Giáo trình mô đun Vận chuyển cá bột, hương, giống

pdf 47 trang ngocly 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Vận chuyển cá bột, hương, giống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_van_chuyen_ca_bot_huong_giong.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Vận chuyển cá bột, hương, giống

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN VẬN CHUYỂN CÁ BỘT, HƢƠNG, GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 07 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 07
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề Sản xuất giống các loài cá nước ngọt ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình vận chuyển cá bột, hương, giống được biên soạn nhằm đào tạo nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT- BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Vận chuyển cá bột, hương, giống là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập, sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề việc chuẩn bị, ép cá và vận chuyển cá bột, hương, giống phục vụ sản xuât. Mô đun này được học cuối cùng trong chương trình nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt. Mặc dầu trong quá trình biên soạn đã có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Th.s Chủ biên: Lê Văn Thắng 2. Th.s Nguyễn Thanh Hoa 3. Th.s Ngô Chí Phương 4. Th.s Đỗ Văn Sơn 5. Th.s Nguyễn Mạnh Hà
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 Bài mở đầu 5 Bài 1: Chuẩn bị 8 Bài 2: Vận chuyển kín bơm ô xy 25 Bài 3: Vận chuyển bằng lồ 33 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 40 Tài liệu tham khảo 45
  5. 4 MÔ ĐUN VẬN CHUỂN CÁ BỘT, HƢƠNG, GIỐNG Mã mô đun: MĐ 09 Giới thiệu mô đun: Mô đun vận chuyển cá bột, hương, giống là mô đun chuyên môn nghề của nghề sản xuất giống một số loài cá nước ngọt. * Mục tiêu của mô đun: - Nêu được phương pháp chuẩn bị dụng cụ vận chuyển; đóng cá, dán nhãn, mác; quản lý cá dọc đường vận chuyển và tiếp nhận cá; - Chuẩn bị được dụng cụ vận chuyển; thực hiện được thao tác đóng túi, vận chuyển cá và tiếp nhận cá sau khi vận chuyển; - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. * Nội dung của mô đun: - Bài mở đầu - Bài 1: Chuẩn bị cá, dụng cụ và phương tiện vận chuyển - Bài 1: Vận chuyển kín bơm ôxy - Bài 2: Vận chuyển hở bằng lồ * Phương pháp học tập: - Học tập lý thuyết: giáo viên hướng dẫn các nội dung lý thuyết tại phòng học. - Tự nghiên cứu: học sinh tự nghiên cứu các nội dung ở nhà theo yêu cầu của giáo viên - Học tập thực hành: thực hành các kỹ năng tại phòng học, tại các trại sản xuất giống cá nước ngọt. * Phương pháp đánh giá: - Phương pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo thao tác; + Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. - Nội dung đánh giá: + Thao tác tiến hành đóng túi bơm ô xy phục vụ một đợt vận chuyển cá bột, hương, giống + Kiểm tra các yếu tố trong quá trình vận chuyển và tha tác xử lý cá bột, hương, giống trên đường vận chuyển
  6. 5 Bài mở đầu: 1. Giới thiệu mô đun: Mô đun vận chuyển cá bột, hương, giống là mô đun chuyên môn nghề của nghề sản xuất giống một số loài cá nước ngọt. Mô đun vận chuyển cá bột, hương, giống giúp cho học viên sau khi học hiểu được những công việc chuẩn bị cho một đợt vận chuyển cá; thao tác ép cá, đóng túi, vận chuyển và xử lý cá trên đường; đánh giá kết quả của quá trình vận chuyển cá bột, hương, giống. Mô đun vận chuyển cá bột, hương, giống được viết dưới dạng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Người học tiếp thu chủ yếu thông qua quá trình thực hành thao tác và đánh giá kết quả học tập của mô đun qua kiểm tra hiểu biết về lí thuyết và thao tác thực hành. 2. Mục tiêu của mô đun: - Nêu được phương pháp chuẩn bị dụng cụ vận chuyển; đóng cá, dán nhãn, mác; quản lý cá dọc đường vận chuyển và tiếp nhận cá; - Chuẩn bị được dụng cụ vận chuyển; thực hiện được thao tác đóng túi, vận chuyển cá và tiếp nhận cá sau khi vận chuyển; - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. 3. Tầm quan trọng của mô đun: Thu hoạch, vận chuyển cá bột, hương, giống là một trong khâu quan trọng trong nghề sản xuất giống một số loài cá nước ngọt hiện nay. Việc thu hoạch và vận chuyển cá bột, hương, giống giúp cho người học biết và thực hiện được những công việc sau: Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị phục vụ thu hoạch và vận chuyển sản phẩm đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng. Ép cá giống là một công việc quan trong trong quá trình vận chuyển nhằm mục tiêu tạo cá con cá bột, hương, giống cá chất lượng, có sức khỏe tốt nhất để vận chuyển Vận chuyển cá bột, hương giống giúp cho người học biết được trình tự các bước tiến hành và nội dung cơ bản của các công việc trong quá trình vận chuyển.
  7. 6 Đánh giá kết quả vận chuyển nhằm xác định tỷ lệ sống của cá sau vận chuyển, hạch toán kinh tế từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm cho những lần cận chuyển kế tiếp. 4. Nội dung chương trình mô đun: Mô đun gồm 4 bài: - Bài mở đầu - Bài 1: Chuẩn bị cá, dụng cụ và phương tiện vận chuyển - Bài 1: Vận chuyển kín bơm ôxy - Bài 2: Vận chuyển bằng lồ 5. Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun Vận chuyển cá bột, hương, giống là mô đun được giảng dạy cuối cùng nên có liên quan chặt chẽ với mô đun trước đó như: Ấp trứng cá là mô đun chuyên môn cung cấp kiến thức về công việc chuẩn bị được số lượng trứng đưa vào dụng cụ ấp, quản lý trứng, cá bột trong quá trình ấp và thu hoạch cá bột Ương nuôi cá bột lên thành cá hương giúp cho người học chuẩn bị và thả được cá bột, chăm sóc và quản lý ao ương, luyện và thu hoạch cá hương. Ương nuôi cá hương lên thành cá giống giúp cho người học chuẩn bị và thả được cá hương, chăm sóc và quản lý ao ương, luyện và thu hoạch cá giống. Phòng và trị bệnh cá giúp cho người học phòng bệnh tổng hợp cho cá, chẩn đoán và xử lý được bệnh do môi trường, chẩn đoán và trị được bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm gây ra. 6. Những yêu cầu chính với học viên: - Học viên cần tham dự học ít nhất 80% số giờ lý thuyết và 100 % số giờ thực hành của mô đun. - Trong quá trình học học viên phải chăm chỉ, nghiêm túc; thực hiện đúng các yêu cầu của giáo viên. - Sau khi học xong mô đun học viên hiểu được phương pháp thu hoạch ba ba, vận chuyển sản phẩm và đánh giá kết quả.
  8. 7 Bài 1: Chuẩn bị Mục tiêu: - Mô tả được công tác chuẩn bị cá dụng cụ, phương tiện, nhân lực phục vụ vận chuyển. - Chuẩn bị được cá, dụng cụ, phương tiện, nhân lực. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị cá (ép cá): 1.1. Chuẩn bị dụng cụ ép cá: 1.1.1. Yêu cầu dụng cụ ép cá: - Chứa được cá, nhưng không để cá vượt thoát và không làm ảnh hưởng đến cá - Vật liệu: mềm, nhẵn (lưới cước, lưới dù, composite, bê tông trát nhẵn - Kích thước: ≥ 2m3 - Số lượng dụng cụ phải đảm bảo đầy đủ số lượng cần thiết để chứa cá. Số lượng dụng cụ này tùy thuộc vào số lượng cá giống mà có kế hoạch tính toán đầy đủ. - Kiểm tra dụng cụ trước khi sử dụng. - Mực nước trong bể, giai ép cá: 0,4- 0,5m 1.1.2. Các loại dụng cụ ép cá
  9. 8 - Giai: Hình 07-01: giai ép cá giống trước khi vận chuyển - Bể: Hình 07-02: Bể composite ép cá trước khi vận chuyển
  10. 9 - Bể xi măng dùng để ép cá Hình 07-03: bể xi măng ép cá giống 1.2. Chuẩn bị cá giống đưa vào ép - Tiêu chuẩn chất lượng: cá khỏe mạnh, đồng đều, bơi lội bình thường, không có dấu hiệu bệnh tật - Cá mới chuyển từ ao, bể ương - Tiêu chuẩn kích thước: + Cá hương: 2- 3cm + Cá giống: giống cấp I (3-5 cm), giống cấp II (5- 8 cm) và giống cấp III (8- 15 cm) tuỳ từng loài.
  11. 10 Hình 07-04: Cá rô phi 21 ngày tuổi đưa vào ép Hình 07-05: Cá hương
  12. 11 Hình 07-06: Cá giống vừa thu hoạch tại ao ương 1.3. Xác định số lượng cá giống đưa vào ép: - Việc đưa cá vào ép đúng số lượng sẽ đảm bảo cho chất lượng cá giống trước khi vận chuyển, vì vậy trước khi tiến hành ép cá người thực hiện cần tính toán số lượng cá và thể tích dụng cụ chứa phù hợp - Số lượng cá giống đưa vào ép được tính bằng: Số lượng cá giống Mật độ cá TB theo Thể tích dụng 3 X 3 đưa vào ép (con) = loài (con/m ) cụ ép (m )
  13. 12 - Để tính số lượng cá đưa vào dụng cụ chứa cần xác định mật độ ép cá trung bình theo cỡ cá giống (bảng 1) Bảng 07-01: mật độ ép theo cỡ cá giống TT Dụng cụ ép cá Cỡ cá (cm) Mật độ (con/m3) 1 Bể 2,5- 3 15000- 20000 5- 8 2000- 4000 8- 15cm 1000- 2000 2 Giai 2,5- 3 20000- 25000 5- 8 4000- 5000 8- 15cm 1000- 2000 Hình 07-07: Chuyển cá hương vào bể ép 1.4. Ép cá giống - Ép trong bể:
  14. 13 + Nguồn nước cấp: nước sạch (tốt nhất là sử dụng nguồn nước nay tại nơi sản xuất cá); chủ động, chảy liên tục + Mực nước trong bể: 0,4- 0,5m + Hàm lượng ô xy hòa tan: ≥ 4mg/lít + Thời gian: 8- 12 giờ. + Trong quá trình luyện ép cần chú ý quản lý hoạt động của cá để xử lý những bất thường xảy ra: nước chảy nhỏ, ngừng chảy Hình 07-08: Ép cá giống trong bể - Ép trong giai: + Địa điểm đặt giai: ao đang nuôi cá hương, giống; đặt giai ở nơi nước thoáng, độ sâu ao >1,5m + Chiều cao ngập nước: 0,4- 0,5m + Thời gian: 8- 12 giờ. + Trong quá trình luyện ép cần chú ý quản lý hoạt động của cá để xử lý những bất thường xảy ra.
  15. 14 Hình 07-09: ép cá giống trong giai 2. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện: 2.1. Chuẩn bị dụng cụ: 2.1.1. Dụng cụ vận chuyển kín: - Vợt lưới thu cá: + Tiêu chuẩn: khung sắt, lưới mềm (lưới nilon, cước không gút) + Kích thước: đường kính 0,2- 0,5m; độ sâu 0,1- 0,4m + Kích thước mắt lưới: Cá bột: >60 mắt lưới/cm2 Cá hương: >10 mắt lưới/cm2 Cá giống: 4- 10 mắt lưới/cm2
  16. 15 Hình 07-10: Vợt cá giống - Cân 30 kg:
  17. 16 Hình 07-11: cân đồng hồ + Công dụng: cân cá + Tiêu chuẩn: phạm vi cân : 1 kg – 30 kg; phân độ nhỏ nhất : 100g. + Kích thước: 295x235x280 (mm); khối lượng tịnh (N.W) : 4,1 kg - Cân điện tử: + Công dụng: cân mẫu cá + Tiêu chuẩn: phạm vi cân: 0,1- 3000g; phân độ nhỏ nhất: 0,01g + Kích thước: 320 x 256 x 182 (mm); khối lượng tịnh: 1,7kg
  18. 17 Hình 07-12: Cân điện tử - Túi nilon: + Công dụng: dùng để chứa cá, đóng ô xy + Tiêu chuẩn: nilon trong, độ dầy 0,05- 0,15mm + Kích thước: 1,2 x 0,6m; 1,0 x 0,5m; 3,0 x 0,5m - Túi PE: + Công dụng: dùng để bao ngoài túi nilon + Tiêu chuẩn: bằng nhựa, chất dẻo, độ bền tốt, tránh và chạm cơ học + Kích thước: 1,2 x 0,6m; 1,0 x 0,5m; 0,3 x 0,5m - Thùng xốp: + Công dụng: dùng để chứa túi cá, giữ nhiệt cho túi chứa cá + Tiêu chuẩn: bằng xốp, độ dày >40mm + Kích thước: 605 x 455 x 375(mm)
  19. 18 Hình 07- 13: thùng xốp vận chuyển cá - Bình bơm ô xy: + Công dụng: chứa ô xy bơm cho dụng cụ chứa cá khi vận chuyển + Tiêu chuẩn: bằng thép, sơn chống gỉ, độ dày thành bình >5mm, trọng lượng bình ≥ 50kg + Dung tích: 10- 40lít Hình 07-14: bình ô xy trong vận chuyển cá
  20. 19 2.1.1. Dụng cụ vận chuyển hở: - Vợt lưới múc cá, cân 30 kg, cân điện tử, bình bơm ô xy (giống trong phần chuẩn bị dụng cụ vận chuyển kín) - Lồ chứa cá: + Công dụng: chứa cá khi vận chuyển + Tiêu chuẩn: khung sắt, túi bằng nhựa hoặc bạt + Kích thước: 1m3 LỒ CHỞ CÁ Hình 07-15: lồ vận chuyển cá giống - Máy sục khí: Hình 07-16: Máy sục khí phục vụ vận chuyển cá
  21. 20 + Công dụng: cung cấp khí khi vận chuyển cá + Công suất: 0,5kw; áp suất khí: 1m3/ phút + Đá bọt, dây dẫn khí - Thúng, sọt chứa cá: + Công dụng: chứa cá khi vận chuyển + Vật liệu: tre, nhựa, kim loại + Kích thước: 30- 100lít Hình 07-17: sọt vận chuyển cá 2.2. Chuẩn bị vật liệu, phương tiện vận chuyển: 2.2.1. Chuẩn bị vật liệu giữ ẩm: - Vật liệu giữ ẩm có nguồn gốc tự nhiên: là những loại vật liệu có nguồn gốc tự nhiện phổ biến như rong, bèo, xơ dừa Đây là những loại được sử dụng phổ biến, dễ kiếm, rẻ tiền.
