Giáo trình mô đun Phòng bệnh tổng hợp - Nghề chẩn đoán nhanh bệnh

pdf 45 trang ngocly 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Phòng bệnh tổng hợp - Nghề chẩn đoán nhanh bệnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_benh_tong_hop_nghe_chan_doan_nhanh_benh.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Phòng bệnh tổng hợp - Nghề chẩn đoán nhanh bệnh

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ CHẨN ĐOÁN NHANH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề chẩn đoán bệnh động vật thủy sản ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình quốc gia nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Phòng bệnh tổng hợp là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập. Sau khi học mô đun này các học viên có hiểu biết về khái niệm cơ bản về bệnh động vật thủy sản, thực hiện được các phương pháp sử dụng thuốc đề phòng và trị bệnh cho ĐVTS, các bước công việc để phòng bệnh cho ĐVTS nuôi. Mô đun này được học trước tất cả các mô đun khác của giáo trình chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản. Mô đun gồm các bài sau: Bài mở đầu Bài 1: Hiểu biết cơ bản bệnh của ĐVTS Bài 2: Phương pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh ĐVTS Bài 3: Biện pháp phòng bệnh tổng hợp Để hoàn thành được giáo trình nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản nói chung và mô đun phòng bệnh tổng hợp, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng Thủy sản đã giúp chúng tôi có điều kiện để xây dựng chương trình này. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên : TS. Thái Thanh Bình 2. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh 3. CN. Đỗ Trung Kiên 4. TS. Bùi Quang Tề 5. ThS. Trương Văn Thượng
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 MÔ ĐUN PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP 5 Bài mở đầu 5 1. Tầm quan trọng của mô đun 5 2. Nội dung chính của mô đun 5 3. Mối quan hệ với các mô đun khác 5 Bài 1: Hiểu biết cơ bản bệnh của ĐVTS 7 1. Định nghĩa bệnh của động vật thủy sản: 7 2. Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh 13 Bài 2: Phương pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh ĐVTS 16 1. Phun thuốc: 16 2. Tắm thuốc: 19 3. Trộn thuốc vào thức ăn: 21 4. Tiêm thuốc: 23 Bài 3: Phòng bệnh tổng hợp 26 1. Ý nghĩa của việc phòng bệnh động vật thủy sản 26 2. Nguyên lý phòng bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản: 26 3. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản: 29 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 39 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 39 II. Mục tiêu: 39 III. Nội dung chính của mô đun: 39 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 39 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 41 VI. Tài liệu tham khảo 42
  5. 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾ T TẮ T 1. Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh. 2. Động vật thủy sản (ĐVTS): Cá, nhuyễn thể, giáp xác sống, bao gồm các sản phẩm sinh sản của chúng, trứng đã thụ tinh, phôi và các giai đoạn ấu niên, ở các khu vực nuôi trồng thủy sản hoặc ở tự nhiên. 3. ppm: đơn vị đo phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3 4. Xuất huyết: là hiện tượng máu chảy ra ngoài mạch máu, nếu máu chảy ra ngoài cơ thể thì gọi là chảy máu ngoài (xuất huyết ngoài), nếu máu chảy ra ngoài mạch máu và tích tụ lại trong tổ chức tế bào hay các thể xoang của cơ thể thì gọi là chảy máu trong (xuất huyết trong), có trường hợp bệnh lý gồm cả chảy máu trong lẫn chảy máu ngoài.
  6. 5 MÔ ĐUN PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP Mã mô đun: MĐ01 Giời thiệu mô đun: Mô đun phòng bệnh tổng hợp là mô đun trang bị cho học viên hiểu biết được nguyên tắc quản lý môi trường nuôi, phòng bệnh tổng hợp; thu được mẫu bệnh phẩm; xác định được tác nhân gây bệnh; xác định được thuốc và biện pháp phòng trị bệnh; tắm thuốc cho ĐVTS, phun thuốc phòng trị bệnh; trộn thuốc vào thức ăn phòng trị bệnh; tiêm thuốc phòng trị bệnh cho cá. Mô đun gồm có bốn bài học, các bài học sẽ được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện mô đun học viên sẽ được kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo thao tác. Khi kết thúc mô đun: kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. Bài mở đầu 1. Tầm quan trọng của mô đun Động vật thủy sản sống trong nước nên vấn đề phòng bệnh không giống gia súc trên cạn. Mỗi khi trong ao động vật thủy sản bị bệnh, không thể chữa từng con mà phải tính cả ao hay trọng lượng cả đàn để chữa bệnh nên tính lượng thuốc khó chính xác, tốn kém nhiều, các loại thuốc chữa bệnh ngoài da cho động vật thủy sản thường phun trực tiếp xuống nước chỉ áp dụng với các ao diện tích nhỏ, còn các thủy vực có diện tích mặt nước lớn không sử dụng được. Các loại thuốc chữa bệnh bên trong cơ thể động vật thủy sản thường phải trộn vào thức ăn, nhưng lúc bị bệnh, động vật thủy sản không ăn, nên dù có sử dụng loại thuốc tốt sẽ không có hiệu quả. Có một số thuốc khi chữa bệnh cho động vật thủy sản có thể tiêu diệt được nguồn gốc gây bệnh nhưng kèm theo phản ứng phụ. Đặc biệt những con khoẻ mạnh cũng phải dùng thuốc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng. Vì vậy các nhà nuôi trồng thuỷ sản luôn luôn đặt vấn đề phòng bệnh cho động vật thủy sản lên hàng đầu. 2. Nội dung chính của mô đun Bài mở đầu Bài 1: Hiểu biết cơ bản bệnh của ĐVTS Bài 2: Phương pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh ĐVTS Bài 3: Biện pháp phòng bệnh tổng hợp 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Mối quan hệ giữa mô đun phòng bệnh tổng hợp với các môn học và mô đun khác: Mô đun này mặc dù có thể giảng dạy độc lập nhưng vẫn có liên quan chặt chẽ với môn học và mô đun khác. Mô đun được giảng dạy trước tất cả các
  7. 6 mô đun của giáo trình nghề chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản. Đây là mô đun trang bị kiến thức cơ bản về nhận biết cơ thể động vật thủy sản bị bệnh, phân loại các loại bệnh, phương pháp sử dụng thuốc trong phòng và trị bệnh, các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Những kiến thức này đều được vận dụng trong các mô đun còn lại của giáo trình.
  8. 7 Bài 1: Hiểu biết cơ bản bệnh của ĐVTS Mục tiêu: - Nêu được các khái niệm bệnh ĐVTS - Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh A. Nội dung: 1. Định nghĩa bệnh của động vật thủy sản: 1.1. Định nghĩa Cơ thể sinh vật bị bệnh là hiện tượng rối loạn trạng thái sống bình thường của cơ thể khi có nguyên nhân gây bệnh tác động. Lúc này cơ thể mất đi sự thăng bằng, khả năng thích nghi với môi trường giảm và có biểu hiện triệu chứng bệnh. Lúc quan sát cơ thể sinh vật có bị bệnh hay không cần phải xem xét điều kiện môi trường, chẳng hạn mùa đông trong một số thuỷ vực nhiệt độ hạ thấp cá nằm yên ở đáy hay ẩn nấp nơi kín không bắt mồi đó là hiện tượng bình thường, còn các mùa khác thời tiết ấm áp cá không ăn là triệu chứng bị bệnh. Hay định nghĩa một cách khác: bệnh là sự phản ứng của cơ thể sinh vật với sự biến đổi xấu của môi trường ngoại cảnh, cơ thể nào thích nghi thì tồn tại, không thích nghi thì mắc bệnh và chết. Động vật thuỷ sản bị bệnh do nhiều nguyên nhân của môi trường gây ra và sự phản ứng của cơ thể cá, các yếu tố này tác dụng tương hỗ lẫn nhau dưới điều kiện nhất định. 1.2. Phân loại bệnh: 1.2.1. Bệnh truyền nhiễm a) Định nghĩa về bệnh truyền nhiễm Quá trình truyền nhiễm là hiện tượng tổng hợp xảy ra trong cơ thể sinh vật khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập, tác nhân gây bệnh là vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào). Quá trình truyền nhiễm thường bao hàm ý nghĩa hẹp hơn, nó chỉ sự nhiễm trùng của cơ thể sinh vật, đôi khi chỉ sự bắt đầu cảm nhiễm, tác nhân gây bệnh chỉ kích thích riêng biệt, có trường hợp không có dấu hiệu bệnh lý. Trong trường hợp tác nhân xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh nhưng chưa có dấu hiệu bệnh lý, lúc này có thể gọi có quá trình truyền nhiễm song chưa thể gọi là bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm là quá trình truyền nhiễm kèm theo dấu hiệu bệnh lý. Nhân tố để phát sinh ra bệnh truyền nhiễm: - Có tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm như virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào
  9. 8 - Sinh vật có mang các tác nhân gây bệnh. - Điều kiện môi trường bên ngoài thuận lợi cho sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh thúc đẩy quá trình truyền nhiễm. Kích thước của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhìn chung bé hơn kích thước của vật chủ vật nhiễm, song khả năng gây bệnh của chúng rất lớn, nó có thể làm cho vật chủ chết một cách nhanh chóng. Bệnh truyền nhiễm gây tác hại lớn cho vật chủ do: - Sinh vật gây bệnh có khả năng sinh sản nhanh nhất là virus, vi khuẩn - chỉ sau mấy giờ số lượng của chúng có thể tăng lên rất nhiều đã tác động làm rối loạn hoạt động sinh lý của cơ thể vật chủ. - Tác nhân gây bệnh còn có khả năng làm thay đổi, hủy hoại tổ chức mô, đồng thời có thể tiết ra độc tố phá hoại tổ chức của vật chủ, làm cho các tế bào tổ chức hoạt động không bình thường. b) Nguồn gốc và con đường lan truyền của bệnh truyền nhiễm ở ĐVTS - Nguồn gốc của bệnh truyền nhiễm ở động vật thuỷ sản Trong các thuỷ vực tự nhiên: ao, hồ, sông và các đầm, vịnh ven biển thường quan sát thấy động vật thuỷ sản bị mắc bệnh truyền nhiễm, động vật thuỷ sản bị bệnh là “ổ dịch tự nhiên”, từ đó mầm bệnh xâm nhập vào các nguồn nước nuôi thuỷ sản. Động vật thuỷ sản bị bệnh truyền nhiễm và những xác động vật thuỷ sản bị bệnh chết là nguồn gốc chính gây bệnh truyền nhiễm. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ở động vật thuỷ sản sinh sản rất nhanh làm tăng số lượng nó đi vào môi trường nước bằng nhiều con đường tuỳ theo tác nhân gây bệnh như: theo các vết loét của cá để đi ra nước qua hệ thống cơ quan bài tiết, cơ quan tiêu hoá, cơ quan sinh dục hoặc qua mang, xoang miệng, xoang mũi. Ngoài ra, trong nước có nhiều chất mùn bã hữu cơ, nước thải các nhà máy công nghiệp, nước thải của các trại chăn nuôi gia cầm, gia súc, nước thải sinh hoạt, phân rác cũng tạo điều kiện cho bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển. - Con đường lan truyền của bệnh truyền nhiễm ở động vật thuỷ sản + Bằng đường tiếp xúc trực tiếp: Động vật thủy sản khỏe mạnh sống chung trong thủy vực cùng với động vật thủy sản mắc bệnh truyền nhiễm, do tiếp xúc trực tiếp, tác nhân gây bệnh truyền từ động vật thủy sản bệnh sang động vật thủy sản khỏe. + Do nước: Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong cơ thể động vật thủy sản bị bệnh rơi vào môi trường nước và sống tự do trong nước một thời gian, lấy nước có nguồn bệnh vào thủy vực nuôi thủy sản, tác nhân gây bệnh sẽ lây lan cho động vật thủy sản khoẻ mạnh. + Do dụng cụ đánh bắt và vận chuyển động vật thủy sản: Khi vận chuyển động vật thủy sản bệnh và đánh bắt động vật thủy sản bệnh, tác nhân gây bệnh có thể bám vào dụng cụ. Nếu dùng dụng cụ này để đánh bắt hoặc vận chuyển
  10. 9 động vật thủy sản khỏe thì không những nó làm lây lan bệnh cho động vật thủy sản khoẻ mà còn ra môi trường nước. + Mầm bệnh truyền nhiễm từ đáy ao: Cùng với các chất hữu cơ tồn tại ở đáy ao, tác nhân gây bệnh từ động vật thuỷ sản mắc bệnh truyền nhiễm, từ xác động vật thuỷ sản chết do bị bệnh rơi xuống đáy ao và tồn tại ở đó một thời gian. Nếu ao không được tẩy dọn và phơi đáy kỹ khi tiến hành ương nuôi động vật thuỷ sản, tác nhân gây bệnh từ đáy ao đi vào nước rồi xâm nhập gây bệnh truyền nhiễm cho động vật thuỷ sản. + Do động vật thuỷ sản di cư: Động vật thuỷ sản bị bệnh di cư từ vùng nước này sang vùng nước khác, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm vào vùng nước mới, gặp lúc điều kiện môi trường thay đổi không thuận lợi cho đời sống động vật thuỷ sản, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật thuỷ sản khoẻ làm cho động vật thuỷ sản mắc bệnh. + Do chim và các sinh vật ăn động vật thuỷ sản: Chim, cò, rái cá, chó, mèo, bắt động vật thuỷ sản bị bệnh truyền nhiễm làm thức ăn, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể bám vào chân, mỏ, miệng, vào cơ thể của chúng. Những sinh vật này lại chuyển bắt động vật thuỷ sản ở vùng nước khác thì tác nhân gây bệnh truyền nhiễm từ chúng có thể đi vào nước, chờ cơ hội thuận lợi chúng xâm nhập vào cơ thể động vật thuỷ sản khoẻ làm gây bệnh truyền nhiễm. c) Động vật thuỷ sản là nguồn gốc của một số bệnh truyền nhiễm ở người và động vật Cá cũng như giáp xác, động vật thân mềm là nguồn gốc của một số bệnh truyền nhiễm cho người và gia súc. Trong cơ thể một số động vật thuỷ sản có mang vi khuẩn bệnh dịch tả như: Clostridium botulinum, Salmonella enteritidis, Proteus vulgaris, Vibrio parahaemolyticus Các loại vi khuẩn này có thể tồn tại trên cơ thể và trong một số loài động vật thuỷ sản, nó có thể rơi vào nước và gây nhiễm bẩn nguồn nước. Nguyên nhân của người mắc bệnh dịch tả có thể do ăn cá sống hoặc cá nấu nướng chưa chín có mang vi khuẩn gây bệnh nên đã truyền qua cho người. Tôm, hầu sống trong môi trường nước thải sinh hoạt, nước thải các chuồng trại chăn nuôi gia cầm, gia súc, nước thải các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Người ta đã phát hiện phần lớn chúng có mang vi khuẩn gây bệnh lỵ, bệnh đường ruột, bệnh sốt phát ban 1.2.2. Bệnh ký sinh trùng a) Định nghĩa Trong tự nhiên cơ thể sinh vật yêu cầu các điều kiện ngoại cảnh có khác nhau do có nhiều chủng loại có phương thức sinh sống riêng, có sự khác biệt ở mỗi giai đoạn phát triển. Có một số sinh vật sống tự do, có một số sống cộng sinh, trái lại có sinh vật trong từng giai đoạn hay cả quá trình sống nhất thiết phải sống ở bên trong hay bên ngoài cơ thể một sinh vật khác để lấy chất dinh dưỡng mà sống hoặc lấy dịch thể hoặc tế bào tổ chức của sinh vật đó làm thức
  11. 10 ăn duy trì sự sống của nó và phát sinh tác hại cho sinh vật kia gọi là phương thức sống ký sinh hay còn gọi là sự ký sinh. Sinh vật sống ký sinh gọi là sinh vật ký sinh. Động vật sống ký sinh gọi là ký sinh trùng. Sinh vật bị sinh vật khác ký sinh gây tác hại gọi là vật chủ (hay ký chủ). Vật chủ không những là nguồn cung cấp thức ăn cho ký sinh trùng mà còn là nơi cư trú tạm thời hay vĩnh cửu của nó. Các loại biểu hiện sự hoạt động của ký sinh trùng và mối quan hệ qua lại giữa ký sinh trùng với vật chủ gọi là hiện tượng ký sinh. Khoa học nghiên cứu có hệ thống các hiện tượng ký sinh gọi là ký sinh trùng học. b) Nguồn gốc của sinh vật sống ký sinh Thường nguồn gốc của sinh vật sinh sống ký sinh chia làm 2 giai đoạn: - Sinh vật từ phương thức sinh sống cộng sinh đến ký sinh Cộng sinh là hai sinh vật tạm thời hay lâu dài sống chung với nhau, cả hai đều có lợi hay một sinh vật có lợi (cộng sinh phiến lợi) nhưng không ảnh hưởng đến sinh vật kia, hai sinh vật sinh sống cộng sinh trong quá trình tiến hoá một bên phát sinh ra tác hại cho bên kia, lúc này từ cộng sinh chuyển qua ký sinh. - Sinh vật từ phương thức sinh sống tự do chuyển qua ký sinh giả đến ký sinh thật Tổ tiên của ký sinh trùng có thể sinh sống tự do, trong quá trình sống do một cơ hội ngẫu nhiên, nó có thể sống trên bề mặt hay bên trong cơ thể sinh vật khác, dần dần nó thích ứng với môi trường sống mới, ở đây có thể thoả mãn được các điều kiện sống, nó bắt đầu tác hại đến sinh vật kia trở thành sinh sống ký sinh. Phương thức sinh sống ký sinh này được hình thành thường do ngẫu nhiên lặp đi, lặp lại nhiều lần thông qua ký sinh giả rồi đến ký sinh thật. Tổ tiên của sinh vật ký sinh trải qua một quá trình lâu dài để thích nghi với hoàn cảnh môi trường mới, về hình thái cấu tạo và đặc tính sinh lý, sinh hoá của cơ thể có sự biến đổi lớn, một số cơ quan trong quá trình sinh vật sống ký sinh không cần thiết thì thoái hoá hoặc tiêu giảm như cơ quan cảm giác, cơ quan vận động Những cơ quan để đảm bảo sự tồn tại của nòi giống và đời sống ký sinh thì phát triển mạnh như cơ quan bám, cơ quan sinh dục. Một số đặc tính sinh học mới được hình thành và dần dần ổn định và di truyền cho đời sau, qua nhiều thế hệ, cấu tạo cơ thể càng thích nghi với đời sống ký sinh. c) Phương thức và chủng loại ký sinh *Phương thức ký sinh - Dựa theo tính chất ký sinh của ký sinh trùng để chia: + Ký sinh giả. + Ký sinh thật. - Dựa vào thời gian ký sinh có thể chia ra làm 2 loại:
  12. 11 + Ký sinh có tính chất tạm thời. + Ký sinh mang tính chất thường xuyên: Ký sinh giai đoạn và ký sinh suốt đời. - Dựa vào vị trí ký sinh để chia: + Ngoại ký sinh: Ký sinh trùng ký sinh trên bề mặt cơ thể trong từng giai đoạn hay suốt đời đều gọi là ngoại ký sinh. Ở cá, ký sinh trùng ký sinh trên da, trên vây, trên mang, hốc mũi, xoang miệng; ở tôm ký sinh trên vỏ, phần phụ, mang đều là ngoại ký sinh, ví dụ như Trichodina, Ichthyophthirius, Zoothamnium, Epistylis, Acineta, Argulus, Lernaea + Nội ký sinh: Là chỉ ký sinh trùng ký sinh trong các cơ quan nội tạng, trong tổ chức trong xoang của vật chủ như vi bào tử (microspore) ký sinh trong cơ của tôm, sán lá Sanguinicola sp ký sinh trong máu cá; sán dây Caryophyllaeus sp, giun đầu gai (móc) Acanthocephala ký sinh trong ruột cá. Các loại vật chủ (hay ký chủ) Có rất nhiều loại ký sinh trùng trong quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm hình thái, cấu tạo và yêu cầu điều kiện môi trường sống khác nhau nên có sự chuyển đổi vật chủ. Thường chia ra làm các loại vật chủ theo hình thức ký sinh của ký sinh trùng. Vật chủ cuối cùng: Ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành hay giai đoạn sinh sản hữu tính ký sinh lên vật chủ thì gọi là vật chủ cuối cùng. Vật chủ trung gian: Ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng hay giai đoạn sinh sản vô tính ký sinh lên vật chủ gọi là vật chủ trung gian. Giai đoạn ấu trùng và giai đoạn sinh sản vô tính nếu ký sinh qua hai vật chủ trung gian thì vật chủ đầu tiên là vật chủ trung gian thứ nhất, còn vật chủ tiếp là vật chủ trung gian thứ hai. d) Phương thức nhiễm của ký sinh trùng - Ký sinh trùng nhiễm chủ yếu bằng 2 con đường. + Nhiễm qua miệng: Trứng, ấu trùng, bào nang của ký sinh trùng theo thức ăn, theo nước vào ruột gây bệnh cho cá như ký sinh trùng bào tử trùng Goussia sp, giun tròn Capilaria sp. + Nhiễm qua da:Ký sinh trùng qua da hoặc niêm mạc ở cá còn qua vây và mang đi vào cơ thể gây bệnh cho vật chủ. Nhiễm qua da có 2 loại: + Nhiễm qua da chủ động: Ấu trùng chủ động chui qua da hoặc niêm mạc vào trong cơ thể vật chủ, ví dụ ấu trùng sán lá Posthodiplostonum cuticola đục thủng da và chui vào lớp dưới da tiếp tục phát triển. + Nhiễm qua da bị động: Ký sinh trùng thông qua vật môi giới vào được da của vật chủ để ký sinh gây bệnh ví dụ: ký sinh trùng Trypanosoma sp. nhờ đỉa cá đục thủng da, hút máu cá, ký sinh trùng từ ruột đỉa vào máu cá.
