Giáo trình Phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ em (Phần 2)

pdf 58 trang ngocly 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ em (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_cham_soc_ve_sinh_tre_em_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ em (Phần 2)

  1. Chương V TỔ CHỨC VỆ SINH TRONG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON 1. TỔ CHỨC VỆ SINH TRONG QUÁ TRÌNH LUYỆN TẬP CHO TRẺ. 1.1. Tổ chức vệ sinh trong giờ thể dục và trò chơi vận động cho trẻ mầm non Việc luyện tập một cách hệ thống có tác dụng phát triển tất cả các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, trước hết là cơ quan vận động ( làm tăng hưng phấn của các cơ, tăng nhịp độ vận động cũng như khả năng điều kiển vận động, tăng cường lực cơ và sự mềm dẻo của cơ thể nói chung). Tính tích cực hoạt động của các cơ sẽ dẫn đến việc tăng cường hoạt động của tim mạch. Hoạt động bình thường của hệ tim mạch đảm bảo cung cấp đầy đủ ôxy và các chất cần thiết khác cho cơ thể. Ngay từ những tháng đầu tiên, có thể treo các đồ chơi có màu sắc sặc sỡ trển giường của trẻ để chúng có thể dùng tay với vật. Trên sàn nhà cũng có thể đặt các đồ chơi hấp dẫn trẻ, Khi cố gắng trườn người tới để lấy đồ chơi, trẻ sẽ nhanh chóng có dược kĩ năng lật người, sập, nghiêng hai bên sườn, biết bò, ngồi Việc xoa bóp, thể dục tích cực và thụ động cũng có ý mghĩa lớn đối với việc phát triển các nhóm cơ và cơ quan vận động của trẻ. Với trẻ trước 1 tuổi, có thể tổ chức giờ học hằng này từ 5 – 8 phút. Trẻ 3 tháng tuổi, khi sự tăng trưởng lực sinh lí các chỗ gấp của tay và chân diễn ra, có thể tiến hành các bài tập thụ động : co giãn đầu gối, khuỷu tay, thắt lưng và các khớp khác; lật nghiêng, ngửa, sấp. Đối với trẻ từ 2 – 3 tuổi, có thể tổ chức giờ học phát triển vận động cho trẻ theo nhóm hoặc cá biệt : nhóm 8 – 10 trẻ ( với trẻ 2 tuổi) và 10 – 14 trẻ ( với trẻ 3 tuổi). Thời gian học tăng từ 12 – 15 phút đến 18 -20 phút.
  2. trẻ 3 – 4 tuổi, có thể tổ chức thể dục với 3 phần : khởi động ( chuẩn bị cơ thể); trọng động ( các bài tập phát triển chung, trò chơi vận động và vận động cơ bản được lựa chọn căn cứ vào ảnh hưởng của nó lên toàn bộ cơ thể như tay, ngực, đầu, vai, lưng ) hội tĩnh ( giúp cơ thể thư giãn để lấy lại trạng thái ban đầu). Dung lượng của các bài tập và trò chơi vận động cần phải phân bố đều sao cho việc luyện tập các cơ không được quá căng thẳng. Đối với các bài tập thể lực đồi hỏi việc tăng cường sự hô hấp, cần theo dõi sao cho trong suốt thời gian luyện tập thể dục, trẻ luôn thở bằng mũi. Thời gian dành cho tiết học theo độ tuổi là : 15 – 20 phút ( trẻ 3 – 4tuổi); 20 - 25 phút ( trẻ 4 – 5 tuổi); 25 – 30 phút ( trẻ 5 – 6 truổi). Để tăng cường cảm xúc chung cho trẻ, tạo ra cảm giác nhịp độ có thể tổ chức các bài tập thể dục theo nhạc. Các tiết học thể dục nên tổ chức trong phòng riêng, diện tích trung bình 3m2/1 trẻ và có các trang thiết bị đặt cố định cho trẻ luyện tập. Về mùa he, nên tổ chức cho trẻ vận động ngoài trời. Khi trẻ luyện tập thể dục, nên sử dụng quần áo và giày thể thao cho trẻ vì nó nhẹ nhàng, không làm cản trở vận động. 1.2. Tổ chức vệ sinh hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non Trẻ lữa tuổi mầm non có thể tham gia những công việc trực nhật đơn giải như lao động ngoài trời ( gieo hạt, trồng cây, tưới hoa, xới đất, nhổ cỏ, nhặt rác. ) Do vậy cần tổ chức các hoạt động này cho trẻ theo kế hoạch nhất định ( về thời gian và mức độ) Trẻ 6 tuổi có thể nâng và di chuyển vật năng khoảng 1,5 – 2kg trong khoảng cách nhất định hoặc xách thùng tưới có dung lượng 2 -3 lít. Tuyệt đối không cho trẻ xách nước một bên, mà nên xách 2 bên cho cân đối. Trong trường hợp này, dung tích các xô nước giảm đi một nửa ( 1 – 1,5lít), trọng lượng nước phân phối đều hau bên vai cho nên có thể phòng ngừa tư thế sai lệch. Khi trẻ khiêng nước, trong lượng thùng nước sẽ gấp đôi so với thùng nước do một trẻ xách ( 2,5 – 3kg). Trẻ cũng có thể sử dụng xe đẩy và lúc này mỗi trẻ có thể mang 1,5 – 2kg.
  3. Trẻ 5 – 6 tuổi có thể tham gia xới đất cùng giáo viên khoảng 10 phút mỗi lần. Cần quan sát sao cho trẻ làm việc ở nhịp độ nhất định, không nên cố gắng sức, làm trẻ quá mệt. Để đề phòng tai nạn khi tham gia luyện tập thể dục, lao động cho trẻ, giáo viên nên thường xuyên kiểm tra các dụng cụ thể dục, lao động của trẻ. 2. GIÁO DỤC TƯ THẾ CHO TRẺ EM Đối với lứa tuổi mầm non, việc củng cố cơ quan vận động trụ cột nhằm tạo điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển toàn bộ cơ thể nói chung và hình thành tư thế đúng nói riêng. 2.1. Tư thế và vai trò của tư thế đối với cơ thể Tư thế là vị trí bình thường của cơ thể khi ngồi, đứng, đi được hình thành từ tuổi nhà trẻ. Tư thế bình thường và đúng đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của hệ vận động nói riêng và toàn cơ thể nói chung Tư thế đúng có đặc điểm : cột sống có đường cong tự nhiên vừa phải, hai xương bả vai được bố trí song song và đối xứng nhau ( không chìa các cạnh ra rõ) hau vai mở rộng, hai chân thẳng và vòm bàn chân bình thường ( hình 6) Những người có tư thế đúng thường có thân hình cân đối: đầu giữ thẳng, các cơ chắc và co giãn dễ dàng, bụng thon, vận động dứt khoát, nhanh nhẹn và tự tin. Tư thế đúng thể hiện sự phát triển thể chất tốt. Khi trạng thái cơ thể giảm sút, sẽ làm biến dạng các vị trí khác nhau ở hệ xương, phát triển không đầy đủ
  4. hoặc không đều của các cơ, giảm trương lực cơ thường dẫn đến sai lệch tư thế. Tư thế sai có ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan bên trong : làm cản trở hoạt động của tim, phổi, sự tiêu hoá thức ăn, giảm sự trao đổi khí ở phổi, giảm sự trao đổi chất trong cơ thể, xuất hiện hiện tượng đau đầu, gia tăng sự mệt mỏi, giảm cảm giác ngon miệng, trẻ trở nên quấy khóc, uể oải, sợ các trò chơi vận động. 2.2. Phân loại tư thế sai Các dấu hiệu của tư thế không đúng là: lưng gù do tăng đường cong tự nhiên của cột sống ở phần ngực, hoặc là ở phần bụng ( ưỡn), cũng như cong vẹo cột sống ở phần hông và hai bên sườn. Trong thực tế, thường gặp các biểu hiện tư thế không đúng sau đây: - Tư thế vai xuôi (1): xuất hiện do sự phát triển của hệ cơ yếu, trước hết là cơ lưng. Ở tư thế này, đầu và cổ gập về phía trước, lồng ngực bị ép lại, hai vai so lại và nhô ra trước, bụng hơi vươn ra trước. - Tư thế gù (2) : Tất cả các dấu hiệu ở tư thế vai xuôi thể hiện rõ hơn, các cơ phát triển yếu, có sự thay đổi các dây chằng của cột sống : các gân giãn ra, kém đàn hồi, đường cong tự nhiên của cột sống ở phần ngực tăng lên rõ rệt. - Tư thế ưỡn (3): có biểu hiện đường cong của cột sống vươn ra rõ rệt ở vùng thắt lưng, đường cong ở cổ giảm, bụng ưỡn phình ra trước. Loại tư thế không đúng này thường gặp ở trẻ mẫu giáo vì ở lữa tuổi này các cơ bụng phát triển yếu. - Tư thế vẹo ( 4, 5): Có biểu hiện sự phát triển không cân đối hai vai, xương bả vai, xương chậu Căn cứ vào mức độ phát triển của cơ, xương, dây chằng dẫn đến các tư thế không đúng, có thể phân ra 3 loại tư thế sai sau đây: Loại 1: Chỉ có sự thay đổi các trương lực cơ, tất cả các biểu hiện biến dạng của xương không xuất hiện khi trẻ đứng thằng. Sự sai lệch này có thể khắc phục khi trẻ tham gia luyện tập có hệ thống để củng cố các cơ.
  5. Loại 2: Sự thay đổi xuất hiện ở các dây chằng của cột sống. Sự thay đổi này có thể khắc phục khi tham gia vào các bải tập thể dục trong thời gian dài dưới sự giám sát của các nhân viên y tế trong phòng tập chuyên môn. Loại 3: Sự thay đổi rõ rệt ở các xương và sụn của cột sống. Sự phá huỷ này không thể khắc phục bằng các biện pháp thể dục thông thường hay vật lí trị liệu. Ở lứa tuổi mầm non, sự sai lệch tư thế thường gặp ở những trẻ kém phát triển về thể chất, trẻ bị còi xương, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng trẻ có khả năng nghe và nhìn kém. Sự xuất hiện tư thế sai ở lứa tuổi mẫu giáo có thể gây ra nhưng biến loạn trầm trọng ở hệ xương sau này. Do vậy, cần có các biện pháp phòng chống cho trẻ ngay từ nhỏ, tạo điều kiện để phát triển cơ thể trẻ một cách đúng đắn. 2.3. Các biện pháp phòng ngừa sai lệch tư thế cho trẻ mầm non Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên đặt trẻ nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi trẻn giường có đệm quá mềm hoặc võng ( đặc biệt là trẻ còi xương) Trẻ 10 tháng tuổi, không được đứng lâu. Khi trẻ mới học đi, không nên dắt trẻ bằng một tay. Vì như vậy, cơ thể trẻ sẽ ở trạng thái không cân xứng. Trẻ nhỏ không nên đứng hoặc ngồi xổm hay đứng lâu trên một chân, đi ở khoảng cách quá xa ( đi dạo chơi, thăm quan), mang vác các vật nặng. Các đồ dùng làm bằng gỗ cho trẻ cần tương ứng với chiều cao, tỉ lệ cơ thể của trẻ. Ngoài ra cần chú ý đến tư thế của trẻ trong mọi hoạt động: học tập, vui chơi, lao động Quần áo của trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư thế đúng cho trẻ. Quần áo không nên chặt làm cản trở tư thế bình thường của cơ thể, gây khó khăn cho trẻ khi vận động. Trạng thái bàn chân có ảnh hưởng đến việc hình thành tư thế đúng của trẻ. Phần lớn hình dáng bàn chân phụ thuộc vào trạng thái của các cơ và dây chằng ở bản chân. Ở trạng thái bình thường, bàn chân dựa vào mép ngoài của bàn chân. Vòm chân hoạt động chủ yếu như chiếc lò xo, nhờ nó sự mềm dẻo của dáng đi
  6. được đảm bảo. Nếu các cơ giữ cho hình dáng bình thường của vòm chân bị yếu đi thì tất cả trọng lượng của cơ thể đè nặng lên các dây chằng, làm nó giãn ra và bàn chân của trẻ bị bẹt. Tuy nhiên, đối với trẻ 3 – 4 tuổi, đệm mỡ ở bàn chân phát triển nhanh, vì vậy, không thể xác định hình dáng bàn chân bằng vết ấn của bàn chân được. Khi trẻ bị bàn chân bẹt, chức năng tựa của bản chân bị phá huỷ, sự lưu thông máu bị giảm đi, do vậy, trẻ cảm thấy đau ở bản chân, đôi khi chân bị co giật, bàn chân ra nhiều mồ hôi, lạnh và thâm tím. Cảm giá đau không chỉ gặp ở bàn chân, các cơ mà còn thấy ở các khớp chân và thắt lưng. Sự nén ở bản chân làm ảnh hưởng đến vị trí của xương chậu và cột sống, dẫn đến sai lệch tư thế. Những trẻ bị bàn chân bẹt, khi đi thường vung tay rộng ra hai bên, dậm mạnh chân lên đất, dáng đi của chúng không thoải mái, rất gò bó. Nguyên nhân của bàn chân bẹt chủ yếu là do trẻ bị còi xương, cơ thể yếu, sự phát triển thể chất diễn ra chậm hoặc trẻ quá béo dẫn đến bàn chân phải chịu sức nặng quá mức của cơ thể. Bàn chân bẹt sẽ phát triển nhanh nến trẻ bắt đầu học đứng và đi quá lâu ( trẻ 10 – 12 tháng), nhất là chúng đi trên đường thẳng, cứng và đi giày quá mềm. Sự biến dạng bàn chân có thể xuất hiện sau khi trẻ bị bại liệt, chấn thương các cơ, dây chằng và xương chân Những trẻ bị bàn chân bẹt có cảm giác đau rất rõ khi chạy, nhảy do sự giảm chức năng đàn hồi của vòm chân ( có tác dụng giảm sự va đập). Khi bị bàn chân bẹt, thậm chí ở mức độ nhẹ nhất thì giày dép rất dễ chật ( đặc biệt ở phía bên trong của đệm và gót). Về buổi chiều, trẻ cảm thấy đau chân và giày bị chật hơn so với buổi sáng do đi đứng nhiều và bàn chân chịu trọng lượng lớn của cơ thể nên bị biến dạng và dài ra. Để đề phòng bàn chất bẹt cho trẻ, không nên sử dụng giày, dép quá chặt. Giày dép cần có kích thước phù hợp với bàn chân của trẻ, ôm vừa bàn chân, đằng sau cứng, đế mềm, gót thấp ( không quá 8mm), mũi giày rộng. Khi ở trong nhà, không nên cho trẻ đi giày quá ấm vì chân thường xuyên bị nóng sẽ làm yếu các dây chằng ở bản chân, làm cho bàn chân càng dễ bị bẹt thêm.
