Giáo trình Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em (Dưới 6 tuổi) - Phần 2

pdf 46 trang ngocly 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em (Dưới 6 tuổi) - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_hanh_vi_van_hoa_cho_tre_em_duoi_6_tuoi_p.pdf

Nội dung text: Giáo trình Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em (Dưới 6 tuổi) - Phần 2

  1. Ch−ơng 4 Ph−ơng pháp giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ d−ới 6 tuổi Mục đích giáo dục có thật đúng h−ớng, nội dung giáo dục có thật phong phú, nh−ng không có ph−ơng pháp giáo dục khoa học thì hiệu quả giáo dục sẽ rất thấp, thậm chí nhiều khi thất bại. Điều đó không chỉ là kinh nghiệm mà là khái quát khoa học trong sự nghiệp giáo dục trẻ em. Giáo dục cách ứng xử có văn hoá cho trẻ nhỏ cũng không nằm ngoài quy luật đó, do vậy việc tìm kiếm ph−ơng pháp giáo dục khoa học để hình thành và phát triển hệ thống hành vi văn hoá ở trẻ là điều mà các nhà tâm lý học, giáo dục học đã dày công nghiên cứu hàng trăm năm tr−ớc, đến nay vẫn còn là vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự và ngày càng trở thành yêu cầu bức bách của xã hội. Do đó việc ch−a hoàn hảo của hệ thống ph−ơng pháp giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ em, nhất là đối với trẻ nhỏ đ−ợc trình bày sau đây là điều có thể chấp nhận. Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay tr−ớc yêu cầu của việc xây dựng một đất n−ớc độc lập, tự do, một xã hội công bằng và văn minh, tr−ớc nhu cầu phát triển của trẻ em trong thời hiện đại, chúng ta không thể không nghiên cứu để tìm cho ra các ph−ơng pháp giáo dục về nhiều mặt, ở đây là giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ em thích hợp trong tình hình mới. Sau đây là hệ thống ph−ơng pháp giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ em còn đang ở tuổi Mầm non (d−ới 6 tuổi). 4.1. Ph−ơng pháp dùng tình cảm để giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ Điểm nổi bật trong đời sống tình cảm của trẻ nhỏ là sự phát triển mãnh liệt của những xúc cảm và chính những xúc cảm này lại có sức chi phối lớn lao đối với các hoạt động tâm lý của trẻ. Trẻ nhỏ tiếp nhận tình cảm từ ng−ời khác rất nhạy, đồng thời đáp ứng lại bằng tình cảm của mình đối với họ cũng rất nhanh. Nói cách khác, trẻ có nhu cầu đ−ợc yêu th−ơng và cũng dễ yêu th−ơng lại mọi ng−ời. Chính vì vậy, những tác động giáo dục đến trẻ, nhất là giáo dục đạo đức, giáo dục hành vi văn hoá tr−ớc hết phải bằng con đ−ờng tình cảm. Thông qua tình cảm, ng−ời lớn có thể gợi lên ở trẻ những suy nghĩ tốt lành, những hành vi đẹp đẽ đối với xung quanh, nhất là đối với con ng−ời. Nhiều kinh nghiệm thành công cũng nh− thất bại trong việc giáo dục trẻ nhỏ đã cho thấy nếu chỉ dùng lý lẽ hay dùng mệnh lệnh đều không có tác dụng tích cực và hầu hết là thất bại và thất bại cay đắng. Ph−ơng pháp dùng tình cảm trong giáo dục đạo đức, giáo dục hành vi văn hoá đ−ợc diễn ra theo hai chiều : Chiều thứ nhất là bằng tình yeu th−ơng, gắn bó của mình, ng−ời lớn hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, bảo ban trẻ em. Chiều ng−ợc lại là tạo ra những tình huống để trẻ có cơ hội đáp lại tình cảm của ng−ời lớn bằng những hành vi quan tâm, chăm sóc lại ng−ời lớn. Nh− vậy là đứa trẻ vừa đ−ợc ng−ời khác th−ơng yêu lại vừa biết yêu th−ơng ng−ời khác, có 67
  2. nghĩa là vừa biết "nhận" lại vừa biết "cho". Đó mới là thái độ đạo đức tốt đẹp cần có ở mỗi ng−ời. Điều cần l−u ý là khi sử dụng ph−ơng pháp dùng tình cảm nếu chỉ lệch về một chiều thì sẽ khó hình thành nên ở trẻ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cũng nh− những hành vi có văn hoá. Hai chiều thuận và ng−ợc của ph−ơng pháp dùng tình cảm để giáo dục đạo đức, giáo dục hành vi văn hoá đ−ợc xem xét nh− sau : 4.1.1. Trẻ tiếp nhận tình cảm của ng−ời xung quanh Đối với trẻ nhỏ ng−ời lớn cần tỏ những cử chỉ gắn bó, sự quan tâm chăm sóc, những lời nói âu yếm với tấm lòng thực sự yêu th−ơng chúng. Điều đó sẽ chạm ngay đến sợi dây tình cảm vốn rất nhạy cảm của trẻ làm cho trẻ tin yêu ng−ời lớn và dễ nghe theo họ, nghĩa là bằng tình cảm, chúng ta có thể "khiến" đ−ợc trẻ theo mình. Nhiều bậc cha mẹ, nhiều cô giáo bằng tấm lòng th−ơng yêu đã giáo dục trẻ em làm theo những điều hay lẽ phải để thành những ng−ời tốt. Hơn nữa cũng bằng tấm lòng yêu th−ơng chân thành mà nhiều ng−ời đã cảm hoá đ−ợc những em bé h− hỏng thành ng−ời tử tế. Đ−ợc yêu th−ơng là niềm hạnh phúc không có gì sánh bằng đối với trẻ nhỏ, ng−ợc lại sự ghét bỏ là mỗi bất hạnh lớn lao mà đứa trẻ phải chịu đựng rất nặng nề. Nếu trẻ em không đ−ợc ng−ời lớn th−ơng yêu thì đừng hòng chúng nghe theo lời dạy bảo của họ. Một đứa trẻ bị ghét bỏ th−ờng lạnh lùng với những ng−ời xung quanh và trở nên khó dạy rồi dễ biến thành kẻ h− hỏng. Thực tế đã cho ta chứng kiến nhiều tr−ờng hợp th−ơng tâm nh− vậy. Nhiều em bé bị cha mẹ bỏ rơi hay bị đánh đập tàn nhẫn, mới lên năm, lên sáu, chúng đã trốn khỏi nhà và trở thành những trẻ em lang thang cơ nhỡ, th−ờng có thái độ đối phó với mọi ng−ời trong xã hội. Chúng mất hết niềm tin ở con ng−ời kể cả bản thân và lúc đó chúng hành động bất chấp cả lẽ phải và tình ng−ời. Sau này những hành vi trộm cắp, lừa đảo dễ dàng đ−ợc chúng tiếp nhận và nh− vậy không thể hình thành ở chúng những hành vi đ−ợc gọi là văn hoá, hành vi của chúng chỉ có thể gọi là vô văn hoá cũng là nhẹ, hành vi của chúng là "phi xã hội", và đó là điều kiện để chúng dễ dàng gia nhập xã hội đen. Ngay trong các gia đình bình th−ờng, sự ghẻ lạnh cùng với sự mắng mỏ, quát tháo với nhiều mệnh lệnh của ng−ời lớn cũng làm cho trẻ em trở nên −ơng b−ớng, do đó rất khó hình thành ở nó những hành vi mà ng−ời lớn mong muốn. Có thể nói lòng yêu th−ơng là món quà quý giá nhất đối với trẻ và đó cũng là một điều kiện để dạy trẻ nên ng−ời. 4.1.2. Trẻ đáp lại tình cảm đối với ng−ời xung quanh Tình yêu th−ơng của ng−ời lớn dành cho trẻ đ−ợc coi là một điều kiện, hơn thế nữa là điều kiện tiên quyết giúp trẻ trở nên ng−ời tử tế với những hành vi đạo đức, những hành vi văn hoá tốt đẹp. Nh−ng nếu trẻ chỉ biết nhận tình cảm, sự chăm sóc từ phía ng−ời lớn mà không đáp lại bằng tình cảm của mình thì vẫn ch−a thể hình thành nên ở chúng những điều tốt lành nh− mong muốn. Trong thực tế ở nhiều gia đình thông th−ờng ng−ời lớn nhất là các bậc cha mẹ lại chỉ biết thực hiện chiều thứ nhất của ph−ơng pháp dùng tình cảm để giáo dục con cái, mà quên đi chiều thứ hai, là sự đáp lại bằng tình cảm của chính trẻ em đối với ng−ời 68
  3. lớn. Họ hết lòng th−ơng yêu con cái mà không hề đòi hỏi trẻ quan tâm chăm sóc lại ng−ời lớn. Một đứa trẻ chỉ biết nhận sự th−ơng yêu, c−ng chiều nơi ng−ời lớn mà không hề quan tâm đến ng−ời khác dễ trở nên ích kỷ và nh− vậy là vô hình chung chúng ta đã tạo ra ở trẻ một nét đạo đức xấu − tính ích kỷ, chỉ biết có mình, sống thờ ơ với mọi ng−ời. Nh− thế thì làm sao có thể hình thành nên ở chúng những hành vi văn hoá mà thành phần cơ bản bên trong là lòng nhân ái đ−ợc. Do đó trong cuộc sống hằng ngày, ng−ời lớn nên khuyến khích những hành vi của trẻ quan tâm chăm sóc đến ng−ời lớn, tr−ớc hết là ng−ời lớn trong gia đình. Cần tạo tình huống để trẻ có cơ hội làm những việc giúp đỡ ng−ời lớn nh− khi đi làm về muốn trẻ dọn nhà cho gọn gàng hay khi đau bụng yêu cầu trẻ lấy dầu xoa hoặc ăn cơm xong muốn trẻ lấy tăm cho ông bà Những việc đó tuy là nhỏ nhặt, kết quả không là bao, thậm chí trẻ còn làm sai mà ng−ời lớn phải làm lại từ đầu, nh−ng thành công lớn lao là chúng ta đã giáo dục trẻ biết quan tâm đến ng−ời khác bằng những hành vi tuy đơn giản nh−ng mang đậm tình ng−ời và rất có văn hoá. Trong việc giáo dục trẻ em ở lứa tuổi Mầm non, ph−ơng pháp dùng tình cảm đ−ợc coi là ph−ơng pháp chủ đạo, xuyên suốt quá trình hình thành hệ thống thái độ và hành vi ứng xử có văn hoá cho trẻ. Vì ngay trong bản thân ph−ơng pháp này đã chứa đựng cả một nội dung sâu sắc của giáo dục đạo đức, đó chính là lòng nhân ái, cốt lõi bên trong của hành vi văn hoá. 4.2. Ph−ơng pháp dùng tác phẩm nghệ thuật Trong việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ, ph−ơng pháp dùng những tác phẩm nghệ thuật sẽ đem lại những hiệu quả to lớn, bởi những tác phẩm nghệ thuật đ−ợc nghệ sĩ sáng tạo ra chủ yếu là theo quy luật của tình cảm. Đặc điểm của những tác phẩm nghệ thuật là giàu hình t−ợng, sinh động, dễ gợi cảm, đ−ợc con ng−ời cảm thụ một cách trực tiếp, tr−ớc hết là thông qua cảm tính rồi mới đến lý tính. Chính vì vậy mà nghệ thuật rất gần với tuổi thơ, có thể nói nghệ thuật và tuổi thơ là hai ng−ời bạn đồng hành. Không thể hình dung đ−ợc cuộc sống của trẻ em lại vắng bóng những tác phẩm nghệ thuật cũng nh− ng−ời nghệ sĩ lại thiếu một tâm hồn trong sáng, chân thực, trẻ trung, hồn nhiên. Danh hoạ thế giới nổi tiếng Picatxô lúc sinh thời đã nói : "Cần phải tốn rất nhiều thời gian để trở thành trẻ thơ". Đó chính là lý do khiến trẻ em yêu thích nghệ thuật, chúng đến với nghệ thuật thật tự nhiên nh− đến với chính mình vậy. Quả thật, tác phẩm nghệ thuật có tác động vô cùng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của biết bao em nhỏ. Những bài thơ, câu chuyện, điệu nhạc, bức tranh bằng sức truyền cảm mãnh liệt của mình đã để lại những dấu ấn đẹp đẽ, sâu đậm trong tâm hồn trẻ thơ. Trong giáo dục đạo đức, giáo dục hành vi văn hoá những lời răn dạy dù đ−ợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần của ng−ời có uy tín nhất cũng khó gợi nên những xúc cảm tích cực ở trẻ em giúp cho nó có thái độ và hành vi ứng xử tốt đẹp đối với con ng−ời và cuộc sống xung quanh, nh−ng một tác phẩm nghệ thuật thì làm đ−ợc điều đó một cách dễ dàng. Nghệ thuật tác động đến trẻ thơ thông qua nhiều loại hình, d−ới đây là một số loại hình chủ yếu mà trẻ thơ thực sự yêu thích : 69
  4. 4.2.1. Âm nhạc Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống của mỗi ng−ời kể từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi từ giã cõi đời. Theo quan sát của nhiều ng−ời thì hầu nh− đứa trẻ nào cũng −a thích âm nhạc. Quả thật âm nhạc nh− một món ăn tinh thần đối với trẻ em mà thiếu nó các cháu nhỏ chỉ còn là những bông hoa khô héo. Những giai điệu trầm bổng, những tiết tấu nhịp nhàng đ−a trẻ em vào thế giới của cái đẹp. Nhà văn nổi tiếng Nga M. Gorki đã nhận xét : "Âm nhạc tác động một cách kỳ diệu đến tận đáy lòng. Nó khám phá ra cái phẩm chất cao quý nhất ở con ng−ời". Rõ ràng những âm thanh có tổ chức chặt chẽ của âm nhạc cùng những ca từ giàu hình t−ợng, gợi cảm đã tạo nên những khúc ca hấp dẫn mà khi hát lên đứa trẻ nh− muốn v−ơn tới những gì t−ơi sáng đáng yêu và muốn trút bỏ những gì xấu xa đáng ghét. Đó chính là ph−ơng tiện giáo dục tuyệt vời về nhiều mặt cho thế hệ trẻ. Đối với giáo dục mầm non, những khúc ca nhỏ nhắn, gọn gàng nh−ng lại có tác động mạnh mẽ đến tâm hồn trẻ thơ, nh− : Bài Mẹ yêu không nào của nhạc sĩ Lê Xuân Thọ, âm nhạc và lời ca mộc mạc, giản dị, dễ th−ơng mà cũng dễ nhớ, đó là lời nhắc nhở của ng−ời lớn bằng giai điệu âu yếm, nhẹ nhàng đối với một em bé nhỏ : "Con cò bé bé/ Nó đậu cành tre/ Đi không hỏi mẹ/ Biết đi đằng nào ?/ Khi đi em hỏi/ Khi về em chào/ Miệng em chúm chím/ Mẹ yêu không nào!". Bài Con chim vành khuyên của nhạc sĩ Hoàng Vân cho ta hình dung đ−ợc những em bé vừa xinh vừa ngoan, biết gọi dạ, bảo vâng, biết chào hỏi niềm nở những ng−ời xung quanh. Âm nhạc và ca từ hoà quyện với nhau bằng giai điệu hay và lời ca đẹp : "Có con chim vành khuyên nhỏ dáng trông thật ngoan ngoãn quá/ Gọi dạ bảo vâng, lễ phép ngoan nhất nhà/ Chim gặp bác chào mào, "chào bác"!/ Chim gặp cô sơn ca, "chào cô!"/ Chim gặp anh chích choè, "chào anh"!/ Chim gặp chị sáo nâu, " chào chị" ?". Chùm bài hát Bà Còng đi chợ, gánh gánh gồng gồng, Cái cò đi đón cơn m−a, Bống bình bống bang, Rềnh rềnh ràng ràng là những khúc đồng dao cổ đã đ−ợc nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc : "Bà Còng đi chợ trời m−a/ Cái tôm cái tép đi đ−a bà Còng/ Đ−a bà đến quãng đ−ờng cong/ Đ−a bà về tận ngõ trong nhà bà/ Tiền bà trong túi rơi ra/ Tép tôm nhặt đ−ợc trả bà mua rau" hay "Gánh gánh gồng gồng/ Ta chạy cho nhanh/ Về xây nhà bếp/ Nấu nồi cơm nếp/ Chia ra năm phần/ Một phần cho mẹ/ Một phần cho cha/ Một phần cho bà/ Một phần cho chị/ Một phần cho anh", còn bản thân mình thì không có phần nào cả!. Nội dung những khúc đồng dao cổ đã là những bài học về cách ứng xử của trẻ em với mọi ng−ời bằng những tấm lòng thơm thảo và những hành vi cao đẹp. Nay lại đ−ợc nhạc sĩ thổi vào đó một luồng gió mới của cuộc sống trẻ em ngày hôm nay với giai điệu vui t−ơi, tiết tấu sôi nổi dễ lắng sâu vào tâm hồn trẻ em. Nhiều bài hát ca ngợi con ng−ời có cử chỉ, hành vi cao th−ợng vì mọi ng−ời, bên cạnh cũng có những bài hát hài h−ớc chế diễu những thói h− tật xấu đều đ−ợc trẻ em tiếp nhận một cách dễ dàng. Nhờ đó trẻ có thể học đ−ợc cái hay cái đẹp và từ bỏ cái xấu cái h− một cách nhẹ nhàng. Thực tiễn giáo dục mầm non đã xác nhận rằng âm nhạc là một ph−ơng tiện kỳ diệu, rất thích hợp đối với việc giáo dục đạo đức − thẩm mỹ là những thành phần cơ bản hình thành nên hệ thống hành vi văn hoá của các cháu nhỏ. 70
