Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non - Chương 3: Những hình thái tổ chức đời sống và hoạt động cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ

pdf 68 trang ngocly 2330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non - Chương 3: Những hình thái tổ chức đời sống và hoạt động cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_hoat_dong_vui_choi_cho_tre_mam_non_chuong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non - Chương 3: Những hình thái tổ chức đời sống và hoạt động cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ

  1. Ch−ơng 3 Những hình thái tổ chức đời sống và hoạt động cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ I. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ 1. Nguyên tắc tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ em Nh− đã trình bày ở ch−ơng 2, chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy trình khoa học nhằm phân phối thời gian và trình tự các hoạt động trong ngày cũng nh− việc ăn uống, nghỉ ngơi của trẻ một cách hợp lí, đúng đắn. Chế độ sinh hoạt hằng ngày hợp lí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng tr−ởng và phát triển của trẻ, giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. Tổ chức chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ em lứa tuổi nhà trẻ. Một chế độ sinh hoạt hằng ngày tốt sẽ tạo ra cho trẻ những nhịp sinh học theo chu kì hợp lí, đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ về mọi mặt thể chất cũng nh− tinh thần. Để xây dựng đ−ợc chế độ sinh hoạt hằng ngày hợp lí, đúng đắn cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, cần quán triệt một số nguyên tắc cơ bản sau đây: 1.1. Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo thực hiện đ−ợc mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non(1) Mục tiêu giáo dục mầm non là kim chỉ nam cho mọi hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. Việc xây dựng chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ và tổ chức thực hiện nó phải dựa vào mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục mầm non đ−ợc cụ thể hoá thành các nhiệm vụ giáo dục và yêu cầu cần đạt ở từng độ tuổi. Do vậy, ở mỗi độ tuổi cụ thể cần có chế độ sinh hoạt thích hợp. 1.2. Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo phù hợp với sự tăng tr−ởng và phát triển của độ tuổi Nh− chúng ta đã biết, lứa tuổi nhà trẻ là giai đoạn mà sự tăng tr−ởng và phát triển diễn ra cực kì nhanh chóng, không có thời kì nào sau đó có thể so sánh đ−ợc. Mỗi một tuổi, nhu cầu về vật chất (nuôi d−ỡng) và tinh thần cũng có những thay đổi, khác biệt khá lớn. Do vậy, chế độ sinh hoạt hằng ngày cần phải phù hợp (vừa sức) với sự tăng tr−ởng và phát triển của từng độ tuổi. Chẳng hạn, trong năm đầu, trong chế độ sinh hoạt, thời gian ngủ phải dài hơn trẻ ở năm (1) Xem lại mục IV, ch−ơng 1. 97
  2. thứ hai, thứ ba. Ng−ợc lại, khi trẻ 2, 3 tuổi thì thời gian chơi – tập, hoạt động phải phong phú và dài hơn tr−ớc đó. Cần tránh áp đặt trẻ thực hiện chế độ sinh hoạt v−ợt quá sức của nó (ăn quá nhiều, hoạt động căng thẳng kéo dài ). 1.3. Chế độ sinh hoạt hằng ngày phải đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa nuôi và dạy (chăm sóc và giáo dục), không coi nhẹ mặt nào ở giai đoạn tuổi này sự tăng tr−ởng và phát triển của trẻ diễn ra rất nhanh, nh−ng còn rất non nớt, mọi quá trình tăng tr−ởng và phát triển của trẻ mới ở giai đoạn đầu, ch−a định hình, trẻ tăng tr−ởng và phát triển nh− thế nào phụ thuộc chủ yếu vào sự chăm sóc, nuôi d−ỡng, giáo dục của ng−ời lớn. Để nuôi dạy trẻ trở thành một con ng−ời nhanh nhẹn, hoạt bát, cơ thể phát triển cân đối hài hoà, trí tuệ, tình cảm phát triển tốt, ng−ời lớn (tr−ớc hết là cha mẹ, cô giáo mầm non) phải xây dựng đ−ợc chế độ sinh hoạt hợp lí (đảm bảo sự hài hoà, cân đối giữa nuôi d−ỡng, chăm sóc và giáo dục). Sự mất cân đối giữa nuôi và dạy (giữa chăm sóc và giáo dục) sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong quá trình tăng tr−ởng và phát triển của trẻ (mập mạp nh−ng lại chậm chạp, khờ khạo hoặc ng−ợc lại). 1.4. Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo sự điều hoà giữa hoạt động và nghỉ ngơi, giữa thức và ngủ, giữa hoạt động có tính chất tĩnh và hoạt động có tính chất động để tạo cho trẻ luôn ở trạng thái cân bằng thần kinh. ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ rất hiếu động song cơ thể còn non nớt, hoạt động thần kinh, cơ bắp còn hạn chế, trẻ dễ bị mệt mỏi, đuối sức khi tham gia vào các hoạt động đòi hỏi phải vận động thần kinh và cơ bắp nhiều. Do vậy, việc đảm bảo sự điều hoà giữa hoạt động và nghỉ ngơi, giữa thức và ngủ, giữa hoạt động có tính chất động và hoạt động có tính chất tĩnh cần đ−ợc tính đến khi xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ em. 1.5. Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo trình tự lặp đi lặp lại, tránh xáo trộn nhiều nhằm tạo nếp và thói quen cho trẻ. Chế độ sinh hoạt phải phù hợp với từng độ tuổi, song ở mỗi độ tuổi cụ thể, chế độ sinh hoạt phải mang tính ổn định. Chỉ khi đó mới hình thành đ−ợc ở trẻ nếp, thói quen giờ nào việc nấy, thói quen điều chỉnh hành vi của bản thân cho hoà hợp với tập thể, hình thành ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần tự giác Đó là những thói quen rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại và sau này của đứa trẻ. 1.6. Chế độ sinh hoạt phải phù hợp với điều kiện thực tế địa ph−ơng và khí hậu của từng vùng, từng mùa ở n−ớc ta, mỗi vùng, miền có những điều kiện khí hậu khác nhau, và tính chất lao động cũng khác nhau, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội cũng khác nhau. Do vậy, khi xây dựng chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ cũng cần tính đến điều kiện thực tế của địa ph−ơng, tính đến khí hậu của vùng, miền và của từng mùa trong năm. Chẳng hạn, ở miền Bắc khí hậu bốn mùa khá rõ rệt, do vậy, khi sắp xếp thời gian, thời điểm cho mỗi hoạt động của trẻ cần tuân theo mùa cụ thể. Hay ở miền núi, gia đình của trẻ th−ờng ở xa nơi tr−ờng đóng, đi lại khó khăn Do vậy, thời gian đón trẻ có thể muộn hơn, kéo dài hơn 98
  3. 2. Nội dung chế độ sinh hoạt cho trẻ em Mỗi độ tuổi, chế độ sinh hoạt có sự khác nhau, song sự khác nhau đó chủ yếu là về sự phân bố thời gian, mức độ, yêu cầu của từng hoạt động. Chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ em gồm những nội dung sau: 1. Tổ chức đón trẻ, 2. Tổ chức cho trẻ ăn, 3. Tổ chức cho trẻ ngủ, 4. Tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ, 5. Tổ chức chơi – tập cho trẻ, 6. Tổ chức trả trẻ. 2.1. Tổ chức đón trẻ Để việc đón trẻ diễn ra một cách thuận lợi, cô giáo mầm non cần thực hiện những yêu cầu sau đây: * Chuẩn bị đón trẻ – Làm vệ sinh tr−ờng lớp, thông thoáng, sạch sẽ, sắp xếp phòng cho thuận tiện với sinh hoạt của trẻ nhỏ. – Chuẩn bị đồ dùng, quần áo, tã lót đầy đủ cho sinh hoạt của trẻ trong ngày. – Chuẩn bị n−ớc uống, n−ớc sinh hoạt trong ngày (mùa đông cần có n−ớc ấm). – Chuẩn bị đồ chơi và chỗ chơi cho trẻ. – Chuẩn bị t− thế sẵn sàng đón trẻ (quần áo t−ơm tất, gọn gàng, sạch sẽ với tâm thế thoải mái, vui vẻ để tiếp đón trẻ). Khâu chuẩn bị đón trẻ có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hút trẻ vào các hoạt động trong ngày, do vậy, cô giáo mầm non cần bài trí đồ dùng, đồ chơi, chỗ chơi sao cho hấp dẫn để thu hút trẻ vào lớp. Để công tác chuẩn bị đón trẻ đ−ợc chu đáo, cô giáo mầm non cần đến sớm hơn giờ đón trẻ ít nhất là 15 phút. * Trong khi đón trẻ – Cô đón trẻ đứng đúng chỗ quy định (cửa phòng, lớp), với thái độ vui vẻ, dịu dàng, âu yếm tiếp nhận trẻ từ ng−ời nhà (ng−ời đ−a trẻ đến tr−ờng), cuốn hút trẻ vào các đồ chơi, trò chơi mà trẻ yêu thích. – Có thái độ ân cần, đúng mực đối với ng−ời nhà của trẻ để gây dựng niềm tin của họ vào cô giáo. Đồng thời cần trao đổi ngắn gọn với ng−ời nhà về tình hình sinh hoạt của trẻ lúc ở nhà và thông báo những điều cần thiết hoặc nhắc nhở gia đình thực hiện đúng những điều quy định của nhà trẻ. – Dạy trẻ chào cô, chào tạm biệt ng−ời thân (ông, bà, bố, mẹ ) và giúp trẻ cất đồ dùng (giày dép, t− trang) vào nơi quy định. 99
  4. – Tổ chức cho những trẻ đến sớm chơi (cạnh nhau) với đồ chơi mà nó yêu thích, để tiếp nhận trẻ khác (nếu trong nhóm trẻ có 2 cô thì một cô đón trẻ, một cô cùng chơi với trẻ đến sớm, nhất là những trẻ còn quấy khóc khi chia tay ng−ời thân). – Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất th−ờng (nh− ho, sổ mũi, ấm đầu và những biểu hiện bất th−ờng khác), cần tạm thời cách li với những trẻ khác để theo dõi sức khoẻ. Nếu thấy trẻ sốt cao hoặc bị bệnh truyền nhiễm, sốt dịch cần giao lại cho ng−ời nhà để đ−a trẻ đi bệnh viện kịp thời. Cần nắm đúng số l−ợng trẻ đến trong ngày để báo số l−ợng xuất ăn của nhóm với bộ phận cấp d−ỡng. 2.2. Tổ chức cho trẻ ăn uống ăn uống rất cần cho sự tăng tr−ởng và phát triển của trẻ. Trẻ còn bé nên khả năng tiêu hoá của dạ dày và ruột còn yếu. Hơn nữa đến 6 tháng tuổi răng sữa mới bắt đầu mọc. Trẻ cần ăn đủ chất dinh d−ỡng, uống đủ n−ớc, nh−ng cần lựa chọn và chế biến sao cho phù hợp với khả năng tiêu hoá và bài tiết của trẻ. Cần chú ý cho trẻ ăn nhiều hoa quả, rau t−ơi và sữa. Không chỉ lo cho đủ chất dinh d−ỡng mà ng−ời lớn còn cần phải tổ chức cho trẻ ăn uống một cách hợp lí, có giờ giấc, đảm bảo vệ sinh và luôn tạo cho trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn uống. Cần tạo ra không khí hào hứng khi trẻ ăn. Nếu trẻ ăn không ngon miệng hoặc không muốn ăn, ng−ời lớn cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục kịp thời. Song không đ−ợc ép (c−ỡng bức) trẻ ăn, uống khi nó không muốn (nhất là khi trẻ đã đủ no, không khát hoặc đang khóc, hay có vấn đề về sức khoẻ ). Sự c−ỡng ép đứa trẻ khi ăn uống th−ờng dẫn đến cảm giác sợ ăn uống, việc ăn uống của trẻ nh− là một cái gì đó "tra tấn" nó. Tr−ớc giờ ăn không nên cho trẻ ăn quà vặt, vì làm nh− vậy đứa trẻ có cảm giác "ngang dạ" không muốn ăn. Khi cho trẻ ăn, ng−ời lớn cần tập cho trẻ tự xúc lấy ăn và một số hành vi văn hoá – vệ sinh ăn uống. Mỗi độ tuổi có nhu cầu dinh d−ỡng khác nhau, do vậy cần có chế độ ăn uống phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ví dụ: – Trẻ 4 – 6 tháng: ăn 2 bữa bột loãng và bú mẹ ít nhất 1 lần/ngày. – Trẻ 6 – 12 tháng: ăn 2 bữa bột đặc và bú mẹ ít nhất 1 lần/ngày. – Trẻ 12 – 18 tháng: ăn 2 bữa cháo và 1 bữa phụ, có thể bú mẹ nếu mẹ còn sữa. Khi cần thay đổi chế độ ăn uống thì nên thay đổi dần dần, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, nên tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. Cần chọn và phối hợp các thực phẩm để mỗi bữa ăn đều có đủ bốn nhóm thực phẩm: – Nhóm l−ơng thực (nh− gạo, bột mì, khoai ). – Nhóm giàu chất đạm (nh− thịt lợn, thịt gà, cá, tôm, trứng, đậu phụ, đỗ xanh, đỗ đen ). – Nhóm giàu chất béo (nh− vừng, lạc, mỡ lợn ), tốt nhất là các loại dầu thực vật. 100
  5. – Nhóm sinh tố và muối khoáng. Nên dùng các loại rau quả có màu xanh đậm, đỏ, vàng, nh−: rau muống, rau ngót, rau dền, cà chua, cà rốt, bí đỏ, bí xanh, gấc, đậu quả ; các loại quả nh− chuối, cam, đu đủ, xoài, d−a hấu cho trẻ ăn hằng ngày. – Cần cho trẻ uống đủ n−ớc, nhất là về mùa hè. 2.3. Tổ chức cho trẻ ngủ Giấc ngủ là cần thiết cho mọi ng−ời, nó đ−ợc coi là liều thuốc bổ đối với não. Sau một giấc ngủ sâu não sẽ đ−ợc phục hồi, khả năng hoạt động sẽ đ−ợc tăng lên. Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh còn quá non nớt, chóng bị mệt mỏi, không chịu đ−ợc những tác động mạnh nên giấc ngủ lại càng cần thiết hơn. Tổ chức giấc ngủ cho trẻ cần chú ý mấy điểm sau: – Đảm bảo cho trẻ ngủ đẫy giấc và ngủ sâu. Tr−ờng hợp trẻ ngủ li bì suốt ngày hoặc không chịu ngủ thì cần quan tâm theo dõi. Nếu thấy trẻ gầy còm, ốm yếu cần đ−a đến bác sĩ để khám bệnh. – Tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ khi lên gi−ờng ngủ. Tránh doạ nạt trẻ hay để trẻ chơi quá mức mỗi khi ngủ. – Tập cho trẻ đi ngủ đúng giờ. Tạo cho trẻ thói quen đã nằm là ngủ ngay. – Đặt cho trẻ nằm theo t− thế mà nó quen. Lúc trẻ mới đi ngủ, cần có thái độ âu yếm, vỗ về, ru trẻ bằng những khúc hát ru hay những khúc dân ca đằm thắm, dịu dàng, tạo cho trẻ cảm giác an toàn và đ−ợc yêu th−ơng trong giấc ngủ. – Cho trẻ ngủ trên gi−ờng có khung chắn, có đủ chiếu, màn, chăn, gối khô ráo, sạch sẽ, thơm tho. – Tr−ớc khi ngủ, cho trẻ đi vệ sinh, lau rửa mặt mũi, chân tay, mặc quần áo khô ráo, rộng rãi, thoải mái. – Cần chú ý đến đặc điểm riêng của từng trẻ. Đối với trẻ có nhu cầu ngủ nhiều nên cho trẻ ngủ sớm hơn hay cho trẻ dậy muộn hơn. Đối với trẻ khó ngủ hay quấy khóc cần vỗ về, ru ngủ hoặc cho trẻ ngủ riêng để tránh ảnh h−ởng đến giấc ngủ của những trẻ khác. – Khi trẻ ngủ, cô phải có mặt th−ờng xuyên trong phòng ngủ để theo dõi giấc ngủ và sửa t− thế cho trẻ, xử lí các sự cố (nh− đái dầm, chăn trùm kín mặt, sặc n−ớc miếng ). – Khi trẻ thức dậy, nên để trẻ nằm chơi một lúc, sau đó cho trẻ đi vệ sinh, lau mặt cho trẻ tỉnh ngủ. 2.4. Tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ Tập cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân là rất cần thiết. Nhờ đó sức khoẻ của trẻ đ−ợc bảo đảm, hơn thế nữa, đó còn là tiền đề để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. 101
  6. a) Vệ sinh thân thể Da trẻ rất mỏng, dễ bị xây xát, nhiễm trùng gây mụn nhọt, trốc lở, ngứa ngáy làm cho trẻ biếng ăn, biếng ngủ, giảm sút sức khoẻ, gây ra nhiều bệnh tật. Do đó, trẻ cần đ−ợc tắm gội, rửa ráy hằng ngày, nhất là về mùa hè. Hàng tuần nên cắt móng tay, móng chân cho trẻ. b) Vệ sinh răng miệng Răng miệng lành lặn, thơm tho là điều kiện để trẻ có cảm giác ăn ngon, tiêu hoá tốt. Ng−ợc lại, nếu răng bị sâu, miệng lở loét làm cho trẻ đau đớn không chịu ăn. Hơn nữa, nếu răng sữa bị sâu sẽ ảnh h−ởng đến răng khôn sau này. Để răng miệng lành lặn, thơm tho ng−ời lớn cần cho trẻ ăn đủ chất, nhất là các thức ăn có nhiều chất canxi và rau quả t−ơi có nhiều sinh tố C. Hằng ngày cần cho trẻ súc miệng bằng n−ớc muối, lau mồm bằng khăn mềm nhúng vào n−ớc muối ấm, nhất là tr−ớc và sau khi ngủ. Để giữ gìn răng miệng, không cho trẻ nhai vật cứng, uống n−ớc hay ăn thức ăn quá lạnh. c) Vệ sinh tai, mũi, họng Viêm họng, viêm phế quản, viêm tai là những bệnh th−ờng gặp ở trẻ nhỏ, làm ảnh h−ởng lớn đến sự tăng tr−ởng và phát triển của trẻ, thậm chí còn gây nguy hại lớn sau này. Để bảo vệ tai, mũi, họng cho trẻ ng−ời lớn cần: – Về mùa đông cần giữ ấm cổ, ngực, chân cho trẻ. – Không dùng vật cứng để ngoáy tai, mũi cho trẻ mà phải dùng tăm quấn bông thấm n−ớc, ngoáy nhẹ vào tai và mũi khi trẻ ngủ say. – Tiêm chủng và phòng bệnh cho trẻ, không nên lạm dụng kháng sinh. – Nếu phát hiện thấy trẻ nghễnh ngãng, không có phản ứng với âm thanh thì cần phải cho trẻ khám tai kịp thời để tránh hậu quả câm điếc về sau. d) Vệ sinh mắt Cũng nh− đôi tai, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, cần phải giữ gìn cho đôi mắt của trẻ thật lành lặn và trong sáng. Trẻ nhỏ th−ờng hay đau mắt hột, đau mắt đỏ do quệt tay bẩn vào mắt hoặc do ng−ời lớn dùng khăn bẩn, n−ớc bẩn rửa mặt cho trẻ hoặc dùng khăn chung với ng−ời đau mắt. Cần dùng khăn mặt riêng, sạch, mềm, nhúng vào n−ớc đun sôi để nguội pha một vài hạt muối để lau mắt, rửa mặt cho trẻ. Cần cho trẻ ăn thức ăn có nhiều Vitamin A để đề phòng bệnh khô mắt và quáng gà. Không cho trẻ xem tranh ảnh, đồ chơi ở nơi thiếu ánh sáng, khi trẻ còn nằm nôi nên treo các đồ chơi có màu sắc t−ơi tắn và treo ở tầm nhìn khoảng 40cm, nên cho trẻ chơi d−ới ánh đèn tự nhiên. Không cho trẻ ngồi gần màn hình vô tuyến, máy vi tính. Thời gian xem vô tuyến hạn chế. e) Vệ sinh quần áo Quần áo là lớp da thứ hai bảo vệ thân thể khỏi bị xây xát, khỏi bị bụi bặm và điều hoà nhiệt độ cho thân thể. Quần áo trẻ mặc phải phù hợp với mùa, sạch sẽ khô ráo, kích th−ớc vừa phải, 102
  7. mặc phải thoải mái. Chất liệu vải nên là vải bông mỏng vào mùa hè, vải bông xốp vào mùa đông, màu sắc phải t−ơi sáng, kiểu may phải đơn giản để dễ mặc vào, cởi ra. Ngoài ra còn sắm bít tất, giầy cho trẻ, nhất là về mùa đông. Bít tất, giầy dép phải mềm mại và có kích cỡ vừa chân để dễ tập đi và cử động thoải mái. g) Luyện tập cho trẻ tiểu tiện và đại tiện đúng lúc, đúng nơi quy định Việc luyện tập này đòi hỏi ng−ời lớn phải kiên trì, khi trẻ biết ngồi vững có thể tập cho trẻ ngồi bô, nh−ng không nên để trẻ ngồi bô lâu quá, nh− vậy trẻ sẽ bị ức chế và có hại cho cột sống. Không nên đánh mắng khi trẻ ỉa đùn hay đái dầm. 2.5. Tổ chức chế độ chơi - tập cho trẻ Tổ chức hoạt động chơi – tập cho trẻ là một nội dung quan trọng trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở tr−ờng mầm non. Tổ chức chơi – tập hợp lí không những làm cho sự tăng tr−ởng của trẻ diễn ra thuận lợi mà còn giúp cho sự phát triển tâm lí của trẻ diễn ra một cách tích cực. Để tổ chức chế độ chơi – tập cho trẻ có hiệu quả. Cô giáo mầm non cần thực hiện một số yêu cầu sau: a) Chuẩn bị cơ sở vật chất để trẻ chơi - tập – Bố trí chỗ chơi rộng rãi, thoáng đãng, sạch sẽ phù hợp với nhu cầu hoạt động của trẻ. – Chuẩn bị đủ đồ chơi cho trẻ. Đồ chơi phải phù hợp với mục tiêu yêu cầu của giờ chơi tập và hấp dẫn đối với trẻ em. Đối với trẻ nhỏ đồ chơi phải có màu sắc t−ơi tắn, có thể phát ra âm thanh, đa dạng, sạch sẽ, an toàn (không độc hại, không sắc nhọn, không nhỏ quá dễ lọt vào mồm trẻ), kích th−ớc phải vừa cỡ tay để trẻ có thể cầm nắm, đập, gõ, lăn, ném Đối với trẻ cuối tuổi nhà trẻ cần tăng c−ờng những đồ chơi nhằm giúp đỡ tham gia vào các trò chơi thao tác vai. b) H−ớng dẫn trẻ chơi - tập – Ng−ời lớn (mà ở tr−ờng là cô giáo mầm non) là cầu nối giữa trẻ em với đồ vật. Để trẻ sử dụng đ−ợc đồ vật, cô giáo mầm non cần phải h−ớng dẫn tỉ mỉ: vừa thao tác mẫu vừa nói cho trẻ hiểu hoặc hát để khuyến khích trẻ chơi. Những giờ chơi – tập với đồ chơi mới cô cần cùng chơi với trẻ. Đối với trẻ nhỏ, cô cần phải h−ớng sự chú ý của trẻ vào những đồ chơi cần thiết (phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của giờ chơi – tập), dạy cho trẻ những thao tác đúng. – Khi h−ớng dẫn trẻ chơi – tập, cô giáo không chỉ dạy trẻ biết thực hiện đ−ợc các thao tác với đồ vật mà cần phải dạy trẻ biết tên gọi của đồ vật, nhận biết đ−ợc những thuộc tính của nó (nh− giấy có thể xé đ−ợc, cốc ném xuống đất thì vỡ, gõ vào trống thì kêu ) và tập cho trẻ biết sử dụng một số đồ dùng đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày (biết rửa mặt bằng khăn, biết uống n−ớc bằng cốc, dùng thìa xúc cơm ). – Nhịp độ chơi – tập, mức độ yêu cầu, thời gian chơi – tập phải phù hợp với độ tuổi và phù hợp với từng trẻ. Đối với những trẻ khoẻ mạnh, "to con" thì có thể cho trẻ hoạt động "động" nhiều hơn là hoạt động "tĩnh"; đối với trẻ yếu ớt và "nhỏ con" thì có thể cho trẻ hoạt động "tĩnh" 103
  8. nhiều hơn hoạt động "động". Tuy vậy, dù ở tr−ờng hợp nào cũng nên tổ chức sao cho nhịp nhàng, xen kẽ vào nhau giữa hoạt động cơ bắp với hoạt động thần kinh. – Cần phải động viên khuyến khích trẻ kịp thời, tạo cho trẻ có trạng thái vui t−ơi, thoải mái trong chơi – tập. Đối với trẻ nhỏ, mới đầu những thao tác, việc làm của trẻ có thể còn rất vụng về và phạm nhiều sai sót, cô giáo mầm non không nên sốt ruột mà làm thay cho trẻ, cũng không đ−ợc khiển trách trẻ, mà cần an ủi, h−ớng dẫn lại, động viên trẻ làm lại, cho trẻ tập nhiều lần mới thành quen. – Cần phải có chế độ chơi – tập cho những trẻ mệt hay đang bị ốm. Những trẻ này không thể chơi – tập chung một chế độ với trẻ khoẻ mạnh. Nếu trẻ không đ−ợc chơi – tập sẽ rơi vào tình trạng li bì khiến cho bệnh tình không giảm mà còn nặng thêm. Ngày nay, ở các n−ớc tiên tiến, trong hầu hết các bệnh viện nhi khoa ng−ời ta đều có tổ chức các phòng chơi cho trẻ. ở đó có đầy đủ các ph−ơng tiện, đồ dùng, đồ chơi cần thiết. Thậm chí trên các gi−ờng bệnh ng−ời ta còn để đồ chơi cho trẻ chơi. Bởi vì ng−ời ta coi chơi là một biện pháp trị bệnh có hiệu quả. c) Kết thúc giờ chơi - tập – Khi giờ chơi – tập kết thúc, cô giáo mầm non cần dạy trẻ biết thu dọn đồ dùng, đồ chơi để vào quy định. Đây là việc làm rất cần thiết để rèn luyện cho trẻ thói quen gọn gàng, ngăn nắp, giờ nào việc nấy Để trẻ nhanh nhẹn, tự giác, vui vẻ cất dọn đồ dùng, đồ chơi, có thể tổ chức cho trẻ vừa làm vừa hát. 2.6. Tổ chức trả trẻ * Tr−ớc khi trả trẻ – Cho trẻ chơi tự do, cô giáo trò chuyện, kể chuyện, hát cho trẻ nghe nhằm tạo ra sự thân thiện giữa trẻ và cô. – Rửa mặt mũi, chân tay, chải đầu tóc, chỉnh đốn quần áo cho trẻ tr−ớc khi ng−ời nhà đến đón. * Trong khi trả trẻ – Khi giao trẻ cho ng−ời nhà cần có thái độ vui vẻ, hoà nhã và trao đổi cụ thể tình hình sinh hoạt và sức khoẻ của trẻ trong ngày, đặc biệt là những trẻ bị ốm hay có những biểu hiện khác th−ờng. – Cần giao trẻ tận tay cho ng−ời nhà, không giao cho những ng−ời lạ và trẻ em d−ới 10 tuổi. Tr−ờng hợp ng−ời khác đến đón giúp cần có giấy tờ xác minh là ng−ời quen hoặc đ−ợc gia đình báo tr−ớc (qua điện thoại, hoặc lúc đón trẻ buổi sáng). – Trong tr−ờng hợp ng−ời nhà đến đón muộn, trẻ vẫn đ−ợc trông nom chu đáo, tránh làm thất lạc trẻ hay để xảy ra tai nạn. Nhà tr−ờng nên tổ chức phòng đón muộn, cử luân phiên cô giáo các lớp trực để tiếp nhận những trẻ đón muộn ở các nhóm lớp chuyển tới. – Khi giao trẻ cho ng−ời nhà cần dạy trẻ thói quen chào ng−ời thân (bố mẹ, ông bà ) và tạm biệt cô, tạo ra sự l−u luyến giữa cô và trẻ (tức là làm sao để trẻ có nhu cầu ngày mai lại đến với cô). 104
  9. – Sau khi trả hết trẻ, cần quét dọn, lau chùi nhà cửa, đồ dùng, xếp gọn đồ dùng, đồ chơi, tắt điện, khoá cửa tr−ớc khi ra về. 3. Đặc thù của việc tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ em theo các độ tuổi khác nhau 3.1. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ năm đầu (từ lọt lòng đến 12 tháng tuổi) a) Yêu cầu và nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ trong năm đầu ở lứa tuổi hài nhi, cơ thể trẻ còn non nớt, do vậy để đứa trẻ tăng tr−ởng và phát triển bình th−ờng, ng−ời lớn cần phải đảm bảo một số yêu cầu, nhiệm vụ sau đây khi chăm sóc – giáo dục trẻ: – Tạo mọi điều kiện để cơ thể trẻ phát triển bình th−ờng về trọng l−ợng, chiều cao, thần kinh, cơ bắp, chống suy dinh d−ỡng, phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh bại liệt – Phát triển ở trẻ những vận động cơ bản: cầm, nắm, bò, ngồi, đứng, tập đi và sự phối hợp tay, chân và các giác quan trong chơi – tập, vận động. – Phát triển năng lực nhạy cảm của các giác quan của trẻ trong quá trình chơi – tập, đặc biệt là thị giác và thính giác. – Dạy trẻ tập nói: phát âm đúng, biết gọi tên ng−ời và vật quen thuộc. Phát triển xúc cảm tình cảm của trẻ với ng−ời và thế giới xung quanh (đồ chơi, chỗ chơi, cảnh vật ). – Hình thành cho trẻ một số thói quen trong sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh, nghỉ ngơi, chơi – tập). – Giúp trẻ thích nghi với môi tr−ờng mới ở nhóm trẻ, nhà trẻ. * Những yêu cầu cụ thể – Yêu cầu chuẩn(1) + Yêu cầu cần đạt đ−ợc đối với trẻ 6 tháng tuổi: Trẻ có cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A: Cân nặng: Trai từ 5,9kg đến 7,8kg Gái từ 5,5 kg đến 7,2kg Chiều cao: Trai từ 62,6cm đến 67,8cm Gái từ 60,6cm đến 65,9cm Trẻ khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, tóc bóng, mắt sáng, bụng không ỏng. Trẻ biết xoay tr−ờn dễ dàng. Biết chú ý lắng nghe âm thanh và biết quay đầu về phía phát ra âm thanh. Biết biểu lộ tình cảm vui mừng khi có ng−ời tiếp xúc, biết phân biệt ng−ời quen và ng−ời lạ, ngữ điệu của giọng nói (âu yếm hay gắt gỏng). Biết giơ tay về phía đồ chơi ở bất cứ h−ớng nào và cầm đ−ợc đồ chơi. + Yêu cầu cần đạt đ−ợc đối với trẻ 12 tháng tuổi: (1) Theo Ch−ơng trình chăm sóc - giáo dục trẻ nhà trẻ, NXB Giáo dục, 2004. 105
  10. Trẻ có cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A: Cân nặng: Trai từ 8,1kg đến 10,2 kg Gái từ 7,4kg đến 9,5kg Chiều cao: Trai từ 70,7cm đến 76,1cm Gái từ 68,6cm đến 74,3cm Trẻ khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, tóc bóng, mắt sáng, sạch sẽ, quen với nếp sinh hoạt của nhà trẻ (ăn, thức, ngủ). Trẻ biết đi men, đứng không cần đỡ. Trẻ có nhu cầu giao tiếp tình cảm với ng−ời lớn. Nhận biết đ−ợc những ng−ời gần gũi (bố mẹ, ông bà, cô ). Trẻ biết thực hiện một số yêu cầu của ng−ời lớn (ăn uống, nằm xuống, hoan hô, vỗ tay, chào ). Trẻ biết phát âm bập bẹ và nói đ−ợc một số từ đơn giản (bà, ba, mẹ, chơi, đi ). Trẻ nhận biết đ−ợc một số đồ dùng, đồ chơi mà trẻ hay tiếp xúc. Biết chỉ vào đồ vật mà ng−ời lớn hỏi (ví dụ: Bát đâu? Gà đâu?). Trẻ biết làm cùng với ng−ời lớn một số hành động cụ thể với đồ vật (nh− đóng mở nắp hộp, chồng khối gỗ, tháo lắp vòng ). Thích nghe hát và thích ng−ời lớn cầm tay cử động theo nhịp của bài hát. – Yêu cầu tối thiểu (áp dụng cho những địa ph−ơng còn khó khăn về kinh tế)(1) + Yêu cầu tối thiểu cần đạt đ−ợc đối với trẻ 6 tháng tuổi: Trẻ có cân nặng và chiều cao không d−ới mốc: Cân nặng: Trai 5,9kg; gái: 5,5 kg Chiều cao: Trai 62,4cm; gái: 60,6cm Trẻ thích ứng đ−ợc với chế độ sinh hoạt hằng ngày ở nhà trẻ. Biết lẫy và bắt đầu biết xoay, tr−ờn. Biết quay đầu về phía phát ra âm thanh hay tiếng gọi. Biết hóng chuyện và biểu lộ cảm xúc khi có ng−ời lớn tiếp xúc. Biết giơ tay về phía đồ chơi tr−ớc mặt và biết cầm nắm đồ chơi khi ng−ời lớn đ−a cho. + Yêu cầu tối thiểu cần đạt đ−ợc đối với trẻ 12 tháng tuổi: Trẻ có cân nặng và chiều cao không d−ới mốc: Cân nặng: Trai: 8,1kg; Gái: 7,4kg Chiều cao: Trai: 70,7cm; Gái: 68,6cm. Trẻ quen với chế độ sinh hoạt hằng ngày ở nhà trẻ, biết đi men. Nhận biết đ−ợc những ng−ời gần gũi (ông, bà, cha mẹ, cô giáo mầm non ) và biểu lộ xúc cảm tích cực khi đ−ợc tiếp xúc với họ. Trẻ biết thực hiện một số động tác theo chỉ dẫn của ng−ời lớn (nh− vỗ tay, chào ). (1) Theo Quyết định 55 – Quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ – tr−ờng MG của Bộ Giáo dục – 1990. 106
