Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới với dây giềng

pdf 99 trang ngocly 930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới với dây giềng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_lap_rap_ao_luoi_voi_day_gieng.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới với dây giềng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LẮP RÁP ÁO LƢỚI VỚI DÂY GIỀNG Mã số: MĐ 03 NGHỀ: LẮP RÁP VÀ SỬA CHỮA NGƢ CỤ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2012
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Ở nước ta hiện nay nghề khai thác, đánh bắt hải sản đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, nhiệm vụ lắp ráp và sửa chữa ngư cụ có tính chất quyết định đến hiệu quả khai thác, đánh bắt hải sản. Vì vậy ở các địa phương có nghề cá cũng như các cơ sở đào tạo cần thiết phải đào tạo lực lượng lao động có tay nghề lắp ráp và sửa chữa ngư cụ thành thạo, nhằm đáp ứng với tình hình thực tế của nghề cá. Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc biên soạn. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 5 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ 2) Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới 3) Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới với dây giềng 4) Giáo trình mô đun Lắp ráp lưới với phụ tùng 5) Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo quản ngư cụ Giáo trình Lắp ráp áo lưới với dây giềng giới thiệu khái quát về các khâu lắp ráp áo lưới với dây giềng đảm bảo kỹ thuật. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 84 giờ và bao gồm 5 bài: Bài 1: Đọc hiểu bản vẽ lắp ráp Bài 2: Chuẩn bị dây giềng, dây ghép, áo lưới Bài 3: Sắp xếp lưới, dây giềng Bài 4: Ghép áo lưới với dây giềng Bài 5: Kiểm tra vàng lưới đã lắp ráp Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của
  4. 3 các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản Miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1- Đỗ Văn Nhuận (Chủ biên) 2- Đỗ Ngọc Thắng 3- Lê Trung Kiên
  5. 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN LẮP RÁP ÁO LƯỚI VỚI DÂY GIỀNG 6 Bài 1: Đọc hiểu bản vẽ lắp ráp 6 A. Giới thiệu quy trình 6 B. Các bước tiến hành 7 1. Chuẩn bị bản vẽ 7 1.1. Đọc hiểu bản vẽ lắp ráp 7 1.2. Liệt kê số lượng dây giềng 14 2. Liệt kê số lượng dây ghép 17 C. Câu hỏi và bài tập thực hành 17 D. Ghi nhớ 17 Bài 2: Chuẩn bị dây giềng, dây ghép, áo lưới 18 A. Giới thiệu quy trình 18 B. Các bước tiến hành 18 1. Chuản bị 18 1.1. Chuẩn bị mặt bằng để ghép 18 1.2. Chuẩn bị dụng cụ ghép 19 2. Kiểm tra áo lưới 22 3. Kiểm tra dây giềng 26 3.1. Kiểm tra chủng loại dây giềng các loại 26 3.2. Xử lý xoắn dây giềng trước khi dùng 27 3.3. Tạo khuyết đầu dây giềng 29 4. Kiểm tra dây ghép 33 C. Bài tập thực hành 35 D. Ghi nhớ 35 Bài 3: Sắp xếp lưới, dây giềng 35 A. Giới thiệu quy trình 35 B. Các bước tiến hành 35 1. Chuẩn bị 35 1.1. Chuẩn bị mặt bằng 35 1.2. Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị lắp ráp 37 2. Căng dây giềng 38 3. Căng áo lưới theo dây giềng 38 3.1. Đối với lưới kéo 38 3.2. Đối với lưới vây 40 3.3. Đối với lưới rê 42 3.4. Đối với lưới chụp mực 44 C. Bài tập thực hành 45 D. Ghi nhớ 45
  6. 5 Bài 4: Ghép áo lưới với dây giềng 45 A. Giới thiệu quy trình 45 B. Các bước tiến hành 45 1. Chuẩn bị 45 1.1. Tổ chức lao động lắp ráp 45 1.2. Kiến thức có liên quan 46 1.3. Các hình thức lắp ghép áo lưới với dây giềng 46 2. Lắp ráp áo lưới với dây giềng 50 2.1. Lắp ráp tạm thời áo lưới với dây giềng 50 2.2. Lắp ráp chính thức áo lưới với dây giềng 51 3. Kiểm tra lưới sau khi lắp ráp 70 C. Bài tập thực hành 70 D. Ghi nhớ 70 Bài 5: Kiểm tra lưới đã lắp ráp 71 A. Giới thiệu quy trình 71 B. Các bước tiến hành 71 1. Chuẩn bị lưới đã lắp ráp với dây giềng 71 2. Kiểm tra các mối ghép, đường ghép 71 3. Nghiệm thu so bộ 74 C. Bài tập thực hành 74 D. Ghi nhớ 74 PHỤ LỤC 1 75 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 97
  7. 6 MÔ ĐUN LẮP RÁP ÁO LƢỚI VỚI DÂY GIỀNG Mã số mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun Mô đun Lắp ráp áo lưới với dây giềng là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiển thức và và kỹ năng thực hành lắp ráp áo lưới với dây giềng. Nội dung mô đun này trình bày khái quát về việc lắp ráp áo lưới với dây giềng. Mô đun được kết cấu qua các bài dạy tích hợp giữa lý thuyết vả thực hành, chủ yếu là thực hành. Học xong mô đun này, học viên có những kiến thức cơ bản về thực hành lắp ráp áo lưới với dây giềng của một số ngư cụ thông dụng hiện nay. + Trình bày nội dung bản vẽ lắp ráp; + Biết cách sắp xếp dây giềng, áo lưới theo bản vẽ lắp ráp; + Biết cách lắp ráp áo lưới với dây giềng theo bản vẽ lắp ráp. + Thực hiện được các công việc theo đúng bản vẽ lắp ráp; + Sắp xếp được áo lưới và dây giềng theo bản vẽ lắp ráp; + Lắp ráp được áo lưới với dây giềng đúng kỹ thuật. + Nghiêm túc học tập, thận trọng, tuân thủ quy định. Bài 1: Đọc hiểu bản vẽ lắp ráp Mục tiêu - Đọc hiểu được bản vẽ lắp ráp - Mô tả được bản vẽ lắp ráp - Tuân thủ nguyên tắc, chịu khó tìm hiểu thực tế. A. Giới thiệu quy trình Muốn lắp ráp ngư cụ đảm bảo kỹ thuật, trước tiên cần phải hiểu được nội dung bản vẽ lắp ráp, chủ yếu là lắp ráp áo lưới với dây giềng các loại. Đồng thời chuẩn bị được các công việc theo bản vẽ lắp ráp của một số ngư cụ thông dụng. Vì thế ta có thể tiến hành theo sơ đồ sau:
  8. 7 B. Các bƣớc tiến hành 1. Chuẩn bị bản vẽ 1.1. Đọc hiểu bản vẽ lắp ráp Muốn lắp ráp áo lưới với dây giềng, trước tiên ta phải chuẩn bị các bản vẽ có liên quan. Trong các bản vẽ đó thể hiện các thông số kỹ thuật về chủng loại, kích thước, quy cách, màu sắc các loại dây giềng của ngư cụ mà cần lắp ráp. Dưới đây là bản vẽ của một số ngư cụ thông dụng hiện nay: a. Bản vẽ lắp ráp lưới chụp mực Hình 1.1a. Bản vẽ lắp lưới chụp mực Nhìn vào bản vẽ lắp ráp dây giềng miệng của lưới chụp mực, ta thấy có 2 dây giềng là dây giềng luồn và dây giềng băng được đấu thành hình tròn có chiều dài dây giềng miệng là 95,5 mét bằng dây PP, đường kính 12 mm với hệ số rút gọn U = 0,5; ngoài ra còn có vòng khuyên để luồn dây giềng rút như (Hình 1.1.b).
  9. 8 1. Dây thắt đuṭ ; 2. Đụt lưới; 3. Thân lưới; 4. Dây căng lưới 5. Giềng luồn; 6. Giềng băng; 7. Giềng rút; 8.Vòng khuyên Hình1.1b. Bản vẽ lắp lưới chụp mực d. Bản vẽ lắp ráp lưới kéo
  10. 9 Hình 1.2a. Bản vẽ lắp ráp lưới kéo
  11. 10 Hình 1.2b. Bản vẽ lắp ráp lưới kéo Nhìn vào bản vẽ lắp ráp lưới kéo, ta thấy có dây giềng phao chính, dây giềng phao phụ; dây giềng chì chính và dây giềng chì phụ; dây giềng cánh én; dây giềng lực ở hai bên đường hông của lưới kéo. Hệ số rút gọn ở miệng lưới U = 0,5. d. Bản vẽ lưới rê Hình 1.3a. Bản vẽ lắp ráp lưới rê
  12. 11 Hình 1.3b. Bản vẽ lắp ráp lưới rê Nhìn vào bản vẽ lắp ráp lưới rê, ta thấy có dây giềng băng phao, dây giềng luồn phao hệ số rút gọn U1 = 0,55( hoặc U1 = 0,65, U1 =0,7 ); dây giềng băng chì và dây giềng luồn chì. Ở đây hệ số rút gọn của lưới rê tuỳ theo từng loại lưới và đối tượng đánh bắt mà chọn hệ số rút gọn ở giềng phao, chì có khác nhau đôi chút. d. Bản vẽ lắp lưới vây Hình 1.4a. Bản vẽ lắp ráp lưới vây
  13. 12 Hình 1.4b. Bản vẽ lắp ráp lưới vây Hình 1.4c.Bản vẽ lắp ráp lưới vây Nhìn vào bản vẽ lắp ráp lưới vây, ta thấy giống như lưới rê, lưới vây cũng có dây giềng băng phao, dây giềng luồn phao hệ số rút gọn U1 = 0,63; dây giềng băng chì và dây giềng luồn chì hệ số rút gọn U1 = 0,63. Ngoài ra đối với lưới vây còn có thêm cả hệ thống dây tam, giác để lắp vòng khuyên có luồn dây giềng rút.
