Giáo trình Phòng trị bệnh cho trâu, bò

pdf 72 trang ngocly 610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phòng trị bệnh cho trâu, bò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_tri_benh_cho_trau_bo.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phòng trị bệnh cho trâu, bò

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÕNG TRỊ BỆNH CHO TRÂU, BÕ MÃ SỐ: MĐ08 NGHỀ: CHĂN NUÔI VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH CHO TRÂU BÒ Trình độ: Sơ cấp HÀ NỘI - 2011
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 05 1
  3. 2 LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp của nước ta trong thời gian tới, những người tham gia vào hoạt động chăn nuôi trâu, bò cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết. Trường đại học Nông Lâm Bắc Giang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng – trị bệnh cho trâu, bò Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun và môn học, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học. Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học là những người có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này được viết theo từng mô đun, môn học của chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng- trị bệnh cho trâu, bò và được dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tham gia biên soạn. 1. Nguyễn Hữu Nam. - Chủ biên 2. Nguyễn Trọng Kim 3. Trần Văn Tuấn 2
  4. 3 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 MÔ ĐUN: PHÕNG TRỊ BỆNH CHO TRÂU, BÕ 9 Bài 1: Phòng trị bệnh lở mồm, long móng 9 A. Nội dung 9 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 9 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh 9 1.2. Nhận biết mầm bệnh 9 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 10 2.1. Triệu chứng cục bộ 10 2.2. Triệu chứng toàn thân: 10 3. Nhận biết bệnh tích của bệnh 10 3.1. Bệnh tích bên ngoài: 10 3.2. Bệnh tích bên trong: 11 4. Chẩn đoán bệnh 11 4.1. Chẩn đoán lâm sàng: 11 4.2. Chẩn đoán phân biệt: 12 5. Phòng và trị bệnh 12 5.1. Phòng bệnh 12 5.2. Trị bệnh: 12 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 12 * Câu hỏi 12 * Bài tập thực hành 12 C. Ghi nhớ 14 Bài 2: Phòng trị bệnh dịch tả trâu, bò 14 A. Nội dung: 14 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 14 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh 14 1.2. Nhận biết mầm bệnh 14 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 15 3. Nhận biết bệnh tích của bệnh 16 3.1. Bệnh tích bên ngoài: 16 3.2. Bệnh tích bên trong: 16 4. Chẩn đoán bệnh 17 3
  5. 4 4.1. Chẩn đoán lâm sàng 17 4.2. Chẩn đoán phân biệt 17 5. Phòng và trị bệnh 17 5.1. Phòng bệnh 17 5.2. Trị bệnh 17 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 17 * Câu hỏi 17 * Bài tập thực hành 17 C. Ghi nhớ: 18 Bài 3: Phòng trị bệnh nhiệt thán 18 A. Nội dung: 18 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 18 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh 18 1.2. Nhận biết mầm bệnh 18 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 19 2.1. Triệu chứng cục bộ 19 2.2. Triệu chứng toàn thân 19 3. Nhận biết bệnh tích của bệnh 19 3.2. Bệnh tích bên trong: 20 4. Chẩn đoán bệnh 20 4.1. Chẩn đoán lâm sàng 20 4.2. Chẩn đoán phân biệt 20 5. Phòng và trị bệnh 20 5.1. Phòng bệnh 20 5.2. Trị bệnh 22 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 22 * Câu hỏi 22 * Bài tập thực hành 22 C. Ghi nhớ 22 Bài 4: Phòng trị bệnh Tụ huyết trùng 23 Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng 23 A. Nội dung: 23 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 23 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh 23 1.2. Nhận biết mầm bệnh 23 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 23 2.1. Triệu chứng cục bộ 23 2.2. Triệu chứng toàn thân 23 4
  6. 5 3. Nhận biết bệnh tích của bệnh 24 3.1. Bệnh tích bên ngoài 24 3.2. Bệnh tích bên trong 24 4. Chẩn đoán bệnh 25 4.1. Chẩn đoán lâm sàng 25 5. Phòng và trị bệnh 25 5.1. Phòng bệnh: 25 5.2. Trị bệnh 25 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 25 * Câu hỏi 25 * Bài tập thực hành 25 C. Ghi nhớ 26 Bài 5: Phòng trị bệnh tiên mao trùng 26 A. Nội dung: 26 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 26 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh 26 1.2. Nhận biết mầm bệnh 26 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 26 2.1. Triệu chứng cục bộ: 26 2.2. Triệu chứng toàn thân 27 3. Chẩn đoán bệnh 28 3.1. Chẩn đoán lâm sàng 28 3.2. Chẩn đoán qua dịch tễ bệnh 28 4. Phòng và trị bệnh 28 4.1. Phòng bệnh 28 4.2. Trị bệnh 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 29 * Câu hỏi 29 * Bài tập thực hành: 29 C. Ghi nhớ 30 Bài 6: Phòng trị bệnh do ve và rận 30 A. Nội dung: 30 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 30 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh 30 1.2. Nhận biết ký sinh trùng gây bệnh 30 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 30 3. Chẩn đoán bệnh 31 4. Phòng và trị bệnh 31 5
  7. 6 5.1. Phòng bệnh 31 5.2. Trị bệnh 31 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 31 * Câu hỏi 31 * Bài tập thực hành: 31 C. Ghi nhớ 32 Bài 7: Phòng trị bệnh sán lá gan 32 A. Nội dung: 32 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 33 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh 33 1.2. Nhận biết ký sinh trùng gây bệnh 33 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 34 2.1. Triệu chứng cục bộ: 34 2.2. Triệu chứng toàn thân: 34 3. Chẩn đoán bệnh 35 3.1. Chẩn đoán lâm sàng 36 3.2. Kiểm tra phân để tìm trứng sán bằng phương pháp lặng cặn ( Benedek). 36 4. Phòng và trị bệnh 38 5.1. Phòng bệnh 38 5.2. Trị bệnh 38 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 38 * Câu hỏi 38 * Bài tập thực hành: 38 C. Ghi nhớ 39 Bài 8: Phòng trị bệnh giun đũa bê nghé 40 A. Nội dung: 40 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 40 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh 40 1.2. Nhận biết ký sinh trùng gây bệnh 40 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 40 2.1. Triệu chứng cục bộ: 41 2.2. Triệu chứng toàn thân 41 3. Chẩn đoán bệnh 42 3.1. Chẩn đoán lâm sàng 42 3.2. Kiểm tra phân để tìm trứng giun đũa bằng phương pháp phù nổi ( Fulleborn). 42 4. Phòng và trị bệnh 42 5.1. Phòng bệnh 42 5.2. Trị bệnh 42 6
  8. 7 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 42 * Câu hỏi 42 * Bài tập thực hành: 43 C. Ghi nhớ 44 Bài 9: Phòng trị bệnh chƣớng hơi dạ cỏ 44 A. Nội dung: 44 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 44 1.1. Nguyên nhân do thức ăn 44 1.2. Nguyên nhân do kế phát 44 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 44 2.1. Triệu chứng cục bộ 44 2.2. Triệu chứng toàn thân 44 3. Chẩn đoán bệnh 44 3.1. Chẩn đoán lâm sàng 44 3.2. Chẩn đoán phân biệt với bệnh tụ huyết trùng: có sốt vùng hầu sưng 44 4. Phòng và trị bệnh 44 5.1. Phòng bệnh 46 5.2. Trị bệnh 46 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 47 * Câu hỏi 47 * Bài tập thực hành: 47 C. Ghi nhớ 48 Bài 10: Phòng trị bệnh viêm phổi bê nghé 48 A. Nội dung: 48 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 48 1.1. Nguyên nhân bên ngoài 48 1.2. Nguyên nhân do kế phát 48 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 48 2.1. Triệu chứng cục bộ 48 2.2. Triệu chứng toàn thân 48 3. Chẩn đoán bệnh 49 4. Phòng và trị bệnh 49 5.1. Phòng bệnh 49 5.2. Trị bệnh 49 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 50 * Câu hỏi 50 * Bài tập thực hành: 50 C. Ghi nhớ 51 7
  9. 8 Bài 11: Phòng trị bệnh trúng độc sắn 51 A. Nội dung: 51 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 51 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh 51 1.2. Nhận biết nguyên nhân bệnh 51 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 51 2.1. Triệu chứng cục bộ: 51 2.2. Triệu chứng toàn thân 52 3. Chẩn đoán bệnh 52 4. Phòng và trị bệnh 52 5.1. Phòng bệnh 52 5.2. Trị bệnh 53 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 53 * Câu hỏi 53 * Bài tập thực hành: 53 * Ghi nhớ: 53 Bài 12: Phòng trị bệnh xê tôn huyết ở bò sữa 53 A. Nội dung: 53 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 53 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh: 54 1.2. Nhận biết nguyên nhân bệnh 54 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 54 3. Chẩn đoán bệnh 54 3.1. Chẩn đoán lâm sàng 54 3.2. Chẩn đoán phân biệt 54 4. Phòng và trị bệnh 55 5.1. Phòng bệnh 55 5.2. Trị bệnh 55 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 55 * Câu hỏi: 55 * Bài tập thực hành: 55 Bài 13 Phòng trị bệnh viêm vú 55 A. Nội dung: 56 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 56 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh 56 1.2. Nhận biết nguyên nhân bệnh 56 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 56 2.1. Triệu chứng cục bộ 56 8
  10. 9 2.2. Triệu chứng toàn thân 56 4. Phòng và trị bệnh 56 5.1. Phòng bệnh 56 5.2. Trị bệnh 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 57 Bài 14: Phòng trị bệnh viêm tử cung 57 A. Nội dung: 57 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 57 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh 57 1.2. Nhận biết nguyên nhân bệnh 57 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 58 2.1. Triệu chứng cục bộ 58 2.2. Triệu chứng toàn thân 58 3. Chẩn đoán bệnh 58 4. Phòng và trị bệnh 58 5.1. Phòng bệnh 58 5.2. Trị bệnh 58 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 58 * Câu hỏi 58 * Bài tập thực hành: 58 C. Ghi nhớ 60 Bài 15: Phòng trị bệnh bại liệt 60 A. Nội dung: 60 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 60 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh 60 1.2. Nhận biết nguyên nhân bệnh 60 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 60 3. Chẩn đoán bệnh 60 4. Phòng và trị bệnh 60 5.1. Phòng bệnh 60 5.2. Trị bệnh 61 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 61 * Câu hỏi 61 * Bài tập thực hành: 61 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÔN HỌC 61 I.Vị trí, tính chất của mô đun: 61 II.Mục tiêu của mô đun: 61 III.Nội dung chính của mô đun: 62 9
  11. 10 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 63 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 63 VI. Tài liệu tham khảo 64 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 65 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 65 CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 65 10
