Giáo trình Giáo dục gia đình (Phần 2)

pdf 66 trang ngocly 1810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giáo dục gia đình (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_gia_dinh_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Giáo dục gia đình (Phần 2)

  1. Ch−ơng 3 Giáo dục gia đình với sự hình thành nhân cách trẻ em lứa tuổi mầm non I. Gia đình Việt Nam và một số nét đặc thù của nó 1. Khái niệm gia đình Gia đình là một phạm trù xuất hiện sớm trong lịch sử loài ng−ời. Từ khi xã hội còn mông muội đến thời đại văn minh, mỗi con ng−ời sinh ra, tr−ởng thành và từ biệt cõi đời đều gắn bó với gia đình. Có thể nói gia đình là môi tr−ờng xã hội hoá đầu tiên của mỗi cá nhân và là tế bào hợp thành đời sống xã hội. Về khái niệm gia đình, cho đến nay cũng có nhiều quan niệm khác nhau, tuỳ theo góc độ nghiên cứu của mỗi lĩnh vực khoa học. D−ới góc độ văn hoá học, gia đình là một thiết chế xã hội mang màu sắc dân tộc, và đánh dấu tiến trình phát triển về văn hoá. Đó là thiết chế cơ sở nằm cạnh các thiết chế xã hội khác nh− họ hàng, làng xóm, ph−ờng hội, dân tộc, nhà n−ớc , có những cá nhân và cộng đồng mà cá nhân đó tham gia (nh− họ, làng, các tổ chức xã hội, dân tộc, quốc gia). D−ới góc độ xã hội học, gia đình đ−ợc xem là một nhóm nhỏ xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, th−ờng gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái, sống chung với nhau d−ới một mái nhà và có một vốn kinh tế chung. D−ới góc độ tâm lí học xã hội, gia đình đ−ợc xem là một nhóm xã hội, đ−ợc tồn tại và phát triển dựa trên các mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và tình cảm huyết thống sâu sắc, trong đó mỗi cá nhân hình thành và phát triển nhân cách. D−ới góc độ giáo dục, gia đình một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó với nhau trên cơ sở hôn nhân hoặc huyết thống sâu sắc sinh sống, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Gia đình là cơ sở để duy trì nòi giống và là cơ sở của việc giáo dục thế hệ đang lớn lên. Từ những quan niệm trên đây, chúng ta thấy gia đình có những đặc tr−ng cơ bản sau đây: – Gia đình là một nhóm xã hội đ−ợc hình thành và phát triển từ quan hệ hôn nhân, là nơi sản xuất ra con ng−ời, tạo nên quan hệ ruột thịt, huyết thống. Đây là đặc tr−ng cơ bản nhất của gia đình. – Các thành viên trong gia đình có thể thuộc nhiều thế hệ, gắn bó với nhau bởi quan hệ 157
  2. tình cảm huyết thống, hoặc có quan hệ họ hàng chịu ảnh h−ởng trực tiếp lẫn nhau về nếp sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán, truyền thống, tạo nên bản sắc văn hóa riêng. – Đời sống gia đình tồn tại và phát triển nhờ một ngân sách chung (cộng đồng kinh tế) do khả năng lao động của các thành viên đóng góp. Gia đình gắn kết với nhau bằng tình cảm, trách nhiệm, bổn phận thiêng liêng nhất, đ−ợc quy định bởi quan hệ huyết thống. – Trong gia đình, những thành viên th−ờng sống chung một mái nhà, những lúc xa vắng họ vẫn có mối quan hệ khăng khít với tổ ấm chung đó. – Bên cạnh những nét văn hoá chung của cộng đồng, xã hội, mỗi gia đình có những nét văn hoá riêng thể hiện ở nếp sống, nếp sinh hoạt, kiểu cách làm ăn ảnh h−ởng đến sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình, tạo ra những nét riêng ở mỗi cá nhân. Những nét riêng trong tâm lí, nhân cách của mỗi cá nhân này trở thành cơ sở (gốc) cho sự phát triển sau này. Các nhà tâm lí học khẳng định rằng: "Trong các lớp cấu trúc nhân cách, thì lớp căn bản, có ý nghĩa tạo dựng đ−ợc gọi là nhân cách cơ sở (hay nhân cách gốc), đ−ợc hình thành chủ yếu trong môi tr−ờng gia đình. Tính cách của cá nhân đứa trẻ sau này khi đã lớn, ph−ơng thức ứng xử, thái độ đối với bạn khác giới, ng−ời lớn tuổi, đạo đức, tình cảm chịu ảnh h−ởng rất lớn của nhân cách cơ sở trong quá trình quan hệ gia đình mà cá nhân đó lớn lên và nhận sự giáo dục"(1). 2. Chức năng của gia đình Chức năng của gia đình là một nhân tố cơ bản trong hệ giá trị văn hoá gia đình. Cho đến nay cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về chức năng của gia đình, song có bốn chức năng d−ới đây th−ờng đ−ợc đề cập đến. – Chức năng sinh sản ra con ng−ời và duy trì nòi giống. Đây là một chức năng quan trọng của gia đình, vì nó tái sản xuất ra con ng−ời – sản phẩm quý giá nhất của xã hội, là điều kiện và là nhân tố không thể thiếu để xã hội tồn tại và phát triển. Việc sinh con không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu, mong −ớc của ng−ời vợ, ng−ời chồng mà còn là vấn đề xã hội, vấn đề duy trì tính liên tục sinh học của xã hội. – Chức năng kinh tế. Gia đình là một đơn vị sản xuất kinh tế và tiêu dùng của xã hội, gia đình có trách nhiệm tổ chức cuộc sống vật chất cho mỗi thành viên, đảm bảo cho sự hoạt động bình th−ờng của họ (nuôi con, chăm sóc ng−ời già, ng−ời không có khả năng lao động ). Mặt khác, kinh tế gia đình còn hỗ trợ cho kinh tế đất n−ớc (dân có giàu thì n−ớc mới mạnh). Chức năng kinh tế của gia đình biến đổi cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất n−ớc. Trong gia đình truyền thống, mỗi gia đình là một cơ sở sản xuất. Các thành viên trong gia đình sống và làm việc cùng một nơi và cùng chia sẻ với nhau về cả kinh tế lẫn tình cảm. Ngày nay, kinh tế gia đình đang tiếp cận nhanh chóng với công nghệ, khoa học kĩ thuật hiện đại, không ít gia đình trở thành trung tâm kinh tế đ−ợc tín nhiệm, thực sự là nguồn lực góp phần phát triển đất n−ớc. (1) Lê Ngọc Văn, Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá, NXB Giáo dục, 1998, tr. 19. 158
  3. – Chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm. Nh− đã phân tích, gia đình là một cộng đồng đặc biệt mà đặc tr−ng là các thành viên có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống sâu sắc, họ có nhiều điều kiện để liên tục thoả mãn cho nhau các nhu cầu vật chất và tinh thần. Do vậy, những thành viên trong gia đình gắn bó sâu sắc với nhau về tình cảm, và trở thành nhu cầu không thể thiếu đ−ợc, và cũng không có mối quan hệ xã hội nào có thể thay thế đ−ợc. Có thể nói những tình cảm ấm áp, sâu sắc và thiêng liêng trong mái ấm gia đình là tình cảm đặc biệt, không có tổ chức, cộng đồng nào có đ−ợc. Hơn nữa, phần lớn gia đình đ−ợc hình thành từ cái gốc là tình yêu lứa đôi. Tình yêu th−ơng mặn nồng của vợ chồng chính là ngọn nguồn của mọi tình cảm tốt đẹp lan toả trong các thành viên gia đình, tạo nên môi tr−ờng văn hoá gia đình, giúp cho mọi thành viên cân bằng tâm lí tinh thần và góp phần thực hiện tốt các chức năng khác của gia đình. Gia đình trở thành chỗ dựa tình cảm và tinh thần của mỗi thành viên, nơi con ng−ời có thể bộc lộ rõ nhất bản chất, cá tính của mình, đồng thời cũng nhận đ−ợc sự quan tâm, khích lệ, đùm bọc của cộng đồng đặc biệt này. Tình cảm gia đình trở thành nét đặc tr−ng về tính chất, ảnh h−ởng lẫn nhau giữa các thành viên trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách (giỏ nhà ai quai nhà nấy là vậy). – Chức năng giáo dục con cái. Chức năng giáo dục con cái hay còn gọi là chức năng xã hội hoá con ng−ời chính là quá trình biến thực thể tự nhiên thành thực thể xã hội, làm cho con ng−ời lĩnh hội đ−ợc kinh nghiệm xã hội – lịch sử, có thái độ và hành động phù hợp với yêu cầu xã hội. Gia đình là môi tr−ờng xã hội hoá đầu tiên và quan trọng nhất của cá nhân, là cầu nối giữa quá khứ với t−ơng lai, giúp cho trẻ em tiếp nhận nền văn hoá xã hội để hoà nhập với cuộc sống và h−ớng tới t−ơng lai. Đây là một cầu nối đặc biệt: một mặt là nó liên tục không bao giờ đứt đoạn, hai là nó sống động, luôn nảy nở và phát triển, diễn ra trong quá trình giao l−u, giao tiếp bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống sâu sắc, bằng trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận của ng−ời làm cha, làm mẹ Trong mỗi gia đình đều chứa đựng một tiểu văn hoá đ−ợc xây dựng trên nền tảng văn hoá chung của cộng đồng, xã hội. Các tiểu văn hoá này đ−ợc tồn tại, và phát triển thông qua lối sống gia đình, giáo dục gia đình, truyền thống gia đình Trong quá trình sống, nhất là ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, mỗi con ng−ời tiếp nhận các đặc điểm của tiểu văn hoá này, làm cho tâm lí nhân cách của họ vừa có những nét chung của cộng đồng, xã hội vừa có những nét đặc tr−ng của văn hoá gia đình. ở lứa tuổi mầm non, gia đình đ−ợc xem là tr−ờng học đầu tiên của trẻ thơ, ng−ời mẹ đ−ợc xem là ng−ời thầy đầu tiên của trẻ em. 3. Đặc thù của gia đình Việt Nam x−a và nay 3.1. Gia đình Việt Nam x−a Nh− đã trình bày, gia đình là một tế bào xã hội – một thiết chế xã hội phản ánh trình độ phát triển văn hoá – xã hội của một dân tộc, quốc gia trong một giai đoạn (thời kì) phát triển nhất định. Nói đến gia đình Việt Nam x−a ở đây là nói đến gia đình Việt Nam truyền thống, mà đặc tr−ng là gia đình nông thôn – nông nghiệp trong xã hội phong kiến Việt Nam. Gia đình 159
  4. Việt Nam truyền thống có những đặc điểm đặc thù sau đây: – Hôn nhân mang tính áp đặt. Bố mẹ là ng−ời sắp đặt việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Con cái không có quyền lựa chọn hôn nhân, mà "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Hôn nhân đ−ợc xem là một công việc của cộng đồng thân tộc, làng xóm. – Đặc thù thứ hai là gia đình mở rộng "tam đại đồng đ−ờng", hoặc "tứ đại đồng đ−ờng". Trong gia đình, các cá nhân không tồn tại nh− một cá thể độc lập, thiếu tự chủ, mọi mặt cuộc sống đều gắn chặt vào gia đình, phải hoàn toàn phục tùng gia đình, phụ thuộc vào gia đình "xẩy nhà ra thất nghiệp". Đó là gia đình kiểu gia tr−ởng, ng−ời đứng đầu gia đình (ng−ời đàn ông cao tuổi trong gia đình: cụ, ông hay bố) có quyền quyết định tất cả, từ tài sản đến dựng vợ gả chồng cho con cái. – Đặc thù thứ ba đ−ợc thể hiện ở sự bất bình đẳng về vị trí, vai trò của vợ, chồng trong cuộc sống gia đình. Trong cuộc sống gia đình ng−ời chồng "đứng mũi chịu sào", có quyền quyết định mọi công việc trong gia đình. Ng−ời phụ nữ (ng−ời vợ) phải phục tùng những quyết định của ng−ời chồng (gia tr−ởng), không đ−ợc tham gia bàn bạc những công việc lớn trong gia đình, họ tộc, xóm làng. Vị thế của phụ nữ là "tam tòng" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), tề gia nội trợ, sinh đẻ để duy trì nòi giống cho nhà chồng. Khi lấy chồng, rồi sinh con, cùng với thời gian, ng−ời phụ nữ mất dần tên của mình. Cộng đồng gọi theo tên chồng (Bà Minh: chồng bà tên là Minh, Bà V−ợng: chồng bà tên là V−ợng ). – Đặc thù thứ t− là, con trai có vị trí đặc biệt trong gia đình. Hoạt động tái sinh con ng−ời xã hội của gia đình Việt Nam x−a là nhằm vào việc "nối dõi tông đ−ờng". Sinh con trai trở thành mục tiêu và là trách nhiệm nặng nề của mỗi cặp vợ chồng đối với tổ tông. Nếu gia đình không có con trai, dòng dõi coi nh− bị tuyệt diệt. Chính vì vậy, trong gia đình truyền thống, ng−ời chồng chỉ hoàn thành nghĩa vụ của mình với tổ tông khi anh ta sinh đ−ợc con trai, và địa vị của anh ta khi ấy mới trở nên trọn vẹn. Còn đối với ng−ời vợ, khi sinh đ−ợc con trai họ đã tiến một b−ớc dài từ địa vị "ng−ời ngoài" hoà nhập hoàn toàn với gia đình, đ−ợc an toàn trong gia đình chồng vì đã tạo ra đ−ợc ng−ời nối dõi cho nhà chồng. – Đặc thù thứ năm trong gia đình Việt Nam truyền thống là "con đàn cháu đống" đ−ợc xem là một tiêu chuẩn của gia đình có phúc, có đức. Trong một không gian chật hẹp, có nhiều thế hệ cùng chung sống, quan hệ họ hàng chằng chịt. Nhiều gia đình, ng−ời năm m−ơi gọi kẻ lên m−ời là anh là chị – Đặc thù thứ sáu là mỗi gia đình Việt Nam x−a là một đơn vị sản xuất kinh tế tự cung – tự cấp (khép kín). Mỗi gia đình hầu nh− sản xuất ra toàn bộ những sản phẩm tiêu dùng cho mình: Vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi, vừa làm thủ công nghiệp và buôn bán trao đổi trong cộng đồng xóm làng là chính. Mỗi cá nhân gắn bó với gia đình, cộng đồng làng xóm để sống. Bỏ gia đình trở thành "dân ngụ c−", là ng−ời mất gốc Do vậy, xa cha mẹ, anh, em, họ hàng, quê h−ơng làng xóm là nỗi đau lớn nhất, là tổn thất khó có thể bù đắp đ−ợc trong quan niệm của ng−ời Việt x−a. 160