  7. Nên tổ chức cho trẻ luyện tập các bài luyện cơ chân thường xuyên như: đi trên mũi, gót, mé trong và ngoài của bàn chân; chơi bóng; đứng lên, ngồi xuống trên gậy. Bài tập có thể kéo dài từ 10 – 20 phút tuỳ thuộc vào lứa tuổi. Thường xuyên ngâm chân bằng nước mát kết hợp xoa bóp cũng góp phần củng cố bàn chân, đặc biệt là các cơ ở đệm bàn chân và mép ngoài của bàn chân. Ngoài ra có thể cho trẻ đi bộ trên đắt không bằng phẳng như trên cát, sỏi, thảm cỏ Ở trạng thái này, chân của trẻ không phải nâng trọng lượng cơ thể chỉ bằng mép ngoài của nhân, ngón chân, do vậy nó có thể củng cố vòm chân. Khi mới bị chân bẹt, các dấu hiệu yếu vòm chân chưa rõ, có thể dùng miếng lót giày ( còn gọi là gót giày chỉnh hình) để khắc phục hình dạng của bàn chân. Gót giày chỉnh hình được làm từ thạch cao, có kích thước phù hợp với bàn chân của trẻ, do bác sĩ chỉnh hịnh tự tạo ra. Đối với trẻ bị sai lệch tư thế và bàn chân bẹt, cần tổ chức các bài tập chữa trị chuyên biệt không it hơn 2 lần trong ngày dưới sự giám sát của cán bộ y tế. 3. RÈN LUYỆN CƠ THỂ CHO TRẺ BẰNG CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN 3.1. Bản chất của sự rèn luyện cơ thể. a. Khái niệm Mọi sinh vật nói chung, con người nói tiêng đều phải sống trong những môi trường tự nhiên nhất định như: không khí, ánh sáng, nước, đất Con người phải có khả năng thích nghi với những điều kiện luôn thay đổi của môi trường để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường đó. Vì vậy, con người nói chung, trẻ em nói riêng cần phải rèn luyện cơ thể thường xuyên. - Rèn luyện cơ thể là nâng cao sức chịu đựng của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. Mục đích của sự rèn luyện là tạo điều kiện cho các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể có khả năng nhanh chóng thay đổi hoạt động phù hợp với sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Đối với trẻ nhỏ, cơ thể còn non nớt, các cơ quan và hệ cơ quan chưa hoàn thiện, nên trẻ thường chịu tác động xấu của môi trường bên ngoài, đặc biệt là tác
  8. động của nhiệt độ. Vì vậy, việc rèn luyện cơ thể cho trẻ nhỏ chủ yếu là làm quen với nhiệt độ thấp. Hơn nữa, phần nhiều các bệnh ở lứa tuổi này là do cơ thể trẻ bị lạnh ( các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá ) b. Cơ sở sinh lí của sự rèn luyện Khả năng thích nghi của cơ thể với sự thay đổi của môi trường được hình thày bằng cách lặp lại nhiều lần các tác động của một số yếu tố nào đó ( nóng, lạnh ) hay nói cách khác, rèn luyện diễn ra theo cơ chế phản xạ có điều kiện. Việc thành lập phản xạ có điều kiện trong cơ thể diễn ra như sau: Khi có kích thích tác động vào cơ thể, cơ thê sẽ có phản ứng lại kích thích đó: trước hết, kích thích được truyền theo dây thần kinh hướng tâm đến trung ương thần kinh; sau đó trung ương thần kinh phân tích kích thích; cuối cùng, là sự truyền phản ứng trả lời của thần kinh trung ương về chỗ bị kích thích. Lúc này cơ thể mới được bảo vệ khỏi những tác động xấu của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, trong thời gian chờ phản ứng trả lời phù hợp với tác động của kích thích, cơ thể đã phải chịu tác động xấu của môi trường bên ngoài. Mức độ tác động của môi trường tới cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào khả năng điều khiển của hệ thần kinh. Khả năng này phụ thuộc vào kinh nghiệm đã được rèn luyện của trẻ, nghĩa là phụ thuộc vào mức độ lặp lại kích thích. Quá trình này diễn ra như sau: - Kích thích mới, lạ ( lần 1): cơ thể cần một thời gian nhất định mới có được phản ứng trả lời phù hợp với tác động bên ngoài. Lúc này, ở cơ thể diễn ra quá trình tiếp nhận kích thích, phân tích kích thích, trả lời kính thích dưới sự điều khiển của trung ương thần kinh. Trong thời gian này, cơ thể sẽ chịu tác động xấu của môi trường hơn. - Kích thích được lặp lại ( lần 2, 3 ): thời gian mà cơ thể chờ phản ứng trả lời phù hợp với tác động của kích thích bên ngoài giảm dần, nên cơ thể sẽ ít bị tác động xấu của môi trường hơn. - Kích thích được lặp lại nhiều lần ( lần thứ n) : trung ương thần kinh hần như đã quen với tác động của kích thích nên nhanh chóng điều khiển phản ứng trả lời cho phù hợp với những tác động bên ngoài. Lúc này, cơ thể không còn
  9. chịu tác động xấu của môi trường nữa. Điều kiện bên ngoài có thay đổi, thì ảnh hưởng của nó đến cơ thể cũng không đáng kể. Nói cách khác, sức chịu đựng cảu cơ thể đối với môi trường đã được nâng cao. Trẻ càng nhỏ thì quá trình điều khiển nhiệt trong cơ thể càng kém, khi điều kiện môi trường không thuận lợi, trẻ càng dễ bị nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Hiện tượng này xảy ra là do ở trẻ nhỏ, tỉ lệ diện tích da/ trọng lượng cơ thể lớn, da của trẻ ( đặc biệt là lớp gốc da) rất dày, đường kính các mao mạch ở da lớn hơn người lớn. Vì vậy, với khả năng thích nghi kém, sự truyền kích thích tới thần kinh trung ương và phản ứng trả lời của chúng diễn ra chậm hơn và không triệt để. Cơ thể trẻ nhỏ thường không kịp điều chỉnh và bảo vệ khỏi các tác động nóng hay lạnh của môi trường nên trẻ nhỏ cần đến sự bảo vệ nhân tạo để tránh những kích thích lạnh hay nóng quá với mục đích phòng ngừa các bệnh tật khác nhau. c. Ý nghĩa của sự rèn luyện Rèn luyện có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển và hoàn thiệt cơ thể trẻ nhỏ. Bởi vì, trong quá trình rèn luyện diễn ra sự thay đổi rất phức tạp ở cơ thể: Các tế bào da, màng nhầy, mao mạch, đầu dây thần kinh có liên quan đến trung ương thần kinh có thể điều khiển hoạt động nhanh chóng và hợp lí, phù hợp với sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Các quá trình sinh lí xảy ra trong tế bào và trong cơ thể ( trong đó có sự co giãn các ống dẫn máu) nhanh hơn, tiết kiệm và hoàn thiện hơn. Ngoài ra, khi cơ thể được củng cố do rèn luyện, da và màng nhầy trở nên kém nhảy cảm với các vi sinh vật gây bệnh, khả năng chống đỡ bệnh tật cảu cơ thể được tăng cường ( các vi sinh vật chậm phát triển, lượng độc tố giảm xuống ) Kết quả của rèn luyện là trẻ nhỏ trở nên kém nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, các vi sinh vật gây bệnh và có khả năng phòng chống được các bệnh truyền nhiễm. Những trẻ được rèn luyện thường có cơ thể khoẻ mạnh, ăn ngon, ngủ tốt, luôn vui vẻ, bình tĩnh, hưng phấn cao và khả năng là việc cũng
  10. cao hơn. Tuy nhiên, các kết quả này chỉ có thể đạt được khi thực hiện đúng các yêu cầu của rèn luyện. Rèn luyện ở lứa tuổi mẫu giáo được coi là phương tiện giáo dục thể chất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Các phương tiện rèn luyện tốt nhân có trong môi trường tự nhiên là không khí, các tia mặt trời và nước. 3.2. Các nguyên tắc rèn luyện Tác dụng của rèn luyện đối với cơ thể chỉ đạt được nếu tổ chức rèn luyện hợp lí. Muốn vậy trong quá trình rèn luyện cần tuyệt đối tuân thep các nguyên tắc rèn luyện sau đây. a. Tăng dần mức độ tác động Rèn luyện chỉ đem lại kết quả mong muốn nếu tăng dần mức độ tác động về cường độ và thời gian. - Xác định mức độ tác động ban đầu: Mức độ tác động đầu tiên phải có cường độ và thời gian thích hợp để có thể gây ra nhưng chuyển biến tối thiểu ở cơ thể. Các chuyển biến này diễn ra trước hết ở hệ tuần hoà và hô hấp vì vậy đây là hệ cơ quan rất nhảy cảm với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Do vậy trong 3 mức độ có thể xảy ra khi môi trường tác động tới cơ thể, thì tác động gây ra chuyển biến tối thiểu là mức độ tác động “ vừa” nghĩa là có sự chuyển biến đôi chút ở hệ tuần hoàn và hô hấp. Đây là mức độ tác động có ý nghĩa rèn luyện - Xác định tốc độ luân chuyển của các tác động: Tác động được lặp lại đến khi những chuyển biến tối thiểu của cơ thể dần dần biến mất và có thể chuyển đến mức độ tác động tiếp theo. Lúc này, chuyển biến tối thiểu lại xuất hiện khi ta tăng tác động lên mức độ cao hơn. Tốc độ luân chuyển từ tác động này đến tác động khác phụ thuộc vào lứa tuổi, trạng thái sức khoẻ, đặc điểm cá biệt của hệ thần kinh, kinh nghiệm sống của trẻ cũng như mức độ thích ứng của cơ thể trẻ với các tác động rèn luyện. b. Rèn luyện liên tục và hệ thống
  11. - Rèn luyện có hệ thống là tiến hành rèn luyện theo một kế hoạch nhất định, bắt đầu từ những biện pháp rèn luyện có tác động yếu hơn đến các tác động mạnh hơn, và phối hợp các phương tiện rèn luyện với nhau để tăng cường tác động đến cơ thể. Việc lập kế hoạch rèn luyện cần phải dựa vào lứa tuổi, điều kiện thời tiết, các hoạt động và sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non. - Rèn luyện liên tục là rèn luyện không được nghỉ khi chưa hết đợt rèn luyện. Chỉ được dừng các biện pháp rèn luyện khi thấy cơ thể trẻ không có khả năng tiếp nhận nữa. Ví dụ: khi thấy trẻ ra nhiều mồ hôi, da đỏ ửng, mạch nhanh, nhịp thở nhanh, sắc mặt tái, da và niêm mạc nhợt, rét run hoặc sau mỗi ngày tập luyện, trẻ có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, kém ăn, khó ngủ Cần phải rèn luyện liên tục và có hệ thống thì cơ chế thích ứng trong cơ thể mới dễ hình thành. Bởi vì, việc thành lập phản xạ có điều kiện đòi hỏi phải lặp lại các động tác rèn luyện với số lần nhất định và nếu chưa đủ số lần lặp lại các động tác thì cơ chế rèn luyện chưa được hình thành, khi việc rèn luyện bị giám đoạn, những kết quả rèn luyện ban đầu dần dần sẽ không còn có ý nghĩa đối với cơ thể và nó sẽ tiếp nhận các tác động rèn luyện tiếp theo không khác gì với các tác động ban đầu. Đối với trẻ nhỏ, cần phải rèn luyện liên tục và hệ thống mới hình thành thói quen, nề nếp cho trẻ. Mục đích của việc rèn luyện cơ thể cho trẻ nhỏ là tạo ra sự thích thú, phấn khởi đối với quá trình rèn luyện, làm cho trẻ có tình cảm tích cực đối với quá trình này, để khi lớn lên chúng sẽ có nhu cầu muốn được rèn luyện cơ thể hàng ngày. c. Rèn luyện tổng hợp - Rèn luyện tổng hợp là phải phối hợp các biện pháp rèn luyện với nhau. Ví dụ: có thể phối hợp các biện pháp sau đây với nhau: rèn luyện bằng không khí phối hợp với rèn luyện bằng tia mặt trời; rèn luyện bằng không khí phối hợp với rèn luyện băng nước, rèn luyện bằng không khí, nước, tia mặt trời phối hợp với nhau. - Rèn luyện tổng hợp còn có nghĩa là phối hợp các biện pháp rèn luyện với các hoạt động củng cố sức khoẻ của trẻ hằng ngày. Ví dụ: có thể phối hợp
  12. như sau: rèn luyện bằng không khí phối hợp với thể dục sáng, hoạt động học tập, dạo chơi chơi, tham quan ; rèn luyện bằng tia mặt trời phối hợp với dạo chơi, vận động ngoài trời, rèn luyện băng nước phối hợp với thể thao, vận động và các biện pháp vệ sinh Cần phải phối hợp các biện pháp rèn luyện vì mục đích cuối cùng của việc rèn luyện là giúp trẻ thích nghi với môi trường xung quanh. Việc phối hợp các biện pháp rèn luyện với các hoạt động hằng ngày sẽ giúp cho hiệu quả của rèn luyện dễ đạt đươck và cao hơn. Ngoài ra, việc phối hợp các biện pháp rèn luyện với các hoạt động hằng ngày nhằm củng cố sức khoẻ của trẻ, sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm bớt công sức cho giáo viên và trẻ. d. Rèn luyện cá biệt Rèn luyện cá biệt là phải chú ý đến trạng thái sức khoẻ, đặc điểm cá biệt hệ thần kinh và kinh nghiệm sống của trẻ. Do vậy, đối với các nhóm trẻ có trạng thái sức khoẻ khác nhau cần tiến hành rèn luyện theo cách khác nhau. - Trẻ nhóm I: tiến hành tất cả các biện pháp rèn luyện theo tâp thể - Trẻ nhóm II. Hạn chế các biện pháp rèn luyện cho trẻ theo tập thể - Trẻ nhóm III. Chỉ nên tiến hành rèn luyện cá biệt Ngoài ra, cần phải chú ý đến kinh nghiệp sống của trẻ. Những trẻ đã rèn luyện sẽ dễ thích ứng với các biện pháp rèn luyện hơn so với những trẻ chưa được rèn luyện. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm sinh hoạt của trẻ, do cách sống của gia đình, giúp trẻ tích luỹ kinh nghiệp rèn luyện. Môi trường sống ở từng địa phương cũng giúp cơ thể có cơ hội được rèn luyện khác nhau. Nếu chú ý đến đặc điểm cá biệt của trẻ thì tất cả mọi trẻ trong lớp đều có cơ hội để tiếp nhận các tác động rèn luyện vừa sức, không có trẻ nào phải chịu các tác động cao quá sức chịu đựng của chúng, cũng như các tác động không mang ý nghĩa rèn luyện đối với trẻ. e) Rèn luyện tích cực. Rèn luyện tích cực là phải chú ý đến trạng thái tâm lí của trẻ khi rèn luyện. Chỉ tiến hành rèn luyện cho trẻ khi trẻ tự nguyện, tự giác, thích thú, phấn khởi tiếp nhận các biện pháp rèn luyện. Khi trẻ có biểu hiện sợ hãi trước một
  13. biện pháp rèn luyện nào đó thì không được tiến hành rèn luyện cho trẻ. Không nên tiến hành rèn luyện có tính cưỡng bức đối với trẻ. Tính tích cực của trẻ trong quá trình rèn luyện có ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện. Bởi vì, khi trẻ tự giác, phấn khởi, hứng thú rèn luyện thì sự điều khiển của hệ thần kinh được tăng cường, tính linh hoạt của quá trình thần kinh tăng lên, mối liên hệ có điều kiện được hình thành nhanh chóng, hiệu quả chung của quá trình rèn luyện sẽ nhanh chóng đạt được. Ngược lại, khi trẻ không tự nguyện, hay bị ép buộc tham gia rèn luyện sẽ gây ra cảm giác sợ hãi cho trẻ, làm hệ thần kinh bị ức chế dẫn đến làm giảm tính linh hoạt sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ chế thích ứng khó hình thành, hiệu quả chung của quá trình rèn luyện khó đạt được. Trong quá trình tổ chức rèn luyện cho trẻ cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc rèn luyện trên. 3.3. Các phương tiện và biện pháp rèn luyện cơ thể cho trẻ em a) Rèn luyện với không khí. Không khí có tác dụng kích thích toàn bộ chức năng cơ thể, kích thích hệ tuần hoàn, hô hấp, chuyển hoá hồng cầu, huyết sắc tố, làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với nhiều loại bệnh. Không khí là phương tiện rèn luyện phù hợp đối với mọi trẻ và các mùa trong năm. Trong khí quyển, sự chuyển động của không khí được thực hiện có hiệu quả hơn trong phòng. Bề mặt da ở ngoài không khí bị ảnh hưởng mạnh hơn sẽ thúc đẩy hoạt động bảo vệ của cơ chế vận mạch (sự có giãn các mao mạch da). Sau quá trình rèn luyện không khí ngoài trời có hệ thống, ở trẻ sẽ hình thành khả năng thích nghi một cách hợp lý với các điều kiện nhất định của môi trường. Có các biện pháp rèn luyện bằng không khí sau đây: Sử dụng không khí. Sử dụng không khí với mục đích bảo vệ cơ thể cho trẻ được bắt đầu trong phòng đã thông thoáng khí tốt. - Sử dụng không khí trong phòng: Chỉ sử dụng không khí như một biện pháp rèn luyện trong điều kiện không khí sạch và trao đổi với bên ngoài. Có thể
  14. sử dụng không khí như một biện pháp rèn luyện cho trẻ ngay từ tuần đầu sau khi sinh. Để không khí sạch và trao đổi với bên ngoài, cần làm vệ sinh nền nhà và thông thoáng khi thường xuyên khi không có mặt trẻ trong phòng. - Sử dụng không khi ngoài trời: Dạo chơi ngoài trời trong không khí trong lành có ảnh hưởng lớn đến việc củng cố sức khoẻ của trẻ. Về mùa hè, toàn bộ hoạt động của trẻ nhỏ đều có thể tổ chức ngoài trời. Chỉ những ngày nóng nức, khi nhiệt độ không khí trên 300C thì nên để trẻ ở trong phòng đã thông thoáng khí vì nhiệt độ không khí trong phòng thường thấp hơn nhiệt độ không khí trong bóng râm vài độ. Mùa đông, khi nhiệt độ không khí ngoài trời không xuống quá thấp, tất cả mọi trẻ ở các lớp mẫu giáo đều có thể đi dạo ngoài trời ít nhất 30 phút. Trước khi cho trẻ ra ngoài nên thoa kem bảo vệ lên mặt. Khi trẻ ở ngoài trời, cần theo dõi sao cho quần áo, giày dép của trẻ đủ ấm, không cản trở hô hấp và vận động. Ngoài ra, có thể tổ chức các hoạt động khác ngoài trời như giờ học, lao động, Biện pháp sử dụng không khí ngoài trời có thể tiến hành đối với trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên. Cách tiến hành như sau: Trong những ngày thời tiết tốt, không lạnh hoặc nóng quá, nên cho trẻ ra ngoài trời ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Thời gian cho trẻ ra ngoài trời trong mỗi lần tăng dần tới mức tối đa ở các độ tuổi như sau: trẻ dưới 1 tuổi, thời gian tối đa là từ 10 đến 30 phút; trẻ từ 1 đến 3 tuổi thời gian tối đa là 30 đến 45 phút; trẻ từ 3 đến 6 tuổi thời gian tối đa là 45 đến 90 phút. Tắm không khí. Tắm không khí là sử dụng không khí tác động trực tiếp lên da của trẻ. - Tắm không khí trong phòng: Có thể tiến hành tắm không khi trong phòng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, trong điều kiện không khí trong phòng trung bình 250C. Tắm cho trẻ lần đầu vài phút, sau 2 – 3 ngày tăng thêm một vài phút, cho đến khi đạt thời gian tối đa là 30 phút. Tuy nhiên, thời gian tối đa có thể tắm cho trẻ chủ yếu phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của từng trẻ riêng biệt thông qua các phản ứng của trẻ trước các biện pháp rèn luyện. Khi tắm, cho trẻ mặc áo mỏng, cộc tay, quần ngắn Tắm kết hợp với vận động, xoa bóp.
