Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh cá
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_phong_va_tri_benh_ca.pdf
Nội dung text: Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh cá
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CÁ MÃ SỐ: MĐ 06 NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề Nuôi sản xuất giống một số loài cá nước ngọt ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Nuôi cá nước ngọt thương phẩm cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất giống một số loài cá nuôi nước ngọt tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 7 quyển: 1) Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ cá và ương 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao 3) Giáo trình mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ 4) Giáo trình mô đun Cho cá đẻ và ấp trứng 5) Giáo trình mô đun Ương nuôi cá giống 6) Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh cá 7) Giáo trình mô đun Vận chuyển cá bột, hương, giống Phòng và trị bệnh cá là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Sau khi học mô đun này học viên có thể hành nghề Phòng và trị bệnh cá trên cá nuôi nước ngọt. Mô đun này được học sau các mô đun chuyên môn khác. Giáo trình Phòng và trị bệnh cá giới thiệu về các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh cho một số loài cá nuôi nước ngọt; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 tiết và bao gồm 4 bài: Mô đun gồm các bài sau: Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp
- 3 Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trường Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn, nấm Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước . Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Th.S Lê Văn Thắng 2. Th.S Nguyễn Thanh Hoa 3. Th.S Ngô Chí Phương 4. Th.S Đỗ Văn Sơn 5. Th.S. Nguyễn Mạnh Hà
- 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾ T TẮ T 6 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CÁ 7 Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp 9 1. Định nghĩa bệnh của cá: 9 2. Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh: 11 2.4 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh 13 3. Phương pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh cá: 14 4. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp: 21 Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trƣờng 28 1. Chẩn đoán và xử lý bệnh do oxy 28 2. Chẩn đoán và xử lý bệnh do pH: 34 3. Chẩn đoán và xử lý bệnh do NH3: 40 Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng 46 1. Chẩn đoán và trị bệnh trùng bánh xe 46 2. Chẩn đoán và trị bệnh trùng quả dưa: 51 3. Chẩn đoán và trị bệnh sán lá đơn chủ: 55 4. Chẩn đoán và trị bệnh rận cá: 57 5. Chẩn đoán và trị bệnh do trùng mỏ neo: 61 Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn, nấm 65 1. Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn: 65 2. Chẩn đoán và xử lý bệnh do nấm: 72 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 78 I. Vị trí, tính chất của mô đun 79
- 5 II. Mục tiêu: 79 III. Nội dung chính của mô đun: 79 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 80 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 84 VI. Tài liệu tham khảo 85
- 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾ T TẮ T 1. Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh. 2. ppm: đơn vị đo phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3 3. Xuất huyết: là hiện tượng máu chảy ra ngoài mạch máu, nếu máu chảy ra ngoài cơ thể thì gọi là chảy máu ngoài (xuất huyết ngoài), nếu máu chảy ra ngoài mạch máu và tích tụ lại trong tổ chức tế bào hay các thể xoang của cơ thể thì gọi là chảy máu trong (xuất huyết trong), có trường hợp bệnh lý gồm cả chảy máu trong lẫn chảy máu ngoài. 4. NTTS: nuôi trồng thủy sản
- 7 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CÁ Mã mô đun: MĐ 06 Giới thiệu mô đun: Cũng giống như các loài động vật khác, các loài thủy sản nói chung và cá nuôi nói riêng không thể tránh khỏi dịch bệnh. Dịch bệnh là mối nguy gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người nuôi và cho địa phương, tại Bắc Giang năm 2009 thống kê cho thấy toàn tỉnh có gần 100 tấn cá rô phi bị bệnh chết gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng (phòng chống dịch bệnh thủy sản còn nhiều bất cập- Báo Bắc Giang online 15- 10- 2010). Cá sống trong nước nên vấn đề phòng và trị bệnh không giống gia súc trên cạn. Mỗi khi trong ao cá bị bệnh, không thể chữa từng con mà phải tính cả ao hay trọng lượng cả đàn để chữa bệnh nên tính lượng thuốc khó chính xác, tốn kém nhiều, các loại thuốc chữa bệnh ngoài da cho cá thường phun trực tiếp xuống nước chỉ áp dụng với các ao diện tích nhỏ, còn các ao có diện tích mặt nưóc lớn không sử dụng được. Các loại thuốc chữa bệnh bên trong cơ thể động vật thuỷ sản thường phải trộn vào thức ăn, nhưng lúc bị bệnh, cá không ăn, nên dù có sử dụng loại thuốc tốt sẽ không có hiệu quả. Có một số thuốc khi chữa bệnh cho cá có thể tiêu diệt được nguồn gốc gây bệnh nhưng kèm theo phản ứng phụ. Đặc biệt những con khoẻ mạnh cũng phải dùng thuốc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng. Vì vậy công tác phòng và trị bệnh cá khác hoàn toàn so với động vật trên cạn. Đối với sản xuất và ương nuôi cá giống công tác phòng bệnh và chữa bệnh thực hiện theo phương châm phòng bệnh là chính chữa bệnh khi cần thiết. Mô đun Phòng và trị bệnh cá là mô đun trang bị cho học viên hiểu được các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, hiểu được dấu hiệu bệnh lý của các bệnh do môi trường, do ký sinh trùng, do vi khuẩn và nấm; rèn luyện cho học viên kỹ năng phòng và trị một số bệnh gây ra cho cá nuôi nước ngọt và tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, xử lý bệnh. Mô đun gồm có 4 bài học, các bài học sẽ được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện mô đun học viên sẽ được kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo thao tác. Khi kết thúc mô đun: kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. Học viên phải tham gia tối thiểu: + 80% số giờ lý thuyết + 100% số giờ thực hành
- 8 - Học viên phải được trang bị những kiến thức về chuẩn bị ao nuôi, nuôi vỗ cá bố mẹ, ấp trứng cá và ương nuôi cá giống.
- 9 Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp Mục tiêu: - Hiểu được mối quan hệ của các bệnh động vật thủy sản, phương pháp sử dụng thuốc, biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong NTTS; - Thực hiện đúng các bước tính toán các loại thuốc hóa chất, thực hiện các bước phòng trị bệnh tổng hợp trong NTTS; - Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, các bước kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Định nghĩa bệnh của cá: 1.1. Định nghĩa Cơ thể sinh vật bị bệnh là hiện tượng rối loạn trạng thái sống bình thường của cơ thể khi có nguyên nhân gây bệnh tác động. Lúc này cơ thể mất đi sự thăng bằng, khả năng thích nghi với môi trường giảm và có biểu hiện triệu chứng bệnh. Khi xem xét cơ thể sinh vật có bị bệnh hay không cần phải xem xét điều kiện môi trường, chẳng hạn mùa đông trong một số ao nuôi nhiệt độ hạ thấp cá nằm yên ở đáy hay ẩn nấp nơi kín không bắt mồi đó là hiện tượng bình thường, còn các mùa khác thời tiết ấm áp cá không ăn là triệu chứng bị bệnh. Hay định nghĩa một cách khác: bệnh là sự phản ứng của cơ thể sinh vật với sự biến đổi xấu của môi trường ngoại cảnh, cơ thể nào thích nghi thì tồn tại, không thích nghi thì mắc bệnh và chết. Cá bị bệnh do nhiều nguyên nhân của môi trường gây ra và sự phản ứng của cơ thể cá, các yếu tố này tác dụng tương hỗ lẫn nhau dưới điều kiện nhất định. 1.2. Phân loại bệnh: 1.2.1. Bệnh truyền nhiễm * Định nghĩa về bệnh truyền nhiễm Quá trình truyền nhiễm là hiện tượng tổng hợp xảy ra trong cơ thể sinh vật khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập, tác nhân gây bệnh là vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào). Quá trình truyền nhiễm thường bao hàm ý nghĩa hẹp hơn, nó chỉ sự nhiễm trùng của cơ thể sinh vật, đôi khi chỉ sự bắt đầu cảm nhiễm, tác nhân gây bệnh chỉ kích thích riêng biệt, có trường hợp không có dấu hiệu bệnh lý. Tác nhân xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh nhưng chưa có dấu hiệu bệnh lý, lúc này có thể gọi có quá trình truyền nhiễm song chưa thể gọi là bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm là quá trình truyền nhiễm kèm theo dấu hiệu bệnh lý.
- 10 - Nhân tố phát sinh bệnh truyền nhiễm: + Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào. + Sinh vật có mang tác nhân gây bệnh. + Môi trường bất lợi cho cá nhưng thuận lợi cho tác nhân gây bệnh. - Bệnh truyền nhiễm gây tác hại lớn cho ký chủ vì: tác nhân gây bệnh là những sinh vật có khả năng sinh sản nhanh (virus, vi khuẩn, nấm, ); chúng làm rối loạn hoạt động sinh lý của ký chủ; làm thay đổi, hủy hoại tổ chức mô, tiết chất độc phá hoại tổ chức ký chủ. * Nguồn gốc và con đường phân bố bệnh truyền nhiễm - Nguồn gốc của bệnh truyền nhiễm: + Cá tự nhiên bị bệnh là ổ dịch từ đó mầm bệnh thâm nhập vào nguồn nước nuôi và lây lan sang con khác. + Xác chết của cá bị bệnh là nguồn gốc chính gây bệnh truyền nhiễm bằng nhiều cách: qua mang, qua da, đường tiêu hóa, + Do nguồn nước có nhiều mùn bã hữu cơ, nước thải công nghiệp, nước thải các trại nuôi gia cầm, gia súc, nước thải sinh hoạt, phân rác . - Con đường lan truyền của bệnh truyền nhiễm: + Do tiếp xúc trực tiếp + Do nước và do đáy ao + Do cá di cư + Do dụng cụ đánh bắt, vận chuyển cá. + Do chim và các sinh vật ăn cá. * Cá là nguồn gốc một số bệnh truyền nhiễm ở người và động vật: - Trong cơ thể một số cá có mang vi khuẩn dịch tả, từ đó rơi vào nước gây nhiễm bẩn nguồn nước. Khi con người ăn cá sống có mang vi khuẩn dịch tả hoặc cá nấu chưa chín có thể bị bệnh dịch tả. 1.2.2. Bệnh ký sinh trùng * Định nghĩa Trong tự nhiên cơ thể sinh vật yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khác nhau do mỗi loài có phương thức sinh sống riêng, có sự khác biệt ở mỗi giai đoạn phát triển. Có một số sinh vật sống tự do, có một số sống cộng sinh, trái lại có sinh vật trong từng giai đoạn hay cả quá trình sống nhất thiết phải sống ở bên trong hay bên
- 11 ngoài cơ thể một sinh vật khác để lấy chất dinh dưỡng mà sống hoặc lấy dịch thể hoặc tế bào tổ chức của sinh vật đó làm thức ăn duy trì sự sống của nó và phát sinh tác hại cho sinh vật kia gọi là phương thức sống ký sinh hay còn gọi là sự ký sinh. Sinh vật sống ký sinh gọi là sinh vật ký sinh. Động vật sống ký sinh gọi là ký sinh trùng (KST). Sinh vật bị sinh vật khác ký sinh gây tác hại gọi là vật chủ (hay ký chủ). * Nguồn gốc của sinh vật sống ký sinh Sinh vật sống ký sinh bắt nguồn từ đời sống cộng sinh: hai sinh vật sống cộng sinh là hai sinh vật sống cùng nhau có quan hệ hai bênh cùng có lợi hoặc ít nhất một bên có lợi (cộng sinh phiến lợi) và không làm hại đến sinh vật kia. Nhưng trong qua trình tiến hóa, một sinh vật dần chuyển sang sống nhờ vào sinh vật kia từ đó phát sinh ra đời sống ký sinh. Sinh vật sống ký sinh bắt nguồn từ phương thức sống tự do qua ký sinh giả đến ký sinh thật. * Phương thức và chủng loại ký sinh - Dựa vào tính chất ký sinh: + Ký sinh giả: bình thường KST sống tự do, chỉ đặc biệt mới sống ký sinh + Ký sinh thật: gồm ký sinh tạm thời và ký sinh thường xuyên, ký sinh thường xuyên có hai loại: ký sinh giai đoạn và ký sinh suốt đời. - Dựa vào vị trí ký sinh: ngoại ký sinh và nội ký sinh - Các loại ký chủ: + Ký chủ cuối cùng: ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành hay giai đoạn sinh sản hữu tính ký sinh lên ký chủ. + Ký chủ trung gian: ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng hay hay sinh sản vô tính ký sinh lên ký chủ. + Ký chủ bào trùng (lưu giữ): một số KST ký sinh trên nhiều động vật, loại động vật này có thể trở thành nguồn gốc gián tiếp để cảm nhiễm KST cho động vật kia. 2. Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh: Cá và môi trường sống là một thể thống nhất, khi chúng mắc bệnh là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường sống. Khi cá bị bệnh phải có 3 nhân tố: - Môi trường sống. - Tác nhân gây bệnh.
- 12 - Cá. 2.1. Yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường đều là các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản, bởi vì tỷ lệ sống, sinh sản và sinh trưởng của các loài cá phụ thuộc vào môi trường thích hợp. Nhiệt độ và độ mặn là giới hạn quan trọng của loài thủy sản nuôi ở một địa điểm nhất định. Muối dinh dưỡng, độ kiềm tổng số và độ cứng tổng số cũng là những yếu tố quan trọng điều chỉnh thực vật phát triển mà chúng còn ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh là thức ăn cho cá. Độ trong điều chỉnh ánh sáng chiếu vào nước tác động đến sự quang hợp và các chuỗi thức ăn; độ trong cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cá và động vật không xương sống khác. Những yếu tố môi trường khác ảnh hưởng cho nuôi trồng thủy sản là pH, oxy hòa tan- DO, carbonic- CO2, ammoniac- NH3, nitrite- NO2 và hydrogen sulfide- H2S. Ngoài ra một số trường hợp gây độc do kim loại và thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản. 2.2. Tác nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh là các yếu tố hữu sinh làm cho cá mắc bệnh. Những tác nhân gây bệnh này do sự cảm nhiễm của động vật thuỷ sản là vật chủ hoặc sự xâm nhập của chúng vào vật chủ. Các tác nhân gây bệnh được chia ra 3 nhóm: - Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: virus, vi khuẩn, nấm, - Tác nhân gây bệnh ký sinh: Nguyên sinh động vật (động vật đơn bào), giun sán, đỉa, giáp xác (động vật đa bào). - Địch hại của cá: Côn trùng nước, rong tảo độc, cá dữ, ếch, rắn, chim, rái cá 2.3. Yếu tố nội tại (cá) Các nhân tố ngoại cảnh (yếu tố vô sinh và hữu sinh) tác động thì cá không thể mắc bệnh được mà nó phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể vật chủ với từng loại bệnh. Vật chủ thường biểu hiện bằng những phản ứng với môi trường thay đổi. Những phản ứng của cơ thể có thể kéo dài 2-3 ngày hoặc 2-3 tuần tuỳ theo mức độ của bệnh.
