Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 2)

pdf 70 trang ngocly 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghe_thuat_tao_hinh_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nghệ thuật tạo hình (Phần 2)

  1. Chương 4. HÌNH HOẠ 4.1. Tổng quan về hình hoạ 4.1.1. Hình họa là một trong những môn học cơ bản của MT. Hình hoạ là “Thể loại hội hoạ, vẽ một vật có thực trước mắt ; phân biệt với tranh.” ( 84, tr. 246). Chương trình MT ở tiểu học hiện nay gọi phân môn này là Vẽ theo mẫu, trước đây còn gọi là Vẽ tả thực. Đây là môn học nghiên cứu, thể hiện sự vật, đối tượng trực tiếp bằng đường nét, hình khối, màu sắc. MT là một ngành nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng sinh động, cụ thể, gợi cảm thông qua đường nét, hình khối, màu sắc. Đối tượng của MT là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong cuộc sống mà đỉnh cao là con người trong sự tổng hoà mọi mối quan hệ tự nhiên và xã hội. Bởi vậy, học tập, nghiên cứu, thưởng thức và sáng tác MT, tất cả mọi hoạt động đó đều cùng chung phương pháp và quy luật tạo hình cơ bản. Có thể nói tác phẩm cổ xưa nhất của nhân loại là tác phẩm hình hoạ, hoạt động tạo hình đầu tiên của loài người là hoạt động vẽ, chạm, khắc hình người , thú trên vách đá trong hang động như hang Đồng Nội ( Hoà Bình ) của Việt Nam, hang La- xcô của Pháp, Gác-gax Tây Ban Nha, v.v Người nguyên thuỷ đã biết chắt lọc, khái quát một cách cô đọng hình dáng của đối tượng theo cách cảm, cách nghĩ hồn nhiên của họ mà vẫn vô cùng sống động. Hình dáng của sự vật, đối tượng có được thông qua sự quan sát, phân tích, đối chiếu, so sánh của người vẽ. Trước hết là phân biệt được tổng thể những đường nét giới hạn sự vật, đối tượng đó với không gian, môi trường xung quanh. Sau đó là khối, thể tích chiếm chỗ của sự vật đối tượng trong không gian nhờ ánh sáng. Và cuối cùng là chất liệu, màu sắc của vật thể. Việc quan sát và thể hiện sự vật, đối tượng (vật mẫu) trước hết là quan sát để phân biệt được hình, và thể hiện, trước hết cũng là thể hiện hình của sự vật, đối tượng. 116
  2. Đó là quy luật của việc phản ánh hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ tạo hình và cũng là yêu cầu đầu tiên của người học vẽ. Đó là hình họa. Các hoạ sĩ, các nhà điêu khắc thời cổ đại, thời Phục hưng rất chú trọng vào việc nghiên cứu hình họa. Và tác phẩm của họ là những chuẩn mực về hình. Đó là nhà điêu khắc Policơlet và những kiệt tác của Hy Lạp cổ đại, là các hoạ sĩ, điêu khắc gia như Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en, Titiên và các tác phẩm của họ thời kỳ Phục hưng. Pi-cat-xô, danh họa kỳ tài của thế kỷ XX, người đặt nền móng cho nhiều trường phái hội họa hiện đại, trước hết là người cực kỳ nghiêm túc trong việc nghiên cứu hình họa. Các trường MT đào tạo hoạ sĩ sau này đã lấy hình họa làm môn học cơ bản và dành một thời lượng xứng đáng cho phần học này. 4.1.2.Hình họa là vẽ hình, mảng, khối, màu sắc của vật thể. Hình là “ Toàn thể nói chung những đường nét giới hạn của một vật trong không gian, làm phân biệt được rõ vật đó với xung quanh.” (84, tr.425). Hoạ là “ Hội hoạ”(“Ngành hoạ. Giới hoạ.”) hoặc “ Vẽ”, “Vẽ tranh” (84, tr 432). Bản chất của Hình hoạ là vẽ hình. Hình dạng của sự vật, đối tượng trong thực tế vô cùng phong phú, đa dạng nhưng chung quy lại đều tồn tại ở dạng các hình cơ bản và các biến thể của chúng. Đó là hình vuông, hình tròn, và các biến thể như, hình tam giác, hình tứ giác, hình bầu dục Để có một bài hình họa tốt tất yếu hình phải tốt. Việc dựng hình đòi hỏi phải dùng mắt quan sát và so sánh giữa các bộ phận. Có thể dùng que đo, dây dọi để kiểm tra. Hình gắn với mảng. Phân biệt được hình khối của sự vật, đối tượng là nhờ có ánh sáng tạo ra bóng. Đấy cũng là độ đậm nhạt trên hình vẽ mà ta gọi là hình mảng, đậm nhạt Chúng phản ánh hình khối của sự vật đối tượng. Bởi vậy, đậm nhạt có hình của đậm nhạt, được gọi là mảng (hoặc diện). Thường phân biệt ba độ đậm nhạt chính: sáng nhất, tối nhất và trung gian. Phân tích được độ tinh tế về sáng tối, đậm 117
  3. nhạt của mẫu là tiếp tục phân ba diện trong từng độ sáng tối âý. Ví dụ trong mảng tối lại có thể phân ra sáng nhất, tối nhất, trung gian v.v Và cứ thế cho đến khi đạt đến độ hài hoà, hoàn thiện tối đa theo chuẩn mực của thị giác khoa học về hình khối trong hội hoạ. Hình mảng tạo nên khối. Ta có các khối cơ bản là khối lập phương, khối cầu, khối chóp và các biến dạng như khối chữ nhật, khối tam giác, khối trụ, Ngay một sự vật, ta vừa nhận biết hình khối tổng thể, vừa nhận biết hình khối của từng bộ phận. Sông núi, hoa lá, cỏ cây, nhà cửa, đồ đạc, tất cả đều có thể quy về hình khối. Đỉnh cao của sự hoàn thiện hình khối trong giới tự nhiên là cơ thể con người- một kỳ công của tạo hoá nhìn từ góc độ thẩm mỹ tạo hình. Cách thể hiện đậm nhạt thế nào (gạch chéo, gạch ngang, di tay ) là tuỳ chọn lựa của mỗi người, miễn sao đạt hiệu quả đậm nhạt hoàn hảo. Đó là kĩ thuật. Tiếp đến là màu sắc (gắn với điểm. nét, hình, mảng, khối là màu sắc của sự vật, đối tượng). Đây là yêu cầu cao hơn, đích đạt đến của học tập, nghiên cứu hình họa và sáng tác MT. Thể hiện đúng màu sắc của sự vật, đối tượng hay thể hiện màu sắc theo cảm xúc chủ quan của người vẽ là theo yêu cầu của bài nghiên cứu hình họa đặt ra. Nhưng dù thế nào thì thể hiện màu là một yêu cầu của vẽ hình hoạ nhằm đạt đến một kỹ năng sử dụng và xử lý chất liệu. 4.1.3.Một sản phẩm hình họa tĩnh vật hay chân dung nếu đạt đến trình độ hoàn chỉnh, thẩm mỹ thì đó sẽ là một tác phẩm MT. Hình họa và Vẽ tranh, Nặn tượng là những phân môn, những nội dung, lĩnh vực học tập, nghiên cứu và sáng tạo khác nhau nhưng cùng chung bản chất, cùng đạt mục đích là cái đẹp tạo hình. Nếu có khác thì hình họa là bước đầu tập quan sát, vẽ, nặn, nghiên cứu hình thể để có được kiến thức và kỹ năng về đường nét, hình mảng, khối,sáng tối, đậm nhạt, bố cục còn vẽ tranh, nặn tượng là vận dụng những kiến thức, kỹ năng đó của hình họa vào thực tiễn sáng tác mà thôi. Không có một tác phẩm MT nào mà không có hình họa. 118
  4. Mọi loại hình đồ hoạ trang trí trong cuộc sống đều lấy hình họa làm yếu tố tiên quyết. Đó là trang trí kiến trúc, trang trí mỹ nghệ, trang trí sân khấu, tạo dáng công nghiệp, thời trang, ấn loát Một trong những yêu cầu của trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng là họa tiết trang trí phải đẹp, độc đáo; vừa thoả mãn mỹ cảm vừa truyền tải được tư tưởng của cá nhân, dân tộc, thời đại. Họa tiết trang trí trong kiến trúc đình chùa Việt nam là tổng thể các kiểu loại đồ án trang trí với các dạng thức hoa văn: hình học, hoa lá, côn trùng, muông thú, người; từ tả thực, khái quát đơn giản đến cách điệu nghệ thuật. Đồ án tứ thời, tứ linh, bát vật, bát quả, bát bảo làkết đọng, là thành tựu của sự chắt lọc, lựa chọn và khái quát, cách điệu hình họa tài tình của các bậc nghệ nhân dân gian. Mọi loại hình điêu khắc đều xuất phát từ hình họa để rồi có phù điêu, có tượng thờ, tượng trang trí, tượng vườn, tượng đài “Phù điêu trang trí của đình chùa Việt Nam cho ta cảm nhận đầu tiên là sự truyền tải các họa tiết, các đồ án bằng đường nét, hình khối, đơn giản, mộc mạc, nhưng rất tinh tế trên chất liệu gỗ” Nhìn chung, hình họa là kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết đầu tiên, có quan hệ gắn kết nhân quả với tất cả các nội dung học tập, nghiên cứu và sáng tạo MT. Hình họa là môn học cơ bản của MT. Có thể kiến thức, kỹ năng hình họa tốt nhưng còn lúng túng thậm chí còn bế tắc trong sáng tác MT. Đó là điều có thể giải thích được. Bởi từ kiến thức và kỹ năng có được nơi trường lớp đến sáng tạo trong cuộc sống còn một khoảng cách nữa, khoảng cách đó khó định lượng, chỉ có thể định tính bằng vốn sống, vốn văn hoá, bằng sự trăn trở, đam mê sáng tạo. Một điêù hiển nhiên là một tác phẩm MT tốt, một bức tranh, một mảng phù điêu, một pho tượng đẹp, không thể là một tác phẩm MT có hình họa tồi. 4.1.4. Hình họa là môn học về cách nhìn và cách thể hiện, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ yêu cầu thấp đến yêu cầu cao. Quan sát và thể hiện là hai yêu cầu, hai nội dung của cùng một quá trình, đồng thời, xen kẽ, không tách rời nhau, để cùng đạt đến mục đích chung là hiểu biết, khám phá, sáng tạo và thưởng thức cái đẹp nghệ thuật tạo hình. 119