  22. 21 Hình 07-18: Bèo tây làm vật liệu giữ ẩm - Vật liệu có nguồn gốc nhân tạo: vải, nilong 2.2.2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển: - Phương tiện giản đơn: Hình 07-19: Xe mày dùng vận chuyển cá
  23. 22 Phương tiện phục vụ vận chuyển đơn giản là phương tiện vận chuyển với khoảng cách và quãng đường ngắn, trong bán kính trong cùng địa phương hoặc trong vùng có khoảng cách không quá xa. Loại phương tiện này chủ yếu vận chuyển với số lượng ít. Phương tiện vận chuyển thô sơ, khả năng chuyên chở ít thì số lượng phương tiện vận chuyển nhiều. Phương tiện đơn giản là: xe đạp, xe cải tiến, xe kéo, xe máy - Phương tiện chuyên dụng: Đây là loại phương tiện chuyên phục vụ vận chuyển cá như ô tô chuyên dụng với đầy đủ thiết bị kèm theo để phục vụ vận chuyển an toàn. Phương tiện vận chuyển chuyên chở hiện đại, khả năng chuyên chở với số lượng nhiều thì số lượng phương tiện vận chuyển ít. Chất lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào quãng đường vận chuyển đi tiêu thụ xa hay gần. Chất lượng các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo không được hư hỏng trong quá trình vận chuyển, có dụng cụ hạ nhiệt nếu vận chuyển quãng đường xa. Phương tiện chuyên dụng là là ô tô, tàu hoả. Hình 07-20: Vận chuyển ba ba bằng ô tô
  24. 23 Hình 07-21: Vận chuyển cá bằng máy bay 2.3. Chuẩn bị nhân lực: 2.3.1. Chuẩn bị nhân lực vận chuyển: - Nhân lực vận chuyển cá là những người trực tiếp thực hiện thao tác vận chuyển cá bột, hương, giống. - Số lượng nhân lực phục vụ cho công tác vận chuyển tùy thuộc vào qui mô cũng như số lượng cá cần vận chuyển. - Nhân lực gồm có công nhân kỹ thuật và nhân công thủ công phục vụ vận chuyển. 2.3.2. Chuẩn bị nhân lực khác - Nhân lực vận hành máy móc phục vụ cho thu hoạch cá, thực hiện thao tác ép cá trước khi vận chuyển. - Nhân lực phục vụ cho cônng tác vận chuyển cá từ nơi thu hoạch đến nơi ép cá - Nhân lực quản lý chung cho toàn bộ quá trình công nhân kỹ thuật tiến hành thu hoạch B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi:
  25. 24 - Cơ sở khoa học của việc ép cá trước khi vận chuyển, phương pháp tiến hành? 2. Bài tập: - Thao tác ép cá trước khi vận chuyển C. Ghi nhớ Trong quá trình thực hiện công việc người học cần nắm vững trình tự quy trình các bước thực hiện công việc luyện ép cá giống, người học cần nắm được các kiến thức cơ bản để vận dụng trong thực tiễn sản xuất. Các lỗi thường gặp khi thực hiện công việc: ép cá không đủ thời gian. Để hạn chế điều này người nuôi cần chú ý đánh giá tình trạng của cá giống sau khi ép. Khi thực hiện công việc cần nghiêm túc, tỉ mỉ và thận trọng.
  26. 25 Bài 2: Vận chuyển kín bơm ôxy Mục tiêu: - Mô tả biện pháp kỹ thuật vận chuyển kín bơm oxy; - Thực hiện được các bước kỹ thuật vận chuyển cá kín bơm oxy; - Tuân thủ trình tự kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định mật độ vận chuyển 1.1. Yếu tố ảnh hưởng đến mật độ vận chuyển - Tình trạng sức khỏe của cá khi vận chuyển: là một trong những yếu tố quyết định đến mật độ vận chuyển, để có thể đảm bảo mật độ vận chuyển tốt cá giống cần được luyện, ép kỹ. - Phương tiện và dụng cụ vận chuyển: nếu có dụng cụ, phương tiện tốt sẽ cho phép vận chuyển với mật độ tối đa. - Thời gian và quãng đường vận chuyển: thời gian và quãng đường vận chuyển cho phép có thể vận chuyển với mật độ cao hoặc thấp. - Cỡ cá giống vận chuyển: cỡ cá giống lớn mật độ vận chuyển nhỏ và ngược lại. - Các yếu tố môi trường trong quá trình vận chuyển (nhiệt độ nước, hàm lượng ô xy hòa tan, pH ). 1.2. Xác định mật độ cá khi vận chuyển: + Cá bột : Tối đa 2 vạn con/lít, tương đương 60 vạn con/túi. + Cá hương (≤2,5cm) : 150-200 con/lít, tương đương 2-3kg/túi. + Cá giống (≤6cm) : 20-45 con/lít, tương đương 3-4kg/túi. + Cá giống (≤15cm) : 5-8 con/lít, tương đương 4-5kg/túi. 1.3. Tính số lượng cá giống vận chuyển Số lượng cá giống Mật độ cá TB Thể tích dụng cụ 3 X 3 vận chuyển (con) = (con/m ) vận chuyển (m )
  27. 26 2. Thực hiện đóng nước, cá vào dụng cụ vận chuyển: 2.1. Đóng nước, cá vào túi - Mức nước đóng trong túi: + Thời gian vận chuyển không quá 8 giờ thì mức nước và khí trong túi khoảng 4/5 (thể tích của túi khi đã buộc). + Thời gian vận chuyển quá 8 giờ thì thể tích nước và khí trong túi chứa cá không quá 2/3. - Đóng cá vào túi: + Cân, tính số lượng cá phù hợp với yêu cầu vận chuyển. + Dùng vợt vớt cá chuyển vào túi chứa: thao tác nhanh nhẹn không làm ảnh hưởng đến cá giống. Hình 07-22: dùng khung lưới vớt cá
  28. 27 Hình 07-23: Cho cá vào dụng cụ vận chuyển 2.2. Bơm oxy - Dùng tay vuốt hết ôxy trong túi và bơm ôxy, đưa vòi bơm ôxy xuống sát đáy túi. - Tốc độ bơm ôxy tăng từ từ. - Mức độ: lượng ôxy vừa căng trong túi, dung tay ấn nhẹ để đánh giá mức độ ôxy trong túi. - Với những túi có vòi bơm đáy thì thao tác hơi khác: sau khi vuốt hết ôxy trong túi buộc lại túi sau đó bơm ôxy từ đáy.
