Giáo trình Phương pháp hành thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non (Phần 2)

pdf 89 trang ngocly 3280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp hành thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_hanh_thanh_bieu_tuong_toan_hoc_so_dan.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp hành thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non (Phần 2)

  1. Chương V HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ HÌNH DẠNG VẬT THỂ CHO TRẺ MẦM NON I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHỮNG BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG CỦA TRẺ MẦM NON. Mỗi vật trong môi trường xung quanh đều có hình dạng nhất định, như vậy hình dạng là một trong những dấu hiệu bên ngoài với vật cụ thể. Dựa vào hình dạng của vật mà con người phân biệt vật này với vật khác, so sánh và tạo nhóm các vật khác nhau theo dấu hiệu hình dạng. Hình hình học là các hình chuẩn mà con người dựa vào đó để xác định hình dạng của các vật. Bởi hình dạng của vật bất kỳ đều được phản ánh khái quát bằng dạng của hình hình học nào đó hay bằng sự kết hợp của một số hình hình học theo một kiểu nhất định trong không gian. a. Biểu tượng hình dạng của vật xuất hiện rất sớm ở trẻ mầm non. Ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, thông qua hoạt động với các đồ vật, đồ chơi có hình dạng phong phú với sự tham gia tích cực của các giác quan đặc biệt là thị giác, xác giác mà kinh nghiệm cảm nhận hình dạng của trẻ được tích lũy dần. Thực tiễn cho thấy ngay từ nhỏ trẻ đã nhận biết dược hình dạng của nhiều vật quen thuộc, ví dụ: trẻ nhận biết được chai sữa hay nhiều đồ vật có xung quanh trẻ thông qua hình dạng quen thuộc của chúng. Tuy nhiên biểu tượng hình dạng là vốn kinh nghiệm thực tiễn của trẻ thường thiếu chính xác, tản mạn và không có tính hệ thống. - Trẻ 2-3 tuổi đã phân biệt được hình dạng của vật. Do trí tuệ đã phát triển nên trẻ đã hiểu lời nói tương ứng với vật, điều đó cho thấy ở trẻ đã có sự phối hợp giữa lời nói và biểu tượng. Tuy thường bị lôi cuốn bởi các thao tác với các đồ vật mà trẻ yêu thích, nhưng phần lớn trẻ thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Điều đó chứng tỏ việc trẻ phân biệt hình dạng vật thể là kết quả của các thao tác thực tiễn nhiều lần của với vật. Vì vậy ngay từ lứa tuổi nhà trẻ cần tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật, không nên rút ngắn quá trình thao tác với các vật thể của trẻ. Bởi trong thời gian đó diễn ra sự thích ứng của các giác quan, hoàn thiện sự tri giác hình dạng của vật, sự nhận biết 134
  2. chúng, còn trên các tiết học, trò chơi giáo viên hướng dẫn trẻ gọi tên hình, và nhận biết những đặc điểm của hình. - Tuy nhiên biểu tượng hình dạng là vốn kinh nghiệm thực tiễn của trẻ thường thiếu chính xác, tản mạn và không có tính hệ thống. Do những kinh nghiệm thực tiễn mà trẻ thu được trong quá trình thao tác với các vật còn quá ít ỏi, nên hình dạng của các vật được trẻ nhận biết một cách đơn lẻ, trẻ không nhận thấy sự đồng nhất về hình dạng của rất nhiều vật quen thuộc có xung quanh trẻ, như: cái đĩa, cái gương, cái vòng đều có hình tròn. Điều đó chứng tỏ khả năng khái quát các vật theo dấu hiệu hình dạng ở trẻ là rất yếu. - Khả năng tri giác, nhận biết hình dạng vật thể và các hình hình học ở trẻ nhỏ có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Khả năng này phụ thuộc vào lứa tuổi trẻ, vào vốn kinh nghiệm cảm giác của trẻ và sự tác động sư phạm của các nhà giáo dục. Vì vậy việc làm quen trẻ với các hình hình học, dạy trẻ phân biệt nhận biết, nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của các hình là rất quan trọng. Khả năng tri giác các hình hình học của trẻ nhỏ còn yếu so với sự tri giác hình dạng vật ở trẻ, trẻ rất khó khăn trong việc nhận biết các hình hình học khi chúng được đặt ở các vị trí khác. Thông qua quá trình thao tác với các hình hình học dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ bắt đầu phân biệt, nhận biết và nắm được tên gọi của các hình. b. Ở trẻ 3-4 tuổi tri giác cảm giác của trẻ ngày càng trở nên phong phú, biểu tượng hình dạng của trẻ ngày càng được đa dạng và chính xác. Trẻ đã có khả năng phân biệt và nói đúng hình dạng của các vật quen thuộc như: cái đĩa có hình tròn, ô gạch có hình vuông Trẻ ba tuổi vẫn thường bị lôi cuốn bởi các thao tác với đồ vật hơn là việc nhận biết hình dạng của vật, vì vậy trẻ thường chỉ thực hiện nhiệm vụ lựa chọn vật theo hình dạng cho trước sau khi đã thỏa mãn những hứng thú khác của trẻ. Tuy nhiên trẻ 3 tuổi có khả năng hiểu và thực hiện nhiệm vụ tìm vật theo hình dạng mà không cần kiểm tra bằng mắt. - Với các hình hình học, những quan sát thực tiễn cho thấy trẻ nhỏ không tri giác chúng như những hình chuẩn, mà thường coi chúng như những đồ chơi thông thường, và nếu những hình đó giống với những đồ chơi quen thuộc với trẻ thì trẻ sẽ gọi chúng bằng tên gọi của đồ chơi đó, như: hình ô van trẻ gọi là quả trứng, khối chữ nhật – cái hộp, hình vuông – cái khăn 135
  3. - Trẻ 3 tuổi bắt đầu nhận biết chính xác các hình hình học phụ thuộc vị trí của chúng trong không gian. Tuy nhiên do tri giác của hình không kĩ nên trẻ hay nhầm lẫn các hình tương đối giống nhau, như: hình ô van và hình tròn, hình vuông và hình chữ nhật ngay cả khi các hình đó ở trước mặt trẻ, nhưng trẻ lại phân biệt và lựa chọn các đồ vật theo hình mẫu chính xác nếu chúng có hình dạng rất khác nhau như: hình tròn và hình vuông, hình tròn và tam giác. - Khảo sát đóng vai trò to lớn trong quá trình hình thành biểu tượng về hình dạng và các hình hình học cho trẻ. Trong quá trình khảo sát hình dạng, sự phối hợp giữa các giác quan như: thị giác, xúc giác và lời nói có tác dụng thúc đẩy sự tri giác và nhận biết hình dạng của vật một cách chính xác. Tuy nhiên mức độ khảo sát của trẻ 3-4 tuổi còn rất thấp, trẻ còn chưa biết nhìn vật liên tục theo đường bao quanh vật mà không nhìn kĩ càng hình dạng của vật, vì vậy trẻ chỉ nhận biết được những đặc điểm bên ngoài của hình như: màu sắc, kích thước, các góc mà không nắm được hình dạng chung của toàn bộ vật trong quá trình khảo sát hình dạng, các thao tác của tay trẻ đóng một vai trò to lớn trong việc nhận biết hình dạng của vật, nhưng trẻ 3-4 tuổi còn chưa biết tìm hiểu hình dạng của vật bằng chuyển động của các đầu ngón tay dọc theo đường bao quanh vật, trẻ thường dùng cả lòng bàn tay để nắm bắt và thực hiện các thao tác khác nhau với vật. Vì vậy cần dạy trẻ các biện pháp khảo sát hình dạng của vật và các hình hình học theo đường bao quanh của chúng. Mặt khác cần dạy trẻ phân biệt, nhận biết và nắm được tên gọi của một số hình hình học, sử dụng chúng như các hình chuẩn để so sánh và xác định hình dạng của các vật có xung quanh trẻ. c. Ở trẻ 4-5 tuổi, biểu tượng về hình dạng vật thể và các hình hình học của trẻ đã chính xác và phong phú hơn, các biện pháp khảo sát hình dạng của trẻ ngày càng được hoàn thiện. Trẻ không còn đồng nhất các hình hình học với các đồ vật giống chúng, mà đã biết sử dụng các hình hình học như những hình chuẩn để so sánh, lứa chọn, xác định hình dạng của mọi vật xung quanh. Khả năng phân biệt, nhận biết các hình hình học của trẻ đã ở mức cao hơn, trẻ ít nhầm lẫn giữa hình tròn và hình ô van, giữa hình vuông và hình chữ nhật - Trẻ càng lớn hoạt động nhận biết của trẻ càng phát triển, đồng thời việc phức tạp và mở rộng dần nội dung dạy trẻ cũng có tác động làm tăng những yêu cầu đói với hoạt động trí tuệ của trẻ. Đa số trẻ thực hiện đúng 136
  4. nhiệm vụ tìm những vật có dạng hình tròn hay hình vuông, hoặc tìm dấu hiệu chung của các vật. Việc thực hiện các nhiệm vụ này đòi hỏi trẻ em phải thực hiện các thao tác tư duy phức tạp như: so sánh, phân tích, tách dấu hiệu chung của các vật ra khỏi những dấu hiệu khác. - Trong quá trình khảo sát vật, trẻ 4-5 tuổi đã tích cực sờ nắn vật bằng một tay nhưng các đầu ngón tay của trẻ vẫn chưa tham gia vào quá trình sờ nắn vật, hơn nữa trẻ vẫn chưa biết nhìn lần lượt theo đường bao quanh vật, vì vậy trẻ vẫn chưa biết chính xác hình dạng của vật. d. Ở trẻ 5-6 tuổi, quá trình tri giác của trẻ càng hoàn thiện, biểu tượng hình dạng của trẻ càng phát triển, nhờ vậy mà trẻ nhận biết hình dạng cùng những chi tiết của nó ngày càng chính xác hơn. Hơn nữa, nội dung nhận biết càng phức tạp thì trí tuệ của trẻ càng hoạt động tích cực hơn, vì vậy óc suy luận của trẻ 5-6 tuổi càng phát triển. Nhiều trẻ đã có khả năng tạo ra sự thay đổi hình dạng, khả năng tạo hình mới từ những hình đã biết, ví dụ: trẻ biết chắp ghép từ những hình đã biết thành những ngôi nhà khác nhau - Dựa trên những biểu tượng về hình dạng của các vật khác nhau, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã thực hiện được các nhiệm vụ lựa chọn vật theo hình dạng theo lời hướng dẫn, yêu cầu của giáo viên, ví dụ: cô nói tên hình và yêu cầu trẻ nói tên những vật có hình dạng tương tự. Điều đó chứng tỏ trẻ đã có vốn biểu tượng hình dạng khá phong phú, mặt khác kĩ năng so sánh, ghi nhớ, tái tạo, ứng từ - khái niệm với những từ phản ánh những biểu tượng cụ thể ở trẻ đã phát triển. - Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn trình độ khảo sát hình dạng của trẻ đã cao hơn, điều này cho phép trẻ tìm hiểu hình dạng của vật một cách có trình tự và có hệ thống bằng hai tay, các đầu ngón tay và mắt trẻ đã tích cực chuyển động lần lượt theo đường bao quanh vật, điều đó có tác dụng mặt vật ngfnhw mô hình hóa hình dạng của vật, điều đó có tác dụng giúp trẻ nhận biết hình dạng vật một cách chính xác. Trong ý thức trẻ lớn đã có sự tách rời các hình hình học khỏi các đồ vật và trẻ đã sử dụng chúng như những hình chuẩn để xác định hình dạng của các vật xung quanh. đ. Trong quá trình hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ, lời nói của giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng trẻ chú ý tới những khía cạnh cơ bản của vật nghiên cứu. Lời nói đúng lúc và chính xác của giáo 137
  5. viên trong quá trình tổ chức cho trẻ tri giác vật có tác dụng làm sâu sắc hơn những biểu tượng về vật của trẻ và giúp trẻ ghi nhớ những điều quan sát. Bằng lời nói giáo viên hướng dẫn trẻ tự đưa ra những kết luận cần thiết trong quá trình nghiên cứu vật và diễn đạt chúng bằng lời. Lời nói có tác dụng nâng sự tri giác cảm nhận hình dạng vật của trẻ lên mức độ khái quát, vì vậy trong quá trình trẻ tìm hiểu vật, tuyệt đối giáo viên không nên vội vã tách lời nói với sự tri giác vật cảm giác, mà cần hướng trẻ thực hiện trình tự các thao tác khảo sát vật, giảng giải chúng cho trẻ và thông qua hệ thống câu hỏi, giáo viên giúp trẻ diễn đạt bằng lời nói những điều nhận biết được trong quá trình khảo sát và giúp trẻ tự đưa ra những kết luận khái quát. Việc phát triển ở trẻ khả năng nhận biết, phân tích hình dạng của các vật, nhóm các vật theo hình dạng, nắm được các hình hình học và khả năng sử dụng các hình chuẩn vào việc xác định hình dạng của các vật trong môi trường xung quanh có tác dụng giúp trẻ thấy được sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp của thế giới đồ vật xung quanh trẻ, hơn nữa những kiến thức về hình dạng vật thể là phương tiện giúp trẻ định hướng dễ dàng hơn trong môi trường xung quanh trẻ. Điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ và tích cực chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông. II. NỘI DUNG HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG CHO TRẺ MẦM NON 1. Nội dung hình thành biểu tượng hình học cho trẻ 3-4 tuổi. - Những biểu tượng về hình dạng sớm được hình thành và tích lũy ở trẻ trong quá trình trẻ tri giác và thao tác với các đồ vật, đồ chơi có hình dạng phong phú, vốn kinh nghiệm cảm nhận về hình dạng này là cơ sở để hình thành ở trẻ những biểu tượng về hình dạng của các vật và biểu tượng về các hình hình học. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên mầm non là tiến hành tích lũy kinh nghiệm cảm nhận hình dạng cho trẻ. - Để nhận biết và xác định được hình dạng của các vật đa dạng có xung quanh trẻ, trẻ phải nắm được các hình hình học như những hình mẫu, để dựa vào chúng mà trẻ tiến hành so sánh và xác định hình dạng của những đồ vật. Khả năng nhận biết và nắm được tên gọi các hình hình học của trẻ nhỏ sẽ được nâng cao nếu có sự tác dộng có định hướng của người lớn. Vì vậy trong quá trình dạy trẻ giáo viên cần tiến hành dạy trẻ nhận biết và nắm được tên 138