- 13 2.4 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh Cá sống được phải có môi trường sống tốt, đồng thời chúng cũng phải có khả năng thích ứng với môi trường. Nếu môi trường sống của cá xảy ra những thay đổi không có lợi cho chúng, những con nào thích ứng sẽ duy trì được cuộc sống, những con nào không thích ứng thì sẽ mắc bệnh hoặc chết. Cá mắc bệnh là kết quả tác dụng lẫn nhau giữa cơ thể và môi trường sống. Vì vậy, những nguyên nhân gây bệnh cho cá gồm 3 nhân tố sau: o - Môi trường sống (1): t , pH, O2, CO2, NH3, NO2, kim loại nặng những yếu tố này thay đổi bất lợi cho cá và tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) dẫn đến cá dễ mắc bệnh. - Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh – (2)): Virus, Vi khuẩn, Nấm, Ký sinh trùng và những sinh vật hại khác. - Vật chủ (3) có sức đề kháng hoặc mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh giúp cho cá chống được bệnh hoặc dễ mắc bệnh. Khi có đủ ba nhân tố: môi trường sống bất lợi cho cá, có tác nhân gây bệnh đủ mạnh và sức đề kháng của cá kém thì cá mới có thể mắc bệnh. Nếu thiếu 1 trong 3 nhân tố thì cá không bị mắc bệnh. Giữ môi trường nuôi tốt sẽ tăng sức đề kháng với mầm bệnh cho cá, tuy cá có mang mầm bệnh thì bệnh không thể phát sinh được. Để ngăn cản những nhân tố trên không thay đổi xấu cho cá thì con người, kỹ thuật nuôi phải tác động vào 3 yếu tố như: cải tạo ao tốt, tẩy trùng ao hồ diệt mầm bệnh, thả giống tốt, cung cấp thức ăn đầy đủ về chất và lượng thì bệnh rất khó xuất hiện. Ba nhân tố trên có mối quan hệ mật thiết, do đó xem xét nguyên nhân gây bệnh cho cá không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc nào mà phải xét cả 3 yếu tố: môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Khi đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh cũng phải quan tâm đến 3 nhân tố trên, nhân tố nào dễ làm chúng ta xử lý trước. Ví dụ thay đổi môi trường tốt cho cá là một biện pháp phòng bệnh. Tiêu diệt mầm bệnh bằng hoá chất, thuốc sẽ ngăn chặn được bệnh không phát triển nặng. Cuối cùng chọn giống cá có sức đề kháng với những bệnh thường gặp gây nguy hiểm cho cá.
- 14 Hình 6- 1: Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: Vùng xuất hiện bệnh (màu sẫm) có đủ ba yếu tố gây bệnh 1+2+3; Vùng 1+2 bệnh không xảy ra; Vùng 2+3 bệnh không xảy ra; Vùng 1+3 bệnh không xảy ra 3. Phương pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh cá: 3.1. Phun thuốc: Dùng thuốc phun (té) xuống ao tạo môi trường cá sống có nồng độ thuốc thấp song thời gian tác dụng của thuốc dài. Bước 1: Xác định thể tích nước trong ao: - Xác định diện tích của ao: cách tính diện tích tùy vào hình dạng của ao. Ví dụ ao có dạng hình chữ nhật: chiều dài 30m, chiều rộng 20 m, diện tích ao khi đó là 30 x 20 = 600 m2. - Xác định độ sâu trung bình của ao. Trong thực tế, đáy ao có nhiều chỗ nông sâu khác nhau. Để tính được độ sâu trung bình của ao ta lấy đại diện 5 điểm khác nhau của ao, sau đó tính trung bình của 5 độ sâu này là độ sâu trung bình của ao. Ví dụ độ sâu của 5 vị trí khác nhau trong ao là: 1,2m; 1,3m; 1,5m; 1,8m; 2,0m. Độ sâu trung bình của ao là: (1,2 + 1,3+ 1,5 + 1,8 + 2,0): 5 = 1,56m. - Xác định thể tích nước trong ao: Thể tích của ao là: diện tích ao X độ sâu trung bình của ao, đơn vị đo m3. Ở ví dụ trên, thể tích của ao là: 600 m2 x 1,56 m = 936 m3 nước. Bước 2: Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng: - Lựa chọn loại thuốc
- 15 + Phụ thuộc vào mục đích sử dụng thuốc mà ta lựa chọn các loại thuốc khác nhau. + Hóa chất dùng để khử trùng nước trong quá trình nuôi: Đá vôi CaCO3, CaMg(CO3)2; Vôi nung CaO, Ca(OH)2; Zoelite; TCCA (Trichloisocyanuric axit); BKC (Benzalkonium Chloride),., men vi sinh. + Hóa chất để chữa bệnh ký sinh trùng cho ĐVTS: TCCA (Trichloisocyanuric axit); BKC (Benzalkonium Chloride), thuốc tím KMnO4, sulphat đồng (CuSO4), + Lựa chọn nồng độ thuốc Mỗi loại thuốc khác nhau, mỗi mục đích sử dụng khác nhau thì có nồng độ sử dụng thuốc khác nhau. Đối với phương pháp phun thuốc xuống ao, nồng độ thuốc sử dụng thường là thấp, tác dụng diệt tác nhân gây bệnh một cách lâu dài. Tìm hiểu nồng độ thuốc của một số hóa chất ở bảng dưới đây. Bảng 6-1: Hoá chất khử trùng và cải thiện môi trường nuôi Hoá chất Tác dụng Cách dùng Liều lƣợng Đối tƣợng nuôi Vôi nung - Khử trùng - Tẩy trùng - 1000 - 1500 - Ao nuôi cá CaO, - Tăng pH đáy ao nuôi kg/ha 3 Ca(OH)2 - Bón định kỳ -1-2kg/100m hàng tháng 1- nước /lần 2 lần - 1-2kg/100m3 - Treo túi lồng thuốc trong lồng bè thường xuyên TCCA Khử trùng - Tẩy trùng - 3-5 g/m3 - Ao nuôi cá (Trichlois đáy ao nuôi từ (>90% Cl) - Bể ương, ocyanuric 7 - 10 ngày - 30 -50g/m3 dụng cụ nuôi axit) - Tẩy trùng cá. dụng cụ từ 12- 24 giờ BKC Khử trùng - Tẩy trùng 10-20ml/m3 Ao nuôi cá (Benzalko môi trường (>80% Cl) nium - Phòng bệnh 0,5-1,0ml/m3 Chloride) ngoại ký sinh
- 16 + Tính khối lượng thuốc cần sử dụng Khối lượng thuốc cần sử dụng là lấy nồng độ thuốc nhân với thể tích của nước ao. Ví dụ dùng zeolite cải thiện môi trường ao nuôi tôm thâm canh, nồng độ zeolite dùng là 2kg/ 100 m3 nước, thể tích ao là 936 m3 nước, khối lượng zeolite cần dùng là: 2 X 936/100= 18,72 kg. Bước 3: Thao tác phun thuốc xuống ao: - Pha thuốc Trước hết phải hòa tan thuốc phun với một thể tích nước nhất định trước khi phun xuống ao. Cho thuốc từ từ vào xô hoặc chậu nước, vừa đổ vừa khuấy cho thuốc tan hoàn toàn. Hình 6- 2: Hòa tan thuốc trong xô trước khi phun xuống ao - Phun thuốc xuống ao + Với ao nhỏ đi xung quanh ao và té đều dung dịch thuốc trên mặt ao. + Với ao lớn (hàng nghìn mét vuông), đi thuyền và té đều dung dịch thuốc khắp ao. 3.2. Tắm thuốc: Tập trung cá trong một bể nhỏ, pha thuốc tắm cho cá trong thời gian ngắn để trị các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể.
- 17 Thời gian tắm, mật độ cá và nồng độ thuốc tùy theo thể trạng của cá và đặc điểm của bệnh. Trình tự tiến hành tắm thuốc cho cá được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định thể tích nước: Thể tích của nước dựa vào khối lượng cá cần tắm. Mỗi loài cá khác nhau, mỗi cỡ cá khác nhau thì cần thể tích nước khác nhau. Ví dụ: đối với cá giống truyền thống nước ngọt như mè, trôi, trắm, chép thì trung bình 10 kg con cá cỡ 2- 10 cm giữ trong 1m3 nước bể ( độ sâu của nước trong bể từ 30 – 40 cm), không có sục khí. Bước 2: Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng: - Lựa chọn loại thuốc Phương pháp tắm thuốc cho cá thường dùng trong trường hợp trị các bệnh ngoại ký sinh trùng hoặc trị bệnh do vi khuẩn. Đối với bệnh ngoại ký sinh trùng thì chọn các thuốc khử trùng, tùy theo ký sinh trùng mà lựa chọn thuốc dùng. Ví dụ cá rô phi giống nhiễm trùng bánh xe, có thể tắm cho cá bằng thuốc khử trùng đặc trị trùng bánh xe như: sulphat đồng (CuSO4), thuốc tím KMnO4. Đối với bệnh do vi khuẩn lựa chọn thuốc kháng sinh để tắm cho cá. - Lựa chọn nồng độ thuốc Tùy từng loại thuốc khác nhau thì có nồng độ thuốc dùng để tắm cho cá khác nhau. Thông thường các thuốc dùng trong phương pháp phun thì cũng dùng được trong phương pháp tắm. Nồng độ thuốc ở phương pháp tắm thường cao gấp từ 8 – 10 lần so với phương pháp tiêm. Ví dụ CuSO4 nồng độ thuốc sau khi phun xuống ao để trị bệnh trùng bánh xe cho cá là 0,5 – 0,7 g/m3 thì nồng độ thuốc dùng để tắm cho cá để trị bệnh trùng bánh xe là 5 – 7 ppm. - Tính khối lượng thuốc cần sử dụng: Khối lượng thuốc cần dùng = Thể tích nước dùng để tắm cho cá x Nồng độ thuốc tắm cho cá. Ví dụ dùng CuSO4 tắm trị bệnh trùng bánh xe cho 3kg cá cỡ 5 cm + Thể tích của nước để tắm cho cá là 0,3 m3 nước. + Nồng độ thuốc tắm cho cá là 5ppm (5g/m3 nước). + Khối lượng thuốc cần dùng là: 0,3x 5 = 1,5 g thuốc. Bước 2: Pha thuốc:
- 18 Cho thuốc vào một cốc nước, dùng đũa khuấy cho thuốc tan hoàn toàn trong nước. Bước 3: Tắm thuốc: Dùng dung dịch thuốc đã được pha ở trên té đều trên bể cá. Một số loại thuốc khi cho vào nước làm tiêu hao oxy trong nước vì vậy khi dùng để tắm cho cá cần dùng thêm sục khí ví dụ như formol. Sau khi tắm cho cá xong, tháo nước thuốc đi và lấy nước sạch vào bể cá. 3.3. Trộn thuốc vào thức ăn: Dùng thuốc kháng sinh, vitamin, khoáng vi lượng, chế phẩm sinh học hoặc vacxin trộn vào loại thức ăn ngon nhất, sau đó cho chất dính vào chế thành hỗn hợp đóng thành viên để cho cá ăn đảm bảo liều lượng thuốc cần dùng. Đây là phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Phương pháp này dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh bên trong cơ thể cá. Khi cá bị bệnh nặng, khả năng bắt mồi yếu thậm chí ngừng ăn nên hiệu quả trị liệu sẽ thấp chủ yếu là phòng bệnh. Thuốc trộn vào thức ăn được tính theo hai cách: - Lượng thuốc g/kg, mg/kg thức ăn cơ bản . - Lượng thuốc g/kg, mg/kg hoặc g/kg khối lượng cơ thể vật nuôi/ngày. Bước 1: Xác định khối lượng cá nuôi: Lượng thuốc dùng để trộn vào thức ăn phụ thuốc trực tiếp hoặc gián tiếp vào khối lượng cá nuôi. - Số lượng cá trong ao = Số cá thả - Số cá chết vớt bỏ đi trong quá trình nuôi (con) - Xác định khối lượng cá trung bình trong ao: dùng lưới kéo cá ở một góc ao; cân 30 con cá kéo được; lấy khối lượng cá vừa cân chia cho 30 được khối lượng trung bình của một con cá, đơn vị tính kg/con. - Khối lượng cá trong ao = Số lượng cá có trong ao x Khối lượng trung bình của một con cá. Bước 2: Xác định khối lượng thức ăn: Căn cứ vào khối lượng cá ta tính khối lượng thức ăn cần dùng. Ví dụ hiện tại ao cá đang nuôi, cho cá ăn khối lượng thức ăn bằng 3% khối lượng cá trong ao, đàn cá có khối lượng là 300 kg thì khối lượng thức ăn cần dùng là 3%x 300 = 9 kg thức ăn.
- 19 Tuy nhiên khi tính lượng thức ăn để trộn thuốc cho cá ăn, lượng thức ăn lấy ít hơn lượng thức ăn bình thường để cho cá ăn hết thức ăn có thuốc, tránh lãng phí thuốc. Bước 3: Xác định khối lượng thuốc Khối lượng thuốc được tính từ khối lượng cá hoặc khối lượng thức ăn cho cá. Ví dụ bổ sung vitamin C vào thức ăn của cá liều lượng 30mg/kg cá/ngày. Nếu ao cá có 300 kg cá thì lượng thuốc trộn vào thức ăn trong một ngày là 30x300 = 9000 mg vitamin C = 9g vitamin C. Bước 4: Trộn thuốc vào thức ăn - Lựa chọn thức ăn ưu thích nhất của cá để kích thích tính ăn của chúng. Hình 6- 3 : Trộn thuốc KN- 04 – 12 vào thức ăn của cá - Trộn thêm vào thức ăn đã trộn thuốc dầu mực hoặc dầu đậu nành hoặc agar làm thức ăn ít tan trong nước. Bước 5: Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc - Cho cá ăn ở vị trí và vào thời điểm cho ăn đã qui định trong quá trình nuôi. - Trong quá trình cho cá ăn nên có thao tác kích thích hay gọi cá đến như vỗ tay, gõ mạnh làm tiếng động. - Theo dõi khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn của lần cho ăn sau. 3.4. Tiêm thuốc: Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào xoang bụng hoặc cơ của cá.