  5. 3.2. Gia đình Việt Nam ngày nay Cùng với những biến đổi của xã hội, gia đình Việt Nam cũng có những đổi thay đáng kể so với gia đình Việt Nam truyền thống. Bên cạnh sự kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam nh− cần cù lao động; hiếu học, th−ơng yêu, đùm bọc lẫn nhau; uống n−ớc nhớ nguồn (nhớ ơn tổ tiên); hết lòng vì con cái gia đình Việt Nam ngày nay có những đặc điểm khác tr−ớc. – Thứ nhất, nếu hôn nhân trong xã hội Việt Nam tr−ớc đây mang tính áp đặt của bố mẹ đối với con cái thì ngày nay hôn nhân mang tính tự nguyện, đ−ợc xây dựng trên cơ sở tình yêu lứa đôi. Thanh niên nam, nữ tự do yêu đ−ơng, tìm hiểu và quyết định đi đến hôn nhân của mình. Tuy nhiên, phải xin phép và đ−ợc sự đồng thuận của hai bên gia đình. – Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay, gia đình hạt nhân trở nên phổ biến. Trong gia đình, các thành viên đ−ợc chủ động trong công việc phù hợp với bổn phận, trách nhiệm của mình; vợ chồng, ông bà, con cái bình đẳng với nhau trong công việc và sinh hoạt cuộc sống. – Thứ ba, vai trò của ng−ời phụ nữ đ−ợc đề cao – bình đẳng với nam giới. Phụ nữ bình đẳng với nam giới trong mọi công việc của gia đình (nuôi dạy con cái, làm kinh tế, xây dựng nhà cửa, mua sắm trang thiết bị sinh hoạt, ph−ơng tiện sản xuất, sinh con ); đ−ợc tham gia lao động, tham gia vào các hoạt động xã hội, quản lí xã hội và đ−ợc thụ h−ởng thành quả lao động và phúc lợi xã hội bình đẳng với nam giới. – Thứ t−, việc sinh con trai để "nối dõi tông đ−ờng", ở nơi này nơi khác vẫn còn nặng nề, song không còn là một gánh nặng cho các cặp vợ chồng. Điều quan trọng trong các gia đình hiện nay là nuôi dạy con nên ng−ời, có việc làm và thành đạt trong cuộc sống xã hội. – Thứ năm, nếu gia đình Việt Nam truyền thống "con đàn cháu đống" là tiêu chuẩn của gia đình có phúc, có đức, thì gia đình Việt Nam hiện nay đông con nhiều cháu là một nỗi cực nhọc, một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Không ít cặp vợ chồng, nhất là ở các thành phố lớn hiện nay, chỉ muốn sinh ít con (một con) để có điều kiện nuôi dạy con tốt hơn, có thời gian và điều kiện để v−ơn lên trong sự nghiệp, để đ−ợc đi du lịch đây đó. – Thứ sáu, nếu mỗi gia đình Việt Nam x−a là một đơn vị sản xuất kinh tế tự cung, tự cấp (khép kín), thì mỗi gia đình Việt Nam hiện nay là một đơn vị kinh tế mở. Mỗi thành viên trong gia đình có một nghề nghiệp xã hội nhất định (trong biên chế hoặc ngoài biên chế nhà n−ớc, ở nông thôn hoặc thành thị). Sản phẩm lao động làm ra đ−ợc trao đổi, buôn bán rộng rãi (không bó hẹp trong luỹ tre làng nh− tr−ớc đây). II. Giáo dục gia đình với việc hình thành nhân cách trẻ em lứa tuổi mầm non 1. Khái niệm về giáo dục gia đình Sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em diễn ra d−ới ảnh h−ởng của nhiều yếu tố: bẩm sinh, di truyền; môi tr−ờng sống (môi tr−ờng tự nhiên, môi tr−ờng xã hội); hoạt động tích cực 161
  6. của bản thân đứa trẻ; thông qua sự tác động của nhiều lực l−ợng giáo dục: giáo gia đình, giáo dục nhà tr−ờng và giáo dục của các đoàn thể xã hội khác. Mỗi lực l−ợng giáo dục này có thế mạnh nhất định trong việc giáo dục trẻ em, thể hiện ở ph−ơng pháp, hình thức giáo dục và phụ thuộc vào tính chất quan hệ giữa ng−ời giáo dục và ng−ời đ−ợc giáo dục. Giáo dục gia đình là quá trình những ng−ời lớn tuổi trong gia đình truyền đạt cho con cái mình những giá trị văn hoá xã hội và văn hoá gia đình trong hoạt động, giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày nhằm hình thành ở con cái những năng lực, phẩm chất và thói quen cần thiết để hoà nhập vào cuộc sống xã hội, phù hợp với mong đợi của gia đình. Giáo dục gia đình có những đặc điểm đặc tr−ng sau đây: – Giáo dục gia đình là giáo dục bằng tình cảm huyết thống sâu sắc, không một tổ chức xã hội nào có thể so sánh, thay thế đ−ợc. Đó là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của tình mẫu tử, phụ tử, huynh đệ giữa mẹ con, cha con, anh em đ−ợc sử dụng nh− là một công cụ cơ bản, th−ờng xuyên để cảm hoá con em trong gia đình. Mỗi ng−ời lớn tuổi trong gia đình đều có trách nhiệm bảo ban giáo dục trẻ em. ở đây, anh, chị cũng đ−ợc xem là "ng−ời thầy" đối với trẻ em. – Nếu giáo dục nhà tr−ờng diễn ra một cách có tổ chức, có kế hoạch trong những hoạt động xác định, theo những đơn vị thời gian cụ thể, thì giáo dục gia đình diễn ra một cách th−ờng xuyên, không đứt đoạn ở mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh. Giáo dục gia đình phù hợp với từng ng−ời, theo đặc điểm tình hình, sức khoẻ, hoàn cảnh từng lúc cụ thể. – Nội dung giáo dục, ph−ơng pháp giáo dục, hình thức giáo dục của gia đình phụ thuộc vào quan điểm, truyền thống gia đình, phụ thuộc vào trình độ văn hoá, học vấn của những ng−ời lớn tuổi (ng−ời giáo dục con em họ) trong gia đình. – Trong xã hội hiện nay, giáo dục gia đình có mối liên hệ mật thiết với giáo dục nhà tr−ờng, giáo dục xã hội. Giáo dục nhà tr−ờng, giáo dục xã hội định h−ớng cho việc hình thành, phát triển nhân cách trẻ em, trang bị cho trẻ em những tri thức, kĩ năng cơ bản, cần thiết giúp trẻ hoà nhập vào cuộc sống xã hội. Giáo dục gia đình bổ sung, cụ thể hoá, tiếp nối giáo dục nhà tr−ờng, giáo dục xã hội, một mặt mở rộng, củng cố tri thức, kĩ năng, hình thành thói quen cho trẻ, mặt khác tạo nên ở trẻ chiều sâu tâm hồn, đạo đức và cảm xúc chân thật, làm nền tảng văn hoá nhân văn ở trẻ em 2. ý nghĩa của giáo dục gia đình đối với trẻ em lứa tuổi mầm non Có thể khẳng định rằng, gia đình là môi tr−ờng đầu tiên và mãi mãi ảnh h−ởng đến toàn bộ cuộc sống của con ng−ời. Trong môi tr−ờng đặc biệt này, ng−ời lớn (đặc biệt là ng−ời mẹ) là những ng−ời thầy đầu tiên của đứa trẻ. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ đã đ−ợc tắm mình trong các mối quan hệ c− xử văn hoá đằm thắm tình ng−ời. ở giai đoạn đầu của cuộc đời, đứa trẻ tiếp thu văn hoá, kinh nghiệm xã hội không phải bằng lí trí và t− duy khái niệm mà đơn giản là sự bắt ch−ớc, thông qua cử chỉ, tình cảm của những ng−ời xung quanh. Từ một thực tế tự nhiên, vô thức, phụ thuộc và lúc đầu là cộng sinh với ng−ời mẹ, trẻ dần dần phát triển cảm giác, vận động, tách khỏi mẹ để trở thành con ng−ời 162
  7. độc lập về sinh học, rồi tiến lên hình thành ý thức con ng−ời. Nh− đã trình bày trên đây, giáo dục gia đình là giáo dục bằng tình cảm huyết thống sâu sắc. Tình yêu của bố mẹ đối với con cái là yếu tố có hiệu quả nhất trong quá trình dẫn dắt trẻ thơ thích nghi dần với đời sống xã hội. Hơn ai hết, bố mẹ là ng−ời không tiếc công sức, thời gian, vật chất nuôi dạy đứa trẻ từng b−ớc hoà nhập vào nền văn hoá chung của xã hội. Đối với cha mẹ, chăm sóc, dạy dỗ con nên ng−ời không chỉ là trách nhiệm mà cao hơn thế là một nhu cầu, một niềm hạnh phúc. Tâm hồn của đứa trẻ sẽ nghèo nàn đi nếu thiếu vắng sự giao tiếp với bố mẹ. Tình th−ơng yêu và sự chăm sóc của bố mẹ đối với con cái trong những năm tháng đầu đời có ý nghĩa rất to lớn trong sự phát triển tâm hồn, tình cảm, đạo đức của cá nhân. Giọng nói, sự ôm ấp, cử chỉ vuốt ve âu yếm, che chở của ng−ời mẹ, xuất phát từ tình th−ơng yêu là những ấn t−ợng tốt đẹp có lợi cho sự hình thành tính thiện của đứa trẻ. Giáo dục gia đình giúp cho trẻ em tiếp cận, làm quen và lĩnh hội đ−ợc một thế giới văn hoá hiện thực. Những chuẩn mực của nền văn hoá xã hội đ−ợc đứa trẻ tiếp nhận thông qua giáo dục gia đình, tr−ớc hết là thông qua giáo dục của bố mẹ. Đối với đứa trẻ, gia đình là mô hình xã hội đầu tiên đ−ợc cảm nhận trực tiếp thông qua các mối quan hệ trong gia đình. Một −u thế nữa của giáo dục gia đình là gia đình có đ−ợc sự hiểu biết sâu sắc, cụ thể đối t−ợng giáo dục về các mặt trí lực, sức khoẻ, cá tính, hoàn cảnh, điều kiện sống Do đó, gia đình có thể áp dụng biện pháp giáo dục riêng, đặc thù phù hợp với từng cá nhân để đạt hiệu quả mong muốn. Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ, cảm giác an toàn là tối cần thiết để trẻ hoạt động, giao l−u, giao tiếp. Môi tr−ờng gia đình với những quan hệ huyết thống sâu sắc là nơi tạo nên và duy trì cảm giác an toàn có hiệu quả nhất. Chính trong môi tr−ờng gia đình đã hình thành nên ở trẻ niềm tin vào những ng−ời xung quanh, niềm tin vào bản thân. Thông qua giáo dục gia đình, đứa trẻ có đ−ợc những kinh nghiệm nhất định trong các mối quan hệ xã hội. Và những kinh nghiệm này chi phối cuộc sống về sau của đứa trẻ. Nghiên cứu về vấn đề này, GS. Nguyễn Khắc Viện cho rằng: "Hình nh− khi đứa trẻ lựa chọn thái độ đối với gia đình thì phần lớn tr−ờng hợp nó cũng quyết định một số dạng chính của những quan hệ của nó đối với mọi ng−ời nói chung; và quan điểm của một cá nhân và cách nó xem xét phần lớn những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc đời, có thể biểu hiện cùng một kiểu với những quan điểm nó đã có tr−ớc những vấn đề và những khó khăn nảy sinh trong cái thế giới hẹp của gia đình"(1). Mặt khác, theo các nhà tâm lí học, ở lứa tuổi mầm non, bố mẹ (và những ng−ời lớn khác trong gia đình) là thần t−ợng để trẻ học tập, bắt ch−ớc. Từ lời ăn, tiếng nói đến tác phong đi đứng, làm việc, sinh hoạt của bố mẹ đều là hình mẫu để trẻ bắt ch−ớc, làm theo ("Giỏ nhà ai quai nhà ấy" là thế). Do đó, bố mẹ là ng−ời thầy đầu tiên, quan trọng nhất hình thành nên những tính cách ban đầu cho trẻ thơ. Điều này đòi hỏi các bậc cha mẹ phải thực sự là tấm g−ơng sáng về đạo đức, năng lực, tác phong để cho trẻ học tập, nói theo. (1) Nguyễn Khắc Viện, Tâm lí gia đình, NXB trẻ, 1996, tr. 28. 163
  8. 3. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục gia đình đối với trẻ em lứa tuổi mầm non Chúng ta biết rằng, hơn một nửa thời gian trong ngày đứa trẻ đ−ợc sống trong môi tr−ờng gia đình. Do vậy, giáo dục gia đình giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. Để góp phần giáo dục trẻ em thành con ng−ời có nhân cách phát triển toàn diện, gia đình cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Giáo dục thể chất, Giáo dục đạo đức, Giáo dục trí tuệ, Giáo dục thẩm mĩ theo khả năng và thế mạnh của gia đình. 3.1. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục thể chất của gia đình Giáo dục thể chất là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục nhân cách con ng−ời phát triển toàn diện. ở lứa tuổi mầm non, nhất là những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, gia đình giữ vai trò trọng yếu trong việc giáo dục thể chất cho trẻ em. Nội dung giáo dục thể chất cho trẻ em trong gia đình bao gồm:  Tổ chức cho trẻ ăn uống Trong những tháng đầu đời, trẻ lớn lên trong cuộc sống gia đình, việc nuôi con bằng sữa mẹ là cần thiết và là trách nhiệm của gia đình (tr−ớc hết là ng−ời mẹ); lớn hơn trẻ đ−ợc đi nhà trẻ, tr−ờng mẫu giáo, nh−ng ít nhất có hai bữa ăn của trẻ là do gia đình đảm nhận (bữa sáng sớm và bữa tối). Để các bữa ăn đảm bảo đủ chất dinh d−ỡng và cung cấp năng l−ợng hợp lí cho sự phát triển của trẻ, gia đình cần phải có kiến thức khoa học về dinh d−ỡng, cách chế biến món ăn và việc tổ chức cho trẻ ăn uống một cách khoa học, vệ sinh. Cần phối hợp với tr−ờng mầm non trong việc tổ chức ăn uống cho trẻ, một mặt rèn luyện cho trẻ có thói quen cần thiết trong ăn uống, một mặt bổ sung dinh d−ỡng cho trẻ trong các bữa ăn ở gia đình. – Tổ chức cho trẻ ngủ Giấc ngủ dài (qua đêm) của trẻ là rất quan trọng. Để tổ chức giấc ngủ cho trẻ một cách có hiệu quả (trẻ ngủ sâu, đẫy giấc, không giật mình ) gia đình cần: + Tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ. + Không để trẻ chơi quá nhiều tr−ớc khi đi ngủ. + Không doạ nạt trẻ tr−ớc khi trẻ đi ngủ. + Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn khi đi ngủ. – Tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ Việc tắm rửa, vệ sinh răng miệng, tai mũi, họng, quần áo cho trẻ là việc làm chính của gia đình, nhất là trong những năm tháng đầu đời của đứa trẻ. Để thực hiện việc vệ sinh cá nhân cho trẻ đạt hiệu quả, gia đình cần phải có kiến thức khoa học về chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh cho trẻ; cần phải phối hợp với tr−ờng mầm non để rèn luyện cho trẻ những thói quen cần thiết về văn hoá vệ sinh, thói quen tự phục vụ 3.2. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức của gia đình Nếu giáo dục thể chất tạo ra tiền đề cho sự phát triển tâm lí, nhân cách, thì giáo dục đạo 164
  9. đức tạo nên mặt cốt lõi trong nhân cách. ở lứa tuổi mầm non, gia đình giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em. Trong giáo dục đạo đức của gia đình, việc giáo dục cách ứng xử với những ng−ời xung quanh, tức là lời ăn tiếng nói, cách chào hỏi lễ phép với ng−ời lớn (ông bà, cha mẹ, những ng−ời lớn tuổi trong gia đình, cộng đồng, xã hội ), sự nh−ờng nhịn em nhỏ, vâng lời ng−ời lớn là những nội dung cơ bản. Nhờ giáo dục gia đình, trẻ nhận biết đ−ợc vị trí của mình trong gia đình, họ hàng, cộng đồng, xã hội và cách hành động, ứng xử phù hợp với vị trí của mình. Nội dung cơ bản thứ hai trong giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ thơ là hình thành ở trẻ xúc cảm – tình cảm yêu th−ơng, gắn bó với những ng−ời xung quanh. Tr−ớc hết, là tình cảm yêu th−ơng gắn bó với gia đình: yêu quý, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, yêu th−ơng, nh−ờng nhịn, giúp đỡ em nhỏ Sau đó là tình cảm yêu th−ơng đối với những ng−ời khác trong họ hàng thân tộc, cộng đồng, xã hội (kính trọng ng−ời già, yêu quý em nhỏ, đoàn kết, cùng học cùng chơi với bạn ). Nội dung cơ bản thứ ba trong giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ thơ là giáo dục, rèn luyện cho trẻ một số thói quen cần thiết trong cuộc sống: + Thói quen gọn gàng, ngăn nắp, nh−: không bày bừa đồ dùng, đồ chơi ra gi−ờng, ra bàn, ra nhà; biết xếp, để đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy định của gia đình; + Thói quen tự lập trong ăn uống, vệ sinh, không nhõng nhẽo, ỷ lại vào ng−ời lớn. + Thói quen giữ gìn vệ sinh chung (không vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng), biết bảo vệ vật nuôi, cây trồng ở gia đình cũng nh− nơi công cộng. + Biết vâng lời và giúp đỡ gia đình (làm theo sự sai bảo của bố mẹ) những công việc vừa sức. 3.3. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục trí tuệ của gia đình Đối với học sinh phổ thông, giáo dục trí tuệ là nhiệm vụ chính của nhà tr−ờng, diễn ra thông qua các môn học. Đối với trẻ mầm non, giáo dục trí tuệ là nhiệm vụ chung của gia đình và nhà tr−ờng, và diễn ra ở một hoạt động và trong sinh hoạt hằng ngày ở gia đình và tr−ờng mầm non. Do vậy, nhiệm vụ và nội dung giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non của gia đình và nhà tr−ờng phải có sự thống nhất, bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non trong gia đình bao gồm: – Củng cố các chuẩn cảm giác cho trẻ (chuẩn cảm giác về màu sắc, hình dạng, kích th−ớc, mùi vị, âm thanh ). – Củng cố, phát triển năng lực định h−ớng không gian, thời gian cho trẻ. – Củng cố, mở rộng, phát triển vốn từ và rèn luyện cho trẻ hoạt động lời nói, góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. – Củng cố, mở rộng, bổ sung biểu t−ợng, khái niệm về cuộc sống xung quanh cho trẻ. – Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ (năng lực quan sát, năng lực phân tích – tổng hợp, khái quát ) cho trẻ trong các hoạt động cũng nh− 165
