Bài giảng Tiếng Việt thực hành - Chương II: Rèn luyện kỹ năng đặt câu - Dùng từ - Chính tả

pdf 21 trang ngocly 1251
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt thực hành - Chương II: Rèn luyện kỹ năng đặt câu - Dùng từ - Chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tieng_viet_thuc_hanh_chuong_ii_ren_luyen_ky_nang_d.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt thực hành - Chương II: Rèn luyện kỹ năng đặt câu - Dùng từ - Chính tả

  1. CHƯƠNG II: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐẶT CÂU- DÙNG TỪ- CHÍNH TẢ Bài 1: CHỮA CÁC LỖI THÔNG THƯỜNG VỀ CÂU I-Những yêu cầu về câu trong văn bản: 1-Câu cần cấu tạo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt: Quy tắc ngữ pháp được hình thành từ thực tiễn sử dụng tiếng việt để giao tiếp trong xã hội, các quy tắc đó đã thành chuẩn mực được xã hội thừa nhận mọi người phải tuân thủ khi nói và viết. Quy tắc đó bao gồm quy tắc cấu trúc cú pháp : C-V. Khi viết phải nắm vững đặc điểm cú pháp của từng kiểu câu: Câu đơn, câu ghép,câu phức, câu đơn đặc biệt. Một số quy tắc cơ bản sau: a-Quy tắc cấu tạo các cụm từ : Muốn cấu tạo đúng câu trước hết cần cấu tạo đúng các cụm từ. Cụm từ là sự tổ hợp các từ theo quan hệ ý nghĩa và ngữ pháp để tạo nên đơn vị thống nhất, đảm nhận một thành phần cú pháp trong câu. +Cụm danh từ :có danh từ làm thành tố chính. VD: Quyền mưu cầu hạnh phúc +Cụm tính từ : có tính từ làm thành tố chính. VD: rộng thênh thang tám thước +Cụm động từ : có động từ làm thành tố chính. VD: học ngoại ngữ +Cụm chủ -vị: Có cấu tạo hình thức giống câu đơn nhưng chỉ là một bộ phận của câu VD: Ngôi trường tôi học núp dưới rừng cọ c v Định ngữ c v b-Quy tắc cấu tạo đúng các thành phần trong kiểu câu đơn: Câu đơn thường có hai thành phần chính C –V làm nòng cốt câu. Tuy nhiên câu đơn còn có những thành phần khác để cụ thể hóa nội dung câu, bày tỏ tình cảm hoặc thực hiện chức năng liên kết câu
  2. - Câu đơn có hai thành phần chính: VD: Mây bay - Câu đơn thêm thành phần liên kết: VD: Sáng hôm nay, gió mùa Đông Bắc đã thổi vào miền bắc nước ta Trạng ngữ C Định ngữ V Bổ ngữ - Câu đơn có thêm thành phần tình thái: VD: Chao ôi, gió mùa đông bắc đã thổi vào nước ta -Câu có thêm thành phần phụ chú VD: Gió mùa đông bắc – cái thứ gió mang đến giá rét - đã thổi vào nước ta c-Quy tắc cấu tạo đúng theo kiểu câu ghép: Câu ghép là câu có từ hai vế trở lên, mỗi vế là một nồng cốt câu đơn, các vế đó có quan hệ với nhau nhưng có tính độc lập tương đối: Không về nào làm thành phần cho vế nào, giữa các vế câu dùng quan hệ từ. Các câu trong câu ghép có thể quan hệ đẳng lập hay chính phụ + Câu ghép đẳng lập biểu hiện quan hệ liệt kê: VD: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị + Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối lập: VD: Tôi đến chơi nhưng nó đi vắng + Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn: VD : Tôi đi hay anh đi? + Câu ghép chính phụ có quan hệ nhân – quả: VD: Vì thời tiết xấu nên chuyến bay bị huỷ bỏ +Câu ghép chính phụ có quan hệ giả thiết –hệ quả: VD : Nếu tài liệu này hoàn thành, anh sẽ có cơ hội tham dự hội thảo + Câu ghép chính phụ có quan hệ mục đích – sự kiện: VD: Để mọi người hiểu rõ hơn, anh ta giải thích rất cặn kẽ + Câu ghép chính phụ có quan hệ nhượng bộ – tăng tiến: VD:Mặc dù thời tiết xấu, nhưng anh ấy vẫn lên đường 2-Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa:
  3. a-Nội dung mà câu biểu hiện cần phản ánh đúng hiện thực, những câu biểu hiện sai hiện thực là câu sai. VD: Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên –Mông (Sai) b-Quan hệ ý nghĩa trong câu phải bảo đảm tính logic phù hợp với thực tế , quy luật thức, tư duy của con người VD:”Người chiến sĩ bị hai vết thương: một vết thương ở đùi bên trái và một vết thương ở Quảng Trị” (sai) c-Quan hệ giữa nghĩa các bộ phận trong câu phải phù hợp với các phương tiện hình thức thể hiện quan hệ. VD: “Tác giả tố cáo bọn thống trị bóc lột nhân dân ta tàn nhẫn về thuế má nhưng ông đã vạch mặt bọn thực dân đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa”(sai) d-Nội dung các thành phần câu, các bộ phận câu phải có sự tương hợp về nghĩa(Trừ trường hợp chuyển nghĩa mang sắc thái tu từ: VD:”Những tư tưởng xanh lục không màu ngủ một cách giận dữ”( câu vô nghĩa) e-Về mặt ý nghĩa câu trong văn bản phải có thông tin mới, tránh những thông tin vô bổ VD: “Nó nhìn tôi bằng mắt “(Vô bổ) nhưng nếu thêm “Nó nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ” thì hoàn toàn hợp lý. 3-Sử dụng dấu câu hợp lý: Mỗi dấu câu có nhiệm vụ khác nhau trong câu +Dấu chấm :sử dụng kết thúc câu trần thuật +Dấu hỏi : đánh dấu kết thúc câu hỏi, có khi dùng ở giữa câu biểu thị sự nghi ngờ +Dấu than :đánh dấu kết thúc câu cầu khiến, cảm thán, đôi khi dùng để biểu thị thái độ mỉa mai. +Dấu hai chấm: Báo hiệu phần đi sau mang tính chất giải thích, hoặc lời trích dẫn +Dâu ba chấm ( chấm lửng): Biểu thị sự liệt kê chưa hết, lời nói ngắt quãng, phần câu bị tĩnh lược. +Dấu chấm phẩy: phân cách các phần, các ý tương đối đọc lập ngang cấp nhau trong một câu dài có kết cấu phức tạp.
