Thư pháp Việt Nam

pdf 57 trang ngocly 2700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thư pháp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthu_phap_viet_nam.pdf

Nội dung text: Thư pháp Việt Nam

  1. Thư pháp Việt Nam Mục lục: Chương pháp Hình dạng Ấn chương Vị trí đặt con dấu Các kiểu chữ trong thư pháp Sách tham khảo và trích lục Xin được giới thiệu với các bạn một bộ môn nghệ thuật đang phát triển bên Việt Nam, đó là môn Thư pháp. Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ
  2. bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư Pháp. Thư Pháp là phương pháp viết chữ (đẹp). Cụ Ðồ xưa:
  3. Thư pháp là một môn nghệ thuật phát xuất từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật,
  4. Triều Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì. Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện : bút sắt, cọ, thước, compa, êke Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh. Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt Với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết
  5. chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học. Ở Việt-Nam vào thời điểm nầy, có lẽ ngoại trừ một số người lớn tuổi thâm Nho mới đọc được chữ Hán, chữ Nôm, chớ còn hầu hết là không đọc được. Bởi vậy tại sao ta không viết thư pháp bằng tiếng Việt ? Viết chữ Việt cũng đẹp vậy, bởi vì sao giải thích được : « Sao là đẹp ? Sao là không đẹp ? » (KTS Nguyễn Thanh Sơn) « Biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta, chắc gì gọi là đẹp đối với kẻ khác ! biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta bây giờ chắc gì gọi là đẹp đối với ta sau nầy” (Trang Tử). Thư pháp bằng tiếng Việt:
  6. Theo các bậc khoa giáp thời xưa, việc chọn một câu văn một bài thơ để viết lên trang giấy là việc cần hết sức cẩn trọng. Vì ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa, năng khiếu viết chữ, nội dung một bức thư pháp còn cho thấy tư tưởng, kiến thức, tâm hồn của người viết. Khi cầm bút, ngoài thể hiện những đường nét rồng bay phượng múa, các thư pháp gia còn phải "nhiếp tâm" với những gì mình sắp sửa viết ra. Phong trào viết Thư pháp bằng tiếng Việt đã được khôi phục một cách mạnh mẽ từ khoãng 10 năm nay. Bên Việt Nam nhiều Câu Lạc Bộ viết Thư pháp được thành lập trong các thành phố lớn, đã có nhiều "Thư pháp gia" tổ chức những cuộc triển lãm thư pháp như những hoạ sĩ triển lãm tranh vẽ. Tôi xin giới thiệu với bạn sơ lược về
  7. bộ môn nầy. Mới nhìn qua, chúng ta có thể nghĩ là bộ môn nầy khá dễ, muốn viết sao cũng được, miễn cho đẹp thì thôi ! Thật ra môn Thư pháp cũng có nhiều qui tắc, sau đây là vài nguyên tắc chánh. (Trở lên đầu trang) Chương pháp: tức là nguyên cứu phương pháp phân bố chữ với chữ, hàng với hàng, và các hàng với toàn bộ bức thư pháp. Một bức thư pháp thành công hay không là do ở chương pháp. -Ðầu câu không thụt vô. -Các hàng đều và dài bằng nhau -Một chữ lẻ loi không đứng thành một hàng -Khoảng trống ở hàng cuối không dài hơn
  8. phân nửa chiều dài của hàng -Không dùng dấu chấm câu. (Trở lên đầu trang) Hình dạng bức thư pháp: Có bốn hình dạng chánh -Hình chữ nhật đứng (Trung đường) -Hình chữ nhật ngang (Hoành phi) -Hình vuông (Ðấu phương) -Hình mặt quạt (Phiến diện) (coi hình dưới đâÿ)
  9. (Trở lên đầu trang) Ấn chương (hay con dấu, con triện) là một nét văn hoá rất độc đáo của người Trung Quốc. Ấn chương là một yếu tố quan trọng của một bức thư pháp hay một bức họa. Ðặt đúng vị trí, ấn chương tăng thêm gía trị của tác phẩm, ngược lại sẽ làm hỏng nó. Nghiên cứu kỷ ấn chương, người ta có thể giám định một bức thư họa là chính bản hay ngụy tạo. Nguyên tắc khắc ấn triện là khắc chìm hoặc khắc nổi : -Khắc chìm khi in ra có nét chữ trắng trên nền đậm.
