Giáo trình mô đun Thu hoạch cua thịt

pdf 51 trang ngocly 570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thu hoạch cua thịt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thu_hoach_cua_thit.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Thu hoạch cua thịt

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH CUA THỊT Mã số: MĐ 05 NGHỀ: NUÔI CUA BIỂN Trình độ: SƠ CẤP NGHỀ
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi cua biển thương phẩm ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung nghề nuôi cua biển đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần nghề nuôi cua biển thương phẩm được kết cấu theo môn học và các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề nuôi cua biển thương phẩm theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun 05: Thu hoạch cua thịt là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu kỹ thuật nuôi cua biển trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình 2. KS. Đinh Quang Thuấn 3. ThS. Trương Văn Thượng 4. TS. Bùi Quag Tề
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG MÔ ĐUN THU HOẠCH CUA THỊT 4 BÀI MỞ ĐẦU 5 1. Tầm quan trọng của mô đun: 5 2. Nội dung của mô đun 5 3. Mối quan hệ với các mô đun khác 6 4. Những yêu cầu đối với người học 6 Bài 1: Xác định thời điểm, kích cỡ thu hoạch 7 1. Xác định thời điểm thu hoạch 7 2. Xác định cỡ cua thu hoạch 8 Bài 2: Chuẩn bị thu hoạch 10 1. Phương pháp thu hoạch 10 2. Chuẩn bị thu hoạch 11 Bài 3: Thu hoạch 17 1. Thu tỉa 17 2. Thu toàn bộ 21 Bài 4: Xử lý cua sau thu hoạch 24 1. Làm sạch cua 24 2. Buộc cua 25 3. Bảo quản cua sau thu hoạch 28 Bài 5: Đánh giá kết quả nuôi cua thịt 31 1. Xác định chi phí con giống 31 2. Xác định chi phí thức ăn 32 3. Xác định chi phí nhân công 33 4. Xác định các chi phí nhiên liệu và vật dụng khác 33 5. Hạch toán kinh tế 34 Bài 6: Vận chuyển cua biển 36 1. Chuẩn bị vận chuyển 36 2. Quyết định kỹ thuật vận chuyển 39 3. Xử lý trong quá trình vận chuyển 39 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 42
  5. 4 MÔ ĐUN THU HOẠCH CUA THỊT Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Trình bày được các bước xác định thời điểm, kích cỡ thu hoạch, chuẩn bị, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. - Thực hiện được qui trình kỹ thuật thu hoạch cua biển. - Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật thu hoạch cua biển. Phương pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện. - Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải: + Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun. + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm Nội dung đánh giá: + Nêu được kỹ thuật thu hoạch cua thịt. + Mô tả thao tác phân loại kích cỡ và chất lượng cua thu hoạch. + Xử lý cua trong quá trình vận chuyển.
  6. 5 BÀI MỞ ĐẦU Mục tiêu: - Nhằm cung cấp cách nhìn khái quát về mô đun thu hoạch cua biển; - Hiểu được tầm quan trọng của công tác thu hoạch cua biển hiện nay; - Hiểu được mối quan hệ giữa mô đun thu hoạch cua biển với các mô đun/môn học khác trong chương trình nghề nuôi cua biển thương phẩm; - Biết được những yêu cầu cơ bản đối với người học trước và sau khi học xong mô đun thu hoạch cua biển. Nội dung: 1. Tầm quan trọng của mô đun: Thu hoạch là một trong khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm hiện nay. Nhằm đánh giá hiệu quả và chất lượng của kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm. Đồng thời, trong quá trình nuôi thì chúng ta phải xác định một số các chỉ tiêu sau: Xác định thời điểm và kích cỡ thu hoạch cua biển là biện pháp quan trọng trong kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm. Nhằm mục đích xác định thời điểm thu hoạch, cỡ cua thu hoạch để nâng cao chất lượng, sản lượng và giá trị sản phẩm. Chuẩn bị thu hoạch cua biển là một khâu trong kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm. Nhằm mục đích xác định phương pháp thu thoạch hợp lý tuỳ theo nhu cầu của thị trường và giá cả của thương phẩm. Đồng thời, biết cách thực hiện các thao tác chuẩn bị cho thu tỉa hay thu hoạch toàn bộ cua biển trong ao nuôi, thời điểm nào nên thu tỉa, thời điểm nào nên thu hoạch toàn bộ lượng cua trong ao. Thu hoạch cua biển là một khâu trong kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm. Nhằm mục đích xác định kích cỡ thu hoạch đối với từng phương pháp thu hoạch và nhu cầu thị trường.Xử lý sản phẩm sau thu hoạch là một khâu trong kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm. Nhằm mục đích phân loại cua thương phẩm thành các nhóm khác nhau tuỳ theo nhu cầu thị trường, cách tiến hành buộc cua và phương pháp hạ nhiệt độ cua biển. Đánh giá kết quả là một khâu trong kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm. Nhằm mục đích đánh giá chi phí con giống, chi phí thức ăn, nhân công và các chi phí khác cho một vụ nuôi cua biển thương phẩm. Đồng thời hạch toán lợi nhuận kinh tế đem lại của việc đầu tư nuôi cua biển có đạt hiệu quả hay không. 2. Nội dung của mô đun - Bài mở đầu - Xác định thời điểm và kích cỡ thu hoạch - Chuẩn bị thu hoạch
  7. 6 - Thu hoạch - Xử lý cua sau thu hoạch - Đánh giá kết quả nuôi cua thịt - Vận chuyển cua thịt 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun thu hoạch có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác: - Chuẩn bị nơi nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác cải tạo, chuẩn bị nước, gây màu nước tạo môi trường sạch cho cua sinh trưởng phát triển, thuận lợi cho công tác phòng bệnh cho cua. - Chọn và thả giống là mô đun cung cấp kiến thức về cách chọn con giống có chất lượng tốt, phương pháp thả giống nâng cao tỷ lệ sống cho cua. - Mô đun quản lý môi trường có mối quan hệ chặt chẽ tới công tác phòng trị bệnh cho cua. Trong quá trình nuôi phải đảm bảo môi trường ao nuôi luôn sạch hạn chế mầm bệnh phát triển, quyết định đến việc bệnh bùng phát trong ao thành dịch bệnh hay ở dạng tiềm ẩn. Sau vụ nuôi, thu hoạch được đàn cua có tỷ lệ sống cao, sức khoẻ tốt, chất lượng thịt đảm bảo yêu cầu của người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cao. 4. Những yêu cầu đối với ngƣời học - Người học cần phải hiểu được một số kiến thức cơ bản về nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay về sản phẩm cua biển. - Sau khi học xong người học phải nắm được mùa vụ thu hoạch hợp lý, xác định điều kiện thu hoạch cua nhằm tránh hao hụt. Đồng thời, nắm chắc thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng để thu sản phẩm cua biển đúng lúc và có giá trị lợi nhuận cao.
