Tiểu sử họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994)

pdf 7 trang ngocly 2740
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu sử họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_su_hoa_si_tran_van_can_1910_1994.pdf

Nội dung text: Tiểu sử họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994)

  1. Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/8/1910 tại thị xã Kiến An. Học hết tiểu học ông lên Hà Nội sống với bà nội. Cuộc sống ở đây không làm ông quên miền quê thơ ấu, nơi có người cậu làm nghề đồ hoạ và người mẹ dịu hiền. Năm 1925 Trần Văn Cẩn thi đỗ vào trường Bách nghệ Hà Nội học khoa Vẽ mẫu - đăng ten và Thiết kế đồ gỗ. Năm 1930 tốt nghiệp, ông làm ở Sở cá Nha Trang với công việc vẽ lại những con cá lạ để lưu làm hồ sơ tư liệu. Tại đây, ông được tiếp xúc với cuộc sống của những người đi biển đồng thời được gặp một số hoạ sĩ người Pháp, từ đó ông mơ ước trở thành hoạ sĩ. Ông bắt đầu vẽ biển và cảng cá. Trở ra Hà Nội Trần Văn Cẩnhọc lớp dự bị do hoạ sĩ Nam Sơn huớng dẫn rồi thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do Victo Tácdiơ (Victor Tardieu) làm Giám đốc và là ngưòi dạy chính. Khoá học đó chỉ có 6 sinh viên trong đó có Trần Văn Cẩn và Nguyễn Gia Trí. Thời gian này sơn ta cũng giống sơn Trung Quốc và Nhật Bản chỉ được sử dụng cho các vật dụng hàng ngày như khay, tráp, đồ thờ Năm 1932, hoạ sĩ Trần Quang Trân là người đầu tiên đã dùng bột vàng rắc lên màu sơn cánh dán để chuyển màu và chất. Sự kiện này đã đưa sơn ta từ lĩnh vực trang trí sang nghệ thuật hội hoạ. Tuy học sơn dầu nhưng Trần Văn Cẩn cũng nghiên cứu về sơn mài, sau nhiều lần thất bại, ông đã thành công cùng với những hoạ sĩ khác như: Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Phạm Hậu, Nguyễn Khang Ông đã có những đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của nghệ thuật sơn mài mặc dù
  2. một số hoạ sĩ Pháp khi đó còn tuyên bố 'Sơn An Nam không nên và không thể đi vào con đường hội hoạ'. Trần Văn Cẩn cũng quan tâm đến tranh lụa. Nhiều lần ông đến Đông Hồ (Bắc Ninh) và Hàng Trống (Hà Nội) để tìm hiểu nghệ thuật tranh khắc gỗ cổ truyền. Ông thích lối in chồng nhiều bản màu khác nhau của các nghệ nhân Đông Hồ và lối in nét sau đó bôi màu của tranh Hàng Trống, học lấy những tinh tuý, để sáng tạo nên những bức tranh đặc sắc. Năm 1943, FARTA mở phòng tranh ở nhà Khai Trí Tiến Đức, Trần Văn Cẩn tham gia hai bức 'Em Thuý' (Sơn dầu) và 'Gội đầu' (Khắc gỗ) đều đoạt giải. Trần Văn Cẩn gần gũi hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung và qua đấy làm quen với Như Phong, Nguyễn Đình Thi, những trí thức yêu nước hoạt động trong nhóm Văn hoá cứu quốcccc. Trong những ngày sôi động tiền khởi nghĩa, Trần Văn Cẩn và Nguyễn Đỗ Cung dành nhiều thời gian vẽ tranh áp phích, ba tấm áp phích khổ lớn của Trần Văn Cẩn: 'Phá xiềng', 'Cứu nông dân', 'Trừ giặc đói', 'Ba kỳ thống nhất' đã được Hội Văn hoá cứu quốc bày tại phòng gương Nhà hát lớn Hà Nội ngay khi chính phủ Trần Trọng Kim còn nắm chính quyền. Cách mạng tháng Tám thành công, Trần Văn Cẩn cùng nhiều hoạ sĩ khác đã hồ hởi dựng hàng chục tranh cổ động quanh hồ Hoàn Kiếm, bức 'Nước Việt Nam của người Việt Nam' của Trần Văn Cẩn đã được căng trên toà nhà Địa ốc ngân hàng (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Năm 1946, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần đầu tiên dưới chế độ mới được mở tại Hà Nội. Bức 'Xuống đồng' của Trần Văn Cẩn đã được trao giải nhất và được Hội Văn hoá cứu quốc mua, cùng với bức 'Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủ' của Tô Ngọc Vân và 'Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh' của Nguyễn Đỗ Cung. Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Trần Văn Cẩn ở Từ Sơn (Bắc Ninh) đã nhận kẻ vẽ cho phòng Thông tin huyện và sáng tác rất nhiều tranh cổ động cho cuộc kháng chiến. Về Sở Thông tin tuyên truyền khu I ông cùng hoạ sĩ Tạ Thúc
