Giáo trình mô đun Vận chuyển - Nghề: Ương giống và nuôi tu hài

pdf 60 trang ngocly 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Vận chuyển - Nghề: Ương giống và nuôi tu hài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_van_chuyen_nghe_uong_giong_va_nuoi_tu_hai.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Vận chuyển - Nghề: Ương giống và nuôi tu hài

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN VẬN CHUYỂN MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI TU HÀI Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình dạy nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng trong dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình mô đun “Vận chuyển” của “Nghề Ƣơng giống và nuôi tu hài” trình độ sơ cấp nghề được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Chương trình đào tạo nghề Ương giống và nuôi tu hài đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề và được kết cấu theo mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề ương giống và nuôi tu hài theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình Mô đun Vận chuyển là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Giáo trình là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài trong chương trình dạy nghề ương giống và nuôi tu hài trình độ sơ cấp nghề. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 50 giờ và bao gồm 06 bài: Bài mở đầu Bài 1: Vận chuyển giống tu hài cấp 1 Bài 2: Vận chuyển giống tu hài cấp 2 Bài 3: Vận chuyển hở tu hài thương phẩm Bài 4: Vận chuyển giữ độ ẩm Bài 5: Vận chuyển kín tu hài thương phẩm Giáo trình là tài liệu học tập chính cho các học viên học nghề. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, người học có khả năng tự tiến hành ương nuôi tu hài qui mô hộ gia đình. Nhóm biên soạn xin được cám ơn Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm thực hiện cuốn giáo trình này.
  4. Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn giáo trình còn có nhiều khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn : 1. Chủ biên: ThS. Lê Văn Thắng 2. ThS.Nguyễn Văn Tuấn 3. ThS. Cao Xuân Dũng 4. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh
  5. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 2 Mục lục 4 Mô đun vận chuyển 7 Giới thiệu mô đun 7 Bài mở đầu 8 1. Tầm quan trọng của mô đun 8 2. Nội dung chương trình mô đun 8 3. Mối quan hệ với các mô đun khác 9 4. Những yêu cầu đối với người học 9 Bài 1. Vận chuyển giống cấp 1 10 A. Nội dung 10 1. Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển 10 1.1 Chuẩn bị túi bóng để vận chuyển 10 1.2 Lấy nước vào túi 10 2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 11 2.1 Chuẩn bị xe máy 11 2.2 Chuẩn bị thuyền 12 2.3 Chuẩn bị ô tô 12 3. Xác định mật độ tu hài đóng gói 13 3.1 Xác định cỡ tu hài giống cấp 1 13 3.2 Xác định mật độ tu hài 14 4. Đóng túi, bơm ôxy 16 4.1 Bơm ôxy 16 4.2 Buộc túi 16 5. Xử lý trong quá trình vận chuyển 17 5.1 Sục khí tăng ôxy 17 5.2 Hạ nhiệt độ túi xuống 22-24oC 17 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 17 C. Ghi nhớ 17 Bài 2. Vận chuyển giống cấp 2 20 A. Nội dung 20 1. Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển 20 1.1 Chuẩn bị thùng vận chuyển 20 1.2 Làm đáy cát 20 1.3 Lấy nước vào thùng 21 2. Chuẩn bị phương tiện 21 2.1 Chuẩn bị thuyền 21 2.2 Chuẩn bị xe máy 22 2.3 Chuẩn bị phương tiện vận chuyển khác 22 3. Xác định mật độ tu hài vận chuyển 23 3.1 Xác định cỡ tu hài giống cấp 2 23
  6. 3.2 Xác định mật độ tu hài 24 4. Xử lý trong quá trình vận chuyển 25 4.1 Sục khí trong quá trình vận chuyển 25 4.2 Làm mát nước vận chuyển tu hài dưới 30oC 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 26 C. Ghi nhớ 27 Bài 3. Vận chuyển hở tu hài thƣơng phẩm 28 A. Nội dung 28 1. Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển 28 1.1 Chuẩn bị thùng vận chuyển 28 1.2 Chuẩn bị nước biển sạch 28 2. Chuẩn bị phương tiện 29 2.1 Chuẩn bị thuyền 29 2.2 Chuẩn bị xe máy 29 2.3 Chuẩn bị phương tiện khác 30 3. Xếp tu hài vào thùng 30 3.1 Xếp tu hài vào khay 30 3.2 Xếp khau tu hài vào thùng 31 4. Điều chỉnh nhiệt độ vận chuyển 32 5. Sục khí 33 6. Thay nước 33 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 34 C. Ghi nhớ 34 Bài 4. Vận chuyển giữ độ ẩm 35 A. Nội dung 35 1. Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển 35 1.1 Chuẩn bị thùng vận chuyển 35 1.2 Làm lỗ thoáng trên thùng vận chuyển 35 2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 35 2.1 Chuẩn bị thuyền 35 2.2 Chuẩn bị xe máy 36 2.3 Chuẩn bị ô tô 36 3. Chuẩn bị khăn ấm 37 3.1 Xác định kích cỡ, chất liệu của khăn 37 3.2 Làm ẩm khăn 37 4. Xếp tu hài vào thùng vận chuyển 37 4.1 Xếp tu hài vào khay 37 4.2 Xếp khay tu hài vào thùng 38 5. Xử lý trong quá trình vận chuyển 38 5.1 Làm mát thùng chứa tu hài từ 22-24oC 38 5.2 Giữ ẩm cho tu hài 38 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 39 C. Ghi nhớ 39 Bài 5. Vận chuyển kín tu hài 40 A. Nội dung 40
  7. 1. Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển 40 1.1 Chuẩn bị túi bóng để vận chuyển 40 1.2 Lấy nước vào túi 40 2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 41 2.1 Chuẩn bị thuyền 41 2.2 Chuẩn bị xe máy 41 2.3 Chuẩn bị ô tô 41 3. Xác định mật độ tu hài đóng gói 42 3.1 Xác định cỡ tu hài 42 3.2 Xác định mật độ tu hài 42 4. Đóng túi, bơm ôxy 43 4.1 Bơm ôxy vào túi 43 4.2 Buộc túi 44 5. Xử lý trong quá trình vận chuyển 46 5.1 Sục khí tăng ôxy 46 5.2 Hạ nhiệt độ túi xuống 22-24oC 46 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 46 C. Ghi nhớ 47 Hƣớng dẫn giảng dạy mô đun 48 I. Vị trí, tính chất của mô đun 48 II. Mục tiêu mô đun 48 III. Nội dung chính của mô đun 48 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 49 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 58 VI. Tài liệu tham khảo 59
  8. MÔ ĐUN VẬN CHUYỂN Mã mô đun: MĐ05 Giới thiệu mô đun - Mục tiêu mô đun: + Trình bày được các bước về vận chuyển giống Tu hài cấp 1; giống Tu hài cấp 2; vận chuyển hở Tu hài thương phẩm; vận chuyển giữ độ ẩm; vận chuyển kín Tu hài thương phẩm. + Thực hiện được qui trình kỹ thuật vận chuyển Tu hài. + Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật vận chuyển Tu hài. - Nội dung của mô đun: Giáo trình này là quyển cuối cùng trong số 06 mô đun của chương trình đào tạo: “Nghề Ương giống và nuôi Tu hài” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này gồm có 06 bài dạy thuộc thể loại tích hợp lý thuyết và thực hành. Bài mở đầu Bài 1: Vận chuyển giống tu hài cấp 1 Bài 2: Vận chuyển giống tu hài cấp 2 Bài 3: Vận chuyển hở tu hài thương phẩm Bài 4: Vận chuyển giữ độ ẩm Bài 5: Vận chuyển kín tu hài thương phẩm - Phƣơng pháp học tập: + Học lý thuyết trên lớp về nội dung các chủ đề trong mô đun + Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà + Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành của các bài được thực hiện tại nơi nuôi của các cơ sở nuôi Tu hài hoặc hộ gia đình. - Phƣơng pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức viết (tự luận, trắc nghiệm); kiểm tra thực hành bằng bài thực hành, quan sát đánh giá mức độ thành thạo thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện.
  9. Bài mở đầu Giới thiệu: Muốn đảm bảo tỷ lệ sống cho tu hài trong quá trình vận chuyển, trước hết phải đảm bảo cho hoạt động hô hấp được bình thường. Vì thế tất cả các yếu tố lý học, hóa học trong môi trường nước vận chuyển đều ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý hô hấp của tu hài. Muốn nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình vận chuyển chúng ta phải tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của tu hài. Trong khi vận chuyển, trên cơ sở đó tìm các biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố lý hóa học đến tu hài. Quá trình vận chuyển trong môi trường mật độ dày, dẫn đến cường độ hô hấp lớn, lượng tiêu hao ôxy lớn. Mặt khác các sản phẩm thải ngày một tăng cùng với thời gian vận chuyển. Các phản ứng hóa học trong môi trường nước vận chuyển tăng lên làm sinh ra nhiều khí độc như CO2, H2S, NH3 làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Do vậy trong quá trình vận chuyển, ngoài việc cung cấp đầy đủ ôxy cho tu hài, còn phải hạn chế sự có mặt của các chất khí độc: CO2, H2S, NH3 Trong quá trình vận chuyển các tác động cơ học do vận chuyển cũng làm cho vòi tu hài xây xát, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của tu hài trong khi vận chuyển. Mô đun vận chuyển tu hài nhằm giúp học viên hiểu và đánh giá được tầm quan trọng của các công tác Vận chuyển tu hài trong các loại hình vận chuyển khác nhau như vận chuyển kín, vận chuyển hở, vận chuyển giữ độ ẩm các giai đoạn khác nhau để đạt được mục tiêu vận chuyển đảm bảo sức khỏe và tăng tỷ lệ sống. Mục tiêu: - Trình bày được các bước về vận chuyển tu hài. - Thực hiện được qui trình kỹ thuật vận chuyển tu hài giống và thương phẩm. - Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật. Nội dung: 1. Tầm quan trọng của mô đun Mô đun vận chuyển tu hài là một trong 06 mô đun của nghề Ương giống và nuôi tu hài trình độ sơ cấp nghề. Mô đun được giảng dạy sau mô đun Thu hoạch tu hài giống và thương phẩm. Mô đun giúp cho người học hiểu rõ được các bước trong vận chuyển tu hài: vận chuyển giống tu hài cấp 1; giống tu hài cấp 2; vận chuyển hở tu hài thương phẩm; vận chuyển giữ độ ẩm; vận chuyển kín tu hài thương phẩm. 2. Nội dung chƣơng trình mô đun Mô đun gồm 6 bài:
  10. Bài mở đầu - Vận chuyển giống tu hài cấp 1 - Vận chuyển giống tu hài cấp 2 - Vận chuyển hở tu hài thương phẩm - Vận chuyển giữ độ ẩm - Vận chuyển kín tu hài thương phẩm 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun Thu hoạch tu hài giống và thương phẩm có mối quan hệ mật thiết với các mô đun khác trong chương trình nghề Ương giống và nuôi tu hài. Mô đun này được giảng dạy sau mô đun Thu hoạch tu hài giống và thương phẩm, cũng có thể được giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 4. Những yêu cầu đối với ngƣời học - Học viên tham dự học ít nhất 80% số giờ lý thuyết và 100 % số giờ thực hành của mô đun. - Học viên phải chăm chỉ, nghiêm túc. - Học viên phải hiểu được kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, kỹ thuật chuẩn bị nơi nuôi tu hài trong lồng trên mãi và thả giống. - Sau khi học xong học viên phải hiểu biết kiến thức và thực hiện được việc chọn bãi nuôi, chuẩn bị cát, chuẩn bị lồng nuôi, lựa chọn con giống, thả giống và đặt lồng xuống bãi.
