Đề tài Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học - Nguyễn Bá Duẩn

ppt 17 trang ngocly 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học - Nguyễn Bá Duẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptde_tai_da_dang_sinh_hoc_va_van_de_bao_ton_da_dang_sinh_hoc_n.ppt

Nội dung text: Đề tài Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học - Nguyễn Bá Duẩn

  1. Trường Cao đẳng Nông lâm Khoa Công nghệ sinh học Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học Sinh viên: Nguyễn Bá Duẩn Lớp: 9k2
  2. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Theo công ước Đa dạng sinh học thì đa dạng sinh học ( biodivesty) là sự khác biệt giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương, và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là môt thành phần. Thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người, sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất.
  3. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. ▪ Ước tính số lượng đa dạng loài trên toàn cầu giao động từ 2 triệu đến 100 triêu loài, con số ước tính chính xác nhất là khoảng 10 triệu loài trong đó chỉ có 1,7 triệu loài đã được định tên. ▪ Hiện nay các loài mới vần tiếp tục được phát hiện, trung bình có 3 loài chim được phát hiện mỗi năm. Từ năm 1990 đã có 10 loài khỉ mới được phát hiện. ▪ Năm 1980, các nhà khoa học đã giật mình khi phát hiện ra tính đa dạng vô cùng lớn của côn trùng trong rừng nhiệt đới. Có ít nhất 6 triệu đến 9 triệu loài động vật chân khớp và có thể lên tới 30 triệu được cho là đang ngụ cư ở vùng nhiệt đới và chỉ một phần nhỏ hiện nay đã được miêu tả.
  4. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. ▪ Hiện nay đã có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả, và ít nhất là hai lần số đó chưa được miêu tả. chủ yếu là côn trùng và các loài chân khớp khác trong vùng nhiệt đới. ▪ Có thể ước tính các loài đã được miêu tả thông qua bẳng số liệu sau: Số loài đã được miêu tả Số loài ước tính Nhóm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Động vật chân khớp 1.065.000 61% 8.900.000 65% Thực vật ở cạn 270.000 15% 320.000 3% Protoctists 80.000 5% 600.000 4% Nấm 72.000 4% 1.500.000 11% Thân mềm 70.000 4% 200.000 2% Động vật có dây sống 45.000 3% 50.000 < 1% Giun tròn 25.000 1% 400.000 3% Vi khuẩn 4.000 <1% 1.000.000 7% Virus 4.000 <1% 400.000 3% Nhóm khác 115.000 7% 250.000 2% Tổng 1.750.000 100% 13.620.000 100%
  5. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. ▪ Ở Việt Nam thành phần loài đã xác định được: Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được Nước ngọt Biển Thực vật nổi 1402 537 Rong, tảo 20 682 Thực vật ở cạn Thực vật bậc thấp Thực vật bậc cao 2393 11373 Động vật không xương Nước ngot Biển sống ở nước 782 7421 Động vật không xương 1000 sống ở đất Côn trùng 7750 Cá 700 2038 Bò sát 296 Rắn biển Rùa biển 50 4 Lưỡng cư 162 Chim 840 Thú 310
  6. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. ▪ Một số hình ảnh về đa dạng sinh học trên thế giới và ở Việt Nam:
  7. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. ▪ Hiện trang đa dạng sinh học hiện nay: Đa dạng sinh học của thế giới cùng tiến hóa với văn minh của loài người. Con người đã ứng dụng những kiến thúc và kỹ năng ngày càng phát triển để điều khiển thiên nhiên đáp ứng những nhu cầu luôn biến đổi của mình. Trong quá trình phát triển con người đã săn bắn, hái lượm, sử dụng sinh vật làm thức ăn, nhiên liệu, làm chỗ ẩn náu Kết quả là các cảnh quan trên cạn và dưới nước đều chịu tác động của con người. Trong quá trình đó chúng ta cũng đã chứng kiến sự mất đi không thể thay thế được của nguồn dự trữ cơ bản, quan trọng của trái đất, các loài sinh vật và các gen di truyền và sự suy giảm khả năng đáp ứng những yêu cầu của các hệ sinh thái. Hiện nay đa dạng sinh học đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng, nhiều loài đã bị tuyệt chủng, và rất nhiều loài đang đứng bên bờ vực của sự tuyệt chủng. Nhiều nguồn gen quý đã vĩnh viễn mất đi, số lượng loài mới hình thành không thể bù đắp lại được số lượng loài đã mất.
  8. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. ▪ Số lượng các loài đã bị tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay: Số loài tuyệt chủng Số loài % Bậc phân Đất liền Đảo Đại Tổng số tuyệt loại dương chủng Thú 30 51 4 85 4000 2,10 Chim 21 92 0 113 9000 1,3 Bò sát 1 20 0 21 6300 0,3 Lưỡng thê 2 0 0 2 4200 0,05 Cá 22 48 0 70 19100 0,1 Không 49 48 1 98 1.000. 0,01 xương sống 000 Thực vật có 245 139 0 384 250000 0,2 hoa Theo Reid và miller
  9. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. ▪ Ngoài ra hiện còn rất nhiều loài đang bị đe dọa tuyệt chủng với số lượng cá thể còn tồn tại rất ít. Những loài này cần có sự bảo vệ ngay từ bây giờ, cụ thể như sau: Nhóm Số loài Số loài bị de dọa % số loài bị de dọa Nhóm động vật có xương Cá 24000 452 2 Lưỡng thê 3000 59 2 Bò sát 6000 167 3 Chim 9500 1029 11 Thú 4500 505 11 Thực vật Hạt trần 758 242 32 Hạt kín 240000 21895 9 Palmae( cọ) 2820 925 33
  10. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. ▪ Sự suy thoái đa dạng sinh học là do các nguyên nhân chính sau: + Do sự khai thác quá mức của con người. + Do sự du nhập các loài gen ngoại lai. + Do sự phá hủy nơi cư trú. + Do nạn ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu: ● Ô nhiễm do thuốc trừ sâu ● Ô nhiễm môi trường nước ● Ô nhiễm không khí ● Thay đổi khí hậu toàn cầu + Ngoài ra còn do sự ngèo đói, chiến tranh, chính sách phát triển kinh tế
  11. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học Đa dạng sinh học đang bị suy thoái một cách trầm trọng. Vì vậy việc cấp thiết là phải bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là duy trì các quần thể loài đang tồn tại và phát triển. Có hai cách bảo tồn đa dạng sinh học chủ yếu sau: ♦ Bảo tồn tại chỗ ( In situ): Bảo tồn đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng. ♦ Bảo tồn ngoại vi(ex situ): Là hình thức bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên ngoài những nơi cư trú của chúng. Các quần thể đang tồn tại có thể được duy trì trong canh tác, nuôi giữ, trong ngân hàng giống
  12. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học Để ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học, Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn đa dạng sinh học khá sớm: + Bảo tồn nội vi (insitu): hình thành các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam như: vườn quốc gia Cúc phương, Phù mát, Bạch mã, Tam đảo, Côn đảo, Châu đốc TT Loại Số lượng Diện tich (ha) I Vườn quốc gia 30 1040956 II Khu bẩo tồn Khu dự trữ thiên 48 1.100.892 thiên nhiên nhiên Khu bảo tồn 12 83.480 loài/sinh cảnh III Khu bảo vệ cảnh quan 38 173.764 + Bảo tồn ngoại vi (ex situ): Hình thành các khu rừng thực nghiệm, các vườn thực vật, vườn động vật, ngân hàng giống, vườn cây thuốc .
  13. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ▪ Việt Nam đã xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học, với 126 khu trong đó có 28 Vườn Quốc gia, 49 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài sinh cảnh và 39 khu bảo vệ cảnh quan. Với tông diện tích là 2.54 triệu ha chiếm 7,7% diện tích lãnh thổ. ▪ Một số vườn Quốc gia như: Tên vườn Diện tích Năm thành lập Địa điểm Ba bể 7610 11/1992 Ba bể- Bắc cạn Ba vì 7377 01/1991 Ba vì- Hà Nội Bạch mã 22031 07/1991 Thừa thiên huế Cát bà 15200 03/1986 Cát bà- hải phòng Cúc phương 22000 01/1960 Ninh Bình Hòa Bình Thanh Hóa Chư yang sin 58947 07/2002 Dak lak Pù mát 91113 11/2001 Nghệ an Nguồn: Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam Ngoài ra chính phủ cũng đã ban hành các điều luật, văn bản dưới luật nhằm bảo vệ đa dạng sinh học một cách tốt nhất.
  14. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học Bảo tồn đa dạng sinh học có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển bền vững. Đó là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện đại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng những nhu cầu trong tương lai. Đây là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển: + Phát triển kinh tế. + Phát triển xã hội. + Bảo vệ môi trường. Bảo tồn đa dạng sinh học còn gắn liền với biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hưởng lớn tới tự nhiên và xã hội, gây ra những tác động trực tiếp tới đời sống con người cũng như đa dạng sinh học. Cụ thể như: + Nhiều loài sẽ bị biến mất. + Các hệ sinh thái, sinh cảnh sẽ bị thu hẹp + Các hệ sinh thái sẽ bị biến đổi và phân cảnh + Một số khu bảo tồn quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học sẽ bị biến mất hoặc thu hẹp diện tich.
  15. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học Để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đa dạng sinh học một số biện pháp cần thiết phải áp dụng là: + Hoàn thiện và cụ thể hóa các chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học. +Thu hút các thành phần trong xã hội tham gia bảo vệ đa dạng sinh học. + Thành lập các khu cứu hộ để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. + Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng. + Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu của trái đất
  16. Đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học Ngày nay bảo vệ đa dạng sinh học đang được quan tâm không chỉ ở phạm vi riêng rẽ của từng quốc gia mà là mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Bởi vì bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như hạn chế các tác động của sự thay đổi khí hậu. Mục tiêu của bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững đều hướng tới sự thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu cuộc sống của con người về tất cả các mặt. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ giữa các chính phủ, các tổ chức quốc tế, và toàn thể cộng đồng nhằm tới một mục tiêu chung là bảo vẹ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Vì tương lai của loài người, của trái đất mọi người hãy cùng nhau chung sức bảo vệ môi trường sống của mình. Mỗi người chúng ta đều phải có trách nhiệm bảo về môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học trên trái đất này. Bạn và tôi hãy cùng nhau bảo vệ môi trường.
  17. Thanks you! ▪Good lucky for you