Giáo trình Mỹ thuật - Tập 1 (Phần 2) - Phạm Thị Châu

pdf 61 trang ngocly 2940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mỹ thuật - Tập 1 (Phần 2) - Phạm Thị Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_my_thuat_tap_1_phan_2_pham_thi_chau.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mỹ thuật - Tập 1 (Phần 2) - Phạm Thị Châu

  1. CHƯƠNG VI MÀU SẮC 1. ÁNH SÁNG VÀ MÀU SẮC Trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh chúng ta đâu đâu cũng có màu sắc, nhờ có hình khối, màu sắc mà chúng ta nhận biết ra vật thể và cảm nhận được chúng. Tự thân mỗi vật thể đều mang trên mình một màu riêng biệt. Nhờ có thị giác và ánh sáng mà ta phân biệt được màu sắc đó, nhắm mắt lại hoặc trong đêm tối màu sắc không còn tồn tại nữa. Màu sắc thay đổi theo không gian, thời gian. Màu sắc của vật tươi sáng hơn ngoài ánh nắng mặt trời, phai nhạt hoặc sẫm tối khi ở trong bong râm, phong canh buổi trưa, buổi sáng và buổi chiều cũng cho ta những sắc màu khác nhau. Màu sắc thay đổi theo sắc thái tình cảm của con người , khi buồn ta có cảm giác mọi vật như u xám và khi vui thì ngược lại. - Ánh sáng mặt trời là những ánh sáng trắng. khi chiếu qua bầu khí quyển mang hơi nước cho ta hiện tượng cầu vồng. - Ta biết ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng bới khi chiếu một chùm ảnh sáng trắng qua lăng kính, kết quả cũng cho ta 7 sắc cầu vồng như ở trong thiên nhiên. 2.HỆ THỐNG MÀU SẮC 2.1.Màu gốc Màu cầu vồng là màu có trong tự nhiên, theo quan điểm hội họa, dù thực tế có hàng vạn, hàng triệu màu song chúng đều xuất phát từ ba màu gốc (màu cơ bản) đó là: Đỏ ,vàng và xanh lam. Kết hợp 2 trong 3 màu trên ta có 3 màu nhị hợp: da cam (đỏ+ vàng), xanh lục (vàng+ lam) và tím (lam+đỏ). 2.2.Màu bổ túc
  2. Màu bổ túc chỉ hai màu (trong 6 màu trên) khi đặt cạnh nhau nó có tác dụng bổ túc cho nhau, làm tăng độ tươi thắm của màu, làm cho màu trở nên đẹp hơn, mạnh mẽ hơn. Ta có các cặp màu bổ túc sau đây: - Tím và xanh - Xanh và lục đỏ. - Da cam và xanh lam. Trong lịch sử mĩ thuật, các họa sĩ ấn tượng đã triệt để khai thác đặc điểm trên của màu sắc khi đặt các nét bút màu bên nhau, gây ấn tượng mạnh mẽ và tươi sáng. 2.3.Màu nóng và màu lạnh - Màu nóng là màu thiên về đó, vàng ( màu lửa) gợi cảm giác rực rõ, sôi nổi, ấm áp, nóng nực - Màu lạnh là những màu thiên về xanh (màu nước), gợi cảm giác trầm tĩnh êm dịu, mát mẻ hay lạnh lẽo Sự phân biệt màu nóng – lạnh chỉ là tương đối, nó thực sự có ý nghĩa khi ta so sánh với màu cạnh đó, một màu sẽ làm lạnh khi ta so sánh với màu lạnh hơn. 2.4.Màu tương phản Là những màu đặt cạnh nhau nhưng khác nhau về sắc, về nóng lạnh, độ đậm nhạt, về tỉ lệ (to, nhỏ) đến mức đối chọi nhau nhưng lại làm tôn nhau lên. Màu này làm nối bật màu kia. Màu tương phản đặt cạnh nhau gây cảm giác tương đối mạnh, thường thu hút thị giác của người xem, người ta hay dùng tương quan này trong tranh cổ động hay tranh quảng cáo. 2.5 .Hòa sắc màu Sự sắp đặt tương quan giữa các màu trong một không gian nhất định tạo ra quan hệ hài hòa về màu sắc, gọi là hòa sắc. Một bức tranh có hòa sắc đẹp tức là có vị trí, sắc độ, độ to nhỏ, nhiều ít của các màu trong tranh đặt đúng và hài hòa với nhau.
  3. 3.CÁCH PHA MÀU VÀ SỬ SỤNG MÀU TRONG MÔN VẼ 3.1.Màu dân gian và màu hiện tại Màu dân gian là màu trước kia ông cha ta thường dùng để vẽ tranh dân gian hoặc vẽ sơn mài. - Màu trắng :nghiền từ vỏ sò, vỏ trai đã được nung đốt. - Màu đen: lấy từ than rơm nếp, lá tre - Màu vàng: lấy từ quả giành giành, hoa hòe. - Màu đỏ : hoa hiên. - Màu xanh : lấy từ rỉ đồng
  4. Ba bức tranh trên được vẽ bằng màu nóng, màu lạng và màu tương phản. - Vàng ,bạc , đồng, son (lấy từ đá) thường dùng cho tô và dát sơn mài, tượng , trang trí đình chùa hoặc cung đình Hội họa ngày nay thường sung máu lấy từ các khoảng chất, ví dụ: trâng kẽm, lam cô ban, vàng crôm, đỏ ca-mi-um Những màu trên nếu nghiền kỹ với keo, đóng tuýp hoặc thỏi cho ta màu nước, để ở dạng bột ta gọi là bột màu, và nếu nghiền kỹ với dầu lanh đóng tuýp ta gọi là sơn dầu. Dù màu ở dạng nào thì khi ta vẽ đều phải pha trộn trên bảng pha màu hay trên bức vẽ. 3.2.Cách pha màu Vẫn biết mọi màu sắc ở thực tế đều từ ba màu gốc đỏ, vàng, lam pha trộn mà ra, song trong hộp màu, màu đã được pha sẵn bao giờ cũng nhiều hơn ba màu cơ bản, số màu pha sẵn có khi lên tới 24 màu và nhiều hơn nữa. Dù nhiều hay ít , khi pha trộn để vẽ không nên pha trộn quá 3 màu có sẵn, tính chất khác nhau về hóa chất dễ làm màu bị đen, xám, không còn sắc nữa; Bút vẽ ,nước rữa bút phải sạch trước khi lấy màu nước. Sắp xếp màu pha trên bảng
  5. pha màu trước khi vẽ lên tranh hoặc pha màu ngay trên tranh đối với màu đơn giản, cách pha này là vẽ tiếp màu thứ hai lên trên màu trước khi màu đó chưa khô, cách vẽ này màu dễ trong trẻo và thắm. Quan sát bảng pha màu dưới đây ta phần nào hiểu được cách pha màu. Trong hội họa, sự pha trộn để làm thay đối là hết sức quan trọng ví dụ: Hồng +vàng hồng ngả sang vàng Hồng +lam – hồng ngả sang tím Hồng +đỏ - hồng tuwoi Màu sắc trên một bức tranh có lúc rõ ràng, mạch lạc , tươi tắn, có lúc biến chuyển hết sức tinh tế. Màu đẹp không chỉ phụ thuộc vào khả năng hay cảm xúc của từng người, mà sự rền luyện bao giờ cũng cho kết quả rõ rệt. 3.3.Cách sử dụng màu trong môn vẽ 3.3.1.Màu nước Là màu được chế tạo từ màu bột loại mịn, nghiền với các chất kết dính,đựng trong ống tuýp hoặc dạng bánh khô. Pha màu nước với nước lã để vẽ, vẽ mỏng, từ nhạt đến đậm dần, màu chồng lên nhau cũng có tác dụng pha màu, vẽ nhiều quá hoặc di nhiều lần làm màu không còn trong trẻo nữa. Giấy vẽ màu nước thường là giấy xốp, mặt giấy có ganh. Ta dùng màu nước để vẽ ký họa hoặc ghi chép tài liệu, vẽ tranh lụa, vẽ trên giấy dó, giấy xuyến chỉ v.v
  6. 3.3.2.Màu bột Là màu khô ở dạng bột, người ta thường đóng hộp bằng gỗ, chia ra nhiều ngăn để đựng, dùng nước sạch để rửa bút. Khi vẽ người tap ha màu bột với keo, trước khi vẽ nên dùng bút lông hoặc dao để nghiền mịn. Giống như màu nước, màu bột khi vẽ cho hiệu quả riêng: trong trẻo, mềm mại, mịn màng khả năng diễn tả của bột màu khá phong phú, không thua kém sơn dầu là mấy. nhược điểm cảu màu bột là nhanh khô, nên khi đang vẽ có hiện tượng chỗ khô, chỗ ướt gây khó khăn cho việc diễn tả tương quan, đậm nhạt và màu sắc; khi khô bột màu thường nhạt đi so với lúc ướt. Keo để pha bột màu phải có nồng độ vưa phải, khi xoa ngón tay lên bột màu đã khô thấy có một lớp phấn mỏng bám trên da tay là vừa độ, keo loãng làm bong bột màu, keo đặc làm bề mặt bột màu đanh lại. màu xỉn và đục làm mất đi
  7. tính chất mịn màng như nhung của bột màu, người ta vẽ bột màu trên giấy, bìa, vải gỗ Nếu vẽ trên giấy mỏng thì trước khi vẽ người ta thường bôi giấy lên bảng cho phẳng, khi vẽ , nước không làm giấy nhăn nhúm. Người vẽ màu nước và bột màu cần tích lũy kinh nghiệm trong xử lí các tình huống, phát huy những ưu việt của chất liệu, vẫn có thể làm ra các tác phẩm đẹp và lưu giữ được lâu dài. Thực hành bài tập: 1.Lập bảng pha màu Vẽ trên giấy A4 bảng pha màu gốc, màu nhị hợp. có hai cách vẽ. - Hai hình tam giác đều giao nhau. - Ba hình tròn giao nhau 2. Lập bảng hòa sắc
  8. 2.1.Màu nóng, màu lạnh Màu nóng 2.2.Đậm nhạt của một màu Màu đỏ Màu lam Hình 8 3.Vẽ tính vật và tranh phong cảnh Bài tập này giúp học viên luyện tập về cách pha màu, cách phối màu và làm quen với một vài loại màu thường dùng. 3.1.Vẽ tĩnh vật Muốn vẽ một tĩnh vật đã được sắp xếp từ trước, ta có thể phác hình bằng bút chì hoặc bằng màu. Chú ý phác nhẹ tay Sắp đặt bố cục sao cho đẹp mắt và phù hợp với giấy vẽ. Lựa chọn góc nhìn vật mẫu, tránh những chỗ vật mẫu bị che khuất nhiều, hoặc không nhìn rõ hình. Hình vẽ không to quá hoặc nhỏ quá sẽ gây tình trạng bố cục chật chội hoặc ngược lại. Pha màu và vẽ nhanh, đơn giản các vật mẫu để có toàn bộ. Vẽ nhiều lần chú ý đến việc diễn tả có đậm nhạt và gam màu cho toàn bài. Vận dụng những kiến thức về màu sắc đã học để làm bài. Vẽ xong cắt bài ra khỏi bản vẽ, gián lên một tờ giấy trắng to hơn, để chừ bỏ sung quanh từ 7 đến 10cm. 3.2.Vẽ phong cảnh Học viên lựa chon một góc cảnh đơn giản, có màu sắc và bố cục đẹp để vẽ.
  9. Thực hiện phác hình trên giấy như bài vẽ tĩnh vật . Vẽ màu từ nhạt tới đậm, vẽ đơn giản sau đó vẽ diễn tả kỹ hơn. Khi vẽ phải quan sát thật kỹ, ghi nhớ những sắc màu cơ bản của từng vật, từng chỗ. Chủ động, sáng tạo trong quá trình vẽ( không quá lệ thuộc ,sao chép y như thực). Vẽ đơn giản bằng những mảng màu lớn. Có gợi chi tiết khi bài sắp hoàn thành. Không sa đà vào diễn tả chi tiết làm giảm đi khả năng bao quát chung và toàn bộ. Lựa chọn gam màu chủ đạo để thể hiện. Vẽ xong bo bài như bài vẽ tĩnh vật.
  10. Câu hỏi 1. Phân biệt các khái niệm: Màu gốc, màu nhị hợp,màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh, màu tương phản và hóa sắc màu . 2. Phân tích rõ ưu điểm và những hạn chế của hai chất liệu: Bột màu, màu nước.
  11. CHƯƠNG VII. TRANG TRÍ CƠ BẢN 1.KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ 1.1. Khái niệm, nguồn gốc Trang trí là một phạm trù thẩm mĩ tồn tại từ rất xa xưa trong lịch sử loài người. Nói một cách dễ hiểu: trang trí là “làm đẹp”, cụ thể là trang hoàng, bài trí, tô vẽ để đáp ứng nhu cầu của tinh thần. Mác- xim Goocs-ky đã từng nói: “Mỗi người là một nghệ sĩ vì ở đâu, lúc nào, chỗ nào , con người cũng mong muốn làm đẹp cho cuộc sống của mình”. Con người khồn chỉ cần ăn no, mặc ấm mà còn đòi hỏi cuộc sống phải được tô điểm, đó là nhu cầu của bộ óc con người, thông qua thị giác. Kế từ khi con người ở trong hang động, biết dùng dụng cụ thô sơ để săn bắt, trồng trọt, con người đã có ý thức làm đẹp, nó thể hiện trong việc trang hoàng nơi ăn, chốn ở, tô điểm cho dụng cụ lao động Trong các hang động có loài người sinh sống, từ hàng vạn năm nay người ta đã tìm thấy các hình khắc trên vách hang, động, mô tả cách săn bắn như hang Ô-ri –nhắc( miền nam nước Pháp); hình những con bò rừng ở hang Al-ta-mi-ra( Tây ban nha) hay hang Lat- scô (Pháp). Ngoài mục đích truyền bá kinh nghiệm săn bắn, nó còn làm trang trí cho nơi ở của họ. Người nguyên thủy việt nam cũng đã từng biết trang trí trên các đồ dùng hàng ngày. Ở các di chí di hóa văn Điển,Thiệu dương. Phùng nguyên người ta tìm thấy nhiều đồ gốm có hình hoa văn khác nhau:Hoa văn hình sóng ,hình nan thúng,hình quả tram, các đường nét hình sin vô cùng phong phú. Trong thời kỳ đồ sắt, đồ đồng là các chuôi dao, lưỡi rìu , thân nỏ, các đồ vật thờ cúng tiếp đó là việc trang trí ở các chùa chiền, cung điện thời trung cổ, y phục , đồ trang sức Trống đồng Ngọc Lũ là một điển hình.
  12. Ngày nay, trang trí lại càng trở nên thân thiết trong đời sống; Nơi ăn, chốn ở, nơi làm việc, đồ dùng hàng ngày tất cả đều đòi hỏi phải được thiết kế hình dáng, màu sắc, họa tiết cho thuận tiện, cho đẹp, cho hấp dẫn. Trang trí ngội ngoại thất, thời trang, trang trí công nghiệp, trang trí điện ảnh, sân khấu, hội trường, trang trí sách báo, các ấn phẩm, trang trí mĩ thuật đều có những ngành riêng và không ngừng phát triến. 1.2. Tác dụng của trang trí Mỗi dân tộc, mỗi giai cấp, mỗi vùng miền đều có những nhận thức về cái đẹp khác nhau. Nhưng con người có một điểm chung là thích nhìn ngắm một ngôi nhà đẹp, một căn phòng đẹp, một bộ quần áo đẹp, một bức tranh đẹp Một căn phòng đẹp ,phong nhã,màu sắc êm dịu, ngăn nắp có hoa, có tranh treo tường sẽ làm tiêu tan đi mệt mỏi, căng thẳng sau một ngày lao động vất vả. Một môi trường làm việc gon gang, ngăn nắp, thuận tiện, màu sắc hấp dẫn, dụng cụ lao động đẹp đẽ chắc chắn sẽ làm tăng năng suất lao động v. v
  13. Một số quần áo đúng mốt, gọn gàng, thuận tiện, đồ dùng hợp thời trang làm cho con người thấy tự tin trong giao tiếp và trong công việc. sự tự tin đó là cơ sở đầu tiên cho lao động sáng tạo và thành công. Rõ ràng trang trí có tác dụng to lớn đối với đời sống xã hội con người, nói lên mức sống, trình độ văn hóa,trình độ thẩm mĩ của họ. Cũng như các ngành nghệ thuật khác, trang trí luôn hưởng theo một mục đích nào đó, phục vụ cho một tâng lớp cụ thể, con người cụ thể, trong thời đại cụ thể. Nó luôn biến động và không ngừng tiến tới. Trang trí luôn bám sát cuộc sống, trở thành đồng hành với cuộc sống. Hiện đại hóa là một yêu cầu tất yếu trong thời đại của khoa học và công nghệ thông tin, song phải trên nền tảng văn hóa dân tộc, kế thừa những tinh túy của cha ông để lại; Trang trí phải phù hợp vói phong tục, tập quán của địa phương của dân tộc phù hợp với môi trường và điều kiện kinh tế; trang trí phải mang tính dân tộc.
  14. 2.CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA BỐ CỤC TRANG TRÍ Các nguyên tắc của trang trí được vận dụng trước hết vào trang trí hình cơ bản. suy cho cùng thì tất cả các vật thể mà chúng ta thấy ở xung quanh mình đều có hình khối, các hình khối lại được cấu tạo lên hàng trăm, hàng nghìn bề mặt, các bề mặt đa dạng và phong phú vô cùng. Và cũng suy cho cùng thì dù có phức tạp bao nhiêu, các bề mặt cũng chỉ là biến dạng của hình vuông. Hình trong mà thôi( vuông vắn, tròn trịa,vuông vức, tròn vành vạch, mẹ tròn, con vuông là những từ chỉ sự hoàn thiện) như vậy hình tròn và hình vuông là những hình hoàn thiện, hình cơ bản, hình gốc cho mọi loại hình mảng. Minh họa trên đây cho ta thấy sự biến dạng của hình vuông và hình tròn cho ta hình chữ nhật, hình elip, hình tam giác hoặc hình thoi 2.1. Trang trí cơ bản Thông qua những bài tập về trang trí cơ bản, học sinh nắm được những nguyên tắc về bố cục. Từ những thiên cửu thiên nhiên, con người học sinh cấu tạo thành hoa tiết, trang trí và bố cục cho hình cơ bản. Đó là cơ sở cho người làm trang trí cụ thể( vật dụng, trang phục, ngành nghề ) sau này. 2.2. Các nguyên tắc bố cục trang trí cơ bản 2.2.1. Nguyên tắc đăng đối, cân đối Trong một hình trang trí cụ thể, có một họa tiết, hoặc một cụm họa tiết, đối xứng nhau qua một hoặc hai đường trục, ta gọi sự sắp đặt đó dựa trên nguyên tắc đăng đối, cân đối.
  15. Trước hết ta chia hình trang trí ra hai hoặc bốn phần đều nhau qua điểm trọng tâm, sau đó đặt họa tiết vào một hình được chia, sao cho phù hợp rồi nối tiếp như thể với các mảng hình khác . Đăng đối bao giờ cũng cho ta hưởng về trọng tâm, tạo sự cân bằng cho hình trang trí. Sự cân đối thường áp dụng trong lối trang trí đồng tâm( Mặt trống đồng Ngọc Lũ là một ví dụ)sự hưởng tâm của các họa tiết hình kỷ hà, chuyển động cùng hưởng cho ta cảm giác động nhưng cân đối và yên tĩnh. Trang trí đồng tâm ta không tìm thấy đường trục, nhưng lại cho ta cảm giác cân bằng, vững chãi. 2.2.2. Nguyên tắc nhắc lại và xoay chiều Nhắc lại là một nhóm họa tiết hay một họa tiết được lặp lại nhiều lần, giữ nguyên hoặc xoay chiều, đối hưởng. Đây cũng là một yếu tổ làm nên sự đăng đối( khi các họa tiết đối nhau qua một đường trục nào đó). Trang trí hình cơ bản, các họa tiết được nhắc lại nằm trong những hình được phân chia, còn trong trang trí đường điểm, chúng lặp lại và kéo dài.
  16. 2.2.3.Nguyên tắc xen kẽ Dùng một họa tiết hay một nhóm họa tiết xiên kẽ lẫn nhau rồi nhắc lại tạo ra sự phong phú về hình mảng. Trong trang trí đường điểm và hình cơ bản việc sắp đặt xen kẽ giữa họa tiết Và họa tiết phụ đồng nghĩa với việc xen kẽ giữa các màng họa tiết, có hình hoặc diện tích khác nhau. Tạo cho thị giác khi nhìn không còn đồng đều (vui mắt) và cũng giúp cho bố cục trang trí tạo sự nhịp nhàng, cân đối.
