Giáo trình mô đun Thu hoạch - Nghề: Ương giống và nuôi ngao
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thu hoạch - Nghề: Ương giống và nuôi ngao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_thu_hoach_nghe_uong_giong_va_nuoi_ngao.pdf
Nội dung text: Giáo trình mô đun Thu hoạch - Nghề: Ương giống và nuôi ngao
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH MÃ SỐ: MĐ06 NGHỀ: ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI NGAO Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06
- 2 LỜI GIỚI THIỆU - Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề ương giống và nuôi ngao ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. - Chương trình đào tạo nghề ương giống và nuôi ngao đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề và được kết cấu theo môn học và các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề ương giống và nuôi ngao theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. - Giáo trình mô đun Thu hoạch là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. - Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình 2. ThS. Nguyễn Văn Quyền 3. KS. Đinh Quang Thuấn 4. KS. Đỗ Trung Kiên
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 MÔ ĐUN THU HOẠCH 5 Bài mở đầu 7 1. Tầm quan trọng của mô đun: 7 2. Nội dung của mô đun 7 3. Mối quan hệ với các mô đun khác 8 4. Những yêu cầu đối với học viên 8 Bài 1: Thu hoạch ngao giống trong ao 9 1. Kiểm tra cỡ ngao thu hoạch 9 1.1. Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch 9 1.2. Phương pháp cân và đo ngao 9 1.3. Xác định cỡ ngao giống thu hoạch 12 2. Chuẩn bị dụng cụ 13 2.1. Chuẩn bị cào sắt 13 2.2. Chuẩn bị rổ 14 2.3. Chuẩn bị túi cước 15 3. Thu ngao giống trong ao 15 3.1. Cào và nhặt ngao 15 3.2. Rửa ngao 16 3.3. Cho ngao vào túi 17 Bài 2: Thu hoạch ngao cúc ở bãi triều 18 1. Kiểm tra cỡ ngao thu hoạch 18 1.1. Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch 18 1.2. Phương pháp cân và đo ngao 19 1.3. Xác định cỡ ngao cúc thu hoạch 20 2. Chuẩn bị dụng cụ 20 2.1. Chuẩn bị cào sắt 20 2.2. Chuẩn bị rổ 20 2.3. Chuẩn bị túi cước 20 3. Thu ngao cúc ở bãi triều 20 3.1. Cào và nhặt ngao 20 3.2. Rửa ngao 21 3.3. Cho ngao vào túi 22 Bài 3: Thu hoạch ngao thương phẩm 23 1. Kiểm tra cỡ ngao thu hoạch 23 1.1. Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch 23 1.2. Phương pháp cân và đo ngao 23 1.3. Phương pháp kiểm tra độ béo, tuyến sinh dục của ngao 26 1.4. Xác định cỡ ngao thương phẩm thu hoạch 26 2. Chuẩn bị dụng cụ 27 2.1. Chuẩn bị cào sắt 27
- 4 2.2. Chuẩn bị rổ 27 2.3. Chuẩn bị túi cước 28 3. Thu ngao thương phẩm 28 3.1. Cào và nhặt ngao 28 3.2. Đổ ngao vào túi 30 4. Rửa và phân loại ngao 30 5. Đóng ngao vào bao 31 5.1. Phương pháp đóng ngao vào bao 31 5.2. Điều kiện bảo quản 31 6. Chuyển ngao vào bến 31 Bài 4: Bảo quản và vận chuyển ngao 34 1. Bảo quản và vận chuyển ngao giống 34 1.1. Vận chuyển khô 34 1.2. Vận chuyển ướt 34 2. Bảo quản và vận chuyển ngao thương phẩm 36 3. Xử lý trong quá trình vận chuyển 37 3.1. Kiểm tra ngao trong quá trình vận chuyển 37 3.2. Xử lý khi nhiệt độ tăng cao 37 Bài 5: Tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm 39 1. Thị trường tiêu thụ ngao giống 39 2. Thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm 40 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 45 I. Vị trí, tính chất của mô đun : 45 II. Mục tiêu: 45 III. Nội dung chính của mô đun: 45 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 45 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 51 VI. Tài liệu tham khảo 52
- 5 MÔ ĐUN THU HOẠCH Mã mô đun: MĐ06 Giới thiệu mô đun: - Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: + Kiểm tra được cỡ ngao giống, ngao cúc, ngao thương phẩm thu hoạch; + Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch; + Thực hiện được thao tác kỹ thuật thu hoạch ngao giống, ngao cúc, ngao thương phẩm; + Thực hiện được thao tác bảo quản và vận chuyển ngao giống, ngao thương phẩm; + Xác định được các kênh tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm. - Nội dung mô đun: + Bài mở đầu + Bài 1. Thu hoạch ngao giống trong ao + Bài 2: Thu hoạch ngao cúc ở bãi triều + Bài 3: Thu hoạch ngao thương phẩm + Bài 4: Bảo quản và vận chuyển ngao + Bài 5: Tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm + Kiểm tra kết thúc mô đun - Phƣơng pháp học tập: + Học lý thuyết trên lớp về nội dung các chủ đề trong mô đun + Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà + Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành của các bài được thực hiện tại ao ương nuôi ngao của các cơ sở nuôi, ao nuôi hộ gia đình hoặc tại bãi triều. - Phƣơng pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện. - Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải: + Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có mặt đầy đủ.
- 6 + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun. + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm - Nội dung đánh giá: + Nêu được được mùa vụ và thời điểm thu hoạch ngao. + Mô tả thao tác kiểm tra cỡ ngao giống, ngao cúc, ngao thương phẩm thu hoạch. + Thực hiện được thao tác kỹ thuật thu hoạch ngao giống, ngao cúc, ngao thương phẩm. + Thực hiện được thao tác bảo quản ngao giống, ngao thương phẩm và xử lý trong quá trình vận chuyển ngao. + Xác định được nhu cầu thị trường và hình thức tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm.
- 7 Bài mở đầu Giới thiệu mô đun Mục tiêu: - Nhằm cung cấp cách nhìn khái quát về mô đun thu hoạch; - Hiểu được tầm quan trọng của công tác thu hoạch ngao hiện nay; - Hiểu được mối quan hệ giữa mô đun thu hoạch với các mô đun/môn học khác trong chương trình nghề ương giống và nuôi ngao; - Biết được những yêu cầu cơ bản đối với học viên trước và sau khi học xong mô đun thu hoạch. Nội dung: 1. Tầm quan trọng của mô đun: Thu hoạch là một trong khâu quan trọng trong kỹ thuật ương giống và nuôi ngao hiện nay. Nhằm đánh giá hiệu quả và chất lượng của kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm. Đồng thời, trong quá trình nuôi thì chúng ta phải xác định một số các chỉ tiêu sau: Thu hoạch ngao giống trong ao là một khâu quan trọng trong kỹ thuật ương giống và nuôi ngao. Nhằm mục đích xác định thời điểm thu hoạch, cỡ ngao giống thu hoạch để nâng cao chất lượng, sản lượng và giá trị ngao giống phục vụ cho quy trình ương nuôi tiếp theo. Thu hoạch ngao cúc ở bãi triều là một khâu trong kỹ thuật ương giống và nuôi ngao. Nhằm mục đích xác định thời điểm thu hoạch, cỡ ngao cúc thu hoạch, phương pháp thu thoạch hợp lý để nâng cao chất lượng, sản lượng và giá trị ngao cúc. Thu hoạch ngao thương phẩm là khâu cuối cùng trong kỹ thuật ương giống và nuôi ngao. Nhằm mục đích xác định kích cỡ thu hoạch, phương pháp thu hoạch và tùy theo nhu cầu thị trường. Đồng thời, biết cách thực hiện các thao tác chuẩn bị cho thu hoạch toàn bộ ngao thương phẩm, biết cách phân loại, đóng ngao vào bao và chuyển ngao vào bến đúng kỹ thuật . 2. Nội dung của mô đun - Bài mở đầu - Thu hoạch ngao giống trong ao - Thu hoạch ngao cúc ở bãi triều - Thu hoạch ngao thương phẩm - Bảo quản và vận chuyển ngao - Tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm
- 8 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun thu hoạch có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác: - Chọn nơi ương và nuôi ngao là mô đun cung cấp kiến thức về công tác khảo sát vị trí ương nuôi, kiểm tra chất đất, kiểm tra môi trường cho việc ương và nuôi ngao thuận lợi, ngao sinh trưởng phát triển tốt, đảm bảo công tác phòng bệnh cho ngao. - Chuẩn bị nơi ương và nuôi ngao là mô đun cung cấp kiến thức về công tác xây dựng ao ương, chuẩn bị ao ương, chuẩn bị bãi ương, chuẩn bị bãi nuôi ngao tạo môi trường sạch cho ngao sinh trưởng phát triển, thuận lợi cho công tác phòng bệnh. - Lựa chọn giống là mô đun cung cấp kiến thức về cách chọn con giống ngao cám, ngao vạn, ngao cúc có chất lượng tốt, không lẫn tạp. - Thả giống là mô đun cung cấp kiến thức về phương pháp xác định mùa vụ thả, thời điểm thả và kỹ thuật thả giống nâng cao tỷ lệ sống cho ngao. - Mô đun chăm sóc và quản lý có mối quan hệ chặt chẽ tới công tác phòng trị bệnh cho ngao. Trong quá trình nuôi phải đảm bảo môi trường ương nuôi luôn sạch hạn chế mầm bệnh phát triển, quyết định đến việc bệnh bùng phát thành dịch bệnh hay ở dạng tiềm ẩn. Sau vụ nuôi, thu hoạch được ngao có tỷ lệ sống cao, sức khoẻ tốt, chất lượng đảm bảo yêu cầu của người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cao. 4. Những yêu cầu đối với học viên - Học viên cần phải hiểu được một số kiến thức cơ bản về nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay về sản phẩm ngao. - Sau khi học xong học viên phải nắm được mùa vụ thu hoạch hợp lý, xác định điều kiện thu hoạch ngao giống, ngao cúc, ngao thương phẩm nhằm tránh hao hụt, không lẫn tạp. Đồng thời, nắm chắc thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng để thu sản phẩm ngao đúng lúc và có giá trị lợi nhuận cao.
- 9 Bài 1: Thu hoạch ngao giống trong ao Mục tiêu: - Kiểm tra được cỡ ngao giống thu hoạch; - Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch; - Thực hiện được thao tác kỹ thuật thu hoạch ngao giống trong ao. A. Nội dung: 1. Kiểm tra cỡ ngao thu hoạch 1.1. Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch Thời gian thu hoạch ngao giống quanh năm tùy theo nhu cầu thị trường và tốc độ phát triển của ngao giống. Có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ trong ao sau đó có kế hoạch khử trùng ao nuôi tiếp vụ khác. * Thao tác xác định mùa vụ thu hoạch dựa vào các điều kiện sau: + Việc xác định mùa vụ thu hoạch ngao giống dựa vào đặc điểm sinh học của ngao. + Dựa vào thời gian thả ương ngao giống và kích cỡ giống thả. + Dựa vào tốc độ sinh trưởng của của ngao ương nuôi trong ao. + Dựa vào điều kiện thời tiết hàng năm và tình hình dịch bệnh. + Xác định nhu cầu thị trường dựa vào điều kiện thời tiết, kích thước ngao giống. + Dựa vào nhu cầu thị trường về giống ngao để ương nuôi thành ngao cúc, ngao thương phẩm ngoài bãi triều. 1.2. Phương pháp cân và đo ngao Đo tăng trưởng của ngao bằng cách: + Kiểm tra cảm quan; + Cân trọng lượng (g) 2 tuần 1 lần. + Đo kích cỡ (mm) 2 tuần 1 lần.
