Giáo trình Tổ chức thi công - Chương VI: Kỹ thuật lắp ghép nhà tấm lớn

pdf 15 trang ngocly 2420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Tổ chức thi công - Chương VI: Kỹ thuật lắp ghép nhà tấm lớn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_thi_cong_chuong_vi_ky_thuat_lap_ghep_nha.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tổ chức thi công - Chương VI: Kỹ thuật lắp ghép nhà tấm lớn

  1. LOGO Website: www.bmthicong.com.vn
  2. CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ TẤM LỚN 1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM LẮP GHÉP NHÀ TẤM LỚN 1.1. Khái niệm nhà panel tấm lớn • Nhà panel tấm lớn thông thường là các công trình dân dụng: nhà chung cư, các công trình công cộng: trường học, bệnh viện, các công sở • Nhà có cấu tạo từ các panel tường ngoài, tường trong có kích thước lớn, thường là bằng kích thước 1 căn phòng. Trọng lượng các cấu kiện Q ≤ 5 tấn. • Chiều cao của nhà thông dụng từ 7 – 15 tầng 1.2. Phân tích sự làm việc của hệ kết cấu • Hệ các tấm panel liên kết với nhau kết hợp với panel sàn tạo thành một hệ kết cấu không gian bao gồm các ô cứng khép kín. Những kết cấu này vừa là chịu lực, vừa là bao che và làm việc đồng thời cùng nhau. Trong quá trình lắp ghép thì kết cấu lắp trước có chức năng như là kết cấu trụ chịu lực để kết cấu lắp sau liên kết vào. • Vì vậy, nguyên tắc lắp ghép là phải tạo thành các ô cứng khép kín. Nếu thuận lợi, nên tiến hành lắp trước những bộ phận có độ cứng không gian lớn, như lồng cầu thang, khu vệ sinh hay panel góc nhà. • Nếu không lợi dụng được các bộ phận cứng đó thì phải tiến hành cố định tạm các tấm panel mới lắp xong. Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 01 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
  3. R S k CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ TẤM LỚN • Hệ kết cấu cũng có thể bao gồm các panel tường ngang chịu lực, các panel tường dọc như là các giằng. Khi thi công nhà dạng này, đầu tiên lắp các panel chịu lực trước, sau đó đến các tường dọc. • Do cấu tạo từ các tấm panel nên độ ổn định và chất lượng của nhà phụ thuộc nhiều vào độ chính xác lắp ghép. Theo tính toán thì nếu tim tường dưới và tường trên lệch nhau 1 cm thì khả năng chịu lực của kết cấu giảm 10 - 12%. • Vì khả năng đưa vật liệu, thiết bị theo phương ngang vào vị trí lắp ghép là rất khó khăn do các cửa sổ, cửa đi kích thước có hạn, nên trong mọi trường hợp, các panel sàn chỉ được lắp ghép khi đã hoàn thành lắp đặt các vách ngăn, blốc thông gió, vệ sinh . và đưa các vật tư, thiết bị cần thiết khác cho các công tác thi công tiếp theo lên mặt bằng sàn. Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 02 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
  4. CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ KHUNG 2. CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC TRONG LẮP GHÉP NHÀ TẤM LỚN Trong lắp ghép nhà tấm lớn đòi hỏi độ chính xác cao, trước khi lắp ghép phải thực hiện các công tác định vị tim cốt: • Định vị các trục chính lên mặt sàn các tầng đã lắp ghép; • Từ các trục chính thiết lập các trục tim tường, vị trí mặt tựa của tường và các trục phụ trợ khác lên mặt bằng lắp ghép (mặt móng, mặt sàn); • Thiết lập mặt bằng lắp ghép (cao độ chuẩn) trên các tầng. Cao độ của mặt bằng lắp ghép được cố định bằng các mốc chuẩn. 3. PHƯƠNG PHÁP LẮP GHÉP 3.1. Giai đoạn lắp ghép: Bao gồm 2 giai đoạn: phần ngầm và phần than • Phần ngầm (dưới cốt 0.0): Thi công móng thi công tường tầm hầm thi công sàn tầng hầm thi công hệ thống kỹ thuật lấp đất hố móng, chuẩn bị lắp ghép phần thân. • Phần thân (trên cốt 0.0): lắp tường liên kết tường lắp cầu thang vách ngăn tấm sàn sàn mái mái hệ thống KT hệ thống cửa đi, cửa sổ công tác hoàn thiện. Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 03 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