  6. gọi của các hình hình học phẳng như: hình vuông, chữ nhật, hình tròn, hình tam giác. - Trẻ 3-4 tuổi thường nhầm lẫn giữa các hình có sự khác nhau không rõ rệt, như: giữa hình vuông và hình chữ nhật, hình chữ nhật và hình tam giác, vì vậy trong quá trình dạy trẻ cần cho trẻ nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của các hình học như: cấu tạo đường bao, các góc., qua việc khảo sát cacshinhf có những dấu hiệu khác nhau như: kích thước, màu sắc nhằm giúp trẻ nhận biết dấu hiệu hình dạng không phụ thuộc vào những dấu hiệu khác của hình. - Khi trẻ đã nhận biết được các hình tròn, hình vuông, hình tam giác và hình chữ nhật giáo viên cần dạy trẻ sử dụng các hình này như những hình mẫu để tiến hành so sánh và nhận biết hình dạng của những vật xung quanh trẻ. - Tóm lại, nội dung hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo bé bao gồm: + Tích lũy kinh nghiệm cảm nhận hình dạng các vật và các hình hình học cho trẻ + Dạy trẻ nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác và hình chữ nhật theo hình mẫu và theo tên gọi. + Bước đầu dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình và nắm được một số đặc điểm đường bao quanh hình. + Dạy trẻ tìm trong môi trường xung quanh trẻ những đồ vật, đồ chơi có hình dạng giống các hình trên. 2. Nội dung hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 4-5 tuổi - Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đã nhận biết được các hình hình học như: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và bước đầu đã biết sử dụng chúng như những hình chuẩn để trẻ dựa vào đó mà so sánh và xác định hình dạng của các vật có xung quanh trẻ. Vì vậy giáo viên cần tiếp tục mở rộng và làm phong phú hơn những biểu tượng về các hình cho trẻ bằng việc cho trẻ được tiếp xúc với các mẫu hình hình học đa dạng hơn với các dấu hiệu màu sắc, kích thước, sự tương ứng góc cạnh. - Trẻ 4-5 tuổi không chỉ nhận biết mà còn cần phân biệt được các hình hình học phẳng này một cách kỹ càng trên cơ sở nắm được những dấu hiệu đặc trưng hơn của các hình như: cấu tạo đường bao quanh hình, số lượng các cạnh góc, độ dài các cạnh của hình Vì vậy, trong quá trình cho trẻ làm quen 139
  7. với các hình, giáo viên cần dạy trẻ nắm được những dấu hiệu đặc trưng này của các hình - Để trẻ nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các hình giáo viên cần dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình bằng các đầu ngón tay của bàn tay phải cùng với chuyển động của mắt lần lượt theo đường bao quanh của hình và thực hiện các thao tác khảo sát hình như: đo, so sánh độ dài của cạnh, đếm số lượng góc, cạnh - Trên cơ sở những kiến thức về các hình của trẻ, giáo viên dạy trẻ phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa các hình, như: giữa hình tròn và các hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, giữa hình vuông và hình chữ nhật, giữa hình tam giác và một trong hai hình: hình vuông hoặc hình chữ nhật. - Ở lớp mẫu giáo nhỡ cần làm quen trẻ với các hình khối, như: khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khói trụ, đó là những khối mà nhiều vật xung quanh trẻ có hình dạng tương ứng với chúng. Với các khối này giáo viên cần dạy trẻ nhận biết chúng theo hình khối mẫu và tên gọi của khối, và bước đầu làm quen với trẻ với đặc điểm bề mặt của các khối. - Trên cơ sở những kiến thức của trẻ về các hình hình học phẳng và hình khối, giáo viên luyện tập cho trẻ xác định hình dạng của các đồ vật và đồ chơi có xung quanh trẻ trên cơ sở so sánh hình dạng của chúng với các hình đã biết và diễn đạt hình dạng của chúng bằng lời nói: “Mặt bàn có dạng hình chữ nhật”. “ Quả bóng có dạng hình cầu” - Tóm lại nội dung hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo nhỡ bao gồm: + Mở rộng và làm phong phú hơn biểu tượng về các hình hình học phẳng như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác và hình chữ nhật cho trẻ + Dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình hình học phẳng nhằm giúp trẻ nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các hình như: cấu tạo đường bao quanh hình, số lượng các cạnh, các góc của chúng và độ dài của các cạnh + Dạy trẻ phân biệt các hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác nhằm giúp trẻ thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng + Dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi của các hình khối như: khối cầu, khối vuông, khối trụ và khối chữ nhật. 140
  8. + Luyện tập trẻ xác định hình dạng của những vật xung quanh trẻ trên cơ sở so sánh hình dạng của chúng với các hình hình học đã biết. 3. Nội dng hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi - Trẻ 5-6 tuổi đã phân biệt và nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác, vì vậy giáo viên cần tiếp tục luyện tập cho trẻ sử dụng chúng như những hình chuẩn để xác định hình dạng của những vật có xung quanh trẻ. - Ở trẻ lứa tuổi này khả năng nhận biết các hình hình học bằng hoạt động của tay và mắt hoàn thiện hơn trước, vì vậy giáo viên cần dạy trẻ biện pháp khảo sát các khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật bằng chuyển động lần lượt của các đầu ngón tay kết hợp với chuyển động của mắt trên bề mặt khối nhằm giúp trẻ nắm được những đặc điểm đặc trưng hơn của chúng như: cấu tạo bề mặt khối, số lượng các góc, các mặt của khối, hình dạng của mặt khối - Trên cơ sở những kiến thức về các hình khối mà trẻ đã nắm được giáo viên dạy trẻ phân biệt khối cầu và khối trụ, khối vuông với khối chữ nhật nhằm giúp trẻ nhận biết được sự giống và khác nhau giữa chúng dựa vào những dấu hiệu bản chất hơn. - Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần được tiếp tục luyện tập sử dụng các hình khối đã biết để xác định hình dạng cảu các vật có xung quanh trẻ như: cái cốc, bình nước, lon bia có dạng khối trụ hay hộp bánh, thùng xe ô tô, có dạng khối chữ nhật. - Tóm lại nội dung hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bao gồm: + Mở rộng và làm phong phú hơn biểu tượng về các hình hình học cho trẻ + Dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình hình học phẳng nhằm giúp trẻ nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các hình như: cấu tạo đường bao quanh hình, số lượng các cạnh, các góc của chúng và độ dài của các cạnh + Dạy trẻ phân biệt các hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác nhằm giúp trẻ thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng + Dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi của các hình khối như: khối cầu, khối vuông, khối trụ và khối chữ nhật. 141
  9. + Luyện tập trẻ xác định hình dạng của những vật xung quanh trẻ trên cơ sở so sánh hình dạng của chúng với các hình hình học đã biết. III. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 1. Phương pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 3-4 tuổi a. Ngay từ nhỏ trẻ đã sớm chú ý tới dấu hiệu hình dạng của các vật, thông qua các trò chơi trẻ dã nhận biết được hình dạng cũng như nắm được tên gọi của một số hình hình học quen thuộc. Tuy nhiên trẻ chưa nắm được những tính chất phong phú của chúng và thường tri giác chúng như những đồ chơi thông thường. Vì vậy, ngay từ nhỏ cần hoàn thiện và làm phong phú hơn kinh nghiệm cảm nhận hình dạng cho trẻ. Việc này không chỉ được thực hiện thông qua các tiết học mà cả qua trò chơi và cuộc sống hàng ngày của trẻ. - Với mục đích đó, trong mỗi lớp học cần có các bộ đồ chơi được tạo bởi các hình hình học, ví dụ: bộ đồ chắp ghép, xếp hình, xây dựng khi hướng dẫn trẻ chơi giáo viên cần nói đúng tên gọi của hình, hướng trẻ tới sự tri giác của hình hình học để nhận biết những đặc điểm của hình, qua đó hình thành biểu tượng về sự phong phú của hình dạng. Ngoài ra trong mỗi lớp cần có đồ vật, đồ chơi có hình dạng khác nhau, trong quá trình cho trẻ chơi giáo viên cần hướng sự chú ý của trẻ tới hình dạng của chúng. b. Những kiến thức về các hình hình học là cơ sở để trẻ nhận biết hình dạng của các vật, giúp trẻ hiểu rằng hình dạng không phụ thuộc vào các dấu hiệu khác của vật như: màu sắc, kích thước, vị trí sắp đặt và bước đầu dạy trẻ biết tạo nhóm các vật theo dấu hiệu hình dạng. Vì vậy ngay từ đầu giáo bé chúng ta cần cho trẻ làm quen với một số các hình hình học phẳng như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi của các hình đó theo hình mẫu và sau đó là theo tên gọi. - Để dạy trẻ nhận biết và nắm tên gọi của các hình hình học phẳng cần sử dụng các hình mẫu, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật đa dạng về kích thước, màu sắc, chất liệu, vị trí sắp đặt sự thay đổi các dấu hiệu không cơ bản giúp trẻ thấy được tính chất bất biến của hình dạng. Tuy nhiên nếu đó là những hình mà lần đầu tiên trẻ học và tiến hành lựa chọn, thì nên sử dụng các mẫu hình hình học phẳng có màu sắc, kích thước giống nhau, 142
  10. sau đó là các hình có các dấu hiệu khác nhau để làm đồ dùng minh họa và đồ dùng cho trẻ thực hành. c. Để giúp trẻ nhận biết được những dấu hiệu đặc trưng của các hình trên các tiết học cần dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình đó theo đường bao quanh hình. Với mục đích này, ban đầu giáo viên giơ hình cho trẻ xem, gọi tên hình và làm hành động mẫu khảo sát đường bao quanh hình bằng đầu ngón tay trỏ của bàn tay phải. Trong quá trình làm hành động khảo sát mẫu, giáo viên càn giảng giải cho trẻ cách chuyển dộng tay và mắt lần lượt theo đường bao quanh hình. Sau đó giáo viên yêu cầu trẻ lựa chọn hình theo mẫu và nói tên hình đã chọn, tiếp theo cho trẻ lựa chọn hình theo tên gọi và hướng dẫn trẻ tái tạo lại chuyển động của ngón tay trỏ theo đường bao quanh hình trong không khí, sau đó trẻ thực hành khảo sát hình. - Để giúp trẻ thực hành khảo sát đường bao quanh của hình có thể sử dụng các tấm bìa, bảng trên có vẽ 2-3 hình hình học có kích thước khác nhau để trẻ luyện tập các thao tác phối hợp chuyển động tay và mắt theo đường bao quanh hình. - Khi dạy trẻ nhận biết những dấu hiệu đặc trưng bên ngoài của hình giáo viên nên yêu cầu trẻ thực hiện một số thao tác khác nhau, như: lăn hình, qua đó bằng thực tiễn trẻ thấy rằng, hình tròn lăn được, còn hình vuông không lăn được và thông qua việc tìm hiểu tại sao hình thì lăn được, còn hình thì không lăn được trẻ sẽ nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của hình. Cô cũng có thể cho trẻ xếp chồng các hình lên nhau, như: xếp chồng hình tròn lên hình vuông để thấy được sự khaác nhau về cấu tạo đường bao quanh của hai hình đó. d. Sau khi trẻ đã nhận biết được các hình, cần dạy trẻ nhận biết dấu hiệu hình dạng không phụ thuộc vào những dấu hiệu khác như: màu sắc, kích thước, vị trí sắp xếp Giáo viên tổ chức cho trẻ luyện tập nhóm các hình theo các dấu hiệu khác nhau, ví dụ: chọn tất cả các hình vuông, hoặc tất cả các hình tròn Có thể củng cố những kiến thức và kĩ năng cho trẻ thông qua các nhiệm vụ giao cho trẻ, các nhiệm vụ này có thể từ đơn giản tới phức tạp, và nên gắn chúng với việc cho trẻ ôn luyện nhận biét màu sắc, so sánh, kích thước, cũng như những kỹ năng định hướng trong không gian, (ví dụ: yêu cầu trẻ cầm hình vuông bằng tay phải giơ lên phía trên, cầm hình tròn bằng 143
  11. tay trái giơ xuống phía dưới). Nên sử dụng các trò chơ học tập vào mục đích trêm, như trò chơi “tìm nhà” trong đó số nhà được biểu thị bằng các hình hình học mà trẻ quen biết, hay trò chơi “Cái túi kỳ diệu” trong đó trẻ phải thực hiện nhiệm vụ phân biệt, nhận biết hình chỉ bằng sờ nắn, hay các trò chơi xếp hình Tất cả các trò chơi, nhiệm vụ, bài luyện tập trên đều góp phần làm sâu sắc hơn những biểu tượng về các hình hình học mà trẻ đã có. đ. Khi trẻ đã nhận biết và nắm được tên gọi của các số các hình hình học phẳng, cần dạy trẻ sử dụng chúng như những hiìn chuẩn để xác định hình dạng của các vật xung quanh trẻ bằng cách so sánh hình dạng của vật với các hình mẫu. Điều đó có tác dụng làm cho trẻ thấy được vai trò chuẩn của các hình hình học và không đồng nhất với các đồ vật đồ chơi quen thuộc. - Để trẻ tập xác định hình dạng của các vật, ban đầu nên sử dụng các vật có hình dạng đơn giản, ít chi tiết phụ và giống với các hình hình học phẳng mà trẻ đã học, ví dụ: Cái vòng, cái khăn mùi soa, viên gạch và tiến hành cho trẻ so sánh chúng với các hình mẫu “Cái vòng có dạng hình gì?”, “cái khăn có dạng hình gì?” Có thể sử dụng các bài tập dạng “tìm những vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật trong lớp học”. Các bài luyện tập cần phức tạp dần, ban đầu trẻ tìm các vật do giáo viên sắp đặt trước, sau đó là các vật có trong điều kiện tự nhiên. - Ngay từ lúc bé nên sử dụng các bài tập, trò chơi học tập nhằm giúp trẻ luyện tập nhóm các vật theo dấu hiệu hình dạng, các bài tập này có tác dụng tập cho trẻ khái quát các vật theo dấu hiệu hình dạng nhằm góp phàn phát triển các thao tác tư duy cho trẻ nhỏ như: so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá. Với các bài tập và trò chơi học tập này, ban đầu giáo viên đưa ra những kết luận khái quát, còn trẻ cụ thể hoá nó bằng cách liệt kê những vật có trong nhóm vật, tiếp theo trẻ sẽ tự đưa ra những kết liận khái quát cần thiết. Các bài tập và trò chơi học tập dạng này cần phức tạp dần về nội dung và đa dạng về hình thức tổ chức. Quan trọng là giáo vêin cần hướng sự chú ý của trẻ tới sự đa dạng về hình dạng của các vật xung quanh trẻ, hướng trẻ tới việc sử dụng các biện pháp khảo sát nhằm xác định hình dạng các vật. 144