  5. 4.2.2. Thơ ca Thơ ca là tinh hoa của ngôn ngữ, là kết tinh vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ, là sản phẩm trí tuệ và tình cảm của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Biết bao điều của cuộc sống đ−ợc diễn đạt một cách uyển chuyển, giàu nhạc điệu, vần điệu với những hình t−ợng lung linh trong những câu ca dao, những vần thơ hay, làm nảy sinh ở con ng−ời những tình cảm đẹp đẽ, những −ớc mơ trong sáng. Riêng đối với trẻ em thì thơ ca là nguồn dinh d−ỡng tinh thần hết sức phong phú. Thơ ca không chỉ gieo vào lòng con trẻ tiếng nói dân tộc mà còn ánh lên vẻ đẹp của tâm hồn Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam. Trong nền thơ ca nói chung có một mảng dành riêng cho trẻ em mà khi sáng tác nhà thơ đã hoá thân vào trẻ em để có cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm của các em về con ng−ời và sự vật xung quanh, nên những bài thơ đó đối với trẻ em rất gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc, đó là món quà không thể thiếu đ−ợc dành cho tuổi thơ. Trong việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ, ph−ơng tiện dễ sử dụng nhất đó là thơ ca. Nhiều bài thơ, nhiều câu ca dao nêu lên những g−ơng tốt hoặc chế diễu những hành vi xấu mà khi đọc lên trẻ em dễ liên hệ với bản thân mình. Những bài thơ hay làm rung động tâm hồn trẻ em, nh− bài Gió từ tay mẹ (của nhà thơ V−ơng Trọng) nói lên tấm lòng con trẻ biết ơn ng−ời mẹ đã quạt mát cho mình ngủ ngon giấc trong những đêm hè nóng bức, bài Anh đom đóm (của nhà thơ Võ Quảng), anh tự nhận mình là ng−ời gác đêm cầm đèn đi khắp mọi nơi nâng niu từng giấc ngủ cho mọi ng−ời (chim cò ), bài Chú bò tìm bạn (của nhà thơ Phạm Hổ), chú rất quý bạn và rất thích gặp bạn nên khi thấy bóng mình d−ới n−ớc thì rất vui mừng, vì cứ ngỡ là bạn đến, bài Chiếc xe lu (của nhà thơ Trần Nguyên Đào) rất cần mẫn lao động Đặc biệt, những bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa viết khi còn ở tuổi ấu thơ, nh− bài Đánh thức trầu, hái trầu cho bà nh−ng phải xin phép đàng hoàng và sợ trầu đau nên em hái rất nhẹ, bài Khi mẹ vắng nhà em làm mọi việc nào luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ, quét sân để khi về mẹ thấy vui lòng, làm đ−ợc nhiều việc thế mà vẫn thấy mình ch−a ngoan vì nghĩ đến công lao nuôi d−ỡng của mẹ, bài Hạt gạo làng ta, nói lên lòng quý trọng hạt gạo và ng−ời làm ra nó vì trong đó có bão tháng bảy, có m−a tháng ba, có giọt mồ hôi sa, bài Sao không về Vàng ơi! là tiếng khóc của Khoa vì con chó thân yêu của mình bỏ chạy không về khi nghe bom Mỹ nổ, v.v và v.v Có thể coi đó là ph−ơng tiện nhiệm màu giáo dục lòng nhân ái và hành vi văn hoá cho trẻ em đạt hiệu quả cao. Bên cạnh thơ ca còn có đồng dao, là những câu vè ngắn gọn có vần điệu, nhịp điệu rõ ràng đ−ợc trẻ em thích và hát trong khi chơi, ru em hay trong sinh hoạt chung với bạn bè. Đồng dao có tác động mạnh mẽ đối với trẻ em, tr−ớc hết là nó giáo dục thái độ văn hoá đối với hai mối quan hệ chủ yếu của con ng−ời : Con ng−ời với thiên nhiên và con ng−ời với con ng−ời. Đồng dao giáo dục trẻ em tình yêu đối với thiên nhiên, gợi lên ở các em nhỏ tình yêu hồn nhiên đối với con ong, cái kiến, con cò, cái vạc, con trâu con nghé, cây cỏ, chim muông Đặc biệt đồng dao có tác dụng tích cực trong việc giáo dục lòng nhân ái, gợi nên ở trẻ tình yêu đối với ông bà, cha mẹ, bà con xóm làng, đồng cảm với những ng−ời có cảnh 71
  6. ngộ éo le, sẵn lòng giúp đỡ những ng−ời nghèo khổ, tàn tật. Có thể coi đồng dao là những bài học đạo đức nhẹ nhàng và hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. 4.2.3. Tạo hình Tạo hình là một loại hình nghệ thuật thật sự hấp dẫn đối với trẻ em. Có thể nói không có em bé nào lại không thích những bức tranh, bức t−ợng đẹp. Đó là biểu hiện tập trung vẻ đẹp của cuộc sống quanh ta, đ−ợc ng−ời nghệ sĩ chắt lọc và thể hiện một cách tinh tế trong tác phẩm. Xem tranh, t−ợng đẹp giúp hình thành trong tâm hồn trẻ những tình cảm thiết tha đối với thiên nhiên và con ng−ời. Ngoài ra còn có những bức tranh biếm hoạ phê phán những thói h− tật xấu (nh− thói l−ời biếng, kiêu căng, tham lam, ích kỷ ) mà ng−ời xem nhiều khi phải xấu hổ vì "có tật giật mình". Đặc biệt trẻ rất thích tự vẽ, nặn những thứ mà mình thích : con ng−ời, con vật, hoa lá, chim muông Chúng ta th−ờng bắt gặp những "hoạ sĩ" tí hon say s−a ngồi vẽ hằng giờ. Chúng vẽ la liệt khắp mọi nơi : trên giấy, trên bảng, trên sân, trên t−ờng và vẽ bằng bất cứ ph−ơng tiện nào : bằng phấn, bằng lõi than, bằng bút bi, bút sáp, bút chì, thậm chí bằng mẩu gạch. Tranh trẻ vẽ không giống với tranh của ng−ời lớn nh−ng không kém phần phong phú : con ng−ời, động vật, hoa lá, cỏ cây, trăng sao, ô tô, xe máy, tàu thuỷ, máy bay Mỗi bức tranh th−ờng chứa đựng một nội dung, thậm chí là một câu chuyện, nh− : chị dẫn em đi chơi ; em bé đi chơi không xin phép mẹ nên lạc đ−ờng và gặp thú dữ ; bạn thỏ đ−ợc bác gấu cứu nạn hổ đuổi ; ng−ời lái xe ô tô đi ng−ợc đ−ờng vì không xem biển báo Đ−ơng nhiên xem tranh của bé bao giờ cũng kèm theo lời giải thích của tác giả thì mới hiểu rõ. Nh−ng thật kỳ lạ, trẻ em lại hiểu rất nhanh tranh của bạn mình, đó là nhận xét của nhiều nhà tâm lý học. Do vậy tranh của trẻ cũng có tác dụng ngay đối với bạn bè, chúng nhận ra ngay những hành vi tốt của nhân vật trong tranh, đồng thời cũng nhạy cảm với những hành vi xấu trong đó. Tạo hình là một loại hình nghệ thuật đ−ợc trẻ yêu thích một cách đặc biệt, bởi một lý do không nhỏ là chính trẻ đ−ợc chủ động tham gia vào hoạt động "sáng tạo" lý thú ấy để thể hiện bản thân và cuộc sống quanh mình. Bằng việc h−ớng dẫn trẻ cảm thụ những tác phẩm tạo hình có giá trị của các hoạ sĩ, bằng việc h−ớng dẫn trẻ hoạt động tạo hình sẽ cho chúng ta một ph−ơng pháp s− phạm tuyệt vời có tác dụng trực tiếp đối với việc hình thành và phát triển hành vi văn hoá cho trẻ em. 4.2.4. Truyện Truyện, riêng nó cũng bao gồm nhiều thể loại : Truyện cổ tích, truyện đồng thoại, truyện ngụ ngôn, truyện loài vật, truyện ngắn, tiểu thuyết đời x−a, đời nay Đối với trẻ nhỏ, những thể loại sau đây là thích hợp hơn cả : − Truyện cổ tích : Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ ở tuổi mẫu giáo rất thích nghe truyện cổ tích, có thể nói đó là món ăn tinh thần không thể thiếu đ−ợc đối với các cháu. Vì nó phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này : sự phát triển mãnh liệt của đời sống tình cảm và trí t−ởng t−ợng, hai chức năng tâm lý đó lại hoà quyện vào nhau tạo ra nét đặc biệt trong tâm lý trẻ, khiến các cháu dễ tin vào những điều không có thật nh−ng lại gần với cách nghĩ, cách 72
  7. cảm của chúng. Mặc dầu truyện cổ tích mang tính chất thần thoại, nhiều khi còn hoang đ−ờng, nh−ng biết cách sử dụng thì cũng mang lại nhiều lợi ích, nhất là trong việc giáo dục đạo đức và cách ứng xử cho trẻ em. Những nhân vật trong truyện cổ tích đều có thân phận khác nhau : có kể giàu, ng−ời nghèo ; có kẻ ác, ng−ời hiền ; có kẻ l−ời, ng−ời chăm ; có kẻ mạnh, ng−ời yếu Trong truyện cổ tích th−ờng có các thế lực đấu tranh với nhau, chống chọi nhau, nhiều khi rất căng thẳng, nh−ng kết cục bao giờ cái thiện cũng thắng cái ác ; những tấm lòng cao cả, những hành vi tốt đẹp bao giờ cũng đ−ợc đề cao, trái lại những thói tham lam, ích kỷ, những hành vi đê tiện đều bị coi khinh. Điều quan trọng trong truyện cổ tích là những tình cảm đằm thắm và sâu sắc, đặc biệt là lòng nhân ái, những −ớc mơ trong sáng đầy tính h−ớng thiện trong quan hệ giữa ng−ời với ng−ời, giữa con ng−ời với thiên nhiên có khả năng làm nảy sinh trong lòng trẻ thơ khát vọng về một cuộc sống tốt lành cho mọi ng−ời và cho muôn loài trên thế gian. Đó là điều hữu ích cho việc giáo dục đạo đức và cách ứng xử có văn hoá cho trẻ em ngay cả ở ngày hôm nay. − Truyện loài vật : là một thể loại đ−ợc viết một các nghiêm túc d−ới cái nhìn khoa học về đời sống của động vật. Đó là những câu chuyện sinh động về thế giới loài vật. Nhân vật trong truyện là những con chim, con thú đ−ợc miêu tả rất thật và chính xác về dáng vẻ và tập tính của chúng. Các nhân vật muông thú trong truyện rất sống động, cũng thông minh khôn khéo trong cuộc đấu tranh sinh tồn, nh−ng cũng tràn đầy xúc cảm chẳng khác gì con ng−ời. Qua truyện loài vật trẻ hiểu khá sâu sắc tập tính của nhiều loài, những mối quan hệ qua lại giữa chúng, giữa chúng với thiên nhiên. đồng thời gợi lên ở trẻ những xúc cảm không kém phần mạnh mẽ đối với những con vật đáng yêu cũng nh− những con vật đáng sợ, kích thích lòng ham mê khám phá thế giới loài vật của trẻ em. − Truyện đồng thoại : là một thể loại đặc biệt của văn học, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và t−ởng t−ợng. Nhân vật chính th−ờng là những động vật, thực vật và những vật vô tri vô giác đ−ợc nhân cách hoá để tạo nên một thế giới thần kỳ, phù hợp với trí t−ởng t−ợng của trẻ nhỏ. Thông qua thế giới h− h− thực thực đó tác giả muốn phản ánh những sự kiện xảy ra trong xã hội loài ng−ời. Truyện đồng thoại đ−ợc dùng nhiều để giáo dục trẻ em, thông qua các "nhân vật" không phải là ng−ời để nói chuyện về con ng−ời, về tính tình, về khả năng, đặc biệt là về cách ứng xử giữa "họ" với nhau, giúp trẻ liên hệ đến bản thân và mối quan hệ giữa mình với ng−ời xung quanh mà rút ra những kinh nghiệm sống bổ ích. Những chuyện nh− Mèo đi câu cá, có hai anh em nhà mèo cùng xách giỏ và cần câu đi câu cá. Mèo anh nghĩ là đã có mèo em câu rồi nên mình có thể nghỉ ngơi, đánh một giấc ngủ ngon lành. Còn mefo em lại nghĩ rằng việc câu cá đã có anh lo nên mình có thể gác cần câu để đi chơi với các bạn. Chiều về cả hai giỏ của mèo anh và mèo em đều trống không, lo bị bố mẹ mắng, hai anh em nhà mèo đã ôm nhau khóc thật thảm th−ơng. Rồi chuyện Hai chú dê qua cầu, hai chú dê ở hai đầu cầu đều muốn đi qua cầu, nh−ng không ai nh−ờng ai cả nên đều bị lăn tòm xuống sông, cho các em thấy rằng nếu l−ời biếng, sống ỷ lại thì cuối cùng không đ−ợc gì hoặc không chịu nh−ờng 73