  11. Bài 1: Vận chuyển giống cấp 1 Giới thiệu: Tu hài giống được sản xuất trong các trại sản xuất, qua thời gian từ 35-45 ngày tùy theo điều kiện nhiệt độ, độ mặn, pH tu hài giống đạt cỡ giống cấp 1 (chiều dài vỏ từ 2-5mm), lúc này cần thu hoạch tu hài giống cấp 1 để vận chuyển tới địa điểm khác ngoài tự tự nhiên để ương thành giống tu hài cấp 2. Toàn bộ công đoạn, thao tác của quá trình vận chuyển tu hài được trình bày cụ thể trong bài này. Mục tiêu: - Nêu được trình tự các bước công việc trong vận chuyển giống cấp 1. - Xác định được dụng cụ, phương tiện, mật độ tu hài vận chuyển và các điều kiện sống của tu hài giống cấp 1 thích hợp với quãng đường vận chuyển. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. A. Nội dung 1. Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển 1.1 . Chuẩn bị túi bóng để vận chuyển Tu hài giống cấp 1 có vỏ mỏng, dễ bị dập vỡ, nên vận chuyển chủ yếu bằng cách đóng túi có bơm oxy. - Túi bóng là túi nilon, có chiều dài 40-45cm, chiều rộng 25cm. - Túi không có những vết rách, thủng, xước để tránh bị dò dỉ nước, mất oxy trong quá trình đóng giống vận chuyển. - Lồng 2 túi bóng vào nhau để đảm bảo độ chắc chắn trong quá trình vận chuyển, bằng cách cho một ít nước vào túi bóng, làm cho hai thành túi bóng tách ra, không bị dính vào nhau, tiếp đó mở miệng một túi bóng khác, lồng túi bóng có nước vừa chuẩn bị vào trong, chỉnh cho các góc của hai túi bóng vừa nhau. Sau khi thao tác xong, đổ hết nước trong túi bóng đã được lồng sang một túi bóng mới khác để tiếp tục cho việc lồng các túi tiếp theo. - Bên cạnh đó, chuẩn bị đầy đủ các thùng xốp có nắp đậy, để chứa các túi giống vận chuyển. 1.2 . Lấy nước vào túi - Túi bóng đã lồng vào nhau được đặt trong một chậu khô, hoặc nắp thùng xốp để tránh bị cọ xát với các vật thể khác dưới nền đất gây rách túi. - Miệng túi bóng được vén xuống dưới theo chiều ra phía ngoài khoảng 2- 3cm. - Mở miệng túi bóng, dùng ca múc nước biển có độ mặn, pH, nhiệt độ tương đương với nước biển sử dụng để ương tu hài vào túi. Các yếu tố môi trường dao động như sau:
  12. Độ mặn: 25-32ppt pH: 8-8,5 Nhiệt độ: 22-28oC Lượng nước đưa vào túi từ 1/5-1/4 thể tích túi. Hình 5.1 : Lấy nước vào túi bóng sử dụng vận chuyển giống tu hài cấp 1 2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 2.1 . Chuẩn bị xe máy - Nếu vận chuyển quãng đường ngắn, số lượng tu hài giống cấp 1 ít (từ 60.000 – 100.000 con) thì chỉ cần sử dụng xe máy là có thể vận chuyển được. - Xe máy được gắn theo giá đèo hàng, có chuẩn bị kèm thêm một bình oxy nhỏ (dài khoảng 40cm, đường kính Ф = 10cm) để đề phòng trong quá trình vận chuyển cần phải bơm bổ sung oxy. 2.2 . Chuẩn bị ô tô - Ô tô được sử dụng làm phương tiện vận chuyển đường dài, hoặc vận chuyển với số lượng lớn tu hài (vài chục vạn tu hài giống cấp 1 trở lên). - Có thể sử dụng ô tô tải từ loại to, loại vừa đến loại nhỏ với thùng hàng có thể xếp được nhiều thùng xốp lên, tùy vào số lượng giống lấy.
  13. Hình 5-2: Xe chuyên dụng vận chuyển đường dài - Xe được trang bị thêm bình oxy để phòng trong quá trình vận chuyển cần phải bơm bổ sung oxy. 2.3 . Chuẩn bị thuyền - Tu hài cấp 1 được vận chuyển đến các vùng biển để ương thành giống tu hài cấp 2. Nếu ương theo hình thức sử dụng lồng treo trên các giàn cố định thì sử dụng ô tô vận chuyển đến vùng ương, thả giống vào khuôn lồng, dùng thuyền (mủng) để vận chuyển khuôn lồng ra giàn treo. - Nếu tu hài cấp 1 được ương theo hình thức treo khuôn lồng trên bè thì cần chuẩn bị sẵn thuyền máy để vận chuyển tu hài từ bờ ra bè. Phải chuẩn bị sẵn thuyền tại bờ, để đưa tu hài giống đến nơi ương, để rút ngắn thời gian vận chuyển, do đã trải qua quá trình vận chuyển bằng đường bộ. Hình 5-3: Thuyền vận chuyển
  14. 3. Xác định mật độ tu hài đóng gói 3.1 . Xác định cỡ tu hài giống cấp 1 - Tu hài giống cấp 1 khi xuất bể có chiều dài vỏ 2-5mm. - Vỏ Tu hài sáng bóng, có điểm đen rõ ràng gần đỉnh vỏ. - Vỏ Tu hài giai đoạn này còn mỏng, dễ bị dập vỡ khi va chạm, vì vậy mọi thao tác trong khi vận chuyển và thả giống đều phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng. Hình 5-4: Tu hài giống cấp 1 3.2 . Xác định mật độ tu hài - Tùy thuộc vào kích cỡ tu hài mà có thể đóng túi vận chuyển với mật độ từ 7.000-10.000 con/túi, tối đa lên tới 20.000 con/túi. - Mật độ tu hài đưa vào đóng túi còn phụ thuộc vào thời gian, quãng đường vận chuyển: Thời gian vận chuyển lâu, quãng đường vận chuyển xa thì mật độ tu hài đóng túi giảm xuống; thời gian vận chuyển nhanh, quãng đường vận chuyển ngắn thì mật độ tu hài lại được đóng tăng lên. - Cách xác định số lượng giống đưa vào túi: + Tập trung tu hài lại, dùng vợt xúc tu hài lên.
  15. Hình 5-5: Dùng vợt xúc tu hài giống cấp 1 + Dùng gáo múc định lượng tự chế đong mẫu đưa ra ca nhựa hoặc chậu thau nhỏ để đếm mẫu. Hình 5-6: Đong mẫu tu hài bằng gáo múc tự chế
  16. Hình 5-7: Đếm mẫu tu hài + Căn cứ trên mẫu đếm, tùy theo kích cỡ tu hài mà tính toán mật độ giống, số lượng gáo định lượng cần đong để đưa tu hài giống vào trong túi đóng. 4. Đóng túi, bơm oxy 4.1 . Bơm oxy - Sau khi tu hài giống đã cho vào túi, di chuyển túi đến vị trí đặt bình oxy để bơm oxy trước khi đóng túi. - Tháo tác: + Một người điều chỉnh van oxy để bơm, chuẩn bị dây chun để buộc túi. + Người đóng túi vuốt chỉnh miệng túi, túm túi bóng lại, dồn hết lượng khí tự nhiên trong túi ra ngoài. Một tay đưa đầu ống bơm oxy nối với bình oxy vào trong túi, tay còn lại giữ chặt miệng túi đã được túm lại từ trước đó. + Mở van oxy từ từ để oxy vào túi cho đến khi đủ lượng oxy cần thiết, túi bóng đã đủ căng thì ngừng lại. Rút ống bơm oxy ra, đồng thời khóa van oxy lại. Chú ý: mở van oxy từ từ, không được mở quá mạnh, đột ngột, lượng oxy trong túi đầy, làm túi căng quá nhanh, trong khi thao tác của người đóng túi không theo kịp sẽ dễ dẫn tới nổ túi, tu hài bắn ra khỏi túi, gây thất thoát, ảnh hưởng đến chất lượng giống. 4.2 . Buộc túi - Sau khi túi đã được bơm đủ lượng oxy cần thiết, tiến hành buộc túi.
