Giáo trình Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật - Phần thứ hai: Nội dung và phương pháp dạy mỹ thuật ở tiểu học

pdf 92 trang ngocly 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật - Phần thứ hai: Nội dung và phương pháp dạy mỹ thuật ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_my_thuat_va_phuong_phap_day_hoc_my_thuat_phan_thu.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật - Phần thứ hai: Nội dung và phương pháp dạy mỹ thuật ở tiểu học

  1. Phần thứ hai Nội dung và ph−ơng pháp dạy Mỹ thuật ở tiểu học CCh−ơng III Vẽ theo mẫu và ph−ơng pháp dạy vẽ theo mẫu A − Vẽ theo mẫu I − Khái niệm Mọi thứ đều có thể là chủ đề để vẽ. Nh− vậy vẽ gì không phải là điều quan trọng, mà quan trọng nhất là mỗi ng−ời học đều phải yêu thích vẽ và hiểu rằng vẽ giúp họ học hỏi một cách có hiệu quả về thế giới hiện hữu. Học vẽ giúp chúng ta có cái nhìn mới về mọi vật, về thế giới xung quanh, giúp chúng ta hiểu đ−ợc những nguyên lý, những ph−ơng pháp tạo hình căn bản, nắm vững ph−ơng pháp vẽ theo mẫu một cách tự tin và hào hứng. Tuy nhiên, hội họa cũng là một công việc đòi hỏi tính chủ động. Ngoài những nguyên tắc, cách thức và ph−ơng pháp đ−ợc học, ng−ời vẽ phải biết tự cảm nhận, tự phân tích hơn là rập khuôn. Nh− vậy, để vẽ tốt cần có sự kết hợp giữa cảm nhận và phân tích chứ không phải chỉ nhìn nhận sự vật một cách máy móc, khô cứng theo những quy tắc nhất định. Ph−ơng tiện để vẽ ngày nay rất phong phú, đa dạng nh−ng không có hiểu biết cơ bản về hội họa thì dù dụng cụ có tính năng tốt nhất cũng không thể giúp chúng ta vẽ đ−ợc một bức tranh đẹp, hay thể hiện đ−ợc điều mà chúng ta tâm đắc. Muốn hiểu đ−ợc khái niệm "Vẽ theo mẫu" cần hiểu thêm các thuật ngữ chuyên môn liên quan sau đây : 61
  2. 1. Vẽ hình họa Hình họa là một môn học cơ bản của ngành Mỹ thuật ở tr−ờng chuyên nghiệp nh− tr−ờng Đại học Mỹ thuật, Đại học Mỹ thuật công nghiệp, tr−ờng Đại học Kiến trúc, tr−ờng Cao đẳng S− phạm Nhạc − Họa, tr−ờng Trung cấp Mỹ thuật, Hình họa đ−ợc vẽ bằng chì đen hoặc than vẽ gọi là hình họa đen trắng và vẽ bằng màu (màu bột , sơn dầu, ) gọi là hình họa màu. Các mẫu vẽ để thực hiện các bài tập hình hoạ là những hình khối cơ bản : Hình lập ph−ơng, hình lăng trụ, hình hộp, hình cầu, hình chóp, hình tháp, hình đa diện, Các đồ vật biến dạng từ hình khối cơ bản nh− : ấm, chén, chai, lọ, phích n−ớc, bát, đĩa, ; các loại hoa, quả, ; các mô hình mũi, mắt, tai, miệng, phù điêu hoa lá, ; t−ợng đầu ng−ời, t−ợng bán thân, t−ợng toàn thân ; Các t− thế ng−ời thật : chân dung, bán thân và toàn thân ở các dáng thế khác nhau, Các bài tập về vẽ ng−ời là những bài tập có yêu cầu cao nhất của môn học. Bài tập trong ch−ơng trình môn Hình hoạ đ−ợc sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ vẽ hình đến vẽ đậm nhạt và vẽ màu. Chất liệu cũng đ−ợc sắp xếp theo thứ tự từ chì, than đến màu bột, màu n−ớc, sơn dầu. Trọng tâm nghiên cứu của hình họa là hình, khối và màu sắc của sự vật. Qua đó ng−ời vẽ luyện cách quan sát, nhận xét, đánh giá về kích th−ớc, tỷ lệ, đậm nhạt màu sắc để diễn tả đ−ợc đối t−ợng. Hình họa là môn học cơ bản hỗ trợ cho vẽ trang trí và sáng tác tranh sau này. 2. Vẽ tả thực Vẽ tả thực là tên gọi của một phân môn Mỹ thuật ở tr−ờng phổ thông, tiểu học, trung học cơ sở và trung học chuyên ban tr−ớc năm 1980. Thuật ngữ này đ−ợc dùng đến năm 1980 thì đ−ợc thay bằng "Vẽ theo mẫu". Có sự thay đổi đó là do nhiều ng−ời đã hiểu sai tên gọi của phân môn dẫn đến làm sai, cho rằng vẽ tả thực là phải vẽ nh− thực, giống y nguyên thực, về kích th−ớc, tỷ lệ, đậm nhạt nh− chụp ảnh ; yêu cầu bài vẽ phải đúng mẫu đến từng chi tiết, nh− mẫu thiết kế. Do đó, có giáo viên đã đo kích th−ớc, h−ớng dẫn học sinh kẻ ô để vẽ dẫn đến kết quả là mỗi bài vẽ đều giống nhau nh− đúc. Hiểu nh− thế là không đúng với vẽ tả thực. Vẽ tả thực là vẽ từ đối t−ợng có thực ở tr−ớc mắt. Vì mỗi học sinh có cách nhìn, đánh giá, nhận xét, cảm thụ khác nhau, khả năng diễn tả khác nhau nên các bài vẽ không thể giống nhau đ−ợc. Tên gọi "Vẽ tả thực" không sai nh−ng nhiều ng−ời hiểu sai, làm sai nên năm 1980 Hội đồng bộ môn Mỹ thuật nhất trí thay "Vẽ tả thực" bằng "Vẽ theo mẫu". 3. Vẽ theo mẫu a) Khái niệm Vẽ theo mẫu là nghiên cứu mẫu đã bày tr−ớc mắt và vẽ mô phỏng lại theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ của ng−ời vẽ. 62
  3. Nét vẽ, hình vẽ của "Vẽ theo mẫu" không nh− nét vẽ, hình vẽ của vẽ kỹ thuật đòi hỏi chính xác tuyệt đối đến từng chi tiết để sản xuất hàng loạt thông qua bản vẽ thiết kế. Nét vẽ của vẽ mỹ thuật không đòi hỏi phải thẳng băng hay tròn đều mà nó chỉ mang tính chất t−ơng đối biểu hiện đấy đúng là đ−ờng thẳng, đ−ờng cong, đ−ờng tròn của hội họa. − Hình vẽ của vẽ mỹ thuật không đòi hỏi chính xác tuyệt đối nh− hình vẽ kỹ thuật mà "chính xác" ở đây có nghĩa là nó hợp lý trong không gian theo cách nhìn của ng−ời vẽ. Sự chính xác của hội họa cũng nh− của nghệ thuật nói chung không phải là sự chính xác của khoa học tự nhiên, của kỹ thuật, bởi nghệ thuật có những đặc tính riêng hoàn toàn khác với khoa học kỹ thuật. − Nét vẽ, hình vẽ của vẽ mỹ thuật đ−ợc thực hiện đơn thuần bằng tay, không dùng th−ớc hay compa, dù là các nét thẳng của t−ờng nhà, cột điện, cái hộp hay đ−ờng tròn của miệng lọ. Cần l−u ý "Vẽ theo mẫu" là tả, mô phỏng lại theo mẫu chứ không phải sao chép rập khuôn nh− khi thiết kế. Nh− vậy, tuy cùng một mẫu, cùng một cách h−ớng dẫn nh−ng tất cả các bài vẽ sẽ không giống nhau vì nhiều lẽ : + Mỗi ng−ời ở một vị trí khác nhau : chính diện, bên phải, bên trái ; h−ớng nhìn khác nhau về mẫu : ng−ời ngồi cao, thấp, xa, gần, sẽ nhìn mẫu không nh− nhau. + Khả năng so sánh, phân tích, −ớc l−ợng của mỗi ng−ời khác nhau, nên nhận xét về kích th−ớc, tỷ lệ mẫu của mọi ng−ời sẽ không giống nhau. + Cảm thụ vẻ đẹp của mỗi ng−ời khác nhau, do vậy biểu hiện qua hình vẽ sẽ khác nhau. Dạy vẽ theo mẫu hay dạy mỹ thuật theo cách kẻ ô là không đúng yêu cầu của môn học. Yêu cầu cả lớp vẽ theo một khuôn mẫu định sẵn của giáo viên là không đúng với dạy vẽ theo mẫu. Bài vẽ theo mẫu chỉ yêu cầu mô phỏng lại mẫu có ở tr−ớc mặt với hình dáng, kích th−ớc, đậm nhạt nh− ng−ời vẽ nhìn thấy và cảm nhận. Ví dụ hình vẽ minh họa cái ca (H.1). Hình 1 Nh− vậy bài vẽ cái ca nh− các tr−ờng hợp trên đều đúng nh− nó 63
  4. đang tồn tại trong không gian theo cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của mỗi ng−ời. Điều quan trọng là giáo viên giúp học sinh nhận ra hình vẽ cái ca nào đẹp hơn (vì vẽ đúng ch−a chắc đã đẹp). b) Một số kiến thức cơ bản cho vẽ theo mẫu • Nét : Ta th−ờng dùng nét để vẽ hình, vẽ đậm nhạt. Đối với vẽ mỹ thuật, nét để biểu hiện đ−ờng thẳng, đ−ờng cong chỉ mang tính t−ơng đối, không thẳng băng, ngay ngắn, đều đặn nh− th−ớc kẻ hoặc tròn đều nh− compa quay. Nét của mỹ thuật dù là nét thẳng, nét cong hay gấp khúc, cũng hoàn toàn đơn thuần là nét vẽ bằng tay. Có nh− vậy nét vẽ mới rung theo tâm tình, cảm xúc của ng−ời vẽ và truyền cảm đến ng−ời xem. Đ−ờng nét có sức biểu hiện rất mạnh mẽ, có tính khái quát cao. Ta có thể dùng những nét lớn, nhỏ, đậm, nhạt, h−, thật, mạnh, yếu, dày, th−a để thể hiện sự biến hóa về hình dáng, kết cấu, chất liệu, hình thể và không gian của vật thể. Mỗi đ−ờng nét có đặc tính riêng của nó. Tùy theo ph−ơng tiện và kỹ thuật sử dụng, ta có thể tạo cho nó những trạng thái biểu cảm nh− l−ỡng lự, hung hăng, nhạy cảm, cứng nhắc hay mềm mại. Tùy thuộc vào cấu trúc vật chất của vật mẫu, tùy thuộc vào sự chiếu sáng và cách nhìn của ng−ời vẽ, nét vẽ cần có chỗ đậm, chỗ nhạt (mờ), chỗ liền mạch, chỗ ngắt quãng, nhằm biểu hiện, diễn đạt hình thể của các vật mẫu đúng về chiều h−ớng, độ cao thấp, dày mỏng, cứng mềm nh− mắt nhìn thấy. Hình dạng của nét vẽ tác động tới con ng−ời những cảm xúc khác nhau. Ví dụ : đ−ờng thẳng thì cho cảm giác về sự cứng cỏi, trực tiếp, mạnh mẽ hay hăng hái, đ−ờng cong thì cho cảm giác về sự sinh động, tinh tế, gợi cảm hay thanh thản thoải mái. Vì thế sức diễn cảm của đ−ờng nét tùy thuộc vào h−ớng của nó, vào bề dày và thao tác thể hiện. Khi vẽ nét thẳng, vẽ một lần ch−a thẳng, có thể vẽ lần thứ hai, thứ ba ; nên vạch nét dài, không vẽ từng đoạn nối nhau để cho nét vẽ tự nhiên, mạch lạc theo cảm xúc. Một bài vẽ có nét đẹp, vừa diễn tả đ−ợc hình, vừa diễn tả đ−ợc khối sẽ làm cho bài vẽ không gò ép, cứng nhắc mà mềm mại, sinh động, có không gian. • Hình : Hình là dáng vẻ bên ngoài của vật thể, khi vẽ ta cần chú ý đến hình dáng và so sánh tỷ lệ các bộ phận với nhau thật đúng để thể hiện đ−ợc đặc điểm của vật mẫu. • Mảng : Cấu trúc vật thể th−ờng khá phức tạp do nhiều hình khối cơ bản tạo nên. Các hình khối luôn có các mặt : mặt nghiêng, mặt thẳng, mặt trên, mặt d−ới, , chỗ 64
  5. lồi, chỗ lõm, Các mặt đó có các h−ớng khác nhau trong không gian nên nó nhận ánh sáng không nh− nhau. Do vậy bề mặt của vật thể có chỗ đậm, chỗ nhạt, chỗ sáng, chỗ tối tạo nên những hình mảng đậm nhạt, chính vì thế khi nhìn mọi vật ta thấy có hình khối. • Hình khối Mọi vật trong không gian đều có hình khối khác nhau nh− ngọn núi, ngôi nhà, cái tủ, bàn ghế, ấm chén, nó chiếm chỗ trong không gian 3 chiều. Chúng ta có thể dùng đ−ờng nét để biểu hiện sáng tối, đậm nhạt, sẽ tạo cho hình vẽ có hình khối, có xa gần, có không gian trên mặt phẳng của giấy vẽ. Vì sao vật thể có độ đậm nhạt khác nhau ? Vật thể đ−ợc cấu tạo bởi nhiều hình khối, có mặt lồi, mặt lõm theo các h−ớng khác nhau. − Nhận ánh sáng ở các mặt khác nhau : trực diện, xiên, chéo, − Mỗi chất liệu nhận ánh sáng một cách khác nhau. 4. Cách nhìn xa gần (Luật xa gần) a) Khái niệm Luật xa gần là định luật trình bày và giải thích diễn biến về hình thể và đ−ờng nét của sự vật từ gần đến xa khi ta nhìn từ một điểm trông nhất định và đ−a ra quy luật về cách giải quyết mọi t−ơng quan về đ−ờng nét của những vật thể, cảnh vật, ở những vị trí xa gần khác nhau trong không gian. Luật xa gần còn gọi là luật thấu thị hay luật phối cảnh. Phải biết nhìn mọi vật theo luật xa gần để vẽ cho đúng, cho thật hơn nh− chúng đang tồn tại trong không gian. Vật ở gần thì to, rõ ; vật ở xa thì nhỏ, mờ. Luật xa gần là một khoa học nghiên cứu cách nhìn mọi vật trong không gian và giải thích sự biến đổi của chúng trong không gian. Nó là một trong các tri thức căn bản của hội họa (là khoa học nghiên cứu các hiện t−ợng và quy luật thị giác). Học và nắm đ−ợc phép phối cảnh hội họa có thể giúp ta lý giải đ−ợc rất nhiều hiện t−ợng thị giác phức tạp, giúp ta nâng cao nhận thức về sự biến hóa phối cảnh trong cuộc sống, điều đó rất cần thiết cho việc nâng cao năng lực tạo hình. b) Đ−ờng tầm mắt (Đ−ờng chân trời) Đ−ờng tầm mắt (ĐTM) là đ−ờng thẳng nằm ngang song song với mặt đất và ngang tầm mắt ng−ời nhìn. 65
  6. Vị trí của đ−ờng tầm mắt thay đổi theo vị trí của ng−ời nhìn. Khi ta đứng nhìn thì đ−ờng tầm mắt cao, ngồi thì đ−ờng tầm mắt thấp. + Cách xác định đ−ờng tầm mắt : • Đứng tr−ớc biển, đ−ờng ranh giới giữa trời và mặt n−ớc biển chính là đ−ờng tầm mắt (H.2). Hình 2 • Đứng tr−ớc không gian rộng ở ngoài trời thì đ−ờng ranh giới giữa đất và trời chính là đ−ờng tầm mắt. • Khi vẽ ở trong phòng, nâng mặt phẳng của cây th−ớc hay tấm bìa cứng lên ngang tầm mắt, tới lúc mặt phẳng thu lại chỉ còn là một đ−ờng ngang thì đó là đ−ờng tầm mắt. + ý nghĩa của đ−ờng tầm mắt trong tranh : Đ−ờng tầm mắt có ý nghĩa nhất định đối với tác phẩm hội họa. • Đ−ờng tầm mắt ở giữa chia tranh ra thành 2 phần trên và d−ới bằng nhau. Tr−ờng hợp này ng−ời ta th−ờng tránh vì nó tạo cho ta một cảm giác nặng nề khó chịu. Để đ−ờng chân trời nằm ở chính giữa tranh sẽ khó xử lý về bố cục để tạo đ−ợc sự chặt chẽ của các hình mảng đậm nhạt. • Đ−ờng tầm mắt ở vị trí thấp (phần đất, n−ớc ít, phần trên trời nhiều). Tr−ờng hợp này sẽ cho ta cảm giác cảnh rộng mênh mông, thoáng đãng. Phần d−ới đất tuy diện tích hẹp nh−ng lại cho cảm giác rộng nh− còn nữa và đang chạy về xa. 66
  7. • Đ−ờng tầm mắt ở vị trí cao, thấy phần đất hay n−ớc nhiều hơn nh−ng lại cho ta cảm giác cảnh hẹp và gần hơn. Khi ng−ời vẽ ở vị trí cao nhìn xuống thấp thì đ−ờng tầm mắt ở ngoài tranh, tất cả sự vật nhìn thấy từ gần đến xa sẽ dàn trải trên mặt tranh từ thấp lên cao. Đ−ờng tầm mắt chạy ngang qua tranh th−ờng tạo nên cảm giác buồn lặng lẽ, đôi khi nặng nề, ta th−ờng bắt gặp trong tranh vẽ phong cảnh của Lê-vi-tan. Đ−ờng tầm mắt rất quan trọng bởi nó là cơ sở để xác định các đ−ờng h−ớng khi xây dựng phối cảnh cho bức vẽ. Nó quyết định trực tiếp đến sự biến đổi phối cảnh của các vật thể và hiệu quả của hình. Vì vậy, khi đứng tr−ớc một cảnh vật để vẽ, ta phải tìm ngay ra đ−ờng tầm mắt và xác định lên mặt tranh. c) Điểm trông (Điểm nhìn) Điểm trông là điểm mà mắt ta nhìn thẳng góc với đ−ờng tầm mắt chạy qua khung tranh (là vị trí con mắt ng−ời vẽ). Vị trí của điểm nhìn quyết định đến tính chất của phối cảnh. Cùng là một phong cảnh nh−ng khi ta đứng ở vị trí khác nhau thì phối cảnh cũng khác nhau. Điểm nhìn thấp thì đ−ờng tầm mắt thấp, điểm nhìn cao thì đ−ờng tầm mắt cao. Cùng một điểm nhìn nh−ng h−ớng nhìn lên trên, nhìn ngang, nhìn xuống d−ới cũng cho những hiệu quả khác nhau về phối cảnh. d) Điểm tụ Điểm tụ chính là nơi gặp nhau của những đ−ờng song song không cùng h−ớng với đ−ờng tầm mắt. Điểm tụ nằm ở trên đ−ờng tầm mắt. Điểm tụ còn đ−ợc gọi là điểm giữa, đối thẳng với điểm nhìn đồng thời cũng là điểm vuông góc của tia nhìn với đ−ờng tầm mắt (H.3). 67