  11. Trẻ thích hoạt động với đồ vật, đồ chơi. Nhận biết đ−ợc một số đồ vật, đồ chơi mà trẻ hay tiếp xúc, biết phát một số âm bập bẹ; thích nghe hát. b) Tổ chức chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ trong năm đầu Để đảm bảo cho trẻ tăng tr−ởng và phát triển bình th−ờng, chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ cần đảm bảo các yêu cầu sau: – ăn bột 2 – 3 bữa và bú mẹ – Ngủ: 3 giấc/ngày (1,5 giờ đến 2 giờ/giấc). – Đảm bảo trình tự hoạt động ăn – thức – chơi – ngủ – ăn – thức – chơi – Đảm bảo sự chuyển tiếp giữa hoạt động ở nhà trẻ và gia đình một cách nhẹ nhàng. Thời gian biểu mẫu cho chế độ sinh hoạt hằng ngày nh− sau: Đón trẻ 7h - 8h Ngủ 8h - 9h30 ăn 9h30 - 10h30 Chơi - tập 10h30 - 11h30 Bú mẹ - ngủ 11h30 - 14h00 ăn 14h00 - 15h00 Chơi - tập 15h00 - 16h00 Bé ngủ/ Lớn chơi/ trả trẻ 16h00 - 17h00 * Tổ chức cho trẻ ăn, uống – ý nghĩa của bữa ăn đối với trẻ: ăn uống không chỉ thoả mãn nhu cầu tồn tại của cơ thể mà còn là thú vui của trẻ. Trong khi ăn đứa trẻ đ−ợc giao l−u tình cảm với ng−ời lớn, qua đó thế giới tâm hồn đ−ợc nảy sinh và phát triển, đứa trẻ gắn bó với ng−ời lớn hơn. Qua bữa ăn ta biết đ−ợc sức khoẻ, cá tính của trẻ: bé khoẻ, ăn ngon miệng, ngủ đẫy giấc; bé háu ăn hay biếng ăn ở đây cũng cần l−u ý rằng, một vài ngày đầu sau khi sinh, trẻ th−ờng giảm cân (do ch−a đ−ợc bú, bú sữa non, môi tr−ờng thay đổi ) sau đó trẻ trở lại bình th−ờng và lớn nhanh từng ngày Nhu cầu ăn của mỗi trẻ mỗi khác. Ng−ời lớn không nên ép trẻ ăn nhiều hơn mức nó muốn, làm nh− vậy trẻ sẽ mất hứng thú ăn, tìm mọi cách từ chối ăn, và bữa ăn trở thành hình thức "tra tấn" đứa trẻ. – Yêu cầu về số l−ợng và chất l−ợng bữa ăn Nhu cầu về năng l−ợng của trẻ từ 800 – 1000kcal/ngày. Trong 3 tháng đầu trẻ đ−ợc nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Ngay từ khi mới sinh trẻ cần phải đ−ợc bú mẹ. Các nhà nhi khoa đã phát hiện ra rằng, những giọt sữa non là liều thuốc miễn dịch rất hữu ích đối với trẻ. Nhờ nó mà đứa trẻ chống lại bệnh tật, thích nghi với môi tr−ờng sống mới ngay từ những ngày đầu. Đ−ợc 107
  12. nuôi bằng sữa mẹ thì sự tăng tr−ởng và phát triển của trẻ sẽ thuận lợi hơn. Bởi lẽ, bú sữa mẹ hoàn toàn trong sạch, khả năng hấp thụ của trẻ cao hơn, và trẻ không bao giờ bị bệnh đ−ờng ruột. Trong khi bú mẹ, trẻ đ−ợc chơi đùa, mẹ con âu yếm "trò chuyện" với nhau, tạo ra sự gắn bó mẹ – con, đem lại niềm vui cho mẹ và cảm giác an toàn, vui s−ớng của con. Theo quan điểm hiện nay, ng−ời mẹ cần cho con bú ít nhất là 12 tháng, có thể kéo dài đến 18 – 24 tháng nếu mẹ còn sữa và khoẻ mạnh. Nếu ng−ời mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa thì phải nuôi trẻ bằng sữa hộp; ng−ời mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần, ăn uống đủ chất, tinh thần thoải mái để có nhiều sữa cho con bú. Từ tháng thứ 3 trở đi nên cho trẻ uống thêm n−ớc quả t−ơi, đến tháng thứ 5, 6 cho trẻ ăn thêm quả chín nghiền. Từ tháng thứ 4 trở đi cho trẻ ăn bổ sung bột loãng (lúc đầu một bữa rồi tăng lên 2 bữa trong một ngày), đến tháng thứ 6, 7 cho trẻ ăn bột đặc. Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 trẻ đ−ợc ăn 2 bữa bột đặc và một bữa bú sữa mẹ (hoặc ăn phụ ở nhà trẻ). Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo các chất dinh d−ỡng cần thiết nh− chất đạm, béo, đ−ờng, muối khoáng và sinh tố. – Giờ ăn của trẻ Trong 3 tháng đầu trẻ bú mẹ hoàn toàn nên giờ giấc phụ thuộc vào nhu cầu "cá tính" của từng trẻ. Theo Brômlay – Head (Mĩ) giờ ăn của trẻ không giống nhau, song ta có thể rèn cho trẻ ăn uống vào một số giờ cố định. Tuy nhiên không nên quá máy móc về giờ giấc, nh−ng cũng không nên để trẻ ăn uống không có giờ giấc nào cả (nhất là trẻ ở nhà trẻ). Vấn đề quan trọng là việc ăn uống không đ−ợc ảnh h−ởng đến các hoạt động khác trong chế độ sinh hoạt của trẻ. Để ấn định giờ ăn thích hợp cho trẻ cần dựa vào đặc điểm của từng trẻ, vào nhu cầu ăn của độ tuổi (ở đây là từng tháng tuổi) và quan trọng là không để trẻ khóc quá lâu vì đói. Số lần ăn trong ngày của trẻ giảm dần theo từng tháng. Trẻ d−ới 3 tháng tuổi có thể ăn 6 bữa/ngày, trẻ 4 – 6 tháng tuổi có thể ăn 5 bữa/ngày, trẻ 7 – 12 tháng tuổi ăn 4 bữa/ngày. – Nhu cầu về n−ớc uống Hằng ngày phải cho trẻ uống đủ n−ớc, nhất là mùa hè. Nhu cầu n−ớc uống của trẻ cũng tăng dần theo tháng tuổi. Ng−ời lớn cần cho trẻ uống n−ớc khi trẻ muốn, hoặc cho trẻ uống n−ớc sau khi trẻ tỉnh dậy. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống n−ớc tr−ớc khi bú sữa, không để trẻ khát, nh−ng cũng không đ−ợc cho trẻ uống quá nhiều n−ớc. Trẻ từ 3 đến 6 tháng cần 0,8 đến 1 lít n−ớc/ngày. Trẻ từ 9 đến 12 tháng cần 1,1 đến 1,3 lít n−ớc/ngày. N−ớc cần đ−ợc đun sôi kĩ, mùa đông n−ớc phải ấm. Cần cho trẻ uống n−ớc nhiều hơn bình th−ờng khi trời quá nóng hoặc trẻ bị sốt cao. – Tổ chức bữa ăn cho trẻ Tr−ớc khi cho con bú ng−ời mẹ phải rửa tay sạch sẽ, vệ sinh đầu vú và vắt bỏ đi vài giọt sữa đầu. Khi cho con bú cần tạo cho trẻ một t− thế thoải mái để trẻ không bị sặc, bị ngạt. Ng−ời mẹ nên tìm cách trò chuyện với con bằng những lời nựng nịu, vừa cho con bú, vừa xoa tay nắn chân, sờ mó khắp ng−ời trẻ. Chính giây phút bú mẹ là lúc đứa trẻ nhận ra ng−ời mẹ của mình, 108
  13. nhờ đó mà quan hệ mẹ con ngày càng gắn bó. Cho con bú là một hành động mang tính phức hợp, trong đó có mặt kĩ thuật của nó. Làm sao cho trẻ ngậm đúng vào đầu vú mẹ một cách dễ dàng, làm sao cho tia sữa vừa đủ chảy để phù hợp với nhịp thở của trẻ, đứa trẻ nuốt kịp và không bị sặc. Khi cho trẻ bú cần lấy tay nâng đầu vú, đồng thời dùng ngón tay để điều chỉnh l−ợng sữa vào mồm một cách thích hợp với trẻ. Khi cho con bú xong, không nên đặt trẻ nằm xuống gi−ờng ngay mà nên bế trẻ, cho đầu ngẩng cao hơn ng−ời, mẹ xoa l−ng trẻ xuôi xuống. Vì một lí do nào đó mà phải cho trẻ uống sữa bằng bình, ng−ời lớn cần phải vệ sinh, tiệt trùng bình sữa, điều chỉnh núm vú sao cho tia sữa chảy vừa đủ – phù hợp với nhịp thở của trẻ, đứa trẻ nuốt kịp và không bị sặc. Khi trẻ đ−ợc đi nhà trẻ, việc rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống theo chế độ chung là cần thiết. Để tổ chức bữa ăn cho trẻ một cách thuận lợi, cô giáo mầm non cần phải thực hiện những yêu cầu sau đây: + Tr−ớc khi cho trẻ ăn phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ ăn (bát đĩa, thìa, khăn mặt, cốc) và n−ớc uống cho từng trẻ. Bàn ăn và ghế ngồi cho cô và cháu phải đ−ợc sắp xếp sao cho thuận tiện cho việc ăn của trẻ và theo dõi, giúp đỡ của cô. Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay chân, mặt mũi, đeo yếm cho từng trẻ. Ngay bản thân cô cũng phải đầu tóc gọn gàng, quần áo ngay ngắn, rửa tay sạch sẽ. + Trong khi trẻ ăn, cô cần tạo ra không khí thoải mái và cảm giác ngon miệng ở trẻ, chú ý đến từng trẻ, đặc biệt là trẻ yếu, biếng ăn và những trẻ vừa mới vào nhà trẻ. Đối với trẻ ch−a ngồi vững, cô phải bế trẻ ngồi vào lòng cô và xúc cho trẻ ăn, không đ−ợc cho trẻ nằm ăn hoặc uống n−ớc, làm nh− vậy trẻ dễ bị sặc. Những trẻ đã ngồi vững, cô đặt trẻ ngồi vào ghế có tựa, có thành xung quanh cho khỏi ngã. Cô có thể đồng thời xúc cho 2, 3 trẻ ăn, chú ý bát bột để xa tầm với tay của trẻ. Bột cho trẻ ăn phải vừa ấm (tránh quá nóng hoặc quá nguội), khi xúc cho trẻ ăn cô phải xúc từng thìa vừa phải, khi trẻ nuốt hết bột trong mồm mới xúc thìa khác. Kiên trì tập cho trẻ quen dần với các loại thức ăn, với nề nếp ăn uống ở nhà trẻ, động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Khi chuyển từ chế độ sữa sang ăn bột loãng rồi bột đặc và sang cháo cần áp dụng linh hoạt, chú ý tới khả năng tiêu hoá và thích nghi của từng trẻ. Không thay đổi món ăn mới một cách đột ngột mà thay đổi dần dần để trẻ quen dần với món ăn mới. + Sau khi ăn xong, cô cần vệ sinh mặt mũi, quần áo cho trẻ, cho trẻ uống n−ớc, thu dọn đồ ăn, chỗ ăn. Tránh để trẻ vận động nhiều ngay sau khi ăn. Một số điểm cần l−u ý khi tổ chức ăn uống cho trẻ: • Bữa ăn của trẻ th−ờng diễn ra sau giờ ngủ. Mỗi trẻ có nhu cầu ngủ khác nhau. Do vậy, trẻ nào dậy tr−ớc thì cho ăn tr−ớc, không đánh thức đồng loạt (vừa vất vả cho cô vừa không thoải mái đối với trẻ). • Không nên cho trẻ ăn khi trẻ ho, khóc, ngủ gật vì khi đó trẻ dễ bị sặc. 109
  14. • Không nên ép trẻ nhai, nuốt khi nó không muốn. Vì làm nh− vậy trẻ không có cảm giác ngon miệng, sợ mà phải ăn, bữa ăn trở nên nặng nề căng thẳng không có lợi gì cho sự phát triển của trẻ. Vấn đề quan trọng là, cô phải có thái độ vui vẻ, nựng nịu, vỗ về động viên trẻ ăn hết xuất (trẻ nhỏ sống vì tình cảm dùng tình cảm để điều khiển trẻ sẽ dễ hơn dùng mệnh lệnh hay quát mắng). • Không để trẻ nằm ăn, uống, hoặc vừa bò vừa ăn. • Cần chú ý nhiều hơn đến những trẻ mới ốm dậy, những trẻ yếu và những trẻ mới đi nhà trẻ. • Cần chủ động cho trẻ uống n−ớc, nhất là mùa hè. • Sau khi ăn, không cho trẻ nằm sấp hoặc lẫy để tránh ợ, trớ. * Tổ chức cho trẻ ngủ Chuyện ngủ và giờ ngủ là một vấn đề quan trọng, trong chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ, đặc biệt là trẻ trong năm đầu. Đây là một vấn đề phức tạp, bởi vì mỗi đứa trẻ có những yêu cầu riêng và nhịp điệu riêng về ngủ (đặc biệt trong năm đầu), đứa này có thể cần nhiều giấc ngủ ngắn, một vài đứa khác lại cần ngủ liền một giấc dài hơn và một đứa nữa lại không chịu ngủ Nếu một đứa trẻ không đ−ợc ngủ đẫy giấc của nó, nó trở nên cáu gắt và khó dỗ, làm ảnh h−ởng đến những đứa khác. Nh− vậy, ở nhà trẻ phải sắp xếp cho khớp giữa những nhu cầu cá nhân của đứa trẻ với các mặt sinh hoạt của nhà trẻ "thống nhất cái riêng với cái chung". Yêu cầu trẻ đ−ợc ngủ đủ và ngủ ngon giấc. Đối với trẻ d−ới một tuổi cần ngủ 3 giấc 1 ngày và mỗi giấc kéo dài từ 1 giờ 30 phút đến 2 giờ. – Chuẩn bị cho trẻ ngủ Nơi ngủ: Trong lớp cần có một góc dành riêng cho trẻ ngủ và tốt nhất là có phòng ngủ riêng. Phòng ngủ cần thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, ánh sáng vừa đủ dịu mắt. Mỗi trẻ có gi−ờng riêng (gi−ờng ngủ phải có khung để không bị ngã), có đầy đủ chiếu, màn, gối và chăn ấm mùa đông. Không đ−ợc để trẻ ngủ trực tiếp d−ới nền nhà vì sẽ dễ gây bệnh cho trẻ nhỏ. Tr−ớc khi đi ngủ, trẻ cần đ−ợc ở trạng thái thoải mái tuyệt đối, tránh dọa nạt, quát tháo làm trẻ sợ hãi, không để trẻ nghịch quá nhiều, khóc lóc nhiều. Cô chú ý cho trẻ đi vệ sinh, chân tay, quần áo sạch sẽ (nếu là mùa đông có thể cởi bớt áo ngoài, khăn, mũ ). Chú ý đến đặc điểm riêng của từng trẻ, chẳng hạn cháu có nhu cầu ngủ nhiều cho ngủ tr−ớc, những cháu hay quấy khóc cho ngủ sau, cháu mới đi nhà trẻ cần đ−ợc dỗ dành, hát ru cho cháu ngủ hoặc có những cháu phải đ−ợc bế trên tay, đ−ợc xoa l−ng mới ngủ Nếu đ−ợc thoả mãn chúng ngủ rất nhanh và nh− thế giảm đi rất nhiều sự quấy rầy các trẻ khác. Nh−ng sự quan tâm đặc biệt nh− thế lại có lúc cũng có thể quấy rầy các trẻ khác, vì thế cô không nên quá máy móc để trẻ đòi gì đ−ợc nấy, nh−ng nên giải quyết những tr−ờng hợp cá biệt căn cứ vào sự hiểu biết và cảm thấy một đứa trẻ đặc biệt cần gì. Để trẻ vào giấc ngủ nhanh, nên tôn trọng thói quen về t− thế nằm ngủ của trẻ (t− thế nằm ngửa, nằm nghiêng). Đối với trẻ càng nhỏ, cô càng cần chăm sóc giấc ngủ chu đáo, cẩn thận và 110
  15. nên sử dụng những khúc hát ru, những bài dân ca để ru trẻ ngủ. Cô cố gắng luyện cho trẻ có thói quen, ăn xong một lúc là trẻ muốn ngủ. – Theo dõi trẻ trong khi ngủ Cô phải th−ờng xuyên có mặt trong phòng của trẻ để theo dõi giấc ngủ, sửa lại t− thế để trẻ ngủ thoải mái, không để trẻ chúi mũi vào gối hoặc trùm chăn kín mặt. Nếu trẻ đái dầm, cô phải kịp thời thay tã lót ngay cho trẻ. Tuyệt đối giữ yên tĩnh khi trẻ ngủ, không c−ời đùa, nói to và tránh những tiếng động mạnh làm trẻ giật mình. Nếu có trẻ thức dậy sớm và quấy khóc, thì cô cần vỗ ru trẻ ngủ tiếp, nếu trẻ nhất định không chịu ngủ tiếp thì đ−a trẻ ra chỗ khác, không làm cho trẻ khác thức dậy vì tiếng khóc. Bởi đặc điểm của trẻ d−ới 1 tuổi là hễ nghe tiếng trẻ khác khóc th−ờng đồng thanh khóc theo. – Khi trẻ thức dậy Cho trẻ thức dậy từ từ, trẻ nào dậy tr−ớc, cô đón tr−ớc, còn các trẻ khác có nhu cầu ngủ nhiều hơn hoặc trẻ bị ốm, yếu thì cho thức dậy sau. Sau khi trẻ thức dậy, chú ý cho trẻ đi vệ sinh. Lau mặt cho trẻ tỉnh ngủ, để trẻ thức, chơi độ khoảng 10 – 15 phút rồi hãy cho trẻ ăn, khi đó trẻ sẽ ăn ngon. * Tổ chức vệ sinh thân thể cho trẻ D−ới một tuổi, cơ thể trẻ con non nớt, rất nhạy cảm với những tác động của môi tr−ờng bên ngoài (trẻ dễ bị mẩn ngứa, nhiễm trùng, viêm nhiễm ). Do vậy, vệ sinh thân thể cho trẻ là một vấn đề hệ trọng, ng−ời lớn, cô giáo mầm non cần phải thực hiện tốt các yêu cầu d−ới đây khi vệ sinh thân thể cho trẻ: – Tắm cho trẻ + Cần phải tắm cho trẻ tr−ớc bữa ăn (10h00 – 11h00 sáng hoặc 15h00 – 16h00 chiều). + Mùa lạnh chỉ nên tắm cho trẻ 2 lần/tuần, mùa nóng có thể tắm cho trẻ mỗi ngày một lần. + Dù là mùa nào cũng cần tắm cho trẻ trong n−ớc ấm (khoảng 300C – 400C t−ơng đ−ơng với nhiệt độ cơ thể). + Khi rốn của trẻ ch−a thành sẹo nên hạn chế tắm, hạn chế n−ớc vào rốn khi tắm cho trẻ và phải thấm khô rốn cho trẻ sau khi tắm. + Tránh để n−ớc vào mắt, mũi trẻ. + Khi trẻ biết ngồi, có thể cho trẻ ngồi trong chậu để tắm cho nó. + Nếu có thể thì dùng sữa tắm trẻ em để tắm cho trẻ (tốt nhất là n−ớc nấu lá cây theo y học dân tộc, nh− n−ớc chè xanh chẳng hạn). + Tắm không chỉ cốt sạch, mà cần phải tạo ra cho trẻ niềm vui thích đ−ợc tắm, đ−ợc nô đùa với n−ớc khi tắm. – Chăm sóc rốn, thóp cho trẻ 111
