Bài giảng Tâm lý học đại cương - Trần Thị Thanh Trà

ppt 121 trang ngocly 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học đại cương - Trần Thị Thanh Trà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tam_ly_hoc_dai_cuong_tran_thi_thanh_tra.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tâm lý học đại cương - Trần Thị Thanh Trà

  1. TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG GV: ThS.Trần Thị Thanh Trà Email: thanhtrahvt@gmail.com
  2. NỘI DUNG • Chương 1: Những vấn đề chung về tâm lý học đại cương • Chương 2: Hoạt động nhận thức • Chương 3: Vô thức và Ý thức • Chương 4: Tình cảm • Chương 5: Ý chí và hành động ý chí • Chương 6: Nhân cách và sự hình thành nhân cách
  3. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 1. Khái quát về tâm lý học. 1.1.Tâm lý là gì?
  4. Tâm lí là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.
  5. Tâm lý học? TLH là khoa học về các hiện tượng tâm lí. Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh, vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lí trong hoạt động đa dạng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người.
  6. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển TLH 1.2.1. Những tư tưởng TLH thời cổ đại Tâm lí người là “linh hồn”- do các lực lượng siêu nhiên như Thượng Đế, Trời, Phật tạo ra. “Linh hồn” là cái có trước, thế giới vật chất là cái thứ hai, có sau. Khổng Tử (551 – 479 TCN) nói đến chữ “tâm”; Xocrate (469 – 399 TCN) tuyên bố “Hãy tự biết mình”. Đại diện tiêu biểu: Platôn, Becơli, Xocrate, Arixtốt,
  7. - Tâm hồn thực vật: có chung ở cả người và động vật làm chức năng dinh dưỡng (tâm hồn dinh dưỡng). - Tâm hồn động vật: có chung ở cả người và động vật làm chức năng cảm giác, vận động (tâm hồn cảm giác). - Tâm hồn trí tuệ: chỉ có ở người (tâm hồn suy nghĩ). Tâm hồn do nguyên tử tạo thành, “nguyên tử lửa” là nhân tố tạo nên tâm lý. Arixtot (348 – 322 TCN) Đêmôcrit (460 - 370 TCN)
  8. - Tâm hồn trí tuệ nằm ở đầu, chỉ có ở giai cấp chủ nô. - Tâm hồn dũng cảm nằm ở ngực và chỉ có ở tầng lớp quý tộc. - Tâm hồn khát vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô lệ. Platôn (427 – 347 TCN)
  9. 1.2.2. Những tư tưởng TLH từ nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước - Thuyết nhị nguyên: R. Đêcac cho rằng vật chất và tâm hồn tồn tại song song. Cơ thể người phản xạ như cái máy còn tâm lý thì không thể biết được. - Vônphơ (Đức) xuất bản cuốn “Tâm lý học kinh nghiệm” (1732), “Tâm lý học lý trí” (1734) → TLH ra đời từ đó. - L. Phơbach khẳng định: tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não người, nó là sản phẩm của bộ não.
  10. TLH trở thành một khoa học độc lập Từ những thành tựu khoa học: thuyết tiến hoá của S. Đacuyn (1809 – 1882), thuyết tâm sinh lý học giác quan của Hemhôn (1821 – 1894), thuyết tâm vật lý học của Phecsne 91801 – 1887) Sự kiện đặc biệt là năm 1879, nhà tâm lý học Đức V. Vuntơ (1832 – 1920) đã sáng lập ra phòng thí nghiệm TLH đầu tiên trên thế giới tại thành phố Laixic và một năm sau, nó trở thành viện tâm lý học đầu tiên của thế giới.
  11. 1.3. Các quan điểm cơ bản trong TLH hiện đại 3.1. Tâm lý học hành vi Đối tượng nghiên cứu là hành vi của con người và động vật, không tính đến các yếu tố nội tâm. S - R Stimulant - Reaction Kích thích - Phản ứng John Watson (1878 – 1958)
  12. Nhận xét: Ưu điểm Nhược điểm Coi hành vi là do Quan niệm một ngoại cảnh quyết định, cách cơ học, máy hành vi có thể quan sát được, nghiên cứu một móc về hành vi, cách khách quan, từ đó đánh đồng hành vi có thể điều khiển hành của con người và vi theo phương pháp con vật. “Thử - Sai”.
  13. 1.3.2. Tâm lý học Gestalt (TLH cấu trúc) Dòng phái này ra đời ở Đức, các đại diện tiêu biểu như: Vecthainơ (1880-1943), Côlơ (1887-1967), Côpca(1886-1947). Họ đã đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật” bừng sáng” của tư duy. Tuy nhiên, ít chú ý đến vai trò của kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử.
  14. 1.3.3. Phân tâm học Tách con người thành 3 khối: cái ấy (vô thức, tồn tại theo nguyên tắc thoả mãn và đòi hỏi, quyết định toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của con người), cái tôi (tồn tại theo nguyên tắc hiện thực) và cái siêu tôi (tồn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép). Ưu: Đã cố gắng đưa TLH đi theo hướng khách quan, góp phần trong việc giải thích giấc mơ. Nhược: Đề cao quá đáng cái bản năng vô thức, phủ nhận vai trò của ý thức, phủ nhận bản chất xã hội, lịch sử của tâm lí con người, đồng nhất tâm lí ngườiSigmundvới tâm Freudlí loài (1859vật. – 1939)
  15. 1.3.4. Tâm lý học nhân văn Do hai nhà tâm lý học Mỹ là C. Rôgiơ và H. Maxlâu sáng lập. Họ quan niệm rằng bản chất con người vốn tốt đẹp, con người có lòng vị tha, có tiềm năng kỳ diệu. C. Rôgiơ cho rằng con người ta cần phải đối xử với nhau một cách tế nhị, cởi mở, biết lắng nghe và chờ đợi, cảm thông với nhau. Carl Rogers (1902 – 1987) H. Maslow (1908 – 1970)
  16. Ưu điểm: Hướng con người đến một xã hội tốt đẹp Nhược điểm: quá đề cao những cảm nghiệm, thể nghiệm của bản thân, tách con người ra khỏi những mối quan hệ xã hội, thiếu tính thực tiễn. Tháp nhu cầu của Maslow
  17. 1.3.5. Tâm lý học nhận thức Hai đại biểu nổi tiếng là G.Piagiê (Thuỵ Sỹ) và Brunơ (Mỹ). Trường phái này nghiên cứu tâm lí con người, nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể, với não bộ và đã xây dựng đựơc nhiều phương pháp nghiên cứu tâm lí. Tuy nhiên, dòng phái này coi nhận thức của con người như là sự nỗ lực của ý chí, chưa thấy hết ý nghĩa tích cực, thực tiễn của hoạt động nhận thức Jean Piaget (1896 – 1980)
  18. 1.3.6. Tâm lý học hoạt động Do các nhà TLH Xô Viết sáng lập như: L.X.Vưgôtxki, A.N.Lêônchiev, A.R.Luria lấy triết học Mác - Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận, xây dựng nên TLH lịch sử người: coi tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não, thông qua hoạt động. Tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động, trong các mối quan hệ giao lưu của con người trong xa hội.
  19. 1.4. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học Đối tượng: Là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí. Nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lý, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật và mối quan hệ giữa các iện tượng tâm lý.
  20. 2. Bản chất hiện tượng tâm lý người. *. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể
  21. ✓ Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này với hệ thống khác và để lại dấu vết lên nhau. ✓ Phản ánh tâm lí là một loại phản ánh đặc biệt: - Sự tác động vào hệ thần kinh, não bộ - tổ chức cao nhất của vật chất. - Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo. - Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân.
  22. Tác động giống nhau nhưng hình ảnh tâm lý ở các chủ thế khác nhau là khác nhau. Tính chủ thể Cùng một HTKQ tác động đến một chủ thể nhưng thời điểm khác nhau có những biểu hiện và sắc thái trong tâm lý khác nhau. phản ánh tâm lý Do mức độ, sắc thái tâm lý khác nhau nên chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.
  23. *. Tâm lý người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử Có nguồn gốc thế giới khách quan trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Bản Là sản phẩm của hoạt động và giao chất tiếp. xã hội Kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm XH, nền văn hóa XH thông qua hoạt động và giao tiếp. TL hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng.
  24. CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC 24
  25. ☺Nhận thức – tình cảm – hành động ☺Đặc trưng nổi bật nhất của HDNT: phản ánh HTKQ ☺ Cảm giác, Tri giác: Nhận thức cảm tính? ☺ Tư duy, tưởng tượng: Nhận thức lý tính? ☺ “ Từ trực quan hành động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”
  26. Nhận thức cảm tính: phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người. Nhận thức lý tính: phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ bản chất của sự vật hiện tượng trong HTKQ mà con người chưa biết.