  15. Trong khi trẻ tham gia rèn luyện bằng không khí trong phòng có thể sử dụng các bài tập thể dục: + Bài tập tích cực, ở “trạng thái bơi”, dựa trên phản xạ cổ. + Bài tập độc lập với sự cố định 2 chân. + Đặt trẻ nằm nghiêng một bên, đầu ngẩng lên hoặc cố định 2 chân. + Trẻ tập giữ hai tay vào lòng. + Bài tập nhảy tích cực. + Bài tập thụ động – bò - chuyển sang bài tập tích cực. - Tắm không khí ngoài trời: Tắm không khí ngoài trời cho trẻ rất tốt, nhưng do tác động của không khí đối với trẻ mạnh hơn so với biện pháp trước, nên cần tiến hành thận trọng đối với trẻ nhỏ. Chỉ tiến hành tắm không khí cho trẻ vào mùa xuân, hè, thu, khi nhiệt độ của không khí ngoài trời trung bình là 220C – 250C. Khi thời tiết ấm áp, có thể tiến hành tắm không khí cho trẻ ở các địa điểm tránh gió và tia Mặt Trời rọi trực tiếp lên cơ thể trẻ như: hiên nhà thoáng khí, tạo ra các địa điểm riêng biệt có mái che hoặc có bóng cây râm mát, cạnh rừng, bờ sông, bãi biển. Trong thời gian tắm không khí, bề mặt cơ thể chịu tác động của nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc chuyển động của không khí ngoài trời, các tia Mặt Trời. Tắm không khí được tiến hành sau bữa ăn khoảng từ 30 phút – 40 phút đối với trẻ nhỏ và sau bữa ăn từ 60 phút – 90 phút đối với trẻ lớn. Khi trẻ tắm không khí, nên kết hợp với xoa bóp, thể dục thụ động và tích cực (trẻ nhỏ), kết hợp với trò chơi vận động, lao động ngoài trời (trẻ lớn). Sự vận động tích cực sẽ hình thành nhiệt trong cơ thể, giúp cơ thể tránh được lạnh. Trẻ tắm không khí lúc đầu trong trang phục áo may ô, quần soóc, dép có quai hậu; sau đó chỉ mặc quần đùi và đi dép (nếu địa điểm tốt có thể cho trẻ đi chân đất). Thời gian tối thiểu và tối đa cho trẻ ra ngoài trời phụ thuộc vào lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và mức độ đã được rèn luyện ở trẻ. Cách tiến hành như sau: bắt đầu tắm không khí cho trẻ ở nhiệt độ nhất định, với thời gian tối thiểu của biện pháp tác động đầu tiên, sau 3 – 4 ngày sẽ tăng lên từ 2 – 3 phút và dần dần sẽ đạt thời gian tối đa. Đối với trẻ có sức khoẻ
  16. loại II cũng tham gia rèn luyện bằng không khí trong trang phục áo may ô, quần soóc và đi dép. Bảng 3. Chế độ tắm không khí cho trẻ từ 3 – 6 tuổi. Lứa tuổi (tháng) 3 - 12 12 - 36 36 – 72 Mức độ Nhiệt độ không khí tối thiểu (0C) 22 20 18 Thời gian tắm lần 1 (phút) 3 8 10 Thời gian tắm tối đa (phút) 30 60 60 - 120 b) Rèn luyện với tia Mặt Trời. Các tia Mặt Trời có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của cơ thể trẻ. Trong các tia Mặt Trời, ngoài tia nhìn thấy với các bước sóng khác nhau còn có các tia không nhìn thấy được như tia hồng ngoại và tia tử ngoại. Các tia Mặt Trời này đều có ảnh hưởng đến cơ thể con người. Dưới tác động của các tia Mặt Trời, các quá trình sinh lí và hoá học trong tế bào, mô xảy ra nhanh hơn, sự trao đổi chất nói chung được tăng cường, các lớp biểu bì dày thêm, số lượng các tế bào sắc tố tăng thêm, các tiền vitamin ở mặt da sinh ra vitamin D dễ hấp thụ cho cơ thể, chống còi xương, diệt vi khuẩn, trung giun sán. Ngoài ra, các tia Mặt Trời còn có tác dụng tăng cường trạng thái của cơ thể, giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt, tăng khả năng làm việc Tuy nhiên, các tia Mặt Trời chỉ có tác dụng tốt đối với cơ thể khi được sử dụng hợp lí. Nó có thể đưa đến hậu quả nghiêm trong như gây bỏng da, các bệnh về mắt và một số bệnh ở đường tiêu hoá, hô hấp Dưới tác động của tia Mặt Trời trong thời gian ngắn (đối với những trẻ chưa quen với tác động đó), có thể xuất hiện các vùng mẩn đỏ (bỏng độ I), nếu lâu hơn có thể xuất hiện các bỏng nước (bỏng độ II), và lâu hơn nữa sẽ làm cho da chết (bỏng độ III). Bỏng da do nắng, thậm chí chỉ ở mức độ I, nếu bỏng vùng da rộng có thể dẫn đến các phản ứng bệnh lí: nhiệt độ cơ thể tăng lên, xuất hiện cảm giác lạnh, rét run, các biểu hiện uể oải, lờ đờ, đau đầu, buồn nôn Vì vậy, khi tổ chức tắm nắng cho trẻ cần căn cứ vào lứa tuổi, trạng thái sức khoẻ Có thể tiến hành các biện pháp rèn luyện bằng tia Mặt Trời sau đây:
  17. - Tắm nắng: Tắm nắng là sử dụng trực tiếp bức xạ Mặt Trời. Đây là biện pháp có tác động đến cơ thể rất mạnh nên chỉ tiến hành đối với trẻ khoẻ mạnh và vào các mùa khác nhau. Cách tiến hành như sau. Tổ chức tắm cho trẻ khi nhiệt độ không khí ngoài trời không nóng quá, nhiệt độ không khí trong bóng râm từ 200C – 250C. Tổ chức tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng (nếu tắm 1 lần trong ngày) và buổi chiều (tắm 2 lần trong ngày). Thời điểm tắm thích hợp đối với các vùng như sau: ở đồng bằng, buổi sáng từ 7h30 đến 9h30, buổi chiều từ 16h30 đến 18h30; ở vùng núi, buổi sáng từ 9h30 đến 10h30, buổi chiều từ 15h30 đến 16h30. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể phụ thuộc vào nhiệt độ không khí ngoài trời. Thời gian tắm tối đa cho trẻ ở các độ tuổi như sau: Trẻ từ 3 – 6 tháng, thời gian tắm tối đa từ 5 đến 10 phút Trẻ từ 6 – 12 tháng, thời gian tắm tối đa từ 10 đến 20 phút Trẻ từ 12 – 36 tháng, thời gian tắm tối đa từ 20 đến 30 phút Trẻ từ 36 – 72 tháng, thời gian tắm tối đa từ 30 đến 40 phút Khi tắm, toàn bộ cơ thể trẻ (trừ đầu) đều phơi ra ngoài nắng, cần có các dụng cụ bảo vệ mắt cho trẻ như mũ, nón, kính râm Trẻ nằm trên đệm cá nhân, chân hướng về phía tia Mặt Trời. Để các tia Mặt Trời có thể chiếu rọi đều lên cơ thể, trẻ cần thay đổi tư thế vài lần trong một lần tắm. Sau tắm nắng, có thể tiến hành lau cơ thể bằng khăn ướt, sau đó (đối với trẻ nhóm I) có thể cho trẻ xối nước hoặc tắm. Tất cả mọi trẻ cần được theo dõi chặt chẽ phản ứng của cơ thể. Nếu thấy trẻ có biểu hiện giảm trạng thái cơ thể như: uể oải, bị kích thích, ra nhiều mô hồi, mặt và các vùng da cơ thể đỏ cần cho trẻ vào bóng râm mát và uống nước. Trong trường hợp xuất hiện nhiều ban đỏ, trẻ đau đầu cần dừng ngay tắm nắng. Mỗi đợt tắm không kéo dài quá 25 – 30 ngày, tiến hành khoảng 20 lần với thời gian tắm 15 phút đến 20 phút cho 1 lần tắm. Trong điều kiện ở trường mầm non, chỉ tiến hành đối với trẻ nhóm I. - Tắm ánh sáng và không khí. Tắm không khí và ánh sáng là sử dụng bức xạ Mặt Trời khuyếch tán và không khí.
  18. Biện pháp này có ưu điểm là tác động của tia Mặt Trời lên cơ thể trẻ nhẹ hơn so với tắm nắng (do đã giảm được cường độ của ánh sáng), nhưng vẫn tận dụng được những ảnh hưởng có lợi của tia Mặt Trời đối với cơ thể. Do vậy, có thể sử dụng biện pháp tắm ánh sáng và không khí đối với trẻ nhỏ và trẻ yếu. Trẻ dưới 1,5 tuổi nằm trên đệm thoáng, cởi bớt quần áo; trẻ trên 1,5 tuổi có thể tắm trong trang phục quần đùi, đi dép hoặc để chân không. Khi tắm, trẻ có thể chạy nhảy, chơi, thể dục, lao động Tắm ánh sáng và không khí được tổ chức vào buổi sáng, trong bóng râm của cây hoặc nhà mái che, căng bạt ở những nơi không có gió to. Tắm mỗi đợt trung bình 25 – 30 lần (bảng 4). Bảng 4. Phân bố số lần tắm ánh sáng và không khí theo tuổi Thời gian tắm (phút) Trật tự số lần tắm < 1 tuổi 1 – 3 tuổi 3 – 6 tuổi 1 – 3 3 5 10 4 – 6 5 10 15 7 – 9 8 15 20 10 – 15 10 20 30 16 – 20 15 30 40 21 – 25 20 45 50 26 – 30 30 60 60 Nhiệt độ tối thiểu (0C) 22 20 19 c) Rèn luyện bằng nước Nước có tác dụng tốt đối với cơ thể: làm tăng vận mạch ở da, làm cho da quen dần với kích thích của nhiệt độ, nhất là nhiệt độ thấp. So với các biện pháp rèn luyện bằng không khí, bằng tia Mặt Trời, nước có nhiều ưu điểm đối với việc rèn luyện: nó là yếu tố dễ định lượng (dễ xác định mức độ tác động của nước đối với cơ thể), cho phép ta chủ động tổ chức rèn luyện cơ thể cho trẻ. Khi trẻ tắm, đặc biệt là tắm ngoài trời, cơ thể chịu tác động của nhiều yếu tố như nhiệt độ, áp lực của nước, thành phần hoá học của nước. Khi lau bề mặt da bằng khăn khô, cơ thể được xoa bóp, có tác dụng làm cho sự lưu thông máu diễn ra
  19. tốt hơn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng gây hưng phấn các tế bào thần kinh, tăng trưởng lực cơ, có thể tiến hành sau thể dục sáng và sau giấc ngủ trưa. Các biện pháp rèn luyện bằng nước gồm có: - Rửa mặt, rửa tay: Rửa mặt, rửa tay thường được tiến hành với mục đích vệ sinh, nhưng nếu được tiến hành trong điều kiện nhất định có thể coi như một biện pháp rèn luyện cơ thể cho trẻ. Cách tiến hành: Rửa mặt, rửa tay cho trẻ với nhiệt độ giảm dần theo tuổi Trẻ từ 1-2 tuổi, nhiệt độ của nước giảm dần từ 280C xuống đến 200C phạm vi rửa là mặt và bàn tay Trẻ từ 2-3 tuổi, nhiệt độ của nước giảm dần từ 280C xuống đến 180C phạm vi rửa là mặt , cổ và từ bàn tay đến khuỷu tay. Trẻ trên 3 tuổi, nhiệt độ của nước giảm dần từ 280C xuống đến 140C. Phạm vi rửa là mặt, cổ, phần trên ngực và bàn tay đến khuỷu tay. - Rửa chân: rửa chân cũng được tiến hành hàng ngày với mục đích vệ sinh, nhưng nếu được tiến hành trong điều kiện nhất định có thể coi là một biện pháp rèn luyện cơ thể cho trẻ. Khi chân lạnh, có thể dẫn đến nhiều bệnh khác nhau. Bởi vì, khi chân bị lạnh cóng, các ống dẫn máu ở mũi, hầu, theo phản xạ bị co lại, làm cho sự hấp thụ của màng nhầy mũi và họng giảm sút, hoạt động sống của các vi khuẩn ở đây tăng lên. Ngoài ra, việc rửa chân hàng ngày (đặc biệt là vào buổi tối) sẽ làm giảm mồ hồi chân, là biện pháp phòng chống bàn chân bẹt rất tốt và có tác dụng củng cố toàn bộ cơ thể. Rửa chân có thể tiến hành trong mọi điều kiện: Ngâm chân trong chậu nước, xối nước bằng thùng tưới, bằng vòi nước Nhiệt độ của nước giảm dần cho đến khi đạt tới nhiệt độ tối thiểu là 200C đối với trẻ từ 1,5 – 3 tuổi và 18 – 160C đối với trẻ từ 3-6 tuổi. Trong khi rửa chân, nên để chân của trẻ trong trạng thái luôn vận động: co duỗi các ngón chân, đạp chân tại chỗ. Rửa chân sẽ có hiệu quả rất tốt trong trường hợp trước khi rửa, chân của trẻ không bị lạnh mà ấm (Sau thể dục sáng, sau giấc ngủ trưa).