  13. 12 e) Mối quan hệ giữa ký sinh trùng, vật chủ và điều kiện môi trường Ký sinh trùng, vật chủ và điều kiện môi trường có quan hệ với nhau rất mật thiết. Quan hệ giữa ký sinh trùng với vật chủ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, chủng loại, số lượng ký sinh trùng, vị trí ký sinh và tình trạng cơ thể vật chủ. Điều kiện môi trường sống của vật chủ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ký sinh trùng, vật chủ và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Tác động của ký sinh trùng đối với vật chủ: Ký sinh trùng khi ký sinh lên vật chủ gây hậu quả tác hại ở mức độ tuy có khác nhau nhưng nhìn chung làm cho cơ thể vật chủ sinh trưởng chậm, phát dục không tốt, sức đề kháng giảm có thể bị chết. Có thể tóm tắt ảnh hưởng của ký sinh trùng đối với vật chủ như sau: tác động kích thích cơ học và gây tổn thương tế bào tổ chức, ký sinh trùng gây tổn thương các tổ chức cơ quan vật chủ, hiện tượng này rất phổ biến nhưng mức độ có khác nhau, tác động đè nén và làm tắc, tác động lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, tác động gây độc với vật chủ, làm môi giới gây bệnh. Phản ứng của vật chủ đối với ký sinh trùng: Phản ứng của vật chủ đối với ký sinh trùng rất phức tạp, đối với động vật thuỷ sản nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều nên sự ảnh hưởng thật cụ thể khó có thể kết luận chính xác. Nhìn chung phản ứng của vật chủ đối với ký sinh trùng biểu hiện ở các mặt dưới đây: - Phản ứng của tế bào tổ chức vật chủ. - Phản ứng của dịch thể. - Tuổi của vật chủ ảnh hưởng đến ký sinh trùng. - Tính ăn của vật chủ ảnh hưởng đến ký sinh trùng. - Tình trạng sức khoẻ của vật chủ tác động đến ký sinh trùng. Quan hệ giữa ký sinh trùng với nhau: Trên cùng một vật chủ đồng thời tồn tại một giống hoặc nhiều giống loài ký sinh trùng khác nhau, vì vậy giữa chúng sẽ nảy sinh mối quan hệ tương hỗ hay đối kháng. Có khi ký sinh trùng này tồn tại sẽ ức chế sự phát triển ký sinh trùng kia, từ mối quan hệ này làm ảnh hưởng đến khu hệ ký sinh trùng. Một số giống loài ký sinh trùng tuy khác nhau nhưng cùng sống trên cơ thể một vật chủ nó có tác dụng hỗ trợ nhau nên khi gặp ký sinh trùng này đồng thời cũng gặp ký sinh trùng kia cùng tồn tại như: giống ký sinh trùng Trichodina với Chilodonella, Ichthyophthirius; Lernaea với Trichodina; Acanthocephala với Azygia, Asymphylodora. Tác động của điều kiện môi trường đối với ký sinh trùng: Ký sinh trùng sống ký sinh trên cơ thể vật chủ nên nó chịu tác động bởi môi trường thứ nhất là vật chủ đồng thời môi trường vật chủ sống hoặc trực tiếp hay gián tiếp cũng có ảnh hưởng đến ký sinh trùng, làm tác động đến mức độ tác hại của ký sinh trùng đối với vật chủ. Các điều kiện môi trường đó bao gồm: - Độ muối của thuỷ vực ảnh hưởng đến ký sinh trùng. - Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến ký sinh trùng. - Đặc điểm của thuỷ vực ảnh hưởng đến ký sinh trùng .
  14. 13 2. Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh Động vật thuỷ sản và môi trường sống là một thể thống nhất, khi chúng mắc bệnh là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường sống. Khi động vật thuỷ sản bị bệnh phải có 3 nhân tố. - Môi trường sống. - Tác nhân gây bệnh. - Vật chủ (động vật thủy sản). 2.1. Yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường đều là các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản, bởi vì tỷ lệ sống, sinh sản và sinh trưởng của các loài động vật thủy sản phụ thuộc vào môi trường thích hợp. Có nhiều yếu tố môi trường có khả năng ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, nhưng chỉ một số ít có vai trò quyết định. Nhiệt độ và độ mặn là giới hạn quan trọng của loài thủy sản nuôi ở một địa điểm nhất định. Muối dinh dưỡng, độ kiềm tổng số và độ cứng tổng số cũng là những yếu tố quan trọng điều chỉnh thực vật phát triển mà chúng còn ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh là thức ăn cho động vật thủy sản. Độ trong điều chỉnh ánh sáng chiếu vào nước tác động đến sự quang hợp và các chuỗi thức ăn; độ trong cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cá và động vật không xương sống khác. Những yếu tố môi trường khác ảnh hưởng cho nuôi trồng thủy sản là pH, oxy hòa tan- DO, carbonic- CO2, ammoniac- NH3, nitrite- NO2 và hydrogen sulfide- H2S. Ngoài ra một số trường hợp gây độc do kim loại và thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản. Những chất gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản thường có nồng độ thấp hơn bất cứ chất độc nào xảy ra trong phạm vi hệ thống nuôi. 2.2. Tác nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh là các yếu tố hữu sinh làm cho động vật thuỷ sản mắc bệnh gọi chung là tác nhân gây bệnh. Những tác nhân gây bệnh này do sự cảm nhiễm của động vật thuỷ sản là vật chủ hoặc sự xâm nhập của chúng vào vật chủ. Các tác nhân gây bệnh được chia ra 3 nhóm: - Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: virus, ricketsia, vi khuẩn, nấm, - Tác nhân gây bệnh ký sinh: Nguyên sinh động vật (động vật đơn bào), giun sán, đỉa,, giáp xác (động vật đa bào).