  17. - Thao tác: + Xoay túi bóng để xoắn phần miệng túi bóng đã được túm chặt lại, tạo sự chắc chắn để giữ oxy + Chập 2-3 sợi dây chun (dây nịt), đưa vào phần túi bóng vừa xoắn, quấn dây đảm bảo sự chắc chắn nhất. Hình 5-8: Buộc túi chứa giống tu hài cấp 1 - Sau khi buộc xong, túi được đưa vào xếp trong thùng xốp đã được chuẩn bị, sẵn sàng để vận chuyển. Hình 5-9: Xếp túi giống tu hài cấp 1 vào thùng xốp
  18. 5. Xử lý trong quá trình vận chuyển 5.1 . Sục khí tăng oxy Trong quá trình vận chuyển, cần thường xuyên kiểm tra các túi giống, nếu phát hiện dấu hiệu túi giống bơm oxy xẹp dần, cần tiến hành xử lý ngay: - Nếu túi giống bơm oxy xẹp xuống là do thao tác buộc dây không kín, hoặc khi bơm oxy không đủ thì cần phải tháo túi ra, bơm đủ oxy và buộc lại. - Nếu túi giống bị rách, nước chảy ra ngoài, mất oxy cần chuyển giống sang túi mới, bơm oxy và buộc lại cẩn thận. 5.2 . Hạ nhiệt độ túi xuống 22-24oC - Sau khi xếp đủ các túi giống vào thùng xốp, nếu quá trình vận chuyển xa, qua nhiều công đoạn vận chuyển, mất nhiều thời gian cần phải hạ nhiệt độ các túi ở mức 22-24oC. - Thao tác: Lấy ¼ khay đá, đưa vào trong túi bóng, buộc chặt lại, sau đó quấn bên ngoài một lớp giấy báo, đặt lên trên, vào vị trí giữa các túi, rồi đóng nắp thùng xốp lại. - Lưu ý: + Không được để đá và nước đá tiếp xúc trực tiếp với các túi, làm lạnh đột ngột sẽ gây sốc, ảnh hưởng đến sức khỏe tu hài. + Giữ đá trong túi bóng và quấn một lớp giấy báo bên ngoài để đá không tan chảy nhanh, giữ được độ lạnh trong suốt quá trình vận chuyển. Hình 5-10: Đá được giữ trong túi bóng, bọc lớp báo đặt trên túi giống
  19. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1. Trình bày công tác chuẩn bị dụng cụ vận chuyển tu hài giống cấp 1? 2. Trình bày cồng tác chuẩn bị phương tiện vận chuyển tu hài giống cấp 1? 3. Nếu rõ kích cỡ, mật độ tu hài giống cấp 1 vận chuyển? 4. Trình bày thao tác kỹ thuật bơm ôxy, đóng túi tu hài giống cáp 1 vận chuyển? 5. Trình bày cách xử lý trong quá trình vận chuyển? Bài tập thực hành - Kết hợp với thực tiễn thực hiện thao tác định lượng tu hài giống cấp 1 đưa vào túi vận chuyển. - Kết hợp với thực tiễn thực hiện các thao tác đóng túi, bơm oxy, buộc túi. C. Ghi nhớ - Nắm rõ các công tác chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện vận chuyển để chuẩn bị cho phù hợp với số lượng, quãng đường, cách thức vận chuyển. - Nắm vững kích cỡ tu hài giống cấp 1, vì mật độ vận chuyển có liên quan đến kích cỡ giống. - Nắm vững các thao tác đóng túi, bơm oxy, buộc túi; thực hiện đảm bảo độ an toàn cho toàn quá trình vận chuyển. - Bên cạnh đó, phải biết cách xử lý trong quá trình vận chuyển, nếu có vấn đề gì xảy ra trên đường vận chuyển sẽ tiến hành khắc phục kịp thời, đảm bảo tỷ lệ sống cao.
  20. Bài 2: Vận chuyển giống cấp 2 Giới thiệu: Sau khoảng thời gian ương 30-35 ngày, tu hài giống cấp 1 được ương lên thành tu hài giống cấp 2 bằng cách sử dụng các khuôn lồng treo trên giàn bè nổi hoặc giàn cố định. tu hài giống cấp 2 lúc này có chiều dài vỏ đạt 1,8-2,5cm đã có thể thu hoạch để vận chuyển đến nơi nuôi thương phẩm. Mục tiêu: - Nêu được trình tự các bước công việc trong vận chuyển giống cấp 2. - Xác định được dụng cụ, phương tiện, mật độ tu hài vận chuyển và các điều kiện sống của tu hài giống cấp 2 thích hợp với quãng đường vận chuyển - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác A. Nội dung 1. Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển 1.1 . Chuẩn bị thùng vận chuyển - Thùng vận chuyển được sử dụng là thùng xốp còn mới, nguyên vẹn, không bị rò rỉ khi chứa nước. - Thùng xốp có kích thước: dài 60cm, rộng 40cm, cao 40cm. Hình 5-11: Thùng xốp vận chuyển tu hài giống cấp 2
  21. 1.2 . Làm đáy cát - Chuẩn bị cát: + Cát sử dụng để rải xuống thùng xốp vận chuyển là cát thô, không sử dụng cát mịn. + Cát được rửa sạch bùn đất, đựng trong thùng hoặc chậu sạch trước khi dùng để rải. - Thao tác làm đáy cát: rải từ từ từng lớp cát xuống đáy thùng xốp, cho đến khi đạt được độ dày lớp cát khoảng 7-10cm. Hình 5-12: Chuẩn bị cát trong thùng vận chuyển 1.3 . Lấy nước vào thùng - Sau khi đã rải cát tạo lớp đáy trong thùng xốp sẽ cấp nước ngay vào thùng. - Nước cấp dùng trong vận chuyển là nước biển, đã qua lọc để loại bỏ các chất bẩn trong nước, có điều kiện độ mặn, pH, nhiệt độ tương đương với nguồn nước biển ương tu hài, được chứa sẵn trong các thùng. Nếu vận chuyển tu hài từ các bè ương cách xa bờ, điều kiện lọc nước không có, thì sử dụng trực tiếp nước biển để cấp vào thùng. - Nước biển được cấp vào thùng sao cho khoảng cách từ mặt trên của lớp cát đáy tới mặt nước là 10cm. 2. Chuẩn bị phương tiện 2.1 . Chuẩn bị thuyền - Ương giống tu hài cấp 2 sử dụng khuôn lồng treo trên bè hoặc trên giàn cố định, do đó sau khi thu hoạch, xử lý loại bỏ giống không đạt yêu cầu, xác định mật độ vận chuyển đưa vào thùng xốp, cần phải chuẩn bị thuyền để đưa
  22. các thùng xốp chứa giống lên bờ, sau đó chuyển sang các phương tiện vận chuyển khác. - Thuyền sử dụng có thể là thuyền nan (mủng) chèo tay nếu quãng đường vận chuyển từ nơi ương đến bờ gần, hoặc là thuyền máy với quãng đường vận chuyển trên biển xa. Chú ý, đầu máy trên thuyền phải đổ đầy xăng, dầu, sửa chữa cẩn thận trước khi vận chuyển, tránh trường hợp hỏng hóc, hết xăng dầu xảy ra trên quãng đường vận chuyển. - Trên thuyền nếu vận chuyển số lượng giống lớn, sử dụng nhiều thùng xốp thì cần trang bị bình oxy loại to, hệ thống phụ kiện ống khí, đá bọt đi kèm để sục khí cho tu hài giống trong các thùng xốp. Nếu chỉ vận chuyển ít giống, từ 1-2 thùng xốp thì chỉ cần chuẩn bị thêm máy sục khí chạy pin, kèm theo phụ kiện. Hình 5-13: Chuẩn bị thuyền vận chuyển 2.2 . Chuẩn bị xe máy - Nếu vận chuyển quãng đường ngắn, chỉ vận chuyển 1-2 thùng xốp chứa giống tu hài cấp 2 thì chỉ cần sử dụng xe máy là có thể vận chuyển được. - Xe máy được gắn theo giá đèo hàng, có chuẩn bị thêm một bình oxy nhỏ (dài khoảng 40cm, đường kính Ф = 10cm), hoặc máy sục khí chạy pin, kèm theo các phụ kiện ống sục khí, đá bọt để sục khí cho tu hài trong quá trình vận chuyển. - Thùng xốp sẽ được chằng trên giá đèo hàng bằng dây chun dài, che ánh sáng, đảm bảo độ cân đối, chắc chắn trong quá trình vận chuyển. 2.3 . Chuẩn bị phương tiện vận chuyển khác
  23. - Nếu vận chuyển số lượng tu hài giống lớn, nhiều thùng xốp, quãng đường vận chuyển xa cần sử dụng ô tô để vận chuyển. - Thùng ô tô được quây kín bằng bạt để che mát, che mưa trong quá trình vận chuyển. Nếu thùng ô tô không phải loại chuyên dụng để quây bạt được thì sử dụng các tấm bạt thông dụng phủ lên các thùng xốp. Hình 5-14: Ô tô vận chuyển được quây kín bằng bạt - Trên thùng ô tô trang bị bình oxy loại lớn, kèm theo các phụ kiện ống sục khí, đá bọt để sục khí cho tu hài trong suốt quãng đường vận chuyển. Hình 5-15: Bình ôxy loại lớn 3. Xác định mật độ tu hài vận chuyển 3.1 . Xác định cỡ tu hài giống cấp 2
  24. - Tu hài giống cấp 2 có kích cỡ chiều dài vỏ từ 1,8-2,5cm, lúc này có thể thu hoạch để vận chuyển tới nơi nuôi thương phẩm. - Vỏ tu hài sáng bóng, có điểm đen rõ ràng gần đỉnh vỏ, vỏ không bị dập vỡ. Hình 5-16: Tu hài giống cấp 2 - Mặc dù tu hài đã đạt đến giai đoạn con giống cấp 2, nhưng vỏ vẫn còn mỏng, hiện tượng dập vỡ vẫn dễ xảy ra nếu có va chạm, vì vậy mọi thao tác trong vận chuyển và thả giống đều phải thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận. 3.2 . Xác định mật độ tu hài - Kích cỡ tu hài giống từ 1,8-2,5cm là tương đối lớn, mật độ vận chuyển khoảng 3000 - 5000 con/thùng tùy theo kích cỡ tương ứng. - Xác định mật độ tu hài còn phụ thuộc vào thời gian, quãng đường vận chuyển: Thời gian vận chuyển lâu, quãng đường vận chuyển xa thì mật độ tu hài giảm xuống; thời gian vận chuyển nhanh, quãng đường vận chuyển ngắn thì mật độ tu hài lại tăng lên. - Cách xác định số lượng giống đưa vào thùng vận chuyển: + Tập trung tu hài lại. + Dùng vợt xúc tu hài lên khỏi dụng cụ chứa đựng. + Dùng gáo múc định lượng tự chế (có thể sử dụng bát nhựa con) đong mẫu đưa ra ca nhựa hoặc chậu thau nhỏ để đếm mẫu. Hoặc trực tiếp sử dụng tay đếm số lượng.
  25. Hình 5-17: Gáo múc định lượng tu hài tự chế + Căn cứ trên mẫu đếm, tùy theo kích cỡ tu hài, quãng đường và thời gian vận chuyển mà tính toán mật độ giống, số lượng gáo định lượng cần đong để đưa tu hài giống cấp vào trong thùng xốp đã chuẩn bị đáy cát và nước biển. 4. Xử lý trong quá trình vận chuyển 4.1 . Sục khí trong quá trình vận chuyển - Đây là kiểu vận chuyển hở tu hài giống, nên việc sục khí trong suốt quãng đường vận chuyển là hết sức cần thiết, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tu hài trong điều kiện mật độ dày, nâng cao tỷ lệ sống của tu hài giống trong quá trình vận chuyển. - Trường hợp chỉ vận chuyển 1-2 thùng xốp chứa tu hài giống thì chỉ cần sử dụng máy sục khí chạy pin, hoặc một bình oxy nhỏ, đi kèm với các phụ kiện là ống khí, đá bọt để sục khí, duy trì oxy trong quá trình vận chuyển. - Trường hợp vận chuyển số lượng thùng xốp chứa tu hài giống lớn thì cần trang bị 1-2 bình oxy loại to, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tất cả các thùng xốp chứa giống trong suốt quá trình vận chuyển. - Lưu ý: Cần kiểm tra sục khí trong lúc vận chuyển, nếu có sự cố như hết pin, hết oxy thì cần phải ngay lập tức thay pin mới, chuyển sang bình oxy mới.
  26. Hình 5-18: Máy sục khí chạy pin trong vận chuyển tu hài giống cấp 2 4.2 . Làm mát nước vận chuyển tu hài dưới 30oC - Nước trong thùng cần phải được làm mát dưới 30oC trước khi đưa tu hài giống vào vận chuyển, để không bị hao hụt tu hài trong thời gian vận chuyển bằng cách: + Sử dụng nước đá cho vào nước vận chuyển đến khi nhiệt độ nước trong thùng đạt dưới 30oC. Hoặc cho đá vào làm lạnh nước trước khi cho nước vào thùng. + Nếu quãng đường vận chuyển xa, có thể cho thêm một miếng đá nhỏ (khoảng 1/6 khay đá) bọc kỹ qua 2 lớp túi bóng, thả trực tiếp vào trong thùng chứa giống, duy trì được nhiệt độ nước trong thùng dưới 30oC suốt quá trình vận chuyển. - Bên cạnh đó, cần che mát cho thùng xốp chứa giống trong suốt thời gian vận chuyển, để giữ cho nhiệt độ nước trong thùng luôn ổn định, sức khỏe tu hài giống không bị ảnh hưởng. Yêu cầu này là bắt buộc với khi vận chuyển trong những ngày nắng, nóng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1. Trình bày các thao tác chuẩn bị dụng cụ vận chuyển tu hài giống cấp 2? 2. Trình bày các phương tiện vận chuyển có thể sử dụng trong vận chuyển giống tu hài cấp 2? 3. Nêu kích cỡ và mật độ vận chuyển tu hài giống cấp 2? 4. Trình bày các thao tác xử lý trong quá trình vận chuyển
  27. Bài tập thực hành + Kết hợp với thực tiễn quan sát, tìm hiểu các phương tiện sử dụng để vận chuyển tu hài giống cấp 2. + Kết hợp với thực tiễn thực hiện các thao tác xử lý trong quá trình vận chuyển. C. Ghi nhớ - Nắm rõ các công tác chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện vận chuyển để chuẩn bị cho phù hợp với số lượng, quãng đường, cách thức vận chuyển. - Nắm vững kích cỡ tu hài giống cấp 2, vì mật độ vận chuyển có liên quan đến kích cỡ giống. - Bên cạnh đó, phải biết cách xử lý trong quá trình vận chuyển, nếu có vấn đề gì xảy ra trên đường vận chuyển sẽ tiến hành khắc phục kịp thời, đảm bảo tỷ lệ sống cao.
  28. Bài 3: Vận chuyển hở tu hài thƣơng phẩm Giới thiệu: Vận chuyển hở là hình thức vận chuyển dựa vào sự hòa tan ôxy từ không khí vào nước để tu hài hô hấp. Vận chuyển hở tu hài thương phẩm là nội dung bài thứ 3 trong cuốn giáo trình. Khi tu hài đạt kích cỡ thương phẩm, giá cả và các điều kiện thích hợp, tu hài sẽ được thu hoạch và vận chuyển ngay tới nơi tiêu thụ. Riêng với tu hài thương phẩm có nhiều cách để vận chuyển, bài học này sẽ trang bị các thao tác kỹ thuật theo phương pháp vận chuyển hở đối với tu hài thương phẩm. Mục tiêu: - Nêu được trình tự các bước công việc trong vận chuyển hở tu hài thương phẩm. - Xác định được dụng cụ, phương tiện vận chuyển - Thực hiện được thao tác xếp tu hài vào thùng, thao tác sục khí, làm mát và thay nước đảm bảo vận chuyển tu hài thương phẩm an toàn trên quãng đường vận chuyển, - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác A. Nội dung 1. Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển 1.1 . Chuẩn bị thùng vận chuyển - Thùng vận chuyển được sử dụng là thùng xốp hoặc thùng nhựa còn mới, nguyên vẹn, không bị rò rỉ khi chứa nước. - Thùng có kích thước: dài 60cm, rộng 40cm, cao 40cm. 1.2 . Chuẩn bị nước biển sạch - Trước khi xếp tu hài vào thùng, cần cấp nước vào thùng. - Nước cấp dùng trong vận chuyển là nước biển, đã qua lọc để loại bỏ các chất bẩn trong nước, có điều kiện độ mặn, pH, nhiệt độ tương đương với nguồn nước biển ở khu vực nuôi tu hài, được chứa sẵn trong các thùng. Nếu vận chuyển tu hài từ các bè nuôi, hoặc bãi triều xa bờ, điều kiện lọc nước không có, thì sử dụng trực tiếp nước biển để cấp vào thùng, nhưng nguồn nước phải sạch, không bẩn đục. Điều kiện môi trường dao động trong khoảng sau: Độ mặn: 25-33ppt pH: 8-8,5 Nhiệt độ: 22-24oC
  29. - Nước biển được cấp vào thùng sao cho khi các khay được xếp hết vào thùng thì mức nước tính từ bề mặt khay khoảng 2-3cm. 2. Chuẩn bị phương tiện 2.1 . Chuẩn bị thuyền - Thuyền sử dụng có thể là thuyền nan (mủng) chèo tay nếu bè nuôi hoặc bãi triều gần bờ; hoặc là thuyền máy với quãng đường vận chuyển trên biển xa. Chú ý: đầu máy trên thuyền phải đổ đầy xăng, dầu, sửa chữa cẩn thận trước khi vận chuyển, tránh trường hợp hỏng hóc, hết xăng dầu xảy ra trên quãng đường vận chuyển. - Trên thuyền nếu vận chuyển tu hài số lượng lớn (trường hợp thu toàn bộ), sử dụng nhiều thùng thì cần trang bị bình oxy loại to, hệ thống phụ kiện ống khí, đá bọt đi kèm để sục khí cho tu hài giống trong các thùng xốp. Nếu chỉ vận chuyển số lượng ít (trường hợp thu tỉa để bán), từ 1-2 thùng thì chỉ cần chuẩn bị thêm bình oxy loại nhỏ (dài khoảng 40cm, đường kính Ф = 10cm) hoặc máy sục khí chạy pin, kèm theo phụ kiện. Hình 5-19: Bình ôxy sử dụng trong vận chuyển hở 2.2 . Chuẩn bị xe máy - Nếu vận chuyển quãng đường ngắn, chỉ vận chuyển 1-2 thùng chứa tu hài thương phẩm thì chỉ cần sử dụng xe máy là có thể vận chuyển được. - Xe máy được gắn theo giá đèo hàng (tùy theo số lượng 1 hoặc 2 thùng mà giá đèo hàng này dài hay ngắn đảm bảo chở được hết thùng), có chuẩn bị thêm một bình oxy nhỏ hoặc máy sục khí chạy pin, kèm theo các phụ kiện ống sục khí, đá bọt để sục khí cho tu hài trong quá trình vận chuyển. - Thùng xốp sẽ được chằng trên giá đèo hàng bằng dây chun dài, che ánh sáng, đảm bảo độ cân đối, chắc chắn trong quá trình vận chuyển.
  30. Hình 5-20: Xe máy vận chuyển 2.3 . Chuẩn bị phương tiện khác - Nếu vận chuyển lượng tu hài thương phẩm với số lượng lớn, đóng nhiều thùng, quãng đường vận chuyển xa cần sử dụng ô tô để vận chuyển. - Thùng ô tô được quây kín bằng bạt để che mát, che mưa trong quá trình vận chuyển. Nếu thùng ô tô không phải loại chuyên dụng để quây bạt được thì sử dụng các tấm bạt thông thường phủ lên các thùng xốp. - Trên thùng ô tô trang bị bình oxy loại lớn, kèm theo các phụ kiện ống sục khí, đá bọt để sục khí cho tu hài trong suốt quãng đường vận chuyển. 3. Xếp tu hài vào thùng 3.1 . Xếp tu hài vào khay - Chuẩn bị khay: + Khay làm bằng nhựa, hình chữ nhật, có các khe thông ở cả xung quanh thành và dưới đáy. Loại khay này giống khay sử dụng làm lồng ương, nuôi tu hài, nhưng có kích thước nhỏ hơn, phải đảm bảo khi xếp tu hài vào khay và xếp các khay chồng lên nhau không làm tu hài xây xát, cọ xước với nhau, và với khay khác xếp trên nó. + Có thể sử dụng khay có chiều dài 35-37cm, chiều rộng 15-17cm, chiều cao 8-10cm. Kích thước khay như vậy có thể xếp được 6-9 khay trong thùng. + Hoặc sử dụng loại khay có kích thước chiều dài 55cm, rộng 35cm, cao 15cm. Kích thước loại khay này có thể xếp được 2 khay trong một thùng. + Loại khay này không thông dụng trên thị trường, có thể đặt hàng tại cửa hàng hoặc nhà máy sản xuất để đảm bảo kích thước khay yêu cầu. + Khay được rửa sạch hệt bụi bẩn trước khi dùng để xếp tu hài vào. - Thao tác xếp tu hài vào khay: + Tu hài sau khi thu hoạch được rửa sạch lại lần nữa trước khi xếp vào khay.
  31. + Xếp lần lượt từng con tu hài vào khay theo chiều thẳng đứng, vòi ống hút của tu hài hướng lên trên, để tận dụng được diện tích khay, xếp được số lượng lớn. + Không nên xếp tu hài chặt quá, dễ gây xây xát, tổn thương trong quá trình vận chuyển. Hình 5-21: Xếp tu hài vào khay (Khay sử dụng để xếp tu hài nhỏ hơn, cách xếp này chỉ mang tính minh họa) 3.2 . Xếp khay tu hài vào thùng - Sau khi tu hài được xếp hết vào khay, tiến hành xếp lần lượt các khay vào thùng. - Các khay được xếp xít nhau trong cùng một hàng (nếu sử dụng loại khay nhỏ) và xếp chồng lên nhau để tận dụng được diện tích thùng. - Sau khi xếp hết khay vào thùng, điều chỉnh mực nước sao cho mực nước tính từ bề mặt khay trên cùng đến mặt nước khoảng 2-3cm, đảm bảo sục khí được mà nước không tràn ra ngoài.
  32. Hình 5-23: Xếp khay vào thùng xốp Lưu ý: Nếu sử dụng loại khay nhỏ, xếp thành 3 hàng, 9 khay, lượng nước trong thùng cao gần miệng thùng, có thể làm nước tràn ra ngoài trong khi vận chuyển. Khi đó có thể điều chỉnh mực nước xấp xỉ bề mặt khay tu hài trên cùng hoặc đóng cố định nắp thùng. 4. Điều chỉnh nhiệt độ vận chuyển - Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của tu hài trong khi vận chuyển. Vì thế việc giảm nhiệt độ nước trong các dụng cụ chứa là một yêu cầu cần thiết trong khi vận chuyển. Phương pháp tốt nhất để khắc phục nhiệt độ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tu hài trong quá trình vận chuyển là: vận chuyển vào những ngày trời mát, lúc nhiệt độ thấp nhất trong ngày. Không vận chuyển vào những ngày nhiệt độ cao, ngày nắng to có nhiệt độ trên 30oC. Vì thế nên vận chuyển vào lúc sáng sớm, chiều mát hoặc vận chuyển vào ban đêm. - Nếu không vận chuyển được vào những khoảng thời gian trên, thì khi vận chuyển nước trong thùng cần phải được làm lạnh ở nhiệt độ trong khoảng 22- 24oC trước khi xếp khay tu hài vào thùng, để đảm bảo sức khỏe, tu hài không bị hao hụt trong thời gian vận chuyển bằng cách: + Sử dụng đá cho vào thùng chứa nước biển sạch dùng cho vận chuyển, nhiệt độ trong thùng giảm xuống khoảng 22-24oC mới múc nước chuyển sang thùng vận chuyển.
  33. + Nếu quãng đường vận chuyển xa, có thể cho thêm một miếng đá nhỏ (khoảng 1/6 khay đá) bọc kỹ qua 2 lớp túi bóng, thả trực tiếp vào trong thùng, duy trì được nhiệt độ nước trong thùng ở khoảng 22-24oC suốt quá trình vận chuyển. + Cần kiểm tra thường xuyên, nếu đá tan hết, nhiệt độ ngoài trời vẫn cao, nhiệt độ nước trong thùng vận chuyển có dấu hiệu tăng, quãng đường vận chuyển vẫn còn xa cần tiến hành bổ sung đá, duy trì nhiệt độ. - Bên cạnh đó, cần che mát cho thùng chứa tu hài thương phẩm trong suốt thời gian vận chuyển, để giữ cho nhiệt độ nước trong thùng luôn ổn định, sức khỏe tu hài giống không bị ảnh hưởng. Yêu cầu này là bắt buộc với khi vận chuyển trong những ngày nắng, nóng. 5. Sục khí - Tương tự với vận chuyển giống, nên việc sục khí trong suốt quãng đường vận chuyển là hết sức cần thiết, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho Tu hài trong điều kiện mật độ dày, nâng cao tỷ lệ sống của tu hài giống trong quá trình vận chuyển. - Trường hợp chỉ vận chuyển 1-2 thùng thì chỉ cần sử dụng máy sục khí chạy pin, hoặc một bình oxy nhỏ, đi kèm với các phụ kiện là ống khí, đá bọt để sục khí, duy trì oxy trong quá trình vận chuyển. - Trường hợp vận chuyển số lượng thùng nhiều thì cần trang bị 1-2 bình oxy loại to, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tất cả các thùng xốp chứa giống trong suốt quá trình vận chuyển. - Lưu ý: Cần kiểm tra sục khí trong lúc vận chuyển, nếu có sự cố như hết pin, hết oxy thì cần phải ngay lập tức thay pin mới, chuyển sang bình oxy mới. 6. Thay nước - Tu hài là đối tượng ăn lọc, nên trong quá trình vận chuyển lượng thức ăn còn trong hệ tiêu hóa sẽ được tu hài tiêu hóa hết và các chất thả được loại bỏ ra môi trường nước vận chuyển. Nước trong thùng sẽ xuất hiện các bọt bẩn, giảm lượng oxy hòa tan, cần phải thay nước mới. - Nếu quãng đường vận chuyển xa (trên 12 giờ vận chuyển), có thể mang theo các thùng, can chứa nước mặn theo phương tiện vận chuyển để luôn có sẵn nguồn nước thay thế. Nếu quãng đường vận chuyển ngắn (dưới 12 giờ vận chuyển), việc thay nước xem như không cần thiết. - Nước thay là nước biển, lọc sạch, làm lạnh ở nhiệt độ 22-24oC, có điều kiện độ mặn, pH tương đương với nước trong thùng vận chuyển. - Thời gian thay nước: cứ sau 12 giờ vận chuyển tiến hành thay nước một lần, lượng nước thay là 50% lượng nước trong dụng cụ chứa. Có thể thay nhiều lần nếu quãng đường dài, thời gian vận chuyển lâu. - Thao tác thay nước: nhấc các khay chứa tu hài lần lượt ra ngoài, để ở vị trí sạch, khô ráo; nghiêng thùng đổ hết nước ra ngoài, tráng lại thùng cho sạch,
  34. sau đó cho nước đã chuẩn bị vào lại thùng, xếp lại các khay vào thùng, rồi xem xét điều chỉnh lại mực nước trong thùng, chuyển lên xe, lắp sục khí cho thùng vận chuyển và tiếp tục di chuyển đến nơi tiêu thụ. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1. Trình bày công tác chuẩn bị dụng cụ vận chuyển hở tu hài? 2. Trình bày công tác chuẩn bị phương tiện vận chuyển hở tu hài? 3. Trình bày thao tác kỹ thuật xếp tu hài vào khay? 4. Trình bày thao tác kỹ thuật xếp khay vào thùng xốp vận chuyển? 5. Trình bày phương pháp điều chỉnh nhiệt độ khi vận chuyển? 6. Trình bày biện pháp xục khí trong quá trình vận chuyển? 7. Trình bày biện pháp thay nước trong quá trình vận chuyển? Bài tập thực hành + Kết hợp với thực tiễn quan sát, tìm hiểu dụng cụ vận chuyển, các phương tiện sử dụng để vận chuyển. + Kết hợp với thực tiễn thực hiện xếp tu hài vào khay, xếp khay vào thùng. + Kết hợp với thực tiễn rèn luyện kỹ năng xử lý trong quá trình vận chuyển C. Ghi nhớ - Nắm rõ các công tác chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện vận chuyển để chuẩn bị cho phù hợp với số lượng, quãng đường, cách thức vận chuyển. - Nắm vững thao tác xếp tu hài vào khay, xếp khay vào thùng, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Bên cạnh đó, phải biết cách xử lý trong quá trình vận chuyển, nếu có vấn đề gì xảy ra trên đường vận chuyển sẽ tiến hành khắc phục kịp thời, đảm bảo tỷ lệ sống cao.
  35. Bài 4: Vận chuyển giữ độ ẩm Giới thiệu: Ngoài phương pháp vận chuyển hở tu hài thương phẩm, thì một phương pháp cũng được sử dụng khá thông dụng hiện nay là vận chuyển giữ độ ẩm. Phương pháp vận chuyển này đơn giản, nhưng cũng cho hiệu quả khá cao. Mục tiêu: - Nêu được trình tự các bước công việc trong vận chuyển giữ đổ ẩm. - Xác định được dụng cụ, phương tiện vận chuyển và các điều kiện sống của Tu hài trong vận chuyển giữ độ ẩm. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. A. Nội dung 1. Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển 1.1 . Chuẩn bị thùng vận chuyển - Thùng vận chuyển được sử dụng là thùng xốp hoặc thùng nhựa còn mới. - Thùng có kích thước: dài 60cm, rộng 40cm, cao 40cm. 1.2 . Làm lỗ thoáng trên thùng vận chuyển - Thùng được làm thủ công các lỗ thoát nước ở đáy và các lỗ thoáng ở hai bên theo mặt chiều dài của thùng. - Các lỗ thoáng được làm hình tròn, đường kính 2-3cm, khoảng cách giữa các lỗ là 2-3cm. 2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 2.1 . Chuẩn bị thuyền - Nuôi tu hài thương phẩm trong khuôn lồng treo trên bè hoặc hoặc trên bãi triều xa bờ, do đó sau khi thu hoạch, xử lý loại bỏ giống không đạt yêu cầu, xếp tu hài vào khay đặt trong thùng, cần phải chuẩn bị thuyền để đưa các thùng lên bờ, sau đó chuyển sang các phương tiện vận chuyển khác đến nơi tiêu thụ. - Thuyền sử dụng có thể là thuyền nan (mủng) chèo tay nếu bè nuôi hoặc bãi triều gần bờ; hoặc là thuyền máy với quãng đường vận chuyển trên biển xa. Chú ý, đầu máy trên thuyền phải đổ đầy xăng, dầu, sửa chữa cẩn thận trước khi vận chuyển, tránh trường hợp hỏng hóc, hết xăng dầu xảy ra trên quãng đường vận chuyển.
  36. Hình 5-23: Thuyền sử dụng để vận chuyển tu hài từ nơi nuôi vào bờ - Ở đây sử dụng phương pháp vận chuyển hở giữ độ ẩm, nên không cần trang bị bình oxy, máy sục khí và các phụ kiện đi kèm. Chỉ cần chuẩn bị các vật dụng che chắn, đảm bảo không cho nắng chiếu trực tiếp vào thùng tu hài. 2.2 . Chuẩn bị xe máy - Nếu vận chuyển quãng đường ngắn, vận chuyển 1-2 thùng tu hài thương phẩm thì chỉ cần sử dụng xe máy là có thể vận chuyển được. - Xe máy được gắn theo giá đèo hàng (tùy theo số lượng 1 hoặc 2 thùng mà giá đèo hàng này dài hay ngắn đảm bảo chở được hết thùng), có chuẩn bị một bình nhỏ chứa nước biển sạch lấy tại vùng nuôi tu hài, để có thể duy trì độ ẩm cho khăn. - Thùng xốp sẽ được chằng trên giá đèo hàng bằng dây chun dài, che ánh sáng, đảm bảo độ cân đối, chắc chắn trong quá trình vận chuyển. 2.3 . Chuẩn bị ô tô - Nếu vận chuyển lượng tu hài thương phẩm lớn, đóng nhiều thùng, quãng đường vận chuyển xa cần sử dụng ô tô để vận chuyển. - Thùng ô tô được quây kín bằng bạt để che mát, che mưa trong quá trình vận chuyển. Nếu thùng ô tô không phải loại chuyên dụng để quây bạt được thì sử dụng các tấm bạt thông thường phủ lên các thùng xốp. - Trên thùng ô tô chuẩn bị thêm một số can hoặc thùng nhựa chứa nước biển sạch lấy tại vùng nuôi tu hài để chủ động trong việc duy trì độ ẩm cho khăn trong suốt quãng đường vận chuyển.