  12. 2. Phương pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi a. Bước vào lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trẻ đã nhận biết và nắm được tên gọi của một số các hình hình học phẳng như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Cho nên vào đầu năm học nên tiến hành củng cố những kiến thức, kĩ năng mà trẻ thu được từ lớp mẫu giáo bé. Nên kết hợp việc ôn nội dung về hình dạng với những nội dung toán học khác như: cho trẻ luyện tập đếm và thiết lập mối quan hệ số lượng giữa các nhóm hình, cho trẻ so sánh kích thước của các hình, xác định và thiết lập vị trí của chúng trong không gian. - Trên các tiết học nên sử dụng các mẫu hình hình học phẳng đa dạng với màu sắc, kích thước, vị trí sắp đặt khác nhau. Khi xem xét mỗi hình cần yêu cầu trẻ nhận xét cả màu sắc, kích thước của hình. Việc thay đổi màu sắc, kích thước khi giữ nguyên dấu hiệu hình dạng sẽ giúp trẻ nhận biết hình bằng sự định hướng lên dấu hiệu không thay đổi đó. Việc cho trẻ phân tách những dấu hiệu cơ bản của các hình cùng với các dấu hiệu không cơ bản tạo tiền đề cho trẻ khái quát những kiến thức về các hình này. Việc ôn tập này không chỉ diễn ra trên các tiết học toán mà còn qua các hoạt động của trẻ trong trường mẫu giáo, như: vui chơi, lao động. Đặc biệt sự hình thành biểu tượng hình dạng ở trẻ gắn bó chặt chẽ với việc dạy trẻ các dạng của hoạt động hình, như: Vẽ, nặn, cắt dán Bởi nhiệm vụ tái tạo lại hình ảnh của các đối tượng luôn đòi hỏi tới sự tri giác chính xác hình dạng của nó và đó là một trong những điều kiện quan trọng để trẻ thực hiện thành công hoạt động này. b. Trẻ 4-5 tuổi cần học phân biệt được các hình hình học phẳng, thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng qua đặc điểm về đường bao quanh hình, qua số lượng các cạnh, góc, cũng như độ dài của các cạnh. Ban đầu giáo viên cho trẻ thực hành so sánh từng cặp hình với nhau, sau đó trẻ so sánh các nhóm hình với nhau, ví dụ: Trẻ so sánh nhóm các hình tam giác và nhóm các hình vuông. Ở lớp mẫu giáo nhỡ trẻ bắt đầu học nhận xét và nắm tên gọi của các hình khối như: Khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật theo khối hình mẫu và theo tên gọi. - Việc tổ chức cho trẻ các thao tác thực tiễn với các mẫu hình hình học có một vai trò quan trọng và góp phần làm phong phú những biểu tượng hình dạng cho trẻ. Tuy nhiên cần tiến hành cho trẻ xem xét và so sánh hình hình 145
  13. học theo một trình tự nhất định thông qua hệ thống câu hỏi của cô với trẻ, như: “Đây là hình gì?”, “Hình có màu gì?”, “Cái hình này có điểm gì khác nhau và điểm gì gống nhau?”. Trật tự các câu hỏi như vậy, có tác dụng dạy trẻ nhỏ biết xem xét và khảo sát các hình theo một trình tự, tiến hành so sánh các hình theo các dấu hiệu cùng loại và biết tách dấu hiệu cơ bản (hình dạng) khỏi các dấu hiệu không cơ bản (màu sắc, kích thước ) - Khi làm quen trẻ với các hình hình học giáo viên cần tổ chức cho trẻ khảo sát các mẫu hình hình học. Sự phối hợp giữa hoạt động của tay với hoạt động của mắt trẻ trong quá trình khảo sát vật làm sự tri giác hình dạng của trẻ trở nên tốt hơn. Ban đầu, nếu đó là các hình mói, giáo viên cần dạy trẻ biện pháp khảo sát hình bằng hành động mẫu của giáo viên có kết hợp lời giảng giải. Với những lần tiếp theo, giáo viên dùng lời hướng dẫn trẻ các thao tác khảo sát hình. Trong quá trình trẻ khảo sát hình bằng các đầu ngón tay của bàn tay phải kết hợp chuyển động của mắt theo đường bao quanh hình, giáo viên chỉ cho trẻ đâu là cạnh, là góc và bằng thị giác kết hợp với xúc giác giúp trẻ cảm nhận những đặc điểm của đường bao quanh hình: Cong tròn, nhẵn, không cong, không nhẵn, có góc, cạnh. - Để nhận biết rõ hơn những dấu hiệu đặc trưng và một số tính chất của các hình, giáo viên hướng dẫn và yêu cầu trẻ thực hiện một số các thao tác khác nhau với các hình, như: lăn hình, đặt hình ở các tư thế khác nhau, xếp chồng các hình lên nhau (trẻ lăn hình tròn và hình vuông, lăn khối cầu và khối trụ, xếp chồng hình tròn lên hình vuông ) để thấy được đặc điểm đường bao quanh hình cũng như cấu tạo bề mặt hình, những đặc điểm giống và khác nhau giữa các hình. Hướng dẫn trẻ dùng phép đếm để nhận biết số lượng góc, cạnh của các hình (trẻ đếm số cạnh, góc của các hình tam giác, hình vuông và hình chữ nhật) so sánh độ dài các cạnh (của hình vuông và hình chữ nhật) so sánh hình dạng các mặt của các khối hình c. Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cần thực hiện các bài luyện tập tạo nhóm các hình theo dấu hiệu hình dạng và theo các tính chất khác như: kích thước, màu sắc, chất liệu. Những bài luyện tập này có tác dụng phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo. Nên cho trẻ thực hiện các bài luyện tập có sự kết hợp đồng thời với việc ôn luyện củng cố những kiến thức, kĩ naăg về những nội dung toán học khác như: so sánh, xác định số lượng các hình trong các nhóm, 146
  14. xếp các hình theo kích thước tăng dần hoặc giảm dần, xác định và xếp hình vào vị trí cần thiết Qua đó những kiến thức của trẻ được củng cố, khái quát và có tính hệ thống. - Sau khi trẻ đã phân biệt, nhận biết và nắm được tên gọi cũng như một số tính chất sơ đẳng của các hình, cần củng cố những kiến thức của trẻ về các hình thông qua các hoat động khác trong trường mẫu giáo như: vẽ nặn, cắt, dán hay xếp hình từ các que (trẻ xếp hình vuông từ 4 que dài bằng nhau, xếp hình chữ nhật từ 2 que dài bằng nhau và 2 que ngắn bằng nhau, xếp hình tam giác từ 3 que) hoặc cho trẻ xếp hình bằng hột, hạt, tạo hình bằng dây - Sử dụng các trò chơi học tập để phát triển khả năng nhận biết các hình hình học của trẻ bằng các giác quan khác nhau như: trò chơi “Cái túi kì diệu”, trong đó trẻ tìm hình bằng xúc giác phối hợp với sự tri giác vật bằng thị giác hoặc ngược lại, hay trò chơi “Tìm nhà” nhằm phát triển tính bền vững của sự tri giác hình dạng. d. Dựa trên những biểu tượng chính xác về các hình học, cần dạy trẻ biện pháp so sánh hình dạng của các vật vói các mẫu hình hình học, phát triển ở trẻ kĩ năng nhận biết hình dạng của các vật trên cơ sở quy hình dạng của chúng về một kiểu hình hình học nào đó hay là sự kết hợp của một số hình hình học nhất định. Ban đầu giáo viên nên cho trẻ luyện tập so sánh hình dạng của các vật giống với một kiều hình mà trẻ đã biết, cho trẻ lựa chọn các vật theo hình mẫu nhằm giúp trẻ nắm vai trò mẫu của các hình hình học. Với mục đích đó, đầu tiên cần sử dụng các vật có hình dạng đơn giản, sau đó mới là các vật có hình dạng phức tạp đòi hỏi phải có sự phân tích hình dạng. Đầu tiên nên cho trẻ so sánh trực tiếp hình dạng của các vật với các hình mẫu và cuối cùng trẻ dùng lời nói để xác định hình dạng của các vật. Giáo viên cần cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ như: lựa chọn bằng lời, các nhiệm vụ giao cho trẻ cần được phức tạp dần như: trẻ lựa chọn các vật trong tranh ảnh theo hình mẫu và theo lời mô tả. Số lượng dấu hiệu của vật mà trẻ cần tìm hay lựa chọn sẽ tăng dần như: kích thước, màu sắc, vị trí sắp đặt Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trẻ chỉ cần định hướng lên dấu hiệu hình dạng mà bỏ qua các dấu hiệu khác. - Trong thời gian trẻ thực hiện nhiệm vụ xác định hình dạng của các vật, giáo viên nên thường xuyên nhắc trẻ sử dụng các biện pháp khảo sát hình 147
  15. dạng để nhận biết hình dạng của vật. Trẻ sờ xung quanh đường bao của vật và bằng các câu hỏi giáo viên hướng trẻ phân tích hình dạng của vật “Tại sao cháu biết cái đĩa hình tròn còn cái khăn hình vuông?”, “Cháu thấy tất cả các vật để trên bàn có hình dạng như thế nào?”. Từ những câu trả lời của trẻ về hình dạng của những vật đơn lẻ, dần dần trẻ đưa ra những kết luận khái quát về dấu hiệu hình dạng của cả một nhóm vật, qua đó hình thành ở trẻ kĩ năng nhận biết hình dạng của từng vật cũng như sự đồng nhất về hình dạng của nhiều vật xung quanh trẻ. - Ngoài thời gian tiết học, trong các hoạt động khác trẻ có thể thực hiện các trò chơi, các bài luyện tập nhằm phát triển kĩ xảo phân tích hình dạng của vật cũng như các thành phần tạo nên vật, và tổng hợp chúng trong hình tượng mà trẻ tái tạo. 3. Phương pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Bước vào lớp mẫu giáo lớn trẻ không chỉ phân biệt, nhận biết và nắm được tên gọi của các hình hình học phẳng như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, mà trẻ còn biết tất cả các hình đó có thể có kích thước, màu sắc, vị trí sắp đặt khác nhau, bước đầu trẻ đã nắm được một số tính chất sơ đẳng của các hình học phẳng. Với các hình khối trẻ đã nhận biết được các hình khối như: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật theo khối mẫu và theo tên gọi của khối. a. Nội dung dạy trẻ mẫu giáo lớn cần hướng vào việc củng cố, ôn luyện những kiến thức, kĩ năng phân biệt, nhận biết các hình hình học phẳng và các hình khối mà trẻ thu được ở các lớp mẫu giáo bé và nhỡ, tuy nhiên việc dạy trẻ nhận biết và so sánh các hình hình học cần dựa vào các dấu hiệu cơ bản hơn, như: số lượng góc, cạnh của các hình, hình dạng và số lượng các mặt của mỗi khối Qua đó trẻ nhận biết các hình hình học đó như những hình chuẩn để dựa vào đó mà so sánh hình dạng của các vật. b. Việc dạy trẻ nhận biết và nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các hình được tiến hành trên cơ sở so sánh đối chiếu các mẫu hình hình học từng cặp một với hình gần giống nó như: so sánh khối cầu và khối trụ, hình vuông và hình chữ nhật, khối vuông và khối chữ nhật để thấy được những 148
  16. đặc điểm đặc trưng của chúng cũng như thấy những dấu hiệu giống và khác nhau giữa các khối. Với mục đích hình thành cho trẻ biểu tượng đầy đủ, sâu sắc về các hình hình học phẳng và các hình khối, cần thiết phải làm quen trẻ với những dấu hiệu đặc trưng của mỗi hình hình học phẳng, hay hình khối. Vì vậy nên sử dụng đồ dùng dạy học phong phú về số lượng và chủng loại, cho trẻ so sánh đồng thời mỗi loại hình phẳng và hình khối của màu sắc, kích thước và tương ứng giữa các cạnh, góc khác nhau, các khối dài, ngắn, cao, thấp khác nhau, được làm từ các vật liệu khác nhau (giấy, bìa, nhựa, đất ), được tạo bằng các cách khác nhau (xếp bằng que, hột, hạt, dây, vẽ ) và sắp đặt theo các cách khác nhau trong không gian qua đó trẻ tìm những dấu hiệu đặc trưng, giống nhau của các hình phẳng và hình khối cùng loại. c. Khi tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi quan sát và tiến hành khảo sát các mẫu hình hình học, giáo viên nên hướng dẫn trẻ xem xét từng hình theo một trình tự nhất định bằng hệ thống câu hỏi hướng trẻ vào việc phân tích cấu tạo hình và thiết lập mối tương quan giữa các thành phần tạo nên hình (hình vuông có gì?, có mấy cạnh?, mấy góc?, các cạnh đó độ dài như thế nào so với nhau). Trình tự xem xét hình mẫu như vậy có tác dụng hình thành ở trẻ kĩ năng phân tích các hình, kĩ năng so sánh các dấu hiệu cùng loại, phân tách những dấu hiệu cơ bản khỏi nhưữn dấu hiệu không cơ bản, qua đó phát triển cho trẻ óc suy luận, biết đưa ra những kết luận đơn giản. Trên các tiết học cần thiết phải hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng khảo sát các hình khối với sự tham gia của thị giác và xúc giác trên bề mặt của khối. Mặt khác, để thấy rõ sự giống nhau và khác nhau giữa các khối, giáo viên hướng dẫn trẻ xếp chồng các khối lên nhau, đếm số lợng góc, cạnh của một loại khối với các dạng khác nhau của chúng và của các hình khối khác nhau, như: khối vuông, khối chữ nhật, đo độ dài các cạnh của mặt khối vuông và khối chữ nhật, hoặc dán hình vuông hay hình chữ nhật lên bề mặt của khối để so sánh diện tích của chúng d. Với mục đích luyện tập, củng cố những biểu tượng của trẻ về các khối đã học, nên yêu cầu trẻ thực hiện những dạng bài tập khác nhau, từ những bài tập tái tạo nên những bài tập sáng tạo như: những bài tập cho trẻ lựa chọn các khối theo khối mẫu, theo tên gọi của khối, nhận biết các khối 149
  17. bằng các giác quan khác nhau như: thị giác, xúc giác, tới những bài tập biến đổi hình khối, tạo khối mới từ những khối cho trước, ví dụ: Từ hai khối vuông cho trước tạo ra một khối chữ nhật, hay từ 4 khối vuông tạo ra một khối vuông to các bài tập xếp các khối từ các phần chia cắt của chúng hay nặn, cắt, dán các khối đã học Cần thiết phải dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khái quát những hình phẳng và hình khối mà trẻ đã biết theo các dấu hiệu khác nhau. Với mục đích đó cần sử dụng các mẫu hình hình học với số lượng lớn, đa dạng về màu sắc, kích thước, chất liệu và cho trẻ thực hiện các bài tập phân loại các hình hình học theo các dấu hiệu khác nhau, ví dụ: trẻ có thể thực hiện nhóm một loại hình theo các dấu hiệu khác nhau, hay các bài tập nhóm đồng thời nhiều loại hình theo các dấu hiệu khác nhau, như: màu sắc, kích thước, cấu tạo đường bao, bề mặt khối, hoặc số lượng đỉnh, góc, cạnh, mặt khối Với các bài tập phân loại các hình phẳng và hình khối đã học, giáo viên có thể phát huy tính tích cực, độc lập của trẻ bằng cách để trẻ tự đề xuất trẻ sẽ tạo nhóm chúng theo dấu hiệu nào và khi đó sẽ tạo thành bao nhiêu nhóm. Để củng cố những biểu tượng về các hình phẳng và các hình khối cũng như kĩ năng định hướng trên mặt phẳng của trẻ, nên sử dụng các bài luyện tập xác định vị trí sắp đặt của các hình phẳng và hình khối. Với các bài tập dạng này, ban đầu trẻ cần xác định và mô tả bằng lời nói tên gọi và vị trí sắp đặt của từng hình phẳng hay từng hình khối, tiếp theo trẻ tìm những nhóm hình hình học được sắp đặt theo mẫu và theo lời mô tả, cuối cùng tự trẻ xếp đặt các hình hình học theo mẫu và theo lời nói. Nên tăng dần số lượng các hình có trong bài tập (từ 3-5 hình) và vị trí sắp đặt các hình mà trẻ cần xác định (ở giữa, bên trên, bên dưới, bên trái, bên phải và tương ứng là các góc trên bên trái và bên phải, và các góc dưới bên trái và bên phải). Đ. Đồng thời với việc phát triển các biểu tượng về các hình hình học cho trẻ, cần dạy trẻ phân tích và mô tả hình dạng của các vật. Vì vậy, cần thường xuyên củng cố cho trẻ kĩ năng so sánh hình dạng của các vật được tạo bởi sự kết hợp của một số hình hình học phẳng hay hình khối và kĩ năng dùng lời mô tả hình dạng của chúng. Ngoài ra có thể sử dụng một số tranh ảnh, tranh vẽ hay cắt dán, các vật khác nhau để trẻ xác định và mô tả hình dạng của chúng, nhóm các vật theo dấu hiệu hình dạng. Vịêc cho trẻ nhận biết hình 150