  4. +Dấu phẩy: Ngăn cách các thành phần cùng loại, các vế của câu ghép, thành phần thứ yếu, biệt lập với chính của câu. +Dấu gạch ngang: Phân tách thành phần chú thích, đặt trược lời đối thoại, các ý liệt kê (ở đầu dòng) +Dấu ngoặc đơn: đóng khung phần chú thích hay bổ sung hoặc phần chỉ nguồn gốc, xuất xứ. +Dấu ngoặc kép: đánh dấu lời trích trực tiếp, các từ ngữ được hiểu theo nghĩa khác 4-Câu cần có liên kết chặt chẽ với các câu khác trong văn bản: Văn bản là một chỉnh thể thống nhất nên các câu không thể cô lập rời rạc mà có mối liên kết chặt chẽ. Sự liên kết thể hiện trên hai phương diện: a-Liên kết nội dung:(còn quan niệm là mạch lạc) Nội dung các câu phải tập trung vào một chủ đề chung của văn bản, mỗi câu phải duy trì và phát triển chủ đề, chủ đề giữa các câu phải có tính logic VD: “Cuộc sống của quê tôi gắn bó với cây cọ (1). Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân (2). Mẹ đựng hạt giống đầy các móm lá cọ, treo trên gác bếp để gieo cấy mùa sau (3). Chị tôi đan nón lá cọ xuất khẩu (4). Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc, đem về om, ăn vừa béo vừa bùi (5).” Cả 5câu đều nói đến sự gắn bó của cây cọ với cuộc sống con người từ khái quát đến cụ thể, trình bày theo thứ tự từ người cha đến mẹ ,chị, em. b-Liên kết hình thức: Các câu dùng các yếu tố ngôn ngữ nằm trong một số phép liên kết (Phép lặp, liên tưởng, thế, nối, tĩnh lược ) II-Một số lỗi câu sai thường gặp: 1-Câu sai về cấu tạo ngữ pháp: a-Câu thiếu thành phân nồng cốt: +Câu thiếu vị ngữ: VD: “Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung gậy sắt, xông thẳng vào quân thù” Câu này chỉ mới có phần phát triển nội dung cho một danh từ đầu câu, chưa có vị ngữ . Phải sửa là: “Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung gậy sắt, xông thẳng vào quân thù đã gây nên
  5. những ấn tượng mạnh mẽ” vn +Câu thiếu chủ ngữ: VD:”Qua tác phẩm Tắt đèn cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ” phải sửa là” Qua tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ” cn +Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ: VD:”Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời tổ quốc, đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên các dòng sông đầy bom đạn” câu này chỉ có bộ phận tương đương với thành phần trạng ngữ mà chưa có cụm C-V. Phải sửa là: “Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời tổ quốc, đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên các dòng sông đầy bom đạn, tất cả đều biểu lộ tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường” cn vn +Câu ghép thiếu vế câu: VD:”Mặc dù trong công cuộc xây dựng CNXH, họ gựp bao nhiêu khó khăn gian khổ về vật chất, gặp bao nhiêu luận điệu xảo trá nham hiểm của kẻ thù nhằm phá hoại công cuộc xây dựng CNXH” Đây là câu ghép theo quan hệ nhượng bộ tăng tiến nhưng thiếu hẳn một vế, phải thêm là: Mặc dù trong công cuộc xây dựng CNXH, họ gựp bao nhiêu khó khăn gian khổ về vật chất, gặp bao nhiêu luận điệu xảo trá nham hiểm của kẻ thù nhằm phá hoại công cuộc xây dựng CNXH, nhưng họ vẫn tin ở thắng lợi”. b-Câu không phân định mạch lạc các thành phần câu: Do khi viết không phân định mạch lạc nội dung vấn đề trình bày do tư duy rối, thường gặp hơn cả là việc không phân định rõ trạng ngữ và chủ ngữ, hai thành phần này ở đầu câu nên dễ nhập làm một nên câu văn lủng củng tối nghĩa
  6. VD: “Qua bản báo cáo của ông cho chúng ta thấy tình hình sản xuất trong xí nghiệp còn nhiều khó khăn”. Cách chữa: bỏ từ “Qua” đầu câu lúc đó “bản báo cáo của ông” là chủ ngữ hoặc bỏ từ “Của” thì “Ông” là chủ ngữ. c-Câu sai về trật tự sắp xếp các thành phần: Phương thức trật tự từ trong tiếng Việt biểu thị quan hệ ngữ pháp trong câu, nếu sắp xếp không thích hợp có thể sai nghĩa. VD:”Nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên trong nhà trường, chi hội bảo vệ thiên nhiên được thành lập” Sửa lại là: “Chi hội bảo vệ thiên nhiên được thành lập nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên trong nhà trường.” 