  16. + Chăm sóc rốn cho trẻ. Khi chào đời, bác sĩ cắt rốn, vài ngày (có khi 2, 3 tuần) rốn rụng, sau đó vài ngày rốn thành sẹo. Để tránh nhiễm trùng cho trẻ khi rốn ch−a thành sẹo, ng−ời lớn phải rửa sạch rốn bằng n−ớc cồn nhẹ. Khi tắm cho trẻ cần tránh để n−ớc vào rốn. Rốn trẻ phải luôn sạch, khô, và chỉ tháo gạc khi rốn thành sẹo. + Chăm sóc thóp cho trẻ. Thóp là phần trống giữa 4 x−ơng sọ (ch−a dính liền với nhau), phập phồng theo nhịp đập của tim. Đứa trẻ phát triển bình th−ờng thì sau 12 đến 18 tháng thóp đầy (không còn phập phồng nữa). Chế độ dinh d−ỡng của trẻ phải đảm bảo, nhất là những thức ăn có chứa Vitamin D để thóp đầy nhanh chóng. – Vệ sinh quần áo, móng tay, móng chân và tiêm phòng cho trẻ + Quần áo cần đ−ợc may bằng vải bông, rộng rãi, dễ mặc, dễ cởi, dễ thấm mồ hôi, giữ đ−ợc nhiệt (về mùa đông), mát mẻ về mùa hè. Về mùa đông, ng−ời ta có thể kiểm tra xem trẻ có đủ ấm hay không qua bàn chân, cánh tay và cổ của trẻ (còn bàn tay trẻ th−ờng lạnh – một hiện t−ợng tự nhiên). Chăn, tã, lót phải mỏng, xốp, dễ quấn, không bí khí. + Trẻ phải đ−ợc cắt móng tay, móng chân th−ờng xuyên (7 – 10 ngày/lần), không để móng tay, móng chân dài, nh−ng cũng không đ−ợc cắt quá ngắn. + Khi trẻ biết ngồi, tập cho trẻ biết ngồi bô khi đi tiểu tiện, đại tiện. + Thực hiện lịch tiêm phòng một cách đúng đắn. Khi trẻ có dấu hiệu đau ốm cần đ−a đi khám bệnh kịp thời (ở lứa tuổi này trẻ biến chứng rất nhanh). * Tổ chức cho trẻ tiếp xúc với môi tr−ờng thiên nhiên Nhiệt độ trong phòng của trẻ tốt nhất là từ 220C đến 250C. Song cần phải cho trẻ dạo chơi ngoài trời để giúp trẻ thích nghi với sự thay đổi của môi tr−ờng bên ngoài. Tuy nhiên, chỉ cho trẻ dạo chơi ngoài trời ở những nơi có không khí trong lành, khi thời tiết không quá lạnh (d−ới 150C) hay quá nóng (trên 300C). Khi dạo chơi ngoài trời, trẻ đ−ợc tắm nắng, đó là cơ hội tốt để tăng Vitamin D cho trẻ, giúp cho hệ x−ơng của trẻ phát triển tốt hơn. Việc "cấm cung" trong bốn bức t−ờng hoặc suốt ngày "dầm m−a, dãi nắng" đều không có lợi. Mỗi ngày nên cho trẻ đi dạo ngoài trời từ 2 đến 3 giờ. * Tổ chức vận động cho trẻ – Nội dung các bài tập phát triển vận động cho trẻ Những vận động cơ bản của trẻ trong năm đầu diễn ra từ thấp đến cao, từ những cử động cầm nắm của các ngón tay, co duỗi chân tay đến các vận động lẫy, tr−ờn, bò, ngồi, đứng, đi men, đi. Sự tiến bộ của những vận động cơ bản của trẻ phụ thuộc khá lớn vào sự h−ớng dẫn của ng−ời lớn. Nếu ng−ời lớn th−ờng xuyên chú ý tới việc tập luyện các hình thức vận động cơ bản cho trẻ thì việc di chuyển trong không gian của trẻ sẽ tiến bộ vững chắc và theo t− thế đẹp đẽ của con ng−ời. 112
  17. Để tổ chức tốt những vận động cơ bản cho trẻ ng−ời ta đã biên soạn ra hệ thống các bài tập luyện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với sự tăng tr−ởng và phát triển của trẻ. D−ới đây là những nội dung tập luyện cụ thể(1). + Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: • Cần nắm đồ chơi ở các t− thế khác nhau (nằm ngửa, nằm sấp, ngồi ). • Nằm ngửa, bắt chéo hai tay tr−ớc ngực. • Nằm ngửa, co duỗi đều 2 chân. • Nằm ngửa, chân co chân duỗi. • Đứng (có ng−ời đỡ) nhún nhảy (4 – 6 tháng). • Nằm ngửa, tay co tay duỗi. • Lẫy sấp (4 – 6 tháng). • Tập tr−ờn (5 – 6 tháng). + Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi. • Nằm ngửa, bắt chéo hai tay tr−ớc ngực (6 – 9 tháng). • Nằm ngửa, co duỗi đều 2 chân (6 – 9 tháng). • Nằm ngửa, luân phiên đ−a thẳng từng chân lên (6 – 9 tháng). • Tr−ờn theo đồ chơi (6 – 7 tháng). • Tập bò (7 – 8 tháng). • Tập ngồi (8 – 9 tháng). • Ngồi, cầm nắm, nhặt buông thả đồ chơi (9 – 10 tháng). • Vịn đứng lên, ngồi xuống (9 – 10 tháng). • Nằm ngửa, chân co chân duỗi (9 – 12 tháng). • Nằm ngửa, nâng 2 chân duỗi thẳng (9 – 12 tháng). • Ngồi, tay co tay duỗi (9 – 12 tháng). • Nhặt đồ chơi bỏ vào, lấy ra (9 – 12 tháng). • Xếp chồng 2 vật lên nhau (9 – 12 tháng). • Đóng mở nắp hộp (9 – 12 tháng). • Tháo lắp vòng (9 – 12 tháng). • Bò theo h−ớng thẳng (9 – 12 tháng). • Đứng vịn và đi men (9 – 12 tháng). • Chập chững (10 – 12 tháng). • Tập đi (11 – 12 tháng). (1) Theo Ch−ơng trình chăm sóc - giáo dục trẻ nhà trẻ (của Bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB Giáo dục, 2004. 113
  18. Mỗi nội dung vận động trên lại gồm nhiều bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn, ở vận động bò gồm có bài tập bò bình th−ờng đến bò v−ợt qua ch−ớng ngại vật rồi đến bò chui qua một đồ vật nào đó. Việc tổ chức cho trẻ vận động là rất cần thiết, một mặt làm cho sự phát triển của trẻ đ−ợc thuận lợi, một mặt qua việc tập luyện cho trẻ vận động ng−ời lớn phát hiện những khiếm khuyết trong cơ thể trẻ để kịp thời khắc phục, uốn nắn. – Một số điểm cần l−u ý khi tổ chức vận động cho trẻ + Cần tập luyện cho trẻ từ từ với động tác nhẹ nhàng, khéo léo, vì cơ x−ơng của trẻ còn quá non yếu dễ gây th−ơng tật. Tránh làm đau hay đặt trẻ ở t− thế gò bó, không thoải mái, gây cho trẻ khó chịu, rồi sinh ra sự sợ hãi mỗi khi tập luyện. + Khi tập luyện cho trẻ, ng−ời lớn cần có thái độ âu yếm, th−ơng yêu trẻ. Những lời nói nựng, những cử chỉ ôm ấp vỗ về với trẻ lúc này sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn và hào hứng tập luyện. + Cần kết hợp việc tập luyện vận động cơ bản với việc hình thành tiền đề của sự phát triển ngôn ngữ và hoạt động với đồ vật. Chẳng hạn, trong bài tập đi, ng−ời lớn có thể đặt ở đích một đồ chơi hấp dẫn và động viên trẻ bằng những câu: "Đến đây cô cho chơi nào!" hay "Cố lên, cô th−ởng nào!". Khi trẻ đến nơi cầm đ−ợc đồ chơi thì dạy trẻ những hành động cần thiết với đồ vật. + Cần chú ý đến đặc điểm riêng của mỗi đứa trẻ khi tập luyện, tránh tập đồng loạt, nhất là những vận động cần có sự hỗ trợ của ng−ời lớn. Trẻ nhỏ có nhu cầu vận động rất khác nhau, tuỳ theo thể trạng và tính tình của mỗi cháu, có trẻ khoẻ mạnh lại hiếu động, có trẻ mềm yếu hơn Do đó, cần lựa chọn các bài tập và cách luyện tập sao cho phù hợp với từng cháu nhỏ. + Không tập luyện cho trẻ mới ốm dậy, mới tiêm chủng hay mới đi nhà trẻ, còn đang lạ. Đối với trẻ còn đang quấy khóc trong khi tập, nên dừng lại để dỗ, nếu trẻ trở lại vui vẻ mới cho tập tiếp. + Thời gian tập vận động cho trẻ tốt nhất là sau bữa ăn nửa tiếng hoặc sau khi đón trẻ. Thời gian tập từ 3 đến 5, 6 phút/lần tập. Ngoài những buổi tập đ−ợc ấn định trong chế độ sinh hoạt, cần tạo điều kiện cho trẻ đ−ợc vận động trong những chế độ khác (nhất là giờ chơi – tập) nhằm phát triển những vận động đã biết và chuẩn bị cho sự xuất hiện vận động tiếp theo. + Không nên bắt trẻ tập luyện quá sớm bất kì một vận động nào, chẳng hạn ngồi quá sớm dễ làm khung x−ơng biến dạng và hạn chế cử động; dạy trẻ tập đi quá sớm dễ làm cho trẻ bị vòng kiềng. * Tổ chức cho trẻ chơi - tập ở lứa tuổi này, chơi – tập là một hoạt động rất quan trọng, một mặt nó giúp trẻ phát triển các vận động cơ bản (cầm nắm, tháo lắp, đập, gõ ) mà còn phát triển trí tuệ, tình cảm của trẻ. Do vậy, để tổ chức chơi – tập cho trẻ đạt hiệu quả, cô giáo mầm non cần thực hiện các yêu cầu sau: – Chuẩn bị cơ sở vật chất để chơi – tập 114
  19. Tr−ớc hết cần phải bố trí chỗ chơi rộng rãi, sạch sẽ, để trẻ có thể tích cực hoạt động cần có những đồ chơi thích hợp, không nên để tập trung đồ chơi ở một chỗ mà nên để rải rác trên sàn (với trẻ đã có thể tự chơi) hoặc treo đồ chơi trên nôi ngang tầm với của trẻ (với trẻ còn quá bé). Đồ chơi của trẻ nhỏ cần có màu sắc sặc sỡ, có thể phát ra âm thanh, đa dạng về hình khối và kích th−ớc, sạch sẽ, không gây nguy hiểm (không độc, không sắc nhọn, không quá nhỏ để trẻ dễ cho vào mồm bị hóc ), vừa cỡ tay trẻ cầm, lắc, gõ, đập, lăn, ném, bỏ vào hộp, lấy ra khỏi hộp v.v - H−ớng dẫn trẻ chơi - tập Cô gây hứng thú đến đồ chơi cho trẻ bằng cách cô lắc chuông hoặc xúc xắc, lục lạc cho trẻ nghe hoặc cô hát khe khẽ rồi gọi tên hay cầm tay trẻ, làm cho trẻ chú ý đến âm thanh phát ra từ đồ chơi Sau đó đặt đồ chơi vào tay trẻ, cho trẻ cầm nắm đồ chơi ở các t− thế khác nhau (nằm ngửa, nằm sấp, ngồi ). Cô khuyến khích trẻ chơi với các loại đồ chơi, cho trẻ tự lắc, bóp, đập, gõ. Nếu trẻ ch−a biết cầm nắm thì cô đặt đồ chơi vào tay trẻ rồi cầm tay trẻ lắc, đập, gõ một vài lần. Sau đó để trẻ tự chơi một mình. Cùng với việc tập cho trẻ cầm nắm, cô còn tập cho trẻ biết buông, thả đồ chơi bằng cách lấy đồ chơi từ tay trẻ (vừa lấy đồ chơi vừa nói âu yếm với trẻ, tránh không giằng giật mạnh làm trẻ khóc). Mỗi khi trẻ cầm đ−ợc đồ chơi, cô cần gọi tên đồ chơi để cho trẻ tập nghe. Không nên đ−a cho trẻ nhiều đồ chơi một lúc và nên th−ờng xuyên thay đổi đ−a các loại đồ chơi khác nhau cho trẻ nhằm gây hứng thú với đồ chơi và trẻ sẽ thích chơi với đồ chơi hơn. Trẻ từ 9 – 12 tháng, cần cho trẻ tập cầm nắm, nhặt đồ chơi bằng các ngón tay, bằng cách tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi nh− đóng mở nắp hộp, tháo lắp vòng, chồng xếp hai vật lên nhau Trong khi chơi các loại trò chơi này, cô cần nắm tay trẻ cùng làm động tác, nếu trẻ ch−a tự làm đ−ợc thì cũng không nên ép mà phải luyện tập dần dần. Mỗi khi trẻ làm đ−ợc động tác cô nên động viên khuyến khích trẻ, tạo cho trẻ có tâm trạng vui vẻ thoải mái khi chơi. Ngoài các nội dung luyện tập cho trẻ cầm nắm đồ chơi, cô có thể khuyến khích trẻ tự làm động tác co duỗi các ngón tay qua một số trò chơi nh− gọi gà ăn: chíp chíp, gọi chim ăn: chim chim ở độ tuổi này, cô cần tạo điều kiện cho trẻ đ−ợc chơi một mình với đồ chơi của mình, cố gắng sao cho mỗi trẻ có một đồ chơi. Cô cần khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, củng cố những điều trẻ đã biết bằng các hình thức thích hợp với các đồ chơi, trò chơi. Trong lúc trẻ chơi, cô quan sát tất cả trẻ trong nhóm, không để trẻ ở lâu một t− thế bằng cách luôn thay đổi trò chơi của trẻ với những trẻ yếu, hay khóc cô nên để ngồi riêng một nơi để cô tiếp xúc, chăm sóc trẻ đ−ợc nhiều hơn. Có tr−ờng hợp khi chơi một mình, trẻ chóng chán, vứt bỏ đồ chơi và la khóc quấy rầy trẻ khác đang chơi. Lúc này cô cần giúp đỡ trẻ kịp thời bằng cách thay đổi đồ chơi hoặc cô nói chuyện, chơi với từng trẻ hoặc lôi cuốn hai, ba cháu cùng chơi với cô trò chơi "ú oà", "chi chi chành chành", "lăn bóng", v.v làm cho trẻ luôn luôn vui vẻ, bận rộn với những đồ chơi, trò chơi của mình. Kết thúc các trò chơi một cách nhẹ nhàng, đ−a trẻ sang hoạt động khác tiếp theo sau đó nh− cho trẻ đi vệ sinh, chuẩn bị ăn cơm 115
  20. Với đặc điểm của trẻ ở độ tuổi d−ới 1 năm, nội dung chơi – tập của trẻ chủ yếu đ−ợc tiến hành với từng trẻ nên cô cần hết sức linh hoạt, không quá câu nệ vào một thời gian cố định trong ngày mà nên tổ chức cho trẻ chơi – luyện bất cứ lúc nào thuận tiện. Khi tổ chức cho trẻ chơi – luyện cô cần tạo điều kiện cho trẻ thoải mái, có tâm thế chơi và bản thân cô phải hết sức nhẹ nhàng âu yếm, vui vẻ với trẻ. Trong khi chọn một trò chơi cho trẻ nhất định phải tuân theo một số ít luật lệ chung: hãy thử tập trung vào một kĩ năng đang ở thời kì phát triển nhanh, đó chính là lúc chơi – tập sẽ có hiệu quả cao nhất; cô hãy tập trung giúp trẻ hoàn thiện những kĩ năng mà trẻ bắt đầu học đ−ợc, hãy chọn một thứ đồ chơi hay vật dùng để chơi có thể vừa luyện một kĩ năng mới. Ví dụ: với một đứa trẻ đã biết đ−a mắt theo dõi các đồ vật, cô hãy treo một vật đung đ−a đủ thấp để quay tròn cho đứa trẻ học lấy tay đánh vào dây hoặc khi đứa trẻ biết với và nắm lấy đồ vật ở gần nó thì cô hãy đ−a cho trẻ đồ chơi để nó ngắm nhìn và sờ mó đồ chơi ấy, hoặc treo lủng lẳng những đồ vật mà trẻ đã quen ngang tầm giữa thân thể của nó để cho nó nắm Đến khi trẻ có thể cầm một lúc hai đồ chơi, để trẻ ngồi trên một mặt bằng, chơi với những đồ vật nhỏ (nh−ng phải đủ to để trẻ không thể nuốt đ−ợc) hay cô chơi trò chơi chuyền đồ chơi với trẻ, nh−ng không dùng quá 2 đồ chơi Cô luôn luôn phải l−u ý, không để cho trẻ chơi mãi một trò chơi sẽ làm cho trẻ nhàm chán và không bắt trẻ làm những gì quá cao so với trình độ phát triển của trẻ. Ví dụ, bắt trẻ nhặt những đồ vật nhỏ lên là một việc làm quá cao đối với một đứa trẻ còn ch−a thể cầm lấy đ−ợc một vật. Nh−ng cô cũng có thể tạo điều kiện và giúp trẻ chơi những trò chơi hơi khó hơn một chút, tạo ra những tình huống để trẻ xử lí và giúp trẻ học đ−ợc những kĩ năng chơi mới. Mỗi khi trẻ chơi, cô nên quan sát xem trẻ đang làm gì với đồ chơi và hình dung ra trẻ đang chơi cái gì và quyết định xem cái đồ chơi trẻ đang sử dụng có thích hợp với điều trẻ đang chơi hay không, rồi đ−a cho trẻ những thứ đồ chơi khác có lợi cho trẻ sử dụng và để học điều đó. Ví dụ, một đứa trẻ d−ới 1 tuổi muốn đập một cái gì xuống mặt bàn, mặt đất thì bạ cái gì chúng đều đập cái ấy bất kể là cái thìa, búa, cục gỗ, bút chì, hộp, búp bê Trẻ chẳng hiểu và cũng không cần biết những đồ vật này thực sự dùng để làm gì. Cho nên ở đây ng−ời lớn không nhất thiết phải cố dạy trẻ hãy viết với một cây bút chì, ăn bằng cái thìa và chỉ dùng búa để đập, để gõ mà thôi, mà nên đ−a cho trẻ nhiều thứ đồ vật an toàn để cho trẻ dùng đập, để chơi với chúng. Đồng thời ng−ời lớn chú ý dạy trẻ những động tác đơn giản sử dụng đồ vật nh− đặt vật nọ lên vật kia (gõ, đập, mở, đậy), luôn gây ấn t−ợng mới làm cho trẻ thích thú với đồ chơi, đồ vật mới xuất hiện v.v 3.2. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ trong năm thứ hai (12 - 24 tháng tuổi) a) Yêu cầu và nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ trong năm thứ hai Nh− đã trình bày ở ch−ơng 2, sang năm thứ hai tốc độ tăng tr−ởng (chiều cao, cân nặng, khung x−ơng ) vẫn nhanh nh−ng chậm hơn so với năm đầu. Trẻ đi vững và khá nhanh, môi tr−ờng tiếp xúc đ−ợc mở rộng, hoạt động với đồ vật trở thành hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này. Do vậy, nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ năm thứ hai cũng có những nét đặc tr−ng. D−ới đây là những nhiệm vụ cơ bản: 116