  3. Bình và một nghệ nhân làng Hồ tổ chức xưởng tranh tuyên truyền, hàng trăm bức tranh đã từ đây đưa đi khắp nơi. Tháng 7/1948, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc, Trần Văn Cẩn được bầu vào Ban thường vụ Hội văn nghệ Việt Nam. Năm 1951, tham gia triển lãm Mỹ thuật toàn quốc với hai bức tranh cổ động đã được giải thưởng. Năm 1953 ông cùng học sinh trường Mỹ thuật tham gia cải cách ruộng đất và đi các chiến dịch. Tháng 6/1954 Tô Ngọc Vân hy sinh, Trần Văn Cẩn thay thế đảm nhiệm Hiệu trưởng truờng Mỹ thuật và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969). Tác phẩm 'Tát nước đồng chiêm' (Sơn mài) vẽ năm 1958, tham gia Triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần thứ 7 được dư luận đánh giá cao đem lại cho Trần Văn Cẩn những hào hứng mới cho sáng tác. Cùng năm ông cùng đoàn Việt Nam tham gia Triển lãm Mỹ thuật quốc tế tại Matxcơva, bạn bè quốc tế hết sức thích thú với tranh sơn mài Việt Nam và coi đó là sự đóng góp cho mỹ thuật thế giới.Trở về Trần Văn Cẩn nhận thấy mỹ thuật Việt Nam cần gắn bó với cuộc sống hơn nữa. Từ đó, ông đã cho ra đời một loạt tác phẩm xuất sắc: 'Nữ dân quân vùng biển', 'Mùa đông sắp đến', 'Chân dung bác thợ lò', 'Thiếu nữ áo trắng'. Ông được bầu là đại biểu Quốc hội khoá II tại đơn vị bầu cử tỉnh Kiến An Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Trần Văn Cẩn tiếp tục thành công với: 'Đảo và thuyền', 'Sương sớm', 'Cây gạo trong bản', 'Đèo nai' Trần Văn Cẩn đi Quảng Ninh, Thanh Hoá, đến tuyến lửa Quảng Bình, Vĩnh Linh, ngược lên Trường Sơn, vào Tây Nguyên. Ông là nguời hoạ sĩ đầu tiên vào thị xã Buôn Mê Thuột ngay sau khi được giải phóng. Sung sướng và đầy hào hứng trong không khí chiến thắng, ông lại làm công việc của một cán bộ thông tin như những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở Từ Sơn: Dựng lễ đài, vẽ ảnh Hồ Chủ tịch khổ lớn và kể cả cắt khẩu hiệu mừng chiến thắng. Rồi ông xuôi vào miền Đông Nam Bộ, đến Sài Gòn. Trở về Hà Nội, Trần Văn Cẩn chọn lọc từ những ký hoạ, xây dựng hai tác phẩm sơn mài: 'Tiến vào lòng đất', 'Trong lòng đất' .
  4. Trần Văn Cẩn là hoạ sĩ có tài, năng động và nhạy cảm. Ông sống nhiệt tình và đôn hậu. Với cương vị Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam ông có công lớn trong việc xây dựng phong trào và xây dựng phương hướng của mỹ thuật Việt Nam. Với những đóng góp to lớn, Trần Văn Cẩn đã vinh dự được nhận nhiều huân chương cao quý, trong đó có Huân chương Lao động hạng nhất. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh dợt I về văn học nghệ thuật (1996). Trần Văn Cẩn - Người tạo phong cách riêng cho Sơn mài Sinh ra tại Hải Phòng. Danh họa Trần Văn Cẩn là một trong các họa sĩ nổi tiếng thuộc thế hệ đầu của nền nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ông còn góp phần vào nghệ thuật và công việc đào tạo. Tốt nghiệp khoá 7 trường Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Duơng (1931- 1936). Kiểu mẫu hiện thực, trữ tình. Trình độ cao về sơn dầu, sơn mài và chất liệu lụa. Ông tốt nghiệp khoá thứ 7 của trường Ðại học Mỹ thuật Ðông Dương (1931-1937), là hội viên Hội Mỹ thuật VN. Danh hoạ Trần Văn Cẩn Ông từng là Hiệu trưởng trường Ðại học Mỹ thuật Việt Nam từ 1954 đến 1964; Tổng thư ký Hội mỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (năm 1958 - 1983); Cộng tác viên của Viện hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà Dân chủ Ðức từ năm 1978; Chủ tịch hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam nhiệm kỳ 2 (1983- 1989); Rất nhiều tác
