Giáo trình Nuôi gà thả vườn

pdf 108 trang ngocly 710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nuôi gà thả vườn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nuoi_ga_tha_vuon.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nuôi gà thả vườn

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI GÀ THẢ VƢỜN MÃ SỐ: M03 NGHỀ: NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO GÀ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ03
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho gà được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô- gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về nuôi và phòng trị bệnh cho gà. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự nuôi gà thả vườn, làm việc tại trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến nuôi gà thả vườn. Mô đun nuôi gà thả vườn gồm có 5 bài: Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà Bài 2: Chọn giống gà nuôi thả vườn Bài 3: Chuẩn bị thức ăn, nước uống Bài 4: Nuôi dưỡng gà thả vườn Bài 5: Chăm sóc gà thả vườn Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Lê Công Hùng - Chủ biên 2. Nguyễn Danh Phương - Thành viên 3. Nguyễn Ngọc Điểm – Thành Viên
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 MÔ ĐUN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN 7 Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà thả vườn 7 A. Nội dung: 7 1.1. Chuẩn bị chuồng nuôi gà 7 1.1.1. Xác định kiểu chuồng nuôi gà 7 1.1.2. Địa điểm xây dựng chuồng gà 11 1.1.3. Khu vực xung quanh chuồng nuôi gà 12 1.1.4. Cổng trại gà 12 1.2. Chuẩn bị vườn thả (bãi chăn) 12 1.2. Chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị nuôi gà 14 1.2.1. Rèm che 14 1.2.2. Quây gà 15 1.2.3. Chụp sưởi 16 1.2.4. Hệ thống làm mát 18 1.2.5. Chất độn chuồng 18 1.2.6. Máng ăn, máng uống 18 1.2.7. Kho thức ăn 22 1.2.8. Ổ đẻ 23 1.2.9. Vật tư phục vụ chăn nuôi khác 24 1.3. Vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi gà 24 1.3.1. Thu dọn các trang thiết bị trong chuồng nuôi 24 1.3.2. Quét dọn và rửa chuồng 24 1.3.3. Sửa chữa chuồng trại 25 1.3.4. Sát trùng, tiêu độc chuồng gà 25 1.4. Vệ sinh, tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ nuôi gà 25 1.4.1. Vệ sinh, sát trùng máng ăn và máng uống 25 1.4.2. Vệ sinh, sát trùng chụp sưởi và quây gà 25 1.4.3. Vệ sinh, sát trùng ổ đẻ 26 1.4.4. Vệ sinh, sát trùng hệ thống cung cấp và chứa nước 26 1.5. Thực hiện phòng dịch khu vực nuôi gà 26 1.5.1. Chuẩn bị hố sát trùng 26 1.5.2. Vệ sinh, tiêu độc khu vực xung quanh chuồng nuôi 26 1.5.3. Quy định đối với công nhân, khách thăm quan 27 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 27
  5. 4 C. Ghi nhớ: 27 Bài 2: Chọn giống gà nuôi thả vườn 28 A. Giới thiệu quy trình và cách thức thực hiện công việc 28 Bước 1: Xác định đặc điểm các giống gà thả vườn 28 Bước 2: Xác định giống gà nuôi 28 Bước 3: Xác định tiêu chuẩn con giống 28 Bước 4: Thực hiện chọn gà con 1 ngày tuổi 28 Bước 5: Thực hiện chọn gà hậu bị 28 Bước 6: Thực hiện chọn gà đẻ. 28 Bước 7: Ghi chép sổ sách theo dõi 29 B. Các bước tiến hành 29 Bước 1: Xác định đặc điểm các giống gà thả vườn 29 Bước 2. Xác định giống gà nuôi 33 Bước 3. Xác định tiêu chuẩn gà giống 33 Bước 4: Thực hiện chọn gà con 1 ngày tuổi 36 Bước 5. Thực hiện chọn gà hậu bị 63 ngày tuổi. 37 Bước 6. Thực hiện chọn gà đẻ. 37 Bước 7. Ghi sổ sách theo dõi 38 C. Bài tập và (hoặc) sản phẩm thực hành của học viên. 38 D. Ghi nhớ: 38 Bài 3: Chuẩn bị thức ăn, nước uống cho gà thả vườn 39 A. Nội dung: 39 1.1. Xác định đặc điểm các loại thức ăn 39 1.1.1. Thức ăn giầu năng lượng 39 1.1.2. Thức ăn giầu đạm 42 1.1.4. Thức ăn bổ sung 49 1.1.5. Thức ăn hỗn hợp 51 1.2. Chuẩn bị các loại thức ăn 51 1.2.1. Xác định chủng loại thức ăn 51 1.2.2. Xác định số lượng các loại thức ăn 52 1.2.3. Mua nguyên liệu thức ăn 52 1.2.4. Kiểm tra, đánh giá chất lượng 53 1.2.5. Nhập kho 55 1.3. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện phối trộn. 55 1.4. Phối trộn thức ăn 56 1.4.1. Xây dựng công thức phối trộn 56 1.4.2. Thực hiện phối trộn 61 1.4.3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng 65 1.5. Bao gói và bảo quản thức ăn 66 1.5.1. Bao gói thức ăn 66
  6. 5 1.5.2. Bảo quản thức ăn 66 1.6. Chuẩn bị nước uống 66 1.6.1. Nguồn cung cấp nước 66 1.6.2. Kiểm tra chất lượng nước 67 1.6.3. Vệ sinh nước uống 67 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 67 C. Ghi nhớ: 68 Bài 4: Nuôi dưỡng gà sinh sản thả vườn 69 A. Nội dung: 69 1.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng 69 1.1.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng gà thả vườn sinh sản 69 1.1.2. Xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt thả vườn 72 1.2. Chọn hỗn hợp thức ăn, nước uống 72 1.2.1. Chọn hỗn hợp thức ăn 72 1.2.2. Nước uống cho gà 76 1.3. Nhận và kiểm tra thức ăn. 76 1.4. Cho gà ăn, uống 76 1.4.1. Cho gà con ăn, uống 76 1.4.2. Cho gà hậu bị ăn, uống 78 1.4.3. Cho gà đẻ ăn, uống 79 1.4.4. Cho gà thịt ăn, uống 80 1.5. Theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn 84 1.6. Điều chỉnh thức ăn, nước uống 89 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 89 C. Ghi nhớ: 89 Bài 5: Chăm sóc gà thả vườn 90 A. Nội dung: 90 1.1. Bố trí mật độ gà nuôi 90 1.2. Kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ 90 1.3. Xác định thời gian và cường độ chiếu sáng 93 1.4. Theo dõi tình trạng sức khoẻ đàn gà 94 1.5. Kiểm soát khối lượng cơ thể 94 1.6. Thu nhặt trứng và theo dõi tỷ lệ đẻ 95 1.7. Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ nuôi gà 95 1.8. Ghi sổ sách theo dõi 96 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 96 C. Ghi nhớ: 96 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 98 I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: 98 II. Mục tiêu: 98
  7. 6 III. Nội dung chính của mô đun: 98 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 99 4.1. Nguồn nhân lực: 99 4.2. Cách thức tổ chức 99 4.3. Thời gian: 99 4.4. Số lượng 99 4.5. Tiêu chuẩn sản phẩm 100 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 100 5.1. Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà thả vườn 100 5.2. Bài 2: Chọn giống gà nuôi thả vườn 100 5.3. Bài 3: Chuẩn bị thức ăn, nước uống cho gà thả vườn 101 5.4. Bài 4: Nuôi dưỡng gà thả vườn 102 5.5. Bài 5: Chăm sóc gà hả vườn 103 VI. Tài liệu tham khảo 105
  8. 7 MÔ ĐUN NUÔI GÀ THẢ VƢỜN Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Nguời học sau khi học xong mô đun này có khả năng chuẩn bị được điều kiện chăn nuôi, chọn con giống đúng tiêu chuẩn, chuẩn bị được thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc được gà thả vườn. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thức mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành. Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà thả vƣờn Mục tiêu: - Chuẩn bị được chuồng nuôi, dụng cụ và trang thiết bị nuôi gà thả vườn. - Thực hiện được vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chuồng nuôi, dụng cụ và trang thiết bị nuôi gà thả vườn - Thực hiện được các phương pháp phòng dịch khu chăn nuôi gà thả vườn. A. Nội dung: 1.1. Chuẩn bị chuồng nuôi gà 1.1.1. Xác định kiểu chuồng nuôi gà - Kết cấu chuồng nuôi gà nuôi trên nền: Tùy theo quy mô tùy theo phương thức chăn nuôi, tùy đối tượng gà mà có thể thiết kế kiểu chuồng nuôi khác nhau. Nhìn chung khi xây dựng chuồng nuôi gà, kết cấu chuồng phải thỏa mãn các yêu cầu: + Nền phải kiên cố, chắc để dễ vệ sinh, dễ sát trùng tiêu độc, nền có độ dốc thích hợp dễ thoát nước, không ẩm ướt, tránh bị chuột đào bới. Bởi vậy, nền chuồng thường láng xi-cát hoặc lát gạch. + Diện tích nền chuồng tùy thuộc vào quy mô, mức độ thâm canh nhưng phải đảm bảo đủ rộng. Ví dụ: Chuồng nuôi gà con 10 - 12 con/m2
  9. 8 Chuồng nuôi gà dò 5 - 6 con/m2 Chuồng nuôi gà đẻ trứng giống 4 – 4,5 con/m2 + Mái chuồng làm bằng vật liệu khó hấp thu nhiệt để chống nóng. Mái có thể lợp bằng ngói hoặc lá tranh, lợp qua vách chuồng khoảng 1 m để tránh mưa hắt làm ướt nền chuồng. Làm một mái hoặc 2 mái. + Tường vách chuồng: Xây cách hiên 1 - 1,5 m , vách chỉ nên xây cao 30 - 40 cm còn phía trên dùng lưới thép hoặc phên nứa. Trường hợp tường vách được coi là tường bao thì phải có thêm cửa sổ để chuồng thông thoáng + Rèm che: Dùng vải bạt, bao tải, phên nứa Che cách vách tường 20 cm phía ngoài chuồng nuôi, nhằm bảo vệ cho gia cầm tránh được mưa, gió rét nhất là ở giai đoạn gà nhỏ. Hình 1: Chuồng xây đơn giản + Chuồng được ngăn làm nhiều ô, tùy diện tích nhưng ít nhất nên ngăn thành 2 - 3 ô để dễ quản lý đàn gà nhất là gà sinh sản. Nên ngăn ô bằng lưới thép hoặc nan tre đảm bảo thông thoáng. + Hệ thống cống rãnh: Chuồng nuôi bắt buộc phải có hệ thống cống rãnh ngầm, đồng thời có đường thoát nước bên ngoài để tránh hiện tượng đọng nước xung quanh tường.
  10. 9 - Kết cấu chuồng lồng: Chuồng lồng có hình dạng, kích thước phụ thuộc vào số lượng gà, vị trí đặt lồng, nguyên liệu làm lồng. Nguyên liệu có thể bằng tre, gỗ, sắt. + Kích thước lồng: - Cao 40-50 cm - Rộng 40-60 cm - Dài tùy thuộc số lượng gà nuôi. Nếu dài 1,2 m thì nên chia làm 3 ngăn mỗi ngăn nuôi nhốt 3 - 4 gà đẻ + Đáy lồng: Là yếu tố quan trọng nhất, yêu cầu phải chắc chắn, thoáng, dễ thoát phân. Đáy lồng có thể hàn bằng kim loại: sắt, thép có đường kính 3 - 4 mm. Mối hàn có khe hở 1,5 - 2 cm. + Đáy bằng thanh tre gốc già vót tròn nhẵn rồi ghép thành tấm có khe hở 1.5 - 2 cm. + Vách lồng và nắp trên lồng bố trí bên ngoài trước cửa lồng. + Máng ăn máng uống bố trí bên ngoài trước cửa lồng. Chú ý: Chuồng lồng có thể nuôi nhiều loại gà: + Nếu nuôi gà đẻ : Đáy lồng làm hơi dốc, nghiêng 10% (nhỏ) về phía trước, có gờ cong để thu trứng. + Nếu nuôi gà con: Đáy phải lót thêm lưới thép khe hở 1 cm, thên có lót giấy (sau 5 ngày nuôi phải thay đi) - Kiểu chuồng gà đơn giản (vật liệu địa phương): Tận dụng các vật liệu sẵn có trong gia đình như tre nứa tranh ván + Nền có thể làm đất nện chắc, trên mặt nền lót rơm, rạ, trấu, phoi bào. Hoặc nuôi trên sàn lưới, tre đan cách mặt đất 20- 40 cm. + Nền chuồng: Là nơi cho gà ngủ vào ban đêm, là chỗ để các máng ăn máng uống và
  11. 10 cũng là nơi gà thải phân cho nên cần thiết kế nền sao cho cao hơn xung quanh ít nhất là 30 cm để tránh mưa ngập nước. Nền có thểđược làm bằng các vật liệu như: gạch, xi măng hoặc nền đất, tuy nhiên nên thiết kế nền chuồng chắc chắn bằng gạch hoặc nền xi măng. Mặt nền phải nhẵn để tiện quét dọn tẩy uế (phổ biến nhất là nền láng xi măng), đồng thời nền chuồng cần có độ nghiêng nhất định và hệ thống rãnh thoát nước : nếu chuồng có độ rộng dưới 8m thì cần có một rãnh thoát nước ở giữa, tất cả các rãnh thoát nước được thiết kế đổ vào bể xử lý nước thải.(không phổ biến lòng chuồng 8m chỉ nên phổ biến lòng chuồng từ 4 đến 6m và láng phẳng bằng xi măng với cát) + Khung, tường chuồng: Khung chuồng phải bền vững, chịu được gió bão mạnh, thường được xây dựng bằng bê tông hay gỗ, tre loại tốt. Tường có thể dùng các loại nguyên vật liệu khác nhau để làm tường chuồng như, gạch, gỗ, tre, nứa Song cần thiết kế sao cho chắc chắn. Hai đầu hồi xây kín, xung quanh phía trước và phía sau ở bên dưới nên xây bằng gạch cao khoảng 0,4 - 0,6m, phía trên dùng gỗ, tre, nứa ken thưa hoặc dùng lưới mắt cáo tạo thành vách lưới để che chắn và có độ thoáng. Bên ngoài vách lưới chuồng có hệ thống rèm che, có thể điều chỉnh linh hoạt để giữ ấm cho gà vào mùa đông và che nắng, che mưa khi cần thiết. Như vậy vừa đảm bảo độ thông thoáng cho chuồng nuôi và chống được gà có thể bay ra ngoài. + Mái chuồng: Làm bằng vật liệu nhẹ nhưng tương đối bền vững, cách nhiệt và dễ vệ sinh sát trùng nên có thể được làm bằng : Fibro xi măng, tôn, ngói, lá cọ, tranh nhưng phải đảm bảo chắc chắn, vững vàng trong mưa gió. Nếu lợp bằng lá cọ thì mái có độ nghiêng 450, nếu lợp ngói thì độ nghiêng là 350, còn Fibro xi măng hoặc tôn múi thì độ nghiêng là 160 đến 200. Trong trường hợp này phía dưới mái cần có vật liệu cách nhiệt hoặc đóng trần theo chiều của mái. + Chuồng làm cao 1,5 m, dài 2,5 m, rộng 2m. Chuồng có 1 hoặc 2 cửa cho gia cầm ra vào.
  12. 11 Hình 2: Chuồng nuôi đơn giản * Chuồng phải được vệ sinh khử trùng tiêu độc trước khi nuôi. Có thể dùng Formol 2% với liều 1ml/m2, Paricolin 0.05% hoặc disinfecton 0.05% trước khi bắt gà về nuôi từ 7- 15 ngày. 1.1.2. Địa điểm xây dựng chuồng gà - Địa điểm xây dựng chuồng trại phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của khu vực và địa phương. - Chuồng phải cách xa đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, công sở, trường học, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, khu chăn nuôi khác và xa hệ thống kênh mương thoát nước thải của khu vực theo quy định. - Ở cuối và xa nguồn nước sinh hoạt, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng nước cho chăn nuôi. Đảm bảo đủ diện tích và điều kiện xử lý chất thải, nước thải theo quy định. - Mặt bằng phải đảm bảo diện tích về quy mô chăn nuôi, các khu phụ trợ khác (hành chính, cách ly, xử lý môi trường ). - Chuồng nuôi phải xây dựng ở những nơi có đủ nguồn điện. - Chuồng nuôi được xây dựng theo hướng đông nam. 1.1.3. Khu vực xung quanh chuồng nuôi gà - Chuồng phải được xây dựng tách biệt với khu sinh hoạt của con người.
