dụng với quy trình tổ chức lễ hội. Một ý tưởng cá nhân dễ được chấp nhận hơn nếu như nó được đưa ra bằng 16
- hình thức: “mọi nguời nói là ngày xưa thường làm thế này .”. Như vậy, cả trong sáng tạo lẫn trong tiếp nhận, yếu tố tập thể luôn đóng vai trò quan trọng chi phối một hiện tượng văn hoá dân gian, nó là nguyên nhân khiến mỗi hiện tượng văn hoá dân gian lại có một đời sống riêng rất phong phú. Tính tập thể trong sáng tạo có thể gặp trong văn hoá hiện đại, văn hoá bác học nhưng rõ ràng là mang màu sắc khác. Tập thể sáng tạo trong văn hoá hiện đại luôn có nhu cầu khẳng định phong cách riêng biệt, độc đáo của nhóm, thậm chí khẳng định rõ tên tuổi của nhóm như: Ngô gia văn phái (viết Hoàng Lê nhất thống chí), Đoàn ca nhạc Việt Bắc, Đoàn nghệ thuật Tây nguyên nhưng tập thể sáng tạo trong văn hoá dân gian có vẻ như không thiên về nhu cầu này. Trong mỗi hiện tượng văn hoá dân gian có in dấu rất rõ tính địa phương, môi trường làm việc nhưng không với mục đích nhấn mạnh sự độc đáo, nét khác biệt. Môi trường như là một sự thể hiện tất yếu trong một chỉnh thể nguyên hợp của văn hoá dân gian, người nghệ sĩ dân gian đã đặt cái tôi cá nhân dưói những vấn đề chung của tập thể, thoả mãn quan điểm của tập thể và được chính tập thể ấy chỉnh lý trong quá trình tồn tại. Tính vô danh về phương diện tác giả của văn hoá dân gian không bao giờ đồng nghĩa với việc vô tác giả, thậm chí dù vô danh, người ta vẫn nhận thấy vai trò rất quan trọng của cá nhân trong việc sáng tạo, hiệu đính hay chỉnh lý văn hoá dân gian. Các cá nhân hay tập thể sáng tạo ấy khi sáng tạo ra tác phẩm văn hoá dân gian đã chịu ảnh hưởng của quan điểm tập thể và trong quá trình lưu truyền lại được thời đại hay chính là tập thể thẩm định, màng lọc này sẽ loại bỏ những tác phẩm không phù hợp với quan điểm chung của cộng đồng. Đến lượt mình, tính vô danh trong tác phẩm văn hoá dân gian lại tạo ra một hiện tượng rất thú vị, đó là tính dị bản. Dị bản tưởng như là hiện tượng chỉ gặp trong văn học nhưng thực chất nó là hiện tượng dễ gặp trong hầu hết các hiện tượng văn hoá dân gian. Một diễn xướng lễ hội cùng thờ một nhân vật nhưng tại mỗi vùng, nó lại được tập thể của nơi đó thay đổi cho phù hợp với những vấn đề của địa phương. Tập thể trong văn hoá dân gian được cụ thể thành những cộng đồng sáng tạo 17
- và cảm thụ. Khái niệm Cộng xuất hiện khá phổ biến trong nghiên cứu văn hoá dân gian. Cộng cư là khái niệm chỉ những người cùng sống trên một địa bàn. Tương tự, cộng mệnh, cộng cảm, cộng lợi là khái niệm để chỉ nhũng nhóm người có cùng chung nhau những ràng buộc khác về quyền lợi, số phận, sở thích Như vậy, tính tập thể có thể được xem là một đặc trưng quan trọng của văn hoá dân gian khi nó lý giải những hiện tượng mà văn hoá bác học không có. Đặc trưng này vừa được coi là nguyên nhân vừa có thể xem là hệ qủa của tính nguyên hợp khi chúng gắn bó rất chặt chẽ với nhau. Là hệ quả của tính tập thể, nói tới diễn xướng là nói tới môi trường tạo dựng và tồn tại của văn hoá dân gian. Như đã phân tích trong tính nguyên hợp, không thể có hiện tượng văn hoá dân gian nào được coi là đầy đủ ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ khi bị tách khỏi môi trường diễn xướng của nó. Những năm gần đây, thuật ngữ diễn xướng (performance) được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học xã hội bởi tính phổ biến và cách tiếp cận khoa học của thuật ngữ này được mở rộng hơn trước. Thuật ngữ performance không chỉ còn là những hình thức nghiên cứu sân khấu, nhảy múa âm nhạc đơn thuần với những yêu cầu đòi hỏi của sự trình diễn các kỹ năng hay biểu diễn những động tác qua sự tập luyện thể chất của con người như khái niệm performing art mà nó mang ý tưởng bao trùm, được tiếp cận trên một phạm vi rộng trong các lĩnh vực xã hội bao gồm các hành động ứng xử như nghi lễ, nghi thức xã hội, lời hay ý đẹp các hoạt động trình diễn: trình bày, diễu hành, sân khấu Nói cách khác, chúng ta có thể nghiên cứu tất cả các hoạt động xã hội như là một hình thức diễn xướng. Khái niệm diễn xướng như vậy là rất rộng và nó trở thành môi trường tồn tại của các hiện tượng xã hội nói chung chứ không phải chỉ riêng văn hoá hoặc văn hoá dân gian. Vấn đề là ở chỗ các hiện tượng văn hoá nói chung có thể đã đạt tới mức độ độc lập tương đối để tồn tại trong dạng tách biệt cũng không ảnh hưởng nhiều tới giá trị thẩm mỹ. Hơn nữa, bản thân môi trường diễn xướng không phải là nhân tố quan trọng tạo ra hiện tượng văn hoá hiện đại. Một bài hát hiện đại không 18
- nhất thiết phải ra đời trong môi trường là một sinh hoạt cụ thể như dân ca. Ca khúc hiện đại hoàn toàn có thể chỉ dựa trên ý tưởng chủ quan của chủ thể sáng tác. Mặt khác, khi ra đời, ca khúc hiện đại có thể xuất hiện trong những sinh hoạt diễn xướng nhưng thuộc tính này là không bắt buộc. Tính diễn xướng như một đặc trưng của văn hoá dân gian là khái niệm được hiểu theo nghĩa hẹp hơn khi diễn xướng là "có diễn (có hành động, có sự việc) và có xướng (nói năng ca hát) nhưng thông thường người ta vẫn hiểu hai yếu tố đó gắn bó với nhau. Diễn tuy không có lời nhưng lời câu vẫn là một cách thông báo. Xướng tuy không có hành động nhưng vẫn gây cảm giác về một hành động"1. Hiểu theo nghĩa hẹp như vậy, diễn xướng như một đặc trưng của văn hoá dân gian khi nhấn mạnh tính chỉnh thể của văn hoá dân gian trong tương quan với các thành tố khác. Trong tổng thể này, văn hoá dân gian ra đời và cũng chính trong tổng thể này văn hoá dân gian thực sự mang đầy đủ giá trị và ý nghĩa thẩm mỹ. Bên cạnh những đặc trưng chung như các thành tố văn hoá dân gian khác, văn học dân gian còn mang những nét khác biệt so với nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian đó là: Văn học dân gian, nghệ thuật ngôn từ Nghệ thuật ngôn từ là đặc trưng chung của văn học, không phải riêng có của văn học dân gian. Tuy nhiên, nghệ thuật ngôn từ của văn học dân gian mang nét khác biệt so với nghệ thuật ngôn từ của văn học viết, ở đó, ngôn từ không cần bắt buộc đặt trong tương quan với những yếu tố khác. Nói cách khác, những đặc trưng của văn hoá dân gian đã chi phối vai trò ngôn từ trong tác phẩm văn học dân gian. Trước hết, tính nguyên hợp đã khiến cho văn học dân gian luôn bao hàm nhiều yếu tố. Điều này được nhận thấy rõ rệt trên hai phương diện: vai trò của văn học dân gian cũng như sự hình thành của các thể loại. Về phương diện vai trò: Theo quan điểm của nhân dân, văn học dân gian 1 Vũ Ngọc Khánh: Kho tàng diễn xướng dân gian Việt nam. NXB Văn hóa thông tin, H 1997, tr13. 19
- luôn giữ vai trò rộng hơn nghệ thuật, nó là cả khoa học, triết học, mỹ học, đạo đức học Trong giai đoạn mà xã hội chưa có sự chuyên môn hoá trong lao động, điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi lẽ khi đó ngôn từ là công cụ quan trọng để con người thể hiện suy nghĩ, nhận thức của mình về thế giới. Thế giới trong sự nhận thức đó còn ở dạng nguyên khối, chưa có sự chia tách thành nhiều lĩnh vực chuyên biệt, văn học dân gian vì thế trở thành thông điệp chuyển tải những vấn đề về bản thể luận – nguồn gốc trái đất, vấn đề cơ bản của khoa học triết học sau này; chuyển tải những vấn đề trong quy luật tình cảm của con người mà tâm lý học sẽ đi sâu giải quyết Chúng ta có thể tìm thấy trong văn học dân gian đối tượng nghiên cứu của các các khoa học chuyên biệt. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ: liệu khi xã hội đã có sự chuyên môn hoá trong lao động, kiến trúc thượng tầng đươc phân tích sâu hơn, mang tính tách bạch hơn thì văn học dân gian còn mang vai trò rộng hơn nghệ thuật đó không? Câu trả lời là có. Bởi lẽ, tham gia vào quá trình chuyên môn hoá trong lao động phải là những người được đào tạo, họ sẽ là lực lượng chịu ảnh hưởng quan điểm của giai cấp thống trị. Trong khi đó, đại đa số dân chúng bị loại khỏi quy trình này, họ vẫn có nhu cầu khám phá thế giới và bộc lộ những suy nghĩ của họ về mọi lĩnh vực của cuộc sống, họ gửi những tâm tư đó vào thế giới ngôn từ trong quá trình giao tiếp của họ, nó chảy song song với các lĩnh vực được nghiên cứu chuyên sâu. Văn học dân gian tách biệt và khác các lĩnh vực được nghiên cứu chuyên sâu căn bản ở chỗ, nó chuyển tải quan điểm của các tầng lớp dân chúng. Những quan điểm này cũng có thể bị ảnh hưởng quan điểm của giai cấp thống trị nhưng nhiều khi là sự phản kháng, cố tình đối lập lại với quan điểm chính thống. Sự đối lập quan điểm này trước hết là một sự phản ứng, phản ứng với những điều bất hợp lý do chế độ phong kiến đưa ra để duy trì trật tự xã hội. Trong trường hợp đó, dưới danh nghĩa tập thể, yếu tố dân gian trở thành chiếc van an toàn cho người dân thể hiện sự đối kháng với giai cấp thống trị. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cũng có thể thấy, sự khác bịêt này chỉ để thoả mãn tâm lý cào bằng của người nông dân, theo đó, phủ định giai cấp thống trị là để người nông dân có thể có được vị trí ngang bằng trong chốc lát. Đây không phải là mục 20