  8. nhịn cho nhau thì cuối cùng đều bị thiệt hại. Những bài học về cách ứng xử đ−ợc rút ra từ đó thật giá trị. − Truyện hiện đại : là loại truyện đ−ợc viết cho trẻ em thời nay. ở n−ớc ta cũng nh− ở nhiều n−ớc trên thế giới, nhiều nhà văn đã để tâm huyết và công sức viết truyện h−ớng tới đối t−ợng là trẻ em. Cùng với thơ ca, truyện viết cho trẻ em tạo thành một bộ phận của văn học đ−ợc gọi là văn học trẻ em. Mấy chục năm gần đây văn học trẻ em đ−ợc nhiều nhà văn h−ởng ứng nên sách cho trẻ em ngày càng phong phú. Trong những tác phẩm đó, nhà văn khai thác nhiều đề tài : chiến tranh, hoà bình, xây dựng, sinh hoạt trong gia đình, trong tr−ờng học, ngoài xã hội, về lịch sử và th−ờng nhân vật chính là trẻ em. Riêng đối với trẻ em mẫu giáo, truyện viết về tình cảm giữa những ng−ời trong gia đình, về tình cảm cô cháu, bạn bè trong lớp, về tình cảm đối với những con vật đáng yêu chiếm tỷ lệ cao hơn hết. Qua các truyện hiện đại ngắn, giàu hình t−ợng, đơn giản và dễ hiểu (chủ yếu là nghe ng−ời lớn đọc) trẻ cảm nhận đ−ợc nhiều điều hay, đặc biệt là về cách ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội, với đồ vật, với thiên nhiên Có thể nói những cuốn sách hay, hấp dẫn đối với trẻ nhỏ là những bài học đầu đời lý thú và bổ ích, qua đó trẻ học làm ng−ời. − Truyện tranh : là loại truyện có −u thế hơn cả đối với trẻ nhỏ còn ch−a biết chữ trong việc giáo dục hành vi văn hoá. ở đây giọng đọc và hình ảnh bổ sung cho nhau, hoà quyện vào nhau tạo nên một thế giới nhiều hình nhiều vẻ, màu sắc lung linh, kỳ ảo hấp dẫn đ−a trẻ đến trạng thái say mê tột độ. Bằng những nét vẽ tài tình của ng−ời hoạ sĩ, tất cả những cảnh vật, con ng−ời cùng nhiều biến đổi theo tạo hoá đều có thể hiện lên rõ ràng, chân thực tr−ớc đôi mắt của trẻ thơ ; cũng có thể hiện lên nh− những phép biến hoá thần thông giữa đất trời cuốn hút trí t−ởng t−ợng của trẻ nhỏ để chúng hình dung ta cuộc sống con ng−ời và vạn vật trong vũ trụ. Tranh đã đẹp lại đ−ợc kết hợp với lời kể hay, khúc chiết, rõ ràng đã dẫn dắt đứa trẻ vào một thế giới, nơi đó con ng−ời và muôn loài sống hoà hợp với nhau, thân thiện với nhau. Những tranh chấp xảy ra dù khốc liệt đến đâu rồi cũng đ−ợc giải quyết theo "quy luật của lòng ng−ời" − Cái tốt thắng cái xấu, cái thiện thắng cái ác. Kể chuyện bằng tranh có thể coi là một ph−ơng pháp hữu hiệu giúp trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh, hun đúc lòng nhân ái, xác lập thái độ thân thiện với thiên nhiên và làm nảy sinh hành vi chăm sóc con ng−ời và bảo vệ thiên nhiên. Dùng nghệ thuật là một ph−ơng pháp có hiệu quả to lớn đối với việc giáo dục trẻ em, nhất là trong việc giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển hệ thống hành vi văn hoá. Khi sử dụng ph−ơng pháp này cần chú ý mấy điểm sau đây : − Cần chọn những tác phẩm phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lý của các cháu nhỏ ch−a đến tr−ờng phổ thông (d−ới 6 tuổi). − Cần chọn những tác phẩm có nội dung lành mạnh, phân biệt rõ cái gì tốt, cái gì xấu ; đâu là thiện, đâu là ác để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện những điều học đ−ợc trong tác phẩm. 74
  9. − Cần chọn những tác phẩm giàu hình t−ợng, có giá trị nghệ thuật cao, tránh những tác phẩm sơ l−ợc, thô thiển gây cho trẻ thị hiếu xấu sau này. − Khi truyền đạt (đọc, kể, ngâm, hát, giới thiệu ) tác phẩm nghệ thuật đến trẻ cần dùng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, trong sáng, mang sắc thái biểu cảm một cách tự nhiên nhằm giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm dễ dàng và hứng thú. 4.3. Ph−ơng pháp dùng trò chơi Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, trò chơi th−ờng gây hứng thú và say mê nhất, vì trò chơi tác động mạnh mẽ đến đời sống tình cảm của các cháu. Cũng nh− nghệ thuật, chơi là ng−ời bạn đồng hành của tuổi thơ, chơi là cuộc sống của trẻ, không chơi trẻ không thể phát triển đ−ợc. Trẻ em có thể tham gia vào nhiều trò chơi và hầu hết trò chơi đều có tác động đến trẻ về nhiều mặt (thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ), nh−ng trong việc giáo dục đạo đức, hình thành hành vi văn hoá cho trẻ thì loại trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch, đặc biệt trò chơi đóng vai theo chủ đề là có hiệu quả nhất. 4.3.1. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mô phỏng lại cuộc sống của ng−ời lớn, là hình thức độc đáo giúp trẻ tiếp xúc với xã hội, nổi bật hơn cả là sự "tham gia " của trẻ vào những mối quan hệ biểu hiện các chuẩn mực đạo đức giữa ng−ời với ng−ời. Khi tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề, đứa trẻ trải nghiệm đ−ợc những thái độ đạo đức và tập d−ợt những hành vi ứng xử đối với những ng−ời xung quanh bằng việc nhập vào các vai để thực hiện chức năng xã hội trong các mối quan hệ đó (mẹ − con, cô − cháu, bác sĩ − bệnh nhân, ng−ời mua − kẻ bán ), qua đó mà trẻ học làm ng−ời. Khi sử dụng ph−ơng pháp dùng trò chơi để giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ cần chú ý mấy điểm sau đây : − Trò chơi đóng vai theo chủ đề có thể mô phỏng bất cứ hiện t−ợng nào, quan hệ nào trong xã hội, có cả tốt lẫn xấu, có cả tích cực lẫn tiêu cực. Do đó khi tổ chức trò chơi này cần chọn trò chơi có nội dung lành mạnh, bổ ích, phản ánh những mối quan hệ tích cực giữa ng−ời với ng−ời. Tránh những trò chơi bạo lực hung hãn hoặc những trò chơi phản ánh hiện t−ợng tiêu cực trong xã hội. Vì khi tham gia vào những trò chơi này trẻ sẽ nhiễm phải những thói h− tật xấu một cách tự nhiên, mà đối với trẻ nhỏ, bắt ch−ớc cái xấu còn dễ hơn là học tập cái tốt rất nhiều. − Trẻ tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề là gia nhập vào hai mối quan hệ : Quan hệ thực là quan hệ giữa những đứa trẻ cùng chơi với nhau, chúng cùng chọn chủ đề chơi, cách chơi, thoả thuận với nhau về việc phân vai, tìm kiếm đồ chơi Quan hệ chơi là quan hệ giữa các vai mà trẻ nhập vào để mô phỏng hành động của các nhân vật trong xã hội. Đó là những mối quan hệ giữa trẻ em với nhau tạo nên một "xã hội trẻ em", tuy không phức tạp nh− xã hội ng−ời lớn nh−ng chẳng đơn giản chút nào. Nên khi tổ chức cho trẻ chơi cần giúp trẻ hình thành và điều chỉnh những mối quan hệ đó sao cho êm thấm, tạo đ−ợc bầu không khí đoàn kết thân ái, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm chơi. Đây là một "xã hội 75
  10. trẻ em", trong đó những mối quan hệ xã hội đầu tiên của trẻ đ−ợc hình thành, nếu lành mạnh sẽ là điều kiện thuận lợi để thiết lập những mối quan hệ ứng xử tốt đẹp với ng−ời xung quanh sau này. − Trò chơi đóng vai theo chủ đề bao gồm nhiều vai, ít là vài vai, nhiều là dăm bảy vai, có khi trên chục vai ; có vai quan trọng (vai chính), có vai không quan trọng bằng (vai phụ). Thông th−ờng đứa trẻ nào cũng thích đóng vai chính, trong trò chơi gia đình thì thích đóng vai mẹ hay bố, trong trò chơi bệnh viện thì thích đóng vai bác sĩ, trong trò chơi mua bán thì thích đóng vai cô bán hàng, trong trò chơi du lịch thì thích đóng vai ng−ời h−ớng dẫn nh−ng vai chính lại rất ít nên nhiều khi trẻ em tranh giành lẫn nhau dẫn đến xung đột và trò chơi tan rã. Vì vậy khi có "sự cố" ng−ời lớn nên có mặt để tham gia giải quyết. Th−ờng thì ng−ời lớn chỉ nên gợi ý để trẻ tự giải quyết, nếu không xong, ng−ời lớn mới "bắt tay" giải quyết sao cho công bằng, hợp lý, hợp tình. Tốt nhất là luân phiên để cháu nào cũng đ−ợc đóng vai chính và cả vai phụ. Điều này là cần thiết không chỉ lập lại sự công bằng cho trẻ em mà còn có lợi khi chúng đ−ợc tham gia vào nhiều vai trong trò chơi. Những hành vi của nhiều vai khác nhau mà trẻ đảm nhiệm lại rất cần cho cuộc sống thực. Nếu đứa trẻ thực hiện những hành vi của những vai khác nhau một cách tử tế thì sẽ thuận lợi cho việc hình thành và phát triển hệ thống hành vi văn hoá của trẻ trong cuộc sống thực vốn rất phong phú. − Cuộc sống xã hội luôn biến đổi nên sự mô phỏng nó vào trò chơi đòi hỏi phải đ−ợc đổi mới. Một trò chơi quá quen thuộc đ−ợc trẻ chơi đi chơi lại ngày này qua ngày khác sẽ bị nhàm chán và do đó ít có tác dụng giáo dục. Ng−ời lớn cần th−ờng xuyên giúp trẻ mở rộng chủ đề chơi, từ chủ đề riêng lẻ nh− sinh hoạt gia đình, khám bệnh, mua hàng cần đ−ợc mở rộng để trẻ có thể gia nhập vào nhiều mối quan hệ bằng cách liên kết các trò chơi đơn lẻ lại với nhau. Chẳng hạn, ng−ời mẹ có thể đ−a con đến bệnh viện để chữa bệnh, ở đây ngoài quan hệ mẹ con còn có thêm quan hệ với bác sĩ ; ng−ời mẹ dẫn con đến tr−ờng học, ở đây lại có thêm quan hệ với cô giáo ; vẫn ng−ời mẹ ấy lại dẫn con đến cửa hàng để mua những thứ cần thiết, ở đây còn có thêm quan hệ với cô bán hàng Cứ nh− vậy có thể tạo nên một xã hội thu nhỏ, bao gồm trong đó nhiều mối quan hệ khá phức tạp với các kiểu hành vi muôn màu muôn vẻ mà trẻ phải mô phỏng, tập d−ợt. Từ những trò chơi gần gũi, quen thuộc cần "nâng cấp" đến những trò chơi có chủ đề rộng hơn, mới hơn, nh− đi du lịch, xây dựng nhà cao tầng, mua hàng trong siêu thị giúp trẻ tiếp xúc với cuộc sống hiện đại và thực hiện những hành vi phù hợp với cuộc sống đó. − Ng−ời lớn cần th−ờng xuyên tạo ra các tình huống trong trò chơi để gợi lên ở trẻ thái độ đạo đức và hành vi ứng xử với ng−ời xung quanh. Nói chung trò chơi nào cũng xảy ra tình huống buộc trẻ phải giải quyết, nh−ng nếu chúng ta chủ động tạo ra các tình huống mang tính đạo đức và h−ớng dẫn trẻ giải quyết nhằm bộc lộ những hành vi văn hoá mong muốn. Chẳng hạn trong trò chơi chủ đề gia đình, ng−ời bà đến chơi nhà và bị ốm, trong tình huống đó đứa cháu phải đón bà và chăm sóc bà nh− thế nào, hay nh− trong trò chơi giao thông ng−ời đi đ−ờng phạm luật thì "đồng chí cảnh sát" xử lý nh− thế nào và ng−ời phạm luật cần ứng xử ra sao những tình huống th−ờng xảy ra trong cuộc sống đòi hỏi trẻ phải giải quyết trong trò chơi với sự h−ớng dẫn của ng−ời lớn, qua đó mà hình thành nên những 76
  11. hành vi văn hoá cần thiết. Hơn nữa, một trò chơi nếu không có tình huống thì sẽ rất nhạt khiến trẻ chóng nhàm chán. 4.3.2. Trò chơi đóng kịch hay còn gọi là trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học là một hình thức đặc biệt giúp trẻ nhập vai thành nhân vật trong tác phẩm văn học. Trò chơi này gần với trò chơi đóng vai theo chủ đề nên đ−ợc trẻ đón nhận một cách thích thú. Nếu ở trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ mô phỏng lại đời sống xã hội của ng−ời lớn có thực xung quanh thì ở trò chơi đóng kịch trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học qua việc nhập vai vào các nhân vật trong đó. Trẻ em rất thích tác phẩm văn học, các cháu thích đ−ợc nghe truyện cổ tích, thích đọc những câu ca có vần có điệu, yêu những màu sắc lấp lánh trong thơ. Tuy vậy khả năng tiếp nhận tác phẩm văn học còn nhiều hạn chế, vì vậy vai trò h−ớng dẫn của ng−òi lớn là rất quan trọng. Một hình thức đặc biệt hiệu quả là giúp trẻ nhập vai thành nhân vật trong tác phẩm qua trò chơi đóng kịch. Trò chơi đóng kịch không đơn thuần là trò chơi mà còn là một hoạt động nghệ thuật. Nó cũng không chỉ là hoạt động nghệ thuật mà là hoạt động vui chơi. Hai yếu tố vui chơi và nghệ thuật kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng nh− trong quá trình tổ chức chơi. Khi tham gia vào trò chơi đóng kịch trẻ nhập vào các vai của chính nhân vật trong tác phẩm. Lúc đó trẻ phải thể hiện cho đ−ợc suy nghĩ, tình cảm của nhân vật bằng những hành động, cử chỉ, lời nói, tức là thể hiện cách ứng xử với xung quanh mà tr−ớc hết là với nhân vật khác trong truyện kịch. Qua đó không những trẻ lột tả phong cách bên ngoài của nhân vật mà còn trải nghiệm ý thức đạo đức bên trong của họ. Chính nhập vai là một sự tập d−ợt cách sống trong những hoàn cảnh nhất định và điều đó lại rất cần cho việc hình thành ở trẻ những hành vi văn hoá. Khi sử dụng trò chơi đóng kịch để giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ cần l−u ý mấy điểm sau đây : − Cần chọn tác phẩm văn học phù hợp với trình độ phát triển của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Đầu tuổi mẫu giáo thì chọn tác phẩm thật đơn giản, ngắn, ít nhân vật (chỉ vài ba ng−ời), về cuối tuổi thì có thể chọn tác phẩm phức tạp hơn một chút, câu chuyện có thể dài hơn, số l−ợng nhân vật có thể tăng hơn, khoảng 5−6 ng−ời, nh−ng nói chung là những tác phẩm đơn giản, dễ hiểu, dễ hành động. − Cần chọn tác phẩm văn học hay, chuyện kịch phải thực sự hấp dẫn trẻ em, đặc biệt là gần gũi cuộc sống của trẻ, trẻ thấy đ−ợc mình trong đó. − Khi chuyển tác phẩm văn học thành kịch bản cần làm sao cho hình t−ợng nhân vật rõ nét, ngôn ngữ giàu vần điệu, nhạc điệu để dễ nhớ, nên có những điệp khúc để dễ thuộc. − Vì đây là một hoạt động nghệ thuật nên cần h−ớng dẫn công phu để trẻ cảm thụ đ−ợc tác phẩm văn học, đồng thời đây lại là trò chơi nên cần huy động nhiều trẻ tham gia, càng đông càng vui. Không nên chuyên môn hoá một số cháu gọi là có năng khiếu để đóng vai, vai diễn có thể luân phiên cho nhiều cháu đóng, còn số đông nữa có thể tham gia vào các việc nh− trang trí sân khấu, bán vé và khán giả cùng giao l−u với vai diễn. 77