  15. 14 - Một số sinh vật trực tiếp ăn động vật thuỷ sinh hay uy hiếp động vật thuỷ sinh: Côn trùng nước, rong tảo độc, sứa, cá dữ, ếch, rắn, ba ba, chim, rái cá và được gọi là nhóm địch hại của động vật thuỷ sinh. 2.3. Yếu tố nội tại (ĐVTS) Các nhân tố ngoại cảnh (yếu tố vô sinh và hữu sinh) tác động thì động vật thuỷ sản không thể mắc bệnh được mà nó phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể vật chủ với từng loại bệnh. Vật chủ thường biểu hiện bằng những phản ứng với môi trường thay đổi. Những phản ứng của cơ thể có thể kéo dài 2-3 ngày hoặc 2-3 tuần tuỳ theo mức độ của bệnh. 2.4 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho thuỷ sản Động vật thuỷ sản sống ở trong nước hay nói một cách khác nước là môi trường sống của động vật thuỷ sản. Động vật thuỷ sản sống được phải có môi trường sống tốt, đồng thời chúng cũng phải có khả năng thích ứng với môi trường. Nếu môi trường sống của động vật thuỷ sản xảy ra những thay đổi không có lợi cho chúng, những con nào thích ứng sẽ duy trì được cuộc sống, những con nào không thích ứng thì sẽ mắc bệnh hoặc chết. Động vật thuỷ sản mắc bệnh là kết quả tác dụng lẫn nhau giữa cơ thể và môi trường sống. Vì vậy, những nguyên nhân gây bệnh cho động vật thuỷ sản gồm 3 nhân tố sau: o - Môi trường sống (1): t , pH, O2, CO2, NH3, NO2, kim loại nặng, , những yếu tố này thay đổi bất lợi cho động vật thuỷ sản và tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) dẫn đến động vật thuỷ sản dễ mắc bệnh. - Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh – (2)): Virus, Vi khuẩn, Nấm, Ký sinh trùng và những sinh vật hại khác. - Vật chủ (3) có sức đề kháng hoặc mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh là cho động vật thuỷ sản chống được bệnh hoặc dễ mắc bệnh. Mối quan hệ của các nhân tố gây bệnh khi đủ ba nhân tố 1,2,3 thì động vật thủy sản mới có thể mắc bệnh: nếu thiếu 1 trong 3 nhân tố thì động vật thuỷ sản không bị mắc bệnh. Giữ môi trường nuôi tốt sẽ tăng sức đề kháng với mầm bệnh cho động vật thuỷ sản, tuy động vật thuỷ sản có mang mầm bệnh thì bệnh không thể phát sinh được. Để ngăn cản những nhân tố trên không thay đổi xấu cho động vật thuỷ sản thì con người, kỹ thuật nuôi phải tác động vào 3 yếu tố như: cải tạo ao tốt, tẩy trùng ao hồ diệt mầm bệnh, thả giống tốt, cung cấp thức ăn đầy đủ về chất và lượng thì bệnh rất khó xuất hiện. Khi nắm được 3 nhân tố trên có mối quan hệ mật thiết, do đó xem xét nguyên nhân gây bệnh cho động vật thuỷ sản không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc nào mà phải xét cả 3 yếu tố: môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Đồng thời khi đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh cũng phải quan tâm đến 3 nhân tố
  16. 15 trên, nhân tố nào dễ làm chúng ta xử lý trước. Ví dụ thay đổi môi trường tốt cho động vật thuỷ sản là một biện pháp phòng bệnh. Tiêu diệt mầm bệnh bằng hoá chất, thuốc sẽ ngăn chặn được bệnh không phát triển nặng. Cuối cùng chọn những giống động vật thuỷ sản có sức đề kháng với những bệnh thường gặp gây nguy hiểm cho động vật thuỷ sản. Hình 1- 1 : Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: Vùng xuất hiện bệnh (màu sẫm) có đủ ba yếu tố gây bệnh 1+2+3; Vùng 1+2 bệnh không xảy ra; Vùng 2+3 bệnh không xảy ra; Vùng 1+3 bệnh không xảy ra B. Câu hỏi và bài tập - Câu hỏi + Câu hỏi 1: Hãy nêu định nghĩa bệnh động vật thủy sản, bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng. Nêu nguồn gốc và con đường lan truyền bệnh truyền nhiễm. + Câu hỏi 2: Phân tích mối quan hệ của các nhân tố gây bệnh cho động vật thủy sản. C. Ghi nhớ Phân biệt giữa quá trình truyền nhiễm và bệnh truyền nhiễm; hiện tượng ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng. Nhận biết được nguồn gốc và con đường lan truyền bệnh để xây dựng biện pháp phòng bệnh. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh gồm 3 nhân tố là môi trường, tác nhân gây bệnh và vật nuôi. Bệnh động vật thủy sản xảy ra khi cả ba yếu tố vùng “1+2+3” của ba vòng tròn biểu thị bệnh.
  17. 16 Bài 2: Phƣơng pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh ĐVTS Mục tiêu: - Nêu được các phương pháp phun, tắm, tiêm thuốc và trộn thuốc vào thức ăn phòng trị bệnh ĐVTS; - Xác định được thể tích nước trong ao và bể, xác định được khối lượng thuốc cần sử dụng; - Thực hiện được các thao tác phun, tắm, tiêm thuốc và trộn thuốc vào thức ăn; A. Nội dung: 1. Phun thuốc: Dùng thuốc phun (té) xuống ao tạo môi trường động vật thuỷ sản sống có nồng độ thuốc thấp song thời gian tác dụng của thuốc dài. 1.1. Xác định thể tích nước trong ao: 1.1.1. Xác định diện tích mặt nước trung bình của ao Xác định diện tích của ao: tùy vào hình dạng của ao mà cách tính diện tích là khác nhau. Ví dụ ao có diện tích hình chữ nhật: chiều dài 30m, chiều rộng 20 m, diện tích ao khi đó là dài x rộng là 30 x 20 = 600 m2. 1.1.2. Xác định độ sâu trung bình của ao Xác định độ sâu trung bình của ao. Trong thực tế, đáy ao có nhiều chỗ nông sâu khác nhau. Để tính được độ sâu trung bình của ao ta lấy đại diện 5 điểm khác nhau của ao, sau đó tính trung bình của 5 độ sâu này là độ sâu trung bình của ao. Ví dụ độ sâu của 5 vị trí khác nhau trong ao là: 1,2m; 1,3m; 1,5m; 1,8m; 2,0m. Độ sâu trung bình của ao là: (1,2 + 1,3+ 1,5 + 1,8 + 2,0): 5 = 1,56m. 1.1.3. Xác định thể tích nước trong ao - Thể tích của ao là: diện tích ao X độ sâu trung bình của ao, đơn vị đo m3. Ở ví dụ trên, thể tích của ao là: 600 m2 x 1,56 m = 936 m3 nước. 1.2. Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng: 1.2.1. Lựa chọn loại thuốc - Phụ thuộc vào mục đích sử dụng thuốc mà ta lựa chọn các loại thuốc khác nhau. - Hóa chất dùng để khử trùng nước trong quá trình nuôi: Đá vôi CaCO3, CaMg(CO3)2; Vôi nung CaO, Ca(OH)2; Zoelite; TCCA (Trichloisocyanuric axit); BKC (Benzalkonium Chloride),., men vi sinh. - Hóa chất để chữa bệnh ký sinh trùng cho ĐVTS: TCCA (Trichloisocyanuric axit); BKC (Benzalkonium Chloride), thuốc tím KMnO4, sulphat đồng (CuSO4),
  18. 17 1.2.2 Lựa chọn nồng độ thuốc Mỗi loại thuốc khác nhau, mỗi mục đích sử dụng khác nhau thì có nồng độ sử dụng thuốc khác nhau. Đối với phương pháp phun thuốc xuống ao, nồng độ thuốc sử dụng thường là thấp, tác dụng diệt tác nhân gây bệnh một cách lâu dài. Tìm hiểu nồng độ thuốc của một số hóa chất ở bảng dưới đây. Bảng 1 -2: Hoá chất khử trùng và cải thiện môi trường nuôi Hoá chất Tác dụng Cách dùng Liều lƣợng Đối tƣợng nuôi Đá vôi - ổn định pH - Bón định kỳ - 100-300 - Ao nuôi tôm hàng tháng 1-2 kg/ha/lần CaCO3 - Cung cấp ++ ++ lần CaMg(C Ca , Mg O3)2 Vôi nung - Khử trùng - Tẩy trùng - 1000 - 1500 - Ao nuôi động CaO, - Tăng pH đáy ao nuôi kg/ha vật thuỷ sản 3 Ca(OH)2 - Bón định kỳ -1-2kg/100m hàng tháng 1- nước /lần - Lồng bè nuôi 2 lần - 1-2kg/100m3 động vật thuỷ - Treo túi lồng sản. thuốc trong lồng bè thường xuyên Zoelite Hấp thụ khí độc - Bón định kỳ -1-2 kg/100m3 - Ao nuôi thâm hàng tháng 1- nước /lần canh động vật 2 lần thuỷ sản TCCA Khử trùng - Tẩy trùng - 3-5 g/m3 - Ao nuôi động (Trichlois đáy ao nuôi từ (>90% Cl) vật thuỷ sản ocyanuric 7 - 10 ngày - 30 -50g/m3 - Bể ương, lồng axit) - Tẩy trùng bè, dụng cụ dụng cụ từ 12- nuôi động vật 24 giờ thuỷ sản. BKC Khử trùng - Tẩy trùng 10-20ml/m3 Ao nuôi động (Benzalko môi trường (>80% Cl) vật thủy sản nium - Phòng bệnh 0,5-1,0ml/m3 Chloride) ngoại ký sinh Hạt thàn Diệt cá tạp, cá - Tháo cạn ao - 3- 5 kg/ha - Ao nuôi tôm
  19. 18 mát dữ (10 - 15 cm) rắc hạt mát giã nhỏ. Dây thuốc Diệt cá tạp, cá - Tháo cạn ao - 4g bột khô/m3 - Ao nuôi tôm cá dữ (10-15 cm) rắc nước. cây thuốc cá -30-50g cây khô/m3 nước Chế phẩm Cải tạo môi Định kỳ dùng Theo nhà sản - NTTS thâm vi sinh vật trường trong quấ trình xuất canh nuôi 1.2.3. Tính khối lượng thuốc cần sử dụng Khối lượng thuốc cần sử dụng là lấy nồng độ thuốc nhân với thể tích của nước ao. Ví dụ dùng zeolite cải thiện môi trường ao nuôi tôm thâm canh, nồng độ zeolite dùng là 2kg/ 100 m3 nước, thể tích ao là 936 m3 nước, khối lượng zeolite cần dùng là: 2 X 936/100= 18,72 kg. 1.3. Thao tác phun thuốc xuống ao: 1.3.1. Pha thuốc Trước hết phải hòa tan thuốc phun với một thể tích nước nhất định trước khi phun xuống ao. Hình 1- 2: Hòa tan thuốc trong xô trước khi phun xuống ao