  10. giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày. 3.4. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục thẩm mĩ của gia đình Gia đình và tr−ờng mầm non là cầu nối giữa trẻ em với cái đẹp. Nhờ ng−ời lớn (ông bà, bố mẹ, cô giáo) trẻ em không chỉ cảm thụ đ−ợc cái đẹp trong cuộc sống (thiên nhiên, xã hội, con ng−ời) mà còn biết đánh giá cái đẹp và có nhu cầu sống theo cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp trong cuộc sống (trong hoạt động vui chơi, trong sinh hoạt, trong giao tiếp). Do vậy, nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non của gia đình bao gồm: – Dạy trẻ biết cảm thụ đúng đắn vẻ đẹp trong cuộc sống xung quanh, vẻ đẹp trong cuộc sống gia đình (vẻ đẹp trong quan hệ giữa ng−ời với ng−ời . Vẻ đẹp của đồ dùng sinh hoạt, của đồ chơi, của sự bài trí phòng ăn, phòng ngủ, phòng sinh hoạt ); vẻ đẹp của thiên nhiên, xã hội nơi c− trú – Dạy trẻ biết đánh giá đúng cái đẹp trong cuộc sống (thế nào là đẹp, thế nào là xấu) trong quan hệ ứng xử với gia đình, với những ng−ời khác, với vật nuôi, cây trồng, trong thiên nhiên, nghệ thuật – Dạy trẻ biết sống theo cái đẹp, có nhu cầu tạo ra cái đẹp trong cuộc sống (ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp, có lời nói hay, cử chỉ lễ phép ). 3.5. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục lao động của gia đình Gia đình là môi tr−ờng thuận lợi để giáo dục lao động và rèn luyện cho trẻ kĩ năng, thói quen lao động, hình thành thái độ đúng đắn với lao động và ng−ời lao động cho trẻ em. Giáo dục lao động cho trẻ em trong gia đình tr−ớc hết là giúp trẻ hiểu đ−ợc lao động của những ng−ời thân trong gia đình (ông bà, cha mẹ, ), sau đó là những ng−ời lao động nói chung. Trên cơ sở đó hình thành ở trẻ lòng yêu quý ng−ời lao động (ông bà, cha mẹ và những ng−ời lao động khác); nâng n−u, bảo vệ sản phẩm lao động. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục lao động thứ hai trong gia đình là rèn luyện cho trẻ kĩ năng, thói quen lao động đơn giản (tự phục vụ, sinh hoạt, giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức: t−ới cây, quét sân, quét nhà, cho gà ăn ). Nhiệm vụ và nội dung giáo dục lao động thứ ba trong gia đình là hình thành ở trẻ tình yêu lao động, sẵn sàng giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức khi ng−ời lớn yêu cầu. 4. Ph−ơng thức giáo dục trẻ trong gia đình Nh− chúng ta đã biết, gia đình là một môi tr−ờng văn hoá đặc biệt phù hợp với sự phát triển của trẻ thơ. Một mặt, đây là một môi tr−ờng an toàn, trong đó đứa trẻ lớn lên bên cạnh những ng−ời ruột thịt, luôn đ−ợc ng−ời lớn th−ơng yêu, ấp ủ. Mặt khác, gia đình là một môi tr−ờng phong phú về mối quan hệ giữa ng−ời với ng−ời, về mối quan hệ giữa con ng−ời và thiên nhiên (vật nuôi, cây trồng ). Việc dạy dỗ của gia đình đ−ợc diễn ra ở mọi lúc mọi hoàn cảnh, trong mọi hoạt động, giao tiếp theo một ph−ơng thức đặc biệt ph−ơng thức gia đình, khác với ph−ơng thức nhà tr−ờng ở tr−ờng mầm non. 166
  11. Ph−ơng thức giáo dục của gia đình đối với trẻ em có những đặc điểm sau đây: – Gia đình chăm sóc, giáo dục trẻ em bằng tình th−ơng yêu ruột thịt. Đó là một tình cảm đặc biệt mà ng−ời lớn dành cho trẻ thơ trong gia đình. Trên cơ sở tình th−ơng yêu ruột thịt mà nuôi d−ỡng (tức là chăm sóc cả đời sống thể chất lẫn tinh thần) và dạy dỗ (tức là dạy mà dỗ dành cho trẻ theo mình) trẻ em, nghĩa là giáo dục bằng tình th−ơng. Ng−ời lớn trong gia đình hết lòng vì đứa trẻ, và nổi bật lên tất cả là vai trò ng−ời mẹ, với hai đức tính đặc tr−ng là nhạy cảm và sẵn sàng đối với sự phát triển của đứa con. Nhờ tính nhạy cảm, ng−ời mẹ dễ dàng phát hiện đ−ợc những biến đổi dù là rất nhỏ về tính tình cũng nh− sức khoẻ của đứa con. Nhờ tính sẵn sàng mà bao giờ ng−ời mẹ cũng đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của đứa trẻ, không trừ một khó khăn trở ngại nào Chỉ có trong gia đình đứa trẻ mới h−ởng đ−ợc đầy đủ tình yêu th−ơng, mới có những phút vui đùa thích thú bên mẹ, trò chuyện thủ thỉ với cha, đ−ợc vỗ về, âu yếm khi ăn, khi ngủ. Sống trong môi tr−ờng tràn ngập sự yêu th−ơng ấy đứa trẻ sẽ đ−ợc thoả mãn nhu cầu về tình cảm mang tính chất ruột thịt để phát triển. Đó là những giây phút hạnh phúc rất cần cho sự lớn lên cả thể xác lẫn tinh thần của trẻ. Có thể gọi đây là những "niềm vui phát triển", đ−ợc coi nh− liều thuốc bổ cả về tâm hồn lẫn thể xác, mà thiếu hụt thì trẻ sẽ bị héo hon chậm phát triển. – Ng−ời lớn trong gia đình dạy trẻ bằng giao tiếp trực tiếp và th−ờng xuyên với nó. Đứa trẻ khi còn bế ẵm, ng−ời lớn vừa cho con bú vừa nựng con, trò chuyện với con đủ điều: nào là tình yêu của mẹ dành cho con, nào là −ớc muốn của mẹ, của cha về t−ơng lai của con tất cả đều đ−ợc đứa trẻ cảm nhận một cách trực tiếp với một cảm giác an toàn, vui s−ớng vô bờ bến. Lớn lên một chút, ng−ời lớn vừa làm việc nhà, vừa theo dõi, dạy dỗ, tập cho con khôn lớn. Con hỏi mẹ đáp, mẹ gọi con th−a, mẹ kể con nghe, mẹ ru con th−ởng thức, con nói sai mẹ sửa, con làm sai mẹ ngăn ngừa Đó là ph−ơng thức nuôi dạy th−ờng diễn ra trong các gia đình. Ph−ơng thức này không cần ch−ơng trình, bài bản theo một hệ thống. Ng−ời lớn dạy trẻ th−ờng xuyên ở mọi nơi, mọi lúc, trong các tình huống thực của cuộc sống xung quanh. Có thể nói, đứa trẻ đã lớn lên cạnh mẹ, bên cạnh ng−ời thân yêu ruột thịt, qua đó trẻ học ăn, học nói, học gói, học mở học làm ng−ời một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. – Gia đình không tiến hành tác động đồng loạt với trẻ em trong nhóm hay trong tập thể, mà chăm sóc, dạy dỗ từng đứa con (kể cả với trẻ sinh đôi), do đó đứa trẻ có điều kiện đ−ợc chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ từ giấc ngủ tới bữa ăn, đ−ợc bảo ban cặn kẽ từ lời ăn, tiếng nói, từ cách đi, đứng đến những cách c− xử thông th−ờng trong cuộc sống, đáp ứng kịp thời những nhu cầu phù hợp với thể trạng và nét tâm lí riêng của từng trẻ. Trong gia đình (nhất là gia đình truyền thống), th−ờng có nhiều thành viên khác nhau, mỗi ng−ời ít nhiều đều tham gia vào việc nuôi dạy trẻ, dù có ý thức hay không ý thức nh−ng đều ảnh h−ởng mạnh mẽ đến sự phát triển của đứa trẻ. Nếu ở tr−ờng mẫu giáo, một cô dạy nhiều cháu, thì ng−ợc lại, ở nhà một đứa trẻ lại có thể nhận đ−ợc sự chăm sóc dạy bảo của nhiều ng−ời ở những độ tuổi và có tính cách khác nhau. Trong mối quan hệ giao tiếp phong phú ở gia đình, đứa trẻ đ−ợc tiếp thu những điều mới lạ, rất khác nhau, tạo ra cho nó những cảm xúc mang nhiều sắc thái phong phú (nh− ông, bà kể chuyện cổ tích, anh, chị bày các trò chơi ). Khi đứa 167
  12. trẻ trở thành trung tâm của tất cả mọi thành viên trong gia đình thì đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển mọi mặt của nó. – Tác động của gia đình đến trẻ em th−ờng bằng nhiều hình thức mang tính chất tích hợp và đ−ợm màu sắc nghệ thuật. Tr−ớc hết, đó là việc nuôi và dạy đ−ợc kết hợp một cách tự nhiên, khéo léo: cho con ăn mẹ có thể trò chuyện, bảo ban con nhiều điều, ru con ngủ mẹ có thể cho con nghe những làn điệu dân ca, những câu thơ hay. ở đây không hề có ch−ơng trình bài bản của các môn học, vậy mà ng−ời mẹ đã truyền cho con biết bao điều hiểu biết: đó là những lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hằng ngày, lời ru câu hát, những truyện cổ tích, ngụ ngôn, những ý niệm cơ bản về thiện và ác Tóm lại, ng−ời mẹ đã đ−a con vào thế giới của những giá trị văn hoá mà gia đình đã thừa nhận và thực hiện hằng ngày. Đặc biệt, là qua lời ru, ng−ời mẹ đã dạy cho con nghệ thuật âm nhạc và thơ ca dân tộc để con biết yêu vẻ đẹp thiên nhiên, yêu quê h−ơng đất n−ớc, yêu bà con xóm làng, từ đó mà thêm giàu lòng nhân ái. Chính qua nhiều hình thức nghệ thuật dân gian (kể cả trò chơi và đồ chơi) mà nhiều ng−ời trong gia đình có thể truyền cho con em những tinh hoa của nền văn hoá dân tộc. Nhờ ph−ơng thức tác động đặc biệt này, gia đình có ảnh h−ởng tích cực đến quá trình phát triển của trẻ thơ. Trẻ em đã tiếp thu văn hoá gia đình một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, mà hiệu quả lại cao. Văn hoá gia đình để lại ấn t−ợng sâu đậm trong tâm hồn đứa trẻ, khiến đôi khi ta t−ởng nh− đó là bản năng thứ hai của con ng−ời. Đặc biệt là lĩnh vực giáo dục đạo đức, thẩm mĩ thì văn hoá gia đình chiếm −u thế tuyệt đối. Và mặt đạo đức, thẩm mĩ lại chính là cái cốt lõi trong nền tảng ban đầu của nhân cách mỗi con ng−ời, mà biểu hiện tập trung của nó là lòng nhân ái của ng−ời mẹ (do đó ng−ời ta gọi văn hoá gia đình là "văn hoá mẹ"). Nó có thể hình thành nên đạo đức cao đẹp giữa các thành viên trong gia đình. Đạo đức gia đình đ−ợc củng cố và phát triển lại chính là thành trì vững chắc để chống lại mọi sự tha hoá xấu xa của con ng−ời. Đành rằng, hiệu quả giáo dục gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ văn hóa của mỗi thành viên trong gia đình mà họ đã tiếp thu đ−ợc của nền văn hoá dân tộc và nhân loại, đặc biệt là trình độ văn hoá của ng−ời mẹ. Chính văn hoá gia đình đã gieo vào đầu óc non nớt của trẻ những mầm mống có khả năng làm nảy nở trong đó một tâm hồn với những phẩm chất đạo đức và năng khiếu mang hình bóng của nền văn hoá gia đình. 5. Những điều kiện cần có trong giáo dục gia đình Để trở thành một môi tr−ờng giáo dục lành mạnh, có hiệu quả đối với trẻ thơ, mỗi gia đình cần phải có những điều kiện cơ bản sau đây: – Phải tạo ra đ−ợc bầu không khí tâm lí gia đình êm ấm, hoà thuận, trong đó mọi thành viên yêu th−ơng, quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Trẻ em rất nhạy cảm với không khí tâm lí gia đình. Một gia đình hoà thuận, êm ấm sẽ tạo ra cho trẻ cảm giác an toàn để phát triển. – Phải nắm đ−ợc mục tiêu, nhiệm vụ và ph−ơng pháp giáo dục mầm non trong từng giai đoạn tuổi để định h−ớng công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình và phối hợp với tr−ờng mầm non trong việc giáo dục và rèn luyện cho trẻ những thói quen cần thiết. – Phải nắm đ−ợc đặc điểm phát triển tâm lí, sinh lí của lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của 168
  13. từng trẻ để đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ vừa sức với từng trẻ. Sẽ là không hiệu quả khi cha mẹ đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ v−ợt quá khả năng của trẻ (tập đi quá sớm – trẻ dễ bị vòng kiềng, cho trẻ ăn quá nhiều chất dinh d−ỡng – dễ bị mắc bệnh béo phì, học ngoại ngữ khi tiếng mẹ để ch−a sõi – sẽ không đi đến đâu ). Song bỏ lỡ cơ hội (khi sự phát triển của trẻ đã đạt đến sự chín muồi) hoặc đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ quá dễ cũng mang lại hiệu quả giáo dục thấp. – Phải có sự thống nhất và nhất quán của cha mẹ, những ng−ời lớn tuổi trong việc giáo dục trẻ em. – Yêu th−ơng, chiều chuộng trẻ là cần thiết, nh−ng phải hợp lí. Nuông chiều quá mức sẽ tạo ra ở trẻ thói nhõng nhẽo, b−ớng bỉnh, ích kỉ; giáo dục bằng tình cảm (âu yếm, vỗ về, động viên, khích lệ ) sẽ có hiệu quả hơn doạ nạt, quát mắng hay roi vọt. – Phải xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lí và thực hiện một cách th−ờng xuyên, nghiêm túc nhằm tạo lập những thói quen cần thiết cho trẻ. – Bố mẹ và những ng−ời thân trong gia đình phải là tấm g−ơng để trẻ học tập, bắt ch−ớc. III. Sự phối hợp giữa gia đình và tr−ờng mầm non trong việc giáo dục trẻ em 1. ý nghĩa của sự phối hợp giữa gia đình và nhà tr−ờng trong việc giáo dục trẻ em Chúng ta biết rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em chịu ảnh h−ởng trực tiếp và sâu sắc bởi công tác giáo dục của gia đình và tr−ờng mầm non. Mỗi môi tr−ờng giáo dục có thế mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ em. Do vậy, việc phối hợp giữa gia đình và nhà tr−ờng trong việc giáo dục trẻ em là rất cần thiết. Một mặt nó tạo ra sự thống nhất trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ em giữa gia đình và nhà tr−ờng. Mặt khác, nó giúp cho nhà tr−ờng phát huy đ−ợc thế mạnh của gia đình trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ em, tránh đ−ợc tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ng−ợc" trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ em giữa gia đình và nhà tr−ờng. Có thể nói, giáo dục gia đình và giáo dục nhà tr−ờng bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc giáo dục trẻ em. Gia đình củng cố mở rộng và rèn luyện cho trẻ những nội dung đ−ợc tiếp nhận ở nhà tr−ờng. Ng−ợc lại, nhà tr−ờng phát huy vốn kinh nghiệm của trẻ trong gia đình vào việc giáo dục, rèn luyện những kĩ năng, thói quen cần thiết cho trẻ. Thực tế cho hay rằng, nếu gia đình và nhà tr−ờng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác giáo dục trẻ em thì công tác giáo dục của gia đình và của nhà tr−ờng đều diễn ra thuận lợi và có hiệu quả. Nhờ có sự phối hợp này mà nhà tr−ờng (cô giáo mầm non) biết đ−ợc nết ăn, nết ở, sức khoẻ, tâm trạng của trẻ ở gia đình để đề ra những biện pháp giáo dục thích hợp; các bậc cha mẹ biết đ−ợc yêu cầu của nhà tr−ờng, tình hình ăn ngủ, chơi, học của con cái mình ở tr−ờng để có những biện pháp giáo dục hợp lí. Ng−ợc lại, nếu gia đình và nhà tr−ờng không có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục trẻ em thì việc giáo dục của gia đình và của nhà tr−ờng có thể diễn ra ít hiệu quả; khó mà hình thành nề nếp, thói quen cho trẻ khi không có sự thống nhất, đồng bộ giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà tr−ờng. 169