  37. 3. Chuẩn bị khăn ẩm 3.1 . Xác định kích cỡ, chất liệu của khăn - Khăn sử dụng trong vận chuyển ẩm tu hài là loại khăn mặt hoặc khăn tắm vẫn thường sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. - Nên chọn loại khăn có hàm lượng cotton cao (tốt nhất là loại khăn được làm bằng 100% cotton), tạo sự thông thoáng, tu hài dễ dàng hô hấp. - Kích thước khăn: + Loại khăn nhỏ (khăn mặt): dài 40cm, rộng 20cm. Sử dụng cho loại khay nhỏ. + Loại khăn lớn (khăn tắm): dài 60-80cm, rộng 40cm. Sử dụng cho loại khay lớn. Hình 5-24: Khăn được làm bằng chất liệu cotton 3.2 . Làm ẩm khăn - Khăn được giặt sạch, làm hết mùi nếu là khăn mới. - Sử dụng nước biển sạch, lấy tại vùng nuôi thương phẩm, đã được làm lạnh ở nhiệt độ 22-24oC để làm ẩm khăn: Ngâm khăn vào nước, hoặc dội nước lên khăn, vắt bớt nước, tạo cho khăn có một độ ẩm nhất định. 4. Xếp tu hài vào thùng vận chuyển 4.1 . Xếp tu hài vào khay - Chuẩn bị khay: + Khay làm bằng nhựa, hình chữ nhật, có các khe thông ở cả xung quanh thành và dưới đáy. Loại khay này giống khay sử dụng làm lồng ương, nuôi tu hài, nhưng có kích thước nhỏ hơn, phải đảm bảo khi xếp tu hài vào khay và xếp các khay chồng lên nhau không làm tu hài xây xát, cọ xước với nhau, và với khay khác xếp trên nó. + Cũng giống như vận chuyển hở, có thể sử dụng khay có chiều dài 35- 37cm, chiều rộng 15-17cm, chiều cao 8-10cm. Kích thước khay như vậy có thể xếp được 6-9 khay trong thùng.
  38. + Hoặc sử dụng loại khay có kích thước chiều dài 55cm, rộng 35cm, cao 15cm. Kích thước loại khay này có thể xếp được 2 khay trong một thùng. + Loại khay này không thông dụng trên thị trường, có thể đặt hàng tại cửa hàng hoặc nhà máy sản xuất để đảm bảo kích thước khay yêu cầu. + Khay được rửa sạch hệt bụi bẩn trước khi dùng để xếp tu hài vào. - Thao tác xếp tu hài vào khay: + Tu hài sau khi thu hoạch được rửa sạch lại lần nữa trước khi xếp vào khay. + Xếp lần lượt từng con tu hài vào khay theo chiều thẳng đứng, vòi ống hút của tu hài hướng lên trên, để tận dụng được diện tích khay, xếp được số lượng lớn. + Không nên xếp tu hài chặt quá, dễ gây xây xát, tổn thương trong quá trình vận chuyển. 4.2 . Xếp khay tu hài vào thùng - Sau khi tu hài được xếp hết vào khay, tiến hành xếp lần lượt các khay vào thùng. - Các khay được xếp xít nhau trong cùng một hàng (nếu sử dụng loại khay nhỏ) và xếp chồng lên nhau để tận dụng được diện tích thùng. - Dùng khăn ẩm đã chuẩn bị phủ lên phía trên tu hài, khăn nằm gọn trong lòng khay. Sử dụng loại khăn nhỏ cho khay nhỏ, loại khăn to cho khay to. 5. Xử lý trong quá trình vận chuyển 5.1 . Làm mát thùng chứa tu hài từ 22-24oC - Mặc dù khăn đã được làm ẩm bằng nước có nhiệt độ 22-24oC, nhưng trong quá trình vận chuyển, nhiệt độ tăng, nên để giữ mát trong quá trình vận chuyển có thể sử dụng nước biển ở nhiệt độ 22-24oC để duy trì độ ẩm cho khăn, hoặc sử dụng trực tiếp nước đá, đá xay đóng trong hai lớp túi nilon, đặt trực tiếp trên bề mặt khay qua lớp khăn ẩm. - Lưu ý: Không được để nước đá hoặc đá xay tiếp xúc trực tiếp với tu hài, vì nước từ đá tan chảy ra là nước ngọt, nhiệt đô thấp sẽ gây sốc độ mặn, nhiệt độ cho tu hài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tỷ lệ sống của tu hài trong quá trình vận chuyển. 5.2 . Giữ ẩm cho tu hài - Quá trình vận chuyển sẽ làm cho khăn mất độ ẩm, bản thân con tu hài khô đi, dễ gây hao hụt. Do đó cần phải theo dõi, kiểm tra để xác định thời điểm xử lý ngay. - Cần làm ẩm lại khăn, kết hợp sử dụng ca lấy nước biển lấy từ vùng nuôi tu hài thương phẩm, chứa trong các can, thùng mang theo dội đều lên các khay
  39. đặt trong thùng. Nước sẽ thoát ra ngoài qua các lỗ thoát ở đáy thùng, còn cơ thể tu hài đã được làm ẩm trở lại. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1. Trình bày công tác chuẩn bị dụng cụ vận chuyển giữ độ ẩm tu hài? 2. Trình bày công tác chuẩn bị phương tiện vận chuyển giữ độ ẩm tu hài? 3. Trình bày công tác chuẩn bị khăn ẩm? 4. Trình bày thao tác kỹ thuật xếp tu hài vào thùng vận chuyển? 5. Nêu rõ các biện pháp xử lý trong quá trình vận chuyển? Bài tập thực hành - Kết hợp với thực tiễn quan sát, tìm hiểu các dụng cụ, phương tiện sử dụng để vận chuyển. - Kết hợp với thực tiễn thực hiện thao tác chuẩn bị khăn ẩm, xếp tu hài vào khay, xếp khay vào thùng. - Kết hợp với thực tiễn rèn luyện kỹ năng xử lý trong quá trình vận chuyển C. Ghi nhớ - Nắm rõ các công tác chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện vận chuyển để chuẩn bị cho phù hợp với số lượng, quãng đường, cách thức vận chuyển. - Nắm vững thao tác chọn khăn, tạo độ ẩm cho khăn, xếp tu hài vào khay, xếp khay vào thùng, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Bên cạnh đó, phải biết cách xử lý trong quá trình vận chuyển, nếu có vấn đề gì xảy ra trên đường vận chuyển sẽ tiến hành khắc phục kịp thời, đảm bảo tỷ lệ sống cao.
  40. Bài 5: Vận chuyển kín Giới thiệu: Vận chuyển kín là hình thức vận chuyển do con người trực tiếp bơm oxy vào dụng cụ vận chuyển với áp suất cao và nồng độ ôxy hòa tan cao để cung cấp ôxy cho tu hài hô hấp. Vận chuyển kín tu hài là bài cuối cùng trong cuốn giáo trình “Vận chuyển tu hài”. Bài học trình bày một phương pháp vận chuyển khác nữa được sử dụng tùy theo điều kiện trong vận chuyển tu hài thương phẩm. Phương pháp này cũng được sử dụng tương đối thông dụng hiện nay. Mục tiêu: - Nêu được trình tự các bước công việc trong vận chuyển kín. - Xác định được dụng cụ, phương tiện, mật độ tu hài vận chuyển và các điều kiện sống của tu hài thích hợp với quãng đường vận chuyển - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác A. Nội dung 1. Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển 1.1 . Chuẩn bị túi bóng để vận chuyển Trong vận chuyển tu hài thương phẩm, ngoài cách vận chuyển hở, vận chuyện giữ độ ẩm thì cũng có thể sử dụng kiểu vận chuyển kín bằng túi bóng có bơm oxy. - Túi bóng là túi nilon, có màu trắng, dạng hình ống, có độ dày từ 0,15- 0,18mm, chiều dài 115-120cm, chiều rộng 55-60cm. - Túi không có những vết rách, thủng, xước để tránh bị dò dỉ nước, mất nước, mất oxy trong quá trình vận chuyển. - Lồng 2 túi bóng vào nhau để đảm bảo độ chắc chắn trong quá trình vận chuyển, bằng cách cho một ít nước vào túi bóng, làm cho hai thành túi bóng tách ra, không bị dính vào nhau, tiếp đó mở miệng một túi bóng khác, lồng túi bóng có nước vừa chuẩn bị vào trong, chỉnh cho các góc của hai túi bóng vừa nhau. Sau khi thao tác xong, đổ hết nước trong túi bóng đã được lồng sang một túi bóng mới khác để tiếp tục cho việc lồng các túi tiếp theo. - Để tiết kiệm, hoặc khi không có thùng xốp có thể sử dụng bao dứa để lồng ra ngoài túi bóng, cũng có thể giữ an toàn được cho túi trong quá trình vận chuyển. Chú ý: Cần kết hợp kiểm tra xem túi có bị rách hay không. Thao tác lồng túi phải cẩn thận, tránh làm rách túi. 1.2 . Lấy nước vào túi
  41. - Túi bóng đã lồng vào nhau được đặt trên một bao dứa, hoặc trên nền sạch, không có vật nhọn để tránh bị cọ xát gây rách túi (nếu sử dụng bao đã lồng bao dứa bên ngoài rồi thì để trực tiếp bao trên nền để thao tác). - Miệng túi bóng được vén xuống dưới theo chiều ra phía ngoài khoảng 5- 7cm. - Mở miệng túi bóng, dùng xô múc nước biển có độ mặn, pH, nhiệt độ tương đương với nước biển sử dụng để ương tu hài vào túi. Lượng nước đưa vào túi từ 1/5-1/4 thể tích túi. 2 Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 2.1 . Chuẩn bị thuyền - Nuôi Tu hài thương phẩm trong khuôn lồng treo trên bè hoặc hoặc trên bãi triều xa bờ, do đó sau khi thu hoạch, xử lý loại bỏ giống không đạt yêu cầu, đóng túi bơm oxy, cần phải chuẩn bị thuyền để đưa lên bờ, sau đó chuyển sang các phương tiện vận chuyển khác đến nơi tiêu thụ. - Thuyền sử dụng có thể là thuyền nan (mủng) chèo tay nếu bè nuôi hoặc bãi triều gần bờ; hoặc là thuyền máy với quãng đường vận chuyển trên biển xa. Chú ý, đầu máy trên thuyền phải đổ đầy xăng, dầu, sửa chữa cẩn thận trước khi vận chuyển, tránh trường hợp hỏng hóc, hết xăng dầu xảy ra trên quãng đường vận chuyển. - Đây là kiểu vận chuyển kín, túi bóng đã được bơm đầy oxy, nên không cần phải chuẩn bị bình oxy, máy sục khí trên thuyền. 2.2 . Chuẩn bị xe máy - Nếu vận chuyển quãng đường ngắn, vận chuyển 1-2 túi tu hài thương phẩm thì chỉ cần sử dụng xe máy là có thể vận chuyển được. - Xe máy được gắn theo giá đèo hàng (tùy theo số lượng 1 hoặc 2 túi mà giá đèo hàng này dài hay ngắn đảm bảo chở được hết thùng), có chuẩn bị một bình oxy nhỏ (dài khoảng 40cm, đường kính Ф = 10cm) để phòng trường hợp trên đường vận chuyển cần bơm bổ sung oxy. - Túi được chằng trực tiếp nếu túi được lồng bao dứa bên ngoài hoặc đặt vào thùng xốp, rồi chằng trên giá đèo hàng bằng dây chun dài, che ánh sáng, đảm bảo độ cân đối, chắc chắn trong quá trình vận chuyển. 2.3 . Chuẩn bị ô tô - Ô tô được sử dụng làm phương tiện vận chuyển đường dài, hoặc vận chuyển với số lượng lớn tu hài thương phẩm. - Có thể sử dụng ô tô tải từ loại to, loại vừa đến loại nhỏ với thùng hàng có thể xếp được nhiều thùng xốp lên, tùy vào số lượng tu hài thương phẩm vận chuyển.