  27. I. CẢM GIÁC 1. Khái niệm cảm giác Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tuợng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
  28. 3. Các quy luật của cảm giác 3.1. Quy luật ngưỡng cảm giác Ngưỡng cảm giác: là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác. Cảm giác có hai ngưỡng: phía trên và phía dưới. Ngưỡng cảm giác phía trên: cường độ kích thích tối đa vẫn gây ra được cảm giác. Ngưỡng cảm giác phía dưới: cường độ kích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác.
  29. 3.2. Quy luật thích ứng của cảm giác Thích ứng: là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích, khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và ngược lại. Có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ khác nhau và có thể rèn luyện được.
  30. 3.3. Quy luật tác động qua lại lẫn nhau của cảm giác (quy luật tương phản) Các cảm giác luôn tác động lẫn nhau: sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng lên độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia và ngược lại. Có thể diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp
  31. II. TRI GIÁC 1. Khái niệm tri giác Tri giác là một quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
  32. 4.1. Quy luật tính đối tượng của tri giác Hình ảnh trực quan do tri giác mang lại luôn về một svht cụ thể trong thực tiễn -> tri giác phản ánh tính chân thật hiện thực khách quan. Là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động.
  33. 4.2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác (quy luật hình và nền) Tri giác có khả năng tách đối tượng ra khỏi bối cảnh = tính tích cực của tri giác. Vai trò của đối tượng và bối cảnh không xác định có thể thay thể cho nhau.
  34. Vận dụng: trong nghệ thuật quảng cáo, ngụy trang, cuộc sống. khi muốn nổi bật đối tượng thì làm đối tượng khác biệt với bối cảnh và ngược lại có thể làm cho đối tượng và bối cảnh gần giống nhau.
  35. 4.3. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác Tức là có khả năng gọi được tên của sự vật, hiện tượng và xếp chúng vào một nhóm hay một lớp sự vật, hiện tượng nhất định Vận dụng: khi sử dụng tranh ảnh, sơ đồ cần ghi chú cụ thể để phản ánh chính xác sự vật hiện tượng.
  36. 4.4. Quy luật về tính ổn định của tri giác Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi. Được hình thành trong hoạt động và là điều kiện cần thiết để định hướng trong đời sống và hoạt động. Ý nghĩa: giúp con người phản ánh chính xác với sự biến đổi vô tận của ngoại giới.
  37. 4.5. Quy luật tổng giác Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lí con người, vào đặc điểm nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác. Ý nghĩa: Tri giác có thể điều khiển được. Khi dạy học, giao tiếp cần chú ý đến hứng thú, thái độ, năng lực của đối tượng.
  38. 4.6. Ảo giác Ảo giác là sự tri giác cho ta hình ảnh không đúng về sự vật trong một số trường hợp. Có ba loại ảo giác: ảo giác toàn thể và bộ phận, chiều cao và chiều ngang, tương phản. Nguyên nhân: Do đặc điểm của cơ thể, do trạng thái của cơ thể, do môi trường
  39. III. TƯ DUY 1. Khái niệm tư duy Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước đó ta chưa biết.
  40. 2. Đặc điểm của tư duy (05) 2.1. Tính có vấn đề của tư duy 2.2. Tính gián tiếp của tư duy 2.3. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy 2.4. Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ 2.5. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
  41. 2.1. Tính có vấn đề của tư duy Điều kiện xuất hiện tư duy: Gặp hoàn cảnh (tình huống) có vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn mà với phương tiện, cách thức cũ không giải quyết được. Hoàn cảnh có vấn đề được cá nhân nhận thức đầy đủ.
  42. 3. Tư duy là một quá trình Nhận thức vấn đề Xuất hiện các liên tưởng Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết Kiểm tra giả thuyết Chính xác hoá Khẳng định Phủ định Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới
  43. IV. TƯỞNG TƯỢNG 1. Khái niệm tưởng tượng Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. Biểu tượng: hình ảnh của svht còn lưu lại trên não khi svht không còn trực tiếp tác động vào giác quan.
  44. 2. Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng 2.1. Thay đổi kích thước, số lượng
  45. 2.2. Nhấn mạnh
  46. 2.3. Chắp ghép Rồng Châu Á = đầu sư tử + mình rắn + chân chim + vảy cá
  47. 2.4. Liên hợp Thuỷ phi cơ = máy bay + tàu thuỷ
  48. 2.5. Điển hình hoá
  49. 2.6. Loại suy
  50. TRÍ NHỚ & HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
  51. 1. Định nghĩa trí nhớ ĐN 1: Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri gián, xúc cảnh, hành động hay suy nghĩ trước đây. ĐN 2: Trí nhớ là sự ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những kinh nghiệm trước đây của bản thân mỗi người.
  52. 2. Các quá trình trí nhớ Quá trình ghi nhớ Quá trình giữ gìn Quá trình tái hiện Sự quên
  53. CHƯƠNG 3: VÔ THỨC & Ý THỨC 3.1. Vô thức:
  54. → Vô thức là hiện tượng tâm. lý ở tầng bậc chưa có ý thức, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng của mình. VT ở tầng bậc bản năng Các loại Những HTTL dưới Vô ngưỡng YT thức Hiện tượng Tâm thế Hiện tượng tâm lý dưới ý thức
  55. 3.2. Ý Thức: Ý thøc lµ h×nh thøc ph¶n ¸nh t©m lý cao nhÊt chØ cã ë ngêi, lµ sù ph¶n ¸nh b»ng ng«n ng÷ nh÷ng g× con ngêi ®· tiÕp thu ®îc trong qu¸ tr×nh quan hÖ qua l¹i víi thÕ giíi kh¸ch quan.
  56. 3.2.1. Các thuộc tính cơ bản của ý thức Thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người Các thuộc Thể hiện thái độ của con người với TG tính cơ Thể hiện sự điều chỉnh hành vi của bản con người của ý thức Tự ý thức: đánh giá bản thân phù hợp với HTKQ
  57. 3.2.2. Cấu trúc của ý thức Nhận thức Thái độ Năng động của YT
  58. NT cảm tính(p/á thuộc tính bên ngoài) Lựa chọn NT lý Mặt nhận tính(p/á thức thuộc tính bên trong, Cảm Mặt thái bản chất) xúc độ Mặt năng Đánh động Điều giá khiển, điều chỉnh(Ý chí)
  59. 3.2.3. Sự hình thành và phát triển ý thức về phương diện loài Vai trò Xây dựng mô hình, cách làm trước khi HĐ của Sáng tạo và sử dụng công cụ vào lao động lao Đối chiếu, hoàn thiện, đánh giá sản phẩm động Vai Có ý thức về mô hình hoạt động trò của Sử dụng công cụ, đối chiếu, đánh giá sản ngôn phẩm ngữ Hoạt động xã hội, hợp tác, hiểu biết
  60. 3.2.4. Sự hình thành và phát triển ý thức về phương diện cá thể Hỡnh thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân Hỡnh Hỡnh thành trong quan hệ giao tiếp của thành cá nhân với người khác TL trên phương Hỡnh thành bằng con đường lĩnh hội diện cá nền văn hoá xã hội thể Hỡnh thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mỡnh
  61. 3.2.5. Các cấp độ của ý thức Cấp độ chưa ý thức 62
  62. 3.3. Chú ý - điều kiện của hoạt động có ý thức 3.3.1. Khái niệm: Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng, để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả. Chú ý không chủ định Các loại Chú ý có chủ định chú ý Chú ý sau chủ định
  63. 3.3.2. Các thuộc tính cơ bản của chú ý Sức tập trung của chú ý (khả năng chú Thứ nhất ý vào phạm vi hẹp, lựa chọn đối tượng) Thứ hai Sự bền vững của chú ý Thứ ba Sự phân phối của chú ý Thứ tư Sự di chuyển của chú ý
  64. TÌNH CẢM C . T H Ì Ư N Ơ H N C G Ả 4 M
  65. 1. CẢM XÚC . • 1.1. Khái niệm Là sự rung động của bản thân con người đối với hiện thực
  66. . 1.2. Đặc điểm của cảm xúc - Biểu hiện bề ngoài rất rõ ràng - Cảm xúc rất đa dạng và phong phú 1.3. Vai trò - Hình thức thích ứng với hoàn cảnh xung quanh - Kích thích hành động - Đóng vai trò tích cực trong quá trình giao tiếp
  67. 1.4. Các loại cảm xúc Tâm trạng Xúc động
  68. 2. TÌNH CẢM 2.1. Khái niệm: Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với HTKQ có liên quan đến nhu cầu và động cơ. Phản ánh bản thân svht Qtr nhận thức SVHT Tỏ thái độ Tình cảm Tác động Ý chí
  69. 2.2. Những đặc điểm của tình cảm • Tinh nhận thức • Tính đối tượng • Tính ổn định • Tính xã hội
  70. 2.3. Các loại tình cảm • Tình cảm cấp thấp • Tình cảm cấp cao • Tình cảm đạo đức • Tình cảm trí tuệ • Tình cảm thẩm mĩ • Tình yêu (đôi lứa)
  71. 2.4. Các quy luật của tình cảm • 2.4.1. Quy luật thích ứng • 2.4.2. Quy luật “tương phản” • 2.4.3. Quy luật “pha trộn” • 2.4.4. Quy luật “di chuyển” • 2.4.5. Quy luật”lây lan” • 2.4.6.Quy luật về sự hình thành tình cảm 72
  72. 2.4.1. Quy luật thích ứng • Tình cảm lặp đi lặp lại nhiều lần 1 cách đơn điệu thì đến 1 lúc nào đó nó sẽ suy yếu và lắn xúông. • Biểu hiện: dao năng mài thì sắc, người năng chào thì quen; xa thương gần thường • Ứng dụng: Tránh thích ứng và tập thích ứng • Cần : đổi mới 73
  73. 2.4.2. Quy luật “tương phản” ( cảm ứng) • Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hoặc sự suy yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm của một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp với nó. • Ví dụ: Mai sau anh gặp được người, đẹp hơn người cũ anh thời quên tôi; ngọt bùi nhớ lúc đắng cay • Ứng dụng: Trong dạy học, giáo dục biện pháp “ôn nghèo nhớ khổ, ôn cố tri tân và nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện và chính diện 74
  74. 2.4.3. Quy luật “pha trộn” • Trong đời sống tình cảm của con người cụ thể, nhiều khi 2 tình cảm đối cực nhau có thể xảy ra cùng một lúc, nhưng không loại trừ nhau chúng “pha trộn” vào nhau. • Biểu hiện: Lo âu và tự hào, yêu và ghét giận thì giận mà thương thì thương 75
  75. 2.4.4. Quy luật “di chuyển” • Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác • Biểu hiện: giận cá chém thớt, vơ đũa cả nắm yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng • ứng dụng: • + Kiềm chế cảm xúc tránh hiện tượng vơ đũa cả nắm • +Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu nên tốt ghét nên xấu” • Cần có một cái đầu lạnh và một trái tim nóng 76
  76. 2.4.5. Quy luật ”lây lan” • Xúc cảm tình cảm có thể truyền lây từ người này sang người khác. • Biểu hiện: vui lây, buồn lây, đồng cảm, ủng hộ người nghèo, một con ngựa đau • ứng dụng: các hoạt động tập thể như lao động học tập. Vận dụng trong giáo dục trong tập thể và bằng tập thể 77
  77. 2.4.6. Quy luật về sự hình thành tình cảm ➢ Xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa những xúc cảm cùng loại. o Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định. o Tổng hợp hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích, thành một chỉnh thể. o Động hình hóa (định hình động lực) là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ đã được hình thành từ trước 78
  78. • + "Năng mưa thì giếng năng đầy • Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương" • + Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén • Tình cảm được hình thành từ xúc cảm, nhưng khi hình thành thì tình cảm lại thể hiện quan xúc cảm và chi phối xúc cảm. 79
  79. 3. ĐAM MÊ 3.1. Khái niệm: là một khuynh hướng chiếm ưu thế, có thể trở thành thống trị và độc tôn phá vỡ sự quân bình của đới sống tâm lý.