  8. 7 Bài 1: Xác định thời điểm, kích cỡ thu hoạch Mục tiêu: - Mô tả được công tác xác định thời điểm, kích cỡ thu hoạch cua biển. - Thực hiện được việc xác định thời điểm, kích cỡ thu hoạch cua biển thích hợp. A. Nội dung: 1. Xác định thời điểm thu hoạch 1.1. Xác định mùa vụ thu hoạch Thời điểm thu hoạch đối các tỉnh phía Bắc vì có rét đậm nên tập trung thu vào tháng 11 và kết thúc vào 30/12 dương lịch hàng năm (thu trước thời điểm rét đậm). Thu hoạch cua biển có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ trong ao sau đó có kế hoạch tát cạn vét bùn khử trùng ao nuôi tiếp vụ khác. Sau thời gian nuôi 4 - 8 tháng, khi cua đã đạt kích cỡ và chất lượng thương phẩm và tuỳ theo yêu cầu của thị trường có thể tiến hành thu tỉa hoặc thu toàn bộ cua biển nuôi trong ao. * Thao tác xác định mùa vụ thu hoạch dựa vào các điều kiện sau: + Việc xác định mùa vụ thu hoạch cua biển dựa vào đặc điểm sinh học cua biển. + Dựa vào thời gian thả cua giống và kích cỡ cua thả. + Dựa vào tốc độ sinh trưởng của của cua nuôi. + Dựa vào điều kiện thời tiết hàng năm và tình hình dịch bệnh. + Xác định nhu cầu thị trường dựa vào điều kiện thời tiết, kích thước cua nuôi. + Dựa vào nhu cầu thị trường về cua biển. + Nhu cầu cua giống để nuôi thành cua gạch. 1.2. Đánh giá thị trường Những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng, nên cùng với nghề khai thác tự nhiên, nghề nuôi cua đã phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước, tuy nhiên nguồn con giống chủ yếu vẫn còn phụ thuộc vào khai thác ngoài tự nhiên. Ðể giải quyết vấn đề con giống, đã có một số đề tài nghiên cứu về sinh sản nhân tạo một số giống cua biển. Hiện nay cua được nuôi phổ biến khắp các tỉnh ven biển Việt Nam, đặc biệt là vùng cửa sông Châu thổ phía Bắc (Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định) và các tỉnh Duyên Hải Nam Bộ. Năng suất nuôi riêng cua đã đạt trên 1.000 kg/ha/vụ.
  9. 8 Do cua thường được xuất khẩu ở dạng sống hoặc đông lạnh nguyên con, thị trường chủ yếu là Trung Quốc và một số thị trường lân cận nên giá trị xuất khẩu thường biến động. Năm 2004, khối lượng xuất khẩu đạt gần 6.000 tấn, giá trị hơn 25 triệu USD. Đa số người nuôi thu tỉa, thương lái đến tận nơi để mua cua hoặc tự vận chuyển đi tiêu thụ. Sau khi thu hoạch phần lớn cua được bán cho người thu gom thương lái tại địa phương hay cho đại lý ở chợ hoặc chế biến. Do chủ yếu chỉ thu tỉa và thu toàn bộ vào cuối vụ nên thương lái đến tận nơi để mua cua biển, giá bán cua biển dựa vào sự thỏa thuận giữa người bán và người mua, giá phụ thuộc vào thời vụ, cỡ cua, giới tính và cua ôm trứng hay không. Giá cua biển thương phẩm cao nhất vào thời điểm cuối năm khoảng 500.000 - 800.000 đồng/kg, giá bán tương đối khoảng 200.000 - 300.000 đồng/kg. * Thao tác xác định nhu cầu thị trường: - Khả năng cung cấp cua thịt của người nuôi. - Nhu cầu tiêu dùng của người dân về sản phẩm cua thịt. - Nhu cầu xuất khẩu cua thịt. - Điều kiện môi trường thời tiết. - Tình hình dịch bệnh. - Giá thị trường về sản phẩm cua thịt. 2. Xác định cỡ cua thu hoạch 2.1. Xác định khối lượng Khối lượng cua thu hoạch phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch, thị trường tiêu thụ và nhu cầu tiêu dùng. Cua nuôi chưa đạt kích cỡ thương phẩm nhưng trong ao xảy ra dịch bệnh thì nên tiến hành thu hoạch hoặc thu hoạch chuyển sang ao khác để tiến hành nuôi tiếp. Nhu cầu thị trường về cua biển tăng cao, giá cả sản phẩm tăng thì cũng có thể tiến hành thu tỉa những con đã đạt kích cỡ thương phẩm, đồng thời tiến hanh nuôi tiếp và thu hoạch toàn bộ vào cuôi vụ nuôi. Sau 04 tháng nuôi , cua đaṭ tỉ lệ sống trung bình trên 50%, kích cỡ thương phẩm 0,25 – 0,35 kg/con, chúng ta tiến hành thu hoạch cua. 2.2. Xác định chất lượng - Chất lượng cua thu hoạch đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm. - Trong quá trình nuôi chúng ta tiến hành đánh thử cua lên kiểm tra chất lượng. Cua thường phẩm phải đạt 250g/con trở lên. - Cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái). Khi thấy cua đã đạt tiêu chuẩn, được giá thì tiến hành thu hoạch.
  10. 9 - Những cua chưa đạt kích thước, khối lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu còn khoẻ mạnh thì có thể đem nuôi ở các ao nhỏ, nuôi vỗ tích cực sau một thời gian đạt tiêu chuẩn thu hoạch bán sẽ được giá hơn. * Thao tác xác định kích cỡ cua thu hoạch: - Dựa vào nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng; - Dựa vào tốc độ sinh trưởng của cua biển; - Dựa vào điều kiện môi trường ao nuôi; - Dựa vào dấu hiệu bệnh lý của cua biển B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập: - Xác định mùa vụ thu hoạch cua thịt - Xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm cua thịt. - Xác định kích cỡ cua thịt thu hoạch. 2. Bài tập thực hành: - Thao tác xác định mùa vụ thu hoạch, nhu cầu thị trường và kích cỡ cua thu hoạch. C. Ghi nhớ: - Mùa vụ thu hoạch cua cho năng suất cao - Kích thước cua thịt thu hoạch
  11. 10 Bài 2: Chuẩn bị thu hoạch Mục tiêu: - Mô tả được công tác chuẩn bị dụng cụ, nhân lực và thị trường tiêu thụ sản phẩm cua biển thương phẩm. - Thực hiện được công tác chuẩn bị dụng cụ, nhân lực và tiêu thụ sản phẩm. - Tuân thủ nghiêm túc trình tự, tiêu chuẩn qui trình kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Phƣơng pháp thu hoạch 1.1. Xác định phương pháp thu tỉa Có thể dùng lưới hay bắt bằng tay những con cua lớn có đạt kích cỡ thương phẩm để bán, những con cua còn nhỏ để lại nuôi tiếp. Hình thức này hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn do con giống lớn, thời gian nuôi lần sau ngắn, nhưng do lượng cua còn lại ít nên chuyển sang nuôi ở một ao khác có diện tích nhỏ hơn để tận dụng ao cũ thả nuôi giống mới với số lượng lớn. Tuỳ theo nhu cầu của thị trường, khi cua giống đaṭ kích cỡ yều cầu tiến hành thu tỉa bằng thả rập. Các bước thu hoạch cua bao gồm: Khi mực nước trong ao rút xuống tiến hành thu tỉa cua. Dùng lưới có kích thước mắt thích hợp hoặc thả rập xuống ao để thu cua biển, sau đó chuyển ra thau, chậu, thuyền lưu giữ đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành thu những con đạt kích cỡ và chất lượng thương phẩm. Tuỳ theo nhu cầu của thị trường về loại cua nào tiến hành thu hoạch, thả ra ao nuôi những con không đạt tiêu chuẩn thu hoạch. Chuyển toàn bộ số cua thu được vào thau, chậu, thuyền lưu giữ rồi tiến hành rửa sạch cua, định lượng và buộc cua. Tiến hành vận chuyển đi tiêu thụ ngoài thị trường.
  12. 11 Hình 2.1: Thu tỉa cua thịt 1.2. Xác định phương pháp thu toàn bộ Tiến hành tát cạn ao, bắt hết cua trong ao, tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Sau khi thu hoạch hết cua trong ao, tiến hành cải tạo lại chuẩn bị cho việc nuôi đợt tiếp. Khi cua giống đaṭ kích cỡ yều cầu , thu hết giá thể mà cua trú ẩn , rồi tiến hành xả cạn bắt cua bằng tay. Trước khi thu hoạch tiến hành tháo bớt nước trong ao nuôi còn lại khoảng 30cm, các bước thu được tiến hành như sau: Khi mực nước trong ao rút xuống tiến hành thu cua. Dùng tay bắt cua để thu cua biển, sau đó chuyển ra thau, chậu, thuyền lưu giữ đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành thu hoạch toàn bộ cua đạt kích cỡ và chất lượng thương phẩm. Chuyển toàn bộ số cua thu được vào thau, chậu, thuyền lưu giữ rồi tiến hành rửa sạch cua, định lượng và buộc cua. Phân loại cua thành các nhóm khác nhau. Tiến hành vận chuyển đi tiêu thụ ngoài thị trường. 2. Chuẩn bị thu hoạch 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 2.1.1. Chuẩn bị dụng cụ thu tỉa
  13. 12 Dụng cụ thu tỉa phải chuẩn bị đầy đủ, phù hợp với các hình thức thu không ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cua thu hoạch. - Chuẩn bị dụng cụ thau, chậu - Gổ nhựa: 02 cái - Thuyền: 01 chiếc - Lưới: 01 tay - Lồng cước: 03 cái - Quân lội nước: 01 bộ - Lưới chắn cống: 01 cái - Dây buộc - Cân bàn 5kg: 01 cái - Sổ ghi chép: 01 cuốn - Dụng cụ vận chuyển phải sạch và không bị hư hỏng. Hình 2.2: Lồng cước thu tỉa cua gạch
  14. 13 Hình 2.3: Lưới thu tỉa cua biển Hình 2.4: Thuyền câu cua 2.1.2. Chuẩn bị dụng cụ thu toàn bộ Dụng cụ thu toàn bộ phải chuẩn bị đầy đủ, phù hợp với các hình thức thu không ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cua thu hoạch. - Chuẩn bị dụng cụ thau, chậu - Gổ nhựa: 02 cái
  15. 14 - Máy bơm: 01 chiếc - Vợt: 01 chiếc - Quân lội nước: 01 bộ - Lưới chắn cống: 01 cái - Dây buộc - Cân bàn 5kg: 01 cái - Sổ ghi chép: 01 cuốn - Dụng cụ vận chuyển phải sạch và không bị hư hỏng. Hình 2.5: Lưới chắn cống thoát Hình 2.6: Vợt bắt cua
  16. 15 Hình 2.7: Bơm nước ao nuôi cua thịt 2.2. Chuẩn bị nhân lực Trước khi thu hoạch ta phải chuẩn bị đầy đủ các dụng dụng cụ thu hoạch cua thịt cũng như nhân lực phục vụ cho công tác thu hoạch cua. * Đối với hình thức thu tỉa cua thịt: - Thu tỉa thịt được tiến hành hàng ngày đánh bắt những con đã đạt kích cỡ thương phẩm. - Nguồn nhân lực có thể là các thành viên trong gia đình. - Thu hoạch cua thường vào buổi sang sớm. - Tiến hành thu lồng lưới, vó để bắt cua đã đủ tiêu chuẩn. - Do vây, hình thức thu tỉa nguồn nhân lực cần ít và thu hoạch trong thời gian ngắn, - Sau đó vận chuyển đi tiêu thụ hoặc thương lái mua tại ao nuôi. * Đối với hình thức thu hoạch toàn bộ: - Thu hoạch toàn bộ cua trong ao được tiến hành vào cuối vụ nuôi, khi cua đều đạt kích cỡ thương phẩm. - Chuẩn bị phương tiện vận chuyển, dụng cụ thu hoạch cua thịt, vận hành máy bơm, bắt cua. - Ao nuôi có diện tích 1ha phải có từ 3 - 4 lao động thực hiện thu hoạch cua thịt. - Sau khi bắt hết cua thịt tiến hành bơm cạn nước và cải tạo ao chuẩn bị cho vụ nuôi mới.
  17. 16 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập: - Xác định phương pháp thu hoạch cua thịt. - Xác định dụng cụ cần thiết cho công tác thu hoạch cua thịt. 2. Bài tập thực hành: - Phương pháp thu tỉa và thu toàn bộ cua thịt. - Thao tác chuẩn bị dụng cụ thu hoạch cua thịt. C. Ghi nhớ: - Phương pháp thu hoạch cua thịt. - Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch cua thịt.
  18. 17 Bài 3: Thu hoạch Mục tiêu: - Mô tả được công tác thu tỉa và thu toàn bộ cua biển. - Thực hiện được thao tác thu hoạch cua biển. A. Nội dung: 1. Thu tỉa 1.1. Thu cua bằng lồng lưới - Phương pháp thu cua thịt bằng lồng lưới dùng để thu tỉa cua đã đạt lích cỡ thương phẩm, không làm tổn thương đến cua. - Phương pháp này thao tác đơn giản dễ làm, hiệu quả cho việc thu tỉa cua thịt thương phẩm. * Thao tác thu cao bằng lồng lưới: Bước 1: Chuẩn bị lồng lưới Hình 3.1: Lồng lưới thu tỉa cua Bước 2: Đặt lồng lưới + Đưa lồng lưới xuống ao nuôi cua gạch. + Đóng hai cọc để cố định giữ cho lồng lưới không bị đổ. + Buộc hai đầu lồng lưới vào cọc, cho lồng lưới không bị đổ.
  19. 18 Bước 3: Thu lồng lưới + Đặt lồng lưới qua đêm. + Tháo dây ở hai đầu cọc ra. + Kéo lồng lưới lên. Hình 3.2: Thu lồng lưới thu tỉa cua gạch Bước 4: Thu cua gạch + Dùng tay bắt cua trong lồng lưới + Kiểm tra cua: con nào đã lên đầy gạch thì thu hoạch, con nào chưa lên gạch thì thả xuống nuôi tiếp. 1.2. Thu cua bằng lưới - Phương pháp thu cua thịt bằng lưới dùng để thu tỉa cua đã đạt kích cỡ thương phẩm, tuy nhiên phương pháp thu này dễ làm cua bị tổn thương có thể bị gẫy còng, chân mất giá trị kinh tế. - Phương pháp này thao tác đơn giản dễ làm, hiệu quả cho việc thu tỉa cua thịt. - Thu tỉa cua thịt bằng lông lưới được thực hiện từ chiều tối ngày hôm trước và sáng hôm sau tiến hành thu lồng lưới bắt cua thịt.
  20. 19 * Thao tác thu cua bằng lưới: Bước 1: Chuẩn bị lưới thu cua Hình 3.3: Lưới thu tỉa cua gạch Bước 2: Đặt lưới xuống ao + Lội xuống ao thả lưới thu cua thịt. + Dùng thuyền thả lưới xuống ao thu cua. Bước 3: Thu lưới + Sau khoảng 2 - 3 giờ thì tiến hành thu lưới. + Lội xuống ao hay đi thuyền để thu lưới. + Không nên để lưới qua đêm cua sẽ dùng càng làm rách lưới và ảnh hưởng đến cua thu hoạch. Bước 4: Thu cua thịt + Dùng tay gỡ cua trong lưới ra. + Kiểm tra cua: con nào đạt lích cỡ thương phẩm thì thu hoạch, con nào chưa đủ tiêu chuẩn thì thả xuống nuôi tiếp. 1.3. Thu cua bằng vó - Phương pháp thu cua thịt bằng vó dùng để thu tỉa cua đã đạt kích cỡ thương phẩm, không làm tổn thương đến cua. - Phương pháp này thao tác đơn giản dễ làm, hiệu quả cho việc thu tỉa cua thịt.
  21. 20 * Thao tác thu cua bằng vó: Bước 1: Chuẩn bị vó thu cua Hình 3.4: Vó thu cua thịt Bước 2: Đặt vó + Cho thức ăn vào trong vó. + Đặt các vó này tương tự khi cho cua ăn xung quanh ao nuôi. Bước 3: Thu cua + Sau khoảng 30 - 60 phút, tiến hành nhấc vó kiểm tra. + Dùng tay bắt cua cho vào xô nhựa, gổ nhựa. Hình 3.5: Thu tỉa cua thịt bằng vó
  22. 21 Bước 4: Kiểm tra cua thu hoạch + Quan sát cua thu hoạch + Cân cua thu hoạch + Cua nhỏ đem thả lại nuôi tiếp, cua đã đạt kích thước thương phẩm thì thu hoạch. 2. Thu toàn bộ - Hàng ngày kiểm tra cua khi thấy cua đều đạt kích cỡ thương phẩm có thể thu hoạch đồng loạt. Cua chưa đạt có thể tiếp tục nuôi lại thêm một thời gian nữa. - Rút cạn nước trong ao, cua tập trung ở mương trước cửa cống dùng vợt để xúc. - Nếu không tháo được nước thì phải dùng máy bơm hút cạn nước trong ao. 2.1. Làm càn nước - Nếu ao có thể thao nước qua cống thoát thì xả cạn nước ao qua cống thoát ra ngoài. - Đối với ao không thể tháo nước thì dùng máy bơm hút nước trong ao ra ngoài. Hình 3.6: Tháo nước qua cống
  23. 22 Hình 3.7: Máy bơm nước ao * Thao tác thực hiện: Bước 1: Chăn lưới: - Dùng khung lưới chắn ở cửa cống không để cua thoát ra ngoài. - Dùng lưới kích thước 2a = 3 - 4cm chắn xung quanh đầu hút nước của máy bơm, cho cua không bị hút vào đầu bơm. Bước 2: Xả nước - Mở cánh phai chắn cống cho nước thoát ra ngoài. - Vận hành máy bơm nước ra ngoài. 2.2. Bắt cua * Thao tác bắt cua thịt: Bước 1: Vợt cua thịt - Khi tháo nước qua cống cua sẽ tập trung ở cửa cống, dùng vợt bắt cua cho vào trong xô nhựa. - Dung vợt bắt cua trong ao khi bơm nước gần cạn. Bước 2: Bắt cua thịt - Khi nước đã được tháo hay bơm cạn tiến hành bắt cua. - Lội xuống ao mò cua bắt hết cho vào xô nhựa, thùng. - Chú ý cua biển đào hang ẩn lấp khi cạn nước nên phải mò kỹ bắt toàn bộ cua trong ao.
  24. 23 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập: - Phương pháp thu tỉa cua thịt bằng lồng lưới, vợt, vó. - Phương pháp làm cạn nước 2. Bài tập thực hành: - Thực hiện thao tác thu tỉa cua thịt bằng lồng lưới, vợt, vó. - Thao tác bắt cua thịt. C. Ghi nhớ: - Phương pháp thu tỉa cua thịt bằng lồng lưới, vợt, vó. - Phương pháp bắt cua thịt.
  25. 24 Bài 4: Xử lý cua sau thu hoạch Mục tiêu: - Mô tả được công tác làm sạch, phân loại và giữ sống cua sau thu hoạch. - Thực hiện được công tác làm sạch, phân loại và giữ sống cua sau thu hoạch. A. Nội dung: 1. Làm sạch cua 1.1. Rửa sạch cua 1.1.1. Chuẩn bị dụng cụ Dụng cụ rửa cua thịt sau thu hoạch gồm: - Xô nhựa 20 lít - Bể composite - Nước biển sạch - Gổ nhựa - Khay nhựa - Thùng xốp - Cua thịt 1.1.2. Thao tác rửa cua Thao tác rửa cua bao gồm các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị nước + Cho nước biển vào hai xô nhựa hoặc bể composite. + Xô, bể thứ nhất rửa cua lần 1. + Xô, bể thứ nhất rửa cua lần 2. Bước 2: Thao tác rửa cua + Cho cua vào xô, bể thứ nhất rửa 1 lần cho hết đất bám trên cua. + Tiếp theo cho sang xô, bể thứ 2 chưa nước sạch rửa lại lần 2. + Sau đó cho cua ra xô nhựa, thuyền để phân loại cua. 1.2. Phân loại cua 1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ phân loại Dụng cụ dùng để phân loại cua thịt bao gồm: - Xô nhựa 20 lít - Gổ nhựa - Khay nhựa
  26. 25 - Thùng xốp - Cua thịt - Cân 5kg - Gang tay 1.2.2. Thao tác phân loại Cua được thu tỉa hay thu toàn bộ cho vào thùng, thuyền hay bể để tiến hành phân loại cua. Cua phải đạt chất lượng tốt về kích thước và chất lượng như: - Cua phải đạt cỡ từ 250 gram trở lên. - Cua chắc thịt hoặc đã có gạch (cua cái). - Cua chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch cua còn khoẻ mạnh thì có thể đem ra các ao nhỏ, nuôi vỗ tích cực. - Phân loại các loại cua yếu, gẫy chân. * Thao tác phân loại cua: Bước 1: Cân cua + Cho cua lên cân để phân loại nhóm kích thước + Đưa cua đã cân và phân loại vào các dụng cụ chứa khác nhau. Bước 2: Phân loại bằng ngoại hình - Phân loại cua ốp và cua chắc - Quan sát cua có gạch bằng cách dùng tay hay que ấn nhẹ phần giữa yếm và mai cua. - Đưa cua đã phân loại: cua ốp, cua chắc, cua gạch và các dụng cụ chứa khác nhau để tiêu thụ. 2. Buộc cua 2.1. Phương pháp buộc cua - Sau khi thu hoạch cua thịt, tiến hành rửa sạch cua, phân loại nhóm cua và buộc cua thịt để vận chuyển đi tiêu thụ. - Phương pháp buộc cua gồm các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị dây buộc Bước 2: Cố định cua Bước 3: Buộc cua 2.2. Thao tác buộc cua 2.2.1. Chuẩn bị dây buộc
  27. 26 - Dây buộc cua có thể sử dụng dây nilon, dây chuối, vải, có thể cố định và buộc cua không bị gãy còng, chân - Dây buộc được ngâm nước trước khi buộc để cho sợ dây mềm. Hình 4.1: Dây buộc cua 2.2.2. Cố định cua Cua đã được rửa sạch, dùng dây nilon hay dây chuối đã được ngâm qua nước làm mềm. Tiến hành buộc cua lại, thao tác buộc cua sao cho cua được cố định các chân và không gẫy chân. Hình 4.2: Thao tác cố định cua biển
  28. 27 2.2.3. Buộc cua Hình 4.3: Thao tác buộc cua biển Hình 4.4: Cua đã được buộc chặt
  29. 28 3. Bảo quản cua sau thu hoạch 3.1. Đưa cua vào dỏ Hình 4.5: Cho cua vào gổ tre 3.2. Đưa cua vào khay nhựa Hình 4.6: Cho cua vào khay nhựa
  30. 29 3.3. Đưa cua vào thùng xốp Hình 4.7: Đưa cua vào thùng xốp 3.4. Hạ nhiệt độ giữ cua - Cua biển sau khi thu hoạch tiến hành đem vận chuyển đi tiêu thụ tại các nhà hàng, chợ lớn, siêu thị, xuất khẩu. - Trong quá trình vận chuyển, chúng ta cần phải tiến hành hạ nhiệt độ trong môi trường vận chuyển. Nhằm giúp cho cua khoẻ, nâng cao tỷ lệ sống của cua trong quá trình vận chuyển. - Các dụng cụ dùng để hạ nhiệt độ cho cua có thê là nước đá, bèo tây, mùn cưa, - Cua biển có khả năng sống lâu trong môi trường không có nước, chỉ cần cua được giữu ẩm nhiệt độ thích hợp. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập: - Phương pháp phân loại cua thịt. - Phương pháp buộc cua thịt. - Phương pháp bảo quản cua thịt. 2. Bài tập thực hành: - Thao tác phân loại cua thịt. - Thao tác buộc cua thịt. - Thao tác hạ nhiệt độ cho cua.
  31. 30 C. Ghi nhớ: - Phương pháp phân loại cua thịt. - Phương pháp buộc cua.
  32. 31 Bài 5: Đánh giá kết quả nuôi cua thịt Mục tiêu: - Mô tả được công tác xác định tỷ lệ sống, năng suất cua thịt và đánh giá hiệu quả kinh tế. - Thực hiện được công tác xác định tỷ lệ sống, năng suất cua thịt và đánh giá hiệu quả kinh tế. A. Nội dung: 1. Xác định chi phí con giống 1.1. Xác định số lượng cua giống Mật độ thả cua nuôi phụ thuộc vào điều kiện môi trường, kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi, khả năng cung cấp thức ăn. - Đối với cua rận (giai đoạn Megalop) thả với mật độ khoảng 2 - 3 con/m2. - Đối với cua nuôi thương phẩm cỡ giống 2 - 3 cm thả với mật độ 1 - 2 con/m2. - Nuôi cua thịt thành cua gạch với mật độ 0,3 - 0,5 con/m2. * Phương pháp tính số lượng cua giống: Bước 1: Xác định mật độ thả giống + Cỡ giống giống thả + Hình thức nuôi: quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh hay thâm canh. Bước 2: Xác định diện tích nuôi Bước 3: Xác định số lượng cua giống Số lượng cua giống = mật độ thả (con/m2) x diện tích ao nuôi (m2) 1.2. Xác định giá thành con giống Phương pháp xác định giá thành con giống bao gồm các bước sau: Bước 1: Cỡ cua giống - Cua rận (giai đoạn Megalop). - Cua giống cỡ 2 - 3 cm. - Cỡ giống 100 - 200gram Bước 2: Nhu cầu thị trường - Diện tích nuôi - Khả năng cung cấp cua giống - Giá cua thương phẩm
  33. 32 1.3. Xác định chi phí con giống Để xác định chi phí con giống của một vụ nuôi có vai trò quan trọng trong việc đánh giá lợi nhuận kinh tế cuôi vụ nuôi. - Xác định kỹ thuật nuôi theo hình thức quảng canh, bán thâm canh hay thâm canh. - Xác định mật độ nuôi phù hợp với mô hình nuôi và điều kiện chăm sóc quản lý, kỹ thuật thâm canh. - Xác định số lượng cua giống cần thả nuôi. - Công thức tính chi phí con giống cần thiết cho vụ nuôi: Chi phí con giống = (Số lƣợng cua thả nuôi) x (đơn giá một con giống) 2. Xác định chi phí thức ăn 2.1. Xác định khối lượng thức ăn sử dụng - Dựa vào khẩu phần thức ăn cho từng gai đoạn của cua và thời gian nuôi để dự trù lượng thức ăn cần thiết cho vụ nuôi. - Khối lượng thức ăn sử dụng nuôi cua thịt được tính toán dự trên số lượng thức ăn hàng ngày cung cấp cho cua trong sổ nhật ký. * Từ đó, tính toán được hệ số thức ăn cho cua: - Hệ số thức ăn đánh giá chất lượng thức ăn, có ý nghĩa quan trọng đến tăng trọng của cua nuôi, giá thành và hiệu quả kinh tế khi sử dụng. - Hệ số thức ăn hay là hệ số chuyển đổi thức ăn là lượng thức ăn mà cua sử dụng để được một đơn vị tăng trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi thì việc xác định chính xác lượng thức ăn cua nuôi sử dụng khó thực hiện nên người nuôi thường tính hệ số thức ăn là khối lượng thức ăn (kg) cần để sản xuất 1 kg cua nuôi (tính trên khối lượng cua thu hoạch). - Công thức tính hệ số chuyển đổi thức ăn: Thức ăn sử dụng (kg) FCR = Khối lƣợng (KL) gia tăng (kg) Khối lƣợng gia tăng = Khối lƣợng thu hoạch - Khối lƣợng thả ban đầu 2.2. Xác định giá thành thức ăn Phương pháp xác định giá thành con giống bao gồm các bước sau: Bước 1: Loại thức ăn - Thức ăn cá tạp - Nhuyễn thể
  34. 33 Bước 2: Nhu cầu thức ăn - Diện tích nuôi - Khả năng cung cấp thức ăn - Sản lượng đánh bắt 3. Xác định chi phí nhân công 3.1. Xác định thời gian nuôi Thời gian nuôi tuỳ thuộc vào kích cỡ con giống nuôi đến khi đạt kích thước thương phẩm bán ra thị trường trên 250 gram/con. - Đối với cua rận (giai đoạn Megalop) thời gian nuôi kéo dài khoảng 6 - 8 tháng. - Đối với cua kích thước 2 - 3cm thời gian nuôi khoảng 3 - 4 tháng. - Đối với cua thịt (cua Y) nuôi thành cua gạch, thời gian nuôi khoảng 15 - 20 ngày. 3.2. Xác định số nhân công làm việc Nuôi cua biển thương phẩm ít tốn nhân công trong quá trình chăm sóc và quản lý, chủ yếu là nhân công gia đinh quản lý khoảng 4 - 5ha. Chủ yếu nhân công làm việc mùa vụ, khâu chuẩn bị ao trước vụ nuôi. Số lượng nhân công làm việc mùa vụ cho 1ha ao nuôi cho khâu chuẩn bị ao nuôi khoảng 2 nhân công/1ha. Thời gian cải tạo ao nuôi khoảng 1 tháng, lương cho một công nhân tuỳ theo thời vụ. Cách xác định chi phí nhân công cho 1ha ao nuôi được tính theo công thức sau: Chi phí nhân công = số lƣợng công nhân (ngƣời/ha) x Tiền lƣơng (đồng/tháng) 4. Xác định các chi phí nhiên liệu và vật dụng khác 4.1. Xác định chi phí điện Chi phí năng lượng là các chi phí sử dụng năng lượng vào phục vụ trong quá trình nuôi như: điện chiếu sáng, điện bơm nước (cải tạo, trong quá trình nuôi), điện dùng chạy quạt nước, Công thức tính chi phí năng lượng: Chi phí năng lƣợng = Tổng lƣợng điện tiêu thụ (KWh) x Giá điện (đồng/KWh)
  35. 34 4.2. Xác định chi phí xăng, dầu Chi phí nhiên liệu là các chi phí sử dụng nhiên liệu vào phục vụ trong quá trình nuôi như: dầu, xăng để chạy các thiệt bị như: Máy phát điện, máy bơm nước (cải tạo, trong quá trình nuôi), máy chạy quạt nước, Công thức tính chi phí nhiên liệu: Chi phí nhiên liệu = Tồng nhiên liệu tiêu thụ (dầu, xăng) (lít) x Giá nhiên liệu (dầu, xăng) (đồng/lít) 4.3. Xác định chi vật dụng mau hỏng rẻ tiền Các chi phí khác là các chi phí được sử dụng vào phục vụ trong quá trình nuôi như: phân bón gây màu, vôi cải tạo ao và sử dụng trong quá trình nuôi, các loại thuốc xử lý phòng trị bệnh cho cua, chi phí thuê đất, Cách tính chi phí khác tương tự như tính chi phí năng lượng và chi phí nhiên liệu cho một vụ nuôi cua biển thương phẩm. 5. Hạch toán kinh tế - Để đánh giá hiệu quả kinh tế: ta phải tính toán được chi phí sản xuất của một vụ nuôi (gồm có: con giống, thức ăn, hoá chất, thuốc xử lý, lương trả công nhân, lương cán bộ kỹ thuật, tiền thuê đất), sau khi thu hoạch tính được tổng doanh thu của ao nuôi sau 1 vụ. - Từ đó, ta tính được hiệu quả kinh tế (hay lợi nhuận thu được sau 1 vụ nuôi/ao). 5.1. Xác định tổng chi phí Việc xác định chính xác các chi phí về con giống, chi phí thức ăn, chi phí tiền lương cho công nhân, chi phí năng lượng, chi phí nhiên liệu và các chi phí khác (thuốc và hoá chất xử lý trong quá trình nuôi), sẽ giúp người nuôi tính toán tổng chi phí cho toàn bộ vụ nuôi một cách chính xác. Tổng chi phí phục vụ cho một vụ nuôi cua thương phẩm chính là tổng các chi phí mà người nuôi bỏ ra trong suốt quá trình nuôi. 5.2. Xác định tổng thu Nuôi cua biển theo mô hình nuôi xen canh, tổng thu hoạch sẽ là tổng lượng cua thu được và đối tượng nuôi xen canh. Công thức tính tổng thu: Tổng thu = ∑ lƣợng cua thu hoạch (kg) x Giá bán (đồng/kg) + ∑ sản phẩm xen canh (kg) x Giá bán (đồng/kg)
  36. 35 5.3. Hạch toán lỗ, lãi Hạch toán kinh tế được thể hiện qua bảng: Kết quả sản xuất/01vụ/01ha. STT CHỈ TIÊU THÀNH TIỀN I TỔNG DOANH THU - Cua biển - Sản phẩm xen canh II CHI PHÍ - Chi phí con giống - Chi phí thức ăn - Chi phí nhân công - Chi phí năng lượng - Chi phí nhiên liệu - Các chi phí khác III LỢI NHUẬN (1ha) [ I – II ] B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Bài tập: - Phương pháp xác định chi phí sản xuất cho 1 ao nuôi cua thịt 2. Bài tập thực hành: Một hộ gia đình nuôi cua thịt trong ao, có diện tích 1.000m2, mật độ thả cua giống 3 con/m2, cỡ giống cua rận, thời gian nuôi 6 tháng. Tính toán hiệu quả kinh tế của một đợt nuôi thịt của một hộ gia đình trên theo thời điểm hiện tại. C. Ghi nhớ: - Phương pháp tính toán chi phí sản xuất. - Phương pháp hạch toán kinh tế.
  37. 36 Bài 6: Vận chuyển cua biển Mục tiêu: - Mô tả được công tác vận chuyển cua biển sau khi thu hoạch; - Thực hiện được thao tác chuẩn bị vận chuyển, xác định mật độ vận chuyển và xử lý trong quá trình vận chuyển. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị vận chuyển 1.1. Xác định số lượng cua vận chuyển Tuỳ theo diện tích ao nuôi, mật độ cua thả, tỷ lệ sống trong quá trình chăm sóc và quản lý, người nuôi xác định số lượng cua biển thu hoạch trong ao. Việc xác định số lượng cua thu hoạch nhằm chuẩn bị nhân công, vật tư cần thiết: thùng, dụng cụ vận chuyển và phương tiện vận chuyển. Đồng thời xác định khả năng tiêu thụ tại địa phương và khu vực để có hướng tiêu thụ số lượng cua biển thu hoạch hợp lý nâng cao lợi nhuận. 1.2. Xác định kích cỡ cua Kích cỡ cua thu hoạch khoảng 250 gram trở lên, có thể sử dụng biện pháp thu tỉa hoạch thu toàn bộ lượng cua trong ao. Tiến hành phân loại, phân cỡ cua biển thành các nhóm có trọng lượng khác nhau, thuận tiện trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. - Cua thịt (cua Y) khối lượng khoảng 250 - 300 gram và nhóm khối lượng lớn hơn 350 gram. - Cua gạch khối lượng 250 - 300 gram và nhóm khối lượng lớn hơn 350 gram. 1.3. Xác định mật độ vận chuyển Mật độ cua khi vận chuyển tuỳ thuộc vào kích thước cua biển, dụng cụ vận chuyển và chất lượng phương tiện vận chuyển. - Đối với cua thịt (Cua Y) có thể vận chuyển làm con giống lớn nuôi vỗ trở thành cua gạch, mật độ vận chuyển cua có khối lượng từ 250 - 300 gram, có thể vận chuyển từ 40 - 50 con cua/1 thùng xốp, khay nhựa và nhóm có khối lượng lớn hơn 350 gram, có thể vận chuyển từ 20 - 30 con cua/1 thùng xốp, khay nhựa có kích thước: 40 x 30 x 30 cm. - Đối với cua gạch chủ yếu là vận chuyển đi tiêu thụ mật độ vận chuyển có thể cao hơn so với cua thịt. 1.4. Xác định dụng cụ vận chuyển 1.4.1. Yêu cầu dụng cụ vận chuyển
  38. 37 Dụng cụ vận chuyển cua biển phải đảm bảo an toàn cho cua trong suốt quá trình vận chuyển. Tuỳ theo quãng đường vận chuyển xa hay gần thì dụng cụ vận chuyển có thể sử dụng làm bằng tre, nhựa hay bằng xốp. Dụng cụ vận chuyển cua biển được phải đảm bảo yêu cầu cách nhiệt và giữ ẩm cho cua trong quá trình vận chuyển. Hình 6.1: Thùng xốp vận chuyển cua biển Hình 6.2: Khay nhựa vận chuyển cua biển
  39. 38 1.4.2. Số lượng và chất lượng dụng cụ Số lượng dụng cụ phải đảm bảo đầy đủ số lượng cua thu hoạch cấn vận chuyển. Dụng cụ vận chuyển đi quãng đường xa hay gần cần phải có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ với sản lượng cua dự tính thu hoạch trong ao. Dụng cụ vận chuyển phải đảm bảo chất lượng, giữ ẩm được cho cua suốt trong quá trình vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển cua không bò ra ngoài, không bị rơi ra ngoài, không ảnh hưởng đến cua. 1.5. Xác định phương tiện vận chuyển 1.5.1. Yêu cầu phương tiện vận chuyển Tuỳ theo khoảng cách, có thể vận chuyển bằng máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu biển, xe đạp, xe máy. Hình 6.3: Xe ôtô lạnh vận chuyển cua biển 1.5.2. Số lượng và chất lượng phương tiện Số lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào lượng cua thu hoạch và phương tiện vận chuyển. Phương tiện vận chuyển thô sơ, khả năng chuyên chở ít thì số lượng phương tiện vận chuyển nhiều và ngược lại phương tiện vận chuyển hiện đại, khả năng chuyên chở với số lượng nhiều thì số lượng phương tiện vận chuyển ít. Chất lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào quãng đường vận chuyển đi tiêu thụ xa hay gần. Nếu vận chuyển cua biển tiêu thụ tại địa phương thì phương tiện vận chuyển có thể là ôtô, xe máy, xe đạp. Sản phẩm được tiêu thụ từ vùng này sang vùng khác thì dùng các phương tiện như máy bay, ôtô, tàu hoả. Chất lượng các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo không được hư
  40. 39 hỏng trong quá trình vận chuyển, có dụng cụ hạ nhiệt nếu vận chuyển quãng đường xa. 1.6. Xác định thời tiết vận chuyển 1.6.1. Nhiệt độ môi trường Nhiệt độ môi trường vận chuyển có ảnh hưởng lớn đến mật độ vận chuyển, tỷ lệ sống và thời gian vận chuyển cua biển. Nhiệt độ thích hợp để vận chuyển cua là từ 22oC đến 25oC. Trong quá trình vận chuyển ta có thể sử dụng các dụng cụ làm mát để hạ nhiệt độ trong thùng vận chuyển: như rong, bèo, nước, hoặc có thể sử dụng xe chuyển dụng có hệ thống làm lạnh. 1.6.2. Mật độ vận chuyển Mật độ vận chuyển cua có quan hệ mật thiết tới nhiệt độ môi trường và nhiệt độ môi trường vận chuyển. Nhiệt độ môi trường quá cao và không có hệ thống hạ nhiệt độ nên vận chuyển cua với mật độ thưa hơn. Nếu nhiệt độ môi trường thấp có thể tăng mật độ vận chuyển, đồng thời trong quá trình vận chuyển luôn giữ cho ao ẩm uớt. 2. Quyết định kỹ thuật vận chuyển 2.1. Phương pháp vận chuyển giữ ẩm Trong quá trình vận chuyển cua biển hô hấp qua mang, để quá trình hô hấp được diễn ra thuận lợi, cua phải luôn dược giữ ẩm. Giữ ẩm cho quá trình vận chuyển cua biển là rong, bèo, mùn cưa kết hợp với phun nước giữ ẩm cho cua. Sau thời gian 30 - 60 phút tiến hành dùng vòi tưới giữ ẩm một lần tùy thuộc vào thời tiết mà thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn. 2.2. Mật độ vận chuyển Mật độ vận chuyển cũng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và số lượng cua vận chuyển. Đối với cua biển có kích thươc nhỏ thì mật độ vận chuyển lớn và cua có kích thước lớn thì mật độ vận chuyển thấp hơn. Đồng thời, mật độ vận chuyển cong phụ thuộc và dụng cụ vận chuyển, nhiệt độ môi trường vận chuyển và thời gian vận chuyển 3. Xử lý trong quá trình vận chuyển 3.1. Kiểm tra cua trong quá trình vận chuyển 3.1.1. Thời gian kiểm tra Trong quá trình vận chuyển cua biển thường xuyên kiểm tra cua, sau thời gian 30 - 60 phút tiến hành kiểm tra cua một lần. Nếu thấy cua không còn ẩm ướt hay nhiệt độ cao dùng vòi tưới giữ ẩm một lần tùy thuộc vào thời tiết mà thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn. 3.1.2. Cách kiểm tra cua
  41. 40 Kiểm tra cua trong quá trình vận chuyển rất quan trọng nhằm nâng cao tỷ lệ sống, chất lượng của cua biển khi vận chuyển. Do vậy, trong quá trình vận chuyển nên xác định thời gian kiểm tra cua: - Mở dụng cụ vận chuyển quan sát kiểm tra tình trạng của cua. - Cua không còn ẩm ướt thì tiến hành tưới nước cho cua. - Hoặc tưới nước lên các vật dụng giữ ẩm như: rong, bèo, mùn cưa, 3.2. Xử lý khi nhiệt độ tăng cao 3.2.1. Nhiệt độ vận chuyển - Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của cua, tỷ lệ sống và thời gian vận chuyển cua biển. - Nhiệt độ quá cao sẽ làm cho quá trình hô hấp cua cua tăng lên, làm cho cua yếu và có thể bị chết. 3.2.2. Biện pháp xử lý - Thời tiết quá nóng phải tiến hành làm giảm nhiệt độ (làm mát) cho cua biển bằng cách dùng đá lạnh xay nhỏ trộn chung với mùn cưa làm vật liệu giữ ẩm cho cua biển hoặc tưới nước nước giữ ẩm cho cua biển với nhiệt độ nước thấp. - Hoặc dùng nước biển tưới lên để làm mát cho cua. 3.3. Xử lý khi cua bò ra ngoài - Trong quá trình vận chuyển cua biển, hiện tượng cua bò ra ngoài là do thao tác buộc cua không đúng kỹ thuật hoặc dụng cụ vận chuyển không đảm bảo an toàn. - Thường xuyên kiểm tra dụng cụ vận chuyển nếu thấy cua bò ra ngoài thì tiến hành bắt lại, buộc cua cho chắc chắn và đậy nắp cẩn thận các dụng cụ vận chuyển. * Thao tác xử lý: Bước 1: Kiểm tra cua + Mở khay nhựa, thùng xốp ra để kiểm tra + Nếu thấy cua bò ra ngoài có thể cua bị tuột dây buộc. Bước 2: Xử lý + Bắt cua lại + Dùng dây buộc lại số cua bị tuột dây. + Kiểm tra các khay, thùng chứa cua.
  42. 41 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập: - Thao tác xác định mật độ vận chuyển. - Thao tác vận chuyển ẩm. - Thao tác xử lý khi nhiệt độ cao - Thao tác xử lý cua bò ra ngoài C. Ghi nhớ: - Phương pháp xác định mật độ vận chuyển. - Phương pháp vận chuyển ẩm. - Phương pháp xử lý khi nhiệt độ cao
  43. 42 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun Thu hoạch cua thịt là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề nuôi cua biển; được giảng dạy sau mô đun Phòng và trị bệnh, cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Thu hoạch cua thịt là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về xác định thời điểm, kích cỡ thu hoạch, thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. II. Mục tiêu: - Trình bày được các bước xác định thời điểm, kích cỡ thu hoạch, chuẩn bị, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. - Thực hiện được qui trình kỹ thuật thu hoạch cua biển. - Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật thu hoạch cua biển. III. Nội dung chính của mô đun: Loại Thời lƣợng Địa Mã bài Tên bài bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra Bài mở đầu Lý Lớp học 1 1 thuyết Xác định thời Lớp Tích MĐ 05-01 điểm, kích cỡ thu học/Ao 8 2 6 hợp hoạch nuôi Chuẩn bị thu hoạch Tích MĐ 05-02 Ao nuôi 5 1 4 hợp Thu hoạch Tích MĐ 05-03 Ao nuôi 6 1 4 1 hợp Xử lý cua sau thu Tích MĐ 05-04 Ao nuôi 9 2 6 1 hoạch hợp Đánh giá kết quả Lý MĐ 05-05 Lớp học 8 2 6 nuôi cua thịt thuyết Vận chuyển cua Tích MĐ 05-06 Ao nuôi 5 1 4 thịt hợp Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng cộng: 46 10 30 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
  44. 43 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài học 1: 4.1.1. Bài tập 1: - Nguồn lực: + Đặc điểm sinh học của cua biển + Thời tiết + Báo chí + Nhu cầu thị trường - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được mùa vụ thu hoạch cua thịt. 4.1.2. Bài tập 2: - Nguồn lực: + Thị trường xuất khẩu + Báo chí + Truyền hình + Tình hình nuôi cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được nhu cầu thị trường về sản phẩm cua thịt. 4.1.3. Bài tập 3: - Nguồn lực: + Thước + Cân + Nhu cầu thị trường - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 2 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được kích thước cua có thể thu hoạch. 4.1.4. Bài tập thực hành: Thao tác xác định mùa vụ thu hoạch, nhu cầu thị trường và kích cỡ cua thu hoạch
  45. 44 4.2. Bài học 2: 4.2.1. Bài tập 1: - Nguồn lực: + Nhu cầu thị trường + Kích cỡ cua nuôi + Cơ sở nuôi cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được hình thức thu hoạch phù hợp 4.2.2. Bài tập 2: - Nguồn lực: + Quần lội nước: 03 bộ + Lồng lưới: 03 chiếc + Lưới: 03 tay + Vó: 03 chiếc + Cân + Cơ sở nuôi cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thu hoạch 4.2.3. Bài tập thực hành: - Phương pháp thu tỉa và thu toàn bộ cua thịt. - Thao tác chuẩn bị dụng cụ thu hoạch cua thịt. 4.3. Bài học 3: 4.3.1. Bài tập 1: - Nguồn lực: + Quần lội nước: 03 bộ + Lồng lưới: 03 chiếc + Lưới: 03 tay + Vó: 03 chiếc + Cân + Cơ sở nuôi cua thịt
  46. 45 - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Thu tỉa được cua thịt bằng lông lưới, lưới, vó. 4.3.2. Bài tập 2: - Nguồn lực: + Quần lội nước: 03 bộ + Máy bơm + Khung lưới chắn + Cơ sở nuôi cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Làm cạn được nước ao nuôi cua thịt 4.3.3. Bài tập thực hành: - Thực hiện thao tác thu tỉa cua thịt bằng lồng lưới, vợt, vó. - Thao tác bắt cua thịt. 4.4. Bài học 4: 4.4.1. Bài tập 1: - Nguồn lực: + Xô nhựa + Khay nhựa + Thùng xốp + Cân 5kg + Cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Phân loại được các nhóm cua. 4.4.2. Bài tập 2: - Nguồn lực: + Dây buộc cua + Thùng xốp + Khay nhựa + Cua thịt
  47. 46 - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Buộc cua chắc chắn 4.4.3. Bài tập 3: - Nguồn lực: + Khay nhựa + Thùng xốp + Dỏ + Cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Bảo quản được cua sau thu hoạch 4.4.4. Bài tập thực hành: - Thao tác phân loại cua thịt. - Thao tác buộc cua thịt. - Thao tác hạ nhiệt độ cho cua. 4.5. Bài học 5: 4.5.1. Bài tập 1: - Nguồn lực: + Sổ ghi nhật ký + Máy tính - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 2 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Tính toán được chi phí sản xuất. 4.5.2. Bài tập thực hành: Một hộ gia đình nuôi cua thịt trong ao, có diện tích 1.000m2, mật độ thả cua giống 3 con/m2, cỡ giống cua rận, thời gian nuôi 6 tháng. Tính toán hiệu quả kinh tế của một đợt nuôi thịt của một hộ gia đình trên theo thời điểm hiện tại.
  48. 47 4.6. Bài học 6: 4.6.1. Bài tập 1: - Nguồn lực: + Loại hình vận chuyển + Thời gian vận chuyển + Kích cỡ cua vận chuyển + Cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định được mật độ vận chuyển 4.6.2. Bài tập 2: - Nguồn lực: + Thùng xốp + Khay nhựa + Bèo + Rong + Mùn cưa + Cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Thực hiện được thao tác vận chuyển ẩm 4.6.3. Bài tập 3: - Nguồn lực: + Nước biển sạch + Bèo + Mùn cưa + Nước đá + Xô nhựa + Cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xử lý được khi nhiệt độ cao
  49. 48 4.6.4. Bài tập 4: - Nguồn lực: + Dây buộc cua + Cua thịt - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 1 giờ - Tiêu chuẩn sản phẩm: Buộc cua chắc chắn V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài học 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Hiểu được phương pháp xác định Mức độ hiểu biết mùa vụ thu hoạch, nhu cầu thị trường và kích cỡ cua thu hoạch. Thực hiện thao tác xác định mùa vụ Quan sát thu hoạch, nhu cầu thị trường và kích cỡ cua thu hoạch. 5.2. Bài học 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Hiểu được phương pháp thu tỉa, thu Mức độ hiểu biết toàn bộ cua thịt và chuẩn bị dụng cụ thu hoạch cua thịt. Thực hiện được thao tác thu tỉa, thu Quan sát toàn bộ cua thịt và chuẩn bị dụng cụ thu hoạch cua thịt. 5.3. Bài học 3: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Hiểu được phương pháp thu tỉa cua Mức độ hiểu biết thịt bằng lồng lưới, vợt, vó và bắt cua thịt. Thực hiện được thao tác thu tỉa cua Quan sát thịt bằng lồng lưới, vợt, vó và bắt cua thịt.
  50. 49 5.4. Bài học 4: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Hiểu được phương pháp phân loại Mức độ hiểu biết cua thịt, buộc cua thịt và hạ nhiệt độ cho cua. Thực hiện được thao tác phân loại Quan sát cua thịt, buộc cua thịt và hạ nhiệt độ cho cua. 5.5. Bài học 5: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Hiểu được phương pháp xác định Mức độ hiểu biết chi phí sản xuất cho 1 ao nuôi cua thịt Thực hiện được thao tác xác định Hiểu biết chi phí sản xuất cho 1 ao nuôi cua thịt. 5.6. Bài học 6: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Hiểu được phương pháp xác định Mức độ hiểu biết mật độ vận chuyển, vận chuyển ẩm, xử lý khi nhiệt độ cao và xử lý cua bò ra ngoài Thực hiện được thao tác xác định Quan sát mật độ vận chuyển, vận chuyển ẩm, xử lý khi nhiệt độ cao. VI. Tài liệu tham khảo 1. www.vietlinh.com.vn/kythuat/kythuatthuysan.html 2. Hội thảo kỹ thuật nuôi cua - Bộ thuỷ sản, Sầm Sơn, 10/1991 3. Cẩm nang "Kỹ thuật nuôi tôm thuỷ sản nước lợ" - Nguyễn Anh Tuấn - Nguyễn Thanh Phương và CTV, 1994. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1994 4. Kỹ thuật nuôi thuỷ đặc sản, tập 2 - Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1994 5. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua biển - Th.S Nguyễn Văn Việt - NXB Nông nghiệp, 2000.
  51. 50 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản 4. Các ủy viên: - Ông Thái Thanh Bình, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I - Ông Đoàn Quang Chiến, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Lê Tiến Dũng - Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Ngô Thế Anh - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Hà Thanh Tùng - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.