  18. dạng chung của nhiều vật khác nhau là rất cần thiết, điều đó đòi hỏi các quá trình hoạt động trí tuệ phức tạp, như: so sánh, phân tích, khả năng tách dấu hiệu chung của những vật khác nhau khỏi những dấu hiệu khác, khả năng khái quát và hiểu từ hình dạng như một khái niệm chung. Những kiến thức và kĩ năng mà trẻ có cần được sử dụng vào các hoạt động khác trong trường mẫu giáo. Giáo viên cần tạo điều kện cho trẻ sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã có ở mọi lúc mọi nơi, trong lúc chơ, trong các hoạt động khác như: tạo hình, tìm hiểu môi trường xung quanh qua đó những kiến thức, kĩ năng của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc, đầy đủ và bền vững, và quan trọng hơn là tập hợp cho trẻ kĩ năng ứng dụng những kiến thức thu được vào các tình huống hoàn cảnh khác nhau. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Phân tích sự mở rộng và phức tạp dần nội dung hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ qua các độ tuổi. 2. Trình bày phương pháp hình thành biểu tượng về các hình hình học phẳng cho trẻ mẫu giáo các lứa tuổi khác nhau. 3. Trình bày phương pháp hình thành biểu tượng về các hình khối cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lón. 4. Trong thời gian thực tập sư phạm, hãy nghiên cứu những đặc điểm phát triển những biểu tượng về hình dạng của lứa tuổi trẻ và của riêng từng trẻ. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Tài liệu tham khảo: 1. Trung tâm Nghiên cứu khoa học Giáo dục Mầm non, chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo , NXB Giáo dục 1996 2. Nguyễn Duy Thuận, Trịnh Minh Loan, Toán và phương pháp cho trẻ làm quen với những biểu tượng sơ đẳng về toán, NXB giáo dục 1999. 3. Đinh Thị Nhung, Toán và phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000 Một số yêu cầu với người học Việc hiểu và nắm được nội dung chương trình “hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mầm non” là rất cần thiết và quan trọng đối với người học. Vì vậy, yêu cầu người học phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng của chương: 151
  19. - Nghiên cứu kĩ các chương trình “hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mầm non” đang hiện hành trên thực tiễn giáo dục mầm non. - Liên hệ phần lý luận của chương với chương trình hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mầm non tại địa phương, so sánh đối chiếu phần lý luận và thực tiễn để xem chúng có phù hợp với nhau không. - Xem xét chương trình đổi mới hình thức giáo dục mầm non như một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện phương pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Câu 1: Phân tích sự mở rộng và phức tạp dần nội dung hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mầm non qua các độ tuổi. Giáo sinh cần phân tích vấn đề trên theo các hướng sau: - Phân tích sự phức tạp dần nội dung tích luỹ kinh nghiệm cảm nhận hình dạng cho trẻ mẫu giáo. - Phân tích sự phức tạp dần nội dung hình thành biểu tượng về các hình hình học phẳng theo độ tuổi trẻ. - Phân tích sự phức tạp dần nội dung hình thành biểu tượng về các hình hình học để xác định hình dạng của các vật ở xung quanh trẻ. Câu 2: Trình bày phương pháp hình thành biểu tượng về các hình hình học phẳng cho trẻ mẫu giáo các lứa tuổi khác nhau: Giáo sinh cần trình bày những vấn đề cụ thể sau: - Nêu các biện pháp tích luỹ biểu tượng về các hình hình học phẳng cho trẻ các độ tuổi khác nhau. - Nêu cách sử dụng các đồ dùng dạy học để dạy trẻ nội dung này - Nêu các biện pháp cần sử dụng để dạy trẻ nhận biết các hình hình học như: + Dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình + Nêu các biện pháp luyện tập phân biệt các hình hình học phẳng + Nêu các biện pháp dạy trẻ sử dụng các mẫu hình hình học phẳng để nhận biết hình dạng của các vật. Câu 3: Trình bày phương pháp hình thành biểu tượng về các hình khối cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn: Giáo sinh cần : 152
  20. - Nêu các biện pháp tích luỹ biểu tượng về các hình khối cho trẻ các độ tuổi khác nhau. - Nêu cách sử dụng các đồ dùng dạy học để dạy trẻ nội dung này - Nêu các biện pháp cần sử dụng để dạy trẻ nhận biết các hình khối như: + Dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình + Nêu các biện pháp luyện tập phân biệt các hình khối + Nêu các biện pháp dạy trẻ sử dụng các mẫu hình khối để nhận biết hình dạng của các vật. Câu 4: Trong thời gian thực tập sư phạm hãy nghiên cứu đặc điểm phát triển biểu tượng hình dạng theo lứa tuổi trẻ và của riêng từng trẻ. Phân tích những kết quả thu được: Giáo sinh cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Xây dựng kế hoạch điều tra mức độ nắm biểu tượng hình dạng của một nhóm trẻ tại trường bạn thực tập như sau: + Mục đích, yêu cầu điều tra + Nội dung điều tra + Đối tượng được điều tra + Cách thức điều tra: Điều tra bằng cách dự tiết học và các hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ, qua đó quan sát các hành động của trẻ, ghi chép lại lời nói của trẻ, qua phân tích các sản phẩm của trẻ, qua trò chuyện với giáo viên phụ trách lớp với trẻ và phụ huynh trẻ + Phương tiện điều tra + Cộng tác viên (nếu có) - Trong khi điều tra cần lập bảng thống kê mức độ nắm biểu tượng hình dạng của từng trẻ - Viết báo cáo với dàn ý sau: + Đặt vấn đề + Kết quả điều tra (có bảng thống kê và phân tích) + Đề xuất và kiến nghị 153
  21. Chương VI: HÌNH THÀNH SỰ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO Trong tiết học duy vật biện chứng không gian và thời gian được coi là hai hình thức tồn tại của vật chất đang vận động. Mọi sự vật trong thế giới vật chất đều có vị trí, có hình thức kết cấu, có độ dài ngắn, cao thấp. Tất cả những cái đó được gọi là không gian. Sự tri giác thế giới bên ngoài chia cắt không gian, điều này xuất phát từ tính chất ba chiều của không gian. Sự định hướng trong không gian của con người được thực hiện trên cơ sở tri giác trực tiếp không gian và biểu thị bằng lời các phạm trù không gian như: vị trí, độ xa, mối quan hệ không gian giữa các vật. Khái niệm “định hướng trong không gian” bao gồm cả sự đánh giá khoảng cách, xác địng kích thước, hình dạng và vị trí tương đối vói chúng so với vật thể chuẩn. Sự định hướng trong không gian được hiểu theo nghĩa hẹp là sự xác định vị trí: a) Xác định vị trí của chủ thể định hướng so sánh vói các khách thể xung quanh nó, b) Xác định vị trí của các vật xung quanh so với chủ thể định hướng, c) Xác định vị trí của các vật một cách tương đối so vói nhau. I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG VỀ KHÔNG GIAN VÀ SỰ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN CỦA TRẺ MẦM NON. 1. Đặc điểm phát triển biểu tượng về không gian và sự định hướng trong không gian của trẻ 0-3 tuổi. - Sự tri giác không gian xuất hiện rất sớm ở trẻ nhỏ, nó được thể hiện qua việc trẻ một tháng tuổi biết dùng mắt nhìn vật đặt cách xa trẻ từ 1- 1,5m. Khi được hai tháng tuổi, trẻ đã biết nhìn theo các vật chuyển động. Ở giai đoạn đầu sự dõi mắt nhìn thoe vật ở trẻ mang tính gián đoạn, ở giai đoạn tiếp theo, trẻ đã biết đưa mắt liên tục theo vật chuyển động. Sự dõi mình theo vật chuyển động còn gắn liền với sự chuyển dịch của trẻ và dẫn tới sự thay đổi vị trí của trẻ trong không gian. Vì vật sự chuyển dịch của vật là nguồn gốc phát triển những cảm nhận về không gian ở trẻ. 154
  22. - Trẻ càng lớn thì cơ chế nhìn và sự chuyển động của các bộ phận cơ thể như: đầu, thân của trẻ càng phát triển, điều đó dẫn tới sự thay đổi vị trí của trẻ trong không gian, nhờ vậy mà trẻ có nhiều dđều kiện để tìm hiểu không gian hơn. Đồng thời tầm nhìn của trẻ càng mở rộng, khả năng phân biệt các đối tượng ở các khoảng cách khác nhau trong không gian càng phát triển, kinh nghiệm cảm nhận không gian ngày càng phong phú, hướng nhìn của trẻ ngày càng mở rộng, như: ban đầu trẻ chỉ biết dõi mắt nhìn vật chuyển động theo phương nằm ngang, sau đó những vật chuyển động theo phương thẳng đứng. Điều đó có tác dụng mở rộng không gian tri giác của trẻ và kích thích đứa trẻ chuyển dịch về phía vật. Như vậy sự chuyển dịch của trẻ và của vật cùng dẫn tới sự phát triển cơ chế cảm nhận không gian của trẻ. - Quá trình nhận biết, tìm hiểu không gian phát triển dần cùng với sự phát triển khả năng vận động của bản thân trẻ. Nhờ sự vận động mà trẻ nhận được các khoảng cách khác nhau giữa các đối tượng cũng như vị trí sắp đặt của chúng trong không gian. Cùng với kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình trẻ thực hành tìm hiểu không gian, dần dần trẻ năm được lời nói khái quát những kinh nghiệm đó. Lời nói giúp trẻ phân biệt và diễn đạt băng lời các mỗi quan hệ không gian, như: trên - dưới, trước – sau, phải – trái Như vậy, trong sự hình thành biểu tượng về không gian và về các mối quan hệ không gian, những kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ tích luỹ được trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động phong phú trong trường mầm non đóng một vai trò to lớn. Cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm, dần dần lời nói đóng vai trò to lớn trong quá trình hình thành cơ chế tri giác không gian của trẻ nhỏ. - Trẻ lứa tuổi nhà trẻ đã nhận biết được vị trí sắp đặt trong không gian của các vật. Tuy nhiên trẻ còn chưa phân tách được các hướng không gian và các mối quan hệ không gian giữa các vật. Trẻ lứa tuổi nhà trẻ dựa vào hệ toạ độ cảm giác, tức là hệ toạ độ dựa theo các chiều của cơ thể trẻ để khẳng định hướng trong không gian. Khi lên ba tuổi, những biểu tượng đầu tiên về các hướng không gian bắt đầu được hình thành ở trẻ. Những biểu tượng này gắn liền với những hiểu biết của trẻ về cấu trúc của cơ thể mình. Đối với trẻ, cơ thể của trẻ là trung tâm , “ điểm xuất phát” để dựa vào đó mà trẻ xác định được các hướng trong không gian. Dưới sự hưỡng dẫn của người lớn trẻ bắt đầu phân biệt đúng tay phải dựa theo các chức năng của nó. Còn dựa vào vị 155
  23. trí của tay phải mà trẻ xác định vị trí sắp đặt của các bộ phận cơ thể khác ở bên phải hay bên trái của trẻ. 2. Đặc điểm phát triển sự định hướng trong không gia của trẻ 3 – 6 tuổi - Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ em lĩnh hội hệ toạ độ bằng lời nói diễn đạt các hướng không gian cơ bản, như: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, phía bên phải – phía bên trái. Sự lĩnh hội hệ toạ độ này ở trẻ phụ thuộc vào mức độ định hướng “ trên mình” của trẻ, đó chính là mức độ lĩnh hội hệ toạ độ cảm giác của trẻ. Ban đầu trẻ liên hệ các hướng không gian với các phần, bộ phận cụ thể của cơ thể mình, như: phía trên và phía có đầu, phía dưới là phía có chân, phía sau là phía có lưng, phía bên phải là phía có tay phải Điều này cho thấy sự định hướng trên cơ thể trẻ và xuất phát điểm quan trọng trong việc trẻ nhỏ nhận biết các hướng không gian khác nhau/ - Với 3 cặp phương hướng chính tương ứng với ba trục khác nhau của cơ thể con người, đầu tiên trẻ phân biệt hướng phía trên, tiếp theo là hướng phía dưới và muộn hơn là các hướng thuộc mặt phẳng ngang. Trong từng cặp phương hướng, đầu tiên trẻ lĩnh hội một hướng trong cặp, như: phía trên, phía trước, phía phải, dựa vào những kiến thức về một hướng trong từng cặp phương hướng mà trẻ nắm được hướng đối lập, như: phía dưới, phía sau, phía trái. Những biểu tượng về hướng mà trẻ thu được sau lại có tác dụng củng cố và làm sâu sắc hơn những kiến thức về hướng mà trẻ nắm được từ trước. Vì vậy, trong quá trình dạy học cần dạy trẻ nhận biết đồng thời các hướng trong từng cặp phương hướng. - Khi thực hiện sự định hướng trong không gian, ở trẻ hình thành dần kĩ năng sử dụng hệ toạ độ theo các giai đoạn. Giai đoạn đầu được đặc trưng băng việc trẻ thực hành thử xác định vị trí của các khách thể xung quanh so với điểm chuẩn cùng với sự tham gia rất lớn của giác quan vận động, vì vậy trẻ chủ yếu dựa vào những cảm nhận của bản thân trẻ để định hướng, như: trẻ sờ tay phải vào vật rồi mới nói vật ở phía bên phải cháu Ở giai đoạn tiếp theo, số lượng các thao tác thực hành định hướng của trẻ được rút bớt về và dần dần trẻ dùng mắt để xác định vị trí của vật, nhờ vậy mà không gian định hướng của trẻ ngày càng được mở rộng ra xa trẻ. 156
  24. - Trẻ nhỏ thực hiện sự định hướng trên cơ sở tiếp xúc gần với đối tượng, vì vậy không gian mà trẻ định hướng rất hẹp, trẻ chỉ coi những vật nằm sát cạnh trẻ mới là những vật nằm ở phía trước, phía sau của trẻ. Càng lớn, vùng không gian mà trẻ định hướng càng mở rộng dần ra xa theo các trục của cơ thể trẻ. Tuy nhiên, ban đầu các vùng không gian đối với trẻ dường như tồn tại tách biệt, nên trẻ chỉ coi những vật nằm trực tiếp và giám tiếp với các trục chính diện, thẳng đứng, nằm ngang của cơ thể trẻ mới là những vật nằm ở phía trước, phía sau, phía trên của trẻ, Sau đó, trẻ bắt đầu hình thành biểu tượng về một không gian thống nhất với sự chuyển tiếp giữa các vùng không gian, nhờ vậy mà trẻ đã xác định được vị trí của vật đặt cách xa trẻ hay nằm ở các điểm trung gian giữa hai vùng, Như vậy, ở trẻ mẫu giáo lớn đã bắt đầu hình thành biểu tượng về một không gian nhất định và trẻ nhận biết được các hướng chính của nó. - Sự phát triển quá trình định hướng trong không gian của trẻ còn được thể hiện qua việc trẻ bắt đầu nhận biết được các mối quan hệ không gian giữa các vật. Ban đầu, trẻ nhỏ thường tri giác các vật xung quanh như từng vật riêng biện mà không nhận biết được các mỗi quan hệ không gian tồn tại qua lại giữa chúng. Sau đó, ở trẻ diễn ra sự chuyển tiếp từ sự tri giác các vật trong không gian một cách rời rạc tới sự phản ánh các mối quan hệ không gian giữa chúng. Tuy nhiên, trẻ còn rất khó khăn khi xác định các mối quan hệ không gian giữa các vật, nguyên nhân là do trẻ rất khó chấp nhận khi chuẩn không phải là bản thân trẻ mà là vật bất kì, nên trẻ thường nhầm lẫn khi xác định các hướng từ vật khác. Hơn nứa trẻ cũng gặp khó khăn khi xác định mối quan hệ không gian giữa các vật ở khoảng cách quá xa hay rất gần với việc chuẩn. Càng nhỏ tuổi, thì trẻ càng dựa trên sự tiếp xúc gần gũi giữa các vật để đánh gá mối quan hệ này bằng mắt. ở giai đoạn này lời nói đóng vai trò to lớn trong việc xác định mỗi quan hệ không gian giữa các vật. - Như vậy, cuối lứa tuổi mẫu giáo phần lớn trẻ đã thực hiện được sự định hướng trong không gian mà không phụ thuộc vào vị trí của bản thân trẻ, trẻ đã biết thay đổi điểm chuẩn trong quá trình định hướng. Sự phát triển của quá trình định hướng trong không gian ở trẻ mẫu giáo được thể hiện từ việc trẻ biết sử dụng hệ toạ độ mà trẻ là chuẩn tới việc trẻ sử dụng hệ toạ độ tự do mà chuẩn là vật bất kì để định hướng trong không gian. Sự định hướng này 157
  25. có thể dễ dàng hình thành ở trẻ dưới tác động của việc dạy học, trong đó trẻ tự tạo ra mối quan hệ không gian giữa các vật, trẻ tập xác định mỗi quan hệ không gian giữa chúng khi chuẩn là các vật khác nhau và diễn đạt bằng lời các mối quan hệ đó. II. NỘI DUNG DẠY TRẺ MẪU GIÁO ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN 1. Nội dung dạy trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi định hướng trong không gian. - Để định hướng trong không gian trẻ nhỏ sử dụng hệ toạ độ cảm giác, đây là hệ toạ độ dựa theo các chiều của cơ thể trẻ, chúng được hình thành ở trẻ 3 tuổi dựa trên những hiểu biết của trẻ về sự sắp đặt của các bộ phận cơ thể của bản thân trẻ. Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên để hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ là dạy trẻ phân biệt, nhận biết và nắm được vị trí sắp đặt của các bộ phận cơ thể trẻ, như: đầu, tay phải, tay trái, ngực, lưng - Dựa trên những kiến thức về sự sắp đặt của các bộ phận cơ thể trẻ mà xác định được các hướng từ trẻ trên cơ sở thiết lập các mỗi liên hệ như: phía có đầu là phía trên, phía có chân là phía dưới, tay phải là phía phải Vì vậy ở lứa tuổi mẫu giáo 3 – 4 tuổi giáo viên cần dạy trẻ dựa vào các mối liên hệ đó để xác định các hướng không gian chính khi trẻ lấy mình làm chuẩn, như: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau - Để trẻ có thể dễ xác định các hướng, phía phải – phía trái của trẻ, cần dạy trẻ phân biệt được tay phải và tay trái của bản thân trẻ, đó là cơ sở để trẻ sẽ học cách phân biệt phía phải và phía trái của trẻ bằng cách thiết lập mỗi liên hệ, như: phía có tay phải là phía phải, phía có tay trái là phía trái của trẻ. - Mới mục đích giúp trẻ dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trên mặt phẳng, như: trên mặt bảng, tấm bài, tờ giấy giáo viên cần hình thành cho trẻ những kĩ năng đầu tiên định hướng trên mặt phẳng với các vị trí: ở trên, ở dưới, ở bên phải, ở bên trái. - Như vậy nội dung dạy trẻ mẫu giáo bé định hướng trong không gian bào gồm: + Trẻ dạy nhận biết, phân biệt, nắm được tên gọi là vị trí sắp đặt của các bộ phận của cơ thể trẻ. + Dạy trẻ xác định tay phải và tay trái của bản thân trẻ 158
  26. + Dạy trẻ xác định các hướng: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau khi trẻ lấy mình làm chuẩn + Dạy trẻ bước đầu định hướng trên mặt phằng. 2. Nội dung dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi định hướng trong không gian - Trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4 – 5 tuổi đã phân biệt được các hướng không gian như: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của bản thân trẻ, trẻ đã có khả năng đánh giá bằng mắt vị trí của các vật ở gần trẻ, tuy nhiên vùng không gian mà trẻ định hướng còn rất hẹp. Vì vậy khi trẻ học ở lớp mẫu giáo nhỡ giáo viên cần tiếp tục phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng không gian theo các hướng trên khi trẻ lấy mình làm chuẩn, trên cơ sở đó mở rộng không gian định hướng cho trẻ. - Để phát triển sự định hướng trong không gian của trẻ, giáo viên không chỉ tiếp tục cho trẻ luyện tập xác định vị trí của các đối tượng khác nhau trong không gian với chuẩn là bạn thân trẻ, mà còn tiến đến dạy trẻ xác định các hướng không gian cơ bản: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau với chuẩn là một người khác, trên cơ sở đó luyện tập cho trẻ xác định vị trí của các đối tượng khác nhau trong không gian so với người khác. -Trẻ 4 – 5 tuổi thường khó khăn khi xác định phía phải và phía trái của bản thân trẻ, vì vật giáo viên cần tiếp tục dạy trẻ xác định hai hướng không gian nàu dựa trên những kiến thức của trẻ về sự sắp đặt của các bộ phận cơ thể với hai phần bên phải và bên trái như: tay phải, tay trái, chân trái, chân phải, tai, mắt phải, tai, mắt trái - Trẻ lứa tuổi này cần tiếp tục được luyện tập định hướng trên mặt phẳng ( trong không gian hai chiều), dạy trẻ xác định các vị trí khác nhau trên mặt phẳng như : ở trên - ở giữa - ở dưới, ở bên phải - ở giữa - ở bên trái. Ngoài ra để trẻ dễ dàng thực hiện sự di chuyển trong không gian khi tham gia các hoạt động khác nhau, giáo viên cần bước đầu hình thành cho trẻ kĩ năng di chuyển theo hướng cần thiết. - Như vậy nội dung dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi định hướng trong không gian bao gồm: + Củng cố và phát triển kĩ năng xác định các hướng không gian như: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của bản thân trẻ. + Dạy trẻ xác định phía phải – phía trái của bản thân trẻ. 159
  27. + Dạy trẻ xác định các hướng phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của bạn khác. + Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng và khẳng định hướng khi di chuyển. 3. Nội dung dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi định hướng trong không gian - Trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi đã có khả năng xác định các hướng không gian cơ bản như: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, phía phải – phía trái của bản thân trẻ, không gian định hướng đã được mở rộng hơn. Tuy nhiên giáo viên cần tác động để tiếp tục phát triển cho trẻ khả năng xác định vị trí của những đối tượng xung quanh so với trẻ và vị trí của bản thân trẻ giữa những đối tượng xung quanh, mở rộng hơn nữa không gian định hướng cho trẻ, -Trẻ từ 5 – 6 tuổi còn có khả năng xác định các hướng không gian cơ bản như: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau của bạn khác. Một mặt giáo viên cần tiếp tục phát triển hơn nữa khả năng này của trẻ, mặt khác cần dạy trẻ xác định phía phải – phía trái của bạn khác dựa trên sự xác định tay phải, tay trái của bạn đó. -Đến cuối lớp mẫu giáo lớn giáo vêin cần chú ý dạy trẻ đọc cách xác định vị trí đồ vật so với đồ vật khác nhằm hình thành cho trẻ kĩ năng xác định và diễn đạt bằng lời nói mỗi quan hệ không gian giữa các vật. Điều đó có tác dụng giúp trẻ dễ dàng thực hiện sự định hướng trong không gian với việc sử dụng hệ toạ độ tự do mà chuẩn là vật bất kì. - Trong thời gian trẻ học ở lớp mẫu giáo lớn giáo viên cần tiếp tục phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trên mặt phẳng như: tờ giấy, bảng, tấm bìa, trang sách với việc xác định một cách chi tiết hơn các vị trí trên mặt phẳng như: góc trên bên phải, góc trên bên trái, góc dưới bên phải, góc dưới bên trái. Tiếp tục dạy trẻ định hướng và thay đổi hướng khi di chuyển. - Tóm lại nội dung dạy trẻ mẫu giáo lớn định hướng trong không gian bao gồm: + Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình và bạn khác làm chuẩn. + Dạy trẻ xác định các hướng : phía phải – phía trái của bạn khác. + Dạy trẻ xác định mỗi quan hệ không gian giữa các vật 160
  28. + Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trên mặt phẳng và định hướng khi di chuyển. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN 1. Phương pháp dạy trẻ 3 – 4 tuổi định hướng trong không gian a. Dạy trẻ định hướng trên cơ thể mình Việc dạy trẻ định hướng trong không gian cần bắt đầu bằng việc dạy trẻ định hướng trẻ cơ thể mình, đó là cơ sở để phát triển các biểu tượng về không gian ở trẻ. Vì vây, mà ngay từ lớp mẫu giáo bé, trẻ cần nhận biết và nắm được tên gọi cũng như sự sắp đặt của các bộ phận cơ thể mình một cách chính xác, để dựa vào những hiểu biết đó của trẻ mà giáo viên tiến hành làm quen trẻ với các hướng không gian. - Vào đầu năm học, giáo viên cần tìm hiểu xem trẻ có nắm được tên gọi và vị trí sắp đặt của các bộ phận cơ thể mình không. Việc dạy trẻ định hướng trên cơ thể trẻ không chỉ diễn ra trên các tiết học mà chủ yếu diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, qua các trò chơi vận động, xây dựng và các hoạt động khác như: tạo hình, âm nhạc, thể dục - Để giúp trẻ định hướng trên cơ thể người, giáo viên nên tổ chức cho trẻ các trò chơi học tập và búp bế như “ tắm cho búp bê”, “ mặc cho búp bê” điều quan trọng là trong quá trình chơi giáo viên không chỉ hướng sự chú ý của trẻ tới các thao tác và hành động chới với búp bê mà tới sự nhận biết và gọi tên các bộ phận của cơ thể, như: “ đây là đầy của búp bê, đầu ở phía trên, cháu chải tọc cho búp bê, rửa mặt cho em, đây là phần ngực của em, ngực ở phía trước, cháu cọ ngực cho em đi, đây là lưng của em, lưng ở phía sau, cháu lau lưng cho em nào ” - Việc làm quen trẻ với các bộ phận của cơ thể trẻ không chỉ diễn ra qua các trò chơi học tập mà chủ yếu diễn ra trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, trong thời gian lau rửa hay mặc quần áo cho trẻ giáo viên cần trò chuyện với trẻ, dạy trẻ nắm tên gọi các bộ phận của cơ thể “ cháu lau mặt, má, mũi, tai, lau cằm, trán, đội mũ lên đầu, quàng khăn vào cổ ” quan trọng hơn là giáo viên cần tác động để trẻ tự gọi tên của các bộ phận cơ thể đó. -Trên các tiết toán học, giáo viên cần dựa trên những kiến thức của trẻ về vị trí của các bộ phận cơ thể để dạy trẻ phân biệt các hướng trên trẻ như: 161
  29. đầu - ở trên, chân - ở dưới, ngực - ở trước, lưng - ở sau, tay phải - ở bên phải, tay trái - ở bên trái. - Trẻ nhỏ đặc biệt khó khăn khi phân biệt tay phải và tay trái, cho nên việc dạy trẻ phân biệt chúng cần gắn liền với chức năng và các thao tác đặc trưng cảu hai tay, như: tay phải là tay cầm thìa khi ăn, cầm bài chải khi đánh răng, cầm bút khi viết, tay trai là tay giữ bát khi ăn, giữ tờ giấy khi vẽ và cầm cốc khi đánh răng. Giáo viên nên cho trẻ thực hiện các thao tác với hai tay mô tả các hành động trên nhằm giúp trẻ định vị rõ ràng hơn tay pải và tay trái của bản thân trẻ. Trên các tiết học toán, tạo hìnhm âm nhạc, thể dục giáo viên cần giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện các thao tác khác nhau với tay phải, tay trái, chân phải, chân trái, như: Tay phải cháu cầm hình vuông tay trái cầm hình tròn, chân phải bước lên trước, chân trái để nguyên vi trí cũ - TRên các tiết học toán, giáo viên cần tiến hành các bài luyện tập với từng nhóm trẻ hoặc cả lớp trẻ nhằm dạy trẻ định hướng trên cơ thể mình. Khi tiến hành dạy trẻ, giáo viên không nên bố trí trẻ ngồi đối diện nhau, ngồi thành vòng tròn hay hình chữ U, bởi với cách bố trí trẻ như vậy tính đồng nhất trong sự tri giác của mối quan hệ không gian bị phá vỡ. Tuy nhiên, khi trẻ đã có những kiến thức nhất định giáo viên có thể bố trí trẻ theo các cách khác nhau nhằm củng cố và nâng cao kĩ năng định hướng của trẻ. b. Dạy trẻ định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình làm chuẩn - Dựa trên những kiến thức và kĩ năng mà trẻ đã có, giáo viên dạy trẻ phân biệt và nắm tên gọi của các cặp phương hướng khi trẻ lấy mình làm chuẩn, như: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau. Việc dạy trẻ xác định các hướng khi trẻ lấy mình làm chuẩn cần gắn với những kiến thức về vị trí của các bộ phận cơ thể, như: phía trên - đầu, phía dưới – chân, phía trước - ngực, phía sau – lưng. - Việc dạy trẻ định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình làm chuẩn có thể tiến hành trên các tiết học toán hay qua các trò chơi học tập, như: “Ném vật”, “Lăn bóng” về phía cô yêu cầu, qua các bài luyện tập và các tiết học khác trong trường mầm non. Điều quan trọng là trong quá trình dạy trẻ, giáo viên cần làm quen trẻ đồng thời với các hướng trong từng cặp phương hớng như: phía trên và phía dưới, phiâ trước và phía sau. Tiếp theo cần tổ chức cho trẻ thực hành xác định vị trí của các đối tượng khác nhau khi trẻ lấy 162