  80. 1. Khái niệm ý chí Ý chí là một phẩm chất nhân cách, thể hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
  81. CóBị thương Haitrường mươi nặnghợp phút mộtanh sau, máycố lúclái bay đưamáy hạ vàobay cánh phòngvề khôngsân cấpbay, bìnhcứu,nỗi lo thườnganhvề đồngphi :công sauđội khitỉnhvà đụngmáy lại. Sắc bayvào mặt mạnhmặt không đất,đến chiếc hềmức máythayđộ trung bayđổi, đóanhtâm lao nóihưng chồm qua phấn hailên hàm, cắmgắn răng phậpliền cắn vớimột chặt: nỗicánhlo xuốnglắng- Nhiệmđó đấttrong , vụđứng đãvỏ dừnghoànnão đã thành .Đồnglại ứcvà tắtchế máy.sự đauđội thếđớn, nào?không Máyđể bayanh cóngất saolịm không?đi trong không trung . MọiTrungVà người anhtâm laolạihưng bất đến phấntỉnh. sữngđó sờmạnh : anhđến phi côngnỗi lúc đã máuđưaKhoảng đếnme đầmphòng nửa đìa giờcấp vẫn nữa cứu,còn trôi nắmsau qua chặthai , anh lầntay lại ngấtlái. tỉnh đi, Chânlạinó vàvẫn lạianhkhông hỏi đạp y hệtbịcứngdập như trêntắt lần. phanhChỉ trước.những hãm. Khi lờibiết Trênnói máy nétlàm mặtbayanh ananhan toàntâm còn mới vàlộ đồngrõcó sựthể độicăngdập không thẳngtắt saođược tột cả,độ,trung anhsự tâmhài chúlòngđó. Thànhý nói: và sựthử, nỗ lựcsau phiđấy thường.trung tâmAnh nàyđã bấtkhử ức tỉnh.chế- chỗThế nhữnglà mừng!vùng trước kia đã bị ức chế và anhAnhphi bắtcông đầucảm cảmthấy thấyđau đaunhức nhói vàkêugiãy rên giụavà giãyvì vết giụa.thương quá nặng.
  82. Vd: Câu chuyện CÁI CHẾT BỊ CHẶN LÙI Vd: Câu chuyện Marathon => giúp con người điều khiển và điều chỉnh hoạt động của cá nhân khắc phục mọi khĩ khăn nhằm đạt mục đích đề ra
  83. NHƯ THẾ NÀO MỚI GỌI LÀ MỘT NGƯỜI CÓ Ý CHÍ?
  84. 3. Hành động ý chí Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.
  85. Xác định mục đích, hình thành động cơ Lập kế hoạch hành động Chọn phương tiện và biện pháp hành động Chuẩn bị Chuẩn Quyết định hành động Thực hiện hành động bên ngoài Hành động ý chí bên trong Th.hiện Đgiá đánh giá kết quả
  86. • 3. Hành động tự động hóa: Thế nào là hành động tự động hĩa? a. ĐN: • là loại hành động mà lúc đầu vốn là một hành động cĩ ý thức • nhưng do được lặp đi lặp lại hay do luyện tập • mà trở thành hành động tự động, khơng cần cĩ sự kiểm sốt trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện cĩ kết quả.
  87. • 3. Hành động tự động hóa: • Cĩ những loại hành động tự động hĩa nào? • vừa viết vừa nghe giảng vừa nhìn bảng • nghe - nĩi ngoại ngữ • Chơi bĩng bàn • Khơng nhìn bàn phím nhưng khi đánh sai thì phát hiện ngay • quen rửa bát sau bữa ăn . • quen sống sạch sẽ, • quen nĩi thừa: đúng khơng, hiểu khơng, phải khơng • Bất ngờ thấy người lớn, lập tức buột miệng chào • v.v
  88. Hai loại hành động tự động hoá • Kỹ xảo: là hành động ý chí đã được tự động hóa nhờ luyện tập. • Thói quen: là hành động tự động hóa ổn định, trở thành nhu cầu của con người. Nếu nhu cầu đó không được thỏa mãn thì con người cảm thấy khó chịu, có khi đau khổ, day dứt.
  89. Sự khác nhau giữa kỹ xảo và thói quen Kỹ xảo Thói quen - Mang tính chất kỹ thuật - Mang tính chất nhu cầu, nếp sống - Được đánh giá về mặt thao tác, - Được đánh giá về mặt đạo đức - Ít gắn với tình huống, đối tượng nhất - Luôn gắn với tình huống cụ thể định - Bền vững, ăn sâu vào nếp sống - Ít bền vững nếu không thường xuyên luyện tập, củng cố - Hình thành bằng nhiều con đường - Con đường hình thành chủ yếu là luyện tập có mục đích, có hệ thống.
  90. Đặc điểm của kỹ xảo • Mức độ tham gia của ý chí vào quá trình kỹ xảo ít. • Không nhất thiết phải theo dõi bằng mắt, mà được kiểm tra bằng cảm giác vận động, tức là các rung động đi qua các dây thần kinh, các khớp xương, bắp thịt. • Các động tác mang tính nhuần nhuyễn, kết quả cao và ít tốn kém năng lượng thần kinh và bắp thịt. 92
  91. Quá trình hình thành kỹ xảo • Hiểu biết cách làm: có tri thức về kỹ xảo muốn thành lập • Hình thành kỹ năng:biết vận dụng mọt cách sơ bộ tri thức vào một hành động nào đó. Mức độ tham gia của ý thức cao, tốn nhiều năng lượng • Hình thành kỹ xảo: kỹ năng được củng cố và tự động hóa nhờ luyện tập.( biến hành động ý chí thành hành động tự động hóa) 93
  92. Quy luật hình thành kỹ xảo Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều của các kĩ xảo Quy luật Quy luật đỉnh của phương pháp luyện tập hình thành Quy luật về sự tác động qua lại giữa kĩ kỹ xảo đã có và kĩ xảo mới xảo Quy luật dập tắt kĩ xảo
  93. 6 NHÂNCÁCH
  94. I. Khái niệm chung về nhân cách 1. Nhân cách là gì? 1.1.Khái niệm: + Con người: là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. => chỉ mọi thành viên trong cộng đồng người. + Cá nhân: dùng để chỉ một con người cụ thể của cộng đồng, thành viên của xã hội. (có địa danh, danh tánh )=> có tất cả đặc điểm của con người
  95. Cá tính: dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lí của cá thể động vật hoặc cá thể người. Chủ thể: là khái niệmchỉ con người đang thực hiện một hoạt động hoặc một mối quan hệ nào đó Nhân cách: chỉ phần tâm lý – xã hội của con người với tư cách là 1 thành viên của xh, chủ thể của hoạt động có ý thức và giao tiếp → Nhân cách = Người 97
  96. II. Cấu trúc tâm lý của nhân cách Đức Tài
  97. Phẩm chất Năng lực - Phẩm chất xã hội. - Năng lực xã hội hoá - Phẩm chất cá nhân - Năng lực chủ thể hoá - Phẩm chất ý chí - Năng lực hành động
  98. Tình Nhận cảm thức Ý chí
  99. III. Những thuộc tính tâm lý nhân cách 1. Xu hướng của nhân cách và động cơ của nhân cách Khái niệm: Xu hướng cá nhân là một hệ thống động cơ và mục đích định hướng, thúc đẩy con người tích cực hoạt động nhằm thoả mãn những nhu cầu hay hứng thú, hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân lấy làm lẽ sống của mình 101
  100. Một số mặt biểu hiện của xu hướng cá nhân a) Nhu cầu b) Hứng thú c) Lý tưởng d) Thế giới quan e) Niềm tin f) Hệ thống động cơ của nhân cách 102
  101. 2. Tính cách 2.1. Tính cách là gì? Tính cách là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hành vi cử chỉ và cách nói năng tương ứng. Gồm hai nhóm nét tính cách: tốt và xấu Luôn mang tính ổn định và bền vững, thống nhất và cũng mang tính độc đáo, riêng biệt, điển hình cho mỗi cá nhân. 103
  102. 2.2. Cấu trúc của tính cách ❖ Hệ thống thái độ của cá nhân ❖ Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân. 104
  103. Hệ thống thái độ của cá nhân = Nội dung + Thái độ đối với tập thể: lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thái độ chính trị, tinh thần đổi mới, tinh thần hợp tác cộng đồng + Thái độ đối với lao động: lòng yêu lao động, cần cù, sáng tạo, lao động có kỷ luật, tiết kiệm 105
  104. + Thái độ đối với bản thân: tính khiêm tốn, lòng tự trọng, tinh thần tự phê bình + Thái độ đối với mọi người: lòng yêu thương con người theo tinh thần nhân đạo, quý trọng con người, tinh thần đoàn kết, tương trợ, tính cởi mở, chân thành, thẳng thắn, công bằng, 106
  105. Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân = Hình thức oHệ thống hành vi, cử chỉ, lời nói tương ứng → chịu sự chi phối của nội dung, chúng gắn bó, thống nhất với nội dung. → Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tính cách tạo ra trong xã hội những kiểu người khác nhau. 107
  106. 3. Khí chất 3.1. Khí chất là gì? Là thuộc tính phức hợp của cá nhân, biểu hiện ở cường độ, tốc độ nhịp độ của hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái hành vi cử chỉ và cách nói năng của cá nhân. 108
  107. 3.2. Các kiểu khí chất theo Hypocrat Chất nước ưu thế Khí chất tương ứng •Chất máu ở tim thuộc •Hăng hái(sanguin) tính nóng •Nước nhờn ở não có •Bình thản tính lạnh lẽo (Flegmatinque) •Mật vàng ở gan có •Nóng nảy(cholerique) tính khô •Mật đen ở dạ dày có •Ưu tư (melancolieque) tính ẩm ướt 109
  108. Theo Paplốp 110
  109. • Kiểu mạnh mẽ, cân • Hăng hái bằng, linh hoạt • Kiểu mạnh mẽ, cân • Bình thản bằng, không linh hoạt • Nóng nảy • Kiểu mạnh mẽ, không cân bằng • Ưu tư • Kiểu yếu 111
  110. Hăng hái: cường độ mạnh+ cân bằng +linh hoạt ✓ Nhận thức nhanh, tình cảm dễ xuất hiện, lạc quan, vui tính, ưu dí dỏm, cởi mở, nhiệt tình, dễ và nhanh chóng thích nghi với môi trường. ✓Thiếu sâu sắc, tình cảm dễ thay đổi, ý chí thiếu kiên định, hay hấp tấp vội vã. ✓Cần giáo dục tính kiên trì, nhẫn nại, tự kiềm chế, cần đôn đốc nhắc nhở thừơng xuyên trong hoạt động. ✓ Phê bình: một cách thẳng thắn 112
  111. Bình thản: mạnh + cân bằng+ không linh hoạt ❑ Nhiệt tình khi đã tham gia, tâm lí bền vững, sâu sắc, bình tĩnh, kiên trì, không vội vàng hấp tấp, tự kiềm chế tốt ❑ Tính ỳ và tính không linh hoạt là nhược điểm. Thích nghi môi trường chậm, do dự nên dễ mất thời cơ. ❑ Rèn luyện năng lực nhạy cảm, thích nghi, nên tham gia các hoạt động có tính chất “động” 113
  112. Nóng nảy: mạnh + không cân bằng+ linh hoạt o Năng lực nhận thức nhanh, xúc cảm và tình cảm khi bộc lộ thì rất mạnh liệt, có tính quả quyết, dũng cảm, hăng hái, sôi nổi, thật thà, hay nói thẳng o Nhận thức ít sâu sắc, dễ cáu gắt phát khùng, dễ vui dễ buồn, hay mệnh lệnh ít thuyết phục, hay liều lĩnh, mạo hiểm, vội vàng. o Giáo dục tính tự kiềm chế, kiên trì, nhẫn nại. Nên tham gia hoạt động có tính chất “tĩnh”. 114
  113. Ưu tư: yếu+ không cân bằg+ không linh hoạt ➢ Suy nghĩ sâu sắc, chín chắn, năng lực tưởng tượng dồi dào phong phú→ thấy được trứơc khó khăn, lường được hậu quả, dịu hiền, tình cảm sâu sắc và bền vững, dễ thông cảm với người khác ➢ Hay run sợ, e ngại, hay tự ti, hòai nghi, bi quan, phản ứng chậm với các kích thích,thích nghi kém. ➢ Rèn luyện tính quả quyết, tính dũng cảm và bạo dạn, tinh thần lạc quan và sự tự tin. Nên giao việc có tính chất động. 115
  114. 4. Năng lực a)Khái niệm: ❖ Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả. ❖ Năng lực vừa là điều kiện vừa là kết quả của hoạt động ❖ Là sản phẩm của lịch sử. 116
  115. b) Các mức độ của năng lực ✓ Năng lực: khả năng hoàn thành có kết quả 1 hoạt động nào đó ✓ Tài năng : hòan thành có sáng tạo một hoạt động ✓ Thiên tài: mức độ kiệt xuất của các vĩ nhân trong lịch sử 117
  116. c) Phân loại năng lực • Năng lực chung: cần thiết cho nhiều hoạt động khác nhau • Năng lực riêng: có tính chất chuyên môn. 118
  117. IV. Sự hình thành và phát triển nhân cách 1. Các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách 1.1. Giáo dục và nhân cách 1.2. Hoạt động của cá nhân 1.3. Giao tiếp với nhân cách 1.4. tập thể với nhân cách 2. Sự hoàn thiện nhân cách 119
  118. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường nhận thức hiện thực khách quan và chân lý 120
  119. CẢM ƠN CÁC ANH, CHỊ ĐÃ LẮNG NGHE VÀ HỢP TÁC! 121