- tiêu nhưng rõ ràng là không thể phủ nhận hoàn toàn trong tâm lý sáng tạo văn học dân gian của người dân. Thực hiện vai trò rộng hơn nghệ thuật đó, văn học dân gian thể hiện sự cảm nhận thế giới của người dân dưới mọi giác quan, ở dạng nguyên hợp như vốn khi nó tồn tại trong hiện thực. Văn học dân gian vì thế trở thành một loại hình nghệ thuật đặc biệt, nó “huy động” cùng một lúc nhiều thành tố tham gia biểu đạt như ngôn từ, vũ đạo, nhịp điệu Trong tổng thể này, văn học dân gian mới thể hiện đầy đủ nhất ý nghĩa của nó. Các thành tố thể hiện luôn được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau. Tuy nhiên, khi tư duy lý tính can thiệp sâu hơn vào quá trình hình thành văn hoá dân gian, các thành tố văn hoá dân gian có nhiều khả năng phát triển độc lập hơn thì văn học dân gian được nhận diện rõ rệt nhất qua tiêu chí ngôn từ. Nó là yếu tố cốt lõi, tiêu biểu để nhận diện, phân biệt văn học dân gian với các thành tố văn hoá dân gian khác. Vai trò tiêu biểu, cốt lõi chứ không phải là duy nhất của ngôn từ trong văn học dân gian đã làm nên nét khác biệt so với nghệ thuật ngôn từ của văn học viết. Văn học dân gian, nghệ thuật truyền miệng gắn liền với sinh hoạt thực tiễn của nhân dân Cũng giống như đặc trưng nghệ thuật ngôn từ, văn học viết và văn học dân gian đều gắn liền với sinh hoạt thực tiễn trong vai trò điều chỉnh hành vi của con người. Tuy nhiên, nếu như văn học viết tác động đến hành vi của con người phải thông qua sự nhận thức của người đọc, tức là khả năng tác động gián tiếp, thì văn học dân gian không cần phải thông qua quá trình này. Nảy sinh từ nhu cầu của thực tiễn lao động và sinh hoạt, văn học dân gian khi được hình thành lại trực tiếp tham gia trở lại các hoạt động thực tiễn như một phần của hoạt động thực tiễn đó, góp phần làm cho hoạt động đó trở nên hiệu quả hơn. Một bài ca dao ru con ra đời trước hết xuất phát từ nhu cầu ru đứa trẻ vào giấc ngủ. Yêu cầu này của thực tiễn đã điều tiết ngôn từ và giai điệu của ca dao ru con, khiến cho ca dao ru con luôn dùng thể lục bát quen thuộc, nhẹ nhàng, mượt mà, phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng. Ngược lại, khi ca dao ru con ra đời, nó trực tiếp tham gia vào quá 21
- trình ru trẻ ngủ, như là một phần của cuộc sống sinh hoạt. Tương tự như vậy với các bài hò lao động, sử thi, truyền thuyết Là nghệ thuật ngôn từ được hình thành trực tiếp trong sinh hoạt thực tiễn của nhân dân lao động, văn học dân gian được nhân rộng thông qua truyền khẩu. Quá trình này thường được thể hiện dưới hình thức: truyền thống và ứng tác. Truyền thống là cách mà người lưu truyền sử dụng những bài, những câu có sẵn để kể hoặc hát lại. Tuy nhiên quá trình này thường khó đảm bảo tính tuyệt đối chính xác do việc người kể kết hợp với sự ứng tác của cá nhân.Việc ứng tác phụ thuộc vào hoàn cảnh, mục đích, từ đó người kể sẽ tạo nên những tác phẩm hoặc một phần tác phẩm mới. Quá trình trình diễn cũng là quá trình sáng tác tại chỗ, người sáng tác và người biểu diễn là một. Chính đặc điểm này khiến cho văn học dân gian là loại hình văn hoá dân gian có nhiều dị bản hơn cả. II. NHỮNG TIỀN ĐỀ VĂN HOÁ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM Văn học dân gian các dân tộc thiểu số là sản phẩm tinh thần của các dân tộc, có quan hệ mật thiết với vấn đề dân tộc và văn hoá dân gian, cho nên đó sẽ là những tiền đề quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam Theo tài liệu của Tổng cục Thống kê, đại gia đình các dân tộc Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số và một dân tộc đa số (dân tộc Kinh hoặc Việt). Xét ở góc độ dân số tộc người, chúng ta thấy có mấy đặc điểm sau đây: - Thứ nhất: Nước ta là một quốc gia trung bình về dân số, nhưng có một số lượng lớn các dân tộc (54). Người ta thường giải thích đặc điểm này bằng vị trí ngã tư đường của Việt Nam, nơi quy tụ các luồng di cư Bắc - Nam, Đông - Tây, hải đảo - lục địa và ngược lại. - Thứ hai: Trong số 54 dân tộc thì người Việt chiếm tỷ lệ dân số cao tuyệt đối (87,34%)(1). 35 dân tộc có dân số dưới 15% tổng số dân, 5 dân tộc có dân số dưới (1) Khổng Diễn: Dân số và dân tộc người ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H 1995. 22
- 500 người (Si la, Pu Péo, Rơ Măm, Ơ Đu, Brâu), riêng dân tộc Brâu chỉ còn 95 người, trong đó lực lượng sinh đẻ để bảo đảm cho sự tồn tại của dân tộc chỉ thu hẹp trong số 25 nữ. - Thứ ba: Các dân tộc nước ta (nhất là ở phía Bắc) thường sống xen kẽ. Thông thường mỗi dân tộc có mặt ở rất nhiều huyện xã. Tuy nhiên miền Bắc thì ngược lại, trong một huyện, tỉnh, thậm chí trong một xã, cũng có nhiều dân tộc (4, 5, 6 cho đến 7 dân tộc cùng chung sống trong một xã). Tình trạng sống xen kẽ quá sâu như trên, đem đến kết quả là sự ảnh hưởng qua lại về văn hóa rất lớn. Văn hóa dân gian vốn đã có sự giao lưu mạnh mẽ, tình trạng trên càng khiến việc phân biệt sản phẩm văn hóa của từng dân tộc trở nên khó khăn hơn. Do đó, nhiều khi phải chấp nhận sự phân định một cách tương đối, không thể quá rạch ròi. Những tiền đề dân tộc trên đã dẫn tới những đặc điểm về văn hoá như sau: 1. Sự đa dạng về ngôn ngữ Dựa theo các đặc trưng về sinh hoạt văn hóa, ngôn ngữ và ý thức tự giác dân tộc, theo tư liệu của Tổng cục Thống kê có thể chia 54 dân tộc theo các nhóm ngôn ngữ sau đây. 1.1. Nhóm Việt - Mường. Nhóm này có người Việt, người Mường, người Chứt, người Thổ. Địa bàn cư trú chính của người Mường là tỉnh Hòa Bình, miền Tây Vĩnh Phú, miền Tây Nghệ An. 1.2. Nhóm Tày - Nùng - Thái. Trong nhóm này đông nhất là người Tày, tiếp đến người Thái, sau là người Nùng. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như Lào, Lự, Giấy. Nhóm Tày - Nùng - Thái cư trú chủ yếu ở địa bàn Việt Bắc - Tây Bắc. 1.3. Nhóm Mông - Dao. Nhóm này bao gồm người Mông và người Dao. Người Dao chủ yếu cư trú ở vùng rẻo giữa (khoảng 700 - 800m) ở vùng Hà Tuyên, Bắc Thái. Người Mông cư trú ở vùng rẻo cao (từ 1000m trở lên) từ tỉnh Yên Bái cho đến Lai Châu, Sơn La, miền Tây Thanh Hóa và miền Tây Nghệ Tĩnh. 1.4. Nhóm Hoa. Nhóm này gồm người Hoa, người Sán Dìu, người Ngái. Địa bàn cư trú của nhóm này chủ yếu ở vùng Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Thái và TP. Hồ Chí Minh. 23
- 1.5. Nhóm Tạng Miến. Nhóm này bao gồm người Lô Lô, người Hà Nhì, người La Hủ, người Cống, cư trú chủ yếu ở các vùng Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang. 1.6. Nhóm Môn - Khơme. Nhóm các dân tộc này rải rác từ Bắc cho đến Nam chia theo hai khu vực. - Ở miền Bắc: gồm các dân tộc Khơmú, người Kháng, người Xing Mun, người Mãng, cư trú chủ yếu ở Lai Châu, Sơn La. - Ở miền Nam: gồm các dân tộc Bru - Vân Kiều (ở miền Tây Quảng Bình, Quảng Trị), Cơ Tu (miền Tây Thừa Thiên Huế và miền Tây Quảng Nam), các dân tộc Xơ Đăng, Bana (ở Gialai và Kontum), người Mnông (ở Đắc Lắc), người Mạ (Lâm Đồng), người Xtiêng (Sông Bé), người Khơme (ở vùng đồng bằng sông Cửu Long). 1.7. Nhóm Nam Đảo (còn gọi là Malayô - Pôlinêdi). Nhóm này gồm có người Chăm (Ninh - Bình Thuận và Châu Đốc An Giang), người Chăm Hơroi (miền Tây Nghĩa Bình), người Raglai (miền Tây Phú Khánh), người Giơrai (ở tỉnh Gia Lai), người Êđê (Đắc Lắc), người Churu (Lâm Đồng). * Sự phong phú các nhóm người nói các ngôn ngữ khác nhau trên đất nước ra tạo nên sự đa dạng về văn hóa, văn học, nghệ thuật, phong tục, tập quán. Điều đặc biệt đáng quan tâm là ngôn ngữ của một số dân tộc lại đồng thời là ngôn ngữ chính của các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Ví dụ: như tiếng Thái là ngôn ngữ quan trọng ở Thái Lan, Lào; tiếng Miến là ngôn ngữ quan trọng ở Miến Điện; tiếng Nam Đảo là ngôn ngữ quan trọng ở Malayxia và Inđônêxia Như vậy, các dân tộc thiểu số ở nước ta xét về mặt hệ ngôn ngữ và văn hóa có hai điều thuận lợi trong quan hệ đối ngoại đối với các nước Đông Nam Á. Thứ nhất, họ là dây nối quan trọng tạo nên quan hệ gần gũi giữa các nước Đông Nam Á và Việt Nam. Thứ hai, các dân tộc nước ta là một bức tranh toàn cảnh xét về mặt dân tộc học và văn hóa học của các nước Đông Nam Á. Ở đây có thể tìm thấy nhiều giá trị 24
- văn hóa, nhiều phong tục tập quán Đông Nam Á. Hơn nữa, theo quy luật hóa thạch ngoại biên (peripheral fossilization, fossilisation périphérique) nhiều giá trị văn hóa, lịch sử phong tục quý và lâu đời đã bị mất đi ở các vùng thuộc về trung tâm văn hóa của dân tộc, lại được lưu giữ ở vùng ngoại biên văn hóa là các dân tộc thiểu số nước ta. Như vậy, vùng các dân tộc thiểu số nước ta trở thành một bảo tàng sống vô giá về văn hóa của một số nước Đông Nam Á. Đặc điểm về nhiều hệ ngôn ngữ tạo nên sự phong phú đa dạng, sự khác nhau về văn hóa, tiếng nói, phong tục. Nhưng ở Việt Nam các dân tộc ở xen kẽ trong một địa bàn rất nhỏ, có khi ngay trong một bản cũng có hai ba dân tộc, ở một xã, một huyện, một tỉnh cùng cư trú khá nhiều dân tộc. Tình hình xen kẽ đó tạo nên sự gần gũi, giao hòa giữa văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, tạo nên sự thống nhất trên địa bàn cư trú, tạo nên những vùng văn hóa với những đặc điểm chung và xét về toàn quốc có sự thống nhất thành văn hóa quốc gia, văn hóa Việt Nam. Xét về mặt chính trị, sự gần gũi, chan hòa về văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, là một trong những nhân tố tạo nên sự đoàn kết nhất trí hòa hợp dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 2. Sự đa dạng về các loại hình văn hóa Về mặt xã hội 54 dân tộc nước ta, cho đến thời kỳ cận đại, không thuộc một trình độ thống nhất, ít nhất chúng ta có thể phân ra ba loại hình xã hội: - Xã hội chưa hình thành giai cấp. Ví dụ: các dân tộc Tây Nguyên. - Xã hội bắt đầu hình thành giai cấp. Ví dụ: các dân tộc Mường, Thái. - Xã hội giai cấp phát triển. Ví dụ: người Kinh. Và tương ứng với các loại hình xã hội đó có 3 loại hình văn hóa: - Văn hóa của thời kỳ tiền giai cấp. - Văn hóa của thời kỳ giai cấp mới hình thành. - Văn hóa của thời kỳ giai cấp phát triển. Ba loại hình văn hóa này do xuất phát từ những giai đoạn lịch sử khác nhau nên có những đặc điểm riêng và vì vậy tạo nên những màu sắc đa dạng trong nền văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Sau đây chúng ta lần lượt giới thiệu các loại hình 25