  30. minh làm chuẩn với hệ thống bài tập phức tạp dần, như: trẻ cần xác định các hướng trong một cặp phương hướng tới các hướng trong hai cặp phương hướng, vùng không gian và trẻ định hướng mở rộng dần, số lượng các dấu hiệu mà trẻ định hướng đồng thời tăng dần Có thể cho trẻ thực hiện các thao tác khác nhau như: cúi người, giơ tay, chân, đặt đồ vật về các phía trên, phía sau, phía trước c. Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng - Ở lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi, bước đầu trẻ đã có những kĩ năng định hướng trên mặt phẳng tờ giấy, bảng Để có thể định hướng tốt trên mặt phẳng thì trẻ phải nắm được các thành phần của nó như: các góc, cạnh, ở giữa, ở trên, ở dưới, bên phải, bên trái Vì vậy giáo viên cần dạy trẻ nắm được các thành phần tạo nên mặt phẳng như: ở bên trên, ở bên dưới Dựa tren những kiến thức mà trẻ thu được, giáo viên dạy trẻ xếp các vật lên các vị trí khác nhau của tấm bìa, bảng, tờ giấy ban đầu trẻ hành động theo mẫu của giáo viên, sau đó có thể hành động theo lời yêu cầu. - Trong qúa trình dạy trẻ mẫu giáo bé định hướng trong không gian giáo viên cần chú ý tới việc trang bị vốn từ về không gian và định hướng trong không gian cho trẻ, giúp trẻ độc lập, tích cực diễn đạt bằng lời các mối quan hệ không gian. Điều đó có tác dụng hình thành cho trẻ những kiến thức khái quát về các mối quan hệ không gian, nâng sự phản ánh không gian về định hướng trong không gian của trẻ lên mức độ cao hơn. 2. Phương pháp dạy trẻ 4-5 tuổi định hướng trong không gian a. Ở lớp mẫu giáo nhỡ, giáo viên cần tiếp tục cho trẻ ôn luyện định hướng trên cơ thể mình. Vì vậy vào đầu năm học, giáo viên cần cho trẻ ôn lại tên gọi và vị trí sắp đặt của các bộ phận cơ thể trẻ, như: đầu, ngực, lưng, tay phải, tay trái, chân trái, mắt, má phải và trái. Việc dạy trẻ định hướng trên cơ thể có thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. - Trên cơ sở trẻ định hướng tốt trên cơ thể mình, cần tiếp tục cho trẻ ôn luyện định hướng khi trẻ lấy mình làm chuẩn với các bài luyện tập xác định vị trí của các đối tượng có xung quanh trẻ và các bài luyện tập tự trẻ sắp đặt các đối tượng theo các hướng cần thiết so với trẻ. Trong quá trình cho trẻ luyện tập giáo viên cần chú ý mở rộng không gian định hướng cho trẻ, như: ban đầu trẻ phải xác định vị trí của các đồ vật để sát cạnh trẻ, sau đó khoảng cách giữa 163
  31. trẻ và đồ vật tăng dần. Các bài luyện tập cần phức tạp dần từ chỗ giáo viên chỉ yêu cầu trẻ xác định vị trí của các đối tượng đặt ở hai phía đối lập, như: phía trên – phía dưới hoặc phía trước – phía sau của trẻ, sau đó phải thực hiện các bài luyện tập xác định vị trí của các đối tượng đặt ở hướng bất kì của trẻ. b. Việc dạy trẻ xác định phía phải, phái trái của bản thân trẻ cần dựa vào việc xác định tay phải, tay trái của trẻ để thiết lập mối quán hệ - phía phải là phía bên tay phải, phía trá là phía bên tay trái. để hình thành kĩ năng xác định phía phải và phía trái của trẻ, giáo viên cần tổ chức cho trẻ luyện tập xác định vị trí phía phải và phía trái của những đồ vật ở gẩn trẻ, sau đó ở phạm vi xa trẻ hơn. c. Trẻ 4 – 5 tuổi cần học cách định hướng trong không gian khi trẻ lấy người khác làm chuẩn. Giáo viên dạy trẻ dựa vào vị trí sắp đặt của các bộ phận trên cơ thể bạn khác để xác định các hướng không gian từ bạn đó, như: phía trên đầu bạn là phía trên của bạn, phía dưới chân bnạ là phía dưới của bạn, phía tay phải bạn là phía bên phải của bạn Dựa trên những kiến thức của trẻ , giáo viên tổ chức cho trẻ luyện tập xác định vị trí của các đồ vật là luyện tập sắp đặt các đồ vật theo các hướng khác nhau khi trẻ lấy người khác làm chẩn với hệ thống các bài tập, trò chơi phức tạp dần. - Khi trẻ đã nắm được biện pháp xác định các hướng trong không gian khi lấy mình hoặc bạn khác làm chuẩn, giáo viên cần giúp trẻ hiểu được tính tương đối của việc định hướng này. Với mục đích đó giáo viên cần cho trẻ thay đổi vị trí của mình, như: quay phải, quay trái sau đó trẻ phải xác định lại vị trí sắp đặt của các đồ vật so với trẻ, qua đó trẻ thấy sự thay đổi vị trí của người định hướng sẽ dẫn tới sự thay đổi hướng sắp đặt của các đồ vật so với người đó, như: lúc trướ thì ôtô ở phía trước của trẻ, sau khi trẻ quay sang phải thì nó lại đặt ở phía bên trái của trẻ. Các bài luyện tập, trò chơi gắn liền với sự chuyển dịch tương đối của sự định hướng trong không gian. -Đặc điểm, trong quá trình dạy trẻ giáo viên cần hưỡng dẫn trẻ diễn đạt chính xác bằng lời vị trí sắp đặt của các vật trong không gian, như: búp bê ở bên phải của cháu, ngôi nhà ở phía sau bạn mai. Trên thực tiễn vốn từ về không gian của trẻ còn nghèo nàn, trẻ nhỏ thường sử dụng những cử chỉ, điệu bọ và các từ như: đằng kia, ở đây, ở trên trần nhà, dưới sàn nhà để mô tả vị trí sắp đặt của các đồ vật. Vì vậy, trong quá trình dạy trẻ, giáo viên cần chú ý 164
  32. dùng từ một cách chính xác, không nên thay các từ diễn đạt các hướng không gian bằng sự định hướng vào đồ vật, như: nhìn lên phía trên trần nhà, hay phía cửa ra vào, giáo viên cần chú ý làm giàu vốn từ cho trẻ, dạy trẻ diễn đạt mạch lạc băng lời các mỗi quan hệ không gian và tạo điều kiện để trẻ tích cực sử dụng bằng các thuật ngữ về không gian và sự định hướng trong không gian vào trong lời nói của mình. d. Ở lớp mẫu giáo nhỡ, giáo viên nên chú ý dạy trẻ em định hướng khi di chuyển, biết di chuyển theo hướng cần thóêt. Việc dạy này có thể tiến hành thông qua các trò chơi học tập, các bài luyện tập với các nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp diễn ra qua các hoạt động khác nhau trong trường mầm non như: thể dục, âm nhạc và cuộc sống hằng ngày của trẻ. Để có thể di chuyển trong không gian theo hướng cần thiết thì trẻ cần phân biệt được các hướng không gian, từ đó trẻ có thể xác định, lựa chọn hướng di chuyển và thực hiện sự di chuyển về hướng đó, như: cháu đi về phía trước của cháu để lấy 3 quả bóng. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ chơi, trẻ cần biết mô tả lại việc trẻ thực hiện nhiệm vụ chơi đó như thế nào. Việc dạy trẻ định hướng trong không gian cần kết hợp với việc cho trẻ luyện tập so sánh số lượng các nhóm vật, rèn kĩ năng đếm, so sánh kích thước và nhận biết hình dạng của các vật, rèn, qua đó giáo viên phát triển ở trẻ kĩ năng định hướng cùng lúc nhiều dấu hiện của sự vật, hiện tượng mà trẻ tri giác. đ. Trẻ mẫu giáo nhỡ cần được tiếp tục hình thành kĩ năng định hướng trên mặt phẳng tờ giấy, tấm bìa Trên các tiết học hay trong các hoạt động khác của trẻ như: tạo hình giáo viên cần dạy trẻ xác định đâu là bên trên, bên dưới, cạnh bên phải, cạnh bên trái của tờ giấy và yêu cầu trẻ thực hiện một số nhiệm vụ khác nhau như: xếp ở trên hay ở dưới, xếp ở bên trái hay bên phải một số đồ vật nào đó trên các tiết học cũng như ở mọi lúc, mọi nơi giáo viên dạy trẻ xác định và diễn đạt vị trí sắp đặt của những vật trên mặt phẳng tấm bìa, bảng sau đó yêu cầu trẻ tái tạo lại ví trí của các vật đó ban đầu theo mẫu, tiếp theo là theo lời chỉ dẫn và cuối lùng là theo sự ghi nhớ. Sự định hướng trong không gian đống vai trò quan trọng, nó là một trong những thành phần không thể thiếu được trong bất kì hành động thực tiễn nào của con người. Vì vậy việc dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian không chỉ được tiến hành trển các tiết học toán, mà còn diễn ra trên các 165
  33. tiết học khác nhau: tạo hình, âm nhạc, thể dục qua các hoạt động khác trong trường mầm non, giáo viên cần sử dụng linh hoạt các tình huống phong phú của cuộc sống để dạy trẻ định hướng trong không gian. 3. Phương pháp dạy trẻ 5 – 6 tuôit định hướng trong không gian a. Ở mẫu giáo lớn, giáo viên cần tiếp tục củng cố cho trẻ những kĩ năng định hướng trên cơ thể mình, trên người khác và các khách thể khác, đó là điềuk iện quan trọng để trẻ thực hiện sự định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình, người khác và vật khác làm chuẩn. -Trẻ mẫu giáo cần nắm được các biện pháp phân biệt các hướng khác nhau trên cơ thể người, con vật và các đồ vật khác. Việc dạy trẻ phân tích sơ đồ không gian của các đối tượng khác nhau cần diễn ra trong quá trình trẻ tri giác trực tiếp các đối tượng đó. Tuy nhiên, một số vật xung quanh trẻ kại không co những đặc tính không gian rõ ràng như: quả bóng, khối vuông nên trẻ rất khó khăn khi phân tích các đặc tính này ở các vật đó. Vì vậy giáo viên không nên sử dụng các vật này làm vật chuẩn để trẻ luyện tập xác định mỗi quan hệ không gian giữa các vật. Việc hình thành ở trẻ kĩ năng phân tích sơ đồ không gian của các đối tượng khác nhau là rất cần thiết cho sự định hướng trong không gian khi trẻ lấy vật khác làm chuẩn và để trẻ hiểu mỗi quan hệ không gian giữa các vật. Các kĩ năng này có thể được hình thành ở trẻ thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ chơi trong các trò chơi học tập và các bài luyện tập. b. Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cần nắm được kĩ năng xác định phía phải – phía trái của bạn khác trên cơ sở xác định tay phải, tay trái của bạn đó: phía phải của bàn là phía bên tay phải của bạn, phía trái của bạn là phía bên tay trái của bạn đó. Để hình thành kĩ năng này, ban đầu trẻ cần xác định tay phải, tay trái của người khác khi người đó đứng cùng hướng với trẻ, sau đó là ở các hướng bất kì bằng cách hình dung minh đứng vào vị trí và cùng hướng của người đó. Dựa trên những kiến thức và kĩ năng đã có ở trẻ, giáo viên tiến hành cho trẻ luyện tập định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình, người khác và vật khác làm chuẩn. Các nhiệm vụ dành cho trẻ mẫu giáo lớn cần phức tạp hơn so với các nhiệm vụ cho trẻ nhỡ và bé, như: không gian mà trẻ cần định 166
  34. hướng mở rộng hơn, số lượng các hướng mà trẻ cần xác định đồng thời tăng dần, số lượng các dấu hiệu của đối tượng mà trẻ cần định hướng nhiều hơn c. Trẻ 5 – 6 tuổi cần tiếp tục học cách di chuyển theo hướng cần thiết và thay đổi hướng di chuyển trong thời gian đi, chay trên các tiết học, giáo viên cần giao cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ di chuyển theo hướng cần thiết, giáo viên diễn đạt bằng lời chính xác hướng di chuyển cần thiết như: phía trước, phía sau, phía bên trái các bài luyện tập, các trò chơi học tập và trò chơi vận động đóng vai trò to lớn trong việc dạy trẻ, như: chơi “ tìm đồ vật” trẻ phải tích cực thực hiện nhiệm vụ chơi thông qua việc thực hiện các thao tác chơi, di chuyển theo hướng cần thiết, thay đổi hướng di chuyển. Khi mới tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi này, diện tích chơi cần có sự hạn chế, cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm ở trẻ thì diện tích chơi dần dần được mở rộng, số lượng các đồ vật cùng với những dấu hiệu của chúng mà trẻ cần định hướng cũng tăng dần, số lượng mà trẻ cần xác định ngày càng nhiều hơn và hơn nữa trẻ phải biết diễn đạt bằng lời các hường không gian theo một trật tự bất kì. Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên cần yêu cầu trẻ lần lượt thực hiện các nhiệm vụ, thao tác chơi, giáo viên cần yêu cầu trẻ lần lượt thực hiện các nhiệm vụ, thao tác chơi và giáo viên chỉ giáo cho trẻ nhiệm vụ tiếp theo khi trẻ đã thực hiện xong nhiệm vụ trước đó. - Trong quá trình dạy trẻ định hướng khi di chuyển, giáo viên cần dạy trẻ một số luật lệ giao thông, hình thành cho trẻ một số kĩ năng định hướng theo các hướng bên phải, bên trái, như: đi bộ phải đi trên vỉa hè và đi ở bên phải, đi xe cộ thì đi dưới lòng đường và dđ ở phần đường bên phải Trên các tiết học và các hoạt động khác của trẻ, giáo viên cần phát triển trẻ phản ứng nhanh nhẹn và chính xác trước tín hiệu âm thanh, đồng thời yêu cầu trẻ xác định hướng phát ra bằng lời các hướng mà trẻ đã xác định. Việc dạy trẻ có thể tiến hành qua các trò chơi học tập như: “ bạn ở phía nào của cháu”, “ con vật kêu phía nào của cháu”, “bạn trốn ở phía nào” d. Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cần học cách xác định vị trí của vật này so với vật khác, học thiết lập mỗi quan hệ không gian giữa các vật, như: búp bê đứng giữa, bên phải búp bê là con chó, bên trái búp bê là ôtô. Đồng thời trẻ học cách xác định vị trí của mình giữa những vật xung quanh, như: cháu đứng trước bạn Lan, đứng giữa hai cái bàn, đứng sau cái ghế. Để dạy trẻ xác định 167