  42. - Thùng ô tô được quây kín bằng bạt để che mát, che mưa trong quá trình vận chuyển. Nếu thùng ô tô không phải loại chuyên dụng để quây bạt được thì sử dụng các tấm bạt thông thường phủ lên các thùng xốp. - Xe được trang bị thêm bình oxy để phòng trong quá trình vận chuyển cần phải bơm bổ sung oxy. 3 Xác định mật độ tu hài đóng túi 3.1 . Xác định cỡ tu hài - Cỡ tu hài thương phẩm càng to thì có giá bán trên thị trường càng cao, do đó khi nuôi, nếu không gặp phải điều kiện bất lợi gì thì nên nuôi tu hài đến khi đạt được kích cỡ thu hoach, xuất bán. - Kích cỡ tu hài ngoài thị trường dao động tùy theo nhu cầu tiêu thụ của người dân. Cỡ tu hài tiêu thụ phổ biến hiện nay từ 5-8cm chiều dài vỏ, 20- 30con/1kg. Hình 5-25: Tu hài đạt kích cỡ thương phẩm - Tu hài được rửa sạch hết cát, chất bẩn sau khi thu hoạch. Loại bỏ những con không đạt yêu cầu về chất lượng, về kích cỡ. 3.2 . Xác định mật độ tu hài - Mật độ tu hài đóng túi vận chuyển phụ thuộc vào kích cỡ tu hài, cỡ tu hài càng to thì mật độ càng ít, và ngược lại cỡ tu hài càng nhỏ thì mật độ lại cao. - Ngoài ra mật độ tu hài đưa vào đóng túi còn phụ thuộc vào thời gian, quãng đường vận chuyển: Thời gian vận chuyển lâu, quãng đường vận chuyển
  43. xa thì mật độ tu hài đóng túi giảm xuống; thời gian vận chuyển nhanh, quãng đường vận chuyển ngắn thì mật độ tu hài lại được đóng tăng lên. - Căn cứ vào kích cỡ, quãng đường, thời gian vận chuyển mà tính toán mật độ cho phù hợp. Số lượng tu hài được đếm bằng tay, cho trực tiếp vào túi chứa nước trước khi đóng oxy. 4 Đóng túi, bơm oxy 4.1 . Bơm oxy vào túi - Cũng giống như thao tác đóng túi tu hài giống cấp 1, sau khi tu hài đã cho vào túi, di chuyển túi đến vị trí đặt bình oxy để bơm oxy trước khi đóng túi. - Tháo tác: + Một người điều chỉnh van oxy để bơm, chuẩn bị dây chun để buộc túi. + Người đóng túi vuốt chỉnh miệng túi, túm túi bóng lại, dồn hết lượng khí tự nhiên trong túi ra ngoài. Một tay đưa đầu ống bơm oxy nối với bình oxy vào trong túi, tay còn lại giữ chặt miệng túi đã được túm lại từ trước đó. Hình 5-26: Túm túi lại và dồn hết lượng khí tự nhiên trong túi ra ngoài
  44. Hình 5-27: Bơm oxy vào túi + Mở van oxy từ từ để oxy vào túi cho đến khi đủ lượng oxy cần thiết, túi bóng đã đủ căng thì ngừng lại, rút ống bơm oxy ra, đồng thời khóa van oxy lại. + Chú ý: mở van oxy từ từ, không được mở quá mạnh, đột ngột, lượng oxy trong túi đầy, làm túi căng quá nhanh, trong khi thao tác của người đóng túi không theo kịp sẽ dễ dẫn tới nổ túi, gây lãng phí khi phải thao tác lại toàn bộ. 4.2 . Buộc túi - Sau khi túi đã được bơm đủ lượng oxy cần thiết, tiến hành buộc túi. - Thao tác: + Xoay túi bóng để xoắn phần miệng túi bóng đã được túm chặt lại, tạo sự chắc chắn để giữ oxy + Chập 2 đầu dây chun được cắt từ xăm xe đạp, xe máy, đưa vào phần túi bóng vừa xoắn, quấn dây đảm bảo sự chắc chắn nhất.
  45. Hình 5-28: Bơm oxy và buộc túi bằng dây chun - Sau khi buộc xong, nếu túi được lồng bên ngoài bằng túi dứa thì chuyển trực tiếp lên xe, còn nếu không lồng túi dứa thì túi được đưa vào trong thùng xốp đã được chuẩn bị, đóng nắp thùng xốp lại, chuyển lên xe, sẵn sàng để vận chuyển. Chú ý: để tiết kiệm chi phí, mà vẫn đảm bảo an toàn, nên sử dụng bao dứa lồng bên ngoài thay vì sử dụng thùng xốp để đựng túi. Hình 5-29: Chuyển túi có bao dứa lên ô tô
  46. 5. Xử lý trong quá trình vận chuyển 5.1. Sục khí tăng oxy Trong quá trình vận chuyển, cần thường xuyên kiểm tra các túi bóng vận chuyển tu hài, nếu phát hiện dấu hiệu túi bơm oxy xẹp dần, cần tiến hành xử lý ngay: - Nếu túi bóng vận chuyển tu hài bơm oxy xẹp xuống là do thao tác buộc dây không kín, hoặc khi bơm oxy không đủ thì cần phải tháo túi ra, bơm đủ oxy và buộc chặt lại. - Nếu túi giống bị rách, nước chảy ra ngoài, mất oxy cần chuyển giống sang túi mới, bơm oxy và buộc lại cẩn thận. 5.2. Hạ nhiệt độ túi xuống 22-24oC - Nếu quá trình vận chuyển xa, qua nhiều công đoạn vận chuyển, mất nhiều thời gian cần phải hạ nhiệt độ các túi ở mức 22-24oC. - Thao tác: + Lấy ¼ khay đá, đưa vào trong túi bóng, buộc chặt lại, sau đó quấn bên ngoài một lớp giấy báo, đặt lên trên túi, rồi đóng nắp thùng xốp lại. + Nếu túi bóng không chứa trong thùng xốp mà sử dụng bao dứa lồng bên ngoài thì cần làm lạnh nước biển ở mức nhiệt độ 22-24oC trước khi cấp nước vào túi. - Lưu ý: + Không được để đá và nước đá tiếp xúc trực tiếp với các túi, làm lạnh đột ngột sẽ gây sốc, ảnh hưởng đến sức khỏe tu hài. + Giữ đá trong túi bóng và quấn một lớp giấy báo bên ngoài để đá không tan chảy nhanh, giữ được độ lạnh trong suốt quá trình vận chuyển. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1. Trình bày công tác chuẩn bị dụng cụ vận chuyển kín tu hài? 2. Trình bày công tác chuẩn bị phương tiện vận chuyển kín tu hài? 3. Xác định kích cỡ và mật độ tu hài đóng túi? 4. Trình bày thao tác kỹ thuật đóng túi, bơm ôxy, buộc túi trong vận chuyển kín tu hài? 5. Nêu rõ các biện pháp xử lý trong quá trình vận chuyển? Bài tập thực hành + Kết hợp với thực tiễn quan sát, thực hiện cách chuẩn bị túi bóng chứa tu hài vận chuyển. + Kết hợp với thực tiễn xác định kích cỡ, mật độ tu hài đóng túi vận chuyển.
  47. + Kết hợp với thực tiễn rèn luyện kỹ năng đóng túi, bơm oxy, buộc túi. C. Ghi nhớ - Chuẩn bị túi bóng đóng tu hài thương phẩm để vận chuyển. - Cách xác định kích cỡ, mật độ tu hài vận chuyển. - Cách đóng túi, bơm oxy và buộc túi. - Nắm rõ các công tác chuẩn bị túi bóng đóng tu hài, phương tiện vận chuyển để chuẩn bị cho phù hợp với số lượng, quãng đường, cách thức vận chuyển. - Nắm vững kích cỡ tu hài, vì mật độ vận chuyển có liên quan đến kích cỡ. - Nắm vững thao tác đóng túi, bơm ôxy và buộc túi, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình vận chuyển. - Bên cạnh đó, phải biết cách xử lý trong quá trình vận chuyển, nếu có vấn đề gì xảy ra trên đường vận chuyển sẽ tiến hành khắc phục kịp thời, đảm bảo tỷ lệ sống cao.
  48. HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun vận chuyển là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề ương giống và nuôi tu hài; có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Vận chuyển là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về công tác vận chuyển tu hài từ con giống cấp 1, con giống cấp 2, tu hài thương phẩm đến tu hài bố mẹ. II. Mục tiêu mô đun - Nêu được trình tự các bước công việc trong vận chuyển tu hài. - Lựa chọn được phương pháp vận chuyển phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tu hài. - Xác định được dụng cụ, phương tiện, mật độ tu hài vận chuyển và các điều kiện sống của tu hài phù hợp với phương pháp vận chuyển và quãng đường vận chuyển. - Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận và tỷ mỉ trong công tác vận chuyển Tu hài. III. Nội dung chính của mô đun Thời gian Tên các bài trong Loại bài Số TT Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm mô đun dạy số thuyết hành tra* Vận chuyển giống Tích hợp Lớp học MĐ tu hài cấp 1 8 2 6 05-01 Cơ sở thực hành Vận chuyển giống Tích hợp Lớp học MĐ tu hài cấp 2 8 2 6 05-02 Cơ sở thực hành Vận chuyển hở tu Tích hợp Lớp học MĐ hài thương phẩm 10 2 7 1 05-03 Cơ sở thực hành Vận chuyển giữ độ Tích hợp Lớp học MĐ ẩm 8 1 7 05-04 Cơ sở thực hành MĐ Vận chuyển kín tu Tích hợp Lớp học hài thương phẩm 12 3 8 1 05-05 Cơ sở
  49. thực hành Kiểm tra hết mô đun 4 4 Tổng cộng 50 10 34 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 2: Vận chuyển giống tu hài cấp 1 4.1.1. Bài tập 1: Chuẩn bị dụng cụ - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Tu hài giống cấp 1: 60.000 – 100.000 con + Túi bóng là túi nilon, có chiều dài 40-45cm, chiều rộng 25cm + Nước biển sạch + Bình ô xy + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu + Bước 2. Thảo luận + Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị - Tiêu chuẩn thực hiện + Đủ dụng cụ vận chuyển. + Đảm bảo an toàn. + Túi dày, không bị rò, không bị thủng + Kích thước túi từ 5 lít đến 10 lít. + Lấy nước vào túi, thể tích nước bằng 1/3 thể tích túi 4.1.2. Bài tập 2: Chuẩn bị phương tiện vận chuyển - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Ô tô: 1 chiếc + Xe máy: 1 chiếc + Thuyền: 1 chiếc
  50. + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị phương tiện + Bước 2. Thảo luận + Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị - Tiêu chuẩn thực hiện + Đủ phương tiện vận chuyển. + Đảm bảo an toàn. 4.1.3 Bài tập 3: Xác định mật độ Tu hài đóng túi - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Giống Tu hài cấp 1 + Thước đo + Cốc đong + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị Tu hài + Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 3. Tiến hành xác định mật độ + Bước 4. Ghi chép vào sổ nhật ký - Tiêu chuẩn thực hiện + Cỡ giống cấp 1: 2-4 mm. + Thời gian vận chuyển là 10 giờ mật độ tối đa 2000 con/ lít nước. + Thời gian tăng thì mật độ giảm, thời gian giảm thì tăng mật độ 4.1.4 Bài tập 4: Đóng túi, bơm oxy - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Giống Tu hài cấp 1 + 10 Túi vận chuyển + 01 Bình oxy + 01 sổ ghi chép.
  51. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị Tu hài + Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 3. Tiến hành bơm ôxy + Bước 4. Buộc túi + Bước 4. Ghi chép vào sổ nhật ký - Tiêu chuẩn thực hiện Túi nylon sau khi đóng phải căng và an toàn. 4.2. Bài 3: Vận chuyển giống cấp 2 4.2.1. Bài tập 1: Chuẩn bị dụng cụ - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Thùng xốp 40x40x60cm + Tát mịn + Nước biển sạch + Bình ô xy + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu + Bước 2. Thảo luận + Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị - Tiêu chuẩn thực hiện + Đủ dụng cụ vận chuyển. + Đảm bảo an toàn. + Thùng: kích thước thùng 40 x 40 x 60 cm. + Cát mịn 10 cm dưới đáy 4.2.2. Bài tập 2: Chuẩn bị phương tiện vận chuyển - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Ô tô: 1 chiếc + Xe máy: 1 chiếc
  52. + Thuyền: 1 chiếc + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị phương tiện + Bước 2. Thảo luận + Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị - Tiêu chuẩn thực hiện + Đủ phương tiện vận chuyển. + Đảm bảo an toàn. 4.2.3 Bài tập 3: Xác định mật độ Tu hài đóng túi - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Giống Tu hài cấp 2 + Thước đo + Cốc đong + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị Tu hài + Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 3. Tiến hành xác định mật độ + Bước 4. Ghi chép vào sổ nhật ký - Tiêu chuẩn thực hiện + Cỡ giống cấp 1: 1,8-2,5cm. + Mật độ 300 con/ thùng. 4. 3 Bài 4. Vận chuyển hở tu hài thƣơng phẩm 4.3.1. Bài tập 1: Chuẩn bị dụng cụ - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Thùng xốp 30x40x50cm + Nước biển sạch + Bình ô xy
  53. + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu + Bước 2. Thảo luận + Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị - Tiêu chuẩn thực hiện + Đủ dụng cụ vận chuyển. + Đảm bảo an toàn. + Thùng: kích thước thùng 30 x 40 x 50 cm có lỗ thoáng 4.3.2. Bài tập 2: Chuẩn bị phương tiện vận chuyển - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Ô tô: 1 chiếc + Xe máy: 1 chiếc + Thuyền: 1 chiếc + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị phương tiện + Bước 2. Thảo luận + Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị - Tiêu chuẩn thực hiện + Đủ phương tiện vận chuyển. + Đảm bảo an toàn. 4.3.3 Bài tập 3: Xếp Tu hài vào thùng - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Tu hài thương phẩm + Thùng vận chuyển + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau:
  54. + Bước 1. Chuẩn bị Tu hài + Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 3. Tiến hành xếp Tu hài vào thùng + Bước 4. Ghi chép vào sổ nhật ký - Tiêu chuẩn thực hiện + Xếp Tu hài lần lượt vào thừng/khay + Ống hút Tu hài quay lên trên + An toàn 4.4. Bài 5. Vận chuyển giữ độ ẩm 4.4.1. Bài tập 1: Chuẩn bị dụng cụ - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Thùng xốp 30x40x50cm + Nước biển sạch + Khăn cotton + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu + Bước 2. Thảo luận + Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị - Tiêu chuẩn thực hiện + Đủ dụng cụ vận chuyển. + Đảm bảo an toàn. + Thùng: kích thước thùng 30 x 40 x 50 cm có lỗ thoáng 4.4.2. Bài tập 2: Chuẩn bị phương tiện vận chuyển - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Ô tô: 1 chiếc + Xe máy: 1 chiếc + Thuyền: 1 chiếc + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện:
  55. Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị phương tiện + Bước 2. Thảo luận + Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị - Tiêu chuẩn thực hiện + Đủ phương tiện vận chuyển. + Đảm bảo an toàn. 4.4.3 Bài tập 3: Chuẩn bị khăn ẩm - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Khăn ẩm cotton + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị khăn ẩm + Bước 2. Ghi chép vào sổ nhật ký - Tiêu chuẩn thực hiện + Khăn ẩm đúng chất lượng 4.4.4 Bài tập 4: Xếp tu hài vào thùng - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Tu hài thương phẩm + Thùng vận chuyển + Khăn ẩm + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị tu hài + Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 3. Tiến hành xếp tu hài vào thùng + Bước 4. Phủ khăn ẩm lên trên + Bước 5. Ghi chép vào sổ nhật ký - Tiêu chuẩn thực hiện
  56. + Xếp Tu hài lần lượt vào thừng/khay + Giữa các khay có giá đỡ an toàn + An toàn 4.5 Bài 6. Vận chuyển kín 4.5.1. Bài tập 1: Chuẩn bị dụng cụ - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Tu hài thương phẩm + Túi bóng là túi nilon chiều dài 115-120cm, chiều rộng 55-60cm + Nước biển sạch + Bình ô xy + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu + Bước 2. Thảo luận + Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị - Tiêu chuẩn thực hiện + Đủ dụng cụ vận chuyển. + Đảm bảo an toàn. + Túi dày, không bị rò, không bị thủng + Lấy nước vào túi, thể tích nước băng 1/4 thể tích túi 4.5.2. Bài tập 2: Chuẩn bị phương tiện vận chuyển - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Ô tô: 1 chiếc + Xe máy: 1 chiếc + Thuyền: 1 chiếc + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị phương tiện + Bước 2. Thảo luận
  57. + Bước 3. Báo cáo kết quả chuẩn bị - Tiêu chuẩn thực hiện + Đủ phương tiện vận chuyển. + Đảm bảo an toàn. 4.5.3 Bài tập 3: Xác định mật độ tu hài đóng túi - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Tu hài thương phẩm 20-30con/kg + Thước đo + Cốc đong + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị tu hài + Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 3. Tiến hành xác định mật độ + Bước 4. Ghi chép vào sổ nhật ký - Tiêu chuẩn thực hiện + Thời gian tăng thì mật độ giảm, thời gian giảm thì tăng mật độ 4.5.4 Bài tập 4: Đóng túi, bơm oxy - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + Giống tu hài cấp 1 + 10 Túi vận chuyển + 01 Bình oxy + 01 sổ ghi chép. - Các bước thực hiện: Chia nhóm 3-5 học viên/nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị tu hài + Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 3. Tiến hành bơm ôxy + Bước 4. Buộc túi + Bước 4. Ghi chép vào sổ nhật ký
  58. - Tiêu chuẩn thực hiện Túi nylon sau khi đóng phải căng và an toàn. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Vận chuyển tu hài cấp 1 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp vận chuyển kín bơm ôxy - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết - Thực hiện thao tác chuẩn bị dụng cụ, - Quan sát, đánh giá các thao tác phương tiện thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện xác định mật độ vận chuyển - Quan sát, đánh giá các thao tác và đóng túi bơm ôxy. thực hiện và kết quả thực hành 5.2. Bài 2: Vận chuyển tu hài cấp 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp vận chuyển kín bơm ôxy - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết - Thực hiện thao tác chuẩn bị dụng cụ, - Quan sát, đánh giá các thao tác phương tiện, xác định mật độ và đóng túi thực hiện và kết quả thực hành bơm ôxy. - Thực hiện xác định mật độ vận chuyển - Quan sát, đánh giá các thao tác và đóng túi bơm ôxy. thực hiện và kết quả thực hành 5.3. Bài 3: Vận chuyển hở tu hài thƣơng phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp vận chuyển hở - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết - Thực hiện chuẩn bị dụng cụ, phương - Quan sát, đánh giá các thao tác tiện vận chuyển thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác xếp tu hài vào - Quan sát, đánh giá các thao tác thùng vận chuyển thực hiện và kết quả thực hành - Xử lý trong quá trình vận chuyển - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành 5.4. Bài 4: Vận chuyển giữ độ ẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thực hiện chuẩn bị dụng cụ, phương - Quan sát, đánh giá các thao tác tiện vận chuyển thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác xếp tu hài vào - Quan sát, đánh giá các thao tác thùng vận chuyển thực hiện và kết quả thực hành
  59. - Thực hiện thao tác phủ khăn ẩm lên tu - Quan sát, đánh giá các thao tác hài thực hiện và kết quả thực hành - Xử lý trong quá trình vận chuyển - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành 5.5. Bài 5: Vận chuyển kín Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp vận chuyển kín bơm ôxy - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết - Thực hiện thao tác chuẩn bị dụng cụ, - Quan sát, đánh giá các thao tác phương tiện thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện xác định mật độ vận chuyển - Quan sát, đánh giá các thao tác và đóng túi bơm ôxy. thực hiện và kết quả thực hành VI. Tài liệu tham khảo 1. Vũ Văn Toàn, Đặng Khánh Hùng, 2004. Kỹ thuật ương giống và nuôi Tu hài thương phẩm. Danida, 2004. 2. Bài cáo khoa học ”Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Tu hài (Lutraria philippinarum)” – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1. 3. Sổ tay một số đối tượng nuôi hải sản nước lợ, mặn – Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia.
  60. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Nguyễn Văn Việt – Hiệu trưởng - Trường CĐ Thủy sản - Chủ nhiệm 2. Bà: Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó chủ nhiệm. 3. Ông: Nguyễn Hữu Loan – Trưởng phòng – Trường CĐ Thủy sản – Thư ký. 4. Ông: Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ủy viên 5. Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ủy viên 6. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ủy viên. 7. Ông: Bùi Quang Tề - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I - Ủy viên. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU (Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB, ngày 5 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Bà: Nguyễn Trọng Ánh Tuyết – Phó hiệu trưởng – Trường TH Thủy sản - Chủ tịch 2. Bà: Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thư ký. 3. Ông Lê Văn Thích, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - ủy viên 4. Ông Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản - ủy viên 5. Ông Hà Văn Ninh, Chủ trang trại nuôi trồng thủy sản xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - ủy viên