  21. – Duy trì và phát triển thể lực, tăng c−ờng rèn luyện thân thể và nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Cụ thể là, đảm bảo chế độ ăn, nghỉ, vận động phù hợp với sự tăng tr−ởng và phát triển của trẻ; tổ chức vệ sinh thân thể, rèn luyện thể chất nhằm nâng cao sức khoẻ cho trẻ. – Tiếp tục rèn luyện các giác quan, phát triển sự khéo léo của đôi tay và của một số vận động cơ bản nh−: bò ở các địa hình khác nhau, đi ở các địa hình khác nhau, tập chạy v−ợt ch−ớng ngại vật, leo trèo. – Giúp trẻ làm quen và làm phong phú những biểu t−ợng về một số vật thể và hiện t−ợng gần gũi, b−ớc đầu nhận ra công dụng của một số đồ dùng quen thuộc với trẻ. – Phát triển t− duy trực quan – hành động, phát triển khả năng tập trung chú ý và bắt ch−ớc những động tác của ng−ời lớn. – Tăng c−ờng sự hiểu biết ngôn ngữ (làm theo sự chỉ bảo của ng−ời lớn), tăng vốn từ của trẻ, tập cho trẻ sử dụng từ ngữ để diễn đạt ý muốn của mình bằng những câu đơn giản. – Tập cho trẻ một số thói quen trong sinh hoạt hằng ngày và b−ớc đầu hình thành cho trẻ một số thói quen tự phục vụ. – Tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển những xúc cảm lành mạnh đối với ng−ời thân (bố mẹ, cô giáo, ông bà, bạn bè cùng nhóm ). – Phát triển khả năng nhạy cảm với âm nhạc và cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ nh− nghe – vỗ tay theo nhạc, hát theo cô, có những xúc cảm lành mạnh đối với cái đẹp ở xung quanh. * Những yêu cầu cụ thể – Yêu cầu chuẩn(1) + Yêu cầu đối với trẻ cuối 18 tháng tuổi: Trẻ tăng cân đều hằng tháng, quý, cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A. Chỉ tiêu cụ thể: Cân nặng: Trai từ 9,1 kg đến 11,5kg; Gái từ 8,5kg đến 10,8kg. Chiều cao: Trai từ 76,3cm đến 82,4cm; Gái từ 74,8cm đến 80,9cm. Trẻ sạch sẽ, khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, tóc bóng, mắt sáng, có nề nếp ăn, thức, ngủ. Trẻ đi vững, biết tên mình, tên bạn, tên những ng−ời gần gũi (bố mẹ, anh, chị em, cô giáo ), tên gọi đồ dùng sinh hoạt gần gũi (quần áo, mũ dép, thìa, bàn ghế ). Trẻ biết tên các con vật quen biết và một số bộ phận của chúng (đầu, mắt, chân ). Hiểu tên gọi một số động tác (đi, chạy, nằm xuống, ngồi xuống ). Trẻ có thể bắt ch−ớc nhiều âm trong lời nói, có thể giao tiếp với ng−ời lớn bằng những câu hai từ. Trẻ biết tự cầm cốc uống n−ớc, cầm thìa xúc cơm, biết một số thao tác xếp chồng, đóng – mở với các đồ vật đơn giản. + Yêu cầu đối với trẻ cuối 24 tháng tuổi: (1) Theo Ch−ơng trình chăm sóc - giáo dục trẻ nhà trẻ của Bộ Giáo dục – Đào tạo, NXB Giáo dục, 2004. 117
  22. Trẻ tăng cân đều hằng tháng, quý, chiều cao, cân nặng nằm trong kênh A. Cụ thể là: Cân nặng: Trai từ 9,9kg đến 12,6kg; Gái từ 9,4kg đến 11,9kg. Chiều cao: Trai từ 80,9cm đến 87,6cm; Gái từ 79,9cm đến 86,5cm Trẻ sạch sẽ, khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, tóc bóng, mắt sáng, bụng không ỏng, có nề nếp ăn, thức, ngủ. Trẻ biết đi vững, bắt đầu biết chạy. Trẻ có thể giao tiếp với ng−ời lớn bằng câu 2 – 3 từ trở lên. Trẻ biết tên gọi các đồ dùng, đồ chơi, tranh vẽ, một số hoa quả, con vật gần gũi. Trẻ biết thực hiện một số yêu cầu của ng−ời lớn (cho cô xem, lấy cho cô cái cốc). Trẻ nhận biết đ−ợc 1 – 2 nhân vật qua truyện tranh, biết đọc thơ theo cô. Trẻ trả lời đ−ợc một số câu hỏi: Cái gì đây? Ai đây? Làm gì đấy? Trẻ biết hành động với đồ dùng, đồ chơi theo mẫu của cô (tháo lắp vòng, lồng hộp, xếp hình đơn giản), chọn màu (xanh, đỏ), kích th−ớc (to – nhỏ). Trẻ bắt ch−ớc đ−ợc vài hành động của ng−ời lớn. Trẻ chú ý và biết vỗ tay theo bài hát. – Yêu cầu tối thiểu (1) + Yêu cầu đối với trẻ cuối 18 tháng tuổi: Trẻ có cân nặng và chiều cao không d−ới mốc sau: Cân nặng: Trai: 9,1kg ; Gái: 8,5kg. Chiều cao: Trai: 76,3cm; Gái: 74,8cm. Trẻ sạch sẽ, có nề nếp ăn, thức, ngủ, đi vệ sinh. Trẻ biết đi, biết tên mình, tên gọi của một vài đồ dùng gần gũi (thìa, bát ), biết tên gọi của một vài động tác (đi, đứng lên, ngồi xuống ). Trẻ biết trả lời bằng cách chỉ tay vào một số đối t−ợng quen thuộc đ−ợc hỏi. Trẻ biết bắt ch−ớc đ−ợc một số âm trong lời nói, biết sử dụng một vài đồ dùng, đồ chơi quen thuộc (cầm bút, cầm thìa, xếp gối, gỗ ). Trẻ thích vận động theo nhịp điệu. + Yêu cầu đối với trẻ cuối 24 tháng tuổi: Trẻ có chiều cao và cân nặng không d−ới mốc sau: Cân nặng: Trai: 9,9kg; Gái: 9,4kg. Chiều cao: Trai: 80,9cm; Gái: 79,8cm. Trẻ biết đi vững, trẻ tự xúc ăn, có nề nếp vệ sinh (rửa tay, rửa mặt, "đi bô") theo h−ớng dẫn của cô. (1) Theo Quyết định 55, Sđd. 118
  23. Trẻ nói đ−ợc câu 2 – 3 từ trở lên; biết tên gọi đồ vật, đồ chơi, một số hoa quả, con vật gần gũi, trẻ trả lời đ−ợc một số câu hỏi: Cái gì đây? Ai đây? ; biết thực hiện những yêu cầu của ng−ời lớn (lấy cho cô, cho cô xem ), biết sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt (cốc, thìa, bát); trẻ nhận biết bài hát quen thuộc và làm động tác theo cô, biết hành động với đồ vật, đồ chơi khéo léo hơn. b) Chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ trong năm thứ hai Căn cứ vào sự tăng tr−ởng và phát triển của trẻ em trong năm thứ hai, ng−ời ta chia chế độ sinh hoạt của trẻ thành hai giai đoạn: - Giai đoạn từ 12 đến 18 tháng tuổi: + Trẻ ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ, cách nhau từ 4 giờ 30' – 5 giờ/bữa. + Thời gian thức tỉnh (để chơi – tập, giao tiếp ) 3 giờ đến 3 giờ 30' + Ngủ 2 giấc (ngày), mỗi giấc từ 1giờ 30' đến 2 giờ 30'. Đảm bảo trình tự: Chơi – ngủ – (sáng) – ăn – chơi – ngủ (tr−a). Thời gian biểu cho chế độ sinh hoạt của trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi nh− sau: Đón trẻ 7h00 - 8h00 Chơi tập 8h00 - 8h30 Ngủ 8h30 - 10h00 ăn 10h00 - 11h00 Chơi - tập 11h00 - 12h00 ăn phụ - ngủ 12h00 - 14h00 ăn 14h00 - 15h00 Chơi, trả trẻ 15h00 - 17h00 - Giai đoạn từ 18 đến 24 tháng tuổi: + Trẻ đ−ợc ăn 2 bữa chính cách nhau từ 4 giờ đến 4 giờ 30' (nếu có bữa phụ thì 2 bữa chính cách nhau 5 giờ). + Ngủ một giấc kéo dài từ 2 đến 3 giờ (ngủ tr−a). Đảm bảo trình tự: chơi – ăn (tr−a) – ngủ (tr−a) – chơi – ăn – chơi (chiều). Thời gian biểu cho chế độ sinh hoạt của trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi nh− sau: Đón trẻ 7h00 - 8h00 Chơi - tập 8h00 - 10h30 ăn 10h30 - 11h00 119
  24. Ngủ 11h00 - 14h00 ăn phụ (nếu có) - chơi tập 14h00 - 15h00 ăn 15h00 - 16h00 Chơi, trả trẻ 16h00 - 17h00 Trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ, cô giáo mầm non có thể vận dụng một cách linh hoạt chế độ sinh hoạt nh−ng không đ−ợc đảo lộn trình tự đã sắp xếp trong thời gian biểu cũng nh− không đ−ợc rút ngắn hoặc kéo dài thêm thời gian một cách tuỳ tiện. Đối với trẻ mới chuyển nhóm, hoặc chuẩn bị chuyển nhóm, cô cần tập cho trẻ quen dần với chế độ sinh hoạt của nhóm trên. Ví dụ, trẻ 17 – 18 tháng sắp chuyển lên nhóm cơm nát, một số trẻ không có nhu cầu ngủ 2 giấc ban ngày, cô không ép ngủ sáng, thời gian này khi trẻ khác ngủ thì cô tổ chức cho trẻ chơi – tập (tự do) hoặc nghe cô đọc thơ, hoặc xem tranh Trong khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, cô cần thực hiện một cách tự nhiên, tránh đột ngột (có thể báo cho trẻ sẽ làm gì tiếp theo). Trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ, cần l−u ý rằng, trẻ ở tuổi này ch−a ý thức đ−ợc tính tổ chức của nhóm – lớp (vui đâu chầu đó, dễ đi sang lớp khác, ra đ−ờng, đi theo ng−ời khác) dễ xảy ra tai nạn. Do vậy cô giáo mầm non cần theo dõi các hoạt động của trẻ một cách th−ờng xuyên để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh để trẻ bị thất lạc hay tai nạn. Khi đón trẻ, trả trẻ cô giáo cần trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, tinh thần của trẻ ở nhà, ở lớp, nết ăn, ngủ của trẻ và nhắc nhở các bậc phụ huynh thực hiện những yêu cầu chung về việc chăm sóc – giáo dục trẻ em (ở nhà). D−ới đây là một số yêu cầu cụ thể trong việc thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ trong năm thứ hai. * Tổ chức cho trẻ ăn, uống - Yêu cầu về chế độ ăn uống của trẻ + Đảm bảo đủ năng l−ợng và các chất dinh d−ỡng trong bữa ăn hằng ngày. + Chế biến thức ăn phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ ở từng thời kì: đối với trẻ từ 12 đến 18 tháng cho ăn cháo nhừ, sánh hoặc phở, súp, mì, bánh đa; đối với trẻ từ 18 đến 24 tháng cho ăn cơm nát. Cần th−ờng xuyên thay đổi và phối hợp nhiều loại thực phẩm để trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất. + Hằng ngày cho trẻ uống n−ớc, n−ớc quả t−ơi, mùa hè cần cho trẻ uống n−ớc nhiều hơn. + Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống (từ khâu chế biến đến khâu cho trẻ ăn uống). + Cần tôn trọng nhu cầu, sở thích của trẻ đối với các loại thức ăn. Sự kén chọn thức ăn của trẻ do nhiều nguyên nhân: nhu cầu về chế độ dinh d−ỡng đã thay đổi so với lứa tuổi tr−ớc đó; khẩu vị của trẻ đã hình thành (trẻ ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn những món ăn nó thích). Nhiều cuộc thí nghiệm cho thấy, có thể tin vào sự ngon miệng của trẻ nếu đó là một đứa trẻ bình th−ờng (không ốm yếu, mệt mỏi, không ăn ngon, ăn nhiều vì quá đói). Trẻ sẽ tự chọn lấy một 120
  25. chế độ ăn cân bằng sau khi đã cho trẻ ăn liên tiếp những bữa ăn có đủ những thức ăn mà trẻ thích. Vấn đề đặt ra là phải thoả mãn nhu cầu thức ăn mà trẻ thích nhằm tạo ra cảm giác ngon miệng cho trẻ khi ăn. Nh− vậy, không nên ép buộc ăn các loại thực phẩm mà trẻ không thích, ng−ời lớn có thể thay thực phẩm này bằng thực phẩm khác mà trẻ thích, tuy nhiên phải tính đến sự cân đối về dinh d−ỡng. Bác sĩ Spock cho rằng, cách tốt nhất để giữ sự ngon miệng cho trẻ thấy thức ăn là một cái gì thú vị. Hãy để cho trẻ ăn tuỳ thích một l−ợng thức ăn này hay thức ăn khác nhiều hơn bình th−ờng và cho phép trẻ ăn món ăn mà trẻ không thích ít hơn bình th−ờng. Chế độ cân bằng không phải tính theo từng bữa mà nên tính theo từng tuần. Nếu thấy có sự mất cân bằng nào đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ. + Cần thay đổi chế độ ăn theo sự tăng tr−ởng và phát triển của trẻ. Nếu cứ giữ nguyên chế độ ăn nh− trong năm đầu thì đứa trẻ sẽ không hấp thụ hết (một sự lãng phí không cần thiết), hoặc đứa trẻ sẽ phát triển quá mức bình th−ờng (béo phì) cũng không phải là tốt. Khi chuyển chế độ ăn (từ cháo sang cơm nát) cần chú ý tới khả năng tiêu hoá và sự thích nghi của từng trẻ, không thay đổi đột ngột mà tập cho trẻ quen dần với món ăn mới. Những trẻ yếu hoặc phát triển chậm hơn so với độ tuổi, có thể cho chuyển chế độ ăn chậm hơn một vài tháng. Ng−ợc lại, những trẻ phát triển sớm hơn so với độ tuổi thì có thể chuyển chế độ ăn sớm hơn. Những ngày trẻ bị mệt hay có vấn đề về đ−ờng tiêu hoá, nên cho trẻ ăn những thức ăn nhẹ, chóng tiêu. – Chuẩn bị cho trẻ ăn + Vệ sinh chân tay, mặt mũi cho trẻ tr−ớc khi ăn. + Chuẩn bị bàn ăn, dụng cụ ăn (thìa, bát, khăn mặt ) và n−ớc uống nh− với trẻ trong năm đầu. + Những thức ăn nóng, canh để giữa bàn sao cho trẻ không thò tay làm đổ ra bàn, ra ng−ời. + Cô cần tạo ra không khí vui vẻ, thoải mái, tỉnh táo cho trẻ tr−ớc khi ăn. Không để trẻ chờ đợi bữa ăn quá lâu. Đối với những trẻ ham chơi không chịu ngồi vào bàn ăn cùng các bạn, cô cần nhẹ nhàng chuyển hứng thú của trẻ từ trò chơi sang việc ăn uống (không nên cắt đứt một cách đột ngột hứng thú chơi của trẻ để bắt trẻ phải ăn, làm nh− vậy trẻ sẽ khóc, từ chối việc ăn uống, bữa ăn sẽ kém ngon miệng). Những trẻ yếu và ăn chậm cần đ−ợc quan tâm nhiều hơn. - Trong khi cho trẻ ăn + Cô vui vẻ, nhẹ nhàng động viên trẻ ăn. Với những trẻ ch−a biết tự xúc thì cô xúc cho trẻ ăn (một lúc xúc cho 3 – 4 trẻ cùng ăn, trẻ lớn hơn cần tập cho trẻ tự xúc ăn (h−ớng dẫn trẻ bắt ch−ớc cô cầm thìa, xúc cơm). Không nên làm thay trẻ (khi nó tự làm đ−ợc). Vì làm nh− vậy trẻ sẽ hiểu rằng đ−ợc ng−ời lớn bón cơm là "đặc quyền" của trẻ, trẻ ỷ lại và không muốn tự xúc ăn. Điều quan trọng là cô phải tạo ra ở trẻ hứng thú tự xúc lấy ăn. Đồng thời cũng không nên quan trọng hoá vấn đề trẻ làm giây bẩn ra bàn, ra quần áo. Thời gian đầu trẻ còn vụng về nh−ng tập dần sẽ thành thói quen. 121