  35. mỗi quan hệ không gian giữa các vật, ban đầu bằng phương pháp trực quan kết hợp với lời nói, giáo viên cần chỉ cho trẻ thấy rõ các mỗi quan hệ không gian giữa các đồ vật, đồ chơi ( ở phía trước, ở phía sau, ở giữa ) và diễn đạt chúng một cách chính xác bằng lời. Tiếp theo, vị trí của các đồ vật được thay đổi và trẻ phải xác định lại và diễn đạt bằng lời các mỗi quan hệ không gian giữa những đồ vật đó. Cuối cùng, trẻ phải tự tạo ra các tình huống tương ứng với những yêu cầu của cô và đồng thời tìm kiếm những tình huống tương tự trong môi trường xung quanh, như: ban đầu trẻ phải xếp con vật sao cho bên phải con chó là con mèo, bên trái con cho là con trâu, phía sau con chó là con vị, phía trước con cho là gà trống, Các trò chơi học tập như: “ cái gì thay đổi”, “ dấu đồ chơi” rất có tác dụng trong việc dạy trẻ xác định mỗi quan hệ không gian giữa các vật. Ngoài ra có thể sử dụng tranh, ảnh, hay các cảnh sân khấu nhằm luyện tập cho trẻ xác định vị trí của từng đối tượng và mỗi quan hệ không gian giữa chúng, điều đó có tác dụng làm sáng tỏ ý nghĩa của các mỗi quan hệ không gian có liên quan tới các vật thể đó. đ. Việc dạy trẻ mẫu giáo lớn định hướng trên mặt bảng, tờ giấy tứ là định hướng tốt trong không gian hai chiều, là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm chuẩn bị cho trẻ trong trường phổ thông với những kĩ năng định hướng ban đầu trên trang sách, vở, bảng Nhiệm vụ này được thực hiện trong suốt thời gian trẻ học ở trường mẫu giáo, nó tiến hành trên các tiết học toán và trong các hoạt động phong phú của trẻ tại trường mầm non. Để định hướng được trên mặt phẳng trẻ cần có kĩ năng phân tích các vị trí trên mặt phẳng tri giác với mức độ ngày càng sâu hơn, như: ở giữa của bảng, cạnh bên phải, cạnh bên trái, góc trên bên phải, góc trên bên trái Để hình thành những kĩ năng này giáo viên cần cho trẻ xem mẫu kết hợp dùng lời mô tả số lượng, hình dạng và đặc biệt là vị trí sắp đặt của các đồ vật trên tấm bìa, tiếp theo nữa trẻ sẽ được thực hành sắp đặt các vật lên vị trí khác nhau của tâm bìa của mình theo mẫu và theo yêu cầu của giáo viên, vật mẫu sẽ được sử dụng để làm công cụ kiểm tra kết quả thực hiện công việc của trẻ. Với các bài luyện tập này, điều quan trọng là trẻ phải sử dụng những từ chính xác để mô tả vị trí sắp đặt của các vật trên tờ giấy, tấm bìa sao cho các thao tác thực tiễn mà trẻ đã thực hiện được phản ánh vào trong lời nói của chính trẻ. 168
  36. Việc dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian cần được tiến hành trên các tiết hoach toán nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức cũng như những kĩ năng cần thiết cho việc định hướng trong không gian của tre, nhằm chính xác và hệ thống lại những kiến thức và kĩ năng mà trẻ thu được trong cuộc sống hàng ngày. Các hoạt động và các tiết học khác của trẻ trong trường mầm non như : âm nhạc, tạo hình và thể dục có khả năng to lớn trong việc rèn luyện và củng cố sự định hướng trong không gian của trẻ. Ngoài ra giáo viên cần tạo điều kiện để trẻ được luyện tập định hướng trong không gia qua các hoat đông khác nhua trong trường mầm non. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Nêu những đặc điểm hình thành sự định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo các lứa tuổi khác nhau. 2. Hãy nêu phương pháp phát triển sự định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình và người khác làm chuẩn cho trẻ mẫu giáo các lứa tuổi khác nhau. 3. Phân tích sự phù hợp giữa nội dung dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian được quy định trong “Chương trình chăm sóc – giáo dục mầm non” với đặc điểm phát triển sự định hướng không gian của trẻ lứa tuổi này. 4. Hãy xây dựng hệ thống bài tập dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi định hướng trong không gian klhi trẻ lấy mình người khác làm chuẩn 5. Trong thời gian kiến tập các tiết học dạy trẻ định hướng trong không gian, hãy đánh giá phương pháp dạy trẻ nội dung này qua các tiết học đó. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Tài liệu tham khảo 1. Trung tâm nghien cứu Khoa học Giáo dục Mầm non, chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo, NXB Giáo dục, 1996. 2. Nguyễn Duy Thuận, Trình Minh Loan, Toán và phương pháp cho trẻ làm quen với những biểu tượng sơ đẳng về toán, NXB Giáo dục, 1999. 3. Đinh Thị Nhung, Toán và phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non¸NXB ĐHQG Hà Nội, 2000. Một số yêu cầu với người học Việc hiểu và nắm được nội dung chương trình “Hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo” là rất cần thiết và quan trọng đối 169
  37. với người học. Vì vậy, yêu cầu người học phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng của chương: - Nghiên cứu kĩ các chương trình “hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo” đang hiện hành trên thực tiễn giáo dục mầm non. - Liên hệ phần lý luận của chương với chương trình “hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo” tại địa phương, so sánh đối chiếu phần lý luận và thực tiễn để xem chúng phù hợp với nhau không. - Xem xét chương trình đổi mới hình thức giáo dục mầm non như một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện phương pháp “hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ mầm non”. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Câu 1: Nêu những đặc điểm hình thành sự định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo các lứa tuổi khác nhau: Giáo sinh cần trình bày những vấn đề sau: - Trình bày đặc điểm nhận biết các hướng không gian chính khi trẻ lấy mình làm chuẩn như: phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, phía phải, phía trái khi trẻ lấy mình làm chuẩn. - Trình bày đặc điểm định hướng trong vùng không gian của trẻ mẫu giáo - Trình bày đặc điểm hình thành kĩ năng sử dụng hệ toạ độ bằng lời diễn đạt các hướng không gian cơ bản trong quá trình trẻ lấy mình làm chuẩn để định hướng trong không gian. - Trình bày đặc điểm nhận biết mối quan hệ không gian giữa các vật của trẻ mẫu giáo. Câu 2: Hãy nêu phương pháp phát triển sự định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình và người khác làm chuẩn cho trẻ mẫu giáo các lứa tuổi khác nhau Giáo sinh cần trình bày các vấn đề sau: - Nêu nội dung dạy trẻ mẫu giáo các lứa tuổi khác nhau định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình, người khác làm chuẩn. - Nêu các biện pháp dạy trẻ nhận biết các hướng không gian của mình và người khác và của người khác với các hướng không gian của người đó. 170
  38. - Nêu các biện pháp tổ chức cho trẻ thực hành luyện tập nhằm hình thành kĩ năng định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình, người khác làm chuẩn (Phân tích sự phức tạp dần của hệ thống các bài luyện tập và các nhiệm vụ của trò chơi nhằm phát triển dần khả năng này của trẻ từ bé tới lớn) Câu 3: Hãy phân tích sự phù hợp giữa nội dung hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo với sự phát triển những biểu tượng này của lứa tuổi trẻ. Giáo sinh cần phân tích sự phù hợp này theo các hướng sau: - Phân tích sự phù hợp giữa nội dung củng cố và phát triển kĩ năng định hướng trên cơ thể trẻ với đặc điểm nhận biết, phân biệt, nắm tên gọi và vị trí đặt các bộ phận của trẻ 5-6 tuổi. - Phân tích sự phù hợp giữa nội dung dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình và người khác làm chuẩn với đặc điểm nằm các hướng không gian và đặc điểm định hướng trong vùng không gian của trẻ 3-6 tuổi. - Phân tích sự phù hợp giữa nội dung dạy và phát triển kĩ năng định hướng trên mặt phẳng với khả năng này của trẻ. - Phân tích sự phù hợp giữa nội dung dạy trẻ xác định mối quan hệ không gian giữa các vật với đặc điểm xác định mối quan hệ không gian giữa các vật của trẻ. Câu 4: Hãy xây dựng hệ thống bài tập dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi định hướng trong không gian khi trẻ lấy minh, người khác làm chuẩn. Giáo sinh cần nêu các bài tập cụ thể được xây dựng theo các hướng sau: - Bài tập luyện tập định hướng các hướng không gian trong 1 cặp phương hướng, rồi 2,3 cặp phương hướng. - Bài tập xác định vị trí của các đối tượng khi trẻ lấy mình và người khác làm chuẩn. - Bài tập đặt các đối tượng ở các vị trí khác nhau của trẻ và của người khác - Bài tập định hướng vị trí của các đối tượng khi trẻ lấy mình và người khác làm chuẩn trong vùng không gian ngày càng rộng hơn. 171
  39. Câu 5: Trong thời gian kiến tập các tiết học dạy trẻ định hướng trong không gian, hãy đánh giá phương pháp dạy trẻ nội dung này qua các tiết học đó. Giáo sinh cần tiến hành đánh giá theo các hướng sau: - Nêu nội dung dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian của từng tiết học, các phương pháp và biện pháp được giáo viên sử dụng để dạy trẻ những nội dung đó. - Nêu những ưu điểm của từng phương pháp, biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian trên từng tiết học được kiến tập. - Nêu những hạn chế của từng phương pháp, biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian trên từng tiết học được kiến tập. - Nêu những kiến nghị sư phạm của bản thân để nâng cao hiệu qủa dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian. 172
  40. Chương VII: HÌNH THÀNH SỰ ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG THỜI GIAN CỦA TRẺ MẦM NON - Sự hình thành biểu tượng thời gian ở trẻ nhỏ là một quá trình lâu dài và phức tạp. Ban đầu những biểu tượng thời gian được hình thành trên cơ sở cảm nhận và nó gắn liền với tính chu kì của các quá trình sống diễn ra trong cơ thể con người với sự giúp đỡ của phức hợp các giác quan khác nhau: thị giác, thính giác, giác quan vận động Sau đó những biểu tượng thời gian này dần dần được tái tạo lại và ngày càng mang tính khái quát cao, bởi trong thành phần của nó có thành phần logic – các kiến thức về các chuẩn đo thời gian. - Xuất phát từ tính luân chuyển của thời gian - thời gian luôn gắn liền với sự chuyển động, nên sụ tri giác nó trở nên khó khăn hơn nhiều. Hơn nữa, do tính không đảo ngược của thời gian cũng như quá khứ, hiện tại, tương lai không thể đổi chỗ cho nhau và thời gian lại không có hình dạng cụ thể, nó không thể ngắm nhìn một cách trực quan, chính vì lẽ đó mà thời gian được trẻ tri giác một cách gián tiếp thông qua chuyển động nào đó. Vì vậy mà các biểu tượng thời gian phát triển ở trẻ tương đối muộn và rất khó khăn. - Trẻ nhỏ thường rất khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của các từ diễn đạt thời gian và các mối quan hệ thời gian do tính tương đối của chúng. Các từ ngữ: bây giờ, hôm nay, hôm qua, ngày mai luôn thay đổi phụ thuộc vào từng thời điểm cụ thể của thực tiễn, vì vậy trẻ rất khó khăn để nắm được ý nghĩa và sự khác nhau của chúng. Vì vậy để có thể hiểu dược các mối quan hệ thời gian, hoạt động tư duy trừu tượng của trẻ phải phát triển ở mức độ cao. - Trẻ nhỏ thường dựa vào các dấu hiệu cuộc sống của bản thân trẻ để định hướng thời gian, như: buổi sáng là lúc cháu ngủ dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi đến trường, buổi chiều là lúc mẹ đón về nhà Cùng với sự lớn lên của trẻ thì khả năng định vị trong thời gian của trẻ tốt lên nhiều, trẻ bắt đầu dựa vào các dấu hiệu thiên nhiên khách quan để định hướng thời gian, 173
  41. như: buổi sáng là lúc trời sáng, có tia năng chiếu vào cửa sổ, buổi tối là lúc trời tối - Trẻ càng lớn thì vốn từ chỉ thời gian của trẻ càng tăng nhanh. Ở trẻ 1,5 – 2 tuổi xuất hiện các trạng từ chỉ thời điểm, tiếp theo là các trạng từ chỉ trình tự thời gian như: bây giờ, lúc nãy, ban đầu, hiện nay Việc nắm các trạng từ thời gian đóng vai trò quan trọng trong việc nắm được trình tự thời gian. Tuy nhiên trẻ nhỏ thường chỉ có những biểu tượng về những khoảng thời gian ngắn, trẻ vẫn thường nhằm lẫn các trạng từ thời gian như: trước tiên bây giờ, hiện nay, sau đó, hôm nay, ngày mai, hôm qua, trẻ thường sử dụng các trạng từ như: lâu, nhanh, khi đó, bây giờ, đã lâu, sắp tới một cách dễ dàng, ý nghĩa của các từ đó xuất phát từ thực tiễn cuộc sống của trẻ. Trẻ 0-3 tuổi diễn đạt độ dài thời gian dưới dạng chung không xác định như “Nhanh”, “Chậm”. - Trẻ càng lớn thì càng thể hiện hứng thú tìm hiểu thời gian, điều này thể hiện rất rõ qua lời nói và các câu hỏi của trẻ. Ví dụ: trẻ rất có hứng thú tìm hiểu đồng hồ, trẻ thường hỏi: “Khi nào là ngày mai?”, “Kim ở số này thì bây giờ là mấy giờ?”, hay trẻ thường xuyên sử dụng các từ như: Hôm nay, hôm qua, ngày mai - Cùng với lứa tuổi những biểu tượng thời gian phát triển mạnh ở trẻ. Những kết quả nghên cứu cho thấy trẻ từ 0-3 tuổi chưa nắm đươc thời gian quá khứ và tương lai, bắt đầu lên tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) trẻ mới phân biệt được quá khứ, hiện tại, tương lai và chúng gắn liền với các sự kiện cụ thể. Độ dài thời gian không chỉ được trẻ lĩnh hội bằng cảm nhận, mà bằng cả sự suy luận. Tuy nhiên những biểu tượng thời gian ở trẻ mẫu giáo mang tính cụ thể, chúng thường gắn với những hiện tượng, sự kiện cụ thể nào đó. - Trẻ mẫu giáo rất có hứng thú với các mỗi quan hệ thời gian, trẻ xác định chúng dựa vào sự kiện gắn với những chỉ số thời gian nhất định, ví dụ: “Sao không đi học? Hôm nay là chủ nhật à?”. Trẻ 5 tuổi đã thiết lập đúng các mối liên hệ giữa các sự kiện lặp đi lặp lại theo thời gian, như: “Buổi sáng – đó là trước bữa ăn”, “buổi chiều – đó là khi mẹ đi làm về”. Trẻ thường xác định thời điểm diễn ra các sự kiện bằng những sự kiện cụ thể khác, ví dụ: “Khi nào chúng ta ngủ dậy mới được phát quà”. 174