  5. Quan sát sự vật, đối tượng là để phân biệt nắm bắt đặc điểm của sự vật, đối tượng về hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, chất liệu Vì thế các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp luôn đặt ra cho người học vẽ hình họa. Khái quát hình dáng chung đến hình dáng từng chi tiết, bộ phận của sự vật đối tượng, quy chúng về các hình, khối hình học là yêu cầu của nội dung quan sát. Thể hiện (vẽ, nặn ) sự vật, đối tượng cũng phải tạo được thói quen bắt đầu từ việc dựng hình- vẽ, nặn các hình khối chung đến hình khối chi tiết từng bộ phận, và luôn bắt đầu bằng những điểm, đường nét khái quát, dứt khoát sau đó mới chỉnh sửa đường nét cho đúng giống với mẫu. Vì vậy, ở các trường MT chuyên nghiệp, bài nghiên cứu hình họa đầu tiên là bài vẽ các hình khối cơ bản: khối lập phương, khối trụ,khối cầu, khối chóp (Những khối cơ bản này thường bằng thạch cao, hoặc gỗ sơn trắng). Sau đến mới vẽ đồ vật đơn giản - những biến thể của khối cơ bản trong đời sống như chai, cốc, ấm chén, bình hoa Tiếp đến là vẽ tượng thạch cao, và cuối cùng, loại bài nghiên cứu cao nhất là vẽ người. Con người vừa là đối tượng vừa là mục tiêu của nghệ thuật. Vẽ nghiên cứu người cũng thường đầy đủ các kiểu bài theo các yêu cầu về đối tượng: nam nữ, già trẻ; mặc quần áo, khoả thân và đủ các dáng đứng, ngồi, nằm v.v Đầu tiên là hình họa đen trắng. Bút chì đen hoặc than là chất liệu truyền thống dễ sử dụng, dễ đạt đến độ chính xác về hình, đặc biệt là dễ thể hiện sắc độ đậm nhạt của khối. Sau đó là loạt bài nghiên cứu hình họa màu- thường là màu bột và sơn dầu. Màu bột pha keo dễ sử dụng trên giấy, bìa; sơn dầu là chất liệu hiện đại mới vào Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX khi có trường CĐMT Đông Dương. Đây là chất liệu đòi hỏi kỹ thuật cao, và có hiệu quả thẩm mỹ độc đáo, mới lạ. Số lượng vật mẫu cũng bắt đầu từ một, hai và nhiều hơn theo yêu cầu từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp. Tức là từ mẫu đơn, mẫu đôi đến nhóm mẫu. Điều này áp dụng cho cả vẽ khối hình học, vẽ tĩnh vật nói chung, và cả vẽ người. 120
  6. 4.1.5. Đồ dùng thiết bị học hình họa là giấy vẽ, bút chì đen hoặc than,tẩy, bảng vẽ, giá vẽ, que đo, dây dọi. Tất cả mọi loại giấy đều có thể dùng để VTM. Nhưng phổ biến nhất là giấy crôky.Giấy này có một mặt trơn, một mặt rám, vẽ mặt rám, dễ bám màu, dễ tạo độ đậm nhạt theo ý muốn, khi cần tẩy không bị dính bẩn. Khổ giấy to nhỏ tuỳ ý định của người vẽ hoặc theo yêu cầu của bài học, có thể là 30cm x 40cm, 40cm x 50cm,v.v Bút chì đen là chất liệu phổ thông nhất cho nghiên cứu hình họa đen trắng. Nên dùng bút có ký hiệu 2B trở lên ( 3B, 4B ). B là ký hiệu độ mềm, dẻo của bút chì, đặc tính đó tăng dần theo số tự nhiên. ở các trường chuyên nghiệp, Sinh viên(SV) cũng thường vẽ than. Than thỏi vuông hoặc tròn dài, thường là than tre hoặc than xoan. Bảng vẽ có thể là tấm bìa cứng, gỗ ép, gỗ dán. Kích thước tuỳ điều kiện cụ thể của người học vẽ. Thông thường bảng cỡ 30cm x 40cm, 60cm x 80cm. Có thể đặt bảng vẽ trên đùi để vẽ, nhưng đó chỉ là tạm bợ, trong điều kiện cụ thể không cho phép. Còn như đã học MT thì phải có giá vẽ bằng gỗ, ba chân, có thể đứng vẽ hoặc ngồi vẽ. Các trường chuyên nghiệp có đủ giá vẽ cho SV. Một yêu cầu của vẽ theo mẫu là tập quan sát, ước lượng bằng mắt để xác định đúng tỉ lệ chung, tỉ lệ các bộ phận của vật mẫu. Sử dụng que đo, dây dọi là để giúp người vẽ kiểm tra việc ước lượng bằng mắt đã chính xác hay chưa. Que đo có thể là một chiếc nan hoa xe đạp hay một que tre vót nhỏ, dài khoảng 30cm. Khi đo, tay thuận cầm ngang que đo, dang thẳng cánh tay tạo một góc ổn định, lấy một bộ phận nào đó của vật mẫu làm chuẩn, ngón tay cái bấm cự trên que đo, rồi xê dịch que đo để so sánh độ dài ngắn của các bộ phận khác của mẫu, tìm ra tỉ lệ của các bộ phận so với đơn vị chuẩn. Lấy bộ phận nào của mẫu làm đơn vị chuẩn là tuỳ ý. Có thể chọn một hay nhiều bộ phận làm đơn vị chuẩn đều được. Ví dụ, vẽ người thường ta lấy chiều cao của đầu làm chuẩn so sánh với các bộ phận còn lại. 121
  7. Dây dọi có thể là sợi chỉ, sợi cước, một đầu buộc một vật nặng. Dây dọi là để kiểm tra dáng mẫu, xác định chiều hướng, góc độ, các bộ phân vật mẫu. Sử dụng que đo dây dọi là để giúp kiểm tra khả năng quan sát, ước lượng, so sánh, đối chiếu của người vẽ trong quá trình vẽ có chính xác không, chứ không phải là mục đích. 4.1.6. Mẫu nghiên cứu hình hoạ là: khối cơ bản, tượng thạch cao, tĩnh vật, người. - Vẽ, nặn khối cơ bản( vuông, tròn, trụ, chóp, nón ) - Vẽ, nặn tượng thạch cao (tượng nghiên cứu, tượng chân dung bán thân, toàn thân nam, nữ ) - Vẽ, nặn tĩnh vật ( đồ vật, hoa quả ) - Vẽ, nặn người ( nam nữ, già trẻ, ) 4.2. Các bước thực hiện một bài hình hoạ 4.2.1. Các bước vẽ. Thực hiện một bài hình hoạ thường theo các bước: - Dựng tổng thế trước và dựng nhanh bằng các đường kỳ hà. - Tiếp đến là phân mảng, mảng sáng tối lớn trước, mảng bé sau. - Tiếp theo là lên bóng, lên theo từng mảng lớn, tập hợp nét nên đều nhau, khoảng cách các nét vừa phải Lên mảng lớn cũng lên tổng thể. Mảng đậm hơn thì chồng thêm một lớp nữa. Độ đậm nhạt và chiều hướng của nét chì (cùng chiều hoặc đan chéo )thế nào là tuỳ miễn sao thuận mắt, diễn tả được đậm nhạt và chất liệu của mẫu. - Cuối cùng sau khi đã hoàn tất ở dạng mảng khối ta bắt đầu tả sâu vào chi tiết. (Luôn so sánh, đối chiếu phân biệt nguồn sáng chính, ánh sáng phản quang, bóng chính, bóng đổ Nhìn ra độ sáng nhất trong mảng sáng, độ tối nhất trong mảng tối .v.v một cách tổng thể. 122
  8. 4.2.2. Hình tham khảo các bước vẽ hình hoạ (Tham khảo các bước và kỹ thuật vẽ khối cơ bản, tượng thạch cao, người.) Khối cơ bản 123
  9. Đầu tượng chân dung 129
  10. Mầu người toàn thân 132
  11. Hướng dẫn học chương 4: 1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm về: - Các khái niệm cơ bản về Hình họa - Vai trò của hình họa trong sáng tác mỹ thuật - Kỹ thuật, phương pháp vẽ hình họa 2. Tập vẽ hình họa (chất liệu chì đen): - Bài 1: vẽ cái phích nước (kích thước: bố cục trên khổ giấy A3) - Bài 2: vẽ nhóm mẫu đơn giản tự chọn (kích thước: bố cục trên khổ giấy A3) 135
  12. Chương 5. ĐỒ HOẠ - TRANG TRÍ 5.1. Một số khái niệm cơ bản 5.1.1.Đồ họa - Trang trí TĐTV định nghĩa Đồ họa là “ Nghệ thuật tạo hình nên những tác phẩm có thể làm nhiều phiên bản” (84, tr 322). Hiểu như vây là đúng với đặc trưng ngôn ngữ đồ họa từ trước đến nay. Tuy nhiên, có nhiều nghệ thuật tạo nên tác phẩm có thể làm nhiều phiên bản nhưng khong thuoc linh vuc đồ họa. Chẳng hạn, một ngôi nhà đẹp, nhiều người xin bản vẽ, hoặc bắt chước xây theo (gống nhau từ vật liệu, kết cấu, cấu trúc cho đến kiểu dáng, màu sắc). Nhưng sản phẩm đó (ngôi nhà) không xem là sản phẩm đồ họa mà lại thuộc về nghệ thuật Kiến trúc. Vì sao vậy ? Vì đó là điểm chung ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình: điểm – nét, hình – mảng, khối – màu. Một sản phẩm nghệ thuật đồ họa, trước hết, phải thỏa mãn tính mục đích là giá trị sử dụng (còn gọi là “công năng”), đồng thời tác phẩm đó phải thỏa mãn tinh thần thẩm mỹ (Mỹ cảm). Để hiện thực hóa sản phẩm có ích dụng đó, phải có mặt của “nghệ thuật đồ họa” tức là nghệ thuật tạo hình tạo ra họa bản với đường điểm, hình mảng, khối và màu sắc rõ ràng, mạch lạc, để sao chép, nhân bản được. Có đồ họa độc lập( Đồ họa giá vẽ), có đồ họa ứng dụng ( nhân bản để sử dụng). Trang trí là làm đẹp. Mọi sự làm đẹp đều xuát phát từ nhu cầu cuộc sống, phục vụ cuộc sống con người. Từ nhu cầu ăn, mặc ở Co trang tri co ban vat rang tri ung dung. 136
  13. 5.1.2. Trang trí cơ bản (TTCB) và Trang trí ứng dụng Trang trí cơ bản là thuật ngữ được hiểu ở góc độ trường học, đào tạo có ý thức, có định hướng khoa học. TTCB là làm đẹp, sáng tạo cái đẹp trong khuôn khổ những hình hình học – đó là hình vuông, hình tròn và những hình biến thể của nó như hình chữ nhật, hình thoi, hình tam giác đều, Hình tròn trang trí cơ bản Trang trí ứng dụng là tổng thể mọi sự làm đẹp phục vụ đời sống vật chất và tinh tần của con người, phong phú, đa dạng như hiện thực cuộc sống. Về quy trình khoa học, phải có kiến thức, kỹ năng trang trí cơ bản trước, sau đó trang trí ứng dụng sáng tạo trên cơ sở kiến thức, kỹ năng của trang trí cơ bản. Hình tròn trang trí ứng dụng 137
  14. 5.1.3 Nguyên tắc trang trí cơ bản Thực tế mà nói, nghệ thuật nói chung và nghệ thuật tạo hình nói riêng(trong đó có nghệ thuật trang trí) không hề có nguyên tắc. Ở đây, ta hiểu “nguyên tắc trang trí” với thông lệ mỹ cảm, cái phổ quát cảm xúc thẩm mỹ được nhiều người chấp nhận. Rằng: cái đẹp là cái hài hòa, cân đối; cái đẹp là cái nằm trong trường so sánh( tương đồng, tương phản, dị biệt). Cái đẹp trong trang trí cơ bản cũng như vậy, thông qua điểm, nét, hình, mảng, màu sắc. 5.1.3.1. Hài hòa, cân đối Đây được xem là yêu cầu, nguyên tắc số một trong trang trí cơ bản . Nó là tổng thể của các yếu tố (ngôn ngữ tạo hình) trong trang trí cơ bản. là sự sắp xếp hài hòa, cân đối, hợp lý giữa các mảng không có mảng quá to phá vỡ khung hình định trang trí hoặc quá nhỏ làm cho bố cục bị lỏng lẻo, vụn vặt. Sự cân đối có ý nghĩa là: các mảng, các họa tiết, các độ đậm nhạt và màu sắc phải cân bằng làm cho mắt người xem được hài hòa, thuận mắt. 5.1.3.2. Tương phản, đối lập. Trong trang trí nguyên tắc tương phản, đối lập luôn được sử dụng để tạo cho trang trí có sự phong phú, đa dạng. Để làm nổi phần nào, mảng nào trong bố cục, có nghĩa là các yếu tố có tính chất đối lập nhau luôn được khai thác trong trang trí để cái nọ tôn lên cái kia. Hài hòa cân đối, tương phản đối lập là nhìn từ tổng thể đến chi tiết các đơn vị ngôn ngữ tạo hình( điểm, nét, hình mảng, màu sắc : to/nhỏ, thẳng/ cong, đậm/nhạt, sáng/tối, nóng/lạnh ), mà biểu hiện tập trung của chúng là ở họa tiết và tổ chức, sắp xếp họa tiết. Ví dụ: + Về đường nét: Để thay đổi sự đơn điệu cong cần có nét xiên, nét gấp khúc + Về hình mảng: Bên cạnh những mảng vuông cần có mảng tròn, mảng hình tam giác, quả trám.Bên cạnh mảng to phải có mảng nhỏ để so sánh thấy được tương phản giữa các mảng + Về đậm nhạt: Muốn làm rỏ mảng sáng phải có mảng tối. + Về màu sắc: Để làm nổi phần nào thì dùng màu tương phản về nóng lạnh của màu hoặc tương phản về sắc độ của màu 138