  20. 19 Cho thuốc vào một cái xô, sau đó dùng gáo múc nước đổ dần dần vào xô. Vừa đổ vừa khuấy cho thuốc tan ra. Đổ nước và khuấy cho đến khi thuốc tan đều trong nước thì dừng lại. 1.3.2. Phun thuốc xuống ao Sau khi thuốc đã tan đều trong xô nước, xách xô nước đi xung quanh ao và té đều trên mặt ao. Nếu ao quá rộng (hàng nghìn mét vuông), cho xô nước thuốc nên thuyền và đi trên mặt ao, dùng gáo múc nước thuốc trong xô và té đều khắp ao. 2. Tắm thuốc: Tập trung động vật thủy sản trong một bể nhỏ pha thuốc nồng độ tương đối cao tắm cho động vật thủy sản trong thời gian ngắn để trị các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể động vật thủy sản. Đối với các ao nuôi động vật thủy sản nước chảy cần hạ thấp mực nước cho nước chảy chậm lại hay dừng hẳn rắc thuốc xuống tắm cho động vật thủy sản một thời gian rồi nâng dần mực nước lên và cho nước chảy như cũ - nồng độ dùng nên thấp hơn nồng độ tắm nhưng lại cao hơn nồng độ phun đều xuống ao. Thời gian tắm, mật độ ĐVTS và nồng độ thuốc tùy theo thể trạng của ĐVTS và đặc điểm của bệnh. Trình tự tiến hành tắm thuốc cho ĐVTS được tiến hành như sau: 2.1. Xác định thể tích nước Thể tích của nước dựa vào khối lượng cá cần tắm. Mỗi loài cá khác nhau, mỗi cỡ cá khác nhau thì cần thể tích nước khác nhau. Ví dụ: đối với cá giống truyền thống nước ngọt như mè, trôi, trắm, chép thì trung bình 10 kg con cá cỡ 2- 10 cm giữ trong 1m3 nước bể ( độ sâu của nước trong bể từ 30 – 40 cm), không có sục khí. 2.2. Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng: 2.2.1. Lựa chọn loại thuốc Phương pháp tắm thuốc cho cá thường dùng trong trường hợp trị các bệnh ngoại ký sinh trùng cho cá hoặc tắm kháng sinh trị bệnh vi khuẩn hoặc tắm vac xin phòng bệnh vi rút cho cá. - Đối với bệnh ngoại ký sinh trùng thì chọn các thuốc khử trùng, tùy theo ký sinh trùng mà lựa chọn thuốc dùng. Ví dụ cá rô phi giống nhiễm trùng bánh xe, có thể tắm cho cá bằng thuốc khử trùng đặc trị trùng bánh xe như: sulphat đồng (CuSO4), thuốc tím KMnO4. - Đối với bệnh do vi khuẩn lựa chọn thuốc kháng sinh để tắm cho cá. 2.2.2. Lựa chọn nồng độ thuốc
  21. 20 Tùy từng loại thuốc khác nhau thì có nồng độ thuốc dùng để tắm cho ĐVTS khác nhau. Thông thường các thuốc dùng trong phương pháp phun thì cũng dùng được trong phương pháp tắm. Nồng độ thuốc ở phương pháp tắm thường cao gấp từ 8 – 10 lần so với phương pháp tiêm. Ví dụ CuSO4 nồng độ thuốc sau khi phun xuống ao để trị bệnh trùng bánh xe cho cá là 0,5 – 0,7 g/m3 thì nồng độ thuốc dùng để tắm cho cá để trị bệnh trùng bánh xe là 5 – 7 ppm. 2.2.3. Tính khối lượng thuốc cần sử dụng Khối lượng thuốc cần dùng là thể tích nước dùng để tắm cho cá nhân với nồng độ thuốc tắm cho cá. Ví dụ dùng CuSO4 tắm trị bệnh trùng bánh xe cho 3kg cá cỡ 5 cm - Thể tích của nước để tắm cho cá là 0,3 m3 nước. - Nồng độ thuốc tắm cho cá là 5ppm (5g/m3 nước). - Khối lượng thuốc cần dùng là: 0,3x 5 = 1,5 g thuốc. 2.3. Tắm thuốc cho ĐVTS: 2.3.1. Pha thuốc Hòa tan hoàn toàn thuốc trong một thể tích nước tối thiểu nhất: cho thuốc và một cốc cho nước dần dần vào và dùng đũa để khua nước lên cho thuốc tan hết trong nước. Khi thuốc đã tan hoàn toàn trong nước thì dừng lại. Hình 1 - 3: Tắm thuốc cho cá lồng nuôi biển
  22. 21 2.3.2. Tắm thuốc Dùng cốc thuốc đã được pha ở trên té đều trên bể cá. Một số loại thuốc khi cho vào nước làm tiêu hao oxy trong nước vì vậy khi dùng để tắm cho cá cần dùng thêm sục khí ví dụ như formol. Khi tắm cần phải bấm thời gian tắm. Sau khi thời gian tắm hết thì tháo nước thuốc đi và lấy nước sạch vào bể cá. 3. Trộn thuốc vào thức ăn: Dùng thuốc kháng sinh, vitamin, khoáng vi lượng, chế phẩm sinh học hoặc vacxin trộn vào loại thức ăn ngon nhất, sau đó cho chất dính vào chế thành hỗn hợp đóng thành viên để cho động vật thuỷ sản ăn theo các liều lượng. Đây là phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Phương pháp này dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh bên trong cơ thể động vật thuỷ sản. Lúc động vật thuỷ sản bị bệnh nặng, khả năng bắt mồi yếu thậm chí ngừng ăn nên hiệu quả trị liệu sẽ thấp chủ yếu là phòng bệnh. Thuốc trộn vào thức ăn được tính theo hai cách: - Lượng thuốc g, mg/kg thức ăn cơ bản . - Lượng thuốc g, mg, g/kg khối lượng cơ thể vật nuôi/ngày. 3.1. Xác định khối lượng ĐVTS nuôi Lượng thuốc dùng để trộn vào thức ăn phụ thuốc trực tiếp hoặc dán tiếp vào khối lượng ĐVTS nuôi. - Xác định số lượng cá trong ao dựa vào số cá thả trong ao, trừ số cá chết vớt bỏ đi trong quá trình nuôi. - Xác định trọng lượng cá trung bình trong ao: dùng lưới kéo cá ở một góc ao; cân 30 con cá kéo được; lấy khối lượng cá vừa cân chia cho 30 ra khối lượng trung bình của một con cá. - Khối lượng cá trong ao bằng số lượng cá có trong ao nhân với khối lượng trung bình của một con cá. 3.2. Xác định khối lượng thức ăn Từ khối lượng cá ta suy ra khối lượng thức ăn. Ví dụ hiện tại ao cá ta đang nuôi, cho cá ăn khối lượng thức ăn bằng 3% khối lượng cá trong ao, đàn cá có khối lượng là 300 kg thì khối lượng thức ăn là 3%* 300 = 9kg thức ăn. Tuy nhiên khi tính lượng thức ăn để trộn thuốc cho cá ăn, lượng thức ăn lấy ít hơn lượng thức ăn bình thường để cho ĐVTS ăn hết thức ăn có thuốc, tránh lãng phí thuốc. 3.3. Xác định khối lượng thuốc Khối lượng thuốc được tính từ khối lượng cá hoặc khối lượng thức ăn cho cá.
  23. 22 Ví dụ bổ sung vitamin C vào thức ăn của cá liều lượng 30mg/kg cá/ngày. Nếu ao cá co 300 kg cá thì lượng thuốc trộn vào thức ăn trong một ngày là 30 X 300 = 9000 mg vitamin C= 9g vitamin C. 3.4. Trộn thuốc vào thức ăn Trộn đều thuốc và thức ăn. - Trộn thêm vào thức ăn và thuốc một chất bao thức ăn, làm thức ăn ít tan trong nước như dầu mực, dầu đậu nành, agar - Lựa chọn thức ăn ưu thích nhất của ĐVTS để kích thích tính ăn của chúng. 3.5. Cho ĐVTS ăn thức ăn trộn thuốc - Cho cá ăn ở vị trí và vào thời điểm cho ăn đã qui định trong quá trình nuôi. - Trong quá trình cho cá ăn nên có thao tác kích thích hay gọi cá đến như vô tay, gõ mạnh làm tiếng động. - Theo dõi khả năng bắt mồi, hay tiêu thụ thức ăn của cá để điều chỉnh lần cho ăn sau. Hình 1- 4 : Trộn thuốc KN- 04 – 12 vào thức ăn của cá
  24. 23 4. Tiêm thuốc: Dùng thuốc (kháng sinh, vacxin) tiêm trực tiếp vào xoang bụng hoặc cơ của cá và các động vật thuỷ sản kích thước lớn. Phương pháp này liều lượng chính xác, thuốc hấp thu dễ nên tác dụng nhanh. Hiệu quả trị liệu cao nhưng lại rất phiền phức vì phải bắt từng con. thường chỉ dùng biện pháp tiêm để chữa bệnh cho cá bố mẹ hay tiêm vacxin cho cá hoặc những lúc cá bị bệnh nặng mà số lượng cá bị bệnh nặng không nhiều hay một số giống loài động vật thuỷ sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. 4.1. Xác định nồng độ thuốc và vacxin Nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nồng độ thuốc có thể tính theo đơn vị ml thuốc / cơ thể cá hoặc trên đơn vị trọng lượng cá như 0,2 ml/cá, cỡ cá 25- 30 g; 1ml thuốc/kg cá. 4.2. Hòa tan thuốc để tiêm - Xác định số lượng cá cần tiêm: đếm số lượng con hoặc xác định khối lượng đàn cá. - Nhân số lượng cá ( hoặc khối lượng của đàn cá) với đơn vi nồng độ thuốc ta sẽ có số lượng thuốc cần dùng. Ví dụ: tiêm kháng sinh cho 100 con cá cỡ 10 – 20 cm liều dùng là 0,1 ml thuốc/ cá thể. Tổng số lượng thuốc cần dùng cho cả đàn cá là: 100 x 0,1 = 10ml. - Hòa tan hoặc pha loãng thuốc với nước hoặc dung dịch nào đó trước khi dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc hoặc vaccine đó. 4.3. Tiêm thuốc - Có thể tiêm vào cơ của cá: đặt mũi kim vào điểm nằm giữa đường bên và vây lưng của cá. Nếu tiêm vào cơ thì thuốc được hấp thụ chậm và trong nhiều trường hợp thuốc không được phân phối đi khắp cơ thể, (Hình a). - Tiêm vào màng bụng của cá: đây là phương pháp thường dùng nhất, thường tiêm thẳng vào xoang chứa nội tạng, hoặc là bụng của cá. Phương pháp tiêm này, thuốc sẽ được hấp thụ rất nhanh và cũng có thể được chuyển đi đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể qua các màng hấp thụ của các nội tạng và qua hệ thống thuần hoàn,(hình b). - Tiêm vào mạch máu cá: phương pháp này tương đối khó thao tác, dễ làm cá bị thương tổn, nhưng nếu làm được sẽ có hiệu quả nhanh, đặc biệt khi tiêm kháng sinh để chữa các bệnh nhiễm khuẩn ở ĐVTS. Có thể tiêm trực tiếp vào xoang tim hay động mạch đuôi, (hình c).
  25. 24 Hình 1- 5 : Các vị trí có thể lựa chọn để tiêm ở cá a. Tiêm vào cơ ; b. Tiêm vào màng bụng ; c. Tiêm vào mạch máu Hình 1 - 6: Thao tác tiêm thuốc cho cá B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: + Mô tả thao tác trộn thuốc vào thức ăn, nêu các chú ý cần thiết khi trộn thuốc vào thức ăn? - Bài tập thực hành:
  26. 25 + Bài tập 1: Hãy rèn luyện thực hiện việc phun thuốc phòng bệnh ngoại ký sinh trùng cho một ao cá nhất định. + Bài tập 2: Luyện tập việc trộn vitamin C vào thức ăn phòng bệnh cho cá. C. Ghi nhớ Phương pháp tiêm thuốc là dùng thuốc kháng sinh, vitamin, khoáng vi lượng, chế phẩm sinh học hoặc vacxin trộn vào loại thức ăn ngon nhất, sau đó cho chất dính vào chế thành hỗn hợp đóng thành viên để cho động vật thuỷ sản ăn theo các liều lượng. Trình tự tiến hành trộn thuốc vào thức ăn: Xác định bệnh và loại thuốc, xác đinh thể tích môi trường nuôi, xác định mật độ ĐVTS, xác định lượng thuốc dùng, cho ĐVTS ăn thức ăn trộn thuốc.
  27. 26 Bài 3: Phòng bệnh tổng hợp Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa, biện pháp phòng bệnh tổng hợp. - Thực hiện được các bước phòng bệnh tổng hợp ĐVTS. A. Nội dung: 1. Ý nghĩa của việc phòng bệnh động vật thủy sản - ĐVTS sống trong nước nên vấn đề phòng bệnh không giống gia súc trên cạn: + Mỗi khi trong ao ĐVTS bị bệnh, không thể chữa từng con mà phải tính cả ao hay trọng lượng cả đàn để chữa bệnh nên tính lượng thuốc khó chính xác, tốn kém nhiều; + Các loại thuốc chữa bệnh ngoài da cho ĐVTS thường phun trực tiếp xuống nước chỉ áp dụng với các ao diện tích nhỏ, còn các thuỷ vực có diện tích mặt nước lớn không sử dụng được; + Các loại thuốc chữa bệnh bên trong cơ thể ĐVTS thường phải trộn vào thức ăn, nhưng lúc bị bệnh, ĐVTS không ăn, nên dù có sử dụng loại thuốc tốt sẽ không có hiệu quả; + Có một số thuốc khi chữa bệnh cho ĐVTS có thể tiêu diệt được nguồn gốc gây bệnh nhưng kèm theo phản ứng phụ. Đặc biệt những con khoẻ mạnh cũng phải dùng thuốc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng. Vì vậy các nhà nuôi trồng thuỷ sản luôn luôn đặt vấn đề phòng bệnh cho ĐVTS lên hàng đầu hay nói một cách khác phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết. - Dựa vào nguyên nhân và điều kiện phát sinh dịch bệnh biện pháp phòng bệnh tổng hợp phải nhằm các mục đích sau: + Nâng cao sức khỏe cho đối tượng nuôi. + Ngăn chặn sự tác động của tác nhân gây bệnh. + Quản lý môi trường tốt. 2. Nguyên lý phòng bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản: Bất kỳ một loại bệnh nào bùng nổ và gây tác hại trên cơ thể ĐVTS đều cần phải có tác nhân và điều kiện phát sinh của bệnh. Một khi đã biết rõ được nguyên nhân gây bệnh và điều kiện bùng nổ dịch bệnh thì các biện pháp phòng và trị bệnh của người nuôi mới có kết quả.
  28. 27 2.1. Tác nhân gây bệnh - Tác nhân gây bệnh (TNGB) chính là nhân tố đầu tiên quyết định một bệnh nào đó có xảy ra hay không. Không có nguyên nhân gây bệnh, chắc chắn sẽ không có bệnh. Tuy nhiên không phải cứ có mặt của TNGB trong môi trường ao nuôi, thậm chí trong cơ thể vật nuôi là bệnh sẽ xảy ra. Sự phát bệnh còn phụ thuộc vào một số đặc điểm của chính tác nhân này: + Phụ thuộc vào độc lực của tác nhân; + Phụ thuộc vào số lượng của tác nhân; + Phụ thuộc vào con đường xâm nhập của tác nhân lên cơ thể ký chủ. - Ở ĐVTS, tác nhân gây bệnh rất phong phú về chủng loại: + TNGB là các sinh vật như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng; + TNGB là sinh vật thủy sinh, có thể tồn tại trong môi trường nước; + TNGB có thể là các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, pH, oxy ; + TNGB có thể là sự thiếu hụt một thành phần dinh dưỡng nào đó trong khẩu phần thức ăn của ĐVTS. 2.2. Điều kiện để phát sinh bệnh Điều kiện 1: Sức đề kháng của động vật nuôi Theo nguyên tắc chung, nếu sức đề kháng của vật nuôi cao thì bệnh có thể không xảy ra, ngược lại nếu sức đề kháng yếu hay đã suy giảm thì đấy là cơ hội để TNGB phát huy tác dụng. Sức đề kháng ở động vật nói chung mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. - Phụ thuộc vào bản chất của loài: các loài khác nhau có khả năng đề kháng không giống nhau, đặc biệt với cùng một loại tác nhân. - Phụ thuộc vào giai đoạn phát triển Trong cùng một loài, ở các giai đoạn khác nhau động vật thường thể hiện sức đề kháng khác nhau: Ở ĐVTS, giai đoạn cá con thông thường có sức đề kháng thấp hơn cá lớn. Sức đề kháng khác nhau ở các giai đoạn phát triển của ĐVTS còn thể hiện rõ hơn trước sự tấn công xâm nhập của cùng một loại tác nhân: - Phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, thành phần dinh dưỡng đặc biệt là là các nhân tố vi lượng như vitamin và khoáng chất ảnh hưởng rõ rệt tới sức đề kháng của động vật nuôi. Do vậy, để tăng cường sức đề kháng cho ĐVTS nuôi,
  29. 28 cần quan tâm tới các thành phần vi lượng trong khẩu phần thức ăn hàng ngày, đặc biệt là các vitamin, trong đó cần quan tâm tới vitamin C, A, B và E. - Phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường ngoại cảnh. + Nếu động vật nuôi được sống trong môi trường có các chỉ số thủy lý, hóa nằm trong ngưỡng thích hợp (optimum) với nhu cầu sinh thái của vật nuôi, thì động vật sẽ có sức đề kháng cao nhất. + Nếu các chỉ số môi trường nằm ngoài ngưỡng thích hợp, động vật có thể bị sốc. Khi sốc (stress) nặng có thể gây chết, nếu không gây chết có thể làm giảm sức đề kháng của động vật. Điều kiện 2: Điều kiện môi trường, khí hậu. - Nếu TNGB được sống trong điều kiện môi trường thích hợp (optimum) thì chúng có thể sinh sôi nảy nở mạnh, tăng cường độc tố, tăng khả năng gây bệnh. Ngược lại, nếu gặp điều kiện môi trường bất lợi, TNGB bị tiêu diệt hoặc bị kìm hãm, không có khả năng gây bệnh. - Mặt khác, khi các yếu tố môi trường có sự biến động lớn, chúng sẽ trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh do yếu tố vô sinh, có thể gây chết vật nuôi hàng loạt. Hơn nữa, các yếu tố môi trường cũng có thể làm tăng sức đề kháng ở ĐVTS nếu thích hợp và ổn định, và cũng có thể làm suy giảm sức đề kháng, nếu không thích hợp và không ổn định. Như vậy, ĐVTS bị bệnh đều do sự tác động qua lại giữa tác nhân và các nhân tố điều kiện. Để biểu diễn mối quan hệ này, người ta đưa ra sơ đồ sau: Môi 1+2 trường Mầm 1 bệnh 2 BÊNH 1+2+3 1+3 2+3 Vật chủ 3 Hình 1- 7: Quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh 1+2  Bệnh không xảy ra
  30. 29 2+3  bệnh không xảy ra 1+3 Có thể xảy ra các bệnh do các yếu tố môi trường 1+2+3 Bệnh do sinh vật sẽ xảy ra Người ta cũng biểu diễn mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh ở động vật bằng một công thức toán học: D = P + H + (E)2 Trong đó: D- Disease (bệnh) P- Pathogen (tác nhân gây bệnh) H- Host (vật chủ) E- Environment (môi trường) - Công thức này đã khẳng định vai trò quyết định của nguyên nhân gây bệnh (P), và vai trò quan trọng của các nhân tố điều kiện (H và E), nhưng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của điều kiện môi trường (E)2 trong phát sinh dịch bệnh. - Các nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện gây bệnh nói trên là cơ sở khoa học để có thể đưa ra các giải pháp quản lý và phòng trị dịch bệnh ở ĐVTS. - Do đó công tác phòng bệnh cho ĐVTS cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp như sau: + Quản lý chất lượng môi trường nuôi phù hợp và ổn định. + Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh cho động vật thuỷ sản. + Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể động vật thuỷ sản. 3. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản: 3.1. Cải tạo vệ sinh môi trường ao nuôi: 3.1.1. Xây dựng hệ thống NTTS đảm bảo yêu cầu phòng bệnh - Địa điểm xây dựng hệ thống NTTS phải có nguồn nước sạch, đảm bảo cung cấp khi cần thiết. Không có các nguồn nước thải đổ vào, nhất là nguồn nước thải các nhà máy công nghiệp, nếu có phải tính đến khả năng cải tạo để tránh ĐVTS khỏi bị dịch bệnh và chết ngạt bởi thiếu oxy. - Cần phải chú ý nền đáy ao, đất không có nhiều chất hữu cơ như rễ cây rừng ngập mặn. Đất không xì phèn và phải giữ được nước, tốt nhất là đất thịt pha cát. - Xây dựng hệ thống công trình NTTS phải có hệ thống mương dẫn nước vào thoát nước ra độc lập.
  31. 30 - Nên sử dụng một diện tích nhất định để chứa các chất thải sau mỗi chu kỳ nuôi, ngăn chặn các mầm bệnh lan truyền ra xung quanh. - Đối với các khu vực nuôi thâm canh (công nghiệp) ao nuôi chiếm 60- 70% diện tích, ao chứa (lắng và lọc) diện tích chiếm từ 15-20% và ao xử lý nước thải (10-15% diện tích). 3.1.2. Vệ sinh dụng cụ - TNGB có thể theo dụng cụ lây lan bệnh từ ao bể bị bệnh sang ao, bể cá, tôm khoẻ. Vì vậy dụng cụ của nghề nuôi nên dùng riêng biệt từng ao, bể. Nếu thiếu thì sau đó khi sử dụng xong phải có biện pháp khử trùng mới đem dùng cho ao, bể khác. Dụng cụ đánh bắt dụng cụ bằng gỗ, quần áo khi lội ao phải dùng dung 3 3 dịch TCCA 20 g/m , Thuốc tím KMnO4 10 -12 g/m để ngâm ít nhất 1 giờ và rửa sạch mới dùng. 3.1.3. Vệ sinh môi trường nuôi - Dùng vôi để tẩy ao: Ao sau khi đã tháo cạn nước dùng vôi sống, vôi bột hoặc vôi tôi. Liều lượng dùng phụ thuộc vào điều kiện môi trường thông thường dùng 10-15 kg/100m2. + Vôi bột vẩy đều khắp ao, vôi sống thì cho vào các hố giữa ao, vôi tan ra và lúc đang nắng, dùng gáo cán gỗ múc rải khắp đáy ao. Sau khi bón vôi một ngày cần dùng bàn trang hoặc bừa đảo đều rồi phơi nắng một tuần mới thả cá, tôm vào ương nuôi. Hình 1-8 : Ao nuôi đã tháo cạn nước
  32. 31 Hình 1-9 : Thao tác dùng vôi để tẩy ao Hình 1- 10 : Cày xới đáy ao bằng bàn trang
  33. 32 Hình 1- 11 : Cày đáy ao sau khi bón vôi + Cần lưu ý rằng, những ao có pH thấp nếu phơi nắng, sau khi cho nước vào ao sẽ xảy ra hiện tượng xì phèn. Do đó, với các ao loại này cần tiến hành rửa chua 3-5 lần để loại bỏ những hợp chất hữu cơ sinh nhiều H2S, sau đó bón vôi khắp đáy ao nhằm cung cấp nguồn Ca2+ cho thuỷ vực, giảm độ chua cho đất rồi tiến hành phơi khô đáy ao. Bảng 1-2 : Lượng vôi cải tạo và khử trùng ao Độ pH của đất Bột đá vôi (CaCO3) kg/ha Vôi nung (CaO) kg/ha > 6 1.000- 1.500 500- 1.000 5 - 6 3.000- 3.500 1.500- 2.000 4 – 5 5.000-8.000 2.500-4.000 < 3 12.000- 14.000 8.000- 10.000
  34. 33 Hình 1- 12 : Ao bị nhiễm phèn Hình 1- 13 : Ao bì xì phèn
  35. 34 Hình 1- 14 : Rửa chua ao Hình 1- 15: Ao sau khi được rửa chua
  36. 35 + Trong quá trình nuôi, thường xuyên dùng vôi bột (vôi nung để tả) để ổn định pH, khử trùng làm sạch nước ao. Nếu pH 8,5 dùng bột đá vôi (CaCO3) để bón là 1kg/100m3; định kỳ bón từ 2-4 lần/tháng. Bảng 1-3 : Một số hóa chất khử trùng, vệ sinh môi trường nuôi Hoá chất Tác dụng Cách dùng Liều lƣợng Đối tƣợng nuôi Zoelite Hấp thụ khí - Bón định kỳ hàng -1-2 kg/100m3 - Ao nuôi độc tháng 1- 2 lần nước /lần thâm canh ĐVTS BKC Khử trùng - Tẩy trùng môi 10-20ml/m3 Ao nuôi (Benzalkoni trường (>80% Cl) ĐVTS um - Phòng bệnh 0,5-1,0ml/m3 Chloride) ngoại ký sinh Hạt thàn mát Diệt cá tạp, - Tháo cạn ao (10 - - 3- 5 kg/ha - Ao nuôi cá dữ 15 cm) rắc hạt mát tôm giã nhỏ. Dây thuốc Diệt cá tạp, - Tháo cạn ao (10- - 4g bột khô/m3 - Ao nuôi cá cá dữ 15 cm) rắc cây nước. tôm thuốc cá -30-50g cây khô/m3 nước Chế phẩm vi Cải tạo môi Định kỳ dùng Theo nhà sản - NTTS sinh vật trường trong quá trình xuất thâm canh nuôi - Dùng Tricloisoxianuric axit (TCCA) khử trùng ao nuôi: + TCCA có tác dụng diệt trùng, diệt tạp gần như vôi nhưng dùng số lượng ít, độc lực giảm nhanh nhưng không có tác dụng cấp chất dinh dưỡng cho thủy vực nuôi cá. + TCCA là một loại thuốc khử trùng, sát trùng chứa nhóm halogen, là một thuốc thông dụng nhất, khi hòa tan trong nước nó hình thành HClO. TCCA H 2 O HClO
  37. 36 + Trong môi trường axit hoặc trung tính, HClO không phân ly nhưng lại có khả năng phân hủy, giải phóng Oxy và Clo nguyên tử có tác dụng diệt TNGB, tăng oxy trong thuỷ vực. HClO HCl + O + Trong môi trường kiềm HClO phân ly tạo ra các ion hydroclorit (ClO-) cũng có tác dụng diệt TNGB nhưng kém hơn oxy nguyên tử và clo nguyên tử. + Liều lượng dùng căn cứ vào khối lượng nước trong ao, thường dùng 3- 5g/m3 (3-5 ppm). Cho TCCA vào xô nhựa để hòa tan sau đó rắc xuống ao. Sau khi rắc xuống 1 tuần có thể thả cá tôm vì độc lực đã giảm. Các bể, dụng cụ ương nuôi ấu trùng khử trùng bằng TCCA nồng độ 10-20ppm (10-20gam/m3 nước) thời gian ngâm qua 1 đêm. Trong quá trình nuôi dùng TCCA nồng độ 0,2-0,4 ppm. - Ngoài vôi và TCCA, có thể dùng một số hóa dược có tính oxy hóa mạnh hoặc các chế phẩm sinh học để vệ sinh môi trường nuôi: 3.2. Hạn chế nguồn gốc gây bệnh: 3.2.1. Khử trùng cơ thể vật nuôi - Nguồn cá tôm giống thả vào thuỷ vực có thể mang mầm bệnh, do vậy cần tiến hành kiểm dịch, nếu có sinh vật gây bệnh ký sinh trên cơ thể cá tôm thì tuỳ theo kết quả kiểm tra mà chọn thuốc trị bệnh cho thích hợp. - Thường người ta dùng phương pháp tắm cho cá, tôm bằng các loại thuốc sau: + Muối ăn NaCl 2-4% (đối với nước ngọt) thời gian 5-10 phút; + CuSO4 (sulphat đồng) 2-5ppm thời gian 5-15 phút; + Formalin 200-300ppm thời gian 30-60 phút. - Hoặc phun xuống ao một trong các loại thuốc trên, nồng độ giảm đi 10 lần - Trộn một số kháng sinh, vitamin, cây thuốc nam, với thức ăn để phòng các bệnh nội ký sinh. 3.2.2. Khử trùng thức ăn và sàng cho ăn - Đối với thức ăn là thực vật thuỷ sinh thượng đẳng dùng TCCA 0,5 ppm ngâm trong 20 phút. - Thức ăn là động vật nên rửa sạch và dùng thức ăn còn tươi, tốt nhất là nấu chín. - Phân hữu cơ cần ủ với 1% vôi sau đó mới sử dụng.