  42. - Cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm định hướng thời gian, những biểu tượng thời gian của trẻ còn được hình thành dựa trên những hiện tượng thiên nhiên khách quan như: “Bây giờ là buổi sáng, trời sáng, ông mặt trời thức dậy”, “Tối – đó là khi trời tối, tất cả mọi người đều ngủ” Trẻ đã định vị đúng thời gian diễn ra các buổi trong ngày gắn với những hoạt động luôn diễn ra trong các buổi đó, hoặc dựa trên một số sự kiện quen thuộc tạo cho trẻ những ấn tượng cảm xúc và sự hấp dẫn như: “Tết – đó là mùa xuân”, “Đi tắm biển – mùa hè” - Trẻ mẫu giáo đều có biểu tượng về các chuẩn đo thời gian như: giờ, ngày, tuần lễ, tháng bởi những biểu tươợn về độ dài của chúng được hình thành dần trong quá trình các hoạt động khác nhau. Những kiến thức về các thước đo thời gian đó đợc trẻ lĩnh hội rất sinh động. Tuy nhiên những biểu tượng của trẻ về các khoảng thời gian ngắn như: phút, giây lại rất mờ nhạt, trừu tượng và chỉ thuần tuý là lời nói, vì vậy trong quá trình dạy trẻ cần cụ thể nó bằng những nội dung cảm tính. Trẻ mẫu giáo xác định tương đối chính xác những khoảng thời gian không dài và có biểu tượng nhất định về nó dựa tren kinh nghiệm của bản thân, trẻ biết rằng sau ngày nghỉ học sẽ học âm nhạc và học toán, trẻ chờ đón và chuẩn bị học nó. Tuy nhiên biểu tượng về những khoảng thời gian dài hơn nữa và biểu tượng về thời gian xa xưa của trẻ lại càng mờ nhạt. - Lời nói đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành biểu tượng thời gian. Lời nói diễn đạt các phạm trù thời gian khác nhau, khái quát và trừu tượng độ dài các khoảng cách thời gian khác nhau. Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo vốn từ chỉ thời gian tăng nhanh. Theo các nhà nghiên cứu thì vốn từ chỉ thời gian phát triển mạnh ở trẻ từ 5-7 tuổi, tuy nhiên sự phát triển vốn từ về các phạm trù thời gian riêng biệt diễn ra không đồng đều, trẻ hiểu kém nhất những trạng từ diễn đạt trình tự và độ dài thời gian và nắm tốt nhất những trạng từ chỉ tốc độ và sự định vị của các sự kiện trong thời gian. Điều đó chứng tỏ rằng những biểu tượng về tốc độ của trẻ thường mang tính trực quan hơn, dễ hình thành hơn những biểu tượng về độ dài. Tuy nhiên trẻ sẽ hiểu đợc ý nghĩa của những trạng từ chỉ thời gian một cách chính xác hơn nếu có sự hướng dẫn của người lớn. Tóm lại: 175
  43. + Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ bắt đầu nắm được các chuẩn đo thời gian. Vì vậy, trong quá trình dạy trẻ cần cụ thể nó bằng những nội dung cảm tính. Việc tích luỹ kinh nghiệm về độ dài những khoảng thời gian nhất định diễn ra các hoạt động trong cuộc sống của trẻ là con đường hình thành ở trẻ những kiến thức về các thước đô thời gian. + Lứa tuổi mẫu giáo là thời kì phát triển mạnh ở trẻ khả năng diễn đạt bằng lời các khái niệm thời gian. Việc trẻ sử dụng các cách diễn đạt riêng đó phụ thuộc vào những nội dung cụ thể của từng đơn vị chuẩn đo thời gian, phụ thuộc vào những dấu hiệu cơ bản đặc trưng cho nó. Dạy học là con đường chính để phát triển vốn từ chỉ thời gian cho trẻ. + Trẻ mẫu giáo có khả năng xác định chính xác thời điểm và thời lượng, có thể hình thành ở trẻ cảm giác thời gian trên cơ sở hình thành ở trẻ những phản xạ có điều kiện với thời gian. Vì vậy có thê dạy đo thời gian trên cơ sở đó làm quen trẻ với các chuẩn đo thời gian, và phát triển ở trẻ khả năng ước lượng độ dài khoảng thời gian. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN. 1. Nội dung và phương pháp dạy trẻ 3-4 tuổi định hướng thời gian a. Trẻ 3-4 tuổi cần dạy trẻ nhận biết, phân biệt và nắm tên gọi các buổi trong ngày như: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối và đêm. Hơn nữa, cần tác động đến trẻ hiểu và sử dụng đúng các từ chỉ thời gian diễn ra các sự kiện, hiện tượng như: đã, đang, sẽ, hay các từ chỉ độ dài và mối quan hệ thời gian như: lâu, nhanh, bây giờ, sớm hơn, muộn hơn giúp trẻ nắm được trình tự diễn ra các sự kiện, hành động b. Để hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ thì việc thực hiện chính xác chế độ sinh hoạt ngày đóng một vai trò quan trọng. Trong đó các hoạt động của trẻ diễn ra đúng thời điểm quy định và trong một thời lượng nhất định, điều đó tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm thời gian, trên cơ sở đó hình thành ở trẻ những biểu tượng về thời điểm, thời lượng diễn ra các hoạt động quen thuộc hàng ngày, hình thành ở trẻ tâm thế đối với thời gian diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ. - Việc hình thành biểu tượng thờigian cho trẻ chủ yếu diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, qua các tiết học khác nhau trong trường mầm 176
  44. non như: hình thành biểu tượng toán, làm quen trẻ với môi trường xung quanh, làm quen trẻ với tác phẩm văn học Để trực quan hoá thời gian cho trẻ giáo viên cần sử dụng các dấu hiệu cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ và những người xung quanh trẻ, những dấu hiệu thiên nhiên đặc trưng cho những khoảng thời gian dạo chơi hay hoạt động ngoài trời giáo viên nên kết hợp tổ chức cho trẻ quan sát các dấu hiệu thiên nhiên và các dấu hiệu về cuộc sống con người vào các buổi trong ngày như: quan sát bầu trời, vị trí, màu sắc mặt trời, sắc thái không gian, cây cối trong môi trường xung quanh trẻ. Quan sát các hoạt động của bản tâhn trẻ trong trường mầm non ở các thời điểm vào các khoảng thời gian khác nhau trong ngày qua đó giúp trẻ thấy được những dấu hiệu đặc trưng cho các buổi trong ngày. Trong thời gian trò chuyện với trẻ bằng các câu hỏi như: Buổi sáng cháu thường làm gì?, khi nào cháu đến trường mầm non? Buổi tối cháu thường làm gì? Khi nào cả nhà cháu đi ngủ? giáo viên hướng sự chú ý của trẻ tới các dấu hiệu đặc tưng cho các khoảng thời gian nhằm khắc sâu chúng cho trẻ. -Với mục đích chính xác, mở rộng và làm phong phú hơn những biểu tượng thời gian đã có ở trẻ, giáo viên cần kết hợp sử dụng tranh, ảnh, bằng hình như: các bức tranh, ảnh miêu tả những hoạt động của trẻ hay các dấu hiệu thiên nhiên đặc trưng cho các buổi trong ngày. Ngoài ra giáo viên nên tổ chức cho trẻ luyện tập định hướng thời gian cũng như việc sử dụng tranh, ảnh hay chỉ sử dụng lời nói miêu tả những dấu hiệu đó. Giáo viên có thể tiến hành đàm thoại với trẻ về những dấu hiệu đặc trưng cho các khoảng thời gian trong ngày như: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối và đêm, trong quá trình đàm thoại giáo viên có thể kết hợp đọc chuyện, thơ, sử dụng đồng dao, câu đố c. Trên các tiết học giáo viên cần tiến hành củng cố, chính xác hoá những kiến thức về thời gian cùng với việc dạy trẻ nắm và sử dụng đúng các từ chỉ thời gian. Việc làm quen trẻ với các buổi trong ngày nên bắt đầu với các khoảng thời gian tương phản như: ban ngày – ban đêm, buổi sáng - buổi chiều. Trước hết nên cho trẻ xem tranh, ảnh miêu tả những dấu hiệu hiện tượng đặc trưng cho các buổi trong ngày. Tiếp theo, dựa trên những kinh nghiệm cuộc sống của trẻ và bằng các câu hỏi như: bức tranh vẽ buổi nào trong ngày? Khi nào ông mặt trời bắt đầu chiếu những tia sáng? Buổi sáng 177
  45. cháu thường làm gì ở trường mẫu giáo? Bố mẹ cháu làm gì vào buổi sáng? Giáo viên giúp trẻ tích cực nhớ lại thời điểm diễn ra các hoạt động quen thuộc của trẻ hoặc xác định thời gian diễn ra những hoạt động của trẻ hay các sự kiện vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. - Để củng cố những biểu tượng thời gian và kĩ năng dạy trẻ định hướng thời gian, giáo viên có thể sử dụng các trò chơi học tập dạng: “Khi nào xẩy ra sự việc này” Trong các trò chơi dạng này giáo viên mô tả những hoạt động của người lớn và của trẻ, còn trẻ phải xác định những hoạt động hay sự kiện đó diễn ra vào buổi nào trong ngày, ví dụ: “Ông mặt trời thức dậy, bố mẹ đi làm còn trẻ em đến trường mầm non” – đó là buổi sáng, hay “mặt trời lên cao, trẻ em ăn cơm rồi cùng ngủ ở trường” (Buổi trưa) - Ngay từ lứa tuổi mẫu giáo bé cần hình thành ở trẻ những biểu tượng đầi tiên về tính luân chuyển của thời gian. Với mục đích đó cần dạy trẻ nắm và sử dụng đúng các từ chỉ thời điểm và trình tự diễn ra các hoạt động và các sự kiện khác nhau trong cuộc sống, như: vào thời gian tiết học hay thời gian dạo chơi giáo viên có thể hỏi trẻ: “Bây giờ chúng minh đang làm gì? Sau đó chúng minh sẽ làm gì?” (Bây giờ chúng mình học toán, còn sau đó sẽ đi dạo chơi) hay hỏi trẻ: “Khi nào mặt trời mọc?” (Buổi sáng), “Sau buổi sáng là buổi nào?”, “Vào buổi sáng chúng mình thường làm gì?” Vào buổi trưa làm gì?” . Kết quả trẻ thực hiện các bài tập xác định thời điểm và trình tự thời gian như vậy sẽ giúp giáo viên nắm dược mức độ nắm nhiệm vụ và sử dụng vốn từ chỉ thời gian của trẻ. Sự định hướng thời gian của trẻ gắn chặt chẽ với hoạt động tích cực của trẻ, vì vậy giáo viên cần thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện tập định hướng thời gian nhằm hình thành kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ và giúp trẻ dần dần sử dụng thành thạo các từ chỉ thời gian. 2. Nội dung và phương pháp dạy trẻ 4-5 tuổi định hướng thời gian a. Với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, giáo viên cần chính xác hoá những biểu tượng về buổi trong ngày cho trẻ (buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối và đêm), dạy trẻ thiết lập trình tự thời gian diễn ra các sự kiện cùng với việc sử dụng các từ chỉ trình tự thời gian diễn ra các sự kiện như: đã, đang, sẽ, bây giờ, muộn hơn, sau đó, sớm hơn, hôm nay, hôm qua, ngày mai. Hơn nữa cần dạy trẻ mẫu giáo nhỡ nắm kiến thức và sử dụng đúng các từ diễn đạt thời lượng và tốc độ diễn ra các hành động theo thời gian như: lâu – không lâu, 178
  46. nhanh - chậm, dạy trẻ diễn đạt trình tự lôgic của các sự kiện, hành động trong những nội dung mà trẻ hiểu. b. Việc làm quen trẻ mẫu giáo nhỡ với một số khoảng thời gian chủ yếu diễn ra trên cơ sở cảm nhận. Giáo viên giảng giải cho trẻ về những việc trẻ thường làm vào buổi sáng, trưa, chiều Để dạy trẻ cần sử dụng các biện pháp dạy học phong phú như: quan sát, xem tranh, ảnh, đàm thoại, đọc thơ, truyện và sử dụng các trò chơi học tập. Để làm quen trẻ với trình tự các buổi trong ngày, giáo viên có thửa dựa vào trình tự diễn ra các bữa ăn của trẻ và mọi người xung quanh để thiết lạp trình nàt, như : ăn sáng - buổi sáng, ăn trưa - buổi trưa ’ hoặc dùng tranh ảnh về những hoạt động đặc trưng cho các buổi khác nhau trong ngày, cắt và dán nó theo trình tự trong thời gian diễn ra, rồi dùng các mũi tên để liên kết chúng lại với nhau tạo thành mô hình biểu thị trình tự diễn ra các khoảng thời gian trong ngày. - Với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi, giáo viên có thể sử dụng các kí hiệu tượng trưng và các mô hình để dạy trẻ, ví dụ: có thể sử dụng các kí hiệu là những hình chữ nhật với các màu xanh, trắng, vàng, xám, đen để tượng trưng cho các buổi trong ngày. Việc tổ chức cho trẻ thực hành luyện tập thiết lập trình tự diễn ra các buổi trong ngày với những hình chữ nhật tượng trưng đó có tác dụng giúp trẻ nắm được được tính luân chuyển theo chu kì của thời gian. Tuy nhiên việc sử dụng mô hình thời gian, như: mô hình ngày bằng một đường tròn nối các hình chữ nhật tượng trưng sẽ mang lại hiệu quả hơn trong công việc giúp trẻ nắm được tính luân chuyển của thời gian. Khi hành động với mô hình ngày trẻ sẽ dễ dàng hiểu rằng, ngày có thể bắt đầu từ khoảng thời gian bất kì, một ngày trôi qua và ngày khác lại đến, nhờ vậy mà trẻ có biểu tượng đầy đủ về ngày. c. Trên cơ sở biểu tượng về ngày, giáo viên tiến hành cho trẻ làm quen với sự thay đổi của các ngày và qua đó trẻ hình thành biểu tượng về hôm qua, hôm nay và ngày mai. Giáo viên giải thích kèm theo ví dụ cụ thể cho trẻ thấy răng, ngày đang diễn ra là hôm nay, ngày vừa trôi qua là hôm qua và ngày sắp đến là ngày mai. Để củng cố những biểu tượng đó giáo viên cần tiến hành đàm thoại với trẻ nhi: “ hôm nay cháu đã làm gì? Hôm nay cháu sẽ làm gì? Ngày mai cháu sẽ làm gì?”. Trên tiết học bằng trò chuyện giáo viên hình thành cho trẻ biểu tượng về hôm qua, hôm nay và ngày mai trên cơ sở trình tự 179