  20. Ngoài ra có thể sử dụng biện pháp rửa chân “tương phản” để phòng chống các bệnh ở chân cho trẻ. Cách tiến hành như sau: sử dụng 2 chậu nước, một chậu có nhiệt độ của nước không thay đổi là 360C; chậu thứ hai có nhiệt độ của nước giảm dần từ 350C xuống 180C (Sau từ 2-4 ngày giảm đi một độ). Xối nước từ đầu gối đến bàn chân, thời gian xối mỗi lần kéo dài từ 1-3 phút đối với trẻ từ 1-3 tuổi và từ 3-5 phút đối với trẻ 4-6 tuổi. Sử dụng nước ở 2 chậu để lần lượt xối lên hai chân hoặc lần lượt cho chân vào 2 chậu để ngâm. - Lau bằng khăn dấp nước: Biện pháp này có ưu điểm là tác động của nước đến cơ thể nhẹ hơn, nên có thể tiến hành rèn luyện cho trẻ ở các lứa tuổi khác nhau và các mức độ sức khoẻ khác nhau. Có thể bắt đầu lau cho trẻ 3 tháng tuổi, trẻ yếu Trước khi tiến hành biện pháp này khoảng 1-2 tuần, có thể lau khô da cho trẻ bằng khăn sạch cho đến khi da của trẻ hơi ửng đỏ. Cách tiến hành: Lau bề mặt cơ thể bằng khăn mặt hấp nước có nhiệt độ giảm dần 350C xuống đến 220C (bảng 5). Tư thế lau cho trẻ ở các độ tuổi như sau: Trẻ dưới 1 tuổi, lau ở tư thế ngồi bế trẻ, trẻ từ 1 đến 3 tuổi: cho trẻ ngồi ghế và lau cho trẻ; trẻ từ 3 đến 6 tuổi: dạy trẻ tự lau ở tư thế ngồi. Lau cho trẻ theo thé tự phần trên trước (mặt, cổ, lưng, ngực, bụng, hai bên sườn), phần dưới sau (từ thắt lưng trở xuống chân). Trước khi tiến hành, cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết sao cho trẻ không pải chờ đợi lâu. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo cần tiến hành lau ở phòng riêng cho trẻ trai và gái. Bảng 5: Nhiệt độ của nước theo lứa tuổi Lứa tuổi Nhiệt độ nước lần 1 (0C) Nhiệt độ nước tối thiểu (0C) 1 tuổi 35 28 1-3 tuổi 34 25 3-6 tuổi 32 22 - Xối nước: Đây là biện pháp rèn luyện có tác động tới cơ thể trẻ mạnh hơn biện pháp lâu do dòng nước sối trực tiếp vào cơ thể, làm sạch bề mặt, tăng cường lực cơ, tăng vận mạch Do vậy, chỉ nên tiến hành đối với trẻ trên 2 tuổi
  21. ở nhóm I. Nhiệt độ không khí trong phòng tối thiểu phải đạt được từ 20-220C đối với trẻ từ 2-3 tuổi và 18-200C đối với trẻ từ 3-6 tuổi (bảng 6) Bảng 5: Nhiệt độ nước xối theo tuổi và theo mùa Nhiệt độ nước lần 1 (0C) Nhiệt độ nước tối thiểu (0C) Lứa tuổi Mùa đông Mùa hè Mùa đông Mùa hè 1-3 tuổi 34 33 28 24 3-5 tuổi 33 32 26 22 5-6 tuổi 32 30 24 20 Để đề phòng áp lực của nước quá lớn lên da, độ cao của vòi nước chảy cách đầu trẻ khi đứng là 40cm – 50cm. Độ cao này sẽ đảm bảo áp lực vừa phải của dòng chảy lên cơ thể trẻ (không mạnh quá hoặc yếu quá). Xối theo thứ tự: lưng, bụng, hai bên sườn, tay, chân. Trong lúc xối nước, trẻ đứng trong chậu nước ấm (37-380C), hoặc trên đệm gỗ hoặc cao su trong phòng ấm, đầu đội mũ tắm, mỗi lần xối không quá 40 giây. Trong điều kiện ở trường mầm non, chỉ tiến hành xối nước cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, nhóm I (Hình 8 và 9) - Tắm trong phong: tắm trong phòng là biện pháp vệ sinh thân thể hàng ngày, nhưng nếu được tiến hành trong điều kiện nhất định có thể coi là biện pháp rèn luyện cơ thể cho trẻ. Cách tiến hành tắm cho trẻ ở các độ tuổi như sau: Trẻ dưới 1 tuổi: tắm cho trẻ trong điều kiện nhiệt độ nước giảm dần từ 360C – 300C; thời gian tắm từ 3-5 phút. Trẻ từ 1-3 tuổi: tắm cho trẻ trong điều kiện nhiệt độ nước giảm dần từ 30- 250C; thời gian tắm từ 5-7 phút. Trẻ từ 3-6 tuổi; tắm cho trẻ trong điều kiện nhiệt độ nước giảm dần từ 250C – 200C; thời gian tắm từ 7-10 phút. Tuy nhiên, nhiệt độ nước tối thiểu phụ thuộc vào phản ứng cơ thể và kinh nghiệm đã được rèn luyện của từng trẻ. - Tắm ngoài trời: Đây là biện pháp có tác dụng tối đối với cơ thể và trẻ nhỏ rất thích. Khi tắm ở ngoài trời, cơ thể trẻ cùng một lúc chịu sự tác động tổng
  22. hợp của nước, không khí và tia Mặt trời (ngày có nắng). Tất cả các yếu tố này kết hợp với vận động tích cực của trẻ (chơi đùa, bơi ) làm tích cực hoá hoạt động của các tế bào thần kinh, tuần hoàn, hô hấp Với tác động tổng hợp của các yếu tố đến cơ thể, tắm ở ngoài trời có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hoà nhiệt độ trong cơ thể trẻ nên cần phải thận trọng khi tiến hành rèn luyện cho trẻ. Trong điều kiện ở trường mầm non, chỉ tiến hành cho trẻ mẫu giáo có sức khoẻ loại I. Vào những ngày thời tiết đẹp, không có gió to, nhiệt độ không khí trên 250C nhiệt độ của nước trên 200C có thể tổ chức tắm ngoài trời cho trẻ. Không nên tắm cho trẻ lúc đói hoặc quá no (khoảng 1,5 giờ sau bữa ăn). Tắm lần đầu cho trẻ không quá 2 phút, sau tăng dần thời gian lên 5 phút đối với trẻ dưới 5 tuổi và lên 10 phút đối với trẻ trên 5 tuổi. Cho trẻ tắm buổi sáng, sau tắm nắng. Về mùa hè có thể tắm vào buổi chiều, sau giấc ngủ trưa khoảng 1,5 giờ. Có thể tổ chức tắm cho trẻ ở các địa điểm (bể, sông, hồ, biển ) có bờ sạch, thoải mái, không có đá to và nhọn, có nhiều bóng cây râm mát. Khi tổ chức cho trẻ, cần có 2 giáo viên (trong đó, có ít nhất 1 giáo viên biết bơi) và 1 cán bộ y tế đi kèm. Chia lớp ra nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5-6 trẻ, giáo viên hướng dẫn trẻ vận động chừng 5-6 phút trước khi xuống nước; sau đó 1 giáo viên (biết bơi) sẽ hướng dẫn trẻ vận động dưới nước (chơi bóng, trò chơi vận động, tập bơi (đối với trẻ lớn) rồi lên bờ, lau khô và vào bóng râm nghỉ, các nhóm khác tiếp tục xuống nước và vận động. Trong lúc tắm, không cho trẻ kêu to, làm các tín hiệu cấp cứu giả, xô đẩy nhau, lặn Nếu trẻ có các biểu hiện da, niêm mạc nhợt, bắt đầu run cần đưa trẻ lên bờ, lau khô và vào bóng râm nghỉ và cho uống nước ấm. Tắm biển là phương tiện rèn luyện tốt đối với trẻ ở mọi lứa tuổi. Về mùa hè có thể tổ chức những đợt tắm biển cho trẻ khoảng 20 lượt (mỗi ngày 1 lượt) vào ngày lạnh, có mưa nên thay tắm biển bằng lau hoặc xối nước biển. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích các yêu cầu vệ sinh khi tổ chức cho trẻ luyện tập ở trường mầm non
  23. 2. Phân tích những ảnh hưởng của sự sai lệch tư thế đối với sự phát triển cơ thể trẻ mầm non và các biện pháp phòng ngừa sai lệch tư thế cho trẻ nhỏ. 3. Phát hiện trẻ sai lệch tư thế ở trường mầm non. Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các biện pháp phòng ngừa sai lệch tư thế cho trẻ. 4. Dựa vào bản chất của sự rèn luyện cơ thể, hãy phân tích các nguyên tắc rèn luyện cơ thể cho trẻ em. 5. Vận dụng các nguyên tắc rèn luyện để giải thích các biện pháp rèn luyện cơ thể cho trẻ bằng không khí, nước và tia mặt trời.
  24. Chương VI: TỔ CHỨC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 1. VỆ SNH KHÔNG KHÍ 1.1. Thành phần không khí tự nhiên Không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Nó tác động vào con người nhờ các tác nhân vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, gió, bức xạ Mặt trời và các tác nhân hoá học như ôxy, cácbonnic, nitơ, bụi Các tác nhân của không khí có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp, có lợi và cũng có hại cho con người. Nó tác động một cách riêng biệt, độc lập với nhau nhưng cũng thường liên quan với nhau, phối hợp với nhau để cùng tác động đến cơ thể. a. Tác nhân lý học Nhiệt độ của không khí: đó là độ nóng hay lạnh của không khí được xác định bằng nhiệt kế. Nhiệt độ không khí không ổn định mà thay đổi trong 24 giờ, do bức xạ của Mặt trời tới Trái đất không đều nhau. Do vậy, cần xác định nhiệt độ không khí trong ngày hoặc trung bình trong năm (xác định nhiệt độ không khí trung bình trong ngày có giá trị đánh giá chế độ thời tiết, còn trong năm có giá trị đánh giá chế độ khí hậu) Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới quá trình điều hoà nhiệt độ cơ thể. Để đánh giá ảnh hưởng của không khí tới cơ thể phải xác định nhiệt độ da vì đó là nơi tiếp xúc trực tiếp với không khí. Nhiệt độ da trung bình là 320C – 340C. Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới quá trình đào thải nhiệt ra môi trường. Khi nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ có cảm giác nóng bức, khó chịu do cơ thể không đào thải được nhiệt ra môi trường bên ngoài (da căng do cơ thê không đào thải được nhiệt ra môi trường mô hôi toát ra )
  25. Đến một mức độ nào đó cơ thể không chịu đựng nổi nữa sẽ có hiện tượng say nóng. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè vì khả năng điều hoà nhiệt của trẻ kém. Khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ có cảm giác lạnh buốt do bị mất nhiều nhiệt ra môi trương bên ngoài (các mao mạch co lại, nổi da gà, rét run ) Đến một mức độ nào đó cơ thể không chịu được nữa sẽ xẩy ra hiện tượng nhiễm lạnh (trẻ nhỏ hay gặp hiện tượng nhiễm lạnh cục bộ khi một phần cơ thể như cổ, ngực, chân bị lạnh). Nhiễm lạnh toàn thân cũng có thể gặp khi toàn bộ cơ thể bị lạnh do tiếp xúc lâu với không khí. Các biện pháp phòng chống tác hại của nhiệt độ: nhà phải có trang bị chống lạnh về mùa đông và chống nóng về mùa hè, chú ý hướng nhà; cần cho trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết; có chế độ uống hợp lý cho trẻ; tổ chức rèn luyện cơ thể cho trẻ là biện pháp giúp trẻ chủ động phòng tránh những tác hại của nhiệt độ. - Độ ẩm: là lượng hơi nước được tính bằng gam có trong không khí có 3 loại độ ẩm: Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước được tính bằng gam có trong 100m3 không khí đo ở nhiệt độ nào đó Độ ẩm tối đa là lượng hơi nước bão hoà được tính bằng gam, có trong 100m3 không khí đo ở nhiệt độ nhất định. Độ ẩm tương đối là tỉ số giữa độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm tối đa Thông thường, người ta đo độ ẩm tương đối ở từng vùng nhất định. Nước ta có độ ẩm tương đối cao trên 80%. Độ ẩm của không khí có ảnh hưởng tới sự bay hơi nước trên da. Độ ẩm của không khí thường liên quan với nhiệt độ và ảnh hưởng tới cơ thể. Khi nhiệt độ và độ ẩm cao - thời tiết nóng ẩm, mô hồi thoát ra khó bị bay hơi do không khí nhiều hơi nước, cơ thể càng khó đào thải nhiệt ra bên ngoài. Trong điều kiện này, cơ thể dễ bị say nóng. Khi nhiệt độ thấp và độ ẩm cao - thời tiết lạnh ẩm. không khí lạnh và nhiều hơi nước, cơ thể càng dễ đào thải nhiệt ra bên ngoài, cơ thể dễ bị cảm lạnh. Trong mọi điều kiện khi độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho vi
  26. sinh vật phát triển, làm giảm sức đề kháng cua cơ thể với nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh thuộc đường hô hấp. Các biện pháp phòng tránh tác hại của độ ẩm: nhà cửa cao ráo, thoáng mát, tận dụng nguồn sáng tự nhiên hợp lý, thông thoáng khí thường xuyên. - Gió: là sự chuyển động của không khí do Mặt trời hun nóng Trái đất không đều nhau gây ra sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất. Thông thường có 4 hướng gió thổi: 4 hướng chính và 4 hướng phụ. Tuỳ theo địa lý , mỗi nước sẽ có một vài hướng gió thổi là hướng chính. Nước ta có 2 hướng gió thổi chính là hướng đông nam và đông bắc. Gió có tác dụng tốt về mặt vệ sinh và đời sống, làm đảo lộn lớp không khí, tăng bay hơi nước, giúp toả nhiệt dễ dàng. Cần tránh những luồng gió độc, gió kích thích. Để tận dụng và tránh tác hại của gió cần chú ý chọn hướng nhà, vệ sinh, thông thoáng thường xuyên. - Bức xạ Mặt trời: mặt trời là nguồn sáng, nguồn nhiệt, nguồn sống trên Trái Đất. Trong ánh sáng Mặt trời có 3 tia: Tia hồng ngoại có tác dụng tăng vận mạch, tăng chuyển hoá cơ bản, giúp cơ thể phát triển tốt, chống bức xạ Mặt trời. Tia tử ngoại có tác dụng chống còi xương, diệt vi khuẩn, diệt trứng giun sán. Tia sáng nhìn thấy cho ta cảm giác về ánh sáng, có thể nhìn thấy mọi vật. b. Tác nhân hoá học: Thành phần cơ bản của không khí gồm có: - Ôxy: Ôxy rất quan trọng đối với mọi sinh vật sống, cần cho quá trình hô hấp của động, thực vật. Nguồn gốc của ôxy trong không khí là do hiện tượng quang hợp của cây xanh. Bình thường, ôxy chiếm 20% - 21% thành phần không khí. Khi tỷ lệ này trong không khí giảm, cơ thể sẽ có biểu hiện thiếu ôxy (ngột ngạt, buồn nôn, thân nhiệt giảm, bí đái và có thể tử vong nếu lượng ôxy trong không khí giảm chỉ còn 7% - 8%.