  14. 2. Nội dung và các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà tr−ờng trong công tác giáo dục trẻ em Trong công tác phối hợp giữa gia đình và nhà tr−ờng để giáo dục trẻ em, có hai nội dung rất cơ bản cần phải phối hợp chặt chẽ mới mang lại hiệu quả giáo dục. Đó là: – Phối hợp giữa gia đình và nhà tr−ờng trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị chăm sóc, giáo dục là điều tối quan trọng để triển khai các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho trẻ. Việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị chăm sóc giáo dục trẻ em cần đ−ợc coi là trách nhiệm chung của gia đình và nhà tr−ờng, nhất là trong giai đoạn hiện nay. – Phối hợp giữa gia đình và nhà tr−ờng trong việc xác định mục tiêu, nội dung, ph−ơng pháp chăm sóc giáo dục trẻ em. Trong đó xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi lực l−ợng giáo dục (gia đình, nhà tr−ờng) trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em trong từng thời kì. Để thực hiện tốt nội dung phối hợp này, nhà tr−ờng phải nhận thức đ−ợc thế mạnh của gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ em, tôn trọng và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của gia đình trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ em. Nhà tr−ờng cần có kế hoạch tuyên truyền, bồi d−ỡng kiến thức nuôi dạy cho các bậc cha mẹ, giúp gia đình nắm đ−ợc mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em của Đảng và Nhà n−ớc. Nhiệm vụ hết sức quan trọng của tr−ờng mầm non là tổ chức tốt mạng l−ới đại diện hội cha mẹ học sinh để theo dõi công tác giáo dục gia đình và triển khai kế hoạch của nhà tr−ờng trong công tác phối hợp với gia đình; để tuyên truyền, vận động các bậc cha mẹ đ−a con đến tr−ờng, đóng góp kinh phí xây dựng nhà tr−ờng và thực hiện phong trào nuôi con khoẻ, dạy con ngoan Về phần mình, gia đình cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ thực hiện đ−ợc những yêu cầu của nhà tr−ờng khi ở nhà. Ví dụ, nh− việc rèn luyện cho trẻ một thói quen sinh hoạt, giao tiếp ứng xử trong chơi, tập Gia đình phải có ý thức rèn luyện, uốn nắn cho trẻ trong cuộc sống hằng ngày. Để làm đ−ợc những việc trên đây, một mặt gia đình cần phải tiếp thu những tri thức nuôi dạy trẻ theo khoa học từ phía nhà tr−ờng và vận dụng tốt vào trong công tác nuôi dạy con em mình. Mặt khác, cần phải th−ờng xuyên trao đổi với nhà tr−ờng về tình hình sinh hoạt, hoạt động, tâm trạng, sức khoẻ của con em mình khi ở nhà. Đồng thời phải tránh chủ nghĩa kinh nghiệm trong công tác nuôi dạy trẻ. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà tr−ờng trong công tác giáo dục mầm non có thể tiến hành d−ới những hình thức sau đây: – Thành lập mạng l−ới đại diện hội cha mẹ học sinh. Hội cha mẹ học sinh của tr−ờng mầm non do Ban Giám hiệu tổ chức – thành lập. Hội cha mẹ học sinh của nhóm, lớp do giáo viên tổ chức – thành lập. Đại diện hội cha mẹ học sinh là những ng−ời say mê với công tác chăm sóc – giáo dục trẻ em, có những hiểu biết nhất định về khoa học nuôi dạy trẻ, có khả năng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc chung. 170
  15. Hội cha mẹ học sinh đ−ợc họp theo định kì. Trong một năm th−ờng có ba cuộc họp chính: + Họp đầu năm học: Họp đầu năm học nhằm thông báo cho gia đình kế hoạch của tr−ờng, của nhóm, của lớp, giúp cho các bậc cha mẹ nắm đ−ợc mục tiêu, nhiệm vụ năm học, thời gian học tập, nội dung ch−ơng trình; hình thức giáo dục của nhà tr−ờng, những yêu cầu của nhà tr−ờng đối với gia đình, những khoản đóng góp xây dựng tr−ờng, mức thu (tiền ăn, tiền học phẩm, tiền học phí ) của trẻ trong từng tháng, các quỹ của nhóm, lớp (nếu có). + Họp giữa năm: Trong cuộc họp này nhà tr−ờng thông báo tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học trong thời gian qua, nêu những cái đã đạt đ−ợc, những tồn tại; phân tích nguyên nhân và xác định ph−ơng h−ớng cho những tháng tiếp theo, thông báo tình hình sức khoẻ, sự phát triển thể chất, vui chơi "học tập" của tr−ờng, của nhóm, lớp và từng trẻ, những yêu cầu đối với các bậc cha mẹ trong thời gian tới + Họp cuối năm học: Trong cuộc họp này nhà tr−ờng tổng kết tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học, xác định mặt mạnh, mặt yếu và trách nhiệm của nhà tr−ờng, gia đình nh− thế nào, h−ớng dẫn gia đình thực hiện kế hoạch hè và chuẩn bị cho năm học tới. – Tổ chức các lớp (đợt) tập huấn cho các bậc cha mẹ về ph−ơng pháp nuôi dạy trẻ theo khoa học. Trong những đợt tập huấn này các bậc cha mẹ đ−ợc nghe các chuyên gia của tr−ờng (hoặc mời cán bộ phòng, sở Giáo dục và Đào tạo) nói chuyện về sự cần thiết phải nuôi dạy trẻ theo khoa học và h−ớng dẫn thực hiện ph−ơng pháp nuôi dạy trẻ theo khoa học, những vấn đề cập nhật trong công tác nuôi dạy trẻ (phòng bệnh, nuôi con bằng sữa mẹ ). – Mời đại diện các bậc cha mẹ đến tham dự các hoạt động của trẻ ở tr−ờng mầm non. Qua trực tiếp quan sát các hoạt động của trẻ ở tr−ờng mầm non, các bậc cha mẹ thấy đ−ợc nề nếp tổ chức của nhóm, lớp, những thói quen của trẻ Đồng thời, qua đó các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn yêu cầu, nội dung, ph−ơng pháp giáo dục trẻ ở tr−ờng mầm non. Trên cơ sở đó, các đại diện Hội cha mẹ học sinh vận động các bậc cha mẹ tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt vật chất và tinh thần để nhà tr−ờng thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học. – Tổ chức thăm hỏi gia đình các cháu. Mục đích của việc thăm hỏi gia đình các cháu là nắm đ−ợc một cách thực tế hoàn cảnh của từng gia đình (về điều kiện kinh tế, về văn hoá gia đình, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình, nguyện vọng của gia đình, ph−ơng pháp giáo dục của gia đình, vị thế của đứa trẻ trong gia đình ) trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phối hợp giữa gia đình và nhà tr−ờng một cách hợp lí, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ em. – Lập sổ bé ngoan. Sổ bé ngoan là sợi dây liên lạc giữa gia đình và nhà tr−ờng. Sổ bé ngoan giúp cho gia đình và nhà tr−ờng nắm đ−ợc tình hình sinh hoạt, vui chơi, học tập của trẻ ở tr−ờng và ở nhà. Trên cơ sở đó mà đề ra những yêu cầu phối hợp giữa giáo dục gia đình với giáo dục nhà tr−ờng một cách hợp lí đối với trẻ. Những "lá th− khen", những phiếu bé ngoan, những dòng chữ nắn nót của cô giáo mầm non, của bố mẹ trong sổ là niềm vui s−ớng tự hào của trẻ, giúp tạo dựng và củng cố niềm tin của trẻ vào gia đình, vào cô giáo, vào chính bản thân; động viên trẻ kịp thời trong cuộc sống ở gia đình cũng nh− ở tr−ờng. – Trao đổi th−ờng xuyên giữa cô giáo và các bậc cha mẹ trong giờ đón, trả trẻ. Qua những cuộc trao đổi ngắn giữa các bậc cha mẹ và cô giáo mầm non trong giờ đón, trả trẻ, gia đình và 171
  16. nhà tr−ờng nắm đ−ợc tình hình ăn ngủ, sức khoẻ, tâm trạng, hoạt động vui chơi, học tập của trẻ ở gia đình, ở tr−ờng, để cô giáo có những điều chỉnh kịp thời về nội dung, ph−ơng pháp, biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ở tr−ờng; các bậc cha mẹ có những điều chỉnh kịp thời về nội dung ph−ơng pháp chăm sóc, giáo dục con cái ở nhà. 172
  17. Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành Câu hỏi ôn tập 1. Phân tích các chức năng cơ bản của gia đình. Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện các chức năng của gia đình trong giai đoạn hiện nay. 2. Phân tích đặc điểm đặc thù của gia đình Việt Nam x−a và nay. 3. Phân tích ý nghĩa của giáo dục gia đình đối với trẻ em lứa tuổi mầm non. 4. Nêu nhiệm vụ và nội dung giáo dục gia đình đối với trẻ em lứa tuổi mầm non. 5. Phân tích ph−ơng thức giáo dục gia đình trong công tác giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. 6. Nêu và phân tích các điều kiện cần thiết để giáo dục gia đình đối với trẻ mầm non đạt hiệu quả cao. 7. Phân tích ý nghĩa của sự phối hợp giữa gia đình và nhà tr−ờng trong công tác giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. 8. Phân tích nội dung và các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà tr−ờng trong công tác giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. Bài tập thực hành Bài 1. Đánh giá thực trạng giáo dục gia đình của 5 trẻ em lứa tuổi mầm non ở địa ph−ơng anh (chị). Bài 2. Thiết kế kế hoạch tổ chức một cuộc họp phụ huynh học sinh vào dịp đầu năm học. H−ớng dẫn tự học Tài liệu tham khảo chính 1. Võ Thị Cúc, Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997. 2. Nguyễn ánh Tuyết (Chủ biên), Giáo dục học, NXB Giáo dục, 2001. 3. Nguyễn ánh Tuyết, Giáo dục mầm non – những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học S− phạm, 2005. 4. Lê Ngọc Văn, Gia đình với chức năng xã hội hoá, NXB Giáo dục, 1998. H−ớng dẫn trả lời câu hỏi Câu 1. Để trả lời đ−ợc câu hỏi này, tr−ớc hết anh (chị) cần nêu khái niệm gia đình, sau đó phân tích 4 chức năng cơ bản của gia đình: 173
  18. - Chức năng sinh sản ra con ng−ời và duy trì nòi giống. - Chức năng kinh tế. - Chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm. - Chức năng giáo dục con cái. Trên cơ sở nêu và phân tích 4 chức năng của gia đình anh (chị) hãy đối chiếu với thực tiễn hiện nay, để chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện từng chức năng trên (cần xem xét ảnh h−ởng của cơ chế thị tr−ờng và trình độ phát triển khoa học công nghệ thông tin đến việc thực hiện các chức năng của gia đình). Câu 2. ở câu này anh chị nêu đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống và những biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay ở các mặt sau: - Tính chất của cuộc hôn nhân (áp đặt hay tự nguyện). - Quy mô gia đình (hạt nhân hay mở rộng). - Sự bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình. - Quan niệm về sinh con trai, con gái. - Số con trong một gia đình. - Tính chất sản xuất kinh tế của gia đình (khép kín hay mở). Câu 3. Để trả lời đ−ợc câu hỏi này, tr−ớc hết anh (chị) phải nêu đ−ợc khái niệm giáo dục gia đình; những đặc tr−ng của giáo dục gia đình. Sau đó phân tích ý nghĩa của giáo dục gia đình đối với sự phát triển tâm lí, nhân cách trẻ em. Trên cơ sở đó rút ra kết luận  kiến nghị về việc giáo dục trẻ em trong gia đình. Câu 4. ở câu hỏi này, anh (chị) cần nêu năm nhiệm vụ và nội dung giáo dục của gia đình: - Nhiệm vụ và nội dung giáo dục thể chất. - Nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức. - Nhiệm vụ và nội dung giáo dục trí tuệ. − Nhiệm vụ và nội dung giáo dục thẩm mĩ. − Nhiệm vụ và nội dung giáo dục lao động. Mỗi nhiệm vụ và nội dung này có liên quan đến nhiệm vụ và nội dung giáo dục toàn diện cho trẻ ở tr−ờng mầm non (cần chỉ ra sự thống nhất giữa gia đình và nhà tr−ờng trong việc thực hiện mỗi nội dung trên). Câu 5. ở câu hỏi này, anh (chị) cần phân tích bốn đặc tr−ng cơ bản của ph−ơng thức giáo dục gia đình (khác với ph−ơng thức giáo dục nhà tr−ờng) trong công tác giáo dục mầm non, cụ thể là đi sâu phân tích: - Gia đình chăm sóc - giáo dục trẻ em bằng tình th−ơng yêu ruột thịt. - Ng−ời lớn trong gia đình dạy trẻ bằng giao tiếp trực tiếp và th−ờng xuyên đối với trẻ. - Gia đình không tiến hành tác động đồng loạt mà chăm sóc, dạy dỗ từng đứa con. 174
  19. - Tác động của gia đình đến trẻ em th−ờng bằng nhiều hình thức mang tính chất tích hợp và đ−ợm màu sắc nghệ thuật. Trên cơ sở phân tích bốn đặc tr−ng trên, anh (chị) đ−a ra kết luận: Ph−ơng thức giáo dục gia đình là ph−ơng thức đặc biệt, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của trẻ em (không tổ chức xã hội nào có thể so sánh, thay thế đ−ợc). Câu 6. ở câu hỏi này, anh (chị) cần phân tích vai trò và ý nghĩa của từng yếu tố đối với việc giáo dục trẻ em trong gia đình; chỉ ra những khó khăn, bất lợi khi mỗi yếu tố đó không đ−ợc thoả mãn. Câu 7. ở câu hỏi này, tr−ớc hết anh (chị) phải phân tích đ−ợc thế mạnh của giáo dục gia đình, của giáo dục nhà tr−ờng đến sự hình thành nhân cách trẻ em. Trên cơ sở phân tích thế mạnh của mỗi lực l−ợng giáo dục đó, anh (chị) chỉ ra tác dụng của sự phối hợp giữa gia đình và nhà tr−ờng trong công tác giáo dục mầm non; chỉ ra sự khó khăn, bất lợi trong công tác giáo dục mầm non khi không có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà tr−ờng. Câu 8. ở câu hỏi này có hai vấn đề cần phân tích: - Những nội dung phối hợp giữa gia đình và nhà tr−ờng trong công tác giáo dục mầm non. - Những hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà tr−ờng trong công tác giáo dục trẻ em. Về nội dung phối hợp, anh (chị) phải nêu đ−ợc vai trò, trách nhiệm của mỗi lực l−ợng giáo dục (gia đình, nhà tr−ờng) trong việc thực hiện từng nội dung phối hợp. Về hình thức phối hợp, anh (chị) cần phân tích ý nghĩa của mỗi hình thức phối hợp, cách thực hiện mỗi hình thức. H−ớng dẫn làm bài tập Bài tập 1. Để triển khai bài tập này, tr−ớc hết cần xác định mục tiêu, nội dung cần đánh giá, thiết kế câu hỏi phỏng vấn các bậc cha mẹ về gia đình và giáo dục gia đình; xác định những gia đình cần khảo sát đánh giá. - Sau đó đến từng gia đình khảo sát thực trạng giáo dục gia đình (để có kết quả khách quan, sinh động, đầy đủ cần phối hợp nhiều ph−ơng pháp nghiên cứu: phỏng vấn, quan sát ). - Trên cơ sở những thông tin đã thu nhận đ−ợc qua phỏng vấn, quan sát, anh (chị) đánh giá thực trạng giáo dục gia đình (đã khảo sát). Việc đánh giá thực trạng cần chỉ ra đ−ợc những thuận lợi, khó khăn, những −u điểm, nh−ợc điểm của gia đình trong việc giáo dục trẻ em. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục gia đình. Bài tập 2. Để thiết kế một bản kế hoạch tổ chức một cuộc họp phụ huynh học sinh vào dịp đầu năm học khoa học, hợp lí, anh (chị) cần: - Xác định mục đích, nội dung cuộc họp. - Xác định ch−ơng trình cuộc họp. 175
