Bộ sưu tập thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non

doc 337 trang ngocly 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ sưu tập thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_suu_tap_tho_ca_truyen_ke_cau_do_cho_tre_mam_non.doc

Nội dung text: Bộ sưu tập thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non

  1.  Bộ sưu tập thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non
  2. Bộ sưu tập thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non Chủ đề: quê hương đất nước Tuyển chọn: giáp thị hồng Lời nói đầu Thơ ca, truyện kể và câu đố giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm hồn trẻ thơ. Những bài thơ, câu chuyện luôn mang lại cho trẻ niềm vui thích, mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người, giúp trẻ hiểu biết về cuộc sống, về thế giới xung quanh; qua đó phát triển ngôn ngữ, tình cảm và thẩm mĩ. Những câu đố lại kích thích óc tưởng tượng, suy đoán, phát triển trí thông minh ở trẻ. Phần 1: Thơ ca Em yêu Miền Nam Miền Nam có lắm dừa xanh, Có sông lắm cá chảy quanh ruộng đồng Lúa vàng bát ngát mênh mông, Em yêu dừa ngọt, yêu đồng miền Nam. Bác thăm nhà cháu( Thái Hòa) Hôm nào Bác đến thăm nhà, Cháu vui, vui cả lá hoa ngoài vườn. Bác xoa đầu cháu Bác hôn, Bác thương em cháu xúc cơm vụng về. Bác ngồi ngay ở bên hè, Bón cho em cháu những thìa cơm ngon. Bé em mắt sáng xoe tròn, Vươn mình tay nhẹ xoa chòm râu thưa. Bác cười Bác nói hiền hòa, Nâng bàn tay nhỏ nõn nà búp tơ. Bác về cháu đứng ngẩn ngơ, Má thơm nhắc mãi Bác Hồ vừa thơm. Hoa quanh lăng Bác( Nguyễn Bao) Hoa ban xòa cánh trắng Lan tươi màu nắng vàng Cánh hồng khoe nụ thắm Bay làn hương dịu dàng. Mùa đông đẹp hoa mai Cúc mùa thu thơm mát Xuân tươi sắc hoa đào
  3. Hè về sen tỏa ngát. Như bao người đứng gác Thay phiên nhau đêm ngày Hoa nở quanh lăng Bác Suốt bốn mùa hương bay. Vườn em( Trần Đăng Khoa) Vườn em có một luống khoai, Có hàng chuối mật với hai luống cà, Em trồng thêm một cây na Lá xanh vẫy gió như là gọi chim Bé tập nói( Trần Thị Nhật Tân) Chập chà chập chững, Bé đi chưa vững Miệng nói bi bô: “Bác Hồ ! Bác Hồ! ”. Ngón tay nhỏ xíu, Bé chỉ lên tường. Từ trong bức ảnh, Bác cười yêu thương. Em vẽ Bác Hồ( Thy Ngọc) Em vẽ Bác Hồ Trên tờ giấy trắng Em vẽ vầng trán Trán Bác Hồ cao Em vẽ tóc râu Chỉ vờn nhè nhẹ Em vẽ Bác bế Hai cháu hai tay Cháu Bắc bên này Cháu Nam bên ấy Ông Lê-Nin( Nguyễn Hồng Kiên) Ông Lê-nin ở nước Nga, Mà em lại thấy rất là Việt Nam. Cũng vầng trán rộng thênh thang, Y như trán Bác mênh mang đất trời. Cũng đôi mắt đẹp sáng ngời, Y như mắt Bác luôn cười với em. Cũng yêu các cháu thiếu niên, Y như tình cảm thiêng liêng Bác Hồ.
  4. Ông Lê-nin ở nước Nga, Mà em lại thấy rất là Việt Nam. Chú giải phóng quân( Cẩm Thơ) Chú là chú em Chú đi tiền tuyến, nửa đêm chú về Ba lô con cóc to bè Mũ tai bèo bẻ vành xòe trên vai Cả nhà mừng quá chú ơi! Y như em đã mơ rồi đêm nao Chú về kể chuyện vui sao Mĩ thua cũng khóc như nhiều trẻ con Chắp tay lạy má xin cơm Em mà có đói chẳng thèm thế đâu Muốn xin chiếc mũ tai bèo Làm cô giải phóng, vượt đèo Trường Sơn. Em yêu nhà em( Đàm Thị Lam Luyến) Chẳng đâu bằng chính nhà em Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo, Có nàng gà mái hoa mơ, Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong, Có bà chuối mật lưng ong, Có ông ngô bắp râu hồng như tơ, Có ao muống với cá cờ, Em là chị Tấm đợi chờ bống lên Có đầm ngào ngạt hoa sen ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ. Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em. Ngôi nhà(Tô Hà) Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm. Em yêu tiếng chim Đầu hồi lảnh lót Mái vàng thơm phức Rạ đầy sân phơi Em yêu ngôi nhà
  5. Gỗ tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca. Ai dậy sớm( Võ Quảng) Ai dậy sớm Đang chờ đón. Bước ra nhà Cau ra hoa Ai dậy sớm Đang chờ đón. Chạy lên đồi Cả đất trời Ai dậy sớm Đang chờ đón Đi ra đồng Có vừng đông Quê em ( Trần Đăng Khoa) Bên này là núi uy nghiêm Bên kia là cánh đồng liền chân mây Xóm làng xanh mát bóng cây Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời Làng em buổi sáng( Nguyễn Đức hậu) Tiếng chim hót Tiếng chim hót Ở trong vườn Ở bờ ao Vườn xôn xao Làm cho ao Cành lá vẫy Rung rinh nước Hoa quả dậy Gọi cá thức Cùng tỏa hương. Mà tung tăng. Bờ tre đón khách(Võ Quảng) Bờ tre quanh hồ Suốt ngày đón khách Một đàn cò bạch Hạ cánh reo mừng Tre chợt tưng bừng Nở đầy hoa trắng. Đến chơi im lặng Có bác bồ nông Đứng nhìn mênh mông Im như tượng đá. Một chú bói cá Đỗ xuống cành mềm Chú vụt bay lên
  6. Đậu vào chỗ cũ. Ghé chơi đông đủ Cả toán chim cu Ca hát gật gù: “Ồ, tre rất mát!”. Khách còn chú ếch Ì ộp vang lừng Gọi sao tưng bừng Lúc ngày vừa tắt. Ao làng(Nguyễn Thị Thanh) Những chú chẫu chuộc Ngồi trên lá sen Những cô ếch xanh Ngồi trên lá súng Cả dàn nhạc trống Khua gõ tưng bừng Săn sắt diễu hành Khoe vũ lao xao Cá rô, cá diếc Khiêu vũ lao sao Tít tận trời cao Trăng sao ngó xuống Ngó xuống chẫu chuộc Trên tàu lá sen Buổi sáng ( Lam Giang) Biển giấu mặt trời Cỏ non sương đêm Sáng ra mới thả Trổ đầy lưỡi mác Quả cầu bằng lửa Nắng như sợi mềm Bay trên sóng xanh. Xâu từng chuỗi ngọc. Trời như lồng bàn Đất vươn vai thở Úp lên đồng lúa Thành khói la đà Nhốt cả bầy chim Trời hừng bếp lửa Đang còn mê ngủ. Xóm làng hiện ra. Đảo ( Vũ Duy Thông) Đảo như con tàu Leo trên mặt nước Sóng lớn gió to
  7. Không làm đắm được. Cũng rừng cây bãi cát Cũng giếng nước cửa nhà Đảo như làng của bé Từ đất liền trôi ra. Tết đang vào nhà ( Nguyễn Hồng Kiên) Hoa đào trước ngõ Cười vui sáng hồng Hoa mai trong vườn Rung rinh cánh trắng Sân nhà đầy nắng Mẹ phơi áo hoa Em dán tranh gà Ông treo câu đối Tết đang vào nhà Sắp thêm một tuổi Đất trời nở hoa. Hòn đá Sa Pa ( Nguyễn Ngọc Tung) Bố lên Sa Pa Mấy nghìn năm tuổi Đem về hòn đá Có nhớ làng không? Từ đỉnh cổng trời Bám đầy sương gió. Đá về với bé Làm bạn thật vui Đá đứng canh trời Đá làm ngọn núi Mây ngàn, gió núi Giữa bao đồ chơi. Trung thu cùng bé ( Nguyễn Thị Hồng Vân) Thắp đèn đom đóm đi chơi Mải vui nên lạc vào nơi hội làng Đèn điện trắng, đèn trăng vàng Đóm xanh, đóm đỏ ngỡ ngàng trung thu Tím, hồng đèn bé kết hoa Cùng ông phá cỗ chia quà mời trăng Chị Hằng, chú Cuội cười vang Vỗ tay bắt nhịp tình tang rước đèn.
  8. Em vẽ ( Gia Lai) Mẹ cho em Nhiều lúa mới. Cây bút màu Em vẽ Em vẽ Nhiều dãy núi Ngôi nhà rông Rộn tiếng chim. Vui lễ hội. Em vẽ Em vẽ Tiếng chày đêm Chén rượu cần Hò giã gạo. Bên ánh lửa. Em vẽ Em vẽ Bản làng em Đôi trai gái Trong tiếng nhạc Nhảy điệu xoang. Cồng chiêng. Em vẽ Cánh rừng xanh Làng em có điện ( Lê Bính) Điện sáng về làng Rủ nhau xoay tít Cún con mừng rỡ Mát như gió trời. Cứ chạy lăng quăng Đuôi ngoe nguẩy múa. Máy bơm phun nước Máy tuốt nhả rơm Đàn gà mới nở Máy xay sàng gạo “Lích tích” suốt đêm Nồi điện nấu cơm. Nắm bông xinh xinh Động đà động đậy. Chích chòe dậy sớm Ngẩng cổ lên trời Nhà trên nhà dưới Dập dình cái đuôi Quạt đứng, quạt ngồi Hót trên cột điện. Phần 2 : Ca dao – đồng dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.
  9. Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng. Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được mấy tầng trời cao Đố ai đếm đủ vì sao Đố ai đếm được công lao Bác Hồ. Bắc Cạn có suối đãi vàng Có Hồ Ba Bể, có nàng áo xanh. Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thanh ra em Tay cầm bầu rượu nắm men Mải vui quên hết lời em dặn dò. Ai ơi đứng lại mà trông Kìa núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ. Nhất cao là núi Ba Vì Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn. Muốn ăn cơm tấm, canh cần Thì về Trinh Tiết chăn tầm với anh Ngó vô Linh Đống mây mờ Nhớ ông nguyên soái dựng cờ đánh Tây
  10. Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về. Gió đưa cành trúc la đà Hồi chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài nghiên, tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này? Ru con, con ngủ cho lành Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu tướng cưỡi voi bành vàng. Bến tre nước ngọt lắm dừa Rượng vườn màu mỡ, biển thừa cá tôm Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày. Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười. Bến Tre biển rộng sông dài Ao trong nuôi cá, bãi ngoài thả nghêu
  11. Tôm càng xanh nước quơ râu Rừng vàng biển bạc còn đâu phải tìm. Yến sào Hòn Nội Vịt lộn Ninh Hòa Tôm hùm Bình Ba Nai kho Diên Khánh Cá tràu Vỏ Cạnh Sò huyết Thủy Triều. Phần 3: Câu đố Bốn chân như cột nhà Hai tai ve vẩy, hai ngà trắng phau Voi dài vắt vẻ trên đầu Trong rừng thích sống với nhau từng đàn Là con gì? (con voi) Con gì nhảy nhót leo trèo Mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò? ( con khỉ) Con gì cổ dài Ăn lá trên cao Da lốm đốm sao Sống trên đồng cỏ ( hươu cao cổ) Con gì lông vằn mắt xanh Dáng đi uyển chuyển , nhe nanh tìm mồi Thỏ, nai gặp phải hỡi ôi! Muông thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng? ( con hổ) Con gì chạy thật là nhanh Có đôi sừng nhỏ giống cành cây khô? ( con hươu ) Trông giống con hổ lớn Đeo bơm thật oai phong Dáng đi thật hùng dũng Săn đuổi đàn hươu, nai Là con gì? ( con sư tử )
  12. Sống trên đồng cỏ rộng Không đi, nhảy rất tài Đeo túi mềm trước ngực Địu con trên đường dài Là con gì? (con chuột túi) Cũng gọi là chó Mà chẳng ở nhà Sống tận rừng xa Là loài hung dữ Là con gì? ( con chó sói) Chuyền cành mau lẹ Có cái đuôi bông Hạt dẻ thích ăn Con gì thế nhỉ? ( con sóc) Con gì là loài ngựa Nhưng lông vằn trắng, đen Ăn lá cây , cỏ dại Sống từng đàn đống vui? ( con ngựa vằn) Đầu nhỏ mà có bốn chân Lưng đầy tên nhọn, khi cần bắn ngay Là con gì? ( con nhím ) Con gì luồn lách khắp nơi Gà mà sơ hở là sơi tức thi? ( con cáo) Trên mình mặc áo hoa Leo trèo nhanh thoăn thoắt Chỉ cần trong nháy mắt Giấu mồi trên ngọn cây Là con gì? ( con báo) Con gì da tựa mo lang Sừng dọc sống mũi, lang thang trong rừng Nhìn thấy bùn vũng là mừng Thú hoang như thể con cưng bảo tồn? ( con tê giác)
  13. Con gì có bướu trên lưng Tươi nắng, cổ khát vẫn băng dặm dài? (con lạc đà) Câu đố chữ cái Bình thường em đọc chữ “u” Khi em quay ngược “u” ra chữ gì? ( chữ n ) Một nét thẳng đứng nghiêm trào Trên thêm dấu chấm( .) cháu nào nói ngay! ( chữ i) Nét tròn em đọc chữ “o” Khuyết đi một nửa em cho chữ gì? ( chữ c) Sừng sững đứng thẳng một mình Đọc lên uốn lưỡi đố bé chữ gì? ( chữ l) Ba anh cùng giống cai mình Tròn xoe như trái trứng gà nhà ai? Một anh đội mũ thật hay Anh kia làm biếng cô thời thêm râu ( chữ o, ô, ơ) Củ gì đo đỏ Con thỏ thích ăn ( củ cà rốt) Con gì mải miết rong chơi Tiếng kêu ra rả gọi mời hè sang (con ve) Con gì không có cánh Lại sống được hai nơi Ngày đội nhà đi chơi Tối úp nhà nằm ngủ (con rùa ) Hồ gì ở giữa thủ đô Nước xanh biêng biếc, tháp Rùa soi nghiêng? ( Hồ Hoàn Kiếm ) Ở đâu có cảng Nhà Rồng?