  38. 37 - Vớt bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn và thường xuyên khử trùng địa điểm cho ăn. Tốt hơn hết thường xuyên dùng vôi nung hoặc TCCA treo 2-3 túi xung quanh chỗ cho ăn để tẩy trùng. Liều lượng 2-4 kg vôi nung/ túi hoặc 10- 20g TCCA/ túi. 3.2.3. Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa phát bệnh - Đại bộ phận các loại bệnh của cá tôm phát triển mạnh trong các mùa vụ nhất định, thường mạnh nhất vào mùa xuân đầu hè, mùa thu đối với miền Bắc, mùa mưa đối với miền Nam do đó phải có biện pháp dùng thuốc phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế được tổn thất. + Dùng thuốc để phòng các bệnh ngoại ký sinh: Trước mùa phát sinh bệnh dùng thuốc rắc khắp ao để phòng ngừa thường đạt kết quả tốt. Ngoài ra còn có thể treo túi thuốc xung quanh nơi cho ăn hình thành một vùng khử trùng các sinh vật gây bệnh (chú ý dùng ở nồng độ vừa phải với tôm, cá). + Dùng thuốc phòng các bệnh nội ký sinh: Thuốc để phòng ngừa các loại bệnh bên trong cơ thể cá, tôm phải qua đường miệng vào ống tiêu hoá. Nên trộn vào thức ăn để cho ăn tuỳ theo yêu cầu phòng ngừa từng loại bệnh nhưng cần lưu ý: chọn loại thức ăn ưa thích của ĐVTS, nghiền thành bột trộn thuốc vào, độ dính thích hợp, số lượng chính xác, kích thước thức ăn theo cỡ miệng bắt mồi của ĐVTS, cho ăn số lượng ít hơn bình thường sau đó tăng dần. 3.2.4. Tiêu diệt vật chủ trung gian - Thường dùng các biện pháp săn bắn, phá tổ của chim ăn cá, săn bắt thú ăn cá. - Dọn sạch cỏ rác, san bằng quanh ao để không còn nơi ẩn nấp và để trứng. - Xử lý nguồn phân hữu cơ theo đúng kỹ thuật trước khi bón xuống ao ương nuôi cá. - Không ăn cá sống. 3.3. Tăng cường sức đề kháng của động vật thủy sản: 3.3.1. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trước khi thả - Chất lượng con giống phải thuần chủng, đồng đều về kích cỡ, không sây sát và không nhiễm những bệnh nguy trong quá trình nuôi. - Dùng phương pháp đơn giản và dễ làm là gây sốc bằng Formalin để chọn đàn tôm giống khoẻ và ít nhiễm bệnh. Thả 150-200 ấu trùng tôm vào dung dịch Formalin 50-100 ppm (50-100ml Formalin 36-38%/m3 nước) trong
  39. 38 thời gian 1-2 giờ. Nếu tỷ lệ ấu trùng tôm sống sau khi sốc > 95% là đàn tôm giống khoẻ ít nhiễm bệnh vi rút. - Sử dụng những giống lai tạo, có sức đề kháng cao đưa vào nuôi. 3.3.2. Thả ghép và nuôi luân canh các ĐVTS - Nếu trong cùng một thuỷ vực nuôi ghép nhiều loài cá tất nhiên mật độ của từng loài cá sẽ thưa hơn thuận lợi cho phòng bệnh đồng thời mỗi loài cá có khả năng miễn dịch đối với một số sinh vật gây bệnh nên điều kiện để phát sinh ra bệnh trong thủy vực ghép ít hơn ao nuôi chuyên một loài với mật độ dày. - Như vậy nuôi ghép nhiều loài cá vừa tận dụng được nguồn thức ăn, không gian sống rộng rãi, nâng cao sản lượng, lại phòng bệnh tốt. 3.3.3. Cho ĐVTS ăn theo phương pháp "4 định" - Định chất lượng thức ăn: Thức ăn dùng cho cá, tôm ăn phải tươi, sạch sẽ không bị mốc meo, ôi thối, không có mầm bệnh và độc tố. Thành phần dinh dưỡng thích hợp đối với yêu cầu phát triển cơ thể cá trong các giai đoạn. - Định số lượng thức ăn: Dựa vào trọng lượng cá, tôm để tính lượng thức ăn, thường sau khi cho ăn từ 3 -4 h cá tôm ăn hết là lượng vừa phải. Cá tôm ăn thừa nên vớt bỏ đi để tránh hiện tượng thức ăn phân huỷ làm ô nhiễm môi trường sống. - Định vị trí cho ăn: Muốn cho cá tôm ăn một nơi cố định cần tập cho cá tôm có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định. Cho cá tôm ăn theo vị trí vừa tránh lãng phí thức ăn lại quan sát các hoạt động bắt mồi và trạng thái sinh lý sinh thái của cơ thể cá tôm. Ngoài ra để phòng bệnh cho cá tôm trước các mùa vụ phát sinh bệnh có thể treo các túi thuốc ở nơi cá tôm đến ăn, có thể tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh. - Định thời gian cho ăn: hàng ngày cho cá tôm ăn 2 lần. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Nêu các biện pháp hạn chế nguồn gốc gây bệnh cho ĐVTS. - Bài tập thực hành: + Hãy thực hiện các bước cải tạo ao nuôi cá. C. Ghi nhớ Công tác phòng bệnh cho động vật thủy sản cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp như sau: - Cải tạo vệ sinh môi trường ao nuôi ĐVTS. - Hạn chế nguồn gốc gây bệnh cho ĐVTS (mầm bệnh). - Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể ĐVTS (vật chủ).
  40. 39 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun phòng bệnh tổng hợp là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản; được giảng dạy trước các mô đun khác; mô đun phòng bệnh tổng hợp cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. - Tính chất: là mô đun chuyên môn thực hành, có một phần lý thuyết để giới thiệu, hướng dẫn, được thực hiện tại trang trại nuôi. II. Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Hiểu biết được nguyên tắc quản lý môi trường nuôi, phòng bệnh tổng hợp - Thu được mẫu bệnh phẩm. - Xác định được tác nhân gây bệnh. - Xác định được thuốc và biện pháp phòng trị bệnh. - Tắm thuốc cho ĐVTS, phun thuốc phòng trị bệnh. - Trộn thuốc vào thức ăn phòng trị bệnh. - Tiêm thuốc phòng trị bệnh cho cá. III. Nội dung chính của mô đun: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* Bài mở đầu 2 2 MĐ 01- 01 Hiểu biết cơ bản bệnh của ĐVTS 8 8 Phương pháp sử dụng thuốc trong MĐ 01- 02 24 6 17 1 phòng trị bệnh ĐVTS MĐ 01- 03 Biện pháp phòng bệnh tổng hợp 24 6 17 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 2 2 Tổng cộng 60 22 34 4 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1 Bài 2: Phƣơng pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh ĐVTS 4.1.1 Bài tập 1: Hãy rèn luyện thực hiện việc phun thuốc phòng bệnh ngoại ký sinh trùng cho một ao cá nhất định. Nguồn lực: + Ao cá. + TCCA: 2kg.
  41. 40 + Cân 1kg. + Xô. + Gáo. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành phun thuốc xuống ao phòng bệnh ký sinh trùng. + Xác định thể tích nước trong ao. + Xác định khối lượng thuốc cần dùng. + Xác định thể tích nước pha loãng. + Thực hiện thao tác phun thuốc. 4.1.2 Bài tập 2: Luyện tập việc trộn vitamin C vào thức ăn phòng bệnh cho cá . Nguồn lực: + Ao cá. + Vitamin C: 1kg. + Cân 1kg. + Xô. + Gáo. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành trộn vitamin C phòng bệnh cho cá. + Xác định khối lượng cá trong ao. + Xác định khối lượng thức ăn để trộn. + Xác định khối lượng thuốc dùng để trộn. + Thực hiện thao tác trộn và cho cá ăn. 4.2 Bài 3: Biện pháp phòng bệnh tổng hợp 4.2.1 Bài tập: Hãy thực hiện các bước cải tạo ao nuôi cá. Nguồn lực: + Ao cá đã tháo cạn nước : 03 + Máy hút bùn: 03 + Vôi: 3 tạ.
  42. 41 + Cân 10kg: 03 cái. + Xô: 03 + Gáo: 03 - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của việc cải tạo ao. + Thao tác vét bùn. + Thao tác rắc vôi. + Thao tác phơi ao. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Hiểu biết cơ bản bệnh của ĐVTS Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức khái niệm bệnh truyền nhiễm Kiểm tra mức độ hiểu biết bằng và bệnh ký sinh trùng. bài tự luận hoặc trắc nghiệm cho mỗi học viên. 5.2. Bài 2: Phƣơng pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh ĐVTS Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức phương pháp phun thuốc, tắm Kiểm tra mức độ hiểu biết bằng thuốc, trộn thuốc vào thức ăn, tiêm thuốc cách đặt câu hỏi. cho cá. - Kỹ năng tính toán lượng thuốc, lựa chọn Kiểm tra thao tác xử lý. thuốc phòng trị bệnh. 5.3. Bài 3: Biện pháp phòng bệnh tổng hợp Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức công tác phòng bệnh tổng hợp Kiểm tra mức độ hiểu biết bằng cho động vật thủy sản. cách đặt câu hỏi. - Khả năng vận dụng kiến thức vào cải tạo Kiểm tra kết quả bằng cách thực ao, phòng bệnh tổng hợp cho động vật hành. thủy sản. - Mức độ nhanh nhạy trong công việc. Theo dõi quá thực hiện công việc.
  43. 42 VI. Tài liệu tham khảo 1. Trần Thị Hà, Nguyễn Chiến Văn. Giáo trình bệnh của động vật thủy sản. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2007. 102 trang. 2. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội. Bệnh học thủy sản. NXB Nông nghiệp, tp Hồ Chí Minh, 2005. 400 trang. 3. Bùi Quang Tề. Giáo trình bệnh của động vật thủy sản. NXB Nông nghiệp. Hà Nội,1998. 192 trang. 4. Bùi Quang Tề. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003. 200 trang.
  44. 43 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 3. Các ủy viên: - Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I - Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh - Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Lê Văn Thắng - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Lê Minh Vương - Giám đốc khu vực phía Nam Công ty trách nhiệm hữu hạn Bayern Việt Nam./.