  15. Tóm lại: Nguyên tắc về sự sự hài hòa cân đối, tương phản đối lập trong trang trí, là yêu cầu, nguyên tắc chung nhất có thể áp dụng cho mọi thể loại trang trí. Nguyên tắc tương phản đối lập làm đa dạng, phong phú cho trang trí. Nguyên tắc hài hòa cân đối giữ cho bố cục cân bằng. 5.1.4 Ngôn ngữ trang trí Ngôn ngữ đồ họa trang trí cũng là ngôn ngữ tạo hình nói chung: điểm(chấm), nét, hình mảng, màu sắc và bố cục. Tuy nhiên, các yếu tố này trong trang trí nói chung và trang trí cơ bản nói riêng phải rõ ràng, mạch lạc, đúng nghĩa “đồ họa”, để sao chép, nhân bản được. 5.1.4.1. Điểm, nét Điểm tạo ra nét, nét tạo nên hình. Trong hội họa nói chung và trong trang trí nói riêng, điểm và nét là những phương tiện diễn tả sự vật, đối tượng và thể hiện cảm xúc của người vẽ. Trong trang trí, điểm và nét tạo nên đặc điểm của họa tiết, làm cho phong phú mảng hình, góp phần tạo nên nhịp điệu làm cho bố cục sinh động. Khi vẽ trang trí nếu sử dụng điểm và nét thì phải đa dạng, có thanh, đậm, không nên sử dụng nhiều điểm, nét đều nhau, giống nhau, gây cảm giác đơn điệu, buồn tẻ. 139
  16. + Trong trang trí nét cong, nét lượn thường tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển. + Những nét thẳng, nét nhọn, thường tạo nên sự khỏe khoắn, dứt khoát. + Những nét gấp khúc thường tạo nên sự dồn dập, nhịp nhàng. + Nét thanh tạo nên sự nhịp nhàng, thanh mảnh. + Nét đậm tạo nên sự khỏe khoắn, chắc mạnh. Vì vậy khi sử dụng nét vào trong trang trí cần có sự sắp xếp cho hợp lý để làm phong phú bố cục. Có thể đặt nét cong cạnh nét thẳng hay nét nhọn để tạo nên sự cân bằng giữa sự mềm mại và khỏe khắn. Hoặc khi đã sử dụng quá nhiều nét cong có thể bổ sung thêm các nét thẳng, nét gấp khúc để phá thế đơn điệu của nét cong. Vẽ đẹp về đường nét còn ở chỗ biết sử dụng nét như thế nào (nét nhiều, ít; dày, thưa, ) để tạo ra bố cục đẹp. 5.1.4.2. Hình mảng, đậm nhạt Đậm nhạt trong trang trí rất quan trọng, nó có thể làm cho bố cục cân đối, chặt chẽ hay mờ nhạt, mất cân đối. Vì vậy, khi phân bố đậm nhạt cần chú ý sao cho hợp lý để làm nổi phần chính, chi tiết chính và tạo nên sự cân bằng, thuận mắt thu hút người xem. Khi phân bố đậm nhạt có thể sử dụng ba sắc độ chính là: đậm, nhạt và trung gian bằng cách pha trộn hai màu đen trắng. Khi vẽ đậm nhạt có thể vẽ từ màu trung gian, rồi trên cơ sở đó xác định độ đậm, độ nhạt và phân bố bố cục sao cho hợp lý. Khi tiến hành bài trang trí, không nên bỏ qua khâu tìm đậm nhạt bằng hai màu đen trắng. Như vậy, ta sẽ tránh được những lúng túng khi vẽ màu, như phải chồng màu nhiều lần hoặc sa vào tình trạng sau đây: + Bài vẽ thiếu độ đậm tạo nên sự bồng bềnh, bố cục thiếu sự chắc chắn. + Bài vẽ thiếu độ sáng và quá nhiều độ đậm sẽ tạo nên sự nặng nề. 140
  17. + Bài vẽ sử dụng đậm nhạt không đúng chỗ sẽ làm hỏng bố cục, làm cho bố cục mất cân đối, có thể gây rối mắt, gây cho người xem cảm giác các hoạ tiết lấn át vào nhau hay đang “nhảy nhót” hoặc sắp bật ra ngoài vì không ăn nhập với nền, hay bài vẽ không thể hiện được trọng tâm, bố cục bị lệch lạc Để có bài vẽ tốt cần chú ý tìm kĩ phác thảo đen trắng, phân bố đậm nhạt cho hợp lý, để từ đó có thể chủ động khi thể hiện màu sắc. 5.1.4.3. Màu sắc Trong đời sống, màu sắc có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chỗ. Màu sắc có tác dụng đến tình cảm của con người. “Gam” màu tươi làm người ta vui vẽ phấn chấn, gam màu trầm hợp với suy tư Vì thế, con người đã biết khai thác, sử dụng màu sắc phù hợp để phục vụ đời sống tinh thần ngày càng cao của con người. Ví dụ: Trang trí bìa sách: Màu sắc là yếu tố rất quan trọng trong nghệ thuật tạo hình nói chung và trong trang trí nói riêng. Màu sắc trong trang trí được thể hiện dựa trên nguyên lý cơ bản sau: + Nóng – lạnh của màu sắc về sắc độ của màu sắc gây cho người xem cảm giác mát mẽ êm dịu hoặc nóng bức. + Đậm – nhạt và sắc độ của màu sắc cũng còn tạo ra các cảm giác đậm đà, nặng nề, vững chãi, nhẹ nhàng hoặc bồng bềnh 141
  18. Người ta có thể pha trộn màu sắc với nhau làm cho nó có sắc độ khác đi. Sắc độ khác với độ đậm nhạt ở chỗ: đậm nhạt chỉ gây ra một trạng thái còn sắc độ có thể gây ra nhiều cảm giác khác nhau. Sắc độ này có thể êm dịu, sắc độ kia có thể rực rỡ. + Màu sắc dùng để trang trí cho mọi vật thêm đẹp và hấp dẫn. Màu sắc để riêng lẽ thì chưa bộc lộ hết bản sắc, chỉ khi phối hợp chúng với nhau thì màu sắc mới đem lại hiệu quả rõ ràng hoặc tươi sáng rực rỡ hoặc êm dịu, trầm ấm hay lòe loẹt, tái xỉn Ví dụ: Đặt màu đỏ lên trên một nền đen thì màu đỏ như sáng lên, đặt trên nền trắng thì màu đỏ như sẫm lại, còn đặt trên màu lục thì rực rỡ. Cách phối hợp màu sắc: + Màu sắc lòe loẹt: là từ thường nói để chỉ những hiện tượng phối hợp màu sắc không đúng quy luật, thường lạm dụng quá nhiều màu tươi, quá nhiều màu nguyên chất và thiếu màu trung gian có sự trung hòa nên trở thành sặc sở, lòe loẹt. + Màu sắc rực rỡ và êm dịu: là những hòa sắc đẹp, đã khéo sử dụng đúng quy luật phối sắc và đậm nhạt đem lại cho người xem cảm giác tươi vui, phấn chấn hoặc cảm giác tươi mát, nhẹ nhàng. Sở dĩ có những hiệu quả khác nhau như thế là do sự hiểu biết về quy luật màu sắc và trình độ sử dụng màu sắc khác nhau. 142
  19. Muốn có được sự hài hòa khi dùng màu sắc phải nắm được quy luật hòa sắc: a. Hòa sắc: Là sự hòa hợp của màu sắc khi phối hợp chúng với nhau, dựa trên quy luật sắp xếp màu sắc trên cầu vòng người tìm ra quy luật hòa sắc. Giữa hai màu gốc (những màu có sắc độ cao) phải có màu trung gian làm giảm bớt sự chói chang, sặc sở thiếu màu trung gian sẽ thiếu đi sự hòa hợp của chúng, màu da cam là trung gian của màu đỏ và màu vàng. Từ lý luận đó, xem lại màu sắc trong bảng màu ta thấy những màu sắc ở gần nhau có xu hướng hòa hợp với nhau. Song phải biết vận dụng, biết kết hợp với quy luật về bổ túc và quy luật về sự phản của màu sắc (tương phản giữa màu nóng và lạnh, giữa đậm và nhạt của màu sắc), để hòa sắc có sự phong phú, êm dịu, vui tươi và đẹp mắt. Nếu không màu sắc sẽ trở thành đồng sắc gây cảm giác nghèo nàn, không hấp dẫn. b. Các loại hòa sắc: + Hòa sắc đồng màu: là sự phối hợp của nhiều độ đậm nhạt của một màu. + Hòa sắc nóng: là sự phối hợp màu sắc trong đó các màu nóng là màu chủ đạo. Hòa sắc nóng tạo ra cảm giác trầm ấm. + Màu sắc lạnh: là sự phối hợp màu sắc trong đó các màu lạnh là chủ đạo. Muốn có không khí mát mẻ, êm dịu người ta dùng hòa sắc lạnh. Khi sử dụng màu cần lưu ý: + Nên sử dụng màu trung gian cho màu sắc dễ hòa hợp. + Muốn màu nào đó thêm rực rỡ thì đặt cạnh nó màu bổ túc của nó. + Những màu có sắc độ mạnh, bề mặt dùng nên hạn chế để khỏi làm hại đến hiệu quả chung. + Không nên dùng hoàn toàn màu nóng hoặc hoàn toàn màu lạnh mà phải biết kết hợp. 143
  20. Tóm lại, trong trang trí không thể thiếu màu sắc. Màu sắc làm cho sản phẩm trang trí đẹp hơn, hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu thẫm mỹ của con người. Trong trang trí màu sắc còn thể hiện tình cảm, sở thích của người vẽ. Muốn trang trí đẹp, người vẽ phải nắm được những nguyên tắc cơ bản của màu sắc để sử dụng đúng luật phối sắc, tạo nên những hòa sắc đẹp. Đem lại nhiều bất ngờ cho thị giác. 5.1.5 Hoạ tiết trang trí Họa tiết là yếu tố(đơn vị ngôn ngữ tạo hình) trong tác phẩm hội họa, đồ họa. Họa tiết trang trí là đơn vị, yếu tố làm đẹp trong sản phẩm trang trí. Bất cứ một yếu tố nào được đưa vào để làm đẹp cho sản phẩm trang trí đều là họa tiết. Họa tiết trang trí cơ bản có thể là hình hình học (còn gọi hoa văn hình học), hoa lá, côn trùng, muông thú Họa tiết có thể thật hoặc khái quát (còn gọi là đơn giản) và cách điệu (sáng tạo trên cơ sở cái có thật, giữ lại tinh thần cái thật). “Hoạ tiết là những hình vẽ hoa, lá, chim muông, loài vật, con người được đơn giản và cách điệu, lược bỏ những chi tiết, làm cho nó trở nên đẹp hơn mà vẫn giữ được dáng vẻ ban đầu”(Nguyền Lăng Bình, Giáo trình MT và PPDHMTTH- P2 , tr.5). Trong trang trí nếu như đã có bố cục đẹp mà hoạ tiết không đẹp thì hiệu quả của bài vẽ chưa phải là tốt. Họa tiết phải được lựa chọn, chắt lọc từ cuộc sống sinh động và được cách điệu mang tính nghệ thuật. Họa tiết phải phu hợp với hình mảng và nội dung của hình trang trí, góp phần tạo nên sự nhịp nhàng, phong phú của bố cục. 144
  21. 5.1.6. Bố cục trang trí cơ bản Bố cục trang trí cơ bản là nghệ thuật sắp xếp họa tiết theo những quy tắc chung của trang trí cơ bản, phù hợp với đặc điểm của hình trang trí( vông, tròn, chữ nhật ). Một bài trang trí đẹp phải đạt được những tiêu chuẩn: bố cục cân đối, chặt chẽ; hình mảng, hoạ tiết phong phú, nhịp nhàng, vui mắt; màu sắc phải hài hoà, trang nhả Như vậy, bố cục trang trí rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của bài . Để có một bố cục trang trí đẹp thì phải có sự sáng tạo họa tiết, sắp xếp hình mảng họa tiết theo nguyên tắc: a.Mảng họa tiết phải tạo được sự hài hòa, cân đối cho bố cục. Muốn có bố cục cân đối, khi phân bố cục mảng phải chú ý đến mảng chính, mảng phụ. Mảng chính là mảng trọng tâm thường lớn hơn các mảng phụ và nằm ở vị trí trung tâm của bố cục. Tỉ lệ của mảng chính và mảng phụ phải phù hợp, cân đối với diện tích của hình trang trí. Cần tránh những mảng quá to hoặc nhỏ quá so với diện tích hình trang trí, làm cho bố cục chật chội hay lỏng lẻo. Hoặc những mảng chính có bố cục to quá hay nhỏ quá cũng làm cho bố cục mất cân đối. Mảng chính lớn quá gây cảm giác khó chịu và trọng tâm của bố cục bị chìm, lọt thỏm không thu hút được mắt người xem và không thể hiện được ý đồ của bố cục. b. Hình họa tiết phải phong phú, đa dạng về kích thước và kiểu loại. Để có hình mảng phong phú, đa dạng về kích thước và hình thể, tạo cho bố cục chặt chẽ, vui mắt, sinh động thì phải biết sáng tạo hoặc lựa chọn họa tiết đẹp, độc đáo. c. Khoảng cách giữa các họa tiết phải hợp lý. Sắp xếp hình mảng họa tiết cần chú ý đến những mối liên quan giữa mảng đặc và mảng trống. Trong bố cục trang trí, mảng đặc là mảng của hoạ tiết, mảng trống thường được xem là mảng nền. Khia sắp xếp mảng hình cần chú ý đến mối quan hệ qua lại giữa mảng đặc và mảng trống, để mảng trống làm tôn vẽ đẹp hình thể hoạ tiết và tạo nên sự nhịp nhàng uyển chuyển của hoạ tiết. Đồng thời góp phần thu hút mắt người xem, tạo nên sự “duyên dáng” , thoáng đạt cho bố cục. Nếu trong một số bố cục sử dụng quá nhiều mảng 147