- văn hóa vừa nêu, với những đặc điểm cơ bản của chúng, mà các đặc điểm này đã làm nên tính đa dạng của văn hóa các dân tộc Việt Nam. 2.1. Hình thái văn hóa tiền giai cấp (tạm gọi là Văn hóa buôn - plây) Trong thời kỳ này chỉ có văn hóa dân gian, chưa có văn hóa bác học. Trước hết cũng như văn hóa dân gian của một số dân tộc anh em khác, trong văn hóa dân gian chưa có sự tách biệt giữa sáng tác, biểu diễn và thưởng thức. Trong một cuộc hát dân ca, quá trình trình diễn được tiến hành đồng thời với quá trình sáng tác. Trong sinh hoạt văn hóa dân gian không phân biệt sáng tác, thưởng thức và lưu truyền. Đó là tình hình chung của mọi chế độ phân phối về văn hóa dân gian. Riêng ở loại hình tiền giai cấp, điểm nổi bật là tính cộng đồng. Tính cộng đồng tồn tại trong các sinh hoạt văn hóa dân gian chung được tổ chức bởi toàn thể làng buôn và vì toàn thể, như các lễ cúng bến nước, cúng cầu mưa, cúng trừ dịch bệnh. Ở đây, mọi công việc đều do tất cả mọi người chung lo gánh vác, không phân biệt người đi xem và người tổ chức hội. Phần hưởng thụ chia đều không thiếu một ai. Rượu thịt tất cả mọi người đều hưởng một phần bằng nhau, không có người nhiều, người ít. Trẻ con trong bụng mẹ cũng được một phần bằng người lớn. Người ốm yếu không đi dự lễ, được đem phần đến tận nhà, dầu một miếng thịt nhỏ cũng không thiếu. Tính cộng đồng còn chi phối các sinh hoạt riêng của từng người trong gia đình. Một người qua đời tất cả buôn đều khóc lóc, mở rượu (mở chum rượu cần) chia buồn và tiễn đưa. Một người có cúng lễ cả buôn đều vui mừng góp công sức, lao động, chiêng trống, đàn sáo. Tất cả mọi người thực bụng vì hạnh phúc, sức khỏe và sự giàu sang của một người, một gia đình. Và ngược lại một nhà, một người sẵn sàng chia niềm vui cho mọi nhà và mọi người. Tính cộng đồng còn biểu hiện ở những sinh hoạt văn hóa dân gian nhỏ bé hàng ngày khi một gia đình đón khách mở rượu, giết lợn gà, hát chúc mừng, bất kỳ ai đi qua nhà nghe tiếng hát, không cần mời đều có thể lên sàn tham dự buổi tiệc đón khách ăn uống, hát xướng với tình cảm coi khách của một nhà cũng là khách của cả buôn làng. Chủ nhà tự hào sung sướng khi được nhiều người tham dự. Mọi 26
- người đều chan hòa, người ta không phân biệt rạch ròi "của anh" và "của tôi". "Có rượu mọi người cùng uống, có thịt mọi người cùng ăn" (Dân ca). Tinh thần cộng đồng còn được ghi lại đậm nét trong nội dung hệ thống các sử thi khan: Khinh Dú, Đăm Xăn, Đăm Di, Mdrông Đăm, Hdung Ythu, MHiêng ở đây nhân vật anh hùng không phải là anh hùng cá nhân mà là người của toàn thể cộng đồng. Tóm lại tính chất cộng đồng, tinh thần dân chủ cao là đặc điểm cơ bản của sự phân phối văn hóa trong loại hình văn hóa tiền giai cấp. Tính chất này là sản phảm của xã hội, đồng thời chính nó tác động trở lại để củng cố và phát triển tính chất dân chủ, công bằng nguyên thủy của xã hội. Một hệ quả dẫn đến là văn hóa được phổ cập rộng rãi do nó kích thích sự sáng tạo mạnh mẽ của mọi tầng lớp xã hội. Ngay cho đến nay, đi vào buôn plây nào chúng ta cũng có thể thấy tính phổ cập toàn dân của văn hóa dân gian dân tộc. Mặc dầu tính chất này đã bị mất mát và đang bị phá hủy nghiêm trọng. 2.2. Hình thái văn hóa thời kỳ bắt đầu có giai cấp (tạm gọi là văn hóa bản - mường) Văn hóa chiếm lĩnh toàn bộ xã hội vẫn là văn hóa dân gian nhưng đã biến đổi khác với loại hình văn hóa tiền giai cấp, đặc biệt là về mặt phân phối văn hóa và phần nào về tác giả. + Cùng với việc xây dựng vị trí chính trị của mình, tầng lớp trên đã có ý đồ xây dựng một vốn liếng về văn hóa nghệ thuật riêng, nhưng chưa đủ trình độ và điều kiện để xây dựng nên một dòng văn hóa hoàn toàn độc lập (văn hóa bác học như về sau). Họ dựa vào vốn văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc thông qua những nghệ nhân dân gian mà họ tìm cách chi phối nhiều hoặc ít để xây dựng dần thành một vốn liếng văn hóa hướng vào việc chiếm lĩnh văn hóa toàn dân. + Tính cộng đồng và dân chủ cao giữa tác giả và công chúng không còn như ở hình thái tiền giai cấp. Bắt đầu xuất hiện những người chuyên làm nghề giáo dục, phổ biến văn hóa tri thức, sáng tạo văn hóa nghệ thuật, kiêm cả chữa bệnh bằng cây cỏ và bùa phép. Họ là các ông bà mo, then, mỡi, ậu. Nói đúng hơn, họ hoạt động 27
- bán chuyên nghiệp, không dựa hẳn vào hoạt động văn hóa nghệ thuật để sinh sống. Họ vẫn là những người lao động dựa vào nông nghiệp để sống. Khi có người mời, họ mang túi đồ nghề đi (đồ nghề gọi là khánh khót), bỏ khánh khót họ lại cầm cuốc, cầm dao. Nói chung họ không có đặc quyền đặc lợi gì ngoài quà biếu của các gia chủ lấy từ vật dâng cúng ra. (Trừ một số ông mo - không phải số đông - được tầng lớp trên cấp cho một ít ruộng). Ngoài ra, có một số nghệ nhân dân gian không làm nghề văn hóa tổng hợp (như trên đã nêu). Họ tham gia các sinh hoạt giao duyên, đối đáp và các sinh hoạt khác, họ có tài, được hâm mộ, hoàn toàn không chuyên và không có quà cáp. Trên cơ sở toàn bộ văn hóa dân gian lẻ tẻ đã xuất hiện những nghệ nhân đặc biệt xuất sắc bắt đầu chuyển hóa thành tác giả, tiêu biểu ở người Thái là Ngần Văn Hoan, có thể kể thêm Hoàng Đức Hậu (Tày). Hiện tượng này tuy lẻ tẻ nhưng rất có ý nghĩa. Đó là dấu hiệu của khuynh hướng: sự ra đời của văn học thành văn từ văn học dân gian. Ở đây, chúng ta có thể chỉ ra quá trình diễn tiến này với các yếu tố: - Từ vần vè đến việc ổn định vần điệu hình thành thể thơ và sự ra đời thơ dân gian. - Từ phương pháp khái quát tổng loại đi đến phương pháp lựa chọn điển hình cá thể. - Từ chỗ tác phẩm mang dấu ấn chung của cộng đồng, tộc người của vùng đến chỗ mang phong cách, cá tính của tác giả. - Từ chỗ nghệ nhân dân gian ẩn mình trong tập thể tác giả đến chỗ cá nhân nổi lên có lai lịch tên tuổi rõ rệt. - Từ chỗ truyền miệng gắn liền với các sinh hoạt của đời sống đến chỗ có ghi chép và độc lập tương đối với các hoạt động đó (trong đó có yếu tố chữ viết). Tóm lại, văn hóa dân gian thời kỳ này, tính cộng đồng không cao bằng thời kỳ trước. Văn hóa dân gian vẫn có vai trò quan trọng trong xã hội và chiếm lĩnh hầu hết đời sống tinh thần của công chúng cũng như tầng lớp trên. 28
- 2.3. Hình thái văn hóa thời kỳ giai cấp đã phát triển (tạm gọi là văn hóa xóm làng). Hình thái văn hóa thời kỳ này có những đặc điểm sau đây: + Xu hướng xây dựng một dòng văn hóa riêng của tầng lớp trên đã được phát triển và văn hóa bác học đã được hình thành trở thành một dòng quan trọng trong nền văn hóa dân tộc. Nó có xu hướng vươn lên thành văn hóa đại diện cho dân tộc. Hướng phát triển của nó là: Đối với văn hóa dân gian vừa hạn chế những phần bất lợi cho giai cấp thống trị (ví dụ: nhà Lê chống điệu Lý Liên, nhà Nguyễn chống truyện Nôm), vừa chiếm lĩnh những phần có ích và cần thiết. Đối với văn hóa bác học nước ngoài thì tiếp thu để làm mẫu cho việc xây dựng nền văn hóa thống trị. + Các nghệ nhân dân gian phát triển thành tác giả thơ dân tộc ngày càng nhiều. Họ là người tiến hành một cách có hiệu quả và nhuần nhuyễn việc phát triển văn hóa nghệ thuật bác học từ văn hóa dân gian. Nhiều nhà thơ được đào tạo từ nền giáo dục khoa cử, nhưng vẫn gắn bó với văn hóa dân gian nên nền văn hóa chuyên nghiệp và bác học còn nhiều tính chất folklore về các mặt lưu truyền, diễn xướng, đề tài và điều này làm nên tính Folklore trong văn hóa bác học, ví dụ: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu Trong kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội họa truyền thống thì càng rõ tính folklore và khó phân biệt giữa folklore và chuyên nghiệp. + Không có sự tiêu diệt văn hóa nghệ thuật tín ngưỡng dân gian như ở các quốc gia mà ở đó diễn ra tình trạng tôn giáo độc tôn. Ở châu Âu, do sự độc tôn của Gia tô giáo mà gây nên tình trạng tàn sát cái gọi là dị giáo. Riêng ở thế kỷ 16 và 17, hàng chục ngàn phụ nữ theo tín ngưỡng sa man bị tra tấn, đem ra xét xử, bị chặt đầu, bị ném vào vạc nước sôi hoặc bị thiêu sống vì tội duy nhất là theo tà đạo (khác với chính đạo Gia tô). + Dù trong hoàn cảnh nào, văn hóa dân gian vẫn tồn tại và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của đông đảo công chúng không biết chữ, không được 29
- đến nơi công sở, đô hội, nơi cung cấm. Chính nó góp phần thực hiện các nhiệm vụ trọng đại của lịch sử: làm ruộng, bảo vệ đất nước, bảo vệ văn hóa, chống đồng hóa. Tóm lại, xét về phương diện lịch đại, nền văn hóa đa dân tộc nước ta đã cho chúng ta quan sát thấy hình ảnh của cả một tiến trình của lịch sử của văn hóa mà loài người đã trải qua từ thời cổ sơ cho đến cận, hiện đại. Sơ đồ các hình thái văn hóa các dân tộc nước ta Tên gọi Đặc điểm kinh tế - Tính folklore trong văn hóa hình thái xã hội văn hóa Văn hóa - Nương rẫy là chủ yếu - Chỉ có văn hóa dân gian, chưa có văn hóa bác học buôn pley - Cơ bản chưa có giai - Toàn cộng đồng sở hữu, sáng tạo và thưởng thức văn cấp hóa. - Chưa có người làm văn hóa bán chuyên nghiệp Văn hóa - Kinh tế ruộng nước - Văn hóa dân gian là chủ yếu. Bắt đầu có văn hóa bản mường có nương rẫy của tầng lớp trên đi theo hướng chuyên nghiệp hóa - Bắt đầu có tầng lớp dần dần. trên. - Bắt đầu chia sẻ sở hữu văn hóa của dân tộc, một bộ phận nhỏ văn hóa thuộc về tầng lớp trên. - Xuất hiện người làm văn hóa bán chuyên nghiệp (mo, then, tào ). - Bắt đầu lẻ tẻ hình thành một bộ phận văn hóa bác học (văn học thành văn, người làm thơ dân gian). Văn hóa - Nông nghiệp ruộng - Tách ra hai dòng văn hóa dân gian và bác học xóm làng nước, dùng trâu bò chuyên nghiệp, tồn tại song song. kéo. - Hình thành thực sự một dòng văn học cung đình - Giai cấp phong kiến được triều đình chăm sóc quản lý và hưởng thụ, theo ra đời và thống trị toàn 2 nguồn: xã hội về các mặt. + Triều đình thu thập các nghệ nhân giỏi về kinh đô. + Đào tạo các nhà văn, nhà thơ theo quy chuẩn của 30
- triều đình, học tập nước ngoài. - Vẫn tồn tại tính folklore trong văn hóa bác học (chưa kể tinh thần yêu dân, yêu nước) Kết luận rút ra từ sơ đồ: 1. Văn hóa các dân tộc Việt Nam là một di sản đa dạng hiếm có xét về lịch đại, là một bộ sách sống hiện tồn về lịch sử văn hóa dân tộc và thế giới, là tài sản quý hiếm cho những ai ham mê tìm hiểu về lịch sử văn hóa. 2. Là minh chứng hùng hồn cho nguyên lý "Văn hóa dân gian là văn hóa mẹ" (Cù Huy Cận) 3. Văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số (DTTS) là dây nối giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước Đông Nam Á. - Các nước láng giềng Đông Nam Á là trung tâm cư trú của các dân tộc cùng nói các thứ ngôn ngữ với các dân tộc nước ta: Thái (Thái Lan, Lào, Mianma, Nam Trung Quốc ), Mã Lai (Malaysia, Indonesia, Philipin ) - Văn học dân gian (VHDG) các DTTS là bảo tàng sống của văn hóa nhiều nước Đông Nam Á. - VHDG các DTTS là cơ sở thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, thực hiện chủ trương mở cửa, làm bạn với mọi người. - Các hiện tượng văn hóa tiêu biểu là: Trống đồng, nhà sàn, cồng chiêng, lụât tục, sử thi 3. Tính thống nhất Sự hình thành gia đình các dân tộc Việt Nam là một quá trình lâu dài và không đơn giản. Trong 54 dân tộc, có một bộ phận là dân tộc bản địa có cùng một cội nguồn lịch sử từ thời xa xưa, một bộ phận mới gia nhập trong các thế kỷ về sau này. Có những dân tộc gia nhập nhiều đợt. Ví dụ: người Thái. Từ đời Tần Hán (222 TCN) cho đến Tuỳ Đường (602 - 618) Tây Bắc Việt Nam cùng với Thượng Lào, Vân Nam là nơi cư trú của tổ tiên người Thái. Trong thời gian này, người Thái mới có một số lượng rất ít. Đến thế kỷ 11, 12, người Thái đen chuyển cư đến Tây Bắc và trở thành cư 31
- dân chiếm đa số ở đây. Thế kỷ 13, người Thái trắng đến làm chủ Mường Lay. Thế kỷ 14, một bộ phận người Thái đến Mộc Châu, Sơn La, Thanh Hóa. * * * Theo các cứ liệu khảo cổ học đã phát hiện được, chúng ta biết rằng từ thời rất xa xưa những tập đoàn người cổ đã để lại những sáng tạo vật chất trên khắp miền của lãnh thổ Việt Nam, phần lớn là miền núi. Đó là văn hóa Hoà Bình, ở vùng Hoà Bình (vùng đồng bào Mường hiện nay) với những dụng cụ bằng đá đẽo thuộc thời đại đồ đá giữa, cách đây khoảng 1 vạn năm. Và tiếp theo đó là nền văn hóa Bắc Sơn ở Thái Nguyên (vùng đồng bào Tày hiện nay) với các dụng cụ bằng đá mài, đặc biệt có loại rìu mài tứ giác nổi tiếng, thuộc thời đại đồ đá mới, cách ta khoảng 8 nghìn năm. Văn hóa Bắc Sơn lại mới được phát hiện thêm ở vùng Thẩm Khương huyện Tuần Giáo tỉnh Lai Châu (vùng cư trú của đồng bào Thái hiện nay). Ở miền núi Quảng Trị, chúng ta đã phát hiện được di chỉ đồ đá mới, cách ta 8 nghìn năm, thuộc vùng dân tộc Pa Cô cư trú ở A Lưới. Ở làng Ndut Liêng Krak, thuộc huyện Lắc, phía Nam Đắc Lắc, vùng cư trú của đồng Mnông hiện nay, đã phát hiện được hiện vật khảo cổ đàn đá. Tiếp theo nền văn hóa đồ đá là nền văn hóa đồng thau. Đây là thời đại văn hóa đã phát triển khá cao dẫn đến việc hình thành nước Văn Lang của các vua Hùng, cách đây mấy nghìn năm. Thời đại đồng thau gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng với hiện vật khảo cổ rất có giá trị là trống đồng Đông Sơn. Chúng ta đã phát hiện được nhiều di chỉ của nền văn hóa Đông Sơn ở vùng đồng bào Mường cư trú hiện nay, từ Vĩnh Phú đến Hòa Bình, Nghệ An. Vùng đồng bào Thái cư trú hiện nay cũng phát hiện thấy nhiều di chỉ thuộc nền văn hóa Đông Sơn như Phù Yên (tỉnh Sơn La), Mộc Châu, Yên Châu (Sơn La), Thẩm Khương, Tuần Giáo (tỉnh Lai Châu), làng Vạc (miền núi Nghệ An). Ở miền núi tỉnh Quảng Bình và vùng Đắc Lây (tỉnh Kontum), vùng dân tộc 32
- Bana cũng phát hiện được trống đồng. Trên trống đồng ghi lại hình ảnh các sinh hoạt mà chúng ta thấy phổ biến ở miền núi như: - Đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy. - Giã gạo bằng chày tay dài. - Nhà sàn. - Người thổi khèn. - Người hóa trang chim. Tóm lại, qua các di chỉ khảo cổ trên đây, có thể tin rằng từ thời đồ đá cho đến thời đồ đồng, từ cách đây 1 vạn năm cho đến 8.000 năm và 4.000 năm, vùng miền núi nước ta đã liên tục có người sinh sống. Đồng thời cũng có thể tin rằng nhiều dân tộc trên đất nước ta đều cùng là những dân tộc bản địa lâu đời, cùng một cội nguồn lịch sử, do đó cùng có chung một gia tài văn hóa. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử với bao nhiêu đổi thay, cho đến thời kỳ cận hiện đại các dân tộc có thể di chuyển đến những vùng xa nhau, tiếng nói, phong tục tập quán từng nơi có những khác biệt. Nhưng tìm tòi trong hành trang mà họ mang đi và giữ lại được trong cuộc di chuyển lâu dài của lịch sử, chúng ta vẫn tìm thấy những bộ phận của gia tài chung đó. Có thể lấy trường hợp đầu váy Mường làm một ví dụ tiêu biểu. Từ Chi, nhà dân tộc học nổi tiếng, đã nghiên cứu hoa văn trên đầu váy của người Mường rất công phu và đi đến kết luận: "Qua những phát hiện cho đến nay, người ta mới thấy có đầu váy Mường là giữ được hầu như toàn bộ cấu trúc trang trí của hoa văn trên trống đồng loại I (cổ nhất). Mà chỉ có cấu trúc ấy mới nói lên được trong một chừng mực nhất định tinh thần nghệ thuật trang trí Đông Sơn"(1) Đầu váy Mường (tiếng Mường là klôộc Wăl) là tấm trang trí bằng hoa văn dệt, được mang vào phần trên của váy để che thân người phụ nữ từ hông lên đến nách. Bản thân nó gồm 3 tấm nhỏ hơn, dệt riêng rẽ, rồi can vào nhau. Hoa văn chính ở tấm trên cùng là những ngôi sao tám cánh đứng san sát cạnh (1) Theo sách: Người Mường với văn hóa cổ truyền Mường Bi (Nhiều tác giả). Sở văn hóa Hoà Bình, 1988, tr355. 33
- nhau. Ở tấm thứ hai gồm nhiều dải ngang nhỏ chồng lên nhau, mỗi dải chứa một mô típ động vật, được nhân lên thành nhiều con đồng nhất nối đuôi nhau quanh dải (hươu, gà, chim, rồng, rắn hai đầu). Lưu ý, nếu những con vật trên dải nhỏ thứ nhất nối đuôi nhau đi về hướng tay phải của người mặc váy thì trên dải thứ hai tiếp theo ngay phía đuôi, các động vật đi về hướng tay trái, trên giải thứ ba tiếp dưới nữa chúng lại đi về hướng tay phải và cứ thế tiếp tục. Tấm cuối cùng không được bố cục thành dải ngang mà thành những dải dọc hẹp không chứa hoa văn. Xen vào các dải hẹp ấy thỉnh thoảng có một ô chữ nhật, chứa một mô típ hình học đơn giản. Hãy trở về với trang trí trên mặt trống đồng Đông Sơn loại I (theo phân loại của F.Heger). Ở đây, trang trí lan từ trung tâm mặt trống ra toàn bộ mặt trống, xuống tang trống rồi xuống chân trống. Đầu váy Mường đã cơ bản trả lại cho ta những nét chính của cấu trúc trang trí Đông Sơn: - Vòng tròn chứa một ngôi sao ở trung tâm mặt trống sẽ chuyển thành dải ngang chứa nhiều ngôi sao san sát. - Các vành trống đồng tâm chứa hình động vật và bao quanh vòng tròn nói trên thì chuyển thành những dải ngang chứa hình động vật và chống lên nhau ở bên dưới dải ngôi sao. - Các vòng tròn hoa văn hình học ở tang trống và chân trống được chuyển thành những dải hoa văn hình học ở đầu váy Mường. Tóm lại, qua vận động chuyển vị trí, cấu trúc trang trí trên mặt trống Đông Sơn loại I được chuyển qua đầu váy gần như nguyên vẹn, trên trống đồng thì từ trung tâm mặt trống ra ngoài rồi xuống tang trống và chân trống; trên đầu váy thì từ trên xuống dưới chân của người phụ nữ(1). Ngoài hoa văn trên thổ cẩm Mường, chúng ta có thể kể đến các giá trị văn hóa khác như ngôn ngữ, thần thoại, sử thi, âm nhạc, nghi lễ ở đó có nhiều chứng (1) Xem Trần Từ (tức Từ Chi): bài Cạp váy mường, trong sách Người Mường ở Hòa Bình, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản, H.1996, tr.87-179. 34
- tích cho phép chúng ta kết luận rằng, nhiều dân tộc nước ta có một cội nguồn lịch sử chung từ những thời kỳ văn hóa khảo cổ xa xưa, do đó có một gia tài văn hóa chung. Và chính gia tài văn hoá chung cổ xưa này tạo nên sự thống nhất sâu sắc trong sự phong phú, đa dạng làm cho nền văn hóa các dân tộc Việt Nam trở thành "một vườn hoa nhiều hương sắc". III. HỆ THỐNG THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Giống như văn học dân gian của tất cả các khu vực khác, văn học dân gian Việt Nam nói chung và văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng không tồn tại dưới dạng một sự vật đơn nhất mà bao giờ cũng tồn tại ở dạng tác phẩm thuộc thể loại này hay thể loại khác.Các tiêu chí phân loại văn học dân gian cũng rất phong phú, đa dạng và đều có những ưu nhược điểm nhất định. Việc phân loại văn học dân gian khó khăn chính là bởi tính nguyên hợp điển hình của nó. Trong quá trình hình thành và phát triển, các hình thức sáng tạo văn học dân gian không được chủ định định hình từ trước, nên ranh giới khác biệt giữa chúng là do các nhà nghiên cứu sau này muốn tách riêng để so sánh và đánh giá. Việc phân biệt tuyệt đối chính xác ranh giới các thể loại là không thể thực hiện được với văn học dân gian. Ở đây, chúng tôi sử dụng quan điểm phân loại của tác giả Chu Xuân Diên trong cuốn Văn học dân gian, xuất bản năm 1992. Theo chúng tôi, đây là quan điểm phân loại hợp lý hơn cả. Tuy nhiên, ngay cả sự phân chia này cũng phải chấp nhận sự giao thoa rất mạnh giữa các thể loại văn văn học dân gian. Hệ thống thể loại văn học dân gian nói chung, văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng sẽ được gọi thành các danh pháp khác nhau theo 3 cấp: loại, nhóm thể loại và thể loại. Dưới các thể loại còn có các biến thể của thể loại, các tiểu loại. Điều này sẽ được làm rõ trong quá trình đi sâu vào từng thể loại cụ thể. Dưới cấp độ phân chia rộng nhất là LOẠI, văn học dân gian có thể chia thành 3 loại, ứng với 3 phương thức phản ánh cuộc sống của ngôn từ là:tự sự, trữ tình và kịch. Phương thức tự sự sẽ bao gồm các hình thức truyện kể, thơ ca kể, các câu chuyện và lời nói vần vè Phương thức trữ tình sẽ bao gồm các hình thức ca 35