  13. 12 - Không xây chuồng gà chuông với các chuồng gia súc, gia cầm khác. - Xung quanh chuồng nuôi phải có hàng rào để bảo vệ và ngăn ngừa người, gia súc vào trại chăn nuôi như: xây tường bao hay hàng rào lưới sắt - Xung quanh chuồng nuôi trồng cây xanh tạo bóng mát - Có kho để chứa thức ăn và dụng cụ chăn nuôi. - Xung quanh chuồng nuôi cách chuồng tối thiểu 5 m phải bằng phẳng, quang đãng, sạch sẽ không bị đọng nước. - Nếu xây nhiều dãy chuồng thì chuồng nọ cách chuồng kia 25m 1.1.4. Cổng trại gà - Nếu trại lớn xây dựng 2 hố sát trùng nhỏ 2 bên để người chăn nuôi đi lại và một hố sát trùng lớn ở giữa chỉ giành cho xe ô vận chuyển thức ăn, gà ra vào trại. - Trại nuôi theo kiểu gia đình thì chỉ cần thiết kế một hố sát trùng chung là được. - Hố sát trùng được đổ crezyle 3% hoặc vôi bột 1.2. Chuẩn bị vƣờn thả (bãi chăn) - Đối với gà nuôi bán công nghiệp hoặc gà nuôi thả phải thiết kế những bãi thả. - Bãi thả nên có cây bóng mát (trồng cây ăn quả hoặc cây lâm nghiệp), có trồng cỏ xanh là nguồn thức ăn có chứa nhiều vitamin, khoáng, là nguồn dinh dưỡng cho gà. Có thể làm lán tạm để treo thêm máng ăn (chú ý tránh mưa ướt) và máng uống cho gà trong thời gian chăn thả. Cây bóng mát trồng cách hiên chuồng nuôi 4 - 5 m, tán cây che nắng phải cao hơn chiều cao mái hiên chuồng nuôi để tăng cường thông thoáng. - Có bãi thả gà tự do, vận động. Trên bãi thả gà có thể tìm được một số thức ăn, tắm nắng để tạo vitamin làm xương rắn chắc, sức khỏe tốt, ít bị bệnh. - Vườn thả phải đủ diện tích cho gà vận động và kiếm thêm thức ăn. Yêu 2 cầu diện tích bãi chăn thả tối thiểu là từ 0,5 đến 1m /gà, bãi chăn bố trí cả hai phía (trước và sau) của chuồng nuôi và thực hiện chăn thả luân phiên, sẽ tốt hơn là sử dụng bãi chăn thả một phía. Bãi chăn bố trí chạy dọc theo chiều dài chuồng nuôi, sao cho khoảng cách từ cửa chuồng đến hàng rào không quá xa, gà dễ ra vào (đặc biệt khi gặp thời tiết bất thường xấu).
  14. 13 - Bãi chăn thả được san lấp bằng phẳng, dễ thoát nước, không có vũng nước tù đọng, không có rác bẩn, vật lạ ở trong bãi chăn, định kỳ thu dọn lông gà rơi vãi ở bãi chăn. Thường xuyên duy trì thảm thực vật ở bãi chăn để có môi sinh, môi trường tốt cho khu trang trại, hơn nữa còn bổ sung thêm nguồn thức ăn xanh, giàu vitamin cho gà. - Bao xung quanh bãi chăn nên sử dụng lưới mắt cáo hoặc rào bằng phên tre, hóp Sao cho thông thoáng nhưng chắc chăn, chống người, thú hoang, hoặc thú nuôi xâm nhập và gà không thể vượt qua - Bãi thả đặc biệt quan trọng đối với gà nội địa, gà đẻ trứng - Bãi chăn phải thường xuyên vệ sinh và định kỳ phụ tiêu độc.
  15. 14 Hình 3: Vườn thả gà Hình 4: Kiểu chuồng nuôi có bãi chăn thả 1.2. Chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị nuôi gà 1.2.1. Rèm che - Đối với hệ thống chuổng hở thì nhất thiết phải có rèm che để che mưa, nắng, gió, rét nhất là thời kỳ gà con.
  16. 15 - Rèm che làm bằng vải bạt, bao tải sử dụng che phía bên ngoài chuồng nuôi. Đầu trên của rèm treo cách mái nhà 30 - 35cm để không khí lưu thông, đầu dưới phủ kín mép tường lửng 20cm. 1.2.2. Quây gà - Quây gà làm bằng cót, tấm nhựa hoặc dùng lưới thép và bên ngoài bọc bằng bạt Hình 5: Quây úm gà - Quây úm được bố trí trong phòng úm, không nên làm gần cửa ra vào tránh gió lùa. Có thể dùng các tấm cót ép, cót cật, tôn có chiều cao 0,5 m, quây vòng tròn có đường kính 2,8 - 3,0 m. Một quây gà đường kính như trên nuôi được 400 gà con vào mùa hè và 500 con vào mùa đông. - Mùa hè ngày tuổi thứ 5 thì nới rộng quây và đến ngày thứ 10 thì có thề thao bỏ quây. Mùa đông ngày tuổi thứ 7 thì nới rộng quây và cuối tuần thứ 2 - 3 thì có thể tháo bỏ quây. - Bô trí trong quây úm :
  17. 16 Khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ được bố trí xen kẽ nhau trong quây đảm bảo cho gà con ăn uống được thuận tiện. Chụp sưởi (làm bằng tôn dạng hình nón có đường kính rộng 60 đến 80cm, bên trong khoét 3 lỗ so le nhau để lắp bóng điện, ở nóc chụp có móc để buộc dây treo) dùng bóng điện, bóng hồng ngoại, khí gas đốt để cung cấp nhiệt sưởi, chụp sưởi có tác dụng hứng nhiệt và tập chung nhiệt để tăng khả nang cấp nhiệt cho gà, ngoài ra làm chụp sưởi sẽ khong làm cho nhiệt thoát ra ngoài nên tiết kiệm được điện chụp sưởi thường treo giữa quây gà, treo cao 40 - 50 cái so với mặt nền. Chú ý : Tùy theo tình hình thực tế, sau 10 ngày úm, có thể bố trí một quây úm phụ trong phòng úm để tách nuôi riêng những gà còi cọc, ốm yếu. - Vệ sinh trước khi úm gà : Trước khi đưa gà một ngày tuổi vào nuôi, cần phải vệ sinh phòng úm và quây úm như sau : Trước khi nhận gà tối thiểu 7 - 10 ngày nền phòng úm, tường, rèm che phải được quét sạch bụi bẩn. Sau đó nền phòng úm phải được sát trùng kỹ bằng thuốc sát trùng (thuốc thường dùng là Vikon S, Haniodine hoặc Chloramin B pha với tû lệ 100ml với 10 lít nước thành dung dịch để phun sát trùng dụng cụ và chuồng nuôi) hoặc quét nước vôi đặc. Sát trùng chất độn chuồng (trấu hoặc dăm bào) bằng thuốc sát trùng 2 lần. Trong quá trình phun, đảo đều đệm lót, ủ thành từng đống, sau đó phơi cho thật khô. Trải một lớp đệm lót trên nền chuồng dày tối thiểu 5cm (8cm và san phẳng để gà con đi lại dễ dàng). Sau khi vệ sinh sát trùng xong, kéo rèm che và đóng kín phòng úm 7 -10 ngày. Thời gian để trống chuồng sau khi vệ sinh càng lâu thì gà nuôi càng tốt. Nếu nhận gà con vào mùa hè khi nhiệt độ bên ngoài trên 30Oc thì không cần làm phòng úm mà chỉ cần làm quây úm. Nếu nhận gà con vào mùa đông khi nhiệt độ bên ngoài thấp thì cần làm thêm phòng úm để giữ nhiệt tốt cho gà. 1.2.3. Chụp sƣởi - Chụp sưởi có thể dùng một trong các loại sau đây: Bóng điện, bóng hòng ngoại, hệ thống dây may so, bếp điện, bếp than hoặc điềm gas Chụp sưởi được đặt ở giữa quây gà.
  18. 17 - Bóng hồng được treo cách nền chuồng từ 30 - 60cm, hệ thống dây may so đặt cách nền từ 20 - 30cm, đối với hệ thống bếp than phải có ống dẫn khí ra ngoài chuồng nuôi. Bóng điện 60 - 100W treo cách nền 30 - 60cm và có chao đèn để tập trung nhiệt vào quây. Lò sưởi điện, bếp điện, bếp đốt củi hoặc đốt trấu đặt cách nền 20 - 30cm để đảm bảo an toàn cho gà. - Chụp sưởi phải được khởi động trước khi nhận gà về một thời gian để đảm bảo nhiệt độ trong quây trước. Hình 6: Chụp sưởi bóng điện Hình 7: Chụp sưởi bóng điện Hình 8: Đèn hồng ngoại Hình 9: Bếp than
  19. 18 - Dùng chụp sưởi điện công suất 1KW, mỗi chụp gồm 2 - 4 bóng sưởi tuỳ theo công suất của bóng. - Nuôi úm gà con giai đoạn từ 1 đến 21 ngày cung cấp nhiệt sưởi đủ ấm cho gà con quan trọng hơn việc cho ăn vì nếu không cung cấp đủ nhiệt gà bị lạnh sẽ không ra ăn cho dù thức ăn có chất lượng tốt, để cung cấp nhiệt đủ ấm cần sử dụng chụp sưởi và bóng điện đủ công suất, nếu không có điện có thể dùng bếp than tuy nhiên phải dẫn khí than ra ngoài nếu không khí độc của than tổ ong sẽ làm gà chết do ngạt thở 1.2.4. Hệ thống làm mát - Trồng cây bóng mát xung quanh chuồng nuôi và ngoài vườn chăn thả. - Làm mái chuồng bằng chất liệu chống nóng như: lá cọ, rơm rạ, ngói - Sử dụng hệ thống quạt gió đăth trong chuồng nuôi. 1.2.5. Chất độn chuồng - Yêu cầu chung là chất độn chuồng phải khô ráo, tơi xốp và không có nấm mốc. - Dùng vỏ bào, vỏ trấu hoặc rơm rạ cắt ngắn. Dùng vỏ bào là tốt nhất vì có khả năng hút ẩm tốt, tơi xốp và khó sinh ra các vụn nhỏ. Vỏ trấu hút ẩm không tốt bằng dăm bào, vỏ trấu cũng tơi xốp nhưng đầu nhọn sắc hay gẫy thành các vụn nhỏ, gà con ăn phải các vụn nhỏ này sẽ khó tiêu, đôi khi bị viêm ruột 1.2.6. Máng ăn, máng uống - Máng ăn: có thể sử dụng bằng khay, mẹt, P50
  20. 19 Hình 10: Máng ăn P50 Hình 11: Khay ăn và mẹt - Yêu cầu : + Làm bằng vật liệu không thấm nước, không gây độc hại cho gà + Giảm sự rơi vãi thức ăn, ngăn gà nhảy vào đào bới thức ăn nhưng gà dễ nhận biết và lấy được thức ăn + Dễ cạo phân dính, dễ cọ rửa. Do vậy thường làm bằng tôn hoa, nhựa cứng + Hình dáng, kích thước phù hợp với độ tuổi gà - Các loại máng ăn và kích thước :
  21. 20 + Máng ăn cho gà lớn có thể làm từ ống tre, ống bương có chiều dài 1,0 - 1,5m được khoét 1/3 phía trên. + Sử dụng máng ăn tròn, treo dây: Máng ăn tròn bằng nhựa, có chu vi vành ngoài khoảng 150 cm, định mức 2cm - 4cm/gà thì một máng như vậy dùng cho 35 - 70 gà, Cũng có thể sử dụng máng ăn dài có chân đế đặt trực tiếp xuống nền chuồng và điều chỉnh độ cao máng thông qua giá đỡ, định mức là 5cm /gà Lưu ý: Máng ăn phải được vệ sinh hàng ngày và định kỳ hàng tuần sát trùng. Máng ăn phải được điều chỉnh sao cho mép máng ngang tầm với sống lưng gà, không treo máng quá cao hoặc quá thấp. Hình 12: Máng ăn treo quá cao - Máng uống: Có thể sử dụng các loại máng như galon, máng dài.
  22. 21 Hình 13: Máng galon Hình 14: Máng uống dài - Yêu cầu : + Làm bằng các vật liệu không thấm nước, không gây độc hại cho gà. + Gà dễ dàng uống nước và có chắn máng để gà không nhúng chân vào + Đảm bảo vệ sinh, sát trùng, bền, chịu được cọ rửa thường xuyên, vững vàng, chống bị gà làm bẩn, làm ướt lông, hay làm đổ, rơi vãi nước ra đệm lót - Các loại máng uống và kích thước: + Làm bằng các vật liệu như hộp nhựa, ống tre, ống bương + Loại máng tròn dung tích 1,5 – 3,8 lít; dùng cho 50 – 80 gà trên máng. + Trong trường hợp chăn nuôi quy mô nhỏ, có thể dùng máng uống tròn 8 lít bằng nhựa, định mức 40 - 50 gà/máng, hoặc dùng máng uống dài bằng nhựa hoặc kim loại với định mức 2 cm vành máng/gà - Cách bố trí máng uống: + Thời kỳ úm gà máng uống được bố trí theo hình dải quạt xen kẽ máng ăn + Thời kỳ sau úm khi cho gà uống máng uống tròn đặt trực tiếp trên nền và kê cao hơn so với đệm lót để gà không bới đệm lót vào nước, hoặc dùng máng dài đặt bên ngoài vách ngăn chuồng khi uống gà thò cổ ra để lấy nước.
  23. 22 Ở thời kỳ gà thả ra vườn (bãi chăn) thì ta đặt trực tiếp máng ăn, máng uống ở ngoài vườn. + Chiều cao của mép máng phải ngang tầm sống lưng gà Lưu ý: Không treo máng uống quá cao hoặc quá thấp so với mép sống lưng gà. Hình 15: Máng uống cao 1.2.7. Kho thức ăn - Kho là nơi chứa thức ăn và nguyên liệu nên phải được xây dựng nơi cao ráo, xa ao hồ, thoáng, có hệ thống hút ẩm, làm mát lạnh. Nền cao, cuốn vòm dưới nền cho thoáng, chống ẩm. Xung quanh kho có cống rãnh thoát nước nhanh. - Vệ sinh sạch sẽ, sát trùng phun formol 2%, sun phat đồng 0,5% diệt vi khuẩn, nấm mốc. - Nhập nguyên liệu, thức ăn khi kho đã sát trùng, kho ráo. Thức ăn, nguyên liệu xếp riêng từng loại, từng dãy trên bục kê cao 30 - 40cm, cách xa tường 20cm, có lối đi giữ các khu đủ rộng cho đi lại quản lý kho, xuất nhập, sát trùng. - Có hiện tượng mối mọt , mốc cần xử lý ngay .
  24. 23 - Lối ra vào kho có hố sát trùng , người, xe cộ ra vào đều được khử trùng . Có bể dự trữ nước, dụng cụ và phương tiêṇ cứu hoả đề phòng hoả hoạn . 1.2.8. Ổ đẻ Tùy từng cách nuôi công nghiệp hay bán chăn thả để làm ổ đẻ khác nhau. - Nuôi gà đẻ theo kiểu công nghiệp lồng nuôi gà là ổ gà đe, khi gà đẻ trứng lăn ra phía ngoài. Nuôi thả hay bán công nghiệp phải làm ổ đẻ. - Nuôi thả hay bán công nghiệp phải làm ổ đẻ bằng thùng, hoặc chuồng đẻ cho cả loại gà. Để ở nơi tối, khuất bóng gà trống hoặc gà mái khác; tùy tưng giống gà,một ổ đẻ cho 5-10 gà mái. Hình 16: Ổ đẻ làm bằng tôn Hình 17: Ổ đẻ làm bằng sọt
  25. 24 Hình 18: Ổ đẻ làm bằng cót 1.2.9. Vật tƣ phục vụ chăn nuôi khác Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ chăn nuôi khác cho từng chuồng nuôi như: + Thúng, dần sàng, xe cải tiến, quốc xẻng, chuổi, giẻ lau, bình bơm để tiêu độc + Sổ sách giấy tờ biểu mẫu, bút mực thước kẻ + Quần áo, gầy dép bảo hộ lao động 1.3. Vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi gà 1.3.1. Thu dọn các trang thiết bị trong chuồng nuôi Sau mỗi đợt nuôi phải dọn dẹp vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại: - Đưa toàn bộ các dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi đã dùng ra ngoài - Đưa hết chất độn chuồng ra khu vực quy định - Loại bỏ rèm che cũ đã bị rách hỏng 1.3.2. Quét dọn và rửa chuồng - Quét bụi mạng nhện toàn bộ trần nhà, tường lưới, rèm che, dây treo máng ăn và máng uống. Nạo phân nền chuồng và quét sạch. Chú ý quét thật kỹ các góc ô chuồng, quét theo hướng dẫn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
  26. 25 - Sau khi quét dọn sạch sẽ ta dùng vòi nước cao áp để rửa chuồng: Rửa theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài theo thứ tự: rửa trần, dây treo máng ăn, máng uống, tường, lưới, rèm che, nền chuồng, kho, hiên. Chú ý: hố thoát nước phải moi hết các chất bẩn ứ đọng. Cọ rửa thật kỹ các góc nhà, sào đậu, bệ máng nước. 1.3.3. Sửa chữa chuồng trại Sau khi rửa chuồng xong để khô ráo ta tiến hành sửa chữa, hàn vá những chỗ như trần nhà, tường, lưới, nền nhà, bệ máng nước nếu hư hỏng. 1.3.4. Sát trùng, tiêu độc chuồng gà - Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi bằng thuốc formol 2% với liều lượng là 1 lít/m2 hoặc có thể sử dụng disinfectant. - Đối với kho đựng thức ăn phun sát trùng bằng formol 2% với liều lượng 0,5 lít/m2 hoặc có thể sử dụng disinfectant. - Phun toàn bộ rèm che cả mặt trước và mặt sau bằng formol 2% liều lượng 0,5 lít/m2 hoặc có thể sử dụng disinfectant. - Sau khi phun thuốc sát trùng xong đóng kín cửa chuồng nuôi ít nhất là 42 giờ - Trước khi nhận gà 24 giờ, đổ dung dịch crezine 3% vào các hố hoặc khay sát trùng trước cửa ô chuồng và cửa ra vào trại. 1.4. Vệ sinh, tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ nuôi gà 1.4.1. Vệ sinh, sát trùng máng ăn và máng uống Sau mỗi đợt nuôi gà ta chuyển tất cả máng ăn, máng uống ra bể rửa, để ngâm nước, dùng bàn chải hoặc giẻ lau cọ rửa từng cái một sạch sẽ. Rửa lại bằng nước lã lần nữa cho thật sạch, tiếp theo ngâm máng vào bể thuốc sát trùng có dung dịch formol 1% trong thời gian 10 - 15 phút. Lấy ra tráng lại bằng nước lã sạch đem phơi nắng để khô hoàn toàn. 1.4.2. Vệ sinh, sát trùng chụp sƣởi và quây gà - Chụp sưởi: Quét hết bụi bẩn, lau sạch bằng dung dịch formol 2% - Quây gà: Quét sạch bụi bẩn bám vào quây, cọ rửa bằng vòi nước có áp suất cao, sát trùng lại bằng formol 2% hoặc crezin 3%.
  27. 26 1.4.3. Vệ sinh, sát trùng ổ đẻ Quét sạch bụi bẩn, nạo phân dính bết, nạo phân ở góc và các vách ngăn, sau đó dùng nước có áp suất cao để phun rửa. Sau khi để khô ta tiêu độc bằng forrmol 2%. 1.4.4. Vệ sinh, sát trùng hệ thống cung cấp và chứa nƣớc - Cần có lượng dự trữ nước đủ cho trại phòng khi hệ thống nước chính hỏng. Công suất chứa nước phụ thuộc vào số lượng gà. Nếu nguồn nước là giếng hoặc bể chứa, công suất của máy bơm cần đáp ứng được với lượng tiêu thụ nước tối đa của gà. Bể chứa cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lứa gà. Ở vùng khí hậu nóng, bể cần đặt dưới bóng mát vì nhiệt độ nước cao sẽ làm giảm tiêu thụ nước. Nhiệt độ nước lý tưởng để duy trì mức uống đủ là 10 - 14 °C. - Vệ sinh hệ thống cung cấp nước: Ngừng cung cấp nước vệ sinh sạch sẽ máy bơm nước và khu vực xung quanh. - Vệ sinh hệ thống chứa nước: Ngừng việc cung cấp nước vào hệ thống chứa (bể, thùng ) và hệ thống ống dẫn, múc hết nước trong bể chứa, cọ rửa sạch sẽ thành bể, trần bể, loại hết nước bẩn còn lại trong bể, rửa lại bằng dung dịch formol 2% trong 1 giờ. Sau đó đòng nắp bể thường xuyên. 1.5. Thực hiện phòng dịch khu vực nuôi gà 1.5.1. Chuẩn bị hố sát trùng Các hố và khay đựng thuốc sát trùng dùng bàn chải và dao cạo rác bẩn sau đó rửa sạch và sát trùng bằng dung dịch formol 2% hoặc crezine 3%. 1.5.2. Vệ sinh, tiêu độc khu vực xung quanh chuồng nuôi - Phát quang bị rậm, cây cối và làm sạch cỏ xung quanh chuồng nuôi 10 - 15m để chuồng trại được thông thoáng mát mẻ, không cho chồn chuột, cáo còn nơi cư trú để phá hoại sản xuất. - Phun thuốc sát trùng, hoặc rắc vôi bột
  28. 27 1.5.3. Quy định đối với công nhân, khách thăm quan Tất cả mọi người vào khu vực chăn nuôi bắt buộc phải sử dụng trang thiết bị chuyên dùng có sẵn ở mỗi khu chăn nuôi như quần áo, giầy dép, mũ ủng đã được khử trùng. Khách thăm quan vào khu vực chăn nuôi phải được phun sát trùng, mặc quần áo bảo hộ lao động, khi vào trại đi lại theo đúng quy định. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Kể tên các công việc cần thực hiện chuẩn bị chuồng nuôi gà thả vườn? - Kể tên các công việc cần thực hiện chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi gà thả vườn? - Mô tả các bước thực hiện công việc chuẩn bị chuồng nuôi gà thả vườn? - Mô tả các bước cần tiến hành thực hiện chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi gà thả vườn? - Thực hiện vệ sinh chuồng nuôi gà thả vườn của trại trường? - Tính lượng thuốc sát trùng (formol 2%, disinfecton 0,05%) cần thiết để phun sát trùng 300m2 chuồng nuôi gà sinh sản? C. Ghi nhớ: - Chuẩn bị chuồng nuôi gà thả vườn - Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi gà thả vườn
  29. 28 Bài 2: Chọn giống gà nuôi thả vƣờn Mục tiêu - Xác định được đặc điểm các giống gà sinh sản. - Xác định được giống gà sinh sản cần nuôi - Chọn được gà con 1 ngày tuổi đạt tiêu chuẩn giống - Chọn được gà hậu bị đạt tiêu chuẩn giống - Chọn được gà đẻ đạt tiêu chuẩn giống A. Giới thiệu quy trình và cách thức thực hiện công việc Bƣớc 1: Xác định đặc điểm các giống gà thả vƣờn - Kể tên được các giống gà thả vườn đang nuôi ở Việt Nam. - Xác định đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng phát dục và khả năng thích nghi của từng gống. Bƣớc 2: Xác định giống gà nuôi - Dựa trên đặc điểm các giống gà, tình hình thực tế của cơ sở để quyết định chọn giống gà gì để nuôi cho phù hợp. Bƣớc 3: Xác định tiêu chuẩn con giống - Xác định các tiêu chuẩn gà con 1 ngày tuổi. - Xác định các tiêu chuẩn gà hậu bị. - Xác định các tiêu chuẩn gà đẻ. Bƣớc 4: Thực hiện chọn gà con 1 ngày tuổi - Tiến hành chọn gà con 1 ngày tuổi đạt tiêu chuẩn. Bƣớc 5: Thực hiện chọn gà hậu bị - Tiến hành chọn gà hậu bị đạt tiêu chuẩn giống. Bƣớc 6: Thực hiện chọn gà đẻ. - Tiến hành chọn gà đẻ đạt tiêu chuẩn giống đạt tiêu chuẩn giống.
  30. 29 Bƣớc 7: Ghi chép sổ sách theo dõi - Ghi chép sổ sách theo dõi: Về số lượng, chất lượng con giống. B. Các bƣớc tiến hành Bƣớc 1: Xác định đặc điểm các giống gà thả vƣờn - Gà Ri: Là giống gà địa phương nước ta, phân bố sống ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Màu lông không thuần nhất đa số màu vàng nhạt hay màu nâu nhạt ở con mái có điểm đốm đen ở cổ, cánh và đuôi. Gà trống có màu lông tía sặc sỡ, đuôi có lông vàng đen dần ở cuối đuôi, một số ít có lông trắng hay màu hoa mơ. Khối lượng gà trưởng thành con trống nặng 1,8 – 2,1 kg/con, con mái nặng 1,2 – 1,8 kg/con. Nuôi thịt có thể xuất chuồng ở lúc 4 – 5 tháng tuổi. Sản lượng trứng của gà ri 100 – 200 quả/năm, khối lượng trứng 38 – 42 g/quả. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 3,0 kg. Gà có tính ấp bóng cao, sức chống chịu cao. Tìm kiếm thức ăn tốt, nuôi con khéo, dễ nuôi ít mắc bệnh và phẩm chất thịt, trứng thơm ngon. - Gà Đông Tảo: Gà Đông Tảo có nguồn gốc từ thôn Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Gà có tầm vóc lớn, đầu to, mào nụ, cổ và mình ngắn, ngực nở, lườn dài, bụng gọn, ngực và bụng ít lông, chân màu vàng, to xù xì. Gà trống có bộ lông mầu nâu sẫm tía, con cái lông mầu vàng nhạt. Gà con mọc lông chậm. Khi trưởng thành, con trống nặng 3,5 – 4 kg, con mái nặng 2,5 – 3 kg. Khả năng sinh sản kém, gà mái đẻ trứng muộn, sản lượng trứng 55 - 65 quả/mái/năm, trứng to (50 – 60 g), tỷ lệ ấp nở thấp, gà mái ấp trứng và nuôi con vụng. - Gà Hồ: Gà Hồ có nguồn gốc từ thôn Song Hồ thuộc huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Tầm vóc, hình dáng và mầu sắc của gà Hồ tương tự gà Đông
  31. 30 Tảo. Ở tuổi trưởng thành con trống nặng 3,5 - 4 kg, con mái nặng 3 - 3,5 kg. Gà mái đẻ trứng muộn, sản lượng trứng 50 -60 quả/mái/năm, trứng to (50 - 60 g), tỷ lệ ấp nở thấp, gà mái ấp trứng và nuôi con vụng. - Gà Mía: Gà Mía có nguồn gốc từ thôn Đưòng Lâm thuộc huyện Ba Vì (Hà Tây). Gà Mía có tầm vóc tương đối to, mào đơn (mào cờ), con trống có lông mầu đen, con mái mầu nâu sẫm và có yếm ở lườn. Ở tuổi trưởng thành, con trống có khối lượng 3 - 3,5 kg, con mái 2 - 2,5 kg. Khả năng sinh sản thấp: gà mái đẻ trứng muộn, sản lượng trứng 55 - 60 quả/mái/năm, khối lượng trứng 52 - 58 g. - Gà Tam Hoàng: Gà Tam Hoàng có xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông Trung Quốc được nhập vào nước ta từ năm 1992. Gà có đặc điểm lông vàng, chân vàng, da vàng , thân hình tam giác, ngắn, lưng bằng, ngực nở, ức nhiều thịt, hai đùi phát triển, thịt thơm ngon phù hợp với điều kiện nuôi chăn thả ở Việt Nam hay nuôi bán thâm canh. Hiện nay gà Tam Hoàng có 2 loại là: Tam Hoàng Jiangcun và Tam Hoàng 882. Gà Tam Hoàng 882 có thân hình cân đối, lông, da, chân màu vàng, thịt mềm ngon đang được nuôi nhiều ở một số tỉnh phía Bắc. Tuổi bắt đầu đẻ: 23 – 25 tuần tuổi Sản lượng trứng: 140 – 165 quả/năm Khối lượng gà mái lúc 20 tuần tuổi 1,75 – 1,85 kg Tiêu tốn thức ăn: 2,8 – 3,0 kg
  32. 31 - Gà Lương Phượng hoa: Xuất xứ từ khu Lương Phượng Giang, Nam Ninh, Quảng Tây Trung Quốc. Gà có ngoại hình đẹp, lông màu vàng dày bóng mượt, bề ngoài có dáng giống gà Ri, lông màu tuyền vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa, mào đơn đỏ tươi, da vàng, thớ thịt đậm ngon thơm. Gà trống màu lông vàng hoặc vàng sẫm, mào đơn, hông rộng, lông đuôi dựng, Khối lượng lúc gà xuất chuồng (70 ngày tuổi) bình quân 1,5 – 1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn 2,4 - 2,6 kg/1 kg tăng trọng Sản lượng trứng bình quân 106 - 170 quả/năm. Gà Lương Phượng rất thích nghi với chăn thả tự do. - Gà Sasso: Do hãng Sasso (Pháp) cung cấp, gồm nhiều dòng, dòng SA31 được nhập vào nước ta. Gà thương phẩm có màu lông nâu đỏ, thích nghi cao với điều kiện nóng ẩm. Khi trưởng thành, gà mái nặng 2,4 kg, tới 66 tuần tuổi sản lượng trứng đạt 180 - 190 quả/mái. Gà thịt 63 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,5 kg, tiêu tốn 2,4 - 2,5 kg thức ăn/kg tăng trọng. - Gà Kabir: Do hãng Kabir (Israel) cung cấp, gồm nhiều dòng. Gà mái ở tuổi trưởng thành nặng 2,2 - 2,3 kg, khả năng sinh sản cao hơn gà Tam Hoàng hoặc Lương Phượng, 24 tuổi bắt đầu đẻ trứng, tới 52 tuần tuổi đạt 150 - 180 quả/mái. Gà thịt thương phẩm có khả năng tăng trọng nhanh, 9 tuần tuổi đạt 2,1 - 2,3 kg, tiêu tốn 2,2 -2,4 kg thức ăn/kg tăng trọng, da vàng, thịt chắc gần giống với gà Ri. - Gà Ai Cập: Nhập từ Ai Cập năm 1997, mục đích nuôi lấy thịt, trứng, nuôi quảng canh, bán chăn thả. khối lượng lúc 5 tháng tuổi đạt,
  33. 32 đực 1,8 kg, mái 1,4 kg. Màu lông đốm đen, da trắng, mào cờ, vỏ trứng màu trắng hồng. Tuổi đẻ trung bình 160 ngày tuổi, khoảng cách 2 lứa đẻlà 1450 ngày. Khối lượng sơ sinh 30 - 31g. Tỷ lệ ấp nở 95,8%. - Gà Rode Ri: Do Viện chăn nuôi tạo ra, được công nhận nhóm giống năm 1985. Gà có màu lông nâu nhạt mào đơn. Chân và da vàng. Sản lượng trứng 180 - 203 quả/năm, khối lượng trứng 51-52 g. Ở 20 tuần tuổi, con trống nặng 2,0 kg, mái nặng 1,6 - 1,7 kg. - Gà lai: Dựa vào đặc điểm của một số giống gà nội và nhập nội, để phát huy ưu thế của từng giống, người ta đã lai các giống để tạo ra một số con lai có khả năng thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam, cho năng suất và chất lượng trứng và thịt tốt. Trong đó có một số con lai phù hợp với điều kiện nuôi trong nông hộ như: + Gà Ri (trống) lai Lương Phượng (mái) : Ri lai + Gà Mía lai Gà Tam Hoàng hoặc lai Lương Phượng : Mía lai Gà Ri lai: có màu lông vàng hoặc vàng đốm, có tốc độ sinh trưởng vừa phải, da vàng, thịt thơm ngon tương tự như gà Ri, phù hợp với chăn nuôi gà thả vườn ở nông hộ. Thời gian nuôi thịt từ 12 - 15 tuần. Tỷ lệ nuôi sống: 94 - 96%. Khối lượng cơ thể 84 ngày tuổi: 1,5 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: 3,2 kg.
  34. 33 Các giống gà lai như trên (ri lai và Mía lai) đều thích ứng tốt với phương thức nuôi bán chăn thả có vườn hoặc phương thức nuôi nhốt trong chuồng Bƣớc 2. Xác định giống gà nuôi - Tùy theo điều kiện từng cơ sở khác nhau, điều kiện kinh tế, từng vùng khác nhau mà chúng ta có thể lựa chọn các giống gà thả vườn hoặc giống gà lai khác nhau để chăn cho phù hợp. - Khi chọn lựa giống gà nuôi cần tìm hiểu kỹ đặc điểm giống gà cần nuôi và khả năng thích nghi của chúng và nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bƣớc 3. Xác định tiêu chuẩn gà giống - Tiêu chuẩn gà con ở 1 ngày tuổi Tiêu chuẩn cần chọn Loại thải gà không đạt tiêu chuẩn - Khối lượng sơ sinh lớn - Khối lượng sơ sinh quá bé - Khỏe mạnh, tinh nhanh, hoạt bát, thân - Yếu ớt, chậm chạp, thân hình không hình cân đối. cân đối. - Mắt tròn sáng mở to - Chân yếu không thẳng, ngón chân - Chân thẳng đứng vững, ngón chân vẹo không vẹo - Lông dính ướt, không bông tơi xốp - Lông khô, bông tơi xốp, sạch, mọc - Cánh xõa đều - Bụng to xệ và cứng - Đuôi cánh áp sát vào thân - Rốn ướt và không kín - Bụng thon và mềm - Đầu không cân dôid - Rốn khô và kín - Mỏ vẹo, 2 mỏ không khép kín. - Đầu to cân đối, cổ dài và chắc - Mỏ to chắc chắn, không vẹo, 2 mỏ khép kín. - Tiêu chuẩn về con giống hậu bị.