- 20 Phương pháp này liều lượng chính xác, thuốc hấp thu dễ nên tác dụng nhanh. Hiệu quả trị liệu cao nhưng mất nhiều thời gian vì phải bắt từng con. Dùng biện pháp tiêm để chữa bệnh cho cá bố mẹ hoặc khi số lượng cá bị bệnh nặng không nhiều hay một số giống loài cá có giá trị kinh tế cao. Bước 1: Xác định nồng độ thuốc: - Xác định nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Nồng độ thuốc có thể tính theo đơn vị ml thuốc / cơ thể cá hoặc trên đơn vị trọng lượng cá như 0,2 ml/cá, cỡ cá 25- 30 g; 1ml thuốc/kg cá. Bước 2: Hòa tan thuốc để tiêm - Xác định số lượng cá cần tiêm: đếm số lượng con hoặc xác định khối lượng đàn cá. - Lượng thuốc cần dùng = Số lượng cá (hoặc khối lượng của đàn cá) x nồng độ thuốc. Ví dụ: tiêm kháng sinh cho 100 con cá cỡ 10 – 20 cm liều dùng là 0,1 ml thuốc/cá thể. Tổng số lượng thuốc cần dùng cho cả đàn cá là: 100 x 0,1 = 10ml. - Hòa tan hoặc pha loãng thuốc với nước hoặc dung dịch nào đó trước khi dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc. Bước 3: Tiêm thuốc - Có thể tiêm vào cơ của cá: đặt mũi kim vào điểm nằm giữa đường bên và vây lưng của cá. Tiêm vào cơ thuốc được hấp thụ chậm và trong nhiều trường hợp thuốc không được phân phối đi khắp cơ thể, (Hình a). - Tiêm vào màng bụng của cá: đây là phương pháp thường dùng nhất, thường tiêm thẳng vào xoang chứa nội tạng, hoặc là bụng của cá. Phương pháp tiêm này, thuốc sẽ được hấp thụ rất nhanh và cũng có thể được chuyển đi đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể qua các màng hấp thụ của các nội tạng và qua hệ thống thuần hoàn, (hình b). - Tiêm vào mạch máu cá: phương pháp này tương đối khó thao tác, dễ làm cá bị thương tổn, nhưng nếu làm được sẽ có hiệu quả nhanh, đặc biệt khi tiêm kháng sinh để chữa các bệnh nhiễm khuẩn ở cá. Có thể tiêm trực tiếp vào xoang tim hay động mạch đuôi (hình c).
- 21 Hình 6- 4: Các vị trí tiêm thuốc cho cá a. Tiêm vào cơ ; b. Tiêm vào màng bụng ; c. Tiêm vào mạch máu Hình 6- 5: Thao tác tiêm thuốc cho cá 4. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp: 4.1. Chọn vị trí ao nuôi và công trình nuôi phải phù hợp - Địa điểm xây dựng hệ thống sản xuất giống cá phải có nguồn nước sạch, đảm bảo cung cấp khi cần thiết. Không có các nguồn nước thải đổ vào, nhất là nguồn nước thải các nhà máy công nghiệp. - Cần phải chú ý nền đáy ao, đất không có nhiều chất hữu cơ. Đất không xì phèn và phải giữ được nước, tốt nhất là đất thịt pha cát.
- 22 - Xây dựng hệ thống công trình nuôi vỗ cá bố mẹ, cho cá đẻ, ấp trứng và ương nuôi cá giống phải có hệ thống dẫn nước vào, thoát nước ra độc lập. - Nên sử dụng một diện tích nhất định để chứa các chất thải sau mỗi chu kỳ nuôi, ngăn chặn các mầm bệnh lan truyền ra xung quanh. - Nên có hệ thống ao chứa (lắng và lọc) diện tích chiếm từ 15-20% và ao xử lý nước thải 10-15% diện tích trại. 4.2. Tẩy trùng cho ao nuôi - Dùng vôi để tẩy ao: Ao sau khi đã tháo cạn nước dùng vôi sống, vôi bột hoặc vôi tôi. Liều lượng dùng phụ thuộc vào điều kiện môi trường thông thường dùng 10-15 kg/100m2. Vôi bột vẩy đều khắp ao, vôi sống thì cho vào các hố giữa ao, khi vôi tan ra rải khắp đáy ao vào lúc trời nắng. Sau khi bón vôi một ngày cần dùng bàn chang hoặc bừa đảo đều rồi phơi nắng một tuần mới thả cá vào ương nuôi. Hình 6-6 : Tẩy trùng ao Cần lưu ý rằng, những ao có pH thấp nếu phơi nắng, sau khi cho nước vào ao sẽ xảy ra hiện tượng xì phèn. Tiến hành rửa chua 3-5 lần để loại bỏ những hợp chất hữu cơ sinh nhiều H2S, sau đó bón vôi khắp đáy ao nhằm cung cấp nguồn Ca2+ cho thuỷ vực, giảm độ chua cho đất rồi tiến hành phơi khô đáy ao.
- 23 Hình 6- 7 : Ao bị xì phèn A B Hình 6- 8: A- Rửa chua; B- Ao sau khi rửa chua xong Bảng 6-2: Lượng vôi cải tạo và khử trùng ao Độ pH của đất Bột đá vôi (CaCO3) kg/ha Vôi nung (CaO) kg/ha > 6 1.000- 1.500 500- 1.000 5 - 6 3.000- 3.500 1.500- 2.000 4 – 5 5.000-8.000 2.500-4.000 < 3 12.000- 14.000 8.000- 10.000 4.3. Tiêu diệt tác nhân gây bệnh 4.3.1. Khử trùng cơ thể vật nuôi
- 24 - Nguồn cá giống thả vào ao có thể mang mầm bệnh, do vậy cần tiến hành kiểm dịch, nếu có sinh vật gây bệnh ký sinh trên cơ thể cá thì tuỳ theo kết quả kiểm tra mà chọn thuốc trị bệnh cho thích hợp. - Thường người ta dùng phương pháp tắm cho cá bằng các loại thuốc sau: + Muối ăn NaCl 2-4% thời gian 5-10 phút; + CuSO4 (sulphat đồng) 2-5ppm thời gian 5-15 phút; + Formalin 200-300ppm thời gian 30-60 phút. - Hoặc phun xuống ao một trong các loại thuốc trên, nồng độ giảm đi 10 lần - Trộn một số kháng sinh, vitamin, cây thuốc nam, với thức ăn để phòng các bệnh nội ký sinh. 4.3.2. Khử trùng thức ăn và sàng cho ăn - Đối với thức ăn là thực vật thuỷ sinh thượng đẳng dùng TCCA 0,5 ppm ngâm trong 20 phút. - Thức ăn là động vật nên rửa sạch và dùng thức ăn còn tươi, tốt nhất là nấu chín. - Phân hữu cơ cần ủ với 1-2% vôi sau đó mới sử dụng. - Vớt bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn và thường xuyên khử trùng địa điểm cho ăn. Tốt hơn hết thường xuyên dùng vôi nung hoặc TCCA treo 2-3 túi xung quanh chỗ cho ăn để tẩy trùng. Liều lượng 2-4 kg vôi nung/ túi hoặc 10-20g TCCA/ túi. 4.3.3. Vệ sinh dụng cụ - Tác nhân gây bệnh có thể theo dụng cụ lây lan từ ao bể bị bệnh sang ao, bể cá khoẻ. Vì vậy dụng cụ nên dùng riêng biệt từng ao, bể. Nếu thiếu thì sau đó khi sử dụng xong phải có biện pháp khử trùng mới đem dùng cho ao, bể khác. Dụng cụ đánh bắt, quần áo khi lội ao phải dùng dung dịch Tricloisoxianuric 3 3 axit (TCCA) 20 g/m , thuốc tím KMnO4 10 -12 g/m để ngâm ít nhất 1 giờ và rửa sạch mới dùng. 4.3.4. Tiêu diệt vật chủ trung gian - Tiến hành săn bắn, phá tổ của chim ăn cá, săn bắt thú ăn cá. - Dọn sạch cỏ rác, san bằng quanh ao để vật chủ trung gian không còn nơi ẩn nấp và đẻ trứng. - Ủ kỹ phân hữu cơ với 1-2% vôi trước khi bón xuống ao ương, nuôi cá. - Không ăn cá sống. 4.4. Vệ sinh môi trường trong quá trình nuôi
- 25 Trong quá trình nuôi, thường xuyên dùng vôi bột (vôi nung để tả) để ổn định pH, khử trùng làm sạch nước ao. Nếu pH 8,5 dùng bột đá vôi (CaCO3) để bón là 1kg/100m ; định kỳ bón từ 2-4 lần/tháng. - Dùng Tricloisoxianuric axit (TCCA) khử trùng ao nuôi: TCCA có tác dụng diệt trùng, diệt tạp gần như vôi nhưng dùng số lượng ít, độc lực giảm nhanh nhưng không có tác dụng cấp chất dinh dưỡng cho ao nuôi cá. TCCA là một loại thuốc khử trùng, sát trùng chứa nhóm halogen, là một thuốc thông dụng nhất, khi hòa tan trong nước nó hình thành HClO. TCCA H 2 O HClO Trong môi trường axit hoặc trung tính, HClO không phân ly nhưng lại có khả năng phân hủy, giải phóng Oxy và Clo nguyên tử có tác dụng diệt mầm bệnh, tăng oxy trong ao nuôi. HClO HCl + O Trong môi trường kiềm HClO phân ly tạo ra các ion hydroclorit (ClO-) cũng có tác dụng diệt mầm bệnh nhưng kém hơn oxy nguyên tử và clo nguyên tử. Liều lượng TCCA thường dùng 3-5g/m3 (3-5 ppm). Cho TCCA vào xô nhựa để hòa tan sau đó rắc xuống ao. Sau khi rắc xuống 1 tuần có thể thả cá vì độc lực đã giảm. Các bể, dụng cụ ương nuôi ấu trùng khử trùng bằng TCCA nồng độ 10- 20ppm (10-20gam/m3 nước) thời gian ngâm qua 1 đêm. Trong quá trình nuôi dùng TCCA nồng độ 0,2-0,4 ppm. 4.5. Tăng sức đề kháng cho cá - Kiểm tra chất lượng cá trước khi thả + Chất lượng con giống phải thuần chủng, đồng đều về kích cỡ, không sây sát và không nhiễm những bệnh nguy hiểm trong quá trình nuôi. + Sử dụng những giống lai tạo, có sức đề kháng cao đưa vào nuôi. - Thả ghép và nuôi luân canh các loài cá: + Nếu trong cùng một ao nuôi ghép nhiều loài cá mật độ của từng loài cá sẽ thưa hơn thuận lợi cho phòng bệnh, đồng thời mỗi loài cá có khả năng miễn dịch đối với một số sinh vật gây bệnh nên điều kiện để phát sinh ra bệnh trong ao nuôi ghép ít hơn ao nuôi đơn một loài với mật độ dày. + Nuôi ghép nhiều loài cá vừa tận dụng được nguồn thức ăn, không gian sống rộng rãi, nâng cao sản lượng, lại phòng bệnh tốt. - Cho ĐVTS ăn theo phương pháp "4 định"
- 26 + Định chất lượng thức ăn: Thức ăn dùng cho cá ăn phải tươi, sạch sẽ không bị mốc meo, ôi thối, không có mầm bệnh và độc tố. Thành phần dinh dưỡng thích hợp đối với yêu cầu phát triển cơ thể cá trong các giai đoạn. + Định số lượng thức ăn: Dựa vào trọng lượng cá để tính lượng thức ăn, thường sau khi cho ăn từ 3 -4 h cá ăn hết là lượng vừa phải. Cá ăn thừa nên vớt bỏ đi để tránh hiện tượng thức ăn phân huỷ làm ô nhiễm môi trường sống. + Định vị trí cho ăn: Muốn cho cá ăn một nơi cố định cần tập cho cá có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định. Cho cá ăn theo vị trí vừa tránh lãng phí thức ăn lại quan sát các hoạt động bắt mồi và trạng thái sức khỏe của cá. Ngoài ra để phòng bệnh cho cá trước các mùa vụ phát sinh bệnh có thể treo các túi thuốc ở nơi cá đến ăn, có thể tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh. + Định thời gian và số lần cho ăn: ít nhất cho ăn 2 lần/ngày, nếu có điều kiện cùng một lượng thức ăn cho ăn làm nhiều lần càng tốt. Định thời gian cho cá ăn tạo thói quen đến giờ cho ăn cá tập trung tại vị trí cho ăn, khi đưa thức ăn vào ao cá ăn ngay, không bị lãng phí thức ăn. 4.6. Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa phát sinh bệnh - Đại bộ phận các loại bệnh của cá phát triển mạnh trong các mùa vụ nhất định, thường mạnh nhất vào mùa xuân đầu hè, mùa thu đối với miền Bắc, mùa mưa đối với miền Nam do đó phải có biện pháp dùng thuốc phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế được tổn thất. + Dùng thuốc để phòng các bệnh ngoại ký sinh: Trước mùa phát sinh bệnh dùng thuốc rắc khắp ao để phòng ngừa thường đạt kết quả tốt. Ngoài ra còn có thể treo túi thuốc xung quanh nơi cho ăn hình thành một vùng khử trùng các sinh vật gây bệnh (chú ý dùng ở nồng độ vừa phải với cá). + Dùng thuốc phòng các bệnh nội ký sinh: Thuốc để phòng ngừa các loại bệnh bên trong cơ thể cá phải qua đường miệng vào ống tiêu hoá. Nên trộn vào thức ăn để cho ăn tuỳ theo yêu cầu phòng ngừa từng loại bệnh nhưng cần lưu ý: chọn loại thức ăn ưa thích của cá, nghiền thành bột trộn thuốc vào, độ dính thích hợp, số lượng chính xác, kích thước thức ăn theo cỡ miệng bắt mồi của cá, cho ăn số lượng ít hơn bình thường sau đó tăng dần. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: + Nêu các biện pháp hạn chế nguồn gốc gây bệnh cho cá? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy thực hiện tính lượng vôi cần bón và thực hiện bón vôi để cải tạo ao cho một nuôi cá cụ thể?
- 27 + Bài tập 2: Hãy thực hiện phun thuốc phòng bệnh ngoại ký sinh trùng cho một ao cá cụ thể? C. Ghi nhớ Công tác phòng bệnh cho động vật thủy sản cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp như sau: - Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh - Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
- 28 Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trƣờng Mục tiêu: - Nêu được ảnh hưởng của ôxy, pH, NH3 đối với cá, những biểu hiện bất thường của cá khi bị ảnh hưởng xấu từ các yếu tố môi trường trên; - Thực hiện được biện pháp phòng và xử lý oxy, pH, NH3 trong ao nuôi tránh khỏi giới hạn không chịu đựng của cá. A. Nội dung: 1. Chẩn đoán và xử lý bệnh do oxy 1.1. Ảnh hưởng của oxy đối với cá - Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hoà tan trong nước. Oxy phong phú là dấu hiệu của một vùng nước trong sạch, thuận lợi cho đời sống của thuỷ sinh vật. - Khi hàm lượng oxy hoà tan thấp làm vật nuôi bị ngạt, bên cạnh đó nó còn làm các chất phân huỷ trong điều kiện yếm khí thường tạo ra nhiều loại chất độc không tốt cho vật nuôi. - Nhiều loài cá không những hô hấp qua mang mà còn hô hấp qua các cơ quan hô hấp phụ như: cá rô, cá quả, cá trê nên chúng có thể sống trong nước có hàm lượng oxy thấp, thậm chí có thể sống trên cạn được nhiều giờ, nếu giữ được độ ẩm. - Các loài như cá mè trắng và mè hoa đòi hỏi môi trường oxy > 3 mg/l khi hàm lượng thấp chúng dễ nổi đầu hoặc chết ngạt. - Hàm lượng oxy thấp sẽ ảnh hưởng tới cá do: + Xuất hiện nhiều độc tố như: H2S, NH3, NO2, các ion kim loại nặng + Cá nuôi bị ngạt, cá có thể vẫn bắt mồi nhưng sử dụng thức ăn không hiệu quả, làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng của cá. + Cá có thể bị sốc dẫn đến khả năng bị bệnh tăng. - Thiếu oxy và bệnh là hai nguyên nhân làm hao hụt cá nuôi trong ao. Khi nuôi cá ở mật độ dầy giữa mật độ nuôi và hàm lượng O2 có mối quan hệ qua lại. Vì cá không chỉ làm giảm O2 do trực tiếp sử dụng vào hô hấp, mà còn làm giảm gián tiếp bằng cách thúc đẩy sự tiêu thụ O2 bởi lượng lớn các chất thải ra và lượng thức ăn dư thừa mà chúng không dùng hết tích tụ lại trong ao. Cá sống trong nước nên hàm lượng oxy hoà tan trong nước rất cần thiết cho đời sống của cá. Nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho cá là trên 5 mg/l (5ppm).
- 29 Nhu cầu oxy hoà tan trong nước tối thiểu của cá là 3 mg/l. Trường hợp oxy hoà tan thấp hơn mức gây chết kéo dài làm cho cá bị sốc, ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống, tăng trưởng và phát dục của chúng. Trong ao ương nuôi cá cần đạt từ 3,0 - 8,0 mg/l. Các loài cá thân màu trắng (mè, trôi, trắm, chép, ) thường kém chịu ngưỡng Oxy thấp, những loài cá có cơ quan hô hấp phụ (rô đồng, quả, trê, ) có thể chịu được ngưỡng Oxy rất thấp nhiều khi gần bằng 0,1 mg/l. Có hai nguồn bổ sung oxy vào môi trường nước: từ không khí và do sự quang hợp của tảo ngay trong vùng nước. Những yếu tố gây tiêu hao Oxy trong nước - Sự hô hấp của thuỷ sinh vật thường xuyên đòi hỏi phải có đủ Oxy cho quá trình hoạt động sống của chúng. Vì vậy cần giới hạn mật độ nuôi sao cho thích hợp. - Quá trình phân huỷ các chất mùn bã hữu cơ, các thức ăn dư thừa, các xác động thực vật thối rữa, cũng gây tiêu thụ Oxy rất lớn. Vì vậy chế độ bón phân, cho ăn cần được kiểm tra bằng chỉ tiêu Oxy thường xuyên, để tránh cá bị thiếu Oxy sẽ bị nổi đầu vào đêm và sáng sớm. 1.2. Quan sát hoạt động bất thường của cá: - Cá thiếu oxy thường nổi lên mặt nước, đớp không khí để hô hấp gọi là hiện tượng cá nổi đầu. Bảng 6- 3: Bảng đánh giá mức độ hàm lượng oxy trong nước đối với cá Thời gian Trạng thái ĐVTS Mức độ Lúc sáng Cá lặn xuống, hoạt động nhanh nhẹn An toàn sớm, sau khi mặt trời lên Cá nổi đầu, bơi lội kém nhanh nhẹn Thiếu Oxy nghiêm trọng - Trong ao nuôi cá, nếu cá mè nổi đầu trước dạng đông thì mức độ tương đối nhẹ. - Nếu toàn bộ cá trong ao nổi đầu từ 12 giờ đêm trở về trước hoặc bơi lội toán loạn, tư thế lúc nằm thẳng lúc húc đầu vào bờ chứng tỏ ao nuôi thiếu oxy nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp xử lý cá chết hàng loạt thậm chí chết toàn bộ. - Khi thiếu oxy kéo dài: + Màu sắc trên lưng biến nhạt + Cá bơi lội không định hướng, lao đầu vào bờ.
- 30 + Cơ thể cá thiếu máu, sinh trưởng chậm. Hình 6- 9: Cá nổi đầu do thiếu oxy Trong quá trình vận chuyển bơm O2 quá nhiều cũng có thể gây bệnh bọt khí. Nhất là lúc nhiệt độ lên cao, các chất hoà tan vào nước càng mạnh dẫn nhanh đến độ bão hoà gây bệnh bọt khí. Bọt khí vào cơ thể cá qua miệng, qua mang và qua da khuyếch tán đến mạch máu làm cho khí trong mạch máu bão hoà, trong máu quá nhiều thể khí di động mà gây ra bệnh bọt khí. 1.3. Thu mẫu nước 1.3.1. Xác định vị trí thu mẫu Vị trí thu mẫu phải mang tính đại diện, phản ánh đúng chất lượng nước trong ao nuôi. Thu nhiều điểm trong ao (3-5 điểm hoặc hơn), sau đó trộn mẫu lại (càng nhiều càng tốt), rồi lấy một mẫu đại diện loại mẫu cần phân tích. Ao Ao nhá lín Hình 6-10: Vị trí thu mẫu nước
- 31 1.3.2. Thu mẫu nước - Dụng cụ thu mẫu nước: chai nhựa buộc vào đầu một cây sào - Thực hiện thu mẫu nước theo 2 bước như sau: + Bước 1: Dìm 1 đầu có buộc chai xuống nước (miệng chai hướng xuống dưới) đến vị trí cần lấy mẫu, xoay sào cho miệng chai hướng lên trên. + Bước 2: Đợi cho nước vào đầy chai rồi đưa chai lên. 1.4. Xác định hàm lượng oxy hòa tan và kết luận 1.4.1. Kiểm tra oxy bằng bộ thử nhanh. Có nhiều loại bộ thử nhanh (bộ thử nhanh) các chỉ tiêu môi trường, các bộ thử nhanh xác định chỉ tiêu oxy đều có hướng dẫn sử dụng đi kèm. Khi mua các bộ thử nhanh xác định các yếu tố môi trường, người mua cần hỏi kỹ chủ cửa hàng bán các sản phẩm này, họ sẽ cho các hướng dẫn sử dụng cho từng loại cụ thể. Dưới đây là quy trình xác định oxy bằng bộ thử nhanh của hãng Sera - Bộ thử nhanh xác định oxy gồm có: + Ống nghiệm + Lọ dung dịch thuốc thử 1 + Lọ dung dịch thuốc thử 2 + Hướng dẫn sử dụng kèm thang mầu Hình 6-11: Bảng so màu các chỉ số Oxy hòa tan trên bộ thử nhanh - Các bước đo oxy hòa tan : + Bước 1 : Rửa ống nghiệm bằng nước ao và lấy nước cần đo oxy đến mép ống + Bước 2: Nhỏ 6 giọt dung dịch thuốc thử 1 và thuốc thử 2 vào ống nghiệm. + Bước 3 : Nhỏ 6 giọt dung dịch thuốc thử 2 vào ống nghiệm. + Bước 4: Đậy lắp ống nghiệm và lắc đều, sau đó mở lắp ống nghiệm ra và so sánh mầu của dung dịch trong ống nghiệm với thang mầu sẽ biết được hàm lượng oxy hòa tan.
- 32 + Bước 5 : Tráng ống nghiệm bằng nước sạch và lau khô sau khi dùng. Hình 6-12: Các bước sử dụng bộ thử nhanh đo Oxy hòa tan (hãng Sera) 1.4.2. Kiểm tra oxy bằng máy - Máy bao gồm: + Thân máy: bao gồm màn hình hiển thị kết quả đo và các nút điều khiển. + Điện cực. - Cách đo: Để đo DO bằng máy, thực hiện theo 3 bước: + Bước 1: Lắp điện cực vào thân máy. + Bước 2: Đưa điện cực vào môi trường nước cần đo và bật công tắc nguồn. + Bước 3: Đợi cho giá trị DO ổn định rồi đọc kết quả. Sau khi đo xong cần tráng rửa điện cực bằng nước sạch và lau khô bằng giấy mềm trước khi cất.
- 33 Bảng 6-4: Bảng tương quan giữa hàm lượng Oxy đo được và chỉ tiêu đánh giá Nồng độ O2 Đánh giá 2 mg/l Nguy hiểm, Oxy trong nước không đủ cho cá. 4 mg/l Nước đủ Oxy cung cấp cho cá. 6 – 8 mg/l Tốt, nước có nhiều Oxy Nếu hàm lượng oxy đo được <3 mg/l: nước thiếu oxy, cần tiến hành xử lý. 1.5. Biện pháp phòng và xử lý bệnh do oxy * Biện pháp phòng thiếu oxy: - Ao cần tẩy dọn sạch sẽ, nạo vét bớt bùn để lượng bùn vừa phải, phơi đáy ao trước khi ương nuôi. - Phân chuồng cần được ủ kỹ với 1-2% vôi. - Mật độ cá thả ương nuôi, mật độ trứng ấp không nên quá dày. - Cho cá ăn nên áp dụng nguyên tắc 4 định: định chất lượng, định số lượng, định thời gian và định địa điểm cho ăn. - Ao nuôi cần thoáng khí, muốn vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao, thu vớt cỏ rác rau bèo che phủ mặt ao. + Giảm thiểu chất thải ở đáy ao, không cho thức ăn quá dư thừa hoặc bón phân quá liều lượng, kiểm soát sự phát triển của tảo, duy trì ổn định độ trong. * Biện pháp xử lý thiếu oxy: - Tháo và cấp nước mới vào ao Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt nhằm giảm mật độ của tảo và các chất thối rữa trong nước. - Sử dụng máy quạt nước: Dùng máy sục khí hoặc máy quạt nước - Sử dụng hóa chất tăng oxy: Dùng các sản phẩm thương mại như viên oxy nén, oxygen
- 34 Hình 6-13: Một số hóa chất tăng oxy 2. Chẩn đoán và xử lý bệnh do pH: 2.1. Ảnh hưởng của pH đối với cá Tính a-xit và tính kiềm là 2 thuộc tính trái ngược nhau, khử tác dụng của nhau. A-xit mạnh hay kiềm mạnh đều nguy hiểm cho cơ thể sống. Để đặc trưng cho các mức độ diễn biến khác nhau của tính a-xit và tính kiềm của môi trường nước người ta dùng đại lượng "Độ pH". Độ pH của các dung dịch nước biến thiên trong phạm vi từ 1 đến 14 độ kèm theo các thuộc tính như sau : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 pH Axit mạnh axit kiềm Kiềm mạnh yếu Trung tính yếu Hình 6-14: Thang xác định các chỉ số pH Độ pH có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thuỷ sinh vật như: sinh trưởng, sinh sản, tỉ lệ sống và dinh dưỡng. Khi pH môi trường nước quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thuỷ sinh vật.
- 35 Hình 6-15: Cá mất nhớt và chết trong thí nghiệm với pH=11 Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. Độ pH có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá. Cá sống trong môi trường có pH thấp sẽ chậm phát dục, nếu pH quá thấp sẽ không đẻ hay đẻ rất ít. Khi pH cao làm phá huỷ mang và da cá. Các ảnh hưởng sinh hoá của pH đến vật nuôi cũng là nguyên nhân làm tăng ngưỡng oxy của vật nuôi khi pH giảm. Ví dụ: cá chép cỡ 0,5 kg/con, khi pH = 7 ngưỡng oxy của nó là 0,11 mg/l; nhưng nếu pH = 6 thì ngưỡng oxy của nó là 0,22 mg/l. Hàm lượng khí NH3 tăng dần khi pH tăng và hàm lượng khí H2S tăng dần khi pH giảm. Để hạn chế độc tính của các loại khí độc này trong ao nuôi thuỷ sản phải luôn duy trì pH ổn định trong khoảng từ 7 - 8,5.
- 36 Hình 6-16: Ảnh hưởng của pH đến đời sống của cá Độ pH phù hợp cho nuôi thuỷ sản từ 7,0 đến 8,5 pH thấp dưới 4 hoặc cao quá 11 có thể làm cho cá chết. Thay đổi pH đột ngột cũng làm cho cá bị sốc, nếu thay đổi pH quá giới hạn thích nghi của loài thì cá chết. 2.2. Quan sát hoạt động bất thường cá Dấu hiệu bất thường của ĐVTS do pH trong môi trường nước gây ra là tỷ lệ sống của cá giảm theo thời gian. Mức độ ảnh hưởng của pH đối với cá được thể hiện theo bảng dưới đây: Bảng 6-5: Bảng tương quan ảnh hưởng của pH và trạng thái của ĐVTS pH Trạng thái của ĐVTS 10 Cá sốc, mất nhớt và chết 2.3. Thu mẫu nước: tương tự thu mẫu nước để xác định hàm lượng oxy hòa tan trong nước. 2.4. Xác định chỉ số pH và kết luận 2.4.1. Kiểm tra độ pH bằng giấy quỳ: - Hộp giấy quỳ bao gồm: Giấy được tẩm chỉ thị rượu quỳ và được sấy khô. Thang mầu. - Cách đo: Để đo độ pH bằng giấy quỳ, thực hiện theo 2 bước: Hình 6-17: Giấy quỳ Bước 1: Lấy 1 miếng giấy quỳ và nhúng vào nước cần kiểm tra độ pH. Bước 2: So mầu của giấy quỳ với thang mầu sẽ biết được giá trị độ pH.
- 37 2.4.2. Kiểm tra độ pH bằng bộ thử nhanh Hình 6-18: Bộ thử nhanh độ pH Sera pH Bộ thử nhanh Kit – Germany + Bộ thử nhanh đo PH của hãng Sera bao gồm: Lọ đựng dung dịch thuốc thử. Ống nghiệm. Thang mầu. Bản hướng dẫn sử dụng. Hình 6-19: Bảng so màu các chỉ số pH + Cách đo: đo pH bằng bộ thử nhanh của hãng Sera cần thực hiện theo 4 bước sau: Bước 1: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.
- 38 Bước 3: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng. Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Hình 6-20: Các bước sử dụng bộ thử nhanh đo pH (hãng Sera) 2.4.3. Kiểm tra độ pH bằng máy: - Máy bao gồm: Thân máy: bao gồm màn hình hiển thị kết quả đo và các nút điều khiển. Điện cực. - Cách đo: Để đo độ pH bằng máy, thực hiện theo 3 bước: Hình 6-21: Máy đo pH Bước 1: Lắp điện cực vào thân máy. Bước 2: Đưa điện cực vào môi trường nước cần đo và bật công tắc nguồn. Bước 3: Đợi cho giá trị độ pH ổn định rồi đọc kết quả. Sau khi đo xong cần tráng rửa điện cực bằng nước sạch và lau khô bằng giấy mềm trước khi cất. Ngoài cách đo pH bằng giấy quỳ và bằng máy, người nuôi có thể đo pH bằng bộ thử nhanh. Kết luận: khi chỉ số pH xác định được ≤ 7 hoặc ≥ 8,5 cần phải tiến hành xử lý.
- 39 2.5. Biện pháp phòng và xử lý bệnh do pH 2.5.1. Duy trì ổn định độ pH - Để duy trì ổn định pH ta cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Cải tạo ao tốt trước khi nuôi thả. + Định kỳ bón vôi ổn đinh hệ đệm trong ao. + Kiểm soát sự phát triển của tảo. + Giảm thiểu sự gia tăng tích luỹ các chất hữu cơ trong môi trường ao nuôi 2.5.2. Xử lý khi độ pH giảm thấp + Khi pH thấp pH thấp trong ao nuôi thường do axit thẩm lậu từ đất, axit bị rửa trôi sau các trận mưa, do tích luỹ quá nhiều chất hữu cơ hoặc do tảo tàn. Tuỳ theo tình hình thực tế ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau: * Bón vôi cho ao: Khi độ pH giảm thấp (<7) thì cần bón vôi cho ao. Loại vôi: Có thể dùng vôi bột, bột đá vôi hoặc dolomite Lượng dùng: 1-3kg/100m3 nước Cách bón: Hòa ra nước và té đều khắp ao Lưu ý: Sau khi bón vôi 30 phút thì cần kiểm tra lại độ pH, nếu độ pH vẫn <7 thì cần xử lý tiếp. * Ao mới đào nên thường xuyên trao đổi nước, bón vôi (CaCO3 hay Dolomite) và bón phân. * Khi pH thấp tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể bón vôi, thay nước (10-30% nước) hay cấp nước mới. Lưu ý: Khi thay nước hoặc cấp thêm nước mới cần đánh giá, kiểm tra các yếu tố môi trường. Nước thay cần đảm bảo không đục, không có mùi lạ, có hàm lượng oxy hòa tan ≥4mg/l và độ pH= 7-8. * Khi pH thấp do tảo tàn, có thể thay nước rồi bón vôi nhằm đảm bảo độ pH và hệ đệm, vớt bỏ bọt không tan, sục khí liên tục và giảm cho ăn. 2.5.3. Xử lý khi độ pH tăng cao Tuỳ theo nguyên nhân làm tăng pH và theo tình hình thực tế ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau: * Khi pH tăng cao, do việc sử dụng vôi không hợp lý, cần phải giảm sử dụng các loại vôi (đặc biệt là không sử dụng vôi tôi và vôi sống) và kết hợp với việc thay 10-20% thể tích nước ao/ngày cho đến khi độ pH giảm về giá trị ≤8.
- 40 * Các ao nuôi tảo phát triển mạnh (nước có màu xanh đậm, độ trong thấp) vào những ngày nắng to độ pH có thể tăng cao vào buổi trưa. Có thể làm giảm mật độ tảo bằng các cách như thay nước, cấp thêm nước mới, sử dụng các hoá chất diệt tảo. 3. Chẩn đoán và xử lý bệnh do NH3: 3.1. Ảnh hưởng của NH3 đối với cá Ammoniac - NH3 được tạo thành trong nước do các chất thải của nhà máy hoá chất và sự phân giải các chất hữu cơ trong nước: NH3 + H2O NH4OH MT axit + - NH4OH NH4 + OH MT kiềm + Sự tồn tại NH3 và NH4 trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH và độ mặn của nước (xem bảng 2 và 3). Nước càng mang tính axit (độ pH thấp), NH3 càng + chuyển sang NH4 ít độc, môi trường càng kiềm NH3 càng bền vững và gây độc cho tôm. Nồng độ NH3 thấp ở 0,09 mg/l đã gây cho tôm càng xanh chậm phát triển. Nồng độ NH3 giới hạn an toàn trong ao nuôi là 0,13mg/l. 0 Bảng 6-5: So sánh tỉ lệ % NH3 khác nhau trong nước ngọt và nước lợ, nhiệt độ 24 C Tỉ lệ % của ammoniac Nước có độ mặn (‰) pH Nước ngọt 18-22 23-27 28-31 7,6 2,05 1,86 1,74 1,70 8,0 4,99 4,54 4,25 4,16 8,4 11,65 10,70 10,0 9,83 Bảng 6-6: Tỉ lệ % NH3 khác nhau theo pH và nhiệt độ của nước ngọt Nhiệt độ 0C pH 22 24 26 28 30 32 7,0 0,46 0,52 0,60 0,70 0,81 0,95
- 41 7,2 0,72 0,82 0,95 1,10 1,27 1,50 7,4 1,14 1,30 1,50 1,73 2,00 2,36 7,6 1,79 2,05 2,35 2,72 3,13 3,69 7,8 2,80 3,21 3,68 4,24 4,88 5,72 8,0 4,37 4,99 5,71 6,55 7,52 8,77 8,2 6,76 7,68 8,75 10,00 11,41 13,22 8,4 10,30 11,65 13,20 14,98 16,96 19,46 8,6 15,40 17,28 19,42 21,83 24,45 27,68 8,8 22,38 24,88 27,64 30,68 33,90 37,76 9,0 31,37 34,42 37,71 41,23 44,84 49,02 9,2 42,01 45,41 48,96 52,65 56,30 60,38 9,4 53,45 56,86 60,33 63,79 67,12 70,72 9,6 64,54 67,63 70,67 73,63 76,39 79,29 9,8 74,25 76,81 79,25 81,57 83,68 85,85 10,0 82,05 84,00 85,82 87,52 89,05 90,58 10,2 87,87 89,27 90,56 91,75 92,80 93,84 3.2. Quan sát hoạt động bất thường của cá Trong điều kiện thiếu oxy, nước thải đổ vào quá nhiều làm đáy ao hồ nhiều mùn bã hữu cơ, quá trình phân huỷ các chất này gây độc cho cá. Hàm lượng NH3 đạt đến 1 mg/ lít nước được coi là vùng nước bị nhiễm bẩn. Bảng 6-7: Bảng ảnh hưởng của hàm lượng NH3 tới một số ĐVTS Hàm lượng NH3 Trạng thái của ĐVTS 3 mg/l Gây chết cá trắm cỏ bột 11,23 mg/l Gây chết cá trắm cỏ giống
- 42 17 mg/l Gây chết cá chép giống 30 mg/l Gây chết cá chép cỡ lớn 0,13mg/l Cá phát triển bình thường, an toàn 3.3. Thu mẫu nước: tương tự như trên 3.4. Xác định hàm lượng NH3 và kết luận 3.4.1. Xác định hàm lượng NH3 bằng bộ thử nhanh - Bộ thử nhanh xác định NH3 của hãng Sera gồm có: Ống nghiệm Lọ dung dịch thuốc thử 1 Lọ dung dịch thuốc thử 2 Lọ dung dịch thuốc thử 3 Hướng dẫn sử dụng kèm thang mầu - Các bước xác định hàm lượng NH3 bằng bộ thử nhanh của hãng Sera: Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng. Bước 2: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. Bước 3: Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều. Bước 4: Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra. Bước 5: Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3. Bước 6: Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. Chú ý: Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn + Đối chiếu giá trị NH4 với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong nước ao. Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.
- 43 Chú ý: Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ. + Bảng 6-8: Bảng tương quan giữa giá trị NH4 sau khi so màu và độ pH + Giá trị NH4 sau Độ pH khi so màu 7,0 7,5 8,0 8,5 9,0 Giá trị 0,5 0,003 0,009 0,03 0,08 0,18 NH3 thực tế 1,0 0,006 0,02 0,05 0,15 0,36 1,5 0,01 0,03 0,11 0,30 0,72 5,0 0,03 0,09 0,27 0,75 1,80 10,0 0,06 0,17 0,53 1,51 3,60 Chú thích: Mức độ an toàn Mức độ nguy hiểm Mức độ rất nguy hiểm 3.4.2. Xác định hàm lượng NH3 bằng máy - Máy bao gồm: Thân máy: bao gồm màn hình hiển thị kết quả đo và các nút điều khiển. Điện cực. - Cách đo: Để đo NH3 bằng máy, thực hiện theo 3 bước: Bước 1: Lắp điện cực đo ammonia vào thân máy. Bước 2: Đưa điện cực vào môi trường nước cần đo và bật công tắc nguồn. Bước 3: Đợi cho màn hình hiển thị ổn định rồi đọc kết quả.
- 44 Các kết quả sau khi đo cần phải ghi vào sổ. Khi hàm NH3 ≥ 0,13 mg/l, cần phải tiến hành xử lý môi trường ao nuôi. 3.5. Biện pháp phòng và xử lý NH3 trong ao nuôi 3.5.1. Tháo và cấp nước mới vào ao - Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt nhằm giảm mật độ của tảo và các chất thối rữa trong nước. 3.5.2. Sử dụng các biện pháp tăng oxy - Giảm thiểu chất thải ở đáy ao, không cho thức ăn quá dư thừa hoặc bón phân quá liều lượng, kiểm soát sự phát triển của tảo, duy trì ổn định độ trong. - Ao nuôi cần thoáng khí, muốn vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao, thu vớt cỏ rác rau bèo che phủ mặt ao. - Dùng máy sục khí hoặc máy quạt nước - Sử dụng hóa chất tăng oxy 3.5.3. Duy trì độ pH ổn định từ 7 – 8,5 + Cải tạo ao tốt trước khi nuôi thả. + Định kỳ bón vôi ổn định hệ đệm trong ao. + Kiểm soát sự phát triển của tảo. + Giảm thiểu sự gia tăng tích luỹ các chất hữu cơ trong ao nuôi 3.5.4. Bón phân vi sinh - Bón phân vi sinh cũng có tác dụng làm giảm hàm lượng NH3 trong ao. Duy trì sự phát triển của tảo, ao có tảo phát triển tốt sẽ làm cho hàm lượng NH3 thấp. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: + Anh chị hãy cho biết oxy ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của cá? + Anh chị hãy nêu các biện pháp quản lý oxy trong ao nuôi cá? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Quan sát, xác định hiện tượng cá thiếu oxy? + Bài tập 2: Xác định hàm lượng oxy bằng bộ thử nhanh và biện pháp xử lý hàm lượng oxy trong nước ao thấp? C. Ghi nhớ
- 45 - Sự hô hấp của cá thường xuyên đòi hỏi phải có đủ Oxy cho quá trình hoạt động sống của chúng. Nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho cá là trên 5 mg/l (5ppm). - Khi thiếu oxy: Cá nổi đầu, bơi lội kém nhanh nhẹn. - Xác định hàm lượng oxy bằng bộ thử nhanh và máy đo oxy - Để tránh và khắc phục hiện tượng thiếu oxy trong các ao nuôi, khi nuôi ta cần tháo và cấp nước mới vào ao, giảm thiểu chất thải ở đáy ao; khi cần thiết nên sử dụng máy quạt nước và sử dụng hóa chất tăng oxy.
- 46 Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng Mục tiêu: - Hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý một số bệnh ký sinh trùng trên cá; - Thực hiện được các thao tác chẩn đoán nhanh bằng dấu hiệu bệnh lý của cá và các biện pháp phòng và trị một số bệnh ký sinh trùng trên cá nước ngọt. A. Nội dung: 1. Chẩn đoán và trị bệnh trùng bánh xe 1.1. Dấu hiệu bệnh lý 1.1.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao - Cá ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước. - Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao. - Đàn cá bị bệnh nhẹ thì gầy yếu, bệnh nặng thì cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết 1.1.2. Dấu hiệu bệnh ở da, vây, mang - Trùng ký sinh ở các cơ quan bên ngoài như mang, da, vây. - Trùng bánh xe phân bố rộng và gây bệnh ở nhiều loài cá khác nhau, gây tác hại chủ yếu cho cá hương, cá giống. - Bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam, nhiệt độ thích hợp là 20-300C, - Khi mới mắc bệnh, trên thân, mang cá có nhiều nhầy màu hơi trắng đục, da cá chuyển màu xám - Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Hình 6-22: Cá trê bị trùng bánh xe trên da tiết nhiều chất nhầy trắng đục
- 47 A. Quan sát mặt bên B. Quan sát một bộ phận mặt cắt dọc 1. Rãnh miệng và đai lông tơ miệng; 2. Miệng; 3. Nhân nhỏ; 4. Không bào ; 5. Lông tơ trên; 6. Lông tơ giữa; 7. Lông tơ dưới; 8. Đường phóng xạ; 9. Nhân lớn; 10. Hầu ; 11. Vòng răng; 12. Màng biên; 13. Đai lông tơ biên; Hình 6-18: Cấu tạo của trùng bánh xe Hình 6-23: Trùng bánh xe thường gặp ký sinh trên cá nuôi ở Việt Nam: 1.2. Thu mẫu cá nghi ngờ bệnh
- 48 * Chuẩn bị dụng cụ - Chài, lưới, vợt, túi nilon - Sổ ghi chép - Bộ giải phẫu * Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao - Quan sát biểu hiện bất thường của cá bệnh * Thu mẫu cá bệnh - Dùng vợt vớt những con cá giống có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ - Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó. - Số lượng cá thu: + Cá giống nhỏ (4-8cm): thu 30 con + Cá giống lớn (10-25cm): thu 15 con + Cá thương phẩm: thu mẫu 9 con - Giữ cá trong môi trường nước ao hoặc bể mà cá đang sống, vì giữ cá trong môi trường nước mới ký sinh trùng sẽ rời cá mà bơi ra ngoài. 1.3. Chẩn đoán và kết luận bệnh 1.3.1. Quan sát bằng kính lúp Quan sát bằng mắt thường và kính lúp tìm các dấu hiệu bệnh lý của cá bị bệnh trùng bánh xe như da, mang cá có nhiều nhớt trắng đục, da cá có các đốm viêm đỏ do trùng gây ra. 1.3.2. Quan sát bằng kính hiển vi - Lấy mẫu bệnh ở da và mang cá: Dùng dao, kéo, panh cạo nhớt ở da, vây, mang của cá. - Lấy mẫu bệnh ở da, vây: + Dùng rùi nhọn chọc vào hành tủy của cá làm cá liệt. + Đặt con cá trên khay giải phẫu và để dao giải phẫu trên da cá một góc 450 so với thân cá, lưỡi dao hướng về phần đuôi cá. + Di chuyển nhẹ nhàng lưỡi dao trên phần da của cá từ phần ngực đến hết phần vây đuôi để lấy nhớt da cá, cao hết nhớt da chuyển sang cạo nhớt phần vây, lật ngược con cá lên làm tương tự. Nhớt da cá nằm trên lưới giao. - Mang: Dùng kéo cắt bỏ nắp mang, dùng kéo cắt lấy toàn bộ hoặc một phần mang cá đặt lên trên lam kính
- 49 - Chuyển mẫu vào lam kính: + Mẫu ở da, vây: dùng panh gặp phần nhớt da cạo được trên con dao giải phẫu, đặt nhớt lên lam kính, đặt ở giữa lam kính. Nhỏ từ 1 – 2 giọt nước lên phần nhớt đó, đặt một miếng lamen đè lên trên phần nhớt da, dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ lên lamen để cho nước và nhớt dàn đều dưới miếng lamen. Lúc này được tiêu bản nhớt da cá. + Mẫu ở mang: mang được cắt và đặt lên chính giữa lam kính, tay trái dùng panh giữ lấy xương cung mang, tay phải dùng dao cạo lấy nhớt mang. Sau khi lấy nhớt mang rổi dùng panh gặp xương cung mang ra ngoài, nhỏ 1 – 2 giọt nước lên trên nhớt mang. Đặt lamen đè lên trên nhớt mang. Dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ cho nhớt và nước dàn đều dưới miếng lamen. Lúc này được tiêu bản nhớt mang cá. - Soi mẫu dưới kính hiển vi: đặt lần lượt tiêu bản nhớt da cá, nhớt mang cá dưới kính hiển vi ở vật kính 4X và 10X để tìm trùng bánh xe. - Tính tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm: + Tính tỷ lệ nhiễm: Số cá nhiễm bệnh chia cho tổng số cá kiểm tra + Cường độ nhiễm: Tổng số trùng của 15 thị trường kiểm tra chia cho 15. - Ghi kết quả kiểm tra ký sinh trùng. 1.3.3. Kết luận: - Tỷ lệ nhiễm ≥ 50% + Cường độ nhiễm > 20 trùng/ thị trường (9x10) cần phải xử lý thuốc. + Cường độ nhiễm 1trùng/ thị trường (9x10) thì theo dõi. - Tỷ lệ nhiễm < 50% theo dõi cá.
- 50 Hình 6-24: Trùng bánh xe chụp dưới kính hiển vi 1.4. Phòng và trị bệnh 1.4.1. Phòng bệnh * Cải tạo ao trước khi nuôi - Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. - Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3 nước. * Khử trùng cá trước khi thả - Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước muối 2-4% trong 10-15 phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngoài cá. - Không nên thả cá quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp. * Quản lý môi trường nuôi - Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo nguyên tắc "4 định", hạn chế thức ăn dư thừa. 1.4.2. Trị bệnh * Phun thuốc xuống ao: Sử dụng thuốc tím (KMnO4) và sunphat đồng (CuSO4) để trị bệnh. Nồng độ thuốc sau khi phun xuống ao: Sunphat đồng (CuSO4): 0,5 – 0,7 ppm, thuốc tím (KMnO4) là 1 – 2 ppm.
- 51 Có thể dùng Formalin phun xuống ao 20 - 25 ppm(20 - 25 ml/m3). Thực hiện phun thuốc xuống ao như sau: - Bước 1: Xác định khối lượng nước trong ao + Xác định diện tích ao. + Xác định độ sâu trung bình của ao. + Thể tích nước trong ao: diện tích của ao x độ sâu trung bình của ao. - Bước 2: Xác định khối lượng thuốc cần phun: nồng độ thuốc x thể tích nước. - Bước 3: Pha thuốc: hòa tan thuốc với nước trong một xô hoặc chậu trước khi phun thuốc xuống ao. - Bước 4: Phun thuốc xuống ao: thuốc sau khi đã được pha và hòa tan trong nước được té đều khắp mặt ao. * Tắm thuốc cho cá: Dùng: nước muối (NaCl) 2-3% trong thời gian 10 phút; Sunphat đồng (CuSO4) nồng độ 5 - 7 ppm trong thời gian 15 - 30 phút; thuốc tím (KMnO4) nồng độ 15 – 20 ppm trong thời gian 60 phút. Hoặc tắm Formalin với nồng độ 200 - 250 ppm (200 - 250 ml/m3) thời gian 30 - 60 phút. Thực hiện tắm thuốc như sau: + Bước 1: Xác định thể tích nước dùng để tắm cho cá. + Bước 2: Xác định khối lượng thuốc tím cần dùng: dựa vào nồng độ thuốc và thể tích nước. Ví dụ tắm thuốc tím cho cá với nồng độ thuốc tắm là 20 ppm (20g/m3), lượng thuốc cần cho 1m3 nước là: 20g/m3 X 1 m3 nước = 20 g. + Bước 3: Pha thuốc: thuốc được hòa tan thành dung dịch trước khi đưa vào bể. + Bước 4: Thực hiện thao tác tắm cho cá: té đều dung dịch thuốc đã pha vào bể cá, bấm thời gian tắm (60 phút). Sau thời gian tắm tháo nước thuốc cấp nước sạch, tiến hành việc thay nước như trên từ 2 – 3 lần để nước trong bể cá không còn thuốc. 2. Chẩn đoán và trị bệnh trùng quả dưa: - Trùng quả dưa có dạng rất giống quả dưa, đường kính 0,5-1 mm. - Toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều đường sọc, vằn dọc. Giữa thân có 1 hạch lớn hình móng ngựa và một hạch nhỏ. - Trùng mềm mại, có thể biến đổi hình dạng khi vận động.
- 52 2.1. Dấu hiệu bệnh lý 2.1.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao: - Trùng quả dưa đã gây thành dịch bệnh ở cá giống các loài: mè trắng, rô phi, trê vàng, trê phi, cá chim trắng - Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. - Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước. Cá trê giống bị hiện tượng này hay được gọi là bệnh “treo râu”. Sau cùng cá lộn nhào mấy vòng rồi lật bụng chìm xuống đáy mà chết. 2.1.2. Dấu hiệu bệnh ở da, vây, mang: - Da, mang, vây của cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường. Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. - Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. 2.2. Thu mẫu cá nghi ngờ bệnh - Thu những con cá có biểu hiện bơi lờ đờ yếu ớt; trên da, mang, vây có thể có các đốm nhỏ màu trắng đục; da và mang cá có màu sắc nhợt nhạt. - Thao tác, số lượng mẫu thu tương tự như thu mẫu cá bị bệnh trùng bánh xe. Hình 6-25: Trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis
- 53 Hình 6-26: Trùng quả dưa ký sinh ở mang cá 1. Cơ thể trưởng thành tách khỏi cơ thể cá 2. Hình thành bào nang 3. Thời kỳ phân đôi 6 4. Thời kỳ phân cắt thành bốn 5. Ấu trùng ra khỏi bào nang, vận động trong nước tìm ký chủ. 6. Cá bị cảm nhiễm trùng quả dưa- Ichthyophthyrius Hình 6-27: Chu kỳ phát triển của trùng quả dưa 2.3. Chẩn đoán và kết luận bệnh 2.3.1. Quan sát bằng kính lúp Quan sát bằng mắt thường và kính lúp tìm các dấu hiệu bệnh lý của cá bị bệnh trùng quả dưa như da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt, có thể có các đốm nhỏ màu trắng đục. 2.3.2. Quan sát bằng kính hiển vi
- 54 - Tiến hành lấy nhớt ở da, mang cá và soi trên kính hiển vi tương tự như bệnh trùng bánh xe. - Nếu tỷ lệ cảm nhiễm 70-100%, cường độ cảm nhiễm từ 5-10 trùng/ la men là cá bị bệnh nguy hiểm, cần phải tiến hành trị bệnh cho cá. Hình 6-28: Cá cảnh có các đốm trắng bên ngoài thân do trùng quả dưa. Hình 6-29: Cá trê bị "treo râu" do trùng quả dưa 2.4. Phòng và trị bệnh 2.4.1. Phòng bệnh * Cải tạo ao trước khi nuôi - Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước trước khi ương nuôi cá.
- 55 - Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3. * Khử trùng cá trước khi thả: - Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước muối 2-4% trong 10-15 phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngoài cá. - Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp. * Quản lý môi trường nuôi - Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo nguyên tắc "4 định", hạn chế thức ăn dư thừa. 2.4.2. Trị bệnh - Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay. - Dùng Formalin tắm với nồng độ 200 - 250 ppm (200 - 250 ml/m3) thời gian 30 - 60 phút hoặc phun xuống ao 20 - 25 ppm(20 - 25 ml/m3). - Cách tắm và phun thuốc xuống ao tương tự như trị bệnh trùng bánh xe. 3. Chẩn đoán và trị bệnh sán lá đơn chủ: - Sán lá đơn chủ ký sinh ở da, mang, hút máu cá làm cá gầy yếu, tạo điều kiện cho tác nhân nguy hiểm xâm nhập vào bên trong cơ thể. - Sán đơn chủ ký sinh trên nhiều loài cá nước ngọt ở nhiều lứa tuổi, nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất là đối với cá hương, cá giống. Mức độ cảm nhiễm của các loài cá khá cao, tỷ lệ cảm nhiễm từ 30-60%. - Bệnh này phát triển mạnh trong các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường ô nhiễm hữu cơ, nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển khoảng 22 -280C. - Mùa xuất hiện bệnh: mùa xuân, thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam. Nhiệt độ quá cao về mùa hè và quá lạnh về mùa đông đều không thích hợp với loại sán này. 3.1. Dấu hiệu bệnh lý 3.1.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao: - Cá ít hoạt động hoặc hoạt động không bình thường, một số cá nằm ở đáy ao, một số lại nổi lên mặt nước đớp không khí, thậm chí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng. - Cơ thể gầy yếu, có thể gây chết từ rải rác tới hàng loạt cá hương, cá giống. 3.1.2. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang:
- 56 - Dactylogyrus và các giống thuộc họ Ancyrocephalidae ký sinh trên da và mang của cá nhưng chủ yếu là mang. + Mang và da cá cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp của cá. + Cá thường có dấu hiệu bơi lội bất thường, mang có hiện tượng sưng, phù nề, cá nổi đầu và bơi lội chậm chạp, cơ thể gầy yếu, có thể gây chết từ rải rác tới hàng loạt cá hương, cá giống. - Gyrodactylus ký sinh trên da và mang, nhưng chủ yếu ký sinh ở da. + Khi ký sinh với số lượng lớn, làm cho tổ chức tế bào tại nơi ký sinh tiết ra lớp dịch nhầy màu trắng tro. + Cá ít hoạt động hoặc hoạt động không bình thường, một số cá nằm ở đáy ao, một số lại nổi lên mặt nước đớp không khí, thậm chí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng. + Cá bị cảm nhiễm Gyrodactylus khả năng bắt mồi giảm, hô hấp khó khăn, cá gầy yếu, khi nhiễm với cường độ cao có thể gây chết cá hàng loạt. A B C Hình 6-30: Mang cá bị nhiễm Dactylogyrus sp 3.2. Thu mẫu cá nghi ngờ bệnh - Thu cá có biểu hiện bị bệnh sán lá dơn chủ như: cá gầy yếu, ít hoạt động, nổi đầu, bơi lội không bình thường, thậm chí bơi ngửa bụng - Cách tiến hành thu mẫu tương tự như thu mẫu cá bị bệnh trùng bánh xe. 3.3. Chẩn đoán và kết luận bệnh - Quan sát da, vây, mắt, mang và xoang miệng Quan sát sán lá đơn chủ bám trên da, vây, mắt, trong mang, xoang miệng bằng kính lúp. - Lấy nhớt mang, da cá bệnh, dàn mỏng trên slide sạch, đậy lamel rồi quan sát bằng kính hiển vi với độ phóng đại <100x.
- 57 3.4. Phòng và trị bệnh 3.4.1. Phòng bệnh * Cải tạo ao trước khi nuôi - Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước. - Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3. * Khử trùng cá trước khi thả - Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước muối 2-4% trong 10-15 phút. - Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp. * Quản lý môi trường nuôi - Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo nguyên tắc "4 định", hạn chế thức ăn dư thừa. 3.4.2. Trị bệnh: - Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay. - Tắm thuốc cho cá: + Dùng Formalin tắm nồng độ 100-200 ml/m3, thời gian 30-60 phút, chú ý khi tắm phải có sục khí cung cấp đủ oxy cho cá. 3 + Dùng KMnO4 với liều lượng 20g/m nước tắm cho cá trong thời gian 15 - 30 phút. + Dùng NaCl tắm 2 - 3 % (20 - 30 kg/m3 nước) trong 5 phút. 3 + Tắm bằng nước oxy già (H2O2) ở nồng độ 100-150 ml/m nước trong 15- 30 phút. - Thực hiện tắm thuốc cho cá tương tự trị bệnh trùng bánh xe. 4. Chẩn đoán và trị bệnh rận cá: 4.1. Dấu hiệu bệnh lý 4.1.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao - Cá bị rận cá ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội lung tung, cường độ bắt mồi giảm. 4.1.2. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang
- 58 - Trùng ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi, có thể gây thành bệnh làm cá chết. - Rận cá bám trong xoang mang của cá, phá hủy xoang mang và cung mang làm cá ngạt thở. - Rận cá dùng tuyến độc qua ống miệng tiết chất độc phá hoại ký chủ tạo các vết thương viêm đỏ, xuất huyết dễ nhầm với bệnh đốm đỏ do vi khuẩn. - Mặt khác các gai xếp ngược ở mặt bụng rận cá cào rách tổ chức da cá làm cho da cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập làm cá chết hàng loạt. - Trùng ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi, khi cảm nhiễm với cường độ cao có thể gây chết cá. - Rận cá ký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá nước ngọt. Hình 6-31: Rận cá bám trên cá rô phi Hình 6-32: Rận cá (Corallana) ký sinh trên cá trắm cỏ
- 59 Hình 6-31: Rận cá Caligus A Hình 6-32: Rận cá Argulus chinensis (A- mặt lưng; B- mặt bụng; KHVĐT) Hình 6-33: Rận cá Alitropus typus
- 60 Hình 6-34: Rận cá Corallana grandiventra 4.2. Thu mẫu cá nghi ngờ bệnh - Thu những cá có dấu hiệu bị bệnh rận cá như vận động mạnh, bơi lội lung tung. - Thực hiện thu mẫu cá tương tự như thu mẫu bệnh trùng bánh xe. 4.3. Chẩn đoán và kết luận bệnh - Chẩn đoán rận cá Caligus, Argulus, Alitropus và Coronalla ký sinh gây bệnh cho cá có thể quan sát bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp - Kiểm tra rận cá bám trên da, vây, mắt, trên mang, xoang miệng. 4.4. Phòng và trị bệnh 4.4.1. Phòng bệnh * Cải tạo ao trước khi nuôi - Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước trước khi nuôi. - Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3. * Khử trùng cá trước khi thả - Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước muối 2-4% trong 10-15 phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngoài cá. - Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp. * Quản lý môi trường nuôi
- 61 - Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo nguyên tắc "4 định", hạn chế thức ăn dư thừa. 4.4.2. Trị bệnh * Thay nước - Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay. * Tắm cá trong dung dịch thuốc tím: 3 - Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cho cá bệnh nồng độ 10 -20 g/m nước, thời gian tắm 30 phút. - Thực hiện tắm cho cá tương tự như trị bệnh trùng bánh xe. 5. Chẩn đoán và trị bệnh do trùng mỏ neo: 5.1. Dấu hiệu bệnh lý Trùng mỏ neo chủ yếu ký sinh ở da hút máu cá làm cá gầy yếu, tạo điều kiện cho tác nhân nguy hiểm xâm nhập vào bên trong cơ thể. Trùng mỏ neo (Lernaea) là ký sinh trùng rất phổ biến, thường gặp gây bệnh cho ĐVTS nuôi nước ngọt. Lernaea ký sinh trên nhiều loài cá nuôi nước ngọt ở mọi lứa tuổi khác nhau, phân bố rộng rãi trong các thuỷ vực nước. Nhiệt độ phát triển thích hợp là 18-300C. Tỷ lệ cảm nhiễm cao có thể gây chết hàng loạt đặc biệt với cá hương và cá giống. . Hình 6-35: Trùng mỏ neo Lernaea cyprinacea 5.1.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao - Cá mới bị cảm nhiễm ký sinh trùng Lernaea, lúc đầu cảm thấy khó chịu, biểu hiện cá bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm dần. Lernaea lấy dinh dưỡng nên cá bị gầy yếu, bơi lội chậm chạp.
- 62 - Đối với cá hương, cá giống bị ký sinh trùng Lernaea ký sinh, cơ thể cá bị dị hình uốn cong, bơi lội mất thăng bằng. - Cá bố mẹ bị cảm nhiễm Lernaea số lượng nhiều, tuyến sinh dục không phát triển được. 5.1.2. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang - Trùng ký sinh một số lượng lớn trong xoang miệng làm cho miệng không đóng kín được, cá không bắt được thức ăn và chết. - Lernaea ký sinh trên da, vây cá mè, cá trắm, cá chép và nhiều loài cá nước ngọt nhất là đối với cá vẩy nhỏ, làm tổ chức gần nơi ký sinh sưng đỏ, viêm loét, tế bào hồng cầu bị thẩm thấu ra ngoài, tế bào bạch cầu ở trong tổ chức tăng, sắc tố da biến nhạt. - Khi tổ chức bị viêm loét, mở đường cho vi khuẩn, các ký sinh trùng khác xâm nhập cá. Hình 6-36: Trùng mỏ neo ký sinh ở phần bụng và da cá 5.2. Thu mẫu cá nghi ngờ bệnh - Thu những cá có biểu hiện bị bệnh trùng mỏ neo như ngứa ngáy, bơi lội không bình thường, mất thăng bằng, cơ thể gầy yếu và có thể cơ thể bị dị hình uốn cong. - Tiến hành thu mẫu cá tương tự như thu mẫu cá bị bệnh trùng bánh xe. 5.3. Chẩn đoán và kết luận bệnh Quan sát cơ thể cá bằng mắt thường có thể nhìn thấy trùng mỏ neo bám trên thân, vây và xoang mang, xoang miệng. 5.4. Phòng và trị bệnh
- 63 5.4.1. Phòng bệnh * Cải tạo ao trước khi nuôi - Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước khi lấy vào ao. - Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3 (một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3. * Khử trùng cá trước khi thả - Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước muối 2-4% trong 10-15 phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngoài cá. - Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp. * Quản lý môi trường nuôi - Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo "4 định", hạn chế thức ăn dư thừa. 5.4.2. Trị bệnh - Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay. - Ngâm lá xoan trong ao: + Dùng lá xoan với lượng 0,4-0,5 kg/m3 nước bón vào ao nuôi cá bị bệnh có thể tiêu diệt được trùng mỏ neo. + Do lá xoan phân hủy nhanh tiêu hao nhiều ôxy và thải khí độc, nhất là mùa hè nhiệt độ cao, do đó phải theo dõi cấp nước kịp thời khi cần thiết. - Tắm cá trong dung dịch thuốc tím: + Dùng thuốc tím KMnO4 nồng độ 10 -12 ppm tắm từ 1-2 giờ, ở nhiệt độ 20-30oC. + Thao tác tắm cá tương tự như trị bệnh trùng bánh xe. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: + Anh chị hãy mô tả đặc điểm của ký sinh trùng và dấu hiệu bệnh lý của các bệnh ký sinh trùng ký sinh trên cá nước ngọt? + Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh ký sinh trùng ký sinh trên cá nuôi nước ngọt? - Bài tập thực hành:
- 64 + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và chẩn đoán bệnh ký sinh trùng ở cá nuôi nước ngọt ở một ao nuôi cụ thể tại địa phương mở lớp? + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh ký sinh trùng ký sinh trên cá nuôi nước ngọt? C. Ghi nhớ - Dấu hiệu bệnh lý đặc trưng riêng cho từng bệnh ký sinh trùng ở cá - Tên và cách sử dụng của các loại thuốc, hóa chất trị ký sinh trùng ở cá.
- 65 Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn, nấm Mục tiêu: - Hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh do vi khuẩn, bệnh do nấm trên cá; - Thực hiện được các thao tác chẩn đoán bằng dấu hiệu bệnh lý của cá và biện pháp xử lý một số bệnh do vi khuẩn, bệnh do nấm trên cá. A. Nội dung: 1. Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn: 1.1. Chẩn đoán và trị bệnh viêm ruột, đốm đỏ: - Bệnh viêm ruột do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp di động, Pseudomonas sp thường gặp ở nhiều loài động vật thuỷ sản nước ngọt. - Ở Việt Nam các loài cá nước ngọt thường gặp bệnh như: trắm cỏ, cá trôi, cá chép, cá mè, cá trê - Tỷ lệ tử vong ở cá thường từ 30-70%, riêng ở cá giống có thể chết 100%. - Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh phát nhiều vào mùa mưa. 1.1.1. Dấu hiệu bệnh lý * Dấu hiệu bên ngoài - Hoạt động của cá bệnh trong ao + Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn + Cá bơi yếu, hoạt động chậm chạp - Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang + Trên thân có nhiều đốm đỏ do viêm loét. + Các đốm đỏ nằm rải rác trên da cá, tại chỗ viêm loét, vẩy cá rựng lên hoặc bong ra, lộ phần da hoặc cơ thịt phía dưới. +Các vây, gốc vây bị xuất huyết và bị ăn mòn, vây bị rách nát và cụt dần. + Phần bụng trương to. +Hậu môn sưng, có nhiều dịch nhờn chảy ra từ hậu môn. + Mang cá xuất huyết, có màu đỏ thẫm.
- 66 Hình 6-37: Cá trắm cỏ bị bệnh viêm ruột xuất hiện các đốm đỏ trên thân Hình 6-38: Cá rô phi * Dấu hiệu bên trong - Xoang bụng xuất huyết chứa nhiều dịch nhày - Toàn bộ các cơ quan nội tạng của cá bị xuất huyết: gan, thận, lá lách, ruột, - Ruột bị viêm, chứa đầy hơi, cá bị bệnh nặng ruột bị hoại tử nên bệnh còn gọi là bệnh viêm ruột. Hình 6- 39: Cá trắm cỏ bị viêm ruột có biểu hiện nội tạng xuất huyết.
- 67 Hình 6-40: Cá rô phi bị bệnh viêm ruột có biểu hiện nội tạng xuất huyết 1.1.2. Thu mẫu cá nghi ngờ bệnh * Thu mẫu cá bị bệnh - Quan sát hoạt động bắt mồi hay khả năng tiêu thụ thức ăn của cá. Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn. - Quan sát hoạt động bơi của cá: bơi yếu, chậm chạp. - Có hiện tượng cá chết rải rác trong ao. - Dùng vợt vớt những con cá giống có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ - Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó. - Thực hiện thu cá, số lượng cá thu tương tự như thu mẫu bệnh trùng bánh xe. 1.1.3. Chẩn đoán và kết luận bệnh * Quan sát cơ thể cá: quan sát thân, vây, mắt, miệng, mang cá - Đặt con cá trên khay và quan sát màu sắc của da, vây, mắt, miệng, mang cá. - Da có các đốm đỏ - Vây xuất huyết, rách nát - Bụng chướng to, hậu môn sưng - Mang xuất huyết. * Giải phẫu và quan sát nội tạng - Trước khi giải phẫu cá làm cho cá bất động bằng cách dùng dùi nhọn chọc vào hành tủy của cá - Giải phẫu cá: dùng kéo giải phẫu cắt da và thịt cá từ hậu môn cong lên xương sống và vòng về phía nắp mang, cắt xuống vây ngực và vòng về hậu môn.
- 68 Hình 6–41: Giải phẫu xoang bụng cá, sơ đồ đường cắt Hình 6-42: Giải phẫu xoang bụng cá, các cơ quan nội tạng 1- bóng hơi; 2- ống dẫn khí; 3- tim; 4- lá lách; 5- gan; 6- ruột; 7- thận; 8- lỗ hậu môn; 9- túi nước tiểu; 10- tuyến sinh dục; 11- mang. - Quan sát cơ quan nội tạng: + Các cơ quan nội tạng xuất huyết, chứa dịch nhầy + Ruột xuất huyết và hoại tử 1.1.4. Phòng và trị bệnh 1.1.4.1. Phòng bệnh
- 69 - Cải tạo ao, cấp nước và xử lý nước trước khi thả cá: - Quản lý môi trường nuôi: +Tránh cho động vật nuôi thuỷ sản bị sốc do môi trường thay đổi xấu: nhiệt độ, oxy hoà tan, nhiễm bẩn của nước. + Định kỳ bón vôi (CaO) liều lượng 2kg vôi/100m3 nước, một tháng bón vôi 2 lần. Vôi hoà ra nước té đều khắp ao. + Cho cá ăn theo nguyên tắc 4 định để tăng hiệu quả cho ăn, tránh dư thừa thức ăn và giảm ô nhiễm môi trường + Vệ sinh dụng cụ nuôi trước và sau khi dùng: ngâm vào nước vôi trong, rửa sạch phơi nắng cho khô ráo. - Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc phòng bệnh Bệnh viêm ruột xuất hiện quanh năm, tuy nhiên các tháng giao mùa cuối xuân đầu hè và mùa thu ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam. Trước mùa xuất hiện bệnh một tháng nên cho cá ăn các loại thuốc tăng sức đề kháng cho cá. + Cho cá ăn thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục. Liều lượng: cá giống 4 g/1 kg cá/1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá /1ngày), cá thịt 2g/1 kg cá/ 1 ngày (200 g thuốc/100 kg cá/ 1 ngày). + Cho cá ăn vitamin C với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (30g/ 100 kg cá /ngày) cho cá ăn liên tục trong 1 tháng trước mùa phát bệnh. 1.1.4.2. Trị bệnh - Phun thuốc diệt vi khuẩn Bệnh xuất hiện do môi trường nuôi bị ô nhiễm hữu cơ, để tiêu diệt được bệnh cần tiêu diệt các ổ vi khuẩn trong môi trường ao nuôi. + Dùng thuốc tím (KMnO4) phun trực tiếp xuống nước: nồng độ thuốc sau khi phun thuốc xuống ao là 2 ppm. + Dùng TCCA ném trực tiếp thuốc xuống ao: nồng độ thuốc sau khi thuốc tan trong nước ao là 0,5 ppm. Thuốc ở dạng viên sủi, khi ném xuống ao ngoài tác dụng khử trùng thì còn có tác dụng tăng oxy cho nước. - Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc trị bệnh: Có thể dùng một số kháng sinh, thảo dược có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu như sau: + Cá giống dùng phương pháp tắm thời gian 1 giờ. Oxytetracyline nồng độ 20-50 ppm. Streptomycin nồng độ 20-50 ppm.
- 70 + Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh. Sulfamid liều dùng 150-200 mg/1 kg cá/ngày. Thuốc phối chế KN-04-12: liều dùng 2-4 g/1 kg cá/ngày. Cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày. Riêng với kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so vớí ngày ban đầu. 1.2. Chẩn đoán và trị bệnh xuất huyết do vi khuẩn 1.2.1. Dấu hiệu bệnh lý - Hoạt động của cá: cá thường kém ăn, bỏ ăn, bơi yếu - Dấu hiệu bên ngoài: da cá có các đốm viên nhỏ như đầu tăm, nằm tập trung ở bụng cá. - Dấu hiệu bên trong: Bệnh thường gây hoại tử gan, lá lách và thận thành những đốm màu vàng nhạt, đặc biệt ở cá rô phi. - Mùa vụ phát bệnh quanh năm, tập trung nhiều vào các tháng có nhiệt độ 25 – 320 C. A B C D Hình 6-43: Cá bị bệnh xuất xuyết do Streptococcus sp: A- Cá rô phi bị bệnh phần bong xuất huyết; B- rô phi đỏ bị bệnh có các đốm xuất huyết trên thân; C- giải phẫu cá rô phị bệnh trên gan có các đốm hoại tử màu trắng đục; D- Cá tra bị bệnh cơ quan nội tạng xuất huyết . 1.2.2. Thu mẫu cá nghi ngờ bệnh
- 71 - Quan sát hoạt động bắt mồi hay khả năng tiêu thụ thức ăn của cá. Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn. - Quan sát hoạt động bơi của cá: cá bơi quay tròn - Dùng vợt vớt những con cá giống nhỏ 10 - 15 cm có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ. - Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó (cá > 15cm). - Thực hiện thu mẫu và số lượng cá thu tương tự như thu mẫu bệnh trùng bánh xe. 1.2.3. Chẩn đoán và kết luận bệnh - Quan sát thân, vây, mắt, miệng, mang cá + Đặt con cá trên khay và quan sát màu sắc của da, vây, mắt, miệng, mang cá. + Da ở phần lưng thường có đốm viêm xuất huyết ngoài da - Giải phẫu và quan sát nội tạng: gan, thận cá có các đốm màu vàng nhạt. 1.2.4. Phòng và trị bệnh 1.2.4.1. Phòng bệnh - Cải tạo ao, cấp nước và xử lý nước trước khi thả cá. - Quản lý môi trường nuôi: +Tránh cho động vật nuôi thuỷ sản bị sốc do môi trường thay đổi xấu: nhiệt độ, oxy hoà tan, nhiễm bẩn của nước. + Định kỳ bón vôi (CaO) liều lượng 2kg vôi/100m3 nước, một tháng bón vôi 2 lần. Vôi hoà ra nước té đều khắp ao. + Cho cá ăn theo nguyên tắc 4 định để tăng hiệu quả cho ăn, tránh dư thừa thức ăn giảm ô nhiễm môi trường + Vệ sinh dụng cụ nuôi trước và sau khi dùng: ngâm vào nước vôi trong, rửa sạch phơi nắng cho khô ráo. - Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc phòng bệnh: + Cho cá ăn thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục. Liều lượng: cá giống 4 g/1 kg cá/1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá /1ngày), cá thịt 2g/1 kg cá/ 1 ngày (200 g thuốc/100 kg cá/ 1 ngày). + Cho cá ăn vitamin C với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (30g/ 100 kg cá /ngày) cho cá ăn liên tục trong 1 tháng trước mùa phát bệnh. 1.2.4.2. Trị bệnh - Phun thuốc diệt vi khuẩn:
- 72 Bệnh xuất hiện do môi trường nuôi bị ô nhiễm hữu cơ, để tiêu diệt được bệnh cần tiêu diệt các ổ vi khuẩn trong môi trường ao nuôi. + Dùng thuốc tím (KMnO4) phun trực tiếp xuống nước: nồng độ thuốc sau khi phun thuốc xuống ao là 2 g/m3 nước. + Dùng TCCA ném trực tiếp thuốc xuống ao: nồng độ thuốc sau khi thuốc tan trong nước ao là 0,5 g/m3 nước. Thuốc ở dạng viên sủi, khi ném xuống ao ngoài tác dụng khử trùng thì còn có tác dụng tăng oxy cho nước. - Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc trị bệnh: Có thể dùng một số kháng sinh, thảo dược có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu như sau: + Cá giống dùng phương pháp tắm cho cá bằng thuốc Oxytetracyline nồng độ 20-50 ppm hoặc Streptomycin nồng độ 20-50 ppm thời gian 1 giờ. + Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh: Sulfamid liều dùng 150-200 mg/1 kg cá/ngày. Erythromycin liều 25-50 mg/1 kg cá/1 ngày cho ăn 4-7 ngày Thuốc phối chế KN-04-12: liều dùng 2-4 g/1 kg cá/ngày. Cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày. Riêng với kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so vớí ngày ban đầu. 2. Chẩn đoán và xử lý bệnh do nấm: 2.1. Chẩn đoán và xử lý bệnh do nấm thủy my - Bệnh nấm thủy my xảy ra ở nhiều loài cá ngọt và trứng cá. - Các loài cá nuôi phổ biến ở Việt nam, như cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba, ếch, đều có thể bị nhiễm bệnh nấm thủy my. - Nấm thủy my còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biệt là trứng của cá chép (Cyprinus Carpio) chịu ảnh hưởng rất lớn của loại bệnh này. - Bệnh hay phát triển ở các đàn cá bị thương tổn trên da do tác động đánh bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh - Bệnh nấm thủy my thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18-250C, đây là nhiệt độ vào mùa đông xuân, mùa thu ở miền bắc và mùa mưa ở miền Nam. - Bệnh này gây tác hại nhiều trong các ao nuôi vỗ cá bố mẹ, các ao lưu giữ giống qua đông và các bể ấp trứng trong các trang trại cá giống.