  17. 2.2.3.Nguyên tắc phá thế Phá thể có nghĩa là làm thay đổi về chiều hưởng của hình, làm giảm đi sự chênh lệch về màu sắc, đậm nhạt của các mảng hình, tạo sự cân bằng cho thị giác. Trong bố cục trang trí, sự lặp lại quá nhiều của đường hưởng, của màu, của đậm nhạt dễ làm cho mắt nhìn cảm giác nhàm chán. Sự hài hòa giữa đường cong và đường thẳng,giữa màu tươi và màu giữa các hình sắc nhọn và hình tròn trặn đó là ta đã sử dụng những nguyên tắc phá thế. Trong bố cục hình trang trí, ta có thể vận dụng một hay nhiều nguyên tắc trang trí, các nguyên tắc này không thể hiện một cách cứng nhắc, mà dường như sự xuất hiện của nguyên tắc này đã chứa đựng cả nguyên tắc kia; mục đích của việc vận dụng của các nguyên tắc trên là tạo ra một bố cục trang trí cân xứng nhịp nhàng, đẹp mắt. Nắm vững các nguyên tắc này, ta có thể vận dụng nó trong học tập và sáng tác mĩ thuật chứ không chỉ riêng với bộ môn trang trí.
  18. Thực hành bài tập BÀI TẬP 1. TRANG TRÍ ĐƯỜNG ĐIỂM 1. Đường điểm và các nguyên tắc bố cục 1.1. Đường điểm trong thực tế Đường điểm là một hình thức trang trí, xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta:Đường điểm trên trống đồng cổ, đường điểm quanh những tấm bia, trên bục tượng, trên kiến trúc đình làng Đường điểm trên váy áo của trang phục dân tộc, trên khăn ren trải bàn, quanh lớp học mẫu giáo v.v bất cử ở đâu, lúc nào chúng ta cũng có thể bắt gặp những trang trí đường diềm. Hình thức của đường diềm vô cùng phong phú muôn hình, muôn vẻ. Mỗi mục đich sử dụng khác nhau đường diềm lại có hình thức thể hiện khác nhau, nội dung họa tiết khác nhau. Ngay trên một vật trang trí có nhiều đường diềm thì mỗi đường diềm cũng có những nội dung và cách thể hiện khác nhau.
  19. 1.2. Khái niệm Đường diềm là một dải trang trí kéo dài liên tục được trang trí dựa trên nguyên tắc trang trí cơ bản. 1.3. Các nguyên tắc trang trí bố cục đường diềm 1.3.1. Nguyên tắc nhắc lại, xoay chiều Dùng một hay nhóm họa tiết lặp lại xếp cạnh nhau và kéo dài cũng có thể một nhóm họa tiết này, đặt cạnh một nhóm họa tiết kia, giữ nguyên hoặc xoay chiều và nhắc lại nhiều lần.
  20. Nguyên tắc nhắc lại cũng được áp dụng cả với màu sắc, khi các họa tiết được tô màu, tạo cho đường diềm không những có nhịp điệu của hình mà còn có cả nhịp điệu của màu, làm cho đường diềm chuyển động nhịp nhàng, uyển chuyển. 1.3.2. Nguyên tắc xen kẽ Dùng hai họa tiết khác nhau về hình, về kích thước về màu đặt xen kẽ với nhau từng cặp và nhắc lại nhiều lần. Màng to nhoe của hình là tạo ra sự thay đổi về diện tích, khối lượng màu sắc; bản thân sự nhắc lại của từng cặp đó cũng cho ta cảm giác về đường lượn, làm cho đường diềm có nhịp điệu và chuyển động không ngừng. 1.3.3. Nguyên tắc đối xứng Đường diềm không có trục đối xứng; đối xứng chỉ xảy ra trong từng họa tiết hay từng cặp họa tiết. Từng họa tiết hoặc nhóm họa tiết dựa vào các trục đối xứng mà lặp lại, mà xoay quanh và chuyển động. Sự đối xứng trên tạo ra sự cân đối và vững chải cho đường diềm. Việc vận dụng một hay nhiều các nguyên tắc trang trí vào trang trí đường diềm là tùy thuộc vào nội dung và hình thức do yêu cầu thực tế đặt ra. 1.4. Giới hạn của đường diềm Khac với các hình trang trí khác, đường diềm chỉ dưởi hạn về chiều cao, chỉ giới đó có thể là nơi kết thúc của các họa tiết, một đường thẳng bằng màu , hay một nẹp họa tiết là do ý đồ của người sáng tác đặt ra. Đây là giới hạn cổ định, không đối. Giới hạn theo chiều phát triến của họa tiết (chiều ngang) là vô hạn, nó tùy theo đường diềm nó nằm ở đâu và khi nào đường diềm được ngắt. 1.5. Họa tiết đường diềm Họa tiết đường diềm là các họa tiết trang trí được ghi chép, chọn lựa, đơn giản, cách điệu mà thành: hoa lá, côn trùng, chim cá, con vật, người, cây cối , phong cảnh, tùy thuộc theo nội dung trang trí mà lựa chọn họa tiết cho phù hợp với môi trường, tâm sinh lý nguời sử dụng . 1.6.Màu sắc đậm nhạt
  21. Đường diềm chỉ mang mục đích trang trí cho đồ vật, nhà cửa, nó là thành phần phụ nên bởi vậy nó được tô điểm bằng màu sắc nhẹ nhàng, thanh thoát là chính( khác với đường diềm chung, đường diềm trên trang phục của người dân tộc thường được thêu bằng sắc màu nguyên chất mạnh mẽ và dứt khoát). Bởi vậy hòa sắc của đường diềm cần được lựa chọn một cách tinh tế và hài hòa, sao cho đường diềm không ảnh hưởng đến hình khối, cấu trúc của vật thể, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sử dụng. 2. Phương pháp tiến hành 2.1. Đề bài Vẽ một đường diềm trang trí lớp mầu giáo, có kích thước là 10,5 x28(cm) trên giấy A4. giáo viên hưởng dẫn học sinh làm tiếp ngoài giờ. - kẻ khuôn hình : bố cục sao cho cân đối. - tìm một hoặc nhiều họa tiết, sắp xếp thành nhóm. - Căn hình lên giấy( trên khổ giấy cho trước, tổi thiểu chiều ngang phải đặt được 2,5 n hóm họa tiết trở lên). - Vẽ màu: chọn màu sắc phù hợp với đề tài để tô màu. - Vẽ nét viền họa tiết (nếu có). 2.2. Yêu cầu Hình họa tiết đẹp ,phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, biết vận dụng các nguyên tắc trang trí trong khi tìm họa tiết và vẽ hình. Màu sắc trong sáng , biết vận dụng những kiến thức về màu sắc trong khi tìm màu và tô màu. Vẽ không quá 5 màu. Nét vẽ ruột dứt khoát, mềm mại. Bố cục đẹp, trình bày sạch sẽ.
  22. BÀI 2. TRANG TRÍ CÁC HÌNH CƠ BẢN 1. Đặc điểm và việc vận dụng các nguyên tắc trang trí và trang trí hình cơ bản chúng ta biết hình vuông và tròn là những hình học sơ bản, muốn trang trí chúng, chúng ta phải hiểu cấu tạo, đặc điểm riêng biệt của chúng, mới có thể tìm ra phương thức trang trí cho phù hợp. 1.1. Đặc điểm của hình vuông và hình tròn Hình vuông có 4 cạn bằng nhau, 4 góc vuông, nó là hình ngoại tiếp của hình tròn và hình vuông nhỏ hơn của nó( ta có thể phân chia hình vuông ra nhiều phần bằng nhau bằng cách kẻ đường chéo hoặc các đường thẳng đi qua điểm giữa các cạnh góc vuông). Hình tròn có chu vi là một đường tròn cách đều tâm. Nó là hình ngoại tiếp của hình vuông, ta có thể chia hình tròn thành hai hình bán nguyệt hoặc hình quạt bằng nhau, bằng cách kẻ các đường kính qua tâm dựa vào các đặc điểm trên đây ta có thể chia hình tròn và hình vuông ra nhiều phần bằng nhau để trang trí. 1.2. Các nguyên tắc bố cục trang trí Trang trí hình học cơ bản vận dụng các nguyên tắc chung của bổ cục trang trí. Song đi vào cụ thể ta có thể tìm hiểu sâu hơn một vài cách ứng dụng mang tính mở rộng để bài tập thêm phong phú và hấp dẫn. 1.2.1. Nguyên tắc đăng đối: Sự đăng đối luôn đòi hỏi một đườn trục ta có 3 cách hiểu khác nhau: - Đăng đối đơn: đăng đối chỉ có một đường trục - Đăng đối kép: có hai hoặc nhiều đường trục - Đăng đối giả: có sự đăng đối nhưng khó xác định được đường trục, hoặc khi gập đôi qua đường trục, hai hình không trùng khít nhau.
  23. Tùy theo ý đồ bố cục, tùy theo họa tiết ta có thể chọn cách đăng đối cho hình trang trí của mình. 1.2.2. Nguyên tắc nhắc lại và xoay chiều Việc chia hình cơ bản ra nhiều phần bằng nhau có mục đích nhắc lại các họa tiết; ta cũng có thể dùng nguyên tắc xoay chiều nếu cần thiết làm cho họa tiêt thêm phong phú và ưa nhìn. 1.2.3. Nguyên tắc xen kẽ khi vận dụng nguyên tắc xen kẽ vào trang trí hình cơ bản, cần quan tâm đến khoảng trống giữa các họa tiết, sự dày đặc hay thưa doãng họa tiết đều làm kém hiệu quả của bài tập. Ta lựa chọn hoa tiết sao cho khi đặt cạnh nhau chúng
  24. hài hòa giữa mảng màu và nền, xen kẽ hai hay nhiều họa tiết ta luôn quan tâm đến khoảnh trống giữa chúng đẻ khoảng trống đó tạo ra một hình mới, làm tăng thêm sự phong phú và hấp dẫn của hình trang trí. 1.2.4. Nguyên tắc phá thể Ngoài việc phá thể về đường hướng, trong trang trí hình cơ bản, việc tạo dựng một hình khác biệt nối tiếp trong hình trang trí chính là tạo ra sự phá thế. Màu sắc đạm nhạt cũng tham gia vào biểu hiện nguyên tắc phá thể, bởi vậy ngoài việc sử dụng hình phá thể ta cần quan tâm đến đậm nhạt, màu sắc trong quá trình trang trí. 2. Họa tiết và màu sắc 2.1. Họa tiết trang trí
  25. - Trên một hình trang trí, họa tiết trang trí phải được thống nhất( theo nghĩa lý giải). Ví dụ: ta có thể dùng hoa, lá, quả làm một tổ hợp họa tiết cho một hình. Cũng có thể kết hợp hoa,lá quả với côn trùng như ong, bướm, chuồn chuồn Nếu như họa tiết chính là cá thì đi với chúng là rong, rêu, và cây cỏ sống trên mặt nước chính vì thể nếu ta chọn họa tiết cho một hình trang trí cũng có cá và chim là không thống nhất. - Họa tiết phải đơn giản và cách điệu từ những ghi chép và chọn lọc từ thực tế, tránh dùng hình thực làm họa tiết trang trí. 2.2. Màu sắc , đậm nhạt Thường thì ta hay chọn màu sắc có cùng sắc thái, cung nóng hoặc cùng lạnh để trang trí, màu sắc dễ nhuần nhuyễn và hấp dẫn. Phải rất thận trọng khi sử dụng những màu nguyên chất trong một trang trí vì rất khó tạo ra sự hòa hợp. 3. Phương pháp tiến hành - Tìm họa tiết. - Làm nhiều phác thảo bằng bút chì( sắp xếp họa tiết vào hình cơ bản). - Dựa vào phác thảo nhỏ để tìm màu, chú ý phân bố màu và đậm nhạt để làm nối rõ trọng tâm của hình trang trí. - Tìm hình to bằng khổ hình yêu cầu, tìm họa tiết cho một khổ hình trang trí đã được chia ,sau đó dùng giấy can chuyển hình sang ô khác. - Quét màu nền theo phác thảo đã chọn, can hình từ bản tìm hình xuống nền màu. - Thể hiện bằng màu đã nghiền kỹ, sao cho màu phẳng, ke gọn và trung thực với màu phác thảo. Sinh viên có thể vẽ trang trí hình vuông hoặc hình tròn, vẽ ở lớp, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, còn hình kia làm ngoài giờ. - Hình vuông có cạnh 18 cm - Hình tròn có đường kính 18 cm - Bố cục trên giấy A4. BÀI 3. VẬN DỤNG VỐN CỔ TRONG TRANG TRÍ 1. Một vài nét về vốn cổ trong dân tộc Mỗi nước, mỗi dân tộc đều có một truyền thống lịch sử và văn hóa lâu dài. Đó là tinh thần , truyền thống dân tộc, những tinh hoa về văn hóa, nghệ thuật truyền từ đời này sang đời khác, nó được thể nghiệm, chắt lọc và ngày càng hoàn thiện. Vốn cố dân tộc mà mĩ thuật nghiên cứu đó là những công trình kiến trúc đình chùa, những tác phẩm điêu khắc, những bức tranh Đông hồ, hàng Trống, những sản phẩm dệt may sẵn mang trong mình nghệ thuật trang trí tuyệt đẹp, sức sáng tạo tài ba vô cùng phong phú của dân tộc. Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, do bàn tay và khối óc của người lao động sáng tạo nên, bới vậy nó có một sức sống mạnh liệt, nó gần gũi và gắn bỏ với mọi người, nó chi phối nếp nghĩ, thói nghĩ và tư duy của thế hệ kế thừa.
  26. Những người làm công tác nghệ thuật lấy vốn cổ dân tộc làm gốc, làm chỗ dựa cho sáng tác của mình.Nhiệm vụ của họ là kế thừa và phát triến truyền thống quý báu đó. Đối với bộ môn trang trí, nghiên cửu và ghi chép vốn cổ dân tộc là những bài học đầu tiên cho sáng tác. Nghiên cửu ghi chép không phải là sao chép một cách máy móc mà để phát hiện ra cái đẹp, cái tinh hoa vốn cổ rồi từ đó phát huy và vận dụng vào sáng tác của mình. Vốn cổ mà cha ông để lại là những hình đắp, những đường cong tuyệt vời của mái đình, mái chùa ,của những bức chạm khắc tài ba khéo léo, muôn hình muôn vẻ trên kèo, trên cột, trên mái hồi, đầu đao Những vật dụng mang trên mình vô vàn mô tuýp trang trí như: trống đồng, thạp đồng, lọ gốm ở đâu chúng ta cũng bắt gặy p vốn cổ và được tiếp xúc với cái hay cái đẹp của nó. 2.Vận dụng vốn cổ trong trang trí 2.1 Tìm hiểu , nghiên cửu và ghi chép vốn cổ Trang trí thường quan tâm đến các mô tuýp trang trí, các họa tiết mà ông cha ta để lại trên vốn cổ. Ví dụ: trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là một tác phẩm trang trí tuyệt vời, với lối diễn tả họa tiết hình kỷ hà, người và vật được cách điệu cao, sắp đặt tài tình và hấp dẫn. Trọng tâm mặt trống là hình mặt trời và 14 cánh tỏa rộng giữa các cạnh được xen kẽ các họa tiết lông công, tỏa rộng hơn là những vòng hoa văn hình học. Đáng chú ý nhất là 3 vành hoa văn diễn tả sinh hoạt của con người, của chim, của thú. Tất cả nối tiếp nhau cùng chuyển động theo hưởng ngược chiều kim đồng hồ. Họa tiết kỷ hà khúc triết đơn giản và được cách điệu cao. Đó là vốn họa tiết phong phú và quý giá để chúng ta khai thác làm họa tiết trang trí cho các bài học của mình. Những họa tiết kỷ hà này chúng ta còn thấy phảng phất trên các hoa văn váy áo của phụ nữ các dân tộc Mường, Dao, Mông, các dân tộc Tây Nguyên. Đối tượng mà cha ông chúng ta chọn làm họa tiết trang trí chủ yếu vẫn là con người với những hoạt động cuả họ, cạnh đó là các con vật trong tứ linh: Rồng, Quy , Ly, Phượng, các con vật gần với con người như: Trâu, bò, gà ngựa con mèo, con cá, con chim Những hoa lá, mây nước được cách điệu và chắt lọc. Đó là những họa tiết trang trí mà chúng ta có thể khai thác làm họa tiết cho bài học của mình.
  27. 2.2.Vận dụng trong trang trí Trước hết chúng ta học cách quan sát, chắt lọc và cách điệu từ những thứ bình thường, gắn bó với cuộc sống hàng ngày thành những họa tiết trang trí, cách diễn đạt làm cho các họa tiết đó vừa điển hình, vừa sống động. Đường nét trong vốn cổ rất dứt khoát, khỏe khoắn và linh hoạt nhưng không kém phần mềm mại, uyển chuyển, phân bố hình to, hình nhỏ, xen kẽ một cách khéo léo, tạo sự phong phú và hấp dẫn. Tìm hiểu cách sắp đặt các họa tiết tạo ra khoảng đầy khoảng rộng, âm dương gắn kết chặt chẽ, những đường lượn nhịp nhàng, uyển chuyển Ghi chép các họa tiết đẹp, phù hợp bằng những nét chu vi hay bằng màu sử dụng để làm họa tiết trang trí cho mình . Sáng tạo họa tiết mới dựa trên cấu trúc và cách thức của các họa tiết trong vốn cổ dân tộc. Trong một bài trang trí cơ bản hay trang trí cụ thể ( khay đựng, khăn bàn, vải hoa ), việc sử dụng vốn cổ làm họa tiết trang trí phải đảm bảo tính nhất quán trong phong cách, về kiểu loại họa tiết, để bài vẽ hoàn thiện về kết cấu hình thức, chặt chẽ và vững vàng về nội dung diễn đạt. Bài tập thực hành:
  28. Học sinh tập chép vốn cổ trên bản dập ở lớp- giáo viên hưởng dẫn cách chia đoạn, phân mảng họa tiết, cách ghi chép bằng nét chu vi. Học sinh tập ghi chép ở thực tế nơi có vốn cổ dân tộc. Ghi chép bằng bút chì trên giấy A4 Học sing tự lựa chọn họa tiết hay nhóm họa tiết riêng biệt làm vốn cho họa tiết trang trí của mình.