  35. 34 Các bộ phận Gà mái tốt Gà mái xấu Đầu Rộng, sâu Hẹp, dài Mắt To, lồi, sáng, tinh nhanh Nhỏ, màu đục Mỏ Ngắn, chắc Dài, mảnh Mào và tích tai Phát triển tốt có nhiều mao Nhỏ, nhợt nhạt mạch Thân Dài, sâu, rộng Hẹp, ngắn, lông Bụng Phát triển tốt, khảng cách Phát triển kém, khảng cách giữa xương ức và xương giữa xương ức và xương háng rộng. háng hẹp. Chân Mầu vàng, bóng, ngón chân Mầu nhợt, thô giáp, ngón ngắn chân dài Lông Mềm, sáng, phát triển tốt Xù, kém phát triển Tính tình Ưa hoạt động Dữ tợn hoặc uể oải - Tiêu chuẩn về con giống gà trước khi vào đẻ. Các bộ phận Gà mái tốt Gà mái xấu Đầu Rộng, sâu, cân đối, to vừa Hẹp, dài, méo và diện mạo phải và diện mạo khỏe không khỏe Mào tích Màu đỏ tươi, phát triển tốt, Nhợt nhạt, thô nhăn, vảy láng bóng. trắng, tím bầm và phát triển không tốt
  36. 35 Mắt To, lồi, mầu da cam, tinh Nhỏ, mầu nâu xanh, sâu, lồi, nhanh đục, không tinh nhanh Mặt Thon, nhẵn Thịt, nhăn Mỏ Ngắn, chắc, mỏ trên mỏ dưới Dài, mảnh, ngắn, vẹo, phát khép kín. triển không bình thường Lưng Rộng, dài, thẳng Hẹp, vẹo, ngắn Diều Thon, to vừa phải Xệ, treo, lệch Thân Thẳng, cân đối, chắc khỏe Thân không bình thường, yếu Bụng Phát triển tốt, khảng cách giữa Phát triển kém, khảng cách xương lưỡi hái và xương háng giữa xương lưỡi hái và rộng. xương háng hẹp. Cánh Lông cánh mọc đều, áp sát Vẹo, xõa, chẻ đôi vào thân hình bát úp Đuôi Thẳng, đúng vị trí Lệch, gẫy, vẹo Chân Mầu da chân đặc trưng cho Mầu da chân không đặc dòng giống, bóng, thẳng, trưng, vẹo, què, cong vòng ngón chân ngắn đều kiềng, có lông chân Lông Mềm, sáng, phát triển tốt, Thưa, xơ xác, kém phát mầu sắc đặc trưng cho dòng triển, mọc không đều. giống Tính tình Ưa hoạt động Dữ tợn hoặc chậm chạp, nhút nhát - Tiêu chuẩn đối với gà mái đang đẻ
  37. 36 Các bộ phận Gà mái tốt Gà mái xấu Mào tích To, mềm, màu đỏ tươi Nhỏ, nhợt nhạt, khô Khoảng cách giữa 2 Rộng, để lọt 3 - 4 ngón Hẹp, để lọt 1 - 2 ngón xương háng tay, mềm tay, cứng Khoảng cách từ mỏm Rộng, mềm, để lọt 3 Cứng, hẹp, chỉ để lọt 1 - xương lưỡi hái đến ngón tay 3 ngón tay xương háng Lỗ huyệt Ướt, to, cử động, mầu Khô, bé, ít cử động, mầu nhạt sắc đậm Bộ lông Không thay lông cánh Lông cánh hàng thứ nhất hàng thứ nhất thay 5 chiếc Mầu sắc mỏ, chân Đã giảm mầu vàng của Mẫu vẫn giữ nguyên mỏ, chân, mắt, tai Bƣớc 4: Thực hiện chọn gà con 1 ngày tuổi - Chọn về khối lượng cơ thể: Khối lượng sơ sinh (gam/con) không nhỏ hơn 36 - 37 gam (cân 10% số gà nở ra để xác định khối lượng). - Chọn về ngoại hình: Trước khi chọn phải rửa tay bằng dung dịch disinfectol 0,4% (4ml/lít) và lau khô. Trên bàn chọn gà ở giữa trải một tấm khăn, xung quanh có khung gỗ để gà con khỏi chạy ra ngoài khu chọn. Một bên đặt hộp gà con chưa chọn, một bên đặt gà con đạt tiêu chuẩn, phía dưới gầm bàn đặt hộp gà con loại thải Chọn gà con phải cẩn thận, nhẹ nhàng. Mỗi tay chỉ bắt 1 con để chọn. Bắt gà con sao cho đầu gà hướng về phía cổ tay, lưng gà áp sát vào lòng bàn tay, bụng ngửa lên. Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa bóp nhẹ vào bụng gà xem cứng hay mềm. Mắt quan sát chân, mỏ của gà con có bị dị tật không, rốn có khép kín
  38. 37 không Nếu rốn bị lông che kín không nhìn rõ thì có thể dùng ngón tay trỏ sờ vào rốn để kiểm tra. Thả gà con vào khung gỗ kiểm tra xem gà con có đứng vững không, đi lại có bình thường không, đồng thời xem lại gà con có bị dị tật gì nữa không. Bƣớc 5. Thực hiện chọn gà hậu bị 63 ngày tuổi. Muốn chọn gà được nhanh và đảm bảo chất ượng tốt, trước khi chọn giống ta phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: quây gà, cân kỹ thuật, thước đo, sổ sách biểu mẫu cần thiết và nhân lực, chọn xong chuyển gà lên giai đoạn gà hậu bị. Tiến hành chọn vào lúc thời tiết mát, nếu làm ở mùa hè thực hiện lúc 5 - 10 giờ sáng hoặc 16 - 21 giờ chiều. - Chọn về khối lượng: Gà phải đạt khối lượng theo tiêu chuẩn của dòng giống. - Chọn về ngoại hình: Bắt từng con quan sát từng bộ phân so sánh với tiêu chuẩn chọn giống. Chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thân hình cân đối - cấu trúc cơ thể thanh nhẹ, mào phát triển bình thường và đỏ tươi. Lông mọc đều, mầu sắc đúng với mầu của dòng giống thuần chủng. Mầu chân đúng với mầu của dòng giống (đúng tiêu chuẩn ngoại hình). Bƣớc 6. Thực hiện chọn gà đẻ. Muốn chọn gà được nhanh và đảm bảo chất ượng tốt, trước khi chọn giống ta phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: quây gà, cân kỹ thuật, thước đo, sổ sách biểu mẫu cần thiết và nhân lực, chọn xong chuyển gà lên giai đoạn gà đẻ. Tiến hành chọn vào lúc thời tiết mát, nếu làm ở mùa hè thực hiện lúc 5 - 10 giờ sáng hoặc 16 - 21 giờ chiều. - Chọn về khối lượng: Gà phải đạt khối lượng theo tiêu chuẩn của dòng giống. - Chọn về ngoại hình: Bắt từng con quan sát từng bộ phân so sánh với tiêu chuẩn chọn giống. + Chọn những gà mái lên sinh sản ngoại hình phát dục biểu hiện bằng độ bóng của lông, mào tích đã đỏ, bụng mềm, khoảng cách giữa 2 mỏm khung
  39. 38 xương chậu và khoảng cách giữa mỏm xương chậu với mỏm cuối của xương ngực (xương lưỡi hái) có độ rộng lọt 2 - 3 ngón tay trở lên. + Đối với gà trống: Chọn những con có mào thẳng đứng và nở to, to, chân cao thẳng, ngón chân thẳng, hai cánh vững chắc, úp gọn trên lưng, dáng hùng dũng. Bƣớc 7. Ghi sổ sách theo dõi - Ghi chép sổ sách theo dõi số gà nhập chuồng, chất lượng gà giống. C. Bài tập và (hoặc) sản phẩm thực hành của học viên. - Trình bày đặc điểm của các giống gà sinh sản đang nuôi ở Việt Nam? - Xác định tiêu chuẩn gà con 1 ngày tuổi; gà hậu bị; gà mái đẻ? - Mô tả phương pháp chọn gà con 1 ngày tuổi? - Mô tả phương pháp chọn gà giai đoạn hậu bị? - Mô tả phương pháp chọn gà giai đoạn đẻ? - Xác định giống gà nuôi và tiêu chuẩn con giống các lứa tuổi của một trại chăn nuôi gà thả vườn? - Thực hiện chọn giống gà con 1 ngày tuổi? - Thực hiện chọn giống gà giai đoạn hậu bị? - Thực hiện chọn giống gà giai đoạn gà đẻ? D. Ghi nhớ: - Đặc điểm của các giống gà hướng thịt và gà hướng trứng. - Tiêu chuẩn gà con 1 ngày tuổi; hậu bị; gà mái đẻ - Phương pháp chọn gà con 1 ngày tuổi. - Phương pháp chọn gà hậu bị. - Phương pháp chọn gà mái đẻ. - Ghi chép sổ sách theo dõi.
  40. 39 Bài 3: Chuẩn bị thức ăn, nƣớc uống cho gà thả vƣờn Mục tiêu: - Xác định được các loại thức ăn cần chuẩn bị - Chuẩn bị được thức ăn và các dụng cụ phối trộn cần thiết - Thực hiện được công việc phối trộn thức ăn - Thực hiện được công việc bao gói và bảo quản thức ăn A. Nội dung: 1.1. Xác định đặc điểm các loại thức ăn 1.1.1. Thức ăn giầu năng lƣợng Thức ăn giầu năng lượng bao gồm: Ngô vàng, sắn lát khô, lúa mạch, kê, cám gạo, tấm, vỏ mỳ - Ngô: Ngô gồm 3 loại là ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc tố phytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị hiếu của người tiêu thụ. Ngô đỏ, vàng có hàm lượng caroten cao hơn ngô trắng, còn giá trị dinh dưỡng tương tự nhau. Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate. Ngô là loại thức ăn giàu năng lượng, giá trị protein thấp và thiếu cân đối axit amin. Ngô chứa 730g tinh bột/kg vật chất khô. Protein thô từ 8 - 13% (tính theo vật chất khô). Lipit của ngô từ 3 - 6%, chủ yếu là các axit béo chưa
  41. 40 no, nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Protein của ngô tồn tại dưới 2 dạng chính: zein và glutelin. Zein nằm trong nội nhũ chiếm tỷ lệ cao nhưng thiếu các axit amin thiết yếu như tryptophan và lysine. Glutelin chiếm tỷ lệ thấp hơn zein, nó cũng nằm trong nội nhủ. Gần đây người ta tạo được một số giống ngô giàu axit amin hơn so với các giống ngô bình thường, song vẫn nghèo methionine. Một giống ngô mới nữa là Floury-2 có hàm lượng lysine và cả methionine cao hơn ngô Oparque-2. Dùng loại ngô này không phải bổ sung thêm methionine. Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia cầm và là loại thức ăn rất giàu năng lượng, 1 kg ngô hạt có 3200 - 3300 kcal ME. Người ta dùng ngô để sản xuất bột và glucose cho người. Nhiều sản phẩm của ngô rất thích hợp cho động vật, trong đó quan trọng là mầm ngô, cám và gluten. Khi 3 loại này hỗn hợp lại tạo thành sản phẩm có tên là bột gluten - ngô, chứa xấp xỉ 24% protein thô, 3 - 5% xơ thô. Hỗn hợp này thích hợp cho tất cả các loại gia súc và gia cầm, đặc biệt là bò sữa, tuy vậy cũng vẫn cần bổ sung thêm axit amin công nghiệp. Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa cho phép 15%. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác. - Thóc: Thóc có 2 phần là vỏ trấu bên ngoài, lớp vỏ mỏng bên trong (cám) bao quanh hạt gạo. Thóc được dùng chủ yếu cho loài nhai lại và ngựa, gạo, cám dùng cho lợn và gia cầm. Vỏ trấu chiếm 20% khối lượng của hạt thóc, nó rất giàu silic và thành phần chủ yếu là cellulose. Cám gạo chứa khoảng 11 - 13% protein thô và 10 - 15% lipit. Trong chăn nuôi có khi người ta dùng cả lúa nguyên hạt (cả vỏ trấu) nghiền mịn dùng làm thức ăn cho lợn. Tuy nhiên, những mảnh vỏ trấu trong thức ăn nghiền có cạnh sắc gây thương tổn niêm mạc đường tiêu hóa của gia súc, ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa. Ta có thể trộn 50% trong thức ăn của lợn. - Cám gạo :
  42. 41 + Cám gạo là sản phẩm phụ của lúa khi xay xát. Lượng cám thu được bình quân là 10% khối lượng lúa. Cám gạo bao gồm một số thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu và một ít tấm. Chất lượng của cám thay đổi tùy thuộc vào hàm lượng trấu trong cám. Nhiều trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ năng lượng của thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hóa. Tùy theo lượng trấu còn ít hay nhiều mà cám được phân thành loại I hay loại II. + Cám thô: Thành phần Protein 12,4%, chất béo:13,5%, chất xơ 11%, bột đường 49,29%. Ngoài ra trong cám to có nhiều vitamin B1, có nhiều chất xơ + Cám nhuyễn: Tuy là cám nhuyễn dễ tiêu hoá hơn và có nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng chúng ta cũng không nên sử dụng quá 25%. - Tấm: Tấm gạo cũng là một phụ phẩm từ lúa có giá trị dinh dưỡng gần tương đương với bắp nhưng không có sắc tố nên không được ưa chuộng sử dụng trong thức ăn cho gà. Tấm có thể sử dụng trong thức ăn của heo nhỏ vì dễ tiêu hóa, tuy nhiên do giá thành đắt nên ít được sử dụng nhiều trong thức ăn chăn nuôi. Thành phần bột đường 72%, Protein 8,4%. - Sắn: Củ sắn có chứa nhiều tinh bột, nhưng ít prrotit, vitamin, chất khoáng. Trong củ sắn tươi có: 18,5% gluxit. 1,17% protein. 0,25% Lipit, và 14% là chất xơ. Củ sắn khô bóc vỏ có 72,8% gluxit; 2,38% protein; 0,8% lipit. Chú ý : Trong sắn có yếu tố hạn chế là có độc tố axit xyanhydric (HCN). Tuy nhiên qua xử lý nhiệt hoặc có
  43. 42 biện pháp chế biến bảo quản tốt sẽ làm giảm được độc tố này. Sắn tươi bóc vỏ phơi khô và ngâm nước 24-48 giờ, hoặc bóc vỏ phơi khô xay nghiền thành bột để bảo quản, có thể hạn chế được lượng độc tố trong sắn. 1.1.2. Thức ăn giầu đạm Thức ăn giầu đạm được chia làm 2 nhóm chính: Thức ăn giầu đạm thực vật: đỗ tương, khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc . Thức ăn giầu đạm động vật: bột cá, bột thịt - Thức ăn giàu đạm có nguồn gốc thực vật: + Đậu tương: Đậu tương là một trong những loại hạt họ đậu được sử dụng phổ biến đối với gia cầm. Trong đậu tương có khoảng 50% protein thô, trong đó chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu như cystine, lysine, nhưng methionine là axit amin hạn chế thứ nhất, và 16 - 21% lipit. Trong đậu tương có nhiều loại kháng dinh dưỡng, gồm các chất ức chế enzyme protease, lectine, phytoestrogen (estrogen thực vật), saponin, goitrogen (chất gây bướu cổ). Chất ức chế protease còn gọi là anti-trypsine vì ức chế hoạt động của enzyme trypsine và chymotrypsine của tuyến tụy. Khi có mặt của các chất antitrypsine, antichymotrypsine thì hoạt động của trypsine và chymotrypsine bị ức chế làm bội triển tuyến tụy để tăng cường sản xuất ra các enzyme nhiều hơn vì vậy gây mất các protein và axit amin cần thiết cho sự sinh trưởng của cơ thể. Sự có mặt của chất này đã làm giảm giá trị sinh học của protein đậu tương, giảm khả năng tiêu hóa của peptit, nhưng chất này có thể bị phá hủy bởi nhiệt độ. Các antitrypsine, antichymotrypsine chỉ bị mất hoạt tính khi sử lý nhiệt ở 105ơC trong vòng 30 phút. Cần lưu ý khi xử lý nhiệt, nếu xử lý quá mức sẽ gây phản ứng đường hóa các axit amin gọi là phản ứng Maillard làm mất giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
  44. 43 Trong đậu tương còn tồn tại một số chất kích thích, chất ức chế như các chất gây dị ứng, chất gây bướu cổ, chất chống đông. Đậu tương giàu Ca, P hơn so với hạt cốc, nhưng nghèo vitamin nhóm B nên khi sử dụng cần bổ sung thêm vitamin nhóm B, bột thịt, bột cá. Ngoài ra, còn một số loại hạt bộ đậu khác cũng rất giàu protein như hạt cải dầu, hạt hướng dương chứa 38% protein thô, hạt vừng chứa 46% protein thô, rất giàu arginine và leucine (lysine và methionine thấp). + Lạc: Lạc là cây trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới. Tuy nhiên trong thực tế, lạc ít được sử dụng trong chăn nuôi ở dạng nguyên hạt mà chỉ sử dụng dạng phế phụ phẩm của chế biến dầu từ lạc. Lạc rất giàu năng lượng do hàm lượng dầu cao, nhưng lại thiếu hụt các axit amin chứa lưu huỳnh và tryptophan. Trước khi sử dụng loại thức ăn này cho gia cầm cần phải xử lý nhiệt như là rang hay nấu chín nhằm giảm hàm lượng antitrypsine. + Khô dầu đậu tương: Khô dầu đậu tương là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ hạt đậu tương. Hàm lượng dầu còn lại khoảng 10g/kg. Khô dầu đậu tương là một nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu. Trong khô dầu đậu tương chỉ tồn tại một lượng nhỏ khoáng và nhiều vitamin, trừ vitamin B12. Cũng giống như bột đậu tương, khô dầu đậu tương có hàm lượng protein cao, chiếm khoảng 42-45% theo vật chất khô. Protein của khô dầu đậu tương cũng chứa hầu hết các axit amin thiết yếu, nhưng nghèo axit amin chúa lưu huỳnh như cystine và methionine. Methionine là yếu tố hạn chế thứ
  45. 44 nhất ở các khẩu phần có giá trị năng lượng cao. Giá trị dinh dưỡng và các yếu tố hạn chế trong khô dầu đậu tương gần giống với hạt đậu tương. Do xử lý bởi nhiệt trong qúa trình chiết dầu nên khô dầu đậu tương khá an toàn khi sử dụng nuôi gia cầm. Bột khô đậu tương là nguồn thức ăn rất tốt cho tất cả các loại vật nuôi. Tuy nhiên, khô dầu chiết bằng trichloroethylene rất độc đối với một số vật nuôi, vì vậy không nên sử dụng. + Khô dầu lạc: Trong khô dầu lạc có 35 - 38% protein thô, axit amin không cân đối, thiếu lysine, cystine, methionine. Axit amin hạn chế thứ nhất của khô dầu lạc là lysine. Ngoài ra trong khô dầu lạc không có vitamin B12, do vậy khi dùng protein khô dầu lạc đối với gia cầm cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12. Với các khô dầu ép thủ công lượng chất béo còn lại khá cao (8- 10%) nên dễ gây ôi tạo mùi khó chịu và dễ bị mốc. Tuy nhiên, nếu khô dầu mới ép được sử dụng ngay không bị mốc thì đây là nguồn đạm khá rẻ tiền, có mùi thơm nên gia súc thích ăn. + Khô dầu bông: Khô dầu bông vải là sản phẩm phụ của quá trình ép dầu từ hạt bông vải. Hạt bông chưa ép dầu có chứa khoảng 23% protein thô, 23% chất béo và 17% xơ thô. Khô dầu bông có chứa 40% protein thô, 12% xơ thô. So với khô dầu đậu nành, khô dầu bông giàu protein nhưng tỷ lệ axit amin không cân đối, các axit amin thiết yếu như cystin, methionin và lyzin thấp. Hàm lượng Ca cũng thấp, tỷ lệ Ca/P mất cân đối (thường là 1/6). Khô dầu bông giàu vitamin B1 nhưng nghèo caroten. Trong khô dầu bông có chứa sắc tố màu vàng có tên là gossypol khoảng 0,03 - 0,2%, đó là một aldehyt thơm có tính chống oxy hóa, ức chế enzyme polymerase. Khô dầu bông không thích hợp với gia súc dạ dầy đơn do khó tiêu hóa và sự có mặt của độc tố gossypol. Nếu sử dụng kéo dài trong khẩu phần sẽ gây tổn thương tim, gan phổi Vì vậy, không
  46. 45 nên dùng quá 9% loại thức ăn này trong khẩu phần ăn của lợn . Nhưng chất độc gossypol sẽ bị phá hủy ở nhiệt độ cao, nên trước khi sử dụng khô dầu bông cho gia súc, người ta phải tìm cách khử độc tố bằng cách hấp khô dầu bông ở áp suất cao (phương pháp này khử được hoàn toàn độc tố nhưng mất protein) hoặc cũng có thể trộn khô dầu bông với FeSO4 (phương pháp này đơn giản, ít tốn kém và không bị mất mát protein). Riêng đối với loài nhai lại ít bị ảnh hưởng của độc tố này. - Thức ăn giầu đạm có nguồn gốc động vật: Thức ăn có nguồn gốc động vật có giá trị sinh học cao, khả năng tiêu hoá hấp thu, giá trị dinh dưỡng cao và được cân đối rất cao so với thức ăn thực vật. Thức ăn có nguồn gốc động vật không chỉ cung cấp cho gia cầm nguyên liệu có nhiều đạm mà còn là cung cấp loại đạm có giá trị sinh học cao. Vì vậy trong khẩu phần thức ăn cho gia cầm chúng cần chiếm một tỷ lệ thích hợp tùy theo khả năng người ta cân đối chất dinh dưỡng theo nhiều cách khác nhau, phối hợp nhiều nguyên liệu thức ăn khác nhau. Trước đây người ta có thể bố trí thoả mãn 1/3 nhu cầu về đạm có nguồn gốc từ đạm động vật, 2/3 là đạm thực vật. Song nhu cầu về đạm động vật ở gia cầm không phải như nhau. Ví dụ: Gà tây đòi hỏi tỷ lệ đạm động vật cao hơn 1/3, trong khi đó ngỗng nói chung không đòi hỏi bổ sung đạm động vật. Ngày nay trong nông nghiệp ở thế giới đã phát triển mạnh mẽ, tạo nhiều giống cây trồng đa dạng, phong phú vừa có năng xuất cao, vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Mặt khác công nghệ sinh học (nấm men) phát triển tạo ra thức ăn men sinh khối có giá trị dinh dưỡng protein và amino acid cao. Cho nên khi sử dụng hỗn hợp nhiều nguyên liệu thức ăn thực vật và men vi sinh vật có thể hạ thấp tỷ lệ protein động vật. Nguồn cung cấp đạm động vật rất phong phú. ví dụ: Bột cá, bột thịt, bột máu v.v + Bột cá: Là loại nguyên liệu chứa hàm lượng protein có giá trị sinh học cao, đứng đầu bảng trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Protein của bột cá chứa đầy đủ các amino acide với hàm lượng cao và ổn định các amino acide không thay thế. Protein bột cá rất giàu amino acide không thay thế đặc biệt là
  47. 46 methionin, lizin, cyxtin. Cho nên nó rất thích hợp với gia cầm. Bột cá còn có nhiều can xi, phốt pho là nguồn chất khoáng đa lượng có giá trị đối với gia cầm. Ngoài ra nó còn giàu vitamin. Đặc biệt là vitamin D, E, có nhiều vitamin B12 và colin. Trong bột cá còn rất giàu khoáng vi lượng ví dụ: Fe, Cu, Zn, Mn Chất lượng bột cá cao để bảo quản lâu hay chóng pH thuộc vào công nghệ chế biến, vệ sinh sản phẩm. Bột cá được chế biến chủ yếu từ cá biển. Chúng được kiểm tra trước khi đóng gói. Bột cá dùng cho gia cầm hàm lượng muối 50% Bột cá loại 2. Hàm lượng protein 45 - 50% Bột cá loại 3. Hàm lượng protein 35 -45% Thành phần dinh dưỡng của bột cá pH thuộc vào loại cá, công nghệ chế biến và hướng sản xuất. Tỷ lệ bột cá trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm phụ thuộc vào giống, lứa tuổi, tính năng sản xuất và trình độ chăn nuôi. Khi sử dụng bột cá chúng ta nên chú ý: sử dụng theo tỷ lệ cho phép tuỳ từng lứa tuổi giai đoạn , trước khi xuất chuồng giết thịt 3 - 5 ngày không nên cho ăn bột cá vì bột cá có thể gây nên hiện tượng trứng có mùi tanh của cá, chất lượng sản phẩm có thể bị giảm khi chúng ta sử dụng tỷ lệ bột cá quá cao trong khẩu phần thức ăn của gà, đồng thời khi đó cũng làm cho giá thành nâng cao. Bột cá dễ hút ẩm, dễ nhiễm khuẩn đặc biệt là E.coli và Somolella gây tiêu chảy rất nguy hiểm cho gia cầm. Vì vậy cá phải được sấy khô , bảo quản tốt. + Bột thịt, bột thịt xương: Bột thịt và bột thịt xương là sản phẩm được chế biến từ thịt và xương của động vật, sau khi đem xay nghiền và sấy khô. Bột thịt và bột thịt xương có thể sản xuất ở hai dạng khô và ẩm. Ở dạng khô, các nguyên liệu được đun nóng trong một bếp hơi để tách mỡ, phần còn lại là bã. Ở dạng ẩm, các nguyên liệu được đun nóng bằng hơi nước có dòng điện chạy qua, sau đó rút nước, ép để tách mỡ và sấy khô.
  48. 47 Bột thịt xương Bột thịt Bột thịt chứa 60 - 70% protein thô, bột thịt xương chứa 45 - 55% protein thô, chất lượng protein của hai loại này đều cao, axit amin hạn chế là methionine và tryptophan. Mỡ dao động từ 3 - 13%, trung bình là 9%. Bột thịt xương giàu khoáng hơn bột thịt, rất giàu Ca, P và Mg. Bột thịt và bột thịt xương đều giàu vitamin B1. Hai loại thức ăn này thường được bổ sung vào khẩu phần của gia cầm để làm cân bằng axit amin trong đó. Cần bảo quản tốt để mỡ khỏi ôi và mất vitamin. + Bột máu khô: Hiện nay có rất nhiều phương pháp để sản xuất bột máu. Người ta tiến hành làm khô máu ở nhiệt độ 100oC. Máu được đựng trong một giá đỡ, có lỗ thủng và cho hơi nước nóng đi qua, tiến hành khử trùng và làm kết lại thành khối. Sau đó rút hết nước, ép và làm khô hoàn toàn. Bột máu chứa rất ít lipit và khoáng nhưng rất giàu protein, khoảng 80% protein thô. Tuy vậy, protein của bột máu chất lượng rất thấp, khả năng tiêu hóa thấp, hàm lượng izoleucine và methionine thấp. Giá trị sinh học và tính ngon miệng của bột máu không cao, nên chỉ phối hợp cho gia cầm dưới 5% khối lượng khẩu phần, nếu trên mức này sẽ làm cho con vật ỉa chảy. Khi dùng bột máu để thay thế protein cần bổ sung thêm Ca, P. + Bột lông vũ: Bột lông vũ chứa hàm lượng protein cao ( protein thô 85%) nhưng giá trị sinh học và khả năng tiêu hoá lại thấp. Vì vậy ta chỉ sử dụng với tỷ lệ thay thế nguồn protein động vật không quá 2 - 3% trong khẩu phần.
  49. 48 + Bột sữa: Sữa khô đã lấy mỡ là loại sản phẩm rất tốt, có giá trị làm thức ăn cho gia cầm, là nguồn cung cấp chất khoáng (trừ Fe và Mn) đối với gà con, gà vỗ béo ta có thể sử dụng 10 - 15%. 1.1.3. Thức ăn khoáng và vitamin Thức ăn khoáng và vitamin bao gồm: bột sò, muối ăn, premix khoáng- vitamin. + Premix: Premix là hỗn hợp của một hay nhiều vi chất cùng chất pha loãng (còn gọi là chất mang hay chất đệm). Một số premix phổ biến: premix khoáng, premix khoáng-vitamin, premix khoáng-vitamin-axit amin. + Thức ăn khoáng: Cần bổ sung khoáng vào thức ăn hỗn hợp để đảm bảo nhu cầu về khoáng chất của gà. Nếu thiếu khoáng gà sẽ bị rối loạn quá trình trao đổi chất, sinh trưởng bị ngừng trệ. Nguồn chất khoáng làm thức ăn gia cầm: Các loại thức ăn cung cấp các nguyên tố vi lượng và đa lượng. Các loại hóa chất cung cấp các nguyên tố vi lượng được sử dụng phổ biến trong sản xuất thức ăn gia cầm là: Hóa chất cung cấp nguyên tố Coban: CoCO3.CoSO4.7H2O, CoCl2.6H2O, Co(CH3COO)2.4H2O. Hóa chất cung cấp nguyên tố Đồng: CuSO4.5H2O. Hóa chất cung cấp nguyên tố Sắt: FeSO4. Hóa chất cung cấp nguyên tố Kẽm: ZnSO4.6H2O, ZnCO3. Hóa chất cung cấp nguyên tố Mangan: MnO2, MnSO4.4H2O. Hóa chất cung cấp nguyên tố Iot: KI. Một số nguyên liệu dùng trong hỗn hợp thức ăn gia cầm: * Bột vỏ sò:
  50. 49 Dùng vỏ sò, ốc, hến sấy ở nhiệt độ thích hợp rồi đem nghiền thành bột, hay có thể đem nghiền thành bột rồi mới sấy, sau đó bổ sung vào thức ăn để giúp gia súc gia cầm tiêu hóa và hấp thụ tốt. * Muối ăn: Các loại muối thường dùng: muối trong cá khô, muối hạt. Hàm lượng muối bổ sung vào hỗn hợp thức ăn 7%) gà luôn có cảm giác nặng diều khiến cho sự tiêu hoá thức ăn chậm lại, gà có cảm giác no lâu gà không thích ăn. 1.1.4. Thức ăn bổ sung - Axit amin công nghiệp: Bổ sung axit amin hạn chế vào thức ăn hỗn hợp để tạo sự cân đối, nếu bổ sung axit amin không hạn chế sẽ làm mất sự cân đối. Với khẩu phần cho gà chứa đỗ tương và ngũ cốc thì yếu tố hạn chế thứ nhất là methionin, với khẩu phần cho lợn chứa khô dầu lạc và ngũ cốc thì yếu tố hạn chế thứ 2 là lyzin. Các yếu tố hạn chế khác của 2 loại khẩu phần trên có thể là triptophan hay treonin tùy theo loại ngũ cốc được dùng (ngô thiếu triptophan, bột mỳ thiếu treonin). Trong thực tế sản xuất có 2 loại axit amin công nghiệp được dùng phổ biến là lyzin và methionin.
  51. 50 Lợi ích khi sử dụng axit amin công nghiệp: Thay thế được một phần thức ăn giàu protein đắt tiền như: bột cá, bột đỗ tương. Đơn giản hóa thành phần nguyên liệu trong khẩu phần. Giúp lập khẩu phần đậm đặc hơn. - Các chất chống oxy hóa: BHA (Butyl hydroxyl anisol) C11H16O2: bền ở điều kiện thường, có tác dụng chống oxy hóa dầu mỡ. Liều lượng 20 g/100 kg thức ăn hỗn hợp có dầu mỡ. Ethoxiquin: chất chống oxy hóa của bột cỏ hay bột thức ăn xanh khác. Liều lượng 125 - 150 mg/1 kg thức ăn. - Các chất tổng hợp: Apocaroten đã được este hóa: C32H44O2 Cathaxantin: C40H52O2. Hai chất này chỉ dùng cho gia cầm, làm cho da và trứng của chúng có màu hấp dẫn. Liều dùng 80 mg/1 kg thức ăn. - Chất chống độc tố nấm: Các chất này làm giảm hoạt lực của chất độc do nấm mốc sinh ra, như chất Mycofix Plus do hãng Bayer sản xuất. Các enzyme amylaza, xenlulaza, β-glucanaza làm tăng quá trình tiêu hóa thức ăn cho vật nuôi. - Các chất bổ sung làm tăng màu, mùi, vị của thức ăn: Các chất tạo màu: caroten, chất sắc tố tổng hợp như canthophyl. Chất tạo mùi: bổ sung các hương liệu vào thức ăn hỗn hợp để kích thích tính thèm ăn của gia súc gia cầm. Chất tạo vị: chủ yếu là muối.
  52. 51 1.1.5. Thức ăn hỗn hợp - Nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp (nuôi nhốt, nuôi thâm canh) muốn gia cầm phát triển tốt, chăn nuôi có hiệu quả thực sự là chúng ta phải sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. - Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là các loại thức ăn được hỗn hợp bởi nhiều nguyên liệu đơn lẻ khác nhau từ thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng vật v.v và cũng được bổ sung các chất dinh dưỡng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho gia cầm. - Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có ưu điểm là cân bằng các thành phần dinh dưỡng như năng lượng, protein, vitamin, khoáng ngoài ra còn bổ sung thêm một lượng rất nhỏ các men tiêu hoá protein, xơ, chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh, chất chống mốc, chống oxyhoá - Tuỳ theo giống, lứa tuổi, giai đoạn phát triển , hướng sản xuất v.v mà xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho phù hợp với yêu cầu sinh lý duy trì, phát triển, tăng trọng của gia cầm. Hay nói cách khác tuỳ loại giống, lứa tuổi phát triển, hướng sản xuất của gia cầm mà ta lựa chọn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho phù hợp để tạo điều kiện cho gia cầm phát triển tốt, cho nhiều sản phẩm, chăn nuôi có lãi. 1.2. Chuẩn bị các loại thức ăn 1.2.1. Xác định chủng loại thức ăn - Thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, không chứa mầm bệnh và các chất độc hại quá ngưỡng quy định. - Thức ăn không có các chất hoặc có chứa các chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gà thả vườn. - Nếu tự phối chế cần phải dựa trên cơ sở xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho gà thịt để xác định các chủng loại nguyên liệu cần chuẩn bị: Ví dụ: Nguyên liệu phối hợp thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn như: Ngô, khô đỗ tương, bột cá, bột thịt xương, cám, bột đá, bột xương, premix, amino acide công nghiệp.
  53. 52 - Trên cơ sở các đối tượng gia cầm nuôi (giống, tuổi) cần phối chế thức ăn hỗn hợp để bổ sung các loại nguyên liệu cần chuẩn bị. 1.2.2. Xác định số lƣợng các loại thức ăn - Căn cứ vào quy mô chăn nuôi của cơ sở để xác định số lượng thức ăn cần chuẩn bị. - Căn cứ vào loại thức ăn cần phối chế cho các đối tượng vật nuôi khác nhau để xác định số lượng nguyên liệu cần phối chế. 1.2.3. Mua nguyên liệu thức ăn - Nguyên liệu sẵn có của cơ sở chăn nuôi: Trước khi quyết định mua các loại nguyên liệu và với số lượng là bao nhiêu thì thực hiện các công việc sau: Kiểm tra lại hiện tại cơ sở chăn nuôi mình còn bao nhiêu loại nguyên liệu và với số lượng từng loại là bao nhiêu. Một số cơ sở chăn nuôi có khả năng cung cấp được bao nhiêu nguyên liệu, cần mua thêm là bao nhiêu với số lượng là bao nhiêu. - Nguyên liệu sẵn có của địa phương. Khảo sát nông dân khu vực xung quanh cơ sở sản xuất họ trồng những loại nguyên liệu nào và năng suất đạt được là bao nhiêu. Khảo sát thị trường các đại lý bán buôn bán lẻ trong vùng có khả năng cung ứng cho cơ sở mình các loại nguyên liệu nào và số lượng là bao nhiêu. Tiến hành triển khai khảo sát giá cả và lập kế hoạch đơn đặt hàng với các cơ sở cung ứng thức ăn. Đặt thu mua nguyên liệu từ các hộ nông dân và các đại lý thương nhân. - Nguyên liệu từ những địa phương khác Một số loại nguyên liệu mà địa không cung ứng đủ hoặc không có phải tìm mua ở các địa phương khác, trên cơ sở dà soát số lượng và chủng loại nguyên liệu sãn có của cơ sở hoặc tại địa phương cung cấp.
  54. 53 Khi thu mua nguyên liệu cần chú ý đến chủng loại và chất lượng của nguyên liệu cần mua. Giá cả của nguyên liệu có phù hợp không, phương thức vận chuyển và thời gian vận chuyển. 1.2.4. Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng - Đánh giá chất lượng thức ăn thông qua cảm quan khi đánh giá cần phải nắm chắc tiêu chuẩn cảm quan của các loại thức ăn: + Kiểm tra độ ẩm thức ăn bằng cảm quan. Đưa bàn tay vào khối thức ăn, đựng ở trong các đơn vị chứa như bao, túi để nhận biết về độ ẩm của thức ăn thế nào. Nếu ta có cảm giác của da bàn tay mát, khô thì độ ẩm của thức ăn đảm bảo sử dụng thức ăn lâu dài. Nếu thấy da bàn tay có cảm giác nóng, chứng tỏ độ ẩm của thức ăn quá cao Chú ý: Nếu thức ăn có độ ẩm cao phải có biện pháp xử lý ngay: sấy, phơi hoặc cho ăn hết thức ăn trong thời gian ngắn nhất. *Kiểm tra màu sắc thức ăn bằng cảm quan. Lấy một lượng thức ăn đưa lên lòng bàn tay hoặc tấm kính sau đó ta dùng mắt quan sát xem mầu của thức ăn có đảm bảo theo tiêu chuẩn không. Chú ý: Nếu thức ăn đổi mầu (mầu xám, mầu đen ) hoặc thức ăn bị nấm mốc thì chúng ta cần loại bỏ không dùng làm thức ăn cho vật nuôi vì thức ăn đã bị hư hỏng nếu cho vật nuôi ăn sẽ bị ngộ độc bởi độc tố của nấm mốc (aflatoxin) hoặc các chất độc khác do hư hỏng. * Kiểm tra mùi, vị thức ăn bằng cảm quan. + Kiểm tra mùi của thức ăn: Lấy 20g thức ăn hỗn hợp hoặc nguyên liệu đã nghiền nhỏ cho vào miếng giấy sạch không mùi hoặc để lên trên đĩa thuỷ tinh sạch đưa lên mũi ngửi, xem có mùi đặc trưng của thức ăn hay không. Ví dụ: Ngô, cám gạo mới có mùi thơm ngây, bột cá tốt có mùi tanh đặc trưng của cá
  55. 54 Nếu chưa phân biệt rõ mùi thì ta lấy 10g thức ăn, cho vào một cốc thuỷ tinh và cho vào 20ml nước đun sôi, đậy kín, để 5 - 10 phút sau đó bỏ tấm đậy và ngửi để nhận biết mùi của thức ăn có mùi gì. Chú ý: Nếu thức ăn có có mùi lạ, mùi hôi, mùi mốc, mùi khét thì thức ăn đã bị hư hỏng chúng ta cần xử lý hoặc loại bỏ ngay + Kiểm tra vị của thức ăn: Trước khi tiến hành thử thì xúc miệng nhiều lần. Sau đó lấy 1g thức ăn để lên đầu lưỡi nhấm thử 5 - 10 giây để nhận biết được vị của thức ăn như thế nào (chua, mặn, đắng ). Sau đó nhổ thức ăn ra và quan sát màu của thức ăn như thế nào? Chú ý: Nếu thức ăn có vị đắng, vị chua chứng tỏ thức ăn đã hư hỏng cần có biện pháp xử lý hoặc loại bỏ ngay * Kiểm tra độ sạch Kiểm tra độ sạch thức ăn bằng cảm quan. + Đưa thức ăn lên tấm kính dùng mắt để nhận biết và đánh giá được độ lấn tạp của các chất vào thức ăn như: kim loại, rơm rác, gỗ, giấy vụn, thuỷ tinh và cát sạn các loại côn trùng, sâu, mọt. + Dùng tay đưa vào đơn vị chứa thức ăn, cảm giác da bàn tay cho ta nhận biết được độ thô cứng của thức ăn hỗn hợp như cảm thấy nháp, khó đưa sâu vào đơn vị chứa. Chứng tỏ hạt nghiền thô, to hoặc thức ăn lẫn nhiều vật cứng như sỏi, đá hoặc thức ăn để lâu bị vón cục, đóng bánh. Kiểm tra độ sạch bằng phương pháp lắng cặn. Ta lấy thức ăn ở 3 vị trí của đơn vị chứa thức ăn, bao túi đựng Mỗi vị trí 100g đem trộn đều, lấy ra 10g cho vào cốc nước sạch, có lượng nước gấp 2 lần thức ăn (20ml) khuấy đều 2-3 phút sau đó để yên 5 - 10 phút xem trên mặt có trấu, mày hạt, rơm rác, giấy vụn sâu mọt nổi lên trên không. Sau đó, gạn bỏ nước trên mặt sang cốc khác rồi đổ phần thức ăn lắng đọng ở dưới đáy cốc ra tấm kính dàn mỏng xem có lẫn tạp các vật lạ như kim loại, thuỷ tinh, sỏi đá - Xác định chất lượng của các thức ăn thuộc loại nào như: thức ăn loại 1, thức ăn loại 2, thức ăn cần loại thải.
  56. 55 - Lựa chọn nguyên liệu theo chất lượng để quyết định đặt mua. - Các quy định về quản lý nguyên liệu đầu vào + Xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc cho từng loại nguyên liệu đầu vào. + Nguyên liệu nhập phải được kiểm tra để đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn đã đề ra. + Các loại nguyên liệu nhập vào kho cần có đầy đủ các thông tin sau đây: Tên nguyên liệu, ngày tháng nhập, họ tên chủ hàng. + Sử dụng nguyên liệu nhập vào theo nguyên tắc: Nguyên liệu nhập trước chế biến trước, nguyên liệu nhập sau chế biến sau. + Cần xác lập các qui trình xử lý hạt nguyên liệu (nếu thấy cần thiết) trước khi đưa vào sản xuất. 1.2.5. Nhập kho - Xác định nguyên liệu cần nhập kho + Xác định chủng loại nguyên liệu xuất nhập kho + Xác định số lượng các chủng loại nguyên liệu cần xuất nhập kho - Thực hiện nhập kho + Kiểm tra chủng loại nguyên liệu nhập kho + Kiểm tra chất lượng các loại nguyên liệu nhập kho + Cân, đo, đếm số lượng nguyên liệu cần nhập kho - Vào sổ nhập kho + Ghi tên, địa chỉ cơ sở cung cấp nguyên liệu + Ghi số lượng nguyên liệu nhập kho + Ghi chất lượng nguyên liệu nhập kho + Ghi thời gian nguyên liệu nhập kho 1.3. Chuẩn bị dụng cụ, phƣơng tiện phối trộn. - Các dụng cụ phối trộn như: các loại máy nghiền, máy trộn thức ăn hoặc xẻng, thúng, xô
  57. 56 - Các dụng cụ, thiết bị và phương tiện cần được chuẩn bị một cách chi tiết đảm bảo hoạt động tốt. - Trước khi vận hành cần kiểm tra các dụng cụ, thiết bị và phương tiên có bị hỏng hóc không, nếu hỏng hóc thì có thể sửa chữa hoặc thay thế tuỳ thuộc vào điều kiện của cơ sở hoặc tuỳ thuộc vào mức độ hỏng hóc. - Vệ sinh các dụng cụ, thiết bị và phương tiện bằng cách lau chùi sạch sẽ sau đó bảo dưỡng. - Vận hành thử xem máy móc đã hoạt động tốt chưa nếu chưa thì xem xét nguyên nhân để điều chỉnh cho phù hợp. - Các quy chuẩn về thiết bị dụng cụ. Trang thiết bị dụng cụ phối trộn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: + Phù hợp, thuận tiện cho thao tác, dễ vệ sinh, khủ trùng và bảo dưỡng. + Bề mặt của dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải làm bằng vật liệu trơ, không độc và đảm bảo vệ sinh. + Thiết bị máy móc phải được bố trí để có thể vận hành đúng với mục đích sử dụng, dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng và thuận lợi cho việc kiểm tra; + Thiết bị trộn và các dụng cụ cân đo phải được kiểm tra và hiệu chỉnh định kỳ. + Các thiết bị cơ khí, thiết bị sử dụng điện năng, nhiệt năng, thiết bị áp lực phải có quy định bằng văn bản về chế độ vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm. 1.4. Phối trộn thức ăn 1.4.1. Xây dựng công thức phối trộn Các bước thực hiện phối trộn như sau: Bước 1: Xác định nhu cầu khoáng trong hỗn hợp thức ăn. Nhu cầu protein của gà được xác định theo nghiên cứu của viện chăn nuôi Việt Nam và các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm đảm bảo phù hợp với khí hậu và các vùng sinh thái khác nhau; phù hợp với các giống gia cầm và từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của con vật.
  58. 57 Bước 2: Chọn lựa các nguyên liệu thức ăn để phối trộn hỗn hợp thức ăn khoáng. Phải biết giá trị dinh dưỡng và giá thành các nguyên liệu thức ăn đó. Nguyên liệu thức ăn phải bảo đảm chất lượng tốt và phải phù hợp với từng loại gia cầm, đảm bảo tính ngon miệng của con vật. Bước 3: Tiến hành lập công thức phối trộn. Phương pháp này thường theo các bước chính sau đây: - Xác định tỷ lệ giữa nguyên liệu là thức ăn khoáng. - Ấn định một số loại thức ăn khoáng như khoáng vi lượng, premix vitamin - Trên cơ sở thức ăn đã ấn định tính toán khối lượng của từng loại thức ăn này bằng 2 phương pháp: phương pháp đường chéo Pearson hoặc phương pháp dùng phương trình đại số, phần mềm ULTRAMIX, UFFDA . - Tính toán giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp dự kiến. - Điều chỉnh và bổ sung. Dựa vào tiêu chuẩn ăn để điều chỉnh và bổ sung các chất dinh dưỡng cho phù hợp với nhu cầu con vật Ví dụ: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho gà thịt thả vườn từ 4 - 7 tuần tuổi có tỷ lệ protein thô: 20,8%, trong 1kg thức ăn hỗn hợp có 2850 kcal EM. Bước 1: Xác định nhu cầu dinh dưỡng - Protein thô: 20,8%, trong 1kg thức ăn hỗn hợp có 2850 kcal EM Bước 2: Xác đinh các loại nguyên liệu Các loại thức ăn và giá trị dinh dưỡng Stt Tên thức ăn Protein thô (%) EM (kcal/kg) 1 Ngô 8,7 3330 2 Gạo tấm 10,0 3090 3 Bột sắn 2,0 2848 4 Cám gạo loại 1 13,5 2800 5 Khô dầu đậu tương 42,0 2420
  59. 58 6 Bột cá 55,65 2948 7 Bột bèo dâu 20,0 1850 8 Premix khoáng - vitamin - - - Một số loại thức ăn bổ sung như premix khoáng - vitamin, axit amin lượng sử dụng thường theo hướng dẫn sử dụng của các nhà sản xuất và với tỷ lệ thấp như: 0,05; 0,1; 0,25; 0,5; 1,0%. - Giới hạn tối đa của sắn sử dụng thích hợp trong thức ăn hỗn hợp của gia cầm là: 10 - 15% Bước 3: Xây dựng công thức hỗn hợp - Ấn định lượng các loại thức ăn bổ sung trong 100kg thức ăn hỗn hợp là: Bột bèo dâu: 4kg Premix khoáng - vitamin: 1kg 5 kg Các loại thức ăn còn lại: 100kg - 5kg = 95kg Các nguyên liệu sử dụng trong chăn nuôi gia cầm thường là loại thức ăn giàu năng lượng, do đó chất dinh dưỡng đầu tiên cần đảm bảo là protein. + Trong 100kg thức ăn hỗn hợp cần có 20,8kg protein. Hàm lượng protein do 4kg bột bèo hoa dâu đã cung cấp là: 4kg x 20% = 0,8kg; còn thiếu 20,8 - 0,8 = 20kg do 95 kg các thức ăn còn lại cung cấp. + Tỷ lệ % protein của 20kg protein so với 95kg là: 20x 100 = 21,05% 95 - Phân chia các loại thức ăn còn lại thành hai hỗn hợp: + Hỗn hợp 1 gồm: Ngô, gạo tấm, sắn và cám là các loại thức ăn giàu năng lượng. + Hỗn hợp 2 gồm: Bột cá và khô dầu đỗ tương là các loại thức ăn giàu protein.
  60. 59 - Chia hỗn hợp 1 làm 10 phần và tính % protein của hỗn hợp này: Ngô 4 phần x 8,7% protein = 34,8% Gạo tấm 3 phần x 10,0% protein = 30,0% Cám gạo 1 phần x 13,5% Protein = 13,5% Sắn 2 phần x 2% protein = 4,0% 82,3%/10 = 8,23% protein trong 1 phần hỗn hợp. - Hỗn hợp 2 chia làm 3 phần: Bột cá 1 phần x 55,65 % = 55,65 % Khô đỗ tương 2 phần x 42% = 84% 139,65/3 = 46,55 % protein Áp dụng phương pháp hình vuông Pearson: HH1: 8,23% 25,5 21,05 HH2: 46,55% 12,82 38,32 25,5 + 12,82 = 38,32 + Xác định khối lượng của hỗn hợp 1 trong 95kg: Trong: 38,32kg (hỗn hợp 1 + hỗn hợp 2) có 25,5kg hỗn hợp1 95kg X 25,5x 95 X = = 63,2kg HH1 38,2 Còn lại : 95 kg - 63,2 kg = 31,8 kg HH2 - Xác định khối của từng loại thức ăn trong 100kg hỗn hợp:
  61. 60 + Hỗn hợp 1 chia làm 10 phần: 63,2 - Ngô : x 4 phần = 25,28 kg 10 - Gạo tấm: 6,32 x 3 phần = 18,96 kg - Sắn : 6,32 x 2 phần = 12,64 kg - Cám: 6,32 x 1 phần = 6,32 kg * Hỗn hợp 2 chia làm 3 phần: 31,8 + Khô dầu đậu tương: x 2 = 21,2 kg 3 + Bột cá: 31,8 kg - 21,2 kg = 10,6 kg - Công thức thức ăn hỗn hợp của từng loại thức ăn trong 100kg hỗn hợp là: + Ngô: 25,28 kg + Gạo tấm: 18,96 kg + Sắn : 12,64 kg + Cám : 6,32 kg + Khô đỗ tương : 21,20 kg + Bột cá : 10,60 kg + Bột bèo dâu : 4,00 kg + Premix khoáng - vitamin: 1,00 kg Tổng : 100 kg Bước 4. Kiểm tra và điều chỉnh hỗn hợp - Kiểm tra giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp Xác định giá trị dinh dưỡng của 100kg thức ăn hỗn hợp
  62. 61 Tên thức ăn Khối lượng (kg) Protein thô (%) EM (kcal) Ngô 25,28 2,20 84182,4 Gạo tấm 18,96 1,90 58586,4 Bột sắn 12,64 0,25 35998,7 Cám gạo 6,32 0,85 17696,0 Khô đỗ tương 21,20 8,90 51304,0 Bột cá 10,60 6,04 31248,8 Bột bèo dâu 4,00 0,80 7400,0 Premix khoáng 1,00 - - Tổng 100 20,94 286416,3 - Lên công thức phối trộn Stt Tên thức ăn Tỷ lệ (%) 1 Ngô 25,28 2 Gạo tấm 18,96 3 Bột sắn 12,64 4 Cám gạo 6,32 5 Khô đỗ tương 21,20 6 Bột cá 10,60 7 Bột bèo dâu 4,00 8 Premix khoáng 1,00 Tổng 100 1.4.2. Thực hiện phối trộn - Thức ăn cho gà được trộn theo tỷ lệ phù hợp với đặc điểm sinh lý và sinh trưởng, sản xuất của gà ở các giai đoạn. Trên thị trường có nhiều loại thức ăn công nghiệp cho gia cầm, đảm bảo cân đối về dinh dưỡng, tuy nhiên giá thành
  63. 62 thường cao. Để giảm chi phí có thể kết hợp mua đậm đặc và tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tự sản xuất thức ăn cho chăn nuôi. Việc tự sản xuất lấy thức ăn là một bí quyết thành công trong chăn nuôi gà, để chế biến như thế nào cho tốt để gà lớn nhanh, tiêu tốn ít thức ăn cho một kg tăng trọng cần nắm vấn đề cơ bản sau: + Thành phần dinh dưỡng của các loại nguyên liệu. + Nhu cầu dinh dưỡng từng giống gà, từng giai đoạn tuổi. + Phối trộn các loại nguyên liệu thay thế theo từng địa phương, từng thời giá để giá thành thức ăn hợp lý mà chất lượng vẫn tốt với mục đích cuối cùng là giá thành một cân thịt, trứng rẻ nhất. + Bổ sung thêm rau xanh, giun đất, mối cho gà khi chăn thả. + Nếu sử dụng thức ăn đậm đặc thì tỷ lệ trộn thêm tới 70 - 80%. Có thể trộn thức ăn từ những nguyên liệu có ở địa phương với thức ăn đậm đặc như công thức gợi ý đưới dây hoặc có thể thay thức ăn đậm đặc bằng đầu tương (rang chín, nghiền nhỏ hoặc luộc chín trộn với ngô, cám gạo cho ăn trong ngày) hoặc thay thế bằng giun đất, mối L•îng thức ăn cho 50 con gà giai đoạn từ 4 tuần tuổi đến xuất bán (22 - 90 ngày tuổi) Tuần tuổi Tiêu tốn thức ăn Tiêu tốn thức ăn Ghi chú (kg/50con/ngày) (kg/50con/tuần) 4 2,25 15,75 5 2,75 19,25 6 3,35 23,45 7 3,90 27,30 8 4,25 29,75 9 4,35 30,45 10 4,50 31,50 11 4,75 33,25
  64. 63 12 5,00 35,00 13 5,25 36,75 Tổng 40,35 282,45 Tổng lượng thức ăn cho 50 gà cả 2 giai đoạn (giai ®o¹n óm vµ nu«i thÞt) : 6,95 kg + 282,45 kg = 289,4 kg Giới thiệu một số công thức phối trộn thức ăn CÔNG THỨC PHỐI TRÔN KHÔNG CÓ BỘT SĂN (Đậm đặc sử dụng cám C20 của hãng Con cò) Công thức thức ăn sử dụng cho gà có độ tuổi từ 4 đến 8 tuần S Nguyên liệu Tỷ lệ % tt 1 Bột ngô nghiền 52(60) 2 Cám gạo 19(20) 3 Đậm đặc 29(20) Tổng hỗn hợp 100 Với gà ở độ tuổi này thức ăn đậm đặc nên giảm đi, không nên dùng ở tỷ lệ tương đương như cho gà con từ 1 đến 4 tuần tuổi CÔNG THỨC PHỐI TRỘN CÓ BỘT SẮN: Công thức này nếu sử dụng thì dùng để nuôi gà từ 8 tuần tuổi đến xuất bán, không thể dùng công thức này thay thế nuôi gà có độ tuổi từ 4 đến 8 tuần vì giá trị dinh dưỡng của công thức này thấp hơn).
  65. 64 S Nguyên liệu Tỷ lệ % tt 1 Bột ngô nghiền 51(54) 2 Cám gạo 16(16) 3 Bột sắn 10(10) 4 Đậm đặc 23(20) Tổng hỗn hợp 100 C20 là thức ăn đậm đặc của hãng Con Cò Cách trộn : đúng, trộn đều: lưu ý trộn những loại nguyên liệu phụ; ít trước sau đó trộn dần dần theo nguyên tắc đồng lượng. Tốt nhất cuối cùng nên trộn qua
  66. 65 sàng 2 - 3 lần để thức ăn đồng đều. Chế biến pha trộn đến đâu dùng đến đó. Không được trữ thức ăn tồn đọng quá 30 ngày vì dễ bị phân huỷ, hỏng. Chống ẩm cho nguyên liệu dự trữ và thức ăn. Chú ý: Nên chọn nguyên liệu còn mới; có mùi thơm, màu sắc đặc trưng. Không sử dụng các loại nguyên liệu thức ăn bị mốc, ẩm, vón cục, có mùi hoặc màu sắc lạ, lẫn nhiều tạp chất. Nguyên liệu thức ăn bị mốc có chứa độc tố gây ngộ độc, ỉa chảy kéo dài, làm giảm khả năng tăng trọng hoặc đẻ trứng; ngộ độc nặng gà có thể bị chết hàng loạt. Gà không ưa thức ăn mặn cho nên khi phối trộn thức ăn phải nhạt, lượng muối tổng số không vượt quá 0,5% . 1.4.3. Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng - Kiểm tra độ ẩm thức ăn bằng cảm quan: 13 - 14% - Kiểm tra màu sắc thức ăn đã đạt yêu cầu chưa (mầu vàng, tươi sáng) - Kiểm tra mùi, vị thức ăn đã đạt yêu cầu chưa (mùi thơm, vị mặn) - Kiểm tra độ sạch của thức ăn (có lẫn tạp chất không)
  67. 66 - Kiểm tra kích thước, độ đồng đều của viên thức ăn (độ mịn và đồng đều của thức ăn). 1.5. Bao gói và bảo quản thức ăn 1.5.1. Bao gói thức ăn Thức ăn được đổ vào bao bì đóng bao bảo quản. Bao đựng thức ăn là bao 2 lớp: lớp trong dùng nilon tránh tiếp xúc nước, không khí, lớp ngoài làm từ sợi nilon. Thức ăn sau khi phối trộn được cân định mức lượng thức ăn theo quy định và khâu kín bao bì. 1.5.2. Bảo quản thức ăn - Kho bảo quản phải để ở nơi khô ráo, thoáng mát, chống dột, trong kho phải có hệ thống lạnh và hút ẩm. - Trước khi nhập thức ăn vào kho, phun thuốc chống nấm. - Trong kho phải phân các khu để từng loại sản phẩm riêng biệt. - Mỗi nhà kho phải có dụng cụ cứu hỏa. - Mỗi nhà kho phải có bảng hiệu rõ ràng, đầy đủ. - Thức ăn hỗn hợp không nên dự trữ lâu quá 10 ngày. - Thức ăn được bảo quản trong kho lạnh có điều hòa nhiệt độ to = 15 - 18oC, ẩm độ từ 50 - 60%. - Không để hóa chất, thuốc sát trùng lẫn vào kho dự trữ. - Khi xuất kho phải xuất phía trong trước, xuất thức ăn cũ trước. - Để thức ăn lên giá kê cách xa tường và nền nhà, không để chỗ nào quá kín hoặc quá ướt. 1.6. Chuẩn bị nƣớc uống 1.6.1. Nguồn cung cấp nƣớc - Tính toán xác định với quy mô của cơ sở thì dùng hàng ngày hết bao nhiêu nước cho các hoạt động (nước uống, nước làm mát ).
  68. 67 - Kiểm tra xem nguồn nước cung cấp có đủ để sử dụng để nuôi gà trong giai đoạn không, nếu thiếu thì có nguồn nào bổ sung không. - Nguồn nước có thể sử dụng nguồn giếng khoan hoặc nước máy là tốt nhất. Nếu sử dụng nước sông, suối thì phải qua xử lý trước khi dùng (lọc, xử lý bằng clo ). 1.6.2. Kiểm tra chất lƣợng nƣớc - Kiểm tra độ trong đục bằng cảm quan, tuy nhiên không đánh giá hết được chất lượng nước. - Định kỳ mang đến các trung tâm xét nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu hóa học và vi sinh vật là tốt nhất. 1.6.3. Vệ sinh nƣớc uống - Đối với nước cho gà uống: Xây dựng bể chứa, bơm nước lên cho tiếp xúc với môi trường một thời gian trước khi sử dụng hoặc bơm lên bể xử lý bằng hóa chất trước khi dùng. - Nước để phục vụ làm mát chuồng: không cần thiết phải xây dựng bể chứa mà có thể bơm trực tiệp đưa vào hệ thồng làm mát dùng ngay. - Nguồn nước phải xây dựng cách xa nguồn lây nhiễm dịch bệnh. - Thường xuyên vệ sinh, sát trùng bể chứa, máng uống. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Nhận tiết, phân loại và mô tả đặc điểm các loại thức ăn - Xác định các bước chuẩn bị thức ăn - Xác định các bước phối hợp khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn. - Mô tả các bước thực hiện phối trộn hỗn hợp thức ăn - Mô tả phương pháp bao gói và bảo quản thức ăn Bài tập 1: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp gà con giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 20%, năng lượng trao đổi là 2900 kcal/kg, Ca là 0,9% và P là 0,4%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng.
  69. 68 Bài tập 2: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp gà con giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 19%, năng lượng trao đổi là 2900 kcal/kg, Ca là 0,9% và P là 0,45%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 3: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp gà hậu bị. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 16%, năng lượng trao đổi là 2850 kcal/kg, Ca là 1,2% và P là 0,35%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. Bài tập 4: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp gà đẻ. Tỷ lệ protein thô của hỗn hợp là 15%, năng lượng trao đổi là 3000 kcal/kg, Ca là 4,0% và P là 0,4%. Nguyên liệu tự chọn tuỳ theo điều kiện cơ sở có thể sử dụng. - Bài tập 5: Thực hiện phối trộn 50kg hoặc 100kg thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn. - Bài tập 6. Thực hiện kiểm tra đánh giá thức ăn mới phối trộn ở bài tập 5 bằng cảm quan. C. Ghi nhớ: - Đặc điểm các loại thức ăn - Chuẩn bị thức ăn để phối trộn - Phương pháp phối hợp khẩu phần thức ăn hỗn hợp - Kiểm tra đánh giá chất lượng thức ăn bằng cảm quan - Phương pháp bao gói và bảo quản thức ăn.
