Đọc truyện họ Hồng Bàng

pdf 16 trang ngocly 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đọc truyện họ Hồng Bàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdoc_truyen_ho_hong_bang.pdf

Nội dung text: Đọc truyện họ Hồng Bàng

  1. Đọc truyện họ Hồng Bàng Phạm Hữu Trác & Lê Phụng I Vào Đề ắc dân nào cũng có những truyện thần thoại riêng cho sắc dân ấy. Truyện thần thoại là chiếc thuyền thoi đưa con người trực chỉ vể quá Skhứ. Đọc thần thoại là để tìm thấy căn tính và truyền thống của nòi giống. Truyện thần thoại thường thường là những truyện nếu không xẩy ra từ thủa khai thiên lập địa, thời cũng từ thủa hồng hoang, con người còn sống giữa thiên nhiên, không cần phải là nhà thơ cũng có dịp thấy tiên nga tắm bên cồn, cũng nghe thấy tiếng sáo trời hòa cùng sáo đất, thấy qủy sống cùng thần, tóm lại thấy hoang tưởng xen lẫn với thực tại. Truyện thần thoại còn là gốc gác của văn học. Truyện thần thoại Hy Lạp Iliade, là một tập truyện thơ của Homère, sáng tác từ mười thế kỷ trước công nguyên, chính là một nguồn gốc văn học chung của người Âu Mỹ. Người Việt Nam có hai tập thần thoại, một là tập Việt Điện U Linh do Lý Tế Xuyên biên soạn hồi đầu thế kỷ XIV, hai là tập Lĩnh Nam Chích Quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú sưu tầm và biên soạn trong thế kỷ XV. Như đầu đề đã nói rõ, Việt Điện U Linh là một công trình biên soạn, viết lại những truyện vốn lưu hành trong dân gian về các vị thần linh ở nước Việt Nam. Lĩnh Nam Chích Quái là một tập sách chép lại những truyện cổ tích, truyện truyền kỳ có từ thủa dựng nước của người Lạc Việt. Theo thuyết của Lê Qúy Đôn, viết trong Kiến Văn Tiểu Lục, thì sách Lĩnh Nam Chích Quái là do Trần Thế Pháp biên soạn vào cuối đời nhà Trần. Tiến sĩ Vũ Quỳnh cho biết ông đã tìm được sách này và nhuận chính vào năm Hồng Đức thứ 23 (1492). Về sau có nhiều bản nhuận sắc 169
  2. thêm của nhiều thức giả khác, thế nên hiện nay có tới 9 bản ít nhiều khác nhau. Đọc Việt Điện U Linh và Lĩnh Nam Chích Quái, tìm ra ý nghĩa của sự kiện ghi trong truyện giúp chúng ta nhìn thấy ý nghĩa của nếp sống truyền thống của giống nòi, nhận ra mầu sắc căn tính của dân tộc, biết được bởi sao chúng ta là chúng ta. Đó là chủ ý của bài viết này. Trong những trang kế tiếp, người viết xin cùng độc giả Truyền Thông đọc Truyện Hồng Bàng Thị, truyện đầu tiên trong tập Lĩnh Nam Chích Quái. Những trang này không phải là một công trình nghiên cứu khoa học mà chỉ muốn cùng độc giả thử tìm một cách đọc thần thoại, khác với cách đọc tiểu thuyết hay đọc sử ký. Chúng ta không chủ tâm đi tìm những điều đúng sai của những sự kiện kể lại trong sách, bởi chúng ta biết rằng thần thoại là những sách chép lại những truyện truyền miệng, qua không biết bao nhiêu đời, nên theo lời người xưa cái đúng có cái vô cùng của cái đúng, cái sai có cái vô cùng của cái sai. Chúng ta chỉ đì tìm ý nghĩa của mỗi sự kiện, bằng cách đối chiếu với thần thoại các sắc dân khác, bởi giữa thần thoại của mọi sắc dân thường có dự trùng chập những truyện cổ trích, truyện truyền kỳ. Thường thường những ý nghĩa của những sự kiện cho chúng ta thấu hiểu được căn tính của chúng ta, thấy rõ hơn mầu sắc của truyền thống của nòi giống, những điều cho chúng ta thấy chúng ta khác những sắc dân khác, những điều khiến chúng ta hãnh diện là chúng ta. Trang Bìa Sách Lĩnh Nam Chích Quái (Nguồn Wikipédia) 170