  12. 11 MÔ ĐUN: PHÕNG TRỊ BỆNH CHO TRÂU, BÕ Mã số: MĐ08 Giới thiệu mô đun: Trong những năm đổi mới nền kinh tế, đàn trâu, bò nước ta ngày một phát triển. cả nước có hàng vạn bò sữa, nhiều bò thịt cao sản, đàn bò nội lai Sind đang chiếm tỷ lệ khá lớn ở nhiều tỉnh và địa phương. Chăn nuôi trâu, bò đã mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình nông dân và trang trại. Chăn nuôi trâu, bò không chỉ là nguồn cung cấp sức kéo cho bà con nông dân, đặc biệt là vùng miền núi, mà còn cung cấp phân bón cho cây trồng. Nhất là hiện nay đời sống ngày càng được nâng lên thì nhu cầu về thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, sũa rất cần thiết, trong đó không thể thiếu được thịt và sữa bò. Tuy nhiên chăn nuôi trâu, bò còn gặp phải một số khó khăn nhất định, do vậy mà thực trạng hiện nay số lượng trâu, bò trong cả nước đang có xu hướng chững lại, trong số các khó khăn đó phải kể đến các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng và một số bệnh khác. Xuất phát từ tình hình thực tế trên,việc trang bị những kiến thức cơ bản về các bệnh thông thường xẩy ra đối với trâu, bò và biện pháp phòng - trị là vấn đề hét sức cần thiết. Bài 1: Phòng trị bệnh lở mồm, long móng Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh Lở mồm, long móng - Xác định được triệu chứng, bệnh tích và thực hiện được việc phòng, trị bệnh Lở mồm long móng trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh, rất rộng của các loài động vật móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu Và đặc biệt người cũng có thể mắc nhưng thường nhẹ. Là đại dịch, được tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) xếp hạng nguy hiểm số 1, gây thiệt hại lớn cho sản xuất chăn nuôi và kinh tế 11
  13. 12 quốc dân. Vì vậy phòng và trị bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong chăn nuôi trâu, bò. 1.2. Nhận biết mầm bệnh Do virus lở mồm, long móng gây ra. Virus có sức đề kháng cao đối với ngoại cảnh, trong đất ẩm có thể sống hàng năm. Dưới anh nắng mặt trời hàng ngày mới chết. Nhiệt độ trên 70oC virus chết. Các thuốc sát trùng mạnh (NaOH 1%; Formon 2% ) diệt virus trong khoảng 5 – 6 giờ. Virus có nhiều trong mụn nước, màng bọc của mụn, đường xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hoá, vết thương xây xát ở da 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 2.1. Triệu chứng cục bộ Thời gian nung bệnh 3 - 7 ngày, trung bình 3 - 4 ngày có khi chỉ trong khoảng 16 giờ. - Thể thông thường (thể nhẹ): Sau 2 - 3 ngày xuất hiện nhiều mụn ở niêm mạc miệng, chân, vú và chỗ da mỏng. Miệng chảy dãi dớt ra ngoài như bọt xà phòng. - Thể biến chứng (thể nặng): xẩy ra khi chăm sóc con bệnh không đảm bảo vệ sinh, các mụn vỡ ra bị nhiễm trùng tạo thành vùng viêm hóa mủ ở những nơi mụn vỡ. Trâu, bò sốt cao, kém ăn hoặc không ăn. 12
  14. 13 Miệng chảy dãi dớt sùi nhƣ bọt bia 2.2. Triệu chứng toàn thân: Trâu, bò ủ rũ, sốt cao (40 – 41oC), mũi khô, dáng điệu lù đù, kém ăn hoặc không ăn. Trường hợp nặng do vùng viêm bị hóa mủ nên con vật đi lại chậm chạp hoặc không đi được. 3. Nhận biết bệnh tích của bệnh Biểu hiện ở các bộ phận sau: 3.1. Bệnh tích bên ngoài: - Chân: mụn loét, lở ở kẽ móng, móng long ra. Những con khi khỏi bệnh, bệnh tích để lại là những vết sẹo. Mụn loét ở kẽ móng chân 13
  15. 14 3.2. Bệnh tích bên trong: - Đường tiêu hoá: niêm mạc miệng, lợi, chân răng, má, lưỡi, hầu, thực quản, dạ dày, ruột tụ huyết, xuất huyết kéo thành mảng. - Đường hô hấp: viêm khí quản, cuống phổi, phổi. 4. Chẩn đoán bệnh 4.1. Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học như: vật sốt cao, niêm mạc miệng, kẽ móng, vú và những nơi da mỏng có mụn nước. Trâu, bò chảy nhiều nước dãi, kém ăn hoặc bỏ ăn, không đi lại, bệnh lây nhanh giữa trâu, bò ốm sang trâu, bò khoẻ 4.2. Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với các bệnh như : - Bệnh dịch tả trâu, bò: đi tháo nhiều; bệnh đậu bò: mụn xung quanh có bờ, (LMLM không có bờ), ở miệng, chân không có bệnh tích. 5. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh * Phòng bằng các loại vaccine sau: - Vac xin đa giá OAC của Liên Xô (1978 – 1988). - Vac xin đa giá OAC, ASIA 1 của hãng Hoechst Ấn Độ (1992). - Vac xin đa giá OA22C, ASSIA 1 của hãng Rhone Merieux của Pháp (1993). Tiêm cho trâu, bò, bê, nghé, dê, cừu trên 2 tuần tuổi. Liều lượng 2ml/con; dê, cừu 1ml/con. Sau khi tiêm 10 ngày gia súc miễn dịch và thời gian miễn dịch kéo dài 6 tháng. 5.2. Trị bệnh: Không có thuốc đặc hiệu. Chữa triệu chứng bằng các loại axit hữu cơ (chanh, khế ) hoặc xanh Methylen, oxy già. Các vết loét trong mồm, lưỡi dùng xanh Methylen hoặc oxy già 5 – 10% bôi chống bội nhiễm. Khoảng sau 10 – 15 ngày gia súc khỏi bệnh. Đồng thời vệ sinh chuồng trại, bệnh súc sạch sẽ. Các biện pháp khống chế bệnh: - Trong chuồng bệnh súc đốt toàn bộ rơm, cỏ, rác thải hàng ngày, thu gom phân, nước tiểu vào hố ủ rồi tiêu độc bằng vôi sống (50kg vôi/m3). - Phun tiêu độc chuồng nuôi và khu vực dân cư bằng hóa chất theo chỉ định của thú y (dùng Proryl 5% phun môi trường). 14
  16. 15 - Ngăn chặn không cho động vật, sản phẩm động vật dễ lây nhiễm ra, vào vùng có dịch. - Cấm giết mổ trâu, bò, lợn, dê, cừu trong vùng dịch. - Không bán chạy gia súc sang vùng khác làm dịch lan rộng. - Báo cáo cho cán bộ thú y các trường hợp gia súc bị bệnh và nghi bệnh. - Tiêm phòng vành đai cho đàn trâu, bò và lợn bằng vacxin. Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và sự nguy hiểm của bệnh để thực hiện tốt, triệt để các hướng dẫn của Ban chống dịch khi có dịch xảy ra. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh Lở mồm, long móng. 2/ Cho biết triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh Lở mồm, long móng. 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh Lở mồm, long móng hiện nay ở Việt Nam. * Bài tập thực hành Xác định bệnh Lở mồm, long móng trâu, bò hoặc lợn tại một ổ dịch đang xẩy ra ở địa phương nơi diễn ra lớp học hoặc vùng phụ cận và hướng dẫn phương pháp phòng và trị bệnh. Để đảm bảo nội dung trên, trước khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tư sau: 1/ Bò, trâu hoặc lợn bị đang bị bệnh lở mồm, long móng, có thể là trâu, bò hoặc lợn của gia đình học viên (nếu đang bị bệnh trên). 2/ Dụng cụ thú y (panh, kẹp dẹt, bông thấm nước ) 3/ Pha dung dịch thuốc xanh metylen 1%. 4/ Gióng cố định gia súc. 5/ Khăn mặt 6/ Xô, chậu đựng nước 7/ Xà phòng. 8/ Cân tiểu ly. Giáo viên hướng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận biết triệu chứng của bệnh: 15
  17. 16 - Quan sát để tìm ra những biểu hiện không bình thường trên cơ thể bệnh súc như: mệt mỏi, bỏ ăn hoặc kém ăn, sốt,chảy dãi dớt. Ở miệng, chân có các mụn viêm loét 2/ Cách nhận biết bệnh tích của bệnh: - Giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã được học ở giờ lý thuyết và kết hợp với gia súc hiện có để chỉ bảo, hướng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Tiến hành điều trị bệnh: Sau khi cố định gia súc xong, giáo viên hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng dung dịch thuốc xanh methylen. Một trong những trường hợp cụ thể, mà trong bài thực hành này là bôi dung dịch thuốc xanh methylen cho trâu, bò hoặc lợn bị bệnh lở mồm, long móng, trình tự các bước như sau: - Cố định gia súc. - Pha thuốc xanh methylen để được dung dịch 1%: + Điều chỉnh cân tiểu ly (Roberval) thăng bằng + Cân 0,5 g thuốc xanh metylen + Cho vào lọ đã đựng sẵn 0,5 lít nước sôi để nguội + Dùng đũa khuấy đều cho thuốc tan. Như vậy ta đã được dung dịch thuốc xanh methylen 1%. - Tiến hành bôi lên các mụn viêm loét ở miệng, chân của gia súc đang bị bệnh lở mồm, long móng hoặc ở những vết thương nhiễm trùng khác. 4/ Biện pháp phòng- chống bệnh: sau khi hướng dẫn về phương pháp điều trị bệnh,, giáo viên nhắc nhở lại cho học viên biết biện pháp phòng bệnh này cho ơ sở. Về nội dung như ở phần lý thuyết đã dạy. C. Ghi nhớ - Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất vì lây lan rất nhanh và gây thiệt hại lớn về kinh té trong chăn nuôi. - Bệnh chỉ xẩy ra đối với loài động vật có móng guốc chẵn như trâu, bò, lợn. - Để điều trị bệnh có hiệu quả, phải tiến hành khi bệnh mới phát và trong quá trình điều trị cần chú ý đến khâu vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường chăn nuôi. - Bệnh phát ra diện rộng và có thể gây nên đại dịch. - Việc tiêm phòng là rất cần thiết và thực hiện một cách nghiêm túc. - Khi có dịch xẩy ra phải chấp hành đầy đủ mọi nội quy, quy định của Ban chống dịch 16
  18. 17 - Bệnh này do vius gây nên, do vậy mà không có thuốc đặc trị. Điều trị bởi phương pháp trên chỉ là điều trị triệu chứng. Do đó cần tiêm thêm các loại kháng sinh nhằm chống bội nhiễm. Bài 2: Phòng trị bệnh dịch tả trâu, bò Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh dịch tả trâu, bò. - Xác định được triệu chứng, bệnh tích và thực hiện được việc phòng, trị bệnh dịch tả trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh Bệnh dịch tả trâu, bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh của loài nhai lại. Bệnh có từ lâu ở các nước châu Âu và một số nước khác trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh gây nhiều thiệt hại cho đàn trâu, bò, nhất là thời Pháp thuộc. Hiện nay bệnh ít xảy ra, nếu có cũng mang tính chất lẻ tẻ. 1.2. Nhận biết mầm bệnh Do virus dịch tả trâu, bò gây nên. Virus đề kháng kém đối với các yếu tố ngoại cảnh. Nhiệt độ 50 - 60oC trong thời gian 20 phút chết. Các chất sát trùng thông thường tiêu diệt virus dễ dàng sau vài phút. Tất cả các động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai ) đều nhiễm virus này. Virus nhiễm vào cơ thể trâu, bò qua đường tiêu hoá. 2. Nhận biết triệu chứng bệnh Thời kỳ nung bệnh: 3 - 4 ngày; cũng có thể lên đến 7 - 10 ngày. Ở thể quá cấp (thể kịch liệt): bệnh phát ra nhanh chóng. Niêm mạc đỏ ứng. Vật chết nhanh trong khoảng 12 – 24h. Có khi chưa kịp ỉa chảy thì đã chết. Do vậy người ta gọi là (dịch tả khô). Thể này ít thấy. Ở thể mãn: Vật gầy còm, lông dựng, thở dốc, ỉa chảy. Những con vật này chứa và gieo rắc mầm bệnh. 2.1. Triệu chứng cục bộ: Mũi khô, niêm mạc (miệng, mắt ) có những điểm xuất huyết. Con vật chảy nước mắt, có dử. Mũi viêm chảy nước, lúc đầu lỏng vàng đục, sau đặc có mủ, mùi hôi thối. Ở gia súc cái âm hộ sưng đỏ, mép âm hộ chảy nước 17
  19. 18 vàng, nhớt có màng giả. Niêm mạc miệng viêm đỏ sẫm hay tím nhạt, có vết loét, mụn loét bằng hạt thóc, hạt ngô, đồng xu hay từng mảng, phủ một lớp bựa màu vàng xám. 2.2. Triệu chứng toàn thân: Thường xẩy ra ở thể cấp tính: thể này thường hay gặp. Vật ủ rũ, run rẩy, nghiến răng, mắt lờ đờ, lưng cong, lông dựng, kém ăn hoặc bỏ ăn. Sốt cao (40 - 41oC), Thời kỳ đầu phân táo bón, sau ỉa chảy phân loãng. Phân có lẫn máu màu nâu đen và có màng giả, mùi thối khắm Con vật thở nhanh, khó, tim đập nhanh, yếu dần chết. (Tỉ lệ chết cao có thể 90 - 100%). Trâu, bò cái có chửa thường đẻ non hoặc sảy thai. Triệu chứng dịch tả trâu bò 3. Nhận biết bệnh tích của bệnh 3.1. Bệnh tích bên ngoài: Xác chết gầy, mắt hõm, có dử, mũi có chất rỉ đặc khô. 3.2. Bệnh tích bên trong: 18