  22. đặc hoặc tỉ lệ của mảng đặc quá lớn sẽ làm cho mảng đặc chật chội, rối mắt hoặc làm cho hoạ tiết trơ trẽn gây cảm giác tức mắt, khó chịu. Vì vậy, khi sắp xếp hình mảng không nên quá chú ý đến mảng đặc và quên mảng trống. Một số hình thức trong bố cục trang trí cơ bản Họa tiết dân tộc trên mặt trống đồng a- Hình thức nhắc lại Là hình thức sử dụng một hoạ tiết vẽ lặp lại nhiều lần trong những khoảng cách đều đặn tạo nên một nhịp điệu cân đối, hài hoà trong bố cục (có thể đảo ngược hoạ tiết). Thể thức nhắc lại thường được sử dụng trong trang trí đường diềm, nền vải hoa, nền gạch hoa, hình tròn có thể đặt ngược chiều các hoạ tiết để tạo ra nhịp điệu nhưng vẫn giữ được các hình mảng một cách liên tục. b-Hình thức xen kẻ Là hình thức sắp xếp hai hay nhiều hoạ tiết không giống nhau đặt xen kẻ nhau theo thứ tự lần lượt từ hoạ tiết này đến hoạ tiết khác trên một đoạn thẳng kéo dài hay khép kín. Thể thức xen kẻ cũng thường được sử dụng trong trang trí đường diềm, trang trí hình vuông, hình tròn, nền vải hoa, nền gạch hoa, hình tròn 148
  23. c-Hình thức đăng đối (đối xứng) Một hoạ tiết được lặp lại ở hai bên đường trục một cách đều đặn, chính xác, tạo cho bố cục hình trang trí được cân bằng, chính xác, không bị méo mó, sai lệch hoặc không đồng đều nhau của các hoạ tiết. Các kiểu đối xứng: + Đối xứng đơn: Hai bên hoặc trên dưới đối xứng nhau gọi là đối xứng đơn. + Đối xứng kép: Bốn góc đều nhắc lại một hoạ tiết giống nhau theo hai đường trục cân đối nhau ở giữa gọi là đường đối xứng. Thể thức đối xứng thường được sử dụng trong trang trí hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác d-Hình thức phá thế (mảng hình không đều) Ngoài ba hình thức trên, trong trang trí còn áp dụng hình thức phá thế. Tuy hoạ tiết hay hình mảng không đều nhau nhưng vẫn tạo ra sự thăng bằng và cân xứng. Cân xứng không có nghĩa là cân bằng như hình thức đối xứng mà có thể một bên to, một bên nhỏ nhưng có thể thuận mắt, hài hoà, mềm mại không lấn lát lẫn nhau. Tránh sự đơn điệu, nhàm chán hay cứng nhắc. Trong thực tế, các hình thức trang trí nói trên bao hàm lẫn nhau, không có sự tách bạch tuyệt đối. Bố cục đăng đối, xen kẻ, nhắc lại, hoặc phá cách là nói chung, cho tất cả các yếu tố ngôn ngữ tạo hình: điểm, nét, hình, mảng, màu sắc trong cấu tạo của một họa tiết, cũng như tổng thể các họa tiết Ví dụ về hình thức xen kẽ, đăng đối, nhắc lại trong trang trí cơ bản ( trang trí hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình quạt ): 149
  24. M ột dạng trang trí phá thể trong hình tròn 150
  25. Cách trang trí phá thể trong hình tròn 151
  26. 5.2. Trang trí ứng dụng 5.2.1. Trang trí mỹ nghệ Là loại trang trí các vật phẩm dùng cho sinh hoạt gia đình, đồ chơi, đồ trang sức, bằng các vật liệu từ cao cấp như: vàng, bạc, đá quý, thủy tinh, pha lê, đồ sành sứ đến các vật liệu dân gian như gỗ, giấy, tre, nứa, song mây, Ví dụ: Một số sản phẩm trang trí trên gốm, sứ 152
  27. 5.2.2. Trang trí kiến trúc 5.2.2.1. Trang trí nội thất Là cách sắp xếp cách trang trí trong phòng nhà (phòng ăn, phòng ở, phòng tiếp khách, ), công sở, phòng trưng bày triển lãm, sao cho phù hợp tiện dụng và mang tính thẫm mỹ cao. Thông qua hình dáng, kích thước của các vận dụng như bàn ghế, giường tủ, thảm, lọ, đèn, cửa sổ, cửa ra vào, các tiện nghi sinh hoạt khác phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần. Ví dụ: Một số ảnh trang trí nội thất 5.2.2.2. Trang trí ngoại thất Là trang trí phía ngoài, xung quanh nhà, vườn cây công viên, quãng trường gắn với các công trình kiến trúc và môi trường thiên nhiên (đường đi, cây cảnh, đèn chiếu sáng, hồ nước). Ví dụ: Một số ảnh trang trí ngoại thất 153
  28. 5.2.3. Trang trí sân khấu, điện ảnh Là thiết kế dựng cảnh, phục vụ cho sân khấu, điện ảnh. Bao gồm cả trang trí phông màn, trang phục, đạo cụ, hóa trang, ánh sáng, cho biểu diễn đóng phim, ca nhạc, Ví dụ: Trang trí sân khấu, Hôn trường Trang trí tiệc cưới 154
  29. 5.2.4. Trang trí công nghiệp (tạo dáng) Là trang trí các sản phẩm công nghiệp. Bao gồm việc sáng tạo mẫu, kiểu dáng cho máy móc, ô tô, máy bay, tàu thuỷ, hàng hóa điện tử, dụng cụ gia đình, đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp. Ví dụ : Máy ảnh kỹ thuật số, ô tô 155
  30. 5.2.5. Trang trí phục trang Là vẽ thiết kế các loại mẫu vải vóc, kiểu dáng quần áo, mũ, giày dép, túi xách, kết hợp với đồ trang sức phục vụ cho nhu cầu về mặc của con người. Ví dụ: .2.6. Trang trí ấn loát Là vẽ thiết kế trong lĩnh vực in ấn xuất bản sách báo. Bao gồm việc vẽ bìa sách, minh họa, trình bày sách, báo, tạp chí, tem, nhãn hàng hóa, tranh cổ động, được thể hiện với số lượng lớn qua việc in ấn, Ví dụ: bìa sách, tem 156
  31. 5.3. Các bước tiến hành tiến hành một bài trang trí - Nghiên cứu yêu cầu bài trang trí: đặc điểm hình trang trí, kích thước, hoạ tiết, màu sắc - Phác thảo : + Xác định khuôn khổ hình trang trí: theo tỷ lệ nhất định +Tìm bố cục: - Kẻ đường chéo, đường trục (đối với bài trang trí các hình cơ bản), kẻ các đường thẳng chia các khoảng cách đều nhau hoặc không đều nhau - Sắp xếp bố cục: Dựa vào các đường đã kẻ, vẽ mảng chính, phụ sao cho cân đối, hài hoà với khoảng trống. Đối với trang trớ cơ bản,cần áp dụng các nguyên tắc trang trí như: đối xứng, nhắc lại, xen kẽ, sắp xếp hình mảng (to nhỏ; đậm nhạt ) + Tìm màu: Theo yêu cầu hoặc theo sở thích + Tìm hoạ tiết: Phù hợp với hình mảng, đặc điểm hình trang trí, với yêu cầu bài tập, và độc đáo, lạ - Thể hiện : + Can, phóng hoạ tiết theo đúng khuôn khổ hình trang trí + Vẽ màu: Vẽ màu tự do nhưng chú ý đậm nhạt của màu nền với màu hoạ tiết chính, phụ. Hình minh hoạ gợi ý cách trang trí cơ bản 157
  32. Hướng dẫn học chương 5: 1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu sâu thêm về: - Các khái niệm cơ bản của lĩnh vực Đồ họa – trang trí - Trang trí ứng dụng - Các bước tiến hành tiến hành một bài vẽ trang trí 2. Tập vẽ trang trí (vẽ màu, chất liệu tùy chọn): - 1 bài trang trí cơ bản ( trang trí hình vuông, kích thước tùy chọn, bố cục trên khổ giấy A3, họa tiết tự do) - 1 bài trang trí ứng dụng (loại hình tùy chọn, bố cục trên khổ giấy A3) 158
  33. Chương 6. HỘI HOẠ 6.1. Một số khái niệm cơ bản 6.1.1. Hội họa Hội hoạ là “ Nghệ thuật dùng đường nét, màu sắc để phản ánh thế giới hình thể lên mặt phẳng.”(84, tr 444) Kiến thức, kỹ năng Hội hoạ thực chất là kiến thức, kỹ năng vẽ tranh. Về kiến thức, người học nắm được một số khái niệm cơ bản, mang tính chất lý luận về vấn đề Vẽ tranh; về phương pháp chung(các bước tiến hành) vẽ một bức tranh. Về kỹ năng, người học vẽ được các bức tranh theo yêu cầu, hoặc theo sở thích. 6.1.2. Vẽ, Tranh và Vẽ tranh Theo TĐTV, vẽ (động từ): “Tạo hoặc gợi ra hình ảnh sự vật trên một mặt phẳng bằng các đường nét, màu sắc. Hoạ sĩ vẽ tranh. Vẽ bản đồ. Vẽ truyền thần. Hình vẽ. Nét vẽ.” (84,tr.1070), Tranh (danh từ): “Tác phẩm hội hoạ phản ánh hiện thực bằng đường nét và màu sắc.” (84, tr 988) Có thể suy rộng ra rằng: - Vẽ là một hoạt động tạo hình bằng màu sắc trên mặt phẳng, thuộc lĩnh vực hội hoạ, đồ hoạ (phân biệt với nặn, đục đẽo, chạm khắc thuộc lĩnh vực điêu khắc, kiến trúc). - Tranh là sản phẩm của hoạt động vẽ (hoặc khắc in), tạo đường nét, hình khối ảo trong không gian hai chiều (hội hoạ - đồ hoạ), phân biệt với đình chùa; tượng, phù điêu là sản phẩm của hoạt động nặn, chạm khắc, tạo đường nét, hình khối thật trong không gian ba chiều(kiến trúc, điêu khắc). - Vẽ tranh (hội hoạ) là một hình thức hoạt động tạo hình, bằng màu sắc, tổ chức nên đường nét, hình khối trên mặt phẳng, truyền tải một nội dung, tư tưởng, theo cảm quan của hoạ sĩ. - Vẽ tranh phân biệt với hai hình thức hoạt động tạo hình khác cũng thuộc lĩnh vực Mỹ thuật là: 159
