Bài giảng Erik Erikson: Sự phát tirển tâm lý xã hội - Hoàng Minh Tố Nga

pdf 21 trang ngocly 3870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Erik Erikson: Sự phát tirển tâm lý xã hội - Hoàng Minh Tố Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_erik_erikson_su_phat_tiren_tam_ly_xa_hoi_hoang_min.pdf

Nội dung text: Bài giảng Erik Erikson: Sự phát tirển tâm lý xã hội - Hoàng Minh Tố Nga

  1. ERIK ERIKSON: SỰ PHÁT TIRỂN TÂM LÝ XÃ HỘI  Biên soạn: Hoàng Minh Tố Nga
  2. NHỮNG ĐỊNH ĐỀ CHÍNH  Mỗi cá nhân khác nhau (những điểm mạnh trong bản ngã khác nhau)  Nhân cách nam nữ khác nhau do khác biệt sinh lý  Bản ngã mạnh = yếu tố quan trọng cho sức khoẻ tâm thần  Bản ngã mạnh do giải quyết thành công 8 giai đoạn phát triển
  3. NHỮNG ĐỊNH ĐỀ CHÍNH  Vô thức có vai trò quan trọng trong nhân cách.  Những yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến kin nghiệm của trẻ, được bộc lộ qua các biểu tượng trong khi chơi.  Sự phát triển bản ngã (cái tôi) do những ảnh hưởng thường biến (biến đổi không do di truyền): xã hội, cách giáo dục trẻ (dạy con), văn hoá, các thể chế
  4. NHỮNG ĐỊNH ĐỀ CHÍNH  Mỗi giai đoạn phát triển giải quyết một cuộc khủng hoảng để phát triển một điểm mạnh chính yếu
  5. Tuổi ấu thơ  Nếu người nuôi dưỡng (mẹ) đáp ứng đủ những nhu cầu thể lý và tình cảm, trẻ sẽ học cách tin vào người khác và vào bản thân mình.  Ngược lại, trẻ không tin vào thế giới và không tin vào người khác (biểu hiện rõ trong tương quan khi lớn lên)
  6. Tuổi ấu thơ  Khủng hoảng: Tin >< không tin  Sức mạnh = niềm hy vọng ( Nếu giải quyết khủng hoảng thành công → niềm hy vọng)  Yếu tố trong xã hội giúp tiếp tục phát triển niềm tin: Trật tự vũ trụ (Tôn giáo, sự theo đuổi khoa học, hoạt động xã hội, sáng tạo nghệ thuật)
  7. Giai đoạn đầu của tuổi thơ (khoảng 1-3 tuổi)  Phát triển sự tự lập  Con trẻ cần thăm dò và thử nghiệm, phạm lỗi, và dò thử giới hạn trong khả năng của mình  Nếu cha mẹ khuyến khích tính lệ thuộc, khả năng tự lập và khả năng đối phó với thế giới bên ngoài của trẻ bị bóp nghẹt  Mâu thuẫn: Đấu tranh giữa tự lập >< nghi ngờ và xấu hổ  Sức mạnh: Ý chí  Những người quan trọng: Cha mẹ, gia đình  Yếu tố xã hội tiếp tục phá triển sự tự lập: Luật lệ và trật tự xã hội
  8. Giai đoạn đầu của tuổi thơ (khoảng 1-3 tuổi)  Mâu thuẫn: Đấu tranh giữa tự lập >< nghi ngờ và xấu hổ  Sức mạnh: Ý chí  Những người quan trọng: Cha mẹ  Yếu tố xã hội tiếp tục phá triển sự tự lập: Luật lệ và trật tự xã hội
  9. Giai đoạn “chơi” (4-5 tuổi)  Phát triển sự sáng tạo (trở thành ai?)  Nếu trẻ được tự do chọn làm những việc có ý nghĩa đối với chúng, chúng sẽ phát triển cái nhìn tích cực về bản thân và phát triển được những dự phóng của mình  Ngược lại, trẻ sẽ có mặc cảm tội lỗi mỗi khi có sáng kiến hoặc khởi xướng làm điều gì. Trẻ sẽ không có lập trường và để người khác chọn lựa thay cho mình.
  10. Giai đoạn “chơi” (4-5 tuổi)  Trẻ phát triển căn tính nam/nữ của mình, ý thức mình là nam/nữ  Khủng hoảng: Sáng tạo >< mặc cảm tội lỗi  Sức mạnh: Chủ đích, mục tiêu  Những người quan trọng: Gia đình  Yếu tố tiếp tục giúp phát triển: Những kiểu mẫu lý tưởng trong xã hội