  5. CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ TẤM LỚN 3.2. Phương pháp lắp ghép a. Lắp tuần tự: • Đây là phương pháp thông dụng lắp ghép nhà tấm lớn. Trong phương pháp này, các panel tường của toàn bộ nhà sẽ được lắp trước tạo thành các ô vuông ổn định, sau đó lắp toàn bộ các panel sàn. • Nhược điểm: Sử dụng tối đa các thiết bị neo giữ, cố định tạm; đòi hỏi sự chuyên nghiệp hóa, cơ giới đồng bộ và tổ chức cao trong thi công, khi đó tiến độ thi công sẽ cao; nếu không tiến độ thi công công trình sẽ kéo dài do việc trì hoãn các công tác lắp đặt hệ thống kỹ thuật và hoàn thiện. a. Lắp đồng bộ: • Lắp lần lượt 4 panel tường và sàn tạo thành hộp không gian cứng, sau đó phát triển ra. Phương pháp này giảm được số lượng thiết bị, dụng cụ cố định tạm. • Nhược điểm: + Tập trung nhân công đông một vị trí lắp ghép; + Sự phụ thuộc giữa các công tác ghép trong mặt bằng thi công hẹp: lắp tấm sàn phải đợi chờ các công tác khác như lắp blốc vệ sinh, blốc thông gió , do đó tiến độ thi công chậm. Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 04 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
  6. CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ KHUNG 3.3. Kỹ thuật lắp ghép panel tường a. Chuẩn bị cấu kiện và thiết bị neo buộc: • Các panel tường phải được xếp đứng trên các giá chuyên dùng, hoặc được lắp ghép từ phương tiện vận chuyển bố trí trong tầm hoạt động của cần trục • Kiểm tra chất lượng các móc cẩu, chuẩn bị các thiết bị neo giữ, các chốt neo ở sàn. • Vạch tim cốt lên cấu kiện bằng sơn đỏ b. Chuẩn bị mặt bằng lắp ghép: • Chuyển vạch tim tường, vị trí mặt tựa của tường (thường là mặt ngoài), đường tim của mối liên kết đứng lên mặt bằng sàn; thiết lập cao độ lắp ghép chuẩn trên mặt bằng sàn lắp ghép. • Chuẩn bị các con kê bằng gỗ, hoặc vữa XM, kích thước phụ thuộc vào cao độ lắp ghép của tấm panel. Các con kê đặt ở vị trí cách mép ngoài của panel 15 – 20 cm. Các con kê đảm bảo cao độ lắp ghép của panel và làm gối kê cho panel khi hạ panel xuống lớp vữa lót. • Lớp vữa lót trên dưới chân panel, cao hơn mặt của con kê 3 – 5 mm, lớp vữa không chờm ra mép ngoài của panel quá 3 cm nhằm tránh làm bẩn mặt ngoài của panel. Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 05 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
  7. CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ TẤM LỚN b. Kỹ thuật lắp ghép: • Các tấm panel tường được cần trục cẩu lên ở vị trí thẳng đứng, đặt xuống 2 con kê, đúng vị trí thiết kế theo các đường tim vạch sẵn. • Khi hạ panel phải tạo được một độ nghiêng nhỏ về phía trong nhà, bằng cách đặt các con kê lệch ra phía ngoài của tường. Khi chỉnh panel về vị trí thẳng đứng, lớp vữa lót dưới panel sẽ được lèn chặt, tạo mối nối chắc, kín. Trong trường hợp ngược lại, chất lượng mối nối không đảm bảo, mối nối bị rỗng trong. • Tấm panel lắp xong phải được cố định ngay Hình 1. Cố định tạm các panel tường bằng 2 thanh chống xiên. Đầu dưới thanh chống liên kết xuống sàn, đầu trên liên kết ở cạnh trên 1 – thanh chống xiên có móc; của panel, hoặc ở móc có sẵn trên bề mặt, ở độ 2 – thanh giằng góc có móc kép; cao 1,7 m so với cạnh dưới của panel. Các tấm 3 – thanh giằng ngang giao nhau có liên kết bổ sung ở bằng các thanh giằng góc có móc kẹp. (hình 1) Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 06 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
  8. CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ TẤM LỚN - Để đảm bảo độ chính xác tăng tốc độ lắp ghép các tấm panel tường trong, người ta sử dụng các chi tiết định vị hàn trước vào các chi tiết thép chôn sẵn trên sàn. Chi tiết định vị có thể là các thanh thép D 10 – 12, cao 10 cm, khoảng cách giữa 2 chi tiết định Hình 2. Lắp đặt panel tường trong bằng chi tiết định vị vị lớn hơn chiều dày của panel 3 – 4 mm. 1 – panel tường; 2 – chi tiết định vị; 3 – con kê (đệm mốc); (hình 2). 5 – vữa đệm - Sau khi cố định tạm, tiến hành liên kết các tấm panel bằng cách hàn các chi tiết chôn sẵn, chống gỉ mối nối và chèn vữa, đầm chặt đảm bảo chất lượng liên kết cũng như khả năng chống thấm của mối nối. (hình 3 - Mối nối giữa các panel tường). Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 07 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