2-Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận: a-Câu phản ánh sai hiện thực khách quan: do không nắm vững kiến thức VD:”Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi quân Minh giành nền độc lập cho tổ quốc” b-Quan hệ nghĩa của các bộ phận trong câu không phù hợp với những quan hệ trong thực tế khách quan hoặc không phù hợp với các quy luật của nhận thức, tư duy con người: VD:”Qua những tác phẩm văn học văn học ở thế kỷ XVIII, bọn quan lại phong kiến ra sức hoành hành, không bảo đảm nổi đời sống cho người dân lương thiện”. Câu này quan hệ giữa trạng ngữ và nồng cốt câu không phù hợp , phải chữa là:”Qua những tác phẩm văn học văn học ở thế kỷ XVIII, ta thấy bọn quan lại phong kiến ra sức hoành hành, khiến cho đời sống cho người dân lương thiện không bảo đảm ” c-Quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận của câu thực chất không phù hợp với các phương tiện hình thức thể hiện quan hệ: thường xảy ra ở các câu ghép có dùng quan hệ từ nhưng không thích ứng với quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, bộ phận câu VD:”Phan Bội Châu đã tố cáo bọn thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta về thuế má nhưng ông không ngần ngại mà không vạch mặt bọn thực dân Pháp cướp bóc nhân dân ta” .Câu này quan hệ giữa 2 vế không phải là quan hệ đối lập nên không thể dùng từ “nhưng”, phải chữa lại :”Phan Bội Châu đã tố cáo bọn thực dân Pháp bóc lột
  7. nhân dân ta về thuế má hơn nữa ông còn vạch mặt bọn chúng ở tội ác cướp bóc nhân dân ta về các lãnh vực khác” 3-Câu sai về dấu câu: Các lỗi về dấu câu liên quan đến lỗi cấu tạo ngữ pháp và quan hệ ý nghĩa trong câu +Dùng dấu chấm ngắt câu khi câu chưa hoàn chỉnh trọn vẹn: VD:”Chế độ kẻ giàu sang áp bức người nghèo khó, người là lang sói đối với người. Chế độ đó thật bất công, đáng lên án và tiêu diệt”. Chữa lại là: :”Chế độ kẻ giàu sang áp bức người nghèo khó, người là lang sói đối với người, thật bất công đáng lên án và tiêu diệt”. +Không đánh dấu phẩy ngắt câu khi đã trọn ý và chuyển sang ý khác: VD:”Với mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp trong những năm chống Mỹ cứu nước (-) y tế xã phường, thị trấn đã đóng góp công sức to lớn vào cấp cứu thương tại chỗ(*)gương tiêu biểu cho lớp cán bộ cơ sở y tế đó là anh hùng lao động Trần Chữ”. Ví dụ này cần thêm dấu phẩy ở vị trí (-) và dấu chấm ở vị trí (*). +Dùng lẫn lộn các dấu câu: VD: “Họ chưa hiểu rõ cái gì là ưu điểm, cái gì là hạn chế trong nền kinh tế thị trường?” cần thay dấu chấm hỏi thành dấu chấm vì câu trên tuy dùng từ cái gì nhưng không phải là câu hỏi mà là câu tường thuật. 4-Câu sai về mạch lạc và liên kết câu trong văn bản: Nếu câu đúng về cấu trúc ngữ pháp nhưng thiếu sự liên kết với các câu khác hoặc liên kết vô lý trhì vẫn là câu sai. Có thể khái quát thành 3 lỗi cơ bản: Không thống nhất về chủ đề giữa các câu; quan hệ giữa các ý mâu thuẫn; dùng từ không đúng các phương tiện liên kết hình thức. III-Một số thao tác rèn luyện về câu: 1-Mở rộng và rút gọn câu: a-Mở rộng câu: Đây là thao tác thêm vào câu những từ ngữ đóng vai trò phụ về cấu tạo ngữ pháp để cấu tạo câu được mở rộng, nội dung câu được cụ thể hóa đáp ứng thông tin thêm chi tiết. Có thể mở rộng bằng các cách sau:
  8. +Thêm các thành phần phụ cho từ (Định ngữ cho danh từ, bổ ngữ cho tính từ, động từ) VD: “Giá hàng tăng” mở rộng thêm thành” Giá các mặt hàng tiêu dùng tăng 1,3% trong 7 tháng đầu năm qua”. +Thêm các thành phần phụ cho câu (Trạng ngữ, đề ngữ ) để cụ thể hoá ý nghĩa trong câu. VD:”Chúng ta nghiên cứu hành vi của từng cá nhân riêng lẻ” có thể mở rộng thành ”Chúng ta nghiên cứu hành vi của từng cá nhân riêng lẻ, để hiểu rõ hoạt động của thị trường” b-Rút gọn câu: Lược bớt các thành phần phụ của từ hoặc câu. Sau khi rút gọn câu vẫn dúng về cấu tạo ngữ pháp nhưng nội dung kém cụ thể hơn. Thao tác này thường dụng đêû tóm lược tài liệu khoa học. VD: “Khi một ngày mới bắt đầu, trẻ em lại nô nức đến trường” tĩnh lược lại là”trẻ em đến trường”. 2-Thay đổi trật tự và lựa chọn trật tự các từ, các thành phần câu: Ngôn ngữ có tính hình tuyến: các yếu tố ngôn ngữ lần lượt xuất hiện trong chuỗi lời nói chứ không thể đồng thời thực hiện . Trật tự các từ trong câu trong Tiếng Việt khá chặt chẽ (Phương thức ngữ pháp). Tuy vậy trong điều kiện ngữ cảnh nhất định phục vụ cho mục đích giao tiếp nhất định vẫn có thể thay đổi trật tự từ làm tăng thêm sắc thái biểu cảm, tạo nên sự liên kết với các câu khác trong văn bản. VD: + Chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em + Chúng ta hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất + Những gì tốt đẹp nhất, chúng ta hãy dành cho trẻ em + Cho trẻ em, chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất. Khi chọn lựa sắp xếp, thay đổi trật tự từ cần chú ý: a-Nghĩa biểu hiện sự việc, nội dung thông báo của câu không thay đổi VD: “Tôi thích đá bóng” khác với ‘Tôi thích bóng đá” b-Trật tự được thay thể phải phù hợp với mạch ý của cả đoạn văn hay văn bản c-Có thể dùng thêm hư từ d-Trật tự được thay thế có tác dụng về liên kết văn bản, sắc thái biểu cảm, tu từ.
  9. 3-Chuyển đổi các kiểu câu và cách diễn đạt: a-Chuyển đổi câu chủ động và câu bị động: Trong văn bản cần sử dụng thích hợp cả hai kiểu câu chủ động và bị động. Sử dụng kiểu câu nào là do nội dung thông báo, yêu cầu lập luận quy định, yêu cầu liên kết câu. VD: “Thằng này rất ngạc nhiên (1). Hét ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình như ươn ướt(2). Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho(3). Xưa nay nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì(4)” ( Chí Phèo) Trong 4 câu trên chỉ có câu thứ 3 trình bày theo kiểu bị động b-Chuyển đổi câu khẳng định thành phủ định: Câu phủ định thường dùng các từ phủ định (không, chẳng, chưa, không phải) hoắc các từ tạo nên khuôn phủ định (có đâu, nào có đâu, đâu có làm gì).Đáng chú ý là hình thức phủ định của phủ định nhằm khẳng định nhưng mức độ giảm nhẹ hơn VD: anh ta không phải là không tốt, nhưng . c-Chuyển đổi các kiểu câu khác nhau về mục đích giao tiếp: Dựa trên mục đích giao tiếp, câu phân loại thành 4 kiểu: Câu tường thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán. Song thực tiễn giao tiếp, tạo lập văn bản có thể dùng câu có hình thức của kiểu câu này nhưng mục đichá giao tiếp của kiểu câu khác làm cho khả năng diễn đạt thêm sinh động. VD:”Giả sử các bậc đó khư khư theo thói nữ nhi thường tình thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được?”. Đây là hình thức câu hỏi nhưng tương đương với câu trần thuật phủ định. d-Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp: Lời dẫn trực tiếp là lời trích dẫn nguyên văn từ ngữ hoặc câu văn, đoạn văn không thay đổi thường dùng trong dấu ngoặc kép. Lời dẫn gián tiếp chỉ là dạng thuật lại lời dẫn trực tiếp có thể thay đổi một số từ ngữ. VD1: Sau nhiều lần tra tấn bằng các thứ thuốc, bác sĩ kết luận:”Tên tù này câm thật” Có thể chuyển thành:Sau nhiều lần tra tấn bằng các thứ thuốc, bác sĩ kết luận rằng hắn câm thật (gián tiếp)
  10. VD2: Tối hôm qua, anh ấy còn bảo rằng:”Ngày mai tôi sẽ đến kiểm tra” có thể chuyển thành: Tối hôm qua anh ấy còn bảo rằng hôm nay anh ấy đến kiểm tra Nếu chuyển sang lời dẫn gián tiếp cần thực hiện các thao tác sau: +Bỏ dấu hai chấm, ngoặc kép +Đổi chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp sang một ngôi thích hợp, thường là đại từ ngôi thứ 3 +Thay đổi các từ định vị thời gian, địa điểm cho thích hợp Bài 2: CHỮA LỖI THÔNG THƯỜNG VỀ DÙNG TỪ I-Những kiến thức về từ : 1-Từ và bình diện của từ: Từ là một trong những đơn vị cơ bản nhất của hệ thống ngôn ngữ, nó luôn là tổng thể của hai mặt âm thanh và ý nghĩa. Khi viết mặt âm thanh được thể hiện bằng chữ viết. Muốn thực hiện giao tiếp phải dùng từ để cấu tạo đơn vị lớn hơn: cụm từ, câu, văn bản. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể dùng độc lập để cấu tạo câu. Các bình diện chủ yếu của từ gồm: a-Bình diện hình thức ngữ âm và cấu tạo: Về hình thức: từ được tạo nên bởi các âm thanh kết hợp với nhau theo quy tắc ngữ âm. Mỗi từ đơn được cấu tạo gồm một âm tiết (tiếng): xe. Từ phức gồm nhiều tiếng, các tiếng phối hợp nhau theo phương thức láy hoặc ghép ( Xe đạp, lom khom). Hình thức ngữ âm và cấu tạo trong từ tiếng Việt có tính cố định không biến đổi theo các quan hệ ngữ pháp khi tham gia cấu tạo câu. b-Bình diện nghĩa: Nghĩa của từ là những nội dung nhận thức, tư tưởng tình cảm mà con người muốn biểu hiện. Từ nào cũng có nghĩa ứng với các đối tượng của hiện thực mà con người nhận thức và dùng từ để gọi tên. Nghĩa của từ bao gồm: +Nghĩa biểu vật: định danh sự vật hiện tượng VD: Từ “Đầu” chỉ bộ phận cơ thể người hay động vật ở vị trí trên cùng hay trước hết có chứa bộ não, là cơ quan điều khiển hoạt động của cơ thể.(Đầu người) +Nghĩa biểu niệm: ứng với các khái niệm trong nhận thức, tư duy của con người
  11. VD:Từ “Đầu” chỉ vị trí trên cùng hay trước hết của vật thể, của khoảng không gian hoặc thời gian (Đầu làng) +Nghĩa biểu thái: thể hiện cảm xúc tình cảm của con người VD:Từ “Biếu” vừa biểu hiện hoạt động cho tặng thể hiện tình cảm quý trọng +Nghĩa của từ còn bao gồm loại nghĩa ngữ pháp nghĩa của quan hệ từ VD: “Của” chỉ quan hệ sở hữu, “vì” chỉ quan hệ nguyên nhân c-Bình diện ngữ pháp: Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt chỉ biểu lộ trong cụm từ và câu, khi từ kết hợp với từ đi trước và sau nó. VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Từ “Đi” kết hợp với phụ từ đã ở trước và từ rồi ở sau mang đặc điểm ngữ pháp của động từ. Chị Dậu là người phụ nữ nông dân điển hình đã bị nghiệt ngã trong cuộc đời đen tối . Từ “Nghiệt ngã”(tính từ) không thể kết hợp với từ ‘Bị” d-Bình diện phong cách: Có những từ khi sử dụng mang sắc thái riêng như phong cách địa phương, phong cách nghề nghiệp sử dụng tuỳ theo môi trường giao tiếp. VD: Những từ như: Bãi nhiệm, đề bạt, bổ nhiệm, nghị quyết mang sắc thái phong cách hành chính cơ quan không phù hợp trong ngôn ngữ sinh hoạt gia đình. Những từ như :mô, tê, răng rứa thích hợp trong phong cách sinh hoạt, văn chương chứ không phù hợp với phong cách hành chính. 2-Từ trong mối quan hệ với giao tiếp và văn bản: Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ các nhân vật giao tiếp phải dùng các phương tiện ngôn ngữ (từ) để tạo lập văn bản. Văn bản vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp. a-Từ trong quá trình tạo lập văn bản: Khi thực hiện quá trình tạo lập văn bản(nói và viết)nhiều trường hợp người nói phát ra tự nhiên những từ không có sự chọn lựa chuẩn bị trước, nhưng khi hoạt động giao tiếp đòi hỏi sự chính xác thận trọng (giao tiếp nghi thức ngoại giao, thảo văn bản viết ) thì phải huy động vốn từ ngữ, chọn lựa sử dụng đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
  12. b-Từ trong quá trình lĩnh hội văn bản: Do người nghe, người đọc thực hiện. Người lĩnh hội văn bản cũng đòi hỏi có năng lực sử dụng ngôn ngữ nhất định, căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp để hiểu văn bản. Nếu vốn hiểu biết về từ ít ỏi việc tiếp thu văn bản rất hạn chế( nhất là các thuật ngữ khoa học, từ Hán Việt, từ cổ). II-Những yêu cầu chung khi sử dụng từ trong văn bản: 1-Đúng âm thanh và hình thức cấu tạo: a-Chính xác về âm thanh (chính âm) và hình thức cấu tạo: Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, cái biểu đạt của từ. Khi viết văn bản phải ghi đúng âm, đọc đúng âm. b-Một số trường hợp dễ xảy ra lỗi: +Các từ gần âm nhưng khác nghĩa: VD: Lớp em đã khuyên góp được nhiều sách vở ( Quyên góp) Ông quyết đem chí lực ra để cứu dân (Trí lực) +Các từ viết sai chính tả không có trong tiếng Việt: VD: Ông linh cảm có điều gì bất chắc xảy ra (Bất trắc) Năng xuất làm việc ở công ty rất cao (Năng suất) 2-Đúng về nghĩa: a-Từ được dùng phải biểu hiện được chính xác nội dung ý nghĩa cơ bản cần thể hiện: VD: Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm kín (thầm lặng) Những điều mẹ dạy con xin ghi nhứ trong suốt hành trang của mình (Hành trình cuộc đời) b-Nghĩa của từ bao gồm cả thành phần nghĩa cơ bản và biểu thái VD: Đều chỉ hành động cho một vật gì có các từ: +Biếu: Cho người trên với thái độ kính trọng +Thí: cho kẻ dưới với thái độ khinh bỉ +Hiến: cho một sự nghiệp thiêng liêng cao cả c-Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển
  13. Mỗi từ ngoài nghĩa gốc còn có nhiều nghĩa chuyển đổi, phái sinh tạo nên hiện tượng nhiều nghĩa. VD: Học sinh được thực hành trên máy sống . Từ Sống trong ngữ cảnh này không dùng theo nghĩa gốc chỉ “sinh vật ở trạng thái trao đổi chất với môi trường bên ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết” mà với nghĩa chuyển đổi chỉ “trạng thái vận động, làm việc được” 3-Đúng về đặc điểm ngữ pháp: a-Đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt thể hiện ở quan hệ kết hợp: Các từ dùng trong câu luôn có mối quan hệ nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp, chúng nằm trong mối quan hệ với từ đi trước và đi sau. VD: “Chúng không cho các nhà tư sản ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”. Từ “Cho” quan hệ với cụm từ đi sau “các nhà tư sản” và không thể thiếu cụm từ thứ 2”ngóc đầu lên”. b-Quan hệ kết hợp của từ trong cụm từ: Các từ kết hợp phải phù hợp về ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp(đặc điểm từ loại) VD: “Các bông cúc trở nên tưng bừng nhảy múa dưới ánh nắng chói chang của ánh mặt trời”. Dùng từ sai vì sau động từ “Trở nên” chỉ có thể là danh từ, tính từ chỉ kết quả biến hóa. Sửa lại là: “Các bông cúc trở nên tươi đẹp hơn dưới ánh nắng chói chang của ánh mặt trời”. c-Quan hệ kết hợp của từ trong câu: Các từ có thể không nằm trong cụm từ, nhưng trong cùng một câu chúng vẫn cần kết hợp với nhau sao cho thích hợp về quan hệ ý nghĩa và phù hợp với các đặc điểm ngữ pháp của chúng. VD: “Do lượng mưa năm nay kéo dài nên đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng” Ngoài những lỗi khác, trong câu này quan hệ lết hợp với từ ‘Lượng mưa” và “Kéo dài” không phù hợp. “Lượng mưa” có thể lớn hay nhỏ, nhiều hay ít chứ không thể “Kéo dài”(cần thay thế bắng từ”Mùa mưa”) d-Các lỗi từ thường gặp về mặt ngữ pháp:
  14. +Các lỗi dùng sai đặc điểm ngữ pháp có thể do người viết dùng thừa hoặc thiếu quan hệ từ. Quan hệ từ là phương diện cơ bản biểu hiện các quan hệ ngữ pháp, do đó việc dùng thừa hoặc thiếu quan hệ từ đều sai lỗi. VD: “Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm”. Câu này thiếu quan hệ từ”Vì” phải sửa là: “Số người mắc và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm”. +Các lỗi dùng từ sai đặc điểm ngữ pháp còn do người viết không nắm chắc đặc điểm từ loại của từ, dùng từ không đúng với đặc điểm từ loại của nó. Vd: “Ở cơ quan tôi, anh ấy là người làm việc rất là năng lực”. Sai vì từ “Năng lực” là danh từ, không phải tính từ, nên không thể kết hợp với phụ từ chỉ mức độ”Rất là”. Phải sửa lại là Ở cơ quan tôi, anh ấy là người làm việc rất có năng lực”. 4-Thích hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản: Mỗi loại hình văn bản được sử dụng trong một phạm vi nhất định của cuộc sống xã hội nhằm thực hiện một chức năng nhất định, hướng tới một mục đích giao tiếp nhất định. Do đó mỗi phong cách văn bản đòi hỏi dùng những lớp từ nhất định , từ trong mỗi phong cách văn bản mang đặc điểm nhất định. Vd: Từ địa phương dùng trong sinh hoạt hàng ngày và trong sáng tác văn học(Rứa là hết!chiều ni em đi mãi) nhưng trong văn bản chính luận, khoa học thì không được dùng. Khi dùng từ trong văn bản cần ý thức rõ về phong cách văn bản để dùng từ phù hợp. VD:Qua sách vở và cái logic thông thường của lịch sử thì ta biết rằng dân tộc nào, đất nước nào chẳng phải vượt qua một chặng đường nghèo rớt mồng tơi như thế. 5-Đảm bảo tính hệ thống của văn bản: Một văn bản tổ chức tốt là một chỉnh thể chặt chẽ trong đó mọi yếu tố ngôn ngữ cần được huy động một cách nhất quán để đảm bảo cho văn bản mang tính hệ thống. Do vậy các từ phải bảo đảm tính hệ thống nhất quán, cùng nhau phối hợp để tạo nên tính chỉnh thể. Muốn vậy người viết phải chú ý đến sự thống nhất của các từ ngữ về trường nghĩa, về phong cách văn bản, về sắc thái chuyên môn, nghề nghiệp, địa phương hay sắc thái lịch sử.
  15. Vd: Trong bài viết về cuộc khủng hoảng kinh tế, nếu nhìn nhận cuộc khủng hoảng đó như một căn bệnh trầm trọng thì có thể sử dụng các từ ngữ trong trường nghĩa về bệnh tật như: chảy máu (vàng), cơn sốt (giá), phát triển què quặt, điều trị căn bệnh lạm phát 6-Tránh lặp từ, thừa từ không cần thiết và bệnh sáo rỗng công thức: a-Văn bản trong giao tiếp cần cô đọng, dung lượng vừa đủ.Do đó trong việc sử dụng dùng từ cần tránh hiện tượng dùng từ thừa hoặc lặp khi không cần thiết. Vd: “Nghiên cứu mạng lưới y tế cơ sở nhằm góp phần cải thiện và nâng cao năng lực hoạt đôïng để không ngừng ngày một đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”( thừa một trong hai từ không ngừng, ngày một). b-Viết văn bản cũng cần tránh hiện tượng sáo rỗng như dùng từ ngữ mòn sáo, những chữ sẵn, điệu nói sẵn như một con vẹt bất kể nội dung diễn đạt thích hợp ở mức độ nào với những từ ngữ ấy. Sử dụng những câu văn “đao to búa lớn” Vd:”Anh là nhà thơ vĩ đại đã viết nên những tác phẩm tuyệt diệu với một nội dung trữ tình sâu sắc, một hình thức nghệ thuật điêu luyện, xứng đáng ở đỉnh cao chói lọi trên văn đàn thơ ca rực rỡ của dân tộc” III-Một số thao tác dùng từ và trau giồi vốn từ: 1- Lựa chọn từ ngữ: Khi viết văn bản người viết phải cân nhắc lựa chọn thay thế từ ngay cả khi viết xong, thậm chí điều đó có thể xảy ra sau khi tái bản văn bản. Việc lựa chọn từ ngữ nhằm mục đích dùng từ cho thật chính xác về nghĩa (Biểu vật, biểu niệm, biểu thái). Dùng từ đúng phong cách, dùng từ hàm súc. *Cơ sở của sự lựa chọn: +Dựa trên mối quan hệ của các từ trong hệ thống ngôn ngữ: Trong hệ thống ngôn ngữ các từ có những nét giống nhau hay gần gũi nhau vềø ngữ nghĩa và ngữ pháp hợp thành một nhóm, một hệ thống. Giữa chúng tiềm tàng một mối quan hệ cho phép chúng có thể chiếm giữ cùng một vị trí trong câu. -Những yếu tố có quan hệ theo trục dọc trong hệ thống ngôn ngữ gọi là quan hệ liên tưởng. Sự lựa chọn thường diễn ra giữa các từ gần nghĩa hay đồng nghĩa, các nhóm từ có quan hệ liên tưởng với nhau nằm trên trục dọc:
  16. Vd: Từ ”Nhỏ”: có thể nằm trong các trường lựa chọn sau Nho nhỏ: nhỏ ở mức độ vừa phải, dễ ưa Nhỏ nhắn: chỉ hình dáng nhỏ, cân đối, dễ thương Nhỏ nhẻ:Chỉ giọng nói thong thả, chậm rãi mức độ thấp Nhỏ nhoi: chỉ sức lực mỏng manh, yếu ớt Nhỏ nhặt: cái vụn vặt (tính tình) Nhỏ nhen: chỉ quan hệ ứng xử hẹp hòi chỉ biết đến mình làm phương hại đến người khác. -Những yếu tố có quan hệ theo trục ngang gọi là quan hệ ngữ đoạn, tuyến tính nhằm biểu thị chức năng ngữ pháp của từ trong cụm từ, câu. Trường nghĩa tuyến tính hình thành nhờ tập hợp tất cả các từ xuất hiện vối từ trung tâm theo quan hệ hàng ngang Vd: Từ”Nắm”(động từ) + bài ,tay, tình hình, kiến thức, vững chắc Từ”Bàn”(danh từ)+ gỗ, đá, nhựa, ăn, học Từ “Ngoan”(tính từ)+ Học sinh, cháu bé, con 2- Thay thế từ ngữ: Thay thế từ này bằng từ khác là kết quả của quá trình lựa chọn. Ban đầu người viết chọn một từ nhưng sau đo so sánh phân tích cân nhắc thấy được ưu thế khi thay thế. Cơ sở của sự thay thế là những mối quan hêï của các từ , các từ thay thế có những nét giống nhau về ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp ( quan hệ hàng dọc) nhưngvẫn tồn tại sự khác biệt về ý nghĩa và sắc thái tu từ Vd: Câu thơ của Huy Cận”Củi một cành khô lạc mấy giòng” 3-Sáng tạo trongviệc sử dụng từ ngữ: Khi dùng từ đạt hiệu quả giao tiếp cao, người viết không chỉ thoả mãn với những từ vốn có mà còn sáng tạo thêm về nghĩa khi sử dụng (hiện tượng chuyển nghĩa). Sừ sáng tạo thể hiện trên nhièu phương diện: a-Sáng tạo về cách dùng từ đặc biệt phong phú ở bình diện ngữ nghĩa: tạo cho từ ngữ nhiều nghĩa mới theo phương thức chuyển nghĩa. Vd: “Vì lời ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”
  17. Từ”Trồng” trong cụm từ trồng người mang nghĩa mới ( chỉ sự nuôi dạy, giáo dục, bảo ban). Khi dùng từ theo một nghĩa mới cần lưu ý những điểm sau: +Đối chiếu so sánh sự việc cần biểu hiện với sự việc mà từ vốn biểu hiện để rút ra mối quan hệ nào đó(từ trồng trong trồng cây và trồng người đều có nét giống nhau:Cần chăm sóc, cho ăn bảo vệ) +Căn cứ vào nghĩa gốc của từ, xác định nét nghĩac cần duy trì và phát triển, bỏ qua những nét nghĩa còn lại (Từ trồng trong trồng người bỏ qua nét nghĩa như gieo cấy, cây giống, trong đất). +Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ Vd: Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền b-Sáng tạo ra nét nghĩa mới ở bình diện ngữ pháp: Đặt trong câu từ có sự chuyển đổi thuộc tính ngữ pháp (chuyển đổi từ loại). Sự chuyển hóa sáng tạo ở bình diện ngữ pháp phải được tiến hành theo các quy tắc chuyển hóa của ngôn ngữ, nếu chuyển hóa tuỳ tiện sẽ không được xã hội chấp nhận và bị coi là sai. Vd: “Ông ấy đã sống một cuộc sống oanh liệt đầy ý nghĩa”: Sau động từ sống lại có một cụm danh từ một cuộc sống về hình thức giống như bổ ngữ cho động từ sống nhưng về quan hệ ý nghĩa thì bổ sung thêm cho động từ chỉ cách thức hoạt động trả lời câu hỏi sống như thế nào? “Theo công an quận, bọn xấu đã kết cấu với nhau để hại bà con”(Từ kết cấu là danh từ chỉ hệ thống cấu tạo của một vật thể, đối tượng trong chỉnh thể. Nó khác với từ cấu kết là động từ chỉ hoạt động liên kết. Nên phải thay bằng từ cấu kết) c-Sáng tạo nét nghĩa mới ở bình diện ngữ âm, hình thức cấu tạo từ: Vd: “ Song sa vò võ phương trời Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng” (Nguyễn Du – Truyện Kiều) Câu thơ kể về những tháng ngày tủi nhục cô đơn nơi chốn lầu xanh của nàng kiều. Nguyễn Du đặc tả tâm trạng nhân vật bằng nhiều phương tiện ngôn ngữ (Từ láy vò võ, hình ảnh ngăn cách song sa, diễn tả diễn biến thời gian qua các từ : nay, mai
  18. trong cùng câu thơ, các hư từ:đa,õ lại biểu thị sự chuyển đổi liên tục, vừa biểu hiện tâm trạng ngao ngán ê chề, từ hoàng hôn lặp lại 2 lần trong câu và đảo thành hôn hoàng là sáng tạo của tác giả thể hiện tâm trạng buồn tẻ chán chường cứ kéo dài triền miên qua năm tháng. Bài 3: VIẾT HOA VÀ PHIÊN ÂM TIẾNG NƯỚC NGOÀI I-Viết hoa: 1-Mục đích viết hoa: +Đánh dấu chỗ bắt đầu của câu, nghĩa là chữ cái đầu tiên trong âm tiết đầu của câu.Trong nhiều trường hợp đó cũng là chỗ bắt đầu của đoạn văn với việc viết lùi đầu dòng. +Biểu hiện sắc thái tu từ: thể hiện thái độ tôn kính, thiêng liêng cao cả trong ý nghĩa của từ. Khi đó các danh từ chung hoặc các từ thuộc các từ loại khác cũng viết hoa Vd: Tổ quốc, con Người, Đảng, Bác Hồ +Ghi tên riêng: Viết hoa phải tuân theo những quy tắc nhất định 2-Quy tắc viết hoa tên riêng: a-Tên riêng Việt Nam: +Tên người:Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết chỉ họ tên, tiếng đệm, tước hiệu, tên tự Vd: Trần Phú, Tố Hữu Nếu có bộ phận vốn là danh từ chung gắn với tên riêng khi biểu hiện một người nào đó thì cũng coi là danh từ riêng và viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết. Vd: Ông Gióng, Đồ Chiểu, Bà Trưng