  5. phẩm của ông được trưng bày tại bảo tàng Mỹ thuật Việt nam và các nhà sưu tập cá nhân trong và ngoài nước. Danh hoạ Trần Văn Cẩn từng đọat Giải đặc biệt tại triển lãm hội phát triển nghệ thuật và công nghệ (SALDEAL), 1935; Giải nhất tại triển lãm FARTA Group 1943; Giải nhất triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1946 và 1951; Giải nhất triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1967. Nhiều tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, các bộ sưu tập cá nhân trong và ngoài nước. Trần Văn Cẩn với nhóm họa sĩ trẻ FARTA Tại Hà Nội ngày xưa có nhóm họa sĩ trẻ FARTA gồm có các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lê Văn Đệ, Lương Xuân Nhị cùng một số họa sĩ nữa. FARTA là những người bạn họa sĩ mong muốn có tự do, độc lập trong sáng tạo nghệ thuật và đầy tinh thần tự tôn dân tộc. Nhóm họa sĩ trẻ FARTA đã tổ chức hai cuộc triển lãm tranh vào khoảng thời gian năm 1938-1942, gây được tiếng vang Thời ấy, các họa sĩ cùng thời như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị từng vẽ chung một người mẫu và đều có những bức tranh để đời sau truyền tụng. Lương Xuân Nhị với họa sĩ Trần Văn Cẩn rất thân nhau. Từ khi còn trẻ, Trần Văn Cẩn thường đến nhà Lương Xuân Nhị vẽ chung một cô người mẫu. Các họa sĩ Tô Ngọc Vân và Nguyễn Gia Trí cũng vậy. Có thời gian nhóm họa sĩ này thuê chung cô Sáu - một người mẫu sáng giá lúc đó để vẽ. Cô Sáu chính là người mẫu cho các bức tranh nổi tiếng của anh Tô Ngọc Vân như Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ với hoa sen Sau này khi vào nam, cô Sáu vẫn tiếp tục làm người mẫu cho Nguyễn Gia Trí.
  6. Tác phẩm: Em Thuý. Sáng tác: 1943. Chất liệu: Sơn dầu.Kích cỡ: 60x45cm. Nơi lưu trữ: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Kỹ thuật sơn mài phong cách riêng Tác phẩm: Tát nước chống lụt. Sáng tác: 1958. Chất liệu: Sơn mài. Kích cỡ: 62x92cm. Nơi lưu trữ: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Thời đó, chất liệu để làm tranh sơn mài chủ yếu là "sơn ta". "Sơn ta" đã có từ lâu đời ở Việt Nam - chuyên dùng để sơn các đồ thờ và đồ gia dụng. Bảng màu của nó chỉ có: cánh gián - then - son - vàng - bạc; thêm xà cừ, vỏ trứng để khảm, gắn. Các chất liệu khác pha chế vào không mấy khi đạt hiệu quả. Các họa sĩ lúc đó bắt đầu nghiên cứu cải tiến nghệ thuật biểu hiện của tranh sơn dầu. Có đầu óc tân tiến, tự do, phóng khoáng, Nguyễn Gia Trí đã một mình đứng riêng thành một trường phái sơn mài có quan niệm tạo hình mới, kết hợp Ðông – Tây, thể hiện tác phẩm hoàn toàn bằng chất liệu và kỹ thuật cổ truyền. Trong khi đó, Trần Văn Cẩn đi vào một kỹ thuật thoáng hơn. Năm 1936, ông sáng tác tranh sơn mài: “Tiễn anh khóa đi thi hương” bố cục theo hình thức bình phong - hình người to - dàn hàng ngang - những dân làng của một thời xưa theo chân anh khóa với ngựa trắng dắt theo chờ người cưỡi, cách điệu theo lối dân gian, thể hiện bằng mấy màu son, then, cánh gián, vàng lóng lánh, rực rỡ làm hiện lên cảnh tiễn đưa vui vẻ, tưng bừng và tràn đầy hi vọng Tranh này được Tardieu, Inguimberty đánh giá cao, chấm cho Trần Văn Cẩn đỗ thủ khoa khóa VII, trên cả thứ hạng của Nguyễn Gia Trí học cùng lớp, bài thi tốt nghiệp của Nguyễn Gia Trí là một tác phẩm lụa. Sau đó, ở bức “Trong vườn” ông đã đắp mấy lớp sơn dầy cho cây phù dung tiền diện nổi lên - tách xa hai thiếu nữ đi lại về phía sau và xa hơn nữa là hai cô gái ngồi thêu trong vườn sâu màu mận sẫm râm mát tạo một không gian rộng rãi.
  7. NHÃ THI