  3. Bắt đầu là nguyên văn Truyện Hồng Bàng Thị theo sách Lĩnh Nam Chích Quái. II Họ Hồng Bàng1 ế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái Đbà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Tục dung mạo đoan chính, thông minh phúc hậu, Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh. Đế Minh liền lập Nghi làm kẻ nối ngôi. Lại phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương để trị đất Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy Phủ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước. Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất. Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! sao không lại cứu chúng tôi”. Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi. Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc phương. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quần thần là bọn Xuy Vưu thay mình trông coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam. Khi đó, Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là âu Cơ và các thị tỳ ở lại nơi hành tại rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc các thứ đá quý, các cây trầm, đàn cùng các sơn hào hải vật không thiếu thứ gì, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng, Đế Lai rất ái mộ, vui quên trở về. Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu phương dân”. Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. 1. Vũ Quỳnh -K ều Phú, Lĩnh Nam Chích Quái , NXB Văn H ọc, Hà N ội 1990, tr.29-37. 171
  4. Cung điện tự nhiên dựng lên. Âu Cơ vui lòng theo Long Quân. Long Quân giấu Âu Cơ ở Long Đài. Nham Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi làm cho bọn đi tìm đều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phải trở về. Đến đời Du Võng, thì Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu tới đánh nhưng không được. Xuy Vưu mình thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh, Xuy Vưu sợ hãi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu, cùng Hiên Viên giao binh ở Phản Tuyền đánh ba trận đều bị thua, bị giáng phong ở đất lạc ấp rồi chết ở đó. Dòng họ Thần Nông tới đây thì hết. Long Quân lấy Âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi. Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kỳ dị, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là triệu phi thường. Long Quân ở lâu dưới Thủy Quốc vợ con thường muốn về đất Bắc. Về tới biên giới, hoàng đế nghe nói rất sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, Mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về nước Nam mà gọi Long Quân rằng: “Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này”. Long Quân bỗng trở về, gặp nhau ở đất Tương. Âu Cơ nói: “Thiếp vốn là người nước Bắc, ở với vua, sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thương mình”. Long Quân nói: “Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia lá. Ta đem năm mươi con về Thủy Phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên”. Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi. Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ (còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, 172
  5. Tượng Quận. Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng võ, văn là lạc hầu, võ là lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi là hồn, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi. Lúc ấy, dân sống ở ven rừng, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Đáp: “Giống sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó”. Khiến người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy. Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân. Đó trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy. Ngày nay, tiêu diêu trong dòng thời gian, người viết xin mời người đọc, căn cứ vào những sự kiện chép trong truyện, chúng ta lần lượt: 1. thiết lập một hệ phả của Họ Hồng Bàng, đối chiếu với thần thoại của một vài dòng văn minh khác; 2. tìm trong sách cổ một vài chi tiết về những nhân vật quan trọng trên hệ phả, chú ý đặc biệt tới Viêm Đế Thần Nông và Lạc Long Quân, là vị sơ tổ của 18 vua Hùng. 3. tìm ra tương quan giữa truyện Hồng Bàng Thị và việc ghi chép sử sách của các sử quan đời xưa cho tới các sử gia ngoại quốc ngày nay và tìm ra được mối tương quan giữa thần thoại Hồng Bàng với truyền thống dựng nước cứu nước trước nạn ngoại xâm của người Việt Nam. 4. tương quan giữa thần thoại Hồng Bàng với truyền thống xã hội của người Việt Nam hiện thời. 5. Tương quan giữa Vua và dân nưóc Văn Lang. 173
  6. 1. Hệ Phả Họ Hồng Bàng Truyện Họ Hồng Bàng cho phép người ngày nay vẽ đuợc hệ phả của vua Hùng như sau: Hùng Vương thứ nhất là người con trai trưởng, theo mẹ Âu Cơ, được 49 người em cùng theo mẹ về Phong Châu tôn lên làm vua. Hùng vương 18 chấm dứt họ Hồng Bàng năm Qúy Mão, -258 khi Thục Phán chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương. Đối chiếu với huyền thoại các nền văn minh khác trên thế giới. Tại Trung Quốc: Tam Hoàng: Phục Hy (2852 TCN), Nữ Oa (Toại Nhân), Thần Nông (2737 TCN)) Ngũ Đế: Hoàng Đế (2697 TCN)), Chuyên Húc (2513 TCN), Đế Cốc (2453 TCN), Đế Nghiêu (2341 TCN), Đế Thuấn (2268 TCN) Tam đại: Nhà Hạ (2205-1767 TCN), Nhà Thương (1766-1122 TCN), Nhà Chu (1122-256 TCN) 174
  7. Đối chiếu với niên đại thần thoại của các nhân vật khác trên thế giới. Abrham -2000 TCN Moise -1200 TCN Salomon -1000 TCN Véda từ -1800 TCN đến - 500 TCN Phật từ -563 đến -479 TCN Khổng Tử từ -551 đến -479 Sách Hindou của Bhagavad Gita -200 TCN Giê-su Nazaret khoảng 2 đến 4 Muhammad (Mohamet) từ 570 đến 632 Văn hóa Phùng Nguyên Thời kỳ sơ khởi của đồ đồng từ -800 đến -700 TCN Thời kỳ sơ khởi của đồ sắt từ -200 đến -100 TCN Giai đoạn cuối thời kỳ đồ đá mới ở bên Tầu kéo dài từ - 4000 đến -2000 TCN. 2. Sự Tích Các Nhân Vật trên hệ Phả. Khởi đầu hệ phà là Viêm Đế Thần Nông, theo thần thoại Trung Quốc, thì thần có công dậy dân trồng trọt cày cấy nên gọi là Thần Nông; thần khiến mặt trời chiếu sáng và sưởi nóng trái đất nên người người tôn làm Viêm Đế. Thần có pháp thuật tìm ra được tính chất của mọi loài thảo mộc dẻ dùng vào việc chữa bệnh cho loài người. Thần còn dậy dân họp chợ buôn bán theo giờ mặt trời. Người Bách Việt cũng kể sự tích Viêm Đế Thần Nông trong thần thoại. Đế Viêm quả là một vị anh linh thần thoại. Thần có công dậy dân làm nghề nông, thấy có pháp thuật sai khiến ánh sáng, không phải thứ ánh sáng thường mà là thứ ánh sáng giúp thần nhìn ra được trái cây nào ăn được, lá nào cỏ nào chữa được bệnh nào. Thứ ánh sáng đó ngày nay chúng ta gọi là tri thức. Thế là thần lo được thức ăn nuôi sống, tìm ra được thuốc chữa bệnh cho loài người. Hơn nữa thần sai được mặt trời sưởi ấm cho người, nuôi lớn cây cỏ. Đế Viêm Thần Nông như vậy không phải là một thần linh có phép khai thiên lập địa, và chính là thần linh mở hội, Être Surnaturel ré-créateur 2, của con người cõi Đông Á . Kể từ Viêm Đế Thần Nông, qua hai đời tới Đế Minh. Đế Minh lấy một bà không biết tên sinh ra Đế Nghi, và lấy bà Vụ Tiên Nữ sinh ra Kinh Dương Vương. Đế Nghi được phong làm vua Phương Bắc và sinh ra Đế Lai. Kinh Dương 2. Mircea Eliade, Aspects du Mythe, Gallimard, Paris 1963, p.61. 175
