Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam (Phần 2)

pdf 95 trang ngocly 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_so_canh_quan_hoc_cua_viec_su_dung_hop_li_tai_nguyen_thien.pdf

Nội dung text: Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam (Phần 2)

  1. CHƯƠN II: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẢNH QUAN VIỆT NAM TỶ LỆ 1/1000.000 II.1. Những nguyên tắc và phương pháp xây dựng bản đồ cảnh quan chung vả bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 1. Những quan niệm chung Bản đồ cảnh quan là một bản đồ tổng hợp phản ánh một cách đầy đủ, khách quan các đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các thành phần riêng lẻ của tự nhiên. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, mỗi một đơn vị phân loại cảnh quan hay mỗi thể tổng hợp tự nhiên là một phần của lớp vỏ Trái đất mà trên đó xảy ra các quá trình tác động tương hỗ đồng nhất giữa một bên là tổng thể các yếu tố của môi trường và một bên là giới sinh vật, mà kết quả của mối quan hệ, tác động tương hỗ đó là việc duy trì và phát triển của các quá trình thành tạo sinh khối, cũng như sự phát triển hữu hiệu của chúng. Đồng thời, sự hình thành sinh khối, sự phát triển chung của giới sinh vật lại phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất, vào thành phần của các yếu tố mới trưởng. Trong các thể tổng hợp tự nhiên, vai trò của các biện pháp kỹ thuật, các tác động nhân tác qua các hoạt động sản xuất đóng một vai trò quan trọng, đó có thể làm cho các hoạt động của các yếu tố thành phần của tự nhiên dược tăng cường tích cực thêm, làm táng sinh khối của' các thể tổng hợp tự nhiên dược tạo thành, và ngược lại nếu các tác động đó dẫn tới sự suy giảm chất lượng và thoái hóa các tính chất của môi trưởng thì khối lượng cũng như chất lượng vật chất sống cùng suy giảm theo. Trong trường hợp đó, các thể tổng hợp tự nhiên sẽ mất đi một phần lớn ý nghĩa kinh tế là bảo vệ tự nhiên của mình. Nói một cách khác, những tác động của tự nhiên và nhân tác cả mặt tích cực và tiêu cực dền dẫn đến sự thay đổi bộ mặt của tự nhiên, tăng cường động lực của cảnh quan và ảnh hưởng sâu sắc đen cấu trúc và chức năng tự nhiên của chúng. Nghiên cứu các đơn vị cảnh quan là nghiên cứu mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa hai tập hợp các yếu tố thành tạo cảnh quan và thành phần của tự nhiên là vô sinh và hữu sinh, trong đó biểu hiện một cấu trúc hoàn chỉnh một đơn vị tổng hợp tự nhiên hoàn chỉnh. Mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các thành phần và yếu tố thành tạo cảnh quan được thể hiện thông qua các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa chúng với nhau. Trong các quá trình trao đổi này, những thành phần vật chất nghèo năng lượng như nước, các chất khoáng trong hợp thành vô cơ của tự nhiên sẽ biến đổi thành các hợp chất hữu cơ giàu năng lượng trong hợp pháp hữu sính. Kết quả của nó rõ ràng sẽ dẫn đến sự tích lũy ngày cảng nhiều chất sống, làm cho tổng sinh khối của các đơn vị tổng hợp tự nhiên đạt giá trị lớn. Nếu có sự tác động nhân tác tích cực cũng như các biện pháp kỹ thuật tiên tiến phù hợp có thể sẽ kích thích sự nhảy vọt của sinh khối mà
  2. trong điều kiện bình thưởng không thể có hoặc có đạt được cũng phải với một thời gian địa chất kéo dài. Vì vậy, để có dược năng suất sinh học cao trong các đơn vị cảnh quan và đặc biệt là để đảm bảo cân bằng trong các thể tổng hợp tự nhiên đó cần nằm vững các tính chất và thành phần của chúng để có những hệ thống các biện pháp nghiên cứu sử dụng chúng hoặc các biện pháp kỹ thuật phù hợp thích đáng. Một cách cụ thể hơn là phái đánh giá được các đặc điểm của những yếu tố thành phần, qua đó phát hiện được mức độ thuận lợi của chúng đối với từng ngành sản xuất kinh tế cụ thể, trên cơ sở đó bố trí một cơ cấu các ngành sản xuất hay từng loại cây trồng có hiệu quả nhất. Thực tiễn nghiên cứu tự nhiên cho thấy rằng trong công tác đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với mục đích sử dụng hợp lý chúng, đồng thời bảo vệ và phát triển môi trường bền vững đòi hỏi trước hết phải có những nghiên cứu tổng hợp chừng, đặc biệt là xây dựng một bản đồ tổng hợp - bản đồ cảnh quan của lãnh thổ. Qua các đơn vị cảnh quan cụ thể, cấu trúc hệ thống phân loại, ngoài việc cho ta thấy một cách khách quan các đặc điểm về thành phần và yếu tố tự nhiên còn cho những thông tin quan trọng, đặc biệt của mối quan hệ giữa chúng, những quy luật hình thành và phát triển, sự phân bố tự nhiên theo lãnh thổ. 2. Những nguyên tác và phương pháp Trong xây dựng bản đồ cảnh quan mỗi một lãnh thổ các nguyên tắc thường được sử dụng bao gồm: nguyên tắc đồng nhất phải sinh, lịch sử phát triển và đồng nhất về chức năng của từng đơn vị lãnh thổ. Các nguyên tắc này thường liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau để đạt được mục tiêu cuối cũng là xây dựng một bản đồ tổng hợp mà trên đó không chỉ thể hiện một cấu trúc đồng nhất của cảnh quan mà còn phân biệt rõ được các chức năng tự nhiên của chúng, đồng thời phản ánh được hiện trạng của tự nhiên gần với hiện trạng của sử dụng lãnh thổ hiện nay. Còn phương pháp đế xây dựng bản đồ là những phương pháp truyền thống như phương pháp yếu tố trội, phương pháp so sánh theo các đặc điểm riêng biệt của các chỉ tiêu phân loại từng cấp cảnh quan, phương pháp phân tích tổng hợp để xác định các đơn vị cảnh quan các cấp, cũng như thể hiện các khoanh ví trên bản đồ cụ thể. Ngoài ra, để chính xác hóa ranh giới của các đơn vị cảnh quan trong phạm vi các lãnh thổ không thể đến quan trắc tại cho do điều kiện quá phức tạp của địa hình đã sử dụng các phương pháp ban đồ, viễn thám khác hữu hiệu và đã cho thấy ưu thế của chúng đối với các phương pháp cổ truyền khác Và cuối cùng cũng rất quan trọng là phương pháp khảo sát thực địa theo tuyến hoặc theo các điểm chìa khóa để kiểm tra, đối chứng những kết quả đã thực hiện trong phòng, Mặc dù còn chưa dược thống nhất về quan điểm, lý luận nghiên cứu cảnh quan chung, cũng như việc áp dụng cho các lãnh thổ riêng biệt, liên quan đến các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay ở các vùng lãnh thổ riêng đã có được những thống nhất ban đầu của cơ sở khoa học của công tác nghiên cứu và đặc biệt của công việc xây
  3. dựng bản đồ cảnh quan cho toàn lãnh thỏ Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Các kết quả nghiên cứu hợp phần và các nghiên cứu tổng hợp của nhiều tác giả trong và ngoài nước trên lãnh thổ đều xác định rằng về tự nhiên lãnh thổ, Việt Nam nằm trọn trong vành đai nhiệt đới, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ hoàn lưu gió mùa, mà hậu quả đã làm biến tính điều kiện nhiệt đới điển hình khá rõ nét, điều đó đã để lại dấu ấn lên bộ mặt của tự nhiên, cũng như đã ảnh hưởng đến sự phân hóa của tự nhiên đó theo không gian và thời gian. Việc sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển sản xuất nói chung cũng đã có một bế dày lịch sử. Tuy nhiên, kết quả cho thấy không phải lúc nào chúng ta cũng đúng khi đánh giá mức độ thuần lợi của các điều kiện tự nhiên, các phương thức đề xuất sử dụng chúng cho các ngành sản xuất. Trong thiên nhiên nói chung, các quá trình và hiện tượng của tự nhiên mặc dù vẫn ở trong khuôn khổ của các quy luật nhất định, nhưng luôn luôn đem đến sự bất ngờ cho các nhà nghiên cứu và sản xuất,.mà nguyên nhân chủ yếu, sâu xa nhất là do chúng ta còn chưa nắm được đúng đắn hướng tiếp cận nghiên cứu, cũng như chưa xử lý hợp lý các kết quả nghiên cứu các quá trình và hiện tượng của tự nhiên đó, mối liên quan đa dạng, nhiều chiều của chúng dối với từng ngành sản xuất theo lãnh thổ. Nhìn chung, khi xây dựng bản đồ tổng hợp tư nhiên hay bản đồ cảnh quan một lãnh thổ cụ thể nào đó thì cơ sở khoa học đầu tiên của nó phải là một hệ thống phân loại được thể hiện cụ thể trên bản đồ. Với yêu cầu cụ thể trước hết là có một hệ thống, một chỉ tiêu phân chia vừa có tính khách quan lại vừa đảm bảo tính logic khoa học và ứng dụng thực tiễn. Rõ ràng, các bản đồ cảnh quan được xây dựng dù ở bất kỳ tỷ lệ nào (từ khái quát đến chi tiết) thì các chỉ tiêu phân loại nói chung của từng cấp phân vị phải là các đặc điểm đặc trưng của môi trường tự nhiên có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến đặc trưng sinh thái của giới sinh vật. Từ các đặc điểm đặc trưng của các cảnh quan nói chung hay các đơn vị phân chia cảnh quan nói riêng dã nảy sinh ra các yêu cầu khác của hệ chỉ tiêu phân loại, các chỉ tiêu phân loại các đơn vị tổng hợp tự nhiên thông thường. Trong khi xây dựng bản đồ cảnh quan chúng ta thường sử dụng các chỉ tiêu hợp phần như địa hình, khí hậu, nước, đất, động vật, thực vật, như là các yếu tố thành tạo cảnh quan hoàn toàn bình đẳng trong các thể tổng hợp được phân chia theo hệ thống kiểu, loại với các tính chất đỉnh tính và định lượng đặc trưng, Ví dụ, đối với yếu tố khí hậu cho bản đồ cảnh quan chúng ta thưởng sử dụng các giá trị trung bình năm của mưa, nhiệt. Hay ở đặc điểm của yếu tố địa hình, trên bản đồ cảnh quan chung, các ngưỡng trắc lượng (độ cao) địa hình thường được xác đỉnh trong mối liên quan với sự biến đổi của điều kiện nhiệt, ẩm, cẩu trúc và thành phần của lớp phủ thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật. Với đặc điểm chức năng, giá trị ngang nhau. Tương tự như vậy, đối với các chỉ tiêu phân loại ở các yếu tố tự nhiên khác và càng xuống các đơn vị cấp thấp, những chỉ tiêu phân chia này càng mang nặng những đặc tính sinh thái cụ thể Cần nhấn mạnh đến một cơ sở khoa học khác của việc xây dựng bản đồ cảnh quan nói riêng hay nghiên cứu cảnh quan nói chung đó là tính thời gian của nó. Một
  4. trong những nguyên tắc quan trọng xây dựng bản đồ cảnh quan chung là nguyên tắc lịch sử phục hồi hay phát sinh lịch sử. Nguyên nhân trước hết do sự biến đổi không ngừng của thiên nhiên và cùng với nó là sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên, mà trong thời điểm nào đó chúng sẽ không còn giữ được trọn vẹn như ở giai đoạn mới phát sinh ban đầu. Rõ ràng, nếu chỉ áp dụng nguyên tắc lịch sử phục hồi đối với việc xây dựng bản đồ cảnh quan là chưa đầy đủ, nó chưa phản ánh được đặc điểm đặc trưng đã bị biến đổi hiện tại của điều kiện tự nhiên môi trưởng theo thời gian, đặc biệt không thể phản ánh đúng hướng sử dụng lãnh thổ phù hợp. Ví dụ, theo lí thuyết chung thì các cảnh quan nhiệt đới, gió mùa, ẩm Việt Nam khi được sử dụng có thể bố trí được một cơ cấu các loại cây trồng ưa ẩm, ưa nóng - điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật chung. Nhưng trên thực tế, ở thời điểm hiện nay, hầu hết các đơn vị cảnh quan đã bị biến đổi, đôi khi là những biến đổi khá lớn dưới các tác động nhân tác. Nhiều đơn vị cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thưởng xanh, mưa mùa điển hình trước đây, chiu các tác động nhân tác tích cực đã bị biến đổi thành các cảnh quan cây bụi, trảng cỏ thứ sinh nghèo kiệt với đặc điểm của các thành phần tự nhiên không thuận lợi cho canh tác các loại cây trồng ưa nóng, ưa ẩm như nguồn gốc nguyên sinh của nỏ. Vì vậy, cả trong điều kiện tự nhiên và việc bố trí cơ cấu cây trồng cho sản xuất cũng sẽ phải thay đổi theo cho phù hợp với các đặc điểm đặc trưng này. Lúc này, thay vào vị trí các loại cây trồng ưa nóng, ẩm sẽ là hệ thống các cây trồng cạn có khả năng chịu hạn và không đòi hỏi dinh dưỡng cao. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của cảnh quan, bởi vì từ những nghiên cứu đó có thể phát hiện được xu thế phát triển của các địa tổng thể dưới các tác động của tự nhiên và nhân tác, đồng thời có được các ý kiến đề xuất các biện pháp phù hợp cho sử dụng, cải tạo và bảo vệ tự nhiên, môi trưởng tích cực và có hiệu quả nhất. Hay nói cách khác, giá trị thời điểm của cảnh quan là khi nghiên của chúng ta có thể xác định được trạng thái hiện tại trong bối cảnh lịch sử phát sinh, phát triển chung của chúng. Từ các nguyên tắc cơ bản, hệ thống lý luận, phương pháp, các cơ sở khoa học quan trọng với các dẫn chứng minh họa trên Đây đã cho thấy rằng các đơn vị cảnh quan đã phản ánh được một cách toàn diện, sâu sắc lịch sử hình thành và phát triển, tính thời điểm, các quy luật biến động theo không gian và thời gian của chúng và đó cũng là các cơ sở khoa học căn bản để nghiên cứu và xây dựng bản đồ cảnh quan nói chung hay cụ thể là bản đồ cảnh quan lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Theo lý luận chung thì hệ phân loại cảnh quan có thể bao gồm một hệ thống nhiều cấp từ các cấp bậc cao như hệ, phụ hệ cảnh quan, biểu hiện các phân ví có tính chất đĩa đới của tự nhiên, đến các cấp dưới nó như lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu, hạng, thể hiện rõ quy luật phân hóa phi địa đới của cảnh quan và cuối cùng là các cấp loại, dạng, diện cảnh quan - những cấp phân vị bậc thấp, những đặc điểm đặc trưng cho hiện trạng tự nhiên của lãnh thổ nhỏ. Tuy nhiên tùy theo từng tỷ lệ nghiên cứu và cho từng lãnh thó khác nhau mà sự phân hóa không gian của các đơn vị tổng hợp tự nhiên - sinh thái sẽ được thể hiện bằng một cấp phân vị tương ứng. Đối với lãnh
  5. thổ Việt Nam nằm trọn trong đổi khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa điển hình với các điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, khi xây dựng hệ phân loại bản đồ cảnh quan tỷ lệ 1/1.000.000 đã áp dụng hệ phân loại 07 cấp gồm hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu và nhóm loại cảnh quan. Cũng như đặc điểm đặc trưng của các quy luật phân hóa tự nhiên chung, đối với cảnh quan, sự phân hóa của các cấp phân ví bậc cao như hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp được đặc trưng bởi quy luật địa đới, phi đìa đới, các quy luật này phần lớn mang tính khái quát Trong khi đó ở các cấp phân vị thấp hơn như kiểu, phụ kiện, ioạỉ thì các đặc trưng sinh thái lại được biểu hiện rõ hơn và càng xuống dưới thấp nó càng gần với các đặc điểm hiện trạng của điều kiện tự nhiên, một trưởng lãnh thổ nghiên cứu. Những đặc điểm mang tính quy luật này được thể hiện rõ trong hệ phân loại, các chỉ tiêu phân loại cảnh quan lãnh thổ Việt Nam. II.2. Hệ thống các cấp phân vị, các chỉ tiêu phân loại áp dụng cho bản đồ cảnh quan lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 111.000.000 Như phần trên đã trình bày, thiên nhiên Việt Nam rất phong phú, đa dạng, sự phân hóa của tự nhiên vì vậy rất phức tạp, cũng như mức độ, hướng sử dụng chúng cũng rất khác nhau ở từng đội, đai hay từng vùng riêng biệt. Mặc dù nhìn chung sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam khá phù hợp với quy luật phân bố tự nhiên chung của vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, nhưng dưới tác động của chế độ hoàn núi nhiệt đới, gió mùa (quy luật đĩa đới) và sự phân hóa, cấu trúc phức tạp của điều kiện địa hình (quy luật phi địa đới) đã tạo nên những nét đặc thù riêng của tự nhiên, cũng như sự phân hóa khá phức tạp, đa dạng nhưng theo quy luật của các thể tổng hợp tự nhiên - các cảnh quan theo lãnh thổ. Từ các khái niệm chung đến các nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam cụ thể ở tỷ lệ 1/1.000.000 có thể thực hiện với hệ phân loại gồm 07 cấp phân vị hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu và nhóm loại cảnh quan. 1. Hệ thống cảnh quan (khác với hệ sinh thái chỉ được xác định theo thảm thực vật hiện tại) dược xác định bởi đặc trưng đĩa đới của lãnh thổ, vì trí phân bố và các hoạt động trong khuôn khổ tác động mang tính toàn cầu của hệ thống mặt trời. Ở đây năng lượng bức xạ của mặt trời tới quả đất quyết định toàn bộ hệ thống các quá trình thành tạo và phát triển chủ yếu của cảnh quan. Năng lượng đó được xác định bởi góc chiếu của tía sáng mặt trời tới quả đất và được đo bằng đơn vị năng lượng (kcal/cm2) do bề mặt đất thu được. Ở Việt Nam trị số đó đạt cực tiểu 68 kcal/cm2 Ở Sa Pa và 168kcal/cm2 Ở plâyku. Đây là nguồn năng lượng quan trọng nhất có tính quyết định đến toàn bộ đời sống bề mặt lãnh thổ: các quá trình phong hóa hóa học, tí học, sinh học, các quá trình quang hợp, hóa hợp, trong các cảnh quan sinh thái ở Việt Nam. Từ các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước về tự nhiên Việt Nam từ trước đến nay cho thấy đặc trưng của
  6. điều kiện đai khí hậu được phân hóa mang tính đồng nhất tương đối ở toàn lãnh thổ. Các chỉ tiêu đình tượng cụ thể cho thấy rằng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong đời nhiệt ẩm, gió mùa và chỉ có một hệ: hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa. 2. Phụ hệ cảnh quan được phân chia trong khuôn khổ của hệ và dược xác đính bởi những đặc trưng định lượng của các điều kiện khí hậu đặc thù, có ảnh hưởng (hoặc biến đổi) đến tính chất địa đới của cảnh quan. Lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai hệ thống gió mùa: Đông Bắc và Tây Nam gây ra một mùa lạnh (mùa Đông) ở phần phía Bắc và một mùa nóng ở phần phía Nam lãnh thổ. Mức độ ảnh hưởng mang tính ưu thế và sự giao thoa giữa các chế độ nhiệt, ẩm (với các chỉ tiêu định lượng cụ thể) và ảnh hưởng của chế độ gió mùa đã tạo ra sự phân hóa trên lãnh thổ Việt Nam 03 phụ hệ cảnh quan bao gồm: + Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới có một mùa Đông lạnh, ẩm dược phân bố chủ yếu ở phần Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam kéo dài đến ranh giới thuộc địa phận đèo Bạch Mã (vĩ tuyến 160 vĩ Bắc).
  7. Bảng 3: Hệ thống các chỉ tiêu phân loại cảnh quan áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Cấp phân STT Các chỉ tiêu phân chia Một số ví dụ vị (1) (2) (3) (4) 1 Hệ thống Đặc trưng trong quy mô đại tự nhiên được ativ đinh bởi vị Hệ thống cảnh quan nhiệt đới, ẩm, gió mùa cảnh quan. trí của lão thổ so với vị trí của Mặt trời và các hoạt động tự quay của Trái đất xung quanh mình nó. 2 Phụ hệ Đặc trưng đính lượng của các điều kiện khí hậu được quy - Phụ hệ thống cảnh quan chịu ảnh hưởng của mùa Đông lạnh- ẩm thống cảnh định bởi sự hoạt. động của chế đô hoàn lưu khí quyển với hệ thực vật Hymaiaya - cây họ Dần. quan trong mối tương tác giữa các điều kiện nhiệt và ẩm ở quy - Phụ hệ thống cảnh quan khí hậu lanh - khô đặc trưng bởi phân mô á đới, nó quyết định sư tồn tại và Phát triển của các hệ thực vật Hymalaya khô, ẩm ấn - Miến quần thể thực vật liên quan đến vùng Sinh thái hệ thực vật. - Phụ hệ thống cảnh quan khí hậu nóng. ẩm với 2 hệ thực vật tiêu biểu đặc trưng Mã Lai - Indonesia. 3 Lớp cảnh Đặc trưng hình thái phát sinh của đai địa hình lãnh thổ- - Lớp cảnh quan nội đặc trưng bởi các quá trình di chuyển khe quan quyết định các quá trình thành tao và thành Phần vật chất rãnh, rừng rậm thưởng xanh mưa mùa. mang tính chất phí địa đới biểu hiện bằng các đặc trưng - Lớp cảnh quan cao nguyên - di chuyển bề mặt + tích tu. đính lượng của cân bằng vật chất. quá trình di chuyển vật - Lớp cảnh quan đồi. Di chuyển bề mặt, khe rãnh. chất, lượng sinh khối, cường độ tuần hoàn sinh vật của các quần thể phù hợp với điều kiện sinh thái được quy định - Lớp cảnh quan đồng bằng - tích tu vật chất bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu. - Lớp cảnh quan đảo ven bở - quá trình tích tụ và di chuyển hỗn hợp.
  8. 4 Phụ lớp Đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình trong khuôn khổ - Phụ lớp cảnh quan trên núi cao. cảnh quan lớp thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc - Phụ lớp cảnh quan trên núi trung bình. lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc - Phụ lớp cảnh quan trên núi thấp. trưng của quần thể thực vật: sinh khối, mức táng trưởng, tuần hoàn sinh vật theo các ngưỡng độ cao. - Phụ lớp cảnh quan trên cao nguyên cao. - Phụ lớp cảnh quan đồng bằng ven biển. 5 Kiểu cảnh Những đặc điểm sinh khí hậu chung quyết đính sự thành - Kiểu cảnh quan rừng rậm thưởng xanh nhiệt đới, mưa mùa trên quan tạo các kiến thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc núi thấp, điểm phát sinh quần thể thực vật theo đặc trưng biến động - Kiểu cảnh quan rừng nửa rụng lá nhiệt đới, mưa mùa trên núi của cân bằng nhiệt ẩm. thấp. 6 Phụ kiểu Những đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan quyết - Phụ kiểu cảnh quan rừng rậm thường xanh nhiệt đới, mưa mùa cảnh quan đỉnh thành phần loài của các kiến thảm thực vật, quy đính với một mùa lạnh dài, mùa khô ngắn hơi ẩm. các ngưỡng tới hạn phát triển của các loại thực vật cấu - Phụ kiểu cảnh quan rừng nửa rụng lá nhiệt đới, mưa mùa với một thành các kiểu thảm theo nguồn gốc phát sinh. mùa khô kéo dài, không có mùa lạnh. 7 Loại (nhóm Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hồ giữa các nhóm quần - Loại cảnh quan rừng rậm thường xanh cây lá rộng trên đất feralit loại) cảnh xã thực vật và các loại đất trong chu trình sinh học nhỏ, vàng đỏ trên phun phiến thạch sét vùng núi trung bình. quan quyết đình mối cân bằng vật chất của cảnh quan qua các - Loại cảnh quan cây bụi trảng cỏ nghèo kiệt trên đất xói mòn trơ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cộng với các tác động của sỏi đá vùng đồi. các hoạt động nhân tác.
  9. + Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới có một mùa Đông hơi lạnh và một mùa khô tồn tại ở khu vực Tây Bắc và cực Tây Bắc Trung Bộ. ~ + Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới cỏ một mùa khô, nóng được phân bố ở phần phía Nam bao gồm một diện tích lãnh thổ rộng lớn của phần Nam Trung Bộ, toàn bộ Tây Nguyên, vùng Dông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Chư Long. Sau những bậc phân vị cấp cao được xác đỉnh bởi hoạt động và ảnh hưởng của năng lượng ánh sáng mặt trời và hoàn lưu khí quyển là những cấp phân vỉ thấp hơn kế tiếp, được thành lập thông qua các đặc tính của yếu tố nền rắn của cảnh quan đó là các cấu trúc địa chất và đìa hình lãnh thổ với các đặc trưng riêng đình tính cũng như định lượng của chúng: lớp và phụ lớp cảnh quan. 3. Lớp cảnh quan được phân chia theo các đặc điểm phát sính hình thái của địa hình lãnh thổ, thể hiện sâu sắc quy luật phân hóa phi đìa đới của tự nhiên Việt Nam. Với các chỉ tiêu phân chia cụ thể trên bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1 000.000 thể hiện 05 lớp cảnh quan sinh thái là lớp nhỉ, đồi, cao nguyên, đồng bằng và lớp cảnh quan biển vả hải đảo. Tuy nhiên, các đặc điểm phân hóa này lại bì chì phối mạnh mẽ bởi các đặc điểm của các bậc phân vỉ trên nó. Do đó, trong khuôn khổ từng phụ hệ cảnh quan, sự phân hóa các lớp và trong nó là các phụ lớp sẽ lặp lại nhưng với những đặc tính và chất đã bị biến đổi khác đi. Trong phạm vi các phụ hệ đã phân chia ra trên lãnh thổ Việt Nam 12 lớp cảnh quan. 4. Phụ lớp cảnh quan được 'phân chia trong phạm vi của lớp theo các chỉ tiêu chính là đặc trưng trắc lượng hình thái của địa hình thể hiện qua sự phân hóa theo đai cao của tự nhiên. Bằng các chỉ tiêu mang tính định lượng cụ thể ( xem ở phần phân tích cảnh quan sau đây) đã phân chia ra 28 phụ lớp trong 12 lớp, cảnh quan. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào mức độ phân hóa phức tạp hay đơn giản của đìa hình, sự khác biệt trong các đặc tính trực lượng hình thái của nó nên sự phân chia ra các phụ lớp từ các lớp cảnh quan cũng không đều nhau. Ở lớp cảnh quan nội có thể có tới 4 5 phụ lớp, lớp cảnh quan đồi hoặc cao nguyên có ít hơn, với 2 - 3 phụ lớp, còn ít nhất là ở lớp cảnh quan đăng bằng chỉ có 1 - 2 phụ lớp. Và đặc biệt, đặc điểm về cấp trúc và chức năng tự nhiên của chúng cũng khá khác biệt nhau. 5. Những đơn vị phân loại bậc thấp hơn có những biểu hiện sinh thái rõ rệt hơn, bắt đầu từ cấp kiến cảnh quan. Dây là cấp phân vỉ được phân chia trên cò sở các đặc điểm sính - khí hậu trong mối tương quan nhiệt - ẩm của lãnh thổ, đã quyết định sự hình thành của các kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sính. Và ngay tiếp dưới nó là các phụ kiện được hình thành do sự phân hóa của các giá trị sính - khí hậu cực đoan theo lãnh thổ, nó quyết định đến thành phần loài của các kiểu thảm thực vật nguyên sinh, quy đình các ngưỡng tới hạn phát triển của các loài thực vật cấu thành các kiểu thảm đó. Mặc dù bị khống chế phụ thuộc vào các đặc tính của các đơn vị phân chia cấp trên chúng: hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, nhưng có thể nói, đây là 2 cấp phân ví được phân hóa không theo quy luật trên xuống mà nó được phân bố phi tỷ lệ, bao trùm lên
  10. hầu hết các khu vực lãnh thổ bằng các kiểu rừng nguyên sinh với các chỉ tiêu sinh - khí hậu dôi khí rất gần nhau của các đai, các đói, các vùng lãnh thổ trong phạm vi lãnh thổ toàn Việt Nam. Với các chỉ tiêu cụ thể đã trình bày trên đây, có thể phân chia trên lãnh thổ Việt Nam 2 tập hợp sinh khí hậu đặc trưng cho hình thành các kiến cảnh quan chủ yếu là kiểu cảnh quan rừng rậm thường xanh nhiệt đới thưa mùa ở các vùng nóng, ẩm và kiểu cảnh quan rừng rậm nửa rụng lá hay rụng lá theo mùa ở các vùng nóng, khô kéo dài. Trong những kiểu cảnh quan này cô một điểm quan trọng cần chú ý đó là nguồn gốc kiểu thảm thực vật nửa rụng lá hoặc rụng lá theo mùa còn đang là vấn đề tranh cãi với hai giả thuyết hoàn toàn trái ngước nhau về nguồn gốc nguyên sinh hay thứ sinh của nó. Tuy nhiên, những dấu hiện nghiên cứu thực tiễn cho thấy rằng, dù ở nguồn gốc nào chăng nữa thì hiện tại ở các khu vực lãnh thổ cụ thể như Tây Bắc (Yên Châu - Sơn La), Tây Thanh Hóa, Nghệ An (Mường Xén, Pa Nhi), ở Tây Nguyên (Iasúp, thung lũng sông Ba) hay ở khu vực Phan Rang. Phan Thiết, vẫn đang tồn tại những điều kiện sinh khí hậu và bản thân thảm rừng nửa rụng lá. Do đó, thiết nghĩ rằng, việc phân chìa trên bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 ra kiểu cảnh quan rừng rậm nửa rụng lá nhiệt đới mưa mùa là đúng đắn và hợp lý. 6. Đơn vị cuối cùng có thể phân chia trên bản đồ cảnh quan được thành tạo trong mối tác động tương ho của đất với thảm thực vật hiện tại. Đây là những đơn vị cụ thể được thể hiện trên bản đồ và được sử dụng khá thuận lợi, do nó phản ánh đầy đủ nhất, đặc trưng nhất hiện trạng và các đặc điểm sinh thái của từng đơn vị lãnh thổ. Trên lãnh thổ nhiệt đới, gió mùa Việt Nam có thể phân chia ra các tổ hợp "đất - thảm thực vật "của 6 quần xã thực vật hiện tại: rừng nguyên sinh hay ít bí tác động bởi hoạt động của con người; rừng thứ sinh; thảm cây bụi và trảng cỏ thứ sinh; rừng (hay cây búp ngập mặn ven biển; cây trồng cạn và cây trồng nước và các nhóm loại đất chính được phân biệt bởi các đặc trưng sinh thái quan trọng như nguồn gốc phát sinh, thành phần đá mẹ, thành phần cơ giới, độ chua và sự phân hóa trong quá trình sử dụng. Chính đơn vị cấp loại trên bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 với gần 300 loại riêng biệt (Nguyễn Thượng Hạng, Phạm Hoàng Hải, Nguyên Ngọc Khánh và nnk. 1992) đã cho thấy những thông tin khoa học quan trọng nhất, đầy đủ và tổng hợp nhất về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ, nó thể hiện rõ những đặc điểm cấu trúc theo không gian (quy luật phân bố), nhũng chức năng tự nhiên cũng như động lực phát triển theo thời gian dưới các tác động tự nhiên hay nhận tác.
  11. CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ CẢNH QUAN TÂY BẮC A LỚP CẢNH QUAN NÚI: I. Phụ lớp cảnh quan núi cao: Loại cảnh quan rừng nguyên sinh trên đất mùn alit núi cao. Loại cảnh quan rừng thứ sinh trên đất mùn alit núi cao. Loại cảnh quan rừng thứ sinh trên đất feralit vàng - đỏ trên đá vôi. Loại cảnh quan rừng thứ sinh trên đất mùn hình thành trên các đá khác nhau Loại cảnh quan cây bụi - cỏ trên đất mùn alit núi cao. II. Phụ lớp cảnh quan núi trung bình: Loại cảnh quan cây bụi - cỏ trên đất mùn feralit núi Loại cảnh quan cây bụi -cỏ trên đát vàng - đỏ trên đá vôi. Loại cảnh quan cây bụi nghèo kiệt trên đất vàng - đỏ trên các đá macma III. Phụ lớp cảnh quan núi thấp Loại cảnh quan rừng thứ sinh trên đất feralit đỏ - vàng trên đá macma Loại cảnh quan rừng thứ sinh trên đất feralit vàng - đỏ trên đất phiến thạch sét. Loại cảnh quan cây bụi nghèo kiệt trên đất feralit vàng - đỏ trên các đá macma Loại cảnh quan cây bụi trên đất feralit vàng - đỏ trên đất phiến thạch sét. Loại cảnh quan cây bụi -cỏ trên đất feralit hình thành trên các đá khác nhau. Loại cảnh quan cây bụi -cỏ trên các đất dốc tựa chân núi. Loại cảnh quan cây trồng trên đất feralit vàng - đỏ trên đất phiến thạch sét. B. LỚP CẢNH QUAN ĐỒI VẢ CAO NGUYÊN: IV. Phụ lớp cảnh quan đồi và cao nguyên trung bình: Loại cảnh quan cây bụi nghèo kiệt trên đất vàng đỏ trên đá macma Loại cảnh quan cây trồng trên đất feralit đỏ - vàng trên đá vôi V. Phụ lớp cảnh quan đồi và cao nguyên thấp: Loại cảnh quan rừng thứ sinh trên đất feralit đỏ vàng trên đá vôi Loại cảnh quan cây bụi nghèo kiệt trên đất feralit vàng đỏ trên các đá macma axit Loại cảnh quan cây trồng trên phù sa sông, suối
  12. SƠ ĐỒ CẢNH QUAN ĐÔNG NAM BỘ
  13. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CẢNH QUAN ĐỚI GIÓ MÙA VIỆT NAM CHO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG III.1. Những vấn đề chung về phân tích cảnh quan Trong Cảnh quan học, phân tích cảnh quan là một vấn dế quan trọng và cần thiết, bao gồm việc phản ánh thực trạng về cấu trúc cảnh quan, chức năng của chúng, cũng như các vấn đề khác trên quan. Những nghiên cứu, đúc rút, phân tích cảnh quan được đề cập đến nhiều trong quá trình phát triển của học thuyết cảnh quan của các công trình địa lý kinh điển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay vấn đế này được tiếp cận với nhiều cơ sở và phương pháp mới, đáng kể nhất là các phương pháp liên ngành và sử dụng các tiếp cận hệ thống, tiếp cận sinh thái, xử lý bằng máy tính, để xác định cấu trúc chức năng của các cảnh quan nói chung trong việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy, việc phân tích cảnh quan không tách rời với việc phân loại chúng trên từng lãnh thổ cụ thể phù hợp với tỷ lệ nghiên cứu, vì mỗi một cảnh quan là một cá thể, một hệ thống độc lập, song nó cũng đồng thời là một phần nào đó của tập hợp kiểu loại cảnh quan bậc cao hơn. Mặt khác trong tự nhiên chúng ta có thể gặp vô vàn hiện tượng cụ thể riêng biệt, song giữa chúng lại có một cái gì đó chung nhất, thống nhất và đặc trưng nhất để có thể xếp chúng vào một hệ thống thống nhất logic có trật tự. Trong công tác phân ioạì cảnh quan có thể sử dụng các nguyên ác khác nhau, một trong số đó là nguyên tắc lịch sử - tiến hóa vì cảnh quan cũng như cấu trúc của chúng là các hiện tượng lịch sử, hình thành trong một quá trình phát triển tiến hóa chung mà những dấu ấn của quá trình tiến hóa đó thường thấy ở trong nền rắn, trong các đặc điểm tàn dư, có thể đó là một cá thể sinh vật, một tập hợp sinh vật, cũng có thể đó là một góc của cảnh quan còn lưu trữ các dấu vết phát triển. Đồng thời trong các cảnh quan có thể xuất hiện các mầm mống của sự phát triển mới, đó là những dấu hiệu mang tính chỉ thị về hướng phát triển của cảnh quan đó trong tương lai.10 Các cảnh quan Việt Nam được hình thành trong điều kiện nhiệt đới, gió mùa, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của băng hà Đệ tứ nên có một quá trình phát triển rất dài và có nhiều yếu tố bảo hai lịch sử, phân tích lịch sử này cho phép xác đính được các mối quan hệ bên trong cũng như giữa các cảnh quan với nhau. Nhiều công trình nghiên cứu cổ địa lý đã đề cập đến lịch sử tiến hóa của tự nhiên Việt Nam, trong suốt nửa đầu Đệ tam, vào thời kỳ Paleogen, lãnh thổ nước ta ở giai đoạn yên tĩnh sau khi dã được hình thành và cố kết (sau vận động tạo lục Indoxini và Kimeri). Đó là thời gian phát triển dưới tác động của các quá trình ngoại sinh, tạo nên các bề mặt san bằng lớn, là mặt bằng địa hình Việt Nam, trên. đó phát triển các 10 - CSCQ
  14. quần thể sinh vật nhiệt đới ẩm ướt phong phú vả đa dạng mà dấu tích còn nằm trong các lớp trầm tích của các vùng hồ Đệ tam ở rải rác các nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về Việt Nam, các cảnh quan Việt Nam dã hình thành từ thời kỳ đó, trong quần thể sinh vật hiện đại cũng còn những loài cổ đặc hữu được xác đính có nguồn gốc từ thời kỳ đó. Cân bằng sinh thái nhiệt đới ẩm ướt vào Paieogen bị phá vỡ bởi giá lạnh phổ biến chúng trên toàn cầu vào Neogen, vào thời kỳ đó cùng với sự lạnh đi của khí hậu chung, là hoạt động của các pha tạo núi (chu kỳ tạo núi Hymaiaya) tạo điều kiện cho sự thâm nhập của các quẩn thể á nhiệt đới với ôn đới ấm xuống các vĩ độ thấp của Việt Nam, mà đại diện của các họ Dẻ, Sồi, họ Bạch dương và họ Thông tràn xuống và thích nghi dần với điều kiện Việt Nam, ngày nay trên địa phận Quảng Nính, Bắc Ninh, Bắc Giang còn những mảnh rừng thông nguyên sinh, còn trong các quần thể vùng thấp cũng thấy nhiều đại diện á nhiệt đới thuộc họ Dẻ, Rẻ, mọc xen kẽ (Coiani, 1920; Sopren, 1935). Những pha nâng lên xen kẽ với các pha yên tĩnh kẻo dài từ Neogen dấn cuối Pieixtocen đã làm biến đổi cân bằng sinh thái địa phương ở các khu vực khác nhau, gây nên sự phân hóa đai cao cũng như phân hóa mang tính địa phương trong các cảnh quan, tạo nên những biến đổi cấu trúc của cảnh quan Việt Nam. Vào cuối Pleixtoxen khí hậu ấm dần lên, đẩy dần ranh giới của các quần thể sinh vật á nhiệt đới lên phía Bắc và lên cao, ở phía Bắc dưới độ cao 500 - 600 m các quần thể nhiệt đới tìm được các điều kiện sinh thái phù hợp để tồn tại và phát triển, tạo cơ sở cho các cảnh quan nhiệt đới gió mùa hiện đại ngày nay. Do vậy trên các vùng núi Hoàng Liên Sơn ở độ cao dưới 1.500 m vẫn bắt gặp các đại diện cổ nhiệt đời như: Dương xỉ cây, chuối rừng, trong khi đó ở dai chân núi vẫn bắt gặp các yếu tố á nhiệt đới, ôn đới ấm. Nguyên tắc thưởng được sử dụng trong phân tích cảnh quan là nguyên tắc phát sính, đây là nguyên tác có ý ngư á to lớn mà theo P. G. Shỉshencô, 1 983, nguyên tắc này đòi hỏi giải nghiã cảnh quan được cấu tạo như thế nào? (các mối quan hệ chức năng như thế nào ?); tại sao nó được cấu tạo như vậy? (các quan hệ phát sinh và các quan hệ nhân quả); và nó được cấu tạo như thế để làm gì ? (chức năng tự nhiên và chức năng xã hội của nó). Trên cơ sở lịch sử phát triển, mỗi cảnh quan trong tương quan tác động đặc thù của các khối vật chất hình thành bởi sự kết hợp phân hóa địa đới và phi địa đội vừa chịu ảnh hưởng phân hóa đai cao, vừa bị tác động phân hóa Đông - Tây, vừa phân dị theo các đặc tính địa phương mà có cấu tạo đặc thù. Các cảnh quan đồng bằng bồi tụ phù sa sông Hồng là một ví dụ cho thấy điều kiện sinh thái vùng đồng bằng được quy định bởi độ cao không lớn hình thành trên một miến võng được lấp đầy các vật iiệti bồi tụ của sông Hồng trong suốt kỷ thứ Tư, với hướng mở ra biển ở phía Đông, Đông Nam, ở đây chế độ nhiệt - ẩm chịu ảnh hưởng tác động của biển, tuy nhiên hoạt động
  15. chính của không khí cực đối đã làm cho các cảnh quan này chiu tác động của cơ chế gió mùa mùa Đông lạnh, đây là một nét đặc thù khác với các cảnh quan đồng báng khác ở Việt Nam. Mặt khác trong quá trình phát triển, các cảnh quan này chiu tác động to lớn của các hoạt động kỹ thuật có từ ngàn đời nay nên quá trình đắp đê trị thủy, ngăn lũ ở vùng đồng bằng, đã phân phối lại chế độ nước. quá trình khai thác đồng bằng với thâm canh (gần như độc canh cây lúa) cây lương thực, thực phẩm đã tạo nên những quần thể cây trồng hoàn toàn mới. Như vậy, mối tương quan tác động giữa khối vật chất sống, không sống bị chi phối mạnh mẽ bởi lác động của con người theo một hướng phát triển khác, tạo ra một năng suất sinh học khác trong loạt sản phẩm sinh học nhân sinh - các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái công nghiệp, trong các môi trường nhân sinh hoặc nhân tác mạnh mẽ. Sử dụng nguyên tắc phát sinh cho phép trả lời các câu hỏi về cấu trúc của các cảnh quan. Nguyên tắc tiếp theo trong phân tích cảnh quan là nguyên tắc cấu trúc, vì dùng tiếp cận lịch sử - phát sinh để phân tích cảnh quan, cần hướng tới việc phân loại cảnh quan. Cấu trúc phản ánh trật tự hệ thống của các phần chức năng trong cảnh quan - các yếu tố tương đối bền vững của tổ chức hệ thống, trong đó nếu làm thay đổi chức năng của các phần cấu trúc sẽ làm biến đổi cấu trúc của cả cảnh quan, dẫn đến sự hình thành các cảnh quan mới như ví dụ đã trình bày ở trên. Trong những phần nội dung trên đã phần nào đề cập đến hệ thống phânloạicảnh quan chung và những nét chính trong phân loại cảnh quan Việt Nam mà thông thường trình tự của hệ thống phân loại từ cao xuống thấp, tù hệ thống cảnh quan → phụ hệ cảnh quan lớp cảnh quan → phụ lớp cảnh quan → kiểu cảnh quan → loại cảnh quan, III. 2. Đặc điểm cấu trúc - chức năng cảnh quan Việt Nam Phân tích cấu trúc - chức năng cảnh quan là công việc quan trọng trong phân tích cảnh quan xem như xác định tính tổ chức không gian, thời gian của địa hệ. Phân tích cấu trúc của cảnh quan bao gồm việc xác đính vị trí của các khối vật chất trong một tập hợp tác động tương hỗ, vì vậy đòi hỏi nghiên cứu các thông số, chuẩn hóa các tác động của các khối cấu thành của hệ thống cảnh quan và nghiên cứu cả thứ tự, trình tự thay đổi trạng thái của cảnh quan theo thời gian. Như vậy, phân tích cấu trúc cảnh quan bao gồm cả việc tìm hiểu, nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng (giữa các khối vật chất cấu thành) và cấu trúc ngang (từ các cảnh quan thấp hơn) và nghiên cứu các nhịp điệu thay đổi trạng thái của chúng theo các pha khác nhau (chủ yếu phân tích nhịp diệu mùa). Phân tích các khối vật chất trong cảnh quan có điều thuận lợi hơn so với phân tích hợp phần trong cảnh quan vì rằng khó có thể xem xét các hợp phần vừa như một thể độc lập thống nhất, vừa là phần cấu trúc chức năng của hệ bậc cao hơn. Trong cơ cấu của cảnh quan, vai trò của khối sinh vật - khối vật chất sống là khá đặc biệt, trong
  16. đó thường phân biệt thành 3 nhóm chính có chức năng khác nhau: nhóm các sinh vật sản xuất; nhóm các sinh vật tiêu thụ và nhóm các sinh vật phân hủy. Nhưng trong đó cây xanh là bộ phận tích cực nhất, là bộ phận tập hợp các sinh vật hoạt tính cao và có sinh khối cao nhất, các cây xanh là các sinh vật sán xuất. Vì vậy xem xét mối tác động của cấu trúc thẳng đứng theo các khối vật chất vừa mang tính chất kế thừa phương pháp luận nghiên cứu cấu trúc cảnh quan, vừa phát triển nghiên cứu nó phù hợp hơn với mục đích sinh thái hóa. Mặt khác với hợp phần không hoàn toàn tương ứng với các phần cấu tạo của cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan như hiện tượng phân tầng của chúng, do vậy khác với các hợp phần, các khối có độ đồng nhất vật chất cao hơn. Trong môi trường tự nhiên, các mối tác động tương hỗ giữa các khối là cực kỳ đa dạng, liên quan đến các dòng trao đổi vật chất - năng lượng bên trong và bên ngoài các cảnh quan, do đó việc nghiên của các mối quan hệ này dựa trên một loạt các dấu hiệu khác nhau, như hướng tác động, giá trị, mật độ,.độ bền vững, Trong hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 phản ánh cấu trúc của cảnh quan Việt Nam thể hiện sự phân hóa tự nhiên theo chiều Bắc -Nam và Đông - Tây, phân hóa theo độ cao và theo các đặc điểm địa phương ở các cấp khác nhau, kết quả lắc động của các thành phần trong khối vật chất không sống theo các dấu hiệu phân dị tự nhiên lãnh thổ có những tổ chức đặc thù của khối vật chất sống, tạo nên tiềm năng tài nguyện của cảnh quan. Bao hàm toàn bộ lãnh thổ nước ta là hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Dạc điểm của hệ thống cảnh quan này được quy đính bởi tương quan tác động của vỉ trí địa lý với nguồn năng lượng bức xạ mặt trời mà lãnh thổ nước ta nhận được, là điều kiện cho sự hình thành và tồn tại quần hệ sinh vật nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Với ví trí trải dài trên 15 kinh tuyến từ 8030' Bắc đến 23022' Bắc, phần lục địa của lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng Tội chí tuyến Bắc bán cầu, nơi hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn (trên 125 kcal/c m2/năm) là nguồn năng lượng thực hiện các quá trình phát triển của cảnh quan Việt Nam. Trên lãnh thổ đó hàng năm có sự luân phiên tác động của hai khối hoàn lưu túi phong Bắc và Nam bán cầu, tạo nên hai mùa mưa và khô rõ rệt trên lãnh thổ nước ta. Lượng bức xạ tổng cộng ở miền Bắc đạt được từ 125 - 1 30kcal/cm2/năm và ở miền Nam từ 130 - 135 kcallcm2/năm, tạo nên nguồn nhiệt lượng dồi dào, cán cân bức xạ quanh năm không có tháng nào âm và đấu đạt trên 75 kcal/cm2/năm, ngay ở các vùng núi cao dưới 1.500 m cán cân bức xạ cũng quanh năm dương và đạt xấp xỉ 70 kcal/cm2/năm. Do vậy trên khắp lãnh thổ trừ các vùng núi cao, nhiệt độ trung bình năm đều trên 200C, với tổng nhiệt độ hoạt động từ 8.0000C - 10.0000C. Nguồn năng lượng này quy định tính chất nhiệt đới của tự nhiên Việt Nam. Nằm trong vành đai nội chí tuyến, nơi có sự luân phiên tác động của hai khối không khí tín phong, vào mùa Đông, khỉ mặt trời chuyển động biểu kiến xuống phía Nam, hoạt động của dải áp cao Bắc bán cầu dịch chuyển xuống các vĩ độ thấp nên ở
  17. các vĩ độ này, vào mùa Đông các thông không khí tín phong khô, ổn định hoạt động trên lãnh thổ nước ta, gây nên thời tiết quang mây, ổn định, khô hanh. Vào mùa Hạ, khi mặt trời chuyển biểu kiến lên Bắc bán cầu, tín phong Nam bán cầu vượt xích đạo, đổi hướng và được tăng độ ẩm khi đi qua Bắc ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, khi tác động vào lãnh thổ nước ta tạo ra một mùa mưa đối tập với mùa khô hanh. Đặc điểm nhiệt đới gió mùa thể hiện trong tính chất các quá trình ngoại sính, tác động đến sự hình thành và phát triển các dạng địa hình ngoại sinh Việt Nam, đền mạng lưới thủy văn và chế độ dòng chảy, đến quá trình thành tạo đất nhiệt đới - quá trình feralít hình thành trên lớp vỏ phong hóa laterít. Tính chất nhiệt đới gió mùa được hình thành vào thời kỳ Đệ tam, trong giai đoạn yên tĩnh kiến tạo và san bằng địa hình sau Paieogen, khí hậu nóng ẩm đã hình thành và tồn tại; sau đó vào thời kỳ băng hà, và trong các pha của chu kỳ tạo nơi Hymaiaya, chế độ nhiệt đới, gió mùa bí biến dạng dưới ảnh hưởng của lạnh hóa khí hậu và của đỏ cao địa hình; song từ cuối Pleíxtoxen khí hậu nóng ẩm dã được phục hồi. Do vậy, nếu so sánh các chỉ tiêu nhiệt đời chung với các tiêu chuẩn Việt Nam như nhiệt độ trung bình năm (200C); tổng tích ôn (7.5000); cân bằng bức xạ (75kcal/cm2/năm) hoặc theo chỉ tiêu biên độ nhiệt độ ngày (60C) thì các điều kiện môi trường là đủ tiêu chuẩn nhiệt đới. Nhiệt độ cao khá ổn định trong một thời gian dài ở nước ta đã tạo nên quần thể sinh vật nhiệt đới phong phú và đa dạng, đặc biệt trong chế độ quang kỳ ngắn, rủng rậm nhiệt đời thường xanh rất phát triển, phong phú về thành phần loài, về mức độ tăng trưởng, về cấu trúc và về các đặc tính khác. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, nguyên hệ thực vật Việt Nam có trên 7.000 loại thực vật có hạt ( trong đó khoảng 1.401 loài hạt trần) xếp trong 267 họ, gần 2.000 chi. Nhiều họ có trên 100 loài, xếp trong đó có 10 họ giàu nhất gồm các họ đại diện của nhiệt đới: họ Lan (901 loài), họ Thần dầu (333 loài), họ Cà phê (286 loài), họ Cói (219 loài), họ Cúc (182 loài), họ ô rô (161 loài), họ Dẻ (107 loài) và họ Dầu tám (122 loài) (Thái Văn Trừng, 1970). Một số họ có số lượng loài không lớn song có vai trò quan trọng như họ Dầu (64 loài) là các loài lập quần trong phần lớn các kiểu rừng phương Nam Việt 'Nam (60% - 70% tổ thành rừng). Lịch sự phát triển lâu dài của hệ thực vật cho thấy còn có nhiều loài cổ đặc hữu như Thông lá dẹt, loài Glyptos trobus pencilìs - hai loài cổ xưa của vùng cao nguyên Kim tâm, hoặc như Trầm hương - một loài đặc hữu của Đông dương, đặc biệt các quần thể sinh vật vùng ngập như quần thể Được vùng ngập mặn, quần thể Trầm vùng ngập phèn là những hợp phần điển hình của cảnh quan nhiệt đới gió mùa của nước ta. Sự gắn kết chặt chẽ trong mối tương quan tác động giữa các điều kiện của môi trường nhiệt đới gió mùa sẽ tạo nên hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Trong hệ thống cảnh quan tự nhiên đó, những người Lạc Việt từ tiên cổ đã khai thác, sử dụng
  18. để tồn tại và phát triển xã hội của mình, vì vậy hệ thống cảnh quan tự nhiên hiện tại của Việt Nam mang nhiều dấu ấn tác động của con người. Hoạt động kinh tế khai thác lãnh thổ cổ truyền của nước ta là sản xuất nông nghiệp mang nặng tính chất độc canh cây lương thực không chỉ ở đồng bằng mà cả ở trong du miền núi, các cảnh quan đồng bằng chủ yếu là các cảnh quan nông nghiệp - đó là các cảnh quan biến đổi gần như hoàn toàn, còn các cảnh quan đồi núi chiu biến đổi từ mạnh (các cảnh quan đồi nhỉ thấp) đến các mức độ yếu hơn (các cảnh quan cao nguyên). Do vậy, hệ thống cảnh quan Việt Nam có dấu ấn tác động mạnh của con người, song đó là tác động mang nặng tính thụ động (khai tháctàí nguyên - lãnh thổ) ít tính chất kỹ thuật (do trình độ phát triển kinh tế còn thấp). Đó là một đặc tính khá quan trọng, vì ở mức độ đó vẫn có thể phục hồi được các trạng thái tự nhiên của cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam, mặt khác cần nhận thấy trạng thái cân bằng của các cảnh quan Việt Nam có biên độ biến động lớn, vì vậy không nên sử dụng các kỹ thuật lớn (các công trình kỹ thuật quy mô lớn) vì sẽ rất bất lợi cho môi trường, đặc biệt là phải chi rất lớn để tạo môi trường sinh thái ben vững đối với tác dụng kỹ thuật lớn. Tóm lại hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam thể hiện trong tác động của các Điều kiện nhiệt đới gió mùa để hình thành các quần thể sinh vật nhiệt đới (các kiểu thực bì nhiệt đới) trong tác động còn tương đối giản đơn và một chiều của nền kinh tế Việt Nam. Hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ba phụ hệ thống: 1. Phụ hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa có mùa Đông lạnh - ẩm 2. Phụ hệ thống cảnh quan nhìn dại gió mùa có mùa Đông lạnh va một mùa khô. 3. Phụ hệ thống canh qlểan nhiệt đới gió mùa không có Đô ng lạnh và một mùa khô. Các phụ hệ thống cảnh quan hình thành do sự phân hóa của hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa theo biến đổi của điều kiện nhiệt - ẩm do tác động của hoàn lưu gió mùa, do tính chất tiếp xúc của hai luồng di cư của sinh vật, hòa trộn với hệ sinh vật bản địa Việt Nam. Có lẽ khó có thể tìm thẩy một lãnh thổ nào khác có đặc thù pha trộn của các hoàn lưu nhiệt đới và các luồng gió mùa từ Đông Bắc á, Đông Nam Á, Nam á, tạo nên một cơ chế gió mùa phức tạp trên lãnh thổ chuyển tiếp như Việt Nam. Cơ chế gió mùa đó làm phức tạp thêm; nhiều lúc, nhiều nơi phá vỡ tính chất nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến của lãnh thổ Việt Nam. ảnh hưởng lớn nhất của sự phân phối lại chế độ nhiệt - ẩm của lãnh thổ Việt Nam (chủ yếu ở miền Bắc) là tác động của khối không khí cực đối biến tính vào thời kỳ mùa Đông (tháng IX - IV) đây là khối không khí từ các vĩ độ cao (từ trung tâm áp cao Sỉbỉa) tác động xuống các vĩ độ thấp và xuống sân đến tận 1 60 Bắc (dãy Bạch
  19. Mã) của nước ta, làm giảm nền nhiệt chung của toàn lãnh thổ và tạo nên một mùa Đông lạnh ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta. Thêm vào đó, ở nửa sau mùa Đông (từ tháng I - III) khối không khí này di chuyển qua biển trước khi tác động vào nước ta đã tăng lượng ẩm, kết hợp với hướng địa hình gây mưa phùn và mưa nhỏ ở Đông Bắc, giảm nhẹ mùa khô hanh của phần lãnh thổ này. Như vậy vào thời kỳ này vừa có sự tác động của khối không khí tín phong (chủ yếu ở phía Nam lãnh thổ nước ta) vừa có tác động của không khí cực đời cùng theo một hướng (Đông Bắc) sông khác nhau về bản chất nên hệ quả khí hậu là có sự phân hóa ẩm (mưa - khô) trên toàn lãnh thổ song với mức độ biểu hiện khác nhau. Mùa Hạ, khối không khí tin phong Nam bán cầu đổi hướng khỉ vượt qua xích đạo thành gió mùa Tây Nam két hợp với luồng không khí Tây Nam thổi từ Tây ân Độ Dương (khối không khí Tây Nam vĩnh Ben gan) vào đầu mùa Hạ - là cơ chế gió mùa mùa Hạ tác động vào lãnh thổ Việt Nam, mang theo lượng trữ ẩm lớn tạo nên mùa mưa tập trung ở nước ta. Trên nền chung nhiệt đới gió mùa, cơ chế gió mùa phi địa đối tác động dấn nước ta tạo nên luồng khí hậu và thời tiết do sự kết hợp giữa giá rét và mưa ẩm không thể có nơi nào khác trong tất cả các vùng tục địa cùng vĩ độ của hành tinh, được các nhà khí hậu đánh giá như một sự tịnh tiến li nào đó của khí hậu nhiệt đới nội chí tuyến về phía khí hậu á nhiệt đới ngoại chí tuyến. Các nhà khí hậu học và thực vật học đều xem như một biến tướng của khí hậu nhiệt đới. Trên cơ sở đó trong hệ thống phân loại sinh khí hậu, các tác giả phân chia từloạihình khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam theo các tác động hoàn lưu thành các phân hình sinh -khí hậu: Có một mùa Đông lạnh - khô Có một mùa Đông lạnh - khô, ẩm xen kẽ Không có mùa Đông lạnh - khô. Đây là các điều kiện nhiệt - ẩm quan trọng chi phối sự phát triển của các quần thể sinh vật. Mặt khác lãnh thổ Việt Nam là nơi giao lưu, hội tụ không chỉ của ba khu vực gió mùa Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á, mà còn là nơi giao thoa của sinh vật bản địa với các sinh vật di cư tử các khu hệ sinh vật phía Bắc tù Nam Trung Hoa xuống (khu hệ sinh vật á nhiệt đới và ôn đới ẩm) tù Malaysia - lndonesia lên (khu hệ sinh vật nhiệt đới phương Nam) với tưởng từ ân Độ - Miến Điện sang, vì vậy nơi đây diễn ra sự thích nghi sinh thái trong đấu tranh sinh tồn của các loài sinh vật thường xanh quanh năm (nhiệt đới phương Nam), các loài rụng lá mùa khô (cổ Ấn - Miến) cùng các loài xứ lạnh phương Bắc được nhiệt đại hóa với hệ sinh vật bản địa. Do đó nếu loại hình rừng Lim không xuống dưới 160 Bắc thì loại hình rừng Huynh không vượt quả vĩ độ 180 Bắc. Nếu trong quần thể thực vật phía Nam chủ yếu là các cây thưởng xanh họ Dầu thì đại diện thường xanh của quần thể thực vật phía Bắc lại chủ
  20. yếu là các cây họ Đậu; trong khi đó ở các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc nơi có mùa khô dài và sâu sắc thì có mặt các đại diện của các loài chịu hạn tử khu hệ thực vật Ấn - Miến. Một điểm đặc trưng của các thảm thực vật của đai chân núi phía Bắc là sù có mặt của các loài thuộc họ Dẻ, Rẻ, óc chó, Thông, là các đại diện thực vật xú lạnh ngoại chí tuyến đến định cư và được nhiệt đới hóa trong tương quan tác động của không khí cực đối hiện nay và tiến xuống trong pha lạnh của khí hậu vào cuối kỷ Đệ tam, đầu kỷ Đệ tứ. Đặc điểm tương tác đó của cơ chế gió mùa đặc biệt đó với đặc điểm giao thoa của sinh vật trên lãnh thổ nước ta quy đính đặc điểm của các phụ hệ cảnh quan tự nhiên. Một trong những đặc trưng của phụ hệ cảnh quan này là sự phân bố một hoặc một tập hợp tương đối gần gũi các dân tộc ít người có quan hệ về ngôn ngữ như nhóm ngôn ngữ Chăm - Khô me phương Nam, nhóm ngôn ngữ Tây Nguyên của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên, nhóm Việt - Mường ở Tây Bắc, mà mỗi nhóm có một đặc trưng về phong tục văn hóa, một lề tối sản xuất với những phương thức khai thác tự nhiên đặc thù, có cộng đồng xã hội đặc trưng. Tuy nhiên sự khác biệt có trong phương thức khai thác tài nguyên không quá lớn vì trình độ khai thác lãnh thổ của các cộng đồng dân tộc Việt Nam đấu còn thô sơ giản đơn, song ở những nơi cỏ triển khai các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, sự khác biệt rõ nét thể hiện ngay trên mức tác động đối với các cảnh quan. Điều này cũng nói lên sự phụ thuộc của các cộng đồng dân tộc ít người vào tự nhiên và sự cần thiết phải hướng tới việc xây dựng văn minh, mở mang dân trí, phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong sử dụng tổng hợp hợp lý lãnh thổ. Dưới phụ hệ cảnh quan là các lớp cảnh quan - cấp phân dị lãnh thổ dựa trên sự khác biệt của cân bằng vật chất do sự kết hợp của yếu tố địa hình và khí hậu, tạo những cường độ tuần hoàn sinh vật khác nhau. Chính yếu tố độ cao địa hình đã làm điều kiện khí hậu thay đổi, kéo theo sự phân dị theo độ cao của các điều kiện sinh thái thường được coi là sự phân hóa đai cao. Các điều kiện này gây nên sự phân dai của các quần thể sinh vật theo chiều cao, cũng như sự phân bố của các cộng đồng dân tộc, điều kiện và khả năng canh tác chia dân cư vùng núi và đồng bằng, tạo nên mức độ tác động đến tự nhiên cũng khác nhau. Trong chú giải của bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000, chia ra 5 lớp cảnh quan, bao gồm: - Lớp cảnh quan trên núi - Lớp cảnh quan trên cao nguyên - Lớp cảnh quan vùng đồi - Lớp cảnh quan vùng đồng bằng - Lớp cảnh quan vùng hải đảo ven biển.
  21. Lãnh thổ Việt Nam là một đai hẹp phía Đông bán đảo Đông Dương với 3/4 diện tích là đồi nhì, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích. Trong đó, chỉ có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là có diện tích đáng kể, còn các đồng bằng ven biển miền Trung đều nhỏ, hẹp bỉ cắt xẻ thành các mảnh, các ô gần như độc lập với nhau, còn diện tích đồi núi chiếm hơn 3/4 tổng diện tích lãnh thổ, hình thành ở những nói có vận động kiến tạo từ nâng lên yếu tạo thành địa hình đồi hoặc nâng lên trung bình thành nơi thấp hay nâng mạnh và rất mạnh tạo thành quí trung bình và núi cao. - Lớp cánh quân trên nơi thường tương ứng với nhóm kiểu địa hình nơi có độ cao tuyệt đối trên 500 m. Nhỉ của Việt Nam thuộc hai xứ núi khác nhau là xứ núi Hoa Nam và xử mít Đông Dương mà ranh giới là thung lũng sông Hồng. Các qui của Việt Nam có thời thành tạo không đồng nhất, song hầu như được cải tạo vào chu kỳ tạo núi Indoxíní và cố kết trong chu kỳ tạo núi Kimeri. Các dãy núi đều có các dấu hiệu của các bề mặt san bằng - dấu ấn của các pha tạo nhỉ vào chu kỳ tạo núi Hymalaya, trong một quá trình nâng, song khác nhau về cường độ, biên độ và thời gian. Mặt khác, các quá trình ngoại sinh trong điều kiện nhiệt đới gió mùa ẩm gây nên sự chia cắt địa hình mạnh mẽ, các sống núi là một đường răng cưa nhiều chỗ cắt xẻ sâu đến hàng ngàn mét tạo nên các đèo nổi tiếng mà dãy núi nào cũng cỏ như đèo Lũng Lô, Khan Cọ, đèo Mây, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, Lao Bảo, Mụ Giạ, Lớp cảnh quan trên núi (phân bố ở độ cao > 500 m) chiếm 30% diện tích lãnh thổ, trong đó > 1.000 m chiếm 14% và > 2000 m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ, song lại có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ hệ thống cảnh quan Việt Nam bởi các chức năng đặc thù của chúng. Từ độ cao này có sự biến dối rõ nét các đặc thù khí hậu theo chiều thẳng đứng (sự phân hóa đai cao) cũng như các điều kiện tự nhiên khác. Cứ lên cao 100 m nhiệt độ trung bình năm của không khí giảm đi từ 0,50C - 0,60C, như vậy ở độ cao >500m ở Đông Bắc, trên 700 m ở Tây Bắc và trên 800 - 900 m ở Trong Bộ nhiệt độ trung bình năm của không khí đã xuống dưới 200C, từ độ cao > 1.500 m tồn tại mùa lạnh quanh năm. Càng lên cao lượng mưa ẩm càng táng lên cho đến độ cao 2000m, trên độ cao đó, do thiếu nguồn tiếp ẩm và tác nhân gây nên mưa nên lượng mưa giảm rõ rệt, tạo tình trạng khô hạn của các đỉnh cao. Song dạng địa hình, hướng sườn núi và một số yếu tố khác của địa hình núi có tác động chắn gió, che gió, tụ gió, hút gió, dã tạo nên khả năng phân phối lại lượng mưa ẩm, hình thành các trung tâm mưa lớn với diện mưa khá rộng như Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, thượng nguồn sông Đà, trung tâm Tiên Yên - Móng Cái, Kỳ Anh, Bắc Bạch Mã, Bắc Tây Nguyên, Đặc biệt là sự hình thành các khí hậu địa phương vùng núi và các biến động thời tiết như dối lưu nhiệt vùng núi tạo Đông, lốc địa hình, các hiện tượng mưa đá, sương muối, sương mù, sương giá, thường xảy ra liên quan đến bức xạ nhiệt của địa hình núi. Do vậy địa hình núi Việt Nam là các bồn thứ nước lớn, với mạng sông, suối dày, chia cắt địa hình mà xâm thực - bóc mòn là các quá trình chính, chia cắt cả đường chia nước các cấp lào nên các đỉnh độc lập, nhọn sắc sảo trên đường chia nước. Dạng
  22. xòe nan quạt là dạng phổ gian của mạng lưới sông, suối miền núi tạo nên khả năng bào mòn và di chuyển vật chất rất lớn trên miền núi, vì vậy ở lớp cảnh quan này, đặc trưng là sự vận chuyển vật chất ra ngoài phạm vỉ của lớp làm cho lớp phủ thổ nhưỡng và vỏ phong hóa có bề dày không lớn. Những ảnh hưởng của địa hình tạo nên những đặc tính của tự nhiên vùng núi, đặc thù về cân bằng vật chất và chuyển hóa vật chất đó trong lớp cảnh quan này, quy định sự phát sinh và phát triển của quần thể sinh vật mà đặc biệt là các thảm thực vật trên núi - các quần hệ vùng núi. Khác với lớp cảnh quan đồng bằng hoặc lớp cảnh quan vùng đồi, trong lớp cảnh. quan trên núi chủ yếu phân bố các thảm thực vật tự nhiên, cho dù hiện trạng của các thảm này có thể ở trạng thái này hay khác, xuất phát từ một loại phát sinh là các vung ẩm ướt thường xanh, kể cả các thảm rừng đai chân núi hay các thảm rừng á.'nhiệt đời và ôn đới ẩm trên núi, phần lớn đều có thành phần loài phong phú, có cấu trúc phức tạp nhiều tầng lớp, tạo nên tiềm năng sinh khỏi lớn. Các cá thể sinh vật, kể cả trên.các vừng cao, hầu như không bị gián đoạn sinh trưởng do điều kiện nhiệt của môi trường ít khí xuống dưới mức tới hạn sinh thái của các loại thực vật, do vậy tuần hoàn vật chất diễn ra không ngừng, song càng lên cao càng bị hạn chế biểu hiện thông qua việc tạo thành tầng xác hữu cơ dày ở bề mặt đất trên núi. Khả năng tái sinh của các quan hệ sinh vật trên núi cao hơn so với đồng bằng, do khả năng phát tán nhở gió, nước, sinh vật, có điều kiện thuận lợi hơn trong khi đó tác động nhân sinh yếu hơn các vùng thấp. Tác động của con người vào lớp cảnh quan trên núi trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ trước đến nay vẫn chủ yếu là khai thác tài nguyên, trong đó mạnh nhất là khai thác tài nguyên rừng, khai thác khoáng sản và khai phá các diện tích thuận lợi để làm nông nghiệp miền núi (canh tác trên đất dốc), do vậy điện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, khối vật chất sống bị tác động biến đổi ở các giải đoạn thoái hóa nhân tác khác nhau, song nhìn chung chưa đến mức độ trở thành đất xấu (badland) hay bí biển đổi hoàn toàn. Mức độ tác động nhân sinh tập trung mạnh ở các cảnh quan với địa hình thấp, có độ dốc nhỏ, hoặc ở trong các máng trũng các thông 1 ứng s ông, Cân bằng vật chất của lớp cảnh quan này luôn trong trạng thái hụt vì chức năng chủ yếu của chúng là cung cấp vật chất cho các lớp cảnh quan vùng thấp. quá trình phong hóa các đá gốc trong điều kiện nhiệt đới xảy ra mạnh mẽ, trong đó bao gồm cả sự thành tạo tàn tích trên bề mặt chia nước chủ yếu là vỡ vụn, trên bể mặt sườn là các quá trình nghiền nát. Bên cạnh đó là các quá trình trọng lực, quá trinh di chuyển của các khối đá (trượt khối, trượt lở, trượt chảy và trượt trôi). Tất cả các hình thức dịch chuyển này đều có thấy trong lớp cảnh quan này, song phổ biến hòn cả là trượt lở và trượt chảy. Các quá trình trọng lực chậm thường là quá trình deflucxi ở những nơi ẩm quanh năm, xoliflucxi ở các trung tâm mưa, còn ở vùng núi Thuận Hải điển hình là đất
  23. chảy khô. Trong các quá trình ngoại lực, điển hình nhất là các quá trình tạo ra bởi nước chảy như quá trình nước chảy tràn, quá trình rt~ra trôi dưới bề mặt, quá trình xói rửa bao trăm phần lớn diện tích lớp cảnh quan trên nút củng với xâm nhập khe rãnh. Các quá trình đỏ gây nên hiện tượng phả vỡ vật chất nền rvín thành các vật liệu 'kích thước khác nhau. Các vật chất này một phần được chuyển theo sườn dốc xuống các vùng thung lũng và xuống dòng bằng, bồi tụ lên các vùng thấp của các châu thổ, các máng, bồn trũng. Mối quan hệ giữa các quá trình ngoại sinh, nền nham, địa hình, các điều kiện khí hậu, mạng lưới thủy văn vùng núi với thảm thực vật hết sức chặt chẽ trong sự phân bố vật chất không chỉ ở trong phạm vỉ của lớp cảnh quan mà còn ra ngoài ranh giới của lớp. Vì vậy lớp cảnh quan trên núi còn giữ chức năng điều chỉnh vật chất và năng lượng cho các cảnh quan vùng thấp (lớp cảnh quan đồi và lớp cảnh quan đồng bằng). Nghiên cứu cấu trúc chức năng của chúng có ý nghiã quan trọng trong việc tìm hiểu động lực và sự chuyển hóa vật chất của hệ thống cảnh quan Việt Nam. - Lớp cảnh quan trên cao nguyên được phân biệt với lớp cảnh quan trên núi bằng các dấu hiểu cấu trúc và chức năng đặc thù của mình: Trong các công trình nghiên cứu chuyên ngành địa mạo Việt Nam có ý kiến phân chia riêng kiểu địa hình cao nguyên, kiểu địa hình núi cao và trung bình và các kiểu địa hình núi khác. Cũng có ý kiến xếp chúng với nhóm kiểu địa hình núi, do vậy trong hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam các tác giả phân chia cao nguyên, đồi, núi thành các lớp cảnh quan khác nhau, song cũng có tác giả gộp chung trong cùng một lớp, điều này thường thấy trong các chủ giải bản đồ cảnh quan và bản đồ cảnh quan sinh thái các lãnh thổ quy mô nhỏ trên tỷ lệ lớn và khá lớn. Lớp cảnh quan trên cao nguyên trong hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam cho nghiên cứu tỷ lệ 1/1.000.000 khác với lớp cảnh quan trên núi bởi các đặc trưng nâng lên trung bình của các vùng này trong các pha tạo núi khác nhau, song diện nâng khá rộng và có thành phần đá gốc khác nhau; đáng kể nhất là các cao nguyên bazan ở Tây Nguyên: các cao nguyên Di Linh, Đắc Nông, Buôn Ma Thuột, Pleyku, tạo thành hệ thống cao nguyên kẻo dài tù Nam KonTum đến Lâm Đồng. Ở Tây Bắc im là các cao nguyên đá vôi như cao nguyên Mộc Châu - Sơn La, cao nguyên Tà Phía. Nhìn chung bề mặt cao nguyên là một bề mặt lượn sóng mềm thoải, trên đó các quá trình ngoại sình mang tính chất gần như đồng bằng. Tương tự các cao nguyên là các bình sơn - là vùng núi có nhiều mặt bằng ở đỉnh và sườn như bình sơn Đà Lạt có bề mặt khá rộng song hỉ chia cắt sâu tương đối lớn, mang tính chất trung gian giữa địa hình núi và địa hình cao nguyên. Việc sắp xếp chúng theo nguồn gốc phát sinh vào lớp cảnh quan nội hợp lý hơn vào lớp cảnh quan cao nguyên. Một số cao nguyên có độ cao trên 1.000 m như cao nguyên Tà Phía (1.800 - 900 m), cao nguyên Đồng Văn (900 - 1.100 m); các cao nguyên khác ở xấp xỉ hoặc
  24. dưới i.000 m như cao nguyên Mộc Châu, Di Linh (900 - 1.000 m), Sơn La (600 - 700 m), Pleiku (700 - 1.000 m), Buôn Ma Thuột (400 - 700 m), Dác Nông (400 - 500 m). Các cao nguyên đều có đặc điểm chung là có khí hậu dìu mát, thoáng gió, nếu như trên vừng núi đồi lượng nhiệt ẩm phân hóa theo sườn là chủ yếu thì trên bề mặt cao nguyên là trao đổi theo chiếu ngang trên một nền nhiệt thấp do ảnh hưởng độ cao địa hình, song các biên độ (nhíp điện) ngày đêm hay mùa rất rõ nét như độ nhiệt - ẩm (trao đổi nhiệt - ẩm ngày đêm và mùa trong năm) tạo nên một chế độ khí hậu đặc thù của lãnh thổ. Mặt khác các cao nguyên đều có chế độ dòng chảy khá điều hòa, thung lũng các sông rộng, có tích tụ vật chất, song do cấu tạo của các cao nguyên phần lớn là các đá hòa tan (đá vôi, đá bazan) mà thưởng thiếu nước, đặc biệt sự phân mùa khá sâu sắc của chế độ mưa ẩm dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng (khô hạn kéo dài 5 tháng) của các vùng cao nguyên. Những đặc thù sinh thái này là tiền đề hình thành khối chất sống đặc thù, nơi đây có điều kiện cho phát tán và phát triển của sinh vật bản địa với luồng di cư sinh vật của khu hệ ân - Miến. Trong hệ sinh thái này các thảm thực vật chủ yếu là các rừng rụng lá mùa khô và rừng nhiệt đới khô, đại diện của các loài có khả năng thích nghi với mùa khô kéo dài và khá sâu sắc (có từ 1 - 3 tháng lượng mưa 25 mưa như Dần lông, Dầu đồng, Trắc Cẩm lai, Bằng lăng (Săng lẻ), Trên các cao nguyên là nơi phân bố của những nhóm dân tộc nhất định như trên cao nguyên Sơn La - Mộc Chân, Tà Phải chủ yếu là Thái - Mông; trên cao nguyên Đồng Văn là Mông - Nhắng; trên cao nguyên Tây Trung Bộ là Gia Rái - Ê Dê có kiểu canh tác nương rẫy tương dối giống nhau: đốt nương và trọc tỉa trước mùa mưa để đón mưa, các lễ hội cũng giống nhau, trong đó nổi lên là thường cúng Giăng (cứng trời) trong các lễ hội và trong các lễ nghi tôn giáo khác. chứng tỏ khả năng tự giải quyết các vấn đề sản xuất, sinh hoạt của họ rất thấp, cuộc sống còn gắn khá chặt chẽ vào thiên nhiên. Hoạt động khai thác lãnh thổ trên các cao nguyên là khai thác tiềm năng tài nguyên đất, các cao nguyên có tiềm năng đất dồi dào, đất tốt (đất đỏ bazan và đất đá vôi terrarosa) thích hợp với nhiều loại cây trồng, hơn thế, điều kiện khí hậu dịu mát trên cao nguyên càng tạo thêm khả năng xây dựng các tập đoàn cây còn có giá trị kinh tế cao. Lớp cảnh quan trên cao nguyên là một lớp cảnh quan đặc thù không thể xếp chúng với lớp cảnh quan trên núi bởi các chức năng cấu trúc của nó xuất phát từ đặc điểm cấu tạo của các khối vật chất khác, đây là nơi tranzit vừa tích tụ một phần vật chất từ trên lớp cảnh quan nội xuống, vừa cung cấp và phân phối vật chất cho các cảnh quan dưới thấp hơn. Trong đặc điểm của cấu trúc địa hình, không như các khối núi có chuyển tiếp dần dần từ núi thấp đến núi trung bình và cao, quá trình nâng lên dạng khối trên diện khá rộng tạo nên bờ vách của các cao nguyên có tính chuyển tiếp đột ngột,
  25. nhiều cao nguyên có bở vách khá dốc (cao nguyên Đồng Văn - Quản Bạ) nên ranh giới chuyển tiếp khá hẹp, dễ nhận thấy trong tự nhiên, sự khác biệt trong cấu tạo nham thạch cũng phân biệt các cao nguyên với các vùng xung quanh. Các cảnh quan trên cao nguyên có ý nghĩa to lớn và có đặc điểm riêng trong khai thác và sử dụng lãnh thổ. - Lớp cảnh quan vùng đồi: Đồi là dải chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi, hình thành trong quá trình nâng lên bộ phận rìa của miền núi tiếp giáp với đồng bằng bị quá trình ngoại lực chia cắt mạnh mẽ. Thành phần vật chất cấu tạo nên nền rắn của vùng đồi cũng phức tạp và đa dạng, phụ thuộc vào nền phát sinh thống nhất với khối núi mà chúng hình thành. Mặt khác các dồi cũng phù hợp với cấu trúc địa hình địa phương. Ở Đông Bắc, đại bộ phận là địa hình thấp chuyển tiếp từ tù xuống đồng bằng, do vậy dải đồi chuyển tiếp cũng kéo dài trên một diện rộng ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Nính - Hải Phòng, của hệ núi Tây Bắc, Trưởng Sơn có chuyển tiếp khá đột ngột xuống dải đồng bằng hẹp, do vậy vùng đồi chuyển tiếp cũng hẹp ngang, có tính chất miền núi hơn trong cấu trúc địa hình cũng như trên hoạt động của quá trình ngoại sinh (xâm thực, chia cắt). Với đìa hình thấp, phân bố kề bên các đồng bằng nên khí hậu có tính chất đồng bằng hơn, các khác biệt biểu hiện qua mức độ của quá trình ngoại sinh như bóc mòn - xâm thực, vận chuyển bồi tụ, qua các biến thiên trao đổi nhiệt ẩm ngày đêm tạo bởi bề mặt nghiêng lớn của các đồi, qua hiệu ứng của bức xạ bề mặt. Do.vậy ở đây có tính chất trong gian xâm thực - tích tụ trong phân phối vật chất, bề mặt địa hình là các đồi độc lập đỉnh tròn, sườn thoải xen giữa các thung lũng rộng mà nhiều tác giả còn gọi là các đồng bằng xen đồi [8, 9]. Vùng đồi cách đây không lâu, vào đầu thế kỷ này vẫn là các vùng "rừng thiêng nước độc" với các thảm rừng nhiệt đới xanh tốt, trải qua các cuộc chiến tranh và khai thác lãnh thổ, ngày nay trong lớp cảnh quan sinh thái này vắng bóng hầu như hoàn toàn các cây rừng, chỉ còn lại là rừng trồng trong những năm gần đây mà diện tích không đáng kể, còn phần lan là trảng cây bụi thứ sinh và đất xương xâu sỏi đá ~ bề mặt của thảm thực vật hiện đại. quá trình thoái hóa đất, suy thoái nhân sinh của thảm thực vật trong lớp cảnh quan vùng đồi ở các giai đoạn và theo các khu vực môn khác nhau, ở phần rìa đồng bằng, thưởng quan sát thấy mức độ suy thoái cao hơn so với các khu vực khác. Hoạt động khai thác lãnh thổ trong lớp cảnh quan ngày càng diễn ra mạnh và đa dạng, có cả khai thác lòng đất để lấy tài nguyên, khai thác cho nông nghiệp, làm ruộng nước cũng như nương ray, trồng các cây công nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng, vật liệu sinh hoạt, do vậy lớp cảnh quan này biến đổi cực kỳ nhanh chóng và mạnh mẽ. Song hầu như im không có hoạt động cải tạo và phục hồi tài nguỵên. Hoạt động trồng rừng phủ xanh đồi trọc mới diễn ra không lâu, song lúc rừng lên cũng là lúc rừng tàn vì bị khai thác triệt để. Hiện nay các mô hình vườn rừng, vườn đồi đã và đang được nghiên cứu để triển khai cải tạo môi trường sinh thái trong sử dụng hợp lý lãnh thổ
  26. đúng mục đích đó chưa đạt được. Việc cải tạo môi sinh của lớp cảnh quan đồi khá nặng nề bởi lẽ lãnh thổ được sử dụng nhiều lần với nhiều mục đích kinh tế khác nhau, trong khi các tiềm năng 'tài nguyên của chúng đã ở các mức cạn kiệt với khả năng phục hồi rất chậm hoặc khó phục hồi, vì vậy xem xét chức năng của lớp cảnh quan này phải xem xét đánh giá ở các cấp thấp hơn cho việc làm tốt lên một sinh. - Lớp cảnh quan đồng bằng bao gồm các lãnh thổ đồng bằng trong do có các đồng bằng bồi tụ phù sa trên các vùng trũng của châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mã, và các đồng bằng bồi tụ trên các thềm biển cổ trải dọc theo lãnh thổ miền Trung nước ta. Lớp cảnh quan đồng bằng đặc trưng bởi quá trình bồi tụ vật liệu, vật chất chủ yếu do dòng chảy mang xuống từ các lớp cảnh quan phía trên (trên núi, trên cao nguyên và vùng đồi), với các quá trình hình thành đất thủy thành. Lãnh thổ đồng bằng là các miền đất thấp, có những ô trũng thấp ứ nước, các quá trình tích đi diễn ra trong điều kiện ngập hoặc bán ngập thường trong tình trạng yếm khí vì vậy sự chuyển hóa vật chất ở đây theo một dạng khác. Dung bằng là nơi canh tác rất lâu đời nên hầu như tự nhiên dã hoàn toàn biến đổi dưới hoạt động khai thác lãnh thổ, trong đó khai thác nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất. Các cảnh quan văn hóa là các cảnh quan năm sinh đ (c thù trong lớp cảnh quan đồng bằng. Hiện trạng thảm thực vật là hiện trạng của thảm cây trồng với nhiềuloạikhác nhau biến đổi theo mùa vụ, mức độ biến cải của chúng hoàn toàn theo tác động điều khiển và điều chỉnh của con người. Các tác động tự nhiên như khô hạn, lạnh, mưa, bão, trở thành các tác nhân phá vỡ cán cân chuyển hóa vật chất mà con người tạo ra từ ngàn đổi. Phần lớn các tài nguyên đất, nước đài bí con người điều khiển, có những đặc tỉnh khác trở thành các tài nguyên không tạo được trong tự nhiên như các loại đất biến đổi có độ phì nhân tạo, các kênh, mương điều phối cán cân nước, Vì vậy, chức năng của lớp cảnh quan này đã và sẽ mang các chức năng nhân tác nhằm phục vụ cao nhất nhu cầu xã hội. Vai trò kinh tế (chức năng kinh tế) của lớp cảnh quan đồng bằng rất lớn, vì chúng có chức năng điều chỉnh mức sống và sự phát triển của xã hội. - Lớp cảnh quan hải đảo ven biển là lớp cảnh quan đặc biệt bao gồm các đảo ven biển có các nguồn gốc phát sinh khác nhau và có diện tích khác nhau nhưng cùng chung môi trường trên biển. Các điều kiện môi trường tương đối thuần nhất và tác động chủ yếu lả các tác động của không khí và biển. Lớp cảnh quan này có những chức năng tự nhiên riêng cũng như các chức năng kinh tế đặc thù, đặc biệt là các đao lớn nằm trên các thềm lục địa. Các phụ lớp cảnh quan được phân chia trong phạm vi của các lớp cảnh quan và
  27. cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam chúng được phân chia như sau: - Trong 7 lớp cảnh quan trên núi có: + Phụ lớp cảnh quan trên núi cao + Phụ lớp cảnh quan trên núi trung bình + Phụ lớp cảnh quan trên núi thấp + Phụ lớp cảnh quan trên các trũng giữa núi. - Trong lớp cảnh quan trên cao nguyên: + Phụ lớp cảnh quan trên cao nguyên trung bình + Phụ lớp cảnh quan trên cao nguyên thấp - Trong lớp cảnh quan vùng đồi: + phụ lớp cảnh quan đại cao + Phụ lớp cảnh quan đồi thấp - Lớp cảnh quan đồng bằng gồm: + Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao + Phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp. - Lớp cảnh quan hải đảo ven biển: Không có các phụ lớp. Các phụ lớp cảnh quan phân chia trên cơ sở phân bố lại vật chất theo đặc điểm độ cao địa hình trên các độ cao khác nhau, sự phân hóa của chế độ nhiệt - ẩm dẫn đến sự khác biệt trong các quá trình ngoại lực và các tác động đến chuyển hóa vật chất trên các lãnh thổ có độ cao khác nhau, sự phản hóa của các vành đai thực vật từ chân núi đến đỉnh núi. Mặt khác sự phân hóa đó chịu chi phối của các đặc điểm của lớp cảnh quan, vì vậy tuy có thể ở những độ cao tương tự nhưng sự chuyển hóa trao đổi vật chất giữa 2 khối vật chất trong phụ lớp cảnh quan trên núi trung bình khác với phụ lớp cảnh quan trên cao nguyên trung bình. Sự phân bố của các cộng đồng dân tộc cũng phần hóa theo độ cao, thông thường nhóm dân tộc Mông phân bố trên các độ cao trên 1.000 m, hiện tại còn nhiều nhóm dân cư sống trong các hang đá của Hoàng Liên Sơn. Dó là các độ cao tương ứng với phụ lớp cảnh quan sinh thái trên núi trung bình và trên núi cao cũng như trên các cao nguyên trung bình, dân cư phân bố thưa trên các vạt hẹp, các cộng đồng không lớn và mang nhiều bản sắc của nhóm, hay của một nhánh, một chi nào đó của dân tộc, vì vậy cộng đồng dân tộc vùng cao khá thuần nhất và theo một tổ chức thống nhất Có tập tục và tập quán canh tác khá thống nhất cho dù ở khá xa nhau. Hoạt động khai thác lãnh thổ giản đơn, cuộc sống gắn khá chặt với thiên nhiên. Trên thực tế hoạt động cải tạo môi trường của đồng bào Mèo khá tốt, nhất là công việc canh tác ruộng bậc thang trên các vạt hẹp của các sườn cao hay ở các khe núi đá vôi. Các vật ruộng đôi khí có chiều rộng không đầy 1m ở độ cao xấp xỉ 1.000 m ở Tả Van - Lao Chải (Sa Pa),
  28. Người Mèo không phải các vạt nương lớn. Ở thấp hơn nơi cư trú của đồng bào Mông, trong các cảnh quan núi trung bình là đồng bào Dao, Nhắng, Hà Nhì, Hạ. Sống chủ yếu vào kiếm lượm trong rừng, nhóm dân tộc này thích vui chơi hơn lo cho cuộc sống, bởi mỗi phiên chợ là một ngày hội chơi của họ, thậm chí không cần nhà cửa (người La Hạ) dùng lá chuối làm lều, khô lá lại đi chỗ khác. Do vậy, cuộc sống gắn liền với thiên nhiên, mỗi khí có các bệnh dịch tự nhiên (thường theo chu kỳ 11 - 12 năm) thường dẫn đến dịch bệnh của cộng đồng người này, thì tỷ lệ chết khá cao, mốt nguy cơ hủy diệt có một nhóm dân tộc rất lớn và rất có thể xảy ra Trong các cảnh quan núi thấp có cộng đồng các dân tộc Thái - Mường - Tày - Nùng, Ở miền Bắc các nhóm dân tộc này có sự kết hợp giữa lúa rẫy và lúa nước, sống tập trung hơn và có mức độ khai thác lãnh thổ lớn hơn, đặc biệt trong xây dựng chỗ ăn ở là các ngôi nhà sàn lớn - đòi hỏi một khối lượng lớn các cây gỗ tốt. Khác với nhóm dân tộc trên, khả năng tăng dân số của nhóm này rất lớn, các gia đình đều cho y thức tích trữ lương thực nên diện tích canh tác phát triển theo mức gia tăng dân số khiến cho các cảnh quan bị tàn phá, cạn kiệt nhanh chóng. Trên các cao nguyên Tây và Trung Trung Bộ là nhóm các dân tộc Gia Rai - Ê Đê, Xu Đăng chủ yếu sống bằng nương rẫy và hái lượm sản vật trong rừng, mức độ khai thác lãnh thổ thấp hơn nhóm dân cư phân bố trong các cảnh quan núi thấp. Vai trò và chức năng đặc biệt của các cảnh quan trong các trang giữa núi ở chỗ chúng như các ốc đảo trong các cảnh quan núi, thường đây là các điểm quần cư lớn như lòng Điện Biên, thượng nguồn sông Mã, có chức năng dân sinh - kinh tế quan trọng, đây là những khu vực tích tụ - tranzỉt vật chất trong các cảnh quan. trên núi, sẽ là các đầu mối của phát triển kinh tế, khai thác lãnh thổ miền núi. Sự khác biệt của các phụ lớp cảnh quan đồi cao vả đồi thấp thể hiện ở vai trò chức năng của chúng. Các cảnh quan đồi cao có chức năng phòng hộ, bảo vệ nhằm ngăn chặn xâm thực, bóc mòn, điều chỉnh cán cân vật chất. còn các cảnh quan dồi tháp có chức năng khai thác bảo vệ, các đồi thấp thưởng được khai thác trong các cây công nghiệp dài ngày như dứa, chè, cà phê xen các cây công nghiệp ngắn ngày. Phần lớn đất trống đồi trọc nằm trong 2 phụ lớp cảnh quan này vì vậy vấn đề phục hồi các đặc tính tự nhiên của chúng có tầm quan trọng đặc biệt. Hai phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao và cảnh quan đồng bằng thấp có sự khác biệt về chế độ ẩm theo mùa với chênh lệch khá lớn và cả hai thường được sử dụng canh tác xen vụ lúa và màu. Trên các cảnh quan đồng bằng cao, xen giữa một thời kỳ ngập nước là một thời kỳ khô không ngập nước, trong khí đó các cảnh quan đồng bằng thấp bị ngập nước quanh năm, do vậy, cơ cấu của tập đoàn cây trồng ở đây có đặc thù riêng. Sự kết hợp tác động của hoàn lưu gió mùa tạo nên sự phân bố nhiệt - ẩm theo mùa, thể hiện ở miền Bắc là một mùa lạnh ít mưa và một mùa nóng mưa nhiều, còn
  29. miền Nam là một mùa khô luân phiên một mùa mưa, diễn biến mùa đó của trao đổi nhiệt - ẩm không khí gây nên nhíp điệu mùa cho tất cả các thành phần tự nhiên như diễn biến mùa trong quá trình phá vỡ nền rắn tạo vỏ phong hóa, nếu trong mùa mưa phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ thì trong mùa khô nghiêng về phong hóa vật lý, diễn biến của quá trình hình thành đất feralỉt cũng có sự luân phiên của dòng nước đi lên mùa khô và đi xuống mùa mưa để tạo thành tầng tích tụ kết von - tầng B trong phẫu diện đất feralỉt, diễn biến của dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm cũng như các quá trình ngoại sinh mang biểu hiện mùa rất rõ nét. Sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sinh thái đó, giới thực vật thích nghi và hình thành các đặc tính thường xanh ở các vùng ẩm ướt và rụng lá ở các vùng có mùa khô kéo dài tạo nên hai quần thể rừng thường xanh mưa mùa và rừng rậm nửa rụng lá. Từ các đặc điểm đặc trưng phân hóa sinh khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam có thể chia ra 2 kiểu cảnh quan: kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thưởng xanh bao trùm phần lớn diện tích lãnh thổ và kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá mưa mùa. Phân hóa mùa của trao dối nhiệt - ẩm phụ thuộc rất nhiều vào điện kiện địa hình địa phương, tạo ra sự đan xen giữa các bậc nhiệt và bậc ẩm trên lãnh thổ, các tính toán chỉ số của các tổ hợp nhiệt - ẩm theo các ngưỡng sình thất chung của thực vật được phân chia theo chế độ nhiệt: - Không có mùa lạnh - Mùa lạnh ngắn (1 tháng) - Mùa lạnh trung bình (2 - 3 tháng) - Mùa lạnh dài (> 3 tháng). - Và theo chế độ ẩm: - Mùa khô ngắn (< 2 tháng) - Mùa khô trung bình (3 - 4 tháng) - Mùa khô dài (5 - 6 tháng). Tổ hợp nhiệt - ẩm theo các ngưỡng sinh thái này trên lãnh thổ Việt Nam ứng với các diễn thế khí hậu của thảm thực vật từ rừng rậm nhiệt đời thường xanh, rừng ưa mưa, rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá mưa mùa, rừng nhiệt đới hơi khô, đến các trảng cỏ và thảm cây bụi gai nhiệt đới, sự kết hợp này tạo nên 15 phụ kiểu cảnh quan như sau: Trong kiểu cảnh quan rừng rậm thường xanh ưa mưa có 1 phụ kiểu: 1. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô ngắn không có mùa lạnh. Trong kiểu cảnh quan rừng rậm thường xanh mưa mùa có 10 phụ kiểu: 2. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô ngắn mùa lạnh trung bình 3. Phụ kiểu cảnh quan trong Điều kiện mùa khô ngắn mùa lạnh dài
  30. 4. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô ngắn không cỏ mùa lạnh. 5. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô ngắn thùa lạnh ngắn. 6. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô trung bình mùa lạnh dài. 7. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô trung bình mùa lạnh trung bình. 8. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô trung bình mùa lạnh ngắn. 9. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô trung bình không có mùa lạnh. 10. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô dài mùa lạnh dài 11. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô dài mùa lạnh trung bình. Trong kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá mưa mùa có 3 phụ kiểu: 12. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô trung bình không có mùa lạnh. 13. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô dài mùa lạnh ngắn 14. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô dài không có mùa lạnh. Trong kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới rụng lá mưa mùa có 1 phụ kiểu: 15. Phụ kiểu cảnh quan trong điều kiện mùa khô dài không có mùa lạnh. Dưới phụ kiểu cảnh quan là loại cảnh quan được phân chia theo hiện trạng của thảm thực vật trong mối quan hệ giữa điều kiện sinh thái bị biến đổi do tác động của con người theo các nhóm đất khác nhau, bao gồm: các thảm rừng nguyên sinh ít chịu tác động, thảm rừng thứ sinh sau khi khai thác được phục hồi, trảng cây bụi cỏ hình thành sau quá trình khai thác dài của lãnh thổ, các quần thể cây trồng cạn và quần thể cây trồng nước trên các nhóm đất thuộc các vành đai khác nhau: nhóm đất mùn ẩm, nhóm đất feralỉt mùn hình thành trên các loại đá khác nhau, nhóm đất feralit mùn trên sản phẩm phong hóa đá vôi, nhóm đất feralit đỏ vàng hình thành trên sản phẩm phong hóa các loại 'đá khác nhau, nhóm đất feralít nâu đỏ hình thành trên sản phẩm phong hóa đá bazơ và trung tính, nhóm đất feraiỉt đỏ vàng trên sản phẩm phong hóa đá phiến sét nhóm đất xám trên sản phẩm phong hóa các đất khác nhau, nhóm đất xám bạc màu hình thành trên phù sa cổ, nhóm đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ nhóm đất phù sa sông, nhóm đất mặn, đất phèn, đất cát và cồn cát ven biển và các nhóm đất lầy thụt. Như vậy, trong cấu trúc của hệ thống cảnh quan Việt Nam ở tỷ lệ nghiên cứu 1/1 000.000 gồm 1 hệ thống cảnh quan chung, ba phụ hệ thống cảnh quan; 05 lớp cảnh quan; 11 phụ lớp cảnh quan; 02 kiều, 14 phụ kiểu và 287 loại cảnh quan và được thể hiện trên bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. III. 3. Đặc điểm động lục cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam Các cảnh quan nhiệt dại gió mùa nói chẳng có tính biến động khá cao và phạm vỉ dao động tương đối lớn, biểu hiện ở trong các nhịp điệu phát triển của chúng. Một trưởng nhiệt đới gió mùa là môi trường thuận lợi cho các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng với tốc độ và cường độ cao quanh năm với sự luân phiên thay đổi của
  31. các dạng chuyển hóa vật chất - năng lượng đó. Vành đai nội chí tuyến là nơi nhận được lượng bức xạ nhiệt lớn nhất từ các địa chiếu của mặt trời và phân bố khá đồng đều trong năm, chính nguồn năng lượng này là động lực chính cho các quá trình phát sinh và phát triển của các cảnh quan nhiệt đới. Mặt khác diễn biến của các quá trình liên quan đến hoạt động trong lòng Trái đất cũng phức tạp trong vành đai nội chí tuyến với các dị thường địa từ Trái đất, những biến động mang tính chất hành tinh trong sự kết hợp của hai nguồn năng lượng bên trong lòng đất và bức xạ mặt trời tạo nên tính biến động rất cao của vành đai nhiệt đới. Sự luân phiên tác động của hai cơ chế gió vào 2 mùa tạo nên tính chất điển hình của vành đai gió mùa là sự phân hóa mưa - khô sâu sắc, lượng mưa của các lãnh thổ nhiệt đới gió mùa phụ thuộc vào vỉ trí địa lý và tính chất lục địa của chúng, các lãnh thổ ở ven đại dương như Đông Ấn Độ, đều nhận được lượng mưa lớn, nhưng tập trung đến 90% vào một mùa. Lượng mưa bình quân năm của các lãnh thổ này đều có thể đạt được trên dưới 2.000mm, song lượng mưa mùa Hạ thường đạt 1.600 ~ i.800 mui. Vì vậy những lãnh thổ này thưởng được gọi là các vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, tính chất này bao trùm toàn bộ tự nhiên của các lãnh thổ đó tạo nên các đặc trưng chuyển hóa vật chất trong khối vật chất không sống cũng như khối vật chất sống. Sự phát triển của các quá trình ngoại sinh diễn ra khá mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt ẩm cao như các quá trình phong hóa phá hủy đá mẹ đến các aiumosilicat tạo nên vo phong hóa nhiệt đới thường sâu, dày, các mạng tinh thể hầu như phân hủy hoàn toàn giải phóng một lượng lớn các hợp chất hóa học khỏi các kết cấu bền vững, trong đó có một lượng lớn các hợp chất hóa trị ba như các oxyt, các hydroxit sắt, nhôm, ma ngan, với sự phổ biến của các lớp vỏ síanỉt, laterit, Tuy nhiên điều kiện gió mùa tạo nên nhịp thở của quá trình phong hóa, tạo ra hai pha tác động khác nhau vào hai mùa trong năm của quá trình này. Tác động của nhịp điệu mùa trong điều kiện nhiệt đới tạo nên sản phẩm tự nhiên đặc thù là quá trình hình thành đất feralỉt. Sự phân hủy của các khoáng chất đến các sỉlỉcat giải phóng lượng lớn oxyt sắt và nhôm hóa trị ba trong các vỏ phong hóa theo các dòng nước lên, xuống theo chiều dọc phẫu diện, thay đổi theo mùa và đã hình thành tầng tích tụ các oxyt này. Đây là đặc trưng quan trọng chia đất feralit và kết thức bằng sự hình thành các tầng đá ong chặt - các tầng gắn kết các kết von. Nhịp điệu mùa thể hiện rõ nét trong việc hình thành mạng lưới thủy văn và chế độ dòng chảy của chúng, cán cân nước có diễn biến theo mùa quy định rất nhiều tính chất mùa của quá trình vận chuyển và chuyển hóa vật chất, tác động mạnh mẽ lên khối vật chất sống. Những tác động động lực đó tạo nên nhíp thở của môi trường và cũng tạo nên nhịp điệu sống của khối vật chất sống. Các diễn biến mùa đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, tăng trưởng, đến năng suất sinh học và sinh khối mùa của các quần thể sinh vật nhiệt đới gió mùa và điều quan trọng là quy định đặc tính mùa vụ của khối vật chất
  32. sống, tạo nên tiềm năng mùa của các cảnh quan. Trong hoàn cảnh đó tác động của con người có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hướng phát triển tự nhiên để tạo sinh khối cao nhất, song phần lớn tác động của con người ở vùng nhiệt đới gió mùa thường theo hướng ngược mì, từ một hệ sinh thái đa dạng trở thành hệ sinh thái độc canh. Các cảnh quan dần bị thoái hóa, suy giảm các đặc tính chất lượng và cạn kiệt dần tiềm năng của mình, khiến cho các đặc tính chất lượng đó ngày càng khó phục hồi. Đây là đặc điểm hạn chế lớn nhất của các cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Các đặc điểm động lực của cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam mang nhiều nét phức tạp hơn. Bên cạnh các đặc điểm có tính chất nhiệt đới và gió mùa của vành đai nội chí tuyến, ảnh hưởng của địa hình châu Á trong tương quan với các hình thể gió mùa dã tạo nên hoạt động xâm nhập sâu của gió mùa ngoại chí tuyến không khí cực đới (NPC) đã không chỉ khơi sân tính chất mùa của chế độ ẩm mà cả chế độ nhiệt làm cho nhiệt độ mùa Đông của phần lãnh thổ phía Bắc Việt Nam xuống thấp mà không nơi nào cùng vĩ độ có được, làm cho sự pha trộn của các yếu tố ngoại chí tuyến tăng lên đến mức nhiều tác giả đã định xếp tự nhiên của phần lãnh thổ này mang tính chất á nhiệt đới. Tác động của nhân tố đó đã tạo nên sự tranh chấp giữa các tính chất nội và ngoại chí tuyến về mùa Đông, tạo nên biên độ cực kỳ lớn trong tự nhiên mà không nơi nào trong vành dai nội chí tuyến có được. Trong những ngày mùa Đông, dao động nhiệt dụ trước và sau khi gió mùa Đông Bắc (không khí cực đối) tràn về có thể chênh nhau trên i OOC trong vòng 24 giờ phá vỡ tính chất nhiệt đới và thay vào đó các diễn biến khác của tự nhiên dược nhiều tác giả gọi là "nhiệt đới biến tính ". Tác động của nhịp điệu mùa này trong chế độ nhiệt - ẩm tạo nên các cảnh quan có tính chất đặc trưng riêng của phần lãnh thổ phía Bắc, ảnh hưởng đến vĩ độ 180 Bắc, trong đó hình thành 2 mùa lạnh khô và nóng ẩm và thêm vào đó là hai mùa chuyển tiếp ngắn khác với sự phân hóa hai mùa mưa - khô của vành đai nội chí tuyến. Tác nhân địa hình có vai trò lớn trong phân phối lại nguồn năng lượng và tác động lớn dấn quá trình chuyển hóa vật chất - ảnh hưởng đến nguồn động lực phát triển của các cảnh quan. Với hướng chung của sơn văn, hệ núi Tây Bắc, Trường Sơn có tác dụng ngăn chặn hoàn lưu, ngăn cản hoạt động của không khí cực đối sang phía Tây, làm cho các cảnh quan Tây Bắc có nhịp điệu mùa và tính chất mùa điển hình hơn của vùng nội chí tuyến, song cũng hướng sơn văn đó lại tạo sự lệch pha trong chế độ mưa - ẩm mà Trung Bộ có được, mùa mưa ẩm của phần lãnh thổ này từ tháng VIII đến tháng I năm sau. Trong khi đó, mùa khô hạn, đặc biệt nóng, khô trong hiệu ứng lớn của gió mùa Tây Nam, ảnh hưởng các kỳ lớn lao đến sinh thái cây trồng đến mùa vụ và đời sống con người. Hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc và Đông Bắc của các khối núi thấp Đông Bắc lại tạo điều kiện thâm nhập nhanh và sâu của khối không khí cực đối, làm
  33. cho phần lãnh thổ này lạnh nhất so với các lãnh thổ khác của Việt Nam. Nơi đây thực sự hình thành một mùa Đông lạnh mà nhiệt độ của các tháng mùa Đông xuống dưới 150C. Vì vậy, các cảnh quan phát triển mang các đặc điểm và tính chất á nhiệt đới. Tác động động lực còn biểu hiện trong mối tương quan tác động của lãnh thổ trong quá trình của biển, các hình thái khí áp địa phương hình thành theo mùa trên đồng bằng sông Hồng và vịnh Bắc Bộ làm lệch hướng tác động của các luồng gió mùa mùa Hạ khi tác động vào phần lãnh thổ phía Bắc, phá vỡ các đặc điểm mưa nhiệt đới (thưởng mưa vào buổi chiều) làm cho diễn biến mưa mùa Hạ ở phần lãnh thổ này không theo quy luật và biến động rất lớn. Mưa có thể đến bất cứ lúc nào cũng như có thể kéo dài hàng tuần, cũng có thể trong mùa mưa thời kỳ khô hạn kéo dài đến gần 1 tháng, làm cho các cảnh quan trên phần lãnh thổ phía Bắc có mức độ biến động lớn, tạo ra khả năng chống chịu tai biến có dải biên độ sinh thái lớn, trong đó các sinh vật tồn tại dược là các loại đã bí địa phương hóa cao. Vì vậy, việc tạo tập đoàn cây con không chỉ phù hợp đối với điều kiện sinh thái mà cần tạo ra các tập đoàn thành một quần thể có tính hỗ trợ cao như của tự nhiên, trong đó các cây chiu bóng phát triển dưới tán che và một quần thể kín có khả năng bảo tồn các Điều kiện sinh trưởng thích hợp trong các cảnh quan trên phần lãnh thổ phía Bắc. Tác động động lực của biển còn ảnh hưởng qua các thiên tai như bão, sóng lớn và các tác động khác. Trong đó bão, Đông nhiệt đới trên lãnh thổ nước ta có sức phá hủy rất lớn: trong cơn bão, gió và mưa có khả năng hủy diệt đối với các cảnh quan nông nghiệp, các cảnh quan văn hóa. Hoạt động kinh tế khai thác lãnh thổ là một động lực lớn cho phát triển và cải tạo các cảnh quan, với các tác động của con người nguồn năng lượng tự nhiên được tập trung lại, phân phối mí và các quá trình chuyển hóa vật chất được hướng theo các hướng khác nhau mà tự nhiên phải mất một thời gian dài mới điều chỉnh được, nhiều cảnh quan có các chu trình chuyển hóa vật chất do con người điều chỉnh một phần lớn như các cảnh quan nông nghiệp, các cảnh quan đô thỉ, các cảnh quan công nghiệp, mang tính chất động lực kỹ thuật. Quá trình sử dụng và chuyển hóa các nguồn năng lượng trong các cảnh quan là quá trình có tính chất tổng hợp các chuyển hóa năng lượng đó ở các khối vật chất khác nhau cấu thành nên chúng. Sự phấn giải nguồn năng lượng bên trong thông qua quá trình phong hóa đã sử dụng một phần năng lượng bức xạ mặt trời để phá vỡ liên kết hóa học của các khoáng chất, giải phóng năng lượng trong các mạng liên kết đó, đồng thời vừa tiếp nhận năng lượng bức xạ mặt trời để hình thành các hợp chất mới, tham gia vào các quá trình hình thành đất, vào thành phần nước, Mặt khác nhờ năng lượng mặt trời chuyển hóa đó mới có động lực để thúc đẩy các quá trình ngoại lực di chuyển, vận chuyển các vật chất trong khối các vật chất sống. Trong khối các vật chất sống, việc sử dụng năng lượng mặt trời mang tính chất sống còn của sinh vật, hơn thế nữa, cây xanh đóng vai trò hấp thụ và cải biến trực tiếp
  34. năng lượng này qua quá trình quang hợp để tạo ra sinh khối xanh, nguồn cung cấp năng lượng cho chuỗi dinh dưỡng sinh vật. Con người thông qua các hoạt động sống và hoạt động kỹ thuật vừa sử dụng trực tiếp nguồn năng lượng làm động lực sử dụng và cải tạo cảnh quan, vừa gián tiếp tác động lên quá trình phân chia nguồn năng lượng đó và hướng việc sử dụng năng lượng này vào các mục đích làm tăng sinh khối và làm tốt lên môi trường. Với điều kiện kỹ thuật cho phép, con người ngày càng sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn năng lượng cho các mục đích của mình. Do vậy, việc sử dụng hợp lý và làm tốt lên tiềm năng của các cảnh quan phụ thuộc nhiều vào việc điều khiển cơ chế năng lượng của chúng, đặc biệt đối với các cảnh quan với quy luật phân hóa ở các cấp thấp. Vì vậy, trong đính hướng đánh giá, sử dụng các cảnh quan Việt Nam cần chú ý đến đặc điểm động lực này, những đặc điểm hình thành và phát triển mang những sắc thái riêng của mỗi loại, mỗi nhóm loại cảnh quan đó. Công tác quy hoạch và tổ chức lãnh thổ cũng cần dựa trên đặc điểm động lực này. Tác động động lực diễn ra trong suốt quá trình thành tạo cảnh quan nhiệt đợt gió mùa Việt Nam, đặc biệt các phụ hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa lạnh khô và lạnh ẩm có biên độ sinh thái khá lớn do đặc điểm thích nghi của khối vật chất sống với điều kiện môi trường, trong đó sự đan xen thành một quần thể thống nhất giữa các loại địa phương với các đại diện từ các khu hệ sinh vật lân cận đã được địa phương hóa, vừa cạnh tranh nhau trong đấu tranh sinh tồn, vừa nương tựa vào nhau tránh các thiên tai hoặc các điều kiện bất lợi khác vì vậy khả năng chống chịu của các quẩn thế sinh vật nhiệt đới gió mùa rất lớn, tạo nên độ bền vững của các cảnh quan đối với các tai biến. Sự thống nhất của các quần thể tự nhiên nhiều tầng với mức độ đa dạng sinh học cao, sử dụng tối đa lượng bức xạ mặt trời, đõ ẩm của không khí, bức xạ nhiệt mặt đất vào mùa lạnh, cản và hạn chế bớt tác động của gió, bão, của dòng chảy mặt, cũng như các đợt gió khô nóng, tạo ra môi sinh bền vững. Trong khí các cảnh quan nông nghiệp hay các cảnh quan tâm nghiệp độc canh mất hẳn các đặc tính đó, giảm độ bền vững và khả năng chống chịu các tác động của môi trường. Vai trỏ của đa dạng sinh học là cực kỳ lớn trong cảnh quan, không chỉ ở chỗ tạo ra lượng sinh khối tối đa mà làm tăng tính bền vững của môi trường, đồng thời cải thiện môi trường tốt lên. Việc tạo môi trường hợp lý và đa dạng sinh học của các cảnh quan đô thí cũng có ý nghĩa to lớn nhằm xây dựng các điều kiện sinh thái tối ưu cho cuộc sống của con người, trong đó chú trọng đến các đô thị, thành phố cây xanh, các quần thể kiến trúc hòa hợp với các sinh thái cảnh làm tăng độ thẩm mỹ và tốt lên môi trường, tạo dựng một môi trường sinh thái tốt. Độ bền vững của các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kỹ thuật của con người, những đặc điểm cấu trúc, động lực của
  35. các cảnh quan này cho thấy tối ưu nhất là các tác động theo quy mô vừa và nhỏ, việc xây dựng các công trình kỹ thuật lớn đòi hỏi các chí phí bảo vệ môi trường rất lớn, kém hiệu quả kinh tế, gây nên những biến động bất lợi lớn cho môi trưởng sinh thái. Tóm mỉ các đặc tính động lực và độ bền vững của các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam là nguyên nhân và hệ quả của mối tương quan chuyển hóa vật chất và năng lượng giữa các phần cấu trúc của các cảnh quan. Việc tạo một môi trường lâu bền là kết quả tác động hợp lý theo dính hướng tối lại mối tương quan đó, vì vậy việc nghiên cứu động lực của cảnh quan có ý nghĩa to lớn trong sử dụng hợp lý lãnh thổ Việt Nam. III. 4. Một số kết quả nghiên cứu cảnh quan nhân sinh ở Việt Nam Đặc điểm khai thác tài nguyên: Nghiên chu hiện trạng các dạng tài nguyên thiên nhiên Việt Nam, các đặc điểm khai thác tài nguyên cho thấy rằng: Troilg các dạng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta, tài nguyên đất được cho trọng nhất. Tiềm năng nông nghiệp của nước ta có thể đạt 0 - 11 triệu ha, nhưng hiện nay đất đồng bằng bị khai thác mạnh mẽ tới mức tối đa, cần chuyển hướng sang thâm canh, sử dụng kỹ thuật, công nghệ mới, nâng cao hệ số sử dụng đất. Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên đất dốc gặp nhiều khó khăn, thì việc mở rộng đất dai cho các mục đích xây dựng và các mục tiêu khác lại tăng lên hàng nhìn (theo tính toán lượng tăng trưởng sử dụng đất cho các mục đích phí nông nghiệp có thể đạt tới 0,37 triệu ha ở giai đoạn năm 1981 -1 985), hiện đang còn có xu hướng tăng thêm. Tài nguyên rừng tuy giàu về chủng loại những kém về chất lượng và trữ lượng. Hiện chỉ còn 9,3 triệu ha trong tổng số hơn 20 triệu ha đất lâm nghiệp là còn từng. DỘ che phủ rừng từ 430/0 (năm 1943 ) nay dưới 17%, nhiều vùng xung yếu chỉ còn 1 0%. Diện tích đất trống, đồi mít trọc tăng lên đến 10 triệu ha (gần bằng 1/3 diện tích tự nhiên)[30]. Troilg số 600 triệu m3 trữ lượng gỗ và 5,6 tỷ cây tre nứa, chỉ có 75 triệu m3 nằm trong trữ lượng kinh tế, trong khi rừng tròng chỉ đạt 1 triệu ha trong 15 năm trở lại đây [30]. Tiềm năng kinh tế biển lớn, song khai thác khó khăn trong hoàn cảnh kỹ thuật và đầu tư hiểu nay của ta, chưa thể mở rộng tới các giới hạn được. Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng hầu hết quy mô nhỏ, phân bố lại phân tán, điều kiện khai thác khó khăn, chất lượng không cao, nên đòi hỏi quy trình chế biến phức tạp. Trong các loại khoáng sản, đáng kể nhất là dầu khí ò thềm lục địa với trữ lượng công nghiệp khoảng 1 tỷ tấn. Thứ đến là than, tập trung ở Quảng Nính (trên 3,5 tỷ tấm
  36. Thái Nguyên (80 triệu tấn), than bùn ở đồng bằng sông Cửa Long và than nâu ở đồng bằng sông Hồng. Mức độ khai thác than hiện nay là 5 - 6 triệu tấn/năm, khả năng có thể đạt 13 hiệu tấn/năm.[30] Các khoáng sản kim loại đen: sắt, than, ma ngan, cromit đều có quy mô nhỏ, trữ lượng không lớn, chất lượng thấp, một số mỏ đã khai thác gần hết như sắt (Trại Cau), cromít (Cổ Định). Việc khai thác các khoáng sản này kèm theo hàng tỷ tấn chất thải, hình thành các đìa hình nhân sinh, xảy ra các quá trình trọng lực thứ sinh, là sản phẩm và đồng thời chịu sự vận chuyển vật chất và năng lượng, chu trình địa hoá nguồn gốc nhân sinh. Khai thác các nguồn lợi thủy điện trên sông như ở Hòa Bình, Thác Bà, tạo nên các hệ sinh thái mới bên cạnh các cảnh quan kỹ thuật, có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc động lực phát triển của các cảnh quan trên và dưới tuyến đập. Khí hậu nhiệt đới gió mùa trên nền nhiệt ẩm phong phú nhưng phân bố không đều trong không gian và thời gian, vì vậy, việc khai thác các tiềm năng đó đòi hỏi phải có cơ sở khoa học, kỹ thuật đồng bộ, đặc biệt là công nghệ sinh học. Mặt khác những hiện tượng bất lợi của thời tiết như Đông, bão, hạn, lụt, sương muối, gió khô nóng, thường hay đi cùng với các nạn dịch sinh thái như sâu bệnh, dịch bệnh, gây nên những thiệt hại to lớn cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Tất cả những biến động ngoại quy luật nhiều năm của tự nhiên đã làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên, tạo ra những nhiễu động rất khó khắc phục làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế. Tính trung bình cứ 3vụ sản xuất nông nghiệp thì có vụ xảy ra mất mùa. Nhìn chung qua nhiều thập kỷ chín sự tàn phá của chiến tranh với nạn khai thác tài nguyên thiếu cơ sở khoa học, lạm dụng tài nguyên, trình độ công nghệ lạc hậu, dân trí thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội nghèo nàn, hình như là vô tình, tất cả các ưu đãi chỉ tập trung ở các đô thị còn ở khu vực đồng bằng, các tỉnh miền núi, trung du mức độ ưu đãi kém nên những tiềm năng dự trữ tài nguyên của các cảnh quan bị giảm sút nghiêm trọng: rừng bì tàn phá, diện tích đồi núi trọc tăng quá nhanh, đất bị xói mòn, cán cân nước bị biến đổi, các sinh vật tự nhiên bí thoái hóa, nhiều loài thú quý có nguồn tiền tốt bí nguy cơ tiệt chủng, ô nhiễm đất, nước, giảm sút về chất lượng lương thực và thực phẩm; mùa vụ quá dày, không hợp lý trong khi một số loài không có im về kinh tế như chuột, chim sẻ tăng lên, đặc biệt lả ở đô thị. Tất cả những diễn biến này đã dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái của môi trường, chất lượng của môi trường bí xấu đi Dọc biệt cân bằng của tương quan tự nhiên - xã hội bí phá vỡ, gây nhiều hậu quả xấu khó xử lý khó khắc phục đặc biệt là những đặc trưng về cấu trúc và chức năng hữu ích của cảnh quan. Những đặc điểm chung của cảnh quan nhân sinh Việt Nam: Các cảnh quan nhân sinh Việt Nam nằm trong hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió
  37. mùa ẩm có đặc trưng cân bằng sinh thái biến động cao. Mặt khác, vị trí địa lý lãnh thổ có tính chất trung chuyển, giao tiếp từ lục địa ra đại dương, từ bán đảo ra biển, tù núi cao châu Á sang vực sâu Thái Bình Dương; nằm trên đới tiếp xúc của các đơn vị kiến tạo hành tinh nha tào Đĩa Trung Hải và địa tào Thái Bình Dương), trong giao thoa các hoạt động của 2 loại gió mùa chân Á và là nơi giao tiếp của 3 hướng di cư các khu hệ thực vật: Malaysia - Indonesìa, ân - Miến và Hymalaya - Bắc Việt Nam. Do đó đã tạo nên những sắc thái riêng biệt, đặc thù có biến động cao của hệ thống tự nhiên nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Những đặc điểm chung của tự nhiên được nêu trên đã tạo ra sự phân hóa phức tạp trong cấu trúc ngang của hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Nổi bật nhất là sự phân hóa Bắc - Nam tạo bởi các quy luật địa đới và dược tăng cường bồi yếu tố phi địa đợt - hoạt động của khối khí cực biến tính mùa Đông, sự phân hóa Đông - Tây giữa các cảnh quan Đông Bắc, Tây Bắc, sườn Đông - Tây dãy Trường Sơn, giữa đồng bằng ven biển và núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, Sự phân hóa theo chiều cao và phân hóa mang tính đìa phương, được quy định bởi các yếu tố hoàn lưu, địa hình địa phương và thảm thực vật thông qua diễn thế của cán cân nhiệt - ẩm theo mùa. Sự phân hóa không gian và thời gian của cảnh quan Việt Nam có các đặc trưng diễn thế theo mùa (nhíp diệu mùa). Các biến động nhiều năm làm cho tốc độ, tuần hoàn vật chất, năng lượng trong các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam rất cao. Những quy luật tác động này chi phối hoạt động của các quá trình tự nhiên, các thành phần của cảnh quan nhân sinh Việt Nam. Các hoạt động sản xuất, phải triển kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở các đặc trưng cảnh quan tự nhiên nhiệt đới gió mùa đã tạo nên một tập hợp các cảnh quan nhân sinh ở Việt Nam, với các đặc điểm đã bị biến đổi và có thể thực hiện các chức năng xã hội sau: 1. Đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế. 2. Nâng cao năng suất sinh học, chủ yếu là năng suất kinh tế cây trồng, vật nuôi, khai thác điều kiện sinh thái hợp lý của cảnh quan cho tập đoàn cây, con cao cấp. 3. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật - công nghệ điều khiển chức năng và các quá trình chuyển hóa vật chất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các cảnh quan nhân sinh. 4. Đáp ứng nhu cầu sống, sinh hoạt của dân cư cả về mặt thẩm mỹ, kinh tế, văn hóa, nghỉ dưỡng, 5. Mức độ tập trung ngày càng cao phương tiện, sản phẩm kỹ thuật trên một đơn vị diện tích. Nhìn chung, qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển các cảnh quan nhân sinh ở Việt Nam cho thấy một đặc điểm cơ bản của nó là không dựa trên cơ sở của một tổng sơ đồ sử dụng tự nhiên hợp lý và khoa học. Từ trước dấn nay chúng ta đã
  38. có một tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất. ít nhiều đã hướng quá trình khai thác tài nguyên lãnh thổ vào một quy hoạch tổng thể, nhưng việc xây dựng tổng sơ đồ sử dụng tài nguyên thiên nhiên lại chưa được quan tâm. đề cập đến, mặc dù, đây là một nội dụng hết sức quan trọng, cấp thiết. Là sản phẩm của một quá trình nghiên cứu, đánh giá trình độ dân trí, kinh tế - xã hội của một xã hội, sức phát triển của một nền kinh tế đất nước, do vậy, việc xây dựng các định hướng tổ chức lãnh thổ hợp lý cần phải dựa vào các kết quả nghiên cứu cụ thể, có kèm theo những thiết kế cảnh quan nhân sinh phù hợp với các quy luật tự nhiên chúng.
  39. CHƯƠNG IV: PHÂN VÙNG CẢNH QUAN VIỆt NAM IV.1. Các nguyên tắc và phương pháp xây dựng bản đồ phân vùng cảnh quan Phân vùng cảnh quan, miêu tả các đặc điểm đặc trưng các thể tổng hợp tự nhiên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa lý tự nhiên, là khâu nối có quy luật của việc nghiên cứu cảnh quan và ứng dựng của nó trong mỗi vùng lãnh thổ. Khái niệm "phân vùng cảnh quan "được các nhà Địa lý tự nhiên xác đỉnh như là sự giải thích về sự tồn lại một cách khách quan trên bề mặt Trái đất các tổng hợp thể tự nhiên, đo vẽ nhóm gộp và đưa chúng lên bản đồ, nghiên cứu thành phần cũng như các quá trình động lực phát triển. Chính vì vậy, phân vùng cảnh quan có thể được xem như là một kết quả tổng hợp nghiên của cảnh quan, phản ánh một cách có hệ thống, có quy luật đặc điểm các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của một vùng dược phân chia. Phân vùng dược xem như một phương pháp toàn năng nhằm sắp xếp và hệ thống lại các hệ thống lãnh thổ đã được sử dụng rộng rãi trong các khoa học địa lý, kể cả phân vùng tự nhiên bộ phận cũng như phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp hay gọi cách khác là phân vùng cảnh quan (A. G. Ixatrenko, 1991). Mỗi vùng cảnh quan có đặc tính toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại tạo bởi khái quát chung vi trí địa lý và lịch sử phát triển, bởi sự thống nhất của các quá trình địa lý cũng như tập hợp các phần cấu tạo - các cảnh quan. Phân vùng cảnh quan là một dạng hệ thống hóa đặc biệt các cảnh quan, nó gần giống như phân loại cảnh quan ở chỗ đều nhóm lại các cảnh quan, nhưng khi nhóm có tính chất kiểu loại các cảnh quan chúng ta chỉ xem xét đến tương đồng về chất mà không tính đến tương quan phân bổ của các cảnh quan cũng như những quan hệ lãnh thổ của chúng, còn khí phân vùng thì những điểm cần quan tâm đầu tiên, chính yếu là đặc điểm toàn vẹn phát sinh của lãnh thổ, trong khí đó mức độ tương đồng về chất lại trở thành thứ yếu. Vì vậy, các vùng cảnh quan nói chung là các khối lãnh thổ thống nhất thể hiện trên bản đồ bằng khoanh ví và có một tên riêng, còn trong bản đồ cảnh quan các cảnh quan nằm rải rác với các khoanh vi khác nhau trên các lãnh thổ khác nhau được xếp chung vào một nhóm (một loại, một kiểu hay một lớp). Khì phân loại cảnh quan, người ta sẽ lược bỏ những đặc điểm riêng của mỗi đơn vị trong một nhóm, tức là chỉ chọn lụa những dấu hiệu chung, còn khỉ phân vùng lại gần như "cá thể hóa li các cảnh quan, ví dụ không thể có hai thung lũng An Châu y hệt nhau, hoặc hai vòng cung núi Đông Triều hay hai dãy Hoàng Liên Sơn, mức độ cá thể càng cao khi cấp phân vùng càng lớn tức là sự khác biệt càng rõ nét còn trong phân loại cảnh quan thì ngược im, cấp phân vị càng cao, tính chất chung càng lớn. Tuy nhiên có những mối quan hệ nhất định giữa phân loại và phân vùng cảnh