  26. + Cần xử lí kịp thời một số tình huống th−ờng xảy ra khi trẻ ăn: • Đang ăn trẻ đứng lên chạy đi chơi. Nguyên nhân của hiện t−ợng này có thể là do trẻ ch−a đói (nhu cầu ăn ch−a bức bách, ăn không ngon miệng), hoặc trẻ đang hứng thú với hoạt động tr−ớc đó hay thói quen của trẻ đã có từ gia đình (đi lại khắp nhà trong khi ăn, vừa ăn vừa chơi ng−ời lớn cứ chạy theo trẻ để bón cơm). Để xử lí tình huống này, cô giáo mầm non cần xác định đúng nguyên nhân. Nếu trẻ ch−a đói thì hãy để khi nào trẻ có nhu cầu (đòi ăn) hãy cho trẻ ăn. Không cắt ngang (đột ngột) thú vui của trẻ mà cần chuyển hứng thú chơi sang hứng thú ăn một cách nhẹ nhàng khéo léo. Không đ−ợc chạy theo trẻ bón cơm cho nó. • Trẻ ăn không ngon miệng, l−ời ăn, ăn không hết suất. Nguyên nhân của hiện t−ợng này có thể là do món ăn không đúng sở thích (không hợp khẩu vị) của trẻ, hoặc trẻ đang bị mệt, có vấn đề về sức khoẻ hay trẻ đang buồn ngủ, bực tức một cái gì đó Để xử lí tình huống này cô giáo mầm non cần xác định đúng nguyên nhân. Để trẻ ăn ngon miệng cần tạo điều kiện cho trẻ ăn những thức ăn, chế độ ăn mà nó thích. Động viên trẻ vui vẻ ăn, ăn hết suất, chú ý chữa kịp thời và thay đổi chế độ ăn đối với trẻ bị mệt. • Xử lí kịp thời khi trẻ bị ho, sặc trong ăn uống. • Không nên tỏ ra bực tức khi trẻ làm đổ thức ăn, làm vỡ bát, rơi thìa vì làm nh− vậy trẻ dễ hoảng sợ và sợ cả ăn uống. – Sau khi ăn Cho trẻ đi vệ sinh, uống n−ớc, lau miệng nh− ở năm đầu. * Tổ chức cho trẻ ngủ Vào lứa tuổi này giờ ngủ tr−a của trẻ bắt đầu thay đổi. Ban ngày trẻ ngủ ít hơn, giờ ngủ tr−a của phần lớn trẻ em bắt đầu thay đổi. Một số trẻ vốn có thói quen ngủ sáng bây giờ không chịu ngủ buổi sáng nữa, còn những trẻ khác thì ngủ càng ngày càng muộn. Từ đó đòi hỏi ng−ời lớn phải chấp nhận những sự thay đổi bất tiện ấy và có kế hoạch cho trẻ ngủ khác đi so với trẻ trong năm đầu. Đối với trẻ đi nhà trẻ, ngủ ngày 2 lần (trẻ từ 12 – 18 tháng), mỗi lần kéo dài từ 1giờ 30 phút đến 2 giờ. Còn trẻ từ 18 – 24 tháng thì ngủ liền một lần và giấc ngủ kéo dài từ 2 giờ đến 3 giờ. – Chuẩn bị và cho trẻ ngủ Chuẩn bị gi−ờng, chiếu cho trẻ ngủ (trẻ đã có thể nằm ngủ ở gi−ờng). Tập cho trẻ nằm ngủ một mình, không để trẻ nghịch hoặc khóc quá nhiều tr−ớc khi đi ngủ. Tạo mọi điều kiện để trẻ đ−ợc ngủ ngon và đủ giấc, b−ớc đầu giúp trẻ tập cởi bớt quần áo tr−ớc khi đi ngủ. Cô hát ru để trẻ dễ ngủ, qua câu hát, lời ru cô đ−a trẻ vào giấc ngủ nhẹ nhàng. Trong câu hát, lời ru của cô chứa đựng hơi ấm của cô, của mẹ, làm cho đứa trẻ thực sự yên tâm đi vào giấc ngủ khi nó biết rằng cùng với lời hát ru còn có các cô, có mẹ bên cạnh mình. Chính giọng hát ru m−ợt mà, đằm thắm, có tình cảm của cô dành cho trẻ mà khiến đứa trẻ yên tâm ngủ say. Có 122
  27. nhiều tài liệu đã cho hay rằng, ở một số n−ớc tiên tiến đã thử ru trẻ bằng băng ghi âm nh−ng kết quả là nhiều đứa trẻ thờ ơ với điệu hát ru trong băng phát ra, thậm chí một số đứa trẻ mỗi lần nghe điệu hát ru trong băng phát ra thì chúng lại sợ hãi và khóc thét lên. – Trong khi trẻ ngủ Vẫn nh− năm đầu, không để trẻ bị −ớt, nếu trẻ đái dầm phải thay quần áo ngay, hoàn toàn giữ yên tĩnh để trẻ ngủ, theo dõi t− thế nằm ngủ và xử lí các biểu hiện khác th−ờng của trẻ. Đặc biệt cần theo dõi trẻ trong khi ngủ, vì ở lứa tuổi trẻ đã biết đi cho nên không để trẻ tự động đi ra ngoài. – Cho trẻ thức dậy Sau khi trẻ ngủ dậy, đ−a trẻ đi vệ sinh cá nhân rồi cô cuốn hút trẻ vào hoạt động với đồ vật, đồ chơi. Một số trẻ còn ngái ngủ, quấy khóc cô nên dỗ dành và đ−a chúng vào các trò chơi cùng các bạn trong nhóm. Thu dọn chỗ ngủ và làm vệ sinh cho trẻ. * Tổ chức vệ sinh hằng ngày – Tập cho trẻ có thói quen giữ vệ sinh, đầu tóc, quần áo sạch sẽ và biết rửa tay tr−ớc khi ăn bằng khăn. – Tập cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh, và biết bảo cho cô biết khi bé muốn đi vệ sinh. Tuy nhiên, cô vẫn phải nhớ lúc trẻ muốn đi vệ sinh để nhắc trẻ và không nên quát mắng nếu trẻ nhỡ đái dầm, ỉa đùn. Không đ−ợc ức chế nhu cầu muốn đi vệ sinh của trẻ, vì làm nh− vậy có hại cho đ−ờng tiêu hoá của trẻ. B−ớc đầu tập cho trẻ có thói quen tự phục vụ nh− tự mình đi tiểu, tự mình cởi và mặc quần. Cô cũng nh− bố mẹ cần l−u ý, trẻ từ 1 – 2 tuổi sợ n−ớc cho nên chúng th−ờng sợ tắm, sợ rửa bằng n−ớc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu trẻ sợ nhúng nó vào chậu n−ớc thì không nên làm nh− thế nữa mà hãy đặt một chậu n−ớc cho trẻ nghịch rồi từ đó mới rửa ráy hoặc tắm cho trẻ. – Tập cho trẻ thói quen đi tất, giầy dép. * Tổ chức vận động cho trẻ – Chuẩn bị cơ sở vật chất + Phải bố trí địa điểm tập rộng rãi, đảm bảo an toàn cho trẻ khi vận động. + Sắp xếp, bố trí đồ chơi, dụng cụ tập luyện: thang leo, cầu tr−ợt, bập bênh, ghế dài phù hợp với nội dung tập luyện. + Chỉnh đốn trang phục cho trẻ tr−ớc khi vận động. – Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện + Tổ chức h−ớng dẫn các "buổi" ("tiết") tập luyện các vận động cơ bản: bò, đi ở các địa hình khác nhau; chạy v−ợt (b−ớc qua) vật cản, ở nội dung này cô giáo mầm non có thể tổ chức d−ới dạng những trò chơi có nội dung đơn giản, vui vẻ. Ví dụ nh−: tập làm chú bộ đội (đi 123
  28. đều b−ớc, tr−ờn, bò về phía tr−ớc, bò lên các bậc cầu thang ). Đối với trẻ nhỏ (12 – 18 tháng tuổi) có thể tập cho từng trẻ. Đối với trẻ lớn (18 – 24 tháng tuổi) có thể tập cho một nhóm vài trẻ. Trong mọi tr−ờng hợp, ng−ời lớn cần làm mẫu các vận động một cách chậm chạp, chính xác để trẻ bắt ch−ớc. Có thể một "buổi chơi" chỉ tập trung vào một vận động cơ bản (bò, tr−ờn, chạy ), có thể là một buổi chơi tổng hợp – cái chính là khả năng của trẻ có đáp ứng đ−ợc không? + Tổ chức các bài tập thể dục. Khi tổ chức cho trẻ tập thể dục, nội dung các động tác trong bài tập thể dục cần h−ớng vào việc luyện tập các vận động cơ bản của tay, chân, toàn thân (bài tập phát triển chung). Mỗi bài tập thể dục cần đ−ợc diễn ra một cách nhẹ nhàng, có lời ca, tiếng hát và nhạc kèm theo để cuốn hút trẻ tích cực tập luyện và dễ nhập tâm hơn. Mỗi bài tập thể dục trẻ phải đ−ợc quan sát cô làm mẫu sau đó bắt ch−ớc làm theo cô (cô cùng tập với trẻ). Khi đứng đối diện với trẻ, các động tác cần thực hiện theo chiều của đứa trẻ (Ví dụ: muốn trẻ nghiêng sang trái thì cô – đứng đối diện với trẻ phải nghiêng sang phải mình, trẻ nhìn theo và bắt ch−ớc. Trẻ ch−a phân biệt đ−ợc phải, trái, chỉ thấy ng−ời lớn nghiêng về đâu thì làm theo nh− thế). Cô vừa thực hiện động tác vừa hát cùng với trẻ và theo dõi, uốn nắn những trẻ ch−a thực hiện đúng động tác. + Tổ chức cho trẻ đi dạo. Đi dạo là một hình thức tổ chức vận động cho trẻ một cách tổng hợp và tích cực. Đ−ợc đi dạo là một niềm vui của trẻ, khi đi dạo các vận động của trẻ đ−ợc thực hiện một cách tích cực, niềm tin của trẻ đ−ợc củng cố và phát triển (tin vào bản thân, tin vào những ng−ời xung quanh), qua đó thân thiện với bạn bè và gắn bó với cô hơn. Để buổi đi dạo của trẻ có hiệu quả cần phải xác định mục đích, nội dung, thời gian, địa điểm đi dạo phù hợp; tổ chức các hoạt động (trò chơi) hấp dẫn trẻ. Trên đây là những nội dung cơ bản khi tổ chức cho trẻ vận động. Trong quá trình tổ chức cho trẻ vận động cần luân phiên các hoạt động tĩnh và hoạt động động để tránh mệt mỏi cho trẻ khi tham gia vận động. Mặt khác, cô giáo mầm non cần động viên, khuyến khích, cổ vũ để mọi trẻ đều tham gia vận động một cách tự giác, hứng thú. Một điều cần phải l−u ý nữa là, không nên cho trẻ vận động nhiều ngay sau khi ăn. 3.3. Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ trong năm thứ ba (24 - 36 tháng tuổi) a) Yêu cầu và nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ trong năm thứ ba – Tiếp tục bảo vệ và củng cố sức khoẻ cho trẻ. Tạo điều kiện để trẻ phát triển thể lực và rèn luyện cơ thể để trẻ có thể thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của môi tr−ờng. – Củng cố và phát triển những vận động cơ bản đã tập luyện trong năm thứ hai, nh− sự khéo léo của đôi bàn tay, chạy, nhảy, bò, tr−ờn Song tập cho trẻ phối hợp vận động của tay – chân – toàn thân, sao cho mọi vận động của trẻ đ−ợc phát triển đồng bộ và hoàn thiện hơn. – Rèn luyện cho trẻ một số thói quen tốt trong sinh hoạt và hoạt động (thói quen vệ sinh, tự phục vụ ). 124
  29. – Phát triển t− duy trực quan hành động; phát triển trí tò mò, thích thú tìm hiểu, khám phá các sự vật, hiện t−ợng thiên nhiên quanh trẻ. – Tiếp tục phát triển vốn từ cho trẻ, mở rộng hiểu biết của trẻ về môi tr−ờng xung quanh theo các chủ đề. Dạy trẻ biết diễn đạt ý muốn của mình bằng những câu đơn giản. – Cho trẻ làm quen với một số truyện kể, một số bài thơ ngắn, bài đồng dao ngắn. B−ớc đầu tập cho trẻ kể chuyện trong sinh hoạt hằng ngày theo gợi ý của cô. – Giáo dục cho trẻ tình cảm yêu th−ơng, quý mến cha mẹ, cô giáo và những ng−ời thân thiện. Biết chào, cám ơn, xin lỗi. Giáo dục trẻ biết nh−ờng nhịn và cùng chơi với bạn, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, yêu quý cây cối và con vật gần gũi. – Phát triển ở trẻ hứng thú âm nhạc, truyện kể để làm giàu cảm xúc với cái đẹp và phát triển những tình cảm tốt đẹp ở trẻ. * Yêu cầu cụ thể – Yêu cầu chuẩn(1) + Trẻ tăng cân hằng tháng, cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A. Cụ thể là: Cân nặng: Trai từ 11,6kg đến 14,7kg; Gái từ 11,4kg đến 13,9kg. Chiều cao: Trai từ 89,4cm đến 96,5cm; Gái từ 88,4cm đến 95,6cm. + Trẻ sạch sẽ, khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, tóc đen, mắt sáng, bụng không ỏng, có nếp ăn, thức, ngủ. + Trẻ biết thực hiện các động tác thể dục đơn giản, quen thuộc theo mẫu và chỉ dẫn bằng lời của cô. Trẻ bắt đầu có nề nếp tự phục vụ, thích sạch sẽ (rửa mặt, rửa tay, thu dọn đồ chơi ). + Trẻ có thể chủ động diễn đạt yêu cầu của mình bằng ngôn ngữ. Biết trả lời các câu hỏi của ng−ời lớn: để làm gì? đi đâu, nh− thế nào? + Trẻ biết vâng lời và thực hiện yêu cầu của ng−ời lớn, không tranh giành đồ chơi của bạn. + Trẻ nhận biết đ−ợc một số đồ vật, con vật ở xung quanh gần gũi với trẻ. + Trẻ nhớ đ−ợc tên truyện, tên nhân vật trong những truyện trẻ đ−ợc nghe nhiều lần. Trẻ thuộc một số bài thơ, bài hát mà trẻ thích. + Trẻ biết dùng một số đồ vật thay thế trong trò chơi. + Trẻ thích múa hát, đọc thơ, nghe kể chuyện. – Yêu cầu tối thiểu(1) + Trẻ có cân nặng và chiều cao không d−ới mốc sau: Cân nặng: Trai: 11,6kg; Gái: 11,4kg. Chiều cao: Trai: 89,4cm; Gái: 88,4cm. + Các vận động: đi, chạy vững vàng. (1) Xem Ch−ơng trình chăm sóc - giáo dục nhà trẻ, Sđd, tr. 32. (1) Xem Quyết định 55 – Sđd. 125
  30. + Trẻ bắt đầu tự phục vụ: rửa tay, rửa mặt, đi vệ sinh, thu dọn đồ chơi + Trẻ biết chào, vâng, dạ, trẻ nói đ−ợc yêu cầu của mình. + Trẻ nhận biết đ−ợc một số đồ vật, con vật trong môi tr−ờng gần gũi mà trẻ hay tiếp xúc. + Trẻ nhận biết đ−ợc ba màu: xanh, đỏ, vàng. Phân biệt đ−ợc các đồ vật có sự khác nhau rõ nét về kích th−ớc, biết chơi những trò chơi đơn giản. + Trẻ biết trả lời các câu hỏi: ở đâu? để làm gì? đi đâu? + Trẻ thích múa hát, đọc thơ, nghe kể chuyện, xem tranh ảnh. b) Chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ trong năm thứ ba * Yêu cầu: – ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ (nếu có điều kiện, vào buổi chiều). – Ngủ một giấc tr−a (khoảng 3 giờ). – Đảm bảo sự hợp lí giữa vận động và nghỉ ngơi, vừa sức với trẻ. – Đảm bảo trình tự chơi – ăn (tr−a) – ngủ (tr−a) – chơi – ăn – chơi (chiều). – Trẻ có một số thói quen, nề nếp trong sinh hoạt và biết một số việc tự phục vụ bản thân. * Thời gian biểu cho chế độ sinh hoạt hằng ngày Đón trẻ 7h00 - 8h00 Chơi - tập 8h00 - 10h00 Ăn 10h00 - 11h00 Ngủ 11h00 - 14h00 Chơi - tập 14h00 - 15h00 Ăn 15h00 - 16h00 Chơi, trả trẻ 16h00 - 17h00 * Tổ chức cho trẻ ăn uống – Nhu cầu dinh d−ỡng và chế độ ăn, uống của trẻ hằng ngày: + Hằng ngày các bữa ăn cần cung cấp đủ năng l−ợng (1100 – 1300Kcal/trẻ/ngày) và đủ các chất dinh d−ỡng cần thiết (đạm, béo, đ−ờng, bột, sinh tố và muối khoáng) cho trẻ. Các chất dinh d−ỡng có tỉ lệ cân đối: 12 – 15% năng l−ợng do chất đạm cung cấp. 15 – 20% năng l−ợng do chất béo cung cấp. 65 – 73% năng l−ợng do chất đ−ờng, bột cung cấp. + Chế độ ăn của trẻ: Trẻ ăn cơm mềm, dẻo, thức ăn chín nhừ. 126