  10. -Khắc nổi, khi in ra có nét chữ đậm trên nền lợt. -Loại nữa chìm nữa nổi (Trở lên đầu trang) Vị trí đặt con dấu: Trong các thư tác của người Trung Hoa xưa có nhiều vị trí được qui ước để đóng dấu như : -Ðóng ở bên phải, phía trên thư tác gọi là Nhân chương -Ðóng ở thắc lưng thư tác gọi là Yêu
  11. chương -Ðóng ở phía dưới, bên trái thư tác gọi là Danh chương
  12. Tùy theo thư tác có khổ lớn hay nhỏ, dài hay ngắn mà có thể đóng một, hai, hoặc ba
  13. dấu triện. Vị trí các dấu triện đều có ý nghĩa riêng của nó. Thư pháp Việt ngữ không hoàn toàn theo qui ước đóng dấu của người Trung Hoa mà theo cách thực hành sau đây : Khi tác giả vừa là tác giả nội dung (Ý) vừa là tác giả hình thức (Hình) ; hoặc tác giả Hình nhưng Ý là các câu văn thơ cổ (hết bản quyền) thì con dấu ở vị trí dưới, phải. Hoặc có thể thêm một dấu ở trên, trái như dấu treo. Như vậy được gọi là Toàn triện.
  14. Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ ) nhưng chưa có sự đồng ý của tác giả đó thì con dấu của tác giả Hình đặt bên dưới, phải, còn bên trái ghi tên tác giả Ý và người viết phải ghi « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi là Bán
  15. triện Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ ) có sự đồng ý của tác giả Ý thì được quyền đóng dấu ở dưới, bên phải nhưng phải đề tên tác giả Ý phía trên cao, bên trái ; và người viết phải ghi chữ « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi
  16. là Ðồng triện. Trường hợp ngoại lệ : vì lý do bố cục mà người viết không thể sắp xếp được vị trí nơi đóng dấu thì được đặt dấu ở vị trí khác
  17. nhưng phải ghi rõ tác giả về Ý. Vị trí nầy tạm gọi là Ngoại triện. (Trở lên đầu trang) Các kiểu chữ trong Thư pháp Trong thư pháp việt ngữ hiện nay xuất
  18. hiện 5 kiểu chữ chánh: Chữ Chân Phương, tạm gọi là Chân Tự, là cách viết rõ ràng dễ đọc, rất giống chữ thường. Chữ Cách Diệu, tạm gọi là Biến Tự, là cách viết biến đổi từ chữ Chân Phương mà ra nhưng các chữ cái hơi được biến dạng
  19. một chút để tạo ra cái lối viết riêng của mình.
  20. Chữ Cá Biệt, tạm gọi là Cuồng Thảo, là lối viết Thư Pháp mà người phóng bút « nhiếp tâm » giữa tư tưởng và quản bút. Lối viết chữ nầy thể hiện cá tính của người viết, nhìn vào kiểu chữ nầy, người xem dễ
  21. biết tác giả mà không cần phải xem bút ký. Kiểu chữ nầy thường viết liền lạc trong một nét nên khó đọc.
  22. Chữ Mô Phỏng là lối viết mô phỏng dựa theo kiểu chữ của nước ngoài. Có người viết chữ Việt nhìn vào ngỡ chữ Tàu, hay chữ Ả Rập, chữ Miên, v.v
  23. Chữ Mộc bản là kiểu chữ giống như chữ
  24. khắc trên mộc hoặc như kiểu thợ sắp chữ của nhà in mà khi viết thì theo một phương pháp đảo lộn, khi xem phải dùng gương phản chiếu. Nhìn vào chữ có dạng Hán- Nôm nhưng đó lại là chữ Việt viết ngược. (Rất tiếc, hình quá mờ nên không đưa lên trang web được) Ngoài ra trong một số tranh Thư Pháp còn có hình ảnh minh họa về thiên nhiên, trong đó phần tranh có thể chiếm khoãng không gian lớn hơn phần chữ. Với đặc trưng nầy Thư Pháp trở thành Thư Họa.
  25. Trong một số người viết thư Pháp, có nhiều người là họa sĩ, họ thường biến chữ thành tranh, tranh là hình ảnh của chữ. Lối viết nầy rất khó. Thí dụ như :
  26. Ta có thể hình dung ra được khuôn mặt của Ðức Phật Sau đây là chữ "Phật" của Trần Bá Linh:
  27. Chữ "Lệ rơi" của Tuấn Hạ :
  28. Và cuối cùng là chữ "Mẹ" của Chính Văn: Nếu ta nhìn kỷ thì có thể "thấy" hình dáng người mẹ tóc dài xõa lưng, đứng đưa lưng lại và dang tay ra để đở một đứa bé, đứa bé nầy nhìn ngang, nằm co lại như còn trong bụng mẹ. Sách tham khảo và trích lục: -Sổ tay thư pháp của KTS Nguyễn Thanh Sơn. Nhà xuất bản Văn Nghệ TP
  29. HCM. -Hồn chữ Việt, Về nghệ thuật thư pháp của Thiện Duyên, Câu Lạc Bộ Yêu Thích Thư Pháp Quận ? TP HCM. -Hướng dẫn viết thư pháp của Phạm Thanh Hiệp. Câu Lạc Bộ Yêu Thích Thư Pháp Quận I, TP HCM. -Thư pháp nhập môn, tập I và II của Trung Tâm văn hóa quận 8, Câu Lạc Bộ Thư Pháp, Phạm Công Út biên soạn. PHỤ LỤC: