Giáo trình mô đun Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá

pdf 100 trang ngocly 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chuan_bi_long_be_nuoi_ca.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ LỒNG, BÈ NUÔI CÁ MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ NUÔI CÁ BỐNG TƢỢNG Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Cá bống tượng có giá trị kinh tế rất cao do được tiêu thụ nhiều trong các nhà hàng, khách sạn và được xuất khẩu tươi sống sang các quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore với giá cao hơn một số loài thủy sản xuất khẩu phổ biến khác. Cá bống tượng được bà con nông ngư dân Tiền Giang và Bến Tre nuôi nhiều ở vùng nước ngọt và nước lợ ven biển với hai hình thức nuôi ao và nuôi bè. Cá còn được nuôi ao và bè trên sông, hồ chứa ở các tỉnh miền Đông và miền Bắc Tuy nhiên, nhiều bà con không được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên cá hao hụt nhiều, hiệu quả nuôi không cao. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề nuôi cá bống tượng và bà con lao động nông thôn, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá bống tượng phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp do Trường Trung học Thủy sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 9/2012 đến tháng 12/2012 theo quy trình được hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT- BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chương trình dạy nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp gồm các mô đun: Mô đun 01. Chuẩn bị ao nuôi cá Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 02. Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 03. Thả và chăm sóc cá Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 04. Kiểm tra hệ thống nuôi Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 05. Phòng, trị bệnh cá Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 06. Thu hoạch cá thương phẩm Thời gian thực hiện 64 giờ Giáo trình Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá được biên soạn theo Chương trình mô đun Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá của nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản về đặt bè nuôi cá bống tượng; hướng dẫn thực hiện các kỹ năng cần thiết trong việc sử dụng dụng cụ, trang thiết bị để tiến hành chọn địa điểm đặt bè nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế và tổ chức thi công bè nuôi cá bống tượng.
  4. 2 Giáo trình còn giới thiệu các quy định an toàn lao động sông nước cho người nuôi cá, hướng dẫn thực hiện cấp cứu người bị rơi xuống nước. Để tiếp thu các kiến thức và thao tác thành thạo các kỹ năng này, đòi hỏi người học phải cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình học tập, làm việc. Nội dung của giáo trình gồm các bài học: Bài 1. An toàn lao động trên sông nước Bài 2. Chọn địa điểm đặt bè Bài 3. Lắp ráp bè nuôi cá Bài 4. Di chuyển và cố định bè nuôi cá Bài 5. Lắp lồng lưới Trong quá trình biên soạn, dù đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia, các hộ nuôi cá bống tượng, của bạn bè, đồng nghiệp trong ngành, của lãnh đạo Trường Trung học Thủy sản và Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng do lần đầu biên soạn nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, các tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn./. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lê Văn Thích 2. Lê Tiến Dũng
  5. 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 3 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ LỒNG, BÈ NUÔI CÁ 6 Bài 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN SÔNG NƯỚC 7 1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá 7 1.1. Quy định đối với người sử dụng lao động 7 1.2. Quy định đối với người lao động 8 2. Trang bị bảo hộ lao động 8 3. Sử dụng áo phao 8 4. Cấp cứu tại chỗ người bị ngạt nước 10 4.1. Đưa người bị nạn vào bờ 10 4.2. Hà hơi thổi ngạt 13 4.3. Thổi ngạt kết hợp với ấn tim (xoa bóp ngoài lồng ngực) 15 4.4. Hô hấp nhân tạo 15 5. Xử lý các tình huống nguy cấp 18 5.1. Xử lý khi bị say nắng, say nóng 18 5.2. Xử lý khi bị cảm lạnh 20 Bài 2. CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT BÈ 23 1. Khảo sát địa hình sông khu vực nuôi 23 1.1. Hình dáng đoạn sông 23 1.2. Chiều rộng đoạn sông 28 1.3. Độ sâu đoạn sông 28 1.4. Chất đáy 29 2. Khảo sát chất lượng nguồn nước 29 2.1. Đo pH 29 2.2. Đo hàm lượng oxy hòa tan 36 2.3. Đo độ kiềm 39 2.4. Đo NH3 42 2.5. Đo dộ mặn 43 2.6. Đo nhiệt độ 48
  6. 4 2.7. Đo độ trong 49 2.8. Đo lưu tốc nước 50 3. Khảo sát điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng vùng nuôi 52 Bài 3. LẮP RÁP BÈ NUÔI CÁ 55 1. Chọn loại bè 55 1.1. Các loại hình bè nuôi 55 1.2. Kích thước bè 56 1.3. Vật liệu làm khung bè 56 2. Tổ chức thi công bè nuôi cá 63 2.1. Lắp khung bè 63 2.2. Lắp đặt phao 70 2.3. Lắp hệ thống neo 72 Bài 4: DI CHUYỂN VÀ CỐ ĐỊNH BÈ NUÔI CÁ 75 1. Đăng ký hoạt động bè nuôi cá 75 1.1. Trình tự thực hiện 75 1.2. Cách thức thực hiện 75 2. Di chuyển bè ra vị trí nuôi 76 2.1. Chuẩn bị phương tiện lai kéo 76 2.2. Chọn thời điểm di chuyển 77 2.3. Tổ chức di chuyển 77 3. Cố định bè 78 3.1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ 78 3.2. Xác định hướng cố định 78 3.3. Thực hiện cố định 79 Bài 5: LẮP LỒNG LƯỚI 83 1. Lắp lồng lưới 83 1.1. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ cố định lồng 83 1.2. Rải lồng lưới trên khung 83 1.3. Buộc lồng lưới 83 1.4. Kiểm tra lồng lưới 84 2. Cố định lồng lưới 84 2.1. Xác định số lượng neo (can) định hình 84
  7. 5 2.2. Thả và cố định neo (can) 85 2.3. Kiểm tra hình dạng lồng lưới 85 3. Lắp lưới mặt lồng 86 3.1. Chuẩn bị lưới mặt lồng 86 3.2. Cố định lưới mặt lồng 86 4. Vệ sinh lồng, bè cũ 86 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
  8. 6 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ LỒNG, BÈ NUÔI CÁ Mã mô đun: MĐ02 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN Mô đun 02: ”Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: khảo sát, chọn địa điểm đặt bè, lắp ráp, đưa vào vị trí và cố định lồng, bè nuôi cá bống tượng đạt chất lượng và hiệu quả cao. Mô đun bao gồm 5 bài học, mỗi bài học được kết cấu theo trình tự giới thiệu kiến thức lý thuyết, các bước thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập và ghi nhớ. Ngoài ra giáo trình có phần hướng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết về nguồn lực cần thiết gồm trang thiết bị và vật tư thực hành, cách thức tiến hành, thời gian, tiêu chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt được qua mỗi bài tập. Để đạt yêu cầu đào tạo, học viên phải có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng của mô đun.
  9. 7 Bài 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN SÔNG NƢỚC Mã bài: MĐ02-1 Nuôi trồng thủy sản ở sông, hồ, đầm được xếp vào nhóm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nghề nuôi cá bống tượng trong ao, bè phải làm việc trên môi trường sông nước với thời gian bất kỳ trong ngày. Những khi có sự cố cho cá hoặc bất thường về thời tiết, dù là ban đêm, người nuôi cá phải có mặt tại ao, bè để xử lý. Trong những điều kiện làm việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đó, ý thức về an toàn và tuân thủ các quy định an toàn lao động, thành thạo cách cấp cứu ngạt nước là rất cần thiết. Mục tiêu: - Nêu được qui định an toàn lao động trong nghề nuôi cá. - Sử dụng được các trang bị bảo hộ lao động. - Thực hiện được việc cấp cứu tại chỗ người bị đuối nước và tai nạn xảy ra khi làm nghề cá. - Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức an toàn lao động trong công việc, có trách nhiệm với tập thể. A. NỘI DUNG 1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá 1.1. Quy định đối với người sử dụng lao động - Đảm bảo ao, bè nuôi cá luôn ở trạng thái an toàn. - Bống tượngng bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ an toàn cho người lao động. - Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc người lao động trên ao, bè nuôi cá thực hiện các quy định về an toàn lao động, nhất là người mới làm việc. - Phân công người lao động có đủ sức khỏe để thực hiện các công việc trên sông nước. - Bố trí nhóm ít nhất 2 người để thực hiện các công việc trên sông nước. - Khám định kỳ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. - Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, không sử dụng đầy đủ thiết bị an toàn, bống tượngng bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát. - Không sử dụng lao động nữ, có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi vào các việc phải ngâm mình trong bùn, nước, nhất là bùn, nước dơ.
  10. 8 1.2. Quy định đối với người lao động - Phải có đủ sức khỏe để làm việc trên sông nước. - Chấp hành các quy định an toàn lao động ở cơ sở nuôi cá. - Từ chối làm việc nếu không được trang bị bảo hộ lao động, ao, bè cá không đảm bảo an toàn. - Phải sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn lao động khi làm việc. - Phải tham gia cấp cứu người bị tai nạn. 2. Trang bị bảo hộ lao động - Quần áo lao động phổ thông - Quần áo chống rét - Áo mưa - Áo phao - Ủng cao su - Giày vải thấp cổ - Găng tay (vải dầy, cao su) - Mũ, nón chống rét, mưa nắng - Mũ bảo hộ - Kính đeo mắt - Khẩu trang Hình 2.1.1.Một số bống tượngng bị bảo hộ lao động 3. Sử dụng áo phao Áo phao được làm từ vải không thấm nước, bên trong được lót các tấm xốp để tạo lực nâng cho áo. Vòng quanh thân áo là các dây đai với khóa ở đầu dây. Dây đai để giữ chặt áo quanh thân người khi mặc. Một số loại áo có thêm dây đai choàng qua đùi ở phía dưới áo. Áo phao còn bống tượngng bị thêm còi, đèn chớp sáng cấp cứu.
  11. 9 Thao tác mặc áo phao như sau: 1. Dùng ngón cái và ngón trỏ ấn mạnh vào phần giữa khóa trước ngực để mở khóa. (1) 2. Nới rộng phần dây choàng qua đùi. (2) 3. Điều chỉnh khóa ở hai bên hông bằng cách kéo phần dây còn thừa ở đầu khóa ra phía trước hoặc sau. (3) 4. Mặc vào người. (4)
  12. 10 5. Dùng hai tay ấn đầu khóa lại. (5) 6. Vòng hai dây qua đùi và ấn khóa lại. Điều chỉnh dây cho vừa với đùi. Thực hiện cho cả hai đùi. (6) 7. Dùng còi thổi để kêu hỗ trợ. (7) Hình 2.1.2. Cách mặc áo phao 4. Cấp cứu tại chỗ ngƣời bị ngạt nƣớc 4.1. Đưa người bị nạn vào bờ - Hô to khi phát hiện có người rơi xuống nước để nhờ người hỗ trợ. - Đưa người bị nạn vào bờ với vật hỗ trợ: Là cách tốt nhất nếu người cứu nạn bơi chưa giỏi.
  13. 11 1. Quăng dây kéo người bị nạn vào bờ. (1) 2. Kéo người bị nạn bằng nhánh cây. (2) 3. Ném can nhựa rỗng cho người bị nạn. (3) 4. Đưa người bị nạn lên ghe. (4) 5. Nắm tay nhau để kéo người bị nạn vào bờ. Người đứng đầu hàng cần bám chắc vào gốc cây trên bờ. (5) Hình 2.1.3. Các cách đưa người bị nạn vào bờ với vật hỗ trợ - Bơi dìu người bị nạn vào bờ
  14. 12 Chỉ thực hiện khi người cứu nạn bơi giỏi và sức khỏe tốt. 1. Xốc nách Nạn nhân nằm ngửa, người cứu nạn bơi ở một bên, một tay giữ chặt nách bên kia nạn nhân, một tay bơi vào bờ. Người bị nạn phải còn tỉnh táo và có thể quạt tay hỗ trợ Nạn nhân Người cứu đuối người cứu nạn (1) 2. Nâng cằm Nâng cằm để người bị nạn ngửa hẳn mặt lên, mũi ở trên mặt nước. Người cứu hộ có thể dùng tay còn lại để bơi vào bờ. Người cứu đuối Nạn nhân Áp dụng cho những người bị nạn có cơ thể hơi to, mập. (2) 3. Nắm tóc trán Từ phía sau, người cứu nạn dùng tay nắm ngay chùm tóc phía trên trán, giật ngửa đầu người bị nạn ra đằng sau. Người cứu đuối Nạn nhân (3) 4. Nắm cổ áo Nắm cổ áo, nếu người bị nạn còn mặc đầy đủ quần áo. Người cứu đuối Nạn nhân (4)
  15. 13 5. Nâng đầu Người cứu nạn dùng hai tay nâng đầu người bị nạn đã bất tỉnh nổi lên mặt nước, bơi ngửa bằng 2 chân và kéo vào bờ. Nạn nhân Người cứu đuối (5) 6. Nâng người Người bị nạn có thể trạng nhỏ, đã bất tỉnh. Người cứu nạn dùng ngực để đỡ đầu, hai tay xốc dưới nách cho người bị nạn nằm sải với tư thế thoải mái, bơi bằng hai chân đưa nạn nhân vào bờ. Nạn nhân Người cứu đuối (6) Hình 2.1.4. Các cách bơi dìu người bị nạn 4.2. Hà hơi thổi ngạt Ngạt nước (đuối nước) là tình trạng nước tràn vào phổi làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Do vậy, cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp. Nếu nạn nhân còn thở, tim còn đập thì đặt nạn nhân nằm đầu thấp cho nước thoát ra. Lấy khăn mềm bọc ngón tay, móc đờm dãi trong miệng nạn nhân. Thay quần áo, ủ ấm, xoa nóng người. Sau đó, cho uống nước trà đường nóng. Trường hợp tim còn đập nhưng đã ngừng thở thì dốc ngược nạn nhân (vác lên vai, đầu dốc xuống) để cho nước trong đường hô hấp thoát ra (hình 2.5). Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước quá lâu (hơn 4 phút). Hình 2.1.5. Xốc nước
  16. 14 Sau đó, đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, cổ ngửa ra sau. Móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra và tiến hành hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Người cấp cứu quỳ bên cạnh, sát ngang vai nạn nhân đang nằm ngửa. Ngửa đầu nạn nhân để cuống lưỡi không bít kín đường hô hấp (hình 2.6). Hình 2.1.6. Đầu nạn nhân ngửa ra Một tay mở miệng, tay còn lại luồn một ngón tay được quấn vải sạch kiểm bống tượng họng nạn nhân, lau hết đờm nhớt, lấy dị vật Người thổi ngạt vẫn mở miệng nạn nhân bằng một tay, tay kia vít đầu nạn nhân xuống Hít thật mạnh rồi áp kín miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi mạnh (hình 2.7). Hình 2.1.7. Thổi vào miệng nạn nhân Khi ngực nạn nhân phồng lên, người thổi ngạt ngừng thổi, ngẩng đầu lên hít hơi thứ hai. Khi đó, nạn nhân sẽ tự thở ra được do đàn hồi của lồng ngực. Thực hiện liên tục với nhịp 14 lần/phút cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh, thở trở lại, môi, má hồng hào hoặc cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu chết hẳn (đồng tử trong mắt giãn to, thường từ 1-2giờ sau) và có ý kiến của y, bác sĩ.
  17. 15 4.3. Thổi ngạt kết hợp với ấn tim (xoa bóp ngoài lồng ngực) Nếu nạn nhân mê man, không nhúc nhích, tím tái, ngừng thở, không nghe tim đập, phải lập tức ấn tim ngoài lồng ngực kết hợp với hà hơi thổi ngạt (hình 2.8). Một người tiến hành hà hơi thổi ngạt như trên. Một người thực hiện ấn tim. Hình 2.1.8. Thổi ngạt kết hợp ấn tim Hai bàn tay người ấn tim chồng lên nhau, đè 1/3 dưới xương ức nạn nhân (hình 2.9). Ấn mạnh bằng cả sức cơ thể tì xuống vùng ức (không tì sang phía xương sườn để tránh nạn nhân có thể bị gãy xương). Cứ ấn tim 4-5 lần thì lại thổi ngạt một lần, tức ấn khoảng 50- 60 lần/phút. Hình 2.1.9. Tư thế tay ấn tim Thổi ngạt kết hợp với ấn tim là phương pháp hiệu quả nhất, nhưng khi nạn nhân bị thương tổn cột sống thì không nên làm động tác ấn tim. 4.4. Hô hấp nhân tạo - Cách 1: 1. Đặt nạn nhân nằm sấp trên mặt phẳng cứng, đầu nghiêng và gối cằm lên 2 bàn tay sấp lại với nhau.
  18. 16 2. Kéo lưỡi nạn nhân ra để thông khí. 3. Người làm hô hấp quỳ gối trước đầu nạn nhân, đặt hai bàn tay lên lưng nạn nhân, hai ngón tay cái chạm vào nhau, bàn tay ở dưới đường vòng ngực (đường chạy giữa nách nạn nhân), hai cánh tay giang thẳng ra. Đặt tay lên lưng nạn nhân 4. Nghiêng người về phía trước, tạo lực ép lên lưng nạn nhân. 5. Buông ra từ từ trong 2-3 giây. Ấn xuống lưng nạn nhân 6. Ngã người về phía sau, lướt bàn tay trên cánh tay nạn nhân. Lướt trên cánh tay nạn nhân
  19. 17 7. Nắm hai cánh tay của nạn nhân trên khuỷu tay (cùi chỏ) rồi kéo về phía mình (giữ y như vậy khoảng 2-3 giây). 8. Đặt hai tay nạn nhân xuống đất. Lặp lại chu kỳ 12 lần/phút. Kéo cánh tay nạn nhân Hình 2.1.10. Hô hấp nhân tạo nạn nhân nằm sấp - Cách 2 Đặt người bị nạn nằm sấp, một tay gối dưới đầu, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về phía tay duỗi. Moi đờm nhớt trong miệng nạn nhân ra và kéo lưỡi ra nếu lưỡi thụt vào. Người làm hô hấp quỳ hai đầu gối hai bên hông nạn nhân, hai bàn tay để vào hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái sát sống lưng nạn nhân. Hình 2.1.11. Người cứu nạn quỳ trên lưng nạn nhân Ấn tay xuống bằng cả người đổ về phía trước, đếm đến 3 rồi từ từ đưa người thẳng về, tay vẫn để ở lưng nạn nhân, đếm đến 3 rồi lại ấn tay xuống để lặp lại thao tác. Thực hiện đều 12 lần/phút theo nhịp thở của người cấp cứu cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến của y, bác sĩ. - Cách 3: Đặt nạn nhân nằm ngửa, thân hơi ưỡn lên bằng cách đặt một cái gối hoặc quần áo vo tròn lại, đầu hơi ngửa. Một người lấy khăn sạch kéo lưỡi nạn nhân ra và giữ cố định.
  20. 18 Người làm hô hấp quỳ phía trước, cách đầu nạn nhân độ 20-30cm, hai tay cầm lấy hai cánh tay của nạn nhân ở gần khuỷu. Từ từ đưa hai cánh tay nạn nhân lên phía trên đầu, sau 2-3 giây lại nhẹ nhàng đưa tay nạn nhân xuống dưới, gập lại và lấy sức của người cứu để ép khuỷu tay nạn nhân vào lồng ngực của họ, sau đó 2-3 giây lại đưa trở Hình 2.1.12. Người cứu nạn quỳ phía lên đầu. trước nạn nhân Thực hiện 16-18 lần/phút theo nhịp đếm đều đến 3 lúc hít vào và thở ra cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến của y, bác sĩ. 5. Xử lý các tình huống nguy cấp Đối với những người phải lao động, tập luyện hay thường xuyên phải đi lại ngoài trời còn đối mặt với nguy cơ say nắng, say nóng và cảm lạnh. Làm thế nào để phòng tránh nguy cơ do nắng nóng? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi đó. 5.1. Xử lý khi bị say nắng, say nóng 5.1.1. Thế nào là say nắng và say nóng Say nắng và say nóng là tình trạng cơ thể bị phơi nhiễm quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ cao như trong hầm lò, lò nung gạch, lò luyện gang thép, đám cháy Say nắng là một thể của say nóng. Say nóng (heatstroke) là bệnh do tăng thân nhiệt, xảy ra khi khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể bị mất, nhiệt độ cơ thể vượt quá nhiệt độ bình thường. Thân nhiệt tăng khi sự hấp thu nhiệt với tốc độ nhanh hơn sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra môi trường. Say nóng là một phản ứng viêm toàn thể khi thân nhiệt trên 40,6 độ, với sự biến đổi tri giác và sự rối loạn thực thể khác. Say nóng thường xảy ra khi nhiệt độ môi trường lên cao trong những đợt nắng nóng, người già dễ bị tổn thương nhất. Hoặc xảy ra khi lao động, luyện tập với cường độ cao, ở môi trường có nhiệt độ cao và ẩm ướt, thường gặp ở người trẻ khỏe.
  21. 19 Hình 2.1.13. D ng kh n thấm nước đá chườm lạnh kh p người cho nạn nhân say n ng nhất là cổ nách háng 5.1.2. Dấu hiệu say nắng, say nóng. Say nắng chỉ xảy ra với người hoạt động ngoài trời nắng. Say nóng xảy ra với người hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao. Khi bị say nóng, bệnh nhân có biểu hiện: sốt cao trên 39,8oC, lúc đầu thở sâu, mạch nhanh sau đó là thở nông và mạch yếu, đồng tử giãn, lú lẫn, mê sảng, co giật, ngất. Say nóng khi hoạt động nặng ngoài trời nắng (say nắng) thường thấy da nóng và khô, dấu hiệu sớm là mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Say nóng da bệnh nhân bị lạnh và ẩm ướt (do gắng sức, da thường ẩm), tái mét, vã mồ hôi; miệng khô, yếu sức, choáng váng, nhức đầu, buồn nôn, hoặc nôn, bị chuột rút (vọp bẻ); mạch nhanh và yếu. Loạn nhịp tim, hạ huyết áp, hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn. Rối loạn thần kinh trung ương: động kinh và hôn mê. Suy gan và thận, rối loạn đông máu Khi gặp một bệnh nhân say nóng cần chú ý phân biệt với các bệnh khác như: ngộ độc thuốc, hội chứng thần kinh ác tính của các thuốc hướng thần, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương 5.1.3. Xử lý cấp cứu say nắng, say nóng - Sơ cấp cứu:
  22. 20 Cần nhanh chóng làm giảm thân nhiệt cho nạn nhân bằng cách đưa ngay vào chỗ thoáng mát, dùng quạt làm mát, đặt nạn nhân nằm ngửa, gác chân lên cao. Cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước lạnh có pha muối, tốt nhất là cho uống dung dịch oresol. Dùng khăn thấm nước đá chườm lạnh khắp người cho nạn nhân, nhất là cổ, nách, háng. Nếu nạn nhân bị ngừng tim cần nhanh chóng xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt. Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực: dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/phút. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2- 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10- 15 nhịp. Khi có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm liên tục và kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở được. Chuyển đến bệnh viện ngay nếu nạn nhân không uống được nước, bị nôn liên tục, sốt tăng liên tục, bất tỉnh, kèm triệu chứng đau ngực, khó thở, đau bụng. - Điều trị: Bồi phụ nước và điện giải bằng truyền dịch. Tiếp tục làm lạnh bệnh nhân bằng các phương pháp: cho uống nước mát, đặt những bọc nước đá trên những vùng có mạch máu lớn nông đi qua như cổ, hõm nách, hõm bẹn Khi làm lạnh bề mặt có thể gây run lạnh cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân ổn định có thể nhúng toàn thân hoặc từng phần cơ thể vào nước lạnh thường có hiệu quả tốt. Phải lưu ý rằng: dùng phương pháp nhúng vào nước lạnh không thể thực hiện đối với những bệnh nhân ở trong tình trạng nặng. Ở cơ sở y tế có điều kiện thì sử dụng những kỹ thuật làm lạnh hiện đại như những kỹ thuật sử dụng đối với hạ thân nhiệt điều trị sau khi ngừng tim; rửa dạ dày, rửa xoang phúc mạc, xoang phế mạc hay bàng quang với nước lạnh. Có thể dùng dịch lạnh truyền tĩnh mạch, catheter làm lạnh trong mạch máu Chú ý rằng không có một thuốc đặc hiệu nào làm giảm thân nhiệt trong say nóng. - Phòng tránh say nắng, say nóng bằng cách: Khi lao động ngoài trời phải đội mũ nón rộng vành, tránh không cho ánh nắng mặt trời chiếu vào gáy. Nếu khát phải uống nhiều nước có pha muối, hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol. Không làm việc lâu, quá sức trong môi trường nắng nóng. Đối với trẻ em, người cao tuổi, người bị bệnh lâu ngày, người uống rượu bia không nên phơi nắng, nóng lâu. Mùa nắng nóng nên mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi như vải coton. 5.2. Xử lý khi bị cảm lạnh Trong hầu hết các hoàn cảnh, cơ thể bạn luôn duy trì nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc môi trường lạnh, ẩm ướt trong thời gian dài, các cơ chế kiểm soát thân nhiệt của cơ thể không giữ được bình thường. Khi lượng nhiệt cơ thể mất đi nhiều hơn lượng nhiệt cơ thể sinh ra, tình trạng hạ thân nhiệt sẽ xuất hiện. Quần áo ẩm ướt, để đầu trần và mặc không đủ ấm khi trời lạnh, hoặc bị ngã vào nước lạnh có thể làm tăng khả năng bị hạ thân nhiệt.
  23. 21 Hạ thân nhiệt được định nghĩa là nhiệt độ bên trong cơ thể <95oF (35 độ C). 5.2.1. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: - Run lẩy bẩy - Nói lắp bắp - Nhịp thở chậm bất thường - Da lạnh, xám - Mất phối hợp động tác - Mệt mỏi, bơ phờ hoặc thờ ơ Các triệu chứng thường diễn biến chậm. Người bị hạ thân nhiệt thường bị mất dần ý thức và năng lực thể chất, và do đó có thể không ý thức được sự cần thiết phải điều trị cấp cứu. Người già, trẻ em và người rất gầy là những người rất dễ có nguy cơ. Những người khác có nguy cơ cao bị hạ thân nhiệt hơn so với bình thường bao gồm những người bị suy giảm sức phán đoán do bệnh tâm thần hoặc bệnh Alzheimer và những người bị say (rượu, ma túy), người vô gia cư hoặc bị mắc kẹt trong thời tiết lạnh do xe cộ bị hỏng. Một số tình trạng khác khiến người ta dễ bị hạ thân nhiệt là suy dinh dưỡng, bệnh tim mạch và thiểu năng tuyến giáp. 5.2.2. Chăm sóc đối với người bị hạ thân nhiệt: - Gọi cấp cứu. Trong khi chờ người giúp đỡ, cần theo dõi hơi thở của người bệnh. Nếu hơi thở ngừng hay có vẻ chậm hoặc nông trầm trọng, bắt đầu hà hơi thổi ngạt ngay. - Chuyển người bệnh đến nơi ấm. Nếu không thể vào trong nhà, hãy bảo vệ người bệnh khỏi gió, che kín đầu bệnh nhân, và cách ly cơ thể bệnh nhân khỏi đất lạnh. - Cởi bỏ quần áo ẩm ướt. Thay đồ ẩm ướt bằng đồ khô, ấm. - Không nên chườm nóng trực tiếp. Không dùng nước nóng, đệm sưởi hoặc đèn sưởi để làm ấm nạn nhân. Thay vào đó, hãy đặt gạc ấm lên cổ, lồng ngực và háng của bệnh nhân. Không cố làm ấm tay và chân. Làm nóng tay và chân thúc đẩy máu lạnh trở về tim, phổi và não, gây hạ thân nhiệt trung tâm. Điều này có thể gây tử vong. - Không cho người bệnh uống rượu, hãy cho người bệnh uống nước ấm không có cồn, trừ khi người bệnh bị nôn. - Không xoa bóp hoặc chà xát người bệnh. Các động tác với người bị hạ thân nhiệt phải nhẹ nhàng vì bệnh nhân có nguy cơ ngừng tim. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Trình bày các quy định an toàn lao động đối với người sử dụng lao động và người lao động nghề nuôi cá.