  8. Vương làm vua Phương Nam. Kinh Dương Vương lấy bà Thần Long Nữ, con gái vua Hồ Động Đình, sinh ra Lạc Long Quân, rồi sau đó Kinh Dương Vương biệt tăm. Theo hệ phả trên đây, Kinh Dương Vương là con Đế Minh và sinh ra Lạc Long Quân, ông tổ của dòng vua Hùng dựng nên nước Văn Lang. Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy Phủ, lấy con gái vua hồ Động Đình, sinh ra Lạc Long Quân. Chi tiết này chỉ ghi trong sách Thái Bình Quảng Ký của Trung Quốc. Tuy nhiên các nhà viết sử không cho là Kinh Dương Vương là người phương Bắc, dẫu vẫn được coi là một nhân vật thần thoại Trung Quốc. Xét lại, Kinh Dương Vương vốn quê quán tại vùng Ngũ Hồ, ở phía Nam sông Dương Tử, thì ở thời Kinh Dương Vương đất này còn thuộc địa bàn sinh tụ Bách Việt, trong số đó Lạc Việt, với văn hóa phương Nam, khác hẳn với văn hóa của người phương Bắc, và lúc đó Hán tộc cũng chưa thành hình. Đằng khác, trong lãnh vực sử ký, ngay từ đời Đế Lai và Kinh Dương Vương đã có hai nước riêng biệt, một ở phương Bắc, hai là nước Xích Qủy ở phương Nam. Như vậy, rõ ràng là từ đời thượng cổ đã có hai nước và hai vua: vua Bắc vua Nam mỗi vua hùng cứ một phương. Tại nước phương Bắc, Đế Lai truyền ngôi cho Đế Du, và dùng Xuy Vưu để trị nước rồi đem theo con gái là Âu Cơ, đi tuần thú xuống nước Xích Quỷ. Vua để Âu Cơ ở lại nơi hành tại rồi tiếp tục chu du thiên hạ, vui thích quên trở về. Lúc đó, Lạc Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước vắng vua, người phương Bắc nhân cơ hội tràn xuống phương nam quấy nhiễu. Thế là, ngay từ thời thượng cổ, chiến tranh Bắc Nam, do người phương Bắc hiếu chiến gây ra, bắt đầu nẩy mầm. Dân nước Nam khổ vì người phương Bắc xâm lăng cùng nhau gọi Lạc Long Quân. Lạc Long Quân trở về, dẹp yên loạn Bắc, lại thấy Âu Cơ dung mạo kỳ lạ, trong lòng vui mừng, hóa thành một trang thanh niên phong tư tú lệ, lại hóa phép tạo nên cung điện có người hầu kẻ hạ đầy đủ, làm toại lòng Âu Cơ. Âu Cơ lấy Lạc Long Quân về ở Long Đài Nham. Đế Lai trở về không thấy ái nữ, bèn cho quân tìm kiếm, nhưng bị Lạc Long Quân hóa phép thành muôn hình vạn trạng yêu tinh, hổ rắn, khiến quan quân phương bắc sợ hãi không tìm đâu thấy bà Âu Cơ, bèn phải trở về phương Bắc. Cuộc xâm lăng của người phương Bắc xuống phương Nam lần thứ nhất đã thất bại phải rút về phương Bắc. Điểm đáng ghi nhớ làm vua nước Xích Quỷ, Lạc Long Quân tiếp tục công nghiệp của Viêm Đế Thần Nông, dậy dân cầy cấy làm ruộng trồng dâu, Sự kiện này bác bỏ truyền thuyết về quan Thái Thú quận Cửu Chân Nhâm Diêm 176
  9. khai khẩn ruộng đất để dân có thóc gạo mà ăn. Hai là việc Long Quân đặt ra thứ bậc vua tôi tôn, ti, các đạo vợ chồng. Sự kiện này bác bỏ truyền thuyết quan Thái Thú quận Giao Chỉ Tích Quang dậy dân điều lễ nghĩa. Đằng khác, theo biểu của Tiết Tống 薛 綜 dâng lên Tôn Quyền: « Theo sử sách thời Tích Quang dạy dân sống theo lễ nghĩa Trung Quốc, nhưng điều thần nhìn thấy tận mắt thì tình hình khác hẳn ». Tại Mê Linh trong quân Giao Chỉ và tại Đồ Long quân Cửu Chân khi người anh chết đi, người em có quyền cưới chị dâu làm vợ. Tục này có từ lâu, khiến nay không sao ngăn cấm được. Lời biểu của Tiết Tống chứng minh rõ rệt là phong tục Bắc Nam cũng khác. Tóm lại, Lạc Long Quân, tiếp tục công trình của Viêm Đế Thần Nông, dậy dân nước Xích Quỷ trồng trọt cày cấy để có thức ăn. Lạc Long Quân không có pháp thuật tạo ánh sáng, gọi mặt trời giúp dân như Viêm Đế Thần Nông, nhưng các nhà biên thuật sách Lĩnh Nam Chích Quái đã tô đậm vẻ thần linh của Lạc Long Quân bằng cách dùng nét huyền bí mà giới nghiên cứu thần thoại gọi là coincidentia oppositorum 3, tức là phép thần thông khống chế nổi những yếu tố đối nghịch, hay phép huyền bí toàn năng, mystère de totalité. Phép thần thông toàn năng của Lạc Long Quân là bởi Lạc Long Quân có bà nội là Vụ Tiên, gốc là tiên và có mẹ là Thần Long Nữ, gốc rồng. Dòng máu trong người Lạc Long Quân gồm hai dòng máu đối nghịch : một là Tiên, hai là Rồng, và Tiên vốn ở trên núi, Rồng vốn sống dưới nước. Mang trong người hai gìong máu đối nghịch, nên Lạc Long Quân là một thần linh có nét huyền bí toàn năng. Lạc Long Quân có thể xuống Thuỷ Phủ như rồng, có thể phun lửa như rồng, có thề cuộn ngắn vươn dài như rồng v.v đằng khác, Lạc long quân có thể nay lên núi, tuyệt cốc mà vẫn sống như Tiên Lạc Long Quân lại có tài biến hoá dựng lên lâu đài thành quách trong khoảng khắc. Đặc biệt là Lạc Long Quân coi dân nước Xích Qủy như con và người dân nước Xích Qủy con Lạc Long Quân như cha. Gặp khó khăn đe dọa, người dân cầu khấn Lạc Long Quân, nghe dân Xích Qủy cầu xin, dầu xa xôi tới đâu Lạc Long Quân cũng dùng mọi phép thần thông về bên họ, giúp họ thoát khỏi vòng nguy hiểm. 3. Tương Quan giữa Truyện Họ Hồng Bàng và Một Vài Sử Gia Đời Sau. Sử gia thời Trần, Lê Văn Hưu (1230-1322) trong bộ Đại Việt Sử Ký lấy niên hiệu lập quốc bắt đầu từ Triệu Đà (Triệu Vũ Đế 207 -136 TCN). Ngô Sĩ Liên, sử 3. Mircea Eliade, Méphistophélès et l’Androgyne, Gallimard, Paris1962, p.176. 177
  10. quan dưới thời vua Lê Thánh Tông (làm vua từ 1460 đến 1497), soạn xong bộ Đại Việt Sử Ký Toàn thư năm 1479, chép lịch sử bắt đầu từ thời Hồng Bàng. Các nhà sử học ngoại quốc ngày nay rất chú ý tới sư khác nhau trong việc chọn khởi điểm quốc sử Việt Nam giữa Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên trên đây. Theo Yu Insun, sử gia người Đại Hàn4, thời Lê Văn Hưu chép sử bắt đầu từ Triệu Đà vì Triệu Đà là người đầu tiên xưng đế đặt vua nước Nam Việt, ngang hàng với các hoàng đế Trung Quốc. Ngô Sĩ Liên chép sử từ đời Hồng Bàng để chứng tỏ là nước Đại Việt đã có nền văn hiến cổ kính không kém gì Trung Quốc, và vua Bắc vua Nam mỗi vua hùng cứ một phương. Hai điểm kể trên chính là những điều mà các nhà biên tập đã nhấn mạnh trong sách Lĩnh Nam Chích Quái. Keith Weller Taylor, cho rằng bắt đầu từ đời Hùng Vương, cho suốt một ngàn năm ngoại thuộc Trung Quốc, người Lạc Việt không ngừng tuyên cáo rằng «chúng tôi không phải là người Trung Hoa, và cũng không ngừng khẳng định chúng tôi là người Việt Nam 5 . » Hơn nữa, mối bận tâm hàng đầu của các sử gia kể trên là bác bỏ điều mà người Trung Quốc tự hào là dậy dỗ dân Lạc Việt, từ việc cấy cày cho có đồ ăn tới việc sống theo phép tác họp thành gia đình, dựng lên trong triều chính. Theo những nhà biên tập Lĩnh Nam Chích Quái thì những thành quả đó chính là những điều mà Lạc Long Quân đã lưu tâm và thực thi đạt được kết quả tốt đẹp. Phải chăng, những điều đó cũng đủ cho chúng ta ngày nay đoan chắc rằng văn hiến cũng như phong tục Bắc Nam khác nhau. Theo sử cũ, Đất Văn Lang của vua Hùng Vương thứ nhất rộng lắm, bao gồm các tỉnh Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Tây một nửa phía bắc Việt Nam cho đến Hà Tĩnh, địa giới bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Chiêm Thành, tây tới Ba Thục, đông giáp Nam Hải. Nước chia làm 15 bộ, mà tổng thể địa thế xem ra chỉ bao gồm từ phía nam tỉnh Quảng Tây của Tầu kéo xuống tới tỉnh Hà Tĩnh của ta ngày nay . Xem Bàn Đồ 1. Hồ Động đình là một hồ lớn rộng ở phía đông bắc tỉnh Hồ Nam bên Tầu, là một trong 4 hồ nước ngọt của Trung quốc. Thời nhà Hán hồ còn có tên là Bát Bách Lý Động Đình. Từ tháng 7 tới tháng 9 mỗi năm, nước lũ trên sông Dương Tử chảy vào hồ làm tăng diện tích hồ bình thường 2.828 cây số vuông, có thể lên đến 20.000 cây số vuông. 4. Nhung Tuyết Trần and Anthony Reid edit. Viet Nam Borderless History, Wiscousin University Press, 2006, p.45-71. 5. Keith Weller Taylor, The Birth of Vietnam, University of California Press, Los Angeles, 1983, p. 263. 178
  11. Lê Qúy Đôn viết trong Vân Đài Loại Ngữ: Tôi xét đời Hùng Vương, trên nối đời Hồng Bàng, không có chữ nghĩa gì truyền lại, về 15 bộ đặt ra thời đó, cùng với các quận huyện do nhà Hán, nhà Ngô mới đặt ra, tên gọi lẫn lộn, tôi ngờ rằng những tên đó do các hậu nho góp nhặt vay mượn chép ra, khó mà tin được. Bản đồ 1. (Nguồn internet) Sử cũ ghi rằng từ khi Hùng Vương thứ nhất dựng nước Văn Lang năm Nhâm Tuất (2879 TCN) đến khi Thục Phán chấm dứt triều đại Hùng Vuơng lập nên nước Âu Lạc năm Qúy Mão (258 TCN) tổng cộng là 18 đời vua, 2621 năm. Đó là một điểm phi lý của truyện Họ Hồng Bàng mà nhiều sử gia đời trước đã bàn tới. Ngô Thời Sỹ ở thế kỷ 18 đã viết: lấy con toán mà kể xem từ khoảng đời Kinh Dương Vương đến đời Hùng Vương 20 đời vua 2622 năm, nhiều ít mỗi vua được 120 tuổi, Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Vua Tự Đức khi duyệt phê bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, viết: “Việc kinh Dương Vương và Lạc Long Quân mà sử cũ đã chép, hoặc có hoặc không, dầu có nhưng không nên thảo luận đến là hơn cả, thế mà sử cũ nhất luật chép bằng chữ lớn, và trong chỗ chép ấy lại phần nhiều mò mẫm những chuyện ma trâu thần rắn, những thuyết hoang đường quái dị, không hợp lẽ thường. Vậy thì đối với bỏ việc quái dị, nói việc bình thường của nhà làm sử, có thể chép như thế được không. Vậy bộ Việt sử thông giám cương 179
  12. mục này, chuẩn y cho chép bắt đầu từ đời Hùng Vương để nêu rõ quốc thống nước Việt ta là trước từ đấy. Trần Trọng Kim trong bộ Việt Nam Sử Lược nhận xét: Xét từ đời Kinh Dương Vương đến đời Hùng Vương thứ 18, cả thảy 20 ông vua, mà tính từ năm Nhâm Tuất (-2879) đến năm Qúy Mão (-258) thì vừa được 2622 năm. Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm! Dẫu là người thượng cổ đi nữa, thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy. Xem thế thì đủ biết chuyện đời Hồng Bàng không chắc là chuyện xác thực. Đại Việt sử lược là một cuốn lịch sử biên niên có lẽ sớm nhất, viết bằng chữ Hán của một tác giả khuyết danh, xuất hiện vào đời nhà Trần. Sách bị thất truyền, mãi đến đời Càn Long (1736-1795) mới tìm thấy trong Khâm Định Tứ Khố Toàn Thư cuả triều Thanh ở Trung Quốc. Trong Đại Việt Sử Lược có đoạn như sau: Đến đời Thành Vương nhà Chu, Việt Thường thị mới đem dâng chim bạch trĩ, sách Xuân Thu gọi là khuyết địa, sách Đái ký gọi là Điêu đề. Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật quy phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chân hậu, chính sự dùng lối kết thằng (thắt gút). Truyền được 18 đời đều xưng là Hùng Vương. Việt Câu Tiễn (505-465 TCN) thường sai sứ sang dụ, Hùng Vương chống cự lại. Cuối đời nhà Chu Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi rồi lên thay Những điểm phi lý tương tự cũng là những điểm các sắc dân khác cũng từng gặp trong việc đọc thần thoại. Viễn du về quá khứ qua truyện Lĩnh Nam Chích Quái, thuở chưa có văn tự, chúng ta đặt nhiều câu hỏi. Lãnh thổ lại quá rộng, từ phía nam rặng núi Ngũ Lĩnh cho đến Hà Tĩnh. Niên đại, lấy năm Nhâm Tuất 2879 TCN khi Kinh Dương Vương lập nước làm mốc là một nghi vấn lớn mà các sử gia hoài nghi. Có lẽ thuyết của Đại Việt Sử Lược lấy đời Trang Vương nhà Chu thế kỷ thứ 7 trước công nguyên là khả tín. Ta có thể đối chiếu với huyền thoại của Triều tiên, cũng có truyền thuyết về lịch sử nước này được thành lập năm -2333 cho đên cuối thế kỷ 3 TCN, ngẫu nhiên trùng hợp với thời kỳ Văn Lang của Hùng Vương. Sự hiểu biết về địa lý và niên đại theo khẩu truyền và tin tưởng của người đương thời. Từ Kinh Dương Vương cho đến cuối đời Trần thế kỷ 14 cả mấy ngàn năm truyện kể bằng miệng từ đời này sang đời khác, có bao nhiêu 180