  29. CHƯƠNG VIII CHỮ MĨ THUẬT VÀ MĨ THUẬT TRANG TRÍ 1. CÁC KIỂU CHỮ CƠ BẢN 1.1. Khái quát về chữ viết trải qua hàng chục vạn năm tồn tại và phát triến, loại người đã xây dựng biết bao nhiêu nền văn minh rực rỡ. Sự nghiệp vĩ đại đó đã được thực hiện trên cơ sở lao động và cuộc sống xã hội, bởi vì thiếu hai điều kiện đó, loài người chắc chắn sẽ không tồn tại được. Trong thời gian đó con người phát triến liên tục cả về thể chất lẫn tâm hồn. “ Hai bàn tay dạy cho khối óc, sau đó khối óc thông minh đã dạy lại cho hai bàn ta, và hai bàn tay thông minh lại góp phần xúc tiến mạnh mẽ hơn sự phát triến của khối óc”. A. Spiếc –kin Khối óc phát triến nghĩa là tư duy phát triến, tư duy phát triến không thể tách rời sự phát triến của ngôn ngữ và phương tiện truyền đạt ngôn ngữ và phương tiện truyền đạt ngôn ngữ đó là chữ viết. Tiền thân của chữ viết đó là ký hiệu. kí hiệu nảy sinh từ thời nguyên thủy,khi tiếng nói chưa hoàn thiện,do nhu cầu giao tiếp và truyền bá kinh nghiệm của con người. Một xác rắn treo ở cành cây ngang đường, ý nhắc nhở mọi người nơi có rắn độc. Một mũi tên chỉ hưởng thuận chiều viết trên vách đá. Một thẻ truyền tin với mỗi nét vạch là một điều giúp con người thi hành công vụ nhở hết điều cần nói ,cần truyền đạt. Cử như thể trải qua một khoảng thời gian dài, sự tập hợp một cách có chắt lọc các kí hiệu dần đã trở thành chữ viết. Ngày nay chữ viết có ở mọi nơi , mọi lúc ,cho mọi hoạt động của xã hội con người ai cũng cần đến chữ viết, người ta muốn trở thành con người trước hết phải học chữ, nó là phương tiện giao tiếp, trao đổi, là Phương tiện chuyển tải tri thức ,trí tuệ từ thể hệ này sang thể hệ khác. 1.2. Chữ mĩ thuật và ứng dụng trang trí Chữ được trình bày, sắp đặt đó là chữ mĩ thuật và nó khi là một bộ phận của trang trí thì chữ trở thành một mô tuýp, một thành phần quan trọng của trang trí: - Chữ trong tranh cổ động
  30. - Chữ kẻ khấu hiệu, bản trích - Chữ trình bày bìa sách v .v 1.3. các kiểu chữ cơ bản Trên thể giới hiện nay đang tồn tại 3 dòng chữ viết cơ bản: - Chữ la tinh xuất phát từ chữ La Mã( đại bộ phận các nước đang sử dụng chữ gốc la tinh). - Chữ tượng hình ( Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc ) - Chữ phạn ( Thái Lan, Á Rập, Lào, Căm Pu Chia ) Chữ quốc ngữ ở việt nam do một giáo sĩ người Pháp sáng lập có gốc từ chữ La tinh. Chữ có nhiểu kiểu, nhưng có hai kiểu chữ cơ bản được thông dụng đó là chữ Gậy và chữ La Mã. 1.3.1. Chữ gậy ( Ba ton) Đó là chữ có độ lớn của nét luôn luôn bằng nhau. - Chữ nét đậm (Bold) nét chữ mập - Chữ nét mảnh ( Normal) -
  31. Chữ trên máy vi tính hiện nay có nguồn gốc từ chữ gậy có điều chính chút ít về độ to nhỏ của nét nhằm gây hiệu quả về thẩm mĩ. Đơn giăn, khỏe khoắn, dứt khoát đó là ưu điểm của kiểu chữ này, chữ gậy cắt và kẻ dễ dàng và phù hợp với những yêu cầu trang trí có nội dung mạnh mẽ, trang nghiêm. Chữ La Mã (Romaninx) nó là cơ bản của chữ nét to nhỏ và có chân hiện nay Nét chữ thay đối , lúc to lúc nhỏ, uyển chuyển, duyên dáng gợi sự trang trọng, nghiêm túc. Người ta thường dùng kiểu chữ này cho mục đích trang trí cũng mang tính trang trọng, nghiêm túc và sâu xa Sự kết hợp giữa chữ nét trơn và chữ có chân cho ta chữ nét mảnh, nét đậm và không chân.
  32. Bất cử một người nào học sử dụng chữ trong trang trí đều cần biết đến hai kiểu chữ cơ bản này. 2.CÁCH BỐ CỤC CHỮ Từ thời xa xưa, các nhà nghiên cửu vè chữ viết đã dày công tạo dựng nên vẽ đẹp của từng con chữ phù hợp với từng kiểu chữ, song việc lắp ghép, kết hợp các con chữ thành tiếng, thành câu là cả một vấn đề phức tạp. Tác phẩm có chữ trang trĩ đẹp hay không, bên cạnh kiểu chữ thì sự sắp đặt bố cục chữ đóng một vai trò hết sức quan trọng.
  33. 2.1. Bôc cục chung và bố cục chữ viết Tương tự như tạo dựng một bức tranh, sắp đặt một hình trang trí, việc sắp đặt chữ vào một bề mặt có sẵn đòi hỏi: - Bố cục chặt chẽ - Cân đối, hài hòa. Hai yêu cầu trên luôn gắn với việc ngắt dòng đúng chỗ, trọn nghĩa. Sự phân bố chữ trong một tiếng là hết sức tinh tế, khoảng cách giữa các chữ thường không bằng nhau. Những chữ có nét thắng đứng xếp cạnh hơn thường có khoảng cách xa hơn chữ nét thẳng đứng cạnh chữ nét tròn( hoặc chữ nét nghiêng), hai chữ nét tròn đứng cạnh nhau nên để để khoảng cách gần hơn một chút. Những khoảng cách này thường không có qui định cứng nhắc mà tùy thuộc vào điều chỉnh của nguời sử dụng chữ mĩ thuật. Chữ có sẵn trên máy vi tính thường có khoảng cách bằng nhau, người sử dụng chúng để trang trí thường phải có sự can thiệp và điều chỉnh mới đáp ứng được yêu cầu về mĩ thuật. Sử dụng dấu và chữ số: Dấu và chữ số luôn đi đồng nhất với kiểu chữ, việc sắp đặt dấu và sử dụng số cũng đảm bảo yêu cầu tương tự như sắp đặt chữ. 3.Ứng dụng mĩ thuật trong trang trí Trong trang trí có sử dụng chữ, vai trò của chữ đóng góp một phần hết sức quan trọng, chữ và thành phần trang trí khác, nếu phù hợp nó sẽ tạo ra sự hoàn thiện về mĩ thuật cho tác phẩm , nếu không phù hợp nó có thể mang đến hệ quả xấu nếu như không muốn nói là làm hỏng tác phẩm. Bởi vậy sử dụng chữ sao cho mĩ thuật trong trang trí là hết sức cần thiết, ngoài việc hiểu biết chung còn cần đến óc sáng tạo và cảm thụ mĩ thuật sắc sảo, nhạy bén. 3.1. Chọn kiểu chữ Lựa chọn kiểu chữ sao cho phù hợp với yêu cầu cảu nội dung trang trí. Ví dụ: nội dung trang trí là trang trọng ,nghiêm túc hay lịch sử, cổ điển người ta hay chọn chữ có chân, ( không qua chênh lệch về độ to nhỏ của các nét) và được sắp đặt ngay ngắn. Nội dung trang trí mang ý nghĩa động, vui tươi, ít nghiêm túc,
  34. mới người ta hay sử dụng chữ nét trơn hoặc chữ có nhiều biến thế tự do, hoạt bát. ®¹i héi c«ng ®oµn Vui hÌ Héi kháe phï ®æng 3.2. Sắp đặt chữ mĩ thuật trong trang trí Một tác phẩm trang trí có chữ luôn đòi hỏi có một vị trí thích hợp. Nếu tác phẩm đó toàn là chữ thì chữ phải được sắp đặt thỏa mãn với các yêu cầu của bố cục chữ viết, còn nếu có kết hợp với các thành phần trang trí khác thì bề mặt đăt chữ phải được phân bố thích hợp với bố cục chung, sắp chữ cân đối, lệch trái hay lệch phải đều được cân nhắc kỹ lưỡng, việc ngắt chữ ,ngắt dòng cũng phải đảm bảo yêu cầu trên. Ví dụ : chữ trong tranh cổ động. Trên đây là một vài ví dụ điển hình để chúng ta tham khảo.
  35. 3.3. Sử dụng màu sắc Trong một bài trang trí không nên dùng nhiều kiểu chữ, hay nhiều màu sắc, điều đó làm cho trang trí bị rối loạn, khó đọc, khó cảm nhận. trong khấu hiệu người ta thường dùng tối đa là 2 màu trong các trang trí khác có thể dùng nhiều màu, nếu nội dung vui tươi, ồn ã. Việc hạn chế màu sắc, sử dụng màu sắc đúng chỗ, đúng yêu cầu và phù hợp với nội dung cũng là làm đẹp cho chữ rồi. THỰC HÀNH BÀI TẬP 1. Trình bày bố cục ở vật phẩm nhỏ Học sinh có thể tự chọn một vật phẩm mình thích. Với số chữ vừa phải để học cách trình bày, ví dụ như một mặt hộp giấy thuôc đánh răng, một nhãn mác xà phòng, thuốc lá chữ nhãn hiệu có khoảng tối đa là 5 chữ, có một số chữ nhỏ, trình bày trên nền một hai mảng màu sắp đặt đơn giản.
  36. Ấn định kích thước và chiều (dọc hoặc ngang) của sản phẩm. Phóng to sản phẩm tới kích thước có thể sắp đặt chữ (toàn bộ sản phẩm trình bày trên kổ giấy A4) - Tìm bố cục trình bày bằng nét chì. - Căn chữ trên nền màu được trang trí. Chữ đòi hỏi sắc gọn, ngay ngắn, đúng kiểu bởi vậy có thể dùng bút kẻ màu, viền chu vi trước khi tô màu bằng bút lông. Nghiền màu thật nhuyễn trước khi tô chữ. Những học sinh thông thạo máy vi tính có khả năng can thiệp làm thay đối khoảng cáh chữ theo yêu cầu của bố cục, có thể thực hiện trên máy vi tính, hoặc dùng máy vi tính để tham khảo. - Vật phẩm phải được trình bày trên giấy A4 sao cho cân đối và đẹp mắt, màu sắc hài hòa phù hợp với nội dung. 2. Trình bày chữ trong trang trí nội thất trường học Nội thất trường học bao gồm lớp học phòng chuyên môn, phòng hội đồng, phòng thư viện, phòng thí nghiệm những trang trí đó có thể là một bảng hưởng dẫn đơn giản, một khấu hiệu ,một câu trích ngắn Tùy thuộc vào thực tế, mà học sinh lựa chọn một hình thức thực hành, tập bố cục và kẽ chữ trên giấy A3( tối đa 10 chữ). Vận dụng các kiến thức đã học ở phần trên để thực hành bài tập. Câu hỏi 1. Phân tích đặc điểm của hai kiểu chữ cơ bản 2. Cách vận dụng hai kiểu chữ cơ bản trên vào trang trí. 3. Sưu tầm một số kiểu chữ đẹp đang sử dụng trong thực tế, cắt ,dán vào giấy A4. Mỗi học sinh sưu tầm từ mười kiểu chữ khác nhau trở lên.