- 10 Hình 6-1: Thu ngao giống để kiểm tra Hình 6-2: Ngao giống
- 11 Hình 6-3: Kiểm tra kích cỡ ngao giống Hình 6-4: Cân trọng lượng ngao giống
- 12 1.3. Xác định cỡ ngao giống thu hoạch Tuỳ theo nhu cầu thị trường cỡ thu bình thường từ 2- 3vạn con/kg (không lẫn tạp: don, ốc ). Nếu ngao giống chưa đạt kích cỡ thu hoạch nhưng trong ao xảy ra dịch bệnh, chất lượng nước giảm thì nên tiến hành thu hoạch hoặc thu hoạch chuyển sang ao khác để tiến hành ương nuôi tiếp. Nhu cầu thị trường về ngao giống tăng cao, giá cả sản phẩm tăng thì cũng có thể tiến hành thu tỉa những con đã đạt kích cỡ thu hoạch, đồng thời tiến hành ương nuôi tiếp và thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ ương nuôi. * Thao tác xác định kích cỡ ngao giống thu hoạch: - Dựa vào nhu cầu của thị trường; - Dựa vào tốc độ sinh trưởng của ngao giống; - Dựa vào điều kiện môi trường ao nuôi; - Dựa vào dấu hiệu bệnh lý của ngao giống, chất lượng nước của ao ương nuôi. Hình 6-2: Đếm ngao giống Hình 6-5: Đếm ngao giống
- 13 2. Chuẩn bị dụng cụ 2.1. Chuẩn bị cào sắt Cào sắt 5 răng sắt phi 6 (dày các răng 4cm, cao 10cm) Hình 6-6: Cào sắt Trong thực tế, ngoài cào sắt người nuôi còn sử dụng thêm các dụng cụ như cào túi, nạo để thu hoạch ngao. Hình 6-7: Cào túi
- 14 Hình 6-8: Nạo 2.2. Chuẩn bị rổ Rổ chắc chắn, không để lọt ngao. Cỡ mắt rổ phù hợp với cỡ ngao từ 2- 3 vạn con/kg. Hình 6-9: Rổ
- 15 2.3. Chuẩn bị túi cước Túi cước chắc chắn, không bị rách, thủng 3. Thu ngao giống trong ao 3.1. Cào và nhặt ngao Sau thời gian ương nuôi 2-3 tháng, khi ngao giống đã đạt kích cỡ và chất lượng và tuỳ theo yêu cầu của thị trường có thể tiến hành thu tỉa hoặc thu toàn bộ ngao giống ương nuôi trong ao. - Cào và nhặt ngao đúng kỹ thuật: Dùng cào thu các con giống thành đống, thu cuốn chiếu, cho ngao giống vào túi cước (hoặc túi lưới ni lông). Ngao giống cỡ nhỏ có thể dùng xẻng súc vào túi lưới. Rửa sạch bùn rồi chuyển lên phương tiện vận chuyển. - Trong quá trình thực hiện cần tránh ngao bị dập vỏ và bị chết; tránh để sót ngao. Hình 6-10 : Dùng xẻng thu hoạch ngao giống
- 16 3.2. Rửa ngao Dùng vòi nuớc phun rửa rổ ngao. Lưu ý phun nhẹ tay, tránh ngao bị dập vỏ và bị chết. Phân loại ngao: cỡ ngao từ 2- 3vạn con/kg . Loại bỏ tạp (don, ốc ) Hình 6-11 : Ngao được cào vào lưới rồi xịt nước để làm sạch Hình 6-12: Đãi phân loại ngao
- 17 3.3. Cho ngao vào túi Cho ngao vào túi cước (hoặc túi lưới ni lông). Chú ý thao tác nhẹ tay, tránh ngao bị dập vỏ và bị chết. Hình 6-13: Túi ngao giống B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập: - Bài tập 1: Xác định được hình thức thu hoạch ngao giống phù hợp - Bài tập 2: Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao giống 2. Bài tập thực hành: - Phương pháp thu ngao giống trong ao. - Thao tác chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao giống. C. Ghi nhớ: - Mùa vụ thu hoạch ngao giống thuận lợi cho ngao phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu thị trường. - Kích thước ngao giống thu hoạch. - Phương pháp thu hoạch ngao giống
- 18 Bài 2: Thu hoạch ngao cúc ở bãi triều Mục tiêu: - Kiểm tra được cỡ ngao cúc thu hoạch; - Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch; - Thực hiện được thao tác kỹ thuật thu hoạch ngao cúc ở bãi triều. A. Nội dung: 1. Kiểm tra cỡ ngao thu hoạch 1.1. Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch Thời gian thu hoạch vào tháng 4-5 âm lịch (thời điểm này có các điều kiện về thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của tảo tạo ra nguồn thức ăn nhiều cho ngao phát triển nhanh). Thu hoạch ngao cúc có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ trong ao sau đó có kế hoạch khử trùng ao nuôi tiếp vụ khác. * Thao tác xác định mùa vụ thu hoạch dựa vào các điều kiện sau: + Việc xác định mùa vụ thu hoạch ngao cúc dựa vào đặc điểm sinh học của ngao. + Dựa vào thời gian thả ương ngao cúc và kích cỡ ngao thả. + Dựa vào tốc độ sinh trưởng của của ngao. + Dựa vào điều kiện thời tiết hàng năm và tình hình dịch bệnh. + Xác định nhu cầu thị trường dựa vào điều kiện thời tiết, kích thước ngao cúc. + Dựa vào nhu cầu thị trường về giống ngao để ương nuôi thành ngao thương phẩm ngoài bãi triều. 1.2. Phương pháp cân và đo ngao Đo tăng trưởng của ngao bằng cách cân trọng lượng (g) và đo kích cỡ (mm) 2 tuần 1 lần. Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên với số lượng ngao lấy/lần là 30 con. Cũng có thể thu mẫu bằng cách lấy ngao ở 12 điểm thu trên bãi như sau: 4 điểm thu ở 4 góc bãi nuôi, 4 điểm thu ở cạnh giữa bãi nuôi, 4 điểm thu ở vị trí bất kỳ. Trọng lượng và kích cỡ ngao nuôi tại thời điểm thu là trung bình của tổng số trọng lượng (hoặc kích cỡ) ngao thu/ số ngao thu kiểm tra.
- 19 Hình 6-14: Bãi triều ương nuôi ngao cúc Hình 6-15 : Đo tăng trưởng ngao cúc
- 20 1.3. Xác định cỡ ngao cúc thu hoạch Tuỳ theo nhu cầu thị trường cỡ thu bình thường 6-8 cm có khi dài tới 12cm, cỡ ngao từ 500- 1000con/kg (không lẫn tạp: don, ốc ). Tỷ lệ sống từ con giống đến lúc thu 40-60%. Nếu ngao cúc chưa đạt kích cỡ thu hoạch nhưng trong ao xảy ra dịch bệnh, chất lượng nước giảm thì nên tiến hành thu hoạch hoặc thu hoạch chuyển sang ao khác để tiến hành ương nuôi tiếp. Nhu cầu thị trường về giống ngao tăng cao, giá cả sản phẩm tăng thì cũng có thể tiến hành thu tỉa những con đã đạt kích cỡ thu hoạch, đồng thời tiến hành ương nuôi tiếp và thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ ương nuôi. * Thao tác xác định kích cỡ ngao cúc thu hoạch: - Dựa vào nhu cầu của thị trường; - Dựa vào tốc độ sinh trưởng của ngao ở bãi triều; - Dựa vào điều kiện môi trường bãi nuôi; - Dựa vào dấu hiệu bệnh lý của ngao cúc, chất lượng nước của ao ương nuôi. 2. Chuẩn bị dụng cụ 2.1. Chuẩn bị cào sắt Cào sắt 5 răng sắt phi 6 (dày các răng 4cm, cao 10cm) 2.2. Chuẩn bị rổ Rổ chắc chắn, không để lọt ngao. Cỡ mắt rổ phù hợp với cỡ ngao từ 500- 1000con/kg 2.3. Chuẩn bị túi cước Túi cước chắc chắn, không bị rách, thủng 3. Thu ngao cúc ở bãi triều 3.1. Cào và nhặt ngao Sau thời gian ương nuôi 6 tháng kể từ khi ương ngao vạn thành ngao cúc, tiến hành thu tỉa hoặc thu toàn bộ ngao ngoài bãi triều để bán ra thị trường. - Cào và nhặt ngao đúng kỹ thuật: Dùng cào thu ngao thành đống, thu cuốn chiếu, cho ngao cúc vào túi cước (hoặc túi lưới ni lông) súc rửa sạch bùn rồi chuyển lên phương tiện vận chuyển. - Trong quá trình thực hiện cần tránh ngao bị dập vỏ và bị chết; tránh để sót ngao.
- 21 Hình 6-16: Thu ngao cúc ở bãi triều 3.2. Rửa ngao Tiến hành túm 2 đầu mép lưới lại, khoảng 4 - 6 người giữ chặt mép lưới dùng 2 - 3 chiếc vòi bơm xối nước lọc cát để giữ lại ngao giống. Lưu ý phun nhẹ tay, tránh ngao bị dập vỏ và bị chết. Phân loại ngao: cỡ ngao cúc thu hoạch 500- 1000con/kg. Loại bỏ tạp (don, ốc ) Hình 6-17: Rửa ngao và phân loại ngao cúc
- 22 3.3. Cho ngao vào túi Cho ngao vào túi cước (hoặc túi lưới ni lông). Chú ý thao tác nhẹ tay, tránh ngao bị dập vỏ và bị chết. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập: - Bài tập 1: Xác định được hình thức thu hoạch ngao cúc phù hợp - Bài tập 2: Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao cúc - Bài tập 3: Phân loại được cỡ ngao cúc thu hoạch 2. Bài tập thực hành: - Phương pháp thu ngao cúc ở bãi triều. - Thao tác chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao cúc. C. Ghi nhớ: - Mùa vụ thu hoạch ngao cúc thuận lợi cho ngao phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu thị trường. - Kích thước ngao cúc thu hoạch. - Phương pháp thu hoạch ngao cúc
- 23 Bài 3: Thu hoạch ngao thƣơng phẩm Mục tiêu: - Kiểm tra được cỡ ngao thương phẩm thu hoạch; - Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch; - Thực hiện được thao tác kỹ thuật thu hoạch ngao thương phẩm. A. Nội dung: 1. Kiểm tra cỡ ngao thu hoạch 1.1. Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch Khoảng sau 15 tháng nuôi trở lên có thể tiến hành thu hoạch. Mùa vụ thu hoạch ngao ngoài việc chú ý đến chất lượng sản phẩm cũng cần phải quan tâm đến thời gian bảo quản. Thu hoạch ngao vào mùa xuân và mùa thu dễ bảo quản hơn mùa hè khi nhiệt độ cao. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong thịt ngao cao vào mùa sinh sản, khi tuyến sinh dục phát triển giai đoạn thành thục. Như vậy, mùa vụ thu hoạch ngao thích hợp nhất vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu, đây là thời điểm trùng hợp với mùa vụ sinh sản sản của ngao. * Thao tác xác định mùa vụ thu hoạch dựa vào các điều kiện sau: + Việc xác định mùa vụ thu hoạch ngao thương phẩm dựa vào đặc điểm sinh học của ngao. + Dựa vào thời gian thả nuôi ngao và kích cỡ giống thả. + Dựa vào tốc độ sinh trưởng của của ngao ngoài bãi triều. + Dựa vào điều kiện thời tiết hàng năm và tình hình dịch bệnh. + Xác định nhu cầu thị trường dựa vào điều kiện thời tiết, kích thước ngao thương phẩm. + Dựa vào nhu cầu thị trường về ngao thương phẩm. 1.2. Phương pháp cân và đo ngao Đo tăng trưởng của ngao bằng cách cân trọng lượng (g) và đo kích cỡ (mm) 2 tuần 1 lần. Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên với số lượng ngao lấy/lần là 30 con. Cũng có thể thu mẫu bằng cách lấy ngao ở 12 điểm thu trên bãi như sau: 4 điểm thu ở 4 góc bãi nuôi, 4 điểm thu ở cạnh giữa bãi nuôi, 4 điểm thu ở vị trí bất kỳ. Trọng lượng và kích cỡ ngao nuôi tại thời điểm thu là trung bình của tổng số trọng lượng (hoặc kích cỡ) ngao thu/ số ngao thu kiểm tra.
- 24 Hình 6-18: Đo và ghi chép sự tăng trưởng của ngao trong quá trình nuôi Hình 6-19: Kiểm tra trọng lượng của ngao
- 25 1.3. Phương pháp kiểm tra độ béo, tuyến sinh dục của ngao Độ béo, tuyến sinh dục của ngao quyết định chất lượng của ngao thương phẩm. Vào tháng 4-6 thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của tảo tạo ra nguồn thức ăn nhiều cho ngao phát triển nhanh, ngao có độ béo cao. Ngược lại vào tháng 10-12, thời tiết lạnh, tảo kém phát triển, ngao chậm phát triển, độ béo giảm. Về tuyến sinh dục của ngao, nhìn bề ngoài rất khó phân biệt, chỉ phân biệt được qua mùa sinh sản. Khi chưa thành thục, cả ngao đực và ngao cái cơ thể đều dẹp và có màu trắng, có thể nhìn thấy cơ quan tiêu hóa (tuyến gan tụy và ruột). Khi tuyến sinh dục phát triển, cơ thể ngao bắt đầu phồng lên, nhìn từ gốc chân trở lên phần lưng thấy xuất hiện những hạt lấm chấm bên trong, đó là các túi chứa trứng và tinh, lúc này tuyến sinh dục của con đực và con cái khác nhau. Ngao đực có tuyến sinh dục màu trắng đục và ở ngao cái có tuyến sinh dục màu vàng hoặc vàng nhạt. Khi quan sát được tuyến sinh dục ngao chứng tỏ ngao đã thành thục và đạt chất lượng thương phẩm. Hình 6-20: Ngao béo, tuyến sinh dục đầy
- 26 1.4. Xác định cỡ ngao thương phẩm thu hoạch Từ ngao có cỡ 320 con/kg ngao nuôi trong vòng 12-14 tháng đã đạt được ngao thương phẩm với kích cỡ ngao trung bình là 50-70con/kg, ngao béo, tuyến sinh dục đầy. Nếu ngao thương phẩm chưa đạt kích cỡ thu hoạch nhưng vùng nuôi xảy ra dịch bệnh, chất lượng nước giảm thì nên tiến hành thu hoạch. Nhu cầu thị trường về ngao thương phẩm tăng cao, giá cả sản phẩm tăng, kiểm tra ngao thấy ngao đã đạt kích cỡ thu hoạch thì cũng có thể tiến hành thu hoạch ngay. * Thao tác xác định kích cỡ ngao thương phẩm thu hoạch: - Dựa vào nhu cầu của thị trường; - Dựa vào tốc độ sinh trưởng của ngao; - Dựa vào điều kiện môi trường nuôi; - Dựa vào dấu hiệu bệnh lý của ngao, chất lượng nước của ao ương nuôi. Hình 6-21: Ngao thương phẩm thu hoạch
- 27 2. Chuẩn bị dụng cụ 2.1. Chuẩn bị cào sắt Cào sắt 5 răng sắt phi 6 (dày các răng 4cm, cao 10cm) Hình 6-22: Dùng cào sắt thu thoạch ngao 2.2. Chuẩn bị rổ Rổ chắc chắn, không để lọt ngao. Cỡ mắt rổ phù hợp với cỡ ngao từ 50- 70con/kg Hình 6-23: Rổ đựng ngao thương phẩm
- 28 2.3. Chuẩn bị túi cước Túi cước chắc chắn, không bị rách, thủng 3. Thu ngao thƣơng phẩm 3.1. Cào và nhặt ngao - Cào và nhặt ngao đúng kỹ thuật: Dùng cào thu các con giống thành đống, thu cuốn chiếu, cho ngao vào rổ. Hình 6-24: Cào ngao theo kiểu cuốn chiếu để không sót ngao - Phương pháp thu hoạch ngao: + Thu hoạch ngao bằng các cọc gỗ: Nhờ tính hướng cọc gỗ của ngao để thu, dùng các cọc gỗ có đường kính 4 – 5cm, dài 50 – 70cm đóng trên mặt bãi, các cọc đóng cách nhau khoảng 1,5m. Sau 1 thời gian ngao sẽ tập trung ở xung quanh cọc gỗ với bán kính khoảng 30cm, lúc này tiến hành thu rất dễ. + Dùng con lăn đá, lăn qua lại trên bề mặt bãi, ngao ở phía dưới do bị ép sẽ phun nước lên, từ chỗ có phun nước có thể bắt ngao. Tuy nhiên, nếu ngao nuôi có mật độ cao thì thu hoạch theo phương pháp này thường không hiệu quả, thời gian thu phải kéo dài. + Khi nước triều rút gần cạn, dùng chân đạp nước, do sức ép của dòng nước ngao sẽ trồi lên mặt bãi. - Trong quá trình thực hiện cần tránh ngao bị dập vỏ và bị chết; tránh để sót ngao.
- 29 Hình 6-25: Dùng nạo thu ngao Hình 6-26: Dùng cào túi thu ngao khi nước triều dâng
- 30 3.2. Đổ ngao vào túi Cho ngao vào túi cước (hoặc túi lưới ni lông). Chú ý thao tác nhẹ tay, tránh ngao bị dập vỏ và bị chết. Hình 6-27 : Ngao đã cho vào túi 4. Rửa và phân loại ngao Dùng máy bơm nuớc phun rửa rổ ngao. Lưu ý phun nhẹ tay, tránh ngao bị dập vỏ và bị chết. Phân loại ngao: cỡ ngao thu hoạch (50-70con/kg), ngao béo, tuyến sinh dục đầy. Loại bỏ tạp (don, ốc ) Hình 6-28: Phân loại kích cỡ ngao
- 31 5. Đóng ngao vào bao 5.1. Phương pháp đóng ngao vào bao Đổ ngao đã thu vào bao. Lưu ý nhẹ tay, tránh ngao bị dập vỏ, chết. Hình 6-29: Đóng ngao vào bao 5.2. Điều kiện bảo quản Điều kiện bảo quản: t0< 25, tránh ánh nắng trực tiếp, ngao được giữ ẩm 6. Chuyển ngao vào bến Chuyển ngao vào bến. Lưu ý điều kiện bảo quản và thời gian vận chuyển tối ưu: nhiệt độ dưới 25oC, tránh ánh nắng trực tiếp, ngao được giữ ẩm, thời gian vận chuyển dưới 72h. Chú ý, tránh làm ngao bị dập vỏ, chết; Hình 6-30: Chuyển ngao vào bến (1)
- 32 Hình 6-31: Chuyển ngao vào bến (2) Hình 6-32: Quang cảnh một bến thu ngao ở Tiền Hải – Thái Bình
- 33 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập: - Bài tập 1: Xác định được mùa vụ thu hoạch ngao thương phẩm. - Bài tập 2: Xác định được nhu cầu thị trường về sản phẩm ngao. - Bài tập 3: Xác định được kích thước ngao có thể thu hoạch. - Bài tập 4: Bảo quản được ngao sau thu hoạch 2. Bài tập thực hành: - Phương pháp thu hoạch ngao thương phẩm. - Thao tác rửa, phân loại và bảo quản ngao. C. Ghi nhớ: - Mùa vụ thu hoạch ngao thương phẩm thuận lợi cho ngao phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu thị trường. - Kích thước ngao thương phẩm thu hoạch. - Phương pháp thu hoạch ngao thương phẩm
- 34 Bài 4: Bảo quản và vận chuyển ngao Mục tiêu: - Thực hiện được thao tác bảo quản ngao giống và ngao thương phẩm, đưa ngao vào dụng cụ vận chuyển và xử lý trong quá trình vận chuyển - Tuân thủ đúng kỹ thuật vận chuyển. A. Nội dung: 1. Bảo quản và vận chuyển ngao giống 1.1. Vận chuyển khô - Hình thức này áp dụng với ngao giống > 30 ngày tuổi. - Giữ cho ngao trong nhiệt độ và độ ẩm thấp, nhiệt độ tương đối ổn định, chênh lệch 10oC so với nhiệt độ môi trường. - Ngao giống được cho vào túi cước bảo quản ở điều kiện bóng mát tránh ánh nắng mặt trời và mưa. - Trên thị trường, mỗi túi ngao giống khoảng từ 4 đến 5 triệu đồng. - Lưu ý khi vận chuyển ngao: sau khi vận chuyển ngao về nên để cho ngao từ từ thích nghi với nhiệt độ hiện tại rồi mới thả xuống nếu không sẽ gặp hiện tượng ngao chết do sốc nhiệt. 1.2. Vận chuyển ướt - Hình thức này áp dụng với ngao giống 40 tiếng. - Xe dùng vận chuyển ngao giống là loại xe chuyên dùng có thùng bảo ôn để luôn đảm bảo nhiệt độ trong quá trình vận chuyển thấp hơn 2-10oC so với nhiệt độ bên ngoài. - Lưu ý trước khi cho vào thùng bảo ôn phải để ngao thích nghi dần dần với nhiệt độ trong thùng.
- 35 Hình 6-33: Các loại thùng bảo quản ngao trong quá trình vận chuyển Hình 6-34 : Ngao giống được cho vào túi treo lên và người cung cấp bắt đầu sơ tuyển
- 36 2. Bảo quản và vận chuyển ngao thƣơng phẩm Ngao thương phẩm được thu hoạch và đóng gói 30-40kg/túi trước khi vận chuyển tới nơi tiêu thụ. Các túi ngao được bảo quản ở điều kiện bóng mát tránh ánh nắng mặt trời và mưa. Ngao có thể sống ở điều kiện bảo quản trong 24-56 giờ. Số lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào lượng ngaothu hoạch và phương tiện vận chuyển. Phương tiện vận chuyển thô sơ, khả năng chuyên chở ít thì số lượng phương tiện vận chuyển nhiều và ngược lại phương tiện vận chuyển hiện đại, khả năng chuyên chở với số lượng nhiều thì số lượng phương tiện vận chuyển ít. Chất lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào quãng đường vận chuyển đi tiêu thụ xa hay gần. + Nếu vận chuyển ngao tiêu thụ tại địa phương thì phương tiện vận chuyển có thể là ôtô, xe máy, xe đạp. + Sản phẩm được tiêu thụ từ vùng này sang vùng khác thì dùng các phương tiện như máy bay, ôtô, tàu hoả. + Chất lượng các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo không được hư hỏng trong quá trình vận chuyển, có dụng cụ hạ nhiệt nếu vận chuyển quãng đường xa. Hình 6-35: Xe bảo ôn vận chuyển ngao
- 37 3. Xử lý trong quá trình vận chuyển 3.1. Kiểm tra ngao trong quá trình vận chuyển 3.1.1. Thời gian kiểm tra Trong quá trình vận chuyển ngao giống và ngao thương phẩm đều phải thường xuyên kiểm tra ngao, sau thời gian 60 phút tiến hành kiểm tra ngao một lần. Nếu thấy ngao không còn ẩm ướt hay nhiệt độ cao dùng vòi tưới giữ ẩm một lần tùy thuộc vào thời tiết mà thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn. 3.1.2. Cách kiểm tra ngao Kiểm tra ngao trong quá trình vận chuyển rất quan trọng nhằm nâng cao tỷ lệ sống, chất lượng của ngao khi vận chuyển. Do vậy, trong quá trình vận chuyển nên xác định thời gian kiểm tra ngao: - Mở dụng cụ vận chuyển quan sát kiểm tra tình trạng của ngao. - Tưới nước lên các vật dụng giữ ẩm như: rong, bèo, mùn cưa, - Loại bỏ con ngao mở vỏ, có mùi ươn thối bốc ra. 3.2. Xử lý khi nhiệt độ tăng cao 3.2.1. Nhiệt độ vận chuyển - Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của ngao, tỷ lệ sống và thời gian vận chuyển ngao. - Nhiệt độ quá cao sẽ làm cho ngao yếu, mở vỏ và bị chết. 3.2.2. Biện pháp xử lý - Thời tiết quá nóng phải tiến hành làm giảm nhiệt độ (làm mát) cho ngao bằng cách dùng đá lạnh xay nhỏ trộn chung với mùn cưa làm vật liệu giữ ẩm cho ngao hoặc tưới nước nước giữ ẩm cho ngao với nhiệt độ nước thấp. - Hoặc dùng nước biển tưới lên để làm mát cho ngao. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập: - Bài tập 1: Xác định thao tác bảo quản ngao giống sau thu hoạch. - Bài tập 2: Xác định thao tác bảo quản ngao thương phẩm sau thu hoạch. - Bài tập 3: Xác định biện pháp xử lý trong quá trình vận chuyển ngao khi nhiệt độ tăng cao. 2. Bài tập thực hành: - Phương pháp bảo quản ngao giống và ngao thương phẩm. - Thao tác xử lý trong quá trình vận chuyển ngao.
- 38 C. Ghi nhớ: - Giữ cho ngao trong nhiệt độ và độ ẩm thấp, nhiệt độ tương đối ổn định, chênh lệch 2-10oC so với nhiệt độ môi trường. - Ngao có thể sống ở điều kiện bảo quản trong 24-56 giờ. - Kiểm tra ngao và xử lý trong quá trình vận chuyển.
- 39 Bài 5: Tiêu thụ ngao giống và ngao thƣơng phẩm Mục tiêu: - Xác định được thời điểm thu hoạch ngao giống và ngao thương phẩm. - Xác định được nhu cầu thị trường và hình thức tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm. - Tuân thủ đúng kỹ thuật vận chuyển. A. Nội dung: 1. Thị trƣờng tiêu thụ ngao giống Phong trào nuôi Ngao ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, một số trại sản xuất giống Ngao đã hình thành nhưng chưa đáp ứng đủ con giống cho người nuôi. Do miền Bắc thiếu giống Ngao nên các hộ nuôi Ngao đã chuyển ngao từ các tỉnh miền Nam ra các tỉnh miền Bắc như Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Nghệ An để nuôi. Thời gian thu hoạch ngao giống để bán ra thị trường chủ yếu vào tháng 4-5 âm lịch (thời điểm này có các điều kiện về thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của tảo tạo ra nguồn thức ăn nhiều cho ngao phát triển nhanh). Tuy nhiên do thực tế thiếu về nguồn giống nên bất cứ thời điểm nào có giống đều có thể xuất bán ngay thông qua các thương lái. Hiện tại, nguồn giống khai thác từ tự nhiên vẫn là chính (chiếm 99%), nguồn giống từ trại sản xuất chỉ chiếm 1%. Hình 6-36: Sơ đồ thể hiện kênh cung cấp ngao giống cho người nuôi ngao thương phẩm
- 40 2. Thị trƣờng tiêu thụ ngao thƣơng phẩm Mùa vụ thu hoạch ngao thích hợp nhất vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu, đây là thời điểm trùng hợp với mùa vụ sinh sản sản của ngao và thuận lợi cho quá trình bảo quản. Hầu hết sản phẩm ngao nuôi được vận chuyển tới người tiêu dùng thông qua bán buôn của các thương lái. Ngao không còn là thực phẩm bổ sung đối với người dân ven biển mà đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có triển vọng. - Thịt ngao đông lạnh của Việt Nam đã tăng 50% về sản lượng và 63% về giá trị so với năm 2000 (theo Bộ Tài chính 2006). - Các sản phẩm ngao Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 10 nước và vùng lãnh thổ. + Thị trường lớn nhất là Nhật Bản vì ngao là một trong những món an truyền thống của người Nhật. + Bên cạnh đó, tại châu Á, các sản phẩm ngao cũng có một số đối tượng tiêu dùng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Thái Lan. Mặc dù số liệu chính thức cho thấy giá trị khiêm tốn của xuất khẩu ngao sang Trung Quốc nhưng khối lượng thực tế thì lớn hơn nhiều vì hầu hết ngao xuất khẩu sang Trung Quốc đi qua con đường tiểu ngạch. Dự đoán rằng sẽ có sự phát triển thuận lợi và ổn định về thị trường đối với mặt hàng này, đặc biệt Nhật Bản, Mỹ và một số nước châu Á khác như Hàn Quốc và Trung Quốc. Cũng như tôm và cá tra/basa, cũng đã có nỗ lực nhằm xây dựng thương hiệu cho ngao Việt Nam. Bến Tre – vùng nuôi ngao lớn nhất – đã xúc tiến thương hiệu “Nghêu Bến Tre”. - Ngày 3/11/2009, nghề sản xuất và quản lý khai thác nghêu Bến Tre chính thức được Hội đồng bảo tồn biển quốc tế (Marine Stewardship Council) cấp chứng nhận tiêu chuẩn MSC (gồm 23 tiêu chí), trở thành nghề cá đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được cấp chứng nhận này. Nhờ chứng nhận MSC, nghề nuôi nghêu Bến Tre đã đạt được những lợi ích to lớn về môi trường, sinh thái, quản lý và lợi ích kinh tế. - Với con ngao ở miền Bắc, ngày 9/12/2008, Cục sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 26064/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sô 115705 “Giao Thủy” cho mặt hàng ngao nuôi tại huyện Giao Thủy, Nam Định giúp nghề nuôi ngao tại vùng này đạt được nhiều lợi ích kinh tế khi xuất hẩu sang thị trường chính là Trung Quốc. Những bước đi ban đầu đã thành công. Đây là một tiến bộ lớn nhằm giới thiệu sản phẩm ngao Việt Nam ra thị trường quốc tế trong tương lai gần.
- 41 Hình 6-37: Sơ đồ kênh cung cấp nguồn ngao thương phẩm đến người tiêu dùng Hình 6-38: Chuỗi thị trường ngao tại tỉnh Nam Định
- 42 Hình 6-39: Sản phẩm thương hiệu “Nghêu Bến Tre” Hình 6-40: Sản phẩm thương hiệu “Ngao Giao Thủy”
- 43 Hình 6-41: Một cơ sở chế biến ngao xuất khẩu Hình 6-42: Thị phần của ngao Việt Nam trên thế giới (Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam 2004)
- 44 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập: - Bài tập 1: Xác định các kênh cung cấp ngao giống cho người nuôi ngao thương phẩm. - Bài tập 2: Xác định kênh cung cấp nguồn ngao thương phẩm đến người tiêu dùng. - Bài tập 3: Nêu một số thị trường xuất khẩu ngao Việt Nam trên thế giới. 2. Bài tập thực hành: - Xác định được nhu cầu thị trường và hình thức tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm. C. Ghi nhớ: - Nguồn ngao giống khai thác từ tự nhiên vẫn là chính (chiếm 99%), nguồn giống từ trại sản xuất chỉ chiếm 1%. - Hầu hết sản phẩm ngao nuôi được vận chuyển tới người tiêu dùng thông qua bán buôn của các thương lái. - Ngao không còn là thực phẩm bổ sung đối với người dân ven biển mà đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có triển vọng. - Chứng nhận MSC giúp nghề nuôi ngao đạt được những lợi ích to lớn về môi trường, sinh thái, quản lý và lợi ích kinh tế
- 45 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun Thu hoạch là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề ương giống và nuôi ngao; được giảng dạy sau mô đun Chăm sóc và quản lý, cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. - Tính chất: Thu hoạch là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản kỹ thuật thu hoạch ngao vạn, ngao cúc và ngao thương phẩm. II. Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Kiểm tra được cỡ ngao giống, ngao cúc, ngao thương phẩm thu hoạch; - Xác định được mùa vụ và thời điểm thu hoạch; - Thực hiện được thao tác kỹ thuật thu hoạch ngao giống, ngao cúc, ngao thương phẩm. III. Nội dung chính của mô đun: Loại Thời lƣợng Mã Địa Tên bài bài bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra Lý 1 1 M6-01 Bài mở đầu Lớp học thuyết Bài 1: Thu hoạch 15 3 11 1 Tích M6-02 ngao giống trong Ao nuôi hợp ao Bài 2: Thu hoạch 15 3 12 Tích M6-03 ngao cúc ở bãi Bãi nuôi hợp triều Bài 3: Thu hoạch Tích 15 3 11 1 M6-04 Bãi nuôi ngao thương phẩm hợp Bài 4: Bảo quản và Tích 15 2 13 M6-05 Bãi nuôi vận chuyển ngao hợp Bài 5: Tiêu thụ 15 3 12 Tích M6-06 ngao giống và Bãi nuôi hợp ngao thương phẩm Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng cộng: 80 15 59 6
- 46 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Thu hoạch ngao giống trong ao 4.1.1. Bài tập 1: Xác định được hình thức thu hoạch ngao giống phù hợp - Nguồn lực: + Nhu cầu thị trường + Kích cỡ ngao giống + Cơ sở ương nuôi ngao giống - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được hình thức thu hoạch phù hợp 4.1.2. Bài tập 2: Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao giống - Nguồn lực: + Cào sắt: 18 chiếc + Rổ: 6 chiếc + Túi cước: 6 chiếc + Cơ sở ương nuôi ngao giống - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Chuẩn bị đầy đủ, đúng tiêu chuẩn dụng cụ thu hoạch 4.1.3. Bài tập thực hành: - Phương pháp thu ngao giống trong ao. - Thao tác chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao giống. 4.2. Bài 2: Thu hoạch ngao cúc ở bãi triều 4.2.1. Bài tập 1: Xác định được hình thức thu hoạch ngao cúc phù hợp - Nguồn lực: + Nhu cầu thị trường + Kích cỡ ngao cúc + Cơ sở ương nuôi ngao cúc ở bãi triều - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được hình thức thu hoạch phù hợp
- 47 4.1.2. Bài tập 2: Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao cúc - Nguồn lực: + Cào sắt: 18 chiếc + Rổ: 9 chiếc + Túi cước: 9 chiếc + Cơ sở ương nuôi ngao giống - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Chuẩn bị đầy đủ, đúng tiêu chuẩn dụng cụ thu hoạch 4.2.3. Bài tập 3: Phân loại được cỡ ngao cúc thu hoạch - Nguồn lực: + Cào sắt + Rổ + Túi cước + Xô nhựa + Khay nhựa + Cân 5kg + Ngao cúc - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Phân loại được cỡ ngao cúc thu hoạch, phân biệt được tạp lẫn vào (don, ốc ) 4.2.4. Bài tập thực hành: - Phương pháp thu ngao cúc ở bãi triều. - Thao tác chuẩn bị dụng cụ thu hoạch ngao cúc. 4.3. Bài 3: Thu hoạch ngao thƣơng phẩm 4.3.1. Bài tập 1: Xác định được mùa vụ thu hoạch ngao thương phẩm. - Nguồn lực: + Đặc điểm sinh học của ngao + Thời tiết + Báo chí
- 48 + Nhu cầu thị trường - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được mùa vụ thu hoạch ngao thương phẩm. 4.3.2. Bài tập 2: Xác định được nhu cầu thị trường về sản phẩm ngao. - Nguồn lực: + Thị trường xuất khẩu + Báo chí + Truyền hình + Tình hình nuôi ngao - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được nhu cầu thị trường về sản phẩm ngao. 4.3.3. Bài tập 3: Xác định được kích thước ngao có thể thu hoạch. - Nguồn lực: + Thước + Cân + Nhu cầu thị trường + Ngao thương phẩm - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 2 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được kích thước ngao có thể thu hoạch. 4.3.4. Bài tập 4: Bảo quản được ngao sau thu hoạch - Nguồn lực: + Xô, chậu + Thùng xốp + Túi cước + Bao + Nước biển sạch + Bèo + Mùn cưa
- 49 + Nước đá + Tàu thuyền + Ngao thương phẩm - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Bảo quản được ngao sau thu hoạch 4.3.4. Bài tập thực hành: Thao tác xác định mùa vụ thu hoạch, nhu cầu thị trường và kích cỡ ngao thương phẩm thu hoạch 4.4. Bài 4: Bảo quản và vận chuyển ngao 4.4.1. Bài tập 1: Xác định thao tác bảo quản ngao giống sau thu hoạch. - Nguồn lực: + Khay nhựa + Túi cước + Thùng xốp + Thùng bảo ôn + Ngao giống + Thị trường mua ngao giống - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được thao tác bảo quản ngao giống sau thu hoạch. 4.4.2. Bài tập 2: Xác định thao tác bảo quản ngao thương phẩm sau thu hoạch. - Nguồn lực: + Khay nhựa + Túi cước + Thùng xốp + Thùng bảo ôn + Ngao thương phẩm + Thị trường mua ngao giống - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm
- 50 - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được thao tác bảo quản ngao thương phẩm sau thu hoạch. 4.4.3. Bài tập 3: Xác định biện pháp xử lý trong quá trình vận chuyển ngao khi nhiệt độ tăng cao. - Nguồn lực: + Ngao giống + Ngao thương phẩm + Bèo + Rong + Mùn cưa + Nước biển + Phương tiện vận chuyển - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xử lý được ngao khi nhiệt độ tăng cao trong quá trình vận chuyển. 4.4.4. Bài tập thực hành: - Phương pháp bảo quản ngao giống và ngao thương phẩm. - Thao tác xử lý trong quá trình vận chuyển ngao. 4.5. Bài 5: Tiêu thụ ngao giống và ngao thƣơng phẩm 4.5.1. Bài tập 1: Xác định các kênh cung cấp ngao giống cho người nuôi ngao thương phẩm. - Nguồn lực: + Ngao giống + Sổ ghi nhật ký + Thương lái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được các kênh cung cấp ngao giống cho người nuôi ngao thương phẩm. 4.5.2. Bài tập 2: Xác định kênh cung cấp nguồn ngao thương phẩm đến người tiêu dùng.
- 51 - Nguồn lực: + Ngao thương phẩm + Sổ ghi nhật ký + Thương lái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được kênh cung cấp nguồn ngao thương phẩm đến người tiêu dùng. 4.5.3. Bài tập 3: Nêu một số thị trường xuất khẩu ngao Việt Nam trên thế giới. - Nguồn lực: + Sổ ghi nhật ký + Tivi + Đài + Báo chí + Mạng internet - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Nêu được một số thị trường xuất khẩu ngao Việt Nam trên thế giới. 4.5.4. Bài tập thực hành: - Xác định được nhu cầu thị trường và hình thức tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài học 1: Thu hoạch ngao giống trong ao Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Hiểu được phương pháp kiểm tra cỡ Mức độ hiểu biết ngao, xác định mùa vụ và thời điểm thu hoạch ngao giống. Thực hiện thao tác thu hoạch ngao Quan sát giống trong ao. 5.2. Bài học 2: Thu hoạch ngao cúc ở bãi triều
- 52 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Hiểu được phương pháp kiểm tra cỡ Mức độ hiểu biết ngao, xác định mùa vụ và thời điểm thu hoạch ngao cúc. Thực hiện thao tác thu hoạch ngao Quan sát cúc ở bãi triều. 5.3. Bài học 3: Thu hoạch ngao thƣơng phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Hiểu được phương pháp kiểm tra cỡ Mức độ hiểu biết ngao, xác định mùa vụ và thời điểm thu hoạch ngao thương phẩm. Thực hiện thao tác thu hoạch ngao Quan sát thương phẩm. 5.4. Bài học 4: Bảo quản và vận chuyển ngao Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Hiểu được phương pháp bảo quản Mức độ hiểu biết và vận chuyển ngao giống, ngao thương phẩm. Thực hiện thao tác bảo quản và vận Quan sát chuyển ngao giống, ngao thương phẩm 5.5. Bài học 5: Tiêu thụ ngao giống và ngao thƣơng phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Hiểu được các kênh tiêu thụ ngao Mức độ hiểu biết giống và ngao thương phẩm Xác định được nhu cầu thị trường Quan sát và hình thức tiêu thụ ngao giống và ngao thương phẩm VI. Tài liệu tham khảo 1. Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD). Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao giống, 2009. 2. Chu Chí Thiết. Kỹ thuật nuôi ngao. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, 2008.
- 53 3. Chu Chí Thiết, Martin S Kumar. Tài liệu về kỹ thuật và sản xuất giống ngao Bến Tre. ARSINC, SARDI, 2008 4. Chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp và nông thôn (CARD). Phát triển nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng sinh kế cho cộng đồng dân cư nghèo ven biển miền trung Việt Nam, 2010. 5. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Bộ Thủy sản (cũ). Kỹ thuật nuôi ngao. NXB Nông nghiệp, 2006.
- 54 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Bà Trần Thị Anh Thư – Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan – Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Đặng Thị Minh Diệu, Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./.
- 55 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU (Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB ngày 5 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt – Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan – Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Nguyễn Văn Quyền, Trại trưởng Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Vũ Công Đình, Chủ trang trại nuôi ngao xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình./.