Bài giảng môn Môi trường và phát triển

pdf 30 trang ngocly 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Môi trường và phát triển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_moi_truong_va_phat_trien.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn Môi trường và phát triển

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ Khoa Môi trường BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Huế, 2010
  2. CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Khái niệm về môi trường 1.1.1. Môi trường Có thể hiểu môi trường theo nghĩa rộng hay hẹp: - theo nghĩa rộng – môi trường là tất cả những gì bao quanh và có ảnh hưởng đến một vật thể hay sự kiện. - theo nghĩa gắn với con người và sinh vật (áp dụng trong giáo trình này), tham khảo định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Luật BVMT Việt Nam 2005). Một số thuật ngữ liên quan: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. 1.1.2. Các thành phần của môi trường tự nhiên Thạch quyển (lithosphere) hay còn gọi là địa quyển hay môi trường đất Sinh quyển (biosphere) còn gọi là môi trường sinh học. Khí quyển (atmosphere) hay môi trường không khí Thủy quyển (hydrosphere) hay môi trường nước (Một số tài liệu còn phân chia thêm trí quyển – noosphere) 1.1.3. Các chức năng cơ bản của môi trường Với sinh vật nói chung và con người nói riêng, môi trường có các chức năng: là không gian sinh sống cho con người và sinh vật; là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người; là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất; làm giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật; lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người. 1.2. Các tổng quan chung về phát triển 1.2.1. Khái niệm về phát triển Phát triển là từ viết tắt của phát triển kinh tế xã hội. Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần cho con người bằng hoạt động tạo ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Hiện nay, các nước phát triển phương tây được hầu hết nhân loại lấy làm hình mẫu cho sự phát triển. Mỗi lĩnh vực khác nhau đều có xuất phát điểm và xu hướng tiến triển riêng Khoa Môi trường 1 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  3. (Bảng 1.1.). Sự phát triển của mỗi quốc gia, một địa phương được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụ thể, ví dụ như: GDP, GNP, HDI, Bảng 1.1. Xuất phát điểm và xu hướng phát triển của một số lĩnh vực TT Lĩnh vực Xuất phát điểm Xu hướng 1. Kinh tế Cơ cấu tiền công nghiệp, Cơ cấu công nghiệp sau khi trải kinh tế chủ yếu là nông qua quá trình công nghiệp hóa, 2/3 nghiệp với nhiều người lao số người lao động trong lĩnh vực động, hạn chế người mua, ít dịch vụ, số người sản xuất hạn nguyên liệu sản xuất, ít bị chế, rất nhiều người mua, trao đổi tiền tệ hóa. hoàn toàn bằng tiền tệ lớn. 2. Không gian Trên 80% dân cư sống dàn Đô thị hóa, trên 80% dân cư tập trải trên những vùng đất trung trong không gian địa lý hạn trồng trọt (mô hình nông chế (mô hình hệ thống đô thị). thôn). 3. Xã hội Tính đơn giản của tổ chức Quốc tế hóa, cộng đồng có tính tổ chính trị cộng đồng, cộng đồng có chức cao, cộng đồng lớn, phong quy mô nhỏ (làng, thôn). phú về mặt thể chế (dân tộc/thế giới). 4. Văn hóa Vai trò nổi bậc của gia đình Phương tây hóa, chủ nghĩa cá và cộng đồng tông tộc trong nhân, quan hệ xã hội được thực các quan hệ xã hội (văn hóa hiện chủ yếu thông qua môi giới truyền thống). của đồng tiền (văn hóa thành thị quốc tế). Tuy nhiên, sự phát triển chủ yếu dựa vào tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua các yếu tố khác được xem là sự phát triển không bền vững. Từ đó, Ủy ban Môi trường và Phát triển LHQ 1987 đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững, là phát triển sao cho những thế hệ hiện tại đáp ứng được nhu cầu của mình mà không làm hại đến thế hệ tương lai và đáp ứng được nhu cầu của họ. Phát triển bền vững đòi hỏi: - Về mặt xã hội nhân văn: phải thoả mãn hợp lý các nhu cầu về tinh thần, vật chất và văn hóa của con người – Bảo vệ tính đa dạng văn hóa. - Về mặt kinh tế: phải tự trang trải được các nhu cầu hợp lý với chi phí không vượt quá thu nhập. - Về mặt sinh thái: đảm bảo duy trì sự ổn định và an toàn lâu dài của các hệ sinh thái. 1.2.2. Các chỉ thị về phát triển 1.2.2.1. Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product) GDP là tổng giá trị tính bằng tiền mặt của sản phẩm và dịch vụ trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là một năm tài chính). Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi như là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, nhưng giá trị của nó như là một chỉ số vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Sự phê phán sử dụng GDP bao hàm các điểm sau: Kết quả tính GDP theo các phương thức khác nhau gây nhiều khó khăn khi so sánh các quốc gia. GDP chỉ cho biết về sự phát triển nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong đánh giá mức sống. Khoa Môi trường 2 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  4. GDP không tính đến kinh tế phi tiền tệ như các công việc tình nguyện, miễn phí, hay sản xuất hàng hóa tại gia đình. GDP không tính đến tính bền vững của sự phát triển, ví dụ một nước có thể có tốc độ tăng trưởng GDP cao do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. GDP không tính đến những hiệu ứng tiêu cực như ô nhiễm môi trường. Ví dụ, một xí nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm một con sông và người ta phải đầu tư để cải tạo lại môi trường việc này cũng làm tăng GDP. Tội phạm và tai nạn tăng cũng làm tăng GDP. Theo các chuyên gia, nếu tính đến thiệt hại của môi trường thì GDP trung bình năm của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 đến 2000 sẽ giảm 2%. 1.2.2.2. Chỉ số tiến bộ đích thực GPI (Genuine Progress Indicator) Nhằm đánh giá sự hưng thịnh đích thực và toàn diện của một quốc gia, hiện nay nhiều nước phát triển đang sử dụng chỉ số GPI thay thế cho chỉ số GDP. Khác với GDP, GPI lượng hoá và cộng thêm vào các công việc thiện nguyện và trừ đi các phí tổn chi cho các hiệu ứng tiêu cực như tội phạm, ô nhiễm, suy thoái tài nguyên Ở một số quốc gia như Australia, việc tính toán theo chỉ số GPI cho thấy trong khi GDP vẫn tiếp tục tăng cao thì GPI vẫn đứng nguyên tại chổ và thậm chí còn đi xuống. 1.2.2.3. Chỉ số phát triển nhân văn HDI (Human Development Index) Chỉ số HDI được đánh giá trên thang điểm từ 1-0 là một tập hợp gồm 3 chỉ thị: tuổi thọ bình quân, tỷ lệ % người biết chữ, GDP/người tính theo chỉ số sức mua tương đương PPP (Purchasing Power Parity). HDI 0,800: cao, phát triển cao. Chỉ số HDI của Việt Nam liên tục được cải thiện trong thời gian qua, từ 0,583 năm 1985 tăng lên 0,605 vào năm 1990; năm 1995 là 0,649, năm 2002 và 2003 là 0,688 và năm 2004 là 0,691 phản ánh những thành tựu phát triển con người chủ chốt như mức sống, tuổi thọ, y tế và giáo dục. Tuổi thọ của người dân Việt Nam tăng từ 68,6 năm 2003 lên 69 tuổi năm 2004 và 70,5 tuổi năm 2005. Mức thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua của Việt Nam tăng từ 2.300 USD năm 2004 lên 2.490 USD năm 2005. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở Việt Nam giảm mạnh. Với mức tăng trưởng kinh tế tương đương và mức thu nhập thấp hơn nhưng Việt Nam đã vượt nhiều nước về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng cần phải xem xét lại chỉ số HDI ở Việt Nam do bệnh báo cáo thành tích hiện nay rất phổ biến trong giáo dục. 1.2.2.4. Chỉ số nghèo tổng hợp HPI (Human Poverty Index) Chỉ số HPI biểu thị mức sống của một quốc gia. Theo Liên Hiệp Quốc, chỉ số này là một chỉ thị rõ ràng và đầy đủ hơn so với HDI và GDP. Đối với các nước đang phát triển, chỉ số HPI dựa trên 3 nhân tố cơ bản của chỉ số HDI là: tuổi thọ, kiến thức và mức sống (GDP/người). Đối với các nước phát triển, ngoài 3 nhân tố cơ bản trên đây, một nhân tố khác được tính thêm vào, đó là vị thế của người dân trong xã hội (được tôn trọng, được tham gia vào các hoạt động, mức độ dân chủ, ). 1.2.2.5. Chỉ số thương tổn môi trường (Environmental Vulnerability Index, EVI) Chỉ số thương tổn môi trường đã được Uỷ ban Khoa học Địa lý ứng dụng Nam Thái Bình Dương (SOPAC) và UNDP triển khai. Chỉ số này được thiết lập thông qua sự tư vấn và hợp tác của các quốc gia, các viện nghiên cứu và các chuyên gia trên thế giới. Chỉ số này được thiết kế dựa trên các chỉ số thương tổn về xã hội, kinh tế để thấu hiểu được các quá trình có thể có các tác động tiêu cực tới sự phát triển bền vững của các quốc gia. Khoa Môi trường 3 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  5. Mục tiêu của chỉ số thương tổn môi trường cung cấp một phương pháp nhanh chóng và chuẩn hoá đối với các thương tổn một cách chung nhất và xác định các vấn đề có thể cần phải được giải quyết trong ba lĩnh vực của sự bền vững đó là môi trường, kinh tế và xã hội trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Sự phát triển thường đạt được thông qua sự hài hoà của 3 yếu tố trên, do đó để tăng cường sự bền vững thì cần phải gia tăng tầm quan trọng về khả năng đo lường về tính tổn thương của mỗi lĩnh vực và xác định các phương thức để xây dựng khả năng hồi phục. Chỉ số thương tổn môi trường gồm 57 chỉ thị thuộc 3 nhóm chỉ số thứ cấp là: Chỉ số về tai biến: Risk Exposure sub-Index (REI) bao gồm 39 chỉ thị, nói về tần số, địa điểm có thể xảy ra, mật độ của các tai biến có thể tác động tới môi trường. Chỉ số về phục hồi sau các tai biến từ tự nhiên hay nhân tạo: Intrinsic Resilience sub-Index (IRI) gồm có 5 chỉ thị đề cập đến tính chất của một vùng/nước trong việc đối phó với các tai biến tự nhiên hay nhân tạo. Chỉ số về sự suy thoái hay tính nguyên vẹn của môi trường: Environmental Degradation sub-Index (EDI) có 13 chỉ thị, mô tả tính toàn vẹn sinh thái hay các mức độ suy thoái của của các hệ sinh thái. Một vùng mà các hệ sinh thái càng bị suy thoái thì càng dễ bị thương tổn đối với các tai biến trong tương lai. Chỉ có 6 trong số 57 chỉ thị này có trọng số là 5, các chỉ thị còn lại có trọng số như nhau là 1. Thang điểm của chỉ số thương tổn môi trường dao động từ 1 đến 7. Điểm càng cao thì tính dễ bị thương tổn càng lớn. 1.3. Mô hình phát triển thế giới hiện nay Mô hình phát triển kinh tế xã hội hiện phát triển theo trục đường thẳng nhằm cổ vũ cho một xã hội tiêu thụ, nổi bậc là các hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh là sử dụng nguyên liệu, năng lượng và áp dụng công nghệ để sản xuất ra hàng hóa, tạo ra chất thải và bán hàng hóa đến người tiêu dùng” Kinh doanh = sản xuất + thương mại Kinh doanh cần đến những yếu tố sau: o Nguyên liệu rẻ, nhân công rẻ o Thị trường tự do o Nhu cầu tiêu thụ cao o Vốn đầu tư, dây chuyền công nghệ, kỹ thuật, quảng cáo, o Quản lý, cơ sở hạ tầng, liên doanh, hợp đồng với các đối tác o Giảm trách nhiệm trong xử lý ô nhiễm và chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường. Kinh doanh là hoạt động sinh ra lãi, ngoài ra nó còn tạo ra khủng hoảng thừa và khủng hoảng thiếu, thải ra môi trường nhiều chất thải làm cho vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, bóc lột tài nguyên thiên nhiên đến mức suy thoái. Đặc điểm của phát triển theo mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay bao gồm: tăng GDP gần như là mục tiêu duy nhất, tách hoạt động kinh tế khỏi hệ thống xã hội và nhân văn, phát triển kinh tế không chú ý đến bảo tồn tự nhiên, gây suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường mà không tính chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm, không giải quyết tận gốc nghèo khổ. Sự phát triển trên được xem là phát triển không bền vững, nó tạo ra những nghịch lý của sự phát triển. Khoa Môi trường 4 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  6. Thải bỏ - ô nhiễm Tài nguyên và suy thoái MT Tiêu dùng Sản xuất Tiếp thị Hình 1.1. Mô hình phát triển một chiều biến tài nguyên thành chất thải Mô hình phát triển không bền vững ở trên có một đặc trưng rất quan trọng là không đưa chi phí môi trường vào sản xuất, do đó càng phát triển giá trị sinh thái phi thị trường càng bị mất đi, điều này dẫn đến các cộng đồng nghèo đói sống dựa vào giá trị phi thị trường của hệ sinh thái càng bị tước đoạt trong phát triển, ta gọi đó là hiện tượng tước đoạt sinh thái. 1.4. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển sẽ được đề cập xuyên suốt trong môn học này, tuy nhiên có thể tóm tắt như sau: Phát triển và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau: Môi trường có một vị trí đặc biệt đối với con người và phát triển, môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển. Tài nguyên và môi trường là đầu vào của mọi nền kinh tế, mọi quá trình phát triển. Sự bất ổn về môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái của một nền văn minh, của một quá trình phát triển. Mối quan hệ hữu cơ này đã được chứng minh trong quá khứ và càng được thể hiện rõ hơn trong thời đại ngày nay, khi sự phát triển đang tiệm cận các giới hạn của tự nhiên. Còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi đối với môi trường, thể hiện sự tác động hai chiều. Phát triển ồ ạt và thiếu kiểm soát sẽ gây ra nhiều tác động có hại đến môi trường và ngược lại ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Việc mở rộng quy mô hoạt động của con người trong những năm gần đây đã gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường, buộc con người phải thừa nhận rằng phát triển kinh tế nhằm làm cho cuộc sống trở lên thịnh vượng hơn, nếu không được quản lý tốt có thể hủy hoại sự sống của con người. Do vậy, đã đến lúc chúng ta phải xem xét lại khái niệm phát triển từ quan điểm môi trường. Trên thế giới, trong những năm của thập kỷ 1960 và 1970, các vấn đề môi trường đã được đưa ra bàn cãi sôi nổi. Sự báo trước về một hành tinh không thể sinh sống do sự mở rộng quy mô công nghiệp đã được kết hợp bằng sự tiên đoán của những người theo trường phái Malthus mới (neo-Malthusian) về sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế và dân số quá nhanh cùng với tình trạng phát triển sản xuất và khai thác các tài nguyên không giới hạn đã làm ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài các nguyên thiên nhiên trên thế giới. Chính vì vậy, năm 1972, Câu lạc bộ thành Rome đã đưa ra kiến nghị về chính sách “Không tăng trưởng” (zero growth) với lý do tăng trưởng kinh tế có tương quan tỷ lệ nghịch với chất lượng của môi trường, môi sinh. Tuy nhiên, chủ trương “Không tăng trưởng” không thuyết phục được thế giới. Các nước nghèo cũng như các quốc gia giàu có đều chống đối quan điểm này với những lý do khác nhau. Nhận thức được ảnh hưởng nguy hại của ô nhiễm và suy thoái môi trường đối với việc phát triển, Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc (còn gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất) được tổ chức vào năm 1992 tại Rio De Janeiro, Brazil là một chương Khoa Môi trường 5 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  7. trình hành động toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển. Khái niệm về phát triển bền vững - một chủ đề chính của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển đã được chấp thuận một cách rộng rãi. Cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển được hội tụ tại Nguyên tắc 4 của Tuyên bố Rio: “để đạt được sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường phải là một phần không thể tách rời của quá trình phát triển và không thể tách biệt khỏi quá trình đó”. Mười năm sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất 1992, năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững đã diễn ra tại Johannesburg, Nam Phi. Trong xu thế đã khẳng định, tại Hội nghị này, quan điểm về phát triển bền vững được chú trọng với nội dung cụ thể là thu hẹp khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới, xoá bỏ nghèo đói, khẳng định sự cấp thiết phải thực hiện phát triển kinh tế trong tương quan chặt chẽ với bảo vệ môi trường và bảo đảm công bằng xã hội trên toàn cầu, bảo vệ và quản lý cơ sở tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế- xã hội là tiền đề và nền tảng bảo đảm sự phát triển bền vững. Ở Việt Nam, do nhận thức được tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề môi trường, ngay sau Tuyên bố Rio, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993; sau đó đã hình thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Ngày 26 tháng 8 năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Đặc biệt gần đây là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể thiếu trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) và Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2001 - 2005) đã khẳng định “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; “Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành; nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Quả vậy, trong Báo cáo của Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững - Phát triển bền vững ở Việt Nam - Mười năm nhìn lại và con đường phía trước, đã nêu bật các thành tựu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, cũng như kế hoạch của Việt Nam trong thời gian sắp tới, phản ánh kết quả thực hiện cam kết của Việt Nam khi tham dự các Hội nghị Thượng đỉnh và các Diễn đàn quốc tế trong 10 năm qua. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như các văn kiện của Đảng đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, ngày 17 tháng 8 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Trước đó, ngày 02 tháng 12 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; tháng 5 năm 2002 Khoa Môi trường 6 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  8. đã ban hành Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Với những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong các văn bản này, thì đây thực sự là kim chỉ nam để thực hiện phát triển bền vững nước ta trong những năm đầu của thế kỷ 21. Chương trình nghị sự 21 của nước ta đã đặt ra mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là “đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý”, về môi trường là “khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường”. Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững. Quản lý tốt tài nguyên và bảo vệ môi trường phải dựa trên quan điểm chung vì sự phát triển và phồn vinh, sự bền vững của đất nước. Cần phải thống nhất quan điểm từ các phía “bảo vệ môi trường phải vì phát triển, thúc đẩy phát triển” và ngược lại phải khắc phục tư tưởng “chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà ít quan tâm hoặc coi nhẹ vấn đề tài nguyên và môi trường”. Quan điểm, mục tiêu phát triển bền vững phải được đi vào cuộc sống, phải là phương châm hành động của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân; phải từ khâu hoạch định chính sách, chiến lược đến tổ chức thực hiện, trong cả đầu tư cơ sở hạ tầng đến kinh doanh, phát triển. Điều đó sẽ giúp chúng ta cùng nhau thực hiện thành công mục tiêu của Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam. Câu hỏi ôn tập chương 1. 1. Khái niệm và các thành phần của môi trường. 2. Cấu trúc, phân loại và chức năng của môi trường 3. Khái niệm về phát triển 4. Một số chỉ thị về phát triển 5. Quan hệ giữa môi trường và phát triển Khoa Môi trường 7 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  9. CHƯƠNG 2. DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1. Các thông số cơ bản của dân số học Các thông số cơ bản của dân số học là tỷ lệ sinh (birth rate, natality), tỷ lệ tử (death rate, mortality) và tỷ lệ tăng dân số (growth rate). 1. Tỷ lệ sinh: là số lượng con sinh ra trên 1000 người dân trong 1 năm. Số con thì tính cho cả năm, còn dân số thì lấy số liệu vào giữa năm tính. 2. Tỷ lệ tử: là số người chết tính trên 1000 người dân trong 1 năm. 3. Tỷ lệ tăng dân số: là hiệu số giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử (r = b - d). Lưu ý rằng tỷ lệ tăng dân số r tính trên 1000 người dân. Các nhà dân số học còn dùng một thuật ngữ khác mà ta cần tránh nhầm lẫn là % tăng dân số hàng năm. Nó được tính là số lượng dân gia tăng hàng năm trên 100 người dân. Đánh giá mức gia tăng dân số thế giới vào những năm 1970 có tỷ lệ sinh là 32/1000 người dân năm; tỷ lệ tử là 13/1000 người dân năm, như thế tỷ lệ tăng dân số tương ứng là (32- 13)/1000 hay 19/1000 người dân/năm tức là 1,9%/năm. Muốn cho dân số đứng yên thì tỷ lệ sinh bằng tỷ lệ tử. Trường hợp này còn được gọi là dân số tăng trưởng không ZPG (Zero Population Growth). Các tỷ lệ sinh, tử như đã nói ở trên đây được các nhà dân số học gọi là tỷ lệ sinh, tử thô (crude birth rate, crude death rate). Gọi là thô vì nó không thông tin gì về sự khác nhau giữa các nhóm tuổi. Tỷ lệ sinh, tử thô rất dễ thu thập từ các thống kê dân số học. Mặc dù vẫn được sử dụng nhưng dùng nó để phân tích dễ bỏ qua nhiều điều quan trọng. Do vậy, các nhà dân số học đưa thêm một số chỉ số nữa đó là: + Tỷ lệ sinh sản chung GFR (General Fertility Rate): thông số này chỉ số lượng con đẻ ra của 1.000 phụ nữ ở độ tuổi từ 15 - 44, tức là nhóm tuổi sinh đẻ của nữ giới. Chỉ số này phản ảnh cụ thể và rõ ràng hơn về mức độ gia tăng dân số. Trung bình một phụ nữ ở Châu Âu chỉ có 1 đến 2 con, ở Châu Á 4 - 5 con, còn ở Châu Phi và Mỹ La tinh có đến 6 - 8 con. + Tỷ lệ sinh sản nguyên NRR (Net Reproduction Rate): là số con gái do một phụ nữ (hay nhóm phụ nữ) sinh ra trong suốt đời sống của mình. Nếu NRR > 1 thì dân số ấy đang tăng, và ngược lại nếu NRR <1 thì dân số ấy đang giảm. Còn khi NRR = 1 thì dân số ấy đứng yên. + Tỷ lệ sinh sản tổng cộng, Tổng tỷ suất sinh TFR (Total Fertility Rate): số con sinh ra tính cho một phụ nữ (một cặp vợ chồng). Trong qui hoạch dân số, muốn cho dân số dừng cần phải làm cho NRR = 1 hay TFR = 2. 2.2. Cấu trúc dân số và tháp tuổi - Cấu trúc dân số thể hiện qua thành phần tuổi và tỷ lệ giới tính (thường là 1:1) thường được biểu diễn bằng tháp tuổi (hay tháp dân số). - Thành phần tuổi và tỷ lệ giới tính của dân số ảnh hưởng lớn đến biến động dân số. - Trên tháp dân số: Nhóm tuổi 15: dưới tuổi lao động và sinh đẻ. Nhóm tuổi 15  64 - tuổi lao động và sinh đẻ. Nhóm tuổi 65 - tuổi già không lao động, phụ thuộc vào xã hội. - Hình dạng tháp tuổi thể hiện cấu trúc tuổi của dân số; ví dụ, tháp nhọn dần chứng tỏ dân số trẻ. Các nước có số dân 15 tuổi chiếm tỷ lệ lớn dấu hiệu bùng nổ dân số trong tương lai gần. Khoa Môi trường 8 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  10. Næî Hình 2.1. Tháp dân số Việt Nam năm 2000 2.3. Sự gia tăng dân số thế giới - Số liệu thống kê dân số mới có được từ 1650. Từ mật độ dân của các bộ lạc nguyên thuỷ còn sống đến ngày nay, có thể ước tính vào năm 8000 trước công nguyên, dân số thế giới chỉ khoảng 5 triệu người. Biến động dân số thế giới ở những mốc tăng gấp đôi như trong Bảng 2.1. Bảng 2.1. Thời gian tăng gấp đôi dân số thế giới Mốc thời gian Dân số thế giới Thời gian tăng gấp đôi (năm) 8000 trước Công nguyên (CN) ~5 triệu Đầu CN 200-300 triệu 1600 1650 sau CN ~500 triệu 200 1850 sau CN 1 tỷ 80 1930 sau CN 2 tỷ 45 1975 sau CN 4 tỷ Như vậy không chỉ là dân số tăng mà cả khoảng thời gian để dân số tăng gấp đôi cũng ngày càng ngắn lại. 2.3.1. Giai đoạn từ khởi thuỷ đến cuộc cách mạng nông nghiệp (7000 – 5500 BC) Tổ tiên loài người xuất hiện vài triệu năm trước đây ước tính khoảng 125.000 người và tập trung sống ở Châu Phi ngày nay. Ngay từ khi ấy, tổ tiên của chúng ta đã có một nền văn hoá “sáng tạo” được gọi là “cách mạng văn hóa” thời nguyên thuỷ, truyền từ đời trước đến đời sau. Sự tiến hoá về văn hoá đã có một số tác động tới sự gia tăng dân số. Dân số thời kỳ này có tỷ lệ sinh khoảng 4-5 %. Tiến bộ về văn hoá làm giảm nhiều tỷ lệ tử. Tỷ lệ tử dưới mức tỷ lệ sinh một chút và tỷ lệ tăng dân số thời kỳ này được tính là 0,0004%. 2.3.2. Giai đoạn cách mạng nông nghiệp (từ năm 7000 - 5500 trước công nguyên đến năm 1650) Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy canh nông đã xuất hiện vào khoảng 7000 - 5500 năm trước Công nguyên ở vùng Trung Đông tức là Iran, Irắc ngày nay. Đây thực sự là bước ngoặt quyết định đến lịch sử tiến hoá của nhân loại. Kết quả của nó là tỷ lệ sinh tăng lên trong khi tỷ lệ tử giảm đi. Lập luận có lý ở đây là do tự túc được lương thực, thực phẩm, nguồn dinh dưỡng phong phú hơn, tỷ lệ sinh tăng sau đó là việc sản xuất được lương thực tại chỗ đã cho phép con Khoa Môi trường 9 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  11. người định cư tại một nơi. Con người đã có dự trữ thức ăn vào kho để dùng lâu dài. Sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà nông có khả năng nuôi sống không chỉ gia đình mình. Các thành viên của cộng đồng chuyển sang các hoạt động khác. Mức sống được cải thiện đã thúc đẩy gia tăng dân số. Tuổi thọ của con người ở giai đoạn này cao hơn so với giai đoạn trước 2.3.3. Sự gia tăng dân số vào giai đoạn tiền công nghiệp (1650 - 1850) Giữa thế kỷ XVII là một giai đoạn ổn định và hòa bình sau chế độ kinh tế phong kiến. Cùng với cuộc cách mạng nông nghiệp ở Châu Âu thì cuộc cách mạng thương mại cũng đang trở thành động lực chính. Nó đã phát triển nhanh chóng ở thế kỷ XVIII. Giá nông sản tăng và nhu cầu cung cấp cho các thành phố tăng đã làm cho nông nghiệp càng phát triển. Hàng loạt cây, con, nuôi trồng đã xuất hiện. Trồng trọt và chăn nuôi đã phát triển, nạn đói bị đẩy lùi, dịch bệnh ít xảy ra. Kết quả là dân số trên thế giới trước hết là Châu Âu tăng vọt. 2.3.4. Sự chuyển tiếp dân số Sự chuyển tiếp dân số là quá trình chuyển đổi dân số của một số quốc gia từ việc có tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử cao sang tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử thấp. Sự chuyển tiếp dân số khác nhau ở các quốc gia khác nhau theo thời gian bắt đầu và thời gian thực hiện quá trình chuyển tiếp. Nhìn chung, quá trình chuyển tiếp dân số bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Trong thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, các quốc gia phương Tây có tỷ lệ sinh và tử cao. Tỷ lệ sinh cao do nhu cầu đông con để lao động trong các nông trại, còn tỷ lệ tử cao do bệnh tật và thiếu vệ sinh. Do tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ tử cũng cao nên dân số tương đối ổn định và sự gia tăng dân số trong giai đoạn này tương đối chậm. Thỉnh thoảng có một vài bệnh dịch làm gia tăng tỷ lệ tử trong một vài năm. Giai đoạn 2: Vào giữa thế kỷ 18, tỷ lệ tử ở các nước Châu Âu giảm xuống thấp chủ yếu nhờ vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt do cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra. Các tiến bộ về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông rồi đến các tiến bộ về y tế, vệ sinh dịch tễ đã làm cho tỷ lệ tử ở Châu Âu giảm từ 22 - 24/1000 dân/năm, xuống còn 18 - 20/1000 dân/năm vào năm 1900. Tuy nhiên tỷ lệ sinh vẫn còn cao, điều đó làm cho dân số ở Châu Âu tăng vọt trong thời gian này. Sau đó, nhờ có công nghiệp hoá, điều kiện sống được cải thiện thì yêu cầu đông con cái để lao động không còn có ý nghĩa nữa và khuynh hướng thích sống độc thân tăng lên. Thêm vào đó, giáo dục được nâng cao, kế hoạch hoá gia đình được thực hiện tốt hơn đã làm cho tỷ lệ sinh giảm xuống ở các nước phát triển trong suốt thế kỷ 20. Dân số trong giai đoạn này vẫn còn tăng nhưng đã bắt đầu có xu hướng hạ xuống. Đối với các nước kém phát triển, hiện vẫn đang còn ở giai đoạn giữa của sự chuyển tiếp dân số làm cho sự gia tăng dân số vẫn còn cao. Giai đoạn 3: Vào cuối thế kỷ 20, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử ở các nước phát triển đều ở mức thấp, tuy nhiên tỷ lệ sinh có cao hơn tỷ lệ tử một ít (ví dụ như ở Mỹ là 14/9) hay ở một số nước khác tỷ lệ sinh thấp hơn tỷ lệ tử (ví dụ như ở Đức là 9/11). Sự di dân từ các nước kém phát triển vào các nước phát triển trong giai đoạn này đã góp phần vào việc gia tăng dân số đối với các nước phát triển. Giai âoaûn Giai âoaûn Giai âoaûn 1 2 3 Tyí lãû sinh Tyí lãû tæí Tyí lãû sinh vaì Hình 2.2. Sự chuyển tiếp dân số Khoa Môi trường 10 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  12. 2.3.5. Sự gia tăng dân số thế giới ở thế kỷ XX Quá trình chuyển tiếp dân số trên đây ở các nước phương Tây còn tiếp diễn sang cả ở thế kỷ XX. Mặc dù có tỷ lệ sinh giảm và có một số lượng lớn dân di cư sang Châu Mỹ nhưng nhiều nước Châu Âu vẫn có dân số tăng đáng kể. Tỷ lệ tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới là khoảng 0,8%. Từ năm 1850 - 1950 dân số thế giới tăng từ 1 tỷ lên 2,5 tỷ người. Sang thế kỷ XX, khuynh hướng trên thay đổi dần. Đến những năm 1930 ở một vài nước Châu Âu tỷ lệ sinh giảm xuống nhanh hơn tỷ lệ tử và làm cho sự gia tăng dân số chững lại. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện sinh sống được cải thiện nhiều, tỷ lệ sinh tăng cao hơn tỷ lệ tử để bù đắp lại những tổn thất về người trong chiến tranh, tình trạng này kéo dài đến những năm 1960. Sau những năm 1940 -1950 do đẩy lùi được dịch bệnh nên tỷ lệ tử giảm đáng kể. Từ những năm 1940, dân số thế giới bước vào giai đoạn mới: chuyển tỷ lệ sinh và tử cao sang tỷ lệ sinh cao còn tỷ lệ tử thấp. Ta có giai đoạn bùng nổ dân số. Nếu quãng thời gian 1940 -1950 tỷ lệ tăng dân số hàng năm của thế giới là 0,9% thì từ năm 1950 -1960 con số này là 1,8% và từ những năm 1960 đến nay tỷ lệ tăng dân số hàng năm dao động trong khoảng 1,7% đến 2,1%. Dân số thế giới khoảng 6,446 tỷ người (2005) với tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,14%. Trong số 237 nước được thống kê, thì các nước đang phát triển có chiếm một tỷ lệ dân số đáng kể. Dự kiến từ nay đến năm 2030 dân số thế giới sẽ tăng thêm 3,6 tỷ người, trong đó 96% thuộc về các nước đang phát triển, với tỷ lệ tăng dân số là 2,1%. Châu Phi tăng nhanh nhất, dự kiến sẽ gấp đôi trong vòng 23 năm, Châu Mỹ La tinh là 30 năm và Châu Á là 35 năm. Dân số thế giới khoảng 6,7 tỷ người (giữa năm 2008) với tỷ lệ sinh tăng dân số hàng năm là 1,2%. Mật độ dân số là 49 người/km2. Tuổi thọ bình quân khoảng 68 tuổi; trong đó nam giới là 67 còn nữ giới là 70. Đến năm 2025 dân số thế giới khoảng 8 tỷ và vào năm 2050 khoảng 9,35 tỷ người. Các nước đang phát triển chiếm một tỷ lệ đáng kể. 2.4. Dân số Việt Nam 2.4.1. Dân số và tỷ lệ tăng dân số - Đầu CN nước ta có khoảng 1 triệu người, thời Gia Long - 5 triệu, thời Tự Đức - 8 triệu, năm 1943 -21 triệu, năm 1975 – 47,6 triệu, năm 1989 – 63,1 triệu, năm 2005 – 83,12 triệu. Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số năm 2009 Tổng dân số Việt Nam vào 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85.789.573 người; như vậy Việt Nam là nước đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 13 toàn thế giới. Sau 10 năm dân số nước ta đã tăng thêm 9,47 triệu người, tỷ lệ tăng dân số bình quân trong thời kỳ 1999-2009 là 1,2%/năm. Nguồn: Báo cáo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 - Tỷ lệ tăng dân số + Trước 1945, tỷ lệ sinh và tử ở Việt Nam đều cao (5~6% và 4~5%) + Thời kỳ 1945-1974: dù có chiến tranh nhưng tỷ lệ sinh vẫn cao, dân số vẫn tăng (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở miền Bắc: 2,8~3,4%, miền Nam: ~3,0%) + Từ 1979 - nay: tỷ lệ tăng dân số có chiều hướng giảm, ví dụ: thời kỳ 1979-1989 là 2,1%/năm, thời kỳ 1989 -1999 là 1,7%/năm, thời kỳ 1999-2009 là 1,2%/năm (Nguồn: Báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số 2009) Khoa Môi trường 11 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  13. 2.4.2. Cấu trúc dân số - Việt Nam là nước có cấu trúc dân số trẻ, có thể thấy điều đó qua các tháp dân số năm 1999 và 2004 (hình 3.1). Tuy nhiên, dân số nước ta đã bắt đầu có xu hướng lão hoá với tỷ trọng người già ngày càng tăng. - Tỷ số giới tính ở Việt Nam trước 1979 thường thấp do hậu quả của chiến tranh (nam chết nhiều hơn nữ), nhưng bắt đầu gia tăng từ sau 1979. Tỷ số này là 96,7 nam/100 nữ năm 1999 và 98,1 nam/100 nữ năm 2009. Tỷ số giới tính có sự khác nhau giữa các địa phương do sự dịch chuyển lao động: cao hơn ở các vùng phát triển nhanh. Hình 2.3. Tháp dân số Việt Nam năm 1999 và 2005 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 2.4.3. Phân bố dân cư - Dân số Việt Nam phân bố không đều giữa các cùng, tập trung chủ yếu vào các vùng có điều kiện phát triển kinh tế xã hội thuận lợi hơn như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng song Cửu Long Ví dụ, phân bố dân số theo điều tra năm 2009 như sau: Vùng kinh tế-xã hội Dân số, người Tỷ lệ, % 1. Trung du và miền núi phía Bắc 11.064.449 12,9 2. Đồng bằng sông Hồng 19.577.944 22,8 3. Bắc Trung bộ và duyên hải miền 18.835.485 22,0 Trung 4. Tây Nguyên 5.107.437 6,0 5. Đông Nam bộ 14.025.387 16,3 6. Đồng bằng sông Cửu Long 17.178.871 20,0 Tổng cộng 85.789.573 100 - Mật độ dân số Việt Nam thuộc loại cao trên thế giới (năm 1999 là 231 người/km2, gấp 5,7 lần mật độ trung bình thế giới; năm 2005 là 252 người/km2, cao gấp gần 6 lần). Mật độ dân số năm 2009 là 259 người/km2. - Mật độ dân số không đều giữa các khu vực, ví dụ Trung du và miền núi phía Bắc: 116 người/km2, Đồng bằng sông Hồng: 930 người/km2, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung: 196 người/km2, Tây Nguyên: 93 người/km2, Đông Nam Bộ: 594 người/km2, Đồng Bằng sông Cửu Long: 423 người/km2 (Số liệu tổng điều tra dân số 2009). Tuy nhiên, trong 10 năm (1999-2009), tốc độ tăng dân số ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ nhanh hơn so với các vùng khác; do sự di chuyển dân cư để đáp ứng nhu cầu lao động. Khoa Môi trường 12 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  14. 2.4.4. Chiến lược dân số quốc gia - Mặc dù mức sinh giảm nhanh, nhưng qui mô dân số Việt Nam ngày một lớn do dân số tăng thêm trung bình mỗi năm còn ở mức cao (tăng bình quân gần 1 triệu người mỗi năm từ 1999 đến 2009). Vấn đề dân số bao gồm cả qui mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân cả hiện tại và trong tương lai. - Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010 là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là nền tảng quan trọng trong trong chiến lược phát triển con người của Đảng và nhà nước. Chiến lược này tập trung giải quyết các nhiệm vụ vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài thuộc lĩnh vực dân số gắn với phát triển trên cơ sở những ưu tiên phát triển của đất nước trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 và định hướng của hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển 1994. Thực hiện tốt các mục tiêu của chiến lược dân số là trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. - Căn cứ vào bối cảnh kinh tế - xã hội, những thách thức của vấn đề dân số đối với sự phát triển bền vững và định hướng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010, Chiến lược dân số 2001 - 2010 tập trung giải quyết các vấn đề sau: + Tiếp tục giảm sức ép của sự gia tăng dân số nhằm sớm ổn định qui mô dân số ở mức hợp lý + Giải quyết đồng bộ, từng bước và có trọng điểm từng yếu tố của chất lượng, cơ cấu dân số và phân bố dân cư để nguồn nhân lực thực sự trở thành thế mạnh và tài sản vô giá của đất nước cho cả hiện tại và mai sau. + Xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, lồng ghép yếu tố dân số trong việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010 là "Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định qui mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước". 2.5. Mối quan hệ giữa dân số-tài nguyên và môi trường Gia tăng dân số là nguyên nhân sâu xa của những thay đổi, những tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường. 2.5.1. Tác động môi trường của sự gia tăng dân số - Đóng góp của gia tăng dân số vào tác động môi trường thể hiện định lượng trong công thức Ehrlich & Holdren (1971): I = P C × E Trong đó: I (Impact) = tác động môi trường P (Population) = dân số C (Consumption) = mức tiêu thụ tài nguyên trên đầu người E (Effects) = hậu quả môi trường tính trên một đơn vị tài nguyên tiêu thụ Tính trên toàn thế giới, các nước đang phát triển đóng góp chủ yếu ở yếu tố P (bùng nổ dân số) trong khi các nước phát triển đóng góp chủ yếu vào các yếu tố C và E (ví dụ, các nước phát triển chỉ chiếm 25% dân số nhưng tiêu thụ đến 80-90% tài nguyên thiên nhiên nên giá trị C ở các nước phát triển lớn gấp 20-50 lần ở các nước đang phát triển). Ví dụ: sau 2 thập niên (1950-1970), dân số của nước Mỹ đã tăng 35%, mức tiêu thụ tài nguyên đầu người tăng 51% và ước tính tác động môi trường khi tiêu thụ 1 đơn vị tài nguyên tăng 200% tác động đến môi trường tăng lên 1,35 x 1,51 x 2 = 4 lần. Khoa Môi trường 13 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  15. - Tác động của sự gia tăng dân số đến môi trường biểu hiện ở các khía cạnh liên quan đến các chức năng của môi trường: Tạo ra sức ép lớn về không gian sống cho con người (giảm dần diện tích đất/người); Tạo ra sức ép lớn lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường Trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên; Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; Làm suy giảm khả năng của môi trường trong hạn chế thiên tai, sự cố; thậm chí gia tăng nguy cơ tai biến tự nhiên; Ngoài ra, sự gia tăng dân số đô thị và hình thành các thành phố lớn, các siêu đô thị, làm cho môi trường cục bộ ở các khu vực này bị suy thoái nghiêm trọng. Các vấn đề xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn. 2.5.2. Quan hệ giữa dân số và tài nguyên - Dân số và tài nguyên đất đai: Hàng năm trên thế giới có gần 70.000 km2 đất canh tác bị hoang mạc hóa do sự gia tăng dân số. Hoang mạc hóa đang đe dọa gần 1/3 diện tích Trái đất, ảnh hưởng đến cuộc sống của ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn và không còn khả năng trồng trọt do tác động gián tiếp của con người. - Dân số và tài nguyên rừng: Dân số gia tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do các nhu cầu: khai thác gỗ phục vụ xây dựng và sinh hoạt, phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông, nuôi trồng thủy sản, Ước tính 80% nguyên nhân suy giảm rừng nhiệt đới trên thế giới là do gia tăng dân số. Ở Việt Nam, tính trung bình từ 1975 đến 2003, diện tích rừng giảm đi 2,5% ứng với mức tăng dân số 1%. - Dân số và tài nguyên nước: Tác động chính của việc gia tăng dân số đối với tài nguyên nước như sau: + làm giảm diện tích mặt nước (ao, hồ, sông ngòi, ) + làm ô nhiễm các nguồn nước do chất thải sinh hoạt, sản xuất công - nông nghiệp, + làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy sông suối. Chương trình nghiên cứu về nước của UNESCO chỉ rõ ra rằng, năm 1985 các nguồn nước sạch trên Trái đất trên đầu người còn dồi dào với trên 33.000 m3/người/năm, nhưng hiện nay đã giảm xuống chỉ còn 8.500 m3/người/năm. - Dân số và khí quyển: việc tăng dân số ở các nước phát triển và đang phát triển chịu gần 2/3 trách nhiệm trong việc gia tăng lượng phát thải CO2. Đọc thêm: Ảnh hưởng của dân số với môi trường. Câu hỏi ôn tập chương 2. 1. Các thông số cơ bản của dân số học 2. Sự gia tăng dân số thế giới 3. Các giai đoạn của chuyển tiếp dân số 4. Tác động môi trường của sự gia tăng dân số 5. Quan hệ giữa dân số và tài nguyên Khoa Môi trường 14 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  16. CHƯƠNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MÔI TRƯỜNG 3.1. Phát triển du lịch và môi trường - Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của con người và hoạt động du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước. Du lịch thường mang lại hiệu quả kinh tế cao và thường được mệnh danh là ngành “công nghiệp không khói”. - Du lịch có 4 chức năng chính: + Chức năng xã hội: phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho con người, + Chức năng kinh tế: tăng khả năng lao động của người dân, tạo ra công việc làm ăn mới, + Chức năng sinh thái: tạo ra môi trường sống ổn định về mặt sinh thái, + Chức năng chính trị: tăng cường hiểu biết, củng cố hòa bình và tình đoàn kết của các dân tộc, - Hiện nay Việt Nam thực hiện đường lối mở cửa “muốn làm bạn với tất cả các nước”, phát triển kinh tế thị trường; hoạt động giao lưu phát triển văn hoá-xã hội thông qua du lịch được đẩy mạnh. Số khách nước ngoài đến du lịch Việt Nam mỗi năm một tăng. Chúng ta đã qui hoạch phát triển du lịch ở cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh. Nhiều dự án liên doanh hoạt động du lịch đã được thực hiện. 3.1.1. Các tác động của du lịch đến môi trường: a. Tác động tích cực - Bảo tồn thiên nhiên. Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các khu bảo tồn, vườn quốc gia, - Tăng cường chất lượng môi trường. Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, rác thải; các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng công trình . - Đề cao môi trường. Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan. - Cải thiện hạ tầng cơ sở. Các cơ sở hạ tầng như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch. - Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua đề cao các giá trị văn hóa và thiên nhiên của các điểm du lịch làm cho cộng đồng địa phương tự hào về di sản của họ và gắn liền vào hoạt động bảo vệ các di sản văn hóa du lịch đó. b. Tác động tiêu cực - Anh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên: Hoạt động giải trí ở các vùng biển như bơi lặn, câu cá thể thao có thể ảnh hưởng tới các rạn san hô, nghề cá. Sử dụng năng lượng nhiều trong các hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng đến khí quyển. Các nhu cầu về năng lượng, thực phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch làm cho đất bị thoái hóa, nơi ở của các loài hoang dã bị mất đi, làm giảm giá trị của cảnh quan. - Anh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, nhiều hơn nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân địa phương (một khách du lịch có thể tiêu thụ lượng nước gấp đôi người dân bình thường, khoảng 200 lít/ngày). - Làm giảm tính đa dạng sinh học: do xáo trộn nơi ở của các loài hoang dã, khai hoang để phát triển du lịch, gia tăng áp lực đối với những loài bị đe dọa do các hoạt động buôn bán và săn bắt, tăng nhu cầu về chất đốt, cháy rừng. Khoa Môi trường 15 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  17. - Ảnh hưởng đến văn hóa xã hội của cộng đồng: các hoạt động du lịch sẽ làm xáo trộn cuộc sống và cấu trúc xã hội của cộng đồng địa phương và có thể có những tác động chống lại các hoạt động truyền thống trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. - Nước thải: nếu không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống nước ngầm hoặc các thủy vực lân cận, gây ô nhiễm và lan truyền nhiều loai dịch bệnh. - Rác thải: vứt rác bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Bình quân một khách du lịch thải ra khoảng 1 kg rác thải một ngày. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. 3.1.2. Du lịch bền vững 3.1.2.1. Khái niệm Hội nghị Thượng đỉnh Rio vào năm 1992, đặc biệt là “Bản tuyên bố Rio” và Chương trình nghị sự 21 về Môi trường và Phát triển làm cho khái niệm về phát triển bền vững trong du lịch được bàn đến rộng rãi hơn bao giờ hết. Theo UNWTO và WTTC (World Travel and Toursim Council) đã xác định du lịch bền vững là: “Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách và cộng đồng địa phương trong hiện tại trong khi vẫn duy trì và nâng cao những cơ hội đó cho các thế hệ tương lai. Du lịch bền vững dựa trên sự quản lý tất cả các tài nguyên theo cách mà các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ được thoả mãn trong khi vẫn duy trì sự hợp nhất về văn hoá, đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản và các hệ sinh thái. Các sản phẩm du lịch bền vững là những sản phẩm được quản lý trong sự hài hoà với môi trường, cộng đồng và các nền văn hoá địa phương để chúng có thể trở thành những phúc lợi lâu dài của sự phát triển du lịch” . Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. 3.1.2.2. Các loại hình của du lịch bền vững 1). Du lịch vì người nghèo Là loại hình du lịch hướng đến việc gia tăng thu nhập cho người nghèo, góp phần xoá đói giảm nghèo. Loại hình du lịch này tăng cường sự liên kết giữa các công ty kinh doanh du lịch và người nghèo nhằm tăng thêm sự đóng góp của du lịch cho việc xoá đói giảm nghèo, đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo tham gia hiệu quả hơn các hoạt động du lịch. Bên cạnh những lợi ích kinh tế trực tiếp, du lịch bền vững vì người nghèo còn giúp cư dân ở các địa phương gìn giữ môi trường tự nhiên, văn hoá, đồng thời khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao. Du lịch bền vững vì người nghèo chủ yếu được tiến hành ở vùng nông thôn, miền núi, nơi thu nhập người dân còn thấp và điều kiện sinh hoạt còn hạn chế. 2). Du lịch dựa vào cộng đồng Là loại hình du lịch tập trung vào sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý du lịch và phân phối lợi nhuận. Loại hình du lịch này được tổ chức bởi người dân địa phương và vì người dân địa phương. Hiện nay, ở các nước đang phát triển, có rất nhiều chương trình xúc tiến các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng với các mục đích như sau: a. Bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hoá và thiên nhiên, b. Tạo ra các phúc lợi kinh tế và những phúc lợi khác cho các cộng đồng, c. Thúc đẩy và trao quyền cho các cộng đồng nhằm xây dựng quyền sở hữu các nguồn tài nguyên, d. Đảm bảo chất lượng thoả mãn cho du khách, e. Đảm bảo sự quản lý bền vững. 3) Du lịch sinh thái Khoa Môi trường 16 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  18. Trong hơn 15 năm qua, du lịch sinh thái phát triển mạnh mẽ như một ngành công nghiệp đặc biệt và là một hình thức riêng của phát triển bền vững. Hiện nay, du lịch sinh thái là loại hình du lịch bền vững thông dụng nhất. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên tương đối còn hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn hoá kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương” 3.2. Nông nghiệp hóa và môi trường Sản xuất nông nghiệp về thực chất là điều khiển hoạt động của các hệ sinh thái nông nghiệp làm thế nào để có được một năng suất sinh học cao nhất, nghĩa là có được sản lượng lương thực và thực phẩm cao nhất. Lương thực và thực phẩm được con người sử dụng chứa nhiều loại phân tử hữu cơ cần thiết để duy trì sức khỏe. 3.2.1. Các nền sản xuất nông nghiệp Trong lịch sử nhân loại, nhu cầu tìm kiếm và sản xuất lương thực, thực phẩm được coi là hoạt động cơ bản của xã hội loài người. Có thể chia ra 4 thời kỳ tương ứng với 4 nền nông nghiệp: 3.2.1.1. Nền nông nghiệp hái lượm và săn bắt, đánh cá - Kéo dài lâu nhất từ khi có loài người cho đến cách đây khoảng 1 vạn năm. - Các đặc điểm cơ bản: + Lao động đơn giản, công cụ lao động thô sơ (đá, cành cây); lấy lửa từ các đám cháy tự nhiên. + Lương thực dự trữ không có, nên nạn đói thường xuyên đe dọa, tỷ lệ tử vong cao. + Tác động đến môi trường thiên nhiên hầu như không đáng kể. 3.2.1.2. Nền nông nghiệp trồng trọt và chăn thả truyền thống - Cách đây khoảng 10.000 năm, đánh dấu bằng việc thay thế các hoạt động hái lượm và săn bắt tự nhiên bằng các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi với các giống mà con người đã thuần hóa được. - Nền nông nghiệp này bao gồm hai loại hình là du canh và định canh. Nền nông nghiệp du canh + Nương rẫy được phát đốt và gieo trồng một đến hai năm; khi năng suất cây trồng giảm, nương rẫy sẽ bị bỏ hoang cho thảm thực vật tự nhiên phát triển; cùng với thời gian độ phì nhiêu của đất dần dần được khôi phục. + Nông nghiệp du canh không đáp ứng được lương thực-thực phẩm khi dân số tăng: bình quân cần 15 ha đất tự nhiên để nuôi sống 1 người (canh tác trên 1 ha hàng năm và quay vòng 15 năm). + Canh tác du canh ảnh hưởng xấu đến môi trường: rừng và tài nguyên rừng bị phá hủy, xói mòn đất nghiêm trọng, mất cân bằng nước, gây ra hạn hán và lụt lội Nền nông nghiệp định canh + Trồng trọt và chăn nuôi trên diện tích đất cố định, các kỹ thuật nông nghiệp được áp dụng: chọn giống cây, con cho năng suất cao; tưới nước chống hạn; chăm sóc cây trồng và vật nuôi; bón phân hữu cơ và cung cấp thức ăn cho vật nuôi + Nông nghiệp định canh đã cho năng suất cao hơn và duy trì được một số dân đông hơn nhiều. Khoa Môi trường 17 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  19. Về phương diện bảo vệ môi trường, cần phải chấm dứt lối canh tác du canh; còn đối với định canh thì cần phát triển theo hướng thâm canh. 3.2.1.3. Nền nông nghiệp công nghiệp hoá - Nền nông nghiệp công nghiệp hoá đặc trưng bởi việc sử dụng triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật của giai đoạn công nghiệp. Điển hình của nền nông nghiệp này là cách mạng xanh. Nhờ cách mạng xanh nông nghiệp đã thoả mãn nhu cầu lương thực-thực phẩm cho dân số thế giới gia tăng mạnh. - Những hạn chế của nền nông nghiệp công nghiệp hóa là: + Không quan tâm đến bản tính sinh học của thế giới sinh vật. + Không quan tâm đến các hoạt động sinh học của đất. + Tạo ra các sản phẩm kém chất lượng: nhiều nước, ăn không ngon; chứa dư lượng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hay các hocmôn + Làm mất đi và lãng quên dần các cây trồng và vật nuôi gốc địa phương. + Làm xuống cấp chất lượng môi trường: suy thoái chất lượng đất do đưa nhiều hóa chất vào đất, dùng dụng cụ cơ giới nặng làm phá vỡ kết cấu đất, ô nhiễm môi trường (đất, nước) do phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật + Sự phân hóa xã hội giàu nghèo ngày càng mạnh, tính chất ổn định của xã hội ngày càng mong manh. Nền nông nghiệp công nghiệp hoá tuy có mang lại nhiều thành tựu to lớn nhưng không bền vững. 3.2.1.4. Nền nông nghiệp sinh thái học - nền nông nghiệp bền vững - Trước khi định hướng xây dựng nền nông nghiệp sinh thái học, nền nông nghiệp bền vững, các nhà khoa học nông nghiệp ở các nước công nghiệp hóa, có chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp sinh học. Quan điểm xuất phát của nó là: Sinh vật kể cả cây, con nuôi trồng, con người đều tồn tại và phát triển theo những quy luật sinh học. Không được biến cây trồng và vật nuôi thành cổ máy sống dựa vào các điều kiện nhân tạo, làm sao để các sản phẩm sản xuất ra giống như chúng được sản xuất từ các hệ sinh thái tự nhiên. - Qua nhiều năm phát triển nông nghiệp theo hướng này, chất lượng sản phẩm được chứng minh tốt hơn so với nông nghiệp công nghiệp hoá; nhưng năng suất, sản lượng và giá thành không đáp ứng được với điều kiện kinh tế xã hội ở nhiều nước. - Hiện nay, thay cho nông nghiệp công nghiệp hóa, được nói đến nhiều là nền nông nghiệp sinh thái, nền nông nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp sinh thái không loại trừ việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chọn lọc giống nhân tạo, mà là sử dụng một cách hợp lý nhất; tiếp tục phát huy nền nông nghiệp truyền thống, tránh những giải pháp kỹ thuật đem đến sự hủy hoại môi trường. Sản xuất nông nghiệp phải bền vững, đáp ứng nhu cầu lương thực-thực phẩm không những cho hôm nay mà còn cả các thế hệ mai sau. - Các kết quả nghiên cứu về nền nông nghiệp sinh thái học rất đáng khích lệ. Ví dụ như chương trình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM), chương trình nông-lâm-ngư kết hợp hay nông-lâm kết hợp; chương trình tuyển chọn cây, con nuôi trồng mới từ các loài hoang dại. Có thể nói nông nghiệp sinh thái kết hợp cái tích cực, cái đúng đắn của hai nền nông nghiệp công nghiệp hóa và sinh học. Mục tiêu của nền nông nghiệp sinh thái là không ngừng nâng cao năng suất sinh học của các hệ sinh thái nông nghiệp mà các hệ sinh thái này vẫn bền vững để tiếp tục sản xuất. 3.2.2. Sản xuất lương thực trên thế giới và Việt Nam 3.2.2.1. Sản xuất lương thực trên thế giới Khoa Môi trường 18 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  20. - An ninh lương thực luôn là vấn đề được cộng đồng thế giới quan tâm. Mặc dù sản xuất lương thực trên thế giới tính trên đầu người gia tăng và năng suất cũng tăng, nhưng nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn xảy ra phổ biến. - Theo thống kê, trên thế giới hiện cứ 10 người có 1 người đang bị đói; trong số 60 triệu người chết hàng năm, chết do đói ăn là 10 - 20 triệu; ngoài ra thường xuyên có khoảng 850 triệu người thiếu ăn, hầu hết tập trung ở các nước đang phát triển. - Theo ước tính, đến năm 2025, thế giới cần sản lượng lương thực 3 tỷ tấn/năm để nuôi sống khoảng 8,5 tỷ người; trong khi sản lượng lương thực cuối thế kỷ XX mới đạt 1,9 tỷ tấn/năm. Hiện bình quân lương thực theo đầu người mới khoảng 350 kg, trong khi đó tiêu chuẩn bảo đảm an ninh lương thực theo FAO phải là 500 kg/người/năm. Để có thể sản xuất đủ số lương thực và thực phẩm cho dân số hiện nay, ước tính phải tăng thêm 40% số lương thực và thực phẩm đang sản xuất cũng như phải tăng năng suất cây trồng lên 26%. - Những vấn đề quan tâm hiên nay liên quan đến sản xuất lương thực: o Mối đe dọa từ sự biến đổi khí hậu: Nam Phi có thể mất 30% sản lượng ngô và các cây lương thực khác vào năm 2030; khu vực Bắc Á sản lượng gạo, ngô và kê có thể giảm đến 10%. Các nước đang phát triển sẽ mất đi 11% diện tích đất canh tác sử dụng nước mưa vào năm 2080 so với năm 1995. o Việc sử dụng lương thực (ngô, đậu tương) đế sản xuất nhiên liệu sinh học (etanol). 3.2.2.2. Sản xuất lương thực ở Việt Nam - Nông nghiệp Việt Nam đã đi qua chặng đường dài phát triển và luôn thể hiện là một hoạt động sản xuất mang tính cơ bản, chứa đựng tính xã hội sâu sắc. - Những thay đổi về chính sách đã làm cho nông nghiệp chuyển biến với tốc độ không ngờ trong cuối thế kỷ XX. Năm 1989 là năm bắt đầu tự túc lương thực, sản lượng đạt 21,51 triệu tấn; đến năm 1999 sản lượng đã là 33,1 triệu tấn và nước ta trở thành một nước xuất khẩu lương thực (3 - 4 triệu tấn gạo/năm) đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. - Sản lượng cây lương thực có hạt và bình quân lương thực đầu người từ năm 1995 đến 2005 cho ở hình 4.1. - Sản xuất nông nghiệp và sản xuất lương thực nước ta về lâu dài tất yếu sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá trên cơ sở bảo vệ môi trường, xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Tổng sản lượng Bình quân đầu người 40 600 30 450 20 300 kg triệu tấn triệu 10 150 0 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Hình 3.1. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt và bình quân lương thực đầu người ở Việt Nam từ 1995 đến 2005 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 3.2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề lương thực 3.2.3.1. Cách mạng xanh Khoa Môi trường 19 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  21. - Cách mạng xanh diễn ra từ những năm 60 của thế kỷ XX, bắt đầu ở Mehico với việc hình thành Trung tâm Quốc tế cải thiện giống ngô và lúa mì (CIMMYT); tiếp theo là việc hình thành Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế (IRRI) ở Philippines và Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Ấn Độ (IARI). Cây mở đầu cho cách mạng xanh là cây ngô sau đến lúa mì và lúa. - Cách mạng xanh có hai thành tựu vượt bậc là: Tạo ra được giống mới có năng suất cao mà đối tượng chính là cây lương thực. Dùng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy hết khả năng của giống mới: thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, - Tuy cách mạng xanh có kết quả to lớn nhưng nó cũng bộc lộ những hạn chế, đặc biệt về khía cạnh bảo vệ môi trường: Muốn thực hiện cách mạng xanh phải có đầy đủ phân bón, thuốc trừ sâu và công tác thủy lợi tốt; giống mới chỉ phát huy được khi có các điều kiện này mà nước nghèo thì thiếu vốn, thiếu năng lượng khó đáp ứng nổi. Các giống cây trồng địa phương được coi là nguồn nguyên liệu di truyền quí giá đã bị đào thải, lãng quên. Do áp dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, cơ giới hoá, điện khí hóa, thủy lợi hóa nên đã không tránh khỏi làm ô nhiễm môi trường, suy thoái đất đai. 3.2.3.2. Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản - Các đại dương trên Trái đất chứa nguồn thực phẩm vô cùng quí giá. Cá và các sản phẩm biển khác là những thức ăn có chất lượng cao vì protein của chúng chứa các loại acid amin không thay thế được và dễ tiêu hoá. Tuy nhiên, đánh bắt và khai thác quá mức sẽ tác động đến sự phục hồi nguồn lợi và suy giảm đa dạng sinh học. - Song song với đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản cũng được phát triển mạnh mẽ ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn ven bờ. Nuôi trồng thuỷ sản đóng góp tích cực trong việc đa dạng hoá khẩu phần thức ăn hàng ngày và là nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng không quy hoạch tốt sẽ tác động tiêu cực đến môi trường: nhiễm mặn đất, ô nhiễm nước, 3.2.3.3. Sự phát triển của công nghệ sinh học - Công nghệ sinh học (CNSH) được phát triển từ những năm đầu thập niên 80 ở những nước phát triển, và từ những năm 90 ở các nước đang phát triển. Hiện nay CNSH được coi là một hướng phát triển ưu tiên. Các lĩnh vực trong CNSH gồm: + Công nghệ lên men sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản. + Công nghệ tế bào thực vật để nhân nhanh và phục tráng các giống cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả. Việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô và tế bào trong lai tạo, chọn lọc giống cây trồng và rút ngắn thời gian tạo giống. + Công nghệ enzym để sản xuất acid amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, lên men rượu, chế tạo các cảm ứng sinh học (biosensor) và thuốc phát hiện chất độc + Công nghệ gen là công nghệ cao và quyết định sự thành công của cách mạng CNSH. Bằng công nghệ gen nhiều loại thực phẩm biến đổi gen đã xuất hiện. Sinh vật biến đổi gen cho năng suất cao, đem lại lợi ích cho người sản xuất. Tuy vậy chất lượng, những ảnh hưởng của các sản phẩm này đến sức khoẻ con người và môi trường đến nay còn chưa được làm rõ. 3.3. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và môi trường 3.3.1. Nguồn gốc của công nghiệp hóa và đô thị hóa Công nghiệp hóa và đô thị hóa là quá trình tiến hóa và phát triển kinh tế xã hội của loài người. Khi những làng xóm bắt đầu phân hóa trở thành những trung tâm thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán thì những làng xóm và cộng đồng đó đã dần dần phát triển thành những trung tâm công nghiệp và đô thị. Dân số đô thị và khu công nghiệp đã tăng nhanh, lúc đầu qui Khoa Môi trường 20 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  22. mô chỉ khoảng 2 - 3 vạn dân, chiếm diện tích 200 - 300 ha vào thế kỷ XV - XVI ở Châu Âu, tiếp đến cứ tăng dần lên tới cỡ vài chục vạn dân và diện tích chừng 1000 đến 2000 ha. Đời sống và sản xuất ở các đô thị và khu công nghiệp đòi hỏi phải cải tiến giao thông, đường sá, nhà ở, khu vệ sinh, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, Công nghiệp phát triển, các tiến bộ khoa học kỹ thuật gia tăng, đặc biệt là các công trình xây dựng nhà ở, xí nghiệp, cầu cảng, bến, bãi, đường sá giao thông, đã làm cho đô thị, khu công nghiệp có nhiều sắc thái riêng khác hẳn nông thôn. Tóm lại công nghiệp hóa và đô thị hóa là sự tập trung và phát triển kinh tế xã hội ở mức cao hơn so với nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, kèm theo là sự phát triển dân số. 3.3.2. Tiến trình-đô thị hoá- công nghiệp hóa trên thế giới Đầu thế kỷ XIX, quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp. Đặc biệt quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa bùng phát mạnh trong khoảng 25 năm cuối thế kỷ XX. Dù đô thị chỉ chiếm 0,3% diện tích bề mặt Trái đất, nhưng tỷ lệ dân số đã tăng lên rất nhiều: từ 19% (1920) lên 25% (1940), 33% (1960), 46 % (1990) và 51% (2000). Dự kiến đến năm 2025 dân số thế giới sẽ là 8,5 tỷ người và tỷ lệ dân số đô thị chiếm khoảng 60% tổng dân số thế giới. Diễn biến dân số đô thị trên thế giới từ 1950 đến 2050 cho ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Diễn biến dân số đô thị thế giới Năm Dân số thế giới (triệu người) Dân số đô thị (triệu người) Tỷ lệ dân số đô thị (%) 1950 2503 735 29,4 1975 4078 1561 38,3 1985 4642 2013 41,6 2000 6129 2952 48,2 2050 7998 5107 63,9 (Nguồn: Quỹ dân số thế giới UNFPA) Tốc độ đô thị hoá ở các nước đang phát triển nhanh hơn các nước phát triển. So với năm 1950, tốc độ đô thị hóa năm 2000 ở các nước phát triển là 2,2 lần, ở các nước đang phát triển là 6,6 lần. Theo dự báo, đến năm 2025 các con số tương ứng sẽ là 2,6 lần và 13 lần. Về công nghiệp, xu hướng phổ biến là hình thành các khu công nghiệp tập trung. Năm 1995, Liên Hiệp Quốc đã thống kê thế giới có khoảng 12.000 khu công nghiệp với diện tích nhỏ nhất là 1 ha, lớn nhất đến 10.000 ha. 3.3.3. Sự hình thành các siêu đô thị Các thành phố lớn có xu hướng phát triển thành các đô thị khổng lồ do tăng qui mô về dân số và diện tích, gọi là xu hướng siêu đô thị hóa. Theo UNDIESA (1986), một thành phố được coi là siêu đô thị khi số dân tối thiểu là 8 triệu dân. Còn theo World Bank (1991), thì để trở thành siêu đô thị, thành phố phải có số dân trên 10 triệu người. Trong khi đó, theo Dogan và Kasarda (1998) thì chỉ cần trên 4 triệu dân là đã trở thành siêu đô thị. Trên thế giới nếu chỉ tính riêng số thành phố có qui mô dân số trên 5 triệu người thì năm 1950 có 10 và tới năm 2000 con số đó đã là 27 thành phố. Đáng chú ý là trong số đó chỉ có 4 thành phố là của các nước công nghiệp phát triển, còn lại 23 thành phố thuộc các nước đang phát triển. Tính đến 2006, trên thế giới có 20 siêu đô thị trên 10 triệu dân, trong đó có đến 12 thành phố Châu Á. 3.3.4. Các vấn đề môi trường và xã hội liên quan đến đô thị hoá 3.3.4.1. Suy giảm chất lượng môi trường ở đô thị Dân số tăng nhanh gây ra quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, giao thông, thu gom xử lý rác) làm chất lượng môi trường suy giảm. Các biểu hiện gồm: Khoa Môi trường 21 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  23. (1). Gia tăng ô nhiễm không khí do khí thải, bụi, tiếng ồn từ giao thông, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, (2). Gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm bởi nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn, (3). Bùng nổ chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, dẫn đến bất cập trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; góp phần vào ô nhiễm nước, không khí, lan truyền dịch bệnh. (4). Sử dụng đất đai bất hợp lý: diện tích rừng tự nhiên, cây xanh bị thu hẹp để sử dụng cho đất ở, cơ sở hạ tầng, 3.3.4.2. Các vấn đề xã hội trong đô thị hóa - Thiếu nhà ở và gia tăng các khu ổ chuột Sự di cư ồ ạt vào đô thị làm gia tăng các xóm liều và các khu ổ chuột Trong thông điệp nhân Diễn đàn đô thị thế giới 2008, TTK LHQ Ban Ki-moon cảnh báo đến năm 2030, khoảng 2 tỷ người sẽ sống tại các khu ổ chuột và nhà tạm. - Gia tăng tỷ lệ người nghèo: Đô thị hóa càng nhanh thì tỷ lệ nghèo ở đô thị càng tăng. Năm 1980, ước tính có 40 triệu hộ gia đình đô thị nghèo so với 80 triệu hộ ở nông thôn. Năm 2000 các hộ nghèo ở đô thị tăng lên 72 triệu hộ (chiếm 76%), trong khi số các hộ nghèo ở nông thôn giảm xuống còn 56 triệu hộ (29%). Theo số liệu điều tra của Uỷ ban kinh tế châu Mỹ Latinh và Caribe thì 22% dân thành phố Panama (1983), 25% dân đô thị Costa Rica (1982), 64% dân thành phố Guatemala (1983), 45% dân Santiago de Chile (1985) nghèo đói (UNDP, 1989) - Sự lan tràn dịch bệnh – do thiếu nước sạch; điều kiện vệ sinh, môi trường kém - Tệ nạn xã hội – ma túy, mại dâm, cướp giật,  Nghèo đói, tệ nạn xã hội làm cho chất lượng môi trường suy giảm; nghèo đói-môi trường kết hợp thành một vòng luẩn quẩn. 3.3.5. Đô thị sinh thái – Khu công nghiệp sinh thái CNH-ĐTH bên cạnh những tác động tích cực về kinh tê - xã hội, khoa học - kỹ thuật, văn minh - dân trí, cải thiện đời sống người dân, đã tạo ra những tác động tiêu cực về môi trường. Xu hướng hiện nay là xây dựng các đô thị sinh thái, các khu công nghiệp sinh thái. (1). Đô thị sinh thái (hay đô thị bền vững) Có nhiều cách định nghĩa khác nhau cho đô thị sinh thái; có thể hiểu đơn giản “Một đô thị sinh thái là đô thị đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên” Theo GS.TS. Lê Huy Bá, có 4 nguyên tắc để xây dựng đô thị sinh thái: Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên. Đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người. Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng. Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu. Một số yêu cầu của một đô thị sinh thái: 2 Có mật độ cây xanh cao, 12 – 15m tính trên đầu người; có hệ thống rừng phòng hộ bao quanh thành phố hoặc ít nhất vào các hướng gió chính. Cố gắng tạo và bảo tồn đa dạng sinh học để giữ cân bằng sinh thái. Đảm bảo đủ nước cung cấp cho sinh hoạt (150 – 200 lít/người/ngày) và sản xuất Nước thải chỉ được thải vào môi trường khi đã được xử lý đảm bảo mức an toàn, không bị ngập lụt trong thành phố. Khoa Môi trường 22 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  24. Hệ thống giao thông đảm bảo tiêu chuẩn đường và mật độ đường trên số dân, dành khoảng 30% diện tích cho giao thông; các phương tiện giao thông không gây tiếng ồn và xả khí thải quá mức cho phép. Bảo vệ môi trường đất không bị ô nhiễm và thoái hoá; sử dụng quỹ đất một cách hợp lý để vừa có đất dành cho khu dân cư, công viên, vừa có đất cho rừng phòng hộ Đảm bảo mật độ dân số hợp lý, phù hợp với năng lực tải của đô thị đó. Diện tích mặt nước (ao, hồ, ) cân đối và đủ với diện tích dân số thành phố để tạo cảnh quan môi trường và khí hậu mát mẻ. Có bãi rác hợp vệ sinh, công nghệ xử lý rác khoa học; có hệ thống nhà vệ sinh công cộng đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan, tiện lợi (2). Khu công nghiệp sinh thái Dựa trên đặc điểm của các hệ sinh thái tự nhiên: chất thải của một sinh vật này trở thành nguồn thức ăn của một sinh vật khác Khu công nghiệp sinh thái có các đặc trưng: hệ thống sản xuất mang tính chất tuần hoàn: sản phẩm của quy trình sản xuất này trở thành đầu vào của quy trình sản xuất khác để giảm thiểu tối đa lượng chất thải, giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa; sản phẩm hàng hóa thiết kế để có thể tái sử dụng và tái chế, hiệu quả sử dụng nước và năng lượng cao; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; 3.3.6. Đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam 3.3.6.1. Đô thị hóa Nhìn chung quá trình đô thị của nước ta tính đến những năm 1990 còn chậm, nhưng bắt đầu gia tăng nhanh chóng khi bước sang thế kỷ XXI. Tỷ lệ dân số đô thị năm 1960 là 15%; năm 1990 là 19,5%; năm 1995 là 20,8%; năm 2000 là 24,2%; năm 2005 là 26,9% và năm 2007 là 27,4%. Trong thời gian tới, quá trình đô thị hóa của nước ta sẽ nhanh hơn. Theo kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số 1/4/2009, trong tổng số dân cả nước thì 25.374.262 người cư trú ở khu vực thành thị và 60.415.311 người cư trú ở khu vực nông thôn. Như vậy, tỷ lệ dân số thành thị là 29,6%, so với 23,5% vào năm 1999. Trong thời kỳ 1999-2009, dân số thành thị đã tăng với tỷ lệ bình quân 3,4%/năm, trong khi ở nông thôn tỷ lệ tăng dân chỉ có 0,4%/năm. Đông Nam bộ là khu vực có mức độ đô thị hóa cao nhất (tỷ lệ dân số thành thị là 57,1% năm 2009 và 55,1% năm 1999). Dân số thành phố Hà Nội là 6.448.837 người, trong đó tỷ lệ dân thành thị là 40,8% và dân số Tp Hồ Chí Minh là 7.123.340 người, trong đó tỷ lệ dân thành thị là 83,2%. Tính đến tháng 6/2009, Việt Nam có 752 đô thị bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh), 07 đô thị loại I (Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Nha Trang, Đà Lạt), 14 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 38 đô thị loại IV và 646 đô thị loại V. Các chỉ tiêu phát triển đô thị đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 a) Mức tăng trưởng dân số đô thị: Năm 2015, dự báo dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, chiếm 38% dân số đô thị cả nước; năm 2020, dân số đô thị khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số đô thị cả nước; năm 2025, dân số đô thị khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số đô thị cả nước. b) Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị: - Năm 2015, tổng số đô thị cả nước đạt khoảng trên 870 đô thị, trong đó, đô thị đặc biệt Khoa Môi trường 23 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  25. là 02 đô thị; loại I là 9 đô thị, loại II là 23 đô thị, loại III là 65 đô thị, loại IV là 79 đô thị và loại V là 687 đô thị. - Năm 2025, tổng số đô thị cả nước khoảng 1000 đô thị, trong đó, đô thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị loại III là 81 đô thị; đô thị loại IV là 122 đô thị, còn lại là các đô thị loại V. Trích quyết định 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/4/2009 về “Phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị việt nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” Năm 1997, đất đô thị của cả nước khoảng 63.000 ha, chiếm khoảng 0,2% diện tích cả nước, bình quân 45 m2/người, đến năm 2000 diện tích đất đô thị khoảng 114.000 ha, chiếm 0,3% diện tích cả nước, bình quân 60 m2/người. Dự báo đến năm 2010, diện tích đất đô thị là 243.000 ha chiếm 0,74% diện tích đất cả nước và đến năm 2020 sẽ là 460.000 ha, gấp khoảng 7 lần đất đô thị năm 1997, chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân 100m2/người. 