  34. + Vẽ theo mẫu - vẽ nghiên cứu hình thể đối tượng, các trường MT chuyên nghiệp gọi là Hình hoạ, một môn học cơ bản của MT, + Vẽ trang trí - vẽ để tạo những sản phẩm có tính trang trí, ứng dụng vào các lĩnh vực đời sống xã hội, như trang trí ấn loát, trang trí sân khấu, trang trí kiến trúc v.v , thuộc lĩnh vực Đồ hoạ. Vẽ, tranh, vẽ tranh - những từ ngữ này quen thuộc với mọi người. Tuy vậy, để hiểu biết về chất liệu, phương tiện, kỹ thuật vẽ tranh; ngôn ngữ tranh, thể loại tranh.v.v và vẽ được tranh thì cần có thời gian trải nghiệm và những điều kiện khác nữa. 6.1.3. Đề tài và đề tài tranh - Theo TĐTV đề tài là danh từ, “ Đối tượng nghiên cứu hoặc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm khoa học hoặc văn học, nghệ thuật. Đề tài của luận án. Viết về đề tài lịch sử. Lấy đề tài trong sinh hoạt bình thường.” (84, tr 298). Đây là một sự giải nghĩa khái quát, cô đọng. - Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông xem đề tài là “ Những lí do, những vấn đề được gợi ý hoặc được nghĩ ra bởi một người hay một nhóm người để tập trung xoay quanh vào đó nghiên cứu, thể hiện, diễn đạt bằng một hình thức riêng với những hình tượng cô đọng điển hình. Ví dụ : đề tài về lực lượng vũ trang, đề tài về chiến tranh, đề tài về thiếu nhi, đề tài về xây dựng v.v ” (82, tr 62). Từ điển này điểm qua một số đề tài “nổi bật, phổ biến” của Nghệ thuật tạo hình qua các thời kỳ, và cả những bức tranh “ tuỳ hứng, vẽ theo sự thích thú ngẫu nhiên của tác giả, không định thể hiện một ý đồ, một chủ đề nào cả, được đặt tên là “vô đề”, tức là tranh không có đề tài” và đi đến kết luận : “ Đề tài rộng hơn chủ đề. Chủ đề được diễn đạt bằng hình tượng cụ thể hơn. ví dụ : đề tài là phụ nữ, còn chủ đề là phụ nữ đi cấy, phụ nữ làm văn nghệ, phụ nữ tập quân sự v.v ” (82, tr 63). Cách giải nghĩa này chủ yêú nói về Mỹ thuật, tuy còn kém súc tích, nhưng về cơ bản giống với cách hiểu nghĩa đề tài của Từ điển tiếng Việt. Điểm khác ở đây là tác giả đã mở rộng khái niệm, đề cập tới mối quan hệ của đề tài với chủ đề. 160
  35. - Những nền tảng của Mỹ thuật xem đề tài là một trong ba thành tố cơ bản của một tác phẩm nghệ thuật ( đề tài, bố cục, nội dung). Và cho rằng: “ Theo truyền thống thì đề tài của một tác phẩm nghệ thuật là con người, đồ vật hoặc một chủ đề. Ngày nay, với sự xuất hiện của thời đại trừu tượng, đề tài của tác phẩm nghệ thuật cũng có thể liên quan đến hình dáng cá biệt của những yếu tố của nghệ thuật và đôi khi đến sự ghi lại sinh lực và sự chuyển động của người nghệ sĩ ” (63, tr 18); “ Đề tài là con người, đồ vật hoặc một ý tưởng. Con người và đồ vật hẳn được trình bày một cách khá rõ nét đối với phần lớn những người thưởng ngoạn, nhưng ý tưởng thì có thể là không được thể hiện một cách rõ ràng. Trong các tác phẩm trừu tượng hoặc bán trừu tượng, đề tài có thể đôi chút được nhận ra, nhưng trong những tác phẩm phi - khách quan thì đề tài là cái ý tưởng nằm ở phía sau hình dáng của tác phẩm nghệ thuât và nó truyền đạt cái ý tưởng đó cho những ai có thể đọc được ngôn ngữ của hình thể. Dẫu có được công nhận hay không, đề tài chỉ có tính quan trọng ở mức độ mà người nghệ sĩ đã bị thôi thúc bởi nó. Như thế, đề tài chỉ là một khởi điểm; cái cách thức mà nó được trình bày hoặc hình thành mang lại cho nó một sự diễn đạt và là một cân nhắc quan trọng” (63, tr 19 - 20). Như vậy, tài liệu này đã khẳng định: “Theo truyền thống thì đề tài của một tác phẩm nghệ thuật là con người, đồ vật hoặc một chủ đề ”, còn “ Ngày nay, với sự xuất hiện của thời đại trừu tượng”, đã đẻ ra những “tác phẩm trừu tượng hoặc bán trừu tượng”, đặc biệt có “những tác phẩm phi - khách quan” thì : “ Đề tài là con người, đồ vật hoặc một ý tưởng ”. Quan niệm này về cơ bản gặp gỡ quan niệm của hai cuốn từ điển nói trên. Điểm mới, đáng ghi nhận ở đây là tác giả đã phân biệt chủ đề và ý tưởng, đã chỉ ra cơ sở thực tiễn của sự thay đổi, phát triển, mở rộng khái niệm đề tài - cơ sở ấy là “ sự xuất hiện của thời đại trừu tượng” sản sinh ra những “ tác phẩm phi - khách quan” với những “ hình dáng cá biệt của những yếu tố nghệ thuật ” v.v Tóm lại, cả ba cách giải nghĩa trên đều gặp nhau trong quan niệm về đề tài, chỉ khác nhau trong cách dùng từ ngữ, cách diễn đạt, trong sự tiếp biến khái niệm ( ở một mức độ nhất định), bởi sự trải nghiệm và cập nhật tri thức “ thời đại trừu 161
  36. tượng” mà thôi. Trong đó, cách giải nghĩa của Từ điển tiếng Việt là khái quát nhất, bao hàm được hầu hết các nét nghĩa cơ bản của khái niệm đề tài mà Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông và Những nền tảng của Mỹ thuật nêu ra. Vì rằng, đối tượng, theo cách giải nghĩa của Từ điển tiếng Việt, là danh từ chỉ “ Người, vật, hiện tượng mà con người nhằm vào trong suy nghĩ, hành động. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng phục vụ” (84, tr 328). Tuy nhiên, chúng tôi bổ sung thêm một nét nghĩa của đối tượng là “ ý tưởng”. Trong thực tế, thuật ngữ đề tài cũng được nhiều người sử dụng một cách tự nhiên với nét nghĩa như trên. Ví dụ : - Tạp chí Mỹ thuật (Số 160, 9 - 2006), mục Tin Mỹ thuật, phần giới thiệu Nghệ thuật tranh giấy Nhật Bản, có câu : “ Tại phòng triển lãm Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, hàng chục bức tranh hoàn toàn được làm bằng một loại giấy mỏng rất đặc biệt gần giống với giấy xuyến chỉ. Những nghệ sỹ tranh giấy đã thể hiện sự tỉ mỉ, tài khéo và tinh tế trong từng tác phẩm với nhiều đề tài và kỹ thuật khác nhau. Có thể là bức tĩnh vật, cảnh thiên nhiên hoa cỏ, núi non, hay những sinh hoạt tập tục nhưng chỉ với chất liệu giấy và bàn tay tài hoa.” (tr 49). Như vậy, đề tài mà tác giả dùng ở đây chính là đối tượng phản ánh, đối tượng mà hoạ sĩ lựa chọn thể hiện ( “tĩnh vật, cảnh thiên nhiên hoa cỏ, núi non, hay những sinh hoạt tâp tục ”). - Giáo trình MT và PPDHMT (tập ba) của Nguyễn Quốc Toản , từ đề tài xuất hiện khá nhiều ở “chương II, Vẽ tranh đề tài và Vẽ tự do” (53, tr 54 - 93) Tóm lại, Tranh (hay Tranh vẽ ) là tác phẩm hội hoạ, thuộc lĩnh vực Mỹ thuật, nằm trong hệ thống tác phẩm nghệ thuật nói chung. Nên, đề tài của tranh không thể nằm ngoài đề tài của tác phẩm nghệ thuật. Đó là hiện thực tự nhiên và xã hội, là đời sống vật chất hoặc tinh thần là tất cả những cái duyên cớ để người vẽ vẽ thành hình tượng trong tranh. Nói cách khác, đề tài tranh là cái đối tượng (cái lý do) để trở thành cái hình tượng (cái mục đích). 162
  37. 6.1.4. Chủ đề và chủ đề tranh - TĐTV định nghĩa chủ đề là “ Vấn đề chủ yếu được quán triệt trong nội dung một tác phẩm nghệ thuật, theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định. Chủ đề của tác phẩm” (84, tr 168). Mà Vấn đề là “ Điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết ” (84, tr 1066). Như vậy, chủ đề là một thuật ngữ biểu thị khái niệm trừu tượng, có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, có thể hiểu ngắn gọn chủ đề là vấn đề chủ yếu (hoặc là vấn đề chính (được quán triệt ), điều chủ yếu( được nghiên cứu ) trong nội dung một tác phẩm nghệ thuật, theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định) v.v - Nhiều tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa MT nói đến chủ đề, chủ đề tranh, kiểu như : + “ Nghiên cứu nội dung chủ đề”, “ Trong đề tài lớn có nhiều chủ đề nhỏ Ví dụ, đề tài về cảnh sinh hoạt ở nông thôn là một đề tài lớn, trong đó có nhiều chủ đề nhỏ như cày bừa, đi cấy, thu hoạch mùa, hay những ngày hội làng, rồi cảnh chăn trâu cắt cỏ ở đồng quê, hoặc cảnh sinh hoạt trong gia đình ở nông thôn ” (53, tập 3, tr 73) + “ Trong đề tài lớn có rất nhiều những chủ đề nhỏ, vì vậy người vẽ cần phải nghiên cứu kỹ để lựa chọn nội dung cho phù hợp với đề tài Ví dụ, đề tài về cảnh sinh hoạt vui chơi, học tập của học sinh tiểu học là một đề tài lớn, trong đó có các chủ đề như : học sinh đang tập thể dục, đang đá cầu, đá bóng, nhảy dây ở ngoài sân trường hay múa hát, biểu diễn văn nghệ, hoặc có thể đang học nhóm, vẽ tranh, trò chuyện cùng cô giáo, chú thương binh v.v ”(56, tr 7) Nhìn chung, các SGK, SGV MT đều cho rằng chủ đề tranh là một phạm vi nội dung được lựa chọn nhỏ, cụ thể nằm trong đề tài tranh. Điều này thường được chấp nhận như là một sự hiển nhiên, về lý thuyết, theo truyền thống. Vì vậy, theo cách trình bày, diễn đạt của các tài liệu trên, chúng ta thấy hình như bản thân các tác giả đã dùng thuật ngữ đề tài, chủ đề một cách kinh nghiệm cảm tính. Vấn đề đặt ra là, có sự phân biệt rạch ròi đề tài và chủ đề trong tranh hay không ? Các “chủ đề” 163
  38. mà những tài liệu trên nêu ra có thật là chủ đề hay chúng là đề tài, hay chủ đề và đề tài trong tranh thực chất là một ! Điều này quả thật đang làm khó cho nhiều người, trước hết là cho giáo viên và học sinh, sinh viên các bậc học. Giả dụ, hoạ sĩ vẽ một hòn đá, vậy đâu là đề tài, đâu là chủ đề ? Phải chăng vì hòn đá là đối tượng mà tác giả lựa chọn để vẽ nên nó là đề tài, còn vì nó là hòn đá chứ không phải là hòn đất, hòn sỏi , và hiển nhiên không phải là người nên nó là chủ đề ( Tĩnh vật ) v.v ? Như vậy, cùng một đối tượng (cụ thể hoặc trừu tượng) tuỳ theo góc nhìn nhận, xem xét, đánh giá , nói cách khác, tuỳ theo hệ quy chiếu mà xem nó là đề tài hay chủ đề của bức tranh, từ đó sử dụng thuật ngữ đề tài, chủ đề cho đúng văn cảnh. 6.1.5. Thể loại và thể loại tranh - TĐTV xem thể loại là “Hình thức sáng tác văn học, nghệ thuật, phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn ngữ, v.v.”(84, tr 900). Với cách định nghĩa này thì thể loại là sự phân loại tác phẩm nghệ thuật dựa vào những tiêu chí hình thức hoặc nội dung phản ánh nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều soạn giả trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập tới Thể loại và thể loại tranh trong các công trình nghiên cứu, các giáo trình, tài liệu của mình. Trực tiếp bàn về việc phân loại tác phẩm nghệ thuật, trong đó có tranh, là những công trình nghiên cứu Mỹ học, lý luận Nghệ thuật nhưng không nhiều. - M. Cagan trong Hình thái học của nghệ thuật , đã dành hẳn phần thứ ba : Phần lý luận, gồm bốn chương để nói về Các lớp và các nhóm nghệ thuật (Chương IX ), Các loại hình nghệ thuật và các biến thể của nó ( Chương X ), Thể với tính cách một phạm trù hình thái học ( Chương XI ), và Loại với tính cách một phạm trù hình thái học (Chương XII) 30, tr 366 - 575 ). Khi xem Loại với tính cách một phạm trù hình thái học , tác giả đã đưa ra bốn tiêu chí khu biệt loại. Bốn tiêu chí đó là : 1. Sự khu biệt các loại ở bình diện chủ đề, 2. Sự khu biệt các loại, căn cứ vào dung lượng nhận thức của chúng, 3. Bình diện giá trị học của sự phân biệt về loại, 4. Sự khu biệt giữa các loại theo kiểu những mô 164