  13. biến thể về thời gian và không gian. Trên bản đồ 2 dưới đây, Mê Linh ở góc tây-bắc, trong một bình nguyên ở khúc sông Nhị Hà, người Âu Mỹ gọi là sông Hồng Hà, Red River, đổ xuống tới chân núi và gặp hai sông Đà và sông Cháy. Khúc sông này còn ở cao độ chừng 10 tới 12 mét đối với mặt biển, và cách biển chừng 100 hải lý. Đồng bằng này nằm dưới bóng ngọn Tản Viên về phía tây-nam và ngọn núi Tam đảo về phía đông-bắc. Ba dòng sông Nhị, sông Đà sông Chẩy gặp nhau trước mặt đền thờ vua Hùng. Người đọc Lĩnh Nam Chích Quái dễ dàng chấp nhận bản đồ trên đây là bản đồ nước Văn Lang, với những quận Giao Chỉ, ở giữa vùng châu thổ sông Nhị Hà, quân Cửu Chân nằm ở phía nam Sông Mã, nay là vùng Thanh Hóa. Thành Luy Lâu, cái nôi của Phật Giáo Việt Nam ở bờ Nam sông Đuống. Đầm Nhất Da Trạch ở mé bắc vùng đồng chua nước mặn. Bản đồ 2. Nước Văn Lang (Nguồn : K.W. Taylor, The Bith of Vietnam, p.2) 181
  14. 4. TừThần Thoại sang Tín Ngưỡng và Tập Tục Tín ngưỡng qủy thần là ý thức phổ biến của nhân loại trong thời kỳ ngyên thủy. Thời nhà Thương bên Tầu chỉ mới có quan niệm về ĐẾ, vị thần tổ tiên của quân vương, tuy đã khuất nhưng vẫn còn quan hệ với con cháu ở nhân thế. Trong truyện Hồng Bàng có nhiều nhân vật và sự việc vượt quá khỏi sự hiểu biết của con người, như Long Vương ở Thủy phủ Động Đình hồ, Long đài, Long Quân thần thông biến hóa, Vụ Tiên, mình thú nói tiếng người Ngày nay, không ai bận tâm về chuyện đúng sai của những sự kiện này. Vấn đề đặt ra là ý nghĩa của nhưng sự kiện đó phản ánh vào cuộc sống ngày nay ra sao, những sự kiện này gíp chúng ta tìm thấy căn tính chúng ta ra sao. Trở lại truyện thần thoại Họ Hồng Bàng cho phép chúng ta nhìn nhận ra hai điểm hiển nhiên sống động trong truyền thống của người Việt Nam ngày nay, ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Hai điểm đó là: a. Việc ăn tết Nguyên Đán và các hội xuân kéo dài suốt tháng giêng âm lịch; b. Việc giỗ tổ Hùng Vương hàng năm, và những ngày giỗ ông bà cha mẹ trong nhà Theo nguyên tắc thì Lỉnh Nam Chích Quái không phải là một tập thần thoại khai thiên lập địa, mà là một tập thần thoại ghi chép lại việc dựng nước của dòng vua Hùng. Trong việc dựng nước này, nhà biên soạn đã lấy gia phả Lạc Long Quân làm khởi điểm, lấy Viêm Đế Thần Nông làm gốc. Viêm Đế Thần Nông dậy dân khai thác thiên nhiên để sống. Thiên Nhiên hàng năm trở lại không năm nào khác năm nào: thiên nhiên tự tái tạo, để mãi mãi nuôi sống con người trên trái đất. Nhân dân ăn tết Nguyên Đán hàng năm là để mừng thiên nhiên đang trở lại, thiên nhiên đang tự tái tạo để nuôi sống con người thêm một năm nữa. Trong thực tề, câu chuyện ăn tết Nguyên Đán không phải chỉ riêng của người Việt Nam, người Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản và nhiều sắc dân khác ở miền Nam Thái Bình Dương cũng ăn tết với cùng ý nghĩa như chúng ta. Tuy vậy, chúng ta vẫn còn những cặp bánh chưng những cổ bánh dầy, thịt mỡ dưa hành khác với các món ăn của các dân tộc khác. Sang điểm (b) từ thượng cổ, Bố Long Quân, tuy là một ông vua, nhưng còn đuợc coi như một ông Bố phù hộ người dân, cũng như Đế tổ tiên của nhà Thương phù giúp con cháu. Khi bị cá sấu đe dọa, không thấy người Việt cầu cứu thần rồng, thần thủy hay Hà Bá, chỉ vẽ hình “bố” Long Quân trên mình để trừ họa. Lòng tin được Bố Lạc Long Quân phù hộ của dân nước Xích Quỷ 182