- 73 - Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. - Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt. 2.1.1. Dấu hiệu bệnh lý * Dấu hiệu bên ngoài - Hoạt động của cá bệnh trong ao + Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn + Cá bơi hỗn loạn, không bình thường. + Cá thường cọ sát cơ thể vào các vật thể trong nước. - Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang + Khi ĐVTS bị bệnh trên da xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm. + Sau vài ngày sợi nấm phát triển, đan chéo thành từng búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. + ĐVTS bị đánh bắt vận chuyển sây sát. Vết thương ngoài da do ký sinh trùng và vi khuẩn gây ra - Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục, xung quanh có nhiều sợi nấm. Hình 6-44: Cá trắm cỏ bị bệnh nấm thủy my
- 74 Hình 6-45: Trứng cá bị bệnh nấm thủy my Hình 6-46: Cá trê bị bệnh nấm thủy my
- 75 Hình 6-47: Cá lóc giống bị bệnh nấm thủy my (nguồn từ UV-Việt Nam) * Dấu hiệu bên trong của cá - Cá khi bệnh nấm thủy my, các cơ quan nội tạng cá bình thường, hầu như không có biểu hiện bệnh lý. 2.1.2. Thu mẫu cá nghi ngờ bệnh - Thu những cá, trứng cá có biểu hiện bệnh như da có màu trắng xám, vẩy bong tróc, bơi lội không bình thường. - Tiến hành thu cá, số lượng mẫu thu tương tự thu mẫu bệnh trùng bánh xe. 2.1.3. Chẩn đoán và kết luận bệnh Quan sát cơ thể cá: quan sát thân, vây, mắt, miệng, mang cá và quan sát trứng cá: + Đặt con cá trên khay và quan sát màu sắc của da, vây, mắt, miệng, mang cá. + Tìm dấu bệnh: da, vây, đuôi, cá có các đám nấm màu trắng, vẩy bong tróc. + Đặt trứng cá trên khay và quan sát bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp để quan sát tìm các sợi nấm. 2.1.4. Phòng và trị bệnh 2.1.4.1. Phòng bệnh - Thực hiện kỹ thuuật tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi: vét bớt bùn đáy, phơi nắng đáy ao, dùng vôi bột để sát trùng, diệt tạp và cải thiện độ pH. - Nuôi cá với mật độ thích hợp và tránh những tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm cá bị thương tổn, tạo điều kiện cho bào tử nấm xâm nhập và gây bệnh. - Về mùa đông đảm bảo chế độ dinh dưỡng, duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao bằng cách: chuyển cá vào ao có độ sâu lớn, phủ bèo tây trên 2/3 mặt ao.
- 76 - Định kỳ phun xuống ao thuốc phòng nấm cho cá: TCCA nồng độ thuốc đạt được sau khi phun xuống ao là 0,2 ppm. - Với đàn cá bố mẹ, kết hợp trong các lần kiểm tra cá, để dùng các loại thuốc sát trùng bôi lên các vết thương tổn để phòng sự phát triển của nấm: Cồn iod bão hòa, thuốc tím 1%. - Phòng bệnh cho trứng cá: + Nuôi vỗ cá bố mẹ, nhất là cá chép theo đúng quy trình kỹ thuật để cá bố mẹ có chất lượng tuyến sinh dục tốt. + Cho cá đẻ với tỷ lệ đực cái phù hợp để tỷ lệ thụ tinh là cao nhất, giảm lượng trứng ung do không thụ tinh trong bể ấp. + Chọn ngày cho cá đẻ có nhiệt độ thích hợp, không nên cho đẻ vào các ngày có nhiệt độ thấp, thời gian phát triển phôi kéo dài tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và phát triển. + Trong quá trình ấp trứng, phải thường xuyên vệ sinh mạng tràn để nước lưu thông tốt. + Đối với trứng cá chép, cần lựa chọn giá thể và sát trùng giá thể bằng thuốc sát trùng trước khi cho vào bể đẻ. + Khi trứng đã bám vào giá thể, ngâm giá thể có trứng trong NaCl 2%, trong 10-15 phút, 1-2lần/ngày. + Có thể áp dụng phương pháp ấp khô, hoặc cho cá chép thụ tinh nhân tạo, khử dính và ấp bằng bình vây để hạn chế tác hại của nấm thủy my. 2.1.4.2. Xử lý bệnh - Đối với cá bệnh, có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy my: Methylen 2-3ppm, KMnO4 1 – 2 ppm và lặp lại 2 lần trong 1 tuần. - Trong bể ấp trứng cá chép, phun vào bể KMnO4 nồng độ 1- 2 ppm, sau 6- 8 h lặp lại 2.2. Chẩn đoán và xử lý bệnh nấm mang Bệnh thường gặp ở giai đoạncá bột, cá giống, cá thịt của cá trắm cỏ, cá trắm đen, mè hoa, cá trôi, cá diếc; cá mè trắng ít gặp. Bệnh xuất hiện ở các ao nước bẩn, nhất là các ao có hàm lượng chất hữu cơ cao. Mùa phát bệnh: mùa xuân, mùa thu và mùa đông ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam. 2.2.1. Dấu hiệu bệnh lý
- 77 - Các bào tử nấm bám vào mang phát triển thành các sợi nấm ăn sâu vào các tổ chức của mang, làm mất tác dụng hô hấp của mang. - Mang chuyển màu hồng nhạt, hoặc trắng nhạt, các tơ mang bị phá hủy, cung mang bị ăn mòn. - Bệnh phát triển rất nhanh làm cá bột, cá giống có thể chết hàng loạt. Hình 6-48: Nấm mang Branchiomyces sp trong mang cá mè trắng 2.2.2. Thu mẫu cá nghi ngờ bệnh - Thu những cá có biểu hiện bệnh như kém ăn, bơi lội không bình thường. - Tiến hành thu mẫu, số lượng mẫu thu tương tự như thu mẫu bệnh trùng bánh xe. 2.2.3. Chẩn đoán và kết luận bệnh - Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra mang cá dưới kính hiển vi, có thể thấy rõ các sợi nấm, bào tử nấm phát triển trên các tơ mang. 2.2.4. Phòng và trị bệnh 2.2.4.1. Phòng bệnh - Luôn luôn dùng nước trong sạch, nếu bón phân hữu cơ phải ủ kỹ với 10% vôi. - Cá bị bệnh thay nước mới hoặc chuyển sang ao nước sạch. 2.2.4.2. Xử lý bệnh Chưa có thuốc trị bệnh hữu hiệu, tuy nhiên có thể dùng thuốc sau để hạn chế bệnh: phun Methylen 2-3ppm, KMnO4 1 – 2 ppm và lặp lại 2 lần trong 1 tuần. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: + Nêu dấu hiệu bệnh lý và biện pháp xử lý của bệnh viêm ruột do vi khuẩn ở cá nước ngọt?
- 78 - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành chẩn đoán bệnh do nấm thủy my gây ra trên cá ở một ao nuôi cá tại địa phương mở lớp và biện pháp xử lý bệnh đó? + Bài tập 2: Hãy tiến hành chẩn đoán bệnh do vi khuẩn gây ra ở một ao nuôi cá tại địa phương mở lớp và đưa ra biện pháp điều trị? C. Ghi nhớ - Biện pháp xử lý bệnh do vi khuẩn, xử lý bệnh do nấm ở cá và trứng cá.
- 79 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Phòng và trị bệnh cá là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt; được giảng dạy sau mô đun Ương nuôi cá hương lên thành cá giống và trước mô đun Vận chuyển cá bột, hương, giống; mô đun Phòng và trị bệnh cá cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn, được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại mô hình sản xuất và ương nuôi cá giống cụ thể. II. Mục tiêu: - Hiểu được các khái niệm về bệnh, các nhân tố gây bệnh, mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh, phương pháp sử dụng thuốc và biện pháp phòng bệnh tổng hợp; - Nhận biết được các dấu hiệu bệnh lý của một số bệnh thường gặp do môi trường, do ký sinh trùng, do vi khuẩn và nấm; - Thực hiện được các thao tác chẩn đoán và các biện pháp trị bệnh và xử lý bệnh của một số bệnh do môi trường, do ký sinh trùng, do vi khuẩn và do nấm gây ra trên cá nuôi nước ngọt; - Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, các bước kỹ thuật. III. Nội dung chính của mô đun: Loại Địa Thời lƣợng Tên các bài trong Mã bài bài điểm mô đun dạy Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* MĐ 06-01 Phòng bệnh tổng hợp Tích Ao cá 14 3 10 1 hợp MĐ 06-01 Chẩn đoán và xử lý Tích Ao cá 14 2 12 bệnh do môi trường hợp MĐ 06-01 Chẩn đoán và trị bệnh Tích Ao cá 14 3 10 1 ký sinh trùng hợp MĐ 06-01 Chẩn đoán và trị bệnh Tích Ao cá 14 2 12 do vi khuẩn, nấm hợp Kiểm tra hết mô đun 4 4
- 80 Cộng 60 10 44 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp 4.1.1. Bài tập 1: Hãy thực hiện tính lượng vôi cần bón và thực hiện bón vôi để cải tạo ao cho một nuôi cá cụ thể? Nguồn lực: + Ao cá đã tháo cạn nước : 03 + Máy tính: 03 + Vôi: 3 tạ. + Cân 10kg: 03 cái. + Xô: 03 + Gáo: 03 + Bảo hộ lao động (quần áo lội nước, khẩu trang, găng tay, mũ): 6 bộ - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước tính lượng vôi cần dùng và thao tác bón vôi. 4.1.2. Bài tập 2: Hãy thực hiện việc phun thuốc phòng bệnh ngoại ký sinh trùng cho một ao cá cụ thể? Nguồn lực: + Ao cá. + TCCA: 2kg. + Cân 1kg. + Xô. + Gáo. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành phun thuốc xuống ao phòng bệnh ký sinh trùng.
- 81 + Xác định thể tích nước trong ao. + Xác định khối lượng thuốc cần dùng. + Xác định thể tích nước pha loãng. + Thực hiện thao tác phun thuốc. 4.2. Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trƣờng 4.2.1. Bài tập 1: Quan sát, xác định hiện tượng cá thiếu oxy? - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Mô tả được dấu hiệu cá thiếu oxy. 4.2.2. Bài tập 2: Xác định hàm lượng oxy bằng bộ thử nhanh và biện pháp xử lý hàm lượng oxy trong nước ao thấp? - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên + Xô thu mẫu: 5 + Bộ kít kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan: 5 + Máy quạt nước + Hóa chất tăng oxy - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: đo được chính xác hàm lượng oxy trong nước, xử lý được ao có hàm lượng oxy trong nước thấp. 4.3. Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng 4.3.1. Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và chẩn đoán bệnh ký sinh trùng ở cá nuôi nước ngọt ở một ao nuôi cụ thể tại địa phương mở lớp? - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên + Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên
- 82 + Mẫu cá giống bị bệnh: 15 con + Kính hiển đại 10 lần: 5 cái + Panh: 5 cái + Bình nước rửa: 5 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 1 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Báo cáo thu hoạch nhóm: + Xác định được các ký sinh trùng trên cá + Xác định số lượng ký sinh trùng ký sinh. 4.3.2. Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh ký sinh trùng ký sinh trên cá nuôi nước ngọt? - Nguồn lực: + Formalin: 20 lít + CuSO4: 3kg + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho cá nuôi. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý. + Mô tả thao tác dùng và liều lượng Formalin hoặc CuSO4 dùng để tắm cho cá. 4.4. Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn, nấm 4.4.1. Bài tập 1: Hãy tiến hành chẩn đoán bệnh do nấm thủy my gây ra trên cá ở một ao nuôi cá tại địa phương mở lớp và biện pháp xử lý bệnh đó? - Nguồn lực + 5 bộ giải phẫu, 5 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. + 5 quyển sổ ghi chép.
- 83 + 01 chài, 05 vợt, 05 túi nilon. + Cá giống lớn (10-25cm): thu 30 con. + Cá thương phẩm: thu mẫu 15 con. + Thuốc tím: 1 kg. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh do nấm thủy my trên cá và biện pháp xử lý + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh. + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của cá khi hoạt động trong ao. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên da, vây, đuôi, mang. + Xác định được tỷ lệ cá nhiễm bệnh trong ao. 4.4.2. Bài tập 2: Hãy tiến hành chẩn đoán bệnh do vi khuẩn gây ra ở một ao nuôi cá tại địa phương mở lớp và đưa ra biện pháp điều trị? - Nguồn lực + 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. + 3 quyển sổ ghi chép. + 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon. + Cá giống lớn (10-25cm): thu 30 con. + Cá thương phẩm: thu mẫu 15 con. + Vôi (CaO): 20 kg. + Vitamin C: 1kg. + KN – 04- 12: 9 gói. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 2 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh do vi khuẩn trên cá và biện pháp điều trị. + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh. + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của cá khi hoạt động trong ao. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên da, vây, đuôi, mang.
- 84 + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trong nội tạng, lớp cơ dưới da. + Xác định được tỷ lệ cá nhiễm bệnh trong ao. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức khái niệm bệnh ĐVTS, các Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng nhân tố gây bệnh và mối quan hệ giữa các hỏi đáp nhân tố gây bệnh - Kỹ năng thực hiện được các kỹ thuật sử Kiểm tra kết quả bằng bài thực dụng thuốc trong NTTS hành - Kỹ năng thực hiện các bước phòng bệnh Kiểm tra kết quả bằng bài thực tổng hợp hành 5.2. Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trƣờng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức ảnh hưởng của các yếu tố môi Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng hỏi trường Oxy, pH, NH3 đến động vật thủy đáp sản - Kỹ năng thực hiện đo và biện pháp xử lý Kiểm tra kết quả bằng bài thực các yếu tố oxy, pH, NH3 khi chúng ở hành ngưỡng gây độc cho cá 5.3. Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức nhận biết hình dạng một số Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng hỏi loại ký sinh trùng và dấu hiệu bệnh lý của đáp cá - Kỹ năng thực hiện được đầy đủ các bước Kiểm tra kết quả bằng bài thực chẩn đoán, phòng và trị các bệnh ký trên hành cá 5.4. Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn, nấm