  39. hình hình tượng được sáng tạo bởi nghệ thuật. Trong mỗi tiêu chí khu biệt, tác giả có sự phân tích tổng hợp những nét khu biệt chung thuộc cấu trúc nội tại, viện dẫn loại của từng loại hình, như loại của âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc v.v Ví dụ, với tiêu chí một (bình diện chủ đề) hội hoạ có các loại tranh “ phong cảnh, tĩnh vật, chân dung, sinh hoạt, huyền thoại – tôn giáo, chiến trận ”(30, tr 560 ) v.v Mọi sự phân loại đều phải có tiêu chí. Tiêu chí phân loại càng khoa học thì kết quả càng chính xác. Đó là nói theo phương pháp luận. Trên thực tế, mọi kết quả phân loại chỉ là tương đối. Ta chấp nhận kết quả loại tương đối trong hệ thống. Hệ thống các tiêu chí trên đây nói chung là chấp nhận được. Bởi vì chúng có quan hệ, phản ảnh lẫn nhau, cùng phản ảnh bản chất cấu trúc bề sâu của đối tượng - tác phẩm nghệ thuật.Tuy nhiên, vận dụng vào việc phân loại tranh để có một hệ thống kết quả loại hợp lý, thì còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện khác nữa. Chúng ta tìm thấy ở đây một thao tác khoa học trong việc phân loại. Loại công trình kiểu này không nhiều. Phần lớn SGK, SGV, giáo trình tài liệu khác nếu có đề cập đến loại tranh thì cũng mang tính chất liệt kê các loại tranh theo kinh nghiệm - những loại tranh này vốn dĩ được đưa ra từ những tiêu chí phân loại khác nhau. Ví dụ : - Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông có thống kê, giải nghĩa 18 thuật ngữ - loại tranh : tranh cắt dán, tranh ghép mảnh, tranh in đá, tranh in lưới, tranh khảm, tranh khắc kim loại, tranh lịch sử, tranh liên hoàn, tranh lụa, tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt, tranh sơn khắc, tranh thờ, tranh trang trí, tranh trổ giấy, tranh trục, tranh truyện, tranh tường (82, tr 136- 150). Những cách gọi trên xuất phát từ nhiều tiêu chí khác nhau, như tiêu chí chủ đề, kỹ thuật, chất liệu, quy mô hình thức, mục đích sử dụng.v.v Vì thế loại này có thể bao hàm loại kia, ví dụ một bức tranh lịch sử bằng kỹ thuật ghép mảnh trên tường, liên hoàn - Sách “ Hỏi - đáp về dạy học môn Mĩ thuật ở các lớp 1,2,3” khi trả lời câu hỏi vì sao chương trình mới của môn MT lại sử dụng tên gọi phân môn “ Vẽ tranh” thay cho tên gọi cũ của phân môn là “Vẽ tranh đề tài” đã giải thích: “ Vẽ tranh là thuật ngữ chung có ý nghĩa bao hàm vẽ tranh về nhiều thể loại : vẽ tranh đề tài, vẽ 165
  40. tranh tự do (theo ý thích), vẽ tranh chân dung, vẽ tranh tĩnh vật, vẽ tranh các con vật, vẽ tranh minh hoạ, vẽ tranh phong cảnh.” (34, tr 76). Cách giải thích này gây sự hiểu nhầm về thể loại tranh, hiểu nhầm cả lý do, mục đích của việc thay đổi tên gọi mới của một phân môn trong chương trình MT ở tiểu học. Vì rằng, vẽ tranh đề tài (hay vẽ tranh theo đề tài) và vẽ tự do là hai dạng ( kiểu, loại ) bài thuộc phân môn vẽ tranh ( tên gọi mới trong chương trình MT ở tiểu học) chứ không có thể loại tranh đề tài và tranh tự do. Vẽ tranh đề tài là dạng bài dạy học vẽ tranh, trong đó yêu cầu học sinh phải vẽ theo đề tài - chủ đề cho trước (bắt buộc) Còn vẽ tự do là học sinh tự do chọn đề tài - chủ đề (tuỳ thích) . - Cuốn “Các thể loại và loại hình Mỹ thuật” (Nguyễn Trân, NXBMT, 2005) cho rằng Hội hoạ và Đồ hoạ có năm thể loại : 1. Tranh chân dung, 2. Tranh lịch sử – chiến trận, 3. Tranh sinh hoạt, 4. Tranh phong cảnh, 5. Tranh tĩnh vật (tr 8 – 51). Tác giả đưa ra khái niệm về các thể loại tranh đó như sau : + Tranh chân dung : “là tranh vẽ về một người hoặc một nhóm người, cụ thể như tranh chân dung các anh hùng dân tộc, các nhà khoa học, văn hoá có công với đất nước, hoặc cũng có thể là tranh chân dung một người quen biết, thân thuộc (mẹ, anh, chị, em ) ”(tr. 9). + Tranh lịch sử – chiến trận : “ là một trong những thể loại hội hoạ cơ bản, mang đầy đủ nội dung về lịch sử xã hội loài người, về cuộc sống của con người trong quá khứ, cả về sự kiện lịch sử đương đại ” (tr.22), “ Riêng tranh về chiến trận còn phản ánh những sự kiện có liên quan đến những hoạt động về quân sự nữa ) (tr 23). + Tranh sinh hoạt : “ là thể loại nghệ thuật tạo hình lấy việc thể hiện (có tính chất mô tả, kể lể) những cảnh sinh hoạt đời sống hàng ngày của một tầng lớp giai cấanx hội nào đó làm đề tài căn bản.” (tr. 31). + Tranh phong cảnh : “ là loại tranh miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và các hiện tượng của thiên nhiên.”(tr. 36). 166
  41. + Tranh tĩnh vật : “ là loại tranh vẽ những vật tĩnh, không động, như các vật dùng trong nhà (bình, chén, lọ ), các loại hoa lá, chim (đã chết) ” (tr48). - Nguyễn Quân - hoạ sĩ, nhà phê bình mỹ thuật có nêu các thể loại MT : + “ Thể loại mỹ thuật Á Đông”, gồm : 1. Sơn thuỷ, 2. Thảo trùng và hoa điểu, 3. Phong tục, 4.Nhân vật và tiếu tượng, 5.Tranh Đạo – Thích, 6. Yên mã, 7. Tạp loại. + “ Thể loại mỹ thuật Âu châu”, gồm : 1. Chân dung, 2. Phong cảnh, 3. Tĩnh vật, 4. Lịch sử, 5. Sinh hoạt (15, tr.93 – 104). - Hoạ sĩ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Toản khi viết Giáo trình mỹ thuật (Dành cho học viên ngành Giáo dục tiểu học Hệ đào tạo Tại chức và Từ xa), đã cung cấp kiến thức về thể loại tranh, gồm : “ a. Tranh phong cảnh , b. Tranh sinh hoạt , c. Tranh tĩnh vật , d. Tranh chân dung , e. Tranh minh hoạ , g. Tranh áp phích , h. Tranh lịch sử (23, tr. 93 – 95) Trong bảy loại tranh này, năm loại a, b, c, d, h có cùng một tiêu chí là: nội dung phản ánh, còn loại e, g lại theo tiêu chí : mục tiêu phản ánh. Rõ ràng, phân chia thể loại mỹ thuật là việc không thể không làm, dẫu biết rằng kết quả phân loại bao giờ cũng chỉ là tương đối. Tuỳ theo tiêu chí - góc độ nhìn nhận, xem xét khác nhau – mà có kết quả phân loại khác nhau. Dù kết quả phân loại thế nào thì vẫn cho ta một sự tri nhận về nội dung và hình thức mỹ thuật nói chung và tác phẩm mỹ thuật nói riêng. 6.1.6. Bố cục và bố cục tranh - TĐTV xem bố cục là “Tổ chức, sắp xếp các phần để tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Cách bố cục câu chuyện” (84, tr.75). Với mỹ thuật nói chung và vẽ tranh nói riêng, có thể hiểu bố cục như định nghĩa của TĐTV nói trên, nhưng thay “các phần” bằng “các hình tượng, yếu tố tạo hình”- bố cục là “Tổ chức, sắp xếp các hình tượng, các yếu tố tạo hình, để tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh”. Tham khảo thêm vài cách hiểu về bố cục sau đây : 167
  42. - Hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ xem “Bố cục tranh cũng là sự sắp xếp, bố trí những hình vẽ người và cảnh có trật tự sao cho dễ nhìn, cho nổi đối với mắt người xem. Trong quá trình xây dựng tranh, bố cục chính là phương pháp miêu tả, cách sắp đật đề tài để làm nổi rõ ý nghĩa bức tranh. Mỗi thể loại hội hoạ, mỗi chất liệu, mỗi đề tài, lại có cách bố trí riêng dựa trên những khái niệm chung về bố cục. Khi hoạ sĩ nghĩ đến chủ đề là nghĩ luôn đến bố cục để hoàn thành tác phẩm của mình” (86, tập III, tr.3). Ông đưa ra năm yêu cầu cơ bản về bố cục tranh : “ A - Cân đối. B - Tỷ lệ. C - Hình. D - Màu sắc. Đ - Tác dụng của trí tưởng tượng.” (86, tr 3- 15). - Hoạ sĩ, nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Quân xem “Bố cục là vấn đề cốt yếu nhất của tác phẩm nghệ thuật. Nó được coi như bộ khung xương của tác phẩm. Nó thậm chí còn được đánh giá như đặc điểm sống còn của một trường phái hay trào lưu nghệ thuật, đặc trưng quan trọng của phong cách cá nhân. Tạo bố cục tức tổ chức các phương tiện biểu đạt thành một cơ thể sống. Nó thể hiện những quan niệm triết mỹ sâu sắc của tác giả và là phương tiện chính yếu để tác giả thể hiện cách nhìn thế giới của mình”(15, tr. 47). Ông cũng đưa ra “ Một số quy luật bố cục” : “a.Phân chia mặt phẳng nền b. Quan niệm về thấu thị cũng dẫn tới các quan điểm bố cục khác nhau. c. Bố cục theo các hình khối cơ bản, d. Bố cục theo các đường trục, e. Nhịp điệu và đối lập trong bố cục. f. Cuối cùng ta thấy như ở phần mở đầu ta đã khảo sát sự đối lập cũng là một cách vận động của các yếu tố biểu đạt và vì thế chúng cũng có hiệu quả lớn trong việc tạo bố cục ”(15, tr 50 – 56).“Một số quy luật bố cục” mà tác giả nêu ra ở trên được hiểu là một số hình thức (hay cách) bố cục thường thấy lâu nay. Tuy nhiên, tên gọi các “quy luật” chưa hệ thống, “quy luật” e và f trùng lặp. Có thể đây là một số 168