  9. CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ KHUNG 4. TỔ CHỨC THI CÔNG LẮP GHÉP 4.1. Nguyên tắc tổ chức chung • Tổ chức công trình thành các phân đoạn thi công, trên mỗi phân đoạn chia ra các khu vực lắp ghép theo nguyên tắc: các công tác lắp ghép và các công tác lắp đặt thiết bị, kỹ thuật, hoàn thiện tiến hành nối tiếp trên các khu vực thi công. • Mỗi phân đoạn thường là một đơn nguyên, công tác lắp ghép được tiến hành theo chiều ngang lần lượt từng phân đoạn. Trong một đơn nguyên thường sử dụng 1 cần trục phục vụ. Cần trục có thể là tự hành, có thể là cần trục tháp tùy theo độ cao lắp ghép của công trình. • Nhà có 1 đơn nguyên dạng tháp cao tầng thì chia ra 2 khu vực lắp ghép. Các công tác lắp ghép cơ bản được tiến hành lần lượt từ khu vực này sang khu vực kia. • Cần trục được bố trí ở mặt tiền của nhà, không bố trí trước vị trí các cửa ra vào chính, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho giao thông trong công trình. Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 08 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
  10. CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN 4.2. Nguyên tắc lắp ghép chung • Lắp từng tầng một; • Lắp từ xa đến gần, từ ô cứng hoặc từ panel góc phát triển ra; hướng lắp ghép “về phía cần trục” để người điều khiển cẩu bao quát rõ khu vực lắp ghép. • Lắp tầng trên khi các mối nối tầng dưới đạt trên 70% cường độ chịu lực • Chỉ lắp panel sàn khi hoàn tất công tác cẩu vật tư, vật liệu, thiết bị thi công tiếp theo trên mặt bằng lắp ghép. 4.3. Các sơ đồ lắp ghép cơ bản • Sơ đồ lắp ghép nhà tấm lớn được thể hiện cụ thể trong bản vẽ thiết kế thi công. Về cơ bản sơ đồ lắp ghép phụ thuộc vào cấu tạo của nhà; tính chuyên môn hóa của đơn vị lắp ghép; thiết bị lắp ghép và dụng cụ neo giữ; • Trong thực tế thường sử dụng các sơ đồ lắp ghép sau: Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 09 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
  11. CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN Sơ đồ 1 - cấu kiện từ bãi tập kết tại công trường (hình 4) • Panel phải được bố trí trong tầm hoạt động của cần trục; • Theo sơ đồ này số lượng thiết bị, dụng cụ cố định tạm là tối thiểu; • Bắt đầu từ các panel góc, phát triển theo nguyên tắc ô cứng khép kín. Panel Panel dọc, ngang Panel tường Bản thang Đưa VL, Panel góc tạo ô khép kín ngăn TB lên sàn sàn Hình 4. Sơ đồ lắp ghép 1 – cấu kiện tại công trường Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 10 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
  12. CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ KHUNG Sơ đồ 2 – lắp ghép theo panel cữ (hình 5) • Đơn giản hóa công tác trắc đạc; • Giảm mật độ công nhân lao động tại một khu vực; • Bắt đầu từ các panel cữ và phát triển theo nguyên tắc hình vuông khép kín. Panel Panel tường dọc, Panel tường Bản thang Đưa VL, Panel cữ ngang theo thứ tự ngăn TB lên sàn sàn Hình 5. Sơ đồ lắp ghép 2 – theo panel cữ Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 11 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
  13. CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN Sơ đồ 3 – cấu kiện từ phương tiện vận chuyển (hình 6) • Phối hợp chặt chẽ theo tiến độ giờ giữa công tác lắp ghép và công tác vận chuyển panel. • Sử dụng hiệu quả công suất của các thiết bị lắp ghép; • Giảm chi phí và thời gian bốc xếp cấu kiện. Panel Panel tường dọc, Panel tường Bản Đưa VL, Panel tường hồi ngang theo thứ tự ngăn thang TB lên sàn sàn Hình 6. Sơ đồ lắp ghép 3 – từ phương tiện vận chuyển Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 12 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
  14. CHƯƠNG V: LẮP GHÉP CẤU KIỆN CƠ BẢN Sơ đồ 4 – công ty lắp ghép chuyên nghiệp (hình 7) • Trình độ chuyên môn cao; thiết bị, dụng cụ lắp ghép đồng bộ; • Lắp ghép lần lượt các cấu kiện cùng chủng loại, kích cỡ; • Năng suất lắp ghép rất cao; • Không tạo ô cứng nên trong quá trình lắp ghép nên cần sử dụng số lượng lớn các thiết bị, dụng cụ cố định, gia cường. Panel Panel tường dọc, ngang lần Panel tường Bản Đưa VL, Panel góc lượt theo chiều ngang nhà ngăn thang TB lên sàn sàn Hình 7. Sơ đồ lắp ghép 4 – công ty lắp ghép chuyên nghiệp Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 13 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh
  15. CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT LẮP GHÉP NHÀ KHUNG Sơ đồ 5 – nhà với hệ tường ngang chịu lực (hình 8) • Lắp ghép panel tường chịu lực trước, sau đến các cấu kiện khác Panel tường ngang Panel Panel tường Bản Đưa VL, Panel chịu lực tường dọc ngăn thang TB lên sàn sàn Hình 8. Sơ đồ lắp ghép 5 – nhà với hệ tường ngang chịu lực Giáo trình: Kỹ thuật thi công II Trang 14 Giảng viên: Th.s Cao Tuấn Anh