  19. +Tên địa lý: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của các âm tiết, giữa các âm tiết không dùng gạch nối Vd:Hà Nội, Buôn Ma Thuột Nếu các từ chỉ phương hướng hoặc danh từ chung kết hợp với các tên riêng một cách chặt chẽ thành các địa danh thì viết hoa tất cả các chữ cái đầu của âm tiết. Vd: Tây Bắc, Vàm Cỏ Đông, Cầu Giấy, Chợ Lớn +Tên cơ quan đoàn thể, tổ chức việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu tiên của tổ hợp từ có gía trị khu biệt tên riêng. Vd: Trường Cao đẳng Sư phạm Đắc Lắc, Nhà máy Cơ khí Công nghiệp Hà Nội +Tên các nhân vật trong truyện: Nếu được cấu tạo từ những danh từ chung chỉ các con vật hay đồ vật thì cũng viết hoa chữ cái đầu tiên của các âm tiết Vd: cô Chào Mào, bác Nồi Đồng, cô Chổi Tơm b-Tên riêng nước ngoài: +Tên người, tên địa lý: -Nếu phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu của các bộ phận họ tên, tiếng đệm, có đánh dấu thanh dấu mũ theo cách đọc các âm tiết của từng bộ phận trong tên người, hoặc giữa các âm tiết trong địa danh có gạch nối Vd: I-ta-li-a, Mát-xcơ-va, Bin Clin-tơn -Nếu phiên âm qua Hán Việt thì tên riêng tiếng nước ngoài viết theo quy tắc tên riêng Việt Nam Vd: Mao Trạch Đông, Mạc Tư khoa Những tên địa lý đã phiên âm qua âm Hán Việt và rút ngắn thì vẫn giữ nguyên như cũ. Vd: Pháp, Đức( Trừ I-ta-li-a thay cho Ý, Ô-xtrây-li-a thay cho Úc) Khi có các từ chỉ phương hướng kết hợp trong tên riêng thì viết hoa chữ cái đầu của âm tiết . Vd: Bắc Mỹ, Đông Nam Á) +Tên cơ quan đoàn thể tổ chức nước ngoài: Phần dịch nghĩa viết theo quy tắc viết tên cơ quan, đoàn thể, tổ chức Việt Nam, phần tên riêng của người, địa danh thì viết hoa theo cách viết hoa tên người hoặc địa danh nước ngoài)
  20. Vd: Trường Đại học Tổng hợp Mat-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ II-Viết các từ ngữ, thuật ngữ tiếng nước ngoài: 1-Giữ nguyên dạng chữ viết ở ngôn ngữ gốc: Vd: Ngành học Marketing, dược phẩm Strychnin chế tạo từ cây mã tiền Ưu điểm của cách viết này là chính xác phản ấnh đúng ngôn ngữ gốc( nhất là đối với các thuật ngữ khoa học) tuy nhiên là có hạn chế là có nhiều loại chữ viết khác nhau(Không thuộc hệ chữ La tinh) gây khoa khăn trong việc in ấn và đọc 2-Dịch nghĩa các thuật ngữ: Đó là phương thức dịch sát nghĩa hoặc tạo các thuật ngữ tiếng Việt tương ứng để biểu hiện các khái niệm khoa học tương đương. Khi cần có thể ghi chú các thuật ngữ tiếng nước ngoài trong ngặc đơn hoặc đặt trong phần chú thích ở cuối trang Vd: “Kết học (Syntactics) là lãnh vực nghiên cứu ký hiệu trong các mối quan hệ kết hợp với các ký hiệu khác. Việc dịch nghĩa thuật ngữ có ưu điểm là dễ hiểu và góp phần tạo hệ thống thuật ngữ cho tiếng Việt. Tuy nhiên giữa các nhà khoa học lại có cách dịch khác nhau làm cho nội dung khaí niệm khoa học thiếu tính thống nhất hoặc có sự sai biệt. 3-Chuyển tự: Đây là phương thức vận dụng đối với các ngôn ngữ gốc mà chữ viết không trùng hệ La tinh như chữ Việt của ta, hoặc cùng hệ La tinh nhưng có trường hợp cùng một chữ cái lại dùng để ghi các âm vị khác nhau. Vd: Thủ đô nước Nga viết theo chữ Nga là Mockba trong đó chữ C được chuyển tự thành chữ S, chữ B được chuyển tự thành chữ V còn các chữ cái còn lại giữ nguyên vì nó đồng nhất với các chữ cái thuộc hệ La tinhNên được viết là: Moskva Đối với các ngôn ngữ mà chữ viết không theo nguyên tắc ghi âm như chữ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì không thể vận dụng phương thức chuyển tự sang tiếng Việt được 4-Phiên âm: Đây là phương thức ghi lại âm thanh của từ ngữ tiếng nước ngoài bằng hệ thống chữ cái và các ký hiệu văn tự của chữ Việt, không phụ thuộc vào chữ viết của tiếng
  21. nước ngoài, cũng không cần căn cứ vào ý nghĩa của từ ngữ. Vì vậy nó được vận dụng đối với mọi ngôn ngữ nước ngoài (Kể cả ngôn ngữ không theo hệ La tinh). Vd: Thành phố Mác-xây (Maseille), nhà toán học Pi-ta-go (Pithagore) Khi phiên âm cần thống nhất một số quy tắc sau: +Khi phiên âm sang tiếng Việt, các từ được viết tách các âm tiết, các âm tiết được đánh thanh điệu và giữa chúng có gạch nối vd: Napoléon ( Na-pô-lê-ông) +Có dùng một số tổ hựp phụ âm, hoặc một số vần, một số kết hợp âm không có trong tiếng Việt.Vd: An-be-anh-xtanh (Albert Einstein) Hiện nay trong sách báo của ta vẫn có tình trạng viết từ ngữ nước ngoài không thống nhất. Điều đó cần có giải pháp thống nhất trên cơ sở những quy tắc chặt chẽ.