Báo cáo chuyên đề Sinh vật ngoại lai xâm hại - Nguyễn Thị Phương

ppt 54 trang ngocly 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo chuyên đề Sinh vật ngoại lai xâm hại - Nguyễn Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbao_cao_chuyen_de_sinh_vat_ngoai_lai_xam_hai_nguyen_thi_phuo.ppt

Nội dung text: Báo cáo chuyên đề Sinh vật ngoại lai xâm hại - Nguyễn Thị Phương

  1. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Sinh viên :nguyễn thị phương
  2. NỘI DUNG - Mở đầu - Khái niệm chung về loài ngoại lai xâm hại - Đặc điểm chung của các loài ngoại lai xâm hại - Những tác hại của các loài ngoại lai xâm hại - Những nơi loài ngoại lai dễ xâm nhập - Các con đường xâm nhập của loài ngoại lai - Tình hình các loài ngoại lai xâm hại ở Việt Nam - Biện pháp ngăn ngừa
  3. Mở đầu - Hiện tượng sinh vật lạ xâm lấn do vô tình hay cố ý xâm nhập vào những khu vực vốn không phải là nơi cư trú gốc của chúng. - Những sinh vật lạ này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các loài sinh vật bản địa, gây thiệt hại lớn đối với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. - Trong nhiều nguyên nhân gây tổn thất đa dạng sinh học, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất.
  4. Mở đầu - Ở Việt Nam hiện tượng loài ngoại lai xâm hại đã xuất hiện từ những năm 1990 và gây những hậu quả nghiêm trọng. - Điều 8, khoản 8 của Công ước Đa dạng Sinh học đã kêu gọi các bên cùng tham gia công ước: "Ngăn chặn sự du nhập, kiểm soát hoặc diệt trừ các loài ngoại lai gây hại cho các hệ sinh thái, nơi sống hoặc các loài sinh vật bản địa".
  5. Khái niệm chung về loài ngoại lai xâm hại Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhên Quốc tế - IUCN, 2001 Sinh vật ngoại lai là một loài, phân loài hoặc một taxon (bậc phân loại) thấp hơn, kể cả bất kỳ một bộ phận, giao tử hoặc chồi mầm có khả năng sống sót và sinh sản nào, xuất hiện bên ngoài vùng phân bố tự nhiên trước đây hoặc hiện nay và phạm vi phát tán tự nhiên của chúng.
  6. Khái niệm chung về loài ngoại lai xâm hại Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhên Quốc tế - IUCN, 2001 Sinh vật ngoại lai xâm hại là một loài sinh vật ngoại lai đã thích nghi và phát triển trong một hệ sinh thái hoặc nơi sống tự nhiên hoặc nửa tự nhiên mới là nguyên nhân gây ra sự thay đổi và đe dọa đa dạng sinh học bản địa.
  7. Đặc điểm chung của các loài ngoại lai xâm hại - Sinh sản rất nhanh (bằng cả sinh sản vô tính và hữu tính). - Biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường. - Khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn. - Khả năng phát tán nhanh.
  8. Những tác hại của các loài ngoại lai xâm hại - Cạnh tranh nguồn thức với các loài bản địa (động vật). - Ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa (thực vật). - Cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái hoặc thay đổi tiến tới tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa.
  9. Những tác hại của các loài ngoại lai xâm hại - Lai giống với các loài bàn địa, từ đó làm suy giảm nguồn gen. - Phá huỷ hoặc làm thoái hóa môi trường sống. - Truyền bệnh và ký sinh trùng.
  10. Những tác hại của các loài ngoại lai xâm hại Ví dụ: trường hợp của Cá vược sông Nile (Lates niloticus). Có nguồn gốc từ Ai Cập, được du nhập vào hồ Victoria (Nam Phi) năm 1954 nhằm phục hồi sản lượng cá đang suy giảm trong hồ Sau đó loài cá này đã gây ra sự tuyệt chủng cho hơn 200 loài cá bản địa khác do cạnh tranh và ăn thịt các loài cá đó.
  11. Những tác hại của các loài ngoại lai xâm hại Một ví dụ khác: Năm 1930, loài muỗi Anopheles gambiae được du nhập từ Châu Phi vào vùng Tây Bắc Barasil theo các đoàn tàu biển. Chưa đến một năm sau, trong một diện tích khoảng 6 dặm vuông với số dân khoảng 12.000 người đã xuất hiện 10.000 ca nhiễm bệnh sốt rét. Cuối năm 1930 Chính phủ
  12. Những tác hại của các loài ngoại lai xâm hại => Rõ ràng là, các tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại, không chỉ làm suy giảm đa dạng sinh học, mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác về sức khoẻ, kinh tế, xã hội của con người và mất nhiều thời gian.
  13. Những tác hại của các loài ngoại lai xâm hại Nhiều loài ngoại lai xâm hại không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp mà ảnh hưởng gián tiếp của chúng cũng rất phức tạp gây những tổn thất đáng kể cho công tác bảo tồn và đời sống cộng đồng. Ví dụ: Cá vược sông Nile (Lates niloticus).
  14. Những nơi loài ngoại lai dễ xâm nhập Sự xâm nhập của các sinh vật lạ thường bắt đầu từ những vùng dễ nhạy cảm, những hệ sinh thái kém bền vững như: - Vùng cửa sông, bãi bồi. - Các vực nước nội địa. - Các vùng đảo nhỏ. - Các hệ sinh thái nông nghiệp độc canh. - Vùng núi cao với các hệ sinh thái bản địa.
  15. Các con đường xâm nhập của loài ngoại lai - Gió: theo chiều gió các hạt giống, bào tử - Dòng chảy của nước: các hạt giống, bào tử, đoạn thân - Bám theo các phương tiện vận chuyển đường không, đường thuỷ, đường bộ (đặc biệt đối với các loài côn trùng và động vật). Ví dụ - Du nhập bởi con người với nhiều mục đích: phát triển kinh tế, làm cảnh, thức ăn chăn nuôi bao gồm cả du nhập có ý thức và vô ý thức.
  16. Tình hình các loài ngoại lai xâm hại ở Việt Nam - Ở nước ta sự xâm nhập của các sinh vật lạ, nhất là những loài mới xâm nhập còn ở mức độ chưa lớn, nhưng đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp. - Tới đầu thế kỷ XX, do thiếu thông tin, ở Việt Nam người ta chưa chú ý đến các loài ngoại lai xâm hại cũng như chưa biết đến tác hại của chúng. - Từ những năm 1990 tới gần đây chúng ta mới bắt đầu quan tâm, chú ý đến thiệt hại do loài ngoại lai gây ra.
  17. Ốc bươu vàng (Pomacea caniculata) Có nguồn gốc từ Nam mỹ, Trước năm 1975, ốc bươu vàng du nhập vào Việt Nam với số lượng nhỏ để làm cảnh. Năm 1989 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nuôi nhiều để xuất khẩu nhưng do không kiểm soát được nên ốc bươu vàng đã theo dòng nước thải ra ruộng lúa, ao hồ và nhanh chóng lây lan trên diện rộng gây tổn thất lớn, nhất là cho nông nghiệp. Người dân đã mang đi các tỉnh để nhân nuôi, 1990 được đưa ra miền Bắc đến năm 1996 ốc bưu vàng đã lan khắp cả nước.
  18. Ốc bươu vàng (Pomacea caniculata) - Vụ hè thu năm 1994, ốc bươu vàng đã làm mất trắng và phải trồng lại hàng nghìn hécta lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Năm 1995, diện tích bị nhiễm Ốc bươu vàng đã lên tới 15.305 ha, trong đó có 8.062 ha lúa, 590 ha rau muống, 6.350 ha ao hồ.
  19. Ốc bươu vàng (Pomacea caniculata) - Ngoài ra, ốc bươu vàng còn làm thay đổi ''lưới thức ăn'' trong hệ sinh thái và có nguy cơ lai giống với nhiều loài ốc bản địa dẫn đến suy giảm nguồn gen. - Việc sử dụng một số loại hoá chất để tiêu diệt loài ốc này còn có thể gây ô nhiễm môi trường. - Chi phí cho chiến dịch Ốc bươu vàng trong cả nước lên tới hàng trăm tỷ đồng
  20. Bèo nhật bản (Eichhornia crassipes) Có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, được nhập vào Việt Nam lần dầu tiên năm 1902 để làm cảnh, rồi sau đó đã lan tràn khắp cả nước như một loài hoang dại.
  21. Bèo nhật bản (Eichhornia crassipes)
  22. Bèo nhật bản (Eichhornia crassipes) Tác hại: - Cản trở giao thông - Làm giảm oxi hoà tan trong nước - Xác bèo phân huỷ làm ô nhiễm nguồn nước
  23. Cây Mai dương (Mimosa pigra) - Cây Mai dương còn gọi là: Cây ma vương, cốt khí có gai, Trinh nữ thân gỗ, Trinh nữ trâu, Mốc mèo Mỹ, Trinh nữ tây, có nguồn gốc từ Trung Mỹ. - Đây là loài cây bụi, mọc rất khỏe, lây lan rất nhanh, không kén đất, thân và lá có gai cứng từ gốc đến ngọn, hoa màu vàng, trái có lông ngứa, hạt trôi theo dòng nước.
  24. Cây Mai dương (Mimosa pigra) Tác hại chính: - Làm thay đổi thảm thực vật từ đó gây hại tới hệ động vật. - Cây bụi Mai dương mọc dày làm cản trở việc đi lại của con người, động vật và gia súc chăn thả.
  25. Cây Mai dương (Mimosa pigra) - Quá trình du nhập bằng nhiều nguồn chúng đã xâm nhập vào Châu Phi, Châu Á, Ôxtrâylia và đặc biệt thích hợp phát triển ở những vùng đất ngập nước, nhiệt đới. Đây là 1 trong số 100 loài sinh vật lạ được IUCN xếp vào loại có khả năng xâm nhập trên quy mô lớn của thế giới. - Cây Mai dương xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng giữa thể kỷ XX. Lác đác ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ.
  26. Cây Mai dương (Mimosa pigra) Đầu những năm 90, cây mai dương bùng phát và gây hại ở nhiều nơi. Hiện nay chúng xuất hiện ở khắp nơi và nhất là ở Vườn quốc gia Tràm Chim chúng mọc thành đám rộng, rập rạp lấn át bãi Cỏ năn (thức ăn của Sếu đầu đỏ - là loài quí hiếm của Việt Nam và thế giới) nên đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng Sếu đầu đỏ ở Tràm Chim giảm.
  27. Cây Mai dương (Mimosa pigra) Nếu không có các biện pháp phòng ngừa kịp thời và hiệu qủa thì toàn bộ 7.588 ha đồng cỏ ngập nước của Vườn Quốc gia Tràm Chim, trong thời gian không xa sẽ bị loài cây này bao phủ hoàn toàn.
  28. Cây Mai dương (Mimosa pigra) - Mai dương cũng đang xấm lấn mạnh ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai. Tại 1 xã ở Lâm Đồng có 1 cánh đồng rộng khoảng 100 ha đã bị cây Mai dương xâm lấn và phải bỏ hoang. Ở vườn Quốc gia Cát Tiên mai dương bao phủ toàn bộ diện tích 100 ha của Bàu chim mỗi năm vườn phải trả 50 – 100 triệu để phòng trừ loài cây này. - Việc diệt trừ mai dương rất khó khăn vì đây là một loại cây không kén đất, hạt có thể phát tán xa, sinh xôi nhanh sau khi cháy
  29. Mọt cứng đốt (Trogoderma granarium) Mọt cứng đốt có nguồn gốc từ Ấn độ. Đây là loài côn trùng gây hại cho các kho hàng. Chúng phá hại trên 100 loại nông sản khác nhau như thóc, hạt giống cây trồng, hạt có dầu, vải, len, dạ, giấy, cao su, đồ hộp, cá khô, bông, thức ăn gia súc – gia cầm
  30. Mọt cứng đốt (Trogoderma granarium) Chi phí cho việc khử trùng xông hơi một tấn sản phẩm bảo quản hoặc nhập khẩu bị nhiễm Mọt cứng đốt từ 1,5 – 2 USD. Đặc biệt các nước các nước xuất khẩu nông sản bị tổn thất nghiêm trọng khi các nước nhập khẩu từ chối mua hàng nông sản bị nhiễm loại côn trùng này hoặc có mua thì phải có kiểm dịch rất cao và nghiêm ngặt. Hàng năm ở nước ta cơ quan kiểm dịch thực vật phát hiện được khoảng 20 – 30 lô hàng nhập khẩu bị nhiễm mọt cứng đốt.
  31. Cá hổ pirana (Serralmus nattereri) Trong khoảng 1996 - 1998, trên thị trường cá cảnh xuất hiện loại Cá hổ pirana, hay Cá kim cương, Cá răng. Đây là loài cá có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazôn (Nam Mỹ), thuộc loài ăn thịt. Nếu loài này lọt ra sống trong môi trường tự nhiên chúng sẽ tiêu diệt hết các động vật thuỷ sinh, khi đó khó lường hết những thiệt hại về kinh tế thuỷ sản. Vì vậy Bộ Thuỷ sản đã có chỉ thị nghiêm cấm nhập khẩu, phát triển loài cá này.
  32. Chuột hải ly (Myocastor coypus) Chuột hải ly có nguồn gốc Nam Mỹ, được nhập vào Việt Nam với mục đích phát triển chăn nuôi, lấy thịt da xuất khẩu.
  33. Chuột hải ly (Myocastor coypus) Tại một số quốc gia Chuột hải ly đã phá hủy hệ sinh thái đất ngập nước, làm hư hỏng đê điều, bờ kênh, bờ sông, ăn cả những cây nông nghiệp.
  34. Sáo đá xanh (Sturnus vulgaris) Đây là loài chim ăn tạp và làm giảm đáng kể các loài côn trùng bản địa, các loài đặc hữu, phá hoại mùa màng.
  35. Sáo đá xanh (Sturnus vulgaris) Chúng từng xuất hiện ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, xua đuổi nhiều loài chim bản địa, chiếm cứ nơi làm tổ và gây nguy cơ biến đổi đa dạng sinh học.
  36. Cây ngũ sắc (Lantana camara) Cây ngũ sắc có mùi thơm của ổi nên còn gọi là Thơm ổi, Bông ổi hay Cứt lợn hoa đỏ. Hoa có nhiều màu sắc nên được dân gian đặt tên là hoa ngũ sắc, nở suốt 4 mùa nên còn gọi là tứ quý hay tứ thời.
  37. Cây ngũ sắc (Lantana camara) - Cây có nguồn gốc Trung Mỹ, được nhập vào VN từ thế kỷ XIX, trồng làm cảnh. Chúng sinh sản nhanh và sống được tròng nhiều điều kiện khác nhau. Đến nay, cây đã phổ biến rộng rãi, mọc hoang ở các bãi đất trống, đồi núi, ven biển. - Đây là loài cây nguy hiểm đối với vùng nhiệt đới, nó mọc dày, dễ cháy và tái sinh mạnh sau khi cháy.
  38. Biện pháp ngăn ngừa * Biện pháp ngăn ngừa chung là: Nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tác hại của sinh vật ngoại lai xâm hại, IUCN, 2001 đã đưa ra các biện pháp: - Nâng cao nhận thức về tác hại của sinh vật ngoại lai xâm hại đối với đa dạng sinh học, sức khoẻ con người và kinh tế xã hội. - Ưu tiên cho công tác ngăn chặn sự du nhập của các loài sinh vật ngoại lai ở qui mô quốc gia cũng như trên toàn thế giới. - Giảm thiểu sự du nhập vô tình hoặc nhập lậu sinh vật ngoại lai.
  39. Biện pháp ngăn ngừa - Xem xét kỹ lưỡng các tác động một loài sinh vật có thể gây ra trước khi quyết định nhập chúng. - Khuyến khích và thực hiện các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt các loài sinh vật ngoại lai xâm hại cũng như từng bước nâng cao hiệu quả của các biện pháp đã có. - Tăng cường khung luật pháp cũng như hợp tác quốc tế trong phòng ngừa việc du nhập, kiểm soát và tiêu diệt các loài ngoại lai xâm hại.
  40. Biện pháp ngăn ngừa * Các biện pháp cụ thể + Biện pháp phòng ngừa - Tăng cường năng lực và hiệu quả việc thực thi các văn bản, pháp qui về kiểm dịch động, thực vật. - Ở các nơi xung yếu, dễ bị các loài ngoại lai xâm hại du nhập, đặc biệt là các khu bảo tồn, cần lập các ô và tuyến định vị để kiểm soát sự xuất hiện của chúng.
  41. Biện pháp ngăn ngừa + Các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt Cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về sinh thái học và sinh học của loài ngoại lai xâm hại. Sau đó tuỳ theo điều kiện địa phương mà áp dung các biện pháp sau: - Biện pháp cơ giới - Biện pháp hoá học - Biện pháp sinh học - Phối hợp cả ba biện pháp trên
  42. Hình ảnh một số loài thực vật ngoại lai Keo đen (Acacia mearnsii) Trúc Tây Ban Nha (Arundo donax) Cây kanh kina (Cinchona pubescens) Cỏ biển (Caulerpa taxifolia)
  43. Hình ảnh một số loài thực vật ngoại lai Đại kích (Euphorbia esula ) Gừng dại (Hedychium gardnerianum) Cây tơ mành (Hiptage benghalensis) Tảo bẹ (Undaria pinnatifida)
  44. Hình ảnh một số loài thực vật ngoại lai Mâm sôi vàng (Rubus ellipticus) Cây nhựa ruồi Brazin (Schinus terebinthifolius) Cây thánh liễu (Tamarix ramosissima) Cây sắn leo (Pueraria Montana)
  45. Hình ảnh một số loài động vật không xương ngoại lai Sứa lược Leidyi (Mnemiopsis leidyi) Kiến Achentian(Linepithema humile) Muỗi vằn chân Á (Aedes albopictus) Cua xanh (Carcinus maenas)
  46. Hình ảnh một số loài động vật không xương ngoại lai Sao biển (Asterias amurensis) Trai vằn (Dreissena polymorpha) Sên sói tía (Euglandina rosea)
  47. Hình ảnh một số loài động vật không xương ngoại lai Sán ốc sên (Platydemus manokwari) Rệp bách (Cinara cupressi) Sâu róm sồi (Lymantria dispar) Ốc sên Châu Phi (Achatina fulica)
  48. Hình ảnh một số loài cá ngoại lai Cá hồi nâu (Salmo trutta) Cá hồi cầu vòng (Oncorhynchus mykiss) Cá gambu (Gambusia affinis) Cá trê (Clarias batrachus )
  49. Hình ảnh một số loài lưỡng cư và bò sát ngoại lai Ếch carribe (Eleutherodactylus coqui) Ếch ương beo (Rana catesbeiana) Cóc mía (Bufo marinus) Rùa tai đỏ (Trachemys scripta)
  50. Hình ảnh một số loài chim và thú ngoại lai Sáo nâu (Acridotheres tristis) Chuột nhắt (Mus musculus) Chào mào đít đỏ (Pycnonotus cafer) Chuột đen (Rattus rattus)
  51. Hình ảnh một số loài thú ngoại lai Cầy nhỏ Ấn Độ (Herpestes javanicus ) Cáo đỏ (Vulpes vulpes) Thỏ (Oryctolagus cuniculus ) Lợn hoang (Sus scrofa)
  52. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !!
  53. THẢO LUẬN
  54. Rắn nâu (Boiga irregularis) Có nguồn gốc ở phía Đông Indonesia, New Guinea và Úc. Loài này đã quá giang trên máy bay quân sự và được du nhập vào đảo Hawai từ những năm 40 của thế kỷ XX. Chúng ẩn mình trong các thùng hàng của tàu, thuyền, máy bay để di chuyển đến nhiều nơi khác nhau.