Bài giảng Chính sách hình sự - Chương 2: Nội dung của chính sách hình sự - Trần Thị Quang Vinh

ppt 31 trang ngocly 3110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chính sách hình sự - Chương 2: Nội dung của chính sách hình sự - Trần Thị Quang Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_chinh_sach_hinh_su_chuong_2_noi_dung_cua_chinh_sac.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chính sách hình sự - Chương 2: Nội dung của chính sách hình sự - Trần Thị Quang Vinh

  1. Chương 2 NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ LS. TS TRẦN THỊ QUANG VINH
  2. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ 1. CHÍNH SÁCH VỀ TỘI PHẠM VÀ HÌNH PHẠT 1.1 Chính sách tội phạm 1.2 Chính sách hình phạt 2. CHÍNH SÁCH TỔ CHỨC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM 2.1 Chính sách phòng ngừa tội phạm 2.2 Chính sách đấu tranh chống tội phạm
  3. 1. CHÍNH SÁCH VỀ TỘI PHẠM VÀ HÌNH PHẠT 1.1 Chính sách tội phạm 1.2 Chính sách hình phạt
  4. 1.1 CHÍNH SÁCH VỀ TỘI PHẠM Chính sách tội phạm Là chính sách trong việc cân nhắc, đánh giá về mặt pháp luật về các hành vi nguy hiểm xảy ra một cách khách quan trong XH Nói cách khác: CS về TP là chủ trương định hướng cho việc xác định phạm vi những hành vi bị coi là tội phạm
  5. 1.1 CHÍNH SÁCH VỀ TỘI PHẠM Khi hoạch định chính sách tội phạm cần: ❑ Phải đặt trong mối liên hệ của những chuyển biến xã hội, những quá trình có ảnh hưởng đến yêu cầu dùng biện pháp cưỡng chế hình sự ❑ Xác định mức độ cần thiết phải dùng đến các biện pháp cưõng chế hình sự để xác định giới hạn của tội phạm hóa, phi tội phạm hóa. ❑ Dự kiến những hệ quả XH của những quy định mới về tội phạm và HP
  6. 1.1 CHÍNH SÁCH VỀ TỘI PHẠM NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH VỀ TỘI PHẠM ❖ Hoạch định mức độ cần thiết của phạm vi điều chỉnh bằng PLHS trên cơ sở nhận thức đúng tính chất và đặc điểm của các quan hệ XH và những đòi hỏi cấp bách của xã hội . ❖ Đạt đến mức tối đa về sự rõ ràng trong quy định của PLHS. Sự rõ ràng đó về vấn đề: Về giới hạn của tội phạm hoá (phạm vi các hành vi bị coi là tội phạm) và giới hạn của phi tội phạm hóa (phạm vi các hành vi không còn bị coi là tội phạm nữa).
  7. 1.1 CHÍNH SÁCH VỀ TỘI PHẠM XÁC ĐỊNH CHÍNH SÁCH TỘI PHẠM CÓ: KHẢ NĂNG 1 PLHS quy định rộng các mức độ của hành vi bị coi là tội phạm Nhiều tội phạm ít nghiêm trọng không mấy khác với vi phạm hành chính Mức độ xử lý HS có những biện pháp gần với xử phạt hành chính KHẢ NĂNG 2 PLHS chỉ quy định những hành vi thực sự nghiêm trọng là tội phạm Tội phạm có tính nguy hiểm cao khác biệt hoàn toàn với vi phạm hành chính Ranh giới rõ ràng và cách biệt giữa biện pháp xử lý HS và HC
  8. 1.2 CHÍNH SÁCH VỀ HÌNH PHẠT Chính sách hình phạt Là chính sách sử dụng hình phạt và các biện pháp cưõng chế hình sự vào việc đấu tranh có hiệu quả với tội phạm (dung lượng của tác động cưỡng chế hình sự bằng các hình thức của TNHS)
  9. 1.2 CHÍNH SÁCH VỀ HÌNH PHẠT Nội dung chính của CSHP thể hiện tại Đ.3 BLHS ❖ Bảo đảm công bằng và nghiêm minh trong xử lý tội phạm (K.1& 2 Đ.3 BLHS) ❖ Thực hiện nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, cưỡng chế với thuyết phục giáo dục ❖ Phân hóa TNHS
  10. * Bảo đảm công bằng và công minh trong xử lý tội phạm (K.1& 2 Đ.3 BLHS) Công bằng - Mọi người đều bình đẳng trước PL, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội - Xác định đúng đại lượng đo TNHS Công minh xử lý tội phạm - Mọi tội phạm phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng PL
  11. * Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, cưỡng chế với thuyết phục giáo dục Nghiêm trị: đối với người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng Đường lối nghiêm trị được cụ thể hóa trong một số quy định của BLHS
  12. * Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, cưỡng chế với thuyết phục giáo dục Nghiêm trị: BLHS 1999 - Quy định các tình tiết tăng nặng TNHS (Đ.48) - Quy định những t/h không được áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS (Điều 24 BLHS) - Quy định những t/h không áp dụng thời hiệu thi hành bản án (Đ.56 BLHS) - Quy định quy tắc tổng hợp hình phạt đối với t/h đang chấp hành bản án mà phạm tội mới - Quy định về giảm hình phạt đối với t/h đã được xét giảm một phần HP mà còn phạm tội mới nghiêm trọng trở lên (K.4 Đ.58 BLHS) - Quy định CTTP tăng nặng trong Phần Các tội phạm
  13. * Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, cưỡng chế với thuyết phục giáo dục Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra Đường lối khoan hồng được cụ thể hóa trong một số quy định của BLHS
  14. * Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, cưỡng chế với thuyết phục giáo dục Khoan hồng trong BLHS 1999 - Quy định các tình tiết giảm nhẹ TNHS - Quy định cơ sở pháp lý áp dụng các hình phạt không tước tự do đ/v t/h PT ít nghiêm trọng - Quy định không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với một số đối tượng - Quy định hệ thống biện pháp miễn giảm TNHS - Không áp dụng HP bổ sung đối với người chưa thành niên. Án được tuyên đối với người dưới 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm - Quy định CTTP giảm nhẹ trong Phần Các tội phạm - Miễn TNHS đối với 1 số t/h PT cụ thể (K3.Đ80; K6. Đ.289; K.6 Đ.290; K.2 và K.3 Đ.314 BLHS)
  15. * Cưỡng chế với thuyết phục giáo dục Thể hiện trong: - Nội dung của khoản 3,4,5 Điều 3 BLHS - Hệ thống hình phạt - Trong nội dung của hình phạt
  16. * Phân hóa TNHS - Phân hóa giữa các mức độ nặng nhẹ của hành vi phạm tội (loại TP. Loại CTTP, giai đoạn PT, - Phân hóa theo mức tuổi người phạm tội - Phân hóa theo mức tuổi người bị hại - Phân hóa theo dấu hiệu lỗi
  17. 2. CHÍNH SÁCH TỔ CHỨC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM 2.1 Chính sách tổ chức phòng ngừa tội phạm 2.2 Chính sách tổ chức đấu tranh chống tội phạm
  18. 2.1 Chính sách tổ chức phòng ngừa tội phạm ❑ ĐỊNH NGHĨA ❑ NỘI DUNG ❑ CÁC CẤP ĐỘ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM ❑ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM
  19. 2.1 Chính sách tổ chức phòng ngừa tội phạm ❑ Chính sách phòng ngừa tội phạm là một bộ phận của CSHS nhằm xác định những phương hướng cơ bản có tính chất chỉ đạo của Nhà nước trong việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, đề ra các chương trình và các biện pháp đấu tranh phòng và chống tội phạm của quốc gia, tăng cường hợp tác quốc tế và chống tội phạm xuyên quốc gia. ❑ Nói cách khác, chính sách phòng ngừa tội phạm là hệ thống những quan điểm chủ trương bảo đảm tính khoa học, tính thực thi và hiệu quả của việc đẩy lùi và ngăn chặn tội phạm
  20. ❑ Nội dung chính sách tổ chức phòng ngừa tội phạm Bảo đảm tính thường xuyên và đều đặn của hệ thống thống kê hình sự và đăng ký tội phạm, đồng thời tiến hành phân tích một cách có hệ thống tính chất, cơ cấu, diễn biến của các loại tội phạm nhằm đánh giá chính xác tình hình tội phạm Phân tích có hệ thống khách quan và toàn diện các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm để kịp thời đề ra các chương trình và biện pháp phòng chống TP có hiệu quả Đánh giá thực trạng hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm Tăng cường sự giao hợp tác quốc tế và trao đổi thông tin trong đấu tranh phòng chống các tội phạm quốc tế và tội phạm xuyên quốc gia Có chính sách nâng cao khả năng chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng phương tiện kỹ thuật, KH, công nghệ trong phòng ngừa TP
  21. ❑ Các cấp độ phòng ngừa tội phạm Cấp độ thứ nhất: Chính sách phòng ngừa tội phạm ở cấp độ vĩ mô là những chủ trương, phương hướng giải quyết các vấn đề tội phạm trong mối quan hệ với việc triển khai các giải pháp lớn về kinh tế - xã hội, chính trị, tư tưởng và văn hoá Cấp độ thứ hai: Chính sách phòng ngừa tội phạm là những chủ trương phương hướng tác động vào các tiểu môi trường xã hội nhằm loại trừ nhân tố tiêu cực có khả năng dẫn đến tội phạm và nhằm tạo ra môi trường lành mạnh và tích cực ở các loại cộng đồng dân cư như nhóm bạn bè, lớp học, cơ quan, tổ chức nơi thành viên công tác, sinh hoạt Cấp độ thứ ba: Chính sách phòng ngừa tội phạm là chủ trương, phương hướng phòng ngừa các tội phạm cụ thể