  15. ngay nay trở thành tục thờ cúng vua Hùng của người Việt Nam. Đằng khác, trong mỗi gia đình Việt Nam, bất kỳ theo tôn giáo nào cũng có ban thờ tổ tiên cha mẹ. Không người Việt Nam nào không thầm khấn ông bà cha mẹ che chở cho tai qua nạn khỏi; đồng thời ai ai cũng chùn tay khi làm một điều phi pháp e làm điếm nhục tới tổ tiên. Như vậy liên quan giữa đế tức vua với người dân, bên Tầu khác hẳn bên ta. Bên ta mối tương quan này rất đơn giản: vua coi dân như con, dân coi vua như cha. Bên Tầu, mối tương quan này chỉ có giữa các vị quân vương. Hơn nữa, sau này, tại Trung Quốc, khi Nho Giáo trở thành quốc giáo, mối tương quan giữa vua và dân trở thành phức tạp hơn, và theo trật tự “quân, sư, phụ”, từ vua xuống tới dân phải bắc cầu qua hai bậc khác, đó là thẩy học và cha đẻ. Tập tục này theo Nho Giáo cũng tràn sang giới nho giả Việt Nam, nhưng trong dân gian vẫn còn truyền tụng câu chuyện “sợ thầy không bằng sợ giặc”. 5. Tương Quan giữa Vua và Dân Nước Văn Lang. Truyện Họ Hồng Bàng chấm dứt bằng một bức tranh xã hội rất thực tiễn. Bức tranh cho thấy những hoạt động hàng ngày của người dân nước Văn Lang: mặc áo vỏ cây, ngủ chiếu cỏ gianh, lúa gạo chưa đủ ăn, phải ăn độn cây quang lang, cây tung đồ; nhưng đồng thời đã biết sản xuất muối bằng rễ gừng; lấy nước gạo làm rượu; cất nhà ở tránh thú dữ; đã biết lấy lá chuối làm lót cho con trẻ; đã biết tôn trọng người chết; đã biết cùng nhau cỗ bàn chia vui nhân dịp cưới hỏi Ba thời điểm quan trọng của cuộc đời con người: lúc sơ sinh, ngày thành hôn, giờ lâm tử đều đã được người nước Văn Lang ghi nhận bằng lễ nghi. Phải chăng bức tranh xã hội này là hình ảnh của người dân Văn Lang. Hình ảnh này chẳng mấy khác gì địa đàng của Adam và Eve trước ngày bị xua đuổi ra ngoài thế gian. Phải chăng Lạc Long Quân cũng đã tốn công tổn sức trong việc xây đắp địa dàng này cho đám dân con của Lạc Long Quân. Vốn lại mang trong người hai dòng máu rồng tiên, Lạc Long Quân không quản ngại, không hưởng thụ kiếp sống trường sinh bất tử tại Tiên Giới, nơi quê hương bà nội, cũng không màng tưởng tới ngai rồng nơi Thủy Phủ, quê hương của mẹ, Lạc Long Quân về nước Văn Lang, nơi bà Âu Cơ sống cùng năm chục người con, để phù trợ cho dân con nước Văn Lang. Hiểu câu chuyện con rồng cháu tiên như vậy, người đọc thần thoại không khỏi liên tưởng tới truyện Từ Thức Nhập Thiên Thai. Trong sách Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ, Từ Thức vào tới Thiên Thai, lấy vợ tiên, nhưng lòng 183
  16. không khỏi nhớ quê cha đất tổ, nhất định ra về quê hương, dầu biết là ra khỏi Thiên Thai là không trở lại Thiên Thai được nữa, là mất phép trường sinh bất tử. Truyện Lạc Long Quân còn có đôi nét tương đồng với thần thoại Hy Lạp Ulysse. Khi Ulysse từ chối lời hứa của tiên nga trên hải đảo Calypso đề nghị, vì tình yêu chàng, sẽ giúp chàng không những trường sinh bất tử, lại thêm không bào giờ già lão, quyết lòng trở về quê hương Itaque, nối lại cuộc sống với người vợ trung thành Pénélope. Khác với Từ Thức, khác với Ulysse, Lạc Long Quân không từ chối một lời hứa được có cuộc sống vô tận, mà đã không sử dụng đến một quyền pháp vốn có sẵn trong dòng máu của chính mình, để ở lại trần thế vì đám dân con. Đó là mối tương quan giữa Vua và dân nước Văn Lang. III Kết Luận gười viết chủ tâm dùng tương lai của truyện thần thoại thay kết luận. Chỉ cần nửa ngày vào thư viện và xem thư mục trên Nmàn tin, người viết tìm ra được một số tài liệu liên quan tới câu chuyện này, mà uớc chừng sáu tháng tới một năm nữa mới đọc xong, thế nên đành để đó làm chủ đề cho một số Truyền Thông khác. Kết luận bài viết này do đó để ngỏ mong làm nhịp cầu đối thoại với bạn đọc. Điều hiển nhiên là hiện nay với phong trào toàn cầu hóa, công cuộc đi tìm kiếm căn tính dân tộc trở thành một câu chuyện thời thượng. Ngoài ra, người viết tin tưởng rằng không có biến cố lịch sử nào có thể xóa nhòa được những truyện thần thoại đã có trong lòng người hàng ngàn năm qua. 184