  14. 13 e. Bản vẽ lắp ráp nghề câu Hình 1.5a. Bản vẽ lắp ráp vàng câu Hình 1.5b. Bản vẽ lắp ráp vàng câu
  15. 14 Nhìn vào bản vẽ lắp ráp nghề câu, ta thấy vàng câu có dây triên, dây thẻo, dây phao ganh. Tuỳ theo chiều dài từng vàng câu mà chiều dài các loại dây trên có khác nhau. 1.2. Liệt kê số lượng dây giềng a. Dây giềng lưới chụp mực Bảng Thống kê trang bị dây giềng lưới chụp mực Đƣờng Chiều Khối T Số Vật Tên gọi kính dài lƣợng T lƣợng liệu (mm) (m) (kg) 1 Giềng miệng a - Giềng luồn 1 Dây PP 12,00 95,55 2,87 b - Giềng băng 1 Dây PP 12,00 95,55 2,87 2 Giềng rút 1 Dây PP 16,00 200,0 23,00 0 3 Dây căng lưới 4 Dây PP 16,00 70,00 35,00 4 Dây thắt đụt 1 Dây PP 6,00 5,00 0,09 b. Dây giềng lưới kéo Bảng Thống kê trang bị dây giềng lưới kéo TT Tên gọi Số lƣợng Vật liệu Quy cách 1 Giềng phao 1 Cáp bọc PP  11; 30,05 m 2 Giềng chì 1 Cáp bọc PP  16; 33,25 m 3 Giềng phao phụ 1 PP  10; 30,05 m 4 Giềng chì phụ 1 PP  10; 33,25 m 5 Cáp kéo 2 Cáp bọc đay  16; 500 m 6 Giềng trống trên 2 PP  11; 24 m 7 Giềng trống dưới 2 PP  16; 24 m 8 Dây kéo đụt 1 PP  20; 70 m 9 Giềng miệng đụt 2 PP  20; 6 m
  16. 15 10 Dây thắt đụt 1 PP  12; 8 m 11 Giềng hông đụt 2 PP  20; 8 m 12 Giềng cánh én 2 PP  14; 10 m c. Dây giềng lưới rê Bảng Thống kê trang bị dây giềng lưới rê TT Tên gọi Số lượng Vật liệu Quy cách 1 Giềng băng phao 1 PA 65.50 PA  4 2 Giềng luồn phao 1 PA 65.50 PA  4 3 Giềng băng chì 1 PA 75.50 PA  4 4 Giềng luồn chì 1 PA 75.50 PA  4 d. Dây giềng lưới vây Bảng Thống kê dây giềng lưới vây Đường Số Vật Tổng chiều dài Tên gọi Qui cách kính Trọng lượng (kg) lượng liệu (m) (mm) Giềng băng 4 tao 2 PP 12 1450,563116,24 126,92272,67 phao (z;s) Giềng luồn 1 PP 4 tao (z) 8 725,281558,12 27,2058,43 phao Giềng băng chì 1 PP 4 tao (z) 8 864,241789,24 32,4167,10 Giềng luồn chì 1 PP 4 tao (s) 8 864,241789,24 32,4167,10 Giềng kẹp chì 1 PP 4 tao (z) 8 520,401067,20 19,5240,02 4 tao Giềng biên tùng 2 PP 12 118,00162,00 10,3314,18 (z;s) 4 tao Giềng biên cánh 2 PP 12 140,00208,00 12,2518,20 (z;s) Giềng rút chính Đoạn 1 1 PP 8 tao 36 450,00900,00 331,52663,04 Đoạn 2 1 PP 8 tao 45 150,00 170,50 Đoạn 3 1 PP 8 tao 36 450,00900,00 331,52663,04
  17. 16 Giềng rút biên 1 PP 4 tao (z) 12 48,0068,00 4,205,95 tùng Dây buộc v. 2134 PP 4 tao (z) 8 123,00264,00 4,619,90 khuyên 40 Tổng 1103,3 2050,1 Bảng Thống kê trang bị dây giềng lưới vây TT Tên gọi Số lƣợng Vật liệu Quy cách 1 Giềng băng phao 1 PE 430.00 PE  10 2 Giềng luồn phao 1 PE 430.00 PE  10 3 Giềng băng chì 1 PE 430.00 PE  10 4 Giềng luồn chì 1 PE 430.00 PE  10 5 Giềng băng biên 2 PE 2 x 60.00 PE  6 6 Giềng luồn biên 2 PE 2 x 60.00 PE  6 e. Dây giềng nghề câu Bảng Thống kê trang bị dây giềng vàng câu Vật Số Tổng c.dài TT Tên gọi Quy cách liệu lƣợng (m) 1 Dây triên PA Sợi đơn -350 1 11.000 2 Dây thẻo 10m PA Sợi đơn -182 120 1.200 3 Dây thẻo 15m PA Sợi đơn -182 80 1.200 4 Dây thẻo 20m PA Sợi đơn -182 70 1.400 5 Dây thẻo 25m PA Sợi đơn -182 70 1.750 Dây phao ganh 6 PP 4 tao 4 14 462 33m Dây phao ganh 7 PP 4 tao 4 14 392 28m Dây phao ganh 4 tao 4 8 PP 14 322 23m Dây phao ganh 4 tao 4 9 PP 18 324 18m
  18. 17 2. Liệt kê số lượng dây ghép Căn cứ vào các đường ghép giữa áo lưới với dây giềng các loại, hoặc theo bảng thống kê kèm theo, ta có thể dự trù được lượng chỉ ghép và dây ghép cho các loại ngư cụ thông dụng. C. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1: Giải thích các thông số của bản vẽ lắp ráp lưới với dây giềng Câu hỏi 2: Thồng kê các loại dây giềng của một số ngư cụ thông dụng Bài tập 3: Thực hành chuẩn bị các công việc theo bản vẽ lắp ráp D. Ghi nhớ - Các thông số cơ bản của bản vẽ lắp ráp - Thống kê được dây giềng các loại
  19. 18 Bài 2: Chuẩn bị dây giềng, dây ghép, áo lƣới Mục tiêu - Chọn được dây giềng, dây ghép; - Tạo được khuyết đầu dây giềng ; - Thận trọng, nghiêm túc, chăm chỉ học tập. A. Giới thiệu quy trình Để tiến hành lắp ráp áo lưới với dây giềng cho các loại ngư cụ thông dụng, ta cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại dây giềng tương ứng với áo lưới, đồng thời chuẩn bị đầy đủ chỉ ghép và dây ghép, sắp xếp áo lưới của ngư cụ cần lắp ráp dây giềng. Vì thế ta có thể tiến hành theo sơ đồ sau: B. Các bƣớc tiến hành 1. Chuản bị 1.1. Chuẩn bị mặt bằng để ghép Mặt bằng lắp ráp lưới phải bằng phẳng, sạch cỏ rác, có cọc hoặc khung lắp ráp. Cũng có thể lắp ráp ở trong nhà xưởng đủ diện tích cho việc trải ngư cụ.
  20. 19 Hình 2.1. Mặt bằng lắp ráp 1.2. Chuẩn bị dụng cụ ghép Ta cần chuẩn bị một số dụng cụ ghép như:
  21. 20 Cân đo khối lượng dây các loại Thước đo chiều dài dây các loại Thước đo đường kính dây các loại Hình 2.2. các dụng cụ đo kích thước và khối lượng dây giềng
  22. 21 Búa, đục sắt Dùi sắt đấu dây các loại Hình 2.3. Dụng cụ làm dây Búa gỗ, dao và kéo Ghim đan lưới Hình 2.3. Dụng cụ làm lưới
  23. 22 Pa lăng xích dùng để kéo căng dây giềng các loại và căng lưới trước khi lắp ráp áo lưới với dây giềng để đảm bảo chắc chắn, dây giềng không bị xoắn. Hình 2.4. Pa lăng xích 2. Kiểm tra áo lưới Áo lưới của ngư cụ được lắp ráp với dây giềng, cần phải kiểm tra độ chặt chẽ của nút lưới. Nếu nút lưới bị chạy phải dùng lực kéo giãn (20 – 30% cường độ đứt của tấm lưới) ở trạng thái ướt trong thời gian 1 – 2 giờ. Kiểm tra các mối ghép, đường ghép có đúng với bản vẽ không, nếu không đảm bảo chu kỳ đan, cắt hoặc tỷ lệ ghép thì phải điều chỉnh cho đúng. Sau đó sắp xếp có thứ tự để thuận tiện cho việc lắp ráp.