  20. - Xác định địa điểm, thời gian tổ chức cuộc họp. Bản thiết kế càng chi tiết càng giúp cho giáo viên chủ động trong việc triển khai các nội dung trong ch−ơng trình cuộc họp. 176
  21. Ch−ơng 4 Quản lí tr−ờng mầm non I. ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác quản lí tr−ờng mầm non 1. ý nghĩa của công tác quản lí Trong xã hội loài ng−ời, quản lí là một hoạt động đặc tr−ng, bao trùm mọi mặt đời sống xã hội. Nó ra đời khi xã hội có sự phân công lao động đòi hỏi sự hợp tác trong lao động tập thể trên một quy mô nào đó hoặc khi con ng−ời hoạt động với những mục đích chung. C. Mac đã giải thích bản chất và chức năng của quản lí nh− sau: "Bất cứ một lao động xã hội hay lao động chung nào tiến hành trên một quy mô t−ơng đối lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để làm cho những hoạt động đó ăn nhập với nhau. Sự chỉ đạo đó phải làm những chức năng chung, tức là chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ chế sản xuất với những vận động cá nhân của những thành phần độc lập hợp thành cơ chế sản xuất đó. Khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó, một ng−ời độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc cần có nhạc tr−ởng"(1). Quản lí đ−ợc xem là một dạng hoạt động đặc biệt của con ng−ời – hoạt động tổ chức. Tổ chức bầy đàn của động vật là những tập tính mang tính chất bản năng của "con ong chúa", "chim đầu đàn", "kiến chúa" Tổ chức ở con ng−ời là tổ chức có ý thức và mang tính chất tập thể − xã hội. Mọi hoạt động của con ng−ời dù là cá nhân hay tập thể, dù là trực tiếp hay gián tiếp luôn mang tính chất tập thể – xã hội và h−ớng tới những giá trị xã hội nhất định. Do vậy, mọi hoạt động của cá nhân luôn đ−ợc điều chỉnh bởi các khế −ớc xã hội (quy tắc hành vi, chuẩn mực đạo đức, pháp quyền ) và chịu sự quản lí của tập thể xã hội. Công tác quản lí tạo ra sự điều hoà hoạt động của các thành viên trong tập thể – xã hội. Khi xã hội thay đổi thì ph−ơng thức quản lí cũng thay đổi. Ngay từ thời cộng sản nguyên thuỷ, con ng−ời đã có sự hợp tác với nhau trong săn bắt, hái l−ợm và tự vệ cho cuộc sống cộng đồng. Sự hợp tác lao động rất giản đơn, phản ánh nền văn minh đồ đá. Cùng với sự phát triển văn minh nhân loại, sự gia tăng của lực l−ợng sản xuất về quy mô và sự đa dạng hoá các loại hình lao động, công tác quản lí ngày càng trở nên phức tạp. Ngày nay, quản lí đ−ợc coi là một công việc quan trọng, song khó khăn và phức tạp bậc nhất trong xã hội. Vì công tác quản lí liên quan đến nhân cách của nhiều cá nhân trong tập thể xã hội, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và cuộc sống nói chung của mỗi ng−ời, (1) C. Mác, T− bản  Quyển 1, tập I, NXB Sự thật, Hà Nội, 1960, tr. 29 − 30. 177
  22. nó đòi hỏi đáp ứng đ−ợc những yêu của xã hội luôn luôn thay đổi và phát triển. Quản lí giáo dục với t− cách là một bộ phận của quản lí xã hội cũng đã xuất hiện từ lâu và tồn tại d−ới mọi chế độ xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, mục tiêu, nội dung, ph−ơng pháp giáo dục luôn thay đổi và phát triển, làm cho công tác quản lí cũng luôn luôn vận động và phát triển. 2. Nhiệm vụ quản lí của tr−ờng mầm non Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non là xây dựng cơ sở ban đầu (nền móng) cho sự nghiệp giáo dục nhân cách con ng−ời mới. Có thể nói rằng, sự phát triển nhân cách của trẻ em sau này phụ thuộc khá lớn vào công tác giáo dục mầm non. Tr−ờng mầm non là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục mầm non. Đây là đơn vị quan trọng nhất trong công tác quản lí giáo dục mầm non. Chất l−ợng giáo dục của nhà tr−ờng phản ánh hiệu quả công tác chỉ đạo quản lí của ngành. Do vậy, quản lí tr−ờng mầm non là một nhiệm vụ, một thành phần quan trọng trong công tác giáo dục mầm non. Quản lí tr−ờng mầm non là tập hợp những tác động tối −u của chủ thể quản lí (hiệu tr−ởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà tr−ờng, nhằm thực hiện có chất l−ợng mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà tr−ờng, trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của xã hội, nhà tr−ờng và gia đình. Tr−ờng mầm non là một tổ chức xã hội đ−ợc xây dựng trên cơ sở tự nguyện, với sự hỗ trợ của Nhà n−ớc, nhân dân về vật chất cũng nh− tinh thần. Đây là một môi tr−ờng s− phạm đặc biệt: tr−ờng đ−ợc xây dựng, bố trí vừa mang tính chất của tr−ờng học, vừa mang tính chất nhà ở (gia đình); quan hệ giữa cô giáo mầm non với trẻ em vừa mang tính thầy – trò, vừa mang tính mẫu – tử, vừa mang tính bạn bè cùng học, cùng chơi ; mọi hoạt động của trẻ hoà quyện vào nhau "học mà chơi, chơi mà học". Hoạt động của tr−ờng mầm non rất đa dạng và phức tạp. Ng−ời hiệu tr−ởng làm tốt công tác quản lí sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu cơ bản của nhà tr−ờng: – Thu hút ngày càng đông số trẻ em trong độ tuổi đến tr−ờng trên địa bàn hành chính nơi tr−ờng đóng. – Đảm bảo chất l−ợng chăm sóc và giáo dục trẻ em theo mục tiêu đã đề ra. – Xây dựng tập thể s− phạm lành mạnh đủ sức để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. – Xây dựng, sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà tr−ờng. – Thu hút các tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dựng, quản lí và phát triển nhà tr−ờng, tạo ra sự thống nhất các lực l−ợng giáo dục trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Để thực hiện đ−ợc các mục tiêu trên đây, tr−ờng mầm non xác định đ−ợc những nhiệm vụ trọng tâm của mình. Trên cơ sở đó, tổ chức chỉ đạo tập thể s− phạm thực hiện những nhiệm vụ đó. Những nhiệm vụ chung của tr−ờng mầm non gồm: 178
  23. – Đảm bảo cho trẻ d−ới 6 tuổi phát triển một cách toàn diện. – Tuyên truyền và h−ớng dẫn các bậc cha mẹ những kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ. – Kết hợp chặt chẽ với gia đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ em(1) những nhiệm vụ quản lí cụ thể nh− sau: 2.1. Nhiệm vụ quản lí của trẻ – Kết hợp với Đảng uỷ, chính quyền địa ph−ơng, liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên địa ph−ơng làm tốt công tác tuyên truyền. H−ớng dẫn các bậc cha mẹ kiến thức khoa học về nuôi trẻ. Vận động các bậc cha mẹ đ−a con đến nhà trẻ, tr−ờng mầm non, nhằm đảm bảo chỉ tiêu số l−ợng mà nhà trẻ đã đề ra. – Đảm bảo chất l−ợng chăm sóc và giáo dục theo mục tiêu giáo dục của từng độ tuổi(1). – Từng b−ớc xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên vững mạnh. – Có kế hoạch kiểm tra – đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ và bồi d−ỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và giáo viên. – Từng b−ớc xây dựng, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho công tác nuôi d−ỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 2.2. Nhiệm vụ quản lí tr−ờng mẫu giáo – Kết hợp với các tổ chức xã hội (chính quyền, Đảng uỷ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên ), vận động các cha mẹ đ−a con đến tr−ờng, nhất là trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Việc động viên tối đa số trẻ 5 tuổi đến tr−ờng là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của tr−ờng mẫu giáo. – Thực hiện nghiêm chỉnh Ch−ơng trình chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo đối với từng độ tuổi đã đ−ợc Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, nhằm đảm bảo chất l−ợng giáo dục theo mục tiêu đề ra. – Có kế hoạch kiểm tra – đánh giá việc thực hiện những quy định về chuyên môn và có kế hoạch bồi d−ỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên. – Từng b−ớc xây dựng đội ngũ giáo viên trong tr−ờng mẫu giáo đủ về số l−ợng, đông về cơ cấu. – Có kế hoạch xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà tr−ờng. Tr−ờng mẫu giáo phải từng b−ớc xây dựng – hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đây là một điều kiện tối quan trọng để nâng cao chất l−ợng giáo dục. – Làm tốt công tác phối hợp với các lực l−ợng giáo dục trong và ngoài tr−ờng nhằm tạo ra sự thống nhất về mục đích, nội dung, ph−ơng pháp giáo dục trẻ em ở gia đình, nhà tr−ờng và xã hội. (1) Quyết định 55 của Bộ Giáo dục, ngày 3/2/1990. (1) Xem mục tiêu giáo dục trẻ d−ới 3 tuổi trong QĐ/55 – của Bộ Giáo dục, ngày 3/2/1990. 179
  24. – Làm công tác tham m−u cho địa ph−ơng về việc thực hiện kế hoạch giáo dục mầm non của địa ph−ơng. Trở thành lực l−ợng lòng cốt trong các phong trào giáo dục mầm non ở địa ph−ơng. – Kết hợp với tr−ờng tiểu học và gia đình làm công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp một. II. Tổ chức và lãnh đạo tr−ờng mầm non 1. Ng−ời hiệu tr−ởng - chủ thể quản lí 1.1. Chức năng của ng−ời hiệu tr−ởng Hiệu tr−ởng là chủ thể quản lí giữ vai trò chủ đạo, có thẩm quyền cao nhất về hoạt động chuyên môn và hành chính trong nhà tr−ờng. Chức năng của ng−ời hiệu tr−ởng là phê chuẩn kế hoạch hoạt động chuyên môn của các cá nhân và đơn vị trong tập thể mình phụ trách. Kế hoạch hoạt động của các cá nhân và đơn vị đ−ợc xây dựng trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch chung (kế hoạch tổng thể) của toàn tr−ờng. Tuy nhiên, kế hoạch hoạt động của cá nhân và đơn vị cần dựa trên chức năng, nhiệm vụ và chuyên môn của họ. Việc phê chuẩn kế hoạch hoạt động chuyên môn của cá nhân và các đơn vị cũng cần dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ chung của toàn tr−ờng. Để nâng cao tay nghề cho cán bộ, giáo viên, việc tổ chức các sinh hoạt chuyên môn một cách th−ờng xuyên là rất cần thiết. Trong các hoạt động chuyên môn, ng−ời hiệu tr−ởng có thể trực tiếp tổ chức hoặc chỉ đạo tổ chức và làm trọng tài khoa học cho những hoạt động chuyên môn mà mình trực tiếp tổ chức – chủ trì. Khoa học giáo dục mầm non là một khoa học tổng hợp. Việc hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vực của khoa học giáo dục là rất cần thiết đối với ng−ời làm công tác quản lí tr−ờng mầm non. Trong công tác điều hành, ng−ời hiệu tr−ởng là ng−ời chịu trách nhiệm việc chỉ đạo tập trung và thống nhất mọi công việc trong nhà tr−ờng nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của năm học, cũng nh− những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn mà tập thể đã vạch ra. Trong cơ cấu tổ chức của các tr−ờng mầm non có nhiều đơn vị, tổ chức với chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Nếu không có sự chỉ đạo tập trung và thống nhất theo một định h−ớng cụ thể, thống nhất thì khó có thể thực hiện đ−ợc mục tiêu, nhiệm vụ của năm học và các kế hoạch dài hạn của nhà tr−ờng. Ngoài việc tổ chức th−ờng xuyên các sinh hoạt chuyên môn, cần xây dựng kế hoạch bồi d−ỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ giáo viên. Hàng năm cần cử cán bộ, giáo viên đi bồi d−ỡng, th−ờng xuyên nâng cao tay nghề và tiếp cận với những thành tựu mới về khoa học giáo dục mầm non. Trong công tác phối hợp các lực l−ợng giáo dục, ng−ời hiệu tr−ởng chịu trách nhiệm tr−ớc Đảng bộ và chính quyền địa ph−ơng về việc quản lí nhà tr−ờng. Từ việc quản lí tài sản, lao động đến việc quản lí số l−ợng và chất l−ợng giáo dục; xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nhà tr−ờng với Đảng bộ và chính quyền địa ph−ơng để chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục mầm non của địa ph−ơng, vận động các tổ chức và cá nhân quan tâm hỗ trợ vật chất và 180
