Giáo trình mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở động vật thủy sản nuôi nước ngọt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở động vật thủy sản nuôi nước ngọt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_chan_doan_nhanh_va_tri_benh_do_vi_khuan_na.pdf
Nội dung text: Giáo trình mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở động vật thủy sản nuôi nước ngọt
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN, NẤM Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI NƢỚC NGỌT MÃ SỐ: MĐ04 NGHỀ CHẨN ĐOÁN NHANH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Trình độ: sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề chẩn đoán bệnh động vật thủy sản ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình quốc gia nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước ngọt là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập. Sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề Chẩn đoán và phòng, trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở động vật thủy sản nuôi nước ngọt. Mô đun này được học sau các mô đun: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi nước ngọt và trước mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS nước ngọt. Mô đun gồm các bài sau: - Bài mở đầu - Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh viêm ruột ở cá - Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng gan thận ở cá - Bài 3: Chẩn đoán và xử lý bệnh đuôi trắng ở tôm càng xanh - Bài 4: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm thủy my ở cá - Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh lở loét ở ba ba, ếch Để hoàn thành được giáo trình nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản nói chung và mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bênh do vi khuẩn, nấm ở động vật thủy sản nuôi nước ngọt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng Thủy sản đã giúp chúng tôi có điều kiện để xây dựng giáo trình này. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên : TS. Thái Thanh Bình 2. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh 3. CN. Đỗ Trung Kiên
- 3 4. TS. Bùi Quang Tề 5. ThS. Trương Văn Thượng
- 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾ T TẮ T 6 MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN, NẤM Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI NƯỚC NGỌT 7 Bài mở đầu 7 1. Tầm quan trọng của mô đun 7 2. Nội dung chính của mô đun 7 3. Mối quan hệ với các mô đun khác 8 Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh viêm ruột ở cá 10 1. Tác nhân gây bệnh: 10 3. Phân bố và lan truyền bệnh 14 4. Chẩn đoán bệnh: 14 5. Phòng và trị bệnh: 17 Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng gan thận ở cá 20 1. Tác nhân gây bệnh: 20 2. Dấu hiệu bệnh lý: 23 4. Chẩn đoán bệnh: 26 5. Phòng và trị bệnh: 29 Bài 3: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh 32 1. Tác nhân gây bệnh: 32 2. Dấu hiệu bệnh lý: 32 3. Phân bố và lan truyền bệnh 34 4. Chẩn đoán bệnh: 34 5. Phòng và trị bệnh: 35 Bài 4: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm thủy my ở cá 38 1. Tác nhân gây bệnh : 38 2. Dấu hiệu bệnh lý : 39 3. Phân bố và lan truyền bệnh 42 4. Chẩn đoán bệnh: 42
- 5 5. Phòng và trị bệnh: 43 Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh lở loét ở ba ba, ếch 46 1. Tác nhân gây bệnh: 46 2. Dấu hiệu bệnh lý: 48 3. Phân bố và lan truyền bệnh: 51 4. Chẩn đoán bệnh: 51 5. Phòng và trị bệnh: 52 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 55 I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun 55 II. Mục tiêu của mô đun 55 III. Nội dung chính của mô đun 55 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 56 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 62 VI. Tài liệu tham khảo 63
- 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾ T TẮ T 1. Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh. 2. Động vật thủy sản (ĐVTS): Cá, nhuyễn thể, giáp xác sống, bao gồm các sản phẩm sinh sản của chúng, trứng đã thụ tinh, phôi và các giai đoạn ấu niên, ở các khu vực nuôi trồng thủy sản hoặc ở tự nhiên. 3. ppm: đơn vị đo phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3 4. Xuất huyết: là hiện tượng máu chảy ra ngoài mạch máu, nếu máu chảy ra ngoài cơ thể thì gọi là chảy máu ngoài (xuất huyết ngoài), nếu máu chảy ra ngoài mạch máu và tích tụ lại trong tổ chức tế bào hay các thể xoang của cơ thể thì gọi là chảy máu trong (xuất huyết trong), có trường hợp bệnh lý gồm cả chảy máu trong lẫn chảy máu ngoài.
- 7 MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN, NẤM Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI NƢỚC NGỌT Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu mô đun: Mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở động vật thủy sản nuôi nước ngọt trang bị cho học viên kiến thức như sau: hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý bệnh viêm ruột, xuất huyết ở cá; bệnh đốm trắng gan thận ở cá; bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh; bệnh lở loét ở ba ba, ếch do vi khuẩn gây ra; hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý bệnh nấm ở cá do nấm gây ra; nhận biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý của năm loại bệnh trên; thực hiện được biện pháp xử lý bệnh viêm ruột, xuất huyết ở cá; bệnh đốm trắng gan thận ở cá; bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh; bệnh lở loét ở ba ba, ếch do vi khuẩn gây ra; bệnh nấm ở cá do nấm gây ra; tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, các bước kỹ thuật. Mô đun gồm có 6 bài học, các bài học sẽ được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện mô đun học viên sẽ được kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo thao tác. Khi kết thúc mô đun: kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. Bài mở đầu 1. Tầm quan trọng của mô đun Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ở động vật thủy sản. Bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra tuy không gây chết hàng loạt cho vật nuôi nhưng tỷ lệ chết dồn tích có thể lên đến 70 – 80% đàn cá, tôm nuôi. Bệnh do vi khuẩn xảy ra trên mọi đối tượng thủy sản và xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của động vật thủy sản. Bệnh do vi khuẩn rất mẫm cảm với môi trường nuôi. Nếu trong việc quản lý môi trường nuôi không tốt, hàm lượng chất hữu cơ nhiều thì bệnh vi khuẩn dễ dàng xảy ra. Để phòng bệnh cho vi khuẩn cần quản lý môi trường ao nuôi tốt, các chỉ số thủy lý, thủy hóa trong giới hạn chịu đựng của động vật thủy sản. Khác với bệnh do vi rút, bệnh do vi khuẩn đã có nhiều thuốc để điều trị, mặc dù vậy công tác phòng bệnh vẫn là cần thiết đối với nghề nuôi thủy sản. 2. Nội dung chính của mô đun - Bài mở đầu - Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh viêm ruột ở cá - Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng gan thận ở cá - Bài 3: Chẩn đoán và xử lý bệnh đuôi trắng ở tôm càng xanh - Bài 4: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm thủy my ở cá - Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh lở loét ở ba ba, ếch
- 8 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Mối quan hệ giữa mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở động vật thủy sản nuôi nước ngọt với các mô đun khác: Mô đun này mặc dù có thể giảng dạy độc lập nhưng vẫn có liên quan chặt chẽ với môn học và mô đun khác. Mô đun được giảng dạy sau mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi nước ngọt và trước mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS nuôi nước ngọt Mối quan hệ của mô đun 04 với các mô đun khác: + Mô đun 01: Phòng bệnh tổng hợp là mô đun chuyên môn thực hành mô tả những hiểu biết cơ bản bệnh của ĐVTS, phương pháp phun, tắm, tiêm thuốc, phương pháp trộn thuốc vào thức ăn cho động vật thủy sản và biện pháp phòng bệnh tổng hợp Mô đun đã trang bị cho học viên kiến thức về khái niệm cơ bản của bệnh động vật thủy sản nói chung và có kiến thức hiểu biết về bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh do vi khuẩn và nấm. Mô đun 01 trang bị kiến thức về phương pháp sử dụng thuốc trong phòng và trị bệnh của ĐVTS, các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho ĐVTS áp dụng cho các bệnh vi khuẩn và nấm của ĐVTS. + Mô đun 02: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do môi trường là mô đun chuyên môn thực hành mô tả ảnh hưởng của oxy, pH, NH3, NO2 đối với ĐVTS, thao tác đo oxy, pH, NH3, NO2 và biện pháp xử lý. Mô đun này trang bị kiến thức về quản lý môi trường nuôi và biện pháp xử lý yếu tố môi trường nuôi. Quản lý và biện pháp xử lý các yếu tố môi trường là một trong các biện pháp phòng bệnh tổng hợp và áp dụng cho phòng bệnh vi khuẩn và nấm ở ĐVTS. + Mô đun 03: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi nước ngọt là mô đun chuyên môn thực hành mô tả vi rút gây bệnh, dấu hiệu bệnh lý, nhận biết, chẩn đoán và biện pháp xử lý bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ, cá chép và bệnh đuôi trắng ở tôm càng xanh. Mô đun 03 và mô đun 04 đều là mô đun bệnh truyền nhiễm của ĐVTS nuôi nước ngọt nên có một số biện pháp phòng bệnh chung. Dấu hiệu bệnh của một số bệnh do vi rút và một số bệnh do vi khuẩn trên cùng một đối tượng nuôi sẽ có nhiều dấu hiệu giống nhau. Do vậy hai mô đun này sẽ hỗ trợ cho nhau để phân biệt một số bệnh vi rút, vi khuẩn trên cùng một đối tượng nuôi có các dấu hiệu tương tự nhau. Mô đun 03 có bệnh xuất huyết do vi rút ở cá chép và cá trắm cỏ. Dấu hiệu bệnh lý của hai bệnh này sẽ được so sánh với dấu hiệu bệnh lý của bệnh viêm ruột ở cá và bệnh đốm trắng gan thận ở cá của mô đun 04. + Mô đun 07: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước lợ, mặn là mô đun chuyên môn thực hành mô tả vi khuẩn, nấm gây bệnh, dấu hiệu bệnh lý, nhận biết, chẩn đoán và biện pháp phòng trị bệnh phát sáng ở ấu trùng giáp xác; bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he; bệnh lở loét do
- 9 vi khuẩn ở cá nuôi nước lợ mặn; bệnh do vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước lợ mặn; bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước mặn; bệnh nấm ở giáp xác. Mô đun 07 là mô đun viết về các bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra ở ĐVTS nuôi nước lợ mặn. Phương pháp chẩn đoán và biện pháp phòng trị bệnh của mô đun 07 có liên quan chặt với phương pháp chẩn đoán và biện pháp phòng trị bệnh của mô đun 04.