  37. CHƯƠNG IX BỐ CỤC 1.KHÁI NIỆM VỀ BỐ CỤC Bất cử một hình thái nghệ thuật nào cũng cần đến bố cục, có bố cục rồi mới nói đến chuyện thể hiện, diễn tả sao cho tác phẩm của mình biểu hiện được điều mình mong muốn. Bố cục tranh nghĩa là nghệ thuật sắp đặt một cách trang trí mọi thành phần trên bề mặt nào đó diễn tả được tình cảm của họa sĩ( tạp chí mĩ thuật số 2- 1987). Đó chính là nội dung cơ bản chúng ta muốn nói đến trong chương học này. Từ khái niệm trên chúng ta có thể hiểu được rằng: Bố cục là phương pháp tìm tòi, xác định cách biểu đạt của tât cả các yếu tố trên một bức tranh trong một mỗi quan hệ thống nhất sao cho tự nó nói lên được suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của người họa sĩ. Nó bắt đầu xuất hiện trong ý đồ sáng tác của người họa sĩ, được nguời họa sĩ biểu đạt từ những nét dựng hình, Cho đến khi hoàn thành bức tranh. Nó là nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật sắp đặt và diễn tả là cái gốc cho sáng tác hội họa. 2.MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC - Người họa sĩ có thể dùng một hay nhiều yếu tố ngôn ngữ hội họa để xây dựng bố cục tranh. Trong thực tế có nhiều thể loại tranh: tranh thuần nét, tranh thiên về đậm nhạt( tranh thủy mặc), tranh hòa sắc v.v - Người vẽ phải tuân thủ nguyên tắc về trang trí cơ bản tron sắp đặt, vận dụng các phương pháp để diễn tả không gian, các nguyên tắc để sử dụng màu sắc trong thể hiện. - Bất cử dùng hình thức bố cục nào thì hình thức của tác phẩm phải phản ánh được nội dung tác phẩm muốn đạt được, phán ảnh được thể giới quan, sự cảm nhận và tình cảm của tác giả đối với tác phẩm.
  38. - Bố cục phải đẹp và hấp dẫn đối với người thưởng thức. - Bố cục phải có tính dân tộc và tính thời đại rõ nét. 3. MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BỐ CỤC TRANH ĐƠN GIẢN. 3.1. Một số hình thức bố cục 3.1.1. Bố cục và các hình cơ bản - Bố cục hình tháp( hình tam giác) Đây là hình thức bố cục được các họa sĩ cổ điển sự dụng nhiều, nhất là các họa sĩ Phục hưng. Các nhân vật chính trong bức tranh được sắp đặt trong một khối hình tháp. Sự tham gia của các yếu tổ phụ trên tranh thường là giúp cho bố cục hình tháp được khẳng định và chắc chắn hơn. Lối bổ cục này được sử dụng rất nhiều trong đề tài vẽ chân dung. - Tác phẩm của Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) vẽ chân dung Mô-li- da hay còn gọi là bức ‘La Giô -công –đơ” là một ví dụ. Hình tượng Mô- li-da được bố cục trong một hình tháp: Vững chãi và yên tĩnh. Nhưng trong cái yên tĩnh vẻ ngoài ấy là ấn chứa một sự sáo động về nội tâm. Ánh mắt đăm đắm, nụ cười nứ miệng, bờ vai xuôi, mải tóc buông thả hững hờ, hai bàn tay đặt nhẹ lên nhau một cách trễ nải. Nàng Mô-li-da được đặt trên một nền phong cảnh: Núi non trập trùng, mờ áo tất cả toát lên một vẻ đẹp thánh thiện, vừa rõ ràng, vừa ấn dấu ,vừa xa lạ, vừa thân quen đó là cái cuốn hút mà các tác phẩm mang lại cho người xem và giúp cho tác phẩm trở thành vĩnh cửu. Tác phẩm đức mẹ Si-xti-ne của Ra-pha-en(1483-1520) vẽ theo yêu cầu của giáo hoàng Duyn II. Bên bức tranh là thánh Bác-ba-ra, phía dưởi cùng là hai
  39. tiểu thần, tay chống cằm lên phía trên, nhân vật trung tâm trong bức tranh này là đức mẹ bế chúa Giê –su trên tay từ mây bước xuống. Tất cả nhóm nhân vật này được đặt trong một khối hình tháp cân đối, vững chải và huyền ảo.Màu sắc tươi sáng ,rực rỡ làm tôn thêm khuôn mặt, dịu dàng thanh thản của Đức Mẹ Ma-đôn-na khi dâng hiến đứa con của mình cho thể gian. Tác phẩm được coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nền hội họa Phục hưng. - Hội họa việt nam kế thừa những tinh túy của hội họa thế giới. Lối bố cục tháp cũng được áp dụng. trong các tác phẩm hiện đại Việt Nam mà ta biết phải kế đến tác phẩm; “ Hai thiếu nữ và em bé” của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Trong tranh tác giả diễn tả hai thiếu nữ ăn mặc trang trọng, áo dài, quần trắng, tóc chải gọn gàng vừa như thờ ơ, vừa như chờ đợi một điều gì, không ồn ào, không vội vã, thời gian như dừng lại trong tĩnh lặng. Em bé có vẻ như không hề tham gia vào cái không khí chật hẹp, trễ nải ấy, mãi mê với trò chơi của riêng mình. Cây phù dung nở hoa ngoài bức mành mành cũng trogn trắng, e ấp như thiếu nữ. Những nét thẳng của kiến trúc từ nhiều phía làm dung hòa đi cái mềm mại của quần áo nhân vật, vàng và trắng đan quyện vào nhau, tươi và trong sáng. Tất cả được sắp đặt trong một bố cục hình tháp, chặt chẽ và tĩnh.
  40. Bản thân hình tháp luôn tạo sự vững vàng, bố cục theo lối hình tháp là tạo ra sự vững vàng cho tác phẩm, bố cục tĩnh và dễ sắp đặt, rất nhiều khoảng trống không gian cho diễn tả các thành phần phụ của lớp cảnh phía sau. - BỐ CỤC HÌNH TRÒN Hình tròn hoàn thiện về hình và luôn gợi cho ta cảm giác động. Sự sắp đặt trong bố cục tròn khó hơn bố cục tháp rất nhiều, sự thoáng rộng về khoảng trống nhân vật sẽ làm giảm đi cái cảm giác tròn và ngược lại, quá đầy đặn sẽ làm cho bố cục nặng nề. bố cục của nhân vật trong hình tròn thường để lại khoảng trống mặt đật rất khó xử lí và cân bằng. Bố cục tròn dành cho tất cả cảnh sinh hoạt có nội dung vui nhộn, ồn ào, song cũng không ít họa sĩ dùng bố cục tròn để vẽ chân dung nhóm người, đội khi cho ta cảm giác nhìn ngắm các nhân vật qua ô cửa tròn. Bức tranh “Đức mẹ đồng trinh và chúa hài đồng” của Ra-pha-en là một ví dụ: Ra-pha-en đã tạo ra một Đức mẹ và chúa hài đồng đẹp thực sự sống động và tràn đầy sức sống. Một bức tranh khác cũng được sắp đặt trong bố cục tròn về đề tài Đức mẹ đó là bức “Đức mej trong ghế bành” ở tác phẩm này, và thiếu vắng
  41. buồn bã về tình cảm đã biến mất thay vào đó là hình ảnh Đức mẹ bế chúa ngồi trên ghế bành, khỏe khoắn và hiện thực. Đức mẹ được lấy mẫu từ người đàn bà đẹp và sắc sảo , âu yếm ghì sát Đức chua vào mình và chăm chăm nhìn về phía trước, như níu kéo những phút giây cuối cùng khi dâng hiến đứa con yêu quý của mình cho thể gian và đứa con ấy sẽ chịu cực hình để cửu rỗi nhân loại. Bố cục tròn chặt chẽ, đầy đặn khối hình nhưng không có cảm giác nặng nề nhờ những đường lượn của đầu và tay, với trung tâm bố cục là sắc đỏ của cánh tay áo Đức mẹ, những vận động của nội tâm nhân vật, phá tan cái vẽ thầm lặng mà sự kín chặt của khối hình gây ra. Một bức tranh được sắp đặt trong bố cục tròn nói lên sự vận động vô cùng sinh động của các nhân vật, các màu sắc rực rỡ của khối hình phong phú, đó là bức tranh: “ cuộc bắt cóc những cô con gái nhà Lơ-xíp(Leucippe)”. Màu thân thể trẳng hồng đầy quyển rũ của hai cô gái được màu nâu đỏ của cơ thể được người đàn ông, màu nâu đậm, ghi đen của những chú ngựa, màu trời và phong cách đậm làm nên càng trở nên trong sáng . Toàn bộ nhân vật : người và ngựa hòa quyện lẫn nhau trong một bố cục tròn ,chặt chẽ, nhịp điệu của hình, cơ thể, nhịp điệu của màu sắc cũng làm cho bố cục thêm động, thêm ồn ào, quyến rũ, Đó là một bức tranh sơn dầu đẹp và sống động của họa sĩ Pôn-ru –ben-xơ. Trong nền mĩ thuật hiện đại của nhà nước, tranh bố cục hình tròn có không nhiều, song mỗi bức chứa đựng một vẻ, một khả năng sắp đặt tài tình của các họa sĩ. Trước hết phải kế đến bức “Hòa bình hữu nghị” của Nguyễn Khang(1912- 1989) vẽ năm 1958. Bốn cô gái đại diện cho bốn màu da: trắng , vàng, đỏ và đen, hòa quyện trong một vũ điệu hòa bình. Thân thể tuyệt mĩ của cô gái da trắng, tà áo dài bay trong gió của cô gái Việt Nam, thân thể như hòa với thiên nhiên ,cây
  42. lá cảu cô gái da đen, da đỏ quay tròn trong một vũ điệu tự do, đôi cá bơi lại từ phía góc cuối tranh, đôi chim hòa bình Tất cả như muốn nói với chúng ta một thông điệp tưởng như hết sức đơn giản nhưng vô cùng cao cả: Bầu trời, trái đất và cả đại dương là của chung loài người, hãy cùng nhau vui sống trong hòa bình và hữu nghị. Màu nâu vàng trên nền da của sơn mài được chiếc nơ đỏ ở sát giữa bức tranh làm điểm nhấn càng trở nên rực rỡ, ấm áp và hội tụ. Bức tranh khắc gỗ “Tổ mây tre” của Nguyễn Xuân Cường ( 1947) vẽ năm 1982 là một bức tranh có bố cục tròn và có khá đông nhân vật. sự phong phú về tạo dáng, sự khỏe khoắn của nét khắc chu vi, sự rực rỡ của sắc màu vàng đỏ cho ta cảm giác tưng bừng, vui vẻ của một tổ đan mây tre, giữa một ngày hè nồng nhiệt. bức tranh phảng phất hơi thở của những bức tranh dân gian xưa. Trong bố cục hình tháp, sự biến thế của các hình sắp đặt không gây cho ta nhiều chú ý. Song với bổ cục hình tròn, sự biến thế đó khả rõ ràng, nhiều khi cho chúng ta nhiều điều bất ngờ và thú vị. Sự biến đối giữa hình tròn sang những hình bán nguyệt hay hình trứng, chúng không làm mất đi tính chất linh hoạt của hình tròn mà còn tạo ra nhiều dáng vẻ mới hấp dẫn đối với người thưởng thức.
  43. - BỐ CỤC HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT Bản chất của hình tròn mang tính hưởng tâm, tuần hoàn , không phân biệt trên và dưới, hình elíp còn thêm hưởng vận động về phía hai chiều không bị bóp bẹp. Còn đối với hình vuông, sự hoàn thiện ở chỗ nó chứa đựng các yếu tố ngang bằng, xô thẳng, sự cân xứng của các cạnh, các góc cho ta cảm giác nghiêm chính và tĩnh. Bố cục hình vuông còn tạo ra thế vững vàng, chắc chắn cho bố cục. Nhiều hình đồng dạng trong một bố cục ở loại hình vuông, hình chữ nhật được các họa sĩ thể hiện rõ hơn trong bố cục hình tháp và hình tròn. Bố cục hình chữ nhật không khác hình vuông là bao, bởi vì hình chữ nhật là hình vuông biến dạng mà thành, mặt khác hình chữ nhật luôn đồng dạng với phần lớn khuôn khổ tranh được thể hiện từ xưa đến nay. Sự sắp đặt dàn trải, chiếm dụng hầu hết không gian trong tranh có khuôn khỏ hình vuông hay hình chữ nhật đó chính là bố cục dạng này. - Tác phẩm đầu tiên mà ta kể đến là tác phẩm “Mùa xuân” của Bô-ti- xen-li(Sandro Boticelli- 1445-1520). Như một bài ca dân dã mộc mạc mà thuần
  44. khiết, trong sáng, gợi cảm, bình yên các nhân vật hiện ra lần lượt, rải đều trong một khuôn khổ hình chữ nhật vừa chắc chắn vừa nhịp nhàng. Trong tâm bức tranh là khuôn mặt của thần vệ nữ, bay phía trên là tiểu thần ái tình có cánh mang theo bộ cung tên vàng, bàn tay thần Vệ nữ với ngang, dáng điệu như mời mọc. Thần Héc-mét đứng quay lưng, tách với đám đông, chăm chú một cách lơ đãng với công việc của mình. Phía sau kế đó là ba nữ thần duyên dáng, quyện vào nhau trong một điệu múa, những bàn tay đan vào nhau, miệng cười mỉm ,nét mặt mơ hồ, trang phục mỏng tanh dán vào thân thể gợi cảm giác trong sáng, thanh cao. Tiếp đó là thần Mùa xuân trong trang phục lễ hội mài mê rắc muôn ngàn bong hoa rực rỡ sắc màu cho cây cối và mặt đất. Trợ thủ đắc lực của nàng là cho-ri(nữ thần trông coi thời khắc của mùa xuân) miệng ngậm bong hoa đang được thần gió đưa vào không gian. Quả là mùa xuân hơn cả mùa xuân: màu sắc tươi vui, nhân vật hòa quyện, tưng bừng đường lượn của thân thể hòa vào đường lượn của những bước chân không khí tưng bừng và làm mất đicái tĩnh lặng của bố cục hình chữ nhật. Những bức tranh thuộc dạng này nhiều không kể xiết. - Dày đặc và trang nghiêm được bộc lộ trong tranh “Ma-đô-na cùng với các thiên thần và các thánh”(1509) của Giơ –ra-dơ đa-Vít (Gerard David, 1460-1523). Đức mẹ bế chúa trong long, ngồi chính giữa bức tranh. Bộ trang phục đen làm tôn thêm vẻ đẹp trong sáng của chúa hài đồng, hai bên là các thánh và các thiên thần, hòa chung một bài thánh ca trang trọng. Không gian lộ ra chút ít phía sau khối nhân vật là một màu đậm sâu thắm, phía trước lộ ra mảng sàn nhà với nền gạch hòa êm dịu, làm tôn vẽ lộng lẫy của trang phục đó, đen ,vàng ,trắng càng thêm đằm thắm.
  45. Quả là một bố cục tài tình, lối giải quyết đậm nhạt, công phu, lối diễn tả chân dung phong phú. Sự chen chặt của các nhân vật không vì thể mà thiểu đi cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng. Ở thể kỷ XX có bức tranh “ Những cô gái A-vi-nhông” của Pi-cát-xô cuốn hút sự chú ý của chúng ta hơn cả. Hình thể các cô gái A-vi-nhông được cắt gọt theo các hình khối lập thể và xếp đặt với sắc màu đỏ, vàng mạnh mẽ và quyến rũ, không gian còn lại chỉ còn vài mảnh vỡ của trời và góc bàn phía trước chứa đầy hoa quả. Xáo động tưng bừng cảu hình khối và màu sắc nhân vật nhue muốn làm vỡ tung cái khuôn khổ đặc quánh của hình vuông. Trong mĩ thuât dân tộc Việt nam xưa, cha ông ta cũng đã sử dụng khá thành công các bố cục hình vuông và hình chữ nhật trong tranh vẽ dân gian. Những bức tranh, đàn lợn, lợn ăn ráy, gà đàn đều cùng có một cách thức xếp đặt hình thể đặckín trên một khổ hình vuông. Hình chữ nhật. Trong tranh dân
  46. gian thể loại này, ta ít thấy các hình thể cắt xén, nó hoàn chính và ngay ngắn trong sắp đặt, mảng hình chứa hình thể luôn đồng dạng với bề mặt tranh, để lại xung quanh là nền giấy điệp óng ánh. Đó chính là khung tranh giả, do bức tranh tạo ra, điều này thích hợp vơi việc gián tranh trực tiếp lên tấm liếp ngăn nhà hay trên cánh cửa ra vào dù ở đâu bức tranh cũng cho ta cái cảm giác ngay ngắn như được lồng trong khung. 3.1.2. Bố cục kết hợp Sự sắp đặt cùng một lúc kết hợp nhiều dạng hình trang trí trên một bề mặt đó chính là bố cục kết hợp. Lối bố cục này thường được dùng phố thông nó không phải tính toán, nghiên cửu quá mức, để giải quyết về hình khối nhân vật, đồ vật trên tranh trong quá trình sắp đặt. Người vé hình dung, tưởng tượng trong đầu, dựa vào hình dạng , kết cấu ban đầu của nhóm nhân vật mà đưa ra hình thức bố cục. Trong lối bố cục này, việc phân định nhóm chính thường nói lên nọi dung tác phẩm, các nhóm phụ trợ hộ trợ mà thôi. Nhóm chính trong bố cục kết hợp là trọng tâm bức tranh, bởi vậy cách diễn đạt và màu sắc cũng được quan tâm chú ý nhiều hơn.Không gian trong bố cục kết hợp thường rộng, đường tầm mắt cao, tạo điều kiện cho sắp đặt các nhân vật được tiến hành thuận lợi. - Bức tranh “thần tự do trên chiến lũy” của Đơ-la-croa(Eugene Delacroix). Hình ảnh thần tự do được tác giả xây dựng là một phụ nữ, ngực trần , một tay cầm súng, một tay dương cao lá cờ tổ quốc, khuôn mặt nhìn sang bên như kêu gọi, khích lệ những người khới nghĩa vùng lên dành tự do. Đi bên cạnh nữ thần là một chú bé , hai tay cầm sung với những bước đi dũng mãnh, nhân vật
  47. cho ta hình ảnh chú bé Ga-vơ-rốt trong “những người khốn khổ” của Vích-to- Huy-gô, phía dưới là một người khởi nghĩa bị thương đang chồm lên, hướng nhìn về phía nữ thần. Đó là toàn bộ nhóm chính, được sắp đặt trong một hình tháp, với màu sắc trong sáng của cơ thể của cơ thể để trần của nữ thần, màu xanh của áo người khởi nghĩa bị thương và nhất là lá cờ ba màu của nước pháp lại càng làm cho nhóm chính nối lên và hoàn thiện. Nhóm phụ phía trước là những người khới nghĩa đã ngã xuống nằm ngốn ngang trong một khuôn hình chữ nhật, phía trái nữ thần là hai người khới nghĩa đang cầm sung lao lên, cũng được đặt trong một hình chữ nhật. Khoảng trống phía trước phải nhường cho hình ảnh thành phố Pa-ri mờ nhòa phía xa. Màu đen xám là chủ đạo, màu đỏ của lá cờ phía trên là một điểm nhấn được sắp đặt tài tình. Toàn bộ cuộc khới nghĩa lịch sử như được ghi lại, chép lại và biểu đạt trên một bức tranh hào hùng và sinh động. - Bức tranh “ Xưởng cơ khí” của Nguyễn Đỗ Cung là một bố cục kết hợp, ba người nhóm chính được sắp đặt làm trọng tâm, trong một khuôn hình chữ nhật, phía sau , xa của bức tranh là các nhóm phụ, không gian thoáng rộng, màu sắc tươi sáng; bức tranh cuốn hút người xem bởi lối vẽ đơn giản và chân thực. - Bức tranh “ Tổ giữ trẻ” của Nguyễn Phan Chánh được sắp đặt với ba nhóm nhân vật, nhóm chính được sắp đặt trong hình tháp ở bên trái tranh, các nhóm phụ đều nằm sang phía bên phải nhưng vẫn tạo được vẻ cân xứng và hài hòa.
  48. 3.1.3.Bố cục tự do Trong các sáng tác từ xưa đến nay, lối bố cục theo kiểu sắp đặt tự do luôn chiếm một phần quan trọng, nó không câu nệ bất cử một lối bố cục cụ thể nào,miễn là tạo ra sự hài hòa cân đối cho tác phẩm và gây được một hiệu quả như mong muốn. Đây là dạng bố cục chỉ hình thành một cách mờ nhạt theo các lối bố cục khác nhau thôi. Để làm được họa sĩ cần thiết có một kiến trúc vững vàng và một tay nghề chắc chắn. Tào năng và sự cảm nhận trong sắp đặt là sự điều chỉnh và cân bằng, quyết định sự thành công của tác phẩm. - Lối bố cục dàn hàng ngang một lớp như tác phẩm “ Bữa tiệc cuối cùng” của Lê-ô-na Đơ vanh-xi, hàng ngang hai lớp như bức tranh tương tự của Duy-xi-ô (Duccio). Bức tranh dân gian đám cưới chuột của ta cũng vẽ theo lối bố cục đó. - Bố cục đối lập: như bức tranh “Lễ truyền tin” của Pút –xanh “ Cô gái trên quả cầu” của Pi-cát-xô, bức “Bát nước” của Nguyễn Sĩ Ngọc - Bố cục theo lối phối cảnh như: “ Tát nước đồng chiêm” của Trần Văn Cẩn, “ Du kích tập bắn” của Nguyễn đỗ Cung hay “ Nhớ một chiều tây Bắc” của Phan kế An.