  27. - Cacbonic: Là loại khí độc đối với cơ thể. Nguồn gốc của cacbonic trong không khí là do hiện tượng hô hấp của động thực vật quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, do sự đốt cháy nhiên liệu trong nhà máy, gia đình Bình thường, khí cacbonic trong không khí chiếm tỷ lệ thấp (0,03% - 0,07%) Khi lượng cacbonic tăng trong không khí sẽ ảnh hưởng tới cơ thể với các biểu hiện: chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, khả năng lao động giảm, có thể tử vong nếu lượng cacbonic tăng quá 5%. Tỷ lệ cácbonic cho phép tối đa trong không khí là 0,1%. - Nitơ: Nitơ chiếm tỷ lệ cao trong không khí, nhưng ít có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể. - Hợp chất khí không bền: Là chất bình thường ít tồn tại trong không khí, chúng dễ bị phân huỷ như ôzôn. Ôzôn có trong không khí là do tác dụng của dòng điện (sấm chớp, mưa bão) hoặc tia tử ngoại Mặt trời. Bình thường ôzôn chiếm 0,2mg – 0,3mg/100m3 không khí. Loại khí này có tác dụng ôxy hoá cao, dễ kết hợp với các chất hữu cơ không bền để tạo thành 1 phần tử ôxy. Ôzôn có tác dụng làm sạch môi trường, thường có ở những nơi không khí trong sạch như vườn hoa, công viên. - Một số khí độc: Ở các nước phát triển, lượng khí độc tăng lên. Trong môi trường bị ô nhiễm thường gặp các loại khí độc sau: + Ôxitcacbon: chỉ số bình thường của ôxicacbon trong không khí là 0,03mg/m3. Khi tỷ lệ này tăng sẽ có các triệu chứng ngộ độc như: mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, choáng. + Sunfuarơ: Chỉ số bình thường trong không khí là 0,02mg/m3. Khi tỷ lệ này sẽ có các triệu chứng ngộ độc như kích thích niêm mạc, suy hô hấp. Sunfuahyđrô: Chỉ số bình thường trong không khí là 0,01mg/m3. Khi tỷ lệ này tăng sẽ có các triệu chứng ngộ độc như kích thích niêm mạc, co giật, thậm chí tử vong. - Bụi khí: Bụi có trong không khí là do gió cuốn từ đất vào không khí Tác hại của bụi phụ thuộc vào kích thước và tính chất của bụi + Về kích thước: bụi to, có đường kính > 10µm, thường ít gây ngộ độc cho cơ thể do bị giữ lại khi qua đường hô hấp. Bụi vừa, có đường kính 0,1µm -
  28. 10µm, qua được đường hô hấp, đến phế nang, vào phổi. Bụi nhỏ, có đường kính < 0,1m phân tán nhiều trong không khí, ít gay nguy hiểm như bụi vừa. + Về tính chất hoá học: Bụi có thể gây ngộ độc đường hô hấp như bụi than, chì, gây bỏng da như bụi vôi; gây xơ hoá phổi, bụi phổi như bụi than. Tiêu chuẩn cho phép bụi trong không khí là 0,2mg/m3 không khí Để hạn chế bụi cần trồng cây xanh, nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư nằm ở đầu gió có hệ thống lọc bụi - Các vi sinh vật: các vi sinh vật thường không theo bụi vào không khí. Không khí càng nhiều bụi thì càng nhiều vi sinh vật. Số lượng vi sinh vật thay đổi theo điều kiện, thời tiết, khí hậu, hoàn cảnh. Các biện pháp hạn chế vi sinh vật trong không khí là vệ sinh môi trường, nhà cửa sạch, thoáng, chấp hành chế độ vệ sinh, phát hiện trẻ ốm, tiêm chủng phòng bệnh. 1.2. Đặc điểm không khí phòng trẻ. Môi trường không khí ở trường mầm non có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và trạng thái sức khoẻ của trẻ. Khi không khi bị ô nhiễm, hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng. Nhu cầu về không khí trong lành ở trẻ rất lớn vì cơ thể trẻ đang phát triển nhanh trong điều kiện hệ hô hấp chưa hoàn thiện ( lồng ngực chưa phát triển đầy đủ, cơ hô hấp, dung lượng khi qua phổi thấp nên hiệu quả trao đổi khí thấp) Do hoạt động sống của cơ thể nên thành phần không khí trong phòng trẻ vào cuối ngày có xu hướng giảm về chất lượng. Hiện tượng này xảy ra có thể là do các nguyên nhân như: - Trong quá trình hô hấp, các chất có lợi cho cơ thể ngày càng giảm, các chất có hại cho cơ thể ngày càng tăng trong không khí. - Các quá trình bài tiết của cơ thể làm cho lượng hơi nước tăng lên, nhiệt động không khí tăng, khí amôniac và một số hợp chất của nitơ cũng tăng, ôxy trong không khí giảm đi do quá trình ôxy hoá các chất thải của cơ thể. - Các hoạt động hằng ngày của trẻ sẽ làm cho nhiệt độ không khí trong phòng tăng lên nếu không tiến hành vệ sinh không khí.
  29. Trong thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ ở trưởng mầm non, do môi trường hoạt động và điều kiện sinh hoạt của trẻ bị hạn chế ( diện tích các phòng nhỏ, chưa có đủ các phòng cho trẻ hoạt động, số trẻ trong mỗi nhóm lớp đông. ) đã ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong phòng trẻ. 1.3. Các biện pháp vệ sinh không khí Để cải thiện điều kiện không khí trong phòng trẻ cần thực hiện các biện pháp sau: a. Các biện pháp vệ sinh - Vệ sinh nền nhà được tiến hành nhiều lần trong ngày, trước và sau các hoạt động chính của trẻ như: trước khi trẻ đến lớp, sau khi ăn, trước khi ngủ, sau khi trẻ trẻ. - Vệ sinh cá nhân cho trẻ được tiến hành thường xuyên sau các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. - Vệ sinh các trang thiết bị trong phòng được tiến hành thường xuyên hằng ngày, hàng tuần. b. Các biện pháp thông thoáng khí - Trao đổi khí tự nhiên xảy ra do cách thiết kế phòng được thực hiện qua lỗ thông hơi, khe cửa sổ, cửa ra vào, do ảnh hưởng của gió lùa và sự chênh lệch về nhiệt độ, áp suất không khí trong và ngoài phòng. Tuy nhiên, sự trao đổi khí này không đảm bảo có đủ không khí trong lành cho trẻ do hoạt động của trẻ và số trẻ nhiều trong một nhóm lớp. Để việc thông thoáng khí tự nhiên đạt hiệu quả, khi thiết kế nhà cần chú ý tới tỉ lệ giữa diện tích cửa sổ trên và nền nhà là 1/50. Ưu điểm của việc thông thoáng khí tự nhiên kiểu này là: do ở vị trí cao sát trần nhà, nên tạo ra sự chênh lệch lớn về nhiệt độ và áp suất không khí trong và ngoài phòng, làm vận tốc chuyển động của không khí lớn, trao đổi khí diễn ra nhanh, không khí sẽ ấm dần khi vào phòng trước khi chuyển động xuống dưới ngang tầm trẻ, tránh cho cơ thể trẻ tiếp xúc tực tiếp với không khí lạnh
  30. - Trao đổi khí từng phần và toàn phần được thực hiện căn cứ vào thời tiết và hoạt động của trẻ. Về mùa hè, việc thực hiện trao đổi khí được thực hiện dễ dàng ngay cả khi có mặt trẻ trong phòng. Sau khi vệ sinh nền nhà, mở rộng cửa sổ, cửa ra vào kết hợp dùng quạt. Nếu có mặt trẻ trong phòng nên chú ý đến vận tốc chuyển động của không khí. Về mùa đông, khi thời tiết ấm có thể thông thoáng khí toàn phần khi có mặt trẻ trong phòng. Sự trao đổi khí này được thực hiện qua cửa sổ trên, cửa sổ chính, lỗ thông hơi; khi thời tiết lạnh, thực hiện trao đổi khí từng phần khi có mặt trẻ trong phòng qua lỗ thông hơi, khe cửa sổ, cửa sổ trên và thông thoáng khí toàn phần khi không có mặt trẻ trong phòng. Căn cứ vào hoạt động của trẻ có thể tiến hành thông thoáng khí toàn phần vào lúc phòng rỗi như: trước khi đón trẻ, khi trẻ dạo chơi ngoài trời, trước khi ngủ ( phòng ngủ), trong khi trẻ ngủ ( phòng ăn, chơi), sau khi trẻ ngủ dậy ( phòng ngủ), sau khi đón trẻ. Thời gian thông thoáng khí phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thông thoáng khí sau khi vệ sinh phòng và kết thúc 30 phút trước khi trẻ vào phòng. - Quạt gió: quạt gió được sử dụng nhằm tăng cường trao đổi khi trong phòng. Nó hoạt động nhở sức đẩy của tự nhiên do sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất không khí trong và ngoài phòng. Quạt gió được lắp đặt ở phần trên của tường sát với trần nhà. 2. Vệ sinh nước 2.1. Vai trò của nước đối với đời sống Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người. Nó đáp ứng các nhu cầu sinh lí của cơ thể vì thành phần chủ yếu của cơ thể là nước ( ở người lớn nước chiếm 60 – 65%, ở trẻ em lượng nước lên tới 80%). Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất: qua nước, các chất bổ được đưa vào cơ thể, các chất cặn bã được tống ra ngoài theo phân, nước tiểu, mồ hôi. Nước còn tham gia vào quá trình điều hoà nhiệ thoôg qua sự chuyển hoá của cơ thể. Nước là nguồn duy nhất cung cấp các nguyên tố quý hiếm cho cơ thể: iốt, fluor. Ngoài ra, nước rất cần
  31. cho sinh hoạt hằng ngày, là yếu tố đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và phục vụ sản suất. 2.2. Tiêu chuẩn vệ sinh của nước. Là tiêu chuẩn lí, hoá học của nước, là điều kiện để xác định nguồn nước trước khi sử dụng. a. Tiêu chuẩn lí học của nước Nước phải đảm bảo các yêu cầu : trong, không màu, không mùi, không vị b. Tiêu chuẩn hoá học của nước Là phương tiện quan trọng để đánh giá nguồn nước. Khi phân tích thành phần hoá học của nước cần chú ý đến các yếu tố sau: Các hợp chất hữu cơ trong nước như: xác động vật thối rữa, phân, nước tiểu, các chất thải của cơ thể. Trong quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ sẽ xuất hiện các sản phẩm của nitơ sau: - Amoniac là sản phẩm đầu tiên của quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ. Nguồn nước có amoniac là nước mới bị nhiễm bẩn. Tiêu chuẩn amôniac cho phép trong nước là 2 – 3mg/l - Nitơric là sản phẩm thứ hai của quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ. Nguồn nước có nitoric là nước bị nhiễm bẩn tương đối lâu. Tiêu chuẩn nitơric cho phép trong nước là 0,1mg/l - Nitơrat là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ. Nguồn nước có nitơrat là nước bi nhiễm bản rất lâu. Tiêu chuẩn nitơrat cho phép trong nước là 3 – 5 mg/l Muối cloruanatri: Muối cloruanatri có trong phân, nước tiểu của người và động vật, hoặc do nước biển ngấm vào, cho nên lượng muối này khác nhau ở từng vùng. Tiêu chuẩn cloruanatri cho phép trong nước là 60 – 70mg/l ( riêng vùng ven biển là 300 – 400mg/l) Sắt: sắt có nhiều hay ít không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, nhưng lại ảnh hưởng tới sinh hoạt và sản xuất. Trong các nguồn nước, chỉ có nước ngầm có lượng sắt cao. Tiêu chuẩn cho phep sắt trong nước là 0,3 – 0,5mg/l