  11. Tuổi 6-12: Phát triển tính hiệu quả  Học những kỹ năng giúp thành công ở trường  Nhiệm vụ chính là xây dựng một cảm thức hiệu quả nơi bản thân, trong đó trẻ học xác lập mục tiêu và đạt được mục tiêu  Nếu không làm được như vậy, trẻ sẽ cảm thấy mình bất tài, bất lực
  12. Tuổi 6-12:  Khủng hoảng: Cảm giác hiệu quả hay cảm giác thua kém  Sức mạnh: Năng lực  Những người quan trọng: Hàng xóm, trường học  Yếu tố xã hội giúp tiếp tục phát triển: Trật tự khoa học kỹ thuật
  13. Tuổi 13-18:  Phát triển căn tính  Là giai đoạn chuyển tiếp từ thời trẻ thơ đến thời trưởng thành  Là thời gian thử những giới hạn, phá vỡ những mối quan hệ lệ thuộc, thiết lập căn tính mới (truyện anh hùng, thần tượng, lý tưởng, chất vấn, tiến trình thành nhân)  Các định mục tiêu, ý nghĩa, lý tưởng, vai trò, sứ mạng của cuộc đời  Nếu không thiết lập được căn tính, sẽ dẫn đến rối loạn vai trò, con người không biết mình là, ai, muốn gì, chán nản, vô nghĩa .
  14. Tuổi 13-18:  Khủng hoảng: Xác định hay rối loạn căn tính hoặc căn tính tiêu cực  Sức mạnh: Sự trung tín  Những người quan trọng: Bạn bè đồng trang lứa và lớn hơn, những mẫu người lý tưởng  Yếu tố giúp tiếp tục phát triển: Các ý thức hệ, thế giới quan
  15. Đầu thời kỳ trưởng thành Tuổi 18-35: Phát triển tương quan mật thiết  Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là thiết lập mối tương quan mật thiết, thường với người khác phái – lập gia đình  Không thiết lập được tương quan mật thiết sẽ dẫn đến hiện tượng xa lánh người khác và cô độc
  16. Đầu thời kỳ trưởng thành Tuổi 18-35:  Khủng hoảng: Quan hệ mật thiết hay cô độc  Sức mạnh: Tình yêu  Những người quan trọng: Người yêu, vợ/chồng  Yếu tố giúp tiếp tục phát triển: Các mẫu gương hợp tác và cạnh tranh
  17. Tuổi 35-60  Phát triển khả năng sản sinh và đóng góp cho đời  Nhu cầu vượt quá bản thân và gia đình để chăm sóc và hướng dẫn thế hệ sau  Thời gian thích nghi và rút ngắn khoảng cách giữa những giấc mơ và những thành tựu đã đạt được  Biết chấp nhận các tư tuởng và các truyền thống khác mình
  18. Tuổi 35-60  Quân bình giữa mối quan tâm đến người khác và chăm sóc mình  Nếu không cảm thấy mình có thể sản sinh ra một cái gì cho đời, con người trong giai đoạn này sẽ rơi vào trạng thái trì trệ, chán chường  Khủng hoảng: Tác tạo hay trì trệ  Sức mạnh: Sự quan tâm  Yếu tố giúp tiếp tục phát triển: Các trào lưu giáo dục và truyền thống
  19. Giai đoạn sau của cuộc đời: Tuổi trên 60  Khủng hoảng: Trọn vẹn hay thất vọng  Nếu nhìn lại đời mình và thấy xứng đáng, không ân hận: Cảm giác toàn vẹn và hài lòng  Ngược lại: Cảm giác thất vọng, tội lỗi, bất bình, tự ruồng rẫy bản thân  Sức mạnh: Sự khôn ngoan
  20. Giai đoạn sau của cuộc đời: Tuổi trên 60  Những người quan trọng: Nhân loại  Yếu tố tiếp tục giúp phát triển: Sự khôn ngoan
  21. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Fiest, G.J, Fiest, J. (2006). Theories of personality (6th Ed), New York: McGraw- Hill