  24. 23 Hình 2.5a. Căng lưới trước khi ghép Hình 2.5b. Căng lưới trước khi ghép
  25. 25 Hình 2.6. Chuẩn bị lưới trước khi lắp ráp
  26. 26 3. Kiểm tra dây giềng 3.1. Kiểm tra chủng loại dây giềng các loại Dây giềng PP Dây Polypropylene (PP) Hình 2.7. Dây giềng các loại
  27. 27 Hình 2.8. Dây cáp thép 3.2. Xử lý xoắn dây giềng trước khi dùng - Trước khi sử dụng dây giềng ta phải gỡ xoắn dây bằng cách lấy dây ra khỏi cuộn như hình vẽ: Lấy dây ra từ bên ngoài của cuộn dây Lấy dây ra từ lõi của cuộn dây - Sau khi dây ra khỏi cuộn được quấn vào các trống quấn dây:
  28. 28 - Dùng pa lăng xích căng dây giềng thật thẳng.Tuỳ theo yêu cầu của từng ngư cụ, căn cứ vào các chỉ tiêu kỹ thuật của bản vẽ mà ta lấy kích thước cho đúng. Trước khi đo ta phải kéo căng dây( nhất là dây Nylon có độ dãn dài lớn). Khi kéo dây bằng tời, phải chạy tời đúng chiều để chiều quay của tời phù hợp với chiều dây. Dây đưa lên tời cũng phải đặt đúng chiều( Theo chiều kim đồng hồ nếu là dây chiều phải, ngược chiều kim đồng hồ nếu là dây chiều trái). Trường hợp quấn dây lên trống cũng phải quấn thuận chiều xoắn của dây, nhất là với dây kim loại. Dùng tời hoặc pa lăng xích để kéo căng dây giềng( chủ yếu là dây Nilon) - Để xác định kích thước dây giềng ta dùng thước đo chiều dài và đường kính dây chính xác. Sau đó tiến hành đấu khuyết đầu dây hoặc đấu thành vòng tròn theo yêu cầu lắp ráp cho từng vị trí của ngư cụ.
  29. 29 3.3. Tạo khuyết đầu dây giềng - Đối với dây giềng luồn, trước khi luồn lưới vào dây giềng, ta phải tạo được khuyết một đầu dây giềng, sau đó đo chiều dài của dây giềng và tạo khuyết đầu dây còn lại. Riêng với lưới chụp mực, sau khi luồn dây giềng băng qua các mắt lưới của miệng, ta phải đấu nối dây giềng băng thành vòng tròn đúng với chu vi rút gọn của lưới theo theo vẽ. - Đối với các dây giềng băng, ta có thể đo kích thước chiều dài theo bản vẽ rồi tiến hành tạo khuyết cả hai đầu dây giềng - Đối với dây giềng là dây cáp thép, ta phải tạo khuyết cả hai đầu dây cáp theo đúng bản vẽ Hình 2.8a Hình 2.8b Hình 2.8c Hình 2.8d
  30. 30 Hình 2.8. Cách đấu khuyết đầu dây giềng
  31. 31 Hình 2.9. Khuyết đầu dây giềng các loại
  32. 32 Hình 2.10. Khuyết đầu dây cáp thép
  33. 33 Hình 2.11. Các hình vẽ đấu nối hai đầu dây giềng 4. Kiểm tra dây ghép Căn cứ vào các vị trí lắp ráp áo lưới với dây giềng mà ta chọn chỉ ghép và dây ghép cho phù hợp với kích thước dây giềng cũng như các yêu cầu kỹ thuật khác trong các bản vẽ lắp ráp dây giềng.
  34. 34 Hìnhn2.12. Chỉ ghép PE các loại
  35. 35 Hình 2.13. Dây ghép PP C. Bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành chọn dây giềng lưới kéo theo bản vẽ Bài tập 2: Thực hành chọn dây giềng lưới chụp mực theo bản vẽ Bài tập 3: Thực hành chọn dây giềng lưới vây theo bản vẽ Bài tập 4: Thực hành tạo khuyết đầu dây giềng Bài tập 5: Thực hành đấu nối hai đầu dây giềng D. Ghi nhớ - Chọn đúng dây giềng các loại theo bản vẽ - Tạo được khuyết và nối được hai đầu dây giềng Bài 3: Sắp xếp lƣới, dây giềng Mục tiêu - Biết cách sắp xếp áo lưới và dây giềng; - Sắp xếp được dây giềng và áo lưới; - Thận trọng, nghiêm túc, chăm chỉ học tập. A. Giới thiệu quy trình Để sắp xếp áo lưới và dây giềng, trước tiên ta phải chuẩn bị mặt bằng, chuẩn bị các thiết bị lắp ráp, khung, cọc để căng lưới và căng dây giềng cũng như một số dụng cụ khác. Vì vậy ta có thể thực hiện theo sơ đồ sau: B. Các bƣớc tiến hành 1. Chuẩn bị 1.1. Chuẩn bị mặt bằng Mặt bằng lắp ráp lưới phải bằng phẳng, sạch cỏ rác, có cọc hoặc khung lắp ráp. Cũng có thể lắp ráp ở trong nhà xưởng, ngoài trời đủ diện tích cho việc trải
  36. 36 và căng dây giềng cũng như ngư cụ. Ta có thể lợi dụng những hàng cây cạnh đường để thay thế cọc hoặc khung lắp ráp. Hình 3.1. Mặt bằng trong nhà xưởng
  37. 37 Hình 3.2. Mặt bằng ngoài trời 1.2. Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị lắp ráp Trong quá trình lắp ráp lưới với dây giềng ta cần chuẩn bị một số thiết bị như cọc, khung, giá để căng dây giềng và áo lưới
  38. 38 Hình 3.3. Cọc các loại Hình 3.4. Khung lắp ráp lưới với dây giềng 2. Căng dây giềng Dây giềng sau khi đo chiều dài và đấu khuyết đầu dây, ta đem căng trên một đường thẳng, sau đó kiểm tra xem có chỗ nào bị xoắn không. Nếu không có vấn đề gì thì chuyển sang công việc tiếp theo. Hình 3.5. Kéo căng dây giềng 3. Căng áo lưới theo dây giềng Tuỳ theo từng loại ngư cụ mà ta căng áo lưới với dây giềng theo các dạng khác nhau. Sau đây là một số hình thức căng áo lưới với dây giềng phao, giềng chì và dây giềng lực: 3.1. Đối với lưới kéo Ta căng các dây giềng phao, chì, giềng lực và dây giềng cánh én theo các vị trí của áo lưới như hình dưới đây:
  39. 39 Hình 3.6. Dây giềng lưới kéo
  40. 40 3.2. Đối với lưới vây Lưới vây là loại lưới có dây giềng băng, giềng luồn ở giềng phao và giềng chì cũng như ở giềng biên. Sau khi luồn dây giềng băng qua các mắt lưới chao phao, ta rải đều mắt lưới theo chiều dài của giềng luồn, đồng thời căng giềng băng song song cùng với giềng luồn lưới chao phao như hình dưới đây: Hình 3.5. Dây giềng phao và áo lưới vây Sau khi luồn dây giềng băng qua các mắt lưới chao chì, ta rải đều mắt lưới theo chiều dài của giềng luồn, đồng thời căng giềng băng song song cùng với giềng luồn lưới chao chì như hình dưới đây:
  41. 41 Hình 3.6. Dây giềng chì và áo lưới vây Ở phần biên của lưới vây cũng có lưới chao biên, nên sau khi luồn dây giềng qua các mắt lưới chao biên, ta cũng rải đều mắt lưới theo chiều cao của lưới cùng với dây giềng băng như hình dưới đây:
  42. 42 Hình 3.6. Dây giềng biên và chao biên lưới vây 3.3. Đối với lưới rê Lưới rê cũng có giềng băng và giềng luồn như lưới vây, vì thế trước khi lắp ráp ta cũng phải căng áo lưới theo dây giềng trên khung lắp ráp như hình dưới đây:
  43. 43 Hình 3.7. Dây giềng phao và áo lưới rê
  44. 44 Hình 3.8. Dây giềng chì và áo lưới rê 3.4. Đối với lưới chụp mực Lưới chụp mực cũng có giềng băng và giềng luồn ở phần miệng lưới, hai dây giềng này được đấu thành vòng tròn, nên dây giềng băng sau khi luồn qua các mắt lưới ở miệng lưới mới đấu nối hai đầu dây. Hình 3.9. Dây giềng miệng và áo lưới chụp mực
  45. 45 C. Bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành chuẩn bị dụng cụ và thiết bị lắp ráp lưới Bài tập 2: Thực hành căng áo lưới và dây giềng của lưới kéo Bài tập 3: Thực hành căng áo lưới và dây giềng của lưới vây Bài tập 4: Thực hành căng áo lưới và dây giềng của lưới rê D. Ghi nhớ - Cách chọn vị trí và căng các loại dây giềng - Căng được áo lưới với dây giềng Bài 4: Ghép áo lƣới với dây giềng Mục tiêu - Trình bày quy trình ghép áo lưới với dây giềng; - Ghép áo lưới với dây giềng đúng kỹ thuật; - Thận trọng, nghiêm túc, chăm chỉ học tập. A. Giới thiệu quy trình Sau khi áo lưới đã lắp ráp xong, ta phải lắp ráp áo lưới với bộ khung để tạo hình dáng nhất định khi hoạt động trong nước của ngư cụ. bộ khung đó chính là hệ thống dây giềng, nghĩa là ta đã thực hiện rút gọn tấm lưới theo một tỷ lệ nào đó theo yêu cầu thiết kế. Để tiến hành có kết quả tốt, trước tiên ta phải ghép tạm thời áo lưới với dây giềng, sau đó mới ghép chính thức theo tỷ lệ bản của vẽ. Vì vậy ta có thể thực hiện theo sơ đồ sau: B. Các bƣớc tiến hành 1. Chuẩn bị 1.1. Tổ chức lao động lắp ráp Căn cứ vào loại ngư cụ lắp ráp mà ta có kế hoạch phân công lao động một cách hợp lý nhất. Trong đó ưu tiên những lao động có kỹ thuật và kinh nghiệm lắp ráp ngư cụ.
  46. 46 1.2. Kiến thức có liên quan Quá trình lắp ghép lưới với dây giềng là thực hiện rút gọn tấm lưới. Tức là buộc chặt áo lưới với dây giềng, chiều dài dây giềng phần có lưới chính là chiều dài rút gọn của lưới. Tỷ lệ rút gọn của mỗi loại ngư cụ có khác nhau, nhưng chung nhất nó thể hiện tỷ lệ giữa chiều dài rút gọn và chiều dài kéo căng của tấm lưới theo chiều ngang và dọc. Trong thực tế thường có ba hình thức lắp ghép áo lưới với dây giềng như sau : + Lắp ghép trực tiếp áo lưới với dây giềng : đây là hình thức lắp ghép chắc chắn, nhanh chóng thường dùng trong lưới rê, tuy nhiên hình thức này tuổi thọ của lưới giảm ở phần tiếp xúc với dây giềng, do đó người ta dung chao để ghép. Khi ghép lưới dây giềng ta phải tính toán khoảng cách giữa hai nút buộc trên đường ghép sao cho thoả mãn với hệ số rút gọn đã tính toán . Khoảng cách giữa hai nút buộc trên đường ghép L = 2a.n. U1. Trong đó: a là kích thước một cạnh của mắt lưới, n là số mắt lưới theo chiều ngang, U1 là hệ số rút gọn[U1 = L : L0]; L là chiều dài rút gọn, L0 Là chiều dài kéo căng tấm lưới. + Lắp ghép áo lưới với dây giềng qua dây trung gian : Ta dùng dây giềng phụ luồn qua các lỗ mắt lưới rồi lắp ghép với dây giềng chính bằng dây nhỏ hơn khoảng cách giữa 2 nút buộc ( l ) tuỳ theo hệ số rút gọn, trường hợp này trong lưới rê hay dùng, dây giềng phụ có thể nhỏ hơn hoặc bằng dây giềng chính + Lắp ghép phân nhóm và trực tiếp Đây là hình thức lắp ghép bằng cách luồn dây giềng phụ qua các lỗ mắt lưới rồi dùng chính dây giềng phụ buộc với dây giềng chính theo cách phân nhóm tuỳ theo hệ số rút gọn đã tính 1.3. Các hình thức lắp ghép áo lưới với dây giềng a. Hình thức lắp ghép trực tiếp
  47. 47 Hình 4.1. Lắp ghép trực tiếp áo lưới với giềng phao Hình 4.2. Lắp ghép trực tiếp áo lưới với giềng chì b. Hình thức lắp ghép phân nhóm trực tiếp
  48. 48 Hình 4.3. Lắp ghép áo lưới với giềng phao Hình 4.4. Lắp ghép lưới với giềng chì c. Hình thức dùng dây giềng phụ( dây giềng luồn và giềng băng)
  49. 49 Hình 4.5. Lắp ghép lưới với giềng phao Hình 4.6. Lắp ghép lưới với giềng chì
  50. 50 2. Lắp ráp áo lưới với dây giềng 2.1. Lắp ráp tạm thời áo lưới với dây giềng Quá trình lắp ráp áo lưới với dây giềng, sau khi luồn dây giềng qua các mắt lưới ta rải đều các mắt lưới trên chiều dài đường ghép, tiếp theo là ghép tạm thời giữa áo lưới với dây giềng. Hình 4.7. Lắp ráp tạm thời áo lưới với giềng phao
  51. 51 Hình 4.8. Lắp ráp tạm thời áo lưới với giềng chì Hình 4.9. Kiểu nút buộc khi lắp ráp dây giềng 2.2. Lắp ráp chính thức áo lưới với dây giềng Căn cứ vào tỷ lệ rút gọn của từng ngư cụ theo bản vẽ lắp ráp ta mới ghép chính thức áo lưới với dây giềng bằng các nút chết( nút khoá ngược đầu) a. Lưới rê đơn - Căng giềng phao, giềng chì lên khung lắp ráp. - Lắp đồng thời giềng phao, giềng chì, mỗi người lắp một đường tiến đều nhau. Thường xuyên có giềng để đảm bảo từng cặp giềng luồn bằng nhau và từng hàng mắt lưới dọc phải nằm trên đường thẳng vuông góc với giềng phao và
  52. 52 giềng chì, chú ý dây phân tổ và chỉ ghép giữa hai nút buộc phải chùng hơn dây giềng (do độ giãn của dây giềng lớn hơn) để đảm bảo chiều dài đồng đều khi chịu kéo. - Các nút buộc dùng nút chết, khoảng cách giữa 2 nút buộc không quá 15 cm. Đỉnh mỗi mắt lưới ngoài ở mép biên phải buộc cố định với dây giềng, còn những mắt lưới ở mép biên của tấm lưới lớp giữa chạy tự do trên dây phân tổ và dây giềng biên. - Sau khi buộc xong các đường giềng chì, giềng phao, tiếp tục buộc giềng biên theo hệ số rút gọn dọc của tấm lưới. Tiếp đó thắt giềng đầu tấm lưới. Đoạn giềng ở đầu tấm lưới dài 0,5 m. - Luồn dây giềng luồn của giềng chì vào mép biên ngang dưới của 2 tấm lưới lớp ngoài sau khi đã lồng tấm lưới lớp giữa vào giữa hai tấm lưới lớp ngoài. chùng hơn dây giềng (do độ giãn của dây giềng lớn hơn) để đảm bảo chiều dài đồng đều khi chịu kéo. - Sau khi buộc xong các đường giềng chì, giềng phao, tiếp tục buộc giềng biên theo hệ số rút gọn dọc của tấm lưới. Tiếp đó thắt giềng đầu tấm lưới. Đoạn giềng ở đầu tấm lưới dài 0,5 m. + Luồn giềng phao trực tiếp vào áo lưới Hình 4.10. Giềng phao luồn trực tiếp + Luồn giềng chì trực tiếp vào áo lưới
  53. 53 Hình 4.11. Giềng chì luồn trực tiếp Hình 4.12. Giềng phao luồn gián tiếp
  54. 54 Hình 4.13. Giềng chì luồn gián tiếp * Tiến hành thắt nút cố định áo lưới với giềng phao theo tỷ lệ rút gọn phù hợp với từng nghề. Hình 4.14a. Cố định giềng phao với áo lưới
  55. 55 Hình 4.14b. Cố định giềng phao với áo lưới Hình 4.14c. Cố định giềng phao với áo lưới * Tiến hành thắt nút cố định áo lưới với giềng chì theo tỷ lệ rút gọn phù hợp với từng nghề.
  56. 56 Hình 4.15a. Cố định giềng chì với áo lưới Hình 4.15b. Cố định giềngchì với áo lưới
  57. 57 Hình 4.15c. Cố định giềng chì với áo lưới b. Lưới rê ba lớp Để lắp ráp được lưới rê ba lớp, ta căn cứ vào bản vẽ lắp ráp sau đây: Hình 4.16. Bản vẽ lắp ráp lưới rê ba lớp Thực hiện lắp ráp theo trình tự như sau: - Kiểm tra độ chặt của nút lưới. Nếu nút lưới bị chạy phải dùng lực kéo giãn (20 – 30% cường độ đứt của tấm lưới) ở trạng thái ướt trong thời gian 1 – 2 giờ. - Giảm bớt độ xoắn của dây giềng bằng phương pháp vuốt thẳng sau khi đã kéo giãn (với lực bằng 40% cường độ đứt của giềng) trong thời gian 4 – 6 giờ để dây giềng không bị xoắn tự do.
  58. 58 - Chuẩn bị dụng cụ làm lưới và các loại dây giềng chỉ ghép theo theo bản vẽ lắp ráp. Đánh dấu khoảng cách phân tổ trên dây giềng hoặc trên khung, giá lắp ráp. - Luồn giềng phao vào mép biên ngang trên của 2 tấm lưới lớp ngoài đảm bảo 2 mắt lưới chồng khít nhau từng cặp một (Hình 2). Luồn giềng phân tổ vào mép biên ngang của tấm lưới lớp giữa. Hình 4.17. Luồn giềng vào hai tấm lưới lớp ngoài Hình 4.18. Luồn giềng vào tấm lưới lớp giữa
  59. 59 Hình 4.19. Đặt tấm lưới lớp trong vào giữa 2 tấm lưới lớp ngoài - Luồn giềng lực: Một đường luồn vào mắt lưới của tấm lưới lớp giữa, đường còn lại luồn vào mắt lưới của một trong hai tấm lưới lớp ngoài. - Luồn dây giềng luồn của giềng chì vào mép biên ngang dưới của 2 tấm lưới lớp ngoài sau khi đã lồng tấm lưới lớp giữa vào giữa hai tấm lưới lớp ngoài. - Luồn dây giềng biên: Một đường luồn vào mép biên dọc sau tấm lưới lớp giữa, đường còn lại luồn vào mép biên dọc của mặt trong hai tấm lưới lớp ngoài. - Căng giềng phao, giềng lực, giềng chì lên khung lắp ráp. Tấm lưới lớp ngoài có luồn giềng lực phải nằm phía dưới. Đan đều 3 lớp lưới lên khung lắp ráp. - Lắp đồng thời giềng phao, giềng chì và giềng lực, mỗi người lắp một đường tiến đều nhau. Thường xuyên có giềng để đảm bảo từng cặp giềng luồn bằng nhau và từng hàng mắt lưới dọc phải nằm trên đường thẳng vuông góc với giềng phao và giềng chì, chú ý dây phân tổ và sợi lắp ráp giữa hai nút buộc phải chùng hơn dây giềng (do độ giãn của dây giềng lớn hơn) để đảm bảo chiều dài đồng đều khi chịu kéo. - Các nút buộc dùng nút chết, khoảng cách giữa 2 nút buộc không quá 15 cm. Đỉnh mỗi mắt lưới ngoài ở mép biên phải buộc cố định với dây giềng, còn những mắt lưới ở mép biên của tấm lưới lớp giữa chạy tự do trên dây phân tổ và dây giềng biên. - Sau khi buộc xong các đường giềng chì, giềng phao, giềng lực, tiếp tục buộc giềng biên theo hệ số rút gọn dọc của tấm lưới. Tiếp đó thắt giềng đầu tấm lưới. Đoạn giềng ở đầu tấm lưới dài 0,5 m.
  60. 60 c. Lưới chụp mực Lắp ráp giềng miệng vào chao lưới chụp mực bằng cách giềng luồn được luồn vào các mắt lưới ở hàng ngoài của chao lưới. Sau đó, ghép giềng băng dọc theo giềng luồn rồi liên kết hai giềng vơi nhau bằng các nút buộc cách đều nhau 28 cm (mỗi khoảng có 16 mắt lưới) để định hình cho miệng lưới với hệ số rút gọn U = 0,5 (1,0 m chao lưới kéo căng lắp ráp tương ứng với 0,5 m dây giềng). Cách lắp ráp giềng miệng vào chao lưới như Hình 13. Hình 4.20. Lắp rá p giềng miêṇ g và o chao lướ i d. Lưới vây Vì lưới vây có giềng băng và giềng luồn, nên ta căn cứ vào bản vẽ lắp ráp cũng như tỷ lệ rút gọn ở giềng phao và giềng chì để lắp ráp áo lưới với dây giềng cho phù hợp * Lắp ráp áo lưới với giềng phao - Luồn dây PP8 vào lưới rồi căng đều các dây giềng trên hai cọc, sau đó phân bố số mắt lưới phù hợp với khoảng cách các nút buộc vào giềng luồn và giềng băng phao. - Đấu hai đầu giềng băng để tạo hai khuyết ở đầu cheo lưới (hai khuyết này sẽ liên kết với các cheo lưới khác). Các nút buộc giữa giềng băng phao và giềng luồn lưới chao phao
  61. 61 Hình 4.21a. Nút buộc giềng phao Hình 4.21b. Nút buộc giềng phao * Lắp ráp áo lưới với giềng chì Giềng chì được dùng hai dây PP8; một dây giềng luồn có chiều xoắn s, một dây giềng băng có chiều xoắn z. Cắt những đoạn dây cho phù hợp với chiều dài rút gọn của từng phần lưới (cắt dài hơn 0,5m mỗi đoạn; ở phần lưới tùng và cánh 2 cắt dây dài hơn 1m để tạo khuyết). Luồn dây có chiều xoắn s vào lưới chao chì, nẹp giềng băng bên ngoài, sau đó kéo căng giềng băng và giềng luồn. Phân bố mắt lưới chao chì cho phù hợp với hệ số rút gọn, sau đó buộc chết nút vào giềng chì (dùng chỉ lưới 210D/21 để buộc, khoảng cách hai nút buộc là 200mm ). Giềng chì có hệ số rút gọn 0.80  0,83 cho tất cả các phần lưới, nên khoảng cách hai nút buộc giềng chì thay đổi Lc = 190  200mm.
  62. 62 Hình 4.21a. Nút buộc giềng chì Hình 4.21b. Nút buộc giềng chì * Lắp ráp áo lưới với giềng biên Giềng biên được sử dụng trong lưới vây là hai dây PP8 (giềng luồn chiều xoắn z; giềng băng chiều xoắn s). - Giềng biên tùng có chiều dài: 59,0  81,0 m. - Giềng biên cánh có chiều dài: 70,0  104,0 m - Giềng rút biên tùng PP12, có chiều xoắn s, chiều dài 48  68m. Luồn giềng có chiều xoắn z vào các mắt lưới ở chao biên, kéo căng hai giềng song song trên hai cọc cố định. Phân bố số mắt lưới cho phù hợp với hệ số rút gọn đứng nhưng phải đảm bảo lưới chùng dần từ giềng phao xuống giềng chì. Dùng chỉ lưới PA210D/21 để buộc lưới vào giềng và cứ 4 mắt lưới buộc chết nút một lần. - Khoảng cách giữa hai nút buộc biên đầu tùng có thể thay đổi trong khoảng cách cần thiết 215  225mm. - Khoảng cách giữa hai nút buộc biên đầu cánh lưới vây có thể thay đổi ở khoảng cách từ 195  205mm.
  63. 63 Hình 4.22a. Nút buộc giềng biên Hình 4.22b. Nút buộc giềng biên
  64. 64 Sau khi lắp ráp hoàn thiện áo lưới với các loại dây giềng, ta tiến hành kiển tra một số vấn đề như sau: + Kiểm tra lại tất cả các đường sươn ghép để đảm bảo cho bộ phận áo lưới hoạt động ổn định. + Kiểm tra lại hệ số rút gọn trên giềng phao, giềng chì có đúng với bản vẽ thiết kế chưa. + Kiểm tra lại tất cả các mối liên kết, khuyết đầu lưới có đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật chưa. e. Lắp ráp áo lưới kéo với dây giềng Đối với lưới kéo khi lắp ráp áo lưới với dây giềng, ta phải căng áo lưới và dây giềng phao, chì và giềng lực bằng các cọc hoặc trên mặt đất bằng phẳng, trước đó các dây giềng đã được tạo khuyết đầu dây đúng theo bản vẽ. Khi lắp ráp phải tuân thủ hệ số rút gọn của bản vẽ bằng cách căng dây giềng và áo lưới phần cánh phao, cánh chì của lưới kéo cũng như hai bên hông và cánh én của lưới kéo sao cho phù hợp với chiều dài dây giềng. * Sắp xếp áo lưới với dây giềng Ở cánh phao, cánh chì và các vị trí khác của lưới kéo ta rải đều áo lưới với dây giềng theo chiều dài của dây giềng như các hình dưới đây: Hình 4.23. Căng áo lưới cánh phao với giềng phao
  65. 65 Hình 4.24. Căng áo lưới cánh chì với giềng chì
  66. 66 Hình 4.25. Căng áo lưới với dây giềng các loại * Lắp ráp áo lưới với dây giềng Sau khi kiểm tra các thông số của áo lưới và dây giềng theo bản vẽ, ta thực hiện việc buộc chặt áo lưới với dây giềng các loại theo hệ số rút gọn đã có lần lượt như các hình dưới đây:
  67. 67 Hình 4.26a. Lắp ráp áo lưới với giềng chì
  68. 68 Hình 4.26b. Lắp ráp áo lưới với giềng chì
  69. 69 Hình4.27a. Lắp ráp áo lưới với giềng phao
  70. 70 Hình 4.27b. Lắp ráp áo lưới với giềng chì 3. Kiểm tra lưới sau khi lắp ráp Để kiểm tra từng phần lưới, phải chuẩn bị bản vẽ lắp ráp rồi trải lưới trên nền nhà xưởng và kiểm tra các phần lưới xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật lắp ráp không, nếu còn sai sót phải điều chỉnh cho đúng với bản vẽ: - Đối với lưới kéo, trải lưới theo chiều dài và kiểm tra từ cánh, hàm và các thân từ trên xuống dưới. - Đối với lưới vây, rê ta cũng trải lưới; căng dây giềng phao, chì và kiểm tra tất cả các phần lưới. - Lưới chụp mực ta cũng làm tương tự, kiểm tra đụt, các khoanh lưới, nhất là phần lưới chao ghép với giềng chì C. Bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành lắp ráp áo lưới kéo với dây giềng phao, chì Bài tập 2: Thực hành lắp ráp áo lưới vây với dây giềng phao, chì Bài tập 3: Thực hành lắp ráp áo lưới rê với dây giềng phao, chì D. Ghi nhớ - Cách sắp xếp áo lưới, dây giềng các loại - Cách lắp ráp áo lưới với dây giềng các loại
  71. 71 Bài 5: Kiểm tra lƣới đã lắp ráp Mục tiêu - Biết cách kiểm tra lưới đã lắp ráp; - Kiểm tra được lưới đã lắp ráp; - Thận trọng, nghiêm túc, chăm chỉ học tập. A. Giới thiệu quy trình Sau khi lắp ráp áo lưới với các loại dây giềng của ngư cụ, ta tiến hành kiểm tra công việc lắp ráp có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ không, nếu còn chỗ nào chưa hợp lý, phải sửa chữa, điều chỉnh kịp thời rheo đúng với bản vẽ thiết kế của ngư cụ. Vì vậy ta có thể thực hiện theo sơ đồ sau: B. Các bƣớc tiến hành 1. Chuẩn bị lƣới đã lắp ráp với dây giềng Muốn kiểm tra việc lắp ráp áo lưới với dây giềng, ta phải trải lưới ra trên mặt phằng nhà xưởng, sau đó tiến hành kiểm tra từng phần của lưới xem có đúng với bản vẽ lắp ráp của ngư cụ không. Ta cần kiểm tra việc thực hiện hệ số rút gọn cho từng loại ngư cụ với bản vẽ lắp ráp dây giềng. 2. Kiểm tra các mối ghép, đường ghép a. Đối với lưới kéo - Lần lượt kiểm tra các mối ghép có thắt đúng nút không từ cánh đến thân và túi lưới kéo - Lần lượt kiểm tra các đường ghép có đảm bảo đúng tỷ lệ lắp ghép không từ cánh đến thân và túi lưới kéo
  72. 72 Hình 5.1. Áo lưới kéo sau khi lắp ráp với giềng b. Đối với lưới chụp mực Sử dụng các tấm lưới dệt sẵn (hoặc đan) có quy cách ngang 420 mắt, kích thước cạnh mắt lưới a là 15,00 mm, loại sợi PA đơn có Φ:0,40 mm để lắp ráp thân lưới , loại PE 380D/3x3 có Φ:0,89 mm để lắp ráp đụt lưới . Lưới dệt sẵn được cắt thành từng tấm lưới với chiều dài bằng chiều dài của các phần thân của tấm lưới và đụt lưới. Sử dụng các tấm lưới dệt sẵn để cắt tấm lưới chao hoặc đan theo quy cách được quy định. Sau đó, các tấm lưới được sươn lại với nhau tạo thành áo lưới gồm các phần: đụt lưới, thân lưới 1, thân lưới 2, thân lưới 3 và chao lưới. Các tấm lưới sau khi cắt (hoăc̣ đan), các tấm lưới hình chữ nhật được sươn ghép với nhau thành các phần thân của áo lưới gồm : thân lưới 1, thân lưới 2, thân lưới 3, đụt lưới và chao . Viêc̣ sươn ghép các phần lưới đươc̣ th ực hiện theo phương pháp sươn ghép ½ mắt lưới dọc nút chết ở mỗi mắt lưới . Cách sươn các tấm lưới với nhau. - Đụt lưới chiều ngang 840 mắt, chiều dài 100 mắt; kích thước cạnh mắt lưới a: 15,00 mm; vật liệu sợi polyethylene (sợi PE) 380D/3x3. - Thân lưới 1: gồm 7 tấm lưới, chiều ngang 2940 mắt, chiều dài 200 mắt; kích thước cạnh mắt lưới a: 15,00mm; vật liệu sợi polyamide (sợi PA) đơn, Φ:0,40 mm. - Thân lưới 2: gồm 10 tấm chiều ngang 4200 mắt, chiều dài 200 mắt; kích thước cạnh mắt lưới a: 15,00mm; vật liệu sợi PA đơn, Φ:0,40 mm.
  73. 73 - Thân lưới 3 gồm 13 tấm chiều ngang 5460 mắt, chiều dài 400 mắt; kích thước cạnh mắt lưới a: 15,00mm; vật liệu sợi PA đơn, Φ:0,40 mm. - Chao lưới: chiều ngang 5460 mắt, chiều dài 40 mắt; kích thước cạnh mắt lưới a: 17,50 mm; vật liệu sợi PE 380D/3x3 Hình vẽ dưới dây minh hoạ cách lắp ráp chao lưới với dây giềng chì. Hệ số rút gọn ở miệng lưới: U1 = 0,50 Hình 5.2. Áo lưới sau khi lắp ráp với dây giềng
  74. 74 Hình 5.3.Kiểm tra các nút buộc áo lưới với dây giềng c. Đối với lưới vây, lưới rê Ta cũng tiến hành trải lưới trên nền nhà xưởng, sau đó kiểm tra các mối ghép, các đường ghép, nhất là khoảng cách giữa hai nút buộc có đúng yêu cầu của bản vẽ không 3. Nghiệm thu sơ bộ Sau khi lắp ráp áo lưới với dây giềng, tiến hành nghiệm thu lưới để có điều chỉnh kịp thời trước khi lắp ráp với phụ tùng. Công tác kiển tra được tiến hành như sau: - Kiểm tra lại tất cả các đường sươn ghép để đảm bảo cho bộ phận áo lưới hoạt động ổn định. - Kiểm tra lại hệ số rút gọn trên giềng phao, giềng chì có đúng với bản vẽ thiết kế chưa. - Kiểm tra lại tất cả các mối liên kết, khuyết đầu dây giềng có đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật chưa. Nếu tất cả các công việc đã xong, ta sẽ chuẩn bị cho việc lắp ráp lưới với phao, chì và phụ tùng. C. Bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành kiểm tra các mối ghép, đường ghép của lưới kéo Bài tập 2: Thực hành kiểm tra các mối ghép, đường ghép của lưới chụp mực D. Ghi nhớ - Kiểm tra được các mối ghép, đường ghép của ngư cụ. Chủ yếu là kiểm tra hệ số rút gọn thực hiện ở các loại ngư cụ.
  75. 75 PHỤ LỤC 1 CÁC THÔNG SỐ, KÍCH THƢỚC CƠ BẢN VÀ KỸ THUẬT LẮP RÁP LƢỚI KÉO( Theo TCVN) I. Các thông số, kích thƣớc cơ bản - Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hợp tác xã, các công ty, các trạm kỹ thuật và tư nhân đánh cá sử dụng lưới kéo đôi tàu máy công suất 250 – 400 CV (mỗi tàu), hoạt động trong vùng biển Việt Nam ở độ sâu từ 30 đến 100 mét. - Đối tượng khai thác chủ yếu là các loài cá: phèn, lượng, bánh đường, hồng, mối, trích, nục và các loài cá tầng đáy và sát đáy khác. Lưới kéo đôi tầng đáy (ký hiệu biểu thị chiều dài phần có lưới của giềng phao và Chu vi miệng lưới ở hệ số rút gọn u1 = 0,5). 1. Mẫu lƣới 1 1.1. Các thông số chủ yếu của mẫu lưới 1 - Chiều dài giềng phao (kể cả phần không có lưới): 34,25 m - Chiều dài giềng chì (kể cả phần không có lưới): 31,05 m - Chiều dài toàn bộ lưới kéo căng: 70,00 m - Chu vi miệng lưới ở hệ số rút gọn u1 = 0,5 - Số mắt lưới trên chu vi miệng lưới: 240 mắt - Kích thước mắt lưới (2a) tại miệng lưới: 300 mm - Kích thước mắt lưới (2a) tại đụt lưới: 30 mm - Diện tích ảo toàn bộ áo lưới: 2.241,6 m2 - Trọng lượng áo lưới trong không khí: 46,3 kg - Vật liệu áo lưới: polyethylene (PE 380D) - Độ mở đứng của miệng lưới ở vận tốc = 3,0 hải lý/giờ: 1,80 m 1.2. Bản vẽ tổng thể, bản vẽ khai triển 1. Dây đỏi 8. Dây thắt đụt 2. Khóa chữ A 9. Đụt lưới 3. Giềng trống trên 10. Dây kéo đụt 4. Giềng trống dưới 11. Khóa xoay 5. Phao nhựa PVC 12. Dây cáp kéo 6. Giềng phao 13. Chì 7. Áo lưới 14. Giềng chì
  76. 76 Bản vẽ tổng thể lưới kéo mẫu 1
  77. 78 1.3. Thống kê trang bị toàn bộ hệ thống lưới THỐNG KÊ TRANG BỊ TOÀN BỘ HỆ THỐNG LƯỚI Số Trọng lượng TT Tên gọi Vật liệu Quy cách lượng (kg) 1 Giềng phao 1 Cáp bọc PP  11; 30,05 m 20,25 2 Giềng chì 1 Cáp bọc PP  16; 33,25 m 30,00 3 Giềng phao phụ 1 PP  10; 30,05 m 3,00 4 Giềng chì phụ 1 PP  10; 33,25 m 3,40 5 Cáp kéo 2 Cáp bọc đay  16; 500 m 1.480 6 Giềng trống trên 2 PP  11; 24 m 10.05 7 Giềng trống dưới 2 PP  16; 24 m 15,50 8 Dây kéo đụt 1 PP  20; 70 m 12,00 9 Giềng miệng đụt 2 PP  20; 6 m 1,10 10 Dây thắt đụt 1 PP  12; 8 m 0,52 11 Giềng hông đụt 2 PP  20; 8 m 1,50 12 Giềng cánh én 2 PP  14; 10 m 0,72 13 Dây đỏi 2 Cáp bọc đay  80; 110 m 620 14 Phao 25 PVC hình cầu  200, 250 34,50 15 Chì lá 180 Pb  90*60*15 150,00 16 Ma ní 4 Fe  14 4,00 17 Khóa xoay (số 8) 12 Fe  20 12,00 18 Khóa mở (chữ C) 10 Fe  20 10,00 19 Áo lưới 1 PE Xem bản vẽ khai triển lưới
  78. 79 1.4. Tính chất vật liệu của áo lưới BẢNG THỐNG KÊ VẬT LIỆU ÁO THỐNG LƢỚI Đường Kích thước Diện Trọng Kết cấu TT Tên gọi Số lượng Vật liệu kính mắt lưới tích ảo lượng chỉ (mm) 2a (mm) (m) (kg) 1 Cánh én 4 PE 380D/48 1,70 300 144,00 2,09 2 Cánh trên 2 PE 380D/48 1,70 300 393,12 5,71 3 Cánh dưới 2 PE 380D/48 1,70 300 414,00 6,01 4 Lưới chắn 1 PE 380D/48 1,70 300 9,45 0,14 5 Thân 1 2 PE 380D/48 1,70 300 237,60 3,45 6 Thân 2 2 PE 380D/36 1,48 240 269,57 3,74 7 Thân 3 2 PE 380D/24 1,20 160 267,52 3,88 8 Thân 4 2 PE 380D/24 1,20 100 244,20 6,10 9 Thân 5 2 PE 380D/24 1,20 80 110,59 3,62 10 Thân 6 2 PE 380D/24 1,20 60 53,93 2,54 11 Thân 7 2 PE 380D/18 1,04 40 24,77 1,50 14 Đụt lưới 2 PE 380D/27 1,28 30 27.86 3.79 15 Bao đụt 1 PE 380D/80 2,20 100 45.00 3.75 Tổng 2.241,61 46,31 GHI CHÚ: 1. Kiểu nút lưới: Ở cánh hàm và thân đan nút chân ếch kép; ở đụt đan nút dẹt. 2. Khâu ghép các phần lưới cánh với hàm, hàm với thân 1 bằng cách đan thêm nửa mắt lưới. Nối các phần thân lưới và túi lưới với nhau bằng cách sươn hoặc đan thêm nửa mắt lưới. Độ thô của chỉ khâu ghép chọn bằng độ thô chỉ lưới của phần lưới có chỉ lưới thanh hơn. Dùng chỉ đôi để khâu ghép.
  79. 80 Tổng cộng trọng lượng áo lưới: 46,31 kg Trong đó: - Loại chỉ 380 D/48: 17,39 kg - Loại chỉ 380 D/36: 3,74 kg - Loại chỉ 380 D/24: 16,14 kg - Loại chỉ 380 D/18: 1,50 kg - Loại chỉ 380 D/27: 3,79 kg - Loại chỉ 380 D/80: 3,75 kg Tổng diện tích ảo của áo lưới: 2.241,61 m2 2. Mẫu lƣới 2 2.1. Các thông số chủ yếu của mẫu lưới 2 - Chiều dài giềng phao (kể cả phần không có lưới): 29,60 m - Chiều dài giềng chì (kể cả phần không có lưới): 32,20 m - Chiều dài toàn bộ lưới kéo căng: 60,10 m - Chu vi miệng lưới ở hệ số rút gọn u1 = 0,5 - Số mắt lưới trên chu vi miệng lưới: 364 mắt - Kích thước mắt lưới (2a) tại miệng lưới: 180 mm - Kích thước mắt lưới (2a) tại đụt lưới: 30 mm - Diện tích ảo toàn bộ áo lưới: 3.105,2 m2 - Trọng lượng áo lưới trong không khí: 88,08 kg - Vật liệu áo lưới: polyethylene (PE 700D) - Độ mở đứng của miệng lưới ở V = 3,0 hl/giờ: 1,72 m 2.2. Bản vẽ khai triển
  80. 82 2.3. Thống kê trang bị toàn bộ hệ thống lưới THỐNG KÊ TRANG BỊ TOÀN BỘ HỆ THỐNG LƢỚI Số Trọng TT Tên gọi Vật liệu Quy cách lượng lượng (kg) 1 Giềng phao 1 PP  24; 28,6 m 7,25 2 Giềng chì 1 PP bọc đay  30; 31,2 m 12,00 3 Giềng phao phụ 1 PP  8; 28,6 m 2,10 4 Giềng chì phụ 1 PP  8; 31,2 m 2,00 5 Cáp kéo 2 Cáp bọc đay  16; 500 m 1.480 6 Giềng trống trên 2 PP  24; 30 m 7,50 7 Giềng trống dưới 2 PP  24; 30 m 12,50 8 Dây kéo đụt 1 PP  20; 65 m 11,00 9 Giềng miệng đụt 2 PP  20; 6 m 1,10 10 Dây thắt đụt 1 PP  12; 8 m 0,52 11 Giềng hông đụt 2 PP  20; 8 m 1,50 12 Giềng cánh én 2 PP  14; 11 m 0,72 13 Dây đỏi 2 Cáp bọc đay  80; 100 m 600 14 Phao 23 PVC hình cầu  200; 250 34,50 15 Chì lá 180 Pb  90*60*15 148,00 16 Chì xích 1 dây Fe  14 45,00 17 Ma ní 4 Fe  14 4,00 18 Khóa xoay (số 8) 12 Fe  20 12,00 19 Khóa mở (chữ C) 10 Fe  20 10,00 20 Áo lưới 1 PE Xem bản vẽ khai triển lưới
  81. 84 2.4. Tính chất vật liệu của áo lưới BẢNG THỐNG KÊ VẬT LIỆU ÁO LƢỚI Đường Kích thước Trọng Kết cấu Diện tích TT Tên gọi Số lượng Vật liệu kính mắt lưới lượng chỉ ảo (m2) (mm) 2a (mm) (kg) 1 Cánh én 4 PE 700D/45 2,81 200 65,60 2,55 Cánh 2 trên 2 PE 700D/15 1,94 180 234,45 3,41 Cánh 3 dưới 2 PE 700D/15 1,94 180 291,89 4,25 Lưới 4 chắn 1 PE 700D/15 1,94 180 47,69 0,69 5 Thân 1 2 PE 700D/15 1,94 180 707,62 10,29 6 Thân 2 2 PE 700D/15 1,94 160 571,39 9,49 7 Thân 3 2 PE 700D/15 1,94 140 409,25 7,91 8 Thân 4 2 PE 700D/15 1,94 120 279,94 6,47 9 Thân 5 2 PE 700D/15 1,94 100 180,00 5,16 10 Thân 6 2 PE 700D/15 1,94 80 105,98 3,98 11 Thân 7 2 PE 700D/15 1,94 60 54,43 2,93 12 Thân 8 2 PE 700D/15 1,94 40 21,89 2,02 13 Thân 9 2 PE 700D/15 1,94 30 11,02 1,53 14 Đụt lưới 2 PE 700D/30 2,29 30 68,04 18,86 15 Bao đụt 1 PE 700D/80 3,74 100 56,00 8,56 Tổng 3.105,18 88,08 GHI CHÚ: 1. Kiểu nút lưới: Ở cánh hàm và thân đan nút chân ếch kép; ở đụt đan nút dẹt. 2. Khâu ghép các phần lưới cánh với hàm, hàm với thân I bằng cách đan thêm nửa mắt lưới. Nối các phần thân lưới và túi lưới với nhau bằng cách sươn hoặc đan thêm nửa mắt lưới. Độ thô của chỉ khâu ghép chọn bằng độ thô chỉ lưới của phần lưới có chỉ lưới thanh hơn. Dùng chỉ đôi để khâu ghép. Tổng cộng trọng lượng áo lưới: 88,08 kg Trong đó: - Loại chỉ 700 D/45: 2,55 kg - Loại chỉ 700 D/15: 58,12 kg - Loại chỉ 700 D/30: 18,86 kg - Loại chỉ 700 D/80: 8,56 kg Tổng diện tích ảo của áo lưới: 3.105,19 m2
  82. 85 II. KỸ THUẬT LẮP RÁP 1. Một số liên kết chính A Hình 1: Liên kết dây trạc và dây đuổi B Hình 2: Liên kết dây đuổi, khung tam giác và giềng trống C Hình 3: Liên kết giềng trống chì và đầu cánh chì
  83. 86 2. Lắp ráp dây giềng Các dây giềng được lắp ráp theo hình vẽ Giềng lực Giềng cánh én Giềng chì phụ Giềng chì Giềng phao phụ Giềng phao
  84. 87 3. Lắp ráp phao 0,5 m 14,4 m 3 quả phao  250 tại hàm 0,62 m GHI CHÚ: - Ở hàm lưới, lắp 3 quả phao  250, khoảng cách các phao bằng nhau. - Tính từ đầu cánh từ phao số 1 đến phao 6, khoảng cách bằng nhau, khoảng cách giữa 2 phao là 1,5 m (mẫu 1), 1,4 m (mẫu 2). Từ phao số 7 đến
  85. 88 phao số 12, khoảng cách bằng nhau, khoảng cách giữa 2 phao là 0,9 m (mẫu 1), 0,8m (mẫu 1). 4. Lắp ráp chì Mẫu 1 0,5 m 16,0 m 0,62 m
  86. 89 5. Lắp ráp chì Mẫu 2 0,5 m 0,5 m 14,7 m 0,9 m
  87. 90 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun Lắp ráp áo lưới với dây giềng là mô đun độc lập, mô đun này được thực hiện sau MĐ02 và trước MĐ04 trong chương trình dạy nghề « Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ ». - Tính chất: Đây là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Mô đun này mang tinh tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành, chủ yếu là thực hành. II. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày nội dung bản vẽ lắp ráp; + Biết cách sắp xếp dây giềng, áo lưới theo bản vẽ lắp ráp; + Biết cách lắp ráp áo lưới với dây giềng theo bản vẽ lắp ráp. - Kỹ năng : + Thực hiện được các công việc theo đúng bản vẽ lắp ráp ; + Sắp xếp được áo lưới và dây giềng theo bản vẽ lắp ráp ; + Lắp ráp được áo lưới với dây giềng đúng kỹ thuật. - Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. Thận trọng và chính xác trong quá trình lắp ráp áo lưới với dây giềng. III. Nội dung chính của mô đun Thời gian Loại bài Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy điểm số thuyết hành tra MĐ03-1 Đọc hiểu bản vẽ 5 5 0 Tích hợp Xưởng lắp ráp MĐ03-2 Chuẩn bị dây 10 2 7 1 giềng, dây ghép, Tích hợp Xưởng áo lưới MĐ03-3 Sắp xếp lưới, Tích hợp Xưởng 10 10 dây giềng MĐ03-4 Ghép áo lưới với Tích hợp Xưởng 45 8 35 2 dây giềng MĐ03-5 Kiểm tra vàng Tích hợp Xưởng 10 9 1 lưới đã lắp ráp
  88. 91 Thời gian Loại bài Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy điểm số thuyết hành tra Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 84 15 61 8 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1 Câu hỏi 1: Giải thích các thông số của bản vẽ lắp ráp lưới với dây giềng - Nguồn lực: Chuẩn bị các bản vẽ lắp ráp của ngư cụ - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Viết - Phương pháp đánh giá: Đánh giá qua sự hiểu biết lý thuyết của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Giải thích được các thông số cơ bản của bản vẽ lắp ráp Câu hỏi 2: Thồng kê các loại dây giềng của một số ngư cụ thông dụng - Nguồn lực: Chuẩn bị các loại dây giềng của ngư cụ theo bản vẽ - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Viết - Phương pháp đánh giá: Đánh giá qua sự hiểu biết lý thuyết của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Thống kê được các loại dây giềng trong các bản vẽ lắp ráp Bài tập 3: Thực hành chuẩn bị các công việc theo bản vẽ lắp ráp - Nguồn lực: - Tổ chức thực hiện: Cả lớp - Thời gian hoàn thành: 1giờ - Hình thức trình bày: Viết - Phương pháp đánh giá: Đánh giá thông qua sự hiểu biết của học viên - Kết quả cần đạt được: + Thống kê được các công việc của bản vẽ lắp ráp 4.2. Bài 2 Bài tập 1: Thực hành chọn dây giềng lưới kéo theo bản vẽ - Nguồn lực: Dây giềng lưới kéo các loại - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên)
  89. 92 - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Chọn được dây giềng lưới kéo theo bản vẽ Bài tập 2: Thực hành chọn dây giềng lưới chụp mực theo bản vẽ - Nguồn lực: Dây giềng lưới chụp mực các loại - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Chọn được dây giềng lưới chụp mực theo bản vẽ Bài tập 3: Thực hành chọn dây giềng lưới vây theo bản vẽ - Nguồn lực: Dây giềng lưới kéo các loại - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Chọn được dây giềng lưới chụp mực theo bản vẽ Bài tập 4: Thực hành tạo khuyết đầu dây giềng - Nguồn lực: Các loại dây giềng cần tạo khuyết đầu dây - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Tạo được khuyết đầu dây giềng ácc loại theo bản vẽ Bài tập 5: Thực hành đấu nối hai đầu dây giềng - Nguồn lực: Các loại dây giềng cần đấu nối hai đầu dây - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ
  90. 93 - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Đấu nối hai đầu dây giềng đúng kỹ thuật
  91. 94 4.3. Bài 3 Bài tập 1: Thực hành chuẩn bị dụng cụ và thiết bị lắp ráp lưới - Nguồn lực:Các dụng cụ và thiết bị lắp ráp lưới - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị lắp ráp lưới Bài tập 2: Thực hành căng áo lưới và dây giềng của lưới kéo - Nguồn lực:Áo lưới kéo và dây giềng các loại - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Căng áo lưới kéo và dây giềng đúng kỹ thuật Bài tập 3: Thực hành căng áo lưới và dây giềng của lưới vây - Nguồn lực:Áo lưới vây và dây giềng các loại - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Căng áo lưới vây và dây giềng đúng kỹ thuật Bài tập 4: Thực hành căng áo lưới và dây giềng của lưới rê - Nguồn lực:Áo lưới rê và dây giềng các loại - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Căng áo lưới rê và dây giềng đúng kỹ thuật
  92. 95 4.4. Bài 4 Bài tập 1: Thực hành lắp ráp áo lưới kéo với dây giềng phao, chì - Nguồn lực: Áo lưới kéo và dây giềng phao, chì - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Sắp xếp được áo lưới với dây giềng phao, chì + Lắp ráp áo lưới kéo với dây giềng phao, chì đúng kỹ thuật Bài tập 2: Thực hành lắp ráp áo lưới vây với dây giềng phao, chì - Nguồn lực: Áo lưới vây và dây giềng phao, chì - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Sắp xếp được áo lưới vây với dây giềng phao, chì + Lắp ráp áo lưới vây với dây giềng phao, chì đúng kỹ thuật Bài tập 3: Thực hành lắp ráp áo lưới rê với dây giềng phao, chì - Nguồn lực: Áo lưới rê và dây giềng phao, chì - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Sắp xếp được áo lưới rê với dây giềng phao, chì + Lắp ráp áo lưới rê với dây giềng phao, chì đúng kỹ thuật 4.5. Bài 5 Bài tập 1: Thực hành kiểm tra các mối ghép, đường ghép của lưới kéo - Nguồn lực: Áo lưới kéo đã lắp ráp với dây giềng - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm
  93. 96 và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: Kiểm tra được hệ số rút gọn khi lắp ráp áo lưới kéo với dây giềng Bài tập 2: Thực hành kiểm tra các mối ghép, đường ghép của lưới chụp mực - Nguồn lực: Áo lưới chụp mực đã lắp ráp với dây giềng - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm (3 – 5 học viên) - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: Thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: Kỹ năng thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: Kiểm tra được hệ số rút gọn khi lắp ráp áo lưới chụp mực với dây giềng V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Giải thích được các thông số kỹ Dựa vào cách giải thích của học viên thuật của các bản vẽ lắp ráp áo lưới thông qua các bản vẽ lắp ráp áo lưới với với dây giềng dây giềng Thống kê được các loại dây giềng Căn cứ vào các bảng thông kê dây giềng dùng để lắp ráp với áo lưới của một của một số ngư cụ thông dụng số ngư cụ 5.2. Bài 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chọn đúng chủng loại dây giềng Quan sát thao tác của học viên, dựa vào lưới kéo theo bản vẽ bảng thống kê của bản vẽ Chọn đúng chủng loại dây giềng Quan sát thao tác của học viên, dựa vào lưới chụp mực theo bản vẽ bảng thống kê của bản vẽ Chọn đúng chủng loại dây giềng Quan sát thao tác của học viên, dựa vào lưới vây theo bản vẽ bảng thống kê của bản vẽ Đấu khuyết đầu dây giềng đúng kỹ Quan sát thao tác của học viên, dựa vào thuật sản phẩm thực hành của học viên Đấu nối hai đầu dây giềng đúng kỹ Quan sát thao tác của học viên, dựa vào thuật sản phẩm thực hành của học viên
  94. 97 5.3. Bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lắp ráp Quan sát thao tác của học viên, dựa vào bảng thống kê dụng cụ Căng được áo lưới kéo và dây Quan sát thao tác của học viên, dựa vào giềng đúng kỹ thuật sản phẩm thực hành của học viên Căng được áo lưới vây và dây Quan sát thao tác của học viên, dựa vào giềng đúng kỹ thuật sản phẩm thực hành của học viên Căng được áo lưới rê và dây giềng Quan sát thao tác của học viên, dựa vào đúng kỹ thuật sản phẩm thực hành của học viên 5.4. Bài 4 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Lắp ráp áo lưới kéo với dây giềng Quan sát thao tác của học viên và kết đúng kỹ thuật quả đạt được theo yêu cầu thực hành Lắp ráp áo lưới vây với dây giềng Quan sát thao tác của học viên và kết đúng kỹ thuật quả đạt được theo yêu cầu thực hành Lắp ráp áo lưới vây với dây giềng Quan sát thao tác của học viên và kết đúng kỹ thuật quả đạt được theo yêu cầu thực hành 5.5. Bài 5 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Biết cách kiểm tra kỹ thuật lắp ráp Các nút buộc giữa áo lưới kéo với dây áo lưới kéo với dây giềng giềng theo yêu cầu bản vẽ. Hệ số rút gọn đúng với bản vẽ Biết cách kiểm tra kỹ thuật lắp ráp Các nút buộc giữa áo lưới chụp mực với áo lưới chụp mực với dây giềng dây giềng theo yêu cầu bản vẽ. Hệ số rút gọn đúng với bản vẽ VI. Tài liệu tham khảo - Giáo trình Ngư cụ. Trường Trung học kỹ thuật Thủy sản, 2000. - Vật liệu và Công nghệ chế tạo lưới. Nguyễn Văn Điển, 1978. - Dây lưới sợi tổng hợp dùng trong nghề cá. Bùi Như Khuê - Phạm Á, 1978 - Vật liệu và Công nghệ chế tạo ngư cụ. Nguyễn Trọng Thảo, 2000. - Các tài liệu khác có liên quan
  95. 98 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCC, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Phạm Văn Khoát Chủ nhiệm 2. Ông: Hoàng Ngọc Thịnh Phó Chủ nhiệm 3. Ông: Trần Thế Phiệt Thư ký 4. Ông: Trần Phạm Tuất Uỷ viên 5. Ông: Đỗ Ngọc Thắng Uỷ viên 6. Ông: Đỗ Văn Nhuận Uỷ viên 7. Ông: Lê Trung Kiên Uỷ viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB, ngày 5 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông: Huỳnh Hữu Lịnh Chủ tịch 2. Ông: Phùng Hữu Cần Thư ký 3. Ông: Trần Văn Tám Uỷ viên 4. Ông: Hồ Đình Hải Uỷ viên 5. Ông: Nguyễn Khắc Huề Uỷ viên