  32. Độ cứng của nước: nước cứng là nước có nhiều ion canxi (Ca++) ở dạng hoà tan trong nước. Độ cứng của nước có ảnh hưởng tới cơ thể : khi nước mềm tỉ lệ sâu răng tăng; còn nước cứng sẽ cản trở quá trình hấp thụ iôt vào tuyến giáp, làm tỉ lệ biếy cổ tăng. c. Tiêu chuẩn sinh vật Nước là nguồn chính cung cấp các chất quý hiếm cho cơ thể như iốt, flour - Iốt: mỗi ngày cơ thể cần 30g iốt để tuyến giáp hoạt động bình thường. Nếu lượng iốt thiếu, tuyến giáp sẽ to lên và sinh ra biếu cổ. Do vậy, cần bổ sung iốt vào bữa ăn hằng ngày. - Fluo có nhiều trong các mạch nước ngầm. Khi nồng độ Fluor dưới 0,5mg/l làm cho răng bị sâu, nhưng nồng độ trên 1,5mg/l làm hoen ố răng. Nồng độ fluor thích hợp trong nước là 0,7mg/l. d. Chỉ tiêu vi sinh vật. Vi sinh vật có trong nước là do nguồn nước bị ô nhiễm phân, chất thải của người và động vật. Đặc điểm của vi sinh vật trong nước là chúng thường gây bệnh bằng đường tiêu hoá ( các bệnh thường gặp là tả, lý, thương hàn, bại liệt ) Nước có các vi sinh vật gây bệnh thì không dùng được. đ. Chỉ tiêu độc chất Trong nước bị ô nhiễm có thể có các chất độc cho cơ thể ( như : chì, thuỷ nhân, thạch tím ) Nước có chất độc thì không dùng được 2.3. Các phương pháp cải tạo nguồn nước a. Các nguồn nước trong tự nhiên Các nguồn nước trong tự nhiên được hình thành do biển và đại dương dưới tác dụng của tia mặt trời sẽ bốc hơi lên cao, tạo thành các đám mây, khi gặp lạnh ngưng tụ lại thành mưa rơi trên mặt đất tạo thành nước bề mặt; một phần nước này ngấm sâu xuống đất tạo thành nguồn nước ngầm. Như vậy, trong tự nhiên hình thành 3 nguồn nước sau: - Nước mưa được hình thành do quá trình ngưng tụ cảu các đám mây mưa khi gặp lạnh. Nước mưa không là nguồn nước chính vì số lượng không cố định (
  33. phụ thuộc vào mùa) và chất lượng không đảm bảo ( trong quá trình rơi xuống đã hoà lẫn bụi và các vi sinh vật.) - Nước bề mặt do nước mưa rơi xuống và chảy trên mặt đất nên rất nhiều về số lượng. Nước bề mặt không đảm bảo vệ sinh vì đã hoà tan các chất hữu cơ, bụi bẩn và chữa vi sinh vật gây bệnh. Nước bề mặt bao gồm : nước ở sông ngòi, ao, hồ, suối. Nước bề mặt phải xử lí trước khi sử dụng. - Nước ngầm do một phần nước mưa nhờ cấu tạo địa chất lắng sâu xuống đất. Nước ngầm rất nhiều và sạch, nhưng có nhiều sắt, nên trước khi sử dụng cần khử sắt. b. Xử lí các nguồn nước * Mục đích xử lí nguồn nước: là làm cho nước đục trở nên trong và cải tạo tính chất hoá học của nước. * Nguyên tắc chung xử lí nguồn nước Nước bề mặt ( làm trong) Lắng Lọc Diệt trùng Nước ngầm ( khử sắt) - Làm trong nước bề mặt: Nước bề mặt đục vì có nhiều cặn ở trạng thái keo và mang điện tích âm ( SiO2-). Các điện tích này đều cùng dấu nên đẩy nhau, không lắng xuống đáy được. Khi cho phèn ( Al2So4)3 vào nước, phân tử Al3+ mang điện tích dương và có hoá trị cao nên dễ trung hoà các hạt cặn, đường kính các cặn lớn dần lên và sẽ tự lắng xuống. Phản ứng xảy ra như sau: Al2(SO4)3 + 6 H2O -> 2Al(OH)3 + 3H2SO4 3+ - Al(OH)3 -> Al + 3 OH 3+ - Al + 3 (SiO2 ) -> Võn cục, lắng xuống
  34. - Khử sắt ở nước ngầm: sắt trong nước ngầm thường ở dạng sufat sắt ( FeSO4) và bicacbônat sắt ( Fe(HCO3)2). Cả hai dạng này, sắt đều có hoá trị 2, ở dạng hoà tan làm cho nước vẫn đục. Muốn khử sắt, cần làm cho sắt hoá trị 2 trở thành sắt hoá trị 3 ( dạng kết tủa). Có thể sử dụng các cách sau đây: + Phương pháp làm thoáng nước. Cho phép tiếp xúc với ôxy của không khí nhở việc tạo giàn mưa nhân tạo. Ngước ngầm được đưa lên giàn mưa, có lỗ sắn, cao 2,5 – 3 m. Nước từ trên giàn rời xuống như mừa làm tăng diện tích tiếp xúc của nước với không khi. Các phản ứng hoá học xảy ra tạo thành khí CO2 và Fe2O3 kết tủa. Fe(HCO3)2 + 2 H2O -> Fe(OH)2 + 2H2CO3 Fe(OH)2 + 2 H2O +O2 -> 4Fe(OH)3 2Fe(OH)3 -> Fe2O3  + 3 H2O + Phương pháp dìng bể lọc: xây dựng bằng gạch, có đặt vòi nước ở thành sát đáy bể. Trong bể, rải đều các lớp cát, sỏi, đã theo thứ tự từ đáy bể lên trên, sỏi, cát vàng, đá cuội, sỏi. Cho nước từ giếng chảy lên trên mặt bể. Trước khi nước chảy ra khỏi bể, phải đi qua các lớp cát, sỏi, đá trên nên các cặn bị giữ lại giữa các lớp cát, sỏi, đã và nước trở nên trong hơn. Để lắng và lọc nước có thể sử dụng hai loại bể lắng + Bể lắng ngang : cho nước chảy theo bề ngang, các cặn lắng từ trên xuống. + Bể lắng đứng: Cho nước chuyển động từ dưới lên, các cặn lắng từ trên xuống. Sau khi lắng, nước còn nhiền cặn nhỏ ly ti được dẫn qua bể lọc, cặn và một phần vi khuẩn được giữ lại ở khe các lớp lọc. - Diệt trùng, có thể sử dụng hai phương pháp + Phương pháp lí học: đun sôi, dùng tia tử ngoại, sóng siêu âm + Phương pháp hoá học: Dùng Cl và các hợp chất chữa Cl như: cloramin, cloruacanxi, nước javen. Ôxy được giải phóng sẽ tác động lên vi khuẩn. Ngoài ra, Cl còn có tác dụng trực tiếp lên tế bào vi khuẩn, kết hợp các chất trong nguyên sinh chất của tế bào làm cho vi khuẩn chế.
  35. 2.4. Cung cấp nước cho trường mầm non Nước rất cần cho sinh hoạt và đời sống hằng ngày của trẻ mầm non. Trung bình mỗi trẻ cần 75 – 100 lít nước/ 1 ngày để ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh quần áo Do vậy, ở các nhóm trẻ cần có nước nóng, lạnh cho trẻ tắm rửa và vệ sinh. Nước uống cần chuẩn bị đủ cho trẻ dùng suốt ngày. Nước được đun sôi để nguội, chứa trong bình thuỷ tinh, nhựa hoặc tráng men có nắp đậy. Mỗi trẻ cần có cốc uống riêng, được úp vào khay khô ráo sau khi sử dụng. Việc cung cấp nước cho trẻ mầm non được tiến hành thông qua trung tâm cấp nước của thành phố, thị xã, thị trấn. Có thể dùng nước ở các nguồn nước gần nhất của các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp Khi không có nguồn nức ở gần cần phải tự xây dựng nguồn nước và xử lí. Trong trường ợp nàu có thể dùng giếng khoan và làm bể lọc hoặc đào giếng 3. VỆ SINH MẶT ĐẤT 3.1. Nguyên nhân đất nhiễm khuẩn Đất là môi trường tự nhiên rất thích hợp cho vi khuẩn tồn tại và phát triển. Tuỳ từng loại đất có nhiều hay ít chất hữu cơ mà số lượng và chủng loại vi sinh vật sẽ khác nhau. Trong đất có nhiều loại vi khuẩn nhưng đa số là những vi khuẩn không gây bệnh, có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất. Nhưng có một số vi khuẩn gây bệnh ở trạng thái nha bào như : trực khuẩn uốn ván, than, hoại thư tồn tại trong đất lâu ngày. Một số khác không tồn tại lâu trong đất do điều kiện sống không thích hợp, chỉ tồn tại được vài tuần đến vài tháng ( vi khuẩn ta : 1 – 2 tuần, lị :1 – 5 tuần); trong đất còn có trứng giun sán. Do vậy, đất nhiếm khuẩn là do các nguyên nhân sau đây: - Chất thải: Các chất thải trong sinh hoạt và quá trình bài tiết của người và động vật là nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm khuẩn. Những nơi đông dân cư, nuôi nhiều gia súc, gia cầm, sử dụng phân tươi bón ruộng là nơi đất dễ bị nhiễm khuẩn.
  36. - Bệnh truyền nhiễm như lao thường theo đờm ra ngoài lẫn bụi vào không khí. - Trứng giun sán phát triển ở đất và có thể lan tràn khắp nơi. 3.2. Những biện pháp vệ sinh mặt đất. Để giữ cho mặt đất, cần giải quyết tốt chất thải trong sinh hoạt. a. Xử lí nước thải Nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh cần được chảy theo một hệ thống cống chung của thành phố để thoát ra ngoài. Ở vùng nông thôn, các trường mầm non cần phải đào giếng để xử lí nước thải. Giếng xử lí nước thải được đào cách xa trường ít nhất 50m, sau 2 – 3m. Khi giêng mất tác dụng thấm nước, cần phải thay cát hoặc đào giếng khác. b. Xử lí phân Mỗi nhóm trẻ cần có phòng vệ sinh riêng. Ở các lớp mẫu giáo, cần có phòng riêng cho trẻ trai và gái. Hồ xí cần phải được xây dựng đúng quy cách tự hoại và bán tự hoại. c. Xử lí rác Rác là hợp chất hữu cơ mang nhiều mầm bệnh cần phải xử lí hằng ngày Ở thành phố, rác được đựng trong các thùng kín có nắp đậy, không thấm nước, để ở phòng vệ sinh. Hằng ngày, rác phải được đổ lên các thùng rác chung hoặc xe rác để chở đến nơi xử lí ở các bãi rác. Ở nông thôn, phải xây hố ủ rác. Hố ủ rác cần xây cách trường ít nhất 50m, được láng xi măng chống thấm, có nắp đậy kín. Khi rác mục có thể sử dụng làm phân bón ruộng. 4. VỆ SINH TRƯỜNG MẦM NON 4.1. Chức năng của trường mầm non Trường mầm non là công trình xây dựng phục vụ việc nuôi dạy trẻ nhỏ, góp phần quan trọng vào việc dạy trẻ một cách khoa học, tạo điều kiện để rèn luyện thể lực, giáo dục toàn diện cho trẻ. Nếu các toà nhà, các phòng được thiết
  37. kế hợp lí, thuận tiện, có các trang thiết bị phù hợp sẽ góp phần đáng kể vào việc giáo dục nếp sống văn hoá cho trẻ, giảm nhẹ sức lao động của giáo viên. Ngoài ra, nó còn tham gia vào việc phòng bệnh cho trẻ, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sự điều tiết giữa cơ thể và môi trường. Do vậy việc bố trí, thiết kế và trang bị tiện nghi cho trường mầm non cần dựa vào các chức năng sau: a. Chức năng chăm sóc trẻ em Trường mầm non phải mang tính chất một căn nhà ở, có không khí ấm cúng, có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như ở gia đình, có các phòng ăn, ngủ, chơi vệ sinh được bố trí riêng biệt, thuận tiện. b. Chức năng giáo dục trẻ em Trường mầm non là trường học đầu tiên dạy trẻ nhỏ nên phải mang tính chất một công trình giáo dục, có đủ các trang thiết bị cần thiết cho trẻ hoạt động, tạo điều kiện phát triển trẻ toàn diện. c. Chức năng phòng bệnh cho trẻ Trường mầm non phải có tính chất như một công trình y tế, có các trang bị cần thiết, đảm bảo an toàn vệ sinh, hạn chế bệnh tật cho trẻ, nhất là các bệnh truyền nhiễm. 4.2. Các yêu cầu về quy hoạch và xây dựng trường mầm non a. Chọn địa điểm Việc lựa chọn địa điểm xây dựng trường mầm non phải phụ thuộc vào nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy, phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Vị trí trung tâm: Trường mầm non phải được xây dựng ở một trung tâm dân cư nhất định, tiện cho các gia đình đưa đón trẻ. Đối với vùng đồng bằng, bán kính phục vụ trungbình là 500m đến 800, ở trung du và miền núi là 800m – 1000m. Tuy nhiên, cần tính toán hợp lí giữa vị trí và nhu cầu gửi trẻ; nếu số trẻ ít quá sẽ khó chia lớp để thực hiện giáo dục theo độ tuổi, việc chăm sóc và giáo dục bị hạn chế.
  38. - Gần nguồn nước sạch: Trường mầm non phải được xây dựng gần nguồn nước sạch, đảm bảo cho các nhu cầu về nước đối với sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Ở nơi yên tĩnh: Trẻ nhỏ, sức khoẻ còn non yếu, các cơ quan chưa hoàn thiện, khả năng tập trung kém, dễ hưng phấn với những tác động bên ngoài, dễ bị hoàn cảnh xung quanh lôi cuốn. Do vậy, cần xây dựng trường mầm non ở nơi yên tĩnh, có không khí trong sạch, mát mẻ, cách xa đường giao thông lớn, xa nhà máy, xí nghiệp, những nơi có nhiều khói bụi, chất thai, hơi độc, tiếng ồn; cách xa nhà ga, chợ, bệnh viện và những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn như kho xăng dầu, sông ngòi Nếu điều kiện không thể thảo mãn các yêu cầu trên, cần có các biện pháp hạn chế tiếng ồn, bụi khói, tai nạn - Diện tích phù hợp: Diện tích khu đất phụ thuộc vào loại trường tính theo số trẻ. Khu đất phải có diện tích thích hợp để xây đủ các phòng cho nhóm trẻ, có sân chơi, vườn cây, khu phục vụ chung. Trong đó, diện tích xây dựng khoảng 20 – 25% diện tích khu đất. b. Các yêu cầu chung khi xây dựng trường - Yêu cầu về ánh sáng: để tận dụng ánh sáng tự nhiên, khi xây dựng toà nhà cần chọn hướng. Nước ta, toà nhà quan ra hướng nam hoặc đông nam sẽ có ánh sáng tự nhiên chiếu và được nhiều nhất. Cần chú ý đến màu sắc các lớp phủ bên ngoài của toà nhà: nên sử dụng các gam màu sáng để làm tăng độ sáng trong phòng. Đảm bảo hệ số ánh sáng là 1/4 trong các phòng học, chơi và 1/8 ở các phòng khác. Cần có hệ thống ánh sáng nhân tạo thay thế khi không đảm bảo độ sáng lấy từ nguồn sáng tự nhiên. - Điều kiện vi khí hậu: Vi khí hậu là tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động thu nhỏ của không khí trong phòng. Căn phòng có điều kiện vi khí hậu tốt là phải đảm bảo các chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động của không khí. - Yêu cầu về số tầng: Chỉ nên xây dựng toà nhà dưới 2 tầng, trẻ lứa tuổi nhà trẻ nên sử dụng tầng dưới và trẻ mẫu giáo sử dụng tầng trên, Nếu khi đất
  39. chật hẹp, có thể xây dựng khu nhà trên 2 tầng, nhưng chỉ sử dụng tầng 1 và 2 cho trẻ, còn tầng 3 trở lên nên dùng cho các hoạt động chuyên môn của trường. - Yêu cầu về cầu thang: Các toà nhà 2 tầng cân xây dựng cầu thang chính và dự phòng. Cầu thang phải đảm bảo yêu cầu không làm trẻ mệt mỏi khi đi lại và cùng một lúc nhiều trẻ có thể qua lại Khi thiết kế cầu thang phải dựa vào kích thước trung bình bước chân của trẻ. Kích thước trung bình của cầu thang phù hợp với bước chân trẻ mẫu giáo là: Cao x sâu x rộng = (12 -14) x (37 – 30 ) x 130cm Cầu thang được bảo vệ bằng các chấn sóng cao: 1, 1 – 1,2m, đặt cách nhau 12cm c. Bố trí các phòng trong nhóm trẻ. Mỗi nhóm trẻ phải có đủ các phòng riêng biệt, bố trí hợp lí, thuận tiện cho sinh hoạt, học tập, vui chơi hằng ngày của trẻ. Các nhóm trẻ cần phải có các phòng sau - Phòng tiếp nhận: Có diện tích trùng bình là 20 m2 – 24m2, có cửa thông sang phòng chơi. - Phòng chơi ( học âm, ăn): có diện tích trung bình từ 2m2 – 2,5m2/1 trẻ, căn phòng hình chữ nhật, có chiều dài một mặt quay ra hướng mặt trời, chiều rộng không quá 6m, diện tích trung bình 50m2. - Phòng ngủ: Có diện tích trung bình là 50m2 cho lớp mẫu giáo và 30m2 cho lớp nhà trẻ ( từ 1,5m2 – 2m2/1 trẻ) - Hiên chơi: Có diện tích trung bình 25m2 – 30m2, được sử dụng khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt khi thời tiết xấu không thể cho trẻ đi dạo ngoài trời - Khối vệ sinh: có diện tích trung bình 12m2 – 16m2, có cửa thông sang phòng ngủ, ăn - Phòng chia ăn: có diện tích trung bình 4m2 – 6m2, gần phòng ăn ( xem phụ lục 3)
  40. 4.3. trang bị cho trường mầm non a. Các yêu cầu chung Trang thiết bị là toàn bộ các đồ dùng cần thiết phục vụ việc chăm sóc và giáo dục trẻ như đồ gỗ, đồ chơi, các tài liệu học tập, dụng cụ vệ sinh . Các trang bị này cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Phù hợp với lứa tuổi và tầm vóc riêng của từng trẻ, - Làm từ vật liệu nhẹ, bền, được phủ bên ngoài bằng lớp bọc có màu tươi sáng, không phai trong nước, xà phòng và các phương tiện khử trùng khác. - Thiết kế đơn giản, không cầu kì, cồng kềnh, làm bừa bộn phòng gây trở gại cho trẻ. - Tháo lắp được dễ dàng, thuận tiện khi vận chuyển, làm sạch b. Các trang bị cần thiết - Giường ngủ: Mỗi trẻ cần có giường ngủ riêng, có kích thước theo tuổi Trẻ dưới 1 tuổi: giường có kích thước 1 x 0,6 x 0,35(m) có thành cao Trẻ từ 1 – 3 tuổi: giường có kích thước 1 x 0,6 x 0,25(m) có thành thấp Trẻ từ 3 - 6 tuổi: giường có kích thước 1,4 x 0,65 x 0,4(m) - Giường chơi ( cũi) dùng cho trẻ tập lẫy, bò, ngồi, vịn đứng, men đi Cũi có kích thước 2 x 1,4 x 0,35(m) có thành cao xung quanh bằng các chấn song, có cửa cho trẻ lên xuống. - Bàn ghế: dùng cho trẻ khi ngồi học, chơi, ăn Trẻ dưới 1 tuổi: ghế có tựa lưng, tỳ tay, thành chắc phía trước Trẻ từ 1 – 3 tuổi: ghế có tựa lưng, tỳ tay. Trẻ từ 3 – 6 tuổi: ghế có tựa lưng Bàn ghế có kích thước khác nhau tuỳ theo chiều cao của trẻ. - Tủ: có các loại tủ sau đây Tủ đựng quần áo, có kích thước : 1,9 x 1,2 x 0,3(m), được chia làm nhiều ngăn ô, dành cho mỗi trẻ. Tủ bày đồ chơi, có kích thước : 1,2 x 0,7 x 0,25(m), được chia làm nhiều ngăn
  41. Tủ đựng tài liệu học tập được chia làm nhiều ngăn có kích thước khác nhau. - Các đồ dùng sinh hoạt: bao gồm đồ dùng cá nhân như khăn mặt, thìa, ca cốc, bát thìa được đánh dấu riêng cho từng trẻ và các đồ dùng vệ sinh chung cho mỗi lớp như xô, chậu, chổi, khăn lau các loại. - Đồ chơi và tài liệu học tập: được làm từ các vật liệu khác nhau, phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo an toàn, đáp ứng được các nhiệm vụ giáo dục trẻ. Có thể sử dụng đồ chơi và các tài liệu học tập cho trẻ từ các chất liệu sau đây: Đồ chơi bằng gỗ có đặc điểm khô chắc, mặt nhẵn, giữ màu sắc tự nhiên hoặc được phủ bằng lớp bọc bền màu, không độc, không có mùi lạ, không phai trong nước nóng, xả phòng và các phương tiện khử trùng khác. Đồ chơi bằng nhựa, cao su có đặc điểm bền màu, nhẹ, vi khuẩn khó tồn tại. Tránh sử dụng các loại đồ chơi nhỏ quá có thể rơi vào mũi, tai của trẻ. Đồ chơi bằng giấy có đặc điểm rẻ, thuận tiện, rất cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Khi có dịch bệnh, loại đồ chơi này cần đốt sạch. - Các dụng cụ y tế: cần thiết cho việc sơ cấp cứu trẻ cũng như tham khám định kì cho trẻ hằng tháng. 4.4. Chế độ vệ sinh ở trường mầm non Để phòng bệnh cho trẻ, củng cố và phát triển thể lực nhằm bảo vệ và củng cố sức khoẻ của trẻ, phải thực hiện tốt chế độ vệ sinh ở trường mầm non. a. Chế độ vệ sinh hằng ngày - Vệ sinh nền nhà: cần lau nhà ít nhất 2 – 3 lần / 1 ngày. Mỗi phòng cần có khăn lau riêng. Các phòng được lau bằng khăn ẩm, sau khi lau khăn ẩm cần lau lại bằng khăn khô, sau đó tiến hành thông thoáng khí trong phòng. Khăn lau được giặt bằng chậu riêng bằng nước sạch, vắt và phơi khô hằng ngày. - Vệ sinh đồ dùng: cần vệ sinh đồ dùng hằng ngày. Các đồ dùng trong phòng: Bàn, ghế, giường cũi được lau bằng khăn ẩm, sạch hằng ngày.
  42. Các đồ dùng cá nhân : ca, thìa, bát, khăn được rửa, giặt bằng xà phòng, luộc nước sôi 2 lần/ tuần và thường xuyên phơi năng. Các đồ chơi : phải được lau sạch thường xuyên bằng xà phòng Các đồ dùng vệ sinh: bô, xô, chậu phải được thường xuyên cọ bằng xà phòng, phơi nắng. b. Chế độ vệ sinh hằng tuần Mỗi tuần phải tổ chức tổng vệ sinh chung trong toàn trường vào 1 ngày quy định. - Tổng vệ sinh trong phòng trẻ: bao gồm các việc cọ rửa nền nhà và lau khô; cọ rửa bàn ghế, giường cũi bằng xà phòng và phơi nắng, quét trần, tường, lau cửa kính, chớp, bóng đèn; rửa các đồ dùng, dụng cụ ăn uống của trẻ, rửa đồ chơi bằng xà phòng và phơi khô; giặt tất cả các loại khăn ( trải bàn, khăn mặt, khăn lau tay); phơi đệm, chiếu. - Tổng vệ sinh nhà bếp: cọ rửa nhà bếp, toàn bộ xoong nồi, các dụng cụ nấu ăn và phơi khô; kiểm tra thực phẩm, phơi khô, trách mốc mọt - Tổng vệ sinh sân chơi: quét dọn toàn bộ sân vườn, khơi thông cống rãng. c. Chế độ vệ sinh hằng tháng, quý, năm - Hằng tháng tổng vệ sinh nhà cửa, đồ dùng và định ngày giặt chăn màn, rèn cửa. - Mỗi năm đóng cửa trường 3 ngày để tổng vệ sinh, tu bổ trường, phun thuốc muỗi CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao phải vệ sinh không khí ở trường mầm non? Trình bày các biện pháp vệ sinh không khí trong phòng trẻ 2. Nêu các tiêu chuẩn vệ sinh nước. Giải thích biên pháp cải tạo nguồn nước. 3. Nguyên nhân đất nhiễm khuẩn là gì? Trình bày các biện pháp vệ sinh mặt đất. 4. Phân tích các yêu cầu vệ sinh đối với việc xây dựng và trang bị tiện nghi cho trường màm non dựa trên các chức năng của trường mầm non.
  43. Chương VII TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC VỆ SINH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON. 1. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON. 1.1. Mục đích đánh giá Nhằm xác định thực trạng chăm sóc và giáo dục trẻ em ở trường mầm non trên cơ sở đó, có thể điều chỉnh việc tổ chức các hoạt động và sinh hoạt của trẻ cho phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh cho trẻ. 1.2. Nội dung đánh giá Chế độ sinh hoạt được đánh giá theo các nội dung sau: - Tính liên tục của quá trình hoạt động hằng ngày. Trong đó, cần chú ý đến thứ tự các hoạt động trong ngày của trẻ ( từ đón trẻ đến trả trẻ) và sự chuyển tiếp giữa các hoạt động trong ngày. - Thời gian thực hiện các hoạt động trong ngày. Từ đó, xác định sự chênh lệch giữa thời gian đã được ấn định trong chương trình giáo dục với thời gian được thực hiện trên thực tế đối với từng hoạt động nói riêng và quá trình sinh hoạt nói chung. - Các điều kiện tiến hành chế độ sinh hoạt của trẻ. Bao gồm các điều kiện về giáo viên ( trình độ nghiệp vụ, thâm niên công tác, tuổi ) về trẻ ( số trẻ của lớp, số trẻ trên thực tế, mức độ chênh lệch, nguyên nhân ) môi trường giáo dục (ánh sáng, không khí, số phòng trong nhóm trẻ, diện tích và cách bố trí ) các trang bị trong phòng ( đò chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh )
  44. - Hoạt động của giáo viên, cần đánh giá năng lực chuyên môn ( nội dung, hình thức giáo dục, sử dụng các phương pháp giáo dục ) và khả năng sư phạm ( khả năng tổ chức lớp, điểu khiển trẻ, giao tiếp giữa trẻ với giáo viên , phản ứng của giáo viên trước trẻ, khả năng xử lí các xung đột ở trẻ ) - Hoạt động của trẻ. Bao gồm mức độ nắm được tính liên tục của quá trình sinh hoạt, tích cực, độc lập, tự giác của trẻ, phản ứng của trẻ trước yêu cầu của giáo viên; giáo tiếp của trẻ với nhau và với giáo viên; số trẻ không thực hiện được các hoạt động trong sinh hoạt, nguyên nhân - Sự phối hợp giáo dục giữa giáo viên và gia đình, cần xác định : số lần gặp gỡ, có trao đổi với phụ huynh, nội dung trao đổi với phụ huynh, các biện pháp phối hợp giáo dục với phụ huynh như định hướng giáo dục ( thông báo, trao đổi về nội dung, phương pháp giáo dục); kiểm tra việc thực hiện của trẻ ở nhà ( gặp gỡ để nắm tình hình thực hiện của trẻ ở nhà); trao đổi thông tin hai chiều, điều chỉnh nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp với từng trẻ. 1.3. Phương pháp đánh giá - Theo dõi quá trình tổ chức chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non. Quan sát và ghi chép quá trình thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non theo các nội dung trên. Có thể ghi chép theo bảng sau: Bảng 7: Nội dung đánh giá chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non TT Các hoạt động Thời Điều HĐ của HĐ của Phối Ghi chú (HĐ) gian kiện giáo viên trẻ hợp HĐ 1 HĐ đón trẻ 2 HĐ học tập 3 HĐ ngoài trời HĐ trả trẻ
  45. Việc ghi chép quá trình thực hiện chế độ sinh hoạt được thực hiện theo cách mô tả có chọn lọc sự việc đã quan sát được, tránh ghi nhận xét chủ quan ngay trong quá trình quan sát. Cách làm này đảm bảo cho việc đánh giá được khách quan. - Để dễ theo dõi quá trình đánh giá và phân tích kết quả, có thể lập biểu đồ hoặc đồ thì về thực trạng tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non. Việc làm này được thực hiện dựa trên sự chênh lệch về thời gian quy định cho các hoạt động theo chương trình giáo dục và thời gian thực hiện các hoạt động trong thực tế tổ chức chế độ sinh hoạt của giáo viên mần non - Dựa trên biển đồ hoặc đồ thị và những kết quả thu được qua quan sát, có thể tiến hành phân tích kết quả. Việc phân tích kết quả bao gồm các bước: phân tích từng nội dung đã khảo sát; nhận xét các mặt mạnh, yếu đã được giáo viên thực hiện, xác định nguyên nhân. Trên cơ sở các kết quả đã phân tích cần đề xuất các biện pháp giải quyết có hiệu quả. 2. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ THÓI QUEN VỆ SINH CỦA TRẺ MẦM NON. 2.1. Mục đích đánh giá Xác định thực trạng về mức độ hình thành thòi quen vệ sinh của trẻ. Từ đó đề ra những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao mức độ hình thành các thói quen này ở trẻ. 2.2. Nội dung đánh giá Việc đánh giá được tiến hành theo các nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non đã được trình bày ở chương IY, mục 4.2 bao gồm các nội dung sau đây: - Thói quen vệ sinh thân thể - Thói quen ăn uống có văn hoá vệ sinh - Thói quen hoạt động có văn hoá - Thói quen giao tiếp có văn hoá
  46. 2.3. Phương pháp đánh giá a. Các tiêu chí đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non Để xây dựng tiêu chí đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ cần dựa vào các cơ sở như: mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non; khái niệm “ thói quen vệ sinh” đặc điểm phát triển thói quen này cho trẻ mầm non. Mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện hiện nay hướng đến ba mặt : nhận thực, kĩ năng, thái độ. Do vậy, việc đánh giá kết quả, giáo dục cũng phải quan tâm đến cả 3 lĩnh vực nàu. Nghĩa là, nhà giáo dục phải biết được những thay đổi về mặt nhận thức ở đối tượng giáo dục, họ có khả năng làm được cái gì? Thái độ nhìn nhận sự việc của họ ra sao? Trong giáo dục, việc đánh giá không chỉ nhằm mục đích xác định kết quả giáo dục đã đạt được, mà cần phải quan râm đến những tiến bộ đã đạt được ở trẻ sau một thời gian nhất định, phát hiện những khó khăn của trẻ, đánh giá phù hợp của nội dùng và việc sử dụng các biện pháp giáo dục. Do vậy, khi đánh giá thói quen văn hoá vệ sinh của trẻ, cần phải tìm hiểu cả mức độ nhận thức và thực hiện của trẻ để có thể tìm ra những tác động giáo dục phù hợp với chúng. Để có thể thu thập được thông tin một cách đầy đủ, có giá trị và đủ độ tin cậy, cần lựa chọn các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí được xác định phải bao quá được mọi khía cạnh của vẫn đề cần đánh giá, phải độc lập với nhau nhưng lại cho phép có thể kiểm tra nhiều tiêu chí cùng một lúc. Sau đây là các tiêu chí đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non Các tiêu chí đánh giá sự nhận thức ( tri thức): - Nhận biết được hành động vệ sinh - Biết được các yêu cầu của hành động vệ sinh - Hiểu được cách thể hiện hành động vệ sinh - Hiểu được ý nghĩa của hành động vệ sinh Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện (kĩ năng và thái độ) - Tính tự giác của hành động - Tính đúng đắn của hành động - Mức độ thành thạo của hành động
  47. - Động cơ thực hiện hành động Dựa vào các tiêu chí, cần xây dựng thang đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non. Thang đánh giá được chia thành 5 loại: tốt, khá, trung bình, yếu, kém ( xem phụ lục 5) b. Cách tổ chức đánh giá thói quen văn hoá vệ sinh của trẻ mầm non Để đánh giá thói quen văn hoá vệ sinh của trẻ, cần phối hợp sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin, phỏng vẫn, trao đổi với trẻ, quan sát hanh vi của trẻ trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, tạo tình huống giáo dục . đồng thời, kết hợp trao đổi với giáo viên và phụ huynh để biết thêm thông tin về trẻ. Sau đó, kếy quả thu được sẽ được xử lí bằng phương pháp toán thống kê. - Khảo sát sự nhận thức của trẻ tiến hành trong phòng riêng, yên tĩnh,. Giáo viên cho từng trẻ vào phòng theo yêu cầu của người kiểm tra. Người kiểm tra tạo tâm trạng thoải mãi cho trẻ dễ hoà với công việc sặp thực hiện bằng những câu chào, hỏi thăm bé. Khi trẻ thoải mãi, sắn sàng mới giới thiệu công việc “ cô và cháu sẽ cùng trò chuyện với nhau. Cô sẽ hỏi cháu, cháu nghe và trả lời cô nhẽ!” . Người kiểm tra đặt ra các câu hỏi để xác định trẻ biết gì về các thói quen văn hoá vệ sinh - Khảo sát việc thực hiện của trẻ được tiến hành bằng cách quan sát hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của trẻ tại trường mầm non. Mỗi loại thói quen cần tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện ít nhất 3 lần. Nếu không có cơ hội quan sát đủ số lần, người kiểm tra tạo ra các tình huống cho trẻ tự giải quyết. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn được xem xét thêm thông qua trao đổi với giáo viên và phụ huynh.