  49. - Bố cục theo lối ước lệ: không phụ thuộc vào không gian, thời gian. Các nhân vật được sắp đặt ước lệ trên một bề mặt phẳng như bức: “Kéo lưới” của Kim Đồng, “trẻ vui chơi” của Nguyễn tư Nghiêm hay “ Bà cháu” của Mai anh. Lối diễn tả rất phù hợp với phương pháp biểu hiện của các họa sĩ hiện đại, ít quan tâm đến diễn tả không gian và thời gian. Để xây dựng một bố cục tranh, việc tìm kiếm một hình thức bố cục là vô cùng quan trọng, giúp cho các tác phẩm nói được tiếng nói của nội dung một cách cơ bản nhất. Song để có một tác phẩm đẹp còn đòi hỏi ở phương pháp dựng hình, việc phân phối màu sắc và cả khả năng diễn đạt của họa sĩ. Không có phương pháp hoặc bỏ qua phương pháp hoặc bỏ qua phương pháp thì sự thành công của tác phẩm chỉ là mong manh, nếu không muốn nói đến đỗ vỡ và thất bại.
  50. 3.1.4.Những yêu cầu chung cho các hình thức bố cục - Trọng tâm đó là phần quan trọng nhất bộc lộ nội dung tác phẩm. Nó không nhất thiết nằm ở chính giữa bức tranh, nhưng lại là tâm điểm chú ý của người thưởng thức, nhân vật trọng tâm thường được diễn tả kỹ lượng, màu tươi sáng, bắt mắt hoặc mang một sắc thái đặc biệt. Nhờ có trọng tâm mà tác phẩm cân bằng, có tầng thứ, trật tự và ổn định. Có nhiều cách xác định trọng tâm cho một bố cục, điều đó phụ thuộc vào yêu cầu của nội dung và ý đồ sáng tác của tác giả. - Nhịp điệu đường lượn. Những đường lượn của hình, của đậm nhạt, của màu sắc ở trên tranh, cho ta cảm giác về nhịp điệu. Giống như giai điệu, nhịp điệu của một bài hát, nhịp điệu trong hội họa tạo ra sự thay đối trong qúa trình ghi nhận của thị giác, nó là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra cảm giác sống động cho tác phẩm, làm mất đi cái cảm giác đông đặc, nặng nề, buồn tẻ của các khối hình gây lên. Hai yêu cầu trên đây góp phần giải quyết những yếu điểm của các hình thức bố cục, mang lại sự ổn định, cân bằng, sự hài hòa duyên dáng và sự sống động cho tác phẩm hội họa.
  51. 3.2. Phương pháp xây dựng bố cục tranh đơn giản 3.2.1. Nghiên cửu lựa chọn nội dung đề tài Đề tài mà hội họa quan tâm đến là cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp trong mối quan hệ cộng đồng, xã hội. Đối tượng trọng tâm của hội họa chính là con người. Bởi vậy muốn xây dựng bố cục tranh trước tiên cần chú ý đến việc lựa chọn nội dung đề tài. Phần đông các họa sĩ Việt nam chọn đề tài chiến tranh cách mạng để xây dựng các tác phẩm. Trong nền mĩ thuật đương đại việt nam nối lên những tên tuổi và những tác phẩm như “ Nhớ một chiều Tây Bắc”của Phan Kế An, “Du kích tập bắn” của Nguyễn đỗ Cung, “Giặc đốt làng tôi” của Nguyễn Sáng, “ Bát Nước” của Nguyễn sĩ Ngọc Kế đó là đề tài lao động sản xuất, nó gắn bó với cuộc sống của người lao động trong mọi thời đại và luôn được các họa sĩ qua tâm phán ánh : “ Tát nước đồng chiêm” của Trần Văn Cẩn”, “Bình minh nông trang” của Nguyễn Đức Nùng, “ Tổ đổi công cấy lúa” của Hoàng Tích Chủ , “ Côn nhân cơ khí” của Nguyễn Đỗ Cung Những đề tài về sinh hoạt đời sống xã hội, về thiếu nhi mà các họa sĩ nghiên cứu, phán ảnh đã trở thành các tác phẩm hội họa xuất sắc cho nền mĩ thuật việt nam. 3.2.2. Nghiên cứu tư liệu và xây dựng hình tượng nhân vật Có hoạ sĩ phác thảo bố cục để lựa chọn hình thức bố cục và tinh thần khái quát cho tác phẩm, sau mới dựa vào đó để nghiên cứu, kí họa phục vụ cho tác phẩm đó, có nguời lại làm ngược lại, từ những kí họa ghi chép được, từ những nắm bắt và hiểu cuộc sống mới nghiên cứu và xây dựng hình tượng nhân vật,cả hai cách đều hợp lí và kết quả như nhau.
  52. 3.2.3. Phác thảo bố cục đen trắng và màu Dành thời gian cho công sức tìm tòi và phác thảo, bắt đàu trên diện tích nhỏ, sau đó phác thảo lớn hơn khi đã ổn định về dựng hình cho bố cục. Việc tìm đậm nhạt và màu cho tác phẩm cũng không kém phần quan trọng, người vẽ phải vận dụng hết những biểu hiện của mình về các quy luật trang trí, điều tiết hình mảng bằng đậm nhạt để nêu rõ tâm trạng và thõa mạn các yêu cầu của mĩ thuật. Tìm màu ,gam màu cho thích ứng với nội dung, tìm cách phối màu sao cho hài hòa và thõa mãn tình cảm và suy nghĩ của mình về tác phẩm. tìm nhiều phác thảo rồi lựa chọn lấy một cho thể hiện sau này. 2.4.Vẽ tranh - Phóng tranh ,tìm hình chi tiết: Quá trình này đòi hỏi người vẽ phải làm chủ vê phong cách xây dựng tác phẩm,sao cho hình vẽ thống nhất với nhau về quan niệm, cách diễn hình, diễn khối. - Thể hiện: nếu đã có một phác thảo màu chuẩn, người vẽ nên trung thành với phác thảo. Vẽ tranh mang tính chất đồng bộ, vẽ nhanh bằng những mảng màu chủ đạo cho kín bức tranh, sau đó vẽ lại nâng dần mức phức tạp và chi tiết lên. Có vẽ toàn bộ mới có điều kiện so sánh, quan sát, điều chính đảm bảo cho sự thống nhất của cả bức tranh. Khi vẽ đẩy sâu , vẽ chi tiết mootjphami vi nào đó, phải luôn so sánh nó với xung quanh, với cái chung sao cho hài hòa và thống nhất. Sự quán xuyến toàn bộ bức tranh là vô cùng quan trọng, sẽ tránh cho ta sự sa đà vào chi tiết làm mất đi tính hài hòa chung.
  53. - Thể hiện tranh dù bằng chất liệu gì thì người vẽ cũng phải chủ động nắm bắt chất liệu, những ưu nhược điểm của chất liệu mà có cách giải quyết, bút pháp thể hiện là của riêng từng người, nó bộc lộ trong từng bức tranh, bút pháp
  54. phải được rèn luyện . Thử nghiệm và tìm ra bút pháp cho riêng mình. Đó chính là nét riêng biệt của từng họa sĩ. - Đứng xa ngắm tranh một cách bao quát, sữa chữa những khiếm khuyết trước khi kết thúc vẽ tranh. Thực hành bài tập Vẽ tranh sinh hoạt đề tài đơn giản. Tranh sinh hoạt đề tài đơn giản, là những tranh vẽ sinh hoạt gia đình: làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, du ngoại, những tranh vẽ về cảnh sinh hoạt, học tập của các em học sinh: học tổ, học nhóm, vui chơi, ca hát, sinh hoạt hè, sinh hoạt đội, làm việc phong trào là những tranh vẽ về các cháu mẫu giáo với mọi hoạt động của chúng v.v Đó là những đề tài gần gũi hàng ngày với chúng ta, chúng ta đang được chứng kiến, hay đã từng tham gia vào chứng kiến. khi xây dựng bố cục, người vẽ thường ghi chép, kí họa hay nhớ lại rồi từ đó xây dựng nhân vật, phong cảnh ,đồ vật và cách sắp đặt vào bố cục của mình. Vận dụng các kiến thức đã học trong khi thực hành bài tập. Các bước tiến hành: 1. Từ các kí họa ghi chép thực tế, hay nhớ lại một đề tài nào đó mà mình định thể hiện tìm ý đồ cho bức tranh. 2. vân dụng từng bước làm bố cục đã học, tiến hành vẽ phác thảo. 3. phóng phác thảo lên khổ giấy A4. 4. vẽ bài tập bằng các chất liệu mình có. Câu hỏi: 1.Phân tích đặc điểm của hình thức bố cục tranh. 2. Các phương pháp xây dựng bố cục tranh đơn giản. 3. Thể nào là trọng tâm nhịp điệu trên một bố cục tranh, ý nghĩa và tác dụng.
  55. MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 1 CHƯƠNG I 4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH 4 CHƯƠNG II 25 NGUỒN GỐC CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH – VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 25 CHƯƠNG III VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT VIỆT NAM 47 CHƯƠNG IV 66 CÁC THỂ LOẠI HỘI HỌA – ĐỒ HỌA 66 CHƯƠNG V 84 LUẬT XA GẦN 84 CHƯƠNG VI 100 MÀU SẮC 100 CHƯƠNG VII. TRANG TRÍ CƠ BẢN 111 CHƯƠNG VIII 130 CHỮ MĨ THUẬT VÀ MĨ THUẬT TRANG TRÍ 130 CHƯƠNG IX 138 BỐ CỤC 138
  56. Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc ĐINH NGỌC BẢO Tổng biên tập LÊ A Chịu trách nhiệm nội dung và bản quyền TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - ĐẠI HỌC HUẾ Biên tập nội dung ĐẶNG MINH THUÝ Bìa và trình bày PHẠM VIỆT QUANG GIÁO TRÌNH MĨ THUẬT - TẬP MỘT In 1000 cuốn, khổ 16x24 cm, tại Xí nghiệp in Tổng cục CNQP Đăng ký KHXB số: 18 – 2009/CXB/637 – 47/ĐHSP ngày 29/12/2008 In xong và nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2010