  14. Ở đâu sương phủ rừng thong sớm chiều? ( TP Hồ Chí Minh ; Đà Lạt) Truyện cổ :Mèo và Chuột Mèo và Chuột Có một con chuột nọ làm thân với mèo. Chuột kể lể tâm tình tha thiết về tình cảnh của mình làm mèo nghe bùi tai đồng ý ăn ở chung với nó. Mèo bảo: - Ta phải đề phòng mùa rét kẻo rồi bị đói. Chú mày chớ có đi lại liều lĩnh kẻo rồi mắc bẫy đấy. Chuột nghe lời. Chúng đi mua một niêu mỡ nhưng không biết cất đâu. Suy nghĩ mãi, chuột bảo: "Anh thấy chẳng còn nơi nào cất tốt bằng ở nhà thờ vì ở đấy không ai dám lấy gì đi. Cánh ta đem cất niêu dưới gầm bàn thờ, chưa cần mỡ thì ta nhất định không rờ đến". Thế là chúng cất niêu thật kỹ. Nhưng chẳng bao lâu chuột ta thèm mỡ, nói với mèo: - Anh mèo ạ, anh muốn nói với chú điều này. Anh có người chị họ mời đến làm bố đỡ đầu cho cháu. Chị ấy sinh được con trai, lông trắng đốm nâu, anh phải đi dự lễ đỡ đầu. Hôm nay anh đi, chú ở nhà trông coi nhà cửa một mình nhé. Mèo đáp: - Vâng vâng, lạy Chúa ban phước lành cho anh đi, có miếng ngon, anh nhớ lấy phần về cho em nhé. Em ao ước được nhắp rượu vang đỏ ngọt. Nhưng tất cả những điều chuột nói đều là dối trá. Chuột làm gì có chị em họ nào, mà cũng chẳng có ai mời đến làm lễ đỡ đầu. Nó đến thẳng nhà thờ, lén đến niêu mỡ, ăn xong liếm lông cho sạch mỡ. Rồi nó dạo chơi trên mái nhà thành phố, rồi nhìn quanh. Mãi đến chiều nó mới về nhà. Mèo nói: - Thế nào, anh đã về đấy à? Chắc là cả ngày nhởn nhơ vui thú lắm nhỉ? - Ừ thú lắm. Mèo liền hỏi: - Đứa trẻ đặt tên đỡ đầu là gì?
  15. Chuột đáp gọn lỏn: - "Liếm sạch đầu. Mèo reo lên: - Sao lại là "Liếm sạch đầu". Thật là một cái tên lạ lùng, hiếm có. Trong họ anh, tên ấy có thông thường không? Chuột cười rồi nói: - Có gì lạ đâu! Tên ấy cũng không có gì xấu hơn tên đỡ đầu của chú? Cách đó ít lâu, chuột lại nổi cơn thèm, nói với mèo: - Chú làm ơn giúp anh nhé. Nhờ chú trông nom nhà cửa một mình chuyến nữa. Anh lại có người mời đi làm bố đỡ đầu lần thứ hai. Đứa trẻ có vòng lông trắng quanh cổ, anh không tiện từ chối. Mèo vui vẻ, nhận lời. Chuột kín đáo đi đến nhà thờ ăn thêm một nửa niêu mỡ. Nó nghĩ bụng: "Không gì ngon hơn là ăn một mình", và lấy làm thú vị về việc làm ngày hôm đó. Khi về nhà, mèo hỏi: - Thế nào anh, tên đỡ đầu của đứa trẻ là gì? Chuột đáp: - "Hết một nửa" - Sao lại "Hết một nửa"? Chú nói gì thế? Từ thủa cha sinh mẹ đẻ, tôi chưa nghe thấy tên ấy bao giờ. Tôi cá là tên ấy không có ở trong lịch sử. Sau đó ít lâu, nghĩ đến mỡ, chuột lại thèm nhỏ dãi. Nó liền bảo mèo: - Quá tam ba bận. Anh lại phải đứng ra làm bố đỡ đầu. Đứa trẻ đen tuyền. Trừ chân trắng, không có một sợi lông trắng nào trên người, thật là mấy năm mới có một lận sinh thế. Chú mày để anh đi nhé! Mèo đáp:
  16. - "Liếm sạch lông", "Hết một nửa", tên gì mà quỉ quái thế, chú làm tôi cứ suy nghĩ mãi đấy. Chuột nói: - Chú cứ ru rú xó nhà với cái áo lông màu xám thẫm và cái đuôi dài mà nghĩ lẩn thẩn. Ấy chẳng qua là tại cả ngày không chịu đi ra ngoài đấy thôi! Mèo lắc đầu, rồi bò ra ngoài sưởi nắng. Trong lúc ấy, chuột háu ăn chén sạch niêu mỡ. Nó nghĩ bụng: "Chỉ chén kỳ hết mới yên tâm". Mãi đến đêm, nó mới về nhà, no nứt bụng. Mèo hỏi luôn tên đứa trẻ được rửa tội là gì. Chuột đáp: - Chắc là chú không vừa lòng đâu! Tên nó là "Hết sạch". Mèo kêu: - "Hết sạch", thật là một tên lạ lùng. Tachưa đọc thấy tên ấy bao giờ. "Hết sạch" thế là nghĩa lý gì nhỉ? Nó lắc đầu, nằm cuộn tròn người lại ngủ. Từ đó trở đi, chẳng có ai đến mời chuột đi làm bố đỡ đầu nữa. Nhưng khi mùa đông tới, ngoài trời tuyết rơi lạnh giá mới nghĩ đến thức ăn để dành: - Anh chuột ạ, ta đi tìm niêu mỡ để dành đi, chắc là ngon lắm đấy. Chuột đáp: - Được. Hẳn chú sẽ thấy ngon lắm, ngon như thể lưỡi liếm không khí ấy mà! Chúng ra đi, tới nơi thì thấy niêu vẫn còn nguyên chỗ cũ nhưng chỉ có niêu không. Mèo cau mày bảo: - Thì ra thế, bây giờ tôi mới hiểu các việc đã xảy ra. Bây giờ mới rõ anh thật là bạn tốt. Anh đã đánh chén hết. Anh làm cha đỡ đầu như thế đấy: Lần đầu "Liếm sạch lông", lần sau "Hết một nửa", rồi Tội nghiệp con chuột không kềm được tiếng: "Hết sạch". Vừa nói buông
  17. miệng thì mèo đã vồ nó nuốt chửng. Bạn xem, tình đời là thế đấy! Truyện cười về Mèo và Chuột ^^. ( tự viết) 1 Con mèo dí súng vào đầu 1 con chuột: Tao hỏi mày: 1+1=? Con chuột run rẩy trả lời: -Dạ 1+1=2 ạk! "Bằng" -Mày đã biết quá nhiều * Đến con chuột thứ 2 vẫn câu hỏi đó. Con chuột thứ 2 suy nghĩ rồi run rẩy trả lời: -Dạ em không biết ạk! "Bằng" -Ngu như mày không nên sống =.=! Đến con chuột thứ 3 , mèo vẫn hỏi lại câu hỏi đó : Con chuột thứ 3 suy nghĩ rồi trả lời : - Biết thì sao mà không biết thì sao ?!! "Bằng" - Nguy hiểm như mày thì càng phải chết >^^< Tiếp tục con chuột thứ 4 , lại là câu hỏi đó :
  18. Con chuột thứ 4 suy nghỉ rồi trả lời - Trả lời anh giết , không trả lời anh giết , trả lời sai anh giết , trả lời đúng cũng giết luôn thì em biết phải làm sao ?!! "Bằng" - Mày phải chết vì mày đã nói quá nhiều. Truyện Cổ Tích » Mèo Và Chuột Đời xưa, chuột vốn là một giống linh thiêng ở trên Trời. Trời giao cho nó giữ chìa khóa kho lúa của Trời. Nhưng chuột không phải là một loài đáng tin cẩn, nhận được giữ chìa khóa, cứ tự do đến mở kho rủ nhau vào ăn rả rích hết bao nhiêu là lúa. Sau Trời biết, lấy làm giận lắm, mới không cho ở trên ấy nữa, mà đuổi xuống dưới hạ giới để sai giữ chìa khóa lẫm thóc của nhân gian. Nhưng chứng nào tật ấy, chuột lại rủ nhau vào lẫm thóc của người rả rích ăn no nê. Đến nỗi người phải có câu than rằng: "Chuột kia xưa ở nơi nào? Bây giờ ăn lúa nhà tao thế này?" Người lấy làm chua xót, mới kêu với vua Bếp. Vua Bếp liền bắt nó đem lên trả Trời và tâu rằng: - Chuột này vốn chuột của Thiên Đình, sao Thiên Đình lại thả nó xuống hạ giới? Trời nói: - Ừ, trước nó ở trên này giữ chìa khoá kho thóc cho ta. Nhưng bởi nó ăn vụng lúa của ta nhiều lắm nên ta không cho nó ở trên này, ta đuổi nó xuống hạ giới cho nó giữ lúa ở dưới ấy. Vua Bếp tâu: - Nó xuống dưới ấy nó lại ăn vụng lúa hại lắm. Bẩm,chúng con thiết nghĩ: lúa của Trời nhiều, lúa của người ít, của Trời nó ăn không hết chớ của người nó cứ ăn mãi, thì có ngày hết cả, người đến chết đói mất. Vậy xin bây giờ lại cho nó lên trên Trời là phải. Trời nghe tâu, phán rằng: - Không được. Ta đã đuổi nó đi cho xa, ta không thể cho nó lại lên đây nữa. Thôi bây giờ có một cách: Ta có một con mèo, ta cho chú đem xuống hạ giới để khi nào chuột nó ăn lúa của nhân gian thì thả mèo ra cho nó bắt chuột, rồi gầm gừ ăn chuột đi, còn khi nào nó không muốn bắt chuột, thì chú bảo con mèo cứ kêu với con chuột rằng: "Nghèo, nghèo, nghèo", thì chuột nó cũng sợ mà nó phải bỏ đi. Vua Bếp lạy tạ, rồi lại đem chuột và cả mèo xuống hạ giới. Rồi cứ theo như lời dạy mà làm. Thành thử bây giờ khi nào mèo rình bắt được chuột, rồi mèo cứ "gầm gừ, gầm gừ" và khi nào
  19. không bắt được chuột thì mèo ngồi kêu: "nghèo, nghèo, nghèo, nghèo" Nhưng lúc ấy, mèo ngồi nghĩ lại, mới lấy làm giận vua Bếp, vì tại vua Bếp mèo mới phải xuống dương gian. Nhưng không làm gì nổi vua Bếp, mèo chỉ còn cách thỉnh thoảng vào giữa đống tro bếp để phóng uế. Sự Tích Trái Dưa Hấu 1.Vào đời Hùng-vương, ở một vùng quê cách xa kinh đô Phong-Châu, có một cậu bé mồ côi, thường theo người lớn đi săn bắn và đánh cá Năm tám tuổi, cậu bé được lên kinh đô và gặp vua Hùng. Thấy cậu bé thông minh, nhà vua nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai An-Tiêm. 2. Lớn lên, Mai An-Tiêm rất khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Vua Hùng cưới vợ cho An-Tiêm và cho cả hai vợ chồng đi phá rừng, làm rẫy trồng trọt. Chỉ ít lâu sau, An-Tiêm đã dựng được nhà cửa và gặt được nhiều thóc lúa chứa đầy kho. 3.Thấy thế, bọn người ganh tị tâu với vua Hùng : "An-Tiêm coi thường ơn Vua . Hắn cho rằng của-cải làm ra đều là nhờ ơn Trời và tài sức của hai vợ chồng hắn với các con". Vua Hùng nghe tâu giận lắm, không cần tìm hiểu hư, thực ra sao
  20. 4. Nhà Vua truyền lệnh đày gia đình An-Tiêm ra một đảo hoang vắng ở biển Đông. Ngoài lương khô đủ ăn trong vài tháng, không được mang theo gì hết xem còn nhờ Trời vào đâu. Thế là cả gia đình An-Tiêm lênh đênh ở giữa biển khơi. 5.Cuối cùng, thuyền tới một đảo hoang, đầy cát trắng. Ngoài ít lương khô, không có một con dao hoặc một hạt giống gì nữa. Vợ An-Tiêm khóc. Chàng dỗ vợ: "Chúng ta là người có khối óc và hai bàn tay thì gian nan, vất vả mấy cũng vượt qua được! " 6. Hôm sau, An-Tiêm kiếm được cành cây nhọn, liền đào đất xuống thật sâu và thấy nước ngọt để uống. Rồi chàng cùng các con bẻ cành cây, khuân đá xếp lại, làm nơi trú mưa nắng. Vợ chàng xuống ven biển mò được cua, ốc để ăn thêm. 7. Nhờ kiếm được những viên đá lửa lớn, An-Tiêm đánh hai viên đá vào nhau là có lửa để nấu cua, luộc ốc. Một hôm, An-Tiêm thấy có con chim trắng ở đâu bay tới, làm rơi hạt đen đen xuống bãi cát trắng. An-Tiêm liền đem hạt này trồng thử.
  21. 8. Mấy tháng sau, những hạt ấy mọc thành những cây nhỏ bò lan trên mặt cát. Cây có nhiều trái màu canh thẫm to bằng đầu người lớn. An-Tiêm hái một trái đem về cho cả nhà ăn thấy ruột đỏ mà ngọt, lại có lắm nước. Thế là An-Tiêm liền trồng thêm nhiều nữa. 9. Đến khi dưa có nhiều trái rồi, An-Tiêm dùng que nhọn vạch chữ vào, thả xuống biển cho trôi đi khắp nơi. Thuyền buôn qua lại, vớt được trái này, ăn thấy ngon, liền tìm tới đảo, đổi hàng hoá, vải, gạo lấy những trái đó đem đi các nơi bán. Đó là trái dưa hấu, "tức quả dưa đỏ". 10.Tiếng đồn về quả dưa đỏ đến tai vua Hùng. Vua biết tài của An-Tiêm nên cho cả gia đìng An-Tiêm trở lại đất liền. Lần này vua lại phong thưởng cho An-Tiêm và khuyên chàng dạy cho mọi người cách trồng dưa. Kể từ đó, nước Văn-Lang có thêm loại dưa hấu đỏ vừa để ăn, vừa để bán. Truyện Cổ Tích » Sự Tích Con Cóc Trong nhà nọ có hai chị em, mỗi người một tính nết. Người chị xinh đẹp, tham lam và lười nhác. Người em bị què tay, nhưng rất siêng năng làm lụng. Người chị cậy khoẻ, cậy xinh, sáng trưa chiều tốt chỉ luẩn quẩn nào gương nào lược. Chơi bời vô độ nên chẳng bao lâu người chị đã gầy khô hơn que củi mặt mũi héo tóp như một xác chết. Người em mang tật: Tay phải co quắp từ thửa lọt lòng, mọi việc như cầm dao, cầm cầy, vốc cơm ăn
  22. cũng nhờ ở bàn tay bên trái. Quanh năm chỉ có một bộ váy áo chăn rách như tổ đỉa. Một hôm nọ, trời làm lũ lụt lớn, nước ngập hết làng, cây cỏ lúa, ngô hết chỗ cắm chân, người em bèn ngồi ôm lấy chóp núi đá, kêu trời gọi đất. Mệt quá, người em ngủ thiếp đi ba ngày bẩy đêm liền, thấy em ngủ lặng, người chị ngỡ là em đã chết, bèn cưỡi bè chuối chèo đi, bỏ mặc em trên chóp núi. Người em mở mắt choàng dậy thì nước vẫn chưa rút. Ðợi khi mặt trời đến người em liền kêu to: - Ơi, ông trời! Ông trời dừng lại hỏi: - Cháu muốn gì? Người em nói: - Ông cứu lấy chị cháu, chị cháu bị nước lũ nhận chìm mất rồi. Ông cứu được, cháu muốn chị ấy lấy được ông Mặt Trời làm chồng. Ông mặt trời cười bảo: - Chị cháu đến nhà tiên ông rồi. Cháu hãy reo hạt này ở chóp đá của cháu thì cháu muốn cái gì cũng được cái ấy. Nói xong, ông Mặt Trời lại lặn đi. Cũng lúc ấy người chị chèo bè chuối đến gõ cửa nhà Tiên ông, bè chuối giạt lên sân thì người chị hò hét: - Cho tôi gặp chàng tiên đẹp nhất! Tiên ông nhìn ra thấy có người con gái lạ, lại đòi gặp tiên, liền mời vào nhà. Người chị nói luôn: - Tôi không lấy ông đâu, ông già và xấu quá, cho tôi lấy chàng tiên đẹp nhất. Tiên ông gật đầu bảo: - ừ! Nói rồi, Tiên ông khoát tay một cái, lập tức từ trong nhà có một chàng trai đi ra, nắm lấy tay người chị. Chàng trai là dòng họ của Cóc tía, cho nên tiên ông đặt tên chàng là chàng Cóc tía. Từ đấy, vợ chồng người chị sống cuộc sống sung sướng trong cảnh tiên. Người em gieo cái hạt của ông mặt trời cho vào kẽ đá, nàng lấy bàn tay trái của mình vơ rêu lá, giật cả vạt áo mình phủ cho hạt được nguyên lành. Chẳng bao lâu từ kẽ đá vươn ra một cây bầu, quả to như cái sọt. Nàng lăn bầu xếp ra rìa núi. Núi bầu cứ nối nhau, nối nhau mọc ra, vùng nước lũ cứ thu hẹp dần nhường chỗ cho bầu ở.Một ngày kia, người tiên thấy có nhiều núi nhỏ lên chật cả gầm trời. Vợ chồng Cóc Tía nhìn xuống thì thấy người con gái cầm dao bằng tay trái cứ quần quật bổ bầu ra chia cho mọi người. Người chị nhận ra kẻ ngồi với núi bầu là đứa em của mình, lòng ghen ghét lại nổi lên. Mụ liền kéo tay chồng bảo: - Cái con què đó còn sống, nó có nhiều bầu kia kìa. Chàng Cóc Tía chưa kịp hỏi thêm đầu đuôi ra sao thì mụ đã nắm tay
  23. chồng bảo nhảy ào xuống các chỏm núi bầu. Nhẩy khỏi nhà trời, vợ chồng hắn hiện nguyên hình một đôi Cóc Tía. Ðôi vợ chồng Cóc Tía ngồi chồm chỗm trên một quả bầu. Người em hỏi: - Con muốn gì? Cóc nói: - Ta muốn nhận mày là em gái. Người em lắc đầu: - Chị ta lên trời lâu rồi. Cóc bảo: - Tao là chị đây, còn đây là anh rể của mày. Người em ngồi nghe Cóc Tía vợ kể lại chuyện cũ gặp lũ to, chèo bè chuối lên trời ra sao Nghe mãi rồi tin lời Cóc là phải. Người em liền nhận anh chị và cho ở chung trên ngọn núi cùng chăm nom dây bầu với mình. Khi ấy, ông Mặt trời đi qua, dừng lại nói với người em: - Anh chị đã về với cháu đấy. Người em nói: - Vâng. Ông mặt trời bảo: - Bây giờ ta cho cháu một người chồng, cháu hãy bổ quả bầu xấu nhất ra thì gặp chồng. Người em liền bổ quả bầu vặn vẹo xấu xí, vỏ bầu tách ra thì có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú hiện ra nhận là chồng của người em, Hai vợ chồng người em lại lấy quả bầu xếp bậc xuống thấp dần. Họ xếp quả bầu đến đâu thì mực nước lui xuống đến đó. Ðồng ruộng làng mạc lại hiện về như xưa. Bà con làng xóm trở về làm ăn sing sống yên ấm. Cũng từ đấy vợ chồng Cóc Tía được người em đưa xuống cùng ăn ở, làm lụng với dân bản. Người chị không còn ghen ghét với em gái như xưa nữa. Truyện Tấm Cám Ngày xưa có một cô gái xinh đẹp, hiền hậu tên là Tấm. Vì mẹ mất sớm nên cha cô tục huyền với một người đàn bà khác. Rồi sau đó cha cô cũng qua đời
  24. nốt. Tấm đành phải ở với bà dì ghẻ. Bà này cũng có một cô con gái trạc bằng tuổi nàng tên là Cám. Ngày ngày Tấm phải đảm đương hết mọi công việc nặng nhọc trong nhà, kể cả việc lùa trâu ra đồng ăn cỏ. Trong lúc đó thì Cám được mẹ nuông chiều không phải làm gì, suốt ngày chỉ biết ăn uống rồi đi rong chơi. Một hôm bà dì ghẻ gọi cả Tấm và Cám vào rồi bảo: - Hôm nay hai đứa ra ao bắt cá bắt tép, đứa nào được nhiều thì sẽ được thưởng, còn đứa nào lười biếng sẽ bị ăn đòn đấy, nghe chưa? Tấm nghe lời dì, ra ao mải mê bắt cá, không dám nghỉ ngơi, còn Cám thì vốn lười biếng, lại ỷ vào tình thương của mẹ, nên đuổi bướm hái hoa chán rồi lăn ra ngủ. Đến chiều Tấm vui vẻ bảo Cám: - Chị bắt cá đầy giỏ rồi, mình về thôi Cám! Cám nhìn vào cái giỏ trống không của mình, lòng thầm nghĩ: - Chẳng có con nào, thế nào mẹ cũng mắng. Ta phải tìm cách cướp cá tép của Tấm mới được. Nghĩ vậy, Cám liền nói với Tấm: - Chị Tấm ơi! Đầu chị đầy bùn trông xấu lắm! Chị xuống gội đầu cho sạch rồi về cũng không muộn! Tấm nghe Cám nói thì tin lời ngay, bỏ giỏ xuống, lội ra chỗ nước trong gội đầu, không một mảy may nghi ngờ. Cám liền trút hết cá của Tấm vào giỏ của mình và vội vàng bỏ về trước. Khi trở lên bờ, Tấm thấy giỏ cá của mình lăn lóc bên cạnh bờ ao thì khóc sướt mướt vì nghĩ đến trận đòn hôm nay. Đúng lúc đó thì ông Bụt hiện ra nói với Tấm: - Con đừng khóc nữa! Hãy xem trong giỏ còn con cá nào không? Ông sẽ tìm cách giúp cho. Tấm ngưng khóc tìm trong giỏ và đáp: - Thưa ông, còn sót lại một con cá bống nhỏ ạ!
  25. Ông tiên cười vuốt râu nói: - Vậy cũng tốt! Con hãy đem con cá bống đó về thả xuống giếng đi. Ta sẽ dạy cho con câu này để gọi nó lên ăn cơm. Sau này nó sẽ giúp con. Tấm nghe lời ông Bụt, ngày ngày để dành cơm đem đến rồi gọi: - Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người. Bà mẹ ghẻ và cô Cám nghi ngờ nên bà bảo Cám: - Con rình xem nó làm gì mà ngày nào cũng thậm thụt ngoài giếng hoài vậy? Cám nghe lời mẹ, theo dõi Tấm và biết được sự việc liền nói với mẹ. Qua hôm sau, bà mẹ sai Tấm lùa trâu đi vào núi ăn cỏ. Ở nhà, mẹ con Cám bắt chước Tấm gọi cá lên cho ăn rồi vớt lấy cá đem vào bếp làm thịt. Chiều Tấm về gọi cá lên cho ăn, gọi mãi không thấy cá đâu, mà chỉ thấy một cục máu nổi lên, nàng sợ hãi bật khóc: - Trời ơi! Cá bống mất rồi, hu hu Bụt lại hiện ra hỏi vì sao, Tấm đáp: - Dạ thưa ông, người ta bắt mất bống của con rồi! - Thôi, hãy về nhặt xương của nó bỏ vào lọ, đem chôn ở chân giường, sau này con sẽ cần đến nó! Tấm nghe lời vào nhà tìm, nhưng nàng chẳng thấy mảnh xương nào cả. Chợt một con gà trống bay vào nói: - Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta móc xương cho! Tấm liền cho nó một nắm thóc, tức thì nó bươi trong đống tro văng ra xương cá. Nàng đem chôn đúng chỗ ông Bụt dạy. Một thời gian sau, mọi người nô nức rủ nhau đi xem hội. Bà mẹ ngại Tấm đòi đi theo liền trộn chung đậu và gạo với nhau rồi bảo Tấm: - Muốn đi dự hội thì hãy nhặt hết đậu trộn trong gạo chia ra làm hai phần rồi mới được đi nghe chưa? Tấm cầm nia gạo trộn đậu mà rơi nước mắt nhìn theo hai mẹ con Cám. Nàng chỉ biết than thở:
  26. - Ôi! Sao ta lại khổ thế này? Hu hu Nghe vậy, Bụt lại hiện ra: - Ta biết con thích đi dự hội nên đến giúp đây! Con hãy đặt nia gạo ra sân ta sẽ cho bầy chim xuống nhặt cho. Tấm liền làm theo lời ông Bụt và gọi: - Chim sẻ ơi! mau xuống giúp ta! Một đàn chim từ trời cao kéo xuống nhanh nhẹn nhặt đậu và gạo giúp nàng. Trong chốc lát gạo và đậu đã được tách riêng ra hai bên gọn gàng. Ông Bụt lại nói với Tấm: - Bây giờ con hãy đào lọ chôn xương cá lên! Con sẽ tìm được những thứ mà con mong ước! Tấm vội làm theo lời của Bụt, đào chiếc lọ lên và nàng thấy có nhiều thứ quý giá ở bên trong. Nàng vô cùng ngạc nhiên và vui mừng bảo: - Ồ! Áo đẹp quá! lại có cả đôi hài nhung dễ thương này nữa! Tấm vừa cầm áo ra khỏi lọ, thì một con ngựa bé tí cũng chui ra. Nàng thốt lên: - Ôi! Lại có cả ngựa! Nhưng sao nó bé xíu thế nhỉ? Làm sao cháu đi được? Tấm vừa dứt lời thì con ngựa đã biến thành một con ngựa trắng, to lớn khỏe mạnh với các bộ yên cương rất đẹp. Tấm liền tắm rửa, thay áo quần và đi hài vào. Tất cả mọi thứ đều vừa vặn y như là của nàng. Sau đó Tấm lên ngựa, con thần mã lao đi vun vút, chẳng mấy chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một vũng nước, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước mà không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào trong đám người dự lễ.
  27. Lúc ấy đoàn tùy tùng đưa nhà vua cũng vừa đến. Con voi vua ngự không chịu đi qua vũng nước, nhà vua ngạc nhiên hỏi: - Lạ nhỉ! Sao đến đây nó không chịu đi nữa? Các khanh tìm xem quanh đây có điều gì lạ không? Quân lính sục sạo mọi ngõ ngách và tìm ra chiếc hài nhỏ dâng lên vua. Nhà vua nhìn chiếc hài nghĩ: - Chủ nhân của chiếc hài nhỏ xíu này chắc chắn phải là một trang tuyệt sắc. Lập tức vua hạ lệnh rao mời tất cả đám đàn bà con gái dự hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc hài thì vua sẽ lấy làm vợ. Lệnh vừa được truyền ra, các cô gái vô cùng nao nức. Ai cũng mong mình được thử hài trước. Dĩ nhiên mẹ con của Cám cũng chen chân vào có mặt để thử cùng các cô gái khác, nhưng chẳng có người nào mang vừa. Đến khi Tấm đặt chân vào hài thì vừa vặn như in. Nàng mở khăn lấy luôn chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức, vua sai đoàn thị nữ rước nàng vào cung để tấn phong làm Hoàng hậu. Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám. Tuy sống sung sướng trong hoàng cung, nhưng Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha nên xin vua về thăm nhà. Nhìn thấy gương mặt Tấm rạng ngời, quần áo võng lọng cao sang. Mẹ con Cám ganh tỵ vô cùng, bà ta nói với Cám: - Mẹ sẽ tìm cách cho con thế vào ngôi hoàng hậu. Con hãy tin vào mẹ! Bà giả vờ vui vẻ, ân cần nói với Tấm: - Cha con lúc sinh thời rất thích ăn trầu, nhưng hôm nay mẹ mua mà chợ không có cau. Trước đây con quen trèo cau, nay con hãy trèo lên hái lấy một buồng để cúng cho cha con vui lòng.
  28. Tấm rất thương cha nên đồng ý ngay, nàng thay áo quần leo lên cây cau. Đợi cho nàng trèo đến ngọn, bà dì ghẻ vội lấy rựa chặt gốc cây cau. Tấm thấy cây rung chuyển quá thì hốt hoảng hỏi vọng xuống: - Dì làm gì dưới gốc cây thế? - Gốc cây lắm kiến, dì đuổi chúng đi ấy mà! Để cho nó khỏi lên đốt con. Tấm chưa kịp hái lấy buồng cau thì cây đã đổ, ngã lộn cổ xuống ao chết ngay. Mụ dì ghẻ liền lấy áo quần của Tấm cho Cám mặc rồi đưa vào cung, nói dối với Vua là Tấm bị chết đuối, đưa em vào thế chị. Vua nghe nói trong bụng không vui, song vì thương Tấm nên đành phải cho Cám vào cung. Một hôm, Cám đang phơi áo nhà vua thì có con chim Vàng Anh bay đến hót: - Phơi áo chồng tao, phơi lao, phơi sào. Chớ phơi hàng rào rách áo chồng tao. Nhà vua đang nhớ Tấm, vừa đi đến thì nghe tiếng chim hót liền bảo: - Vàng Ảnh Vàng Anh! Có phải vợ anh! Chui vào tay áo! Lạ lùng thay, chim lập tức bay vào tay áo nhà vua. Từ đó nhà vua mê mãi chơi với chim, không đoái hoài gì đến Cám. Cám tức lắm về nhà méc với mẹ, bà mẹ xúi Cám tìm bắt và giết chim, ném lông ra sau vườn. Chỗ ấy liền mọc lên một cây xoan, mỗi khi nhà vua đi đến, cây xoan cúi mình xuống xòe tàn che bóng cho vua. Cám căm tức liền sai quân đốn cây xoan ấy làm khung cửi rồi đốt đi, rắc tro ra ngoài thành. Chỗ ấy lại mọc lên một cây thị, đến mùa chỉ đậu có một quả. Hôm nọ có bà lão bán hàng nước ở gần đó đi ngang qua, thấy quả thị thơm quá, liền giơ bị ra và nói lẩm bẩm: - Thị ơi thị hỡi, rụng vô bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn Bà lão vừa dứt lời thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà nâng niu đem về nhà, cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm. Một hôm bà lão đi bán về, ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh tượng trong nhà: - Lạ nhỉ! Ai lại nấu cơm dọn sẵn cho mình thế này? Nhà cửa lại quét dọn
  29. ngăn nắp sạch sẽ nữa Lạ quá! Từ đó ngày nào về bà cũng thấy như vậy. Lòng vô cùng thắc mắc, bà nghĩ: - Mình phải theo dõi xem ai lại giúp mình như thế! Chắc chắn thế nào cũng sẽ tìm ra Hôm sau bà giả vờ đi bán rồi đáo trở về nhà, ngồi núp ở cửa. Bà thấy chỗ chiếc hũ đựng trái thị có một cô gái bé nhỏ chui ra, trong chớp mắt cô bé ấy hóa lớn thành ra cô Tấm. Cô đi dọn dẹp và nấu cơm. Bà lão không thể chờ hơn được nữa, tông cửa chạy vào ôm choàng lấy cô: - Bà giữ được con rồi! Không được đi đâu nữa đấy! Rồi bà vội tìm trái thị xé vụn ra, không cho Tấm ẩn vào nữa: - Con hãy cứ ở đây với ta, và hãy xem ta như mẹ của con vậy! Một mình mẹ ở đây buồn lắm, đừng từ chối mẹ nhé! Từ đó hai mẹ con sống với nhau rất là đầm ấm. Ngày ngày Tấm lo việc nhà và têm trầu cho bà đi bán. Nhà vua vì buồn quá nên thường ra ngoài cung đi dạo. Một hôm khi đi ngang qua hàng nước của bà, nhà vua dừng lại nói với đoàn tùy tùng: - Ta vào đây uống chén chè xanh cho mát đã! Khi dâng nước xong, bà lão vội đem trầu dâng vua. Nhà vua ngạc nhiên nhìn miếng trầu têm hình cánh phượng, giống hệt như Tấm ngày xưa, nên vội hỏi: - Trầu này ai têm mà khéo thế? Bà lão liền thưa: - Muôn tâu hoàng thượng, trầu này do con gái của già têm. - Bà mau gọi con gái ra đây cho ta gặp gấp! Chỉ có vợ ta mới têm trầu khéo như thế này thôi ! Bà lão liền quay về dẫn cô gái đến, nhà vua ngẩn ngơ kêu lên: - Chính là nàng Tấm vợ ta đây mà! Có phải thế không? Sao lâu nay nàng bỏ ta mà đi, không một lần trở về? Tấm cúi đầu không đáp. Nghe bà lão kể lại đầu đuôi câu chuyện, nhà vua vui mừng ôm Tấm và đưa nàng trở về cung.
  30. Thấy Tấm trở về xinh đẹp hơn xưa, Cám sợ hãi vội lân la làm hòa với Tấm. Cô ta hỏi: - Chị Tấm ơi! Sao da chị trắng thế? Chị có cách gì chỉ cho em với! Tấm mỉm cười độ lượng, nàng nói giỡn với Cám: - À nhờ chị tắm bằng nước sôi đấy! Ngờ đâu Cám tưởng thật liền đun một chảo nước sôi để tắm. Thế là hết đời của một kẻ gian manh. Ở trong cung, Cám bị rất nhiều người oán ghét vì thói kênh kiệu của cô ta, nên họ bàn nhau đem xác Cám làm mắm rồi bỏ vào chĩnh gửi về biếu bà mẹ độc ác, bảo rằng đây là quà của Cám gửi tặng. Bà mẹ tưởng thật, ngày nào cũng đem mắm ra ăn rồi khen: - Thiệt là ngon, con mình làm mắm khéo quá! Một con quạ nghe mùi người chết từ đâu bay đến nóc nhà kêu rằng: - Ngon ngỏn ngòn ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng! Mụ ta giận dữ, đuổi quạ đi, nhưng khi nhìn vào chỉnh thấy đầu con mình thì lăn đùng ra chết, thật đáng đời một kẻ gian tham và ác độc Sự tích cây Huyết dụ Ngày xưa có một bác đồ tể chuyên mua lợn về giết thịt để mang bán ở chơ. Nhà bác ta ở bên cạnh một ngôi chùa làng. Hàng ngày, vào lúc mờ sáng là lúc sư cụ bên chùa theo lệ thường dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường, sư cụ thức chú tiểu dậy gõ một hồi chuông mai. Bấy giờ cũng là lúc bác đồ tể sửa soạn giết lợn cho nên bác ta quen lấy tiếng chuông chùa làm chứng thức dậy làm việc hàng ngày. Cứ như thế ngày nào cũng như ngày nào không bao giờ sai lạc. Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng" rối rít. Sư cụ hỏi người đàn bà: - "A di đà Phật! Cứu mạng là cứu thế nào! Bần tăng phải làm gì đây?".
  31. Người mẹ điệu bộ hãi hùng ấy trả lời: - "Ngày mai xin hoà thượng hãy cho đánh chuông chậm lại. Như vậy mẹ con chúng tôi rất đội ơn". Nhà sư tỉnh dậy không hiểu thế nào cả. Nhưng tờ mờ sáng hôm đó, vâng theo lời báo mộng, sự cụ chỉ lâm râm đọc kinh cầu nguyện mà không thức chú tiểu dậy thỉnh chuông. Lại nói chuyện cũng hôm ấy bác đồ tể ngủ một giấc li bì. Mãi đến lúc mặt trời lên chừng một con sào, tiếng chuông chùa mới bắt đầu vang rền làm cho bác giật mình choàng dậy. Thấy trời đã quá trưa, bác không dám giết lợn như thường lệ vì nếu làm thịt thì khi đưa ra đến chợ, chợ đã vãn người rồi. Tức mình vì lỡ một phiên chợ, bác lật đật sang chùa trách sư cụ. Sư cụ cho biết câu chuyện nằm mộng đêm qua để phân trần với ông hàng xóm không phải lỗi tại mình. Nhưng lúc bước chân về chuồng lợn nhà mình thì bác đồ tể ngạc nhiên thấy con lợn cái mua ngày hôm qua toan giết thịt sáng đó đã đẻ được năm con lợn con. Vừa mừng vừa sợ, bác ta kể lại cho mọi người biết sự lạ lùng: - Ðúng là linh hồn người đàn bà ẩn trong con lợn cái đã tìm cách cứu bầy con của mình khỏi chết". Tự nhiên bác đồ tể đâm ra suy nghĩ. Bác thấy bàn tay mình đã từng vấy máu biết bao nhiêu sinh mạng. Trong một lúc hối hận đến cực điểm, bác ta cầm con dao bầu chạy sang chùa bộc bạch nỗi lòng với sư cụ. Bác ta quả quyết cắm con dao của mình trước sân chùa, thề trước Phật đài từ nay xin giải nghệ. Không rõ bác đồ tể rồi sau đó thế nào, nhưng con dao của bác tự nhiên hóa thành một loại cây có lá đỏ như máu và nhọn như lưỡi dao bầu, người ta vẫn gọi là cây huyết dụ. Sự tích Bánh Chưng, Bánh Dày
  32. Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành." Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha
  33. mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Sự tích hoa hồng Ngày xửa ngày xưa thật xưa lắm, có một quốc vuơng ở tận phương trời xa xôi bên một khu rừng rộng lớn và rậm rạp. Vương quốc nầy sống thật hòa bình và yên vui sau một thời gian dài triền miên người dân phải đấu tranh để dành quyền độc lập. Và vị anh hùng chỉ huy người dân của quốc gia này đã được dân chúng tôn lên làm vị vua đầu tiên. Sau thời gian dài chinh chiến, họ chỉ lo an hưởng thái bình và sống cho những quyền lợi của cá nhân mình. Vị hoàng đế kia cũng vậy, ngất ngưỡng trên ngai vàng và hào quang của quyền vị, ông đã bỏ bê việc nước, quên cả chăm sóc cho dân và để mặc lũ bầy tôi tham danh lợi cai trị dân chúng. Vì muốn hoàng đế lảng quên với việc triều chính, bọn tham quan đã chọn một thiếu nữ đẹp tuyệt vời để vua lập làm hoàng hậu . Nhưng trái với ý muốn của bọn quan lại, hoàng hậu lúc nào cũng hết lời khuyên răn nhà vua nên lo cho dân chúng và chỉnh đốn việc triều chính. Lũ quan lại rất ghét hoàng hậu, nhưng không làm gì được vì nhà vua quá thương yêu nàng. Cho đến ngày kia, sau một thời gian thụ thai, hoàng hậu sinh ra một đứa bé thật kháu khỉnh, dễ thương. Lạ lùng thay, thân thể của đứa bé trai đó lại trong suốt như pha lê, đến độ thấy rõ từng đường gân, mạch máu và trái tim. Thấy cơ hội đã đến, bọn tham quan bèn dèm pha với nhà vua rằng hoàng hậu là một phù thủy trá hình và tuyên truyền tin này ra ngoài cho toàn dân. Trước áp lực của bầy tôi và sự phản đối của dân chúng, nhà vua đã truất phế hoàng hậu ra khỏi hoàng cung cùng với đứa bé lạ lùng kia. Trở thành một thường dân, hoàng hậu đem con đi khỏi hoàng cung. Đi tới nơi đâu cũng bị dân chúng chửi mắng và xua đuổi. Suốt con đường tìm nơi ẩn trú, hoàng hậu đã bị bao kẻ ném đá, dùng gậy đánh đập mà chỉ biết cắn răng dùng thân thể
  34. mình để che chở cho đứa con thơ. Với bao vết thương trên mình, hoàng hậu bồng con đến khu rừng già và ngã ra vì kiệt sức. Nhìn hài nhi mới ra đời trong lúc biết mình sắp chết, hoàng hậu không biết làm gì hơn là đưa tay vuốt ve con mình vài lần, nước mắt tuôn ra và trút hơi thở cuối cùng. Đứa bé nằm bên mẹ không ai cho ăn nên khóc lên thảm thiết vì cơn đói. Tiếng khóc vang lên tận chín tầng trời làm Thượng Đế động lòng ngó xuống trần gian. Khi thấy hoàn cảnh thương tâm đó, Thượng Đế nổi giận vì lòng tàn ác của người dân vương quốc kia. Ngài bèn sai thiên thần mang đứa bé vô rừng chăm sóc cho nó lớn lên trong tình thương của thiên nhiên và muôn cầm. Sau đó, ngài ban một lời nguyền khiến cho toàn thân thể của từng người dân bị gai nhọn mọc đầy người, để suốt đời không ai được gần gủi ai cho đến khi mọi người biết thương yêu nhau. Từ đó người dân của quốc gia nầy đều mang trên mình một lớp gai, từ vua tôi cho đến hạng bần cùng. Nhưng dù cho lớp gai trên mình ngày một dài và cứng nhọn theo lòng tham ngày càng to lớn, họ cứ sống cho cá nhân mình mặc dù phải trả giá cho lòng vị kỷ đó bằng sự cô đơn khủng khiếp dằn vật tâm linh. Một ngày kia, nghe tin vương quốc này đang trở nên yếu thế, một quốc gia khác bèn đem quân sang xâm lấn lãnh thổ. Khi quân xâm lăng tràn qua bờ cõi, toàn dân trong nước ai cũng tự lo thân và trốn tránh nghĩa vụ. Nhà vua lúc đó đã lớn tuổi mà vẫn bị lũ bầy tôi tham sống sợ chết làm áp lực bắt đem một toán quân ra chiến đấu. Sức mình thì yếu, sức địch thì mạnh. Sự thất bại đến với nhà vua thật nhanh chóng. Dẫn tàn quân chạy về hoàng thành thì mới hay lũ tham quan đã đem dâng cho giặc tự bao giờ. Phẫn chí, nhà vua quyết liều mình đem quân cố chiếm lại thành trì nhưng cuối cùng phải ngã ngựa vì một mũi tên có tẩm thuốc độc. Nhà vua được một số quân trung thành cứu thoát và chạy trốn đến bên bìa rừng. Nhìn lại binh sĩ lớp bị thương, lớp bỏ mình chung quanh, nhà vua lấy làm hối hận rằng mình đã không nghe lời hoàng hậu khuyên ngày trước. Nhớ đến hoàng hậu, nhà vua lại nhớ đến đứa con thơ vô tội của mình ngày xưa. Rồi nhà vua ngã bệnh vì vết thương hành hạ. Bên ngoài thì địch quân vây khốn, trong rừng thì binh sĩ liều mạng để tử thủ với quân thù. Nhà vua lập đồn trong rừng làm chiến khu và để tập luyện binh sĩ. Ngày qua ngày, dưới ách đô hộ nghiệt khắc của quân xâm lăng, người dân của vương quốc đó càng nghe đồn thêm về một quốc gia trong khu rừng già huyền bí nọ. Dần dần, người dân tìm cách trốn đi và tìm vào rừng để gia nhập. Phía quân xâm lăng cũng điêu ngoa, họ cho người trà trộn vào trong rừng nhưng kế hoạch không thi hành được vì không thể nào giả mạo được
  35. lớp gai cứng mọc trên thân thể của người dân bản xứ. Người dân đã biết đoàn kết để tạo cho khuyết điểm trên thân thể mình thành ưu điểm để chống giặc ngoại xâm. Một ngày kia, với binh hùng tướng mạnh, nhà vua bắt đầu công cuộc dành lại quê hương. Lần nầy, với đoàn quân thiện chiến và với lòng tin thống nhất, nhà vua đã chiếm lại được thành trì và xua đuổi quân xâm lăng ra khỏi lãnh thổ. Không may, trong trận chiến cuối cùng nhà vua lại bị thương. Vốn đã yếu sức vì tuổi già, lại còn lao lực trong trận chiến dài đăng đẳng, nhà vua bệnh ngày càng thêm nặng. Toàn dân trong nước chưa kịp reo mừng dành lại độc lập đã phải mang nỗi buồn cho tình trạng ngày càng nguy ngập của nhà vua. Biết mình sắp chết, nhà vua trong cơn sốt đã thốt lên rằng: "Ta chết cũng đành lòng, nhưng trời ơi, sao ta thèm được một lần ôm đứa con mà ta chưa hề biết mặt ! " Bỗng nhiên có tin báo từ bên ngoài thành có một người thầy thuốc nói sẽ trị hết bệnh cho nhà vua. Cửa hoàng thành rộng mở. Người thầy thuốc bước vào hoàng cung với tấm vải thô che kín thân thể mà không ai nhìn thấy mặt. Khi đến gần giường bệnh, người thầy thuốc đứng lặng yên thật lâu bên nhà vua mà không nói tiếng nào. Khi nghe nhà vua gọi con trong cơn sốt, người thầy thuốc rơi lệ. Giọt lệ nhỏ xuống trên gò má nhăn nheo của nhà vua làm nhà vua thức tỉnh và mở mắt nhìn người đang đứng bên cạnh mình. Khi nhà vua đua tay lên vói, người thầy thuốc bèn nắm chặt lấy tay nhà vua, quì xuống bên cạnh người và nói rằng: "Thưa phụ hoàng, con đây !". Rồi người thầy thuốc hất tấm vải thô che mình xuống đất để lộ ra một thân thể trong suốt như pha lê. Để chữa bệnh cho cha, vị hoàng tử nâng vua cha lên và ôm người thật chặt vào lòng, mặc cho những gai nhọn đâm vào người thật sâu. Và máu chàng đã chảy ra. Lạ thay, khi máu của chàng thấm lên thân thể của nhà vua thì nhà vua cũng thấy mình khỏe lại . Và kỳ diệu hơn nữa, lớp gai nhọn trên thân thể nhà vua cũng tan biến dần theo từng giọt máu của vị hoàng tử đổ xuống. Sau đó vị hoàng tử bèn đặt nhà vua nằm lại trên giường để dưỡng bệnh. Từ từ đứng dậy và bước đến người đứng gần mình nhất, vị hoàng tử ôm lấy người đó và nói:
  36. "Chúng ta hãy thương yêu nhau. Bất cứ hình phạt nặng nề nào của Thượng Đế cũng đều được giảm bớt nếu chúng ta biết chân thành yêu thương nhau". Rồi cứ thế từ người này sang người khác, chàng đi khắp thành mà ôm từng người một, từ ông lão nghèo nàn đến người thương gia giàu sang, từ em bé tật nguyền đến chàng thanh niên khỏe mạnh. Và cứ thêm mỗi người được ôm thì vị hoàng tử càng yếu dần theo từng giọt máu ứa ra trên thân thể họ. Cho đến lúc kiệt sức, chàng quị xuống bên đường. Tuy vậy, chàng vẫn mở rộng vòng tay kêu gọi mọi người đến cùng chàng mà chia sự sống. Mọi người nức nở khóc trước tình thương bao la của chàng. Những người sau cùng chưa được thoát bệnh đồng quì xuống bên chàng mà nói: "Chúng tôi xin hoàng tử đừng lao lực thêm nữa. Chúng tôi thành tâm nguyện mang lớp gai này trên mình để người còn được sống cùng chúng tôi". Lạ thay, từ trên thinh không bỗng có tiếng nhạc thánh thót vang lên và có lời truyền của Thượng Đế phán rằng: "Lành thay ! Các người hiểu được tình yêu thương chân thật và bỏ đi lòng tị hiềm, ích kỷ. Dám hy sinh bản thân mình cho đồng loại là định nghĩa của yêu thương vậy". Rồi cùng với thinh âm tan dần vào không gian, các lớp gai trên thân hình của những người còn lại đều biến mất đi. Khi người ta nhìn lại thì vị hoàng tử đang khép mắt lại với lời nói thật hiền hòa thoát ra theo làn hơi thở sau cùng: "Hạnh phúc là có nhau hôm nay để sống. Yêu thương là biết sống làm sao để ta có nhau ngày mai. Các bạn của tôi ơi, hãy nhớ rằng hạnh phúc không phải là của riêng ta để cho đi hay lấy lại. Hạnh phúc chỉ đến với ta khi ta biết yêu thương lẫn nhau và chia xẻ cho nhau tình thương đó " Rồi chàng lìa đời sau câu nói đó. Ngày hôm sau, dưới sự hướng dẫn của nhà vua, toàn dân trong thành đã đưa di thể của chàng xuống lòng đất muôn đời, bên cạnh khu rừng nọ. Lạ thay, khi xác của chàng vừa được chôn dưới lòng đất xong, người ta bỗng thấy có những chim muông, cầm thú kéo thành đoàn từ trong rừng ra nằm quanh ngôi mộ của chàng thật lặng yên và buồn bã. Một năm sau, người ta thấy trên ngôi mộ của chàng và chung quanh khu vực đó mọc lên những bông hoa đỏ tươi như máu với thật nhiều gai nhọn từ gốc đến ngọn. Người ta cho đó là sự kết tinh lại của tình thương của chàng
  37. hoàng tử để nhắc nhở cho người đời bài học cao cả nhất về yêu thương và hạnh phúc. Và người ta gọi loài hoa đó là hoa Hồng. Và mãi mãi đến ngày nay, dù mang nhiều màu sắc khác nhau, loài hoa đó vẫn tượng trưng cho sự yêu thương. Sự tích hoa anh đào Ngày xưa ở xứ Phù tang chưa có hoa anh đào như bây giờ. Tại một ngôi làng xinh xinh ven núi Phú Sĩ ,có một chàng trai khôi ngô tuấn tú dũng cảm khác thường. Năm chàng mới tròn một tuổi ,có một đạo sĩ phiêu bạt ghé qua nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi. Lúc đấy đang mùa đông tuyết rơi tầm tã vị đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm :”Hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài nó sẽ trở thành một kiếm sĩ lừng danh”. Cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùng mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: “Ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này”. Chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một võ sĩ đạo lừng danh. Vị samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình “oan nghiệt” và chấp thuận. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với
  38. người kiếm sĩ. Tay kiếm của chàng khiến những samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè. Nhưng còn thanh sắt? Chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực. Nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận. Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen? Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Cô gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng. Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên núi Phú sĩ , đêm đã tràn ngập trên xóm núi , cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động ,trầm tư bên bếp lửa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ -Anh thân yêu! Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả ? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng thì anh sẽ mãi mãi buồn đau? Nhìn vào bếp lửa ,chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòng và nói chậm rãi rất quả quyết - Chỉ buốn đau thôi ư? Không đâu! Đối với anh,thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả làm sao anh có thể coi mình là một võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu? Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đến thế ? Sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuống kiếm.không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh? Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình thôi - Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của chàng một chút thôi. Cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ra ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm hồng chiếc áo kimono trắng nõn, trinh bạch. Chàng trai hốt hoảng rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lửa bập bùng ,thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang loé lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu! Nhưng từ đó ,chàng trai hoàn toàn cô độc. Không samurai nào thèm kết bạn với anh. Họ nhìn sang chỗ khác khi đối mặt trên con đường hẹp. Họ rời khỏi quán trà khi anh bước vào. Họ từ chối khi anh thách đấu . Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi,
  39. chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm :”Tha lỗi cho anh. Anh đã hiểu ra rồi ”Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mạnh mẽ và rút kiếm ra phủ gục bên cạnh mộ. Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất .tuyết không ngừng rơi .đến sáng. Tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay của mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hoá thân từ thanh kiếm ấy. Người ta dặt tên hoa là Anh đào. Hoa anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa đươc ươm mầm và trổ bông ở vùng núi Phú sĩ. Truyện Cổ Tích » Con Rùa Vàng Ngày xưa có hai người bạn thân, người giầu tên là Đại, người nghèo tên là Quân. Vợ chồng Đại thấy bạn nghèo ngỏ ý muốn giúp cho để buôn bán. Quân nghĩ rằng mình lấy của bạn về không may buôn bán thua lỗ thì biết lấy đâu mà trả, nên không dám nhận, đành chịu phận nghèo. Nhà Đại đồ đạc chẳng thiếu vật gì, một hôm lấy 5 làng vàng đưa cho thợ kim hoàn làm một con rùa để trưng bày. Gặp lúc Quân lại chơi, Đại đem rùa vàng mới đúc ra khoe với bạn. Xem rồi để trong cái đĩa, 2 người ngồi uống rượu nói chuyện, uống mãi say nằm ngủ quên đi. Con trai của Đại đi học xa về thăm nhà, thấy con rùa lấy đem đi chơi. Đến khi 2 người tỉnh dậy quên lửng con rùa vàng. Quân từ giã bạn ra về, một lúc Đại nhớ đến con rùa vàng, hỏi vợ, vợ nói không cất, mới chẳng biết tính sao, không lẽ nghi cho bạn là người có bụng tốt đã lấy đi. Một hôm Đại đến nhà Quân chơi, hỏi xa xôi rằng:” Hôm trước anh có cầm con rùa vàng về cho chị coi không. Quân nghĩ bụng bạn nghi mình, nên nhận là có lấy về. Đại mới bảo:” Anh cứ giữ con rùa vàng lại mà chơi”. Bạn về rồi, vợ chồng Quân không biết tính sao để trả lại cho được, bảo nhau:” Người ta thấy mình nghèo nên nghĩ cũng phải, không lẽ mình bảo không”. Rồi đành bán nhà cửa, đưa nhau đến nhà ông bá hộ Phú, vào lạy xin ông cho ở hầu hạ, để lấy 5 lạng vàng làm rùa trả cho bạn. Ông bá hộ nghe đầu đuôi câu truyện liền lấy vàng kêu thợ kim hoàn tới nhà làm một con rùa vàng, rồi trao cho vợ chồng đem về trả bạn. Nhưng bá hộ không nhận Quân cố thân làm tôi tớ, mà bảo chỉ giúp cho 2 người thôi. Vợ chồng Quân nhận rùa vàng rồi, cứ đến ở nhà ông bá hộ Phú để hầu hạ. Được ít lâu, con trai của Đại trở về thăm nhà, mang theo con rùa vàng bảo cha mẹ: “Hôm nọ, may là con, chớ gặp phải người ngoài thì mất con rùa vàng rồi còn đâu nữa”. Vợ chồng Đại ngạc nhiên, không rõ rùa vàng nào con mình lấy đi chơi, rùa vàng nào bạn đem trả, mới nghĩ ra là người bạn nghèo đã sợ mình nghi, nên mới làm con rùa vàng khác để thế.
  40. Đại vội vàng đến nhà Quân, không thấy vợ chồng bạn đâu, hỏi thăm mới hay là đã đi cố thân cho nhà bá hộ Phú để lấy vàng đúc rùa bồi thường cho của mình không lấy. Tìm đến nhà ông bá hộ, Đại vào trả con rùa vàng cho bá hộ Phú để xin lãnh vợ chồng Quân về. Hai bên gặp nhau cùng khóc ròng. Ông bá hộ không chịu lấy rùa vàng, bảo Đại, “Anh có mượn của tôi đâu mà anh trả?” Còn vợ chồng Quân nói:” Tôi có bị bắt buộc gì đâu mà xin lãnh về”. Bá hộ không lấy vàng trả, vợ chồng Quân cho là mình mắc nợ không chịu đi. Cả 3 người tính không xong, mới đem đến cửa quan để xin xét xử. Không nghe nói quan phân xử ra sao đối với ba người ngay thật và tốt bụng hiếm có này. Sự tích hạt lúa Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo. Chồng chết sớm, bà ở vậy nuôi đứa con trai duy nhất. Điều đáng buồn là cậu con trai càng được cưng chiều, càng đâm ra hư hỏng, bất hiếu, và không nghe lời mẹ. Bởi vì nhà nghèo, không đủ miếng ăn, người đàn bà cực nhọc trồng bắp, nuôi gà. Có trái bắp nào lớn đủ, bà luộc rồi đưa cả cho con ăn, phần mình ăn chỗ còn thừa lại. Khi nào làm con gà nào, bà để cho con ăn no nê, xong rồi bà kín đáo bòn mót đống xương vụn. Nhưng cậu con trai không thấy điều đó, cậu không thương yêu mẹ, lại còn hỗn xược, ham chơi nữa. Một ngày kia, người đàn bà lâm bịnh nặng. Biết mình sắp chết, bà lo lắng, kêu đứa con trai lại, khuyên nhủ rằng:
  41. - Ngày mẹ chết, con sẽ thấy ở chỗ mẹ nằm có một loại hạt nhỏ Con hãy bỏ vào trong chậu đất, đổ nước vào, rồi quảy về hoàng cung sẽ đổi được rất nhiều vàng bạc. Ngày mẹ chết, cậu con trai tìm được trên gối nằm một loại hạt nhỏ bằng đầu ngón tay. Lòng tham lam, cậu liền làm theo lời mẹ dặn, bỏ hạt vào một chiếc chậu nhỏ, rưới nước vào, rồi bỏ lên lưng quảy về phía hoàng cung. Đường về hoàng cung rất xa, phải mất cả sáu, bảy tháng đi đường. Cậu con trai mệt mỏi, tiền hết, lương thực cạn dần. Cậu bắt đầu phải xin từng bữa ăn, và khó khăn lắm mới xin được chỗ trú ngủ qua đêm. Cậu dần dần nhận ra được công lao của mẹ đã cực nhọc nuôi nấng mình trong bấy lâu. Cậu hối hận vì đã đối xử tệ bạc với mẹ. Về tới hoàng cung, lúc cậu bỏ cái chậu trên lưng xuống, ngạc nhiên vì thấy tự lúc nào, trên lưng cậu có một nhánh cỏ trĩu những hạt nhỏ, mầu vàng xinh xắn, mùi thơm thoang thoảng, nấu ra ăn thật bùi. Cậu con trai nhớ thương mẹ, bèn thôi không đem hạt vào cung vua nữa, trái lại cậu mang giống hạt ấy về trồng, rồi phân phát cho mọi người cùng trồng nữa Các em biết không, ấy là hạt lúa, chính là hạt gạo mà mỗi ngày chúng ta ăn đó. Các em có nghĩ ra tại sao người mẹ biến thành hạt lúa, và tại sao bà nói câu con trai quẩy hạt lúa về hoàng cung không? Hãy hết lòng yêu kính mẹ của mình, các em nhé. Vì không có ai yêu thương các em bằng cha mẹ của các em đâu ! Cô bé quàng khăn đỏ Ngày xửa, ngày xưa, có một cô bé thường hay quàng chiếc khăn màu đỏ, vì vậy, mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ. Một hôm, mẹ cô bảo cô mang bánh sang biếu bà ngoại. Trước khi đi, mẹ cô dặn: - Con đi thì đi đường thẳng, đừng đi đường vòng qua rừng mà chó sói ăn thịt con đấy. Trên đường đi, cô thấy đường vòng qua rừng có nhiều hoa, nhiều bướm, không nghe lời mẹ dặn, cô tung tăng đi theo đường đó. Đi được một quãng thì gặp Sóc, Sóc nhắc: - Cô bé quàng khăn đỏ ơi, lúc nãy tôi nghe mẹ cô dặn đi đường thẳng, đừng đi đường vòng cơ mà. Sao cô lại đi đường này? Cô bé không trả lời Sóc. Cô cứ đi theo đường vòng qua rừng. Vừa đi, cô vừa hái hoa, bắt bướm. Vào đến cửa rừng thì cô gặp chó sói. Con
  42. chó sói rất to đến trước mặt cô. Nó cất giọng ồm ồm hỏi: - Này, cô bé đi đâu thế? Nghe chó sói hỏi, cô bé quàng khăn đỏ sợ lắm, nhưng cũng đành bạo dạn trả lời: - Tôi đi sang nhà bà ngoại tôi. Nghe cô bé nói đi sang bà ngoại, chó sói nghĩ bụng: À, thì ra nó lại còn có bà ngoại nữa, thế thì mình phải ăn thịt cả hai bà cháu. Nghĩ vậy nên chó sói lại hỏi: - Nhà bà ngoại cô ở đâu? - Ở bên kia khu rừng. Cái nhà có ống khói đấy, cứ đẩy cửa là vào được ngay. Nghe xong, chó sói bỏ cô bé quàng khăn đỏ ở đấy rồi chạy một mạch đến nhà bà ngoại cô bé. Nó đẩy cửa vào vồ lấy bà cụ rồi nuốt chửng ngay vào bụng. Xong xuôi, nó lên giường nằm đắp chăn giả là bà ngoại ốm. Lúc cô bé quàng khăn đỏ đến, cô thấy chó sói đắp chăn nằm trên giường, cô tưởng “bà ngoại” bị ốm thật, cô hỏi: - Bà ơi! Bà ốm đã lâu chưa? Sói không đáp giả vờ rên hừ hừ - Bà ơi, mẹ cháu bảo mang bánh sang biếu bà. - Thế à, thế thì bà cám ơn cháu và mẹ cháu. Cháu ngoan quá. Cháu lại đây với bà. Cô bé quàng khăn đỏ chạy ngay đến cạnh giường, nhưng cô ngạc nhiên lùi lại hỏi; - Bà ơi! Sao hôm nay tai bà dài thế? - Tai bà dài để bà nghe cháu nói được rõ hơn Chó sói đáp - Thế còn mắt bà, sao hôm nay mắt bà to thế?
  43. - Mắt bà to để bà nhìn cháu được rõ hơn. Chưa tin, cô bé quàng khăn đỏ lại hỏi: - Thế còn mồm bà, sao hôm nay mồm bà to thế? - Mồm bà to để bà ăn thịt cháu đấy. Nói xong, sói nhổm dậy định vồ lấy cô bé. May sao, lúc đó bác hàng xóm chạy sang thấy thế, sẵn cái búa trong tay, bác liền phang ngay vào đầu Sói một cái. Con Sói gian ác vỡ sọ chết ngay. Bác hàng xóm liền lấy dao mổ bụng chó Sói và kịp thời cứu được bà. Thế là cả hai bà cháu đều không việc gì. Từ dạo ấy, cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn. N g à y x ử a , n g à y x ư a , c ó m ộ
  44. t c ô b é t h ư ờ n g h a y q u à n g c h i ế c k h ă n m à u đ ỏ , v
  45. ì v ậ y , m ọ i n g ư ờ i g ọ i c ô l à c ô b é q u à n g k h ă n đ
  46. ỏ . M ộ t h ô m , m ẹ c ô b ả o c ô m a n g b á n h s a n g b i ế u
  47. b à n g o ạ i . T r ư ớ c k h i đ i , m ẹ c ô d ặ n : - C o n đ i
  48. t h ì đ i đ ư ờ n g t h ẳ n g , đ ừ n g đ i đ ư ờ n g v ò n g q u a r ừ
  49. n g m à c h ó s ó i ă n t h ị t c o n đ ấ y . T r ê n đ ư ờ n g đ i ,
  50. c ô t h ấ y đ ư ờ n g v ò n g q u a r ừ n g c ó n h i ề u h o a , n h
  51. i ề u b ư ớ m , k h ô n g n g h e l ờ i m ẹ d ặ n , c ô t u n g t ă n g
  52. đ i t h e o đ ư ờ n g đ ó . Đ i đ ư ợ c m ộ t q u ã n g t h ì g ặ p
  53. S ó c , S ó c n h ắ c : - C ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ ơ i , l ú c
  54. n ã y t ô i n g h e m ẹ c ô d ặ n đ i đ ư ờ n g t h ẳ n g , đ ừ n g
  55. đ i đ ư ờ n g v ò n g c ơ m à . S a o c ô l ạ i đ i đ ư ờ n g n à y ?
  56. C ô b é k h ô n g t r ả l ờ i S ó c . C ô c ứ đ i t h e o đ ư ờ n
  57. g v ò n g q u a r ừ n g . V ừ a đ i , c ô v ừ a h á i h o a , b ắ t
  58. b ư ớ m . V à o đ ế n c ử a r ừ n g t h ì c ô g ặ p c h ó s ó i . C o
  59. n c h ó s ó i r ấ t t o đ ế n t r ư ớ c m ặ t c ô . N ó c ấ t g i ọ
  60. n g ồ m ồ m h ỏ i : - N à y , c ô b é đ i đ â u t h ế ? N g h e
  61. c h ó s ó i h ỏ i , c ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ s ợ l ắ m , n h ư
  62. n g c ũ n g đ à n h b ạ o d ạ n t r ả l ờ i : - T ô i đ i s a n g
  63. n h à b à n g o ạ i t ô i . N g h e c ô b é n ó i đ i s a n g b à
  64. n g o ạ i , c h ó s ó i n g h ĩ b ụ n g : À , t h ì r a n ó l ạ i c ò
  65. n c ó b à n g o ạ i n ữ a , t h ế t h ì m ì n h p h ả i ă n t h ị t
  66. c ả h a i b à c h á u . N g h ĩ v ậ y n ê n c h ó s ó i l ạ i h ỏ i :
  67. - N h à b à n g o ạ i c ô ở đ â u ? - Ở b ê n k i a k h u r
  68. ừ n g . C á i n h à c ó ố n g k h ó i đ ấ y , c ứ đ ẩ y c ử a l à v
  69. à o đ ư ợ c n g a y . N g h e x o n g , c h ó s ó i b ỏ c ô b é q u
  70. à n g k h ă n đ ỏ ở đ ấ y r ồ i c h ạ y m ộ t m ạ c h đ ế n n h à b
  71. à n g o ạ i c ô b é . N ó đ ẩ y c ử a v à o v ồ l ấ y b à c ụ r ồ
  72. i n u ố t c h ử n g n g a y v à o b ụ n g . X o n g x u ô i , n ó l ê n
  73. g i ư ờ n g n ằ m đ ắ p c h ă n g i ả l à b à n g o ạ i ố m . L ú
  74. c c ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ đ ế n , c ô t h ấ y c h ó s ó i đ ắ
  75. p c h ă n n ằ m t r ê n g i ư ờ n g , c ô t ư ở n g “ b à n g o ạ i ” b
  76. ị ố m t h ậ t , c ô h ỏ i : - B à ơ i ! B à ố m đ ã l â u c h ư
  77. a ? S ó i k h ô n g đ á p g i ả v ờ r ê n h ừ h ừ - B à ơ i
  78. , m ẹ c h á u b ả o m a n g b á n h s a n g b i ế u b à . - T h ế
  79. à , t h ế t h ì b à c á m ơ n c h á u v à m ẹ c h á u . C h á u n g
  80. o a n q u á . C h á u l ạ i đ â y v ớ i b à . C ô b é q u à n g k h
  81. ă n đ ỏ c h ạ y n g a y đ ế n c ạ n h g i ư ờ n g , n h ư n g c ô n g ạ
  82. c n h i ê n l ù i l ạ i h ỏ i ; - B à ơ i ! S a o h ô m n a y t a
  83. i b à d à i t h ế ? - T a i b à d à i đ ể b à n g h e c h á u n
  84. ó i đ ư ợ c r õ h ơ n C h ó s ó i đ á p - T h ế c ò n m ắ t b à ,
  85. s a o h ô m n a y m ắ t b à t o t h ế ? - M ắ t b à t o đ ể b
  86. à n h ì n c h á u đ ư ợ c r õ h ơ n . C h ư a t i n , c ô b é q u à
  87. n g k h ă n đ ỏ l ạ i h ỏ i : - T h ế c ò n m ồ m b à , s a o h ô
  88. m n a y m ồ m b à t o t h ế ? - M ồ m b à t o đ ể b à ă n t h
  89. ị t c h á u đ ấ y . N ó i x o n g , s ó i n h ổ m d ậ y đ ị n h v ồ
  90. l ấ y c ô b é . M a y s a o , l ú c đ ó b á c h à n g x ó m c h ạ y
  91. s a n g t h ấ y t h ế , s ẵ n c á i b ú a t r o n g t a y , b á c l i ề
  92. n p h a n g n g a y v à o đ ầ u S ó i m ộ t c á i . C o n S ó i g i a
  93. n á c v ỡ s ọ c h ế t n g a y . B á c h à n g x ó m l i ề n l ấ y d
  94. a o m ổ b ụ n g c h ó S ó i v à k ị p t h ờ i c ứ u đ ư ợ c b à . T
  95. h ế l à c ả h a i b à c h á u đ ề u k h ô n g v i ệ c g ì . T ừ d
  96. ạ o ấ y , c ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ k h ô n g b a o g i ờ d á m
  97. l à m s a i l ờ i m ẹ d ặ n . N g à y x ử a , n g à y x ư a , c ó m ộ t
  98. c ô b é t h ư ờ n g h a y q u à n g c h i ế c k h ă n m à u đ ỏ , v ì
  99. v ậ y , m ọ i n g ư ờ i g ọ i c ô l à c ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ
  100. . M ộ t h ô m , m ẹ c ô b ả o c ô m a n g b á n h s a n g b i ế u b
  101. à n g o ạ i . T r ư ớ c k h i đ i , m ẹ c ô d ặ n : - C o n đ i t
  102. h ì đ i đ ư ờ n g t h ẳ n g , đ ừ n g đ i đ ư ờ n g v ò n g q u a r ừ n
  103. g m à c h ó s ó i ă n t h ị t c o n đ ấ y . T r ê n đ ư ờ n g đ i ,
  104. c ô t h ấ y đ ư ờ n g v ò n g q u a r ừ n g c ó n h i ề u h o a , n h i
  105. ề u b ư ớ m , k h ô n g n g h e l ờ i m ẹ d ặ n , c ô t u n g t ă n g
  106. đ i t h e o đ ư ờ n g đ ó . Đ i đ ư ợ c m ộ t q u ã n g t h ì g ặ p S
  107. ó c , S ó c n h ắ c : - C ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ ơ i , l ú c
  108. n ã y t ô i n g h e m ẹ c ô d ặ n đ i đ ư ờ n g t h ẳ n g , đ ừ n g đ
  109. i đ ư ờ n g v ò n g c ơ m à . S a o c ô l ạ i đ i đ ư ờ n g n à y ?
  110. C ô b é k h ô n g t r ả l ờ i S ó c . C ô c ứ đ i t h e o đ ư ờ n g
  111. v ò n g q u a r ừ n g . V ừ a đ i , c ô v ừ a h á i h o a , b ắ t b
  112. ư ớ m . V à o đ ế n c ử a r ừ n g t h ì c ô g ặ p c h ó s ó i . C o n
  113. c h ó s ó i r ấ t t o đ ế n t r ư ớ c m ặ t c ô . N ó c ấ t g i ọ n
  114. g ồ m ồ m h ỏ i : - N à y , c ô b é đ i đ â u t h ế ? N g h e
  115. c h ó s ó i h ỏ i , c ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ s ợ l ắ m , n h ư n
  116. g c ũ n g đ à n h b ạ o d ạ n t r ả l ờ i : - T ô i đ i s a n g n
  117. h à b à n g o ạ i t ô i . N g h e c ô b é n ó i đ i s a n g b à n
  118. g o ạ i , c h ó s ó i n g h ĩ b ụ n g : À , t h ì r a n ó l ạ i c ò n
  119. c ó b à n g o ạ i n ữ a , t h ế t h ì m ì n h p h ả i ă n t h ị t c
  120. ả h a i b à c h á u . N g h ĩ v ậ y n ê n c h ó s ó i l ạ i h ỏ i :
  121. - N h à b à n g o ạ i c ô ở đ â u ? - Ở b ê n k i a k h u r ừ
  122. n g . C á i n h à c ó ố n g k h ó i đ ấ y , c ứ đ ẩ y c ử a l à v à
  123. o đ ư ợ c n g a y . N g h e x o n g , c h ó s ó i b ỏ c ô b é q u à
  124. n g k h ă n đ ỏ ở đ ấ y r ồ i c h ạ y m ộ t m ạ c h đ ế n n h à b à
  125. n g o ạ i c ô b é . N ó đ ẩ y c ử a v à o v ồ l ấ y b à c ụ r ồ i
  126. n u ố t c h ử n g n g a y v à o b ụ n g . X o n g x u ô i , n ó l ê n
  127. g i ư ờ n g n ằ m đ ắ p c h ă n g i ả l à b à n g o ạ i ố m . L ú c
  128. c ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ đ ế n , c ô t h ấ y c h ó s ó i đ ắ p
  129. c h ă n n ằ m t r ê n g i ư ờ n g , c ô t ư ở n g “ b à n g o ạ i ” b ị
  130. ố m t h ậ t , c ô h ỏ i : - B à ơ i ! B à ố m đ ã l â u c h ư a
  131. ? S ó i k h ô n g đ á p g i ả v ờ r ê n h ừ h ừ - B à ơ i ,
  132. m ẹ c h á u b ả o m a n g b á n h s a n g b i ế u b à . - T h ế à
  133. , t h ế t h ì b à c á m ơ n c h á u v à m ẹ c h á u . C h á u n g o
  134. a n q u á . C h á u l ạ i đ â y v ớ i b à . C ô b é q u à n g k h ă
  135. n đ ỏ c h ạ y n g a y đ ế n c ạ n h g i ư ờ n g , n h ư n g c ô n g ạ c
  136. n h i ê n l ù i l ạ i h ỏ i ; - B à ơ i ! S a o h ô m n a y t a i
  137. b à d à i t h ế ? - T a i b à d à i đ ể b à n g h e c h á u n ó
  138. i đ ư ợ c r õ h ơ n C h ó s ó i đ á p - T h ế c ò n m ắ t b à ,
  139. s a o h ô m n a y m ắ t b à t o t h ế ? - M ắ t b à t o đ ể b à
  140. n h ì n c h á u đ ư ợ c r õ h ơ n . C h ư a t i n , c ô b é q u à n
  141. g k h ă n đ ỏ l ạ i h ỏ i : - T h ế c ò n m ồ m b à , s a o h ô m
  142. n a y m ồ m b à t o t h ế ? - M ồ m b à t o đ ể b à ă n t h ị
  143. t c h á u đ ấ y . N ó i x o n g , s ó i n h ổ m d ậ y đ ị n h v ồ l
  144. ấ y c ô b é . M a y s a o , l ú c đ ó b á c h à n g x ó m c h ạ y s
  145. a n g t h ấ y t h ế , s ẵ n c á i b ú a t r o n g t a y , b á c l i ề n
  146. p h a n g n g a y v à o đ ầ u S ó i m ộ t c á i . C o n S ó i g i a n
  147. á c v ỡ s ọ c h ế t n g a y . B á c h à n g x ó m l i ề n l ấ y d a
  148. o m ổ b ụ n g c h ó S ó i v à k ị p t h ờ i c ứ u đ ư ợ c b à . T h
  149. ế l à c ả h a i b à c h á u đ ề u k h ô n g v i ệ c g ì . T ừ d ạ
  150. o ấ y , c ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ k h ô n g b a o g i ờ d á m l
  151. à m s a i l ờ i m ẹ d ặ n . x ử a , n g à y x ư a , c ó m ộ t c ô b
  152. é t h ư ờ n g h a y q u à n g c h i ế c k h ă n m à u đ ỏ , v ì v ậ y ,
  153. m ọ i n g ư ờ i g ọ i c ô l à c ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ . M ộ t
  154. h ô m , m ẹ c ô b ả o c ô m a n g b á n h s a n g b i ế u b à n g o
  155. ạ i . T r ư ớ c k h i đ i , m ẹ c ô d ặ n : - C o n đ i t h ì đ i
  156. đ ư ờ n g t h ẳ n g , đ ừ n g đ i đ ư ờ n g v ò n g q u a r ừ n g m à
  157. c h ó s ó i ă n t h ị t c o n đ ấ y . T r ê n đ ư ờ n g đ i , c ô t h
  158. ấ y đ ư ờ n g v ò n g q u a r ừ n g c ó n h i ề u h o a , n h i ề u b ư
  159. ớ m , k h ô n g n g h e l ờ i m ẹ d ặ n , c ô t u n g t ă n g đ i t h
  160. e o đ ư ờ n g đ ó . Đ i đ ư ợ c m ộ t q u ã n g t h ì g ặ p S ó c , S
  161. ó c n h ắ c : - C ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ ơ i , l ú c n ã y t
  162. ô i n g h e m ẹ c ô d ặ n đ i đ ư ờ n g t h ẳ n g , đ ừ n g đ i đ ư ờ
  163. n g v ò n g c ơ m à . S a o c ô l ạ i đ i đ ư ờ n g n à y ? C ô b
  164. é k h ô n g t r ả l ờ i S ó c . C ô c ứ đ i t h e o đ ư ờ n g v ò n g
  165. q u a r ừ n g . V ừ a đ i , c ô v ừ a h á i h o a , b ắ t b ư ớ m .
  166. V à o đ ế n c ử a r ừ n g t h ì c ô g ặ p c h ó s ó i . C o n c h ó
  167. s ó i r ấ t t o đ ế n t r ư ớ c m ặ t c ô . N ó c ấ t g i ọ n g ồ m
  168. ồ m h ỏ i : - N à y , c ô b é đ i đ â u t h ế ? N g h e c h ó s
  169. ó i h ỏ i , c ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ s ợ l ắ m , n h ư n g c ũ n
  170. g đ à n h b ạ o d ạ n t r ả l ờ i : - T ô i đ i s a n g n h à b à
  171. n g o ạ i t ô i . N g h e c ô b é n ó i đ i s a n g b à n g o ạ i ,
  172. c h ó s ó i n g h ĩ b ụ n g : À , t h ì r a n ó l ạ i c ò n c ó b
  173. à n g o ạ i n ữ a , t h ế t h ì m ì n h p h ả i ă n t h ị t c ả h a i
  174. b à c h á u . N g h ĩ v ậ y n ê n c h ó s ó i l ạ i h ỏ i : - N h
  175. à b à n g o ạ i c ô ở đ â u ? - Ở b ê n k i a k h u r ừ n g . C
  176. á i n h à c ó ố n g k h ó i đ ấ y , c ứ đ ẩ y c ử a l à v à o đ ư ợ
  177. c n g a y . N g h e x o n g , c h ó s ó i b ỏ c ô b é q u à n g k h
  178. ă n đ ỏ ở đ ấ y r ồ i c h ạ y m ộ t m ạ c h đ ế n n h à b à n g o ạ
  179. i c ô b é . N ó đ ẩ y c ử a v à o v ồ l ấ y b à c ụ r ồ i n u ố t
  180. c h ử n g n g a y v à o b ụ n g . X o n g x u ô i , n ó l ê n g i ư ờ
  181. n g n ằ m đ ắ p c h ă n g i ả l à b à n g o ạ i ố m . L ú c c ô b
  182. é q u à n g k h ă n đ ỏ đ ế n , c ô t h ấ y c h ó s ó i đ ắ p c h ă n
  183. n ằ m t r ê n g i ư ờ n g , c ô t ư ở n g “ b à n g o ạ i ” b ị ố m t
  184. h ậ t , c ô h ỏ i : - B à ơ i ! B à ố m đ ã l â u c h ư a ? S ó
  185. i k h ô n g đ á p g i ả v ờ r ê n h ừ h ừ - B à ơ i , m ẹ c
  186. h á u b ả o m a n g b á n h s a n g b i ế u b à . - T h ế à , t h ế
  187. t h ì b à c á m ơ n c h á u v à m ẹ c h á u . C h á u n g o a n q u
  188. á . C h á u l ạ i đ â y v ớ i b à . C ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ
  189. c h ạ y n g a y đ ế n c ạ n h g i ư ờ n g , n h ư n g c ô n g ạ c n h i ê
  190. n l ù i l ạ i h ỏ i ; - B à ơ i ! S a o h ô m n a y t a i b à d
  191. à i t h ế ? - T a i b à d à i đ ể b à n g h e c h á u n ó i đ ư ợ
  192. c r õ h ơ n C h ó s ó i đ á p - T h ế c ò n m ắ t b à , s a o h
  193. ô m n a y m ắ t b à t o t h ế ? - M ắ t b à t o đ ể b à n h ì n
  194. c h á u đ ư ợ c r õ h ơ n . C h ư a t i n , c ô b é q u à n g k h ă
  195. n đ ỏ l ạ i h ỏ i : - T h ế c ò n m ồ m b à , s a o h ô m n a y
  196. m ồ m b à t o t h ế ? - M ồ m b à t o đ ể b à ă n t h ị t c h á
  197. u đ ấ y . N ó i x o n g , s ó i n h ổ m d ậ y đ ị n h v ồ l ấ y c ô
  198. b é . M a y s a o , l ú c đ ó b á c h à n g x ó m c h ạ y s a n g t
  199. h ấ y t h ế , s ẵ n c á i b ú a t r o n g t a y , b á c l i ề n p h a n
  200. g n g a y v à o đ ầ u S ó i m ộ t c á i . C o n S ó i g i a n á c v
  201. ỡ s ọ c h ế t n g a y . B á c h à n g x ó m l i ề n l ấ y d a o m ổ
  202. b ụ n g c h ó S ó i v à k ị p t h ờ i c ứ u đ ư ợ c b à . T h ế l à
  203. c ả h a i b à c h á u đ ề u k h ô n g v i ệ c g ì . T ừ d ạ o ấ y ,
  204. c ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ k h ô n g b a o g i ờ d á m l à m s a
  205. i l ờ i m ẹ d ặ n . à y x ử a , n g à y x ư a , c ó m ộ t c ô b é t
  206. h ư ờ n g h a y q u à n g c h i ế c k h ă n m à u đ ỏ , v ì v ậ y , m ọ
  207. i n g ư ờ i g ọ i c ô l à c ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ . M ộ t h ô
  208. m , m ẹ c ô b ả o c ô m a n g b á n h s a n g b i ế u b à n g o ạ i .
  209. T r ư ớ c k h i đ i , m ẹ c ô d ặ n : - C o n đ i t h ì đ i đ ư
  210. ờ n g t h ẳ n g , đ ừ n g đ i đ ư ờ n g v ò n g q u a r ừ n g m à c h ó
  211. s ó i ă n t h ị t c o n đ ấ y . T r ê n đ ư ờ n g đ i , c ô t h ấ y
  212. đ ư ờ n g v ò n g q u a r ừ n g c ó n h i ề u h o a , n h i ề u b ư ớ m ,
  213. k h ô n g n g h e l ờ i m ẹ d ặ n , c ô t u n g t ă n g đ i t h e o
  214. đ ư ờ n g đ ó . Đ i đ ư ợ c m ộ t q u ã n g t h ì g ặ p S ó c , S ó c
  215. n h ắ c : - C ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ ơ i , l ú c n ã y t ô i
  216. n g h e m ẹ c ô d ặ n đ i đ ư ờ n g t h ẳ n g , đ ừ n g đ i đ ư ờ n g
  217. v ò n g c ơ m à . S a o c ô l ạ i đ i đ ư ờ n g n à y ? C ô b é k
  218. h ô n g t r ả l ờ i S ó c . C ô c ứ đ i t h e o đ ư ờ n g v ò n g q u
  219. a r ừ n g . V ừ a đ i , c ô v ừ a h á i h o a , b ắ t b ư ớ m . V à o
  220. đ ế n c ử a r ừ n g t h ì c ô g ặ p c h ó s ó i . C o n c h ó s ó i
  221. r ấ t t o đ ế n t r ư ớ c m ặ t c ô . N ó c ấ t g i ọ n g ồ m ồ m
  222. h ỏ i : - N à y , c ô b é đ i đ â u t h ế ? N g h e c h ó s ó i
  223. h ỏ i , c ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ s ợ l ắ m , n h ư n g c ũ n g đ
  224. à n h b ạ o d ạ n t r ả l ờ i : - T ô i đ i s a n g n h à b à n g
  225. o ạ i t ô i . N g h e c ô b é n ó i đ i s a n g b à n g o ạ i , c h
  226. ó s ó i n g h ĩ b ụ n g : À , t h ì r a n ó l ạ i c ò n c ó b à n
  227. g o ạ i n ữ a , t h ế t h ì m ì n h p h ả i ă n t h ị t c ả h a i b à
  228. c h á u . N g h ĩ v ậ y n ê n c h ó s ó i l ạ i h ỏ i : - N h à b
  229. à n g o ạ i c ô ở đ â u ? - Ở b ê n k i a k h u r ừ n g . C á i
  230. n h à c ó ố n g k h ó i đ ấ y , c ứ đ ẩ y c ử a l à v à o đ ư ợ c n
  231. g a y . N g h e x o n g , c h ó s ó i b ỏ c ô b é q u à n g k h ă n
  232. đ ỏ ở đ ấ y r ồ i c h ạ y m ộ t m ạ c h đ ế n n h à b à n g o ạ i c
  233. ô b é . N ó đ ẩ y c ử a v à o v ồ l ấ y b à c ụ r ồ i n u ố t c h
  234. ử n g n g a y v à o b ụ n g . X o n g x u ô i , n ó l ê n g i ư ờ n g
  235. n ằ m đ ắ p c h ă n g i ả l à b à n g o ạ i ố m . L ú c c ô b é q
  236. u à n g k h ă n đ ỏ đ ế n , c ô t h ấ y c h ó s ó i đ ắ p c h ă n n ằ
  237. m t r ê n g i ư ờ n g , c ô t ư ở n g “ b à n g o ạ i ” b ị ố m t h ậ t
  238. , c ô h ỏ i : - B à ơ i ! B à ố m đ ã l â u c h ư a ? S ó i k
  239. h ô n g đ á p g i ả v ờ r ê n h ừ h ừ - B à ơ i , m ẹ c h á u
  240. b ả o m a n g b á n h s a n g b i ế u b à . - T h ế à , t h ế t h
  241. ì b à c á m ơ n c h á u v à m ẹ c h á u . C h á u n g o a n q u á .
  242. C h á u l ạ i đ â y v ớ i b à . C ô b é q u à n g k h ă n đ ỏ c h ạ
  243. y n g a y đ ế n c ạ n h g i ư ờ n g , n h ư n g c ô n g ạ c n h i ê n l
  244. ù i l ạ i h ỏ i ; - B à ơ i ! S a o h ô m n a y t a i b à d à i
  245. t h ế ? - T a i b à d à i đ ể b à n g h e c h á u n ó i đ ư ợ c r
  246. õ h ơ n C h ó s ó i đ á p - T h ế c ò n m ắ t b à , s a o h ô m
  247. n a y m ắ t b à t o t h ế ? - M ắ t b à t o đ ể b à n h ì n c h
  248. á u đ ư ợ c r õ h ơ n . C h ư a t i n , c ô b é q u à n g k h ă n đ
  249. ỏ l ạ i h ỏ i : - T h ế c ò n m ồ m b à , s a o h ô m n a y m ồ m
  250. b à t o t h ế ? - M ồ m b à t o đ ể b à ă n t h ị t c h á u đ
  251. ấ y . N ó i x o n g , s ó i n h ổ m d ậ y đ ị n h v ồ l ấ y c ô b é
  252. . M a y s a o , l ú c đ ó b á c h à n g x ó m c h ạ y s a n g t h ấ y
  253. t h ế , s ẵ n c á i b ú a t r o n g t a y , b á c l i ề n p h a n g n
  254. g a y v à o đ ầ u S ó i m ộ t c á i . C o n S ó i g i a n á c v ỡ s
  255. ọ c h ế t n g a y . B á c h à n g x ó m l i ề n l ấ y d a o m ổ b ụ n
  256. g c h ó S ó i v à k ị p t h ờ i c ứ u đ ư ợ c b à . T h ế l à c ả
  257. h a i b à c h á u đ ề u k h ô n g v i ệ c g ì . T ừ d ạ o ấ y , c ô
  258. b é q u à n g k h ă n đ ỏ k h ô n g b a o g i ờ d á m l à m s a i l
  259. ờ i m ẹ d ặ n . k ể c h o
  260. h ọ n g h e l à d ì g h ẻ m u ố n g i ế t c ô , n g ư ờ i đ i s ă n
  261. đ ã đ ể c h o c ô s ố n g , c ô đ ã c h ạ y b ă n g r ừ n g , s u ố
  262. t c ả n g à y , m ã i c h o đ ế n k h i c ô t h ấ y n g ô i n h à c
  263. ủ a h ọ . C á c c h ú l ù n b ả o c ô : - Cô có muốn giúp chúng tôi một tay, làm các việc trong nhà này không? Cô sẽ nấu nướng, làm giường, giặt giũ, khâu vá, thêu thùa, cô quét tước, dọn dẹp tốt, thì ở lại đây với chúng tôi, cô sẽ chẳng thiếu thứ gì. B ạ c h T u y ế t n ó
  264. i : - Vâng! em xin đa tạ. T ừ đ ó B ạ c h T u y ế t ở v ớ i c á c c h ú l ù n . C ô l à
  265. m c ô n g v i ệ c n ộ i t r ợ . S á n g s ớ m , c á c c h ú l ù n v à
  266. o m ỏ l ấ y q u ặ n g v à v à n g c h o đ ế n c h i ề u t ố i . B ạ c
  267. h T u y ế t l à m t h ứ c ă n s ẵ n đ ể c h o h ọ v ề ă n . S u ố t
  268. n g à y , c ô ở n h à m ộ t m ì n h . C á c c h ú l ù n d ặ n c ô :
  269. - Cẩn thận đề phòng mụ dì ghẻ đấy! Thế nào rồi mụ cũng biết là cô ở đây. Đừng cho ai vào nhà đấy! H o à n g h ậ u đ i n h n i n h l à ă n t i m g a n B ạ c h T u y
  270. ế t r ồ i m ụ c h ắ c r ằ n g t ừ n a y m ì n h đ ẹ p n h ấ t đ ờ i .
  271. M ụ đ ế n g ầ n g ư ơ n g v à h ỏ i : Gương kia ngự ở trên tường, Nước ta ai đẹp được dường như ta? G ư ơ n g đ á p : Xưa kia bà đẹp nhất trần, Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn. Nàng ta ở khuất núi non, Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.
  272. M ụ h o à n g h ậ u g i ậ t m ì n h v ì b i ế t r ằ n g g ư ơ n g k h ô
  273. n g b a o g i ờ n ó i d ố i , n g ư ờ i đ i s ă n đ ã l ừ a b à v à
  274. B ạ c h T u y ế t c ò n s ố n g . M ụ b è n n g h ĩ c á c h h ạ i B ạ
  275. c h T u y ế t . M ụ đ ứ n g n g ồ i k h ô n g y ê n v ì t h ấ y m ì n h
  276. c h ư a p h ả i l à n g ư ờ i đ ẹ p n h ấ t n ư ớ c . S a u đ ó m ụ t
  277. ì m r a m ộ t k ế . M ụ b ô i m ặ t v à ă n m ặ c g i ả l à m m ộ
  278. t b à l ã o b á n h à n g x é n , k h ô n g a i n h ậ n r a đ ư ợ c .
  279. M ụ c ả i t r a n g r ồ i v ư ợ t b ả y n g ọ n n ú i đ ế n n h à b
  280. ả y c h ú l ù n k i a , g õ c ử a n ó i : - Lão có hàng đẹp bán đây. B ạ c h T u y ế t n h ì n
  281. q u a c ử a s ổ n ó i : - Chào bà, bà bán gì đấy? - Toàn là của đẹp, dây buộc, áo lót đủ các màu. R ồ i m ụ c h o c ô x e m m ộ t c h i ế c
  282. a o l ó t b ằ n g x a - t a n h n g ũ s ắ c . B ạ c h T u y ế t n g h ĩ :
  283. " B à n à y t r ô n g c ó v ẻ t ử t ế , m ì n h c h o v à o đ ư ợ c
  284. " . C ô b è n m ở c ử a c h o m ụ v à o v à m u a c h i ế c á o l
  285. ó t c ó d â y b u ộ c . M ụ b ả o c ô : - Con ơi, con buộc vụng lắm, lại đây, bà buộc cho. B ạ c h T u y ế t k h ô n g
  286. c h ú t e n g ạ i , đ ể m ụ b u ộ c h ộ . M ụ b u ộ c t h o ă n t h o
  287. ắ t , t h í t c h ặ t q u á , B ạ c h T u y ế t k h ô n g t h ở đ ư ợ c
  288. n ữ a , n g ã l ă n r a b ấ t t ỉ n h n h â n s ự . M ụ n ó i : - Bây giờ thì tao mới là người đẹp nhất. R ồ i
  289. m ụ v ộ i v ã r a v ề . T ố i đ ế n b ả y c h ú l ù n v ề n h à ,
  290. t h ấ y B ạ c h T u y ế t n ằ m x o à i t r ê n m ặ t đ ấ t , k h ô n g
  291. đ ộ n g đ ậ y t h ì h o ả n g s ợ l ắ m . H ọ n h ấ c c ô l ê n , t h
  292. ấ y á o l ó t b u ộ c c h ặ t q u á , b è n c ắ t đ ô i r a . C ô l
  293. ạ i k h e k h ẽ t h ở , r ồ i d ầ n d ầ n s ố n g l ạ i . S a u k h i
  294. n g h e c ô k ể c h u y ệ n v ừ a x ả y r a , c á c c h ú l ù n b ả
  295. o c ô : - Con mụ bán hàng đúng là mụ hoàng hậu độc ác. Từ rày trở đi cô phải cẩn thận, khi chúng tôi vắng nhà thì chớ có cho ai vào đấy nhé. K h i v ề t ớ i n h à , m ụ d ì g h ẻ b è n đ ế n t r ư
  296. ớ c g ư ơ n g v à h ỏ i : Gương kia ngự ở trên tường, Nước ta ai đẹp được dường như ta? G ư ơ n g đ á p : Xưa kia bà đẹp nhất trần, Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn. Nàng ta ở khuất núi non, Tại nhà của bảy chú lùn xa xa. N g h e n ó i v
  297. ậ y , h o à n g h ậ u t á i m ặ t đ i , m á u s ô i l ê n v ì c ă m
  298. g i ậ n , m ụ b i ế t l à B ạ c h T u y ế t đ ã đ ư ợ c c ứ u s ố n g
  299. l ạ i . M ụ n ó i : - Được rồi, thế nào tao cũng lập mưu trừ được mày. R ồ i m ụ p h ù p h é p l à m m ộ t c á i l ư ợ
  300. c c ó t h u ố c đ ộ c v à m ặ c g i ả l à m m ộ t b à l ã o k h á c
  301. l ầ n t r ư ớ c . M ụ v ư ợ t b ả y n g ọ n n ú i đ i đ ế n n h à b
  302. ả y c h ú l ù n , g ỗ c ử a v à n ó i : - Bà có hàng đẹp bán đấy. B ạ c h T u y ế t n g ó q u
  303. a c ử a s ổ , n ó i t o : - Bà đi đi, tôi không được phép cho ai vào đâu. M ụ g i à n ó i : - Thì ai cấm con xem cơ chứ? R ồ i m ụ g i ơ c h
  304. o B ạ c h T u y ế t x e m c á i l ư ợ c c ó t h u ố c đ ộ c . C ô t h
  305. í c h c á i l ư ợ c q u á , x i ê u l ò n g c h ạ y r a m ở c ử a . Đ
  306. ô i b ê n t h ỏ a t h u ậ n m u a b á n x o n g , m ụ g i à n ó i : - Để bà chải cho đẹp nhé.
  307. B ạ c h T u y ế t c h ẳ n g n g ầ n n g ạ i g ì , đ ể c h o m ụ c h ả i
  308. đ ầ u . L ư ợ c m ớ i đ ụ n g v à o t ó c , B ạ c h T u y ế t đ ã b ị
  309. đ ộ c , n g ã l ă n r a b ấ t t ỉ n h n h â n s ự . C o n m ụ g i a
  310. n á c n ó i : - Thế là cái đẹp tuyệt vời đã đi đời nhà ma. R ồ i m ụ b ỏ đ i . M a y s a o b ấ y g i ờ đ ã m u
  311. ộ n . C h ẳ n g m ấ y c h ố c , b ả y c h ú l ù n v ề . T h ấ y B ạ c h
  312. T u y ế t n ằ m c h ế t c ứ n g d ư ớ i đ ấ t , h ọ n g h i n g a y t
  313. h ủ p h ạ m l à m ụ d ì g h ẻ . H ọ t ì m t h ấ y c á i l ư ợ c t r
  314. ê n đ ầ u B ạ c h T u y ế t . V ừ a g ỡ l ư ợ c r a t h ì B ạ c h T u
  315. y ế t s ố n g l ạ i n g a y , k ể l ạ i s ự v i ệ c c h o c á c c h ú
  316. n g h e . C á c c h ú d ặ n c ô p h ả i c ẩ n t h ậ n . B ấ t c ứ a
  317. i đ ế n c ũ n g đ ừ n g m ở c ử a c h o v à o . H o à n g h ậ u v ề n
  318. h à s o i g ư ơ n g h ỏ i : Gương kia ngự ở trên tường, Nước ta ai đẹp được dường như ta? G ư ơ n g v ẫ n t r ả l ờ i n h ư t r ư
  319. ớ c : Xưa kia bà đẹp nhất trần, Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn. Nàng ta ở khuất núi non, Tại nhà của bảy chú lùn xa xa. N g h e t h ấ y t h ế , h o à n g h ậ u t ứ c đ i ê n l ê
  320. n , n ó i : - Con Bạch Tuyết, mày phải chết, dù tao có mất mạng cũng cam. M ụ v à o m ộ t c á i p h ò n g r ấ t k í n t r o n g l
  321. â u đ à i , n ơ i k h ô n g a i đ ư ợ c b ư ớ c c h â n t ớ i . M ụ t
  322. ẩ m t h u ố c đ ộ c v à o m ộ t q u ả t á o . Q u ả t á o t r ô n g r
  323. ấ t n g o n , n ử a đ ỏ n ử a t r ắ n g , a i t h ấ y c ũ n g m u ố n
  324. ă n , n h ư n g c ắ n m ộ t m i ế n g l à c h ế t t ư ơ i . S a u k h i
  325. đ ã c h u ẩ n b ị q u ả t á o , m ụ b ô i m ặ t , ă n m ặ c g i ả l
  326. à m m ộ t b à b á n t á o r o n g , v ư ợ t b ả y n g ọ n n ú i đ ế n
  327. n h à b ả y c h ú l ù n . M ụ g ỗ c ử a . B ạ c h T u y ế t t h ò đ ầ
  328. u q u a c ử a s ổ , n ó i : - Tôi không được phép cho ai vào đâu. Bảy chú lùn đã cấm rồi. M ụ b á n t á o k i a b ả o : - Thôi cũng được. Tôi muốn đẩy chỗ táo này đi. Để tôi cho cô một quả. B ạ c h
  329. T u y ế t n ó i : - Không, cháu không được phép lấy gì đâu. M ụ g i à n ó i : - Cô sợ ăn phải thuốc độc ư? Trông đây này, tôi bổ quả táo ra làm đôi, cô ăn nửa đỏ đẹp, tôi ăn nửa trắng nhé. M ụ g i à t ẩ m t h u ố c đ
  330. ộ c v à o q u ả t á o r ấ t k h é o , c h ỉ n ử a đ ỏ c ó t h u ố c
  331. đ ộ c t h ô i . B ạ c h T u y ế t t h è m ă n q u ả t á o q u á , t h ấ
  332. y m ụ ă n t á o m à k h ô n g s a o c ả , c ô b è n c ầ m l ấ y p
  333. h ầ n m ụ đ ư a v à q u y ế t đ ị n h ă n . C ô v ừ a c ắ n m ộ t m
  334. i ế n g t h ì n g ã l ă n r a c h ế t . M ụ l ư ờ m c ô , c ư ờ i k h
  335. a n h k h á c h , n ó i : - Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen như mun, lần này mấy thằng lùn hết đường cứu sống mày. K h i v ề đ ế n c u n g h o à n g h ậ u h
  336. ỏ i : Gương kia ngự ở trên tường, Nước ta ai đẹp được dường như ta? G ư ơ n g đ á p : - Tâu hoàng hậu, hoàng hậu đẹp nhất nước ạ. Lúc đó, lòng mụ mới được thư thái, sự thư thái của kẻ đố kỵ. Những chú lùn về nhà thấy Bạch Tuyết đã tắt thở nằm dài trên mặt đất. Họ nâng cô dậy, tìm xem có dấu vết chất độc nào không. Họ nới áo cho cô, chải đầu cho cô, lấy nước và rượu tắm rửa cho cô, nhưng chẳng ăn thua gì, cô chết thật rồi. Họ đặt cô lên giường. Cả bảy người ngồi quanh thi hài than khóc ròng rã ba ngày. Họ muốn chôn cô, nhưng thấy sắc mặt cô vẫn tươi, má vẫn ửng hồng như người sống, thì nói: "Ai nỡ vùi cô xuống đất đen". Họ bèn đặt xác cô vào một cỗ quan tài bằng thủy tinh, bốn mặt đều trông thấu qua, rõ mồn một, và khắc tên cô bằng chữ vàng, đề rõ cô là một nàng công chúa. Sau đó, họ đem quan tài lên núi, cắt phiên nhau canh gác. Đến cả loài vật cũng đến viếng Bạch Tuyết, trước hết là cú, rồi đến quạ, sau cùng là một con chim bồ câu. Xác Bạch Tuyết để trong quan tài đã lâu mà sắc mặt vẫn tươi như ngủ, da vẫn trắng như tuyết, môi vẫn đỏ như máu, tóc vẫn đen như gỗ mun. Một hôm, có chàng hoàng tử đi săn trong khu rừng về muộn, tới nhà các chú lùn xin ngủ nhờ. Hoàng tử trông thấy trên núi có chiếc quan tài trong có Bạch Tuyết, ngoài đề chữ vàng. Hoàng tử liền bảo các chú lùn: - Các chú hãy cho ta cái quan tài kia, rồi muốn gì ta cũng ban cho. - Hoàng tử có cho chúng tôi núi vàng, biển bạc chúng tôi cũng không bán. Hoàng tử nói: - Thế thì các chú biếu ta vậy, vì ta mà không được trông thấy Bạch Tuyết thì ta không thể sống được. Ta sẽ yêu nàng và chăm sóc nàng, coi nàng là người yêu của ta. Nghe Hoàng tử nói thế, các chú lùn tốt bụng động lòng thương và bằng lòng đưa quan tài cho chàng. Hoàng tử sai thị vệ khiêng quan tài đi. Người khiêng vấp phải rễ cây, làm nẩy người Bạch Tuyết lên. Bạch Tuyết nôn miếng táo có thuốc độc ra. Tức thì nàng sống lại, mở mắt, nâng nắp quan tài lên, ngồi nhỏm dậy, kêu lên:
  337. - Trời ơi, đây là đâu? Hoàng tử mừng rỡ nói: - Nàng ở đây với ta. Rồi Hoàng tử kể cho Bạch Tuyết nghe đầu đuôi câu chuyện. Hoàng tử nói tiếp: - Ta yêu nàng nhất đời. Nàng hãy về cung điện vua cha với ta, nàng sẽ làm vợ ta. Bạch Tuyết vui vẻ theo gót Hoàng tử về cung. Lễ cưới được cử hành rất long trọng. Mụ dì ghẻ gian ác cũng được mới đến dự tiệc. Mụ ăn mặc lộng lẫy, đến gương soi và hỏi: Gương kia ngự ở trên tường, Nước ta ai đẹp được dường như ta? Gương đáp: Tâu bà, bà đẹp tuyệt trần, Nhưng hoàng hậu lại muôn phần đẹp hơn. Mụ gian ác chửi đổng một câu, sợ run lên. Mới đầu mụ toan không đi ăn cưới, nhưng mụ đứng ngồi không yên, sốt ruột đi xem mặt cô dâu. Mụ bước vào và nhận ra ngay Bạch Tuyết, sững lại, trong lòng vừa sợ hãi, vừa tràn đầy lòng căm giận. Nhà vua bèn sai người nướng đỏ một đôi giày bằng sắt có gông để cùm vào chân, và mụ ta bị nhà vua bắt phải mang đôi giày nóng đỏ và nhảy múa cho đến khi mụ ngã lăn ra chết.