- dao, dân ca. Phương thức phản ánh cuộc sống dưới hình thức kịch sẽ bao gồm ca kịch và các trò diễn dân gian. Ở cấp độ hẹp, các loại sẽ được thể hiện qua các NHÓM THỂ LOẠI. Loại tự sự sẽ bao gồm 3 nhóm thể loại là: a) Văn xuôi tự sự, b) Thơ ca tự sự, c) Câu nói vần vè. Loại trữ tình bao gồm: a) Thơ ca trữ tình nghi lễ, b) Thơ ca trữ tình phi nghi lễ. Loại phương thức kịch thì sẽ được tồn tại dưới các dạng thể loại cụ thể do tính chất khá riêng biệt giữa chúng với nhau (điều này có thể hiểu là do dạng thức kịch được hình thành muộn hơn, tính chất tổng hợp đã khá rõ để tách dần ranh giới thể loại, khác với các hình thức phản ánh cuộc sống ban đầu, mang đậm tính nguyên hợp hơn). Ở cấp độ hẹp hơn nữa, các nhóm thể loại sẽ được phân chia thành các THỂ LOẠI, tương ứng với các danh pháp khác nhau. Nhóm thể loại văn xuôi tự sự sẽ gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Nhóm thơ ca tự sự sẽ gồm: các dạng thức vè (vè lịch sử, vè thế sự, vè than thân ), sử thi, truyện thơ. Nhóm câu nói vần vè gồm các thể loại: tục ngữ, câu đố, câu phù chú. Nhóm thơ ca trữ tình nghi lễ sẽ chia thành các thể loại: bài ca nghi lễ lao động (lịch tiết, khẩn nguyện, xuống đồng ), bài ca nghi lễ sinh hoạt (hôn lễ, tang lễ ), bài ca nghi lễ tế thần. Nhóm thơ ca trữ tình phi nghi lễ cũng sẽ gồm: bài ca lao động (hò), bài ca sinh hoạt (gia đình, xã hội), bài ca giao duyên. Phương thức kịch sẽ bao gồm các thể loại có mức độ phát triển khá cao như: chèo, tuồng, những trò diễn có tích truyện khác Phân chia hệ thống thể loại như vậy, chúng tôi muốn chi tiết hoá các dạng thức phản ánh cuộc sống, làm rõ sự phong phú của văn học dân gian. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích từng thể loại, trong một chừng mực nhất định, chúng tôi vẫn phải gộp chúng lại để đặt chúng trong một sự so sánh hẹp.Ví dụ: khi tìm hiểu về dân ca, chúng tôi sẽ chỉ phân chia chúng thành các nhóm dân ca như: dân ca lao động, dân ca nghi lễ, dân ca giao duyên nhưng khi phân tích ca dao lao động có thể sẽ nhắc tới những bài ca nghi lễ trong lao động, khi nói tới dân ca trong hôn lễ (dân ca nghi lễ), chúng tôi lại đặt nó trong quan hệ với phần hát giao duyên của 36
- đám cưới Điều này lại một lần nữa nhấn mạnh sự giao thoa giữa các thể loại trong văn học dân gian. Hệ thống thể loại trong văn học dân gian nói chung, văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng có thể được hình dung đầy đủ theo bảng phân loại sau đây: CẤP DANH PHÁP LOẠI Tự sự Trữ tình Kịch (truyện kể, thơ ca kể, lời nói vần vè ) (ca dao, dân ca) (ca kịch, trò diễn) Nhóm Văn xuôi tự sự Thơ ca tự sự Câu nói Thơ ca trữ Thơ ca trữ thể (kể) (ca) vần vè tình nghi lễ tình phi loại nghi lễ Thể Thần thoại Vè lịch sử Tục ngữ Nghi lễ lao Bài ca lao Chèo loại Sử thi Sử thi Câu đố động động Tuồng đồ Truyềnthuyết Vè thế sự Câu phù Nghi lễ Bài ca Những trò Cổ tích Vè than chú sinh hoạt sinh hoạt diễn có tích Ngụ ngôn thân Nghi lễ tế Bài ca truyện Truyện cười Vè trẻ em thần giao Truyện thơ duyên Việc phân chia ranh giới các thể loại văn học dân gian như trên chủ yếu giúp người đọc hình dung đầy đủ về tổng thể văn học dân gian. Một số thể loại tuy được đặt trong hệ thống phân loại nhưng khi cần nhấn mạnh hơn để làm rõ, chúng tôi cũng sẽ tách riêng để đi sâu. Mặt khác, cũng là định danh tên gọi như vậy nhưng có thể thể loại này rất phát triển trong văn học dân gian người Việt lại khó phát triển trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số và ngược lại, nên chúng tôi chỉ đi sâu vào những thể loại khá phát triển và có ảnh hưởng sâu đến đời sống văn hoá của đồng bào. Trường hợp Truyền thuyết - Sử thi, Ca dao - Dân ca là những ví dụ tiêu biểu. * * 37
- Trên cơ sở những tiền đề văn hoá xã hội đặc thù, văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam đã ra đời. Trải qua quá trình rất dài phản ánh lịch sử và tâm hồn dân tộc, văn học dân gian các dân tộc thiểu số đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành bản sắc văn hoá Việt Nam. Có thể nói một cách khách quan rằng: văn học dân gian các dân tộc thiểu số đã chứng minh được giá trị, sự phong phú đa dạng của mình, trong một chừng mực nhất định, còn góp phần giới thiệu văn hoá Việt Nam với thế giới nhiều hơn văn học dân gian của người Việt. Thực tế này có nguyên nhân từ chính cuộc sống ít bị xâm lấn bởi các nền văn minh khác. Tất nhiên, điều đó cũng là một hạn chế trong cuộc sống và văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số nhưng nó chính là môi trường bảo lưu quan trọng để chúng ta còn có thể có được một kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số khá phong phú. 38
- CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 1. Trình bày hiểu biết của anh chị về tính nguyên hợp của văn hoá dân gian nói chung, sự thể hiện của nó trong văn học dân gian nói riêng. 2. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian 3. Sự đa dạng về ngôn ngữ có tác động như thế nào đối với văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam. 4. Sự đa dạng các hình thái xã hội có tác động như thế nào đến văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Gia Khánh: Đại cương về tiến trình văn hoá Việt Nam (trong: Các vùng văn hoá Việt Nam: Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận chủ biên), Nxb Văn học, Hà Nội 1995. 2. Đinh Gia Khánh: Trên dường tìm hiểu văn hoá dân gian, Nxb Khoa học xã hội. 3. Hoàng Nam: Bước đầu tìm hiểu văn hoá tộc người, văn hoá Việt Nam. Nxb Văn hoá Dân tộc, H 1998. 39
- Chương 2 THẦN THOẠI I. KHÁI NIỆM 1.Định nghĩa Thần thoại là gì? Thần thoại theo Mác nói đó là vẻ đẹp “một đi không trở lại” của loài người khi xã hội nguyên thuỷ kết thúc. Sự thực thì trên thế giới, bất cứ dân tộc nào cũng có thần thoại. E.M.Mêlêtinxki đã định nghĩa thần thoại như sau: “Thần thoại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, huyền thoại. Thường người ta hiểu đó là những truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hoá”. Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của con người. Luôn tiếp xúc với thiên nhiên kỳ vĩ, bí ẩn, con người đã hình dung, lý giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra cho các hiện tượng xung quanh mình những hình ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú, hình dung ra các vị thần lớn lao, những lực lượng siêu nhiên, hữu linh. Bằng cách đó, con người đã làm ra thần thoại. 2. Đặc trưng cơ bản của thể loại - Thần thoại phản ánh tự nhiên bằng hình thức kỳ ảo hoang đường Cho dù trong thần thoại chứa đụng những nhận thức sai lầm và siêu hình về thực tại khách quan thì trong kho tàng này chúng ta vẫn nhận thấy khá đầy đủ 40
- những phương diện của cuộc sống. Mọi hiện tượng xung quanh con người, thuộc về con người, chi phối con người đều được phản ánh trong thần thoại. Điều này thể hiện nhu cầu tự nhiên của con người muốn khám phá những gì đã và đang tác động trực tiếp đến cuộc sống của họ. Trong một cuộc sống mà con người phải thường xuyên đối diện với những tác động của tự nhiên, con người dần có ý thức về việc tìm hiểu thế giới đó để, trước hết là thoả mãn nhu cầu khám phá, sau nữa sẽ là nhằm điều chỉnh những ảnh hưởng tiêu cực của tự nhiên đến đời sống của mình. Hai mục tiêu này có lẽ nảy sinh trên hai khoảng thời gian khá xa nhau. Ban đầu, việc giải thích thế giới là thoả mãn nhu cầu tìm hiểu, nhưng do sợ hãi tự nhiên, con người thần thánh hoá chúng, vì vậy, việc giải thích tự nhiên đồng nhất với việc khám phá và phụng thờ thần thánh. Khi con người đạt được những thành quả nhất định trong quá trình cải tạo môi trường sống, nhu cầu giải thích thế giới mới được đẩy thành mong muốn chinh phục tự nhiên. Cả hai đều là hệ quả của nhu cầu giải thích thế giới xung quanh- một nhu cầu tất yếu của nhân loại. Vì vậy, thần thoại xuất hiện sớm ở tất cả các khu vực. Tuy nhiên, giải thích tự nhiên trong điều kiện hạn chế của trình độ nhận thức tất yếu dẫn đến những hướng giải thích không đúng với bản chất hiện thực. Mâu thuẫn giữa nhu cầu giải thích thế giới, một nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ cuộc sống, với khả năng nhận thức và tầm hiểu biết của người nguyên thuỷ đã dẫn đến những quan niệm huyễn hoặc về hiện thực. Ăng ghen đã giải thích: "Cơ sở của mọi sự nhận định sai lầm ấy về giới tự nhiên, về sự cấu tạo ra bản thân con người, về quỷ thần, về những thế lực màu nhiệm thường thường chỉ là một yếu tố kinh tế tiêu cực mà thôi: tức là trình độ kinh tế thấp kém của thời tiền sử thì đẻ ra những nhận định sai lầm về thiên nhiên "1. Xu hướng huyễn hoặc tự nhiên tuy không giúp con người hiểu rõ bản chất hiện thực nhưng đó là bước đi tất yếu trong trình độ nhận thức của con người, đồng thời, chính điều đó lại mang đến nét hấp dẫn đặc biệt cho thần thoại. Ở đó, con người được tiếp cận một thế giới kỳ ảo, một kho tàng trí tưởng tượng phong phú, một lối tư duy trong trẻo. Người nguyên thuỷ 1 Dẫn lại theo Đinh Gia Khánh- Chu Xuân Diên: Văn học dân gian tập 2. NXB ĐH và THCN. HN 1973 tr 62 41