3.3.6.2. Công nghiệp hóa Về công nghiệp hóa, tính đến tháng 6/2005 cả nước có 116 khu công nghiệp và khu chế xuất (110 khu công nghiệp; 2 khu công nghệ cao; 4 khu chế xuất; không kể khu kinh tế Dung Quất có diện tích 14.000 ha). Tất cả các vùng kinh tế của nước ta đều có khu công nghiệp: vùng trung du miền núi phía Bắc: 3 khu công nghiệp; vùng đồng bằng sông Hồng: 23 khu công nghiệp; vùng duyên hải miền Trung: 18 khu công nghiệp; vùng Tây Nguyên: 3 khu: vùng miền Đông Nam Bộ: 52 khu; vùng đồng bằng sông Cửu Long: 14 khu. (Nguồn: ) Trong giai đoạn 1995 - 2000, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12,2%/năm; một số ngành công nghiệp đã có mức tăng trưởng khá: sản lượng dầu thô gấp 2,2 lần; điện gấp 1,8 lần; xi măng gấp hơn 2 lần; thép cán gấp hơn 3 lần. Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào GDP cả nước từ 25% năm 1990 tăng đều đặn lên trên 40% năm 2005. Nhìn chung các cơ sở công nghiệp do trong nước đầu tư có qui mô nhỏ, công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, chỉ có khoảng 20% xí nghiệp cũ đã đổi mới công nghệ. Vì vậy, ô nhiễm môi trường do công nghiệp từ các nhà máy cũ ở nước ta là rất trầm trọng, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nằm xen kẻ trong các khu dân cư. Trong những năm gần đây, chỉ có khoảng 1/4 số khu công nghiệp trên toàn quốc có xây dựng hệ thống xử lý nước thải; ngay cả trong những khu CN đã có hệ thống xử lý, lượng nước thải thu gom cũng còn rất thấp. Công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến khoáng sản là các ngành chính gây ra ô nhiễm môi trường không khí. Nồng độ bụi và khí độc hại ở không khí xung quanh các khu công nghiệp vượt quá trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần. Công nghiệp khai thác khoáng sản phá hoại môi trường đất rất nghiêm trọng. Trong nước có hơn 1.000 mỏ đang khai thác với trên 50 chủng loại khác nhau. Môi trường ở các vùng khai thác đang bị suy thoái nghiêm trọng, phá hủy hàng nghìn hecta rừng nhiệt đới có nguồn sinh vật đa dạng, đất đai thổ nhưỡng bị biến dạng, thu hẹp diện tích đất trồng trọt, mùa màng bị giảm sút, Qui hoạch tốt về môi trường cho các đô thị và khu công nghiệp là vấn đề thiết thực ở nước ta hiện nay.  Chú ý: sinh viên cần cập nhật hàng năm các thông tin, số liệu về đô thị hóa, công nghiệp hóa từ các nguồn trên internet. 3.4. Toàn cầu hoá và môi trường 3.4.1. Khái niệm toàn cầu hoá Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để mô tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức Khoa Môi trường 24 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  26. hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá. Người ta thường nói rằng thế giới đang ngày càng nhanh chóng nhỏ hơn, và rằng chúng ta đang sống trong một ngôi làng toàn cầu (global village) nghĩa là hiện nay chúng ta liên lạc (thông tin), đi lại, và chia sẻ các nền văn hoá với nhau trong phạm vi một thế giới. Toàn cầu hoá là quá trình mà thế giới đang ngày càng gia tăng liên kết với nhau dẫn đến sự trao đổi mạnh mẽ về văn hoá và thương mại. Đó là kết quả của: Sự trao đổi công nghệ làm cho con người, hàng hoá, tiền bạc và trên tất cả là thông tin và ý tưởng lan truyền trên thế giới nhanh hơn nhiều so với trước đây. Sự mở rộng tự do thương mại thế giới, đã gia tăng mạnh mẽ mức trao đổi thương mại giữa các thành phần khác nhau của thế giới. * Các nhân tố ảnh hưởng đến toàn cầu hoá gồm: - Phương tiện liên lạc: truyền hình, điện thoại và internet đã tạo thành một ngôi làng toàn cầu (global village). - Phương tiện vận chuyển: đã trở nên rẻ và nhanh. Các cơ sở kinh doanh có thể chuyên chở các sản phẩm và các nguyên liệu thô đi khắp thế giới-tạo ra các sản phẩm và các dịch vụ trên khắp thế giới đến khách hàng Anh. - Mở rộng tự do thương mại: các chính phủ trên khắp thế giới đã nới lỏng các luật làm hạn chế việc buôn bán và đầu tư nước ngoài, một số chính phủ đưa ra các trợ cấp và các khuyến khích về thuế để kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư vào nước họ. Quan niệm không có sự hạn chế trong kinh doanh buôn bán giữa các nước gọi là tự do thương mại. 3.4.2. Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và môi trường * Những người chống đối chỉ ra nhiều điểm cho rằng toàn cầu hoá có thể ảnh hưởng có hại cho môi trường: - Thứ nhất, các cơ hội kinh doanh rộng hơn có nghĩa khai thác và xuất khẩu dầu, gỗ và các nguồn tài nguyên không tái tạo sẽ nhiều hơn. Điều này dẫn đến sự ô nhiễm, sự phá huỷ rừng, xói mòn đất, lũ lụt và mất cân bằng hệ sinh thái của các loại hình khác nhau. Tăng trưởng đi kèm với sự xâm lấn của nông nghiệp, và tự do hoá đi kèm với việc khai thác gỗ vì mục đích thương mại, là hai nguyên chính của phá huỷ rừng. - Thứ hai, thương mại phát triển hơn có nghĩa đi lại, vận tải với khoảng cách xa hơn. Vận chuyển hàng hoá góp phần ô nhiễm thông qua đốt cháy nhiên liệu và phát thải các khí độc hại, đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu và gây hại cho sức khoẻ con người. Thêm vào đó là các quá trình tiêu thụ các tài nguyên khan hiếm như than và dầu. - Thứ ba, thương mại quốc tế đang khuyến khích sản xuất và tiêu thụ các thực phẩm thay đổi gen trên khắp thế giới mà tác hại tích lũy có thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều năm sau hoặc thậm chí đến các thế hệ sau. - Thứ tư, sự truyền bá toàn cầu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo phong cách phương Tây đang tạo ra một dạng văn hoá tiêu thụ không suy nghĩ, lãng phí và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên trên trái đất của thế hệ hiện nay, tước đoạt tương lai của các thế hệ mai sau. - Thứ năm sản xuất địa phương đang hướng đến các kiểu mẫu theo nhu cầu đa số của thế giới. Kết quả là các nhu cầu thiểu số (như các nhu cầu của các bộ lạc) và sự đa dạng sinh học đang bị mất đi. - Cuối cùng, để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và công việc, các quốc gia đang hạ thấp một cách cố ý các tiêu chuẩn môi trường: hiện tượng chủ nghĩa bảo hộ gây ra thiệt hại cho các nước khác trước đây có thể sẽ được thay thế bằng hiện tượng toàn cầu hoá gây ra thiệt Khoa Môi trường 25 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  27. hại cho chính mình. Các nước toàn cầu hoá mới, nơi quá trình công nghiệp hoá diễn ra nhanh nhất trong khi thu nhập vẫn còn thấp, có thể phải đối mặt với sự suy thoái môi trường. * Những người ủng hộ toàn cầu hoá, đương nhiên, sẽ đưa ra các khuynh hướng ngược lại để cổ vũ cho toàn cầu hoá. Họ chỉ rõ rằng thương mại sẽ làm cho một quốc gia có khả năng nhập khẩu các công nghệ thân thiện với môi trường. Điều này sẽ làm giảm ô nhiễm toàn cầu. Hơn nữa, áp lực của các quốc gia nhập khẩu (có tiêu chuẩn môi trường cao hơn) có thể thúc đẩy các quốc gia xuất khẩu sử dụng các quá trình thân thiện với môi trường hơn. Nếu toàn cầu hoá giúp các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao hơn và nâng cao cuộc sống con người thoát khỏi nghèo nàn, nó có thể gián tiếp bảo vệ môi trường và đẩy mạnh phát triển bền vững. Nghèo nàn là tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất. Toàn cầu hoá còn giúp con người có thể biết các sự kiện xảy ra ở những nơi xa xôi của thế giới. Ví dụ như người Anh có thể biết được một cách nhanh chóng các tác động của sóng thần ở các nước Đông Nam Á năm 2004, và vì thế họ có thể giúp đỡ các nước này nhanh chóng. Có rất ít bằng chứng cho thấy các quốc gia cố ý hạ thấp tiêu chuẩn môi trường để thu hút các công ty đa quốc gia. Các tiêu chuẩn môi trường thấp hơn chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc quyết định lựa chọn địa điểm thành lập các nhà máy của các công ty đa quốc gia, so với các nhân tố khác như vận tải, cơ sở hạ tầng, thị trường, chi phí lao động, chế độ thuế, chính sách kinh tế Thực tế các nhà máy thuộc sở hữu nước ngoài ở các nước đang phát triển -chính là những nhà máy mà nếu theo lý thuyết, được thu hút do các tiêu chuẩn ô nhiễm thấp - có xu hướng ít gây ra ô nhiễm hơn các nhà máy sở hữu trong nước trong cùng ngành. Có phải các tác động tích cực được chỉ ra là mạnh hơn các tác động tiêu cực đối với môi trường? đây là một câu hỏi kinh nghiệm và trả lời có thể rất khác nhau theo từng nơi. Chắc chắn rằng tốc độ công nghiệp hoá chóng mặt ở các vùng ven biển của Trung Quốc đã gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Thêm vào đó, còn phụ thuộc nhiều vào các chính sách hổ trợ và các thể chế ban hành. Một ví dụ để minh hoạ cho vấn đề này. Nông trại nuôi tôm ở một số vùng của Ấn Độ đã dẫn đến mặn hoá và thải nước ô nhiễm vào đất đai vùng phụ cận và đường sông Theo bề ngoài mà xét thì các cơ hội xuất khẩu tôm cao hơn đã dẫn đến sự phát triển nhanh của các trang trại nuôi tôm ở các vùng ven biển. Nhưng, nên nhớ rằng, tất cả các quốc gia không chọn các phương pháp giống nhau gây hại cho môi trường trong nuôi tôm. Vì thế, tự do thương mại không phải là thủ phạm chính. Vấn đề là ở chỗ không có biện pháp để hạn chế việc lựa chọn công nghệ như vậy ở Ấn Độ. Nếu những người gây ô nhiễm nhận thức đầy đủ rằng họ sẽ phải trả tiền cho những thiệt hại mà họ gây ra đối với những người khác (nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, PPP) họ sẽ phải sử dụng các loại hình trang trại khác. Chúng ta cần hiểu rằng qua thấu kính của một nhà kinh tế học vấn đề ô nhiễm môi trường là rất khác so với một nhà hoạt động môi trường. Đối với một nhà hoạt động môi trường, không ô nhiễm là lý tưởng và không ai có quyền gây ra ô nhiễm. Đối với một nhà kinh tế, đó là vấn đề chi phí-lợi ích xã hội. Ông ta sẽ giải quyết ô nhiễm ở một mức tốt nhất, để các chi phí của việc giảm ô nhiễm được cân đối hợp lý so với lợi ích xã hội. Tất nhiên các nhà hoạt động vì hoà bình xanh sẽ xem các nhà kinh tế là "kẻ thù của con người". 3.5. Nghèo đói và môi trường 3.5.1. Nghèo đói Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Khoa Môi trường 26 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  28. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa nghèo theo thu nhập, theo đó một người được cho là nghèo khi thu nhập hàng tháng ít hơn một nửa bình quân GDP trên đầu người của quốc gia. Nghèo đói không chỉ đơn thuần là vấn đề thu nhập mà còn liên quan đến sức khoẻ, giáo dục, lương thực thực phẩm, các dịch vụ cơ bản Ngoài ra còn phải tính đến cả khả năng dễ bị thương tổn trước những thay đổi bất lợi, khả năng ít được xã hội quan tâm, Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối ở các nước nghèo, 2 đô la cho Châu Mỹ La tinh và Carribean, 4 đô la cho những nước Đông Âu và 14,40 đô la cho những nước công nghiệp. Đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã thay đổi chuẩn nghèo nhiều lần trong thời gian vừa qua. Theo "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001- 2005", thì những người nghèo có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo dưới 80.000 đồng/người/tháng, ở nông thôn đồng bằng dưới 100.000 đồng/người/tháng, ở khu vực thành thị dưới 150.000 đồng/người/tháng. Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 quy định: Hộ nghèo là những hộ ở khu vực nông thôn có thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/tháng trở xuống, đối với những hộ ở khu vực thành thị có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống. Theo quy định này, ước tính năm 2005 cả nước ta có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ trong toàn quốc; Các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao là vùng Tây Bắc (44%) và Tây Nguyên (40%); vùng có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%). Nguyên nhân gốc rễ của sự nghèo khó là đói kém, thất học, thiếu các tiện nghi chăm sóc về y tế và trẻ em, thiếu công ăn việc làm và các sức ép về dân số Trái đất chúng ta có 6 tỷ người, thì trong đó 2,8 tỉ người phải sống với mức thu nhập ít hơn 2 đô la 1 ngày, và 1,2 tỷ người có mức thu nhập ít hơn 1 đô la 1 ngày. Như vậy, một phần năm dân số trên hành tinh chúng ta đang sống trong cảnh nghèo nàn khốn khổ. Hầu hết những người chịu ảnh hưởng của nghèo đói là những người sống ở vùng nông thôn, những bộ lạc du canh du cư và các làng chài nhỏ. Ở khắp mọi nơi trên trái đất, phụ nữ, trẻ em, người già và người ốm đau là những người chịu tác động mạnh nhất của tình trạng nghèo đói. 3.5.2. Quan hệ giữa nghèo đói và môi trường Nghèo đói và môi trường có mối liên hệ gần gũi với nhau. Sự suy thoái đất nông nghiệp, thu hẹp diện tích rừng, khan hiếm các nguồn nước sạch, giảm sản lượng cá và đe doạ tăng trưởng xã hội và tổn thương hệ sinh thái từ thay đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học, đang tác động cuộc sống những người nghèo. Người nghèo thường ít có khả năng đối phó với những đột biến tự nhiên, trong môi trường suy giảm này tất yếu không thể tránh khỏi gia tăng tình trạng nghèo đói. Mặt khác, để duy trì cuộc sống trước mắt, nhiều người nghèo buộc phải khai thác tài nguyên thiên nhiên dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường. Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường là mối quan hệ cân bằng động và đặc biệt, nó phản ánh cả qui mô và vị trí địa lý cũng như các đặc trưng kinh tế, xã hội, văn hoá của từng cá nhân, gia đình và các nhóm xã hội. Mỗi nhóm xã hội khác nhau có thể ưu tiên những vấn đề môi trường khác nhau. Trong những vùng nông thôn, người nghèo quan tâm đặc biệt tới chất lượng và sự tiếp cận an toàn của tài nguyên thiên nhiên - đất đai có thể canh tác được, và nước, thu hoạch mùa màng, đa dạng vật nuôi, nghề cá, các sản phẩm từ rừng và củi gỗ. Đối với người nghèo ở thành thị thì nước, năng lượng, điều kiện vệ sinh, thu gom chất thải, thoát nước, là những mối quan tâm hơn cả. * Nghèo đói làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên mỏng manh của địa phương, và trở nên dễ bị tổn thương do những biến động của thiên nhiên và xã hội. Khoa Môi trường 27 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  29. Người nghèo có nguồn lực hạn chế để mua hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nên họ thường dựa vào sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái như một nguồn sinh kế trực tiếp. Các tài nguyên thiên nhiên có thể là nguồn sơ cấp của kế sinh nhai hoặc có thể bổ sung thu nhập và nhu cầu cần thiết hàng ngày của gia đình họ. Do vậy người nghèo có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc xuống cấp của các nguồn không mất tiền như môi trường. * Nghèo làm cho thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho cơ sở hạ tầng, cho văn hoá giáo dục và cho các dự án cải tạo môi trường. Hơn 1 tỷ người ở các nước đang phát triển không có nhà ở, hoặc sống trong những căn nhà ổ chuột, và hơn 2,9 tỉ người không tiếp cận các điều kiện vệ sinh thích hợp và tất cả những điều này là cần thiết cho sức khoẻ tốt. Sự thiếu thốn các điều kiện vệ sinh gây ra khoảng 2 tỷ ca bệnh đường ruột và 4 triệu người chết, hầu hết là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển. Ở Mỹ, sự thiếu thốn điều kiện vệ sinh gây ra 940.000 ca bệnh truyền nhiễm đường ruột và khoảng 900 người chết mỗi năm. Ba vấn đề môi trường (nhiễm bẩn nước uống, phân người không được xử lý, và ô nhiễm không khí) là nguyên nhân gây ra cái chết của 7,7 triệu người hàng năm (15 % của tổng 52 triệu người chết trên toàn cầu). Cứ 5 đứa trẻ được sinh ra thì có một bị chết, chủ yếu do các bệnh tật liên quan đến môi trường, ví dụ, bệnh sốt rét, bệnh lây lan đường hô hấp, hoặc bệnh tiêu chảy - tất cả chúng đều có thể ngăn ngừa được. * Nghèo khổ làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng khai thác quá mức, khai thác huỷ diệt. - Do người dân nghèo khổ, không vốn liếng, không tài sản, công cụ thô sơ, và để duy trì cuộc sống trước mắt, nhiều người nghèo buộc phải khai thác tài nguyên thiên nhiên dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, môi trường suy thoái. Chặt phá rừng bừa bãi, suy thoái hóa đất, đánh bắt thuỷ sản ngoài quy cách, khai thác khoáng sản bừa bãi bằng biện pháp thủ công, là kết quả hầu như tất yếu của tình trạng đói nghèo. * Nghèo đói là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ. Khi những người sống trong cảnh nghèo đói buộc phải đưa ra danh sách các quyền ưu tiên, thì các vấn đề như chăm sóc môi trường hoặc sự cần thiết phát triển bền vững hiếm khi nằm đầu trong những danh sách đó. Nhà ở, ăn mặc của cả gia đình, giáo dục con cái và chăm sóc tuổi già là những mối quan tâm có ý nghĩa hơn đối với họ. Cả sản xuất (hoặc việc làm) lẫn các loại hình tiêu thụ đều được quyết định bởi các nhu cầu cơ bản hơn là cân nhắc tác động dài hạn của chúng. Những người nghèo khổ nhất đôi khi được xem như đồng phạm với các hình thức hoạt động kinh tế không bền vững môi trường, họ làm bất cứ công việc gì có thể mang lại lợi nhuận, bất kể công việc đó có chứa các rủi ro tiềm ẩn với môi trường (hoặc tới chính bản thân họ). * Góp phần bùng nổ dân số. Tốc độ tăng dân số thế giới hiện nay là 1,4 % mỗi năm. Thế giới mất 39 năm (1960 - 1999) để tăng dân số từ 3 tỷ lên 6 tỷ, nhưng chỉ mất 12 năm (1987 - 1999) để tạo ra tỷ người thứ 6. 90% dân số thế giới sống ở các nước phát triển - nơi mà các quốc gia ít có khả năng giải quyết các hệ quả do việc gia tăng dân số đối với việc gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. Các ưu tiên trước hết của các nước đang phát triển là nuôi dưỡng bộ phận dân số ngày càng gia tăng chứ không đủ sức chăm lo đến môi trường. Do vậy biện pháp kiểm soát dân số là chính cách làm tốt nhất để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. 3. Ðấu tranh chống nghèo đói Mục đích của chương trình chống nghèo khó là làm cho mọi người có khả năng tốt hơn để có một cuộc sống theo lối bền vững. Người nghèo cần phải trở thành tự đảm bảo được hơn, chứ không phải phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và những chuyến tàu chở lương thực thực phẩm. Sự phát triển kinh tế là cần thiết ở các quốc gia nghèo nhằm đảm bảo công việc Khoa Môi trường 28 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010
  30. cho những người thất nghiệp và thiếu việc làm ngày hôm nay và cho những lực lượng lao động đang lớn lên. - Tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ðể đạt được sự phát triển bền vững lâu dăi, các kế hoạch phát triển phải nhằm vào việc bảo vệ tài nguyên. Một chính sách phát triển nếu chỉ chú ý chủ yếu đến việc gia tăng sản xuất hàng hoá, mà không đảm bảo cho tính bền vững của nguồn tài nguyên mà sự sản xuất đó bị phụ thuộc thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào tình trạng sa sút năng suất. Điều đó có thể lăm tăng thêm sự nghèo khó. - Có một cách mà các chính phủ quốc gia có thể khích lệ được sự phát triển đó là làm cho nhóm địa phương và phụ nữ có thêm trách nhiệm và thêm nguồn tài nguyên. Các tổ chức nhân dân, các nhóm phụ nữ và các tổ chức phi chính phủ phải là những nguồn quan trọng cho việc đổi mới và hành động ở cấp địa phương. Họ có một khả năng để được chứng minh trong việc đẩy mạnh các lối sinh sống bền vững. - Nâng cao giáo dục và khuyến khích người dân địa phương tham gia bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Người nghèo cần có đất đai, tài nguyên thiên nhiên và có đủ tiền để trở thành những người có sản phẩm. Họ cũng cần phải chia sẻ những lợi ích của các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các khu vực của mình. Nhiều người cần phải có giáo dục và đào tạo nhiều hơn để họ trở thành có sản phẩm hơn. Điều đó có thể đạt được thông qua các trung tâm học tập có cơ sở cộng đồng về phát triển bền vững. Những cái đó phải được gắn kết với nhau để làm sao cho các cộng đồng có thể chia sẻ kiến thức của họ với nhau. - Kế hoạch hoá gia đình. Phụ nữ và nam giới đều có quyền như nhau trong việc quyết định một cách tự do và có trách nhiệm về số lượng và khoảng cách của những đứa con. Họ cần phải có thông tin, sự giáo dục và những phương tiện thch hợp để tự mình có thể thực hiện được các quyền đó. Chính phủ phải đảm bảo được các chương trình và các tiện nghi về y tế trong đó có sự chăm sóc sinh đẻ an toàn và có hiệu quả tập trung vào phụ nữ và do phụ nữ quản lý, những dịch vụ thuận tiện và đủ khả năng về kế hoạch hoá gia đình. Phải tạo cơ hội cho tất cả phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đầy đủ tối thiểu trong 4 tháng đầu sau khi sinh con. - Hỗ trợ tài chính. Những quốc gia bị sự nghèo khó tấn công sẽ không thể phát triển được nếu như họ phải gánh nặng những nợ nần lớn của nước ngoài, không thể cung cấp tài chính cho công cuộc phát triển của mình, và nếu giá cả các mặt hàng của họ vẫn còn bị thấp trên thị trường thế giới. Sự giúp đỡ về tài chính cần được đáp ứng theo những cách nhằm vào việc giải quyết các mối quan tâm về môi trường và duy trì được các dịch vụ cơ bản cho người nghèo và những người cần thiết. Câu hỏi ôn tập chương 3 1. Chức năng của du lịch 2. Tác động của du lịch đối với môi trường 3. Khái niệm về du lịch bền vững 4. Các loại hình du lịch bền vững 5. Các nền sản xuất nông nghiệp 6. Các giải pháp để giải quyết vấn đề lương thực 7. Các vấn đề môi trường và xã hội liên quan đến đô thị hóa và công nghiệp hóa 8. Khái niệm về toàn cầu hóa 9. Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và môi trường 10. Quan hệ giữa nghèo đói và môi trường 11. Đấu tranh chống nghèo đói Khoa Môi trường 29 Bài giảng Môi trường và phát triển – 2010