  20. 19 Triệu chứng ỉa chảy nặng ở bê bị bệnh dịch tả Các niêm mạc tụ máu, xuất huyết. Xoang bụng, xoang ngực có dịch rỉ viêm. Bộ máy tiêu hóa tổn thương nhiều nhất. Trên niêm mạc có vết loét kích thước thay đổi, trên vết loét có phủ bựa màu xám; chất bã đậu; hoặc màng lẫn máu. Đặc biệt là van hồi manh tràng xuất huyết, tụ huyết, sưng, đỏ sẫm, tím bầm hoặc đen xạm, có khi bị loét. Loét ở ruột trâu, bò mắc bệnh dịch tả 19
  21. 20 Trực tràng tụ huyết, xuất huyết thành từng vệt dài, gan vàng úa, dễ nát. Hạch màng treo ruột sưng, tụ huyết. Lách, thân tụ huyết, thịt mềm, nhão, thẫm máu. Niêm mạc túi mật xuất huyết. Bệnh tích bệnh dịch tả ở niêm mạc ruột 4. Chẩn đoán bệnh Cần phân biệt với một số bệnh sau: lở mồm long móng: chân, móng; loét da quăn tai, tụ huyết trùng: đột ngột, hầu sưng, chướng hơi 4.1. Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào triệu chứng, bệnh tích lâm sàng điển hình như: trâu, bò sốt cao, thở khó, ỉa chảy, phân loãng có màng giả, mùi thối khắm, ỉa chảy vọt cần câu 4.2. Chẩn đoán phân biệt Cần phân biệt với một số bệnh sau: Bệnh lở mồm long móng: có các mụn loét ở chân, móng; bệnh tụ huyết trùng: thường xẩy ra một cách đột ngột, hầu sưng, chướng hơi 5. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh Hiện nay dùng vacxin nhược độc đông khô tiêm cho bê trên 6 tháng tuổi và trâu, bò liều lượng 0,5 – 1ml/con miễn dịch 1 năm. Vệ sinh chuồng trại, tổ chức kiểm dịch 5.2. Trị bệnh Dùng kháng huyết dịch tả trâu, bò (điều trị sớm mới có hiệu quả). B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh dịch tả trâu, bò. 2/ Cho biết triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh dich tả trâu, bò. 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh dịch tả trâu, bò. * Bài tập thực hành Kết hợp với Trạm thú y địa phương tổ chức cho lớp học tham gia tiêm phòng bệnh Dịch tả cho trâu, bò theo lịch tiêm phòng của cơ sở. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 20
  22. 21 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia súc để tiêm 5/ Cách pha thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia súc sau khi tiêm. C. Ghi nhớ: - Bệnh này do vius gây nên, do vậy mà thuốc đặc trị là huyết thanh dịch tả trâu, bò. - Vấn đề chủ yếu là tiêm vacxin phòng bệnh phòng bệnh Bài 3: Phòng trị bệnh nhiệt thán Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh nhiệt thán trâu, bò. - Xác định được triệu chứng, bệnh tích và thực hiện được việc phòng, trị bệnh nhiệt thán trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh Bệnh nhiệt thán còn gọi là bệnh than là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất đối với người và nhiều loài gia súc. Bệnh có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, ở Việt Nam đã xảy ra tại một số tỉnh và có những trường hợp đã lây sang người. Vì vậy phòng và trị bệnh nhiệt thán là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong phòng dịch cộng đồng 1.2. Nhận biết mầm bệnh Do trực khuẩn nhiệt thán gây ra. Vi khuẩn hình thành giáp mô và nha bào. Nha bào hình thành ngoài thiên nhiên với điều kiện: có oxy tự do, nhiệt độ thích hợp (12 - 42oC), độ ẩm 60%, chất dinh dưỡng thiếu, môi trường trung tính hoặc kiềm tính nhẹ. Sức đề kháng của vi khuẩn như sau: - Khi không có nha bào ở nhiệt độ 100oC tiêu diệt vi khuẩn. - Khi có nha bào có sức đề kháng mạnh với nhiệt, và các hoá chất sát trùng thông thường. 2. Nhận biết triệu chứng bệnh Thời gian nung bệnh 2 - 3 ngày. 21
  23. 22 - Thể quá cấp: xảy ra nhanh, con vật run rẩy, thở hổn hển gấp, bỏ ăn, vã mồ hôi, niêm mạc đỏ ửng hoặc tím bầm. Sốt cao (40 - 42,5oC), thè lưỡi, gục đầu, mắt đỏ, quay cuồng, lảo đảo, loạng choạng, ngoài âm hộ, hậu môn chảy máu. Vật chết nhanh trong vài giờ, có con đang cày tự dưng rống lên, ngã quỵ rồi chết. 2.1. Triệu chứng cục bộ - Thể ngoài da: thể hiện bằng những ung nhiệt thán ở cổ, mông, ngực. Sưng phù cục bộ, lúc đầu sưng, cứng, đau về sau lạnh, không đau, thối loét 2.2. Triệu chứng toàn thân - Thể cấp: ủ rũ, dựng lông, tim đập nhanh, sốt cao (40 - 42oC), giảm hoặc mất hẳn nhu động ruột, thở nhanh, niêm mạc đỏ sẫm, phân lẫn máu. Ở mồm, mũi có bọt màu hồng lẫn máu. Hầu sưng, nóng, đau Vật lịm dần rồi chết (tỉ lệ có tới 80%). Trâu chết do bị bệnh nhiệt thán. Bụng chƣớng to, lòi dom 3. Nhận biết bệnh tích của bệnh Thể hiện ở các loài gia súc gần giống nhau với một số biểu hiện sau 3.1. Bệnh tích bên ngoài: Sau khi chết bụng chướng to, xác chóng thối, hậu môn lòi dom, phân có máu đen, khó đông. 3.2. Bệnh tích bên trong: Niêm mạc đỏ hoặc tím bầm, mũi có chất nhầy lẫn máu. Hạch lâm ba sưng ứ máu. Phổi tụ máu; nội tâm mạc tụ huyết, xuất huyết; cơ tim nhão, lách sưng to, mềm nát, nhũn như bùn. Bóng đái chứa nước tiểu màu hồng. 22
  24. 23 4. Chẩn đoán bệnh 4.1. Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào triệu chứng điển hình và dịch tễ bệnh để chẩn đoán. Triệu chứng như đã trình bày ở trên. Dịch tễ: phát lẻ tẻ, có tính chất địa phương 4.2. Chẩn đoán phân biệt Cần chẩn đoán phân biệt một số bệnh như: tụ huyết trùng, ung khí thán, ký sinh trùng đường máu, ngộ độc.v.v 5. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh Dùng vacxin nhược độc nha bào nhiệt thán tiêm dưới da, liều lượng 1ml/con, thời gian miễn dịch trong vòng 1 năm. + Khi có bệnh phải công bố. Thi hành nghiêm ngặt các biện pháp kiểm dịch, cách ly, theo dõi. Cấm mổ xác chết, vận chuyển đến nơi khác. + Tiêu độc chuồng trại, xác chết phải đốt hoặc chôn ở hố sâu 2m, nằm giữa 2 lớp vôi bột, phải xây mả nhiệt thán, có biển đề và rào chắn + Đề phòng bệnh lây sang người, tuyệt đối không tiếp xúc với gia súc bệnh, không ăn thịt gia súc ốm chết. 23
  25. 24 Xây mả nhiệt thán và có biển báo Đốt xác trâu bò nhiệt thán 24
  26. 25 5.2. Trị bệnh Tốt nhất là dùng huyết thanh và Penicilin theo tỷ lệ sau: + Huyết thanh: 100 – 200ml/gia súc lớn ; 50 – 100ml/gia súc nhỏ. + Peniciline liều cao 2 – 3 triệu UI/trâu, bò có thể kết hợp với các kháng sinh khác và tiêm thêm các thuốc trợ sức, trợ lực cho bệnh súc. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh nhiệt thán trâu, bò. 2/ Cho biết triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh nhiệt thán trâu, bò. 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh nhiệt thán trâu, bò. * Bài tập thực hành Kết hợp với Trạm thú y địa phương tổ chức cho lớp học tham gia tiêm phòng bệnh Nhiệt thán cho trâu, bò theo lịch tiêm phòng của cơ sở. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn,phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia súc để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia súc sau khi tiêm. C. Ghi nhớ - Đây là loại vacxin nhược độc, có chứa kháng nguyên là vi khuẩn có nha bào, do vậy cần hết sức cẩn thận, nhằm đảm bảo an toàn cho vật nuôi và con người. - Khi phát hiện có dịch, phải báo ngay cho chinhd quyền xã để kịp thời thông báo cho Trạm thú y huyện cần có biện pháp can thiệp kịp thời. - Cách ly kịp thời gia súc mắc bệnh và nghi mắc bệnh, các chất thải, thuwcsawn thừa, phân, rác cần thu gom để chôn với vôi bột. - Tuyệt đối cấm mổ trâu, bò chết khi nghi đó là bệnh nhiệt thán. 25
  27. 26 - Tại nơi có bệnh phải tiến hành tẩy uế toàn bộ khu vực chuồng trại bằng vôi bột hoặc thuốc sát trùng formol hay cloraminB. Bài 4: Phòng trị bệnh Tụ huyết trùng Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò. - Xác định được triệu chứng, bệnh tích và thực hiện được việc phòng, trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò là bệnh truyền nhiễm do vi trùng tụ huyết trùng gây ra. Trên thế giới bệnh tụ huyết trùng trâu, bò đã có từ lâu. Ở nước ta bệnh có ở khắp nơi đã gây nên những ổ dịch lẻ tẻ. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng ở miền Bắc theo mùa rõ rệt: bắt đầu từ mùa mưa (tháng 6 – tháng 9) Bệnh ít lây lan và thường xảy ra đột ngột. 1.2. Nhận biết mầm bệnh Do vi trùng tụ huyết gây ra, vi trùng tồn tại trong thiên nhiên (đất, nước ), ở niêm mạc đường hô hấp trên của một số động vật. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sẽ tăng cường độc gây bệnh. Vi trùng dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và các chất sát trùng thông thường. Trong cơ thể gia súc bệnh, chứa chất vi khuẩn: máu, lách, gan, tuỷ xương, phổi Vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hoá như: thức ăn, nước uống, có thể qua đường hô hấp. 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 2.1. Triệu chứng cục bộ Hạch hầu, trước vai thường bị sưng. Khó nuốt, khó thở, cuống lưỡi sưng to (trâu 2 lưỡi), chân yếu. 2.2. Triệu chứng toàn thân * Thể quá cấp (thể kịch liệt): bệnh xảy ra nhanh, con vật có triệu chứng thần kinh như: đập đầu vào tường, giãy giụa, run rẩy, ngã xuống rồi chết (có thể trong 24h). * Thể cấp tính: thời kỳ nung bệnh ngắn (1 - 3 ngày). Con vật mệt, không nhai lại, thân nhiệt tăng (40 – 42oC), niêm mạc mắt, mũi đỏ rồi tái xám. Vật ho từng cơn, nước 26
  28. 27 mũi chảy ra. Có hiện tượng chướng hơi. Hạch hầu, trước vai thường bị sưng. Khó nuốt, khó thở, cuống lưỡi sưng to (trâu 2 lưỡi), chân yếu. Trâu bị bệnh tụ huyết trùng 3. Nhận biết bệnh tích của bệnh 3.1. Bệnh tích bên ngoài Xuất huyết ở các cơ quan nội tạng Bệnh tích chung: tụ huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, bắp thịt ướt có màu tím. 27
  29. 28 3.2. Bệnh tích bên trong Bệnh tích điển hình: hạch lâm ba thủy thũng, cắt ra có nhiều nước vàng. Màng phổi lấm tấm xuất huyết. Phổi viêm, tim xuất huyết. 4. Chẩn đoán bệnh - Lâm sàng + Dịch tễ: dựa vào triệu chứng điển hình cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh như: dịch tả, nhiệt thán, ký sinh trùng đường máu - Tính chất dịch tễ như: mùa vụ phát bệnh. 4.1. Chẩn đoán lâm sàng - Lâm sàng + Dịch tễ: dựa vào triệu chứng điển hình cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh như: dịch tả, nhiệt thán, ký sinh trùng đường máu - Tính chất dịch tễ như: mùa vụ phát bệnh. 4.2. Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với bệnh nhiệt thán: Có các ung nhiệt thán ở trên da một số vùng của cơ thể; bệnh dịch tả: Có hiện tượng ỉa chảy nặng ( vọt cần câu) 5. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh: + Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, sử dụng trâu, bò đúng kỹ thuật. + Dùng vac xin: vacxin vô hoạt (keo phèn) liều 2 – 3ml/con, miễn dịch trong vòng 6 tháng (chú ý không tiêm cho trâu, bò ốm yếu, gần đẻ, hay mới đẻ). 5.2. Trị bệnh + Dùng kháng huyết thanh đa giá; có thể dùng để phòng, bao vây dập tắt dịch (liều chữa gấp 2 lần liều phòng). + Dùng kháng sinh: Sulfamethazin; Sulfamerazin; Sulfathiazon; Streptomycin; oxtetraxylin; Kanamycine; Gentamycine.v.v kết hợp thuốc vitamin B1, cafein + Chú ý hộ lý, chăm sóc tốt gia súc. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh tụ huyết trùng trâu, bò. 2/ Cho biết triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh tụ huyết trùng trâu, bò. 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh tụ huyết trùng trâu, bò. * Bài tập thực hành 28
  30. 29 Kết hợp với Trạm thú y địa phương tổ chức cho lớp học tham gia tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng cho trâu, bò theo lịch tiêm phòng của cơ sở. Trước khi tiêm phòng giáo viên cần hướng dẫn,phổ biến cho học sinh những nội dung sau: 1/ Chuẩn bị bảo hộ lao động, vật tư cần thiết. 2/ Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm 3/ Vị trí tiêm 4/ Phương pháp cố định gia súc để tiêm 5/ Cách lấy thuốc 6/ Thao tác tiêm 7/ Vệ sinh địa điểm tiêm sau khi tiêm phòng. 8/ Theo dõi gia súc sau khi tiêm. C. Ghi nhớ - Đây là loại vacxin vô hoạt, có chứa chất phụ trợ, do vậy cần lắc kỹ trước khi lấy thuốc để tiêm. - Bệnh do vi khuẩn tụ huyết trùng ( Gram+), nên khi phát hiện bệnh chỉ cần dùng thuốc kháng sinh Penicillin liều cao kết hợp với thuốc bổ (vitamin B1, vitamin C), liều trình 3 ngày là khỏi. Bài 5: Phòng trị bệnh tiên mao trùng Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò. - Xác định được triệu chứng, bệnh tích và thực hiện được việc phòng, trị bệnh tiên mao trùng trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh Bệnh tiên mao trùng là bệnh ký sinh trùng máu do loài roi trùng ký sinh trong máu trâu, bò gây nên, bệnh thường gặp ở tất cả các loài gia súc như: trâu, bò, ngựa bệnh phát triển và lây lan mạnh vào hè. Biểu hiện của bệnh là sốt lên sốt xuống, vật gầy 29
  31. 30 yếu, thiếu máu, khả năng sản xuất thịt, sữa giảm gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế trong chăn nuôi trâu, bò. 1.2. Nhận biết mầm bệnh Do trùng roi Trypanosoma evansi gây nên. Trùng roi ký sinh trong máu ngoài hồng cầu của tất cả các loài gia súc như: ngựa, lừa, lạc đà, trâu, bò, dê, cừu, chuột Chúng gây bệnh bằng cách tiết ra độc tố phá vỡ hồng cầu và đầu độc thần kinh ký chủ làm cho gia súc sốt, mệt mỏi, thiếu máu Bệnh lây truyền do côn trùng hút máu như: ruồi trâu, mòng 2. Nhận biết triệu chứng bệnh Một số trâu, bò có chửa dễ bị sảy thai, bại liệt thân sau hoặc nửa thân sau. 2.1. Triệu chứng cục bộ: Niêm mạc mắt nhợt nhạt, mi mắt sưng có hiện tượng hoàng đản, hồng cầu, huyết sắc tố giảm. 2.2. Triệu chứng toàn thân Trâu, bò thường ở thể mãn tính, con vật sốt lên xuống; 1 - 2 ngày sốt 40 - 41oC, nghỉ 2 - 6 ngày, ở thời kỳ cuối, có một số trâu, bò bị thuỷ thũng. Một số trâu, bò có chửa dễ bị sảy thai, bại liệt thân sau hoặc nửa thân sau. Trâu bị bệnh tiên mao trùng 30
  32. 31 Hàm bị phù thũng ở bò bị tiên mao trùng 3. Chẩn đoán bệnh 3.1. Chẩn đoán lâm sàng Căn cứ vào những triệu chứng điển hình của bệnh. 3.2. Chẩn đoán qua dịch tễ bệnh Dựa vào đặc điểm dịch tễ; bệnh phát mạnh vào mùa hè. 4. Phòng và trị bệnh 4.1. Phòng bệnh - Ở những vùng có bệnh vào mùa ruồi trâu hoạt động, những con nghi mắc bệnh phải cách li điều trị kịp thời; có thể dùng Tripamidium để tiêm phòng. - Chuồng trại phải được tẩy uế, tiêu độc định kỳ. 4.2. Trị bệnh - Naganin: 8 - 10mg/kg P, pha với nước cất thành dung dịch 10% tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt, sau một tuần tiêm lại lần 2. - Tripamidium: 0,5 - 1mg/kg P, tiêm bắp thịt dung dịch 1 - 2% pha với nước cất, mỗi chỗ tiêm không quá 15ml. - Berenil: 8mg/kg P pha trong 5ml nước cất tiêm bắp thịt cổ. * Chú ý:- Tiêm thuốc trợ tim + thuốc trợ sức, trước khi tiêm một trong những loại thuốc trên. - Thao tác tiêm chậm, từ từ. Nếu vị trí tiêm bị sưng dùng nước ấm chườm. 31
  33. 32 - Điều trị 1 ca bệnh phải tiêm làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày. Trường hợp nặng (con vật kiệt sức, suy yếu ), nên truyền dịch 1 – 2 lít. Tăng cường bồi dưỡng cho con vật. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh tiên mao trùng trâu, bò. 2/ Cho biết triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh tiên mao trùng trâu, bò. 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh tiên mao trùng trâu, bò. * Bài tập thực hành: Phun tiêu độc chuồng trại nhằm tiêu diệt côn trùng, ruồi, muỗi, mòng, ve để phòng bệnh ký sinh trùng đường máu nói chung và bệnh tiên mao trùng nói riêng. Để đảm bảo nội dung trên trước khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tư sau: 1/ Liên hệ với một cơ sở chăn nuôi. 2/ Chuẩn bị các phương tiên, dụng cụ cần thiết. 3/ Chuẩn bị lượng thuốc vừa đủ để tiêu độc chuồng trại và môi trường chăn nuôi 6/ Xô, chậu đựng nước 7/ Xà phòng. 8/ Khăn mặt. Giáo viên hướng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận dạng thuốc: màu sắc, tình trạng bao gói, tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp; số lô, thời hạn sử dụng và phương pháp bảo quản. Số lô, hạn sử dụng phải rõ ràng, bao gói không bị rách, còn nguyên vẹn, không hư hỏng. 2/ Úng dụng của thuốc B-K-A: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã được học ở giờ lý thuyết và kết hợp với cơ sở vật chất hiện có của trại, vật tư dụng cụ chuyên môn đã chuẩn bị để chỉ bảo, hướng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Sử dụng thuốc: giáo viên hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng B-K-A để thực hiện bài thực hành này là tiêu độc chuồng trại, trình tự các bước như sau: Mặc quần, áo bảo hộ lao động và đeo khẩu trang. - Pha thuốc - Đổ thuốc vào bình phun. - Tiến hành phun chuồng trại và xung quanh khu vực chuồng trại 32
  34. 33 - Vệ sinh phương tiện, dụng cụ và thay quần áo. 4/ Hướng dẫn kết thúc: sau khi hướng dẫn cho cả lớp về phương pháp tiêu độc chuồng trại nhằm tiêu diệt côn trùng, ruồi, muỗi, mòng, ve để phòng bệnh ký sinh trùng đường máu nói chung và bệnh tiên mao trùng nói riêng. Giáo viên cần nói rõ thêm về mục đích, ý nghĩa của việc làm; đặc biệt là trâu, bò ở vùng miền núi, nơi mà bệnh này thường dễ xẩy ra. C. Ghi nhớ - Trước khi phun thuốc, người thực hiện phải đeo khẩu trang, mặc bảo hộ lao động. - Dụng cụ ,thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ. - Bệnh này thường dễ xẩy ra ở vùng miền núi và có nơi người ta gọi là bệnh” Ngã nước trâu, bò”. Bài 6: Phòng trị bệnh do ve và rận Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh do ve, rận gây ra ở trâu, bò. - Xác định được nguyên nhân, triệu chứng và thực hiện được việc phòng, trị bệnh do ve, rận gây ra ở trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh Bệnh do ve và rận là bệnh ký sinh trùng do ve, rận gây nên. Ve, rận là môi giới trung gian truyền bệnh ký sinh trùng đường máu và các bệnh khác. Vì vậy phòng và trị bệnh do ve, rận là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong chăn nuôi trâu, bò. 1.2. Nhận biết ký sinh trùng gây bệnh - Do ve Boophilus ký sinh gây ra, là loài ve một ký chủ. Ve cái bám vào trâu, bò hút máu no, rơi xuống đất; sau 2 - 3 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, đẻ xong từ 2 - 7 ngày ve teo khô và chết. Một ve cái có thể đẻ từ 2000 - 3000 trứng. Sau 21 - 28 ngày về mùa hè và 58 - 63 ngày về mùa đông nở thành ấu trùng ve. Ấu trùng di chuyển bám ở đầu mút, phía dưới mặt các lá cây, cỏ, khi gia súc đi qua bám vào cơ thể giá súc, tìm chỗ thích nghi cư trú, dùng càng đục da và dùng miệng hút máu gia súc; sau 6 - 7 ngày hút máu ấu trùng lớn dần lột xác thành thiếu trùng. Ve bám hút máu gây ngứa 33
  35. 34 ngáy, khó chịu, mất ngủ, sức khoẻ giảm, ảnh hưởng đến cày, kéo, sinh sản và tiết sữa. Tiết độc tố làm cho gia súc thiếu máu. Ve là ký chủ trung gian truyền các bệnh đường máu như lê dạng trùng, biên trùng. - Do rận ký sinh trên cơ thể trâu, bò gây ra. Đặc điểm cơ thể rận có phần phụ miệng thích nghi với việc hút máu ký chủ, rận đực và rận cái giống nhau. 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 2.1. Triệu chứng cục bộ: Ve thường bám vào những vùng da mỏng, kín của cơ thể như vùng bẹn, nách, dưới bụng Số lượng có thể ít (một số con), nhưng thường là dày đặc, nhất là về mùa ve sinh sản (nóng, độ ẩm cao ). 2.2. Triệu chứng toàn thân: Ve, rận hút máu làm trâu, bò ngứa ngáy, khó chịu, sản lượng sữa giảm, con vật gầy, lao tác kém. Có con lâu ngày sẽ suy nhược cơ thể, dễ phát sinh các bệnh kế phát. 3. Chẩn đoán bệnh 3.1. Chẩn đoán lâm sàng: Với mắt thường chúng ta quan sát sẽ thấy ve, rận ký sinh. 3.2. Tìm ký sinh trùng trên cơ thể trâu, bò 4. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh Gồm 3 phương pháp - Diệt ve, rận trên nền chuồng, ở nền chuồng có nhiều ve hút máu no rơi xuống đẻ trứng nở thành ấu trùng, vì vậy cần thường xuyên quét dọn sạch sẽ; đồng thời ủ phân hàng ngày là biện pháp tích cực không những diệt được ve hút máu no mà còn diệt được cả trứng và ấu trùng, định kỳ phun các loại thuốc, sát trùng vào nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi. - Diệt ve, rận trên đồng cỏ: đây là nơi tàng trữ ấu trùng ve, rận do vậy nên tiến hành chăn thả luân phiên. - Diệt ve, rận trên thân thể gia súc: dùng biện pháp cơ học quấn bông tẳm dầu hoả bôi vào nơi có nhiều ve. Dùng biện pháp hoá học các loại thuốc diệt ve như Hantox-200 Ở một số nước người ta dùng bể tắm trừ ve cho gia súc. 5.2. Trị bệnh - Hantox-200.- Neocidol 0,05% - Butox 0,05% để phun, tắm, xát B. Câu hỏi và bài tập thực hành 34
  36. 35 * Câu hỏi 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh do ve và rận ở trâu, bò. 2/ Cho biết triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh do ve và rận ở trâu, bò. 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh do ve và rận ở trâu, bò. * Bài tập thực hành: Phun tiêu độc chuồng trại nhằm tiêu diệt ruồi, muỗi, mòng, ve, rận bằng thuốc Hantox- 200. Để đảm bảo nội dung trên trước khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tư sau: 1/ Liên hệ với một cơ sở chăn nuôi. 2/ Chuẩn bị các phương tiên, dụng cụ cần thiết. 3/ Chuẩn bị lượng thuốc vừa đủ để tiêu độc chuồng trại và môi trường chăn nuôi 6/ Xô, chậu đựng nước 7/ Xà phòng. 8/ Khăn mặt. Giáo viên hướng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận dạng thuốc Hantox- 200: màu sắc, tình trạng bao gói, tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp; số lô, thời hạn sử dụng và phương pháp bảo quản. Số lô, hạn sử dụng phải rõ ràng, bao gói không bị rách, còn nguyên vẹn, không hư hỏng. 2/ Úng dụng của thuốc Hantox- 200: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã được học ở giờ lý thuyết và kết hợp với cơ sở vật chất hiện có của trại, vật tư dụng cụ chuyên môn đã chuẩn bị để chỉ bảo, hướng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Sử dụng thuốc: giáo viên hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng Hantox- 200 để thực hiện bài thực hành này là phun tiêu độc chuồng trại nhằm tiêu diệt ruồi, muỗi, mòng, ve, rận , trình tự các bước như sau: - Mặc quần, áo bảo hộ lao động và đeo khẩu trang. - Pha thuốc - Đổ thuốc vào bình phun. - Tiến hành phun chuồng trại và xung quanh khu vực chuồng trại - Vệ sinh phương tiện, dụng cụ và thay quần áo. 35
  37. 36 4/ Hướng dẫn kết thúc: sau khi hướng dẫn cho cả lớp về phương pháp phun tiêu độc chuồng trại nhằm tiêu diệt ruồi, muỗi, mòng, ve, rận Giáo viên cần nói rõ thêm về mục đích, ý nghĩa của việc làm; đặc biệt là những nơi mà trâu, bò thường dễ xẩy ra những bệnh do chúng mang mầm bệnh gây nên. C. Ghi nhớ - Trước khi phun thuốc, người thực hiện phải đeo khẩu trang, mặc bảo hộ lao động. - Dụng cụ ,thiết bị phải được vệ sinh sạch sẽ. - Bệnh này thường dễ phát ra vào mùa nóng, ẩm, do vậy trong quá trình chăn nuôi trâu, bò cần chú ý phát hiện sớm, điều trị kịp thời, liên tục, triệt để thì mới có hiệu quả. Bài 7: Phòng trị bệnh sán lá gan Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh sán lá gan ở trâu, bò. - Xác định được nguyên nhân, triệu chứng và thực hiện được việc phòng, trị bệnh do sán lá gan gây ra ở trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh Bệnh sán lá gan trâu, bò là bệnh ký sinh trùng do loài sán lá ký sinh trong ống mật ở gan gây ra. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Trâu, bò mắc bệnh gầy yếu, da thô, lông xù, ỉa chảy Giảm sức sản xuất, gây thiệt hại về mặt kinh tế trong chăn nuôi. Vì vậy, việc phòng, chống bệnh sán lá gan là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong chăn nuôi trâu, bò. 1.2. Nhận biết ký sinh trùng gây bệnh Do hai loài sán lá Fasciola hepatica và F. gigantica ký sinh trong ống dẫn mật ở gan trâu,bò gây ra. Sán trưởng thành hình lá, đẻ trứng theo ống dẫn mật vào ruột và ra ngoài cùng với phân. Gặp điều kiện thuận lợi trứng nở thành ấu trùng non bơi tự do trong nước, nếu gặp ốc không vẩy sẽ chui vào cơ thể ốc phát triển thành ấu trùng gây nhiễm. Ấu trùng này theo đường tiêu hóa của ốc ra ngoài môi trường nước bám vào 36
  38. 37 cây cỏ thuỷ sinh. Trâu, bò ăn phải ấu trùng vào ruột, tại đây ấu trùng di hành theo máu đến gan phát triển thành sán trưởng thành. Ốc ký chủ trung gian của sán lá gan Fasciola gigantica Fasciola hepatica 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 37
  39. 38 2.1. Triệu chứng cục bộ: Thuỷ thũng xuất hiện ở các vùng thấp của cơ thể như dưới hàm, yếm ngực 2.2. Triệu chứng toàn thân: Trâu, bò bị bệnh sán lá gan Bò bị nhiễm sán lá gan 38
  40. 39 Con vật suy nhược, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù, dễ rụng, chướng bụng nhẹ, ỉa chảy, gầy yếu, lao tác kém Trâu, bò cho sữa bị bệnh thì lượng sữa giảm tới 20 – 50%. Vật có thể chết do kiệt sức. Sán lá gan trong ống dẫn mật của gan Gan bò bị bệnh chứa nhiều sán, tổ chức gan bị xơ hóa 3. Chẩn đoán bệnh 39
  41. 40 3.1. Chẩn đoán lâm sàng - Dựa vào triệu chứng điển hình như: xác gầy, lông xù, da thô, ỉa chảy để chẩn đoán. - Dựa vào dịch tễ để chẩn đoán. - Mổ khám gia súc tìm sán trưởng thành. Ủ phân để diệt trứng sán và chăn nuôi vịt để diệt ốc ký chủ trung gian 40
  42. 41 Đãi sán từ phân sau khi tẩy thuốc 3.2. Kiểm tra phân để tìm trứng sán bằng phương pháp lắng cặn ( Benedek). 4. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh - Định kỳ tẩy sán 2 lần/năm vào các tháng 3 hoặc 4 và 8 hoặc 9. - Ủ phân trâu, bò theo phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng sán. - Diệt ký chủ trung gian (ốc không vảy) bằng cách tháo cạn nước, rắc vôi bột, nuôi vịt.v.v - Luân canh tăng vụ cây trồng nhằm tạo điều kiện bất lợi đối với sự phát triển của ốc ký chủ trung gian. - Vệ sinh thức ăn, nước uống 5.2. Trị bệnh Dùng một trong các loại thuốc sau: - Fasiozanida: 15mg/kg P – cho uống hoặc trộn vào thức ăn. - Fasinex: 12mg/kg P – cho uống hoặc trộn vào thức ăn. - Okazan: 10mg/kg P – cho uống hoặc trộn vào thức ăn. - Han- Dẻrtil-B: 1 viên/40-60 kg/TT. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 41
  43. 42 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh sán lá gan ở trâu, bò. 2/ Cho biết triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh sán lá gan ở trâu, bò. 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh sán lá gan ở trâu, bò. * Bài tập thực hành: Tổ chức tẩy sán lá gan đại trà cho trâu, bò bằng thuốc Han- Dertil- B tại một thôn nào đó ở cơ sở đang tổ chức lớp học. Để đảm bảo nội dung trên trước khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tư sau: 1/ Liên hệ với Ban Thú y xã và Ban lãnh đạo Trạm Thú y địa phương. 2/ Thống kê số trâu, bò trong diện tẩy của thôn do Ban Thú y xã chỉ định. 3/ Chuẩn bị các phương tiên, dụng cụ cần thiết. 4/ Chuẩn bị lượng thuốc ( Han- Dertil- B) vừa đủ. 5/ Xô, chậu đựng nước. 6/ Xà phòng. 7/ Khăn mặt. 8/ Chuẩn bị địa điểm. 9/ Chuẩn bị gióng cố định trâu, bò. Giáo viên hướng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận dạng thuốc: màu sắc, tình trạng bao gói, tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, thời hạn sử dụng và phương pháp bảo quản. Số lô, hạn sử dụng phải rõ ràng, bao gói không bị rách, còn nguyên vẹn, không hư hỏng. 2/ Ứng dụng của thuốc Han - Dertil - B: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã được học ở giờ lý thuyết và kết hợp với cơ sở vật chất hiện có của trại, vật tư, dụng cụ chuyên môn đã chuẩn bị để chỉ bảo, hướng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Sử dụng thuốc: giáo viên hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng Han- Dertil- B để thực hiện bài thực hành này là tẩy sán lá gan cho trâu, bò, trình tự các bước như sau: - Mặc quần, áo bảo hộ lao động và đeo khẩu trang. - Cố định trâu, bò. - Tiến hành tẩy từng cá thể. - Vệ sinh phương tiện, dụng cụ và thay quần áo. - Theo dõi sau khi tẩy. 42
  44. 43 4/ Hướng dẫn kết thúc: sau khi hướng dẫn cho cả lớp về phương pháp tẩy sán lá gan cho trâu, bò. Giáo viên cần nói rõ thêm về mục đích, ý nghĩa của việc làm; đặc biệt là những nơi nhiều ao, hồ, sông, ngòi mà trâu, bò thường dễ mắc bệnh này với tỷ lệ cao. C. Ghi nhớ - Trước khi tẩy, người thực hiện phải đeo khẩu trang, mặc bảo hộ lao động. - Dụng cụ cần thiết như chai để cho uống thuốc phải đầy đủ. - Bệnh này thường những trâu, bò trưởng thành nuôi lâu năm hay mắc, do vậy cần chú ý tẩy theo định kỳ 2 năm / lần, vào tháng 3 hoặc tháng 4 và tháng 8 hoặc tháng 9 trong năm. Bài 8: Phòng trị bệnh giun đũa bê nghé Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh giun đũa bê, nghé. - Xác định được triệu chứng và thực hiện được việc phòng, trị bệnh do giun đũa gây ra ở bê, nghé đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh Là bệnh ký sinh trùng do giun đũa ký sinh ở đường tiêu hoá bê, nghé gây ra, bệnh thường gặp ở bê, nghé dưới 2 tháng tuổi. Bê, nghé mắc bệnh còi cọc, chậm lớn, sức đề kháng yếu dễ mắc các bệnh khác. Vì vậy, phòng và trị bệnh giun đũa là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong chăn nuôi trâu, bò. 1.2. Nhận biết ký sinh trùng gây bệnh Do giun đũa ký sinh trong đường tiêu hoá bê, nghé gây nên. Thân hình giun đũa thon hai đầu màu vàng nhạt, con đực dài 13 – 15cm, con cái dài 19 – 26cm. 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 2.1. Triệu chứng cục bộ: Bụng sôi, lông xù, mắt lờ đờ, niêm mạc nhợt, mũi khô. 2.2. Triệu chứng toàn thân 43
  45. 44 Dáng đi lù đù, đầu cúi, lưng cong, đuôi cụp, lúc đầu còn chậm chạp theo mẹ. Khi nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, thở yếu, bụng đau, nằm ngửa dãy giụa, đạp chân lên bụng. Phân màu trắng, hôi thối, nghé gầy sút rất nhanh. Triệu chứng ở bê nhẹ hơn và tỷ lệ chết thấp hơn. Bê, nghé ở lứa tuổi từ một tuần đến trên dưới ba tháng tuổi hay mắc bệnh (Ở miền núi người ta thường gọi tên bệnh là khì khao tức là nghé phân trắng). Nghé bị nhiễm giun đũa 44
  46. 45 Bê bị nhiễm giun đũa 3. Chẩn đoán bệnh 3.1. Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào triệu chứng lâm sàng, dịch tễ học để chẩn đoán: - Dáng đi lù đù, đầu cúi, lưng cong, đuôi cụp, lúc đầu còn chậm chạp theo mẹ. 45
  47. 46 - Nằm một chỗ, thở yếu, bụng đau, nằm ngửa dãy giụa, đạp chân lên bụng. - Phân màu trắng, hôi thối. 3.2. Kiểm tra phân để tìm trứng giun đũa bằng phương pháp phù nổi ( Fulleborn). 4. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh Chăm sóc tốt bê, nghé sơ sinh. Bồi dưỡng trâu, bò mẹ khi có chửa, phân ủ theo phương pháp nhiệt sinh học. 5.2. Trị bệnh - Piperazin 0,3 – 0,5g/kg P – cho uống. - Phenothyazin 0,05g/kg P – 2lần/ngày, 2 ngày liền. - Mebenvet 130 – 150mg/kg P – cho uống. - Levamisol 1ml/9 – 10kg P, tiêm bắp. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh giun đũa bê, nghé. . 2/ Cho biết triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh giun đũa bê, nghé. . 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh giun đũa bê, nghé. . * Bài tập thực hành: Tổ chức tẩy bê, nghé bị nhiễm giun đũa bằng Levamisol tại một thôn nào đó ở cơ sở đang tổ chức lớp học. Để đảm bảo nội dung trên trước khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số nội dung sau: 1/ Liên hệ với Ban Thú y xã và Ban lãnh đạo Trạm Thú y địa phương. 2/ Thống kê số bê, nghé trong diện tẩy của thôn do Ban Thú y xã chỉ định. 3/ Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ cần thiết. 4/ Chuẩn bị lượng thuốc (Levamisol) vừa đủ. 5/ Xô, chậu đựng nước. 6/ Xà phòng. 7/ Khăn mặt. 8/ Chuẩn bị địa điểm. 9/ Chuẩn bị gióng cố định bê, nghé. Giáo viên hướng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 46
  48. 47 1/ Cách nhận dạng thuốc Levamisol: màu sắc, tình trạng bao gói, tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, thời hạn sử dụng và phương pháp bảo quản. Số lô, hạn sử dụng phải rõ ràng, bao gói không bị rách, còn nguyên vẹn, không hư hỏng. 2/ Ứng dụng của thuốc Levamisol: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã được học ở giờ lý thuyết và kết hợp với cơ sở vật chất hiện có của trại, vật tư dụng cụ chuyên môn đã chuẩn bị để chỉ bảo, hướng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Sử dụng thuốc: giáo viên hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng Levamisol để thực hiện bài thực hành này là tẩy giun đũa cho bê, nghé, trình tự các bước như sau: - Mặc quần, áo bảo hộ lao động và đeo khẩu trang. - Cố định bê, nghé. - Tiến hành tẩy từng cá thể. - Vệ sinh phương tiện, dụng cụ và thay quần áo. - Theo dõi sau khi tẩy. 4/ Hướng dẫn kết thúc: sau khi hướng dẫn cho cả lớp về phương pháp tẩy giun đũa cho bê, nghé. Giáo viên cần nói rõ thêm về mục đích, ý nghĩa của việc làm; đặc biệt là những nơi mà điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém, bê, nghé dễ nhiễm bệnh này với tỷ lệ cao. Đặc biệt ở vùng miền núi. C. Ghi nhớ - Trước khi tẩy, người thực hiện phải đeo khẩu trang, mặc bảo hộ lao động. - Dụng cụ cần thiết như kim tiêm, bơm tiêm, thuốc sát trùng phải đầy đủ. - Bệnh này ở miền núi đồng bào dân tộc thường gọi là bệnh “ khì khao”, có nghĩa là ỉa phân trắng. Bài 9: Phòng trị bệnh chƣớng hơi dạ cỏ Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò. - Xác định được nguyên nhân, triệu chứng và thực hiện được việc phòng, trị bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 47
  49. 48 1.1. Nguyên nhân do thức ăn - Do trâu, bò ăn nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như: thức ăn xanh chứa nhiều nước, cây cỏ họ đậu, thân cây ngô non, cây lạc tươi hoặc những thức ăn đang lên men như: cây cỏ, rơm, dạ mục - Do ăn phải những thức ăn chứa độc tố. 1.2. Nguyên nhân do kế phát - Do kế phát từ các bệnh liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 2.1. Triệu chứng cục bộ - Vùng bụng trái chướng to, hõm hông trái căng phồng vươn cao hơn cột sống. - Trâu, bò khó thở tần số hô hấp tăng, dạng hai chân để thở, hoặc thè lưỡi để thở. - Tĩnh mạch cỏ phình to, tim đập nhanh 140 nhịp/phút, mạch yếu, huyết áp giảm. 2.2. Triệu chứng toàn thân - Con vật khó chịu, đứng, nằm không yên, bụng phình to có biểu hiện đau bụng, vật ngoảnh lại nhìn bụng, vẫy đuôi, cong lưng, hai chân sau thu vào bụng. 3. Chẩn đoán bệnh 3.1. Chẩn đoán lâm sàng - Dựa vào triệu trứng điển hình của bệnh như đã nêu trên. 3.2. Chẩn đoán phân biệt với bệnh tụ huyết trùng: có sốt vùng hầu sưng 4. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh - Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò đúng quy trình kỹ thuật. - Vệ sinh thức ăn, nước uống cho con vật . - Không cho trâu, bò ăn những thức ăn nấm mốc, kém phẩm chất. - Theo dõi và điều trị sớm các bệnh: liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc. 5.2. Trị bệnh *Làm thoát hơi trong dạ cỏ: - Xoa bóp vùng dạ cỏ nhiều lần mỗi lần cách nhau 10 – 15 phút. - Cho trâu, bò đứng ở trạng thái đầu cao hơn mông. - Đánh lưỡi cho con vật để kích thích ợ hơi. 48
  50. 50 Bò bị chƣớng hơi dạ cỏ nặng Phƣơng pháp chọc troca * Dùng thuốc: - NH4OH liều 15ml hoặc axit lactic liều 10 – 15ml pha vào 1000ml nước cho uống. - Cồn 70o liều 100 – 200ml cho thêm 1 – 2 củ tỏi giã nhỏ, pha trong 500ml nước cho uống. - Natri Sulfat hoặc Magie Sulfat liều 200 – 500g cho trâu, bò uống 1 lần. - Thụt rửa trực tràng cho con vật. * Dùng phương pháp chọc dạ cỏ để thoát hơi: - Cắt lông sát trùng vùng lõm hông bên trái. - Dùng troca chọc thủng da, tổ chức dưới da, thành dạ cỏ. - Điều chỉnh cho hơi ra từ từ, tránh tháo hơi đột ngột. Dùng thuốc trợ tim Cafein natri benzoate 20% liều 10 – 15ml/con/1 lần, tiêm dưới da cho trâu, bò. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 50
  51. 51 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh chướng hơi dạ cỏ. . 2/ Cho biết triệu chứng điển hình của bệnh chướng hơi dạ cỏ. 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh chướng hơi dạ cỏ. . * Bài tập thực hành: Tổ chức cho học viên thực tập về phương pháp can thiệp cụ thể khi trâu, bò bị bệnh chướng hơi dạ cỏ. Để đảm bảo nội dung trên trước khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số nội dung sau: 1/ Liên hệ với Ban Thú y xã hoặc trực tiếp với cán bộ thú y cơ sở. 2/ Chỉ định một ca bệnh chướng hơi dạ cỏ hiện đang điều trị. 3/ Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ cần thiết như bơm tiêm, kim tiêm, troca 4/ Chuẩn bị một số thuốc thông thường. 5/ Xô, chậu đựng nước. 6/ Xà phòng. 7/ Khăn mặt. 8/ Chuẩn bị địa điểm. 9/ Chuẩn bị gióng cố trâu, bò. * Giáo viên hướng dẫn ban đầu về trình tự các bước công việc như sau: 1/ Xác định trâu, bò bị bệnh chướng hơi dạ cỏ: - Tư thế đứng. - Trạng thái hõm hông bên trái (phình to, nhỏ ). - Các hoạt động khác của con vật . 2/ Nhắc nhở những nội dung cơ bản liên quan đến bệnh: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã được học ở giờ lý thuyết và kết hợp với cơ sở vật chất hiện có của trại, vật tư dụng cụ chuyên môn đã chuẩn bị để chỉ bảo, hướng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Tiến hành can thiệp: trình tự các bước như sau: - Mặc quần, áo bảo hộ lao động và đeo khẩu trang. - Cố định trâu, bò. - Thao tác cho uống thuốc nhuận tràng và thuốc kích thích ợ hơi. - Xoa bóp vùng hõm hông bên trái. - Giới thiệu phương pháp chọc troca. 51
  52. 52 * Hướng dẫn kết thúc: sau khi hướng dẫn cho cả lớp về phương pháp can thiệp cụ thể khi trâu, bò bị bệnh chướng hơi dạ cỏ nặng. Giáo viên cần nói rõ thêm về mục đích, ý nghĩa của việc làm; đặc biệt là trường hợp bụng phình to, chướng hơi nặng. C. Ghi nhớ - Trước khi can thiệp, người thực hiện phải đeo khẩu trang, mặc bảo hộ lao động. - Dụng cụ cần thiết như kim tiêm, bơm tiêm, troca và một số thuốc khác cần có. - Trường hợp nặng phải chọc troca để cứu con vật. Bài 10: Phòng trị bệnh viêm phổi bê nghé Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh viêm phổi bê, nghé. - Xác định được nguyên nhân, triệu chứng và thực hiện được việc phòng, trị bệnh viêm phổi ở bê, nghé đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nguyên nhân bên ngoài - Do chăm sóc, nuôi dưỡng bê, nghé kém, sức đề kháng giảm khi thời tiết thay đổi, bệnh bội phát. - Do con vật hít vào hơi độc, bụi làm tổn thương niêm mạc phế quản gây viêm phế quản phổi. - Do con vật sặc thức ăn, sặc thuốc là nguyên nhân gây bệnh. 1.2. Nguyên nhân do kế phát - Do kế phát từ bệnh truyền nhiễm như: tụ huyết trùng, dịch tả, lao - Bệnh ký sinh trùng: giun phổi, ấu trùng giun đũa - Bệnh nội khoa: bệnh tim, ứ huyết phổi 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 2.1. Triệu chứng cục bộ - Nước mũi ít, đặc màu xanh, dính vào hai bên mũi, khó thở, tần số hô hấp tăng (40 – 100lần/phút). 2.2. Triệu chứng toàn thân - Con vật ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc không ăn. 52
  53. 53 - Sốt cao, thân nhiệt 40 – 41oC, sốt lên xuống theo hình sin. - Bê, nghé ho. Lúc đầu ho khan, ho ngắn, con vật có cảm giác đau vùng ngực, sau thời gian ho ớt kéo dài, đau giảm. 3. Chẩn đoán bệnh 3.1. Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh như đã nêu ở trên. 3.2. Chẩn đoán phân biệt với bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, bệnh lao, bệnh giun phổi Phổi bị viêm 4. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh - Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý bê, nghé đúng quy trình kỹ thuật. - Tiêm vác xin phòng các bệnh truyền nhiễm như: tụ huyết trùng trâu, bò liều 0,5 – 1ml/con; dịch tả trâu bò liều 1ml/con; lở mồm long móng 0,5 – 1ml/con 5.2. Trị bệnh * Dùng các loại kháng sinh sau: - Penicilin liều 2 triệu đơn vị cùng với Streptomycin liều 2gam/con/1 lần tiêm. - Gentamycin liều 1g cùng với Lincosin liều 1g/con/1 lần. - Alpecilin liều 2 triệu đơn vị cùng với Kanamycin liều 2g/con/1 lần tiêm. 53
  54. 54 * Dùng thuốc trợ sức, trợ lực nâng cao sức đề kháng cho con vật. - Dung dịch glucoza 20 – 40% liều 500ml. - Cafein natribenzoat 20% liều 20ml. - Urotropin 10% liều 15g. - Vitamin C liều 3g. - Caxi chlorua 10% liều 100ml. Hoà đều tiêm tĩnh mạch ngày một lần. Dùng thuốc giảm ho long đờm Chlorua amon hoặc Bicarbonat Natri. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi bê, nghé. 2/ Cho biết triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi bê, nghé. 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh viêm phổi bê, nghé. . * Bài tập thực hành: Tổ chức cho học viên thực tập về phương pháp can thiệp cụ thể khi bê, nghé bị bệnh viêm phổi. Để đảm bảo nội dung trên trước khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số nội dung sau: 1/ Liên hệ với Ban Thú y xã hoặc trực tiếp với cán bộ thú y cơ sở. 2/ Chỉ định một ca bệnh viêm phổi bê nghé hiện đang điều trị. 3/ Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ cần thiết như bơm tiêm, kim tiêm, 4/ Chuẩn bị thuốc kháng sinh (penicillin và streptomycin) và một số thuốc thông thường khác. 5/ Xô, chậu đựng nước. 6/ Xà phòng. 7/ Khăn mặt. 8/ Chuẩn bị địa điểm. 9/ Chuẩn bị gióng cố bê, nghé. * Giáo viên hướng dẫn ban đầu về trình tự các bước công việc như sau: 1/ Xác định bê, nghé bị bệnh viêm phổi: - Tư thế đứng 54
  55. 55 - Trạng thái cơ thể - Các hoạt động khác của con vật như ho, khó thở, mệt mỏi 2/ Nhắc nhở những nội dung cơ bản liên quan đến bệnh: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã được học ở giờ lý thuyết và kết hợp với cơ sở vật chất hiện có của trại, vật tư dụng cụ chuyên môn đã chuẩn bị để chỉ bảo, hướng dẫn cụ thể cho học viên. 3/ Tiến hành can thiệp: trình tự các bước như sau: - Mặc quần, áo bảo hộ lao động và đeo khẩu trang. - Cố định bê, nghé. - Tiến hành pha thuốc. - Thao tác tiêm. - Theo dõi sau tiêm. * Hướng dẫn kết thúc: sau khi hướng dẫn cho cả lớp về phương pháp can thiệp cụ thể khi bê, nghé bị bệnh viêm phổi. Giáo viên cần nói rõ thêm về mục đích, ý nghĩa của việc làm; đặc biệt là cần phối hợp các loại thuốc kháng sinh và tăng cường thuốc bổ cho con vật. C. Ghi nhớ - Trước khi can thiệp, người thực hiện phải đeo khẩu trang, mặc bảo hộ lao động. - Dụng cụ cần thiết như kim tiêm, bơm tiêm và môt số thuốc khác cần có. Bài 11: Phòng trị bệnh trúng độc sắn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh trúng độc sắn ở trâu, bò. - Xác định được triệu chứng và thực hiện được việc phòng, trị bệnh trúng độc sắn ở trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh Trong sắn có chứa nhiều axit cyanhydric, nhất là ở vỏ củ và ở lá gây độc cho động vật. Bệnh xảy ra do trâu, bò ăn quá nhiều sắn không được xử lý cẩn thận, biểu hiện của bệnh là: con vật sùi bọt mép, nôn mửa, khó thở, hô hấp tăng, tim đập nhanh, niêm mạc tím tái. Nếu điều trị không kịp thời con vật sẽ chết. Vì vậy, phòng, trị bệnh trúng độc sắn là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong chăn nuôi trâu, bò. 55
  56. 56 1.2. Nhận biết nguyên nhân bệnh - Do trâu, bò ăn nhiều lá sắn, hoặc củ sắn. - Trong khẩu phần ăn có nhiều bột sắn nhưng chế biến không đúng quy trình. - Do đói lâu ngày, đột ngột ăn nhiều lá sắn hoặc củ sắn. 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 2.1. Triệu chứng cục bộ: Mồm chảy dãi, nôn mửa, khó thở, tim đập nhanh, yếu có lúc loạn nhịp. Thân nhiệt thấp hoặc bình thường, bốn chân và gốc tai lạnh. Con vật hôn mê, đồng tử giãn rộng, co giật rồi chết Cây sắn 2.2. Triệu chứng toàn thân Bệnh xảy ra nhanh sau 10 – 20 phút kể từ khi gia súc ăn sắn. Trâu, bò đứng nằm không yên, toàn thân run rẩy, đi loạng choạng. 3. Chẩn đoán bệnh 3.1. Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh như đã nêu ở trên. 3.2. Chẩn đoán phân biệt với bệnh tụ huyết trùng, lở mồm, long móng 4. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh - Nếu cho trâu, bò ăn sắn củ tươi phải loại bỏ vỏ, ngâm sắn củ vào nước trước khi nấu chín hoặc cho con vật ăn. - Không cho trâu, bò ăn nhiều lá sắn, nếu sử dụng lá sắn thì sử dụng một lượng ít trong khẩu phần. 56
  57. 57 Bò chết do bị ngộ độc 5.2. Trị bệnh - Nhanh chóng loại bỏ sắn ra ngoài cơ thể bằng cách gây nôn, hoặc thụt rửa ruột cho con vật. Dùng Apomorphin liều 0,02 - 0,05g/con tiêm dưới da có tác dụng gây nôn. - Dùng xanh methylen 1% liều 1ml/1kg thể trọng tiêm dưới da cho con vật. - Dùng Nitrit natri 1% liều 1ml/1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch cho trâu, bò. - Dùng Thyosulfat natri 1% liều 1ml/1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch cổ cho trâu, bò. - Cho con vật uống nước đường, mật hoặc tiêm glucoza 20 – 40% liều 500 – 100ml/con cùng với Cafein liều 10 – 15ml vào tĩnh mạch cổ cho trâu, bò. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh trúng độc sắn 2/ Cho biết triệu chứng điển hình của bệnh trúng độc sắn 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh trúng độc sắn . * Bài tập thực hành: Gây ngộ độc sắn cho một con lợn khoảng 15-20kg, để học viên quan sát triệu chứng, sau đó hướng dẫn biện pháp can thiệp như trong bài lý thuyết đã dạy. 57
  58. 58 Cụ thể: - Dùng xanh methylen 1% liều 1ml/1kg thể trọng tiêm dưới da cho con vật. - Cho con vật uống nước đường, mật hoặc tiêm glucoza 20 – 40%. * Ghi nhớ: - Bệnh này thường xẩy ra ở miền trung du hoặc miền núi, nơi mà dân trồng nhiếu sắn, do vậy cần chú ý tránh cho vật nuôi trúng độc, nhát là chăn nuôi theo phương thức thả rông. Bài 12: Phòng trị bệnh xê tôn huyết ở bò sữa Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh xê tôn huyết ở bò sữa. - Xác định được nguyên nhân, triệu chứng và thực hiện được việc phòng, trị bệnh xê tôn huyết ở bò sữa đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh: Chứng xêton huyết là kết quả của sự rối loạn trao đổi lipit và protein.Trong máu và trong tổ chức chứa nhiều thể xêton gây triệu chứng thần kinh ở con vật, đồng thời làm lượng đường huyết giảm rõ rệt. 1.2. Nhận biết nguyên nhân bệnh Do phối hợp khẩu phần thức ăn chưa đúng. Trong khẩu phần thức ăn thiếu gluxit, tỷ lệ protein và lipit lại quá nhiều. Do kế phát từ chứng đường niệu, do bệnh gan, do thiếu insulin nên sự tổng hợp glycogen kém, cơ thể không giữ được đường. 2. Nhận biết triệu chứng bệnh Trong giai đoạn đầu (nhất là đối với bò sữa có sản lượng cao) con vật biểu hiện rối loạn tiêu hóa, thích ăn thức ăn thô xanh chứa nhiều nước, con vật ăn dở, chảy dãi, nhai giả, nhu động dạ cỏ giảm hoặc liệt, giảm ăn nhai lại. Sau đó có hiện tượng viêm ruột thể cata, đi ỉa chảy, phân đen, có chất nhầy, thỉnh thoảng đau bụng. Con vật gầy dần, sản lượng sữa giảm. Giai đoạn bệnh tiến triển: Con vật ủ rũ, mệt mỏi, đi lại loạng choạng, thích nằm lì, mắt lim dim. Con vật có triệu chứng thần kinh thể hiện bằng những cơn điên 58
  59. 59 cuồng, mắt trợn ngược, dựa đầu vào tường, hai chân trước đứng bắt chéo hay choạng ra, lưng cong, cơ cổ và cơ ngực co giật. Cuối thời kỳ bệnh: Con vật bị liệt hai chân sau, phản xạ kém, nằm lì một chỗ, đầu gục vào mé ngực. Trong quá trình bệnh, nhiệt độ cơ thể thường giảm, thở sâu và chậm, thở thể bụng tần số mạch ít thay đổi nhưng khi suy tim thì tần số mạch tăng. Vùng âm đục của gan mở rộng, khám vùng gan con vật có phản ứng đau, gan bị thoái hóa mỡ. Da rất nhạy cảm, khi chạm vào da con vật có cảm giác đau đớn Nước tiểu trong, tỷ trọng nước tiểu thấp, có mùi xeton, lượng xeton trong nước tiểu có thể đạt tới 100mg/l 3. Chẩn đoán bệnh 3.1. Chẩn đoán lâm sàng Điều tra khẩu phần ăn của gia súc. Nắm vững những đặc điểm của bệnh là rối loạn tiêu hóa, liệt dạ cỏ, ỉa chảy. Trong hơi thở, sữa, nước tiểu có mùi xeton. Con vật tê liệt, nằm gục đầu về phía ngực. Hàm lượng xeton tăng trong máu và nước tiểu, còn hàm lượng đường huyết giảm. 3.2. Chẩn đoán phân biệt Liệt sau khi đẻ : Bệnh xảy ra ngay sau khi đẻ 1- 3 ngày, trong nước tiểu không có mùi xeton. Dùng phương pháp bơm không khí vào vú có thể chữa khỏi. Liệt dạ cỏ: Bệnh này không có xêton trong nước tiểu. 4. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh Phối hợp khẩu phần thức ăn cân đối, tỷ lệ gluxit, lipit, protein hợp lý. 5.2. Trị bệnh Nguyên tắc điều trị: Cải thiện khẩu phần ăn cho gia súc. Cho ăn thức ăn dễ tiêu, giảm tỷ lệ đạm mỡ. Tăng cường sự hình thành glycogen để tránh nhiễm độc toan. + Hộ lý: Cho gia súc ăn thêm các loại thức ăn như cây ngô, ngọn mía, bã đường, tăng cường hộ lý, chăm sóc, cho gia súc vận động. + Điều trị: Trường hợp bệnh nặng Bổ sung đường glucoza vào máu. Dung dịch glucoza 20-40%, tiêm tĩnh mạch 200-300ml/con, vài giờ tiêm một lần. 59
  60. 60 Cho uống nước đường: hòa 200-400g đường với 1-2 lít nước ấm cho uống 2-3 lần trong ngày. Đề phòng nhiễm độc toan: cho uống bicarbonat natri từ 50-100g, cho uống 3-4 giờ một lần. Kích thích nhu động dạ cỏ và nhuận tràng: cho uống natrisulfat 300-500g/con Trường hợp gia súc có triệu chứng thần kinh: Dùng thuốc an thần Trường hợp bệnh gây nên do thiếu Insulin: Insulin (40-80 UI) kết hợp với dung dịch glucoza 20-40%(200-300 ml). Dùng tiêm tĩnh mạch 2 ngày 1 lần. Dùng thuốc trợ sức trợ lực cho gia súc. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: * Câu hỏi: 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh xê tôn huyết ở bò sữa 2/ Cho biết triệu chứng điển hình của bệnh xê tôn huyết ở bò sữa 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh xê tôn huyết ở bò sữa * Bài tập thực hành: Giáo viên liên hệ với cơ sở chăn nuôi bò sữa (tư nhân, trang trại tập thể ) có ca bệnh xê tôn huyết. Từ đó bố trí cho lớp thăm quan và cán bộ thú y cơ sở sẽ hướng dẫn học viên về cách can thiệp cụ thể ở một ca bệnh như thế này. Sau buổi thực tế, học viên phải làm bài thu hoạch cá nhân về nội dung đó. * Ghi nhớ: - Bệnh này thường xẩy ra ở bò sữa, và liên quan đến khẩu phần thức ăn, do vậy để loại trừ một trong những nguyên nhân gây nên bệnh việc điều chỉnh khẩu phần thức ăn cho bò sữa là vô cùng quan trọng. Bài 13 Phòng trị bệnh viêm vú Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh viêm vú trâu, bò. - Xác định được nguyên nhân, triệu chứng và thực hiện được việc phòng, trị bệnh viêm vú trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh 60
  61. 61 Viêm vú trâu, bò là bệnh sản khoa thường gặp ở trâu, bò sinh sản, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện của bệnh là bầu vú sưng, nóng, đỏ, lượng sữa giảm hoặc mất, con vật đau vùng vú không cho con bú, không cho vắt sữa, nếu điều trị không kịp thời ảnh hưởng tới sức khoẻ của trâu, bò và bê, nghé. Việc phòng và trị bệnh viêm vú là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong chăn nuôi trâu, bò sinh sản 1.2. Nhận biết nguyên nhân bệnh Do tác động cơ học làm tổn thương bầu vú, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào vết thương gây viêm. Thường gặp trong trường hợp trâu, bò vắt sữa không đúng kỹ thuật, hoặc do con vật bị va đập vào bầu vú 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 2.1. Triệu chứng cục bộ Bầu vú sưng, đỏ, lượng sữa giảm hoặc mất. 2.2. Triệu chứng toàn thân Trâu, bò sốt, ăn uống kém, lượng sữa giảm hoặc mất. Con vật không cho con bú, tránh người vắt sữa, sữa loãng màu trắng, phớt vàng, mùi tanh, nếu viêm nặng sữa lẫn máu hoặc lẫn mủ. 3. Chẩn đoán bệnh: Dựa vào triệu chứng lâm sàng như đã nêu ở trên. 4. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh - Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò sinh sản đúng quy trình kỹ thuật. - Tránh các tác động cơ học vào bầu vú con vật bằng cách tách con hoặc hạn chế cho con bú và thường xuyên kiểm tra, phát hiện bệnh điều trị kịp thời. 5.2. Trị bệnh Dùng cao tiêu viêm Matitis xoa vào bầu vú viêm cho trâu, bò ngày bốn lần mỗi lần cách nhau 2 giờ. Tiêm Penicilin liều 500 000 UI hoà trong 20ml Novocain 3% tiêm xung quanh tổ chức vú viêm ngày hai lần mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ. Thụt vào bầu vú dung dịch thuốc sát trùng - Dung dịch thuốc tím 0,1% liều 100 - 200ml để lưu trong bầu vú 2 - 4 giờ vắt kiệt. 61
  62. 62 - Dung dịch thuốc Rivanlol 0,1% liều 100 - 200ml để lưu trong bầu vú 2 - 4 giờ vắt kiệt. - Dung dịch Lugol 1/300 liều 100 - 200ml để lưu trong bầu vú 2 - 4 giờ vắt kiệt. - Tiêm vitamin B1 liều 5 - 7ml và Cafein liều 5 - 7ml/con tiêm bắp thịt cho trâu, bò. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh viêm vú 2/ Cho biết triệu chứng điển hình của bệnh viêm vú 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh viêm vú . * Bài tập thực hành: Giáo viên liên hệ với cơ sở chăn nuôi bò sữa (tư nhân, trang trại tập thể ) có ca bệnh viêm vú. Từ đó bố trí cho lớp thăm quan và cán bộ thú y cơ sở sẽ hướng dẫn học viên về cách can thiệp cụ thể ở một ca bệnh . Sau buổi thực tế, học viên phải làm bài thu hoạch cá nhân về nội dung đó. * Ghi nhớ: - Bệnh này thường xẩy ra ở bò sữa, và liên quan đến kỹ thuật vắt sữa của người công nhân, do vậy để loại trừ một trong những nguyên nhân gây nên bệnh việc vắt cạn sữa là vô cùng quan trọng. Bài 14: Phòng trị bệnh viêm tử cung Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh viêm tử cung trâu, bò. - Xác định được nguyên nhân, triệu chứng và thực hiện được việc phòng, trị bệnh viêm tử cung trâu, bò đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh Viêm tử cung, âm đạo ở trâu, bò là bệnh sản khoa thường gặp ở trâu, bò sinh sản do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện của bệnh là: đường sinh dục có dịch viêm chảy ra màu trắng đục, mùi hôi thối, con vật rối loạn chu kỳ sinh dục, hoặc mất khả năng sinh sản. Vì vậy, phòng và trị bệnh viêm tử cung, âm đạo là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong chăn nuôi trâu, bò sinh sản. 62
  63. 63 1.2. Nhận biết nguyên nhân bệnh - Do phối giống cho trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đảm bảo vệ sinh hoặc thao tỏc thô bạo, không đúng kỹ thuật làm tổn thương niêm mạc tử cung gây viêm. - Do can thiệp trâu, bò đẻ khó gây tổn thương đường sinh dục là nguyên nhân dẫn tới viêm. - Do bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm. 2. Nhận biết triệu chứng bệnh 2.1. Triệu chứng cục bộ Đường sinh dục có dịch viêm màu trắng đục chảy ra, mùi hôi thối khó chịu, 2.2. Triệu chứng toàn thân Trâu, bò mẹ sốt nhẹ, mệt mỏi, chu kỳ động dục rối loạn. 3. Chẩn đoán bệnh 4. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh - Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò sinh sản đúng quy trình kỹ thuật. - Phối giống cho trâu, bò cần thực hiện vệ sinh, sát trùng dụng cụ và phía sau cơ thể con vật. - Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1% liều 500ml sau khi đẻ. 5.2. Trị bệnh - Thụt tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1% liều 500ml – 1000ml ngày 1 lần, thụt rửa liên tục trong 7 ngày. - Tiêm các thuốc Lincocin liều 4000 - 6000 UI/1kg trọng lượng cơ thể vào bắp thịt cho trâu, bò 1 lần trong ngày, tiêm liên tục 4 - 7 ngày. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh viêm tử cung 2/ Cho biết triệu chứng điển hình của bệnh viêm tử cung 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh viêm tử cung * Bài tập thực hành: Thụt tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1% cho bò bị viêm tử cung. 63
  64. 64 Để đảm bảo nội dung trên trước khi thực hiện bài thực hành này, giáo viên cần chuẩn bị một số vật tư sau: 1/ Bò hoặc trâu bị viêm tử cung hoặc bị sát nhau, có thể là trâu, bò của học viên (nếu đang bị một trong 2 bệnh trên). 2/ Dụng cụ thú y (bốc để thụt, rửa, bông thấm nước ) 3/ Pha dung dịch thuốc tím 0,1%: 4/ Gióng cố định gia súc. 5/ Khăn mặt 6/ Xô, chậu đựng nước 7/ Xà phòng. 8/ Cân tiểu ly. Cân tiểu ly (Cân Roberval) Giáo viên hướng dẫn ban đầu về các nội dung sau: 1/ Cách nhận dạng thuốc tím : màu sắc, nhãn mác, tình trạng bao gói, tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, thời hạn sử dụng Nhãn mác còn nguyên vẹn,, số lô, ngày sản xuất phải rõ ràng, phải còn hạn sử dụng. 64
  65. 65 2/ Ứng dụng của thuốc tím: giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã được học ở giờ lý thuyết và kết hợp với gia súc, vật tư dụng cụ chuyên môn hiện có để chỉ bảo, hướng dẫn cụ thể cho học viên.3/ Sử dụng thuốc tím: Sau khi cố định gia súc xong, giáo viên hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng dung dịch thuốc tím 0,1%. một trong những trường hợp cụ thể, mà trong bài thực hành này là thụt, rửa tử cung, âm đạo cho trâu hoặc bò, trình tự các bước như sau: - Cố định gia súc. - Pha thuốc tím để được dung dịch 0, 1%: + Điều chỉnh cân tiểu ly (Roberval) thăng bằng + Cân 0,2 g thuốc tím + Cho vào chậu hoặc xô đã đựng sẵn 2 lít nước sôi để nguội + Dùng đũa khuấy đều cho thuốc tan. Như vậy ta đã được dung dịch thuốc tím 1%. - Tiến hành thụt, rửa. C. Ghi nhớ - Trong trường hợp không có cân tiểu ly để cân thuốc, muốn có dung dịch thuốc tím 0,1% chỉ cần pha thuốc với nước, khi hòa tan có màu như cánh sen là được. Bài 15: Phòng trị bệnh bại liệt Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến bệnh bại liệt. - Xác định được nguyên nhân, triệu chứng và thực hiện được việc phòng, trị bệnh bại liệt ở trâu, bò sinh sản đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh 1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh Bại liệt trước và sau đẻ ở trâu, bò là bệnh sản khoa thường gặp ở trâu, bò sinh sản do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện của bệnh là: con vật đi lại khó khăn, biểu hiện ở hai chân sau, trường hợp nặng biểu hiện ở cả bốn chân. Trâu, bò thích nằm hơn thích đứng, mệt mỏi, ăn uống kém ảnh hưởng tới sức sản xuất. Vì vậy phòng và trị bệnh bại liệt là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong chăn nuôi trâu, bò sinh sản. 65
  66. 66 1.2. Nhận biết nguyên nhân bệnh - Do thiếu khoáng trong khẩu phần ăn của trâu, bò chửa trong thời gian dài mà chủ yếu là Ca, P hoặc tỷ lệ Ca/P không thích hợp. - Do chuồng trại tối không đủ ánh sáng, hoặc không cho trâu, bò vận động, tắm nắng. - Do tổn thương tuỷ sống vùng hông khum, hoặc bệnh của khớp xương. 2. Nhận biết triệu chứng bệnh Trâu, bò đi lại khó khăn một cách đột ngột, đầu tiên xuất hiện ở hai chân sau, thời gian sau xuất hiện ở cả chân trước. Con vật ngại đi lại, thích nằm hơn đứng, nếu điều trị không kịp thời trâu, bò nằm liệt, ăn uống kém, cơ thể gầy sút nhanh 3. Chẩn đoán bệnh Dựa vào triệu chứng lâm sàng như đã nêu ở trên. 4. Phòng và trị bệnh 5.1. Phòng bệnh - Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trâu, bò chửa đúng quy trình kỹ thuật, chú ý bổ sung Ca, P trong khẩu phần ăn và vận động, tắm nắng thường xuyên. - Chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. - Tránh tác động cơ học làm tổn thương vùng xương sống trâu, bò. 5.2. Trị bệnh - Bổ sung Ca, P ở dạng hữu cơ trong khẩu phần ăn cho trâu, bò. - Tiêm các thuốc có Ca cho con vật như: CaCl2 10% liều 200 – 500ml/con hoặc Gluconat Canxi 20% liều 300 – 600ml/con vào tĩnh mạch cổ cho trâu, bò. - Tiêm vitamin B1, cộng với Strycnin vào bắp cho trâu, bò. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1/ Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh bại liệt 2/ Cho biết triệu chứng điển hình của bệnh bại liệt 3/ Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh bại liệt * Bài tập thực hành: Giáo viên liên hệ với cơ sở chăn nuôi bò sữa (tư nhân, trang trại tạp thể ) có ca bệnh bại liệt . Từ đó bố trí cho lớp thăm quan và cán bộ thú y cơ sở sẽ hướng dẫn học viên về cách can thiệp cụ thể ở một ca bệnh như thế này. 66
  67. 67 Sau buổi thực tế, học viên phải làm bài thu hoạch cá nhân về nội dung đó. * Ghi nhớ: - Bệnh này thường xẩy ra ở bò sữa, đặc biệt là bò mẹ trước và sau khi đẻ. HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÔN HỌC I.Vị trí, tính chất của mô đun: - Phòng, trị bệnh trâu bò là mô đun chuyên ngành được bố trí học sau các môn học cơ sở và chuyên môn trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề chăn nuôi và phòng, trị bệnh cho trâu, bò. - Mô đun giới thiệu những nội dung cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích và phương pháp phòng trị các bệnh thường gặp ở trâu, bò. II.Mục tiêu của mô đun: Học xong mô đun này người học có khả năng: - Trình bày được nội dung về nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích và phương pháp phòng trị các bệnh thường gặp ở trâu, bò - Xác định được triệu chứng, bệnh tích và phương pháp phòng, trị các bệnh thường gặp ở trâu, bò đúng kỹ thuật. - Nghiêm túc, trách nhiệm và an toàn dịch bệnh . III.Nội dung chính của mô đun: Tên các bài trong Loại bài Địa Thời gian Mã bài mô đun dạy điểm Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* Bài mở đầu Lý Lớp học 1 1 thuyết MĐ05- 01 Phòng trị bệnh lở Tích Trại 10 2 8 mồm long móng hợp trường MĐ05- 01 Phòng trị bệnh Tích Trại 10 2 7 1 dịch tả hợp trường MĐ05- 01 Phòng trị bệnh Tích Trại 6 2 4 nhiệt thán hợp trường 67
  68. 68 MĐ05- 01 Phòng, trị bệnh tụ Tích Trại 6 2 4 huyết trùng trâu, hợp trường bò MĐ05- 01 Phòng trị bệnh tiên Tích Trại 10 2 8 mao trùng hợp trường MĐ05- 01 Phòng trị bệnh do Tích Trại 6 1 5 ve và rận hợp trường MĐ05- 01 Phòng trị bệnh sán Tích Trại 6 2 4 lá gan hợp trường MĐ05- 01 Phòng trị bệnh Tích Trại 6 1 5 giun đũa bê nghé hợp trường MĐ05- 01 Phòng trị bệnh Tích Trại 10 1 7 1 chướng hơi dạ cỏ hợp trường MĐ05- 01 Phòng trị bệnh Tích Trại 6 1 5 viêm phổi bê nghé hợp trường MĐ05- 01 Phòng trị bệnh Tích Trại 6 2 3 1 trúng độc sắn hợp trường MĐ05- 01 Phòng trị bệnh xê Tích Trại 6 2 4 tôn huyết ở bò sữa hợp trường MĐ05- 01 Phòng trị bệnh Tích Trại 6 1 5 viêm vú hợp trường MĐ05- 01 Phòng trị bệnh Tích Trại 6 2 4 viêm tử cung hợp trường MĐ05- 01 Phòng trị bệnh bại Tích Trại 6 2 3 1 liệt hợp trường Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 112 28 76 8 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành * Nguồn lực cần thiết: - Mô hình, tranh, ảnh về triệu chứng, bệnh tích, biện pháp phòng và trị bệnh cho trâu, bò. 68
  69. 69 - Băng video về triệu chứng, bệnh tích, biện pháp phòng và trị bệnh cho trâu, bò. - Dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi. - Thiết bị phục vụ dạy học: Máy chiếu overhead, máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xách tay, projeter - Bảo hộ lao động: ủng cao su, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang, mũ, kính bảo hộ - Cơ sở chăn nuôi nông hộ, các cơ sở dịch vụ về thuốc thú y. - Trại chăn nuôi và phòng thí nghiệm. * Cách tổ chức: - Lớp học có thể được tổ chức như hình thức đào tạo lưu động, quá trình giảng dạy có thể diễn ra tại các nông hộ chăn nuôi, các trại chăn nuôi với quy mô nhỏ hoặc lớn, tùy theo điều kiện hiện có tại thời điểm diễn ra lớp học hoặc ngay tại trại trường. - Trong thời gian đào tạo, nên tổ chức cho lớp đi tham quan cơ sở sản xuất thuốc thuốc thú y, các dịch vụ cung ứng vật tư chăn nuôi, các trung tâm, trang trại chăn nuôi công nghiệp, tiên tiến. * Thời gian: Vì đối tượng đào tạo là phần lớn người lao động ở nông thôn do vậy mà thời gian đào tạo nên tập trung vào thời điểm nông nhàn, đây cũng là tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội cho người nông dân tham gia khóa học. * Số lượng khoảng 20-30 học viên /lớp học. * Tiêu chuẩn sản phẩm: - Người học thực hiện được việc phòng, trị một số bệnh thông thường xẩy ra ở trâu, bò. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Ở mô đun này do các bài có phương thức giảng dạy, giàn ý, tiêu đề đều giống nhau, chỉ khác là các loại bệnh bệnh khác nhau thông thường xẩy ra ở trâu, bò, nên bảng yêu cầu đánh giá về kết quả học tập được sử dụng chung cho các bài như sau: Bảng đánh giá kết quả học tập các bài của mô đun Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nguyên nhân gây bệnh Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Triệu chứng bệnh Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Biện pháp phòng bệnh Quan sát, chấm điểm khi thực hiện công việc 69
  70. 70 Điều trị bệnh Quan sát, chấm điểm khi thực hiện công việc VI. Tài liệu tham khảo - Giáo trình vi sinh vật thú y – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc - Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình Vi sinh vật- Truyền nhiễm – Trường Cao đẳng Nông Lâm- Bắc Giang - Giáo trình dược lý thú y – Trường đại học nông nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình chẩn đoán bệnh gia súc – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình chăn nuôi trâu, bò – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo vệ sinh chăn nuôi – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình miễn dịch học thú y – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Sổ tay đào tạo thú y viên- Nhà xuất bản Nông nghiệp- Hà Nội 2010. - Cẩm nang thú y viên –“ Dự án tăng cường công tác thú y Việt Nam” – Hà Nội 2002. - Thuốc thú y và cách sử dụng- Công ty cổ phần dược và vật tư thú y- Hà Nội 2003 - Một số bệnh quan trọng ở trâu, bò- Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2000 - Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu- Nhà xuất bản lao động 2009 70
  71. 71 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Dương - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Công Lý - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 4. Các ủy viên: - Ông Trần Xuân Đệ, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Nguyễn Hữu Nam, Trưởng khoa Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội - Ông Nguyễn Thế Hùng, Nghiên cứu viên Viện Thú y./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Danh Phương - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Xuân Quang - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Phùng Quốc Quảng - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./. 71