  48. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy phân tích các yếu tố đảm bảo tính khách quan trong quá trình tổ chức đánh giá việc thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non 2. Hãy xây dựng các tiêu chí đánh giá các nội dung giáo dục thói quen vệ sinh của trẻ ở trường mầm non 3. Thực hành đánh giá việc thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non ở một lứa tuổi cụ thể, 4. Thực hành đánh giá mức độ hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non.
  49. PHỤ LỤC Phụ lục 1 1. CHỈ SỐ CÂN NẶNG CỦA TRẺ EM VIỆT NAM TỪ 0-36 THÁNG Cân nặng (kg) Tuổi Trai(M  ) Gái (M  ) Chung (M  ) Sơ sinh 3.01 0.31 2.92 0.29 2.97 0.31 1 tháng 4.02 0.16 3.90 0.33 3.91 0.93 2tháng 5.12 0.60 4.84 0.62 4.98 0.61 3tháng 5.78 0.55 5.39 0.40 5.58 0.47 4tháng 6.16 0.62 5.78 0.62 5.97 0.62 5tháng 6.66 0.69 6.30 0.64 6.48 0.66 6tháng 6.90 0.60 6.58 0.60 6.74 0.60 7tháng 7.34 0.74 6.90 0.67 7.12 0.72 8tháng 7.50 0.70 7.17 0.67 7.34 0.68 9tháng 7.75 0.70 7.40 0.58 7.58 0.64 10tháng 7.98 0.68 7.51 0.63 7.74 0.65 11tháng 8.16 0.68 7.73 0.65 7.94 0.66 12tháng 8.32 0.75 7.85 0.60 8.08 0.67 15tháng 8.71 0.92 8.30 0.71 8.50 0.71 18tháng 9.16 0.52 8.80 0.47 8.98 0.50 21tháng 9.63 0.82 9.34 0.81 9.48 0.81 24tháng 10.00 0.55 9.97 0.58 9.98 0.56 27tháng 10.12 0.91 10.10 0.89 10.26 0.90 30tháng 11.03 0.98 10.49 0.92 10.76 0.95 33tháng 11.28 0.90 11.02 1.00 11.15 0.95 36tháng 11.80 0.01 11.38 0.98 11.60 1.00
  50. 2.CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CỦA TRẺ EM VIỆT NAM TỪ 0 – 36 THÁNG Chiều cao (cm) Tuổi Trai(M  ) Gái (M  ) Chung (M  ) Sơ sinh 48.28 0.22 47.80 1.13 48.08 1.12 1 tháng 53.12 1.67 52.78 1.00 52.89 1.00 2tháng 56.92 2.02 55.53 2.13 56.22 2.07 3tháng 59.30 2.03 58.28 2.63 59.00 2.33 4tháng 61.38 2.53 60.13 2.55 60.75 2.54 5tháng 63.26 2.41 62.64 2.45 62.95 2.43 6tháng 64.53 2.26 63.82 2.18 64.18 2.22 7tháng 66.23 2.55 65.16 2.73 65.70 2.64 8tháng 67.25 2.38 65.92 2.66 66.58 2.52 9tháng 68.55 2.02 67.33 2.10 67.94 2.15 10tháng 69.49 2.50 68.50 2.72 69.00 2.61 11tháng 70.212.44 69.70 2.44 69.90 2.44 12tháng 71.51 2.65 70.53 2.30 71.02 2.47 15tháng 73.33 2.61 72.23 2.72 72.78 2.66 18tháng 75.38 2.95 74.77 2.70 75.08 2.82 21tháng 77.55 2.90 76.45 3.12 77.00 3.00 24tháng 79.98 3.22 78.68 3.18 79.18 3.20 27tháng 81.56 3.25 80.68 3.30 81.12 3.27 30tháng 83.55 3.26 82.60 3.12 83.08 3.24 33tháng 85.35 3.24 85.00 3.50 85.17 3.37 36tháng 87.20 3.60 86.55 3.60 86.88 3.60
  51. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN VÒNG ĐẦU CỦA TRẺ EM VIỆT NAM TỪ 0 – 36 THÁNG Vòng đầu (cm) Tuổi Trai(M  ) Gái (M  ) Chung (M  ) Sơ sinh 31.75 1.65 31.45 1.33 31.60 1.58 1 tháng 35.63 1.16 33.03 1.12 33.53 1.15 2tháng 38.70 1.05 37.90 1.02 38.30 1.03 3tháng 39.62 1.18 38.61 1.00 39.12 1.14 4tháng 39.92 1.32 39.48 1.27 39.70 1.30 5tháng 41.54 1.04 40.54 1.16 41.04 1.10 6tháng 41.97 1.36 41.38 1.34 41.68 1.35 7tháng 42.69 1.35 42.01 1.36 45.35 1.35 8tháng 43.20 1.21 42.83 1.30 42.80 1.25 9tháng 43.80 1.28 43.35 1.13 43.32 1.20 10tháng 44.12 1.38 43.57 1.31 43.74 1.35 11tháng 44.40 1.50 44.00 1.18 43.98 1.43 12tháng 44.92 1.23 44.40 1.08 44.46 1.15 15tháng 45.22 1.27 44.43 1.23 44.83 1.25 18tháng 45.92 1.23 44.94 1.24 45.43 1.24 21tháng 46.46 1.23 45.46 1.21 45.96 1.22 24tháng 46.83 1.23 45.88 1.28 46.35 1.25 27tháng 47.16 1.25 46.23 1.29 46.70 1.27 30tháng 47.50 1.25 46.56 1.25 47.03 1.25 33tháng 47.73 1.20 46.93 1.18 47.33 1.19 36tháng 48.12 1.34 47.11 1.26 47.62 1.30
  52. 4. CHỈ SỐ TRIỂN VÒNG NGỰC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM TỪ 0 – 36THÁNG Vòng ngực (cm Tuổi Trai(M  ) Gái (M  ) Chung (M  ) Sơ sinh 31.65 1.40 31.34 1.37 31.50 1.50 1 tháng 34.88 1.59 34.26 1.75 34.57 1.31 2tháng 37.88 1.74 37.10 1.62 37.49 .168 3tháng 39.08 1.68 38.08 1.64 38.58 1.66 4tháng 39.54 1.66 38.66 1.72 39.10 1.60 5tháng 40.32 1.70 39.60 1.80 39.96 1.75 6tháng 40.74 1.45 39.93 1.59 40.34 1.52 7tháng 41.38 1.72 40.61 1.54 41.00 1.63 8tháng 41.73 1.56 41.02 1.68 41.38 1.62 9tháng 42.14 1.45 41.72 1.62 41.93 1.53 10tháng 42.17 1.63 41.82 1.56 42.20 1.60 11tháng 42.96 1.50 41.93 1.41 42.45 1.45 12tháng 43.22 1.50 42.45 1.60 42.84 1.55 15tháng 44.05 1.67 43.08 1.50 43.57 1.58 18tháng 44.65 1.62 44.05 1.52 44.35 1.57 21tháng 45.41 1.67 41.52 1.70 44.98 1.68 24tháng 46.18 1.67 45.04 1.70 45.61 1.68 27tháng 46.80 1.73 45.90 1.71 46.35 1.72 30tháng 47.27 1.90 46.35 1.63 46.81 1.76 33tháng 47.68 1.67 46.85 1.82 47.27 1.74 36tháng 42.20 1.73 47.20 1.89 47.65 1.81
  53. 5. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN VÒNG CÁNH TAY CỦA TRẺ EM VIỆT NAM TỪ 0 – 36THÁNG Vòng tay (cm) Tuổi Trai(M  ) Gái (M  ) Chung (M  ) Sơ sinh 1 tháng 2tháng 11.60 0.77 11.55 0.73 11.55 0.75 3tháng 12.12 0.82 12.00 0.89 12.06 0.85 4tháng 12.22 0.77 12.00 0.86 12.11 0.81 5tháng 12.56 0.90 12.29 0.88 12.42 0.89 6tháng 12.46 0.73 12.18 0.71 12.32 0.72 7tháng 12.66 0.78 12.32 0.78 12.49 0.78 8tháng 12.57 0.91 12.32 0.80 12.45 0.85 9tháng 12.58 0.84 12.37 0.89 12.48 0.86 10tháng 12.65 0.87 12.31 0.72 12.48 0.80 11tháng 12.70 0.85 12.27 0.71 12.49 0.78 12tháng 12.70 0.77 12.23 0.77 12.47 0.77 15tháng 12.71 0.78 12.49 0.80 12.60 0.79 18tháng 12.78 0.79 12.65 0.81 12.72 0.80 21tháng 12.95 0.78 12.78 0.77 12.86 0.77 24tháng 13.10 0.75 12.93 0.35 13.03 0.55 27tháng 13.27 0.78 13.08 0.82 13.18 0.80 30tháng 13.45 0.77 13.34 0.74 13.40 0.75 33tháng 0.713.534 13.40 0.80 13.47 0.77 36tháng 13.60 0.77 13.50 0.75 13.55 0.76
  54. PHỤ LỤC 2 MẪU ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CỦA TRẺ EM Ở TRƯỜNG MẦM NON Họ và tên GV: Lớp: Trường Ngày thực hiện STT Nội dung Hệ số Điểm 1 Tính liên tục của quá trình hoạt động trong ngày 1 - Thức tự các hoạt động trong ngày - Chuyển tiếp giữa các hoạt động 2 Thời gian thực hiện các hoạt động trong ngày 1 - Thời gian đã xác định trong chương trình giáo dục - Thời gian đã thực hiện trên thực tế 3 Chuẩn bị điều kiện cho các hoạt động 1 - Tỉ lệ trẻ có mặt/ số trẻ theo danh số - Môi trường hoạt động 4 Nội dung các hoạt động 2 - Phù hợp với trẻ - Tính lôgíc và khoa học - Tính thực tiễn 5 Phương pháp tổ chức hoạt động 2 - Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi và nội dung hoạt động - Phối hợp các phương pháp chăm sóc và giáo dục - Xử lí tình huống giáo dục - Khả năng sư phạm 6 Hiệu quả thực hiện các hoạt động của trẻ 2 - Số trẻ thực hiện được yêu cầu giáo dục - Mức độ tích cực của trẻ
  55. 7 Phối hợp giáo dục 1 - Số lần, nội dung, phương pháp phối hợp - Hiệu quả phối hợp Điểm trung bình ( bằng tổng số điểm chia cho số mục ( có tính hệ số)) Người đánh giá (họ, tên và chữ kí)
  56. Phụ lục 3: THANG ĐÁNH GIÁ THÓI QUEN VĂN HOÁ VỆ SINH CỦA TRẺ MẦM NON a. Thang đánh giá sự nhận thức - Loại tốt ( 5 điểm ): Có biếy về hành động, biết rõ các yêu cầu đối với hành động đó, hiểu cách thể hiện, hiểu ý nghĩa của hành động - Loại khá (4điểm) Có biết về hành động, biết các yêu cầu đối với hành động đó; hiểu cách thể hiện hành động trong một số tình huống quen thuộc; có thể hiểu được ý nghĩa của hành động khi được giáo viên gợi ý - Loại trung bình (3điểm): có biết về hành động, biết các yêu cầu đối với hành động và hiểu cách thể hiện hành động trong một số tình huống quen thuộc; chưa hiểu ý nghĩa của hành động - Loại yếu (2điểm) có biết về hành động, nêu ra các yêu cầu của hành động không phù hợp với tình huống cụ thể -Loại kém (1điểm): không biết các hành động văn hoá vệ sinh b. Thang đánh giá việc thực hiện - Loại tốt (5điểm): thực hiện đúng các yêu cầu của hành động, thực hiện tốt một cách tự giác, thể hiện thái độ đúng, thực hiện thành thạo - Loại khá (4điểm) :Thực hiện đúng các yêu cầu của hành động, tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc, thể hiện thái độ đúng, thực hiện tương đối thành thạo. - Loại trung bình (3 điểm): thực hiện đúng các yêu cầu của hành động, tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc hoặc khi có mặt của giáo viên, có cố gắng thể hiện thái độ đúng, thực hiện chưa thành thạo. - Loại yếu (2 điểm): trong những tình huống quen thuộc, khi được giáo viên nhắc nhở, có cố gắng thực hiện một số yêu cầu đối với hành động, nhưng thể hiện thái độ không đúng. - Loại kém (1 điểm) không thực hiện hành động văn hoá vệ sinh
  57. TÀI LIỆU THAM KHAO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Vũ Ngọc Bình (1991), Hỏi – đáp công ước LHQ về quyền trẻ em, NXB Sự thật, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỉ 90 – Thế kỉ XX< NXB Y học, Hà Nội. 5. Phạm Mai Chi, Lê Thị Ngọc Ái (1998), Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ trẻ em từ 0 – 6 tuổi, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Vũ Thị Chín (1989), Chỉ số phát triển sinh lí – tâm lí trẻ từ 0 – 3 tuổi, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 7. Elizabeth Fenwick (1995), Cẩm nang chăm sóc bà mẹ và em bé, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 8. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991), NXB Sự thật, Hà Nội. 9. Nhi khoa (1992), Tập 1,2 NXB Y học, Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Phong, Nguyễn Kim Thành, Lại Kim Thuý (1995), Chăm sóc sức khoẻ trẻ em từ 0 – 6 tuổi, tập 1, Hà Nội. 11. Trần Trọng Thuỷ, Trần Quỵ (1998), Giải phẫu sinh lí vệ sinh phòng bệnh trẻ em , NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Vụ Giáo dục mầm non (1998), Dự thảo chiến lược giáo dục mầm non đến năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
  58. Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc ĐINH NGỌC BẢO Tổng biên tập ĐINH VĂN VANG Chịu trách nhiệm nội dung và bản quyền TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - ĐẠI HỌC HUẾ Biên tập lần đầu HOÀNG THỊ QUY Biên tập tái bản VŨ THỊ THANH HÀ Trình bày bìa PHẠM VIỆT QUANG Chế bản ĐÀO PHƯƠNG DUYẾN