- 10 Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh viêm ruột ở cá Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh viêm ruột, xuất huyết ở cá; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh viêm ruột ở cá. - Thực hiện được các biện pháp phòng và trị bệnh viêm ruột ở cá. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1 Giới thiệu - Giống Aeromonas thuộc họ Aeromonadaceae, bộ Aeromonadales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. - Giống Pseudomonas là một giống thuộc họ Pseudomonadaceae, bộ Pseudomonadales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. - Vi khuẩn gram âm, hình que hoặc hơi uốn cong, không sinh bào tử, kích thước 0,5-1,0 x 1,5-5,0 m. - Chúng chuyển động bằng một hoặc nhiều tiên mao. - Chúng phát triển trong môi trường đơn giản và hiếu khí. - Giới hạn nhiệt độ phát triển rất rộng từ 4 - 430C. 1.2 Quan sát nhận dạng vi khuẩn qua ảnh - Vi khuẩn hình que, có một tiêm mao dài dùng để chuyển động. Hình 4-1: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila có một tiên mao
- 11 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Dấu hiệu bên ngoài: 2.1.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao - Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn - Cá bơi yếu, hoạt động chậm chạp 2.1.2 Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang - Trên thân có nhiều đốm đỏ do viêm loét. - Các đốm đỏ nằm rải rác trên da cá, tại chỗ viêm loét, vẩy cá rựng lên hoặc bong ra, lộ phần da hoặc cơ thịt phía dưới. - Các vây, gốc vây bị xuất huyết và bị ăn mòn, vây bị rách nát và cụt dần. - Phần bụng chương to. - Hậu môn sưng, có nhiều dịch nhờn chảy ra từ hậu môn. - Mang cá xuất huyết, có màu đỏ thẫm. Hình 4- 2: Cá trắm cỏ bị bệnh viêm ruột xuất hiện các đốm đỏ trên thân Hình 4-3: Cá tra bị bệnh viêm ruột có biểu hiện vây bị xuất huyết
- 12 Hình 4- 4: Cá rô phi 2.2. Dấu hiệu bên trong: - Xoang bụng xuất huyết chứa nhiều dịch nhày - Toàn bộ các cơ quan nội tạng của cá bị xuất huyết: gan, thận, lá lách, ruột, - Ruột bị viêm, chứa đầy hơi, cá bị bệnh nặng ruột bị hoại tử nên bệnh còn gọi là bệnh viêm ruột. Hình 4-5: Cá trắm cỏ bị viêm ruột có biểu hiện nội tạng xuất huyết.
- 13 Hình 4- 6: Cá tra bị bệnh viêm ruột có biểu hiện nội tạng xuất huyết Hình 4- 7: Cá rô phi bị bệnh viêm ruột có biểu hiện nội tạng xuất huyết
- 14 Hình 4- 8: Cá nheo bị viêm ruột do vi khuẩn ruột chứa nhiều hơi 3. Phân bố và lan truyền bệnh - Bệnh viêm ruột do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp di động, Pseudomonas sp thường gặp ở nhiều loài động vật thuỷ sản nước ngọt. - Ở Việt Nam các loài cá nuôi lồng, bè và nuôi ao nước ngọt thường gặp bệnh như: trắm cỏ, cá trôi, cá chép, cá mè, cá ba sa, cá bống tượng, cá tai tượng, cá trê, cá nheo - Vi khuẩn có thể gây bệnh ở ba ba, cá sấu, bệnh đỏ chân ở ếch, đốm nâu ở tôm càng xanh. - Tỷ lệ tử vong ở động vật thuỷ sản thường từ 30-70% riêng ở cá giống (ba ba, trê) có thể chết 100%. - Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh phát nhiều vào mùa mưa. - Đông Nam Á: Thái Lan bệnh gặp ở cá trê, Indonesia - cá chép bị bệnh, cá trê bị bệnh. 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1 Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ - 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su - 3 quyển sổ ghi chép - 01 chài, 03 vợt, 09 túi nilon 4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao - Quan sát hoạt động bắt mồi hay khả năng tiêu thụ thức ăn của cá. Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn. - Quan sát hoạt động bơi của cá: bơi yếu, chậm chạp - Tỷ lệ cá chết rải rác trong ao 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh
- 15 - Dùng vợt vớt những con cá giống có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ - Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó. - Số lượng cá thu: + Cá giống nhỏ (4-8cm): thu 30 con + Cá giống lớn (10-25cm): thu 15 con + Cá thương phẩm: thu mẫu 9 con 4.2. Quan sát cơ thể cá: 4.2.1. Quan sát thân, vây, mắt, miệng, mang cá - Đặt con cá trên khay và quan sát màu sắc của da, vây, mắt, miệng, mang cá. - Da có các đốm đỏ - Vây xuất huyết, rách nát - Bụng chướng to, hậu môn sưng - Mang xuất huyết. 4.2.2 Giải phẫu và quan sát nội tạng - Trước khi giải phẫu cá làm cho cá bất động bằng cách dùng dùi nhọn chọc vào hành tủy của cá - Giải phẫu cá: dùng kéo giải phẫu cắt da và thịt cá từ hậu môn cong lên xương sống và vòng về phía nắp mang, cắt xuống vây ngực và vòng về hậu môn. Quan sát hình vẽ mô tả dưới đây Hình 4 – 9: : Giải phẫu xoang bụng cá, sơ đồ đường cắt
- 16 - Quan sát nội tạng: quan sát xoang bụng, gan, thận, lá lách, ruột Hình 4- 10: Giải phẫu xoang bụng cá, các cơ quan nội tạng 1- bóng hơi; 2- ống dẫn khí; 3- tim; 4- lá lách; 5- gan; 6- ruột; 7- thận; 8- lỗ hậu môn; 9- túi nước tiểu; 10- tuyến sinh dục; 11- mang.
- 17 - Các cơ quan nội tạng xuất huyết, chứa dịch nhầy - Ruột xuất huyết và hoại tử 5. Phòng và trị bệnh: 5.1 Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao, vệ sinh lồng nuôi - Cải tạo ao trước khi thả cá: + Tháo cạn nước ao. + Vét bùn, cày xới đáy ao. + Rắc vôi xuống đáy ao liều lượng trung bình 7- 10 kg/ 100 m2 + Phơi đáy ao 7 – 15 ngày. + Cấp nước và xử lý nước trước khi thả cá. (Nội dung chi tiết tìm hiểu ở mục 3.1, bài 3, mô đun 1 Biện pháp phòng bệnh tổng hợp) - Vệ sinh lồng nuôi trước khi nuôi cá: + Dùng nước vôi trong để rửa lồng cá. + Dùng hóa chất như TCCA rửa lồng cá: 2ppm. 5.1.2 Quản lý môi trường nuôi - Tránh cho động vật nuôi thuỷ sản bị sốc do môi trường thay đổi xấu: nhiệt độ, oxy hoà tan, nhiễm bẩn của nước. - Định kỳ bón vôi (CaO) liều lượng 2kg vôi/100m3 nước, một tháng bón vôi 2 lần. Vôi hoà ra nước té đều khắp ao. - Đối với bè nuôi cá thường xuyên treo túi vôi: + Mùa xuất hiện bệnh 2 tuần treo một lần, mùa khác một tháng treo 1 lần. Vôi có tác dụng khử trùng và kiềm hoá môi trường nước. + Lượng vôi tính trung bình 2 kg vôi nung/10m3. + Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy. - Cho cá ăn theo 4 định để tăng hiệu quả cho ăn, tránh dư thừa thức ăn giảm ô nhiễm môi trường - Vệ sinh dụng cụ nuôi trước và sau khi dùng: ngâm vào nước vôi trong, rửa sạch phơi nắng cho khô ráo. 5.1.3. Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc phòng bệnh Bệnh viêm ruột xuất hiện quanh năm, tuy nhiên các tháng giao mùa cuối xuân đầu hè và mùa thu ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam. Trước mùa xuất
- 18 hiện bệnh một tháng nên cho cá ăn các loại thuốc tăng sức đề kháng cho cá, phòng bệnh viêm ruột. - Cho cá ăn thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục. Liều lượng: cá giống 4 g/1 kg cá/1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá /1ngày), cá thịt 2g/1 kg cá/ 1 ngày (200 g thuốc/100 kg cá/ 1 ngày). - Cho cá ăn vitamin C với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (30g/ 100 kg cá /ngày) cho cá ăn liên tục trong 1 tháng trước mùa phát bệnh. 5.2. Xử lý bệnh: 5.2.1. Phun thuốc diệt vi khuẩn Bệnh xuất hiện do môi trường nuôi bị ô nhiễm hữu cơ, để tiêu diệt được bệnh cần tiêu diệt các ổ vi khuẩn trong môi trường ao nuôi. + Dùng thuốc tím (KMnO4) phun trực tiếp xuống nước: nồng độ thuốc sau khi phun thuốc xuống ao là 2 ppm. + Dùng TCCA ném trực tiếp thuốc xuống ao: nồng độ thuốc sau khi thuốc tan trong nước ao là 0,5 ppm. Thuốc ở dạng viên sủi, khi ném xuống ao ngoài tác dụng khử trùng thì còn có tác dụng tăng oxy cho nước. Lưu ý, thuốc được ném đều trên mặt ao để thuốc được hòa tan đều trong nước ao. Nếu chúng ta ném thuốc tập trung ở một vị trí của ao thì tại vị trí đó thuốc có nồng độ cao sẽ gây chết cá, còn ở các vị trí khác nồng độ thuốc thấp không có tác dụng chữa bệnh cho cá 5.2.2. Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc trị bệnh Có thể dùng một số kháng sinh, thảo dược có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu như sau: + Cá giống dùng phương pháp tắm thời gian 1 giờ. Oxytetracyline nồng độ 20-50 ppm. Streptomycin nồng độ 20-50 ppm. + Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh. Sulfamid liều dùng 150-200 mg/1 kg cá/ngày. Thuốc phối chế KN-04-12: liều dùng 2-4 g/1 kg cá/ngày. Cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày. Riêng với kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so vớí ngày ban đầu. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Nêu dấu hiệu bệnh lý của bệnh viêm ruột ở cá? - Bài tập thực hành:
- 19 + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh viêm ruột, xuất huyết ở cá của một ao nuôi cá nước ngọt tại địa phương. + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh tại ao nước ngọt cá bị bệnh viêm ruột. C. Ghi nhớ - Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm ruột ở cá. - Biện pháp trị bệnh viêm ruột.
- 20 Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng gan thận ở cá Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp chẩn đoán bệnh đốm trắng trên gan thận ở cá bằng dấu hiệu bệnh lý. - Thực hiện các bước kỹ thuật chẩn đoán nhanh được bệnh đốm trắng trên gan thận ở cá bằng dấu hiệu bệnh lý. - Thực hiện được các biện pháp phòng và trị bệnh đốm trắn trên gan thận ở cá. - Tuân thủ nguyên tắc chẩn đoán bệnh bằng dấu hiệu bệnh lý. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu - Tác nhân gây bệnh là Edwardsiella thuộc họ Enterobacteriaceae. - Chúng có đặc điểm gram âm, hình que mảnh, kích thước 1 x 2-3 m. - Thường gặp hai loài: E. tarda và E. ictaluri. - E. tarda là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn ở cá nước ấm, đặc biệt là cá không vẩy. - E. ictaluri gây bệnh nhiễm khuẩn trong các cơ quan nôi tạng gan, tụy, thận của cá không vẩy. - Loài E. tarda hầu hết không lên men các loại đường nhưng có một vài chủng lên men đường khá nhanh. 1.2 Quan sát nhận dạng vi khuẩn qua ảnh - Hình ảnh vi khuẩn Edwardsiella khi chụp dưới kính hiển vi điện tử - Hình ảnh mô gan, thận nhiễm vi khuẩn Edwardsiella khi nhuộm gram, nhân tế bào của gan, thận kết đặc hoặc hoại tử Hình 4- 11: Vi khuẩn Edwardsiella
- 21 Hình 4 – 12: Nhân tế bào gan kết đặc Hình 1- 13: Nhân tế bào gan kết đặc
- 22 Hình 1- 14: Nhân tế bào lá lách bị hoại tử Hình 1- 15: Nhân tế bào thận kết đặc ( ) hoặc hoại tử (nhuộm gram mô gan, lá lách cá bệnh đốm trắng
- 23 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Dấu hiệu bên ngoài: 2.1.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao. - Cá bị bệnh kém ăn hoặc bỏ ăn, gầy yếu. - Quan sát hoạt động bơi của cá: bơi yếu, chậm chạp. - Tỷ lệ cá chết rải rác trong ao. 2.1.2. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang - Bụng thường chướng to. - Xung quanh miệng có các đám xuất huyết. - Gốc vây xuất huyết, mắt lồi. Hình 4-16: Cá da trơn bị bệnh hoại tử cơ quan nội tạng, bụng chướng to
- 24 Hình 4-17: Cá Tra bị bệnh đốm trắng, trên thân xuất huyết dưới da 2.2. Dấu hiệu bên trong - Cơ quan nội tạng xuất huyết có nhiều dịch màu hồng. - Giải phẫu cơ quan nội tạng gan, lá lạch, thận bị hoại tử thành những đốm màu trắng đục đường kính 0,5-2,5mm còn gọi là “bệnh đốm trắng”. Hình 4- 18: Cá Tra giống bị bệnh hoại tử cơ quan nội tạng: trên gan, lá lách có đốm trắng
- 25 Hình 4- 19: Cá Tra hương bị bệnh hoại tử cơ quan nội tạng: trên gan có các đốm trắng ( ) Hình 4- 20: Cá Tra bị bệnh hoại tử cơ quan nội tạng: trên thận có các đốm trắng ( )
- 26 Hình 4- 21: Cá Tra bị bệnh hoại tử cơ quan nội tạng: gan cá có nhiều đốm trắng ( ) (mẫu thu tại An Giang, 2006); 3. Phân bố và lan truyền bệnh - Vi khuẩn thường gây ở động vật máu lạnh: Rắn, cá sấu, ba ba, cá và những động vật thuỷ sản khác. - Việt Nam tìm thấy bệnh này ở Cá Trê giống, Cá Tra, Cá Ba sa, Cá Nheo, Cá Lăng giống và cá thịt. - Bệnh gây thiệt hại trong các ao nuôi cá tra hương (cỡ từ 3-5cm) đến 5-6 tháng tuổi, tỷ lệ tử vong của cá từ 60-70%, có trường hợp tới 100%. - Bệnh xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, mùa thu và trong ao nuôi mật độ cao, nuôi cá lồng bè. 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1 Thu mẫu cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. 3 quyển sổ ghi chép. 01 chài, 03 vợt, 09 túi nilon. 4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao - Quan sát hoạt động bắt mồi hay khả năng tiêu thụ thức ăn của cá. Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn.
- 27 - Quan sát hoạt động bơi của cá: bơi yếu, chậm chạp. - Tỷ lệ cá chết rải rác trong ao. 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh - Dùng vợt vớt những con cá giống có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ. - Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó. - Số lượng cá thu: + Cá giống nhỏ (4-8cm): thu 30 con. + Cá giống lớn (10-25cm): thu 15 con. + Cá thương phẩm: thu mẫu 9 con. 4.2. Quan sát cơ thể cá: 4.2.1. Quan sát thân, vây, mắt, miệng, mang cá - Đặt con cá trên khay và quan sát màu sắc của da, vây, mắt, miệng, mang cá. - Da có các đốm đỏ. - Vây xuất huyết, rách nát. - Bụng chướng to, hậu môn sưng. - Mang xuất huyết. 4.2.2 Giải phẫu và quan sát nội tạng - Trước khi giải phẫu cá làm cho cá bất động bằng cách dùng dùi nhọn chọc vào hành tủy của cá. - Giải phẫu cá: dùng kéo giải phẫu cắt da và thịt cá từ hậu môn cong lên xương sống và vòng về phía nắp mang, cắt xuống vây ngực và vòng về hậu môn. Quan sát hình vẽ mô tả dưới đây Hình 4 - 22: Giải phẫu xoang bụng cá, sơ đồ đường cắt
- 28 - Quan sát nội tạng: quan sát xoang bụng, gan, thận, lá lách, ruột Hình 4- 23: Giải phẫu xoang bụng cá, các cơ quan nội tạng 1- bóng hơi; 2- ống dẫn khí; 3- tim; 4- lá lác; 5- gan; 6- ruột; 7- thận; 8- lỗ hậu môn; 9- túi nước tiểu; 10- tuyến sinh dục; 11- mang. - Các cơ quan nội tạng xuất huyết, chứa dịch nhầy. - Ruột xuất huyết và hoại tử.
- 29 5. Phòng và trị bệnh: 5.1 Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao, vệ sinh lồng nuôi - Cải tạo ao trước khi thả cá: + Tháo cạn nước ao. + Vét bùn, cày xới đáy ao. + Rắc vôi xuống đáy ao liều lượng trung bình 7- 10 kg/ 100 m2 + Phơi đáy ao 7 – 15 ngày. + Cấp nước và xử lý nước trước khi thả cá. (Nội dung chi tiết tìm hiểu ở mục 3.1, bài 3, mô đun 1 Biện pháp phòng bệnh tổng hợp). - Vệ sinh lồng nuôi trước khi nuôi cá: + Dùng nước vôi trong để rửa lồng cá. + Dùng hóa chất như TCCA rửa lồng cá: 2ppm. 5.1.2 Quản lý môi trường nuôi - Tránh cho động vật nuôi thuỷ sản bị sốc do môi trường thay đổi xấu: nhiệt độ, oxy hoà tan, nhiễm bẩn của nước. - Định kỳ bón vôi (CaO) liều lượng 2kg vôi/100m3 nước, một tháng bón vôi 2 lần. Vôi hoà ra nước té đều khắp ao. - Đối với bè nuôi cá thường xuyên treo túi vôi: + Mùa xuất hiện bệnh 2 tuần treo một lần, mùa khác một tháng treo 1 lần. Vôi có tác dụng khử trùng và kiềm hoá môi trường nước. + Lượng vôi tính trung bình 2 kg vôi nung/10m3. + Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy. - Cho cá ăn theo 4 định để tăng hiệu quả cho ăn, tránh dư thừa thức ăn giảm ô nhiễm môi trường. - Vệ sinh dụng cụ nuôi trước và sau khi dùng: ngâm vào nước vôi trong, rửa sạch phơi nắng cho khô ráo. 5.1.3. Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc phòng bệnh Bệnh đốm trắng gan, thận ở cá xuất hiện quanh năm, tuy nhiên các tháng giao mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam. Trước mùa xuất hiện bệnh một tháng nên cho cá ăn các loại thuốc tăng sức đề kháng cho cá, phòng bệnh viêm ruột do vi khuẩn.
- 30 - Cho cá ăn thuốc KN - 04 - 12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục. Liều lượng: cá giống 4 g/1 kg cá/1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá /1ngày), cá thịt 2g/1 kg cá/ 1 ngày (200 g thuốc/100 kg cá/ 1 ngày). - Cho cá ăn vitamin C với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (30g/ 100 kg cá /ngày) cho cá ăn liên tục trong 1 tháng trước mùa phát bệnh. 5.2 Trị bệnh: 5.2.1. Phun thuốc diệt vi khuẩn Bệnh xuất hiện do môi trường nuôi bị ô nhiễm hữu cơ, để tiêu diệt được bệnh cần tiêu diệt các ổ vi khuẩn trong môi trường ao nuôi. + Dùng thuốc tím (KMnO4) phun trực tiếp xuống nước: nồng độ thuốc sau khi phun thuốc xuống ao là 2 ppm. + Dùng TCCA ném trực tiếp thuốc xuống ao: nồng độ thuốc sau khi thuốc tan trong nước ao là 0,5 ppm. Thuốc ở dạng viên sủi, khi ném xuống ao ngoài tác dụng khử trùng thì còn có tác dụng tăng oxy cho nước. Lưu ý, thuốc được ném đều trên mặt ao để thuốc được hòa tan đều trong nước ao. Nếu chúng ta ném thuốc tập trung ở một vị trí của ao thì tại vị trí đó thuốc có nồng độ cao sẽ gây chết cá, còn ở các vị trí khác nồng độ thuốc thấp không có tác dụng chữa bệnh cho cá 5.2.2. Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc trị bệnh Có thể dùng một số kháng sinh, thảo dược có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh nhiễm khuẩn như sau: + Cá giống dùng phương pháp tắm thời gian 1 giờ. Oxytetracyline nồng độ 20-50 ppm. Streptomycin nồng độ 20-50 ppm. + Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh. Sulfamid liều dùng 150-200 mg/1 kg cá/ngày. Thuốc phối chế KN-04-12: liều dùng 2-4 g/1 kg cá/ngày. Cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày. Riêng với kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so vớí ngày ban đầu. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Nêu dấu hiệu bệnh lý của bệnh đốm trắn gan, thận ở cá? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh đốm trắng gan thận ở cá tại cơ sở nuôi cá tại địa phương mở lớp.
- 31 + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao cá với bệnh đốm trắng gan thận ở cá. C. Ghi nhớ - Dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của bệnh là trong gan, thận cá có các đốm trắng. - Ghi nhớ các đơn thuốc trị bệnh cho cá.
- 32 Bài 3: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh. - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của tôm; xác định được bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh. - Thực hiện được các biện pháp phòng và trị bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh. A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1 Giới thiệu - Tác nhân gây bệnh này ở động vật thủy sản là một số loài Aeromonas có tiên mao và có khả năng di động, bao gồm A. hydrophyla, A. caviae, A. sobria. - Các vi khuẩn này có một số đặc điểm chung: Có dạng hình que ngắn, kích thước 0,5 x 1,0-1,5 m, 2 đầu hơi tròn. - Mỗi tế bào vi khuẩn có 1 tiên mao, nhờ đó có khả năng di động. 1.2 Quan sát nhận dạng vi khuẩn - Vi khuẩn có dạng hình que, khi nhuộm gram bắt màu hồng. Hình 4 - 24: Vi khuẩn Aeromonas khi nhuộm gram 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Hoạt động của tôm bệnh trong ao - Tôm bị bệnh thường có biểu hiện kém ăn, bỏ ăn. - Tôm bị bệnh nặng có biểu hiện gầy yếu, ít hoạt động.
- 33 - Tôm bệnh thường nằm im dưới đáy ao, chết rải rác. - Tỷ lệ chết dòn tích 30 – 40%. 2.2. Dấu hiệu bệnh ở các phần phụ của tôm - Tôm bị bệnh, an ten, các chân bơi, chân bò, đuôi tôm xuất hiện các đốm nâu, đen. - Bệnh nặng có thể gây đen mang, cụt đuôi và các phần phụ của tôm nên bệnh còn có tên là bệnh hoại tử ở tôm càng xanh. 2.3. Dấu hiệu bệnh ở vỏ kitin của thân tôm - Tôm bị bệnh thường thể hiện dấu hiệu như xuất hiện các điểm nâu đen trên vỏ ki tin của thân. Hình 4- 25: Tôm càng xanh bị bệnh đốm nâu, tôm bị đen mang, đốm đen trên vỏ Hình 4 - 26: Tôm càng xanh bị bệnh đốm nâu, đuôi bị hoại tử
- 34 Hình 4 - 27: Tôm bệnh râu, chân bò, chân bơi, đuôi bị ăn cụt dần 3. Phân bố và lan truyền bệnh - Bệnh đốm nâu ở tôm càng xanh xuất hiện ở tất cả giai đoạn phát triển của tôm, từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn trường thành. - Tuy nhiên giai đoạn ấu trùng tỷ lệ hao hụt lớn nhất. - Bệnh gây chết rải rác, nhưng tỷ lệ chết dồn tích từ 30 – 40% đàn tôm nuôi, giai đoạn ấu trùng còn có thể nên đến 80 -100%. - Tôm bị bệnh xuất hiện nhiều ở nhưng nơi có môi trường ương nuôi không tốt, bị ô nhiễm. - Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh phát nhiều vào mùa mưa, mùa có nhiệt độ 25-280C. 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1 Thu mẫu tôm bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ - 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. - 3 quyển sổ ghi chép. - 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon. 4.1.2. Quan sát trạng thái tôm bị bệnh trong ao - Quan sát hoạt động bắt mồi hay khả năng tiêu thụ thức ăn của tôm. Tôm bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn. - Quan sát hoạt động bơi của tôm: tôm bơi yếu, thường nằm ở đáy ao hoặc bể. - Tỷ lệ tôm chết rải rác, tỷ lệ dồn tích 30 – 40% ở tôm nuôi, tôm giai đoạn ấu trùng 80 – 100%. 4.1.3. Thu mẫu tôm bệnh - Dùng vợt vớt những con tôm yếu, gần bờ, tôm post đang ương trong bể. - Đặt vó để tôm vào rồi bắt
- 35 - Quăng chài, tìm những con tôm có biểu hiện bệnh đối với tôm nuôi trong ao. - Số lượng tôm thu: + Tôm post larver 7- 15: thu 60 con. + Tôm giống lớn : thu 30 con. + Tôm thương phẩm: thu mẫu 15 con. 4.2. Quan sát cơ thể tôm - Quan sát vỏ kitin. - Quan sát màu sắc của mang tôm và các phần phụ. - Đánh giá mức độ ăn mòn, hoại tử của các phần phụ của tôm (anten, chân bò, chân bơi, đuôi) 7 8 9 10 5 3 13 11 1 15 4 6 16 12 14 17 2 Hình 4 - 28: Sơ đồ cấu tạo bên ngoài của tôm (theo Motoh, 1981). 1- anten nhỏ; 2- anten lớn; 3- gai anten; 4- lá anten; 5- chùy; 6- chân hàm thứ 3; 7- gờ mắt dạ dày; 8- gờ sau chùy; 9- gai thượng vị;10- gai gan tụy; 11- gờ gan tụy; 12; chân bò; 13- đốt bụng; 14- chân bơi; 15- đốt bụng thứ 6; 16- telson; 17- bánh lái 5. Phòng và trị bệnh: 5.1 Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao - Cải tạo ao trước khi thả tôm:
- 36 + Tháo cạn nước ao. + Vét bùn, cày xới đáy ao. + Rắc vôi xuống đáy ao liều lượng trung bình 7- 10 kg/ 100 m2 + Phơi đáy ao 7 – 15 ngày. + Cấp nước và xử lý nước trước khi thả cá. (Nội dung chi tiết tìm hiểu ở mục 3.1, bài 3, mô đun 1 Biện pháp phòng bệnh tổng hợp) - Đối với các ao nuôi tôm càng xanh, cần áp dụng kỹ thuật tẩy dọn ao triệt để, nạo vét và sát trùng đáy ao để nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Nguồn nước lấy vào ao phải trong sạch. 5.1.2 Quản lý môi trường nuôi - Tránh cho động vật nuôi thuỷ sản bị sốc do môi trường thay đổi xấu: nhiệt độ, oxy hoà tan, nhiễm bẩn của nước. - Định kỳ bón vôi (CaO) liều lượng 2kg vôi/100m3 nước, một tháng bón vôi 2 lần. Vôi hoà ra nước té đều khắp ao. - Cho tôm ăn theo 4 định để tăng hiệu quả cho ăn, tránh dư thừa thức ăn giảm ô nhiễm môi trường. - Thức ăn cho tôm phải đảm bảo chất lượng, khẩu phần phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. - Vệ sinh dụng cụ nuôi trước và sau khi dùng: ngâm vào nước vôi trong, rửa sạch phơi nắng cho khô ráo. 5.1.3. Cho tôm ăn thức ăn tăng sức đề kháng - Vitamin C cho cá ăn với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (30g/ 100 kg cá /ngày) cho cá ăn liên tục trong 1 tháng trước mùa phát bệnh. 5.2 Trị bệnh: 5.2.1. Phun thuốc diệt vi khuẩn Bệnh xuất hiện do môi trường nuôi bị ô nhiễm hữu cơ, để tiêu diệt được bệnh cần tiêu diệt các ổ vi khuẩn trong môi trường ao nuôi. - Dùng thuốc tím (KMnO4) phun trực tiếp xuống nước: nồng độ thuốc sau khi phun thuốc xuống ao là 2 ppm. - Dùng TCCA ném trực tiếp thuốc xuống ao: nồng độ thuốc sau khi thuốc tan trong nước ao là 0,5 ppm. Thuốc ở dạng viên sủi, khi ném xuống ao ngoài tác dụng khử trùng thì còn có tác dụng tăng oxy cho nước. - Dùng Chlorua vôi - Ca(0Cl)2 phun xuống ao, lồng với liều 1ppm để diệt vi khuẩn.
- 37 5.2.2. Cho tôm ăn thức ăn trộn thuốc trị bệnh - Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn cho tôm: Sulfamid liều dùng 100- 200 mg/1 kg tôm/ngày. - Dùng thuốc KN-04-12 trộn vào thức ăn cho cá với liều dùng 2-4 g/1 kg tôm/ngày. Cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày. - Riêng với kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so với ngày ban đầu. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi : + Nêu dấu hiệu bệnh lý của bệnh đốm nâu, đốm đen của tôm càng xanh ? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh ở cơ sở nuôi tôm càng xanh tại địa phương mở lớp. + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao tôm với bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh. C. Ghi nhớ - Dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của của bệnh là có các đốm nâu, đốm đen trên cơ thể tôm. - Cần chú trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng bệnh tránh gây sốc của môi trường sống của tôm.
- 38 Bài 4: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm thủy my ở cá Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh nấm thủy my ở cá. - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định được bệnh nấm ở cá. - Thực hiện được các biện pháp phòng và trị bệnh nấm thủy my ở cá. A. Nội dung : 1. Tác nhân gây bệnh : 1.1. Giới thiệu Gây bệnh là các loài thuộc các giống: Leptolegnia, Saprolegnia và Achlya Các giống nấm đều có sợi phân nhánh. Sợi nấm cấu tạo đa bào, nhưng giữa các tế bào không có vách ngăn nên sợi nấm giống như một tế bào khổng lồ. Đường kính của sợi nấm 6-14 m, kích thước bào tử đựng 3-4 x 8-11m. 1.2 Quan sát sợi nấm qua ảnh Hình 4 - 29: Chu kỳ phát triển của nấm Achlya sp
- 39 Hình 4 - 30: Túi bào tử vô tính của nấm Achlya sp chưa phóng bào tử Hình 4 - 31 : Túi bào tử đã phóng bào tử. 2. Dấu hiệu bệnh lý : 2.1. Dấu hiệu bên ngoài : 2.1.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao - Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn
- 40 - Cá bơi hỗn loạn, không bình thường - Cá thường cọ sát cơ thể vào các vật thể trong nước 2.1.2 Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang - Khi ĐVTS bị bệnh trên da xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm. - Sau vài ngày sợi nấm phát triển, đan chéo thành từng búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. - Khi cá cọ cơ thể vào các vật thể trong nước làm bong tróc vẩy tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh trong nước xâm nhập - Bệnh xuất hiện nhiều ở các ao nuớc tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi mật độ dày. - ĐVTS bị đánh bắt vận chuyển sây sát. Vết thương ngoài da do ký sinh trùng và vi khuẩn gây ra Hình 4 - 32: Cá trê bị bệnh nấm thủy my
- 41 Hình 4- 33: Cá trắm cỏ bị bệnh nấm thủy my 2.1.3. Dấu hiệu bệnh ở trứng cá - Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục, xung quanh có nhiều sợi nấm phát triển, nhìn trứng cá khi bị nấm giống như hoa gạo - Trứng cá bị nhiễm nấm thường chết (ung), với nhân trứng chuyển sang màu trắng đục. - Trong bể ấp, nấm thủy my thường phát triển đầu tiên ở các trứng ung do không được thụ tinh, sau lây sang các trứng khỏe và làm trứng bị chết. - Nếu không có tác động kịp thời có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ cá bột, hoặc đôi khi phải xả bỏ hoàn toàn. Hình 4 - 34: Trứng cá bị nấm thủy my
- 42 2.2. Dấu hiệu bên trong của cá - Cá khi bệnh nấm thủy my, các cơ quan nội tạng cá bình thường, hầu như không có biểu hiện bệnh lý. 3. Phân bố và lan truyền bệnh - Bệnh nấm thủy my xảy ra ở nhiều loài cá ngọt và trứng cá. - Bệnh có thể gặp ở khắp mọi nơi trên thế giới và trứng của chúng. - Các loài cá nuôi phổ biến ở Việt nam, như cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba, ếch, đều có thể bị nhiễm bệnh nấm thủy my. - Nấm thủy my còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biệt là trứng của cá chép (Cyprinus Carpio) chịu ảnh hưởng rất lớn của loại bệnh này. - Trong thực tế, nếu không có biện pháp thích hợp để phòng bệnh, thì hiệu quả của các đợt sinh sản nhân tạo cá chép thường rất thấp do tác hại của nấm thủy my. - Bệnh hay phát triển ở các đàn cá bị thương tổn trên da do tác động đánh bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh - Bệnh nấm thủy my thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18-250C, đây là nhiệt độ vào mùa đông xuân, mùa thu ở miền bắc và mùa mưa ở miền Nam. - Tuy vậy, có một số loài thuộc giống Achlya có thể phát triển tốt ở mức nhiệt độ cao hơn thế. - Các mùa đông xuân và mùa thu là những mùa cho cá sinh sản trong các trại cá giống nước ngọt ở Việt Nam. Do vậy bệnh này gây tác hại nhiều trong các ao nuôi vỗ cá bố mẹ, các ao lưu giữ giống qua đông và các bể ấp trứng trong các trang trại cá giống. - Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. - Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt. 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1. Thu mẫu cá, trứng cá bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ - 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su - 3 quyển sổ ghi chép - 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon 4.1.2. Quan sát trạng thái cá, trứng bị bệnh trong ao.
- 43 - Quan sát các hoạt động của cá trong ao - Quan sát trứng cá trong bể ấp 4.1.3. Thu mẫu cá bệnh - Thu cá nghi nhiễm bệnh, có các hoạt động biểu hiện bệnh - Dùng vợt vớt những con cá giống có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ - Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó. - Số lượng cá thu: + Cá giống nhỏ (4-8cm): thu 30 con + Cá giống lớn (10-25cm): thu 15 con 4.1.4. Thu mẫu trứng cá bệnh - Dùng vợt vớt những trứng nghi bị bệnh - Số lượng trứng thu : 30 quả 4.2. Quan sát cơ thể cá, trứng cá: 4.2.1. Quan sát thân, vây, mắt, miệng, mang cá - Đặt con cá trên khay và quan sát màu sắc của da, vây, mắt, miệng, mang cá. - Tìm dấu bệnh: da, vây, đuôi, cá có các đám nấm màu trắng, vẩy bong tróc, 4.2.2 Quan sát trứng cá bị bệnh - Đặt trứng cá trên khay và quan sát bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp để quan sát tìm các sợi nấm. 5. Phòng và trị bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Phòng bệnh cho cá - Thực hiện kỹ thuuật tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi: vét bớt bùn đáy, phơi nắng đáy ao, dùng vôi bột để sát trùng, diệt tạp và cải thiện độ pH. - Nuôi cá với mật độ thích hợp và tránh những tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm cá bị thương tổn, tạo điều kiện cho bào tử nấm xâm nhập và gây bệnh. - Về mùa đông cần quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng đầy đủ để cá chống rét và duy trì sức đề kháng. Ngoài ra cấn áp dụng các biện pháp để duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao bằng nhiều cách: chuyển cá vào ao có độ sâu lớn, phủ bèo tây trên 2/3 mặt ao. - Định kỳ phun xuống ao thuốc phòng nấm cho cá: TCCA nồng độ thuốc đạt được sau khi phun xuống ao là 0,2 ppm.
- 44 - Với đàn cá bố mẹ, kết hợp trong các lần kiểm tra cá, để dùng các loại thuốc sát trùng bôi lên các vết thương tổn để phòng sự phát triển của nấm: Cồn iod bão hòa, thuốc tím 1%. 5.1.2. Phòng bệnh cho trứng cá - Nuôi vỗ cá bố mẹ, nhất là cá chép theo đúng quy trình kỹ thuật để cá bố mẹ có chất lượng tuyến sinh dục tốt. - Cho cá đẻ với tỷ lệ đực cái phù hợp để tỷ lệ thụ tinh là cao nhất, giảm lượng trứng ung do không thụ tinh trong bể ấp. - Chọn ngày cho cá đẻ có nhiệt độ thích hợp, không nên cho đẻ vào các ngày có nhiệt độ thấp, thời gian phát triển phôi kéo dài tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và phát triển. - Trong quá trình ấp trứng, phải thường xuyên vệ sinh mạng tràn để nước lưu thông tốt. - Đối với trứng cá chép, cần lựa chọn giá thể và sát trùng giá thể bằng thuốc sát trùng trước khi cho vào bể đẻ. - Khi trứng đã bám vào giá thể, ngâm giá thể có trứng trong NaCl 2%, trong 10-15 phút. 1-2 lần/ngày. - Có thể áp dụng phương pháp ấp khô, hoặc cho cá chép thụ tinh nhân tạo, khử dính và ấp bằng bình vây để hạn chế tác hại của nấm thủy my. - Trong bể ấp trứng cá chép, phun vào bể KMnO4 nồng độ 1- 2 ppm, sau 6- 8 h lặp lại. 5.2. Trị bệnh: 5.2.1. Dùng thuốc diệt nấm cho cá Đối với cá bệnh, có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy my: Methylen 2-3ppm, KMnO4 1 – 2 ppm và lặp lại 2 lần trong 1 tuần. 5.2.2. Tắm thuốc diệt nấm cho trứng cá - Đối với trứng cá, khi bệnh mới xuất hiện, dùng thuốc kịp thời cũng chỉ cứu được những trứng còn khỏe mạnh, phôi phát triển tốt. - Để diệt bệnh nấm cho trứng cá thường dùng các loại hóa chất sau: NaCl 2-3%, Methylen 2-3ppm, formol 1/500-1/1000 tắm cho trứng trong thời gian 5- 15 phút, tắm 2 lần/ngày. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Nêu dấu hiệu bệnh lý của cá bị nấm thủy my? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh bệnh nấm thủy my ở cá ở cơ sở nuôi cá tại địa phương mở lớp
- 45 + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao cá với bệnh nấm thủy my ở cá C. Ghi nhớ - Dấu hiệu bệnh lý đặc trưng là trên cơ thể xuất hiện các sợi nấm giống như túm bông màu trắng - Bệnh thường xuất hiện ở ao tích lũy nhiều mùn bã hữu cơ, quản lý môi trường ao tốt trong quá trình nuôi sẽ giảm khả năng mắc bệnh này hơn đối với cá.
- 46 Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh lở loét ở ba ba, ếch Mục tiêu: - Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh lở loét ở ba ba, ếch; - Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của ba ba, ếch; xác định được bệnh lở loét ở ba ba, ếch. - Thực hiện được các biện pháp phòng và trị bệnh lở loét ở ba ba, ếch A. Nội dung: 1. Tác nhân gây bệnh: 1.1. Giới thiệu - Tác nhân gây bệnh lở loét ở ba va và ếch là các vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp - Là các vi khuẩn gram âm, hình que. 1.2 Quan sát vi khuẩn qua ảnh - Vi khuẩn Pseudomonas là vi khuẩn gram âm, có dạng hình que, có một cái đuôi Hình 4 - 35: Vi khuẩn Pseudomonas
- 47 - Vi khuẩn Aeromonas là vi khuẩn gram âm, có dạng hình que Hình 4 – 36: Vi khuẩn Aeromonas Hình 4- 37: Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn Aeromonas
- 48 2. Dấu hiệu bệnh lý: 2.1. Dấu hiệu bên ngoài: 2.1.1 Dấu hiệu bệnh lý trên mai, chân, móng bên ngoài của ba ba - Baba nổi lên tầng mặt và bò lên cạn, hoạt động yếu - Trên thân xuất hiện các vết loét xuất huyết - Các chân cụt móng - Cơ thể mềm nhũn Hình 4 - 38: Ba ba bị bệnh viêm loét do vi khuẩn, có vết loét trên mai và dưới bụng, cụt móng 2.1.2 Dấu hiệu bệnh lý đầu, bụng, chân của ếch - Ếch bị bệnh hoạt động yếu - Đầu vẹo sang một bên - Bụng chướng to - Chân màu đỏ
- 49 Hình 4 - 39 : Ếch chướng bụng 2.2 Dấu hiệu bên trong: 2.2.1 Dấu hiệu bệnh lý ở nội tạng của ba ba - Phổi, gan, thận chuyển sang màu đen sẫm. Hình 4 – 40: Ba ba bệnh có phổi đen, trên gan có đốm đen
- 50 2.2.2 Dấu hiệu bệnh lý ở nội tạng của ếch - Gan, thận, chuyển màu bạc trắng hoặc xuất huyết. - Ruột chướng hơi, căng phồng, có nhiều dịch nhày Hình 4 - 41: Ếch bị bệnh ruột chứa đầy hơi Hình 4 - 42 : Ếch bị bệnh nội tạng xuất huyết, chân bị đỏ
- 51 3. Phân bố và lan truyền bệnh: 3.1 Phân bố và lan truyền bệnh ở ba ba - Ao nuôi baba từ 2 -3 năm trở nên. Đáy ao dọn không tốt. - Nuôi với mật độ dày. - Bệnh gặp ở hầu hết giai đoạn phát triển của ba ba, nhưng ở ba ba thịt và ba ba bố mẹ thường gặp hơn cả. 3.2 Phân bố và lan truyền bệnh ở ếch - Gặp từ ếch sống đến ếch thương phẩm. - Môi trường nước bị ô nhiễm. - Nuôi mật độ dày. 4. Chẩn đoán bệnh: 4.1. Thu mẫu ba ba, ếch bị bệnh: 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ - 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. - 3 quyển sổ ghi chép. - 01 lưới, 03 vợt, 03 túi nilon ( 03 xô). 4.1.2. Quan sát trạng thái ba ba và ếch bị bệnh trong ao. - Quan sát hoạt động của ba ba trong ao, bể. - Quan sát hoạt động của ếch trong ao. 4.1.3. Thu mẫu ba ba và ếch bệnh - Thu mẫu ba ba, ếch có biểu hiện hoạt động nghi nhiễm bệnh. - Dùng vợt bắt ếch. - Dùng lưới kéo ba ba trong ao hoặc lội xuống ao, bể bắt ếch bằng tay. - Số lượng thu: + Ba ba giống cỡ 200 g: thu 6 con. + Ếch cỡ 50g – 100g: thu 9 con. 4.2. Quan sát cơ thể ba ba, ếch: 4.2.1. Quan sát mai, bụng, móng ba ba - Đặt ba ba trên khay và quan sát toàn thân ba ba như mai, móng, đầu. - Lật ba ba lên quan sát bụng của ba ba. - Ghi lại dấu hiệu bệnh lý quan sát được. - Đối chiếu với dấu hiệu bệnh lý của ba ba bị bệnh ở mục 2.1.1.
- 52 4.2.2. Quan sát mắt, miệng, thân, da ếch - Đặt ếch trên khay hoặc dùng tay tóm gáy ếch dơ lên để quan sát cơ thể ếch. - Quan sát mắt, miệng, thấn, da ếch và ghi lại các hiện tượng bệnh lý. - Đối chiếu các dấu hiệu ghi được với các dấu hiệu bệnh lý bên ngoài của ếch ở mục 2.1.2. 4.2.3. Giải phẫu và quan sát nội tạng - Giải phẫu và quan sát nội tạng của ba ba + Đặt ba ba nằm trên khay gỗ. + Dùng dùi nhọn cắm giữ cố định các chân của ba ba. + Dùng dao giải phẫu rạch xung quanh mai ba ba + Vị trí rạch là đường diềm của mai ba ba, nơi hết phần mai xang phần thịt. + Lấy mai ba ba và quan sát nội tạng của ba ba (Xem hình 4 - 34). - Giải phẫu và quan sát nội tạng của ếch. + Dùng búa đập vào đầu ếch cho ếch chết. + Dùng dao giải phẫu rạch nhẹ một đường ở chính giữa bụng và dọc theo bụng ếch. + Quan sát các cơ quan nội tạng của cá: ruột, gan, thận, + Ghi lại các biểu hiện bệnh lý. + Đối chiếu với các dấu hiệu bệnh lý ở mục 2.2.2. 5. Phòng và trị bệnh: 5.1. Phòng bệnh: 5.1.1. Cải tạo ao, bể - Đối với các ao nuôi ĐVTS, cần áp dụng kỹ thuật tẩy dọn ao triệt để, nạo vét và sát trùng đáy ao để nhằm tiêu diệt mầm bệnh. - Nguồn nước lấy vào ao phải trong sạch: lọc qua đăng chắn, đặt bao vôi ngay dưới cống cấp nước để khử trùng nguồn nước. 5.1.2. Quản lý môi trường nuôi - Không để cho động vật nuôi thuỷ sản bị sốc do môi trường thay đổi xấu: nhiệt độ, oxy hoà tan, nhiễm bẩn của nước. - Môi trường nước đảm bảo tốt cho đời sống của động vật thuỷ sản. - Định kỳ bón vôi, 2 kg vôi nung/100 m3 nước, 1 tháng 2 lần. 5.1.3. Cho ba ba và ếch ăn thức ăn trộn thuốc phòng bệnh Bệnh lở loét ở ba ba và ếch xuất hiện quanh năm, tuy nhiên các tháng giao mùa cuối xuân đầu hè và mùa thu ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam.
- 53 Trước mùa xuất hiện bệnh một tháng nên cho cá ăn các loại thuốc tăng sức đề kháng cho chúng. - Cho ba ba, ếch ăn thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục. Liều lượng: 4g thuốc/ 1kg ba ba, ếch/ 1 ngày (400g thuốc/100 kg ba ba, ếch /1ngày). - Vitamin C, cho cá ăn với liều lượng 30 mg/ 1kg ba ba, ếch/ngày (30g/ 100 kg ba ba, ếch /ngày) cho ăn liên tục trong 1 tháng trước mùa phát bệnh. 5.2 Trị bệnh: 5.2.1. Phun thuốc diệt vi khuẩn Bệnh xuất hiện do môi trường nuôi bị ô nhiễm hữu cơ, để tiêu diệt được bệnh cần tiêu diệt các ổ vi khuẩn trong môi trường ao nuôi. + Dùng thuốc tím (KMnO4) phun trực tiếp xuống nước: nồng độ thuốc sau khi phun thuốc xuống ao là 2 ppm. + Dùng TCCA ném trực tiếp thuốc xuống ao: nồng độ thuốc sau khi thuốc tan trong nước ao là 0,5 ppm. Thuốc ở dạng viên sủi, khi ném xuống ao ngoài tác dụng khử trùng thì còn có tác dụng tăng oxy cho nước. 5.2.2. Cho ba ba, ếch ăn thức ăn trộn thuốc trị bệnh Có thể dùng một số kháng sinh, thảo dược có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu như sau: + Ba ba, ếch giống dùng phương pháp tắm thời gian 1 giờ. Oxytetracyline nồng độ 20-50 ppm. Streptomycin nồng độ 20-50 ppm. + Ba ba, ếch thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh. Sulfamid liều dùng 150-200 mg/1 kg cá/ngày. Thuốc phối chế KN-04-12: liều dùng 2-4 g/1 kg cá/ngày. Cho chúng ăn liên tục từ 5-7 ngày. Riêng với kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so vớí ngày ban đầu. + Đối với ba ba nuôi trong bề có thể dùng thuốc tím hoặc i- ốt bôi với liều lượng là 1% tại chỗ viêm loét. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Câu hỏi: + Nêu dấu hiệu bệnh lý của bệnh lở loét ở ba ba, ếch? - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh lở loét ở ba ba, ếch ở một cơ sở nuôi ba ba, ếch tại địa phương mở lớp.
- 54 + Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao cá với bệnh lở loét ở ba ba, ếch. C. Ghi nhớ - Dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của ba ba, và của ếch - Biện pháp phòng và trị bệnh cho ba ba và ếch.
- 55 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun - Vị trí: mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước ngọt trong chương trình đào tạo nghề chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản, được giảng dạy sau mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi nước ngọt và trước mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh ký sinh trùng ở ĐVTS nuôi nước ngọt; mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước ngọt cũng có thể được giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. - Tính chất: là mô đun chuyên môn thực hành, có một phần lý thuyết để giới thiệu, hướng dẫn. II. Mục tiêu của mô đun - Hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý bệnh viêm ruột, xuất huyết ở cá; bệnh đốm trắng gan thận ở cá; bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh; bệnh lở loét ở ba ba, ếch do vi khuẩn gây ra; - Hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý bệnh nấm ở cá do nấm gây ra; - Nhận biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý của năm loại bệnh trên; - Thực hiện được biện pháp xử lý bệnh viêm ruột, xuất huyết ở cá; bệnh đốm trắng gan thận ở cá; bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh; bệnh lở loét ở ba ba, ếch do vi khuẩn gây ra; bệnh nấm ở cá do nấm gây ra; - Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, các bước kỹ thuật. III. Nội dung chính của mô đun Loại Địa Thời lƣợng Tên các bài trong mô Mã bài bài điểm đun dạy Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* Lý Lớp Bài mở đầu 2 2 thuyết Chẩn đoán nhanh và trị Tích Ao cá MĐ 04 - 01 23 4 18 1 bệnh viêm ruột ở cá hợp Chẩn đoán nhanh và trị Tích Ao cá MĐ 04 - 02 bệnh đốm trắng gan thận hợp 22 4 18 ở cá Chẩn đoán nhanh và trị Tích Ao MĐ 04 - 03 bệnh đốm nâu, đốm đen ở hợp tôm 23 4 18 1 tôm càng xanh
- 56 Chẩn đoán nhanh và trị Tích Ao cá MĐ 04 - 04 22 4 18 bệnh nấm thủy my ở cá hợp Tích Ao ba Chẩn đoán nhanh và trị MĐ 04 - 05 hợp ba, 25 6 18 1 bệnh lở loét ở ba ba, ếch ếch Kiểm tra kết thúc mô đun 3 3 Tổng số 120 24 90 6 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1 Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh viêm ruột ở cá 4.1.1 Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh viêm ruột ở cá một ao nuôi cá nước ngọt tại địa phương. - Nguồn lực: + 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. + 3 quyển sổ ghi chép. + 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon. + Cá giống lớn (10-25cm): thu 30 con. + Cá thương phẩm: thu mẫu 15 con. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh viêm ruột ở cá + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của cá khi hoạt động trong ao. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên da, vây, đuôi, mang. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trong nội tạng, ruột. + Xác định được tỷ lệ cá nhiễm bệnh trong ao. 4.1.2 Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao cá bệnh viêm ruột ở cá - Nguồn lực: + Vôi (CaO): 20 kg. + Vitamin C: 1kg. + Thuốc KN – 04 – 12: 5 kg. + Xô : 03 cái.
- 57 + Gáo múc: 03 cái. + Cân 30kg: 01 cái. + Cân 1g: 01 cái. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của các biện pháp phòng và trị bệnh viêm ruột ở cá. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý. + Mô tả thao dùng và liều lượng vôi dùng để khử trùng nước. + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá. + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng của thuốc KN – 04 – 12. 4.2 Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng gan thận ở cá. 4.2.1 Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh đốm trắng gan thận ở cá một ao nuôi cá nước ngọt (cá tra) tại địa phương. - Nguồn lực: + 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. + 3 quyển sổ ghi chép. + 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon. + Cá giống lớn (10-25cm): thu 30 con. + Cá thương phẩm: thu mẫu 15 con. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh đốm trắng gan thận ở cá. + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh. + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của cá khi hoạt động trong ao. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên da, vây, đuôi, mang. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trong nội tạng, gan, thận. + Xác định được tỷ lệ cá nhiễm bệnh trong ao. 4.2.2 Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao cá bệnh đốm trắng gan thận ở cá - Nguồn lực: + Vôi (CaO): 20 kg.
- 58 + Vitamin C: 1kg. + Thuốc kháng sinh Oxytetraxyline: 1 kg. + Xô : 03 cái. + Gáo múc: 03 cái. + Cân 30 kg: 01 cái. + Cân 1g: 01 cái. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh đốm trắng gan thận ở cá + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý. + Mô tả thao dùng và liều lượng vôi dùng để khử trùng nước. + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá. + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng của thuốc Oxytetraxyline. 4.3 Bài 3: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh 4.3.1 Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh một ao nuôi tôm càng xanh tại địa phương. - Nguồn lực: + 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. + 3 quyển sổ ghi chép. + 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon. + Tôm post larver 7- 15: thu 60 con. + Tôm giống lớn : thu 30 con. + Tôm thương phẩm: thu mẫu 15 con. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh. + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh. + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của tôm khi hoạt động trong ao. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên vỏ, chân bơi, đuôi, mang.
- 59 + Xác định được tỷ lệ tôm nhiễm bệnh trong ao. 4.3.2 Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị ao tôm càng xanh với bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh. - Nguồn lực: + Vôi (CaO): 20 kg + Vitamin C: 1kg + Thuốc kháng sinh Oxytetraxyline: 1 kg + Xô : 03 cái. + Gáo múc: 03 cái. + Cân 30 kg: 01 cái. + Cân 1g: 01 cái. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý. + Mô tả thao dùng và liều lượng vôi dùng để khử trùng nước. + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá. + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng của thuốc Oxytetraxyline. 4.4 Bài 4: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm thủy my ở cá 4.4.1 Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh bệnh nấm thủy my ở cá một ao nuôi cá ở địa phương - Nguồn lực: + 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su + 3 quyển sổ ghi chép + 01 chài, 03 vợt, 03 túi nilon + Cá giống lớn (10-25cm): thu 30 con + Cá thương phẩm: thu mẫu 15 con - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh nấm thủy my ở cá
- 60 + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh. + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của cá khi hoạt động trong ao. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên da, vây, đuôi, mang. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trong nội tạng, ruột. + Xác định được tỷ lệ cá nhiễm bệnh trong ao. 4.4.2 Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao cá bệnh nấm thủy my ở cá. - Nguồn lực: + Vôi (CaO): 20 kg + Vitamin C: 1kg + Thuốc TCCA: 3 kg + Xô : 03 cái + Gáo múc: 03 cái + Cân 30kg: 01 cái + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh viêm ruột ở cá. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý. + Mô tả thao dùng và liều lượng vôi dùng để khử trùng nước. + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá. + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng của thuốc TCCA. 4.5 Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh lở loét ở ba ba, ếch 4.5.1 Bài tập 1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh lở loét ở ba ba, ếch một ao nuôi ba ba, ếch ở địa phương - Nguồn lực: + 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su. + 3 quyển sổ ghi chép. + 01 lưới, 03 vợt, 03 túi nilon. + Ba ba giống cỡ 200 g: thu 6 con. + Ếch cỡ 50g – 100g: thu 9 con. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên.
- 61 - Thời gian thực hiện: 5 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của nhóm khi tiến hành chẩn đoán bệnh lở loét ở ba ba, ếch + Thu mẫu nghi nhiễm bệnh. + Ghi được dấu hiệu bệnh lý của ba ba, ếch khi hoạt động trong ao. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trên da, mai, chân. + Ghi được các dấu hiệu bệnh lý trong nội tạng: ruột, gan, phổi. + Xác định được tỷ lệ ba ba, ếch nhiễm bệnh trong ao. 4.5.2 Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và xử lý ao bệnh lở loét ở ba ba, ếch. - Nguồn lực: + Vôi (CaO): 20 kg. + Vitamin C: 1kg. + Thuốc KN – 04 – 12: 5 kg. + Xô : 03 cái. + Gáo múc: 03 cái. + Cân 30kg: 01 cái. + Cân 1g: 01 cái - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ. - Tiêu chuẩn sản phẩm: là báo cáo thu hoạch nhóm mô tả các bước công việc của thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh lở loét ở ba ba, ếch. + Từ kết quả của bài tập số 1 sẽ đưa ra biện pháp xử lý. + Mô tả thao dùng và liều lượng vôi dùng để khử trùng nước. + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho ba ba, ếch. + Mô tả cách dùng và đưa ra liều lượng của thuốc KN – 04 – 12. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh viêm ruột ở cá
- 62 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức dấu hiệu bệnh lý của cá bị Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng bệnh viêm ruột hỏi đáp - Kỹ năng thực hiện được đầy đủ các bước Kiểm tra kết quả bằng bài thực chẩn đoán bệnh viêm ruột ở cá nước ngọt hành bằng dấu hiệu bệnh lý. - Kỹ năng áp dụng các biện pháp phòng và Kiểm tra kết quả bằng bài thực trị bệnh viêm ruột ở cá hành 5.2. Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng gan thận ở cá Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức dấu hiệu bệnh lý của cá bị Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng bệnh đốm trắng gan thận hỏi đáp - Kỹ năng thực hiện được đầy đủ các bước Kiểm tra kết quả bằng bài thực chẩn đoán bệnh đốm trắng gan thận ở cá hành bằng dấu hiệu bệnh lý. - Kỹ năng áp dụng các biện pháp phòng và Kiểm tra kết quả bằng bài thực xử lý bệnh đốm trắng gan thận ở cá hành 5.3. Bài 3 Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức dấu hiệu bệnh lý của tôm càng Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng xanh bị bệnh đốm nâu, đốm đen hỏi đáp - Kỹ năng thực hiện được đầy đủ các bước Kiểm tra kết quả bằng bài thực chẩn đoán bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm hành càng bằng dấu hiệu bệnh lý. - Kỹ năng áp dụng các biện pháp phòng và Kiểm tra kết quả bằng bài thực trị bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng hành xanh 5.4. Bài 4: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm thủy my ở cá
- 63 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng nấm thủy my hỏi đáp - Kỹ năng thực hiện được đầy đủ các bước Kiểm tra kết quả bằng bài thực chẩn đoán bệnh nấm thủy my ở cá bằng hành dấu hiệu bệnh lý. - Kỹ năng áp dụng các biện pháp phòng và Kiểm tra kết quả bằng bài thực xử lý bệnh nấm thủy my ở cá hành 5.5. Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh lở loét ở ba ba, ếch Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Kiến thức dấu hiệu bệnh lý của bệnh lở Kiểm tra mức độ hiểu bài bằng loét ở ba ba, ếch hỏi đáp - Kỹ năng thực hiện được đầy đủ các bước Kiểm tra kết quả bằng bài thực chẩn đoán bệnh lở loét ở ba ba, ếch bằng hành dấu hiệu bệnh lý. - Kỹ năng áp dụng các biện pháp phòng và Kiểm tra kết quả bằng bài thực trị bệnh lở loét ở ba ba, ếch hành VI. Tài liệu tham khảo 1. Bùi Quang Tề, 1998. Giáo trình bệnh của động vật thủy sản. NXB Nông nghiệp. Hà Nội,1998. 192 trang. 2. Bùi Quang Tề, 2002. Bệnh của cá trắm cỏ và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2002. 240 trang. 3. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 200 trang. 4. Bùi Quang Tề, 2006. Nghiên cứu một số bệnh thường gặp trên các loài cua (Scylla spp) nuôi phổ biến và ghẹ (Portunus spp) ở các tỉnh phía Bắc- Nam Định và Hải Phòng. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài, năm 2004-2006, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. 5. Bùi Quang Tề, Ngô Thế Anh, Hoàng Thị Phương Hồng, 2009. Giáo trình chẩn đoán và phòng trị một số bệnh thông thường của bệnh động vật thủy sản (Lý thuyết và thực hành)
- 64 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 3. Các ủy viên: - Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I - Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh - Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản - Ông Lê Văn Thắng - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Lê Minh Vương - Giám đốc khu vực phía Nam Công ty trách nhiệm hữu hạn Bayern Việt Nam./.