  24. 22 2. Bài thực hành. 2.1. Bài tập 2.1.1. Cấp cứu người bị đuối nước - Mục tiêu: Củng cổ kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc cấp cứu người bị đuối nước - Nguồn lực: Học viên đóng vai nạn nhân, Bạt, chiếu - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ mỗi nhóm 5 học viên - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập + Bước 1: Đưa nạn nhân vào bờ + Bước 2: Vệ sinh miệng nạn nhân + Bước 3: Sơ cứu nạn nhân - Thời gian hoàn thành: 0,5 giờ/nhóm. 1 giờ chuẩn bị nguồn lực và hướng dẫn thực hiện - Kết quả cần đạt được: Thao tác thành thục, chính xác các cách cấp cứu ngạt nước. C. Ghi nhớ - Phải có nhóm ít nhất 2 người khi làm việc trên môi trường sông nước. - Không ăn no, say rượu khi xuống nước. - Hô to để nhờ hỗ trợ khi phát hiện có người ngã xuống nước. - Nếu bơi chưa giỏi, cần phải có người hỗ trợ hoặc dùng vật hỗ trợ khi cứu người bị rơi xuống sông rạch sâu.
  25. 23 Bài 2. CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT BÈ Mã bài: MĐ02-2 Cá bống tượng nuôi trong bè tiếp xúc trực tiếp với nước sông, hồ, gánh chịu tức thời sự biến đổi bất lợi của môi trường mà không được “bảo vệ” bởi bờ ao như cá nuôi trong ao. Chọn địa điểm thích hợp để đặt bè nuôi sẽ góp phần hạn chế những bất lợi cho cá trong quá trình nuôi, cá phát triển tốt, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn. Mục tiêu: - Trình bày được yêu cầu chọn địa điểm đặt lồng, bè nuôi cá bống tượng. - Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ đơn giản để khảo sát đoạn sông rạch, đo các yếu tố môi trường nước khu vực chọn nuôi cá. - Chọn được địa điểm đặt lồng, bè nuôi cá theo yêu cầu kỹ thuật. A. NỘI DUNG 1. Khảo sát địa hình sông khu vực nuôi 1.1. Hình dáng đoạn sông Đoạn sông thẳng, độ dài đủ cho các bè đặt so le, cách nhau hơn 50m. Hình 2.13. Vị trí thích hợp giữa 2 bè Lƣu ý: - Vị trí đặt bè không quá gần những công trình như cầu cảng, cống, cầu và các công trình vượt sông khác hay khu vực cấm đặt bè của cơ quan chức năng địa phương. - Không đặt bè ở khu vực sông lấn sâu vào bờ, doi sông, khúc quanh do lưu tốc nước thay đổi, chất lơ lửng, phù sa dễ bám vào bè làm giảm lưu tốc nước qua bè.
  26. 24 Hình 2.2.1. Khu vực lấn vào bờ của sông Hình 2.2.2. Doi là khu vực nhô ra của bờ sông
  27. 25 Hình 2.2.3. Khúc quanh của sông - Không đặt bè nơi giáp nước Hình 2.2.4. Hai nhánh sông có 2 màu nước khác nhau
  28. 26 - Không đặt bè gần nơi có xoáy nước Hình 2.2.5. Xoáy nước - Không đặt bè nơi dễ sạt lở Hình 2.2.6. Bờ sông bị sạt lở
  29. 27 - Không đặt bè nơi nước chảy xiết Hình 2.2.7. Đoạn sông nước chảy xiết - Không đặt bè ở hạ lưu nguồn nước thải, nước ô nhiễm của nhà máy, đồng ruộng đổ vào Hình 2.2.8. Nơi nguồn ô nhiễm đổ ra sông
  30. 28 1.2. Chiều rộng đoạn sông Tùy theo quy mô sản xuất, số lượng, kích thước bè, cách bố trí bè mà chọn địa điểm đoạn sông có chiều rộng thích hợp, đảm bảo luồng lạch giao thông và đặt bè. Hình 2.2.9. Vị trí thích hợp giữa 2 bè theo chiều rộng sông 1.3. Độ sâu đoạn sông Xác định độ sâu bằng cách dùng dây chia vạch 0,5-1m có buộc vật nặng thả theo phương thẳng đứng. Xác định độ sâu tối thiểu khi triều xuống thấp nhất và không có dòng chảy. Độ sâu mực nước lúc thấp nhất tại vị trí đặt bè phải cao hơn chiều cao ngập nước của bè từ 0,5-1m. Hình 2.2.10. Khoảng cách thích hợp giữa đáy bè và đáy sông
  31. 29 1.4. Chất đáy Chất đáy sông là bùn pha cát, đất mềm hay bùn dẻo sẽ giúp neo bám vào đáy sông tốt hơn. Đáy sông phải tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ, không có đá ngầm, xác tàu đắm hay các chướng ngại vật khác. Các yêu cầu này cần tham khảo tài liệu ở các cơ quan chức năng địa phương. 2. Khảo sát chất lƣợng nguồn nƣớc Nguồn nước sông, hồ nơi đặt bè cần đảm bảo yêu cầu: - pH = 7-8 - Hàm lượng oxy hòa tan: 5-8mg/l - Độ kiềm: 80-120mg CaCO3/l - NH3 ≤ 0,1mg/l - Độ mặn 10cm vào mùa lũ - Lưu tốc nước: 0,2-0,5m/giây. Lưu tốc dòng chảy ảnh hưởng rất lớn trong nuôi cá bè. Nếu nước chảy mạnh, cá tiêu hao nhiều năng lượng cho việc chống lại sức ép của nước. Cá phải ăn nhiều hơn để bù cho phần năng lượng tiêu hao này làm tăng hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), chi phí sản xuất tăng lên. Nếu nước chảy yếu, cá không có đủ oxy để hô hấp, các khí độc không được đẩy đuổi ra khỏi bè, nhất là ở khu vực cuối bè. Cá chậm lớn, dễ nhiễm bệnh hoặc chết. Ở những bè lớn hoặc bè nuôi cá ba sa, điều này càng nghiêm trọng hơn. Nước chảy yếu, phù sa dễ bám vào bè, cản trở dòng nước chảy qua bè. 2.1. Đo pH Đo bằng giấy quỳ
  32. 30 Hộp giấy quỳ gồm: - Giấy quỳ - Thang so màu Lưu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ. Giấy quỳ Hình 2.2.11. Một số kiểu hộp giấy quỳ Thực hiện đo như sau: 1. Đo trực tiếp nguồn nước sông, rạch, cách bờ khoảng 2m, cách mặt nước khoảng 0,5m. Hoặc đo mẫu nước lấy từ sông, rạch với điểm lấy mẫu như trên. Lấy mẫu nước 2. Lấy một mẩu giấy quỳ dài khoảng 2-4cm. Lấy mẩu giấy quỳ
  33. 31 3. Nhúng mẩu giấy quỳ vào nước sông, rạch hoặc mẫu nước cần đo. Nhúng mẩu giấy quỳ vào nước 4. Để ráo khoảng 5-10 giây Mẩu giấy chuyển màu Để ráo mẩu giấy quỳ 5. Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh màu của mẩu giấy với các ô màu trên thang so màu. Màu giấy quỳ đậm hơn màu trên thang so màu. So màu
  34. 32 6. Màu giấy quỳ nhạt hơn màu trên thang so màu. Màu mẩu giấy nhạt hơn 7. Đọc kết quả trị số pH ở ô màu gần trùng nhất so với màu mẩu giấy. Màu mẩu giấy trùng với màu của pH=8 trên thang so màu Hình 2.2.12. Các bước đo pH nước bằng giấy quỳ Đo bằng test kit Lọ nhựa Thuốc thử Bộ test kit gồm: - Thuốc thử - Thang so màu Thang so màu - Lọ nhựa trong chứa mẫu nước Hình 2.2.13. Các thành phần của hộp test pH
  35. 33 Cách đo như sau: 1. Cho nước mẫu vào lọ, tráng đều lọ vài lần. Tráng lọ 2. Đổ nước tráng lọ ra. Đổ nước tráng lọ 3. Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định. 4. Lau khô bên ngoài lọ. Cho mẫu nước vào lọ 5. Cho thuốc thử vào lọ với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất sau khi lắc đều chai thuốc thử. Cho thuốc thử vào lọ
  36. 34 6. Lắc nhẹ tròn đều lọ để thuốc thử hòa tan vào mẫu nước thử. Mẫu nước thử biến màu Lắc đều lọ nước mẫu 7. Đặt lọ nước mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu. 8. Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu. So màu mẫu nước Hình 2.2.14. Các bước đo pH nước bằng bộ thử (test kit) Đo bằng máy đo cầm tay (máy đo điện cực) Máy đo pH cầm tay có 2 loại: - Bút đo pH: có đầu dò (điện cực) nằm trực tiếp, phía dưới của máy (bên trong). Được dùng nhiều do dễ sử dụng. Hình 2.2.15. Một loại bút đo pH (Hiệu HANNA HI99161)
  37. 35 Màn hình số - Loại có đầu dò nối với máy bởi dây dẫn. Ít dùng do đắt tiền và khó sử dụng. Đầu dò Hình 2.2.16. Một loại máy đo pH đầu dò rời (Hiệu APEL PH-62K) Cách đo như sau: 1. Hiệu chỉnh máy: - Mở nắp máy. - Mở máy bằng nút mở-tắt. - Giữ phần dưới của máy trong cốc nước cất. - Xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh (bên hông hoặc mặt sau của máy), quan sát màn hình. - Ngừng xoay khi màn hình hiện lên số 7,0. - Chuyển máy ra khỏi cốc nước cất. Hình 2.2.17. Hiệu chỉnh máy đo pH cầm tay
  38. 36 2. Đo pH mẫu nước: - Tráng cốc vài lần bằng nước mẫu vừa lấy ở sông, rạch. - Cho mẫu nước cần đo vào cốc. - Cho phần dưới của máy vào cốc nước mẫu. - Lắc nhẹ phần dưới của máy trong nước vài lần. - Chờ 15-30” cho số trên màn hình đứng yên. - Đọc kết quả, ghi vào sổ theo dõi. - Đưa máy ra khỏi cốc nước. - Tắt máy - Ngâm đầu dò vào cốc nước sạch một lúc, lấy ra, để ráo. - Đậy nắp máy. Hình 2.2.17. Đo pH mẫu nước bằng máy đo pH cầm tay Cách bảo quản: - Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy. - Không đo trực tiếp vào nước ao. Không để phần trên của máy tiếp xúc với nước để tránh chạm mạch. 2.2. Đo hàm lượng oxy hòa tan - Hai dạng thiết bị để đo hàm lượng oxy hòa tan là: Hộp test kit gồm thuốc thử, thang so màu và lọ nhựa trong chứa mẫu nước. Lưu ý đến hạn sử dụng của test kit.
  39. 37 Hình 2.2.18. Các thành phần của hộp test Oxy Máy đo có điện cực (đầu dò) nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter). Máy đắt tiền và khó sử dụng, bảo quản nên không thích hợp với quy mô hộ gia đình. Hình 2.2.19. Một loại máy đo oxy hòa tan (Hiệu HANNA HI9146) Đo bằng test kit, được thực hiện như sau: Lấy mẫu nước sông, rạch, cách bờ khoảng 2m, cách mặt nước khoảng 0,5m. Mẫu nước dùng để đo hàm lượng oxy hòa tan được đo ngay sau khi thu mẫu. 1. Tráng đều lọ chứa mẫu nước vài lần bằng nước định kiểm tra. Tráng lọ chứa mẫu nước 2. Cho lọ chứa mẫu trực tiếp xuống sông, rạch ở vị trí lấy mẫu để lấy nước. Lượng nước lấy vào phải đầy đến miệng lọ. Hoặc có thể dùng xô, ca cho xuống sông, rạch ở vị trí lấy mẫu để lấy nước. Sau đó, cho lọ lấy mẫu vào vị trí giữa ca, xô, lấy nước mẫu vào đến
  40. 38 đầy lọ. 3. Lau khô bên ngoài lọ. Lau khô bên ngoài lọ 4. Nhỏ thuốc thử số 1 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit) sau khi lắc đều chai thuốc thử. Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu. Cho thuốc thử 1 vào lọ 5. Nhỏ thuốc thử số 2 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit) sau khi lắc đều chai thuốc thử. Ví dụ: với test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu. Cho thuốc thử 2 vào lọ
  41. 39 6. Đậy kín lọ bằng nắp nhựa ngay (phải không có bọt khí trong lọ). Đậy nắp lọ 7. Lắc đều lọ. 8. Mở nắp lọ ra. Lắc đều lọ 9. Đặt lọ nơi nền trắng của thang so màu, so màu với ánh sáng tự nhiên, không trực tiếp chiếu vào lọ. 10. Đọc kết quả hàm lượng oxy của mẫu nước là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nước. 11. Ghi kết quả kiểm tra vào sổ ghi chép số liệu. So màu Hình 2.2.30. Các bước đo oxy hòa tan bằng bộ thử (test kit) 2.3. Đo độ kiềm
  42. 40 Đo độ kiềm của nguồn nước bằng bộ thử nhanh (kH test kit). Hộp test gồm thuốc thử và lọ nhựa trong chứa mẫu nước. Lưu ý đến hạn sử dụng của hộp test. Hình 2.2.31. Các thành phần của hộp test đo độ kiềm Dùng mẫu nước đo pH để đo độ kiềm. Cách đo độ kiềm của nước như sau: 1. Tráng đều lọ vài lần bằng nước mẫu. Tráng đều lọ 2. Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), lượng nước mẫu là 5ml. Lấy nước mẫu vào lọ
  43. 41 3. Lau khô bên ngoài lọ. Lau khô bên ngoài lọ 4. Nhỏ từ từ từng giọt thuốc thử vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử. Nước mẫu trong lọ chuyển màu Ví dụ: với test SERA, nước mẫu chuy n sang màu xanh N hỏ thuốc thử vào lọ 5. Nhỏ tiếp tục từng giọt một thuốc thử vào lọ nước mẫu. Lắc đều lọ nước mẫu sau mỗi giọt 6. Ngừng nhỏ thuốc thử khi nước mẫu chuyển màu lần nữa. Mẫu nước có màu xanh Ví dụ: với test SERA, nước mẫu chuyển màu từ xanh sang vàng. 7. Nhân số giọt thuốc thử với hệ số được quy định tùy theo nhà sản xuất. Kết quả nhân là độ kiềm của nguồn nước. (Với test SERA, hệ số nhân là 17,9) Mẫu nước có màu vàng Hình 2.2.32. Các bước đo độ kiềm của nguồn nước bằng bộ thử nhanh
  44. 42 Ví dụ: Sử dụng test SERA, tổng số giọt thuốc thử cho vào lọ nước mẫu là 5 giọt, độ kiềm của nước sông là 5 x 17,9 = 89,5 mg CaCO3/l (thích hợp cho nuôi á). 2.4. Đo NH3 + Bộ thử NH3/NH4 SERA được sử dụng phổ biến để đo hàm lượng NH3 trong nuôi trồng thủy sản. Bộ thử này gồm 3 chai thuốc thử, lọ nhựa trong để chứa mẫu nước và bản hướng dẫn sử dụng có thang so màu. + Hinh 2.2.33. Bộ thử nhanh NH3/NH4 SERA Cách đo như sau: - Tráng lọ vài lần bằng nước mẫu cần kiểm tra; - Lấy 5ml nước mẫu vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ; - Cho 3 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử; - Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu; - Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử; - Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu; - Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 3 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử;
  45. 43 - Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu; + - So màu của nước mẫu với thang màu sau khi chờ 5’. Đọc trị số NH4 ở hàng (a) của ô màu trùng với màu nước mẫu (trị số ở hàng b được sử dụng khi đo mẫu nước mặn); - Xác định pH của nước mẫu theo cách đã biết ở mục 2.2.1. Đo pH. + - Đoc kết quả hàm lượng NH3 ở ô giao nhau giữa cột trị số NH4 với hàng trị số pH đã xác định ở bước 10. Ví dụ: theo hình 3.34 + Trị số NH4 khi so màu là 1,0 pH nước mẫu được xác định ở bước 10 là 7,5 Hàm lượng NH3 của mẫu nước là 0,02mg/l Hình 2.2.34. Cách đọc kết quả hàm lượng NH3 trong bảng hướng dẫn Làm sạch trong và ngoài lọ chứa mẫu nước bằng nước sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra. 2.5. Đo dộ mặn Đo bằng tỷ trọng kế Tỷ trọng kế: Là ống thủy tinh Phần dưới có đường kính lớn, chứa các hạt chì nhỏ, Phần trên có đường kính nhỏ hơn, chứa cột giấy có chia độ chỉ độ mặn. Hình 2.2.35. Tỷ trọng kế
  46. 44 Cách đo như sau: 1. Cho mẫu nước vào đầy ống nhựa hoặc vào ly có độ cao thích hợp để tỷ trọng kế không chạm đáy khi đo. Lấy mẫu nước vào ống 2. Cho tỷ trọng kế vào ống nhựa. Cho tỷ trọng kế vào ống 3. Chờ tỷ trọng kế đứng yên trong ống nhựa. Tỷ trọng kế đứng yên 4. Đọc số trên vạch chia độ ở ngay mức nước. Số này là độ mặn của nước trong ao. Đọc kết quả ở mức nước Hình 2.2.36. Các bước đo độ mặn của nước bằng tỷ trọng kế
  47. 45 Đo bằng khúc xạ kế Bên ngoài khúc xạ kế có các chi tiết chính: - Nắp nhựa trắng trong, đóng mở được. - Gương nhận mẫu nước màu xanh trong, cố định bên dưới nắp nhựa. - Rãnh hiệu chỉnh. - Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay tròn được. - Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận Hình 2.2.37. Một loại khúc xạ kế chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt có thể (Hiệu ATAGO S/Mill-E) thấy màn hình như bên dưới. Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thử ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nước ở bên phải. Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nước. Hình 2.2.38. Kết quả đo là ranh giới của phần xanh và tr ng Cách đo độ mặn như sau: 1. Cho 1-2 giọt nước mẫu vào giữa gương nhận mẫu nước. Cho mẫu nước vào gương nhận mẫu
  48. 46 2. Đậy nắp nhựa sát vào gương nhận mẫu sao cho giọt nước phân tán đều và không tạo thành bọt khí. Đậy nắp nhựa 3. Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn). 4. Đưa phần sau khúc xạ kế vào sát mắt và nhìn vào mắt đọc kết quả. Nhìn vào mắt đọc kết quả 5. Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. Đây chính là độ mặn của mẫu nước. 6. Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất. 7. Dùng giấy mềm, mịn chùi khô gương nhận mẫu nước và nắp Đọc kết quả nhựa. Bảo quản nơi khô ráo. Hình 2.2.39. Các bước đo độ mặn của nước bằng khúc xạ kế
  49. 47 Hiệu chỉnh khúc xạ kế Sau nhiều lần sử dụng, khúc xạ kế có thể cho kết quả không chính xác. Chỉnh lại như sau: 1. Cho 1-2 giọt nước cất hoặc nước đã biết trước độ mặn vào giữa gương nhận mẫu nước. 2. Đậy nắp. 3. Hướng bộ phận nhận mẫu nước về phía ánh sáng. 4. Nhìn vào mắt đọc kết quả, xoay nhẹ bộ phận chỉnh độ nét để nhìn thấy thật rõ trị số nằm ở ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. 5. Dùng tuốc-nơ-vít nhỏ cho vào rãnh hiệu chỉnh, xoay qua lại để ranh giới của 2 phần trắng và xanh ở vị trí số 0 (nếu là nước cất) hoặc ở trị số chỉ độ mặn của giọt nước. 6. Khúc xạ kế đã được hiệu chỉnh xong Hình 2.2.40. Xoay vít trong rãnh hiệu chỉnh Bảo quản khúc xạ kế - Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất. - Lau khúc xạ kế bằng giấy mịn, mềm, khô - Bảo quản trong hộp, để nơi khô ráo. Hình 2.2.41. Lau khúc xạ kế 2
  50. 48 Không đƣợc: - Nhúng gương nhận mẫu nước và nắp nhựa vào nước ao để lấy mẫu. - Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa dưới vòi nước chảy. - Nhúng khúc xạ kế vào nước. Vì nước có thể đi vào lòng máy, nấm sinh sôi làm tối màn hình và khúc xạ kế bị hư Hình 2.2.42. Không rửa khúc xạ kế dưới dòng nước chảy 2.6. Đo nhiệt độ Nhiệt độ nước được đo trực tiếp với nguồn nước. Vị trí đo: cách bờ 1-2m Nhiệt độ nước được đo bằng nhiệt kế với: - Khoảng đo được từ 00C đến 500C hay 1000C. - Cột chất lỏng có màu đỏ (nhiệt kế rượu) hay xám bạc (nhiệt kế thủy ngân). Nhiệt kế rượu Đặt nhiệt kế vào nguồn nước. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Đặt nhiệt kế vào nước
  51. 49 Đọc kết quả sau 5-10’ trong khi vẫn để nhiệt kế trong nước hoặc mang nhiệt kế ra khỏi nước và đọc nhanh. Nhiệt độ nguồn nước là trị số trên vạch chia tại đầu mút của cột màu đỏ hoặc xám bạc của nhiệt kế Đọc kết quả ở đầu cột màu đỏ Hình 2.2.43. Các bước đo nhiệt độ nước bằng nhiệt kế 2.7. Đo độ trong Đo độ trong của nước bằng đĩa Secchi, đơn vị tính là cm. Đĩa Secchi là tấm kim loại tròn, đường kính 20 - 25cm Mặt trên được chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẽ nhau Đĩa được nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ được chia vạch 5 hoặc 10cm Hình 2.2.44. Đĩa Secchi Cách đo độ trong của nước 1. Thả dây hoặc thanh gỗ để đĩa Secchi xuống nước từ từ. Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng. Cho đĩa Secchi vào nước
  52. 50 2. Ngừng thả đĩa khi không còn phân biệt được 2 màu đen trắng nữa. 3. Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (thanh gỗ). Độ trong của nước là chiều dài của đoạn dây (thanh gỗ) bị ướt. Không phân biệt được màu của đĩa Hình 2.2.45. Các bước đo độ trong của nước 2.8. Đo lưu tốc nước Tham khảo tài liệu thủy văn của cơ quan chức năng địa phương để biết được lưu tốc dòng chảy của khu vực định đặt bè nuôi cá theo từng thời kỳ trong năm. Đo lưu tốc dòng chảy được thực hiện với máy đo lưu tốc nước. Hình 2.2.46. Một loại lưu tốc kế cơ Hình 2.2.47. Một loại lưu tốc kế (Hiệu 2030R) điện tử (Hiệu LS10) Phổ biến là lưu tốc kế cơ và lưu tốc kế điện tử với nhiều loại khác nhau. Cách sử dụng tùy theo từng loại máy. Hƣớng dẫn cách sử dụng lƣu tốc kế cơ 2030R: - Cố định máy với khung lưới vớt phiêu sinh vật hoặc cột một vật nặng vào 1 trong 2 dây cố định máy; - Ghi lại trị số của khung số trên thân máy (trị số trước đo);
  53. 51 - Tháo vít thép ở phía sau của máy; - Lấy nước ngọt hoặc dầu silicon vào ống tiêm. Không dùng nước cất; - Giữ thấp phần đầu máy và bơm nước ngọt vào máy qua lỗ tháo vít thép cho đến khi đầy. Không để bọt khí được tạo thành trong máy; - Lắp vít thép lại như cũ; Hình 2.2.48. Liên kết lưu tốc kế với vật nặng - Đặt máy vào vị trí đo ngay để tránh nước trong máy chảy ra gây sai số khi đo; Máy ở dưới mặt nước ít nhất 0,1m; - Lấy máy lên khỏi mặt nước, ghi lại thời gian đo (tính theo giây) và trị số của khung số (trị số sau đo); - Tính lưu tốc nước. Công thức tính lưu tốc nước (cho máy 2030R) 26873 x 100 x (Trị số sau đo - Trị số trước đo) Lưu tốc nước = 999999 x Thời gian đo Đơn vị tính lưu tốc là cm/giây Với: 26873 là số không đổi riêng của loại máy 2030R Ví dụ: Tính lưu tốc nước của sông với thời gian đo là 30 giây, trị số trước đo là 000510, trị số sau đo là 000960 26873 x 100 x (000960 - 000510) Lưu tốc nước = = 40,3 cm/giây 999999 x 30 hay 0,4m/giây Có thể đo lưu tốc nước bằng cách đơn giản sau: Thả xuống nước một vật nổi nhẹ (mảnh nhựa, quả bóng nhựa ). Đo độ dài đoạn sông mà vật nổi nhẹ đã trôi trong khoảng thời gian xác
  54. 52 định. Hoặc: đo thời gian vật nổi nhẹ đã trôi từ điểm đầu đến điểm cuối của một đoạn sông xác định. Tính lưu tốc nước theo công thức: Độ dài đoạn sông mà vật nổi trôi (m) Lưu tốc nước = Thời gian vật nổi trôi (giây) Ví dụ: Lưu tốc nước của đoạn sông mà vật nổi trôi với độ dài là 48m trong thời gian 120 giây là: 48m Lưu tốc nước = = 0,4m/giây 120 giây Cách đo này tuy đơn giản, không yêu cầu bống tượngng thiết bị đắt tiền nhưng có sai số lớn, phụ thuộc vào điều kiện môi trường. 3. Khảo sát điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng vùng nuôi - Khu vực đặt bè nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương. - Xa khu dân cư. - Xa nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Bè nên đặt ở phía trên nguồn nước thải. Nếu khu vực nuôi nằm tiếp giáp vùng trồng lúa, cần kiểm bống tượng kỹ nguồn nước vào những đợt dùng thuốc bảo vệ thực vật trị bệnh lúa. - Giao thông thuận tiện, nhất là giao thông thủy. - Không quá xa các nhà máy chế biến cá. - Đảm bảo an ninh trật tự. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Trình bày các tiêu chuẩn của một khu vực sông làm địa điểm đặt bè nuôi cá bống tượng. 2. Các bài tập thực hành 2.1. Bài tập 2.2.1. Đo lưu tốc nước sông - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện được việc đo lưu tốc dòng nước - Nguồn lực:
  55. 53 Lưu tốc kế cơ Quả bóng nhựa Đồng hồ Ghe, xuồng, áo phao Giấy bút, máy tính - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm 6 - 7 học viên, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Học viên đi ghe, xuồng ra sông, cách bờ 10-20m, dùng lưu tốc kế đo tốc độ dòng chảy của nước. Sau đó, cho quả bóng nhựa trôi trên sông một quãng đã biết độ dài, tính thời gian quả bóng trôi. Tính lưu tốc nước của 2 cách đo. So sánh kết quả 2 cách đo. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm, hướng dẫn thực hiện 1 giờ - Kết quả cần đạt được: Học viên thao tác chính xác các bước thực hiện và an toàn. 2.2. Bài tập 2.2.2. Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá cá bống tượng - Mục tiêu: Củng cố lý thuyết và rèn luyện các kỹ năng để chọn được địa điểm đặt bè phù hợp. - Nguồn lực: Các bộ thử nhanh pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3 Tỷ trọng kế, khúc xạ kế Nhiệt kế Đĩa Secchi Lưu tốc kế cơ Dây thừng cột vật nặng hoặc sào Ghe, xuồng, áo phao - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 6 nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Học viên đi ghe dọc sông, quan sát hình dáng, chiều rộng, đo độ sâu của đoạn sông và các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, độ kiềm, hàm lượng NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong và lưu tốc nước sông. Khảo sát 2 đoạn sông, rạch trong khu vực. So sánh 2 đoạn sông (độ dài, chiều rộng, độ sâu, các vị trí bất lợi và các chỉ tiêu môi trường).
  56. 54 Báo cáo kết luận - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm, 2 giờ giáo viên hướng dẫn - Kết quả cần đạt được: Chọn được địa điểm thích hợp trên đoạn sông để đặt vị trí đặt bè nuôi cá. Bài kiểm tra: Thời gian 2 giờ - Nêu các đặc điểm tự nhiên, xã hội phù hợp cho đặt lồng bè nuôi cá bống tượng - Đo các yếu tố môi trường pH, NH3, Độ trong, Lưu tốc dòng chảy C. Ghi nhớ Đoạn sông thích hợp để đặt bè nuôi cá bống tượng phải thẳng, phía trên nguồn nước thải, nước ô nhiễm, đảm bảo luồng lạch giao thông, không gần các công trình thủy, cấm neo đậu phương tiện vận tải thủy, độ sâu đủ để đáy sông cách đáy bè ít nhất 0,5m, đáy bùn pha cát, đất mềm hay bùn dẻo. Các chỉ tiêu môi trường nước: pH = 7-8 Hàm lượng oxy hòa tan: 5-8mg/l Độ kiềm: 80-120mg CaCO3/l NH3 ≤ 0,1mg/l Độ mặn: tốt nhất là nước ngọt Nhiệt độ: 26-320C Độ trong > 10cm vào mùa lũ Lưu tốc nước: 0,2-0,5m/giây.
  57. 55 Bài 3. LẮP RÁP BÈ NUÔI CÁ Mã bài: MĐ02-3 Cá bống tượng có thể phát triển tốt trong môi trường nước tĩnh hoặc nước chảy nên được nuôi trong ao hoặc bè. Trong khi đó, cá ba sa chỉ phát triển tốt trong môi trường nước chảy nên thường được nuôi trong bè trên sông. Những hiểu biết cơ bản về cách lắp đặt bè nuôi cá là cần thiết để giúp người nuôi cá theo dõi, kiểm bống tượng quá trình làm bè nuôi ở cơ sở chuyên sản xuất bè. Mục tiêu - Trình bày được cách tổ chức lắp ráp hoặc theo dõi lắp ráp bè nuôi cá đúng kỹ thuật. - Chọn được quy cách và vật liệu làm bè nuôi cá phù hợp. - Tổ chức đượcviệc lắp ráp bè. A. Nội dung 1. Chọn loại bè 1.1. Các loại hình bè nuôi Ở Đồng bằng sông Cửu Long, dạng phổ biến là bè lớn có lắp công trình phụ (nhà ở, kho) bên trên. Hình 2.3.1. Bè nuôi cá bống tượng ở miền Tây Nam bộ Loại bè này phù hợp để nuôi cá bống tượng là loại cá lớn, bơi khỏe. Tuổi thọ của bè có thể đến 50 năm.
  58. 56 Ở miền Bắc, bè thường có dạng lồng lưới đặt trong hồ nước tĩnh hoặc lồng bằng gỗ, tre kích thước nhỏ đặt trên sông, công trình phụ trên bè đơn giản hoặc không có. Lồng lưới gồm bên ngoài là khung lồng bằng tre, gỗ hoặc kim loại, bên trong là lồng lưới (giai) bằng nylon (PE). Phía dưới khung lồng là các phao bằng thùng phuy, tre Có thể đi lại trên khung lồng. Lồng bè gỗ (tre) với các nẹp gỗ hay tre được đóng bằng đinh vào khung lồng ở đáy, đầu và hông bè. Mặt bè có nắp để cho cá ăn, chăm sóc và thu hoạch cá. Cá bống tượng được nuôi ngày càng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nhưng chưa đạt quy mô lớn, chưa được đầu tư lớn nên bè có kích thước nhỏ, không thích hợp với cá bống tượng. Tuổi thọ của bè khoảng 2-3 năm. 1.2. Kích thước bè Bảng 2.3.1Quy cỡ lồng bè nuôi cá bống tượng Loại bè Kích thƣớc: dài x rộng x cao Độ sâu nƣớc Thể tích bè (m) (m) (m3) Nhỏ 2 x 2 x 1 (ở miền Bắc) 0,8 4 3 x 4 x 1,5-2 (ở miền Bắc) 1,2-1,5 18 (6-8) x (3-5) x (2,5-3,5) 2 20-100 Trung bình (9-12) x (4-9) x (3-3,5) 2,5-3 100-500 Lớn (12-30) x (9-12) x (4-4,5) 3,5-4 500-1.600 1.3. Vật liệu làm khung bè 1.3.1. Gỗ Với các bè kích thước lớn, kiên cố, gỗ làm khung bè là gỗ tốt như sao, vên vên với các qui cách thích hợp. Với bè nhỏ, gỗ làm khumg bè có thể được tìm tại địa phương như bạch đàn, tre Gỗ phải đúng quy cách, khô, thẳng, không được nứt, cong vênh, mối mọt.
  59. 57 Gỗ vuông để làm trụ đứng, đà ngang, đà dọc, quy cách 8-15 x 8-15cm. a) Gỗ cây Ván để đóng đáy, hông bè, rộng 20-30cm, dày 1,5-3cm. b) Gỗ ván Nẹp để đóng đầu, hông, mặt bè, rộng 5- 8cm, dày 0,8-1,0cm. c) Gỗ nẹp Để làm trụ, đà, cọc để cột dây cố định bè hoặc làm công trình phụ. d) Gỗ tròn Hình 2.3.2 Các loại gỗ dùng làm khung bè
  60. 58 1.3.2. Lưới Lồng lưới được làm bằng lưới PE dệt không gút để cá không bị xây sát. Mắt lưới thích hợp để giữ cá nhưng vẫn đảm bảo thông nước. Sợi lưới: 380 D/15, PE 380 D/18, PE 380 D/21 và PE 31 x 2 Lưới không thủng, mắt lưới đều, đúng chất liệu quy định a) Lưới làm lồng Lưới kẽm hoặc inox ở phần đầu bè với mắt lưới 1,5 x 1,5cm hoặc 2 x 2cm. Cọng kẽm trơn láng, không có vết xước để tránh làm xây sát cá. b) Lưới kẽm hoặc inox Hình 2.3.3 Các loại lưới làm lồng bè 1.3.3. Đinh, bu lông Bu lông dài Bằng thép, 14  16, dài 18- 20cm. Để liên kết các trụ, đà bằng cách xuyên qua trụ, đà đã được khoan lỗ. a) Bu lông dài
  61. 59 Bu lông chữ U, bằng thép 1416, dài 18-20cm. Bu lông phải mới, không gỉ sét, đường kính và cỡ ren khớp với con ốc tán. Bu lông và con ốc tán phải còn sắc cạnh. b) Bu lông U Ốc vít Với nhiều cỡ đường kính và chiều dài khác nhau để liên kết các trụ, đà không cần khoan lỗ trước. Ốc vít phải mới, không gỉ sét, đầu nhọn, ren và khe vít sắc cạnh. c) Ốc vít Đinh với nhiều cỡ chiều dài khác nhau để liên kết nẹp, ván vào trụ, đà. Đinh mới, không gỉ sét, thẳng, đầu nhọn. d) Đinh Hình 2.3.4 Các loại đinh bulong 1.3.4. Hệ thống phao Thường đặt quanh khung lồng bè, giúp bè nổi. Tùy theo điều kiện cung cấp, có thể dùng thùng phuy sắt, nhựa, tre nguyên cây, ống nhựa, mốp xốp hoặc phao từ các cơ sở chuyên sản xuất. Tre nguyên cây, đường kính trung bình 10-15cm. Tre thẳng, không nứt, dập, khống chênh lệch nhiều về đường kính ở phần ngọn và gốc. a) Phao bè bằng tre
  62. 60 Hoặc ống nhựa (đầu ống có nắp chụp), đường kính 10- 22cm, dài 4m để thay thế tre nguyên cây. Ống thẳng, không nứt, nắp chụp phải được dán keo. b) Phao bè bằng ống nhựa Thùng phuy bằng nhựa (200- 220 lít). Thùng không nứt, móp méo, có nắp. c) Phao bè bằng thùng phuy nhựa Thùng phuy kim loại Thùng được sơn chống rỉ sét, không móp méo. d) Phao bằng thùng phuy kim loại Mốp xốp hình khối chữ nhật kích thước 1,0 x 0,5 x 0,6m bao bên ngoài bằng bạt nhựa e) Phao bè bằng mốp xốp
  63. 61 Phao nổi bằng nhựa dạng mô đun lắp ghép Kích thước dài x rộng x cao = 507 x 507 x 430 mm f) Phao bè dạng mô đun Hình 2.3.5 Các loại vật liệu d ng để làm phao lồng bè 1.3.5. Hệ thống neo Neo bè để cố định, không trôi dạt bè nhưng vẫn đảm bảo thay đổi được khoảng cách giữa đáy bè với đáy sông, rạch theo mức độ lên xuống của thủy triều. Gồm neo, dây cột neo nylon. Hình 2.3.6. Neo tàu chiến (lưỡi cố định) 1. Thân 2. Mỏ 3. Gót neo 4. Gối (phần dưới của thân chuyển sang mỏ) 5. Lưỡi 6. Mũi 7. Cần 8. Cổ (phần trên của thân) 9. Quai neo 10. Bulông
  64. 62 Neo Trotman Neo Martin Hình 2.3.7. Các loại neo có lưỡi quay có cần Neo Matrosov Neo Hall Hình 2.3.8. Các loại neo có lưỡi quay không có cần Sử dụng phổ biến là loại neo tàu chiến
  65. 63 Dây thừng Dây thừng nối bè với neo ở đáy sông hoặc với cọc, gốc cây ở trên bờ. Bằng nhựa PE hoặc đay, đường kính 30-35mm. Dây cột lồng lưới vào khung lồng, nối 4 góc đáy lồng lưới với vật nặng, có đường kính nhỏ hơn. Hình 2.3.9. Dây thừng PE Thường dùng 4-6 neo cho bè, cụm bè để neo 4 góc và 2 bên hông bè. Ở những bè nhỏ, đặt trong hồ ít có sự thay đổi mực nước, ít sóng gió, có thể dùng 2 neo và 2 dây cột vào trụ cố định. 2. Tổ chức thi công bè nuôi cá 2.1. Lắp khung bè Việc lắp ráp bè nuôi cá bống tượng thường được thực hiện bởi những cơ sở lắp ráp bè chuyên nghiệp  Bè ở Đồng bằng sông Cửu Long Hình 2.3.10. Sơ đồ cấu tạo đầu bè
  66. 64 Hình 2.3.11. Trụ đứng đà ngang cây chéo phần đầu bè Hình 2.3.12. Trụ đứng đà dọc cây chéo phần hông bè Bước 1: Ráp trụ đứng, đà dọc, đà ngang và cây chéo (cây xiên tả). Bước 2: Ráp hông bè Ghép bằng ván gỗ ở phía trong trụ đứng, khe hở giữa các tấm ván cách nhau 1-1,5cm hoặc tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy. Khe hở giữa các tấm ván rộng, tốc độ dòng chảy qua bè mạnh làm cá luôn hoạt động, tiêu tốn nhiều năng lượng, chi phí thức ăn tăng hoặc cá kém ăn, chậm lớn.
  67. 65 Khe hở giữa các tấm ván hẹp, tốc độ nước qua bè chậm làm cá thiếu oxy, cặn bã, phù sa tích tụ trong bè gây ô nhiễm và dễ làm cho cá nhiễm bệnh. Bước 3: Ráp đầu bè Với bè trung bình hoặc lớn, đầu bè được đóng với lưới kẽm, đồng hoặc thép không gỉ (inox) có mắt lưới 1,5 x 1,5cm hoặc 2 x 2cm. Với bè nhỏ, phần trên và dưới của đầu bè được đóng bằng thanh nẹp gỗ phía bên trong trụ đứng, phần giữa được đóng bằng lưới kẽm hoặc inox (hình 5.22). Bước 4: Ráp đáy bè Đóng kín đáy bè bằng ván gỗ, chừa 1-2 khe hở 1-1,5cm ở giữa để thức ăn không rơi xuống đáy sông, cá nuôi ghép ăn đáy sử dụng đươc thức ăn thừa và khi vệ sinh bè sẽ dễ dàng hơn. Bước 5: Ráp mặt bè Đóng bằng thanh nẹp gỗ, cách nhau 1-1,5cm. Hình 2.3.13. Mặt (sàn) bè
  68. 66 Có 2-3 cửa để cho cá ăn, chăm sóc và thu hoạch cá. Cửa mặt bè có nắp đậy và nâng hạ được, kích thước 1-2 x 1m. Hình 2.3.14. Cửa mặt bè  Lồng bè ở miền Bắc Có 2 loại là lồng bè lưới và lồng bè bằng gỗ (tre) Lồng bè lưới: Hình 2.3.15. Sơ đồ lồng lưới
  69. 67 Khung lồng Phao Lồng lưới Vật nặng neo lồng lưới Dây và neo khung lồng Hình 2.3.16. Một lồng lưới được m c trong khung lồng Nhiều khung lồng ghép lại thành cụm lồng bè. Hình 2.3.17. Bố trí cụm bè không có nhà sinh hoạt
  70. 68 Hình 2.3.18. Bố trí cụm bè có nhà sinh hoạt Lắp khung lồng bằng gỗ - Xếp 2 đà dọc vuông góc và ở trên 2 đà ngang. Khoảng cách giữa hai thanh đà (dọc hoặc ngang) khoảng 0,4-05m, bằng với chiều rộng của khối phao mốp xốp hoặc để phao thùng phuy được giữ giữa 2 thanh đà. - Cố định thanh đà dọc với đà ngang bằng bu lông. - Cố định các thanh ván gỗ ngắn Hình 2.3.19. Khung lồng bằng gỗ vào 2 thanh đà (dọc hoặc ngang) bằng đinh tạo thành đường đi quanh các lồng lưới. Lắp khung lồng bằng tre - Xếp các cây tre của cùng cạnh khung lồng sát nhau, rộng khoảng 0,5m. - Đặt các cây tre của cạnh dọc vuông góc và được đỡ bởi các cây tre của cạnh ngang. - Cố định các cây tre dọc vào các cây tre ngang bằng đinh hoặc dây nhựa. Hình 2.3.20. Khung lồng bằng tre
  71. 69 Lắp lưới vào khung lồng sau khi bè được lắp phao và cố định trên sông, hồ. Miệng lồng lưới cao hơn mực nước 0,5m. Hình 2.3.21. Lồng lưới được m c trong khung lồng Lồng lưới được đậy bằng tấm lưới. Hình 2.3.22. Tấm lưới đậy lồng  Lồng bè gỗ (tre): - Lắp đà dọc, đà ngang vào trụ đứng bằng cách ghép mộng Trụ đứng (như hình 6.36). Khoảng cách giữa các trụ đứng khoảng 1-1,5m - Cố định trụ và đà bằng đinh hoặc các chốt gỗ Đà dọc - Đóng nẹp gỗ hoặc tre vào đà dọc, ngang bằng đinh ở đầu, Nẹp gỗ Đà ngang hông và đáy bè Hình 2.3.24. Cách ghép mộng
  72. 70 - Lắp tấm mặt có nắp vào khung lồng. Hình 2.3.25. Mặt lồng 2.2. Lắp đặt phao Số lượng phao cần thiết cho một bè được tính đơn giản như sau: 1m3 thể tích phao nâng được 1 tấn khối lượng bè và phao Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cao, có thể tính 1,2-1,5m3 thể tích phao nâng được 1 tấn khối lượng bè và phao. Tính thể tích phao: - Đối với phao có dạng khối chữ nhật, vuông, thể tích phao bằng chiều dài x chiều rộng x chiều cao - Đối với phao dạng ống tròn (tre nguyên cây, ống nhựa ), thể tích phao được tính như sau: Thể tích phao = 0,785 x đường kính x đường kính x chiều dài Bảng 2.3.2. Sức nâng của một số dạng phao được sử dụng phổ biến như sau Loại phao Quy cách Sức nâng tính gần đúng (kg) Thùng phuy (sắt, Cao 0,9m, Ф 0,6m 200kg nhựa) Dài 4m, Ф 220mm 150kg Ống nhựa u PVC Dài 4m, Ф 168mm 85kg Dài 4m, Ф 114mm 40kg Phao nhựa dạng mô 507 x 507 x 430 mm 125kg đun hoặc theo quy cách SX
  73. 71 Phao mốp xốp 1 x 0,5 x 0,6m 300kg Khối mốp xốp được bao bên ngoài bằng bạt và cố định vào khung lồng bằng dây cước. Hình 2.3.26. Phao mốp xốp Thùng phuy được giữ bên dưới khung lồng bởi các cây tre. Hình 2.3.27. Phao thùng phuy Các bó tre nguyên cây được cố định vào 2 bên Phao tre hông bè. Hình 2.3.28. Phao tre nguyên cây
  74. 72 2.3. Lắp hệ thống neo Cột dây thừng vào vòng khoen của neo bằng nút buộc neo. Để đảm bảo dây không bị tuột, có thể thắt một nút ở đầu Nút dây an toàn Hình 2.3.29. Nút buộc neo Hoặc sử dụng nút thắt cổ Hình 2.3.30. Nút th t cổ Cột các dây phụ vào cọc, gốc cây trên bờ bằng nút thuyền chài. Hình 2.3.31. Cách th t nút thuyền chài B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Hãy nêu cấu tạo của be nuôi cá
  75. 73 2. Các bài tập thực hành 2.1. Bài tập 2.3.1. Tính độ nổi của vật liệu làm phao bè - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng tính toán được độ nổi của bè nuôi - Nguồn lực: Các vật liệu làm phao: Thùng phuy sắt hoặc nhựa, tre nguyên cây, ống nhựa, mốp xốp. Thước đo Cân 50kg - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 5, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Học viên đo và cân các vật liệu làm phao, tính thể tích của vật liệu. Tính độ nâng bè của vật liệu làm phao. . - Thời gian hoàn thành: 0.5 giờ/nhóm, giáo viên hướng dẫn 0.5 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên. - Kết quả cần đạt được: Học viên tính được độ nâng của cá vật liệu làm phao bè. 2.2. Bài tập 2.3.2. Tham quan cơ sở làm bè Tìm hiểu cách bố trí cơ sở, sử dụng vật liệu và quy trình làm bè tại cơ sở - Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các loại vật liệu có thể dùng làm bè nuôi và quy trình đóng lồng bè. - Nguồn lực: Cơ sở đóng bè tại địa phương - Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Học viên đến các cơ sở đóng bè nuôi cá tại địa phương thực hiện: Tìm hiểu về quy trình đóng bè Quy cách bè, vật liệu đóng bè; Báo cáo kết luận - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/nhóm, giáo viên hướng dẫn 1 giờ - Kết quả cần đạt được:
  76. 74 Báo cáo nhận xét thiết kế bè, quy trình đóng bè ở tại cơ sở. C. Ghi nhớ Vật liệu đóng bè phải đúng quy cách, chất lượng tốt. Bè được đóng đúng quy trình, thông số kỹ thuật.
  77. 75 Bài 4: DI CHUYỂN VÀ CỐ ĐỊNH BÈ NUÔI CÁ Di chuyển lồng bè đến vị trí nuôi là bài học thứ hai thuộc mô đun chọn và cố định lồng bè ở vị trí nuôi. Chương trình bài học giới thiệu về các nội dung giúp cho người nuôi hiểu được phương pháp di chuyển lồng bè an toàn đến vị trí nuôi. Cố định lồng bè bè đến vị trí nuôi là bài học thứ ba thuộc mô đun chọn và cố định lồng bè ở vị trí nuôi. Chương trình bài học giới thiệu về các nội dung giúp cho người nuôi hiểu được phương pháp cố định lồng bè tại vị trí nuôi đảm bảo độ chắc chắn trước sóng gió và bão. Mục tiêu: - Trình bày được các bước di chuyển bè ra vị trí nuôi và cố định bè. - Thực hiện được việc di chuyển, cố định bè đúng kỹ thuật, an toàn. - Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. A. Nội dung: 1. Đăng ký hoạt động bè nuôi cá 1.1. Trình tự thực hiện Bƣớc 1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bƣớc 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Bƣớc 3. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 1.2. Cách thức thực hiện 1.1.1.Thành phần hồ sơ Tổ chức hoặc cá nhân muốn đăng ký cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm: - Tờ khai đăng ký bè cá, do địa phương xã (phường) nơi đặt bè cá xác nhận - Giấy tờ hợp pháp do Cơ quan có thẩm quyền cấp về Quyền sử dụng mặt nước, hoặc quyền thuê mặt nước đặt bè cá (bè đặt trong vùng qui hoạch do UBND tỉnh ban hành tạm thời chưa yêu cầu nộp); - Sơ đồ vùng nước nơi đặt bè cá (nếu có); - Giấy cam kết đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi thủy sản bằng bè cá (bản chính); 1.1.2.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có) Địa điểm nuôi bao gồm các vùng nước được quy hoạch cho phép neo đậu được xác định theo lý trình các tuyến sông như sau: Điều kiện về môi trường
  78. 76 Tổ chức, cá nhân trong quá trình nuôi cá bè trên sông phải thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp về bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong báo cáo tác động môi trường. Cơ sở phải có biện pháp thu gom xử lý chất thải (xác động vật thủy sản chết, chất thải sinh hoạt) theo quy định về bảo vệ môi trường. Không được vứt xác động vật thủy sản chết ra sông. Điều kiện vệ sinh thú y: - Bè nuôi phải được vệ sinh diệt mầm bệnh, các loài động vật trung gian truyền bệnh theo chế độ định kỳ và sau mỗi vụ nuôi. - Dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng. - Thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây hại cho động vật và người sử dụng sản phẩm động vật. - Bảo đảm thời gian gián đoạn sau mỗi đợt nuôi. - Thuốc phòng trị bệnh, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. - Có hồ sơ ghi chép quá trình nuôi. - Cơ sở phải tuân thủ Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi theo Quyết định 130/2008/QĐ- BNN ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi. - Con giống thả nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, không mang mầm bệnh truyền nhiễm (thuộc danh mục các bệnh phải kiểm dịch khi lưu thông trong nước), được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. 2. Di chuyển bè ra vị trí nuôi 2.1. Chuẩn bị phương tiện lai kéo 2.1.1. Lựa chọn tàu, thuyền kéo - Chọn tàu kéo phải đảm bảo công suất tàu đủ để kéo hệ thống lồng bè đến vị trí nuôi. Tùy thuộc vào số lượng ô lồng và nhà ở hay nhà kho trên lồng bè nuôi mà chọn công suất tàu. Tuy nhiên, do lồng bè nuôi mới chỉ bao gồm khung lồng và nhà ở hay nhà kho chưa có lồng lưới và cá nuôi, nên việc di chuyển cũng tiến hành thuận lợi hơn. - Chọn tàu công suất máy từ 32 - 44cv. Mỗi tàu di chuyển thường có 1- 2 máy dự phòng và đảm bảo tăng công suất khi cần thiết. 2.1.2. Chuẩn bị vật tư - Dây kéo lồng bè bằng dây nilon hay dây cước, đường kính dây neo Ø22- 32. Độ dài dây kéo từ 50 – 70m.
  79. 77 - Trong quá trình di chuyển trang bị thêm các thiết bị bảo hộ lao động, áo phao hoặc phao cứu sinh. 2.2. Ch n thời đi m di chuy n 2.2.1. Chọn thời điểm thủy triều Thời gian di chuyển lồng bè thích hợp khi triều cường và ở đỉnh cao nhất hoặc kéo xuôi dòng khi thủy triều rút nhằm hạn chế lực cản của thủy triều lên. Xác định thời gian của con nước thủy triều lên xuống căn cứ vào lịch thủy triều theo cảng vùng xác định. 2.2.2. Chọn hướng gió di chuyển Cũng như thủy triều, hướng gió cũng cản trở quá trình di chuyển lồng bè đến vị trí nuôi. Thời gian di chuyển nên chọn xuôi theo hướng gió nhằm giảm bớt lực cản ngược gió khi di chuyển. Tuy nhiên, yếu tố hướng gió còn phụ thuộc rất nhiều vào luồng lạch di chuyển và thời điểm thủy triều lên xuống. 2.2.3. Chọn thời tiết Di chuyển khi thời thiết đẹp, sóng gió nhẹ, không mưa bão, áp thấp nhiệt đới. Thời tiết bão, sóng lớn hoặc giông lốc không được di chuyển bè đến vị trí chọn nuôi. 2.3. Tổ chức di chuy n Sau khi cố đã chuẩn bị được dụng cụ, vật tư và chọn được thời điểm di chuyển bè ta tiến hành buộc dây nilong hoặc dây cước vào khung ngang của bè và trục kéo của phương tiện lai dắt. Phương tiện lai dắt khởi động và vận tốc tăng từ từ. Người điều khiển phương tiên cần điều khiểu theo đúng luật giao thông đường thủy để tránh va trạm với các phương tiện đường thủy khác. Trong quá trình di chuyển lồng bè đến nơi đặt vị trí, những sự cố gặp phải trong quá trình di chuyển thường không chọn đúng thời điểm di chuyển. Những thời điểm không thích hợp cho di chuyển bè nuôi đến vị trí là khi thủy triều lên, không di chuyển đúng luồng lạch, va chạm với các phương tiện tàu thuyền, lồng bè khác do kích thước cồng kềnh, dây buộc bị tuột khỏi tàu kéo hoặc bè nuôi, tàu không đủ công suất kéo. Các sự cố khi va trạm vào bãi đá gầm, cồn cát, tàu thuyền khác cần liên hệ với đội cứu hộ biển nơi gần nhất. Khi va trạm cần dừng di chuyển, thả neo khắc phục sự cố và đợi cứu hộ trợ giúp.
  80. 78 Hình 2.4.1. Kéo lồng bè nuôi đến vị trí neo đậu 3. Cố định bè 3.1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ 3.1.1. Chuẩn bị vật tư - Cây làm neo (lọc gỗ): bằng gỗ bạch đàn tươi, chiều dài 4 – 6m; đường kính 15cm. Cây được đẽo nhọn một đầu để cắm xuống đáy biển. Yêu cầu về số lượng cây cho một cụm lồng bè 8 – 10 ô lồng không có dây buộc vào núi cần 6– 8 cây; nếu có dây buộc vào núi cần khoảng 4 – 6 cây. - Neo sắt: loại neo hàn nặng 50kg, cụm lồng bè có 8 - 10 ô lồng thường dùng 4  6 neo xuống đáy biển. - Dây neo: loại dây nilon hay dây sợi cước Ø32 - Ø35; dài từ 100 500m/dây; số lượng dây neo tương ứng neo và cọc neo. 3.1.2. Chuẩn bị dụng cụ - Tàu gỗ để di chuyển và đứng thả neo cũng như cắm cọc neo. - Cọc đóng lọc: bằng gỗ bạch đàn dài 8 – 10m, đường kính 10 – 15cm. - Đầu đóng lọc: làm bằng sắt hay inox, Ø15cm, dài 35- 40cm để ngắn với cây đóng cọc neo (lọc). Một đầu để đóng cọc neo xuống đáy biển. - Đá hộc nặng 15 – 20 kg/viên, số lượng mỗi dây neo cần khoảng 5 – 10 viên đá để làm chìm dây neo xuống nước tránh tàu thuyền đi lại. - Dây buộc đá neo: dây sợi cước, dây nilon, Ø15cm. 3.2. Xác định hướng cố định 3.2.1. Xác định hướng dòng chảy Xác định hướng dòng chảy dựa vào con nước thủy triều. Thời điểm triều xuống là thời điểm di chuyển xuôi theo dòng chảy. Thời gian xác định con nước thủy triều căn cứ vào lịch thủy triều theo vùng tại các địa phương. Chiều
  81. 79 rộng của bè trùng với đầu hướng dòng chày lên và xuống của thủy triều, chiều dài xuôi theo hướng của dòng chảy. 3.2.2. Xác định hướng gió Xác định hướng gió mạnh và thường xuyên có ảnh hưởng đến vị trí cố định của lồng bè và độ bền của lồng bè. Cần xác định hướng gió thường xuyên và mạnh để cố định lồng bè theo hướng của hướng gió mạnh nhất trong năm. Chiều rộng của bè trùng với đầu hướng gió thường xuyên và mạnh để tăng chịu lực cho lồng bè nuôi. 3.3. Thực hiện cố định 3.3.1. Cố định lồng bè bằng neo Một cụm ô lồng gồm 10 ô lồng thường dùng 4  6 neo xuống đáy biển để cố định cụm bè không bị trôi dạt hoặc dùng cọc neo nơi có nền đáy mềm có thể đóng được cọc neo (hay gọi là đóng lọc). Neo thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè. Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió. Thả neo theo bốn hướng của hệ thống lồng bè và tăng cường thêm dây neo tại góc và hướng bão trong năm. Dây neo bằng dây nilon hay dây cước có đường kính từ 32 – 35mm. Tuỳ theo độ sâu, lưu tốc dòng chảy, kích thước bè và chất đáy, dây neo có thể dài từ 100  500m, dọc dây neo treo thêm các cục đá 15  20 kg để cho dây chìm, đỡ cản tầu thuyền đi lại làm đứt dây neo. Hình 2.4.2. Thả neo
  82. 80 3.3.2. Cố định lồng bè bằng cọc gỗ (nọc gỗ) Cọc neo sử dụng cọc gỗ bạch đàn hay gỗ táu đường kính 90 - 100mm, dài 3,5- 4,5m tùy thuộc vào nền đáy. Coc gỗ được đóng sâu vào nền đáy cách mặt đáy 0,5m, nghiêng một góc 450 đối diện với hướng của dây neo. Dây neo được cố định vào cọc neo tính từ đầu cọc neo xuống 1/3 chiều dài của cọc, dây neo Ø32 - Ø35. Chiều dài dây neo cũng tương tự như phương pháp cố định lồng bè bằng neo. Hình 2.4.3. Đóng cọc neo bằng gỗ B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: + Nêu các yếu tố ảnh hưởng khi di chuyển lồng bè đến vị trí nuôi? + Chọn cọc neo theo yêu cầu? + Buộc dây neo và đóng cọc neo? + Phương pháp đo, đọc các yếu tố môi: độ mặn; pH; Ôxy hòa tan? + Đo độ sâu, đọc lịch thủy triều? 2. Các bài tập thực hành 2.1. Bài tập 2.4.1. Chọn neo, buộc dây neo và thả neo - Mục tiêu: Rèn luyện được kỹ năng chọn được loại neo phù hợp, buộc dây neo chắc và thả neo đúng vị trị định sẵn - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên gồm có: + 01 neo: 50 kg
  83. 81 + 01 thuyền + 01 dây buộc neo: Ø 32 – 35mm, dài 20-25m - Các bước thực hiện Chia lớp thành 5 nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Chọn neo, dây neo đúng theo yêu cầu kỹ thuật. + Bước 3. Buộc dây neo và neo. + Bước 4. Thả neo + Bước 5. Cố định dây neo vào bè - Tiêu chuẩn thực hiện + thời gian giáo viên hướng dẫn 1 giờ, mỗi nhóm thực hành 1 giờ + Cố định theo hướng dòng chảy, hướng gió; + Lồng bè cố định, không di chuyển. - Sản phẩm thực hành + Báo cáo kết quả thả neo 2.2. Bài tập 2.4.2. Chọn cọc neo, buộc dây neo và đóng cọc neo (cọc lọc) - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng chọn được loại cộc neo phù hợp, buộc dây neo chắc và đóng cọc neo đúng vị trị định sẵn và chắc chắn. - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên gồm có: + 01 cọc neo: gỗ bạch đàn dài 2 m, đường kính 10 cm + 01 thuyền + 01 dây buộc neo: ф 32 – 35mm, dài 20-25m + Dao dựa + 01 cây đóng cọc neo: dài 6-7m, + 01 đầu bịt cọc neo: đường kính nhỏ hơn 1 chút so với cọc neo, dài 50- 60cm - Các bước thực hiện Chia lớp thành 5 nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2. Chọn cọc neo, dây neo đúng theo yêu cầu kỹ thuật. + Bước 3: Dẽo đầu cọc neo vừa đầu bịt cọc neo và đầu đối diện nhọn + Bước 3. Buộc dây neo và cọc neo.
  84. 82 + Bước 4. Đóng cọc neo + Bước 5. Cố định dây neo vào bè - Tiêu chuẩn thực hiện + Thời gian: giáo viên hướng dẫn 1 giờ, mỗi nhóm thực hành 1 giờ + Cố định theo hướng dòng chảy, hướng gió; + Lồng bè cố định, không di chuyển. - Sản phẩm thực hành + Báo cáo kết quả đóng cọc neo Bài kiểm tra: thời gian 2 giờ - Nêu các quy trình đăng ký bè nuôi cá, nêu những yếu tố ảnh hưởng tới việc di chuyển be nuôi - Thực hành buộc neo và thả neo C. Ghi nhớ: - Phương pháp di chuyển được lồng bè đến vị trí nuôi; - Lựa chọn thời gian thích hợp di chuyển lồng bè đến vị trí nuôi an toàn. - Phương pháp cố định được lồng bè đảm bảo hướng gió, dòng chảy và chắc chắn.
  85. 83 Bài 5: LẮP LỒNG LƢỚI Lắp ráp lồng lưới là bài học thuộc mô đun Chọn và cố định lồng bè ở vị trí nuôi. Chương trình bài học giới thiệu về các nội dung giúp cho người nuôi lắp ráp được lồng lưới vào khung lồng. Mục tiêu: - Trình bày được các bước lắp lồng lưới vào khung bè. - Thực hiện được lắp lồng lưới. - Kiểm tra, sát trùng bè nuôi đúng yêu cầu. A. Nội dung: 1. Lắp lồng lƣới 1.1. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ cố định lồng - Lồng lưới là nơi lưu giữ cá trong suốt quá trình nuôi. Lồng lưới có dạng hình chữ nhật hay hình vuông tùy thuộc vào hình dạng khung lồng. Thông thường kích thước lồng lưới dài x rộng x cao có thể là 3x3x3m, 5x5x3m hay 6x3x3m. Kích thước mắt lưới lồng hiện nay 2a = 20- 60mm, tùy mục đích sử dụng theo giai đoạn phát triển của cá nuôi. - Chuẩn bị can định hình lồng: loại can nhựa 5 lít hoặc 10 lít chứa đầy cát. - Dây buộc can: dây sợi cước Ø8 – 10, chiều dài mỗi dây là 3m. - Dây buộc lưới mặt lồng: dây sợi cước Ø1,5 – 2. - Găng tay: 02 đôi. 1.2. Rải lồng lưới trên khung - Kiểm tra lồng lưới trước khi buộc và cố định để sử dụng. Đảm bảo không bị tuột mối thắt liên kết các sườn lồng lưới, không bị rách thủng. - Rải lồng lưới theo chiều rộng trên lối đi ở một đầu của ô lồng, hướng miệng của lồng lưới lên trên. - Kéo hai đầu của lồng lưới sang khung phía đối diện của ô lồng. 1.3. Buộc lồng lưới Buộc đường giềng miệng lồng bằng dây sợi cước (Polyetylen - PE) vào khung bằng các dây giềng có sẵn ở một góc của lưới lồng. Tùy theo kích thước lồng lưới, thông thường dây giềng đáy lồng có đường kính từ 8 – 10mm là thích hợp. Các bước tiến hành lắp lưới lồng: + Bước 1: Lựa chọn kỹ lồng lưới đảm đảm không bị rách thủng, phù hợp với kích thước khung lồng và mắt lưới phù hợp với kích cỡ cá.
  86. 84 + Bước 2: Cố định dây buộc giềng của một góc vào góc của khung lồng. + Bước 3: Dồn thịt lưới vừa đủ vào cạnh khung lồng và cố định giềng vào khung lồng ở góc thứ 2 cùng một phía; + Bước 4: Kéo căng lưới lồng và dây giềng về góc thứ ba đối diện theo góc thứ 2 và buộc cố định; + Bước 5: Rút căng dây giềng và lồng lưới về góc thứ tư và buộc cố định vào khung lồng. 1.4. Ki m tra lồng lưới Sau khi đã buộc lồng lưới vào bốn góc của một ô lồng, kiểm tra độ cân của lồng lưới và điều chỉnh lại hình dạng lồng lưới đều ở bốn cạnh và ở bốn góc lưới. Buộc cố định lại dây giềng ở bốn góc lồng vào khung bè. Hình 2.5.1. Lắp lồng lưới và khung bè 2. Cố định lồng lƣới 2.1. Xác định số lượng neo (can) định hình - Cố định hình dạng lồng lưới bằng neo và khung định hình lồng lưới: Xung quanh đáy lồng là ống sắt mạ kẽm đường kính 27mm hoặc 34mm và 4 chiếc cút vuông tạo thành một hình vuông hay hình chữ nhật bằng kích thước đáy lồng liên kết, bốn góc khung đáy treo 4 can nhựa chứa cát nặng 5  10kg.
  87. 85 - Cố định hình dạng lồng lưới bằng can nhựa chứa cát: người nuôi ít dùng ống sắt mạ kẽm để định hình lồng lưới. Thông thường để định hình lồng lưới sử dụng các can chứa cát khối lượng từ 5 – 10kg được buộc dây PE đường kính 8 – 10mm, chiều dài dây không quá độ cao lồng lưới. Số lượng can (điu) cố định lồng lưới từ 4 – 8 can tùy theo tốc độ dòng chảy tại vị trí neo bè. - Chiều dài dây neo cao hơn đáy lồng 20 – 25cm để lưới lồng không chịu lực từ neo định hình lồng lưới. 2.2. Thả và cố định neo (can) - Thả can theo chiều thẳng đứng ở bên trong của lồng lưới. Độ sâu của can phải cao hơn đáy lồng từ 20 – 25cm để can không tác động lực lên đáy lưới lồng. Các bước tiến hành như sau: - Bước 1: Đặt các can ở trên vị trí cần thả. - Bước 2: Thả từ từ can thứ nhất tại 1 góc của lồng lưới, dây buộc can được buộc vào góc khung lồng. Độ sâu chỉ thả bằng 1/2 độ sâu của lồng lưới. - Bước 3: Thả lần lượt 3 can còn lại ở 3 góc lồng lưới, buộc cố định tạm thời như can số 1. - Bước 4: Thả can số 1 đủ độ sâu và lần lượt 3 can còn lại. 2.3. Ki m tra hình dạng lồng lưới Kiểm tra hình dạng lồng lưới sau khi đã thả và cố định can vào khung lồng. Trường hợp lồng lưới bị trôi dạt mạnh, cần phải bổ sung thêm 2 – 4 can ở giữa lồng lưới để hạn chế sự biến dạng của lồng lưới khi có dòng chảy mạnh và thủy triều lên xuống. Hình 2.5.2. Can cố định lồng lưới
  88. 86 3. Lắp lƣới mặt lồng 3.1. Chuẩn bị lưới mặt lồng - Kích thước lưới mặt lồng phù hợp với kích thước khung lồng và lồng lưới là: 3m x 3m hoặc 3m x 6m hoặc 5m x 5m. - Lưới làm lồng là loại lưới cước sợi PE dệt không gút hoặc lưới cước sợi PE dệt có gút, kích thước mắt lưới (2a = 2,5cm), xung quanh lưới chạy bằng dây giềng có Ø = 8mm và có 4 góc dây cố định vào 4 góc của lồng lưới. Hình 2.5.3. L p lưới mặt lồng 3.2. Cố định lưới mặt lồng - Lưới mặt lồng được cố định vào miệng lồng lưới bằng lưới cước có đường kính dây Ø = 2mm. - Buộc bốn góc lưới mặt lồng vào bốn góc của ô lồng. - Dây buộc lưới mặt lồng gồm bốn dây, cố định ở giữa bốn cạnh của lưới mặt lồng. - Cố định lưới mặt lồng từ giữa về các góc của ô lồng. 4. Vệ sinh lồng, bè cũ Sau vụ nuôi tiến hành tháo lồng lưới phơi khô, đập loại bỏ các vật bám như: rong, tảo, sun Kiểm tra lồng lưới có bị rách hay tuột mối để tiến hành
  89. 87 vá lại. Trước khi nuôi 5 ngày tiến hành ngâm lồng lưới bằng chlorine 20ppm khoảng 30 phút để khử trùng tiêu diệt các mầm bệnh của vụ nuôi trước sau đó phơi khô lồng lưới. Loại bỏ các sinh vật bám trên phao và khung bè bằng cách dùng vật cứng (dao, chép, đục ), tiến hanh thay thế các phần khung nếu như bị gẫy, mục. Kiểm tra các bulong, đai ốc, những trường hợp bị rỉ sét cần thay thế bằng bulong, đai ốc mới. Kiểm tra các mối buộc của dây, neo nếu bị hư hỏng tiến hành tu sửa B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: + Nêu yêu cầu kỹ thuật của lồng lưới? 2. Các bài tập thực hành: 2.1. Bài tập 2.5. 1. Lắp và cố định lồng lưới - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng lắp và cố định lồng lưới chắc chắn - Nguồn lực: Mỗi nhóm học viên cần có: + 01 lồng lưới + Găng tay vải: 03-05 đôi - Các bước thực hiện Chia lớp thành 6 nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1: Lựa chọn kỹ lồng lưới. + Bước 2: Cố định dây buộc giềng mặt vào 1góc của khung lồng. + Bước 3: Dồn thịt lưới vừa đủ vào cạnh khung lồng và cố định giềng vào khung lồng ở góc thứ 2; + Bước 4: Kéo căng lưới lồng và dây giềng về góc thứ ba đối diện theo góc thứ 2 và buộc cố định; + Bước 5: Rút căng dây giềng và lồng lưới về góc thứ tư và buộc cố định vào khung lồng. - Tiêu chuẩn thực hiện - Thời gian thực hiện: 0.5 giờ/ 1 nhóm, hướng dẫn 1 giờ Lắp ráp lồng lưới chắc chắn vào khung lồng - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả lắp ráp lưới 2.2. Bài tập 2.5.2. Định hình dạng lồng lưới
  90. 88 - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng cố định hình dạng lồng lưới - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên gồm có + 08 can cố định: 5-10l + Dây buộc can: ф 10-12 mm, dài 20 m + Cát: 100 kg + găng tay vải: 3-5 chiếc + Dao, keo - Các bước thực hiện Chia lớp thành 6 nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ + Bước 2: Đưa cát vào can và buộc dây vào can + Bước 3: Cố định lồng nuôi + Bước 4: Đánh giá kết quả cố định - Tiêu chuẩn thực hiện Thời gian thực hiện 0.5 giờ/ 1 nhóm, hướng dẫn 0.5 giờ Lồng được cố định vuông góc và chịu được dòng chảy có tốc độ 3-5 m/s - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả cố định lồng lưới 2.3. Bài tập 2.5.3. Lắp lưới mặt lồng - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng lắp mặt lưới lồng - Nguồn lực Mỗi nhóm học viên cần có: + 01 ô lồng đã cố định + 01 mặt lưới lồng phù hợp khung lồng + Dây đan mặt lồng ф 2-3 mm, dài 25m, - Các bước thực hiện Chia lớp thành 6 nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: mặt lưới lồng, dây buộc + Bước 2: Cắt mặt lưới phù hợp + Bước 3: Thực hiện thao tác đan mặt lưới lồng
  91. 89 - Tiêu chuẩn thực hiện Thời gian thực hiện 0.5 giờ/ 1 nhóm, hướng dẫn thực hiện 0.5 giờ Mặt lưới lồng đan chắc chắn, dễ tháo ra. - Sản phẩm thực hành Báo cáo kết quả đan mặt lưới lồng C. Ghi nhớ: - Lựa chọn lồng lưới đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. - Phương pháp lắp và cố định lồng lưới. - Phương pháp cố định hình dạng lồng lưới.
  92. 90 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá bống tượng là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp, được học trước các mô đun Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá bống tượng, Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá bống tượng, Quản lý dịch bệnh cá bống tượng và Thu hoạch cá bống tượng. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. - Tính chất Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá bống tượng là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành Chuẩn bị lồng, lắp đặt bè nuôi cá bống tượng; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại ao, bè nuôi cá bống tượng của hộ gia đình, bống tượngng trại có đầy đủ bống tượngng thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu Sau khi học xong chương trình mô đun, người học có khả năng: - Kiến thức: + Liệt kê được các bước công việc trong việc chuẩn bị lồng, bè nuôi cá. + Trình bày được yêu cầu chọn địa điểm đặt lồng, bè nuôi cá bống tượng. + Trình bày được các thông số quy cách lồng, bè nuôi cá. + Trình bày được các quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá. - Kỹ năng: + Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ đơn giản để khảo sát đoạn sông rạch, đo các yếu tố môi trường nước khu vực chọn nuôi cá bống tượng. + Chọn được vị trí đặt bè, quy cách, vật liệu làm bè nuôi cá và lắp đặt đúng theo yêu cầu kỹ thuật. + Chuẩn bị được lồng, bè nuôi cá đúng yêu cầu. + Thực hiện được cấp cứu tại chỗ người bị đuối nước và tai nạn xảy ra khi làm nghề cá. - Thái độ: + Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề. + Rèn luyện tính cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động.
  93. 91 III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời lƣợng Địa Mã bài Tên bài bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra An toàn lao động trên Lý Lớp MĐ02-1 6 2 4 sông nước thuyết học Sông, Tích MĐ02-2 Chọn địa điểm đặt bè bè, 20 4 14 2 hợp lớp học Ao Tích MĐ02-3 Lắp ráp bè nuôi nuôi, 16 3 13 hợp lớp học Sông, Di chuyển và cố định bè Tích MĐ02-4 bè, 18 4 12 2 nuôi hợp lớp học Ao Tích MĐ02-5 Lăp lồng lưới nuôi, 16 3 13 hợp lớp học Kiểm bống tượng kết thúc Tích 4 4 mô đun hợp Cộng 80 16 56 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hƣớng dẫn đánh giá kết quả học tập 4.1. Bài tập 2.1.1. Cấp cứu ngƣời đuối nƣớc - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:
  94. 92 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Đưa nạn nhân vào bờ Nêu được các cách đưa nạn nhân vào bờ, thực hiện đưa nạn nhân vào bờ phù hợp với tình huống Tiêu chí 2: Vệ sinh miệng nạn nhân Thực hiện nhanh, gọn Tiêu chí 3: Sơ cứu nạn nhân Nêu được các phương pháp sơ cứu nạn nhân, thực hiện 1 trong những phương pháp sơ cứu đúng kỹ thuật 4.2. Bài tập 2.2.1. Đo lƣu tốc nƣớc sông - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị máy đo Tháo vít đúng cách Bơm nước vào thân máy không có bọt khí Tiêu chí 2: Đưa máy vào vị trí đo Máy đo đặt đúng độ sâu quy định Tiêu chí 3: Đọc và tính kết quả Đọc và tính được kết quả 4.3. Bài tập 2.2.2. Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá bống tƣợng - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ thiết bị Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ
  95. 93 Tiêu chí 2: Đo các chỉ tiêu môi Quan sát thao tác của học viên, đối trường nước. chiếu với hướng dẫn của bài học. Tiêu chí 3: So sánh các điều kiện môi So sánh được các điều kiện môi trường tại các điểm đo khác nhau trường tại các điểm đo khác nhau 4.4. Bài tập 2.3.1. Tính độ nổi của vật liệu làm phao bè Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ thiết bị Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ Tiêu chí 2: Cân đo, các chiều của Quan sát thao tác của học viên, đối phao chiếu với hướng dẫn của bài học. Tiêu chí 3: Tính độ nội của phao Tính được độ nổi của phao 4.5. Bài tập 2.3.2. Tham quan cơ sở làm bè Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả báo cáo bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài báo cáo của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Quy trình đóng bè tại cơ Kiểm tra báo cáo sở làm bè Tiêu chí 2: Quy cách các vật liệu làm Kiểm tra báo cáo bè tại cơ sở 4.6. Bài tập 2.4.1. Chọn neo, buộc dây neo và thả neo
  96. 94 Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả báo cáo bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài báo cáo của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ Tiêu chí 2: Chọn neo và buộc dây neo Buộc dây vào neo chắc chắn hay không Tiêu chí 3: Thả neo Thả neo đúng vào vị trị định sẵn 4.7. Bài tập 2.4.2. Chọn cọc neo, buộc dây neo và đóng cọc neo Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả báo cáo bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài báo cáo của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ Tiêu chí 2: Chọn cọc và buộc dây neo Buộc dây vào cọc neo, kiểm tra neo sự chắc chắn của neo Tiêu chí 3: Đóng cọc Đóng cọc đúng vào vị trị định sẵn, kiểm tra độ chắc chắn của cọc neo 4.8. Bài tập 2.5.1: Lắp và cố định lồng lƣới Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả báo cáo bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài báo cáo của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:
  97. 95 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ Tiêu chí 2: Cố định dây giềng Buộc dây giềng vào lồng lưới, kiểm tra sự chắc chắn của giềng Tiêu chí 3: Kéo căng lồng lưới và dây Kiểm tra sự phân bố của thịt lưới, giềng dây giềng 4.9. Bài tập 2.5.2: Định hình dạng lồng lƣới Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả báo cáo bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài báo cáo của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ Tiêu chí 2: Đưa cát vào can Kiểm tra lượng cát đưa vào can đủ chịu được dòng chảy hay không Tiêu chí 3: Cố định lồng lưới Kiểm tra mức độ chắc chắn của các góc lồng lưới 4.10. Bài tập 2.5.3: Lắp lƣới mặt lồng Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả báo cáo bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài báo cáo của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ Tiêu chí 2: Cắt mặt lồng lưới Kiểm tra kích thước, hình dạng mặt lưới
  98. 96 Tiêu chí 3: Đan mặt lồng lưới Theo dõi thao tác, kiểm tra sự chắc chắn của các gút lưới
  99. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phạm Văn Khánh, 2003. Kỹ thuật nuôi cá tra và ba sa trong bè. Nhà xuất bản Nông nghiệp; - Chương trình Bạn nhà nông. Nuôi cá tra trong lồng. Phim phổ biến kỹ thuật. Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . Kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên biển - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . Kỹ thuật nuôi cá tra cá basa - Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản - Nhà xuất bản Nông nghiệp TPHCM. - Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Kỹ thuật nuôi trồng một số đối tượng thủy sản ở biển, NXB Nụng nghiệp, 2003.
  100. 98 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI CÁ BỐNG TƢỢNG (Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 n m 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Huỳnh Hữu Lịnh, Hiệu trưởng, Trường Trung học Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng, Bộ Nông nghiệp và PTNT 3. Thƣ ký: Trần Năng Cường, Trưởng phòng, Trường Trung học Thủy sản 4. Các ủy viên: - Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng, Trường Trung học Thủy sản - Lê Văn Thích, Giáo viên, Trường Trung học Thủy sản - Nguyễn Thị Tím, Giảng viên, Trường CĐ Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Mai Thành Lộc, Phó giám đốc, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Tiền Giang DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI CÁ BỐNG TƢỢNG (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 n m 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Lê Thái Dương, Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 2. Thƣ ký: Trần Thị Anh Thư, Chuyên viên, Bộ Nông nghiệp và PTNT 3. Các ủy viên: - Ngô Thế Anh, Phó trưởng phòng, Trường Cao đẳng Thủy sản - Nguyễn Kim Nhi, Giáo viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nôn nghiệp Nam Bộ - Nguyễn Văn Buội, Phó trưởng phòng, Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre