Giáo trình Luật tài chính (Phần 2)

pdf 37 trang ngocly 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật tài chính (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_tai_chinh_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Luật tài chính (Phần 2)

  1. CHƯƠNG 6 PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1. KHI QUÁT VỀ THUẾ THU NHẬP C NHN 1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập thực nhận của cá nhân trong kỳ tính thuế. Đây là một loại thuế trực thu vì nó đánh trực tiếp vào thu nhập của cá nhân, và cá nhân khó có thể chuyển gánh nặng thuế sang cho chủ thể khác. Thu nhập chiụ thuế trong kỳ của cá nhân là thu nhập mà cá nhân đó nhận được sau khi trừ đi các chi phí liên quan để tạo ra thu nhập, các khoản giảm trừ mang tính xã hội khác. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng thuế thu nhập cá nhân. Các tính thuế và thuế suất của mỗi quốc gia có thể khác nhau nhưng về mục đích áp dụng cơ bản là giống nhau. Việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân trước hết nhằm mục đích đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Đồng thời, thuế thu nhập cá nhân cũng nhằm đảm bảo một nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 1.2. Đặc điểm: - Là loại thuế trực thu, người nộp thuế cũng là người chịu thuế và người nộp thuế khó có thể chuyển dịch nghĩa vụ nộp thuế sang cho các chủ thể khác. - Có diện đánh thuế rộng, là tất cả cá nhân có thu nhập chịu thuế do vậy loại thuế này có tính nhạy cảm cao và luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia; - Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc luỹ tiến từng phần. 1.3. Luật thuế thu nhập cá nhân ở VIệt Nam Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của cá nhân không kinh doanh. Vì thế, trong điều kiện kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nguồn thu nhập của dân cư mang tính thuần nhất, nên nhà nước ta không thu thuế dối với thu nhập của cá nhân không kinh doanh. Sau đỏi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, thu nhập của người dân được cải thiện. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu nghèo của các tầng lớp dân cư ngày càng thể hiện rõ. Để động viên một phần thu nhập của người có thu nhập cao hơn mức thu nhập chung của cộng đồng vào ngân sách nhà nước, và cũng là để điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, năm 1990, nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, được áp dụng từ ngày 1/4/1990. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trong quá trình áp dụng được sửa đổi bổ sung nhiều lần tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, năm 2007, Luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 nhằm khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trước đây. 2. NỘI DUNG PHP LUẬT THUẾ THU NHẬP C NHN 2.1. Đối tượng nộp thuế TNCN Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. 51
  2. Cá nhân nêu trên bao gồm: - Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế. - Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: (1) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam. (2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau: “1.2.1. Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú: a) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở đăng ký thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký cư trú theo quy định của Luật cư trú. b) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp. 1.2.2. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau: a) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú theo hướng dẫn nêu trên, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi. b) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan, không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động. Cá nhân không cư trú: là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1 nêu trên. 2.2. Thu nhập chịu thuế Khác với thuế thu nhập dành cho người có thu nhập cao trước đây, khi quy định về thu nhập chịu thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân không chia ra thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên mà căn cứ vào nguồn gốc phát sinh thu nhập để phân thành 10 loại thu nhập sau: 1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm: a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. 52
  3. 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm: a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội; c) Tiền thù lao dưới các hình thức; d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức; đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền; e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: a) Tiền lãi cho vay; b) Lợi tức cổ phần; c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ. 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác. 5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước; d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản. 6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm: a) Trúng thưởng xổ số; b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại; 53
  4. c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino; d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác. 7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ. 8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. 9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 2.3. Thu nhập được miễn thuế: Để tạo sự gần gũi, tương đồng về mặt pháp luật với các quốc gia trên thế giới cũng như tạo sự phù hợp trong hoạt động quản lý và thu thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân quy định một số loại thu nhập được miễn thuế bao gồm: 1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. 3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất. 4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. 6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. 7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 8. Thu nhập từ kiều hối. 9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. 54
  5. 10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả. 11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm: a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước; b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó. 12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. 13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận. 14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2.4. Kỳ tính thuế: 2.4.1. Đối với cá nhân cư trú: a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng; c) Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế. 2.4.2. Đối với cá nhân không cư trú: Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế. 2.5. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân là thu nhập tính thuế và thuế suất. Việc xác định thu nhập tính thuế đối với mỗi loại thu nhập chịu thuế có sự khác nhau do nguồn gốc phát sinh thu nhập. Đồng thời, thuế suất đối với mỗi loại thu nhập chịu thuế cũng khác nhau. 2.6. Xác định thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú 2.6.1. Tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và kinh doanh Số thuế TNCN phải = Thu nhập tính thuế X Thuế suất nộp 55
  6. a) Xác định Thu nhập tính thuế: Tổng thu Thu nhập chịu Các khoản được Thu nhập nhập chịu thuế từ tiền giảm trừ (Giảm trừ = + - tính thuế thuế từ kinh lương, tiền gia cảnh, từ thiện, doanh công nhân đạo, bảo hiểm) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công: Là bao gồm cấc khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động bằng tiền hoặc không phải bằng tiền. Thu nhập từ tiền lương, tiền công là các khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền, bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công. Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người lao động nhận được, trừ một số khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định tại điểm 2.2 dưới đây. Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút do viết sách, báo, dịch tài liệu; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền thu được từ các dịch vụ quảng cáo và từ các dịch vụ khác. Tiền nhận được do tham gia vào các hội, hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, hội đồng doanh nghiệp và các tổ chức khác. Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động, cụ thể như sau: - Tiền nhà ở, tiền điện, nước và các loại dịch vụ khác kèm theo. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà, hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc. - Tiền mua bảo hiểm đối với các hình thức bảo hiểm mà pháp luật không quy định trách nhiệm bắt buộc người sử dụng lao động phải mua cho người lao động. - Các khoản phí hội viên phục vụ cho cá nhân như: thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao. - Các dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ. - Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê kê khai thuế; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng, trừ các khoản khoán chi như: văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, trang phục. 56
  7. Các khoản thưởng như tháng, quý, năm, thưởng đột xuất, thưởng tháng lương thứ 13 bằng tiền hoặc không bằng tiền (kể cả thưởng bằng chứng khoán), trừ một số khoản tiền thưởng quy định tại điểm 2.3 dưới đây. Trường hợp người lao động được thưởng bằng cổ phiếu thì giá trị thưởng được xác định theo mức thưởng ghi trên sổ sách kế toán của đơn vị trả thưởng. Các khoản thu nhập nêu trên làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế là thu nhập trước khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (thu nhập trước thuế). Trường hợp thu nhập thực nhận không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (thu nhập sau thuế) thì phải quy đổi thành thu nhập trước thuế theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh: Quy định tại điều 10 Luật thuế thu nhập cá nhân và được hướng dẫn tại Nghị định 100. Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chí phí hợp lý trong kỳ - Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. a) Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế như sau: - Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng. - Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. Trường hợp, thời điểm lập hoá đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá (hoặc dịch vụ hoàn thành) thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hoá đơn hoặc ngược lại. b) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp được xác định như sau: - Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp. - Đối với hàng hoá, dịch vụ bán theo phương thức trả chậm là tiền bán hàng hoá, dịch vụ trả một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm. Trường hợp việc thanh toán theo hợp đồng mua bán theo phương thức trả góp, trả chậm kéo dài nhiều kỳ tính thuế thì doanh thu là số tiền phải thu của người mua trong kỳ tính thuế không bao gồm lãi trả góp, trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng. Việc xác định chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá bán trả góp, trả chậm thực hiện theo nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu. 57
  8. - Đối với hàng hoá, dịch vụ do cá nhân kinh doanh làm ra dùng để trao đổi; biếu, tặng; trang bị, thưởng cho người lao động, doanh thu được xác định theo giá bán hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi; biếu, tặng; trang bị, thưởng cho người lao động. - Đối với hàng hoá, dịch vụ do cá nhân kinh doanh làm ra tự dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của cá nhân thì doanh thu là chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đó. - Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tổng số tiền thu về từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá. - Đối với nhận đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của cá nhân kinh doanh giao đại lý, ký gửi hưởng hoa hồng thì doanh thu là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hoá. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản, doanh thu là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước nhưng phải tính ngay số thuế nộp tương ứng từng năm và nộp cho cả thời gian thu tiền trước. - Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình nghiệm thu bàn giao. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị. - Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ số tiền thu được từ việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa. - Thời điểm xác doanh thu từ hoạt động kinh doanh: là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. b) Các khoản được giảm trừ Giảm trừ gia cảnh: Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. 58
  9. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm: - Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động; - Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm: - Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; - Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. Tổ chức, cơ sở và các quỹ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận. c) Thuế suất Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau: BBậc Phần thu nhập tính thuế/năm Phần thu nhập tính Thuế thuế (triệu đồng) thuế/tháng suất (%) (triệu đồng) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 59
  10. 2.6.2. Tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn Thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập nhận được từ hoạt động cho cơ sở kinh doanh vay, góp vốn hoặc mua cổ phần dưới các hình thức như lãi, cổ thức Số thuế TNCN Thu nhập chịu thuế = (tính thuế) từ đầu tư X Thuế suất phải nộp vốn a) Thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế Trong trường hợp này, thu nhập tính thuế là thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế (tính thuế) được quy định tại điều 3 Luật thuế TNCN và hướng dẫn tại Nghị định 100. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế. Trong một số trường hợp, thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ việc góp vốn là thời điểm cá nhân thực nhận phần giá trị vốn góp tăng thêm. Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập. b) Thuế suất: áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%. 2.6.3. Tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán Thu nhập từ việc chuyển nhượng phần là khoản tiền lãi mà cá nhân nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn góp trong tổ chức kinh tế hoặc chuyển nhượng chứng khoán. Cách tính thuế: Số thuế TNCN Thu nhập = X Thuế suất phải nộp tính thuế Trong đó: a) Xác định thu nhập tính thuế: Giá chuyển Chí phí hợp lý Thu nhập nhượng (thu liên quan đến = - Giá mua tính thuế nhập chịu - việc tạo ra thu thuế) nhập Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn. Giá mua: là giá chuyển nhận phần vốn góp khi thành lập doanh nghiệp, khi nhận chuyển nhượng cổ phần; khi mua chứng khoán. Chi phí liên quan đến việc tạo lập vốn, có hoá đơn, chứng từ như chi phí làm thủ tục pháp lý 60
  11. b) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế: Đối với chuyển nhượng vốn: là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành (thời điểm làm xong thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh). c) Thuế suất: Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%. 2.6.4. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán a) Cách tính thuế: Số thuế TNCN Thu nhập = X Thuế suất phải nộp tính thuế b) Xác định Thu nhập tính thuế được xác định: Chí phí hợp lý Giá chuyển Thu nhập liên quan đến = nhượng - Giá mua tính thuế việc chuyển chứng khoán - nhượng Giá bán chứng khoán được xác định như sau: - Giá bán chứng khoán niêm yết là giá chuyển nhượng thực tế tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán; - Giá bán chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế tại Trung tâm Giao địch chứng khoán; - Giá bán chứng khoán của các đơn vị không thuộc trường hợp nêu tại điểm a và b khoản này là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán được chuyển nhượng tại thời điểm bán. Giá mua được xác định như sau: - Giá mua của chứng khoán niêm yết là giá thực mua tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán; - Giá mua chứng khoán của Công ty đại chúng chưa niêm yết, đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán là giá thực tế mua tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán; - Giá mua chứng khoán của các đơn vị không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản này là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán được chuyển nhượng tại thời điểm mua. Chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán là các khoản chi phí thực tế phát sinh có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm: - Phí nhận chuyển nhượng và phí chuyển nhượng chứng khoán; - Phí lưu ký chứng khoán; - Chi phí uỷ thác chứng khoán; 61
  12. - Các khoản chi phí khác. c) Thuế suất - Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp là 20% trên thu nhập tính thuế của mỗi lần chuyển nhượng. - Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 20% trên thu nhập tính thuế cả năm chỉ áp dụng đối với trường hợp đối tượng nộp thuế đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế và đăng ký thực hiện ổn định với cơ quan Thuế từ tháng 12 của năm trước. Đối với các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần. 2.6.5. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản a) Trường hợp xác định được thu nhập tính thuế, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau: Thuế thu nhập Thu nhập Thuế suất cá nhân phải = x tính thuế 25% nộp b) Trường hợp không xác định được giá vốn (giá mua) của hoạt động chuyển nhượng bất động sản và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì thuế thu nhập cá nhân được xác định như sau: Thuế thu nhập cá Giá chuyển Thuế suất = X nhân phải nộp nhượng 2% a) Xác định thu nhập tính thuế: Thu nhập Giá chuyển - Chi phí = - Giá vốn tính thuế nhượng hợp lý Giá chuyển nhượng: Giá thực tế ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng. Nếu không xác định được giá chuyển nhượng, hoặc giá chuyển nhượng thấp hơn khung giá nhà nước thì áp dụng theo khung giá đất của nhà nước. Giá vốn: Là giá ghi trên hợp đồng nhận chuyển nhượng, giá đấu giá hoặc tiền sử dụng đất nộp cho nhà nước. Chú ý: Xác định thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp cụ thể: - Chuyên nhượng quyền sử dụng đất có gắn liền với tài sản trên đất; - Chuyển nhượng quyền sở hữu, sử dụng nhà ở; - Chuyển nhượng quyền cho thuê lại đất, mặt nước b) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế: Đối với chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng bất động sản có hiệu lực theo quy định của pháp luật. 62
  13. c) Thuế suất: - Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế. - Trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. 2.7. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú 2.7.2. Thời điểm xác định thu nhập: - Đối với thu nhập là quà tặng: thời điểm làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, hoặc sử dụng tài sản. - Các trường hợp khác: như xác định thu nhập của cá nhân cư trú. 2.7.3. Căn cứ tính thuế: Nguồn TN Thu nhập tính thuế Thuế suất Từ kinh doanh Doanh thu X (1%, 2%, 5%) Từ tiền lương, tiền công Doanh thu không giảm từ X 20% Đầu tư vốn Số tiền nhận được X 5% Chuyển nhượng vốn Số tiền nhận được X 0,1% Chuyển nhượng BDS Giá chuyển nhượng X 2% Bản quyền, nhượng TN vượt 10 triệu đồng X 5% quyền TM Tiền thưởng, quà tặng Thu nhập vượt 10tr X 10% 2.8. Quy định về quản lý thuế: 2.8.2. Trách nhiệm của cá nhân: - Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuê có trách nhiệm đăng kí, kê khai, quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập; - Cá nhân không cư trú có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh thu nhập. 2.8.3. Khấu trừ thuế Về nguyên tắc, thuế thu nhập cá nhân được tổ chức thu tại nguồn (khấu từ tại nguồn) có nghĩa là, tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ số tiền thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nước khi chi trả thu nhập cho người thụ hưởng. a) Thu nhập phải khấu trừ  Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam. 63
  14.  Thu nhập của cá nhân cư trú: - Thu nhập từ tiền lương, tiền công; - Thu nhập từ đầu tư vốn; - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán; - Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng; - Thu nhập từ bản quyền; - Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. b) Không thực hiện khấu trừ thuế đối với: - Thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú; - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân; - Thu nhập từ nhận thừa kế quà tặng của cá nhân. Các trường hợp này, đối tượng nộp thuế trực tiếp khai thuế, nộp thuế với cơ quan Thuế. Câu hỏi 1. Thuế thu nhập cá nhân là gì? Cơ sở nào để nhà nước thu thuế thu nhập cá nhân? 2. Tại sao chúng ta dựa trên tiêu chí cư trú để đánh thuế? 3. Tại sao chúng ta áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần để thu thuế đối với cá nhân cư trú? 4. Tạo sao cá nhân không cư trú không được xét giảm trừ gia cảnh và không được khấu trừ giá vốn, chi phí có liên quan khi tính thuế? 5. Theo em thì cần phải sửa đổi nhữgn điểm nào trong luật thuế TNCN, tại sao? Danh mục tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thuế Việt Nam, NXB Tư pháp năm 2007 2. Luật Thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH 12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 3. Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân 4. Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30 tháng 09 năm 2008, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân 64
  15. CHƯƠNG 7 PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI 1. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI VÀ PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI. 1.1. Khái quát về thuế đối với đất đai. Một cách khái quát nhất, thuế đối với đất đai là thuế đánh vào việc sử dụng đất hoặc có quyền sử dụng đất. Mục tiêu của việc đánh thuế đối với đất đai là: tạo nguồn thu, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, đồng thời, khuyến khích người sử dụng đất sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Ở Việt Nam, hiện nay có cá loại thuế: a) Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Là loại thuế đánh vào việc sử dụng đất nông nghiệp hoặc việc giao đất vào sản xuất nông nghiệp (hay nói cách khác, thuế sử dụng đất nông nghiệp đánh vào hành vi sử dụng đất nông nghiệp và hành vi không sử dụng đất nông nghiệp được giao). Đặc điểm riêng: - Đánh vào viếc sử dụng hoặc có quyền sử dụng đất, không thu vào hoa lợi trên đất. - Là loại thuế có tính xã hội cao do có đối tượng nộp thuế chiếm tỉ lệ lớn; - Là loại thuế được thu theo mùa vụ, được tính bằng thóc nhưng thu bằng tiền. b) Thuế nhà, đất: Thuế đánh vào việc sử dụng hoặc có quyền sử dụng nhà, đất ở, xây dựng công trình trên đất, và thuế chuyển quyền sử dụng đất. Đặc điểm riêng: - Không thu vào đất nông nghiệp; - Mức thuế cao hơn thuế sử dụng đất nông nghiệp mặc dù có căn cứ tính thuế giống với thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Được tính bằng thóc và thu bằng tiền như thuế sử dụng đất nông nghiệp nhưng thời hạn thu thuế không phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch của vú ản xuất chính. 2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2.1. Người nộp thuế Theo điều 1 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế là: - Tổ chức, cá nhân (gọi chung là hộp nộp thuế) sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp; - Hộ được giao quyền sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế. Người Dấu hiệu của người có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp: 65
  16. - Có sử dụng đất nông nghiệp, hoặc: - Được giao đất sử dụng vào nông nghiệp. Đất thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: - Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ. Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm) Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc. - Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác. - Đất rừng trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc. Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định thì chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định. Ngoại lệ: Theo điều 4 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp: Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất nông nghiệp phải nộp tiền thuê đất theo quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật này. 2.2. Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp Theo điều 5 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, căn cứ tính thuế là: - Diện tích; - Hạng đất; - Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Diện tích: là diện tích nhà nước giao cho hộ sử dụng theo sổ địa chính của Nhà nước hoặc diện tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hạng đất: Việc xác định hạng đất là điều kiện bắt buộc để xác định nghĩa vụ nộp thuế. Căn cứ để xác định hạng đất phụ thuộc vào: Chất đất; Vị trí; Địa hình; Điều kiện khí hậu, thời tiết; Điều kiện tưới tiêu. 66
  17. Đất nông nghiệp được chia làm 6 hạng và ổn định trong 10 năm. Định suất thuế Định suất thuế có sự phân biệt giữa các loại đất, Đất trồng cây hàng năm, đất Đất trồng cây lâu Định suất thuế Định suất thuế nuôi trồng Thuỷ năm sản 1 550 1 650 2 460 2 550 3 370 3 400 4 280 4 200 5 180 5 80 6 50 Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế như sau: - Bằng 1,3 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3; - Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6. Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần chịu mức thuế bằng 4% giá trị sản lượng khai thác. 3. PHÁP LUẬT THUẾ NHÀ, ĐẤT 3.1. Người nộp thuế Theo điều 2 Pháp lệnh thuế nhà, đất: Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình là đối tượng nộp thuế nhà đất. Trong trường hợp đất đang có tranh chấp hoặc chưa xác định được quyền sử dụng đất thì tổ chức, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất là đối tượng nộp thuế đất. Đất ở: đất dùng để ở, không phân biệt đã làm nhà hay chưa, bao gồm: đất đã xây nhà, làm vườn, đào ao, làm đường đi, àm sân hay bỏ trống quanh nhà. Đất xây dựng công trình: là đất xây dựng làm văn phòng làm việc, công trình hoặc nhà xưởng dùng vào sản xuất, kinh doanh, công trình khoa học, kỹ thuật, giao thông, văn hoá, xã hội, giáo dục quốc phòng 3.2. Căn cứ tính thuế nhà đất Căn cứ tính thuế là: Diện tích đất chịu thuế, hạng đất và thuế suất. 67
  18. a) Diện tích đất chịu thuế: Diện tích đất để tính thuế đất ở, đất xây dựng công trình bao gồm: diện tích mặt đất xây nhà ở, xây công trình và các diện tích khác trong khuôn viên đất nhà ở, đất xây công trình như: diện tích đường đi lại, diện tích sân, diện tích bao quanh nhà, quanh công trình kiến trúc, diện tích trồng cây, diện tích ao hồ và các diện tích để trống. Diện tích đất tính thuế có sự phân biệt vị trí đất ở, đất xây dựng công trình và đất do nhiều chủ sử dụng, quản lý. - Đối với đất đô thị: diện tích đất tính thuế là toàn bộ diện tích đất của tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng bao gồm: diệnt ích mặt đất xây dựng công trình nhà ở, diện tích đường đi lại, sân, diện tích bao quanh nhà, bao quanh công trình kể cả diện tích mặt nước, ao hồ và để trống trong phạm vi được phép sử dụng theo giấy cấp đất của nhà nước; - Đất vùng nông thôn: diện tích đất tính thuế là toàn bộ diện tích đấtt hực tế quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân không thuộc diện tích đất nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp - Đối với diện tích xây dựng nhà nhiều tầng hoặc khu tậ thể có nhiều tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng thì diện tích đất tính sao cho tổng các diện tích đó phải tương đương với toàn bộ diện tích của khoảnh đất đó. b) Hạng đất: Hạng đất được xác định căn cứ vào loại đô thị, đường phố, khu phố và vị trí đất. Xác định hạng đất là căn cứ để xác định mức thuế đất. c) Mức thuế Mức thuế đất quy định như sau: 1- Đối với đất thuộc thị trấn, thị xã, thành phố, mức thuế đất bằng 3 đến 25 lần mức thuế nông nghiệp cao nhất trong vùng. Mức thuế cụ thể phụ thuộc vào vị trí đất của thị trấn, thị xã, thành phố; 2- Đối với đất thuộc vùng nông thôn: - Đất thuộc vùng núi mức thuế đất bằng mức thuế nông nghiệp cùng hạng đất trong vùng; - Đất thuộc vùng trung du, mức thuế đất bằng 1,5 lần mức thuế nông nghiệp cùng hạng đất trong vùng; - Đất thuộc vùng đồng bằng, mức thuế đất bằng 2 lần mức thuế nông nghiệp cùng hạng đất trong vùng; - Đất ở mà sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, thì được tính thuế đất bằng mức thuế nông nghiệp cùng hạng đất trong vùng. Tài liệu tham khảo: 1. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1994 2. Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc Hội về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp 68
  19. 3. Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ qui định chi tiết Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc Hội về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp 4. Thông tư số 112/2003/TT-BTC ngày 19 tháng 11 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến năm 2010 theo Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ 5. Pháp lệnh Thuế nhà đất 1992 (sửa đổi, bổ sung 1994) 6. Nghị định số 94/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế nhà đất và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh nhà đất 7. Thông tư số 83-TC/TT-BTC ngày 07 tháng 10 năm 1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 94/CP ngày 25 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế nhà đất và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh nhà đất 8. Thông tư số 71/2002/TT-BTC ngày 19 tháng 8 năm 2002 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 83-TC/TT-BTC ngày 07 tháng 10 năm 1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 94/CP ngày 25 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế nhà đất và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh nhà đất 69
  20. CHƯƠNG 8 PHÁP LUẬT VỀ CÁC LOẠI THUẾ KHÁC 1. PHÁP LUẬT THUẾ TÀI NGUYÊN 1.1. Khái niệm, bản chất pháp luật thuế tài nguyên. - Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý của quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý. - Tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế => cần được bảo vệ. - Nhà nước sử dụng nhiều công cụ để quản lý, bảo vệ tài nguyên, trong đó có công cụ thuế tài nguyên. - Trước năm 1990 nước ta chưa có chế độ thu thống nhất đối với hoạt động khai thác tài nguyên. - Năm 1990, nhà nước ban hành pháp lệnh thuế tài nguyên để thống nhất quản lý về thuế tài nguyên, cũng như để bảo vệ tài nguyên, khuyến khích việc khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý. - Năm 1998, ban hành pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1990. - Năm 2009, Luật thuế tài nguyên được ban hành, thay thế cho pháp luật thuế tài nguyên năm 1990, sửa đổi bổ sung năm 1998. Thuế tài nguyên được hiểu là loại thuế gián thu, thu vào hoạt động khai thác tài nguyên thuộc tài sản quốc gia của các tổ chức, cá nhân khai thác nhằm khuyến khích việc khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, bảo đảm cho ngân sách nhà nước có nguồn thu để bảo vệ, tái tạo và thăm dò tài nguyên. 1.2. Nội dung pháp luật thuế tài nguyên. a) Người nộp thuế Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên. Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau: - Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế; - Bên Việt Nam và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; -Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế. 70
  21. b) Đối tượng chịu thuế: Theo quy định tại điều 2 Luật thuế tài nguyên, đối tượng chịu thuế bao gồm: - Khoáng sản kim loại. - Khoáng sản không kim loại. - Dầu thô. - Khí thiên nhiên, khí than. - Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật. - Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển. - Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất. - Yến sào thiên nhiên. - Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. c) Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất. Sản lượng tài nguyên: Luật thuế tài nguyên quy định cách xác định sản lượng tài nguyên như sau: - Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế. - Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại. - Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm. - Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất thuỷ điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận. - Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam. - Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm 71
  22. có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế. Giá tính thuế: Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau: - Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; - Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau: - Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân; - Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định; - Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu; - Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. Điểm giao nhận là điểm được thoả thuận trong hợp đồng dầu khí mà ở đó dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí. Thuế suất: Thuế suất thuế tài nguyên được quy định bằng tỉ lệ % áp dụng riêng cho từng nhóm, từng loại tài nguyên khai thác. Biểu khung thuế suất thuế tài nguyên được quy định như sau: Thuế suất Số thứ tự Nhóm, loại tài nguyên (%) I Khoáng sản kim loại 1 Sắt, măng-gan (mangan) 7-20 2 Ti-tan (titan) 7-20 72
  23. 3 Vàng 9-25 4 Đất hiếm 12-25 5 Bạch kim, bạc, thiếc 7-25 6 Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan) 7-25 7 Chì, kẽm, nhôm, bô-xít (bouxite), đồng, ni-ken (niken) 7-25 8 Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thuỷ ngân, ma- 7-25 nhê (magie), va-na-đi (vanadi) 9 Khoáng sản kim loại khác 5-25 II Khoáng sản không kim loại 1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 3- 10 Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát 2 5-15 làm thủy tinh 3 Đất làm gạch 5-15 4 Gờ-ra-nít (granite), sét chịu lửa 7-20 5 Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite) 7-20 Cao lanh, mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật, cát làm thủy 6 7-15 tinh Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite), đá nung vôi và 7 5-15 sản xuất xi măng 8 A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin) 3-10 9 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò 4-20 10 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 6-20 11 Than nâu, than mỡ 6-20 12 Than khác 4-20 13 Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) 16-30 E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô- 14 16-30 pan (opan) quý màu đen 15 Adít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), 12-25 73
  24. sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz) Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ- 16 ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; 12-25 phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite) 17 Khoáng sản không kim loại khác 4-25 III Dầu thô 6-40 IV Khí thiên nhiên, khí than 1-30 V Sản phẩm của rừng tự nhiên 1 Gỗ nhóm I 25-35 2 Gỗ nhóm II 20-30 3 Gỗ nhóm III, IV 15-20 4 Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác 10-15 5 Cành, ngọn, gốc, rễ 10-20 6 Củi 1-5 7 Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô 10-15 8 Trầm hương, kỳ nam 25-30 9 Hồi, quế, sa nhân, thảo quả 10-15 10 Sản phẩm khác của rừng tự nhiên 5-15 VI Hải sản tự nhiên 1 Ngọc trai, bào ngư, hải sâm 6-10 2 Hải sản tự nhiên khác 1-5 VII Nước thiên nhiên Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước 8-10 1 thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp 2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện 2-5 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ 3 nước quy định tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này 74
  25. 3.1 Nước mặt 1-3 3.2 Nước dưới đất 3-8 VIII Yến sào thiên nhiên 10-20 IX Tài nguyên khác 1-20 2. PHÁP LUẬT THUẾ MÔN BÀI 2.1. Khái niệm và bản chất của thuế môn bài - Thuế môn bài là lại thuế thu hàng năm vào các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm giúp Nhà nước thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý các cơ sở kinh doanh, các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế. - Trước năm 1990, thuế môn bài chỉ áp dụng cho thành phần kinh tế cá thể, tập thể. - Sau năm 1990, áp dụng cho mọi thành phần kinh tế. - Về bản chất, thuế môn bài mang tính lệ phí, Bởi mục đích chính của thuế môn bài là giúp nhà nước kiểm kê, kiểm soát và quản lý các cơ sở kinh doanh trong nền kinh tế. Thông qua thuế môn bài, hàng năm, nhà nước thống kê được cóbao nhiêu cơ sở kinh doanh, loại hình kinh doanh ở từng địa phương, cả nước để từ đó quản lý và kiểm soát. 2.2. Nội dung chủ yếu trong pháp luật thuế môn bài a) Đối tượng nộp thuế và mức thu Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế. Gồm: - Các doanh nghiệp; - Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng - Các cơ sở kinh doanh (chi nhanh, cửa hàng, cửa hiệu, b) Mức thuế môn bài: 1- Các tổ chức kinh doanh nộp thuế Môn bài theo 4 mức bao gồm: a - Thuế Môn bài nộp theo mức thống nhất 3.000.000 đồng một năm đối với các cơ sở kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập gồm: Các doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài có kinh doanh tại Việt nam, các cơ sở kinh tế của cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, lực lượng vũ trang và tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập khác. b - Thuế Môn bài nộp theo mức 2.000.000 đồng một năm đối với các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng cửa hiệu hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ và các tổ hợp sản xuất kinh doanh. 75
  26. c - Thuế Môn bài nộp theo mức 1.500.000 đồng một năm đối với Các Hợp tác xã ( trừ các HTX qui định ở tiết d điểm này ). d - Thuế Môn bài nộp theo mức 1.000.000 đồng một năm đối với: - Các HTX hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, HTX làm muối, HTX đánh bắt hải sản, HTX tín dụng. - Các cơ sở kinh doanh quy định tại tiết b, c điểm này nếu có các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu, điểm kinh doanh dịch vụ ở các địa điểm khác không cùng địa điểm của cơ sở thì mỗi cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu, điểm kinh doanh dịch vụ phải nộp thuế Môn bài theo mức 1.000.000 đồng một năm. 2 - Các đối tượng khác, hộ kinh doanh cá thể nộp thuế Môn bài theo 6 mức bao gồm: - Hộ sản xuất kinh doanh cá thể. - Người lao động trong các Doanh nghiệp (Doanh nghiệp NQD, Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật ĐTNN ) nhận khoán tự trang trải mọi khoản chi phí, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. - Nhóm người lao động thuộc các Doanh nghiệp nhận khoán cùng kinh doanh chung thì nộp chung thuế Môn bài theo qui định tại điểm 1.d nêu trên. Trường hợp nhóm cán bộ công nhân viên, nhóm người lao động nhận khoán nhưng từng cá nhân trong nhóm nhận khoán lại kinh doanh riêng rẽ thì từng cá nhân trong nhóm còn phải nộp thuế môn bài riêng. - Các cơ sở kinh doanh trên danh nghĩa là Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật ĐTNN, các Công ty cổ phần, Công ty TNHH nhưng từng thành viên của đơn vị vẫn kinh doanh độc lập, chỉ nộp một khoản tiền nhất định cho đơn vị để phục vụ yêu cầu quản lý chung thì thuế Môn bài thu theo từng thành viên. Riêng xã viên, nhóm xã viên HTX ( gọi chung là xã viên HTX ) nhận nhiệm vụ HTX giao nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại tiết c điểm 1 phần II của Thông tư số 44/1999/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn về ưu đãi thuế đối với Hợp tác xã, thì không phải nộp thuế Môn bài riêng; nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định thì phải nộp thuế Môn bài riêng. Biểu thuế Môn bài áp dụng đối với các đối tượng nêu trên như sau: Đơn vị: đồng Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm 1 Trên 1.500.000 1.000.000 2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000 3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000 4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000 5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000 6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000 76
  27. Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế Môn bài cả năm. Cơ sở đang sản xuất kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch; cơ sở mới ra kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và cấp mã số thuế. Cơ sở kinh doanh có thực tế kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế, phải nộp mức thuế Môn bài cả năm không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm 2 - Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế cấp nào thì nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế cấp đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiều cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc nằm ở các điểm khác nhau trong cùng địa phương thì cơ sở kinh doanh nộp thuế Môn bài của bản thân cơ sở, đồng thời nộp thuế Môn bài cho các cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc, đóng trên cùng địa phương. Các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu đóng ở địa phương khác thì nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi có chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh. Sau khi nộp thuế Môn bài, cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu được Cơ quan thuế cấp một thẻ Môn bài hoặc một chứng từ chứng minh đã nộp thuế Môn bài ( biên lai thuế hay giấy nộp tiền vào ngân sách có xác nhận của kho bạc) ghi rõ tên cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh làm cơ sở để xuất trình khi các cơ quan chức năng kiểm tra kinh doanh. Cơ sở kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi mình cư trú hoặc nơi mình được cấp ĐKKD. 77
  28. CHƯƠNG 9 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm Sự ra đời của ngân sách nhà nước; Về phương diện kinh tế: ngân sách nhà nước là bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia được cơ quan có thảm quyền của nhà nước quyết định để thực hiện trong thời hạn nhất định, thường là một năm.  ngân sách nhà nước có 2 đặc điểm: - Là kế hoạch thu chi; - Có giá trị thực hiện trong 1 năm Về phương diện pháp lý: theo điều 1 Luật ngân sách nhà nước :ngân sách nhà nướclà toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.  Về cơ bản không có gì khác so với khái niệm ở góc độ kinh tế.  Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý, quan niệm vềngân sách nhà nướckhác hơn: - Ngân sách nhà nước là một đạo luật, trong khi các nhà kinh tế cho rằngngân sách nhà nướclà kế hoạch thu chi. Tính chất đặc biệt của đạo luật thể hiện: - Trình tự lập pháp không giống với các đạo luật khác; - Hiệu lực trong một năm (hiệu lực xác định trước). 1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước chứa đựng những đặc điểm chung như các loại ngân sách khác: phản ánh các khoản thu, chi của chủ thể; thể hiện hoạt động của chủ thể đó Ngân sách nhà nước có đặc điểm riêng: Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính khổng lồ được Quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành - Đặc điểm này cho thấy, việc thiết lập ngân sách nhà nước vừa có kỹ thuật nghiệp vụ kinh tế và có kỹ thuật pháp lý Ngân sách nhà nước không phải là một bản kế hoạch tài chính thuần tuý mà còn là một đạo luật. Sau khi bản dự toánngân sách nhà nước được lập xong, phải được trình cơ quan lập pháp xem xét và quyết định và ban bố dưới hình thức một đạo luật để thi hành. Sỡ dĩ có quá trình luật hoá vì: - Ngân sách nhà nước có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển inh tế, ổn định chính trị xã hội của một đất nước nên cần bảo đảm cho ngân sách có giá trị như một đạo luật 78
  29. - Việc chuyển hoángân sách nhà nướcthành một đạo luật giúp Quốc hội kiểm soát được chính phủ trong qua trình thu, chi ngân sách nhà nước NSNN là kế hoạch tài chính quốc gia, được trao cho chính phủ thực hiện nhưng đặt dưới sự kiểm soát của Quốc hội NSNN được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người hưởng thụ các lợi ích đó là ai. Đây là đặc điểm quan trọng giúp phân biệtngân sách nhà nướcvới NS của các tổ chức, cá nhân khác. Đôi khi, vì lợi ích chung, chính phủ quyết định chi ngân sách mà không vì lợi ích của chính mình. NSNN luôn phản ánh mỗi tương quan giữa lập pháp và quyền hành pháp trong xây dựng và thực hiện NS. 1.3. Cơ cấu của NSNN NSNN thường có cấu trúc hai phần: các khoản thu và các khoản chi. a) Cơ cấu các khoản thu: Là những nguồn vốn tiền tệ do Nhà nước huy động từ trong hoặc bên ngoài nền kinh tế quốc nội, thông qua nhiều phương thức khác nhau để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Gồm: các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu theo quy định của pháp luật. Chia làm hai nhóm: - Các khoản thu mang tính chất hoa lợi - Các khoản thu không mang tính chất hoa lợi. b) Cơ cấu các khoản chi của NSNN Chingân sách nhà nướclà hoạt động tài chính trong đó nhà nước tiến hành sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để tài trợ cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình trong thời hạn nhất định, theo kế hoạch chi tiết đã được Quốc hôi quyết định. - Về chi ngân sách là nhà nước thực hiện quyền sở hữu của mình đối với quỹ ngân sách bằng việc cấp phát không hoàn lại nguồn tài chính đó cho đối tượng được hưởng kinh phí từ ngân sách. - Gồm: chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước, chi viện trợ, và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. - Phân thành hai loại: Các khoản chi có tính chất phí tổn Các khoản chi không có tính chất phí tổn. 1.4. Các nguyên tắc cơ bản của NSNN 1.5. Vai trò củangân sách nhà nướctrong nền kinh tế thị trường và sự cần thiết phải điều chỉnhngân sách nhà nướcbằng pháp luật đối với hoạt động của NSNN. 79
  30. 2. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1. Khái niệm Trên thế giới người ta biết nhiều đến khái niệm “luật tài chính công”. Như ở Hoa Kỳ: luật về tài chính công là tổng hợp các quy tắc pháp lý chi phối việc thu nộp và chi tiêu các khoản tiền của quốc gia mà người đại diện cho quốc gia thực hiện hoạt động này là Chính phủ. Ở Việt Nam, người ta sử dụng thuật ngữ, Luật Ngân sách nhà nước. Là những quy phạm pháp luật điều chỉnh hệ thống ngân sách, chu trình Ngân sách cũng như quy mô thu chi của ngân sách. 2.2. Phạm vi điều chỉnh của Luật ngân sách nhà nước Luậtngân sách nhà nướcban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động ngân sách nhà nước Có nhiều QHXH nhưng được chia thành các nhóm: - Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lập, phê chuẩn, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Quan hệ XH này phát sinh giữa các cơ quan NN có chức năng thi hành công vụ trong việc lập, phê chuẩn, chấp hành, quyết toán NS. - Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân cấp quản lý NSNN. Những quan hệ XH này chỉ phát sinh giữa các cơ quan NN có thẩm quyền tham gia vào các hoạt động quản lý, điều hành NS. Gồm Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp. - Nhóm các QHXH phát sinh trong quá trình tạo lập ngân quỹ ngân sách nhà nước. Quan hệ XH này thường phát sinh giữa chủ thể là cơ quan NN có chức năng thi hành công vụ như Thuế, Hải quan, Kho bạc NN với một bên là các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ hay có quyền đóng góp nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho NSNN. - Nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng quỹ ngân sách nhà nước (hay chi tiêu NSNN). Nhóm quan hệ XH này phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan NN có chức năng thi hành công vụ trong việc chấp hành dự toán chi NS hàng năm với một bên là các đơn vị dự toán được quyền sử dụng nguồn kinh phí NN. 2.3. Quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước a) Khái niệm: Quan hệ pháp luậtngân sách nhà nướclà những quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình hoạt động ngân sách nhà nước, được quy phạm pháp luật điều chỉnh mà hậu quả pháp lý là tạo ra những quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể khi tham gia hoạt động ngân sách. 80
  31. b) Đặc điểm: - Chủ thể: có ít nhất một bên là cơ quan công quyền. Hầu hết, quan hệ pháp luậtngân sách nhà nướccó hai bên chủ thể tham gia là cơ quan công quyền. - Khách thể: Mục đích của việc lập và thực hiện quan hệ pháp luậtngân sách nhà nướclà thoả mãn nhu cầu thực hiện các chức năng cơ bản của Nhà nước. - Nội dung: quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luậtngân sách nhà nướcđều được thiết lập nhằm hướng tới việc thoả mãn lợi ích chung. c) Phân loại: Căn cứ vào tiêu chí chủ thể, có hai nhóm: - Quan hệ pháp luật NS phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước với nhau - Quan hệ pháp luật ngân sách phát sinh giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước với bên kia là các chủ thể, cá nhân. 3. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3.1. Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam Hệ thốngngân sách nhà nướclà một thể thống nhất được tạo thành bởi các bộ phận cấu thành là các khâu ngân sách độc lập nhưng giữa chúng có mối quan hệ qua lại lân nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thu, chi của mình. Tổ chức hệ thốngngân sách nhà nướclà xá định, sắp xếp, bố trí các bộ phận cấu thành hệ thống ngân sách nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thu, chi của từng cấp NS cũng như toàn bộ hệ thống NSNN. Thông thường, mỗi cấp chính quyền có một cấp NS, tuy nhiên, điều này có cần thiết hay không phải em xét, và căn cứ vào: (1) Nhiệm vụ của cấp chính quyền (2) tổng nguồn thu trên vùng lãnh thổ mà chính uqyeefn đó quản lý phải có khả năng giải quyết được phần lớn nhu cầu chi tiêu của mình. - Mỗi mô hình nhà nước có hệ thống ngân sách riêng. Việt Nam: Dựa vào hệ thống đơn vị hành chính. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lại có sự khác nhau: - Sau cách mạng tháng 8, nước ta có một cấp ngân sách duy nhất, không có sự phân định thẩm quyền giữa các cấp ngân sách. - Hệ thống ngân sách nhà nước đổi thành hệ thốngngân sách nhà nướcgồm: NS Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương. - Hiện nay: hệ thống gồm: NS trung ương và NS địa phương. Trong đó, NS địa phương gồm: NS của đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và UBND. 3.2. Sự phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp NSNN 3.2.1. Khái niệm thu NSNN a) Định nghĩa: - Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, nhà nước cần có ngân sách => vì vậy, phải có hoạt động thu ngân sách để xây dựng quỹ ngân sách => Thu ngân sách là công cụ của nhà nước. 81
  32.  Thu ngân sách là huy đọng một giá trị sản phẩm xã hội theo quy định của pháp luật, làm hình thành quỹ ngân sách nhà nước. b) Đặc điểm - Thu ngân sách nhà nước không được tiến hành một cách tuỳ tiền mà phải thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.  Để tiến hành hoạt động thu NS, nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định về hoạt động này. Khi cần bổ sung nguồn thu, nhà nước sẽ có sự sửa đổi, bổ sung các văn bản luật.  CHỉ được phép thu những nguồn thu theo luật định và chỉ thực hiện các khoản thu đó trong khuôn khổ pháp luật, không tự ý đặt ra các khoản thu mới. - Hoạt động thu ngân sách nhằm huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội vì vậy hoạt động này luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế của đất nước và mức độ phát triển của nền kinh tế. Vì cơ sở chủ yếu của hoạt động thu ngân sách là giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ được sáng tạo từ khu vực kinh tế. Cho nên, các chỉ tiêu, tổng sản phẩm quốc nội và chỉ số tăng trưởng kinh tế là những chỉ tiêu chi phối chủ yếu đến hoạt động thu ngân sách. - Thu ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hai cơ chế pháp lý điển hình là bắt buộc và tự nguyện. Cơ chế bắt buộc được xem là chủ yếu, áp dụng khi tiến hành tập trung các khoản thuế, phí và lệ phí. Cơ chế tự nguyện được xem là thứ yếu, áp dụng khi tiến hành huy động các khoản tiền viện trợ của nước ngoài, các tổ chức quốc tế hay các khoản đóng góp tự nguyện của công chúng cho nhà nước. - Chủ thể tham gia hoạt động này gồm hai nhóm: (1) Chủ thể đại diện cho nhà nước trong việc thực hiện quyền thu, gồm: các cơ quan nhà nước như Bộ tài chính, UBND các cấp, Kho bạc . (2) Chủ thể đóng góp khoản thu ngân sách theo nghĩa vụ hoặc dựa trên cơ sở tự nguyện. c) Các nguồn thu của NSNN: Theo quy định tại điều 2 Luật Ngân sách nhà nước: các nguồn thu gồm: thuế, phí, lệ phí; thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân; các khoản viện trợ; và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Thuế: Nguồn thu bắt buộc, chiếm tỉ lệ chủ yếu. Phí: là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo pháp lệnh phí và lệ phí. Lệ phí: Khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ việc quản lý nhà nước quy đinhj trong danh mục lệ phí Chỉ những chủ thể cung cấp dịch vụ gắn với chức năng quản lý Nhà nước mới được phép thu lệ phí. 82
  33. CHỉ những tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ nào đó do tổ chức hay cơ quan nhà nước cung ứng mới phải nộp lệ phí. Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước: gồm tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền cho vay của nhà nước; thu nhập từ việc nhà nước góp vốn vào các cơ sở kinh tế. 3.2.2. Khái niệm chi Ngân sách nhà nước a) Định nghĩa: - Là hoạt động sử dụng quỹ ngân sách, là quá trình phân phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ ngân sách nhà nước để chi dùng vào những mục đích khác nhau. Là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn tiền tệ đã được tập trung vào quỹ NSNN.  Chi ngân sách là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toánngân sách nhà nướcđã được chủ thể quyền lực quyết định nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo đảm cho nhà nước thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình. b) Đặc điểm: - Chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo kế hoạch chi ngân sách nhà nước cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực quyết định. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quyết định về mức chi, số chi, nội dung và cơ cấu khoản chi ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương - Chi ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu thoả mãn nhu cầu về tài chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.  Mức độ chi củangân sách nhà nướcphụ thuộc vào quy mô cũng như chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước. - Chủ thể thực hiện hoạt động chi ngân sách nhà nước được chia thành hai nhóm: (1) nhóm chủ thể đại diện cho nhà nước thực hiện việc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách; (2) Nhóm chủ thể sử dụng ngân sách. c) Các khoản chi ngân sách nhà nước Theo điều 2 Luật ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước gồm các khoản: - Chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo đảm hoạt động cho bộ máy nhà nước; Chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và chi các khoản khác theo quy định của pháp luật.  Khoản chi thể hiện nhiệm vụ của nhà nước trong từng giai đoạn, là căn cứ để đánh giá tính tích cực, tiến bộ của ngân sách từng quốc gia. Chi phát triển kinh tế - xã hội: là khoản chi mang tính tích luỹ, phản ánh quá trình sử dụng nguồn vốn vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nhằm bảo đảm các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Chi bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước: là khoản chi mang tính tiêu dùng, không tính ra giá trị mà để duy trì cho sự hoạt động của nhà nước. Chi trả nợ: khoản chi phản ánh việc thực hiện trái vụ của nhà nước. Chi viện trợ: khoản chi này sinh trong quan hệ đối ngoại của nhà nước. d) Phân loại: Căn cứ vào tính định kỳ, chia thành: 83
  34. - Chi thường xuyên: khoản chi mang tính chất lặp đi lặp lại, như: giáo dục, y tế, văn hoá thông tin, văn học nghệ thuật, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng . - Chi không thường xuyên: như chi phát triển kinh tế xã hội, chi viện trợ, cho vay 1.1. Khái niệm phân phối thu, chi giữa các cấp ngân sách và sự cần thiết phải phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách. 1.1.1. Khái niệm phân phối thu, chi giữa các cấp ngân sách: Phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa giữa các cấp ngân sách là việc xác định mỗi cấp ngân sách được tập trung những nguồn thu nào và mức độ tập trung đến đâu đồng thời đề ra nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách đó. - Quốc hội quyết định khoản thu cho ngân sách trung ương và NS địa phương. - Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các địa phương thuộc địa bàn tỉnh. 1.1.2. Sự cần thiết phải phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp NSNN Sỡ dĩ phải có sự phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấpngân sách nhà nướcvì: - Phân giao nguồn thu cụ thể cho phép định lượng được các khoản thu của từng địa phương trên địa bàn chính quyền địa phương quản lý, từ đó có thể dự đoán được khả năng tự đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cấp ngân sách và phần còn thiếu mà NS cấp trên phải chi điều tiết. - Đề ra nhiệm vụ chi cụ thể để xác định lượng nhu cầu chi tiêu của cấp NS để có thể chủ động bố trí kế hoạch thu, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu dó. - Nếu chỉ giao nguồn thu mà không quy định nhiệm vụ chi thì không tận dụng được nguồn bội thu ở một số địa bàn, tạo nên gánh nặng cho ngân sách cấp trên. - Chỉ quy định nhiệm vụ chi mà không phân bổ nguồn thu thì dấn đến tình trạng NS địa phương không khai thác hết nguồn thu, đồng thời ỷ lại ngân sách trung ương. 1.1.3. Nguyên tắc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp NS: Nguyên tắc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp NS là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình phân bổ nguồn thu, giao nhiệm vụ chi giữa các cấp NSNN. Các nguyên tắc: Nguyên tắc thứ nhất: NS trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể, bảo đảm cho NS trung ương giữ vai trò chủ đạo, NS địa phương chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, tăng cường nguồn lực cho NS xã. Thực hiện nguyên tắc này, NS trung ương phải thực hiện những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia; được sử dụng để điều tiết kinh tế vĩ mô; điều hoà vốn cho các địa phương giúp cho NS địa phương hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ KT – XH của mình. Ngân sách địa phương phải được xác định sao cho NS địa phương chủ động thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của mình. 84
  35. Nguyên tắc thứ hai: Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm thực hiện. - Mỗi cấp NS phải tự đảm đương các nhiệm vụ chi của mình, nếu có thay đổi hoặc phát sinh nhiệm vụ chi mới, cấp NS phải chủ động bố trí nguồn kinh phí để thực hiện. - Nếu cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thi fphari chuyển kinh phí từ NS cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ chi. Nguyên tắc thứ ba: Quan hệ vật chất giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới được thể hiện qua việc phân bổ một số khoản thu và việc điều tiết, bổ sung kinh phí. - Để đảm bảo công bằng, ngoài một số khoản thu, NS trung ương, NS địa phương được hưởng toàn bộ, thì có một số khoản thu cả hai cấp NS đều được hưởng. Tỉ lệ do UBTVQH quyết định. - Ngoài ra còn được thể hiện ở việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho NS cấp dưới trong trường hợp: bổ sung cân đối thu, chi ngân sách và bổ sung có mục tiêu 1.2. Thẩm quyền quyết định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách Trước đây, quyền quyết định cho từng cấp ngân sách. Hiện nay, Theo luật ngân sách nhà nước sửa đổi năm 2002, - Quốc hội có quyền quyết định chi tiết cho cấp ngân sách Trung ương và tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân giao nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NS cấp huyện và xã thuộc địa bàn tỉnh. 1.3. Các khoản thu và nhiệm vụ chi của các cấp NSNN 1.3.1. Các khoản thu của NS trung ương a) Các khoản thu NS trung ương hưởng 100% Theo khoản 1 điều 30 Luật NSNN, các khoản thu NS trung ương hưởng 100%: a) Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu; b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; c) Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu; d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành; đ) Các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của Chính phủ; e) Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các tổ chức kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, thu nhập từ vốn góp của Nhà nước; g) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam; h) Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ương; i) Thu kết dư ngân sách trung ương; k) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; 85
  36. b) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương: Theo khoản 2 điều 30 Luật NSNN: a) Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; c) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; d) Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này; đ) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước; e) Phí xăng, dầu. 1.3.2. Các khoản chi của NS trung ương: - Chi đầu tư phát triển; - Chi thường xuyên; - Chi trả nợ gốc và lãi cho Chính phủ; - Chi viện trợ - Chi cho vay theo quy định của pháp luật; - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương; - Chi bổ sung cho ngân sách địa phương. 1.3.3. Các khoản thu của NS địa phương a) Các khoản thu NS địa phương hưởng 100%: - Các loại thuế, các khoản tièn liên uan đến đất và tài nguyên; - Thuế môn bài; - Lệ phí trước bạ, các khoản phí, lệ phí và thu từ hoạt động sự nghiệp; - Thu từ hoạt động xổ sổ kiến thiết, thu hồi vốn của NS địa phương; - Thu hồi vốn của NS địa phương, từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác; - Thu từ viện trợ, đóng góp tự nguyện, huy động của các tổ chức, cá nhân b) Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa NS Trung ương và NS địa phương: - Giống các khoản thu mà ngân sách trung ương hưởng theo tỉ lệ %. c) Các khoản thu bổ sung từ ngân sách trung ương: - Các khoản thu bổ sung để cân đối thu, chi ngân sách địaphương; - Các khoản thu bổ sung có mục tiêu giúp địa phương thực hiện những nhiệm vụ mà pháp luật quy định d) Các khoản thu từ huy động vốn của các tổ chức, cá nhân để đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi cấp tỉnh đảm nhiệm nhưng ngân sách cấp tỉnh không đủ kinh phí để thi công công trình. 1.3.4. Các khoản chi của NS địa phương - Chi đầu tư phát triển; - Chi thường xuyên; - Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư, xây dựng của địa phương; 86
  37. - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh và chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. 1.4. Phân phối thu chi cho NS cấp huyện và cấp xã Việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NS cấp huyện và cấp xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Luậtngân sách nhà nướcđưa ra các nguyên tắc pháp lý định hướng quyết định phân phối thu, chi của HĐND cấp tỉnh: a) Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ quản lý của địa phương; b) Trong các nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn, ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất; c) Trong các nguồn thu của ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất; d) Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác. 87