  12. − Nghệ thuật kịch, ngoài kịch bản ra còn có sự hỗ trợ của nhiều loại hình nghệ thuật khác nh− âm nhạc, tạo hình, múa Trong trò chơi đóng kịch, sự hoá trộn, phối hợp của nhiều loại hình nghệ thuật đối với trẻ em lại rất cần thiết. Do đó khi tổ chức trò chơi đóng kịch, ngoài việc có đ−ợc một kịch bản văn học hay còn phải hỗ trợ thêm những bài hát, điệu múa, cảnh vật đ−ợc trang trí, hoá trang, đạo cụ do các loại hình nghệ thuật khác tạo nên, đặc biệt múa, hát là yếu tố hết sức cần thiết không thể thiếu đ−ợc. Những bài hát, điệu múa giúp cho không khí kịch thêm linh hoạt, lúc thì sôi động, lúc thì lắng sâu, giúp trẻ thể hiện rõ tính cách và tâm trạng của nhân vật. − Khi h−ớng dẫn trẻ nhập vai, cố giữ cho trẻ nét hồn nhiên ngây thơ trong trang phục, hoá trang, nhất là trong lời thoại, đừng biến trẻ thành những "ông cụ non", "bà cụ non" mặc dầu trẻ có thể đóng vai ông già, bà cả, nh−ng phải là "ông già, bà cả trẻ con". Một vấn đề có tính chất tế nhị khi cho trẻ đóng vai phản diện (nếu có). ở nhiều vở kịch th−ờng có hai tuyến nhân vật : chính diện và phản diện để tạo nên kịch tính rõ nét, vai chính diện bao giờ cũng đ−ợc thể hiện bằng những hành vi tử tế, có văn hoá, còn vai phản diện lại đ−ợc thể hiện bằng những hành vi xấu xa, nhiều khi đê tiện. Nhiều ng−ời lo rằng nếu trẻ nhập vai phản diện thì những hành vi xấu đó sẽ vận vào tính cách của trẻ. Vậy có nên cho trẻ đóng vai phản diện không ? Nếu trong vở kịch có vai phản diện thì ng−ời lớn nên nhận đóng vai đó để cùng chơi với trẻ, nếu để cho một đứa trẻ đóng thì cần giải thích rằng đây chỉ là kịch và ngoài đời lại càng phải tránh xa. Do trò chơi đóng kịch mang tính tích hợp cao, bao gồm trong đó vừa có hoạt động vui chơi vừa có hoạt động nghệ thuật (vừa có âm nhạc,vừa có tạo hình, vừa có múa ) nên rất gần gũi với trẻ thơ, đ−ợc các cháu yêu thích. 4.3.3. Trò chơi điện tử Ngoài hai loại trò chơi trên còn có khá nhiều loại trò chơi khác, nói chung loại trò chơi nào cũng đều bổ ích đối với trẻ em nếu có tổ chức h−ớng dẫn của ng−ời lớn. Đáng l−u ý hơn là trò chơi điện tử. Những năm gần đây trò chơi điện tử đã hấp dẫn nhiều trẻ em, kể cả trẻ d−ới 6 tuổi và chiếm khá nhiều thời gian của chúng. Lợi ích của trò chơi điện tử thì ai cũng dễ nhận thấy, nó giúp trẻ sớm tiếp xúc với khoa học kỹ thuật hiện đại mà thế hệ cha ông nằm mơ cũng không thấy. Nh−ng tác hại của nó cũng không nhỏ mà ai cũng có thể dễ dàng nhận ra. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, thần kinh còn yếu, thị lực còn non, dễ mắc bệnh béo phì, nên chơi trò chơi điện tử nhiều sẽ có hại cho sức khoẻ của các cháu. Điều đáng nói ở đây là nếu ng−ời lớn không quan tâm đến nội dung của những trò chơi đó thì chúng sẽ ảnh h−ởng khôn l−ờng đến đạo đức và hành vi của trẻ. Nhiều trò chơi điện tử mang tính bạo lực và khiêu dâm làm tổn hại đến tâm hồn non trẻ của các cháu nhỏ. Bên cạnh trò chơi điện tử còn có một khối l−ợng khổng lồ băng, đĩa hình ở các cửa hàng nay đã xâm nhập nhanh chóng vào từng gia đình với nhiều nội dung không lành mạnh, làm cho hành vi của trẻ nhỏ trở nên hung dữ và láo lếu. Hình ảnh đứa trẻ cầm dao, gậy, súng (tất nhiên là đồ giả) để bắt nạn bạn bè hay tự x−ng là "siêu nhân" để hăm doạ cả ng−ời lớn th−ờng đ−ợc chúng ta bắt gặp ở trong các gia đình và cả ở ngoài đ−ờng phố. Do đó điều 78
  13. đáng quan tâm là cần chọn nội dung lành mạnh, thích hợp với đặc điểm phát triển của trẻ nhỏ. Đối với loại trò chơi điện tử chỉ cần cho trẻ chơi khoảng chừng d−ới một tiếng trong ngày và phân ra thành vài đợt, sau mỗi lần chơi cần cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên. Làm đ−ợc nh− vậy, chúng ta sẽ không phải lo lắng về ảnh h−ớng xấu của trò chơi điện tử đến tâm hồn và hành vi của trẻ em. 4.4. Ph−ơng pháp luyện tập th−ờng xuyên Trong sinh hoạt hằng ngày, gần nh− bất cứ lúc nào trẻ cũng đều phải thể hiện thái độ của mình đối với xung quanh bằng những hành vi ứng xử. Việc ứng xử đó có lúc đúng nh−ng cũng nhiều lúc sai, ng−ời lớn không nên bỏ qua mà cần kiên trì theo dõi, uốn nắn, bảo ban và luyện tập cho trẻ để có hành vi đẹp. 4.4.1. Luyện tập hằng ngày Hình thức luyện tập hành vi văn hoá cho trẻ có hiệu quả nhất là luyện tập mọi nơi, mọi lúc trong sinh hoạt hằng ngày. Hình thức luyện tập này dễ hình thành động hình và thói quen hành vi cho trẻ, lại dễ thực hiện chỉ cần ng−ời lớn luôn quan tâm đến trẻ. Khi luyện tập không cần phải "lên gân lên cốt" rao giảng đạo đức, cũng không nên la mắng, mà chỉ cần bảo ban, nhắc nhở nhẹ nhàng, không làm cho trẻ thấy xấu hổ vì chạm đến lòng tự trọng. Ng−ời lớn cũng không nên sốt ruột mà nên kiên nhẫn thực hiện nh− vậy ngày một ngày hai rồi sẽ có kết quả trông thấy. 4.4.2. Luyện tập theo mẫu Xen kẽ với việc luyện tập mọi nơi mọi lúc trong sinh hoạt hằng ngày, thỉnh thoảng cũng cần cho trẻ nhìn thấy những hành vi đẹp mà ng−ời lớn hay bạn bè có thể làm mẫu. Việc luyện tập theo mẫu có thể tiến hành ở gia đình, nh−ng hiệu quả hơn là ở lớp mẫu giáo, nơi có đông bạn bè cùng nhau thực hiện theo mẫu của cô giáo hay của bạn cùng tuổi, nh− vậy sẽ vui và kết quả hơn nhiều. Mẫu hành vi không nên cầu kỳ mà phải giản dị nh− đã từng thấy trong cuộc sống xung quanh. Việc làm mẫu cũng không cần phải chờ đến "tiết học" mà phải thật linh hoạt, có khi làm mẫu chỉ cho một cháu đúng lúc cháu phạm sai lầm hoặc tình cờ gặp một bạn nhỏ hay một ng−ời lớn có hành vi đẹp thì kịp thời chỉ cho trẻ để học theo. 4.4.3. Nâng dần yêu cầu luyện tập Việc luyện tập hành vi văn hoá cho trẻ không đạt tới kết quả mong muốn ngay một lúc mà cần có thời gian, có khi là hàng tuần hay hàng tháng. Điều quan trọng là ng−ời lớn cần nâng dần yêu cầu đối với trẻ, nay một tí, mai một tí, lâu dần mới có thể hoàn thiện một kiểu hành vi, đồng thời cần chỉ cho trẻ thấy đ−ợc nó đã tiến bộ nh− thế nào, còn điều gì phải khắc phục. Luyện tập hành vi văn hoá cho trẻ th−ờng xuyên là một ph−ơng pháp thông dụng, ai cũng làm đ−ợc, kết quả tuy ch−a thấy ngay đ−ợc rõ ràng, nh−ng hiệu quả lại rất lớn. Bởi nếu đ−ợc tập luyện th−ờng xuyên nhiều kiểu hành vi văn hoá trở nên quen thuộc đối với trẻ, không những tạo ra kiểu ứng xử đẹp ở hình thái bên ngoài của hành vi mà quan trọng hơn là 79
  14. chính những hình thái bên ngoài đó sẽ nhập tâm (theo cơ chế chuyển vào trong mà các nhà tâm lý học đã phát hiện trong lý thuyết hoạt động) để hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp − hình thái bên trong của hành vi văn hoá. 4.5. Ph−ơng pháp tạo dựng môi tr−ờng 4.5.1. Ng−ời lớn tạo dựng môi tr−ờng an toàn, phong phú, t−ơi đẹp cho trẻ Môi tr−ờng sống ảnh h−ởng rất lớn đến sự phát triển trẻ em, trong đó ảnh h−ởng của nó đến hành vi văn hoá của trẻ không phải là nhỏ. Vì thế cần phải tạo dựng môi tr−ờng sống cho trẻ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển hành vi văn hoá ở trẻ em. Tạo dựng cho trẻ môi tr−ờng sống phù hợp với sự phát triển của trẻ vừa là nhiệm vụ vừa là ph−ơng pháp giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ một cách hiệu nghiệm. Môi tr−ờng nuôi dạy trẻ tr−ớc hết là nhà ở, tr−ờng, lớp − những môi tr−ờng vi mô − môi tr−ờng sinh hoạt hằng ngày của trẻ, phải là môi tr−ờng an toàn, trong sạch và lành mạnh để giúp cho hành vi của trẻ luôn phát triển theo h−ớng tích cực, không có điều kiện để nghịch bẩn, xảy ra tai nạn Tuy nhiên nh− thế vẫn ch−a đủ, ng−ời lớn cần phải tạo dựng cho trẻ một môi tr−ờng đ−ợc sắp xếp trật tự ngăn nắp, gọn gàng, có quang cảnh đẹp đẽ nhằm khơi dậy ở trẻ những xúc cảm thẩm mĩ lành mạnh là cơ sở cho sự hình thành và phát triển hành vi đẹp − hành vi văn hoá. Vẻ đẹp của môi tr−ờng không những thể hiện ở cách trang trí chỗ chơi, chỗ sinh hoạt mà còn toát lên trong cử chỉ, hành vi, nói năng của cô giáo, trong các mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa những đồng nghiệp, giữa cô với cha mẹ các cháu Một môi tr−ờng nh− vậy sẽ không có "đất" cho những thói h− tật xấu nảy sinh và đó chính là một môi tr−ờng giáo dục lành mạnh để hình thành và phát triển hành vi văn hóa cho trẻ. 4.5.2. Khuyến khích, h−ớng dẫn trẻ cùng ng−ời lớn tham gia tạo dựng môi tr−ờng Trong khi ng−ời lớn tạo dựng cho trẻ một môi tr−ờng sống tốt thì đồng thời đừng quên khuyến khích, h−ớng dẫn trẻ cùng tham gia với ng−ời lớn làm cho môi tr−ờng ngày càng thêm tốt hơn. Những việc trẻ làm đẹp môi tr−ờng kết quả th−ờng chẳng đ−ợc là bao, nh−ng lại rất quan trọng đối với việc rèn luyện hành vi văn hoá. Chính điều đó đã để lại những ấn t−ợng tốt đẹp trong tâm hồn trẻ và hun đúc nên lòng tự hào ở các cháu vì sự đóng góp của mình cho nơi ăn chốn ở. Từ đó trẻ thấy càng phải chăm lo cho hành vi của mình ngày càng đẹp hơn, bởi chính trẻ em cũng là một bộ phận của môi tr−ờng. 4.6. Ph−ơng pháp làm g−ơng cho trẻ noi theo Hơn bất cứ lĩnh vực giáo dục nào hết, trong lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục hành vi văn hoá, ng−ời lớn cần luôn luôn làm g−ơng cho trẻ noi theo. ứng xử tốt với mọi ng−ời xung quanh là phẩm chất nhân cách của một ng−ời, không chỉ qua hình thái bên ngoài của hành vi mà còn ở ý thức đạo đức bên trong của họ, đó mới chính là tấm g−ơng cho con trẻ noi theo. ở đây phẩm chất nhân cách và ph−ơng pháp giáo dục đã hoà quyện làm một mà tác động đến trẻ em. Trẻ em rất dễ bắt ch−ớc những cử chỉ, điệu bộ, lời ăn tiếng nói của ng−ời lớn, 80
  15. nh−ng lại rất nhạy cảm với tấm lòng của họ. Sự giả dối không thể đánh lừa trẻ nhỏ, bằng trực giác các cháu có thể phát hiện đ−ợc cái chân thật và cái dối trá ở một con ng−ời, nhất là ở ng−ời thân. Bởi vậy tấm g−ơng của cha mẹ, ông bà đối với trẻ thơ không chỉ là hình thái bên ngoài mà còn là hình thái bên trong của hành vi. Sự bắt ch−ớc những hình thái bên ngoài của hành vi không thể là mục tiêu giáo dục cao đẹp của chúng ta mà đòi hỏi tấm g−ơng đó phải phản ánh đ−ợc cả tâm hồn bên trong của con ng−ời. Đặc biệt cần chú ý đến hành vi của ng−ời lớn đối với trẻ em, chính qua hành vi của họ trẻ dễ cảm nhận thái độ đạo đức bên trong. Một cử chỉ thể hiện lòng th−ơng yêu tôn trọng trẻ em sẽ đ−ợc chúng ghi nhận và cảm động khiến cho lời dạy bảo của họ trở nên có trọng l−ợng. Trái lại, một cử chỉ thể hiện sự ghét bỏ hay khinh rẻ sẽ bị chúng coi th−ờng và căm ghét khiến cho mọi tác động giáo dục của họ đều thành ra "n−ớc đổ đầu vịt". Đừng t−ởng trẻ còn bé không biết gì mà muốn đối xử thế nào cũng đ−ợc. Nhiều khi chỉ một sơ suất nhỏ trong thái độ cũng làm cho trẻ chạnh lòng và nghi ngờ sự quan tâm của họ. Thực chất của việc nêu g−ơng là phơi bày bản chất nhân cách của mình cho trẻ thấy mà bắt ch−ớc và học tập, không phải chỉ ở lớp vỏ bên ngoài mà cả đức độ bên trong của con ng−ời. Vậy nên cái đáng quan tâm nhất ở ph−ơng pháp nêu g−ơng là ở phẩm chất nhân cách của mỗi ng−ời. 4.7. Ph−ơng pháp khen chê Trong việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ ng−ời lớn cần biết khen chê đúng lúc và đúng mức. Khi trẻ thể hiện đ−ợc một hành vi văn hoá đẹp cần phải khen ngay bằng những lời biểu d−ơng, hay món quà nhỏ mang ý nghĩ tinh thần hơn là vật chất nhằm khuyến khích và củng cố những hành vi văn hoá đó. Ng−ợc lại khi trẻ tỏ ra những cái ch−a tốt trong hành vi, ng−ời lớn cần tỏ thái độ chê trách, không đồng tình, làm cho trẻ biết nh− vậy là h−, không ai yêu mà từ bỏ hành vi xấu đó. Đối với trẻ nhỏ khen, chê đều phải đúng lúc và đúng mức mới có tác dụng. Đừng nên để sự việc qua đi rồi mới khen hay chê, cũng không nên "nống" thành tích lên cao quá hay quan trọng hoá lỗi lầm của trẻ. Điều quan trọng trong khen, chê là ng−ời lớn cần thể hiện thái độ công bằng, tránh thái độ thiên vị và càng phải tránh xa thái độ định kiến. Trong một số tr−ờng hợp khi đã dùng đủ các biện pháp rồi mà trẻ vẫn tỏ ra −ơng b−ớng, hỗn láo thì có thể dùng hình thức trách phạt. Tuy vậy khi dùng hình thức này chúng ta cần nhận thức rằng đây chỉ là biện pháp bất đắc dĩ và không bao giờ để trẻ cảm thấy bị xúc phạm. Không nên lạm dụng biện pháp cấm đoán, vì càng cấm đoán trẻ càng "làm tới", có khi là do tính tò mò, có khi lại là để trêu tức ng−ời lớn. Trẻ nhỏ rất thích đ−ợc khen và không muốn bị chê, nên ng−ời lớn cần biết khêu gợi lòng tự hào và tính xấu hổ đúng lúc, đúng chỗ để hình thành những hành vi văn hoá cho trẻ. 81