  8. Hình 3: Điểm tụ ( Phối cảnh song song − Các đ−ờng song song khác h−ớng sẽ gặp nhau ở những điểm khác nhau trên đ−ờng tầm mắt (H.4). Các điểm đó nằm ở hai bên điểm tụ gọi là điểm d− (Điểm tụ riêng). Hình 4: Điểm tụ riêng ( điểm d− ) − Điểm trời : Là điểm mất đi của thấu thị nghiêng đối với vật thể có các đ−ờng h−ớng nghiêng ở gần thấp, ở xa cao. Điểm mất đi này nằm ở phần trời cao phía trên đ−ờng tầm mắt (H.4). − Điểm đất : Là điểm mất đi của thấu thị nghiêng đối với vật thể có các đ−ờng h−ớng nghiêng ở gần cao, ở xa thấp. Điểm mất đi này nằm ở phần đất phía d−ới của đ−ờng tầm mắt (H.5) 68
  9. Hình 5: Điểm trời và điểm đất e) Một số điểm cần nhớ khi vẽ xa gần Khi vẽ ta có thể ngồi ở chính diện, bên phải, bên trái mẫu do đó đ−ờng tầm mắt có thể ngang bằng, thấp hơn hay cao hơn mẫu. ở những vị trí nhìn khác nhau đối với mẫu hình ảnh quan sát đ−ợc sẽ có những biến đổi theo góc nhìn của ng−ời vẽ. − Khi nhìn theo luật xa gần th−ờng thấy : • Các vật ở gần thì to, cao, dài, rộng, đậm, rõ. • Các vật ở xa thì nhỏ, thấp, ngắn, hẹp, nhạt, mờ. • Tất cả các đ−ờng song hành song song với mặt đất nh−ng không song song với đ−ờng tầm mắt chạy từ gần ra xa đều quy tụ vào một điểm trên đ−ờng tầm mắt (điểm tụ). Càng gần đ−ờng tầm mắt thì khoảng cách hai đ−ờng càng xích lại gần nhau hơn. (Vì thế, ta nhìn con đ−ờng thấy càng xa, lòng đ−ờng càng hẹp lại). • Những đ−ờng song hành không song song với mặt đất thì càng xa càng thu hẹp khoảng cách và quy tụ tại một điểm nằm ngoài đ−ờng tầm mắt (điểm mất đi). • Những đ−ờng song hành thẳng góc với mặt tranh thì quy tụ vào điểm tụ chính. • Những đ−ờng song hành không thẳng góc với mặt tranh thì quy tụ vào điểm tụ riêng. • Các đ−ờng song hành ở d−ới đ−ờng tầm mắt thì có h−ớng đi lên và ng−ợc lại nếu các đ−ờng song hành ở trên đ−ờng tầm mắt thì có h−ớng đi xuống. • Tất cả các đ−ờng nằm ngang chạy song song với đ−ờng tầm mắt luôn giữ nguyên là đ−ờng nằm ngang không thay đổi nh−ng càng xa trông chúng càng ngắn lại. • Tất cả các đ−ờng thẳng đứng (cột điện, chân bàn, ) luôn giữ nguyên là t− thế thẳng đứng nh−ng càng xa trông chúng càng thấp dần. 69
  10. II − Ph−ơng pháp vẽ theo mẫu 1. Quan niệm Hội họa là một môn nghệ thuật có phạm vi rất rộng đòi hỏi ng−ời học phải rèn luyện và phát huy những khả năng tổng hợp gồm nhiều mặt : tu d−ỡng tri thức để làm căn bản, có ph−ơng pháp đúng, có kỹ xảo thành thục, Vẽ tranh là một loại lao động cần kỹ năng phối hợp giữa trí óc, mắt và tay. Quá trình vẽ đòi hỏi tr−ớc hết là sự quan sát chính xác của con mắt và sự phân tích, phán đoán, so sánh, khái quát của trí óc. Sau đó thông qua bàn tay, vận dụng những cách thức và kỹ năng, kỹ xảo để biểu hiện. Có nhiều ng−ời khi vẽ th−ờng không biết vẽ gì tr−ớc, vẽ gì sau, hoặc th−ờng vẽ từ trên xuống d−ới, vẽ đến đâu xong đến đấy ; học sinh tiểu học th−ờng thấy gì vẽ nấy, vẽ ngay các chi tiết. Cách vẽ nh− vậy là không đúng. Ph−ơng pháp vẽ theo mẫu là cách thức tiến hành bài vẽ từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành, từ cách nhìn, cách nghĩ đến cách vẽ. Nắm vững ph−ơng pháp vẽ cơ bản sẽ tạo điều kiện cho giáo viên dạy vẽ mỹ thuật dễ dàng hơn. Đối với vẽ mỹ thuật, yêu cầu tr−ớc tiên cần phải tuân theo là : + Phải có mẫu vẽ thật ở tr−ớc mặt. + Phải quan sát mẫu thật kỹ để vẽ. + Không vẽ từ chi tiết, bộ phận mà vẽ từ khái quát đến chi tiết. 2. Ph−ơng pháp vẽ theo mẫu Rất nhiều ng−ời khi vẽ luôn chỉ coi trọng nâng cao khả năng vẽ của tay. Họ cho rằng vẽ đ−ợc đẹp hay không chủ yếu là nhờ công phu của tay, mà quên rằng mỗi cử động của tay đều có sự tham gia của mắt và sự điều khiển trực tiếp của t− duy. Khả năng biểu hiện của tay chỉ là một số kỹ năng, kỹ xảo về mặt vận động, thao tác ; còn khả năng quan sát, khả năng phân tích, khả năng tổng hợp, khái quát của mắt và đầu óc, những hiểu biết và tu d−ỡng nghệ thuật mới là những khả năng căn bản nhất có vai trò quyết định. Vẽ theo mẫu dù là đơn giản hay phức tạp, từ vẽ cái lá, vẽ cái cốc đến vẽ con vật, vẽ ng−ời đều tiến hành theo quy trình chung sau đây : a) Quan sát mẫu vẽ Quan sát mẫu vẽ là kỹ năng quan trọng hàng đầu đối với vẽ theo mẫu. Vì dù vẽ mẫu gì thì cũng phải nhìn thấy chính xác mới vẽ đ−ợc chính xác, nhìn thấy một cách tỉ mỉ mới vẽ đ−ợc một cách sâu sắc. Do đó, việc quan sát và thể hiện có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình vẽ một bức tranh. 70
  11. Quan sát mẫu từ bao quát đến chi tiết, để nhận ra : + Hình dáng bên ngoài của mẫu (chiều cao, chiều ngang và những đặc điểm cơ bản của mẫu). + Cấu trúc, tỷ lệ và các kích th−ớc chính. + Các mảng đậm nhạt lớn. + Phát hiện vẻ đẹp của mẫu tạo hứng thú cho ng−ời vẽ. Phải quan sát toàn bộ đối t−ợng để có một ấn t−ợng về tổng thể. Thông qua so sánh, phân tích để xác định quan hệ tỷ lệ, kết cấu, sáng tối, không gian, phối cảnh và kể cả những quan hệ tinh tế về h− thực, mạnh yếu giữa các vật thể. Quan sát mẫu để suy nghĩ về bố cục : + Vẽ hình trong tờ giấy ngang hay dọc thì sẽ hợp lý, thuận mắt ? + Hình vẽ nh− thế nào là vừa ? (Hình to quá gây cảm giác chật chội, nhỏ quá gây cảm giác lỏng lẻo). Cần đặt hình vẽ ở giữa hay lệch sang trái, sang phải, hoặc lên trên hoặc xuống d−ới trang giấy để có bố cục cân đối ? (Hình vẽ). Những cảm xúc và nhận xét ban đầu này rất quan trọng trong quá trình tiến hành bài vẽ. Cần tiến hành quan sát mẫu và vẽ đan xen nhau cho đến khi bài vẽ hoàn thành. b) Cách vẽ Quan sát từ bao quát đến chi tiết thì vẽ cũng tiến hành từ cái tổng thể đến bộ phận. − Vẽ phác khung hình : Khung hình là hình bao quanh, là giới hạn chỗ cao nhất, thấp nhất, rộng nhất, dài nhất của mẫu vẽ. Khung hình có thể là hình tam giác (của ngọn núi, lá trầu), hình nhiều cạnh (lá m−ớp, lá sắn, con trâu, ), hình tròn (của bông hoa, con gà, ). Tùy theo hình dạng bên ngoài của mẫu mà phác khung hình cho phù hợp. Khung hình chỉ là hình do ng−ời vẽ hình dung ra bằng óc khái quát, không có thực. 71
  12. Khi vẽ khung hình cần l−u ý : + Khi bắt đầu vẽ lên giấy, tr−ớc tiên cần định vị những điểm quan trọng (cao nhất, thấp nhất, rộng nhất ở bên phải, bên trái) để sắp xếp hình vẽ lên giấy cho phù hợp và phác khung hình. Nên sắp xếp hình vẽ sao cho t−ơng xứng với khuôn khổ giấy, không nên để hình vẽ quá lớn hoặc quá nhỏ. Hình vẽ nên chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 diện tích giấy vẽ. Nếu hơn 2/3 thì quá lớn, quá chật ; nhỏ hơn 1/2 thì quá nhỏ, quá trống. Phía trên, phía d−ới, bên phải, bên trái của mặt giấy nên để một khoảng trống nhất định để tạo không gian cho bài vẽ. Hình thể chủ yếu nên để gần chính giữa trang giấy. + Kích th−ớc : chiều cao, chiều rộng hay những khoảng cách của khung hình phải tỷ lệ với kích th−ớc của mẫu. Khung hình sai, hình vẽ mẫu sẽ sai theo. + Nét vẽ phác khung hình cần nhẹ nhàng để sau này tẩy bỏ dễ dàng. + Nếu là mẫu vẽ cân đối nh− lọ hoa, cái lá cần phác trục đối xứng để dễ vẽ hơn. + Nếu là mẫu có 2 đồ vật trở lên cần quan sát, −ớc l−ợng và phác khung hình từng đồ vật. 72
  13. − Xác định tỷ lệ bộ phận : Quan sát mẫu, −ớc l−ợng kích th−ớc các bộ phận và đánh dấu những điểm cao, thấp, rộng, hẹp, lồi, lõm theo chiều ngang, chiều cao (ví dụ nh− chiều ngang của miệng, cổ, chiều cao của vai chai ). Đồng thời phải so sánh đặc điểm và sự khác biệt giữa tất cả các vật để có đ−ợc một nhận thức tổng thể về tỷ lệ, Hình 7: Hình quá to kết cấu, quan hệ sáng tối, quan hệ không gian, quan hệ phối cảnh và những quan hệ về h− thực, mạnh yếu giữa những vật thể. Có nh− thế mới nắm vững đối t−ợng một cách chính xác. − Vẽ phác các nét chính (Vẽ kết cấu hình thể) : Dựa vào các điểm đã đánh dấu, vẽ phác Hình 8: Hình quá nhỏ các nét mờ, ta sẽ có hình dáng của vật. Có thể vẽ phác nhiều nét để tìm nét đúng hơn, đồng thời kết hợp với quan sát và điều chỉnh tỷ lệ, kích th−ớc nếu thấy cần thiết. Dùng đ−ờng thẳng đứng và đ−ờng dóng ngang để xác định những quan hệ tỷ lệ của vật thể ; vẽ đúng hình thể, kết cấu của vật thể, đồng thời vẽ đúng phép phối cảnh. Đây là b−ớc quan trọng then chốt tạo cơ sở cho những b−ớc sau. Vẽ hình không thể tùy tiện, đại khái mà nhất định phải nghiêm khắc, chính xác. Hình 9: Hình vẽ cân đối với trang giấy − Vẽ nét chi tiết : Trên cơ sở những nét chính đã ổn định, quan sát mẫu để vẽ các nét chi tiết cho đúng mẫu hơn. Nét vẽ chi tiết cần có đậm nhạt, có thể chỉnh sửa nhiều lần để có nét đúng, đẹp hơn và nên vẽ theo cấu trúc của vật thể. − Vẽ đậm nhạt (vẽ bóng) : Vẽ đậm nhạt hay còn gọi là vẽ bóng, để vật nổi hình khối, để bài vẽ có xa gần, có không gian. Điều đầu tiên phải chú ý tới khi vẽ đậm nhạt là nguồn sáng. Mỗi hình thể đ−ợc ánh sáng chiếu vào đều có những mặt sáng và những mặt tối tạo nên sự nổi 73
  14. khối của chúng. Nếu không có ánh sáng thì chúng ta không thể nhận thức đ−ợc hình thể của mọi vật, không phân biệt đ−ợc tính chất và đặc điểm của chúng. Trong tự nhiên, mỗi hình thể, mỗi cảnh vật đều có sắc màu riêng biệt t−ơng ứng với những độ đậm nhạt khác nhau. Vẽ đậm nhạt đ−ợc tiến hành nh− sau : + Quan sát mẫu để xác định độ đậm nhạt : độ đậm nhất (tối), độ đậm vừa (trung gian), độ nhạt (sáng) và t−ơng quan về mức độ hơn kém đậm nhạt giữa các vật mẫu. Mỗi chất liệu nhận ánh sáng khác nhau (sứ, gỗ, thạch cao, ), màu sắc của mỗi vật thể khác nhau nên bản thân chúng có độ đậm nhạt khác nhau. Cấu trúc của các vật thể (mặt phẳng, mặt cong, mặt nghiêng, ) tạo ra những hình mảng sáng tối khác nhau. Qua đó ta nhận thấy diễn biến của ánh sáng rất phức tạp, do đó cần quan sát kỹ, chính xác để tìm ra các mức độ đậm nhạt của chúng. + Tìm vị trí và hình mảng của các độ đậm nhạt rồi phác hình mảng bằng nét mờ. + Vẽ đậm nhạt theo mảng : vẽ đậm tr−ớc, nhạt sau. Cần l−u ý : + So sánh mức độ đậm nhạt để bài vẽ có t−ơng quan chung, tránh độ đậm quá, nhạt quá hoặc gây t−ơng phản mạnh quá (gay gắt, tách bạch quá) hay đồng đều mờ nhạt. + Vẽ đậm nhạt bằng cách kết hợp các nét đan xen dày, th−a và theo cấu trúc của hình khối : mặt phẳng đứng, nghiêng, cong, chếch, Không đ−ợc cạo chì thành bột để di trên giấy. + Cố gắng diễn tả chất của các vật mẫu. Cần quan sát kỹ để nhận ra chất liệu của các vật mẫu (gồm có những vật gì ? bằng gì ? và cấu trúc của nó ra sao ? mặt lồi, lõm (các h−ớng) ; đồng thời phân biệt nguồn sáng chiếu tới mạnh hay yếu. + Cuối cùng nhìn lại mẫu để so sánh và điều chỉnh mức độ đậm nhạt, tẩy bỏ những phần ch−a đúng hoặc không cần thiết. Cần phân tích kỹ t−ơng quan các mặt để vẽ sâu : nên tăng c−ờng chỗ nào, giảm bớt chỗ nào, chỗ nào cần vẽ kỹ, chỗ nào cần đơn giản hơn, Nhiệm vụ của giai đoạn này là cân nhắc t−ơng quan toàn bộ để điều chỉnh hiệu quả cuối cùng của bài vẽ. 3. Các loại bóng Bóng chính là sự ngăn ánh sáng của vật thể. Vật thể đ−ợc ánh sáng chiếu vào tạo ra hiệu quả nổi khối do có phần đ−ợc chiếu sáng và phần bóng tối. 74
  15. Hình 10. 1. Bóng chính ; 2. Bóng phản quang ; 3. Bóng ngả Muốn biểu thị đ−ợc hình thái và sắc màu của hình khối cần hiểu khái niệm và tính chất của bóng, cụ thể là nghiên cứu sự biến hóa đa dạng về đậm nhạt, h− thật, mạnh yếu của các mức độ sáng tối. Nh− vậy, cần tìm hiểu về sự hình thành của bóng, độ sáng tối và quy luật biến hóa của nó. a) Bóng chính Là phần diện tích bề mặt còn lại của hình khối mà ánh sáng không chiếu dọi đến (phần tối của vật thể). b) Bóng ngả (Bóng đổ) Là bóng của bản thân vật thể đổ trải ra và in hình lên những bề mặt cạnh đó. Bóng ngả đậm hay nhạt, dài hay ngắn là do nguồn ánh sáng chiếu mạnh hay yếu, vị trí của ánh sáng ở cao hay thấp. Độ đậm nhạt của bóng ngả so với bóng chính phụ thuộc vào màu của vật thể, màu của các bề mặt chứa bóng ngả và sự phản quang của các vật xung quanh. Nh− vậy hình khối chỉ đ−ợc nhìn rõ khi có ánh sáng. ánh sáng càng mạnh thì bóng của hình khối và bóng ngả càng rõ và hiệu quả về sáng tối ở hình khối cũng rõ hơn. c) Bóng phản quang (ánh sáng phản chiếu) Là do ánh sáng từ phần sáng của các vật thể xung quanh phản chiếu vào phía tối của vật mẫu tạo nên. Độ sáng phản quang mạnh hay yếu phụ thuộc vào ánh sáng các vật thể xung quanh đó phát ra mạnh hay yếu. Mặt khác còn do chất liệu, màu sắc của các vật kế cận có thể làm giảm đi hay tăng thêm độ sáng. 75