- mang cái sức sống của thế giới con người áp lên thế giới cỏ cây, động vật khiến nó sinh động, hấp dẫn và gần gũi. Đó là nét riêng, sức mạnh riêng mà khoa học hiện nay, với khả năng dự báo, giải thích sâu sắc lại khó có được. - Thần thoại mang tính nguyên hợp điển hình Tính nguyên hợp là một đặc trưng của văn hoá dân gian nói chung, văn học dân gian nói riêng. Tuy nhiên, trong văn học dân gian, sự thể hiện của đặc trưng này trong những phương thức, những thể loại, những tác phẩm dân gian khác nhau là không giống nhau. Ở thần thoại, tính nguyên hợp biểu hiện một cách điển hình nhất, xuất hiện ở mọi cấp độ tồn tại của nó, đặc biệt rõ rệt trong sự hoà nhập với các hình thái ý thức xã hội khác. Trong thần thoại có dấu ấn của cả tôn giáo, triết học, sử học, dân tộc học, thần học, văn học nghệ thuật Thần thoại cùng giải quyết vấn đề bản thể luận của triết học, cùng phản ánh thế giới thần linh của tôn giáo , thần thoại khi ra đời vốn đã không bao hàm sự phân biệt này. Hình thành trong cuộc sống, do chính nhu cầu giải thích cuộc sống tạo nên, thần thoại trở thành một bộ phận của đời sống. Nó được sáng tác và lưu truyền trong quan hệ với những hoạt động cụ thể của sinh hoạt như: tế lễ, hội hè, phong tục tập quán.Yếu tố ngôn từ trong thần thoại chỉ là một trong số rất nhiều thành tố khác như âm nhạc, vũ đạo, không gian thiêng để trở thành một bộ phận của đời sống sinh hoạt. II. TIỀN ĐỀ XÃ HỘI – CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ LƯU TRUYỀN THẦN THOẠI Theo quan điểm của Mác thì thần thoại gắn liền với thời kỳ ấu thơ của nhân loại “trong những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa”, nó là thứ “nghệ thuật vô ý thức”. Cũng theo Mác thì “Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”. Nghĩa là không thể nào hiểu và lý giải đúng thần thoại nếu tách nó ra ngoài xã hội nguyên thuỷ, thế giới quan thần linh và nhu cầu lý giải, chinh phục tự nhiên, xã hội của con người thời cổ đại. Dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải 42
- thích và chinh phục thế giới, người nguyên thuỷ đã tạo ra thần thoại và thần thoại là một hình thái ý thức nguyên hợp đa chức năng (là khoa học và nghệ thuật vô ý thức, đồng thời còn là tín ngưỡng, tôn giáo của người nguyên thuỷ). Với Việt Nam, chắc chắn thần thoại cũng đã ra đời khá sớm, được thoát thai từ triết lý sống tự nhiên của con người, được sáng tạo ra trong thời kỳ các thị tộc, bộ lạc đã sớm có ý thức về địa vực cư trú và ý thức về giống nòi. Đi sâu vào nội dung thần thoại chúng ta sẽ thấy sống lại không khí sinh động của một thời kỳ mà tài liệu chính sử đã không nói đến. Thần thoại gợi lên cho chúng ta sự cảm thông với dân tộc thuở nguyên vẹn, tươi trẻ của con người buổi ban đầu. Trong những công trình nghiên cứu về nghệ thuật nguyên thuỷ, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng trong giai đoạn phát triển đầu tiên của lịch sử loài người, cũng như những hoạt động tinh thần khác, nghệ thuật không tồn tại dưới dạng độc lập, mà gắn bó và hầu như hoà làm một với hoạt động thực tiễn của con người. Thần thoại là một bộ phận của nền nghệ thuật ấy, nó cũng phát sinh và nảy nở trên cơ sở đời sống lao động và những sinh hoạt của người xưa. E.M.Mêlêtinxki đã từng chỉ rõ: “Trong thần thoại có sự đan kết những yếu tố phôi thai của tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật. Quan hệ hữu cơ của thần thoại với lễ nghi vốn được thực hiện qua các phương tiện âm nhạc, vũ đạo, các phương tiện “tiền sân khấu” và ngôn từ ”. Ông cũng chỉ ra rằng người nguyên thuỷ chưa tách mình ra khỏi môi trường tự nhiên và xã hội bao quanh và tư duy nguyên thuỷ còn giữ những đặc điểm của sự chưa phân tách, nó hầu như chưa tách khỏi môi trường ấn tượng, tự phát. Hệ quả của điều này là sự nhân hoá hồn nhiên toàn bộ thiên nhiên, sự đối chiếu “ẩn dụ” các đối tượng thiên nhiên, xã hội, văn hoá. Người nguyên thuỷ hình dung các hiện tượng tư nhiên như với con người, gán cho chúng tâm hồn, lí trí, tình cảm con người Theo Đinh Gia Khánh, thì ở nước ta “Thần thoại đã nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thuỷ và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt”, có nghĩa là thần thoại có từ trước công nguyên, trước thời Bắc thuộc, và vì những lý do riêng, 43
- những thiên thần thoại đó đã không còn giữ lại hình thức lúc đầu của chúng nữa và thậm chí cốt truyện cũng đã thay đổi đi nhiều. Đồng quan điểm như trên, các nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị, Chu Xuân Diên cũng đưa ra các ý kiến: “Nói một cách đơn giản thần thoại là một loại truyện nói về thần, mang yếu tố thiên nhiên và xuất hiện vào thời kì khuyết sử” và “Thần thoại chỉ có thể xuất hiện trong giai đoạn thấp của sự phát triển xã hội và của sự phát triển nghệ thuật. Trong giai đoạn đó, thần thoại đã có một vai trò tích cực trong đời sống tinh thần của con người: đó là phương tiện nhận thức quan trọng của người nguyên thuỷ, cũng là một trong những nguồn hình thành những giá trị tinh thần truyền thống đầu tiên của dân tộc”. Con người thời kỳ nguyên thuỷ trong khi tiếp xúc với thiên nhiên, tiếp xúc với các hiện tượng vũ trụ kỳ bí, họ đã muốn cố gắng tìm hiểu, xuyên qua cái bề ngoài để nhận thức thế giới, nhận thức tự nhiên. Sự nhận thức thế giới của con người lúc đó là hoang đường và ấu trĩ. Con người tưởng tượng ra và đặt niềm tin vào sự tưởng tượng ấy, rằng thế giới là do các vị thần linh tạo ra. Thế giới đó luôn bí ẩn và to lớn, nó chế ngự con người và luôn luôn đe doạ đời sống của họ. Trong quá trình lao động, sản xuất, con người nguyên thuỷ đã vận dụng lý trí non nớt, sự nhận biết thô sơ của mình về thiên nhiên, vũ trụ để tìm câu trả lời cho những gì xảy ra xung quanh như: Tại sao lại có ngày? Tại sao lại có đêm? Tại sao lại có bầu trời? Tại sao lại có mặt đất? Tại sao lại có mặt trời, mặt trăng và các vì sao? Tại sao lại có sự sống, sự chết? Con người sinh ra từ đâu? Tại sao lại có mưa gió, bão lụt, hạn hán? Và còn rất nhiều câu hỏi khác. Chính vì thế, họ đã làm ra thần thoại. Và Mác đã gọi thần thoại là thứ nghệ thuật được người xưa sáng tạo ra một cách không tự giác. Người cổ đại đã coi thần thoại là những thiên lịch sử. Họ biết trân trọng trong việc lưu truyền và thần thoại đều được đặt thành văn vần cho dễ nhớ. Ở các dân tộc thuộc Tây Nguyên, hay các dân tộc Mường, Tày, Thái thì việc hát thần thoại, anh hùng ca là có, như Đẻ đất đẻ nước của người Mường, sử thi Đam San, Xing 44
- Nhã của người Êđê, Djông của người Bana Nhưng ở người Việt do hoàn cảnh lịch sử mà các thần thoại đã không giữ lại được nguyên vẹn, chỉ còn những truyện riêng rẽ, ngắn gọn mà thôi Như vậy, có thể nói, mỗi dân tộc thời cổ đều có một kho thần thoại riêng. Ở những dân tộc sớm có điều kiện phát triển thì nền văn hoá của họ cũng được xây dựng sớm hơn những dân tộc chậm phát triển, chữ viết được hình thành đã là phương tiện giúp các dân tộc ghi lại được sớm và có hệ thống những thần thoại truyền tụng đương thời. Ngược lại, ở các dân tộc chậm tiến, thần thoại của họ trong một quá trình lâu dài được lưu truyền bằng miệng. Nhiều nguyên nhân như chế độ xã hội thay đổi, thần thoại bị biến tướng, hoặc do văn hoá bên ngoài xâm nhập, thần thoại bị pha trộn, hay do không có chữ viết, thần thoại không được ghi giữ lại nên chỉ còn từng mảnh rời rạc, thiếu hụt Đến nay, do hoàn cảnh lịch sử, thần thoại Việt Nam đã bị mất mát khá nhiều, nhưng số truyện được sưu tầm, ghi chép cũng có tới hàng trăm đơn vị. Kết cấu phần lớn đều ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít chặt chẽ. Nó phản ánh xã hội, tư tưởng, tâm hồn và thể hiện được những vấn đề cơ bản của nhiều dân tộc Việt Nam. Thần thoại các dân tộc thiểu số Việt Nam đã phản ánh một cách kỳ diệu nhận thức của con người về vũ trụ, về công cuộc chinh phục thiên nhiên và về các sinh hoạt xã hội của các dân tộc trong thời kỳ xa xưa. Hình thức biểu hiện cơ bản của thần thoại các dân tộc là những hoạt động trình diễn mang tính tổng hợp, phong phú và phức hợp. Nó bao gồm các hình thức nghi lễ cổ sơ, các phong tục và các hình thức diễn xướng, nhảy múa, ca hát, v.v Thí dụ, ở dân tộc Việt, những lời ca cổ cũng là những thiên thần thoại còn sót lại: “Ông Đếm cát, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú ” Ở dân tộc Mường, khi tiến hành các nghi lễ tang ma cũng chính là lúc họ diễn kể thần thoại. Toàn bộ hệ thống mo Đẻ đất đẻ nước, áng mo thần thoại, đã được hát kể trong mười mấy ngày đêm liền (có nơi là 12 ngày đêm). Trong không khí tiễn đưa người chết, người ta được ông mo hát kể cho nghe về việc sinh ra Trời, 45
- sinh ra Đất, về việc đẻ Nước, đẻ Mường, về việc sinh ra Người và vạn vật cùng muông thú. Qua lời mo trong Đẻ đất đẻ nước, người Mường đã kể rằng: Ông Thu Tha, bà Thu Thiên Ra truyền: làm ra Đất ra Trời. Mo Đẻ đất đẻ nước đã phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan nguyên thuỷ và phản ánh về quá trình hình thành dân tộc của người Mường. Nội dung chính của áng mo này là những mẩu chuyện thần thoại được liên kết với nhau bởi các lời ca mang nội dung tự sự. Đẻ đất đẻ nước là tác phẩm mang đậm tính chất sử thi thần thoại của dân tộc Mường. Một số dân tộc khác cũng có truyền thống hát kể thần thoại như dân tộc Mường, đó là dân tộc Thái, Tày và các dân tộc ở Tây Nguyên, thần thoại không những chỉ được tồn tại, lưu truyền với dạng những truyện kể đơn lẻ, sơ khai mà còn được gia nhập hệ thống hát kể mo, then, sử thi-khan của các dân tộc đó. Sử thi - thần thoại Ẳm ẹt luông ở dân tộc Thái gồm ba phần chính: Ẳm ẹt luông (Khai sinh ra cái Lớn), Ẳm ẹt nọi (Khai sinh ra cái Nhỏ) và Khay phắc phạ (Mở họng Trời). Tác phẩm với những câu mở đầu như sau: Mo xin kể năm kể tháng mới có Mo xin kể năm kể tháng trời mói làm ra Ngày xưa thời trước, ngày xưa thời lâu Họ hỏi: Cái gì có sau Trời? Cái gì có sau Đất? Các tác phẩm này thường được các thày mo đọc trong các buổi cúng lễ, thực chất là những áng văn vần dài kể lại nguồn gốc sinh ra trời đất và muôn loài, kể lại quá trình đấu tranh gian khổ của loài người để sinh tồn và phát triển. Các tác phẩm này cũng giống như tác phẩm Đẻ đất đẻ nước của người Mường. Đối với các dân tộc vùng Tây Nguyên, sinh hoạt sử thi là một nhu cầu sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong đời sống người dân hàng ngàn đời nay. Trong vốn từ vựng của các dân tộc, sử thi được người Bana gọi là Hmon, người Êđê gọi là Khan, người Giarai gọi là Hri, người Mnông gọi là Ot Ndrông. Sử thi được các nghệ nhân dân gian diễn xướng theo phương thức kết hợp các yếu tố hát, kể, đối 46
- thoại và làm điệu bộ diễn xướng. Theo ngôn ngữ của người Mnông: Ot có nghĩa là hát, kể. Còn Ndrông là những câu chuyện xa xưa. Người Mnông hát kể Ot Ndrông sau những ngày phát rẫy, tra hạt, làm cỏ và thu hoạch mùa màng. Người Êđê sinh hoạt hát kể sử thi- khan trong các buổi uống rượu cần, trong các lễ hội và những đêm sau mùa gặt hái. Người Ba Na có thể hát, kể Hmon bên bếp lửa, trong gia đình dòng họ, khi lên rẫy, đi rừng Trong số hàng chục bản kể sử thi mang nội dung thần thoại như Đam San, Xing Nhã, Đăm Di , nhân vật chính là những kiểu mẫu anh hùng, tập trung nhiều tính chất điển hình của con người có ý thức sâu sắc về địa vị của mình, có tâm hồn phóng khoáng và có ý chí kiên cường. Những hình thức sinh hoạt này đã giúp cho thần thoại đuợc bảo lưu một cách bền vững. Gắn bó với các hoạt động nghi lễ, phong tục, tuân thủ theo những bước, những quy định chặt chẽ của các nghi thức tang ma, cúng tế, hay hội lễ, thần thoại của các dân tộc nói trên được diễn đi diễn lại, được thực hành thường xuyên từ năm này sang năm khác, đời này sang đời khác, từ thế hệ này tới thế hệ khác. Cũng nhờ vậy mà các tác phẩm thần thoại luôn được lưu truyền, bổ sung, thêm bớt và ngày càng hoàn chỉnh, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người kể, người nghe. Ở đây phải kể tới vai trò của các thế hệ thầy mo, thầy cúng, các ông then, bà then, các nghệ nhân kể sử thi ở các dân tộc ít người Việt Nam. Họ đã đóng vai trò là những người lưu giữ tích cực kho tàng thần thoại các dân tộc. Trong điều kiện kể trên, hệ thống thần thoại các dân tộc đã là những chứng tích, những tài liệu sống, giúp chúng ta hình dung lại được diện mạo sinh hoạt, cách thức tư duy và sáng tạo văn hoá, sáng tạo nghệ thuật của các dân tộc ít người từ thời xa xưa cho tới ngày nay. III. PHÂN LOẠI VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA THẦN THOẠI Trên cơ sở thần thoại các dân tộc ít người Việt Nam đã được sưu tầm và công bố, có thể phân loại thần thoại Việt Nam thành hai nhóm, tương đương với hai chủ đề chính như sau: 47
- - Thần thoại suy nguyên: giải thích nguồn gốc vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên và nguồn gốc muôn loài. - Thần thoại kể về chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hoá. 1. Nhóm thần thoại suy nguyên 1.1. Thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên Trong bộ phận thần thoại nói về sự hình thành vũ trụ, thiên nhiên này, nhân vật thường là các vị thần được tưởng tượng ra với những nét chấm phá ban đầu qua những hình tượng vừa cụ thể, vừa sống động, hồn nhiên, vừa vươn tới dạng thái khái quát của tư duy triết học thuở ban đầu của loài người. Khi sáng tạo ra các vị thần, tư duy thần thoại đã lấy con người làm mẫu, nên các thần đều mang bóng dáng của con người. Thần thoại Việt (Kinh) có truyện Thần Trụ Trời phản ánh khá rõ quan niệm của người Việt cổ về nguồn gốc và quá trình hình thành thế giới. Truyện kể rằng: Ban đầu vũ trụ là một cõi hỗn độn, mờ mịt, tối tăm, lạnh lẽo. Từ cõi hỗn độn ấy, Thần Trụ Trời đã xuất hiện, ông lấy đầu đội trời lên cao và dùng chân đạp đất xuống thấp. Đất, trời đã phân cách nhưng chưa xa nhau, ông lại đào đất đá, xây trụ chống trời lên cao mãi. Khi trời đã thật cao, đất đã thật rộng, ông mới phá cột trụ đi “Trời tròn như bát úp, đất phẳng như cái mâm vuông”. Thần ném vung đất đá đi khắp chốn. Mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung toé mọi nơi thành cồn, thành đồi, thành cao nguyên. Vì thế mà bây giờ mặt đất có chỗ cao, chỗ thấp. Những nơi thần đào đất xây trụ thì mặt đất lõm xuống thành đầm hồ, sông biển. Những nơi đất đá văng ra khi cột trụ bị phá thì mặt đất nhấp nhô thành núi, thành gò, chỗ ráp quanh giữa trời và đất được gọi là chân trời. Coi vũ trụ do một vị thần tạo ra, và vị thần ấy cũng phải vất vả đào đắp giống như con người lao động vậy, chính ở thần thoại Thần Trụ Trời này, con người đã nêu lên được vấn đề lao động sáng tạo và cải tạo vũ trụ. Họ đã tạo ra một thế giới mới bằng sức tưởng tượng phong phú và mạnh mẽ của mình. Tiếp theo thần thoại Thần Trụ Trời, người Việt còn kể đến nhiều vị thần khai sáng, xây dựng vũ trụ như trong bài ca: 48
- Ông Đếm cát Ông Tát bể Ông Kể sao Ông Đào sông Ông Xây rú Trong thế giới thần thoại, người nguyên thuỷ đã coi vũ trụ có ba cõi chính: Trời, Đất và Nước do ba vị thần cai quản: Ông Trời vừa cai quản cõi Trời, vừa cai quản cả thế giới vũ trụ. Thần Đất cai quản cõi Đất, thần Nước trông coi cõi Nước ở mỗi cõi còn có nhiều vị thần khác, mỗi vị thần phụ trách một công việc nhất định. Hầu hết trong thần thoại các dân tộc, các vị thần ở cõi Trời phần nhiều tương ứng với các hiện tượng tự nhiên có nhiều tác động đến đời sống mà con người thời cổ đã quan sát được như thần Trời, thần Gió, thần Mưa, thần Sấm sét, thần Mặt trăng. Các truyện đều rất đơn giản, mộc mạc Theo thần thoại Việt, trên cõi Trời, ông Trời là Chúa tể (sau được gọi là Thượng đế, Ngọc hoàng) được nói nhiều đến trong những thần thoại: Cóc kiện trời, Sáng tạo ra loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật, Trời là người quản lý, điều hành, vua của muôn loài, Trời hành động theo quy luật của tự nhiên và xã hội. Trời có quyền uy nhưng cũng bình đẳng, vô tư với các thần khác, với loài người và loài vật. Trong số các vị thần ở trên trời có ba vị được nói nhiều hơn cả là ông Trời và nữ thần Mặt Trời, Mặt Trăng. Thần thoại Việt kể: vũ trụ ban đầu lạnh lẽo tối tăm. Trời đã cho xuất hiện chín mặt trời, mười mặt trăng, thi nhau chiếu sáng và thiêu đốt mặt đất. Có nhân vật thằng Quải đã dùng nỏ bắn các mặt trời, mặt trăng khiến trời đất lại tối. Người phải cho gà trống đi gọi lại một mặt trời và một mặt trăng. Mặt trăng nóng nảy hay sà xuống gần mặt đất làm cho con người nóng không chịu được. Thằng Quải phải lấy tro bếp ném lên mặt của mặt trăng, từ đó mặt trăng không sà xuống thấp nữa và trở nên mát dịu. Có truyện còn kể về hiện tượng trăng tròn trăng khuyết là do sự ngoảnh mặt của trăng. “Nghe nói cô Mặt Trăng xưa kia tính tình nóng nảy. Hạ giới rất khổ sở vì tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tai Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát 49
- cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó, cô trở nên dịu dàng, hiền lành; ở hạ giới ai cũng ưa thích”. Người ta bảo, mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm; cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một; cô ngoảnh lưng lại lần nữa tức là thời kỳ trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc bụi tro trát mặt ngày trước hiện ra” Ngoài ra, còn có truyện kể về Ngày tháng năm dài, ngày tháng mười ngắn. Đó là ngày tháng 10 thì ngắn, ngày tháng năm thì dài. Là vì mặt trời thì làm ra ngày, thường ngồi trên kiệu có các cô gái khiêng, họ thường mải chơi vừa đi vừa dừng nên làm cho ngày dài ra vào khoảng thời gian tháng năm, mùa hè. Còn vào tháng mười, mùa đông, kiệu được các bà già khiêng, chăm chỉ, đi nhanh nên làm cho ngày ngắn. So với thần thoại Việt, thần thoại của các dân tộc anh em cũng rất phong phú với những biểu hiện tương ứng về các chủ đề, mô típ và hình tượng về vũ trụ, thiên nhiên. Kể về chủ đề nguồn gốc vũ trụ và thế giới tự nhiên, người Thái có sử thi Ẳm ẹt luông, người Lô Lô có Bài ca trời đất, người H’Mông có thần thoại Khúa Kê Trong đó có thể kể đến nhiều vị thần khai sáng xây dựng vũ trụ: ở người Lô Lô là ông bà Két Dơ, GaGia, ở người Thái là Xô Công Phạ, Xô Công Đin, có nơi thì lại cho là do Thẻn Luông sinh ra trời đất và mọi vật. Trong thần thoại sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường là ông Thu Tha và bà Thu Thiên Tên gọi các vị thần sáng tạo ra vũ trụ và thiên nhiên ở các dân tộc kể trên tuy có khác nhau, nhưng các vị thần ấy có điểm chung: họ là những cặp vợ chồng khai sáng vũ trụ. Trời đất đã được sinh ra từ sự hôn phối của hai ông bà có tầm vóc kỳ vĩ này. Rõ ràng các tác giả của các thiên thần thoại cổ của các dân tộc ấy đã lấy sự sáng tạo ra con người làm khuôn mẫu, thiên nhiên đã được nhân hoá. Trong thần thoại H’Mông, Chử Làu là vua Trời, khi vũ trụ còn hỗn mang mờ mịt, Chử Làu đã gọi ông Chày bà Chày để tạo ra trời đất. Hai ông bà Chày vâng lời Chử Làu, ông Chày tạo ra bầu trời và bà Chày tạo ra trần gian. Thấy bầu trời vòm thì hẹp mà mặt đất bằng phẳng và rộng nên ông bà Chày bèn nắn mặt đất hẹp 50
- lại cho khớp với bầu trời. Do vậy mặt đất bị nhăn nhúm, lồi lõm. Chỗ trồi lên thì thành đồi, chỗ lún xuống thành thung lũng, biển hồ. Thần thoại của người Chăm thì kể rằng trời đất là do Thần Trời (Thần Cha) và Thần Đất (Thần Mẹ) sáng tạo ra. Thần Cha còn gọi là Pô Chà Ta là đấng sáng tạo ra vũ trụ bao la cùng muôn vật. Dưới thần Trời là cả một hệ thống thần linh các Pô Yang khác. Thí dụ như thần Mặt Trời, khi thần này cúi lạy ông Trời Pô Chà Ta thì sinh ra Nhật thực. Còn khi thần này đi qua cung trăng có bà Chà ở đó, bà Chà đứng lên cúi chào thì sinh ra Nguyệt thực. Người Mảng cũng hình dung về thế giới thủa ban đầu của mình như nhiều dân tộc khác.Việc tạo ra thế giới cũng do Monten- tức người trời thực hiện. Trong hình dung của họ, ban đâu, trời và đất vẫn gần với nhau,lên xuống dễ dàng, mặt đất và bầu trời đều bằng phẳng, con người và muôn loài đều chưa xuất hiện. Người trời phải sai các con trai của mình xuống đất, dùng sức lao động để tạo nên thế giới như ngày nay. " người anh ném đất văng chỗ này, người em vứt đát tung chỗ khác.Họ đắp đất làm chỗ gối đầu, xẻ đất làm chỗ đặt chân, hà hơi thành đám mây đen, mồ hôi đổ xuống thành suối mặt đất ít lâu thành núi thành sông, gập gà gập ghềnh "1 Người HMông cũng tin rằng, trời đất là do Vua Trời sai người xuống cải tạo mà thành. Trước đó," mặt đất chỉ có đất nâu, đá đen. Không một thân cây, không một ngọn cỏ bà Mo đem cây từ trời xuống trồng, ông Chơư đem cỏ từ trời xuống gieo cỏ mọc thành rừng. Đá đứng bên nhau thành núi "2 Như vậy, cho dù được hình thành trên những nên tảng xã hội khác nhau nhưng thần thoại các dân tộc thiểu số cũng như thần thoại người Việt khi giải thích nguồn gốc trái đất đều gặp nhau ở điểm cho rằng: trái đất vốn đã là một thực thể trước khi có thần thánh can thiệp để cải tạo nó, tạo điều kiện tôt hơn cho cuộc sống của con người và muôn loài sau này.Và trong quá trình cải tạo thế giới, tạo ra thế giới như ngày nay, các thần đều phải trực tiếp sử dụng sức lao động giống như con người. Bên cạnh việc đề cao lao động, những thần thoại này còn cho thấy rất rõ 1 Đặng Nghiêm Vạn chủ biên Tổng tập văn học dân gian các DTTS VN .Nxb Đà Nẵng tr 52 2 Đặng Nghiêm Vạn chủ biên. Sách đã dẫn tr 1008 51
- một xu hướng: con người giải thích tự nhiên trong thần thoại bằng một lối tư duy duy cảm, theo đó, mọi điều trong thế giới các thần cũng đều bị khúc xạ qua lăng kính con người, bị chi phối bởi cuộc sống con người. Thế giới thần vì vậy mà rât giống với nhưng gì diễn ra trong hiện thực. Còn ở một số dân tộc khác, thần thoại của họ lại kể về một vị thần duy nhất sáng tạo ra thiên nhiên. Theo quan niệm của các dân tộc này thì từ thiên nhiên và vạn vật trong trời đất đến con người, cây cỏ đều từ một nguồn gốc mà ra: ở thần thoại người Dao là Chang Lô Cô, là Bàn Cổ (hoặc Nhiên vương). Thần Bàn Cổ của người Dao có tầm cỡ bao quát cả vũ trụ con người: Đầu thần là trời, chân thần là đất, mắt bên trái của thần là mặt trời, mắt bên phải của thần là mặt trăng Ở thần thoại của người Êđê có thần Ai Điê sáng tạo ra vũ trụ cũng có vóc dáng kỳ vĩ: đầu tròn của thần là bầu trời; trán thần nhăn là mây bay lượn, lưng thần trở thành không khí, hai cánh tay thần là hai cây trụ phân chia trời đất thành hai cõi tách riêng ra Theo thần thoại của người Êđê, thần Ai Điê là người cai quản tất cả các vị thần khác như thần Mặt Trời (Yang Hruê), thần Mặt Trăng (Yang Mlau), thần Núi (Yang Cư), thần Nước (Yang Eê) Trong các vị thần ở trên trời, thì việc làm ra mưa là do hai vị thần Mưa. Người Êđê quan niệm có mưa ở trên trời và có mưa ở dưới đất. Tuy mỗi nơi đều do một vị thần trông nom riêng như vậy, nhưng mỗi khi bị hạn hán phải cầu cúng xin trời mưa, người ta đến cầu khấn cả hai: Aê Mghăn - thần Mưa ở trên trời và Aê Mghi - thần Mưa ở dưới đất. Theo thần thoại của người Mnông thì tất cả những gì trong vũ trụ, theo cách nhìn và cách thể hiện của họ, dường như chúng đều có hồn và sống động cả. Người Mnông tin tưởng rằng ở trên trời, cũng như ở dưới đất đều có rất nhiều vị thần trú ngụ. Vị thần tối cao, toàn diện, toàn năng nhất ở tầng trời là thần Mặt Trời với các tên gọi Yang Nar, Yang TNghe, Yang Măt. Ở tầng trời, quyền lực sau thần Trời là thần Sét (Yang N’glai). Vị thần này là một người đàn ông to lớn, có giọng nói dữ tợn, có thanh gươm chặt ra lửa. Đây là vị thần nửa thiện, nửa ác. Trừng trị những kẻ gây tội ác cho con người là nhiệm vụ chính của thần Sét, do vậy ở vị thần này, phần thiện trội hơn phần ác và thần rất được con người ngưỡng mộ. 52
- Thần thoại của người Bana thì kể rằng “Khi chưa có trời đất vũ trụ, đã có hai vị thần. Thần nam là Bok Kơi Dơi, thần nữ là Ia Kon Keh. IaKonKeh dùng cám vắt ra trời đất, Bok Kơi Dơi thì làm ra mặt trăng, mặt trời và các ngôi sao. Họ sống chung với nhau và sinh được ba người con. Con cả là Ia Pôn ở lại làm thần Trời, hai anh em nam nữ Ia Bok xuống trần gian, trở thành tổ tiên của loài người. Họ được ông bà Bok Kơi Dơi - IaKonKeh cho các giống cây cỏ, chim muông, thú vật xuống làm vui cho mặt đất”. Người Bana còn hình dung ra thần Sét (Thần Bot Gơ Lai) là một vị thần linh thiêng ghê gớm nhất, tay có lông lá, mùa xuân thì ngủ, còn mùa hè thì cầm búa đi tuần tra dưới trần gian Trong hệ thống thần thoại các dân tộc Việt Nam còn có các thần thoại kể về những vị thần ở cõi đất, gồm có: Thần Đất (có nơi gọi là ông Địa, Thổ công), Thần Bếp, Thần Lửa (bà Hoả) Thần Đất thường hiện ra với hình dạng một cụ già. Thần có phép dời cát thay núi chỉ trong nháy mắt. Oai quyền của thần rất lớn. Kẻ nào phạm vào việc thay đổi đất đai mà không xin phép thần, nhất định kẻ ấy sẽ bị thần trừng phạt. Thần Núi cũng thường hiện hình là các ông già đầu râu tóc bạc. Có nhiều vị thần Núi, mỗi thần cai quản một dãy núi lớn, bao gồm cả những núi con. Thần Lửa là một bà già mặt mũi rất hung dữ. Người ta thường gọi là bà Hoả. Thần chuyên giữ một thứ lửa rất màu nhiệm có thể đặt nồi không mà nấu ra đủ những thức ăn ngon lành Thần Lửa cũng có nhiều lúc hung dữ cho bộ hạ đi tàn phá nhân dân, cây cối. Người ta thường phân biệt lửa của thần trong khi đốt nhà là một thứ lửa màu xanh xanh liếm từ trên nóc nhà liếm xuống. Trong số bộ hạ thần Lửa có thằng Bợ quen thói hung ác, nó ở với thần Lửa lâu năm, một hôm ăn cắp lửa của thần rồi trốn đi. Nó là kẻ thù của loài người. Hình như về sau, nó bị thần bắt được và đày xuống địa ngục. Ngoài thần Lửa còn có thần Bếp hoặc còn gọi là thần Táo hay Núc, vị thần chuyên trông nom củi lửa bếp núc cho hạ giới. Trái với thần Lửa, thần Bếp hiền lành dễ tính, thần Bếp gồm có một bộ ba: một người đàn bà với hai ông chồng. 53
- Các thần được Trời (hay còn g+ ọi là Ngọc Hoàng) giao cho việc trông nom việc thổi nấu ăn uống của nhân gian, xem xem trong từng gia đình mỗi một năm có những hành động tốt xấu thế nào để đến ngày 23 tháng Chạp sẽ lên báo cáo cho Trời biết. Thần Bếp có hai bộ hạ, bộ hạ thứ nhất là cá chép giúp thần trong việc đi về từ hạ giới lên Thiên Đình, bộ hạ thứ hai là Nhện giúp thần báo tin cho người. Về hệ thống thần ở cõi Nước gồm có: Thần Nước (còn gọi là Long Vương), Vua Thuỷ Tề, Thần Sông (Hà Bá) Ba Ba, Thuồng Luồng, Cá Voi Ở từng vùng, ở các địa phương, thần thoại cũng kể về các vị thần cai quản riêng, được thờ ở các đền miếu thờ thần như Thủy thần, Sơn thần Như vậy, nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và tự nhiên phản ánh cách giải thích, nhìn nhận hết sức hồn nhiên của con người thời cổ về vũ trụ, núi sông, biển cả, đất trời và muôn vàn các hiện tượng tự nhiên khác, đã chứa đựng cả khoa học và triết học duy vật sơ khai. Có thể tìm thấy trong đó cái logic biện chứng của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và môi trường sinh tụ thuở ban đầu, khi con người mới định cư trên những vùng đất hoang sơ còn nhiều lạ lẫm. Câu chuyện về các thần vũ trụ, thần thiên nhiên (Thần Trụ Trời, Thần Sấm, Thần Sét, Thần Mưa, Thần Gió, Thần Biển, Thần Nước ) là sự phát triển một cách sinh động quá trình nhận thức về sự tồn tại khách quan của thế giới thông qua sự quan sát của con người tuy còn ở trình độ tự phát và ấu trĩ. Các thần chính là sản phẩm của niềm tin và sự sùng bái tự nhiên đan cài với nhận thức có tính vật chất về thế giới được dựa trên hai “trực kiến thiên tài” (chữ dùng của Ăng ghen) của người thời cổ đại: Một là, thế giới không phải là hư vô mà nó đã tồn tại như một cõi hỗn mang trước khi Thần xuất hiện, các Thần chỉ làm nhiệm vụ thay đổi hình dạng của thế giới mà thôi. Hai là, các Thần cũng phải lao động cật lực mới biến cải được thế giới tự nhiên cũng như mới kiến tạo được vũ trụ. 1.2. Thần thoại kể về nguồn gốc muôn loài Tiếp theo các thoại kể về các vị thần làm công việc sáng tạo ra trời đất, hệ thống thần thoại của các dân tộc Việt Nam còn có hàng loạt các thần thoại khác kể 54