  16. 4.8. Ph−ơng pháp thống nhất tác động giáo dục Trong việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ nhỏ, khi mà mọi cái đang ở thời điểm ban đầu của sự hình thành thì những tác động giáo dục cần đ−ợc tập trung về một h−ớng. Không nên để cái này chống đối cái kia, cái kia kìm hãm cái nọ dẫn đến tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ng−ợc", khiến cho trẻ hoang mang không biết nên nghe ai, khó có thể hình thành nên những hành vi văn hoá cho tử tế. ở đây cần một sự thống nhất giữa những tác động giáo dục mới bảo đảm thành công. Việc thống nhất những tác động giáo dục không thể thực hiện chỉ riêng trong tr−ờng Mầm non hay trong mỗi gia đình mà phải thống nhất t− t−ởng và hành động giáo dục giữa tr−ờng Mầm non với gia đình, giữa cô giáo với cha mẹ các cháu. Điều đó rất cần cho sự hình thành và phát triển hệ thống hành vi văn hoá ở mỗi cháu bé đối với cuộc sống xung quanh. Việc kết hợp này đòi hỏi phải có sự chủ động về cả hai phía : tr−ờng Mầm non và gia đình các cháu. Trong đó cô giáo Mầm non là ng−ời đ−ợc trang bị những tri thức khoa học về nuôi dạy trẻ, lại là ng−ời gần gũi trẻ trong suốt cả ngày nên có thể phát hiện nét đẹp và ch−a đẹp trong hành vi của các cháu và có khả năng tìm ra nguyên nhân và biện pháp giáo dục phù hợp với quy luật phát triển của trẻ. Mặt khác vai trò của cha mẹ các cháu cũng rất quan trọng, bởi khi ở bên bố mẹ trẻ th−ờng bộc lộ tính tình một cách tự nhiên nên họ dễ nhận ra những hành vi tốt hay xấu của con mình và tìm cách dạy dỗ, uốn nắn. Nếu hai lực l−ợng đó mà kết hợp đ−ợc với nhau trên tinh thần tin t−ởng và tôn trọng lẫn nhau sẽ tạo ra một kết quả gấp bội trong việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ nhỏ. Sự kết hợp giữa giáo viên với cha mẹ các cháu trong việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ có thể tiến hành nhiều lúc, nhiều nơi, nh−ng ở thời điểm nhận trẻ và trả trẻ là thích hợp nhất. Trong thời gian ít ỏi đó, cô giáo có thể tranh thủ trao đổi với cha mẹ các cháu về những biểu hiện tốt và ch−a tốt của từng cháu một với những biện pháp giáo dục để các bậc cha mẹ biết mà phối hợp giáo dục. Ng−ợc lại, cha mẹ các cháu cũng nên tranh thủ dịp này để phản ánh cho cô giáo biết tính nết của con mình, nhằm dìu dắt các cháu nhỏ từng b−ớc hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức, những hành vi văn hoá tốt đẹp. Ph−ơng pháp thống nhất tác động giáo dục còn đ−ợc thực hiện ngay trong mỗi gia đình. Không thể để tình trạng ông bà thì muốn giáo dục cháu kiểu này mà cha mẹ lại muốn giáo dục con kiểu nọ, tạo ra những bất đồng làm cho đứa trẻ không biết nên nghe theo lời ai. Nhiều hành vi sai trái của trẻ th−ờng đ−ợc nảy ra từ những mâu thuẫn đó. Thống nhất tác động giáo dục là một bảo đảm bằng vàng cho việc hình thành và phát triển hệ thống hành vi văn hoá ở trẻ, hun đúc nên những nhân cách tử tế không những ở giai đoạn đầu tiên mới đ−ợc hình thành mà cả những b−ớc phát triển sau này nữa. 4.9. Ph−ơng pháp lấy trẻ làm trung tâm Ph−ơng pháp lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là ph−ơng pháp giáo dục cụ thể mà còn mang tính chất của ph−ơng pháp luận. Sử dụng ph−ơng pháp này đòi hỏi ng−ời lớn khi giáo 82
  17. dục đạo đức, cũng nh− hình thành hệ thống hành vi văn hoá cho trẻ cần phải theo ph−ơng châm : vì trẻ em, do trẻ em và dựa vào trẻ em. 4.9.1. Vì trẻ em Ph−ơng châm vì trẻ em đ−ợc thể hiện trong việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ là cần phải xuất phát từ sự phát triển của trẻ. Những tác động giáo dục đó phải phù hợp với đặc điểm và quy luật phát triển của trẻ, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển đó. Không nên vì quyền lợi của ng−ời lớn mà bắt trẻ phải thực hiện những hành vi có hại cho sự phát triển của chúng. Đừng vì ý muốn của ng−ời lớn mà áp đặt cho trẻ những ph−ơng thức hành vi không phù hợp nh− khi chào hỏi phải khoanh tay khúm núm, cúi rạp ng−ời nh− lạy, hay bắt bé trai mới lên ba mặc áo bộ complet, đeo cà vạt, đội mũ phớt ; bé gái mặc áo dài đi giày cao gót, đeo dây chuyền vàng, hết sức gò bó gây khó khăn cho các cháu khi hoạt động, vui chơi hoặc bắt trẻ nói những lời lẽ già nua nh− cụ non, thậm chí có bậc cha mẹ còn xúi con tham gia vào những cuộc xung đột với hàng xóm Làm sao để khi thực hiện những hành vi văn hoá trẻ vẫn cảm thấy tự nhiên nh− hành vi của chính mình, vẫn cảm thấy hồn nhiên vui t−ơi thoải mái. Ph−ơng châm vì trẻ em cũng đòi hỏi khi xây dựng cuộc sống cho trẻ, từ trang trí nơi ăn chốn ở, mua sắm đồ dùng đồ chơi đến việc tổ chức cho trẻ sinh hoạt hằng ngày đều phải xuất phát từ nhu cầu phát triển bền vững của chính trẻ em. 4.9.2. Do trẻ em Ph−ơng châm do trẻ em trong việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ đòi hỏi ng−ời lớn luôn coi trẻ em là chủ thể tích cực trong mọi hoạt động. Cần khuyến khích trẻ chủ động thể hiện cách ứng xử của mình đối với xung quanh, đặc biệt là chấp nhận những kiểu hành vi theo ý riêng của trẻ, có khi ngây ngô nh−ng thật dễ th−ơng, miễn sao không sai phạm gì về đạo đức. Cần khêu gợi ở trẻ nhu cầu gắn bó thân thiện với mọi ng−ời và nguyện vọng làm cho mình trở nên tốt hơn để tự giác làm những điều tốt lành đem lại niềm vui cho mọi ng−ời. Trong cuộc sống th−ờng có nhiều tình huống xảy ra đối với trẻ, tr−ớc mỗi tình huống ng−ời lớn không nên giục trẻ giải quyết theo ý của mình mà cần h−ớng dẫn để trẻ tự tìm ra cách ứng xử theo cách nghĩ, cách cảm, cách làm của chúng, tạo cho trẻ một cách sống chủ động. 4.9.3. Dựa vào trẻ em Ph−ơng châm giáo dục dựa vào trẻ em tr−ớc hết là dựa vào vốn kinh nghiệm (nói rộng ra là đời sống tâm lý với những đặc điểm hiện có) của trẻ. Mỗi đứa trẻ dù thời gian hiện diện trong cuộc đời còn đang ngắn ngủi, nh−ng không vì thế mà vốn kinh nghiệm của nó chỉ là con số không. Em bé nào cũng đều có một vốn sống nhất định. Vốn kinh nghiệm đó là chỗ dựa cho những b−ớc phát triển tiếp theo, mở rộng thêm hiểu biết mới, hun đúc thêm tình cảm sâu sắc, có tác dụng làm nảy sinh những hành vi văn hoá đối với con ng−ời và cuộc 83
  18. sống. Tuỳ theo chất l−ợng, số l−ợng và xu h−ớng phát triển của vốn kinh nghiệm ở mỗi đứa trẻ mà định ra cách thức, nội dung giáo dục hành vi văn hoá thích hợp cho mỗi cháu bé. Hơn nữa, mỗi trẻ em đều có những đặc điểm tâm lý riêng nên việc tiếp nhận tác động giáo dục của mỗi cháu một khác. Điều đó nhắc nhở ng−ời lớn chúng ta khi hình thành và phát triển hệ thống hành vi văn hoá cho trẻ cần phải dựa vào cá tính của mỗi cháu. Làm sao để bức tranh hành vi của trẻ em chúng ta đ−ợc thể hiện thật muôn màu muôn vẻ, tránh rập khuôn nh− đúc các cháu từ một lò ra. 84
  19. H−ớng dẫn cách học I. h−ớng dẫn cách đọc tài liệu A. Cách đọc giáo trình Đọc toàn bộ ch−ơng 4. Cần đào sâu suy nghĩ những vấn đề sau đây : 1. Hiểu nội dung của các ph−ơng pháp giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ d−ới 6 tuổi (9 ph−ơng pháp trong ch−ơng 4) nh− thế nào. Nhận xét tính hiệu quả của từng ph−ơng pháp. * Gợi ý cách làm : Cần nêu các vấn đề sau : − Nêu nội dung của mỗi ph−ơng pháp − Cách thức tiến hành nh− thế nào − Dự đoán hiệu quả của các ph−ơng pháp đó, phân tích lý do ? 2. Dự đoán những khó khăn và thuận lợi khi dùng các ph−ơng pháp trên trong thực tiễn giáo dục trẻ d−ới 6 tuổi hiện nay * Gợi ý cách làm : − Phân tích nội dung của từng ph−ơng pháp − Quan sát cách giáo dục trẻ trong các gia đình và tr−ờng mầm non − Vạch ra cách tiến hành − Vận động một vài giáo viên mầm non và cha mẹ các cháu thực hiện − Rút ra những khó khăn và thuận lợi trong việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ d−ới 6 tuổi. B. Tài liệu cần đọc thêm 1. Ng−u Lê − Lý Chính Mai − Phạm Thuý Anh, Ph−ơng pháp nuôi dạy con (từ 0 đến 3 tuổi), Tập I, NXB Phụ nữ, 2000. 2. Ng−u Lê − Lý Chính Mai − Phạm Thuý Anh, Ph−ơng pháp nuôi dạy con (từ 3 đến 6 tuổi), tậpII, NXB Phụ nữ, 2000. 3. Đào Thanh Âm (chủ biên) − Trịnh Dân − Nguyễn Thị Hoà, Giáo dục học Mầm non, NXB Đại học S− phạm HN, 1994. Ch−ơng Ph−ơng pháp giáo dục. II. H−ớng dẫn cách làm bài tập A. Bài tập lý thuyết 1. Chứng minh rằng ph−ơng pháp dùng tình cảm là ph−ơng pháp chủ đạo đối với việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ d−ới 6 tuổi. * Gợi ý cách làm : Để chứng minh vấn đề này cần đề cập những điểm sau đây : 85
  20. − Sự phát triển tình cảm của trẻ d−ới 6 tuổi (chủ yếu là từ 3 đến 6 tuổi) và vai trò của nó đối với đời sống tâm lý của trẻ nói chung và đối với sự hình thành và phát triển hành vi văn hoá của trẻ d−ới 6 tuổi. − Các ph−ơng pháp giáo dục hình vi văn hoá cho trẻ đã nêu ở ch−ơng 4, thực chất cũng là tác động vào tình cảm của trẻ là chủ yếu. 2. Phân tích ph−ơng pháp lấy trẻ làm trung tâm trong việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ em. * Gợi ý cách làm : Phân tích từng vế một : − Vì trẻ em. − Do trẻ em. − Dựa vào trẻ em. − Nếu thiếu một trong 3 vế thì kết quả của việc giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ sẽ nh− thế nào ? B. Bài tập thực hành 1. Sử dụng ph−ơng pháp dùng tình cảm để hình thành một loại hành vi văn hoá cho một cháu mẫu giáo (tuỳ chọn). Ghi chép lại cách làm và kết quả đạt đ−ợc. Nêu rõ mặt đ−ợc và mặt ch−a đ−ợc, tìm nguyên nhân. 2. Cũng nh− bài1, nh−ng đối với ph−ơng pháp dùng nghệ thuật 3. Cũng nh− bài 1, nh−ng đối với ph−ơng pháp dùng trò chơi 4. Cũng nh− bài 1, nh−ng đối với ph−ơng pháp luyện tập th−ờng xuyên 5. Cũng nh− bài 1, nh−ng đối với ph−ơng pháp tạo dựng môi tr−ờng 6. Sử dụng tất cả các ph−ơng pháp 1,2,3,4,5 để hình thành một loại hành vi văn hoá (tuỳ chọn) cho một cháu mẫu giáo (tuỳ chọn) Gợi ý cách làm : − Chọn một cháu mẫu giáo − Tìm hiểu thực trạng hành vi văn hoá ở cháu đó (mặt đ−ợc và ch−a đ−ợc) − Dùng lần l−ợt từng ph−ơng pháp trên và sau đó dùng đồng bộ các ph−ơng pháp đó để hình thành một loại hành vi văn hoá mà cháu yếu nhất − Xem xét kết quả sau 1 tuần, 1 tháng. 86
  21. Ch−ơng 5 Giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ đặc biệt Trong việc giáo dục trẻ nhỏ, phát hiện sớm những mặt mạnh, mặt yếu và những điều bất bình th−ờng trong sự phát triển của chúng là vấn đề hết sức quan trọng nhằm phát huy hoặc kịp thời uốn nắn, chữa chạy, giúp trẻ phát triển một cách thuận lợi. Trẻ em đặc biệt có rất nhiều loại, đối với mỗi loại đòi hỏi có cách giáo dục riêng. Hiện nay ở nhiều n−ớc trên thế giới và ngay ở n−ớc ta, giáo dục trẻ đặc biệt đ−ợc nhiều nhà tâm lý học giáo dục học, thầy thuốc, các nhà chuyên môn khác quan tâm, nhất là đối với trẻ em khuyết tật. ở cuốn sách này chỉ xin l−u ý đến một số vấn đề của trẻ đặc biệt, giúp cho việc hình thành hành vi văn hoá ở các cháu trong gia đình cũng nh− trong tr−ờng Mầm non và ngoài xã hội đ−ợc thuận lợi. 5.1. Đối với trẻ Khuyết tật Vấn đề trẻ khuyết tật, từ lâu đã trở thành đối t−ợng nghiên cứu của các ngành khoa học (tâm lý học, giáo dục học, y học, xã hội học ). Ngày nay ở n−ớc ta đã thành lập các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật. Nh−ng với con đ−ờng hoà nhập, các giáo viên Mầm non cũng cần nắm một số vấn đề về việc giáo dục trẻ khuyết tật. Trẻ khuyết tật biểu hiện rất khác nhau ở nhiều loại khác nhau, do đó giáo dục hành vi văn hoá cho các cháu cũng đòi hỏi có sự khác nhau về mục tiêu, nội dung và ph−ơng pháp ; 5.1.1. Đối với trẻ thiểu năng Trẻ thiểu năng hay còn gọi là trẻ chậm phát triển, trí tuệ bị huỷ hoại cản trở hoạt động nhận thức nặng nề. Trẻ ít có khả năng hiểu biết, khó giao tiếp với mọi ng−ời và d−ờng nh− không tự phục vụ bản thân, ở nhiều mức độ khác nhau. Giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ thiểu năng cần chú ý : − Yêu cầu thực hiện hành vi văn hoá ở mức thật đơn giản, từ từ từng b−ớc một. − Cho trẻ thực hiện hành vi theo mẫu thật rõ ràng, nhất là hành vi tự phục vụ. − Lặp đi lặp lại nhiều lần một hành vi mới đ−ợc hình thành. − Theo dõi tỷ mỉ từng cháu trong ngày để kịp thời uốn nắn những sai lệch trong hành vi. − Tạo điều kiện cho trẻ th−ờng xuyên đ−ợc gần gũi và giao tiếp với trẻ bình th−ờng để trẻ dễ bắt ch−ớc hành vi đúng. 87