  16. Độ sáng phản quang bao giờ cũng yếu hơn độ sáng ở các bề mặt khối trực tiếp nhận ánh sáng ; độ đậm ở bên sáng bao giờ cũng nhạt hơn độ đậm ở bên tối. d) Các độ bóng Bài vẽ đẹp không những phải giải quyết tốt những yếu tố về bố cục, hình thể, màu sắc), mà còn cần sự thể hiện biến hóa của sáng tối, các mức độ đậm nhạt, h− thật, mạnh yếu, của các độ bóng để tạo ra những hiệu quả chân thực, sinh động và phong phú trong bài vẽ. Có thể chia bóng ra thành các độ sáng tối chính nh− sau : Bên sáng có 3 độ : rất sáng, sáng, trung gian. Hình 11 1. Bóng sáng ; 2. Bóng trung gian ; Bên tối có 3 độ : rất đậm, đậm 3. Bóng đậm; 4. Bóng phản quang ; và trung gian. 5. Bóng ngả 4. Ph−ơng pháp vẽ bóng và tạo khối Vẽ bóng tạo khối là b−ớc quan trọng để hoàn thành bài vẽ. Tr−ớc hết quan sát mẫu để phân chia khối thành 2 mảng sáng tối lớn và gạch nhẹ nét chì vào bên mảng tối tr−ớc. Tiếp đến tìm bề mặt của các mảng bóng khác cùng ở bên sáng hoặc bên tối nh−ng có độ khác biệt về đậm nhạt. Những điểm cần l−u ý : − Đánh bóng tạo khối có nhiều cách gạch nét chì khác nhau. Có thể dùng hàng loạt các nét song song, kỹ thuật này gọi là lợp. Khi các nét nằm sát nhau hơn thì sẽ tạo ra sắc độ đậm, các nét lợp th−a thì sẽ tạo ra sắc độ nhạt. − Khi vẽ, cần điều chỉnh một cách hợp lý h−ớng của các nét gạch bóng sao cho phù hợp với h−ớng của các mặt khối trong không gian. − Khối bao giờ cũng phân chia thành hai mảng sáng tối lớn. Giữa hai mảng sáng tối lớn đó có độ trung gian. Trong từng mảng sáng tối lớn đó là phân chia 76
  17. thành những mảng sáng tối nhỏ hơn Khi vẽ phải theo trình tự từ mảng lớn đến mảng nhỏ, mảng tối tr−ớc mảng sáng sau, từ tổng thể đến chi tiết. Bài tập của sinh viên Lê Thị H−ờng ( khóa 1998 – 2002 ) Bài tập của sinh viên Trần Hải (Khóa 1998 – 2002) 77
  18. B − Ph−ơng pháp dạy vẽ theo mẫu Trên đây ta đã biết cách tiến hành một bài vẽ theo mẫu, đó là những kiến thức cơ bản cần thiết cho việc dạy vẽ theo mẫu cho học sinh tiểu học. Đối với học sinh tiểu học, cần dạy cho các em ph−ơng pháp quan sát đối t−ợng (rèn luyện tri giác, thị giác) và thể hiện đối t−ợng (rèn luyện kỹ năng thể hiện), đồng thời giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Dạy vẽ theo mẫu có quy trình chung, cụ thể là cách quan sát nhận xét mẫu thật, cách tiến hành bài vẽ. Các bài đầu cần dạy kỹ để học sinh nắm đ−ợc những yêu cầu chung, rèn luyện thói quen học tập. Những bài tiếp theo chỉ nêu đặc điểm của mẫu, còn phần lớn thời gian dành cho thực hành. Học sinh tự quan sát và vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ và cảm thụ của riêng mình d−ới sự h−ớng dẫn của giáo viên. Không áp đặt hay bắt buộc các em vẽ theo một khuôn mẫu. Để giúp học sinh vẽ theo mẫu tốt, b−ớc đầu cần hình thành cho các em thói quen quan sát tinh tế, biết cách phân tích vật mẫu, biết sử dụng cách dựng hình cơ bản và đánh bóng. I − Chuẩn bị mẫu vẽ Đối với dạy vẽ theo mẫu, mẫu vẽ là yêu cầu không thể thiếu bởi nó là cơ sở để triển khai nội dung kiến thức của bài dạy. Cho nên giáo viên cần l−u ý : 1. Tìm mẫu vẽ đẹp, phù hợp với nội dung bài học Mẫu dùng để vẽ rất phong phú đa dạng, nó hiện diện trong đời sống th−ờng ngày. Giáo viên cần nghiên cứu nội dung bài dạy để tìm mẫu phù hợp với yêu cầu, mục đích của từng loại bài tập. Cố gắng chọn đ−ợc mẫu vẽ đẹp vì mẫu đẹp sẽ gây hứng thú cho học sinh học tập, tạo điều kiện cho các em cảm thụ và vẽ có hiệu quả. Mẫu đẹp thể hiện ở hình dáng, cấu trúc, các bộ phận (chi tiết) có đậm, có nhạt. Nếu là mẫu có 2 đồ vật trở lên cần chú ý : − Về t−ơng quan tỷ lệ : Tránh đồ vật cao to quá so với đồ vật nhỏ thấp quá, hoặc hai vật có hình dáng và tỷ lệ t−ơng đ−ơng nhau. − Về t−ơng quan đậm nhạt : Tránh các đồ vật có độ đậm nhạt t−ơng phản quá hay mờ nhạt quá trong cùng một mẫu vẽ. 78
  19. − Có thể cho học sinh vẽ theo nhóm, nếu là mẫu nhỏ nh− cái lá cây, cái cốc, Chọn những mẫu có cấu trúc t−ơng đ−ơng cho các nhóm. − Có thể cho học sinh tham khảo thêm các mẫu có dạng khác nhau nh− lọ hoa, cái cốc với nhiều hình dáng khác nhau để các em so sánh, thấy đ−ợc đặc điểm của mẫu vẽ. − Mẫu vẽ ở sách giáo khoa chỉ có ý nghĩa gợi ý, không nhất thiết đòi hỏi giáo viên phải tuân Vật mẫu thiếu biến đổi lớn nhỏ theo. Giáo viên có thể chủ động chọn mẫu phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ của học sinh. Cũng có thể yêu cầu học sinh cùng chuẩn bị mẫu vẽ. 2. Đặt mẫu vẽ Đối với vẽ theo mẫu, việc đặt mẫu vẽ có ý Vật mẫu có biến đổi lớn nhỏ nghĩa quan trọng đến bố cục bài vẽ đẹp hay xấu. Hiểu đ−ợc điều đó, khi đặt mẫu vẽ, giáo viên cần chú ý : − Đối với mẫu đơn : + Không nên đặt xa quá so với tầm nhìn của học sinh, nếu là mẫu nhỏ (cái lá, cái cốc, ) thì nên chuẩn bị nhiều mẫu để học sinh vẽ theo Vật mẫu có biến đổi lớn nhỏ nhóm. Khoảng cách giữa mẫu và ng−ời vẽ xa nh−ng cao thấp thiếu thay đổi khoảng 7 lần so với kích th−ớc lớn nhất của vật mẫu. + Không nên đặt mẫu cao quá so với tầm nhìn của học sinh mà phải đặt d−ới tầm nhìn một chút để học sinh thấy đ−ợc mặt trên của mẫu (học sinh cần quan sát thấy đ−ợc miệng lọ Vật mẫu có biến đổi lớn nhỏ, cao hoa, miệng bát, nắp ấm, mặt trên của khối thấp hợp lí hộp, ). Hình 12 − Đối với mẫu có 2 đồ vật trở lên : + Không nên đặt các đồ vật thẳng hàng ngang, nên đặt đồ vật sao cho có xa, có gần để tạo không gian. + Không nên đặt hai đồ vật sát nhau để chúng tạo nên những đ−ờng nét trùng nhau không đẹp. 79
  20. + Không nên đặt hai đồ vật chính giữa nhau, làm cho bố cục bài vẽ khó đẹp. + Không nên đặt đồ vật này che khuất đúng một nửa của đồ vật kia, nên đặt chúng che khuất nhau hoặc cách xa nhau vừa phải. ở các tr−ờng học mỹ thuật chuyên nghiệp, hoặc tr−ờng phổ thông ở các n−ớc tiên tiến, giờ học vẽ theo mẫu đ−ợc trang bị đầy đủ ph−ơng tiện : có phòng học vẽ với điều kiện ánh sáng đảm bảo, có giá vẽ, giá đặt mẫu, ghế ngồi, ở n−ớc ta, trang thiết bị cho dạy − học Mỹ thuật ở tr−ờng phổ thông còn nhiều hạn chế, ch−a có phòng học vẽ riêng cũng nh− các ph−ơng tiện cần thiết khác. Điều đó ảnh h−ởng đến chất l−ợng dạy − học Mỹ thuật. Đây là một thực trạng cần chúng ta phải tìm cách khắc phục những khó khăn để cho giờ dạy vẽ theo mẫu đ−ợc tốt và đúng quy trình. II − Khai thác nội dung bài dạy Một tiết dạy vẽ theo mẫu th−ờng gồm các b−ớc : B−ớc 1 : Giáo viên bày mẫu (đặt trên bàn, trên ghế, hoặc treo trên bảng, ). Học sinh quan sát. B−ớc 2 : Giảng bài, quan sát và phân tích vật mẫu (lời nói kèm theo minh họa nhanh). B−ớc 3 : Xóa bảng và cho các em thực hành vẽ vào giấy không có dòng kẻ. B−ớc 4 : Giáo viên đến từng bàn góp ý cho từng em, đối chiếu hình vẽ với vật mẫu. Chỉ góp ý để học sinh thấy chỗ sai hoặc ch−a đẹp để các em tự sửa, không sửa hộ bài vẽ của các em. B−ớc 5 : Giáo viên chọn một số bài vẽ tốt để treo lên bảng cho cả lớp xem, nhận xét, phân tích. Nội dung bài dạy Mỹ thuật nói chung, bài vẽ theo mẫu nói riêng th−ờng tiến hành nh− sau : − H−ớng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. − H−ớng dẫn học sinh cách vẽ. − H−ớng dẫn học sinh thực hành. Ba phần này t−ơng ứng với trình tự nội dung bài học ở sách giáo khoa của học sinh để các em học đó là : − Quan sát, nhận xét. − Cách vẽ. − Bài thực hành. 80
  21. Sau đây là nội dung từng phần trên : 1. H−ớng dẫn học sinh quan sát, nhận xét Dạy học sinh quan sát, nhận xét hình dáng chung của mẫu nh− : cao, thấp, rộng, hẹp, tr−ớc, sau và sáng tối. Có thể chuẩn bị nhiều mẫu để học sinh thấy đ−ợc những chỗ khác nhau và tìm ra đặc điểm của mẫu vẽ. Ví dụ : các loại hoa có hình dáng khác nhau, các loại chai khác nhau, − H−ớng dẫn học sinh tập −ớc l−ợng, so sánh phân tích vật mẫu để nắm đ−ợc cấu trúc, đặc điểm các bộ phận và tỷ lệ của mẫu. Giáo viên có thể chỉ vào mẫu thực và xoay mọi h−ớng để học sinh quan sát, nhận xét các mặt, các diện, cấu trúc của nó đồng thời chỉ ra ở các hình vẽ minh họa trên giấy hoặc vẽ trên bảng. − Khi h−ớng dẫn các em quan sát cần h−ớng các em quy các vật mẫu về các hình hình học đơn giản (nh− hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác, ). − Giúp các em nhận ra vẻ đẹp của mẫu qua hình dáng bên ngoài : đ−ờng nét tạo nên nó, màu sắc và đậm nhạt, nhằm gây cảm hứng để các em vẽ đạt kết quả hơn. − Trong quá trình h−ớng dẫn, giáo viên nên đặt những câu hỏi cho học sinh suy nghĩ và trả lời, các câu hỏi cần có hệ thống, theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, chi tiết. Ví dụ : − Vật mẫu này là vật gì ? − Hình dáng của nó nh− thế nào ? Màu sắc của nó ra sao ? Nó có mấy bộ phận ? Gồm những bộ phận nào ? Chiều dài so với chiều ngang nh− thế nào ? Ngoài phần quan sát nhận xét vật mẫu, giáo viên cho học sinh xem tranh, các bài tập của học sinh các năm tr−ớc, cùng với những câu hỏi và phân tích bài vẽ để các em nhận ra các khái niệm, cách sắp xếp bố cục, dựng hình, diễn tả đậm nhạt, cách vẽ, 2. H−ớng dẫn học sinh cách vẽ Dạy cho học sinh cách thể hiện những gì mà các em đã quan sát đ−ợc, chỉ ra cho các em biết vẽ gì tr−ớc, vẽ gì sau, theo trình tự từ bao quát đến chi tiết. a) Vẽ phác hình Tr−ớc hết dạy cho các em cách đặt hình vẽ (khung hình) trên trang giấy nh− thế nào cho cân đối, vừa mắt, không to quá, nhỏ quá, lệch trên, d−ới, phải, trái, 81
  22. bằng cách cho các em xem một số bài vẽ có bố cục đẹp hoặc giáo viên minh họa bảng về cách bố cục. ý thức ban đầu của học sinh về sự sắp xếp bố cục là rất cơ bản và quan trọng trong tất cả các bài vẽ mỹ thuật. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc rèn luyện thị thiếu thẩm mỹ cho học sinh, trong lĩnh vực học tập cũng nh− trong cuộc sống. Đó chính là cái đẹp ở sự cân đối, hài hoà. Sau đó h−ớng dẫn học sinh nhìn mẫu, −ớc l−ợng chiều cao, chiều ngang, hay chiều dài, chiều rộng. Ví dụ : Lọ hoa : Chiều cao là khoảng cách từ miệng đến đáy, chiều ngang là chỗ rộng nhất của thân. So sánh hai kích th−ớc này, ta thấy khung hình của lọ hoa th−ờng là hình chữ nhật đứng. H−ớng dẫn các em −ớc l−ợng để xác định chiều cao lớn gấp mấy lần của chiều rộng (chỉ −ớc l−ợng t−ơng đối : "khoảng chừng", chứ không nói cụ thể bằng 3/2 hay 5/2 của chiều ngang ). Cái ca : Chiều cao tính từ phần miệng hình ôvan đến đáy. Chiều ngang kể cả phần quai. Ta thấy khung hình của nó th−ờng là hình chữ nhật nằm ngang. Cách −ớc l−ợng tỷ lệ cũng t−ơng tự với cái lá, cái ấm tích, Dựa vào khung hình mà ta đặt tờ giấy nằm ngang hay dọc sao cho hợp lý, đảm bảo cho bố cục cân đối. Tuỳ theo hình dáng bên ngoài của vật mẫu mà ta có thể vẽ khung hình là hình tam giác, hình tròn, hình nhiều cạnh, hoặc phối hợp các hình hình học với nhau theo tỷ lệ kích th−ớc t−ơng ứng. L−u ý : Nếu là mẫu gồm nhiều đồ vật, sau khi có khung hình chung, giáo viên h−ớng dẫn các em vẽ khung hình riêng cho từng đồ vật. Tuyệt đối không để học sinh dùng th−ớc để kẻ hay dùng com pa để để vẽ nét thẳng, nét cong. b) Ước l−ợc tỷ lệ bộ phận Sau khi đã có khung hình, yêu cầu học sinh nhìn mẫu thật để xác định tỷ lệ các bộ phận và đánh dấu vào khung hình bằng cách so sánh các bộ phận với nhau ; −ớc l−ợng kích th−ớc theo chiều ngang, chiều dọc để thấy sự hơn kém và tỷ lệ cao, thấp, rộng, hẹp, lồi lõm. H−ớng dẫn các em quan sát và −ớc l−ợng theo khả năng phân tích, so sánh của mình vì mỗi học sinh ở một vị trí cao,thấp, xa, gần, bên phải, bên trái so với mẫu nên kích th−ớc mẫu, từng em quan sát đ−ợc sẽ không giống nhau. Tỷ lệ bộ phận đúng hay sai sẽ quyết định đến hình dạng và đặc điểm của hình vẽ sau này ở bài vẽ. Vì vậy, giáo viên cần h−ớng dẫn kỹ b−ớc này (tập cho các em có kỹ năng tốt) trong việc tự so sánh −ớc l−ợng để tìm kích th−ớc bộ phận đ−ợc chính xác. 82
  23. c) Vẽ phác hình mẫu (Vẽ nét chính) Theo tỷ lệ đã xác định, vẽ phác nhẹ tay bằng nét thẳng với nét vẽ dài dứt khoát, ta sẽ có hình dáng chung và đặc điểm khái quát của mẫu. Nhờ có những nét chính này ta có thể vẽ các nét chi tiết ở b−ớc sau đ−ợc đúng hơn. Sau khi có các nét chính, lúc này cần quan sát và so sánh hình vẽ với mẫu, có thể điều chỉnh lại tỷ lệ cho hợp lý để hình vẽ gần đúng với mẫu thật hơn. d) Vẽ nét chi tiết Trên cơ sở đã có những nét cơ bản, giáo viên h−ớng dẫn học sinh tiếp tục quan sát mẫu và vẽ các nét chi tiết cho hình vẽ đúng với mẫu hơn. Giai đoạn này phải kết hợp nét thẳng, nét cong, nét l−ợn để vẽ chi tiết ; có thể vẽ trùng với nét chính hoặc không trùng tuỳ theo đặc điểm hình khối của mẫu vẽ. Nét chính là chỗ dựa, h−ớng đi của nét chi tiết, có thể vẽ nhiều nét để điều chỉnh hình mới đ−ợc nét nh− ý. Sau khi đã vẽ nét chi tiết, giáo viên yêu cầu học sinh xem lại hình để điều chỉnh, tẩy xóa các nét thừa và hoàn chỉnh hình vẽ. L−u ý : H−ớng dẫn học sinh quan sát và h−ớng dẫn cách vẽ là hai công việc của quá trình cung cấp kiến thức cho học sinh. Giáo viên đặt các câu hỏi theo hệ thống, sau đó bổ sung, khẳng định kiến thức sau khi học sinh trả lời, đồng thời vẽ minh họa trên bảng giúp học sinh hiểu và nắm đ−ợc trình tự các b−ớc vẽ của một bài vẽ theo mẫu. e) Vẽ bóng (vẽ đậm nhạt) Vẽ bóng phải diễn tả đ−ợc sắc độ đậm nhạt của bóng, đồng thời phải giữ đ−ợc nét bút diễn tả thì bài vẽ đẹp, mang chất cảm hội họa. Vẽ bóng cũng tiến hành từ bao quát đến chi tiết, từ lớn đến nhỏ, gồm : − H−ớng dẫn các em quan sát mẫu, xác định độ đậm, độ nhạt, độ trung gian và tìm vị trí cũng nh− hình mảng của chúng. − Phác các mảng đậm nhạt chính. Vẽ đậm tr−ớc, nhạt sau và luôn so sánh giữa các mức độ đậm, nhạt, trung gian để có t−ơng quan chung hài hoà. ở Tiểu học, vẽ bóng th−ờng chia ra 3 mức độ đậm nhạt chủ yếu : đậm, đậm vừa, nhạt. Học sinh tiểu học th−ờng ch−a biết tìm mảng và phân biệt đ−ợc mức độ đậm nhạt nên bài vẽ th−ờng khô cứng hoặc nhợt nhạt do ch−a biết sử dụng các độ đậm nhạt đúng chỗ. Giáo viên h−ớng dẫn các em khi vẽ đậm nhạt ở các hình có mặt cong nh− hình trụ, hình cầu, cần điều khiển nét bút theo cấu trúc của mẫu. Giáo viên cần quan tâm đến những thiếu sót của học sinh để h−ớng dẫn, điều chỉnh kịp thời. 83
  24. Một tiết học vẽ theo mẫu đ−ợc tiến hành từ 35 − 40 phút. Phần h−ớng dẫn học sinh quan sát, nhận xét, h−ớng dẫn cách vẽ th−ờng chỉ thực hiện trong khoảng 7 − 12 phút. Tùy theo mỗi bài mà giáo viên phân bố thời gian h−ớng dẫn sao cho cụ thể, hợp lý. Thời gian dành cho học sinh vẽ th−ờng khoảng 25 phút, nhận xét bài khoảng 3 phút. 3. H−ớng dẫn học sinh thực hành Khi các em thực hành giáo viên cần bao quát lớp để có thể nhắc nhở chung cả lớp, đồng thời có thể làm việc riêng với từng học sinh. Học sinh tiểu học sẽ bị ức chế nếu phải nghe lý thuyết dài mà các em th−ờng muốn đ−ợc vẽ ngay khi biết cách làm bài tập. Hoạt động thực hành là hoạt động học tập thực sự chủ động, ở đó các em mới bộc lộ những −u điểm, những thiếu sót một cách rõ ràng về kiến thức cũng nh− kỹ năng. Trên bài vẽ, mọi nhận thức, khả năng của học sinh đều hiện lên rõ ràng, đầy đủ. Giáo viên dựa trên cơ sở đó mà nhận xét, góp ý một cách hợp lý : hình vẽ vừa phải, to hay nhỏ, hoặc xô lệch ; tỷ lệ bộ phận đúng hay ch−a đúng ; đậm nhạt vừa hay khô cứng, Đối với các em việc vẽ khung hình, tìm tỷ lệ các bộ phận hoặc quan sát, so sánh mẫu, không dễ gì chính xác và hào hứng vì các em còn nặng về cảm tính, thích gì vẽ nấy, vẽ theo sự "hiểu" của mình chứ không thích nhìn mẫu để vẽ. Vì vậy giáo viên cần kiên nhẫn uốn nắn, động viên các em quan sát, so sánh, cảm nhận để vẽ cho đúng mẫu và có cảm xúc. Lúc học sinh thực hành, giáo viên cần đến với các em, cùng làm việc ngay với các em trên mỗi bài vẽ. Khuyến khích các em vẽ nét dài, mạnh dạn, không cho các em dùng th−ớc kẻ hay compa. Giáo viên chỉ gợi ý để các em tự vẽ, không nên vẽ vào bài của học sinh. Dựa trên thực tế của mỗi bài vẽ, chỉ ra những chỗ ch−a hợp lý và gợi ý cho các em cách sửa chữa, điều chỉnh về bố cục, nét vẽ, hình vẽ, và đậm nhạt. H−ớng dẫn, gợi ý cho từng bài vẽ trong khi học sinh đang vẽ là cách dạy tốt nhất, hiệu quả nhất. (Dạy và học ngay trên thực trạng mỗi bài vẽ). Đối với vẽ theo mẫu ở Tiểu học, nhiệm vụ chính là dạy cho các em biết cách quan sát, cảm nhận và thể hiện một cách có cảm xúc, đúng ph−ơng pháp, qua đó giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. 4. Nhận xét, đánh giá Chọn một số bài vẽ đẹp, đạt yêu cầu và ch−a đạt yêu cầu để cho học sinh nhận xét, đánh giá nhằm củng cố kiến thức đồng thời bồi d−ỡng năng lực thẩm mỹ và tác phong tự tin cho các em. Sau đó, giáo viên tổng hợp lại các ý kiến của học sinh, bổ sung cho hoàn chỉnh và đ−a ra kết luận. Khi nhận xét, giáo viên tránh 84
  25. nhận xét chung chung, thiếu phân tích cụ thể trên mỗi bài vẽ làm các em không hiểu đ−ợc bài vẽ đẹp, xấu là vì sao. H−ớng dẫn học ch−ơng III I − Lí thuyết 1. Thế nào là vẽ theo mẫu ? Dạy vẽ theo cách kẻ ô là không đúng với yêu cầu dạy vẽ theo mẫu, vì sao ? Để vẽ theo mẫu, yêu cầu ng−ời vẽ luôn tuân theo những điều gì ? 2. Hãy nêu ra những kiến thức cơ bản về vẽ theo mẫu : nét, hình, mảng, hình khối, đậm nhạt. 3. Thế nào là cách nhìn xa gần (Luật xa gần) ? Đ−ờng tầm mắt là gì ? Cách xác định đ−ờng tầm mắt ? Những điều cần nhớ khi quan sát xa gần là gì ? 4. Vai trò của quan sát trong vẽ theo mẫu nh− thế nào ? 5. Hãy nêu cách tiến hành một bài vẽ theo mẫu. Vì sao cần phải tiến hành nh− vậy ? 6. Hãy nêu khái niệm về bóng và ph−ơng pháp vẽ bóng tạo khối ? 7. Cần l−u ý những điều gì khi đặt mẫu vẽ, mẫu vẽ đơn, mẫu vẽ có hai đồ vật ? 8. Đối với dạy vẽ theo mẫu ở Tiểu học, khi khai thác nội dung bài dạy, phần nào là quan trọng nhất, vì sao ? II − Thực hành 1. Vẽ một đồ vật tự chọn (cái ca, cái bình hoa, cái phích n−ớc, cái chai, ). Vẽ trên giấy khổ A4 (20 ì 30 cm) bằng chì đen. Thời gian : 90 phút. 2. Vẽ mẫu gồm 2 đồ vật (cái ấm trà và cái tách, cái cặp sách và lọ hoa hoặc cái phích n−ớc và cái bát, ) Đặt mẫu sao cho có không gian xa gần, có khoảng cách giữa các vật mẫu hợp lý, ánh sáng rõ ràng. Vẽ trên giấy khổ A4, bằng chì đen. Thời gian : 120 phút. 3. Chọn một bài vẽ theo mẫu trong ch−ơng trình Mỹ thuật Tiểu học, nghiên cứu nội dung và ph−ơng pháp giảng dạy để thiết kế một bài giảng theo cách của mình sao cho có hiệu quả. 85
  26. Ch−ơng IV Vẽ trang trí và ph−ơng pháp dạy vẽ trang trí ở tiểu học A − Vẽ trang trí I − Vẽ trang trí 1. Khái niệm Trang trí là nghệ thuật sắp xếp đ−ờng nét, hình mảng, hình khối đậm nhạt, màu sắc trên mặt phẳng hay trong không gian để tạo nên sản phẩm hay không gian đẹp, phục vụ cho cuộc sống con ng−ời. Con ng−ời luôn yêu cái đẹp, luôn muốn làm đẹp cuộc sống. Từ trong gia đình đến ngoài xã hội, ở đâu cũng có sự sắp xếp tô điểm của con ng−ời làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm t−ơi vui. Những việc làm đó gọi chung là trang trí. Tiếp xúc với môn học Trang trí ta th−ờng bắt gặp các thuật ngữ : trang trí, trang hoàng, trang điểm, trình bày, tr−ng bày, bố cục, sắp xếp, hóa trang, thiết kế mỹ thuật, Tất cả các thuật ngữ trên đều có một ý nghĩa chung là tạo nên cái đẹp. Không có cái đẹp chung chung. Cái đẹp phải có tiêu chuẩn riêng ở từng thể loại, từng nội dung và có mức độ yêu cầu khác nhau. Do vậy sử dụng đúng thuật ngữ là điều rất cần thiết bởi mỗi thuật ngữ biểu hiện một mức độ nội dung, ý nghĩa khác nhau. − Thuật ngữ "trang trí" : Dùng để gọi các thể loại trang trí hình vuông, hình tròn, trang trí sân khấu, trang trí nội thất, − Thuật ngữ "trang hoàng" : Dùng để chỉ việc bài trí, làm đẹp phục vụ cho đại hội, đám c−ới, lớp học, phòng ở, − Thuật ngữ "hóa trang" : Dùng trong lĩnh vực sân khấu điện ảnh, các hội hóa trang vì "hóa trang" là tạo vẻ đẹp khác hẳn để trở thành một nhân vật khác về mặt hình thức. Hóa trang đôi khi tạo nên sự kỳ quặc, lạ lùng hoặc rùng rợn. Ví dụ đối với cô dâu, dùng từ "trang điểm" đúng hơn, rõ hơn vì nó sát với ý nghĩa làm đẹp. − Thuật ngữ "thiết kế mỹ thuật" : Dùng cho sân khấu, điện ảnh. Thực chất là trang trí bố cục, sắp xếp hình mảng, hình khối, màu sắc, ánh sáng tạo nên không gian đẹp phù hợp với nội dung vở diễn. 86
  27. − Thuật ngữ "trình bày", "tr−ng bày" : Dành cho triển lãm hội chợ. Vẽ trang trí đ−ợc dùng làm tên gọi một phân môn của môn Mỹ thuật ở tr−ờng học phổ thông, đ−ợc học sinh thích thú học tập vì nó gắn liền với cuộc sống học tập, vui chơi của các em. Nó phát huy tính độc lập trong suy nghĩ, tìm tòi, giúp các em tìm hiểu thêm những kiến thức cơ bản của mỹ thuật và ứng dụng hiệu quả vào sinh hoạt hằng ngày. Phân môn Vẽ trang trí ở ch−ơng trình tiểu học gồm có 2 loại bài tập : + Trang trí cơ bản : Là trang trí các hình cơ bản nh− hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, Các loại bài tập này vận dụng các nguyên tắc trang trí một cách chặt chẽ khi vẽ hình mảng, vẽ hoạ tiết và vẽ màu, + Trang trí ứng dụng : Là trang trí đồ vật có tên gọi cụ thể thông dụng hằng ngày nh− đ−ờng diềm áo váy, cái bát, lọ hoa, Loại bài tập này vận dụng các nguyên tắc trang trí một cách linh hoạt hơn vì hình thức trang trí phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của đồ vật để đáp ứng yêu cầu của từng loại. Ví dụ trang trí viên gạch hoa, yêu cầu hoạ tiết và màu sắc đơn giản hơn so với trang trí hình vuông. Trang trí lọ hoa không nhất thiết phải đối xứng nhau đồng đều. Trang trí cái bát không nhất thiết phải nhiều mảng, nhiều màu nh− trang trí hình tròn. 2. Đặc điểm của trang trí Trang trí là môn học mà học sinh đ−ợc hoàn toàn tự do vẽ theo ý mình, tự do sáng tạo từ sắp xếp hình mảng đến vẽ hoạ tiết và dùng màu. Đặc điểm này của trang trí đã gây đ−ợc sự hứng thú học tập cho học sinh. Trang trí không chỉ giúp cho học sinh biết tạo ra cái đẹp muôn màu muôn vẻ mà còn phát triển cho các em khả năng suy nghĩ tìm tòi để luôn có cái mới, cái khác, cái lạ, Học trang trí, các em đ−ợc rèn luyện, bồi d−ỡng, phát triển phẩm chất của ng−ời lao động, lao động sáng tạo không ngừng. Vì thế vẻ đẹp của trang trí thật là phong phú, đa dạng. Tuy cùng một loại bài tập, cùng một cách dạy, cùng một ng−ời thể hiện, nh−ng bài tr−ớc, bài sau mỗi bài đều có một vẻ đẹp riêng. 3. Tính dân tộc trong trang trí Mỗi dân tộc, mỗi đất n−ớc đều có những nét độc đáo về thiên nhiên, về hình thái của cỏ cây, hoa lá, về nếp sống, phong tục tập quán, những truyền thống văn hóa, xã hội, Những nét độc đáo ấy đã in sâu vào tiềm thức của từng con ng−ời ở các dân tộc, trên cơ sở thấm nhuần những tinh hoa, vốn cổ truyền thống dân tộc của ông cha. Khi sử dụng chân thực những hình ảnh ấy vào hoạ tiết trang trí thì sản phẩm sẽ mang tính dân tộc và thật sự có giá trị nhờ một hình thức thể hiện độc đáo kết hợp đ−ợc tính dân tộc và hiện đại. 87
  28. Hình thức nhắc lại đối với trang trí hình tròn Bài tập của sinh viên Trần Quốc Hớn (khóa 1997 – 2001) Hình thức nhắc lại đối với trang trí hình vuông Bài tập của sinh viên Tr−ơng Thị An (khóa 1997 – 2001) Hình thức nhắc lại đối với trang trí đ−ờng diềm 88
  29. Hỗnh thổùc xen keớ õọỳi vồùi trang trờ hỗnh vuọng Hỗnh thổùc xen keớ õọỳi vồùi trang trờ hỗnh tronỡ Hỗnh thổùc xen keớ õọỳi vồùi trang trờ õổồỡng dióửm 89
  30. 4. Nghệ thuật trang trí trong đời sống Trang trí rất cần thiết, luôn gắn bó với đời sống con ng−ời. Nếu yêu mến cuộc sống bao nhiêu thì con ng−ời quan tâm tới việc làm đẹp cho cuộc sống của mình bấy nhiêu. Trang trí một phòng họp, một trụ sở, một câu lạc bộ, nơi làm việc, nhà ở, trang trí sân khấu, trang trí những vật dụng hằng ngày dù nhỏ nh− quyển sách, quyển vở, cây bút đều đ−ợc con ng−ời tìm tòi, sáng tạo để có những hình dáng và màu sắc trang trí đẹp và phong phú. Tất cả những vật dụng, những không gian phục vụ cho cuộc sống con ng−ời nh− quần áo, vải vóc, ấm chén, các công trình văn hóa (nhà hát, công viên, ) cho tới những việc nh− xây dựng quy hoạch một thành phố, một v−ờn hoa, đều cần đến trang trí. Nghệ thuật trang trí có tác động lớn đến đời sống xã hội, góp phần dẫn dắt, xây dựng lối sống và nhân cách của con ng−ời một cách toàn diện. Thông qua cách ăn mặc, nếp sống, tiện nghi sinh hoạt, có thể đánh giá đ−ợc chất l−ợng, thị hiếu và phong cách sống của con ng−ời. Trang trí là làm đẹp mắt, làm cuộc sống thêm t−ơi vui, cổ vũ lao động sản xuất, nâng cao ý thức thẩm mỹ. Học tập phân môn Vẽ trang trí có tác dụng giáo dục cho học sinh ý thức về sự bài trí nh− thế nào là đẹp mắt, thuận tiện, ngăn nắp, gọn gàng, về cách giữ gìn vệ sinh nhà ở, tr−ờng lớp, phòng học, Tất cả những việc đó cho thấy học trang trí là rất cần thiết và có ảnh h−ởng tích cực đến lĩnh vực học tập và tình cảm của học sinh. Nếu cuộc sống không có trang trí, mọi vật dụng làm ra không có kiểu dáng, hình thức và màu sắc khác nhau thì sẽ nhàm chán biết bao. Nh− vậy, trang trí là một nhu cầu thiết yếu, là mong muốn của tâm lý của con ng−ời. II − Một số kiến thức cơ bản về vẽ trang trí 1. Bố cục trang trí Bố cục trang trí là sự sắp xếp các yếu tố trang trí (hình, mảng, đ−ờng nét, đậm nhạt, màu sắc, ) theo những nguyên tắc của trang trí để tạo ra những sản phẩm trang trí có giá trị thẩm mỹ phục vụ nhu cầu thẩm mỹ ngày một cao của con ng−ời. 2. Một số nguyên tắc bố cục của trang trí a) Nguyên tắc t−ơng phản Trong trang trí, nguyên tắc t−ơng phản luôn đ−ợc sử dụng để tạo cho trang trí có sự đa dạng, phong phú nhằm làm nổi bật những phần, những mảng quan trọng 90
  31. trong bố cục. T−ơng phản trong trang trí là sử dụng các yếu tố có tính chất đối lập nhau để cái nọ tôn cái kia lên, chẳng hạn nh− : + Về hình mảng : Muốn rõ mảng to phải có mảng nhỏ để so sánh và thấy đ−ợc t−ơng quan. + Về đ−ờng nét : Kết hợp nhiều dạng nét phong phú để khắc phục sự đơn điệu khi sử dụng nhiều đ−ờng nét. Cần có nét cong, nét thẳng, nét xiên, nét l−ợn, nét gấp khúc, + Về hình thể : Phải đa dạng, bên cạnh hình vuông cần có hình tròn, hình tam giác, quả trám, + Về màu sắc : Để làm nổi một phần hay một khu vực nào đó, có thể dùng màu t−ơng phản về nóng lạnh hoặc dùng t−ơng phản sắc độ của màu. b) Nguyên tắc cân đối trong trang trí Nguyên tắc này là nguyên tắc rất cơ bản trong trang trí. Cân đối trong trang trí là sự sắp xếp hài hòa, hợp lý giữa các mảng trong tổng thể : không có mảng to quá phá vỡ khung hình định trang trí, hoặc quá nhỏ làm bố cục lỏng lẻo, vụn vặt. Sự cân đối thể hiện ở chỗ : Các hoạ tiết, các hình mảng không bằng nhau về diện tích, không giống nhau về hình dáng, kích th−ớc, đậm nhạt nh−ng t−ơng xứng nhau qua trục để tạo cho hình thể trang trí cân bằng, tránh đ−ợc sự đơn điệu của đối xứng. Nh− vậy, các mảng, các hoạ tiết, các độ đậm nhạt và màu sắc phải đ−ợc bố trí cân bằng, không bị lệch, dồn về một phía hoặc lấn át lẫn nhau. Cần chú ý để các hoạ tiết trong bố cục trang trí ăn ý, nhịp nhàng và thống nhất với nhau về phong cách, về hòa sắc. Nguyên tắc t−ơng phản và nguyên tắc cân đối trong trang trí là hai nguyên tắc cơ bản nhất có thể áp dụng cho mọi thể loại trang trí. Nguyên tắc cân đối giúp cho bố cục có sự thăng bằng, hài hòa. Nguyên tắc t−ơng phản làm đa dạng, phong phú cho trang trí. Một tác phẩm trang trí đẹp cần đảm bảo những nguyên tắc đó. 3. Một số hình thức đ−ợc sử dụng trong trang trí a) Hình thức nhắc lại Là hình thức sử dụng một hoạ tiết hay một nhóm hoạ tiết sắp xếp lặp lại nhiều lần trong một khoảng cách đều đặn tạo nên một nhịp điệu hoặc sắp xếp đối xứng nhau tạo nên sự thăng bằng (hình minh hoạ). Ví dụ : Trang trí đ−ờng diềm (nhắc lại hoạ tiết liên tục theo chiều dọc, chiều ngang). Trang trí gạch hoa, trang trí hình tròn, trang trí hình vuông, trang trí hình chữ nhật (nhắc lại hoạ tiết ở bốn góc, ở giữa các trục đối xứng hay theo chu vi). 91
  32. Cách sắp xếp nhắc lại th−ờng yêu cầu hoạ tiết phải vẽ đều nhau, giống nhau về chi tiết và đậm nhạt. Thể thức nhắc lại có thể đặt ng−ợc chiều các hoạ tiết để biến đổi các hình mảng và màu, nh−ng cần giữ đ−ợc trật tự hình một cách liên tục. Hỗnh thổù c bióỳ n dở õọỳi vồùi tran g trờ õổồỡ ng dióử Hỗnh thổùc bióỳn dở õọỳi vồùi trang trờ hỗnh Hỗnh thổùc bióỳn dở õọỳi vồùi trang trờ hỗnh 92
  33. b) Hình thức xen kẽ Là hình thức sử dụng những hoạ tiết khác nhau sắp xếp xen kẽ lẫn nhau để làm phong phú các hoạ tiết và tạo ra sự vui mắt, tránh sự đơn điệu (hình minh hoạ). Cách sắp xếp này th−ờng vận dụng vào trang trí đ−ờng diềm, hình vuông, hình tròn. Khi sử dụng hình thức sắp xếp xen kẽ, những hoạ tiết giống nhau cũng cần đ−ợc vẽ bằng nhau, nh− nhau về màu và đậm nhạt. Ví dụ : Hình trang trí trên mặt bia thời Lý th−ờng xen kẽ hoa cúc với rồng, xen kẽ hình lá đề với nét triện hay chim ph−ợng. c) Hình thức đối xứng (đăng đối) Là sử dụng các hoạ tiết, các mảng giống nhau, bằng nhau, nh− nhau về đậm nhạt, về hình và màu sắc sắp xếp đối xứng nhau qua một trục hoặc nhiều trục hay sắp xếp đối xứng qua tâm. Cách sắp xếp này th−ờng thấy ở trang trí các hình cơ bản nh− hình vuông, hình tròn. Trong thực tế, sắp xếp đối xứng đã có trong thiên nhiên ngoài ý muốn của con ng−ời nh− con b−ớm, chiếc lá, bông hoa, có hình dáng đối xứng qua một trục hoặc qua tâm. Cách sắp xếp đó đã đi vào cuộc sống con ng−ời một cách rất tự nhiên ví dụ nh− trang trí nhà thờ, nơi thờ cúng tổ tiên, đình chùa, cung điện, d) Hình thức phá thế Cách sắp xếp này có ý nghĩa phá thế gò bó đơn điệu của đ−ờng nét, hình thể trang trí nhằm tạo cho bố cục tự do hơn, đ−ờng nét, hình mảng, hoạ tiết đ−ợc thay đổi rõ rệt, đột ngột mà vẫn hài hòa mềm mại, tránh đ−ợc sự nhàm chán, đơn điệu hay cứng nhắc, khuôn khổ. Trong trang trí mỗi cách sắp xếp có một −u điểm, tạo nên vẻ đẹp riêng. Tuy vậy, khi trang trí không nên tách bạch mà phải vận dụng các cách sắp xếp sao cho hợp lý, ăn ý, nhịp nhàng và hài hoà với nhau về phong cách, hòa sắc. 4. Những điểm cần tránh trong trang trí + Không dứt khoát trong việc phân chia mảng, chia đôi hình ngập ngừng, xấp xỉ nhau, hình cao to đều nhau, hay chia đôi một bề mặt đều nhau. + Chia đôi một bề mặt có góc vuông theo đ−ờng chéo. + Khi trang trí cho một vật có hình khối ba chiều, phải tránh chỉ nhìn một mặt tr−ớc mà không chú ý đến các mặt bên và mặt sau (bề nghiêng của vật). Ví dụ : Lọ hoa, bộ ấm chén, bàn ghế, cái cột, đều phải có tỷ lệ cân đối ở mặt chính diện và mặt nghiêng. Tỷ lệ cân đối thể hiện ở t−ơng quan giữa các bộ phận, 93
  34. không nặng bồng, nhẹ tếch, không đầu to, chân nhỏ. Trong trang trí phải đảm bảo sự cân đối nhịp nhàng giữa các đ−ờng cong, đ−ờng thẳng, đ−ờng gờ, chỗ nghỉ nét, chỗ chuyển nét, 5. Yêu cầu về bố cục của một bài trang trí Để có một bài trang trí đẹp, khi sắp xếp bố cục cần đảm bảo một số yêu cầu chính sau đây : a) Phân bố hình mảng + Phân bố hình mảng cần phải cân đối, có trọng tâm để làm rõ ý đồ bố cục và để tập trung sự chú ý của ng−ời xem. Để làm nổi trọng tâm của bố cục ng−ời ta có thể : + Sử dụng t−ơng phản về hình mảng, mảng chính to hơn các mảng khác và đặt ở trọng tâm. + Sử dụng t−ơng phản về độ đậm nhạt, mảng chính phải đậm hơn hoặc sáng hơn các mảng khác. + Các mảng không chen chúc, chật chội gây rối mắt ng−ời xem. + Khi trang trí hình mảng không nên quá chú ý đến mảng đặc (mảng hoạ tiết) mà quên mất mảng trống (mảng nền). Mảng trống chặt chẽ, cân đối hay lỏng lẻo sẽ có ảnh h−ởng tới sự cân đối của bố cục. + Hình mảng cần phải có sự đa dạng về kích th−ớc và hình thể nh− mảng to, mảng nhỏ, mảng dài, mảng ngắn, mảng vuông, mảng tròn, phối hợp làm sao để tạo nên một bố cục cân đối đẹp mắt. b) Phân bố đậm nhạt Độ đậm nhạt trong trang trí rất quan trọng, góp phần tạo cho hình mảng chắc, khỏe, thêm đậm đà và vui mắt. + Phân bố đậm nhạt nghĩa là sử dụng t−ơng phản của độ đậm nhạt để làm nổi phần chính, chi tiết chính và làm dịu đi chi tiết phụ để hoạ tiết có chỗ ẩn, chỗ hiện cho đẹp mắt. + Phân bố đậm nhạt tốt giúp cho bố cục thêm chặt chẽ, nổi rõ trọng tâm và ý đồ trang trí, giúp ng−ời vẽ chủ động khi thể hiện màu sắc. Ng−ợc lại, nếu phân bố đậm nhạt không tốt sẽ gây cho bố cục sự lộn xộn, nặng nề. + Khi phân bố đậm nhạt th−ờng sử dụng 3 sắc độ cơ bản : đậm (tối), đậm vừa (trung gian) và nhạt (sáng). 94
  35. 6. Đ−ờng nét và hoạ tiết trang trí a) Khái niệm Khi trang trí, ng−ời ta th−ờng sử dụng các hình vẽ hoa lá, chim, thú, các hình hình học nh− hình vuông, hình tròn, hình ôvan, hình tam giác, và đôi khi cả hình ng−ời. Vậy hoạ tiết trang trí là gì ? Hoạ tiết trang trí là các hình vẽ dùng để trang trí. Hoạ tiết trang trí th−ờng đ−ợc đơn giản, sáng tạo từ đối t−ợng có thực. Nh− vậy hoạ tiết trang trí rất phong phú, là một trong những yếu tố cơ bản của trang trí cũng nh− màu sắc, đậm nhạt, bố cục. Đ−ờng nét trong trang trí có chức năng tạo hình hoạ tiết, làm phong phú các mảng, liên kết các mảng tạo ra sự nhịp nhàng, uyển chuyển cho bố cục. Khi vẽ cần phối hợp nét đậm với nét thanh, nét thẳng với nét cong, nét gấp khúc, để có sự đa dạng về nét. Hoạ tiết trang trí cần đ−ợc nghiên cứu và vẽ từ đối t−ợng có trong thực tế. Hình vẽ các đối t−ợng có thực đ−ợc đơn giản hóa hoặc đ−ợc sáng tạo, cách điệu để cho đẹp hơn lên với nhiều dáng vẻ khác nhau nh−ng vẫn giữ đ−ợc những đặc điểm nổi bật, trở thành hoạ tiết trang trí. Trong tự nhiên, có nhiều loại hoa lá, chim muông có hình dáng, đ−ờng nét và màu sắc đẹp có thể đ−a vào trang trí. Nh−ng không phải cứ chép nguyên bản các đối t−ợng đó là có thể dùng để trang trí mà phải lựa chọn những hoa lá, chim, thú , phù hợp để ghi chép rồi đơn giản và sáng tạo, làm cho nó trở thành hoạ tiết trang trí thì mới sử dụng để trang trí đ−ợc. Do đó, ngay từ đầu khi mới học vẽ trang trí, ng−ời học vẽ cần phải học cách ghi chép hoa lá để hiểu và nắm bắt đ−ợc cấu trúc, đặc điểm, hình dạng, đ−ờng nét, màu sắc, của hoa lá, chim thú và chỉ trên cơ sở đó để đơn giản và sáng tạo thì mới có đ−ợc những hoạ tiết trang trí đẹp, có giá trị nghệ thuật. Nếu không có quá trình nghiên cứu, phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên thì dễ sa vào tình trạng bịa đặt hoạ tiết một cách hời hợt hoặc sao chép một cách nhàm chán. Khi xây dựng hoạ tiết nên học tập tinh thần bố cục sáng tạo ở các hoạ tiết trong vốn cổ dân tộc. Những đ−ờng nét hoạ tiết cổ rất nhịp nhàng cân đối. Hoạ tiết trang trí của dân tộc ta đã đạt tới trình độ thẩm mĩ cao và phong cách tạo hình độc đáo nh− hình chim lạc trên trống đồng Ngọc Lũ, hình rồng, ph−ợng, đám mây, con b−ớm, bông sen, trong nghệ thuật chạm khắc cổ. b) Cách vẽ hoạ tiết 95
  36. Trong thiên nhiên không phải bất cứ loại hoa lá chim thú nào cũng có thể sử dụng đ−a vào trang trí. Tr−ớc khi vẽ phải chọn những loại hoa lá, chim, thú có hình dáng đẹp, đơn giản, mang những đặc tính trang trí và dễ làm đẹp. − Chép mẫu thực : Trên cơ sở các mẫu đã chọn, quan sát, nghiên cứu, ghi chép để nắm đ−ợc những nét đặc tr−ng, cấu trúc, hình dáng chung, chi tiết, màu sắc, Để có thể khai thác và cách điệu đ−ợc thành hoạ tiết trang trí, mỗi đối t−ợng cần có một góc độ phù hợp để ghi chép thì mới lột tả đ−ợc đặc tính và vẻ đẹp của nó. Ví dụ : Hoa đồng tiền có thể ghi chép ở vị trí chính diện hoặc nghiêng nh−ng hoa cúc thì vẽ chính diện khó đẹp mà phải vẽ theo chiều nghiêng. − Đơn giản hoạ tiết (hình vẽ) : Là b−ớc l−ợc bỏ những chi tiết r−ờm rà không cần thiết và sắp xếp lại hình vẽ cho cân đối nhịp nhàng làm cho hình dáng của mẫu vẽ đẹp hơn lên và nổi bật những đặc điểm điển hình tạo nên cái riêng biệt của mẫu. Song đơn giản không chỉ có nghĩa là l−ợc bỏ mà có thể thêm vào một số chi tiết cần thiết góp phần làm cho hoạ tiết mang tính trang trí hơn. − Cách điệu hoạ tiết : Đây là công việc sáng tạo, hình dáng đ−ờng nét hoạ tiết đ−ợc nâng lên một b−ớc đáng kể, tạo ra sự phong phú, nhịp nhàng mang đậm nét trang trí. Khi cách điệu cần tránh tình trạng c−ờng điệu thái quá làm mất đi nét đẹp đặc tr−ng điển hình của đối t−ợng ban đầu. Sự tìm tòi sáng tạo không có nghĩa là bịa đặt, bóp 96
  37. méo mẫu, làm cho xa rời bản chất sự vật mà phải dựa trên mẫu thực, thông qua trí t−ởng t−ợng sáng tạo để tạo nên một hoạ tiết trang trí đẹp và điển hình hơn thực tế. Tóm lại để xây dựng một hoạ tiết trang trí tr−ớc hết phải chọn đ−ợc những hoa lá có hình dáng đẹp, đơn giản. Tiếp đó ghi chép để nắm đ−ợc cấu trúc, đặc điểm của hoa lá rồi đơn giản nó, bỏ đi những chi tiết r−ờm rà, sắp xếp lại cho cân đối và đẹp hơn, rồi từ đó phát triển lên cho đ−ờng nét, hình dáng thêm phong phú, đa dạng phù hợp với ý đồ trang trí. 7. Màu sắc trong trang trí Yêu cầu đầu tiên của màu sắc trong trang trí là sự hài hoà, dù là rực rỡ hay êm dịu. Màu sắc làm cho sản phẩm trang trí có những sắc thái riêng đáp ứng nhu cầu tình cảm và sở thích của ng−ời sử dụng. Thanh thiếu niên −a màu rực rỡ, ng−ời có tuổi −a màu sẫm, Vẽ màu trong trang trí cần chọn những màu thích hợp, tô màu theo cảm xúc nh−ng không dùng màu tuỳ tiện. Cần phải phối hợp màu sắc sao cho hài hòa và nổi rõ chủ đề của bài trang trí. Màu sắc trang trí phải thuận mắt, −a nhìn và phù hợp với toàn cảnh chung, với tự nhiên. Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật trang trí. Nó thể hiện sở thích, năng khiếu thẩm mỹ của ng−ời sử dụng. Khi trang trí phải biết nguyên tắc cơ bản về màu sắc để sử dụng màu cho linh hoạt. Màu sắc còn nói lên đ−ợc những tình cảm của con ng−ời, của dân tộc do thói quen sinh hoạt, lao động, vui chơi ở một môi tr−ờng nhất định tạo ra. Màu sắc phụ thuộc vào loại hình, vào nội dung trong trang trí, do vậy cần phát huy đ−ợc khả năng biểu đạt của màu sắc để ng−ời xem cảm nhận đ−ợc những gì ng−ời vẽ muốn biểu đạt. III − Màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong trang trí 1. Khái niệm ánh sáng chiếu dọi làm cho mọi vật có màu sắc. Ng−ợc lại trong bóng tối mọi vật đều không có màu. Mắt con ng−ời nhận biết đ−ợc vô vàn màu sắc và màu sắc luôn biến đổi trong t−ơng quan phong phú bất tận của chúng d−ới tác động của các nguồn sáng khác nhau. Nguồn sáng chủ yếu là ánh sáng mặt trời, nó luôn luôn thay đổi và tác động vào đối t−ợng tạo hiệu quả thị giác về màu sắc cũng luôn thay đổi, nên nhận định đúng màu tự nhiên là rất khó. 97
  38. Màu sắc làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm t−ơi vui và trở nên có ý nghĩa. Chúng ta thử hình dung thế giới này không có màu sắc thì cuộc sống sẽ vô vị và tẻ nhạt biết chừng nào. Màu sắc chung quanh ta vô cùng phong phú. Quan sát thiên nhiên ta thấy màu sắc thay đổi, biến ảo không cùng của biển trời, mây n−ớc, núi non, sắc thái muôn màu muôn vẻ của cỏ cây, hoa lá, muông thú, Và trong cuộc sống hằng ngày, mọi vật dụng, mọi thứ do con ng−ời làm ra cũng đ−ợc điểm tô bằng những sắc màu lôi cuốn, hấp dẫn. Màu sắc cũng thay đổi theo thời gian, trong một ngày ở các thời điểm sáng, tr−a, chiều, tối : Buổi sáng bình minh rực rỡ ánh hồng, buổi tr−a hè trời cao xanh lồng lộng, buổi hoàng hôn nhuộm óng sắc vàng, và buổi tối màu lam tím lan tỏa nơi nơi. Bốn mùa cũng có những sắc thái màu riêng biệt. Mùa xuân thì sắc màu sáng sủa, t−ơi non ; mùa hạ thì mạnh mẽ, rực rỡ ; mùa thu đến thì đậm đà, ấm áp ; mùa đông về sắc màu bàng bạc phôi phai ; và cả khi nắng, khi m−a đều có những sắc màu huyền ảo. Màu sắc cũng tác động tới trạng thái tình cảm của con ng−ời. Những màu t−ơi sáng làm ng−ời ta vui vẻ phấn chấn, màu trầm, dịu mát gợi lên nỗi suy t−, nỗi nhớ nhung man mác : "Khi vui non n−ớc cũng vui, khi buồn sáo thổi đàn chơi cũng buồn". Ngày nay khoa học cũng chứng minh rằng màu sắc có tác động đến tâm lý con ng−ời. Ví dụ : Màu xanh lơ gây cảm giác yên tĩnh, an toàn. Trong lao động, màu sắc có tác dụng làm dịu sự căng thẳng, gây h−ng phấn cho sáng tạo. Còn trong y học, màu sắc có tác dụng chữa bệnh thần kinh hiệu nghiệm. Mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc có quan niệm, thị hiếu, sở thích về màu sắc mang những nét riêng biệt. Chẳng hạn màu sắc đ−ợc sử dụng trong tôn giáo, chính trị, lối sống, phong tục, tập quán, cũng để lại những dấu ấn tâm lý khác nhau. Ví dụ ng−ời Trung hoa rất chuộng màu đỏ bởi đối với họ màu đỏ là biểu t−ợng của hạnh phúc, may mắn, thành đạt, và màu đỏ cũng là màu của cách mạng, màu của chiến thắng. Màu vàng trong đạo giáo ph−ơng Đông biểu t−ợng cho sự viên thành, đắc đạo và cũng là màu biểu t−ợng cho quyền lực tối cao của vua chúa phong kiến ngày x−a. Đối với ng−ời ph−ơng Tây thì màu vàng có lúc gắn với những liên t−ởng về dịch bệnh, nh−ng có khi cũng biểu hiện sự sang quý. Nh− vậy mỗi màu sắc đều có ẩn ngữ riêng của nó tùy thuộc vào quan niệm của cộng đồng, xã hội. Con ng−ời đ−ợc sống trong một thế giới ngập tràn màu sắc của thiên nhiên, vạn vật, cỏ cây hoa lá. Và con ng−ời biết quan sát, biết rung động, biết xúc cảm, biết t− duy nên ngoài những màu sắc của tạo hóa, con ng−ời biết tìm ra quy luật hài hoà của màu sắc để cuộc sống của mình phong phú hơn. 98
  39. Nhờ thế mà mọi đồ dùng hằng ngày của chúng ta có màu sắc theo ý muốn. Con ng−ời biết dùng màu sắc trong mỹ thuật để diễn tả mọi sự vật, tả không gian, thời gian, biểu lộ sự rung cảm của ng−ời vẽ tr−ớc thực tế thiên nhiên hay trạng thái tinh thần, tìm cảm của mình tr−ớc cuộc sống. Con ng−ời biết khai thác sử dụng màu sắc để làm cho cuộc sống tinh thần, vật chất ngày càng phong phú, tạo không khí vui t−ơi cho ngày hội, ngày lễ, các cuộc vui chơi, không khí trang nghiêm cho phòng họp, hội nghị, các cuộc hội diễn, và các bộ trang phục đẹp với những màu sắc phù hợp với mỗi ng−ời. Tóm lại màu sắc là yếu tố không thể thiếu đ−ợc trong đời sống con ng−ời. 2. Màu sắc Nghiên cứu quang phổ mặt trời ng−ời ta tìm ra quy luật của màu sắc. Nếu quan sát một chùm tia sáng cho đi qua lăng kính thủy tinh, chúng ta thấy hiện t−ợng gọi là "quang phổ" là sự phân tích màu sắc có trong ánh sáng thành 7 màu riêng biệt. Rõ rệt nhất là biểu hiện trên cầu vồng, ta thấy 7 màu đ−ợc xếp theo trật tự sau (H.1) : đỏ − cam − vàng − lục − lam − chàm − tím. Đó là khoảng nhìn thấy đ−ợc của mắt ta (Có b−ớc sóng dài nhất là đỏ : 687 micron và ngắn nhất là tím : 397 micron). Trong 7 màu này có 3 màu nguyên chất và 4 màu do các màu nguyên chất pha trộn thành. Ng−ời ta phân biệt chúng nh−u sau : a) Màu gốc (H.3) Còn gọi là màu cơ bản, màu nguyên chất vì không thể dùng các màu khác để pha trộn ra màu gốc mà chỉ có thể dùng màu gốc pha trộn ra các màu khác. 3 màu cơ bản là : đỏ − vàng − lam (gồm 2 màu nóng, 1 màu lạnh). b) Màu nhị hợp (H.5) Mỗi màu nhị hợp là do hai màu cơ bản pha trộn với nhau mà thành. Có 3 màu nhị hợp : cam − lục − tím. T−ơng tự nh− thế, pha 2 màu sẽ có đ−ợc màu thứ 3 nên ng−ời ta có thể pha đ−ợc vô số sắc độ của màu. Do cách pha trộn nh− vậy mà ta có thể tìm đ−ợc nhiều màu theo ý muốn và diễn tả đ−ợc vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống xung quanh. 99
  40. Các màu pha trộn có tác dụng tạo ra các màu trung gian làm giảm bớt sự chói chang sặc sỡ của các màu có sắc độ mạnh đứng cạnh nhau, làm cho màu sắc dễ hòa hợp khi phối màu. 7 màu cầu vồng là cơ sở chính cho các màu có trong thiên nhiên. Do đó nó còn đ−ợc gọi tên là 7 màu cơ sở. c) Màu bổ túc (H.7, 8) Là những cặp màu hỗ trợ nhau, khi đứng cạnh nhau sẽ tôn nhau lên, tạo cho nhau thêm rực rỡ, t−ơi sáng. Nh−ng nếu pha trộn chúng vào nhau thì sẽ thành màu xám xỉn. Các cặp màu bổ túc : • Đỏ − Lục. • Cam − Lam. • Vàng − tím Các cặp màu bổ túc đối lập nhau về nóng lạnh. Đỏ, da cam, vàng là màu nóng. Lục, lam, tím là màu lạnh. Biết đ−ợc những màu có khuynh h−ớng bổ túc cho nhau sẽ giúp cho ng−ời vẽ tìm đ−ợc những hiệu quả màu sắc t−ơi sáng rực rỡ hoặc êm dịu. Màu bổ túc là những màu gây hiệu quả đối lập nhau mạnh nhất. Đây là hiện t−ợng phản ứng của thị giác với màu sắc. Khi ta nhìn một màu thì có nhu cầu cân bằng lại bằng một màu bổ túc lại cho nó, đối lập với nó. Những cặp màu bổ túc th−ờng đ−ợc dùng trong trang trí, quảng cáo, (Muốn nhận ra các màu bổ túc, ta hãy nhìn vào ngôi sao, các màu đối diện nhau theo mũi tên − H.8). d) Màu t−ơng phản Là những cặp màu khi đặt cạnh nhau sẽ có sự đối lập nhau về sắc độ hay đối lập nhau về sáng tối mạnh mẽ. Các màu trong cặp màu t−ơng phản làm cho nhau rõ ràng, tách bạch, nổi bật. Những cặp màu t−ơng phản nh− sau : Đỏ − vàng ; đỏ − trắng ; vàng − xanh lục ; vàng − xanh lam ; xanh lam − trắng, 100
  41. Các cặp màu t−ơng phản th−ờng đ−ợc dùng cho khẩu hiệu, một màu dùng làm nền, màu kia làm chữ. e) Màu trung tính Bên cạnh 7 màu cơ sở, còn có 2 màu trung tính, đó là trắng và đen. Gọi là màu trung tính vì nó không thuộc nóng cũng không thuộc lạnh (nó là màu không có sắc). Màu trung tính khi pha trộn với các màu khác sẽ làm cho các màu đó đậm lên hoặc nhạt đi. Ví dụ : • Trắng + Đỏ = Hồng (nóng). • Trắng + Xanh = Xanh nhạt (lạnh). • Đen + Đỏ = Nâu (nóng). • Đen + Xanh = Xanh đậm (lạnh). Với 9 màu trên đây, ng−ời ta có thể pha đ−ợc hầu hết các màu có trong tự nhiên. f) Màu nóng và màu lạnh + Màu nóng là những màu có b−ớc sóng và năng l−ợng lớn, gây cảm giác ấm nóng, gần lại, sáng sủa, rộng lớn hơn nh− đỏ, vàng, da cam, hồng, nâu, Biết đ−ợc đặc điểm này ng−ời ta th−ờng dùng màu nóng trong thời tiết mát lạnh. Ví dụ : Màu sắc của trang phục, quần áo, khăn quàng, vỏ chăn, rèm cửa, + Màu lạnh là những màu có b−ớc sóng và năng l−ợng nhỏ, gây cảm giác mát lạnh, êm dịu, an thần, lắng chìm, xa xôi, hoặc bé nhỏ hơn nh− xanh lục, xanh lam, tím, Ng−ợc lại với màu nóng, ng−ời ta th−ờng dùng màu lạnh khi thời tiết oi bức, nóng nực. Đó là dùng màu theo cảm giác thị giác, còn tên thực tế, dùng màu còn do ý thích của con ng−ời, phụ thuộc vào tâm lý mỗi ng−ời. Trong trang trí, việc dùng màu phụ thuộc vào ý đồ sáng tạo, loại đề tài và loại hình trang trí. g) Đậm nhạt và sắc độ của màu sắc + Sắc : Để chỉ vị trí của màu nào đó trong bảng phân màu hoặc trong quang phổ. Sắc độ của màu sắc là tính chất cơ bản xác định sự khác nhau của màu có sắc này so với màu có sắc khác. Ví dụ : Đỏ khác lục, da cam khác vàng. 101
  42. Ng−ời ta có thể pha trộn màu sắc với nhau làm cho nó có sắc độ khác đi. + Độ đậm nhạt : Là mức độ biểu hiện về độ sáng của màu sắc. Ví dụ màu vàng chanh nhạt hơn màu vàng đất, màu xanh lục đậm bằng màu nâu, Một màu nếu pha trộn với trắng hoặc đen có thể tạo ra nhiều độ đậm nhạt khác nhau (tuy có khác nhau về độ nh−ng vẫn cùng một màu). Sắc độ khác với đậm nhạt ở chỗ, đậm nhạt chỉ gây ra một trạng thái, còn sắc độ có thể gây ra nhiều cảm giác khác nhau : sắc độ này êm dịu, sắc độ kia rực rỡ, Hình 1 Hình 2 Hỡnh 3 Hỡnh 4 102
  43. Hỡnh 5 Hỡnh 6 Hỡnh 7 103
  44. Hỡnh 8 104
  45. Hỡnh 9 105
  46. Hỡnh 10 106
  47. 3. Cách dùng màu trong trang trí Màu sắc khi để riêng lẻ thì ch−a bộc lộ hết giá trị, chỉ khi phối hợp chúng với nhau màu sắc mới đem lại hiệu quả rõ ràng, hoặc t−ơi sáng hoặc êm dịu, trầm ấm hay lòe loẹt, xám xỉn. Ví dụ : Màu đỏ đặt trên nền đen thì màu đỏ nh− sáng lên, đặt trên nền trắng thì màu đỏ nh− sẫm lại còn đặt trên nền xanh thì rực rỡ. − Màu sắc lòe loẹt : Màu sắc lòe loẹt là từ th−ờng nói để chỉ những hiện t−ợng phối hợp màu sắc không đúng quy luật hài hoà, th−ờng lạm dụng quá nhiều màu t−ơi, quá nhiều màu nguyên chất mà thiếu màu trung gian, không có sự trung hòa nên trở thành sặc sỡ, lòe loẹt gây ấn t−ợng khó chịu với thị giác. − Màu sắc rực rỡ, êm dịu : Là những hòa sắc đẹp, đã khéo phối sắc và đậm nhạt đem lại cho ng−ời xem cảm giác t−ơi vui, phấn chấn hoặc cảm giác t−ơi mát nhẹ nhàng. Sở dĩ có những hiệu quả khác nhau nh− thế là do sự hiểu biết về quy luật màu sắc và trình độ sử dụng màu sắc khác nhau. Muốn có sự hài hòa khi dùng màu sắc phải nắm đ−ợc quy luật hòa sắc. a) Hòa sắc Là sự hòa hợp màu sắc khi phối hợp chúng với nhau. Dựa trên quy luật sắp xếp màu sắc trên cầu vồng ng−ời ta tìm ra quy luật hòa sắc : Giữa hai màu gốc (những màu có sắc độ cao) phải có màu trung gian làm giảm bớt đi sự chói chang sặc sỡ, thiếu màu trung gian sẽ mất đi sự hòa hợp của chúng (màu lục là trung gian giữa xanh lam và vàng). Từ lý luận đó, xem xét màu sắc trong bảng màu ta thấy : Những màu sắc ở gần nhau có xu h−ớng hòa hợp với nhau. Bên cạnh đó, phải biết vận dụng, kết hợp với quy luật về màu bổ túc và quy luật về sự t−ơng phản của màu sắc (t−ơng phản giữa màu nóng và màu lạnh, giữa đậm và nhạt của màu sắc) để hòa sắc có sự phong phú và đẹp mắt, tạo đ−ợc những ấn t−ợng khác nhau : êm dịu, vui t−ơi, rực rỡ, Nếu không áp dụng quy luật bổ túc và t−ơng phản màu sắc, hòa sắc dễ trở thành đồng sắc gây cảm giác nghèo nàn không hấp dẫn. b) Các loại hòa sắc − Hòa sắc đồng màu : Là sự phối hợp các độ đậm nhạt khác nhau của một màu. Có thể cộng thêm đen hoặc trắng để làm tăng hay giảm độ đậm nhạt của một màu hoặc cộng thêm nhiều hay ít một màu nào đó để làm tăng hay giảm sắc độ của một màu. Ví dụ : Xanh lục pha với một ít vàng thành màu lục non, pha nhiều vàng thì màu lục ngả sang vàng. 107
  48. − Hòa sắc nóng : Là sự phối hợp màu sắc trong đó màu nóng là chủ đạo. Hòa sắc nóng tạo cảm giác ấm, nóng. − Hòa sắc lạnh : Là sự phối hợp màu sắc trong đó màu lạnh là chủ đạo. Muốn tạo cảm giác êm dịu, mát mẻ ng−ời ta dùng hòa sắc lạnh. Bất kỳ một màu nào cũng có thể phối hợp với những màu khác để tạo nên một hòa sắc đẹp. Muốn vậy, cần tìm những màu ở gần nó, tìm màu bổ túc, t−ơng phản và độ đậm nhạt của chúng để phối hợp. Màu đẹp là đảm bảo đ−ợc t−ơng quan chung, t−ơng quan về đậm nhạt, t−ơng quan về nóng lạnh, đảm bảo có hòa sắc. Gọi là hoà sắc khi các màu phối hợp trong đó không tạo ra hiệu quả quá lòe loẹt, sặc sỡ, tách bạch, khô khan làm nhức mắt, gây cảm giác khó chịu. ở trang trí, màu sắc là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định đối với vẻ đẹp của bài vẽ. Cho nên khi thể hiện màu cần chú ý : − Màu sắc tùy thuộc vào loại hình, nội dung trang trí, không sử dụng tùy tiện mà phải cân nhắc khéo léo làm sao để nêu bật nội dung chủ đề và có sức biểu cảm đến ng−ời xem. Đối với các mặt hàng tiêu dùng, phải nghiên cứu chọn màu sắc cho phù hợp với sở thích của ng−ời mua. − Màu sắc trong bài trang trí phải làm nổi rõ trọng tâm, có màu chủ đạo để làm rõ phần chính. Các màu đ−ợc sử dụng phải có tác dụng hỗ trợ nhau và đảm bảo quan hệ hài hòa trong toàn bộ. c) Khi sử dụng màu cần l−u ý + Nên sử dụng màu trung gian cho màu sắc dễ hòa hợp. + Muốn màu nào đó thêm rực rỡ thì đặt cạnh màu bổ túc của nó. + Những màu có sắc độ mạnh thì nên dùng với diện tích hạn chế để không làm hại đến hiệu quả chung. + Phải biết kết hợp dùng màu nóng và màu lạnh. Không nên dùng toàn màu nóng hoặc toàn màu lạnh. + Không pha các màu bổ túc với nhau trừ khi muốn có màu xám. + Tùy theo từng loại bài trang trí mà có cách sử dụng màu cho phù hợp, có thể dùng màu cơ bản, màu bổ túc, màu t−ơng phản, các màu nóng hay lạnh. + Để có sự hài hòa giữa các màu trong bài trang trí ng−ời ta th−ờng dùng màu trung tính. Màu đen, trắng, hay xám đặt giữa hai màu sẽ có tác dụng điều chỉnh độ t−ơng phản của màu sắc. + Phân bố màu toàn bài vẽ hợp lý, có mảng to, mảng nhỏ, màu ở chỗ này nên có ở chỗ khác, không nên dùng biệt lập mỗi màu một khu vực. Nên dùng khoảng từ 4 đến 5 màu, không nên dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí. 108
  49. Bài tập của sinh viờn Phạm Thị Diệu Hương (khúa 1997 – 2001) Bài tập của sinh viờn Nguyễn Thị Thu (khúa 1998 – 2002) 109
  50. Bài tập của sinh viên Chõu Thị Hường ( K97-2001) Bài tập của sinh viên Nguyễn Thị Th−ơng ( K97-2001) 110
  51. − Khi vẽ cần tiến hành theo trình tự : + Vẽ từng màu vào các mảng đã định xong mới vẽ sang màu khác ở các mảng tiếp theo. Nên vẽ màu từ độ trung gian tr−ớc, trên cơ sở đó để điều chỉnh đậm nhạt. Cứ vẽ nh− vậy đến màu cuối cùng và hoàn thành bài vẽ. + Nhìn lại toàn bộ bài vẽ để điều chỉnh về đậm nhạt cho phù hợp. Trên đây là những kiến thức cơ bản cần thiết về màu sắc, giúp ng−ời học trang trí có cơ sở để áp dụng vào các bài học. IV − Ph−ơng pháp vẽ trang trí Ph−ơng pháp vẽ trang trí là cách suy nghĩ, cách tiến hành bài vẽ từ ban đầu đến khi kết thúc. Ph−ơng pháp vẽ trang trí tiến hành từ tổng thể đến chi tiết. Một bài trang trí đẹp là bài trang trí nêu bật đ−ợc nội dung chủ đề, nổi rõ trọng tâm, biết phối hợp màu sắc, sắp xếp màu, hoạ tiết chính, phụ sao cho hài hòa, ăn nhập trong tổng thể chung. Điều đó yêu cầu ng−ời vẽ phải suy nghĩ, sáng tạo và khéo léo trình bày để thể hiện đ−ợc ý đồ của mình. Ph−ơng pháp tiến hành một bài vẽ trang trí theo trình tự sau : 1. Phân chia hình mảng trang trí Cần biết vận dụng tổng hợp các nguyên tắc trang trí cơ bản một cách linh hoạt, khéo léo, dựa vào đặc điểm của từng loại hình cụ thể để kẻ các trục phân chia (đ−ờng chéo, đ−ờng trung tuyến, ). Phân chia bề mặt cần trang trí thành mảng to, mảng nhỏ khác nhau và tạo đ−ợc trọng tâm của hình trang trí, có mảng chính, mảng phụ và đảm bảo đ−ợc tính cân đối. Dựa vào các mảng đã phân chia để đặt các hoạ tiết to, nhỏ đồng thời phải chú ý đến hình dáng của các mảng sao cho thay đổi (hình tứ giác, hình nhiều cạnh, hình tròn, hình ô van, ) Các khoảng trống cũng cần đ−ợc chú ý tạo hình để phối hợp với hoạ tiết cho phù hợp, sao cho hình thể trang trí hài hòa, thống nhất, đẹp mắt. Khi vẽ hoạ tiết vào mảng, phải sắp xếp, điều chỉnh và sửa đổi cho phù hợp với hình dáng đã định. Có thể làm từ 2 đến 3 phác thảo khác nhau sau đó lựa chọn một phác thảo −ng ý nhất để chuẩn bị cho các b−ớc tiếp theo là tìm đậm nhạt và vẽ màu. 111
  52. Hỡnh 12. Cỏc bước trang trớ hỡnh vuụng 112
  53. 2. Tìm đậm nhạt của hình Sử dụng các sắc độ đậm nhạt từ nhạt đến đậm (từ 3 đến 4 độ đậm nhạt) tạo trọng tâm cho bài vẽ đ−ợc nổi bật, hài hòa, không quá gắt, không quá đồng đều, mờ nhạt. Các độ đậm nhạt cần đ−ợc nhắc lại ở xung quanh để dẫn dắt màu sắc cho hài hòa giữa mảng chính và mảng phụ. Làm vài phác thảo đen trắng để chọn đ−ợc phác thảo tốt nhất. 3. Tìm màu và vẽ màu Trong bài trang trí không nên vẽ nhiều màu, hạn chế khoảng 4 màu là vừa. Dùng nhiều màu sẽ làm bài vẽ rối mắt, vụn vặt khó đẹp. Dựa vào độ đậm nhạt đã tìm ở b−ớc trên để tìm màu sắc cho phù hợp, có t−ơng quan chung đạt tới sự hài hòa, đẹp mắt, gợi cảm xúc thẩm mỹ. Có thể tìm nhiều phác thảo theo các gam màu khác nhau để chọn phác thảo đẹp nhất cho b−ớc thể hiện. 4. Thể hiện bài Dựa vào phác thảo đã đ−ợc chọn để phóng hình đúng kích cỡ quy định. − Khi vẽ nét cần cẩn thận, sạch sẽ, hạn chế tẩy xóa. − Vẽ xong từng màu ở tất cả các mảng hình đã định rồi mới vẽ màu khác, không vẽ xong ngay từng khu vực. − Các hình vẽ giống nhau thì vẽ cùng một màu, cùng độ đậm nhạt. − Vẽ xong màu, nhìn bài vẽ để điều chỉnh lại về độ đậm nhạt và màu sắc. Hoàn chỉnh các hoạ tiết chính, phụ để bài vẽ đẹp hơn. L−u ý : − Pha màu phải nghiền kỹ theo những độ màu trên phác thảo. − Tô màu sao cho mịn, phẳng, gọn gàng, sạch sẽ, tránh chệch ra ngoài các mảng hình đã định. B − Ph−ơng pháp dạy vẽ trang trí Dạy vẽ trang trí ở Tiểu học nhằm phát huy khả năng sáng tạo và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. ở học sinh tiểu học không đòi hỏi phải sáng tạo ở mức độ cao mà chỉ dạy cho các em tập làm quen với suy nghĩ, tìm tòi trong việc sắp xếp bố cục, vẽ nét, tô màu, để bài vẽ có những sắc thái riêng. Các em đ−ợc làm quen với vẽ màu, vẽ hoạ tiết trang trí bằng những đ−ờng nét đơn giản, biết sắp xếp hoạ tiết theo các hình thức trang trí một cách sáng tạo để tạo ra những sản phẩm trang trí đầu 113
  54. tiên của bản thân mình. Chính những sản phẩm đó có ảnh h−ởng rất lớn đến việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ cho học sinh. Qua học mỹ thuật nói chung, học trang trí nói riêng, các em cảm thụ, đánh giá đ−ợc cái đẹp trong cuộc sống, hình thành ở các em thị hiếu và cảm xúc nghệ thuật. Từ đó dần dần các em hình thành hành động đúng, hành động theo tiêu chuẩn cái đẹp và hạn chế đ−ợc cái không đẹp. Nhiệm vụ của giáo viên mỹ thuật là phải biết vận dụng các hình thức dạy mỹ thuật để giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Đồng thời, dạy − học trang trí phải phát huy đ−ợc tác dụng thiết thực đối với các em trong học tập, sinh hoạt nh− trang trí sách vở, góc học tập, làm báo t−ờng, Để làm đ−ợc điều đó giáo viên cần l−u ý : − S−u tập nhiều bài vẽ trang trí khác nhau về bố cục, về màu sắc để học sinh thấy đ−ợc sự phong phú, điều đó sẽ kích thích sự sáng tạo ở các em. − ở Tiểu học các em th−ờng hay bắt ch−ớc bài mẫu, bài của các bạn. Giáo viên cần gợi ý để các em suy nghĩ cách thêm bớt hoạ tiết, chuyển cách sắp xếp, tô màu hoặc đậm nhạt khác nhau để có những bài tập khác nhau. − Luôn luôn khuyến khích các em có những sáng tạo để giờ học trang trí đạt hiệu quả. Đối với học sinh tiểu học những yêu cầu cơ bản đối với giờ học trang trí là : − Biết tên màu và tô màu vào hình cho đúng và đẹp (lớp 1, 2). Tự tô màu vào các hình mảng hoạ tiết trong bố cục (lớp 3, 4, 5). − Biết sắp xếp các hoạ tiết, hình mảng vào bài vẽ trang trí nh− trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đ−ờng diềm, − Nắm đ−ợc một số hình thức cơ bản của trang trí nh− trang trí cân đối, cân xứng, cách đều, − Biết độc lập suy nghĩ. Yêu cầu đối với một bài vẽ trang trí ở Tiểu học là : Hình vẽ rõ ràng, màu sắc t−ơi tắn, trong sáng, có đậm nhạt và hình mảng hài hòa. I − Chuẩn bị đồ dùng dạy - học Cũng nh− dạy vẽ theo mẫu, khi dạy các bài vẽ trang trí, đồ dùng dạy − học có vai trò rất quan trọng, rất cần thiết vì những bài mẫu sẽ giúp học sinh trong việc t− duy và hình dung đến những hình ảnh có liên quan đến bài học. Giáo viên cần 114
  55. lựa chọn đ−ợc những bài mẫu đẹp bởi vẻ đẹp của bài mẫu, sự đa dạng về thể loại, về bố cục, màu sắc của chúng có tác dụng gây hứng thú học tập cho học sinh. Đồ dùng dạy − học th−ờng là : − Mẫu thật theo yêu cầu của nội dung bài : viên gạch hoa, lọ hoa, cái khăn, − Hình ảnh : ảnh chụp các đồ mĩ nghệ, các đồ vật trang trí, − Các bài vẽ trang trí đẹp của học sinh. − Hình vẽ minh hoạ các b−ớc tiến hành bài vẽ trang trí của giáo viên về vẽ mảng, vẽ hình, vẽ màu, (có thể vẽ lên giấy khổ lớn hoặc vẽ trực tiếp lên bảng). Khi giới thiệu bài mẫu giáo viên cần nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu đồng thời giải thích cụ thể về cách sắp xếp bố cục, hoạ tiết, cách dùng màu, phối màu, Khi giới thiệu tranh mẫu về cách tiến hành bài vẽ trang trí cần phối hợp với vẽ bảng để học sinh dễ hiểu bài hơn. II − Khai thác nội dung bài dạy 1. H−ớng dẫn học sinh quan sát, nhận xét − H−ớng dẫn các em quan sát bài mẫu, hình ảnh mẫu đồng thời đặt câu hỏi để các em suy nghĩ nhận xét về vẻ đẹp của bài vẽ. + Sự khác nhau của mỗi bài vẽ về màu sắc, hình mảng, sự sắp xếp, đậm nhạt, cách vẽ hình, hoạ tiết, Ví dụ : • Bài vẽ nào đẹp ? Tại sao ? • Hoạ tiết nào là chính, hoạ tiết nào là phụ ? • Màu sắc của bài vẽ nh− thế nào ? • Các mảng đ−ợc sắp xếp trong bài vẽ ra sao ? Qua việc xem tranh mẫu, giáo viên giúp các em hiểu rõ hơn về khái niệm, về nội dung cơ bản của trang trí, nắm đ−ợc một số quy luật trang trí cơ bản. Đồng thời, tùy theo nội dung từng bài học cụ thể, giáo viên cho các em xem mẫu vật thật hay hình ảnh chụp, cũng nh− liên hệ với thực tế để làm sâu sắc, phong phú lý luận. Từ đó các em nhận ra có nhiều cách trang trí và mỗi cách có một vẻ đẹp riêng. Giáo viên cần chú ý khích lệ các em suy nghĩ để tìm ra cách vẽ riêng của mình. 115
  56. 2. H−ớng dẫn học sinh cách vẽ Giáo viên h−ớng dẫn học sinh trên cơ sở phân tích bài mẫu từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành. Giáo viên minh hoạ trên bảng để chỉ ra từng b−ớc tiến hành. Đó là quy trình làm bài cho tất cả các bài trang trí. Cụ thể các b−ớc đó là : − Kẻ các trục đối xứng qua tâm, đ−ờng chéo, đ−ờng trung tuyến làm cơ sở để phân mảng và vẽ hoạ tiết sau này. − Phân chia hình thể trang trí : Có mảng lớn, mảng nhỏ, mảng chính, mảng phụ để sau này chủ động đ−a các hoạ tiết vào cho phù hợp. Giáo viên cần phân tích để học sinh thấy không nên vẽ mảng chính quá to hay mảng phụ lấn át mảng chính, không nổi rõ trọng tâm. Hình thể trang trí cũng cần sự đa dạng. − Vẽ hoạ tiết vào các mảng đã phân chia : Hoạ tiết ở mảng chính có thể chi tiết hơn, hoạ tiết ở mảng phụ nên đơn giản hơn mảng chính. Đ−ờng nét của hoạ tiết cũng phải phong phú, thay đổi làm "thích mắt". Yêu cầu các em suy nghĩ tìm tòi để có cách vẽ riêng của mình không giống bài của bạn, không lặp lại chính mình. − Cuối cùng là vẽ màu. Trên đây là quy trình chung đối với vẽ trang trí. Tuy nhiên, giáo viên không nên vận dụng một cách máy móc rập khuôn cho các bài dạy trang trí. Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng bài trang trí, từng khối lớp mà h−ớng dẫn các em sao cho có trọng tâm. Thông qua các bài học trang trí giáo viên cần giúp các em nhận thức đ−ợc rằng phải luôn luôn suy nghĩ, sáng tạo để có cái mới, cái lạ, cái đẹp riêng và hình thành ph−ơng pháp làm việc khoa học đối với bất cứ công việc gì. 3. H−ớng dẫn học sinh thực hành Khi h−ớng dẫn học sinh làm bài, giáo viên cần theo sát học sinh, tùy từng đối t−ợng cụ thể mà chỉ ra chỗ đ−ợc cũng nh− chỗ thiếu sót, ch−a đ−ợc để gợi ý cho các em suy nghĩ, sửa chữa, điều chỉnh (về bố cục mảng, về hình vẽ hay màu sắc, ) để bài vẽ tốt hơn. Đồng thời qua đó giáo viên có thể cũng cố, bổ sung kiến thức phù hợp với mỗi em qua từng bài cụ thể đó. Ví dụ : − Vẽ mảng : Cần có mảng to, mảng nhỏ, khoảng trống của nền hợp lý, tránh tr−ờng hợp mảng quá to, hoặc quá nhỏ so với khung hình. − Vẽ hoạ tiết : Sắp xếp, điều chỉnh hoạ tiết nằm trong các mảng đã định sao cho vừa, không dày đặc, không chèn ép, lấn át lẫn nhau hoặc lỏng lẻo, trống trải. − Vẽ màu : H−ớng dẫn các em tô màu theo ý thích và cảm xúc. Nên giới hạn một số màu sắc sử dụng trong bài và biết cách sắp đặt màu cho hợp lý để làm rõ 116
  57. nội dung, tạo đ−ợc hoà sắc đẹp. Chọn màu dùng trong bài có màu nóng, màu lạnh, có màu đậm, màu nhạt. Ví dụ : Nền của bài trang trí màu nhạt thì hình nên dùng màu đậm và ng−ợc lại. Với học sinh tiểu học chúng ta ch−a h−ớng dẫn các em những quy luật hoà sắc nh−ng cần h−ớng dẫn các em nhận biết màu nóng, màu lạnh, màu đậm, màu nhạt để các em làm bài hiệu quả hơn. Tô màu trong các hoạ tiết phải đều, mịn không ra ngoài hình vẽ, tô đều tay thoải mái, không tô cẩu thả chỗ đậm, chỗ nhạt ngay trong một mảng. 4. Tổng kết bài dạy Cuối giờ, giáo viên cùng học sinh nhận xét và xếp loại một số bài vẽ đẹp và ch−a đẹp. Giáo viên cần l−u ý : đánh giá, phân tích cụ thể từng bài đẹp, ch−a đẹp, tại sao ? (về màu sắc, hoạ tiết, cách sắp xếp và cách thể hiện). Tránh nhận xét chung chung làm các em không hiểu. Giáo viên nên động viên khích lệ các em, không chê xấu, không biểu hiện thái độ gay gắt. Có tr−ờng hợp một số học sinh ch−a vẽ xong hay bài vẽ ch−a đạt yêu cầu, giáo viên cho phép các em về nhà vẽ tiếp. Dặn dò học sinh bài tập về nhà (nếu có) và chuẩn bị cho bài học tiếp theo. H−ớng dẫn học ch−ơng IV I − Lí thuyết 1. Nêu khái niệm về trang trí. Đặc điểm của trang trí là gì ? Nh− thế nào là trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng ? 2. Trang trí có vai trò gì đối với đời sống con ng−ời ? Phân tích tính dân tộc trong trang trí. 3. Nêu những kiến thức cơ bản về trang trí. Trang trí có những cách sắp xếp cơ bản nào ? Đặc điểm của mỗi cách ? Vận dụng các cách sắp xếp đó nh− thế nào cho có hiệu quả ? 4. Hoạ tiết trang trí là gì ? Cách vẽ hoạ tiết ? 5. Nêu khái niệm về màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong trang trí. 6. Nh− thế nào là màu gốc, màu nhị hợp, màu t−ơng phản, màu bổ túc ? Tại sao gọi trắng và đen là hai màu trung tính ? Cho các ví dụ về cách sử dụng màu. 117
  58. 7. Hòa sắc là gì ? Nêu các loại hòa sắc. Màu sắc phải đáp ứng yêu cầu về nội dung của từng loại trang trí nh− thế nào ? 8. Nêu các b−ớc tiến hành một bài vẽ trang trí ? Tính giáo dục đối với học sinh thể hiện nh− thế nào trong trình tự các b−ớc làm một bài trang trí ? II − Thực hành Dựa vào ph−ơng pháp vẽ trang trí làm các bài tập sau : − Trang trí hình vuông, cạnh : 15cm ì 15cm − Trang trí hình tròn, đ−ờng kính : 15cm. − Trang trí đ−ờng diềm dài : 30 cm ; rộng : 6 cm. Yêu cầu : Vẽ trên giấy khổ A4, chất liệu màu bột. − Tự vẽ kiểu dáng và trang trí một lọ cắm hoa theo ý thích. S−u tầm các hoạ tiết trang trí của các dân tộc : Tày, Nùng, Thái, Chăm, Ba na, Ê đê, Kinh, Chú ý ghi tên, loại hoạ tiết, địa danh, dân tộc để làm t− liệu giảng dạy. Thiết kế bài giảng : Chọn 3 bài Vẽ trang trí trong ch−ơng trình tiểu học để tự thiết kết bài giảng (soạn giáo án, làm đồ dùng dạy − học và các hình vẽ minh hoạ theo cách của mình, đồng thời tìm ra ph−ơng pháp và hình thức tổ chức dạy − học hiệu quả nhất). 118
  59. CCh−ơng V Vẽ tranh và ph−ơng pháp giảng dạy I − Vẽ tranh 1. Khái niệm Vẽ tranh là thuật ngữ chung có ý nghĩa bao hàm vẽ tranh về nhiều thể loại : vẽ tranh đề tài, vẽ tranh tự do (theo ý thích), vẽ tranh chân dung, vẽ tranh tĩnh vật, vẽ tranh các con vật, vẽ tranh minh hoạ, vẽ tranh phong cảnh(*). Trong phân môn Vẽ tranh ở Tiểu học, có các bài yêu cầu học sinh vẽ theo đề tài cho tr−ớc và các bài cho học sinh đ−ợc vẽ theo đề tài tự do. Vẽ tranh đề tài là vẽ tranh về một đề tài cho tr−ớc, ng−ời vẽ không đ−ợc chọn lựa đề tài mà phải vẽ trong phạm vi nội dung đề tài đã cho. Tranh đề tài có tính chất tổng hợp nhiều yếu tố nh− : hình hoạ, kí hoạ, màu sắc, ph−ơng pháp sắp xếp (bố cục, hình mảng, đậm nhạt, xa gần, ) nhằm biểu đạt một nội dung nhất định. − Tranh đề tài gợi cho ng−ời xem những khung cảnh, hình ảnh cô đọng nhất, tập trung nhất, không mang tính chất tả kể sự vật nh− tranh truyện. − Tranh đề tài có mục đích phục vụ cho yêu cầu cuộc sống (sản xuất, chiến đấu, các nhu cầu tinh thần của cuộc sống xã hội ) Thông qua tranh đề tài ng−ời xem thấy đ−ợc một phần cuộc sống đ−ợc khái quát lên tranh điển hình hơn, đẹp hơn, phong phú hơn. Vẽ tranh đề tài là phản ánh cuộc sống bằng chính các hình ảnh của cuộc sống, cho nên phải khai thác triệt để hình và màu của sự vật bằng cảm xúc và tài năng sáng tạo cuả ng−ời vẽ. Nhờ thế tranh đề tài có tác dụng giáo dục, động viên mọi ng−ời. Khi vẽ cần nghiên cứu kỹ nội dung, chọn lọc những nét điển hình tiêu biểu nhất để miêu tả, để làm sáng tỏ nội dung chủ đề. Ví dụ : Đề tài về nhà truờng, anh bộ đội, lễ hội, ng−ời thân của mình, Trong một đề tài lớn có thể chứa đựng nhiều đề tài nhỏ. Ví dụ : đề tài về nhà tr−ờng có thể vẽ những cảnh sau đây : − Phong cảnh tr−ờng học ; − Sân tr−ờng giờ ra chơi ; (*) Hỏi − đáp về dạy học môn Mỹ thuật ở các lớp 1, 2, 3 NXBGD, 2004. 119
  60. − Giờ học trên lớp ; − Buổi lao động vệ sinh tr−ờng lớp ; − Lao động trồng cây ; − Tập thể dục ; − Học sinh đến tr−ờng ; − Chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11, Từ một đề tài nhỏ Sân truờng giờ ra chơi cũng có thể vẽ nhiều cảnh khác nhau nh− nhảy dây, đá bóng, đá cầu, vui đùa, Nh− vậy, có nhiều hình ảnh để vẽ vì mỗi ng−ời quan sát và cảm nhận về giờ ra chơi khác nhau. Ngoài ra, cách bố cục, cách vẽ hình, cách vẽ màu của mỗi ng−ời sẽ tạo cho bài vẽ có những nét riêng. Muốn vẽ đ−ợc tranh đề tài, ng−ời vẽ cần nắm đ−ợc kiến thức cơ bản về vẽ tranh, biết quan sát thực tiễn, chịu khó đọc và tìm hiểu cuộc sống xung quanh bởi vì tranh đề tài là phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ hội hoạ : bố cục, hình vẽ, màu sắc, ; thông qua đó cho ng−ời xem hiểu thêm về cuộc sống. Những bức tranh đề tài đẹp là những bức tranh chứa đựng nhiều sự t−ởng t−ợng và sáng tạo của ng−ời vẽ với những tình cảm và xúc cảm thẩm mỹ thật sự. Vì vậy một bức tranh đề tài đẹp cần có ba yếu tố sau : − Tính chân thực cụ thể ; − Tính khoa học nghệ thuật ; − Tính thẩm mỹ. 2. Vẽ tự do Là tranh vẽ theo ý thích, ng−ời vẽ đ−ợc tự do lựa chọn đề tài tâm đắc nhất và có khả năng thể hiện. Nói tóm lại vẽ tranh đề tài là sáng tác theo yêu cầu về phạm vi nội dung, còn vẽ tự do là đ−ợc toàn quyền sáng tác tranh theo cảm xúc về một chủ đề tâm đắc nhất, hiểu biết nhất, không gò bó bắt buộc. Về cách vẽ thì vẽ tranh đề tài và vẽ tự do không có gì khác nhau. Cách khai thác đề tài, chọn hình t−ợng, bố cục, màu sắc, các hình vẽ chính, phụ, các mảng lớn, mảng nhỏ, ở vẽ tự do cũng nhằm mục đích để bức tranh biểu đạt rõ chủ đề, có trọng tâm. Để vẽ đ−ợc những bức tranh đẹp cần có một quá trình học tập và rèn luyện công phu, lâu dài. Khi vẽ tranh, ng−ời vẽ cần l−u ý : − Biết cách lựa chọn chủ đề. − Phải có kinh nghiệm sống và hiểu biết cuộc sống về mọi mặt, trong đó có nghệ thuật. − Nắm đ−ợc những nguyên tắc, ph−ơng pháp xây dựng bố cục tranh. 120
  61. − Phải có khả năng thể hiện chủ đề (bằng hình ảnh, màu sắc, ) − Phải biết cảm xúc và rung động tr−ớc cái đẹp. Tất cả những bài Vẽ tranh ở Tiểu học đều mới chỉ nhằm mục đích giúp học sinh làm quen, tiếp xúc sơ đẳng với thể loại. Yêu cầu của các bài đó chỉ ở mức độ thấp, đơn giản và chủ yếu là chỗ dựa, là động lực để trẻ em phát triển trí t−ởng t−ợng và t− duy sáng tạo. Những yêu cầu về tính chân thực và cụ thể, tính khoa học trong cách sắp xếp và xây dựng bố cục ch−a đ−ợc đặt ra trong yêu cầu của các bài học. II − Một số kiến thức cần thiết cho vẽ tranh 1. Các thể loại tranh* Tranh đề tài đ−ợc chia ra làm nhiều thể loại, mỗi loại đều có đặc điểm và yêu cầu riêng trong cách diễn tả. a) Tranh phong cảnh Tranh phong cảnh là tranh miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và các hiện t−ợng của nó. Tranh phong cảnh vẽ về cảnh vật, lấy cảnh vật làm đối t−ợng chủ yếu, gồm : biển, trời, mây, n−ớc, núi non, nhà cửa, thôn xóm, đền đài, lăng tẩm, chùa miếu, Tranh phong cảnh miêu tả những hiện t−ợng của thiên nhiên nh− cảnh bình minh, cảnh hoàng hôn, tuyết rơi, biển động, một đêm trăng thanh, một trận m−a lớn, một chiều nắng đẹp, Trong tranh phong cảnh có thể vẽ thêm hoạt động của con ng−ời, động vật cho cảnh vật sinh động hơn. Có thể chia tranh phong cảnh làm hai loại : + Tranh phong cảnh thuần túy : Chỉ miêu tả thiên nhiên và các hiện t−ợng của nó. Ví dụ : Một buổi sớm s−ơng mù, một cánh rừng, một không gian bao la với trời, mây, sông núi, v−ờn hoa, đồng ruộng, xóm làng, Cảnh vật trong tranh phong cảnh th−ờng đ−ợc chắt lọc, mang những nét điển hình của một miền quê h−ơng đất n−ớc nào đó, hoặc mang những vẻ đẹp thuần tuý của thiên nhiên. + Tranh phong cảnh có ng−ời và vật : cũng diễn tả phong cảnh là chính, con ng−ời và vật chỉ giữ vai trò điểm xuyết thêm làm cho bức tranh trở nên sinh động và bộc lộ mối quan hệ gần gũi giữa con ng−ời với thiên nhiên. * L−ợc sử Mỹ thuật và Mỹ thuật học NXBGD, 1998. 121
  62. + Ngoài hai thể loại chính trên đây còn có những loại tranh phong cảnh thiên nhiên kết hợp với kiến trúc hoặc phế tích cổ, phong cảnh sinh hoạt, phong cảnh công nghiệp. Tranh phong cảnh là thể loại khó vì thiên nhiên muôn màu muôn vẻ, hơn nữa những hiện t−ợng thiên nhiên luôn thay đổi từng tháng, từng ngày, từng giờ, Nh− vậy ng−ời hoạ sĩ phải có khả năng cảm thụ tinh tế những hiện t−ợng của thiên nhiên thì mới thể hiện đ−ợc vào trong tranh một cách sinh động và gây xúc cảm cho ng−ời xem. Vẽ tranh phong cảnh không đơn thuần chỉ là mô phỏng cho giống cảnh vật hoặc hiện t−ợng thiên nhiên. Ng−ời nghệ sĩ phải thông qua sự cảm thụ của mình để truyền vào tranh một cảm xúc, tình cảm hoặc một ý t−ởng hay một triết lý nào đó về tự nhiên, về con ng−ời. Thông qua những bức tranh phong cảnh của nhiều hoạ sĩ nổi tiếng trên thế giới, ng−ời xem cảm nhận đ−ợc đặc tr−ng riêng của từng vùng, từng miền. Ng−ời ta nói tranh phong cảnh của Lê-vi-tan có tâm hồn Nga, Hô-ku-xai có màu sắc Nhật Bản, Gô-ganh có khí trời nhiệt đới của Ta-hi-ti là vậy, ở n−ớc ta có thể kể tới những bức tranh phong cảnh đẹp nh− Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An (sơn mài), Chiều vàng của D−ơng Bích Liên (sơn mài), Tre của Trần Đình Thọ (sơn mài), Đồi cọ của L−ơng Xuân Nhị (sơn dầu), Thuyền trên sông H−ơng của Tô Ngọc Vân (sơn dầu), Phố hàng mắm của Bùi Xuân Phái (sơn dầu), b) Tranh sinh hoạt Là thể loại tranh lấy việc thể hiện những cảnh sinh hoạt hằng ngày của một tầng lớp giai cấp xã hội nào đó làm đề tài căn bản. Tranh sinh hoạt vẽ về mọi lĩnh vực hoạt động của con ng−ời : lao động sản xuất, chiến đấu, văn hóa xã hội, học tập, tham quan, Tranh sinh hoạt miêu tả hoạt động của con ng−ời là chính, tuy nhiên có thể kết hợp với cảnh vật nếu cần thiết. Do tính chất và đặc điểm nh− vậy nên đối t−ợng của tranh sinh hoạt rất phong phú và đa dạng. Đề tài có thể lấy từ cuộc sống, có thể từ tích truyện hay truyền thuyết. Tranh sinh hoạt th−ờng có tính chất miêu tả, có cốt truyện và nội dung nên ng−ời hoạ sĩ phải nhạy cảm, có khả năng phân tích tâm lý nhân vật, quan sát diễn biến một tình huống nào đó để chọn lọc đ−ợc những hình ảnh sinh động nhất, bản chất nhất của sự vật "trong một tình huống điển hình, với một tính cách điển hình". Nh− vậy, ng−ời hoạ sĩ phải có con mắt tinh đời để phát hiện đặc điểm, có khả năng thể hiện thấu đáo và tinh tế đối t−ợng. ở Việt Nam có nhiều tranh sinh hoạt có giá trị nh− : Chơi ô ăn quan, Vụ mùa thắng lợi của Nguyễn Phan Chánh (lụa), Tát n−ớc đồng chiêm của Trần Văn Cẩn 122
  63. (sơn mài), Du kích tập bắn của Nguyễn Đỗ Cung (màu bột), Bát n−ớc của Sỹ Ngọc (sơn mài), Đánh bi của Nguyễn Phàn (khắc gỗ), Ghé thăm nhà của Trọng Kiệm (lụa), c) Tranh lịch sử Là thể loại tranh phản ánh về lịch sử xã hội loài ng−ời và các sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử. Nội dung tranh lịch sử không thể tách rời lịch sử, kể cả các yếu tố hoàn cảnh nh− sinh hoạt, phong tục tập quán, trang phục, nhà cửa, phố ph−ờng, làng xóm, Tranh lịch sử có thể chia làm ba loại : + Tranh lịch sử chiến trận : Tranh vẽ về các cuộc kháng chiến có tầm cỡ lịch sử hoặc tạo nên b−ớc ngoặt lịch sử. + Tranh miêu tả những sinh hoạt xã hội mang tính lịch sử : Là tranh vẽ về cuộc sống sinh hoạt của con ng−ời trong quá khứ. + Tranh vẽ về các nhân vật lịch sử : Tranh vẽ về các anh hùng dân tộc hoặc những ng−ời tài trí có công với đất n−ớc. Tranh lịch sử tr−ớc hết phải trung thành với sự thật lịch sử. Ng−ời hoạ sĩ phải nắm bắt đ−ợc tất cả các tài liệu, kiến thức về lịch sử, xã hội và con ng−ời liên quan đến đề tài của tác phẩm. Sau đó hoạ sĩ còn phải biết khái quát hóa các sự kiện lịch sử. Ng−ời hoạ sĩ phải có vốn hiểu biết về tri thức xã hội sâu rộng ở tầm khái quát lớn lao, t− duy nghệ thuật phải tôn trọng tính chính xác của lịch sử. Do tính chất và đặc điểm của loại tranh này nên tranh lịch sử thích hợp với khuynh h−ớng sáng tác thiên về hiện thực và mang tính hoành tráng. Tranh lịch sử có tác dụng giáo dục, ca ngợi, cổ vũ lòng yêu n−ớc, căm thù giặc. Với ý nghĩa đó tranh lịch sử nếu thành công sẽ trở thành tài sản tinh thần chung, không chỉ của dân tộc mà còn của toàn thể loài ng−ời tiến bộ. Ví dụ : Bức tranh Giéc-ni-ca của Pi-cát-xô tố cáo tội ác man rợ của chiến tranh qua sự kiện Phát xít Đức ném bom hủy diệt thành phố Biscaye, thủ đô cổ x−a của xứ Basque, Tây Ban Nha (1937), thành phố hoàn toàn bị đốt cháy và san bằng, hai ngàn ng−ời chết. Bức tranh này là tiếng kêu cứu của nhân dân Tây Ban Nha và của loài ng−ời toàn thế giới nói chung tr−ớc thảm hoạ chiến tranh. ở Việt Nam, có những bức tranh nh− Xô viết Nghệ Tĩnh 1930, Nam kỳ khởi nghĩa đánh chiếm Hóc Môn của Lê Vinh, Chống thuế của Nguyễn T− Nghiêm, Kéo pháo vào Điện Biên Phủ của D−ơng H−ớng Minh, Nam kỳ những năm 40 của Huỳnh Văn Gấm, là những bức tranh lịch sử có giá trị. d) Tranh tĩnh vật Đúng nh− tên gọi của nó, tranh tĩnh vật là tranh vẽ những vật tĩnh nh− bình, lọ, chén, bát, hoa quả, dụng cụ, đồ đạc, Việc chọn đối t−ợng để vẽ tranh tĩnh vật tùy thuộc vào ý đồ của ng−ời vẽ. 123
  64. Tranh tĩnh vật là loại tranh có nội dung chứ không phải chỉ dùng để trang trí. Các hình t−ợng trong tranh không chỉ đ−ợc miêu tả ở hình dáng bề ngoài mà chúng còn biểu hiện những khía cạnh khác nhau của cuộc sống con ng−ời. Mục đích của vẽ tranh tĩnh vật không chỉ là vẽ cho giống vật đ−ợc mô tả mà thông qua nó, ng−ời nghệ sĩ còn muốn gửi gắm một tâm trạng, một ý t−ởng, một xúc cảm hay sự mong −ớc, ngợi ca một điều gì đó của cuộc đời. Xem tranh tĩnh vật ng−ời xem đ−ợc khơi dậy tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên và thế giới đồ vật xung quanh ta. Qua tranh ng−ời xem có thể hiểu đ−ợc phần nào phong tục tập quán, sinh hoạt của con ng−ời đã sống trong một thời kỳ nào đó và nhiều khi còn hiểu đ−ợc cả t− t−ởng và tình cảm của những con ng−ời ấy. Có nhiều hoạ sĩ vẽ tranh tĩnh vật nổi tiếng trên thế giới nh− Lơ Ca-ra-va-giơ (1560 − 1609), Villem Claasz Heda (1594 − 1682), Villem Kalf (1622 − 1693), Các hoạ sĩ theo khuynh h−ớng Lập thể và ấn t−ợng cũng sáng tạo ra nhiều bức tranh tĩnh vật có giá trị nh− Pi-cát-xô với Đàn ghi ta và vi ô lông (sơn dầu) Xê-dan-nơ với Tĩnh vật và rèm cửa, Van Gốc với Hoa diên vĩ, Hoa h−ớng d−ơng, ở Việt Nam cũng có nhiều bức tranh tĩnh vật đẹp nh− Hoa phong lan của Trần Văn Cẩn, Hoa l−u ly của Phạm Văn Đôn, e) Tranh chân dung Là tranh vẽ về ng−ời, diễn tả g−ơng mặt nhân vật là chủ yếu. Tuy nhiên, cũng có thể vẽ chân dung toàn thân hay chân dung một nhóm ng−ời, chân dung anh hùng dân tộc, các nhà khoa học, các nhà trí thức có công với đất n−ớc hoặc là chân dung ng−ời thân, bạn bè, có khi là một mẫu ng−ời mình thích hoặc tự hoạ. Có thể chia tranh chân dung ra làm 3 loại : + Chân dung khuôn mặt con ng−ời (gồm đầu, mặt, cổ và có thể thêm một phần vai) : Th−ờng đặc tả chi tiết, đặc biệt là đôi mắt, cái miệng vì chúng có một ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện thần thái hoặc mọi diễn biến cảm xúc, tâm lý nhân vật. + Chân dung nửa ng−ời (từ đầu, mặt đến ngang thân hoặc đầu gối) : Loại chân dung này ngoài diễn tả g−ơng mặt nhân vật còn đ−ợc hoạ sĩ chú ý miêu tả trang phục của nhân vật để khai thác vẻ đẹp của hình thể, khắc hoạ rõ hơn đặc điểm của nhân vật. + Chân dung toàn thân : Ngoài diễn tả khuôn mặt, hoạ sĩ rất quan tâm đến dáng hình và các động tác của nhân vật. Cử chỉ, thái độ ứng xử qua động tác và dáng điệu còn biểu đạt cả cá tính tâm lý của các nhân vật trong tranh. Thể loại tranh chân dung cũng rất đa dạng : Có chân dung tự hoạ, chân dung nhóm ng−ời hoặc chân dung có phong cảnh làm nền. 124