  70. 69 Bài 4: Nuôi dƣỡng gà sinh sản thả vƣờn Mục tiêu: - Xác định được nhu cầu dinh dưỡng cho gà thả vườn. - Chọn được loại thức ăn hỗn hợp phù hợp. - Thực hiện nhận đúng chủng loại, đủ số lượng và kiểm tra được chất lượng thức ăn hỗn hợp. - Thực hiện được công việc cho gà ăn, uống. - Thực hiện được việc theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn và điều chỉnh kịp thời. A. Nội dung: 1.1. Xác định nhu cầu dinh dƣỡng 1.1.1. Xác định nhu cầu dinh dƣỡng gà thả vƣờn sinh sản - Tiêu chuẩn khẩu phần cho các giống ga địa phương Gà nội có tốc độ tăng trọng thấp, đẻ trứng ít (do giống tự nhiên, không được chọn lọc như gà công nghiệp) nên không cần cng cấp thức ăn cho hàm lượng dinh dưỡng cao và số lựng nhiều. Nếu cho ăn thức ăn hỗn hợp dinh dưỡng cao hơn yêu cầu thì gà thải ra ngoài thậm chí gây rối loạn tiêu hoá và giảm năng suất chăn nuôi. Ví dụ: Các giống gà ri, gà Mía chỉ cần cho ăn thêm 30% thức ăn hỗn hợp so với tổng lượng thức ăn gà yêu cầu, và hàm lượng năng lượng trao đổi 2.800 - 2.900 kcal/kg, hàm lượng protein 14 - 15% ở giai đoạn gà trưởng thành và gà đẻ, nếu nuôi chăn thả tự nhiên ở vườn bài rộng. Còn giai đoạn gà con: 18 19% protein và 2.900 kcal/kg thưc ăn. tuy nhiên ở nông thôn, vùng đồng bằng nhadf chật, vườn hẹp, gọi là “vườn” nhưng thực chất chỉ là sân chơi, không kiếm ăn được thì phải nuôi theo phương thức bán công nghiệp hoặc công nghiệp và phải cung cấp chất lượng và số lượng thức ăn qua các giai đoạn như nuôi gà giống hướng trứng. Ví vụ như lúc nuôi gà đẻ từ 9 - 20 tuần tuổi cho ăn 50 - 70g thức ăn hỗn hợp với mức năng lượng trao đổi 2.750kcal/kg và 12 - 13% protein. Giai đoạn đẻ
  71. 70 (sau 20 ntuần tuổi) cho ăn 90 - 95g thức ăn hỗn hợp với mức năng lượng trao đổi 2750 - 2800kcal/kg và 14 - 15% protein, canxi 2,8 - 3,0%, phốt pho tổng số 0,65 - 0,70%. Nếu gà địa phương lại nuôi nhốt theo phương thức công nghiệp thì không mang lại hiệu quả kinh tế. - Tiêu chuẩn khẩu phần cho các giống gà nhập nội: Trong những năm gần đây chúng ta nhập một số giống gà chăn thả từ Trung Quốc, Đài Loan, Israel như gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir, Sasso Các giống gà này tăng trọng chậm và đẻ ít hơn giống gà công nghiệp siêu thịt và siêu trứng, nhưng dễ nuôi, có thể nuôi nhốt kết hợp với chăn thả, thích hợp với chăn nuôi hộ ở nông thôn. Tuy nhiên để đạt hiệu quả chăn nuôi phải áp dụng phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp có nghĩa là phải nuôi bằng thức ăn hỗn hợp với đủ số lượng và chất lượng thức ăn xấp xỉ như gà công nghiệp chuyên đẻ trứng. Bảng 1: Tiêu chuẩn dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho giống gà Tam Hoàng nuôi đẻ trứng (Tài liêu TQ) Chỉ tiêu dinh Qua các giai đoạn tuần tuổi dƣỡng 0 - 8 tuần tuổi 9 - 19 tuần tuổi 20 - 72 tuần tuổi NLTĐ kcal/kg 2900 2750 2750 Protein thô % 20 14,5 16 Mỡ thô% 3,0 3,0 3,0 Xơ thô % 2,5 3,0 3,0 Canxi % 1,0 1,0 3,2 Phốt pho TS % 0,73 0,65 0,7 Phốt pho HT % 0,48 0,42 0,45 Lysine % 0,9 0,76 0,9 Methionin % 0,36 0,30 0,4 Arginin % 0,95 0,90 0,95
  72. 71 VitaminA UI/kgTA 8800 8800 11000 VitaminD3 UI/kgTA 2750 2750 3300 VitaminE UI/kgTA 11 11 15,4 VitaminK mg/kgTA 2,2 2,2 1,1 VitaminB2 mg/kgTA 5,5 5,5 9,9 VitaminB12 mg/kgTA 0,011 0,011 0,011 Vitamin PP mg/kgTA 3,3 3,3 4 Tiêu chuẩn dinh dưỡng cho gà Tam Hoàng xấp xỉ với tiêu chuẩn dinh dưỡng của gà đẻ hướng trứng cao sản trong điều kiện nuôi nhốt. Bảng 2. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà VCN - G5 theo các giai đoạn Thành phần dinh Gà con (tuần) Gà hậu bị Gà đẻ dưỡng 0 - 3 4 - 9 10 - 19 trên 20 tuần (1kg thức ăn) tuổi tuần tuổi tuần tuổi tuần tuổi NLTĐ(kcal/kg TA) 2975 2875 2750 2800 Protein thô (%) 20,0 18,0 15,5 17,0 Can xi(%) 1,0 0,95 0,9 3,8 Phốt pho(%) 0,5 0,45 0,45 0,42 Xơ thô(%) 2,0 3,5 5,0 5,0 Nacl(%) 0,16 0,15 0,15 0,15 Lysine(%) 1,2 1,0 0,75 0,85 Metionin(%) 0,54 0,45 0,34 0,43
  73. 72 1.1.2. Xác định nhu cầu dinh dƣỡng cho gà thịt thả vƣờn Bảng 3: Tiêu chuẩn dinh dưỡng khẩu phần của gà chăn thả nuôi thịt Giai đoạn 0 - 4 5 - 8 9 tuần tuổi Chỉ tiêu tuần tuổi tuần tuổi - Giết thịt N.lượng ME (Kcal/kg) 2800 2850 2900-3000 Protein (%) 19 18 16 ME/Protein 147,3 158,33 181,25 Methionin (%) 0,42 0,39 0,38 Lyzin (%) 1,08 1,05 0,97 Canxi (%) 1,2 1,19 1,18 Phospho tổng số (%) 0,77 0,76 0,78 NaCl tổng số (%) 0,32 0,33 0,31 1.2. Chọn hỗn hợp thức ăn, nƣớc uống 1.2.1. Chọn hỗn hợp thức ăn - Việc lựa chọn loại thức ăn tốt là rất quan trọng, tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều các hãng sản xuất thức ăn với công nghệ khác nhau và nhiều công thức phối hợp khẩu phần khác nhau, vì vậy người chăn nuôi cần tham khảo để tính toán, chế biến hoặc chọn mua các loại thức ăn hỗn hợp cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của cơ sở mình để đem lại hiệu quả chăn nuôi cao. - Giới thiệu một số loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và hỗn hợp đậm đặc dành cho gà thả vườn: * Thức ăn gà vàng (do công ty Proconco sản xuất) cho gà đẻ, gà thịt Dùng thức ăn gà vàng, người chăn nuôi giảm được chi phí thức ăn (tiết kiệm được từ 5 - 6% tiền thức ăn so với các loại cám cho gà công nghiệp khác),
  74. 73 tăng trưởng nhanh, đồng đều, gà có màu da vàng, chân vàng, dễ bán, được giá (giá cao). Thức ăn hỗn hợp gà vàng gồm các loại sau: Hỗn hợp gà vàng C28A: cho gà thịt từ 1 - 12 ngày tuổi. Hỗn hợp gà vàng C28B: cho gà thịt từ 13 - 24 ngày tuổi. Hỗn hợp gà vàng C29: cho gà thịt từ 25 - 43 ngày tuổi. Hỗn hợp gà vàng C29B: cho gà thịt trên 45 ngày tuổi. Hỗn hợp C28A, C28B, C29 sẽ giúp đàn gà: Da vàng, chân vàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, ít mỡ, nạc nhiều, dễ bán, giảm chi phí thức ăn, giảm tỷ lệ hao hụt, gà không bị bại liệt hai chân. Dạng thức ăn: C28A, C28B: dạng mảnh. C29: dạng viên. Lưu ý: nên chuyển đổi thức ăn C28B dạng mảnh sang thức ăn C29 dạng viên từ từ trong 3 ngày để gà thích nghi tốt. ( C28A là cám viên của hãng Con Cò, cho ăn thẳng) + Thức ăn đậm đặc gà vàng C20: sử dụng cho suốt đời gà (từ 1 ngày tuổi đến lúc xuất thịt).
  75. 74 Công thức pha trộn: Tỷ lệ pha trộn Nguyên liệu 1 - 21 ngày 22 - 42 ngày > 42 ngày Ngô 57 57 57 Cám gạo 8 12 15 C20 đậm đặc 35 31 28 Cộng 100 100 100 - Thức ăn đậm đặc C25 cho gà hậu bị và C210 cho gà đẻ. Công thức pha trộn: Tỷ lệ pha trộn cho gà hậu bị (%) Tỷ lệ pha trộn cho gà đẻ (%) Nguyên liệu 1 - 10 tuần tuổi 10 - 19 tuần tuổi 40 tuần tuổi > 40 tuần tuổi Ngô xay 53 34 40 43 Tấm 10 - - - Cám mịn 5 15 25 25 Lúa xay - 25 - - C25 32 26 - - C210 - - 35 32 Cộng 100 100 100 100 Lưu ý: Có thể thay lúa xay bằng 1/2 cám + 1/2 bắp hay tấm.
  76. 75 * Thức ăn cho gà đẻ (do công ty CP. Group sản xuất): Gà đẻ 1: Dùng cho gà con từ 1 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi. Thức ăn hỗn hợp dạng viên, có thành phần dinh dưỡng cao, cân đối các axit amin giúp cho gà đẻ trong giai đoạn đầu khoẻ mạnh, độ đồng đều cao. Có bổ sung thuốc phòng bệnh. Gà đẻ 2: Dùng cho gà hậu bị từ 9 - 18 tuần tuổi. Có thành phần dinh dưỡng phù hợp, cân đối các axit amin và khoáng chất giúp cho gà hậu bị đạt trọng lượng phù hợp, bộ xương tốt, độ đồng đều cao và sức khoẻ tốt chuẩn bị cho giai đoạn vào đẻ. Có bổ sung thuốc phòng bệnh. Gà để 3: Dùng cho gà con từ 19 tuần đến loại đàn. Đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ dinh dưỡng tốt. Giàu vitamin và khoáng đa, vi lượng giúp gà đẻ nhiều, trứng to , vỏ dày, lòng đỏ nhiều, thời gian khai thác lâu dài. Gà đẻ 6: Là thức ăn đậm đặc dùng cho gà đẻ từ 19 tuần tuổi đến loại đàn. Pha trộn với bột ngô và cám gạo theo công thức hướng dẫn cho ra thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đáp ứng tối đa nhu cầu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho gà đẻ. Công thức pha trộn đậm đặc gà đẻ 6: Tỷ lệ pha trộn (%) Công thức Gà đẻ 6 Bột ngô Tấm gạo Cám gạo Vỏ sò 1 30 - 30 40 - 2 30 30 - 40 - 3 30 27 - 40 3 1.2.2. Nƣớc uống cho gà Trong chăn nuôi gà, cần phải hết sức lưu ý đến vấn đề về nước uống; đặc
  77. 76 biệt phải chú ý cung cấp nước uống cho gà đầy đủ hàng ngày. Nguồn nước sử dụng phải là nước sạch, đảm bảo vệ sinh để tránh cho đàn gà nhiễm phải các mầm bệnh hoặc các chất độc hại có trong nước. Nếu nguồn nước không đảm bảo an toàn thì có thể dùng thuốc sát trùng Chloramin hoặc VikonS pha vào nước theo tỷ lệ 100 gam thuốc cho vào 100 lít nước để sát trùng nước uống. Không bao giờ để gà khát nước, máng hết nước. Nếu đàn gà nuôi mà không được uống nước trong 1 ngày thì 2 ngày tiếp theo gà sẽ không tăng trưởng được về khối lượng và sẽ chậm lớn trong 1,5 tháng sau đó. Lượng nước uống hàng ngày của gà có thể khác nhau tùy theo mùa, nhưng trung bình lượng nước mà đàn gà tiêu thụ hàng ngày gấp đôi lượng thức ăn. Do vậy, căn cứ vào tuổi của gà, lượng thức ăn ăn vào và nhiệt độ môi trường để tính lượng nước cho gà uống, đặc biệt khi pha thuốc tăng sức đề kháng, phòng bệnh, chữa bệnh cho đàn gà. 0 Chú ý: Không cho gà con uống nước lạnh (dưới 20 C). Mùa hè, nhiệt độ môi trường cao, cho gà uống nước càng mát càng tốt, do vậy bể nước, thùng nước và ống dẫn nước phải thiết kế sao cho tránh nắng chiếu trực tiếp 1.3. Nhận và kiểm tra thức ăn. - Kiểm tra đơn đặt hàng (chủng loại, số lương, chất lượng) - Nhận thức ăn nhập kho đúng với yêu cầu đơn đặt hàng - Khi nhận hàng kiểm tra chất lượng (bao bì còn nguyên không, thời gian sản xuất, hạn sử dụng, thành phần dinh dưỡng, chất lượng thức ăn ). Trong trường hợp thức ăn không đủ tiêu chuẩn cần phải loại bỏ ngay. - Ghi chép sổ sách thức ăn nhập kho (chủng loại, số lương, chất lượng) 1.4. Cho gà ăn, uống 1.4.1. Cho gà con ăn, uống - Cho gà ăn, uống giai đoạn úm từ 0 - 3 tuần tuổi: + Cho gà ăn: Dùng thức ăn gà con chủng loại 1 - 21 ngày (nếu là thức ăn hỗn hợp viên), nếu thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn
  78. 77 hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt. Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, sau đó từ 2 - 3 giờ dùng bay sắt cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới để cho gà ăn. Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 8-10 lần. Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30. + Cho gà uống nước: Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, 2 tuần đầu dùng máng cỡ 1,5-2,0 lit, các tuần sau dùng máng cỡ 4,0lit. Đế máng uống kê thật phẳng bằng gạch mỏng cao hơn độn lót chuồng từ 1cm đến 3cm tùy theo độ lớn của gà để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống. Máng uống đặt xen kẽ với khay ăn Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần(sáng, chiều, tối, và giữa đêm). - Cho gà ăn, uống giai đoạn từ 4 - 9 tuần tuổi: + Cho gà ăn: Dùng thức ăn gà dò chủng loại 21 - 42 ngày (nếu là thức ăn hỗn hợp viên), nếu thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt. Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau: 1. Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới 2. Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới 3. Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới
  79. 78 4. Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới Cho gà ăn bằng máng trung P30, sau đó chuyển dần cho gà ăn bằng máng đại P50, đổ thức ăn vào máng có chiều cao bằng 1/2 của thân máng, định kỳ 2 giờ lắc máng cho thức ăn rơi xuống. Máng được treo bằng dây sao cho miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 30 con - 40 con/máng. Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 2 lần (sáng, tối) hoặc 4 lần (sáng, chiều, tối, đêm). + Cho gà uống nước: Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, dùng máng cỡ 4,0 lít hoặc 8 lít. Đế máng uống kê thật phẳng bằng gạch cao hơn độn lót chuồng từ 4 cm đến 5 cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống. Máng uống đặt với số lượng 100 con cho 1 máng. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần (sáng, chiều, tối, và giữa đêm). 1.4.2. Cho gà hậu bị ăn, uống - Cho ăn: Dùng thức ăn gà hậu bị(nếu là thức ăn hỗn hợp viên),thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt, không mốc Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau: + Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới + Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới + Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới + Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới
  80. 79 Cho gà ăn bằng máng đại P50,. Máng được treo bằng dây sao cho miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 17con- 15 con/máng Cho gà ăn hạn chế theo định lượng hàng tuần quy định: Mức ăn cho một gà/ngày căn cứ vào bảng quy định. Mức ăn này chỉ là gợi ý, nếu khối lượng gà trung bình khi kiểm tra có giá trị tương đương theo quy định thì mức cho ăn như quy định, nếu khối lượng gà đạt thấp hơn thì mức ăn tăng thêm, nếu khối lượng gà đạt cao hơn thì mức ăn giảm đi Phân phối lượng thức ăn hàng ngày phải theo số đầu gà nuôi(lượng ăn của cả đàn trong ngày = mức ăn của 1 con/ngày/tuần × số gà có mặt hàng ngày). Phân phối thức ăn cho gà ăn từ 1 đến 2 lần trong ngày Khi phân phối thức ăn vào máng cần đổ đều lượng, không cho máng có nhiều, máng có ít thức ăn Lượng ăn của gà sẽ được điều chỉnh hàng tuần sau khi có kết quả kiểm tra khối lượng cơ thể gà hàng tuần - Cho uống: Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, dùng máng cỡ 8lit hoặc cho uống máng dài (loại máng dài 1,2m bằng tôn được đặt trên rãnh thoát nước), máng uống dài cần phải có chụp bằng song sắt để không cho gà lội vào máng Đế máng uống tròn kê thật phẳng bằng gạch cao hơn độn lót chuồng từ 8cm đến 10cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống Máng uống đặt với số lượng 100 con cho 2 máng uống tròn và 100con cho 1 máng uống dài Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 2 lần(sáng, chiều) 1.4.3. Cho gà đẻ ăn, uống - Cho gà ăn: + Khi gà bước vào nuôi ở tuần cuối cùng của giai đoạn hậu bị phải chuyển thức ăn và cho gà ăn thức ăn gà đẻ
  81. 80 + Định mức ăn: Dựa vào mức ăn tiêu chuẩn đã quy định để làm căn cứ xây dựng định mức ăn và cần lưu ý như sau + Giữ nguyên mức ăn của tuần cuối giai đoạn hậu bị đến khi gà đẻ đạt tỷ lệ 5% + Khi gà đẻ đạt tỷ lệ 5% toàn đàn thì bắt đầu tăng mức ăn(tăng theo nguyên tắc tăng dần) và đạt mức ăn cao nhất tại thời điểm đẻ đạt tỷ lệ 50%, và giữ nguyên mức ăn này đến thời điểm đạt đỉnh và trong suốt thời gian đạt đỉnh đẻ + Sau thời điểm đạt đỉnh đẻ, gà bắt đầu đẻ xuống thì mức ăn cũng giảm theo, tuy nhiên không giảm đột ngột, thường giảm không quá 1g/con/ngày trong 1 tuần + Mức ăn thấp nhất sau khi điều chỉnh bằng 88 – 92% so với mức ăn đạt đỉnh và giữ nguyên mức ăn này cho đến khi loại thải đàn gà + Cho ăn: Bố trí máng ăn 20 - 22 con/máng, hàng ngày cần nắm chắc số lượng gà có mặt trong chuồng để lấy thức ăn vừa đủ + Phân phối lượng thức ăn hàng ngày phải theo số đầu gà nuôi (lượng ăn của cả đàn trong ngày = mức ăn của 1 con/ngày/tuần × số gà có mặt hàng ngày). Phân phối thức ăn cho gà ăn từ 1 đến 2 lần trong ngày - Cho gà uống nước: Cho gà uống nước sạch và mát thỏa mãn, hàng ngày vệ sinh máng uống theo quy định của thú y. Máng uống dùng loại máng dài đặt trên rãnh thoát nước có chụp song sắt. mật độ máng uống đặt 2 máng dài cho 100 gà (loại máng tôn dài 1,2m). 1.4.4. Cho gà thịt ăn, uống - Cách cho gà con ăn: + Giai đoạn từ 0 - 3 tuần tuổi: Gà con nhận về cho uống nước trước và cho ăn sau, khi cho ăn cần rắc một lượng thức ăn mỏng trên khay, mẹt để cho gà ăn hết, lại rắc tiếp lần khác. Gà con úm 2 tuần đầu cần cho ăn 9 -10 lần/ngày, trước khi cho ăn nếu còn thức ăn trong khay thì cần sàng loại bỏ phân và chất độn chuồng lẫn vào thức ăn. Số lượng máng như sau: