Bài thảo luận Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata (Ấn Độ)

doc 24 trang ngocly 2530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thảo luận Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata (Ấn Độ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thao_luan_chien_tranh_va_ton_giao_trong_su_thi_mahabhara.doc

Nội dung text: Bài thảo luận Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata (Ấn Độ)

  1. Đại học Huế Trường đại học sư phạm Khoa Ngữ văn Bài thảo luận Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata( Ấn Độ) Môn: Văn học Châu Á Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ: Hoàng Xuân Vinh Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1( tổ 3)- Văn 3B Huế 05,2010 1
  2. Danh sách nhóm 1 tổ 3- Lớp Văn 3B: 1. Nguyễn Thị Phương Ly( Nhóm trưởng- người thuyết trình) 2. H’ Rôma Mlô ( Nhóm phó- thư kí) 3 . Lương Văn Duyên 4. Nguyễn Lê Hoài Nam 5. Bùi Thị Hà My 6. Trần Thị Nguyệt 7. Dương Ánh Minh 8. Phạm Thị Minh Nguyệt 9. Đoàn Thị Nhi 2
  3. Lời cảm ơn Xin gởi vào đây lời cảm ơn chân thành đến cô giáo- thạc sĩ Hoàng Xuân Vinh và tổ 3- lớp Văn 3B đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài này. ( Tập thể nhóm) Mục lục Phần 1: Khái quát chung I. Vài nét về đất nước Ấn Độ II. Đặc trưng sử thi Ấn Độ III. Sử thi Mahabrahata 1. Nguồn gốc và ảnh hưởng a. Nguồn gốc b. Ảnh hưởng 2. Tóm tắt cốt truyện Phần 2: Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabrahata (Ấn Độ) I. Chiến tranh 1. Cốt truyện chiến tranh II. Tôn giáo 1. Vài nét về tôn giáo Ấn Độ 3
  4. Phần I. Khái quát chung I. Vài nét về đất nước Ấn Độ Ấn Độ là một đất nước có nhiều chủng tộc, mang nhiều ngôn ngữ khác nhau, ước tính có tới 1652 ngôn ngữ. Ấn Độ là nước có nền văn minh rất sớm không kém Hi Lạp , La Mã, Ai Cập. Những cuộc khai quật của các nhà khảo cổ học nổi tiếng đầu thế kỉ XX ở vùng Harappa và vùng Mônhengiô Đarô trên lưu vực sông Ấn chứng minh từ 3000 năm trước Công Nguyên đã xuất hiện một nền văn hóa khá rực rỡ của người Đraviđian. Ấn Độ là một đất nước vô cùng phong phú đa dạng hội đủ mọi sắc thái về điều kiện tự nhiên. Với lãnh thổ trải dài từ 7-32 độ vĩ bắc và 67 – 87 độ kinh đông, đó là một bán đảo hình tam giác tưởng chừng như một khối thống nhất đơn giản về địa hình khí hậu nhưng đi sâu vào trong đó mới có thể thấy được mọi thiên hình vạn trạng của đất nước này. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, người dân Ấn Độ hình dung đất nước họ như một nàng tiên cá xinh đẹp có mái tóc bạch kim dài tung bay trong mây trời Himalaya và có cái đuôi cá vẫy vùng trong Ấn Độ Dương xanh thẳm. Còn dãy núi Himalaya bao la hùng vĩ là vận mệnh của Ấn Độ. Nó gợi lên bao nỗi sợ hãi cho tất cả mọi người nơi đây. Trong đó ẩn chứa biết bao câu chuyện huyền thọai linh thiêng gắn liền với đất nước con người Ấn Độ. Người ta nói rằng, dãy núi này trước kia vốn là một đàn voi biết bay đã làm phật ý vị thần vạn năng Indra, cho nên thần đã trừng phạt chúng bằng cách cắt mất cặp cánh của chúng và biến chúng thành những ngọn núi hùng vĩ . Nơi đây cũng trên ngọn núi Kailasa là nơi thiền định của vị thần Shiva để giúp cho thế gian được tiếp tục tồn tại. Bên cạnh những sự tích thân thọai đó, ẩn dưới những bóng rợp của rừng cây bạt ngàn là những vị tu sĩ khổ hạnh. Họ rời bỏ cuộc sống gia đình trần tục để ngồi dưới gốc cây thiền định suy tư về vũ trụ bao la này. Nhìn lên những tán rợ của rừng núi Himalaya, họ cảm thấy thế giới thì bao la quá, mà con người chỉ là những sinh vật nhỏ bé phu du , họ tự hỏi sao vũ trụ thì vô hạn, mà vì sao con người lại hữu hạn, đối mặt với sinh lão bệnh tử, với nỗi đau khổ trầm luân, cũng từ đó, họ muốn tìm kiếm sự giải thoát khỏi cuộc sống này, muốn tách cái Atman (linh hồn cá thể) hòa nhập vào cái Braman (linh hồn 4
  5. vũ trụ) đạt đến niềm vui bất diệt giải thoát khỏi sự luân hồi. Dãy núi Himalaya Cũng từ dãy núi Hymalaya đó, hai dòng sông Ấn Hằng tuôn chảy xuống đồng bằng như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn người dân Ấn Độ bằng nguồn phù sa dồi dào. Chính nơi đây đã bắt đầu buổi bình minh sơ khai của đất nước Ấn Độ, là cái nôi văn hóa cổ xưa lâu đời nhất trên thế giới và trường tồn liên tục nhất quán cho đến ngày hôm nay. Đất nước có tên Ấn Độ cũng bắt nguồn từ dòng sông Indus này. Nó chảy về phía tây, đổ ra vịnh Bengal chia làm năm nhánh nên được gọi là vùng Punjab. Nhưng đối với tâm thức người Ấn Độ, dòng sông Hằng Ganga là một dòng sông linh thiêng có khả năng thanh tẩymọi tội lỗi. theo thần thoại, nữ thần Ganga được sinh ra từ một ngón chân thần Vishnu. Bà sống trên trời trước khi xuống trần gian. Khi mặt đất phủ đầy tro hỏa táng, hiền nhân Bhagiratha đã câu khấn thần Brahma và Shiva để cho dòng sông Hằng chảy xuống trần gian để rửa sạch lớp tro này và giải thóat cho linh hồn những người chết. Để phòng ngừa sự ngập lụt nguy hại, thần Shiva để cho nước rót xuống đầu mình chảy ngoằn ngoèo qua các lọn tóc rối quăn của thần và thần đã chia nó ra làm bảy con suối chảy yên lành trên nước Ấn Độ. Với niềm tin như thế, hàng triệu người dân Ấn Độ hàng năm, hay ít nhất là một lần trong đời mình đều phải đến đây để hành hương. Họ muốn được tắm dưới dòng sông Hằng, uống nước sông Hẳng, và chết thả mình dưới dòng sông Hằng linh thiêng thần thánh nhằm được giải thoát khỏi bể khổ muôn đời. 5
  6. Thần Shiva trên sông Hằng Ấn Độ được mệnh danh là xứ sở của tôn giáo, xứ sở tâm linh. II. Đặc trưng sử thi Ấn Độ: Văn học cổ đại Ấn Độ có hai thành tựu vĩ đại là thần thoại và sử thi ra đời trên cơ sở xã hội Ấn Độ đã phát triển qua chế độ quân chủ phong kiến nhiều vương quốc đã hình thành. Sử thi là bức tranh rộng lớn phản ánh hiện thực đời sống, tư tưởng của nhân dân Ấn Độ cổ đại. Nó còn là bài ca vĩ đại ca ngợi những chiến công hiển hách, khí phách hào hùng được đề cao và ngưỡng mộ như những mẫu người lý tưởng. Sử thi Ấn Độ có những nét đặc trưng rất riêng biệt mang đậm dấu ấn của đất nước và con người Ấn Độ. Nét đặc trưng dễ thấy nhất là sử thi Ấn Độ mang tính quy mô đồ sộ, trên thế giới ít có bộ sử thi nào sánh ngang được với Mahabrahata và Ramayana về quy mô. Nguyên do là bởi người Ấn Độ có thói quen suy nghĩ triền miên, giàu óc tưởng tượng. Hơn nữa đất nước Ấn Độ rộng lớn có nhiều dân tộc, nhiều truyền thuyết, nhiều huyền thoại. Các nghệ nhân kể chuyện thường sưu tầm các câu chuyện lan truyền trong các địa phương, sâu chuỗi lại làm 6
  7. nội dung thêm phong phú và được kéo dài. Vì thế sử thi Ấn Độ có sức khái quát rộng lớn. Chính vì sự đồ sộ về quy mô của những thiên sử thi mà hệ thống nhân vật cũng rất đa dạng và phong phú. Nhân vật trong sử thi Ấn Độ bao gồm nhiều anh hùng, đạo sĩ, người phụ nữ, thần thánh, ma quỷ, quái vật Tính giáo huấn sâu đậm cũng là đặc trưng của sử thi Ấn Độ. Dĩ nhiên sử thi của dân tộc nào cũng mang tính giáo huấn. Nó là cuốn bách khoa toàn thư về đạo đức, luân lí của dân tộc. Nhưng sử thi Ấn Độ mang đậm tính giáo huấn hơn. Bởi Ấn Độ là một xứ sở có nhiều tôn giáo, nhân dân Ấn Độ là những con người mộ đạo, giáo lí các tôn giáo được phản ánh khá sâu sắc trong các sử thi. Sử thi Ấn Độ chứa trong nó nhiều triết lí, giáo lí sâu sắc của nhiều tôn giáo khác nhau cho nên sự xung đột gay gắt về đạo lí trong sử thi là điều tất yếu. Sử thi Ramayana và Mahabharata không chú trọng miêu tả chiến tranh mà chú trọng miêu tả xung đột giữa cái thiện cái ác, giữa đạo lí và phi đạo lí. Nếu có xung đột với nhau, trước tiên phải hòa giải, nếu không thành mới tiến hành chiến tranh. Mục đích cuối cùng của chiến tranh là hòa hợp, hòa bình. Đó là tinh thần Ấn Độ. Những đặc trưng đó của sử thi Ấn Độ có thể tìm thấy một cách trọn vẹn, toàn diện trong bộ sử thi Mahabrahata. Cùng với Ramayana, hai tác phẩm sử thi Ấn Độ được đánh giá là “Chẳng khác gì những kim tự tháp khổng lồ sừng sững. Đứng trước những công trình đó, những tác phẩm nhỏ bé của phương Tây sẽ phải kính cẩn nghiêng mình” (Michelet, nhà phê bình văn học Pháp thế kỉ XIX). III. Sử thi Mahabharata 1. Nguồn gốc và ảnh hưởng a. Nguồn gốc: Cũng như Ramayana hoặc các tác phẩm khác ở thời kì cổ đại, Mahabharata cũng khó xác định dược thời gian cụ thể. Theo các nhà nghiên cứu câu chuyện được lưu truyền từ thế kỉ V TCN. Về sau được bổ sung liên tiếp, nhiều người ghi chép và chỉnh biên cho mãi đến đầu thế kỉ V đầu Công Nguyên mới chấm dứt. Theo truyền thuyết người sưu tập đầu tiên cuốn sử thi này là đạo sĩ Krixna Dwaipayana Vyasa, cũng là một trong những ông tổ của các nhân vật sử thi ( Vyasa có nghĩa là sưu tập) Vyasa đã thức dậy lúc bình minh suốt 3 năm ròng để sáng tác tác phẩm tuyệt diệu này. Nguyên bản lúc đầu có khi lên đến hàng ngàn vạn câu thơ, nhưng đến nay chỉ còn sưu tầm được 110.000 slôka ( câu thơ đôi) gồm 22 vận dòng. Bản viết bằng tiếng Sans Krit đầu tiên đươc in ra ở Calcuta vào năm 1884. Bản dịch ra Anh văn đầu tiên là bản của Protapchanđra Roy, in 1883. Bản 7
  8. dịch ra tiếng Việt đầu tiên hiện nay dựa vào bản tóm tắt cốt truyện bằng Anh văn của C. Kajagopalachari. b. Ảnh hưởng Mahabharata có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ở Indonexia, khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ VIII xuất hiện nhiều truyện được phóng tác từ cốt truyện Mahabharata, như truyện Trận đánh vĩ đại của con cháu Bharata bằng tiếng Java cổ, Đám cưới của Acgiuna (Ayuna Wiwaha). Ở Campuchia, Mahabharata sớm xuất hiện , rõ nét nhất vào thời kì văn học Ăngco, nhiều cảnh trong Mahabharata được thể hiện bằng phù điêu trên mặt đền Ăngco và nhiều đền đài khác. 2. Tóm tắt cốt truyện: Bharata, vua của triều đại Mặt Trăng sinh ra 2 người con trai thành 2 dòng họ Kuru và Panđu. Panđu sinh đươc 5 người con trai gọi là ahn em Panđava. Còn Đritaratra bị mù lòa thuộc dòng họ Kuru sinh được 100 người con trai gọi là anh em Korava. Panđu qua đời, Đritararata lên ngôi, đem 5 người con của anh về nuôi. Năm anh em trưởng thành nhanh chóng nổi tiếng là những người tài cao, đức trọng. Điều đó làm cho ahn em Korava ghen tị. Bọn họ đã nhiều lần lập mưu hãm hại từng người trong 5 anh em nhưng đều thất bại. Đritararatra biết rõ điều đó, đem 5 anh em Panđava đến ở lâu đài Varanamvada. Ahn em Korava lại lập mưu đốt cháy lâu đài hòng giết chết họ nhưng nhờ biết tin tức trước nên anh em Panđava dẫn mẹ là Kunti trốn được vào rừng sâu. Họ cải trang thành những đạo sĩ Balamôn và sống ẩn dật. Một năm sau, vua Đrôpađa xứ Panchala mở hội kến phò mã cho công chúa Đrôpađi xinh đẹp. Anh em Panđava nghe tin bèn đến thi tài. Các hoàng tử 4 phương đều thất bại, không ai có thể giương cung bắn được mũi tên xuyên qua bánh xe đang quay, lấy mắt cả vàng làm đích. Duy chỉ có Acgiuna, em trai thứ 3 của anh em Panđava giương cung bắn 5 phát trúng cả 5. Acguna làm đám ở thành cưới với công chúa Đrôpađi. Năm anh em đem Đrôpađi về ra mắt bà Kunti. Vừa về, một người nói “ thưa mẹ, hôm nay chúng con mang về một vât quý”. Bà Kunti liền nói “ thế thì các con hãy chia đều cho nhau”. Lời của bà thành mệnh lệnh thế là Đrôpađi thành vợ của 5 anh em. Sau việc này, Đritatra và anh em Korava biết được 5 anh em Panđava vẫn còn sống. Đritaratra mời 5 anh em về chia một nửa vương quốc. Yudihitira là anh cả được tôn làm vua vương quốc Inđraprasa cạnh vương quốc Haxtinapura của dòng họ Korava. Nhờ tài năng và đức độ, vương quốc của 5 anh em Panđava trở nên thịnh vượng. Một lần nữa, anh em Korava lại ghen tị và tìm cách tiêu diệt. Yudihitira vốn say mê cờ bạc nên bị Duryodara lôi vào cảnh sát phạt trên bàn xúc xắc. Mất cả vương quốc, anh em Panđava lần nữa lại đem mẹ già 8
  9. và vợ con vào rừng ẩn dật 13 năm. Hết hạn đó họ trở lại vương quốc của mình nhưng Duryodara lật lọng không chịu trao trả vương quốc. Anh em Pandava tức giận buộc phải gây chiến với anh em Korava. Cuộc chiến tranh giữa anh em dòng họ Bharata nổ ra, lôi cuốn các vương quốc lân cận tham chiến, hàng triệu người tham gia trận mạc với hàng vạn ngựa xe cung kiếm. Chiến trường Curusetora mù mịt khói lửa trong vòng 8 ngày, hàng triệu xác chết chất thành núi, máu đỏ thành sông. Kết thúc chận chiến chỉ còn 11 người sống sót. Anh em Panđava tuy chiến thắng nhưng vô cùng đau xót khi phải chém giết anh em cùng huyết thống của mình. Sau khi làm lể giết ngựa làm lể tế thần Ashvamedha để tỏ lòng sám hối, Yudihitira lên ngôi trị vì trong 36 năm. Câu chuyện kết thúc bằng cuộc hành hương của 5 anh em Panđava và nàng Đropađi lên đỉnh Mêru của ngọn núi Himalaya, nơi đó là cõi trời. Dọc đường Đropađi và 4 anh em lần lượt bỏ xác ở trần gian riêng Yudihitira và con chó mà chàng gặp dọc đường nhận làm bạn đồng hành là lên được núi. Vì thần Inđra không cho con chó vào cõi trời nên Yudihitira đã không vào cõi Trời. Lúc ấy con chó biến thành thần Đácma vầ cho biết đây là hành động thử thách đạo đức. Khi vào cõi Trời Yudihitira đã xin ở lại chốn hỏa ngục với an hem và bạn bè của chàng vì đó là Yudihitira “ thiên đường của tôi” . Trước sau Yudihitira vẫn thể hiện lòng trung thành của mình cho nên năm anh em đều được vào chốn vĩnh hằng Phần II. Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahayana: I. Chiến tranh 1. Nền tảng lịch sử Nền tảng lịch sử của Mahabharata là một thời đại đầy nhiễu nhương xung đột. - Xung đột giữa chế độ thị tộc dựa trên cơ sở huyết thống với chế độ chiếm hữu nô lệ mới manh nha trên cơ sở tư hữu và thể chế nhà nước. - Xung đột giữa hai đẳng cấp BRAHMANA (tăng lữ) và KSHATRIYA (Võ sĩ quí tộc) trong cuộc chiến đấu giành quyền lực tối thượng giữa thần quyền và vương quyền. - Xung đột giữa nội bộ đẳng cấp KSHATRIYA trong những cuộc chiến tranh giành đất đai, mở rộng bờ cõi giữa các vương quốc, các tiểu vương quốc, các bộ lạc cổ đại. Các xung đột này thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau và thể hiện ra thành những cuộc chiến tranh có qui mô to lớn, sức huỷ diệt khủng khiếp của thời kì cổ đại. 9
  10. Mahabharata là kí ức lịch sử về những cuộc chiến tranh như vậy. Tác phẩm kể về cuộc chiến tranh cốt nhục giữa hai chi thuộc cùng dòng họ Bharata. Pandava tấn công Kaurava để giành lại vương quốc của họ đã bị chiếm đoạt một cách bất công. Hiện thực xã hội và lịch sử Ấn Độ được đưa vào Mahabharata vô cùng hỗn độn, mênh mông như một đại dương với tất cả phong tục, lễ nghi của tất cả các tầng lớp xã hội, tất cả núi sông đồng bằng thành thị đều có mặt ở đây. Với sự chồng chất “hằng hà sa số” nghĩa là số cát ở sông Hằng, sự kiện của đất nước Ấn Độ, một đất nước to lớn và phức tạp như một châu lục hơn là một quốc gia, đề tài sử thi Ấn Độ cũng phức hợp. Nhưng trong sự đại diện đó nổi lên vấn đề chiến tranh.Mahabharata có nghĩa là cuộc chiến tranh lớn của dòng họ Bharata. 2. Cốt truyện chiến tranh: Mahabharata trước hết là một tập hợp rộng lớn và hỗn tạp các truyền thống cổ xưa. Cốt truyện trung tâm là cốt truyện chiến tranh, một cuộc chiến tranh theo truyền thuyết diễn ra vào thế kỉ 14 TCN nhằm mục đích tranh giành quyền bá chủ vùng Bắc Ấn. Tác phẩm bao quát toàn bộ những sự kiện, những biến cố xảy ra trong cuộc đời của các nhân vật. Mặc dù chỉ chiếm 1.4 dung lượng tác phẩm. Nhưng câu chuyện chiến tranh vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng. Câu chuyện về cuộc chiến tranh đẫm máu huynh đệ tương tàn giữa hai anh em Panđava va Kôrava thuộc cùng một dòng họ. Cuối cùng là sự hủy diệt của dòng họ Kôrava đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử, trong tâm thức của con người. Cuộc chiến tranh kéo dài 18 ngày đêm trên cánh đồng Kôrava giữa hai bộ lạc thủy tổ của cùng một dòng họ người Arian. Nội dung cốt truyện: a. Phần mở đầu: Giới thiệu nguồn gốc lai lịch và hoàn cảnh cho các nhân vật xuất hiện. Xuất hiện nhiều tình tiết gợi mở cho phần thắt nút cốt truyện. Do tài trí hơn người của năm anh em Panđava mà Đurryodara đã nhiều lần bày mưu tính kế nhưng đều thất bại. b. Thắt nút: Xung đột truyện là lòng hận thù- nguyên nhân sâu xa, xung đột khởi điểm dấu hiệu dự báo một cuộc chiến tranh khốc liệt sẽ diễn ra, chính là xuất phát từ trò chơi xúc xắc. c. Phần phát triển: Cuộc chiến tranh diễn ra. 3. Tính chất của cuộc chiến tranh Qua sự phản ánh của Mahabharata, tính chất của chiến tranh đã được khúc xạ đi nhiều. Bằng cớ là trong giải pháp tìm kiếm hoà bình của Pandava, 10
  11. họ chỉ cần năm làng nhỏ, thay vì cả một vương quốc, miễn là tránh được xung đột đổ máu với các anh con bác của mình. Chỉ khi Duryodhana nhất định cự tuyệt: “Không một tấc đất cắm dùi !”chiến tranh mới trở nên không sao tránh khỏi. Xung đột chủ yếu giữa Pandava và Kaurava là xung đột giữa tinh thần bình đẳng và bác ái, yêu thương, hoà hợp (vốn là truyền thống đạo đức của thời kì Công xã nguyên thuỷ, đồng thời là khát vọng của người Ấn) với cái phi đạo lí, bất công, hiềm tị và thù hằn (là bản chất gắn với cơ sở tu hữu và thể chế Nhà nước của các quốc gia chiếm hữu nô lệ mới hình thành). Ở đây, ta thấy cuộc chiến tranh giữa DHARMA (một trong những nghĩa của từ DHARMA là Đạo lí, Lẽ phải) và ADHARMA (Phi đạo lí). Người Ấn gọi chiến tranh trong Mahabharata là DHARMAKSHETRE (chiến tranh bảo vệ DHARMA). Đây là điểm khác với Iliad. Trong Iliad, mỗi anh hùng Achille và Hektor đều đại diện, kết tinh tất cả vẻ đẹp và sức mạnh của dân tộc mình, chiến đấu cho quyền lợi của dân tộc, không ai chính nghĩa và phi nghĩa. Trong khi đó, Mahabharata có sự phân biệt chính nghĩa và phinghĩa, thể hiện khá rõ sự đối lập giữa người với người theo các nguyên tắc đạo đức. Mahabharata không chỉ không thể hiện xung đột DHARMA – ADHARMA thành cuộc giao tranh giữa hai phe Pandava –Korava trên chiến trường mà còn chủ quan hoá xung đột đó trong sự đấu tranh và khắc phục giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, ánh sáng và bóng tối trong tâm hồn của mỗi nhân vật. Trong Mahabharata có câu: “Không một người đức hạnh nào lại đủ kiên cường để suốt đời giữ vững phẩm hạnh, cũng như không một kẻ tội lỗi nào lại quá xấu xa để sống trọn vẹn cuộc đời trong vũng bùn tội lỗi. Đời là một cuộn chỉ rối tung và trên thế gian này, không có ai không làm cả việc thiện lẫn điều ác. Mỗi người và mọi người đều phải gánh chịu lấy hậu quả những hành động của mình” . Với lối tư duy biện chứng như vậy, sử thi này không phân tuyến nhân vật một cách giản đơn theo cực thiện –ác. Sử thi này chia sẻ sâu sắc chân lí ấy trong khi xây dựng hệ thống nhân vật của nó mà ngay cả những anh hùng mẫu mực nhất cũng không phải luôn luôn chiến thắng trong cuộc chiến tâm hồn giữa DHARMA và ADHARMA của bản thân. Ta lưu ý ở đây hiện tượng hàng loạt anh hùng suy thoái, tha hoá qua tiến trình chiến tranh. Khiến cho cuộc chiến lúc đầu tuân theo những luật lệ cao nhưng càng về cuối các luật lệ đó càng bị vi phạm. Yudhisthira, người anh cả trong năm anh em Pandava, người anh hùng nổi tiếng đạo cao đức trọng đến ngày thứ 14 của cuộc chiến tranh cũng bị dục vọng lôi cuốn để sa xuống con đường của người trần tục. Nếu như trong các sử thi khác, nói chung ta gặp mô hình: Tình huống. Hành động của người anh hùng trả lời tình huống đó. 11
  12. Kết quả của hành động (thường là làm thay đổi tình huống, dẫn đến một tình huống mới) thì trong Mahabharata, nhiều khi ta lại gặp mô hình trên có biến thái chút ít:  Tình huống.  Người anh hùng đắn đo về lẽ nên –không nên, phải –trái, được –mất của hành động.  Hành động của người anh hùng.  Kết quả của hành động.  Người anh hùng tự thẩm định về hành động của mình và kết quả của hành động, ở đây nhiều khi họ ân hận, dằn vặt, họ thấy chiến thắng vật chất lại chỉ là một thất bại tinh thần. Trong khi vẫn xây dựng nhân vật chủ yếu bằng hành động, hành động được xem là hình thức tồn tại cơ bản, là tiêu chí giá trị cơ bản của các anh hùng, thì bên cạnh những “hành động bên ngoài” (“là các hành động dứt khoát, trên các thời điểm “nút”, bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật, trong quá trình và kết quả của nó sẽ xảy ra sự thay đổi các quan hệ qua lại giữa các nhân vật, thay đổi số phận riêng tư hay địa vị xã hội của chúng”) tác phẩm còn chú ý soi rọi những “hành động bên trong” (“trong trường hợp của hành động bên trong, các sự kiện xuất hiện trước hết với tư cách là nguyên nhân của các suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Trong tiến trình sự kiện, cái bị thay đổi không hẳn là tình trạng của nhân vật mà là trạng thái tâm lí của chúng”). Chú ý soi rọi những “hàng động bên trong”, xung đột bên trong giữa DHARMA và ADHARMA của mỗi nhân vật, sử thi Mahabharata cho thấy các anh hùng trong quan niệm Ấn Độ không bao giờ tách rời các tiêu chuẩn đạo đức, nó bao hàm cái cao thượng, vị tha, yêu chuộng sự hoà bình. Sức mạnh của người anh hùng không chỉ thể hiện trong khả năng hành động mà nhiều khi ở chính sự kiên nhẫn, sức chịu đựng, quyết định lùi bước trước những hành động không xứng đáng. Trong khi giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh Troy được qui tụ quanh sự kiện về cơn giận của Achille là linh hồn của Iliad thì cuộc chiến Kurukshetra lại không phải là toàn bộ mối quan tâm của Mahabharata. Mahabharata không chỉ tập trung vào 18 ngày chiến trận mà bao trùm gần như toàn bộ cuộc đời của các anh hùng từ khi sinh ra cho tới tận kết thúc, khi họ từ bỏ trần gian này sang thế giới bên kia. Trong khi lí tưởng anh hùng là lí tưởng duy nhất đối với Iliad thì lí tưởng anh hùng chỉ là một phương diện trong hệ thống các lí tưởng đạo đức –xã hội của Mahabharata mà thôi. Một mặt thì, trên sân khấu vĩ đại của Mahabharata qua 18 ngày chiến trận, chúng ta thấy biểu dương tầng tầng, lớp lớp những dũng sĩ anh hùng chia xẻ khát vọng sống hào hùng: cuộc sống đẹp nhất là cuộc sống với 12
  13. những võ công oanh liệt, cái chết đáng mơ ước nhất là cái chết trên chiến trường như một chiến binh dũng cảm. Chết, đối với các chiến sĩ, không phải là hết, mà là sự hoàn thành bổn phận. (DHARMA đồng thời còn có nghĩa là Bổn phận cá nhân. Theo quan niệm Hindu giáo, mỗi người, tùy theo đẳng cấp của mình mà có một chức năng xã hội riêng và anh ta phải phục vụ và duy trì xã hội như một tổng thể bằng cách thực hiện đầy đủ tinh thần bổn phận nhiệm vụ đó của mình. DHARMA của đẳng cấp KSHATRIYA là chiến đấu). Chúng ta sẽ hiểu vì sao máu, thương tổn, hi sinh luôn được miêu tả đẹp đẽ, thơ mộng, thậm chí ngời sáng (“Bhima đứng hiên ngang trên chiến địa, máu me đỏ lòm khắp mình mẩy, trông như một ngọn lửa đang bốc cháy rừng rực” tr.408). “Như một cán cờ lớn sau ngày hội vui, xác Salya nằm sõng soài trên chiến địa” (tr.432) trong khi cảm hứng say máu, hiếu chiến hoàn toàn không phải cảm hứng chủ đạo của sử thi này. Ngược lại, những kẻ chạy trốn khỏi chiến trường, khước từ bổn phận chiến đấu hiện lên trong Mahabharata qua những bức biếm họa với cái hài –phủ định. Ở đây chúng ta nhận thấy một sự tương đồng với Iliad trong giọng điệu anh hùng. 4.Cách kết thúc chiến tranh Kết thúc chiến tranh của Mahabharata lại là một kết thúc khá xa lạ với các sử thi anh hùng khác trên thế giới. Trong bức tranh về chết chóc, buồn đau, thất vọng sau chiến thắng của Pandava hầu như không có cảm hứng ca ngợi mà chỉ hiện ra tính chất rác rưởi, vô nghĩa, đẫm máu của chiến tranh. Thay cho khúc khải hoàn ca chỉ có tiếng khóc của mẹ già, vợ góa, con côi trên khắp thành Hastinapura tang tóc. Yudshithira cúi đầu mà lên ngôi: “Quả là đất nước đã về tay chúng con. Nhưng anh em thân thiết của con đã đi cả rồi. Chúng con đã mất các con cái thân yêu. Chiến thắng này con xem như một thất bại lớn” (6-tr.454). Từ giọng điệu bi thống này định hình nên khái niệm quan trọng của Hindu giáo là AHIMSA (bất tổn sinh – không làm tổn hại một sinh vật sống nào) nghĩa là phủ nhận hoàn toàn đối với chiến tranh. Theo đó, người anh hùng Ấn Độ đạt đến chiến thắng trên chiến trường hoàn toàn chưa phải đã đến đích, thậm chí, còn là đã xa đích. Nên họ còn phải tiếp tục lên đường. Và sử thi Mahabharata vì thế không thể dừng sau chiến thắng của Pandava như Iliad có thể chấm dứt sau khi kể về chiến công của Achille. Tác phẩm tiếp tục theo dõi các anh hùng của mình: ba mươi sáu năm cai trị đất nước vẫn không nguôi ân hận, cuối cùng họ đã từ bỏ vương quốc mà cuộc chiến tranh trước đó họ lấy làm mục đích, hành hương lên cao, cao mãi trên những đỉnh núi Hymalaya. Từ bỏ hoàn toàn cuộc sống gia đình, từ bỏ xã hội, từ bỏ mọi dục vọng, ly viễn cái tinh thần thuần khiết, trong sáng khỏi bản chất vật chất của thế giới. Từ người trẻ nhất trong nhóm, Pandava lần lượt ngã xuống trên đường hành hương. Cuối cùng chỉ còn một mình Yudhisthira tới được cõi trời. Chàng phẫn nộ khi trên thiên đường 13
  14. chàng gặp toàn kẻ thù cũ, còn ở địa ngục lại là các anh em, bè bạn của chàng đang chịu trăm chiều cơ cực. Nhưng đó cũng chỉ ảo ảnh, là thử thách cuối cùng. Yuahisthira phải đi qua cả ba tầng thế giới để tỉnh ngộ rằng trên thiên giới không có chỗ cho lòng hận thù. Anh ta phải vượt trên đối cực của yêu – ghét, thành –bại, hạnh phúc –đau khổ, cũng có nghĩa anh ta phải đi tới giác ngộ bản chất biến đổi, đoản mệnh của thế giới và định mệnh của con người là vượt qua nó. Nghĩa là phải đi tới tuyệt đích MOKSHA (tức từ bỏ, cũng tức là giải thoát). Nếu thời Veda, quan điểm chủ yếu của triết học –tôn giáo Ấn Độ là nghiêng về bình diện trần thế, dựa trên cơ sở nghi lễ để thực hiện, duy trì, bảo vệ trật tự xã hội thì đến thời đại sử thi, vấn đề đã có nhiều thay đổi. Đã xuất hiện hai phong trào phê phán quan điểm Veda là đạo Jain và đạo Phật. Cả hai tôn giáo này đều hướng nhiều hơn tới bình diện vĩnh cửu của tồn tại con người, nhấn mạnh tuyệt đích MOKSHA (Giải thoát). NIRBANNA (Niết bàn) chính là cảnh giới an lạc vĩnh cửu, giải thoát khỏi sinh tử, khỏi mọi khổ đau, phiền não. Vậy, khi nói về thời đại đầy xung đột của Mahabharata chúng ta còn phải nhấn mạnh xung đột này nữa: xung đột giữa DHARMA và MOKSHA, bổn phận và giải thoát, nhập thế và xuất thế. Với người Aán, con người vừa là một sinh vật xã hội vừa là một sinh vật duy nhất có đời sống tâm linh. Là một sinh vật xã hội, nó phải hoàn thành DHARMA của mình (tức bổn phận duy trì, bảo vệ trật tự thế giới trần gian, thế giới vật chất nói chung và xã hội con người nói riêng). Là một sinh vật duy nhất có đời sống tâm linh, nó tìm kiếm MOKSHA (tức khát khao giải thoát khỏi thế giới vật chất, giải thoát khỏi vòng sinh từ luân hồi). Xung đột DHARMA- MOKSHA cũng được chủ quan hoá khiến các nhân vật của Mahabharata luôn phải lưỡng phân trước đòi hỏi kép mà vận mệnh con người đã giành cho họ. Hai tình tiết trung tâm thể hiện sự căng thẳng giữa DHARMA với MOKSHA và cố gắng tìm kiếm những giải pháp hoà hợp giữa hai đòi hỏi trái ngược nhau đò trong tinh thần người anh hùng là: (1). Sự lưỡng lự của Arjuna trước khi chiến tranh mở màn. (2). Sự bối rối của Yudhisthira về vấn đề cai quản vương quốc hay từ bỏ thế giới sau khi chiến tranh kết thúc. a.Sự lưỡng lự của Arjuna và thuyết giảng của Krishna: Trước khi chiến tranh mở màn, nhìn sang bên kia chiến tuyến thấy các thầy học, các bạn bè, họ hàng thân thích, hình dung chết chóc vô nghĩa của họ, Arjuna đau buồn, tuyệt vọng, từ chối chiến đấu. (Chúng ta nhớ Achille trong Iliad cũng từ chối chiến đấu với tinh thần phê phán cuộc chiến tranh, tuy nhiên thái độ phê phán của mỗi anh hùng mang dáng vấp văn hóa khác 14
  15. nhau). Arjuna muốn “rời bỏ xã hội”, cái xã hội đòi chàng phải thực hiện những nhiệm vụ nặng nề, khổ ải. Chàng phủ nhận chiến tranh vì chiến tranh là phản lại thế giới, đi ngược lại ý nghĩa của chính con người. Vào lúc đó, Krishna đã khích lệ tinh thần Arjuna, thuyết giảng cho chàng về hành động. Đối thoại giữa Krishna và Arjuna trở thành “một bài thơ triết lí cỏ vẻ đẹp phi thường”, “một cuốn kinh vắn tắt nhất, thâm thúy, hiền minh nhất của nhân loại”: Bhagavad Gita (Bài ca của Đấng Chí Tôn – Chí Tôn Ca). Krishna hiện lên trong tác phẩm với tư cách nhân –thần, vừa là ông hoàng chiến sĩ vừa là hoá thân của thần Vishnu (thần Bảo vệ) tham gia chiến tranh trong vai trò người đánh xe của Arjuna. Cỗ xe và người đánh xe là hình tượng cặp đôi rất quen thuộc trong các kinh điển Hindu giáo cũng như Phật giáo, cho thấy quan hệ của Krishna với Arjuna tượng trưng chủ yếu là một hướng đạo tâm linh. Krishna và Arjuna tượng trưng cho Đức Thế Tôn và Arjuna, Linh Hồn Vô THượng và Linh Hồn Nhân Thế. Khi Linh Hồn Vô Thượng sáng lên trong Linh Hồn Nhân Thế, khi Con Người hoà nhập trong Đức Thế Tôn, Arjuna giác ngô được ý nghĩa đích thực của cá nhân và vai trò xã hội, quay lại hành động. Giải pháp của Bhagavad Gita nói vắn tắt là hành động vô cầu. Chìa khóa đối với sự giải thoát khỏi nghiệp chướng không phải sự khước từ hành động mà là sự thực hiện hành động với một tri kiến thích đáng. Bởi vì chính dục vọng làm dấy lên hành động mới gây ra sự trói buộc của nghiệp, giải thoát khỏi nghiệp vì vậy, liên quan đến , trước hết là sự từ bỏ, sự kiểm soát những dục vọng ích kỉ, cá nhân. Arjuna phải chiến đấu như thể chàng là vũ khí trong tay Đấng Bảo Vệ Vũ trụ, xuất hiện mỗi lần thế giới nguy nan, để tiêu diệt cái ác, bảo vệ thế giới. Bằng cách sống đời mình như một tặng vật cho Đấng Chí Tôn như thế, chàng được hành động vô cầu và vậy là đồng thời vừa thực hiện được DHARMA vừa thực hiện được MOKSHA. b. Sự bối rối của Yudhisthira và cuộc từ bỏ thế giới được hoãn lại. Hậu quả đau buồn của cuộc chiến tranh khiến Yudhisthira, giống như Arjuna trước đây, đau buồn, tuyệt vọng, muốn từ bỏ thế giới để tìm kiếm sự giải thoát trong rừng sâu. Sau đó là cuộc tranh luận giữa Yudhisthira với bốn em trai của chàng và người vợ chung Draupadi của họ. Thực chất là sự cọ xát giữa hai quan điểm Bàlamôn và Kshatriya về xung đột giữa DHARMA và MOKSHA. Cuối cùng, Yudhisthira bị thuyết phục đã từ bỏ nỗi buồn đau thất vọng và cai quản vương quốc. Một trong các cố vấn của chàng nêu lên rằng từ bỏ thế giới trước khi hoàn thành trách nhiệm đối với xã hội, trước đã già là không tự nhiên và không hợp truyền thống. Yudhisthira như vậy không bị thuyết phục bởi tính hơn hẳn của thế giới trần gian mà chỉ bị thuyết phục bởi 15
  16. sự cần thiết của nó. Từ bỏ xã hội đối với chàng vẫn là con đường cuối cùng dẫn tới giải thoát và chàng bị thuyết phục để làm vua, bảo vệ trật tự thế giới chỉ vì con đường ấy sẽ trì hoãn lại đến một thời gian thích hợp hơn mà thôi. Kết thúc tác phẩm, khi Yudhisthira đã già và cai quản đất nước nhiều năm, chàng từ bỏ thế giới đúng như mong muốn của chàng sau khi kết thúc chiến tranh. Giải pháp, với Yudhisthira, để hoà giải xung đột DHARMA _MOKSHA như vậy là một giải pháp rất phổ biến của truyền thống Hindu. Nó được trình bày trong mọi sách Luật (Manu) của Hindu giáo trong thời gian gần đồng thời với thời gian của Mahabharata. Cuộc đời lí tưởng được miêu tả như có bốn giai đoạn (ASHRAMAS): (1) BRAHMACHARYA, (2) GRIHASTHA, (3) VANAPRASTHA, (4) SANYASA. Trong hành trình cuộc sống từ sinh đến tử, hai giai đoạn đầu, con người phải tu dưỡng học tập, làm chủ gia đình, tìm kiếm của cải và hưởng thụ hạnh phúc vợ chồng, sinh con đẻ cái, phục vụ xã hội bằng cách thực hiện DHARMA của mình. Hai giai đoạn cuối, giai đoạn tu luyện khổ hạnh trong rừng và giai đoạn gạt bỏ hoàn toàn mọi dục vọng, từ bỏ thế giới, anh ta phải tiến tới nhận thức và thực hiện định mệnh vĩnh cửu của mình là giải thoát (MOKSHA). 5. Những anh hùng nửa trần tục-nửa thần linh của Mahabharata Chúng ta nói đến những anh hùng nửa trần tục-nửa thần linh của Mahabharata không chỉ vì họ là con của một người cha thần thánh và một bà mẹ trần tục. (Achille trong Iliad cũng là con của một người mẹ thần linh và một người cha trần tục). Mà chủ yếu vì Mahabharata đã thể hiện họ vừa cao thượng vừa thấp hèn, luôn luôn trong cuộc đấu tranh bản thân giữa DHARMA và ADHARMA –Đạo lí và Phi đạo lí, vừa chịu lực hút mãnh liệt của trái đất trần tục này vừa hướng tới thiên giới tâm linh vời vợi cao trên kia, luôn luôn giữa hai đòi hỏi trái ngược DHARMA và MOKSHA-Bổn phận và giải thoát, Nhập thế và Xuất thế-Có cảm giác là so với Iliad, các anh hùng của Mahabharata “văn minh” hơn hẳn. Dù rằng,v iệc các anh hùng đôi khi đắm chìm trong suy tư, chiêm nghiệm hơn là thể hiện nhiệt tình hành động cũng bộc lộ bản tính “yếu đuối” không dễ dàng biện hộ của họ. Mahabharata đã cống hiến cho gia tài chung các anh hùng ca cổ điển của thế giới kiểu mẫu “anh hùng suy tư” “anh hùng –đạo sĩ” rấtẤnĐộ, rất phương Đông. Để lí giải vấn đề, chúng ta cần chú ý rằng trong quá trình sáng tác –diễn xướng-lưu truyền-sửa chữa, bổ sung để hình thành nên văn bản tác phẩm cuối cùng đến với chúng ta hiện nay, bên cạnh những điểm tương đồng, Mahabharata có khác biệt so với Iliad. Điểm tương đồng nằm ở chỗ dưới cái tên một tác giả cá nhân mang đầy màu sắc huyền thoại: Vyasa hoặc Homer, cả Mahabharata lẫn Iliad, thực ra, đều là công trình của một tập thể đông đảo 16
  17. các tác giả vô danh qua nhiều thế hệ. Còn khác biệt quan trọng là câu chuyện chiến tranh của các anh hùng bộ lạc, các anh hùng dân tộc làm cốt lõi đầu tiên cho sử thi Mahabharata cũng như Iliad đã được các thế hệ thi sĩ, văn sĩ, nói tóm lại là nghệ sĩ, bồi đắp, trau chuốt, thì trong trường hợp của Mahabharata lại được các thế hệ tu sĩ Brahmana (là đẳng cấp có độc quyền trong xã hội Ấn Độ về lĩnh vực tư tưởng, tri thức, sách vở) nắm lấy, tái tạo và bổ sung. Các tu sĩ Brahmana đã dựa vào câu chuyện anh hùng, sắp xếp lại, sửa chữa lại, đem nó gắn liền với cảm quan tôn giáo, đạo đức. Cái hùng theo quan điểm Võ sĩ quí tộc Kshatriya đã được uốn nắn trong tương tác với cái hùng theo quan điểm Tăng lữ Brahmana. Mahabharata trở nên một sự hoà trộn giữa hai truyền thống lớn trong văn học Aán: (1) truyền thống Sruti (tạm dịch là truyền thống Thần khải, bao gồm các tác phẩm văn chương –tôn giáo, sản phẩm tinh thần của giới tu sĩ, văn chương hướng tới con người trong quan hệ thần thánh, con người cùng khát vọng tâm linh của mình) (2) truyền thống SMRITI (tạm dịch là truyền thống Nhân văn hay truyền thống Thế tục, bao gồm các tác phẩm văn chương –sản phẩm tinh thần của Kshatriya và các đẳng cấp khác thuộc quần chúng nhân dân, văn chương hướng tới con người trong quan hệ với cuộc sống trần gian, con người mang những bổn phận xã hội). Kết quả là từ câu chuyện cốt lõi có đề tài điển hình sử thi trong văn bản ban đầu chỉ có chừng 884 sloka và thuộc thể loại DJAJA (Truyền thoại về chiến thắng của các Kshatriya) Mahabharata đã dần dần phát triển đầy đặn hơn đến văn bản 24.000 sloka thuộc thể loại TIHASA và cuối cùng, khi đến với chúng ta ngày nay, với 110.000 sloka nó không còn chỉ là một sử thi anh hùng mà đúng hơn là một sử thi anh hùng –thuyết giáo, một bộ bách khoa toàn thư. NgườiẤncó câu cách ngôn nổi tiếng: “Cái gì không có trong Bharata (cũng tức là sử thi Mahabharata) thì cũng không tìm thấy ở đâu trên xứ sở Bharata” (tên gọi của đất nướcẤnĐộ). Từ đây, chúng ta có thể hiểu được tính chất đặc biệt rộng lớn trong tầm khái quát hiện thực, khái quát lí tưởng sống của Mahabharata. Sử thi Ấn Độ, cũng như văn học Ấn Độ nói chung, mang đậm màu sắc tôn giáo và triết học. Một mặt ràng buộc chặt chẽ với tất cả những khổ lụy, biến ảo vô thường, bất tuyệt của thế giới trần gian này, mặt khác, tư duy người Ấn luôn vươn tới cái chân lí, cái vĩnh hằng, cái duy nhất. Sử thi Mahabharata là một truyện lớn và kì diệu theo ý nghĩa đó. “Những đau buồn của cuộc sống nhân gian được mô tả với mộtvẻ đẹp cao cả và nó diễn ra trên một toàn cảnh lớn. Đằng sau câu chuyện về những lầm lạc và đau khổ, nhà thơ chúng ta có một ảo tưởng về cõi Thực và cõi Thiên tiên”. 17
  18. II. Tôn giáo: 1. Vài nét về tôn giáo Ấn Độ: Ấn Độ là mảnh đất màu mở cho tôn giáo phát triển. Đạo Bàlamon ra đời đầu tiên , do tăng lữ Bàlamon thành lập và tuyên truyền học thuyết vạn vật bất di, bất dịch do đó xã hội có giai cấp có giàu nghèo, vua tôi chủ tôi là chuyện đúng lẽ phải. Nỗi đau trên đời là tạm thời không đáng quan tâm và cuộc đời là hư ảo, chỉ có đấng Brahama mới có thực. Đạo Balamon tuyên truyền thuyết luân hồi, người chết sẻ biến ra kiếp khác. Buộc con người phải sống đúng đạo Đharma, không được kêu ca, ghen ghét kẻ giàu sang. Đó là thứ giáo lí duy trì quyền lực của tầng lớp thống trị. Sau này đạo Balamon trải qua nhiều cải cách thành đạo Hinđu tức là Ấn Độ giáo ngày nay. Đạo Gien(Jain) do Mahavira sáng lập, duy trì một số bất công trong xã hội làm cho một số đẳng cấp vương quốc, quý tộc bất mãn, tìm cách chống đối. Nhiều người tự ý rời bỏ cuộc sông giàu sang đi tìm nơi ẩn dật trong rừng sâu. Đạo Gen phủ nhận quyền uy của kinh Veeda, chống chế độ đẳng cấp và đâọ Balamon, chủ trương không tế lễ, coi vạn vật vừa có vật chất vừa có linh hồn, không nói dối không sát sinh Ngày nay ở Ấn Độ người theo đạo Gen chỉ còn khoảng )0,5% dân số. Đạo Phật: Sau nhiều năm đi tìm chân lí Xitđacta đã ngộ đạo dưới cây bồ đề vùng Booddigana, sau đó đạo Phật được truyền khắp nơi. Giáo lí Phật cho rằng: cuộc đời là bể khổ. Tội ác của xã hội là dục vọng của con người. Dục vọng thì vô hạn, phải tiêu diệt dục vọng để kiếp sau đến được cõi Niết Bàn. Với quan niệm đó, đạo Phật chủ trương bình đẳng chúng sinh, phản đối chế độ đẳng cấp mà đạo Balamôn duy trì. Đạo Hinđu( Ấn Độ giáo): trước sự thắng thế của đạo Phật, đạo Balamôn phải cải cách, biến thể thành đạo Hinđu, hấp thu một phần giáo lí và đạo đức của Phật, tin vào luật nhân quả và luân hồi. Đạo Hinđu cho rằng con người và vũ trụ trải qua 3 giai đoạn sinh – trưởng- diệt. Nhất thể hóa ba vị thần tượng Brahama (thần Sáng Tạo)- Vism (thần Bảo Vệ)- Siva (thần Hủy Diệt). Ngoài bốn tôn giáo chính kể trên, ở Ấn Độ còn một số tôn giáo khác sản sinh từ các địa phương hoặc các tín ngưỡng khác như đạo Xích (Sick), đạo Yoga 2. Tôn giáo trong sử thi Mahabrahata Tôn giáo trong sử thi Mahabharata là Hindu giáo. a. Con người như là cái nghiệp: Tôn giáo coi cuộc sống con người như là cái nghiệp (Karma), chỉ có cái chết mới là vĩnh cửu, linh hồn mới là chính chứ không phải thể xác, cái kiếp sau mới là vô tận chứ kiếp này chỉ là phù du. 18
  19. Yudhisthira khi còn sống làm vua mà chẳng cảm thấy vui sướng, chỉ khi hình hài đã mất được lên cõi cực lạc mới tìm thấy yên vui thực sự. Bhisma “Thân thể Bhisma không đụng tới đất vì những mũi tên đang cắm khắp mình ông. Thân thể ông càng sáng hơn bao giờ hết khi ông nằm như vậy, như trên chiếc giường danh dự. Quân đội hai bên thôi không còn giao tranh nữa, tất cả các chiến binh chạy tới và đứng quanh bậc anh hùng vĩ đại nằm trên chiếc giường bằng các mũi tên. Các bậc vua chúa trên cõi trần đứng cúi đầu quanh ông chẳng khác các thần chầu, quanh đấng Bàlamôn”, ông đã “lấy máu mình khiến cho bãi chiến trường thành nơi vinh hiển”. Ngay cả Duryodhan, người mà bao nhiêu sinh linh đã vì y bỏ mạng thì khi y chết “các chư thần tung hoa xuống người dũng sĩ đang hấp hối, người nhà trời tấu nhạc và bầu trời rực sáng”, “bây giờ ta chết, cái chết mà các dũng sĩ cho là cái tột đỉnh trong cuộc sống của người Kshatriya. Ta về trời, còn ngươi (nói với Krisna) và bạn bè của ngươi sẽ sống trong cõi đòi này và chịu đựng đau khổ, sầu não thử hỏi có ai phúc hơn ai?”. b. Số phận con người: Sử thi Ấn Độ kế thừa một kho tàng thần thoại phong phú của Rig Veda nhưng là thần thoại của giai đoạn sau, đã được biên soạn lại bởi các nhà thần học. Thần thoại đã trở thành một yếu tố cấu thành của hệ tư tưởng tôn giáo nên những yếu tố thế tục hồn nhiên các chất người phàm tục và cao thượng, anh hùng và hèn nhát vốn gần gũi với cuộc sống trong thần thoại bị thanh lọc đi, bị đưa ra ngoài biên chế của tôn giáo. Tôn giáo chỉ giữ lại sự sợ hãi, sung bái những kiếp nhược và cam chịu của con người trước thần thánh. Tôn giáo can thiệp thô bạo đến số phận con người. Tất cả đểu do thần linh định đoạt “định mệnh mạnh hơn cố gắng của con người”. Các thần có mặt trong những hoạt động của con người nhiều hơn hay trong một trận đánh, một tình huống hay trong suốt cả cuộc chiến tranh những anh hùng Padava đều có thần giúp đỡ. Krishna, hiện thân thứ 8 của thần Vishnu ( thần bảo vệ ) luôn theo sát Arjuna và là người đánh xe cho Arjuna trong chiến trận Kurukshetra. Chính người Ấn Độ lại là hóa thân của các vị thần hay là con cái của các vị thần. Như vậy thế giới thần linh trong sử thi Ấn Độ đã chi phối sâu sắc đến đời sống con người. c. Chịu đựng là trắc ẩn: Sự chịu đựng là trắc ẩn, là chân lý, là hi sinh, là danh tiếng của tôn giáo. Toàn vũ trụ dựa trên sự chịu đựng. Yudhishthira chấp nhận lưu đày. Arjuna khi chiến thắng đã cầm chắc trong tay vẫn thiết tha kêu gọi giảng hòa. Yudhishathira đau buồn và ăn năn hối hận vì việc đã giết chết những người anh như bà con đến mức quyết định rời bỏ cuộc đời trần tục, đi vào rừng sám hối tội lỗi. 19
  20. Tôn giáo Ấn Độ đều hướng vào sự vô vị nhẫn nhục. Các thuyết luân hồi vô thường vô ngã cũng như nhân quả nhân duyên của đạo phật đều cho rằng cuộc đời là vô ngã, vô sơ, nhân sinh là vô thường. Mọi cái kể cả kiếp người đều trôi qua trong nháy mắt, mọi công danh phú quý đều nhanh chóng tiêu tan chỉ có nghiệp Karna là vĩnh viễn tồn tại, nghiệp ấy bền là do quá trình tu nhân tích đức, tránh ác phục thiện của con người. Con người nhẫn nhục là mẫu người lý tưởng mà sử thi Ấn Độ hướng đến. Như vậy, đối với người Ấn Độ đức nhẫn là gốc rễ là ngọn nguồn để có một cuộc sống tốt đẹp. d. Đạo lý Dharma ( bổn phận ) * Khát vọng hòa bình, giải thoát và lý tưởng công bằng bác ái. Chiến thắng của anh hùng Panđava được xem là sự chiến thắng của đạo đức và công lý Dharma đề ra. Chiến trường Kurukshetra vừa là thánh địa biểu dương sức mạnh hùng cường của những chiến binh lẫm liệt, vừa là một sự kiện vĩ đại của bi tráng và hào hùng là nơi đạo đức bị tha hóa ánh sáng và bóng tối đang đấu tranh quyết liệt. Yudhisthira khóc than đến xé lòng tác động sâu sắc vào tâm linh người đọc. Trong cuộc hành hương lên cõi trời người anh hùng dần nguôi quên khổ đau oán hận, trút bỏ mọi ràng buộc trần thế, đạt đến độ siêu thoát thanh tịnh. Nhưng khi cõi tục lụy đã lùi xa, người anh hùng tưởng đã rũ sạch bụi trần mà vẫn chưa mở được cánh cửa trời. Thần Dharma vẫn còn thử thách con trai mình. Và nơi chốn thanh cao yên tĩnh ấy vẫn là một Yudhishathira đạo cao đức trọng. “Tôi không muốn ở trên cõi đời, bởi đối với tôi ở đây mà xa các anh hùng thì có gì là hay là tốt; chỗ nào họ đang ở thì chỗ ẫy là cõi cực lạc của tôi chứ không phải ở đây”. Thế là Yudhishathira đã đi đến tận cùng những khổ đau của đời người, đã hiểu nguồn cơn chu trình sinh tử hiểu bản chất cuộc sống và hiểu con đường giải thoát mọi vòng sinh tử là hòa hợp khoan dung là yêu thương tha thứ. Đó là lẽ Dharma tinh thần Ấn Độ, là triết lý vĩ đại ngàn đời vẫn còn lung linh vẫn còn vẫy gọi con người chiến thắng bản năng, khắc phục những cám dỗ phàm trần vượt tới tuyệt đích tâm linh. * Hành động vô cầu Hành động vô cầu là hành động không có mục đích và lý tưởng vì mục đích và lý tưởng nằm trong Dharma. Đó là một hành động vị kỉ, không vì lợi ích cá nhân và những kết quả vật chất tầm thường. Hành động quên nỗi hiểm nguy của bản thân để tiêu diệt cái ác cứu đời của Bhisma mang lại cho nhân vật vẻ đẹp cao cả. Hành động của Bhisma mang tính nghĩa hiệp là sự thực thi bổn phận của đẳng cấp chiến binh Kshatriya, 20
  21. thanh trừ điều ác bảo vệ điều thiện, thiết lập sự hài hòa cho cuộc sống trên thế giới. Bhisma đã luôn hành động cao thượng, cuộc đời Bhisma là cuộc đời một con người đã hành động không mệt mỏi để giữ gìn niềm tin vào lẽ Dharma ung dung nằm trên chiếc giường bằng mũi tên chứng kiến trận đánh cho đến khi kết thúc. Yudhisthira chọn thiên đường ngay giữa những người thân Duryodhana đã sống một cuộc đời không ít lầm lạc nhưng cuối cùng lại khước từ mọi tham vọng đất đai, quyền lực, của cải mọi vinh hoa để xứng đáng với đẳng cấp chiến binh “chết vinh còn hơn sống nhục”, chọn con đường giao đấu để đi trọn đạo lý Dharma. Nhân vật hành động theo số phận, luôn nuôi sống với bổn phận bị ràng buộc bởi lời nguyền, hành động người Ấn Độ không được tự do. Bhisma “Ông không phải là người tự do hoạt động, ông bị ràng buộc vì lời thề với đức vua và phải chiến đấu bên cạnh anh em Kaurava. Bhisma không thể phản bội Duryodhana để về với anh em ruột thịt vì đã nguyện sống có lý tưởng bên người con trưởng chi Kaurava. * Cái chết: Chết là hành động bổn phận theo quan điểm của Hindu giáo cho mỗi người tùy theo đẳng cấp của mình mà có một chủ nghĩa xã hội riêng và anh â phải phục vụ và duy trì xã hội như một tổng thể bằng cách thực hiện đầy đủ tinh thần bổn phận, nhiệm vụ đó của mình. Chúng ta hiểu vì sao mà thương tổn, hi sinh luôn được miêu tả đẹp đẽ, thơ mộng, thậm chí sáng ngời trong khi cảm hứng hiếu chiến hoàn toàn không phải là cảm hứng chủ đạo của sử thi này. Từ kinh “Rig Veda” cho đến sử thi Mahabarata , người Ấn Độ cho rằng sau khi chết người ta lên trời. Ở đó “Muốn gì được nấy, mặt trời sáng chói, hoa quả dồi dào, rượu, sữa, mật, tiếng đàn sáo ca hát không ngừng” (Thần thoại Ấn Độ). Như vậy, chết đi là con người được về với cõi cực lạc, xứ sở của thần tiên, nơi đó không có chỗ cho lòng hận thù. 3. Ý nghĩa của vấn đề tôn giáo trong sử thi Mahabrahata Sử thi Ấn Độ nói chung và Mahabharata được coi là những sáng tác chính thức và những sử thi có “hình thức cổ điển lẫy lừng một thời trong lịch sử thế giới. Nó trở thành bộ bách khoa toàn thư, những đài kỉ niệm, những thánh kinh của một dân tộc, hướng con người đến một cuộc sống tốt đẹp, đấu tranh bảo vệ cho cuộc sống tốt đẹp. Những anh em Pandava tiêu diệt họ hàng đâu phải là mục đích. Cái họ phấn đấu là thực hiện trọn vẹn nội dung của lẽ Dharma sống thiện căn, hòa hợp bình đẳng, bác ái. 21
  22. Gần 30 thế kỉ trôi qua, bao thế hệ đã đọc, đã có những cảm nhận riêng về Mahabharata. Mahabharata là tác phẩm lớn nhất trong kho tàng văn học cổ đại Ấn Độ. Mahabharata mô tả cuộc sống đau buồn của cuộc sống dân gian với một vẻ đẹp cao cả và diễn ra trên một hoàn cảnh lớn. Chính những giá trị đạo đức cao cả vĩnh hằng đã khiến cho sử thi Mahabharata trở thành tượng đài bất tử, tồn tại ngoài dòng chảy của thời gian, đăng quang cho cái đẹp, cái thiện trên cõi đời. Sử thi là một thể loại văn học một đi không trở lại nhưng cảm hứng sử thi hướng tới sự cao cả thiêng liêng và kỳ diệu, mãi mãi là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật muôn đời. Đạo Balamôn thịnh hành từ khoảng 1500-500 năm TCN, gắn liền với sự phân hóa xã hội ban đầu với chế đẳng cấp (Varna) và với tín ngưỡng giáo điều: Con người phải tuân theo Đạo giáo. (Dharma) trong đó con người có sự luân hồi do nghiệp chướng từ kiếp trước. Nói cách khác, mỗi con người có số phận và phải chấp nhận số phận do thần thánh an bài. Khoảng 500 năm TCN, tình hình Ấn Độ có nhiều biến đổi. Xã hội có sự phân hóa sâu sắc hơn lồng trong cả sự phân biệt đẳng cấp. Casta khắc nghiệt hơn. Sự phân biệt giàu nghèo làm tăng lòng ham muốn và cũng tăng nỗi thất vọng. Sự phân biệt đẳng cấp lại khơi sâu sự cách biệt, chà đạp nhân phẩm. Những điều đó dẫn đến toàn cảnh “Nước mắt chúng sinh chứa đầy ba biển lớn, nỗi đau khổ của con người tràn ngập khắp nơi”. Tôn giáo Ấn Độ lúc bấy giờ kêu gọi con người nghe và thực hiện những lời dạy Dharma: con người sống với số phận của mình, hành động theo đúng bổn phận của mình, đẳng cấp của mình. Con người sống hướng thiện, bình đẳng, bác ái, hòa bình với nhau để cùng nhau đấu tranh chống lại cái ác, phi đạo đức. 22
  23. Phần III: Kết luận “Nếu một vật gì đẹp cần phải giữ gìn, lấy nó làm mẫu mực, phỏng theo nó dẫu nó có cũ đi nữa. Tại sao lại ngoảnh mặt đi không muốn nhìn một vật thực sự là đẹp, tại sao lại không lấy nó làm bước phát triển của tương lai”.(VI Leenin khi nói về các giá trị truyền thống). Quay về với truyền thống là quay về với cội nguồn. Tinh hoa nhân loại còn lại đến ngày nay phải kể đến trước tiên là những bộ sử thi vĩ đại như Iliat, Odysee của phương Tây, Mahabrahata, Ramayana của phương Đông. Đó cũng chính là sự trở về với những tinh hoa bất hủ thời kì bình minh của lịch sử loài người. Một nhà nghiên cứu về văn học Ấn Độ nhận định “Trừ tác phẩm Iliat ra không có tác phẩm nào mà nghệ thuật miêu tả nhân vật sâu sắc và phong phú như Mahabrahata. Nhân vật không đau khổ dằn vặt như nhân vật của Đantê, không say mê cực độ như nhân vật của Sếcxpia, trái lại các nhân vật đều phản ánh phẩm chất uy nghiêm trầm lặng của sức mạnh tinh thần, chẳng khác gì hình tượng bằng đá cẩm thạch từ thời xưa để lại mà các nghệ sĩ điêu khắc ngày nay không tài nào mô phỏng được. Ngoài giá trị văn học Mahabrahata còn được coi là một bộ bách khoa toàn thư của Ấn Độ vì nó cung cấp cho chúng ta nhiều hiểu biết về đời sống văn hóa xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự của các đân tộc Ấn Độ từ 3000 năm về trước. Vì thế tục ngữ Ấn Độ đã nói: “cái gì không có trong Mahabrahata thì cũng không tìm thấy trên đất Ấn Độ”. Sử thi Ấn Độ là vùng ánh sáng thuần khiết cho siêu huyền bí “từ đó hiện thân sừng sững một Ấn Độ đã đạt đến sự trưởng thành chín chắn của tinh thần, xác lập những con đường tâm linh dẫn dắt người ta giác ngộ bổn phận của mình, nhận thức về ý nghĩa hành động chuyển từ bình diện trần thế sang bình diện vũ trụ dưới nhũng tia sáng của mặt trời. Mahabharata là tác phẩm lớn nhất- cả về dung lượng lẫn giá trị nhân bản của văn học Ấn Độ cổ đại. Trong phạm vi văn học thế giới, Mahabharata là một trong những sử thi đồ sộ nhất. Một mặt, tuân thủ theo các qui tắc chung của sử thi, mặt khác Mahabharata mang những nét độc đáo của Ấn Độ, của phương Đông, cả ở tâm hồn, tư tưởng, cả ở bút pháp văn chương, tạo nên sức hấp dẫn rất riêng và góp phần làm phong phú kho tàng sử thi của nhân loại. Chiến tranh và tôn giáo rong sử thi mahabrahata là một đề tài khó. Với sự cố gắng của tập thể nhóm, chúng em đã hoàn thành bài tập tuy vẫn còn nhiều chỗ thiếu sót và chưa hoàn thiện. Mong cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài làm được hoành thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! 23
  24. Tài liệu tham khảo 1.Mahabrahata cùng với Chí Tôn Ca - Cao Huy Dỉnh, Phạm Thủy Ba, Nguyễn Quế Dương dịch và giới thiệu - Nhà xuất bản văn học. 2. Văn học Ấn Độ-Lưu Đức Trung - Nhà xuất bản Giáo Dục. 3. Tạp chí văn học nước ngoài số 1/1997. 4. Những anh hùng nửa trần tục - nửa thần linh và sự triển khai lý tưởng về một kiểu mẫu anh hùng trong sử thi Mahabrahata (Ấn Độ) - Báo cáo khoa học của Phan Thu Hiền. 24