  43. cách bố cục phổ biến, hay nói đúng hơn là một số tác phẩm hoặc tác giả, hoặc trường phái, trào lưu bộc lộ rõ nét ý thức về một trong các hình thức bố cục sau: a. Theo sự phân chia mặt phẳng nền b. Theo quan niệm về thấu thị c. Theo các hình khối cơ bản d. Theo các đường trục e. Theo nhịp điệu f. Theo sự đối lập - Các tác giả cuốn Những nền tảng của mỹ thuật đã dành hẳn chương II để nói về bố cục ( 63, tr 41 – 94). Họ xem bố cục có hai cách hiểu : “ 1. Là sự cơ cấu hoặc sắp xếp có sáng tạo mọi yếu tố thuộc thị giác phù hợp với những nguyên tắc đưa đến phát triển sự thống nhất trong tác phẩm nghệ thuật, 2. Toàn bộ cơ cấu hoặc vẽ bề ngoài.” (63, tr 42). Họ đã đưa ra sơ đồ sự tiến triển của bố cục là gồm các công cụ và phương tiện nghệ thuật (tức là các yếu tố thuộc thị giác : đường nét, hình dạng, sắc độ, cách sắp xếp, màu sắc) được sử dụng phù hợp với những nguyên tắc cơ cấu( bảy nguyên tắc : 1.Sự hài hoà (có liên quan đến sự lặp lại – nhịp nhàng – sự đóng kín – những nối kết thị giác), 2. Tính nhiều vẽ (có liên quan đến những yếu tố của sự khác biệt – tương phản – thêm chi tiết) 3.Sự cân bằng, 4. Cân xứng (tỷ lệ), 5.Tính trội, 6. Sự chuyển động, 7. Tiết kiệm) để hình thành không gian, nằm tạo ra sự thống nhất(63, tr 45) - Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học của ThS. Nguyễn Lăng Bình đưa ra “Một số dạng thức bố cục tranh” cơ bản thường thấy : “ a. Bố cục hình tháp b. Bố cục hình tròn c. Bố cục hình vuông, hình chữ nhật d. Bố cục theo phối cảnh”(56, tr 81-84) Thưc chất thì a, b, c nằm trong hình thức bố cục “ c. Theo các hình khối cơ bản” mà Nguyễn Quân đã đưa ra ở trên. 169
  44. - Giáo trình Mĩ thuật (Dành cho học viên ngành Giáo dục tiểu học Hệ đào tạo Tại chức và Từ xa) xem “Bố cục tranh thực chất là sắp xếp hình mảng và hình tượng (các mảng nhân vật, cảnh vật ), màu sắc, đậm nhạt, mảng đặc (mảng hình vẽ), mảng trống (khoảng trống nền) sao cho tranh có chính, có phụ hợp lý để nói lên điều mà hoạ sĩ suy nghĩ, tâm đắc nhất – tư tưởng và tình cảm của người vẽ với thực tiễn cuộc sống.”(23, 2004, tr.97). Tác giả nhấn mạnh vai trò cốt lõi của “a. Hình mảng” chính trong tranh, và cho rằng “có nhiều cách tìm hình dáng các mảng chính trong tranh”, ví dụ : “- Hình mảng chính là hình tròn , - Hình mảng chính là hình tứ giác đứng , - Hình mảng chính là hình tam giác ,- Hình mảng chính là hình tứ giác nằm ngang” (23, tr 97 –98). Tác giả cho rằng “hình dáng của các mảng chính làm chủ đạo cho toàn bộ bố cục theo ý đồ của người vẽ để nêu bật tư tưởng chủ đề” (23, tr 98). Đồng thời, tác giả cũng lưu ý quan tâm đến “b. Hình tượng , c. Sắp xếp các đường nét, hình mảng, hình tượng , d. Đường tầm mắt trong tranh ”(23, tr 99 – 100). - Giáo trình Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật của Trịnh Thiệp - Ưng Thị Châu, cho rằng : “ Thông thường người ta sử dụng một số phương pháp sau đây để xây dựng bố cục tranh : - Bố cục hình tháp. - Bố cục theo chiều ngang. - Bố cục đường lượn” (52, tr 197) Thực ra, xem bố cục “hình tháp, chiều ngang, đường lượn” là các hình thức (dạng, kiểu) bố cục thì đúng hơn là phương pháp, và thông thường còn nhiều hình thức bố cục nữa như các tác giả khác đã nêu ở trên. 6.2. Các bước vẽ tranh Cũng có người gọi các bước vẽ tranh là quy trình vẽ tranh, phương pháp vẽ tranh Chúng tôi xin được trích dẫn sau đây các bước vẽ tranh, của một số giáo trình, tài liệu để mọi người tham khảo, lựa chọn: 170
  45. - Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học của Nguyễn Lăng Bình gọi là “ cách vẽ tranh”, gồm : a) Nghiên cứu nội dung chủ đề b) Tìm tư liệu để xây dựng bố cục tranh c) Lựa chọn dạng thức bố cục d) Lựa chọn hình tượng e) Tìm đậm, nhạt, tìm màu g) Thể hiện” (56, tr 84-86) - Giáo trình Mĩ thuật của Nguyễn Quốc Toản (NXBĐHSP, 2007) gọi là “phương pháp vẽ tranh”, xem “ Vẽ tranh cũng như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, không nên vẽ từ chi tiết, bộ phận (vẽ cây, vẽ người trước) mà phải tiến hành từ bao quát (từ cái lớn) trước, chi tiết bộ phận sau. Vẽ tranh thường tiến hành như sau : 3.1. Tìm , chọn nội dung 3.2. Tìm bố cục 3.3. Vẽ hình 3.4. Vẽ màu ” (tr 102) - Giáo trình Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật của Trịnh Thiệp - Ưng Thị Châu gọi là “ cách xây dựng một bức tranh” gồm: “ a. Nghiên cứu lựa chọn chủ đề b. Làm phác thảo c. Tìm hình d. Thể hiện” (52, tr 199-202) - Bài giảng Mỹ thuật – Phương pháp giảng dạy mỹ thuật của Hồ Văn Thuỳ cũng gọi là “phương pháp vẽ tranh”, và cho rằng “Cũng như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh cũng phải tiến hành từ bao quát (tổng thể) đến chi tiết, không nên vẽ ngay các chi tiết bộ phận (như vẽ cây, nhà, người ). Cách tiến hành như sau : 3.1. Tìm hiểu đề tài 3.2. Xây dựng bố cục 171
  46. 3.3. Vẽ hình 3.4. Vẽ màu ” (55, tr 139-140) Tóm lại: + Các giáo trình đều đưa ra một số nhiệm vụ phải làm( hoặc nên làm ), theo trật tự thời gian, trước sau – làm việc này trước, việc kia làm sau: làm xong việc này mới làm việc kia: việc này là tiền đề, điều kiện tiên quyết cho việc kia.v.v Đó là quy trình, là các bước. + Có 3 giáo trình cùng nêu 4 nhiệm vụ (công việc), một giáo trình nêu 6 nhiệm vụ: ít mà không thiếu, nhiều mà không thừa. Tên gọi, nội dung các nhiệm vụ của các bước vẽ tranh, giữa các tác giả có chỗ giống nhau, có chỗ khác nhau. Điều này cũng bình thường (vì chân lý có một nhưng con đường tiếp cận chân lý thì nhiều). Về các bước tiến hành vẽ tranh, theo chúng tôi, nên hiểu đơn giản là trình tự công việc từ khi người vẽ có ý định (hoặc bị, được yêu cầu) vẽ một bức tranh cho đến khi vẽ xong bức tranh ấy. Công việc cụ thể thì nhiều, nhưng phải kể ra các nhóm công việc chính. Có 2 nhóm công việc chính theo quy trình sau đây : Nhóm 1: suy nghĩ và chuẩn bị: + Vẽ về gì ? (cái, việc, vấn đề - chủ đề, đề tài ) + Vẽ lên gì ? (cái, tấm, miếng - vật liệu) + Vẽ bằng gì ? (sáp, bột màu, sơn dầu - chất liệu; bút lông mềm, cứng, bay - công cụ) Nhóm 2: suy nghĩ và thực hiện: + Vẽ gì trước ? (phác thảo – vẽ nháp, tìm bố cục mảng, hình tổng thể, khái quát; đen trắng và màu ) + Vẽ gì sau ? (thể hiện – vẽ thật, hình mảng, cụ thể, chi tiết; màu sắc). Trong 2 nhóm công việc trên, nhóm 1 mang tính bếp núc, sự vụ, nhóm 2 chú trọng trật tự thời gian cục bộ và cách thức làm việc để hoàn thành tác phẩm. 172
  47. Hướng dẫn học chương 6: 1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm về: - Một số khái niệm cơ bản của hội họa - Các bước tiến hành vẽ tranh 2. Tập vẽ tranh (vẽ màu, chất liệu tùy chọn): - 1 bức tranh đề tài sinh hoạt (kích thước 30cm x 40cm) - 1 bức tranh tĩnh vật (kích thước 40cm x 50cm) 173
  48. Chương 7. ĐIÊU KHẮC 7.1. Một số khái niệm cơ bản 7.1.1. Điêu khắc Điêu khắc là một loại hình mỹ thuật mà sản phẩm của nó là tượng hoặc phù điêu, chạm lộng được tạo bởi vật liệu rắn (như đất, đá, gỗ, đồng, xi măng ), chiếm thể tích trong không gian ba chiều. Điêu khắc gồm 3 thể loại chính: tượng, phù điêu, chạm lộng. 7. 1.2.Tượng Tượng là một kiểu loại sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc được tạo thành từ chất liệu rắn, tồn tại ở dạng khối và giá trị biểu đạt, biểu cảm được tính đến từ tất cả các mặt của không gian 3 chiều. Có thể phân tượng thành nhiều loại, dựa trên nhiều tiêu chí phân loại khác nhau. Ví dụ: - Xét theo chất liệu có tượng đất nung, tượng gỗ, đá, thạch cao, đồng - Xét theo quy mô có tượng đài, tượng trang trí - X ét theo nội dung đề tài có tượng chân dung, tượng tôn giáo, tượng lịch sử chiến trận, 7.1.3. Phù điêu Phù điêu là một kiểu loại sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc được tạo thành từ chất liệu rắn, cũng tồn tại ở dạng khối 3 chiều trong không gian nhưng giá trị biểu đạt, biểu cảm được tính đến chủ yếu ở mặt nổi phía trước mà thôi. (Phù điêu thường được đắp nổi hoặc khoét lõm , chủ yếu được quan tâm đến chiều dài (chiều ngang), chiều rộng (chiều cao), còn phần nổi (chiều sâu) chỉ mang tính ước lệ về khối). 7.1.3. Chạm lộng Chạm lộng cũng là một kiểu loại sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc được tạo thành từ chất liệu rắn, cũng tồn tại ở dạng khối 3 chiều trong không gian nhưng giá trị biểu đạt, biểu cảm được tính đến chủ yếu ở mặt nổi phía trước và có thể cả ở 174
  49. phía sau. Giá trị biểu cảm của chạm lộng đặc biệt hơn ở phần tạo hình hợp lý của phần được khoét thủng, khoảng rỗng nhìn thấu trước và sau (trong và ngoài) của khối. (Chạm lộng cũng chủ yếu được quan tâm đến chiều dài (chiều ngang), chiều rộng (chiều cao), còn bề dày (chiều sâu) chỉ mang tính ước lệ về khối). Xem một số ảnh chụp: Chân dung NSND Tào Mạt, tượng đồng, cao 55cm của Minh Đỉnh 175
  50. Chân dung, tượng composit của Lưu Danh Thanh Tượng Vị tổ thứ 20 Đề Dạ Da, gỗ phủ sơn, chùa Tây Phương, TK 18 176
  51. Người Suy Tưởng, tượng đồng của Rodin. Chạm lộng 177
  52. Mùa xuân, phù điêu nhôm gò của Nguyễn Thị Hiền Làm gốm, phù điêu chạm nổi của Lưu Danh Thanh 178