  22. 5.1.2. Đối với trẻ khiếm thính Trẻ khiếm thính bao gồm trẻ bị điếc toàn bộ hay điếc một phần (còn gọi là trẻ nghễnh ngãng). ở những trẻ này cơ quan thính giác bị phá huỷ dẫn tới không nghe đ−ợc hoặc nghe kém âm thanh, nhất là tiếng nói của con ng−ời, nên trở thành câm. Tuy vậy không phải vì thế mà trẻ không thể hình thành và phát triển hành vi văn hoá. Giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ khiếm thính cần chú ý : − Giáo dục bằng mẫu hành vi mang tính trực quan rõ nét để trẻ dễ nhìn thấy và bắt ch−ớc. − Tận dụng phần thính năng còn lại để giúp trẻ điều khiển hành vi bằng lời nói kết hợp với cử chỉ điệu bộ. − Bằng cử chỉ, điệu bộ cùng với lời nói hay ký hiệu giúp trẻ hình thành phần nào hình thái bên trong của hành vi văn hoá. − Tạo điều kiện giúp trẻ hòa nhập với bạn cùng tuổi và ng−ời lớn xung quanh để trẻ dễ bắt ch−ớc hành vi văn hoá của họ, tất nhiên là cần giúp trẻ phân biệt cái tốt và cái xấu trong những hành vi đó. − Th−ờng xuyên khuyến khích động viên mỗi khi trẻ làm đ−ợc một hành vi văn hoá. 5.1.3. Đối với trẻ khiếm thị Trẻ khiếm thị th−ờng phát triển tốt về thính giác, bằng lời nói ng−ời lớn có thể miêu tả, giảng giải những hành vi văn hoá cần hình thành ở các cháu, đặc biệt là hình thành hình thái bên trong (ý thức đạo đức) của hành vi văn hoá, từ đó trẻ sẽ hình dung ra hình thái bên ngoài của hành vi sao cho phù hợp. Khi giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ khiếm thị cần chú ý : − Miêu tả bằng lời nói thật chi tiết những hành vi văn hoá cần hình thành ở trẻ để trẻ dễ hình dung. − Dùng chuyện kể, bài hát, bài thơ khen ngợi những hành vi văn hoá đẹp nhằm hình thành động cơ bên trong của hình vi văn hoá cho trẻ. − Chú ý nhận xét và khen ngợi trẻ mỗi khi thực hiện hành vi văn hoá tốt giúp trẻ tăng thêm lòng tự tin. 5.2. Đối với trẻ gặp hoàn cảnh đặc biệt 5.2.1. Đối với trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn Những hoàn cảnh khó khăn mà trẻ th−ờng gặp là mồ côi hay cuộc sống quá nghèo khổ. Th−ờng các cháu này rất thiếu thốn không những về mặt vật chất mà quan trọng hơn là về mặt tình cảm, nên các cháu hay mặc cảm tự ti và luôn bi quan, thụ động. Từ đó nảy sinh những hành vi khác lạ nh− cục cằn, hung hăng, bối rối, ít tập trung, hay khóc nhè Giáo dục hành vi văn hoá đối với trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn cần chú ý : 88
  23. − Ng−ời lớn cần thông cảm và thể hiện tình yêu th−ơng thực sự đối với các cháu, vì mỗi khi đ−ợc th−ơng yêu thì trẻ dễ nghe lời và dễ làm điều tốt. − Khuyến khích trẻ hoà nhập với các bạn và cố gắng thực hiện những hành vi văn hoá tr−ớc các bạn để đ−ợc các bạn tôn trọng và trở nên tự tin hơn. − Luôn kết hợp với cha mẹ hay ng−ời thân của các cháu để nhắc nhở họ nâng cao trách nhiệm đối với việc nuôi dạy các cháu, tạo điều kiện cho chúng yên tâm và xử sự tốt đối với mọi ng−ời, không còn mặc cảm mình là ng−ời chịu nhiều thiệt thòi. 5.2.2. Đối với trẻ gặp hoàn cảnh biến động Một cuộc sống êm đềm, không có xáo trộn lớn là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và củng cố những hành vi văn hoá ở trẻ. Nh−ng trên thực tế, một số trẻ đã gặp phải khá nhiều biến động mà thân phận nhỏ nhoi khó có thể chịu đựng đ−ợc. Đó là những tr−ờng hợp trẻ mới nhập nhóm hay lớp, chuyển tr−ờng, dời nhà, có em bé mới, nhập viện, cha mẹ ly dị, ng−ời thân qua đời Những em bé này th−ờng hay bị hẫng hụt, rơi vào tình trạng khủng hoảng nên không làm chủ hành vi. Có cháu bình th−ờng rất ngoan, nay do hoàn cảnh thay đổi đột ngột mà sinh ra trái tính trái nết và nảy sinh những hành vi sai trái nh− : hay nổi cáu, tiểu tiện, đại tiện bừa bãi Giáo dục trẻ gặp phải hoàn cảnh biến động cần chú ý : − Giúp trẻ tìm mối liên quan giữa hoàn cảnh mới với hoàn cảnh tr−ớc đây để trẻ cảm thấy con ng−ời và cảnh vật bây giờ vẫn thân quen, giúp cho trẻ bình tĩnh trở lại và thể hiện đ−ợc hành vi nh− bình th−ờng. − Tổ chức nhiều trò chơi thể hiện các nhân vật gần giống với những ng−ời thân tr−ớc đây. Qua trò chơi đó mà rèn luyện những hành vi tốt đẹp. − Kể các câu chuyện về những đứa trẻ cũng trong tình trạng có cảnh ngộ bị thay đổi đột ngột nh−ng đã thích ứng với hoàn cảnh mới. − Giúp trẻ hoà nhập với các bạn cùng tuổi để có nhiều niềm vui mới và lại cùng các bạn thể hiện những hành vi đẹp với mọi ng−ời xung quanh. 5.3. Đối với trẻ có hành vi lệch lạc Do hoàn cảnh sống và giáo dục không thuận lợi đã hình thành nên ở một số trẻ em những hành vi lệch lạc so với trẻ bình th−ờng. Biểu hiện của hành vi lệch lạc thật nhiều hình nhiều vẻ : hung dữ, nhút nhát, quá khích 5.3.1. Đối với những trẻ hung dữ, thô bạo Đó là những trẻ hay gây gổ đánh nhau, hay giành đồ chơi của các bạn, hay chửi tục nói bậy, gan lì, khó bảo, th−ờng làm cho những ng−ời xung quanh ác cảm, không muốn gần gũi. Giáo dục hành vi văn hoá cho những cháu hung dữ, thô bạo cần chú ý những điểm sau đây : 89
  24. − Th−ơng yêu thực sự đối với các cháu, dùng tình th−ơng cảm hoá các cháu để các cháu tin yêu và ứng xử tốt đối với mọi ng−ời. − Tránh thái độ định kiến, lúc nào cũng chỉ nhìn nhận mặt xấu của trẻ khiến trẻ khó tin là mình sẽ trở thành bé ngoan và th−ờng chống đối với ng−ời lớn và bạn bè cùng tuổi. − Sử dụng ph−ơng pháp đánh giá đón tr−ớc, nhìn trẻ bằng con mắt thiện chí và cố biểu d−ơng những mặt tiến bộ của trẻ, dù chỉ mới đạt đ−ợc ở mức độ thấp. 5.3.2. Đối vơi trẻ nhút nhát Những cháu này th−ờng thụ động, hay sợ hãi những chuyện không đâu, nhất là khi gặp ng−ời lạ, hay khóc nhè, hay mút tay Giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ nhút nhát cần chú ý : − Tạo điều kiện cho trẻ năng giao tiếp với ng−ời xung quanh, nhất là nơi đông ng−ời. − Dạy trẻ làm một số công việc vừa sức nh−ng có kết quả trông thấy để tăng thêm lòng tự tin và sử dụng biện pháp đánh giá đón tr−ớc. − Tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhiều hoạt động (chơi, vẽ, hát, múa, kể chuyện ) với các bạn để mạnh dạn hoà nhập và thể hiện những hành vi văn hoá. 5.3.3. Đối với trẻ quá hiệu động (hay quá khích) Đây là những cháu nhanh nhẹn, hoạt bát, không ngồi yên, hay bày trò nghịch ngợm phá phách, d−ờng nh− d− thừa năng l−ợng, hoạt động không mệt mỏi, khó ngủ, th−ờng thể hiện hành vi lấc ca lấc cấc. Giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ quá hiếu động cần chú ý : − Cần tạo cho trẻ sống trong bầu không khí yên tĩnh, tạo cơ hội cho trẻ gần với thiên nhiên giúp cho tâm hồn đ−ợc sảng khoái, thanh thản. − Giúp trẻ làm một số công việc đòi hỏi tính kiên trì cao nh− xếp hình, đóng các vai ng−ời lớn trong trò chơi đóng vai theo chủ đề hay trò chơi đóng kịch để cho hành vi đ−ợc từ tốn, đỡ bị hấp tấp. − Tạo điều kiện cho trẻ ngủ đ−ợc giấc dài cho vỏ não và hệ thần kinh đ−ợc th− dãn để có thể nhận ra các hành vi đúng sai nh− thế nào và nảy sinh lòng mong muốn thực hiện hành vi đẹp, mang lại niềm vui cho mọi ng−ời. 5.3.4. Đối với trẻ phát triển giới tính sớm Đến ba tuổi mọi đứa trẻ đều có thể nhận ra giới tính (gender) của mình, biết mình là con trai hay con gái, nh−ng chúng ch−a quan tâm đến giới tính mang tính dục (sex). Do ảnh h−ởng gia đình, phim ảnh, tivi cộng thêm tính tò mò, trẻ thích "khám phá lẫn nhau", một số trẻ phát triển giới tính khá sớm. Những trẻ đó th−ờng hay quan tâm đến ng−ời khác giới và để ý đến quan hệ của những ng−ời khác giới, thích nghịch bộ phận sinh dục của bạn khác giới, thậm chí còn muốn sờ mó vào bộ phận sinh dục của chính mình. Giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ phát triển giới tính sớm cần chú ý : 90
  25. − Tạo cho trẻ một khung cảnh sống lành mạnh, không tiếp xúc với hình ảnh mang tính khiêu dâm trong gia đình cũng nh− các nơi khác. − Không nên phân biệt giới tính quá rạch ròi đối với trẻ nhỏ, nh− sắp xếp chỗ ngồi cho bé trai riêng, bé gái riêng ; chọn trò chơi và đồ chơi cho bé trai riêng, bé gái riêng cần tổ chức nhiều hoạt động lành mạnh cho cả bé trai và cả bé gái cùng tham gia chung, ứng xử bình đẳng giữa bé trai với bé gái, tránh khắc sâu sự khác biệt về giới tính giữa các bé trai và bé gái để giữ cho các cháu một cuộc sống hồn nhiên với nhau. − Dạy trẻ bảo vệ bộ phận sinh dục của mình giống nh− các bộ phận khác của cơ thể. Không cho ng−ời khác, nhất là ng−ời lạ sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình. − Với những câu hỏi về giới tính của trẻ cần có câu trả lời mang tính khoa học nh− trả lời các câu hỏi về hiện t−ợng trong tự nhiên. 5.5. Đối với trẻ phát triển sớm Sự phát triển của trẻ diễn ra không đồng đều, đó là quy luật. Do hoàn cảnh sống và giáo dục, do t− chất của mỗi trẻ em, đặc biệt là do mối quan hệ giữa trẻ với hiện thực xung quanh thông qua hoạt động của mỗi đứa trẻ khác nhau tạo ra tốc độ, nhịp độ và xu h−ớng phát triển riêng cho từng cháu. Trong đó có một số trẻ phát triển rất nhanh so với những trẻ bình th−ờng. Đối với trẻ phát triển sớm cần có một sự giáo dục đặc biệt để thoả mãn những nhu cầu phát triển của các cháu. Trẻ phát triển sớm th−ờng đ−ợc chia thành hai loại : Trẻ phát triển sớm về những năng lực chung và trẻ phát triển sớm một năng lực chuyên biệt nào đó hay còn gọi là trẻ có năng khiếu. 5.5.1. Đối với trẻ phát triển sớm về những năng lực chung Đó là những trẻ thông minh về nhiều ph−ơng diện, biểu hiện ở óc quan sát tốt, trí nhớ tốt, t− duy giải quyết nhiệm vụ nhận thức nhanh. Các cháu này th−ờng đạt kết quả cao trong hoạt động vui chơi, hoạt động khám phá và th−ờng ham thích tìm hiểu những vấn đề của đời sống xung quanh. Đặc biệt trẻ phát triển sớm có khả năng học hỏi nhanh nên vốn tri thức khá phong phú. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển hành vi văn hóa tốt đẹp, tuy vậy trẻ th−ờng muốn tham gia vào nhiều hoạt động, nhất là hoạt động trí tuệ nên dễ tổn hao năng l−ợng thần kinh và trẻ cũng dễ "vênh mặt" tr−ớc bạn bè vì thành tích trội hơn của mình. Giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ phát triển sớm những năng lực chung cần chú ý : − Cần tổ chức cho trẻ các hoạt động khám phá để thoả mãn nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh và các hoạt động mang tính chất sáng tạo (nh− tạo hình, trò chơi xây dựng ) để kích thích trẻ tạo ra cái mới. − Cần cho trẻ tiếp xúc nhiều với cảnh đẹp của thiên nhiên để có những cảm xúc t−ơi mát và thoải mái tinh thần. − Dần tạo điều kiện cho trẻ có những giấc ngủ lâu và sâu để cho vỏ não đ−ợc nghỉ ngơi. − Cần khuyến khích trẻ nh−ng đừng quá khen ngợi mà trẻ dễ "lên mặt". 91
  26. − Cần cho trẻ tiếp xúc với những hành vi văn hoá đẹp, nhất là hành vi của bạn cùng tuổi để noi theo vì khả năng học và bắt ch−ớc của trẻ rất tốt, đồng thời dạy trẻ tự đánh giá hành vi của bản thân để phát huy mặt tốt và từ bỏ mặt xấu. 5.5.2. Đối với trẻ có năng khiếu Đây là những trẻ em phát triển sớm về một hoạt động chuyên biệt nhất định nh− thơ ca, hát múa, tạo hình, cờ vua Những trẻ có năng khiếu th−ờng say mê và dành nhiều thời gian cho hoạt động chuyên biệt mà mình thích và tỏ ra có khả năng v−ợt trội. Giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ có năng khiếu cần chú ý : − Phát hiện đúng năng khiếu của trẻ, tránh ngộ nhận, đem ý thích của ng−ời lớn về một lĩnh vực hoạt động nào đó buộc trẻ phải bỏ nhiều thời gian cho hoạt động ấy và gán cho trẻ là có năng khiếu. − Một khi đã phát hiện đúng là trẻ có năng khiếu về một lĩnh vực hoạt động nào đó thì cần tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ hoạt động trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên không nên chuyên môn hoá hoạt động của trẻ quá sớm khiến sự phát triển của trẻ bị phiến diện. − Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với con ng−ời và cảnh vật xung quanh, giúp cho hoạt động của trẻ phong phú về nhiều mặt, đồng thời học hỏi đ−ợc nhiều hành vi văn hoá tốt ở ng−ời khác nhất là ở bạn bè. Giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ em đặc biệt là một việc làm khó khăn, đòi hỏi phải tốn nhiều công sức. Để bảo đảm thành công cần nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý học, về giáo dục hoc, về y học và về nhiều ngành chuyên môn khác. Hy vọng trong một ngày gần đây những công trình nghiên cứu đó sẽ đ−ợc hoàn thành, giúp cho những ng−ời làm công tác giáo dục trẻ em đặc biệt có thêm nhiều tri thức và kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mong sao những em chậm phát triển hay có hành vi lệch lạc chóng trở thành trẻ em bình th−ờng ; những em phát triển sớm sẽ phát triển tốt hơn nữa, sau này trở thành ng−ời tài của đất n−ớc. 92