  25. tinh thần cho việc xây dựng tr−ờng lớp. Theo cơ cấu ngành học – trực tiếp, ng−ời hiệu tr−ởng chịu trách nhiệm tr−ớc Tr−ởng Phòng giáo dục huyện (quận) về công tác giáo dục mầm non ở địa ph−ơng mình quản lí. 1.2. Nhiệm vụ của ng−ời hiệu tr−ởng – Nhiệm vụ trung tâm của ng−ời hiệu tr−ởng là tổ chức và chỉ đạo một cách hiệu quả việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhiệm vụ trung tâm của tr−ờng mầm non là chăm sóc và giáo dục trẻ em. Do vậy, trong công tác quản lí, ng−ời hiệu tr−ởng cần xác định vấn đề tổ chức và chỉ đạo công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em là nhiệm vụ trung tâm của mình, và cần phải h−ớng mọi hoạt động của nhà tr−ờng vào nhiệm vụ trung tâm này. – Nhiệm vụ thứ hai, không kém phần quan trọng của ng−ời hiệu tr−ởng là chỉ đạo việc đảm bảo chỉ tiêu số l−ợng và chất l−ợng giáo dục mầm non. Đây là nhiệm vụ sống còn đảm bảo cho tr−ờng tồn tại và phát triển. Trong đó chất l−ợng giáo dục là điều kiện quan trọng bậc nhất để thu hút trẻ đến tr−ờng. Không có chất l−ợng tốt thì khó có thể đảm bảo về số l−ợng. Khi xã hội có sự đa dạng hoá các loại hình tổ chức giáo dục mầm non(1), việc khẳng định tính −u việt của tr−ờng mầm non, đặc biệt là chất l−ợng giáo dục là nhiệm vụ chiến l−ợc của nhà tr−ờng. – Nhiệm vụ thứ ba của ng−ời hiệu tr−ởng là kiện toàn bộ máy tổ chức, lãnh đạo thống nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên, giáo dục có tay nghề vững mạnh, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục mầm non. Có thể nói rằng chất l−ợng giáo dục phụ thuộc lớn vào hai yếu tố cơ bản: Thứ nhất là trình độ tay nghề của giáo viên, cán bộ, công nhân viên trong tr−ờng, thứ hai là sự lãnh đạo thống nhất của Ban Giám hiệu và các đơn vị trong tr−ờng. Một bộ máy lãnh đạo không có sự thống nhất, luôn bất đồng quan điểm thì dù trình độ tay nghề của những ng−ời đ−ợc quản lí có vững đến mấy cũng khó đạt đ−ợc hiệu quả cao trong công tác giáo dục. Để phát huy đ−ợc sức mạnh của tập thể, ng−ời hiệu tr−ởng cần phải phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ chức xã hội trong và ngoài tr−ờng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên, công nhân viên. – Tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tr−ờng lớp, bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi, sân v−ờn là những yếu tố không thể thiếu đ−ợc trong công tác giáo dục mầm non. Do vậy, ng−ời hiệu tr−ởng phải có kế hoạch xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị của nhà tr−ờng. Việc kiến thiết xây dựng tr−ờng lớp, mua sắm trang thiết bị chăm sóc và giáo dục trẻ em là vấn đề vừa có tính cấp thiết vừa có ý nghĩa lâu dài. Một tr−ờng học khang trang với trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phong phú sẽ thu hút đ−ợc nhiều trẻ em đến tr−ờng. Song đây là một vấn đề lớn. Một mặt cần phải có sự đầu t− của Nhà n−ớc, một mặt cần vận động nhân dân đóng góp hỗ trợ để hoàn chỉnh (1) Hiện nay có nhiều cá nhân và tổ chức nhận nuôi dạy trẻ em: các nhóm trẻ gia đình, tr−ờng mầm non t− nhân, dân lập, nhà thờ, các tổ chức từ thiện đang là một thách thức đối với những ng−ời làm công tác giáo dục và quản lí ngành học mầm non. 181
  26. dần dần cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà tr−ờng. Đồng thời phải chỉ đạo giáo viên, cán bộ công nhân viên bảo quản và phát huy đ−ợc tác dụng tích cực của những trang thiết bị đó trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tránh tình trạng sử dụng không đúng mục đích, hoặc mua sắm mà không sử dụng, không bảo quản. Thực tiễn nhiều tr−ờng mầm non khá khang trang, sân v−ờn rộng rãi, đồ dùng đồ chơi ngoài trời, trong lớp phong phú nh−ng giáo viên không tận dụng hết tác dụng của nó khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Việc xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả phải đi liền với nhau. – Tr−ờng mần non là trung tâm giáo dục mầm non của địa ph−ơng. Các cán bộ, giáo viên tr−ờng mầm non là ng−ời có trình độ chuyên môn về công tác chăm sóc và giáo dục mầm non. Do vậy, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng của ng−ời hiệu tr−ởng là làm tham m−u cho cấp uỷ Đảng và chính quyền địa ph−ơng, kết hợp với các đoàn thể, các lực l−ợng giáo dục trong và ngoài tr−ờng nhằm thực hiện kế hoạch năm học của nhà tr−ờng. Trong sự kết hợp này, tr−ờng mầm non giữ vai trò chủ đạo – tham m−u cho địa ph−ơng và các lực l−ợng giáo dục về kế hoạch, mục tiêu, nội dung, ph−ơng pháp chăm sóc và giáo dục mầm non. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Làm tốt đ−ợc nhiệm vụ trên đây sẽ giúp cho công tác giáo dục của nhà tr−ờng phát triển phù hợp và thống nhất với kế hoạch của địa ph−ơng, và tận dụng đ−ợc sức mạnh của các tổ chức và cá nhân trong công tác xây dựng và phát triển nhà tr−ờng. 1.3. Quyền hạn của ng−ời hiệu tr−ởng Trong cơ chế quản lí một thủ tr−ởng, ng−ời hiệu tr−ởng có quyền quyết định mọi mặt về tổ chức và hoạt động của nhà tr−ờng theo Điều lệ của tr−ờng mầm non. – Chất l−ợng giáo dục phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên. Để đảm bảo chất l−ợng giáo dục ng−ời hiệu tr−ởng có quyền lựa chọn, thu nhận giáo viên, cán bộ công nhân viên(1). Trong quá trình quản lí, điều hành ng−ời hiệu tr−ởng có quyền nhận xét, đánh giá hiệu quả công tác của giáo viên, cán bộ, công nhân viên trong tr−ờng. Việc nhận xét, đánh giá hiệu quả công tác của ng−ời thừa hành dựa trên những tiêu chuẩn, định mức có tính chất văn bản pháp lí của Nhà n−ớc và nghị quyết chung của Hội đồng Giáo dục tr−ờng. Khi nhận xét, đánh giá công việc của ng−ời thừa hành, hiệu tr−ởng có quyền đề nghị cấp trên khen th−ởng hoặc kỉ luật giáo viên, cán bộ, công nhân viên theo đúng điều lệ về kỉ luật lao động của Nhà n−ớc. Trong chừng mực cho phép, có thể trực tiếp khen th−ởng hoặc kỉ luật giáo viên, cán bộ công nhân viên nhằm động viên, khuyến khích kịp thời những cá nhân, đơn vị tích cực. Việc nhận xét, đánh giá, khen th−ởng, kỉ luật và đề nghị khen th−ởng, kỉ luật ng−ời thừa hành là quyền của ng−ời hiệu tr−ởng. Song để đánh giá khách quan và sát thực ng−ời thừa hành, hiệu tr−ởng nên tham khảo ý kiến của tr−ởng các đơn vị, các cán bộ nòng cốt, thậm chí ngay cả ng−ời đ−ợc nhận xét, đánh giá nếu cảm thấy cần thiết. – Ng−ời hiệu tr−ởng có quyền lựa chọn, chỉ định Phó hiệu tr−ởng, tr−ởng các đơn vị nhằm (1) Thực tế nhiều địa ph−ơng, hiệu tr−ởng tr−ờng mầm non ch−a có quyền lựa chọn giáo viên, cán bộ, công nhân viên. Việc sắp xếp nhân lực do Phòng Giáo dục và Đào tạo đảm nhận. 182
  27. kiện toàn bộ máy quản lí lãnh đạo vững mạnh, thống nhất (theo êkíp). Hiệu quả quản lí phụ thuộc rất lớn vào bộ máy quản lí lãnh đạo. Phó hiệu tr−ởng, các tr−ởng đơn vị là những ng−ời giúp việc đắc lực cho hiệu tr−ởng chỉ đạo các cá nhân và đơn vị thực hiện nhiệm vụ của mình. Những ng−ời giúp việc này một mặt phải có năng lực, một mặt phải thống nhất quan điểm, tâm đầu ý hợp với hiệu tr−ởng trong công tác quản lí, điều hành công việc. – Ng−ời hiệu tr−ởng có quyền triệu tập, quyết định nội dung, thủ tục các cuộc họp chung của nhà tr−ờng nhằm xây dựng kế hoạch hoạt động chung của nhà tr−ờng trong từng giai đoạn. Hiệu tr−ởng là ng−ời lãnh đạo cao nhất ở tr−ờng mầm non. Việc triệu tập các cuộc họp để xây dựng và thông qua nội dung kế hoạch hoạt động chung của nhà tr−ờng vừa là nhiệm vụ vừa là quyền hạn của ng−ời hiệu tr−ởng. Với t− cách là thủ tr−ởng đơn vị, ng−ời hiệu tr−ởng nên triệu tập các cuộc họp toàn thể hay các tr−ởng đơn vị trực thuộc khi xây dựng những kế hoạch chung nh− họp đầu năm, họp sơ kết học kì (sơ kết nửa năm học), họp cuối năm, họp giao ban, hàng tháng Ngoài những cuộc họp chung, định kì đã ổn định, hiệu tr−ởng có thể triệu tập các cuộc họp bất th−ờng cán bộ chủ chốt (hay toàn thể) do yêu cầu của cấp trên hay yêu cầu của địa ph−ơng và phải tham dự các cuộc họp với cấp trên theo quan hệ ngành dọc (Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo), với tổ chức Đảng, chính quyền địa ph−ơng hay các tổ chức đoàn thể xã hội Trong chừng mực cho phép, tuỳ vào nội dung, yêu cầu của cuộc họp, hiệu tr−ởng có thể uỷ quyền cho Phó hiệu tr−ởng hay tổ tr−ởng chuyên môn đi thay, và uỷ quyền cho Phó hiệu tr−ởng giải quyết những công việc của tr−ờng khi mình vắng mặt. – Ng−ời hiệu tr−ởng có quyền thu nhận trẻ vào tr−ờng và giới thiệu trẻ vào lớp 1. Việc xây dựng tr−ờng mầm non, quy mô của tr−ờng đ−ợc dựa trên tình hình dân số và nhu cầu gửi trẻ của vùng dân c−. Mục tiêu của nhà tr−ờng là thu nhận tất cả những trẻ em bình th−ờng trên địa bàn dân c− nơi tr−ờng đóng. Đến cuối tuổi mẫu giáo, dựa vào tình hình phát triển tâm lí – thể chất của trẻ, tr−ờng mầm non có nhiệm vụ giới thiệu các cháu vào lớp 1. Việc thu nhận trẻ vào tr−ờng mầm non và giới thiệu trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là quyền hạn của hiệu tr−ởng. Hiệu tr−ởng có trách nhiệm cao nhất về việc thu nhận trẻ vào tr−ờng mầm non và giới thiệu trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1. – Ng−ời hiệu tr−ởng có quyền cử cán bộ, giáo viên đi học tập, bồi d−ỡng nâng cao nghiệp vụ. Và bản thân ng−ời hiệu tr−ởng có quyền tham dự các lớp bồi d−ỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lí và đ−ợc h−ởng chế độ phụ cấp chức vụ theo chế độ hiện hành. 1.4. Những yêu cầu về năng lực và phẩm chất của ng−ời hiệu tr−ởng Hoạt động quản lí là một hoạt động sáng tạo, song rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi ng−ời cán bộ quản lí phải có năng lực t− duy nhanh, nhận định chính xác, biết nhìn xa, trông rộng và luôn luôn có những quyết định thông minh và sáng tạo. Bởi vì, mỗi quyết định của ng−ời cán bộ quản lí sẽ ảnh h−ởng đến toàn bộ các hoạt động của tập thể. Quản lí giáo dục, thực chất là quá trình quản lí những ng−ời làm công tác giáo dục, quản lí 183
  28. tập thể s− phạm trong công tác giáo dục. Trong quản lí giáo dục nói chung và quản lí giáo dục mầm non nói riêng ng−ời ta không chỉ quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu giáo dục, mà còn quan tâm đến nhiều vấn đề liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của ng−ời làm công tác giáo dục, đến sự phát triển của tập thể s− phạm. Chính những vấn đề này là điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục, nâng cao chất l−ợng giáo dục. Cuộc sống của cá nhân vốn đã đa dạng và phức tạp, khi xã hội phát triển thì nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân càng cao, càng đa dạng và phức tạp, do đó cũng có yêu cầu cao đối với ng−ời quản lí họ. Tập thể s− phạm trong tr−ờng mầm non là một tập thể mà phần đông là nữ, do vậy bên cạnh những phức tạp của một tập thể s− phạm nói chung, nó còn có những phức tạp riêng. Để hoàn thành đ−ợc nhiệm vụ của mình trong công tác quản lí tr−ờng mầm non, ng−ời hiệu tr−ởng cần có những năng lực và phẩm chất sau đây: – Thứ nhất, ng−ời hiệu tr−ởng nhất thiết phải có năng lực tổ chức, quản lí Nói đến hoạt động quản lí tr−ớc hết là nói đến hoạt động tổ chức. Hoạt động tổ chức tuỳ thuộc vào hoàn cảnh khách quan của đơn vị và vào một loạt những phẩm chất bên trong của ng−ời quản lí. Năng lực tổ chức chính là thuộc tính bên trong, thuộc tính cơ bản của nhân cách ng−ời quản lí và quyết định thành quả của hoạt động quản lí. Cùng có những điều kiện nh− nhau về trình độ văn hoá, về thâm niên công tác, về những điều kiện khách quan của tập thể , ng−ời hiệu tr−ởng có năng lực tổ chức sẽ đạt đ−ợc kết quả cao hơn ng−ời có ít hoặc không có năng lực tổ chức. Hoạt động tổ chức vốn có nhiều mặt. Nó đòi hỏi ng−ời tổ chức phải giỏi định h−ớng trong giao thiệp với con ng−ời và công việc. Nó bao hàm khả năng nhìn thấy những nhiệm vụ tr−ớc mắt và lâu dài của lĩnh vực hoạt động mà mình quản lí điều hành, có tính đến những thay đổi của hoàn cảnh, thấy đ−ợc sự tr−ởng thành của con ng−ời. Năng lực tổ chức đ−ợc thể hiện ở một hệ thống những thuộc tính tâm lí cơ bản sau đây: + óc quan sát: Đây là thuộc tính trụ cột của năng lực tổ chức. óc quan sát của ng−ời có năng lực tổ chức thể hiện ở kĩ năng nắm chắc tình hình chung, ở chỗ nhìn thấy cái khái quát, đồng thời nhận thấy đ−ợc các chi tiết cục bộ, do đó mà định h−ớng đ−ợc chính xác khi có tình huống xảy ra. Không những nhìn đúng việc, mà còn có khả năng nhìn ra đúng con ng−ời, điều đó giúp cho ng−ời quản lí sắp xếp, bố trí cán bộ một cách hợp lí: hợp với khả năng, sở thích và theo đúng chủ tr−ơng, đ−ờng lối của Nhà n−ớc và đáp ứng đ−ợc những yêu cầu thực tiễn của địa ph−ơng. + Tính mềm dẻo và tính linh hoạt của trí tuệ hoà hợp với một óc t−ởng t−ợng sáng tạo. Một ng−ời tổ chức có tài, có khả năng phân tích tình huống một cách chính xác, có phản ứng nhanh chóng tr−ớc những thay đổi của điều kiện hoạt động và những yêu cầu của nhiệm vụ mới đề ra tr−ớc tập thể, xác định nhanh chóng những điều kiện khác nhau và tìm ra đ−ợc giải pháp hợp lí cho vấn đề đó. + Sự nỗ lực cao của ý chí: tinh thần dũng cảm, tính kiên quyết và chí kiên c−ờng, dám nghĩ, 184
  29. dám làm, đã quyết định là nỗ lực làm cho đ−ợc, thuyết phục mọi ng−ời cùng làm; dám nhận lấy trách nhiệm về mình, đòi hỏi cao đối với mình cũng nh− đối với ng−ời khác, giữ vững tính nguyên tắc trong quản lí tuy vẫn mềm dẻo, linh hoạt, không bảo thủ, giữ vững chế độ kỉ luật nghiêm minh trong tập thể. + Ngoài ra, có một trạng thái cảm xúc nhất định và một tình cảm say mê yêu thích công việc là điều kiện cần thiết để cho năng lực xuất hiện. Nếu ng−ời quản lí nhận trách nhiệm một cách miễn c−ỡng thì sẽ khó khăn trong công tác quản lí điều hành. Các thuộc tính trên đây của năng lực tổ chức đều thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong quá trình làm công tác quản lí. – Thứ hai, là năng lực chuyên môn Lãnh đạo tốt tr−ờng học có nghĩa là nắm vững khoa học giáo dục, lấy khoa học giáo dục làm cơ sở cho việc lãnh đạo một cách khoa học công tác giáo dục, cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của tập thể s− phạm, và làm chủ quá trình giáo dục, tinh thông nghệ thuật tiếp xúc, tác động đến trẻ em. Ng−ời hiệu tr−ởng sẽ là ng−ời h−ớng dẫn đắc lực và có uy tín của giáo viên, cán bộ, công nhân viên. Do vậy, để lãnh đạo tốt tr−ờng mầm non, ng−ời hiệu tr−ởng phải là một nhà giáo dục, có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín về chuyên môn, là con "chim đầu đàn" của tập thể s− phạm trong lĩnh vực khoa học giáo dục mầm non. Ng−ời hiệu tr−ởng tổ chức thực hiện những chủ tr−ơng, đ−ờng lối giáo dục phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội, thời đại. Hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục; nắm chắc đặc điểm phát triển tâm sinh lí trẻ em; nắm chắc các ph−ơng pháp giáo dục, nguyên tắc giáo dục, hình thức tổ chức quá trình giáo dục; vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan chi phối quá trình giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, và đặc biệt là am hiểu công việc của ng−ời giáo viên, của cán bộ công nhân viên trong tr−ờng là những yêu cầu cụ thể về năng lực chuyên môn của ng−ời hiệu tr−ởng. Khó có thể đạt đ−ợc hiệu quả trong công tác lãnh đạo tr−ờng học khi ng−ời hiệu tr−ởng không nắm vững chuyên môn. Việc chỉ đạo, nhận xét đánh giá công việc của ng−ời thừa hành sẽ không có hiệu lực, không đủ sức thuyết phục đối với họ khi ng−ời hiệu tr−ởng thua kém ng−ời thừa hành về năng lực chuyên môn. Khoa học giáo dục mầm non là một khoa học tổng hoà nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau: Chăm sóc sức khoẻ (sinh lí trẻ em, dinh d−ỡng học, giáo dục thể chất ), phát triển tâm lí tinh thần (giáo dục âm nhạc, tạo hình, ngôn ngữ và văn học trẻ em, làm quen với môi tr−ờng xung quanh, toán học ). Ng−ời hiệu tr−ởng nhất thiết phải nắm vững tất cả các lĩnh vực khoa học này và những vấn đề về sự phát triển tâm sinh lí trẻ em, về lí luận giáo dục trẻ em. – Thứ ba, là những thuộc tính t− t−ởng và đạo đức của ng−ời hiệu tr−ởng Trong bất cứ một tập thể nào, ng−ời thừa hành th−ờng nhìn vào ng−ời quản lí để quyết định thái độ lao động, cách ứng xử của mình trong quan hệ với thủ tr−ởng và với mọi ng−ời trong tập thể. Đó là đặc điểm tâm lí tự nhiên của một tập thể xã hội: đánh giá lẫn nhau trong quá trình 185
  30. giao tiếp xã hội, đánh giá để khẳng định hay phủ định một sự đánh giá nào đó nhằm phát huy hay làm thay đổi cách đánh giá đó đi. Việc ng−ời thừa hành đánh giá ng−ời quản lí cũng nằm trong quy luật đó. Qua nghiên cứu, ng−ời ta thấy rằng ng−ời thừa hành mong đợi ở ng−ời thủ tr−ởng những phẩm chất sau đây: + Tính nguyên tắc. Tính nguyên tắc là biểu hiện tổng hợp của nhiều thuộc tính của nhân cách, tr−ớc mắt là tính t− t−ởng, tức là hệ thống những quan điểm của ng−ời đó đối với những vấn đề khác nhau của cuộc sống. Trong công tác quản lí ng−ời hiệu tr−ởng phải có quan điểm sống và lãnh đạo lành mạnh theo đ−ờng lối của Đảng, có óc t− duy chính trị – thời đại. Tính nguyên tắc còn đ−ợc biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của tập thể, xã hội, ở sự công bằng, ở tính nhất quán, lập tr−ờng t− t−ởng kiên định, ở sự thống nhất giữa lời nói và việc làm – "lời nói đi đôi với việc làm". + Tính yêu cầu cao. Đây cũng là một phẩm chất quan trọng đối với ng−ời hiệu tr−ởng. Yêu cầu cao đối với ng−ời thừa hành là rất cần thiết song những yêu cầu đó phải phù hợp với chuyên môn, khả năng, và sở tr−ờng của họ. Tức là phải tôn trọng hoàn cảnh, cá tính, khả năng, nhân cách của ng−ời thừa hành. Việc yêu cầu cao đối với ng−ời thừa hành phải đi đôi với yêu cầu đối với bản thân mình. + Thái độ thiện chí, quan tâm của ng−ời hiệu tr−ởng đối với các thành viên trong tập thể s− phạm. Sự quan tâm và thiện chí thể hiện ở thái độ, trách nhiệm của ng−ời hiệu tr−ởng đối với ng−ời thừa hành: quan tâm đến hoàn cảnh riêng, đến đời sống vật chất và tinh thần của họ, đến khả năng, hứng thú cá tính và sự tiến bộ không ngừng của mỗi cá nhân trong tập thể tôn trọng, đồng cảm với hoàn cảnh, khả năng của từng ng−ời, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của từng cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi để cho họ hoạt động tích cực. – Th− t−, về tính cách Tr−ớc hết, ng−ời hiệu tr−ởng phải có sự say mê và thành thạo công việc. Một ng−ời mặc dù có năng lực chuyên môn, song không có hứng thú, yêu thích công việc tổ chức, quản lí thì không nên làm hiệu tr−ởng. Hơn nữa, sự say mê công việc mà không có năng lực tổ chức, năng lực chuyên môn, và kinh nghiệm thực tiễn thì không thể làm quản lí đ−ợc. C. Mác đã nói nhiệt tình cộng với sự ngu dốt chỉ là sự phá hoại. Nét tính cách thứ hai là tính cởi mở, mẫn thiệp. Nét tính cách này giúp cho ng−ời hiệu tr−ởng dễ dàng và nhanh chóng gần gũi với ng−ời thừa hành, đ−ợc họ mến phục và tin t−ởng. Ng−ời cởi mở, mẫn thiệp th−ờng đến với ng−ời khác với những nụ c−ời, những lời hỏi han ân cần về công việc, về hoàn cảnh vật chất và tâm t− của họ. Nét tính cách thứ ba là tính tình cân bằng. Tính cân bằng thể hiện ở trạng thái tâm lí t−ơng đối ổn định của con ng−ời tr−ớc những biến đổi của hoàn cảnh, không bị kích động của hoàn cảnh. Cân bằng không có nghĩa là bảo thủ, thiếu năng động, chậm chạp lề mề, những ng−ời có tính tình không cân bằng th−ờng bị kích động của hoàn cảnh "dễ bốc, dễ xẹp", gặp thuận lợi thì sôi sục lên, gặp khó khăn thì nao núng chán nản. Nét tính cách thứ t− là tinh thần lạc quan tin t−ởng vào công việc của tập thể và sự điều hành của bản thân. Sự lạc quan tin t−ởng của ng−ời hiệu tr−ởng là chất xúc tác làm cho cả tập 186
  31. thể phấn chấn, tin t−ởng vào sự phát triển của tập thể và yêu công việc hơn. Những năng lực và phẩm chất đạo đức, tính cách trên đây sẽ tạo ra uy tín cho hiệu tr−ởng trong công tác điều hành cán bộ, giáo viên, công nhân viên. 2. Giáo viên mầm non 2.1. Vai trò của giáo viên mầm non Giáo viên mầm non là ng−ời thầy đầu tiên, đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con ng−ời mới cho xã hội t−ơng lai. Có thể nói nhân cách con ng−ời trong xã hội t−ơng lai nh− thế nào phụ thuộc khá lớn vào nền móng ban đầu này. Trong tr−ờng mầm non, giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ng−ời giáo viên mầm non phát hiện năng khiếu ban đầu, định h−ớng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, uốn nắn, vun đắp tâm hồn trẻ em phát triển lành mạnh. Không có một cấp học nào mà giữa ng−ời dạy và ng−ời học lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết nh− cấp học mầm non. Quan hệ giữa giáo viên và trẻ em vừa là quan hệ thầy trò, vừa là quan hệ bạn bè, vừa là quan hệ "mẹ con" trong gia đình. Trong những mối quan hệ ấy tâm lí – nhân cách của trẻ đ−ợc hình thành và phát triển. Hình ảnh của giáo viên mầm non, những dấu ấn tuổi thơ sẽ in đậm mãi mãi trong tâm trí mỗi ng−ời. 2.2. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non Nhiệm vụ của giáo viên mầm non đã đ−ợc quy định trong "Quyết định 55 – quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ – tr−ờng mẫu giáo" của Bộ Giáo dục kí ngày 3/2/1990. – Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của nhà trẻ, tr−ờng mẫu giáo, thực hiện đầy đủ ch−ơng trình, kế hoạch giáo dục (hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, cả năm) phù hợp với điều kiện của từng nhà trẻ, tr−ờng mẫu giáo. – Gần gũi, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để thống nhất việc chăm sóc, nuôi d−ỡng, giáo dục trẻ và tuyên truyền cho cha mẹ trẻ những kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ. – Làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, bảo quản và sử dụng trang thiết bị, tài sản của nhóm, lớp phụ trách. – Đoàn kết nhất trí và phấn đấu xây dựng nhóm, lớp, tr−ờng tiên tiến. – Phấn đấu tự rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt theo tiêu chuẩn quy định. 2.3. Quyền hạn của giáo viên mầm non – Chịu sự quản lí, điều hành, chỉ đạo của hiệu tr−ởng, tổ chuyên môn, đại diện khối lớp tức là tuân thủ mọi sự chỉ đạo của cấp trên với t− cách là ng−ời thừa hành. – Có quyền tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác quản lí nhà tr−ờng, có ý thức trách nhiệm trong công việc tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động chung của nhà tr−ờng. – Tự quản lí, điều hành công việc của mình theo mục đích chung, phát huy năng lực, sáng 187
  32. kiến của mình, có quyền bảo vệ những lợi ích của mình và của tập thể. – Có quyền tham gia vào việc nhận xét, đánh giá giáo viên, cán bộ công nhân viên khi cần thiết. Nh− vậy, giáo viên vừa là khách thể, vừa là chủ thể của công tác quản lí nhà tr−ờng. Một mặt, giáo viên mầm non chịu sự tác động, điều hành của các cấp lãnh đạo, tuân thủ những quy định chung của tập thể, xã hội để đạt đ−ợc mục tiêu giáo dục. Mặt khác, giáo viên mầm non không phải là khách thể thụ động, mà họ là một khách thể có nhân cách, tham gia vào công tác quản lí tr−ờng học ở một mức độ nhất định. Giáo viên mầm non không làm việc nh− một cái máy, họ luôn chủ động, sáng tạo trong công việc của bản thân và kiến nghị với tập thể những ph−ơng án hành động hợp lí, cùng nhau tham gia quản lí nhà tr−ờng về mọi mặt: chất l−ợng giáo dục, tài sản và truyền thống của nhà tr−ờng. 2.4. Nội dung công tác quản lí của giáo viên mầm non a) Xây dựng kế hoạch công tác Đây là một công việc rất quan trọng của ng−ời giáo viên. Nó giúp cho giáo viên chủ động đ−ợc công việc của mình trong từng thời kì (tuần, tháng, năm), xác định đ−ợc những công việc trọng tâm trong từng thời kì; có biện pháp tổ chức một cách hợp lí các nội dung giáo dục, các hoạt động của trẻ Qua việc thực hiện kế hoạch, giáo viên tự đánh giá đ−ợc khả năng, hiệu quả những công việc đã làm, rút ra những bài học kinh nghiệm, không ngừng nâng cao nghiệp vụ của mình. Đồng thời kế hoạch công tác của giáo viên giúp cho ng−ời cán bộ quản lí (cán bộ chỉ đạo chuyên môn, Ban Giám hiệu ), hiểu rõ nội dung công việc của giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt kế hoạch của họ. Một bản kế hoạch thực sự khoa học và hợp lí phải đảm bảo những yêu cầu sau đây: – Kế hoạch phải thể hiện đầy đủ mục tiêu, nội dung, biện pháp chỉ đạo của bản kế hoạch của nhà tr−ờng. Tức là bản kế hoạch của mỗi giáo viên phải thống nhất với bản kế hoạch chung của nhà tr−ờng. – Nội dung bản kế hoạch phải cân đối toàn diện, có trọng tâm và mang tính phát triển. Nội dung giáo dục mang tính phức tạp dần, yêu cầu ngày càng cao đối với trẻ. – Nội dung của bản kế hoạch phải cụ thể, sát đối t−ợng của lớp mình phụ trách (độ tuổi, khả năng của trẻ, điều kiện vật chất ). Ngoài kế hoạch chung cho toàn nhóm – lớp, cần có kế hoạch, biện pháp giáo dục cá biệt, tránh sự cào bằng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. – Kế hoạch phải có những biện pháp thực hiện cụ thể. – Cần có sự linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch. Khi hoàn cảnh khách quan có sự biến động, có thể điều chỉnh, sửa chữa kế hoạch cho phù hợp, không máy móc, cứng nhắc. Giáo viên mầm non th−ờng phải xây dựng cho mình hai bản kế hoạch: kế hoạch năm học, và kế hoạch từng tuần. Kế hoạch năm học đ−ợc phân theo công việc trọng tâm trong tháng, trong tuần của tháng. 188
  33. Kế hoạch trong tuần đ−ợc thể hiện ở nội dung công việc hằng ngày (thứ) trong tuần. – Kế hoạch năm học có thể lập theo mẫu sau đây: Kế hoạch năm học 19 19 Nhóm - lớp: Giáo viên chủ nhiệm: 1 2 3 Kế hoạch công tác Kết quả dự Công việc Tháng/tuần Ghi chú Công việc Yêu cầu Thời gian định đột xuất thực hiện Tháng Tuần I (từ đến ) Tuần II (từ đến ) Tuần IV (từ đến ) – Kế hoạch trong tuần có thể lập theo mẫu sau đây Kế hoạch chăm sóc giáo dục Tuần từ đến Lớp (nhóm): Giáo viên chủ nhiệm: 1 2 3 Ph−ơng pháp hình Thứ ngày Nội dung Yêu cầu Ghi chú thức tổ chức T2 - Đón trẻ - Các hoạt động - Trả trẻ T3/ b) Tổ chức quản lí chăm sóc giáo dục trẻ em "Trẻ em nh− búp trên cành", công tác quản lí chăm sóc giáo dục trẻ rất phức tạp, khó khăn, 189
  34. đòi hỏi phải cẩn thận chu đáo, giàu tình th−ơng và tinh thần trách nhiệm. Để quản lí tốt nhóm lớp của mình giáo viên cần: – Có sổ ghi chép (nhật kí) quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ. Những trang đầu (1 hoặc 2 trang, 3 trang) ghi danh sách nhóm lớp mình phụ trách. Nội dung danh sách này gồm các mục: Họ và tên cháu, ngày tháng năm sinh, ngày vào lớp, họ và tên bố mẹ, nghề nghiệp và nơi công tác, nơi ở đặc điểm riêng của trẻ. Những trang tiếp theo dõi việc chơi học hằng ngày của từng trẻ. – Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ: trẻ phải đ−ợc ăn no, ngủ ngon, vệ sinh sạch sẽ, vui chơi tích cực. Để làm đ−ợc việc này tr−ớc hết phải tạo ra cảm giác an toàn cho trẻ, gần gũi, thân thiện với trẻ. Công tác quản lí trẻ của giáo viên mầm non đ−ợc thể hiện qua các chế độ chăm sóc giáo dục trẻ em ở tr−ờng mầm non: – Trong giờ đón trẻ: Khi đón trẻ giáo viên cần có cuộc trao đổi ngắn với phụ huynh về tình hình sức khoẻ và tinh thần của trẻ. Cô không chỉ nhớ đ−ợc ng−ời đ−a trẻ đến lớp mà còn nhớ đ−ợc những đồ dùng, đồ chơi trẻ mang đến lớp. Điều này rất cần thiết để tổ chức cuộc sống của trẻ ở lớp và khi trả trẻ. Trong quá trình đón trẻ cô giáo cần niềm nở đ−a cháu vào các hoạt động tự do mà trẻ thích, và cần theo dõi trẻ khi chơi tự do. Sau khi đón trẻ xong giáo viên cần kiểm tra số trẻ vắng mặt, số trẻ có mặt. Đối với trẻ mẫu giáo có thể điểm danh. Thực ra điểm danh là một việc làm bất đắc dĩ. Vì một lẽ, ngay đầu giờ, cô đã yêu cầu trẻ ngồi trật tự để điểm danh, điều này làm cho trẻ bị gò bó. – Quản lí giờ chơi: Vui chơi là hoạt động chính của trẻ nhỏ. Giờ chơi – tập chiếm khá nhiều thời gian của trẻ ở tr−ờng mầm non. Chơi không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ, mà còn là ph−ơng tiện phát triển toàn diện cho trẻ. Về việc quản lí giờ chơi của trẻ giáo viên cần: + Tổ chức cho trẻ các trò chơi phù hợp với độ tuổi và ch−ơng trình, lịch trình chăm sóc – giáo dục trẻ em. + Cung cấp đồ chơi, h−ớng dẫn trẻ sử dụng đồ chơi và bảo quản đồ chơi: tự lấy đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định + Quan sát từng trẻ khi chơi và cùng chơi với trẻ khi cần thiết. + Kết thúc giờ chơi cô kiểm tra lại số trẻ, quan sát tình hình sức khoẻ và tâm lí của trẻ, kiểm tra lại đồ chơi, chỗ chơi và h−ớng trẻ chuyển sang hoạt động khác. + Quản lí trẻ trong giờ học: Thời gian học, số "tiết học" trong ngày tuỳ thuộc vào độ tuổi, giờ học có thể tiến hành ở trong lớp, có thể ngoài trời. Khi hoàn cảnh khách quan (thời tiết, khí hậu) không thuận lợi, giáo viên cần linh hoạt về địa điểm, hình thức tổ chức Tạo ra cho trẻ tâm trạng thoải mái trong giờ học tránh gò bó, áp đặt căng thẳng, trẻ khó tiếp thu tri thức. Và cố gắng h−ớng trẻ vào hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. Trong quá trình thực hiện tiết học, cô nên động viên kịp thời sự tích cực của trẻ. Không nên phê bình trẻ một cách gay gắt. 190