  53. 7.2. Một số hình thức tạo hình điêu khắc cơ bản 7.2.1. Nặn Nặn là một hình thức tạo hình mà trong đó người nghệ sĩ thao tác chủ yếu bằng tay, trên chất liệu mềm. Đất là một chất liệu để tạo hình bằng cách nặn. Đất nặn thành tượng hoặc phù điêu có thể nung để thành tác phẩm điêu khắc gốm, hoặc có thể đúc thành khuôn. (Nặn bằng tay với các kỹ thuật vo tròn, lăn dài, dính kết để nặn – tạo dáng hoa quả, đồ vật, con vật, người đơn giản. Tuỳ mục đích, kiểu loại sản phẩm để có các công cụ, phương tiện hỗ trợ). 7.2.2.Tạc Tạc là một hình thức tạo hình mà trong đó người nghệ sĩ thao tác chủ yếu trên chất liệu rắn như đá, gỗ, để tạo hình. Ở phương pháp này, người nghệ sĩ chủ yếu dùng búa đục loại bỏ những "phần thừa" trên chất liệu để tạo ra một sản phẩm mong muốn. 7.2.3. Đúc Đúc là hình thức tạo hình mà trong đó người nghệ sĩ sử dụng khuôn mẫu có sẵn do chế tác, sau đó dùng chất liệu lỏng hoặc nấu chảy lỏng đổ vào khuôn, sau khi đông đặc, người nghệ nhân sẽ tháo bỏ lớp khuôn bên ngoài ra và thu được tác phẩm đúc. Các chất liệu đúc: Đồng, nhôm, gang, Thạch cao, xi măng, nhựa. Đồ gốm cũng có thể đúc, người ta còn gọi là đổ rót và in đất. 7.2.4. Gò Gò là hình thức tạo hình mà trong đó người nghệ sĩ sử dụng dụng cụ tác động trực tiếp lên chất liệu cần thể hiện nhằm tạo ra hình thù người nghệ nhân mong muốn. Chất liệu cho gò là kim loại được cán mỏng. 179
  54. 7.3. Các bước tiến hành một bài tập nặn cơ bản: - Chuẩn bị đất nặn hoặc vật liệu phù hợp và công cụ hỗ trợ (dao, kéo, băng dính, ) - Nhớ lại hình dáng (hoặc quan sát mẫu) đồ vật định nặn tạo dáng - Nặn (hoặc chọn) các bộ phận phù hợp - Ghép dính các bộ phận - Bổ sung chi tiết, hoàn thiện sản phẩm Hướng dẫn học chương 7: 1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm về: - Khái niệm, kiểu loại sản phẩm điêu khắc - Các hình thức, kỹ thuật tạo hình điêu khắc - Các bước tiến hành một bài nặn tạo dáng 2. Tập nặn tạo dáng hoa quả, đồ vật, người đơn giản 180
  55. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO SỬ DỤNG: A. Internet B. Ấn phẩm: 1. ALMANACH Những nền văn minh thế giới, NXB VH- TT, 1999 2. Bí quyết phác hoạ cơ thể người, Cung Lục Triều, NXBVH – TT, 2004 3. Bớ quyết vẽ tranh thuỷ mặc, Phạm Cao Hoàn, NXBMT, 1997 4. Bí quyết vẽ màu nước, Huỳnh Phạm Phương Trang, NXBMT, 1996 5. Bí quyết vẽ sơn dầu, Huỳnh Phạm Phương Trang, NXBMT, 1996 6. Bớ quyết vẽ phong cảnh, Huỳnh Phạm Phương Trang,, NXBMT, 1996 7. Bớ quyết vẽ ký hoạ, Huỳnh Phạm Phương Trang, NXBMT, 1996 8. Bố cục, Đàm Luyện, NXB ĐHSP, 2004 9. Các hình kỷ hà thạch cao, Gia Bảo, (Mỹ thuật căn bản và nâng cao ), NXBMT, 2004. 10. Các bài vẽ tượng thạch cao mẫu, Gia Bảo, (Mỹ thuật căn bản và nâng cao), NXBMT, 2004. 11. Các mẫu hoa văn trang trí, Lý Chính Quang (chủ biên), Trình Thự Võ, Dụ Yến Giao, NXBVHTT, 2003. 12. Cách điệu trong Nghệ thuật tạo hình, Nguyễn Thuỷ Tuân, NXB Thanh Niên, 2001 13. Căn bản hoạ hình chân dung, Hoài An, Quang Minh (Biên soạn), NXB Đà Nẵng, 1997 14. Câu chuyện hội hoạ, Thái Tuấn, NXB Văn Nghệ, 2006 15. Con mắt nhỡn cỏi đẹp, Nguyễn Quõn, NXB MT, 2005 16. Để thưởng ngoạn một tác phẩm hội họa, Marice – Grosser ( Nguyễn Minh & Châu Nhiên Khanh biên dịch), NXBMT, 1999 17. Điêu khắc cổ Việt Nam, Phan Cẩm Thượng, NXB MT, 2001 18. Điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Tấn Cứ, NXB MT, 1995 181
  56. 19. Đồ chơi và cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non, Nguyễn Lăng Bình, NXB KH&CN, Hà Nội 1997 20. Giải phẫu tạo hình, Đinh Tiến Hiếu, NXB ĐHSP, 2004. 21. Giải phẫu tạo hình, Lương Xuân Nhị, NXBMT, 1999 22. Giải phẫu học, (Hình hoạ căn bản tập 12), Lê Thanh Lộc (Biên soạn), NXBVH – TT, 2003 23. Giáo trình Mỹ thuật(Dành cho ngành Giáo dục Tiểu học, hệ Tại chức, Từ xa), Nguyễn Quốc Toản, NXB Đại học Sư Phạm, 2007. 24. Giáo trình Mỹ thuật và PPDHMT, Nguyễn Quốc Toản, NXB Đại học Sư Phạm, 2007 25. Giáo trình Mỹ thuật,(Tập một - Những vấn đề chung về Nghệ thuật tạo hình), Phạm Thị Chỉnh, Trần Tiểu Lâm, NXBĐHSP, 2009 26. Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Nguyễn Quốc Toản, NXB Đại học Sư Phạm, 2009 27. Giáo trình trang trí, Tạ Phương Thảo, NXBĐHSP, 2004 28. Giáo trình trang trí, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thế Hựng, Phạm Ngọc Tới, NXBGD, 1998 29. Hình hoạ và Điêu khắc (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP, tập 1,2 ) Triệu khắc Lễ (chủ biên), NXB Giáo dục, 2001. 30. Hình thỏi học của nghệ thuật, M.CaGan (Phan Ngọc dịch), NXB Hội Nhà Văn,2004 31. Hoa văn trang trí các nước Đông Tây, Huỳnh Văn Lý, NXBMT,1999 32. Học vẽ người, Nguyễn Ngọc Dũng, NXBVH – TT, 1994. 33. Học cắt giấy như thế nào, Tôn Thị Lâm, NXB Lao động – Xã hội, 2004. 34. Hỏi đáp về dạy - học môn Mĩ thuật ở các lớp 1, 2, 3, Nguyễn Quốc Toản (chủ biên), NXBGD, 2006 35. Hỏi đáp về dạy - học môn Mĩ thuật ở các lớp 4,5, Nguyễn Quốc Toản (chủ biên ), NXBGD, 2005 182
  57. 36. Hội hoạ và nghệ thuật trang trí, Nguyễn Thuỷ Tuân, NXB Thanh Niên, 2002 37. Ký hoạ và Bố cục, Tạ Phương Thảo (chủ biên), Nguyễn Lăng Bình, NXBGD, 1998. 38. Làng tranh Đông Hồ, Nguyễn Thái Lai, NXBMT, 2002 39. Làm quen với hình hoạ (Hội hoạ căn bản), Trương Đăng Bách, Lê Thanh Lộc (Biên dịch), NXBVH – TT, 1998. 40. Lịch sử hội hoạ, Wendi Beckett (Lê Thanh Lộc dịch), NXBVHTT, 1996 41. Lịch sử Mỹ thuật và Mỹ thuật học, Chu Quang Trứ (chủ biên), NXBGD, 1998 42. Lịch sử mỹ thuật Viễn đông, Sherman E.Lee (Trần Văn Huân - biên dịch), NXBMT, 2007 43. Lòng nhân ái Thiếu nhi vẽ, VIETNAM ASEAN COCI, 2001 44. Luật xa gần, Phạm Công Thành, NXB VH – TT, 2005 45. Luật xa gần và Giải phẫu tạo hình, Trần Tiểu Lâm, Đặng Xuân Cường (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP) – NXB Giáo dục, 1998 46. Lược sử Mỹ thuật Việt Nam Trịnh Quang Vũ, NXBVH-TT, 2002 47. Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nguyễn Phi Hoanh, NXB TPHCM, 1984 48. Màu sắc và phương pháp vẽ màu, Nguyễn Duy Lẫm, Đặng Thị Bích Ngân, NXBVH-TT, 2001 49. Mẫu hoa văn dân gian biểu thị những điều tốt lành, Hoài Phương (Sưu tầm), NXBVHTT, 2004 50. Mỹ học đại cương, Đỗ Văn Khang, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2002. 51. Mỹ thuật của người Việt, Nguyễn Quõn, Phan Cẩm Thượng, NXBMT,1998 52. Mỹ thuật và Phương pháp dạy học (Tập một), Trịnh Thiệp, Ưng Thị Châu, NXB Giáo dục, 2002. 53. Mỹ thuật và PPDHMT, T I, II, III, Nguyễn Quốc Toản, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Lăng Bình, NXBGD, 2001 54. Mỹ thuật và PPDHMT ở tiểu học, Nguyễn Lăng Bình,(Sách Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997-2000 cho giáo viên tiểu học), NXBGD, 2001 183
  58. 55. Mỹ thuật và PP giảng dạy MT(Bài Giảng), Hồ Văn Thuỳ, NXBĐHSP, 2009 56. Mỹ thuật và PPDHMT ở tiểu học, Nguyễn Lăng Bình, (Tài liệu đào tạo giáo viên), NXBGD, 2006. 57. Mỹ thuật Lớp 1,2,3,4,5 (Sách giáo viên, Sách giáo khoa), Bộ GDDT, NXB GD, 2001 -2006 58. Nghệ thuật mô đéc và hậu mô đéc, Lê Thanh Đức, NXBMT, 1996 59. Nghệ thuật hội hoạ, Jacques Charpier & Pierre Sếghrs (Lê Thanh Lộc dịch), NXB Trẻ, 1996. 60. Nghệ thuật châu á, Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương (dịch), NXBMT, 199561. Nghệ thuật học, Đỗ Văn Khang, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001. 62. Nguyên lý hội hoạ đen trắng, Vương Hoằng Lực, NXBMT, 2002 63. Những nền tảng của mỹ thuật, Ocvirk - Stínon - Wigg - Bone - Cayton (Lê Thành dịch), NXBMT, 2006. 64. Những trào lưu lớn của nghệ thuật tạo hình hiện đại, Sam Hunter (Lê Năng An biên dịch), NXBVH-TT, 1998 65. Những mẫu trang trí chọn lọc, Ngô Tuý Phượng, Trần Hữu Tri, Nguyễn Thu Yên, (Tập 1,2), NXBGD, 2004 67. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Lê Thanh Thuỷ, NXB ĐHSP, 2003 68. Phương pháp vẽ đơn giản động vât, NXB Mũi Cà Mau, 2002 69. Phương pháp giảng dạy mỹ thuật, Nguyễn Quốc Toản, NXBGD, 1998 70. Tạo hình và Phương pháp hương dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em, Lê Đình Bình, Quyển 1, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002 71. Tạo hình và PPHD trẻ mầm non HĐTH, Sở GD & ĐT Hà Nội, NXB Hà Nội, 2005 72. Tạo hình và PPHDHĐTH cho trẻ em, Quyển III, Lê Hồng Vân, NXB ĐHQG HN, 2001 184
  59. 73. Tạo hình và Phương pháp hương dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em-Làm đồ chơi, (Quyển 2) Đặng Hồng Nhật, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2001 74. Tập hình mẫu hội hoạ chọn lọc, Kim Sơn, NXBVHTT, 2002. 75. Thực hành màu sắc và hội hoạ, Robrt Duplos, NXBMT, 1999 76. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm,NXB TPHCM, 1997 77. Tiếp xúc với nghệ thuật, Thái Bá Vân, Viện Mỹ thuật Việt Nam,1997 78. Tiếng núi của hình và sắc, Nguyễn Quân, NXB Văn hóa,1986 79. Tranh dân gian Việt Nam, Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ, NXB Văn hoá, 1984. 80. Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, Trần Lâm Biền, NXB VHDT – TC VHNT, 2001 81. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 1925 – 2005, NXBMT, 2005 82. Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thụng, Đặng Bớch Ngõn (chủ biên), NXB Giáo dục, 2002. 83. Từ điển Mỹ thuật, Lê Thanh Lộc (biên soạn), NXBVH-TT, 1998 84. Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng , 1998) 85. Tự học vẽ, Phạm Viết Song, NXB Giỏo dục, 1998 86. Tự học vẽ (Tập 1,2,3) Nguyễn Văn Tỵ, NXB Văn Hoá Thông Tin, 1999 87. Tự học vẽ phác hoạ cơ thể người, Bích Hằng (Biên dịch), NXBVH – TT, 2004 88. Vẽ ký hoạ nét, Gia Bảo,(Mỹ thuật căn bản và nâng cao), NXBMT, 2004 89. 45 Tác phẩm hình hoạ chì và than, Lưu Tâm Lượng (Chủ biên) Lý Quang (Người bình), NXBMT, 2002. 90. 444 Mẫu tô truyền thống, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2005. 91. 223 Mẫu thiết kế của người CELT, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2005. 92. 8 Nghệ sĩ tạo hình được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Mỹ Thuật, 1997 93. 70 Danh hoạ bậc thầy thế giới, Khải Phạm, Phạm Cao Hoàn, Nguyễn Khoan Hồng –NXBMT, 1999 185