  27. h−ớng dẫn cách học II. H−ớng dẫn cách đọc tài liệu A. Cách đọc giáo trình Đọc toàn bộ ch−ơng 5. Yêu cầu của ch−ơng 5 là giúp ng−ời đọc hiểu đ−ợc trẻ đặc biệt có nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm riêng. Nếu ng−ời lớn quan tâm và biết cách giáo dục thì cháu nào cũng có thể biểu hiện hành vi văn hoá đối với con ng−ời và thế giới xung quanh, tuy nhiên ở các mức độ khác nhau. Để hình thành hành vi văn hoá cho trẻ đặc biệt đòi hỏi ở ng−ời lớn (cha mẹ, cô nuôi dạy trẻ ) một tình yêu trẻ sâu sắc, một đức tính kiên trì và một ph−ơng pháp nhạy bén phù hợp. B. Đọc thêm một số sách sau đây 1. Trịnh Đức Duy (chủ biên), Sổ tay giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam, NXB Sự thật, 1992. 2. V. Spock, Nuôi dạy con nh− thế nào, NXB Phụ nữ, 1982. II. H−ớng dẫn cách làm bài tập Làm một số bài tập thực hành sau 1. Sử dụng ph−ơng pháp dùng tình cảm, dùng nghệ thuật, dùng trò chơi để hình thành một số hành vi văn hoá (tuỳ chọn) cho một cháu mẫu giáo hung dữ thô bạo. 2. Nh− bài một, cho một cháu nhút nhát. 3. Nh− bài một, cho một cháu quá hiếu động. • Gợi ý cách làm : − Chọn mỗi loại trẻ đặc biệt (hung dữ, nhút nhát, hiếu động) một cháu (tuỳ chọn) ở gia đình hay ở tr−ờng mầm non làm đối t−ợng nghiên cứu. − Chọn một loại hành vi văn hoá mà cháu yếu nhất. − Tiếp xúc trực tiếp với đối t−ợng để thực hiện các ph−ơng pháp dùng tình cảm, dùng tác phẩm nghệ thuật, dùng trò chơi nhằm hình thành hành vi văn hoá đã chọn. − Phổ biến các ph−ơng pháp nói trên cho cô giáo, cha mẹ các cháu và vận động họ cùng giáo dục đối t−ợng. − Nhận xét kết quả sau một tuần, một tháng về hành vi văn hoá mà mình đang hình thành ở đối t−ợng. Chú ý : Tất cả có 3 bài tập thực hành cho 3 cháu : hung dữ, nhút nhát và quá hiếu động đ−ợc thực hiện theo tiến trình trên. 93
  28. Kết luận 1. Giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ không chỉ quan tâm đến hình thái biểu hiện bên ngoài, xem cử chỉ, điệu bộ, lời nói của trẻ có đẹp hay không mà còn quan tâm tới cái cốt lõi − ý thức đạo đức − hình thái bên trong làm động cơ thúc đẩy hành vi. Một hành vi có văn hoá toát lên từ một tấm lòng trong sáng, biết quan tâm đến mọi ng−ời, đến thế giới xung quanh chắc chắn tốt hơn là một hành vi có vẻ là đẹp nh−ng lại phát ra lên từ tâm hồn rỗng tuếch, từ tính ích kỷ, tham lam, đó chỉ là hành vi mang tính giả dối. Chúng ta cần chăm lo cho đứa trẻ có cả hai hình thái bên trong và bên ngoài của hành vi sao cho đều tốt đẹp. Điều đó có nghĩa là giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ đồng nghĩa với hình thành ở trẻ một con ng−ời tốt đẹp. 2. Giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ cần kế thừa những nét tinh hoa đậm đà bản sắc dân tộc, đó là cốt cách ứng xử của ng−ời Việt Nam cần đ−ợc hun đúc vào lối sống của thế hệ trẻ. Đồng thời cần tiếp thu cái hay, cái đẹp trong thời đại mới, bởi trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, các cháu phải đ−ợc tắm mình vào không khí hiện đại bằng cả thể chất lẫn tinh thần. 3. Hình thành hệ thống hành vi văn hoá cho trẻ là cả một quá trình giáo dục lâu dài và tỉ mỉ. Không thể đánh giá hành vi của trẻ một cách nóng vội trong ngày một ngày hai, bởi lẽ bất cứ một hành vi văn hoá nào hình thành ở trẻ đều cần phải đ−ợc củng cố trong một thời gian nhất định, đủ để ăn sâu bén rễ trong nếp sống của cháu bé, nh− vậy hành vi văn hoá mới đ−ợc phát triển bền vững. 4. Khi giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ cần luôn luôn nhớ đừng biến trẻ thành "ng−ời già sớm", đừng vì rèn luyện hành vi văn hoá mà làm mất đi tính hồn nhiên ngây thơ của chúng, cần nhớ rằng trẻ em bao giờ cũng chỉ là trẻ em, đừng làm gì để đánh mất tuổi thơ của các cháu. 5. Nội dung giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ đ−ợc nêu trong cuốn sách này khá là nhiều, thế mà vẫn ch−a thể đầy đủ mọi khía cạnh. Tuy vậy trong khi thực hiện, ng−ời lớn không thể yêu cầu trẻ em phải tuân thủ ngay tất cả. Trên thực tế mỗi đứa trẻ chỉ có thể thực hiện một phần nào đấy mà thôi, bởi một điều rất đơn giản : trẻ em vẫn chỉ là trẻ em, ngoan đấy rồi lại h− đấy. Chúng ta cũng không lạ gì khi chứng kiến một em bé đ−ợc gọi là ngoan mà vẫn còn khá nhiều hành vi ch−a đẹp. Cái chính là ng−ời lớn luôn quan tâm đến cách ứng xử của trẻ đối với xung quanh, h−ớng tới nội dung đã đề cập trong cuốn sách này sao cho hành vi của trẻ ngày càng có văn hoá. 6. Hơn bất cứ lĩnh vực giáo dục nào, lĩnh vực giáo dục hành vi cho trẻ đòi hỏi một sự linh hoạt cao trong ph−ơng pháp. Bởi lẽ mỗi đứa trẻ là một thế giới tâm lý riêng biệt, trong mỗi hoàn cảnh cụ thể chúng lại có cách thể hiện hành vi riêng của mình. Có cháu thích hợp với ph−ơng pháp này, có cháu lại thích hợp với ph−ơng pháp kia, thậm chí đối với một cháu, trong những tr−ờng hợp khác nhau cũng lại thích hợp với những ph−ơng pháp khác nhau. 94
  29. Thông điệp của cuốn sách này gửi đến ng−ời đọc là : giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ em chính là hình thành ở cháu bé một con ng−ời biết làm chủ hành vi của mình để trở nên một nhân cách biết sống đàng hoàng, tử tế. 95
  30. phụ lục I. truyện kể cho bé nghe Ba ng−ời bạn tốt Chó con, Bê con và Lợn con ở gần nhà nhau, ngày nào cũng chơi với nhau rất thân. Một hôm, ba bạn cùng chơi cầu tr−ợt ở công viên. Lợn con khoái quá, cứ ụt ịt ụt ịt, c−ời tít cả mắt, tr−ợt bừa, chen Bê con ngã từ l−ng chừng cầu tr−ợt xuống đất. Bê con lóp ngóp bò dậy, sờ tay lên đầu. Bê con kêu thầm : "Eo ôi! Bị b−ơu hai chỗ rồi!". Bê con nói với lợn con : "ứ chơi với Lợn nữa! Bê con nguây nguẩy đi vào nhà ngồi một mình và lại sờ tay lên đầu, nghĩ thầm : "Lạ thật, không đau là mấy nh−ng sao cục b−ớu to thế ?" Chó con cũng trách lợn : "Tại "ấy" xông vào đấy! Lợn con biết mình có lỗi cứ cụp đôi tai xuống đứng thật im. Ngày hôm sau, Lợn con rủ Chó con đi nhặt lá non làm quà đến thăm Bê con. Bởi vì Bê con rất thích ăn lá non. Lợn con hy vọng Bê con sẽ không giận mình nữa! Nhìn thấy hai chỗ b−ơu trên đầu Bê con ngày càng to ra, sờ thấy cứng cứng, Lợn con và Chó con vừa thấy th−ơng bạn vừa sợ, cả hai khóc thút thít. Mấy hôm sau, Lợn con và Chó con lại xin tiền mẹ mua một bó củ cải non đến thăm Bê. Trên đ−ờng đi, cả hai bạn đều mong Bê con đã xẹp hai cục b−ớu, để còn cùng nhau vui đùa nữa chứ. Tới nơi, nhìn hai chỗ b−ớu trên đầu Bê con biến đau mất, thay vào đó là cặp sừng mới nhú rất đẹp. A! Hoá ra Bê con mọc sừng! Cả ba cùng c−ời nh− nắc nẻ. Ba chú ỉn con Bé H−ơng 6 tuổi, học bán trú ở tr−ờng Mầm non Hoa Thuỷ Tiên, rất ngoan, đ−ợc nhiều ng−ời yêu. Đ−ợc mẹ th−ởng cho đi nghỉ mát, tắm biển, khi về, H−ơng kể rằng : "Ngoài đó có ba chú ỉn con, lông trắng toát, da nh− màu phấn hồng, trông xinh ơi là xinh". Một hôm, trời nắng to, ba chú ỉn rủ nhau ra biển chơi, không chú nào đội mũ cả. Lúc thì các chú thi nhau đắp lâu đài trên bãi cát, lúc lại đắp xe tăng, súng máy, rô bốt Chán rồi, ba chú ỉn lại nhào ngay xuống biển tắm, nghịch n−ớc, tát n−ớc vào nhau tung toé, phun cả n−ớc biển vào mặt nhau. Nghịch n−ớc chán, các chú lại lên bãi cát đuổi bắt những con còng gió. Đứa nào cũng mồ hôi nhễ nhại, mặt đỏ gay, chân mỏi nhừ. 96
  31. Quá tr−a, Lợn mẹ ra gọi các chú ỉn con mới chịu về. Nh−ng về tới nhà mà các chú ỉn vẫn bị mồ hội vã ra −ớt đầm nh− tắm. Về đến nhà, ba chú lợn lại thi nhau xối n−ớc lạnh cho sạch. Lúc này thì các chú đã thấy trong ng−ời thật khó chịu, ng−ời phát sốt. Chẳng chú nào ăn đ−ợc cơm, đầu nhức nh− búa bổ. Chú nào cũng khóc ti tỉ. Lợn mẹ rất th−ơng con nh−ng cũng rất giận các chú vì mẹ đã bảo : "Đi đâu phải nhớ đội mũ!". Đã dặn nh−ng các chú ỉn đã không nghe lời mẹ, nên ba chú ỉn bị say nắng. Sợ mai các con không đi học đ−ợc. Lợn mẹ vội đi mời bác sĩ Voi tới khám và cho thuốc. Mãi đến tối ba chú ỉn mới khỏi. Sáng hôm sau, khi đi học, tuy trời ch−a nắng, nh−ng chú nào cũng đội mũ nan rộng vành. Gấu con và Voi con đều ngoan Có một chú Gấu con rất chịu ăn cơm và hoa quả, nên ng−ời chú thật khoẻ, to béo xinh trai và rất chăm học. Đặc biệt Gấu con rất lễ phép với ông bà, bố mẹ, với cô giáo, với các anh chị lớn tuổi, với các bạn trong lớp. Tháng nào Gấu con cũng đ−ợc cô giáo khen th−ởng, nên nhân dịp sinh nhật Gấu con, Gấu bố mua tặng chú một chiếc xe đạp mới tinh, sơn màu đỏ bóng láng. Hôm sau, Gấu con thức dậy sớm. Ăn sáng xong, Gấu con chào bố mẹ rồi chú khoác chiếc ba lô nhỏ đựng sách vở trên l−ng, đạp xe đến lớp. Gấu con l−ợn một vòng quanh sân chơi, nhìn các bạn vui vẻ c−ời rất tự hào. Các bạn xúm quanh Gấu con, ai cũng muốn m−ợn đi thử. Voi con năn nỉ : "Cho tớ đi thử một vòng thôi mà!". Gấu con lắc đầu : "Ôi! cậu béo thế, ngồi lên xe của tớ hỏng mất, xe của tớ đang bị non hơi." Gấu con không cho Voi con m−ợn, nhảy lên xe đạp ngoay ngoáy. Xe chạy đ−ợc một quãng, bỗng nhiên chững lại. Voi con chạy ngay đến xem sao. Hoá ra xe của Gấu con một bánh bị hết hơi. Voi con cắm ngay cái vòi của mình vào van xe rồi thở từng hơi thật dài. Lát sau, bánh xe của Gấu con căng phồng. Các bạn vỗ tay hoan hô Voi con. Lúc này Gấu con mới nói với Voi con : "Mình xin lỗi bạn. Mình xấu bụng quá, vậy mà bạn vẫn giúp mình. nói rồi Gấu con đ−a xe cho Voi con dạo xe đi thử mấy vòng. Voi con thích lắm. Còn Gấu con vui và không còn lo xẹp bánh xe nữa. Cây cúc áo Bên cạnh nhà bé Huy là nhà ông cụ Minh. Huy rất yêu quý cụ, hay trò chuyện với cụ và th−ờng theo cụ ra v−ờn trồng tỉa, chăm bón các loại hoa. Cụ Minh là ng−ời rất yêu hoa và trồng hoa rất giỏi. Cụ gieo hạt trong v−ờn, chỉ ít ngày sau là cây non mọc lên. Ngày ngày cụ Minh chịu khó t−ới cây. Chẳng mấy chốc trăm hoa đua nở, khoe sắc màu t−ơi đẹp. 97
  32. Một lần, bé Huy thấy chiếc áo của cụ Minh th−ờng mặc ra v−ờn đứt hết cả cúc. Hai ông cháu tìm mãi trong v−ờn mà chẳng thấy cái nào. Thế là Huy chạy về nhà tìm trong hộp kim chỉ của mẹ đ−ợc một chiếc cúc áo. Cậu bé đem nó ra v−ờn nhà mình và hí hoáy trồng xuống đất. Ngày nào Huy cũng t−ới n−ớc và mong cúc áo mọc thành cây, ra hoa, kết quả để có nhiều cúc đơm áo cho cụ Minh. Hơn một tuần trôi qua, cúc áo vẫn không nảy mầm. Huy buồn lắm. Mẹ thấy vậy liền hỏi : "Sao con buồn thế, có chuyện gì kể cho mẹ nghe đi!". Huy bèn kể chuyện trồng cây cúc áo cho mẹ nghe. Mẹ nhìn Huy c−ời rồi nói với Huy : "Có lẽ sáng mai nó sẽ mọc đấy, con ạ!" Sáng hôm sau, bé Huy thấy có cái gì cồm cộm trong túi áo khoác. Thò tay vào túi, cậu vô cùng sung s−ớng vì thấy có bao nhiêu là cúc áo. Mừng quá cậu chạy ngay đi tìm mẹ để hỏi : "Mẹ ơi! có phải những cúc áo này là từ cây cúc áo của con mọc ra không ạ ? Mẹ ôm Huy vào lòng và thơm lên má con. Huy đem mấy chiếc cúc áo sang tặng cụ Minh. Cụ Minh xoa đầu bé Huy, khen : "Ôi! Cháu tôi ngoan quá!" Những chiếc cúc áo còn lại, Huy đem đến lớp để cho bạn nào chẳng may bị đứt cúc và rơi mất. Ai cũng khen bé Huy thật tốt bụng. Gấu con mất mũ Gấu con Bu Bi có chiếc mũ lính thuỷ rất đẹp, nh−ng sáng nay đi học tìm không thấy mũ đâu. Bu Bi nghĩ mãi mới nhớ ra : hôm kia vào chơi trong rừng nứa bỏ quên bên cạnh phiến đá. Bu Bi chạy vội đến nơi bỏ quên mũ trong rừng, ngơ ngác, tìm mãi vẫn không thấy mũ. Xung quanh phiến đá toàn là cây nứa non mới mọc xanh rì. Bu Bi nghĩ thầm : "Chắc đứa nào thó của mình rồi! Mình nhất định phải tóm nó bằng đ−ợc mới xong!". Bu bi chạy về báo với bác bảo vệ rừng Gấu Đen và đ−a bác ta tới nơi để mũ. Bác Gấu Đen quan sát rất kỹ. Xung quanh chỉ thấy toàn là dấu chân của Bu Bi, ngoài ra không thấy vết chân nào khác. Bác Gấu Đen nói với Bu Bi : "Cháu nhớ nhầm rồi, chắc cháu đã bỏ quên nơi nào khác!" Bu bi cố nhớ lại và nói : "Không! Cháu nhớ kỹ mà, cháu để gần phiến đá!" Mẹ Bu Bi thấy con lâu về, sốt ruột quá cũng chạy vào rừng xem sao. Bu Bi kể liến thoắng với mẹ về chuyện mất mũ, Gấu mẹ c−ời và bảo Bu Bi : "Bây giờ con nhắm mắt lại rồi mẹ dắt đi tìm mũ!" Gấu mẹ dắt Bu Bi đến tr−ớc một cây nứa sát cạnh phiến đá và bảo : "Chuẩn bị mở mắt ra, ngẩng đầu lên! Một hai!". Bu Bi vừa mở mắt ra, kêu lên : "Ôi! cái mũ lính thuỷ của con kia rồi! Sao nó lại ở trên ngọn cây nứa non đ−ợc nhỉ ? Lạ thật!" Gấu mẹ mắng yêu Bu Bi rồi giải thích : "Ngốc của mẹ ơi! Con đặt úp chiếc mũ trên cái măng sát phiến đá ch−a nhô lên khỏi mặt đất. Măng nứa mọc rất nhanh, qua một ngày đêm có thể mọc cao bằng ng−ời con. Sau một thánhg có thể mọc cao bằng ngôi nhà ba tầng. Măng cây nứa này mọc đã đội luôn chiếc mũ chứ sao!" 98
  33. Bu Bi vừa nghe vừa gật đầu, bác bảo vệ rừng Gấu Đen cũng nói : "Ôi! té ra là nh− vậy! Thế mà bây giờ tôi mới biết! Cửa hàng rau của Bi Bo Nhà cô giáo Huệ ở d−ới chân núi, có nuôi đ−ợc một chú chuột đốm tên là Bi Bo tính tình siêng năng tốt bụng. Bi Bo rất thích trồng rau, suốt ngày bận rộn trồng đ−ợc bao nhiêu thứ, nào là su hào, bắt cải, su su, xúp lơ, cà rốt, củ cải, cải bẹ ăn không hết. Một hôm Bi Bo quyết định mở cửa hàng bán rau quả. Chú liền kẻ bảng hiệu treo tr−ớc cửa. Sáng hôm sau, Bi Bo dậy thật sớm, khuân các thứ ra bày hàng, trông rất gọn gàng và đẹp mắt. Đến mua đầu tiên là thím Khỉ. Thím vừa trông thấy cà rốt, t−ởng ớt, sợ quá, quay đi ngay. Bi Bo phải gọi lại giải thích : "Cà rốt là thứ nấu xúp cho trẻ ăn rất tốt" Thế là thím Khỉ mua rất nhiều cà rốt, chất đầy giỏ. Khách đến mua thứ hai là cô Sóc Túi, nh−ng cái túi của cô bé quá, chỉ đựng đ−ợc mỗi một củ cải là đầy căng. Khỉ Nhện chân tay dài ngoẵng, dài nhất là cái đuôi, có thể quấn đuôi vào thân cây đánh đu đ−ợc. Xung quanh hai mắt và mồm của Khỉ Nhện lại có vòng lông xanh nữa mới buồn c−ời chứ. Bởi thế, ng−ời ta còn gọi Khỉ Nhện là Khỉ Mắt kính nữa đấy. Khỉ Nhện lựa một lúc rồi mua năm cái bắp cải to t−ớng, khệ nệ mang về. Khách hàng đến đông dần, nào Thỏ rừng, Sơn D−ơng, Nhím, Gấu con xếp hàng dài dằng dặc. Bi Bo bận tíu tít, bán không kịp trở tay. Quá tr−a, chị Lợn rừng tới thì hàng đã hết sạch, chỉ còn lại ít lá héo, củ cải kẹ. Bi Bo cho chị Lợn rừng vơ hết về làm quà cho các cháu, rồi dặn : "Mai chị đến sớm một chút nhé, sẽ có nhiều hàng!" Chuyện của Gấu Trong v−ờn Bách thú có một chú Gấu rất thích khoe chuyện, vừa thấy Ti Tồ đến xem, chú Gấu đã đon đả : "Chào bạn Ti Tồ, mình còn biết đứng thẳng lên cơ!". Nói rồi Gấu đứng phắt ngay dậy, có vẻ rất hãnh diện và lại nói : "Đấy thấy ch−a ? Bàn chân mình rất giống bàn chân Ng−ời, có thể đi bằng gót chân mới đứng thẳng lên đ−ợc, Hổ và S− tử thì đi bằng ngón chân, nên thua mình xa!" Ti Tồ nghe Gấu nói. nhìn xuống bàn chân mình, lại nhìn chân Gấu, nghĩ bụng : "Gấu nói đúng. Thế mà bây giờ mình mới biết". Từ nãy Gấu cứ khoe luôn miệng, bây giờ Ti Tồ mới kịp hỏi : "Nghe nói bạn Gấu sắp "ngủ đông" có phải không ?" Gấu nhanh nhẩu đáp : "Đúng đấy! Hàng năm cứ đến mùa đông là họ hàng nhà Gấu chúng mình phải "ngủ đông", 99
  34. nh−ng không phải cứ ngủ li bì suốt mùa đông đâu nhé! Chỉ ở trong hang không làm gì, cũng không ăn uống gì thôi. Thấy ch−a, gấu tài hơn loài Ng−ời là cái chắc! Nếu mẹ mình có em bé trong bụng, chỉ sau hai tháng là mẹ sinh hai gấu em, bé tí xíu. Vừa lọt lòng các em đã biết bò đi tìm "tí" mẹ rồi. Vào khoảng giữa hoặc cuối mùa xuân, trời ấm áp, mẹ mình mới dẫn các em ra khỏi hang tắm ánh nắng mặt trời ban mai cho chóng lớn". Khi Ti Tồ hỏi họ hàng nhà gấu có đông đúc không thì Gấu vênh mặt lên khoe : "Ôi! Đông không kể xiết, sống rải rác trên khắp trái đất, cả những nơi loài Ng−ời không ở đ−ợc. ở Việt Nam và ở các n−ớc khác của Châu á cũng có nhiều gấu, nh−ng quý hiếm nhất là gấu Trúc ở Trung Quốc. Ti Tồ rất vui vì biết nhiều chuỵên về loài gấu và "Gut−bai" chú Gấu hay khoe. Trên đ−ờng về nhà Ti Tồ nghĩ thầm : "Mai đến lớp, mình sẽ kể cho các bạn nghe về những điều chú Gấu vừa khoe mới đ−ợc". Chú Gà Trống choai Một buổi sáng, mặt trời vừa mọc, ánh hồng toả khắp mọi nơi, chú Gà Trống choai cũng vừa thức dậy. Bỗng chú nghe thấy tiếng gà gáy từ phía núi xa xa ò. ó. o rất hay. Chú nghĩ bụng : "Mình sẽ gáy hay cho mà xem!". Chú liền cất tiếng gáy, nh−ng lạ thay tiếng gáy của chú không phải là ò, ó, o mà là è, é, e nghe rất chán. Chú nghĩ : "Chắc phải đứng trên cao mới gáy đ−ợc thành tiếng ò, ó, o ". Chú liền đi tìm một chỗ cao để đứng. Thấy một mô đất, chú liền nhảy tót lên đó và gáy. Nh−ng tiếng gáy của chú nghe vẫn không tròn. Tiếng gáy è, é, e làm chú bực mình. Chú lại nghĩ : "Có thể mô đất này ch−a thật cao, ta phải tìm nơi cao hơn!". Bỗng chú nhìn thấy đằng kia có một đống rơm rất cao, chú liền lấy cây sào đu ng−ời lên. Nh−ng ch−a đến nơi thì chú đã rơi bịch xuống đất. Liền lúc đó Gà Mẹ đi qua, thấy vậy, Gà Mẹ th−ơng con, xuýt xoa hỏi : "Con có đau không ? Con nhảy lên đống rơm cao nh− thế để làm gì ?". Chú Gà Trống choai ng−ợng nghịu đáp : "Con muốn có tiếng gáy ò, ó, o hay nh− tiếng gáy của "ng−ời lớn"!. Lúc này Gà Mẹ mới hiểu ra, xoa đầu con, bảo : "Họ Gà nhà ta con trai lớn lên ai cũng biết gáy. Nh−ng muốn có tiếng gáy hay thì phải luyện tập hằng ngày, con ạ!". Chú Gà Trống choai nghe theo lời mẹ, ngày nào chú cũng tập gáy. Một hôm Gà Mẹ đi qua nghe thấy tiếng gáy ò, ó, o rất hay. Thì ra đó là tiếng gáy của chính chú Gà Trống choai con bà. Gà Mẹ rất hài lòng, chạy đến bên chú Gà Trống choai và khen : "ồ! Con tôi đã lớn rồi, có tiếng gáy thật hay nh− tiếng gáy của những "chàng trai" khoẻ và đẹp của loài Gà chúng ta!" * Ghi chú : Phần lớn những truyện trong phụ lục này lấy từ 101 truyện Mẹ kể con nghe của NXB Mỹ thuật. 100
  35. II. Thơ cho bé Con ngoan (của Hoàng Minh Châu) − Nhìn vào trong mắt mẹ Con thấy con ngoan rồi Mẹ nhìn vào con nhé Mẹ có thấy mẹ vui ? Con chim chiền chiện (của Huy Cận) Con chim chiền chiện Bay vút, vút cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào Cánh đập trời xanh Cao hoài, cao vọt Tiếng hót long lanh Nh− cành s−ơng chói Chim ơi, chim nói Chuyện chi, chuyện chi ? Lòng vui bối rối Đời lên đến thì Tiếng ngọc trong veo Chim gieo từng chuỗi Lòng chim vui nhiều Hát không biết mỏi. Chim bay, chim sà Lúa tròn bụng sữa Đồng quê chan chứa Những lời chim ca Bay cao, cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời Con chim chiền chiện Hồn xanh quê nhà Sáng nay lại hót T−ng bừng lòng ta 101
  36. Củ khoai nghệ (của Trần Nguyên Đào) Củ khoai nghệ Mập mập ghê Cắm bốn que Thành con nghé Em yêu thế Chẳng ăn đâu Nuôi thành trâu Cày giúp mẹ Chiếc xe lu (của Trần Nguyên Đào) Tớ là chiếc xe lu Ng−ời tớ to lù lù Con đ−ờng nào mới đắp Tớ lăn bằng tăm tắp Con đ−ờng nào rải nhựa Tớ là phẳng nh− lụa Trời nắng nh− lửa thiêu Tớ vẫn lăn đều đều Trời lạnh nh− −ớp đá Tớ càng lăn vội vã Mong chóng xong đ−ờng này Cho các bạn trồng cây Xe cộ bon bon chạy Rộn rịp ng−ời qua lại Rồi tớ lại ra đi Cái bụng sôi ầm ì Ngửi thấy mùi đất mới Quãng đ−ờng xa đang đợi Tớ là chiếc xe lu Đừng chê tớ lù đù 102
  37. Bàn tay cô giáo (của Định Hải) Bàn tay cô giáo Vá áo cho em Về nhà mẹ khen Tay cô đến khéo! Bàn tay cô giáo Tết tóc cho em Nh− tay chị cả Nh− tay mẹ hiền. M−a bóng mây (của Tô Đông Hải) Cơn m−a nào lạ thế Thoáng qua rồi tạnh ngay Em về nhà hỏi mẹ Mẹ c−ời : m−a bóng mây Cơn m−a rơi nho nhỏ Không làm −ớt tóc ai Tay em che trang vở M−a chăng khắp bàn tay M−a yêu em m−a đến Dung dăng cùng đùa vui M−a cũng làm nũng mẹ Vừa khóc xong đã c−ời Bóng Mây (của Thanh Đào) Hôm nay trời nắng nh− nung Mẹ em đi cấy phơi l−ng cả ngày Ước gì em hoá bóng mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm Hoa mào gà (của Thanh Hào) Một hôm chú gà trống Lang thang trong v−ờn hoa 103
  38. Đến bên hoa mào gà Ngơ ngác nhìn không chớp Bỗng gà kêu hoảng hốt : − Lạ thật các bạn ơi! Ai lấy mào của tôi Cắm lên cây này thế ? Xe chữa cháy (của Phạm Hổ) Mình đỏ nh− lửa Bụng chứa n−ớc đầy, Tôi chạy nh− bay, Hét vang đ−ờng phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay Ai gọi chữa cháy − Có ngay! Có ngay! Chú bò tìm bạn (của Phạm Hổ) Mặt trời rúc bụi tre, Buổi chiều về nghỉ mát ; Bò ra sông uống n−ớc Thấy bóng mình ngỡ ai Bò chào : "Kìa, anh bạn Lại gặp anh ở đây". N−ớc đang nằm nhìn mây Nghe bò, c−ời toét miệng ; Bóng bò chợt tan biến Bò t−ởng bạn đi đâu, Cứ ngoái tr−ớc nhìn sau, "ậ ò" tìm gọi mãi. 104
  39. Khi bé hoa ra đời (của Nguyễn Đức Mậu) Từ khi bé Hoa ra đời Con cò về đậu cành nôi dẻo mềm à ơi lời mẹ cất lên Dẫu m−a gió với mây đen kín trời Con cò vẫn đến vành nôi Chập chờn cánh trắng vỗ hoài trong mơ. Từ khi mẹ sinh bé Hoa Len đan thành áo đợi mùa đông sang Cây bông làm gối mịn màng Vải hoa b−ớm trắng, b−ớm vàng về bay Trái hồng má đỏ hây hây Trái cam chín vội rời cây vào nhà Th−ơng ông (của Tú Mỡ) Ông bị đau chân "Ông vịn vào cháu, Nó s−ng nó tấy Cháu đỡ ông lên". Đi phải chống gậy Ông b−ớc lên thềm, Khập khiễng khập khà, Trong lòng sung s−ớng, B−ớc lên thềm nhà Quẳng gậy, cúi xuống Nhấc chân quá khó. Quên cả đớn đau Thấy ông nhăn nhó, Ôm cháu, xoa đầu Việt chơi ngoài sân "Hoan hô thằng bé! Lon ton lại gần Bé thế mà khoẻ Âu yếm nhanh nhẩu : Vì nó th−ơng ông". Ai dậy sớm (của Võ quảng) Ai dậy sớm B−ớc ra nhà Cau ra hoa Đang chờ đón 105
  40. Ai dậy sớm Đi ra đồng Có vừng đông Đang chờ đón Ai dậy sớm Chạy lên đồi Cả đất trời Đang chờ đón Anh đom đóm (của Võ Quảng) Mặt trời gác núi Hỡi bé tôi ơi, Bóng tối lan dần Ngủ cho ngon giấc Anh đóm chuyên cần Ngoài ao chú vạc Lên đèn đi gác Lặng lẽ mò tôm Theo làn gió mát Bên cạnh sao hôm Anh đi rất êm Long lanh đáy n−ớc Đi suốt một đêm Từng b−ớc, từng b−ớc, Lo cho ng−ời ngủ Vung ngọn đèn lồng Bờ tre rèm rủ Anh Đóm quay vòng Yên giấc cò con Nh− sao bừng nở Một đàn chim non Nh− sao rực rỡ Trong cây ngủ ngáy. Rụng dọc bờ xoan Ao không động đậy Rụng dọc v−ờn cam Lau lách ngủ yên V−ờn cau, v−ờn chuối Một chú chim khuyên Gà đâu túi bụi Nằm mơ ú ớ Gáy sáng đằng đông Tiếng chị cò bợ Tắt ngọn đèn lồng − Ru hỡi, ru hời Đóm lui về nghỉ. Bài hát trồng cây (của Bế Kiến Quốc) Ai trồng cây Ng−ời đó có tiếng hát. Trên vòm cây Chim hót lời mê say Ai trồng cây Ng−ời đó có ngọn gió 106
  41. Rung cành cây Hoa lá đùa lay lay Ai trồng cây Ng−ời đó có bóng mát Trong vòm cây Quên nắng xa đ−ờng dài Ai trông cây Ng−ời đó có hạnh phúc Mong chờ cây Mau lớn lên từng ngày Ai trồng cây Em trồng cây Em trồng cây Nắng (của Hoàng Tá) Mặt trời vừa thức Nắng đã xuống v−ờn Công việc đầu tiên Nhặt s−ơng lá cải Rồi nắng nhẹ tới Lau vũng n−ớc sân Soi tia ấm nồng Vào trong nhà ngủ Nắng vẫy mèo nhỏ Lên chổi rơm nằm Dắt bóng cau xanh Xuống hè tập múa Còn bao rơm rạ Nắng dong giữa sân Mẹt cau bà hong Nắng sấy thật nỏ Đến lúc chiều xế Nắng cũng mệt rồi Nắng ngủ ngay thôi Trong v−ờn hoa cúc 107
  42. Gió từ tay mẹ (của V−ơng Trọng) Quạt nan nh− lá Chớp chớp lay lay Quạt nan mỏng dính Ngọn gió rất dày. Gió từ ngọn cây Còn có khi nghỉ Gió từ tay mẹ Thổi suốt đêm hè. Gió của ông trời Có khi rét buốt, Gió mẹ, mẹ ơi Quạt nan nh− cánh Lúc nào cũng mát. Chớp chớp lay lay Mẹ đ−a con bay Êm vào giấc ngủ. Chùm thơ Trần Đăng Khoa Đánh thức trầu Đã ngủ rồi hả trầu ? Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ Bà tao vừa đến đó Muốn có mấy lá trầu Tao không phải ai đâu Đánh thức mày để hái! Trầu ơi, hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu Đã dạy ch−a hả trầu ? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ 108
  43. Khi mẹ vắng nhà Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm Khi mẹ vắng nhà, em quét cỏ v−ờn Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng Sớm mẹ về thấy khoai đã chín Buổi mẹ về gạo đã trắng tinh Tr−a mẹ về cơm dẻo và ngon Chiều mẹ về cỏ đã quang v−ờn Tối mẹ về cổng nhà sạch sẽ. Mẹ bảo em dạo này ngoan thế! Không mẹ ơi ! Con chửa ngoan đâu áo mẹ m−a bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc Con ch−a ngoan, ch−a ngoan! Sao không về vàng ơi! Tao đi học về nhà, Là mày chạy xồ ra, Đầu tiên mày rối rít, Cái đuôi mừng ngoáy tít, Rồi mày lắc cái đầu, Khịt khịt mũi, rung râu, Rồi mày nhún chân sau, Chân tr−ớc chồm, mày bắt Bắt tay tao thật chặt Thế là mày tất bật Đ−a vội tao vào nhà ; Hôm nay tao bỗng thấy Cái cổng rộng thế này! Vì không thấy bóng mày Nằm chờ tao tr−ớc cửa, Không nghe tiếng mày sủa, Nh− những buổi tr−a nào Không thấy mày đón tao Cái đuôi vàng ngoáy tít Cái mũi đen khìn khịt, 109
  44. Mày không bắt tay tao, Tay tao buồn làm sao! Dù tao đi đâu xa Cũng nhớ mày lắm đấy Sao không về hả chó ? Nghe bom thằng Mỹ nổ Mày bỏ chạy đi đâu ? Tao chờ mày đã lâu Cơm phần mày để cửa Sao không về hả chó ? Tao nhớ mày lắm đó Vàng ơi là Vàng ơi! Hạt gạo làng ta Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có h−ơng sen thơm Trong hồ n−ớc đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có m−a tháng ba Giọt mồ hôi sa Những tr−a tháng sáu N−ớc nh− ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy Quê em Bên này là núi uy nghiêm Bên kia là cánh đồng liền chân mây Xóm làng xanh mát bóng cây Sóng xa trắng cánh cò bay l−ng trời 110
  45. Tháng ba Sau làn m−a bụi tháng Ba Lá tre bỗng đỏ nh− là lửa thiêu Nền trời rừng rực ráng treo T−ởng nh− ngựa sắt sớm chiều vẫn bay 111
  46. Chịu trách nhiệm nội dung: PGS.Ts Nguyễn văn hòa Biên tập: Tổ công nghệ thông tin Phòng khảo thí - đảm bảo chất l−ợng giáo dục 112