  29. 28 Hình 07-24: bơm ôxy vào túi Hình 07-25: túi nilon có vòi bơm từ đáy 2.3. Buộc dây, kiểm tra túi, dán nhãn mác - Kiểm tra cá trong túi sau khi bơm ôxy: sau khi bơm ôxy vào túi xong, dùng tay vỗ nhẹ trên túi thấy cá có phản ứng rõ rệt, như vậy chứng tỏ cá khoẻ. Ngược lại nếu thấy không có phản ứng gì, chứng tỏ cá yếu, cần phải lưu ý trong quá trình vận chuyển.
  30. 29 - Dán nhãn, đóng gói sản phẩm Hình 07-26: ghi nhãn, đóng gói cá trước khi vận chuyển Hình 07-27: Vận chuyển cá
  31. 30 3. Xử lý trong quá trình vận chuyển: 3.1. Thời điểm xử lý: - Quá trình vận chuyển cá bằng phương pháp vận chuyển kín vì vậy phải theo dõi định kỳ trong quá trình vận chuyển: + Kiểm tra định kì trong khi vận chuyển sau mỗi 1 giờ + Bơm bổ sung ôxy: sau 8 giờ + Thay nước: sau 16 giờ + Thay nước và cho cá nghỉ: sau 24 giờ - Việc xác định thời điểm chỉ mang tính chất tương đối kịp thời xử lý để cá an toàn. 3.2. Xử lý dụng cụ vận chuyển: - Kiểm tra độ an toàn: + Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của dụng cụ để có phương án gia cố, thay thế + Kiểm tra hoạt động của cá để đánh giá sức khỏe và mức độ an toàn khi vận chuyển. - Thay thế dụng cụ: + Trường hợp túi bị hết khí do thủng, đứt, hỏng dây buộc + Giữ ổn định nhiệt độ trong khi vận chuyển: giữ ẩm dụng cụ, bổ sung đá lạnh để ổn định nhiệt độ 4. Giao nhận cá: 4.1. Thuần hóa nhiệt - Mục đích: + Tránh cá bị sốc khi nhiệt độ biến động giữa môi trường vận chuyển và môi trường thả cá + Làm quen với môi trường mới + Để cá nghỉ và đánh giá chất lượng vận chuyển - Phương pháp tiến hành: + Chuẩn bị dụng cụ chứa + Chuẩn bị môi trường phù hợp + Đưa cá vào dụng cụ chứa, trung hòa môi trường dụng cụ và môi trường vận chuyển + Kiểm tra cá sau khi thuần hóa nhiệt
  32. 31 Hình 07-28: thuần hóa nhiệt khi tiếp nhận cá giống 4.2. Xác định số lượng cá chết - Xác định số lượng cá giống sau khi vận chuyển - Tính tỷ lệ hao hụt sau khi vận chuyển Số lượng cá chết sau vận chuyển (con) Tỷ lệ chết (%) = X 100 Số lượng cá vận chuyển (con) 5. Đánh giá kết quả vận chuyển: 5.1. Xác định tỷ lệ sống Số lượng cá sau vận chuyển (con) Tỷ lệ sống (%) = X 100 Số lượng cá vận chuyển (con)
  33. 32 5.2. Đánh giá hiệu quả - Chất lượng cá giống sau vận chuyển: + Thông qua tiêu chí cảm quan: cá khỏe mạnh, màu sắc tươi sang, hoạt động bình thường + Thông qua tỷ lệ sống: cá giống > 90%; cá hương > 95% B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: - Trình bày phương pháp tiến hành vận chuyển cá sống? 2. Bài tập: - Thao tác đóng túi, bơm ôxy (3 giờ) C. Ghi nhớ Trong quá trình thực hiện công việc người học cần nắm vững trình tự quy trình các bước thực hiện công việc vận chuyển cá giống, người học cần nắm được các kiến thức cơ bản để vận dụng trong thực tiễn sản xuất. Các lỗi thường gặp khi thực hiện công việc: Không tiến hành kiểm túi, dán nhãn trước khi vận chuyển để có phương pháp xử lý kịp thời. Để hạn chế điều này người nuôi cần chú ý kiểm tra cá, đánh giá tình trạng sức khỏe của cá sau khi đóng túi. Khi thực hiện công việc cần nghiêm túc, tỉ mỉ và thận trọng.
  34. 33 Bài 3: Vận chuyển bằng lồ Mục tiêu: - Nêu kỹ thuật vận chuyển bằng lồ; - Thực hiện được các bước kỹ thuật vận chuyển cá bằng lồ; - Tuân thủ trình tự kỹ thuật A. Nội dung: 1. Xác định mật độ vận chuyển 1.1. Yếu tố ảnh hưởng đến mật độ vận chuyển - Tình trạng sức khỏe của cá khi vận chuyển: là một trong những yếu tố quyết định đến mật độ vận chuyển, để có thể đảm bảo mật độ vận chuyển tốt cá giống cần được luyện, ép kỹ. - Phương tiện và dụng cụ vận chuyển: nếu có dụng cụ, phương tiện tốt sẽ cho phép vận chuyển với mật độ tối đa - Thời gian và quãng đường vận chuyển: thời gian và quãng đường vận chuyển cho phép có thể vận chuyển với mật độ cao hoặc thấp - Cỡ cá giống vận chuyển: cỡ cá giống lớn mật độ vận chuyển nhỏ và ngược lại. - Các yếu tố môi trường trong quá trình vận chuyển (nhiệt độ nước, hàm lượng ô xy hòa tan, pH 1.2. Xác định mật độ cá khi vận chuyển: + Cá bột: 50 - 70 vạn con / 1m3 nước. + Cỡ cá 4 - 5 g/ con mật độ từ 60 - 80 kg/ 1m3 nước. + Cỡ cá 10 - 15 g/ con mật độ từ 90 - 100 kg/ 1m3 nước. + Cỡ cá 300 - 700 g/ con mật độ từ 120 - 150 kg/ 1m3 nước. 1.3. Tính số lượng cá giống vận chuyển Số lượng cá giống Mật độ cá TB Thể tích dụng cụ 3 X 3 vận chuyển (con) = (con/m ) vận chuyển (m ) 2. Thực hiện đóng nước, cá vào dụng cụ vận chuyển: 2.1. Đóng nước, cá vào dụng cụ vận chuyển - Chuẩn bị nước: sử dụng nguồn nước sạch ngay tại khu vực đóng cá để cá dễ thích nghi - Mức nước đóng trong túi:
  35. 34 + Thời gian vận chuyển không quá 6 giờ thì mức nước trong lồ khoảng 2/3 thể tích. + Thời gian vận chuyển quá 6 giờ thì thể tích nước trong lồ khoảng 1/2 thể tích. - Sục khí bổ sung ôxy: + Chuẩn bị máy sục khí, dây dẫn, đá bọt + Máy sục khí chạy bằng điện ắc quy hoặc máy phát + Hệ thống dân dẫn, đá bọt: đảm bảo 4- 6 đá bọt/ lồ Hình 07-29: Dây dẫn và đá bọt sục khí - Đóng cá vào lồ: + Cân, tính số lượng cá phù hợp với yêu cầu vận chuyển
  36. 35 Hình 07-30: cân cá giống + Dùng vợt vớt cá chuyển vào túi chứa: thao tác nhanh nhẹn không làm ảnh hưởng đến cá giống 2.2. Bơm oxy - Dùng tay vuốt hết ôxy trong túi và bơm ôxy, đưa vòi bơm ôxy xuống sát đáy túi. - Tốc độ bơm ôxy tăng từ từ - Mức độ: lượng ôxy vừa căng trong túi, dung tay ấn nhẹ để đánh giá mức độ ôxy trong túi - Với những túi có vòi bơm đáy thì thao tác hơi khác: sau khi vuốt hết ôxy trong túi buộc lại túi sau đó bơm ôxy từ đáy.
  37. 36 Hình 07-31: buộc chặt miệng túi sau khi cho cá vào lồ 2.3. Buộc dây, kiểm tra túi, dán nhãn mác - Kiểm tra cá trong túi sau khi bơm ôxy: sau khi bơm ôxy vào túi xong, dùng tay vỗ nhẹ trên túi thấy cá có phản ứng rõ rệt, như vậy chứng tỏ cá khoẻ. Ngược lại nếu thấy không có phản ứng gì, chứng tỏ cá yếu, cần phải lưu ý trong quá trình vận chuyển. - Dán nhãn, đóng gói sản phẩm - Vận chuyển cá Hình 07-32: vận chuyển cá
  38. 37 3. Xử lý trong quá trình vận chuyển: 3.1. Thời điểm xử lý: Hình 07-33: xử lý thay ôxy trên đường vận chuyển - Quá trình vận chuyển cá bằng phương pháp vận chuyển kín vì vậy phải theo dõi định kỳ trong quá trình vận chuyển: + Kiểm tra định kì trong khi vận chuyển sau mỗi 1 giờ + Bơm bổ sung ôxy: sau 6 giờ + Thay nước: sau 15 giờ + Thay nước và cho cá nghỉ: sau 24 giờ - Việc xác định thời điểm chỉ mang tính chất tương đối kịp thời xử lý để cá an toàn. 3.2. Xử lý dụng cụ vận chuyển: - Kiểm tra độ an toàn: + Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của dụng cụ để có phương án gia cố, thay thế + Kiểm tra hoạt động của cá để đánh giá sức khỏe và mức độ an toàn khi vận chuyển. - Thay thế dụng cụ: + Trường hợp túi bị hết khí do thủng, đứt, hỏng dây buộc
  39. 38 + Giữ ổn định nhiệt độ trong khi vận chuyển: giữ ẩm dụng cụ, bổ sung đá lạnh để ổn định nhiệt độ 4. Giao nhận cá: 4.1. Thuần hóa nhiệt - Mục đích: + Tránh cá bị sốc khi nhiệt độ biến động giữa môi trường vận chuyển và môi trường thả cá + Làm quen với môi trường mới + Để cá nghỉ và đánh giá chất lượng vận chuyển - Phương pháp tiến hành: + Chuẩn bị dụng cụ chứa + Chuẩn bị môi trường phù hợp + Đưa cá vào dụng cụ chứa, trung hòa môi trường dụng cụ và môi trường vận chuyển + Kiểm tra cá sau khi thuần hóa nhiệt Hình 07-34: Chuyển cá vào dụng cụ chứa để kiểm tra 4.2. Xác định số lượng cá chết - Xác định số lượng cá giống sau khi vận chuyển - Tính tỷ lệ hao hụt sau khi vận chuyển
  40. 39 Số lượng cá chết sau vận chuyển (con) Tỷ lệ chết (%) = X 100 Số lượng cá vận chuyển (con) 5. Đánh giá kết quả vận chuyển: 5.1. Xác định tỷ lệ sống Số lượng cá sau vận chuyển (con) Tỷ lệ sống (%) = X 100 Số lượng cá vận chuyển (con) 5.2. Đánh giá hiệu quả - Chất lượng cá giống sau vận chuyển: + Thông qua tiêu chí cảm quan: cá khỏe mạnh, màu sắc tươi sang, hoạt động bình thường + Thông qua tỷ lệ sống: cá giống > 90%; cá hương > 95% B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi - Nêu phương pháp thuần hóa cá - Nêu phương pháp đánh giá kết quả quá trình vận chuyển hở bằng lồ. 2. Bài tập - Thao tác xử lý cá dọc đường vận chuyển C. Ghi nhớ Trong quá trình thực hiện công việc người học cần nắm vững trình tự quy trình các bước thực hiện công việc vận chuyển cá giống, người học cần nắm được các kiến thức cơ bản để vận dụng trong thực tiễn sản xuất. Các lỗi thường gặp khi thực hiện công việc: bổ sung ôxy không đủ. Để hạn chế điều này người nuôi cần kiểm tra lại dụng cụ vận chuyển sau khi bổ sung ôxy. Khi thực hiện công việc cần nghiêm túc, tỉ mỉ và thận trọng.
  41. 40 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Vận chuyển cá bột, hương, giống là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ Sơ cấp nghề của nghề Sản xuất giống cá nước ngọt; được giảng dạy sau mô đun Phòng và trị bệnh. Mô đun Vận chuyển cá bột, hương, giống cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu người học. - Tính chất: Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu người học giúp người học có thể thực hiện việc vận chuyển cá bột, hương, giống. Mô đun này được giảng dạy tích hợp tại phòng học và tại cơ sở nuôi nuôi trồng thủy sản nước ngọt. II. Mục tiêu: - Nêu được phương pháp chuẩn bị dụng cụ vận chuyển; đóng cá, dán nhãn, mác; quản lý cá dọc đường vận chuyển và tiếp nhận cá; - Chuẩn bị được dụng cụ vận chuyển; thực hiện được thao tác đóng túi, vận chuyển cá và tiếp nhận cá sau khi vận chuyển; - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại Địa điểm Thời lƣợng bài Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra Bài mở đầu Lí Lớp học 1 1 thuyết MĐ 06-01 Chuẩn bị cá, dụng Tích Lớp học 10 1 9 cụ và phương tiện hợp Cơ sở thực vận chuyển hành MĐ 06-02 Vận chuyển kín Tích Lớp học 20 5 15 bơm ôxy hợp Cơ sở thực hành MĐ 06-03 Vận chuyển bằng Tích Lớp học 16 2 14 lồ hợp Cơ sở thực hành Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 50 8 38 4 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành.
  42. 41 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài tập: Thao tác ép cá - Bối cảnh: + Hộ gia đình có ao ương nuôi cá giống + Trại sản xuất giống các loài cá nước ngọt. - Nguồn lực TT Tên vật tƣ, thiết bị Quy cỡ/ đơn vị Số lƣợng Ghi chú 1. Bể (2- 6m3) Cái 6 2. Giai (2- 6m3) Cái 6 3. Cá hương cỡ 2,5- 3cm Kg 6 4. Cá giống cỡ 5- 7cm Kg 12 5. Cá giống cỡ 8- 15cm Kg 12 6. Máy bơm nước (0,75kw) Chiếc 1 7. Dụng cụ bảo hộ lao động Bộ 10 8. Sổ ghi chép, bút Bộ 5 - Cách thức tổ chức: + Chia lớp thành các nhóm: 3- 5 học viên/ nhóm + Giáo viên (chuyên gia hướng dẫn) giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hiện và yêu cầu công việc - Thời gian thực hiện: 2 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: + Cá ép dẻo có thể vận chuyển 4.2. Bài tập: Thao tác đóng túi, bơm ô xy - Bối cảnh: + Trại sản xuất giống cá nước ngọt + Gia đình ương cá giống
  43. 42 - Nguồn lực: TT Tên vật tƣ, thiết bị Quy cỡ/ đơn vị Số lƣợng Ghi chú 1. Giai (bể) Chiếc 6 2. Thùng xốp Cái 6 3. Túi nilon Cái 6 4. Cá giống Kg 6 5. Cá hương Kg 6 6. Vợt Chiếc 6 7. Bình ôxy Chiếc 1 8. Băng dính Cuộn 6 9. Dây buộc Cuộn 1 10. Bèo - - 11. Mùn cưa - - 12. Đá lạnh Kg 20 13. Dụng cụ bảo hộ lao Bộ 10 động 14. Sổ ghi chép, bút Bộ 5 - Cách thức tổ chức: + Chia lớp thành các nhóm: 3- 5 học viên/ nhóm + Giáo viên (chuyên gia hướng dẫn) giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hiện và yêu cầu công việc - Thời gian thực hiện: (3 giờ) - Tiêu chuẩn sản phẩm: túi cá đóng đạt tiêu chuẩn Bài thực hành 1: Thao tác xử lý cá dọc đường (2 giờ) 4.3. Bài tập: Thao tác xử lý cá trên đường vận chuyển - Bối cảnh: + Trại sản xuất giống cá nước ngọt + Cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô gia đình
  44. 43 - Nguồn lực: TT Tên vật tƣ, thiết bị Quy cỡ/ đơn vị Số lƣợng Ghi chú 1. Giai (2m3) Cái 6 2. Vợt Chiếc 6 3. Túi nilón Cái 6 4. Cá giống Kg 6 5. Cá hương Kg 6 6. Bình ôxy Chiếc 1 7. Băng dính Cuộn 6 8. Dây buộc Cuộn 1 9. Máy sục khí Chiếc 1 10. Dây dẫn (ɸ5) M 50 11. Đá bọt Hộp 1 12. Dụng cụ bảo hộ lao động Bộ 10 13. Sổ ghi chép, bút Bộ 5 - Cách thức tổ chức: + Chia lớp thành các nhóm: 3- 5 học viên/ nhóm + Giáo viên (chuyên gia hướng dẫn) giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hiện và yêu cầu công việc - Thời gian thực hiện: (3 giờ) - Tiêu chuẩn sản phẩm: cá khỏe sau khi xử lý
  45. 44 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chuẩn bị cá, dụng cụ, phƣơng tiện vận chuyển Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Phương pháp ép cá, chất lượng cá Quan sát sản phẩm, đối chiếu với giống sau khi ép tiêu chuẩn. Số lượng và chất lượng dụng cụ thu Quan sát sản phẩm, đối chiếu với hoạch, vận chuyển tiêu chuẩn. Số lượng và chất lượng phương tiện Quan sát sản phẩm, đối chiếu với tiêu chuẩn. 5.2. Bài 2: Vận chuyển kín bơm ôxy Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Phương pháp đưa nước, cá, ôxy vào Khả năng hiểu biết kiến thức của dụng cụ vận chuyển từng học viên Thao tác đóng túi, bơm ôxy, kiểm tra Quan sát quá trình thực hiện và có túi, dán nhãn lưu ý đến mức độ tích cực của từng học viên 5.3. Bài 3: Vận chuyển ba ba Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Phương pháp xử lý cá trên đường Khả năng hiểu biết kiến thức của vận chuyển từng học viên Thao tác xử lý cá trên đường vận Quan sát quá trình thực hiện và có chuyển lưu ý đến mức độ tích cực của từng học viên
  46. 45 VI. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Việt & Nguyễn Chiến Văn, Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, NXB Nông nghiệp, năm 2007 2. Đỗ Văn Sơn, bài giảng Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Trường cao đẳng thủy sản, 2010 3. Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Đăng Khoa, giáo trình Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007 4. Nguyễn Thị Thuyết, giáo trình Công trình nuôi thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007 5. Võ Ngọc Thám, giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, trường Đại học Nha Trang, 2008 6. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005 7. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Sổ tay nuôi một số đối tượng thủy sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 8. -hoi/Len-Thuy-Tram-tam-chep-do/30216577/157/ 9. =-1 10. -bot-boc-nhua- .html
  47. 46 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Đỗ Văn Sơn, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Lê Hoàng Mai, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản - Ông Trần Viết Vinh, Trung tâm sản xuất Giống thủy sản Đại học Nông Lâm Thái Nguyên./. HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Phan Văn Tình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hải Dương ./.