  22. ❑CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM Cấp độ vĩ mô Cấp độ tiểu môi trường Phòng chống tội phạm cụ thể
  23. CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM * Cấp độ vĩ mô: Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật, xây dựng một môi trường sống lành mạnh, nếp sống và làm việc theo pháp luật; làm giảm một cách cơ bản các loại tội phạm, phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
  24. ❑ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM Cấp độ tiểu môi trường: Từng bước xây dựng môi trường sống lành mạnh tại các cộng đồng dân cư, trong các nhà trường và gia đình, tạo ra những chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn xã hội. Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật trong cộng đồng và đẩy mạnh tính chủ động, sáng tạo của các cấp cơ sở trong công tác phòng, chống tội phạm.
  25. ❑ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM * Phòng chống tội phạm cụ thể: - Từng bước làm giảm các loại tội phạm có sử dụng bạo lực, đặc biệt là các tội phạm giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, các tội phạm xâm hại trẻ em, bắt cóc và mua bán phụ nữ, trẻ em, lôi kéo trẻ em vào con đường sử dụng và nghiện hút ma túy, tội phạm người chưa thành niên và các loại tội phạm có tổ chức, có sử dụng vũ khí hoặc có tính chất côn đồ, hung hãn. - Kiên quyết truy bắt bọn tội phạm còn lẩn trốn, thực hiện triệt để công tác thi hành án hình sự.
  26. CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM ❑ Đề án thứ nhất: Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư. ❑ Đề án thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm; tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và trách nhiệm công dân về bảo vệ an ninh trật tự. ❑ Đề án thứ ba: Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế. ❑ Đề án thứ tư: Đấu tranh phòng, chống các loại tội xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên.
  27. 2.2 Chính sách tổ chức đấu tranh chống tội phạm ❑ Là chính sách sử dụng các yếu tố tổ chức pháp lý và các thủ tục pháp lý nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội ❑ Hay nói cách khác: là chủ trương, chính sách và hệ thống giải pháp về tổ chức các cơ quan tư pháp hình sự và về thủ tục TTHS
  28. 2.2 Chính sách tổ chức đấu tranh chống tội phạm Nội dung ❑ Chính sách về tổ chức các cơ quan tư pháp hình sự - Cải cách hệ thống cơ quan điều tra - Cải cách cơ quan công tố - Cải cách hệ thống Tòa án ❑ Chính sách về thủ tục tố tụng hình sự trong điều tra, truy tố, xét xử
  29. Khái quát một số định hướng chiến lược đấu tranh phòng chống tội phạm Dân chủ hóa hệ thống đấu tranh phòng chống tội phạm, tăng khả năng tham gia của nhân dân, của dư luận xã hội vào quá trình đấu tranh phòng chống TP Tăng cường các yếu tố bảo đảm tính thống nhất của PL và các yêu cầu pháp chế Coi trọng phương pháp phòng ngừa kết hợp đấu tranh có hiệu quả trên từng địa bàn cụ thể Phân định rõ chức năng và thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan tổ chức khác tham gia TTHS, tăng cường cơ chế và khả năng phối hợp của các cơ quan tổ chức đó Tăng cường bảo đảm và khả năng về cán bộ, chuyên môn nghiệp vụ, tài chính, khí tài cho lực lượng đấu tranh chống TP
  30. BÀI TẬP CÁ NHÂN 1. Nêu các bộ phận cấu thành chính sách hình sự. 2. Chính sách tội phạm là gì? Phân tích nội dung của nó. Đánh giá khoa học về chính sách TP trong BLHS 1999 3. Chính sách hình phạt là gì? Phân tích nội dung của nó. Đánh giá khoa học về chính sách HP trong BLHS 4. Chính sách tổ chức phòng ngừa tội phạm là gì? Phân tích nội dung của nó 5. Chính sách tổ chức đấu tranh chống tội phạm là gì? Phân tích nội dung của nó
  31. CẢM ƠN ĐÃ THEO DÕI