Bí quyết thành đạt trong đời người

doc 269 trang ngocly 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bí quyết thành đạt trong đời người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbi_quyet_thanh_dat_trong_doi_nguoi.doc

Nội dung text: Bí quyết thành đạt trong đời người

  1. Bí quyết thành đạt trong đời người Tiến sĩ David J. Schwartz
  2. LỜI NÓI ĐẦU ãy đặt mục tiêu cao - Và sau đó bạn sẽ vượt qua khó khăn để đạt những mục tiêu đó. Hàng triệu bạn đọc trên thế giới đã nâng cao Hcuộc sống của họ sau khi đọc cuốn sách: “Bí quyết thành đạt trong đời người” do Giáo sư, Tiến sĩ David J. Schwartz một trong những người từ lâu được coi là chuyên gia giỏi về môn “Đắc nhân tâm” viết. Cuốn sách này sẽ giúp bạn kinh doanh tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, và điều quan trọng hơn là bạn sẽ thành đạt trong cuộc sống. Cuốn sách cung cấp cho bạn phương pháp để đạt được những mục đích lớn trong công việc, gia đình, bạn bè và xã hội. Tác giả đã chỉ ra rằng: Bạn không cần phải là một thiên tài bẩm sinh để trở nên một người thành đạt, hài lòng với cuộc sống. Nhưng bạn cần những bí quyết mà cuốn sách đã đưa ra và chỉ cho bạn đến nơi mà bạn muốn đến: Hãy tin là bạn thành công và bạn sẽ thành công. Tự cứu thoát mình khỏi nỗi sợ thất bại. Hãy củng cố lòng tự tin và chấm dứt nỗi sợ hãi. Hãy suy nghĩ và ước mơ một cách sáng tạo. Tính chủ động là bạn đồng minh của bạn. Biến thái độ của bạn thành đồng minh của bạn. Học để trở thành người có suy nghĩ lạc quan. Hãy biến thất bại thành thắng lợi.
  3. Dùng mục đích để giúp bạn tiến lên. Hãy suy nghĩ như một nhà lãnh đạo. Trong cuộc đời, phần lớn mọi người hàng ngày đang phải trải qua một cuộc sống bình thường, mặc dù có hàng ngàn cơ hội để cho họ thành công trong hai thập kỷ qua. Và trong sự bùng nổ sắp tới, sẽ có nhiều người phải lo lắng, tìm mọi cách vươn lên trong cuộc sống khi cảm thấy mình còn thấp kém, thua xa mọi người, không có khả năng làm những điều mình muốn. Kết quả là, họ sẽ chỉ đạt được một phần thưởng nhỏ bé, một hạnh phúc bé nhỏ. Còn những người biết biến cơ hội thành phần thưởng, họ sẽ thành công. Tôi tin rằng bạn sẽ là một trong một số những người khôn khéo, biết nắm vận hội và trở thành người thành đạt. Hãy bước vào cuộc sống thực tế đi! Cánh cửa của sự thành công sẽ mở rộng hơn lúc nào hết. Hãy gia nhập câu lạc bộ của những người đạt được tất cả những gì họ muốn. Đây là bước cơ bản đầu tiên để tiến tới thành công. Một bước lớn, không thể thiếu được. Đó là: Hãy tự tin vào bản thân. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH VÀ NIỀM TIN Đây là ba phương pháp để giúp bạn củng cố và đạt được sức mạnh của lòng tin. 1. Hãy chỉ nghĩ đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ đến thất bại. Khi đi làm cũng như khi ở nhà, hãy nhường chỗ cho những suy nghĩ thất bại bằng những suy nghĩ thành công. Khi gặp một tình huống khó khăn, hãy tự nói với mình: “Ta sẽ chiến thắng”, đừng bao giờ nói: “Có thể ta sẽ thua mất”. Khi cạnh tranh với ai đó, hãy nghĩ: “Ta sẽ thành công” điều khiển lý trí của bạn. Nghĩ là bạn thành công ý nghĩ đó sẽ tạo cho bạn những cơ hội để bạn thành công. Còn nếu nghĩ mình sẽ thất bại thì bạn sẽ chịu hậu quả của sự thất bại.
  4. 2. Hãy thường xuyên tự nhắc nhở mình là bạn tốt hơn là cái bạn nghĩ về bạn. Những người thành đạt không phải là những siêu nhân. Thành đạt không cần đến một trí tuệ siêu phàm. Và chẳng có gì là bí hiểm về sự thành công cả. Thành công không phải là do may mắn. Những người thành công là những người biết tin vào bản thân và tin vào việc họ làm. Đừng bao giờ - Vâng đừng có bao giờ - bán rẻ mình. 3. Hãy có một niềm tin lớn. Sự thành công lớn hay nhỏ phụ thuộc vào niềm tin tưởng mà bạn có. Bạn nghĩ tới mục đích nhỏ và bạn sẽ đạt được một chút ít. Còn nếu như bạn có những suy nghĩ lớn bạn sẽ thành công lớn. Hãy nhớ lấy điều này: Những ý nghĩ tầm cỡ và có kế hoạch lớn rõ rang là không khó hơn - những ý kiến nhỏ và dự định nhỏ. Ông Ralph J. Cordiner, Chủ tịch Ban quản trị hãng General Electric đã phát biểu tại cuộc hội nghị về khả năng lãnh đạo như sau: “ Chúng ta cần những con người có khát vọng làm lãnh đạo - niềm khát vọng cho anh ta và cho cả công ty của anh ta. Chúng ta cần những người có đủ cương quyết để đảm đương trách nhiệm tự trau dồi chính bản thân mình. Một con người có tiến lên phía trước hay tụt lại đằng sau là phụ thuộc vào khả năng hòa nhập vào thực tế của anh ta. Đây là cái cần có thời gian, sức lực và cả sự hi sinh. Không ai có thể làm cho ai cả”. Lời khuyên của Cordiner rất đúng và thực tế. Hãy sống như vậy. Những người muốn vươn lên bậc thang cao nhất trong quản lý kinh doanh, trong bán hàng, kỹ thuật, viết văn, đóng phim và thuộc bất cứ lĩnh vực nào khác đều luôn luôn có ý thức xây dựng một “kế hoạch tự phát triển và đi lên cho bản thân”. Bất cứ một chương trình rèn luyện nào - kể cả những cuốn sách này - đều phải thực hiện ba điều. Thứ nhất, nó phải bao hàm nội dung: làm những gì. Thứ hai, nó phải đưa ra một phương pháp áp dụng - làm việc đó như thế nào?. Và cuối cùng, nó phải được kiểm tra gay gắt - đó là: đạt được kết quả của chương trình rèn luyện cho bản thân phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và kỹ năng của những người muốn thành công. Họ đã tự điều khiển mình như thế nào? Họ đã vượt qua trở ngại ra sao? Họ gây được thiện cảm và thái độ kính trọng của người khác
  5. như thế nào? Cái gì đã giúp họ khác với những người bình thường. Họ suy nghĩ như thế nào? Kế hoạch cho sự tự phát triển và tiến lên của bạn như thế nào sẽ được tiến hành bằng một loạt các chỉ dẫn hành động. Bạn sẽ tìm thấy ở mỗi chương những chỉ dẫn bổ ích và lý thú. Hãy ứng dụng và bạn sẽ thấy kết quả. Thế còn phần quan trọng nhất của chương trình rèn luyện: kết quả? Những lời chỉ dẫn tóm tắt ngắn gọn được trình bày trong cuốn sách này sẽ giúp bạn đi tới thành công mà bạn tưởng chừng không thể với tới được. Chương trình này sẽ đem lại cho bạn những phần thưởng mà bạn không thể ngờ tới: bạn sẽ tôn trọng và yêu quí gia đình của mình hơn, bạn sẽ giành được sự yêu quí ca ngợi của bạn bè và những đồng nghiệp, bạn sẽ cảm thấy mình có ích, là một người có địa vị, bạn sẽ có thu nhập cao hơn và một mức sống tốt hơn. Sự tự rèn luyện là do chính bản thân bạn điều khiển. Sẽ không có ai đứng bên cạnh để chỉ bảo cho bạn phải làm gì và làm như thế nào. Cuốn sách này sẽ là người dẫn đường cho bạn nếu bạn biết và hiểu được chính bản thân mình. Chỉ có bạn mới đánh giá được bản thân mình. Chỉ có bạn mới hành động một cách cụ thể. Tóm lại, chính bạn sẽ là người rèn luyện bản thân để đạt được thành công lớn lao hơn. Bạn sẽ có một phòng thí nghiệm trang bị đầy đủ các thiết bị. Phòng thí nghiệm đó đang ở xung quanh bạn. Phòng thí nghiệm đó là tập thể những con người, đưa cho bạn những dẫn chứng hung hồn nhất về hành động của con người. Và sẽ không có một giới hạn cho việc học hỏi của bạn với tư cách là một nhà khoa học trong phòng thí nghiệm của riêng bạn. Bạn chẳng cần phải trả tiền thuê, trả tiền chi phí cho bất cứ một dụng cụ nào trong phòng thí nghiệm. Bạn cứ việc sử dụng mà không phải mất một xu nào cả. Là một giám đốc của phòng thí nghiệm, bạn hãy tiến hành: Quan sát và thí nghiệm.
  6. Bạn có ngạc nhiên lắm không khi nhận ra rằng bạn hiểu quá ít những hành động của những người đang sống quanh bạn hàng ngày? Hầu hết mọi người không được học để trở thành những nhà quan sát. Một điều quan trọng là cuốn sách này sẽ giúp bạn học để trở thành nhà quan sát, học để hiểu sâu sắc hơn về hành động của con người. Chắc bạn cũng tự hỏi mình những câu hỏi như: “Tại sao John lại thành đạt mà Tom thì bình thường? Tại sao một số người có nhiều bạn còn những người khác lại chỉ có một vài người thôi? Tại sao mọi người lại chỉ thích nghe một người bảo ban họ mà lại không muốn nghe người khác cũng với một ý kiến như vậy”. Một khi bạn đã được học hỏi, bạn sẽ học được một bài học giá trị chỉ bằng một phương pháp đơn giản là quan sát. Sau đây là hai lời khuyên đặc biệt để giúp bạn trở thành một quan sát viên giỏi. Chọn ra những người thành đạt nhất và những kẻ thất bại nhất mà bạn biết. Sau đó, như cuốn sách này đã thâu tóm, quan sát người bạn thành công xem làm cách nào mà anh ta lại thành công như vậy. Hãy cố gắng lựa chọn hai ví dụ thật điển hình để nhìn nhận rõ một kinh nghiệm khôn ngoan đã được vạch rõ trong cuốn sách này. Mỗi một mối liên hệ với một người sẽ đem đến cho bạn một cơ hội để tìm hiểu những nguyên tắc dẫn đến thành công. Mục đích của bạn là biến những hành động thành công trở thành thói quen. Càng thực hiện được nhiều, bạn sẽ thành đạt. Phần lớn mọi người trong chúng ta lấy trồng cây làm một thú vui. Chúng ta thường nghe mọi người nói: “Thật là thú vị khi đứng nhìn những cây mình trồng đang phát triển. Hãy quan sát xem họ trồng và tưới cây như thế nào? Hãy so sánh cây mình trồng ngày hôm nay với ngày hôm qua”. Một điều chắc chắn là thú vị khi được nhìn thấy cái gì có thể xảy ra khi con người và thiên nhiên hòa hợp với nhau. Nhưng còn thú vị hơn thế gấp 10 lần khi bạn tự quan sát phản ứng của mình đối với chương trình tự bồi dưỡng của chính bạn. Thật là vui khi tự bạn lại thấy chính bản thân mình trở nên tự tin hơn, hiệu quả hơn, thành công
  7. hơn ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác. Không có bất cứ thứ gì trên đời lại cho bạn một niềm thỏa mãn hơn là việc biết mình đang đi đến thành công và chiến thắng. Và điều thử thách lớn nhất đối với bạn đó là hãy tận dụng hết sức lực khả năng tiềm tàng của bạn. Hà Nội, tháng 6 - 1997 Chương I TIN LÀ BẠN THÀNH CÔNG VÀ BẠN CHẮC CHẮN SẼ THÀNH CÔNG Thành công có nghĩa là rất nhiều điều tuyệt vời và tích cực. Thành công trong đó có của cải cá nhân: một ngôi nhà xinh xắn, những kỳ nghỉ hè, đi du lịch, sự ổn định về tài chính và tạo cho con cái những điều kiện tốt đẹp nhất. Thành công có nghĩa là được ca ngợi, được lãnh đạo, được mọi người tôn trọng trong cuộc sống xã hội và trong công việc. Thành công có nghĩa là tự do: tự do thoát khỏi lo lắng, sợ hãi, bực dọc, và thất bại. Thành công có nghĩa là sự tự trọng, tiếp tục tìm ra hạnh phúc thật sự và sự thỏa mãn trong cuộc sống. Thành công có nghĩa là đem lại cho những người bạn yêu quí tất cả những gì bạn có thể làm được. Thành công có nghĩa là chiến thắng. Thành công - thành đạt - là mục đích của cuộc sống. Tất cả chúng ta đều muốn thành đạt. Tất cả chúng ta đều muốn có những gì tốt đẹp nhất mà cuộc đời mang lại cho chúng ta. Không ai muốn mình phải luồn lách, sống một cuộc đời tầm thường.
  8. Một trong những lời khuyên khôn ngoan nhất để đạt được sự thành công như trong sách kinh thánh đã nói là: đức tin. Chúa nói rằng con người có thể dời được núi. Nếu bạn có lòng tin, thực sự tin là bạn có thể dời núi thì bạn sẽ làm được điều đó. Không có nhiều người tin là họ có thể dời được núi và kết quả là không có mấy người làm được điều đó. Chắc đã có lần ai đó nói với bạn: “Thật là điên rồ khi nghĩ là bạn có thể dời được núi chỉ bằng cách nói: Núi hãy chuyển đi. Điều đó là không thể xảy ra”. Một số người đã lẫn lộn triết lý này với những ước mơ. Nhưng thực sự là không ai có thể ước chuyển được núi, mơ trở thành một giám đốc, ước có một ngôi nhà tuyệt đẹp, ước được hưởng lương cao. Không ai có thể ước trở thành nhà lãnh đạo. Nhưng bạn có thể dời được núi với một niềm tin là bạn có thể làm được. Bạn có thể đạt được tất cả những gì mong muốn nếu bạn thực sự tin là bạn sẽ làm được. Không có gì là bí ẩn hay huyền bí về sức mạnh của lòng tin. Lòng tin vào khả năng thành công của bạn sẽ tạo ra một sức mạnh, kỹ năng, và nghị lực cần thiết cho bạn. Khi bạn tin là “Ta có thể làm được” thì lập tức bạn sẽ tìm cách trả lời câu hỏi: Có thể làm bằng cách nào?. Hàng ngày, tất cả thanh niên ở khắp nơi đều lao vào những công việc mới. Mỗi người trong số họ, ước mơ rằng một ngày nào đó họ sẽ đạt tới vị trí cao nhất. Nhưng sự thực là phần lớn những người này không hiểu một điều là cần phải nỗ lực mới trèo lên được bậc thang cuối cùng. Và thế là họ không tới được nấc thang mà họ mong muốn. Nếu bạn tin là việc đó là không thể đạt được, thì bạn sẽ không thể nào khám phá ra được cách leo tới độ cao đó. Đó là thái độ của những người bình thường. Nhưng chỉ có một số ít người thực sự tin là họ sẽ thành công. Họ làm việc với thái độ là họ rồi sẽ trở thành người đứng đầu. Và với niềm tin đó, họ trở thành những người đứng đầu. Tin là bạn có thể thành
  9. công. Và điều đó là có thể được. Lý thuyết này nghiên cứu và quan sát hành động của các chuyên viên cấp cao của các công ty. Những người này học cách giải quyết vấn đề của những người thành đạt. Họ học được thái độ của những người thành đạt. Những người tin là mình có thể làm được một việc gì đó sẽ tự tìm cách đạt được điều đó. Tôi quen biết một phụ nữ trẻ, cách đây hai năm, cô ta quyết định mở một đại lý bán nhà cửa. Rất nhiều người khuyên cô là không nên làm và cho rằng cô sẽ không thể làm được. Cô gái này có chưa đầy 3.000 đôla tiền tiết kiệm, mà số tiền cần phải đầu tư thì gấp hơn thế nhiều. Người ta nói với cô: - Hãy xem thị trường đang cạnh tranh gay gắt, hơn nữa cô lại không có kinh nghiệm trong việc buôn bán nhà, nhất là cô lại làm một mình. Nhưng cô gái này tin vào bản thân và khả năng thành công. Cô nhanh chóng nhận ra là mình thiếu vốn, hơn nữa công việc kinh doanh này là phải cạnh tranh, còn cô thì chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng cô nói: - Tôi có tất cả những dẫn chứng để chứng tỏ là ngành kinh doanh nhà ở này sẽ phát triển. Hơn nữa tôi đã nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. Tôi biết là tôi có thể làm công việc giao dịch này tốt hơn bất cứ ai trong thành phố này. Có thể tôi sẽ mắc một số sai lầm, nhưng tôi sẽ nhanh chóng trở thành người đứng đầu. Và cô gái đã trở thành người đứng đầu. Cô gặp một số khó khăn trong việc gom cho đủ số vốn cần thiết. Nhưng vì lòng tin của cô vào sự thành công đã thuyết phục được hai nhà đầu tư khác. Và thế là cô đã làm được cái việc tưởng chừng không thể được - liên kết với một nhà kinh doanh khác mà không hề phải bỏ một đồng xu nào cả. Năm ngoái cô thu được 1.000.000 đôla. Cô đang hy vọng năm sau có thể kiếm được gấp đôi như thế.
  10. Lòng tin, một lòng tin mạnh mẽ là động lực thúc đẩy trí óc tìm ra con đường đạt được mong muốn. Và việc bạn tin là mình có thể thành công sẽ đem lại niềm tin cả cho những người xung quanh. Những người tin là mình có thể chuyển núi, họ sẽ chuyển được núi. Những người tin là mình không thể chuyển được núi, thì họ sẽ không bao giờ chuyển được. Trong thời đại ngày nay, lòng tin còn làm được những điều kỳ diệu hơn cả việc dời núi. Một điều quan trọng trong việc khám phá ra vũ trụ là lòng tin của các nhà khoa học vào khả năng con người có thể chinh phục được vũ trụ. Nếu không có lòng tin chắc chắn vào sự thành công, các nhà khoa học sẽ không đủ nghị lực, niềm say mê và sự nhiệt tình trong công việc. Lòng tin vào phương pháp chữa bệnh ung thư đã dẫn con người tới phương thuốc kỳ diệu mà chúng ta có bây giờ. Lòng tin vào kết quả tốt đẹp là lực đẩy, là sức mạnh đằng sau tất cả những tri thức trong sách vở, sân khấu và những khám phá khoa học. Tin vào sự thành công là một yếu tố, một phẩm chất cơ bản không thể thiếu được ở những người đã thành công. Bạn hãy tin vào khả năng thành công, và chắc chắn bạn sẽ thành công. Trong những năm vừa qua, tôi đã gặp và nói chuyện với rất nhiều người, cả những người thất bại. Tôi lắng nghe họ nói về những lý do họ cho là đã dẫn họ đến thất bại là do họ không tin là mình có thể thành công. Tôi biết được điều này qua lời họ thỉnh thoảng nói như: “Nói thật là tôi cũng nghĩ là mình sẽ không làm nổi. Tôi cũng không ngạc nhiên cho lắm khi mọi việc không đi đến đâu cả”. Mất lòng tin là một tác động tiêu cực. Khi bạn mất lòng tin, đầu óc bạn sẽ tìm ra những lý do để chứng minh điều đó. Nghi ngờ, mất lòng tin trong thâm tâm bạn, là những lý do đưa bạn đến thất bại. Tin vào thắng lợi và nhất định bạn sẽ thắng lợi.
  11. Một nhà văn nữ nói với tôi về những tham vọng của cô trong việc viết văn. Nhưng khi nói đến tên nhà văn nổi tiếng trong lĩnh vực này, cô ta liền phản ứng: “Ông ấy là một nhà văn tuyệt vời, chắc chắn là tôi không thể viết hay như ông ta được”. Thái độ của cô làm tôi vô cùng thất vọng vì tôi biết rõ nhà văn nổi tiếng này, ông ta không phải là người cực kỳ thông minh hoặc có nhận thức cực kỳ cao. Ông chỉ có lòng tự tin. Ông có một niềm tin mãnh liệt và vì thế ông đã sống và hành động như một người giỏi nhất. Thật không ngoan nếu chúng ta biết tôn trọng, học hỏi, quan sát những người khác trên mình. Nhưng đừng tôn thờ họ. Hãy tin là bạn có thể vượt qua họ, tin là bạn có thể tiến xa hơn thế. Chỉ có những người tin rằng họ là hạng hai, thì họ sẽ chỉ làm đến hạng hai mà thôi. Hãy tin vào điều mà tôi sắp nói ra sau đây. Lòng tin là chiếc máy điều hòa nhiệt độ điều khiển tất cả những gì chúng ta đạt được trong cuộc sống. Những kẻ tin là họ chỉ làm được những việc nhỏ nhặt sẽ chỉ đạt được rất ít. Những kẻ tin là họ không làm được những việc lớn sẽ không bao giờ làm được những việc lớn. Những kẻ tin là họ không quan trọng, sẽ hành động như một người không quan trọng. Những người này dường như nhỏ đi, chìm đi so với những người xung quanh. Chỉ có những người tin vào sự thành đạt, vào khả năng có thể làm được những công việc lớn, vào sự quan trọng của chính bản thân họ, thì cuối cùng sẽ đạt được những điều họ tin. Mỗi người là sản phẩm của tư duy. Hãy biết nhìn xa trông rộng. Điều chỉnh chiếc máy điều hòa nhiệt độ của bạn. Khởi đầu sự thành công bằng một niềm tin thật sự thì bạn sẽ thành công. Một vài năm trước đây, sau một buổi tiếp xúc với một nhóm các nhà kinh doanh, tôi đã nói chuyện với một người đàn ông; người này tự giới thiệu mình và nói với tôi: - Tôi rất thích thú buổi nói chuyện của anh. Nếu anh có một vài phút rảnh, tôi muốn được nói chuyện với anh về kinh nghiệm của bản thân tôi.
  12. Chỉ trong vòng một vài phút, tôi và anh ta ngồi trong quán cà phê, trong khi chờ đợi uống một chút gì đó và chúng tôi nói chuyện. “Tôi có một câu chuyện riêng mà lại rất phù hợp với những điều anh nói trong buổi nói chuyện ngày hôm nay. Đó là: hãy để cho lý trí giúp anh làm việc chứ đừng bắt nó làm hại công việc của anh. Tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe về việc tôi đã tự giải thoát mình ra khỏi thế giới tầm thường như thế nào, nhưng hôm nay tôi muốn được kể với anh”. - Vâng, tôi cũng rất muốn được nghe anh nói. - Tôi nói. - Cách đây 5 năm, tôi làm việc trong một cửa hàng buôn bán thuốc nhuộm. Tôi có một cuộc sống trung bình như bao người khác. Nhưng cuộc sống này còn cách xa lý tưởng của tôi. Căn nhà chúng tôi ở rất bé và chúng tôi không có tiền để mua những thứ mà chúng tôi muốn. Vợ tôi, thật tội nghiệp, không bao giờ phàn nàn, nhưng tôi có thể hiểu được là cô ấy chỉ dám đổ lỗi cho số phận. Trong thâm tâm, tôi cũng trở nên buồn bực. Tôi cảm thấy đau đớn khi nhìn thấy vợ và hai con nhỏ nghèo túng. Nhưng bây giờ mọi thứ đã khác hẳn. Bây giờ gia đình chúng tôi đã có một căn nhà mới đẹp trên một miếng đất 2 hecta và một mảnh vườn cách đấy vài trăm mét. Tôi không còn phải lo lắng về chuyện có nên cho con tôi đi học ở một trường tư đắt tiền hay vợ tôi không còn phải cảm thấy tội lỗi mỗi khi cô ấy mua sắm một vài thứ mới. Mùa hè tới, cả gia đình tôi sẽ đi nghỉ ở châu Âu. Chúng tôi đang thực sự sống rất hạnh phúc. Vậy những điều đó đã xảy ra như thế nào - Tôi hỏi anh ta. - Nó đã xảy ra như điều anh đã nói ngày hôm nay. Tôi đã tận dụng sức mạnh của niềm tin, năm năm trước đây, tôi lao vào ngành nhuộm ở Detroit với hy vọng là sẽ kiếm được một số tiền kha khá. Tôi đên Cleveland vào tối chủ nhật nhưng buổi phỏng vấn lại vào thứ hai. Sau bữa ăn tối, tôi ngồi trong phòng khách sạn của mình và không hiểu vì một lý do gì tôi tự cảm thấy xấu hổ với bản thân: “Tôi tự hỏi tại sao tôi lại chỉ là kẻ thường thường hạng trung. Tại sao tôi lại muốn một công việc chỉ đưa tôi tiến lên một bước nhỏ?”. Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu điều gì đã khiến tôi lấy ra một tờ giấy và viết tên 5 người
  13. tôi biết đã vượt xa tôi về cả quyền lực và công việc. Hai người là hàng xóm của tôi và giờ họ đã chuyển tới chỗ ở mới đẹp hơn. Hai người khác là người tôi đã làm việc cho họ và người thứ năm là em tôi. Tiếp theo, tôi lại tự hỏi cả 5 người này có những yếu tố gì mà tôi không có để dẫn họ đến thành công. Tôi so sánh với họ về trí tuệ, nhưng thành thật mà nói, tôi không nhìn thấy họ trội hơn tôi về mặt trí tuệ. Họ cũng chẳng hơn tôi về mặt giáo dục, sự hòa hợp và tính cách. Cuối cùng tôi nghĩ đến một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công mà nhiều người vẫn nói đến: “Đó là sự khởi đầu”. Về điểm này phải công nhận, tôi thua xa những người thành đạt mà tôi biết. Lúc đó là vào khoảng 3 giờ sáng, nhưng đầu óc tôi vô cùng tỉnh táo. Lần đầu tiên tôi nhận thấy điểm yếu của chính mình. Tôi đã khám phá ra một điều là tôi đã tự kéo mình lại. Tôi tự tìm hiểu các nguyên nhân sâu xa vì sao tôi lại thiếu bước khởi đầu như vậy. Đó là do tôi thiếu lòng tin vào bản thân mình. Tôi ngồi suốt cả đêm để suy nghĩ về việc thiếu niềm tin vào chính bản thân mình. Tôi đã để lý trí ngăn cản tôi tiến lên phía trước. Tôi không phát triển được vì đã tự bán mình quá rẻ. Và chính nhược điểm này đã dẫn đến thất bại trong mỗi việc tôi làm. Nếu tôi không tin vào bản thân thì sẽ chẳng còn ai khác sẽ tin vào tôi. Kể từ giây phút đó, tôi quyết định sẽ không còn là anh chàng “thường thường bậc trung” nữa. Từ bây giờ trở đi, tôi sẽ không bán mình rẻ rúng như thế nữa!. HÃY TIN VÀO CHÍNH BẢN THÂN MÌNH VÀ NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP SẼ ĐẾN VỚI BẠN Bộ óc của bạn là một “cỗ máy tinh vi” sản xuất ra những suy nghĩ mỗi ngày. Việc sản xuất ra những suy nghĩ trong “cỗ máy tinh vi” của bạn chịu sự điều khiển của hai người. Một con người của thắng lợi và một con người của thất bại. Con người của thắng lợi chịu trách nhiệm sản xuất ra những suy nghĩ tích cực, còn con người của thất bại chịu trách nhiệm về những suy nghĩ tiêu cực. Con người của thắng lợi chuyên sản
  14. xuất ra những lý do tại sao bạn có thể đạt được những điều bạn muốn? Ngược lại con người của thất bại là chuyên gia phân tích những lý do vì sao bạn lại không thể thành công, vì sao bạn lại yếu và không đủ tiêu chuẩn. Lý do tại sao bạn lại thất bại?. Để biết cả hai dòng suy nghĩ này làm việc như thế nào, bạn hãy thử làm một trắc nghiệm sau đây: Hãy nói với chính bản thân bạn “Ngày hôm nay là một ngày tồi tệ”. Câu nói này đã ra tín hiệu cho dòng suy nghĩ thất bại và lập tức dòng suy nghĩ này sẽ tìm cách chứng minh cho bạn thấy là mình đúng. Từ đó sẽ gợi ý cho bạn biết là thời tiết hôm nay quá nóng hay quá lạnh và nó sẽ ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của bạn. Một ngày xấu là bởi vì bạn chỉ nghĩ đến những điều xấu. Nhưng hãy thử nói một điều ngược lại với chính bản thân bạn: “Hôm nay là một ngày đẹp”. Và thế là những suy nghĩ về thành công sẽ nung nấu trong bạn. “Ngày hôm nay thật là một ngày tuyệt vời”. Thời tiết trong lành. Bạn thật hạnh phúc vì đang sống trong một bầu không khí như thế này. Ngày hôm nay bạn có thể làm một số việc. Và quả thật nó sẽ là một ngày tốt đẹp thật sự.
  15. Chương II HÃY XÓA ĐI NHỮNG MẶC CẢM - MẦM BỆNH CỦA MỌI THẤT BẠI Muốn thành đạt bạn cần quan sát và học tập những người xung quanh. Bạn hãy quan sát và phân tích thật cẩn thận cách sống của những người khác để từ đó rút ra những nguyên lý dẫn tới sự thành công, rồi hãy áp dụng vào cuộc sống của mình. Nếu nghiên cứu kỹ mọi người xung quanh, bạn sẽ thấy rằng những người không thành công đều là những người mắc phải một căn bệnh tâm lý, đó là bệnh mặc cảm. Căn bệnh này phát triển ở mức độ cao tất yếu sẽ dẫn tới thất bại. Hầu như tất cả mọi người bình thường đều nhiễm phải căn bệnh này, nhưng ở mức độ khác nhau. Mặc cảm là một yếu tố để phân biệt sự khác nhau giữa một người luôn đi đây đi đó với một người luôn giam mình trong bốn bức tường. Một con người thành đạt ít khi kiếm lý do này hay lý do khác để biện hộ cho việc tại sao mình không làm việc này hay việc khác. Trái lại, một người không đi đâu và cũng không có ý định sẽ đi đâu lại luôn tìm ra hàng ngàn lý do để biện hộ. Những người tầm thường luôn có cách bào chữa nhanh chóng. Hãy nhìn vào cuộc sống của những người thành đạt, bạn sẽ phát hiện thấy một điều là: Những người thành đạt hoàn toàn có thể vin vào những lý do giống như của những người tầm thường để biện hộ cho việc tại sao mình không làm thế này thế nọ nhưng họ đã không bao giờ làm như vậy. Tôi chưa hề gặp hoặc nghe nói có chuyên viên thương mại, quan chức quân đội, thương gia, chuyên gia hoặc người lãnh đạo thành đạt nào lại không có một nhược điểm, một khiếm khuyết bất lợi nào đó cần phải biện hộ. Chẳng hạn như Roosevelt đáng ra cũng đã có thể che giấu đôi chân bị liệt của mình, Kenedy đáng ra cũng rất có thể nói: “Tôi còn quá trẻ chưa thể trở thành Tổng thống được”; Eisenhower đáng ra
  16. cũng đã có thể giấu đi bệnh tim của mình. Nhưng tất cả họ đã không làm như vậy. Giống như bất kỳ một căn bệnh nào khác, mặc cảm cũng sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu ta không biết chữa trị nó một cách hợp lý. Diễn biến tâm lý của những người có bệnh này như sau: “Tôi sẽ không thể làm tốt như cần phải làm. Tại sao nhỉ? Xem nào: Sức khỏe yếu? Thiếu sự giáo dục đầy đủ? Quá già? Quá trẻ? Không may mắn? Bất hạnh? Do vợ? Cách gia đình nuôi dưỡng và dạy bảo tôi?”. Một khi nạn nhân căn bệnh này đã chọn được một lý do “ưng ý” thì anh ta cứ bị ám ảnh với lý do đó, cứ bám vào lý do ấy để tự lý giải cho chính mình và cho cả những người khác, tại sao anh sẽ không tiến lên được hoặc không thành công được. Và cứ mỗi lần như vậy, lý do ấy trở nên ăn sâu vào tiềm thức của anh ta. Những ý nghĩ, dù tích cực hay tiêu cực, khi đã được lặp đi lặp lại nhiều lần tất yếu sẽ ngày một vững chắc hơn. Thoạt đầu, người mặc cảm cũng cho rằng lý do ấy chỉ là tự dối lòng nhưng dần dần, vì cứ vin thường xuyên và rất nhiều lần vào lý do ấy, anh ta sẽ trở nên tin rằng lý do đó là hoàn toàn đúng, là nguyên nhân thật sự dẫn đến không thành công như mong muốn. Như vậy, điều đầu tiên cần phải nhớ: nếu bạn muốn thành công thì hãy tự cứu mình thoát khỏi mặc cảm - Đó là mầm bệnh của mọi thất bại. Mặc cảm biểu hiện ra dưới rất nhiều hình thức nhưng nghiêm trọng nhất vẫn là: mặc cảm về sức khỏe, về trí thông minh, về tuổi tác và về vận may. Bây giờ chúng ta hãy xem làm thế nào để tránh khỏi 4 căn bệnh thường gặp này. Bốn dạng mặc cảm phổ biến nhất là: 1. SỨC KHỎE CỦA TÔI KHÔNG TỐT
  17. Mặc cảm về sức khỏe thể hiện qua nhiều cách, từ cách nói chung chung “Tôi cảm thấy không được khỏe” đến cách nói cụ thể hơn “Tôi bị bệnh này hay bệnh kia”. Sức khỏe “tồi” đã được nhiều người vin vào dưới nhiều dạng khác nhau để biện hộ cho việc tại sao họ không làm điều mình muốn, không dám nhận những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn, không kiếm được thêm nhiều tiền hơn, và không thành công được. Có rất nhiều người nhiễm căn bệnh này. Nhưng liệu có phải lúc nào “sức khỏe tồi” cũng là lý do xác đáng không? Hãy nghĩ tới tất cả những người thành đạt mà bạn biết - những người ấy đã không hề vin vào cớ này hay cơ khác dù rằng họ hoàn toàn cũng có thể làm như vậy. Các bác sĩ, các nhà phẫu thuật đều nói với tôi rằng trên đời này không có ai tuyệt đối khỏe mạnh, hoàn hảo. Tất cả mọi người đều có một thứ bệnh gì đó. Nhiều người đã đầu hàng phần nào hoặc hoàn toàn trước căn bệnh “mặc cảm sức khỏe”, nhưng những người thành công thì không hề đầu hàng. Tôi xin dẫn ra đây hai kinh nghiệm mà tôi có được sẽ minh họa cho các bạn thấy thái độ đúng và thái độ sai đối với vấn đề sức khỏe. Tôi vừa mới kết thúc xong bài giảng ở Cleveland thì một anh chàng khoảng 30 tuổi lại gần, tỏ ý muốn nói chuyện riêng với tôi. Anh ấy nói rất thích bài giảng của tôi nhưng sau đó lại nói thêm: “Tôi e rằng những gì ông nói trong bài giảng lúc nãy lại không hữu ích lắm với trường hợp của tôi”. Rồi anh ta lại nói tiếp: - “Ông ạ, tim tôi không được tốt. Tôi phải đi khám luôn”. Anh ta kể rằng anh đã đi khám bệnh tới 4 bác sĩ nhưng chẳng ai nói được đích xác căn bệnh của anh. Anh ấy muốn xin lời khuyên của tôi. Tôi bèn nói: - Anh ạ, tôi cũng không biết gì về tim nhưng nếu tôi là anh, tôi sẽ làm ba việc dưới đây: - Trước hết tôi sẽ tới bác sĩ chuyên khoa tim giỏi nhất mà tôi có thể tìm được và coi những chẩn đoán của ông ấy là đúng. Anh đã đi khám tới bốn bác sĩ mà không ai trong số họ biết đích xác tim anh có vấn đề gì. Vậy thì hãy để bác sĩ thứ 5 khám cho anh lần cuối. Biết đâu rất có thể là tim anh hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng nếu anh cứ hoài
  18. công lo nghĩ về nó thì cuối cùng biết đâu anh lại mắc bệnh thật. Cứ đi tìm, đi tìm mãi xem mình có bệnh gì không thì sẽ sinh ra bệnh thật. Đó là bệnh không tưởng. - Việc thứ hai là tôi khuyên anh nên đọc cuốn sách tuyệt vời của bác sĩ Schindler: “Làm thế nào sống trọn vẹn 365 ngày”. Trong cuốn sách này Schindler có chứng minh rằng cứ 3 trong số 4 bệnh nhân nằm viện là mắc bệnh “ốm do xúc cảm gây ra” (EII). Hãy nghĩ xem, nếu 3 trong số 4 người ốm lúc này biết cách chế ngự xúc cảm của mình thì họ hoàn toàn có thể trở lại khỏe mạnh. Anh hãy đọc cuốn sách của Schindler nhé và hãy lập chương trình “chế ngự xúc cảm” cho chính anh đi!. - Thứ ba là: “Tôi sẽ cương quyết sống cho tới khi tôi phải chết”. Tôi giải thích cho anh ta nghe mấy lời khuyên mà nhiều năm trước đây một người bạn luật sư đã từng nói với tôi. Anh bạn luật sư này của tôi bị lao phổi. Anh ấy biết rằng anh sẽ phải sống một cuộc sống điều độ hơn nhưng điều đó không hề cản trở anh thôi làm việc và chăm sóc gia đình vui hưởng cuộc sống - Anh bạn tôi nay đã 78 tuổi cho tôi biết triết lý sống của anh ấy chỉ gói gọn trong mấy từ thế này: “Tôi sẽ sống chừng nào tôi chưa chết. Tôi không để cái chết ám ảnh cuộc sống của tôi. Chừng nào tôi còn tồn tại trên thế gian này thì tôi sẽ sống cho ra sống. Tại sao ta lại chỉ sống một nửa thật sự là sống? Giây phút nào ta lo nghĩ về cái chết, giây phút đó coi như ta đã chết”. Tôi phải ngừng lại ở đó vì tôi còn phải bay tới Detroit. Trên chuyến bay ấy một sự việc thứ hai thú vị hơn nhiều đã đến với tôi và cho tôi thêm một kinh nghiệm nữa. Sau khi máy bay cất cánh, tôi nghe thấy một âm thanh lạ. Hơi giật mình, tôi liếc nhìn sang anh bạn ngồi kế bên bởi vì có vẻ như âm thanh ấy phát ra từ chỗ anh ta. Anh nhoẻn miệng cười và nói: “Ồ! Không phải bom đâu, tim tôi đấy!”, Tôi vẫn hết sức ngạc nhiên. Thấy vậy, anh nói tiếp: 21 ngày trước, anh đã trải qua một cuộc phẫu thuật, lắp van tim bằng chất dẻo. Âm thanh ấy còn kéo dài mấy tháng nữa cơ, cho đến khi nào một lớp mô mới được hình thành bao lấy van tim nhân tạo này thì mới hết âm thanh đó. Tôi hỏi: Vậy sắp tới anh sẽ làm gì.
  19. Anh trả lời: - Ồ! Kế hoạch của tôi lớn lắm! Khi nào tôi trở lại Minnesota tôi sẽ học luật. Tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ làm việc trong chính phủ. Các bác sĩ nói với tôi rằng phải nghỉ vài tháng đã, nhưng sau đấy tôi sẽ là một con người hoàn toàn mới. Thế là bạn đã thấy có hai cách giải quyết vấn đề sức khỏe. Người thứ nhất không chắc đã có bệnh thì lo lắng, chán nản, đang dần dần bị quy phục, muốn người khác làm cái công việc mà lẽ ra anh ta đã có thể làm được. Con người thứ hai sau khi trải qua một ca mổ khó khăn nhất lại lạc quan, khao khát được hoạt động. Sự khác nhau chính là ở thái độ của họ đối với vấn đề sức khỏe. Bản thân tôi cũng đã có một vài kinh nghiệm hết sức thiết thực đối với mặc cảm sức khỏe. Tôi mắc bệnh đái đường. Ngay sau khi phát hiện thấy mình mắc bệnh này (đến nay tôi đã tiêm 5000 mũi) tôi đã được cảnh báo: “Đái đường là một căn bệnh sinh lý nhưng hậu quả tai hại nhất không phải do bệnh này gây ra mà do thái độ tiêu cực đối với bệnh này gây ra. Nếu cứ lo nghĩ về nó thì rồi cuối cùng bạn sẽ mắc bệnh thật sự”. Sau khi phát hiện ra bệnh của mình, tự nhiên tôi mới biết rất nhiều người khác cũng mắc bệnh này như tôi. Tôi xin kể ra đây hai ví dụ: một người mới chỉ mắc bệnh đái đường nhẹ thôi nhưng đã bị liệt vào hội những người sống mà như chết. Cứ bị ám ảnh bởi nỗi sợ thời tiết không tốt cho mình, anh ta thu mình lại một cách kỳ cục. Anh ta sợ bị truyền nhiễm nên luôn lảng tránh bất cứ ai bị sổ mũi cho dù người đó bệnh nhẹ đến đâu. Anh ta sợ quá sức nên hầu như không làm gì cả. Mọi tâm trí của anh ta đều chỉ dồn cho việc lo lắng chuyện gì sẽ có thể xảy ra. Anh ta làm mọi người phát chán vì cứ nói mãi về chuyện bệnh tật của mình “kinh khủng” đến mức nào. Thật ra, bệnh tật của anh ta không phải là đái đường mà là mặc cảm về sức khỏe (quá cường điệu về tình trạng sức khỏe của mình). Anh ta tự biến mình thành người tàn phế. Một ví dụ khác là anh trưởng phòng ở một nhà xuất bản bị mắc bệnh đái đường rất nặng. Anh ta phải dùng insulin nhiều gấp 30 lần so với một người mắc bệnh bình thường. Nhưng anh ta không sống như một người ốm. Anh ta sống vui vẻ với công việc và luôn lạc quan. Một hôm anh ta nói với tôi: - “Tôi mắc bệnh thế này nhất định là bất lợi rồi
  20. nhưng lo lắng thì cũng vậy thôi. Tôi không hề có ý định nằm giường suốt đâu. Mỗi khi tiêm insulin tôi lại thầm biết ơn những người đã phát hiện ra thứ chất này”. Một người bạn tốt bụng của tôi - Một nhà giáo có tiếng từ châu Âu trở về nước năm 1945 với một cánh tay đã bị mất. Dù vậy, John vẫn luôn tươi cười và thường xuyên giúp đỡ những người khác. Anh ấy vẫn lạc quan như bất kỳ một người nào khác mà tôi biết. Một hôm, tôi và anh ấy đã nói chuyện rất lâu về việc anh ấy bị tàn phế. Anh nói: Tôi chỉ còn một cánh tay thôi. Dĩ nhiên có hai thì vẫn tốt hơn một rồi. Nhưng người ta chỉ cắt đi một cánh tay của tôi còn tâm hồn tôi vẫn nguyên vẹn 100%. Tôi thực sự biết ơn. Một người bạn khác của tôi cũng bị cụt mất một tay nhưng anh là một người chơi golf tuyệt vời. Một hôm, tôi hỏi làm thế nào mà anh ấy lại chơi hay đến như vậy. (Một số người chơi golf bằng cả hai tay cũng khó có thể chơi hay như thế). Câu trả lời của anh đã nói lên rất nhiều điều: - “À, tôi đã rút ra một kinh nghiệm là chỉ với một cánh tay nhưng có thái độ sống đúng, chắc chắn có thể đánh bại được với hai cánh tay nhưng có thái độ sống không đúng”. Bạn nghĩ gì về lời nói đó. Nó không chỉ đúng với trường hợp chơi golf mà còn đúng với mọi trường hợp khác. Bốn điều bạn có thể làm để đánh bại sự mặc cảm về sức khỏe. Thứ vắc xin tốt nhất giúp bạn chống lại căn bệnh mặc cảm về sức khỏe gồm 4 điều sau: 1 - Không nên nói về sức khỏe của bạn. Càng không nên mặc cảm về bệnh tật, cho dù bệnh đó chỉ là cảm lạnh thông thường cũng trở nên trầm trọng. Nói chuyện về sức khỏe không tốt cũng giống như bón phân cho cỏ dại vậy. Ngoài ra nói về sức khỏe của mình là một thói quen xấu. Nó làm người khác chán ngán không muốn nghe. Người ta sẽ nghĩ bạn chỉ biết quan tâm tới mỗi bản thân mình và dần dà bạn sẽ trở nên cô độc. Những người thành công không bao giờ nói tới sức khỏe “không tốt” của họ mặc dù chỉ là than phiền về sức khỏe của mình. Bạn có thể (xin cho phép tôi được nhấn mạnh từ có thể) nhận được chút ít
  21. sự cảm thông nhưng sẽ không giành được sự kính trọng, sự trung thành của những người khác đối với bạn nếu lúc nào cũng than phiền về sức khỏe. 2 - Không nên quá lo lắng về sức khỏe của bạn. Bác sĩ Wolter Alvarez cố vấn danh dự của bệnh viện nổi tiếng thế giới Mayo - gần đây đã viết: “Tôi luôn cố hết sức khuyên những người hay lo lắng nên tập một chút tính tự chủ chẳng hạn khi tôi gặp một anh bạn (người luôn tin rằng mình bị viêm túi mật mặc dù 8 lần kiểm tra bằng X-quang đều cho thấy túi mật của anh ta hoàn toàn bình thường), tôi đã khẩn thiết yêu cầu anh ta hãy thôi đừng đi chiếu chụp X-quang mãi. Tôi đã khuyên hàng trăm người nghi mình mắc bệnh tim đừng đi điện tâm đồ nữa!”. 3 - Thành thật lấy làm biết ơn là sức khỏe mình vẫn còn được như ngày nay. Có một thành ngữ mà tôi luôn muốn nhắc lại ở đây là: “Tôi cứ luôn buồn phiền vì tôi chỉ có một đôi giầy rách nát. Mãi tới khi tôi gặp một người khác không còn đôi bàn chân như tôi, tôi mới biết mình còn may mắn hơn họ và tôi không cảm thấy buồn phiền nữa”. Thay vì cứ than phiền hoài “Tôi không được khỏe”, tốt hơn hết bạn hãy lấy làm vui là bạn vẫn còn khỏe như hiện nay. Chỉ cần bạn thấy lạc quan là bạn vẫn còn sức khỏe như thế này. Đây chính là liều vắc xin hữu hiệu giúp bạn tránh khỏi những bệnh tật ốm đau thật sự. 4 - Hãy luôn nhắc nhở mình: Hãy hoạt động để sống còn hơn là để chết dần chết mòn. Cuộc sống thuộc về bạn, bạn phải biết tận hưởng nó. Đừng lãng phí nó. Đừng sống với ý nghĩ cho rằng mình cần phải nằm viện. 2. TÔI KHÔNG THÔNG MINH a) Mặc cảm về trí thông minh: TÔI KHÔNG THÔNG MINH rất phổ biến. Nó phổ biến đến nỗi mà 95% số người sống quanh ta đều mắc phải dù ở mức độ khác nhau. Không giống như các kiểu mặc cảm khác, những người có mặc cảm kiểu này thường mặc cảm một cách
  22. thầm lặng. Nhiều người không nói hẳn ra là họ không đủ thông minh, nhưng thật sự trong thâm tâm họ lại nghĩ như vậy. Đa số chúng ta thường phạm phải hai sai lầm cơ bản sau khi đánh giá về trí thông minh: 1. Chúng ta đánh giá quá thấp năng lực trí tuệ của bản thân 2. Chúng ta đánh giá quá cao năng lực trí tuệ của người khác Chính vì thế, mặc cảm nhiều khi chỉ là tự dối lòng. Những người mặc cảm này sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội vì họ cứ nghĩ rằng để làm được việc ấy cần phải thông minh mới được. Trái lại, một người khác, không quá đề cao trí thông minh bẩm sinh sẽ chớp được cơ hội và sẽ thành công. Điều thật sự quan trọng ở đây không phải là trí thông minh bẩm sinh mà là biết cách sử dụng đúng những gì mình có. Biết cách vận dụng kiến thức sẵn có của mình quan trọng hơn nhiều so với chỉ số thông minh của bạn. Trả lời câu hỏi: “Liệu con bạn có thể trở thành nhà khoa học được không?”, bác sĩ Edward Teller nói: - Một đứa trẻ không nhất thiết phải có trí thông minh tuyệt vời mới trở thành nhà khoa học được. Cũng không nhất thiết nó phải có một trí nhớ siêu phàm khác thường hay luôn đạt điểm rất cao ở trường. Điều cốt yếu ở đây là nó phải thật sự say mê khoa học. Sự đòi hỏi khắt khe luôn luôn là lòng nhiệt tình và niềm say mê thật sự. Điều này rất đúng cả trong lĩnh vực khoa học. Một người có chỉ số thông minh (IQ) là 100 nhưng có thái độ tích cực, lạc quan, luôn sẵn sàng cộng tác với người khác sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, được kính trọng hơn, và đạt được nhiều thành công hơn so với một người có chỉ số thông minh những 120 nhưng lại có thái độ tiêu cực, bi quan, không muốn hợp tác với người khác. Chỉ cần bạn luôn kiên trì với công việc mình làm, dù đó là việc lớn hay việc nhỏ; không bỏ giữa chừng bạn cũng có thể đạt kết quả tốt hơn
  23. nhiều so với một người thông minh nhưng chỉ biết ăn không ngồi rồi dù cho thật sự đúng là người đó rất thông minh đi nữa. Kiên trì là 95% năng lực. Trong ngày hội trường năm ngoái, tôi có gặp một người bạn thời sinh viên đã 10 năm không gặp. Anh tên là Chuck. Chuck rất thông minh, học giỏi và ra trường với tấm bằng tốt nghiệp loại ưu. Lần cuối cùng tôi gặp anh ấy, anh ta có nói mục tiêu của anh là có một công ty của riêng mình ở tây Nebraska. Tôi hỏi thế cuối cùng anh đã thành lập doanh nghiệp loại gì vậy. Anh liền nói thật: - À, thế này này, tôi đã chẳng thành lập một doanh nghiệp nào của riêng tôi cả. Năm năm trước, mà thậm chí ngay cả một năm trước đây thôi, có lẽ tôi đã không dám thú nhận điều này với ai nhưng bây giờ, tôi sẵn sàng thú nhận như vậy. Giờ đây, khi nhìn lại quá trình học ở trường, tôi nhận thấy chẳng biết từ bao giờ tôi luôn chỉ có ý nghĩ: thành lập công ty của chính mình là không thể được. Tôi chỉ thấy các cạm bẫy có thể có, chỉ tìm kiếm nguyên do tại sao một doanh nghiệp nhỏ cuối cùng sẽ thất bại: “Anh phải có vốn dư dật”, “Anh phải biết chắc rằng quy trình kinh doanh của anh là hợp lý”, “Liệu có nhiều người sẽ mua hàng của anh không?”, “Liệu ngành anh kinh doanh có luôn ổn định không?”, có đến hàng ngàn lẻ một thứ anh cần phải xem xét, cân nhắc. Điều tôi buồn nhất là một số người bạn thời học phổ thông của tôi - những người dường như cũng không có gì xuất sắc lắm và thậm chí cũng không học đại học như tôi - giờ đây lại rất thành đạt. Còn tôi, suốt ngày chỉ bận bịu với mỗi việc kiểm tra các chuyến hàng một cách vất vả. Nếu tôi biết nhìn thấy mặt kia của vấn đề rằng doanh nghiệp nhỏ cũng có thể thành công lớn thì có lẽ bây giờ tôi đã khá giả hơn nhiều”. Rõ ràng cuối cùng Chuck đã hiểu ra rằng: Việc sử dụng trí thông minh của mình quan trọng hơn nhiều so với mức thông minh mà ta có. b) Tại sao có những người rất thông minh mà vẫn thất bại Từ nhiều năm nay tôi có quen thân với một người phải nói đúng là một bậc kỳ tài, rất thông minh nhưng thiếu thực tế. Mặc dù có trí thông
  24. minh bẩm sinh nhưng anh lại là một trong những người không thành công nhất mà tôi biết. Anh chỉ lãnh một công việc hết sức tầm thường (vì anh sợ trách nhiệm). Anh không có một gia đình thật sự (nhiều cuộc hôn nhân của anh đã đỗ vỡ, đã kết thúc bằng ly dị). Anh hầu như chẳng có bạn (vì mọi người chán anh). Anh không bao giờ dám đầu tư tiền vào một việc gì (vì anh sợ sẽ bị thua lỗ). Con người này chỉ biết dùng trí thông minh của mình cho mỗi một việc là chứng tỏ rằng tại sao anh không thể thế này, thế kia được. Anh đã không biết hướng tài trí của mình vào việc tìm kiếm những con đường dẫn tới thành công. Chính vì lối nghĩ tiêu cực đó đã chi phối, điều khiển trí óc của anh nên hầu như anh chẳng đóng góp được gì, chẳng tạo ra được một điều gì mới mẻ. Nếu anh thay đổi cách nghĩ, anh hoàn toàn có thể làm nên những điều to lớn thật sự. Anh đã có một khối óc có khả năng giúp anh thành công lớn, nhưng anh lại thiếu đi một lối suy nghĩ đúng đắn. Một người khác, tôi cũng rất quen biết đã bị gọi nhập ngũ ngay sau khi anh vừa nhận bằng Tiến sĩ tại trường đại học tổng hợp New York nổi tiếng. Anh đã sử dụng 3 năm trong quân ngũ như thế nào? Không phải là một sĩ quan, cũng không phải là một tham mưu. Thay vào đó suốt 3 năm anh chỉ lái xe tải. Tại sao vậy? Chỉ bởi anh có cách nhìn tiêu cực đối với những người lính khác: - Tôi cao siêu hơn bọn họ chứ, đối với cách huấn luyện và nội qui trong quân đội: - Chúng thật là điên khùng, đối với kỷ luật quân đội: Nó là dành cho những người khác chứ đâu phải cho tôi, đối với mọi việc, kể cả bản thân anh ta: - Nếu mình không tìm được cách nào để thoát khỏi nơi này thì mình đúng là một thằng ngốc thật sự. Con người này đã chẳng giành được sự kính trọng của ai. Tất cả khối kiến thức to lớn của anh ta bị chôn vùi. Chính lối suy nghĩ tiêu cực của anh ta đã biến anh thành kẻ tôi tớ. Bạn luôn phải nhớ rằng cách suy nghĩ và vận dụng tài trí của mình quan trọng hơn rất nhiều so với mức thông minh của ta. Thậm chí ngay cả tấm bằng Tiến sĩ cũng không thể thay đổi được nguyên lý cơ bản của sự thành công này! Mấy năm trước đây tôi là bạn thân của Phil. E một trong số những trưởng phòng của một đại lý quảng cáo lớn nọ. Anh phụ trách công việc marketing cho đại lý này. Anh đã đảm đương công việc của mình một cách xuất sắc. Phil “thông minh” ư? Không phải vậy. Anh gần như
  25. chẳng biết gì về nghiệp vụ maketing, về thống kê. Anh cũng không học đại học (mặc dù tất cả những người làm việc dưới quyền anh đều đã tốt nghiệp đại học) Phil cũng chẳng giấu giếm chuyện anh không am hiểu mấy về nghiệp vụ marketing. Thế nhưng, điều gì đã khiến anh có thể kiếm được 30.000 đôla/năm trong khi không ai trong số những người dưới quyền anh kiếm được 10.000 đôla/năm và đây: bởi vì anh thật sự am hiểu “con người”. Phil có thái độ tích cực 100%. Anh biết động viên, khuyến khích người khác. Anh nhiệt tình. Anh khơi dậy lòng nhiệt tình ở những người khác. Anh hiểu mọi người. Và còn bởi vì anh biết rõ điều gì khiến họ làm việc, anh quý mến họ. Như vậy, không phải vì Phil thông minh mà vì anh biết điều khiển khối óc của mình một cách đúng đắn. Đây mới chính là nguyên nhân khiến anh có giá gấp 3 lần đối với công ty đó và so với những người khác - những người có chỉ số thông minh cao hơn anh. Cứ trong số 100 người đăng ký vào học đại học thì chỉ có chưa đầy 50 người tốt nghiệp. Tôi lấy làm lạ về điều này nên đã hỏi một vị phụ trách vấn đề tuyển chọn sinh viên ở một trường đại học lớn để tìm lời giải đáp. Vị này nói với tôi: - Không phải vì họ không thông minh. Chúng tôi đã không nhận họ nếu họ không có đủ khả năng học. Cũng không phải vì tiền. Ngày nay bất cứ người nào muốn tự mình kiếm tiền ăn học ở đại học đều có thể làm được như thế. Vấn đề là thái độ, là cách nhìn nhận sự việc của họ. Anh sẽ lấy làm ngạc nhiên lắm nếu biết được có bao nhiêu người đã rời bỏ trường chỉ vì họ không thích giáo viên của họ, không thích những môn họ phải học, không thích những người bạn cùng học với họ. Và cũng chính nguyên nhân này – lối suy nghĩ tiêu cực nọ đã lý giải vì sao cánh cửa bước lên những vị trí chuyên viên cao cấp lại khép lại đối với nhiều chuyên viên trẻ tuổi cấp thấp hơn. Chính thái độ tiêu cực, bi quan, tự hạ thấp mình (chứ không phải thiếu sự thông minh) mới là nguyên nhân cản trở hàng nghìn chuyên viên trẻ vươn lên vị trí cao hơn. Một chuyên viên nọ đã nói với tôi: Hiếm khi tôi không thăng chức cho một anh chàng trẻ tuổi chỉ vì anh ta không đủ thông minh mà nguyên nhân chủ yếu, thường xuyên chính là thái độ của anh ta.
  26. Trước đây có lần tôi được một công ty bảo hiểm giao nhiệm vụ tìm hiểu xem tại sao trong tổng doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm, trên 75% là do 25% người đại lý hàng đầu mang lại còn 25% người đại lý hạng cuối chỉ đem lại có 5% doanh thu. Hàng nghìn hồ sơ cá nhân được lật ra xem xét kỹ lưỡng và kết luận rút ra là: không phải do sự thông minh bẩm sinh của những người này khác nhau, cũng không phải do họ được giáo dục khác nhau mà cái chính là do thái độ của họ, hay nói cách khác là do cách xử sự khác nhau trước một vấn đề của họ. Những người đại lý hàng đầu kia ít lo lắng hơn, lại nhiệt tình hơn và quý mến, thân thiện với mọi người hơn. Chúng ta không thể làm được gì nhiều để thay đổi khả năng bẩm sinh của chúng ta nhưng tất nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được cách chúng ta sử dụng những gì mình có. Kiến thức là sức mạnh khi bạn biết sử dụng nó một cách hữu hiệu. Quan niệm sai lệch về vai trò của kiến thức cũng giống như căn bệnh mặc cảm về trí thông minh. Ta thường nghe nói kiến thức là sức mạnh. Nhưng điều này chỉ đúng một nửa thôi. Kiến thức chỉ là sức mạnh tiềm ẩn, kiến thức chỉ biến thành sức mạnh thật sự khi ta sử dụng nó và phải sử dụng nó một cách hữu hiệu. Người ta kể lại rằng nhà khoa học vĩ đại Anhxtanh trước kia đã có lần được hỏi một dặm bằng bao nhiêu foot (phút - đơn vị đo chiều dài của Anh = 0,348 m). Anhxtanh liền trả lời: - Tôi không biết. Tại sao tôi lại phải nhồi nhét vào đầu tôi những con số mà chỉ cần 2 phút tôi cũng có thể tìm thấy ở bất kỳ cuốn sách tham khảo nào? Anhxtanh đã cho chúng ta một bài học lớn. Ông cho rằng cái quan trọng nhất là phải dùng khối óc của bạn để suy nghĩ chứ không phải để làm kho dữ liệu chất đầy con số. Một lần, Henry Ford kiện báo “Chicago Tribune” (Diễn đàn Chicago). Báo đã đăng bài bôi nhọ ông. Tờ báo này đã gọi ông là kẻ ngu dốt, còn Ford - một người luôn được kính trọng - chỉ nói “HÃY CHỨNG MINH ĐI”. Tờ Tribune yêu cầu ông trả lời những câu hỏi hết sức đơn giản như: “Benedict Arnold là ai?” “Cuộc cách mạng Mĩ bùng nổ khi nào?” và nhiều câu hỏi khác nữa mà hầu hết Ford đều không trả
  27. lời được (ông hầu như không được đi học ở trường như những người khác). Sau cùng Ford trở nên giận dữ. Ông nói: - Tôi không trả lời được những câu hỏi đó nhưng chỉ cần 5 phút thôi tôi sẽ tìm được người có thể trả lời tất cả những câu hỏi đó. Henry Ford không bao giờ quan tâm tới những thông tin vặt vãnh. Ông biết điều mà mọi chuyên viên giỏi đều biết: khả năng biết được làm thế nào để thu được thông tin cần thiết quan trọng hơn so với việc dùng bộ óc của mình làm kho dự trữ số liệu. Một người chỉ biết chất đầy số liệu trong óc thì đáng giá như thế nào? Mới đây tôi đã có một buổi tối nói chuyện rất thú vị với một người bạn của tôi đang là Chủ tịch của một hãng sản xuất hiện đang phát triển rất nhanh dù mới chỉ thành lập cách đây không lâu. Tối ấy, tình cờ tivi chiếu một trong những chương trình thi tìm hiểu được rất nhiều người ưa thích: Người được hỏi hôm ấy đã xuất hiện trong những chương trình như thế này từ mấy tuần nay rồi. Anh ta có thể trả lời được mọi câu hỏi thuộc tất cả mọi lĩnh vực, mọi vấn đề khác nhau mà nhiều câu hỏi xem ra rất vô nghĩa. Sau khi anh ta trả lời xong một câu hỏi khá kỳ cục - đại loại có liên quan tới một ngọn núi gì đó ở Achentina, anh bạn chủ nhà nhìn tôi rồi nói: - Anh đoán xem tôi sẽ trả cho anh chàng này bao nhiêu tiền để anh ta làm việc cho tôi? - Bao nhiêu? - Tôi hỏi. - 300 đôla không quá một xu - không phải một tuần, một tháng mà cho cả cuộc đời anh ta đấy. Tôi đánh giá anh ta thế đấy. Vị “chuyên gia” này không biết suy nghĩ. Anh ta chỉ biết học thuộc lòng thôi. Anh ta chẳng qua chỉ giống như một bộ từ điển sống. Tôi cho rằng với 300 đôla này có khi tôi còn mua được một bộ bách khoa toàn thư khá tốt là khác, mà có khi cũng chẳng tốn đến 300 đôla đâu. 90% những gì anh ta biết, tôi có thể tìm được trong một cuốn niên giám giá 2 đôla. Những gì tôi muốn có xung quanh mình là những người biết cách giải quyết những khó khăn, biết đưa ra sáng kiến. Những người biết mơ ước và biết biến mơ ước của mình thành hiện thực. Chỉ có những người biết
  28. suy nghĩ, biết sáng tạo mới có thể cùng tôi làm việc còn những người chỉ biết nhớ một cách máy móc thì không thể c) Ba cách để thoát khỏi căn bệnh mặc cảm về trí thông minh 1. Đừng bao giờ đánh giá quá thấp trí thông minh của mình và đánh giá quá cao trí thông minh của người khác Đừng tự lừa dối mình. Hãy chú trọng vào những gì bạn có. Hãy tìm ra những ưu điểm của mình so với người khác, bạn cũng có những tài năng nhất định hơn những người khác chứ. Luôn nhớ rằng bạn thông minh đến mức nào không quan trọng. Điều quan trọng là bạn biết sử dụng khối óc của mình như thế nào. Hãy sử dụng tốt những gì bạn có, thay vào sự lo nghĩ về chỉ số thông minh của bạn. 2. - Mỗi ngày hãy tự mình nhắc đi nhắc lại vài lần “Thái độ của tôi quan trọng hơn trí thông minh của tôi”. Dù đi làm hay ở nhà cũng luôn tập cho mình cái thái độ tích cực. Hãy tìm ra những nguyên nhân xem tại sao bạn có thể làm được việc đó chứ không phải những nguyên nhân tại sao bạn sẽ không thể làm được việc đó. Hãy phát triển cách nghĩ “Mình sẽ chiến thắng”. Hãy sử dụng trí thông minh của bạn một cách tích cực và sáng tạo. Hãy sử dụng nó để tìm ra con đường dẫn tới thành công chứ không phải để chứng minh bạn sẽ thất bại. 3. - Luôn nhớ rằng khả năng độc lập suy nghĩ có giá trị hơn nhiều so với khả năng học thuộc lòng và nhớ máy móc các con số, sự kiện. Hãy dùng khối óc của bạn để sáng tạo, đề xuất ý kiến, để tìm cách thực hiện mọi việc tốt hơn, mới mẻ hơn. Hãy tự hỏi mình: - Có phải tôi đang dùng trí óc của mình để tự mình làm nên một điều gì đó hay tôi đang dùng nó chỉ để ghi chép lại, lưu giữ lại những điều mà người khác đã làm nên?. 3. CHẲNG ÍCH GÌ. TÔI QUÁ GIÀ ( HOẶC TÔI CÒN QUÁ TRẺ)
  29. Mặc cảm về tuổi tác, cho rằng tuổi mình không phù hợp, được biểu hiện ra dưới 2 cách: Tôi quá già, hoặc Tôi quá trẻ! Tôi đã nghe hàng trăm người thuộc mọi độ tuổi khác nhau giải thích vì sao họ chỉ dám nhận một công việc tầm thường như vậy trong cuộc sống như thế này: Tôi quá già (hoặc quá trẻ) để làm việc ấy. Tôi không thể làm những gì mình muốn làm hoặc có khả năng làm chỉ vì tuổi tôi không thích hợp. Thực sự, tôi lấy làm ngạc nhiên là tại sao không mấy ai nghĩ rằng tuổi của họ là “đủ độ chín là phù hợp” với một công việc nào đó. Đây quả thật là một điều không may. Cái ý nghĩ cho rằng tuổi mình không hợp đã khép lại cánh cửa bước tới nhiều cơ hội thật sự đối với hàng nghìn người. Họ nghĩ rằng do tuổi nên chẳng buồn bận tâm thử sức. Tôi quá già là loại mặc cảm về tuổi tác còn phổ biến nhất. Căn bệnh này lây lan, tiêm nhiễm một cách rất tinh vi. Chẳng hạn, có lần trên vô tuyến chiếu một bộ phim kể về một người từng là chuyên viên cỡ lớn. Ông ta bị mất việc sau khi công ty của ông sát nhập vào một công ty khác. Ông cũng đã không thể kiếm được việc làm khác chỉ vì ông quá già. Ông đã mất hàng tháng trời tìm việc nhưng vẫn không có kết quả. Cuối cùng ông buộc phải chấp nhận: “Thôi thì về hưu cũng tốt chứ sao”. Cách chữa căn bệnh mặc cảm về tuổi tác Ta hoàn toàn có thể chữa được căn bệnh mặc cảm về tuổi tác. Mấy năm trước, khi tôi đang hướng dẫn chương trình huấn luyện nghệ thuật bán hàng, tôi bỗng phát hiện ra một thứ thuốc rất công dụng vừa chữa khỏi được căn bệnh này, vừa như thứ vắc xin giúp bạn chống không cho nó xâm nhập vào tâm trí bạn. Theo học chương trình này có một anh chàng tên là Cecil, 40 tuổi. Anh cho biết, anh muốn chuyển sang làm đại diện cho một hãng sản xuất, nhưng anh nghĩ rằng anh đã quá già so với công việc ấy. Anh giải
  30. thích: Suy cho cùng thì tôi sẽ lại phải bắt đầu lại từ đầu mà giờ đây tôi đã quá già để làm việc ấy. Tôi đã 40 tuổi. Tôi đã mấy lần nói chuyện với Cecil về vấn đề tuổi tác của anh ta. Tôi vẫn sử dụng phương thuốc truyền thống: - Anh chỉ tưởng tượng ra đấy thôi. - Nhưng tôi thấy mình già thật mà!. Cuối cùng tôi cũng đã tìm ra một phương cách hữu hiệu. Một hôm, sau bài giảng về nghệ thuật bán hàng, tôi đã thử áp dụng nó đối với trường hợp của Cecil. Tôi nói: - Cecil này, cuộc đời sự nghiệp của một người bắt đầu lúc nào vậy?”. Cecil nghĩ ngợi vài giây rồi nói: - Theo tôi là khoảng 20 tuổi. - Được rồi! - Tôi nói: Thế bao giờ thì kết thúc?. - Nếu anh ta vẫn còn khỏe mạnh và vẫn yêu thích công việc của mình thì tôi nghĩ anh ta sẽ vẫn còn có ích cho công việc tới khi anh ta 70 tuổi. - Được rồi! Nhiều người làm việc vẫn còn rất hiệu quả ngay cả khi họ đã qua tuổi 70. Nhưng thôi, coi như ta thống nhất với nhau điều anh vừa nói, rằng cuộc đời sự nghiệp của một người bắt đầu lúc 20 tuổi và kết thúc lúc 70 tuổi. Như thế là nó kéo dài 50 năm hay nửa thế kỷ Cecil ạ. Vậy anh mới có 40. Cuộc đời sự nghiệp của anh đã trải qua bao nhiêu năm rồi? - Hai mươi năm - Anh đáp. - Vậy con đường sự nghiệp của anh còn bao nhiêu năm nữa? - Tôi hỏi. - Ba mươi năm nữa! - Nói khác đi anh mới đi chưa được nửa cuộc đời và sự nghiệp.
  31. Tôi nhìn Cecil và nhận thấy anh đã hiểu ý. Anh đã chữa khỏi chứng bệnh mặc cảm về tuổi tác. Cecil hiểu rằng anh vẫn còn vô số cơ hội trong những năm tới đây. Anh đã thay đổi từ chỗ nghĩ: Mình đã già rồi thành: Mình vẫn còn trẻ. Giờ đây, Cecil đã biết rằng tuổi tác không quan trọng, chính thái độ của ta đối với nó mới có thể biến nó thành tiềm năng hay vật chướng ngại cho con đường công danh của ta. Tự mình thoát khỏi sự mặc cảm về tuổi tác luôn là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa của những cơ hội quý báu mà trước đây bạn vẫn nghĩ là luôn đóng chặt. Một người họ hàng của tôi đã từng làm đủ mọi loại công việc khác nhau suốt nhiều năm liền: bán hàng, điều hành công ty của riêng mình, làm việc tại ngân hàng mà không hề biết đích xác mình thật sự muốn làm việc gì nhất. Cho đến một ngày kia, anh phát hiện ra rằng điều mà anh ao ước muốn làm hơn bất cứ việc nào khác là trở thành bộ trưởng. Nhưng mỗi lần nghĩ đến nó, anh lại thấy mình đã quá cái tuổi để làm được việc ấy. Mà thật ra khi đó anh mới 45 tuổi, có 3 con và tiền bạc thì hầu như chẳng có gì. Nhưng rất may là anh luôn gắng sức và tự nhủ với mình rằng: “Dù hiện nay mình đã 45 tuổi chứ không còn quá trẻ nữa, mình cũng sẽ trở thành bộ trưởng”. Với niềm tin vững chắc mà ngoài ra anh cũng chẳng có gì hơn, anh đã đăng ký theo học một chương trình đào tạo bộ trưởng 5 năm ở Winconxin. Năm năm sau đó, anh đã được phong chức bộ trưởng và công tác ở một tổ chức có tiếng ở bang Illinois. Như vậy là già ư? Tất nhiên là không. Anh vẫn còn 20 năm để phấn đấu cho sự nghiệp kia mà! Phải, tôi đã gặp anh cách đây không lâu và anh đã nói với tôi: - Anh biết đấy, nếu tôi không có quyết định quan trọng khi tới 45 tuổi chắc hẳn tôi đã sống phần còn lại của đời mình trong sự già nua và đau khổ. Giờ đây, mỗi giây, mỗi phút tôi đều cảm thấy mình vẫn còn trẻ giống như 25 năm trước đây vậy. Và thật sự anh đã sống như điều anh mong muốn. Khi bạn thoát khỏi sự mặc cảm về tuổi tác, tự nhiên bạn sẽ có được niềm lạc quan về tuổi trẻ và sẽ cảm thấy mình vẫn còn trẻ. Khi bạn chiến thắng nỗi sợ hãi về tuổi tác, cuộc đời và sự nghiệp của bạn coi như cũng sẽ kéo dài thêm. Một đồng nghiệp cũ của tôi ở trường đại học đã cho tôi biết quan điểm rất hay của mình về cách đánh bại mặc cảm tuổi tác như thế nào. Anh tên là Bill tốt nghiệp trường Harvard những năm 20. Sau 24 năm
  32. làm nghề môi giới chứng khoán, suốt khoảng thời gian này anh cũng chẳng kiếm được là bao, anh quyết định sẽ trở thành giảng viên đại học. Các bạn của Bill đều báo trước với anh là anh sẽ ngập đầu trong vô số đống bài vở phải học đấy! Nhưng Bill vẫn nhất quyết đạt được mục tiêu của mình. Anh xin học tại trường Đại học tổng hợp Illinois lúc anh đã 51 tuổi. Năm nhăm tuổi, anh được nhận tấm bằng tốt nghiệp. Hiện nay Bill là chủ nhiệm khoa kinh tế học của một trường có tiếng. Anh rất hạnh phúc. Anh luôn mỉm cười khi nói: - Tôi vẫn còn gần 1/3 những năm tốt đẹp ở phía trước kia mà!. Mặc cảm “Tôi già rồi” là mầm bệnh thất bại. Hãy đánh bại nó bằng cách đừng để nó cản trở bạn. Thế nào là quá trẻ? “Tôi quá trẻ” - một loại mặc cảm tuổi tác khác cũng rất nguy hiểm. Cách đây khoảng một năm, một cậu thanh niên 23 tuổi tên là Jerry đến gặp tôi và trình bày khó khăn của anh ta cho tôi nghe. Jerry là một cậu thanh niên tốt. Anh đã từng đi lính. Sau đó anh đã vào học đại học. Trong những năm tháng học đại học, anh đã tự mình kiếm tiền nuôi vợ con bằng cách làm nhân viên bán hàng cho một công ty bảo quản và vận chuyển lớn nọ. Anh làm mọi việc thật hoàn hảo, cả việc học ở trường và đi làm cho công ty. Nhưng ngày hôm nay anh lại tỏ ra lo lắng thật sự. Anh nói: - Thưa tiến sĩ Schwartz tôi có một chuyện muốn xin lời khuyên của tiến sĩ. Công ty của tôi đã có ý đề bạt tôi làm trưởng phòng bán hàng. Như thế tôi sẽ đứng ra giám sát, quản lý tới 8 nhân viên bán hàng khác. - Xin chúc mừng anh. Thật là một tin mừng. Nhưng sao anh lại lo lắng thế? Tiến sĩ ạ, cả 8 người dưới quyền tôi đều hơn tôi từ 7-21 tuổi. Tiến sĩ nghĩ xem tôi phải làm gì? Tôi có thể làm được công việc mới này không? - Jerry, ông tổng giám đốc công ty anh tất nhiên phải biết rõ anh đủ năng lực, đủ kinh nghiệm để làm việc đó chứ. Nếu không ông ấy đâu có đề bạt anh như vậy. Anh hãy nhớ kỹ 3 điều này và khi đó mọi việc sẽ ổn thỏa cả thôi.
  33. Trước hết: Không được quan trọng hóa vấn đề tuổi tác. Một cậu bé sẽ trở thành một người đàn ông thực thụ nếu cậu ta chứng tỏ được rằng cậu ta có thể làm được bất cứ công việc gì mà một người đàn ông chân chính cần làm. Số lần sinh nhật của cậu ta chẳng liên quan gì tới vấn đề trên. Điều này cũng đúng với trường hợp của anh đấy! Khi anh thấy có đủ khả năng làm công việc của người trưởng phòng tự khắc anh sẽ trở nên đủ già dặn để đảm đương trách nhiệm ấy. Thứ hai: Đừng lợi dụng địa vị mới của mình. Hãy tỏ rõ rằng anh luôn tôn trọng những người bán hàng dưới quyền anh. Hãy thường xuyên lắng nghe ý kiến của họ. Hãy tạo cho họ cảm giác rằng họ đang làm việc cho một vị thủ trưởng luôn sẵn sàng vì quyền lợi của tập thể, biết lắng nghe ý kiến của tập thể chứ không phải cho một kẻ độc tài. Hãy làm điều này rồi họ sẽ cộng tác với anh, mà không phải chống lại anh. Thứ ba: Hãy quen với việc có những người lớn tuổi hơn anh nhưng làm việc dưới quyền anh. Những người lãnh đạo dù ở lĩnh vực nào đi nữa sớm hay muộn rồi cũng có lúc sẽ gặp nhiều người làm việc dưới quyền lớn tuổi hơn họ. Vì vậy, anh hãy tập quen dần với chuyện bình thường đó. Điều này sẽ giúp anh rất nhiều trong những năm tiếp sau khi có nhiều cơ hội lớn hơn đến với anh. Jerry, hãy nhớ rằng tuổi tác không phải là điều cản trở anh, trừ phi anh cố tình nghĩ như vậy. Giờ đây, Jerry luôn làm tốt và hài lòng với cương vị của mình. Anh thích ngành vận tải, hiện nay anh đang có ý định trong vài năm nữa sẽ thành lập công ty của riêng mình. Nếu các bạn trẻ cứ nghĩ: - Mình quá trẻ chưa thể làm được việc này, việc nọ thì cuối cùng tuổi trẻ sẽ thật sự trở thành vật cản các bạn. Bạn thường nghe nói có những công việc đòi hỏi phải có sự trưởng thành nhất định nào đó về mặt thể chất và tinh thần. Ví dụ như việc bán chứng khoán dịch vụ bảo hiểm. Đại loại những chuyện như là bạn phải có mớ tóc muối tiêu hay hói đầu thì mới chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư. Điều ấy thật hết sức vô nghĩa. Nhưng điều quan trọng đáng
  34. nói ở đây là bạn am hiểu công việc của mình đến mức nào. Nếu bạn hiểu rõ công việc của bạn, hiểu về mọi người, khi đó bạn sẽ đủ khả năng để đảm đương công việc đó. Tuổi tác không có ảnh hưởng nhiều tới khả năng làm việc trừ phi bạn cho rằng chỉ có năm tháng (thâm niên) mới đem lại cho bạn địa vị mong muốn. Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng mình bị kìm hãm vì tuổi còn quá trẻ. Thật ra, rất có thể một người nào đó trong công ty lo sợ bạn, lo sợ mình mất việc đã tìm cách ngăn không cho bạn tiến lên với lý do tuổi tác của bạn không thích hợp hoặc với một lý do nào khác nữa. Nhưng những người thật sự tin tưởng vào bạn sẽ không làm như vậy. Họ sẽ tạo điều kiện cho bạn, giao cho bạn những trọng trách cao hơn nếu họ thấy bạn có đủ khả năng. Nếu bạn vừa có năng lực, vừa có thái độ đúng đắn thì tuổi trẻ sẽ là một cơ hội lớn cho bạn. Nói tóm lại, để không vương vấn mặc cảm tuổi tác, bạn hãy làm những việc sau đây: 1. Hãy có cách nhìn nhận tích cực đối với tuổi tác hiện nay của bạn. Hãy nghĩ rằng: “Mình vẫn còn trẻ” chứ đừng nghĩ: “Mình đã già”. Hãy luôn lạc quan, tạo được cho mình niềm hăng say và cảm giác trẻ trung. 2. Hãy tính xem mình còn bao nhiêu năm sự nghiệp nữa. Nên nhớ rằng một người 30 tuổi vẫn còn 80% cuộc đời sự nghiệp trước mắt; một người 50 tuổi vẫn còn 40% những năm đầy cơ hội, dịp may trước mắt. 3. Nên dành khoảng thời gian trong tương lai để tập trung vào điều bạn thật sự mong muốn làm. Sẽ chỉ là quá muộn, nếu bạn cứ lãng phí thời gian cho nhiều ý nghĩ tiêu cực với ý niệm là “Đã quá muộn”. Hãy chấm dứt kiểu nghĩ “Lẽ ra mình phải làm việc đó từ nhiều năm trước đây”. Lối suy nghĩ ấy chỉ dẫn tới thất bại. Hãy nghĩ rằng: “Bây giờ tôi sẽ làm việc ấy. Những năm tháng tốt đẹp nhất của cuộc đời tôi vẫn đang ở phía trước”. Đó chính là lối suy nghĩ của những người thành công.
  35. 4. NHƯNG TRƯỜNG HỢP CỦA TÔI LẠI KHÁC. SỐ TÔI KHÔNG MAY Gần đây tôi có nghe một kỹ sư giao thông nói về vấn đề an toàn trên các con đường cao tốc. Anh ta nói rằng: có tới 40.000 người bị thiệt mạng mỗi năm do tai nạn giao thông. Điểm mấu chốt trong bài nói chuyện của anh ta là không làm gì có tai nạn thật sự. Cái mà chúng ta gọi là tai nạn chẳng qua là hậu quả của việc con người đi sai luật hoặc có trục trặc kỹ thuật hoặc cả 2 thứ này. Điều mà vị kỹ sư này nói ra đã khẳng định thêm cho cái mà mọi người thông hiểu thuộc mọi lứa tuổi đã từng nói: Mọi việc đều có nguyên nhân của nó. Không có chuyện gì xảy ra mà không có nguyên nhân cả. Không thể tự nhiên có thời tiết như ngày hôm nay mà đó là do những nguyên nhân cụ thể nào đó từ ngày trước đấy! Không có lý gì để cho rằng trường hợp con người là ngoại lệ. Tuy nhiên không có ngày nào ta không nghe thấy một ai đó phàn nàn chuyện của anh ta là do anh ta kém may mắn. Cũng hiếm có một ngày nào ta lại không nghe thấy một ai đó qui cho anh ấy thành công là vì anh ta may mắn. Cho phép tôi được minh họa cách mọi người đổ tội cho số phận, cho vận may như thế nào. Gần đây, tôi có đi ăn trưa với 3 anh chàng chuyên viên trẻ tuổi. Chủ đề cuộc nói chuyện ngày hôm đó xoay quanh George C người vừa được thăng chức ngày hôm qua. Tại sao George lại có được cương vị mới cao hơn này? Ba anh chàng kia đã viện ra đủ lý do: do may mắn, do thần thế mạnh, do xu nịnh, nhờ vợ chài ông chủ và đủ mọi thứ lý do khác trừ sự thật. Còn sự thật thì rất đơn giản. George là người xứng đáng nhất trong số họ. Anh đã làm việc tốt hơn, chăm chỉ hơn, nhân cách của anh hoàn hảo hơn. Tôi biết rằng các sếp của George và những lãnh đạo công ty đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ xem nên thăng chức cho ai trong số 4 người đó. Lẽ ra 3 người bạn “vỡ mộng” kia phải hiểu được rằng không bao giờ những người lãnh đạo công ty lại chọn người để thăng chức theo kiểu bốc thăm, nhắm mắt nói mò. Cách đây không lâu, tôi có
  36. đàm đạo một cách nghiêm túc về vấn đề may rủi với một vị chuyên viên bán hàng của một hãng sản xuất dụng cụ máy móc nọ. Anh ấy tỏ ra rất quan tâm và hứng thú thật sự về vấn đề này. Anh đã kể cho tôi nghe kinh nghiệm của anh về chuyện may rủi như thế này: Đây đúng là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà mọi chuyên viên bán hàng đều phải đương đầu, mặc dù từ trước tới nay tôi chưa thấy ai nói ra điều này. Mới hôm qua thôi đã xảy ra một chuyện ở công ty tôi thật đúng với những gì anh đang nói. Lúc 4 giờ một nhân viên bán hàng của công ty chúng tôi bước vào tay cầm một hợp đồng mua máy trị giá 1.120.000 đôla còn một nhân viên bán hàng khác cũng có một hợp đồng với giá trị bán thấp hơn nhiều. Nghe thấy John (tên anh nhân viên bán hàng kia) báo tin mừng, anh này chúc mừng nhưng trong lòng đầy ghen tị. Anh ta nói: - John, anh lại gặp may nữa rồi. Sự thật mà anh nhân viên bán hàng này không chịu chấp nhận là: may mắn không liên quan gì tới việc John giành được một hợp đồng lớn như vậy. John đã phải bận bịu hàng tháng trời với khách hàng ấy. Anh đã phải thuyết phục hàng trăm lần đối với nhiều người tới mua hàng. Anh đã phải thức trắng nhiều đêm để tìm xem có cách nào tốt nhất nhằm để thuyết phục được họ mua hàng của anh. Thế là, anh đã yêu cầu kỹ sư của công ty lập thiết kế sơ bộ về các loại thiết bị rồi đưa cho họ xem. Không phải vì John may mắn hơn người khác, trừ phi bạn coi việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho công việc, kiên trì với công việc là may mắn. Hãy giả thử rằng người ta đã dùng tới trò may rủi để tiến hành tổ chức lại hãng General Motor. Nếu may mắn quyết định ai làm gì, ai đi đâu thì chắc chắn mọi doanh nghiệp trên đất nước này đều phá sản. Nhưng cứ giả dụ rằng hãng General Motor dự định thay đổi lại hoàn toàn cơ cấu tổ chức dựa vào trò may rủi tức là tên của mọi nhân viên trong hãng được niêm yết lên bảng; tên người nào được viết lên bảng đầu tiên người đó sẽ giữ chức chủ tịch. Tên thứ 2 - người đó sẽ được giữ chức phó chủ tịch, chuyên viên, và cứ như thế lần lượt từng dòng một cho đến cuối bảng.
  37. Nghe có vẻ thật điên rồ phải không các bạn? Những quan niệm cho rằng người này là may, người kia là không may cũng giống như vậy đấy! Những người vươn lên được đỉnh cao trên con đường sự nghiệp, dù đó là trong quản lý kinh doanh hay nghiệp vụ bán hàng hoặc ngành luật, ngành cơ khí, diễn viên, hay bất cứ một ngành nào khác đi nữa, thì đó là vì cách nhìn nhận sự việc của họ cao hơn những người khác. Và cũng vì họ biết rõ những gì cần phải làm để hoàn thành tốt công việc của họ. Căn bệnh mặc cảm cho rằng mình không may có thể chữa trị được bằng hai cách sau: a) Hãy chấp nhận thuyết nhân quả. Hãy nhìn lại cái mà bạn lầm tưởng là May mắn bạn sẽ thấy không phải may mắn mà chính là sự chuẩn bị chu đáo, sự sắp xếp kế hoạch cẩn thận và lối nghĩ tự mình làm nên chiến thắng sẽ quyết định tương lai của bạn. Hãy nhìn lại cái mà bạn lầm tưởng là Không may, bạn sẽ tìm ra được những nguyên nhân cụ thể. Muốn thành công bạn hãy học hỏi và rút kinh nghiệm từ những thất bại, nếu không mãi mãi bạn sẽ chỉ là một kẻ tầm thường. b) Không chỉ là người ao ước một cách hão huyền và bạn đừng phí thì giờ sức lực chỉ để mơ ước có một cách nào đó đạt được thành công mà không phải đổ mồ hôi công sức. Chúng ta không thể thành công nếu chỉ chờ đợi sự may mắn. Thành công sẽ đến với những ai hiểu và biết áp dụng những nguyên lý vào thực tế cuộc sống. Đừng hy vọng may mắn sẽ đem lại cho bạn danh vọng tiền tài và mọi điều tốt đẹp khác trong cuộc sống. Đơn giản là vì may mắn không tạo được cho nó có khả năng làm những việc ấy. Thay vào đó, bạn hãy tập trung phát huy những phẩm chất tốt đẹp, điều đó sẽ giúp bạn thành công.
  38. Chương III CỦNG CỐ NIỀM TIN – XUA TAN SỰ LO LẮNG SỢ HÃI Thường thường các bạn luôn có ý tốt rằng: Anh chỉ tưởng tượng ra đấy thôi! Đừng lo, không có gì phải sợ cả. Nhưng các bạn và tôi đều biết dẹp nỗi lo sợ bằng cách ấy song chưa bao giờ thật sự có hiệu quả. Những câu nói làm an lòng như thế có thể giúp ta bớt lo sợ đi được vài ba phút, thậm chí vài tiếng nhưng không bao giờ giúp ta có được sự vững tin và không còn lo sợ về lâu về dài. Nỗi sợ là có thật. Ta phải thừa nhận rằng nó luôn tồn tại trong ta chừng nào ta chưa chế ngự được nó. Ngày nay, phần lớn nỗi sợ bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý. Lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, sợ hãi đều là do sự tưởng tượng một cách tiêu cực, do bạn không biết cách dẹp qua một bên những tưởng tượng như thế. Nhưng nếu chỉ đi tìm nguyên nhân làm cho ta sợ thì không thể chữa căn bệnh “lo sợ” này. Nếu một bác sĩ phát hiện anh có bệnh ở một bộ phận nào đó trong cơ thể thì ông ta không bao giờ dừng lại ở đó. Ông ta sẽ tìm cách chữa trị cho anh. Sở dĩ các bạn thường nói: Anh chỉ tưởng tượng ra đấy thôi! Là vì họ tin rằng không làm gì có nỗi sợ thật ở trên đời này. Nhưng nỗi sợ là có thật. Nó đã và đang tồn tại trên đời
  39. này. Sợ hãi là kẻ thù số một của thành công. Nó ngăn cản không cho ta chớp lấy cơ hội. Nó hủy hoại sinh lực của ta. Nó gây bệnh cho ta, làm giảm tuổi thọ của ta. Nó ngăn không cho ta nói điều ta muốn. Sợ hãi - một sự thiếu tin tưởng, không chắc chắn, đã lý giải vì sao ta vẫn có suy thoái kinh tế, vì sao vẫn có hàng triệu người hầu như chưa làm được việc gì gọi là khả dĩ, và hầu như không có niềm vui trong cuộc sống, thật sự mà nói, sợ hãi là một thế lực hùng mạnh, bằng cách này hay cách khác nó cũng sẽ ngăn không để ta có được những gì ta mong muốn nhận được từ cuộc sống. Sợ hãi, dù thuộc loại nào, ở mức độ nào, chung qui lại cũng chỉ là một thứ bệnh tâm lý. Giống như các bệnh tật khác về thể xác, căn bệnh tinh thần này cũng có cách chữa trị riêng của nó. Tuy vậy, trước tiên bạn hãy nhớ lấy điều này, coi đây như một sự chuẩn bị đầu tiên về mặt tinh thần trước khi bạn chữa căn bệnh “Lo sợ”: Không ai vốn sinh ra đã có ngay lòng tự tin. Phải rèn luyện mới có được. Những người luôn tỏ ra tự tin, chế ngự được lo lắng, tinh thần luôn thoải mái thanh thản mà bạn từng quen biết đều là những người đã biết tranh thủ từng giây, từng phút để luyện tập đức tính tự tin. Bạn cũng có thể làm được như họ. Chương này sẽ giúp bạn điều ấy. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, Bộ Hải quân Mỹ đã đề ra một yêu cầu: Mọi lính hải quân mới nhập ngũ đều phải bơi giỏi hoặc chí ít cũng phải biết bơi vì họ tin rằng sẽ có lúc nào đó chính nhờ biết bơi mà người thủy thủ ấy sống sót trở về. Những người lính mới vào chưa biết bơi thì phải học cách bơi. Tôi đã có lần được xem một buổi học bơi của họ. Chứng kiến cảnh mấy chàng trai vừa trẻ, vừa khỏe lại rất sợ nước chỉ sâu có vài “phút” (đơn vị đo chiều dài của Anh, còn gọi là bộ) thật thú vị và buồn cười. Tôi nhớ lại hôm ấy có một bài tập đòi hỏi mỗi thủy thủ mới phải nhảy (chứ không phải lặn) từ trên cao 6 bộ vào không trung xuống nước sâu quãng 8 bộ gì đó trong khi có đến nửa tá các kỳ cựu bơi lội đang đứng xem gần đấy. Thật ra bạn sẽ rất buồn nếu nhìn thấy cảnh tượng khi ấy là như thế nào: mấy chàng thủy thủ trẻ tỏ ra sợ hãi kinh khủng, họ sợ thật sự. Thế nhưng để tiến tới chỗ đánh tan nỗi sợ hãi, bạn chỉ cần một cái nhảy xuống nước là xong. Và rồi tôi đã thấy
  40. những chàng trai trẻ “vụt” nhảy khỏi cầu nhảy rất nhiều lần như vậy. Kết quả là: nỗi sợ đã tan biến và họ không còn sợ nước nữa. Qua câu chuyện trên ta thấy: chỉ có hành động mới giúp bạn chiến thắng cái sợ. Chần chừ, do dự, không kiên quyết sẽ chỉ làm tăng thêm sợ hãi mà thôi. Vậy ngay bây giờ, bạn hãy lấy cuốn sổ tay ghi chép các nguyên tắc của thành công để ghi nhớ điều này: Hành động sẽ chiến thắng nỗi sợ. Đúng như vậy, hành động sẽ chiến thắng nỗi sợ. Mấy tháng trước có một vị chuyên viên trạc tuổi 40 gặp chuyện phiền lòng nên đã tới gặp tôi. Anh ta là trưởng phòng mua bán của một cửa hàng bán lẻ. Anh nói với tôi giọng đầy lo lắng: - Tôi sợ sẽ mất việc thôi! Tôi có cảm giác cuộc sống của tôi chỉ còn đếm từng ngày. - Có chuyện gì vậy? - Tôi hỏi. - Mọi thứ như chống lại tôi. Số liệu ở phòng tôi cho thấy doanh số bán ra giảm 7% so với năm trước đó. Việc này thật là tồi tệ, đặc biệt từ hồi tổng doanh số bán ra của cửa hàng tăng 6%. Thời gian gần đây, tôi đã có những quyết định không đúng đắn. Ông giám đốc phụ trách vấn đề hàng hóa đã gặp riêng tôi mấy lần để nhắc nhở về chuyện tôi chưa theo kịp đà phát triển của công ty. Từ trước tới giờ chưa bao giờ tôi lại có cảm giác tồi tệ như hiện nay. Tôi đã không còn được mọi người tin tưởng nữa. Người trợ lý của tôi không thật tin tưởng tôi. Các nhân viên cửa hàng cũng vậy. Các chuyên viên khác như tôi thì thấy tôi đang trượt dần. Có hôm trong một cuộc họp các trưởng phòng, một anh chuyên viên còn đề nghị thẳng nên chuyển một phần việc ở phòng tôi sang phòng anh ấy vì theo anh làm như thế cửa hàng sẽ được lợi nhiều hơn. Cứ như thể đang có cả hàng đống người chỉ đứng đó chờ đợi tôi sẽ chìm nghỉm. Rồi anh tiếp tục nói, tiếp tục kể thật chi tiết tình thế nan giải hiện nay của anh. Cuối cùng tôi cắt ngang và hỏi anh: - Thế anh đã làm gì để thay đổi tình thế của mình?. Anh trả lời: - Tôi nghĩ chẳng còn làm gì được hơn nữa ngoài việc hy vọng mọi việc rồi sẽ tốt đẹp.
  41. Đến đây, tôi lại hỏi: - Thật sự mà nói chỉ hy vọng thì đã đủ chưa? Ngừng lại không để anh trả lời, tôi hỏi tiếp: - Tại sao anh không hành động đi để nuôi hy vọng? Anh nói: - Tôi biết làm gì đây? - Được, có hai kiểu hành động xem ra có vẻ phù hợp với trường hợp của anh đấy! - Thứ nhất là: Ngay chiều hôm nay anh hãy bắt đầu đẩy doanh số bán ra tăng lên đi. Ta phải sẵn sàng đối mặt với vấn đề khó khăn như hiện nay của anh. Doanh số giảm tất phải có nguyên nhân. Hãy tìm ra nguyên nhân ấy đi. Có thể anh sẽ phải bán số hàng chậm tiêu thụ của anh hiện nay bằng cách hạ giá. Như thế anh sẽ có tiền để mua những hàng hóa khác hợp thị hiếu hơn. Có thể anh nên bố trí lại vị trí các quầy hàng chăng? Có thể các nhân viên bán hàng chỗ anh cần nhiệt tình với khách hàng hơn nữa chăng? Tôi không thể nói một cách chính xác là anh nên sử dụng cách nào, nhưng chắc chắn là phải có cách, có kết quả. Cũng sẽ là khôn ngoan, nếu anh tìm gặp ông giám đốc phụ trách vấn đề hàng hóa, nói chuyện riêng với ông ấy. Mặc dù bây giờ có thể ông đang có ý định sa thải anh, nhưng khi anh trình bày cặn kẽ với ông ấy, xin lời khuyên của ông ấy, nhất định ông ấy sẽ để anh có thêm thời gian thử làm mọi việc kia. Hơn nữa ban giám đốc sẽ không dại gì để cửa hàng phải tốn thêm tiền cho việc tìm người thế chỗ anh, nếu như họ cảm thấy anh vẫn còn cơ hội để khắc phục được khó khăn hiện nay. Công việc tiếp theo là khẩn trương thúc dục các trợ lý cùng làm việc với anh. Hãy bỏ lối xử sự như thể sắp chết đuối. Hãy để mọi người xung quanh thấy rằng anh vẫn sống. Sự can đảm sẽ trở lại trong đôi mắt anh. Cách thứ 2 có thể coi như một sự bảo hiểm đối với anh vậy. Đó là hãy để cho 2 - 3 người bạn thân nhất với anh trong cửa hàng biết là có cửa hàng khác đang cần tuyển những người như anh. Còn anh cũng đang quan tâm tới chuyện này với lý do là vì công việc ở đó tốt hơn hẳn công việc hiện nay của anh. Tôi tin là anh sẽ không gặp rắc rối gì nữa
  42. một khi anh đã dứt điểm làm ngay những việc cần thiết để đẩy doanh số bán hàng lên. Tuy nhiên, trường hợp anh vẫn không yên ổn được thì lúc đó việc có 2 - 3 cửa hàng đang cần những người như anh lại hóa ra rất tốt chứ sao! Anh nên nhớ rằng một người hiện vẫn đang có công ăn việc làm nghiêm chỉnh luôn có khả năng tìm được một việc làm khác nhanh và dễ dàng hơn gấp 10 lần so với một người thất nghiệp đi tìm việc. Hai tuần sau, vị chuyên viên đã từng gặp chuyện phiền lòng ấy gọi điện cho tôi. Anh kể: - Sau lần gặp tiến sĩ hôm ấy về, tôi đã bắt tay vào làm ngay. Tôi đã tiến hành một loạt các cải cách, đổi mới trong đó cốt yếu nhất là với các nhân viên bán hàng. Trước đây mỗi tuần tôi chỉ tổ chức một buổi họp nhân viên bán hàng nhưng bây giờ sáng nào cũng có. Tôi đã đánh thức dậy sự nhiệt tình thật sự trong họ. Tôi đoán rằng một khi họ đã nhìn thấy sự sống trong tôi thì nhất định họ hăng say làm việc hơn. Họ đã chờ đợi tôi khởi động lại mọi việc. Mọi thứ giờ đây đều ổn thỏa cả và chắc chắn trong tương lai cũng vậy. Tuần trước, doanh số bán ở chỗ tôi đã vượt qua hơn năm trước và cao hơn nhiều so với mức bình quân của cửa hàng. Nhân tiện đây, tôi muốn báo với tiến sĩ một tin tốt lành là kể từ khi tôi gặp tiến sĩ hôm ấy, tới nay đã có hai nơi đề nghị tôi làm việc cho họ. Tự nhiên tôi cảm thấy rất mừng, rất vui nhưng tôi đã xếp lại cả 2 đề nghị ấy, bởi vì mọi thứ ở đây lại tốt đẹp trở lại rồi. Như bạn thấy đấy, khi ta gặp phải những vấn đề nan giải ta sẽ chẳng thay đổi được gì, và không thể nào thoát khỏi khó khăn, nếu như ta không hành động. Hy vọng chỉ là sự khởi đầu. Hy vọng nhưng phải có thêm hành động mới có thể chiến thắng được. Bạn hãy áp dụng nguyên tắc “hành động”. Lần sau nếu bạn có sợ hãi điều gì, dù ít dù nhiều, cũng hãy cố giữ bình tĩnh trước đã. Sau đó hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi sau: Mình phải hành động như thế nào để chế ngự nỗi sợ đây? Trước hết hãy cô lập nỗi sợ. Sau đó hãy hành động một cách thích hợp.
  43. Dưới đây là một số điều người ta hay sợ và cách giải quyết những nỗi sợ ấy: Điều lo sợ Hướng giải quyết (Hành động) Hãy làm cho mình đẹp hơn bằng cách tới hiệu làm đầu, thẩm mỹ viện. Hãy đánh bóng đôi giày của mình. Hãy mặc quần áo sạch sẽ 1. - Sợ ngoại hình của mình không chỉnh tề và là cẩn thận. Nhưng đẹp. nhìn chung bạn nên tập thể dục hơn là chỉ chăm chú vào ăn mặc. Không nhất thiết lúc nào cũng phải mặc quần áo mới. Hãy làm việc tích cực gấp đôi để phục vụ khách hàng tốt hơn. Hãy 2. - Sợ mất một khách hàng quan mạnh dạn sửa chữa bất cứ lỗi lầm trọng. gì mà có thể vì nó làm khách hàng đã mất lòng tin vào bạn. Hãy biến khoảng thời gian bạn lo 3. - Sợ thi trượt. lắng thành thời gian học tập. Hãy chuyển sang làm một việc gì khác hẳn như ra vườn nhổ cỏ, dạo 4. - Sợ làm quá sức. chơi, chơi với con cái, đi xem phim 5. - Sợ bị tàn tật do những nguyên Hãy dồn tâm trí của bạn sang việc
  44. nhân bất khả kháng như bão táp, giúp người khác bớt lo sợ. Hãy máy bay rơi cầu nguyện về một điều gì đó Trước hết phải chắc chắn rằng việc bạn định làm là đúng đắn. 6.- Sợ người khác có thể nghĩ xấu, Sau đấy bạn hãy làm việc đó đi. nói xấu mình. Không có ai làm gì mà không bị mọi người khác chê trách cả. Hãy phân tích mọi yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc đầu tư hoặc mua nhà của bạn. Sau đó hãy 7. - Sợ đầu tư và mua nhà. quyết định dứt khoát và phải kiên quyết thực hiện nó. Hãy tin tưởng vào sự đánh giá của bạn. Hãy đặt họ bình đẳng với bạn. Luôn nhớ rằng người khác chẳng 8. - Sợ những người khác. qua cũng chỉ là một con người, giống như bạn thôi. Hãy làm theo 2 bước sau đây để chiến thắng nỗi sợ và củng cố lòng tin: 1. Hãy cô lập nỗi sợ của bạn. Tìm xem bạn đang sợ cái gì. 2. Hãy hành động. Bất cứ nỗi sợ nào cũng có cách chế ngự riêng của nó. Luôn nhớ rằng chần chừ do dự chỉ làm tăng thêm nỗi sợ.
  45. Hành động ngay. Hãy tỏ ra kiên quyết. Phần lớn bệnh “thiếu tự tin” là do không biết điều khiển bộ óc của bạn. Bộ óc của bạn giống như một nhà băng vậy. Hàng ngày bạn đem gửi “những ý nghĩ” của bạn vào đó. Những ý nghĩ này phát triển dần và ghi sâu vào bộ nhớ của bạn. Mỗi khi bạn ngồi suy nghĩ một mình hay phải đương đầu với một vấn đề khó khăn, tự nhiên bạn sẽ nói với nhà băng đã thuộc lòng những ý nghĩ của bạn rằng: Tôi đã biết gì về việc này nhỉ? Nhà băng của bạn sẽ tự động trả lời và cung cấp cho bạn hàng loạt thông tin liên quan tới tình huống này - những thông tin mà trước đây bạn đã đem gửi vào nhà băng của bạn. Như vậy, ký ức của bạn là người cung cấp nguyên liệu để “sản sinh” ra những ý nghĩ mới. Trong nhà băng của bạn có “Ông Mách bảo” - người bạn có thể hoàn toàn tin tưởng được vì “ông ta” không bao giờ nói dối bạn. Nếu bạn gặp “ông ta” và hỏi: - Ông Mách bảo ơi! Tôi muốn rút những ý nghĩ chứng minh rằng tôi thấp kém hơn mọi người khác mà tôi đã gửi vào nhà băng trước đây!. Khi đó “Ông Mách bảo” sẽ nói: - Được thôi!. Hãy nhớ lại 2 lần trước bạn cũng đã thử làm việc này nhưng đều thất bại. Hãy nhớ lại thầy giáo dạy bạn hồi lớp 6 đã nói bạn không có khả năng làm bất cứ việc gì. Hãy nhớ lại bạn đã quá nhiều lần nghe được những đồng nghiệp khác nói về bạn Hãy nhớ lại Và cứ thế, “Ông Mách bảo” khơi gợi cho bạn những ý nghĩ chứng minh bạn không đủ khả năng. Nhưng ngược lại giả dụ nếu bạn tới gặp “Ông Mách bảo” và hỏi như thế này: - Ông Mách bảo ơi, tôi đang gặp phải một vấn đề khó khăn cần phải giải quyết dứt điểm. Ông có thể cung cấp cho tôi những ý nghĩ để có thể đảm bảo tôi sẽ vượt qua khó khăn ấy không? Và “Ông Mách bảo” sẽ lại trả lời bạn: - Được, tất nhiên rồi! nhưng lần này ông đã đưa cho bạn những thông tin mà bạn đã gửi vào trước đó để chứng minh rằng bạn có thể thành công: hãy nhớ lại trước đây bạn cũng có lần gặp phải tình huống tương tự như hiện nay, bạn đã xử sự thật tuyệt vời Hãy nhớ lại, ông Smith đã tin tưởng vào bạn biết bao Hãy nhớ lại những bạn bè tốt của bạn đã nói gì về bạn Hãy nhớ lại , “Ông Mách bảo” luôn hoàn thành đúng nhiệm vụ của
  46. mình: ông luôn để cho bạn rút đúng những ý nghĩ mà bạn muốn rút. Suy cho cùng thì đó là nhà băng của bạn kia mà! Dưới đây là hai việc bạn cần làm để tạo lập tính tự tin thông qua cách quản lý có hiệu quả tại nhà băng của bạn: 1. Chỉ gửi vào “Nhà băng ký ức” những ý nghĩ tích cực: Hãy nhìn thẳng vào sự thật này: Tất cả mọi người đều có lúc gặp phải những tình huống có thể khiến họ khó chịu, lúng túng, nhụt chí nhưng những người thành công và thất bại xử sự hoàn toàn trái ngược nhau đối với các tình huống ấy. Có thể nói những người thất bại chỉ biết buông xuôi; họ chỉ biết mỗi việc là nhớ về nó, lâu dần thành quen! Nó đã ăn sâu vào trí óc họ, họ không còn nghĩ tới được việc gì khác ngoài nó. Đêm đêm họ chỉ nghĩ về nó. Trái lại những người thành công, tự tin thì “không nghĩ thêm về nó”. Họ chỉ tập trung đưa thêm những ý nghĩ tích cực vào nhà băng ký ức của họ. Chiếc xe của bạn sẽ chạy ra sao nếu sáng nào bạn cũng vứt hàng nắm bụi bẩn vào động cơ của nó. Chiếc động cơ đó dù tốt đến mấy chăng nữa chẳng chóng thì chầy nó cũng sẽ hỏng hóc và không thể làm được những gì bạn muốn. Trí óc bạn rồi cũng sẽ chung số phận như động cơ ấy nếu ngày nào bạn cũng chỉ “rót” vào đó những tư tưởng tiêu cực, khó chịu. Ý nghĩ tiêu cực sẽ làm mòn mỏi và làm hư hại trí óc của bạn. Nó sinh ra sự lo lắng, cáu bẳn và cảm giác thấp kém. Nó đẩy bạn ra khỏi con đường trong khi mọi người khác đang vững vàng tiến lên. Hãy làm việc này; những lúc bạn ngồi một mình suy nghĩ - khi bạn đang lái xe hoặc ăn cơm một mình - hãy nhớ lại những kinh nghiệm dễ chịu, tích cực mà bạn có. Hãy chỉ gửi “những ý nghĩ tích cực” vào “nhà băng ký ức” của bạn. Điều ấy sẽ giúp bạn tự tin. Nó tạo cho bạn cảm giác “Tôi thật sự cảm thấy tốt đẹp mà!”. Nó còn giúp cơ thể bạn khỏe mạnh nữa! Và đây là một kế hoạch hay; ngay trước khi bạn ngủ, hãy gửi những ý nghĩ tốt đẹp vào “nhà băng ký ức”. Hãy tìm ra những ưu điểm của mình. Hãy nhớ lại có biết bao nhiêu điều tốt đẹp mà từ đó bạn phải biết ơn vợ hay chồng bạn, biết ơn con cái, bạn bè bạn, biết ơn sức khỏe của bạn. Hãy nhớ lại hôm nay bạn đã thấy mọi người xung quanh làm được những việc gì tốt. Hãy nhớ lại những việc bạn đã làm
  47. được, những thành công bạn đã gặt hái được dù cho đó mới chỉ là những công việc, những thành công nhỏ. Hãy tìm xem tại sao bạn phải vui vì bạn được sống ở trên đời này chứ! 2. Chỉ rút những ý nghĩ tiêu cực ra khỏi nhà băng ký ức Mấy năm trước đây ở Chicago tôi có quan hệ mật thiết với một công ty “tư vấn” tâm lý. Công ty đã giúp giải quyết rất nhiều trường hợp khác nhau trong đó phổ biến nhất là các trường hợp hôn nhân gặp rắc rối và tâm lý bất thường nói chung là các vấn đề thuộc về tinh thần. Một buổi chiều nọ, tôi đã nói chuyện với vị lãnh đạo của công ty này. Tôi có hỏi ông ta về công việc và các phương pháp giúp “khách hàng” của công ty - những người bị khủng hoảng về tâm lý. Ông nói với tôi: - Anh biết không mọi người sẽ không bao giờ phải cần đến sự giúp đỡ của chúng tôi nếu họ làm được một việc, phải, đúng một việc thôi!. - Việc gì vậy? - Tôi sốt sắng hỏi. - Việc chỉ đơn giản thế này thôi: Trút bỏ mọi ý nghĩ tiêu cực trước khi chúng trở thành “quái vật” hoành hành trong đầu óc họ. Phần lớn những người đến với chúng tôi đều với một tâm trạng đã bị khủng hoảng. Họ lúc nào cũng lo sợ một điều gì đó. Chẳng hạn, tôi thấy là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới những trục trặc trong cuộc sống vợ chồng là do tuần trăng mật: Tuần trăng mật diễn ra không được như người chồng hoặc vợ hoặc cả hai người đã mong đợi. Đáng lẽ phải quên điều đó đi thì họ lại chỉ luôn nghĩ về nó, hậu quả là nó trở thành một chướng ngại vật khổng lồ ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ vợ chồng. Và 5 - 10 năm sau, họ buộc phải tới gặp chúng tôi. Dĩ nhiên các khách hàng của chúng tôi thường không hiểu rõ những lo lắng của họ. Vì thế công việc chúng tôi làm là tìm ra và giải thích cho họ nghe nguyên nhân khiến họ đã quá lo lắng, và giúp họ hiểu rằng họ đã lo lắng một cách vô ích, rằng vấn đề không đến mức như họ tưởng. Con người ta lúc nào cũng có thể trầm trọng hóa gần như bất cứ điều gì mà điều ấy không được như ý mình mong muốn. Chẳng hạn như thất bại trong công việc, mối tình tan vỡ, đầu tư không hiệu quả, thất vọng
  48. vì cách đối xử của con cái - đây là những vấn đề thường hay gặp mà chúng tôi phải giúp khách hàng của mình vượt qua. Rõ ràng là bất cứ một ý nghĩ tiêu cực nào cũng sẽ trở thành con quái vật thật sự hoành hành trong tâm trí bạn nếu bạn cứ luôn nhớ tới nó. Con quái vật ấy sẽ lấy mất niềm tin của bạn, và làm cho những phiền muộn của bạn trầm trọng hơn. Trong một bài báo gần đây đăng trên tạp chí Quốc tế có nhan đề: “Xu hướng tự hủy hoại bản thân”. Tác giả Alice Mulcahey đã cho biết hàng năm có tới 30.000 người tự tử và 100.000 người khác có ý định tự tử. Bà viết: “Thật kinh ngạc là hiện nay có đến hàng triệu người đang tự chết dần chết mòn. Họ chết mòn về tinh thần nhiều hơn là về thể xác: họ luôn tìm cách tự làm nhục, tự trừng phạt bản thân họ hay nói chung là tự hủy hoại họ”. Nhà tâm lý học bạn tôi, vị lãnh đạo công ty “tư vấn” tâm lý có kể cho tôi nghe chuyện ông đã giúp một người bệnh chấm dứt hành động tự hủy hoại tinh thần của chị ta như thế nào. Ông nói: Chị bệnh nhân này mới gần bước sang tuổi 40, có hai con. Chị tỏ ra tuyệt vọng và chán nản thật sự. Chị thấy quá khứ của mình toàn những điều bất hạnh; chị nhớ lại những ngày học phổ thông, chuyện hôn nhân, chuyện sinh con, rồi những nơi chị đã sống một cách thật buồn nản. Chị ta nói, chị chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc thực sự. Chị ta nhìn nhận những việc trong quá khứ chẳng thấy gì ngoài những bi quan và đen tối. Khi tôi đưa cho chị xem một bức tranh và hỏi chị đã nhìn thấy gì trong bức tranh đó. Chị trả lời trông cứ như thể đêm nay sẽ có mưa to bão lớn rất kinh khủng! Đúng là một cách nhìn u ám chưa từng thấy! Đó là một bức tranh sơn dầu lớn vẽ cảnh Mặt trời đang ở xa phía chân trời và một bờ biển đá lởm chởm. Bức tranh vẽ rất thông minh; có thể hiểu là cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn cũng được. Ông còn nói với tôi là cách hiểu bức tranh của từng người sẽ phản ánh tính cách của người đó. Phần lớn mọi người xem bức tranh này nói đó là cảnh bình minh, nhưng những người đang chán nản, tinh thần suy sụp thì cho đó là cảnh hoàng hôn. Là một nhà tâm lý học, tôi biết tôi không thể thay đổi những gì đã ăn sâu vào ký ức người đó, nhưng tôi có thể giúp người đó nhìn nhận quá khứ một cách sáng sủa hơn, tất nhiên là phải với sự thành
  49. tâm cố gắng của người bệnh nữa. Đây cũng là cách tôi đã dùng để chữa cho chị này. Tôi lắng nghe chị nói và giúp chị ấy nhận ra rằng quá khứ của chị cũng đã từng có những niềm vui, hạnh phúc chứ không phải chỉ toàn bất hạnh. Sau 6 tháng, xem ra chị ta bắt đầu có tiến triển. Lúc đó, tôi đã yêu cầu chị làm một việc đặc biệt: tôi bảo chị mỗi ngày hãy nghĩ và viết trên giấy 3 lý do cụ thể tại sao chị phải thấy hạnh phúc. Đến thứ Năm sau (chị thường đến chỗ tôi vào thứ Năm hàng tuần), tôi xem qua bản liệt kê các lý do của chị và chúng tôi cùng nhau thảo luận. Tôi đã yêu cầu chị làm như thế trong vòng 3 tháng liền. Chị ấy đã tiến bộ thật đáng mừng. Bây giờ chị ấy hoàn toàn hài lòng với cuộc sống của mình. Chị có thái độ tích cực và tất nhiên cũng hạnh phúc như nhiều người khác. Khi người phụ nữ này đã loại bỏ được những ý nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu óc mình, tự khắc tâm hồn chị sẽ bình tâm trở lại. Vấn đề tâm lý của bạn dù lớn, dù nhỏ cũng đều cứu chữa được, nếu bạn biết loại bỏ hết những ý nghĩ tiêu cực ra khỏi “nhà băng ký ức” và gửi vào đó những ý nghĩ tích cực. Đừng bao giờ để nỗi phiền muộn của bạn lớn dần lên và biến thành con quái vật hoành hành trong tâm trí bạn. Hãy loại bỏ những điều khó chịu ra khỏi đầu óc bạn. Khi bạn nhớ lại một điều gì, hãy tập trung chỉ nhớ những mặt tốt đẹp, hãy cố gắng quên đi những điều tồi tệ. Hãy chôn vùi nó. Nếu bạn thấy mình đang nghĩ tới mặt trái (khía cạnh xấu) của sự việc, hãy lập tức dẹp ngay ý nghĩ đó đi. Sau đây là một điều rất quan trọng, rất đáng nói mà bạn cần phải biết. Thông thường trí óc bạn luôn muốn bạn quên đi những điều không vui. Song nếu bạn có ý thức chủ động hợp tác với trí óc bạn thì những ký ức không vui kia dần dần sẽ phai mờ. “Ông Mách bảo” trong “nhà băng ký ức” của bạn sẽ đẩy chúng ra. Bác sĩ Melvin S.Hattrick - một nhà tâm lý học nổi tiếng, khi bàn về khả năng trí nhớ của chúng ta đã nói: - Khi bạn có cảm giác thoải mái về một chuyện gì đó, trí óc bạn có thiên hướng muốn ghi nhớ nó. Khi bạn có cảm giác khó chịu, trí óc bạn có xu hướng muốn quên nó đi vì nó trái ngược với điều chúng ta mong muốn.
  50. Nói tóm lại, thật sự quên đi cảm giác khó chịu không khó khăn gì, nếu bạn kiên quyết “từ chối” không nhớ lại nó. Hãy chỉ nghĩ những ý nghĩ tích cực trong “nhà băng ký ức” của bạn. Hãy để những ý nghĩ khác phai nhạt đi. Khi đó cảm giác tự tin, đứng trên đỉnh cao thế giới sẽ đến với bạn. Khi bạn không nhớ tới những điều tiêu cực, phản lại bạn, bạn coi như tiến được một bước dài tới chỗ chế ngự được nỗi lo lắng sợ hãi. Tại sao người ta lại sợ những người khác? Tại sao nhiều người lại cảm thấy ngượng nghịu trước những người khác? Cái gì đứng đằng sau những sự nhút nhát ấy? Chúng ta có thể làm gì để khắc phục được điều đó? E sợ những người xung quanh là một kiểu lo sợ phổ biến nhưng bạn vẫn có cách chế ngự nó. Bạn sẽ xua tan được nỗi sợ ấy nếu biết nhìn nhận đúng họ. Một người bạn của tôi - một nhà doanh nghiệp hiện đang điều hành rất thành công nhà máy chế biến gỗ. Anh đã kể cho tôi nghe cách anh nhìn nhận mọi người xung quanh ra sao. Đúng là một câu chuyện hay: - Trước khi tôi vào quân đội thời chiến tranh thế giới lần thứ II, tôi rất sợ mọi người. Anh không thể tưởng tượng nổi khi ấy tôi đã xấu hổ, ngượng nghịu và nhút nhát đến thế nào đâu! Tôi có cảm giác những người khác đều thông minh, tài ba và nhanh nhẹn hơn tôi. Tôi lo lắng vì nghĩ rằng mình không đủ tài trí và sức khỏe. Tôi luôn nghĩ mình sinh ra là để gánh chịu mọi thất bại. Sau đó, đúng là một dịp may mắn cho tôi, thời gian phục vụ trong quân đội đã khiến tôi mất đi mặc cảm không còn e ngại mọi người nữa. Chuyện là thế này: vào những năm 1942 - 1943 có lúc quân đội cần phải tuyển rất nhiều lính mới. Tôi đã được cử làm bác sĩ phục vụ trong những trung tâm tuyển quân lớn. Hàng ngày tôi phải hỗ trợ cho việc khám phá sức khỏe lính mới. Gặp những người lính này, càng nhìn vào họ, tôi lại càng thấy mình đã bớt tính hay sợ hơn. Tất cả những người lính này phải xếp hàng, cởi trần. Trông họ chẳng khác gì nhau, tất nhiên có người béo, người gầy, người cao, người thấp nhưng tất cả bọn họ đều bối rối và đơn độc. Chỉ mấy ngày trước đây thôi, họ vẫn còn là những chuyên viên, nông dân, thương gia, ngư dân, công nhân nhưng khi vào trung tâm tuyển quân, tất cả bọn họ đều giống nhau. Tôi đã khám phá một điều cơ bản là: Con người ta có nhiều mặt giống nhau nhiều hơn là
  51. khác nhau. Tôi đã nhận thấy người lính kia cũng rất giống như tôi, cũng thích ăn, cũng biết nhớ gia đình, bè bạn, cũng có những khó khăn và cũng thích giải trí. Như vậy, nếu anh ta về cơ bản cũng giống tôi như thế thì đâu có gì phải sợ anh ta. Điều này xem ra có nghĩa đấy chứ? Nếu người kia về cơ bản không khác gì tôi thì không có lý gì tôi phải e sợ anh ta. Sau đây là hai cách giúp bạn không nhút nhát, e sợ người khác: 1. Hãy coi xung quanh bình đẳng với mình. Hãy ghi nhớ hai điều sau đây khi tiếp xúc với mọi người. Thứ nhất: Người bên cạnh là người quan trọng. Tôi xin nhấn mạnh từ quan trọng. Tất cả mọi cá nhân đều quan trọng. Nhưng nên nhớ thêm điều này: Bạn cũng quan trọng. Vì thế khi gặp người khác hãy luôn luôn coi: Cả hai chúng ta đều quan trọng như nhau, chúng ta cùng ngồi đây bàn bạc trên cơ sở đôi bên cùng có lợi như một phương châm ứng xử của bạn. Vài tháng trước, một chuyên viên thương mại gọi điện báo cho tôi biết, anh ta vừa mới nhận người thanh niên (tôi đã giới thiệu cho anh ta trước đó) vào làm việc ở chỗ anh. Anh hỏi tôi: - Anh có biết tại sao tôi lại nhận cậu ta không? - Sao vậy? - Tôi hỏi. - Bởi chúng tôi thích cách cư xử của cậu ta. Đa số những người tới đây xin việc đều tỏ ra sợ hãi khi bước tới bàn phỏng vấn. Họ trả lời tôi đúng với những điều mà họ cho là tôi muốn nghe. Những người đi xin việc cũng gần giống như kẻ ăn mày - họ sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều gì. Họ không tỏ ra có gì đặc biệt. Nhưng chàng thanh niên này thì khác. Anh ta tôn trọng tôi, nhưng anh ta cũng biết tự trọng. Thêm vào đó, anh ta còn hỏi lại tôi có lẽ cũng nhiều như tôi hỏi anh ta. Anh ta không sợ sệt điều gì. Anh ta là một người đàn ông thực thụ và anh ta sẽ biết cách làm mọi việc một cách hoàn hảo.
  52. Thái độ coi mọi người quan trọng như bạn và ngược lại giúp bạn tạo ra sự bình đẳng. Phải luôn luôn nghĩ rằng người kia không thể quan trọng hơn bạn được. Có thể người kia trông có vẻ cao lớn và quan trọng hơn bạn nhưng nên nhớ rằng anh ta cũng chỉ là một con người có những quyền lợi, ham muốn, khó khăn cơ bản giống như bạn. 2. Hãy hiểu mọi người xung quanh Trong cuộc sống xã hội muôn hình ngàn vẻ, những người muốn chế giễu anh, ca thán anh, rầy la anh, thậm chí muốn đánh gục anh không phải là hiếm. Vì thế anh phải chuẩn bị tinh thần trước với những người đó. Nếu không sự tự tin của anh sẽ bị tổn thương và anh sẽ cảm thấy mình bị thất bại hoàn toàn. Mấy tháng trước đây tôi đã có dịp chứng kiến một trường hợp cư xử rất hay với những người này tại bàn đăng ký thuê phòng ở một khách sạn ở Memphis. Lúc đó, mới chỉ hơn 5 giờ chiều một chút và vẫn còn rất nhiều khách ra vào khách sạn để đăng ký. Người đàn ông đứng trước tôi đọc tên mình mà như ra lệnh cho anh nhân viên khách sạn ghi. Anh nhân viên đáp: - Vâng, ông R, chúng tôi có một phòng đơn rất tốt dành cho ông. - Phòng đơn? - Ông ta sẵng giọng: - Tôi đặt phòng đôi cơ mà? Người nhân viên trả lời rất lịch sự: - Xin phép ông, tôi sẽ kiểm tra lại. Anh rút tờ đăng ký phòng của ông khách nọ ra khỏi tập hồ sơ và nói: - Rất tiếc thưa ông, trong bức điện lại ghi thuê phòng đơn ạ! Chúng tôi sẵn lòng dành cho ông một phòng đôi khác ngay nếu như chúng tôi còn. Nhưng rất tiếc không còn phòng đôi nào trống cả. Ông khách giận dữ nói: - Tôi không cần biết tấm giấy đó đã ghi gì. Tôi muốn có phòng đôi!
  53. Sau đó ông lại nói tiếp: - Anh biết tôi là ai chứ? Tôi sẽ yêu cầu sa thải anh. Anh cứ đợi đấy! Anh sẽ mất việc! Bất chấp những câu nói giận dữ của ông khách, anh nhân viên vẫn tỏ ra hết sức nhã nhặn: - Thưa ông, chúng tôi thật sự lấy làm tiếc. Nhưng chúng tôi đã làm đúng như ông đã yêu cầu. Đến đây, ông khách tỏ ra tức điên lên: - Lẽ ra tôi không nên vào cái khách sạn này. Tôi cứ tưởng nó tốt lắm! Bây giờ tôi mới biết ở khách sạn này làm ăn không ra sao cả! Và ông ta bỏ đi. Tôi bước lại bàn, cứ nghĩ là anh sẽ lúng túng vì chỉ vài giây trước đây, anh đã bị ông khách nọ nói cho không ra sao cả. Nhưng không, anh lại niềm nở chào tôi một cách tự nhiên và lịch sự. Rồi anh giở sổ ghi tên khách hàng đăng ký tìm tên tôi. Tôi nói với anh: - Tôi rất khâm phục cách xử sự của anh mấy giây trước đây thôi! Anh đúng là một con người biết tự kiềm chế. Anh nói: - Thưa ông, thật sự tôi không muốn cáu ông ấy làm gì. Ông thấy đấy, không phải ông ấy cáu với tôi, tôi chỉ là người giơ đầu chịu báng. Ông khách khốn khổ ấy chắc gặp chuyện bực mình với vợ, cũng có thể công việc của ông ấy bị sa sút hay ông ấy cảm thấy hèn kém hơn ai đó. Đây là cơ hội vàng để ông ấy trút hết mọi bực dọc của mình. Tôi chỉ là người đã tạo cho ông ta cơ hội ấy. Có thể thực chất ông ấy là một người rất tốt. Mọi người đa số đều tốt cả mà. Xin các bạn hãy nhớ hai câu nói ấy nếu lần sau có gặp ai khiêu chiến với bạn. Hãy biết tự kiềm chế. Con đường dẫn tới thành công trong những trường hợp như thế là cứ để cho người đó nói, còn sau đó bạn hãy quên nó đi. Mấy năm trước, khi xem bài của học sinh, tôi bất chợt gặp một bài khiến tôi phải chú ý. Qua nhiều buổi thảo luận và kiểm tra trước đó, người sinh viên này đã tỏ ra là một sinh viên giỏi. Song bài thi này đã không phản ánh hết điều ấy. Thật sự, tôi cũng tin anh ta giỏi nhất lớp. Nhưng không hiểu sao lần này, bài của anh ta lại kém nhất lớp. Như đã thành thói quen, mỗi khi gặp những chuyện lạ như thế này, tôi yêu cầu
  54. thư ký của mình hẹn anh ta đến văn phòng gặp tôi ngay với lý do có chuyện khẩn cấp. Paul có mặt tại văn phòng ngay lập tức. Trông anh ta như vừa trải qua một điều gì khủng khiếp lắm! Sau khi anh ngồi xuống, tôi liền hỏi: - Có chuyện gì vậy Paul? Đây hoàn toàn không phải là bài tôi chờ đợi ở anh. Paul tự đấu tranh với chính mình. Anh nói, mắt cúi nhìn xuống: - Thưa thầy, sau khi em biết thầy đã phát hiện ra em không trung thực trong thi cử, em cảm thấy hoang mang, bối rối vô cùng. Em đã không thể tập trung vào làm bài được. Nhưng em xin thú thật với thầy, đây là lần đầu tiên em gian dối. Em muốn đỗ loại A vì thế nên em đã quay cóp. Trông Paul lúng túng thật sự. Nhưng vì anh đã nói ra, nên không ngừng lại ở đó: - Em biết có thể thầy sẽ đuổi học em. Trường đã có quy định là bất cứ sinh viên nào gian dối trong thi cử đều sẽ bị đuổi học. Đến đây, Paul bắt đầu lo sợ chuyện này sẽ làm cả nhà anh phải xấu hổ, nó sẽ phá ngang cuộc đời anh và sẽ gây ra biết bao nhiêu rắc rối khác. Sau cùng tôi nói: - Thôi Paul, dừng lại đã. Tôi muốn nói với anh điều này: Tôi không biết anh lừa dối. Mãi tới khi anh vào văn phòng này và nói ra tôi mới biết. Trước đó tôi hoàn toàn không thể hiểu đã có chuyện gì với anh. Paul, tôi rất tiếc là anh lại làm như thế! Paul, hãy nói cho tôi biết anh định học cái gì ở trường này? Anh ta bình tĩnh và im lặng một lát rồi nói: - Thưa thầy, em nghĩ mục đích của em là học cách sống nhưng em hiểu, em đã không làm được điều ấy cho ra hồn. - Paul, có nhiều cách học chứ! Tôi nghĩ rằng ngay chuyện này cũng giúp anh có được một bài học lớn đấy chứ! Khi anh quay cóp, lương tâm hành hạ anh. Nó như nhắc anh đang phạm tội và điều đó lại đánh vào lòng tự tin của anh. Khi phải thú nhận điều ấy, anh đã bối rối, hoang mang. Paul ạ! Ở đây tôi không phải dạy khôn, thuyết giáo anh về điều phải điều trái. Nhưng ta hãy nhìn thẳng vào vấn đề. Khi
  55. anh làm một việc gì đó trái với lương tâm, anh sẽ cảm thấy có lỗi và cảm giác ấy cứ ám ảnh tâm trí anh. Anh không thể tập trung suy nghĩ làm bài được, vì tâm trí anh vẫn đang luôn tự hỏi: Mình có bị bắt quả tang không nhỉ? Liệu mình có bị bắt không? Paul, anh muốn được xếp loại A đến mức dám làm cả điều mà anh biết là sai. Trong cuộc sống sẽ còn nhiều lần khác nữa anh muốn được “loại A” đến mức sẽ bị cám dỗ làm điều trái ngược với lương tâm. Chẳng hạn anh muốn bán được hàng đến mức dám lừa dối cả khách hàng của mình. Lần đó, anh có thể thành công. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? Cảm giác có lỗi sẽ xâm chiếm tâm hồn anh. Lần sau, nếu có gặp lại khách hàng ấy anh sẽ cảm thấy lúng túng. Anh sẽ luôn tự hỏi: “Liệu ông ấy đã phát hiện ra mình lừa dối ông ấy chưa?”. Thái độ đón khách của anh sẽ không được tốt vì anh không thể tập trung được. Anh sẽ không còn có cơ hội thứ 2, 3, 4 để bán tiếp kiểu như thế nữa. Về lâu dài, nếu cứ dùng mánh lới như vậy thì lương tâm anh sẽ cắn rứt và thu nhập của anh sẽ bị giảm đi. Tôi tiếp tục nói, giải thích cho Paul nghe một người đàn ông sẽ không thể tập trung làm việc được tốt một khi anh ta đang dan díu với một người phụ nữ khác và rất lo sợ bị vợ mình phát giác: “Cô ấy sẽ phát hiện ra? Cô ấy sẽ phát hiện ra?” Câu nói đó luôn ám ảnh và cắn rứt lương tâm cho tới khi nào anh ta không còn có thể làm được việc gì cho hồn nữa. Tôi nhắc Paul rằng nhiều tội phạm bị bắt không phải vì chúng đã để lại dấu vết mà vì chúng đã làm điều tội lỗi đáng phải hổ thẹn. Chúng cảm thấy mình có lỗi và cảm giác ấy cứ xoáy vào tâm can chúng, khiến chúng dễ bị người khác nghi ngờ. Trong mỗi chúng ta, ai cũng có cái khao khát được làm đúng, nghĩ đúng với lẽ phải. Vì thế khi chúng ta đi ngược lại khao khát ấy, chúng ta đồng thời đã gieo một mầm bệnh vào lương tâm mình. Mầm bệnh ấy giống như căn bệnh ung thư vậy, cứ lớn dần, lớn dần lên. Nó làm cho ta không còn tự tin nữa. Vậy xin bạn hãy tránh làm bất cứ điều gì mà chỉ vì nó bạn sẽ luôn phải tự hỏi: - Mình có bị bắt không nhỉ? Họ có phát hiện ra mình không nhỉ?