  35. Nhìn chung giờ học phải đảm bảo sự thoải mái, tích cực và quán triệt ph−ơng châm "học mà chơi, chơi mà học". + Quản lí trẻ trong giờ ăn: Cô phải đảm bảo đủ suất ăn cho trẻ (số l−ợng suất ăn và chất l−ợng suất ăn theo khẩu phần – thực đơn). Tr−ớc khi cho trẻ ăn, trẻ phải đ−ợc rửa tay chân, mặt mũi, quần áo gọn gàng (trẻ nhỏ đeo yếm). Trong quá trình cho trẻ ăn, cô giáo động viên trẻ ăn hết suất. Giờ ăn cũng là một ph−ơng tiện để phát triển ngôn ngữ và trí tuệ, tình cảm của trẻ. Cô cần hình thành cho trẻ những hành vi có văn hoá cho trẻ: t− thế ngồi ăn, các thao tác, chào mời, giao tiếp, giúp đỡ lẫn nhau Đối với những trẻ biếng ăn, trẻ nhỏ cô phải có sự quan tâm đặc biệt. Đối với trẻ lớn tuổi cô h−ớng dẫn trẻ tự phục vụ lấy bữa ăn của mình. Sau bữa ăn cô giúp trẻ vệ sinh, uống n−ớc – Quản lí trẻ trong giờ vệ sinh: Việc vệ sinh thân thể cho trẻ cần đ−ợc tổ chức một cách hợp lí. Những trẻ nhỏ cần có sự giúp đỡ trực tiếp của cô. Những trẻ lớn có thể tự phục vụ d−ới sự h−ớng dẫn của cô. Việc rèn luyện cho trẻ vệ sinh có thể khác nhau. Không nên quá gò bó trẻ thực hiện theo giờ một cách cứng nhắc. – Quản lí trẻ trong giờ ngủ: Phòng ngủ phải sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, ph−ơng tiện đầy đủ, hợp vệ sinh và an toàn. Tr−ớc khi ngủ tránh cho trẻ hoạt động mạnh, hoặc quá sợ hãi và cần có những lời hát ru êm ái để đ−a trẻ vào giấc ngủ. Trong khi trẻ ngủ tránh tiếng động mạnh (trẻ sẽ giật mình), luôn theo dõi giấc ngủ của trẻ. Cần có mặt khi trẻ thức giấc. Không nên cho trẻ thức giấc đồng loạt, trẻ có thể ngủ sớm, ngủ muộn, thức sớm, thức muộn là tuỳ thuộc vào nhu cầu của trẻ, không nên gò ép trẻ quá nhiều; rửa mặt cho trẻ và tổ chức hoạt động nhẹ nhàng để giúp trẻ trở về trạng thái thức tỉnh hoàn toàn; thu dọn chỗ ngủ của trẻ. – Quản lí giờ trả trẻ: Tr−ớc khi trả trẻ cần vệ sinh mặt mũi, quần áo cho trẻ. Chỉ trả trẻ cho ng−ời quen, đủ tin cậy. Khi trả trẻ nên trao đổi ngắn tình hình sức khoẻ, cho việc chăm sóc – giáo dục trẻ ở nhà. Việc tạo ra sự l−u luyến giữa cô và trẻ khi ra về là cần thiết. Ngoài việc quản lí chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên mầm non phải có trách nhiệm quản lí cơ sở vật chất của lớp – nhóm mình phụ trách: đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, sách báo, sổ sách(1) Các cô giáo phải chịu trách nhiệm tr−ớc nhà tr−ờng, về tài sản của nhóm, lớp. Cần phải có sự bàn giao giữa tr−ờng và các cô trong nhóm lớp, phải có sổ ghi chép các loại tài sản: tên tài sản, chất l−ợng, ngày nhận tài sản, những h− hỏng cần sửa chữa, thay đổi Việc bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong các phòng phải hợp lí, gọn gàng, hấp dẫn, tiện dụng. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ là rất cần thiết để công tác quản lí, chăm sóc và giáo dục trẻ của giáo viên mầm non có hiệu (1) Sổ sách của nhóm lớp gồm: Sổ theo dõi trẻ (nhật kí), sổ tài sản, sổ liên lạc, sổ ghi chép các chuyên đề các biểu bảng: Bảng bé ngoan, bảng ghi chế độ sinh hoạt, bảng ghi ch−ơng trình nuôi dạy trẻ, biểu đồ phát triển, bảng tin (thông báo) 191
  36. quả. 2.5. Những yêu cầu đối với giáo viên mầm non – Giáo viên mầm non phải có lập tr−ờng, t− t−ởng vững vàng, yêu nghề, mến trẻ. Những phẩm chất này giúp ng−ời giáo viên yên tâm với nghề, say mê với công việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành đ−ợc nhiệm vụ của mình. L. Tônxtôi đã từng nói: Nếu thầy giáo chỉ biết yêu công việc thì đó là thầy giáo tốt. Nếu thầy giáo chỉ biết yêu học sinh nh− tình yêu của cha mẹ đối với con cái thì sẽ tốt hơn là ng−ời thầy giáo đã đọc nhiều sách vở mà lại không yêu công việc, không yêu trẻ. Nếu ng−ời thầy giáo biết kết hợp trong mình lòng yêu công việc và tình yêu trẻ thì đó là một thầy giáo hoàn hảo. Lập tr−ờng t− t−ởng vững vàng của giáo viên mầm non tr−ớc hết thể hiện ở sự yên tâm nghề nghiệp, không bị dao động tr−ớc những khó khăn trở ngại của xã hội đối với nghề nghiệp, luôn luôn có ý h−ớng phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục trẻ thơ. Lòng yêu nghề, mến trẻ của giáo viên mầm non đ−ợc thể hiện ở tình th−ơng yêu trẻ, thích đ−ợc chăm sóc, giáo dục trẻ em, say mê với công việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, luôn học hỏi, nghiên cứu những ph−ơng thức chăm sóc và giáo dục trẻ em một cách có hiệu quả. Lòng yêu nghề, mến trẻ quyện với nhau chặt chẽ nh− một chỉnh thể thống nhất, tạo ra sức mạnh giúp ng−ời giáo viên biết kiên trì, bền bỉ, sáng tạo trong việc giáo dục trẻ em. – Giáo viên mầm non cần có kiến thức văn hoá cơ bản, có nghiệp vụ và năng lực s− phạm để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ em theo mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch của địa ph−ơng. Nh− đã trình bày, giáo dục mầm non là một khoa học mang tính tổng hoà. Những tri thức cung cấp cho trẻ là hệ thống những biểu t−ợng về thế giới xung quanh. Do vậy, giáo viên mầm non không nhất thiết phải có kiến thức uyên thâm về tất cả các lĩnh vực khoa học, song cần phải có hiểu biết rộng về mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và t− duy để giúp trẻ dễ dàng làm quen với môi tr−ờng xung quanh, phát triển tâm sinh lí trẻ em. Xã hội càng văn minh thì càng đòi hỏi ở con ng−ời nói chung và giáo viên mầm non có sự hiểu biết rộng để tồn tại và hoàn thành có hiệu quả công việc của mình. Cũng nh− mọi lĩnh vực hoạt động khác, giáo viên mầm non nhất thiết phải có nghiệp vụ s− phạm. Chăm sóc, giáo dục trẻ em bằng kinh nghiệm cổ truyền, bằng cảm tính chủ quan của mỗi cá nhân không còn phù hợp với xã hội ngày nay. Năng lực s− phạm của giáo viên mầm non thể hiện ở sự nắm vững đặc điểm phát triển tâm lí trẻ em, trên cơ sở đó biết tổ chức, h−ớng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt một cách tích cực, hứng thú; dự kiến đ−ợc những việc cần làm, những sự kiện, tình huống có thể xảy ra và biết lựa chọn ph−ơng pháp, biện pháp ứng xử thích hợp, biết chơi với trẻ một cách hào hứng, biết tiếp xúc – giao tiếp với trẻ, không chỉ biết kể chuyện cho trẻ nghe mà cần biết nghe trẻ nói chuyện, biết kiên trì chờ đợi và dịu dàng đối với trẻ. Phải xây dựng đ−ợc những mối quan hệ thân thiết với trẻ nh− là một ng−ời thầy mẫu mực, một ng−ời mẹ dịu hiền, một ng−ời 192
  37. bạn tốt bụng vui nhộn luôn đem lại niềm vui cho trẻ. – Giáo viên mầm non phải là một tấm g−ơng sáng về đạo đức và nhân cách cho trẻ học tập, bắt ch−ớc. Trẻ nhỏ th−ờng bắt ch−ớc những hành vi, cử chỉ, lời nói của ng−ời lớn. ở gia đình, bố mẹ, ông bà và những ng−ời lớn khác là mẫu mực, thần t−ợng để trẻ em học tập, bắt ch−ớc. Khi đến tr−ờng, giáo viên mầm non là thần t−ợng, mẫu mực để trẻ em học tập, bắt ch−ớc. Trong quá trình giáo dục, giao tiếp hằng ngày với trẻ, mọi hành vi cử chỉ, lời nói của cô giáo đ−ợc phản ánh trong đời sống tâm lí trẻ em và để lại dấu ấn mãi mãi trong tâm lí mỗi ng−ời. Giáo viên mầm non nếu không có sự tu d−ỡng, không tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách, không có sự thống nhất giữa lời nói và việc làm sẽ không đem lại tác động giáo dục theo mục tiêu đã định. – Giáo viên mầm non phải có sức khoẻ tốt và không ngừng nâng cao về chuyên môn. Công tác chăm sóc và giáo dục mầm non là một công việc rất lí thú, hấp dẫn, làm cho đời sống tâm hồn, phong cách sống của giáo viên t−ơi trẻ hơn. Song cũng là một công việc căng thẳng. Nếu giáo viên mẫu giáo không có sức khoẻ tốt thì không thể tổ chức tốt đ−ợc các hoạt động luôn tay luôn chân, luôn miệng cho trẻ, không thể chịu nổi sự nô đùa, vui nhộn của trẻ. Sức khoẻ tốt giúp cho con ng−ời có tâm hồn sảng khoái vui t−ơi, nhanh nhẹn, hoạt bát trong công việc và giao tiếp. Do vậy, sức khoẻ tốt là một yêu cầu rất quan trọng đối với giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng. Những tri thức tiếp thu đ−ợc trong quá trình đào tạo ở tr−ờng s− phạm mầm non chỉ là cơ sở ban đầu giúp cho giáo viên mầm non có kĩ năng cần thiết để làm công tác giáo dục. Để đạt đ−ợc hiệu quả cao trong công tác giáo dục mầm non, đáp ứng đ−ợc những yêu cầu luôn thay đổi của xã hội, thời đại, ng−ời giáo viên nhất thiết phải tự học tập, bồi d−ỡng, rèn luyện mình về mọi mặt. – Giáo viên mầm non phải biết xây dựng cho mình một kế hoạch giáo dục thích hợp. Qua việc thực hiện kế hoạch giáo dục, giáo viên tự đánh giá đ−ợc khả năng, hiệu quả những công việc của mình, rút ra đ−ợc những bài học kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình. 3. Các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài tr−ờng tham gia vào công tác quản lí nhà tr−ờng Trong một tập thể lao động xã hội, mỗi cá nhân tham gia vào nhiều tổ chức xã hội, đoàn thể khác nhau với những vai trò nhất định. Có thể trong tổ chức này anh là thủ tr−ởng, nh−ng trong tổ chức khác anh chỉ là thành viên. Tuy nhiên tất cả các tổ chức, đoàn thể trong tập thể lao động xã hội đều thống nhất với nhau vì mục đích chung. Để các tổ chức, đoàn thể xã hội hoạt động h−ớng vào mục đích chung của tập thể, ng−ời thủ tr−ởng của tập thể lao động phải giữ vai trò chủ đạo trong việc định h−ớng hoạt động của các tổ chức, đoàn thể đó. Tập thể s− phạm trong tr−ờng mầm non là một tập thể lao động xã hội nhằm chăm sóc và 193
  38. giáo dục trẻ em, xây dựng nền móng ban đầu về nhân cách con ng−ời mới cho xã hội t−ơng lai. Trong tập thể s− phạm, ngoài các tổ chức chính quyền nh− Ban Giám hiệu, các tổ chức chuyên môn, các phòng ban, còn có các tổ chức đoàn thể khác nh− tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng giáo dục, Công đoàn giáo dục, hội phụ huynh học sinh cùng tham gia đắc lực vào công tác quản lí nhà tr−ờng. 3.1. Tổ chức Đảng Ng−ời hiệu tr−ởng dù là đảng viên hay không đảng viên đều phải quán triệt nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lí nhà tr−ờng là "Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà tr−ờng". Thực chất công tác quản lí giáo dục của chính quyền là sự cụ thể hoá, thể chế hoá nội dung lãnh đạo của Đảng bằng các hình thức và biện pháp của chính quyền. Trong tr−ờng học nói chung và tr−ờng mầm non, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là đảm bảo việc chấp hành đ−ờng lối, chủ tr−ơng giáo dục của Đảng, đảm bảo thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng. Nhiệm vụ và đ−ờng lối lãnh đạo của chi bộ Đảng trong tr−ờng học: – Bảo đảm sự lãnh đạo thực hiện có kết quả nhiệm vụ chính trị của tr−ờng và đ−ờng lối chính sách giáo dục của Đảng. Sự lãnh đạo của chi bộ tr−ớc hết phải nhằm làm cho đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên và những ng−ời có liên quan nắm vững đ−ờng lối, chính sách và quan điểm giáo dục của Đảng; nắm vững tình hình thực tiễn địa ph−ơng, trên cơ sở đó vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả đ−ờng lối giáo dục của Đảng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ em. Và thực hiện có hiệu quả nguyên lí giáo dục của Đảng: làm cho nhà tr−ờng gắn liền với thực tiễn xã hội. – Lãnh đạo t− t−ởng và giáo dục phẩm chất cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Nhiệm vụ này đòi hỏi chi bộ nhà tr−ờng phải có những hình thức và biện pháp giáo dục t− t−ởng tích cực, thích hợp nhằm hình thành ở giáo viên, cán bộ, công nhân viên lập tr−ờng, t− t−ởng vững vàng, lạc quan tin t−ởng vào đ−ờng lối lãnh đạo của Đảng và Nhà n−ớc, yêu nghề, mến trẻ, không ngừng phấn đấu, tu d−ỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, thực sự trở thành tấm g−ơng sáng cho trẻ em học tập, bắt ch−ớc. – Lãnh đạo công tác tổ chức và công tác cán bộ. Công tác tổ chức cán bộ là một vấn đề quan trọng để thực hiện có hiệu quả chủ tr−ơng, đ−ờng lối giáo dục của Đảng. Chi bộ nhà tr−ờng cần chỉ đạo và tham gia bàn bạc với tổ chức chính quyền để kiện toàn bộ máy tổ chức, lãnh đạo và xây dựng tập thể s− phạm thành một tập thể vững mạnh. + Tr−ớc hết là xây dựng chủ tr−ơng, biện pháp nhằm lãnh đạo việc thực hiện đ−ờng lối giáo dục và kế hoạch của nhà tr−ờng một cách có hiệu quả. + Có nghị quyết về công tác cán bộ cho năm học: về phân công, sử dụng giáo viên, cán bộ, nhân viên; vấn đề bồi d−ỡng, nâng cao trình độ và tiêu chuẩn hoá giáo viên, cán bộ, nhân viên: xây dựng đội ngũ kế cận, vấn đề chế độ, chính sách 194