  31. + Uống đủ n−ớc theo nhu cầu của trẻ: từ 1,5 – 1,6 lít/ngày (kể cả trong thức ăn). – Chuẩn bị cho trẻ ăn: Nói chung là giống nh− ở nhóm trẻ tr−ớc (12 – 24 tháng), song ở lứa tuổi này có thể h−ớng dẫn trẻ kê bàn ghế, rửa tay, đeo yếm. Sắp xếp cho 4 – 6 trẻ cùng ngồi một bàn ăn, trẻ nào yếu hoặc ăn chậm nên xếp riêng để tiện chăm sóc giúp đỡ trẻ ăn. – Trong khi cho trẻ ăn: Một mặt cần tạo ra cho trẻ cảm giác ăn ngon miệng, một mặt cần phải tập cho trẻ có thói quen văn hoá vệ sinh khi ăn uống: rửa tay, mặt mũi tr−ớc, sau khi ăn, tự xúc cơm, thức ăn, không giây bẩn ra bàn, quần áo tự xếp bàn ghế và cất dọn sau khi ăn; ngồi ăn theo quy định, không đi lại, đùa nghịch trong khi ăn; ăn uống từ tốn, nhai kĩ, ăn hết suất, không ngậm thức ăn, không vừa nhai vừa nói chuyện Trong khi cho trẻ ăn cô cần tạo điều kiện để trẻ học (lĩnh hội) về thức ăn, dụng cụ ăn uống, trao đổi (nói chuyện) với trẻ về những loại thức ăn (tên gọi món ăn, mùi vị, tác dụng của nó). Tuy nhiên, không đ−ợc vừa nhai (nuốt) vừa nói chuyện. Đối với những trẻ ăn chậm, biếng ăn, xúc cơm ch−a thạo, cô cần quan tâm hơn, tìm nguyên nhân và biện pháp để khắc phục. Theo dõi, xử lí kịp thời những tình huống có thể xảy ra trong khi trẻ ăn (sặc, trớ, đánh đổ thức ăn ra bàn, ra quần áo ), không nên tỏ ra bực bội với trẻ về những tình huống này. – Sau khi ăn xong: Tập cho trẻ một số thói quen cần thiết: xếp bàn ghế vào nơi quy định, lau miệng, rửa tay, uống n−ớc. Không đ−ợc cho trẻ vận động nhiều ngay sau khi ăn; không nên cho trẻ đi ngủ ngay sau khi ăn. * Tổ chức cho trẻ ngủ T−ơng tự nh− ở các nhóm tr−ớc, song ở lứa tuổi này trẻ chỉ ngủ ngày một giấc, cô cần chú ý tổ chức chu đáo, hợp lí nhằm đảm bảo cho trẻ đ−ợc ngủ đủ và ngủ ngon giấc sau một khoảng thời gian dài thức – hoạt động. Trong quá trình tổ chức cho trẻ ngủ, cô nên luyện cho trẻ có kĩ năng tự phục vụ nh− cùng cô chuẩn bị chỗ ngủ, tự đi vệ sinh tr−ớc và sau giấc ngủ, biết tự trèo lên gi−ờng ngủ, không nói chuyện, không trêu chọc bạn Luyện cho trẻ thói quen trèo lên gi−ờng là nằm ngủ ngay và khi dậy tỉnh táo, không khóc nhè * Tổ chức vệ sinh thân thể cho trẻ Hằng ngày tập cho trẻ một số thói quen vệ sinh nh− biết ăn mặc gọn gàng, quần áo đầu tóc giữ gìn sạch sẽ ; khi đi bô không nghịch ngợm, không trêu bạn. Vào lứa tuổi này trẻ đã mọc 20 răng sữa, nên tập cho trẻ có kĩ năng đánh răng bằng bàn chải, súc miệng. Lúc đầu trẻ làm còn vụng về, nh−ng nếu cô chỉ dẫn cụ thể thì trẻ có thể bắt ch−ớc và làm theo cô một cách thích thú, và khi đã quen trẻ tự nguyện làm việc này. Cô cần nói cho trẻ hiểu để trẻ biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, tránh đ−ợc bệnh sâu răng. Không nên cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo vào buổi tối. Trong thực tế các cô nuôi dạy trẻ và các bậc cha mẹ th−ờng bỏ qua giai đoạn này, không để cho trẻ tập đánh răng và th−ờng cho rằng, trẻ còn bé ch−a thể tự đánh răng đ−ợc, có thể đợi trẻ lớn lên rồi dạy cũng ch−a muộn. 127
  32. * Tổ chức vận động cho trẻ Có thể tổ chức cho trẻ vận động trong những giờ luyện tập có chủ định, trong những giờ chơi các trò chơi vận động và trong các khoảng thời gian khác trong ngày (trong khi ăn, mặc quần áo và đi dạo chơi ). - Tổ chức giờ học, giờ luyện tập có chủ định sẵn Tr−ớc hết lo cơ sở vật chất nh− nơi tập, bố trí đồ chơi và các dụng cụ để luyện tập, thời gian tập trong ngày, trong tuần. Trong mỗi buổi tập cần đảm bảo. + Tiến hành các bài tập phát triển chung. + Tiến hành các bài tập phát triển vận động chủ yếu nh− bài tập đi, tập chạy thăng bằng, bài tập bò, nhảy, ném bóng + Tiến hành trò chơi vận động. Khi h−ớng dẫn trẻ tập, cô phải làm mẫu cho trẻ xem, yêu cầu cô làm từ từ, chỉ cho trẻ từng động tác, sau đó cho trẻ cùng làm với cô. Để giúp trẻ thực hiện động tác đúng và chính xác, cô có thể bắt ch−ớc các hành động của con vật, hiện t−ợng thiên nhiên giúp trẻ thực hiện động tác nhiều lần mà vẫn không mệt mỏi. - Tổ chức cho trẻ vận động ngoài giờ luyện tập Nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn, cho nên hằng ngày cô giáo phải chú ý cho trẻ luyện tập thêm ngoài các giờ luyện có chủ định. Muốn thế, trong các giờ chơi, giờ đi dạo, trong lúc ăn, lúc mặc quần áo cô có thể tạo ra những tình huống để trẻ ôn luyện các vận động đã đ−ợc tập trong giờ luyện tập. Ngoài ra, cô tăng c−ờng sử dụng các loại trò chơi vận động (trong đó có các trò chơi dân gian) để thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ, tạo cho trẻ có tâm trạng sảng khoái, vui vẻ. II. Tổ chức hoạt động giao tiếp cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ 1. Tổ chức hoạt động giao tiếp cho trẻ trong năm đầu Vào khoảng 2 tháng, trẻ em đã xuất hiện nhu cầu giao tiếp, đ−ợc biểu hiện ở hiện t−ợng mà các nhà tâm lí học gọi là "phức cảm hớn hở". Tâm lí học cũng đã chứng minh rằng, giao tiếp xúc cảm trực tiếp với ng−ời lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi và đó cũng là điều kiện tiên quyết để trẻ phát triển thành ng−ời. Bởi vậy ngay từ năm đầu việc tổ chức cho trẻ giao tiếp đ−ợc coi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tổ chức cho trẻ giao tiếp có thể đ−ợc tiến hành d−ới những hình thức sau đây: 1.1. Nựng trẻ, trò chuyện với trẻ Nựng trẻ là một hình thức nói chuyện với trẻ, một cuộc nói chuyện đặc biệt giữa một bên là ng−ời biết nói, nói thành thạo với một bên là ng−ời ch−a biết nói. Thế mà câu chuyện diễn ra lại rất đằm thắm và có nhiều ý nghĩa cho sự phát triển của trẻ. 128
  33. Ngay từ những ngày tháng đầu tiên, lúc thức tỉnh là em bé đã biết h−ớng đầu về phía có tiếng nói hơn là về phía có tiếng động khác, biết lắng nghe âm điệu dịu dàng của giọng nói con ng−ời, trẻ có thể ngừng khóc khi nghe tiếng mẹ, đặc biệt là khi đ−ợc ng−ời lớn cúi xuống hôn hít, trò chuyện với nó. Lúc này em bé tỏ ra hớn hở và sẵn sàng tham gia "đối thoại". Đ−ợc ng−ời lớn "chuyện trò", đứa trẻ trở nên linh hoạt hẳn lên, chân tay khua rối rít, mắt nhìn đau đáu vào mặt ng−ời đối thoại, cánh mũi phập phồng, miệng c−ời toe toét, nhiều khi còn phát ra những âm "gừ, gừ". Nếu ng−ời lớn càng tích cực trò chuyện thì tiếng "gừ, gừ" phát ra càng to hơn, dồn dập hơn. Ng−ợc lại em bé sẽ buồn bã, có khi còn mếu khóc nếu cuộc trò chuyện bị ngừng lại. Hiện t−ợng này đ−ợc nhân dân ta gọi là trẻ "hóng chuyện". Ng−ời lớn, nhất là ng−ời mẹ, th−ờng nựng con bằng những lời nói t−ởng chừng nh− vu vơ, vô nghĩa, những lời nói tuy chẳng có một nội dung ngữ nghĩa nào, vậy mà lại có giá trị rất lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chính những lời nói mang sắc thái dịu dàng, vui t−ơi cùng với nét mặt, cử chỉ âu yếm của ng−ời mẹ và cô nuôi dạy trẻ đã khơi dậy ở cháu bé một năng lực mang tính ng−ời, đó là năng lực biết trò chuyện. Năng lực này chỉ ở loài ng−ời mới có, ở động vật, dù là loài v−ợn hình ng−ời cũng không thể có đ−ợc. Đứa trẻ sinh ra đã có một bộ não ng−ời (khác với bộ não của động vật) trên đó có những trung khu để thực hiện các chức năng tâm lí ng−ời, tr−ớc hết là chức năng ngôn ngữ. Thế nh−ng có bộ não ng−ời vẫn ch−a bảo đảm thực hiện đ−ợc các chức năng ngôn ngữ, nếu không có ai khơi dậy các chức năng của nó (nghe, hiểu, nói đ−ợc tiếng ng−ời) thì làm sao trẻ có thể trở thành ng−ời đ−ợc. Đây là điều kiện bắt buộc, tiên quyết cho tất cả mọi ng−ời, không trừ một ai, kể cả trẻ câm điếc. Những em bé này muốn nên ng−ời cũng phải tạo cho mình một thứ ngôn ngữ đặc biệt để có thể giao tiếp với những ng−ời xung quanh, để tiếp thu kinh nghiệm xã hội của loài ng−ời. Bởi vậy, ng−ời lớn cần trò chuyện với trẻ em ngay từ những tháng đầu tiên để khơi dậy chức năng ngôn ngữ trên vỏ não. Nhờ đó các chức năng tâm lí sơ đẳng ban đầu đ−ợc cải tổ mà thành chức năng tâm lí ng−ời. Trong năm đầu trẻ ch−a thể giao tiếp bằng ngôn ngữ với ng−ời xung quanh đ−ợc, ph−ơng tiện giao tiếp lúc này chủ yếu là phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt). Bằng ph−ơng tiện phi ngôn ngữ, ng−ời lớn truyền cho trẻ những cảm xúc mang nhiều sắc thái của con ng−ời (vui buồn, yêu thích, giận hờn ) và điều quan trọng hơn là tạo ra ở trẻ những tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ những năm sau này. Trên cơ sở nhu cầu gắn bó giữa trẻ với ng−ời lớn mà sự giao tiếp của trẻ đ−ợc nảy sinh và phát triển một cách thuận lợi, nếu chúng ta biết đ−a trẻ sớm vào môi tr−ờng giao tiếp, có nghĩa là ng−ời lớn coi việc nói chuyện với trẻ là một cuộc trò chuyện thực sự. Khi trò chuyện với trẻ, ng−ời lớn sẽ bắt gặp những cử chỉ âm thanh đáp lại, tức là trẻ đã biết "hóng chuyện". Vào khoảng 6 tháng trở đi, đứa trẻ đã có thể trả lời ngôn ngữ của ng−ời lớn bằng một phản ứng ngôn ngữ, nh− khi ng−ời lớn hỏi "Mẹ đâu?, "Bố đâu?" trẻ nhìn vào mẹ và lặp lại tiếng "Mẹ" hay nhìn vào bố và lặp lại tiếng "Bố". Cứ nh− vậy, ng−ời lớn đặt ra những câu hỏi: "Cái gì đây?" hay "Ai đây?" để trẻ tập trả lời bằng những tiếng t−ơng ứng và qua đó mà trẻ nhận ra một số ng−ời và vật quen thuộc. Nhờ vậy trẻ nói đ−ợc một số tiếng bập bẹ. Lúc này có thể dạy cho 129
  34. trẻ biết tên cô, tên một số trẻ và gọi tên trẻ. Ng−ời lớn cũng có thể yêu cầu trẻ làm một vài hành động bằng những lời đề nghị: "Thơm mẹ đi nào!", hay "Ra đây với cô nào!" để khuyến khích trẻ tập hành động theo lời chỉ dẫn của mình. Muốn dạy trẻ một hành động nào đó, ng−ời lớn nên vừa làm vừa nói tên hành động đó để trẻ vừa nhìn vừa bắt ch−ớc. Nếu trẻ ch−a làm đ−ợc thì ng−ời lớn vừa nói tên hành động vừa cầm tay trẻ cùng làm. Sự hợp tác của ng−ời lớn với trẻ em lúc này là rất cần thiết, qua đó chúng ta dẫn dắt trẻ em tiến dần vào thế giới của con ng−ời. Khi trò chuyện với trẻ, ng−ời lớn cần chú ý mấy điểm sau đây: – Trò chuyện với trẻ bao giờ cũng cần tỏ thái độ âu yếm, thân thiết, vì trẻ nhỏ bao giờ cũng có nhu cầu đ−ợc th−ơng yêu gần gũi. – Ngữ điệu của giọng nói với trẻ nên dịu dàng, vui t−ơi. Vì trẻ nhỏ khi tiếp nhận lời nói tr−ớc hết là phản ứng với âm thanh của ngôn ngữ. Trẻ th−ờng thích ngữ điệu dịu dàng, vui t−ơi và sợ giọng nói thô, mạnh, đặc biệt là rất sợ giọng quát tháo gắt gỏng. – Khi nói với trẻ ng−ời lớn nên kèm theo những cử chỉ, điệu bộ. Vì trẻ nhỏ chỉ hiểu lời nói trong tình huống cụ thể đ−ợc biểu hiện bằng những cử chỉ, điệu bộ. Đối với trẻ nhỏ thì âm thanh của lời nói phải kèm tình huống cụ thể mới trở thành tín hiệu của thành công. – Tuy là nựng trẻ nh−ng ng−ời lớn nên phát âm các tiếng cho thật chuẩn, còn giọng điệu thì có thể nói theo tình cảm của mình và theo tình huống lúc đó. – Khi trò chuyện với trẻ cần ngồi theo vị trí nh− thế nào để trẻ có thể nhìn thấy mặt, nhất là nhìn thấy mồm của ng−ời nói, vì chính lúc này trẻ học đ−ợc cách sử dụng môi, l−ỡi và hơi thở trong khi nói. Đó cũng là việc chuẩn bị tốt nhất để trẻ có thể làm chủ việc phát âm khi nói. – Khi nói chuyện với trẻ cần kết hợp cho trẻ chơi một số trò chơi đơn giản, nh− trò "Kéo c−a lừa xẻ", "ú à ú ập", "chi chi chành chành" để gây thêm hứng thú cho trẻ. Cuộc trò chuyện theo kiểu đặc biệt này giữa ng−ời lớn với trẻ em không chỉ giúp chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ mà còn giúp cho sự phát triển các chức năng tâm lí và giúp trẻ học đ−ợc cách ứng xử theo kiểu ng−ời. 1.2. Ru trẻ và hát cho trẻ nghe Hát ru là những khúc hát mà ng−ời lớn (nhất là ng−ời mẹ) dùng để ru trẻ ngủ. Hát ru mang theo văn hoá của dân tộc và nhân loại mà lần đầu tiên đ−ợc chính ng−ời mẹ đem lại cho con mình. Mới sinh ra trẻ đã có nhu cầu gắn bó với ng−ời lớn và nhu cầu tiếp nhận ấn t−ợng từ thế giới bên ngoài. Hát ru là một loại âm thanh êm dịu ngọt ngào, rất phù hợp với hoạt động thần kinh còn rất non nớt của trẻ. Đối với trẻ, đ−ợc nghe ng−ời lớn hát ru là một niềm vui s−ớng không gì có thể so sánh đ−ợc, bởi hành động hát ru mang tính tích hợp cao, bao hàm trong đó nhiều mặt: dinh d−ỡng, nghệ thuật, giáo dục Hát ru đ−a em bé đi vào giấc ngủ một cách bình yên, ngon lành, làm dịu đi mọi cơn hờn dỗi, thậm chí có thể làm giảm bớt đi những cơn đau đớn. Hơn thế nữa, bằng 130
  35. cách thấm dần qua năm tháng nó còn góp phần hun đúc nên những phẩm chất cao đẹp của tâm hồn, làm nảy sinh những năng khiếu quý báu sau này. Phân tích hát ru, thấy có những yếu tố sau đây: - Yếu tố âm nhạc Nói đến hát ru tr−ớc hết phải nói tới âm nhạc. Âm nhạc trong hát ru của bất cứ dân tộc nào cũng đều mang tính chất đằm thắm, nhẹ nhàng, tha thiết. Nó đ−ợc ng−ời lớn (nhất là ng−ời mẹ) diễn đạt với tất cả tấm lòng th−ơng yêu của mình. Tiếng "ầu ơ" hay tiếng "à ơi" từ những tiếng nựng nịu, dỗ dành của ng−ời mẹ mô phỏng lại cách phát âm của trẻ khi nó hóng chuyện, đã trở thành khúc nhạc dạo đầu th−ờng nghe trong những câu hát ru sau này. Có thể coi đây là những tín hiệu đặc tr−ng để mẹ và con (nói rộng ra là ng−ời lớn và trẻ em) trao đổi và hiểu ý của nhau. Khi đứa trẻ còn bé, ch−a sử dụng đ−ợc hệ thống tín hiệu ngôn ngữ để giao tiếp thì chính ng−ời mẹ đã đem đến cho con mình những âm điệu đầu tiên của thứ ngôn ngữ trực tiếp của tâm hồn: đó là âm nhạc. Sự cảm thụ say s−a nhất của trẻ thơ cũng nh− sự rung cảm chân thành nhất của ng−ời mẹ không phải do một thứ ngôn ngữ cụ thể nào khác mà chính là ở những tiếng "ầu ơ" hay "à ơi" ấy. Trẻ em rất thích nghe tiếng hát ru của ng−ời lớn và rất tự nhiên họ đã trở thành những nghệ sĩ đầu tiên đem âm nhạc để nuôi d−ỡng tâm hồn cho trẻ thơ. Có thể nói rằng trẻ em tiếp nhận hát ru tr−ớc hết là yếu tố âm nhạc. Hát ru chính là bài học vỡ lòng âm nhạc cho cả một đời ng−ời. - Yếu tố lời ru Cùng với âm nhạc, lời ru còn có nhiều tác động tích cực khác đối với sự phát triển của trẻ, tr−ớc hết, lời ru kích thích tai nghe ngôn ngữ, làm khơi dậy sự hoạt động của các trung khu thực hiện chức năng ngôn ngữ trên vỏ não. Những câu hát ru nh− "Bống bống bang bang" hay "Cái cò, cái vạc, cái nông" giúp cho trẻ nhận ra những sắc thái khác nhau của những âm thanh, những vần điệu uyển chuyển trong tiếng mẹ đẻ, đặc biệt là những âm thanh, những vần điệu nhạc tính của tiếng Việt để rồi sau này biết nghe, biết nói, biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo. Trẻ nhỏ ch−a thể hiểu đ−ợc nội dung của những câu hát ru, nh−ng ngày một ngày hai lời ru cứ thấm dần vào đầu óc đứa trẻ mà hình thành nên phong cách ngôn ngữ dân tộc với bản sắc tâm hồn Việt Nam. Nhiều câu hát ru về thực chất là những bài học đạo đức – thẩm mĩ. Qua lời ru, ng−ời lớn đem đến cho trẻ em những lời ăn tiếng nói, những cái đẹp trong đời sống văn hoá của con ng−ời. Bằng trực giác vô thức, khi nghe lời ru, trẻ có thể cảm nhận đ−ợc về "cái tốt", "cái xấu", "cái vui", "cái buồn" Bằng lời ru ng−ời lớn dạy cho trẻ hiểu những điều xung quanh, về giá trị văn hoá đ−ợc xã hội thừa nhận và thực hiện trong đời sống hằng ngày. Bằng trực giác đứa trẻ có thể cảm nhận đ−ợc nền văn hoá truyền thống đó. Những mầm mống tốt đẹp của lòng nhân ái, của tính hóm hỉnh đ−ợc gieo vào đầu óc non nớt của trẻ qua tiếng hát ru của ng−ời lớn chính là tiền đề cho những phẩm chất tốt đẹp và năng khiếu thẩm mĩ nảy nở sau này. Hát ru là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, là một hình thức nghệ thuật nhằm đáp ứng những nhu cầu tinh thần của trẻ thơ, góp phần làm cho đứa trẻ trở thành ng−ời có văn hoá sau này. 131
  36. - Yếu tố rung lắc đong đ−a Khi phân tích hát ru, chúng ta không thể bỏ qua một yếu tố nữa mang tính chất cảm xúc – sinh lí vô cùng quan trọng: đó là sự vỗ về, rung lắc, đong đ−a nhịp nhàng khi ng−ời lớn bế trẻ nhỏ trên tay hoặc đặt nằm trong nôi hay trong võng. Đây cũng là yếu tố đặc tr−ng không thể thiếu đ−ợc của hát ru, thiếu nó thì hát ru sẽ chỉ là một bài hát bình th−ờng. Trong thời hiện đại, đã có lúc ng−ời ta nghĩ tới việc "giải phóng" cho những ng−ời phụ nữ khỏi cái việc vỗ về, rung lắc, đong đ−a bằng cách cho thu những khúc hát ru vào băng catset để phát ra khi cho trẻ đi ngủ. Nh−ng ng−ời ta đã phát hiện ra là nhiều đứa trẻ chỉ trong mắt ra mà nghe thật lâu mới chịu ngủ. Thiếu đi sự rung lắc, đong đ−a, đứa trẻ sẽ cảm thấy chống chếnh, hẫng hụt, rất khó ngủ. Thậm chí có bé vì đã nghe quá nhiều lần một băng nhạc nào đó nên mỗi lần nghe âm nhạc từ băng đó phát ra ở cạnh mình, cảm giác cô đơn bắt đầu xâm chiếm lấy bé, làm cho nó hoảng sợ. Tất nhiên ng−ời lớn không cần phải rung lắc, đong đ−a suốt cả thời gian trẻ ngủ, chỉ cần vỗ về, rung lắc, đong đ−a lúc đầu để đ−a trẻ vào giấc ngủ một cách bình yên, ngon lành. Có những em bé bất hạnh, lọt lòng ra đã không có sự ôm ấp, vỗ về của ng−ời thân, chúng đã buộc phải "tự toả" (tự rung lắc, đong đ−a) để thoả mãn nhu cầu đó. Hát ru thật quan trọng đối với sự phát triển của trẻ thơ biết bao, nên đối với việc hát ru, cô nuôi dạy trẻ cần: – Biết hát ru, cần thuộc nhiều khúc hát ru có âm nhạc đẹp và lời ru hay ở các miền đất n−ớc để ru trẻ ngủ ngon giấc. – Nên chọn bài hát ru sao cho phù hợp với trạng thái thức, ngủ, với tình trạng sức khoẻ và tính nết của mỗi cháu: khi trẻ còn thức thì chọn những làn điệu vui t−ơi, khi trẻ lim dim ngủ thì chọn những làn điệu dịu dàng man mác – Cô nuôi dạy trẻ không nhất thiết phải có giọng hát ru thật hay, thật điêu luyện, nh−ng nhất thiết phải có giọng hát ru giàu sắc thái xúc cảm. – Hát ru cần kết hợp với sự vỗ về, rung lắc, đong đ−a, đặc biệt đối với những cháu ốm đau hay quấy khóc, có thể ôm trẻ vào lòng, có thể đặt trẻ xuống gi−ờng vừa hát ru vừa vỗ nhẹ vào ng−ời trẻ hoặc đặt trẻ lên nôi, lên võng chao đi, chao lại thật đều đặn, nh−ng khi đặt trẻ lên võng cần chú ý vị trí nằm của trẻ sao cho cột sống không bị cong. Ngoài hát ru ra, ng−ời lớn còn hát cho trẻ nghe nhiều bài hát theo các thể loại khác nhau nữa. Nói chung đứa trẻ nào cũng thích nghe hát. Những giai điệu t−ơi tắn, những tiết tấu nhộn nhịp th−ờng tạo ra cho trẻ trạng thái phấn chấn, vui t−ơi; những bài hát đằm thắm, thiết tha giúp cho thần kinh của trẻ dịu lại, tránh đ−ợc những căng thẳng do stress gây ra trong cuộc sống hằng ngày. Có thể nói âm nhạc có bao nhiêu sắc màu, cung bậc thì cũng có thể gợi lên trong lòng trẻ bấy nhiêu sắc thái xúc cảm. Trong nhà trẻ không thể nào vắng tiếng hát. Những bài hát vui nhộn, hài h−ớc cùng với những bài hát sâu lắng, dịu dàng xen lẫn với hoạt động của trẻ hằng ngày sẽ làm cho cuộc sống của trẻ thêm đầm ấm vui t−ơi. Đó cũng là chất dinh d−ỡng cho cuộc sống của trẻ về cả thể chất 132
  37. lẫn tinh thần. Tóm lại việc tổ chức cho trẻ giao tiếp trong năm đầu chủ yếu là nhằm khơi dậy ở trẻ những năng lực mang tính Ng−ời, tr−ớc hết là những tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ. 2. Tổ chức hoạt động giao tiếp cho trẻ ấu nhi (từ 12 - 36 tháng tuổi) 2.1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở tuổi ấu nhi, ngôn ngữ dần dần trở thành ph−ơng tiện giao tiếp chủ yếu, việc dùng cử chỉ điệu bộ trở về hàng thứ yếu. Bây giờ mọi sự trao đổi câm không còn tác dụng nhiều nữa. Hoạt động với đồ vật ngày càng tăng lên càng kích thích trẻ ấu nhi tích cực giao tiếp bằng ngôn ngữ với ng−ời lớn. Trong hoạt động với đồ vật, trẻ có nhu cầu tìm hiểu, khám phá những điều mới chứa đựng trong các đồ vật. Những câu hỏi đ−ợc trẻ đặt ra th−ờng xuyên nh−: "Cái này là cái gì?", "Cái này để làm gì?" v.v nh− là những lời thỉnh cầu buộc ng−ời lớn phải giải đáp. Từ đó những mối quan hệ giao tiếp mật thiết giữa trẻ và ng−ời lớn th−ờng xuyên đ−ợc diễn ra, kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các nhà tâm lí học đã nghiên cứu giai đoạn phát cảm ngôn ngữ ở trẻ em là từ 2 đến 5 tuổi, trong đó giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi ngôn ngữ đ−ợc phát triển nhanh nhất (tức là khi trẻ hoạt động với đồ vật tích cực nhất). Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ theo hai con đ−ờng: nghe, hiểu ngôn ngữ của ng−ời khác và nói cho ng−ời khác nghe những điều mình cần nói. 2.1.1. Sự phát triển nghe, hiểu lời nói Hằng ngày trẻ th−ờng nghe ng−ời lớn chuyện trò với nhau, nhất là khi họ giao tiếp với mình, trẻ muốn nghe hiểu những điều đó, nh−ng trẻ ch−a thể nghe và hiểu hết đ−ợc tất cả những gì ng−ời thân nói mà cần đ−ợc ng−ời lớn dạy cho. Nghe, hiểu lời nói có nghĩa là thiết lập đ−ợc mối quan hệ giữa âm thanh của lời nói với sự vật biểu đạt bằng âm thanh đó. Muốn hiểu đ−ợc ý nghĩa của một từ nào đó, trẻ cần phải nghe âm thanh từ đó và nhìn thấy sự vật mà từ đó biểu đạt, nh−ng điều quan trọng là trẻ liên kết đ−ợc giữa âm thanh và sự vật t−ơng ứng. Cũng nh− vậy, muốn hiểu một câu thì trẻ phải nghe rõ âm thanh của các tiếng trong câu và nhìn thấy rõ tình huống mà câu đó biểu đạt. Chẳng hạn, muốn hiểu câu: "Con gà gáy ò ó o " thì trẻ phải nghe rõ âm thanh của các tiếng trong đó và nhìn thấy rõ tình huống con gà đang gáy ò ó o Do đó, dạy trẻ nghe hiểu một điều gì đó cũng tức là dạy trẻ liên kết đ−ợc các âm thanh của tiếng trong câu với tình huống mà câu đó biểu đạt. Nói cách khác, muốn dạy trẻ nghe hiểu lời nói thì phát âm chuẩn và có tình huống t−ơng ứng rõ ràng. Đối với trẻ đầu tuổi ấu nhi, việc nghe hiểu lời nói bao giờ cũng gắn liền với một tình huống cụ thể, việc đó đ−ợc lặp đi lặp lại nhiều lần, sau rồi trẻ chỉ cần nghe lời nói mà không cần phải nhìn thấy tình huống cụ thể nữa, có nghĩa là trẻ đã tách đ−ợc lời nói ra khỏi tình huống cụ thể, lúc đó trẻ mới thực sự hiểu lời nói. Mới đầu trẻ chỉ nghe, hiểu đ−ợc những câu ngắn biểu đạt những tình huống đơn giản, đến cuối tuổi ấu nhi (tức là khi trẻ lên 3) thì trẻ có thể nghe, hiểu những câu dài hơn, phức tạp hơn. Lúc này trẻ mới thực sự hiểu đ−ợc lời chỉ dẫn của ng−ời lớn và cũng chính lúc này trẻ rất thích nghe đọc thơ và nghe kể chuyện. 133
  38. 2.1.2. Phát triển lời nói Cùng với việc nghe, hiểu lời nói của ng−ời khác, việc nói năng của trẻ cũng đ−ợc phát triển. ở tuổi ấu nhi, trẻ bắt đầu nói những câu đơn giản, câu 2 – 3 tiếng, th−ờng là câu hạt nhân có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ nh− "con ăn" hay vị ngữ và bổ ngữ nh− "đánh trống" hoặc 3 thành phần chủ ngữ vị ngữ và bổ ngữ nh− "Mẹ bế con", sau đó là những câu phức tạp, nh− "Ai mà ngoan thì đ−ợc th−ởng đồ chơi" hay "Anh đánh em đau nên em khóc". Đặc biệt trẻ lên ba thích nói và nói đ−ợc khá nhiều. Có thể nói lúc này ngôn ngữ đã trở thành ph−ơng tiện chủ yếu để giao tiếp với mọi ng−ời xung quanh, để tiếp thu kinh nghiệm xã hội. Tuy vậy, trong ngôn ngữ của trẻ còn có rất nhiều nh−ợc điểm nh− phát âm không chuẩn, vốn từ còn nghèo, nói ch−a đúng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của ng−ời lớn đối với trẻ ấu nhi là dạy trẻ nói để ngay từ đầu khi mới học nói là nói đúng. Nghe, hiểu lời nói của ng−ời khác và nói cho ng−ời khác nghe là hai mặt của một quá trình phát triển ngôn ngữ. Trong quá trình dạy trẻ không thể tách hai mặt này ra khỏi nhau một cách rạch ròi mà phải kết hợp chặt chẽ với nhau, phải làm sao để mặt này hỗ trợ cho mặt kia và ng−ợc lại thì sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mới đạt tới kết quả tốt đẹp. 2.1.3. Những yêu cầu cần thực hiện khi dạy trẻ phát triển ngôn ngữ a) Năng giao tiếp với trẻ Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào việc giao tiếp với ng−ời lớn. Những đứa trẻ đ−ợc tiếp xúc với ng−ời lớn nhiều, đ−ợc ng−ời lớn hỏi han trò chuyện thì sự phát triển ngôn ngữ sẽ nhanh, sẽ tốt. Ng−ợc lại, những đứa trẻ không đ−ợc tiếp xúc với ai cả, suốt ngày không đ−ợc một ng−ời nào hỏi đến thì sự phát triển ngôn ngữ sẽ bị chậm trễ, kéo theo cả sự trì trệ về tri giác và cảm giác cô đơn buồn bã xuất hiện, dẫn đến sự phát triển lệch lạc của đời sống tinh thần. Tiếp xúc với ng−ời lớn là điều kiện tiên quyết để phát triển ngôn ngữ, để trẻ học làm ng−ời. Trong khi tiếp xúc với ng−ời lớn, trẻ đ−ợc nghe những điều hay lẽ phải qua sự trao đổi hằng ngày, qua những bài hát hay, những câu chuyện hấp dẫn giúp trẻ khôn lớn dần lên. Hiện nay ở n−ớc ta số l−ợng cháu ở các nhóm trẻ ở nhà trẻ khá đông, cô nuôi dạy trẻ phần thì quá bận, phần vì mệt mỏi, không có thời gian tiếp xúc, trò chuyện với trẻ, khiến cho nhiều cháu hầu nh− suốt ngày bị rơi vào tình trạng buồn bã, ủ dột, không có lợi cho sự phát triển của trẻ. Nhiều công trình nghiên cứu trong n−ớc cho biết rằng ngôn ngữ của trẻ em ở nhà trẻ nhìn chung là phát triển chậm hơn so với trẻ ở nhà với bà, với mẹ. Để khắc phục tình trạng này có thể tổ chức cho trẻ mẫu giáo, nhất là trẻ mẫu giáo lớn mỗi ngày dành một thời gian nhất định (khoảng gần 1 tiếng) xuống chơi với các em bé ở các nhóm trẻ. Một số công trình nghiên cứu của sinh viên khoa Giáo dục mầm non, d−ới sự h−ớng dẫn của các giáo s− đã cho thấy đ−ợc chơi với các anh chị lớn hơn thì sự phát triển của trẻ đ−ợc tốt hơn về nhiều mặt (phát âm, vốn từ và cả ngữ pháp). b) Tạo mọi điều kiện cho trẻ hoạt động với đồ vật Chính trong khi hoạt động với đồ vật, để thoả mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới đồ vật xung quanh, trẻ cần phải hỏi ng−ời lớn và muốn nghe ng−ời lớn trả lời. Những cuộc trò 134
  39. chuyện nh− thế làm cho ngôn ngữ của trẻ đ−ợc phát triển thuận lợi. Hơn nữa, nhờ tích cực hoạt động với đồ vật, trẻ hiểu nghĩa của từ đúng, sâu hơn. Chẳng hạn, khi mới b−ớc vào tuổi ấu nhi trẻ hiểu từ "bút chì" còn ch−a đúng, đó mới chỉ là một đồ vật có hình dạng, màu đỏ, thế thôi. Nh−ng sau đó, khi đ−ợc cầm bút chì vẽ vào giấy, tuy chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc, nh−ng điều đó cũng đã giúp trẻ hiểu về cái bút chì tốt hơn, không những gọi đ−ợc tên "bút chì" mà còn nắm đ−ợc rõ ràng hơn chức năng và ph−ơng thức sử dụng nó. Nhờ đó, nghĩa của từ đ−ợc biến đổi ngày càng rõ hơn suốt trong lứa tuổi ấu nhi. Đây là một trong những mặt quan trọng nhất của sự phát triển ngôn ngữ. c) Tập cho trẻ nói theo các chủ đề (đề tài) nhằm mở rộng biểu t−ợng về thế giới xung quanh và phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đề tài để phát triển ngôn ngữ cho trẻ vô cùng phong phú, đa dạng, cô giáo mầm non cần tập cho trẻ nói những câu đơn giản (2 từ, 3 từ) về đề tài quen thuộc, chẳng hạn: – Đề tài về bản thân và những ng−ời thân thuộc. Cô có thể dạy trẻ tập nói những câu đơn giản, đại loại nh−: + Con tên là gì? Đầu đâu? Tay đâu? Tai đâu? Chân đâu? Mắt đâu? Mũi đâu? + Con mấy tuổi? Con mẹ nào? Bố tên gì? Gợi ý cho trẻ kể về những sự kiện diễn ra hằng ngày ở gia đình – Đề tài về đồ dùng, đồ chơi quen thuộc, ta có thể dạy trẻ tập nói, nhận biết tên gọi của đồ dùng, đồ chơi (Đây là cái gì? – cái ca, quả bóng, cái mũ ); màu sắc của đồ dùng, đồ chơi (Quả bóng màu gì? – đỏ, vàng, xanh); công dụng của nó (Cái ca dùng để làm gì? – uống n−ớc; Quả bóng để làm gì? – đá); âm thanh của nó (Đồng hồ kêu thế nào? tích tắc tích tắc; Ô tô kêu thế nào? − dỉn dỉn, pin pin ). – Đề tài về một số vật nuôi gần gũi. Cô cho trẻ quan sát con vật (trong chuồng, hay tranh ảnh) và hỏi trẻ về tên gọi (Đây là con gì? – con mèo, con gà, con thỏ ), về tiếng kêu của con vật (Ví dụ: Con mèo kêu thế nào? – meo, meo; Con vịt kêu thế nào? – cạc, cạc, cạc ) – Đề tài về ph−ơng tiện giao thông: tên gọi? để làm gì? (ví dụ: Đây là cái gì? – Cái xe máy; Xe máy để làm gì? – để đi ) Khi dạy trẻ tập nói, cô giáo, ng−ời lớn cần giúp trẻ hiểu đ−ợc nghĩa của từ, mở rộng nội hàm của khái niệm. Ví dụ, cùng là từ ngủ, ta có thể cho trẻ quan sát tranh và trả lời câu hỏi: – Em bé đang làm gì? Em bé đang ngủ. – Con mèo đang làm gì? Con mèo ngủ. – Búp bê đang làm gì? Búp bê ngủ. T−ơng tự nh− vậy, chỉ vào tranh (ảnh) hỏi trẻ: Em bé đang làm gì? Em bé đang ăn. Con mèo đang làm gì? Mèo đang ăn. Con vịt đang làm gì? Con vịt đang ăn. 135